- TQ nhắc lại không dự vụ kiện biển đảo (BBC) - Trung Quốc bác bỏ yêu cầu của tòa án quốc tế muốn Bắc Kinh gửi hồ sơ phản bác trong vụ kiện do Philippines khởi xướng.
- Khmer Krom kỷ niệm 65 năm Pháp bàn giao Nam Kỳ cho Việt Nam (RFA) - Sáng ngày 4/6, khoảng một ngàn người Khmer Krom đã tổ chức kỷ niệm 65 năm, ngày thực dân Pháp chuyển giao lãnh thổ Nam Kỳ cho Việt Nam (4/6/1949-4/6/2014) và phản đối chính quyền Việt Nam vi phạm các quyền cơ bản của người Khmer Krom.
- Trung Quốc thắt chặt an ninh ở Bắc Kinh (BBC) - Trung Quốc thắt chặt an ninh tại Quảng trường Thiên An Môn trong ngày đánh dấu 25 năm cuộc thảm sát hàng trăm người biểu tình.
- Rio, thành phố xinh đẹp (BBC) - Không chỉ có World Cup 2014, Rio còn nổi tiếng về các lễ hội carnival và là quê hương của Ronaldo, Romario và Zico.
- Vai trò của Việt Nam trong chính sách Đông Nam Á của Nhật (RFI) - Thông tin về việc Nhật Bản tạm dừng viện trợ phát triển chính thức ODA cho Việt Nam do nghián hối lộ liên quan đến các quan chức ngành đường sắt có thể chỉ là một« trục trặc» trong quan hệ Việt-Nhật, bởi vì trong chính sách Đông NamÁ của Thủ tướng Shinzo Abe, Việt Nam vẫn được coi là có vai trò quan trọng.
- Tòa quốc tế đòi Bắc Kinh đưa bằng chứng về đòi hỏi chủ quyền Biển Đông (RFI) - Tòaán trọng tài Liên Hiệp Quốc, hôm qua, 03/06/2014, yêu cầu Trung Quốc, trong vòng sáu tháng, cung cấp các luận cứ và bằng chứng để biện hộ cho các đòi hỏi về chủ quyền ở Biển Đông, cho dù Bắc Kinh đã từ chối tham gia vụ kiện mà Manila đã khởi xướng từ năm ngoái.
- Tòa Quốc tế muốn TQ nộp bằng chứng minh định chủ quyền BiểnÐông (VOA) - Tòa án Trọng tài ở La Haye cho hay Bắc Kinh có tới ngày 15 tháng 12 để đệ trình các lập luận cho hội đồng trọng tài xử lý vụ Philippines kiện Trung Quốc
- Báo Việt Nam 'rút bài Thiên An Môn' (BBC) - Nhiều bài báo về cuộc đàn áp Thiên An Môn 1989, được các trang web Việt Nam đăng ngày 4/6, đã không còn truy cập được.
- 25 lý do Thiên An Môn vẫn thời sự (BBC) - Biên tập viên Trung Quốc của BBC đưa ra 25 lý do biến cố Thiên An Môn vẫn ảnh hưởng tới Trung Quốc ngày nay.
- VN 'hợp tác điều tra tối đa với Nhật' (BBC) - Tiến sỹ Lê Đăng Doanh cho rằng Bộ Giao thông - Vận tải Việt Nam đang tích cực hợp tác với Nhật để điều tra cáo buộc tham nhũng.
- Nhật 'chờ phản ứng chống tham ô của VN' (BBC) - Nhật Bản xác nhận với BBC về việc tạm ngưng giải ngân cho các dự án ODA mới, trong lúc một bộ trưởng Việt Nam cam kết quản lý chặt vốn ODA.
- Việt Nam bác bỏ thông tin về việc Nhật tạm dừng ODA (RFI) - Chính phủ Việt Nam bác bỏ thông tin về việc Tokyo đã quyết định tạm dừng viện trợ phát triển chính thức ODA cho Việt Nam do vụ các quan chức ngành đường sắt bị nghi nhận hối lộ của một công ty Nhật Bản.
- TQ tiếp tục uy hiếp tàu VN gần khu vực giàn khoan HD981 (RFA) - Trung Quốc tiếp tục huy động đông đảo tàu cá vỏ sắt cùng tàu hải cảnh để ngăn cản và phun vòi rồng uy hiếp các tàu cá Việt Nam gần khu vực giàn khoan dầu HD 981. Thông tin từ Cục Kiểm ngư Việt Nam cho biết như vậy vào chiều hôm qua (4/6).
- VN nên kiện thay cho 'kiên trì đàm phán' (BBC) - Ý kiến nói kiện Trung Quốc không nên là lựa chọn cuối cùng, mà là việc Việt Nam cần làm sớm nhất thay cho đàm phán.
- Cuộc cách mạng suýt thành công (BBC) - Phóng viên BBC từng tường thuật trực tiếp vụ Thiên An Môn viết về một khía cạnh khác của vụ thảm sát mà nhiều người 'lãng quên'.
- Tuyển Anh 'luyện chưởng' đá penalty (BBC) - Thủ quân Steven Gerrard hé lộ tuyển Anh đang miệt mài tập đá phạt đền nhưng sẽ không bị ám ảnh về các pha sút banh từ chấm penalty.
- 'Tuyển Anh sẽ đi sâu tại World Cup 2014' (BBC) - Tuyển Anh với những đổi mới về nhân sự sẽ có khả năng đi sâu tại World Cup ở Brazil, theo một nhà bình luận thể thao từ Việt Nam.
- Ailen : 800 bộ xương trẻ em trong bể chứa phân của một tu viện cũ (RFI) - Một nhà sử học Ailen khẳng định rằng đống xương được phát hiện trong một bể chứa phân của một tu viện công giáo ở Tuam là xương của khoảng 800 trẻ nhỏ. Tu viện cũ này vốn là nơi đón tiếp các bà mẹ độc thân, trong thời gian từ 1925 đến 1961.
- Màn đêm bao phủ quảng trường Thiên An Môn (RFI) - Giấc mơ Trung Hoa của Tập Cận Bình thực tế chỉ là cơnác mộng : Đảng Cộng sản Trung Quốc xóa ký ức tập thể, Thiên An Môn chìm trong bóng tối, 25 năm sau cuộc đànáp đẫm máu 04/06/1989, khát vọng dân chủ vẫn mãnh liệt… Đó là những tựa lớn của báo chí Pháp bên cạnh các chủ đề an ninh sôi bỏng của châuÂu.
- Thiên An Môn : Mỹ kêu gọi Trung Quốc trả tự do các nhà đấu tranh (RFI) - Bắc Kinh nên trả tự do cho các nhà đấu tranh và mở rộng đối thoại chính trị, đó là lời kêu gọi của Bộ Ngoại giao Mỹ đưa ra vào hôm qua, 03/06/2014, trong bối cảnh kỷ niệm 25 năm thảm sát phong trào Thiên An Môn.
- Nga lại bắt đối lập 2 năm sau biểu tình chống Putin (RFI) - Hai năm sau vụ biểu tình chống Putin, các chiến dịch bắt bớ những người tham gia tiếp tục diễn ra. Theo tiết lộ của một Hiệp hội ủng hộ những nhà đấu tranh bị bắt giữ tại Nga, hôm nay 04/06/2014, thêm ba người nữa vừa bị kết tội.
- Mỹ tuyên bố sẵn sàng bắt tay với tân Tổng thống Ai Cập (RFI) - Một ngày sau khi thống chế Abdel Fattah al-Sissi đắc cử tổng thống Ai Cập, Nhà Trắng hôm nay, 04/06/2014 loan báo sẵn sàng bắt tay với Ai Cập, nhưng cũng đòi hỏi tiến hành các cải cách trên hồ sơ nhân quyền.
- Obama : (RFI) - Tranh cãi xung quanh vụ trao năm tù nhân Taliban ở Guatanamo đổi lấy sinh mạng một binh sĩ vẫn tiếp tục hâm nóng chính trường Mỹ. Đang công du tại Vacxava, thủ đô Ba Lan hôm qua 03/06/2014, Tổng thống Barack Obama buộc phải lên tiếng bảo vệ mạnh mẽ thỏa thuận đạt được.
- Tổng thống Mỹ khẳng định sự ủng hộ khi gặp đồng nhiệm Ukraina (RFI) - Hôm nay, 04/06/2014, nhân tham dự lễ kỷ niệm 25 năm ngày Ba Lan tổ chức cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã gặp đồng nhiệm Ukraina Petro Porochenko, tại Vacxava.
- Hoa Kỳ cam kết hỗ trợ tân chính phủ Ukraine (RFA) - Tại Warsaw, Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama cam kết sẽ hỗ trợ tân chính phủ Kiev về tài chính lẫn an ninh, ca ngợi Tổng Thống đắc cử Petro Poroshenko là người xứng đảng để lãnh đạo Ukraine trong lúc vẫn có những khó khăn do liên Bang Nga tạo nên.
- Pháp cố giúp ngân hàng BNP tránh bị Mỹ trừng phạt (RFI) - Chính quyền Pháp, thậm chí cả Tổng thống François Hollande, đang ra sức vận động để giúp cho ngân hàng BNP Parisbas tránh bị tư pháp Hoa Kỳ trừng phạt quá nặng nề, do vi phạm lệnh cấm vận của Mỹ. Paris lo ngại cho tương lai của ngân hàng cũng hậu quả đối với nền kinh tế Pháp.
- Bắc Hàn yêu cầu Nhật giúp thực phẩm và thuốc (RFA) - Bắc Hàn đã yêu cầu Nhật Bản cung cấp thực phẩm và thuốc và Tokyo đã đồng ý với điều kiện những trợ giúp này được chuyển qua các tổ chức phi chính phủ hoặc tư nhân. Hãng tin BBC trích nguồn tin chính phủ Nhật bản cho biết như vậy hôm 3 tháng 6.
- Dân Nhật bị bắt cóc, món hàng trao đổi của Bắc Triều Tiên (RFI) - Cuối tuần qua, sau cuộc đàm phán ở Thụy Điển, Bắc Triều Tiên đã đồngý mở lại hồ sơ những công dân Nhật Bản bị Bình Nhưỡng bắt cóc vào thời chiến tranh lạnh. Cho tớì nay, bí ẩn vẫn còn bao trùm số phận của những người Nhật bị bắt cóc mà Bắc Triều Tiên khẳng định là nay đã chết.
- Bắc Kinh tăng cường kiểm tra tại Thiên An Môn (RFI) - Chính quyền Trung Quốc đãáp dụng biện pháp an ninh nghiêm ngặt xung quanh quảng trường Thiên An Môn, ngày hôm nay, 04/06/2014, nhằm ngăn chặn mọiý định tưởng niệm phong trào đấu tranh đòi dân chủ, bị đànáp đẫm máu, cách nay đúng 25 năm.
- Tank Man, biểu tượng bất diệt của Thiên An Môn (RFI) - Có một người biểu tình Trung Quốc nổi tiếng cả thế giới nhưng không ai biết anh là ai mà đành tạm hài với biệt danh"Tank man". Nhưng"người hùng" ấy của Thiên An Môn" từ một phần tư thế kỷ qua vẫn luôn là biểu tượng cho cuộc đấu tranh bất bạo động trước sự đànáp của quân đội.
- Bangladesh có thể chọn Trung Quốc xây dựng cảng nước sâu (RFA) - Thủ tướng Bangladesh, bà Sheikh Hasina có nhiều khả năng sẽ chọn Trung Quốc xây dựng một cảng nước sâu ở vịnh Bengal khi bà tới thăm Bắc Kinh vào tuần này. Giới chức Bangladesh cho biết như vậy vào hôm qua (4/6).
- Thâm hụt thương mại của Mỹ tăng kỷ lục (RFA) - Thâm hụt thương mại của Mỹ đã tăng lên đến mức kỷ lục trong hai năm qua tính đến tháng 4 vừa rồi.
- Lãnh đạo Úc - Indonesia gặp gỡ tại đảo Batam (RFA) - Lãnh đạo Indonesia và Úc gặp nhau vào ngày hôm qua (4/6) lần đầu tiên sau khi mối quan hệ hai nước trở nên căng thẳng sau những cáo buộc liên quan đến việc Australia nghe lén Tổng thống và các quan chức Indonesia hồi năm 2009.
- Việt Nam - Philippines tổ chức lễ hội thể thao chung ở Trường Sa (RFA) - Philippines và Việt Nam dự định tổ chức một lễ hội thể thao chung của quân đội hai nước bao gồm bóng chuyền, bóng rổ và kéo co trên quần đảo Trường Sa vào chủ nhật tuần này để cho thấy thiện chí giữa hai nước có tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Trường Sa. Ba quan chức quốc phòng Philippines cho biết như vậy vào hôm qua (4/6).
- Việt Nam ủng hộ chính phủ quân sự Thái Lan (RFA) - Trung Quốc và Việt Nam đã lên tiếng ủng hộ chính phủ quân nhân mới của Thái lan. Phát ngôn viên quân đội Thái, ông Yongyuth Mayalarp nói như vậy vào hôm nay.
- Thiên An Môn và Việt Nam (RFA) - Hôm nay 4 tháng 6, kỷ niệm 25 năm ngày thảm sát Thiên An Môn. Đây là ngày mà lương tâm nhân loại bị đánh động khi hàng ngàn sinh viên và các giới khác bị đè bẹp bởi xe tăng, súng ống các loại.
- Thời sự qua hình ảnh (RFA) - Hơn 200.000 người đã tập trung tại Hồng Kong để cùng thấp nến cho buổi cầu nguyện cho hàng trăm có thể hàng ngàn người đã bị sát hại trong cuộc đàn áp đẫm máu tại Thiên An Môn Trung Quốc năm 1989.
- Việt Nam có thể nhận tàu tuần duyên từ Nhật Bản vào năm sau (VOA) - Sự hỗ trợ từ Nhật Bản đến giữa lúc cả Hà Nội và Tokyo đang vướng vào các tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc lần lượt ở Biển Đông và Biển Hoa Đông
- Cộng đồng quốc tế tiếp tục phản đối Trung Quốc (BaoMoi) - Ngày 4-6, Thủ tướng Australia Tony Abbott đã tuyên bố Australia phản đối mạnh mẽ các hành động đơn phương trên biển Đông và biển Hoa Đông. Theo ông Abbott, không quốc gia nào có quyền khiêu khích; các tuyên bố về chủ quyền cần được giải quyết một cách hòa bình và tuân thủ luật pháp quốc tế.
- EU lo ngại Bắc Hàn cho nổ thử nghiệm hạt nhân (RFA) - Liên Minh Châu Âu, tức EU, lại lên tiếng bày tỏ quan ngại trước những tin tức cho thấy Bắc Hàn tiếp tục các hoạt động sửa soạn cho vụ nổ thử nghiệm hạt nhân lần thứ tư.
- Hoa Kỳ cần có vai trò tích cực hơn tại Đông Nam Á (RFA) - Một cuộc hội thảo có tên Philippines, Việt Nam và những tranh chấp về lãnh thổ ở Biển Đông vừa được tổ chức tại Trung tâm Wilson ở Washington DC vào sáng ngày 3 tháng 6. Cuộc hội thảo có sự tham dự của những diễn giả đến từ Philippines, Việt Nam, Trung Quốc và Hoa Kỳ.
- Tại sao cần kiểm tra phát hiện sớm một số loại ung thư mà bỏ qua một số khác? (RFA) - Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), ung thư ngày nay đang trở thành một trong những căn bệnh không lây nhiễm phổ biến nhất thế giới và đã trở thành một gánh nặng trên toàn cầu. Đây cũng là một nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới.
- 24h Biển Đông: Không thể 'đem gươm đao' đến nhà người (BaoMoi) - Thủ tướng kiểm tra dự án đóng mới tàu cho lực lượng kiểm ngư, Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh trả lời phỏng vấn về những vấn đề nổi bật của Shangri-La 2014, hàng chục tàu TQ uy hiếp tàu cá VN... Đây là những thông tin nổi bật về Biển Đông 24h qua.
- Trung Quốc từ chối yêu cầu phản biện của tòa quốc tế (BaoMoi) - Trung Quốc hôm nay từ chối phán quyết của một tòa án quốc tế trong đó yêu cầu Bắc Kinh phản biện lại đơn kiện của Philippines trong vòng 6 tháng tới, đồng thời tuyên bố không có kế hoạch tham gia vụ kiện.
- Đảng Những người Cộng sản Nga lên án hành động hung hãn của tàu Trung Quốc trên Biển Đông (BaoMoi) - QĐND - Ngày 2-6, Đảng Những người Cộng sản Nga đã ra Tuyên bố chính thức về tình hình Biển Đông. Tuyên bố có đoạn viết: Đảng Những người Cộng sản Nga bày tỏ sự quan ngại sâu sắc đối với tình hình Biển Đông. Thật đáng tiếc, Trung Quốc là người châm ngòi xung đột đó. Chúng tôi cho rằng các tàu của Trung Quốc đã hành xử hung hãn, chúng tôi lên án hành động và lập trường của Trung Quốc trong tình huống đó. Đảng Những người Cộng sản Nga xin bày tỏ sự ủng hộ chính thức và đoàn kết đối với Việt Nam trong trường hợp này.
- Trung Quốc tăng 2 tàu ngư chính cỡ lớn cho hướng Biển Đông (BaoMoi) - (Cadn.com.vn) - Ngày 3-6, một quan chức thuộc Chi đội Ngư chính Quảng Tây (Trung Quốc) cho biết, lực lượng này sắp nhận hai chiếc tàu ngư chính lớn nhất, có lượng giãn nước đạt 1.764 tấn.
- Thế giới muốn biết sự thật ở Thiên An Môn năm 1989 (RFA) - Nhà Trắng kêu gọi chính phủ Trung Quốc mở cuộc điều tra và công bố cho thế giới biết có bao nhiêu người thiệt mạng, bị thương, mất tích, hay bị cầm tù vì có liên quan đến cuộc biểu tình đòi tự do dân chủ mà người dân Hoa Lục thực hiện ở quảng trường Thiên An Môn cách đây 25 năm.
- Australia phản đối các hành động đơn phương trên biển Đông (BaoMoi) - ANTĐ - Thủ tướng Australia Tony Abbott ngày 4-6 cho biết, Australia phản đối mạnh mẽ các hành động đơn phương của Trung Quốc nhằm thay đổi hiện trạng ở biển Đông và biển Hoa Đông.
- Chia sẻ cùng hải quan ASEAN về vấn đề biển Đông (BaoMoi) - TTO - Tại hội nghị Tổng cục trưởng Hải quan ASEAN lần thứ 23, Tổng cục Hải quan VN Nguyễn Ngọc Túc đã chia sẻ với hải quan các nước về việc Trung Quốc ngang nhiên đặt giàn khoan 981 vào vùng biển Việt Nam.
- Căng thẳng có nguy cơ trở thành khủng hoảng toàn cầu (BaoMoi) - Những hành động trái phép và đơn phương của Trung Quốc tại vùng biển chủ quyền của Việt Nam tiếp tục vấp phải sự chỉ trích của cộng đồng quốc tế. Tại các cuộc hội thảo về Biển Đông diễn ra ở Mỹ và Bỉ ngày 4-6 (giờ Việt Nam), các học giả bày tỏ đặc biệt quan ngại về tình hình căng thẳng leo thang ở khu vực này do các hành động của Trung Quốc. Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cho rằng, truyền thông Trung Quốc cần có cái nhìn công bằng để dư luận nước này hiểu đúng những căng thẳng và tranh chấp chủ quyền nói chung ở Biển Đông.
- Hội nghị bàn tròn châu Á-TBD bàn về an ninh trên Biển Đông (BaoMoi) - Tăng cường nỗ lực xây dựng cộng đồng ASEAN và các biện pháp cần thiết để ASEAN vững bước sau khi được thành lập năm 2015, và giải quyết thách thức an ninh chung trên Biển Đông là những chủ đề chính trong phiên thảo luận ngày 4/6 của các đại biểu tham dự Hội nghị bàn tròn châu Á-Thái Bình Dương lần thứ 28 tại Kuala Lumpur, Malaysia.
- Tiếp sức ngư dân bám biển (BaoMoi) - Hàng vạn tấm lòng của bạn đọc đã được gửi đến các ngư dân, chiến sĩ đang ngày đêm bảo vệ vùng biển của Tổ quốc
- Cần một nỗ lực tập thể cho an ninh khu vực (BaoMoi) - Hội nghị Thượng đỉnh An ninh châu Á (Đối thoại Shangri-La) lần thứ 13 năm nay chứng kiến sự bất bình sâu sắc của quốc tế trước hành vi trắng trợn của Trung Quốc làm gia tăng căng thẳng trên Biển Đông và Hoa Đông.
- Hội thảo về căng thẳng Biển Đông tại Mỹ (BaoMoi) - Ngày 3-6, tại Trung tâm Wilson, thủ đô Washington đã diễn ra cuộc hội thảo về căng thẳng ở Biển Đông do Trung Quốc gây nên. Tham dự có nhiều học giả hàng đầu của Mỹ, Phillipines và cả Việt Nam.
- Trung Quốc là'con sư tử dễ thương'? (VOA) - Ông Tập Cận Bình mới đây đã tìm cách vẽ ra hình ảnh của 'một con sư tử hòa bình, dễ mến và văn minh' cho một nước Trung Quốc đang trỗi dậy
- Trung Quốc mất dần bạn bè (BaoMoi) - Nhiều học giả quốc tế đồng tình với cách Việt Nam đấu tranh với Trung Quốc trong vấn đề giàn khoan Hải Dương 981
- Đại học Tây Đô góp 110 triệu đồng hướng về biển Đông (BaoMoi) - TTO - Chiều 4-6, Trường ĐH Tây Đô (TP.Cần Thơ) đã trao cho đại diện báo Tuổi Trẻ tại Cần Thơ số tiền 110 triệu đồng ủng hộ chương trình "Chung sức bảo vệ chủ quyền biển Đông".
- Tàu Trung Quốc phun vòi rồng, không cho ngư dân Việt Nam đánh bắt (BaoMoi) - BizLIVE - Trung Quốc vẫn tiếp tục sử dụng lực lượng lớn tàu cá vỏ sắt, với khoảng 35 tàu có sự hỗ trợ của 2 tàu Hải cảnh, quyết liệt ngăn cản, phun vòi rồng uy hiếp không cho ngư dân ta đánh bắt thủy sản trên vùng biển Việt Nam.
- Bức bách tìm giải pháp giảm nhập siêu với Trung Quốc (BaoMoi) - Những căng thẳng trên Biển Đông một lần nữa đòi hỏi Việt Nam phải sớm có giải pháp để tránh lệ thuộc và ...
- TQ khăng khăng phớt lờ phán quyết của tòa án quốc tế (BaoMoi) - Reuters đưa tin Trung Quốc đã từ chối phán quyết của tòa án quốc tế sau khi tòa ra hạn cho Bắc Kinh phải trả lời đơn kiện của Philippines về vùng biển tranh chấp trong vòng 6 tháng tới.
- Đảng Những người cộng sản Nga quan ngại về Biển Đông (BaoMoi) - Đảng Những người cộng sản Nga vừa ra Tuyên bố chính thức về tình hình Biển Đông.
- Không loại trừ việc khởi kiện Trung Quốc ra Tòa án luật biển quốc tế (BaoMoi) - ANTĐ - Ông Trần Văn Lĩnh, quyền Chủ tịch Hội Nghề cá Đà Nẵng cho biết: Không loại trừ việc khởi kiện nhà nước Trung Quốc ra Tòa án luật biển quốc tế ITLOS tại Hamburg (Đức)
- Chủ quyền biển đảo Việt Nam- Những chứng cứ lịch sử hùng hồn (BaoMoi) - (HQ Online)- Ngày 3-6, Trường Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh (ĐHQG) đã tổ chức chương trình công bố kết quả nghiên cứu về lãnh thổ Việt Nam qua từng thời kỳ của Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu qua cuốn sách “Chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông và Hoàng Sa- Trường Sa”. Cuốn sách được trình bày một cách khoa học và có tính hệ thống, đây là những bằng chứng lịch sử có giá trị pháp lý quan trọng, khẳng định chủ quyền Tổ quốc.
- Hoa Kỳ ủng hộ, Trung Quốc chối bỏ vụ kiện ‘lưỡi bò’ (BaoMoi) - Trung Quốc hôm 4/6 đã lên tiếng từ chối phán quyết của tòa án quốc tế về thời hạn 6 tháng nước này phải đưa ra phản hồi về vụ kiện do Philippines khởi xướng liên quan tới các tranh chấp trên Biển Đông.
- Dân Ukraine không muốn bị nước ngoài can thiệp (VOA) - Một cuộc thăm dò mới cho thấy đa số người Ukraine cảm thấy rằng không có nước ngoài nào có quyền can dự vào những quyết định về tương lai của đất nước họ.
- Taliban công bố video trả tùbinh Mỹ (VOA) - Phe Taliban ở Afghanistan công bố một băng video cho thấy các chiến binh của phe này bàn giao binh sĩ Mỹ bị bắt Bowe Bergdahl cho quân đội Hoa Kỳ
- Trung Quốc mở rộng phạm vi bảo vệ giàn khoan ở Biển Đông (VOA) - Việt Nam tố cáo lượng lực bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc mở rộng phạm vi hoạt động trong vùng biển Hà Nội có tuyên bố chủ quyền
- Tổng thống Obama: Mỹ ủng hộ những người mưu tìm tự do (VOA) - Tổng Thống Obama nói thế giới phải 'sát cánh với những người đi tìm tự do' khi ông so sánh những gì đang diễn ra tại Ukraine hiện nay với các cuộc bầu cử ở Ba Lan
- Kỷ niệm 70 năm ngày đồng minh đổ bộ D-Day (VOA) - Ngày 6/6, hàng triệu người khắp thế giới sẽ làm lễ kỷ niệm 70 năm ngày đồng minh đổ bộ lên Normandy, một bước ngoặt trong Thế chiến thứ 2 làm thay đổi lịch sử
- Bom nổ gần thủ đôPakistan, 5 người thiệt mạng (VOA) - Một kẻ bị tình nghi là một kẻ đánh bom tự sát đã kích các ngòi nổ mang theo gần một chiếc xe của quân đội, làm 5 người thiệt mạng gần thủ đô của Pakistan
- VASEP ủng hộ hơn 3 tỉ đồng (BaoMoi) - Ông Dương Ngọc Minh, Phó chủ tịch Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản VN (VASEP), cho biết chương trình “Chung sức bảo vệ biển Đông của VN” do VASEP phát động đã được hơn 20 doanh nghiệp (DN) thành viên hưởng ứng và ủng hộ trên 3 tỉ đồng.
- TPHCM: Cử hành Thánh lễ cầu nguyện cho hòa bình (BaoMoi) - (SGGP). – Tối 4-6, tại Thánh đường Giáo xứ Tân Hương, Hạt Tân Sơn Nhì (quận Tân Phú), Tổng Giám mục Tổng Giáo phận TPHCM Phaolô Bùi Văn Đọc đã chủ tế Thánh lễ cầu nguyện hòa bình cho quê hương đất nước theo lời kêu gọi của Hội đồng Giám mục Việt Nam trước tình hình căng thẳng và nguy hiểm trên biển Đông những ngày qua.
- Mỹ: Trung Quốc làm xấu môi trường kinh doanh châu Á (BaoMoi) - Mỹ muốn mở rộng quan hệ kinh tế với châu Á - khu vực đang tăng trưởng nhanh nhất thế giới - nhưng hành động gây hấn của Trung Quốc tại biển Đông làm nảy sinh tình hình căng thẳng, ảnh hưởng xấu đến môi trường kinh doanh tại đây.
- Mỹ: Trung Quốc gây ảnh hưởng xấu tới thương mại châu Á (BaoMoi) - Hôm nay (4/6), một quan chức cấp cao Hoa Kỳ cho biết, Mỹ muốn mở rộng quan hệ kinh tế với các quốc gia châu Á - khu vực tăng trưởng nhanh nhất thế giới - nhưng cảnh báo những hành động khiêu khích của Trung Quốc trên Biển Đông đang làm gia tăng căng thẳng có thể gây ảnh hưởng xấu tới các doanh nghiệp.
- Đảng Những người cộng sản Nga quan ngại về tình hình Biển Đông (BaoMoi) - Đảng Những người cộng sản Nga vừa ra Tuyên bố chính thức về tình hình Biển Đông. Tuyên bố có đoạn viết: Đảng Những người cộng sản Nga bày tỏ sự quan ngại sâu sắc đối với tình hình Biển Đông, lên án cách hành xử hung hãn của các tàu Trung Quốc và lập trường của Trung Quốc trong tình huống đó. Đảng Những người cộng sản Nga xin bày tỏ sự ủng hộ chính thức và đoàn kết đối với Việt Nam trong trường hợp này.
- Tin tức Biển Đông mới nhất: Tàu TQ đâm hư hại nặng tàu VN (BaoMoi) - Chiều 4/6, một cuộc rượt đuổi căng thẳng giữa tàu Trung Quốc và tàu Việt Nam đã diễn ra.
- Hồn biển gọi ta đi (BaoMoi) - Xóm nhỏ ven biển đêm nay không ngủ. Những chiếc đèn bình ắc quy lập lòe trong cơn gió biển tràn về ào ào. Mấy rặng phi lao nghiêng qua nghiêng lại như muốn đổ ập xuống giồng cát miền Trung phát ra những tiếng kêu lào xào. Đêm ba mươi tối đen như mực. Cánh đàn ông đi biển ngồi quanh đống lửa với những đôi mắt căm thù, uất hận đăm đăm nhìn ra phía biển mênh mông. Cánh phụ nữ ngồi nấu những nồi bắp lớn với tâm dạ ngổn ngang, lo lắng. Trẻ con xóm này không còn hồn vía đâu mà vui chơi như những lần người thân chuẩn bị ra biển. Chúng mơ hồ nhận ra có cái gì đó bất thường đang đè nặng xuống cái xóm nhỏ thân quen này. Người già thì quây quần trên những chiếc chiếu theo dõi thời sự trên Biển Đông trong tâm trạng uất ức, bực dọc, hờn căm. Tiếng sóng biển đuổi nhau vào bờ đập vào ghềnh đá tạo những tiếng kêu huỳnh huỵch liên tục kéo dài trong khoảng lặng mênh mông đầy sóng gió.
- Bản tin 20H: Trung Quốc tiếp tục luận điệu sai trái (BaoMoi) - TPO - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi trong cuộc họp báo chiều 3-6, tiếp tục xảo ngôn khi ông này nói, Trung Quốc “tuân thủ nghiêm túc Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC)”.
- Trung Quốc gây bất lợi cho môi trường kinh doanh (BaoMoi) - VOV.VN - Các hành động khiêu khích của Trung Quốc tại Biển Đông gây căng thẳng trong khu vực, bất lợi cho môi trường kinh doanh.
Dù có tuyên án bầu Kiên nhưng vụ án vẫn chưa thể kết thúc!
Trái với nhiều báo mạng khác nghi ngờ về việc buộc tội bầu Kiên, báo
Thanh Tra đã có 02 bài liên tiếp (trong các ngày 03 và 04/6/2014) khẳng
định bầu Kiên có tội, kêu gọi không được tiếp tay cho các sai phạm của
bầu Kiên (như các báo mạng khác). Đặc biệt bài “Dù có tuyên án, vụ bầu
Kiên vẫn chưa thể kết thúc” của báo này có vẻ như đáp trả lời nói cuối
cùng của bầu Kiên trong phiên tòa sơ thẩm (đang được đông đảo cư dân
mạng tán dương), có một số điểm đáng lưu ý sau:
1. Tiến sỹ Cao Đức Thái, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quyền con
người, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cho rằng, việc bắt giữ
bầu Kiên và đồng bọn không những thể hiện sự quyết tâm chống tham nhũng
của Đảng và Nhà nước, mà việc làm này còn có ý nghĩa "cứu nguy" đến sự
tồn vong của chế độ.
2. Các luật sư Trần Văn Đức và luật sư Trần Viết Hưng (không rõ bảo
vệ cho ai) nhận định rằng cần phải xem xét lại việc không truy cứu
trách nhiệm hình sự đối với bà Đặng Thị Ngọc Lan (vợ ông Kiên) và bà
Nguyễn Thúy Hương (em gái Kiên) với lý do nhân đạo vì hai bà này “thoát
vòng lao lý sẽ dẫn đến việc có nhiều nghi ngại rằng do bầu Kiên đã nhận
hết, gánh hết tội là có hay không? và các cơ quan tố tụng đang bỏ lọt
tội phạm”. Không rõ tại sao báo Thanh tra lại đăng những ý kiến hàm ý
buộc tội của hai vị luật sư này trong khi chưa thấy báo chí đăng hai vị
công tố viên trong phiên xét xử bầu Kiên đề cập như vậy?
3. Cá nhân, tổ chức giúp sức bầu Kiên thâu tóm, lũng loạn thị
trường phải được xử lý nghiêm minh. Báo này có vẻ đồng ý với đề nghị của
một luật sư bào chữa cho Kiên đề nghị xem xét trách nhiệm của NH Nhà
nước, Cơ quan Thanh tra giám sát NH để làm rõ và xử lý hành vi có dấu
hiệu thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng của từng cá nhân liên
quan.
4. Thiếu tướng Nguyễn Đức Thịnh – Cục trưởng C46 (người được nêu
tên trong lời nói cuối cùng tại phiên tòa sơ thẩm bầu Kiên) cho biết: Vụ
án Nguyễn Đức Kiên và đồng bọn là vụ án gây hậu quả đặc biệt nghiêm
trọng, với thủ đoạn hoạt động phạm tội rất tinh vi, liên quan đến nhiều
người giữ vị trí quan trọng trong cơ quan quản lý Nhà nước nên mức độ
ảnh hưởng của vụ án rất rộng, được dư luận đặc biệt quan tâm. Những vị
quan chức quan trọng được tướng Thịnh nhắc đến là ai? Chưa thấy tướng
Thịnh nêu đích danh.
Một trận đánh có ý nghĩa cứu nguy chế độ không thể bị thua, bầu Kiên
không thể thắng? Phải chăng đây là thông điệp mà một số người thông qua
báo Thanh tra truyền tải đến dư luận?
Ls Trần Vũ Hải
----------------------
Dù có tuyên án bầu Kiên nhưng vụ án vẫn chưa thể kết thúc!
(Thanh tra) - Theo kế hoạch, ngày 9/6, tòa sẽ tuyên án
đối với bị cáo Nguyễn Đức Kiên (còn được gọi là bầu Kiên) và đồng phạm.
Tuy nhiên, theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân và tài liệu của vụ
án cho thấy, dù tòa có tuyên án đối với bầu Kiên và các đồng phạm thì vụ
án này vẫn chưa thể kết thúc.
Cục trưởng C46 - Thiếu tướng Nguyễn Đức Thịnh - người trực tiếp có mặt tại chỗ chỉ huy bắt bầu Kiên chia sẻ: Vụ án Nguyễn Đức Kiên và đồng bọn là vụ án gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, với thủ đoạn hoạt động phạm tội rất tinh vi, liên quan đến nhiều người giữ vị trí quan trọng trong cơ quan quản lý Nhà nước nên mức độ ảnh hưởng của vụ án rất rộng, được dư luận đặc biệt quan tâm. Vụ bắt giữ bầu Kiên có ý nghĩa rất quan trọng với vấn đề an ninh tài chính - ngân hàng (NH) của đất nước. Cơ quan điều tra (CQĐT) đã trả lời được với công luận: Không có vùng cấm cho tội phạm, dù bất cứ ở lĩnh vực nào. Mặt khác, qua vụ án đã góp phần quan trọng buộc các NH thương mại cổ phần hoạt động theo đúng quy định pháp luật, đặc biệt hoạt động về phát hành cổ phiếu tiền ảo; sở hữu chéo; thâu tóm NH; vượt trần lãi suất… được các cấp, các ngành ủng hộ, dư luận đồng tình. Qua quá trình điều tra, các CQĐT cũng xác định, trong vụ án này, khi mở rộng điều tra tới đây sẽ còn một số đối tượng phải truy tố trước pháp luật.
Theo dõi diễn biến của vụ án, luật sư Trần Văn Đức, Giám đốc Công ty Luật Trường Sa nhận định: Có thể nhìn thấy ngay đối tượng đầu tiên là bị cáo Trần Xuân Giá (nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị (HĐQT) NH ACB) tới đây sẽ phải đưa ra xét xử. Đồng thời, ngày 9/2/2014, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã tống đạt cáo trạng lần 2, truy tố 9 bị can trong vụ án kinh tế lớn ở NH ACB do bầu Kiên cầm đầu. Thêm một số cá nhân bị truy tố, tuy nhiên, bà Đặng Thị Ngọc Lan, vợ bầu Kiên và bà Nguyễn Thúy Hương - em gái ruột của bầu Kiên được xem là 2 cá nhân có liên quan, “tiếp sức” cho hoạt động kinh doanh trái phép của bầu Kiên, xét vào thời điểm thực tế khi đó, đảm bảo tính nhân đạo của pháp luật, CQĐT đã đề xuất chưa cần thiết xử lý hình sự đối với 2 người này.
Theo tài liệu vụ án, 2 phụ nữ này có “dấu chân” trong các phi vụ buôn bán vàng trái phép - một trong những tội trạng lớn nhất của Nguyễn Đức Kiên.
Bà Đặng Thị Ngọc Lan vốn là Tổng Giám đốc Công ty B&B, nơi mà Nguyễn Đức Kiên đã dùng để thực hiện một loạt hoạt động kinh doanh trái pháp luật của mình. Hai người này là những người thực hiện việc ký hợp đồng theo chỉ đạo của Nguyễn Đức Kiên, giúp bị cáo Kiên trốn trên 25 tỷ đồng tiền thuế thu nhập doanh nghiệp tại Công ty B&B. Bà Lan và bà Hương là người liên đới chịu trách nhiệm vì đã nhận ủy thác sai quy định pháp luật.
Tại cơ quan công an, bà Đặng Ngọc Lan khai có ký các hợp đồng ủy thác và phân chia lợi nhuận giữa Công ty B&B với bà Nguyễn Thúy Hương nhưng trong thời điểm ký hợp đồng này bà Lan đang chuẩn bị sinh con nên không biết gì về việc kinh doanh vàng của Công ty B&B. Mọi việc kinh doanh của Công ty B&B đều do bầu Kiên chỉ đạo và trực tiếp thực hiện. CQĐT đã chấp thuận theo lý giải này và cho rằng hành vi giúp Nguyễn Đức Kiên trốn 25 tỉ đồng tiền thuế thu nhập doanh nghiệp tại Công ty B&B của bà Đặng Thị Ngọc Lan đã đủ yếu tố cấu thành tội trốn thuế, quy định tại Điều 161 Bộ luật Hình sự, với vai trò đồng phạm giúp sức.
Đối với bà Nguyễn Thúy Hương, tại CQĐT đã khai không có kinh doanh gì nhưng theo chỉ đạo của bầu Kiên, có ký hợp đồng ủy thác đầu tư tài chính và phụ lục hợp đồng với Công ty B&B để chuyển lợi nhuận từ Công ty B&B và NH ACB do bầu Kiên thực hiện. Số tiền lợi nhuận thu được sau đó bà Hương đã chuyển lại cho bầu Kiên sử dụng. Hành vi của bà Nguyễn Thúy Hương đã đủ yếu tố cấu thành tội trốn thuế, quy định tại Điều 161 Bộ luật Hình sự, với vai trò đồng phạm giúp sức. Tuy nhiên, bà Nguyễn Thúy Hương là em gái bị cáo Kiên, là người ký hợp đồng theo chỉ đạo của Nguyễn Đức Kiên, không biết và không tham gia gì vào việc kinh doanh, hưởng lợi cá nhân. CQĐT cũng không đề nghị xử lý hình sự đối với bà Nguyễn Thúy Hương theo lý giải trên.
Phân tích về vấn đề này, luật sư Trần Văn Đức, Giám đốc Công ty Luật Trường Sa và luật sư Trần Viết Hưng, Đoàn Luật sư Hà Nội cho rằng, luận điểm của cơ quan công an cần được xem xét kỹ lưỡng. Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật và cơ quan công an có nhiệm vụ điều tra, làm rõ các hành vi vi phạm một cách rõ ràng, khách quan, đúng người, đúng tội, tránh bỏ lọt tội phạm và cũng không làm oan sai. Sau đó chuyển cho Viện Kiểm sát giám sát, truy tố và đưa ra tòa án xét xử. Vậy nên, việc xem xét tính nhân đạo sẽ được thực hiện ở công đoạn cuối của quy trình tố tụng. Tức là, tòa án sẽ xem xét vấn đề đó.
Vì vậy, trong kết luận điều tra, cơ quan công an đã đặt ra vấn đề “đảm bảo tính nhân đạo” theo các luật sư là phù hợp trong thời điểm đó. Tuy nhiên, theo chúng tôi, tại thời điểm này cần phải xem xét lại. Bởi, theo luật sư Trần Viết Hưng, việc bà Đặng Thị Ngọc Lan và bà Nguyễn Thúy Hương thoát vòng lao lý sẽ dẫn đến việc có nhiều nghi ngại rằng do bầu Kiên đã nhận hết, gánh hết tội là có hay không? và các cơ quan tố tụng đang bỏ lọt tội phạm?
Qua đây mới cho thấy, thời gian qua một số cơ quan truyền thông, trang mạng đã nhầm tưởng rằng bà Đặng Thị Ngọc Lan không có liên quan gì đến vụ án, nhưng thực chất là CQĐT xem xét tính nhân đạo ở thời điểm đó vì bà Lan chuẩn bị sinh con nên chưa áp dụng các biện pháp khởi tố, bắt giam. Vậy mà, một số trang mạng còn dùng những từ tôn vinh bà Lan thành “phu nhân bầu Kiên” thì thật là đáng buồn! Lẽ ra, với sự hiểu biết của bà Lan thì bà phải biết đang được hưởng tính nhân đạo của pháp luật trong vụ án này để giữ một thái độ đúng mực khi đến phiên tòa. Theo các hình ảnh mà báo chí ghi nhận, bà Lan đến phiên tòa với siêu xe hạng sang, có vệ sỹ, trang phục thì lộng lẫy, đeo kính đen. Điều này càng gây phản cảm cho dư luận khi chứng kiến những sự việc trên, đặc biệt khi bầu Kiên, chồng bà Lan đang đứng trước vành móng ngựa.
Cá nhân, tổ chức giúp sức bầu Kiên thâu tóm, lũng loạn thị trường phải được xử lý nghiêm minh
Trong phiên thảo luận về tình hình kinh tế xã hội mới đây tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIII, nhiều đại biểu Quốc hội đánh giá, khen ngợi những thành tựu mà ngành NH đã đạt được, nếu đúng như vậy thì đó là kết quả đáng mừng.
Nhưng, như chúng ta đã biết, để có được nền tài chính, NH, tiền tệ hoạt động ổn định được như thời gian qua là nhờ có sự quyết tâm chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước, của Thủ tướng Chính phủ trong chỉ đạo lực lượng chức năng từ thanh tra đến CQĐT, làm nhiệm vụ hết sức quan trọng và đặt trọng tâm vào nhóm tội phạm liên quan tới hệ thống NH, đặc biệt các hành vi thâu tóm.
Dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Bộ trưởng Bộ Công an, Cơ quan CSĐT - Bộ Công an, trong việc điều tra, phá án, vây bắt bằng được bầu Kiên, không để trốn thoát, đây cũng là thể hiện sự quyết tâm của các CQĐT để không bỏ lọt tội phạm và cũng không làm oan sai. Việc truy tố, đưa ra xét xử vụ án bầu Kiên và đồng bọn đã góp phần quan trọng buộc các NH thương mại cổ phần hoạt động theo đúng quy định pháp luật và giúp được sự ổn định của ngành NH cũng như thị trường tài chính, tiền tệ trong suốt thời gian vừa qua.
Còn nhớ, ngay khi bắt bầu Kiên, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã biểu dương Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an nghiêm túc chấp hành sự chỉ đạo của Chính phủ, đã khởi tố, điều tra để đấu tranh, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật nhằm thâu tóm NH, gây mất ổn định hoạt động NH.
Việc Bộ Công an truy tố bầu Kiên và đồng bọn là tiếng chuông cảnh tỉnh cho các cá nhân, tổ chức muốn kinh doanh phải hoạt động theo đúng quy định của pháp luật.
Tiến sỹ Cao Đức Thái, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quyền con người, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cho rằng, việc bắt giữ bầu Kiên và đồng bọn không những thể hiện sự quyết tâm chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước, mà việc làm này còn có ý nghĩa "cứu nguy" đến sự tồn vong của chế độ.
Tuy nhiên, qua vụ án, dư luận vẫn còn đặt nhiều dấu hỏi lớn đề nghị các cơ quan chức năng cần làm rõ như: Những cá nhân, tổ chức nào đã giúp sức bầu Kiên thâu tóm, lũng loạn thị trường tài chính, NH như vậy mà chưa được làm rõ? Việc kinh doanh trái phép của ông Kiên từ việc mượn danh các công ty do ông ta sáng lập (mà chủ yếu là dạng công ty gia đình, do vợ, người thân nội, ngoại đứng chân) cũng như việc lấy đằng này, đắp đằng kia, lừa đảo chiếm đoạt tài sản cho thấy sự thao túng, vô nguyên tắc mà không có cá nhân, tổ chức nào đứng ra chịu trách nhiệm. Việc các công ty ông Kiên lập đều không được phép kinh doanh tài chính, nhưng vẫn hoạt động kinh doanh bao năm ròng, gây nhiều hậu quả mà vẫn qua mắt cơ quan quản lý?
Bà Lan đến phiên tòa với siêu xe hạng sang, có vệ sỹ, trang phục thì lộng lẫy, đeo kính đen
Dư luận từng được nghe, từng được chứng kiến những “tài năng chém gió” của bầu Kiên trong các hội nghị bóng đá, hội nghị của ngành NH. Dư luận còn cho rằng, bầu Kiên từng tuyên bố muốn lấy NH nào đều lấy được hết, NH nào muốn tái cơ cấu, sáp nhập thì cứ bảo bầu Kiên… Liệu có phải bóng vía ông bầu quyền lực này quá mạnh khiến các cơ quan quản lý lo ngại mà “né” hay có động cơ vụ lợi nào khác? Những hoạt động phạm pháp khổng lồ, gây thiệt hại cả nghìn tỉ mà cái giấy phép không có, bầu Kiên không coi phép tắc ra gì?
Luật sư Trần Viết Hưng, Đoàn Luật sư Hà Nội cho rằng, với loại tội phạm liên quan đến các hoạt động kinh tế, tín dụng, kinh doanh vàng chắc chắn phải được NH Nhà nước kiểm tra, kiểm soát, giám sát nghiêm ngặt. Chính vì vậy, “tôi tin chắc rằng, cá nhân Nguyễn Đức Kiên một mình không thể lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng được… Ai là người đứng đằng sau, đồng phạm giúp sức để Nguyễn Đức Kiên thực hiện các hành vi phạm tội trên cần được làm rõ?”.
Tại phiên tòa xét xử bầu Kiên và đồng bọn vừa qua, luật sư Hoàng Đôn Hùng bào chữa cho bầu Kiên cũng đã đề nghị Hội đồng Xét xử xem xét trách nhiệm của NH Nhà nước, Cơ quan Thanh tra giám sát NH để làm rõ và xử lý hành vi có dấu hiệu thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng của từng cá nhân liên quan.
Theo ông Hùng, nếu thực hiện theo đúng quan điểm của NH Nhà nước nêu trong Công văn 350 thì các NH, các doanh nghiệp phải ngừng kinh doanh, ngừng hoạt động trong khoảng thời gian gần 2 năm trước khi NH Nhà nước hướng dẫn Luật các Tổ chức tín dụng 2010, và như vậy thì hậu quả xã hội sẽ rất lớn. Với tư cách là cơ quan quản lý Nhà nước về NH, NH Nhà nước đã thiếu trách nhiệm khi biết rõ luật có hiệu lực nhưng chậm ban hành văn bản hướng dẫn, khi không cảnh báo, nhắc nhở, không phát hiện ngay lập tức, không ngăn chặn xử lý các sai phạm về ủy thác của các NH trước đó, dẫn đến hậu quả nhiều cá nhân trong vụ án này bị truy cứu tội danh cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng.
Không có vùng cấm, không loại trừ tổ chức, cá nhân nào vi phạm
Đối với tội phạm thâu tóm NH, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã nhiều lần chỉ đạo, yêu cầu Bộ Công an chỉ đạo khẩn trương điều tra làm rõ và xử lý nghiêm minh theo pháp luật bất cứ ai có hành vi vi phạm pháp luật, bảo đảm công khai, minh bạch, đảm bảo an ninh, an toàn hoạt động của hệ thống NH trong cả nước.
Trong vụ án Huỳnh Thị Huyền Như, Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang đã yêu cầu các cơ quan bảo vệ pháp luật cần làm rõ và đầy đủ những vi phạm của các tổ chức, cá nhân có liên quan, không loại trừ tổ chức, cá nhân nào, có hình thức xử lý tương xứng, đáp ứng kỳ vọng của các tầng lớp nhân dân, có tác dụng tốt trong việc răn đe, ngăn chặn và đẩy lùi các loại tội phạm, trong đó có tội phạm trong lĩnh vực kinh tế, góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước và làm cho kinh tế xã hội phát triển lành mạnh hơn.
Tại hội nghị toàn quốc về công tác phòng, chống tham nhũng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ đạo: “Một khi đã xảy ra tham nhũng thì nhất thiết phải xử lý kiên quyết, xử lý thật nghiêm, đúng quy định của luật pháp, không có vùng cấm. Chúng ta phải nghiêm túc tuân thủ sự bình đẳng trước pháp luật, không có đặc quyền, không có ngoại lệ, trừng phạt nghiêm khắc những phần tử tham nhũng. Quán triệt và thực hiện nghiêm nguyên tắc: Có vụ việc thì phải được xác minh làm rõ; có dấu hiệu phạm tội là phải được tiến hành điều tra; có kết luận điều tra thì phải xem xét truy tố; có cáo trạng thì phải được nghiên cứu đưa ra xét xử nghiêm minh, kịp thời”.
Nhân dân cả nước đang dõi theo và kỳ vọng vào sự công tâm của những người giữ cán cân công lý và các cơ quan tố tụng. Các luật sư bào chữa cho các bị can trong vụ án Nguyễn Đức Kiên đã ký vào bản kiến nghị gửi các Đại biểu Quốc hội, các Ủy ban của Quốc hội, Ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp Trung ương, Văn phòng Quốc hội đề nghị giám sát việc điều tra, xét xử vụ án.
Nhân dân mong rằng, trong quá trình điều tra, xét xử vụ án bầu Kiên sẽ không có vùng cấm, không có thế lực nào được phép ngăn cản, cản trở quá trình điều tra xét xử, phải xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật, chỉ có như vậy thì vụ án bầu Kiên mới giải quyết được tận gốc, tạo được niềm tin trong nhân dân trong công cuộc chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước.
Bá Thành
TQ nhắc lại không dự vụ kiện biển đảo
Trung Quốc bác bỏ yêu
cầu của tòa án quốc tế muốn Bắc Kinh gửi hồ sơ phản bác trong vụ kiện
tranh chấp Biển Đông do Philippines khởi xướng.
Tòa trọng tài thường trực (PCA) ở Hague, Hà Lan, cho Trung Quốc hạn đến 15/12 để hồi đáp bộ hồ sơ của Philippines
Tòa trọng tài thường trực (PCA) ở Hague, Hà Lan, cho Trung Quốc hạn đến 15/12 để hồi đáp bộ hồ sơ của Philippines
Nhưng Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhắc lại nước này không có dự định tham gia vụ kiện.
Người phát ngôn Hồng Lỗi tuyên bố hôm thứ Tư: “Lập trường của Trung Quốc không chấp nhận và không tham gia vụ kiện của Philippines, không thay đổi.”
Thông báo của tòa án ở Hague nói họ yêu cầu Trung Quốc hồi đáp nhắm bảo đảm “mỗi bên đều có đầy đủ cơ hội để được nghe và trình bày”.
Trong khi đó, một người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Philippines nói: “Chúng tôi tiếp tục kêu gọi Trung Quốc xem lại quyết định không tham gia.”
“Chúng tôi cũng muốn nhắc lại rằng việc nhờ trọng tài phân xử là cơ chế giải quyết thân thiện, cởi mở và hòa bình.”
Philippines khởi kiện từ năm 2013 dựa theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển.
Bộ hồ sơ khoảng 4.000 trang của Manila được gửi cho tòa nhằm khởi kiện “đường 9 đoạn” của Trung Quốc trên Biển Đông.
Mới đây, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố Việt Nam cân nhắc khả năng kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế vì tranh chấp biển đảo.
Nói với hãng tin Mỹ Bloomberg, ông Dũng cho biết: “Đấu tranh pháp lý theo luật pháp quốc tế là một biện pháp hòa bình. Lãnh đạo Việt Nam đang cân nhắc giải pháp này.”
Người phát ngôn Hồng Lỗi tuyên bố hôm thứ Tư: “Lập trường của Trung Quốc không chấp nhận và không tham gia vụ kiện của Philippines, không thay đổi.”
Thông báo của tòa án ở Hague nói họ yêu cầu Trung Quốc hồi đáp nhắm bảo đảm “mỗi bên đều có đầy đủ cơ hội để được nghe và trình bày”.
Trong khi đó, một người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Philippines nói: “Chúng tôi tiếp tục kêu gọi Trung Quốc xem lại quyết định không tham gia.”
“Chúng tôi cũng muốn nhắc lại rằng việc nhờ trọng tài phân xử là cơ chế giải quyết thân thiện, cởi mở và hòa bình.”
Philippines khởi kiện từ năm 2013 dựa theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển.
Bộ hồ sơ khoảng 4.000 trang của Manila được gửi cho tòa nhằm khởi kiện “đường 9 đoạn” của Trung Quốc trên Biển Đông.
Mới đây, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố Việt Nam cân nhắc khả năng kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế vì tranh chấp biển đảo.
Nói với hãng tin Mỹ Bloomberg, ông Dũng cho biết: “Đấu tranh pháp lý theo luật pháp quốc tế là một biện pháp hòa bình. Lãnh đạo Việt Nam đang cân nhắc giải pháp này.”
(BBC)
Giàn khoan HD-981 và sự cáo chung của ý thức hệ CNXH
Ngày 2.6.2014, phát biểu trước Quốc hội ông Nguyễn Bắc Việt - Đại biểu quốc hội tỉnh Ninh Thuận đã cho rằng "Phải
xác định cho rõ nguyên nhân, phải biết đau lòng với tình hình hiện nay
của phong trào cộng sản, công nhân quốc tế. Hai nước xã hội chủ nghĩa
lình xình với nhau như thế này, ai có lợi? ".
Phát biểu của ông Nguyễn Bắc Việt đã khiến cộng đồng mạng xôn xao, có
rất nhiều ý kiến phản đối thậm chí chửi rủa, lăng mạ... vì họ cho rằng
phát biểu ấy xem chừng là suy nghĩ của một kẻ tâm thần không bình
thường. Bản thân tôi không nghĩ như vậy.
Những ngày này
các cơ quan ngôn luận của Đảng CSVN, như Tạp chí CS, báo Nhân dân,
QQĐND... vốn được coi là các cơ quan lý luận hàng đầu của Đảng CSVN, đã
có các bài chính luận đăng trên trang nhất, đồng loạt lên tiếng và bằng
các lời lẽ mạnh mẽ tố cáo hành động gây hấn của nhà cầm quyền Trung
quốc. Điều đó được người ta đánh giá rằng nó đã báo hiệu quan hệ Việt
-Trung một lần nữa lại xấu đi một cách nghiêm trọng, nhưng điều đáng chú
ý là hai đảng Cộng sản, hai nhà nước Việt nam - Trung quốc vốn được coi
là 2 trong số 5 nước Xã hội Chủ nghĩa cuối cùng trên thế giới.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng |
Ai cũng biết học thuyết Mark-Lenine là kim chỉ
nam và là nền tảng tư tưởng của đảng CSVN và khái niệm Chủ nghĩa Xã hội
là Chủ nghĩa Xã hội Khoa học dựa trên học thuyết Mark-Lenine. Trong đó,
Chủ nghĩa Xã hội thường được hiểu với ba tư cách: Chủ nghĩa Xã hội là
một học thuyết, Chủ nghĩa Xã hội là một phong trào, Chủ nghĩa Xã hội là
một chế độ. Các vấn đề này luôn tồn tại trong công tác giáo dục chính
trị tư tưởng ở các nhà trường và hệ thống tuyên truyền của truyền thông
nhà nước. Hệ tư tưởng này đã giáo dục cho mọi người dân biết rằng hệ
thống các nước XHCN trên thế giới đang tiến hành một cuộc cách mạng dân
tộc dân chủ để tiêu diệt kẻ thù là thế lực tư bản bóc lột và đế quốc.
Các nước XHCN được hiểu là các quốc gia theo đuổi lý tưởng Cộng sản nhằm
mục tiêu xóa bỏ chế độ người bóc lột lột người để hướng tới một thế
giới đại đồng, không giai cấp, không nhà nước và người dân làm theo năng
lực, hưởng theo nhu cầu. Các quốc gia XHCN (mà chúng ta gọi là CS)
ngoài số đã sụp đổ từ năm 1991 gồm Liên xô và một loạt các nước CS Đông
Âu, đến nay còn lại là Trung quốc, Việt nam, Bắc Triều tiên, Cu ba và
Lào. Việc Đảng CSVN luôn kiên định với lý tưởng Cộng sản được hiểu là
trung thành với những điều vừa nêu.
Vậy trên thực tế hiện nay học thuyết Mark-Lenine
và phong trào XHCN đã và đang diễn ra như thế nào? Quan hệ giữa các
nước Cộng sản có cùng ý thức hệ trong lúc này đã ra sao là những vấn đề
lớn, có tác dụng cho người ta thấy sự khủng hoảng của hệ ý thức này và
nó đã không vượt qua được chủ nghĩa Dân tộc. Mà quan hệ giữa Việt nam và
Trung quốc là bài học điển hình.
Trong bối cảnh Biển Đông căng thẳng, những ngày này truyền thông nhà nước mở chiến dịch vận động người
Việt từ khắp mọi nơi trên thế giới ký Thỉnh nguyện thư gửi Nhà Trắng
(đăng tải trên trang web chính thức của Nhà Trắng) đề nghị Mỹ áp đặt các
biện pháp trừng phạt Trung Quốc về hành động "xâm lược lãnh thổ Việt
Nam" thông qua việc đưa giàn khoan dầu HD-981 vào Vùng đặc quyền kinh tế
của Việt Nam. Đây là một việc làm cần thiết nhằm thể hiện tinh thần yêu
nước của mỗi công dân Việt nam. Song việc kêu gọi người dân Việt nam
của truyền thông nhà nước nếu xét dưới góc độ chính trị tư tưởng theo
Chủ nghĩa Mark-Lenine của Ban Tuyên giáo TW đang rao giảng hàng ngày,
thì đó là việc chính quyền Cộng sản Việt nam đề nghị một nước đế quốc áp
đặt các biện pháp trừng phạt lên một nước XHCN anh em thân thiết, đó là
Trung quốc. Chưa hết, nguy hiểm hơn trên Tạp chí Cộng sản - cơ quan lý
luận và chính trị của Trung ương Đảng CSVN ngày 28.5.2014 có bài “Việt
Nam đề nghị Hoa Kỳ tiếp tục lên án mạnh mẽ Trung Quốc”, đây chỉ là một
trong một số bài chống đất nước Trung quốc Xã hội Chủ nghĩa của đảng
CSVN. Bình luận về cái sự trớ trêu này, GS. Trần Hữu Dũng đã bình luận
trên trang Viet-studies: "Ai
có thể ngờ rằng một cái tít như thế này có thể lên trang đầu Tạp Chí
Cộng Sản của Việt Nam? Ai là "đế quốc"? Ai là nước "chủ nghĩa xã hội anh
em"? Ai là "đồng chí"? Ai là kẻ thù? Ha Ha Ha!!! (Ôi, thương thay cho
cả một dân tộc đã theo sự lãnh đạo ưu việt của Đảng ta, những bộ óc nhìn
xa thấy rộng, đã dẫn dắt dân tộc đền bờ vực thẵm này!). Nhắn Hội Đồng
Lý Luận Trung Ương và Ban Tuyên Giáo: THD đang hoang mang cực độ về liên
hệ ý thức hệ giữa CHXNCN Việt Nam CHND Trung Quốc. Xin quý vị mau mau
hướng dẫn THD!"
Còn nhớ cách đây không lâu, trong chuyến thăm hữu nghị chính thức Cộng hòa Cuba, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài nói chuyện quan
trọng tại trường Đảng Cao cấp Nico Lopez, và ông Nguyễn Phú Trọng vẫn
khẳng định rằng các nước XHCN vẫn vững bước đi lên CNXH, điều đó khẳng
định đây là sự lựa chọn duy nhất đúng để vượt qua những bế tắc của mô
hình phát triển đang khủng hoảng hiện nay. Nguyên văn như sau: "Sau
khi chủ nghĩa xã hội sụp đổ ở Liên Xô và Đông Âu, một số nhà tư tưởng
phương Tây đã tuyên bố về "sự cáo chung của lịch sử". Nhiều chính khách
và phần tử cơ hội đã dự báo về sự sụp đổ tiếp theo của các nước xã hội
chủ nghĩa còn lại trên thế giới. Nhưng lịch sử đã không diễn ra như họ
nghĩ. Trung Quốc, Việt Nam, Lào,…đang đổi mới thành công, giành được
nhiều thành tựu và tiếp tục vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội... và xác
định ngày càng rõ rằng đây là sự lựa chọn duy nhất đúng để vượt qua
những bế tắc của mô hình phát triển đang khủng hoảng hiện nay.". Điều
đó cho thấy, ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng một trong những các nhà
lý luận hàng đầu của Đảng CSVN vẫn rất giáo điều và thiếu một sự nhìn xa
trông rộng trong việc nắm bắt các diễn biến chính trị quốc tế trong quá
khứ cũng như hiện tại.
Điều đáng nói là sự mơ hồ của hai chữ đồng chí
của những người Cộng sản. Cái đó hàm ý một điều phi lý là hai bên cùng
chung ý thức hệ, cùng chung chí hướng nhưng khác biệt về quyền lợi dân
tộc của mỗi quốc gia (ít nhất là trong thời điểm này). Đó là một sự sai
lầm nghiêm trọng của ý thức hệ Cộng sản, nó đã làm người ta quên mất một
điều sơ đẳng nhất về quan hệ giữa các quốc gia của chính trị quốc tế
trong mọi thời đại. Đó là “không có đồng minh vĩnh viễn, không có kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích quốc gia là vĩnh viễn”.
Một dẫn chứng mới nhất cho thấy học thuyết
Mark-Lenine và phong trào XHCN không tôn trọng chủ quyền quốc gia của
các nước XHCN thành viên. Cụ thể, tại cuộc họp báo lần thứ 3 (chiều
23.5.2014) của Bộ Ngoại giao sau khi Trung Quốc đặt trái phép giàn khoan
HD 981 vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, ông Trần
Duy Hải-Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia đã tuyên bố khẳng định: “….Trong
thời kỳ Pháp thuộc, từ nửa cuối thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20, chính
phủ Pháp đã nhân danh, thay mặt nhà nước Việt Nam tiếp tục quản lý hai
quần đảo trên, đồng thời phản đối các yêu sách của nước khác đối với hai
quần đảo này. Tại Hội nghị Sanfrancisco tháng 9/1951 – hội nghị giải
quyết các vấn đề về lãnh thổ sau Chiến tranh thế giới II, phái đoàn Liên
Xô đã đề nghị trao trả Hoàng Sa, Trường Sa cho Trung Quốc nhưng 46/51 quốc gia đã bỏ phiếu phản đối."
Thực ra cho đến nay, ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú
Trọng và các đồng chí của ông trong Đảng CSVN vẫn còn mơ hồ tin tưởng
vào cái tình hữu nghị quốc tế vô sản một cách viển vông, mà họ không
biết rằng ngay từ năm 1969, ngay sau khi xung đột Biên giới trên sông
Ussuri giữa hai quốc gia XHCN hàng đầu là Liên xô và Trung quốc, thì bản
thân Chủ tịch Mao Trạch Đông đã chủ động tuyên bố rằng điều đó không
còn giá trị và chính thức vứt cái tình hữu nghị quốc tế vô sản ấy vào
sọt rác. Việc này đã dẫn đến một sự chia rẽ song song trong phong trào
cộng sản quốc tế, đến các lợi ích quốc gia của Trung Quốc và Liên Xô
cũng như các tư tưởng cộng sản tương ứng của hai quốc gia này.
Vậy tại sao sau 45 năm, từ đó cho đến ngày hôm
nay, các bài học trong quá khứ về cái gọi là tình hữu nghị quốc tế vô
sản và hiện tại là phương châm 16 chữ vàng và 4 tốt đã cho thấy chỉ
thuần túy là hình thức ngoại giao, là những thứ bánh vẽ mà lãnh đạo
Trung quốc cố tình đưa ra để đánh lừa chúng ta?
Vào thời điểm này, trong lúc ông Nguyễn Tấn Dũng
Thủ tướng Chính phủ đang tỏ ra là một lãnh đạo Việt nam nổi bật trong
bối cảnh đất nước đang lâm nguy. Thông qua các hoạt động, các phát biểu
thể hiện quan điểm hàng ngày của người đứng đầu chính phủ, ông Dũng đã
tạo nên hình ảnh một lãnh đạo có trách nhiệm và đầy ấn tượng trong mắt
của người dân. Tương phản lại, đó là vai trò mờ nhạt của TBT Nguyễn Phú
Trọng, Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh
Hùng, những vị này đã không làm trọn vai trò cần phải có của họ trong tư
cách của những người đứng đầu Đảng, Nhà nước và Quốc hội trong thời
điểm dầu sôi lửa bỏng này.
Gần một tháng nay, kể từ sau Hội nghị TW9 cái
tên của TBT Nguyễn Phú Trọng hầu như không xuất hiện trên truyền thông
trong nước và quốc tế. Nếu không kể một lần tên ông Trọng được xuất hiện
trong bản tin của The New York Time, một nhật báo có uy tín của Hoa kỳ
cho biết rằng: một nhà ngoại giao cấp cao ở Bắc Kinh tiết lộ người đứng
đầu Đảng Cộng sản Việt Nam - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng muốn qua Bắc
Kinh gặp Tập Cận Bình để nói chuyện về Biển Đông, nhưng Tập Cận Bình
không chịu gặp. Bản tin này đã tạo nên một sự giân dữ trong cộng đồng
người Việt và nó là một trong những bằng chứng chứng tỏ ông Nguyễn Phú
Trọng - một phần tử thân Trung quốc vẫn còn quá tin tưởng vào cái tình
cảm của người đồng chí Trung quốc.
Sự im lặng của TBT Nguyễn Phú Trọng được nhiều
người lý giải cho rằng do ông ta đã "há miệng mắc quai", vì hai chữ
Trung quốc bây giờ đối với ông ta là điều cấm kỵ. Lý giải này cũng được
coi là thuyết phục dưới gó độ quan hệ giữa hai đảng Cộng sản. Nhưng xét ở
góc độ về học thuyết Mark-Lenine và Chủ nghĩa Xã hội thì nó lại là câu
chuyện trớ trêu cười ra nước mắt, điều mà trong lúc này hơn ai hết TBT
Nguyễn Phú Trọng là người không muốn nhắc tới tên ông ta.
Nói đúng hơn, có lẽ đến lúc này ông TBT Nguyễn
Phú Trọng đã cảm thấy việc Trung quốc đưa giàn khoan HD-981 vào vùng
kinh tế đặc quyền của Việt nam là cái dấu chấm hết cho phương châm 16
chữ vàng và 4 tốt mà hai đảng CS Việt nam và Trung quốc đã dày công vun
đắp.
Ngày 04 tháng 6 năm 2014
© Kami
(Blog Kami)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét