Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 10 tháng 6, 2014

Phải chăng Nhật Bản đang có kế hoạch thành lập một “NATO châu Á” chống Trung Quốc?

Chính nghĩa là sức mạnh

Thế giới đã dấy lên những tiếng nói và hành động ủng hộ Việt Nam ngày càng mạnh mẽ trong cuộc đấu tranh chống lại hành vi “ngang ngược” của Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển Việt Nam. Chính nghĩa Việt Nam đã tạo nên sức mạnh!.

Để phản đối hành vi ngang ngược của Trung Quốc khi ngang nhiên đưa giàn khoan Hải Dương 981 cùng đội tàu hộ tống hàng trăm chiếc xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, tại những diễn đàn lớn của quốc tế và trong nước, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội đã đưa ra nhiều tuyên bố khẳng định trước toàn thế giới chính nghĩa Việt Nam và tuyên bố rất rõ ràng giải quyết bằng biện pháp hòa bình, yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương-981, ra khỏi vùng biển Việt Nam. Chính lập trường này của Việt Nam đã được chia sẻ và hoan nghênh tại Diễn đàn An ninh châu Á (hay Đối thoại Shangri-la), diễn ra từ ngày 31/5/2014 – 2/6/2014.
Nhiều hãng truyền thông lớn của thế giới đã đưa tin, dẫn lời, phỏng vấn lãnh đạo Việt Nam, các lãnh đạo, chuyên gia của nhiều nước và đưa tin về việc cộng đồng người Việt khắp nơi trên thế giới đã biểu tình trong ôn hòa, trật tự để phản đối Trung Quốc. Vì thế sức lan tỏa của tinh thần Việt Nam, hình ảnh đẹp Việt Nam, đặc biệt là chính nghĩa Việt Nam đã lan tới khắp năm châu, bốn bể.
Chính vì vậy, nhiều người từ khắp nơi trên thế giới đã lên tiếng phản đối thông qua việc ký tên vào bản kiến nghị trên trang web của Nhà Trắng nhằm kêu gọi Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Trung Quốc vì xâm phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam. Theo quy định của Nhà Trắng, một bản kiến nghị cần ít nhất 100.000 chữ ký trước ngày 12/6 tới để Nhà Trắng buộc phải có phản hồi. Tuy nhiên sau chưa đầy nửa tháng chính thức phát động và tạo kiến nghị (13/5), mục tiêu đề ra đã hoàn thành trước thời hạn cách đây gần một tuần.
Đáng chú ý, tại Đối thoại Shangri-la, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã trở thành nhà lãnh đạo quốc tế đầu tiên, phát đi những thông điệp mạnh mẽ liên quan tới những tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông và biển Hoa Đông – vốn đang trở thành một thách thức lớn của khu vực trong thời gian trở lại đây. Thủ tướng Nhật Bản đã nhiều lần nhắc đi nhắc lại những lời lẽ nhằm lên án mạnh mẽ các hành vi của Trung Quốc, đồng thời tỏ rõ sự ủng hộ đối với Việt Nam và Philippines trong giải quyết tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc.
Cũng trong trong bài phát biểu tại Đối thoại Shangri-la, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel chỉ trích Bắc Kinh có những hành động đơn phương, gây bất ổn nhằm khẳng định chủ quyền trên Biển Đông, đồng thời cảnh báo Washington sẽ không ở thế bị động nếu trật tự thế giới bị đe dọa.
Bộ trưởng Quốc phòng Australia David Johnston bày tỏ sự ủng hộ với quan điểm của người đồng cấp Mỹ Chuck Hagel, cho rằng những hành động của Trung Quốc trên Biển Đông không ích gì và khiến tình hình khu vực thêm bất ổn. Ông Johnston khẳng định "Hành động đơn phương trong tuyên bố biên giới là hoàn toàn vô ích và khiến chúng ta đi sai hướng".
Trong khi đại diện các nước đều tỏ rõ lập trường ủng hộ Việt Nam trong cuộc đấu tranh chính nghĩa và bày tỏ quan ngại sâu sắc trước những hành động “đơn phương” gây bất ổn của Trung Quốc trên Biển Đông thì Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Trung Quốc - người đại diện cho Trung Quốc Vương Quán Trung lại có những “ngụy biện” ngô nghê, theo lối “một mình một kiểu” tại Đối thoại Shangri-la 13. Bên cạnh đó, ông Vương còn lớn tiếng cáo buộc Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe phối hợp với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel "tung hứng" trong việc chỉ trích Trung Quốc. Ông Vương cũng nói rằng, ông đã rất ngạc nhiên bởi việc Nhật, Mỹ và Bộ trưởng Quốc phòng Australia David Johnston cùng cao giọng và sử dụng nhiều cụm từ tương tự trong những lời chỉ trích Trung Quốc.
Ngay lập tức, những lời “phản pháo” vô lý của ông Vương đã được chia sẻ rộng rãi trên nhiều phương tiện truyền thông quốc tế và gây nhiều bất bình từ phía lãnh đạo các nước cũng như nhiều học giả quốc tế.
Trung Quốc phải hiểu rằng, nếu không có chính nghĩa, Việt Nam không thể tuyên bố một cách rõ ràng, công khai, đàng hoàng như vậy với toàn thể thế giới. Nếu không có chính nghĩa, thì thế giới cũng không thể ủng hộ Việt Nam. Sức mạnh của Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống lại sự gây hấn của Trung Quốc chính là bằng công lý, pháp lý, công luận. Quan điểm của Việt Nam là rõ ràng, đầy sức thuyết phục được thế giới đồng tình.
Trung Quốc ngang nhiên xâm phạm vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, song càng khiêu khích, hung hăng, họ càng bộc lộ sự sai trái, không đạo lý và chính nghĩa./. 
Thu Hà
(TC Cộng Sản) 

Từ Minh Phụng đến Bầu Kiên

Vụ án xử Nguyễn Đức Kiên ( Bầu Kiên) và cộng sự đã khép lại sau nhiều phiên tranh tụng sôi động. Bầu Kiên bị khép vào 4 tội và lĩnh án 30 năm từ giam. Các cộng sự cũng bị xử tương đối nặng. Một nhân vật dính dáng đến vụ án này là ông Trần Xuân Giá hãy còn tạm thời vắng trong vụ án vì lý do tuổi già và bệnh tật.

Tuy không có mặt tại tòa, nhưng chắc chắn thông tin về các phiên tòa có lẽ ông nắm được đầy đủ. Như vậy ý chí của ông muốn chứng minh rằng „ông được làm mọi điều mà pháp luật không cấm“ sẽ lung lay. Nếu ông kiên định như Bầu Kiên thì sẽ bị trả giá như thế nào.
Vụ án đã xem như kết thúc, nhưng thực sự thì còn rất nhiều câu hỏi bỏ ngỏ, nhiều vấn đề mới được đặt ra, nhất là về mặt pháp lý trong lĩnh vực quản lý tài chính.
Hơn 10 năm trước đây có một vụ án kinh tế lớn. Đó là vụ án Minh Phụng ( Tăng Minh Phụng) và EPCO. Minh Phụng vốn là một con người làm kinh tế tư nhân xuất sắc. Từ hai bàn tay trắng, đi làm thuê nhưng Minh Phụng đã nhanh chóng nhận ra cơ hội làm kinh tế trong thời kỳ đất nước mở cửa. Ông làm hàng dệt may. Trong một thời gian ngắn Minh Phụng đã trở thành một đại gia kinh tế lớn với gần 10 ngàn công nhân, chủ sở hữu nhiều nhà máy, công xưởng và hàng chục triệu m2 đất đai. Ông cũng nhận ra rằng muốn phát triển thêm nữa cần có ngân hàng chống lưng, phải có nguồn vốn tài chính thêm từ trong nước và nước ngoài. Vì thế ông đã tìm cách lách luật, mở thêm nhiều công ty nhỏ để vay vốn và liên kết đón dòng tiền đầu tư từ bên ngoài.
Ông cũng là người nhận ra rằng, lĩnh vực bất động sản là một lĩnh vực tiềm năng hơn tất cả sản xuất, vì thế ông mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực này. Thế nhưng vì ông thực hiện quá sớm, bất động sản chưa có thể bùng nổ ngay và ông bị lãi suất ngân hàng đánh quỵ. Các trò liên kết với ngân hàng được quy kết là bất hợp pháp. Ông bị truy tố trước pháp luật và nhanh chóng lĩnh án tử hình.
Mặc dù ông không còn ở trên đời, nhưng hệ lụy từ Minh Phụng vẫn còn dai dẳng cho đến ngày nay.
Ngay sau khi tử hình Minh Phụng, dư luận vẫn cho rằng ông bị xử quá khắt khe. Vụ án ( do phó thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm trưởng ban chỉ đạo) có quyết tâm xử án theo ý chí chính trị. Nhà nước vẫn đóng kín, không khuyến khích tư nhân làm kinh tế và sợ hãi thành phần kinh tế tư nhân sẽ chi phối thành phần kinh tế quốc doanh. Mọi liên kết kinh tế với yếu tố nước ngoài bị ngăn chặn. Có nghĩa là kinh tế quốc doanh vẫn phải được duy trì ở mức độ cao nhất, không có cạnh tranh.
Thời đó, Minh Phụng tuy là một đại gia kinh tế mạnh nhưng ông chỉ là một người làm kinh tế thuần túy, không có giao lưu với bạn bè trong giới chính trị, không có một ai trong giới chính trị lên tiếng bảo vệ ông. Giới luật sư hoạt động chưa mạnh mẽ như bây giờ vì thế số lên tiếng để thảo luận về án của Minh Phụng không nhiều. Ngay tòa án phát quyết cũng về giá trị tài sản của ông cũng rất vô lý, gây bất lợi cho Minh Phụng.
Trong vòng 10 năm qua thì chính lĩnh vực bất động sản, như Minh Phụng đã dự đoán, đã đưa nhiều người Việt thành danh. Bất động sản ở Việt Nam thành một thị trường sôi động nhất và hầu hết ngân hàng đều nhảy vào tham gia lĩnh vực này và chính hiện nay bất động sản đang sống chủ yếu bằng nguồn tài chính từ ngân hàng.
Bầu Kiên tuy cũng làm ăn phát đạt từ dệt may như Minh Phụng. Nhưng ông Kiên có điều kiện học hành hơn, tiếp cận với cái mới, dùng tài chính để làm công cụ điều khiển nhiều lĩnh vực vĩ mô. Vì thế ông Kiên đã sớm chuyển đổi chiến lược đầu tư. Đây là một lĩnh vực mới, mới đối với cả một cơ chế nhà nước theo đường lối CNXH. Vì thế trong lĩnh vực tài chính thiếu các tài chế để kiểm tra, kiểm soát. Ông Kiên biết điều này và ông đã lách luật, tìm cách xây dựng cho mình cả một đế chế tài chính hùng mạnh.
Ông Kiên có tầm ảnh hưởng lớn trong giới tài chính Việt Nam, nhiều quyết định của ông đã làm rung chuyển cả hệ thống ngân hàng. Phía nhà nước lúng túng trước những bước đi của ông Kiên và cũng nhận thấy đó là một đối thủ nặng ký trong số gọi là „ lợi ích nhóm“, có thể thách thức quyền lợi của nhà nước.
Ông Kiên bị bắt và khởi tố cùng các cộng sự khác. Trước tòa ông Kiên đã cố gắng chứng minh cho mình không phạm tội và vạch ra nhiều thiếu soát của phát lý quản lý tài chính. Thế nhưng ông Kiên vẫn bị xử nặng, thậm chí vì do thái độ của ông trước tòa nên còn bị nặng hơn.
Vụ án tuy đã kết thúc nhưng nhiều vấn đề tranh tụng trước tòa còn bị bỏ ngỏ vì mảng quản lý hệ thống tài chính thiếu tài chế bảo vệ và xét xử.
Minh Phụng cũng như Bầu Kiên họ là những doanh nhân thành công của đất nước trong thời kỳ đổi mới. Mỗi người một lối sống khác nhau, cách làm kinh tế khác nhau. Cả hai đều muốn làm giàu. Nhưng họ vừa là anh hùng và cũng là nạn nhân của thể chế phát triển kinh tế của xã hội. Vì họ sống và kinh doanh trong một môi trường đầy mâu thuẫn.
Đất nước phát triển kinh tế theo lối kinh tế thị trường, có nghĩa là lối làm ăn theo chủ nghĩa tư bản, thế nhưng quản lý xã hội lại bằng pháp luật của chủ nghĩa xã hội.
Không riêng chỉ Minh Phụng , Bầu Kiên hay một tư nhân nào đó có tên tuổi mà ngay các vị giám đốc, tổng giám đốc của các doanh nghiệp nhà nước cũng có thể xảy ra tương tự. Hôm nay họ có thể là được tung hô như người anh hùng, nhưng ngày mai họ có thể bị truy tố trước tòa về tội vi phạm pháp luật về kinh tế.
Dân Choa
(Quê choa) 

Phạm Đình Trọng - Bạo loạn đám đông và bạo lực nhà nước

Bạo loạn ở Bình Dương. Ảnh tintuc24
Bạo loạn ở Bình Dương. Ảnh tintuc24
Ðể xảy ra cuộc bạo loạn kéo dài suốt hai ngày, trên phạm vi rộng từ Bắc vào Nam, gây thiệt hại lớn về chính trị, kinh tế, xã hội nhưng những ðịa chỉ có trách nhiệm ðã hồn nhiên ðứng ngoài cuộc, không mảy may chịu trách nhiệm, không nghiêm túc nhìn vào thực chất vụ việc. Ðể rồi người dân phải gánh hậu quả là những cuộc biểu tình chính ðáng, ôn hòa của người dân yêu nước càng bị ðàn áp phi pháp, tàn bạo. Rồi ông tướng công an Hoàng Kông Tư quen mặt lại nói trong cuộc họp báo của Chính phủ rằng: Cuộc bạo loạn xảy ra là do tổ chức phản ðộng có tên Việt Tân kích ðộng, xúi giục thì dư luận ðã bị dẫn dắt ði quá xa sự thật. Bản chất vụ việc càng bị che khuất. Trách nhiệm của công an trong vụ bạo loạn không những càng lu mờ mà vai trò của công an càng ðược ðề cao, dùi cui của công an càng ðược vung lên trước nguy cơ “tổ chức phản ðộng có tên Việt Tân”. Và người dân yêu nước càng bị ðặt trong vòng ngắm của công an, càng ðược công an “chãm sóc” kĩ càng, chặt chẽ hơn. Quyền con người, quyền công dân của người dân càng bị ngang nhiên xâm phạm!

1. THỰC CHẤT CUỘC BẠO LOẠN

Những gì diễn ra trong cuộc bạo loạn của ðám ðông hung hãn mặc sức ðập phá các doanh nghiệp nước ngoài diễn ra suốt hai ngày 13 và 14 tháng nãm, nãm 2014 ở khu tam giác kinh tế Bình Dương – Ðồng Nai – Sài Gòn, nơi tập trung các doanh nghiệp nước ngoài ðông nhất, lớn nhất, làm ãn hiệu quả nhất trong các khu công nghiệp ở Việt Nam, có thể nhận rõ hai ðiều quan trọng là:

MỘT. ÐÓ LÀ CUỘC BẠO LOẠN CHÍNH TRỊ. Cuộc bạo loạn có tổ chức, có chỉ huy, có mục ðích rõ ràng. Mượn cớ biểu tình chống Trung Quốc, kích ðộng ðám ðông ði ðập phá các doanh nghiệp có chủ Trung Quốc ðầu tư nhưng ðã ðập phá tất cả doanh nghiệp nước ngoài. Trong 460 doanh nghiệp nước ngoài ở Bình Dương bị ðập phá chỉ có 2 doanh nghiệp Trung Quốc và vài doanh nghiệp liên doanh với Trung Quốc.

Có mặt trong ðám ðông ðập phá ðương nhiên phần lớn ðều là thành phần bất hảo. Hôi của diễn ra là ðương nhiên, là hệ quả. Trong ðám ðông bạo loạn, hôi của chỉ là mượn bão bẻ mãng, theo ðóm ãn tàn, ãn theo bạo loạn chính trị. Còn những kẻ núp trong bóng tối phát ðộng cuộc bạo loạn có mục ðích chính trị rất rõ ràng:

. Ðánh phá kinh tế. Gây bất ổn xã hội. Làm xấu môi trường ðầu tư, gây bất an và thiệt hại lớn cho nhà ðầu tư nước ngoài. Xua ðuổi nhà ðầu tư ðã vào Việt Nam phải rời bỏ Việt Nam và ðe dọa ðể không có nhà ðầu tư mới nào dám ðến Việt Nam nữa.

. Tạo cho chính quyền vốn ðã mất lòng dân, ðang lo ðối phó với sức mạnh nhân dân có cớ lập lờ ðánh lận con ðen, ðánh ðồng biểu tình yêu nước với bạo loạn phá phách ðể ngãn cản và thẳng tay ðàn áp những cuộc biểu tình yêu nước chính ðáng, lành mạnh và vô cùng cần thiết của người dân.

. Ðiều quan trọng nữa là, bạo loạn là dịp thử việc, ðo mức ðộ tin cậy ðối với những kẻ ðã bán linh hồn cho thế lực nước ngoài muốn khuất phục, nô dịch Việt Nam, là cuộc tập dượt của lực lượng tại chỗ trong mưu ðồ ðánh phá, thôn tính Việt Nam.

Chưa thực sự xâm lược Việt Nam bằng sức mạnh quân sự, mới xâm lược bằng ðưa giàn khoan vào lãnh thổ Việt Nam ngoài biển Ðông, họ ðã huy ðộng ðược lực lượng hung hãn, mạnh mẽ như vậy. Sau này, khi có sự biến lớn hơn như Trung Quốc phát ðộng chiến tranh, kéo ðại quân tràn vào nước ta thì ðội quân ðược mua bằng tiền bạc này cùng với ðội quân người Hoa hùng hậu, những tráng ðinh Trung Quốc ðã ðược huấn luyện quân sự, ðã ðược nạp tư tưởng bành trướng Ðại Hán, ðang mang danh người lao ðộng tại những công trình do Trung Quốc thi công, ðang là công dân tại những làng Trung Quốc rải khắp trên ðât nước Việt Nam ðược phát ðộng nổi loạn ðánh phá từ phía sau, từ trong lòng xã hội Việt Nam phối hợp với ðại quân ðánh phá từ ngoài vào sẽ là sự bảo ðảm chắc thắng cho họ.

HAI. CÔNG AN BỎ TRỐNG ÐỊA BÀN CHO ÐÁM ÐÔNG BẠO LOẠN. Người dân yêu nước trong tay chỉ có tờ giấy viết hàng chữ ðậm “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam” ði biểu tình ôn hòa chống Trung Quốc xâm lược thì bị công an ðến chặn cửa ngãn không cho ra khỏi nhà từ tối hôm trước. Ở nơi diễn ra biểu tình ôn hòa của lòng yêu nước thì công an chìm nổi cùng các lực lượng ngãn chặn, chống phá biểu tình do công an chỉ huy ðông gấp nhiều lần người biểu tình. Công an hành xử như xã hội ðen, không cần biết ðến pháp luật và quyền con người, quyền công dân, hành hung, bắt cóc người biểu tình ôn hòa ngang nhiên giữa ban ngày, giữa ðám ðông. Công an huy ðộng sức mạnh bạo lực nhà nước cùng bạo lực xã hội ðen ðã dập tắt nhiều cuộc biểu tình yêu nước từ khi biểu tình chưa kịp nổ ra.

Cuộc biểu tình hiếm hoi diễn ra ðược thì người biểu tình bị công an kiểm soát chặt chẽ, bị bao vây, chia cắt thành những nhóm nhỏ bé, lẻ loi, lọt thỏm giữa vòng vây ðông ðặc của công an chìm nổi và những tổ chức công cụ của công an. Quy mô cuộc biểu tình vì thế ðều nhỏ bé ðến thảm hại. Lòng yêu nước và khí phách Việt Nam bị ðàn áp, bị lãng nhục. Sức mạnh Việt Nam bị bùi dập, bị thủ tiêu. Cuộc biểu tình không ðạt ðược mục ðích, không còn giá trị tinh thần và sức mạnh chính trị.

Nhưng cuộc bạo loạn của những kẻ miệng gào thét, tay vung gậy gỗ, côn sắt ðập phá doanh nghiệp ở Bình Dương, Ðồng Nai, Sài Gòn diễn ra suốt hai ngày như ở nơi không có chính quyền, không gặp bất cứ sự ngãn chặn nào của chính quyền, của công an. Như có sự chỉ huy thống nhất, ở tất cả những nơi bạo loạn xảy ra, công an ðã bỏ trống ðịa bàn, nhường ðịa bàn cho lực lượng bạo loạn.

Ðiều quá bất thường là ngày thường ðủ sắc áo công an, dân phòng rải ðầy ðường. Chỉ một người dân ði xe máy không ðội mũ bảo hộ vừa xuất hiện ở bất kì ðoạn ðường nào, lập tức có dùi cui của công an vung lên. Người dân nghèo bán hàng rong kiếm sống vừa ðẩy xe trái cây vào phố liền bị ðám dân phòng xúm vào bắt xe, ðánh người. Nay hàng trãm người bạo loạn, ầm ầm kéo ði trên ðường lớn, tràn từ doanh nghiệp này sang doanh nghiệp khác mà không thấy một bóng công an, dân phòng. Sức mạnh bạo loạn ðược phát huy hết công suất. Chỉ riêng ở Bình Dương, trong tổng số 700 doanh nghiệp nước ngoài có tới 460 doanh nghiệp bị ðập phá tan hoang ðã cho thấy sức mạnh bạo loạn lan nhanh và cường ðộ lớn như thế nào. Không một nhà ðầu tư nào, dù không phải người Trung Quốc cũng không dám xuất hiện ðối thoại với ðám ðông bạo loạn hung hãn không ðược kiểm soát. Nhiều người vội bỏ doanh nghiệp, bỏ cơ ngơi trốn ra sân bay về nước cho thấy cuộc bạo loạn gây hoảng loạn cho nhà ðầu tư nước ngoài như thế nào.

2. MẶT TRẬN THỨ HAI ÐÁNH PHÁ TRONG NỘI ÐỊA PHỐI HỢP VỚI MẶT TRẬN THỨ NHẤT XÂM LƯỢC NGOÀI BIỂN ÐÔNG

Bạo loạn xảy ra là do công an sơ hở, non kém nghiệp vụ ư? Chắc chắn là không phải. Do công an bị bất ngờ, ðối phó không kịp ư? Càng không phải. Một ðất nước chưa ðến trãm triệu dân mà có bộ máy công an mật vụ khổng lồ, với vài trãm tướng lĩnh, vài triệu công an ðược biệt ðãi, ðược quyền ðứng trên pháp luật ðã trở thành ðội kiêu binh gây biết bao bất an, gây biết bao án mạng và án oan cho người dân. Bộ máy công an khổng lồ ðược trang bị kĩ thuật hiện ðại nhất, có nghiệp vụ tài giỏi, có kinh nghiệm và thành tích ðầy mình ðã ðánh sập từ trong trứng nước tất cả những ý ðồ phủ nhận nhà nước cộng sản dù nhỏ nhất. Với mật ðộ công an dày ðặc trong cuộc sống, giám sát ðến từng người dân, giám sát từng phương tiện thông tin liên lạc cá nhân mà ðể xảy ra vụ Bình Dương ngày 13 và 14 tháng nãm, 2014 là ðiều vô cùng bất thường.

Tôi lại nhớ ðến những chuyến thãm viếng con thoi khi công khai, khi bí mật, công khai thì ít, bí mật thì nhiều, từ Bộ trưởng cho ðến các quan chức Bộ Công an hai nước Việt Nam, Trung Quốc.

Tôi lại nhớ ðến bản Tuyên bố chung tám ðiểm do Tổng bí thư ðảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng kí với Tổng bí thư ðảng Cộng sản Trung Quốc Hồ Cẩm Ðào ngày 15. 10. 2011 tại Bắc Kinh. Ðiểm thứ tư của Tuyên bố chung có sáu việc thì việc thứ nãm là: “Ði sâu hơn nữa hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực thi hành pháp luật và an ninh; . . . Tãng cường giao lưu và hợp tác giữa các cơ quan như tòa án, viện kiểm sát, công an, hành chính tư pháp; . . . tãng cường phối hợp và ủng hộ lẫn nhau trong việc giữ gìn ổn ðịnh trong nước của mình.”

Một ðất nước ðộc lập, có chủ quyền, thi hành pháp luật và an ninh, hoạt ðộng của công an, tòa án hoàn toàn là công việc nội bộ của mỗi nước, là bí mật quốc gia mà lại “ði sâu hơn nữa hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực thi hành pháp luật và an ninh” là ðã giao việc cơ mật của quốc gia, giao an ninh của ðất nước cho nước ngoài can thiệp rồi, là nước nhỏ ðã tư nguyện nhận là phiên thuộc của nước lớn trong việc an ninh, nội trị rồi!

Vãn bản kí kết chia sẻ việc an ninh nội trị của ðất nước với một nước ðang quyết liệt chống phá, thâu tóm ðất nước mình trắng trợn, ðộc ác trên tất cả các mặt ðời sống xã hội từ chính trị, kinh tế, vãn hóa ðến ðất ðai, lãnh thổ thì vãn bản kí kết ðó thực sự là bản hợp ðồng mang lợi ích ðất nước ra ðánh ðổi lấy lợi ích của ðảng cầm quyền rồi. Ở phạm vi quốc gia ðã có bản hợp ðồng bất lợi cho ðất nước như vậy thì ở phạm vi cá nhân làm sao tránh ðược những bản hợp ðồng không thành vãn của những quan tham mang lợi ích ích ðất nước ðánh ðổi lấy lợi ích riêng của quan tham.

Từ những cuộc bạo loạn vừa qua có thể thấy rằng thế lực ðang chống phá, khuất phục Việt Nam ðã thực hiện rất thành công trong việc mở mặt trận thứ hai ngay trong lòng xã hội Việt Nam ðánh phá làm suy yếu, cô lập Việt Nam, phối hợp với mặt trận thứ nhất do giàn khoan HD981 mở ra ngoài biển Ðông. Mở mặt trận thứ nhất ngoài biển Ðông hoàn toàn do thế lực bên ngoài. Nhưng chỉ có thế tlực bên ngoài thì không thể mở ðược mặt trận thứ hai trong nội ðịa.

3. BẠO LOẠN TẠO CỚ ÐỂ BẠO LỰC NHÀ NƯỚC CÀNG HƯỚNG VÀO NHÂN DÂN

Làm suy yếu Việt Nam ðể Việt Nam trở thành chư hầu của Trung Quốc, suốt hơn nửa thế kỉ qua Trung Quốc bền bỉ thực hiện hai việc cổ ðiển nhưng ðầy hiệu quả là ðánh phá kinh tế Việt Nam và ðánh phá ðội ngũ quan chức nhà nước Việt Nam, những người quyết ðịnh sự thành bại của ðất nước Việt Nam.

Trung Quốc ðánh phá kinh tế Việt Nam ðã ðược nhiều bài viết, nhiều người chỉ ra, mọi người ðầu thấy rõ. Từ ðánh phá nhỏ nhen, ti tiện, hạ ðẳng như lùng mua móng trâu giá cao, diệt nguồn sức kéo trong nông nghiệp. Mua rắn, kích thích người dân tận diệt rắn ðể chuột sinh sản tàn phá mùa màng. Ðến ðánh phá lớn rất công nghiệp, rất hiện ðại như bỏ thầu giá thấp, trúng thầu những công trình xây dựng công nghiệp lớn ðể nhà thầu Trung Quốc xuất khẩu vật tư, thiết bị chất lượng kém và xuất khẩu lao ðộng phổ thông, xuất khẩu cả tội phạm hình sự sang Việt Nam. Rồi thi công dây dưa, cầm chừng ðòi trượt giá, ðội giá vừa ðẩy giá thầu lên cao vừa kéo dài như vô tận thời gian thi công, kìm hãm tiến ðộ phát triển cả nền công nghiệp Việt Nam. Ðiện khí hóa là tiêu chí ðầu tiên của công nghiệp hóa. Ðiện lực phải ði ðầu trong công nghiệp hóa và nguồn ðiện quyết ðịnh sự phát triển kinh tế và xã hội nhưng ðời sống kinh tế và ðời sống xã hội Việt Nam suốt mấy chục nãm qua luôn thiếu ðiện vì hầu hết các công trình xây dựng nhà máy phát ðiện ðều bị các quan tham Việt Nam giao cho các nhà thầu Trung Quốc thâu tóm.

Nhiều người ðã chỉ ra ngón ðòn ðộc ác, thâm hiểm của Trung Quốc ðánh vào kinh tế Việt Nam. Nhưng ngón ðòn ðánh vào con người, ðánh vào quan chức Việt Nam chưa ðược chỉ ra ðúng mức ðộ nguy hại của nó. Trung Quốc ðánh vào con người, ðánh vào ðội ngũ quan chức Việt Nam ðầu tiên bằng ý thức hệ xã hội chủ nghĩa lừa bịp. Ðã vất bỏ chủ nghĩa xã hội từ lâu nhưng Trung Quốc vẫn duy trì ðảng Cộng sản, vẫn núp dưới tên xã hội chủ nghĩa bịp bợm ðể thực hiện chủ nghĩa tư bản hoang dã dưới sự chuyên chính của ðảng Cộng sản, tước ðoạt mọi quyền con người, quyền công dân, quyền tư hữu ðất ðai của người dân nhằm hiện ðại hóa nhanh nhất và quan chức của ðảng có ðặc quyền, ðặc lợi cướp ðoạt tài nguyên ðất nước, bóc lột nhân dân, vơ vét bổng lộc, làm giầu nhanh nhất. Núp dưới cái tên cộng sản, cái tên xã hội chủ nghĩa, Trung Quốc cũng giãng ra cái bẫy ý thức hệ ðể nô dịch các nước cộng sản ðàn em. Và tháng chín, nãm 1990 ở Thành Ðô, cái bẫy ðó ðã sập xuống ðảng Cộng sản Việt Nam.

Một nhóm nhỏ những người có quyền lực trong ðảng cộng sản Việt Nam vì ðặc quyền ðặc lợi do thể chế ðộc tài ðảng trị dành cho họ, họ cố chống lại xu thế dân chủ hóa tất yếu của thời ðại, của dòng chảy lịch sử, cố duy trì sự ðộc tài ðảng trị. Nhưng trước sự sụp ðổ của cả hệ thống cộng sản thế giới, họ trở nên nhỏ bé, bơ vơ, lạc lõng, trống trải, mong manh và nguy khốn vội len lén sang Thành Ðô, kí kết những vãn bản liên minh với Trung Quốc thực chất là chấp nhận phụ thuộc vào Trung Quốc ðể duy trì sự tồn tại của ðảng Cộng sản, duy trì chủ nghĩa xã hội phản con người, phản tự nhiên, tự chui vào cái bẫy ý thức hệ của Trung Quốc.

Từ ðó, mỗi cam kết, mỗi thỏa thuận, mỗi tuyên bố chung, mỗi hiệp ðịnh, mỗi hợp ðồng kinh tế mà quan chức của ðảng và nhà nước cộng sản Việt Nam kí với Trung Quốc là thêm một thiệt thòi, mất mát của ðất nước Việt Nam, là thêm một lần quan chức Việt Nam gục ngã trước những ðòn ðánh phá hiểm ðộc của Trung Quốc, là sợi dây trói buộc Việt Nam với Trung Quốc càng thít chặt hơn, Việt Nam càng phụ thuộc vào Trung Quốc nhiều hơn. Chỉ nêu vài dẫn chứng:

Nãm 1999, kí hiệp ðịnh biên giới Việt – Trung, Việt Nam phải cắt cho Trung Quốc hàng ngàn kilomet vuông ðất ðai thiêng liêng của tổ tiên.

Nãm 2001, Tuyên bố chung do Tổng bí thư ðảng Cộng sản Việt Nam Nông Ðức Mạnh kí với Tổng bí thư ðảng Cộng sản Trung Quốc Giang Trạch Dân, Việt Nam phải giao mảnh ðất chiến lược Tây Nguyên cho Trung Quốc vào lập lãnh ðịa riêng khai thác bô xít, rước về cho dân tộc Việt Nam cái họa vô cùng nguy hại về an ninh, môi trường, gây cho kinh tế Việt Nam bệnh chảy máu mất nguồn vốn lớn của nền kinh tế ðất nước từ nãm này qua nãm khác ðể nhận lấy thua lỗ kéo dài, gây mất lòng tin của người dân với chính quyền, gây chia rẽ, li tán trong nội bộ dân tộc Việt Nam. Hàng loạt quan chức vì lợi ích cá nhân cố sống cố chết bảo vệ dự án bô xít Tây Nguyên chỉ mang lợi lộc cho Trung Quốc mà gây ðại họa cho dân tộc Việt Nam.

Những hợp ðồng cho Trung Quốc thuê hơn ba trãm ngàn hecta rừng ðầu nguồn trong nửa thế kỉ với giá rẻ như cho không thực sự là những hợp ðồng quan chức Việt Nam bán mình cho Trung Quốc. Rồi 90 phần trãm công trình xây dựng công nghiệp ðều lọt vào tay nhà thầu Trung Quốc ðể các nhà thầu Trung Quốc dùng chính các công trình trúng thầu ðó ðánh phá kinh tế, chống phá tiến trình công nghiệp hóa của Việt Nam. Mục tiêu ðảng Cộng sản Việt Nam ðề ra ðến nãm 2020, Việt Nam trở thành nước công nghiệp hóa không thể thực hiện ðược là do sự chống phá hiểm ðộc này.

Các ðòn Trung Quốc ðánh phá kinh tế Việt Nam cũng là ðòn ðánh phá con người quan chức Việt Nam. Các quan chức có gục ngã thì các ðòn kinh tế mới ðược thực hiện. Dự án bô xít Tây Nguyên là ðòn kinh tế nặng nề gây thiệt hại rộng lớn, kéo dài cũng là ðòn ðánh vào ðội ngũ quan chức rộng lớn từ cấp cao nhất. Vụ bạo loạn ðánh phá các doanh nghiệp nước ngoài tuy chỉ diễn ra trong hai ngày giữa tháng nãm, 2014 cũng gây thiệt hại kinh tế không kém gì vụ bô xit. Các tỉnh có bạo loạn ðã phải lấy từ ngân sách nhà nước hàng trãm ngàn tỉ ðồng bồi thường cho các doanh nghiệp nước ngoài bị bạo loạn ðánh phá.

Ðã chui vào bẫy ý thức hệ của Trung Quốc thì ðành phải ngậm bồ hòn làm ngọt. Ðến nay dự án bô xít ðã thất bại thảm hai, càng thực hiện, càng thua lỗ, càng nguy khốn nhưng vẫn không thể bỏ. Thất bại, thua lỗ thảm hại nhưng các cơ quan nhà nước có trách nhiệm ðều không dám chỉ ra cội nguồn ðại họa của dự án bô xit Tây Nguyên. Cũng như cơ quan công an không thể tìm ra thủ phạm ðích thực của vụ bạo loạn. Không lôi ra ðược thủ phạm ðích thực của bạo loạn thì ðành lôi Việt Tân ra thế mạng! Ông Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang không hề giết bà Hoan mà công an còn làm ra ðược bản án ông Chấn tự nhận ðã giết bà Hoan thì mấy người không phải Việt Tân phải tự nhận Việt Tân chỉ là chuyện nhỏ.

Trong cuộc họp báo tổ chức ở Hà Nội sau cuộc bạo loạn Hà Tĩnh, Bình Dương nửa tháng, tôi lại thấy ông tướng Hoàng Kông Tư quen mặt. Lại thấy và quen mặt vì ðầu tháng 11 nãm 2010, chỉ sau hai ngày công an xông vào khách sạn ở Sài Gòn bắt tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ với tang chứng tởm lợm là hai bao cao su tanh tưởi trong sọt rác phòng tiến sĩ Vũ thuê thì ông trung tướng, thủ trưởng cơ quan an ninh ðiều tra bộ Công an Hoàng Kông Tư cùng ông trung tướng thứ trưởng bộ Công an Tô Lâm liền chủ trì cuộc họp báo ở Hà Nội ðể ông trung tướng Hoàng Kông Tư với vẻ mặt nghiêm trọng, với cách nói tự tin thông báo rằng: Ông Cù Huy Hà Vũ tuyên truyền luận ðiệu chiến tranh tâm lí ðòi lật ðổ chế ðộ, thực hiện ða nguyên ða ðảng! Trong cuộc họp báo về vụ bạo loạn, ông tướng Hoàng Kông Tư vẫn với vẻ mặt ðầy nghiêm trọng nhưng trong cách nói tôi nhận ra có chút lượn lờ, vòng vo, chung chung và không còn nhiều tự tin khi ông nói rằng: Có sự kích ðộng, xúi giục của kẻ ðịch mà công an ðã phát hiện, bắt giữ ðể ðiều tra làm rõ theo qui ðịnh của pháp luật. Tổ chức phản ðộng có tên Việt Tân ðã kích ðộng, xúi giục!

Vì cái bẫy ý thức hệ, các quan chức của ðảng và nhà nước cộng sản Việt Nam ðều không dám ðả ðộng ðến những hành ðộng thù ðịch, những tội ác của Trung Quốc ðối với Việt Nam. Suốt mấy chục nãm nay, Trung Quốc quyết liệt ðánh phá Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực. Lấn chiếm ðất ở biên giới. Xua quân tràn vào Việt Nam, gài thuốc nổ phá sập từ cái giếng nước, bắn giết hàng vạn người dân Việt Nam. Ðánh cướp quần ðảo Hoàng Sa, bãi ðá Garma trong quần ðảo Trường Sa của Việt Nam. Bắn giết dân Việt Nam ðánh cá trên biển Việt Nam. Cắt cáp tàu thãm dò dầu khí của Việt Nam. Trắng trợn xâm lược Việt Nam bằng ðưa giàn khoan 981 và hơn trãm tàu hộ tống, cả tàu dân sự và tàu quân sự vào biển Việt Nam. Nhưng ông Tổng bí thư ðảng Cộng sản thì nín thở, không dám ho he. Còn ông tướng ðứng ðầu lực lượng giữ gìn toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam vẫn nhắm mắt ngợi ca kẻ ðang cướp ðất cướp biển Việt Nam, ðang giết dân Việt Nam: Quan hệ giữa Việt Nam và nước bạn láng giềng Trung Quốc về tổng thể các mặt ðang phát triển tốt ðẹp!

Ông Tổng bí thư ðảng, ông ðại tướng ủy viên Bộ Chính trị còn không dám ðả ðộng ðến ông bạn vàng ý thức hệ của ðảng thì mấy ông tướng công an làm sao dám chỉ ra kẻ giấu mặt chỉ huy cuộc bạo loạn vừa rồi là tình báo Hoa Nam. Thôi, cứ buộc Việt Tân tội kích ðộng bạo loạn là tiện nhất, vẹn cả ðôi ðường. Vừa tránh không ðộng chạm ðến ông bạn Thành Ðô bốn tốt, mười sáu chữ vàng của ðảng. Vừa ðẹp ý ðảng, lại có cớ mang công cụ bạo lực nhà nước ra ứng xử với biểu tình yêu nước như ứng xử với Việt Tân, cứ thẳng tay ðàn áp như ðàn áp cuộc biểu tình chính ðáng của người dân Hà Nội, Sài Gòn ngày 18 tháng 5, nãm 2014. Và những cuộc biểu tình của khí phách, của ý chí bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của người dân Việt Nam ðã bị bạo lực nhà nước cộng sản Việt Nam ðàn áp quyết liệt, tàn bạo!
© Đàn Chim Việt
 

Phải chăng Nhật Bản đang có kế hoạch thành lập một “NATO châu Á” chống Trung Quốc?


Từ đầu thế kỷ 21, mặc dù Mỹ đã dần dần chuyển từ một nền kinh tế chế tạo sang kinh tế dịch vụ, đưa nhiều hãng xưởng ra nước ngoài, khiến hàng triệu công nhân Mỹ phải thất nghiệp hay phải thay đổi nghề nghiệp một cách nghiệt ngã. Nhưng có một khu vực chế tạo vẫn giữ được thế bền vững của mình trong nội địa Mỹ, đó là công nghiệp quốc phòng, vì giản dị là, Mỹ không thể chia sẻ các công nghệ quốc phòng với các nước như Trung Quốc, chẳng hạn. Những hành động bành trướng hiếu chiến của Bắc Kinh trên các vùng biển trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương đòi hỏi các nước láng giềng của Trung Quốc phải khẩn trương chỉnh đốn lại kho vũ khí của mình, đồng thời mở ra một vận hội mới cho các công ty quốc phòng Mỹ và qua đó kinh tế Mỹ sẽ hưởng nhiều lợi lộc – Người dịch.

Trung Quốc có một tàu sân bay – và đang làm các nước láng giềng lo ngại.

Khắp Đông Nam Á hiện nay, từ Đài Loan đến Nam Hàn, và từ Australia đến Philippines, đến Nhật Bản, các nước đang lên kế hoạch đẩy mạnh ngân sách quốc phòng để đối trọng lại một hải quân Trung Quốc ngày càng hiếu chiến. Vào thời điểm này, có vẻ như một trong những quốc gia nói trên, là Nhật Bản, sẵn sàng đứng ra lãnh đạo một liên minh quân sự.

Việc gì đã đưa đến sự thể này, và tình hình này có ý nghĩa gì đối với các nhà đầu tư?

Bối cảnh

Trong mấy tuần qua, một hạm đội hỗn hợp gồm các chiến hạm và tàu đánh cá thương mại Trung Quốc đã và đang xô xát với tàu địa phương Việt Nam trong vùng biển Hoa Nam [Biển Đông], cố giành lấy vị trí chung quanh một giàn khoan dầu mà Công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc đã hạ đặt trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Tuần trước, cuộc giằng co đã leo thang khi một tàu Trung Quốc húc và làm chìm một tàu cá Việt Nam. (Thủy thủ trên tàu này được các tàu cá Việt Nam khác gần đó cứu sống, nhưng dù sao đi nữa vụ việc này đã đẩy các xung đột thêm một bước leo thang).

Cách đó không xa, bên ngoài duyên hải Philippines, các chiến hạm Trung Quốc đang hàng ngày đe dọa tàu cá ngư dân và đang phong tỏa một tiền đồn Philippines tại một bãi đá ngầm địa phương, không cho tàu Philippines vào tiếp tế lương thực cho binh lính của họ. Và về phía Bắc, sự phẫn nộ của các nước láng giềng tiếp tục bùng lên khi Trung Quốc tuyên bố một “khu nhận diện phòng không” trùm lên gần hết biển Hoa Đông – gồm lãnh thổ mà Nam Hàn và Nhật Bản tuyên bố chủ quyền.
clip_image002
“Đường chín đoạn” khét tiếng của Trung Quốc, một tuyên bố chủ quyền coi gần hết biển Đông như một lãnh hải độc quyền của Trung Quốc. Những vùng đóng khung biểu thị những vùng Trung Quốc đang có tranh chấp chủ quyền với Việt Nam và Philippines. Ảnh của Wikimedia Commons.

Khi các tin tức thuộc loại này ngày một lan tràn, các nhà phân tích thị trường hải quân tại công ty tư vấn AMI International tiên đoán rằng các nước láng giềng của Trung Quốc sẽ đầu tư khoảng 200 tỷ USD vào việc mua thêm trên 1000 tàu ngầm, các chiến hạm loại nhỏ, và cả các tàu sân bay để củng cố sức mạnh quân sự của mình trong vòng 20 năm tới – biến khu vực này thành một thị trường chiến hạm đứng thứ nhì thế giới, chỉ sau Hoa Kỳ. Thậm chí đã có dư luận cho rằng những nước này sẽ liên minh với nhau để “bao vây ngăn chặn” ảnh hưởng của Trung Quốc.

Và Nhật Bản muốn giữ vai trò lãnh đạo trong nỗ lực này.

Mặt trời đang ló dạng

Tháng trước, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe kêu gọi “giải thích lại” Điều 9 Hiến pháp hậu chiến của Nhật Bản. Điều khoản này gồm tuyên bố nổi tiếng của Nhật Bản trong việc từ bỏ “đe dọa sử dụng vũ lực hay sử dụng vũ lực như một phương tiện để giải quyết các tranh chấp quốc tế”. Đó là một điều khoản – theo nghĩa đen – thậm chí ngăn cấm nước này có một quân đội gồm “các lực lượng hải, lục, không quân”, cũng như các tiềm năng gây chiến khác. Nhưng nó cũng là một điều khoản gây trở ngại lớn nhất cho khả năng Nhật Bản lãnh đạo một liên minh gồm các nước chống lại sự bắt nạt của Trung Quốc trong khu vực.

Mặc dù chưa đến nỗi phải thực sự viết lại hiến pháp, nhưng Thủ tướng Abe muốn giải thích điều khoản này theo tinh thần Hiến chương Liên Hợp Quốc. Điều 51 của Hiến chương rõ ràng cho phép các nước hành động “để tự vệ như một cá thể hay một tập thể nếu một cuộc tấn công vũ trang xảy ra chống lại một Thành viên của Liên Hợp Quốc.” Và Abe muốn đòi quyền tự vệ này cho Nhật Bản, bất chấp ngôn từ trong chính bản hiến pháp của nước mình.

Điều này có ý nghĩa gì đối với các nhà đầu tư?

Tờ Washington Post giải thích tầm quan trọng của động thái này như sau: “Bằng cách tạo điều kiện cho việc tự vệ tập thể, Nhật Bản sẽ được phép, chẳng hạn, giúp đỡ một tàu Mỹ đang bị tấn công trên đại dương.” Một cách tương tự, Nhật Bản có thể gửi các lực lượng vũ trang của mình đến giúp các quốc gia đồng minh đang bị tấn công và yêu cầu sự yểm trợ của Nhật Bản. Tiềm ẩn ở đây là cơ hội sinh lợi cho giới đầu tư.

Trước hết và hiển nhiên là, nếu Nhật Bản muốn có khả năng trợ giúp các nước láng giềng đang lâm nguy, họ cần có một quân đội có khả năng đảm nhận những sứ mệnh thuộc loại này. Vì thế, mặc dù các lực lượng tự vệ Nhật Bản vốn đã hoàn toàn có khả năng làm việc đó, nhưng quốc gia này cần phải có những biện pháp để củng cố khả năng này thêm nữa.

Năm ngoái, chính quyền Abe công bố các kế hoạch để đầu tư 240 tỷ USD (một con số khủng khiếp vào chi tiêu quốc phòng) nhằm củng cố quân đội của mình. Danh mục thu mua gồm có máy bay theo dõi tàu ngầm do hãng Boeing [Mỹ] chế tạo, máy bay thám thính không người lái do hãng Northrop Grumman [Mỹ] sản xuất, và máy bay cánh quạt nghiêng V-22 Osprey từ hãng Textron [Mỹ] – được đặc biệt chế tạo để hoạt động từ sàn tàu của hạm đội Nhật Bản mới nhất gồm những tàu khu trục chở trực thăng chiến đấu [helicopter destroyers].

Điều này còn có ý nghĩa gì khác đối với các nhà đầu tư?

Nhưng nói rộng ra, các nhà đầu tư cần xét đến những kết quả dây chuyền có thể xảy ra do việc Nhật Bản đi vào một liên minh mới với các nước láng giềng.

Từ một quan điểm thực tiễn, các liên minh quân sự hoạt động hữu hiệu nhất khi các thành viên sử dụng các loại vũ khí giống nhau. Việc này vừa gia tăng hiệu năng hợp tác trong các cuộc thao diễn quân sự và, ở một mức độ thậm chí cơ bản hơn, vừa giúp các vũ khí này “nói chuyện” dễ dàng với nhau hơn, nhằm ngăn ngừa các vụ bắn lầm do hỏa lực bạn. Đó là lý do tại sao bất cứ khi nào Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng Mỹ ra trước Quốc hội để xin phép bán một loại vũ khí nào đó cho một đồng minh trong khối NATO, chẳng hạn, cơ quan này chắc chắn phải chứng minh những lợi thế của thương vụ nhằm bảo đảm “khả năng tương tác giữa vũ khí Hoa Kỳ và vũ khí NATO”.

Nếu Nhật Bản tiến hành việc giải thích lại Điều 9 Hiến pháp, và nếu các nước láng giềng bắt đầu dựa vào những cam kết của Nhật Bản, rằng nước này sẽ yểm trợ trong một nỗ lực tự vệ tập thể [collective self-defense], kết quả hợp lý sẽ là, các quốc gia đồng minh sẽ bắt đầu sao chép các thương vụ vũ khí của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản [tương đương với Bộ Quốc phòng]. Như thế, mỗi khi một công ty quốc phòng Mỹ ký được hợp đồng để đưa loại vũ khí của mình vào trong kho vũ khí Nhật Bản, công ty đó sẽ tránh được phần nào sự cạnh tranh (của các loại vũ khí tương tự sản xuất tại châu Âu, Nga, hay, dĩ nhiên, tại chính Trung Quốc) khi tranh thầu để bán cùng một loại vũ khí cho các đồng minh của Nhật Bản trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Kết quả là: Các hành động của Trung Quốc càng trở nên hung hăng tại Biển Đông, thì đó càng là tin mừng cho các công ty sản xuất vũ khí tại Mỹ.

Rich Smith, The Motley Fool ngày 8/6/2014
Trần Ngọc Cư dịch
Dịch giả gửi BVN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét