-Tố Hữu, Nhà Thơ Biết Tiên Tri
AlanPhan Tố Hữu, Nhân Kỷ Niệm 30 Năm Ngày Thành Lập Quân Đội Trung Quốc(Đại thi hào Tố Hữu, Nguyên Phó Thủ Tướng VNDCCH, Uỷ Viên Trung Ương Đảng –
Trích Tập Thơ Gió Lộng – Xuất bản 1961 tại Hà Nội -)
(GNA: Tuần này, xin giới thiệu bài Thoát Á Luận của Yukichi đã thay đổi tư duy của cả một dân tộc để xây dựng một nước Nhật ngày nay. Khoảng 100 năm sau, nhà tư tưởng Tố Hữu cũng viết những bài thơ gây nhiều hiệu ứng tương tự. Đó là Việt Nam ngày nay.)
Đường Sang Nước Bạn
Đường sang nước bạn chiều xuân
Con tàu liên vận vui chân dặm trường
Đồng Đăng đây, nọ Bằng Tường
Song song đôi mặt như gương với hình
Bên ni biên giới là mình
Bên kia biên giới cũng tình quê hương…
Chào Trung-quốc, giang sơn hùng vĩ,Quê Hồng-quân Vạn Lý Trường Chinh!
Hồn các anh xưa, những người chiến sĩ,
Đầu đỏ ngôi sao, không sợ thác ghềnh.
Từ Giang Tây lên Thiểm-Cam-Ninh,
Ăn tuyết nằm sương, mặt đầy máu bụi,
Lòng mạnh hơn sông, gan to hơn núi,
Vai làm thang, lưng làm cầu.
Rừng thẳm sông sâu,
Không thể gì ngăn được!
Ôi tiếng sáo Ly Quê thuở trước,
Hồng-quân đi đến đâu
“Sông phải rẽ nước,
Núi phải cúi đầu”
Các anh đi, lay động địa cầu.
Từ thuở ấy, nước tôi còn nô lệ,
Máu Xô-viết mới đầm đià đất Nghệ.
Tôi lớn lên, nhưng chưa được làm người,
Thèm một quê hương, một mảnh đất, khoảng trời.
Vời vợi Diên An, mộng mười sáu tuổi!
Từ ấy, đã biết bao đèo suối,
Chúng tôi đi, theo lối các anh đi,
Mười lăm năm trường kỳ kháng chiến,
Như các anh đã đi, đã đến,
Như các anh, giành biển, giành trời,
Hai ngọn cờ đỏ máu thơm tươi,
Chiến thắng ôm nhau, biên cương mở hội.
Hôm nay tôi đi từ Hà Nội,
Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.
Con tàu đưa tôi đến Trung-hoa:
Bốn hướng mênh mông, bao la trời đất,
Ồ tất cả của ta đây, sướng thật !
Bánh xe quay trong gió, bánh xe quay
Cuốn hồn ta như tỉnh như say,
Như lịch sử chạy nhanh trên đường thép
Đưa ta đến một ngày mai tuyệt đẹp.
Ôi buổi bình minh dày dọc đường
Mướt xanh bờ liễu, vút hàng dương,
Trắng phau nội cỏ cừu phơi tuyết,
Ngạt ngào đồng xanh mịn phấn hương.
Vui nhỉ tiếng cười quanh giếng máy,
Hoa đào đôi bím nở trong sương.
Làng hay phố đó, tường vôi mới,
Băng đá tan trên dòng Trường-giang…
Mặt trời lên, nắng chói lưng đồi,
Hết khổ rồi em nhỉ, Hỉ Nhi ơi!
Em mặc áo hoa, cúi đi hài ấm,
Em nói em cười má em đỏ thắm;
Em đẹp em thơm như quả táo đầu cành,
Phơi phới đời em cao vút như dương xanh.
Trung-quốc đó: Sức thanh xuân bừng dậy,
Có phải chăng xưa nàng tiên nữ ấy
Mấy nghìn năm đày đọa tháp Lôi-phong
Vươn mình lên rực rỡ dưới cờ hồng!
Trung-quốc đó: Bàn tay nào huyền diệu
Đã nắn lại cả dung nhan dáng điệu,
Mặt đồng khô xóa sạch những bờ ngăn,
Như mặt người tươi dần những đường nhăn,
Gót chân bước trên đường xanh nhún nhảy,
Như nhịp trống ương ca, như biển ngời sóng chạy!
Văn Thiên Tường ơi!
Nếu anh sống lại
Đến bến bờ Bột-hải
Thăm Sơn-hải-quan
Anh sẽ không còn khóc mãi
Nàng Mạnh Khương xưa mùa đông
Bơ vơ đi mang áo rét cho chồng
Đắp Trường Thành Vạn Lý
Tôi đã gặp Mạnh Khương nhiều chị
Khắp công trường rộn rã như ong
Vui chồng vui vợ
Vai gánh vai gồng
Bạt núi khơi sông
Mùa đông không lạnh nữa
Tưng bừng đuốc lửa thâu đêm
Cướp thời gian thay búa thay liềm!
Ôi hai chữ Tự-do: Đôi hài vạn dặm,
Đôi cánh thần tiên bay lên xanh thẳm
Tôi đã trông, tôi đã thấy: Nơi đây
Hai mươi năm nhảy vọt một ngày
Sáu trăm triệu bàn tay: Một núi
Thép gang luyện từ bùn lầy, than bụi!
Quang vinh thay Đảng những con người
Cờ đỏ giương cao, đứng dậy làm trời
“Tia lửa nhỏ đốt cháy đồng cỏ rộng”
Mao Trạch Đông!
Tôi đã thấy: Dáng người cao lồng lộng
Đẹp như một ngọn cờ Hồng
Trên mặt người, mặt đất mênh mông.
Tôi đã thấy ngày xưa đâu đó
Một tia lửa nhỏ
Trong xóm nhỏ Tương-đàm (a)
Cháy lan dần, đỏ khắp Hồ Nam
Thành ngọn lửa hôm nay: Trung-quốc !
Soi sáng phương Đông, châu Phi, châu Úc,
Lửa dâng cao, lửa Cách Mạng Tháng Mười
Rát mặt loài lang nhung, ấm dạ loài người.
Sáng thêm nữa, đời đời, ngọn lửa
Của Trung-hoa, của chúng ta, tất cả!
Của chúng ta, muôn ngọn lửa lên cao
Cho cả địa cầu thành một ngôi sao!
******************************************
(a) Tương-đàm: Quê hương Mao chủ tịch.
(b) People’s Liberation Army của Trung Quốc khai sinh vào ngày 1 tháng 8 năm 1927
Dân oan Dương Nội biểu tình trước triển lãm Cải Cách Ruộng Đất
Theo thông tin chúng tôi vừa nhận được, bà con dân oan Dương Nội đã
diễu hành tới Bảo tàng Lịch Sử Quốc Gia số 25 phố Tông Đản để tham dự
triển lãm về Cải Cách Ruộng Đất.
Lúc 11h sáng bà con tới nơi, nhưng được bảo vệ bảo tàng nói là đã đóng cửa nghỉ trưa, phải chờ tới 14h mới mở cửa trở lại.
Bà con nông dân đã phải ngồi ở vường hoa Cổ Tân đợi đến chiều để vào, nhưng chính người bảo vệ nói trên cùng với một số an ninh mặc thường phục cho biết phòng triển lãm đã đóng cửa bảo dưỡng, để sửa chữa một số vấn đề về ánh sáng.
Được biết cuộc triển lãm lần này tập trung vào phần "được" của cuộc Cải cách ruộng đất, so sánh tình trạng phân biệt giàu nghèo giữa địa chỉ và nông dân, và những hình ảnh người nông dân cười hạnh phúc khi có ruộng đất trong tay. Phần "chưa được" của CCRĐ không được đề cập đến vì theo ông Nguyễn Văn Cường, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia: “Chúng tôi chỉ chọn những gì tích cực nhất mà cải cách mang lại”. “Chúng tôi không coi đó là một vết thương mà coi đó là bài học xương máu trong quá trình thực hiện cuộc cách mạng dân chủ. Bên cạnh đó, chúng ta sử dụng tư liệu của Đảng, Bác Hồ khi sửa sai. Chứ chúng tôi không coi đó là một vấn đề chính trong trưng bày để xoáy sâu vào mất mát hay tổn thất gì. Cái đó Đảng ta đánh giá rồi".
Lúc 11h sáng bà con tới nơi, nhưng được bảo vệ bảo tàng nói là đã đóng cửa nghỉ trưa, phải chờ tới 14h mới mở cửa trở lại.
Bà con nông dân đã phải ngồi ở vường hoa Cổ Tân đợi đến chiều để vào, nhưng chính người bảo vệ nói trên cùng với một số an ninh mặc thường phục cho biết phòng triển lãm đã đóng cửa bảo dưỡng, để sửa chữa một số vấn đề về ánh sáng.
Được biết cuộc triển lãm lần này tập trung vào phần "được" của cuộc Cải cách ruộng đất, so sánh tình trạng phân biệt giàu nghèo giữa địa chỉ và nông dân, và những hình ảnh người nông dân cười hạnh phúc khi có ruộng đất trong tay. Phần "chưa được" của CCRĐ không được đề cập đến vì theo ông Nguyễn Văn Cường, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia: “Chúng tôi chỉ chọn những gì tích cực nhất mà cải cách mang lại”. “Chúng tôi không coi đó là một vết thương mà coi đó là bài học xương máu trong quá trình thực hiện cuộc cách mạng dân chủ. Bên cạnh đó, chúng ta sử dụng tư liệu của Đảng, Bác Hồ khi sửa sai. Chứ chúng tôi không coi đó là một vấn đề chính trong trưng bày để xoáy sâu vào mất mát hay tổn thất gì. Cái đó Đảng ta đánh giá rồi".
Trên FB chị Dư A Liên đùa: "Em có một ước mơ là đảng quang vinh vĩ
đại đỉnh cao trí tuệ của chúng ta bây giờ tiến hành cải cách ruộng đất
hay nhà đất gì đó phát như hồi xưa. Em ấp ủ hi dọng có đứa nào nó giàu
tình thương mến thương, giàu đức hi xinh nó chia cho bần nông như em cái
nhà rộng rộng đẹp đẹp của nó. Còn nếu hông đứa nào chịu chia thì đảng
phải tổ chức đấu tố để nó nhận ra lỗi lầm của nó là quá giàu, quá nhiều
đất đai, tài sản trong khi xung quanh nó nhiều người nghèo không có đất
cắm dùi, mờ mắt kiếm miếng ăn. Phải làm triệt để thu hồi toàn bộ tài sản
về tay dân vô sản chúng mình như lời bài quốc tế ca mà mỗi lần hát lên
là em nghẹn ngào rưng rưng xúc động: "bao nhiêu tài sản ắt qua tay
mình". Lúc đó chắc em đội ơn đảng muôn năm, dà em xin hứa từ nai cho đến
cuối cuộc đời ngày nầu em cũng ca bài: "đảng đã cho ta mùa xưng".
(Dân luận)
Dân oan không được xem triển lãm cải cách ruộng đất ?
Tễu
TIN HOT: ĐÓNG CỬA TRIỂN LÃM CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT ?
Nhân viên bảo tàng thông báo: Triển lãm cải cách đóng cửa với lý do gặp sự cố ánh sáng. (Có quay được video).
Tin và ảnh: FB Trịnh Bá Phương & Bạch Hồng Quyền
Lịch sử không phải để thù hận
Hà Nội đang có một cuộc triển lãm nhỏ, một cuộc triển lãm không có gì đồ
sộ về quy mô, chỉ 150 hiện vật, trong một phòng trưng bày không lớn, về
một thời gian lịch sử chưa xa, mới 60 năm.
Nhưng nó đang gây những cơn sóng không nhẹ trong ký ức nhiều thế hệ công
chúng, không chỉ những người từng là nhân chứng. Vì nó là triển lãm Cải
cách ruộng đất.
Trong hàng triệu người quan tâm đến cuộc triển lãm nhỏ bé này có mẹ tôi.
Bà là một phụ nữ có trí nhớ khá lạ lùng. 20 năm nay, bà vẫn nhớ những
gì đã xảy ra từ 40 năm trở về trước. Trong mỗi bữa cơm gia đình, nhất là
những ngày giỗ chạp, lễ Tết, câu chuyện của bà cuối cùng thế nào cũng
xoay về “cái hồi cải cách”.
Mẹ tôi nhớ rành rọt ngày ấy, tháng ấy, mùa đông năm ấy, bà ngoại mặc áo
kép màu gì, đang vừa cho con bú vừa chia lộc cúng rằm cho mấy người đến
nộp tô thế nào; ông đang đọc sách uống trà trên cái ghế nào thì “đội”
đến thị uy ra sao, người ăn kẻ ở trong nhà đột nhiên hỗn láo thế nào với
các cụ. Mẹ tôi nhớ đến từng củ khoai lang gày gò như đốt tay mà người
họ hàng xa lén lút dúi cho khi mẹ bế em đói gần lả đứng đầu ngõ. Mẹ nhớ
cái dáng nhẫn nại của ông ngoại cúi gằm xuống trên cái sân gạch bỏng rát
nghe đấu tố. “Tội nghiệp, ông cả đời chỉ đọc sách và đi làm việc công,
ruộng cả ao liền, tiền bạc trong nhà bà lo hết, cách mạng bảo ông đưa
bao nhiêu, ông lại về khảo bà, bà lại dúi cho, ông biết gì là bóc lột
đâu mà khai”. Mẹ nhớ từng cái sập lim, từng cái rương, từng cái áo cánh
hoa lý, đôi xà tích bạc của cụ cố, của ông bà đã theo chân “đội” phát
tán khắp làng trên xóm dưới.
Trong ký ức của một cô bé 10 tuổi là mẹ tôi khi ấy, cải cách ruộng đất
là cả một nỗi buồn mênh mang u ám trùm lên suốt thời thơ ấu. Bằng cớ rõ
nhất là ký ức của mẹ hình như dừng lại từ “cải cách”, những dấu mốc thời
gian về sau không len được vào bộ nhớ của mẹ.
Nhưng cũng thật kỳ lạ là khi chúng tôi hỏi: "Sao mẹ suốt ngày kể về cải
cách, mà thỉnh thoảng có người ở quê ra, nào khám chữa bệnh, nào đi thi
đại học, nào xin việc, toàn là con cháu của những người ngày xưa đấu tố
ông bà, sao mẹ vẫn niềm nở mời ở lại, nấu nướng cho ăn, dúi tiền tàu xe,
quà cáp khi về? Sao mẹ không cấm cửa họ? Nhớ lâu thế sao mẹ không
ghét?".
Câu trả lời nhẹ nhõm bất ngờ: “Thì toàn họ hàng làng xóm cả, không gần
thì xa, ghét họ thì về quê còn nhìn ai nữa? Mình bị trời bắt phải nhớ
thì cứ nhớ thế thôi, chứ cũng nên thương họ, lúc ấy, bảo họ làm thế nào
thì họ làm, họ có nhận thức được như thế là bạc, là ác, là sai trái
đâu”.
Khi chúng tôi trưởng thành, đi làm, tiếp xúc xã hội, quen biết thêm rất
nhiều nhân chứng của cải cách, chúng tôi bắt đầu hiểu cái cuộc cách mạng
long trời lở đất về tư liệu sản xuất những năm 50 của thế kỷ trước trên
khắp vùng nông thôn miền Bắc - Trung bộ ấy không chỉ là ký ức buồn của
những cô bé như mẹ tôi. Nó có thể là nỗi cay đắng của hàng chục nghìn
gia đình từ đủ ăn đủ mặc đến tài sản “cò bay thẳng cánh”, nay trở nên
tay trắng, nó có thể là niềm oan khuất của hàng nghìn người đã mở rộng
cả tấm lòng lẫn hầu bao cho cách mạng thời tiền khởi nghĩa, thời kháng
chiến rồi nhận về những xúc phạm, nghi kỵ, những đấu tố và thậm chí cả
cái chết.
Nhưng nó cũng là niềm vui của hàng triệu bần cố nông khác khi lần đầu
được dắt con trâu ra đồng với tư cách “chủ nhân ông”, lần đầu được cày
trên thửa ruộng “của mình”, lần đầu được ăn cơm trên bộ tràng kỷ mát
lạnh xa lạ mà ba đời cha ông mình không dám mơ ước, dẫu ngay mùa sau,
con trâu không biết chăm đã kiệt sức mà chết, bộ tràng kỷ đã chẻ ra nấu
cỗ trong một dịp liên hoan với “đội”, còn thửa ruộng chỉ sau 2-3 vụ lúa
đã trở lại thành “tài sản chung” trong công cuộc hợp tác hóa nông
nghiệp.
Và ở phương diện khác, nó cũng là nguồn động lực không nhỏ cho những
đoàn dân công hỏa tuyến, những đội Vệ quốc đoàn được thành lập vội vã từ
vùng giải phóng, hào hứng băng đèo xẻ núi lên Điện Biên, tham gia vào
một chiến dịch lớn chưa từng thấy trong lịch sử chiến tranh Đông dương,
để rồi kết thúc bằng chiến thắng Điện Biên Phủ lẫy lừng. Những đội quân
ấy ra đi, với một niềm tin lớn lao là mẹ, vợ, con họ ở nhà đã có dù chỉ
một nửa hay một phần ba suất trâu cày, đã có hoa lợi từ sào ruộng giắt
lưng cho qua mùa giáp hạt. Dẫu cho đến tận bây giờ, bài toán ruộng đất
vẫn làm nhức nhối cả xã hội, thì ngày ấy, trong một khoảng thời gian rất
ngắn ngủi, gần 10 triệu bần cố nông Việt Nam đã chạm tay vào giấc mơ
ấy.
Lịch sử không bao giờ đi bằng một chân và cũng không cá nhân nào, dù
mạnh đến đâu, có thể một mình đi ngược dòng chảy của nó mà không bị cuốn
phăng, không bị bầm dập.
Có nhiều tư liệu đã và đang dần dần được công bố về cải cách, về nguyên
nhân, mục tiêu của công cuộc này, từ nhiều phía khác nhau, cả chính
thống và phi chính thống.
Cuộc triển lãm Cải cách ruộng đất nho nhỏ và chắc chắn chỉ là ban đầu
này cũng đã bắt đầu gây ra những tranh cãi không nhỏ: 60 năm rồi còn
khơi lại làm gì vết thương đã thành sẹo? Đã “bạch hóa” sao không bày ra
cho hết, nói cho hết? Đã công nhận sai và có sửa sai, sao không công bố
trọn vẹn tư liệu về kết quả, hậu quả của sai lầm? Và đã xin lỗi, sao
không có chính sách ở diện rộng bù đắp cho thân nhân những người chịu
oan ức?
Biết bao nhiêu câu hỏi có thể đặt từ một triển lãm bé nhỏ về một thời
đau thương đã quá nửa thế kỷ. Chắc chắn chẳng cá nhân và tổ chức nào có
thể đủ năng lực và thẩm quyền trả lời cũng như giải quyết ngay. Có nhiều
người đã chết trong oan khuất, nhiều người có thể vẫn ôm nỗi nghẹn ngào
uất hận, và cũng rất nhiều người như mẹ tôi, nhớ chỉ vì “trời bắt nhớ”,
chứ chẳng giận ai, chẳng ghét ai.
Vậy thì hãy để lịch sử đã bị quên lãng hiện ra, từ từ, bằng những bắt
đầu giản dị như triển lãm Cải cách ruộng đất. Người xem, dù là nhân
chứng hay 2-3 thế hệ sau sẽ tự hiểu, tự đánh giá, chẳng cần nhiều lời,
không thiên kiến và càng không là thù hận.
Thu Hà
(VnExpress)
Jonathan London - Vài điều kiện cần thiết của một xã hội dân chủ
Cách đây không lâu một người bạn (người Việt Nam) đã hỏi tôi về quan
hệ giữa văn hóa, giáo dục, và dân chủ. Tất nhiên bạn này đang quan tâm
đến mối quan hệ này trong bối cảnh của Việt Nam ngày nay. Cụ thể, bạn
này đã muốn biết có những cuốn sách hay nào đề cập vấn đề này. Là một
người đã được đào tạo trong ngành xã hội học chính trị tôi cũng biết
nhiều tài liệu liên quan. Nhưng khi bạn hỏi, tôi phải suy ngẫm từ đầu vì
lâu lâu không nghĩ nhiều về những ý tưởng này một cách liên quan đến
Việt Nam.
Thực ra, quan hệ giữa văn hóa, giáo dục, và dân chủ là khá phức tạp và đầy tranh cãi. Đặc biệt khi chúng ta muốn hỏi liệu có một quan hệ nhân quả nào giữa (một mặt) văn hóa và giáo dục và (mặt khác) dân chủ. Phức tạp không chỉ là vì những khái niệm này (văn hóa, giáo dục, dân chủ) mang lại những ý nghĩa khác nhau hay những quan điểm khác nhau. Mà vì sự đa dạng của những điều kiện vật chất, chính trị, xã hội qua lịch sử. Điều dó không có nghĩa là chúng ta chỉ có thể đầu hàng, từ bỏ mọi hy vọng. Thay vì đó, chỉ chấp nhận hai điều: (1) Kinh nghiệm quốc tế cho thấy còn khó khẳng định có một quan hệ trực tiếp giữa văn hóa/giáo dục và dân chủ; (2) Tuy vậy, chúng ta có đủ bằng chứng để kết luận có một liên kết mạnh giữa “phát triển con người” và chính trị dân chủ.
Khái niệm và thực trạng
Ở Việt Nam có những ý tưởng khác nhau về ý nghĩa của văn hóa, giáo dục, và dân chủ. Để bắt đầu tìm hiểu thêm, xin làm rõ những khái niệm này đã. (Không phải vì tôi giả định bạn đọc không biết mà vì nghĩ là muốn trao đổi nên có một cơ sở.)
Trong ba khái niêm ‘văn hóa’ cũng có thể là mơ hồ nhất, đặc biệt ở Việt Nam. Cách sử dựng từ văn hóa ở Việt Nam làm cho tôi rất đau đầu. Nước nào đều có một nên văn hóa hay (đúng hơn) những đặc trưng văn hóa của nó. Theo tôi, nên hiểu văn hóa một cách cơ bản và khách quan nhất. Nói cho đơn giản, văn hóa là những ý tưởng, giá trị, và tín ngưỡng được chia sẻ và có ảnh hưởng đến hành vi của người dân trong một bối cảnh xã hội nhất định. Nói thế mới nắm bắt những nội dung cột yếu của một văn hóa, dù chấp nhận nói thế chưa nói gì hết về nội dung của “văn hóa Việt Nam.”
Tôi không dám nói văn hóa Việt Nam là gì và cũng rất ngại tin ai bảo là biết sự trả lời của câu hỏi đó. Văn hóa là quá phức tạp. Ở đây chỉ xin chia sẻ vài ý về những cách tiếp cận ‘văn hóa’ tôi thường thấy ở Việt Nam.
Có những người cho rằng văn hóa là vấn đề về “trình độ” học vấn hoặc là về “dân trí.” Xin chia sẻ với các bạn tôi không thích những cụm từ như “dân trí” hay “trình độ văn hóa”. Theo tôi, những khái niệm này phản ánh một thái độ phong kiến và bảo thủ. Xin đừng giả định cái gọi là ‘văn hóa’ trong những chính sách của nhà nước là văn hóa thực sự của người Việt. Văn hóa không thế nào mà sản phẩm của nhà nước. Song, cũng không tể hiểu văn hóa một cách phi chính trị, như chính K. Marx đã thấy. Chúng ta có thể thảo luận mãi về ý nghĩa của ‘văn hóa Việt Nam.’ Mời cách bạn cãi nhau vô tư!
Còn giáo dục thì sao? Khi nói đến giáo dục chúng ta chủ yếu nghĩ đến nhà trường. Nhưng, chúng cũng có thể hay thậm chí nên hiểu giáo dục gồm những hành động mà tạo ra, nâng cao, hay truyền đạt kiến thức, kỹ năng, dự tính, và đạo đức. Hiểu thế, hơn là một ngành của nhà nước hay nhà trường, giáo dục là một qua trình xã hội mà có thể xây ra ở bất cứ bối cảnh nào, từ nhà trường cho đến nhà ở hay chỗ việc làm. Muốn nói đến một hệ thống giáo dục thì lại chuyện khác. Nó gồm có tất cả những tổ chức, thể chế (chủ yếu chính thức) xoay quanh những hành động giáo dục, trong đó có các loại trường và trung tâm giáo dục. (Vậy, ‘hệ thống’ học thêm dạy của Việt Nam nằm ở đâu?) Đối với những mục đích kinh tế xã hội chính trị, thì sự quan trọng của giáo dục là ở chỗ làm cho còn người phát triển những năng lực kinh tế, xã hội chính trị nhất định. Ở đây, chưa nói gì đến nội dung của giáo dục cả.
Còn giáo dục ở Việt Nam? Một lần nữa (và ở nước nào cũng vậy) không thể hiểu nền giáo dục nếu không tính đến bối cảnh xã hội, chính trị, kinh tế, hay văn hóa của nó. Ở Việt Nam hiện nay đang thấy những thảo luận sôi nổi về giáo dục. Ngoài những thảo luận như “nên có ipad hay không?,” “nên mặc áo màu gì,” và “phải đóng tiền bao nhiêu để được con mình vào lớp ‘chất lượng,’” cũng có những tranh luận về nội dung chương trình và chiến lược sự phạm. Tất nhiên có những nội dung chính trị trong nội dung chương trình giáo dục. Theo tôi được biết, giáo dục về dân chủ ở Việt Nam đến nay còn chưa phát triển mạnh.
Đối với dân chủ, tôi chưa được thuyết phục cái gọi là “dân chủ tập trung” là dân chủ thực sự. Tôi cũng biết về những hạn chế của cái gọi là “dân chủ tư bản” chứ. Hãy tìm hiểu về xã hội Mỹ, chẳng hạn. Đó là một nước mà có những thể chế dân chủ thực sự. Nhưng cũng có thể coi nó một nên dân chủ “chất lượng thấp”. Đúng hơn là một nền dân chủ đã bị 1% số người gọi là giới giàu nhất bắt làm con tin. Về định nghĩa, tôi đồng ý với lập trường P. Schmitter và T. Karl trong bài viết nổi tiếng của họ, Dân chủ là gì…và không phải là gì?
Thực ra, quan hệ giữa văn hóa, giáo dục, và dân chủ là khá phức tạp và đầy tranh cãi. Đặc biệt khi chúng ta muốn hỏi liệu có một quan hệ nhân quả nào giữa (một mặt) văn hóa và giáo dục và (mặt khác) dân chủ. Phức tạp không chỉ là vì những khái niệm này (văn hóa, giáo dục, dân chủ) mang lại những ý nghĩa khác nhau hay những quan điểm khác nhau. Mà vì sự đa dạng của những điều kiện vật chất, chính trị, xã hội qua lịch sử. Điều dó không có nghĩa là chúng ta chỉ có thể đầu hàng, từ bỏ mọi hy vọng. Thay vì đó, chỉ chấp nhận hai điều: (1) Kinh nghiệm quốc tế cho thấy còn khó khẳng định có một quan hệ trực tiếp giữa văn hóa/giáo dục và dân chủ; (2) Tuy vậy, chúng ta có đủ bằng chứng để kết luận có một liên kết mạnh giữa “phát triển con người” và chính trị dân chủ.
Khái niệm và thực trạng
Ở Việt Nam có những ý tưởng khác nhau về ý nghĩa của văn hóa, giáo dục, và dân chủ. Để bắt đầu tìm hiểu thêm, xin làm rõ những khái niệm này đã. (Không phải vì tôi giả định bạn đọc không biết mà vì nghĩ là muốn trao đổi nên có một cơ sở.)
Trong ba khái niêm ‘văn hóa’ cũng có thể là mơ hồ nhất, đặc biệt ở Việt Nam. Cách sử dựng từ văn hóa ở Việt Nam làm cho tôi rất đau đầu. Nước nào đều có một nên văn hóa hay (đúng hơn) những đặc trưng văn hóa của nó. Theo tôi, nên hiểu văn hóa một cách cơ bản và khách quan nhất. Nói cho đơn giản, văn hóa là những ý tưởng, giá trị, và tín ngưỡng được chia sẻ và có ảnh hưởng đến hành vi của người dân trong một bối cảnh xã hội nhất định. Nói thế mới nắm bắt những nội dung cột yếu của một văn hóa, dù chấp nhận nói thế chưa nói gì hết về nội dung của “văn hóa Việt Nam.”
Tôi không dám nói văn hóa Việt Nam là gì và cũng rất ngại tin ai bảo là biết sự trả lời của câu hỏi đó. Văn hóa là quá phức tạp. Ở đây chỉ xin chia sẻ vài ý về những cách tiếp cận ‘văn hóa’ tôi thường thấy ở Việt Nam.
Có những người cho rằng văn hóa là vấn đề về “trình độ” học vấn hoặc là về “dân trí.” Xin chia sẻ với các bạn tôi không thích những cụm từ như “dân trí” hay “trình độ văn hóa”. Theo tôi, những khái niệm này phản ánh một thái độ phong kiến và bảo thủ. Xin đừng giả định cái gọi là ‘văn hóa’ trong những chính sách của nhà nước là văn hóa thực sự của người Việt. Văn hóa không thế nào mà sản phẩm của nhà nước. Song, cũng không tể hiểu văn hóa một cách phi chính trị, như chính K. Marx đã thấy. Chúng ta có thể thảo luận mãi về ý nghĩa của ‘văn hóa Việt Nam.’ Mời cách bạn cãi nhau vô tư!
Còn giáo dục thì sao? Khi nói đến giáo dục chúng ta chủ yếu nghĩ đến nhà trường. Nhưng, chúng cũng có thể hay thậm chí nên hiểu giáo dục gồm những hành động mà tạo ra, nâng cao, hay truyền đạt kiến thức, kỹ năng, dự tính, và đạo đức. Hiểu thế, hơn là một ngành của nhà nước hay nhà trường, giáo dục là một qua trình xã hội mà có thể xây ra ở bất cứ bối cảnh nào, từ nhà trường cho đến nhà ở hay chỗ việc làm. Muốn nói đến một hệ thống giáo dục thì lại chuyện khác. Nó gồm có tất cả những tổ chức, thể chế (chủ yếu chính thức) xoay quanh những hành động giáo dục, trong đó có các loại trường và trung tâm giáo dục. (Vậy, ‘hệ thống’ học thêm dạy của Việt Nam nằm ở đâu?) Đối với những mục đích kinh tế xã hội chính trị, thì sự quan trọng của giáo dục là ở chỗ làm cho còn người phát triển những năng lực kinh tế, xã hội chính trị nhất định. Ở đây, chưa nói gì đến nội dung của giáo dục cả.
Còn giáo dục ở Việt Nam? Một lần nữa (và ở nước nào cũng vậy) không thể hiểu nền giáo dục nếu không tính đến bối cảnh xã hội, chính trị, kinh tế, hay văn hóa của nó. Ở Việt Nam hiện nay đang thấy những thảo luận sôi nổi về giáo dục. Ngoài những thảo luận như “nên có ipad hay không?,” “nên mặc áo màu gì,” và “phải đóng tiền bao nhiêu để được con mình vào lớp ‘chất lượng,’” cũng có những tranh luận về nội dung chương trình và chiến lược sự phạm. Tất nhiên có những nội dung chính trị trong nội dung chương trình giáo dục. Theo tôi được biết, giáo dục về dân chủ ở Việt Nam đến nay còn chưa phát triển mạnh.
Đối với dân chủ, tôi chưa được thuyết phục cái gọi là “dân chủ tập trung” là dân chủ thực sự. Tôi cũng biết về những hạn chế của cái gọi là “dân chủ tư bản” chứ. Hãy tìm hiểu về xã hội Mỹ, chẳng hạn. Đó là một nước mà có những thể chế dân chủ thực sự. Nhưng cũng có thể coi nó một nên dân chủ “chất lượng thấp”. Đúng hơn là một nền dân chủ đã bị 1% số người gọi là giới giàu nhất bắt làm con tin. Về định nghĩa, tôi đồng ý với lập trường P. Schmitter và T. Karl trong bài viết nổi tiếng của họ, Dân chủ là gì…và không phải là gì?
Đừng nghe những người mà chẳng biết gì về dân chủ nói xấu đến dân
chủ. Một chế độ dân chủ phải dựa vào thể chế pháp trị. Trong một xã hội
dân chủ uy quyền của nhà nước và chính phủ là uy quyền mà chính nhân dân
trao, chấp nhận, và rút ra qua những cơ chế dân chủ. Trong một xã hội
dân chủ, những đảng được phép cạnh tranh với điều kiện phải hành động
theo những nguyên tắc dân chủ. Đảng phái nào mà cầm quyền không được
phép loại trừ khả năng những đảng phái khác có thẻ lên được. Trong một
xã hội dân chủ xã hội dân sự và nhân quyền được thúc đẩy và bảo vệ
nghiêm túc, không cho phép côn đồ hung dữ dù thuộc bất cứ loại nào xâm
phạm quyền dân sự chính đáng của mọi công dân v.v.
Quay về Việt Nam, tôi (tạm) sẵn sàng có một thái độ tương đối (nếu chưa tuyệt đối) cởi mở đối với ‘tầm nhìn dân chủ’ của TT Nguyễn Tấn Dũng. Nhưng cũng lo là ‘dân chủ’ ấy chưa phải là chính hiệu, đặc biệt khi chúng ta vẫn chưa thấy một bước cụ thể nào. Rõ ràng, muốn có chế độ dân chủ, phải thay đổi những thiết chế chính thức. Phải cải cách sâu rộng. Dù chấp nhận quan điểm của Schmitter và Karl hay thích ‘tầm nhìn’ dân chủ của nhóm 61 đảng viên hay thậm chí Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng thì chúng ta vẫn phải đối phó với một số câu hỏi như sau:
Nếu chúng ta chấp nhận rằng hiện nay xã hội Việt Nam còn thiếu dân chủ (như chính ngài Thủ Tướng đã nhiều lần hàm ý) thì phải làm gì và làm thế nào để thay đổi hiện trạng? Ngoài những vấn đề chính trị, vai trò của tăng trưởng kinh tế là như thế nào, và dân chủ ở Việt Nam sẽ yêu cầu những gì đối với văn hóa và giáo dục của đất nước?
Những cơ chế mang lại và củng cố dân chủ: Ở đâu là văn hóa, giáo dục?
Bạn của tôi là một người hiểu nhiều về những thế mạnh cũng như những điểm yếu của một nền chính trị dân chủ, nhất kiểu dân chủ của Mỹ. Cũng là một người lo lắng là nhiều người ở Việt Nam còn chưa có những động thái phù hợp với một xã hội dân chủ. Bạn thấy này không chỉ đối với dân chúng mà chính đối với những người đang đòi dân chủ.
Ví dụ rõ nhất là vào tháng 5 vừa rồi, khi Việt Nam đã gặp sự cố vì bạo loạn ở một số tỉnh liên quan hành động xâm lược của Trung Quốc. Theo một số nhà bình luận, vấn đề là “dân trí” của người Việt Nam là quá thấp để có một phong trào chính trị có tính dân chủ và độ trật tự xã hội cao. (Tôi lại thấy vấn đề là nhân dân Việt Nam còn quá thiếu kinh nghiệm với chính trị dân chúng chưa nói đến hoạt động chính trị dân chủ.) Nếu “dân trí” của dân chúng là quá thấp, không phù hợp với một xã hội dân chủ thì phải cứ chỉ cho phép những người ‘dân trí cao’ và ‘đúng đắn’ hành động, tốt nhất là trong phòng kín? Hay nên thúc đẩy những thay đổi thế nào? Và làm sao làm dược?
Theo nhiều người, cơ chế quan trọng nhất đối với quá trình dân chủ hóa chính là phát triển kinh tế. Theo quan điểm này, dù cũng có thể quan trọng, những thay đổi về văn háo và giáo dục cũng chí có thể có được với sự phát triển kinh tế. Sự phát triển kinh tế cũng quan trong vì chỉ với nó có thể có một giai cấp trung lưu đủ lớn để yêu cầu những cải cách dân chủ. Những quan điểm này là ở trung tâm của học thuyết hiện đại hóa chính trị, một học thuyết không mới nhưng vẫn có ảnh hưởng lớn trong lĩnh vực chính trị học. Trong một bài ngắn tôi không thể đi sâu vào vấn đề. Vì thế, tôi chỉ xin giới thiệu tác phẩm của một học già người Mỹ, Seymour Martin Lipset (1922-2006), một nhân vật khá quan trọng trong những tranh luận về dân chủ. Tôi không giả định thảo luận trên sẽ đắp lại tất cả câu hỏi nhưng ít nhất có thể hữu dụng.
Vào năm 1959 (khi Việt Nam nằm trong thời điểm đầy bi kịch), ông Lipset đã viết bài “Vài điều kiện cần thiết của một xã hội dân chủ: sự phát triển kinh tế và chính trị công chính”. Trong bài, Lipset cho rằng phát triển kinh tế và dân chủ hóa có một sự liên kết. Quan trọng hơn, qua phân tích, ông cho rằng cơ chế quan trọng nhất trong quá trình phát triển kinh tế chính trị (đối với dân chủ hóa) là phát triển kinh tế thường mang lại những giá trị và thái độ dân chủ hơn, hướng tới một cấu trúc giải cấp xã hội ít bị phân cực hơn, một tầng lớp trung lưu rộng lớn hơn, và quan hệ giữa người với người (associational life) lành mạnh hơn. Hơn nữa, trong công trình nghiên cứu này, ông luôn luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của pháp trị, loan báo về những nguy cơ của chính trị cực đoan, làm rõ tầm quan trọng của việc hạn chế sự bất công bằng, bất bình đẳng, và nỗ lực để tạo ra sự phát triển của một giải cấp trung lưu lớn.
Sau nhiều năm, chúng ta biết sự liên kết giữa phát triển kinh tế và dân chủ là phức tạp. Những nước như Singapore (dù nhỏ) cho thấy phát triển kinh tế không có nghĩa là nền chính trị dân chủ sẽ tự động xuất hiện. Đặc biệt Ông Lý Quang Diệu (và gần đây hơn Jackie Chan) khẳng định người phương Đông không cần dân chủ hay văn hóa phương Đông không phù hợp với dân chủ. Nếu thế thì Hàn Quốc, Nhật Bản, và Đài Loan là gì?
Mặt khác, chúng ta cũng thấy ở các nước thu nhập trung bình, thì quá trình dân chủ hóa nhiều khi là không vững chắc hay thậm chí rơi vào một quá trình suy thoái (v.d. Philippines). Trong những nước này những thể chế dân chủ là chưa đủ mạnh hay chưa được bảo vệ một cách hữu hiệu. Theo L. Diamond, nhà học thuyết hàng đầu của hôm nay, biến số “phát triển con người” (theo ý nghĩa của A. Sen v.v.) là yếu tố quyết định nhất trong việc phát triển dân chủ. Dù vậy, vẫn còn những nước còn đang phát triển (như Indonesia) mà đã chuyển sang một xã hội dân chủ một cách trật tự, an toàn, và có vẻ hiệu quả.
Làm gì?
Vậy, Việt Nam muốn dân chủ hay một nước dân chủ hơn, nên đề ý những đề nghị của Lipset? Nói là phải có phát triển kinh tế trước khi có dân chủ nhưng những trở ngại lớn nhất của Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế rất có thể xuất phát từ việc đất nước còn thiếu dân chủ. Nếu thế, trong quá trình cải cách nhằm phát triển kinh tế, phải hướng tới chế độ pháp trị. Phải tập trung vào việc mở rộng những cơ hội kinh tế xã hội một cách tối đa nhằm mở rộng giải cấp trung lưu. Trong quá trình dân chủ hoá phải tránh việc có những quan điểm cực đoan ở mọi phía (nhất là từ phía nhà nước). Phải khuyến khích những thái độ, những hành vi dân chủ. Phải ngừng ngay những chiến dịch đàn áp. Phải bỏ quan điểm xem cả văn hóa lẫn giáo dục là những công cụ để giữ nguyên trạng, bảo vệ lợi ích, v.v.
Là người Mỹ, tôi không ngây thơ về dân chủ. Là nhà nghiên cứu về Việt Nam, tôi không ngây thơ về đất nước Việt Nam. Thúc đẩy dân chủ là không dễ đâu. Nhưng ít nhất những nghiên cứu sẵn có về dân chủ ở các nước cũng có thể giúp đất nước Việt Nam đi vào những cuộc thảo luận sâu hơn. Dù chưa đủ, nâng cao sự hiểu biết về những điều kiện cần thiết của một xã hội dân chủ cũng là bước quan trọng của mọi công dân có trách nhiệm và có ý chí nhằm giúp Việt Nam bước lên con đường tới dân chủ.
Khác so với trước, người dân Việt Nam hiện nay có nhiều cơ hội để tiếp cận thông tin. Khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề cập đến dân chủ, nhiều người Việt Nam hỏi: Ông ta đang thực sự nói gì vậy? Tôi vẫn nghĩ rằng, Việt Nam sẽ dân chủ trước Trung Quốc. Chỉ hy vọng cho dân Việt Nam (và sức khoẻ tâm lý của tôi) là quá trình này sẽ đến sớm chứ không muộn.
Ai cũng muốn con đường của Việt Nam tới một xã hội dân chủ văn minh, trật tự, an toàn. Song, quan điểm mà cho rằng ‘dân trí’ của người Việt Nam còn quá thấp để có một chế độ dân chủ theo tôi rất giống những quan điểm từ thời Pháp thuộc. (Nếu thế đất nước Việt Nam đã chưa thoát tư duy thuộc địa?). Chủ nghĩa Lenin, vốn được coi là một đường lối, một tư duy cách mạng chưa chắc là tốt hơn. Cả hai quan điểm (CN thuộc địa và CN Lenin) đều giả định người dân Việt Nam thường giống như là trẻ con, là ‘bà con,’ là sực vật mà chỉ có lòng không có ý. Muốn văn hóa dân chủ hãy tạo ra một xã hội bình đẳng. Muốn dân chủ hãy phát triển một hệ thống giáo dục mới, cho phép những sinh viên và nhà nghiên cứu tìm hiểu một cách chuẩn, không sợ gì. OK?
Vừa rồi tôi mới bắt đầu đọc một cuốn sách có tên “Giáo dục, dân chủ, và phát triển.” Khi nào đọc song sẽ chia sẻ vài lời đánh giá. Trước đó, xin hỏi, muốn dân chủ ở Việt Nam (dù là dân chủ như thế nào) thì cái gì là quan trọng? Bên cạnh những chuyện chính trị thì sự quan trọng của tăng trưởng kinh tế, ‘văn hóa,’ và giáo dục là như thế nào. Tôi có quan điểm của mình nhưng lại vẫn không giả định tôi biết hết.
Quay về Việt Nam, tôi (tạm) sẵn sàng có một thái độ tương đối (nếu chưa tuyệt đối) cởi mở đối với ‘tầm nhìn dân chủ’ của TT Nguyễn Tấn Dũng. Nhưng cũng lo là ‘dân chủ’ ấy chưa phải là chính hiệu, đặc biệt khi chúng ta vẫn chưa thấy một bước cụ thể nào. Rõ ràng, muốn có chế độ dân chủ, phải thay đổi những thiết chế chính thức. Phải cải cách sâu rộng. Dù chấp nhận quan điểm của Schmitter và Karl hay thích ‘tầm nhìn’ dân chủ của nhóm 61 đảng viên hay thậm chí Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng thì chúng ta vẫn phải đối phó với một số câu hỏi như sau:
Nếu chúng ta chấp nhận rằng hiện nay xã hội Việt Nam còn thiếu dân chủ (như chính ngài Thủ Tướng đã nhiều lần hàm ý) thì phải làm gì và làm thế nào để thay đổi hiện trạng? Ngoài những vấn đề chính trị, vai trò của tăng trưởng kinh tế là như thế nào, và dân chủ ở Việt Nam sẽ yêu cầu những gì đối với văn hóa và giáo dục của đất nước?
Những cơ chế mang lại và củng cố dân chủ: Ở đâu là văn hóa, giáo dục?
Bạn của tôi là một người hiểu nhiều về những thế mạnh cũng như những điểm yếu của một nền chính trị dân chủ, nhất kiểu dân chủ của Mỹ. Cũng là một người lo lắng là nhiều người ở Việt Nam còn chưa có những động thái phù hợp với một xã hội dân chủ. Bạn thấy này không chỉ đối với dân chúng mà chính đối với những người đang đòi dân chủ.
Ví dụ rõ nhất là vào tháng 5 vừa rồi, khi Việt Nam đã gặp sự cố vì bạo loạn ở một số tỉnh liên quan hành động xâm lược của Trung Quốc. Theo một số nhà bình luận, vấn đề là “dân trí” của người Việt Nam là quá thấp để có một phong trào chính trị có tính dân chủ và độ trật tự xã hội cao. (Tôi lại thấy vấn đề là nhân dân Việt Nam còn quá thiếu kinh nghiệm với chính trị dân chúng chưa nói đến hoạt động chính trị dân chủ.) Nếu “dân trí” của dân chúng là quá thấp, không phù hợp với một xã hội dân chủ thì phải cứ chỉ cho phép những người ‘dân trí cao’ và ‘đúng đắn’ hành động, tốt nhất là trong phòng kín? Hay nên thúc đẩy những thay đổi thế nào? Và làm sao làm dược?
Theo nhiều người, cơ chế quan trọng nhất đối với quá trình dân chủ hóa chính là phát triển kinh tế. Theo quan điểm này, dù cũng có thể quan trọng, những thay đổi về văn háo và giáo dục cũng chí có thể có được với sự phát triển kinh tế. Sự phát triển kinh tế cũng quan trong vì chỉ với nó có thể có một giai cấp trung lưu đủ lớn để yêu cầu những cải cách dân chủ. Những quan điểm này là ở trung tâm của học thuyết hiện đại hóa chính trị, một học thuyết không mới nhưng vẫn có ảnh hưởng lớn trong lĩnh vực chính trị học. Trong một bài ngắn tôi không thể đi sâu vào vấn đề. Vì thế, tôi chỉ xin giới thiệu tác phẩm của một học già người Mỹ, Seymour Martin Lipset (1922-2006), một nhân vật khá quan trọng trong những tranh luận về dân chủ. Tôi không giả định thảo luận trên sẽ đắp lại tất cả câu hỏi nhưng ít nhất có thể hữu dụng.
Vào năm 1959 (khi Việt Nam nằm trong thời điểm đầy bi kịch), ông Lipset đã viết bài “Vài điều kiện cần thiết của một xã hội dân chủ: sự phát triển kinh tế và chính trị công chính”. Trong bài, Lipset cho rằng phát triển kinh tế và dân chủ hóa có một sự liên kết. Quan trọng hơn, qua phân tích, ông cho rằng cơ chế quan trọng nhất trong quá trình phát triển kinh tế chính trị (đối với dân chủ hóa) là phát triển kinh tế thường mang lại những giá trị và thái độ dân chủ hơn, hướng tới một cấu trúc giải cấp xã hội ít bị phân cực hơn, một tầng lớp trung lưu rộng lớn hơn, và quan hệ giữa người với người (associational life) lành mạnh hơn. Hơn nữa, trong công trình nghiên cứu này, ông luôn luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của pháp trị, loan báo về những nguy cơ của chính trị cực đoan, làm rõ tầm quan trọng của việc hạn chế sự bất công bằng, bất bình đẳng, và nỗ lực để tạo ra sự phát triển của một giải cấp trung lưu lớn.
Sau nhiều năm, chúng ta biết sự liên kết giữa phát triển kinh tế và dân chủ là phức tạp. Những nước như Singapore (dù nhỏ) cho thấy phát triển kinh tế không có nghĩa là nền chính trị dân chủ sẽ tự động xuất hiện. Đặc biệt Ông Lý Quang Diệu (và gần đây hơn Jackie Chan) khẳng định người phương Đông không cần dân chủ hay văn hóa phương Đông không phù hợp với dân chủ. Nếu thế thì Hàn Quốc, Nhật Bản, và Đài Loan là gì?
Mặt khác, chúng ta cũng thấy ở các nước thu nhập trung bình, thì quá trình dân chủ hóa nhiều khi là không vững chắc hay thậm chí rơi vào một quá trình suy thoái (v.d. Philippines). Trong những nước này những thể chế dân chủ là chưa đủ mạnh hay chưa được bảo vệ một cách hữu hiệu. Theo L. Diamond, nhà học thuyết hàng đầu của hôm nay, biến số “phát triển con người” (theo ý nghĩa của A. Sen v.v.) là yếu tố quyết định nhất trong việc phát triển dân chủ. Dù vậy, vẫn còn những nước còn đang phát triển (như Indonesia) mà đã chuyển sang một xã hội dân chủ một cách trật tự, an toàn, và có vẻ hiệu quả.
Làm gì?
Vậy, Việt Nam muốn dân chủ hay một nước dân chủ hơn, nên đề ý những đề nghị của Lipset? Nói là phải có phát triển kinh tế trước khi có dân chủ nhưng những trở ngại lớn nhất của Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế rất có thể xuất phát từ việc đất nước còn thiếu dân chủ. Nếu thế, trong quá trình cải cách nhằm phát triển kinh tế, phải hướng tới chế độ pháp trị. Phải tập trung vào việc mở rộng những cơ hội kinh tế xã hội một cách tối đa nhằm mở rộng giải cấp trung lưu. Trong quá trình dân chủ hoá phải tránh việc có những quan điểm cực đoan ở mọi phía (nhất là từ phía nhà nước). Phải khuyến khích những thái độ, những hành vi dân chủ. Phải ngừng ngay những chiến dịch đàn áp. Phải bỏ quan điểm xem cả văn hóa lẫn giáo dục là những công cụ để giữ nguyên trạng, bảo vệ lợi ích, v.v.
Là người Mỹ, tôi không ngây thơ về dân chủ. Là nhà nghiên cứu về Việt Nam, tôi không ngây thơ về đất nước Việt Nam. Thúc đẩy dân chủ là không dễ đâu. Nhưng ít nhất những nghiên cứu sẵn có về dân chủ ở các nước cũng có thể giúp đất nước Việt Nam đi vào những cuộc thảo luận sâu hơn. Dù chưa đủ, nâng cao sự hiểu biết về những điều kiện cần thiết của một xã hội dân chủ cũng là bước quan trọng của mọi công dân có trách nhiệm và có ý chí nhằm giúp Việt Nam bước lên con đường tới dân chủ.
Khác so với trước, người dân Việt Nam hiện nay có nhiều cơ hội để tiếp cận thông tin. Khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề cập đến dân chủ, nhiều người Việt Nam hỏi: Ông ta đang thực sự nói gì vậy? Tôi vẫn nghĩ rằng, Việt Nam sẽ dân chủ trước Trung Quốc. Chỉ hy vọng cho dân Việt Nam (và sức khoẻ tâm lý của tôi) là quá trình này sẽ đến sớm chứ không muộn.
Ai cũng muốn con đường của Việt Nam tới một xã hội dân chủ văn minh, trật tự, an toàn. Song, quan điểm mà cho rằng ‘dân trí’ của người Việt Nam còn quá thấp để có một chế độ dân chủ theo tôi rất giống những quan điểm từ thời Pháp thuộc. (Nếu thế đất nước Việt Nam đã chưa thoát tư duy thuộc địa?). Chủ nghĩa Lenin, vốn được coi là một đường lối, một tư duy cách mạng chưa chắc là tốt hơn. Cả hai quan điểm (CN thuộc địa và CN Lenin) đều giả định người dân Việt Nam thường giống như là trẻ con, là ‘bà con,’ là sực vật mà chỉ có lòng không có ý. Muốn văn hóa dân chủ hãy tạo ra một xã hội bình đẳng. Muốn dân chủ hãy phát triển một hệ thống giáo dục mới, cho phép những sinh viên và nhà nghiên cứu tìm hiểu một cách chuẩn, không sợ gì. OK?
Vừa rồi tôi mới bắt đầu đọc một cuốn sách có tên “Giáo dục, dân chủ, và phát triển.” Khi nào đọc song sẽ chia sẻ vài lời đánh giá. Trước đó, xin hỏi, muốn dân chủ ở Việt Nam (dù là dân chủ như thế nào) thì cái gì là quan trọng? Bên cạnh những chuyện chính trị thì sự quan trọng của tăng trưởng kinh tế, ‘văn hóa,’ và giáo dục là như thế nào. Tôi có quan điểm của mình nhưng lại vẫn không giả định tôi biết hết.
Jonathan London
(Blog Xin Lỗi Ông)
Đám cưới: Chơi hụi “văn minh”!?
Đã có chơi hụi, thì tất có … giật hụi, bể hụi, mà theo quan điểm của
các kinh tế gia, có thể quy đây vào “rủi ro đạo đức”. Khác với hụi thông
thường, hụi văn minh không cần khế ước, không cần chứng thực, mà các
khoản hoàn trả cứ gọi là đều như vắt chanh, hạn chế đến mức tối thiểu
những rủi ro đạo đức. Có người hay chữ ví von rằng: “Đám cưới ngày nay,
chẳng khác gì đám hụi, khác chăng là hụi văn minh mà thôi!”
Qua rồi cái thời mỗi đám cưới có thể sánh ngang một sự kiện văn hóa
văn nghệ cỡ vừa, khi mà người ta xúm đen xúm đỏ quanh nhà đám, để “xem
mặt” cô dâu-chú rể, để xem cái anh chàng tổ chức lém lỉnh đọc thơ có vần
có điệu ca ngợi ngày trăm năm, để nghe những “cây” văn nghệ không
chuyên được dịp phục vụ công chúng,… Có lẽ cái ký ức về đám cưới, mà
người ta tặng nhau những thau nhôm, chậu nhựa, nồi niêu, xoong chảo (tất
nhiên là đều được bọc giấy màu đỏ), đã nhạt nhòa lắm rồi, dù rằng mới
đó chỉ đôi ba chục năm.
Không phải ngày nay, người ta đã hết tò mò, để “ngoảnh mặt làm ngơ” khi ngang qua những đám cưới toàn những người khăn là áo lượt, nhưng nếu ta bảo họ dừng lại mà xem, mà bình phẩm, thì e có khi bị mắng là “rỗi hơi”. Quả thế, cái không gian cộng đồng đã khép lại rất nhiều. Ngay cả ở quê tôi, một vùng nông thôn đúng chất, thì đám cưới nay cũng chỉ ai mời người nấy tới, người sơ bất quá cũng chỉ tựa cửa mà xem, chứ đâu còn cái không khí chộn rộn làng xóm, trai gái lớn bé nườm nượp kéo về hội hôn xem cưới.
Ngày nay, người ta gọi cỗ cưới là “cơm bụi giá cao”, gọi thiệp cưới là “trát”, đi ăn cưới là “trả nợ miệng”,… Sao vậy? Vì nhận được thiệp là lại phải nắn đến túi; vì đi ăn cưới, có ăn được mấy miếng đâu, mà tiền mừng thì ai dám khất; vì không muốn đi cũng cứ phải đi, bởi đó là họ hàng, là quan hệ, là ân tình, hay đơn giản là trước kia họ có đi dự (mừng tiền) đám cưới con em mình… Ma chê cưới trách, thế nên thiên hạ mới đem câu chuyện đám cưới, đi ăn cưới, mà cười với nhau; mà phê phán những “đám cưới buôn” – dịp để ông nọ bà kia thu phong bì (tiền mừng).
Thử lật ngược lại vấn đề, quanh cái phong bì mừng đám cưới (gọi tắt là phong bì), thử gạt khỏi suy nghĩ, cái định kiến tiêu cực, xem “bộ mặt thật” của nó là sao. Một cách thẳng thắn thì, hầu hết chúng ta đều lấy nó (phong bì) ra mà cười, mà chê trách; nhưng mấy ai dám nghĩ đến chuyện trả lại khách phong bì, khi người ta đến dự đám cưới con em mình? Có mâu thuẫn hay không?
Người Việt Nam mới chỉ vừa chập chững bước những bước rụt rè đầu tiên, ra khỏi cách thức và tư duy của sản xuất nông nghiệp tiểu nông; còn cái văn hóa cộng đồng cố hữu của người phương Đông, chúng ta đã được các cụ để dành cho làm “vốn” từ cả mấy ngàn năm nay. Trong cái điều kiện kinh tế và văn hóa ấy, sự tương trợ giữa các thành viên cộng đồng là hết sức cần thiết, và nó trở thành một truyền thống đẹp, nói cho lớn lao lên thì có câu “Bầu ơi thương lấy bí cùng”. Vậy nên, việc chúng ta tặng nhau cái thau, cái chảo (trong điều kiện kinh tế khó khăn mấy mươi năm trước); hay nhét vào túi nhau cái phong bì (ngày nay) trong ngày cưới, ở khía cạnh này, cũng có thể coi như là một hình thức tương trợ lẫn nhau. Giữa các quá khứ và hiện tại, nó chỉ khác nhau về hình thức tương trợ: thay vì đưa cho anh/chị cái chảo, thì tôi đưa cho anh/chị tiền, để tự đi mua chảo.
Cuộc sống vốn tự nó đã có thể được nhìn nhận dưới nhiều góc nhìn, nhiều quan điểm. Vậy nên, nếu không thể đi ngược lại với trào lưu, hoặc không thể đi lệch khỏi quỹ đạo của nó, thì chi bằng, hãy nhìn nó với con mắt dễ chịu, với một khía cạnh tích cực. Cái phong bì đám cưới cũng vậy mà thôi.
Không phải ngày nay, người ta đã hết tò mò, để “ngoảnh mặt làm ngơ” khi ngang qua những đám cưới toàn những người khăn là áo lượt, nhưng nếu ta bảo họ dừng lại mà xem, mà bình phẩm, thì e có khi bị mắng là “rỗi hơi”. Quả thế, cái không gian cộng đồng đã khép lại rất nhiều. Ngay cả ở quê tôi, một vùng nông thôn đúng chất, thì đám cưới nay cũng chỉ ai mời người nấy tới, người sơ bất quá cũng chỉ tựa cửa mà xem, chứ đâu còn cái không khí chộn rộn làng xóm, trai gái lớn bé nườm nượp kéo về hội hôn xem cưới.
Ngày nay, người ta gọi cỗ cưới là “cơm bụi giá cao”, gọi thiệp cưới là “trát”, đi ăn cưới là “trả nợ miệng”,… Sao vậy? Vì nhận được thiệp là lại phải nắn đến túi; vì đi ăn cưới, có ăn được mấy miếng đâu, mà tiền mừng thì ai dám khất; vì không muốn đi cũng cứ phải đi, bởi đó là họ hàng, là quan hệ, là ân tình, hay đơn giản là trước kia họ có đi dự (mừng tiền) đám cưới con em mình… Ma chê cưới trách, thế nên thiên hạ mới đem câu chuyện đám cưới, đi ăn cưới, mà cười với nhau; mà phê phán những “đám cưới buôn” – dịp để ông nọ bà kia thu phong bì (tiền mừng).
Thử lật ngược lại vấn đề, quanh cái phong bì mừng đám cưới (gọi tắt là phong bì), thử gạt khỏi suy nghĩ, cái định kiến tiêu cực, xem “bộ mặt thật” của nó là sao. Một cách thẳng thắn thì, hầu hết chúng ta đều lấy nó (phong bì) ra mà cười, mà chê trách; nhưng mấy ai dám nghĩ đến chuyện trả lại khách phong bì, khi người ta đến dự đám cưới con em mình? Có mâu thuẫn hay không?
Người Việt Nam mới chỉ vừa chập chững bước những bước rụt rè đầu tiên, ra khỏi cách thức và tư duy của sản xuất nông nghiệp tiểu nông; còn cái văn hóa cộng đồng cố hữu của người phương Đông, chúng ta đã được các cụ để dành cho làm “vốn” từ cả mấy ngàn năm nay. Trong cái điều kiện kinh tế và văn hóa ấy, sự tương trợ giữa các thành viên cộng đồng là hết sức cần thiết, và nó trở thành một truyền thống đẹp, nói cho lớn lao lên thì có câu “Bầu ơi thương lấy bí cùng”. Vậy nên, việc chúng ta tặng nhau cái thau, cái chảo (trong điều kiện kinh tế khó khăn mấy mươi năm trước); hay nhét vào túi nhau cái phong bì (ngày nay) trong ngày cưới, ở khía cạnh này, cũng có thể coi như là một hình thức tương trợ lẫn nhau. Giữa các quá khứ và hiện tại, nó chỉ khác nhau về hình thức tương trợ: thay vì đưa cho anh/chị cái chảo, thì tôi đưa cho anh/chị tiền, để tự đi mua chảo.
Cuộc sống vốn tự nó đã có thể được nhìn nhận dưới nhiều góc nhìn, nhiều quan điểm. Vậy nên, nếu không thể đi ngược lại với trào lưu, hoặc không thể đi lệch khỏi quỹ đạo của nó, thì chi bằng, hãy nhìn nó với con mắt dễ chịu, với một khía cạnh tích cực. Cái phong bì đám cưới cũng vậy mà thôi.
(Dân luận)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét