CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
<- Về tàu HP 90258 TS, do ông Nguyễn Đức Quang ở Hải Phòng làm thuyền trưởng, bị đâm hôm 6-6: Tàu mang số hiệu Trung Quốc đâm thủng tàu cá Việt Nam (TT). “Trước khi áp sát, tàu 45024 không sử dụng loa hoặc tín hiệu khác để thông báo, yêu cầu gì. Khi đến gần, tàu sắt này gỡ bỏ bạt che, chĩa nòng súng về phía tàu của ông Quang, đồng thời lực lượng trên tàu dùng chai lọ để ném, phun nước áp lực cao, dùng sào gắn đinh đập vào bóng cao áp của tàu ông Quang“. – Tàu cá Hải Phòng bị tàu mang số hiệu Trung Quốc tấn công ngay trên đường phân định vịnh Bắc Bộ (LĐ).
- Ngư dân Đà nẵng nói về biển Đông (RFA). “Nhưng đáng sợ nhất là Trung Quốc ít khi nào rượt đuổi tàu mới ra khơi, chúng để ý và đợi cho việc đánh bắt được hai phần ba chặng đường thì bắt đầu rượt đuổi, lúc đó không kịp cuốn lưới, cá cũng không kịp thu hoạch và nếu đầy cá thì chúng sẽ húc liên tục cho đến khi nào chìm tàu mới bỏ đi“. – Chuyện người chủ con tàu bị Trung Quốc đâm chìm (DT). – Quốc hội duyệt chi 16.000 tỷ đồng hỗ trợ ngư dân bám biển (VNE). – 16.000 tỷ đồng cho ngư dân, cảnh sát biển (BBC).
- TQ tăng tàu chiến bảo vệ giàn khoan (VNN). – Vụ giàn khoan Hải Dương 981: Trung Quốc tăng cường thêm hai tàu chiến (LĐ). – Trung Quốc điều thêm tàu chiến đến giàn khoan (VNE). “Lực lượng Trung Quốc ở khu vực hạ đặt giàn khoan gồm khoảng 36 tàu hải cảnh, 21 tàu vận tải và tàu kéo, 44 tàu cá. Số lượng tàu chiến của Trung Quốc hôm nay là sáu“. - Tận mắt chứng kiến giàn khoan Hải Dương 981 (VNN). – Giàn khoan Hải Dương-981 – toan tính và hệ quả trên Biển Đông (TTXVN). – Trung Quốc biện hộ việc đưa giàn khoan dầu vào vùng biển của Việt Nam (RFI). – Trung Quốc cố tình vòng vo, lấp liếm hành vi sai trái ở Biển Đông (CL).
- Trung Quốc chuẩn bị đưa tàu tiếp tế lớn nhất đến Biển Đông (LĐ). – Cận cảnh tàu tiếp tế lớn nhất TQ điều ra Biển Đông (VNN). “Với khả năng mang 11.000 tấn hàng hóa, tàu Type 903A với độ choán nước 23.000 tấn có thể cung cấp nhiên liệu và lương thực thực phẩm cho các tàu chiến TQ đang hoạt động tại vùng biển mở“.
- Giàn khoan Hải Dương-981 – toan tính và hệ quả trên Biển Đông (2) (TTXVN). – Phỏng vấn TS. Nguyễn Hùng Sơn, Phó Viện trưởng Viện Biển Đông, Bộ Ngoại giao: TQ mưu đồ độc chiếm toàn bộ Biển Đông vào 2020 (VNN). – KS Đỗ Thái Bình: TRUNG QUỐC SẼ LÀM GÌ SAU VỤ GIÀN KHOAN? (Nguyễn Văn Minh). “Tiếp sau trò ‘giàn khoan’ là tàu ‘khảo cổ’.” – 5 nhân tố quyết định cục diện ở Biển Đông thời gian tới (DT).
- Trung Quốc tố cáo bị tàu Việt Nam đâm hơn 1.400 lần (VOA). – ‘VN đâm tàu TQ hơn 1.400 lần’ (BBC). “Kể từ 5 giờ chiều ngày 7/6, lúc cao điểm có tới 63 tàu Việt Nam trong khu vực. Các tàu này tìm cách phá vỡ hàng rào của Trung Quốc và đâm vào tàu chính phủ của Trung Quốc tổng cộng 1.416 lần”. – Phỏng vấn bà Huỳnh Thị Như Hoa, chủ tàu cá ĐNa 90152 (Đà Nẵng) và ông James Borton, phóng viên Washington Times: PV Washington Times: Tôi không bao giờ tin điều Trung Quốc nói! (Infonet). – Chú Ba Tập là tay ba xạo có hạng của thế giới ngày nay, mang trong người cái gen thật sự có ở Trung Cộng: không biết xấu hỗ là gì! (Nguyễn Đăng Hưng).
- Phỏng vấn LS Nguyễn Bá Diến: Chuỗi vi phạm trong hơn nửa thế kỷ của Trung Quốc (VOV). – Want Daily: Trung Quốc mở rộng chiến tranh ba mặt trận trên Biển Đông (KT). – Giàn khoan Hải Dương 981: Trung Quốc có dám liều…thẻ đỏ? (ĐV).
- Giàn khoan “981″ tiến hành hoạt động tác nghiệp: Hành vi khiêu khích của Việt Nam và lập trường của Trung Quốc (CRI). – BỘ NGOẠI GIAO TRUNG QUỐC TUYÊN BỐ LẬP TRƯỜNG 981 VÀ ‘KHIÊU KHÍCH’ CỦA VIỆT NAM (VLB). “Chính phủ Việt Nam vi phạm các cam kết được thực hiện bởi các yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc về quần đảo Hoàng Sa, vi phạm nghiêm trọng ‘ngược ngạo’ các nguyên tắc khác của pháp luật và các chuẩn mực trong quan hệ quốc tế… Việt Nam ngay lập tức phải ngăn chặn các hoạt động can thiệp vào lãnh hải Trung Quốc và lập tức rút lui của tất cả các tàu và nhân viên để giảm bớt căng thẳng, hành động càng sớm càng tốt để khôi phục lại sự tĩnh lặng cho vùng biển“.<- Tư liệu chủ quyền Trường Sa – Hoàng Sa – Bài 4: Những nhân chứng phương Tây về chủ quyền Hoàng Sa (TVN). “Người ta cho tàu nhổ neo, gió rất tốt. Và sau đó một thời gian đi đến mỏm đá Paracels. Paracels là một quần đảo thuộc về nước An Nam. Đó là một bãi đá ngầm khủng khiếp có đến hàng trăm dặm, rất nhiều lần đã xảy ra các nạn đắm tàu ở đó“. Mời xem lại: Bài 1: Chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa trong chính sử – Bài 2: Các vua VN đều quan tâm khẳng định chủ quyền – Bài 3: Chuyện cứu tàu của Pháp tại Hoàng Sa
- Việt Nam chưa kịp kiện Trung Quốc thì đã bị “bạn vàng” phủ đầu: China Sends Note to UN over Vietnam Provocation (CRI). Hôm qua, phái đoàn Trung Quốc tại LHQ đã gửi công hàm đến Tổng Thư ký Ban Ki-moon, tuyên bố rằng Việt Nam đang “khiêu khích” và nêu rõ lập trường chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Tây Sa (tức là Hoàng Sa). “Chúng tôi gửi công hàm để nói lên sự thật cho cộng đồng quốc tế biết, để họ hiểu đúng tình hình“. Đây là lần thứ hai Trung quốc gửi công hàm tới LHQ để “tố cáo” các hành động khiêu khích của Việt Nam. Công hàm thứ nhất đã được gửi từ hôm 22-5.
- AFR Dân Nguyễn: Một phút mặc niệm!… (Quê Choa). “Nhìn tàu cá của đồng bào mình bị tàu của Tàu đâm chìm ngay trên vùng trời vùng biển của mình một cách vô nhân tính, mà vẫn có những chiếc mồm thối bảo rằng ’16 chữ vàng, bốn tốt’ vẫn là niềm mong mỏi về lâu dài…; Chiếc khác thối chẳng kém lại bảo, đại ý tình hình Biển Đông chỉ là chuyện vặt, là xích mích vụn trong quan hệ giữa hai quốc gia?“
- Nguyễn Trung: Đánh đánh – đàm đàm, giương Đông kích Tây Tiểu xảo ngoại giao cổ truyền của đại Trung Hoa (viet-studies). “Kinh nghiệm thất bại vô cùng đau đớn trong quan hệ ngoại giao với Trung Quốc từ Thành Đô đến nay là đảng và nhà nước đã bưng bít nhân dân ta sự thật về quan hệ giữa hai nước, qua đó phía ta luôn phải đàm phán với Trung Quốc trên thế yếu và không tranh thủ được sự hậu thuẫn không thể thiếu của nhân dân, dẫn tới nhiều thất bại trong thực hiện các thỏa thuận“. Màn này ta cũng không thua gì TQ đâu. Mời xem lại: “Vừa đánh, vừa đàm” (TCCS). Photo: defenceVN =>
- Hoàng Mai: Người Việt Nam đã mất nước hay chưa? (BVN). “Không biết, đã có ai đại diện cho Đảng cộng sản Việt Nam, đến hỏi ông Đỗ Mười (hiện đang còn sống), xem ông có ân hận gì không, khi ông là người chủ chốt trong việc ký kết ‘Thỏa thuận Thành Đô’, để đưa Đất Nước đến thảm họa hôm nay? Những người Việt Nam, khi đã biết về ‘Thỏa thuận Thành Đô’, thì họ nghĩ gì về ông Đỗ Mười?“
- Nguyễn Thượng Long: NƯỚC CHƯA MẤT…MÀ NHUỆ KHÍ ĐÃ CHẲNG CÒN (Nguyễn Tường Thụy). “Lẽ nào lời tiên tri cách đây hơn 24 năm về trước của cố Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao Nguyễn Cơ Thạch thốt ra lúc hội nghị Thành Đô 1990 kết thúc: ‘Vậy là một thời kỳ Bắc thuộc mới đã bắt đầu!’ … lại đang trở thành hiện thực!” – Điều gì sẽ xảy ra vào thời gian tới? (DCCT).
- BÀI HỌC LỊCH SỬ CẬN ĐẠI VỀ CHIẾN SÁCH VẾT DẦU LOANG CỦA TRUNG CỘNG ĐỐI VỚI VIỆT NAM (Hồ Hải). “Nhưng rõ ràng, hễ khi kinh tế chính trị Việt vào khủng hoảng thì y như rằng Trung Cộng xâm lăng. Vết dầu của Trung Cộng cứ loang dần, loang dần, để hôm nay những cơ đồ, bờ cõi Ông Cha để lại dần co hẹp“.
- Mối nguy Trung quốc và thời cơ lớn của Việt Nam (FB Võ Thị Hảo). “Hãy đảo ngược tình thế bằng những biện pháp mà các chuyên gia chính trị và hầu hết mọi người đều nhìn thấy: hãy dùng mọi hành động, biện pháp và sự chân thành tối thiểu đạt chuẩn văn minh để thiết lập ngay một khối liên minh toàn diện, đặc biệt là về quân sự với Mỹ, khối Nato và khối EU để nhân lên gấp trăm ngàn lần sức mạnh quân sự và chính trị của VN. Khi đó VN sẽ thoát khỏi phận con ếch èo uột, trở thành con cua mà con rắn không thể nuốt trôi“.
- Tâm thư gửi thủ tướng Việt Nam (RFA). “Thủ tướng với quá nhiều kinh nghiệm trong chính phủ, trên nhiều lĩnh vực từ quốc phòng, an ninh cho tới tài chính, vv. và guồng máy giúp việc cho thủ tướng hoàn toàn biết rất rõ. Vấn đề chỉ còn là: LIỆU CHÚNG TA CÓ DÁM THAY ĐỔI HAY KHÔNG?“.
- Tô Văn Trường: KHÔNG TẨY NÃO TRẠNG DÂN TA SẼ CÒN MUÔN ĐỜI KHỔ (BS). “Lo nhất là lãnh đạo sợ, thần phục sức mạnh kinh tế và quân sự của Trung Quốc, bị móc ‘xà mâu’ của họ vào ’4 tốt và 16 chữ vàng’!“
- Làm gì để cứu nước cứu nhà (Lương Kháu Lão). “Trước họa xâm lăng cận kề, mỗi người dân VN hãy suy nghĩ cùng lãnh đạo Đảng và Nhà nước tìm ra những kế sách hữu hiệu nhất để cứu nước cứu nhà . Việt Nam phải làm gì để trước mắt là ‘thoát Trung’ và sau đó là tránh được cuộc xâm lược của Trung Quốc ?” Thì phải Thoát Ngụy (RFA). “Khởi đầu của quá trình ‘Thoát Ngụy’, nhất định phải do giới cầm quyền Việt Nam hiện nay, bởi họ phải chịu ‘trách nhiệm toàn diện’ dựa trên sự ‘lãnh đạo toàn diện’ của ĐCSVN, suốt 70 năm qua. Bên cạnh ‘Sự Thật’, ‘Công Bằng’ phải lên tiếng, dù muộn“.
- MUỐN CHẶN CHIẾN TRANH, PHẢI KIỆN TRUNG QUỐC (Nguyễn Quang Vinh). Kiện Trung Quốc sẽ làm ảnh hưởng tới “tình hữu nghị 16 chữ vàng, 4 tốt”, ảnh hưởng tới đại cục của 2 đảng. – Việt Nam đang cân nhắc thời điểm kiện Trung Quốc (RFA). “Cân” hoài, khi nào mới dám “nhấc” (nhắc)? – Ra tòa, Trung Quốc sẽ bẽ mặt trước công luận (). Bài học giải quyết xung đột biển Đông (TVN).
- Hà Huy Sơn: NHÂN DÂN PHẢI LÀM GÌ ĐỂ ĐỐI PHÓ VỚI DÃ TÂM CỦA TRUNG QUỐC? (Tễu). “Hiện nay, đối với Việt Nam âm mưu của Đảng Cộng sản Trung Quốc là muốn nhanh chóng thôn tính hoặc biến Việt Nam thành một bộ phận lệ thuộc Trung Quốc. Âm mưu đó bộc lộ ngày càng rõ và không thể chối cãi. Lịch sử mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc thì Việt Nam không bao giờ là nước gây chiến, Việt Nam luôn mong muốn hòa bình nhưng Trung Quốc đã, đang và sẽ dùng vũ lực đối với Việt Nam“.
- ‘Điều bất cập của yêu hòa bình’ (BBC). “Sẽ hợp lý hơn khi người ta yêu hòa bình ở tư thế kẻ mạnh, kẻ đủ sức gây đau thương cho người khác mà không thực hiện, chứ khó có thể nói người ta yêu hòa bình ở thế yếu, ở thế bắt buộc phải tự vệ“.
- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có thực tâm chống Trung quốc? (Blog RFA). - Sự kiềm chế không có nghĩa là Việt Nam ở vào thế yếu (CP).
- Kỳ 1: Sách giáo khoa “đối nội” Trung Quốc dạy gì trong sách giáo khoa? (TT). – Trung Quốc dạy gì trong sách giáo khoa? – Kỳ 2 Trung Quốc dạy kiểu “đối ngoại”
- Tư liệu chủ quyền Trường Sa – Hoàng Sa – Bài 5: Bản đồ cổ xác định đảo Hải Nam là địa phận cuối TQ (TVN). “Nếu nói Hoàng Sa của Trung Quốc có lẽ phải lôi cổ mấy viên quan nằm dưới mồ trên đảo Hải Nam sống dậy mà chém đầu!” Mời xem lại: Bài 1: Chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa trong chính sử – Bài 2: Các vua VN đều quan tâm khẳng định chủ quyền – Bài 3: Chuyện cứu tàu của Pháp tại Hoàng Sa – Bài 4: Những nhân chứng phương Tây về chủ quyền Hoàng Sa
- Việt Nam – Philippines giao hữu trên đảo (BBC). – Việt Nam – Philippines giao hữu thể thao tại Trường Sa: Những đồng đội khác “màu cờ, sắc áo” (LĐ). – Việt – Phi giao hữu, Trung Quốc chế diễu (BBC). – Trung Quốc tức tối với giao lưu của hải quân Việt Nam, Philippines (Infonet). – TQ: Giao lưu hải quân Việt-Philippines ở Trường Sa là ‘trò hề lố bịch’ (VOA).
- Scarborough với Việt Nam? Trung Quốc đừng tưởng bở! (PLTP). - Trung Quốc không xác nhận thông tin xây sân bay ở Gạc Ma (GTVT). – Biển Đông: Trung Quốc phủ nhận xây dựng sân bay trên rạn san hô tranh chấp (BizLive). – Philippines cố thuyết phục Trung Quốc “có trách nhiệm” (TP).
- Hải quân Hoa Kỳ sửa chữa, nâng cấp Trạm y tế Hòa Quý (LĐ). – Về tập trận RIMPAC: Trung Quốc tập trận trên biển chung với Mỹ (RFI). – Năm trụ cột trong đại chiến lược của Mỹ (BHC). – Mỹ – Nhật có đủ sức phong tỏa Biển Đông, “trị” hải quân Trung Quốc? (DefenceVN). – Hợp tác Nhật – Việt – Phi: Những khởi đầu mới! (GDVN).
- Khuấy biển Đông, Trung Quốc “gậy ông đập lưng ông” (TP). – GS Robbert Sutters: Trung Quốc đang thất bại về ngoại giao (PLTP). – 3 nỗi sợ “siêu cường số 1” của Trung Quốc (DT).
- Vốn đầu tư Trung Quốc vẫn ồ ạt ‘chảy’ vào Việt Nam (Người Việt). Đã khởi sự chiến tranh kinh tế với VN rồi đây: Trung Quốc cấm các công ty quốc doanh đấu thầu mới ở Việt Nam (DT). “… một quan chức làm việc tại một doanh nghiệp quốc doanh Trung Quốc đề nghị giấu tên nói rằng, công ty này đã được Bộ Thương mại Trung Quốc gọi điện thoại thông báo về lệnh cấm tạm thời nói trên“. - Trung Quốc cấm doanh nghiệp đấu thầu dự án ở Việt Nam (TBKTSG). – Trung Quốc cấm các doanh nghiệp nhà nước đấu thầu tại Việt Nam (RFI).
- Trung Quốc giở chiêu trò kinh tế (NLĐ). - Củng cố lòng tin nhà đầu tư (SGGP). – Không lo sợ khi ‘mất mối’ làm ăn với Trung Quốc (TN). – Giảm phụ thuộc nguyên liệu từ Trung Quốc Cơ hội nhiều hơn khó khăn (SGGP). – Phỏng vấn bà Phạm Chi Lan: Việt Nam có muốn bước khỏi sự lệ thuộc Trung Quốc? (ĐV). – Dệt may Việt khó giảm lệ thuộc vào Trung Quốc (ĐV).
- Cách mạng Nhung Việt Nam đã đến? (FB Võ Thị Hảo). “Hãy
từ bỏ việc đồng nhất Tổ quốc và quyền lợi của nhà cẩm quyền. Đó là một
nhầm lẫn tai hại do tuyên truyền khiến người VN khốn khổ từ bao đời nay.
Thời đại đã khác. Cách thức tiến hành chiến tranh vệ quốc hoàn toàn
khác. Có nhiều biện pháp không phải mất súng đạn và máu xương. Sử dụng
những thế cờ chính trị trong một tổng thể liên minh, bằng CM Nhung và
chiến tranh ngoại giao là biện pháp duy nhất có thể cứu nhà cứu nước
trong thời điểm này“. Cách mạng nhung ở Prague. Photo: AP =>
- Phạm Quang Minh: LƯƠNG TÂM THỜI ĐẠI HAY TIỀN ĐỒN? (Tễu). “Hình
như đã một thời ta ngu ngơ, ta viển vông mà nhận lấy vị trí tiền đồn là
nơi mà có những kẻ đã mưu mô sắp đặt ra khiến dân ta từ Nam chí Bắc ,
chẳng từ một ai đều phải nếm trải biết bao đau thương và cay đắng. Giờ
đây thì người Việt Nam đã ngộ ra một điều đó là quyết không là tiền đồn
của bất cứ cá nhân nào, thế lực nào. Một thứ hư danh quá là viển vông,
quá là đau đớn, than ôi !“
- Bùi Chí Vinh – Lạm bàn về chuyện “hiền tài là nguyên khí quốc gia” (Dân Luận). “Chính
vì ‘hiền tài là nguyên khí quốc gia’ nên chế độ cai trị nào không dám
sử dụng hiền tài thì đất nước ấy không có… nguyên khí“.
- Dân khí suy đồi và trách nhiệm của người Việt Nam (FB Võ Thị Hảo). – Về bài viết “Người Nhật thật sự đánh giá thế nào về người Việt Nam?” (Hà Hiển). “Nếu
các bạn đem câu chuyện trên của tác giả Awake Phamtt đến đọc cho công
nhân ta nghe, mình tin họ cũng sẽ vỗ tay rào rào, khen đúng lắm đúng
lắm, sâu sắc lắm, đáng suy nghĩ lắm, thâm thuý lắm. Nhưng hãy tin mình
đi, sau đó công nhân ta nếu có cơ hội ăn cắp thì họ cũng vẫn ăn cắp
thôi. Nói thế chứ nói thêm một vạn lần nữa thì cũng thế thôi“
- Trương Minh Đức: 16 tổ chức họp mặt tại Sài Gòn: Bước tiến mới của Xã hội Dân sự Việt Nam (DLB). “BS
Nguyễn Đan Quế nêu nhận định: Trong suốt mấy chục năm qua, đây là lần
đầu tiên các tổ chức XHDS có cuộc tập hợp đông như hôm nay, mặc dù cũng
chỉ là những người đại diện cho từng tổ chức“.
- Tuyên cáo của Liên Đoàn Lao Động Việt Tự Do (Dân Luận). “Hôm
nay, ngày 9/6/2014, Liên Đoàn Lao Động Việt Tự Do quyết định ra thông
cáo này để công khai hóa sự hiện diện của Lao Động Việt (LĐV) trong cộng
đồng các xã hội dân sự hiện có mặt ở Việt Nam, nhằm bảo vệ những quyền
lợi chính đáng của người lao động VN, những quyền lợi mà hiện không có
ai bảo vệ“.
- Công đoàn độc lập : Nhu cầu bức bách của công nhân Việt Nam (RFI). “Công
đoàn độc lập không thể là một tổ chức hữu danh vô thực như Tổng liên
đoàn Lao động Việt Nam và các cấp công đoàn cơ sở. Các tổ chức này chỉ
như một khâu trung gian hưởng 2% trên tổng quỹ lương doanh nghiệp mà
chưa hề đồng thuận với bất kỳ yêu cầu chính đáng nào của công nhân trong
gần 1.000 cuộc đình công tự phát hàng năm“.
- Chiến tranh tới nơi rồi mà báo Nhân Dân còn để dành sức chống các “thế lực thù địch”, thay vì chống giặc? “Dân chủ” hay “phản dân chủ”? (ND). “Ðây
là thời điểm để chúng ta nhận diện, phân biệt đâu là người yêu nước
chân chính, đâu là nhà hoạt động xã hội có ý thức trách nhiệm và đâu là
người đang mượn danh nghĩa dân chủ để cản trở sự nghiệp xây dựng, bảo vệ
Tổ quốc“. Đúng vậy, đây cũng là thời điểm đển người dân nhận diện, phân biệt đâu là người yêu nước, đâu là tay sai bán nước! Hề hề…
- THÔNG
BÁO SỐ 4 Cập nhật diễn biến liên quan đến vụ bắt giam Bà Bùi
Thị Minh Hằng, Bà Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và Nguyễn Văn Minh (PGHH).- Đài Phát thanh Quốc gia Séc phỏng vấn Paulo Thành Nguyễn (DTD).
- Nghệ thuật tranh đấu cho nền dân chủ (Nguyễn Văn Thạnh).
- Trần Gia Phụng: Hành trình lá cờ đỏ (DLB). “Vì tham vọng quyền lực và vì làm nhiệm vụ quốc tế mà đảng LĐ phát động chiến tranh 1960-1975, cướp đi hàng triệu sinh mạng Việt Nam và làm cho đất nước đổ vỡ tan tành. Sau ngày 30-4-1975, khi lá cờ đỏ xuất hiện ở các thành phố miền Nam Việt Nam, hàng triệu người bỏ nước ra đi tìm tự do“.
- Tiểu thuyết Cò hồn Xã nghĩa 18 (BĐX). “Vì chỉ có đảng ta mới có quyền bắt người, giết người; mới có quyền cho ai sống thì được sống, ai chết thì phải chết”.
- Trương Minh Đức: Sáu lần “xử” nhà báo để trả thù người chống tham nhũng! (DLB). Về vụ xử nhà báo Đoàn Hữu Hậu. – Nhà báo Đoàn Hữu Hậu (VCV). – Mời xem lại: Khởi tố đối tượng giả danh nhà báo (ND). – Vụ “Nhà báo Hữu Hậu” và lời cảnh tỉnh (NB&CL). – Kỷ luật cảnh cáo Đảng chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang (TT). – Viết tiếp bài: “Truy tố để… “vô tội”?” Hình sự hóa dân sự! (NCT).
- Việt Nam : Bầu Kiên lãnh án 30 năm tù (RFI). – Bầu Kiên bị tuyên án 30 năm tù (BBC). – Bầu Kiên lãnh án 30 năm tù (VOA). – Hình ảnh tuyên án bầu Kiên và đồng phạm (VNN). – Xử vụ bầu Kiên: Khởi tố thêm 2 vụ án hình sự (VNN). – Nhận định khác nhau về bản án Bầu Kiên (BBC). LS Lê Công Định: “Tội lớn nhất của anh Kiên là đã chứng minh rằng ở đất nước này luật pháp có như không”. – Hệ thống tư pháp muốn thể hiện chuyên chính hay cung cấp công lý trong vụ xử bầu Kiên? (FB Osin HuyDuc).
- CA tỉnh Nghệ An phản hồi bài báo “Nhập viện cấp cứu sau khi CA mời lên làm việc” (LĐ). – Mời xem lại: Nghệ An: Nhập việ-n cấp cứu sau khi Công an mời đến làm việc (LĐ). – Bị đánh chết trong nhà tạm giữ (PLTP).
- Đề nghị QH giám sát ODA (VNN). – Phải giám sát những người đi giám sát (TBKTSG). “Đại biểu Trần Du Lịch hôm nay 9-6 đã nêu lên tại Quốc hội một thực trạng đáng giật mình: trong các đoàn giám sát của Quốc hội, ai muốn đi thì đi, bận thì nghỉ“. Phải có dân giám sát những người đi giám sát thì may ra…
- Nợ công (NLĐ). “Gánh nặng nợ công đang tăng lên cả về lượng và chất. Tuy nhiên, điều mà giới chuyên gia lo lắng hơn cả không hẳn chỉ nằm ở tỉ lệ nợ công/GDP như thế nào là ở giới hạn an toàn mà là cơ cấu nợ, khả năng trả nợ và đặc biệt là hiệu quả, chất lượng đầu tư của các khoản vay“.
- Ban soạn thảo bị chất vấn về sự lãng phí chứng minh thư nhân dân 12 số (LĐ).
- TS Trần Đình Bá: Không để cục Hàng không Việt Nam vượt quyền Bộ trưởng Giao thông vận tải (BVN).
- Về việc tìm mộ liệt sĩ: NHƯ LÀ BÁO CÁO (Văn Công Hùng).
- Đặc sản của bạo lực CS: Thiên An Môn (FB JB Nguyễn Hữu Vinh).
- Trung Quốc : Báo Đảng chống nền dân chủ Tây phương (RFI). “Từ Trung Đông, Châu Phi cho đến Ukraina và Thái Lan, tất cả đều bị lôi kéo vào con đường « dân chủ Tây phương » và đã chứng kiến chính sách đường phố dẫn họ từ cuộc biểu tình này đến cuộc biểu tình khác và cuối cùng là xung đột vũ trang“.
- Bắc Kinh đình chỉ đàm phán hợp tác với Đài Bắc (RFI).
- Cuộc Chiến tranh Lạnh kế tiếp: Hệ thống triều cống hiện đại của Trung Quốc (Phan Ba).
- Hải Phòng: Tàu cá bị tàu mang số hiệu Trung Quốc phun vòi rồng, đâm va trên vịnh Bắc Bộ (LĐ). – “Chúng tôi từng cưu mang ngư dân Trung Quốc bị nạn ở Hoàng Sa” (DT). “Chúng
tôi đã từng cưu mang ngư dân Trung Quốc, thế mà giờ đây họ có
thể nhẫn tâm đâm chìm cả tàu cá của chúng ta không thương tiếc”. – Lệnh cấm đánh cá trên biển Đông của Trung Quốc là vô giá trị (MTG).
- Nóng sáng 10/6: Trung Quốc đang cố khiêu khích Việt Nam dùng vũ trang (VTC). – Trung Quốc tăng cường thêm hai tàu chiến (LĐ).
- Bình luận của Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm: Việt Nam phải gấp rút chuẩn bị cho tình huống xấu nhất (TT). – Nếu cuộc khủng hoảng toàn diện xảy ra giữa Trung Quốc và Việt Nam: Mỹ sẽ phản ứng ra sao? (LĐ). – Nếu động vào các đồng minh, Mỹ sẽ dạy cho Bắc Kinh một bài học (VnMedia). Nhưng VN không phải là đồng minh của TQ.
- Đối sách trước kiểu chơi cù cưa của TQ (PLTP). – 5 nhân tố chi phối cục diện Biển Đông (LĐ). – TQ đẩy các nước hợp tác tự vệ ở Biển Đông? (VNN). – Trung Quốc và thảm họa tự tạo (TN).
- Đà Nẵng: Hải quân Hoa Kỳ sửa chữa nâng cấp Trạm Y tế phường Hòa Quý (LĐ). – Chiến đấu cơ Mỹ tập trận ở Malaysia (VNE).
- Kiện Trung Quốc, lãnh đạo Việt Nam cần quyết tâm chính trị (RFI). – Việt Nam đưa vụ giàn khoan ra cuộc họp với 27 nước (VnMedia).
- Vụ giàn khoan: TQ tố cáo VN ra LHQ (BBC). – Một bản dịch khác: Bộ Ngoại giao Trung Quốc – Hoạt động của giàn khoan HYSY 981: Khiêu khích của Việt Nam và lập trường của Trung Quốc (Dân Luận). – Trung Quốc đưa ra bằng chứng: Sách Địa Lý Lớp 9 Việt Nam nói Tây Sa, Nam Sa là của Trung Quốc “Trong
bản tin ngoài công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, bản tin còn dẫn
sách Địa Lý lớp 9 do Nhà xuất bản Giáo Dục phát hành năm 1974 nói Tây Sa
và Nam Sa, tức là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, là một phần của Trung
Quốc“. – Trung Quốc vu cáo Việt Nam ở Liên Hiệp Quốc (TT).
- Nửa đêm, ai thò bàn tay nhám nhúa đốt cháy Xí nghiệp Bản đồ? (TCGĐ). “Nhận
được thông tin xí nghiệp Bản đồ Đà Lạt ở số 14 đường Yersin, thành phố
Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng bị cháy lúc nửa đêm, rất nhiều người dân đã lo
lắng. Khi sự việc xảy ra, nhiều người bàng hoàng và liên tưởng ngay đến
bàn tay nhám nhúa của ai đó đang cố ý phá hoại vì đây chính là nơi đang
lưu giữ rất nhiều tài liệu quý về chủ quyền đất nước Việt Nam!“
- Đỗ Thành Công: Ai bán Ải Nam Quan? (ĐCV). “Cho
đến giờ dư luận trong và ngoài nước vẫn chưa tìm ra nguyên do sâu xa và
bí ẩn của việc bán một phần cơ đồ nước Việt cho Trung Quốc. Một số tin
cho là có thể Ðảng CSVN bị Trung Quốc lừa nên phải ký Hiệp Ðịnh, hoặc
chi tiết hơn thì cáo giác họ Lê đã bị trúng độc kế mỹ nhân nên phải ký
nếu không muốn bị đốt cháy. Có tin là Trung Quốc hứa hẹn cho Việt Nam 2
tỷ dollars để đổi lấy các nhượng bộ trên, hoặc CSVN phải bán đất để trả
nợ Trung Quốc vì thiếu từ thời chiến tranh chống Mỹ… “- Thái Hữu Tình: Nụ cười Thành Đô – Bài ca bán nước (BS). – Giải tán đảng cộng sản để thoát Trung cộng (DLB).
- Lê Diễn Đức: Vũng lầy ý thức hệ (Người Việt). – Thoát Trung hay thoát Cộng? (RFA). TS Hà Sĩ Phu: “Muốn
thoát Trung được thì phải thoát Cộng được. Cái gì là trở lực, nó hạn
chế nó ngăn cản cái việc thoát Trung? Thì chính là cái việc mình chung ý
thức hệ“. – Hiền Minh: KHÔNG THỂ CÓ CON ĐƯỜNG NÀO KHÁC! (Quê Choa). – Tôi nhìn lịch sử để hy vọng rằng sau Lê Chiêu Thống đã có một Quang Trung! (FB Nguyễn Đình Bổn).
- Lê Đăng Doanh: Biến họa thành phúc trước âm mưu của Trung Quốc (TP). – Bà Phạm Chi Lan: Giảm phụ thuộc về kinh tế để đề phòng Trung Quốc “chơi xấu“ (MTG). – Phỏng vấn chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành: Trung Quốc cấm doanh nghiệp đấu thầu mới tại Việt Nam – Đã đến lúc tỉnh thức trước “hồi chuông” đánh động từ Trung Quốc! (DT). “Nếu
phía Trung Quốc không tham gia vào các dự án gọi thầu lớn của Việt Nam
thì thế giới còn nhiều nhà thầu khác để Việt Nam lựa chọn, chứ Việt Nam
không bắt buộc “phải” chọn nhà thầu Trung Quốc vì rẻ hay vì những hứa
hẹn trong tín dụng xuất khẩu“.
- NHỮNG NGUYÊN NHÂN KHIẾN TRUNG QUỐC ÁP ĐẢO KINH TẾ VIỆT NAM (Alan Phan). – Biện pháp kinh tế của Trung Quốc có đáng ngại? (VTV). – Không ai phụ thuộc ai! (TBKTSG). – Việt Nam chưa nhận được thông tin gì về việc Trung Quốc dừng đấu thầu (MTG). – Nguyễn Xuân Nghĩa: Xoay trở và trăn trở (Người Việt).
- Xử 2 đối tượng ‘hôi của’ vụ xô xát tại Vũng Áng (VNN). – Phạt tù hai kẻ trộm cắp ở Formosa, Vũng Áng (TT). – Đúng mực (TBKTSG). “Đã
đến lúc các bên bình tĩnh ngồi lại với nhau để xác định cho đúng mức độ
thiệt hại, cách thức bù đắp với mục đích cao nhất là phục hồi sản xuất,
duy trì công ăn việc làm và duy trì các công đoạn cung ứng mà các doanh
nghiệp này cũng chỉ là những mắt xích thành phần. Ví dụ, một bài báo
trên tờ Taipei Times vào tuần trước đã giật tít: Thiệt hại của các doanh
nghiệp Đài Loan trong các vụ đập phá lên đến 5 tỉ đô la Mỹ…”
- Tuần tin người bảo vệ nhân quyền 2/6 – 8/6/2014: Họp mặt các tổ chức XHDS: Bàn luận về quyền tự do thành lập hội ôn hòa (Cựu TNLT).
- Lê Quốc Tuấn – Thông cáo báo chí nhân dịp kỷ niệm 2 năm hoạt động của Con Đường Việt Nam (Dân Luận).
- Nguyễn Đình Hà – Cơ quan công quyền không làm theo pháp luật thì làm sao người dân tôn trọng anh được? (Dân Luận).
- Nguyễn Tất Thịnh: Dân tộc hào vượng, Quốc gia hùng cường (Chúng ta).
- Lãnh đạo Mặt trận hệ thống một số sai phạm của ông Đinh Đức Lập tại hội nghị triển khai lấy phiếu tín nhiệm (Hữu Nguyên).
- Chất vấn chuyện SGK, DNNN, Biển Đông (VNN). – Đại biểu Bùi Thị An: Sách giáo khoa nên có bài học về Hoàng Sa, Trường Sa (TP). – “Chọn chuyên đề giám sát phù hợp với tình hình hiện nay” (VnEconomy). – Bộ trưởng Tài chính: Sức ép vay nợ mới để trả nợ cũ (VNN).
- Phong tướng cần tránh “nhanh, nhiều” (TT). “Các
ý kiến này có chung cách đặt vấn đề là phải đảm bảo giữ được vị thế, uy
tín của đội ngũ tướng lĩnh. Tránh ‘nhanh, nhiều’ theo hướng lên tướng
nhanh hơn, một năm nhiều đợt phong hơn nhưng lại không đi cùng với chất
lượng thực sự“.
- Căn cứ kết án 30 năm tù giam đối với bầu Kiên (VNN). – Tuyên án “bầu Kiên”: Băn khoăn mức án dành cho các bị cáo (VNN). – Kiến nghị xem xét trách nhiệm đối với vợ và em gái ‘bầu” Kiên (DT).
- Méo mó xã hội hóa bệnh viện công tại Hà Nội – Bài 2 Vì sao thuê côn đồ chém giám đốc bệnh viện? (TP).
- Hà Nội: Côn đồ đòi tiền bảo kê quán tẩm quất, tấn công cảnh sát (DT). – 3 cảnh sát bị giang hồ vây đánh trong quán massage (Zing). Hai tờ báo đưa ra thông tin khác nhau. Báo Dân Trí: “Nhận tin báo nhóm đối tượng côn đồ đến đòi tiền bảo kê tại quán tẩm quất, tổ công tác công an phường có mặt để giải quyết“. Báo Zing: “Thấy 3 cảnh sát đến quán tẩm quất – massage, 4 tên côn đồ vác dao tấn công. Trước khi bỏ đi, chúng đập phá xe ôtô của lực lượng làm nhiệm vụ“. Biết tin báo nào?
- Tiết lộ kho báu 4,8 tấn vàng quân Nhật chôn giữa Sài Gòn (VNN). Nếu có được 4,8 tấn vàng này, thì cũng chỉ có thêm khoảng 192 triệu
đô (4,8 tấn = 153.600 oz [1 tấn = 32.000 oz] 153.600 oz x USD 1.253,9
[giá vàng hôm nay trên thế giới] = USD 192,6 triệu), không đủ tiền để
mua 1 chiếc tàu chiến loại xịn của Mỹ (nếu Mỹ chịu bán) để đánh giặc. Cỡ
như chiếc tàu chiến USS Oliver Hazard Perry của Mỹ cũng mất hơn 600 triệu đô. (BL: Nhưng nếu là đồ cổ thì cũng được giá đó!)
KINH TẾ- 50% vay nước ngoài, 50% vay trong nước (TT).
- Sức mua giảm, nội lực doanh nghiệp yếu (SGGP).
- Gần 4.000 công nhân vệ sinh môi trường ở TP.HCM bị nợ 5 tháng lương (MTG).
- Lộ diện “đại gia” Việt muốn chi gần 10 tỷ USD đầu tư dự án giao thông (BizLive).
- Mạnh tay chi nghìn tỷ, bầu Đức đi nuôi bò (VTC).
- Về việc chuyển đổi tập trung đất lúa sang cây thanh long: Mừng nhưng vẫn lo (SGGP). – Giá trái cây giảm sâu, nhà vườn Đồng Nai, ĐBSCL khóc ròng (TT).
- Lúng túng trong bảo hộ nhãn hiệu nông sản (ND).- Xuất khẩu gạo vẫn khó đường ra (LĐ).
- Áp giá trần các sản phẩm sữa dành cho trẻ em Đề phòng các chiêu “lách luật” (ND).
- Thị trường điện máy trông chờ mùa World Cup (PLTP).
- Cuộc chiến chính sách kinh tế tại Trung Quốc (VNE).
- Bất động sản đang “ăn bám” thị trường tài chính (VnEconomy).
- Tổng hợp tin thị trường gạo ngày 10/6 (Gafin).
- Giảm giá sữa: Chỉ là nhất thời? (VTC).
- Thị trường xăng dầu sẽ tăng tính cạnh tranh? (VOV/ BizLive).
- Video: Dân Đà Lạt trắng tay vì hành tây Trung Quốc ồ ạt tràn vào (VTV). – Nông dân Đà Lạt gạt nước mắt đổ hành tây làm phân bón (PLVN).
VĂN HÓA-THỂ THAO- NGƯỜI KÉO MÀN : Tiểu thuyết kịch NHẬT TIẾN (KỲ 7) (Nhật Tuấn).
- Chuyện kể năm 2000 (kỳ 1) – tiểu thuyết của Bùi Ngọc Tấn (Văn Việt). Mời xem tiếp 60 chương khác tại đây (VN Thư quán).
- THANH CHÂU TRỞ LẠI… (Nguyễn Trọng Tạo).
- Truyện ngắn: Gái góa đi bán cao dê (FB Võ Thị Hảo).
- Chuyện tổ quốc moving bất thành (Da Màu).
- Ngọc Châu giới thiệu phần 6 tập “108 Bài thơ Đường chọn dịch” (VCV).
- Thơ Hoàng Lê Diễm Trang (Văn Việt).
- Vương Dương Minh chinh phạt Man – Di (Phần 2) (BHC). – Mời xem lại: Vương Dương Minh chinh phạt Man – Di (Phần 1)
- OSHO – Thượng Đế chính là tồn tại (tiếp theo) (Phạm Nguyên Trường).
- Nguyên tắc vẽ tranh, tạc tượng đài và chủ nghĩa hiện thực thị giác trong văn học Việt Nam trước 1975 (Văn Việt).
- Hình ảnh nghệ thuật tuần lễ 09-15.06.2014: điêu khắc gia Mai Chửng (Da Màu).
- World Cup Brazil 2014: Đánh giá tình hình bảng D (RFA). – Ký ức tuổi thơ với World Cup 1998 (BBC). – Tuyển Đức, cỗ xe tăng của tôi (BBC).
- Nadal lần thứ 5 liên tiếp vô địch giải Pháp mở rộng 2014 (VOA).
- Buông (Mùi máu II) (Văn Việt).
- Đôi điều về trách nhiệm cá nhân (Chúng ta).
- Nam Quốc dị truyện 40 (CAND).
- Đá bóng bằng quả dừa đang bốc cháy (Tiin).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC- Các nhà giáo phản biện những sai lầm sau kỳ thi tốt nghiệp (VNE). “Nhưng sẽ thế nào nếu tương lai của Tổ quốc chỉ giỏi Toán, Lý, Hóa, Sinh, Ngoại ngữ nhưng lại mơ hồ về lịch sử dân tộc. Những thế hệ đó sẽ đưa đất nước Việt Nam đi đến đâu và theo hướng nào?“.
- Đề thi mở và đáp áp “đếm ý cho điểm” (MTG). – Để có cách chấm mở với đề thi mở môn Ngữ văn tốt nghiệp (GDTĐ).
- Tỉ lệ tốt nghiệp THPT sẽ không thấp hơn 2013? (VNN).- Về kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ 2014: Tư vấn trên nhiều kênh thông tin (SGGP).
- Chân dung nam sinh đạt trên 100 điểm TOEFL iBT (Zing).
- Học ĐH Mỹ miễn phí với “Gói đầu tư giáo dục” tại SaigonTech (PLTP).
- Miễn học phí cho sinh viên ngành sư phạm hệ chính quy (VOV).
- Gửi tặng yêu thương tới học sinh khó khăn (ND).
- Câu hỏi về biển đảo: Nhiều thí sinh đạt điểm tuyệt đối (DT). – Đã có nhiều điểm 9 môn Ngữ văn tốt nghiệp (GDTĐ).
- Tuyển sinh ĐH: Lộn xộn quy định môn thi chính (VNN). – Tuyển sinh riêng: Thí sinh lưu ý để không mất quyền dự thi (GDTĐ).
- 40 học viên nộp 1 tỷ đồng chống trượt cao học (Zing). – “Nóng” chuyện học sinh đổ xô đi luyện thi vào trường chuyên (MTG).
- Một thế hệ tú tài mới như thế nào? (TBKTSG).
- Bằng giả: Kính thưa các “đồng chí chưa bị lộ”… (GDVN).
- TT Obama giúp giảm gánh nặng nợ học phí sinh viên (Người Việt).
- Bắt đầu thử nghiệm ngăn chận Alzheimer’s nơi người già (Người Việt).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG- Người dân mất ăn mất ngủ vì lo nhà bị “nuốt” (DT).
- Tự tử sau khi để lại thư tuyệt mệnh ‘không ăn trộm chó’ (Zing).
- Hải Phòng: Tai nạn kinh hoàng, hơn 40 khách du lịch bị thương (giadinh.net).
- Hàng trăm hộ dân đã bị bọ xít hút máu người tấn công (LĐ).
- Cơm Có Thịt và Quỹ Trò Nghèo Vùng Cao (Trần Đăng Tuấn).
- Nuôi ‘siêu sâu’ có thể gây thảm họa tương tự ốc bươu vàng (MTG).
- Ký ức bàng hoàng của người sống sót vụ tai nạn ở Thái Lan (VNN). – “Khi tôi tỉnh lại, mọi người đều đã cháy đen…” (DT).
- Ấn Độ: Nhà máy thủy điện xả lũ cuốn trôi hơn 20 sinh viên (TT). – Đập xả lũ bất ngờ, 24 sinh viên Ấn Độ mất tích (Zing). – Ấn Độ mở chiến dịch tìm kiếm học sinh bị nước lũ cuốn trôi (VOV).
- Paris đau đầu vì “khóa tình yêu” (NLĐ).
- Điều trị bảo tồn ung thư phụ nữ (24h).
- Sống trong chung cư đặc biệt 1,5 mét giữa Hà Nội (Infonet).
- Bà mù nuôi cháu dại (DT).
QUỐC TẾ- Tân Tổng Thống Ukraine đối mặt với thử thách đầu tiên (VOA). – Tân tổng thống Ukraina : Một tuần lễ để bình định miền Đông (RFI). – Ukraina đã thả hai phóng viên truyền hình Nga bị cáo buộc làm gián điệp (LĐ). – Hơn 7.000 người dân Ukraina đã trốn sang vùng Rostov của Nga (LĐ).
- Trung Quốc thúc đẩy quan hệ với Ấn Độ (BBC). – Quan hệ Trung – Ấn gập ghềnh dưới thời ông Modi (NLĐ). – Trung Quốc và Ấn Độ tìm cách xích lại gần nhưng vẫn còn nghi kỵ. (RFI). – Truyền thông Trung Quốc ra sức ‘làm thân’, Ấn Độ vẫn ‘lạnh nhạt’ (Infonet). – Ấn Độ, TQ thảo luận tăng cường thương mại, tranh chấp biên giới (VOA). – Ấn Độ xem an ninh hàng hải là ưu tiên hàng đầu (LĐ).
- Giới chức Mỹ, Iran, EU đàm phán trực tiếp tại Geneva (VOA). – Hạt nhân : Đàm phán trực tiếp Mỹ – Iran (RFI).
- Pakistan : Taliban tấn công sân bay Karachi, 28 người chết (RFI). – Tấn công sân bay Karachi, 23 người chết (BBC).
- Đức Giáo Hoàng, lãnh đạo Israel, Palestine cầu nguyện cho hòa bình Trung Đông (VOA). – Tổng thống Israel và Palestine cùng cầu nguyện tại Vatican (RFI).
- Án chung thân cho người giết Politkovskaya (BBC). – Án chung thân cho thủ phạm vụ sát hại nhà báo Nga Politkovskaia (RFI).
- Cử tri Mỹ muốn cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton ứng cử Tổng thống năm 2016 (LĐ).
- Đảng Dân chủ Kosovo của Thủ tướng Thaci tuyên bố thắng cử (VOA).
- Quân đội Thái trước quốc gia chia rẽ (BBC).
- Hungary : Chiến tranh giữa truyền thông và chính phủ (RFI).
- Campuchia bác tin Thủ tướng Hun Sen bị đột quỵ (VNN).
- Tổng thống Pháp hoàn thành sứ mệnh ngoại giao (RFI).
- Thân nhân MH370 quyên 5 triệu đô treo thưởng (VNN).
- Sự thật về vụ khủng bố tàn khốc ở sân bay Pakistan (VNN). – Taliban nhận thực hiện vụ tấn công phi trường Karachi (VOA). – Sân bay Karachi mở cửa trở lại (BBC).
- Ukraine, Nga nối lại đàm phán về khí đốt (VOA). – Đặc sứ Ukraine, Nga đạt được ‘sự hiểu biết hỗ tương’ về kế hoạch hòa bình (VOA). – Nga kết án 5 người trong vụ sát hại ký giả Politkovskaya (VOA).
- Mỹ triển khai máy bay ném bom tàng hình ở châu Âu (VNN). – NATO tập trận quy mô lớn ở Baltic (VNN).
* RFA: + Sáng 09-06-2014; + Tối 09-06-2014* RFI: 09-06-2014
2322. Cuộc đàm luận Gia thất Nhà Trần trước Hội nghị Diên Hồng
Nguyễn Tất Thịnh
09-08-2014
Tôi suy nghiệm, tưởng định lịch sử để viết về những đối thoại này trong Gia thất nhà Trần trước nguy cơ thôn tính Nước Nam ta bởi dã tâm của Triều đình Nguyên Mông (1284 ). Lịch sử luôn chứa đựng những bài học vĩ đại, những nguyên lý cơ bản nhất, những trải nghiệm điển hình…có ý nghĩa không chỉ với việc kinh bang tế thế sau này của các Triều chính mà từng người dân cũng có thể rút ra những điều bổ ích cho tri thức và nhân sinh của mình. Trong mưu sự lớn thế nào cũng có kẻ như Trần Ích Tắc ! Nhưng hay hơn là luôn có người như Trần Quốc Tuấn ! Tinh thần và giá trị tuyệt đỉnh của Nhân dân có sẵn và chỉ tìm thấy trong phương pháp thực hành Dân chủ!
Trần Thánh Tông : Các vị, Đất nước thực đang lâm nguy! Sau trận thắng 1258 , chúng ta đã khiêm cung mà nhận là Phiên xứ của Triều đình nhà Nguyên. Nay Hốt Tất Liệt không từ giã lòng tham tàn lại quyết chí lăm le thôn tính nước Nam ta mà chuẩn bị điều đại binh thuỷ bộ lần thứ hai sang đánh. Trần Nhân Tông đã sai Sứ giả là Trần Phủ sang đó xin yết kiến nhằm thuyết phục và chậm lại ý đồ xâm lăng của chúng. Hốt Tất Liệt không thèm tiếp, rồi Trần Phủ cũng cố gặp được vài quân thần bên đó nhưng cả bầy họ không đếm xỉa gì. Triều đình ta cai trị xã tắc nhưng thực ra là họ tộc nhà Trần ta có trách nhiệm lớn mà quyết vậy. Nên hôm nay mời các ngươi đến, gọi là trong một nhà, không nệ cao thấp, hãy thoải mái thẳng thắn trò chuyện về việc có nên hay không đánh nhà Nguyên Mông, chứ không phải là một nghị sự chính thức lúc thiết Triều. Trần Phủ, trước hết ngươi kể lại vài điều mắt thấy tai nghe về chuyến đi vừa rồi cho mọi người cùng nghị sự.
Trần Nhân Tông : Trước khi nghe và mọi người có ý kiến, ta phải nói rằng : ta đã cử người đón đánh Trần Di Ái ở biên giới, điều đó cũng đã thể hiện rõ cái ý của ta không tuân phục, sợ hãi gì vua Nguyên Mông. Vua Nước Nam phải là ý chí, ý nguyện của người Nước Nam chứ không phải kẻ ngoại bang tuỳ tiện ỷ thế mạnh mà phong tước hiệu làm xỉ nhục Thiên định, lòng Dân nước Nam ta. Còn tên sứ quốc Sài Thung của chúng vô lễ nên ta đã đuổi về.
Trần Phủ : Tâu Thái Thượng Hoàng. Cảm giác của Thần là đất nước họ rộng lớn quá đỗi, nhân lực vật lực và phong khí vô cùng dồi dào. Kinh khiếp là muôn người họ, kể cả nghèo khổ cùng cực vẫn coi việc vào lính vừa là cứu đói bản thân, vừa là gia đình oai oách với hàng xóm, vừa là trúng ý nguyện dân tộc bá quyền thấm trong huyết quản. Nhà Nguyên vốn chẳng phải là cội nguồn văn hiến Hán gì, chỉ là đám người Mông Cổ lấy tiếng vạn vó ngựa làm vui, tiếng rừng binh đao trong hú hét làm niềm sống, hợm hĩnh liều lĩnh coi thường cái chết của bản thân và tàn bạo sẵn sàng lấy đi cái chết khác của muôn dân, nhưng đã cai trị được Trung Hoa bằng bạo lực vô tận và kỳ lạ hơn như cộng hưởng mà sử dụng được cái văn hiến, phong hoá, nhân khí, bản chất của người Trung Nguyên như thế, nên thêm ngàn lần gớm ghiếc cái tham vọng của họ. Khác hẳn người Nước Nam ta hiền hoà, an phận, cần lao trên cái mảnh ruộng nhỏ được truyền đời là thấy đủ, đu đưa dưới bóng tre kẽo kẹt là sướng thư thới, thấy cánh cò khi chiều tà làm cảm hứng thi ca, nghe tiếng đàn một dây là lòng bần bật thổn thức, đo thế giới từ xóm Đông đến xóm Đoài được xem là thông thái, làm ăn từ thôn Thượng xuống thôn Hạ là tự thấy giỏi giang…
Trần Nhật Duật : Ông thôi cái giọng đó đi ! Ta chỉ thấy cái khẩu khí nhược tiểu, yếm thế trong cách cà kê của ông. Đã quên cái đận quân dân Nước Nam chúng ta đánh cho chúng tơi bời ở Đông Bộ Đầu năm xưa ( năm 1258 ) hay sao ?
Trần Quốc Tuấn : Thần nghĩ ông ấy nói không có ý đó đâu. Trần Phủ được Triều đình ta coi là mẫn tiệp, có khí phách, đại diện cho tinh thần nước Nam ta trong đó có mang trong trái tim mình cả sự tự cường của cuộc chiến thắng giặc Nguyên Mông lần trước ! Cứ để ông ấy nói về cảm giác của mình chúng ta sẽ hiểu chuyện hơn! Ở cuộc chiến trước chủ trương của vua Mông Cổ là đánh ta để mở đường cho đại quân của chúng dễ bề đi vào thuận lợi để đánh Nam Tống từ mặt dưới. Ba cánh quân của chúng lúc đó vào nước ta chưa nổi 1 vạn quân, lại không quen sông nước thổ nhưỡng…Rồi khi mục đích đánh Nam Tống để bình định thôn tính Trung Hoa của họ đã xong, bây giờ là một Vương Triều Nguyên Mông hoàn chỉnh với cả tiềm lực Trung Hoa, lại muốn báo thù lần thua trận trước của một đội quân kiêu hùng chinh Nam dẹp Bắc thắng Đông bình Tây, thêm với cái tinh thần xưng bá muôn thưở của người Hán, lần này sử dụng muôn người Vân Nam làm lính…thì cục diện và tính chất đã thay đổi quá nhiều phải không ạ?
Trần Quang Khải : Vậy cứ nói tiếp đi. Thế điều anh quan sát thấy về lực lượng, quân bị của họ ra sao ? Dù nghe được gì thì trong lòng chúng ta đã sẵn một điều nung nấu : nếu không còn ý chí dám đánh chúng thì đã không ngồi dự những cuộc như thế này! Nhưng biết thêm được sự thật vẫn tốt hơn !
Trần Phủ : Dạ thưa , binh bị, đồn trú, tiềm lực thực của chúng thì làm sao tôi có cơ hội để biết cặn kẽ được đây ? Nhưng rõ ràng viên phó quan tổng chấn Kinh Thành thì cho tôi đi một ngày trên lưng ngựa chiến để tham duyệt những đội quân cấm vệ thực quy củ chưa từng thấy. Tôi lo rằng các sĩ binh ta không đủ sức vóc và kỉ luật mà cưỡi điều khiển những con tuấn mã đó, khi phi như bay vẫn giữ được hàng lối, hiệu lệnh trên uy dưới nghiêm. Nữa là, riêng việc nhìn vào nét mặt chúng, tôi đã thấy sự tuân thủ, sẵn chết và sát khí, nhìn từng con ngựa tôi cảm thấy đó là những cỗ xe sắt đạp sự sống tan ra như cát bụi dưới chân, rồi trên sông, những chiến thuyền to bằng bao nhiêu lần cái lầu to nhất của nước mình là bằng mọi con sóng…
Trần Ích Tắc : Thật khiếp đảm quá nhỉ ! Muôn tâu Thái Thượng Hoàng cùng thưa Bệ Hạ, thần trộm nghĩ: Trần Phủ tuy đi sứ không có kết quả , nhưng những gì ông ấy kể cũng là một lợi ích đáng suy ngẫm. Dân ta ít, quê mùa, quân sĩ cũng trải qua gần ba chục năm không chiến đấu, rồi kiêm nhiệm làm cả việc đồng áng giỏi hơn đánh trận. Đất ta rộng, sao bằng ta lại thực hiện chước rời bỏ Thăng Long lui về phương Nam. Lý Công Uẩn thời trước không hiểu sao lại đẩy Kinh thành nước Nam lên cao phía Bắc làm gì chứ ? Càng tiến về Nam quân Nguyên Mông, người Hán Nguyên càng bị suy yếu bởi thổ nhưỡng, ta càng lùi về phía Nam lại đem quân dân theo để nuôi dưỡng che chở Triều đình, há chẳng thể mưu sự sau này tiếp hay sao ? So với họ chúng ta chỉ như bộ tộc nhỏ, nếu đánh chúng bây giờ chẳng phải là đem cơ đồ bấy lâu như trứng chọi đá ?
Trần Quang Khải : Phía Nam tiềm năng ra thế nào thực xưa nay chúng ta không có bằng chứng văn khế của tổ tông để lại mà tra cứu, mật độ dân cư nhỏ, lại giáp vùng ảnh hưởng của Chiêm Thành, nước này vốn chẳng ưa gì ta, đã thế trước ta cũng lờ đi lợi ích của họ mà trợ giúp Nguyên Mông lương thực đánh họ. Người phía Nam xưa nay lo lợi ích làm ăn của bộ tộc mình chứ lại càng không quen gì với chiến trận. Tổ tông mình Bắc Tiến cũng có cái lý lâu dài, ấy là : vừa có sẵn điều muốn biết về địa lý do người Hán để lại, vừa muốn gần Phiên Bắc, vừa muốn xây phên rậu với bá quyền từ xa, người Nước ta như lưỡng tính chẳng lạ cách của người Hán, lại cùng thân với người Nam, cũng phải lo đối phó hàng nghìn năm với muôn giặc phương Bắc mà kinh nghiệm. Nên ta cho là điều Ích Tắc vừa có nhời cũng là nông cạn. Ta lùi thì bao giờ mới tiến được đây ? Ta đâu còn là Bộ tộc như anh nói ? Liệu cái mồm kẻo cái lưỡi hôi hám của anh không còn trong họng đâu ! Bộ tộc mà có Đế Vương hay sao ?
Trần Quốc Tuấn : Trận chiến trước ta lui binh khỏi Kinh thành đó là kế sách chủ chiến chứ không phải là tinh thần chủ bại ! Quân đội chúng đi xa mệt nhọc lại không có lương thực, thành quách, nhà cửa, dân chúng thì há chẳng đi vào chỗ tự chết hay sao! Lúc đó cũng có đến cả trăm năm quân sĩ ta cũng chưa từng thử thách chiến trận đó sao?! Dân lúc đó chả ít đó sao ?!… Nhưng lần này kẻ thù đã là đội quân hùng hậu, có cả một giang sơn bao la, tiếp vận từ Vân Nam bằng mọi đường đều dồi dào thuận lợi… Thực là bây giờ cần phải có một kế sách khác ? Dẫu đành một thân này chết ngoài nội cỏ, xác này bọc trong da ngựa cũng cam lòng, nhưng còn xã tắc phải bảo tồn !
Trần Phủ : Dạ …chứng kiến thì thấy sức mạnh Nguyên Mông không thể có chút gì coi khinh cho được ! Thực thì tôi tìm cảm nhận trong sách Thánh dạy : chẳng kẻ nào mà không có điểm yếu ! Vì thế cố trấn tĩnh khi đi sứ mà quan sát điều đó: Lôi chúng xuống ngựa, bắt chúng rời tàu, cắt đường tiếp vận, cả đoàn kỵ binh thiết giáp nếu chia nhỏ ra thì từng kẻ trong đó cũng là kẻ cưỡi ngựa chăn gia súc thường thôi ! Một người thậm chí là anh hùng khi đã lên ngựa thì có khi thương thuyết bằng tí lợi ích là xong, nhưng khi đã để họ thành đội quân lại đang xông trận thì chẳng có gì thương thuyết nổi ngoài mưu đồ chiến thắng ! Chẳng phải là bài của người Trung Nguyên đó ru?! Chỉ e…
Trần Nhân Tông : Ta đã cảm được chút khẩu khí muốn nghe, nhưng ngươi e điều gì ?
Trần Ích Tắc : Chắc ông ấy muốn nói là e rằng ta có làm được điều đó mà không thôi! Tôi thấy ‘cái e’ đó có lý lắm : chặt nhỏ được một cây cổ thụ to ra từng miếng nhỏ như thế phải cần cây rìu to, người tiều phu phải khoẻ, và cũng không thể trong một ngày. Lôi được kẻ xuống ngựa không trông cậy được vào kẻ gió thổi bay. Nước Nam ta nhỏ thế này lấy gì đây có giá trị với lòng tham vô bờ của họ mà thương thuyết ?
Trần Khánh Dư : Ông nói thế là không phải ! Một mình ta đây cũng là một giá trị khiến chúng phải tính đến chưa nói là cả Hoàng Tộc ! Chưa nói đến là dân nước Nam ! Ta thấy nếu chúng vào thì phải đánh ở mọi lúc mọi nơi có thể, mọi quy mô, mọi cách. Chúng chính quy thì ta dân dã, chúng thành đội thì ta thành nhóm, chúng tập hợp thì ta phân tán, chúng dừng ta quấy, chúng tiến ta tản, đưa những con tàu to của chúng vào luồng lạch nhỏ, ta có thể nhịn ăn mà đánh, chúng một ngày thiếu lương là loạn…
Trần Quốc Tuấn : Hay lắm ! Tôi chí ít đã hình dung ra được nên làm gì với những điều Khánh Dư và Quang Khải vừa nói ! Nước Nam ta xưa nay là vùng đất lạ với ngoại bang. Một Ngàn năm người phương Bắc họ không hiểu nổi, không giữ được khi đã đến đây thì quân Nguyên Mông há có thể làm được ? Với lại ta nghe nói : họ chỉ quân kỷ quân cương khi chiến đấu, dũng mãnh trên lưng ngựa, nhưng rối loạn trong nghỉ ngơi lâu dài, suy đồi khi rời chiến mã
Trần Ích Tắc : Điều tướng quân nói liệu ở quân ta không có chăng? Nếu không đúng thế cớ chi phải viết Hịch tướng sĩ ? Trần Khánh Dư nói thế nhưng Hoàng Tộc có bao nhiêu người chịu khổ được như Ngài để mà kiên trì ?
Trần Nhân Tông : Ta không thích cách nói cạnh khoé, thủ thế phòng thân ! Ta hỏi mọi người có nên đánh chúng không ? Đánh có thắng không ? Được Mất của sự thắng thua như thế nào ? Hỏi những người có trọng trách với xã tắc và được hưởng bổng cao lộc hậu của muôn dân ! Ta đây không màng danh lợi phú quý, nhưng Dân Nước Nam đã đặt tôn ta làm Vua, ta thừa hưởng truyền ngôi báu của Thái Thượng Hoàng, ta không thể vô ơn hay kém tiền nhân cho được. Nhân dân còn, xã tắc sẽ vinh phát, xã tắc còn nhân dân sẽ phồn thịnh. Nhưng hoàn cảnh bây giờ, quân đội và các khanh tướng là kỳ vọng của tất cả. Ta không đánh chúng, thì đâu cũng có được yên với chúng, không đánh có còn tư cách gì với bất cứ ai. Vua phải giữ được xã tắc, xã tắc chỉ cần Vua khi lâm nguy. Các khanh tướng chỉ hữu dụng khi họ hữu ích trong bàn việc xây giữ nước !
Trần Quang Khải : Chúng thần đã thấu đáo với chí nguyện của Bệ Hạ ! Thần cho rằng khẩn thiết là làm cho dân chúng hiểu được điều đó, và kích được hùng khí của họ với non sông
Trần Thánh Tông : Ta hiểu rồi ! Lấy dân làm trọng, vì Dân mà làm việc lớn! Dân không được hướng vào việc xã tắc thì xã tắc giữ cho ai, để làm gì. Ta hứa là hôm nay khi bàn việc là cởi mở không có ý gì khen chê ai cả. Nhưng mưu sự nào mà chả có nhiều ý kiến. Thấu tỏ được mọi điều trong ý của muôn người là sự minh của bề trên, dẫn dắt, tập trung được nhân dân, củng cố nhân tâm, bồi dưỡng nhân lực, sử dụng nhân sự vào đại cuộc của xã tắc là đạo của Đế Vương vậy ! Này con, mai hãy phát chiếu mời tất cả bô lão, nhân sĩ trong cả nước về nghị sự ở Diên Hồng tham vấn họ về chủ trương hoà hay đánh giặc Hồ nghe !
Trần Ích Tắc : Ôi, tâu Thái Thượng Hoàng, sao lại phải thế với đám dân chúng ấy chứ ?
Trần Nhân Tông : Ta nghiệm thấy kẻ nào cứ hay khua mép mà làm nản lòng người, chỉ nhìn thấy sự vụn vặt mà hoại chí, chỉ thấy khó bản thân mà lo thủ thế, chỉ soi chữ nghĩa mà hoang đạo, chỉ kí sinh xã tắc để phè phỡn, chỉ mượn dân để che chắn….tất thảy đó mới là nguy cơ lớn nhất bên trong ! Bằng không ta chỉ sợ ta không thay đổi được điều đó. Tâu Thái Thượng Hoàng, con xin tuân ý Chỉ của Người ! Hỏi Dân chúng không chỉ ở chỗ tìm sự thông thái của họ mà là tập hợp ý chí yêu quý non sông của họ, cho Dân hiểu chúng ta vì họ, cùng với họ, bảo vệ muôn đời mảnh đất cho con cháu họ ! Không có sức Dân, lòng Dân, ý Dân, chí Dân, thuận Dân thì mọi Triều đại đều sụp đổ, khỏi cần đến ngoại xâm !
Trần Thánh Tông : Ta vui thấy con hiểu thấu đạo trị quốc, giữ nước như thế. Nguy cơ đang kề trước mắt kia nhưng lòng ta vững vàng và thanh thoát hơn rất nhiều. Các ngươi hãy về và chuẩn bị.
Trần Quốc Tuấn : Cảm tạ Thái Thượng Hoàng ! Chúng thần xin cáo lui, chỉ để lại một lời : trước khi đến đã nghĩ nếu bề trên mà có thiên ý cầu hoà thì xin lấy đầu Thần đây, nay thấy ý chí vì xã tắc của bề trên thật sáng rọi, mà vẫn mang được đầu Thần về, thì tinh thần chiến đấu vì xã tắc luôn còn trong binh sĩ ! Xin Người hãy yên tâm !
2323. KHÔNG TẨY NÃO TRẠNG DÂN TA SẼ CÒN MUÔN ĐỜI KHỔ
09-06-2014
Não trạng của không ít những người có trách nhiệm quản lý điều hành đất nước còn tin vào tình hữu nghị viển vông “4 tốt và 16 chữ vàng”, luẩn quẩn trong tư duy tiểu nông lạc hậu “nuôi con gì, trồng cây gì”, rồi hô hào học tập theo tấm gương của Bác Hồ vĩ đại, nhưng thực tế việc làm chẳng giống Người vv…Dân tộc ta như con gái xinh đẹp, quyến rũ sao lại lấy nhiều ông chồng như bông hoa lài …Tội nghiệp thật!
Theo tác giả Awake Phamtt cho biết nhận xét của người Nhật về người Việt mình :“Người Việt các anh sẽ muôn đời khổ. Đấy là vì các anh chỉ biết nghĩ đến những cái lợi lộc nhỏ của cá nhân mà không biết nghĩ đến cái lợi lớn của chung” vv…
Nhận xét này rất sòng phẳng, và rất đau. Giáo sư Hoàng Tụy thẳng thắn thừa nhận ý kiến nói trên làm chúng ta quá buồn, nhưng quá đúng. Mà cái não trạng ấy từ trên xuống dưới, từ kẻ ít học đến những trí thức bằng cấp đầy mình, từ anh cán bộ xã đến các ông lãnh đạo cao. Thế đấy. Chừng nào chúng ta còn chưa tẩy được cái não trạng đó thì đất nước cứ còn lạc hậu nghèo nàn. Người Việt dũng cảm khi chống ngoại xâm nhưng trong thế giới này thiếu dũng cảm khi xây dựng hòa bình thì cũng mãi mãi lệ thuộc kẻ khác.
Không có gì đau đớn hơn là sống trong một quốc gia mà người với người nghi ngờ nhau, dân không tin Nhà nước và ngược lại. Chúng ta sẵn sàng hợp tác với các nước, trong đó có cả Mỹ , Nhật và Trung Quốc trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi. Vấn đề là Việt Nam phải có tiềm lực thì mới có thể thực hiện được điều đó. Vẫn còn là một nền kinh tế phụ thuộc vào nước ngoài và về mặt tư tưởng thì không thấy mặt trái của Trung Quốc , cứ coi đó là một nước XHCN chân chính, cùng chung hệ tư tưởng với VN, …. thì làm gì mà có thể hợp tác trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi.
Về phía Nhà nước
Nước nào cũng có Nomenklatura cả, nhưng sự khác biệt cơ bản là ý thức và khả năng của Nomenklatura đó có phục vụ cho đất nước không? Các chính trị gia của Mỹ, Pháp, Anh vv…là những người biết nói năng lưu loát, biết thuyết phục, biết đấu tranh có tình có lý, và có một cơ chế đồng thuận từ lâu, họ không thể phá bỏ, nên quan hệ giữa họ với dân trong một chừng mực nào đó, có tương tác. Cơ chế là điều không thể thiếu. Cơ chế là bộ khung cho mỗi Nhà nước tồn tại và phát triển, thước đo để đánh giá cơ chế là các chỉ số khách quan về mọi mặt hoạt động trong xã hội, không có thống kê khách quan thì miễn nói tới cơ chế. Nếu có ai làm tốt thì chỉ là hiện tượng ngẫu nhiên, và cái tốt đó chỉ như lóe sáng trong đêm đen mà thôi.
Người yêu nước trước hết phải là người nói thật. Người lãnh đạo bây giờ nhân dân cần lựa chọn đấy là yêu nước và nói thật, thực hiện bằng được công khai minh bạch và để cho dân nói.
Vấn đề nhân sự rất quan trọng, quyết định đến sự thành bại của đổi mới, quyết định tương lai của dân tộc . Nguyên tắc “Tập trung trước dân chủ sau” sẽ cản trở lựa chọn người có đủ Tài và Đức. Lúc sinh thời Thủ tướng Võ Văn Kiệt là người đã đề nghị áp dụng nguyên tắc “Dân chủ trước, Tập trung sau” trong tuyển chọn nhân sự.
Muốn có được nhân sự tốt , đáp ứng được yêu cầu của đất nước, cách làm tốt nhất là công khai, minh bạch trong đời sống chính trị, công khai các ý kiến chỉ đạo, trách nhiệm của từng thành viên Bộ Chính Trị và Ban bí thư. Công khai, minh bạch trong chỉ đạo của lãnh đạo cấp cao, từ đó lịch sử ghi nhận rõ những đóng góp của các vị lãnh đạo với đất nước .
Về kinh tế , Nhà nước cần tạo ra môi trường minh bạch, lành mạnh, đầu tư vào những ngành sáng tạo ra những giá trị mới, phát huy nhân lực trẻ, năng động, cập nhật công nghệ mới nhanh tạo cơ hội cho những người có khả năng kinh doanh, có ý tưởng kinh doanh phát huy cao nhất khả năng của mình. Công khai, minh bạch để loại những nhà lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước không xứng đáng, có cơ hội cho bất kỳ người nào có đủ năng lực đảm đương các vị trí lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước. Đồng thời, nhanh chóng công khai, minh bạch cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước.
Riêng công khai, minh bạch về tài chính như ở Thái Lan, thấy rõ rất có tác dụng. Ta cũng nên làm như họ công bố tài sản (tài khoản, cổ phiếu, bất động sản, kể cả đồ nữ trang…) của công chức cấp cao kể cả liên quan tới người hôn phối, anh em, con cái. Thỉnh thoảng, công bố số cập nhật để so sánh với con số lúc trước. Việc này được luật hóa, tùy Nhà nước ta có dũng khí mà mang ra thực hiện hay không.
Giới doanh nhân
Muốn vươn lên cạnh tranh bình đẳng với nền kinh tế của các nước tham gia hội nhập kinh tế quốc tế thì các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau trong nước phải liên kết với nhau để tạo sức mạnh tập thể để cạnh tranh với những đối thủ nước ngoài có tiềm lực mạnh hơn. Không thể chấp nhận quan điểm các doanh nghiệp trong nước cạnh tranh với nhau để doanh nghiệp nước ngoài hưởng thế “tọa sơn quan hổ đấu” và thực hiện chính sách tách bó đũa ra để bẻ dần từng chiếc đũa.
Doanh nhân có trách nhiệm với đất nước, xác định giá trị của doanh nhân là sáng tạo ra những sản phẩm, dịch vụ có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. Lấy đó, làm niềm đam mê, khát vọng hướng tới, chứ không phải chỉ tìm cách dựa vào quan hệ, kiếm lợi nhanh trên cơ sở ăn chia lợi ích với quan chức, rồi ăn chơi, tiêu xài xa xỉ.
Người dân
Nhìn ra nước ngoài, người Hàn Quốc yêu nước, tự hào dân tộc, và đã biết thể hiện lòng mình qua những việc cụ thể, hàng hóa tiêu dùng là một thí dụ: Tuyệt đại đa số hàng hóa, vật dụng hàng ngày, xe cộ của họ, đều làm tại Hàn Quốc. Nhưng muốn đạt tới trình độ đó, Hàn Quốc đã phải trải qua nhiều năm tháng rất vất vả nhưng họ đã vượt qua được vì dân trí và cái tâm của họ với đất nước rất đáng nể trọng.
Người Hàn Quốc đã học được đức tính kiên nhẫn, tỉ mỉ, của người Nhật, kẻ thù truyền kiếp trước đây, họ cũng đã học được của người Mỹ đầu óc thực dụng trong khoa học, đặc biệt là cách tiếp cận với thế giới bên ngoài, nên họ không khép nép, tự ti, vì không biết cần và phải làm những gì ở môi trường không phải của mình, nhưng họ vẫn giữ được bản chất Hàn của họ. Có lẽ vì vậy mà họ không mất gốc, phát triển được mọi mặt trên cơ sở không tự đánh mất mình.
Chúng ta nên dùng hàng Việt Nam ngay từ bây giờ, giảm bớt những gì không thực cần thiết lắm từ nước ngoài về, nhưng rất cần phải biết mình, biết người, để tiến tới thực sự tự lực, tự cường. Những người dân khi mua sắm, tiêu dùng sản phẩm Việt Nam , góp ý , yêu cầu, đòi hỏi để các doanh nghiệp VN xây dựng những sản phẩm có khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Tẩy não trạng
Nhận xét về thói hư, tật xấu của người Việt thì nhiều lắm có người đã viết thành cuốn sách để giáo dục thế hệ trẻ. Một nguyên nhân quan trọng là chúng ta bị ngoại bang đô hộ nhiều năm. Qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đúng là có mang lại độc lập cho dân tộc, nhưng chưa có tự do theo đúng nghĩa của nó, nghĩa là tư duy giải phóng không bị cuốn theo một chiều nhưng dân ta thường xuyên bị áp đặt cách nghĩ phải uốn theo chiều mà người ta đã mò mẫm, định sẵn cho mình mặc dù con đường phát triển không biết kết quả rồi sẽ ra sao?
Lo nhất là lãnh đạo sợ, thần phục sức mạnh kinh tế và quân sự của Trung Quốc, bị móc “xà mâu” của họ vào “4 tốt và 16 chữ vàng”!. Chúng ta không dại gì mà gây hấn, đối đầu với nước láng giềng khổng lồ ở phương Bắc nhưng chỉ có đấu tranh cho sinh tồn thực sự, chúng ta mới thoát được “tư tưởng nô lệ” và cuộc đấu tranh này phải là lò luyện tư duy, tự chủ, giải phóng lợi ích thiển cận của những nhóm trục lợi.
Lãnh đạo nếu biết nhìn lại mình (các khiếm khuyết trong quá trình điều hành) biết lắng nghe ý kiến của dân , rèn luyện, nâng cao nhận thức về quản trị, biết vượt lên chính mình, nói tiếng nói của dân tộc trong sự nghiệp xây dựng kinh tế xã hội và bảo vệ độc lập, chủ quyền của đất nước thì nhất định sẽ được nhân dân đồng hành, ủng hộ.
Thay cho lời kết
Nhà báo Kỳ Duyên tự vấn, liệu có thể coi tính cách chỉ biết coi những lợi ích nhỏ của cá nhân là sản phẩm của một môi trường sống và cơ chế quản lý kiểu xin- cho khiến con người ta, trong bất cứ hoàn cảnh nào, ngay lập tức chỉ nghĩa đến cái lợi cỏn con của mình, mà quên mất những điều về lòng tự trọng, lợi ích chung.
Sự cào cấu, xâu xé kiểu đó, xét cho cùng, đáng thương. Và cũng vì thế, mà Việt Nam hướng tới những giá trị phổ quát, văn minh của nhân loại còn quãng cách khá xa … và dân ta sẽ còn muôn đời khổ.
2324. Ngư dân Đà nẵng nói về biển Đông
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam
09-06-2014
Với ngư dân, đặc biệt là ngư dân ở quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng, biển Đông và ngư trường Hoàng Sa là cái nôi sinh sống, là nguồn tồn tại được lưu truyền từ nhiều đời để mỗi khi ra khơi, ngư dân lại háo hức, mơ mộng về những chuyến tàu đầy ắp cá tôm, một mùa lưới bội thu… Nhưng đó là chuyện đã xưa cũ, hiện tại, những con cá mập sắt của Trung Quốc đang là mối đe dọa kinh hoàng đối với ngư dân.
Kiếp nạn trên biển
Anh Vĩnh, một ngư dân quận Thanh Khê, Đà Nẵng, cho biết: “Thì không được lại gần giàn khoan thôi, thì cảnh sát biển của mình còn không tới gần thì huống gì tàu cá của mình. Thì nó cắm giàn khoan trên biển của mình, cách Lý Sơn 90km chi đó, nó đâu cho mình lại gần, trong vòng bán kính 11 hải lý là nó không cho tới gần, tới là nó đâm, nó ví chạy vậy đó, tàu mình là tàu nhỏ, tàu nó là tàu lớn mà!”
Theo anh Vĩnh, chưa năm nào thời tiết và đời sống lại khắc nghiệt như năm nay, ngư dân phải đối diện với ba kiếp họa cùng một lần, đó là kiếp họa giá thị trường, kiếp họa nhà buôn Trung Quốc và kiếp họa bị nhấn chìm trên biển.
Ở kiếp họa thứ nhất là giá thị trường, anh Vĩnh nói rằng giá xăng dầu tăng mỗi lúc một cao, trong khi đó, nếu như trước đây ra khơi chỉ cần chạy tốc độ trung bình từ sáu đến chín hải lý trên mỗi giờ. Với tốc độ này, tàu sẽ ít hao tốn xăng dầu. Nhưng hiện tại, mỗi khi ra ngư trường Hoàng Sa, phải chạy ở tốc độ cao nhất có thể được khi đi ra để đảm bảo an toàn và đánh bắt vào buổi tối, đánh bắt xong là lo cuốn lưới, thu dọn, cuống cuồng quay về để phòng tàu Trung Quốc bắt gặp. Một khi chạy với tốc độ bất thường như thế sẽ tốn nhiên liệu vô cùng.
Bên cạnh đó, mọi thứ nhu yếu phẩm và dược phẩm mang theo trên tàu cũng rất đắt đỏ trong lúc này. Chưa cần nói chi đến bị đâm chìm tàu mà chỉ bị rượt đuổi liên tục trong vài ngày, không bủa lưới được, lương thực cạn dần, xăng dầu dự trữ cũng vơi thì chuyện thua lỗ tiền tỉ rõ dần trước mắt. Nhưng đáng sợ nhất là Trung Quốc ít khi nào rượt đuổi tàu mới ra khơi, chúng để ý và đợi cho việc đánh bắt được hai phần ba chặng đường thì bắt đầu rượt đuổi, lúc đó không kịp cuốn lưới, cá cũng không kịp thu hoạch và nếu đầy cá thì chúng sẽ húc liên tục cho đến khi nào chìm tàu mới bỏ đi.
Kiếp họa thứ hai là nhà buôn Trung Quốc, có một nghịch lý là ngư dân Việt Nam bị tàu Trung Quốc hành hạ, ám hại nhưng khi hải sản vào bờ, lại phải chấp nhận bán cho nhà buôn Trung Quốc mới có hy vọng lấy được vốn hoặc kiếm lãi. Vì hiện tại, các thị trường màu mỡ của Việt Nam từ hải sản cho đến hoa quả, phế liệu, cao cấp hơn là khoáng sản đều nằm trong tay người Trung Quốc. Chính vì thế, dù có không muốn thì đa phần ngư dân đều phải thụ động bán sản phẩm cho nhà buôn Trung Quốc.
Chỉ vài tuần trở lại đây, ngư dân Đà Nẵng nói riêng và miền Trung nói chung mới đoạn tuyệt với nhà buôn Trung Quốc. Nhưng khi quyết định đoạn tuyệt với họ, một bài toán hóc búa mới lại xuất hiện, đó là nếu không bán cho nhà buôn Trung Quốc thì bán cho ai với sản phẩm trong tay đang dần hư hỏng một khi nhà buôn các nước khác đã không thèm chơi với thị trường Việt Nam bởi nó đã Trung Quốc chiếm hữu, độc quyền.
Còn kiếp họa bị nhấn chìm trên biển, nếu như trước đây, chỉ riêng chuyện thời tiết khắc nghiệt, sóng gió thất thường không thôi đã làm cho ngư dân điêu đứng. Hiện tại, khi xuất bến, ngư dân thắp nhang khấn vái trời yên bể lặng và khấn Đức Thánh Trần thương tình phù hộ cho ngư dân khỏi gặp bọn hải tặc trá hình nhà nước có tên ‘tàu hải giám Trung Quốc’. Anh Vĩnh nhấn mạnh, suy cho cùng, hải tặc chỉ cướp và giết khi mình có tài sản và chống đối, đằng này không những cướp giết mà chúng còn nhấn chìm khi mình đã bỏ chạy. Chúng còn tệ hơn hải tặc rất nhiều.
Có chồng nghề biển hồn treo cột buồm
Với những ngư dân, việc gặp phải nhiều kiếp nạn trên biển làm họ đau đầu thì với vợ con, người thân của các ngư dân, những kiếp nạn tiềm ẩn trên biển mà chồng, cha, anh của họ phải gặp luôn làm họ mất ngủ, bất an, thậm chí có người bị suy tim vì lo lắng.
Chị Thương, vợ của một ngư dân đánh bắt xa bờ, hiện đang sống tại Thanh Khê, Đà Nẵng, chia sẻ: “Tàu Trung Quốc mà nó đâm tàu mình thì mình sợ, trước tiên chồng không về với vợ, cha không về với con, rồi chồng là lao động chính, lấy ai lo cho con ăn học, trang trải cuộc sống, lo chứ sao không lo. Mà nghe Trung Quốc tông thì không thể xóa được, con người sẽ càng ngày càng cuồng, nghe Trung Quốc tông thì sẽ càng cuồng, thà bão tố hại bị chìm hay sao thì vẫn buồn ghê lắm, buồn không thể tả, nhưng có thể là nó sẽ phai nhưng Trung Quốc mà tông mình thì mình đứt từng khúc, từng khúc mang cái hận, cái thù Trung Quốc đến mức độ nào luôn. Giờ mình phải nhờ hội nghề cá của mình, luật sư, các báo đài trong và ngoài nước hỗ trợ mình để mình kiện Trung Quốc để lấy lại cái của mình. Anh cứ thử nghĩ đi, nếu Trung Quốc nó làm anh như thế thì anh sụp đổ như thế nào, nói thiệt là đâu dễ mà dựng được cái của, nhiều người, nhiều đời, nhiều kiếp mới dựng được cái của, giờ nó hại mình thế này thì biết khi nào mình ngớt đầu lên để làm lại được cái của đó.”
Theo chị Thương, tình hình biển Đông ngày càng căng thẳng hơn và rõ ràng là người Trung Quốc có dã tâm cũng như định hướng trong thủ đoạn của họ. Vào đầu tháng 5, họ chỉ cắm giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, sau đó dùng tàu hải giám xua đuổi các tàu cảnh sát biển Việt Nam, nếu có nặng lắm cũng chỉ là đâm tàu làm vở boong ở mức độ vừa phải. Nhưng đúng một tháng sau, ngày 1 tháng 6 thì mọi chuyện hoàn toàn khác.
Trung Quốc tăng cường tàu chiến dày đặc trên biển Đông và thái độ hung hăng cũng nâng lên cấp độ mới, nặng nề hơn, họ đâm một tàu cảnh sát biển Việt Nam gần như vỡ toác mũi tàu vào ngày 1 tháng 6. Sau đó, họ đâm chìm tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam khiến cho ngư dân của huyện đảo Lý Sơn bị thiệt mạng.
Điều này cho thấy một mặt Trung Quốc lu loa trên các phương tiện truyền thông thứ luận điệu hàm hồ của họ, mặt khác, họ tăng cường giết tróc để đẩy bật ngư dân ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam. Và một khi đã dàn đủ số lượng và phương tiện chiến đấu, họ sẽ tăng cường giết tróc mạnh tay hơn. Bởi vì với ngay chính cư dân Trung Quốc cũng đã bị nhà cầm quyền Trung Cộng giết không gớm tay ở Thiên An Môn, huống gì là người Việt Nam.
Đặc biệt, chị Thương nói rằng việc máy bay MH 370 bị rơi trên biển Đông không biết có thật hay là dàn cảnh mà kể từ khi máy bay này bị mất tích, Trung Cộng mang tàu chiến vào khu vực biển Đông, sau đó không bao lâu, họ lại mang giàn khoan và vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam và hiện tại, chiến tranh có vẻ như sắp nổ ra.
Mọi động thái của người Trung Quốc đều được chị Thương để ý kĩ lưỡng và xâu chuỗi theo thời gian, bởi chị có chồng và con trai đều là ngư dân trên biển Đông. Chị Thương nói rằng với tình hình này, tháng sau chị sẽ không cho chồng con ra khơi nữa. Vì lúc đó mọi chuyện sẽ ghê gớm khôn lường!
2325. Cách mạng Nhung Việt Nam đã đến?
09-06-2014
“Cách mạng Nhung” VN đang đến?
Hãy từ bỏ việc đồng nhất Tổ quốc và quyền lợi của nhà cẩm quyền. Đó là một nhầm lẫn tai hại do tuyên truyền khiến người VN khốn khổ từ bao đời nay.
Thời đại đã khác. Cách thức tiến hành chiến tranh vệ quốc hoàn toàn khác. Có nhiều biện pháp không phải mất súng đạn và máu xương. Sử dụng những thế cờ chính trị trong một tổng thể liên minh, bằng CM Nhung và chiến tranh ngoại giao là biện pháp duy nhất có thể cứu nhà cứu nước trong thời điểm này.
VN bên bờ hủy diệt
Có thể nói rằng nhà cầm quyền TQ đã thực hiện một kịch bản và chọn thời cơ hoàn hảo cho việc thôn tính VN. Với tiền lệ Nga ngon xơi một phần lãnh thổ của Ucraina mà Mỹ và châu Âu cũng chỉ có thể phản ứng yếu ớt trên sự đã rồi, TQ càng thêm táo tợn.
Vòng vây xâm lược của Trung quốc thêm ráo riết, đặt ra những tình huống khốc liệt. Nhà cầm quyền VN ngày càng bối rối và có quá ít điều để lựa chọn. Trong khi đó, TQ tấn công ngày càng mạnh mẽ trên mọi phương diện, đặc biệt là truyền thông. Thông cáo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 8/6/2014 tố cáo : “… từ 5 giờ chiều ngày 7/6, lúc cao điểm có tới 63 tàu Việt Nam trong khu vực. Các tàu này tìm cách phá vỡ hàng rào của Trung Quốc và đâm vào tàu chính phủ của Trung Quốc tổng cộng 1.416 lần”. Bằng những phương tiện theo dõi hiện đại, các nhà quan sát quốc tế có thể phân định được đúng sai. Nhưng VN đang là nạn nhân thì phản ứng một cách hết sức yếu ớt, thậm chí nhiều người có trách nhiệm vẫn bao che cho TQ, vẫn chưa chịu kiện TQ ra tòa án quốc tế thì việc mất nước theo những bước leo thang táo tợn của TQ là điều đương nhiên.
Không ai dám đảm bảo rằng TQ, qua một số người trong nhà cầm quyền VN đang được dư luận cho rằng đớn hèn và bán nước, sẽ không sử dụng thủ đoạn tương tự Nga đã làm với Crưm, sẽ mượn cớ “trưng cầu dân ý” và dùng vũ lực để chiếm đoạt VN trong một ngày không xa.
Phải chăng nhiều nhà cầm quyền VN đang trên lộ trình đã cài đặt sẵn là ôm đống vàng cướp bóc được của dân để ngủ ngon trên đống giáp trụ đã cởi bỏ để quy hàng TQ. VN sẽ biến mất trên bản đồ thế giới?!
Hoặc toàn dân VN sẽ mù quáng tuân theo tiếng gọi nô lệ cho chủ nghĩa dân tộc và nhà cầm quyền thực dân, quên nhu cầu làm người của mình, ưỡn ngực ra trận “còn cái lai quần cũng đánh”, sẵn sàng tan xương nát thịt trong biển máu theo đuổi một cuộc chiến hoàn toàn không cân sức với TQ?
Còn cách nào khác không? Một cánh chim nhỏ cô đơn giữa tầng không còn có thể làm gì?
Đã đến, khoảnh khắc CM Nhung VN
Ngày 24/5/2014- Want China Times cho biết chuyến bay HU-7863, cất cánh từ tỉnh Sơn Tây, gặp phải sự cố khi vừa đến sân bay quá cảnh Lạc Cương Hợp Phì ở tỉnh An Huy. Nguyên nhân sự cố là do máy bay đâm phải một con chim. Cú va chạm khiến mũi phi cơ bị móp, trầy xước nặng. Máy bay phải hạ cánh khẩn cấp.
Lịch sử hàng không thế giới đã ghi nhận nhiều trường hợp một cánh chim có thể làm tan xác một chiếc máy bay khổng lồ có sức mạnh và vận tốc triệu lần. Nguyên nhân chủ yếu do lực cộng hưởng và xung lực vô cùng lớn tại khoảnh khắc va chạm.
Quy luật này hoàn toàn có thể vận dụng trong nhiều lĩnh vực của xã hội, đặc biệt là những thời điểm hội đủ điều kiện cộng hưởng các xung lực cho một cuộc cách mạng.
Cách mạng Nhung VN cũng vậy thôi.
Đó sẽ là một cuộc cách mạng êm ái, ít gây thiệt hại nhất, các bên đều gặt hái lợi ích khả thể, và quyền lợi của của dân VN đã bị thể chế độc tài cướp đoạt sẽ được trả lại bằng một thể chế minh bạch, đa nguyên.
Khoảnh khắc đó đang đến với VN, và đã chín muồi…
Xung lực tạo Cách mạng Nhung VN
Vấn đề là xung lực nào và ai có khả năng nắm bắt nó để biến CM Nhung VN thành hiện thực?
Xung lực quan trọng nhất là từ bên trong thể chế chính trị . Nhân tài vật lực VN đã cạn kiệt. Các số liệu từ mọi phía, nếu không là dối trá che đậy, đều cho thấy nền kinh tế và chính trị VN đều có thể sụp đổ bất cứ lúc nào nếu không thay đổi.
Mối nguy Trung quốc xâm lược, mối nguy nước mất nhà tan đã vô tình tập hợp được một lực lượng đông đảo mọi sắc cờ người VN dù ở trong hay ngoài nước đòi hỏi phải cải cách mạnh mẽ để bảo vệ Tổ quốc.
Rất nhiều người dân VN đã quá chán ngán và bất bình trước nhà cầm quyền đương nhiệm. Ngay cả phần lớn các cán bộ công chức, đảng viên bảo thủ cũng khao khát có được một gương mặt lãnh đạo xứng tầm, đáng tin cậy để bảo vệ đất nước và giữ quyền lợi cho chính họ.
Tầng lớp cấp tiến, bao gồm nhiều nhân sĩ trí thức, các tổ chức xã hội dân sự và những công dân thuộc các tầng lớp sớm tỉnh ngộ trong và ngoài nước, đang có những hoạt động mạnh mẽ cả về hành động và truyền thông, được nhiều lực lượng trọng công lý và nhân quyền trên thế giới ủng hộ. Số lượng này đang nhân bản theo cấp số nhân, đòi hỏi đưa đến một cuộc cách mạng xã hội và thể chế chính trị.
Trong hoàn cảnh đó, sự kiện giàn khoan Trung quốc, vô tình lại như một mồi lửa rất đúng lúc làm cháy đống củi, là một cơ hội để người VN thoát ra khỏi ảo tưởng, thoát gọng kìm Trung quốc.
Lựa chọn sống còn đó chỉ có thể là: thực hiện cấp bách một cuộc cải cách thể chế để VN đủ điều kiện đón nhận cánh tay mạnh mẽ, đáng tin cậy của nước Mỹ và các nước đồng minh. Muốn Mỹ thực sự bảo vệ như một đồng minh, thì phải đồng thời làm CM Nhung VN để cải cách thể chế.
May mắn ngoài sức tưởng tượng cho VN, trên thực tế, Mỹ đã chìa tay ra, công khai và lẫm liệt, dù với một nhà cầm quyền từng bộc lộ nhiều tráo trở như VN.
Tổng thống Mỹ Barack Obama, ngày 28/5/2014, trong bài nói chuyện về chính sách đối ngoại của Mỹ tại học viện quân sự West Point tuyên bố : “Một hành động gây hấn dù là ở Nam Ukraine, Biển Đông hay bất cứ nơi nào khác trên thế giới đều có ảnh hưởng đến đồng minh của Hoa Kỳ và có thể kéo theo hành động quân sự của nước Mỹ” (theo RFA -2014-05-28).
Ngày 31/5/2014, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ - Ông Chuck Hagel tại Đối thoại Shangri-La tại Singapore, đã mạnh mẽ nói “Chúng tôi kiên quyết chống lại bất cứ hành động khiêu khích, gây hấn hoặc đe dọa sử dụng vũ lực để khẳng định chủ quyền từ bất cứ quốc gia nào”.
Ý chí của nhà cầm quyền Mỹ cũng được ủng hộ bởi các nhà lập pháp tại Thượng viện Mỹ.
Nhiều giải pháp của các chuyên gia có uy tín trong và ngoài nước VN đã được đưa ra. Lựa chọn cải cách thể chế, bắt tay với Mỹ và đồng minh đang là xu thế ưu việt nhất.
“Không liên minh quân sự với Hoa Kỳ thì chắc chắn mất Biển Đông. Liên minh quân sự với Hoa Kỳ thì vừa giữ được Biển Đông vừa giữ được môi trường hòa bình. Trong tình thế hiện nay mà chỉ thề một lòng vì hòa bình tức là khoanh tay nộp mạng cho bọn Đại Hán. …cùng ta giữ Biển Đông trong trường hợp cụ thể này chỉ có thể tìm kiếm chủ yếu ở Hoa Kỳ…Muốn liên minh được với Hoa Kỳ chỉ cần Đảng bớt độc quyền, độc đoán, độc tài vì Đảng mà hãy vì nhân dân, vì Tổ quốc mở rộng tự do, dân chủ, tôn trọng nhân quyền.”(TS Nguyễn Thanh Giang trả lời PV RFA)
Giáo sư Jonathan London – một trong những nhà nghiên cứu về VN rất có uy tín trên thế giới đã phân tích rõ: “Có những hạn chế nhất quán về quan hệ Hoa Kỳ và Việt Nam liên quan đến tình hình nhân quyền, và mỗi khi đề cập đến việc này thì phải đối mặt với một rào cản. Vì vậy, có rất nhiều điều Việt Nam cần phải làm ngay lập tức nếu thực sự muốn có bạn bè và đồng minh… Ðó là lý do tại sao nhiều người cho rằng có nhiều triển vọng cho Việt Nam, vì nếu Việt Nam bước trên một lộ trình khác, một lộ trình thực sự độc lập mà không phải là một đàn em của Trung Quốc, và giải quyết những vấn đề thể chế, bao gồm việc không giới hạn nhân quyền từ trước đến giờ cản trở nhiều mối quan hệ với các nước khác…”.
“…cần tìm tới một đồng minh xa xôi hơn, như Hoa Kỳ chẳng hạn, quốc gia có thể sẽ chấp nhận tham gia vào mối quan hệ địa chính trị, và họ cũng là quốc gia duy nhất có thể cân bằng lại với sức mạnh của Trung quốc, còn nếu riêng từng nước đơn lẻ trong khu vực thì không thể đấu lại được,” “… Nhưng lúc đó Việt Nam sẽ ở vào vị trí phải thương lượng với người Mỹ, mà một khía cạnh có lẽ chắc chắn được đề cập tới là nhân quyền và sự minh bạch trong chính trị Việt Nam…Với cách làm này thì điều sống còn là Đảng Cộng sản Việt Nam phải tách rời phương Đông thêm một chút, và chấp nhận cởi mở nền chính trị vốn đang giữ kẽ với Hoa Kỳ…Như thế có nghĩa là Hoa Kỳ đã bày tỏ ý kiến rằng, chúng tôi chỉ trao vũ khí cho các anh để phòng ngự khi các anh chấp nhận tiến trình dân chủ.( – Ông Gédéon, nhà nghiên cứu người Pháp - (theo BBC- 25/5/2014).
Rõ ràng, với VN hiện nay, Nhật bản đã là một tiền lệ thành công đáng học hỏi. Gần một thế kỷ nay, Mỹ không bất tín với Nhật. Nước Nhật vận hành trên đường ray của Mỹ ngày càng yên bình, hùng cường và được tôn trọng trên toàn thế giới. Gần đây là những thí dụ về Myanma, Philipin và Ucraina…
* Ai lãnh đạo Cách mạng Nhung?
Thời cơ Cách mạng Nhung VN đã đến, thậm chí CM Nhung đang diễn ra từng giờ phút?
Cách mạng Nhung VN chỉ có thể thành công khi có được sự ủng hộ của đông đảo người người dân VN yêu hòa bình, chuộng sự thật và nhân quyền trên cơ sở nội lực và sự ủng hộ giúp đỡ của nhiều cường quốc văn minh trên thế giới
Nhưng ai lãnh đạo CM Nhung VN? Ai đủ năng lực và tầm cỡ?
Thực tế cho thấy CM có vô số con đường xẩy ra ở một quốc gia, thường rất bất ngờ, thậm chí những chuyên gia chính trị không hình dung nổi.
Lãnh đạo một cuộc CM, nhiều khi không hẳn là một cá nhân đủ uy tín, trong sạch, đại diện cho một lực lượng ưu tú của xã hội đương thời. CM nhiều khi khơi nguồn và dẫn dắt từ một vài nhân vật nào đó đã nhận thức ra sai lầm của mình và bị dồn vào tình thế “Thay đổi hay là chết”.
Đó là câu chuyện bí ẩn muôn đời giữa Thời và Thế. Ai đủ khát vọng, đủ tinh nhạy, dám thay đổi và đủ lực nắm được khoảnh khắc ngàn năm có một của CM Nhung, người đó sẽ thắng.
Ở VN hiện nay, ai có thể?
Cuộc biểu tình được chính quyền bật đèn xanh rộng khắp tại nhiều tỉnh thành VN ngày 11/5/2014 vừa qua phải chăng là một phép thử, một cuộc tập dượt, chuẩn bị cho những toan tính của lực lượng nào đó ở tầm vĩ mô?
Phân tích tình hình, GS Jonathan London nhận định: …” Tôi không biết ông Nguyễn Tấn Dũng đóng vai trò nào trong tương lai chính trị của Việt Nam, nhưng tại thời điểm này ông rõ ràng đã trở thành một lãnh đạo nổi bật nhất của đất nước, trong khi đó một số các nhà lãnh đạo khác phần lớn im lặng về các cuộc xung đột hiện nay với Trung Quốc. Việt Nam chỉ có thể có lợi trong việc lợi dụng tình huống này như một cơ hội để đạt được những cải cách mang tính đột phá mà mọi người dân Việt Nam và nhiều nước khác trên thế giới đã chờ đợi và khuyến khích. Cái cần phải có là can đảm chính trị”
Không ít người tán đồng nhận định này.
Nguyễn Tấn Dũng – mặc dù lộ trình lãnh đạo của ông trong vai trò Thủ tướng bên một Đảng độc tài mà ông vừa lũng đoạn lại vừa bị kiềm chế, đã để lại rất nhiều hậu quả khiến cho tham nhũng mặc sức tung hoành; TQ tha hồ cướp bóc cả về chính trị và kinh tế, ngoại giao; nền kinh tế VN khánh kiệt, nhân quyền bị xâm hại nghiêm trọng, và đất nước bên bờ sụp đổ… Ông đã từng làm cho người dân VN phẫn nộ và chán ngán.
Nhưng xem ra, trong tình thế này, ông đã có một lựa chọn hợp lý. Ông là vị lãnh đạo thức thời khi nhận ra rằng phải thay đổi thì mới giữ được quyền lợi của mình và giữ được đất nước. Ông kêu gọi cải cách thể chế và thẳng thắn phản đối TQ xâm chiếm lãnh thổ VN. Khuynh hướng mà ông tỏ rõ là thoát TQ và bắt tay với Mỹ.
Hành động của vị Thủ tướng này đã tạo sự nổi bật trên chính trường. Dù chưa ai có thể dám chắc chắn về sự thực tâm của ông đến đâu. Nhưng chí ít, hành động này đã tạo sự đối lập với những vị lãnh đạo khác đang lờ đi hoặc bày tỏ yếu ớt, thậm chí còn ve vuốt TQ, khiến cho người VN vô cùng thất vọng vì mỗi giây phút qua lại càng gần bờ vực mất nước.
Nguyễn Tấn Dũng đã đưa tay cầu cứu về phía Mỹ và các cường quốc thuộc thế giới văn minh . Nếu muốn Mỹ thực sự giúp VN, như Nhật bản trước đây đã được Mỹ cứu giúp khi đại bại sau thế chiến II, dù muốn hay không, vị Thủ tướng này cũng phải tận dụng mọi lực lượng, ngay trong tầng lớp lãnh đạo VN đương nhiệm và người dân VN, hợp lực làm một cuộc đại loại như CM Nhung Việt Nam để cải cách thể chế, vượt rào cản ngăn VN với sự cứu giúp của thế giới văn minh.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hiện đang được nhiều nhà quan sát hy vọng là nhân vật có thể tận dụng uy quyền cũng như những thủ pháp tập hợp lực lượng từ nhiều phía. Nếu thế, phải chấp nhận thương thảo, điều hòa các quyền lợi để xác lập một thể chế đa nguyên, dù chưa hẳn ông đã thực sự muốn. Nhưng chỉ có thể bằng cách này mới giúp ông và nhóm lợi ích của ông cũng như nhà cầm quyền VN thoát khỏi tình thế khủng hoảng chính trị và mất tất cả. Đó cũng là cách vừa tránh đổ máu cho dân VN mà vẫn bảo vệ được đất nước.
Đó là lối thoát ưu việt nhất. Nếu ông làm được, người dân VN sẽ tha thứ cho ông về những hậu quả trước đây trong vai trò là một Thủ tướng và biết ơn ông vì mở ra một trang mới cho VN.
Đây là thời điểm mà người VN cần sáng suốt lựa chọn.
Hãy từ bỏ việc đồng nhất Tổ quốc và quyền lợi của nhà cẩm quyền. Đó là một nhầm lẫn tai hại do tuyên truyền khiến người VN khốn khổ từ bao đời nay.
Thời đại đã khác. Cách thức tiến hành chiến tranh vệ quốc hoàn toàn khác. Có nhiều biện pháp không phải mất súng đạn và máu xương. Sử dụng những thế cờ chính trị trong một tổng thể liên minh, bằng CM Nhung và chiến tranh ngoại giao là biện pháp duy nhất có thể cứu nhà cứu nước trong thời điểm này.
Đây là tình thế muôn năm có một. Người VN cần biến lòng yêu nước và chủ nghĩa dân tộc cực đoan thành lòng yêu hòa bình và yêu quyền con người của chính mình và đồng loại bằng cách đồng lòng chung tay thiết lập một thể chế chính trị có đủ điều kiện tối thiểu để bảo vệ điều đó.
Ngày 7-6 vừa qua, trong Lễ tuyên thệ nhậm chức, Tổng thống mới của Ukraine, ông Petro Poroshenko đã nói những điều cốt thiết cùng đồng bào của ông – những người vừa đứng lên làm một cuộc cách mạng lật đổ nhà cầm quyền thực dân và tham nhũng, bán nước để giành quyền đi về phía một thế giới văn minh: “…Nhưng tự do không thể đạt được chỉ một lần và mãi mãi. Chúng ta luôn luôn phải đấu tranh vì tự do…Không ai có thể biến chúng ta thành nô lệ tội phạm và quan liêu, thành đầy tớ của chính quyền thực dân…”
Người dân VN cũng vậy. Mỗi công dân phải dũng cảm đứng lên đòi quyền con người, dũng cảm bộc lộ thái độ đối với những kẻ bán nước, không khoan nhượng với việc chậm trễ cải cách thể chế và không bao giờ thỏa mãn với những thành quả tạm thời đã đạt được.
Như thế, mỗi người sẽ góp phần vào thúc đẩy sự thành công của CM Nhung VN. Thiết yếu nữa là hãy luôn cảnh giác với khuynh hướng tự nhiên đi về phía lạm dụng và đồi bại của tầng lớp cầm quyền dù cũ hay mới, dù ở thể chế nào nếu không có một thiết chế xã hội hữu hiệu để ngăn chặn.
Người VN cần rất nhiều dũng lược và kiên trì, đồng lòng, hết thế hệ này sang thế hệ khác để canh giữ nền hòa bình, tự do và công lý ngay cả sau khi CM Nhung thành công. /.
VTH
Viet-studies
Nguyễn Trung
09-06-2014
Giữa lúc dư luận thế giới quan tâm và lên tiếng mạnh mẽ phê phán Trung Quốc chung quanh sự kiện giàn khoan HD 981 cắm sâu vào thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, dư luận thế giới cũng không quên cảnh báo việc Trung Quốc đang ráo riết tiếp tục thực hiện các dự án có trị giá nhiều tỷ USD để xây dựng các căn cứ quân sự nổi trên các bãi đá ngầm Gạc Ma và Chữ Thập của Việt Nam mà Trung Quốc đã đánh chiếm năm 1988, để sẽ hình thành một hệ thống các căn cứ quân sự nổi trên Biển Đông, lì lợm đẩy tới việc thực hiện “cái lưỡi bò” chiếm gần hết diện tích Biển Đông.
Nhìn lại hành động của Trung Quốc trên Biển Đông những năm gần đây, ai cũng thấy những bước đi ầm ỹ, rất hiếu chiến và đe dọa xâm lược của Trung Quốc trên biển Hoa Đông trong tranh chấp với Nhật, rồi đến việc thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) tại vùng Bắc Biển Đông. Song về nhiều mặt những bước đi này đồng thời nhằm tạo thế cho Trung Quốc ngang nhiên đẩy mạnh việc bành trướng trong vùng Đông Nam Á của Biển Đông, cụ thể là những hoạt động tiếp tục lấn chiếm vùng Scarborough của Philippines, giờ đây là sự kiện giàn khoan HD 981 và việc ráo riết xây dựng các căn cứ quân sự trên các bãi đã ngầm ở Trường Sa của Việt Nam như đã trình bầy trên. Đây là những bước đi của Trung Quốc có tính toán kỹ lưỡng, vừa nhằm phân tán sự chú ý của dư luận, phô trương thanh thế để uy hiếp các nước trong khu vực, nhưng đồng thời vừa tranh thủ đi những bước xa hơn trong vùng Đông Nam Á của Biển Đông để tận dụng lợi thế có sức mạnh quân sự áp đảo tại chỗ của Trung Quốc.
Song song với những hành động quân sự trắng trợn và được thực hiện có hệ thống như vậy tại nhiều nơi trên Biển Đông, ông Tập Cận Bình tuyên bố thẳng thừng Trung Quốc không nhân nhượng, trong khi đó ngoại giao Trung Quốc ra sức xuyên tạc sự thật và vu cáo các hoạt động hòa bình bảo vệ chủ quyền của phía Việt Nam.
Có thể nói kể từ sau vụ đánh chiếm 7 đảo và bãi đá của Việt Nam ở Trường Sa năm 1988, sự uy hiếp của Trung Quốc hiện nay đối với Việt Nam trên Biển Đông đang leo thang ở mức cao nhất, bất chấp thỏa thuận cấp cao Việt – Trung (Trương Tấn Sang – Tập Cận Bình) ngày 21-06-2013, trong đó ghi rõ: “Trước khi tranh chấp trên biển được giải quyết dứt điểm, hai bên nhất trí giữ bình tĩnh và kiềm chế, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, đồng thời sử dụng tốt đường dây nóng quản lý, kiểm soát khủng hoảng trên biển giữa Bộ Ngoại giao hai nước, xử lý thỏa đáng các vấn đề nảy sinh với thái độ xây dựng, không để các vấn đề này ảnh hưởng đến đại cục quan hệ Việt – Trung cũng như hòa bình, ổn định tại Biển Đông. Hai bên nhất trí thực hiện toàn diện, có hiệu quả Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), cùng nhau duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông.”
Những sự việc trên một lần nữa tái khẳng định thực tiễn ngoại giao truyền thống của đại Trung Hoa “đánh đánh – đàm đàm, giương Đông kích Tây”, nói một đằng làm một nẻo, tận dụng mọi quyền lực và cơ hội, chỉ để thực hiện nhất quán trước sau mục tiêu chiến lược bành trướng. Việt Nam đã được nếm đủ cay đắng của thứ ngoại giao này của Trung Quốc suốt từ cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc tháng 2-1979 cho đến hôm nay.
Cũng xin đừng quên: Tuyên bố chung cấp cao 21-06-2013 nêu trên thật ra chỉ là một trong nhiều cam kết đầu lưỡi mà phía Trung Quốc đã không dưới một lần dành cho phía Việt Nam trong các cuộc hội đàm cấp cao như vậy kể từ Thành Đô 1990. Có bao nhiêu tuyên bố cấp cao như thế thì có bằng nấy lời nói đường mật chỉ để gây hỏa mù. Nhân đây cũng phải nhắc lại, quan hệ hợp tác hữu nghị với 4 tốt và 16 chữ vàng từ Hội nghị Thành Đô 1990 để bình thường hóa quan hệ hai nước sau chiến tranh đã dẫn tới kết cục hôm nay. Không thể nói quan hệ Việt Nam – Trung Quốc cơ bản là tốt đẹp như tướng Phùng Quang Thanh phát biểu và làm cho dư luận trong nước cũng như trên thế giới sững sờ.
Không phải ngẫu nhiên nhiều thức giả Việt Nam, trong đó có Nguyễn Khắc Mai và Nguyên Ngọc, đã lên tiếng cảnh báo: Đừng để cho sự kiện giàn khoan HD 981 che khuất các căn cứ quân sự nổi của Trung Quốc đang hình thành ở bãi đá Gạc Ma, ở bãi đá Chữ Thập; đừng để cho một cử chỉ lừa mị nào của phía Trung Quốc có thể dấy lên ý nghĩ cầu xin kẻ xâm lược trả lại những gì đã bị chiếm. Càng không thể đánh đổi độc lập và chủ quyền quốc gia lấy thứ quan hệ hòa hiếu viễn vông!
Kinh nghiệm thất bại vô cùng đau đớn trong quan hệ ngoại giao với Trung Quốc từ Thành Đô đến nay là đảng và nhà nước đã bưng bít nhân dân ta sự thật về quan hệ giữa hai nước, qua đó phía ta luôn phải đàm phán với Trung Quốc trên thế yếu và không tranh thủ được sự hậu thuẫn không thể thiếu của nhân dân, dẫn tới nhiều thất bại trong thực hiện các thỏa thuận.
Thực tế cũng chỉ ra mọi hứa hẹn tốt đẹp của phía Trung Quốc về phát triển quan hệ 2 nước chỉ là lời nói suông, mọi thỏa thuận ngoại giao bí mật chẳng những là vô nghĩa mà còn gây ra nhiều tác hại nhiều chiều và rất nguy hiểm cho nước ta. Cho đến nay, bất kể một bố thí hòa hoãn nào của phía Trung Quốc cũng đều chung một mục đích chuẩn bị cho bước leo thang cao hơn trong lấn chiếm lãnh thổ và xâm phạm chủ quyền của nước ta, không có một ngoại lệ.
Quan hệ hai nước Việt – Trung chỉ thừa nhận một sự thật duy nhất: Việt Nam có bản lĩnh đến đâu thì bảo vệ được chủ quyền của mình và phát triển được quan hệ bình thường đến đấy, chẳng có quà tặng nào của lòng tốt dành cho ta cả. Kinh nghiệm còn luôn luôn thẳng thắn chỉ ra: Ta càng nhân nhượng, Trung Quốc càng lấn tới, ta không có cách gì thỏa mãn được đòi hỏi của bành trướng.
Tác giả gửi cho viet-studies ngày 9-6-14
Nguyên Ngọc
Đôi lời: Đây là bản gốc bài phỏng vấn nhà văn Nguyên Ngọc đăng trên báo Kiến Thức hôm qua: “Sợ nhất giàn khoan 981 lẳng lặng rút đi… rồi mọi chuyện chìm“. Tác giả cho biết, bài đăng trên báo Kiến Thức đã bị sửa và cắt xén rất nhiều. Mời bà con đọc và so sánh.
Nói rằng tâm tư người Việt “ít nhiều xáo trộn” vì vụ giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc là nói quá nhẹ. Người Việt Nam nói “đất nước” để chỉ cái mà các dân tộc khác gọi là quốc gia. Một tấc dất, một tắc biển bị xâm phạm có thể khiến cả dân tộc này bừng bừng đứng dậy. Trải nghiệm bi tráng hàng nghìn đời cũng đã để lại trong óc và trong máu người Việt ý thức và tình cảm sâu sắc rằng nguy cơ lớn nhất, dai dẳng nhất, thậm chí mãi mãi không bao giờ dứt đối với chủ quyền của đất nước là đến từ phương bắc, từ bành trướng tham lam không đáy và không bao giờ dừng lại của tất cả các triều đại Trung Hoa, từ Trung Hoa phong kiến cho đến Trung Hoa cộng sản, không chút khác biệt, tuyệt đối không thể mơ hồ.
Chuyện Trung Quốc âm mưu xâm chiếm nước ta là chuyện không mới, tuy nhiên lần này có hai điểm nổi bật:
Một: Trong âm mưu bành trướng lâu dài đó, đây là một bước chuyển có tính đột phá: giặc đã vào tận trong nhà. Đây là lúc, đúng như thời Trần cách nay tám thế kỷ đối mặt với quân Nguyên từng dày đạp cả nửa thế giới văn minh, đã đến lúc cất lên lời khẩn báo “sơn hà nguy biến!”.
Hai: Nguy biến, hầu như bao giờ cũng vậy, như một quy luật kỳ lạ và tuyệt diệu của cuộc sống, lại mở ra thời cơ. Và theo tôi có thể lần này là thời cơ lớn mà bao người Việt Nam từng trằn trọc chờ đợi nhiều năm nay.
Hiểm nguy sống còn đồng thời lại là cơ hội lớn từng trằn trọc chờ đợi, ông có thể nói rõ hơn?
Hiểm nguy chết người thì rõ rồi. Còn thời cơ ư?
Số phận đã đặt đất nước ta đứng sát cạnh một đế quốc khổng lồ, và là một đế quốc cực kỳ tham lam. Suốt lịch sử lâu dài từng là vậy, ngày nay càng là vậy: ráo riết hơn, hung hăng tàn bạo hơn, hấp tấp nôn nóng hơn, vô liêm sĩ hơn. Cách đây hơn thế kỷ trên thế giới người ta đã từng nói đến cái gọi là “họa da vàng” (péril jaune). Không phải chuyện phân biệt chủng tộc đâu. “Da vàng” đây cụ thể là đế quốc Trung Hoa. Nhân loại văn minh đã từng lo lắng về hiểm họa ấy. Hãy tưởng tượng đến một ngày cái đế quốc đó – mà là người Việt, dân tộc dày dạn kinh nghiệm nhất với đối tượng quái đản này, chúng ta càng hiểu thấm thía hơn ai hết – đến một ngày cái đế quốc ấy sẽ làm chủ toàn thế giới! Vậy mà đó chính là ý đồ ngày càng không cần quá che dấu nửa của nó, và không phải hoàn toàn không là khả năng hiện thực! Còn sống ngày nào, nhất thiết không được quên điều đó, viễn cảnh kinh hoàng đó.
Người Việt Nam càng không, bởi vì ta, Việt Nam, ta là nút chặn đầu tiên phải vượt qua trên con đường bành trướng vô độ của nó, từ mấy nghìn năm trước, ngày nay càng trắng trợn hơn, quyết liệt hơn. Cho nên nếu Việt Nam còn tồn tại được cho đến ngày nay, thì chính là vì lịch sử suốt mấy nghìn năm của Việt Nam thực chất, căn bản là lịch sử THOÁT TRUNG. Một nghìn năm Bắc thuộc đằng đẳng mà không bị đồng hóa là gì, nếu không là một cuộc thoát Trung kỳ, một cuộc đấu tranh văn hóa kỳ diệu đến kinh ngạc, hầu như không có trường hợp tương tự trong lịch sử thế giới. Rồi một nghìn năm nữa chống xâm lược vũ trang của Trung Quốc, từ Ngô Quyền cho đến Quang Trung …, đương nhiên cũng là đấu tranh vũ trang trên nền tảng văn hóa. Thoát Trung hay là chết, là bị hủy diệt, là không còn Việt Nam. Hàng nghìn năm trước cha ông ta đã giữ trọn non sông đất nước cho ta bằng tư tưởng và hành động sống kiên định, thông minh và anh hùng ấy.
Tuy nhiên, đến thời hiện đại thực tế đã không còn được như vậy. Tôi nghĩ đã đến lúc cần bình tĩnh và sáng suốt nhìn lại: con đường chúng ta đã bắt buộc (?) phải chọn trong chiến tranh chống Pháp rồi chống Mỹ, éo le một cách tất yếu, đã khiến ta xao lãng, đến ảo tưởng, về kẻ thù bành trướng truyền kiếp, nguy cơ lâu dài không bao giờ hết đối với tồn vong của dân tộc. Cho đến nổi sự kiện Hoàng Sa năm 1974, chiến tranh biên giới 1979, vụ Trường Sa 1984 … vẫn còn chưa đủ để đánh thức chúng ta. Rồi còn phải ngẫm nghĩ thật kỹ hơn về sự bi tráng lịch sử và sự mê muội tội lỗi kéo dài này.
Nay thì, theo tôi, chính đối thủ đã “giúp” ta, và là một cú giúp rất căn bản. Sự nôn nống do tham vọng ngông cuồng vốn năm trong bản chất của kẻ bành trướng đã khiến tập đoàn lãnh đạo Bắc Kinh đi một nước cờ sai. Với vụ giàn khoan hỗn xược, nó đã dại dột đánh thức lòng tự tôn dân tộc thiêng liêng bị dồn nén của người Việt, sức mạnh đã từng quét sạch mọi cuộc xâm lăng của đế quốc Trung Hoa trong suốt lịch sử. Nó phơi trần mọi sự lừa bịp được công phu bày vẽ lâu nay của kẻ gian manh đi lừa và ở kẻ dại dột bị lừa. Ông Thủ tướng Việt Nam lần đầu tiên đã phải nói đến việc vứt đi cái thứ “hữu nghị viễn vông” mấy mươi năm nay được dùng để lừa nhau và lừa dân…
Tất cả những điều đó, diễn ra từ khi có chuyện giàn khoan, do chuyện dàn khoan, theo tôi là khá ngoạn mục. Tất nhiên có thể thấy vẫn còn mấy kẻ cố sức vá víu, vớ vẩn lo “làm đổ bát nước đầy” …Ai cũng thấy chỉ là trò hề diễn muộn.
Tuy nhiên, đằng sau những biểu hiện đó, còn có một điều gì đó to lớn hơn nhiều, quan trọng sống còn hơn nhiều vẫn kìm hãm dân tộc này, xã hội này, con người Việt Nam này, khiến không khí ở đây oi bức, cùng quẩn hầu đến nghẹt thở: một cái nút bít bùng đã bung ra, có thể bung ra, và một con đường mới đã có thể mở ra, đang mở ra cho tiền đồ dân tộc: THOÁT TRUNG. Thoát Trung để sống còn và phát triển!
Tôi nói thời cơ lớn vì rõ ràng con đường đã rộng mở. Vấn đề bây giờ là có đủ can đảm dấn bước lên con đường mới đã mở ra kia hay không?
Ông có dự kiến cụ thể gì về chuyện giàn khoan sắp tới?
Nói thì có thể lạ: tôi sợ nhất là nó … lẵng lặng rút đi, và ở ta mọi sự lại rơi trở lại trạng thái cũ. Điều quan trọng nhất lúc này là nhận thức rõ đã diễn ra một bước ngoặt, sư thật đã được bày ra, và quyết không quay lại tình trạng bí bức trước nay.
Làm sao để không quay lại?
Cho tôi nói điều này: Thủ tướng đã nói một câu rất quan trọng: “Không đánh đổi chủ quyền vì một thứ hữu nghị viễn vông và lệ thuộc”. Cho tôi được phép nói thêm: muốn không viễn vông và lệ thuộc nữa (cả hai từ này đều quan trọng) thì nhất thiết phải từ bỏ ý thức hệ hão huyền. Chính cái món ý thức hệ hão huyền đó đã khiến người ta tin vào một thứ hữu nghị viễn vông, lừa bịp, còn bành trướng Bắc Kinh thì thực chất đã vứt bỏ nó từ lâu rồi trong khi lại dùng làm mồi nhử kẻ ngây ngô lệ thuộc. Hữu nghị viễn vông và ý thức hệ hão huyền là hai thứ không thể tách nhau.
Tôi đã có lần đề nghị: (lẽ ra) sau năm 1975, cần một cuộc phục hung dân tộc căn bản, để đưa đất nước thực sự chuyển sang một thời đại mới, phát triển cùng nhân loại văn minh. Xin nói rõ hơn: Muốn vậy, nhất thiết phải THOÁT TRUNG. Vứt bỏ hữu nghị viễn vông. Và cởi bỏ ý thức hệ hão huyền.
Bán được nước rồi, lo chẳng vui?
Bên bán bên mua thỏa chí cười
TRẠCH đẩy tay LINH vào cũi… nhục!
Bạch đằng đau quá, Bạch đằng ơi…!?…
Nước non ngã giá sao mà rẻ?
Rõ mặt anh Bờm, bốc… nắm xôi!
Hãy từ bỏ việc đồng nhất Tổ quốc và quyền lợi của nhà cẩm quyền. Đó là một nhầm lẫn tai hại do tuyên truyền khiến người VN khốn khổ từ bao đời nay.
Thời đại đã khác. Cách thức tiến hành chiến tranh vệ quốc hoàn toàn khác. Có nhiều biện pháp không phải mất súng đạn và máu xương. Sử dụng những thế cờ chính trị trong một tổng thể liên minh, bằng CM Nhung và chiến tranh ngoại giao là biện pháp duy nhất có thể cứu nhà cứu nước trong thời điểm này.
VN bên bờ hủy diệt
Có thể nói rằng nhà cầm quyền TQ đã thực hiện một kịch bản và chọn thời cơ hoàn hảo cho việc thôn tính VN. Với tiền lệ Nga ngon xơi một phần lãnh thổ của Ucraina mà Mỹ và châu Âu cũng chỉ có thể phản ứng yếu ớt trên sự đã rồi, TQ càng thêm táo tợn.
Vòng vây xâm lược của Trung quốc thêm ráo riết, đặt ra những tình huống khốc liệt. Nhà cầm quyền VN ngày càng bối rối và có quá ít điều để lựa chọn. Trong khi đó, TQ tấn công ngày càng mạnh mẽ trên mọi phương diện, đặc biệt là truyền thông. Thông cáo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 8/6/2014 tố cáo : “… từ 5 giờ chiều ngày 7/6, lúc cao điểm có tới 63 tàu Việt Nam trong khu vực. Các tàu này tìm cách phá vỡ hàng rào của Trung Quốc và đâm vào tàu chính phủ của Trung Quốc tổng cộng 1.416 lần”. Bằng những phương tiện theo dõi hiện đại, các nhà quan sát quốc tế có thể phân định được đúng sai. Nhưng VN đang là nạn nhân thì phản ứng một cách hết sức yếu ớt, thậm chí nhiều người có trách nhiệm vẫn bao che cho TQ, vẫn chưa chịu kiện TQ ra tòa án quốc tế thì việc mất nước theo những bước leo thang táo tợn của TQ là điều đương nhiên.
Không ai dám đảm bảo rằng TQ, qua một số người trong nhà cầm quyền VN đang được dư luận cho rằng đớn hèn và bán nước, sẽ không sử dụng thủ đoạn tương tự Nga đã làm với Crưm, sẽ mượn cớ “trưng cầu dân ý” và dùng vũ lực để chiếm đoạt VN trong một ngày không xa.
Phải chăng nhiều nhà cầm quyền VN đang trên lộ trình đã cài đặt sẵn là ôm đống vàng cướp bóc được của dân để ngủ ngon trên đống giáp trụ đã cởi bỏ để quy hàng TQ. VN sẽ biến mất trên bản đồ thế giới?!
Hoặc toàn dân VN sẽ mù quáng tuân theo tiếng gọi nô lệ cho chủ nghĩa dân tộc và nhà cầm quyền thực dân, quên nhu cầu làm người của mình, ưỡn ngực ra trận “còn cái lai quần cũng đánh”, sẵn sàng tan xương nát thịt trong biển máu theo đuổi một cuộc chiến hoàn toàn không cân sức với TQ?
Còn cách nào khác không? Một cánh chim nhỏ cô đơn giữa tầng không còn có thể làm gì?
Đã đến, khoảnh khắc CM Nhung VN
Ngày 24/5/2014- Want China Times cho biết chuyến bay HU-7863, cất cánh từ tỉnh Sơn Tây, gặp phải sự cố khi vừa đến sân bay quá cảnh Lạc Cương Hợp Phì ở tỉnh An Huy. Nguyên nhân sự cố là do máy bay đâm phải một con chim. Cú va chạm khiến mũi phi cơ bị móp, trầy xước nặng. Máy bay phải hạ cánh khẩn cấp.
Lịch sử hàng không thế giới đã ghi nhận nhiều trường hợp một cánh chim có thể làm tan xác một chiếc máy bay khổng lồ có sức mạnh và vận tốc triệu lần. Nguyên nhân chủ yếu do lực cộng hưởng và xung lực vô cùng lớn tại khoảnh khắc va chạm.
Quy luật này hoàn toàn có thể vận dụng trong nhiều lĩnh vực của xã hội, đặc biệt là những thời điểm hội đủ điều kiện cộng hưởng các xung lực cho một cuộc cách mạng.
Cách mạng Nhung VN cũng vậy thôi.
Đó sẽ là một cuộc cách mạng êm ái, ít gây thiệt hại nhất, các bên đều gặt hái lợi ích khả thể, và quyền lợi của của dân VN đã bị thể chế độc tài cướp đoạt sẽ được trả lại bằng một thể chế minh bạch, đa nguyên.
Khoảnh khắc đó đang đến với VN, và đã chín muồi…
Xung lực tạo Cách mạng Nhung VN
Vấn đề là xung lực nào và ai có khả năng nắm bắt nó để biến CM Nhung VN thành hiện thực?
Xung lực quan trọng nhất là từ bên trong thể chế chính trị . Nhân tài vật lực VN đã cạn kiệt. Các số liệu từ mọi phía, nếu không là dối trá che đậy, đều cho thấy nền kinh tế và chính trị VN đều có thể sụp đổ bất cứ lúc nào nếu không thay đổi.
Mối nguy Trung quốc xâm lược, mối nguy nước mất nhà tan đã vô tình tập hợp được một lực lượng đông đảo mọi sắc cờ người VN dù ở trong hay ngoài nước đòi hỏi phải cải cách mạnh mẽ để bảo vệ Tổ quốc.
Rất nhiều người dân VN đã quá chán ngán và bất bình trước nhà cầm quyền đương nhiệm. Ngay cả phần lớn các cán bộ công chức, đảng viên bảo thủ cũng khao khát có được một gương mặt lãnh đạo xứng tầm, đáng tin cậy để bảo vệ đất nước và giữ quyền lợi cho chính họ.
Tầng lớp cấp tiến, bao gồm nhiều nhân sĩ trí thức, các tổ chức xã hội dân sự và những công dân thuộc các tầng lớp sớm tỉnh ngộ trong và ngoài nước, đang có những hoạt động mạnh mẽ cả về hành động và truyền thông, được nhiều lực lượng trọng công lý và nhân quyền trên thế giới ủng hộ. Số lượng này đang nhân bản theo cấp số nhân, đòi hỏi đưa đến một cuộc cách mạng xã hội và thể chế chính trị.
Trong hoàn cảnh đó, sự kiện giàn khoan Trung quốc, vô tình lại như một mồi lửa rất đúng lúc làm cháy đống củi, là một cơ hội để người VN thoát ra khỏi ảo tưởng, thoát gọng kìm Trung quốc.
Lựa chọn sống còn đó chỉ có thể là: thực hiện cấp bách một cuộc cải cách thể chế để VN đủ điều kiện đón nhận cánh tay mạnh mẽ, đáng tin cậy của nước Mỹ và các nước đồng minh. Muốn Mỹ thực sự bảo vệ như một đồng minh, thì phải đồng thời làm CM Nhung VN để cải cách thể chế.
May mắn ngoài sức tưởng tượng cho VN, trên thực tế, Mỹ đã chìa tay ra, công khai và lẫm liệt, dù với một nhà cầm quyền từng bộc lộ nhiều tráo trở như VN.
Tổng thống Mỹ Barack Obama, ngày 28/5/2014, trong bài nói chuyện về chính sách đối ngoại của Mỹ tại học viện quân sự West Point tuyên bố : “Một hành động gây hấn dù là ở Nam Ukraine, Biển Đông hay bất cứ nơi nào khác trên thế giới đều có ảnh hưởng đến đồng minh của Hoa Kỳ và có thể kéo theo hành động quân sự của nước Mỹ” (theo RFA -2014-05-28).
Ngày 31/5/2014, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ - Ông Chuck Hagel tại Đối thoại Shangri-La tại Singapore, đã mạnh mẽ nói “Chúng tôi kiên quyết chống lại bất cứ hành động khiêu khích, gây hấn hoặc đe dọa sử dụng vũ lực để khẳng định chủ quyền từ bất cứ quốc gia nào”.
Ý chí của nhà cầm quyền Mỹ cũng được ủng hộ bởi các nhà lập pháp tại Thượng viện Mỹ.
Nhiều giải pháp của các chuyên gia có uy tín trong và ngoài nước VN đã được đưa ra. Lựa chọn cải cách thể chế, bắt tay với Mỹ và đồng minh đang là xu thế ưu việt nhất.
“Không liên minh quân sự với Hoa Kỳ thì chắc chắn mất Biển Đông. Liên minh quân sự với Hoa Kỳ thì vừa giữ được Biển Đông vừa giữ được môi trường hòa bình. Trong tình thế hiện nay mà chỉ thề một lòng vì hòa bình tức là khoanh tay nộp mạng cho bọn Đại Hán. …cùng ta giữ Biển Đông trong trường hợp cụ thể này chỉ có thể tìm kiếm chủ yếu ở Hoa Kỳ…Muốn liên minh được với Hoa Kỳ chỉ cần Đảng bớt độc quyền, độc đoán, độc tài vì Đảng mà hãy vì nhân dân, vì Tổ quốc mở rộng tự do, dân chủ, tôn trọng nhân quyền.”(TS Nguyễn Thanh Giang trả lời PV RFA)
Giáo sư Jonathan London – một trong những nhà nghiên cứu về VN rất có uy tín trên thế giới đã phân tích rõ: “Có những hạn chế nhất quán về quan hệ Hoa Kỳ và Việt Nam liên quan đến tình hình nhân quyền, và mỗi khi đề cập đến việc này thì phải đối mặt với một rào cản. Vì vậy, có rất nhiều điều Việt Nam cần phải làm ngay lập tức nếu thực sự muốn có bạn bè và đồng minh… Ðó là lý do tại sao nhiều người cho rằng có nhiều triển vọng cho Việt Nam, vì nếu Việt Nam bước trên một lộ trình khác, một lộ trình thực sự độc lập mà không phải là một đàn em của Trung Quốc, và giải quyết những vấn đề thể chế, bao gồm việc không giới hạn nhân quyền từ trước đến giờ cản trở nhiều mối quan hệ với các nước khác…”.
“…cần tìm tới một đồng minh xa xôi hơn, như Hoa Kỳ chẳng hạn, quốc gia có thể sẽ chấp nhận tham gia vào mối quan hệ địa chính trị, và họ cũng là quốc gia duy nhất có thể cân bằng lại với sức mạnh của Trung quốc, còn nếu riêng từng nước đơn lẻ trong khu vực thì không thể đấu lại được,” “… Nhưng lúc đó Việt Nam sẽ ở vào vị trí phải thương lượng với người Mỹ, mà một khía cạnh có lẽ chắc chắn được đề cập tới là nhân quyền và sự minh bạch trong chính trị Việt Nam…Với cách làm này thì điều sống còn là Đảng Cộng sản Việt Nam phải tách rời phương Đông thêm một chút, và chấp nhận cởi mở nền chính trị vốn đang giữ kẽ với Hoa Kỳ…Như thế có nghĩa là Hoa Kỳ đã bày tỏ ý kiến rằng, chúng tôi chỉ trao vũ khí cho các anh để phòng ngự khi các anh chấp nhận tiến trình dân chủ.( – Ông Gédéon, nhà nghiên cứu người Pháp - (theo BBC- 25/5/2014).
Rõ ràng, với VN hiện nay, Nhật bản đã là một tiền lệ thành công đáng học hỏi. Gần một thế kỷ nay, Mỹ không bất tín với Nhật. Nước Nhật vận hành trên đường ray của Mỹ ngày càng yên bình, hùng cường và được tôn trọng trên toàn thế giới. Gần đây là những thí dụ về Myanma, Philipin và Ucraina…
* Ai lãnh đạo Cách mạng Nhung?
Thời cơ Cách mạng Nhung VN đã đến, thậm chí CM Nhung đang diễn ra từng giờ phút?
Cách mạng Nhung VN chỉ có thể thành công khi có được sự ủng hộ của đông đảo người người dân VN yêu hòa bình, chuộng sự thật và nhân quyền trên cơ sở nội lực và sự ủng hộ giúp đỡ của nhiều cường quốc văn minh trên thế giới
Nhưng ai lãnh đạo CM Nhung VN? Ai đủ năng lực và tầm cỡ?
Thực tế cho thấy CM có vô số con đường xẩy ra ở một quốc gia, thường rất bất ngờ, thậm chí những chuyên gia chính trị không hình dung nổi.
Lãnh đạo một cuộc CM, nhiều khi không hẳn là một cá nhân đủ uy tín, trong sạch, đại diện cho một lực lượng ưu tú của xã hội đương thời. CM nhiều khi khơi nguồn và dẫn dắt từ một vài nhân vật nào đó đã nhận thức ra sai lầm của mình và bị dồn vào tình thế “Thay đổi hay là chết”.
Đó là câu chuyện bí ẩn muôn đời giữa Thời và Thế. Ai đủ khát vọng, đủ tinh nhạy, dám thay đổi và đủ lực nắm được khoảnh khắc ngàn năm có một của CM Nhung, người đó sẽ thắng.
Ở VN hiện nay, ai có thể?
Cuộc biểu tình được chính quyền bật đèn xanh rộng khắp tại nhiều tỉnh thành VN ngày 11/5/2014 vừa qua phải chăng là một phép thử, một cuộc tập dượt, chuẩn bị cho những toan tính của lực lượng nào đó ở tầm vĩ mô?
Phân tích tình hình, GS Jonathan London nhận định: …” Tôi không biết ông Nguyễn Tấn Dũng đóng vai trò nào trong tương lai chính trị của Việt Nam, nhưng tại thời điểm này ông rõ ràng đã trở thành một lãnh đạo nổi bật nhất của đất nước, trong khi đó một số các nhà lãnh đạo khác phần lớn im lặng về các cuộc xung đột hiện nay với Trung Quốc. Việt Nam chỉ có thể có lợi trong việc lợi dụng tình huống này như một cơ hội để đạt được những cải cách mang tính đột phá mà mọi người dân Việt Nam và nhiều nước khác trên thế giới đã chờ đợi và khuyến khích. Cái cần phải có là can đảm chính trị”
Không ít người tán đồng nhận định này.
Nguyễn Tấn Dũng – mặc dù lộ trình lãnh đạo của ông trong vai trò Thủ tướng bên một Đảng độc tài mà ông vừa lũng đoạn lại vừa bị kiềm chế, đã để lại rất nhiều hậu quả khiến cho tham nhũng mặc sức tung hoành; TQ tha hồ cướp bóc cả về chính trị và kinh tế, ngoại giao; nền kinh tế VN khánh kiệt, nhân quyền bị xâm hại nghiêm trọng, và đất nước bên bờ sụp đổ… Ông đã từng làm cho người dân VN phẫn nộ và chán ngán.
Nhưng xem ra, trong tình thế này, ông đã có một lựa chọn hợp lý. Ông là vị lãnh đạo thức thời khi nhận ra rằng phải thay đổi thì mới giữ được quyền lợi của mình và giữ được đất nước. Ông kêu gọi cải cách thể chế và thẳng thắn phản đối TQ xâm chiếm lãnh thổ VN. Khuynh hướng mà ông tỏ rõ là thoát TQ và bắt tay với Mỹ.
Hành động của vị Thủ tướng này đã tạo sự nổi bật trên chính trường. Dù chưa ai có thể dám chắc chắn về sự thực tâm của ông đến đâu. Nhưng chí ít, hành động này đã tạo sự đối lập với những vị lãnh đạo khác đang lờ đi hoặc bày tỏ yếu ớt, thậm chí còn ve vuốt TQ, khiến cho người VN vô cùng thất vọng vì mỗi giây phút qua lại càng gần bờ vực mất nước.
Nguyễn Tấn Dũng đã đưa tay cầu cứu về phía Mỹ và các cường quốc thuộc thế giới văn minh . Nếu muốn Mỹ thực sự giúp VN, như Nhật bản trước đây đã được Mỹ cứu giúp khi đại bại sau thế chiến II, dù muốn hay không, vị Thủ tướng này cũng phải tận dụng mọi lực lượng, ngay trong tầng lớp lãnh đạo VN đương nhiệm và người dân VN, hợp lực làm một cuộc đại loại như CM Nhung Việt Nam để cải cách thể chế, vượt rào cản ngăn VN với sự cứu giúp của thế giới văn minh.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hiện đang được nhiều nhà quan sát hy vọng là nhân vật có thể tận dụng uy quyền cũng như những thủ pháp tập hợp lực lượng từ nhiều phía. Nếu thế, phải chấp nhận thương thảo, điều hòa các quyền lợi để xác lập một thể chế đa nguyên, dù chưa hẳn ông đã thực sự muốn. Nhưng chỉ có thể bằng cách này mới giúp ông và nhóm lợi ích của ông cũng như nhà cầm quyền VN thoát khỏi tình thế khủng hoảng chính trị và mất tất cả. Đó cũng là cách vừa tránh đổ máu cho dân VN mà vẫn bảo vệ được đất nước.
Đó là lối thoát ưu việt nhất. Nếu ông làm được, người dân VN sẽ tha thứ cho ông về những hậu quả trước đây trong vai trò là một Thủ tướng và biết ơn ông vì mở ra một trang mới cho VN.
Đây là thời điểm mà người VN cần sáng suốt lựa chọn.
Hãy từ bỏ việc đồng nhất Tổ quốc và quyền lợi của nhà cẩm quyền. Đó là một nhầm lẫn tai hại do tuyên truyền khiến người VN khốn khổ từ bao đời nay.
Thời đại đã khác. Cách thức tiến hành chiến tranh vệ quốc hoàn toàn khác. Có nhiều biện pháp không phải mất súng đạn và máu xương. Sử dụng những thế cờ chính trị trong một tổng thể liên minh, bằng CM Nhung và chiến tranh ngoại giao là biện pháp duy nhất có thể cứu nhà cứu nước trong thời điểm này.
Đây là tình thế muôn năm có một. Người VN cần biến lòng yêu nước và chủ nghĩa dân tộc cực đoan thành lòng yêu hòa bình và yêu quyền con người của chính mình và đồng loại bằng cách đồng lòng chung tay thiết lập một thể chế chính trị có đủ điều kiện tối thiểu để bảo vệ điều đó.
Ngày 7-6 vừa qua, trong Lễ tuyên thệ nhậm chức, Tổng thống mới của Ukraine, ông Petro Poroshenko đã nói những điều cốt thiết cùng đồng bào của ông – những người vừa đứng lên làm một cuộc cách mạng lật đổ nhà cầm quyền thực dân và tham nhũng, bán nước để giành quyền đi về phía một thế giới văn minh: “…Nhưng tự do không thể đạt được chỉ một lần và mãi mãi. Chúng ta luôn luôn phải đấu tranh vì tự do…Không ai có thể biến chúng ta thành nô lệ tội phạm và quan liêu, thành đầy tớ của chính quyền thực dân…”
Người dân VN cũng vậy. Mỗi công dân phải dũng cảm đứng lên đòi quyền con người, dũng cảm bộc lộ thái độ đối với những kẻ bán nước, không khoan nhượng với việc chậm trễ cải cách thể chế và không bao giờ thỏa mãn với những thành quả tạm thời đã đạt được.
Như thế, mỗi người sẽ góp phần vào thúc đẩy sự thành công của CM Nhung VN. Thiết yếu nữa là hãy luôn cảnh giác với khuynh hướng tự nhiên đi về phía lạm dụng và đồi bại của tầng lớp cầm quyền dù cũ hay mới, dù ở thể chế nào nếu không có một thiết chế xã hội hữu hiệu để ngăn chặn.
Người VN cần rất nhiều dũng lược và kiên trì, đồng lòng, hết thế hệ này sang thế hệ khác để canh giữ nền hòa bình, tự do và công lý ngay cả sau khi CM Nhung thành công. /.
VTH
2326. Đánh đánh – đàm đàm, giương Đông kích Tây tiểu xảo ngoại giao cổ truyền của đại Trung Hoa
Nguyễn Trung
09-06-2014
Giữa lúc dư luận thế giới quan tâm và lên tiếng mạnh mẽ phê phán Trung Quốc chung quanh sự kiện giàn khoan HD 981 cắm sâu vào thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, dư luận thế giới cũng không quên cảnh báo việc Trung Quốc đang ráo riết tiếp tục thực hiện các dự án có trị giá nhiều tỷ USD để xây dựng các căn cứ quân sự nổi trên các bãi đá ngầm Gạc Ma và Chữ Thập của Việt Nam mà Trung Quốc đã đánh chiếm năm 1988, để sẽ hình thành một hệ thống các căn cứ quân sự nổi trên Biển Đông, lì lợm đẩy tới việc thực hiện “cái lưỡi bò” chiếm gần hết diện tích Biển Đông.
Nhìn lại hành động của Trung Quốc trên Biển Đông những năm gần đây, ai cũng thấy những bước đi ầm ỹ, rất hiếu chiến và đe dọa xâm lược của Trung Quốc trên biển Hoa Đông trong tranh chấp với Nhật, rồi đến việc thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) tại vùng Bắc Biển Đông. Song về nhiều mặt những bước đi này đồng thời nhằm tạo thế cho Trung Quốc ngang nhiên đẩy mạnh việc bành trướng trong vùng Đông Nam Á của Biển Đông, cụ thể là những hoạt động tiếp tục lấn chiếm vùng Scarborough của Philippines, giờ đây là sự kiện giàn khoan HD 981 và việc ráo riết xây dựng các căn cứ quân sự trên các bãi đã ngầm ở Trường Sa của Việt Nam như đã trình bầy trên. Đây là những bước đi của Trung Quốc có tính toán kỹ lưỡng, vừa nhằm phân tán sự chú ý của dư luận, phô trương thanh thế để uy hiếp các nước trong khu vực, nhưng đồng thời vừa tranh thủ đi những bước xa hơn trong vùng Đông Nam Á của Biển Đông để tận dụng lợi thế có sức mạnh quân sự áp đảo tại chỗ của Trung Quốc.
Song song với những hành động quân sự trắng trợn và được thực hiện có hệ thống như vậy tại nhiều nơi trên Biển Đông, ông Tập Cận Bình tuyên bố thẳng thừng Trung Quốc không nhân nhượng, trong khi đó ngoại giao Trung Quốc ra sức xuyên tạc sự thật và vu cáo các hoạt động hòa bình bảo vệ chủ quyền của phía Việt Nam.
Có thể nói kể từ sau vụ đánh chiếm 7 đảo và bãi đá của Việt Nam ở Trường Sa năm 1988, sự uy hiếp của Trung Quốc hiện nay đối với Việt Nam trên Biển Đông đang leo thang ở mức cao nhất, bất chấp thỏa thuận cấp cao Việt – Trung (Trương Tấn Sang – Tập Cận Bình) ngày 21-06-2013, trong đó ghi rõ: “Trước khi tranh chấp trên biển được giải quyết dứt điểm, hai bên nhất trí giữ bình tĩnh và kiềm chế, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, đồng thời sử dụng tốt đường dây nóng quản lý, kiểm soát khủng hoảng trên biển giữa Bộ Ngoại giao hai nước, xử lý thỏa đáng các vấn đề nảy sinh với thái độ xây dựng, không để các vấn đề này ảnh hưởng đến đại cục quan hệ Việt – Trung cũng như hòa bình, ổn định tại Biển Đông. Hai bên nhất trí thực hiện toàn diện, có hiệu quả Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), cùng nhau duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông.”
Những sự việc trên một lần nữa tái khẳng định thực tiễn ngoại giao truyền thống của đại Trung Hoa “đánh đánh – đàm đàm, giương Đông kích Tây”, nói một đằng làm một nẻo, tận dụng mọi quyền lực và cơ hội, chỉ để thực hiện nhất quán trước sau mục tiêu chiến lược bành trướng. Việt Nam đã được nếm đủ cay đắng của thứ ngoại giao này của Trung Quốc suốt từ cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc tháng 2-1979 cho đến hôm nay.
Cũng xin đừng quên: Tuyên bố chung cấp cao 21-06-2013 nêu trên thật ra chỉ là một trong nhiều cam kết đầu lưỡi mà phía Trung Quốc đã không dưới một lần dành cho phía Việt Nam trong các cuộc hội đàm cấp cao như vậy kể từ Thành Đô 1990. Có bao nhiêu tuyên bố cấp cao như thế thì có bằng nấy lời nói đường mật chỉ để gây hỏa mù. Nhân đây cũng phải nhắc lại, quan hệ hợp tác hữu nghị với 4 tốt và 16 chữ vàng từ Hội nghị Thành Đô 1990 để bình thường hóa quan hệ hai nước sau chiến tranh đã dẫn tới kết cục hôm nay. Không thể nói quan hệ Việt Nam – Trung Quốc cơ bản là tốt đẹp như tướng Phùng Quang Thanh phát biểu và làm cho dư luận trong nước cũng như trên thế giới sững sờ.
Không phải ngẫu nhiên nhiều thức giả Việt Nam, trong đó có Nguyễn Khắc Mai và Nguyên Ngọc, đã lên tiếng cảnh báo: Đừng để cho sự kiện giàn khoan HD 981 che khuất các căn cứ quân sự nổi của Trung Quốc đang hình thành ở bãi đá Gạc Ma, ở bãi đá Chữ Thập; đừng để cho một cử chỉ lừa mị nào của phía Trung Quốc có thể dấy lên ý nghĩ cầu xin kẻ xâm lược trả lại những gì đã bị chiếm. Càng không thể đánh đổi độc lập và chủ quyền quốc gia lấy thứ quan hệ hòa hiếu viễn vông!
Kinh nghiệm thất bại vô cùng đau đớn trong quan hệ ngoại giao với Trung Quốc từ Thành Đô đến nay là đảng và nhà nước đã bưng bít nhân dân ta sự thật về quan hệ giữa hai nước, qua đó phía ta luôn phải đàm phán với Trung Quốc trên thế yếu và không tranh thủ được sự hậu thuẫn không thể thiếu của nhân dân, dẫn tới nhiều thất bại trong thực hiện các thỏa thuận.
Thực tế cũng chỉ ra mọi hứa hẹn tốt đẹp của phía Trung Quốc về phát triển quan hệ 2 nước chỉ là lời nói suông, mọi thỏa thuận ngoại giao bí mật chẳng những là vô nghĩa mà còn gây ra nhiều tác hại nhiều chiều và rất nguy hiểm cho nước ta. Cho đến nay, bất kể một bố thí hòa hoãn nào của phía Trung Quốc cũng đều chung một mục đích chuẩn bị cho bước leo thang cao hơn trong lấn chiếm lãnh thổ và xâm phạm chủ quyền của nước ta, không có một ngoại lệ.
Quan hệ hai nước Việt – Trung chỉ thừa nhận một sự thật duy nhất: Việt Nam có bản lĩnh đến đâu thì bảo vệ được chủ quyền của mình và phát triển được quan hệ bình thường đến đấy, chẳng có quà tặng nào của lòng tốt dành cho ta cả. Kinh nghiệm còn luôn luôn thẳng thắn chỉ ra: Ta càng nhân nhượng, Trung Quốc càng lấn tới, ta không có cách gì thỏa mãn được đòi hỏi của bành trướng.
Tác giả gửi cho viet-studies ngày 9-6-14
2327. Muốn không viễn vông và lệ thuộc thì phải từ bỏ ý thức hệ hão huyền
Đôi lời: Đây là bản gốc bài phỏng vấn nhà văn Nguyên Ngọc đăng trên báo Kiến Thức hôm qua: “Sợ nhất giàn khoan 981 lẳng lặng rút đi… rồi mọi chuyện chìm“. Tác giả cho biết, bài đăng trên báo Kiến Thức đã bị sửa và cắt xén rất nhiều. Mời bà con đọc và so sánh.
Nhà văn Nguyên Ngọc: “Muốn không viễn vông và lệ thuộc nữa thì nhất thiết phải từ bỏ ý thức hệ hão huyền. Chính cái món ý thức hệ hão huyền đó đã khiến người ta tin vào một thứ hữu nghị viễn vông, lừa bịp, còn bành trướng Bắc Kinh thì thực chất đã vứt bỏ nó từ lâu rồi trong khi lại dùng làm mồi nhử kẻ ngây ngô lệ thuộc. Hữu nghị viễn vông và ý thức hệ hão huyền là hai thứ không thể tách nhau”.Tâm tư của người VN đã ít nhiều xáo trộn kể từ khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế của nước ta. Xin ông chia sẻ những tâm tư của mình với tư cách một tri thức, một công dân của VN?
Nói rằng tâm tư người Việt “ít nhiều xáo trộn” vì vụ giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc là nói quá nhẹ. Người Việt Nam nói “đất nước” để chỉ cái mà các dân tộc khác gọi là quốc gia. Một tấc dất, một tắc biển bị xâm phạm có thể khiến cả dân tộc này bừng bừng đứng dậy. Trải nghiệm bi tráng hàng nghìn đời cũng đã để lại trong óc và trong máu người Việt ý thức và tình cảm sâu sắc rằng nguy cơ lớn nhất, dai dẳng nhất, thậm chí mãi mãi không bao giờ dứt đối với chủ quyền của đất nước là đến từ phương bắc, từ bành trướng tham lam không đáy và không bao giờ dừng lại của tất cả các triều đại Trung Hoa, từ Trung Hoa phong kiến cho đến Trung Hoa cộng sản, không chút khác biệt, tuyệt đối không thể mơ hồ.
Chuyện Trung Quốc âm mưu xâm chiếm nước ta là chuyện không mới, tuy nhiên lần này có hai điểm nổi bật:
Một: Trong âm mưu bành trướng lâu dài đó, đây là một bước chuyển có tính đột phá: giặc đã vào tận trong nhà. Đây là lúc, đúng như thời Trần cách nay tám thế kỷ đối mặt với quân Nguyên từng dày đạp cả nửa thế giới văn minh, đã đến lúc cất lên lời khẩn báo “sơn hà nguy biến!”.
Hai: Nguy biến, hầu như bao giờ cũng vậy, như một quy luật kỳ lạ và tuyệt diệu của cuộc sống, lại mở ra thời cơ. Và theo tôi có thể lần này là thời cơ lớn mà bao người Việt Nam từng trằn trọc chờ đợi nhiều năm nay.
Hiểm nguy sống còn đồng thời lại là cơ hội lớn từng trằn trọc chờ đợi, ông có thể nói rõ hơn?
Hiểm nguy chết người thì rõ rồi. Còn thời cơ ư?
Số phận đã đặt đất nước ta đứng sát cạnh một đế quốc khổng lồ, và là một đế quốc cực kỳ tham lam. Suốt lịch sử lâu dài từng là vậy, ngày nay càng là vậy: ráo riết hơn, hung hăng tàn bạo hơn, hấp tấp nôn nóng hơn, vô liêm sĩ hơn. Cách đây hơn thế kỷ trên thế giới người ta đã từng nói đến cái gọi là “họa da vàng” (péril jaune). Không phải chuyện phân biệt chủng tộc đâu. “Da vàng” đây cụ thể là đế quốc Trung Hoa. Nhân loại văn minh đã từng lo lắng về hiểm họa ấy. Hãy tưởng tượng đến một ngày cái đế quốc đó – mà là người Việt, dân tộc dày dạn kinh nghiệm nhất với đối tượng quái đản này, chúng ta càng hiểu thấm thía hơn ai hết – đến một ngày cái đế quốc ấy sẽ làm chủ toàn thế giới! Vậy mà đó chính là ý đồ ngày càng không cần quá che dấu nửa của nó, và không phải hoàn toàn không là khả năng hiện thực! Còn sống ngày nào, nhất thiết không được quên điều đó, viễn cảnh kinh hoàng đó.
Người Việt Nam càng không, bởi vì ta, Việt Nam, ta là nút chặn đầu tiên phải vượt qua trên con đường bành trướng vô độ của nó, từ mấy nghìn năm trước, ngày nay càng trắng trợn hơn, quyết liệt hơn. Cho nên nếu Việt Nam còn tồn tại được cho đến ngày nay, thì chính là vì lịch sử suốt mấy nghìn năm của Việt Nam thực chất, căn bản là lịch sử THOÁT TRUNG. Một nghìn năm Bắc thuộc đằng đẳng mà không bị đồng hóa là gì, nếu không là một cuộc thoát Trung kỳ, một cuộc đấu tranh văn hóa kỳ diệu đến kinh ngạc, hầu như không có trường hợp tương tự trong lịch sử thế giới. Rồi một nghìn năm nữa chống xâm lược vũ trang của Trung Quốc, từ Ngô Quyền cho đến Quang Trung …, đương nhiên cũng là đấu tranh vũ trang trên nền tảng văn hóa. Thoát Trung hay là chết, là bị hủy diệt, là không còn Việt Nam. Hàng nghìn năm trước cha ông ta đã giữ trọn non sông đất nước cho ta bằng tư tưởng và hành động sống kiên định, thông minh và anh hùng ấy.
Tuy nhiên, đến thời hiện đại thực tế đã không còn được như vậy. Tôi nghĩ đã đến lúc cần bình tĩnh và sáng suốt nhìn lại: con đường chúng ta đã bắt buộc (?) phải chọn trong chiến tranh chống Pháp rồi chống Mỹ, éo le một cách tất yếu, đã khiến ta xao lãng, đến ảo tưởng, về kẻ thù bành trướng truyền kiếp, nguy cơ lâu dài không bao giờ hết đối với tồn vong của dân tộc. Cho đến nổi sự kiện Hoàng Sa năm 1974, chiến tranh biên giới 1979, vụ Trường Sa 1984 … vẫn còn chưa đủ để đánh thức chúng ta. Rồi còn phải ngẫm nghĩ thật kỹ hơn về sự bi tráng lịch sử và sự mê muội tội lỗi kéo dài này.
Nay thì, theo tôi, chính đối thủ đã “giúp” ta, và là một cú giúp rất căn bản. Sự nôn nống do tham vọng ngông cuồng vốn năm trong bản chất của kẻ bành trướng đã khiến tập đoàn lãnh đạo Bắc Kinh đi một nước cờ sai. Với vụ giàn khoan hỗn xược, nó đã dại dột đánh thức lòng tự tôn dân tộc thiêng liêng bị dồn nén của người Việt, sức mạnh đã từng quét sạch mọi cuộc xâm lăng của đế quốc Trung Hoa trong suốt lịch sử. Nó phơi trần mọi sự lừa bịp được công phu bày vẽ lâu nay của kẻ gian manh đi lừa và ở kẻ dại dột bị lừa. Ông Thủ tướng Việt Nam lần đầu tiên đã phải nói đến việc vứt đi cái thứ “hữu nghị viễn vông” mấy mươi năm nay được dùng để lừa nhau và lừa dân…
Tất cả những điều đó, diễn ra từ khi có chuyện giàn khoan, do chuyện dàn khoan, theo tôi là khá ngoạn mục. Tất nhiên có thể thấy vẫn còn mấy kẻ cố sức vá víu, vớ vẩn lo “làm đổ bát nước đầy” …Ai cũng thấy chỉ là trò hề diễn muộn.
Tuy nhiên, đằng sau những biểu hiện đó, còn có một điều gì đó to lớn hơn nhiều, quan trọng sống còn hơn nhiều vẫn kìm hãm dân tộc này, xã hội này, con người Việt Nam này, khiến không khí ở đây oi bức, cùng quẩn hầu đến nghẹt thở: một cái nút bít bùng đã bung ra, có thể bung ra, và một con đường mới đã có thể mở ra, đang mở ra cho tiền đồ dân tộc: THOÁT TRUNG. Thoát Trung để sống còn và phát triển!
Tôi nói thời cơ lớn vì rõ ràng con đường đã rộng mở. Vấn đề bây giờ là có đủ can đảm dấn bước lên con đường mới đã mở ra kia hay không?
Ông có dự kiến cụ thể gì về chuyện giàn khoan sắp tới?
Nói thì có thể lạ: tôi sợ nhất là nó … lẵng lặng rút đi, và ở ta mọi sự lại rơi trở lại trạng thái cũ. Điều quan trọng nhất lúc này là nhận thức rõ đã diễn ra một bước ngoặt, sư thật đã được bày ra, và quyết không quay lại tình trạng bí bức trước nay.
Làm sao để không quay lại?
Cho tôi nói điều này: Thủ tướng đã nói một câu rất quan trọng: “Không đánh đổi chủ quyền vì một thứ hữu nghị viễn vông và lệ thuộc”. Cho tôi được phép nói thêm: muốn không viễn vông và lệ thuộc nữa (cả hai từ này đều quan trọng) thì nhất thiết phải từ bỏ ý thức hệ hão huyền. Chính cái món ý thức hệ hão huyền đó đã khiến người ta tin vào một thứ hữu nghị viễn vông, lừa bịp, còn bành trướng Bắc Kinh thì thực chất đã vứt bỏ nó từ lâu rồi trong khi lại dùng làm mồi nhử kẻ ngây ngô lệ thuộc. Hữu nghị viễn vông và ý thức hệ hão huyền là hai thứ không thể tách nhau.
Tôi đã có lần đề nghị: (lẽ ra) sau năm 1975, cần một cuộc phục hung dân tộc căn bản, để đưa đất nước thực sự chuyển sang một thời đại mới, phát triển cùng nhân loại văn minh. Xin nói rõ hơn: Muốn vậy, nhất thiết phải THOÁT TRUNG. Vứt bỏ hữu nghị viễn vông. Và cởi bỏ ý thức hệ hão huyền.
Nụ cười Thành Đô – Bài ca bán nước
Nụ cười Thành Đô
(Bức tranh thị trường định hướng Bắc thuộc!)
Thái Hữu Tình đề thơ
Bán được nước rồi, lo chẳng vui?
Bên bán bên mua thỏa chí cười
TRẠCH đẩy tay LINH vào cũi… nhục!
Bạch đằng đau quá, Bạch đằng ơi…!?…
Nước non ngã giá sao mà rẻ?
Rõ mặt anh Bờm, bốc… nắm xôi!
BÀI CA BÁN NƯỚC
Điếm cấp thấp bán trôn nuôi miệng
Điếm cấp cao bán miệng nuôi trôn
NGUYỄN DUY
Bán thân, bán thận, bán thần
Trong ba thứ ấy em mần thứ mô?
Bán thận thì sắp xuống mồ
Bán thân thì phải tô hô suốt ngày
Bán thần bị lột mặt ngay
Chỉ nghề bán nước em đây bợm già !
Biển treo cứu nước cứu nhà
Cổng sau ta bán nước ta cho Tàu
Mác-Lê em thuộc làu làu
Vàng mười sáu chữ là câu cửa…mình
Bao giờ nước Việt hồi sinh
Thời em túm cái “tỉnh tình tinh”em…
chuồn!
Thái Hữu Tình (chấp bút)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét