Cuộc phản kháng của Hồng Kông và tương lai Việt Nam
Bauxite Việt Nam hoan nghênh ông Trần Quí Cao từ sự kiện Hồng Kông
đang nổi bão liên tiếp mấy hôm nay đưa ra dự đoán về ván cờ Trung Quốc
liên quan mật thiết đến tương lai Việt Nam. Vâng, một cơ thể ốm yếu như
cái thể chế chúng ta đương còng lưng gánh, nhìn về phương diện nào cũng
đã đến lúc cùng mạt, vậy mà lại khư khư ôm chân cộng sản Tàu trong mọi
đường đi nước bước thì một phong trào dân chủ ngay tại chính quốc có khả
năng làm lung lay tận gốc chính sách độc tài cộng sản khét lẹt mùi Đại
Hán hẳn là cơ hội ngàn vàng để con dân nước Việt thoát cái ách Trung
Cộng (ách Trung và ách Cộng) không gì quý giá cho bằng. Nhưng xét cho
cùng, dân Việt vốn không tự mình khoác lấy ách ấy mà chính là mấy vị tổ
cộng sản rước nó về cho dân, thì trách nhiệm của thế hệ cộng sản đang
cai trị đất nước hôm nay phải tự mình thoát trước và giúp dân cùng
thoát, đó chính là lẽ công bằng. Tiếng nói của 61 đảng viên vừa qua cho
thấy thực tế đã chín muồi một yêu cầu sống còn như vậy.
Tất nhiên, kêu gọi một đảng cộng sản “thoát Cộng”, về một phương diện nào đấy e cũng vẫn là chuyện nực cười, huống chi với những vị đang sống chết với chiếc ghế mà nếu không có hai chữ “cộng sản” thì nằm mơ cũng chẳng thấy, thì chẳng phải là phản động đứt đuôi rồi sao. Kêu gọi một đảng đang một mình một cỗ ngất ngưởng trên chiếu rượu chót vót mà phía dưới là ngót 90 triệu con người đang è cổ ra đỡ cho chiếc chiếu ấy, từ bỏ vị thế độc tài trở về trong lòng dân tộc, về một phương diện nào đấy e vẫn là một cách nói quá lạc quan mà những ai có chút suy nghĩ có lẽ cũng chẳng dám tin. Nhưng thôi, hãy cứ lạc quan để mà vỡ mộng thì cũng còn hơn là bi quan để không còn tìm thấy một con đường nào cho dân tộc ngoài con đường làm cho đảng cộng sản trở lại trong sạch “như nước suối ban mai” để “tiếp tục lãnh đạo nhân dân”, giữa lúc phong trào dân sự chưa bao giờ hưng phấn như hiện nay. Đó là hai điểm lưu ý của chúng tôi khi chia sẻ bài viết tâm huyết này. Rất mong được bạn đọc cùng quan tâm trao đổi.
Bauxite Việt Nam
Tất nhiên, kêu gọi một đảng cộng sản “thoát Cộng”, về một phương diện nào đấy e cũng vẫn là chuyện nực cười, huống chi với những vị đang sống chết với chiếc ghế mà nếu không có hai chữ “cộng sản” thì nằm mơ cũng chẳng thấy, thì chẳng phải là phản động đứt đuôi rồi sao. Kêu gọi một đảng đang một mình một cỗ ngất ngưởng trên chiếu rượu chót vót mà phía dưới là ngót 90 triệu con người đang è cổ ra đỡ cho chiếc chiếu ấy, từ bỏ vị thế độc tài trở về trong lòng dân tộc, về một phương diện nào đấy e vẫn là một cách nói quá lạc quan mà những ai có chút suy nghĩ có lẽ cũng chẳng dám tin. Nhưng thôi, hãy cứ lạc quan để mà vỡ mộng thì cũng còn hơn là bi quan để không còn tìm thấy một con đường nào cho dân tộc ngoài con đường làm cho đảng cộng sản trở lại trong sạch “như nước suối ban mai” để “tiếp tục lãnh đạo nhân dân”, giữa lúc phong trào dân sự chưa bao giờ hưng phấn như hiện nay. Đó là hai điểm lưu ý của chúng tôi khi chia sẻ bài viết tâm huyết này. Rất mong được bạn đọc cùng quan tâm trao đổi.
Bauxite Việt Nam
Người biểu tình phong tỏa con đường chính dẫn đến trung tâm Hongkong ngày 1.10. TIME |
Cuộc phản kháng của Hồng Kông
Sau 17 năm trở về với Trung Hoa dưới chính sách “một quốc gia, hai chế độ”, đến nay người dân Hồng Kông cảm nhận sâu sắc rằng quan niệm về Tự do Dân chủ của họ và của Đảng Cộng sản Trung Quốc khác nhau hẳn.
Người Hồng Kông không chấp nhận quan điểm của Trung Hoa đại lục rằng Tự do Ứng cử và Bầu cử nghĩa là các các Ứng cử viên vào các vị trí chính quyền tại Hồng Kông phải được quyết định bởi chính quyền đại lục. Dân chúng Hồng Kông đang thể hiện quan điểm của mình bằng các cuộc biểu tình rộng khắp và kiên quyết tại trung tâm Hồng Kông thu hút sự chú ý của thế giới.
Thế giới chú ý vì Hồng Kông là một trung tâm tài chánh lớn của thế giới. Hơn nữa, sự việc không chỉ là của Hồng Kông, không chỉ là của Trung Hoa. Đây là cuộc đối đầu giữa quan điểm Dân chủ Tự do phổ quát trên thế giới và quan điểm Dân chủ do một đảng lãnh đạo độc quyền và toàn diện. Quan điểm sau là quan điểm chính thống của Trung Hoa Cộng sản và của Việt Nam Cộng sản, hai đồng chí chung chiến hào tư tưởng. Các nước Đông Á và Đông Nam Á càng chú ý tới sự việc nhiều hơn.
Các nhà quan sát chính trị so sánh phong trào phản đối chính quyền Bắc Kinh của Hồng Kông hiện nay với phong trào Thiên An Môn năm 1989, và nhận định lần này gây khó hơn cho Bắc Kinh vì tính quốc tế rất cao của Hồng Kông không cho phép Bắc Kinh dễ dàng mang xe tăng tới đàn áp như năm 1989 ở Thiên An Môn. Nếu phong trào Hồng Kông đòi dân chủ thành công, rất có thể có hiệu ứng dây chuyền tới phong trào đòi dân chủ hóa toàn Trung Hoa đưa tới nước Trung Hoa thoát Cộng. Nếu phong trào Hồng Kông đòi dân chủ thất bại thì tinh thần Hồng Kông cộng hưởng với tinh thần Thiên An Môn trước đó cũng sẽ để lại một dấu ấn tinh thần hướng về Tự do rất khó phai trong lòng người Trung Hoa. Dấu ấn này sẽ không để dân chúng Trung Hoa nằm im lâu.
Hơn nữa, hiện nay, môt số tỉnh thành quan trọng trên đại lục cũng đang rục rịch đòi phản kháng. Những nơi này đang theo dõi diễn biến của Hồng Kông, và chắc chắn lòng can đảm cùng cảm hứng đấu tranh cho tự do được thúc đẩy mạnh mẽ.
Thực là một bài toán rất khó cho Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Tương lai của Việt Nam
Đảng Cộng sản Việt Nam chắc chắn rất quan tâm tới cuộc phản kháng của Hồng Kông. Bởi vì chỗ dựa hiện nay của Đảng CSVN không phải là dân chúng trong nước, mà là Đảng Cộng sản Trung Quốc. Nếu Đảng CS Trung Quốc không còn thống trị Trung Hoa, Đảng CSVN cũng sẽ mất quyền thống trị Việt Nam.
Nếu Đảng CS Trung Quốc sụp đổ, Đảng CSVN không thể tiếp tục tồn tại lâu.
Nếu các người lãnh đạo Đảng CS Trung Quốc thành công trong việc khuất phục Hồng Kông, thì thành công đó cũng chỉ tạm thời kéo dài sự thống trị của họ. Dân chúng Trung Hoa vốn có tinh thần trọng tự do từ những năm 1840 khi tiếp xúc với phương Tây, được trui rèn qua các phong trào và các cuộc đấu tranh trước khi lục địa bị nhuộm đỏ năm 1949. Chủ nghĩa Cộng sản chỉ tạm thời thống trị chứ không thể tiêu hủy các giá trị nhân bản lâu dài. Tinh thần tự do, dân chủ, bình đẳng vẫn chảy ngầm dưới bề mặt đợi ngày bừng lên. 25 năm trước là Thiên An Môn. Hôm nay là Hồng Kông. Nếu sự phản kháng của Hồng Kông hôm nay thất bại thì nó cũng khiến Đảng CS Trung Quốc phải e dè hơn, mở rộng hơn một số quyền Tự do cho dân chúng. Chế độ Cộng sản nào cũng vậy, khi phải lùi một một bước trước áp lực dân chúng đòi Tự do đều có nghĩa chế độ đang tiến gần hơn một bước tới ngày cáo chung. Bởi vì từ căn bản, Cộng sản đối lập toàn diện với Tự do. Trong hoàn cảnh thế giới và khu vực hiện nay, các đảng Cộng sản còn sót lại của châu Á đang lùi với gia tốc càng nhanh.
Khi Đảng CS Trung Quốc suy yếu hơn, họ sẽ không còn sức mạnh chống lưng cho Đảng CSVN. Đảng CSVN có thể một mình chống chọi với các yêu cầu chính đáng và hợp thời đại của dân chúng Việt Nam trong bao lâu nữa? Hai năm? Bốn năm? Những con số rất nhỏ đối với lịch sử, nhỏ cả đối với một đời người!
Huống chi, Đảng CS Trung Quốc, trong khi cùng chiến hào tư tưởng với Đảng CSVN, vẫn không từ bỏ dã tâm thôn tính Việt Nam. Đi chung với Đảng CS Trung Quốc có nghĩa là phản bội lại Tổ quốc Việt Nam.
Có muốn níu kéo lại quyền thống trị tuyệt đối mà không chính đáng này thì thời gian níu được cũng không dài, Đảng Cộng sản Việt Nam có thể cố đấm ăn xôi mà gánh lấy cái gánh quá nặng và quá xấu của kẻ bán đứng Tổ quốc hay không? Các đảng viên còn lương tri và tỉnh táo có để cho đảng mình làm cái việc tày trời “di xú vạn niên” hay không? Dân chúng, đã quá sức nhẫn nhịn, có để yên cho một Đảng CSVN đang đà sụp đổ, tiếp tục chính sách bán nước, buôn dân, vơ vét đầy túi tham hay không?
Giải pháp tốt nhất cho Đảng CSVN là từ bỏ chế độ độc tài, từ đó độc lập với Đảng CS Trung Quốc. Giải pháp này sẽ mang lại các lợi ích to lớn sau đây:
1) Lợi ích cho đất nước: dân chúng Việt Nam sẽ được sống và làm việc trong môi trường đa nguyên và tự do, chính là môi trường khai phóng cho tình đoàn kết, tinh thần hợp tác, học hỏi, sáng tạo góp sức làm đất nước giàu mạnh. Một nước Việt Nam như vậy sẽ đầy đủ tư cách là công dân tích cực của thế giới, được nể trọng, do đó có đầy đủ tư thế bảo vệ hòa bình mà không phải trả giá bằng lệ thuộc hay mất một phần Tổ quốc. Một nước Việt Nam như vậy sẽ không còn phải trông chờ thụ động vào các động thái của Trung Hoa, mà tích cực phát triển độc lập với các diễn biến chính trị của Trung Hoa, và hơn thế nữa, có thể quan sát các biến chuyển của Trung Hoa mà vạch ra chính sách ích quốc lợi dân thích hợp.
2) Lợi ích cho Đảng CSVN: Mất vị trí độc quyền thống trị, nhưng sẽ có vị trí một chính đảng trong cộng đồng dân tộc. Các sai lầm đã qua sẽ được tha thứ, các công lao sẽ được ghi nhận. Chuyển thành công và êm thấm đất nước từ chế độ độc tài và toàn trị đã 40 năm sang chế độ dân chủ và tự do là công lao rất lớn. Lòng dân sẽ ghi nhận. Còn lợi ích nào lớn hơn cho Đảng CSVN khi được trở về làm một thành viên bình đẳng trong lòng dân tộc? Các đảng viên của Đảng CSVN sẽ yên tâm và trở lại tự hào một cách chính đáng về đảng của mình. Còn lợi ích nào lớn và sung sướng hơn?
Thưa các nhà đấu tranh cho dân chủ, cho phát triển lâu dài của đất nước. Đảng CSVN đang lùi từng bước và sẽ mất dần độc quyền thống trị, Tổ quốc đang tiến lên từng ngày hội nhập vào thế giới văn minh, giàu mạnh, thế giới dân chủ, tự do. Hoàn cảnh này càng yêu cầu các nhà tranh đấu hợp tác với các đảng viên tiến bộ, nhằm giúp Đảng CSVN hiểu lợi ích của quốc gia và của đảng mà mạnh dạn bước về hướng dân chủ tư do nhanh hơn. Hoàn cảnh càng yêu cầu dân chúng Việt Nam đoàn kết nhau, nhìn rõ mục tiêu mà kiên quyết tiến bước trong tinh thần bao dung, hòa hợp. Không để mảy may hận thù ích kỉ làm u ám tinh thần hướng tới tự do, u ám môi trường xây dựng lại đất nước sau này.
Thế hệ chúng ta sẽ tạo và để lại một môi trường sáng trong, nhân bản, thuận lợi cho con cháu chúng ta thỏa sức tung cánh lượn bay và phát triển.
Ước mơ này có lớn quá sức của dân tộc không? Có lớn quá sức của Đảng Cộng sản Việt Nam không?
Trần Quí Cao
Tác giả gửi BVN
Sau 17 năm trở về với Trung Hoa dưới chính sách “một quốc gia, hai chế độ”, đến nay người dân Hồng Kông cảm nhận sâu sắc rằng quan niệm về Tự do Dân chủ của họ và của Đảng Cộng sản Trung Quốc khác nhau hẳn.
Người Hồng Kông không chấp nhận quan điểm của Trung Hoa đại lục rằng Tự do Ứng cử và Bầu cử nghĩa là các các Ứng cử viên vào các vị trí chính quyền tại Hồng Kông phải được quyết định bởi chính quyền đại lục. Dân chúng Hồng Kông đang thể hiện quan điểm của mình bằng các cuộc biểu tình rộng khắp và kiên quyết tại trung tâm Hồng Kông thu hút sự chú ý của thế giới.
Thế giới chú ý vì Hồng Kông là một trung tâm tài chánh lớn của thế giới. Hơn nữa, sự việc không chỉ là của Hồng Kông, không chỉ là của Trung Hoa. Đây là cuộc đối đầu giữa quan điểm Dân chủ Tự do phổ quát trên thế giới và quan điểm Dân chủ do một đảng lãnh đạo độc quyền và toàn diện. Quan điểm sau là quan điểm chính thống của Trung Hoa Cộng sản và của Việt Nam Cộng sản, hai đồng chí chung chiến hào tư tưởng. Các nước Đông Á và Đông Nam Á càng chú ý tới sự việc nhiều hơn.
Các nhà quan sát chính trị so sánh phong trào phản đối chính quyền Bắc Kinh của Hồng Kông hiện nay với phong trào Thiên An Môn năm 1989, và nhận định lần này gây khó hơn cho Bắc Kinh vì tính quốc tế rất cao của Hồng Kông không cho phép Bắc Kinh dễ dàng mang xe tăng tới đàn áp như năm 1989 ở Thiên An Môn. Nếu phong trào Hồng Kông đòi dân chủ thành công, rất có thể có hiệu ứng dây chuyền tới phong trào đòi dân chủ hóa toàn Trung Hoa đưa tới nước Trung Hoa thoát Cộng. Nếu phong trào Hồng Kông đòi dân chủ thất bại thì tinh thần Hồng Kông cộng hưởng với tinh thần Thiên An Môn trước đó cũng sẽ để lại một dấu ấn tinh thần hướng về Tự do rất khó phai trong lòng người Trung Hoa. Dấu ấn này sẽ không để dân chúng Trung Hoa nằm im lâu.
Hơn nữa, hiện nay, môt số tỉnh thành quan trọng trên đại lục cũng đang rục rịch đòi phản kháng. Những nơi này đang theo dõi diễn biến của Hồng Kông, và chắc chắn lòng can đảm cùng cảm hứng đấu tranh cho tự do được thúc đẩy mạnh mẽ.
Thực là một bài toán rất khó cho Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Tương lai của Việt Nam
Đảng Cộng sản Việt Nam chắc chắn rất quan tâm tới cuộc phản kháng của Hồng Kông. Bởi vì chỗ dựa hiện nay của Đảng CSVN không phải là dân chúng trong nước, mà là Đảng Cộng sản Trung Quốc. Nếu Đảng CS Trung Quốc không còn thống trị Trung Hoa, Đảng CSVN cũng sẽ mất quyền thống trị Việt Nam.
Nếu Đảng CS Trung Quốc sụp đổ, Đảng CSVN không thể tiếp tục tồn tại lâu.
Nếu các người lãnh đạo Đảng CS Trung Quốc thành công trong việc khuất phục Hồng Kông, thì thành công đó cũng chỉ tạm thời kéo dài sự thống trị của họ. Dân chúng Trung Hoa vốn có tinh thần trọng tự do từ những năm 1840 khi tiếp xúc với phương Tây, được trui rèn qua các phong trào và các cuộc đấu tranh trước khi lục địa bị nhuộm đỏ năm 1949. Chủ nghĩa Cộng sản chỉ tạm thời thống trị chứ không thể tiêu hủy các giá trị nhân bản lâu dài. Tinh thần tự do, dân chủ, bình đẳng vẫn chảy ngầm dưới bề mặt đợi ngày bừng lên. 25 năm trước là Thiên An Môn. Hôm nay là Hồng Kông. Nếu sự phản kháng của Hồng Kông hôm nay thất bại thì nó cũng khiến Đảng CS Trung Quốc phải e dè hơn, mở rộng hơn một số quyền Tự do cho dân chúng. Chế độ Cộng sản nào cũng vậy, khi phải lùi một một bước trước áp lực dân chúng đòi Tự do đều có nghĩa chế độ đang tiến gần hơn một bước tới ngày cáo chung. Bởi vì từ căn bản, Cộng sản đối lập toàn diện với Tự do. Trong hoàn cảnh thế giới và khu vực hiện nay, các đảng Cộng sản còn sót lại của châu Á đang lùi với gia tốc càng nhanh.
Khi Đảng CS Trung Quốc suy yếu hơn, họ sẽ không còn sức mạnh chống lưng cho Đảng CSVN. Đảng CSVN có thể một mình chống chọi với các yêu cầu chính đáng và hợp thời đại của dân chúng Việt Nam trong bao lâu nữa? Hai năm? Bốn năm? Những con số rất nhỏ đối với lịch sử, nhỏ cả đối với một đời người!
Huống chi, Đảng CS Trung Quốc, trong khi cùng chiến hào tư tưởng với Đảng CSVN, vẫn không từ bỏ dã tâm thôn tính Việt Nam. Đi chung với Đảng CS Trung Quốc có nghĩa là phản bội lại Tổ quốc Việt Nam.
Có muốn níu kéo lại quyền thống trị tuyệt đối mà không chính đáng này thì thời gian níu được cũng không dài, Đảng Cộng sản Việt Nam có thể cố đấm ăn xôi mà gánh lấy cái gánh quá nặng và quá xấu của kẻ bán đứng Tổ quốc hay không? Các đảng viên còn lương tri và tỉnh táo có để cho đảng mình làm cái việc tày trời “di xú vạn niên” hay không? Dân chúng, đã quá sức nhẫn nhịn, có để yên cho một Đảng CSVN đang đà sụp đổ, tiếp tục chính sách bán nước, buôn dân, vơ vét đầy túi tham hay không?
Giải pháp tốt nhất cho Đảng CSVN là từ bỏ chế độ độc tài, từ đó độc lập với Đảng CS Trung Quốc. Giải pháp này sẽ mang lại các lợi ích to lớn sau đây:
1) Lợi ích cho đất nước: dân chúng Việt Nam sẽ được sống và làm việc trong môi trường đa nguyên và tự do, chính là môi trường khai phóng cho tình đoàn kết, tinh thần hợp tác, học hỏi, sáng tạo góp sức làm đất nước giàu mạnh. Một nước Việt Nam như vậy sẽ đầy đủ tư cách là công dân tích cực của thế giới, được nể trọng, do đó có đầy đủ tư thế bảo vệ hòa bình mà không phải trả giá bằng lệ thuộc hay mất một phần Tổ quốc. Một nước Việt Nam như vậy sẽ không còn phải trông chờ thụ động vào các động thái của Trung Hoa, mà tích cực phát triển độc lập với các diễn biến chính trị của Trung Hoa, và hơn thế nữa, có thể quan sát các biến chuyển của Trung Hoa mà vạch ra chính sách ích quốc lợi dân thích hợp.
2) Lợi ích cho Đảng CSVN: Mất vị trí độc quyền thống trị, nhưng sẽ có vị trí một chính đảng trong cộng đồng dân tộc. Các sai lầm đã qua sẽ được tha thứ, các công lao sẽ được ghi nhận. Chuyển thành công và êm thấm đất nước từ chế độ độc tài và toàn trị đã 40 năm sang chế độ dân chủ và tự do là công lao rất lớn. Lòng dân sẽ ghi nhận. Còn lợi ích nào lớn hơn cho Đảng CSVN khi được trở về làm một thành viên bình đẳng trong lòng dân tộc? Các đảng viên của Đảng CSVN sẽ yên tâm và trở lại tự hào một cách chính đáng về đảng của mình. Còn lợi ích nào lớn và sung sướng hơn?
Thưa các nhà đấu tranh cho dân chủ, cho phát triển lâu dài của đất nước. Đảng CSVN đang lùi từng bước và sẽ mất dần độc quyền thống trị, Tổ quốc đang tiến lên từng ngày hội nhập vào thế giới văn minh, giàu mạnh, thế giới dân chủ, tự do. Hoàn cảnh này càng yêu cầu các nhà tranh đấu hợp tác với các đảng viên tiến bộ, nhằm giúp Đảng CSVN hiểu lợi ích của quốc gia và của đảng mà mạnh dạn bước về hướng dân chủ tư do nhanh hơn. Hoàn cảnh càng yêu cầu dân chúng Việt Nam đoàn kết nhau, nhìn rõ mục tiêu mà kiên quyết tiến bước trong tinh thần bao dung, hòa hợp. Không để mảy may hận thù ích kỉ làm u ám tinh thần hướng tới tự do, u ám môi trường xây dựng lại đất nước sau này.
Thế hệ chúng ta sẽ tạo và để lại một môi trường sáng trong, nhân bản, thuận lợi cho con cháu chúng ta thỏa sức tung cánh lượn bay và phát triển.
Ước mơ này có lớn quá sức của dân tộc không? Có lớn quá sức của Đảng Cộng sản Việt Nam không?
Trần Quí Cao
Tác giả gửi BVN
(Bauxitevn)
Cánh Cò - Khi mãnh thú mắc xương...
Câu chuyện không xảy ra trong sở thú hay rừng rậm Phi châu mà tại một thủ đô tài chánh của châu Á: Hong Kong.
Mãnh thú không phải là cọp, beo hay sư tử mà là một lãnh tụ đang làm hàng tỷ người run sợ: Tập Cận Bình.
Khác với đại lục, mảnh đất Hong Kong với 7 triệu dân, nhưng ít nhất tính
tới lúc này hàng chục ngàn người không biết run sợ trước sức mạnh của
con người được xem là quyết đoán nhất hành tinh. Mạnh mẽ và cực đoan
trong sứ mạng giữ vững vai trò kẻ thống trị và nhất là không ngại ngùng
thanh trừng đối thủ nếu ông ta cảm thấy cản trở bước tiến của mình.
Ruồi hay hổ gì cũng phải nể sợ ông ta vì không biết được lúc nào trong
một hôm đẹp trời nào đó, công an gõ cửa dẫn đi vì một lý do rất được
lòng dân chúng: tham nhũng.
Nhưng một chú bé 17 tuổi không hề biết sợ con mãnh thú ấy. Cậu không sợ
mà còn dẫn dắt bạn bè cùng trang lứa không sợ hãi, và sau cùng hàng chục
ngàn đồng hương của cậu đứng lên nói tiếng "không" với chính sách đảng
cử dân bầu đối với dân chúng Hong Kong. Chàng thanh niên nhỏ thó ấy
chính là Joshua Wong, hai lần khiến Hong Kong nỗi cơn thịnh nộ.
Lần thứ nhất, lúc ấy vừa 15 tuổi, chàng trai nhỏ bé này vận động một đám
đông khổng lồ chống lại chính sách giáo dục nhồi sọ của Bắc Kinh muốn
áp đặt lên nền giáo dục Hong Kong vốn nhắm tới trí thức và sự thịnh
vượng để thay vào đó là khẩu hiệu ca tụng đảng, ca tụng đại lục.
Với hàng trăm ngàn người biểu tình bất bạo động chống lại nghị quyết đem
nước mẹ Trung Quốc vào các ngôi trường tiểu học Hong Kong khiến chính
quyền đặc khu hành chánh phải nhượng bộ và Bắc Kinh ê mặt vì không thể
áp đặt lên xứ này những viên gạch đầu tiên xây ngôi nhà tù ý thức hệ.
Sau khi thành công, Joshua Wong bình thản tiếp tục học hành, thi cử như
mọi thanh niên khác nhưng đôi mắt của anh mở to theo dõi từng động thái
của chính quyền. Tai anh lắng nghe tiếng thầm thì lo lắng của người
chung quanh về viễn cảnh người Hong Kong sẽ phải mất hẳn quyền phổ thông
đầu phiếu, cái quyền căn bản của một thể chế dân chủ mà người dân Hong
Kong đã sống cùng ngót cả trăm năm.
Nghe, thấy, để rồi phản ứng với những chính sách mà Bắc Kinh áp đặt lên
cho người dân Hong Kong và sau cùng trở thành dòng chảy của tuổi trẻ
Hong Kong cuốn phăng mọi sợ hãi về đảng cộng sản Trung Quốc mà Tập Cận
Bình là tân hoàng đế.
Từ lúc lên ngôi cho tới hôm nay, có lẽ người làm cho ông Tập khó ngủ
nhất là Joshua Wong bởi những yếu tố mà một lãnh tụ cùng với bao nhiêu
chuyên gia chính trị hiến kế cũng thua một cậu thanh niên 17 tuổi.
Sức mạnh nào từ Joshua Wong có khả năng rúng động Đảng cộng sản Trung Quốc như vậy?
Trước và trên hết: anh còn quá trẻ. Trẻ đến nỗi tập đoàn cầm quyền Bắc
Kinh không thể nào vu khoát cho anh bất cứ sự chụp mũ nào như thường
thấy. Anh trong veo và thông minh. Anh can đảm và dịu dàng. Anh không có
bất cứ một kêu gọi bạo động nào và luôn chủ trương tuyệt đối bất bạo
động, tuyệt đối tránh cho chính quyền khó xử và vì vậy kêu gọi bạn bè né
tránh tất cả những hành động dù vô tình nhất có thể gây bất mãn cho
người thi hành công vụ. Anh lấy được trái tim của cảnh sát cũng như lực
lượng chống biểu tình, đẩy họ trở về nơi xuất phát mà không bị một chỉ
huy nào phê phán hay kỷ luật.
Những trái đạn hơi cay bắn ra như làm bổn phận một cách miễn cưỡng và
hình ảnh cảnh sát vội vã lấy nước rửa mắt cho một người biểu tình trúng
hơi cay đã làm Joshua Wong sáng rực thêm giữa biển người tràn ngập đường
phố.
Joshua Wong: nỗi ám ảnh của con mãnh thú Tập Cận Bình.
Quân đội Trung Quốc tràn xuống Hong Kong ư? Không còn gì dễ bằng. Tuy
nhiên tràn xuống rồi...sao nữa? bắt anh ta? Hong Kong đã làm rồi và
chính một chánh án đã ra lệnh thả anh ra vì không đủ cơ sở ghép tội.
Chánh án Hong Kong được đào tạo dưới cán cân công lý chứ không phải dưới
ánh sáng của Đảng Cộng sản Trung Quốc quang vinh. Quân đội nhân dân
Trung Quốc muốn thì cứ bắt, cứ đàn áp nhưng khó một điều: cảnh sát và
chính quyền đặc khu không thể nhắm mắt bịt tai cộng tác để nướng người
dân của mình.
Hong Kong cũng không đủ nhà tù để nhốt bằng ấy con người.
Bên cạnh đó không có nhà giam nào thoát khỏi đôi mắt dư luận thế giới
khi liều lĩnh nhốt chàng thanh niên 17 tuổi chỉ có một tội duy nhất là
đòi hỏi Hong Kong được quyền bầu cử người lãnh đạo trong tinh thần dân
chủ.
Nếu Tập Cận Bình không thể giải tán cuộc biểu tình ngày một lớn của sinh
viên học sinh và người dân Hong Kong, Trung Quốc sẽ lâm vào thế domino
đe dọa sự chuyên chính của đảng cộng sản và từ đó một nguy cơ đổ vỡ lớn
lao hơn cho toàn hệ thống.
Nếu đủ đảm lược và tàn nhẫn để làm một Thiên An Môn thứ hai, họ Tập sẽ
bị thế giới nguyền rủa. Anh quốc, Hoa Kỳ cùng hàng trăm nước khác sẽ vào
cuộc vì thế giới không thể chấp nhận một Thiên An Môn nữa khi mà chàng
trai "tank man" vẫn còn ám ảnh lương tâm nhân loại.
Hai hình ảnh trước mắt không những làm cho mãnh thú Tập Cận Bình gầm
rống trên ngai vàng mà còn khiến toàn hệ thống đảng Cộng sản Trung Quốc
lo âu, mất ngủ. Một chàng trai sức khỏe không đủ khuân một trăm ký lô
lại có khả năng đè một phần tư thế giới dưới thân thể bé nhỏ của mình há
chẳng phải thần kỳ hay sao?
Rồi đây dù Bắc Kinh đưa ra giải pháp tạm thời nhượng bộ để rồi sau đó
lập lại bàn cờ mới có tính toán kỹ hơn thì người dân Hong Kong vẫn chứng
tỏ cho mọi người thấy rằng không ai hiểu người Trung Quốc hơn họ. Cùng
ngôn ngữ, lịch sử, tôn giáo và văn hóa nhưng chỉ khác một từ dân chủ đã
khiến 7 triệu con người không biết sợ là gì.
Chỉ có người Trung hoa mới có khả năng chống nhà cầm quyền đại hán. Đài
Loan trước đây rồi Hong Kong sau này sẽ tiếp tục theo con đường ấy. Bài
học Joshua Wong sẽ giúp nhiều nước nhận ra chân lý: kẻ mạnh nào cũng có
gót chân Achilles, nếu biết tấn công sẽ làm nó ngã quỵ.
Cánh Cò
(RFA)
Ấm áp tình người giữa cảnh sát và người biểu tình tại Hong Kong
Dân Luận - Cuộc biểu tình của sinh viên Hong Kong đang diễn
ra những ngày gần đây đã tạo nhiều thiện cảm đối với giới truyền thông
trên thế giới. Từ cách tổ chức, sự đoàn kết đến cách dọn dẹp vệ sinh
cũng như cách thể hiện và ứng xử của các biểu tình viên tại đây.
Chúng ta không thể phủ nhận Hong Kong đã tạo ấn tượng rất tốt đối với
những người đang quan tâm đến sự kiện này. Họ đã thành công đánh bật
mọi luận điệu phản biểu tình cho rằng biểu tình là loạn và hàng ngàn
người xuống đường bày tỏ thái độ thì không thể kiểm soát được.
Những hình ảnh vô cùng đẹp liên tục được chia sẻ khắp nơi về một cuộc
biểu tình quy mô hàng chục ngàn người nhưng rất ôn hòa, trật tự và văn
minh. Có thể nói, đây là cuộc biểu tình quy mô lớn trật tự nhất trong
lịch sử.
Các bạn trẻ Hong Kong không những biết cách ghi điểm trong mắt thế giới, mà còn dạy cho cả thế giới biết về những giá trị nhân văn và tình người.
Bên cạnh đó, những hình ảnh ôn hòa đáng yêu của các bạn trẻ đã làm rúng động trái tim các nhân viên cảnh sát đang thi hành nhiệm vụ. Mặc dù cuộc biểu tình tổ chức với qui mô lớn hàng chục ngàn người, bị đàn áp bằng hơi cay, vũ lực nhưng tuyệt nhiên không hề xảy ra bất kì hạnh động bạo lực hay kích động từ phía người biểu tình. Nhiều thông tin được ghi nhận, một số nhân viên cảnh sát từ chức hoặc mặc đồng phục đeo ruy băng vàng trên ngực - một biểu tượng cho thấy họ đang ủng hộ phong trào dân chủ.
Ảnh: [Một viên cảnh sát hỗ trợ Hồng-Kông: Tôi từ chức vì không muốn
mình trở thành con rối chính trị] Tôi từng tin rằng mình là người may
mắn nhất quả đất vì đã có được một lúc hai công việc mơ ước từ thuở nhỏ.
Tống giam được bọn tội phạm, tôi đã từng cảm thấy tự hào và vinh dự.
Thế nhưng từ đêm nay tôi đã có thể trở thành sếp của chính mình; tôi từ
bỏ công việc tay trái đầy vinh dự ấy vì tôi không muốn mình bị người ta
điều khiển như một con rối chính trị.
Người dân Hồng Kông các bạn hãy giữ vững niềm tin. Dù có thể phải
trả một cái giá rất đắt nhưng vì đây là Hông Kông, chiến thắng của
chúng ta đang ở phía trước.
Khác với những hình ảnh lực lượng cảnh sát dùng vũ lực, lựu đạn hơi
cay trấn áp biểu tình tại Hong Kong. Cũng có một hình ảnh khác là một
nhân viên cảnh sát vì cảm thấy có lỗi khi xịt hơi cay vào mắt một sinh
viên, anh ta đã hoảng hốt vứt súng và lấy nước rửa mặt cho cậu sinh viên
này.
Đêm 30/9 mặc dù trời Hong Kong đổ mưa, cuộc biểu tình vẫn diễn ra. Các bạn sinh viên mặc áo mưa đứng che ô cho cảnh sát. Một hành động cực kì đáng yêu và ấm áp của các bạn trẻ.
Hình ảnh một cảnh sát đeo ruy băng vàng trên ngực, biểu tượng ủng hộ phong trào dân chủ
Hong Kong trước kia trong ánh mắt của quốc tế là một thành phố đông
đúc, náo nhiệt và bận rộn. Ngày hôm nay, họ đã dạy cả thế giới những bài
học mà tất cả mọi người trên thế giới cần phải học hỏi. Đó là sự kiên
trì, tính tổ chức, sự khát khao đòi tự do dân chủ và tình yêu thương
giữa con người với nhau. Họ nhận thức được rằng trong tất cả mọi cuộc
đấu tranh, tình yêu thương luôn là chìa khóa hữu hiệu để cảm hóa đối
phương. Tình yêu thương có thể xóa đi mọi khoảng cách và khiến mọi người
có thể xích lại gần nhau.
(Dân Luận)
Lê Phú Khải : Hồng Kông – một lần tôi đã gặp
Tác giả ở Hồng Kông tháng 2-1997 |
Đầu năm 1997 tôi quyết định đi Hồng Kông vì hai lý do. Một là, đến cuối
năm, Hồng Kông sẽ được Anh quốc trao trả về cho Trung Quốc – đó là một
sự kiện thu hút giới truyền thông thế giới. Sài Gòn, nơi được xem là có
mật độ báo chí lớn nhất nước và thị trường báo chí sôi động nhất cả nước
rất cần tin tức, bài vở, hình ảnh về sự kiện này. Tôi phải đi Hồng Kông
một chuyến để “phục vụ” cho nhu cầu đó của báo giới TP HCM. Hai là, tôi
muốn làm một cuộc thử nghiệm về tiền nhuận bút của báo chí Việt Nam.
Xem thử, bỏ tiền túi ra đi theo một tour du lịch, liệu về viết báo, nói
nôm na là bán hình ảnh, tin tức, bài viết về Hồng Kông nhân sự kiện này,
sẽ “hoà vốn” hay lỗ, hoặc lời?
Hồng Kông là một trung tâm giao dịch tài chính thương mại lớn của thế
giới thì ai cũng biết rồi. Nhưng thu hoạch lớn nhất của tôi trong chuyến
đi đầu năm 1997 đến Hồng Kông là, đây là một thị trường tin tức lớn
nhất thế giới. Ngày đầu đặt chân đến Hồng Kông tôi đã rất thú vị. Buổi
sáng, mở cửa phòng ra, đã thấy người ta để cho khách cả một đống báo
chí, tiếng Nga, tiếng Anh… ở trước cửa phòng. Còn gì thú vị hơn với một
nhà báo là có được tin tức, sự kiện ở nơi sở tại trong khi mình có mặt ở
đó. Tiếng Hoa ư? Tiếng Anh ư? Nhằm nhò gì “ba cái lẻ tẻ” đó! Tôi có cả
một rừng bạn bè ở TP HCM, cứ khuân các tờ báo, tạp chí này về, sẽ có
người giúp tôi dịch để khai thác tài liệu. Lại còn hình ảnh trong báo,
tạp chí nữa, phong phú vô cùng.
Ở Hồng Kông một buổi sớm anh có thể biết những gì xảy ra trong đêm qua
cho đến lúc anh tỉnh dậy. Những cuốn sách lớn mới ra lò, kể cả những
cuốn tiểu thuyết ăn khách nhất trên thế giới cũng được người ta tóm tắt
ngay nội dung để bán cho anh. Ở Hồng Kông, nếu có tiền người ta có thể
mua được tất cả mọi tin tức trên thế giới, có cả những “hãng” sản xuất
ra thứ hàng hoá thông tin này để bán cho anh đặt mua hàng tháng hay hàng
ngày. Vì thế các hãng thông tấn lớn trên thế giới đều đặt phóng viên
thường trú tại đây. Mật độ nhà báo thế giới ở đây vào loại cao nhất. Vì
thế, Thông tấn xã Việt Nam những năm 60 thế kỷ trước đã phải nhiều lần
điều đình để nhà báo Lê Phú Hào, phóng viên Việt Nam Thông tấn xã đang
thường trú tại Bắc Kinh có thể qua làm thường trú cho Thông tấn xã Việt
Nam tại Hồng Kông. (Nhà báo Lê Phú Hào thông thạo bốn ngoại ngữ Pháp,
Hoa, Anh, Tây Ban Nha sẽ có lợi cho cơ quan thông tấn Việt Nam lúc đó).
Nhưng điều đình mãi, chờ đợi mãi, Thông tấn xã Việt Nam vẫn không đặt
được phóng viên thường trú tại Hồng Kông. Cuối cùng phải cử ông Lê Phú
Hào qua thường trú tại Alger (Algérie).
Nhà hàng nổi trên vịnh Victoria Hồng Kông |
Điều thu hoạch thứ hai của tôi qua chuyến đi là, Hồng Kông là một trong
những nơi có kinh tế dịch vụ lớn nhất và chuyên nghiệp nhất thế giới.
Hồng Kông có những nhà hàng nổi trên vịnh Victoria có thể phục vụ một
lúc 3000 thực khách một cách chu đáo, nhanh chóng… trong yên lặng.
(Không ồn ào như các nhà hàng ở Quảng Châu mà tôi vừa thấy trước đó).
Tôi muốn nói đến tính chuyên nghiệp cao của các dịch vụ ở Hồng Kông. Vào
một nhà hàng ăn sáng ở Hồng Kông, người ta thấy nó rộng như một sân vận
động và được chăng đèn kết hoa đỏ đến loá mắt. Các nhân viên chạy bàn
100% là thanh niên, phụ nữ không đủ sức làm công việc nặng nhọc này. Tôi
vừa thấy một tốp khách chừng hơn 10 người ăn sáng xong đứng dậy, lập
tức bốn nhân viên chạy bàn lao tới, cầm bốn góc khăn trải bàn nhấc bỗng
lên rồi túm bốn đầu khăn lại, bát đĩa kêu loảng xoảng bên trong… Họ vứt
cái túm khăn ấy lên một xe đẩy và lập tức khăn trải bàn mới, bát đũa mới
được bày ra, xe đẩy thức ăn lăn tới… thế là bắt đầu cho một tốp ăn sáng
khác… Nhanh như điện!
Trong một tiệm ăn sáng ở Hồng Kông |
Kinh tế Hồng Kông là một nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển được
xây dựng trên nền kinh tế thị trường, thuế thấp và ít có sự can thiệp
kinh tế của chính phủ. Đây là một trung tâm tài chính thương mại quan
trọng và là nơi tập trung nhiều đại bản doanh công ty của khu vực Châu Á
– Thái Bình Dương. Kinh tế Hồng Kông chủ yếu là dịch vụ. Tỷ trọng của
khu vực này trong GDP của Hồng Kông lên đến 90%. Trong quá khứ, chế tạo
là khu vực quan trọng nhất của nền kinh tế do Hồng Kông đã tiến hành
công nghiệp hoá sau chiến tranh thế giới thứ hai. Với xuất khẩu làm động
lực, kinh tế Hồng Kông đã tăng trưởng với tốc độ bình quân hằng năm là
8,9% trong thập niên 1970. Hồng Kông đã trải qua một quá trình chuyển
dịch nhanh sang một nền kinh tế dịch vụ trong những năm 1980, khi tốc độ
tăng trưởng đạt 7,7% bình quân mỗi năm. Phần lớn các hoạt động sản xuất
được chuyển qua Trung Hoa đại lục trong thời kỳ này và công nghiệp hiện
nay chỉ còn chiếm 9% nền kinh tế. Khi Hồng Kông đã lớn mạnh để trở
thành một trung tâm tài chính, tăng trưởng chậm lại xuống còn 2,7% mỗi
năm trong những năm 1990. Cùng với Singapore, Hàn quốc và Đài Loan, Hồng
Kông được gọi là một trong Bốn con hổ châu Á do tốc độ tăng trưởng cao
và công nghiệp hoá nhanh chóng trong thời kỳ từ thập niên 1960 đến thập
niên 1990.
Đường phố Hồng Kông |
Cái “con hổ” châu Á ấy, người dân tiêu đồng đôla Hồng Kông có tỷ giá
7,75 đến 7,85 một đôla Hồng Kông ăn 1 đôla Mỹ, sinh sống trên 262 hòn
đảo có tổng diện tích 1103 km2 với hơn 5 triệu dân, nói tiếng Anh và
tiếng Quảng Đông, không nói tiếng Quan Thoại như Trung Hoa lục địa. Cái
“con hổ” ấy vào đêm 1 tháng 7 năm 1997 đã trở về với… đất mẹ Trung Hoa!
Những ngày tôi ở Hồng Kông, các nơi công cộng đều gắn những đồng hồ chạy
ngược rất lớn. Những đồng hồ đó chạy giật lùi đếm những ngày còn lại
cho đến thời điểm Hồng Kông về với Trung Hoa lục địa. Một làn sóng di
dời khỏi Hồng Kông diễn ra trong những ngày đó. Người ta đã làm một cuộc
thăm dò sau này ở Đại học Hồng Kông vào năm 2012 thì thấy 70% người
được hỏi nói là họ tự nhận là người Hồng Kông chứ không phải là người
Trung Quốc.
Làm sao lại di tản trước 1-7-1997? Làm sao lại muốn ly dị với chính tổ
tiên của mình là người Hán và đất mẹ Trung Hoa, Nếu không phải đó là
khát vọng của Tự do và Dân chủ – xu hướng của thời đại?
Cuộc biểu tình của hàng chục nghìn người đang diễn ra nhiều ngày qua ở
Hồng Kông đang là cơn địa chấn rung động dư luận toàn thế giới. Đó là
cuộc biểu tình đòi phổ thông đầu phiếu của nhân dân Hồng Kông. Đó là sự
phản ứng mạnh mẽ của người dân Hồng Kông trước sự lật lọng, nuốt lời
hứa, lá mặt lá trái của chính quyền độc tài Bắc Kinh.
Ngày 31 tháng 8 vừa qua, Bắc Kinh đã quy định rằng những ứng cử viên
trong cuộc bầu đặc khu trưởng Hồng Kông phải là những người được chỉ
định bởi một uỷ ban do Trung Quốc thành lập. Đó là sự lật lọng vốn có
của Bắc Kinh, hệt như họ đã từng lật lọng trong các vấn đề ở Biển Đông
những ngày tháng vừa qua.
Tháng 7 năm 1997, cả thế giới đã chứng kiến Hồng Kông từ một lãnh thổ
phụ thuộc Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland từ 1842 chuyển giao
chủ quyền cho Cộng hoà nhân dân Trung Hoa. Tuyên bố chung Trung – Anh và
Luật Cơ bản của Hồng Kông quy định rằng Hồng Kông được hưởng một quy
chế tự trị cao cho ít nhất 50 năm sau khi chuyển giao chủ quyền (ít nhất
đến năm 2047). Dưới chính sách một quốc gia hai chế độ, chính quyền Bắc
Kinh chịu trách nhiệm về quốc phòng, ngoại giao, còn Hồng Kông duy trì
phần lớn chế độ chính trị, hệ thống pháp luật, lực lượng cảnh sát, chế
độ tiền tệ, chính sách hải quan, nhập cư, xuất bản, báo chí, hệ thống
giáo dục Anh, các đại biểu trong các tổ chức, đảng phái và các sự kiện
quốc tế.
Nhưng nhân dân Hồng Kông đã phải ngỡ ngàng với “quy định mới” của Bắc Kinh ngày 31 tháng 8/2014.
Những gì đang xảy ra ở Hồng Kông là tất yếu. Bởi vì Hồng Kông không phải
là Thượng Hải, Bắc Kinh. Sinh viên và nhân dân Hồng Kông đã từng hít
thở không khí dân chủ tự do hàng trăm năm.
Sẽ có một Thiên An Môn ở Hồng Kông như 25 năm về trước hay không? Đó là
câu hỏi đau đầu các nguyên thủ quốc gia, các nhà bình luận quốc tế và sự
quan tâm của nhân loại tiến bộ.
Tôi đã một lần gặp gỡ Hồng Kông, đã thấy tận mắt xã hội dân sự phát
triển rất mạnh ở xứ này. Dân trí Hồng Kông rất cao. Tôi nhờ nhân viên
khách sạn dẫn đi các phố, các chợ để chụp hình. Chỗ nào cũng sạch sẽ,
ngăn nắp. Tôi cố tình tìm một hình ảnh “xấu” để chụp. Khi thấy một đống
gạch vụn trên hè phố gây rác bẩn, tôi đưa máy lên chụp… thì người nhân
viên này che ống kính của tôi lại. Khi về đến khách sạn, anh ta tìm
người phiên dịch đến, giải thích cho tôi rằng, đó là do chủ sửa nhà chưa
kịp dọn, không phải là rác bẩn. Người Hồng Kông không vứt rác ra đường
bao giờ cả, do tôi hiểu lầm. Anh ta còn xin lỗi tôi về việc đã ngăn cản
du khách chụp hình.
Do Hồng Kông đất hẹp người đông nên việc xây dựng nhà cửa rất hợp lý.
Người ta có thể bạt một triền núi đá để san một mặt bằng rồi làm nhà cao
tầng bên vách núi chênh vênh, giải quyết nạn thiếu nhà. Nhưng cả Hồng
Kông lại là một công viên cây xanh lớn, với 40% đất được dành cho công
viên thôn quê và các khu dự trữ thiên nhiên. Người đến mua sắm, du lịch ở
Hồng Kông nườm nượp.
Hồng Kông thường được mô tả là nơi phương Đông gặp phương Tây, điều này
được phản ánh trong hạ tầng kinh tế, giáo dục và văn hoá đường phố. Trên
một góc phố nào đó, có thể có các tiệm truyền thống Trung Hoa bán thảo
dược Trung Hoa, các đồ dùng linh tinh có liên quan đến Phật giáo hay bát
súp vi các mập bằng chất dẻo. Nhưng tại góc phố tiếp theo, người ta có
thể tìm thấy các rạp hát đang chiếu các bộ phim ăn khách của Hollywood,
một quán rượu theo phong cách Anh, một nhà thờ công giáo hoặc một quán
thức ăn nhanh MacDonald’s. Ngôn ngữ chính thức của Hồng Kông là tiếng
Hoa và tiếng Anh; các biển hiệu bằng hai thứ tiếng này hiện diện khắp
nơi ở Hồng Kông. Chính quyền, cảnh sát, và phần lớn các nơi làm việc đều
sử dụng cả hai thứ tiếng. Sự cai trị của người Anh đã kết thúc một thập
kỷ trước nhưng văn hoá phương Tây vẫn thấm sâu vào Hồng Kông và cùng
tồn tại liền một mạch với triết lý và phong tục truyền thống phương
Đông.
Cái xã hội Hồng Kông đa dạng, phong phú, đa nguyên cả văn hoá và chính
trị như tôi đã thấy tận mắt, nghe tận tai ấy khó có thể một sớm một
chiều rập khuôn theo những “quy định” của Trung Hoa đại lục. Trừ phi
Trung Hoa cải cách theo Hồng Kông để phát triển, trỗi dậy trong hoà bình
như ngài Tập Cận Bình đã… phán!
Tôi nghĩ như vậy.
Vả lại, cả một rừng báo chí thế giới đang có mặt ở Hồng Kông, không dễ gì tái diễn một Thiên An Môn giữa thế giới phẳng này.
Để kết thúc bài viết, tôi muốn trở lại đề tài “thử nghiệm” về vấn đề tiền nhuận bút của báo chí ở Việt Nam như đã nói ở trên.
Kể từ đầu năm 1997, nhất là gần đến ngày 1/7 năm đó, tin, bài, phóng sự
ảnh của tôi về Trung Quốc và Hồng Kông liên tục xuất hiện trên các báo.
Vậy mà, tiền nhuận bút thu về cũng không đủ chi phí cho chuyến đi
(khoảng hơn 1000 đôla Mỹ)... Có thể nói, tôi là nhà báo đầu tiên đã làm
một cuộc thể nghiệm, điều tra về chế độ nhuận bút hiện hành ở Việt Nam
lúc đó với bài toán “tự đầu tư, tự trang trải”, và đi đến kết luận: nhà
báo Việt Nam không thể sống bằng nhuận bút như các nhà báo ở các nước tự
do khác. Nhà báo ở Việt Nam vẫn là các công chức ăn lương tháng, đi đâu
thì ăn nhờ ở đậu các nhà khách của các địa phương, viết theo lời cán bộ
địa phương nói. Rời cái vú sữa bao cấp ấy ra là chết liền! Sau này,
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phát triển mạnh thì cái
quái thai này sinh ra các tờ báo sống chủ yếu bằng quảng cáo, đi chạy
quảng cáo để ăn phần trăm. Một số nhà báo giàu lên, tậu được xe hơi nhà
lầu thì chủ yếu là đi doạ dẫm các doanh nghiệp, tống tiền các đại gia vì
họ sợ bị vu khống, bị bới móc các bí mật trốn thuế của họ. Nếu họ bị vu
oan thì không được đính chính. Nếu có đính chính thì chỉ được vài dòng
lí nhí ở trang tư, còn khi vu cáo họ thì đem lên trang nhất. Cái thứ báo
chí như thế chỉ ngu dân và góp phần tạo nên những công dân ngu ngơ… chỉ
biết cúi đầu vâng dạ.
Viết đến đây tôi chợt nhớ đến cuộc tranh luận nảy lửa giữa một bên là
phái “xét lại” Liên Xô và phái “bảo thủ” Trung Quốc vào những năm 1960.
Những người “xét lại” nhận định rằng đặc điểm của thời đại chúng ta đang
sống là sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật. Chính khoa học
kỹ thuật sẽ chi phối toàn bộ sự phát triển của loài người hôm nay.
Những sinh viên đi biểu tình ở Hồng Kông hôm nay, mỗi người đều có một
điện thoại di động với phần mềm Firechat kết nối các điện thoại không
phụ thuộc vào mạng dữ liệu trung tâm, tạo nên hàng ngàn phòng ‘chat’ di
động. Họ kêu gọi toàn thể loài người bênh vực họ – những người biểu tình
ôn hoà không bạo động.
Loài người đứng về phía họ, trong đó có những người dân Việt Nam, các
ngư dân Việt Nam, những người đang bị độc tài Trung Quốc lật lọng 16 chữ
vàng và 4 tốt!
Lê Phú Khải
Tác giả gửi BVN.
(Bauxitevn)
Người Buôn Gió - Đại Vệ Chí Dị
Năm đó Vệ Kính Vương đã già yếu. Khi trước Vương chủ trì mấy trận lớn đánh Chúa đều thành công.
Bộ tướng của Chúa là Văn Thụ, lên đến chức phó thương thư bộ Hình, quyền
lực ngiêng thành. Bị đánh một trận bay mất giáp, Chúa yêu giữ lại làm
cố vấn. Vương lại đánh ráo riết khiến Văn Thụ phải cáo quan về hưu dưỡng
tại quê nhà, cấm bén mảng đến triều đình.
Bộ tướng yêu nữa của Chúa là Báu Mã, lên đến chức phó thượng thư bộ
Hình, cầm quân trấn ải giữ thành nhà Chúa như tường đồng. Xảy sơ suất từ
anh em nhà Dương đất Cảng mà dẫn đến tử nạn ngay tại chiến trường.
Đông Phước tổng quản phủ Chúa, được Vương dùng lời ngot ngào đã dẫn quân
bản bộ sang đầu Vương Phủ, Vương trọng đãi rất hậu, bạn cho làm đại
thần nghị chính kiêm phó tể tướng.
Toàn tâm phúc nhà Chúa bấy lâu mà kẻ phải về hưu ẩn dật, kẻ chết đột tử, kẻ biết thời cơ quay đầu về Vương Phủ.
Chúa yếu thế, cũng không đình đám trong thiên hạ, đã thế Chúa lại nhiều
lần bày tỏ lòng trung với nhà Sản khi nói đến chuyên chính triều đình.
Mặt khác Chúa gọi thế tử bỏ quan bộ về làm quan tỉnh quê nhà. Đặng giữ
mình và dưỡng binh lương chờ cơ hội.
Đại tướng Trăm Xanh của Vệ Kính Vương, đương đánh trận thắng như chẻ
tre, đến đầu thu năm Giáp Ngọ thì đổ bệnh lạ. Vương mến lắm, mới đưa đi
sang sứ Cờ Hoa nhờ thầy thuốc giỏi chạy chữa, sống chết chưa biết thế
nào.
Cả hai bên mất tướng, tạm lui quân nghỉ ngơi, đợi mùa xuân năm sau sẽ khởi sự.
Thế thiên hạ nhìn ngoài tưởng yên, nhưng bên trong loạn lắm. Quan lại
cấp nhỡ chạy chọt tìm ô dù toán loạn, không biết chọn chủ nào mà thờ.
Việc quan đình trệ, vừa làm vừa ngóng tai, nghểnh cổ xem quan thầy sắp
tới là ai. Bọn cấp dưới được thể tha hồ làm loạn, chuyện vô đạo diễn ra
hàng ngày từ thôn quê tới thành thị. Chỉ mong vơ vét tích cóp phòng
thân, có tiền để sau này lo lót hoặc dưỡng thân khi có loạn.
Nước như thế, lấy ai giữ chữ đạo, bởi vậy trộm cướp, đạo tặc hoành hành
ngày đêm. Trẻ em chết đói trên đường đi học, mẹ tự vẫn cho con lấy tiền
đóng học phí. Chuyện như thế ai nghe cũng lạnh người, lâu dần nhiều
chuyện cũng thành quen. Ngay như chuyện giết người, cướp của, chặt xác
phi tang nghe mãi cũng không lạ.
Bấy giờ chỉ có đại thần nghị chính tổng quản kinh thành Cả Sáng, người
châu Hoan là người có thế lực mạnh, có thể xưng bá sau này trong thiên
hạ. Cả Sáng đậu tiến sĩ ở xứ Bạch Dương làm quan tuyên huấn, sau leo
dần làm trấn thủ xứ Nam Hạ. Dung túng cho phường sư sãi làm ăn, thu bộn
bạc trong thiên hạ của bọn ngu dân cuồng tín trong thời mạt phát, mạt
đạo. Lại cho phường cai thầu xẻ núi lấy đá xây dựng bán chác, kiếm không
biết bao nhiêu bạc mà kể.
Những năm Cả Sáng làm quan đầu tỉnh đất Nam Hạ, phía Đông đồng ruộng
biến thành khu công nghiệp của tư nhân, phía Tây thành công trường khai
thác đá xây dựng, phía Tây thành cõi buôn thần, bán thánh...phía Bắc mở
đường thông thương thoáng rộng đợi ngày tiến ra kinh đô.
Cả Sáng quật khởi ở đất Nam Hạ, tích trữ binh lương hùng hậu, ngày nọ
tiến thẳng ra kinh thành, giành được quyền tổng quản kinh đô. Thấy mảnh
đất màu mỡ của ngành buôn thần, bán thánh vẫn còn bộn bạc và những miếng
đất phẳng phiu ở phía Tây kinh thành. Bèn lập kế thâu tóm, sát nhập vào
kinh đô. Quân về theo Sáng đông vô kể, Sáng cho con trai học theo
trưởng nữ nhà Chúa, mở kinh doanh đa ngành giành những miếng đất vàng ở
kinh đô xây dưng khai thác. Lại cho con rể làm quan lớn.
Vận may kéo đến, năm Cả Sáng làm tổng quản kinh thành, lại lễ kỷ niêm
1000 năm kinh đô thành lập. Triều đình phải bỏ một khoản ngân sách
khổng lồ cho Sáng làm đại lễ. Bộ hạ của Sáng theo đó mà ăn chia, được
nhiều phần béo bở, mới tin tưởng vận mệnh của Sáng lắm. Mới bèn dâng kế
sách tính chuyện thôn tính thiên hạ, xưng vương.
Nhân lúc Vương, Chúa tranh giành quyền lực về kinh tế, quân lực bị hổng
mất chỗ tuyên giáo là thế lực lớn thứ nhì trong triều Sản. Bọn Cả Sáng
và thủ hạ lập ra đội dư luận viên, làm mưa làm gió trên tin trường, át
cả cỗ máy tuyên truyền nhà Sản. Trong trận Trăm Xanh giáo tranh với Báu
Mã. Quân Kinh Kỳ Mới của bầy tôi Cả Sáng là Hồ Sáng Lộc tiếp ứng cho
Trăm Xanh, tập kích một trận mà Báu Mã thọ tên đích danh, về đóng cửa
dưỡng thương không phục hồi được, đến khi chết vẫn còn bàng hoàng. Người
thiên hạ thấy quân của Cả Sáng lợi hại đến vậy, ai cũng khiếp sợ.
Lúc Vệ Kính Vương mở cuộc tín nhiệm cốt nhằm vào phủ Chúa, Cả Sáng thông
minh hơn người đón được ý Vương, cho triển khai ngay đám quan lại kinh
thành mở màn hưởng ứng. Vương hài lòng lắm, khi ấy Vương đã nhắm Cả
Sáng tương lai kế vị ngai vàng, mới bèn cho đi sứ Cờ Hoa để tạo ảnh
hưởng sau này.
Đất châu Hoan có hai đại thần nghị chính đều tài năng, đỗ khoa bảng.
Một người là Cả Sáng, người nữa là Tôn Dưa. Tôn Dưa mặt mũi khôi ngô,
lanh lợi, thuộc loại nhã nhặn, thâm trầm , kín kẽ. Dân truyền rằng mộ tổ
nhà họ Tôn trôn trên đỉnh núi hình con đại bàng vươn ra biển, đó là
huyệt xưng vương. Cả Sáng vốn thân với bọn sư Mật Tông, được bọn này
mách nước, mới về quê quán tìm đỉnh núi thiêng hình rồng xây chùa trấn
yểm và bảo mệnh cho mình.
Đại bàng đứng đầu muôn thú, nhưng rồng mới là linh vật. Chùa xây xong,
Cả Sáng lên vùn vụt, còn Tôn Dưa dậm chận tại chỗ. Cũng nhờ bọn Mật Tông
mà năm xưa Cả Sáng mới biết bọn Hồ Đắc Vệ lập đàn trấn yểm ở đàn xã
tắc. Đương đêm Sáng cho quân đến phá tan tành, khép Đắc Vệ vào tội âm
mưu ám hại đại thần. Đắc Vệ bị truất quyền, về đến nhà thổ máu tươi mà
chết gấp.
Sáng nắm kinh thành , mở rộng đến tận giáp đất cõi Mường. Binh lương
hùng hậu không biết bao nhiêu mà kể. Lại nắm vững mặt truyền thông,
tuyên huấn. Được lòng Vương lắm. Bọn bầy tôi mới bàn về thiên thời, địa
lợi cũng đã đủ, duy có đoạn nhân hoà thì chưa được lòng tướng lính bộ
Binh. Cả Sáng nghe mưu mới làm đường tránh vòng qua nhà các tướng lĩnh,
tỏ lòng biết trọng tướng sĩ, ngõ ý sau này có làm vương sẽ trọng dụng
binh lính hơn người. Tiếp đến Cả Sáng tuần du phía Nam, đến tận đất tập
ấm nhà Chúa, ban thưởng quan lại ở đấy, đi lại hiên ngang, đường hoàng
không hề e sợ, đúng là phong thái bậc quân vương. Chư hầu các xứ đều
khâm phục cho Cả Sáng đáng mặt rồng.
Lúc về xuất kho mua pháo bông, định nhân dịp lễ kinh thành đốt để tỏ cái
uy của bậc quân vương tương lại, nghe nói tốn hàng vạn lượng.
Sáng vẫn dặn đám thủ hạ, lỡ lời với dân còn chữa được, lỡ lời với thiên
triều thì muôn đời đắc tội. Bởi thế Cả Sáng có lần khinh miệt dân chúng
lúc lũ lụt. Nhưng khi Tề ngang ngược xâm chiếm biển đảo, dân chúng,
quan lại bất bình. Nhiều quan chức phủ Chúa lên tiếng phản kháng dữ dội.
Nhưng bọn Cả Sáng vẫn lặng thinh, đã thế bọn tay sai dưới quyền của Hồ
Sáng Lộc lại còn ca ngợi tình hữu nghĩ Tề- Vệ, lên án những ai tỏ ý
chống đối Tề. Việc ấy cũng đẹp lòng Vệ Kính Vương lắm.
Chúa bị Vương đánh mấy trận, hồn phách xiêu lạc, bộ tướng rụng lả tả.
Trước mất quyền kiểm soát bộ Binh, sau đến bộ Hình, rồi đến việc cai
quản kinh tế cũng mất nốt. Thế còn chưa xong, đến mùa thu năm Giáp Ngọ,
lúc đang yếu thế trong trận Báu Mã, anh em nhà họ Dương, bị Vương chớp
thời cơ đoạt nốt quyền kiểm soát Sản Ngoại Chi Bộ, chặt đứt nguồn lực
giao tiếp bên ngoài. Chúa rút về phương Nam, đưa con cái rời khỏi kinh
thành về bản quán.
Cả Sáng ở đất Châu Hoan, đất ấy xưa kia khởi nghiệp mấy trăm năm nhà
Lê. Chúa ở đất Mũi, chỗ ấy cũng là khi xưa Chúa Nguyễn lúc khốn cùng về
nương náu, sau chớp thời cơ Nguyễn Lan chết , tiến quân ra dành trọn cơ
đồ, thống nhất thiên hạ. Lập lên triều nhà Nguyễn.
Thế thiên hạ vẫn biến ảo khôn lường. Nhưng cứ theo thế sự này, chắc ít
lâu Cả Sáng lên ngôi, cai quản thiên hạ, giữ vững nhà Sản ít nhất thêm
vài chục năm nữa. Bọn trung thần nhà Sản và bọn Tề cũng chỉ mong thế mà
thôi.
Nước Vệ chả có gì biến đột ngột, nhân cách người thiên hạ xuống đáy
vực, nguồn lực tài nguyên cạn kiệt, nợ nần bên ngoài chồng chất.
Vận mạt còn dăm chục năm nữa chưa tha cho nước Vệ. Ấy là do trời trừng
phạt vua quan, dân chúng băng hoại, thất đức. Vua quan thì tham nhũng,
tranh giành chức quyền. Dân chúng thì bàng quan, chà đạp lên nhau mà tồn
tại.
Phường lưu manh, mạt hạng như mỗ mà còn bàn chuyện đại sự loạn ngôn thế này, ấy cũng là nước mạt mà ra.
Chỉ thương những người có lòng, có tâm với đất nước lại quá ít, không địch nổi bầy lang sói phải bị cảnh khốn cùng.
Người Buôn Gió(Blog Người Buôn Gió)
Trần Dần – Ghi chép về Cải cách Ruộng đất ở Bắc Ninh 1955-1956 (7)
Trần Dần |
Đấu Nguyễn Văn Nga
1. Anh Tụng lên
Mày mất thóc, em mày lấy, mày vu cho tao mày đánh tao.
Nga, mày có đánh anh Tụng không?
Không.
Đả đảo…
Mày có đánh không?
Có.
Đả đảo thái độ ngoan cố…
Mày đuổi tao đi…
Ngảnh mặt lên đây. Khoanh tay lại.
Tao ở với mày bao nhiêu năm, mày đối xử với tao như thế nào? Mày phải nhận.
Mày có đổ cho anh Tụng lấy thóc không?
Có.
Mày có đánh không?
Có.
Trước mày không nhận, bây giờ mày đã nhận mày phải kể lại đi.
Thưa quý toà con mất thóc về hỏi, chả nhẽ ở nhà mất còn có ai, anh Tụng…
Anh với mày à ?
Ông Tụng. Con có hỏi ông Tụng. Xong có đánh.
Đánh thế nào? Đánh thế nào? Nga! Đánh thế nào? Hỏi! Cho mày nói đánh thế nào.
Đánh bằng đòn gánh.
Thế nào nữa? Hỏi!
Trói vào cột.
Cho phép mày quay về ông bà nhân dân mà nói về việc đánh anh Tụng. Phải thưa ông bà.
Thưa ông bà nhân dân, ông Tụng ở với con…
Bao nhiêu năm?
Sáu năm.
Bảy năm chứ.
Vâng bảy năm. Con mất thóc, con đánh anh à ông Tụng. Con trói vào cột.
Mày có treo anh Tụng lên không?
Con trói vào cột… Con có treo ông Tụng lên ạ…
Đả đảo…
Nga! Hỏi! Về sau thóc ai lấy?
Con không biết ạ…
Kết luận: Chúng ta nhân dân thấy bộ mặt ngoan cố tên địa chủ. Nó đã nhận, thóc nó con cháu nó lấy mà nó đổ cho anh Tụng, nó đánh.
2. Ông Sử
Mày đánh tao nát cả người cả ngợm ra.
Con chỉ đánh nát người thôi ạ. Không đánh vào ngợm ạ.
Tao đói quá tao đi bẻ mấy bắp ngô. Tao lấy của nhân dân chứ có lấy của nhà mày đâu? Sao mày lột quần tao ra, chắp 10 roi đánh.
Mày có đánh ông Sử không?
Có.
Năm ấy mày làm gì?
Thưa quý toà con không nhớ ạ.
Mày đánh bằng gì?
Con đánh bằng roi tre ạ. Có máu mê gì đâu?
Dẫn chứng: Mày sai tao với X, Y bắt ông ấy về đánh 10 roi tre đực, lột quần. Ông ấy về đắp cái tã rách, mày lại bắt ra đánh nữa.
Ông ấy ăn cắp ngô, con đi tuần thì con đánh ông ấy chảy máu đít.
3. Em anh Niệm
Anh tao là Niệm làm tình báo, mày uỷ viên hành chính. Anh tao với mày cùng đi buôn. Mày có hiềm với anh tao… Ngày 13/7 mày thủ mưu giết anh tao.
Việc giết anh Niệm và anh Ân thế nào? Nói ra! Kể! Từ đầu chí cuối!
Đả đảo…
Kiên quyết đánh đổ…
Thưa quý toà, thằng Phồn thằng Nghĩa sai con đi giết anh Niệm xuống Làng Chùa.
Nga!
Dạ.
Tao hỏi mày chứ tao hỏi đâu thằng Phồn thằng Nghĩa.
Dạ thằng Phồn thằng Nghĩa là bí thư với chủ tịch.
Mày cơ mà! Mày nhận mày giết cơ mà!
Đả đảo…
Con cầm đá đập óc ông Niệm…
Còn một việc nữa, trong đêm hôm ấy mày giết anh Ân ra sao?
Con với Khoát, Nghĩa, Tộ, Tính, Hậu. Ông Hậu chém.
Chém thế nào?
Chém vào người.
Mày làm gì?
Con lấy gậy đánh.
Đánh thế nào? Kể sao cứ nhát một thế?
Đánh vào người.
Xong sao?
Xong vứt xuống sông.
Kết luận: Ngày 15/7 nó giết hai người: anh Niệm quân báo và anh Ân.
4. Chị Vịnh
Nga! Mày sai chồng tao đi lấy thẻ, mày về mày đánh chồng tao vãi cứt. Đội giảm tô sắp về, mày sợ mày chỉ định chồng tao đi dân công, mày giết chồng tao.
Chị Vịnh: áo bông, khăn vuông tùm hum, khăn tang trắng, nói cứ nhìn đi, nghẹn ngào… 3 con, chồng chết, một mình nuôi.
Mày có đánh ông Vịnh không?
Thưa quý toà, con có đánh ông ấy đâu?
Đả đảo…
Nga! Nhân dân nói vu cho mày à?
Con có đánh đâu?
Năm mày làm quản xã, mày làm thẻ phiên. Chúng tao phải đi tuần, đêm mày bắt chúng tao đánh ông Vịnh. Ông ấy điếc lác, chậm không đi lấy thẻ kịp…
Mày có đánh không?
Dạ, ông bà nhân dân đã vạch thì con có tội!
Mày có đánh không?
Con ở nhà con.
Không khiến mày nói dài. Có hay không?
Có.
Mày có đi buôn lậu không?
Mọi người trong xã…
Có hay không?
Có.
Mày có đi lại họp hành nhà ông Vịnh không?
Không con không họp với ông Vịnh bao giờ!
Ở nhà ông Vịnh cơ mà!
Con có chơi với ông Vịnh đâu.
Đi lại họp hành cơ mà!
Có ạ.
Đả đảo…
Mày giết ông Vịnh thế nào? Nga! Mày có buôn lậu không? Mày làm gì?
Con đi buôn lậu.
Mày làm gì cơ mà? Mày làm chức vụ gì?
Con buôn lậu.
Dẫn chứng: Mày làm uỷ viên hành chính. Nga! Mày làm gì?
Con làm uỷ viên hành chính.
À! Mày làm uỷ viên hành chính mà mày lại đi buôn lậu! Như thế mày có tội không?
Thưa quý toà con có tội.
Mày có tội. Thế mày định giết ông Vịnh để bịt tội đi phải không?
Con có giết đâu. Con ở nhà…
Hôm ấy mày để tao từ 4 giờ sáng đến 9 giờ sáng. Thế là mày đi đâu? Tao bảo mặc kệ B phó cứ về. Gặp mày giữa đường. Mày đi đâu từ 4 giờ sáng đến 9 giờ sáng? Sao mày nói là ở nhà? Mày đem đi lĩnh gạo đâu? Bổn phận mày là B phó mày lãng phí, mỗi người mất mấy trăm bạc quà? Nga! Sáng hôm ấy mày đi đâu?
Con sang công trường lấy gạo.
Vạch lại!
Nga! Mày có đi lĩnh gạo đâu?
Con sang công trường lĩnh gạo chứ không phải đi lấy gạo với toán Từ Sơn…
Nga! Mày đi đâu?
Con sang công trường hỏi gạo ăn buổi sáng.
Mày làm gì?
Con làm B phó.
Mày làm chỉ huy sao mày lại bỏ người ta?
…
Hỏi! Khi ông Vịnh chết thì mày làm thế nào?
Một anh ở y viện về bảo con không biết ông Vịnh sống chết cảm thế nào ngoài đồng. Ban chỉ huy bảo con ra xem có mục đích không. Con đi ra xem với ông nhân dân gọi con ra ruộng dâu.
Mày có khám không?
Con chỉ trông qua chứ không khám.
Mày là chỉ huy, dân công mày chết mà mày không khám chỉ trông qua thôi. Mày khai thế đã đúng chưa? Tại sao mày chỉ trông qua loa? Sao không khám? Đó là một điều vô lý! Mày nhớ ra! Nhớ ra! Khai ra! Nga! Từ đó mày làm gì?
Con sang công trường con báo. Con về nhà con báo cho gia đình ông ấy biết.
Ai cho mày về? Ai cử mày về? Hỏi! Mày đã về báo Ban chỉ huy chưa?
Thưa con là Ban chỉ huy.
Mày là gì ?
Con là C phó.
C phó mà mày chỉ huy cả Ban chỉ huy à? C trưởng có quyền không? Hỏi!
C trưởng bận họp.
Mày báo cáo Ban chỉ huy chưa?
Con đi thẳng sang công trường, Ban chỉ huy đang họp.
Hỏi báo cáo chưa cơ mà.
Con chưa báo cáo.
Hừ! Tại sao mày không báo cáo Ban chỉ huy mà đi thẳng sang công trường? Ai sai mày?
Con đi sang.
Mày tự động đi phải không?
Vâng.
Nga! Hỏi! Ai sai mày về báo cho gia đình ông Vịnh?
Con về.
Mày ra khám ông Vịnh qua loa. Mày không về báo cáo Ban chỉ huy. Mày tự sang công trường. Mày tự về gia đình ông Vịnh. Hỏi! Mày về nói với gia đình ông Vịnh thế nào?
Con nói cảm thế nào có máu, đít quần cũng có máu.
Mày nói với ai nữa?
Nhà ông Vịnh đây này.
Mày nói thế nào nữa?
Con bảo bị cảm.
Đề nghị dẫn chứng: Mày vào Ban thuế 20 người, bảo ông Vịnh bị cảm hộc máu mồm và đít.
Tại sao mày bảo ông Vịnh bị Việt gian giết?
Thưa quý toà, tối hôm ấy khi chôn mới thấy là bị giết.
Nga! Tối hôm ấy đâu! Ngay hôm ấy cơ.
Anh Lý dẫn chứng: Lúc đầu mày bảo bị cảm. Sau mày lại bảo Việt gian giết. Mày bảo đã khám rồi. Khi chôn mày không mặc niệm mặc nung gì.
Tại sao mày bảo Việt gian giết?
Nhân dân hỏi con không biết con nói…
Có nói Việt gian giết không?
Nhân dân hỏi thì con đoán chừng ra…
Hỏi! Ông Vịnh là người thế nào mà Việt gian giết? Ông Vịnh làm gì?
Ông Vịnh đi dân công.
Đi dân công mà Việt gian lại giết? Âm mưu của mày đã giết lại tung tin Việt gian. Mày nói với Ban thuế mày khám cơ mà?
Con đến chung quanh con xem chứ con không lật lên.
Dẫn chứng: Mày khai với chúng tao Ban thuế là mày đã khám lật ngửa lên rồi cơ mà?
Nga! Nhân dân có nói điêu không? Hai người nói cơ mà.
Nhân dân không nói điêu ạ.
Thế sao mày không nhận?
Ông bà ấy nói sai.
Một người nữa lên dẫn: Mày vào Ban thuế, gác cái xe đạp ở hè. Mày nói đã khám rồi, lật xem cả người…
Kết luận: Nó đã lấy xẻng chặt đầu ông Vịnh sắp đứt. Nó chối hết cả. Quanh co, vô lý. Mặc dầu nó chối, mặc dầu không ai trông thấy, nhưng đủ kết luận là nó giết.
5. Ông Đức
Năm 45 mày đánh đứa cháu tao là Hiểu nó lấy 2 bắp ngô mà mày đánh, nó về ốm chết. Mày đánh tao phải bỏ làng đi đến giờ hoà bình mới về. Tao nằm lại nghĩ đến cháu tao, thân già tuổi lão không thấy cháu tao.
Nga! 45 mày làm gì?
Con làm quản xã.
Mày có đánh em Hiểu không?
Ông Đức ông ấy bảo thế thì con có đánh.
Thằng này ngoan cố.
Đả đảo… Kiên quyết…
Dẫn chứng: 28/3/45 ngô hung hung. Mày lấy thanh bạt, đánh nó lăn ở đê. Ba ngày thì nó chết.
Mày có đánh không?
Có ạ.
Đánh thế nào?
Đánh như ông vừa giờ bảo.
Đánh thế nào? Khai!
Thưa quý toà, đánh em Hiểu đi ăn cắp ngô ạ.
Em Hiểu à? Em mày à?
Đánh bằng thanh tre.
Đánh vào đâu?
Đánh vào người ạ.
Em bé nó thế nào?
Đánh xong em bé đi về nhà ạ.
Cho mày báo cáo với nhân dân.
Thưa ông bà nhân dân, em Hiểu…
Em mày à?
Ông Hiểu ắn cắp ngô…
Ăn cắp à? Mày phải nói là đói chứ?
Vâng, ông Hiểu đói đi lấy ngô, con đánh bằng thanh tre.
Mấy hôm anh ấy chết ?
Con không nhớ.
Dẫn chứng: 3 hôm chết. Anh ấy bé…
Nga! Em Hiểu chết vì ai?
Vì con đánh.
6. Anh Chắt
Đánh anh Chắt không?
Có!
Đánh bằng gì?
Đánh bằng tay ạ.
Đánh thế nào?
Con thụi.
Thụi vào đâu?
Vào người.
Người đâu?
Vào lưng.
Nga!
Nó im.
Nga! Sao gọi mày không thưa? Thái độ mày thế à?
Đả đảo…
Mày đánh vào đâu?
Vào bụng.
Vào đâu nữa?
Cạnh sườn.
Vào đâu nữa?
Con không nhớ ạ.
Nga! Thái độ mày như thế à?
7. Đá chết hai người đói ở xa đến nằm ở quán
Thưa quý toà người ta ốm sắp chết mà con lại đá à?
Mày sợ người ta sống lại đi bẻ ngô mày đá chết.
Có không?
Có. Đánh thế nào?
Đá hai cái ạ.
Mày quanh co.
Đả đảo…
Thưa ông bà nhân dân, năm 45 hai ông ấy đói nằm ở điếm thì con đá thêm cho hai cái hai ông ấy chết.
Tại sao giết?
Con sợ các ông ấy bẻ ngô của bà con nhân dân.
Toà vạch: Không phải! Nó sợ lấy của nó.
8. Bà Phấn
Mày vồ tao mày hiếp tao. Mày rình đầu bếp mày vồ tao đi giải. Một lần thứ ba nữa mày chẹt cổ tao ở đầu bếp. Tao khổ sở bỏ nhà chồng mà đi.
Hành động dã man của mày, nói lên! Mày có hiếp không?
Có ạ.
9. Bà Chính
1952 tao khổ sở ở nhờ nhà ông Khôi , tối tao rửa chân chưa đi ngủ, mày sang nhà tao nói chuyện một lúc mày đè tao mày hiếp. Mày doạ nói ở đâu mày giết ở đấy. Tao cho mày nói. Mày nói lên!
Mày có hiếp bà Chính không?
Con đi từ 51 cơ mà.
Một người đàn bà ai lại nói vu cho mày?
Có ạ.
Sao mày lại giơ dao ra?
Con có dao đâu?
Sao mày doạ? Có không?
Có doạ ạ.
10. Bà Chinh
Năm 43 mày làm thẻ phiên tao đi trình ngô mày đè hiếp tao, đến tháng tám tao bế con mày sấn vào bịt mồm hiếp tao. Tao vạch mặt mày là mặt đồ đểu.
Có không?
Có.
11.
Năm 42 tao đi tuần với mày, một chị cắt cỏ mày hiếp, một chị ở Tây Xuyên nữa mày hiếp.
Có không?
Thưa quý toà có.
12. Ông Thìn
Mày lấn ruộng, bờ tre.
Cha ông nhà tôi…
Tôi với mày à?
Đả đảo thái độ láo xược…
Có chiếm đất không?
Có.
Chiếm thế nào?
Tre nó đẻ dần ra lấn sang.
Mày có đào hào không?
Có.
Thế có phải tre đẻ đâu?
Con không đo không biết bao nhiêu.
13. Anh Lý
1949 tao buôn sợi, vốn mày bán của tao mày ăn. Việc thứ hai, tao đi bộ đội, có đôi khuyên cho vợ buôn đỗ mày lấy mất. Cả hai con gà sắp đẻ, mày giết nhà tao.
Có lấy sợi không?
Có.
Có lấy đỗ không?
Có.
Có lấy gà không?
Có.
Lấy làm gì?
Lấy để không cho mang sang bán bên kia sông cho Pháp.
Lấy làm gì?
Ăn ạ.
14.
Vay 200 bạc định đong 3 đấu đỗ, mày cướp sống. Tao mang nợ tới giờ.
Có lấy không?
Có ạ.
Lấy làm gì?
Con ăn.
Mày rượu chè thế nào?
Con ăn hàng ngày, con không nhớ.
Mày mua thịt uống rượu thế nào?
Thưa con có mua thịt mua rượu uống.
Mày phải nói là bán đỗ đi mua thịt rượu chứ. Nga! Nói lên!
Vâng.
15.
Năm 46 triệt để tản cư mày bắt chúng tao chạy thóc lúa cho nhà mày, họ hàng phú nông nhà mày. Tản cư phải gánh ngô cho mày thổi, gác làng cho mày, nhà mày lợn gà, cả làng đi hết, nhiều người gác mà chết.
Các ông ấy chết là tự động về chứ con có sai đâu?
Đả đảo.
Bấy giờ mày làm gì?
Trưởng thôn.
Mày có sai du kích về làng không?
Nó im. Đả đảo.
Có ạ.
Sai về làm gì?
Về trông làng.
Làng còn những ai?
Về trông hoa lợi ạ. Còn chuối.
Chuối mà phải trông à? Ai lấy? Dân đi hết rồi cơ mà!
Nó im.
Nga!
Nga! Ơ vặn không nói à? Mày sai du kích về làm gì?
Trông làng ạ.
Mấy cây chuối à?
Còn đồ đạc của nhân dân ạ.
Mày có sai du kích ghính thóc không?
Có ạ.
Như vậy du kích chết tại ai?
Ông Phương ông Đại có phải là du kích đâu ạ.
Là tự vệ! Tự vệ! Cãi à? Tại ai?
Tại con.
16. Ông Tính
Thưa ông, ông vạch lại cho con.
Mày có đánh ông Tính không?
Con không nhớ ạ.
Mày có treo ông Tính lên điếm không?
Thưa quý toà… có… ạ… Lâu con không nhớ ạ.
Đả đảo.
17. Ông Dăm
Thưa ông, ông vạch lại cho con.
Mày có đánh ông Dăm không?
Có.
Mày đánh ông làm gì?
Để ông ý đau ạ.
Mày có lấy gánh chuối của ông Dăm không?
Không.
Dẫn chứng: Mày lôi ông ấy vào, đập đầu gốc nhãn.
Có lấy không?
Có.
Lấy ở đâu?
Ở cánh đồng đi sang Hạ Dương.
Chỗ nào?
Ở giữa cánh đồng.
Thằng này láo, chỗ gốc nhãn cơ mà!
Đề nghị du kích dẫn tên Nga ra khỏi đấu trường. Đề nghị bà con nghỉ để cho máy nó nghỉ.
Tháng 9 30, 2014
Phạm Thị Hoài biên soạn
© 2014 pro&contra
Tù nhân lương tâm Đậu Văn Dương được thả trước thời hạn
Tù nhân lương tâm Antôn Đậu Văn Dương |
Có thêm một tù nhân lương tâm vừa được trả tự do về nhà trước thời hạn. Đó là anh Đậu Văn Dương.
Tù nhân lương tâm Đậu Văn Dương, sinh năm 1988 thuộc một trong những
thanh niên sinh viên Công giáo- Tin Lành tại Nghệ An bị bắt và bị kết án
tù, hôm nay về nhà sớm bốn tháng so với án tù 42 tháng mà tòa tuyên cho
anh trong phiên phúc thẩm hồi ngày 26 tháng 9 năm 2012 với tội danh
tuyên truyền chống Nhà nước theo điều 88 Bộ Luật Hình sự.
Sau khi về đến nhà ở xã Nam lộc, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An từ Trại
5, Thanh Hóa cựu tù nhân lương tâm Đậu Văn Dương có cuộc trao đổi với
Đài Á Châu Tự do sau đây:
Họ thông báo là cải tạo tốt, nhưng thực tế em có ‘cải tạo’ gì đâu, họ tìm cách để cho mình về.
Gia Minh: Anh bị đưa đến những trại nào:
Anh Đậu Văn Dương: Lúc bị bắt ở Trại Nghị Kim, sau
đó lên Trại 5. Khi mới vào thì trực Trại Nghi Kim bật đèn xanh cho tù
đánh tôi. Có hai người tù đánh tôi gọi là ‘lên bờ xuống ruộng’; đánh từ
lúc vào khoảng 10 giờ cho đến gần 4 giờ sáng. Nếu không có Chúa thì khả
năng tôi không thể đứng ở đây, cũng dễ mà chết rồi. Lúc đó tôi đau nhức
toàn thân, nhưng cũng cầu nguyện nhiều nên vượt qua được.
\
Gia Minh: Khi lên Trại 5, anh có gặp tù nhân lương tâm khác không?
Gia Minh: Khi lên Trại 5, anh có gặp tù nhân lương tâm khác không?
Anh Đậu Văn Dương: Khi lên trại 5 họ nhốt tôi với
những người với các án như ma túy, giết người cướp của, đủ hết.Còn tù
nhân lương tâm thì có một số anh như anh Diệu, anh Duyệt, anh Dũng, anh
Xuân Anh khi họ lên thì có gặp. Tôi gặp anh Diệu được một vài hôm và họ
biết nên tách riêng ra. Anh Duyệt, anh Dũng họ cũng chuyển đi mổi người
mỗi nơi. Anh Xuân Anh còn mấy ngày nữa về thì họ cho ở với tôi.
Gia Minh: Tình hình đối xử ở Trại 5 ra sao?
Anh Đậu Văn Dương: Ở Trại 5 thì họ cũng có nới lỏng
một chút, nhưng tất nhiên cũng có một số cán bộ xúc phạm đến danh dự,
nhân phẩm tôi. Tôi cũng lên tiếng và họ khắc phục được điều đó.
Gia Minh: Cũng giống những tù nhân lương tâm khác có tín ngưỡng, thì trong trại anh có nhận được sách Kinh Thánh theo yêu cầu không?
Anh Đậu Văn Dương: Khi lên Trại trong thời gian đầu
tôi có một cuốn Kinh Thánh, họ thu nhưng tôi đòi lập biên bản, họ nói
(sẽ) cho nhưng cuối cùng lại không cho. Tôi làm đơn kiến nghị- khiếu nại
nhưng ra gặp họ nhất quyết không trả. Họ nói vào tù những sách tôn
giáo: Phật giáo, Công giáo… đều cấm hết, khi nào ra tù mới trả. Tôi viết
tâm thư và bắt đầu tuyệt thực. Trong tâm thư tôi viết tại sao sách Kinh
Thánh Tân Ước dạy con người hướng thiện mà không cho. Các ông sợ sách
hướng thiện hay sao mà không cho phạm nhân đọc. Ngoài ra Kinh Thánh là
niềm tin, là cuộc sống của tôi, như thế các ông đã chà đạp lên niềm tin,
cuộc sống của tôi, và các ông vi phạm vào quyền tự do tôn giáo, tự do
tín ngưỡng. Do đó tôi sẽ tuyệt thực 7 ngày, 10 ngày hoặc lâu hơn nữa đến
khi nào cán bộ trả cuốn Kinh Thánh cho tôi.
Sau khi viết tâm thư và tuyệt thực thì một số cán bộ gọi ra nói
chúng tôi sẽ tìm sách trả lại cho anh; ý của họ muốn tôi ngừng tuyệt
thực; nhưng tôi kiên quyết khi nào trả sách mới ngừng. Lúc đó ông khác
gọi tôi ra để gặp. Chính ông Đinh Công Chiến, người thu sách của tôi nói
rằng những sách về tôn giáo đều cấm hết, nếu muốn nhận thì sau khi hết
án mới được nhận. Anh có kiện ra thủ tướng tôi cũng không sợ. Tôi nói
ông đã vi phạm quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng là quyền tự do cơ bản
của con người, nếu ông không trả tôi tiếp tục tuyệt thực.
Sau đó cách một hôm, ban lãnh đạo họp nhau và trả sách cho tôi nên tôi ăn trở lại.
Xin được nhắc lại, anh Đậu Văn Dương bị bắt hồi ngày 2 tháng 8 năm
2011. Một hoạt động khiến anh Đậu Văn Dương thực hiện và bị kết tội là
tham gia rải truyền đơn kêu gọi tẩy chay bầu cử hội đồng nhân dân các
cấp vào tháng 5 năm 2011. Nhóm của Đậu Xuân Dương gồm có anh cùng Trần
Hữu Đức, Chu Mạnh Sơn và Hoàng Phong. Hiện anh Trần Hữu Đức đang phải
thụ án 39 tháng tù tại Trại Phú Sơn, Thái Nguyên. Chu mạnh Sơn đã hoàn
tất 30 tháng tù hồi tháng 2 vừa qua. Riêng Hoàng Phong chịu 18 tháng tù
treo trong cùng vụ rải tuyền đơn với ba người vừa nói.
Dù được về nhà trước thời hạn, nhưng anh Đậu Văn Dương vẫn phải chịu
quản chế 18 tháng theo bản án tuyên trước đây. Anh này cho biết sẽ tiếp
tục đấu tranh chống lại những sai trái trong xã hội và tham gia sinh
hoạt với các sinh viên Công giáo như trước khi đi tù.
Tất cả những sinh hoạt đó cho dù bị tù, và nay ra tù tôi luôn giữ
điều đó. Những gì mình thấy sai sẽ lên án và lên án đến cùng. Còn những
việc làm phúc đức, sinh hoạt với những anh em sinh viên Công giáo và có
thể cả những người ngoại giáo mình vẫn duy trì sinh hoạt bình thường.
Việc giúp nhau thương yêu đoàn kết thì trong thâm tâm tôi vẫn đề cao
chuyện đó đầu tiên.
Trong thời gian qua có một số tù nhân chính trị được trả tự do trước
thời hạn gồm có ông Trần Tư, ông Trần Tuấn Nam, Nguyễn Long Hội, Trần
Hoàng Giang, Nguyễn Văn Tính, và nay là anh Đậu Văn Dương.
Gia Minh
(RFA)
Phó Thủ tướng Việt Nam kêu gọi tăng cường quan hệ với Mỹ
Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh tại buổi hội thảo về hiện tình quan hệ Việt - Mỹ do Trung Tâm Nguyên Cứu Quốc Tế và Chiến Lược của Hoa Kỳ tổ chức ở thủ đô Washington DC chiều thứ Tư 01/10/2014. |
Nhân chuyến thăm Hoa Kỳ và họp bàn với Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry,
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam, ông Phạm Bình Minh đã
có một bài phát biểu về ngoại giao Việt Nam và quan hệ Việt Mỹ hướng tới
kỷ niệm 20 năm quan hệ hai nước tại Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu
quốc tế ở Washington DC.
Vì hòa bình và ổn định
Trong bài phát biểu khoảng 10 phút tại Trung tâm Chiến lược và Nghiên
cứu Quốc tế (CSIS) ở Washington DC vào chiều ngày 1 tháng 10, Bộ trưởng
Ngoại giao Phạm Bình Minh ca ngợi những bước tiến đã đạt được trong quan
hệ Việt Mỹ suốt 20 năm qua và nhìn nhận còn nhiều tiềm năng để cho mối
quan hệ này tiếp tục phát triển vì hòa bình và ổn định của khu vực châu Á
Thái Bình Dương:
“Có rất nhiều triển vọng cho hai nước để làm việc cùng nhau vì lợi ích của người dân hai nước và vì hòa bình, thịnh vượng của khu vực châu Á Thái Bình Dương. Đó là lý do vì sao hơn một năm trước, Chủ tịch Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama tuyên bố quan hệ hai nước là đối tác toàn diện để cung cấp một khuôn khổ rộng cho hợp tác song phương trên nhiều lĩnh vực để nắm bắt được những tiềm năng đó… khi chúng ta nhìn vào lễ kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ hai Việt Mỹ, cả hai nước đều tự hào vì những tiến bộ mỗi nước đạt được và những thách thức mà hai nước đã vượt qua.”
Ông Phạm Bình Minh điểm lại tóm tắt những thành tựu mà hai nước đã đạt
được trong suốt 20 năm qua kể từ khi bình thường hóa quan hệ. Theo Bộ
trưởng Phạm Bình Minh, 20 năm sau bình thường hóa quan hệ, thương mại
hai chiều đã tăng hơn 130 lần so với thời gian đầu đạt 30 tỷ đô la vào
năm 2013, và hai nước cũng đang tích cực đàm phán hiệp định đối tác
xuyên Thái Bình dương TPP góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế tại
Việt Nam. Về mặt quan hệ giữa nhân dân hai nước, kể từ khi bình thường
hóa quan hệ đến nay, Việt Nam hiện đã trở thành nước đứng đầu khối ASEAN
trong việc gửi sinh viên sang du học tại Mỹ. Con số sinh viên Việt Nam
du học tại Mỹ là hơn 16.000 sinh viên. Bên cạnh đó hai nước cũng tiến
hành một loạt các đối thoại cấp cao trong các lĩnh vực chính trị, quốc
phòng, lao động và nhân quyền. Quan hệ hợp tác hai nước đã được mở rộng
sang nhiều lĩnh vực như môi trường, thay đổi khí hậu, nhân đạo, cứu trợ
thảm họa và việc Việt Nam tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên
Hiệp Quốc.
Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam cũng ca ngợi thỏa thuận hạt nhân dân sự 123 được ký kết giữa Mỹ và Việt Nam vừa được quốc hội Mỹ phê chuẩn.
Bên cạnh những tiến bộ đã đạt được, người đại diện chính phủ Việt Nam cũng nhìn nhận những vấn đề còn lại trong quan hệ hai nước, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến cuộc chiến Việt Nam như chất độc da cam, và người Mỹ mất tích.
Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam cũng ca ngợi thỏa thuận hạt nhân dân sự 123 được ký kết giữa Mỹ và Việt Nam vừa được quốc hội Mỹ phê chuẩn.
Bên cạnh những tiến bộ đã đạt được, người đại diện chính phủ Việt Nam cũng nhìn nhận những vấn đề còn lại trong quan hệ hai nước, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến cuộc chiến Việt Nam như chất độc da cam, và người Mỹ mất tích.
Thắt chặt quan hệ hơn nữa
Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh tại buổi hội thảo về hiện tình quan hệ Việt - Mỹ do Trung Tâm Nguyên Cứu Quốc Tế và Chiến Lược của Hoa Kỳ tổ chức ở thủ đô Washington DC chiều thứ Tư 01/10/2014. |
Nói về những khuyến nghị với chính phủ hai nước để tìm cách thắt chặt hơn nữa quan hệ Việt Mỹ, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đánh giá cao những khuyến nghị được đưa ra trong báo cáo của CSIS vể quan hệ Việt Mỹ có tựa tạm dịch là một Kỷ nguyên mới trong quan hệ Việt Mỹ, trong đó có một số khuyến nghị mà theo ông Phạm Bình Minh là đã để chờ đợi quá lâu. Đại ý các khuyến nghị được đưa ra trong báo cáo bao gồm việc sắp xếp chuyến thăm của Tổng thống Barack Obama đến Việt Nam vào năm 2015 nhân kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ, thúc đẩy các chuyến thăm và làm việc giữa các đoàn đại biểu quốc hội hai nước, tiến hành các đối thoại giữa chính phủ Mỹ và Bộ Công an Việt Nam về các vấn đề quyền con người, kết thúc các đàm phán TPP, nới lỏng lệnh cấm bán vũ khí sát thương dành cho Việt Nam…
Cuối bài phát biểu của mình, Bộ trưởng Phạm Bình Minh cũng đưa ra những đề nghị chung trong quan hệ hai nước:
“Cả hai nước cần tăng gấp đôi nỗ lực của mình để làm sâu hơn quan hệ hai nước và làm việc trong khuôn khổ của ASEAN và các đối tác khác để đảm bảo hòa bình, ổn định và thịnh vượng trong khu vực và hơn thế. Hai nước nên làm việc tích cực hơn nữa với các nước khác để hoàn tất TPP. Với việc ASEAN xây dựng cộng đồng chung đến năm 2015, Việt Nam sẽ gia tăng nỗ lực để thắt chặt hơn quan hệ đối tác giữa ASEAN và Mỹ. Hòa bình, thịnh vượng và an ninh ở khu vực châu Á Thái Bình Dương đòi hỏi một Việt Nam mạnh hơn trong một ASEAN đoàn kết và sự tham gia của các nước có liên quan trên toàn thế giới, đặc biệt là Hoa Kỳ. Chúng ta không thể thay đổi lịch sử nhưng có thể làm thay đổi tương lai bằng cách làm việc cùng nhau.”
Trong phần trả lời các câu hỏi, Bộ trưởng Phạm Bình Minh cũng nói đến mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Theo ông, quan hệ giữa hai nước không có ảnh hưởng đến việc phát triển quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam và Mỹ:
“Chính sách ngoại giao của chúng tôi là đa dạng, đa phương, có nghĩa là chúng tôi phát triển quan hệ với tất cả các nước. Chúng tôi có quan hệ với các cường quốc. Với Trung Quốc, chung tôi có quan hệ đối tác chiến lược, với Mỹ, chúng tôi có quan hệ đối tác toàn diện. Phát triển quan hệ với một nước này không làm ảnh hưởng đến quan hệ của chúng tôi với các nước khác. Khi chúng tôi phát triển quan hệ với nước này thì điều đó không phụ thuộc vào quan hệ của chúng tôi với nước khác.”
Liên quan đến câu hỏi về việc dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, Bộ trưởng Phạm Bình Minh nói ông chào đón bất cứ những quyết định nào liên quan đến vấn đề này và mong muốn quan hệ hai nước sẽ còn bình thường hơn. Đây cũng là điều mà ông đã nói đến trong buổi nói chuyện tại Hiệp hội châu Á ở New York hôm 24 tháng 9. Tại đó, Bộ trưởng Phạm Bình Minh nói rằng lệnh cấm bán vũ khí sát thương là điều bất bình thường duy nhất trong quan hệ giữa hai nước.
Việt Hà
(RFA)
Mỹ đã gỡ bỏ một phần cấm bán vũ khí cho VN
Quyết định đã được Ngoại trưởng Mỹ John Kerry thông báo trong cuộc hội
đàm với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh tại
Washington, DC ngày 2/10 (giờ địa phương).
Theo thông báo trên website của Bộ Ngoại giao Mỹ, lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam được gỡ bỏ một phần.
Ảnh: AP |
Các hãng thông tấn nước ngoài dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ
Jen Psaki ngày 2/10 cho biết: “Ngoại trưởng Mỹ đã thông báo với Phó Thủ
tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh rằng Bộ Ngoại giao
Mỹ đã tiến hành các bước nhằm cho phép việc chuyển giao các loại vũ khí
phòng thủ liên quan đến an ninh hàng hải cho Việt Nam trong tương lai”.
Trong một cuộc họp báo khác, các quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết
việc bán bất kỳ vũ khí cụ thể nào cho Việt Nam sẽ được đánh giá trên cơ
sở từng trường hợp một theo đề nghị cung cấp thiết bị quốc phòng từ Việt
Nam.
Các quan chức này cho biết trọng tâm là giúp đỡ Việt Nam tuần tra, phòng
vệ trên Biển Đông và các loại vũ khí mà Mỹ sẽ bán cho Việt Nam có thể
là các hệ thống vũ khí trên không và tàu chiến. Tuy nhiên, các quan chức
này từ chối nêu cụ thể loại vũ khí nào có thể được cân nhắc bán cho
Việt Nam.
Trong khi đó, hãng tin Reuters dẫn lời các quan chức cấp cao giấu tên
của Mỹ cho biết Washington muốn hỗ trợ Việt Nam thông qua việc tăng
cường khả năng giám sát và bảo vệ bờ biển của Việt Nam, đồng thời cũng
nói thêm rằng máy bay do thám “sát thủ săn ngầm” P-3 có thể là một trong
những thương vụ đầu tiên giữa 2 bên.
Reuters cho hay mong muốn thắt chặt quan hệ với Việt Nam đang nằm trong
chiến lược tái tập trung về mặt kinh tế, chính trị và quân sự vào châu
Á của Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Phát biểu bên cạnh ông Phạm Bình Minh tại Washington ngày 2/10, ông
Kerry cho biết: “Công bằng mà nói trong năm đầu tiên thiết lập quan hệ
đối tác toàn diện giữa hai nước, chúng ta đã đạt được những bước tiến bộ
đáng kể như Hiệp định hợp tác giữa hai Chính phủ về sử dụng hòa bình
năng lượng hạt nhân (Hiệp định 123), hợp tác an ninh, kinh tế và các vấn
đề quan trọng khác đối với cả hai nước chúng ta”, theo thông cáo trên
website Bộ Ngoại giao Mỹ.
Đáp lại lời phát biểu của ông Kerry, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao
Việt Nam Phạm Bình Minh nói: “Kể từ khi thiết lập quan hệ đối tác toàn
diện giữa hai nước, chúng ta đã ghi nhận nhiều thành tựu trong tất cả
lĩnh vực - kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng và các lĩnh vực
khác”.
Linh Thư
(VNN)
Thủ tướng không hài lòng về EVN
Năng suất lao động ngành điện thấp đến khó tin cùng
với cung cách quản lý, tuyển dụng có vấn đề của Tập đoàn này khiến Thủ
tướng không hài lòng.
EVN: 67 ngàn lao động "ghi chữ, thu tiền"
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) hiện đang có tới 67 ngàn lao động "ghi chữ, thu tiền", trong khi năng suất lao động chỉ bằng 1/10 so với Singapore, chưa bằng một nửa Thái Lan và Malaysia…
Báo cáo tại buổi làm việc giữa Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công thương chiều 2/10, ông Hoàng Quốc Vượng - Chủ tịch Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, 9 tháng đầu năm 2014 sản lượng điện của tập đoàn ước đạt trên 105 tỷ kwh, tăng hơn 10,7% so với cùng kỳ 2013. Tập đoàn này đã đưa vào phát điện 4 tổ máy với tổng công suất trên 1.600 MW; khởi công 3 dự án nhà máy nhiệt và thủy điện….
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) hiện đang có tới 67 ngàn lao động "ghi chữ, thu tiền", trong khi năng suất lao động chỉ bằng 1/10 so với Singapore, chưa bằng một nửa Thái Lan và Malaysia…
Báo cáo tại buổi làm việc giữa Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công thương chiều 2/10, ông Hoàng Quốc Vượng - Chủ tịch Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, 9 tháng đầu năm 2014 sản lượng điện của tập đoàn ước đạt trên 105 tỷ kwh, tăng hơn 10,7% so với cùng kỳ 2013. Tập đoàn này đã đưa vào phát điện 4 tổ máy với tổng công suất trên 1.600 MW; khởi công 3 dự án nhà máy nhiệt và thủy điện….
EVN hiện đang có tới 67 ngàn lao động ghi, đọc chỉ số công tơ và thu tiền điện |
Ở khía cạnh năng suất lao động tại EVN,
ông Vượng thừa nhận, hiện vẫn còn “quá thấp”. Đơn cử, Tổng công ty Điện
lực HCM có năng suất lao động cao nhất hiên là 2,4 triệu kwh/người lao
động; trong khi con số này tại Malaysia khoảng 2,9 triệu kwh/người lao
động và tại Tập đoàn Tepco (Nhật Bản) là 7,5 triệu kwh/người lao
động….Tính chung, năng suất lao động ngành điện Việt Nam chưa bằng một
nửa Thái Lan, bằng 3/4 Malaysia và chỉ bằng 1/10 so với Singapore.
“Ngành điện phấn đấu tới năm 2020 năng suất lao động sẽ ngang bằng với
Thái Lan, Malaysia”, Chủ tịch EVN nói.
Con số về năng suất lao động ngành điện thấp khiến Thủ tướng không hài lòng.
“Năng suất lao động trong ngành điện hiện Việt Nam chỉ bằng 40% Thái Lan, 10% Singapore, có phải vậy không? Chúng ta yếu ở khâu nào, do trình độ lao động, hệ thống máy truyền tải công nghệ lạc hậu hay do biên chế gia tăng…? Tôi được biết có Chi cục Điện lực, lãnh đạo trước khi nghỉ hưu nhận thêm hàng trăm nhân viên vào làm việc. Thử hỏi như thế thì làm sao năng suất lao động cao được?” – Thủ tướng đặt câu hỏi với Chủ tịch Tập đoàn EVN.
Cắt nghĩa nguyên nhân khiến năng suất lao động ngành điện đang quá thấp, ông Phạm Lê Thanh – Tổng Giám đốc EVN bổ sung, do phụ thuộc vào trang thiết bị hiện nay. Trong khi các nước đã chuyển sang sử dụng công tơ điện tử đo lượng điện tiêu thụ từ xa, truyền dữ liệu về trung tâm điều hành và in luôn hóa đơn. Khâu thanh toán cũng thực hiện qua “trung gian” là chuyển khoản ngân hàng…. Thì tại Việt Nam, vẫn cần một số lượng lớn cán bộ đi “ghi chữ, thu tiền”. Riêng lực lượng này trong ngành điện hiện chiếm tới 67 ngàn người.
“Số lượng nhân sự “ghi chữ, thu tiền” lớn cũng khiến năng suất lao động ngành điện thấp. Còn biên chế, thì hiện tập đoàn đã dừng tuyển mới ở tất cả các đơn vị thành viên” – Tổng giám đốc EVN trần tình.
Thừa nhận chuyện bộ máy biên chế “phình to” đã ảnh hưởng tới năng suất lao động của ngành, Chủ tịch EVN Hoàng Quốc Vượng “hứa” với Thủ tướng, EVN đang và sẽ triển khai nhiều giải pháp trước mắt cũng như lâu dài như lắp đặt công tơ điện tử, khuyến khích người dân đóng tiền điện qua ngân hàng… để nâng cao năng suất lao động của ngành.
Trước thực trạng này, Thủ tướng yêu cầu EVN xem xét lại bộ máy, cắt giảm tinh gọn biên chế Người đứng đầu Chính phủ sốt ruột, “nếu như năng suất lao động ngành điện thấp là do biên chế tăng quá lớn thì không cần phải chờ đến năm 2020 mới đạt ngang bằng Thái Lan, mà phải cắt giảm ngay. Giảm biên chế không có nghĩa là đẩy người lao động ra đường, mà cần sắp xếp lại cho đúng vị trí, trình độ để nâng cao năng suất lao động lên”.
Bộ máy cồng kềnh khiến năng suất lao động ngành điên thấp, Thủ tướng nhấn mạnh thêm, không riêng gì ngành điện mà các ngành khác cũng phải xem xét, đánh giá lại năng suất lao động, chi phí, giá thành và hiệu quả hoạt động. Với tinh thần này, người đứng đầu Chính phủ hoan nghênh đề xuất của EVN và yêu cầu tập đoàn này hoàn thành và báo cáo Chính phủ đề án về sử dụng công nghệ quản lý lưới điện và thu tiền điện thông minh để xem xét, quyết định.
Giảm thủ tục, đảm bảo cân đối điện, xăng dầu
Cũng tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Bộ Công Thương cần tập trung rà soát, đề xuất ban hành mới các cơ chế, chính sách theo hướng thông thoáng nhất, thuận lợi nhất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân và doanh nghiệp.
“Các đồng chí thử đi làm doanh nghiệp, đi làm kinh doanh như người dân thì các đồng chí sẽ thấy rất nhiều vướng mắc rất vô lý. Những vướng mắc hoàn toàn có thể sửa được mà không mất tiền bạc. Chúng ta phải sửa đổi vì cuộc sống đòi hỏi, phải sửa vì thực tiễn cuộc sống đã phát triển và vượt qua tất cả các quy định cũ của chúng ta” - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu.
Ngoài ra, ngành công thương cũng phải đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế gồm cân đối điện, than và xăng dầu. Thủ tướng cho rằng việc vượt kế hoạch khai thác 1 triệu tấn dầu thô, tiêu thụ thêm 500 ngàn tấn than trong năm nay đã đóng góp 0,16 đến 0,2 điểm phần trăm GDP, và nếu ngành Công Thương đạt mức tăng trưởng công nghiệp 7,2% và trên 7,2% thì tăng trưởng GDP 5,8% là hoàn toàn khả thi và có thể cao hơn.
Trường Giang
Con số về năng suất lao động ngành điện thấp khiến Thủ tướng không hài lòng.
“Năng suất lao động trong ngành điện hiện Việt Nam chỉ bằng 40% Thái Lan, 10% Singapore, có phải vậy không? Chúng ta yếu ở khâu nào, do trình độ lao động, hệ thống máy truyền tải công nghệ lạc hậu hay do biên chế gia tăng…? Tôi được biết có Chi cục Điện lực, lãnh đạo trước khi nghỉ hưu nhận thêm hàng trăm nhân viên vào làm việc. Thử hỏi như thế thì làm sao năng suất lao động cao được?” – Thủ tướng đặt câu hỏi với Chủ tịch Tập đoàn EVN.
Cắt nghĩa nguyên nhân khiến năng suất lao động ngành điện đang quá thấp, ông Phạm Lê Thanh – Tổng Giám đốc EVN bổ sung, do phụ thuộc vào trang thiết bị hiện nay. Trong khi các nước đã chuyển sang sử dụng công tơ điện tử đo lượng điện tiêu thụ từ xa, truyền dữ liệu về trung tâm điều hành và in luôn hóa đơn. Khâu thanh toán cũng thực hiện qua “trung gian” là chuyển khoản ngân hàng…. Thì tại Việt Nam, vẫn cần một số lượng lớn cán bộ đi “ghi chữ, thu tiền”. Riêng lực lượng này trong ngành điện hiện chiếm tới 67 ngàn người.
“Số lượng nhân sự “ghi chữ, thu tiền” lớn cũng khiến năng suất lao động ngành điện thấp. Còn biên chế, thì hiện tập đoàn đã dừng tuyển mới ở tất cả các đơn vị thành viên” – Tổng giám đốc EVN trần tình.
Thừa nhận chuyện bộ máy biên chế “phình to” đã ảnh hưởng tới năng suất lao động của ngành, Chủ tịch EVN Hoàng Quốc Vượng “hứa” với Thủ tướng, EVN đang và sẽ triển khai nhiều giải pháp trước mắt cũng như lâu dài như lắp đặt công tơ điện tử, khuyến khích người dân đóng tiền điện qua ngân hàng… để nâng cao năng suất lao động của ngành.
Trước thực trạng này, Thủ tướng yêu cầu EVN xem xét lại bộ máy, cắt giảm tinh gọn biên chế Người đứng đầu Chính phủ sốt ruột, “nếu như năng suất lao động ngành điện thấp là do biên chế tăng quá lớn thì không cần phải chờ đến năm 2020 mới đạt ngang bằng Thái Lan, mà phải cắt giảm ngay. Giảm biên chế không có nghĩa là đẩy người lao động ra đường, mà cần sắp xếp lại cho đúng vị trí, trình độ để nâng cao năng suất lao động lên”.
Bộ máy cồng kềnh khiến năng suất lao động ngành điên thấp, Thủ tướng nhấn mạnh thêm, không riêng gì ngành điện mà các ngành khác cũng phải xem xét, đánh giá lại năng suất lao động, chi phí, giá thành và hiệu quả hoạt động. Với tinh thần này, người đứng đầu Chính phủ hoan nghênh đề xuất của EVN và yêu cầu tập đoàn này hoàn thành và báo cáo Chính phủ đề án về sử dụng công nghệ quản lý lưới điện và thu tiền điện thông minh để xem xét, quyết định.
Giảm thủ tục, đảm bảo cân đối điện, xăng dầu
Cũng tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Bộ Công Thương cần tập trung rà soát, đề xuất ban hành mới các cơ chế, chính sách theo hướng thông thoáng nhất, thuận lợi nhất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân và doanh nghiệp.
“Các đồng chí thử đi làm doanh nghiệp, đi làm kinh doanh như người dân thì các đồng chí sẽ thấy rất nhiều vướng mắc rất vô lý. Những vướng mắc hoàn toàn có thể sửa được mà không mất tiền bạc. Chúng ta phải sửa đổi vì cuộc sống đòi hỏi, phải sửa vì thực tiễn cuộc sống đã phát triển và vượt qua tất cả các quy định cũ của chúng ta” - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu.
Ngoài ra, ngành công thương cũng phải đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế gồm cân đối điện, than và xăng dầu. Thủ tướng cho rằng việc vượt kế hoạch khai thác 1 triệu tấn dầu thô, tiêu thụ thêm 500 ngàn tấn than trong năm nay đã đóng góp 0,16 đến 0,2 điểm phần trăm GDP, và nếu ngành Công Thương đạt mức tăng trưởng công nghiệp 7,2% và trên 7,2% thì tăng trưởng GDP 5,8% là hoàn toàn khả thi và có thể cao hơn.
Trường Giang
(Infonet)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét