Hiệu Minh - “Anh là người tốt nhưng em không …chốt”
Góc đường 17 cắt Pennsylvania cũng có chốt. Ảnh: HM |
Chốt nghĩa là chốt lại. Không chốt nghĩa là từ chối. Câu trả lời của cô
gái, anh đáng yêu, anh rất tốt, nhưng em không thể cưới anh làm chồng.
Chuyện của cô gái chưa chồng
Hôm qua đi café ở góc đường 17 và đại lộ Pennsylvania, ngay cạnh Trắng, với một cô bé chưa chồng, mình được thông báo, nàng vừa bỏ mấy người theo đuôi cùng một lúc. Có lẽ trong lòng cũng có gì đó nên lôi mình ra để nghe loa phường. Như một sự trùng lặp, chỗ này cũng có chốt của cái bốt cảnh sát canh gác nhà TT Mỹ.
Cô bé này khá, bỏ một anh đã khó, bỏ 3 anh một lúc, trong 1 tuần, cũng đáng nể. Người tình chết như rạ, có lẽ do nàng duyên dáng, hiểu biết và tự tin.
Tại sao không đi tiếp. Anh ơi, bọn em như hai đường thẳng song song, đi đến vô cùng mà chẳng gặp nhau. Anh ấy nhìn đôi chim sẻ tình tự dưới bóng cây trong chiều tà muốn làm thơ. Còn em, với tâm hồn ăn uống, em nhìn ra chú chim quay nằm trên đĩa, nhắm với bia, thật là tuyệt. Hỏi thật anh chứ, “đôi bờ” như thế có nên cưới nhau.
Mình hỏi, làm thế nào mà bỏ nhẹ nhàng, đối phương và mình không buồn, vẫn làm bạn tốt của nhau dù không đi đến cuối cuộc đời. Nàng bảo, với anh nào em cũng chỉ nói một câu “Anh là người rất tốt, nhưng mà em không…chốt” đúng theo kiểu tuổi teen xứ Việt. Rồi em chỉ, anh có thấy cái chốt bên kia đường không. Nó bật lên là hết đường vào.
Kết quả, tất cả cùng vui vẻ, biết chẳng xơ múi gì nên lặng lẽ, không hẹn đi ăn tối, café, tặng hoa như xưa. Hết phiền muộn cho đời.
Hỏi bây giờ em định sao. Em sẽ đi tìm người tốt và yêu để em muốn…chốt.
Không chốt với Trung Quốc.
Vụ giàn khoan xâm lấn biển Đông đã đủ làm sáng mắt những ai hy vọng vào tình hữu nghị Việt- Trung. Còn yêu viển vông còn khổ cho dân tộc này.
Trung Quốc từng giúp Việt Nam trong chiến tranh, xây dựng CNXH theo mầu sắc Mao Trạch Đông, cả một quá trình núi liền núi sông liền sông.
Có lẽ chẳng khác gì tình cảm nảy nở giữa cô gái và chàng trai. Hai quốc gia này từng cạnh nhau trong tư tưởng CS, CNXH, hữu nghị bền lâu.
Nhưng thỉnh thoảng người anh lại chơi em một vố. Hoàng Sa 1974, Gạc Ma 1988, biên giới 1979 và gần đây là biển đảo.
Em nhìn về biển xa xăm với đôi mắt lãng mạn “chung một biển Đông mối tình hữu nghị, sáng như rạng đông”, nhưng ông anh nhìn ra đôi chim quay béo múp với dầu hỏa, khí đốt, hải sản hàng trăm tỷ đô la và sẵn sàng xuống tay với em để độc chiếm.
Hai đất nước đi trên hai con đường song song cả ngàn năm nay. Và ngàn năm tiếp sau cũng sẽ mãi vậy. Tại sao cái đôi ấy phải cưới nhau như đôi vợ chồng Ngâu, mỗi năm gặp nhau vào rằm tháng 7 chỉ để than một câu, ôi giá ngày xưa đừng tin nhau.
Trung Quốc không chốt VN rồi, tại sao xứ ta vẫn ngần ngừ không quyết. Hãy bỏ đi tìm người tình khác, hoặc cả hai nhìn thấy chim sẻ trên đĩa, hoặc cùng tâm đắc bài thơ đôi chim nhảy nhót trong chiều tà.
Chuyện chốt của người Mỹ
Nghe tin cụ John McCain vừa sang Hà Nội sáng nay, mình thấy rất vui. Hai tuần trước, Bí thư thành ủy Phạm Quang Nghị tặng TNS John McCain một món được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, nhưng ông cựu tù Hỏa Lò nay là TNS, ứng viên TT Hoa Kỳ, vẫn thấy vui thăm Hà Nội vì chiến lược Đông Á của Hoa Kỳ.
Chẳng hiểu ông nghĩ gì về bức tượng bên hồ Trúc Bạch, cứ tin là ông chẳng để ý, nhưng là chủ nhà, ta nên khéo léo một chút, được việc, vui lòng khách đến vừa lòng khách đi. Không may chuyện đã rồi, cũng chẳng sao, miễn là ta biết cách ra khỏi thế khóc dở, mếu dở.
John McCain là người coi trọng nhân quyền, lần này thay vì tặng bức ảnh chụp ông bị trói tay giơ qua đầu, VN nên tặng món quà nhân quyền, tù nhân lương tâm, chắc ông sẽ vui hơn. Cụ thể là thả vài anh như Basam, Trương Duy Nhất , Phạm Viết Đào, Điếu Cày hay nhiều tù nhân lương tâm khác.
Cũng thấy phục sự kiên nhẫn của người Mỹ đối với xứ Việt ta. Mỗi đợt có vị Mỹ sang, lại có một vài anh rời khám. Có anh theo sang tận Mỹ. Nhưng các ông khách Mỹ về nước, lại có bloggers khác thế chân, cứ như ngoại giao …tù nhân. Chả hiểu lần này, McCain sang có giải thoát được ai vì ông hiểu nằm Hỏa Lò khổ như thế nào.
Chỉ có điều, cho dù tốt đến đâu, nhưng sự kiên nhẫn có giới hạn. Cuộc tình nào cũng phải đi đến kết thúc, hoặc đi đến tận cùng, hoặc phải chia tay.
Nếu như một lúc nào đó, cựu tù Hỏa Lò đọc blog này và học thuật của thiếu nữ chưa chồng “Anh rất tốt nhưng em không thể chốt” thì mọi việc sau đó trở nên quá muộn.
Cao bồi xứ Mỹ với hệ thống chính trị Tam quyền phân lập, tạo nên một xã hội với những nhát cắt rõ ràng trong định chế, khó mà bàn chuyện với họ nếu chẳng đi tới đâu.
Vĩ thanh
Đôi lúc các nhà chính trị hay vòng vo tam quốc, đi đường vòng thay vì chọn lối tắt, hoặc chạy tới vô cùng mà chẳng hiểu đích tới là gì. Điều đó làm hại sự phát triển của quốc gia, kìm hãm trí tuệ của hàng chục triệu người. Cái giá phải trả đó là tụt hậu, nghèo đói và bị coi thường.
Chốt hoặc không chốt, không thể có chuyện nhùng nhằng yêu hàng thế kỷ mà không đi đến đâu. Đó là sự viển vông của người không biết thế nào là…chốt.
Chính khách mà không biết quyết là gì, nên cắp sách học cô bé chưa chồng, tôi gặp cạnh Nhà Trắng chiều qua.
HM. 7-8-2014
Chuyện của cô gái chưa chồng
Hôm qua đi café ở góc đường 17 và đại lộ Pennsylvania, ngay cạnh Trắng, với một cô bé chưa chồng, mình được thông báo, nàng vừa bỏ mấy người theo đuôi cùng một lúc. Có lẽ trong lòng cũng có gì đó nên lôi mình ra để nghe loa phường. Như một sự trùng lặp, chỗ này cũng có chốt của cái bốt cảnh sát canh gác nhà TT Mỹ.
Cô bé này khá, bỏ một anh đã khó, bỏ 3 anh một lúc, trong 1 tuần, cũng đáng nể. Người tình chết như rạ, có lẽ do nàng duyên dáng, hiểu biết và tự tin.
Tại sao không đi tiếp. Anh ơi, bọn em như hai đường thẳng song song, đi đến vô cùng mà chẳng gặp nhau. Anh ấy nhìn đôi chim sẻ tình tự dưới bóng cây trong chiều tà muốn làm thơ. Còn em, với tâm hồn ăn uống, em nhìn ra chú chim quay nằm trên đĩa, nhắm với bia, thật là tuyệt. Hỏi thật anh chứ, “đôi bờ” như thế có nên cưới nhau.
Mình hỏi, làm thế nào mà bỏ nhẹ nhàng, đối phương và mình không buồn, vẫn làm bạn tốt của nhau dù không đi đến cuối cuộc đời. Nàng bảo, với anh nào em cũng chỉ nói một câu “Anh là người rất tốt, nhưng mà em không…chốt” đúng theo kiểu tuổi teen xứ Việt. Rồi em chỉ, anh có thấy cái chốt bên kia đường không. Nó bật lên là hết đường vào.
Kết quả, tất cả cùng vui vẻ, biết chẳng xơ múi gì nên lặng lẽ, không hẹn đi ăn tối, café, tặng hoa như xưa. Hết phiền muộn cho đời.
Hỏi bây giờ em định sao. Em sẽ đi tìm người tốt và yêu để em muốn…chốt.
Không chốt với Trung Quốc.
Vụ giàn khoan xâm lấn biển Đông đã đủ làm sáng mắt những ai hy vọng vào tình hữu nghị Việt- Trung. Còn yêu viển vông còn khổ cho dân tộc này.
Trung Quốc từng giúp Việt Nam trong chiến tranh, xây dựng CNXH theo mầu sắc Mao Trạch Đông, cả một quá trình núi liền núi sông liền sông.
Có lẽ chẳng khác gì tình cảm nảy nở giữa cô gái và chàng trai. Hai quốc gia này từng cạnh nhau trong tư tưởng CS, CNXH, hữu nghị bền lâu.
Nhưng thỉnh thoảng người anh lại chơi em một vố. Hoàng Sa 1974, Gạc Ma 1988, biên giới 1979 và gần đây là biển đảo.
Em nhìn về biển xa xăm với đôi mắt lãng mạn “chung một biển Đông mối tình hữu nghị, sáng như rạng đông”, nhưng ông anh nhìn ra đôi chim quay béo múp với dầu hỏa, khí đốt, hải sản hàng trăm tỷ đô la và sẵn sàng xuống tay với em để độc chiếm.
Hai đất nước đi trên hai con đường song song cả ngàn năm nay. Và ngàn năm tiếp sau cũng sẽ mãi vậy. Tại sao cái đôi ấy phải cưới nhau như đôi vợ chồng Ngâu, mỗi năm gặp nhau vào rằm tháng 7 chỉ để than một câu, ôi giá ngày xưa đừng tin nhau.
Trung Quốc không chốt VN rồi, tại sao xứ ta vẫn ngần ngừ không quyết. Hãy bỏ đi tìm người tình khác, hoặc cả hai nhìn thấy chim sẻ trên đĩa, hoặc cùng tâm đắc bài thơ đôi chim nhảy nhót trong chiều tà.
Chuyện chốt của người Mỹ
Nghe tin cụ John McCain vừa sang Hà Nội sáng nay, mình thấy rất vui. Hai tuần trước, Bí thư thành ủy Phạm Quang Nghị tặng TNS John McCain một món được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, nhưng ông cựu tù Hỏa Lò nay là TNS, ứng viên TT Hoa Kỳ, vẫn thấy vui thăm Hà Nội vì chiến lược Đông Á của Hoa Kỳ.
Chẳng hiểu ông nghĩ gì về bức tượng bên hồ Trúc Bạch, cứ tin là ông chẳng để ý, nhưng là chủ nhà, ta nên khéo léo một chút, được việc, vui lòng khách đến vừa lòng khách đi. Không may chuyện đã rồi, cũng chẳng sao, miễn là ta biết cách ra khỏi thế khóc dở, mếu dở.
John McCain là người coi trọng nhân quyền, lần này thay vì tặng bức ảnh chụp ông bị trói tay giơ qua đầu, VN nên tặng món quà nhân quyền, tù nhân lương tâm, chắc ông sẽ vui hơn. Cụ thể là thả vài anh như Basam, Trương Duy Nhất , Phạm Viết Đào, Điếu Cày hay nhiều tù nhân lương tâm khác.
Cũng thấy phục sự kiên nhẫn của người Mỹ đối với xứ Việt ta. Mỗi đợt có vị Mỹ sang, lại có một vài anh rời khám. Có anh theo sang tận Mỹ. Nhưng các ông khách Mỹ về nước, lại có bloggers khác thế chân, cứ như ngoại giao …tù nhân. Chả hiểu lần này, McCain sang có giải thoát được ai vì ông hiểu nằm Hỏa Lò khổ như thế nào.
Chỉ có điều, cho dù tốt đến đâu, nhưng sự kiên nhẫn có giới hạn. Cuộc tình nào cũng phải đi đến kết thúc, hoặc đi đến tận cùng, hoặc phải chia tay.
Nếu như một lúc nào đó, cựu tù Hỏa Lò đọc blog này và học thuật của thiếu nữ chưa chồng “Anh rất tốt nhưng em không thể chốt” thì mọi việc sau đó trở nên quá muộn.
Cao bồi xứ Mỹ với hệ thống chính trị Tam quyền phân lập, tạo nên một xã hội với những nhát cắt rõ ràng trong định chế, khó mà bàn chuyện với họ nếu chẳng đi tới đâu.
Vĩ thanh
Đôi lúc các nhà chính trị hay vòng vo tam quốc, đi đường vòng thay vì chọn lối tắt, hoặc chạy tới vô cùng mà chẳng hiểu đích tới là gì. Điều đó làm hại sự phát triển của quốc gia, kìm hãm trí tuệ của hàng chục triệu người. Cái giá phải trả đó là tụt hậu, nghèo đói và bị coi thường.
Chốt hoặc không chốt, không thể có chuyện nhùng nhằng yêu hàng thế kỷ mà không đi đến đâu. Đó là sự viển vông của người không biết thế nào là…chốt.
Chính khách mà không biết quyết là gì, nên cắp sách học cô bé chưa chồng, tôi gặp cạnh Nhà Trắng chiều qua.
HM. 7-8-2014
(Hiệu Minh Blog)
Chưa Bao Giờ Phản Động Đáng Kính Đến Thế
Trong thời gian qua, với từng bước xâm lấn ngày càng trắng trợn của
Trung Cộng (TC), người ta càng thấy Ban Tuyên Giáo Trung Ương lúng túng
không biết biện hộ thế nào cho chính sách cứ từ bại đến thua của lãnh
đạo Đảng CSVN. Và như để bù vào khoảng trống đó, đạo quân dư luận viên
(DLV) được lệnh túa ra chửi hết mọi người là "phản động".
- Ai nhắc lại chuyện lỗ lã Bôxít Tây Nguyên và có địch trên Nóc nhà Đông Dương... là phản động.
- Ai đụng tới chỗ nhược 16 chữ vàng, 4 tốt và quan hệ hữu hảo... là phản động.
- Ai tự tưởng niệm các chiến sĩ Hoàng Sa, Trường Sa, Biên giới 1979... là phản động.
- Ai còn tiếc rẻ vụ sửa Hiến Pháp thua cả Miến lẫn Miên... là phản động.
- Ai đòi bất cứ cái gì "độc lập"... đều là phản động.
- Cả người biểu tình ôn hòa chống giàn khoan và kẻ bạo loạn được công an làm ngơ... đều là phản động.
- Và đặc biệt trên thế giới Internet, blogger, mạng xã hội... chỉ toàn là đám phản động và phản động.
Nhưng có DLV nào hay những người ra lệnh cho họ dành ra chỉ vài phút để
tự hỏi "phản động" là gì không? Hoặc nếu "phản động" là thế, thì "chính
động" là gì? Chính động có đương nhiên tốt không?
Theo nghĩa đen và bình thường trong tiếng Việt thì phản động là di
chuyển theo hướng ngược lại với một hướng nào đó. Nhưng trong lịch sử
Việt Nam, từ "phản động" chỉ xuất hiện ở thế kỷ 20 khi được rước từ Tàu
về. Đây là chữ dịch của từ ngữ nguyên thủy mà Lenin đẻ ra -- ít là thế
giới tin như vậy vì Lenin dùng các chữ "phản động", "phản cách mạng" vô
số lần khi còn sống. Nhãn "phản động" từ thời đó cho đến nay vẫn được
dùng để lên án những ai không đồng ý với chế độ cộng sản, hay nói chính
xác hơn là không đồng ý với các lãnh tụ cộng sản đang nắm quyền. Và kẻ
phản động bị xem là đương nhiên xấu.
Điều cần nhấn mạnh là yếu tố "chỉ so với các lãnh tụ đang nắm quyền" khi
qui kết ai là phản động. Vì đã có rất nhiều trường hợp như lãnh tụ
Trotsky, một trong những cha đẻ ra chế độ Liên Bang Xô Viết. Khi Lenin
còn sống, mỗi lời của Trotsky đều là chân lý và mọi kẻ bất đồng với chân
lý đó đều là lũ phản động. Nhưng chỉ mấy tháng sau khi Lenin chết và
Stalin thắng thế trong cuộc chạy đua lên ngôi, cũng cùng là con người và
tư tưởng Trotsky đó, thì nay bị lên án là tên "cực kỳ phản động". Bà
Giang Thanh là trường hợp tương tự tại Trung Quốc trước và sau ngày chết
của Mao Trạch Đông. Và hiện nay là trường hợp Chu Vĩnh Khang, Giang
Trạch Dân. Ông Khang từng là trùm công an - an ninh Trung Quốc, từng ném
bao kẻ phản động vào chỗ chết, nhưng nay đang bị lãnh tụ đương quyền
Tập Cận Bình đạp xuống cùng hàng những kẻ phản động đó. Sẽ không mấy ai
kinh ngạc nếu vài tháng nữa thuyết Ba Đại Diện của ông Giang Trạch Dân
bị liệt vào loại tư tưởng phản động. Và còn hàng ngàn hàng vạn thí dụ
khác nữa tại từng chế độ cộng sản.
"Phản động", do đó, chỉ là vũ khí chính trị của lãnh tụ nào đang ngồi ở
cực đỉnh. Các định nghĩa về "thành phần phản động" có thể thay đổi bất
kỳ lúc nào. Đặc biệt trong thời Cách Mạng Văn Hóa của Mao Trạch Đông, có
khi chỉ qua một đêm định nghĩa đã đổi khác, và vô số cán bộ hôm trước
còn đứng giảng huấn người khác về cách mạng, hôm sau đã bị đội mũ giấy
ghi chữ phản động hữu khuynh, phản động tả khuynh. "Phản động" do đó
hoàn toàn không có giá trị khoa học hay luân lý, và hầu như luôn đi
ngược lại đạo lý truyền thống của các dân tộc.
Dân chúng dưới mọi chế độ cộng sản, từ thời Lenin, Stalin, đến Mao Trạch
Đông dài đến Tập Cận Bình, đã từ lâu đồng nghĩa "phản động" với kinh
hoàng. Phản động đồng nghĩa với "không biết bị bắt đi lúc nào, ngày hay
đêm, và biệt tăm tích kể từ đó" dưới thời Lenin. Phản động đồng nghĩa
với "không biết sẽ bị tra tấn đến cỡ nào và sẽ tự thú thêm cho mình bao
nhiêu tội nữa trước khi bị bắn" dưới thời Stalin. Phản động đồng nghĩa
với "chết đói cứng đờ giữa các trại tù tuyết trắng" dưới thời Kim Nhật
Thành. Phản động đồng nghĩa với "té chết trong những hố phân lỏng tại
các trại lao cải" dưới thời Mao Trạch Đông.
Phản động vào Việt Nam
Từ ngày đưa chủ nghĩa cộng sản vào Việt Nam và đặc biệt từ khi lên nắm
quyền cai trị đất nước, các đời lãnh đạo đảng CSVN đều áp dụng triệt để
công thức từ các nước đàn anh vừa để tận diệt tất cả những ai không đồng
ý với các lãnh tụ đang nắm quyền, vừa để giữ số đông quần chúng trong
tình trạng sợ hãi thường xuyên. Trong số các hung thần chuyên cột bảng
"phản động" vào cổ hàng ngàn nạn nhân trong thế kỷ 20 phải kể đến Bộ
Trưởng Công An đầu tiên Trần Quốc Hoàn, Trưởng Ban Tổ Chức Trung Ương Lê
Đức Thọ, Trưởng Ban Tuyên Truyền Trung Ương Tố Hữu. Các đối tượng phản
động cùng với cha mẹ, vợ con, cháu chắt và cả vòng bạn hữu của họ đều
lập tức bị liệt vào loài đáng bị xa lánh, tù tội, đói khát, và vô học
suốt đời.
Ngày nay cũng vậy, cả công an và ban tuyên giáo đều đang liên tục dùng
lại nhãn "phản động" với ước mong nó cũng lại gióng lên sự kinh hãi tột
cùng trong lòng người nghe -- cả các đối tượng lẫn những người chung
quanh họ -- như trong thế kỷ trước. Họ luôn nghĩ ra những cách mới để
làm cuộc đời các "thành phần phản động" phải tăng thêm phần khốn đốn,
đau đớn, bất kể những người này còn ở ngoài hay đã vào tù.
Nhưng trong suốt 60 năm ngột ngạt, căng thẳng ngày đêm đó vẫn có những
con người đứng lên chấp nhận mình là "phản động". Họ là những nhà trí
thức như trong vụ Nhân Văn - Giai Phẩm phản đối chính sách Cải Cách
Ruộng Đất và đòi quyền tự do tư tưởng; kéo dài đến những đảng viên CS
cao cấp như Trần Xuân Bách, Nguyễn Hộ, Trần Độ, Hoàng Minh Chính,... đòi
trả quyền làm chủ đất nước cho người dân; dài đến những người yêu nước
nồng nàn như Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Nguyễn Xuân Nghĩa, Trần Huỳnh Duy
Thức,... báo động toàn dân về tai họa Bắc Thuộc.
Câu hỏi được đặt ra là tại sao những con người này lại nhất quyết chọn con đường "phản động" như thế?
Câu trả lời có lẽ khá đơn giản: Vì họ còn lương tâm.
Phản động thật đáng kính
Chính vì còn lương tâm mà các vị này không thể đi tiếp theo hướng làm
lụn bại đất nước và con người. Họ chọn hướng đi ngược lại. Chính vì còn
lương tâm đối với công đức hy sinh của cha ông, đối với xương máu của
đồng đội, và đối với tương lai các thế hệ cháu con mà họ nhất quyết phải
đổi hướng, phải "phản động", bất chấp các tai họa trút xuống trên đầu
họ và gia đình. Chỉ nội chừng đó thôi, những con người can đảm đó đã quá
đáng kính phục rồi.
Nhưng còn hơn thế nữa, những con người phản động này có tầm nhìn rất xa.
Từ những năm 1950, 1960, trong lúc thế hệ lãnh đạo Đảng đầu tiên còn mê
tít chủ nghĩa Cộng Sản, thì những Phan Khôi, Phùng Quán, Lê Đạt, Nguyền
Mạnh Tường,... đã báo trước hậu quả của nạn diệt trừ văn hóa dân tộc
qua đủ loại chính sách, từ giết chết tự do tư tưởng trong lãnh vực văn
hóa đến giết chết hệ thống nông nghiệp hài hòa truyền thống qua Cải Cách
Ruộng Đất. Phải mất gần nửa thế kỷ sau, giới lãnh đạo Đảng mới nhận ra
sai lầm, mới nhận ra những cảnh báo của nhóm Nhân Văn, Giai Phẩm là
đúng. Không kính phục những con người phản động đó sao được?
Và ngày nay, vẫn đang có những tiếng nói phản động đáng kính khác vạch
ra hệ quả của bản Hiến pháp đổi mới như cũ; bản Hiến Pháp chắp nối đầu
gà với đuôi vịt, đang tiếp tục ghìm đất nước vào vị trí đi sau các nước
trong vùng. Và trong những tuần qua, tiếp theo sau vụ giàn khoan HD981,
các kêu gọi "thoát Trung" lại vang lên, ngược chiều với các dạy bảo "đã
lỡ lệ thuộc lắm rồi nên phải tiếp tục nương vào Bắc Kinh mà sống".
Không kính phục sao được khi các tính toán của các nhà khoa học phản
động đã được thực tế chứng minh là quá chính xác. Với các dẫn chứng khoa
học và dùng kinh nghiệm của nhiều nước, các chuyên gia Việt Nam đã đưa
ra các tính toán cho thấy sự tai hại, phi lý và lỗ lã của ý định khai
thác Bôxít Tây Nguyên bên cạnh các nguy hiểm của việc giao Nóc nhà Đông
Dương cho người nước ngoài. Các lời can gián chân thành của họ lập tức
bị xem là ngược với "chủ trương lớn của Đảng". Các kết quả nghiên cứu
của họ bị thay thế bằng các con số tính toán từ các "chuyên gia Trung
Quốc". Và các tiếng nói phản động bị bịt hẳn với nghị quyết Cấm Phản
Biện Tập Thể. Phải mất hơn 5 năm sau, lãnh đạo Đảng mới thừa nhận sự tai
hại và lỗ lã tận xương tủy của các khu khai thác Bôxít Tây Nguyên
(trong cùng chuỗi thất bại của nhà máy lọc dầu Dung Quất và sự lụn bại
của tất cả các tổng công ty và tập đoàn kinh tế). Tiếng nói của giới
chuyên gia Việt Nam chân chính không chỉ đáng kính phục mà còn rất cần
thiết cho hiện tại và tương lai của đất nước. Ai biết các đặc tính của
Việt Nam và yêu đất nước Việt Nam hơn những người dám phản động này?
Và ngày nay, vẫn đang có những tiếng nói phản động đáng kính khác cố gào
lên khuyên can ý định xây các lò điện hạt nhân tại Việt Nam, nơi mà chỉ
các đập thủy điện cũng chưa xây dựng, vận hành, hay bảo quản nổi cho ra
hồn, và năm nào cũng gây ra thiệt hại nhân mạng và tài sản một cách rất
vô trách nhiệm.
Không kính phục sao được khi các tư tưởng phản động đến từ những khối óc
sáng suốt nhất. Trong nhiều năm toàn ban lãnh đạo Đảng nhảy tung tăng
son-đố-mì giữa vòng 16 chữ vàng, 4 tốt và quan hệ hữu hảo, thì những nhà
yêu nước như Điếu Cày, Nguyễn Xuân Nghĩa, Trần Huỳnh Duy Thức,... chấp
nhận tù ngục để cố báo động với toàn dân đó là cái bẫy lừa bịp. Trong
lúc lãnh đạo đảng suốt từ Hội Nghị Thành Đô đến nay liên tục nhượng bộ
Bắc Kinh nhân danh "bảo vệ hòa bình và để chúng không lấn thêm nữa", thì
các tiếng nói phản động đã chỉ ra nguyên lý "nhân nhượng kẻ ác chỉ là
hành động khuyến khích xâm lược và chiến tranh". Thực tế hiện nay, đặc
biệt với vụ giàn khoan HD981, đã chứng minh sự sáng suốt của thành phần
phản động.
Và ngày nay, vẫn đang có những tiếng nói phản động đáng kính khác kêu
gọi lãnh đạo Đảng phải tận dụng mùa biển động này để gấp rút kiện TC ra
tòa án quốc tế. Dù thua, thắng, hay huề đều có lợi cho chủ quyền đất
nước. Cùng lúc, cũng phải tận dụng khoảng thời gian quí báu này để gấp
rút xây dựng các liên minh phòng thủ chung tại Biển Đông. Lãnh đạo Đảng
không còn lý do gì để tiếp tục ôm chặt con đường đàm phán song phương
cực kỳ tai hại hiện nay nữa. Và nhất là không được tiếp tục đẩy ngư dân
tay không ra khơi làm "cột mốc sống" thay cho hải quân và cảnh sát biển
nữa.
Ngày 28.7.2014, lại thêm tiếng nói đồng thanh rất đáng kính phục của 61
đảng viên CSVN đi ngược với ước muốn của lãnh đạo. Các vị này yêu cầu
lãnh đạo phải công bố các mật ước tại Hội Nghị Thành Đô 1990, một hội
nghị được xem là biểu hiện của tâm thức "thà mất nước chứ không mất
đảng".
* * *
Càng hò hét dán nhãn người khác là phản động, lãnh đạo Đảng càng thừa
nhận toàn bộ hệ thống tư tưởng và guồng máy cai trị của họ đang đi ngược
lại với đạo lý dân tộc và truyền thống đặt tổ quốc trên hết của người
Việt Nam.
Chưa bao giờ PHẢN ĐỘNG lại đáng quí, đáng kính, và cần thiết cho vận
mạng đất nước bằng lúc này... trước khi tiến trình mất chủ quyền không
còn lật ngược được nữa. Như một nhà yêu nước đang ngồi giữa tù ngục từng
nói: "Trong tình hình đất nước hiện nay, nếu không phản động thì không
phải là con người, nhất là không phải con người Việt Nam."
Vũ Thạch
( Việt Báo )
Những bài học Lịch sử đắt giá chưa thuộc
"Các người chớ quên, chính nước lớn mới làm những điều bậy bạ, trái
đạo. Vì rằng họ cho mình cái quyền nói một đường làm một nẻo. Cho nên
cái họa lâu đời của ta là họa Trung Hoa. Chớ coi thường chuyện vụn vặt
xảy ra trên biên ải."
Các việc trên, khiến ta nghĩ tới chuyện khác lớn hơn. Tức là họ không
tôn trọng biên giới quy ước. Cứ luôn luôn đặt ra những cái cớ để tranh
chấp. Không thôn tính được ta, thì gậm nhấm ta. Họ gậm nhấm đất đai của
ta, lâu dần họ sẽ biến giang san của ta từ cái tổ đại bàng thành cái tổ
chim chích.Vậy nên các người phải nhớ lời ta dặn:
"Một tấc đất của tiền nhân để lại, cũng không được để lọt vào tay kẻ
khác". Ta cũng để lời nhắn nhủ đó như một lời di chúc cho muôn đời con
cháu." Lời của Vua Trần Nhân Tông (1258-1308)
“Ta phải giữ gìn cho cẩn thận, đừng dễ ai lấy mất 1 phân núi, 1 tấc
sông do vua Thái Tổ để lại.” Lời của Vua Lê Thánh Tông (1442-1497)
Trên đây là những lời vàng ngọc liên quan đến chủ quyền và lãnh thổ quốc
gia, trước mưu đồ bành trướng của người láng giềng đến từ phương Bắc,
của hai vị Vua nổi tiếng trong lịch sử nước nhà. Không có gì là quá đáng
nếu xem đó là những bài học lịch sử đáng giá ngàn vàng trong vấn đề chủ
quyền và lãnh thổ của đất nước. Tiếc thay, lịch sử luôn lặp lại với
những người không thuộc lịch sử. Và Đảng Cộng Sản Việt Nam mà người đại
diện là cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng là một trong những người không thuộc
những bài học lịch sử mà Tiền nhân đã để lại.
Ngày 14 tháng 9 năm 1958, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã ký Công hàm gởi
người đồng nhiệm của mình là Chu Ân Lai để ghi nhận và tán thành “tuyên
bố với quốc tế về quyết định của Chính phủ Trung Quốc về hải phận 12 hải
lý kể từ đất liền của Hoa Lục”! Nội dung của bức Công hàm do cố Thủ
tướng CS Phạm Văn Đồng ký như sau.
Gần đây, nhiều học giả của Việt Nam đã bỏ ra nhiều thời gian và công sức
để chứng minh rằng bức Công hàm trên đây của cố Thủ tướng CS Phạm Văn
Đồng không có giá trị khi phía Trung Quốc dùng bức Công hàm trên đây như
một bằng chứng là Việt Nam đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc tại
quần đảo Hoàng Sa vào năm 1958. Dù chúng tôi hoàn toàn đồng tình với
quan điểm trên đây của nhiều học giả Việt Nam trong và ngoài nước nhưng
chúng tôi thấy cần phải trình bày thêm những điểm sau đây để chúng ta có
thể đánh giá vấn đề này một cách thấu đáo.
Thứ nhất. Ngày 4 tháng 9 năm 1958, Chu Ân Lai, Thủ tướng nước Cộng hòa
Nhân dân Trung Hoa công khai tuyên bố với quốc tế về quyết định của
Chính phủ Trung Quốc về hải phận 12 hải lý kể từ đất liền của Hoa Lục,
có đính kèm bản đồ về đường ranh giới lãnh hải, trong đó bao gồm quần
đảo Hoàng Sa.(1)
Như vậy, rõ ràng là một điều bất cập khi cố Thủ tướng CS Phạm Văn Đồng
đã ký Công hàm ngày 14 tháng 9 năm 1958 bởi “Thủ tướng nước Cộng hòa
Nhân dân Trung Hoa công khai tuyên bố với quốc tế về quyết định của
Chính phủ Trung Quốc về hải phận 12 hải lý kể từ đất liền của Hoa Lục,
có đính kèm bản đồ về đường ranh giới lãnh hải, trong đó bao gồm quần
đảo Hoàng Sa.” Có nghĩa là phía Trung Quốc đã có gởi hình ảnh để làm
bằng chứng “đường ranh giới lãnh hải, trong đó bao gồm quần đảo Hoàng
Sa” mà cố Thủ tướng CS Phạm Văn Đồng vẫn đặt bút ký Công hàm ngày 14
tháng 9 năm 1958 để “ghi nhận và tán thành” tuyên bố của Trung Quốc thì
rõ ràng là phía Việt Nam đã tự buột dây thòng lọng vào cổ mình.
Thứ hai. Là Thủ tướng của một nước thì không thể ký Công hàm một cách
giỡn chơi được. Nhất là Công hàm liên quan đến chủ quyền và lãnh hải của
quốc gia cũng như đối ngoại với lân bang hay bạn bè trên thế giới. Có
phải là lố bịch hay không khi mà đảng cầm quyền vẫn tồn tại, thể chế
lãnh đạo vẫn tồn tại nhưng lại cho rằng Công hàm ngoại giao của người
tiền nhiệm không có giá trị pháp lý. Nói như vậy thì có khác nào tự vả
vào mặt mình?
Thứ ba. Ngày 19 tháng 1 năm 1974, Trung Quốc đã đánh chiếm quần đảo
Hoàng Sa từ trong tay của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa. Khi đó, Chính phủ
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mà cố Thủ tướng CS Phạm Văn Đồng vẫn đang làm
Thủ tướng có gởi Công hàm để phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền và
lãnh hải của Việt Nam hay không? Nếu Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
có gởi Công hàm để phản đối hành động xâm lược này của Trung Quốc thì
đương nhiên quần đảo Hoàng Sa trực thuộc chủ quyền của Việt Nam. Còn nếu
Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không có phản đối hành động xâm
lược này của Trung Quốc thì đã đồng nghĩa rằng Chính phủ Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa không coi trọng chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng
Sa. Dù lúc đó Trung Quốc là đồng minh của Chính phủ Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa cũng như giúp đỡ súng đạn cho Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa nhưng cũng không thể nào dùng chủ quyền lãnh hải và biển đảo của đất
nước để trao đổi, thỏa hiệp. Dù là chế độ nào, dù cho ở thời điểm nào,
một khi dùng một tấc đất của Tổ tiên để lại rồi trao đổi với ngoại bang
thì vẫn là hành động bán nước cần lên án.
Thứ tư. Đàng Cộng Sản là đảng cầm quyền mà thông qua cố Thủ tướng CS
Phạm Văn Đồng đã ký Công hàm ngày 14 tháng 9 năm 1958 và đảng cầm quyền
hiện nay tại Việt Nam vẫn là một đảng Cộng Sản. Tính đến nay là đã có 6
người giữ chức Thủ tướng sau cố Thủ tướng CS Phạm Văn Đồng. Như vậy, đã
có vị Thủ tướng nào của Việt Nam đã lên tiếng nói rằng Công hàm ngày 14
tháng 9 năm 1958 được ký bởi cố Thủ tướng CS Phạm Văn Đồng không có giá
trị pháp lý hay chưa? Nếu chưa có vị nào đưa ra tuyên bố này thì hiển
nhiên là Công hàm ngày 14 tháng 9 năm 1958 được ký bởi cố Thủ tướng CS
Phạm Văn Đồng vẫn còn có giá trị.
Có lẽ bài học lịch sử “Công hàm 1958” là một bài học đắt giá mà lãnh đạo
đảng CSVN phải ghi nhớ và nằm lòng để lấy đó làm kim chỉ nam trong quan
hệ đối ngoại với Trung Quốc. Ngoài ra, cũng cần kể thêm bài học “mối
nối đường xe lửa” của Trung Quốc để thấy rõ âm mưu bành trướng để lấn
đất, cướp đất của Việt Nam chúng ta. Thế nhưng, lãnh đạo của đảng CSVN
không bao giờ ghi nhớ những bài học xương máu. Để rồi Việt Nam lại mắc
mưu thâm độc của Trung Quốc và lịch sử lại tiếp tục lặp lại.
[…..Những biến động lớn trong tình hình thế giới bên ngoài lúc này đã
tác động mạnh mẽ tới suy nghĩ của lãnh đạo ta về phương hướng chiến lược
đối ngoại. Cuộc khủng hoảng chính trị tại nhiều nước theo chế độ XHCN
đã bùng nổ từ năm 1989 và đang có chiều hướng lan rộng ra. Tháng 6.89
xảy ra vụ Thiên An Môn ở Trung Quốc. Cũng trong năm 1989, chế độ XHCN ở
các nước Đông Âu như CHDC Đức, Ba Lan, Rumani, Hung, Tiệp, Ba Lan đều đã
sụp đổ. Đầu tháng 10.89, TBT Nguyễn Văn Linh đi dự kỷ niệm 40 năm Quốc
khánh CHDC Đức, khi về đến Hà Nội thì bức tường Berlin đổ, Honecker bị
lật. Lãnh tụ Rumani Ceaucescu, người mà khi ở Berlin anh Linh xem ra tâm
đầu ý hợp trong việc bàn chuyện tâm huyết cứu vãn sự nghiệp XHCN thế
giới đang lâm nguy, vừa chân ướt chân ráo về đến Bucarest thì bị truy
bắt. Với “tư duy mới” của Gorbachov, tình hình Liên Xô ngày càng trở nên
lộn xộn.
Các "đồng chí" Nguyễn Văn Linh, Lê Đức Anh, Đào Duy Tùng, Đồng Sĩ Nguyên
còn nhấn vào âm mưu của đế quốc Mỹ sau cuộc khủng hoảng chính trị ở
Đông Âu. TBT có ý kiến: “Việt Nam và Trung Quốc là hai nước XHCN cùng
chống âm mưu đế quốc xoá bỏ CNXH, phải cùng chống đế quốc. Trước hết
phải phát triển quan hệ giữa 2 nước. Các vấn đề khác giải quyết sau… một
Campuchia thân thiện với Trung quốc, thân thiện với Việt Nam là tốt
nhất. Trên cơ sở điểm đồng này mà giải quyết vấn đề Campuchia có lợi cho
Campuchia…Phương án 4 là tốt. Không để LHQ nhúng tay vào vì LHQ là Mỹ,
Thái lan là Mỹ” …] (Hồi ký Trần Quang Cơ, Chương 9)
Khi những quốc gia ở Đông Âu từ bỏ con đường XHCN trong những năm cuối
của thập niên 80 của thế kỷ trước, thì Việt Nam đã có một cơ hội ngàn
vàng để thoát khỏi vũng lầy lạc hậu và đói nghèo. Thế nhưng, lãnh đạo
của Đảng Cộng Sản Việt Nam giai đoạn đó đã bỏ qua cơ hội ngàn vàng này
để đưa đất nước thoát ra khỏi nghèo đói và lạc hậu. Không những vậy, Bộ
Chính Trị đã chọn con đường chống đế quốc bằng cách bắt tay với Trung
Quốc để tiếp tục con đường xây dựng XHCN.
Hôm nay, sau hơn 20 năm kiên định đi theo con đường XHCN và đã có 4
người đảm nhiệm chức vụ Tổng Bí Thư kể từ thời TBT Nguyễn Văn Linh.
Nhưng cho đến ngay lúc này, ông tân TBT Nguyễn Phú Trọng – một nhà lý
luận (suông?) xuất sắc của đảng CSVN hiện nay vẫn không thể trả lời cho
hơn 85 triệu người Việt Nam biết rằng, không thể nói rõ rằng Việt Nam
hiện đang ở đâu trên nấc thang dẫn đến thiên đường bánh vẽ XHCN.
Hôm nay, sau hơn 20 năm kiên định đi theo con đường kinh tế thị trường
định hướng XHCN, kim ngạch xuất cảng của Việt Nam vẫn phụ thuộc vào xuất
cảng thủy hải sản, lúa gạo, và tài nguyên thô là chính. Hôm nay, sau
hơn 20 năm kiên định đi theo con đường XHCN, nền giáo dục nước nhà đã đi
“đúng hướng” với những chỉ tiêu như học sinh cấp trung học thi đậu tốt
nghiệp từ 98% đến 100%. Lãnh đạo của Bộ Giáo dục có thể tự hào vì Việt
Nam đã có những trường đại học được xếp thứ hạng cao trong một trang
mạng “vui là chính” nào đó. Thế nhưng, Việt Nam luôn thiếu nguốn nhân
lực đảm trách các ngành sản xuất chế tạo công nghiệp cao mà những công
ty kỹ thuật hàng đầu như Intel tìm kiếm.
Hôm nay, sau hơn 20 năm kiên định đi theo con đường XHCN, Việt Nam đã có
những công trình hạ tầng cơ sở hoành tráng và hiện đại. Thế nhưng,
những công trình hoàng tráng và hiện đại này có thể bị sụt lún hay xuống
cấp trầm trọng trước khi được đưa vào sử dụng bởi do thời tiết. Hoặc là
những công trình hoành tráng có thể trở thành sông sau một cơn mưa
lớn.(2)
Hôm nay, sau hơn 20 năm kiên định đi theo con đường XHCN, giai cấp công
nhân – giai cấp tiên phong của chế độ được làm việc trong những điều
kiện tồi tệ và bị bóc lột đến tận xương tủy. Những người công nhân –
giai cấp tiên phong của chế độ được sống và làm việc trong những môi
trường không khác gì những giai cấp công nhân Âu Mỹ đã từng trải qua
trong khoảng thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX.
Hôm nay, sau hơn 20 năm kiên định đi theo con đường XHCN, Việt Nam đã
nhận được rất nhiều hỗ trợ từ các quốc gia tiên tiến Âu Mỹ để xây dựng
hệ thống Tư pháp được tốt hơn. Thế nhưng, thế giới biết đến Việt Nam
không phải vì Việt Nam có một nền Tư pháp văn minh hiện đại mà thế giới
biết đến Việt Nam qua những phiên tòa “bịt miệng” cũng như phiên tòa bắt
đầu bằng “2 bao cao su”.
Hôm nay, sau hơn 20 năm kiên định đi theo con đường XHCN, sân golf mọc
lên khắp nơi để phục vụ những người lắm tiền nhiều của. Bên cạnh đó là
người dân bị đẩy vào con đường cùng bởi mất ruộng, mất đất để làm kế
sinh nhai. Chúng ta có thể thấy những khu biệt thự triệu đô bị bỏ hoang
nhưng cũng không thiếu cảnh người dân không có mảnh đất cắm dùi.(3)
Hôm nay, sau hơn 20 năm kiên định đi theo con đường XHCN, tuy giới lãnh
đạo CSVN không thể cho hơn 85 triệu người dân biết được Việt Nam đang ở
đâu trên con đường tiến lên XHCN, nhưng hơn 85 triệu người Việt hiện nay
có thể biết được, thấy được xã hội Việt Nam ngày nay đang đầy rẫy những
bất ổn bởi sự quản lý yếu kém, tham nhũng, và tất nhiên là không thể
không kể đến “một bầy sâu” như lời của ông Bí thư Thường trực Trương Tấn
Sang đã nói cách đây không lâu.
Và tệ hại hơn, việc bắt tay với Trung Quốc để tiếp tục con đường xây
dựng XHCN vào năm 1990 đã khiến Việt Nam lún sâu vào những cạm bẫy của
Trung Quốc. Chúng tôi sẽ trình bày những vấn đề này trong một chủ đề mới
với tựa đề “Tư duy và chiến lược Đà điểu”. Kính mời quý độc giả đón đọc
kỳ tới.
Nguyễn Trung
Uẩn khúc Hội nghị Thành đô: Lòng tin và sự minh bạch
Những ngày này dư luận xã hội nóng lên bởi tin Đảng CSVN đề nghị để "Việt Nam gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Quốc" như là một khu vực tự trị giống như Nội Mông, Tây Tạng, Quảng Tây...".
Rồi một đồn mười, mười đồn trăm, đến lúc này thực hư ra sao chưa biết,
nhưng ngoài đường, ngoài chợ người ta bảo nhau chỉ còn 6 năm nữa thôi,
năm 2020 là Việt Nam sẽ gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Quốc.
Nghĩa là Việt nam sẽ trở thành một khu tự trị hay một tỉnh thuộc chính
quyền trung ương Trung quốc.
Tin đồn
Được biết đây là tin từ bản Kiến nghị "Có hay không một thỏa thuận bán nước"của Thiếu tướng Lê Duy Mật, Nguyên Phó Tư lệnh – Tham mưu trưởng Quân khu 2 và Tư lệnh Mặt trận Hà Giang trong các năm 1979-1984 - Đảng viên 57 năm tuổi đảng, gửi Ban CHTW và Bộ Chính trị, yêu cầu công bố các văn bản của Thỏa hiệp Thành Đô năm 1990 giữa hai Đảng CS Việt nam và Trung quốc để cho nhân dân biết. Trong bản Kiến nghị của mình, Thiếu tướng Lê Duy Mật đã công bố nội dung của một đoạn Thỏa hiệp Thành Đô, mà ông cho rằng có nguồn gốc từ tin của Tân hoa xã Trung Quốc và báo Hoàn cầu Thời báo. Với nội dung một phần của “Kỷ Yếu Hội Nghị” như sau:
“Vì sự tồn tại của sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa Cộng sản, Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam đề nghị phía Trung Quốc giải quyết các mối bất đồng giữa hai nước. Phía Việt Nam sẽ cố gắng hết sức mình để vun đắp tình hữu nghị vốn lâu đời vốn có giữa hai đảng và nhân dân hai nước do Chủ tịch Mao Trạch Đông và Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã dày công xây đắp trong quá khứ. Và Việt Nam bày tỏ mong muốn sẵn sàng chấp nhận làm một khu vực tự trị thuộc chính quyền Trung ương tại Bắc Kinh, như Trung Quốc đã dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Quảng Tây….
Phía Trung Quốc đồng ý và đồng ý chấp nhận đề nghị nói trên, và cho Việt Nam thời gian 30 năm (1990-2020) để Đảng Cộng sản Việt Nam giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Quốc.”. (Hết trích)
Hoàn cảnh ra đời của Hội nghị Thành Đô
Việt nam và Trung quốc là hai quốc gia cộng sản có quan hệ mật thiết, gắn bó với cùng nền tảng tư tưởng là ý thức hệ cộng sản. Trong giai đoạn 1949-1975, Trung quốc đã giúp Việt nam rất nhiều về người và của, đặc biệt là về mặt quân sự trong các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước. Sau năm 1975, quan hệ giữa hai nước Việt nam và Trung quốc đã có các bất đồng sâu sắc, mà đỉnh cao là cuộc chiến Biên giới phía Bắc năm 1979. Khi Trung quốc đã đưa 60 vạn quân tiến đánh và xâm nhập sâu vào lãnh thổ Việt nam trên tòan tuyến biên giới Việt - Trung trong thời gian gần một tháng trước khi rút. Vào thời điểm đó Việt nam đã Sửa đổi Hiến pháp năm 1980, xác định và ghi rõ Trung quốc là kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm.
Trong bối cảnh, từ cuối năm 1989 cho đến đầu năm 1990, hệ thống XHCN ở các nước cộng sản Đông Âu lần lượt sụp đổ, điều này đã gây mối lo ngại cho lãnh đạo Đảng CSVN, họ đã đứng ngồi không yên vì hết đường, không biết bấu víu vào ai. Ban lãnh đạo Đảng CSVN hết sức lo lắng cho sự đổ vỡ của chế độ và cuối cùng họ đã buộc phải tính nước bắt tay lại với người đồng chí Trung quốc vốn là kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm của mình.
Hội nghị Thành Đô ra đời trong hoàn cảnh ấy, vào ngày 3 - 4.9.1990, tại Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc) đã diễn ra cuộc họp thượng đỉnh giữa lãnh đạo cao cấp nhất hai Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam - Trung Quốc. Cuộc họp với mục đích bình thường hóa quan hệ giữa hai nước và hai Đảng. Thành phần tham dự, về phía Việt Nam gồm có Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười, và Cố vấn Ban chấp hành Trung ương Đảng Phạm Văn Đồng. Phía Trung quốc là Giang Trạch Dân, Tổng bí thư đảng cộng sản Trung Quốc cùng với Lý Bằng, Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc. Đáng chú ý, cho đến nay các thông tin về cuộc gặp mặt bí mật này không được công bố trong nước
Hội nghị Thành Đô 1990 được cho là mở đầu một giai đoạn bất bình thường mới trong quan hệ Việt – Trung. Ông Nguyễn Trung, nguyên Thư ký của Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã đánh giá là một thất bại nhục nhã của Việt nam, đồng thời nó trở thành mối uy hiếp trực tiếp và nguy hiểm nhất đối với độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và con đường phát triển của Việt nam. Còn ông Nguyễn Cơ Thạch , nguyên Ủy viên Bộ Chính trị - Bộ trưởng Bộ ngoại giao lúc ấy đã nhận định về thỏa thuận Thành Đô 1990 rằng "Một thời kỳ Bắc thuộc mới rất nguy hiểm đã khởi sự."
Thái độ của chính quyền Việt nam sau Hội nghị Thành Đô
Sau Hội nghị Thành Đô, quan hệ ngoại giao giữa Việt nam và Trung quốc đã nhanh chóng được bình thường hóa và phát triển. Do nắm bắt được các điểm yếu được coi là tử huyệt sống còn của Đảng CSVN, chính quyền Trung quốc đã dần gia tăng sức ép và đòi hỏi Việt nam đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác. Đắc biệt là trong vấn đề lãnh thổ và lãnh hải. Với “Hiệp định phân định biên giới Việt-Trung” và "Hiệp định phân chia vịnh Bắc bộ" được coi là một sự thất bại của Việt Nam, vì nó gây thiệt hại cho Việt Nam đến 227 km2 trên đất liền và 211.000 km2 trên biển, đặc biệt là Việt nam đã nhượng cho Trung Quốc những vùng biển có giá trị về kinh tế và chiến lược. Điều đáng tiếc, những địa danh lịch sử như Ải Nam Quan, vốn của Việt nam thì nay nằm sâu trong lãnh thổ Trung quốc 500m hay Thác Bản Giốc thì bị buộc phải chia cho Trung quốc một nửa.
Trên biển, trước Hội nghị Thành Đô thì ngư dân Việt nam tiến hành đánh bắt hải sản trên ngư trường truyền thống của mình, kể cả khu vực quần đảo Hoàng sa mà không hề gặp trở ngại nào. Nhưng kể từ sau Hội nghị Thành Đô, thì công việc làm ăn của họ bị lực lượng Kiểm ngư, Hải giám của Trung quốc cản trở, bắt giữ người và phương tiện, thậm chí bị bắn chết như trường hợp các ngư dân ở Thanh hóa. Song phía Việt nam đã không có hoặc có những phản ứng rất yếu ớt, không dám nói đích danh là tàu Trung quốc mà chỉ dám gọi là tàu nước lạ. Trên biển thì như thế, còn trên bộ thì Trung quốc đã lợi dụng danh nghĩa đầu tư để thuê các khu vực rừng đầu nguồn, hay tham gia các dự án đầu tư ở những khu vực quan trọng về quốc phòng trong thời gian 50-70 năm, thậm chí 120 năm. Bauxite Tây nguyên ở nóc nhà Đông Dương, Đặc khu Vũng Áng... với hàng nghìn công nhân Trung quốc là những ví dụ điển hình. Về chính trị thì chính quyền thẳng tay đàn áp, bắt bớ bỏ tù những người bày tỏ thái độ chống Trung quốc như blogger Điếu cày, bloggger Phạm Viết Đào hay nhà dân chủ Phạm Thanh Nghiên v.v... Không những thế họ còn cho trấn áp thô bạo các cuộc biểu tình chống Trung quốc do người dân tổ chức.
Tóm lại sau 24 năm Hội nghị Thành Đô, kết quả phía Trung quốc đạt được cho đến nay là: họ đã thò bàn tay nhớp nhúa vào rất sâu không chỉ là khống chế đối với nền kinh tế của Việt nam, mà kể cả việc thao túng các lãnh đạo cao cấp nhất của Đảng CSVN dưới chiêu bài xây dựng CNXH. Phải chăng đó là các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Quốc, điều mà phía Trung Quốc đã đồng ý cho Việt Nam thời gian 30 năm (1990-2020) để Đảng Cộng sản Việt Nam giải quyết ?
Phản ứng của dư luận
Những bằng chứng kể trên thì buộc người ta phải nghi ngờ về những thỏa thuận từ Hội nghị Thành Đô. Việc các lãnh đạo cao cấp giữa hai nước họ đã bàn và thỏa thuận những gì thì chưa ai biết, nhưng trên thực tế cho thấy có những dấu hiệu Đảng CSVN đã và đang tự biến mình, cũng như cam tâm trở thành một chư hầu của Trung quốc. Điều đó càng thấy rõ hơn qua sự kiện giàn khoan HD-981 khi Việt nam chần chừ, rồi không dám khởi kiện Trung quốc ra Tòa án Quốc tế.
Hầu như các thông tin về Hội nghị Thành Đô đã được Đảng CSVN và chính quyền giữ kín một cách tuyệt đối, đây là điều được coi là tuyệt mật, là vùng cấm. Thậm chí kể cả các Đại biểu Quốc hội và các đảng viên trong Đảng cũng không hề hay biết một chút gì, cho dù nội dung của nó liên quan đến vận mệnh của đất nước. Do vậy, trong một xã hội thiếu công khai minh bạch thì đây chính là đất sống cho các tin đồn. Kể cả tin đồn "Việt Nam gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Quốc" như là một khu vực tự trị giống như Nội Mông, Tây Tạng, Quảng Tây.." cũng không là ngoại lệ. Và sự tuyệt đối im lặng của ban lãnh đạo và truyền thông nhà nước trước tin đồn này càng làm cho những tin đồn bất lợi như thế gần với sự thật hơn, vì không phải họ nói "im lặng là đồng ý hay sao?"
Vào lúc này, không chỉ ở ngoài đời thường mà cả trên mạng xã hội người ta bàn tán về tin này với sự hoài nghi cao độ và với những sự giải thích khác nhau. Đáng chú ý là tin đồn này diễn ra sau khi câu chuyện Công hàm công nhận chủ quyền lãnh hải cho Trung quốc của Thủ tướng Phạm Văn Đồng sau một thời gian dài bị chính quyền Việt nam bưng bít, đã được công khai từ phía Trung quốc, trong sự kiện giàn khoan HD-981 mà phía Việt nam đã phải công khai thừa nhận. Khi phía Trung quốc đưa ra và coi đó là bằng chứng chính quyền Việt nam đã công nhận chủ quyền của Trung quốc đối với hai quần đảo Trường sa- Hoàng sa của Việt nam. Điều đó cho thấy không có gì là bí mật, nhất là khi điều tuyệt mật đó đang do Trung quốc - kẻ thù nắm giữ và bị họ biến thành thứ vũ khí để đe dọa và uy hiếp ban lãnh đạo Đảng CSVN. Những bí mật ấy, không chỉ nhằm để chia rẽ nội bộ Đảng CSVN, mà còn phân hóa người dân và chính quyền để họ không còn tin tưởng vào sự lãnh đạo của chính quyền
Phản ứng của các nhân sĩ trí thức và 61 Đảng viên kỳ cựu gần đây nhất đã đòi hỏi nhà nước phải bạch hóa sự kiện Thành Đô, mà theo họ cho biết họ không hề có hy vọng nhận được sự công khai minh bạch của nhà nước. Nhưng họ muốn thông qua các Thư ngỏ, Kiến nghị... nhằm để đánh động dư luận xã hội và thức tỉnh người dân trước nguy cơ Việt nam có thể biến thành một thuộc quốc. Điều quan trọng là cần công khai sự thật để đập tan luận điệu của bọn vẫn được gọi là 4 tốt, 16 chữ vàng giữa hai Đảng CS Việt nam và Trung quốc.
Vì vậy đối với mọi người dân, bây giờ thì thông tin từ Hoàn cầu Thời báo hay Nhân dân Nhật báo nêu trên là hoàn toàn có cơ sở. Vì họ cho rằng điều này khá phù hợp với dư luận gần đây cho rằng sở dĩ chính quyền Việt nam có các hành động phản ứng, phản kháng hết sức yếu ớt trước các hành động lấn át của Trung quốc là vì chính quyền Trung quốc đã nắm được tử huyệt của chính quyền Việt nam. Đó là các tin tức được coi là tuyệt mật về các thỏa thuận bí mật, mà phía Trung quốc cho rằng khi họ "bật mí" sẽ có khả năng làm sụp đổ chế độ hiện nay ở Việt nam. Vậy phải chăng tin đồn nói trên là một trong các tin tức tuyệt mật đó? Và còn bao nhiêu những điều tuyệt mật giữa hai Đảng, hai nhà nước Việt nam - Trung quốc sẽ được giải mật trong thời gian tới?
Kết:
Nói về lòng tin của quần chúng đối với Đảng CSVN, đầu năm 2013, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho rằng "Niềm tin của nhân dân đối với Đảng và chế độ đang bị suy giảm do tệ tham nhũng, lãng phí, suy thoái đạo đức lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên. Nhưng tôi tin, nhân dân bao dung vẫn tin và kỳ vọng nếu Đảng kịp thời chỉnh đốn. Tuy vậy, không được lạm dụng lòng tin của nhân dân." Nghĩa là Đảng sẽ tự đánh mất quyền lực hoặc sụp đổ nếu niềm tin của nhân dân đối với Đảng và chế độ không còn. Song ngay cả việc bưng bít hay thiếu minh bạch về những vấn đề liên quan đến vận mệnh của đất nước cũng đã và đang dần làm xói mòn lòng tin của nhân dân
Việc một bộ phận không nhỏ các cán bộ, đảng viên tham nhũng, lãng phí, suy thoái đạo đức lối sống... làm cho niềm tin của người dân vào Đảng CSVN đã suy giảm là một thực tế không thể chối cãi. Song đó chỉ là chuyện quá nhỏ nếu so với điều mà tin đồn cho rằng, lãnh đạo Đảng CSVN "... bày tỏ mong muốn sẵn sàng chấp nhận làm một khu vực tự trị thuộc chính quyền Trung ương tại Bắc Kinh, như Trung Quốc đã dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Quảng Tây….". Vì đó nếu điều đó có thực thì sẽ là hành động bán nước cho Trung quốc, điều mà không có ai mang trong mình giòng máu Lạc Hồng có thể chấp nhận được.
Còn nhớ lời của Vua Trần Nhân Tông có nói rằng: "Một tấc đất của tiền nhân để lại, cũng không được để lọt vào tay kẻ khác. Đó là tội phải chu di tam tộc".
Không biết ban lãnh đạo Đảng CSVN nghĩ gì về điều này? Còn chờ gì nữa, sao họ không lên tiếng để bác bỏ tin đồn có hại này, bằng cách bạch hóa toàn bộ "Kỷ yếu Hội nghị" của Hội nghị Thành Đô với nhân dân để xây dựng lòng tin nếu như tin trên là tin đồn nhảm. Chứ không thể im lặng một cách đáng ngờ như hiện nay, để người dân hoang mang mất lòng tin như vậy.
Ngày 08 tháng 8 năm 2014
© Kami
Được biết đây là tin từ bản Kiến nghị "Có hay không một thỏa thuận bán nước"của Thiếu tướng Lê Duy Mật, Nguyên Phó Tư lệnh – Tham mưu trưởng Quân khu 2 và Tư lệnh Mặt trận Hà Giang trong các năm 1979-1984 - Đảng viên 57 năm tuổi đảng, gửi Ban CHTW và Bộ Chính trị, yêu cầu công bố các văn bản của Thỏa hiệp Thành Đô năm 1990 giữa hai Đảng CS Việt nam và Trung quốc để cho nhân dân biết. Trong bản Kiến nghị của mình, Thiếu tướng Lê Duy Mật đã công bố nội dung của một đoạn Thỏa hiệp Thành Đô, mà ông cho rằng có nguồn gốc từ tin của Tân hoa xã Trung Quốc và báo Hoàn cầu Thời báo. Với nội dung một phần của “Kỷ Yếu Hội Nghị” như sau:
“Vì sự tồn tại của sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa Cộng sản, Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam đề nghị phía Trung Quốc giải quyết các mối bất đồng giữa hai nước. Phía Việt Nam sẽ cố gắng hết sức mình để vun đắp tình hữu nghị vốn lâu đời vốn có giữa hai đảng và nhân dân hai nước do Chủ tịch Mao Trạch Đông và Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã dày công xây đắp trong quá khứ. Và Việt Nam bày tỏ mong muốn sẵn sàng chấp nhận làm một khu vực tự trị thuộc chính quyền Trung ương tại Bắc Kinh, như Trung Quốc đã dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Quảng Tây….
Phía Trung Quốc đồng ý và đồng ý chấp nhận đề nghị nói trên, và cho Việt Nam thời gian 30 năm (1990-2020) để Đảng Cộng sản Việt Nam giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Quốc.”. (Hết trích)
Hoàn cảnh ra đời của Hội nghị Thành Đô
Việt nam và Trung quốc là hai quốc gia cộng sản có quan hệ mật thiết, gắn bó với cùng nền tảng tư tưởng là ý thức hệ cộng sản. Trong giai đoạn 1949-1975, Trung quốc đã giúp Việt nam rất nhiều về người và của, đặc biệt là về mặt quân sự trong các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước. Sau năm 1975, quan hệ giữa hai nước Việt nam và Trung quốc đã có các bất đồng sâu sắc, mà đỉnh cao là cuộc chiến Biên giới phía Bắc năm 1979. Khi Trung quốc đã đưa 60 vạn quân tiến đánh và xâm nhập sâu vào lãnh thổ Việt nam trên tòan tuyến biên giới Việt - Trung trong thời gian gần một tháng trước khi rút. Vào thời điểm đó Việt nam đã Sửa đổi Hiến pháp năm 1980, xác định và ghi rõ Trung quốc là kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm.
Trong bối cảnh, từ cuối năm 1989 cho đến đầu năm 1990, hệ thống XHCN ở các nước cộng sản Đông Âu lần lượt sụp đổ, điều này đã gây mối lo ngại cho lãnh đạo Đảng CSVN, họ đã đứng ngồi không yên vì hết đường, không biết bấu víu vào ai. Ban lãnh đạo Đảng CSVN hết sức lo lắng cho sự đổ vỡ của chế độ và cuối cùng họ đã buộc phải tính nước bắt tay lại với người đồng chí Trung quốc vốn là kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm của mình.
Hội nghị Thành Đô ra đời trong hoàn cảnh ấy, vào ngày 3 - 4.9.1990, tại Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc) đã diễn ra cuộc họp thượng đỉnh giữa lãnh đạo cao cấp nhất hai Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam - Trung Quốc. Cuộc họp với mục đích bình thường hóa quan hệ giữa hai nước và hai Đảng. Thành phần tham dự, về phía Việt Nam gồm có Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười, và Cố vấn Ban chấp hành Trung ương Đảng Phạm Văn Đồng. Phía Trung quốc là Giang Trạch Dân, Tổng bí thư đảng cộng sản Trung Quốc cùng với Lý Bằng, Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc. Đáng chú ý, cho đến nay các thông tin về cuộc gặp mặt bí mật này không được công bố trong nước
Hội nghị Thành Đô 1990 được cho là mở đầu một giai đoạn bất bình thường mới trong quan hệ Việt – Trung. Ông Nguyễn Trung, nguyên Thư ký của Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã đánh giá là một thất bại nhục nhã của Việt nam, đồng thời nó trở thành mối uy hiếp trực tiếp và nguy hiểm nhất đối với độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và con đường phát triển của Việt nam. Còn ông Nguyễn Cơ Thạch , nguyên Ủy viên Bộ Chính trị - Bộ trưởng Bộ ngoại giao lúc ấy đã nhận định về thỏa thuận Thành Đô 1990 rằng "Một thời kỳ Bắc thuộc mới rất nguy hiểm đã khởi sự."
Thái độ của chính quyền Việt nam sau Hội nghị Thành Đô
Sau Hội nghị Thành Đô, quan hệ ngoại giao giữa Việt nam và Trung quốc đã nhanh chóng được bình thường hóa và phát triển. Do nắm bắt được các điểm yếu được coi là tử huyệt sống còn của Đảng CSVN, chính quyền Trung quốc đã dần gia tăng sức ép và đòi hỏi Việt nam đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác. Đắc biệt là trong vấn đề lãnh thổ và lãnh hải. Với “Hiệp định phân định biên giới Việt-Trung” và "Hiệp định phân chia vịnh Bắc bộ" được coi là một sự thất bại của Việt Nam, vì nó gây thiệt hại cho Việt Nam đến 227 km2 trên đất liền và 211.000 km2 trên biển, đặc biệt là Việt nam đã nhượng cho Trung Quốc những vùng biển có giá trị về kinh tế và chiến lược. Điều đáng tiếc, những địa danh lịch sử như Ải Nam Quan, vốn của Việt nam thì nay nằm sâu trong lãnh thổ Trung quốc 500m hay Thác Bản Giốc thì bị buộc phải chia cho Trung quốc một nửa.
Trên biển, trước Hội nghị Thành Đô thì ngư dân Việt nam tiến hành đánh bắt hải sản trên ngư trường truyền thống của mình, kể cả khu vực quần đảo Hoàng sa mà không hề gặp trở ngại nào. Nhưng kể từ sau Hội nghị Thành Đô, thì công việc làm ăn của họ bị lực lượng Kiểm ngư, Hải giám của Trung quốc cản trở, bắt giữ người và phương tiện, thậm chí bị bắn chết như trường hợp các ngư dân ở Thanh hóa. Song phía Việt nam đã không có hoặc có những phản ứng rất yếu ớt, không dám nói đích danh là tàu Trung quốc mà chỉ dám gọi là tàu nước lạ. Trên biển thì như thế, còn trên bộ thì Trung quốc đã lợi dụng danh nghĩa đầu tư để thuê các khu vực rừng đầu nguồn, hay tham gia các dự án đầu tư ở những khu vực quan trọng về quốc phòng trong thời gian 50-70 năm, thậm chí 120 năm. Bauxite Tây nguyên ở nóc nhà Đông Dương, Đặc khu Vũng Áng... với hàng nghìn công nhân Trung quốc là những ví dụ điển hình. Về chính trị thì chính quyền thẳng tay đàn áp, bắt bớ bỏ tù những người bày tỏ thái độ chống Trung quốc như blogger Điếu cày, bloggger Phạm Viết Đào hay nhà dân chủ Phạm Thanh Nghiên v.v... Không những thế họ còn cho trấn áp thô bạo các cuộc biểu tình chống Trung quốc do người dân tổ chức.
Tóm lại sau 24 năm Hội nghị Thành Đô, kết quả phía Trung quốc đạt được cho đến nay là: họ đã thò bàn tay nhớp nhúa vào rất sâu không chỉ là khống chế đối với nền kinh tế của Việt nam, mà kể cả việc thao túng các lãnh đạo cao cấp nhất của Đảng CSVN dưới chiêu bài xây dựng CNXH. Phải chăng đó là các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Quốc, điều mà phía Trung Quốc đã đồng ý cho Việt Nam thời gian 30 năm (1990-2020) để Đảng Cộng sản Việt Nam giải quyết ?
Phản ứng của dư luận
Những bằng chứng kể trên thì buộc người ta phải nghi ngờ về những thỏa thuận từ Hội nghị Thành Đô. Việc các lãnh đạo cao cấp giữa hai nước họ đã bàn và thỏa thuận những gì thì chưa ai biết, nhưng trên thực tế cho thấy có những dấu hiệu Đảng CSVN đã và đang tự biến mình, cũng như cam tâm trở thành một chư hầu của Trung quốc. Điều đó càng thấy rõ hơn qua sự kiện giàn khoan HD-981 khi Việt nam chần chừ, rồi không dám khởi kiện Trung quốc ra Tòa án Quốc tế.
Hầu như các thông tin về Hội nghị Thành Đô đã được Đảng CSVN và chính quyền giữ kín một cách tuyệt đối, đây là điều được coi là tuyệt mật, là vùng cấm. Thậm chí kể cả các Đại biểu Quốc hội và các đảng viên trong Đảng cũng không hề hay biết một chút gì, cho dù nội dung của nó liên quan đến vận mệnh của đất nước. Do vậy, trong một xã hội thiếu công khai minh bạch thì đây chính là đất sống cho các tin đồn. Kể cả tin đồn "Việt Nam gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Quốc" như là một khu vực tự trị giống như Nội Mông, Tây Tạng, Quảng Tây.." cũng không là ngoại lệ. Và sự tuyệt đối im lặng của ban lãnh đạo và truyền thông nhà nước trước tin đồn này càng làm cho những tin đồn bất lợi như thế gần với sự thật hơn, vì không phải họ nói "im lặng là đồng ý hay sao?"
Vào lúc này, không chỉ ở ngoài đời thường mà cả trên mạng xã hội người ta bàn tán về tin này với sự hoài nghi cao độ và với những sự giải thích khác nhau. Đáng chú ý là tin đồn này diễn ra sau khi câu chuyện Công hàm công nhận chủ quyền lãnh hải cho Trung quốc của Thủ tướng Phạm Văn Đồng sau một thời gian dài bị chính quyền Việt nam bưng bít, đã được công khai từ phía Trung quốc, trong sự kiện giàn khoan HD-981 mà phía Việt nam đã phải công khai thừa nhận. Khi phía Trung quốc đưa ra và coi đó là bằng chứng chính quyền Việt nam đã công nhận chủ quyền của Trung quốc đối với hai quần đảo Trường sa- Hoàng sa của Việt nam. Điều đó cho thấy không có gì là bí mật, nhất là khi điều tuyệt mật đó đang do Trung quốc - kẻ thù nắm giữ và bị họ biến thành thứ vũ khí để đe dọa và uy hiếp ban lãnh đạo Đảng CSVN. Những bí mật ấy, không chỉ nhằm để chia rẽ nội bộ Đảng CSVN, mà còn phân hóa người dân và chính quyền để họ không còn tin tưởng vào sự lãnh đạo của chính quyền
Phản ứng của các nhân sĩ trí thức và 61 Đảng viên kỳ cựu gần đây nhất đã đòi hỏi nhà nước phải bạch hóa sự kiện Thành Đô, mà theo họ cho biết họ không hề có hy vọng nhận được sự công khai minh bạch của nhà nước. Nhưng họ muốn thông qua các Thư ngỏ, Kiến nghị... nhằm để đánh động dư luận xã hội và thức tỉnh người dân trước nguy cơ Việt nam có thể biến thành một thuộc quốc. Điều quan trọng là cần công khai sự thật để đập tan luận điệu của bọn vẫn được gọi là 4 tốt, 16 chữ vàng giữa hai Đảng CS Việt nam và Trung quốc.
Vì vậy đối với mọi người dân, bây giờ thì thông tin từ Hoàn cầu Thời báo hay Nhân dân Nhật báo nêu trên là hoàn toàn có cơ sở. Vì họ cho rằng điều này khá phù hợp với dư luận gần đây cho rằng sở dĩ chính quyền Việt nam có các hành động phản ứng, phản kháng hết sức yếu ớt trước các hành động lấn át của Trung quốc là vì chính quyền Trung quốc đã nắm được tử huyệt của chính quyền Việt nam. Đó là các tin tức được coi là tuyệt mật về các thỏa thuận bí mật, mà phía Trung quốc cho rằng khi họ "bật mí" sẽ có khả năng làm sụp đổ chế độ hiện nay ở Việt nam. Vậy phải chăng tin đồn nói trên là một trong các tin tức tuyệt mật đó? Và còn bao nhiêu những điều tuyệt mật giữa hai Đảng, hai nhà nước Việt nam - Trung quốc sẽ được giải mật trong thời gian tới?
Kết:
Nói về lòng tin của quần chúng đối với Đảng CSVN, đầu năm 2013, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho rằng "Niềm tin của nhân dân đối với Đảng và chế độ đang bị suy giảm do tệ tham nhũng, lãng phí, suy thoái đạo đức lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên. Nhưng tôi tin, nhân dân bao dung vẫn tin và kỳ vọng nếu Đảng kịp thời chỉnh đốn. Tuy vậy, không được lạm dụng lòng tin của nhân dân." Nghĩa là Đảng sẽ tự đánh mất quyền lực hoặc sụp đổ nếu niềm tin của nhân dân đối với Đảng và chế độ không còn. Song ngay cả việc bưng bít hay thiếu minh bạch về những vấn đề liên quan đến vận mệnh của đất nước cũng đã và đang dần làm xói mòn lòng tin của nhân dân
Việc một bộ phận không nhỏ các cán bộ, đảng viên tham nhũng, lãng phí, suy thoái đạo đức lối sống... làm cho niềm tin của người dân vào Đảng CSVN đã suy giảm là một thực tế không thể chối cãi. Song đó chỉ là chuyện quá nhỏ nếu so với điều mà tin đồn cho rằng, lãnh đạo Đảng CSVN "... bày tỏ mong muốn sẵn sàng chấp nhận làm một khu vực tự trị thuộc chính quyền Trung ương tại Bắc Kinh, như Trung Quốc đã dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Quảng Tây….". Vì đó nếu điều đó có thực thì sẽ là hành động bán nước cho Trung quốc, điều mà không có ai mang trong mình giòng máu Lạc Hồng có thể chấp nhận được.
Còn nhớ lời của Vua Trần Nhân Tông có nói rằng: "Một tấc đất của tiền nhân để lại, cũng không được để lọt vào tay kẻ khác. Đó là tội phải chu di tam tộc".
Không biết ban lãnh đạo Đảng CSVN nghĩ gì về điều này? Còn chờ gì nữa, sao họ không lên tiếng để bác bỏ tin đồn có hại này, bằng cách bạch hóa toàn bộ "Kỷ yếu Hội nghị" của Hội nghị Thành Đô với nhân dân để xây dựng lòng tin nếu như tin trên là tin đồn nhảm. Chứ không thể im lặng một cách đáng ngờ như hiện nay, để người dân hoang mang mất lòng tin như vậy.
Ngày 08 tháng 8 năm 2014
© Kami
(Blog Kami)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét