Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 30 tháng 6, 2014

Tầm của quốc hội thấp hơn tầm đời sống chính trị đất nước! - Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ: Chọn ý thức hệ hay quốc gia, dân tộc?

TIN LÃNH THỔ


TIN XÃ HỘI


TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ


TIN THẾ GIỚI

Tầm của quốc hội thấp hơn tầm đời sống chính trị đất nước!

QUÁ THẤP

. TẦM CỦA QUỐC HỘI THẤP HƠN TẦM ĐỜI SỐNG CHÍNH TRỊ ĐẤT NƯỚC

. TẦM CỦA ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI THẤP HƠN TẦM CỦA NGƯỜI DÂN, THẤP HƠN ĐÒI HỎI CỦA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI

Quốc hội họp trong cơn nóng thế sự ngút trời người dân cả nước hừng hực căm phẫn China nghênh ngang đưa giàn khoan xâm lược vào sâu trong vùng biển của ta. Chủ quyền, lãnh thổ bị xâm phạm. Danh dự, phẩm giá đất nước bị làm nhục. Người dân càng tủi nhục và đau xót hơn khi đối mặt với kẻ xâm lược ở chính trường thế giới, người có trách nhiệm bảo vệ đất nước không biết đến danh dự, không biết đến trách nhiệm, chỉ lo ve vãn, mơn trớn, lấy lòng kẻ xâm lược. Nguy khốn hiển hiện ngay trước mắt: mất biển dẫn đến mất nước đã cận kề. Những người cầm quyền chỉ lo giữ đảng để giữ ghế quyền lực. Không lo giữ nước, họ còn mang lợi ích đất nước ra đánh đổi lấy sự bảo lãnh chiếc ghế quyền lực, bổng lộc của họ. Những tâm hồn Việt cảm thấy bơ vơ, cuộc sống vô nghĩa, người Việt ở trong nước và ngoài nước nối tiếp tự thiêu. Như người dân Tây Tạng nối tiếp tự thiêu trong nỗi đau, nỗi nhục của người dân nô lệ bị China cướp mất đất Tây Tạng.

Đất nước như vậy, người dân như vậy nhưng Quốc hội vẫn dửng dưng chỉ dành một buổi cho Quốc hội chia thành các đoàn nhỏ vào các phòng nhỏ đóng kín cửa lại như nói thầm với nhau về biển Đông rồi lại bình thản lên hội trường lớn, lớn tiếng hào hứng bàn luận những chuyện tầm phào và nguội lạnh: đo mức độ tín nhiệm quan chức, thay đổi thẻ công dân ... Tầm phào vì quan chức nhà nước do đảng sắp đặt. Theo lệnh đảng, Quốc hội bấm nút bầu họ vào các chức danh do đảng sắp đặt cũng chỉ để hợp thức hóa sự sắp đặt đó mà thôi. Quan chức cấp thấp do tỉnh ủy quản lí, cấp cao hơn do ban chấp hành trung ương, cao hơn nữa do ban Bí thư, bộ Chính trị quản lí. Đảng sắp đặt thì đảng chịu trách nhiệm, quan chức ngồi vào chiếc ghế quyền lực do đảng sắp đặt chỉ để hưởng bổng lộc, đâu có trách nhiệm gì với Quốc hội, với người Dân. Người dân và Quốc hội đâu có vai trò gì đến chiếc ghế bổng lộc của quan chức mà đòi bỏ phiếu tín nhiệm với họ!

Không có Nghị quyết với cơ quan hành pháp có trách nhiệm về việc lãnh thổ bị xâm lược, không có Tuyên bố với thế giới việc China ngang nhiên xâm chiếm vùng biển Việt Nam, Quốc hội chỉ ra thông cáo về biển Đông. Thông cáo chỉ là văn bản hành chính thông tin những sự việc tự nhiên, thông thường và chỉ có tính nội bộ. Với cách hành xử đó, Quốc hội hoàn toàn không cùng nhịp đập với trái tim người Dân, không cùng nỗi niềm lo toan việc riêng việc chung, việc dân, việc nước của người Dân. Tầm của Quốc hội quá thấp so với tầm của người Dân!

Ở nhà nước độc tài, những việc có nội dung dân chủ chỉ được thực hiện một cách hình thức, trống rỗng và vô nghĩa. Sau mỗi kì họp Quốc hội, các ông bà nghị lại về tiếp xúc chiếu lệ với vài chục cử tri chọn lọc, ngoan ngoãn, phục tùng. Danh nghĩa là các ông bà nghị tiếp xúc cử tri, lắng nghe tiếng nói cuộc sống từ cử tri. Nhưng đó là những cử tri đã được chọn lọc. Người Dân có tiếng nói trung thực, đúng đắn của cuộc sống đất nước thì không bao giờ được chọn. Chỉ có những cử tri luôn đồng tình, tán dương với mọi việc làm của đảng và nhà nước mới được tiếp xúc với “đại biểu của Dân”. Với họ, đảng và nhà nước bao giờ cũng sáng suốt, cũng đúng, chỉ có đôi lúc người thực hiện chưa tốt mà thôi. Tiếp xúc với những cử tri như vậy, ông bà nghị liền trở về vị trí quan lớn trong bộ máy nhà nước mà họ đang đảm nhiệm để ban phát lời vàng cho Dân, để báo chí giật chữ lớn lời của họ trên trang báo.

Ông nghị đang ngồi ghế Chủ tịch nước là ông nghị bự. Có thói quen vuốt đuôi cử tri, khi người Dân nhức nhối chuyện tham nhũng của bộ máy công quyền, ông nghị bự liền gọi đám tham nhũng đó là một bầy sâu. Bầy sâu lúc nhúc đó đang đục ruỗng đất nước, Dân biết từ lâu. Dân còn biết rõ từng con sâu lớn, sâu nhỏ. Nhưng Dân đen không thể đụng được đến bầy sâu đầy quyền lực đó. Thấy ông nghị bự cũng biết đến bầy sâu đó, Dân hi vọng, chờ đợi. Nhưng ông nghị bự nói chỉ để lấy lòng dân. Nói rồi để đấy. Bầy sâu cứ sinh sôi phát triển.

Lần này, lấy lòng Dân không gì tốt hơn là nói về biển Đông: “Phải giành lại chủ quyền. Đời ta không xong thì đến đời con cháu”! Nói như vậy là nhà nước cộng sản Việt Nam dựa vào sức mạnh cộng sản Chia để tồn tại sẽ chẳng dám làm gì với China đành để mất biển, mất đảo, đẩy nỗi đau mất mát cho con cháu!

Tìm mọi cách vay nợ nước ngoài thật nhiều để có nhiều tiền bòn rút, đẩy gánh nợ oằn lưng cho con cháu. Đào bới, vơ vét cạn kiệt tài nguyên cho đầy túi tham, đẩy cho con cháu một đất nước tan hoang những bãi thải ngập ngụa bùn đỏ, sông đen ô nhiễm. Liên minh ý thức hệ với China, cam chịu cho China cướp đất cướp biển, để lại cho con cháu gánh nặng phải giành lại núi sông biển trời của tổ tiên đã bị mất mát. Ôi, người Dân đang sống trong nhà nước độc tài đảng trị đã bất hạnh mà đến đời con đời cháu dù không còn nhà nước độc tài cộng sản nhưng với di sản nhà nước độc tài để lại, con cháu còn quá bất hạnh!

Tầm của những ông nghị bà nghị thấp hơn tầm người Dân, tất yếu tầm Quốc hội thấp hơn tầm thời đại, thấp hơn mặt bằng xã hội. Vì thế luật Quốc hội làm ra bao giờ cũng ở phía sau đời sống xã hội. Luật cứ sửa hoài cũng không bao giờ theo kịp cuộc sống!
  Phạm Đình Trọng
  (FB Phạm Đình Trọng)

Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ: Chọn ý thức hệ hay quốc gia, dân tộc?

 Trích :Khởi kiện Trung Quốc là lựa chọn tốt nhất cho Việt Nam, phải dựa vào luật pháp quốc tế để bảo vệ chủ quyền chứ không phải ý thức hệ.
http://giaoduc.net.vn/Goc-nhin/Tranh-chap-chu-quyen-lanh-tho-Chon-y-thuc-he-hay-quoc-gia-dan-toc-post146641.gd
Trần Sơn Lâm (nguyên hàm Vụ trưởng, Vụ khoa giáo, văn xã- Văn phòng Chính Phủ)
(GDVN) – Trung Quốc từng giúp Việt Nam, nhưng cũng từng bán đứng và xâm lược Việt Nam…Đến nay, chủ quyền lãnh thổ, có nên xem xét dưới góc độ cùng ý thức hệ?
Việc Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt trái phép giàn khoan 981 tại vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam đã gây nên một cuộc khủng hoảng tồi tệ trong quan hệ giữa 2 nước. Lần này, chúng ta không thể không xác định rõ lại một lần nữa mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc vì nó có ý nghĩa quyết định trong việc chỉ đạo giải quyết vấn đề, trong dư luận xã hội cũng có nhiều ý kiến khác nhau.

Trung Quốc hạ đặt bất hợp pháp giàn khoan 981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, bất chấp luật pháp và dư luận quốc tế.
Một số quan điểm cho rằng Việt Nam và Trung Quốc đều do đảng Cộng sản lãnh đạo, hai nước đều xây dựng chủ nghĩa xã hội nên cố gắng giải quyết mọi bất đồng trên quan điểm anh em, đồng chí, trên cơ sở ý thức hệ. Lâu nay lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước ta cũng vẫn luôn mong muốn giữ quan hệ hữu nghị giữa hai nước theo phương châm 16 chữ và 4 tốt để có môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển đất nước.
Tuy nhiên đại đa số quần chúng nhân dân tin rằng phải đặt mối quan hệ giữa hai nước Việt – Trung trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng chủ quyền và lợi ích hợp pháp của nhau, cần giải quyết mọi bất đồng trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế mà các nước đã tham gia ký kết.
Qua vụ giàn khoan 981, các vị lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước ta đã thể hiện sự lắng nghe, tiếp thu những tâm tư tình cảm này của nhân dân và đã có những phản ứng kịp thời, phù hợp, đúng luật pháp quốc tế nhưng vẫn đanh thép trước Trung Quốc.
Trung Quốc từng giúp Việt Nam, nhưng cũng từng bán đứng và xâm lược Việt Nam 
Chúng ta cũng cần nhìn nhận một sự thật là người dân Việt Nam hay Trung Quốc đều luôn mong muốn hòa bình và không có chiến tranh. Với Việt Nam đã liên tục trải qua những năm chiến tranh khốc liệt, hơn ai hết lại càng khát khao hòa bình, hữu nghị, hợp tác và cùng phát triển.
Tuy nhiên dường như những nhà lãnh đạo Trung Quốc không phải ai cũng có mong muốn ấy. Họ luôn giữ tâm thái nước lớn, bao giờ cũng muốn các nước khác phải theo mình, sẵn sàng làm mọi thứ có lợi cho mình mà coi thường, chà đạp ích chính đáng, hợp pháp của dân tộc khác. Là một nước láng giềng cạnh Trung Quốc, Việt Nam bao đời này luôn là mục tiêu nhòm ngó của các triều đại phong kiến, cho đến bây giờ lãnh đạo của họ vẫn không thôi âm mưu thôn tính lãnh thổ, lãnh hải nước ta.
Việc nhân dân Trung Quốc từng giúp Việt Nam trong kháng chiến giành độc lập và thống nhất Tổ quốc, chúng ta ghi nhận và biết ơn họ đã nhường cơm, xẻ áo cho chúng ta trong những năm chiến tranh ác liệt. Nhưng chúng ta cũng cần ghi nhớ rằng, chính những người lãnh đạo Trung Quốc cũng có mục đích dùng Việt Nam làm lá chắn để Mỹ và phương Tây không áp sát được biên giới Trung Quốc, dùng Việt Nam làm tiền đồn để Trung Quốc chống Mỹ.
Năm 1972 Mao Trạch Đông và Richad Nixon đã thỏa thuận, đổi chác lợi ích ngay trên lưng Việt Nam.
Việt Nam kiên trì đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, Trung quốc đã không ép được ta theo họ chống Liên Xô. Năm 1972, Mao Trạch Đông đã gặp Richard Nixon, và sau cuộc gập này Mỹ đã thực hiện phong tỏa toàn bộ đường biển của Việt Nam và ném bom ác liệt nhằm đưa Việt Nam trở lại thời kỳ đồ đá bằng máy bay B 52.
Năm 1974, với sự bật đèn xanh của Mỹ, Trung Quốc đã cất quân xâm lược, đánh chiếm nốt phía Tây quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam thời điểm đó đang do chính phủ Việt Nam Cộng hòa đại diện dân tộc Việt Nam quản lý chờ ngày tổng tuyển cử thống nhất đất nước theo Hiệp định Geneva năm 1954 mà chính Trung Quốc cũng tham gia ký kết, nhiều quân nhân Việt Nam Cộng hòa đã hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ quần đảo thiêng liêng của Tổ quốc trước ngoại bang.
Năm 1975 Việt Nam thống nhất, diễn biến này xảy ra quá nhanh chóng và ngoài ý muốn của Trung quốc. Một lần nữa, khi không ép buộc được Việt Nam thay đổi đường lối độc lập tự chủ, chống Liên Xô, Trung Quốc đã tìm mọi cách gây chia rẽ giữa Việt Nam và Campuchia, kích động hằn thù dân tộc, giật dây Khơ Me Đỏ gây chiến tranh ở biên giới phía Tây Nam với ta suốt từ năm 1975 đến 1979 giết hại hàng vạn người dân vô tội.
Đỉnh cao của tư tưởng Sô vanh Đại Hán, tháng 3/1979 lãnh đạo Trung Quốc đã xua 60 vạn quân tấn công toàn bộ tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam, giết hại hàng chục vạn dân thường vô tội mà Đặng Tiểu Bình đã láo xược nói rằng để “dạy cho Việt Nam một bài học”. Mặc dù sau 1 tháng tấn công xâm lược, quân Trung Quốc bị thất bại thảm hại phải rút về nước nhưng vẫn thường xuyên nã pháo qua biên giới sang Việt Nam cho mãi đến năm 1989.
Năm 1988 Trung Quốc lại cất quân xâm lược, đánh úp 6 bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, giết hại nhiều chiến sĩ của quân đội ta. Và suốt từ đó cho đến nay, cậy mình có lực lượng quân sự hùng mạnh luôn tỏ rõ ý đồ tham lam độc chiếm Biển Đông, Trung Quốc đã ban hành nhiều lệnh cấm đánh bắt cá phi lý, đánh đập, bắt giữ, ức hiếp, phá nát, đâm chìm tầu đánh cá của ngư dân, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng triệu ngư dân Việt Nam.
Họ đã điều các tàu hải giám, tàu cá ngụy trang ngang nhiên cắt cáp và quấy nhiễu của các tàu nghiên cứu khoa học Việt Nam ngay trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của ta. Đỉnh điểm của sự lộng hành này chính là vụ hạ đặt trái phép giàn khoan 981 ngay trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, thể hiện sự coi thường pháp luật quốc tế với tư tưởng bá quyền, cá lớn nuốt cá bé.
Tàu Trung Quốc hung hãn đâm vỡ lan can tàu Kiểm Ngư Việt Nam ngay trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam. Tàu cá Việt Nam cũng đã bị tàu Trung Quốc đâm chìm.
Về mặt kinh tế ngoài việc khuyến khích thương nhân Trung Quốc thực hiện các hành vi phá hoại nền kinh tế của ta như mua vó bò, mua đỉa, lá vải, hoa thanh long…họ còn tìm mọi thủ đoạn để đội vốn, đưa công nghệ lạc hậu vào các dự án, công trình của ta làm ảnh hưởng đến nhịp độ phát triển kinh tế và hiệu quả của đồng vốn đầu tư của Việt Nam.
Qua các hành vi trên, quả thực không thể hiểu nổi giới chức Trung Quốc theo hệ tưởng gì, nó hoàn hoàn toàn xa lạ với các học thuyết tư tưởng, tôn giáo tiến bộ của nhân loại. Những hành động của lãnh đạo Trung Quốc đối với láng giềng chỉ cho thấy một lòng tham vô đáy, bành trướng, hung hăng.
Trung Quốc không chỉ bành trướng lãnh thổ, mà còn di cư ồ ạt những người thuộc dân tộc Hán đến các quốc gia khác và đang gây ra những vấn đề nhức nhối, dẫn đến phản ứng gay gắt về sắc tộc tại những khu vực này. Tại đất nước họ, sự phân hóa giầu nghèo, khoảng cách phát triển và bất công xã hội đang tăng lên. Tất cả những vấn đề này đang làm cho xã hội Trung Quốc bất ổn, đời sống người dân bất an, đánh bom khủng bố nổ ra liên tục. Điều đó cho thấy chính các nhà lãnh đạo Trung Quốc còn không được lòng dân của họ.
Đây là gốc của vấn đề chúng ta cần làm rõ để xác định rõ ràng rằng, Nhà nước ta khác với Trung Quốc. Chúng ta đặc biệt tôn trọng lợi ích dân tộc, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mình cũng như của các nước láng giềng. Chúng ta không đi xâm lược, chúng ta không gây hấn, khiêu khích với ai, nhưng chúng ta cũng sẵn sàng đánh bại mọi âm mưu xâm phạm chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
Khởi kiện Trung Quốc là lựa chọn tốt nhất cho Việt Nam, phải dựa vào luật pháp quốc tế để bảo vệ chủ quyền chứ không phải ý thức hệ
Việc chúng ta khởi kiện Trung Quốc xâm lược, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa, 7 bãi đá ở Trường Sa (năm 1988, 1995) và cả những hành động xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam như vụ giàn khoan 981 ra tòa án quốc tế việc là một việc làm rất cần thiết, vì đây là đất của ta, vùng biển của ta đã được Hiệp định Geneva công nhận và bản thân Trung Quốc đã ký vào hiệp định này.
Theo thăm dò trên các mạng xã hội cho thấy, kết quả tính đến ngày 27/6 trong tổng số người được hỏi tại báo mạng Dân trí có 250375(96%) tán thành kiện Trung Quốc, có 9126(4%) không tán thành. Các báo mạng khác đều cho thấy tỷ lệ tán thành ý kiến kiện Trung Quốc luôn ở tỷ lệ đa số.
Bản thân hội Luật gia Việt Nam cũng đã hai lần tuyên bố phản đối hành động của Trung Quốc và khẳng đỉnh cần kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế và nêu rõ nếu kiện chúng ta sẽ thắng.
Tôi cho rằng, việc kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế cũng sẽ làm cho quan hệ của ta với Trung Quốc trở nên bình thường, bớt căng thẳng và không gây nên nguy cơ xung đột quân sự vì nếu Việt Nam và Trung Quốc không tự phân xử được thì để quốc tế phân xử.
Trung Quốc có thể không tham gia vào vụ kiện này và có thể không chấp nhận mọi phán quyết của Tòa án Quốc tế, nhưng thế giới văn minh sẽ thấy rõ bản chất côn đồ, ngoài vòng pháp luật của Trung Quốc và uy tín quốc tế của họ sẽ xuống dốc.
Đến thời điểm này, không đắn đo gì nữa, chúng ta cần nhận thức một cách sâu sắc rằng, dư luận quần chúng chính là Hội Nghị Diên Hồng trong thế kỷ 21 và phải xác định rõ mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung quốc là mối quan hệ bình đẳng giữa hai nước độc lâp, có chủ quyền, bình đẳng, phải tôn trọng  lợi ích, sự toàn vẹn lãnh thổ theo các hiệp định quốc tế  đã được 2 bên cùng ký kết, cần giải quyết mọi bất đồng theo luật pháp quốc tế.

Đã nghe đã thấy: Có... hai ông Đinh La Thăng?

Bộ trưởng Đinh La Thăng được dư luận biết đến như một chính khách xông xáo, sâu sát qua cách ông hành xử trước một số việc nổi cộm của ngành.

Cái sự xông xáo ấy làm hình ảnh Bộ trưởng Thăng trở nên hào hùng và lấp lánh. Nhưng nếu không “kiên định”, người dân có thể nghĩ rằng bộ trưởng chỉ quyết đoán trong những trường hợp có lợi cho việc xây dựng hình ảnh của mình. Trong vụ máy bay của VietJet đi Đà Lạt nhưng đáp ở Cam Ranh, Bộ trưởng Thăng lập tức kỷ luật lãnh đạo Cục Hàng không, đặt hãng máy bay này vào sự giám sát đặc biệt. Bộ trưởng chỉ trích rằng sai phạm ấy đã uy hiếp an toàn bay, rằng hãng và Cục Hàng không che giấu thông tin... Điều đó thể hiện hình ảnh một bộ trưởng quyết đoán, minh bạch, rõ người rõ việc và yêu cầu mỗi thuộc cấp chịu trách nhiệm khi làm không xong việc.

Thế nhưng trong vụ cục trưởng Cục Hàng hải Dương Chí Dũng, mãi sau khi tòa phúc thẩm tuyên y án tử hình thì Bộ GTVT mới ra quyết định... buộc thôi việc ông Dũng. Chính Bộ trưởng Thăng cũng cho rằng quyết định buộc thôi việc như thế là chậm chạp và... vô duyên. Nhưng sự vô duyên ấy, chính bộ trưởng cũng dự phần. Lẽ nào Bộ trưởng Thăng không biết theo quy định thì cán bộ, công chức bỏ việc hơn bảy ngày liên tục không có lý do sẽ bị buộc thôi việc? Dương Chí Dũng đã trốn truy nã nhiều tháng trời trước khi bị bắt, thời gian ấy dĩ nhiên là đào nhiệm. Vậy sao Bộ trưởng không buộc thôi việc đối với Dương Chí Dũng ngay khi ông này bỏ trốn?
Nếu Bộ trưởng Thăng không biết rằng hành vi đào nhiệm phải bị kỷ luật thì có lẽ ông cần nắm chắc hơn các quy định của pháp luật về cán bộ, công chức. Còn nếu Bộ trưởng không biết cục trưởng Dương Chí Dũng đã vắng mặt ở nhiệm sở trong ngần ấy thời gian thì ông đã đánh mất hình ảnh về một chính khách sâu sát.

Phải chăng vụ VietJet, Bộ trưởng Thăng nhanh chóng xin lỗi nhân dân vì ông không có lỗi trực tiếp. Còn vụ Dương Chí Dũng thì trách nhiệm của người đứng đầu khi không xử lý kỷ luật người đào nhiệm là quá rõ nên ông đành tạm chọn bài... kín tiếng?

Trong phản hồi trên Pháp Luật TP.HCM, có bạn đọc hỏi: “Cái tính bộc trực, thẳng thắn dễ thương của đồng chí Thăng đâu mất rồi? Hay đó chỉ là sự bộc trực có chọn lọc?”.

Hổng lẽ có tới... hai Bộ trưởng Đinh la Thăng?
ĐỨC HIỂN
Theo PLO

Còn 180 triệu USD nữa của Vietnam Airlines đi đâu?


Những sự kiện bất ổn liên tục xảy ra: Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép, đảo chính tại Thái Lan đã ảnh hưởng nặng đến ngành du lịch và dịch vụ, đặc biệt là ngành hàng không trong bối cảnh kinh tế toàn cầu vẫn chưa bước ra khỏi suy thoái.

“Lượng khách du lịch năm nay không như năm trước. Vào đợt cao điểm hè rồi, nhưng lượng vé máy bay bán được vẫn không tăng là bao” – một đại diện của Vietnam Airlines khu vực phía nam nhìn nhận. “Nhìn chung năm nay khách du lịch giảm rất nhiều”.

“Doanh thu của Vietnam Airlines từ cộng đồng các nước và vùng lãnh thổ nói tiếng Hoa đạt 270 triệu USD mỗi năm. Cứ cho là 4 tháng đầu năm Vietnam Airlines đạt kế hoạch thì từ giờ đến cuối năm, còn 180 triệu USD nữa không biết sẽ đi về đâu” – ông Phạm Ngọc Minh – TGĐ Vietnam Airlines cho biết.

Lượng khách trên các chuyến bay kết nối đến cộng đồng các nước và vùng lãnh thổ nói tiếng Hoa bao gồm Trung Quốc, Hongkong, Đài Loan bị giảm mạnh, thậm chí các nước Singapore, Malaysia, Hàn Quốc, Nhật cũng bị ảnh hưởng sau các sự cố xảy ra ở Bình Dương, Đồng Nai và Hà Tĩnh.

Mỗi chuyến bay giữa Việt Nam và Trung Quốc hiện giờ lượng khách trung bình chỉ đạt 30 – 40 ghế. Thực tế này đặt ra cho Vietnam Airlines một câu hỏi lớn về cách thức khai thác đường bay đến các nước và vùng lãnh thổ cộng đồng Hoa ngữ. Nếu cắt chuyến để cắt lỗ thì Vietnam Airlines có nguy cơ bị rút giấy phép tuyến bay.

“Hàng không bị ảnh hưởng nặng nhất, ảnh hưởng tiếp theo là ngành du lịch chúng tôi” – ông Nguyễn Quốc Kỳ - TGĐ Viettravel nhìn nhận. Ông Nguyễn Quốc Kỳ cho biết có đối tác định ký hợp đồng đưa hơn 5.000 khách du lịch Trung Quốc sang Việt Nam, song đến giờ chót lại hủy bỏ.

“Ngày trước nhà hàng này không tìm được chỗ để ngồi, bây giờ vắng như chùa Bà Đanh thế này !” – ông Nguyễn Quốc Kỳ cho biết, tay trỏ ra xung quanh. Đó là một nhà hàng nằm trên đường Ngô Văn Năm, Quận 1, TPHCM, vốn là một địa danh nổi tiếng dành cho khách hàng đến từ các nước Đông Bắc Á.

Hai hôm trước, Đà Nẵng tổ chức hội thảo tìm giải pháp tháo gỡ cho ngành du lịch, không để phụ thuộc vào du khách Trung Quốc sau khi lượng khách này giảm đến hơn 80% sau sự kiện giàn khoan Hải Dương 981.

Tại Đà Nẵng, những khu resort, khu trò chơi có thưởng trước đây rầm rập người Trung Quốc, đến nỗi có lúc người ta bảo Đà Nẵng có khu phố Tàu, giờ đây trở nên vắng ngắt, đìu hiu.

Trong tháng 6, du khách quốc tế đến Việt Nam giảm 19,9% so với tháng 5, trong đó lượng khách Trung Quốc giảm 29,5%.

Trò chuyện với tôi, Bí thư thành ủy Hội An – ông Nguyễn Sự cho biết lượng khách đến Hội An không bị ảnh hưởng nhiều:

“Du khách Trung Quốc đến Hội An chỉ chiếm khoảng 7-8%, do đó, việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 không ảnh hưởng nhiều lượng du khách đến từ Trung Quốc.

“Chúng tôi chỉ bị ảnh hưởng là do tình hình chính trị ở Thái Lan. Khi quân đội lên cầm quyền, đưa ra lệnh giới nghiêm khiến lượng khách du lịch đến Thái Lan giảm. Thường thì du khách đến Thái trước, song mới sang tiếp Việt Nam. Do đó, lượng khách quốc tế đến Thái Lan giảm sẽ khiến du khách đến Hội An giảm theo”.

Lê Huỳnh Lê
Theo Một Thế Giới

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét