Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 11 tháng 9, 2014

Tin thứ Năm, 11-09-2014 - Trung Quốc là quốc gia phải thực hiện “4 tôn trọng”


H1
CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT - Hà Nội tố cáo tàu Trung Quốc sách nhiễu tàu cá Việt Nam (RFI). – VN đòi TQ bồi thường cho ngư dân (BBC). “Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc điều tra và xử lý nghiêm khắc các hành vi của lực lượng chức năng Trung Quốc, đồng thời không để tái diễn những hành động trên và bồi thường cho các ngư dân Việt Nam“. – VN, TQ tranh cãi về cáo giác ngư dân Việt bị hành hung (VOA).  - Trung Quốc ngang nhiên phủ nhận tấn công tàu cá Việt Nam (GTVT). Chuyện không lạ, chỉ có chuyện lạ là đặc phái viên Lê Hồng Anh qua Bắc Kinh xin được bồi thường cho TQ. – Trung Quốc đang làm gì ở Trường Sa (VNE).  – Tại sao TQ làm đảo ở Biển Đông? (VNN).  – Trung Quốc bênh vực hoạt động xây đảo ở Trường Sa (VOA).  – Trung Quốc lên tiếng vụ xây đảo nhân tạo ở Trường Sa (VTC).  – ‘Cơi nới đảo ở Biển Đông là chính đáng’ (BBC).  – Trung Quốc lại phát biểu gây hấn về biển Đông (TT).  – ‘TQ xây đảo để mở rộng vùng biển’ (BBC). TS Trần Công Trục: “Việc biến đảo chìm thành đảo nổi thì mục tiêu pháp lý là muốn mở rộng vùng biển để tạo thành chồng lấn, biến vùng không tranh chấp thành vùng có tranh chấp, biến không thành có“.   – Trung Quốc “đắp đảo” ở Trường Sa để làm gì? (ĐSPL). – Báo TQ: Gạc Ma sẽ thành “tàu sân bay không chìm Bắc Kinh” ở Biển Đông (GDVN).   – Tầm quan trọng của Đảo Thị Tứ (BBC). Các đảo trinh nguyên của Xisha (Hoàng Sa) hấp dẫn khách du lịch (Kichbu). – Lãnh thổ Đài Loan vẽ bản đồ biển Đông (PLTP).  – Đài Loan vẽ bản đồ trái phép các đảo ở biển Đông (TT). – Đài Loan sắp hoàn tất bản đồ các đảo tranh chấp tại Biển Đông (RFI). – Mỹ, Philippines sắp tập trận chung ở Biển Đông (VTC). – Tàu Trung Quốc vào gần quần đảo tranh chấp với Nhật Bản (Tin Tức).  – JCG tiếp tục tố tàu Trung Quốc đi vào lãnh hải Nhật Bản (TTXVN).  – Người Trung Quốc dự đoán có “chiến tranh” với Nhật Bản (ĐSPL). – David Brown: Việt Nam xoay trục – Để Hà Nội không còn lo lắng và gần Washington hơn (Foreign Policy). “Hà Nội muốn Mỹ đồng ý dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí gây sát thương, một bước mà Washington có ra điều kiện trên việc Hà Nội cải thiện cách đối xử với những người bất đồng chính kiến. Đối với cả hai chính phủ, đó là một vấn đề nguyên tắc… Nhiều thành viên Quốc hội Mỹ sẽ cảnh giác việc ôm lấy Hà Nội, ngay cả khi họ thừa nhận rằng ngăn chặn trước việc TQ thành bá quyền khu vực là mối quan tâm của cả hai nước“. – LICH SỬ VIỆT NAM QUA TỪNG MỐC THỜI GIAN TRONG GIAI ĐOẠN 1945 – 1946 (TNM).
H1- Sự thật của cuộc triển lãm ‘cải cách ruộng đất’ (RFA). Nguyễn Tường Thụy: “Tôi thấy thiếu một điều mà tôi quan tâm nhất đó là phần đấu tố địa chủ, con số bao nhiêu địa chủ bị bắt oan không thấy, tôi cũng muốn xem cái cảnh mà nông dân đấu tố địa chủ mang họ ra tòa án dân nhân đấu tố như thế nào? Trói tay, trói chân sỉ nhục họ ra làm sao? Thì tôi không thấy?“. – Mời xem lại: iBook Cải cách ruộng đất (RFA). “Bản thống kê chính thức cho biết, trong số 172.008 người bị quy là địa chủ và phú nông trong cải cách ruộng đất thì 123.266 người bị quy sai, tức là bị oan. Tính theo tỷ lệ là 71,66%“. 
- Cải cách ruộng đất: Hỏng, đủ, không nhất thiết và chìa khóa (VNTB). “Trước, trong và sau khi cuộc triển lãm diễn ra, nhiều ý kiến bất bình, căm phẫn và thấy hụt hẫng vì nó chưa đem lại cái nhìn đầy đủ về một giai đoạn tối trong cách mạng ruộng đất. Đảng Cộng sản vẫn chưa-thực-sự nghiêm túc nhìn nhận lại toàn bộ sai lầm của mình ngay cả trong việc trình bày một sự kiện lịch sử (chứ chưa nói đến việc bồi thường cho nạn nhân)“.
- Sự khác biệt về thông tin đa chiều của hai chế độ dân chủ và độc tài (Hoa Mai Nguyen) (Thông Luận). “Lại thêm một lần nữa đảng và nhà nước VN cố tình dối trá làm sai sự thật và sai những sự kiện về lịch sử và thiếu trung thực, họ làm cho thế hệ trẻ ngày hôm nay nhìn sai về những sự thật trong vụ CCRĐ năm xưa“.
- Cuộc triển lãm những oan hồn (DLB).   “Những người dân vô tội ấy là ai? Họ là nạn nhân của chế độ.   Họ là con dê tế thần cho Hồ Chí Minh thực hiện chỉ thị của Mao Trạch Đông và khủng bố toàn miền Bắc, làm tê liệt mọi mầm mống phản kháng chế độ vừa mới cướp được chính quyền.  Họ bị giết chết một cách tức tưởi, gia đình bị xâu xé ly tán, tài sản của cải bị thâu tóm bởi bọn cướp có vũ trang. Họ đã bị giết chết thêm một lần nữa bởi cuộc triển lãm này“.   – Thời kỳ cải cách ruộng đất đã có nồi nhôm, đũa nhựa? (Baron Trịnh).
- Vài câu chuyện về Cải cách ruộng đất (Hiệu Minh). “Những bài học cải cách ruộng đất áp dụng một cách mù quáng từ Trung Quốc và Liên Xô bị trả giá bằng xương máu dân tộc này. Phải chấm dứt sự phụ thuộc vào ngoại bang kể cả ý thức hệ. Sự dốt nát không thể kéo qua hai thế kỷ“. – Những đứa con của Cơ Chế (#3): Những đứa con thất đức (Baron Trịnh).
H1- TRIỄN LÃM CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT 2014 – ĐÁNH CHẾT CÁI NÓI LÁO VẪN KHÔNG CHỪA (Hồ Hải). “Mình được đội phân công ra Chùa Hang mua áo quan, chỉ thị chỉ mua áo tồi nhất… Khổ tớ, đi mua cứ bị nhà hàng thắc mắc chưa thấy ai đi mua áo cho người nhà mà cứ đòi cái rẻ tiền nhất.  Mua áo quan được thì không cho bà ta vào lọt.  Du kích mấy người bèn đặt bà ta nằm trên miệng cỗ áo rồi nhảy lên  vừa  giẫm  vừa hô:  ‘Chết  còn  ngoan  cố  này,  ngoan  cố  nổi với các ông nông dân không này?’ Nghe xương kêu răng rắc mà  tớ  không  dám  chạy,  sợ  bị  quy  là  thương  địa  chủ.  Cuối cùng bà ta cũng vào lọt, nằm vẹo vọ như con rối gẫy vậy…”  
- Cải cách Ruộng ̣đất: văn bản và ý kiến (BBC). Trương Huy San: “Rất tiếc chưa ai chỉ ra rằng, cái sai của cải cách ruộng đất không phải là phần đã sửa mà là cái gốc của nó: Đảng đã tự trao cho mình quyền có thể tước đoạt tính mạng và tài sản của người dân một cách man rợ. Triển lãm có đưa những nụ cười của những nông dân được chia ‘quả thực’ nhưng Triển lãm đã không cho biết niềm vui không đạo lý đó của những bần cố nông cũng ngắn chẳng tày gang“.
- Nguyễn Trọng Tạo: Bài thơ về Cải cách ruộng đất của Văn Cao (BVN). “Người ta các đồng chí của tôi/ Treo tôi lên một cái cây/ Đợi một loạt đạn nổ/ Tôi sẽ dẫy như một con nai con/ Ở đầu sợi dây/ Giống như một nữ đồng chí/ Một anh hùng của Hà Tĩnh/ Tôi sẽ phải kêu lên/ Như mọi chiến sĩ bị địch bắn/ Đảng Lao động Việt Nam muôn năm…”
H1- Dương Hoài Linh – Đèn Cù và Hồng Kông (Dân Luận). – Nhà xuất bản nói về tác động của tác phẩm Đèn cù (RFA). Đinh Quang Anh Thái: “Theo những người đọc trong nước mà chúng tôi biết được qua mạng xã hội và blog thì cuốn Đèn Cù là một tư liệu quan trọng để cho người dân Việt nam không còn một chút mơ hồ gì nữa về đảng cộng sản cũng như chính sách của họ đối với Trung quốc“.  – Hồ Chí Minh, một gián điệp hoàn hảo – Kỳ 8 (DLB). – Nhận diện những tên mật vụ CS hành hung nhà báo Trương Minh Đức (DLB).  – Chúng lại giở chiêu cũ (Phi Vũ). - Hai ngày nữa Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa hết án tù (Cựu TNLT).  – Ngày mai 11.09 Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa sẽ mãn hạn tù (DCCT).  – Video: Ngày mai Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa sẽ mãn hạn tù (Đức Mẹ TV). – Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa – người tù bất khuất trở về trong chiến thắng (DLB). – Đặng Chí Hùng đến bến Tự Do (DLB).  – Bài thơ cho Đặng Chí Hùng và tuổi trẻ VN (DLB). – Đỗ Đăng Liêu – Làm sao bảo vệ nổi Chủ nghĩa Mác Lê? (Dân Luận). – Thư ngỏ của MLBVN về Chiến dịch Chúng Tôi Muốn Biết (MLBVN). – VÌ TRÁCH NHIỆM – CHÚNG TA “PHẢI BIẾT” (TNM). “… chúng tôi phải có trách nhiệm với non sông với tiền nhân, với con cháu về sau. Vậy buộc đảng CSVN, những người đầy tớ của nhân dân phải bạch hóa hoàn toàn những gì đã lạm quyền hành động gần thế kỷ qua mà nhân dân, chủ nhân của đất nước chưa được biết“. – Nguyễn An Dân: Bốn tầng nấc của người dân chủ VN (BBC). “Từ một cậu học sinh lập ra video blog đưa lên mạng internet phê phán sự bảo thủ, độc tài của thể chế qua việc áp đặt tư duy giáo dục, cho đến một đảng viên đảng cộng sản ở nghị trường quốc hội không bấm nút thông qua Hiến Pháp 2013, đó chính là những người có tư duy và hành động dân chủ“. – Lục Vân Tiên nào cho báo chí nhà nước? (VNTB). “Báo chí – cũng do nhà nước dựng nên – theo một hành lang được siết chặt đến nghẹt thở, và rồi kẻ được cho là xấu xuất hiện ngay trong hành lang ấy, đã được Bộ TTTT đóng vai là một Lục Vân Tiên giải cứu. Khán giả vỗ tay cám ơn, nhưng bị cảm giác đúng – sai đánh lừa một thực tế quan trọng: Báo chí và Bộ TTTT trong xã hội Việt Nam có mối quan hệ sâu đậm như cha con“.– Góc nhìn sinh viên về phân hóa giàu nghèo ở Việt Nam hiện nay (Dân Luận). – Ngô Thị Tuyển: “Với căm thù và quyết tâm thì người ta có thể làm được mọi việc” (Phan Ba). – Cuộc họp vòng thứ 5 Việt Nam – Vatican tại Hà nội (RFA). Giám mục Nguyễn Thái Hợp: “Còn một số vấn đề còn tồn đọng chẳng hạn như vấn đề ‘sự cộng tác của Giáo hội trong các vấn đề như y tế, giáo dục’. Vấn đề nhiều lần được nêu lên và một vài vị cao cấp trong chính phủ vào đầu năm vừa rồi nói vấn đề đó coi như đồng ý rồi. Nhưng cho đến hôm nay chưa thấy văn bản nào công bố rõ rệt về vấn đề đó“. – Đọc sách “Tôi nói bằng mồm tôi“: Chuyện thế gian có bao giờ cạn (VOV/ Ba Sàm). “Có một vị tướng chóp bu nọ, ngang nhiên đối đáp với người đồng cấp nhân dịp ông mang chuông đi đấm nước ngoài, khi bị cật vấn về mưu đồ của Trung Quốc hạ đặt Giàn khoan trái phép tại Biển Đông, ông tướng đã lớn tiếng tuyên ngôn: ‘Chúng tôi nói bằng mồm chúng tôi, chuyện của chúng tôi, can hệ chi mà các vị chõ vào?’.”
H1  <- Video: Đại úy Phong, Cảnh sát hình sự, Hiệp Bình Cánh trả lời khiếu nại của nạn nhân (Hung Nguyen Quoc) – Thay thế ngay công chức không làm được việc (TN). “Làm việc với Bộ KH-ĐT ngày 10.9 về cải cách thủ tục hành chính, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu cần phải thay thế ngay những cán bộ công chức không đáp ứng, không làm được việc“. Hoan hô thủ tướng! Tuy nhiên cần phải thay từ trên xuống, nhất là những lãnh đạo đứng đầu đất nước, nhiều năm qua đã làm việc không hiệu quả, đối ngoại thì để cho TQ hoành hành, lấn chiếm đất đai, biển đảo, đánh đập ngư dân, đối nội thì để cho đất nước bất ổn, thiên hạ đại loạn, lòng dân ly tán. – Thủ tướng bổ nhiệm 2 Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (CP). “Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Sỹ Hiệp, Trợ lý Thủ tướng Chính phủ giữ chức Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ“. – Mời xem lại: Chuẩn bị vai trò lãnh đạo cho thế hệ “thái tử đảng” (TL). “Ngày 26/03/2013, con trai cựu chủ tịch quốc hội Nguyễn Văn An (2001-2006), ông Nguyễn Sỹ Hiệp được bổ nhiệm giữ chức trợ lý thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Trước khi bổ nhiệm vị trí này, ông Nguyễn Sỹ Hiệp giữ chức thư ký thủ tướng chính phủ kiêm vụ trưởng Vụ thư ký biên tập Văn phóng chính phủ“. – Không phải cứ “con ông cháu cha” là xấu! (KT). “Trên thực tế, dù không quy định bằng văn bản song khi điểm thi công chức bằng nhau, người ta vẫn có sự ưu ái cho con em cán bộ, người trong ngành. Xét về mặt xã hội thì đó cũng là điều dễ hiểu khi coi đó như chính sách với những người đã có đóng góp nhất định với cơ quan đơn vị đó“. Nếu có tài, có đủ bản lĩnh thì nên thi cử, tranh cửa công bằng, để xem ai thắng ai bại. – Phê bình GĐ Sở ‘bổ nhiệm hàng loạt’ (BBC). – Phê bình ông Nguyễn Thành Rum vì ký 21 quyết định bổ nhiệm trước khi về hưu (PLTP). – Tâm sự nhân 100 ngày đầu làm “quan” luân chuyển ở Nam Định (ĐSPL). – Chung quanh việc ông Nguyễn Bá Thanh đi chữa bệnh ở Mỹ (RFA). – Ông Chấn đòi 2 tỷ đồng bồi thường danh dự, nhân phẩm (PLTP).  – Tù oan 10 năm, ông Chấn đòi bồi thường 9,3 tỷ đồng (TT).  – Chịu án oan 10 năm, ông Chấn đòi bồi thường 9,3 tỷ đồng (ĐSPL). – Đồng Nai: 405 ngày tù oan, bồi thường 59.900.000đ (GĐVN). – Cách tính lương hưu mới sẽ “tránh sốc” cho người nghỉ hưu sau (HQ). – Vai trò và ảnh hưởng của truyền thông đại chúng ở Hoa Kỳ (TCPT). – Nhà sư Khmer phản đối chính phủ VN (BBC). – Biên giới trên biển giữa Campuchia và Việt Nam (Lan Man).

H1- Cố vấn an ninh Mỹ đến Trung Quốc: Đấu khẩu và bị phát nhầm ảnh (Tin Tức). Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ là bà Susan Rice, nhưng Đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV cho phát hình cựu Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice. Chắc CCTV nghĩ “Rice” nào cũng là “gạo“? – Lộn Rice rồi cô em ơi, cùng là “gạo nâu” nhưng hai loại hạt khác nhau: Susan or Condoleezza? CCTV dishes up the wrong Rice (SCMP). =>
 – Trung Quốc yêu cầu Mỹ ngưng do thám (VOA). – Hơn 90% dân Nhật nghĩ xấu về Trung Quốc (RFI). – Nhật Bản có thể xây dựng bộ máy quân sự tấn công (RFI). – Ủy ban Nhân quyền LHQ sẽ bàn về quyền bầu cử ở Hồng Kông (RFI).  – Margaret Ng – Sự tiến thoái lưỡng nan của nền dân chủ Hồng Kông (Dân Luận). – Vương Kỳ Sơn: ‘Bắt hổ nữa không, từ từ sẽ hiểu’ (VNN). – Trung Quốc quyến rũ Ấn Độ để ngăn chặn Nhật Bản (RFI). – Cấm vận Mỹ gây thiệt hại trên một trăm tỉ đô la cho kinh tế Cuba (RFI).

- Trung Quốc xây trái phép bãi ngầm thành đảo nổi (TT).  – “Nhà máy tạo đảo” trái phép của Trung Quốc ở Trường Sa (VOV). – Xây dựng ‘nguy hiểm hơn giàn khoan’ (BBC). TS Nguyễn Công Trục: “Việc biến đảo chìm thành đảo nổi thì mục tiêu pháp lý là muốn mở rộng vùng biển để tạo thành chồng lấn, biến vùng không tranh chấp thành vùng có tranh chấp, biến không thành có“.  – Phóng viên BBC vạch trần Trung Quốc xây dựng trái phép ở Trường Sa (KT).  – Nhà báo phương Tây ghi hình Trung Quốc xây dựng công trình trái phép trên Biển Đông (LĐ).
- Ngôn từ hiếu chiến, xấc xược, xuyên tạc trắng trợn của báo Trung Quốc (GDVN).  “Kết thúc bài xã luận sặc mùi hiếu chiến, Thời báo Hoàn Cầu nói rằng ‘Trung Quốc chưa muốn kết thúc vấn đề Biển Đông với Việt Nam và Philippines trong thời điểm hiện nay’, nếu 2 nước mà “dồn” Trung Quốc thì cuối cùng chính Trung Quốc sẽ “dồn” lại và 2 nước mới phải vào chân tường?!”  – Trung Quốc là quốc gia phải thực hiện “4 tôn trọng” (DT).
- Du lịch Trung Quốc giá rẻ viếng tượng «Bác» Đặng Tiểu Bình ? (RFI). Giáo sứ Hoàng Dũng: “Thật đáng buồn khi các công ty du lịch đưa đồng bào mình đến thăm bức tượng – không phải của một kẻ đã gây tội ác với người Việt, mà như một danh nhân“.
- Đừng làm ếch chín trong nồi (Diễn Ngôn). “Khi đối mặt với một vấn đề hãy tìm hiểu đến tận cùng nguyên nhân của nó. Khi đối mặt với một vấn đề hãy bắt tay giải quyết nó. Cuối cùng đất nước là của mình, không phải của ai khác để mà trông chờ vào sự cưu mang của họ. Mình phải tự giải quyết trước khi quá muộn thành ếch chín trong nồi“.
- HĐND TPHCM đình chỉ một đại biểu do bị tạm giam (NLĐ). – Bắt ông Trương Vĩ Kiến, GĐ Tân Cường Thành, đại biểu HĐND TP.HCM (MTG). “Theo thông tin từ lãnh đạo HĐND, ông Trương Vĩ Kiến bị cơ quan điều tra bắt giam với cáo buộc lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Ông Kiến sinh 1965, quê quán Phúc Kiến, Trung Quốc“.
KINH TẾ – Chuyên gia kinh tế nguyễn Xuân Nghĩa: Đi vay để tiêu sớm (RFA). “Vay bằng đô la thì phải trả bằng đô la. Khi đi vay thì một đô la trị giá hai vạn, khi phải trả lại phải mất hai vạn rưởi mới mua được một đô la thì ngoài chuyện phân lời đắt đỏ hơn, Việt Nam còn đỏ mắt để có ngoại tệ trả nợ. Sau cùng, nếu quản lý kém thì Việt Nam còn có thể bị lại nạn lạm phát trên hai số, làm đồng tiền các mất giá và gánh nợ lại càng nặng nề hơn trước”. – Vay 50 triệu USD từ 4 ngân hàng nước ngoài phục vụ doanh nghiệp (TTXVN).  – Tổng quan chuyển động Tài chính – Ngân hàng 10-9-2014 (VietFin). – Toàn cảnh kinh tế Việt Nam 10-9-2014 (VietFin). – Nợ xấu: Không thể tay không bắt giặc! (MTG).  – Sức ‘đề kháng’ của các ngân hàng tiếp tục yếu đi (TBKTSG).
- Người dân được hưởng lợi gì từ Nghị định xăng dầu mới? (TQ). – Bộ trưởng Đinh La Thăng: Có đường bay thẳng không phải để thắng thua (TT).  – Tạo đà cho đường bay thẳng (NLĐ).   – Nghiên cứu ‘nắn thẳng’ thêm nhiều đường bay (TN). – Xuất lậu gạo sang Trung Quốc (TN). – iPhone 6 và Apple Watch ra mắt (BBC). – Apple hé lộ đồng hồ thông minh iWatch (VOA).
VĂN HÓA-THỂ THAOCHUYỆN XƯA – NAY MỚI NÓI – KỲ 77 – Hịch tướng sĩ – xưa và nay (Nhật Tuấn). – Nhà văn NHẬT TIẾN : Thềm hoang – KỲ 5 (Nhật Tuấn). – Đỗ Trường: THẾ DŨNG- Từ Hộ chiếu buồn đến Đau thương hành (B ĐX). – OSHO – Những cuốn sách tôi yêu (tiếp theo) (Phạm Nguyên Trường). – Có ai “ăn trộm Pháp” không ? (QHNM). – Phạm Thị Hoài: Của ta, của Tàu (2)  (pro&contra). Mời xem lại: Của ta, của Tàu (1)Chuyện Công tử Bạc Liêu thuê 7 xe chở gậy, cặp, mũ, chó Nhật (GĐVN). – Ly kỳ ngôi mộ ông Đức Thầy có biệt tài “cải lão hoàn sinh” (ĐSPL). – Lý Thư Kiều muốn được hát dân ca ở quê nhà (giadinh.net). – Lại xôn xao clip tổ tư vấn “Ai là triệu phú” trả lời sai khiến người chơi mất 8 triệu (Kênh 14). – Cháu Hemingway đi lại hành trình tới Cuba nhân kỷ niệm 60 năm đoạt giải Nobel (RFI).
GIÁO DỤC-KHOA HỌCTổ chức kỳ thi “hai trong một”: Rắc rối hai loại hình cụm thi (TTXVN).  – 1.200 thí sinh dự thi bằng phương thức đánh giá năng lực (GDVN).  – Một kỳ thi THPT quốc gia: Có tháo khoán cụm thi địa phương ? (TN).  – Tổ chức kỳ thi THPT quốc gia hướng tới bảo đảm nghiêm túc thi cử (GDTĐ).  – Bệnh thành tích sẽ làm méo mó kỳ thi quốc gia mới? (PLTP). – Thay đổi gì với môn thi Ngoại ngữ? (PT). – Việt Nam xếp 42/48 nước về trình độ tiếng Anh TOEIC (Tin nóng). Vẫn còn ở trên 6 nước khác hehe…
- Trung Quốc: Đến năm 2022 xây dựng được trạm vũ trụ có người ở (RFI). – Khám phá bí ẩn chinh phục Bắc Cực của Franklin sau 168 năm (RFI).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNGChồng nữ y tá ôm con tự tử: “Mình sống thế này không bằng chết” (ĐSPL). – Tẽn tò vì thua cuộc, bố truy sát con (PLVN). – Ca sĩ nghiện ma túy nhảy cầu tự vẫn? (PLTP).  – Vớt được thi thể ca sĩ Hồ Duy Minh (TN). – Cuộc sống xa hoa của ‘vua bạc’ gốc Việt bị bắn ở Australia (Zing). - Trung Quốc: Rùng mình cảnh làm hàng trăm tấn dầu ăn bẩn từ chất thải nhà bếp, dầu nhờn (VTC).   – “Mạng nhện dầu cặn bã” khủng khiếp ra sao? (TT). “Trong dầu bẩn dễ có chất PAH là một chất ô nhiễm hữu cơ nguy hiểm có thể gây ung thư nếu sử dụng lâu dài. Nó cũng có thể chứa những chất aflatoxin sinh ung thư với nguy cơ cao vốn được sản sinh từ những loại nấm mốc“.   – Hồng Kông điều tra các công ty sử dụng ‘dầu bẩn’ (PNTP). – Tiêu điểm chiều: Phân biệt rau quả Trung Quốc và Việt Nam (TT). – Tận diệt cá dưới chân tử thần ở Sài Gòn (Zing). – Việt Nam đối mặt với vấn đề tồn tại thủy ngân trong không khí (LĐ). – Nhật Bản bật đèn xanh cho khởi động hai lò phản ứng điện hạt nhân (RFI). – Nhật Bản cho phép khởi động lại 2 lò phản ứng hạt nhân (VOA). – Ebola ‘đe dọa sự tồn vong đất nước’ (BBC).
QUỐC TẾ
- Tổng thống Poroshenko : Phần lớn quân Nga đã rời khỏi Ukraina (RFI).  – Tổng thống Ukraine: ‘70% quân Nga đã rút khỏi miền Đông’ (Reuters/ TP).  – Tổng thống Ukraine: Nga đã rút quân khỏi miền đông, hòa bình đang được lập lại (ANTĐ). – Ukraine xem xét trao quy chế tự quản cho miền Đông (PLTP).  – Tổng thống Ukraine mở đường trừng phạt Nga (NLĐ). – Tổng thống Ukraine trình dự luật về quy chế đặc biệt cho Donbas lên quốc hội (ANTĐ). – Ukraine chuẩn bị xây dựng và lắp đặt “rào” biên giới với Nga (TTXVN).  – Tổng thống Ukraine thề không để đất nước “bị xé nát” (TT).  – Kiev bất ngờ hoãn kế hoạch trao đổi tù binh ở Donetsk (NNVN).  – Quân ly khai không tin tưởng chính phủ Ukraine (PLTP). – Vụ MH17 : Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia đến Nga (RFI). – Nga: Ukraine phải chịu trách nhiệm vụ máy bay Malaysia rơi (VOA). – Mối nguy sợ xung đột của Mĩ (Lan Man). – Pakistan không kích sào huyệt Taliban, hạ sát 35 phiến quân (VOA). – TQ phái 1.800 binh sĩ gìn giữ hòa bình đến Nam Sudan (VOA). – Thủ tướng Anh đến Scotland để cứu vãn sự toàn vẹn của vương quốc (RFI). – Cố Nhật Hoàng Hirohito từng nhiều lần cảnh báo nguy cơ chiến tranh (RFI). – Nước Mỹ đối mặt trước những nguy cơ nào 13 năm sau sự kiện 11/9? (VOV). – Ðiều tra việc quân đội hóa các cục cảnh sát dân sự Mỹ (VOA).
- Diễn văn tuyên chiến với IS của TT Obama (MTG). – Hoa Kỳ sẽ đưa quân tiêu diệt ‘Nhà Nước Hồi Giáo’ ISIS (NV).   – Tổng thống Obama tuyên bố sẽ ‘tiêu diệt’ nhóm Nhà nước Hồi giáo (VOA). – Mỹ sẽ mở rộng không kích IS đến Syria (BBC). – Obama: Mỹ sẽ không kích Syria để tiêu diệt IS (DT).   – Tổng thống Mỹ cam kết truy quét IS tới “cùng trời cuối đất” (TTXVN). – Ngoại trưởng Kerry: ‘Tốc độ chạy tối đa’ cho liên minh chống IS (VOA).   – Thế khó của Mỹ trên 3 mặt trận: Ukraine, IS, xoay trục tới châu Á (DT).   – IS – nhà nước của những kẻ khủng bố… (Mai Tú Ân).  – Lộ diện tú bà cai quản nhà thổ của IS (NLĐ).
* RFA: + Sáng 10-09-2014; + Tối 10-09-2014 * RFI: 10-09-2014 * Video RFA: + Bản tin video sáng 10-09-2014; + Bản tin video tối 10-09-2014

2948. Đọc sách “Tôi nói bằng mồm tôi“: Chuyện thế gian có bao giờ cạn

VOV
Có một vị tướng chóp bu nọ, ngang nhiên đối đáp với người đồng cấp nhân dịp ông mang chuông đi đấm nước ngoài, khi bị cật vấn về mưu đồ của Trung Quốc hạ đặt Giàn khoan trái phép tại Biển Đông, ông tướng đã lớn tiếng tuyên ngôn: “Chúng tôi nói bằng mồm chúng tôi, chuyện của chúng tôi, can hệ chi mà các vị chõ vào?”.
Phan Quang
10-09-2014
VOV.VN – Đi sâu vào cuốn sách, mới vỡ nhẽ vậy mà không phải vậy. Đâu chỉ chuyện vặt ấy. Đến đại sự quốc gia, quốc tế cũng y chang.
H1
Ngày Quốc khánh 2/9 vừa qua, tôi nhận được cuốn sách in đẹp chỉn chu của nhà báo Phạm Quốc Toàn gửi biếu qua đường bưu điện – thật khó có món quà nào tao nhã hơn nhân dịp vui này. Tên sách nghe ngồ ngộ: Tôi nói bằng mồm tôi. Tác giả viết những gì trong này nhỉ. Trong khoảnh khắc ba năm, anh cho in bốn cuốn sách. Chuyện nghề, chuyện đời, chuyện tình nghĩa bạn bè đều có nói cả. “Tôi nói bằng mồm tôi”. Nhìn qua bìa sách, tôi nghĩ chắc lại đề cập chuyện nghề thôi, bởi liên tưởng ngay đến một số đồng nghiệp thân thiết của tôi, không ít người nói bằng miệng mình nhưng ý tưởng, nội dung toàn mượn tạm của người khác.
Vội lật mấy trang mục lục – với những 125 tên bài – tìm bài có đúng cái tít được đưa làm tên sách. Thì ra chuyện quá bình thường: Tại một bệnh viện an dưỡng nọ, các bác sĩ, y tá, nhân viên kháo chuyện ồn ào trong giờ làm việc y như ngoài chợ, đến nỗi có bệnh nhân không sao chịu nổi, lựa lời góp ý. Vậy là bà bác sĩ tung luôn một câu: “Chúng tôi nói bằng mồm chúng tôi. Chúng tôi làm bằng tay, nói bằng mồm, mắc mớ gì đến ông?”.
Vâng, quá bình thường, chẳng mấy khác “chuyện thường ngày ở huyện” thời Liên Xô ngày trước hay “ra ngõ gặp phiền hà” ở nước ta ngày nay, nói cả đời không hết. Thì chẳng phải đã lâu lắm, từ diễn đàn Quốc hội, phiên họp Chính phủ đến các báo chí, truyền thông vẫn bàn dài dài chuyện văn hóa bệnh viện, văn hóa trường học, văn hóa cửa công đó sao?
Đi sâu vào cuốn sách, mới vỡ nhẽ vậy mà không phải vậy. Đâu chỉ chuyện vặt ấy. Đến đại sự quốc gia, quốc tế cũng y chang. Có một vị tướng chóp bu nọ, ngang nhiên đối đáp với người đồng cấp nhân dịp ông mang chuông đi đấm nước ngoài, khi bị cật vấn về mưu đồ của Trung Quốc hạ đặt Giàn khoan trái phép tại Biển Đông, ông tướng đã lớn tiếng tuyên ngôn: “Chúng tôi nói bằng mồm chúng tôi, chuyện của chúng tôi, can hệ chi mà các vị chõ vào?”.
Bàn tới đây, Phạm Quốc Toàn hạ bút: Hết nói! Tác giả đã bảo vậy thì độc giả đành vâng, tuy nhiên, nó vẫn không làm sao ngăn tôi không nhớ đến một kỷ niệm thời thơ ấu. Mấy tháng nghỉ hè, tôi hay theo chị gái la cà ra xem chợ làng quê năm ngày mới họp một phiên đông vui lắm. Và lần nào tôi cũng giật thót người, tim như thắt lại khi nghe bà hàng cá sa sả mắng người đồng cấp – tức là các bà vẫn ngồi dàn hàng một dãy bán cá, bán lươn cạnh nhau: “Tao nói bằng mồm của tao, căn cứ chi mà mi chõ cái mõm thối của mi vô!”. Quả đúng như lời cô giáo giảng ở lớp, con người là loại sinh vật dù sinh ra ở đâu vẫn có những nét tương đồng.
Tác giả gọi các bài viết của anh là tiểu phẩm, đúng kinh sách. Tuy nhiên đọc anh, tôi những muốn gọi các bài in trong tập ấy bằng nhiều tên khác nữa: tạp bút, ngẫu hứng, ghi nhanh, thời luận, phiếm luận…, và tại sao không, thông tin thời sự. Mách có chứng cứ hẳn hoi. Này nhé. Vẫn bài vừa đề cập ở trên, đáp ứng đầy đủ yêu cầu 5 chữ W của báo chí hiện đại.
Who – Tướng X. (Họ tên đầy đủ kèm cấp bậc, chức vụ hoành tráng).
When – Ngày 15-5-2014.
Where – Washington D.C., Hòa Kỳ.
Why – Trả lời một chính khách Mỹ chất vấn.
What – Về mưu đồ của Trung Quốc biến Biển Đông thành ao nhà.
Who, Which… đủ cả. Vậy chẳng phải thông tin thời sự là gì? Hơn nữa, viết tiểu phẩm, phiếm luận người ta thường phiếm chỉ, phiếm danh, không ít bài trong cuốn sách của Phạm Quốc Toàn bàn chuyện vĩ mô hay vi mô vẫn có người, sự kiện, thời gian, không gian rành rọt.
Vĩ mô, đại thể như chuyện vị lãnh đạo bộ nọ điều trần trước phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Rằng Đề án đổi mới sách giáo khoa tốn phí đến 34.725 tỉ đồng. Nhiều người ngỡ ngàng: ngân sách Nhà nước đang thời kinh tế khó khăn, liệu có kham nổi. May quá, chỉ mấy hôm sau, đích thân ngài bộ trưởng bộ ấy giải trình trước quốc dân đồng bào qua màn ảnh truyền hình quốc gia rằng, bộ tôi chưa bàn kỹ và chưa bao giờ trình Chính phủ khoản chi tiêu 34.725 tỉ đồng đó. Hay là chuyện một vị lãnh đạo bộ khác thuyết phục Ủy ban Thường vụ Quốc hội rằng, ASIAD-18 (Đại hội thể thao châu Á) bốn năm mới có một lần, mà nước ta lần này trúng đăng cai, là tạo được cơ hội vàng cho Việt Nam tỏa sáng trước bạn bè quốc tế,… Và do ý thức được nước ta còn nghèo, cho nên bộ dự kiến kinh phí chỉ vào khoảng 150 triệu USD, trong đó ngân sách Nhà nước bỏ ra 28%, còn lại bao nhiêu là từ nguồn xã hội hóa. Nhiều ý kiến phản biện: Từ trước tới nay chưa một quốc gia nào chi cho một kỳ ASIAD dưới 2 tỉ USD, gần đây nhất là ASIAD-17 tổ chức tại Quảng Châu, Trung Quốc đã tiêu tốn đến 27 tỉ USD. Vậy là người đọc có thể hiểu, con số 150 triệu USD mới là dự toán sơ sơ, hãy hăng hái bắt tay vào việc đi, đã ngồi lên lưng hổ rồi, ra thực địa cần đến đâu chi đến đó.
Chuyện vi mô thì làm sao có thể dẫn hết trong một bài. Từ việc đào đường, phí gửi xe máy, thủ tục một cửa, lương bổng lộc… đến cái phong bao quen thuộc với cuộc sống đương đại nay đã phát triển thành chiếc va ly, mà tiền đô la Mỹ lại vốn nặng cân cho nên phải kéo chứ làm sao xách – trích lời của bị can Dương Chí Dũng khai trước tòa.
Từ những cảm nhận về chủ đề, tính cách, hình thức các bài viết, tôi muốn kiến nghị tác giả gọi tác phẩm “còn thơm tươi mùi mực” của anh, tiếp sau chuyện nghề, chuyện đời, chuyện nghĩa tình, là “chuyện thế gian”. Chuyện thế gian vô biên, gì chẳng bao gồm trong đó, và “thế sự du du”, biết đâu rồi đây sẽ chẳng có chuyện tồn tại dài lâu như… ngàn năm bia miệng.
Đọc cuốn Tôi nói bằng mồm tôi, nhiều lần tôi cảm thấy mặt mình rần rần. Chắc chắn không phải hội chứng tăng huyết áp, cho nên chẳng phải vội vàng buông sách nuốt một viên thuốc định thần, an thần chi đó theo đúng lời dặn của mẹ hiền. Chẳng qua một thoáng ngượng ngùng. Nhiều thói tật Phạm Quốc Toàn đề cập với cái giọng tỉnh bơ mà chua cay đáo để của anh, sao hình như thấp thoáng có mình trong đó. Hay là ông bạn định chơi xỏ nhau?
Mặc cảm buộc tôi thay đổi ý định. Thú thật, khi mới nhận được cuốn sách, tôi định bụng chuyến này ta sẽ không viết bài điểm sách, cho dù thú vị đến đâu. Mấy cuốn trước của bạn, ta đều có đôi điều cảm nhận. Có bao suy nghĩ đều đã nói ra rồi, nay còn gì trong đầu nữa mà điểm mà bình. Hơn nữa, biết đâu thế gian chẳng có người bảo hai ông bạn này đánh bóng nhau. Mà thời này việc ấy dễ ợt. Chỉ cần phun một lớp sơn công nghiệp, nếu cần nữa thì cho con chuột chạy qua photoshop một vòng, tung lên mạng, vậy là đủ cho thiên hạ chiêm ngưỡng đồng bóng chân dung ông bạn vàng.
Khốn nỗi, đọc sách tôi lại thấy có hình mình hiển hiện. Nếu lần này ta không viết thì có khác chi lạy ông tôi ở bụi này. Rồi sẽ có ai đó bỉu môi: lão già bị chạm nọc cho nên miệng câm như hến. Vậy là ngồi luôn xuống bàn viết. Hơn nữa, và đây mới là thực chất: đọc đến trang cuối, thâm tâm tôi cảm thấy vừa nảy ra bao ý mới toanh muốn sẻ chia luôn với người khác. Thôi thì coi như ta tập phiếm luận về một tập phiếm luận chuyện thế gian, hay là xếp một tiểu phẩm qua quýt cạnh mớ tiểu phẩm thâm trầm của Phạm Quốc Toàn./.
Nhà báo Phan Quang

2949. Việt Nam xoay trục – Để Hà Nội không còn lo lắng và gần Washington hơn

Foreign Affair
Tác giả: David Brown
Người dịch: Huỳnh Phan
09-09-2014
Chiến lược quốc tế của Việt Nam đang chuyển dịch một cách kịch tính. Trong nhiều năm qua, Việt Nam hy vọng rằng họ có thể đối phó được động lực nắm quyền bá chủ khu vực của Trung Quốc bằng cách thể hiện nhượng bộ Bắc Kinh đúng mức. Vì mục đích đó, các quan chức tại Hà Nội đã cố gắng nuôi dưỡng nhiều mối quan hệ với các đối tác Trung Quốc, đồng thời theo đuổi quan hệ hữu nghị với tất cả các nước, đặc biệt là các nước láng giềng ASEAN, nhưng không liên minh với nước nào cả.
Tuy nhiên, chiến lược đó đã đảo ngược trong những tháng gần đây. Đầu tháng Năm, Trung Quốc đã triển khai một giàn khoan dầu trị giá 1 tỷ USD cùng với hơn 100 tàu tới địa điểm chỉ cách bờ biển miền Trung Việt Nam 130 hải lý, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam (EEZ). Hà Nội phản ứng với 30 lần tiếp xúc ngoại giao với Bắc Kinh nhưng đều bị Trung Quốc bác bỏ, thậm chí từ chối tiếp Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng. Khi Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì đến Hà Nội vào ngày 18, không phải là để ngỏ lời xin lỗi, mà là để trách mắng Việt Nam vì các hành vi của mình – tức là, vì có các phản kháng đối với giàn khoan dầu và vì các cuộc biểu tình chống Trung Quốc vượt ngoài tầm kiểm soát. Các phương tiện truyền thông Trung Quốc miêu tả ông Dương mang đến Việt Nam một cơ hội “tự kiềm chế bản thân trước khi quá muộn”.

Việc TQ triển khai giàn khoan nước sâu không phải là một bất ngờ. Ít nhất là từ năm 2009, Bắc Kinh đã nhắm tới việc đạt được quyền bá chủ ở biển Đông trên thực tế, và khu vực dầu khí ngoài khơi của Việt Nam đã trở thành một mục tiêu chính. Bắc Kinh đã đe doạ hai công ty đa quốc gia khai thác dầu BP và ConocoPhillips, đều có đầu tư lớn vào Trung Quốc, từ bỏ những khu chuyển nhượng khai thác trong vùng biển Việt Nam vào năm 2009 và 2012. Trong năm 2011, các tàu Trung Quốc quấy rối hai tàu khảo sát thuộc công ty dầu khí PetroVietnam. Trong năm 2012, Tập đoàn Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) mời các công ty nước ngoài đấu thầu quyền thăm dò 9 lô dầu khí nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt nam.
Vào cuối tháng 7, cả Việt Nam tràn ngập các tin đồn rằng Bộ Chính trị đã bỏ phiếu 9-5 ủng hộ “việc đứng lên chống lại Trung Quốc.” Cũng có tin nói rằng một phiên họp bất thường của Ban Chấp hành Trung ương Đảng sẽ tiến hành xem xét và xác nhận chủ trương mới của Bộ Chính trị. Những tin đồn có thể chỉ đơn thuần là phản ánh sự mơ tưởng của công chúng mong muốn chống lại Trung Quốc. Bắc Kinh và Hà Nội trên hình thức vẫn là bạn; Lê Hồng Anh, người từng đứng đầu công an và thuộc phe quyết thân Trung Quốc, đã được chào đón đúng nghi thức ở Bắc Kinh vào giữa tháng 8 và chắc chắn bị cảnh báo không được có những động thái không thân thiện. Dù vậy, có nhiều cơ may Việt Nam sẽ sớm chấp nhận tiến hai bước thay đổi trò chơi.
Thứ nhất, có khả năng Việt Nam sẽ thách thức Trung Quốc ở tòa án quốc tế, nhằm có được một phán quyết tuyên bố khẳng định “chủ quyền lịch sử” của Bắc Kinh trên gần như toàn bộ biển Đông là bất hợp pháp và chiến thuật của họ là không được phép. Hà Nội ban đầu đã từng xem xét thực hiện một động thái như vậy năm ngoái, khi Philippines mời Việt Nam cùng tham gia với họ vụ kiện Trung Quốc tại Tòa án Luật Biển của Liên Hợp Quốc. Lúc đó Hà Nội quyết định không tham gia. Nhưng vào ngày 14 tháng 5, hai tuần sau khi Bắc Kinh đặt giàn khoan ngoài khơi, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói với hãng tin điện tử rằng Chính phủ của ông đang nhắm tới hành động pháp lý. Vào cuối tháng 7, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức một cuộc họp các chuyên gia có nổi tiếng, theo yêu cầu của Chính phủ để khuyến nghị các chiến lược pháp lý.
Thứ hai, có khả năng Việt Nam sẽ hun đúc một mối quan hệ ngoại giao và quân sự thân mật hơn với Hoa Kỳ – không phải là một liên minh chính thức mà là một quan hệ đối tác dựa trên lợi ích chung trong việc ngăn chặn bá quyền Trung Quốc ở biển Đông. Phạm Bình Minh, trong tư cách bộ trưởng ngoại giao và là một trong bốn phó thủ tướng của Việt Nam, giữ vai trò trung tâm trong vấn đề nầy. Vài ngày sau khi Trung Quốc triển khai giàn khoan dầu, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry mời ông Minh đến thăm Washington: chuyến đi sẽ diễn ra vào cuối tháng 9.
Trước chuyến đi của ông Minh, Evan Medieros, viên chức điều hành các vấn đề châu Á thuộc Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ, đã có một chuyến đi thầm lặng tới Hà Nội vào cuối tháng 7. Theo sau Medieros là thượng nghị sĩ Mỹ John McCain và Sheldon Whitehouse, và hai tuần sau đó là Tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Bộ Tham mưu Liên quân Hoa Kỳ, có chuyến thăm bốn ngày được truyền thông Việt Nam tường thuật tận tình. Cả ông McCain lẫn Dempsey đều đưa ra nhiều gợi ý rằng Washington sẵn lòng nới lỏng lệnh cấm chuyển giao vũ khí gây sát thương cho quân đội Việt Nam. Cả hai ông đều đề cập đến sự cần thiết phải tăng cường “nhận thức về lĩnh vực hàng hải” của Việt Nam
Một số nhà quan sát cho rằng, bằng việc tự tách mình ra khỏi Bắc Kinh về mặt chính trị, Việt Nam có thể kích động một cuộc chiến tranh kinh tế với Trung Quốc mà VN không thể có đủ sức chống trả. Nhưng nỗi sợ hãi này là thổi phồng. Việt Nam xuất khẩu than, dầu, gỗ và các sản phẩm nông nghiệp sang Trung Quốc và nhập khẩu máy móc thiết bị và hàng tiêu dùng giá rẻ; phần này của mối quan hệ thương mại song phương không chỉ là tương đối cân bằng mà cả hai nước cũng có thể dễ dàng tìm thấy các thị trường khác cho những thứ đó. Nếu có vấn đề thì nó nằm ở các phụ tùng điên tử, dệt may, dây kéo, nút, và các phu liệu giày dép từ Trung Quốc được đưa đến Việt Nam để lắp ráp và tái xuất: mặc dù những món nhập khẩu này tạo ra một thâm hụt rất lớn cho Hà Nội, nhiều hơn phần bù đắp bởi doanh số bán hàng may mặc thành phẩm và các thiết bị kỹ thuật số của Việt Nam sang châu Âu, Nhật Bản, Hoa Kỳ và các nơi khác trên thế giới. Có thể mất một hoặc hai năm để thiết lập lại các chuỗi giá trị này, nếu Trung Quốc giận dữ đến mức cắt đứt chúng.
Nhưng ở đây một lần nữa, nước Mỹ dường như cấp cho một hình thức bảo vệ tiềm năng. Đó là hiệp định thương mại đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), cuộc đàm phán mà Việt Nam đã tham gia từ năm 2009. Việt Nam là nước kém phát triển nhất trong số 12 đối tác đàm phán TPP và rất có thể xuất khẩu của nước này sẽ nhảy vọt lên một phần ba nếu hiệp ước có hiệu lực. Các quy định dự kiến trong hiệp định sẽ giành đặc quyền cho hàng may mặc được làm ra hoàn toàn tại các nước thành viên TPP. Do đó, các công ty của Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan và Việt Nam đang xây dựng năng lực cho đầu vào nguồn cho hàng may mặc và giày dép làm tại Việt Nam.
Hà Nội muốn Mỹ đồng ý dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí gây sát thương, một bước mà Washington có ra điều kiện trên việc Hà Nội cải thiện cách đối xử với những người bất đồng chính kiến. Đối với cả hai chính phủ, đó là một vấn đề nguyên tắc. Có một khoảng cách lớn giữa việc Hoa Kỳ kiên quyết đòi hỏi chế độ Việt Nam phải tôn trọng các quyền chính trị cơ bản và việc các nhà lãnh đạo Cộng sản Việt Nam tin rằng nương nhẹ việc kích động cho dân chủ đặt ra một mối đe dọa hiện hữu với hệ thống của họ.
Về vấn đề các quyền tự do chính trị này , Hà Nội hoặc Washington hay cả hai phải thỏa hiệp nếu họ muốn tiến lên phía trước, nhưng cả hai nước đều không có nhiều chỗ để linh động. Nhiều thành viên Quốc hội Mỹ sẽ cảnh giác việc ôm lấy Hà Nội, ngay cả khi họ thừa nhận rằng ngăn chặn trước việc TQ thành bá quyền khu vực là mối quan tâm của cả hai nước. Về phần mình, tầm nhìn của Bộ Chính trị về trật tự chính trị đã giới hạn khả năng thỏa hiệp về quyền con người. Tuy nhiên, nếu Hà Nội không thể cam kết để mở ra không gian cho việc tham gia chính trị, hay Washington không thể có một cái nhìn dài hơn, các mối quan hệ chiến lược thảo luận từ lâu sẽ vẫn nằm ngoài tầm với.
Đó là một quyết định khó khăn đối với chính quyền Obama. Ở biển Đông, Bắc Kinh không còn “trỗi dậy một cách hòa bình” nữa – mà họ đã trở thành kẻ bắt nạt láng giềng. Việt Nam, dù nền chính trị cũng khó ưa, lại là nước duy nhất ở Đông Nam Á vừa có khả năng và, nếu khuyến khích đúng cách, vừa sẵn sàng chống lại tham vọng Trung Quốc.

2950. Trung Quốc là quốc gia phải thực hiện “4 tôn trọng”

Dân Trí
Lê Chân Nhân
11-09-2014
H1
(Dân trí) – Báo Hoàn Cầu Trung Quốc ngày 8/9 đưa tin Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đưa ra “4 tôn trọng” ở biển Đông trong cuộc họp báo với Ngoại trưởng Australia Julie Bishop. Đó là: “lịch sử, luật pháp quốc tế, đối thoại và tham vấn trực tiếp giữa các nước liên quan, nỗ lực chung của Trung Quốc – ASEAN trong bảo vệ hòa bình và ổn định của biển Đông”.
Thật quá đẹp lòng thiên hạ khi ông Vương Nghị đưa ra khái niệm 4 tôn trọng, nhưng có lẽ sẽ không ai tin vào điều mà phía Trung Quốc nói về những điều tốt đẹp này. Người Australia chắc cũng biết quá rõ về “4 tốt” mà Trung Quốc đã hành xử với Việt Nam, chưa kể những hành động xâm lược mà Trung Quốc đã thực hiện trên biển Đông.
Và có lẽ, ông Vương Nghị đưa ra 4 tôn trọng cho chính Trung Quốc thực hiện thì đúng hơn.

Sự thật lịch sử cần tôn trọng đó là Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Lịch sử Trung Quốc không chứng minh được hai quần đảo này của Trung Quốc. Những tấm bản đồ của Trung Quốc cho đến thời nhà Thanh, cũng như nhiều bản đồ của các nước phương Tây chứng minh điểm cực Nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam. Trung Quốc nặn ra câu chuyện hoang đường về đường lưỡi bò không phải là lịch sử, mà là trí tưởng tượng có từ những bộ óc tham vọng bành trướng.
Cả thế giới biết rõ tường tận rằng Trung Quốc là quốc gia coi thường pháp luật quốc tế khi thực hiện các hành động gây hấn và xâm lược trên biển Đông. Mới đây nhất, ngày 2.9, tàu Coconut Princess của Trung Quốc đưa 216 hành khách đến các đảo tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Kiểu du lịch trá hình này không phải được Trung Quốc sử dụng lần đầu, chưa kể các hoạt động xây dựng trái phép trên quần đảo Hoàng Sa, và đặc biệt là tiến hành xây dựng căn cứ quân sự trên bãi đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.Cho nên xin đừng yêu cầu ai tôn trọng luật pháp quốc tế, mà hãy yêu cầu ngay chính với Trung Quốc.
Việt Nam đã đối thoại với Trung Quốc nhiều lần, bày tỏ tinh thần hữu nghị giữa hai nước, nhưng Trung Quốc không tôn trọng những gì đã cam kết. Trung Quốc đưa ra điều tôn trọng “đối thoại”còn chứa đựng âm mưu chỉ đối thoại song phương nhằm xé lẻ ASEAN và không muốn các nước khác ủng hộ Việt Nam, Philippines. Đối thoại song phương để Trung Quốc dễ dùng thế nước mạnh hiếp nước yếu, kế này tuy độc nhưng không sâu vì ai cũng vạch trần được.
Nỗ lực và duy trì hoà bình trên biển Đông là điều mà Trung Quốc cần tôn trọng nhất. Bởi vì, chính Trung Quốc đưa giàn khoan và tàu vào hoạt động trên vùng biển của Việt Nam, húc tàu của cảnh sát biển và lực lượng kiểm ngư Việt Nam, húc chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam. Trung quốc đơn phương đưa ra quy định cấm đánh cá, áp đặt các nước trong khu vực phải tuân thủ Hoà bình, ổn định sao được một khi Trung Quốc có hành động nguy hiểm như vậy.
Mới đây ngày 9/9, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã trao công hàm phản đối lên sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội, yêu cầu Trung Quốc xử lý nghiêm các hành vi của lực lượng chức năng Trung Quốc như khống chế, đập phá, lấy tài sản của ngư dân Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa.
Ông Vương Nghị đưa ra “4 tôn trọng” rất hay, nhưng chính Trung Quốc mới cần thực hiện, còn Việt Nam đã biết rõ những gì cần tôn trọng và có trách nhiệm thực hiện từ lâu rồi.

Biên giới trên biển giữa Campuchia và Việt Nam

Chủ tịch Uỷ ban Biên giới quốc gia [Campuchia]

Bởi vì vấn đề biên giới giữa Campuchia và Việt Nam một lần nữa được sử dụng như một lập luận trong các tranh cãi về chính trị, ta có thể trở lại với vấn đề phân định ranh giới biển rất nhạy cảm, rất dễ hiểu lầm này. Ở đây chỉ liên quan tới việc nhắc lại các sự kiện chứ không cung cấp thông tin mới –mà không ai dám chắc nắm hết.

Biên giới đất liền chưa định rõ
Trước khi người Pháp đến không có biên giới vẽ chính xác giữa Việt Nam và Campuchia. Trong lịch sử qua nhiều thế kỉ, người Việt đã tiến dọc theo bờ biển Việt Nam về phía nam, cuộc Nam Tiến nổi tiếng kéo dài từ thế kỉ thứ 10 đến thế kỉ 17, từng bước thâm nhập và chiếm lấy miền trung Việt Nam hiện nay và vùng đồng bằng [Nam bộ]. Người Việt định cư tại Sài Gòn vào nửa đầu thế kỉ 18, họ đến phía nam đồng bằng Nam bộ nửa sau thế kỉ đó (S Sacy "L’Asie du Sud-Est" (Đông Nam Á) năm 1999 cn 202 [Cambodge Nouveau 202]). Một bằng chứng tốt về sự mơ hồ tồn tại trong lĩnh vực này: lá thư vua Ang Duong gửi cho Napoleon III vào năm 1856 trước khi có được được bất kì thỏa thuận nào giữa hai nước:
"Tôi thỉnh cầu hoàng thượng nhận biết tên của các tỉnh bị cướp [bởi triều đình Huế], đó là những tỉnh Đồng Nai, bị lấy đi trong hơn 200 năm, nhưng gần đây những tỉnh Sài Gòn, Long Hồ, Sa Đéc (Psar Dec: chợ sắt), Mĩ Tho, Cần Thơ, Trà Vinh (Pra Trapang Ong Mor: ao thiêng), Cà Mau (Tiec Khmau: nước đen), Peem hoặc Hà Tiên, các đảo Phú Quốc (Cô Trol) và Côn Sơn (Tralach). [Nếu nhỡ An Nam đến dâng tặng Hoàng thượng bất kì một chỗ nào trong những vùng này, tôi mong mỏi Hoàng thượng đừng nhận nó, vì chúng thuộc về Campuchia]" [được nêu bởi Alam Forest trong Le Cambodge et la colonisation française (Campuchia và việc thực dân hoá của Pháp)].

Do đó, việc chiếm đóng đảo Koh Tral (Phú Quốc) và Koh Tralach (Poulo Condor : Côn Sơn) không phải là một sự kiện gần đây, việcCampuchia “bỏ trống" trong những năm 1700, như vua Ang Duong vào năm 1856, sau 148 năm, đã phàn nàn như một ‘việc đã rồi’.

Việc người Pháp trong những năm 1670 và 1890, đã xác nhận những mất mát này và vạch ranh giới hành chính với cái giá người dân Campuchia phải trả đã bị người Khmer tố cáo từ lâu.

Đáng để ý là luận án Charin Chak trong “Les Frontières du Cambodge” (Biên giới Campuchia). Phía đông tỉnh Stung Treng với việc tạo ra tỉnh Đắc Lắc, khu vực nằm giữa Tây Ninh và huyện Prey Veng, hai tổng Lộc Ninh và Phước Lễ, khu vực Hà Tiên ... mặc dù dân cư chủ yếu là người Khmer, các khu vực này đã bị sáp nhập vào Nam Kì dưới áp lực của chính quyền Sài Gòn. (bản đồ trên cn 119).

Alain Forest (Campuchia và ciệc thực dân hoá của Pháp. 1930), Marie-Alexandrine Martin (Le Mal Cambodgien) và nhiều tác giả khác cũng có cùng ý kiến này.

Có thể nói theo hướng ngược lại là nếu như người Pháp không vạch những biên giới này và biên giới ở phía tây, với Thái Lan thì rốt cuộc Campuchia đã biến mất hoàn toàn.

Dù sao thì các biên giới này cũng đã điều chỉnh cho đến năm 1942 với một trao đổi: đảo Koki được giao cho Việt Nam, Campuchia nhận được bờ sông Bình Gi.

Trên thực địa: 124 cột mốc đã được cắm trên biên giới Nam Kì vào thời thuộc địa từ năm 1876. Nhiều cột, được dựng bằng gỗ, đã biến mất nhưng vẫn còn các đế. Và 72 cột mốc khác đã được đặt vào những năm 1980 sau khi có thỏa thuận giữa Campuchia và Việt Nam, trên khoảng 207 km. Đối với toàn bộ phần phía bắc của biên giới hầu như không có cột mốc, ngoại trừ một số "điểm mốc".

Đường vạch này đã bị tranh cãi hàng ngàn lần. nhưng không có bạo lực, ngoại trừ vào thời kì Khmer Đỏ. Một trong những nỗi ám ảnh của họ là phục hồi Kampuchea Krom (đồng bằng Nam Bộ). Đã có rất nhiều cuộc xâm nhập của Campuchia vào lãnh thổ Việt Nam và đáp trả của Việt Nam kể từ năm 1975 (bản đồ trên cn 167).

Biên giới biển: chỉ qua một lá thư đơn giản

Không giống như biên giới đất liền, biên giới trên biển chưa bao giờ được vạch ra.
Việc phân giới thực hiện khó khăn do sự tồn tại của một số đảo có sở hữu không xác định, và việc thiếu các phương pháp chính xác và khó tranh cãi về phân giới (mà đến nay vẫn chưa có). Nếu cố thử phân giới thì điều đó cũng chính là làm sống lại các tranh cãi ồn ào giữa các nhà chức trách Campuchia và Nam Kì. Người ta có thể nói thêm rằng phân định biên giới trên biển là chưa cấp thiết: ngư dân không có khái niệm này, và người ta chưa nghĩ đến dầu hoả.

Tuy nhiên, Toàn quyền Đông Dương Jules Brévié năm 1939 đã buộc phải đưa ra quyết định có tính chất hành chính. Phải có một sự phân chia rõ ràng về quyền lực giữa cảnh sát Nam Kì và Campuchia; biết cư dân các đảo phải nộp thuế ở nơi nào: Campuchia hay Nam Kì.

Văn bản của Toàn quyền Brévié (xem Phụ Lục) thú vị vì nhiều lí do:

- Nó đánh dấu rất chính xác ranh giới hành chính. Đó là "đường Brévié" được vẽ trên bản đồ thuỷ văn tỉ lệ 1:500 000 đính kèm chỉ thị của thống đốc mà ta tiếp tục tham chiếu tới. Bản đồ này đặt Koh Tral (Phú Quốc) phía Việt Nam; đảo Poulo Wai phía Campuchia. Không nói chút gì tới các đảo nằm xa ngoài khơi.
- Nó chỉ định rất rõ ràng rằng đây là một ranh giới hành chính, và không phải là một biên giới liên quan đến chủ quyền. Khôn khéo chừa lại câu hỏi này chưa quyết định.
- Vì từ đó đến nay chưa bao giờ có được một thỏa thuận giữa Campuchia và Việt Nam về ranh giới biển, người ta không có cách gì tốt hơn là tiếp tục sử dụng "đường Brévié" (xem bản đồ). Đường này có công bằng không? Hay nó không công bằng? Không có đường khác. Nó là một phần của lịch sử.

Ta có thể quan sát thấy rằng về phần Campuchia và Việt Nam, có một cách đơn giản để dựa vào là lấy "cái hiện có”. Như trường hợp ở những nơi khác, đặc biệt là ở châu Phi, người ta đồng ý nguyên tắc uti possidefis (chủ quyền như đang sở hữu trừ khi có thoả thuận khác qua hiệp ước-ND) về “tính bất khả xâm phạm các biên giới thừa kế từ chế độ thực dân” (cn 119). Thách thức nguyên tắc khôn ngoan này như Sarin Chak gơi ý rõ ràng sẽ gây ra xung đột vô tận.

Đường Brévié luôn bị thách thức
Tuy nhiên, đường Brévié không làm vừa lòng tất cả mọi người. Vào tháng 8 năm 1966, trong quá trình đàm phán về biên giới ở Phnom Penh. phía Việt Nam nhận ra rõ đường này: tất cả mọi thứ về phía bắc đường đó là thuộc Campuchia. Nhưng sau đó họ thay đổi lập trường: họ áp dụng giải pháp của Công ước của Liên hợp quốc năm 1982, vốn có lợi hơn cho họ (chưa áp dụng cho đến lúc này). Campuchia vẫn bám vào đường Brévié, đó vốn là chỗ dựa duy nhất về mặt lịch sử. Phía Campuchia nhận xét rằng chính phía Việt Nam sẽ có lợi trong việc giữ đường này, nếu không thì tất cả biên giới đất liền giữa hai nước sẽ bị suy yếu.

Năm 1972, để đáp trả một đòi hỏi của Chính phủ Nam Việt Nam đã tuyên bố đẩy vùng biển Việt Nam tới tận Kompong Som, nước Cộng hoà của Lon Nol đưa ra một tuyên bố đối lại (xem bản đồ bên dưới). Khmer Đỏ, bị ám ảnh với việc chinh phục lại Kampuchea Krom, đã phát động nhiều cuộc tấn công vào Koh Tral / Phú Quốc Koh Wai từ tháng 5 năm 1975.


Bản đồ vùng nước lịch sử Việt Nam - Campuchia theo Hiệp định 7/7/1982
(đường Brévié  1939)

Từ đó các chính phủ, cả hai bên, quay lại những yêu sách này một cách vô vọng. Chính phủ Campuchia bám chặt vào đường Brévié, "phù hợp với yêu sách mà Thái tử Sihanouk bày tỏ vào năm 1954," ông Var Kim Hong nói với chúng tôi năm 1999 (cn 120).

Các đảo Campuchia bị bỏ trống?

Những kẻ yêu nước cực đoan phẫn nộ về điều gì? "Qua hiệp định này, Campuchia nhượng cho Việt Nam hai đảo Koh Tra (Phú Quốc) và Poulo Panjang (Thổ Chu)" Sean Pengse viết ngày 22/01/20014. Chính việc lấy lại yêu sách đưa ra thời Cộng hòa của Lon Nol năm 1972, mà ta đã thấy rằng nó tương ứng với yêu sách đối lại, rất rộng lớn của Nguyễn Văn Thiệu vào năm 1971, dẫn đến bế tắc hoàn toàn.

Để hậu thuẫn cho lập trường của mình, Sean Pengse dẫn một kret (sắc chỉ) của vua Suramarit tháng 7 năm 1957, trong đó nêu, ở điều 62 "(...) đảo Kas Tral (Phú Quốc) mà Campuchia bảo lưu việc duy trì quyền lịch sử của mình đối với nó." Câu chữ này là thú vị, nhưng trong một cuộc đàm phán thì đó không phải là "bằng chứng" về chủ quyền của Campuchia đối với Koh Tral / Phú Quốc.

Hơn nữa Campuchia kể từ thời kì đó rõ ràng đã chọn cách tôn trọng đường Brévié, lập trường này này do thái tử Shihanook khẳng định trong thập niên 60 và đó cũng là lập trường của chính phủ hiện tại trong các cuộc đàm phán với Việt Nam.

Về biên giới đất liền, không có gì mới, ông Var Kim Hong nói. Chỉ còn một điểm tranh chấp quan trọng: một diện tích gần 50 km² nằm ở tỉnh Mondulkiri phía đông nam thị xã Sen Monorom. Ở đó, các cuộc đàm phán cho đến nay không có tiến triển. Đối với phần còn lại, đó là việc điều chỉnh thật chính xác giữa các cột mốc biên giới.

Nguồn: các bài báo trên tờ ‘Cambodge Nouveau’ (Campuchia mới-cn) nhất là số 119 và 120 (trao đổi với Var Kim Hong), các sách của Alain Forest, MA Martin. Michel Blanchard ("Vietnam—Cambodge. une frontière contestée" [Việt Nam-Campuchia. Biên giới Tranh chấp] 1999) và phỏng vấn mới với ông Var Kim Hong 30.1.2004.
===================================================
Phụ Lục: Đường Brévié
Hà Nội ngày 31 tháng 1 năm 1939
Toàn quyền Đông Dương
Gửi Thống đốc Nam Kỳ tại Sài Gòn
Tôi hân hạnh thông báo cho ông biết rằng tôi vừa tiến hành kiểm tra lại vấn đề các đảo trong vịnh Thái Lan mà tình trạng sở hữu đang có tranh chấp giữa Campuchia và Nam Kì.
Tình hình chuỗi đảo này, nằm dọc theo khắp bờ biển Campuchia và một số trong đó rất gần với bờ biển mà đất bồi trên thực tế tiếp tục có vẻ sẽ gắn chúng với bờ biển của Campuchia trong tương lai không xa, đòi hỏi về mặt hợp lí và về mặt địa lí cần phải cho các đảo nhỏ này được đưa vào quản lí hành chính của quốc gia đó.
Tôi cho rằng không thể để tiếp tục lâu hơn nữa tình trạng của những điều đang tồn tại vốn đòi hỏi những cư dân của những hòn đảo này phải đối phó, hoặc bằng cách phải đi đường dài hơn hoặc bằng cách đi vòng xa hơn trên lãnh thổ Campuchia, dưới sự quản lí của Nam Kì.
Vì vậy, tôi quyết định rằng tất cả các đảo phía Bắc của đường thẳng vuông góc với bờ biển từ biên giới giữa Campuchia và Nam Kì và lập một góc 140 grade (126°-ND) với hướng Bắc của kinh tuyến, theo như bản đồ đính kèm, từ nay sẽ được Campuchia quản lí. Đặc biệt, chính quyền bảo hộ sẽ phụ trách việc an ninh (cảnh sát) trên các đảo này.
Tất cả các đảo phía Nam đường này, bao gồm toàn bộ đảo Phú Quốc tiếp tục do Nam Kì quản lí. Cần hiểu rằng đường phân ranh định như vậy đi vòng qua phía bắc của đảo Phú Quốc, cách các điểm xa nhất của bờ biển phía bắc đảo này 3 km.
Quyền lực về hành chính và cảnh sát trên các đảo này như vậy sẽ được phân định rõ ràng giữa Nam Kì và Campuchia nhằm tránh mọi tranh chấp trong tương lai.
Cần hiểu rằng đây là nói về quản lí hành chính và cảnh sát, còn vấn đề về sự phụ thuộc về mặt lãnh thổ các đảo này vẫn còn bảo lưu.
Rất mong trong quyền hạn của mình ông cho quyết định của tôi được áp dụng ngay.

Xin ông vui lòng xác nhận đã nhận được lá thư này.
(đã kí)

Brévié 

------------------------------------
* Var Kim Hong đang bị phe đối lập và những người yêu nước quá khích Campuchia cáo buộc là phản quốc vì  cho rằng đã nhượng đất đai của Campuchia khi kí kết các hiệp ước biên giới với Việt, Thái, Lào.

Xung đột biên giới giữa Campuchia và Việt Nam


Ramses Amer (1997)

......................................................................

Bối cảnh

Sau khi Campuchia độc lập năm 1953 và Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) thành lập vào giữa năm 1950, tranh chấp biên giới tạo ra căng thẳng trong quan hệ song phương nhưng không dẫn đến xung đột quân sự nóng. Khi cắt đứt quan hệ ngoại giao với VNCH năm 1963, Campuchia biện minh hành động của mình trên cơ sở rằng người thiểu số Khmer ở VNCH bị chèn ép bởi các chính sách áp bức mà nhà chức trách Việt Nam thực hiện. Tuy nhiên, bất đồng về vấn đề biên giới chắc chắn đã góp phần vào việc làm tệ hại hơn các quan hệ song phương. Khi Thái tử Norodom Sihanouk, năm 1966 và năm 1967, tìm kiếm một cam kết vững chắc của Việt Nam tôn trọng biên giới "hiện có" của Campuchia, một phản ứng tích cực đã đến cả từ Cộng hòa Dân chủ Việt Nam (Bắc Việt) lẫn Mặt Trận Giải Phóng (MTGP), trái ngược với chính phủ VNCH - VNCH không đưa ra sự công nhận như vậy.
Thái tử Sihanouk duy trì mối quan hệ thân mật với VNDCCH và MTGP, cho phép họ vận chuyển thiết bị chiến tranh qua miền đông Campuchia và không chống đối việc thành lập các mật khu dọc biên giới với VNCH. Sau khi thái tử Sihanouk bị lật đổ vào năm 1970, mối quan hệ giữa Campuchia và VNCH đã cải thiện nhưng điều này không kéo dài vì chính quyền trung ương ở Campuchia dần dần mất quyền kiểm soát đất nước. Một sự phát triển song song cũng đã diễn ra ở VNCH. Chiến tranh ở hai nước đã kết thúc với chiến thắng về phía các lực lượng cộng sản vào mùa xuân năm 1975.
Hầu như ngay lập tức sau khi chiến tranh kết thúc vào năm 1975, xung đột vũ trang đã nổ ra dọc theo biên giới chung trên đất liền và trên các đảo trong vịnh Thái Lan. Tình hình được đưa vào vòng kiểm soát vào tháng 6 năm 1975, sau một cuộc họp cấp cao tại Hà Nội, và tình hình tương đối ổn định được duy trì vào nửa cuối năm 1975 và năm 1976. Năm 1976, hai bên đã nỗ lực mở ra các đàm phán, nhưng các cuộc thảo luận đã phá vỡ ngay ở cuộc họp trù bị do ý kiến khác nhau về việc ai có thể đề xuất thay đổi đến việc phân định biên giới chung. Phía Campuchia tuyên bố có quyền đơn phương đề xuất thay đổi và tuyên bố rằng Việt Nam vi phạm quyền này qua việc đưa ra các đề xuất.
Đầu năm 1977 các cuộc đụng độ vũ trang dọc theo biên giới đất liền bắt đầu một lần nữa với Campuchia chủ động trong một động thái khẳng định yêu sách chủ quyền đối với lãnh thổ do Việt Nam kiểm soát mà Campuchia cho là của họ. Các cuộc xung đột vũ trang leo thang, và khi quan hệ song phương nói chung trở nên xấu đi, Việt Nam bắt đầu phản công. Cuộc xung đột quân sự cuối cùng dẫn đến việc Việt Nam can thiệp quân sự vào cuối tháng 12 năm 1978 và lật đổ chính phủ Khmer Đỏ của Campuchia. Sau đó, một chính quyền mới - Cộng hòa Nhân dân Campuchia (PRK) - được thành lập với sự trợ giúp của Việt Nam. Trong giai đoạn thập niên 1980 Việt Nam và PRK đã kí một số thỏa thuận liên quan đến đường biên giới chung: Một thỏa thuận về "vùng nước lịch sử" đã được kí kết vào ngày 7 tháng 7 năm 1982. "Vùng nước lịch sử" được xác định là nằm giữa bờ biển tỉnh Kiên Giang, đảo Phú Quốc và quần đảo Thổ Chu về phía Việt Nam và bờ biển của tỉnh Kampot và đảo Poulo Wai (Ko Way) về phía bên Campuchia. Thỏa thuận này quy định rằng hai nước sẽ tổ chức các cuộc đàm phán để xác định biên giới biển trong khu vực vùng nước lịch sử "vào một thời điểm thích hợp". Theo thỏa thuận này, trong khi chưa có giải pháp như vậy, hai nước sẽ tiếp tục coi đường Brévié - một đường thẳng hướng ra biển vạch từ điểm cuối cùng của biên giới đất liền trên bờ biển, lập một góc 126° với hướng Bắc kinh tuyến và dành một vành đai 3 km quyền chủ quyền vòng quanh bờ biển phía bắc của đảo Phú Quốc – vẽ vào năm 1939 làm đường phân chia các đảo trong khu vực vùng nước lịch sử. Ngoài ra, hai bên cũng đồng ý rằng việc khai thác của khu vực sẽ được quyết định bởi "thỏa thuận chung". Tiếp theo đó là việc kí kết hiệp ước về việc giải quyết vấn đề biên giới giữa Campuchia và Việt Nam và Hiệp định về quy chế biên giới vào ngày 20 tháng 7 năm 1983 tại Phnom Penh.
Theo hiệp ước hai bên nhất trí coi "đường biên giới hiện tại" giữa hai nước là biên giới quốc gia, được xác định trên bản đồ tỉ lệ 1/100.000 do Sở địa dư Đông Dương xuất bản thông dụng trước năm 1954 hoặc vào một ngày rất gần 1954. Phân định biên giới đất liền và biển sẽ được thực hiện trong tinh thần "bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau" vì lợi ích của mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước, phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế. Cuối cùng, ngày 27 tháng 12 năm 1985 Hiệp ước phân định biên giới Việt Nam-Campuchia đã được hai nước kí kết và được Hội đồng Nhà nước Việt Nam phê chuẩn vào ngày 30 tháng 1 năm 1986 và được Quốc hội PRK phê chuẩn ngày 7 tháng 2 năm 1986. Nguyên tắc chi phối việc giải quyết tranh chấp biên giới giữa hai nước là tôn trọng "đường ranh giới hiện tại," cụ thể là "đường vốn tồn tại vào thời điểm" độc lập. Đường này được hai nước giữ lại theo nguyên tắc "uti possidetis" (làm chủ cái đang có). Hai bên cũng tuyên bố rằng biên giới chung "trên đất liền và trên vùng nước lịch sử" dựa trên đường biên giới vẽ trên bản đồ 1/100.000 thông dụng trước năm 1954 hoặc cho đến năm đó. Tình trạng hiện tại của các thỏa thuận này là không chắc chắn, sau những thay đổi trong lãnh đạo chính trị ở Campuchia sau cuộc tổng tuyển cử do Liên Hiệp Quốc tổ chức vào tháng 5 năm 1993.....
................................................................

Một số nhận xét

Campuchia và Việt Nam đang cố quản lí các vấn đề có tranh chấp thông qua đàm phán chính thức và như là một phần của quá trình này hai bên đã quyết định thành lập các nhóm chuyên gia để xử lí với các tranh chấp song phương chẳng hạn như vấn đề lãnh thổ và cư dân Việt Nam sống tại Campuchia. Thông cáo chính thức từ các cuộc họp cấp cao giữa Campuchia và Việt Nam cho thấy hai nước đã đồng ý giải quyết vấn đề biên giới và các khác biệt liên quan đến vấn đề đó một cách hòa bình thông qua đàm phán. Nếu những vấn đề xảy ra dọc theo biên giới chung thì cách tiếp cận là tìm cách giải quyết chúng trước nhất ở cấp địa phương, và nếu không đạt tới giải pháp ở cấp đó thì báo cáo vấn đề lên cấp trung ương.
Về phía Việt Nam có vẻ chỉ có một nguồn quyền lực làm ra chính sách đối ngoại, cụ thể là chính phủ Việt Nam và Đảng Cộng sản đang cầm quyền. Ở Campuchia tình hình khác biệt. Nhìn chung, chính phủ theo đuổi chính sách nhằm duy trì quan hệ song phương tốt đẹp với Việt Nam và như là một phần trong chính sách đó các tranh chấp sẽ được giải quyết thông qua đàm phán.
Tuy nhiên, trong khoảng thời gian tháng 1 đến tháng 7 năm 1996, hai cách tiếp cận khác nhau đối với vấn đề biên giới là điều thường thấy trong chính phủ liên minh. Thủ tướng thứ nhất là Hoàng tử Ranariddh nhiều lần cáo buộc Việt Nam xâm lấn lãnh thổ Campuchia dọc theo biên giới đất liền và, dù tuyên bố chuộng giải pháp hòa bình các vấn đề biên giới hơn, ông không loại trừ việc sử dụng lực lượng vũ trang nếu cách tiếp cận hòa bình thất bại, trong khi đó Thủ tướng thứ hai Hun Sen lại giữ lập trường mềm mỏng hơn, kiềm chế không cáo buộc Việt Nam công khai và luôn nhấn mạnh sự cần thiết phải giải quyết hòa bình các vấn đề biên giới. Trong bối cảnh này cần lưu ý rằng chính phủ Campuchia đã bị áp lực của báo chí Campuchia đòi phải có một lập trường cứng rắn về vấn đề biên giới.
Ngoài ra còn có hai diễn viên chính trị quan trọng khác, cũng biểu thị thái độ ít tích cực đối với Việt Nam. Thứ nhất là Quốc vương Sihanouk từng mâu thuẫn trong phát biểu của ông về Việt Nam; lúc thì ông lập luận ủng hộ quan hệ tốt hay có cải thiện [với Việt Nam], lúc khác, đặc biệt là vào năm 1994, ông lại cáo buộc Việt Nam gậm nhắm lãnh thổ Campuchia và dời các cột mốc biên giới. Diễn viên thứ hai là đảng Dân chủ Campuchia (PDK) đã liên tục theo đuổi chính sách độc hại chống Việt Nam.
Nhận định theo các báo cáo của Thủ tướng thứ nhất Campuchia từ tháng 1 đến tháng 7 năm 1996 những vấn đề dọc theo biên giới chung là do việc Việt nam xâm lấn lãnh thổ Campuchia gây ra. Việt Nam bác bỏ có bất kỳ sự xâm lấn nào như vậy. Vấn đề cốt lõi là xác định những gì thực sự đã diễn ra tại khu vực biên giới. Trong bối cảnh này, một số bài báo trên báo chí Campuchia rất đáng chú ý.
Một bài báo đăng trên tờ Reaksmei Kampuchea ngày 31 tháng 1 năm 1996 đề cập đến một cảnh báo, do Bộ trưởng Bộ Nội vụ Hồ Sok gửi các quan chức tỉnh Takeo - đặc biệt là ở huyện Boreicholasa – từng đã cho dân Việt Nam thuê "đất nông nghiệp" của Campuchia. Tỉnh trưởng và Phó tỉnh trưởng được yêu cầu điều tra và ngừng ngay kiểu cách "làm ăn không phù hợp" này của các quan chức và cảnh sát cấp huyện. Theo bài báo, một quan chức cảnh sát cấp tỉnh đã nói rằng đất đã được cho người Việt Nam thuê và canh tác trong nhiều năm rồi. Ngày 04 tháng 2 năm 1996 cũng trên tờ báo đó có một bài viết về tình hình ở tỉnh Kandal tiếp giáp với tỉnh An Giang của Việt Nam. Bài báo đã trích lời "Giám đốc Công an cấp tỉnh Kandal" phát biểu rằng Kandal có thể phải đối mặt với vấn đề tương tự như ở hai tỉnh Svay Rieng và Takeo nhưng đối với các hành động do chính quyền địa phương thực hiện.
Các biện pháp được thực hiện bao gồm ngăn chặn người dân không được cho nông dân Việt Nam thuê đất. Hơn nữa, theo báo cáo các quan chức huyện và xã ở khu vực giáp ranh Việt Nam đã gặp gỡ đồng nhiệm Việt Nam hàng tháng và các cuộc họp cấp tỉnh đã được tổ chức mỗi sáu tháng. Những vấn đề không thể giải quyết được ở cấp huyện và xã đã được chuyển cho cấp tỉnh và nếu vẫn không thể giải quyết được cũng đã được chuyển lên cấp trung ương. Cuối cùng, bài báo trích lời giám đốc cảnh sát nói rằng biên giới với Việt Nam vẫn còn chưa rõ ràng ở một số khu vực của tỉnh Kandal và rằng chính quyền hai tỉnh này [Kandal, An Giang] xem các khu vực đó là "vùng trắng" mà cả hai bên đều ít lui tới.
Hai bài báo này chỉ ra rằng việc Campuchia cho người Việt Nam thuê đất đã diễn ra ít nhất là ở hai tỉnh Svay Rieng và Takeo. Có khả năng là kiểu cách làm ăn như vậy bị Thủ tướng thứ nhất quy là Việt Nam xâm lấn lãnh thổ Campuchia. Bài viết về tình hình ở tỉnh Kandal và cơ chế áp dụng để xử lí tình hình biên giới dọc theo biên giới giữa tỉnh Kandal và tỉnh An Giang cho thấy một cách giải quyết tình hình dọc theo phần còn lại của biên giới Campuchia-Việt Nam.
Xét các yếu tố này, lí do đằng sau những lời buộc tội liên tục của Hoàng tử Ranariddh đối với Việt Nam có lẽ nằm trong nền chính trị nội bộ Campuchia và việc sử dụng các vấn đề đối ngoại trong bối cảnh đó, hơn là nằm trong việc Việt Nam xâm chiếm lãnh thổ Campuchia. Cần lưu ý rằng những lời hô hào chính trị chống Việt Nam là một nét chung tại Campuchia và nó có nhiều khả năng sẽ là chủ đề trung tâm trong cuộc bầu cử sắp tới (bầu cử địa phương dự kiến vào năm 1997 và bầu cử cả nước dự kiến vào năm 1998) với các đảng chính trị đang cố gắng tận dụng tình cảm chống ViệtNam trong cử tri. Điều này có thể dẫn đến sự xuất hiện lại những cáo buộc đối với Việt Nam liên quan đến các hoạt động trong khu vực biên giới mà các hoạt động này có thể gây ra căng thẳng trong quan hệ song phương và gây nguy hiểm cho cư dân Việt Nam sống tại Campuchia. Điều này, đến lượt nó, sẽ gây ra nhiều căng thẳng hơn trong quan hệ với Việt Nam.
Nếu tập trung sự chú ý vào các khía cạnh kĩ thuật của các tranh chấp biên giới đất liền chứ không phải các khía cạnh chính trị, đó có vẻ là câu hỏi về cắm mốc biên giới (demarcation) hơn là phân định biên giới (delimitation).[*] Nhận định này dựa trên giả định rằng hai bên chấp nhận biên giới đất liền do chính quyền thực dân Pháp để lại làm cơ sở cho biên giới hiện tại. Theo đó thì biên giới đất liền sẽ không bày ra bất kì vấn đề nghiêm trọng nào về các khu vực tranh chấp, nhưng việc cắm mốc ranh giới sẽ là một quá trình lâu dài và tốn thời gian ngay cả khi quan hệ song phương là tốt.
Xung đột biên giới trên biển trong vịnh Thái Lan phức tạp hơn. Đường Brévié do người Pháp để lại, vốn chủ yếu giải quyết vấn đề các đảo trong khu vực, được coi là phân định hành chính chứ không phải là phân định biên giới. Vì vậy, các cuộc đàm phán là cần thiết để giải quyết vấn đề mà thực chất đó là một câu hỏi về các yêu sách chồng lấn. Trong thập niên 1980 mô hình thoả thuận giữa CHND Kampuchea (PRK) và Việt Nam là xem khu vực tranh chấp như là "vùng nước lịch sử" chung và cùng hợp tác với nhau trong các khu vực như vậy, trong khi việc phân định thoả đáng sẽ tuỳ thuộc vào đàm phán.





[*] Việc cắm mốc biên giới dự định hoàn thành cuối năm 2014 và sẽ hoàn thiện các văn bản pháp lí vào năm 2015, việc in bản đồ biên giới đã kí hợp đồng 3 bên giữa VN,CPC và công ti Blom có trụ sở ở Oslo (Norway) năm 2011 (PVS)
=====================================

Quan điểm của phía Việt Nam
(theo ông LÊ MINH NGHĨA, Cố Trưởng ban Ban Biên giới của Chính phủ CHXHCNVN 
đăng trên chuyên trang Tuổi Trẻ ngày 26/4/2009)

Trước năm 1964, quan điểm cơ bản của phía Campuchia về biên giới lãnh thổ giữa hai nước là đòi Việt Nam trả lại cho Campuchia 6 tỉnh Nam Kỳ và đảo Phú Quốc.

Từ năm 1964 - 1967, Chính phủ Vương quốc Campuchia do Quốc trưởng Norodom Sihanouk đứng đầu chính thức đề nghị Việt Nam công nhận Campuchia trong đường biên giới hiện tại, cụ thể là đường biên giới trên bản đồ tỷ lệ 1/100.000 của Sở Địa dư Đông Dương thông dụng trước năm 1954 với 9 điểm sửa đổi, tổng diện tích khoảng 100km2. Trên biển, phía Campuchia đề nghị các đảo phía Bắc đường do Toàn quyền Brévié vạch năm 1939 là thuộc Campuchia, cộng thêm quần đảo Thổ Chu và nhóm phía Nam quần đảo Hải Tặc.
Trong năm 1967, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã chính thức công nhận và cam kết tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia trong đường biên giới hiện tại (công hàm của Việt Nam không nói tới vấn đề chủ quyền đối với các đảo trên biển và 9 điểm mà Campuchia đề nghị sửa đổi về đường biên giới trên bộ).

Ngày 27-12-1985, Việt Nam và Cộng hòa Nhân dân Campuchia đã ký Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia trên cơ sở thỏa thuận năm 1967. Thi hành Hiệp ước, hai bên đã tiến hành phân giới trên thực địa và cắm mốc quốc giới từ tháng 4-1986 đến tháng 12-1988 được 207 km/1137 km; tháng 1-1989 theo đề nghị của phía Campuchia, hai bên tạm dừng việc phân giới cắm mốc.

Trên biển, ngày 7-7-1982 hai chính phủ ký Hiệp định thiết lập vùng nước lịch sử chung giữa hai nước và thỏa thuận: sẽ thương lượng vào thời gian thích hợp để hoạch định đường biên giới trên biển, lấy đường gọi là đường Brévié được vạch ra năm 1939 với tính chất là đường hành chính và cảnh sát làm đường phân chia đảo giữa hai nước.

Với Chính phủ Campuchia thành lập sau khi ký Hiệp ước hòa bình về Campuchia năm 1993 , năm 1994, 1995 Thủ tướng Chính phủ hai nước đã thỏa thuận thành lập một nhóm làm việc cấp chuyên viên để thảo luận và giải quyết vấn đề phân giới giữa hai nước và thảo luận những biện pháp cần thiết để duy trì an ninh và ổn định trong khu vực biên giới nhằm xây dựng một đường biên giới hòa bình, hữu nghị lâu dài giữa hai nước. Hai bên thỏa thuận trong khi chờ đợi giải quyết những vấn đề còn tồn đọng về biên giới thì duy trì sự quản lý hiện nay.
Thực hiện thỏa thuận giữa Thủ tướng Chính phủ hai nước nhân dịp Thủ tướng Ung Huốt sang thăm Việt Nam đầu tháng 6-1998, nhóm chuyên viên liên hợp về biên giới Việt Nam - CPC đã họp tại Phnom Pênh từ ngày 16 đến 20-6-1998. Trong cuộc họp này, hai bên đã trao đổi về việc tiếp tục thực hiện các hiệp ước, hiệp định về biên giới giữa hai nước đã ký trong những năm 1982, 1983, 1985. Hai bên đã dành nhiều thời gian thảo luận một số vấn đề về quan điểm của hai bên liên quan đến biên giới biển và biên giới trên bộ với mong muốn xây dựng đường biên giới giữa hai nước trở thành đường biên giới hòa bình, hữu nghị và hợp tác lâu dài.
Hai bên đã thống nhất kiến nghị lên chính phủ hai nước tiến hành thành lập Ủy ban liên hợp với những nhiệm vụ:

- Soạn thảo Hiệp ước về hoạch định biên giới biển và Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia trình lên chính phủ hai nước.
- Chỉ đạo việc phân giới trên thực địa và cắm mốc quốc giới.
- Giải quyết mọi vấn đề liên quan đến việc thực hiện Hiệp định về quy chế biên giới giữa hai nước.

Qua trao đổi về đường biên giới biển, phía Campuchia kiên trì quan điểm muốn lấy đường do Toàn quyền Brévié vạch ra tháng 1-1939 làm đường biên giới biển của hai nước.

Ta đã nói rõ là ta không chấp nhận đường Brévié làm đường biên giới biển giữa hai nước vì:

1. Đường Brévié không phải là một văn bản pháp quy, chỉ là một bức thư (lettre) gửi cho Thống đốc Nam Kỳ đồng gửi cho Khâm sứ Pháp ở Campuchia. Văn bản đó chỉ có mục đích giải quyết vấn đề phân định quyền hành chính và cảnh sát đối với các đảo, không giải quyết vấn đề quy thuộc lãnh thổ;

2. Cả hai bên không có bản đồ đính kèm theo văn bản Brévié vì vậy hiện nay ít nhất lưu hành 4 cách thể hiện đường Brévié khác nhau: đường của Pôn Pốt, đường của Chính quyền miền Nam Việt Nam, đường của ông Sarin Chhak trong luận án tiến sĩ bảo vệ ở Paris sau đó được xuất bản với lời tựa của Quốc trưởng Norodom Sihanouk, đường của các học giả Hoa Kỳ.

3. Nếu chuyển đường Brévié thành đường biên giới biển thì không phù hợp với luật pháp quốc tế, thực tiễn quốc tế, quá bất lợi cho Việt Nam và nên lưu ý là vào năm 1939 theo luật pháp quốc tế lãnh hải chỉ là 3 hải lý, chưa có quy định về vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa thì đường Brévié làm sao có thể giải quyết vấn đề phân định lãnh hải theo quan điểm hiện nay và phân định vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa.
Phía Việt Nam đã đề nghị hai bên thỏa thuận: áp dụng luật biển quốc tế, tham khảo thực tiễn quốc tế, tính đến mọi hoàn cảnh hữu quan trên vùng biển hai nước để đi đến một giải pháp công bằng trong việc phân định vùng nước lịch sử, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của hai nước.
---------------------------

Bản đồ vùng nước lịch sử theo HIệp ước  7/7/1982



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét