Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 5 tháng 6, 2014

Ngày 5/6/2014 - Sau 25 năm đàn áp đẫm máu trên Thiên An Môn, Trung Quốc có mạnh?

TIN LÃNH THỔ

TIN XÃ HỘI

TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ

TIN THẾ GIỚI

Đã đến lúc Việt Nam phải quyết định!

Việc Trung Quốc bất chấp luật pháp quốc tế, bất chấp đạo lý, bất chấp dư luận thế giới lên án, ngang nhiên hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 (Haiyang Shiyou-981) vào vùng biển Việt Nam. 
Rồi kéo theo hơn 100 tàu cỡ lớn có tàu khu trục tên lửa và tàu tác chiến nhanh, chống lưng cùng với máy bay gầm rú, hung hăng phun vòi rồng, cậy to xác húc thẳng vào các tàu kiểm ngư và cảnh sát biển Việt Nam… đã lộ rõ mặt thật của nhà cầm quyền Trung Quốc. Thậm chí Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn đã chỉ đích danh bản chất của sự việc là hành động khủng bố.
 Đã đến nước này thì Việt Nam buộc phải đánh bài ngửa với Trung Quốc. Việt Nam không bao giờ chống Trung Quốc khi hai bên tôn trọng độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của nhau. Nguyên tắc quốc phòng “Ba không” đã chứng tỏ thiện chí của Việt Nam với Trung Quốc về vấn đề đó. Nhưng Trung Quốc đã giẫm lên thiện chí của Việt Nam, họ biến Việt Nam thành kẻ thù khi trắng trợn xâm lược chủ quyền Việt Nam. Không còn con đường nào khác, Việt Nam phải chống lại Trung Quốc bằng tất cả mọi sức mạnh trong đó có cả việc kiện Trung Quốc ra Tòa án Quốc tế. 
Khi nhà cầm quyền Trung Quốc tự lột cái mặt nạ “4 tốt” và “16 chữ vàng” trên Biển Đông, thì Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã mạnh mẽ tuyên bố trước báo chí quốc tế: “Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền của mình và không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông nào đó…Có lẽ như tất cả các nước, Việt Nam chúng tôi đang cân nhắc các phương án để bảo vệ mình, kể cả phương án đấu tranh pháp lý, theo luật pháp quốc tế”. Tuyên bố dứt khoát, đầy bản lĩnh của Thủ tướng đã đem lại niềm tin cho hơn 90 triệu dân Việt Nam và trên 5 triệu kiều bào trên khắp thế giới.
  Lời tuyên bố của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng trước thế giới: “Chủ quyền của Tổ quốc là thiêng liêng. Không đánh đổi độc lập chủ quyền lấy thứ hữu nghị viển vông, lệ thuộc” đã đi thẳng vào trái tim yêu nước của mỗi người Việt Nam.
Lời tuyên bố của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng trước thế giới: “Chủ quyền của 
Tổ quốc là thiêng liêng. Không đánh đổi độc lập chủ quyền lấy thứ hữu nghị viển vông, lệ thuộc” đã đi thẳng vào trái tim yêu nước của mỗi người Việt Nam.
Cùng với những lời lên án mạnh mẽ hành vi xâm lược của phía Trung Quốc tại Biển Đông trên Hội nghị cấp cao ASEAN (Myanmar ngày 11/5) và Diễn đàn Kinh tế Thế giới về Đông Á (Philippines ngày 21/5), những lời tâm huyết kể trên đã làm nức lòng hàng triệu trái tim Việt bởi đây là lần tiên một trong bốn trụ cột của Lãnh đạo quốc gia công khai lên án Trung Quốc và khẳng định sẽ kiện họ ra Tòa án Quốc tế. Đồng thời thẳng thừng bác bỏ thứ “hữu nghị viển vông, lệ thuộc” mà từ những năm 50 thế kỷ trước đến nay đã trở thành xiềng xích đối với dân tộc ta.
Tiếc rằng đây mới chỉ là lời phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, một trong các nhà lãnh đạo Việt Nam. Mặc dù đã tạo được tiếng vang lớn trong và ngoài nước, nhưng chúng ta cần phải có một Tuyên bố chính thức của người đứng đầu Nhà nước. Đáng tiếc là, không phải ai cũng hiểu điều này! Chúng ta có nghĩa vụ làm cho dân chúng hiểu để đồng lòng yêu cầu Nhà nước ra ngay một Tuyên bố chính thức lên án mạnh mẽ hành vi xâm lược của Trung Quốc và khẳng định sẽ kiện ra Tòa án Quôc tế.
Như PGS.TS Hoàng Ngọc Giao nhận xét: “Trong khi các phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ ở các diễn đàn tại Philippines thể hiện ý chí quyết tâm, bản lĩnh kiên cường của người dân thì lập trường từ Quốc hội và Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam “còn thiếu mạnh mẽ”.
\
Hay như lá thư của cử tri gửi Đại biểu Quốc hội viết: “Càng băn khoăn hơn khi Hội nghị Trung ương IX của Đảng lại không có một nghị quyết hay một tuyên bố nào về hành động xâm lược của Trung Quốc, gây thêm sự phẫn nộ trong dư luận về Đảng đã buông lơi ngọn cờ dân tộc. Chính vì thế, lời tuyên bố của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng trước thế giới: “Chủ quyền của Tổ quốc là thiêng liêng. Không đánh đổi độc lập chủ quyền lấy thứ hữu nghị viển vông, lệ thuộc” đã đi thẳng vào trái tim yêu nước của mỗi người Việt Nam”.
Đã đến lúc Việt Nam phải quyết định!
Đã đến lúc Việt Nam phải quyết định!
Vạch trần những thủ đoạn ấy của Trung Quốc trước công luận thế giới, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói rõ: “Những gì mà Trung Quốc đang làm khác rất xa những gì mà Trung Quốc nói” không chỉ làm cho bạn bè của chúng ta trong khu vực và trên thế giới hiểu rõ quan điểm của Việt Nam mà còn là một sự giải tỏa những bức xúc trong các tầng lớp dân ta, đặc biệt là trong thanh niên, sinh viên và trí thức về sự lừa mỵ, bịp bợm của Trung Quốc về cái gọi là “bốn tốt” và “mười sáu chữ vàng” vốn từng nhan nhản trên báo chí và trong những buổi “lên lớp” của các cán bộ chuyên nghiệp được huấn luyện kỹ càng!
Không bị lừa bịp về thứ “hữu nghị viển vông“, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng công khai tuyên bố về khả năng đấu tranh pháp lý đối với Trung Quốc liên quan tới vấn đề biển Đông. Đây là một thái độ rạch ròi, dứt khoát của người lãnh đạo mà nhân dân ta mong đợi và gửi gắm niềm tin vào thời điểm nhạy cảm, khi mà Tổ quốc đang đối diện với những thách thức hiểm nghèo.
Diễn đàn chủ nhật tuần này đặt ra câu hỏi: Bước tiếp theo của Việt Nam là nên làm gì để đấu tranh với Trung Quốc về việc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép trong vùng biển nước ta? Các chuyên gia đều trả lời: phải kiện!
KIỆN TRUNG QUỐC – đó không chỉ là công việc của Nhà nước, Chính phủ phải làm, đó còn là mệnh lệnh của dân tộc, của nhân dân giao phó, đó là MỆNH LỆNH CỦA THỜI ĐẠI – Nhà văn Nguyễn Quang Vinh kiên quyết nói.
Nếu chúng ta không cương quyết, hôm nay Trung Quốc cướp biển, ngày mai nhảy lên bờ. Tham vọng của Trung Quốc là không có giới hạn”, PGS.TS.LS Nguyễn Bá Diến nhấn mạnh.
Trong cuộc phỏng vấn của Bloomberg mới đây tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng cho biết, Việt Nam đã chuẩn bị bằng chứng cho vụ kiện phản đối tuyên bố chủ quyền vô lý của Trung Quốc tại vùng biển Việt Nam và đang xem xét thời gian thích hợp để đệ đơn kiện.
Nếu xảy ra xung đột trên Biển Đông, “sẽ không có người chiến thắng”, Thủ tướng cảnh báo, vì 2/3 giao thương đường biển toàn cầu đi qua các tuyến đường biển trong khu vực. Thủ tướng khẳng định: “Tất cả mọi người sẽ chịu tổn thất. Nền kinh tế toàn cầu sẽ bị ảnh hưởng và thiệt hại nghiêm trọng”.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng cho biết, căng thẳng trên biển với Trung Quốc đã “gây nên một số tác động đối với một vài lĩnh vực trong nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam đã có những biện pháp thích hợp để đối phó”.
Sự thách thức ngặt nghèo, nguy hiểm luôn là điều kiện cho những quyết định táo bạo có tính lịch sử. “Thay đổi cách đánh” trong Điện Biên Phủ là minh chứng và chắc chắn “Thay đổi cách đánh” trong tình hình hiện nay thì đã đến lúc Việt Nam phải quyết định.
 
Bạch Dương

Hiệu Minh - Sau 25 năm đàn áp đẫm máu trên Thiên An Môn, Trung Quốc có mạnh?

Thiên An Môn ngày 29-5-2014. Ảnh: WP
Thiên An Môn ngày 29-5-2014 với những rào sắt. Ảnh: WP

Câu trả lời là không. Tại sao? Bởi kỷ niệm 25 năm sự kiện Thiên An Môn đẫm máu, chính quyền đã phong tỏa quảng trường bằng rào thép, internet bị cấm kỵ những từ nhậy cảm, an ninh được thắt chặt chưa từng thấy. Một xã hội văn minh thì không thể có chuyện đó.

Cách đây 2 năm tại thị trường chứng khoán Thượng Hải, chỉ số chứng khoán mất 64.89 điểm thì hệ thống tự động lọc số này ra, không phát lên internet, bởi đọc theo cách của Trung Quốc, âm hưởng như là 4-6-89. Một cái sợ vô hình.

Sáng nay tại Hà Nội, CNN đang đưa tin về kỷ niệm 25 năm Thiên An Môn, bỗng nhiên tivi bị ngắt giữa chừng. Cái sợ của Trung Quốc đã lây cả sang người hàng xóm.

Đã 25 năm trôi qua, Trung Quốc trở thành nền kinh tế thứ 2 thế giới, với dự trữ ngoại tệ lớn nhất thế giới (4000 tỷ đô la), tiềm lực quốc phòng đứng thứ 3, cả thế giới dùng hàng gía rẻ Trung Quốc. Mao Trạch Đông từng dự đoán “Mỹ là con hổ giấy, Trung Quốc là con hổ thật”.

Với một sức mạnh như thế cộng với 2 tỷ dân, lẽ ra chính quyền Bắc Kinh không run sợ mới đúng. Nhưng quá khứ, hiện tại và tương lai của một chính thể độc tài và tàn bạo ngay cả với dân mình, đã làm cho nhà cầm quyền đứng ngồi trên đống lửa.

Năm 1989 có nhiều sự kiện đáng nhớ. Công đoàn Đoàn Kết thắng cử ở Ba Lan, loại chế độ cộng sản ra khỏi chính trường trong lúc người Việt biểu tình phản đối chính thể Ba Lan quí tộc này. Đông Đức đập bức tường Berlin cũng vào năm đó.

Năm 1979, do Đặng Tiểu Bình đạo diễn, quân đội Bát Nhất mang 60 vạn quân đến biên giới, dạy cho đàn em Việt Nam một bài học đẫm máu.

10 năm sau (1989), chính đội quân ấy lại được lệnh của chính Đặng Tiểu Bình, cho xe tăng, và hàng chục ngàn lính tiến  từ 4 phía vào quảng trường Thiên An Môn, bắn chết và nghiền nát mấy ngàn người không tấc sắt trong tay.

Lần này, họ dạy dân tộc tỷ người này  một bài học khác. Dân chủ không thể tồn tại nếu nó đe dọa sự tồn vong của chế độ.

25 năm đã qua, chính quyền không dám nói cho dân điều gì đã xảy ra vào đêm ngày 3, rạng ngày 4-6 đó.

25 năm đã qua, không ai có thể biết được có bao nhiêu người đã chết, bị thương, những người lính và sỹ quan bắn giết dân thường nay ở đâu, những người chống lệnh bắn dân đã bị xử như thế nào.

25 năm đã qua, người ta không biết số phận người thanh niên trẻ đứng chặn đầu xe tăng đã ra sao vào buổi sáng 4-6.

25 năm đã qua, nhưng thế giới không thể biết ai đã ra lệnh bắn vào người biểu tình một cách dã man nhất trong lịch sử nhân loại.

25 năm đã qua, chính quyền vẫn sợ dân nhắc đến từ Thiên An Môn, bloggers bị giam cầm, bắt bớ, dọa nạt.

Hàng năm cứ đến ngày này, Quảng trường Thiên An Môn tựa như có bom nổ chậm. Chính quyền sợ tất cả, nhìn ai cũng thành thế lực thù địch.

Trên Washington Post viết về một phụ nữ tên là Hứa Lệ (Hua Ze), hiện đang sống bên Mỹ. Bà bị bắt cóc bởi lực luợng an ninh do đấu tranh vì nhân quyền. Bị tra tấn dã man nhiều ngày, nhưng bà không khai. Bà còn nói với những kẻ lạ mặt “Tại sao tôi phải sợ các anh? Tôi chỉ là người phụ nữ yếu đuối, các anh là đàn ông, với vũ khí tận răng, bắt tôi mà không hề xưng danh, có nghĩa là các anh sợ tôi”.

Mỗi lần đến Bắc Kinh tôi đều dạo bước vài km, suốt từ khách sạn China World Hotel đến quảng trường Thiên An Môn, dọc theo đường Tràng An, cái tên giống Trường Yên quê tôi. Dọc đường là những nhà cao tầng, hiện đại, xe kín hai bên đường. Tử Cấm Thành hiện ra nguy nga tráng lệ.   Tôi luôn nghĩ đất nước này thật hùng mạnh. Nhưng không phải mọi cảm tính của tôi đều đúng.

Ngày này 25 năm trước, hàng triệu người đã đổ ra đường, kẹt cứng. Thế mà qua một đêm từ 3-6 đến sáng 4-6, quang cảnh đổ nát và đẫm máu. Đi lại trên quảng trường không biết bao lần, lần theo từng viên đá lát rất cẩn thận, tôi tự hỏi, có lẽ máu đã thành sông dưới chân mình. Dù trước mặt là ảnh Mao Trạch Đông hiền từ nhìn xuống đại lộ Tràng An, người xe đi lại như mắc cửi.

Gặp nhiều người Trung Quốc ở đây, tôi luôn hỏi về sự kiện Thiên An Môn. Nhưng hình như họ lảng tránh, không muốn nhắc đến, cho dù có người đã an toàn ở phương Tây. Một nỗi xấu hổ, một sự hối hận, không hiểu họ nghĩ gì.

Thế hệ trẻ Trung Hoa. Ảnh: HM
Thế hệ trẻ Trung Hoa. Ảnh: HM

Rất nhiều người giải thích, Trung Quốc có được như ngày hôm nay, vì 25 năm trước, quân đội đã thẳng tay đàn áp biểu tình. Dân chủ có thể đưa quốc gia vào hỗn loạn và nội chiến. Đổi sinh mạng mấy ngàn người cũng đáng giá cho quốc gia gần 2 tỷ dân phát triển.

Tôi có hỏi lại, điều gì sẽ xảy ra, nếu cuộc cách mạng dân chủ 1989 thành công ở Trung Quốc. Có lẽ hôm nay, chính quyền Bắc Kinh sẽ bạch hóa mọi chuyện trong quá khứ, từ cách mạng văn hóa, bao chuyện thâm cung bí sử, có những bài học đó để phát triển bền vững, họ sẽ mạnh hơn bất kỳ quốc gia nào, và thành con hổ thật.

Lịch sử không có chữ NẾU ở đây. Bóng ma Thiên An Môn 25 năm trước luôn là nỗi ám ảnh của mọi chính thể độc tài và tàn nhẫn. Sợ sự thật và sợ cả những thứ vô hình thì không thể mạnh và phát triển.

Trung Quốc có thể gầm rú ở biển Đông dọa Việt Nam, hù các nước yếu. Nhưng tiếng thét to không giúp kẻ nhát thành hổ thật như Mao Trạch Đông dự đoán. Nhưng trong vai một kẻ tàn ác như đã từng làm với dân mình ở Thiên An Môn thì hoàn toàn có thể.
 
Hiệu Minh
4-6-2014. 25 năm sự kiện Thiên An Môn. 

PS. Viết những dòng này, tôi rất lo cho tầu cảnh sát biển và bà con ngư dân Việt nam. Muốn đánh lạc hướng dư luận về Thiên An Môn, họ hoàn toàn có thể gây hấn ở biển Đông.
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét