Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 27 tháng 11, 2014

Tin thứ Năm, 27-11-2014 - ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ ĐẠT ĐƯỢC SAU 39 NĂM XÂY DỰNG XÃ HỘI XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
H1- Cho khu vực uống “định tâm hoàn”, Trung Quốc chuẩn bị vơ vét Biển Đông (GDVN). – Hà Tường Cát – Trung Quốc tung tiền gây ảnh hưởng ở Á Châu-Thái Bình Dương (DĐTK).
- Mỹ có vì đồng minh mà gây chiến với Trung Quốc? (ĐV). Mỹ luôn đặt lợi ích quốc gia lên trên lợi ích cá nhân hay đảng phái, cho nên Mỹ có vì cái gì thì lợi ích cuối cùng vẫn là lợi ích của nước Mỹ. Nếu vì đồng minh mà gây chiến với TQ nhưng có thể mang lợi ích cuối cùng cho nước Mỹ thì họ sẽ làm. Còn bất kỳ quyết định nào mà họ nghĩ rằng không mang lại lợi ích cho nước Mỹ, thì họ sẽ không làm. – Đại Bàng Mỹ Đấu Với Rồng TC Trên Mặt Trận Quân Sự Và Kinh Tế (Việt Báo).
- Về việc ông Chuck Hagel từ chức có ảnh hưởng gì tới Việt Nam, châu Á và các nước? (FB Trương Nhân Tuấn). “Việc giải tỏa một phần lệnh bán vũ khí sát thương cho VN chưa chứng minh được quan hệ ngoại giao hai bên là ‘thắm thiết’. Có thể mục tiêu của HK ở VN là thiết lập một liên minh về quân sự với VN. Nhưng sự chần chờ của VN (2 năm), cũng như cục diện thế giới thay đổi, có thể VN lại ‘trễ chuyến tàu’ kết thân với Mỹ“.
- TQ ngang ngược kêu gọi các nước ‘làm quen’ việc Bắc Kinh xây đảo trái phép trên biển Đông (PLTP).
- Hai tàu chiến tối tân của Việt Nam thăm Philippines (VOA). Qua bên đó ráng học bản lĩnh của những người Phi trong cách cư xử với TQ. – Vụ 9 ngư dân Trung Quốc săn trộm rùa biển: Trung Quốc đòi thả người, Philippines cương quyết bỏ tù (MTG). Việt Nam có ăn gan hùm cũng không dám bắt ngư dân Trung Quốc, cho dù họ liên tục xâm phạm lãnh hải VN.
- Vì sao Bắc Kinh phải đấu dịu với ASEAN? (VNTB).
- Việt Nam ‘phản đối trừng phạt Nga’ (BBC). – Ông Tổng bình vôi và con Lạc, cháu Hồng (VNTB). “Nguồn cơn của cái “nạn” đó của quốc gia con cháu Lạc Hồng là gì? Là một đám người chỉ khư khư bám ghế, cưỡi đầu cưỡi cổ dân đen thấp hèn, chỉ chăm lo lợi ích nhóm mình mà không đoái hoài đến dân tộc. Thế mà những kẻ đó lại ‘tự tin, đàng hoàng’ khuyên dạy người khác sống có đạo đức, có tư cách và phải tự hào vì con cháu Lạc Hồng, không khác gì lời bảo ban của nguyên Tổng TTCP Trần Văn Truyền trước khi hạ cánh“.
- ‘Quan hệ Thái Lan-Việt Nam hiện rất tốt’ (BBC).
- Dừng triển khai dự án trên đèo Hải Vân (NLĐ). – Dừng dự án du lịch trên núi Hải Vân (GDVN). – Thừa Thiên – Huế dừng dự án ở đèo Hải Vân (BBC). Ông Nguyễn Văn Cao, Chủ tịch tỉnh Thừa Thiên – Huế: “Nếu như phân tích thì có những quy hoạch quốc phòng riêng, lâu nay phía tỉnh cũng chưa rõ lắm, giờ nắm rõ rồi thì dừng thôi“.
H1- Tọa đàm về người bảo vệ nhân quyền ở VN (BBC). TS Nguyễn Quang A: “Mục tiêu cuộc tọa đàm thực chất là để giới thiệu cho công chúng Việt Nam, những người trong bộ máy công quyền hiểu rõ những người bảo vệ nhân quyền là ai, có những quyền gì và nghĩa vụ của nhà nước là ra sao“. – Một số hình ảnh về buổi Toạ đàm “Cơ chế của LHQ về bảo vệ người bảo vệ nhân quyền” ngày 26.11 tại Hà Nội (Lê Anh Hùng). =>
- Bên ngoài cuộc tọa đàm về “bảo vệ những người bảo vệ nhân quyền” ngày 26-11-2014 (BS).”Họ bảo bác đừng đi vì bác không thể đi, xe bus không, taxi cũng không. Chúng cháu khuyên bác đừng đi. Có lúc tôi cáu nhưng nói chung giữ mức độ, chỉ bảo họ rằng họ vi phạm quyền tự do đi lại, một quyền con người cơ bản và vi phạm Hiến pháp. Mãi rồi họ cũng bảo chú muốn đi đến Thái Hà là không thể đi được...”
- Tường thuật buổi Toạ đàm về cơ chế của Liên Hợp Quốc về bảo vệ Người bảo vệ nhân quyền 26/11/2014 (Dân Luận). – Một ngày bình yên, trong một đất nước bình yên là như thế!!! (Phương Bích). “Hội trường ồ lên khi tiến sĩ Quang A xuất hiện. Tôi nghĩ bụng, bảo hôm nay đúng là Lương, Giáo – Nội, Ngoại kết hợp để giải cứu tiến sĩ, không phải thoát khỏi bàn tay của Mafia, mà là an ninh Hà Nội“.
- Tọa đàm chủ đề “Cơ chế của LHQ về Bảo vệ Người bảo vệ Nhân quyền” (RFA). TS Nguyễn Quang A: “Tôi gọi điện cho anh em ở Thái Hà ra. Có 5-6 người ra và họ không cản được nữa thì tôi lại đi bộ tiếp đến chỗ rẽ vào nhà thờ Thái Hà, lúc này số lượng của họ trên 30 người. Họ vây quanh tôi và tìm mọi cách để đưa tôi sang bên kia đường. Dùng dằng như thế chừng 10-15 phút, những anh em bên trong hội thảo và đặc biệt có đại diện Đại sứ quán Mỹ, Úc, và Anh ra. Với số người như thế, lúc đó tôi lẻn đi vào nhà thờ được. Lúc đó đúng 9 giờ“.
- Tọa đàm về Cơ chế LHQ bảo vệ NBVNQ tại Hà Nội: VƯỢT QUA BẦY ĐÀN LÀ QUYỀN CỦA CON NGƯỜI (BĐX). “Tôi mong đất nước có thật nhiều những hội thảo, tọa đàm kiểu này để người Việt Nam mình biết rằng, con ngươi khác con vật là ở chỗ mình biết mình có quyền gì và phải đấu tranh để giành về quyền đó. Có như vậy xã hội Việt Nam mới là một xã hội văn minh, từng bướt vượt lên qua xã hội bầy đàn“.
- Bài phản bác của nhà báo, trung tá QĐND Nguyễn Văn Minh: NGƯỜI BẢO VỆ NHÂN QUYỀN HAY LŨ CÚ CÁO PHÁ HOẠI NHÂN QUYỀN (Nguyễn Văn Minh). “Nhìn qua lịch trình làm việc, tưởng thế nào, hoá ra cũng chỉ có mấy gương mặt trẻ trâu nay được tấn phong làm diễn giả như Phạm Lê Vương Các, Nguyễn Hồ Nhật Thành và cả ngài tiến xĩ Quang A. Chẳng biết đám này học luật và tìm hiểu nhân quyền được đến đâu mà cũng đi dạy khôn chuyện nhân quyền cho thiên hạ“.
H1<- Huỳnh Trọng Hiếu: HỘI THÁNH MENNONITE ĐỘC LẬP TIẾP TỤC BỊ SÁCH NHIỄU (BVN). “Vào các ngày Chủ nhật hàng tuần, côn đồ được huy động đến nhà nguyện để phá hoại; mặc dù tính chất của sự việc ngày càng trở nên nghiêm trọng, có thể đe dọa đến tính mạng của nhiều người và trực tiếp xâm hại đến tài sản tư hữu hợp pháp của công dân nhưng chính quyền đã không có những biện pháp can thiệp hợp lý hầu giải tỏa tình trạng này“.
- Tù nhân lương tâm Đinh Nguyên Kha bị tra tấn tinh thần trong tù (Dân Luận). – Lê Thăng Long – Biện luận về người yêu nước Trần Huỳnh Duy Thức (Dân Luận).
- CHUYỆN CỦA THẦY DƯƠNG VIẾT HÒA (FB Tony Ngo). “Với sự phê phán thẳng thừng, quyết liệt và không khoan nhượng, thầy đã bị bọn họ hành lên hành xuống, bị mời lên làm việc liên tục. Từ vỗ về dụ dỗ đến dọa nạt, đe nẹt… nhưng rốt cuộc vẫn không làm suy siểng ý chí ngoan cường của một chiến binh dũng cảm“.
- Vụ xét xử dân oan Dương Nội: 2 anh em đấu tranh đòi công lý cho cha mẹ (VOA). “Anh Phương cho biết lần đầu tiên chính quyền địa phương loan báo kế hoạch thu hồi đất là hồi năm 2008. Số tiền bồi thường quá thấp, và 356 gia đình từ chối tiền bồi thường này. Anh nói rằng các giới chức chính phủ đã không thật tâm thương lượng với cư dân“.
- TÔI MUỐN BIẾT (FB Nhỏ Bé Thôi). “Tôi muốn biết vì sao Trung Quốc qua đây,/ Đảng im tiếng bắt tay cầu hòa./ Tôi muốn biết vì sao dân ta,/ Vừa lên tiếng nói lại bị tù không tha./ Tôi muốn biết kinh tế nước nhà,/ Vì sao suy thoái trên đà vỡ tan./ Tôi muốn biết tham nhũng ngập tràn,/ Vì sao không dẹp để hiên ngang lộng quyền./ Tôi muốn biết vì sao cửa quyền,/ Dân oan mất đất không nhà trắng tay“.
- Thống kê thế giới về Việt Nam (Kim Dung). “Theo thống kê nầy , có anh chàng nào có lợi tức 200.000 đô / năm mà nói về Việt Nam là nơi tốt nhứt thì đúng là anh chàng nầy bị ấm đầu rồi hay bị chạm dây là điều chắc chắn???” – Con voi trong phòng (FB Nguyen Tuan).
- THƠ MINH ĐAN – IM LẶNG & NGHE (TNM). “chúng ta sống hay tồn tại bản năng?/ im lặng hay cất cao tiếng nói?/ những con chim trong lồng son múa rối/ để mặc bầu trời cô đơn“.
- Cách mạng sắc màu và các quy luật biến đổi của xã hội (THĐP).
H1- Tổ chức Bảo Vệ Ký Giả trao giải thưởng Tự Do Báo Chí Quốc Tế cho Điếu Cày (DLB). Điếu Cày: “Ngày hôm nay tôi được ra khỏi lao tù, nhưng vẫn còn các bạn đồng nghiệp của tôi đang bị giam cầm trong các nhà tù CSVN. Tôi sẽ phải tiếp tục đấu tranh để giải cứu cho các bạn đồng nghiệp của mình”. 
- Phát biểu của Điếu Cày tại buổi phát giải Tự Do Báo Chí Quốc Tế 2014 (DLB).  “Vì sao chúng tôi bị đàn áp với những bản án nặng nề như vậy khi chúng tôi chỉ biểu đạt ý nguyên một cách ôn hòa, bất bạo động trên Internet?  Vì sao chúng tôi bị đàn áp khi chúng tôi giúp những người dân yếu thế cất lên tiếng nói của họ? Vì sao chúng tôi bị đàn áp khi thực hiện những quyền công dân đã được thừa nhận trong Công Ước Quốc Tế mà nhà nước CSVN đã tham gia ký kết?  Bởi vì, nhà nước CSVN là một nhà nước độc tài về truyền thông và dùng nó để chi phối dư luận xã hội, phục vụ cho mục đích cầm quyền“.
- Phạm Trần: Hòa giải dân tộc và Điếu Cày Nguyễn Văn Hải (DLB). – Nghĩ gì về buổi hội luận mới đây của anh Điếu Cày? (FB Ngoc Nhi Nguyen). “Cách phản ứng của anh Điếu Cày trước hành động ‘cá nhân tự phát’ này là hay nhất , anh chỉ cười 1 nụ cười bao dung như 1 người lớn cảm thông cho 1 trò nghịch vô hại của 1 đứa bé“. – Nguyễn Ngọc Già: Điếu Cày nên hành động (DLB).
- Hồi ký của cựu hoàng Bảo Đại trong giai đoạn làm cố vấn tối cao cho chính phủ Hồ Chí Minh (NCLS).
- Điểm sách: “Điện Biên Phủ, Kế Hoạch Cứu Nguy, Nguyên Nhân Thất Thủ” của Trọng Đạt (BS). “Bernard Fall nói nếu năm 1954 người Mỹ đã cho oanh tạc Điện Biên Phủ thì tình hình Đông Dương đã có thể đổi khác. Sau này năm 1985 cựu Tổng thống Nixon nói chúng ta có sức mạnh để phá hủy bộ máy chiến tranh của địch, chỉ có một vấn đề duy nhất là ta muốn xử dụng sức mạnh đó hay không.  Năm 1954 nước Mỹ có sức mạnh nhưng không muốn xử dụng sức mạnh đó, đã để lỡ cơ hội vào giờ chót“.
HÃY NHÌN NHẬN LẠI LỊCH SỬ MỘT CÁCH CÔNG BẰNG (TNM). “Thần tượng hóa là thêu dệt những giai thoại không có thật để tôn vinh một người nào đó như là thần thánh. Điều này chỉ có chế độ VNDCCH mới làm qua hình tượng HCM, Lê Văn Tám, Nguyễn Văn Trỗi…Phía VNCH chỉ ca ngợi 5 vị tướng đã tuẫn tiết còn với Ngô Đình Diệm họ chỉ đòi hỏi cần phải có cái nhìn công bằng hơn về công và tội của ông. Tuyệt đối không có những vần thơ đại loại như ‘Bác Diệm là cha của chúng con. Hồn của muôn hồn…'(Tố Hữu)“.
- Suối lệ dưới vành khăn tang cô phụ (DLB). “Tuy sĩ quan và lính nằm an nghỉ cuối cùng bên cạnh nhau, nhưng có sự sắp đặt đặc biệt cho năm vị tướng cầm quân đã tử trận và trước đấy đã yêu cầu được an táng cùng với binh lính của họ“. – “Giã Từ Sài Gòn” (DLB).
- Hồi nhỏ cứ tưởng… lớn lên mới biết (DLB). “Hồi nhỏ cứ tưởng hy sinh xương máu đánh Mỹ là đánh cho dân tộc, Lớn lên mới biết là đánh cho Liên Sô, đánh cho Tàu cộng; - Hồi nhỏ cứ tưởng Lê Văn Tám, Tô Vĩnh Diện, Hồ Thị Kỷ là anh hùng, Lớn lên mới biết đó là sản phẩm tuyên truyền bố láo“.
H1<- Anh hùng liệt sĩ Dương Văn Mạnh (Tri ân LS). – Có điều gì đó không ổn về anh hùng liệt sĩ Dương Văn Mạnh (FB NKYN).
- Trung bình mỗi năm VN tiếp nhận thêm 300.000 bệnh nhân ung thư mới… VN đứng đầu top trong số các quốc gia có tỉ lệ dân số mắc bệnh ung thư (FB Nam Nguyen Hoang Dao). “Nếu có 1 Quốc hội do chính người dân bầu ra, thì Quốc hội này sẽ cấm việc nhập hàng hoá độc hại từ TQ rồi. Nếu tôn trọng quyền con người thì nạn nhân đã đc đền bù thoả đáng rồi (ở Mỹ 1 trường hợp ngộ độc nhẹ có thể đền tiền triệu USD), để gian thương thấy sợ và nhà nước có trách nhiệm trong việc bảo vệ an toàn sức khoẻ dân chúng hơn...”
- Phạm Chí Dũng: Chính trường VN giằng co đến bao giờ? (BBC). “Phía trước, chỉ còn chưa đầy một năm rưỡi cho giai đoạn ‘chuẩn bị’ đại hội 12. Chính xác chỉ còn 13-14 tháng nữa, theo dự kiến lịch trình đại hội này – một thời đoạn mà đến giờ có thể nói ngay là không còn đủ nếu so sánh với thời gian truyền thống cần ít nhất 1,5 năm để tạm hoàn thiện một bộ khung nhân sự nào đó“.
- LẬT TẨY SỰ THẬT BẤM HỘ KHI BIỂU QUYẾT TẠI QUỐC HỘI VIỆT NAM (GDVN/ Ngày Đêm).
- Chỉ nhất thể hóa Đảng và Chính quyền là chưa đủ? (Blog RFA).
- Trên 99% công chức ‘chuẩn mực': Quy trình đúng sao không ai tin? (ĐV). “99% công chức ‘chuẩn mực’, bộ Nội vụ đã hoàn thành nhiệm vụ theo đúng quy trình, nhưng đúng quy trình sao không ai tin?
- Tổng Thanh tra Chính phủ nói gì về vụ ông Trần Văn Truyền? (PLTP). – Ông Truyền chưa có dấu hiệu tham nhũng (NLĐ). Chưa phải tham nhũng, chỉ là tham… ô một chút rồi bị phát giác thôi mà.
- Ai sẽ nhìn ra biển? (Tuấn Khanh). “Bà Ruby Holt suốt cuộc đời, chưa thấy ai nói rằng bà tuyên bố mình là người lương thiện. Nhưng ông Truyền thì có. Trong cuộc chiến được giao phó trách nhiêm chống lại những kẻ bòn rút, cắn xé tài nguyên quốc gia, thụ hưởng cả từng đồng xu lẻ tiền thuế của dân nghèo Việt Nam, ông Truyền có tuyên bố nhiều lần mình là người tốt, là người sẽ không khoan nhượng với những kẻ xấu”.
- Lãnh đạo Công an tỉnh Bến Tre nói gì về tài sản con ông Truyền? (TP). – Quê hương Đồng Khởi mang tiếng xấu với cả nước’ vì ông Truyền (TP). – Hà Nội sẽ xấu nhất nước… (Đinh Tấn Lực). “Tỉnh nào mà lại không có hàng chục tá Truyền? Còn riêng Hà Nội thì làm sao đếm xuể? Hà Nội sẽ là nơi xấu nhất nước chăng?
H1- Tội phạm tham nhũng thường tẩu tán hết tài sản (SGGP). “Quá trình phát hiện, điều tra, xử lý một vụ việc tham nhũng ở Việt Nam diễn ra tương đối dài, bị cắt khúc qua nhiều cơ quan xử lý khác nhau, trong khi đó các cơ quan có thẩm quyền thường chưa kịp thời áp dụng các biện pháp nghiệp vụ (kê biên tài sản người phạm tội), dẫn đến tình trạng người phạm tội tẩu tán hết tài sản“. – Mọi tài sản tham nhũng phải được thu hồi (GDVN).  =>
- Cán bộ địa chính nhận hối lộ 13 triệu đồng, trả giá 8 năm (PLTP). Cán bộ này nhận 13 triệu đồng, chỉ thuộc loại con muỗi thôi mà, sao bị kết án tù cao vậy? Còn nhiều con sâu, chuột, ruồi, hổ, voi… tham nhũng hàng trăm tỉ, hàng chục ngàn tỉ… cần diệt, nhưng chẳng thấy con nào bị gì ngoài kiểm điểm, cảnh cáo, cách chức…
- QĐND Việt Nam đã và đang có bao nhiêu đại tướng? (PLTP).
- Thứ trưởng Nội vụ: ‘Lạm phát’ cấp phó gây lãng phí (VNN).
- Vụ Phó Giám đốc viện E: Cán bộ có vi phạm, không phải chuyện riêng (GDVN).
- Không biết nhân viên hữu trách đã điều tra nguyên nhân do đâu trạm không lưu Tân Sơn Nhứt bị « sự cố sập nguồn điện » hay chưa ? (FB Trương Nhân Tuấn). “Theo tôi (kết luận chủ quan của người có gân 40 năm kinh nghiệm về điện tử), nguyên nhân là do máy móc cũ kỹ, « quá đát », chứ không thể do con người.  Thử điều tra ngọn nguồn các máy móc trang bị trong hệ thống kiểm lưu đi rồi biết“.
- Vụ ông Huỳnh Văn Nén: Người cha 90 tuổi lặn lội ‘tìm’ con khắp nơi (PLTP). – Huỳnh Văn Nén đang ở đâu? (NLĐ). “Việc phạm nhân Huỳnh Văn Nén vì sao phải chuyển nơi giam giữ và chuyển như thế nào mà Trại giam Z30A và lãnh đạo Tổng cục VIII không nói rõ là chuyện rất khó để tìm được câu trả lời. Tuy nhiên, về mặt pháp lý, rõ ràng Trại giam Z30A đã không thực hiện đúng quy định như Trung tướng Bình đã nói về việc thông báo cho gia đình phạm nhân“.
- Vụ “Tống đại gia vào viện tâm thần để chiếm đoạt tài sản”: Đấu nối trá hình, tiếp tay cho ô nhiễm (LĐ).
- Kỳ án tòa xử buộc người không vay phải… trả nợ (LĐ).
- Tin LĐV Tổng Hợp 27/11/2014 Hơn 300 Công nhân đình công tại Đà Nẵng (LĐV). “Trong 2 tuần qua đã có Bốn người tử vong, hai bị thương trong những tai nạn lao động. Hơn 300 công nhân đình công vì bị đối xử ngặt nghèo“.
- Hồng Kông: Cảnh sát bị bắt vì đánh người biểu tình (NLĐ). “7 cảnh sát Hồng Kông bị bắt và đình chỉ công tác vì liên quan đến cáo buộc đánh một người biểu tình ủng hộ dân chủ. Trong tuyên bố mới nhất của cảnh sát, những người nói trên bị giam giữ vì nghi ngờ ‘tấn công, gây thương tích’.” Nếu chuyện này xảy ra ở VN thì 7 cảnh sát này sẽ được thăng cấp. – Hong Kong bắt 7 cảnh sát đánh người trong ‘góc tối’ (Tin Tức).
- Vụ Ilham Tohti : 7 sinh viên Duy Ngô Nhĩ bị xử kín (RFI). “Bảy sinh viên bị chính quyền cáo buộc  kích động ‘hận thù sắc tộc’ và cổ vũ cho ‘nền độc lập của khu Tân Cương“.
- Báo chí, quyền lực và đạo đức (VHNA). “Báo chí đã và đang là công cụ, là vũ khí tư tưởng sắc bén và hiệu quả của Đảng và Nhà nước… Ngoài sức mạnh thông tin, khác với Phương Tây, báo chí của ta tồn tại và hoạt động dưới sự lãnh đạo, quản lý của Đảng và Nhà nước, nên tất yếu là một hình thức, một phương tiện thể hiện, xây dựng, củng cố quyền lực của Đảng và Nhà nước“. Khác với báo chí ở phương Tây, báo chí ta là công cụ của đảng và nhà nước.
- Quốc hội chính thức “bác” đề xuất thêm một Đại tướng công an (DT). Cái tựa chắc là “nhạy cảm” nên đã được đổi lại thành: Giám đốc Công an Hà Nội, TP HCM mang hàm Trung tướng. Cái tựa cũ vẫn còn ở đây.
- Hãy nói chuyện “phải trái” với người trên lưng ngựa (DT). “Nhiều người lên tiếng ‘Phải tìm cho ra những ông Truyền khác’. Ý muốn nói rằng, không phải chỉ một mình ông TrầnVăn Truyền, nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ có nhiều tài sản và vi phạm như vừa được Uỷ ban Kiểm tra Trung ương công bố“.
- Khu vực ông Trần Văn Truyền xây biệt thự người dân sống ra sao? (Dân News). “Dù giàu có xa hoa như vậy, nhưng hiện nay dư luận cho rằng tài sản của ông Truyền so với các cán bộ khác cũng không thể so sánh bằng, nhất là các cán bộ phía Bắc. Người dân bây giờ ai cũng biết, chính kẻ cầm quyền hằng ngày rao giảng đạo đức là những kẻ ăn bẩn và dối trá!
- Phó Thủ tướng: Doanh nghiệp không được đưa tiền cho quan chức! (Infonet). Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: “Doanh nghiệp là tác nhân gây tham nhũng rất lớn. Doanh nghiệp Việt Nam phải nói không với tham nhũng, không được đưa tiền cho quan chức”. Nói như ông Phúc có nghĩa là doanh nghiệp và người dân làm hư các quan chức? Doanh nghiệp và người dân dư tiền không biết làm gì nên đưa cho các quan, làm cho các quan bị mang tiếng tham nhũng?!
- Vài ghi chép ở Trung Quốc (Hiệu Minh). “Nghe đồn nước mình định xây dựng sân bay Long Thành mấy chục tỷ đô la, chẳng hiểu khi hoàn thành có bằng một góc của Côn Minh hay Bắc Kinh. Với xếp hạng tham nhũng gần cuối bảng, minh bạch đội sổ, nhân quyền và tự do báo chí luôn bị xếp thứ cuối, thì khó mà nói chuyện làm cái gì cho ra hồn. Những kẻ quyền thế có thể bỏ tù bất kỳ ai nếu quyền lợi trộm cắp của chúng bị phanh phui. Lúc về hưu mới xử như xử Tổng thanh tra Trần Văn Truyền ‘thối tay’ thì quốc gia đã mục ruỗng vì bầy sâu“.
- Câu chuyện hiền tài Việt Nam và 150 người Hàn Quốc (ĐV). “Hiền tài không có đất phát triển khi nạn con ông cháu cha như một búi dây tơ hồng khổng lồ đang rút hết sinh lực và dưỡng chất…
- Phó Chủ tịch TP.HCM nổi giận với Sở xây dựng (Infonet). – Phó Chủ tịch TP.HCM: Phải hướng dẫn dân kiện chủ đầu tư ra tòa án (Infonet). “Việc này ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của bà con mà các anh không hỏi người ta, cứ ngồi đây bàn rồi cuối cùng trớt quớt hết thì sao? Trong số các anh ngồi đây có mấy ai ở chung cư đâu mà biết. Việc này cần nhưng có thể chậm một chút”.
- Cảnh sát Hồng Kông bắt giữ các lãnh tụ biểu tình (VOA). “Tôi nghĩ rằng chính phủ đang tim bắt giữ những nhân vật lãnh đạo để tìm cách phá vỡ phong trào này một cách triệt để và để chứng tỏ một lập trường rất cứng rắn đối với phong trào này“.
KINH TẾ
- Việt Nam sẽ vỡ nợ? (Việt Báo). “Còn dài hạn thì con cháu chúng ta sẽ phải trả nợ – có thể suốt đời, và nhiều thế hệ. Tiền trả các món nợ đó sẽ cướp đi cơ hội đầu tư để phát triển đất nước. Việt Nam tiếp tục đi giật lùi so với đà phát triển của thế giới, và có thể tiếp tục bị chi phối, khai thác, thao túng bởi những thành phần xấu trong cộng đồng dân tộc cũng như ngoại bang“.
- VN cải cách con dấu doanh nghiệp (BBC).
- Tổng quan chuyển động Tài chính – Ngân hàng ngày 26-11-2014 (VietFin). – Bung các cửa giải ngân gói 30.000 tỉ đồng (TT).
- Toàn cảnh kinh tế Việt Nam 26-11-2014 (VietFin). – Vào chợ mỗi ngày TTCK 26-11-2014  (VietFin).
H1- Cuối năm dè chừng hàng lậu, hàng giả (NLĐ). =>
- Ông Lê Phước Vũ: Ai mua phải tôn Hoa Sen giả, gặp tôi! (GDVN).
- Cần 30 triệu USD để tái cấu trúc ngành lúa gạo (PLTP).
- VietJetAir bay thẳng sang Nga (BBC).
- Black Friday 2014 – “Thứ sáu xám” (CafeF).
- Chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa: Trận chiến ngoại tệ sắp tới (RFA). “Khi kinh tế trì trệ thì các nước nhập khẩu ít hơn và xứ nào sống nhờ xuất khẩu sẽ bị hại nhất vì dù có làm giảm giá đồng bạc thì cũng chưa thoát hiểm mà còn phải trả hóa đơn cao hơn khi mua hàng xứ khác với đồng tiền mất giá. Đấy cũng là bài toán nan giải cho ngân hàng trung ương của Việt Nam“.
- Đồng USD suy yếu trước các tín hiệu tích cực từ kinh tế Mỹ (TTXVN).
- Chia sẻ kinh nghiệm xử lý nợ xấu trong hệ thống TCTD Nhật Bản (TBNH).
- Châu Âu công bố kế hoạch chấn hưng kinh tế 315 tỷ euro (RFI).
- Vốn tư bản trong thế kỷ 21 (TCPT).

VĂN HÓA-THỂ THAO
- CHUYỆN XƯA – NAY MỚI NÓI – KỲ 136 – NGỰA….trong buôn chuyện !!!  (Nhật Tuấn).
- VĂN HỌC MIỀN NAM 1954-1975 (52): TỲ VẾT TÂM LINH (KỲ 2) (Văn Việt).
- PHẠM NGỌC SAN SỐNG VÀ VIẾT VÀ VẼ…  (Nguyễn Trọng Tạo). – MẤY BÀI VÈ TRÀO LỘNG CỦA THI HỮU THÁI BÌNH
- LOẰNG NGOẰNG CÁI CHUYỆN HÒ VÈ – THƠ CA – Tác giả : Nhà thơ Đỗ Trọng Khơi (Trần Kỳ Trung).
- CHÂN KHÔNG (Da Màu). – Ngày xanh kết nụ (Da Màu).
- Thôi đừng làm chủ (THĐP). – Đám đông, sự khác biệt và chính ta
- Bác sĩ Yersin là ông Tư hay ông Năm? (PLTP).
- Haha! Cứ thấy chữ… Hán là sùng bái! (FB Nguyễn Đình Bổn). “Bọn ngu dốt ở các đền chùa hiện nay hễ thấy cái gì có chữ Hán là xem như báu vật, như một thứ hào quang của văn minh (dù không đọc được), vì vậy mới có chuyện cười ra nước mắt là mang cái bình có mấy câu thơ mà TS Trần Trọng Dương, người phát hiện ra, suýt… ngất vì nó được đặt ngay tam bảo của một ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng“.
H1<- Tìm hiểu Lễ Tạ Ơn(Thanksgiving) tại Hoa Kỳ (Kontum Quê tôi). “Khi miền Nam sụp đổ tháng 4-1975 đợt di tản đầu tiên của người Việt đã mở ra một đầu cầu quan trọng cho lịch sử di dân từ Châu Á.  Những chuyến đi vô cùng mạo hiểm của thuyền nhân đã làm thành thiên anh hùng ca của con đường đi tìm tự do với hàng ngàn con tàu May Flower của dân Việt đã ra đi không bao giờ đến được miền đất Hứa”.
- Nghệ sĩ chia sẻ ý nghĩa Lễ Tạ Ơn (NV). – Lễ Tạ Ơn với du sinh Việt Nam (RFA). – Video: Những chia sẻ nhân Lễ Tạ Ơn (RFA). – Bữa ăn cho dịp Lễ tạ ơn đắt nhất mọi thời đại (VNE).
- Ngày Lễ Tạ Ơn Việt Mỹ (Việt Báo). “Mỹ là nước dan tay ra cứu khổn phò nguy nhiều người Việt nhứt, qua nhiều chương trình nhứt, ‘Thuyền nhân’, HO, ODP, Hồi Hương. Chưa có một nước đồng minh nào trên thế giới mãi mấy chục năm sau mà còn cho người của nước đồng minh tỵ nạn như Mỹ. Công ơn này của Mỹ, người Mỹ gốc Việt khắc cốt ghi xương, quyết ơn đền nghĩa trả theo đạo lý VN“.
- Về câu chuyện Nguyễn Tuấn: Người ta có thể sống tử tế với nhau (NV). “David Montero gợi ý: ‘Tôi nghĩ đây chỉ là câu chuyện bi đát của một người không quên được các thảm kịch mình đã trải qua rồi sau đó không còn muốn trở về với đời sống thực tế nữa’. Một độc giả khác, bạn của Larry Morgan, đồng ý: ‘Tôi đoán trong chuyến vượt biển cái chết của cha mẹ anh kinh khủng lắm nên anh mới thành một con người khác hẳn chúng ta‘.” – Mời đọc lại: Có ai biết Nguyễn Tuấn không?  (NV).
- Thái độ của ông tổng Samsung (LĐ). “Trong một cuộc tọa đàm, sau khi các vị đại biểu có tên tuổi của Việt Nam lần lượt bước lên sân khấu, đứng trước bục và trang trọng đọc những bài diễn văn cấu tứ cầu kỳ, thì đến lượt ông tổng giám đốc của tổ hợp Samsung Việt Nam…  Ông này đứng dậy, không bước lên sân khấu, mà đứng ngay dưới lối đi và bắt đầu cầm mic nói chuyện. Ông cũng không có tờ giấy cầm tay nào, cũng không có bài diễn văn, mà bắt đầu bằng việc… đùa với các bạn sinh viên đang ngồi phía dưới“.
- Di sản Sơn Đoòng, hang động lớn nhất thế giới bị dự án cáp treo đe dọa (RFI). “Hang Sơn Đoòng hiện là tuyến du lịch đẳng cấp quốc tế duy nhất tại Việt Nam, tuy giá đắt – một tour đến 3.000 đô la, nhưng thậm chí đã bán hết vé cả trong năm 2015. Nếu xây dựng cáp treo đưa nhiều khách đến, biến thành điểm du lịch đại trà, thì môi trường hoang sơ, dễ bị tổn thương này có nguy cơ bị phá vỡ“.
- Video: Cười đau bụng xem ông bố xử hai nhóc siêu quậy (Blog Tâm sự).
- Du khách ngỡ ngàng khi thấy hiện tượng thủy triều đỏ xuất hiện (TTXVN).
- Triển lãm Khrushchev : Con người thật của “nhà cải cách” (RFI).
- Sergio Aguero cứu nguy cho Manchester City (BBC).

GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Khi tuổi trẻ lên tiếng (Blog RFA). “Qua cách phản biện lại bức thư gửi Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo của Võ Thị Mỹ Linh ông đã phạm phải một lỗi lầm quan trọng: mang cả một ban bệ trong đó có ông để mong đè bẹp cô gái trẻ tuổi này với lập luận cô gái này nông nổi và không biết gì về sách giáo khoa tiếng Anh. Ông đã không thành công và tất cả những người trẻ theo dõi vụ này đã phản ứng bất lợi cho ông là đúng“.
- Chủ nhân thư gửi Bộ trưởng: Chưa hài lòng câu trả lời (24h). “Tôi chưa thấy thỏa mãn vì khi tôi đưa ra ý kiến của mình một đường thì câu trả lời lại một nẻo… Đúng là chẳng có bộ sách nào hoàn hảo nhưng mục tiêu của chúng ta là phải hướng đến cái hoàn hảo, cái tốt nhất để điều chỉnh và tiến bộ mỗi ngày. Tôi cất công ngồi đọc SGK Nepal, đưa ý kiến đóng góp để hướng đến điều hoàn hảo đó chứ đâu phải đổ lỗi rồi người có trách nhiệm tìm cách tránh né“.
- Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phớt lờ Bộ Giáo dục và Đào tạo? (GDVN).
- Củng cố hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Hungary (GDVN).
- Hà Nội thí điểm trường học an toàn, thân thiện và bình đẳng (TTXVN).
- THẢO LUẬN DẠY-HỌC NGỮ VĂN TRONG NHÀ TRƯỜNG (6): AI ĐỦ NĂNG LỰC BIÊN SOẠN SÁCH GIÁO KHOA PHỔ THÔNG?  (Văn Việt).
- Vụ 600 học sinh Hương Bình chưa được đến trường: Định ngày đưa học sinh trở lại (DV).
- Phụ huynh nói dối để con không bị lỡ những cơ hội giáo dục (Worldmag/ GDTĐ).
- VKSND tỉnh Cà Mau xin lỗi học sinh bị oan sai (NLĐ).
- Đại học Hong Kong tuyển dụng Hiệu phó trên toàn cầu (Tin Tức).
- Sách về mô hình hồi qui logistic và Bayes (FB Nguyen Tuan).
- Chuyện thật là khó tin: Get me off your f*cking mailing list (FB Xê Nho Nvp). “Vấn nạn các tạp chí giả danh khoa học, chuyên dụ dỗ các nhà nghiên cứu dỏm đăng bài để lấy tiền hiện là một câu chuyện dài chưa có hồi kết. Giới khoa học chỉ còn biết dặn nhau, thấy các lý lịch khoa học với hàng chục bài báo xuất bản thì phải tìm hiểu xem in trên tạp chí loại gì chứ chưa vội tin ngay”.
- Ung thư xin đừng tuyệt vọng (PLTP).
- Nguyễn Đình Phùng: Tại sao giá xăng dầu giảm? (BVN). “Nhưng thế cờ hiện nay đã bị lật ngược và Hoa Kỳ đã nắm thượng phong để có thể dùng dầu hỏa như một vũ khí chiến lược cho những tính toán mới cho chính trị địa dư toàn cầu“.

- Vụ 600 học sinh thất học: Đừng bắt học sinh làm “con tin” (GDVN). “Không ai được dùng con em mình làm con tin, kể cả phía Nhà nước cũng như phía phụ huynh học sinh. Trước mắt chưa bàn xong thì cho các em học như bình thường“.
- Trang bị tiếng Anh để không ‘sập bẫy’ khi du lịch nước ngoài (Zing). Trang bị tiếng Anh chỉ vì sự kiện anh Phạm Văn Thoại bị lừa khi mua iPhone 6 ở Singapore, không phải mục đích chính là để đọc sách nước ngoài, mở mang kiến thức?? Mà học sinh, sinh viên ra trường, có mấy người đủ tiền đi du lịch nước ngoài?
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Cần Thơ: Buổi chiều định mệnh của nữ sinh tử vong trong nhà nghỉ (VNN/ Soha).
- Bình xăng 61L đổ được 65L: Vì sao Ford Việt Nam im lặng? (GDVN).
H1- Cụ ông Nhật tố học sinh Việt trộm ô bằng tiếng Việt (MTG). “Để ô ngoài cửa nhà bên Nhật nhưng bị lấy mất, bác Kitagawa khá bực tức và dán tờ giấy với thông điệp:Bác Kitagawa ghét học sinh Việt Nam vì có người lấy cái ô của bác!’.”
- Xoay sở ra sao khi một mình nuôi con? (BBC).
- Thiên nhiên đã nổi giận? (Blog RFA). “Khi con người càng điên cuồng với thiên nhiên, cái giá phải trả là thiên nhiên nổi cơn thịnh nộ bằng thiên tai, dịch hoạ, hiện tượng lạ bất lợi cho đời sống con người và hàng loạt những tai ương như một ẩn số luôn phục kích loài người“.
- Cận cảnh hàng trăm con rắn lục đuôi đỏ ngụy trang trên cây (LĐ).
- Chó hoang hoàn tất hành trình 430 dặm (BBC).
- Sinh viên mất mạng vì tới gần gấu để quay phim (GDTĐ).
- Tuyết rơi dày ở Mỹ gây nguy cơ bị lụt (BBC).

QUỐC TẾ
- Mỹ sẽ triển khai xe tăng ở Đông Âu (RFI).
- Ukraina gia nhập NATO : Con đường dài đầy chông gai (RFI).
- Kiev ngừng trả tiền, dân Đông Ukraine bồn chồn (Tin Tức).
H1- Vụ Ferguson : Dân Mỹ biểu tình ở nhiều nơi (RFI). – Ferguson : Biểu tình phản đối phán quyết của tòa án (RFI). “Đây không chỉ là vấn đề phân biệt chủng tộc mà là vấn đề gìn giữ an ninh. Việc một cảnh sát bắt 10 phát vào người mà anh ta chất vấn cho thấy văn hóa cảnh sát suy đồi“.
- Rối loạn xảy ra ở Ferguson sang tới đêm thứ nhì (VOA). – Rối loạn ở Ferguson bộc lộ nạn chia rẽ chủng tộc ở Mỹ (VOA). – Người Mỹ biểu tình phản đối vụ Ferguson (BBC). – Tòa nhà của người Việt ‘bị đốt cháy’ trong vụ bạo loạn ở Hoa Kỳ (VOA). – Một tòa nhà của người Mỹ gốc Việt bị thiêu rụi trong vụ bạo loạn ở Ferguson (LĐ).
- Các lãnh đạo Miến Điện sẽ bàn về sửa đổi Hiến pháp (RFI).
- Pháp đưa chiến đấu cơ Mirage đến Jordani (RFI).
- Liên Hiêp Quốc ra nghị quyết bảo vệ thông tin đời tư (RFI).
- Quân đội Syria oanh kích Raqqa, giết chết 95 người (VOA).
- Đội tiêm chủng ngừa sốt bại liệt bị tấn công ở tây nam Pakistan (VOA).
- Tunisia : Các cải cách quan trọng còn ở phía trước (RFI).
- Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ nói đàn bà không thể bình đẳng với đàn ông (NV). Coi chừng bị quý bà ném đá… tới chết về tội kỳ thị.
- Malaysia sẽ ra luật chống khủng bố Hồi giáo (RFI).

- NATO lo ngại hành động của Nga ở Đông Ukraine và ‘quân sự hóa’ Crimea (VOA). Đại tướng Breedlov: “Chúng tôi thấy ngay bên trong Ukraine một số lớn binh sĩ Nga tham gia các hoạt động chủ yếu vào huấn luyện, cố vấn hỗ trợ và giúp các lực lượng được Nga hậu thuẫn ở miền đông“.
* RFA: + Sáng 26-11-2014; + Tối 26-11-2014

* RFI: 26-11-2014

* Video RFA: + Bản tin video sáng 26-11-2014

3124. ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ ĐẠT ĐƯỢC SAU 39 NĂM XÂY DỰNG XÃ HỘI XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM – Bài 1 và Bài 2

Bài 1: Về Đặc Trưng Thứ Nhất và Đặc Trưng Thứ Hai
Trần Quí Cao
12-11-2014
Đảng Cộng Sản Việt Nam hạ quyết tâm tiến hành việc xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam dù phải trả bất cứ giá nào và dù chưa một lần trưng cầu dân ý để biết lòng dân có thuận hay không. Ngày 14/1/2011 ông Lê Hữu Nghĩa, Ủy viên Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị-Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, có bài tham luận cho rằng (1):
a. Xã hội Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam được xây dựng dựa trên thành quả của đổi mới nhận thức lý luận về chủ nghĩa xã hội, trên cơ sở vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
b. Xã Hội đó có 8 đặc trưng thể hiện tính ưu việt của nó. Tám đặc trưng đó là:
  1. Đặc trưng thứ nhất: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh
  2. Đặc trưng thứ hai: do nhân dân làm chủ
  3. Đặc trưng thứ ba: có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu
  4. Đặc trưng thứ tư: có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
  5. Đặc trưng thứ năm: con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện
  6. Đặc trưng thứ sáu: các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển
  7. Đặc trưng thứ bảy: có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo
  8. Đặc trưng thứ tám: có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới
Từ sau năm 1975, khi toàn thể đất nước thu về một mối và toàn dân tộc Việt Nam nằm dưới sự lãnh đạo của đảng duy nhất của nước Việt Nam là đảng Cộng Sản Việt Nam (thực ra trước khi khối Cộng Sản Đông Âu sụp đổ, Việt Nam cũng có 2 đảng làm kiểng là đảng Dân Chủ và đảng Xã Hội, tuy nhiên quyền lãnh đạo cũng hoàn toàn trong tay đảng Cộng Sản), cho đến nay đã hơn 39 năm, chúng ta hãy cùng nhau nhìn lại xem Việt Nam đã đạt được những thành quả nào trong tám đặc trưng nói trên. Trong bài này chúng ta sẽ xét đặc trưng thứ nhất, và chỉ đánh giá thành quả chứ chưa thảo luận nguyên nhân của các thành quả đó.
Đặc trưng thứ nhất: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Dân Giàu:
Năm 2012, tính trong các nước ASEAN, GDP/đầu người của Việt Nam nằm ở vị trí thứ 7 theo thứ tự như sau (2):
Brunei, Singapore, Mã Lai, Thái Lan, Indonexia, Phi Luật Tân, Việt Nam, Myanmar, Lào, Campuchia.
Trong đó, GDP/đầu người của Việt Nam xấp xỉ bằng 1/7 của Mã Lai, bằng 1/4 của Thái Lan, bằng 1/2,5 Indonesia. Bằng 1/15 của Hàn Quốc, bằng 1/30 của Nhật.
Vậy, Việt Nam có Giàu không?
Nước Mạnh:
Bàn về nước Mạnh hay Yếu, ta cần xét trên hai mặt:
  1. Thứ nhất, Mạnh là bảo vệ được chủ quyền, được tính tự chủ của quốc gia đối với kẻ đang muốn xâm chiếm đất nước. Lục Xâm Bảo không có nguy cơ bị xâm lấn nên Lục xâm Bảo không cần mạnh. Với Lục Xâm Bảo, chỉ cần Giàu là Mạnh. Với Việt Nam thì khác, Mạnh có nghĩa là Trung Hoa không dám lấn chiếm lãnh thổ Việt Nam dù đó là đất liền hay hải đảo.
  2. Thứ hai, Mạnh ở đây nên hiểu theo nghĩa tổng hợp, nghĩa là mạnh trên nhiều mặt: quân sự, ngoại giao, kinh tế, chính trị, nội trị… Sức mạnh tổng hợp của các mặt đủ khiến kẻ có dã tâm không dám lấn chiếm hay can thiệp vào chủ quyền của ta.
Ngoại giao: Việt Nam giao thiệp rộng, nhưng yếu vì không có bạn sống chết, nghĩa là không có đồng minh chí cốt. Không là Đối Tác Chiến Lược, không có Hiệp Ước Phòng Thủ chung với một đại cường quốc nào. Khi Trung Hoa tiến công lãnh thổ đất liền Việt Nam, không một quốc gia nào đứng cạnh Việt Nam. Khi Trung Hoa tiến chiếm biển đảo Việt Nam, không một quốc gia nào đứng cạnh Việt Nam. Chỉ khi Trung Hoa lộ rõ ý đồ độc chiếm biển Đông thì thế giới mới phản đối, nhưng để bảo vệ tự do hàng hải, chứ không phải vì VN là đồng minh chí cốt của họ. Về mặt này, so sánh Việt Nam với Nhật hay với Phi Luật Tân, Hàn Quốc, ta thấy rõ rằng Việt Nam rất yếu ớt vì cô đơn ngoại giao.
Kinh tế: Việt Nam nằm ở vị trí thấp về thứ bậc kinh tế tính theo tổng hợp (composite) hay tính theo từng tiêu chí khác nhau. Hệ số ICOR là một trong các ví dụ rõ nét. Nợ xấu của hệ thống ngân hàng và độ lớn của nợ công là những thí dụ khác. Nền kinh tế của VN càng yếu ớt hơn vì tính mất cân bằng và, do đó, tính lệ thuộc của nó. Sự lệ thuộc này, tai hại thay, lại là lệ thuộc Trung Hoa, nước ngàn năm nay luôn muốn chiếm nước ta, và hiện đang bộc lộ rõ ý đồ không chế Việt Nam!
Chính trị: Sự đoàn kết toàn dân làm nên sức mạnh của quốc gia, nhất là một quốc gia bên cạnh Trung Quốc to lớn và luôn mang ý đồ bành trướng. Chính thể độc tài và toàn trị đã phá hỏng nền tảng sức mạnh này của Việt Nam vì nó liên tục khiến lòng dân bất an và bất mãn. Do đó, nội trị tất phải dựa trên công an trị. Dưới bề mặt có vẻ như ổn định, xung đột sâu sắc giữa giới cầm quyền và dân chúng luôn trong trạng thái âm ỉ và có nguy cơ bùng phát. Sinh lực của dân tộc thay vì dành cho phát triển và bảo vệ tự chủ của quốc gia, lại bị dốc vào đàn áp và trấn áp. Sự hao tổn sinh lực này có thể so sánh với một cuộc nội chiến giới hạn cho dù chưa xảy ra chiến tranh giữa các thành phần dân tộc.
Một đất nước có nền Ngoại Giao cô đơn, Kinh Tế lệ thuộc, Chính Trị không phù hợp, Nội Trị bất an và tiềm ẩn nội loạn, thì vũ khí hiện đại nào có thể giúp chống ngoại xâm và giữ chủ quyền? Huống chi, sức mạnh kho vũ khí ta đang có cũng rất giới hạn so với kho vũ khí của nước đang uy hiếp chúng ta! Vậy thì, đối diện với Trung Hoa, nước duy nhất trên thế giới có ý đồ và khả năng xâm lược Việt Nam, Việt Nam chẳng những không Mạnh mà còn rất YẾU so với họ.
Dân Chủ: một nước mà người dân không có quyền tự do ứng cử, bầu cử, không có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, không có quyền tự do lập hội, lập đảng, một nước chỉ có một đảng độc tài và toàn trị, không có Tam Quyền Phân Lập,
Nước đó có làm gì có Dân Chủ!
Bình Đẳng: Một nước chỉ có một đảng độc tài và toàn trị, và danh sách ứng cử viên vào Quốc Hội phải được đưa ra bởi đảng độc tài đó, người dân trong nước có Bình Đẳng trong việc tiếp cận quyền lực không? Một nước mà, trong thực tế, người đảng viên đảng Cộng Sản Việt Nam không thể bị đưa ra tòa án (ngoại trừ khi đảng viên đó đã bị khai trừ khỏi đảng), thì dân chúng có Bình Đẳng trước Pháp Luật không?
Công Bằng: Chính thể Độc Tài và Toàn Trị khiến quốc gia suy thoái mọi mặt, tầng lớp cầm quyền tham nhũng “không thứ gì không ăn” tạo thành một “bầy sâu tham nhũng lúc nhúc”, họ nắm hàng tỉ đô la trong một đất nước mà mức thu nhập trung bình trên đầu người khoảng hai ngàn đô la/năm. Đất nước có Công Bằng không? Một nước mà các cơ quan chính quyền cấp bộ nắm các Tổng Công ty hay Công ty rất lớn, hoạt động kinh doanh trong nhiều lãnh vực kinh tế không liên quan hay liên quan rất ít với các lãnh vực then chốt về an ninh, quốc phòng… dân chúng trong nước có được tiếp cận nguồn lực phát triển tổ quốc một cách Công Bằng không?
Một nước không Giàu Mạnh, không Dân Chủ, không Bình Đẳng, không Công Bằng, nước đó không thể gọi là Văn Minh!?
TÓM LẠI:
Nước Việt Nam không đạt một tiêu chí nào trong 5 tiêu chí của đặc trưng thứ nhất là dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Trần Quí Cao
—————-
TÀI LIỆU THAM KHẢO
  1. Lê Hữu Nghĩa. “Những Đặc Trưng Thể Hiện Tính Ưu Việt Của Chủ Nghĩa Xã Hội Mà Nhân Dân Ta Đang Xây Dựng”, Tham Luận tại tại phiên họp sáng 14/1 Đại hội XI của Đảng. (TTXVN/VIETNAM+) LÚC : 14/01/11 16:52.
  2. List of ASEAN countries by GDP (nominal). http://en.wikipedia.org/wiki/List_of_ASEAN_countries_by_GDP_(nominal)
  3. Dân Chủ. http://vi.wikipedia.org/wiki/D%C3%A2n_ch%E1%BB%A7
——-
ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ ĐẠT ĐƯỢC SAU 39 NĂM XÂY DỰNG XÃ HỘI XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM
Bài 2: Về Đặc Trưng Thứ Hai và Đặc Trưng Thứ Ba
Trần Quí Cao
16-11-2014

Tiếp theo bài 1 đánh giá các thành quả Việt Nam đã đạt được sau 39 năm xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, xét theo các tiêu chí của đặc trưng 1, bài này đánh giá theo các tiêu chí của đặc trưng 2 và đặc trưng 3 (1).

Đặc trưng thứ hai: do nhân dân làm chủ
Chúng ta đã minh định trong bài 1 rằng nước ta không Dân Chủ. Nay ta phân tích chi tiết hơn trong mục này.
Hiểu theo nghĩa thông dụng, Dân Chủ là Nhân Dân là Chủ của xã hội, của quốc gia. Khái niệm người chủ bao hàm ý: có các quyền tự do đương nhiên của người chủ.
Hiểu theo khía cạnh học thuyết chính trị thì:
Dân chủ là một hình thức tổ chức thiết chế chính trị của xã hội, trong đó thừa nhận Nhân Dân là nguồn gốc của quyền lực, thông qua một hệ thống bầu cử tự do. Có hai nguyên tắc mà bất kỳ một định nghĩa dân chủ nào cũng đưa vào. Nguyên tắc thứ nhất là tất cả mọi thành viên của xã hội (công dân) đều có quyền tiếp cận đến quyền lực một cách bình đẳng và thứ hai, tất cả mọi thành viên đều được hưởng các quyền tự do được công nhận rộng rãi (2).
Như vậy, hiểu theo cách thông dụng hay theo khía cạnh học thuyết chính trị, Dân Chủ luôn gắn liền với Tự Do. Không có các quyền Tự Do căn bản, Dân Chúng không thể thực hiện quyền, chức năng làm chủ của mình. Nói cách khác: nếu Dân Chúng không được hưởng các quyền tự do được công nhận rộng rãi trên thế giới thì quốc gia không có Dân Chủ. Các quyền Tự Do Ngôn Luận, Tự Do Báo Chí, Tự Do Ứng và Bầu Cử, Tự Do Lập Hội, Lập Đảng là các quyền Tự Do chính yếu trong một nền Dân Chủ.
Trên thực tế, dân Việt Nam không có bất kỳ một quyền nào trong các quyền kể trên.
Ngoài ra, các nhà chính trị học còn nêu lên một thuộc tính của thể chế Dân Chủ là Tam Quyền Phân Lập. Đây là một đặc điểm chính yếu của chính thể Dân Chủ, đặc điểm này phân biệt chính thể Dân Chủ xứng danh với chính thể Dân Chủ mạo danh.
Nhà cầm quyền Việt Nam luôn khẳng định không có Tam Quyền Phân Lập. Như vậy, rõ ràng là, cùng với các quyền tự do căn bản mà người dân không được hưởng, nước Việt Nam không có Dân Chủ, không do Nhân Dân Làm Chủ.

Đặc trưng thứ ba: có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu
Đặc trưng này nói về nền kinh tế với 2 tiêu chí: lực lượng sản xuất hiện đạichế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu.

Nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại.
Hãy so sánh với các nước có trình độ phát triển kinh tế xấp xỉ Việt Nam vài thập niên trước.
Chúng ta đã so sánh với Hà Quốc bên trên. Trong các tập đoàn lớn nhất của Hàn Quốc (SamSung, Hyundai, LG…) tập đoàn nào cũng có sản phẩm được sản xuất bởi công nghệ hiện đại, cạnh tranh ngang tay với các tập đoàn lừng danh của Nhật và Âu Mỹ… Các tập đoàn này là đối tác kinh doanh toàn cầu được nể trọng của các tập đoàn có truyền thống hùng mạnh của thế giới như General Electric (Mỹ), General Motor (Mỹ), DuPont (Mỹ), Exxon Mobile (Mỹ), BASF (Đức), Siemens (Đức), Total (Pháp)… Khi SamSung triển khai chương trình đầu tư vào Việt Nam, SamSung dành ưu tiên cho các ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam cung cấp cho họ 170 sản phẩm chưa phải là cao cấp, thì Việt Nam không thể cung cấp được một sản phẩm nào!
Hãy so sánh thêm với Thái Lan, một nước có nền kinh tế phát triển chưa cao lắm. Năm 2012, ngành công nghiệp xe hơi của họ đứng thứ 9 trên thế giới, một năm sản xuất khoảng 1 triệu rưỡi chiếc xe trong khi Việt Nam sản xuất khoảng 50,00 chiếc, chỉ khoảng ba bốn phần trăm của họ (3). Với Mã Lai, một nước có nền công nghiệp phụ trợ điện tử được ưa chuộng trong khu vực, với Đài Loan, vùng lãnh thổ kinh tế có vị trí thứ tư trên thế giới về nền công nghiệp phụ trợ cung cấp linh kiện cơ khí cho thế giới… So với các nước đó, thì vị trí Việt Nam chúng ta nằm ở đâu?
Trong các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, chúng ta xuất khẩu ở dạng thô chứ không ở dạng tinh chế. Chúng ta xuất ở vị trí thấp, thậm chí rất thấp, chứ không ở vị trí cao trên chuỗi giá trị gia tăng. Theo những đánh giá về công nghệ cao, phần đóng góp của công nghệ cao vào nền sản xuất của Việt Nam là rất nhỏ, vài phần trăm.
Việt Nam đã có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại chưa?

Nền kinh tế phát triển cao dực trên chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu
Trên lý thuyết, Việt Nam có chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu. Quả thật, các Tổng Công Ty, các Tập Đoàn Kinh Tế nhà nước bao trùm mọi mặt kinh tế đất nước.
Tuy nhiên, trên thực tế, lợi nhuận từ các tổng công ty, tập đoàn đó rơi vào túi một thiểu số cá nhân quyền lực mà người ta thường gọi là “nhóm lợi ích”. Điều quan trọng là lợi nhuận tìm được bởi các biện pháp độc quyền (thí dụ trong các ngành Điện, Nước, Xăng Dầu, Than, Khoáng Sản…), bằng các biện pháp hành chánh ưu tiên hay cưỡng bức (thí dụ trong ngành Lúa Gạo), bằng các biện pháp tham nhũng, hối lộ (thí dụ được thấy rõ trong các vụ án Vinashin, Vinalines…) chứ không phải bằng cạnh tranh bình đẳng. Lợi thì vô túi riêng của nhóm lợi ích, Lỗ thì dân gánh chịu.
Có phải những sự việc kể trên chỉ là khuyết điểm của phân bổ không công bình, không quan hệ gì với tính công hữu? Thực ra thì mục tiêu của công hữu là nhằm lo cho số đông dân chúng, nếu công hữu chỉ để một thiểu số vơ vét tài sản của số đông thì chế độ công hữu đó chỉ là chiếc áo thầy tu khoác lên mình tướng cướp. Chế độ công hữu vận hành phối hợp với chế độ độc tài sẽ gây tai hại khủng khiếp cho số đông, người dân làm ra đồng nào sẽ bị gỡ tay lấy hết đồng đó.
Hiện nay, chính sách tư nhân hóa, cổ phần hóa các công ty nhà nước đang được đầy mạnh. Trong hoàn cảnh người dân không có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, không được tiếp cận quyền lực, rất nhiều người lo ngại rằng một phần lớn “tư liệu sản xuất chủ yếu” trước đây thuộc “công hữu” và đã được tận dụng tạo “giá trị thặng dư” cho “nhóm lợi ích”, nay sẽ được “tư hữu hóa” để cho “các nhóm lợi ích” chia chác thêm nữa tài sản quốc gia.
Và, như vậy, mục tiêu của công hữu nhằm, như lý thuyết nói, ngăn cản, hạn chế sự bất công, lại có tác dụng đẩy bất công và bốc lột lên một mức cao chưa từng thấy.
Xét trên khía cạnh này, Việt Nam hoàn toàn không có chế độ công hữu xứng danh, nghĩa là không có sự công hữu được thực hiện và quản lý theo những chuẩn mực xã hội văn minh hiện đại.

TÓM LẠI:
Nước Việt Nam không đạt tiêu chí duy nhất trong đặc trưng thứ hai là do nhân dân làm chủ. Và cũng không đạt hai tiêu chí của đặc trưng thứ ba là có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu.

Trần Quí Cao
————————–
TÀI LIỆU THAM KHẢO
  1. Lê Hữu Nghĩa. “Những Đặc Trưng Thể Hiện Tính Ưu Việt Của Chủ Nghĩa Xã Hội Mà Nhân Dân Ta Đang Xây Dựng”, Tham Luận tại tại phiên họp sáng 14/1 Đại hội XI của Đảng. (TTXVN/VIETNAM+) LÚC : 14/01/11 16:52.
  2. Dân Chủ. http://vi.wikipedia.org/wiki/D%C3%A2n_ch%E1%BB%A7
  3. Automotive Industry In Thailand. http://en.wikipedia.org/wiki/Automotive_industry_in_Thailand

3125. ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ ĐẠT ĐƯỢC SAU 39 NĂM XÂY DỰNG XÃ HỘI XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM – Bài 3

Bài 3: Đặc Trưng Thứ Tư

Trần Quí Cao
18-11-2014
Bài 1 và bài 2 đã đánh giá nước Việt Nam không đạt một tiêu chí nào trong 5 tiêu chí của đặc trưng thứ nhất là dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; không đạt tiêu chí duy nhất của đặc trưng thứ hai: do nhân dân làm chủ; không đạt hai tiêu chí của đặc trưng thứ ba là có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu
Bài này sẽ đánh giá các tiêu chí của đặc trưng thứ tư (1).
Đặc trưng thứ tư: có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Đặc trưng này nói về văn hóa và có 2 tiêu chí: nền văn hóa tiên tiến, và nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.
Nói tới Văn Hóa là nói tới một khái niệm rộng và phức tạp. Theo ông Federico Mayor, Tổng giám đốc UNESCO: “Văn Hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục, tập quán, lối sống và lao động”.
Nhiều nhà sử học đồng ý rằng tại Việt Nam có 3 lớp văn hóa chồng chất lên nhau, trong đó văn hóa Đông Sơn là văn hóa bản địa hấp thu văn hóa Trung Hoa và văn hóa Tây phương tạo nên văn hóa Việt Nam hiện nay.
Nền văn hóa tiên tiến
Theo ông Bùi Minh Huệ: Văn Hóa tiên tiến là chống lại tất cả những gì trái khoa học, phản tiến bộ (2).
Nói tới Khoa Học là nói tới tính rộng mở đón nhận luận điểm trái chiều, đa chiều, là nói tới tinh thần “hoài nghi khoa học”. Tinh thần “hoài nghi khoa học” cho phép một cá nhân thách thức tính đúng đắn của bất kì luận điểm, chủ thuyết nào. Một cá nhân có tinh thần và thái độ khoa học luôn đặt câu hỏi trên những gì đang có, rồi đề ra giả thuyết giải thích, vạch ra chương trình thí nghiệm hay thăm dò dư luận tìm xem giả thuyết đó đúng hay sai. Nếu giả thuyết đó đúng, nhà khoa học đóng góp vào sự tiến bộ của tri thức. Bản chất của khoa học là bản chất đa nguyên. Độc quyền tư tưởng là phản khoa học. Cấm đoán đa nguyên là phản khoa học. Bắt mọi người theo một triết thuyết và chỉ triết thuyết đó thôi là phản khoa học.
Nền Văn Hóa của Việt Nam hiện nay phản khoa học, phản tiến bộ, do đó không Tiên Tiến.
Nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc
Nước Việt Nam thuộc nhóm các nước Đông Nam Á, nền văn minh lúa nước nên có văn hóa trồng trọt, lối sống định cư, tâm lý cộng đồng nghiêng hơn về hướng nội, trọng tĩnh (so với văn hóa chăn nuôi du mục, du cư, nghiêng hơn hướng ngoại, trọng động) [xem: Trần Ngọc Thêm. Tìm Về Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam. Chương 2: Loại Hình Văn Hóa]. Nền văn hóa này, do nếp sống quần cư ổn định từ rất sớm, có đặc trưng nổi bật là cấu trúc làng xã, xây dựng nên “Tình Làng Nghĩa Xóm”. Trong các bậc thang giá trị tinh thần của nếp sống làng xã đó, người Việt đề cao chữ Nhân, kết hợp chặt chẽ Nhân với Nghĩa, Nhân với Đức. “Có Đức mặc sức mà ăn” hay “Kiến Nghĩa bất vi vô dõng giả”…
Người Việt nâng tục “Thờ Cúng Tổ Tiên” lên hàng tôn giáo: Đạo Thờ Ông Bà (3). Từ góc độ này, chữ Hiếu rất được coi trọng, “Công Cha như núi Thái sơn, Nghĩa Mẹ như nước trong nguồn đổ ra, Một lòng thờ Mẹ kính Cha, Cho tròn chữ Hiếu mới là đạo con”.
Từ khi Ngô Quyền dựng nền độc lập tới nay, Trung Hoa đã chín lần đem quân xâm chiếm ta. Việc liên tục phải chống Trung Hoa đã tạo một đặc trưng văn hóa nổi bật của Việt Nam là tư tưởng chống ngoại xâm “giặc tới nhà đàn bà cũng đánh”. Giặc đây là bất cứ kẻ xâm lăng nào, hễ chiếm đất, chiếm nước, chiếm đảo ta đều là giặc. Từ thế kỉ thứ XIX trở đi, Việt Nam bị Pháp xâm chiếm. Tuy nhiên, Pháp ở xa, và với phong trào giải thực trên thế giới sau thế chiến thứ 2, sẽ không còn một quốc gia Tây phương nào tới xâm chiếm ta nữa. Trái lại, việc Trung Hoa xâm chiếm vừa là nguy cơ ngàn đời, vừa là nguy cơ trước mắt, ông cha chúng ta luôn nhắc nhở không được quên mối nguy này. Hiện nay, các quốc gia hùng mạnh như Mỹ, Anh, Pháp, Nhật… đã đạt trình độ văn minh vượt lên trên các quan niệm cũ kĩ lấn chiếm đất đai, tranh giành cai trị. Họ đang sống hợp tác và cạnh tranh bằng các biện pháp “mềm” (văn hóa, chính trị, giáo dục…). Trung Hoa, trái lại, vẫn còn ở trình độ dùng các biện pháp quân sự “cứng” lấn át và xâm chiếm lân bang, một quan niệm ngoại giao chiếm đất rất lỗi thời. Cho nên dân ta càng nên giữ gìn truyền thống văn hóa “chống ngoại xâm” để giữ độc lập và tự chủ nhằm xây dựng một một nước Việt Nam dân chủ, văn minh, cường thịnh.
Như vậy tóm lại, “nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc” Việt Nam phải tôn quí các giá trị sau: a) Tình Làng Nghĩa Xóm kết hợp với Nhân Nghĩa, Nhân Đức, b) Chữ Hiếu quyện trong Đạo Ông Bà, c) Lòng Yêu Nước quyện với tinh thần Chống Ngoại Xâm.
Trong cuộc Cải Cách Ruộng Đất ở Bắc Việt, nơi có văn hóa làng xóm vững chắc và đặc trưng nước ta, bà con được chính quyền tổ chức tố cáo, nhục mạ và giết nhau một cách dã man trước mắt toàn thể dân làng già trẻ gái trai và cả lứa tuổi nhi đồng! Khoảng 160-180 ngàn người chết trong các cuộc đấu tố tàn bạo.
Con cái gọi cha mẹ là mày, tố cáo cha mẹ trong các buổi đấu tố. Con cái “thành khẩn” nói xấu cha mẹ trong các bản kiểm điểm cách mạng.
Trong xã hội hiện nay, không còn hiếm nữa các hiện tượng con giết cha, giết mẹ, giết anh em, giết ông bà vì xin tiền không được, vì tranh giành tài sản, vì bị trách mắng, vì say, vì nóng giận; bạn bè giết nhau, người yêu giết nhau rồi phân thây ra nhiều mảnh bỏ từng góc phố; tài xế đụng người bị thương thì cố ý cán lên mình cho nạn nhân chết luôn để khỏi trả tiền nằm bịnh viện cho nạn nhân; cướp bóc giết người tràn lan…
Nguy cơ Trung Hoa thống trị Việt Nam ngày càng rõ rệt. Trung Hoa xua quân vào lãnh thổ Việt Nam giết gần trăm ngàn dân chúng, chiến sĩ Việt Nam. Trung Hoa xua quân chiếm đảo Việt Nam, giết gần trăm chiến sĩ hải quân Việt nam. Trước hoàn cảnh đó chính quyền lại gởi công hàm dâng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Hoa; bí mật họp với Trung Hoa tại Thành Đô hứa hẹn nhượng bộ chủ quyền thêm nữa cho họ; bào chữa cho các hành động dã man của giặc, xóa đi chứng tích chiến tranh của giặc còn tươi máu trên tấc đất và kí ức người dân; đàn áp tàn nhẫn các cuộc biểu tình ôn hòa trong nước phản đối Trung Hoa xâm lược; công khai xem giặc đang lấn chiếm biên cương là bạn…
Rõ ràng, trong xã hội Việt Nam hiện nay, các giá trị Tình Làng Nghĩa Xóm, Nhân Nghĩa, Nhân Đức, lòng Tôn Kính Tổ Tiên, Hiếu Để với Cha Mẹ, Lòng yêu Nước và Tinh Thần Chống Ngoại Xâm… đã bị tàn phá nặng nề, tàn phá tận gốc rễ. Các lời nói của giới cầm quyền về những giá trị truyền thống kể trên chỉ còn là những lời chót lưỡi đầu môi!
Người viết vẫn tin rằng các giá trị văn hóa Việt Nam vẫn còn bền chặt nơi tầng sâu tinh thần, phong tục, tập quán, tín ngưỡng… của dân tộc. Tuy nhiên, rất nhiều biểu hiện cho thấy các giá trị bị đảo lộn, bóp méo hay đánh tráo. Nếu người Việt không đấu tranh để bảo tồn, dưỡng nuôi, phát triển các giá trị đó, thì tới một ngày không xa có thể chúng ta sẽ mất tất cả.
Rõ ràng nền văn hóa chính thống trong xã hội Việt Nam hiện nay là văn hóa mất gốc, xa lạ với truyền thống dân tộc.

TÓM LẠI:
Nước Việt Nam không đạt một tiêu chí nào trong 2 tiêu chí của đặc trưng thứ ba là có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu. Và cũng không đạt tiêu chí nào trong 2 tiêu chí của đặc trưng thứ tư: có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
—————-
TÀI LIỆU THAM KHẢO
  1. Lê Hữu Nghĩa. “Những Đặc Trưng Thể Hiện Tính Ưu Việt Của Chủ Nghĩa Xã Hội Mà Nhân Dân Ta Đang Xây Dựng”, Tham Luận tại tại phiên họp sáng 14/1 Đại hội XI của Đảng. (TTXVN/VIETNAM+) LÚC : 14/01/11 16:52.
  2. Bùi Minh Huệ. Tính Dân Tộc, Khoa Học, Đại Chúng Của Văn Hóa. http://baohatinh.vn/news/van-hoa-nghe-thuat/tinh-dan-toc-khoa-hoc-dai-chung-cua-van-hoa/72094.
  3. Bộ Văn Hóa Thông Tin. Nền Văn Hóa Việt Nam Đậm Đà Bản Sắc Dân Tộc. Vietnam+. 01/03/2010
  1. Trần Đình Hượu. Đặc Sắc Văn Hóa Việt Nam. http://huc.edu.vn/chi-tiet/451/Dac-sac-van-hoa-Viet-Nam.html

3126. ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ ĐẠT ĐƯỢC SAU 39 NĂM XÂY DỰNG XÃ HỘI XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM – Bài 4

Bài 4: Cái Nhìn Tổng Quát Về Tám Đặc Trưng

Trần Quí Cao
20-11-2014
Trong ba bài trước, chúng ta đã cùng xem xét các thành quả đã đạt được theo các tiêu chí của đặc trưng thứ nhất, thứ hai, thứ ba, thứ tư (1). Và chúng ta cũng đã thấy nước Việt Nam không đạt được một tiêu chí nào của các đặc trưng nói trên. Nếu phân tích từng tiêu chí cho 4 đặc trưng còn lại, chúng ta cũng sẽ thấy thành quả đạt được rất kém.
Mục tiêu của bài này là phân tích nhanh về đặc trưng thứ 5 và đặc trưng thứ 7, để từ mở đầu đó, trình bày một cái nhìn tổng quát về tám đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa mà đảng Cộng Sản đang ép dân chúng phải xây dựng theo ý muốn riêng của đảng.

Đặc trưng thứ năm: con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện
Ấm No: Dân không giàu sao cuộc sống có thể ấm no? Và càng không thể ấm no khi sự phân phối của cải trong xã hội quá thiếu công bằng như đã thấy trong đánh giá về đặc trưng thứ nhất.
Hãy về nông thôn nhìn hàng vạn gia đình cha mẹ nắng mưa, con cái nheo nhóc, thu nhập trung bình hàng tháng khoảng 1,5 triệu/gia đình, hãy nhìn hàng trăm lượt người hằng ngày vượt sông bằng dây đu đánh cuộc với tính mạng; hãy quay lại thành phố ngồi ở một quán cà-phê vĩa hè để thấy hàng trăm lượt người tới van vỉ mua một tấm vé số, một cái bánh tráng nướng; hãy đến các khu nhà trọ không xa trung tâm Tp HCM, trong đó mỗi gia đình 3-4 người chen chúc trên 6-8 mét vuông, hàng chục gia đình dùng chung một nhà vệ sinh; hãy nhìn cảnh nhếch nhác đói nghèo ngay trung tâm hay rất gần trung tâm thành phố…
Tự Do: Nước Việt Nam bị đặt dưới một chính thể độc tài, không có tự do. Và số rất đông dân chúng thì nghèo khổ. Chính thể đã không có tự do, cuộc sống cá nhân lại bị trói trong vòng nghèo đói, làm sao cuộc sống có tự do?
Có Điều Kiện Phát Triển: Kinh nghiệm thế giới chỉ rằng chỉ có xã hội dân chủ tự do mới có tính khai phóng, do đó mới tạo điều kiện phát triển toàn diện cho người dân. Không ai có thể phát triển toàn diện trong điều kiện mất tự do. Hơn nữa, mất cả tự do tìm tòi học hỏi và suy nghĩ vì bị bịt mắt bởi dãy khăn đen dầy của chủ nghĩa xã hội.
Đặc trưng thứ bảy: có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo
Hai mươi bốn chữ diễn tả đặc trưng thứ bảy này chứa các mâu thuẫn không thể dung hòa nhau được.
Mâu thuẫn nội tại của cụm từ: Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Nhà nước pháp quyền: là nhà nước ít nhất phải có hai đặc trưng: các cá nhân, các pháp nhân bình đẳng trước pháp luật, và Tam Quyền Phân Lập (2).
xã hội chủ nghĩa: khi có tính từ này, có nghĩa là: a) Chỉ có một đảng chuyên chính, nghĩa là độc tài, và kèm theo nó là toàn trị. Từ đó không hề có bình đẳng trước pháp luật. Người đảng viên, trên thực tế, khi chưa bị đảng khai trừ thì không thể bị đưa ra xét xử, và b) Không có Tam Quyền Phân Lập.
Có nghĩa là một đảng cai trị trên tất cả các mặt của chính quyền, cả Lập Pháp, Hành Pháp và Tư Pháp. Và quốc gia cũng cũng chỉ có một đảng này chớ không có một đảng đối lập hay cạnh tranh nào hết.
Vậy thì hai tính từ Pháp Quyền và Xã Hội Chủ Nghĩa, khi dùng chung để bổ nghĩa cho danh từ Nhà Nước, là hoàn toàn mâu thuẫn với nhau. Không khác gì mâu thuẫn giữa Dân Chủ với Không Có Tự Do.
Và như vậy thì rõ ràng không thể có một Nhà Nước vừa có tính cách Pháp Quyền vừa có tính cách Xã Hội Chủ Nghĩa, hay không thể có một Nhà Nước Pháp Quyền có tính cách Xã Hội Chủ Nghĩa.
Mâu thuẫn nội tại của cụm từ: Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo
Đã nói Nhà Nước của Nhân Dân thì Nhân Dân có quyền tối thượng. Khi Nhân Dân không muốn nhà nước của mình bị đảng Cộng Sản lãnh đạo thì giải quyết như thế nào? Muốn biết rõ ý dân, phải Trưng Cầu Dân Ý. Các chủ trương, chính sách lớn như sửa đổi Hiến Pháp, sở hữu đất đai toàn dân, định hướng xây dựng và phát triển tổ quốc… được soạn thảo rồi thực thi vội vã, khuất tất, áp đặt mà không qua trưng cầu dân ý, bất chấp ý kiến phản đối của các thành phần khác nhau trong dân chúng, cho thấy rõ thực chất nhà nước này là nhà nước của đảng, không phải của dân.
Đã nói Nhà Nước do Nhân Dân thì Nhân Dân phải có quyền chọn người mình tin yêu, tín nhiệm làm thành viên nắm các vị trí chủ chốt của nhà nước. Việc ứng cử và bầu cử được tổ chức theo cách đảng cử là hoàn toàn tước đi của Nhân Dân quyền chọn người lãnh đạo. Nhà nước này thực chất là nhà nước do đảng Cộng Sản sắp đặt, không phải do dân bầu chọn ra.
Nhà nước của đảng, do đảng thì nhà nước đó vì dân hay vì đảng? Hiện nay lòng dân và ý đảng đã rất xa nhau. Dân muốn xây dựng chính thể theo hướng Dân Chủ Tự Do và Pháp Trị, đảng Cộng Sản Việt Nam kiên quyết bảo vệ chính thể Độc Đảng Độc Tài và Toàn Trị. Dân muốn bỏ điều 4 Hiến Pháp, đảng kiên quyết giữ lại. Dân muốn Đa Nguyên, đảng muốn Nhất Nguyên, áp đặt chủ nghĩa Cộng sản trên toàn dân tộc. Dân muốn quốc gia tự chủ, không bị lệ thuộc vào Trung Cộng, đảng muốn trói buộc Việt Nam vào vòng ảnh hưởng của Trung Cộng. Dân uất ức nhìn Trung Cộng xâm lấn đất liền biển đảo, xây dựng căn cứ quân sự trên mảnh đất, mà nó mới giết dân chiếm lấy hôm qua, để làm đà uy hiếp toàn bộ nước Việt Nam, đảng xun xoe xem giặc dữ là bạn, rước giặc dữ vào nhà, nhượng thêm chủ quyền cho giặc và đàn áp tàn nhẫn những thành phần dân chúng muốn Việt Nam tự chủ…
Những gì đã xảy ra từ năm 1975 liên tục tới hôm nay cho thấy khi lòng dân và ý đảng khác nhau, Nhà nước chỉ chọn giải pháp vì quyền lợi đảng. Việc sửa đổi Hiến Pháp trong năm 2013 là một thí dụ rõ ràng cho thấy nhà nước này không vì dân, chỉ vì đảng. Do đó không thể có Nhà nước do Đảng Cộng sản lãnh đạo mà lại của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân
Cái Nhìn Tổng Quát Về Tám Đặc Trưng
Như vậy, qua các từng tiêu chí của 6 đặc trưng đã phân tích, có thể tóm tắt rằng nước Việt Nam không đạt một tiêu chí nào trong 6 đặc trưng 1, 2, 3, 4, 5 và 7. Thật ra thì cả 8 đặc trưng đều không đạt được cả. Tại sao vậy?
Bởi vì các tiêu chí đó chỉ là khẩu hiện sáo rỗng, rất xa cách với thực tế. Chắc chắn rằng ngoại trừ một con số rất rất ít, đại đa số dân chúng Việt Nam, kể cả các đảng viên đảng Cộng Sản Việt Nam, không ai tin rằng xã hội Việt Nam hiện nay là Dân Chủ, Công Bằng, Văn Minh (đặc trưng thứ nhất) hay Do Nhân Dân Làm Chủ (đặc trưng thứ hai), trong đó con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện (đặc trưng thứ 5). Cũng không ai tin rằng quốc gia của mình có Nhà Nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
Nhưng, hơn cả sáo rỗng, các đặc trưng trên mâu thuẫn nhau, hay các tiêu chí trong một đặc trưng mâu thuẫn nhau. Và đây là mâu thuẫn loại trừ, nghĩa là có cái này thì không thể có cái kia. Nói một cách khác, cái này diệt cái kia.
Các bài trước và phần trên của bài này đã đề cập tới một số mâu thuẫn loại trừ trong tám đặc trưng này. Nếu đi tới tận cội nguồn, ta sẽ thấy cái mâu thuẫn chung nhất, cái mâu thuẫn là nguồn gốc của các mâu thuẫn loại trừ khác chính là mâu thuẫn giữa:
Dân Chủ, Tự Do và Pháp Trị với Độc Đảng, Độc Tài và Toàn Trị
Trong tám đặc trưng trên, có những tiêu chí mà nhiều nước theo thể chế Dân Chủ, Tự Do và Pháp Trị đã đạt, dân chúng các nước đó từ lâu đã được hưởng như một quyền tự nhiên của con người sinh ra là có. Các quốc gia đó có nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, dân chúng thực sự là Chủ Đất Nước sống trong xã hội Dân Chủ, Công Bằng, Văn Minh, trong đó con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.
Tại sao sau 39 năm kêu gọi toàn dân góp sức, trong vận hội hòa bình với các thời cơ phát triển rộng mở, nước Việt Nam không đặt được tiêu chí nào trong các tiêu chí đó?
Bởi vì chính thể Độc Đảng, Độc Tài và Toàn Trị đã loại trừ, tiêu diệt các nguồn lực quan trọng của dân tộc để xây dựng và phát triển. Không chỉ tiêu diệt nguồn lực hữu hình và vô hình thông thường, nó còn tiêu diệt cả ước mơ sống và phát triển của một phần lớn dân chúng.
Sau năm 1975, các chính sách bỏ tù công chức và quân nhân chế độ Sài Gòn, triệt hạ tư sản miền Nam, triệt hạ giới công thương nghiệp, đẩy dân thành phố về vùng kinh tế mới, chế độ lí lịch nghiệt ngã trong tuyển sinh đại học… là những thí dụ cho thấy tính loại trừ, tiêu diệt đó.
Các cuộc di tản của hàng triệu người Việt Nam đánh đổi sinh mạng cả gia đình mình nhắm đào thoát khỏi chế độ này những năm 1979-1983 là một thí dụ khác.
Những cơ hội cực kì lớn lao cho sự phát triển đất nước những năm 1978 (tái lập bang giao với Hoa Kì), 1990 (đưa đất nước vào hội những quốc gia tự do dân chủ văn minh giàu mạnh)… bị bỏ lỡ không hối tiếc là thí dụ khác.
Sự lệ thuộc của Việt Nam vào Trung Cộng, cực kì nguy hiểm cho sự tồn vong của tổ quốc, là một thí dụ khác nữa.
Trong 40 năm, đã tận diệt bao nhiêu nguyên khí tổ quốc, bao nhiêu cơ hội phát triển? đã tròng lên đầu dân tộc này bao nhiêu nguy cơ?
Đó chính là nguồn gốc của vô vàn thất bại đắng cay của dân tộc!
————————–
TÀI LIỆU THAM KHẢO
  1. Lê Hữu Nghĩa. “Những Đặc Trưng Thể Hiện Tính Ưu Việt Của Chủ Nghĩa Xã Hội Mà Nhân Dân Ta Đang Xây Dựng”, Tham Luận tại tại phiên họp sáng 14/1 Đại hội XI của Đảng. (TTXVN/VIETNAM+) LÚC : 14/01/11 16:52.
  2. Pháp Quyền. http://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C%Áp_quy%É%BB%81n
Wikipedia. Rule Of Law – http://en.wikipedia.org/wiki/Rule_of_Law

3127. Bên ngoài cuộc tọa đàm về “bảo vệ những người bảo vệ nhân quyền” ngày 26-11-2014

Nguyễn Quang A
26-11-2014
Tôi ghi vắn tắt diễn biến với bản thân tôi bên ngoài cuộc tọa đàm trên theo thứ tự thời gian. Có nhiều ảnh và clip minh họa suốt đoạn đường cuốc bộ từ nhà đến nhà thờ Thái Hà, nhưng chưa có thời gian lọc và chèn vào đúng chỗ và sẽ xin bổ sung sau khi có thời gian – NQA.
Ngày 24-11-2014
Sau khi sửa xong 2 thư mời đại diện của Bộ Công an và Sở Công an thành phố Hà Nội, tôi đưa 2 files vào USB và lên xe bus số 40 đi sang Hà Nội. Tôi xuống ở bến gần Cung Thiếu nhi (một bến khá quen thuộc mà những ai đã đi biểu tình ở Bờ Hồ thì biết nó nằm cạnh Nhà Hát Lớn và vườn hoa sau Tượng Lê Thái Tổ. Tôi quay lại vài trăm mét để vào tiệm photocopy in ra 2 bản (bản in 2 mặt, tức là tổng cộng 4 trang, giá bèo chỉ 2.000 VNĐ). Tôi đi tiếp qua Nhà khách Chính phủ (đường Lê Thạch) ra Bờ Hồ đến Bưu điện Hà Nội để gửi phát chuyển nhanh (cũng chỉ hết 2 chục). Gửi xong tôi ra về và hy vọng muộn nhất sáng hôm sau 2 cơ quan đó nhận được giấy mời.
Lý do mời 2 cơ quan đó như sau:
  • Chúng ta làm công khai, mời họ đường hoàng
  • Nếu họ đến dự thì cả 2 bên (chúng ta và họ) đều thắng to. Chúng ta thắng vì họ coi chúng ta là bất hợp pháp, việc đến của họ ngầm thừa nhận rằng chúng ta hợp pháp; chúng ta có thể khởi động đối thoại với họ để tránh hiều lầm nhau; vân vân. Họ thắng to bởi vì họ giúp Nhà nước cải thiện hình ảnh Việt Nam một cách đáng kể trước cộng đồng quốc tế; họ có thể học được những kiến thức mà họ có thể chưa biết về người bảo vệ nhân quyền, về nghĩa vụ của Nhà nước và của chính họ (công an) mà đã được quy định rất rõ trong tuyên ngôn; họ có thể mở ra một kênh đối thoại hữu hiệu; vân vân. Đấy là kết cục 2 bên đều thắng của trò chơi (Cả 2 bên đều được điểm 10). [Tôi hay nghĩ dưới dạng trò chơi với 2 người chơi tung đồng tiền: kết cục 2 bên đều thắng nếu đồng tiền tung lên thấy mặt ngửa = Ngửa (thắng, thắng)]
  • Nếu họ không tham dự (vì lý do “tế nhị như trên”) và không cản trở thì chúng ta được 8 điểm họ được 5 điểm.
  • Nếu họ cản trở khốc liệt thì họ thua to bởi vì chính họ là những người bôi nhọ hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế; chính họ làm mất uy tín của Việt Nam với tư cách một thành viên mới của Hội đồng Nhân quyền LHQ mà lại không thực hiện nghĩa vụ của mình được nêu trong tuyên ngôn 1999 (có quy định Nhà nước phải có trách nhiệm gì, riêng công an phải có trách nhiệm gì).
Nếu chúng ta vẫn tổ chức thành công tọa đàm chắc chúng ta được 7 điểm và họ được 0 điểm [Kết cục Sấp (Thắng, thua)].
Nói cách khác việc mời họ tham gia là tính toán cái mình có thể làm được (viết giấy mời, gửi giấy mời, công bố giấy mời) để biến trò chơi thành trò chơi Ngửa (ta thắng, họ thắng), Sấp (ta thắng, họ thua). Tất nhiên chúng ta muốn họ cũng thắng.
Ngày 25-11-2014
Lúc 10h01 phút tôi nhận được điện thoại của một người xưng tên Dương Văn Cừ từ Bộ Công an muốn gặp tôi trao đổi. Tôi mời các anh ấy 14h cùng ngày đến Highland Café gần Nhà Hát Lớn uống cà phê. Tôi đến đúng 14h nhìn thấy một xe biển xanh đậu bên ngoài và chắc là anh ấy đã đến. Bước vào thì thấy 2 người vẫy tay gọi, các anh ấy đã đến trước. Họ giới thiệu là Dương Văn Cừ, Cục phó A83 và Nguyễn Xuân Nam, Phó phòng NGO.
Tôi trình bày lý do mời (đại loại về thiệt hơn như nêu ở trên và rất mong các anh đến dự và thuyết phục Sở Công an Hà Nội cử người đến dự. Anh Cừ bảo chúng tôi đưa các anh ấy vào thế khó xử quá. Tôi hỏi sao lại khó xử? Anh ấy nêu ra hai lý do:
a) Các anh ấy là công an và công an phải tuân thủ luật pháp hiện hành. Thế mà theo luật pháp hiện hành (Quyết định số 76 của Thủ tướng Chính phủ, luật pháp về an ninh; Quyết định số 28 của UBND TP Hà Nội) quy định về hội họp như cuộc tọa đàm dự kiến thì uộc tọa đàm là bất hợp pháp. Mà công an thì không thể tham gia cái cuộc bất hợp pháp ấy.
b) Tọa đàm dự kiến làm ở Nhà thờ Thái Hà là nơi “nhạy cảm” ai cũng biết nên công an lại càng không thể đến đó để dự.
Vì thế họ sẽ không thể tham gia. Tôi nói rất tiếc và thông cảm với lý do a) và như thế đành chấp nhận vậy. Còn lý do b) thì do kinh nghiệm tổ chức tọa đàm ở Sài Gòn lần trước, khi đã đặt phòng, trả tiền cọc rồi nhưng chính bên công an can thiệp nên New World Hotel từ chối cho thuê, may mà chúng tôi nhờ được Dòng Chúa Cứu Thế giúp nên đã tổ chức ở Nhà thờ Kỳ Đồng. Tại Hà Nội cũng vậy chúng ta rất muốn làm ở nơi công cộng, trung lập nhưng đã bị công an can thiệp rất phản cảm trước mặt các nhà ngoại giao mà anh Hảo và tôi đã chứng kiến, cho nên muốn giải tỏa lý do b) thì đề nghị các anh tạo điều kiện bình thường để chúng tôi có thể thuê hội trường hay phòng ở Khách sạn, trường học một cách đường hoàng.
Vì lý do a) nên các anh ấy đề nghị:
c) tôi tác động để hoãn buổi tọa đàm ngày mai đợi đến khi làm xong thủ tục phép tắc.
Tôi trả lời, tôi không tác động và không thể tác động. Lúc này tôi rút 2 danh thiếp mà mặt sau có in 4 khẩu hiệu của Diễn Đàn XHDS (Thực thi dân quyền; Nâng cao dân trí; Chấn hưng dân khí; Cải thiện dân sinh) và giải thích để 2 anh hiểu về các quyền của dân, dân cứ thế thực thi, Nhà nước phải có nghĩa vụ ra luật pháp tạo điều kiện cho dân thực thi quyền của mình đã được ghi trong Tuyên ngôn nhân quyền, công ước về các quyền dân sự và chính trị, các quyền được ghi trong Hiến pháp mà ở đây là quyền tự do hội họp và tự do ngôn luận và theo tinh thần đó các Quyết định nêu trên của Thủ tướng và của UBND TP Hà Nội là vi hiến và như thế chúng tôi không phải tuân theo và đề nghị Quốc hội ra luật (không phải để cắt xén các quyền tự do và các quyền con người). Chưa có các quy định luật như vậy là lỗi của Quốc hội của Nhà nước chứ không phải người dân. Vì thế tọa đàm ngày mai là hợp pháp và không có lý do gì để hoãn cả. Hai bên thống nhất với nhau là chưa có sự nhất trí về vấn đề này. Các anh ấy bảo vì điểm a) nên công an sẽ phải làm nhiệm vụ để tọa đàm không thể diễn ra. Tôi cố giải thích cho 2 anh rằng tốt nhất là các anh không cản, các anh không dự chúng tôi thông cảm tuy lấy làm tiếc, nhưng các anh cản trở thô bạo thì kết cục sẽ là chúng tôi được 7 điểm mà các anh được 0 thì quả thực chúng tôi không muốn chút nào. Họ không hứa gì, cả 2 bên nghi nhận đối thoại như thế để hiểu nhau hơn là tốt, nên tiếp tục. Còn nói qua mấy chuyện linh tinh chẳng liên quan gì đến nội dung chính. Sau 1h20 phút trao đổi tôi ra về, các anh ấy có nhã ý đưa tôi về bằng xe cơ quan, tôi đã từ chối (như đã từ chối việc đón bằng xe của họ khi anh Cừ gọi điện lúc 10h01 phút sáng) và cảm ơn thịnh tình của các anh nhưng tôi không muốn tốn thêm tiền thuế của dân. Các anh ấy bảo nói thế thì các anh ấy chịu thôi.
Chiều tối 25-11-2014.
Cản sát khu vực gọi điện muốn trao đổi với tôi. Tôi từ chối vì không có gì trao đổi với họ cả. Sau đó ông Trưởng Phường gọi điện nói các anh ấy muốn tới thăm. Tôi cảm ơn thịnh tình thăm viếng nhưng từ chối vì có gì tôi đã trao đổi với Cục phó A83 rồi (hóa ra, chỉ sáng hôm sau mới rõ họ muốn đưa cho tôi xem thông báo của Phó chủ tịch Quận Đống Đa yêu cầu Linh mục Nguyễn Văn Phượng chính xứ Thái Hà không tổ chức tọa đàm, không cho thuê địa điểm mà tôi sẽ nói đến sau).
Tôi yên chí bên công an sẽ không cản trở sau những gì đã thảo luận với Cục phó A83 và hẹn đánh thức lúc 4h50 phút ngày 26 để đi cho sớm sủa.
Sáng 26-11-2014
Tôi bảo cậu con út nhà tôi đi cùng để có 2 người, không phải đi một mình. Lúc đầu bảo nó đưa ra bến xe bus, lên xong xe thì nó có thể về ngủ tiếp. Tôi mang chiếc ô có cán dài vẫn thường mang đi trong các cuộc biểu tình.
Ra đến đầu ngõ (cách nhà tôi khoảng 150 m) thì thấy 10 người ở đó. Một anh xúm lại hỏi chú đi đâu? Tôi không trả lời và tiếp tục đi. Trời còn tối nên ảnh chụp không rõ. Đi khoảng 250 m thì đến đường Nguyễn Văn Cừ, bố con tôi đợi đèn xanh và sang đường đến bến xe bus (thêm khoảng 100 m nữa), mấy anh đi bộ theo, số còn lại đi xe máy. Đến bến xe khi định lên thì 3 anh lực lưỡng nhất chặn cửa lên để tôi không thể lên xe. Cứ thế cò cưa mất 15-20 phút và vài lần thử. Họ tránh đụng vào tôi mà chỉ cản đường thôi. Tôi đi bộ tiếp đến bến tiếp theo và chuyện lại xảy ra như cũ. Tôi đã dùng chiếc ô làm cái chỉ đường lên bus nhưng họ đẩy ra. Gãy mất chiếc ô quen thuộc vừa dùng che mưa nắng vừa dùng làm đồ “dọa” bọn côn đồ. Tôi vứt nó vào xó vỉa hè và đi tiếp. Họ bảo bác đừng đi vì bác không thể đi, xe bus không, taxi cũng không. Chúng cháu khuyên bác đừng đi. Có lúc tôi cáu nhưng nói chung giữ mức độ, chỉ bảo họ rằng họ vi phạm quyền tự do đi lại, một quyền con người cơ bản và vi phạm Hiến pháp. Mãi rồi họ cũng bảo chú muốn đi đến Thái Hà là không thể đi được. Tôi bảo con vào quán ăn sáng, mời các bạn vào ăn cùng, nhưng không ai nhận lời. Gọi 2 tô phở, trong quán có 1 người đàn ông hình như ở đó từ trước hay vào trước tôi không biết. Người này bảo bác làm thế rất đúng và nói cháu mời bố con bác vì quý trọng. Tôi xin từ chối và hỏi chuyện anh là chủ quán hay sao? Anh ta trả lời chỉ là liên doanh thôi. Rồi anh ta vào trong. Ăn xong bảo cô chủ ra để trả tiền thì hóa ra anh ta đã trả trước rồi và nói những lời tốt đẹp về việc tôi làm. Tôi cảm động thật sự, sao lại có người tốt bụng thế, xin anh ta cho chụp bức ảnh kỷ niệm và ngoài ra tôi chụp bức ảnh quán phở để nhớ sau này đến cảm ơn ông đồng chủ hay đối tác liên doanh. Con tôi bảo chú này nãy cũng đi theo đấy. Tôi bảo tôi không biết, đừng nghĩ oan cho người ta.
Chúng tôi đi tiếp. 3 anh cứ cản và khuyên tôi đi về. Tôi phát bực nên gọi điện cho anh Cừ A83 vừa biết hôm qua với ý trách móc rằng tôi đã giải thích kỹ mà các anh lại chọn phương án cản trở rất không tốt cho chính công an các anh, không tốt cho Nhà nước và đất nước Việt Nam. Anh Cừ nói thế tôi chưa nhận thông báo tối qua về việc không được tổ chức tọa đàm ư? Tôi bảo tôi không biết gì cả. Tôi bảo thế anh nói người đưa tôi xem thế nào, tôi đứng ở bến đối diện với Tổng cục Hải quan. Giữa chừng vợ tôi lo nên cũng phóng xe ra. Và ông Bình (nghe nói tên thế, có lẽ là lãnh đạo của An ninh Long Biên) đưa cho vợ tôi xem. Lúc đó tôi mới biết có cái thông báo đó, liền chụp 1 bức ảnh về cái thông báo đó lưu vào máy. Cũng chẳng có thời gian đọc kỹ nên tôi tưởng là của UBND Hà Nội. Chí ít mình có bằng chứng rành rành về chính quyền cản trở (ở Sài Gòn mấy tháng trước chỉ nghe Khách sạn nói công an can thiệp mà không biết có văn bản hay không). Tôi bảo thông báo này vi hiến nên tôi cứ đi và việc này cũng chẳng liên quan gì đến tôi vì nó được gửi cho Linh mục Nguyễn Văn Phượng. Họ bảo tôi, đấy chú thấy chưa, chú đi đến đấy cũng vô ích không có tọa đàm gì đâu. Tôi bảo thế thì tôi đi thăm các Cha ở đó. Tôi gọi điện đến Thái Hà để xác minh và được biết đúng họ có đến đưa cho Linh mục nhưng Linh mục không nhận. Hóa ra họ dùng cái thông báo ấy để thuyết phục tôi đừng đi. Từ bến này đi đến cầu Chương Dương là tịt đường, vì cầu này không cho người đi bộ đi qua. Họ hỏi tôi chú đi thế nào được, đến đấy chú đi bằng gì. Chúng cháu được lệnh không cho chú lên bất kể phương tiện giao thông nào. Tôi bảo sao tôi phải cho các anh biết. Mà bờ sông có thể cũng có thuyền có xuồng chứ? Nhưng thuyền, xuồng cũng là phương tiện giao thông! Tôi nói nhỏ với vợ con rẽ sang cầu Long Biên. Đứng ở đầu cầu Chương Dương họ nghĩ chắc tôi phải quay về. Rồi khi thấy tôi đi bộ hướng về phía cầu Long Biên họ lại bám theo. Họ đi xe, 1 anh đi kế bên tôi. Rồi lại ngồi lên xe mà không đội mũ bảo hiểm. Tôi bảo công an ai lại vi phạm thế, đi không đội mũ. Anh ta nhảy phắt xuống, bác thấy chưa cháu không tham gia giao thông nữa nên không vi phạm. Chủng tôi rảo bước trên cầu Long Biên, họ lên xe hết cả, mấy xe đi sau và không dám đi nhanh vượt qua tôi. Tôi tính thử quay lại xem sao vì xe chỉ đi được 1 chiều, quay lại khoảng 100 m thì thấy 2 anh hớn hở, ừ bác đi về thế là phải, chắc bác mỏi lắm rồi và lại làm khổ người nhà và chúng cháu (họ bảo đã phải canh ở ngõ suốt đêm, tôi không biết họ có thay ca không, nhưng nếu thế thì họ khổ thật). Tôi bảo tôi xin lỗi đã làm các cậu khổ nhưng nguyên nhân chính không phải là tôi mà là sếp các cậu, ông ấy làm khổ các cậu và làm hại thanh danh công an và hình ảnh Việt Nam. Và tôi quay ngược lại đi tiếp sang phía Hà Nội.
Xuống cầu Long Biên rẽ Hàng Khoai, đi thẳng sang Phùng Hưng, rẽ cửa Đông sang Lý Nam Đế. Họ kêu sao bác đi khỏe thế, chúng cháu theo bác mà mệt. Chúng tôi tìm quán cà phê và mời họ vào uống nước, chỉ có 1 chú nhận lời, còn tất cả ở ngoài hay đi đâu không rõ. Uống nước xong chúng tôi đi tiếp, họ bám sát. Rẽ Trần Phú đi thẳng đến Bệnh viện Saint Paul, rẽ sang Văn Miếu và cứ dọc Hàng Bột, Tôn Đức Thắng đi tiếp. Họ vẫn bám như cũ và tiếp tục thuyết phục tôi vì việc làm của tôi không có ý nghĩa. Tôi vận động họ về nhân quyền về nghĩa vụ của nhà nước và công an. Ai giữ ý kiến của người đó.
Đến Ô Chợ Dừa phải đợi khá lâu để đi qua cái ngã năm mới mở khá khang trang này để đi tiếp. Sang đến bên kia thì họ được lệnh cả 10 người để xe lại và chặn không cho tôi đi tiếp nữa, đi bộ cũng không. Lúc này phố đã đông người tôi nói to, sao công an lại vi phạm luật vi phạm nhân quyền cản trở quyền tự do đi lại của dân. Nhưng vô ích, họ nói chúng cháu phải chặn chú và chỉ biết thế thôi. Tôi hỏi các bạn chặn tôi thế có đúng không, quyền tôi đi có đúng không. Không ai trả lời, có 1 chú đứng hàng sau nói chú đúng nhưng thuyết phục chú mãi không được. Tôi bảo nếu tớ đúng thì các cậu sai và phải để tớ đi. Tôi gọi điện vào chỗ tọa đàm nói anh em ra ứng cứu. Cứ giằng co như vậy cả chục phút. Rồi cũng thấy anh Dũng (quán quân bị an ninh hành hung), Phương Bích đến cùng 2 anh và 1 chị (anh Dũng nói là người bên Nhà thờ), họ phá vòng vây và tạo ra một kẽ hở, tôi cứ thế vút lên và rảo bước. Chỉ còn 5-600 mét nữa là đến chỗ rẽ vào Thái Hà. Phương Bích và anh Dũng nói ở đấy còn đông hơn nhiều. Đến nơi thấy 1 xe cảnh sát và khoảng ba chục bảo vệ, cảnh sát thường phục và đồng phục có cả. Họ vây chặt lấy tôi và cố đẩy 1 anh sang bên kia đường để “giải quyết”. Tôi nói to, chính các anh gây rối trật tự, gây cản trở giao thông, vi phạm nhân quyền chứ không phải chúng tôi. Họ cố đẩy tôi sang bên kia đường. Tôi bảo vào quán café uống nước. Hai anh chặn cửa và bảo quán đóng cửa rồi. Tôi định lẻn qua khe giữa tường và cột điện để đi vào. Họ chặn ngay. Chịu không sao đi được. Đúng lúc đó tôi thấy cô Jenifer cất tiếng chào, rồi 2 cô nữa từ Sứ quán Úc và Anh. J. B. Nguyễn Hữu Vinh, Lã Việt Dũng và mấy người nữa. Dũng chen vào nói ai cho các anh cản người đi lại và tạo ra một kẽ hở để tôi lẻn qua. Bắt tay mấy cô đại diện Sứ quán Mỹ, Úc và Anh xong tôi rảo bước đi cùng đoàn vào Nhà thờ Thái Hà. Tôi lên đến tầng 3 nhìn vào hội trường có sức chứa 100 người gần chật và cảm thấy hết sạch mệt mỏi. Lúc đó khoảng 9 giờ. Tôi muộn mất 30 phút, bài trình bày thứ nhất của tôi đã được người khác trình bày hộ.
Trưa sau 12 giờ tôi mắc việc khác nên không cùng ở lại ăn trưa với anh em. Không còn thấy công an ở cổng Nhà thờ và ở đầu đường nữa, đường thoáng. Tôi bảo cậu con trai xem có ai bám sau xe máy không, nó bảo có 2 xe. Trên 1 xe có cái ông ở quán phở. Đi đến Bảo tàng Mỹ thuật vào để xe ở đó, lại thấy 2 [người], đi qua Cao Bá Quát một lúc thấy họ quay lại. Đi tiếp đến Cung Văn hóa, con tôi đi làm tiếp, tôi lên xe bus về nhà và có lẽ 2 xe ấy không theo nữa.
Đấy là vài tình tiết xung quanh, bên ngoài cuộc tọa đàm.
Hà Nội 26-11-2014 (21 h và đến lúc này chắc phải ngủ một giấc cho bõ, may là chân chẳng thấy đau gì cả)
N.Q.A.
P.S.
  1. Tôi cảm ơn anh đã trả tiền phở cho bố con tôi bất luận anh ấy là ai:
A) nếu anh ấy là người liên doanh làm ăn với bà chủ quán thì tôi thực sự cảm động và biết ơn như đã viết ở trên;
B) Nếu anh ta là 1 trong số an ninh theo tôi từ đầu đến cuối, thì tôi cảm ơn anh ta vì đã bày tỏ sự đồng tình với những việc làm của tôi.
  1. Không có sự đoàn kết và ứng cứu kịp thời của anh chị em thì tôi đã không thể đến để dự và thuyết trình (dù chỉ 1 trong 2 bài) tại một tọa đàm mà tôi hài lòng nhất cả về số người tham gia (trên 70 người từ khắp nơi, 8 đại diện của 7 Sứ quán và EU) và về nội dung cũng như sự thảo luận sôi nổi và rất có ý nghĩa. Xin cảm ơn tất cả mọi người.
  2. Một cô dư luận viên trẻ khi được giới thiệu và yêu cầu phát biểu đã lẻn đi rất nhanh.
  3. Tôi nghe nói có 2 người của lực lượng an ninh có dự (nhưng về mặt chính thức thì công an từ chối tham gia) nếu đúng vậy thì hy vọng 2 người ấy sẽ báo cáo trung thực với cấp trên của họ về tọa đàm chẳng có gì “nhạy cảm” này mà ngược lại chỉ có lợi cho dân, cho nước và cho chính lực lượng công an và tránh việc ngăn cản vô lối, làm xấu mặt lực lượng công an, xấu mặt Việt Nam như đã xảy ra sáng nay.
Tác giả gửi BVN

3128. Điểm sách: “Điện Biên Phủ, Kế Hoạch Cứu Nguy, Nguyên Nhân Thất Thủ” của Trọng Đạt

26-11-2014
Lời nói đầu  
H1
Trận Điện Biên Phủ 1954 nay tròn sáu mươi năm, đã được nhiều nhà sử gia, chính khách Tây phương xếp trong số những trận đánh quan trọng và lớn nhất trên thế giới về ý nghĩa lịch sử như Stalingrad 1942, trận hải chiến Midway 1942…
Nó đã đưa tới một khúc quành lịch sử, đã kết thúc chế độ thực dân Pháp và kéo Hoa Kỳ vào một cuộc chiến dài như vô tận. Cũng như tại Stalingrad năm 1942 Đức quốc xã mất Lộ quân số 6, gió đã đổi chiều với Hitler và tại Midway 1942, chỉ trong một ngày quân Nhật đã mất 4 hàng không mẫu, vài trăm máy bay, hơn ba ngàn thủy thủ rồi thua luôn cuộc chiến Thái bình dương.
Hai tiền đồn phía bắc Điện Biên Phủ bị sụp đổ ngay sau trận tấn công đầu tiên ngày 13, 14-3-1954, địch quá mạnh, trận mưa pháo thật dữ dội. Tướng Henri Navarre, Tư lệnh quân viễn chinh Pháp tại Đông Dương vì thiếu tin tình báo, chủ quan khinh địch đã đưa hơn mười tiểu đoàn Liên hiệp Pháp vào mạt lộ. Tình hình quân sự tai mặt trận ngày một xấu, sau ngày 26-3, khu lòng chảo chỉ còn tiếp tế, tăng viện bằng thả dù quân lính cũng như lương thực, đạn dược. Do sự sai lầm của Navarre đã chọn địa điểm xa xôi, hiểm trở để lập căn cứ chỉ liên lạc với hậu cần bằng máy bay và không có đường bộ. Tiếp tế bằng thả dù rất khó khăn vì bị phòng không địch chế ngự, nhiều kiện hàng thực phẩm, đạn dược đã lọt sang khu vực VM, kể từ sau ngày 26-3-1954 số phận của Điện Biên Phủ coi như đã được quyết định rồi.
Vì không quân Pháp yếu, toàn bộ chiến trường Đông dương chỉ có khoảng 200 máy bay, hỏa lực pháo binh, cao xạ VM rất mạnh, lực lượng địch lên tới năm sư đoàn chính qui đông gấp bốn lần quân Pháp nên người Mỹ đã nghĩ tới một kế hoạch cứu nguy Điện Biên Phủ từ cuối tháng 3. Đầu tháng 4-1954 Tổng thống Eisenhower và các phụ tá, cố vấn đã nghiên cứu chiến dịch oanh tạc ồ ạt khu lòng chảo với khoảng từ 60 tới 90 oanh tạc cơ khổng lồ B-29 cùng với trên bốn trăm máy bay chiến thuật hộ tống. Chỉ có không lực Mỹ mới có thể cứu vãn tình thế.
Kế hoạch được thảo luận với đại diện của Lập pháp, sau gần một tháng vận động, nghiên cứu cuối cùng chết lịm. Cuối tháng 4-1954, một tuần trước khi Điện Biên Phủ thất thủ, kế hoạch đã được Hội đồng an ninh quốc gia bàn thảo lần cuối. Trong khi chính phủ còn bàn cãi, Tướng Tư lệnh không đoàn B-29 tại phi trường Clark Phi luật Tân đi thăm Đông Dương một lần nữa ngày 26-4. Ông ta vẫn chuẩn bị cho oanh tạc một khi có lệnh. Một sĩ quan cao cấp không quân Pháp đã từ Sài Gòn qua Clark Field chuẩn bị chiến dịch, nhưng lệnh tiến hành không bao giờ có, kế hoạch lần này chết hẳn.
Sự thất bại không thực hiện được kế hoạch cứu Điện Biên Phủ vào giờ chót đã ám ảnh chính phủ Tổng thống Eisenhower suốt một thập niên. Từ đó mà trận đánh trở thành một chiến thắng lớn của VM và phe CS. Rồi người ta cho đó là sự sai lầm.
Thất thủ Điện Biên Phủ đã đưa tới Hiệp định Genève 20-7-1954 nhường một nửa Việt Nam cho CS, người Mỹ cho là thất bại vì bị mất đất, họ tiếc đã không làm mạnh để rồi mười năm sau 1964, 1965 địch lại mở cuộc chiến lớn hơn tại miền nam VN.
Mười hai năm sau trận đánh quyết định này, Bernard Fall đã làm sống lại kế hoạch bất thành và gần đây, năm 2012 và 2010 Fredrik Logevall, Ted Morgan cũng đã diễn tả lại kế hoạch này với nhiều chi tiết trong hai cuốn sách về Điện Biên Phủ và chiến tranh Đông Dương 1946-1954.
Bernard Fall nói nếu năm 1954 người Mỹ đã cho oanh tạc Điện Biên Phủ thì tình hình Đông Dương đã có thể đổi khác. Sau này năm 1985 cựu Tổng thống Nixon nói chúng ta có sức mạnh để phá hủy bộ máy chiến tranh của địch, chỉ có một vấn đề duy nhất là ta muốn xử dụng sức mạnh đó hay không.
Năm 1954 nước Mỹ có sức mạnh nhưng không muốn xử dụng sức mạnh đó, đã để lỡ cơ hội vào giờ chót.
Kế hoạch cứu Điện Biên Phủ như đã trình bầy ở trên là mục đích chính của cuốn sách này, sẽ lần lượt được đề cập trong các chương mục dưới đây.
Trước hết chương đầu nói sơ lược về cuộc chiến Đông Dương lần thứ nhất từ Toàn quốc kháng chiến tới trận Điện Biên Phủ, tiếp theo là Kế hoạch cứu nguy theo nhận xét người Pháp và người Mỹ, Nguyên nhân thất thủ Điện Biên Phủ.
Phần phụ Lục để quí độc giả tham khảo thêm gồm Trận Điện Biên Phủ, nói về diễn tiến trận đánh trích dịch trong cuốn Đông Dương Hấp Hối của Tướng Navarre và bài lược dịch Kế hoạch của Navarre.
Trọng Đạt
Sách “Điện Biên Phủ, Kế Hoạch Cứu Nguy, Nguyên Nhân Thất Thủ” của tác giả Trọng Đạt, do Người Việt Dallas xuất bản, đã phát hành tại hải ngoại. Sách dầy 250 trang, giá 18 Mỹ kim.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét