- Thành lập Hải đội Cảnh sát biển bảo vệ vùng biển Trường Sa (MTG). – Tặng camera chuyên dụng cho cảnh sát biển, kiểm ngư (VNN). – Khi Tổ quốc gọi từ biển (VnMedia).
- Trung Quốc lên kế hoạch xây 5 ngọn hải đăng ở Hoàng Sa (VOA). – VN đang xác minh TQ xây hải đăng ở Hoàng Sa (24h). – VN đang tích cực xác minh việc TQ đo đạc thực địa tại quần đảo Hoàng Sa (MTG). – Hoạt động của Trung Quốc ở Hoàng Sa là ‘bất hợp pháp và vô giá trị’ (TP). – Mọi hoạt động của Trung Quốc ở Hoàng Sa là bất hợp pháp (VNE). – Hành động của Trung Quốc ở Hoàng Sa, Trường Sa là bất hợp pháp (NLĐ).
- ASEAN kêu gọi hành động để xoa dịu căng thẳng ở Biển Đông (VOA). – Ngoại trưởng Mỹ mưu tìm nền tảng chung cho khối ASEAN bị chia rẽ (VOA). – Mỹ sẽ can dự sâu hơn vào Biển Đông qua diễn đàn ARF (GDVN). – Hoa Kỳ: ngưng các hoạt động ở biển Đông để giải quyết tranh chấp (VOA). – Học giả Trung Quốc: Phải “phản đòn” Mỹ tại ARF (TP).
- Có phải Trung Quốc định chậm lại việc bành trướng Biển Đông khi rút giàn khoan HD-981 sớm hơn dự định? (Tranh chấp BĐ). “Một tổng hợp nhanh các bài báo về những chính sách/hoạt động gần đây của Trung Quốc có thể giúp chúng ta tự kết luận về câu hỏi này“.
- Yêu sách đường chữ U của TQ có phù hợp với luật quốc tế không? (NCQT).
- Nhật tái tạo ván cờ châu Á vì mối đe dọa Trung Quốc (RFI).
- Trung Quốc và tương lai địa chính trị của Châu Á (NCQT).
- “Bắt Trung Quốc”: Người Phi biết đứng như thế nào? (VNTB). “Sự thể đang dồn lên vai Nhà nước Việt Nam tất cả những gì tối thiểu thuộc về danh thể. Danh thể tối thiểu ấy càng bị thách thức từ ngày 1/8/2014, khi Trung Quốc đã phát lệnh cho hàng chục ngàn tàu cá đóng vỏ sắt và trang bị hiện đại tràn vào Biển Đông – một động tác ‘thọc tay vào túi quần người Việt Nam… Đến lúc này, người ta lại tự hỏi Hải quân Việt Nam đang làm gì? Và tướng Phùng Quang Thanh với truyền thuyết ‘chuyện nội bộ giữa hai nước’ giờ đang ở đâu?“
- Trần Quang Cơ: VỀ HỘI NGHỊ CẤP CAO VIỆT – TRUNG TẠI THÀNH ĐÔ – TRUNG QUỐC (Dân Quyền). – ĐÔI LỜI VỀ MẬT ƯỚC BÁN NƯỚC THÀNH ĐÔ – Nguyễn Nhơn (Báo TQ).
- Vì sao phải thoát Trung? (BBC). “Một khi đã nhận sai lầm, minh bạch hóa nó, không phải bỏ công để che dấu và bao bọc nó. Canh bạc đã thua, càng ham gỡ, càng thua. Hãy từ bỏ nó, chơi một cuộc chơi mới. Một bài toán phải giải theo cách khác mới có một kết quả mới khác trước“. – Video: Dân Tộc Việt mất đi một cơ hội để thoát Trung (THVN).
- YÊN TĨNH TẠM THỜI VÀ NGUY CƠ THÌ CÀNG NẶNG NỀ HƠN (FB Song Chi). “Và bây giờ, quả thật, khi giàn khoan của Tàu Cộng tạm thời rút đi, từ nhà cầm quyền cho đến báo chí, người dân… ‘xẹp’ hẳn xuống, tưởng như không hề có sự cố Trung Cộng công khai xâm phạm chủ quyền VN nghiêm trọng vừa qua, tưởng như ‘biển Đông lại trở vể yên tĩnh, không có gì mới’. Và tất nhiên, chuyện của ta mà ta còn cố quên đi thì thế giới, với bao nhiêu sự kiện nóng hơn đang xảy ra, lại càng quên“. – Hội chứng hậu giàn khoan (FB LS Lê Đức Minh).
- Dư âm Phạm Quang Nghị: Không nói gì là một nửa của nghệ thuật ngoại giao (VNTB). “Thế mới biết, ngoại giao, nhiều lúc cũng lắm thực dụng. Nhưng thực dụng lại được làm nên từ sự khéo léo, tinh tế, sắc sảo – hiểu người hiểu ta, biết nhập gia tùy tục đúng lúc, nhạy bén và linh hoạt trong mọi tình huống. Tất cả chỉ để đạt được lợi ích và xúc tiến quyền lợi quốc gia và dân tộc“.
- TNS John McCain quay lại Việt Nam (BBC). – John McCain đến thăm Việt Nam trong ba ngày (RFI). – Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain đến Việt Nam bàn an ninh khu vực (VNE). – Đại sứ Mỹ: Quan hệ Mỹ – Việt – Trung tốt mới có hòa bình (VNE). – Video Đại sứ David Shear trả lời độc giả: ‘Hy vọng thời gian tới hai nước sẽ nâng tầm lên quan hệ chiến lược’ (VNE).
- Nghị Sĩ John McCain tới Hà Nội: Vũ khí hay nhân quyền? (NV). “Trong một chuyến đến Hà Nội mấy năm trước khi ông đi cùng Nghị Sĩ Joseph Lieberman, các ông từng cho hay các lãnh đạo CSVN trao cho các ông một danh sách võ khí các loại rất dài muốn mua. Tuy nhiên, các ông cũng đã nói thẳng là vấn đề bãi bỏ cấm vận võ khí tùy thuộc vào sự cải thiện nhân quyền… ông Ted Osius nói Hoa Kỳ đã nói rõ với chính quyền đảng trị ở Việt Nam nhiều lần rằng lệnh cấm này sẽ không được dỡ bỏ nếu Việt Nam không có những tiến triển đáng kể về nhân quyền“. – Việc VN mua vũ khí Mỹ chỉ còn là vấn đề thời gian (NĐT). – Lê Ngọc Thống: Việt Nam mua gì đầu tiên khi Mỹ bỏ cấm vận? (ĐV).
- Cựu chiến binh tranh luận về chiến tranh Việt nam (RFA). “… ông Turner lượt lại lịch sử cuộc chiến tranh Việt nam với sự can thiệp quân sự của Hoa kỳ. Ông nhấn mạnh đến bối cảnh xung đột ý thúc hệ mà trong đó khối cộng sản muốn sử dụng Việt nam như một cuộc thí nghiệp trong cuộc chiến đối đầu với phương Tây“.
- Texas: Tướng Lương Xuân Việt Nói Tiếng Việt, Cảm Ơn VNCH (Việt Báo). “Trên băng YouTube ghi lại buổi lễ Đại tá Lương Xuân Việt được thăng cấp Chuẩn tướng Lục quân Hoa Kỳ hôm Thứ Tư 6-8-2014, tân Chuẩn Tướng Lương Xuân Việt khi phát biểu bằng tiếng Việt đã nói cảm ơn quân đội VNCH, cảm ơn đất nước VNCH“. Hổng “ơn đảng, ơn bác” à? – Video: Lễ vinh thăng Chuẩn tướng Lương Xuân Việt (RFA).
- CÂU CHUYỆN VỀ BA TÔI (TNM). “Tôi phân trần: Tại vì dân mình ai cũng sợ nên CS mới tồn tại 39 năm ròng. Ba tôi nói bằng giọng đanh thép nhất: Đừng có nghĩ ngu xuẩn như thế! Dân miền Nam không bao giờ hèn nhát. Chỉ là chưa đến lúc thôi. Khi ‘có chuyện’ thì một xác dân đổi 3 xác cộng sản!“
- Bà Bùi Thị Minh Hằng sẽ ra tòa ngày 26 tháng 8 (NV). - Bàn về cáo trạng Bùi Thị Minh Hằng (NBG). “Các
văn bản, kế hoạch đều cho thấy một sự sắp đặt của công an tỉnh Đồng
Tháp trong vụ việc này. Chưa kể rằng lời khai của các nhân chứng trong
đoàn Phật Giáo Hoà Hảo nói rằng có người của đài truyền hình mang máy
quay phim, cảnh sát cơ động trực sẵn cùng dân chúng. Những lời khai này
đối chiếu với clip mà đài truyền hình Đồng Tháp đưa lên đều phù hợp và
trùng khớp. Chúng ta thấy rằng đây là một vụ án dàn dựng một cách trắng
trợn để buộc tội các bị cáo“.
- SÀI GÒN HỌP MẶT CÁC TỔ CHỨC XHDS – CÔNG BỐ TUYÊN CÁO CỦA LAO ĐỘNG VIỆT (Dân Quyền). – Lao Động Việt công khai ra tuyên cáo tại Việt Nam (DLB). - Chọn trả phí công đoàn hay lập Công đoàn độc lập? (Bài 1) (VNTB).
- Nhân Quyền Cần Tiếng Tàu (Việt Báo).
- Chưa Bao Giờ Phản Động Đáng Kính Đến Thế (Việt Báo). “Câu
hỏi được đặt ra là tại sao những con người này lại nhất quyết chọn con
đường “phản động” như thế? Câu trả lời có lẽ khá đơn giản: Vì họ còn
lương tâm. Phản động thật đáng kính Chính vì còn lương tâm mà các vị
này không thể đi tiếp theo hướng làm lụn bại đất nước và con người. Họ
chọn hướng đi ngược lại. Chính vì còn lương tâm đối với công đức hy sinh
của cha ông, đối với xương máu của đồng đội, và đối với tương lai các
thế hệ cháu con mà họ nhất quyết phải đổi hướng, phải ‘phản động’, bất
chấp các tai họa trút xuống trên đầu họ và gia đình. Chỉ nội chừng đó
thôi, những con người can đảm đó đã quá đáng kính phục rồi“.
- Báo SGGP đăng loạt bài tấn công Ms Nguyễn Hồng Quang: Sai phạm trượt dài của Nguyễn Hồng Quang – Bài 1: Bất chấp pháp luật, thách thức chính quyền (SGGP). – Bài 2: Vu khống chính quyền, yêu sách trái luật (SGGP). “Xâu
chuỗi các hành vi của Nguyễn Hồng Quang từ trước đến nay cho thấy với
mong muốn trục lợi, ông Quang sẵn sàng làm nhiều việc để đánh bóng tên
tuổi bản thân. Một trong những hành vi cốt ‘gây tiếng vang’ với
các tổ chức phản động bên ngoài là gửi các kiến nghị thư lên lãnh đạo
Đảng, Chính phủ và Nhà nước đòi trả tự do cho những người được Nguyễn
Hồng Quang gọi là ‘tù nhân lương tâm’ đang thụ án tại các trại giam. Sau
khi gửi thư lần một vào ngày 17-11-2008 không có kết quả vì những đòi
hỏi vô lý và trái luật trong thư, ngày 14-1-2014 vừa qua Nguyễn Hồng
Quang tiếp tục gửi thư lần hai“.
Viết như thế, có nghĩa là những người đã
từng ký tên vào các kiến nghị gửi lãnh đạo Đảng và Nhà nước đều là những
người “trục lợi”, làm chỉ để “gây tiếng vang”, mục đích “đánh bóng tên
tuổi”? Thường những người viết loại bài này không dám ghi tên thật. Hoặc
là họ lấy bút danh, hoặc là ghi “Nhóm PV”, vì họ biết những điều họ
viết là ngụy biện, vu khống… nên họ sợ người đọc tìm ra họ. – Mời xem
lại: Ms Nguyễn Hồng Quang tường thuật lại sự việc (Đức Mẹ TV). – Tình hình đàn áp đạo Tin Lành ở Việt Nam (DCCT).
- LÝ DO VÌ SAO TÔI ẨN DANH (TNM). “Nếu
như bọn cộng sản chúng cho người dân, những người chống lại chúng ai
làm người đó chịu, thì mình có thể làm được nhiều điều hơn là online fb
viết và viết. Nhưng chúng quá hèn hạ, chúng cô tình lôi những người thân
của mình vào để buộc mình phải chùn tay, và cũng để răn đe những người
khác nếu muốn phản kháng như mình sẽ phải nhận lấy hậu quả tương tự...”
- TOTEM SÓI (Nguyễn Đức Quốc). “Chỉ
cần bạn biết rằng bạn không chấp nhận làm thân phận Cừu, chỉ cần bạn
biết nhận ra và truyền cho những người bạn quen biết tính năng can đảm
của loài Sói: là không biết sợ hãi, là phải biết phản kháng và lên tiếng
trước sự bất công, vô lý, sai trái của nhà cầm quyền… Chỉ có vậy bạn
mới góp phần, góp công xây dựng đất nước này tồn tại, vững mạnh và phát
triển. Tiếng nói của bạn là tiếng nói của nhân dân, không một thế lực
nào, một chính quyền nào có quyền bắt người dân phải im tiếng và buộc
phải cam chịu chấp nhận tất cả các chính sách không dựa trên lợi ích của
nhân dân“.
- Chuyện ghê rợn (FB LS Lê Đức Minh). “Ông
ta nói rằng phe khủng bố đang hoành hoành tại Iraq đã học những người
cộng sản Việt Nam một bài về khủng bố. Ông ta khẳng định với tôi rằng có
một số người quen của ông ta đang chiến đấu tại Iraq và nói rằng họ áp
dụng chính sách giết chóc thật tàn bạo để người dân không dám hợp tác
với chính quyền hợp pháp tại Iraq hiện nay. Vị thân chủ khẳng định thêm
một lần nữa là phe chiến binh khủng bố tại Iraq đã học hỏi rất nhiều các
chiến thuật của cộng sản VN trong chiến tranh“.- PHONG TRÀO ĐẤU TRANH Ở DƯƠNG NỘI ĐANG ĐƯỢC ĐẨY LÊN CAO (FB Thanh Tran). – Nguyên Thọ – Biểu tình đòi quyền con người của nông dân Dương Nội 7/8/2014 (Dân Luận).
- Tư Bản Đỏ VN Đầu Tư Vào Mỹ Để Định Cư; Trong Năm 2013 Có 60 Đại Gia Đầu Tư Diện EB-5 (Việt Báo). “Cái khó nhất của nhà đầu tư Việt Nam hiện nay là chứng minh tính minh bạch của số tiền 500.000 USD sẽ dùng để đầu tư vào dự án ở Mỹ. Nhiều trường hợp bỏ hẳn ý định vì không cách nào thu thập đủ thông tin để trình bày cho Chính phủ Mỹ hiểu rõ ngọn nguồn khoản tiền này. Có khách hàng là đại gia ở TP HCM thừa sức chi gấp hàng chục lần số tiền này nhưng ông không cho thấy trên giấy tờ 500.000 USD đó là do nguồn thu từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà ông làm chủ mang lại“.
- Thư ngỏ 61 nhắm tới ai? (BBC). Nhà văn Nguyên Ngọc: “Khi gửi thư đó là gửi cho 200 ủy viên trung ương, 175 ông chính thức và 25 ông dự khuyết. Chúng tôi gửi đúng địa chỉ 200 ông. Chúng tôi cũng không hy vọng nhiều là 200 ông sẽ thay đổi đâu. Nhưng mà chúng tôi biết trong số 200 ông đó vẫn còn những người mà chúng tôi tin rằng là đảng viên thật sự yêu nước, vì sự nghiệp, vì dân, vì nước“.
- Tại sao rời đảng không dễ? (BS). “Hoá ra, ở VN bị khai trừ khỏi đảng là một vết nhơ. Giống như tội hình sự. Sự nghiệp của đương sự có thể bị ảnh hưởng nặng nề, sẽ không mong gì được đề bạt. Đi chỗ khác cũng khó thành công. Chẳng những cá nhân, mà gia đình cũng bị ảnh hưởng. Người thân đang làm việc cũng bị ảnh hưởng… Thời đại văn minh chứ có phải Trung cổ đâu, ai làm nấy chịu chứ. Sự viêc cho thấy vào đảng thì tương đối dễ, nhưng ra đảng thì cực kì khó và nguy hiểm. Nghe qua có vẻ giống với những hội kín“.
- Cựu tổng thanh tra chính phủ có nhiều biệt thự (NV). – Lãnh đạo là sản phẩm của Nhân dân: Lãnh đạo hủ bại! Tại sao? (Chúng ta). – Trong con mắt các nhà tri thức nửa đầu thế kỷ XX: Thói hư tật xấu của người Việt : Quan lớn như hạ lưu, Ảo tưởng thoái hóa, trì trệ bất lực (Chúng ta).
- Tòa án Úc cấm báo chí đụng đến tên 4 lãnh đạo CSVN (NV). – Việt Nam phản đối Lệnh kiểm duyệt liên quan vụ in tiền polymer (MTG). “Bộ Ngoại giao tuyên bố cực lực phản đối Tòa án tối cao bang Victoria của Australia nêu tên một số quan chức cấp cao Việt Nam khi ban hành lệnh kiểm duyệt liên quan tới vụ in tiền polymer“. Hoan hô Việt Nam, đã học theo Indonesia, không bao che cho tham nhũng trong vụ in tiền polymer. Có lẽ các lãnh đạo VN nghe theo lời khuyên của bác Huan Nguyen bên Dân Luận: “Bác Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng, Lê Đức Thúy và Nông Đức Mạnh nên học tập chiêu thức này“, nên đã phản đối tòa án Úc ban hành lệnh kiểm duyệt này?
- Trao đổi với chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan (Lê Khả Sỹ). “Thưa bà, làm lãnh đạo mà để cấp dưới sợ là cùng sách ! Các Vua quan ngày xưa răn nhau: Phải làm cho dân phục, chớ làm cho dân sợ ! Chẳng có gì là khó hiểu về câu nói trên, bởi nỗi sợ chỉ khiến người ta phải theo, phải làm khi đối tượng đáng sợ có mặt, khi vắng mặt đối tượng đó thì người ta không làm hoặc làm qua loa xong chuyện, thậm chí cả phá phách ‘cho biết tay’.” – “Tầm” của BT Thăng qua con mắt TS Lê Đăng Doanh, bà Phạm Chi Lan (Soha).
- Thanh tra trách nhiệm Chủ tịch TP HCM (VNE). – Chủ tịch TP HCM trần tình việc thanh tra trách nhiệm (VNE).
- Sốc: Cảnh sát giao thông đánh chết người? (Ring Ring). – Ngã gục trên đường, tử vong sau khi bị CSGT đánh (NĐT). – Đội phó CSGT lên tiếng về cáo buộc CSGT đánh chết người (ĐV). – Dân biểu tình vì cảnh sát giao thông đánh chết người (NV). – CHIẾN CÔNG MỚI CỦA KU QUANG (TNM). “Một quốc gia thiên đường đáng sống sao dễ chết đến như thế hở ku Quang? Việc đánh đập người dân của đám lính dưới tay Trần đại Quang đã là cái chuyện thường ngày ở huyện, từ treo cổ chết trong đồn côn an cho đến tự chán đời không muốn sống cho nên đã dùng… tay tự bóp cổ mình cho đến chết !“
- Khi luật sư chỉ là cái bóng của công lý (DT). “Thiếu vai trò của luật sư, khó có thể nói đến sự minh bạch của các bản cung. Nhìn vào thực tế, luật sư còn chưa được tạo điều kiện để thực hiện công việc vô cùng quan trọng, đó là tiếp cận với thân chủ trong các cuộc hỏi cung. Thiếu vai trò này, luật sư chỉ là cái bóng của công lý mà thôi“. – Sóng đất liền / Trần Kế Hoàn – Mười tỉ / Vũ Duy Chu (Trần Mỹ Giống). “Mười năm cho những kẻ tàn ác/ Tiến chức thăng quan/ Phải nhốt chúng mười năm trong tù ngục tối tăm/ Chúng mới biết mười tỉ đồng là nhiều hay ít…”
- Lẽ ra phải giải tán điểm chăm nuôi trẻ tại chùa Bồ Đề từ lâu (MTG). – Vụ mua bán trẻ em ở chùa Bồ Đề: Bài học sâu sắc cho giáo hội (NLĐ). – Trụ trì chùa Bồ Đề Thích Đàm Lan nói gì về nhà thờ dòng họ? (ĐSPL).
- Vụ vứt xác phi tang: Nghi đầu của chị Huyền được chôn ở Hà Nam (NLĐ). – Chấn động: Tìm thấy đầu chị Huyền- vụ thẩm mỹ viện Cát Tường? (ĐSPL). – Những hình ảnh chưa biết bên trong thẩm mỹ Cát Tường (Zing).
- “Hạ bệ” Chu Vĩnh Khang trong bàn cờ đối ngoại của Trung Quốc (PLTP). – Án tử cho trùm giang hồ dính dáng tới Chu Vĩnh Khang (TP). – Trung Quốc y án tử hình một tỉ phú thân cận với Chu Vĩnh Khang (RFI). – Trung Quốc cho quan chức đi thăm nhà tù để cảnh cáo (NLĐ). – Tập Cận Bình có thể bị cô lập tại hội nghị Bắc Đới Hà? (GDVN).
- Bắc Kinh thả nhà bảo vệ nhân quyền Cao Trí Thịnh (RFI). “Trong một lần bị giam giữ 50 ngày năm 2007, Cao Trí Thịnh kể lại ông đã bị tra tấn hết sức dã man, ‘không centimet nào trên thân thể không bị bầm dập’.
- Trung Quốc siết chặt các ứng dụng tin nhắn (RFI).
- Trung Quốc bí mật điều tra một công dân Mỹ (NLĐ).
- Campuchia kết án chung thân hai cựu lãnh đạo Khmer Đỏ (RFA). – 2 thủ lãnh Khmer Ðỏ lãnh án tù chung thân vì tội ác chống nhân loại (VOA).
- Bình Nhưỡng vẫn sản xuất uranium và plutonium (RFI).
- 5 triệu người Miến Điện ủng hộ bà Aung San Suu Kyi sửa đổi Hiến pháp (RFI).
- 20 năm sau đợt vượt biên quy mô, dân Cuba tiếp tục di tản (RFI).
- Hải đội 302 sở hữu tàu Cảnh sát biển hiện đại nhất Đông Nam Á (TP). – Hào hùng giai điệu “Tự hào Kiểm ngư” (Infonet).
- Trung Quốc lại tập trận ở vịnh Bắc Bộ (VNE). – The Diplomat: Trung Quốc quá ‘ích kỷ’ nên khó trở thành bá chủ châu Á (TN).
- TQ đang chịu sức ép khủng khiếp của Mỹ về Biển Đông (KP). – Mỹ đưa ra đề nghị “3 không” ở Biển Đông, sẽ có ở diễn đàn ARF (GDVN).
- Thiên anh hùng ca của Trung Quốc thảm bại ở biển Đông (National Interest). “Chúng
ta không thể biết lãnh đạo TQ hy vọng đạt được điều gì khi họ phê chuẩn
việc triển khai giàn khoan dầu lớn nhất và một đội tàu nhỏ bảo vệ của
đất nước này vào vùng biển cũng được Việt Nam tuyên bố chủ quyền. Có vẻ
không chắc rằng hoạt động này đơn thuần chỉ là một nỗ lực để tìm dầu“.
- “Anh là người tốt nhưng em không …chốt” (Hiệu Minh). “John
McCain là người coi trọng nhân quyền, lần này thay vì tặng bức ảnh chụp
ông bị trói tay giơ qua đầu, VN nên tặng món quà nhân quyền, tù nhân
lương tâm, chắc ông sẽ vui hơn. Cụ thể là thả vài anh như Basam, Trương
Duy Nhất , Phạm Viết Đào, Điếu Cày hay nhiều tù nhân lương tâm khác.
Cũng thấy phục sự kiên nhẫn của người Mỹ đối với xứ Việt ta. Mỗi đợt có
vị Mỹ sang, lại có một vài anh rời khám. Có anh theo sang tận Mỹ. Nhưng
các ông khách Mỹ về nước, lại có bloggers khác thế chân, cứ như ngoại
giao …tù nhân“.
- ”Ung Thư Tàu” – UYÊN HẠNH (Khoahocnet). “Chúng
ta cũng nên đặt ra một câu hỏi: ‘Có phải Trung Quốc muốn chiếm đất nước
Việt Nam bằng cách bán hàng Tàu gần như ‘bán đổ bán tháo’ chỉ với mục
đích cho chúng ta ăn độc chất vì muốn đầu độc chúng ta và thế hệ con
cháu chúng ta’… Hãy nhìn vào thực tế trước mắt để có quyết định qua hành
động tẩy chay hàng hóa Tàu, vì Hàng Tàu đầy độc chất gây ung thư, chúng
ta tuyệt đối không mua không dùng. Chúng ta hãy cùng gia đình mình tích
cực thực hiện để biến ước mơ của chúng ta thành hiện thực: Bảo vệ đất
nước Việt nhân dân Việt bằng cách ‘TUYỆT ĐỐI KHÔNG DÙNG HÀNG TÀU – không làm giàu cho giặc cướp’.” - Kinh hãi với ‘thần dược’ Trung Quốc biến quả non thành chín (MTG).
- Nước ta đã có chủ nghĩa cộng sản (BVN). “Theo
sách, chủ nghĩa cộng sản là làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu. Ở
nước ta hiện nay, rất nhiều người đã làm theo năng lực hưởng theo nhu
cầu, thậm chí làm dưới năng lực mà hưởng trên nhu cầu. Đó là các quan
chức, càng cao càng sống đầy đủ sự sung sướng của chủ nghĩa cộng sản“.
- Sự thật về sự thật rẻ tiền (pro&contra).
- TS Đinh Hoàng Thắng: Thành công của một cuộc đối thoại ngầm (BS).
- Việt Nam phản đối lệnh kiểm duyệt vụ in tiền của Australia (ĐV). - Vụ in tiền polymer: “Lệnh kiểm duyệt xúc phạm hình ảnh Việt Nam” (VnEconomy). Facebooker Giang Le bình luận: “Vụ
này BNG làm không đúng qui trình. Đây là lệnh toà nên chính phủ Úc (ĐSQ
Úc ở VN là đại diện của chính phủ) cũng chỉ là người thừa hành chứ
không có quyền gì. Đúng ra BNG phải gửi văn bản cho toà tối cao Victoria
hỏi xem thực hư văn bản đó là gì, nó có tồn tại thực hay không vì biết
đâu Wikileak bịa chuyện.
Nếu
nó tồn tại thì BNG có thể kháng cáo lệnh toà đó và yêu cầu toà Victoria
phải huỷ nó nếu BNG thấy lệnh toà đó bất hợp lý. Nếu toà Victoria không
chấp nhận thì BNG có thể kiện lên toà cấp cao hơn của Úc (High Court of
Australia) hoặc một toà quốc tế (ICJ) chứ chính phủ Úc không thể làm gì
được. Từ sự kiện này có thể thấy tâm lý của VN vẫn coi hệ thống toà án nằm dưới chính phủ chứ không hiểu tam quyền phân lập là gì“.
- Thân phận con người trong xã hội Việt Nam hiện nay (1) (BVN). “Chị
là một người quyết liệt chết để cho sự sống được nảy mầm, cái chết ấy
sẽ không bao giờ uổng phí. Nhưng chị chết mà không hề biết oán hận những
ai, những kẻ nào thực chất là nguyên nhân sâu xa gây nên cái chết của
mình, đó mới là một cái chết vị tha có sức cứu rỗi hết thảy những ai
đang sống, trừ một số ít những kẻ trơ lỳ mà ta thừa biết là ai rồi”.
- Vụ tham nhũng đất đai tại Phương tú, Ứng hoà – tiếp theo (Lê Hiền Đức). – Điều tra theo đơn thư bạn đọc: Nhà dân bị chiếm giữ, quận Ba Đình “bỏ ngoài tai” chỉ đạo của TP Hà Nội? (DT).
- Bài 7: TP Hải Phòng giao công an điều tra nạn “xã hội đen” bảo kê trên Quốc lộ 5 (DT). Mời xem lại: Bài 1: Xe khách côn đồ lộng hành, doanh nghiệp vận tải kêu cứu — Bài 2: Xe “đầu gấu” lộng hành, côn đồ hành hung cả cán bộ bến xe Lương Yên — Bài 3: Dẹp tình trạng côn đồ, lập lại trật tự tại bến xe Lương Yên — Bài 4: Sở GTVT TP Hải Phòngxử phạt kiểu “vừa đấm vừa xoa” với sai phạm? — Bài 5: Xử lý sai phạm kiểu “vừa đấm vừa xoa”, doanh nghiệp vận tải “than trời” — Bài 6: Phó giám đốc Sở Giao thông “trần tình” vụ xử lý sai phạm kiểu “vừa đấm vừa xoa”
- Sau tuyên bố “chưa ai dám nhốt xe tui”, 3 xe Thành Bưởi bị tạm giữ (MTG). – Giả tài xế, Cục phó bắt tại trận nhân viên đăng kiểm nhận lót tay (ĐSPL). – Khi ông Thăng nói “thanh tra giao thông tê liệt” (MTG). – Bác Đinh La Thăng mà về Hà Nội (Lê Khả Sỹ).
- Chuyện tăng lương: Đừng để tiến lên… bằng cũ! (DT).
- Chùa Bồ Đề: Bão mẫu trốn đi chơi đêm, giành thức ăn của trẻ (NĐT). – Chùa Bồ Đề: Trẻ chết vì không đợi được ý kiến của sư Đàm Lan (NĐT). – Nuôi trẻ ở chùa Bồ Đề: Ai làm sai, phải chịu trách nhiệm (PNTP).
- Vén màn bí mật về các cháu bé “mất tích” tại chùa Bồ Đề (NNVN). – Đang điều tra nghi án 11 đứa trẻ “biến mất” khỏi chùa Bồ Đề (DT). – 11 trẻ ở chùa Bồ Đề “mất tích” như thế nào? (ĐSPL). – Buôn bán trẻ ở chùa Bồ Đề: Nỗi đau của người cha đỡ đầu (XH).
- Hướng xử lý nào cho trẻ em ở chùa Bồ Đề? (giadinh.net). – Trách nhiệm từ chùa Bồ Đề (CL). – Có nên để các cơ sở tôn giáo nhận nuôi trẻ bị bỏ rơi? (giadinh.net). – Phải sớm đưa trẻ ở chùa Bồ Đề vào cơ sở nuôi dưỡng hợp pháp (CAND).
- Đáng sợ quan điểm “được sống là may rồi” (VnMedia). “… điều
đáng ngạc nhiên là có những ý kiến lại cho rằng không nên chỉ trích
việc nhà chùa nuôi dạy các con trong điều kiện không tốt, bởi ‘được sống
đã là may mắn lắm rồi!’. Những ý kiến này đều có chung một quan điểm,
rằng những đứa trẻ bị bỏ rơi, những đứa trẻ mồ côi đáng thương đó, nếu
không có nhà chùa cưu mang thì đã… chết rồi“.
- Giáo hội Phật giáo Việt Nam lấy làm tiếc về vụ chùa Bồ Đề (VOV). – Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhắc nhở trụ trì chùa Bồ Đề (TP).
- Địa phương buông lỏng quản lý trong vụ mua bán trẻ tại chùa Bồ Đề (TP). – Vụ việc tại chùa Bồ Đề: Trách nhiệm của phường, quận đến đâu? (Infonet). – Sát sao công tác quản lý trẻ mồ côi, bị bỏ rơi tại các chùa ở TP.HCM (VTV).
- Vụ Cát Tường: Người chôn cất phần đầu nghi của chị Huyền nói gì? (ĐSPL). – Vụ Cát Tường: Hé lộ “cuộc họp” bàn cách xử lý xác chị Huyền (ĐSPL). – Thẩm mỹ viện Cát Tường: Chi phí tìm kiếm xác không dưới 700 triệu (ĐSPL).
KINH TẾ- Thủ tướng: ‘Việt Nam tính GDP không giống ai’ (VNE).
- Ngày 7/8: NHNN bơm ròng 146 tỷ đồng (NĐH). – Bơm vốn nghìn tỷ: Coi chừng nợ xấu! (StockBiz).
- Giảm giá xăng tối thiểu 491 đồng từ 16h00 ngày 7/8 (NĐH). – Giá xăng giảm lần thứ hai liên tiếp (VNE).
- Tăng tiền lương tối thiểu – Mừng và lo! (VOH). – Lương phải đủ sống! (NLĐ).
- VỤ HAI CÔNG TY VÀNG NỢ THUẾ: Tập đoàn Besra “cứng họng”! (NLĐ).
- ‘Cô hồn’ hết thiêng, vào tháng 7 ô tô bán chạy (VEF).
- Đại gia ‘khùng’ đào đường hầm xuyên núi Đà Lạt (VEF).
- 9 con cá ngừ Việt Nam “xuất ngoại”, sang Nhật Bản (DV).
- Thái Lan quyết định giữ nguyên tỷ lệ lãi suất ở mức 2% (TTXVN).
- Bank of America đối mặt án phạt gian dối tín dụng gần 17 tỷ USD (VTV).
- LHQ tiên đoán tăng trưởng kinh tế chậm tại Châu Á (VOA).
- Thủ tướng nói về GDP: Thông điệp mới cho chuyện cũ (VnEconomy). – Thủ tướng: “Không tô hồng cũng không bôi đen”
- Tóm tắt phiên giao dịch sáng 8/8: Thị trường giảm điểm nhẹ (TBNH). – Chứng khoán sáng 8/8: Vô cảm với tin hỗ trợ? (VnEconomy). – Lãnh đạo doanh nghiệp bán hết cổ phiếu, vì sao? (ĐTCK). – VN-Index giao dịch quanh 606 điểm, dòng tiền vào cổ phiếu bất động sản (Gafin).
- Vốn ngân hàng vẫn đang luẩn quẩn (VnEconomy). – Tiếp tục giảm lãi suất gói 30.000 tỷ (Infonet).
- Thị trường bán lẻ Việt Nam không còn đất cho DN nội? (ĐV). – Khối tài sản khổng lồ của tỷ phú Thái thâu tóm Metro Việt Nam (DT).
- Thế Giới Bí Ẩn Của Ngành Dầu Mỏ (ĐKN).
VĂN HÓA-THỂ THAO- PHẠM THẮNG VŨ : Con sóng dữ – KỲ 23 (Nhật Tuấn).
- SƯƠNG KHÓI MẶT NGƯỜI (Kì 28: Chương 37) : Tiểu thuyết PHAN ĐẠT NINH (Trần Mỹ Giống).
- Núi Đoạn Sông Lìa – phần 56 (Da Màu).
- Cuội với trăng: Nói dối về sự thật đã dối (Da Màu).
- Đặng Tiến (Phan Nguyên).
- Hậu Duệ “Vợ Chàng Trương” Thời Lê Thánh Tôn! (Việt Báo).
- Những lý luận trường tồn và những câu nói để đời (BVN).
- Nguyễn Thị Từ Huy: Cần hiền và sử dụng năng lực trí tuệ (phần 1) (Blog RFA).
- Những trí thức, công chức nhặt nhạnh “đồ chùa” (VNN).
- Video: Phẫn nộ trước người mẫu Thái Nhã Văn trần truồng bên nhà sư (Kênh TT). Đúng là thầy chùa… lửa mới để cho người người mẫu diễn trò này bên cạnh mình.
- Tái hiện cố đô Huế thu nhỏ ở Sài Gòn để báo hiếu cha mẹ (Zing).
- Nâng cấp, đừng nâng đời (ND).
- Nhiều di tích khảo cổ được phát hiện tại Cao nguyên đá Đồng Văn (ĐĐK).
- Trung Quốc phát hiện kho báu 2.100 năm tuổi trong lăng mộ cổ (VOV).
- Sân khấu sống nhờ… ma? (NLĐ).
- Những bí ẩn hiện tượng “trùng tang” và cách hóa giải (MTG).
- AFF Cup 2014: Đội tuyển Việt Nam giờ ‘dọa’ được ai? (MTG).
- Nguyễn Hưng Quốc: Tại sao chúng ta cần nhà văn? (Blog VOA). “Chúng
ta cần họ vì, qua tác phẩm của họ, chúng ta mới có thể nhìn thấy được
tâm hồn của một thời đại, một thế hệ, trong đó có chính chúng ta. Không
có họ, thời đại ấy, dù có nhiều sóng gió và bão táp đến mấy vẫn chỉ là
một vùng quên lãng“.
- Phan Trang Hy – THẢO THƠM RẰM THÁNG BẢY (Khoahocnet).
- Inrasara: TÌM HẢI SỬ VIỆT NAM Ở ĐÂU? (Inrasara).
- Bài vọng cổ “Văng Vẳng Tiếng Chuông Chùa” (RFA). – Giữa biển Đông nghe câu vọng cổ (TBKTSG).
- Ám ảnh trong phim “The Hunt” (BHC).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC- Kỳ thi quốc gia: Cách thức tổ chức thi cần chặt chẽ, nghiêm túc (ĐSPL).
- Về đối tượng được miễn học phí (QĐND). – Không cư trú thường xuyên, miễn học đúng tuyến (SGGP).
- Làm thế nào để không bị bắt nạt ở trường học? (RFA). “Phụ
huynh phải làm gương tốt cho các em noi theo. Họ phải tôn trọng người
khác và có cách hành xử tốt với những người xung quanh trong cuộc sống
hàng ngày. Điều đó sẽ tác động rất nhiều trong quá trình lớn lên và
trưởng thành của các em“.
- Người Việt có giàu óc sáng tạo? (TVN).
- Người Nhật dạy trẻ sáng tạo và biết ước mơ như thế nào? (GĐVN).- GS Nguyễn Văn Tuấn: “Vạch lá tìm sâu” (Ba Sàm). “Có lẽ vì chưa quen với văn hoá khoa học, nên người ta dùng cách hành xử và những giá trị văn hoá nông nghiệp trong giao tiếp với đồng nghiệp. Cho đến nay, văn hoá khoa học ở VN đã nhen nhúm hình thành, và hi vọng trong tương lai người ta sẽ đối xử với nhau tử tế hơn“.
- 12 loại rau quả giúp tăng cường hệ miễn dịch (Infonet).
- Hướng nghiệp và chọn trường (RFA).
- Y KHOA LÀ NGÀNH KHOA HỌC GÌ? (Hồ Hải).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG- Tình trạng kháng kháng sinh tại Việt Nam ở ngưỡng báo động! (DT/ MTG).
- Thắt lòng mẹ tự tử để lấy tiền phúng viếng cho con học (NĐT). “Sau một tháng toan tính kỹ lưỡng, chị Nguyễn Thị Mỹ Nhân, 38 tuổi, ngụ ấp 5, xã An Xuyên, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau quyết định… chết. Chị chọn quyên sinh là giải pháp cuối cùng với hy vọng kiếm được ít tiền phúng điếu và gia đình được cấp sổ hộ nghèo“. – Người mẹ nghèo tự tử cho con đi học gây chấn động (Kênh 14).
- Đôi vợ chồng cứu tinh của đứa trẻ suýt bị chôn sống (VNE). Đọc tới đoạn này bị cụt hứng: “Bước qua cái tuổi xưa nay hiếm, ông đã gần 60 năm tuổi Đảng, bà hơn 40 năm tuổi Đảng, nhưng hai vợ chồng vẫn chăm chỉ lao động, phát triển kinh tế“. Phải chăng đảng viên là người tốt sắp bị “tuyệt chủng” rồi, nên gặp người tốt là đảng viên, phải khoe cho mọi người biết họ là người của đảng?
- Cần liều thuốc đủ mạnh để trị chăn dắt ăn xin (PLTP).
- Thất nghiệp tăng, nghề bán vé số thịnh hành (NV).
- Sốc: Hơn nửa triệu đồng không mua nổi 1kg… đỉa (DV/ VNN).
- Gần nửa thịt lợn có kháng sinh vượt ngưỡng (VNN).
- John D. Sutter – Tranh luận xung quanh việc ăn thịt chó (Dân Luận).
- Càng nhiều thuỷ điện, dân càng khổ (VEF).
- Nơm nớp sống trong vùng sụt lún (GDTĐ).
- Dịch Ebola có thể vượt biên vào Việt Nam bằng nhiều đường (MTG). – Ba kịch bản ứng phó virus Ebola của Việt Nam (VNE). – Bác sĩ kể chuyện nơi tâm dịch Ebola (MTG). – Cách phòng ngừa bệnh lây truyền Ebola chết người (MTG). – TT Obama được yêu cầu gửi thuốc chữa Ebola thử nghiệm tới Tây Phi (VOA).
- Những đại dịch gây chết chóc kinh hoàng trong lịch sử loài người (ĐSPL).
- Việt Nam lên kịch bản ứng phó với vi rút chết người Ebola (DT). – Nỗi lo dịch Ebola đang “vượt tầm kiểm soát” ở nước đông dân nhất châu Phi (DT).
QUỐC TẾ- Israel-Hamas tiếp tục đàm phán tại Cairo (VOA). – Gaza : Bất đồng xung quanh khả năng triển hạn ngừng bắn (RFI). – BBC sẽ phát lời kêu gọi cứu trợ Gaza (BBC). – Trận chiến không người thắng ở Gaza (BBC).
- Nga động binh đe dọa Ukraina (RFI). – Mỹ báo động chiến tranh Nga – Ukraine, điện Kremlin bác bỏ! (MTG). – Ukraine: Tòa thị chính Kiev sơ tán nhân viên vì sợ bị chiếm giữ (TTXVN). – Ukraina hủy ngưng bắn sau khi quốc tế tạm dừng điều tra về MH17 (RFI). – Liệu Putin có thể sống sót? (NCQT).
- Nga cáu tiết do bị phương Tây cô lập (RFI). – Nga phản ứng không nhập khẩu thực phẩm từ phương Tây (RFA). – Nga áp đặt lệnh cấm với thực phẩm nhập khẩu từ Tây phương (VOA). – Phát ngôn viên Nga nói hớ về lệnh cấm nhập khẩu thực phẩm của Mỹ và EU (MTG).
- Phiến quân Hồi Giáo chiếm thêm đất ở miền Bắc Iraq (VOA). – Phe Thánh chiến Hồi giáo chiếm Qaraqosh, 100.000 người Công giáo di tản (RFI).
- Tổng thống Mỹ loan báo kế hoạch duy trì hòa bình Phi Châu (VOA).
- Đức Giáo Hoàng Phanxicô sắp công du Châu Á (VOA).
- Thái Lan : Người sáng lập phong trào Áo Vàng bị bỏ tù (RFI).
- Snowden được gia hạn tị nạn ở Nga thêm ba năm (VNE).
- Ukraine: Bạo lực bất ngờ bùng phát dữ dội tại Kiev (DT). – Hơn 400 Lính Ukraine Chạy Qua Biên Giới Nga (ĐKN). – NATO cảnh báo Nga ngưng can thiệp sâu hơn vào Ukraine (VOA). – EU sẽ bất hòa trong cuộc đối đầu phương Tây – Nga (ĐV). – Putin, Medvedev và Các Đại Biểu Duma Quốc Gia Hội Họp tại Crimea (ĐKN). – Mỹ từ chối viện trợ quân sự cho Ukraine (DT).
- Hoa Kỳ đưa hàng cứu trợ đến cho các cộng đồng thiểu số ở Iraq (VOA). – Mỹ cân nhắc hành động ở Iraq (VOA). – Obama cho phép không kích tại Iraq (BBC). – Tổng thống Obama cho phép không kích Iraq (DT).
- Hamas dọa khai chiến lại với Israel (VOA).
- Mỹ, Iran sẽ đàm phán hạt nhân (VOA).
* RFA: + Sáng 07-08-2014; + Tối 07-08-2014* RFI: 07-08-2014
* Video RFA: + Bản tin video sáng 07-08-2014; + Bản tin video tối 07-08-2014; + Vì sao năng suất lao động Việt Nam thấp nhất khu vực?
2845. Tại sao Việt kiều dám nói thật?
GS Nguyễn Văn Tuấn
Hôm qua đọc được bài phỏng vấn này (1) mà tôi nghĩ là hay, nên sáng nay có cảm hứng viết vài dòng bình luận. Ông Nguyễn Như Mai (người được phỏng vấn) tỏ ra là người am hiểu điều kiện làm việc ở nước ngoài, và cũng hiểu nguyện vọng của những du học sinh muốn ở lại nước ngoài. Hiếm thấy ai ở trong nước có cái nhìn công tâm như ông. Câu mà ông nói theo tôi là thành thật nhất và đúng nhất là câu này: “[…] chỉ những người đã học ở nước ngoài mới dám nói: Ở nước ngoài họ được sống thực với mình, dám nói điều mình nghĩ. Trong khi về nước, lại phải giấu giếm ý nghĩ của mình, hoặc phải lựa chiều nói dối, không thực lòng. Đâm ra họ sợ.”
Tại sao người Việt ở nước ngoài dám nói điều mình nghĩ, còn đồng hương trong nước thì không dám? Tôi nghĩ đến sự khác biệt về những yếu tố liên quan đến tự do tư tưởng, tự do học thuật, sự tiếp cận thông tin, và thói quen đặt câu hỏi. Những yếu tố này, theo tôi, giải thích tại sao người Việt ở nước ngoài sống thật với mình hơn là người Việt ở trong nước. (Khi tôi nói “nước ngoài” tôi đề cập đến các nước như Tây Âu, Bắc Mĩ, Úc).
Thứ nhất là tự do tư tưởng được luật pháp bảo vệ. Ở nước ngoài, công dân có quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, và các quyền này được luật pháp bảo vệ. Luật pháp Úc viết rất rõ rằng công dân có quyền có ý kiến, cho dù ý kiến đó khác với ý kiến của đa số, mà không bị ai can thiệp và ngăn cấm. Ý kiến có thể là qua nói, viết sách và trên internet, hoạ, điêu khắc, v.v. Do đó, công dân có quyền phát biểu về bất cứ vấn đề gì mà họ quan tâm. Dĩ nhiên, tự do cũng có giới hạn, nhưng sự giới hạn đó được luật pháp minh định. Có những chuyện xảy ra làm tôi ngạc nhiên. Ví dụ như có lần một giáo sĩ Hồi giáo trong một bài giảng đạo ông một cách gián tiếp ủng hộ những người tham gia khủng bố ở Trung Đông [theo tôi hiểu]; ấy thế mà khi ra toà, ông được tuyên bố vô tội, vì toà phán ông có quyền bày tỏ quan điểm! Thật khó hiểu, nhưng sự việc rõ ràng thể hiện một sự tự do ngôn luận và tự do tư tưởng. Mỗi ngày, mở bất cứ tờ báo nào, bật tivi, mở radio, công chúng nghe những ý kiến phê bình Chính phủ, phê phán thủ tướng và bộ trưởng, thậm chí có người làm show hài đễ diễu cợt các chính khách. Đừng nghĩ các chính khách không theo dõi; họ cũng có xem và nghe, nhưng không làm gì được người dân vì họ có quyền phát biểu.
Còn ở Việt Nam tuy rằng hiến pháp có ghi tự do ngôn luận và vài thứ tự do khác, nhưng hình như chưa đề cập đến tự do tư tưởng. Hiến pháp ghi rằng “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình.” Nhưng hài hước một điều là ngay sau câu đó thì cũng Hiến pháp thòng theo một câu “Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Vả lại, quyền tự do chỉ có giá trị trên giấy, vì trong thực tế những gì xảy ra không đẹp như ghi trong Hiến pháp. Các cá nhân phê phán đường lối chính sách của Nhà nước đều bị xách nhiễu hay thậm chí nặng hơn là bị bỏ tù. Cán bộ công nhân viên phê bình Nhà nước thì bị trù dập hoặc kỉ luật. Hai chữ “phản động” được gán ghép một cách tuỳ tiện cho những ai có suy nghĩ khác với Nhà nước và đảng. Tôi không nghĩ ra được ở nơi nào trên thế giới mà bỏ tù người yêu nước chống quân xâm lăng, nhưng VN lại làm chuyện đó!
Thứ hai là tự do học thuật. Đối với sinh viên và nghiên cứu sinh hay những người làm việc trong môi trường đại học thì tự do học thuật (academic freedom) là một “ngôi đền” trang trọng. Theo lí tưởng của tự do học thuật, giảng viên và sinh viên trong đại học có quyền tự do nghiên cứu, tự do giảng dạy và tự do học hỏi và tìm hiểu mà không bị kiểm duyệt, đàn áp, hay chi phối bởi các thế lực chính trị và kinh tế. Nhưng ở VN, tự do học thuật là cái gì còn xa xỉ, nhất là trong khoa học xã hội và nhân văn. Nhiều giáo sư VN than phiền rằng khoa học xã hội ở VN chỉ có chức năng chính là minh hoạ cho đường lối của đảng và Nhà nước. Những nghiên cứu với kết quả không phù hợp với một chủ trương nào đó không được công bố. Có những chủ đề, ví dụ như Hồ Chí Minh, được xem là cấm kị, nên chẳng ai nghiên cứu. Nhà văn Nhã Thuyên làm nghiên cứu về nhóm văn chương “Mở Miệng” là bị báo chí chỉ trích y như thời Nhân văn Giai phẩm, và bằng cao học của chị bị thu hồi. Đó là những minh hoạ sinh động về sự thiếu tự do học thuật ở VN.
Một môi trường thiếu tự do học thuật rất khó thu hút nghiên cứu sinh hay các giáo sư, và khoa học rất khó phát triển. Không ai muốn giam hãm mình trong môi trường bị ai đó kiểm soát, ngăn cản không cho nghiên cứu cái này, không được công bố cái kia. Nhà khoa học là người yêu tự do, họ không thích ai “xỏ mũi” họ, họ sẽ không bao giờ đi giảng dạy hay làm việc cho những đại học thiếu tự do học thuật. Thiếu tự do học thuật làm ảnh hưởng xấu đến khoa học nước nhà. Chúng ta thấy vấn đề tranh chấp Biển Đông, VN chẳng có bao nhiêu nghiên cứu, nhưng ở nước ngoài thì khá nhiều. Hoặc như đời tư và sự nghiệp của Hồ Chí Minh, các nhà nghiên cứu nước ngoài có khi còn có nhiều thông tin hơn các đồng nghiệp trong nước vì họ có nhiều nghiên cứu hơn và chẳng ai ngăn cấm không cho họ công bố. Trên báo chí, VN kêu gọi các chuyên gia nước ngoài về làm việc ở VN, nhưng với những hạn chế về tự do học thuật (chưa nói đến kiểm soát tư tưởng) thì làm sao lời kêu gọi đó thành hiện thực được.
Thứ ba là người dân nước ngoài được tiếp xúc nhiều nguồn thông tin. Ở những nước phương Tây, người dân được tiếp xúc với rất nhiều nguồn thông tin, nhất là qua phương tiện internet. Bất cứ một vấn đề nào cũng có nhiều cách nhìn, và qua đó, nó giúp cho người tiếp cận thông tin không cảm thấy mình bị nhồi sọ. Chẳng hạn như tai nạn máy bay MH17, người dân ở nước ngoài được tiếp cận thông tin từ các nước như Nga và khối Ả Rập, chứ không chỉ các nước phương Tây. Do đó, người dân có thể có cái nhìn toàn cảnh, và có thể phân tích ai đúng ai sai.
Ngay cả các vấn đề VN, nhiều khi ở ngoài này, Việt kiều có nhiều thông tin hơn và nhanh hơn đồng hương ở trong nước. Vụ bạo động ở Tây nguyên, Việt kiều có thông tin trước khi báo chí VN đưa tin 2 ngày! Đại đa số người dân trong nước không biết đến công hàm Phạm Văn Đồng, nhưng Việt kiều đã biết từ 30 năm qua, thậm chí còn biết một thứ trưởng VN là ông Ung Văn Khiêm (2) từng tuyên bố với Tàu cộng vào năm 1956 rằng “Theo dữ liệu của Việt Nam, quần đảo Tây sa và quần đảo Nam Sa về mặt lịch sử là một phần lãnh thổ của Trung Quốc.” Có điều khá buồn cười là khi các quan chức cao cấp từ VN sang đây gặp bà con Việt kiều, trong các buổi tiếp kiến, họ đọc một tràng dài về những số liệu kinh tế (nhưng không bao giờ dám nói [hoặc từ chối nói] các vấn đề như biển đảo và quan hệ với Tàu), và lúc nào cũng kèm theo câu “bà con thiếu thông tin”!
Ở VN thì thông tin vẫn có nhưng là loại thông tin một chiều và hạn chế. Điều này dễ hiểu vì toàn bộ hệ thống truyền thông là của đảng và do đảng điều khiển. Nếu nhìn vào con số như VN có 838 tờ báo in, 95 báo điện tử, 67 đài phát thanh & truyền hình, v.v. có vẻ rất tốt, nhưng thật ra tất cả chỉ có 1 tổng biên tập! Phần lớn chỉ truyền đi một số thông tin giống nhau, và mang tính tuyên truyền. Thông tin bị kiểm duyệt nghiêm trọng. Cứ xem qua những bản tin liên quan đến tai nạn máy bay MH17 thì rõ VN chỉ cung cấp thông tin một chiều. Bật truyền hình, chúng ta sẽ thấy những bản tin về lãnh đạo đi thăm nơi này, tiếp chính khách kia, và những bản tin về kinh tế với những con số chính xác đến 0.01%. Tôi có cảm giác đó là những thông tin dành cho quan chức, chứ không phải dành cho người dân.
Người dân có điều kiện thì dùng truyền hình cáp để tiếp cận với thông tin từ các đài truyền hình nước ngoài. Nhưng ngay cả các đài truyền hình ở nước ngoài cũng bị kiểm duyệt khi truyền đi ở VN! Còn internet tuy có gần 1/3 dân số nối mạng, nhưng có rất nhiều trang web và blog bị chận. Đối với người nước ngoài quen với thông tin mở đến VN là chấp nhận mù thông tin.
Thứ tư là người nước ngoài có thói quen đặt câu hỏi và tìm vấn đề. Vì có tự do và thông tin, nên người học ở nước ngoài dám suy nghĩ khác người, suy nghĩ mà người phương Tây gọi là ngoài cái hộp (thinking outside the box). Thật ra, ngay từ lúc còn nhỏ ở bậc tiểu học, học trò đã khuyến khích tự mình tìm hiểu thế giới chung quanh, đặt câu hỏi, và tranh luận trước lớp học. Họ được khuyến khích đặt câu hỏi, phát hiện vấn đề. Do đó, khi lớn lên, họ nhìn đâu cũng thấy vấn đề và rất hăng hái giải quyết vấn đề.
Tôi kể một chuyện cá nhân nhưng có liên quan: có lần tôi chứng kiến cảnh tượng ở một khách sạn trên đường 3/2 (Sài Gòn), hôm đó mưa ngập đường xá, khách từ khách sạn muốn ra ngoài phải đi qua một cái cầu tạm bợ. Trong khi chờ xe, tôi thấy một anh khách người Mĩ độ 35 tuổi, đem máy quay phim và máy tính laptop xuống lobby. Anh ta với quần short và áo mưa, xông xuống đường, dầm mưa, quay phim, và khi vào lobby anh dùng đường truyền internet gửi phim về Mĩ. Qua Skype anh ta mô tả tình trạng ngập nước ở đây cho một người bạn, rồi bàn với người bên Mĩ về cách giải quyết vấn đề. Anh nói: “I want solve this problem for them” (tao muốn giải quyết vấn đề này cho họ). Tôi mon men đến hỏi anh ta đến đây lâu chưa, anh nói mới 3 ngày thôi chưa đi du lịch đâu cả vì mưa quá, và anh ta là kĩ sự cầu đường. Tôi nghĩ anh này đúng là Mĩ. Họ được huấn luyện phát hiện vấn đề, và chinh phục vấn đề, dù vấn đề chẳng liên quan gì đến họ. Người Mĩ có cái nhìn toàn cầu, làm cái gì cũng nghĩ sản phẩm này có bán cho khắp thế giới, vấn đề này có thể giúp cho thế giới, v.v. Đó là suy nghĩ tích cực, chứ không phải yếm thế như ở VN.
Nhiều người ở VN ngạc nhiên không hiểu tại sao Việt kiều có quá nhiều ý kiến, nhận xét. Đụng đến cái gì ở VN họ đều chê, chỉ trích, và phê phán. Có những vấn đề mà người trong nước xem là bình thường, nhưng Việt kiều xem là bất bình thường. Trước thái độ đó, người Việt ở trong nước thường nghĩ rằng “bọn Việt kiều phách lối, nhiều chuyện”. Nhưng đó là hiểu lầm. Họ không biết rằng sống ở nước ngoài lâu năm hay được trưởng thành từ hệ thống giáo dục nước ngoài, Việt kiều quen với cách đặt vấn đề và phê phán (vì ở nước ngoài họ tiếp xúc hàng ngày như thế). Việt kiều khi về VN nhìn đâu cũng thấy vấn đề (vì quả thật VN có quá nhiều vấn đề) và có nhiều ý kiến là rất bình thường, và họ cũng chẳng có chống đối hay “phản động” gì, vì đó là một nét văn hoá của họ.
Nhưng ở VN, phương pháp giáo dục phổ thông đòi hỏi học sinh phải nhồi nhét một số kiến thức cơ bản, và giải quyết những vấn đề theo một công thức đã định sẵn, nhưng không khuyết khích cách đặt vấn đề, phát hiện vấn đề. Sự tôn ti trật tự trong học thuật đó đòi hỏi người học sinh và sinh viên phải biết mình đang ở vị trí không có quyền đặt vấn đề, không có quyền tranh luận. Hệ quả là chưa lên tiếng thì đã bị phê bình ngay “con nít mới học vài ba chữ biết gì mà nói”, hay “không biết thì dựa cột mà nghe”, hay thậm chí “hỗn với thầy cô”. Thái độ trù dập như thế làm thui chột khả năng phát hiện vấn đề và làm suy giảm sự tự tin của học sinh. Khi lớn lên trong một thể chế bán phong kiến bán Mao-Stalin cùng với bóp nghẹt thông tin làm cho người dân thiếu tự tin và không dám suy nghĩ đến những vấn đề “quốc gia đại sự” (vì đã có Nhà nước lo!)
Tất cả 4 yếu tố trên đều có chung một cái gốc: tự do. Người nước ngoài có quyền tự do ngôn luận và quyền đó được pháp luật bảo vệ, còn VN thì không. Đó chính là lí do tại sao “những người đã học ở nước ngoài […] sống thực với mình, dám nói điều mình nghĩ. Trong khi về nước, lại phải giấu giếm ý nghĩ của mình, hoặc phải lựa chiều nói dối, không thực lòng.” Đó là lí do tại sao người dân thích chọn tự do hơn là môi trường thiếu tự do.
Một khác biệt rất căn bản và rõ rệt giữa VN và các nước phương Tây (như Úc chẳng hạn) là mối liên hệ giữa công dân và Nhà nước. VN có điều luật 88 trong Bộ luật hình sự phạt những ai “tuyên truyền chống Nhà nước”. Nhưng ở Úc thì luật pháp cho phép người dân có quyền phê phán mang tính chống Nhà nước và chống các chính khách của Nhà nước. Phê phán có thể bằng tất cả các hình thức từ nói, viết đến hội hoạ (mà hiểu theo VN là “tuyên truyền”).
Ở nước ngoài, không có một Nhà nước nào dám nghĩ đến việc kiểm soát tư tưởng, theo dõi suy nghĩ của người dân. Nhưng Việt Nam có cả một bộ máy từ trung ương đến địa phương chuyên theo dõi tư tưởng và suy nghĩ của người dân. Bộ máy này đó thậm chí còn muốn có mặt trong đầu của dân để kiểm soát tư tưởng trước khi người dân phát biểu. Do đó, không ngạc nhiên khi người dân sống trong lo sợ. Họ không biết những gì mình phát biểu có sai hay không. Có người còn sợ đến nỗi không dám bấm nút “like” hay viết nhận xét trong các trang mạng xã hội! Một môi trường ngột ngạt như thế rất khác với môi trường tự do ở nước ngoài. Do đó, không khó giải thích tại sao phần lớn các em du học sinh thích ở lại nước ngoài chứ không muốn về Việt Nam.
Thật ra, cũng chẳng riêng gì các em du học sinh, đại đa số người dân VN đều trân quí tự do và đi tìm tự do ở phương Tây. Người có điều kiện thì qua du học hay qua các hình thức chính thức khác. Người không có điều kiện thì liều mình vượt biên (cho đến nay vẫn còn hàng ngàn người Việt liều mình trên biển để đi tìm tự do). Cũng chẳng có gì ngạc nhiên vì con người, như là một qui luật, thích chọn môi trường tự do để sinh sống.
——
(1) http://infonet.vn/1213-quan-quan-olympia-khong-ve-nuoc-nhung-nguyen-nhan-chua-xot-post139487.info
(2) http://195.188.87.10/vietnamese/vietnam/2014/0/140120_duongtrungquoc_hoangsa_northvietnam.shtml
Ở nước ngoài, không có một Nhà nước nào dám nghĩ đến việc kiểm soát tư tưởng, theo dõi suy nghĩ của người dân. Nhưng Việt Nam có cả một bộ máy từ trung ương đến địa phương chuyên theo dõi tư tưởng và suy nghĩ của người dân. Bộ máy này thậm chí còn muốn có mặt trong đầu của dân để kiểm soát tư tưởng trước khi người dân phát biểu. Do đó, không ngạc nhiên khi người dân sống trong lo sợ.08-08-2014
Hôm qua đọc được bài phỏng vấn này (1) mà tôi nghĩ là hay, nên sáng nay có cảm hứng viết vài dòng bình luận. Ông Nguyễn Như Mai (người được phỏng vấn) tỏ ra là người am hiểu điều kiện làm việc ở nước ngoài, và cũng hiểu nguyện vọng của những du học sinh muốn ở lại nước ngoài. Hiếm thấy ai ở trong nước có cái nhìn công tâm như ông. Câu mà ông nói theo tôi là thành thật nhất và đúng nhất là câu này: “[…] chỉ những người đã học ở nước ngoài mới dám nói: Ở nước ngoài họ được sống thực với mình, dám nói điều mình nghĩ. Trong khi về nước, lại phải giấu giếm ý nghĩ của mình, hoặc phải lựa chiều nói dối, không thực lòng. Đâm ra họ sợ.”
Tại sao người Việt ở nước ngoài dám nói điều mình nghĩ, còn đồng hương trong nước thì không dám? Tôi nghĩ đến sự khác biệt về những yếu tố liên quan đến tự do tư tưởng, tự do học thuật, sự tiếp cận thông tin, và thói quen đặt câu hỏi. Những yếu tố này, theo tôi, giải thích tại sao người Việt ở nước ngoài sống thật với mình hơn là người Việt ở trong nước. (Khi tôi nói “nước ngoài” tôi đề cập đến các nước như Tây Âu, Bắc Mĩ, Úc).
Thứ nhất là tự do tư tưởng được luật pháp bảo vệ. Ở nước ngoài, công dân có quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, và các quyền này được luật pháp bảo vệ. Luật pháp Úc viết rất rõ rằng công dân có quyền có ý kiến, cho dù ý kiến đó khác với ý kiến của đa số, mà không bị ai can thiệp và ngăn cấm. Ý kiến có thể là qua nói, viết sách và trên internet, hoạ, điêu khắc, v.v. Do đó, công dân có quyền phát biểu về bất cứ vấn đề gì mà họ quan tâm. Dĩ nhiên, tự do cũng có giới hạn, nhưng sự giới hạn đó được luật pháp minh định. Có những chuyện xảy ra làm tôi ngạc nhiên. Ví dụ như có lần một giáo sĩ Hồi giáo trong một bài giảng đạo ông một cách gián tiếp ủng hộ những người tham gia khủng bố ở Trung Đông [theo tôi hiểu]; ấy thế mà khi ra toà, ông được tuyên bố vô tội, vì toà phán ông có quyền bày tỏ quan điểm! Thật khó hiểu, nhưng sự việc rõ ràng thể hiện một sự tự do ngôn luận và tự do tư tưởng. Mỗi ngày, mở bất cứ tờ báo nào, bật tivi, mở radio, công chúng nghe những ý kiến phê bình Chính phủ, phê phán thủ tướng và bộ trưởng, thậm chí có người làm show hài đễ diễu cợt các chính khách. Đừng nghĩ các chính khách không theo dõi; họ cũng có xem và nghe, nhưng không làm gì được người dân vì họ có quyền phát biểu.
Còn ở Việt Nam tuy rằng hiến pháp có ghi tự do ngôn luận và vài thứ tự do khác, nhưng hình như chưa đề cập đến tự do tư tưởng. Hiến pháp ghi rằng “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình.” Nhưng hài hước một điều là ngay sau câu đó thì cũng Hiến pháp thòng theo một câu “Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Vả lại, quyền tự do chỉ có giá trị trên giấy, vì trong thực tế những gì xảy ra không đẹp như ghi trong Hiến pháp. Các cá nhân phê phán đường lối chính sách của Nhà nước đều bị xách nhiễu hay thậm chí nặng hơn là bị bỏ tù. Cán bộ công nhân viên phê bình Nhà nước thì bị trù dập hoặc kỉ luật. Hai chữ “phản động” được gán ghép một cách tuỳ tiện cho những ai có suy nghĩ khác với Nhà nước và đảng. Tôi không nghĩ ra được ở nơi nào trên thế giới mà bỏ tù người yêu nước chống quân xâm lăng, nhưng VN lại làm chuyện đó!
Thứ hai là tự do học thuật. Đối với sinh viên và nghiên cứu sinh hay những người làm việc trong môi trường đại học thì tự do học thuật (academic freedom) là một “ngôi đền” trang trọng. Theo lí tưởng của tự do học thuật, giảng viên và sinh viên trong đại học có quyền tự do nghiên cứu, tự do giảng dạy và tự do học hỏi và tìm hiểu mà không bị kiểm duyệt, đàn áp, hay chi phối bởi các thế lực chính trị và kinh tế. Nhưng ở VN, tự do học thuật là cái gì còn xa xỉ, nhất là trong khoa học xã hội và nhân văn. Nhiều giáo sư VN than phiền rằng khoa học xã hội ở VN chỉ có chức năng chính là minh hoạ cho đường lối của đảng và Nhà nước. Những nghiên cứu với kết quả không phù hợp với một chủ trương nào đó không được công bố. Có những chủ đề, ví dụ như Hồ Chí Minh, được xem là cấm kị, nên chẳng ai nghiên cứu. Nhà văn Nhã Thuyên làm nghiên cứu về nhóm văn chương “Mở Miệng” là bị báo chí chỉ trích y như thời Nhân văn Giai phẩm, và bằng cao học của chị bị thu hồi. Đó là những minh hoạ sinh động về sự thiếu tự do học thuật ở VN.
Một môi trường thiếu tự do học thuật rất khó thu hút nghiên cứu sinh hay các giáo sư, và khoa học rất khó phát triển. Không ai muốn giam hãm mình trong môi trường bị ai đó kiểm soát, ngăn cản không cho nghiên cứu cái này, không được công bố cái kia. Nhà khoa học là người yêu tự do, họ không thích ai “xỏ mũi” họ, họ sẽ không bao giờ đi giảng dạy hay làm việc cho những đại học thiếu tự do học thuật. Thiếu tự do học thuật làm ảnh hưởng xấu đến khoa học nước nhà. Chúng ta thấy vấn đề tranh chấp Biển Đông, VN chẳng có bao nhiêu nghiên cứu, nhưng ở nước ngoài thì khá nhiều. Hoặc như đời tư và sự nghiệp của Hồ Chí Minh, các nhà nghiên cứu nước ngoài có khi còn có nhiều thông tin hơn các đồng nghiệp trong nước vì họ có nhiều nghiên cứu hơn và chẳng ai ngăn cấm không cho họ công bố. Trên báo chí, VN kêu gọi các chuyên gia nước ngoài về làm việc ở VN, nhưng với những hạn chế về tự do học thuật (chưa nói đến kiểm soát tư tưởng) thì làm sao lời kêu gọi đó thành hiện thực được.
Thứ ba là người dân nước ngoài được tiếp xúc nhiều nguồn thông tin. Ở những nước phương Tây, người dân được tiếp xúc với rất nhiều nguồn thông tin, nhất là qua phương tiện internet. Bất cứ một vấn đề nào cũng có nhiều cách nhìn, và qua đó, nó giúp cho người tiếp cận thông tin không cảm thấy mình bị nhồi sọ. Chẳng hạn như tai nạn máy bay MH17, người dân ở nước ngoài được tiếp cận thông tin từ các nước như Nga và khối Ả Rập, chứ không chỉ các nước phương Tây. Do đó, người dân có thể có cái nhìn toàn cảnh, và có thể phân tích ai đúng ai sai.
Ngay cả các vấn đề VN, nhiều khi ở ngoài này, Việt kiều có nhiều thông tin hơn và nhanh hơn đồng hương ở trong nước. Vụ bạo động ở Tây nguyên, Việt kiều có thông tin trước khi báo chí VN đưa tin 2 ngày! Đại đa số người dân trong nước không biết đến công hàm Phạm Văn Đồng, nhưng Việt kiều đã biết từ 30 năm qua, thậm chí còn biết một thứ trưởng VN là ông Ung Văn Khiêm (2) từng tuyên bố với Tàu cộng vào năm 1956 rằng “Theo dữ liệu của Việt Nam, quần đảo Tây sa và quần đảo Nam Sa về mặt lịch sử là một phần lãnh thổ của Trung Quốc.” Có điều khá buồn cười là khi các quan chức cao cấp từ VN sang đây gặp bà con Việt kiều, trong các buổi tiếp kiến, họ đọc một tràng dài về những số liệu kinh tế (nhưng không bao giờ dám nói [hoặc từ chối nói] các vấn đề như biển đảo và quan hệ với Tàu), và lúc nào cũng kèm theo câu “bà con thiếu thông tin”!
Ở VN thì thông tin vẫn có nhưng là loại thông tin một chiều và hạn chế. Điều này dễ hiểu vì toàn bộ hệ thống truyền thông là của đảng và do đảng điều khiển. Nếu nhìn vào con số như VN có 838 tờ báo in, 95 báo điện tử, 67 đài phát thanh & truyền hình, v.v. có vẻ rất tốt, nhưng thật ra tất cả chỉ có 1 tổng biên tập! Phần lớn chỉ truyền đi một số thông tin giống nhau, và mang tính tuyên truyền. Thông tin bị kiểm duyệt nghiêm trọng. Cứ xem qua những bản tin liên quan đến tai nạn máy bay MH17 thì rõ VN chỉ cung cấp thông tin một chiều. Bật truyền hình, chúng ta sẽ thấy những bản tin về lãnh đạo đi thăm nơi này, tiếp chính khách kia, và những bản tin về kinh tế với những con số chính xác đến 0.01%. Tôi có cảm giác đó là những thông tin dành cho quan chức, chứ không phải dành cho người dân.
Người dân có điều kiện thì dùng truyền hình cáp để tiếp cận với thông tin từ các đài truyền hình nước ngoài. Nhưng ngay cả các đài truyền hình ở nước ngoài cũng bị kiểm duyệt khi truyền đi ở VN! Còn internet tuy có gần 1/3 dân số nối mạng, nhưng có rất nhiều trang web và blog bị chận. Đối với người nước ngoài quen với thông tin mở đến VN là chấp nhận mù thông tin.
Thứ tư là người nước ngoài có thói quen đặt câu hỏi và tìm vấn đề. Vì có tự do và thông tin, nên người học ở nước ngoài dám suy nghĩ khác người, suy nghĩ mà người phương Tây gọi là ngoài cái hộp (thinking outside the box). Thật ra, ngay từ lúc còn nhỏ ở bậc tiểu học, học trò đã khuyến khích tự mình tìm hiểu thế giới chung quanh, đặt câu hỏi, và tranh luận trước lớp học. Họ được khuyến khích đặt câu hỏi, phát hiện vấn đề. Do đó, khi lớn lên, họ nhìn đâu cũng thấy vấn đề và rất hăng hái giải quyết vấn đề.
Tôi kể một chuyện cá nhân nhưng có liên quan: có lần tôi chứng kiến cảnh tượng ở một khách sạn trên đường 3/2 (Sài Gòn), hôm đó mưa ngập đường xá, khách từ khách sạn muốn ra ngoài phải đi qua một cái cầu tạm bợ. Trong khi chờ xe, tôi thấy một anh khách người Mĩ độ 35 tuổi, đem máy quay phim và máy tính laptop xuống lobby. Anh ta với quần short và áo mưa, xông xuống đường, dầm mưa, quay phim, và khi vào lobby anh dùng đường truyền internet gửi phim về Mĩ. Qua Skype anh ta mô tả tình trạng ngập nước ở đây cho một người bạn, rồi bàn với người bên Mĩ về cách giải quyết vấn đề. Anh nói: “I want solve this problem for them” (tao muốn giải quyết vấn đề này cho họ). Tôi mon men đến hỏi anh ta đến đây lâu chưa, anh nói mới 3 ngày thôi chưa đi du lịch đâu cả vì mưa quá, và anh ta là kĩ sự cầu đường. Tôi nghĩ anh này đúng là Mĩ. Họ được huấn luyện phát hiện vấn đề, và chinh phục vấn đề, dù vấn đề chẳng liên quan gì đến họ. Người Mĩ có cái nhìn toàn cầu, làm cái gì cũng nghĩ sản phẩm này có bán cho khắp thế giới, vấn đề này có thể giúp cho thế giới, v.v. Đó là suy nghĩ tích cực, chứ không phải yếm thế như ở VN.
Nhiều người ở VN ngạc nhiên không hiểu tại sao Việt kiều có quá nhiều ý kiến, nhận xét. Đụng đến cái gì ở VN họ đều chê, chỉ trích, và phê phán. Có những vấn đề mà người trong nước xem là bình thường, nhưng Việt kiều xem là bất bình thường. Trước thái độ đó, người Việt ở trong nước thường nghĩ rằng “bọn Việt kiều phách lối, nhiều chuyện”. Nhưng đó là hiểu lầm. Họ không biết rằng sống ở nước ngoài lâu năm hay được trưởng thành từ hệ thống giáo dục nước ngoài, Việt kiều quen với cách đặt vấn đề và phê phán (vì ở nước ngoài họ tiếp xúc hàng ngày như thế). Việt kiều khi về VN nhìn đâu cũng thấy vấn đề (vì quả thật VN có quá nhiều vấn đề) và có nhiều ý kiến là rất bình thường, và họ cũng chẳng có chống đối hay “phản động” gì, vì đó là một nét văn hoá của họ.
Nhưng ở VN, phương pháp giáo dục phổ thông đòi hỏi học sinh phải nhồi nhét một số kiến thức cơ bản, và giải quyết những vấn đề theo một công thức đã định sẵn, nhưng không khuyết khích cách đặt vấn đề, phát hiện vấn đề. Sự tôn ti trật tự trong học thuật đó đòi hỏi người học sinh và sinh viên phải biết mình đang ở vị trí không có quyền đặt vấn đề, không có quyền tranh luận. Hệ quả là chưa lên tiếng thì đã bị phê bình ngay “con nít mới học vài ba chữ biết gì mà nói”, hay “không biết thì dựa cột mà nghe”, hay thậm chí “hỗn với thầy cô”. Thái độ trù dập như thế làm thui chột khả năng phát hiện vấn đề và làm suy giảm sự tự tin của học sinh. Khi lớn lên trong một thể chế bán phong kiến bán Mao-Stalin cùng với bóp nghẹt thông tin làm cho người dân thiếu tự tin và không dám suy nghĩ đến những vấn đề “quốc gia đại sự” (vì đã có Nhà nước lo!)
Tất cả 4 yếu tố trên đều có chung một cái gốc: tự do. Người nước ngoài có quyền tự do ngôn luận và quyền đó được pháp luật bảo vệ, còn VN thì không. Đó chính là lí do tại sao “những người đã học ở nước ngoài […] sống thực với mình, dám nói điều mình nghĩ. Trong khi về nước, lại phải giấu giếm ý nghĩ của mình, hoặc phải lựa chiều nói dối, không thực lòng.” Đó là lí do tại sao người dân thích chọn tự do hơn là môi trường thiếu tự do.
Một khác biệt rất căn bản và rõ rệt giữa VN và các nước phương Tây (như Úc chẳng hạn) là mối liên hệ giữa công dân và Nhà nước. VN có điều luật 88 trong Bộ luật hình sự phạt những ai “tuyên truyền chống Nhà nước”. Nhưng ở Úc thì luật pháp cho phép người dân có quyền phê phán mang tính chống Nhà nước và chống các chính khách của Nhà nước. Phê phán có thể bằng tất cả các hình thức từ nói, viết đến hội hoạ (mà hiểu theo VN là “tuyên truyền”).
Ở nước ngoài, không có một Nhà nước nào dám nghĩ đến việc kiểm soát tư tưởng, theo dõi suy nghĩ của người dân. Nhưng Việt Nam có cả một bộ máy từ trung ương đến địa phương chuyên theo dõi tư tưởng và suy nghĩ của người dân. Bộ máy này đó thậm chí còn muốn có mặt trong đầu của dân để kiểm soát tư tưởng trước khi người dân phát biểu. Do đó, không ngạc nhiên khi người dân sống trong lo sợ. Họ không biết những gì mình phát biểu có sai hay không. Có người còn sợ đến nỗi không dám bấm nút “like” hay viết nhận xét trong các trang mạng xã hội! Một môi trường ngột ngạt như thế rất khác với môi trường tự do ở nước ngoài. Do đó, không khó giải thích tại sao phần lớn các em du học sinh thích ở lại nước ngoài chứ không muốn về Việt Nam.
Thật ra, cũng chẳng riêng gì các em du học sinh, đại đa số người dân VN đều trân quí tự do và đi tìm tự do ở phương Tây. Người có điều kiện thì qua du học hay qua các hình thức chính thức khác. Người không có điều kiện thì liều mình vượt biên (cho đến nay vẫn còn hàng ngàn người Việt liều mình trên biển để đi tìm tự do). Cũng chẳng có gì ngạc nhiên vì con người, như là một qui luật, thích chọn môi trường tự do để sinh sống.
——
(1) http://infonet.vn/1213-quan-quan-olympia-khong-ve-nuoc-nhung-nguyen-nhan-chua-xot-post139487.info
(2) http://195.188.87.10/vietnamese/vietnam/2014/0/140120_duongtrungquoc_hoangsa_northvietnam.shtml
Nguồn: FB Nguyen Tuan
2846. Thiên anh hùng ca của Trung Quốc thảm bại ở biển Đông
Tác giả: Bill Hayton
Người dịch: Huỳnh Phan
05-08-2014
Dù Bắc Kinh hy vọng đạt được điều gì đó qua việc triển khai giàn khoan HD-981 (dầu hoả, ưu thế về lãnh thổ hoặc lợi ích chiến lược dài hạn) đều chẳng có kết quả
Dù đo bằng thước đo nào, cuộc phiêu lưu khoan dầu gần đây của Trung Quốc (TQ) ở biển Đông là một thảm họa. Chẳng có dầu hoả mới nào sẽ tới người tay tiêu dùng TQ, chẳng có lãnh thổ mới nào trên biển đã thu được và lợi thế khu vực đã lọt vào tay Hoa Kỳ. Tình đoàn kết ASEAN đã được giữ vững và vị thế của các lực lượng ‘thân Bắc Kinh’ ở các nước cốt yếu, đặc biệt là Việt Nam, đã bị suy yếu nghiêm trọng. Việc hoạch định chính sách đối ngoại của TQ đã cho thấy thiếu năng lực. Làm sao mà mọi thứ lại hỏng hết như thế?
Chúng ta không thể biết lãnh đạo TQ hy vọng đạt được điều gì khi họ phê chuẩn việc triển khai giàn khoan dầu lớn nhất và một đội tàu nhỏ bảo vệ của đất nước này vào vùng biển cũng được Việt Nam tuyên bố chủ quyền. Có vẻ không chắc rằng hoạt động này đơn thuần chỉ là một nỗ lực để tìm dầu. Có nhiều nơi tốt hơn để tới khảo sát. Ngày 19/3, Tổng công ty Dầu khí Ngoài khơi Quốc gia TQ (CNOOC) thông báo đã phát hiện một mỏ khí cỡ vừa tại vùng biển không tranh chấp gần đảo Hải Nam. Việc khai thác mỏ đó đã bị hoãn lại trong khi cuộc phiêu lưu quần đảo Hoàng Sa lại diễn ra xa hơn về phía nam.
Hai khu vực đáy biển được giàn khoan khủng HD-981 thăm dò không phải nơi có triển vọng tốt về dầu khí. Báo cáo của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ năm 20 13 cho thấy tiềm năng năng lượng của quần đảo Hoàng Sa là thấp. Điều có vẻ có ý nghĩa là CNOOC, công ty hoạt động ngoài khơi có kinh nghiệm nhất của TQ, lại không dính dáng vào chuyến phiêu lưu này. Mặc dù công ty con COSL (China Oilfield Services Limited) của CNOOC vận hành giàn khoan, nhưng hoạt động tổng thể lại được chỉ đạo bởi Tổng công ty Dầu khí Quốc gia TQ (CNPC) vốn có kinh nghiệm ít hơn về thăm dò ở biển Đông.
HD-981 kết thúc nhiệm vụ của mình sớm hơn một tháng, khi đối mặt với siêu bão Rammasun sắp xuất hiện. CNPC tuyên bố rằng giàn khoan đã tìm thấy dầu khí, nhưng lại rất thiếu cụ thể về chi tiết và số lượng. Gần như chắc chắn sẽ không bao giờ có khai thác thương mại ở đó vì lý do cả về kỹ thuật lẫn chính trị. Hoạt động này không thực sự là về dầu.
Có một động cơ có thể loại bỏ một cách an toàn. Chúng ta biết rằng nhiệm vụ đó không phải là một nỗ lực để khuấy động tình cảm yêu nước trong dân chúng TQ bởi vì, như nhà nghiên cứu Australia Andrew Chubb cho thấy, tin tức về các vụ va chạm giữa các đội bảo vệ giàn khoan và bảo vệ bờ biển Việt Nam đã được giữ ngoài tầm các phương tiện truyền thông TQ mãi nhiều tuần sau đó.
Tuy nhiên, cũng có thể có một mục đích chính trị khác. Một hoạt động có tầm cỡ như vậy hẳn phải được quy hoạch trước và được phê duyệt ở cấp cao nhất. Chính quyền TQ thông báo rằng giàn khoan đã đến vị trí vào ngày 03 tháng 5, đúng một tuần trước hội nghị thượng đỉnh của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) theo lịch sẽ được tiến hành tại Myanmar. Có lẽ Bắc Kinh hy vọng sẽ lặp lại thành công của họ tại hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN ở Phnom Penh hồi tháng 7 năm 2012. Trong dịp đó, ASEAN chia rẽ: Campuchia phủ quyết tuyên bố chung, để mặc Philippines và Việt Nam bị cô lập trong các tranh chấp trên biển với TQ.
Nếu TQ hy vọng sẽ đạt được điều tương tự đối với Hoàng Sa, hiệu quả lại hoàn toàn trái ngược. ASEAN họp lại với nhau bày tỏ sự thống nhất và đưa ra một tuyên bố chung đòi Bắc Kinh phải xuống nước. Đây là lần đầu tiên tổ chức này có lập trường đối với quần đảo Hoàng Sa – vốn thuần tuý là một tranh chấp song phương giữa TQ và Việt Nam (không giống như tranh chấp quần đảo Trường Sa có ảnh hưởng đến năm thành viên ASEAN, kể cả Indonesia). Andrew Chubb lập luận rằng việc bày tỏ bình lặng về sự đoàn kết có tác động đến Bắc Kinh nhiều hơn so với các tuyên bố ồn ào từ Washington.
Một số nhà bình luận cho rằng màn diễn này là một ví dụ về sách lược “cắt lát salami” (salami slicing như ‘tằm ăn dâu’ theo cách nói VN) – một tiến trình chiếm đóng liên tục các khu vực biển Đông theo các bước nhỏ mà không thu hút quá nhiều sự chú ý. Nhưng nếu đó là mục đích thì cũng đã thất bại, vì với sự rút lui của giàn khoan dầu vùng biển này lại bỏ trống lần nữa. “Lát cắt” đã liền trở lại với thỏi salami (phần lá dâu bị nhấm đã liền lại với lá). Bộ chính trị có thể nghĩ rằng một tuyên bố có tính quyết định về kiểm soát trên biển sẽ tăng cường yêu sách chủ quyền của TQ đối với các đảo, nhưng phản ứng mạnh mẽ của Việt Nam cũng là bằng chứng tốt ngang bằng rằng họ tranh chấp yêu sách đó.
Nhà phân tích của Australia, ông Hugh White, lập luận rằng mục đích của TQ trong việc kích động cuộc đối đầu như vậy là nhằm cố ý kéo dãn và làm suy yếu các mối liên kết an ninh ràng buộc Hoa Kỳ với Đông Nam Á. Ông nói: “Bằng cách đối đầu với bạn bè của Mỹ bằng vũ lực, TQ đối mặt Mỹ với lựa chọn giữa bỏ rơi bạn bè của mình hoặc đánh TQ. Bắc Kinh đang đánh cược rằng, khi đối mặt với lựa chọn này, Mỹ sẽ thoái lui và để mặc các đồng minh và bạn bè mất đi hậu thuẫn. Điều này sẽ làm suy yếu các liên minh và quan hệ đối tác của Mỹ, làm giảm sức mạnh của Mỹ ở châu Á xuống, và tăng sức mạnh của TQ”.
Nhưng Việt Nam không phải là đồng minh của Hoa Kỳ, vì vậy màn diễn này là một thể hiện tốt cho vấn đề một mình đối đầu TQ. Tuy nhiên, khi kích động sự đối đầu này, Bắc Kinh đã gặt lấy điều trái với mong đợi của White: đẩy Hà Nội gần với Washington hơn. Như cuốn sách gần đây của David Elliott vạch rõ (và xem nhận xét của tôi ở đây), định hướng chính sách đối ngoại của Việt Nam nói chung là bao giờ cũng thân TQ từ khi họ hết theo Liên Xô. Trong hai thập kỷ qua, chỉ khi nào các tiếng nói “thân TQ” bị suy yếu do thất bại trong chính sách và do sự chống đối TQ thì những ‘nhà tự do’ mới có thể định hướng lại chính sách đối ngoại của Việt Nam.
Nhà phân tích Zachary Abuza đã cho chúng ta một miêu tả sáng tỏ về cân bằng lực lượng trong giới lãnh đạo cấp cao của Đảng Cộng sản Việt Nam đã thay đổi như thế nào do vụ bế tắc giàn khoan dầu. Ông cho biết, “cuộc họp tháng 6 năm 2014 của Ban chấp hànhTrung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhất trí quyết nghị lên án TQ xâm lược và xâm lấn”. Vào cuối tháng 7, uỷ viên Bộ Chính trị Phạm Quang Nghị đã thực hiện một chuyến thăm thú vị tới Hoa Kỳ theo lời mời của Bộ Ngoại giao [Mỹ].
Tóm lại, dù TQ hy vọng đạt được điều gì với việc triển khai HS-981 (dầu, ưu thế lãnh thổ hoặc lợi ích chiến lược dài hạn) đều chẳng có kết quả. Chúng ta có thể giải thích sự thất bại về chính sách đối ngoại này như thế nào? Tôi nghĩ rằng màn diễn đó cho thấy chính sách biển Đông của TQ là sự phản ánh những ưu tiên nội bộ nhiều hơn là một chính sách ngoại giao có xem xét. Tóm lại, biển Đông đã trở thành một ‘quỹ chùa’ (pork barrel – thùng thịt lợn) khổng lồ cho một số tỉnh, cơ quan nhà nước và doanh nghiệp nhà nước của TQ bòn rút.
Hai thập kỷ trước, John Garver cho rằng việc hải quân TQ tiến vào biển Đông thể hiện “mối tác động qua lại giữa lợi ích quốc gia và lợi ích giới quan liêu”. Chúng vẫn đang tác động lẫn nhau. Hải quân TQ đang trở nên lớn hơn cùng với ngân sách dành cho. Uy thế, thăng chức và tiền thưởng đi kèm theo. Điều này cũng đúng cho lực lượng Cảnh sát biển mới của TQ – một năm sau khi hợp nhất một số cơ quan thẩm quyền nhỏ về biển thành một tổ chức. Cảnh sát biển cần tập trung vào một cái gì đó khác hơn là đấu đá nội bộ khi hoàn thành việc sáp nhập này và cả nó lẫn hải quân đang tìm kiếm những nhiệm vụ để chứng minh họ hữu dụng và biện minh ngân sách của họ là thoả đáng.
Và điều gì đúng cho quân đội cũng đúng cho các tỉnh phía Nam. Hải Nam là tỉnh nhỏ nhất của TQ và tương đối nghèo với một nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp. Trong những năm gần đây tỉnh này đã có nỗ lực lớn trong việc phát triển ngành công nghiệp đánh cá và trở nên lão luyện trong việc thu hoạch trợ cấp nhà nước để trang bị cho tàu thuyền mới. Một vài báo cáo xuất sắc tại chỗ của Reuters tháng trước nhắc nhở chúng ta về hàng trăm, có lẽ hàng ngàn tàu đánh cá nhận từ $300 đến $500 mỗi ngày để đi đánh cá ở vùng biển tranh chấp. Trong khi một thuyền trưởng lưu ý rằng, “Chính quyền trợ giúp đánh cá ở biển Đông để bảo vệ chủ quyền của TQ” thì điều đó có thể cũng đúng như là nói chính quyền sử dụng yêu sách chủ quyền để biện minh cho việc trợ giúp đánh cá. Reuters đã thấy 8 tàu đánh cá đang hạ thuỷ tại cảng Đông Phương trên đảo Hải Nam mỗi chiếc sẽ đủ điều kiện nhận $322.500 tài trợ “tân trang”.
Các công ty dầu mỏ cũng có thể chơi con bài chủ quyền để hậu thuẫn cho các liên doanh thương mại của họ ở biển Đông. Trong tháng 5 năm 2012, khi CNOOC hạ thuỷ giàn khoan nước sâu, được trợ cấp rất nhiều tại trung tâm của vụ bế tắc quần đảo Hoàng Sa, HD-981, chủ tịch công ty này huênh hoang mô tả nó như là “lãnh thổ quốc gia di động và là một vũ khí chiến lược”.
Do đó, điều có vẻ kỳ lạ là CNOOC lại không đảm trách cuộc phiêu lưu ở quần đảo Hoàng Sa. Tại sao có điều này? Chúng ta không nắm được mưu đồ riêng của công ty này ngoài một vài giải thích chính họ gợi ra. CNPC có thể sẵn sàng chấp nhận rủi ro mà CNOOC không muốn – cả về kỹ thuật lẫn chính trị. Đây là lần đầu tiên HD-981 được sử dụng trong vùng nước sâu và lần đầu tiên trong vùng biển tranh chấp. Có lẽ CNPC đã cố giành ưu thế với CNOOC bằng cách đánh cược một tuyên bố trong một khu vực chưa được khám phá. Hoặc cũng có thể ban quản lý cấp cao CNPC đã cố để thoát khỏi những rắc rối chính trị sâu xa của chính bản thân. Các cáo buộc tham nhũng ngày càng tăng chống lại công ty này đang biến thành một vụ bê bối chính trị cấp quốc gia. Ban quản lý của CNPC có thể coi nhiệm vụ cắm cờ trong lãnh thổ tranh chấp như một cách để cầu cạnh Bộ Chính trị và để cứu mình.
Không điều nào trong đó có ý phủ nhận rằng những người TQ tham gia trong vụ bế tắc giàn khoan hết lòng tin vào tính hợp lệ của yêu sách lãnh thổ của nước họ ở biển Đông. Truyền thuyết về ‘chủ quyền không thể tranh cãi’ của TQ đã được khắc sâu vào nhiều thế hệ trẻ TQ. Tôi có lập luận ở chỗ khác rằng niềm tin này phụ thuộc vào việc đọc nhầm lịch sử Đông Nam Á đầu thế kỷ XX của các nhà yêu nước TQ nhưng tôi không chút nghi ngờ rằng các nhà lãnh đạo TQ thật lòng tin tưởng vào tính đúng đắn của nó.
Tuy nhiên, đối với các nhóm lợi ích đặc biệt bên trong giới quan chức nhà nước- đảng CSTQ, biển Đông đã trở thành một piñata (hình trang trí con vật bên trong chứa kẹo bánh, đồ chơi treo lên để trẻ em bịt mắt đập vở trong lễ hội) chính trị khổng lồ. Họ chỉ cần có đập vào vấn đề này lúc này lúc khác để kích động một dòng trợ cấp từ trên xuống. Chính sách của TQ về biển Đông ít có khả năng là kết quả của việc tổng kết những lập luận thuần lý hơn là kết quả không thể đoán trước của một sự tích tụ của các chiến dịch vận động hành lang. Khi hợp lại với nhau, sức mạnh của các nhóm lợi ích này là rất lớn: có thể gây ảnh hưởng lên chính sách của Đảng Cộng sản theo hướng có lợi cho họ. Một điều mà tất cả bọn họ có thể đều đồng ý, dù vì lý do yêu nước, an ninh, lợi nhuận hoặc công việc, đó là TQ phải có quyền tiếp cận các nguồn tài nguyên của biển Đông.
Quá nhiều nhà bình luận đã bị đánh lừa bởi những nỗ lực tuyên truyền của TQ. Huyền thoại bất khả chiến bại khó hiểu của Bắc Kinh bắt rễ trong các trang bình luận dành cho cá nhân (op-ed) của quá nhiều hãng tin. Kết quả là ngay cả khi TQ làm bậy thì lại được giả định đó chỉ đơn thuần là một vỏ bọc của một mưu ma chước quỷ tinh ranh hơn. Đã tới lúc cần xua tan huyền thoại này và nhìn thấy việc làm bậy của Bắc Kinh đúng như thực chất của nó. Tại thời điểm này, hướng dẫn tốt để đánh giá các động thái của TQ trong biển Đông là họ làm xằng hơn là có âm mưu.
Bill Hayton là tác giả của The South China Sea: the struggle for power in Asia (Biển Đông: cuộc đấu tranh giành quyền lực ở châu Á) sắp được Đại học Yale xuất bản.
2847. Thành công của một cuộc đối thoại ngầm
Đinh Hoàng Thắng – Cựu ĐS Việt Nam tại Hà Lan
Tối 8/7/2014 – Hôm nay là ngày Valentine của Việt Nam (13/6 ÂL).
Từ sáng đến chiều, mưa nắng thất thường cho ông bà Ngâu “dating” với nhau. Mỗi năm một lần! Cám cảnh, nhưng cũng thật may mắn… vì sẽ chẳng bao giờ chán nhau.
Nhưng may mắn hơn cả là được dự buổi tiếp tân đại sứ vừa bổ nhiệm của nước Anh Giles Lever tổ chức.
Vừa đặt chân sang Hà Nội được 5 ngày, Giles đang chờ trình quốc thư lên Chủ tịch nước. Giles mời ăn tối và dự cuộc đàm đạo về “quan hệ giữa mass media và nhà nước trong kỷ nguyên truyền thông số”.
Từ 18h đến hơn hơn 20h30, KTS Trần Thanh Vân và tôi mới rời tư dinh của đại sứ ở 15 phố Phan Chu Trinh, một ngôi biệt thự kiểu Pháp, nguyên là nhà riêng của gia đình bà Vân Anh, một Việt kều, bạn KTS Vân, hiện đang định cư tại Mỹ. Bà đã về thăm lại nhà mình và rất ấn tượng khi thấy những người bạn xứ sương mù vẫn hoàn toàn tôn trọng từng nét hoa văn, từng cái chốt cửa của ngôi biệt thự… Nhưng ấn tượng và ngạc nhiên nhất lại không phải do các nhà ngoại giao chuyên nghiệp và đẳng cấp của Anh quốc mang lại.
Mặc dù tân Đại sứ (từng là cán bộ ngoại giao của ĐSQ tại Hà Nội từ năm 1994, ông nói và hiểu tiếng Việt khá sõi), hay “dàn” nhân viên ngoại giao của sứ quán… và đặc biệt là ông Giám đốc Tổng vụ Hugh Elliott phụ trách về các hoạt động truyền thông đối nội/đối ngoại của Bộ ngoại giao Anh đã có một tọa đàm vượt trên đón đợi.
Sự năng động và tính chuyên nghiệp của các nhà báo trẻ Việt Nam mới là ấn tượng! Họ là các nhà báo mạng và phần lớn đều là thành viên trong nhóm “Vành Khuyên”. Sau khi nghe diễn giả (Giles, Hugh) và gestspeaker (Lợi, Hạnh), họ chủ động nêu lên nhiều vấn đề, đặt nhiều câu hỏi, tranh thủ PR và không ngại tranh luận, giữ ý, giữ tứ. Họ kể họ đã lập ra rất nhiều Blog của nhiều quan chức, đặt nhiều tên miền…. rồi bị “xin” mà không được “trả” xu nào.
Với đội ngũ này, tôi đoan chắc truyền thông số VN có tương lai. Nghe nói đã có 24 triệu người dùng mạng xã hội (twitters) ở ta (?). Thú vị nhất là không thể có đội ngũ AN mạng nào kiểm soát được 24 triệu người trên cả nước đang tự do lấy tin và nói lên tiếng nói của mình
Cái cách của anh Nguyễn Bắc ở DPA (thông tấn xã CHLB Đức) kể rằng anh “điểm tâm” buổi sáng bằng các mạng xã hội như vậy thật hấp dẫn. Anh còn phân trần rằng mạng xã hội khiến anh bận đến nỗi KTS Vân thiết kế nhà cho anh, gia đình anh vào ở lâu rồi mà vẫn chưa có thì giờ làm lễ “Rửa nhà”
Slogan “nhiều tin tức từ twitters, ít tin tức từ báo quốc doanh” sẽ còn lên ngôi.
Cái “không gian công cộng” (public sphere) ấy sẽ ngày càng lan tỏa.
Xã hội dân sự ơi, hãy yên tâm!
Tôi không tin là Giles hay Hugh bị hurt khi một bạn trẻ hỏi về trường hợp bạn gái của Ang… không được trở lại Anh quốc hay một vụ điều tra… có liên quan đến báo chí. Hai ông ấy nói rất rõ là dù có tự do đến đâu thì luật pháp và an ninh quốc gia vẫn cần được bảo vệ. Đồ thị hình Sin được ông Giám đốc Tổng vụ (GĐTV) dùng để miêu tả tương quan giữa nhà nước với báo chí. Báo chí sai phạm (đi xuống) thì kiểm soát nhà nước buộc phải đi lên, khi chất lượng báo chí, thông qua cơ chế “tự quản”, đi lên, thì kiểm soát nhà nước lại giảm.
Nhưng tôi tin vào sự chân thành của các đồng nghiệp Anh khi họ “khiêm tốn” muốn được những người làm “mạng xã hội” mách nước để có thể hiểu biết về Việt Nam được nhiều hơn, được đúng hơn trong kỷ nguyên “ngoại giao kỹ thuật số”. Họ công khai sứ mệnh trên đất nước này: không chỉ thúc đẩy quan hệ chính thức trên cấp độ nhà nước với nhau (chính trị-kinh tế-xã hội-thể thao-fashions…), họ còn muốn góp phần khuyến khích tự do báo chí, tự do lập hội…
Tuy không gây sốc, nhưng quả thật, tôi ngưỡng mộ các đồng nghiệp Anh, một Giám đốc Truyền thông một Đại sứ. Thay bằng các speeches lê thê về publicity, về logic của internet… Anh Elliott kể những câu chuyện rất đời thường. Đó là sai sót của một vị đại sứ nọ, chẳng may để lọt một câu chuyện nhậy cảm cá nhân lên mạng. Thay vì bị khiển trách, vị đại sứ đó được nhắc nhở. Nhưng mặt phải của sai sót này là sau đó, ông có thêm hàng trăm followers, thay vì chỉ vài chục người như lúc đầu.
Từ ngạc nhiên đến ngạc nhiên, ở một xứ hiện đại sang đây, song ngài Đại sứ Giles rất thông hiểu những rào cản của xã hội hierarchical.
Cả chủ lẫn khách trao đổi khi thì trực tiếp, bằng cả tiếng Việt tiếng Anh, khi qua phiên dịch, cách vượt qua những rào cản như thế nào…
Ngưng đọng trên đường về là ta kết hợp với bên ngoài để đẩy truyền thông đại chúng (TTĐC). TTĐC đâu phải lãnh địa riêng cho đám có quyền lực. Chức năng “kép”: vừa là nơi để trình bày các kiến thức về xã hội con người, vừa là nơi diễn ra các tương tác giữa các tầng lớp, các khu vực hay các nhóm xã hội.
Go ahead!
Nhưng đúng hơn là MINDSET (nên dịch là “NÃO TRẠNG”, chúng tôi nhắc cô Phương Chi sửa lại như vậy!), thay đổi MINDSET mới là điều khó nhất, ở Anh quốc, ở VN và có lẽ ở mọi nơi trên trái đất này.
Có đúng không hỡi các bạn trẻ, hay là vì tôi lẩn thẩn nên nghĩ như vậy???
Các
nguyên lý của nền pháp quyền (I)
*** Đúng theo thông lệ thì
chép của web hay blog , thì phải dẫn link mới phải, nhưng vì lý do ngoài phép
lịch sự của con người, tôi chỉ để địa chỉ mà không dẫn link được, mong Bà con
cùng chủ nhân có Bài tự hiểu cho.
TC
Phiatruoc (Phiatruoc.info)
Ấn phẩm của Chương trình Thông tin
Quốc tế, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ
1. Tổng quan: Dân chủ là gì?
Thuật ngữ dân chủ có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, “demos” có nghĩa là nhân dân. Ở các nền dân chủ, nhân dân là người có quyền tối cao đối với các nhà lập pháp và chính phủ.
Mặc dù các nền dân chủ trên thế giới mang sắc thái khác nhau nhưng vẫn có những nguyên tắc và thực tiễn nhất định để phân biệt một chính phủ dân chủ với các hình thức chính phủ khác.
Thuật ngữ dân chủ có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, “demos” có nghĩa là nhân dân. Ở các nền dân chủ, nhân dân là người có quyền tối cao đối với các nhà lập pháp và chính phủ.
Mặc dù các nền dân chủ trên thế giới mang sắc thái khác nhau nhưng vẫn có những nguyên tắc và thực tiễn nhất định để phân biệt một chính phủ dân chủ với các hình thức chính phủ khác.
- Dân chủ là chính phủ trong đó tất cả công dân sử dụng quyền lực và thực hiện trách nhiệm công dân một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua những đại diện được bầu lên một cách tự do.
- Dân chủ là một loạt các nguyên tắc và thực tiễn bảo vệ quyền tự do của con người; đó là sự thể chế hoá quyền tự do.
- Dân chủ dựa trên nguyên tắc đa số, cùng với quyền của cá nhân và các nhóm thiểu số. Tất cả các nền dân chủ khi tôn trọng ý chí của đa số cũng đồng thời bảo vệ nghiêm chỉnh các quyền cơ bản của cá nhân và các nhóm thiểu số.
- Các nền dân chủ chống lại các chính phủ trung ương tập quyền và phi tập trung hoá chính quyền ở cấp độ khu vực và địa phương, vì rằng nhân dân phải được tiếp cận chính quyền địa phương và chính quyền địa phương phải đáp ứng nhân dân một cách tốt nhất có thể.
- Các nền dân chủ hiểu rằng một trong những chức năng cơ bản của họ là bảo vệ những quyền cơ bản của con người như tự do ngôn luận và tôn giáo; quyền được bảo vệ bình đẳng theo pháp luật; được tổ chức và tham gia đầy đủ vào đời sống chính trị, kinh tế và văn hoá của xã hội.
- Các nền dân chủ tiến hành đều đặn các cuộc bầu cử công bằng và tự do cho tất cả công dân. Các cuộc bầu cử ở một nền dân chủ không thể là vỏ bọc che đậy cho những kẻ độc tài hay một đảng nào mà bầu cử là những cuộc cạnh tranh đích thực nhằm dành được sự ủng hộ của nhân dân.
- Dân chủ buộc các chính phủ phải tuân thủ pháp quyền và đảm bảo rằng tất cả công dân đều được bảo vệ bình đẳng trước pháp luật và các quyền của họ được hệ thống pháp luật bảo vệ.
- Các nền dân chủ rất đa dạng, phản ánh đời sống chính trị, xã hội và văn hoá riêng biệt của mỗi nước. Các nền dân chủ dựa trên những nguyên tắc cơ bản chứ không phải những thực tiễn mang tính đồng nhất.
- Công dân ở một nền dân chủ không những có quyền mà còn có nghĩa vụ tham gia vào hệ thống chính trị và đổi lại hệ thống chính trị đó bảo vệ các quyền và tự do cho họ.
- Các xã hội dân chủ cam kết với các giá trị khoan dung, hợp tác và thoả hiệp. Các nền dân chủ nhận thấy rằng để đạt được sự đồng thuận đòi hỏi phải thoả hiệp và điều đó không phải lúc nào cũng có thể đạt được. Theo lời của Mahatma Gandhi “bản thân sự không khoan dung là một hình thức bạo lực và là cản trở đối với sự phát triển tinh thần dân chủ thực sự”.
2. Nguyên tắc đa số, quyền của các
nhóm thiểu số
Mặc dù nguyên tắc đa số và việc bảo vệ các quyền của cá nhân và các nhóm thiểu số bề ngoài có vẻ mâu thuẫn nhau nhưng trên thực tế đây lại là hai trụ cột nền tảng của cái mà chúng ta gọi là chính phủ dân chủ.
Mặc dù nguyên tắc đa số và việc bảo vệ các quyền của cá nhân và các nhóm thiểu số bề ngoài có vẻ mâu thuẫn nhau nhưng trên thực tế đây lại là hai trụ cột nền tảng của cái mà chúng ta gọi là chính phủ dân chủ.
- Nguyên tắc đa số là một biện pháp để tổ chức chính phủ và quyết định các vấn đề chung; nguyên tắc đa số không phải là một con đường khác dẫn tới sự áp bức. Khi không một nhóm tự phong nào có quyền áp bức người khác thì nhóm đa số, ngay cả trong một nền dân chủ cũng vậy, cũng không được phép tước bỏ các quyền và sự tự do cơ bản của một cá nhân hay một nhóm thiểu số.
- Các nhóm thiểu số dù có nguồn gốc sắc tộc, tín ngưỡng tôn giáo, vị trí địa lý, mức độ thu nhập khác nhau, hay đơn giản họ là những người thất bại trong các cuộc bầu cử hoặc các cuộc tranh cãi chính trị, đều được hưởng những quyền con người cơ bản được bảo vệ mà không chính phủ nào, không nhóm đa số nào, dù được bầu lên hay không, có thể tước bỏ.
- Các nhóm thiểu số cần tin rằng chính phủ sẽ bảo vệ các quyền và bản sắc của họ. Một khi điều đó được thực hiện thì các nhóm đó có thể tham gia và đóng góp cho các thể chế dân chủ của đất nước họ.
- Trong số các quyền cơ bản của con người mà bất cứ chính phủ dân chủ nào cũng phải bảo vệ có quyền tự do ngôn luận và bày tỏ; tự do tôn giáo tín ngưỡng; quyền được xét xử theo đúng quy trình và được bảo vệ bình đẳng trước pháp luật; quyền được tự do tổ chức, phát biểu, bất đồng chính kiến và tham gia đầy đủ vào đời sống chung của xã hội.
- Các nền dân chủ hiểu rằng một trong những nhiệm vụ cơ bản của họ là bảo vệ quyền của các nhóm thiểu số nhằm gìn giữ bản sắc văn hoá, các tập tục xã hội, lương tri cá nhân và các hoạt động tôn giáo.
- Một trong những thách thức lớn nhất mà bất cứ chính phủ dân chủ nào cũng có thể phải đối mặt chính là việc chấp nhận các nhóm sắc tộc và văn hoá có vẻ như xa lạ nếu không muốn nói là ngoại đạo đối với nhóm đa số. Tuy nhiên, các nền dân chủ nhận thức được rằng sự đa dạng có thể lại là một tài sản lớn lao. Họ nhìn nhận những khác biệt này về bản sắc, văn hoá và các giá trị như một thách thức có thể củng cố và làm phong phú thêm các nền dân chủ chứ không phải là một mối đe doạ.
- Có thể không có đáp án duy nhất cho bài toán giải quyết như thế nào những khác biệt về quan điểm và các giá trị của nhóm thiểu số, nhưng có điều chắc chắn là chỉ có thông qua quá trình dân chủ khoan dung, tranh luận và sẵn sàng thoả hiệp thì các xã hội tự do mới đạt được sự nhất trí bao hàm cả hai trụ cột: nguyên tắc đa số và quyền của các nhóm thiểu số.
3. Quan hệ quân sự – dân sự
Vấn đề chiến tranh và hòa bình là những vấn đề quan trọng nhất mà bất cứ dân tộc nào cũng có thể phải đối mặt, và trong những thời điểm khủng hoảng nhiều quốc gia đã nhường quyền lãnh đạo cho giới quân sự. Nhưng ở các nền dân chủ thì không.
Ở các nền dân chủ, vấn đề chiến tranh và hòa bình hay những mối đe dọa khác đối với an ninh quốc gia là những vấn đề quan trọng nhất mà một xã hội phải đối mặt, và bởi vậy nó phải do nhân dân quyết định thông qua những đại diện đã được bầu lên. Một quân đội dân chủ sẽ phục vụ quốc gia chứ không phải lãnh đạo quốc gia. Các tướng lĩnh trong quân đội cố vấn cho các nhà lãnh đạo và thực hiện những quyết định của họ. Chỉ những ai được nhân dân bầu lên mới có quyền và trách nhiệm quyết định số phận của dân tộc.
Ở các nền dân chủ, vấn đề chiến tranh và hòa bình hay những mối đe dọa khác đối với an ninh quốc gia là những vấn đề quan trọng nhất mà một xã hội phải đối mặt, và bởi vậy nó phải do nhân dân quyết định thông qua những đại diện đã được bầu lên. Một quân đội dân chủ sẽ phục vụ quốc gia chứ không phải lãnh đạo quốc gia. Các tướng lĩnh trong quân đội cố vấn cho các nhà lãnh đạo và thực hiện những quyết định của họ. Chỉ những ai được nhân dân bầu lên mới có quyền và trách nhiệm quyết định số phận của dân tộc.
Do vậy ý tưởng về sự kiểm soát và quyền lực của chính quyền dân sự đối với quân sự là vấn đề cơ bản của dân chủ.
Vấn đề chiến tranh và hòa bình là những vấn đề quan trọng nhất mà bất cứ dân tộc nào cũng có thể phải đối mặt, và trong những thời điểm khủng hoảng nhiều quốc gia đã nhường quyền lãnh đạo cho giới quân sự. Nhưng ở các nền dân chủ thì không.
Ở các nền dân chủ, vấn đề chiến tranh và hòa bình hay những mối đe dọa khác đối với an ninh quốc gia là những vấn đề quan trọng nhất mà một xã hội phải đối mặt, và bởi vậy nó phải do nhân dân quyết định thông qua những đại diện đã được bầu lên. Một quân đội dân chủ sẽ phục vụ quốc gia chứ không phải lãnh đạo quốc gia. Các tướng lĩnh trong quân đội cố vấn cho các nhà lãnh đạo và thực hiện những quyết định của họ. Chỉ những ai được nhân dân bầu lên mới có quyền và trách nhiệm quyết định số phận của dân tộc.
Ở các nền dân chủ, vấn đề chiến tranh và hòa bình hay những mối đe dọa khác đối với an ninh quốc gia là những vấn đề quan trọng nhất mà một xã hội phải đối mặt, và bởi vậy nó phải do nhân dân quyết định thông qua những đại diện đã được bầu lên. Một quân đội dân chủ sẽ phục vụ quốc gia chứ không phải lãnh đạo quốc gia. Các tướng lĩnh trong quân đội cố vấn cho các nhà lãnh đạo và thực hiện những quyết định của họ. Chỉ những ai được nhân dân bầu lên mới có quyền và trách nhiệm quyết định số phận của dân tộc.
Do vậy ý tưởng về sự kiểm soát và quyền lực của chính quyền dân sự đối với quân sự là vấn đề cơ bản của dân chủ.
- Các nhà chức trách dân sự cần chỉ đạo quân đội quốc gia của họ và quyết định những vấn đề phòng thủ quốc gia. Đó không phải là do họ sáng suốt hơn các nhà chuyên môn quân sự mà là vì họ là đại diện của nhân dân và như vậy họ có trách nhiệm đưa ra những quyết định này và phải chịu trách nhiệm về chúng.
- Ở một nền dân chủ quân đội tồn tại là để bảo vệ quốc gia và tự do của nhân dân. Quân đội không đại diện hay ủng hộ cho bất cứ quan điểm chính trị hoặc nhóm sắc tộc và xã hội nào. Sự trung thành của quân đội dành cho những ý tưởng lớn hơn về dân tộc, pháp quyền và chính nguyên tắc dân chủ.
- Kiểm soát dân sự đảm bảo rằng các giá trị của quốc gia, các thể chế và chính sách là sự lựa chọn tự do của nhân dân chứ không phải của quân đội. Mục đích của quân đội là bảo vệ xã hội chứ không phải là xác định nó.
- Bất cứ chính phủ dân chủ nào cũng đánh giá cao chuyên môn và sự cố vấn của các chuyên gia quân sự trong việc đưa ra các quyết sách về phòng thủ và an ninh quốc gia. Các quan chức dân sự dựa vào quân đội để được tư vấn chuyên môn về những vấn đề này và thực hiện các quyết định của chính phủ. Tuy nhiên, chỉ giới lãnh đạo dân sự được bầu lên mới được đưa ra những quyết sách cuối cùng và quân đội thi hành những quyết định đó trong phạm vi của mình.
- Dĩ nhiên các tướng lĩnh có thể tham gia đầy đủ và bình đẳng vào đời sống chính trị của đất nước giống như bất cứ công dân nào khác, nhưng chỉ với tư cách cử tri. Nếu muốn tham gia chính trị trước hết quân nhân phải giải ngũ; binh nghiệp phải tách rời chính trị. Quân đội là công bộc trung lập của nhà nước và là những người bảo vệ xã hội.
- Cuối cùng, kiểm soát dân sự đối với quân sự đảm bảo rằng các vấn đề phòng thủ và an ninh quốc gia không làm tổn hại đến những giá trị dân chủ cơ bản đó là nguyên tắc đa số, quyền của các nhóm thiểu số và tự do ngôn luận, tự do tôn giáo và quyền được xét xử theo quy trình tố tụng đúng. Trách nhiệm của tất cả các nhà lãnh đạo chính trị là tăng cường kiểm soát dân sự và trách nhiệm của quân đội là tuân thủ những mệnh lệnh hợp pháp của các nhà chức trách dân sự.
(Còn nữa)
Công
nghệ đang khiến nền giáo dục đại chúng hiện tại trở nên lỗi thời ra sao?
Phiatruoc.info
Sơn Trần – Tech in Asia
“Tất cả mọi người đều là thiên tài. Nhưng nếu bạn đánh giá một con cá qua khả năng trèo cây, nó sẽ sống cả đời mà tin rằng mình thực sự ngu ngốc” – Albert Einstein.
Từ lúc ra đời cho đến nay, mô hình giáo dục đại chúng của chúng ta đã hầu như không có một thay đổi lớn nào.Về cơ bản mô hình này duy trì việc giảng dạy dựa trên một giáo trình được chuẩn hóa, và hiệu quả giáo dục được đánh giá dựa trên kết quả của các bài kiểm tra được thống nhất trên quy mô lớn, thường là toàn quốc, hay thậm chí là toàn thế giới.
Giờ đây mô hình giáo dục này đang đứng trước cơ hội và thách thức chưa từng có về việc phải thay đổi. Sự bùng nổ của các khóa học trực tuyến cùng việc sử dụng các thiết bị điện tử như tablet, e-textbook trong giảng dạy và học tập đã giúp người dạy và người học tiết kiệm thời gian và chi phí. Quan trọng hơn thế, Big Data, một công nghệ có khả năng thu thập và phân tích thông tin phản hồi của người học rất mạnh được dự đoán sẽ thay đổi hoàn toàn cách con người nhìn nhận về việc dạy và học từ trước đến nay.
“Tất cả mọi người đều là thiên tài. Nhưng nếu bạn đánh giá một con cá qua khả năng trèo cây, nó sẽ sống cả đời mà tin rằng mình thực sự ngu ngốc” – Albert Einstein.
Từ lúc ra đời cho đến nay, mô hình giáo dục đại chúng của chúng ta đã hầu như không có một thay đổi lớn nào.Về cơ bản mô hình này duy trì việc giảng dạy dựa trên một giáo trình được chuẩn hóa, và hiệu quả giáo dục được đánh giá dựa trên kết quả của các bài kiểm tra được thống nhất trên quy mô lớn, thường là toàn quốc, hay thậm chí là toàn thế giới.
Giờ đây mô hình giáo dục này đang đứng trước cơ hội và thách thức chưa từng có về việc phải thay đổi. Sự bùng nổ của các khóa học trực tuyến cùng việc sử dụng các thiết bị điện tử như tablet, e-textbook trong giảng dạy và học tập đã giúp người dạy và người học tiết kiệm thời gian và chi phí. Quan trọng hơn thế, Big Data, một công nghệ có khả năng thu thập và phân tích thông tin phản hồi của người học rất mạnh được dự đoán sẽ thay đổi hoàn toàn cách con người nhìn nhận về việc dạy và học từ trước đến nay.
B
ả n ch ấ t c ủ a n ề n giáo d ụ c đ ạ i chúng
Có lẽ chúng ta đã được nghe quá
nhiều về việc giáo dục quan trọng ra sao, nó là gốc rễ của mọi vấn đề thế nào
tuy nhiên có vẻ chúng ta vẫn chưa thực sự nắm được bản chất và lịch sửra đời
của nền giáo dục đại chúng hiện tại. Như trong một bộ phim có tên “Nền giáo dục cấm đoán” , các nhà làm phim đã cho
chúng ta nhìn thấy tiến trình phát triển của nền giáo dục đại chúng : Ở Athen,
giáo dục bắt buộc chỉ dành cho nô lệ; ở Sparta, giáo dục để đào tạo quân nhân
phục vụ quân đội; trong thời Trung Cổ, giáo dục trở thành công cụ tuyên truyền
của nhà thờ… Nền giáo dục thời Khai Sáng, được các nhà làm phim gọi tên một
cách rất mỉa mai: “sự chuyên chế của Khai Sáng”, là thời điểm ý tưởng về “giáo
dục phổ thông” bắt đầu “đại chúng, miễn phí và bắt buộc”.
Bản chất của nền giáo dục Khai Sáng là ngăn chặn các cuộc nổi dậy giống như đã diễn ra ở Pháp ở thế kỷ 17,18, bằng cách tạo ra các đám đông biết vâng lời và dễ bảo. Mô hình giáo dục phổ thông này nhanh chóng lan từĐức sang khắp Châu Âu và Châu Mỹ. Thậm chí khi đã được tư nhân hóa thì chính những tập đoàn lại lợi dụng trường học để tạo ra những “công nhân thông minh” cho mình. Cho đến nay, mô hình giáo dục phổ thông có từ thời “Khai Sáng” vẫn chi phối thế giới.
Thực sự thì giáo dục đại chúng, đặc biệt nền giáo dục đại chúng của nước Phổ thời Khai Sáng mà chúng ta vẫn đang sử dụng phổ biến hiện nay chi phù hợp để đào tạo ra những công nhân đứng trong những dây chuyền sản xuất công nghiệp của thế kỷ 19 mà thôi. Ý tưởng cơ bản về việc sử dụng các kỳ thi đại trà, và dùng điểm số để đánh giá năng lực của người học nghe thật là ngớ ngẩn ở xã hội thông tin và Internet hiện tại, nơi mà khả năng giải quyết vấn đề thực tế và tạo ra giá trị ngoài xã hội mới là thước đo chuẩn xác nhất để đánh giá về năng lực của con người. Những tấm gương doanh nhân trẻ, đặc biệt là các doanh nhân công nghệ nổi tiếng như Bill Gates, Mark Zuckerberg, Larry Ellison, Elon Musk.. là minh chứng rõ ràng nhất cho xu hướng đó.
Trong thời kỳ đầu của Internet, cũng đã xuất hiện nhiều dự đoán cho rằng các xu hướng công nghệ kiểu elearning sẽ tạo nên những đột phá to lớn trong giáo dục nhờ vào việc người học có thể học được mọi lúc mọi nơi, và có thể chọn được những phần học mà mình mong muốn. Thế nhưng eLearning chưa bao giờ thực sự phổ biến với người học trên toàn thế giới, vì nó chưa thực sự chạm được đến những yếu tốt cốt lõi và yếu nhất của nền giáo dục đại chúng. Trong khoảng 5 năm trở lại đây, với sự phổ biến của nhiều xu hướng công nghệ mới như Điện toán đám mây, Big Data, Mobile cung cấp những công cụ, dữ liệu mà trước đây cả người học lẫn người dạy không thể tiếp cận đến đang hứa hẹn mang lại một sự đột phá mới cho nền giáo dục hiện tại.
Bản chất của nền giáo dục Khai Sáng là ngăn chặn các cuộc nổi dậy giống như đã diễn ra ở Pháp ở thế kỷ 17,18, bằng cách tạo ra các đám đông biết vâng lời và dễ bảo. Mô hình giáo dục phổ thông này nhanh chóng lan từĐức sang khắp Châu Âu và Châu Mỹ. Thậm chí khi đã được tư nhân hóa thì chính những tập đoàn lại lợi dụng trường học để tạo ra những “công nhân thông minh” cho mình. Cho đến nay, mô hình giáo dục phổ thông có từ thời “Khai Sáng” vẫn chi phối thế giới.
Thực sự thì giáo dục đại chúng, đặc biệt nền giáo dục đại chúng của nước Phổ thời Khai Sáng mà chúng ta vẫn đang sử dụng phổ biến hiện nay chi phù hợp để đào tạo ra những công nhân đứng trong những dây chuyền sản xuất công nghiệp của thế kỷ 19 mà thôi. Ý tưởng cơ bản về việc sử dụng các kỳ thi đại trà, và dùng điểm số để đánh giá năng lực của người học nghe thật là ngớ ngẩn ở xã hội thông tin và Internet hiện tại, nơi mà khả năng giải quyết vấn đề thực tế và tạo ra giá trị ngoài xã hội mới là thước đo chuẩn xác nhất để đánh giá về năng lực của con người. Những tấm gương doanh nhân trẻ, đặc biệt là các doanh nhân công nghệ nổi tiếng như Bill Gates, Mark Zuckerberg, Larry Ellison, Elon Musk.. là minh chứng rõ ràng nhất cho xu hướng đó.
Trong thời kỳ đầu của Internet, cũng đã xuất hiện nhiều dự đoán cho rằng các xu hướng công nghệ kiểu elearning sẽ tạo nên những đột phá to lớn trong giáo dục nhờ vào việc người học có thể học được mọi lúc mọi nơi, và có thể chọn được những phần học mà mình mong muốn. Thế nhưng eLearning chưa bao giờ thực sự phổ biến với người học trên toàn thế giới, vì nó chưa thực sự chạm được đến những yếu tốt cốt lõi và yếu nhất của nền giáo dục đại chúng. Trong khoảng 5 năm trở lại đây, với sự phổ biến của nhiều xu hướng công nghệ mới như Điện toán đám mây, Big Data, Mobile cung cấp những công cụ, dữ liệu mà trước đây cả người học lẫn người dạy không thể tiếp cận đến đang hứa hẹn mang lại một sự đột phá mới cho nền giáo dục hiện tại.
Big
Data, thu thập phản hồi từ người học hiệu quả
Nếu coi giáo dục là một ngành dịch
vụ, mô hình truyền thống đang rất yếu trong khả năng thu thập thông tin về
“hành vi” của người học nhằm cải tiến chất lượng dịch vụ của mình. Trong mô
hình giáo dục đại chúng hiện tại, chúng ta chẳng có mấy công cụ hay phương thức
để lắng nghẹ phản hồi của người học về nội dung học, giáo trình, cách thức
truyền đạt của giảng viên. Kể cả có trường nào đó chú trọng tới việc thu thập
những dữ kiện phản hồi đó, thời gian và chi phí phải bỏ ra cũng là quá nhiều.
Điều đó dẫn đến việc giảng viên chẳng có mấy thông tin về việc nội dung giảng dạy của mình có phù hợp và thú vị với người học hay không, từ đó cũng không biết rõ cần phải cải thiện nội dung học ở mảng nào. Đây chính là thời điểm Big Data (và đằng sau là nền tảng điện toán đám mây) phát huy tác dụng. Big Data có 2 lợi thế cực lớn so với cách yêu cầu học viên điền phiếu khảo sát chất lượng học sau khi khóa học truyền thống đó là : số lượng mẫu học viên phản hồi lớn hơn rất nhiều và việc thu thập thông tin diễn ra một cách bị động, âm thầm nên có thể thấy được những thông tin chính xác về hành vi của người học.
Một ví dụ về lợi ích của Big Data trong giáo dục là trường hợp của giáo sư Andrew Ng, người đồng sáng lập Coursera và cũng đang là giảng viên môn khoa học máy tính tại Đại học Standford. Thông qua Coursera, giáo sư có thể giảng dạy trực tiếp cho hơn 50 nghìn học viên đến từ khắp nơi trên thế giới, với nền tảng văn hóa và trình độ nhận thức khác nhau. Quan trọng hơn, thông qua công cụ theo dõi của Coursera, giáo sư có thể theo dõi được chính xác mọi tương tác của sinh viên với bài giảng của mình với độ chính xác và chi tiết cực cao ở quy mô lớn : có bao nhiêu ngàn sinh viên bắt đầu học, bao nhiêu ngàn học viên xem video bài giảng A, bao nhiêu tạm dừng hoặc tua nhanh video ở phút thứ bao nhiêu, hoặc phần nào được học viên xem lại nhiều nhất. Với những thông tin phản hồi về hành vi của người học chính xác đến vậy, giáo sư Ng sẽ nhanh chóng biết được chính xác học viên của mình gặp khó khăn ở đâu, hứng thú với đoạn nào, không hứng thú với đoạn nào, từ đó kịp thời đưa ra những điều chỉnh trong nội dung và thứ tự sắp xếp các bài học để nâng cao hiệu quả nói chung của toàn khóa học.
Việc sử dụng công nghệ để biết được tốt hơn tương tác giữa người dùng với các nội dung số kể trên cũng không phải việc xa lạở thời điểm hiện tại. Những bạn đọc nào đã từng đọc sách điện tử trên iPad hoặc Kindle hẳn sẽ quen thuộc với các tính năng như Note, Tra từ điển, Highlight hoặc share một đoạn văn yêu thích lên các mạng xã hội. Hãy tưởng tượng các thông tin kể trên đều được phần mềm chạy sẵn trong các thiết bị trên ghi lại và truyền tải lại về Amazon hoặc Apple, và được chọn lọc để đưa đến tay của chính tác giả viết ra cuốn sách đó. Như vậy tác giả có thể nhanh chóng biết được phản hồi của người đọc về tác phẩm của mình chỉ trong thời gian tính bằng ngày, điều mà không có tác giả viết sách giấy ngày trước nào có thể có được.
Điều này cũng đang bắt đầu được áp dụng với các học liệu trong ngành giáo dục. Những ông lớn trong ngành như Pearson, Kaplan hay McGraw-Hill đang rất tích cực thúc đẩy quá trình phổ biến học liệu điện tử để có thể thu thập thông tin xung quanh việc người dùng tương tác với nội dung sách như thế nào, phần nào được đọc nhiều nhất, hay nội dung nào nên được bổ sung…, từ đó giúp các nhà xuất bản chọn lọc được những nội dung cần thiết và quan trọng nhất để đưa vào sách, giúp cải thiện hiệu quả học tập của học viên, đồng thời nâng cao sức cạnh tranh của công ty trước các đối thủ.
Điều đó dẫn đến việc giảng viên chẳng có mấy thông tin về việc nội dung giảng dạy của mình có phù hợp và thú vị với người học hay không, từ đó cũng không biết rõ cần phải cải thiện nội dung học ở mảng nào. Đây chính là thời điểm Big Data (và đằng sau là nền tảng điện toán đám mây) phát huy tác dụng. Big Data có 2 lợi thế cực lớn so với cách yêu cầu học viên điền phiếu khảo sát chất lượng học sau khi khóa học truyền thống đó là : số lượng mẫu học viên phản hồi lớn hơn rất nhiều và việc thu thập thông tin diễn ra một cách bị động, âm thầm nên có thể thấy được những thông tin chính xác về hành vi của người học.
Một ví dụ về lợi ích của Big Data trong giáo dục là trường hợp của giáo sư Andrew Ng, người đồng sáng lập Coursera và cũng đang là giảng viên môn khoa học máy tính tại Đại học Standford. Thông qua Coursera, giáo sư có thể giảng dạy trực tiếp cho hơn 50 nghìn học viên đến từ khắp nơi trên thế giới, với nền tảng văn hóa và trình độ nhận thức khác nhau. Quan trọng hơn, thông qua công cụ theo dõi của Coursera, giáo sư có thể theo dõi được chính xác mọi tương tác của sinh viên với bài giảng của mình với độ chính xác và chi tiết cực cao ở quy mô lớn : có bao nhiêu ngàn sinh viên bắt đầu học, bao nhiêu ngàn học viên xem video bài giảng A, bao nhiêu tạm dừng hoặc tua nhanh video ở phút thứ bao nhiêu, hoặc phần nào được học viên xem lại nhiều nhất. Với những thông tin phản hồi về hành vi của người học chính xác đến vậy, giáo sư Ng sẽ nhanh chóng biết được chính xác học viên của mình gặp khó khăn ở đâu, hứng thú với đoạn nào, không hứng thú với đoạn nào, từ đó kịp thời đưa ra những điều chỉnh trong nội dung và thứ tự sắp xếp các bài học để nâng cao hiệu quả nói chung của toàn khóa học.
Việc sử dụng công nghệ để biết được tốt hơn tương tác giữa người dùng với các nội dung số kể trên cũng không phải việc xa lạở thời điểm hiện tại. Những bạn đọc nào đã từng đọc sách điện tử trên iPad hoặc Kindle hẳn sẽ quen thuộc với các tính năng như Note, Tra từ điển, Highlight hoặc share một đoạn văn yêu thích lên các mạng xã hội. Hãy tưởng tượng các thông tin kể trên đều được phần mềm chạy sẵn trong các thiết bị trên ghi lại và truyền tải lại về Amazon hoặc Apple, và được chọn lọc để đưa đến tay của chính tác giả viết ra cuốn sách đó. Như vậy tác giả có thể nhanh chóng biết được phản hồi của người đọc về tác phẩm của mình chỉ trong thời gian tính bằng ngày, điều mà không có tác giả viết sách giấy ngày trước nào có thể có được.
Điều này cũng đang bắt đầu được áp dụng với các học liệu trong ngành giáo dục. Những ông lớn trong ngành như Pearson, Kaplan hay McGraw-Hill đang rất tích cực thúc đẩy quá trình phổ biến học liệu điện tử để có thể thu thập thông tin xung quanh việc người dùng tương tác với nội dung sách như thế nào, phần nào được đọc nhiều nhất, hay nội dung nào nên được bổ sung…, từ đó giúp các nhà xuất bản chọn lọc được những nội dung cần thiết và quan trọng nhất để đưa vào sách, giúp cải thiện hiệu quả học tập của học viên, đồng thời nâng cao sức cạnh tranh của công ty trước các đối thủ.
Điện
toán đám mây và dữ liệu giúp cá nhân hóa giáo d ụ c
Trong quá trình phổ cập hóa giáo dục
thời kỳ thế kỷ 19 và 20, chuẩn hóa nội dung giảng dạy đóng vai trò quan trọng
trong việc cắt giảm chi phí cho giáo dục, mở rộng khả năng tiếp cận kiến thức
tới phần lớn đối tượng có nhu cầu, góp phần nâng cao mặt bằng dân trí nói
chung. Tuy vậy, mặt trái của quá trình chuẩn hóa chính là việc chúng ta đang áp
dụng một phương pháp giáo dục và đánh giá giống nhau cho các cá nhân với những
quan điểm, góc nhìn và sở thích hoàn toàn khác, thậm chí là trái ngược nhau. Hệ
thống đánh giá bằng điểm và các kỳ thi chuẩn hóa chỉ tốt cho thời cách mạng
công nghiệp thế kỷ 19 và đã đã quá lỗi thời ở thời đại thông tin và Internet
hiện nay.
Mô hình giáo dục truyền thống được thiết kế với mục tiêu hướng đến tất cả mọi người, dành cho “số đông” ở “mức trung bình”, thay vì tập trung đáp ứng yêu cầu của một hay một nhóm đối tượng cụ thể. Sal Khan, nhà sáng lập của Khan Academy cho rằng thực tế nội dung giảng dạy như vậy chỉ thực sự phát huy hiệu quả với một số ít người (thay vì phần đông như mục tiêu đề ra). Những người tiếp thu nhanh hơn sẽ nhanh chóng cảm thấy chán nản, trong khi những người tiếp thu chậm hơn lại gặp khó khăn trong việc bắt kịp nội dung chương trình.
Những gì chúng ta cần là một chương trình giáo dục được cá nhân hóa một cách triệt để, được xây dựng dựa trên nhu cầu và đặc điểm của từng cá nhân. Ý tưởng về mô hình “giáo dục thích nghi” (adaptive learning) thực tế đã tồn tại được từ vài thập kỷ, nhưng những hạn chế trong khả năng thu thập thông tin – nguồn nguyên liệu đầu vào quan trọng cho khả năng ra quyết định, mô hình này vẫn chưa thể được thực hiện triệt để.
Giờ đây, với khả năng mà Internet và Big Data mang lại, mô hình giáo dục thích nghi được dự báo sẽ sớm bùng nổ. Theo một báo cáo năm 2013 được thực hiện với sự hỗ trợ của quỹ Bill and Melinda Gates, bên cạnh Khan Academy, công ty dẫn đầu trong lĩnh vực giáo dục trực tuyến và cá nhân hóa trải nghiệm học tập, còn có khoảng 40 công ty khác cũng cung cấp các ứng dụng liên quan tới giáo dục thích nghi.
Trong số đó có thể kể đến Carnegie Learning với giải pháp Cognitive Tutor dành cho việc học toán ở học sinh trung học, theo đó giải pháp này có khả năng lựa chọn câu hỏi phù hợp nhất dựa trên những câu trả lời trước đó của người tham gia. Phương pháp này giúp xác định đúng vấn đề người học đang gặp phải, thay vì cố gắng dàn trải kiến thức như mô hình truyền thống. Trong một thử nghiệm được tiến hành tại Oklahoma với 400 học sinh đầu cấp phổ thông, giải pháp của Carnegie Learning đã giúp các học sinh này đạt được kết quả tương đương với các học sinh theo phương pháp thông thường trong thời gian nhanh hơn 12%.
Mô hình giáo dục truyền thống được thiết kế với mục tiêu hướng đến tất cả mọi người, dành cho “số đông” ở “mức trung bình”, thay vì tập trung đáp ứng yêu cầu của một hay một nhóm đối tượng cụ thể. Sal Khan, nhà sáng lập của Khan Academy cho rằng thực tế nội dung giảng dạy như vậy chỉ thực sự phát huy hiệu quả với một số ít người (thay vì phần đông như mục tiêu đề ra). Những người tiếp thu nhanh hơn sẽ nhanh chóng cảm thấy chán nản, trong khi những người tiếp thu chậm hơn lại gặp khó khăn trong việc bắt kịp nội dung chương trình.
Những gì chúng ta cần là một chương trình giáo dục được cá nhân hóa một cách triệt để, được xây dựng dựa trên nhu cầu và đặc điểm của từng cá nhân. Ý tưởng về mô hình “giáo dục thích nghi” (adaptive learning) thực tế đã tồn tại được từ vài thập kỷ, nhưng những hạn chế trong khả năng thu thập thông tin – nguồn nguyên liệu đầu vào quan trọng cho khả năng ra quyết định, mô hình này vẫn chưa thể được thực hiện triệt để.
Giờ đây, với khả năng mà Internet và Big Data mang lại, mô hình giáo dục thích nghi được dự báo sẽ sớm bùng nổ. Theo một báo cáo năm 2013 được thực hiện với sự hỗ trợ của quỹ Bill and Melinda Gates, bên cạnh Khan Academy, công ty dẫn đầu trong lĩnh vực giáo dục trực tuyến và cá nhân hóa trải nghiệm học tập, còn có khoảng 40 công ty khác cũng cung cấp các ứng dụng liên quan tới giáo dục thích nghi.
Trong số đó có thể kể đến Carnegie Learning với giải pháp Cognitive Tutor dành cho việc học toán ở học sinh trung học, theo đó giải pháp này có khả năng lựa chọn câu hỏi phù hợp nhất dựa trên những câu trả lời trước đó của người tham gia. Phương pháp này giúp xác định đúng vấn đề người học đang gặp phải, thay vì cố gắng dàn trải kiến thức như mô hình truyền thống. Trong một thử nghiệm được tiến hành tại Oklahoma với 400 học sinh đầu cấp phổ thông, giải pháp của Carnegie Learning đã giúp các học sinh này đạt được kết quả tương đương với các học sinh theo phương pháp thông thường trong thời gian nhanh hơn 12%.
V
ẫ n còn đ ó nh ữ ng lo ng ạ i
Tiềm năng của công nghệ nói chung và
Big Data nói riêng với hệ thống giáo dục là rất rõ ràng. Tuy vậy vẫn tồn tại
những lo ngại về một thời kỳ toàn bộ thông tin của quá trình dạy và học đều
được dữ liệu hóa, được lưu trữ, và có thể được truy cập gần như bất cứ lúc nào.
Mối lo đầu tiên phải kể đến là sự riêng tư của người dùng. Giống như những gì Châu Âu lo ngại khi quyết định thi hành Quyền được lãng quên, dữ liệu học tập trong quá khứ của người dùng hoàn toàn có thể bị truy cập và sử dụng như một phương tiện để tham khảo và đánh giá cá nhân đó ở thời điểm hiện tại. Những lo lắng này không phải không có cơ sở khi mới đây, Khan Academy đã quyết định cho phép một số bên thứ ba được truy cập vào kho dữ liệu khổng lồ của mình.
Khi chúng ta trưởng thành, quan niệm sống, phong cách, thái độ của chúng ta sẽ thay đổi, nhưng những thông tin được lưu trữ thì vẫn giữ nguyên. Có những nguy cơ nào nếu những thông tin rất chi tiết về quá khứ của mỗi người bị sử dụng với mục đích xấu? Liệu nhà tuyển dụng có quyết định loại bỏ hồ sơ sau khi tra cứu được một thời học tập không mấy sáng sủa, bỏ học đi chơi “phá làng phá xóm” của chúng ta?
( Tham kh ảo thêm: “Quan điểm trái ngược của Mỹ và EU xung quanh phán quyết về “Quyền được lãng quên” )
Xa hơn nữa là mối lo về việc tương lai con người bị phụ thuộc quá nhiều vào những dữ liệu và thuật toán của máy tính và làm thui chột khả năng tự do và sáng tạo của chúng ta. Giả sử nếu bạn là một học sinh đang ôn thi đại học bắt gặp được một thống kê kiểu “Dành mỗi tiếng chơi game mỗi ngày có thể tăng cơ hội được 27 điểm trở lên khoảng 50%” thì liệu bạn có sẵn sàng thay đổi thói quen của mình để làm theo những thống kê đó hay không? Quá phụ thuộc và thống kê và dữ liệu có thể khiến chúng ta hành động quá lý trì để cố gắng đạt được kết quả tốt nhất mà dần quên đi mất rằng phần lớn hành động của chúng ta là phi lý trí và bị chi phối không nhỏ bởi cảm xúc và môi trường xung quanh. Sự chuyển dịch tư duy kiểu như vậy sẽ gây ra một sự xáo trộn, thay đổi cực lớn trong xã hội, và chúng ta cũng chưa thực sự biết được đó có phải là đời sống mà chúng ta mong muốn hay không.
(*) Bài viết tham khảo thông tin từ cuốn sách Learning with Big Data: The future of education của Mayer-Schönberger
Mối lo đầu tiên phải kể đến là sự riêng tư của người dùng. Giống như những gì Châu Âu lo ngại khi quyết định thi hành Quyền được lãng quên, dữ liệu học tập trong quá khứ của người dùng hoàn toàn có thể bị truy cập và sử dụng như một phương tiện để tham khảo và đánh giá cá nhân đó ở thời điểm hiện tại. Những lo lắng này không phải không có cơ sở khi mới đây, Khan Academy đã quyết định cho phép một số bên thứ ba được truy cập vào kho dữ liệu khổng lồ của mình.
Khi chúng ta trưởng thành, quan niệm sống, phong cách, thái độ của chúng ta sẽ thay đổi, nhưng những thông tin được lưu trữ thì vẫn giữ nguyên. Có những nguy cơ nào nếu những thông tin rất chi tiết về quá khứ của mỗi người bị sử dụng với mục đích xấu? Liệu nhà tuyển dụng có quyết định loại bỏ hồ sơ sau khi tra cứu được một thời học tập không mấy sáng sủa, bỏ học đi chơi “phá làng phá xóm” của chúng ta?
( Tham kh ảo thêm: “Quan điểm trái ngược của Mỹ và EU xung quanh phán quyết về “Quyền được lãng quên” )
Xa hơn nữa là mối lo về việc tương lai con người bị phụ thuộc quá nhiều vào những dữ liệu và thuật toán của máy tính và làm thui chột khả năng tự do và sáng tạo của chúng ta. Giả sử nếu bạn là một học sinh đang ôn thi đại học bắt gặp được một thống kê kiểu “Dành mỗi tiếng chơi game mỗi ngày có thể tăng cơ hội được 27 điểm trở lên khoảng 50%” thì liệu bạn có sẵn sàng thay đổi thói quen của mình để làm theo những thống kê đó hay không? Quá phụ thuộc và thống kê và dữ liệu có thể khiến chúng ta hành động quá lý trì để cố gắng đạt được kết quả tốt nhất mà dần quên đi mất rằng phần lớn hành động của chúng ta là phi lý trí và bị chi phối không nhỏ bởi cảm xúc và môi trường xung quanh. Sự chuyển dịch tư duy kiểu như vậy sẽ gây ra một sự xáo trộn, thay đổi cực lớn trong xã hội, và chúng ta cũng chưa thực sự biết được đó có phải là đời sống mà chúng ta mong muốn hay không.
(*) Bài viết tham khảo thông tin từ cuốn sách Learning with Big Data: The future of education của Mayer-Schönberger
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét