SYRIA - NƠI KHỞI NGUỒN LẠI TRANH BÁ ĐỒ VƯƠNG
Khác
với các nước khác ở khu vực Trung Đông Bắc Phi, Syria một thời lừng lẫy
là thủ phủ đứng hàng thứ ba sau Roma và Alexadria của đế chế La Mã ở
thiên niên kỷ thứ 2 trước Tây lịch. Khi con người chưa ý thức được biển
là huyết mạch của toàn cầu, Syria là nơi giao thương của 3 lục địa Á,
Phi và Âu. Với hơn 5000 năm hình thành và phát triển, cũng giống như các
nước có vị trí địa chính trị quan trọng, đã làm cho vùng đất này hơn
1/2 thời gian trải qua binh đao khói lửa.
Khi loài người nhìn ra tầm quan
trọng của biển trong mối lợi toàn cầu, Syria cũng có được một giai đoạn
bị lãng quên và yên bình. Nhưng sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Pháp
trao trả độc lập cho Syria, thì cũng là lúc đế quốc Nga dưới sự cai trị
của chế độ cộng sản đã vươn bàn tay khắp Đông Âu, đồng thời muốn chiếm
cả Bắc Phi Trung Đông và lấn chiếm Địa Trung Hải, hòng cô lập Tây Âu,
người Nga đã không quên đến Syria thông qua thủ lĩnh Gamal Abdal Nasser
của Ai Cập vào thập niên 1950s. Kể từ đó, một Syria Hồi giáo trở thành
một nhà nước giao thoa giữa thần quyền và thế tục cực đoan như Libya của
ông Gaddafi.
Nhưng khác với Libya của
Gaddafi, Syria lại là một nhà nước đa nguyên cộng hoà Hồi giáo theo con
đường xã hội chủ nghĩa, dưới sự bảo hộ tuyệt đối của Liên Xô trước 1990
và nước Nga sau khi Liên Xô Đông Âu tan rã. Qua nhiều cuộc lật đổ ngai
vàng từ thập niên 1920 đến 1970, gia đình al-Assad đã chia nhau 2 thế hệ
nối tiếp cầm quyền ở Syria kể từ 1970 đến nay, nhờ vào sự thành công
của đảng Baath - đảng phục hồi chủ nghĩa xã hội Ả Rập - thành công dưới
sự hỗ trợ của Liên Xô đến khu vực Trung Đông Bắc Phi từ Iraq đến Ai Cập
và Syria.
Tuy là một nhà nước đa nguyên,
nhưng với đường hướng chủ nghĩa xã hội của gia đình al-Assad. Họ đã thủ
tiêu các đảng phái đối lập và một chế độ cộng hoà Hồi giáo xã hội chủ
nghĩa độc tài ra đời dưới hình thái phong kiến tập quyền kiểu mới.
Hai tiền đồn vững chắc nhất của
nước Nga ở Trung Đông và Bắc Phi là Iran và Syria. Mặc dù Ai Cập là tiền
đồn đầu tiên Liên Xô xây đắp, và Libya của Gaddafi một thời theo Liên
Xô, còn hùng mạnh hơn cả Syria của gia đình al-Assad. Nhưng triều đại
Mubarak ở Ai Cập đã ngã theo phương Tây sau khi Gamal Abdal Nasser thất
bại trong cuộc chiến với Israel tháng 6/1967. Và Gaddafi đã chuyển hướng
Libya muốn thành thủ lĩnh châu Phi chống lại phương Tây, Liên Xô, kể cả
Trung Hoa. Nên cái phao cứu sinh cho Mubarak là mạng sống bằng từ chức.
Còn với Gaddafi là chết hoặc tồn tại, mà không có 2 anh cả đỏ bảo kê.
Với làn gió cách mạng hoa Nhài
bắt đầu từ sức mạnh mềm của đảng Dân chủ Mỹ khơi mào, hương hoa Nhài lan
toả đến Syria. Mùi hương ấy làm chiếc mũi của nước Nga dị ứng, hắc xì,
ngứa ngáy, và quyền lợi nước Nga ở Địa Trung Hải bị lung lay, lòng tự
trọng của một đế chế hùng mạnh một thời bị tổn thương. Thế là nước Nga
buộc lòng phải ra tay, Trung Hoa cũng đồng thanh tương ứng với Nga tại
Liên Hiệp Quốc chống lại một cuộc trừng phạt đạn bom của NATO như kiểu
Libya.
Cách đây 2 hôm, Hoa Kỳ tuyên bố
sẽ rút khỏi hiệp ước cắt giảm đầu đạn hạt nhân với Nga và cử tàu sân bay
đến biển Syria thuộc Địa Trung Hải. Pháp kêu gọi Liên Minh châu Âu thiết lập hành lang nhân đạo đối với Syria. Nhưng Syria vẫn phớt lờ những lời đe doạ này, kể cả liên đoàn Ả Rập
- nơi quyết định vận mệnh các chính phủ Ả Rập theo Hồi giáo, sau khi
ông đã đàn áp và làm chết hàng ngàn dân vô tội. Vì có anh cả đỏ Nga đã
cung cấp hệ thống tên lửa phòng không tối tân S-300, cùng với cử tàu sân bay đến ứng chiến ở biển Syria
để đối đầu với Hoa Kỳ. Bên cạnh đó, tổng thống Nga - Medvedev tuyên bố
sẽ đặt những hoả tiển tiêu diệt phi đạn phòng vệ của Hoa Kỳ ở châu Âu.
Bản đồ khu vực Trund Đông Bắc Phi và Địa Trung Hải: Syria nằm giữa 2 phe tả hữu trong cuộc cách mạng hoa Nhài
Là một quốc gia thuộc Tây Á,
Syria có phía Tây giáp Libang và biển Địa Trung Hải nhìn sang Tây Âu.
Bắc giáp Thỗ Nhỉ Kỳ, một quốc gia Hồi giáo thân phương Tây. Phía Nam
giáp với Jordan. Và quan trọng nhất là phía Đông giáp với Iraq và Tây
Nam giáp với Israel. Muốn tiếp cận Iran, tiền đồn quan trọng nhất của
Nga và nơi cung cấp dầu hoả lớn nhất của Trung Hoa, không có gì hơn là
phải nắn Syria trở về với phương Tây, để củng cố sức mạnh cho Israel và
chính quyền Iraq hậu Saddam Hussein.
Câu chuyện đến đây đã quá rõ.
Trước khi làm sụp đổ Iran, một cuộc tỷ thí sẽ diễn ra ở Syria có thể
bằng bom đạn giữa 2 phe tả hữu. Cũng giống như cuộc chạy đua vũ trang
giữa 2 cường quốc Hoa Kỳ và Liên Xô trước 1990 và cuối cùng Liên Xô kiệt
sức. Lúc đó chiến trường thử bom đạn là Việt Nam, còn bây giờ Syria có
thể là nơi tỷ thí. Sau cuộc tỷ thí này vương miện sẽ trao cho ai?
Thế giới tam quốc phân tranh -
Hoa Kỳ, Nga và Trung Hoa - từ sau thế chiến thứ Hai. Năm 1990 Liên Xô
sụp đổ khi Trung Hoa bắt tay với Hoa Kỳ từ 1972, để làm con hổ ngủ xây
dựng trên đống tro tàn sau khi Mao hoang tưởng với Đại nhảy vọt và thanh
trừng nội bộ với Cách mạng Văn hóa. Còn bây giờ 3 thế lực tách rời nhau
sau 20 năm yên ấm, thì Nga và Trung Hoa đang muốn xích lại sự bằng mặt
mà không bằng lòng để giữ vây cánh của mình.
Sau hơn 2 thập niên suy sụp, nước Nga trở lại vai trò tam quốc phân tranh nhờ vào bàn tay sắt và cái đầu lạnh của cựu nhân viên KGB - Vladimir Putin - Có phải bây giờ là lúc phục hận lại cái lần thua cuộc chiến tranh lạnh trong quá khứ. Ngày ấy Hoa Kỳ đã giả vờ thua ở Việt Nam để chặt đầu anh cả đỏ Liên Xô.
Sau hơn 2 thập niên suy sụp, nước Nga trở lại vai trò tam quốc phân tranh nhờ vào bàn tay sắt và cái đầu lạnh của cựu nhân viên KGB - Vladimir Putin - Có phải bây giờ là lúc phục hận lại cái lần thua cuộc chiến tranh lạnh trong quá khứ. Ngày ấy Hoa Kỳ đã giả vờ thua ở Việt Nam để chặt đầu anh cả đỏ Liên Xô.
Một cuộc tranh bá đồ vương mới
đã dàn trận. Liệu sức mạnh mềm dân chủ, đồng đô la và bao thứ khác như:
Facebook, Microsoft, Intel, Google, v.v... của Hoa Kỳ, cùng sức mạnh
cứng của quốc phòng bằng những vũ khí tối tân với đồng minh phương Tây,
so đọ với sức mạnh khai thác tài nguyên thiên nhiên và vũ khí tối tân
của Nga, hợp lực xưởng sản xuất toàn cầu của Trung Hoa. Bên nào sẽ đủ
sức để lập lại trật tự toàn cầu như thập niên 1990s?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét