Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 5 tháng 6, 2014

Thoát Trung: thoát thế nào?

TS. Phạm Gia Minh - Thoát Trung: thoát thế nào?

Tiến sĩ Phạm Gia Minh (giữa) tham gia biểu tình chống Trung Cộng, 11.5.2014. Bên trái là TS. Đinh Hoàng Thắng đang giơ biểu ngữ. TS Thắng nguyên là Đại sứ VN tại Hà Lan và Bỉ. 
Bên phải là ông Trưởng đoàn VN đàm phán gia nhập WTO

1. Lý do đặt vấn đề về Thoát Á, Thoát Hán hay Thoát Trung
- Một câu hỏi được đặt ra một cách tự nhiên khi người ta quan sát thực tiễn đó là các quốc gia Châu Á như Nhật Bản , Hàn quốc, Singapore …đạt được trình độ phát triển cao về mọi mặt như hiện nay dù mỗi nước theo cách riêng của mình nhưng đều đã lần lượt thoát ra khỏi mô thức phát triển tù túng, gò bó vốn tồn tại hàng ngàn năm trên lục địa này.
Ví dụ như Nhật bản từ thời Minh Trị cách đây hơn 120 năm đã khởi xướng thành công quá trình “ Thoát Á” mà về bản chất là quá trình rũ bỏ gông cùm của hệ tư tưởng phong Kiến và lối sống tù túng, ngột ngạt kiểu Trung Hoa vốn đã giam hãm đất nước này trong lạc hậu , chậm tiến và yếu hèn . Những nội dung của trào lưu xã hội “ Thoát Á” khi đó chúng ta có thể tìm đọc trong tiểu phẩm “ Thoát Á luận” lừng danh của học giả Fukuzawa Yukichi . Cũng tại Nhật ,gần như đồng thời với trào lưu “Thoát Á” là phong trào “ Âu hóa “ diễn ra sâu rộng dưới sự dẫn dắt của giới trí thức có tư tưởng cách tân và được chính quyền ủng hộ mạnh mẽ do giới lãnh đạo tinh hoa của Nhật đã nhìn thấy hiểm họa to lớn nếu đất nước tiếp tục “ ngủ yên” trong mô thức Trung Hoa.
Tại Việt Nam, thời Cụ Phan Châu Trinh cũng đã diễn ra trào lưu xã hội mang hơi hướng “ Thoát Á” nhưng rất tiếc là giới trí thức Việt Nam lúc đó chưa đủ mạnh, chính quyền thực dân và triều đình phong kiến đã không vượt qua nổi tầm nhìn thiển cận và tham lam nên đã dập tắt phong trào đúng nghĩa là XHDS này.
- Vậy tại sao mô thức phát triển Trung Hoa lại bị các quốc gia lân bang phê phán và muốn từ bỏ ?
Vì đó là mô hình xã hội toàn trị kiểu phong kiến, con người bị giam hãm trong mọi không gian : chính trị, kinh tế, văn hóa và riêng tư gia đình. Trong mô thức đó động lực cá nhân bị thui chột hoặc méo mó dẫn đến kết cục là cả xã hội bị trì trệ , khủng hoảng triền miên. Điều này giải thích vì sao Phương Tây đã thắng thế trong cuộc chinh phục Phương Đông trong hơn 100 năm qua và các quốc gia lạc hậu ở Châu Á đã nhận thức được rằng con đường đúng đắn phải là thoát Á ( đồng nghĩa với thoát Trung Hoa ) và học tập Tây phương . ( các độc giả có thể tham khảo bài viết “ Thoát Á mới có thể thoát thân” và “ Quốc gia phải tự nâng mình theo chuẩn quốc tế “ của Phạm Gia Minh trên tuanvietnam ).
2. Thế nào là thoát Trung đối với Việt nam ?
Câu trả lời có thể sẽ rất phong phú và đa dạng bởi lẽ nếu nói một cách văn hóa , nhẹ nhàng thì cái bóng của Trung Hoa đã từng phủ lên Việt Nam hàng ngàn năm nay trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa –xã hội và nhân chủng. Một cách trực diện và sát thực tế hơn thì móng vuốt của con sói Trung Hoa luôn muốn ghì chặt đất nước và dân tộc Việt này trong vòng tay lông lá của nó trong suốt chiều dài lịch sử.
Vậy thì thoát Trung đối với Việt Nam ta phải vừa làm sao để móng vuốt của con sói không dám đụng vào lãnh thổ vừa làm sao vượt ra khỏi sự che phủ của Trung Hoa lên mọi mặt cuộc sống để dân tộc được hưởng ánh sáng mặt trời.
Những cuộc kháng chiến thắng lợi quét sạch quân xâm lược phương Bắc đã góp phần gìn giữ nền độc lập dân tộc cũng chính là hành động đánh đuổi con sói , thế nhưng để ra khỏi cái bóng đen lừng lững của Trung Hoa thì dân tộc ta đã làm được chưa ? Tôi xin đặt câu hỏi với các bạn tại đây.
Theo thiển ý của cá nhân tôi thì dân tộc ta chưa bao giờ thoát ra khỏi cái bóng đó trừ một vài thời khắc ngắn ngủi trong lịch sử. Dẫn chứng cụ thể là các vị anh hùng áo vải VN được nhân dân yêu nước ủng hộ tiến hành kháng chiến thắng lợi nhưng khi đã nắm quyền thì lại chưa hề biết xây dựng lên MÔ HÌNH XÃ HỘI TIẾN BỘ HƠN TRUNG HOA VỀ CHẤT và kết cục là MÔ HÌNH CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN VIỆT NAM DƯỜNG NHƯ LÀ MÔ HÌNH PHONG KIẾN TRUNG HOA THU NHỎ.
Và ngày nay với khẩu hiệu 16 chữ vàng , 4 tốt thì TQ và VN là tương đồng về mô thức phát triển và thể chế kinh tế- chính trị- xã hội.
Do vậy THOÁT TRUNG ngày nay chắc chắn phải lấy nội dung CẢI CÁCH THỂ CHẾ làm mục tiêu hàng đầu.
Tuy nhiên bên cạnh sự tương đồng đó VN ta còn có thêm một số yếu điểm khác do hoàn cảnh lịch sử để lại đó là căn bệnh quan liêu – bao cấp kiểu Liên Xô và lề thói tư duy, hành động tiểu nông. Những căn bệnh này chắc chắn sẽ tạo thêm khó khăn cho quá trình THOÁT TRUNG .
3. Những bước đi của cải cách thể chế
Theo cách hiểu chính thống hiện nay thì thể chế là tập hợp những quy tắc cùng các chế tài được viết thành văn ( chẳng hạn như Hiến pháp, các bộ Luật , quy chế, nghị định…) và bất thành văn ( ví dụ như các quy tắc đạo đức, ứng xử chịu ảnh hưởng của văn hóa và truyền thống …) do con người lập nên , được chia sẻ trong cộng đồng nhằm hướng hành vi con người theo những lộ trình tương đối dễ tiên đoán, qua đó tạo ra một mức độ trật tự nhất định .
Người ta phân chia ra thành hai loại thể chế đó là :
- Thể chế bên trong : là hệ thống các quy tắc hình thành bởi kinh nghiệm lâu dài và được số đông trong cộng đồng chấp nhận, tuân thủ và trở thành truyền thống. Văn hóa là một thành tố quan trọng của thể chế bên trong.
- Thể chế bên ngoài : là hệ thống các quy tắc được thiết kế, được định rõ trong các bộ Luật, các quy định , đồng thời được áp đặt chính thức bởi một cơ quan quyền lực như Chính phủ chẳng hạn.
Giữa hai loại hình thể chế có mối tương tác , thực tiễn cho thấy hiệu lực của thể chế bên ngoài phụ thuộc vào liệu chúng có phù hợp , bổ trợ cho các thể chế bên trong không.
Như vậy để THOÁT TRUNG và hội nhập với cộng đồng các quốc gia văn minh, dân chủ và thịnh vượng thiết nghĩ cần có những biện pháp cụ thể nhằm
1/. Cải cách thể chế bên ngoài : đó là xây dựng bản Hiến Pháp tiên tiến ( ở đây tôi cho rằng Kiến Nghị của 72 nhân sĩ , trí thức về sửa đổi HP có nhiều nội dung phù hợp cần quan tâm ) và các bộ Luật đáp ứng đòi hỏi hiện nay như Luật Trưng cầu Dân ý, Luật về Hội, Luật biểu tình, Luật tiếp cận thông tin v.v…
Việc xây dựng những bộ quy tắc mới , sửa đổi để hoàn thiện các quy tắc, Luật , biện pháp chế tài hiện hành là việc có thể làm được ngay trong ngắn hạn , trung hạn và dài hạn nếu như các cơ quan công quyền có quyết tâm .
2/. Cải cách thể chế bên trong : quá trình này không thể có kết quả trong ngắn hạn vì nó chịu ảnh hưởng của tập quán, lối nghĩ và truyền thống văn hóa. Hơn thế nữa vai trò của các cơ quan công quyền trong việc tạo chuyển biến tích cực đối với lĩnh vực này sẽ rất hạn chế và đòi hỏi chi phí xã hội cao nếu như không biết kết hợp với các hoạt động phong phú của XHDS.
Người nông dân khi nhận thức được hiểm họa của việc đào gốc hồ tiêu, quế hay nuôi ốc bươu vàng, đỉa v.v… đem bán cho thương lái TQ thì bằng những mạng lưới mang tính XHDS như cơ cấu dòng họ, đồng hương hay nhóm sinh hoạt tổ hưu, cựu chiến binh …sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của hệ thống truyền thông xã hội lên nhiều lần.
Rõ ràng hiện nay đang có tình trạng “xơ cứng” ở thể chế bên ngoài thể hiện qua việc chậm ban hành hoặc thiếu các quy định mang hơi thở cuộc sống và chế tài đủ mạnh để ngăn chặn hành động phá hoại kinh tế của các thương lái TQ , đặc biệt trong lĩnh vực buôn bán tiểu ngạch qua biên giới, khai thác khoáng sản và nông , lâm , ngư nghiệp.
Đối với thể chế bên trong thì tâm lý “ chuộng hàng ngoại” trong một bộ phận không nhỏ người tiêu dùng đã và đang góp phần bóp chết sản xuất nội địa. Tật xấu thiếu tính hợp tác , nâng đỡ nhau trong giới doanh nhân Việt đã là nguyên nhân khiến hàng Việt khó trụ vững trên thương trường quốc tế . Và còn muôn vàn những ví dụ sinh động khác như tệ nạn đề đóm, cờ bạc, mê tín dị đoan, trọng hình thức mà coi nhẹ nội dung, trọng nam khinh nữ , thiếu tính kỷ luật, ăn cắp vặt gây gổ , say rượu v.v…cho thấy trong văn hóa truyền thống VN chúng ta còn có rất nhiều điểm hạn chế đang trở thành vật cản trên con đường THOÁT TRUNG để hội nhập với THẾ GIỚI VĂN MINH.
Thiết nghĩ để xây dựng thể chế bên trong tiến bộ , phù hợp với bản sắc dân tộc góp phần THOÁT TRUNG một cách thiết thực và căn cơ , bền vững rất cần tới những hoạt động tự nguyện của các tổ chức XHDS mang tính lan tỏa, có chiều sâu , kiên trì và huy động được trí tuệ cộng đồng . Hãy phát huy TÂM và TÀI trong DÂN để tránh căn bệnh xơ cứng , nặng về hình thức và thành tích mà bấy lâu nay các tổ chức XHDS do Nhà nước điều hành vẫn mắc phải.
4.Kết luận
Trong lịch sử các quốc gia Châu Á , quá trình “Thoát Á” hay “Thoát Hán, thoát Trung” thành công thường phải đi kèm các điều kiện “Thiên thời- Địa Lợi – Nhân hòa “. Thiên thời tức là hoàn cảnh quốc tế bên ngoài đòi hỏi phải có sự thay đổi trong nước . Ngày nay VN đã gia nhập nhiều tổ chức và ký kết nhiều công ước Quốc tế ( ví dụ như Công ước về Nhân quyền, Công ước về chống tra tấn…) và đang đàm phán TPP khiến chúng ta phải tự nhìn lại mình để thực hiện những thay đổi phù hợp. Sức ép từ Quốc tế lên quá trình phát triển và hội nhập của VN là rất lớn.
Mặt khác TQ đã đánh rơi chiếc mặt nạ “ trỗi dậy hòa bình” và công khai xâm lược lãnh hải VN , bắt đầu bằng vụ đưa dàn khoan HD 981 và sẽ tiếp tục gây sức ép mọi mặt lên VN. Trước áp lực từ Phương Bắc chúng ta chỉ có hai lựa chọn : một là phải tự thay đổi, phải củng cố an ninh, quốc phòng, kinh tế và dựa vào DÂN, thực lòng xây dựng một thể chế văn minh, dân chủ để tranh thủ được sự ủng hộ Quốc tế, hoặc là quy phục đầu hàng để chịu ách Bắc thuộc lần thứ 2 và mãi mãi đánh mất chính mình.
Trước sức ép ghê gớm từ cả hai phía trên bình diện thời cuộc quốc tế VN ta chỉ có một con đường : THAY ĐỔI HAY LÀ CHẾT !
Địa lợi là yếu tố chưa bao giờ ủng hộ VN trong quá trình THOÁT TRUNG bởi lẽ VN luôn trong thế “ núi liền núi, sông liền sông” với TQ. Tuy nhiên trong thế kỷ XXI này TQ không còn cái ưu thế cậy gần để một mình gây ảnh hưởng kinh tế, văn hóa và mang quân đi xâm lược như trước kia nữa.
Trong thế giới “ phẳng” ngày nay cự ly và khoảng cách do vậy cũng không có ý nghĩa to lớn như những thế kỷ trước . VN giao lưu kinh tế, văn hóa –xã hội với cả thế giới và nhân đây xin một lần nữa cảm ơn các bậc trí giả tiền nhân của chúng ta đã sáng suốt chấp nhận hệ thống ký tự Latinh làm cơ sở cho chữ quốc ngữ ngày nay . Người ta thường nói chữ viết là chiếc thuyền chở tư duy và tình cảm đến những bến bờ của nền văn hóa và nếu như vậy thì dân tộc VN từ hơn một thế kỷ nay ( tính từ 1867 ) đã từ bỏ con thuyền nan Hán – Nôm cũ kỹ để bước lên con tàu chạy động cơ lớn vượt đại dương.
Trong lĩnh vực văn hóa , nền tảng của thể chế bên trong , VN ta như vậy có ưu thế rất lớn để THOÁT TRUNG .
Khi đã xây dựng được thể chế bên ngoài tiến bộ trên cơ sở thể chế bên trong lành mạnh thì chúng ta sẽ tạo ra một môi trường thể chế có sức mạnh nội lực to lớn. Đó là sức mạnh sáng tạo của hơn 90 triệu người dân yêu nước được khuyến khích và động viên bởi bầu không khí dân chủ, tự do và khoa học. Đó còn là nguồn vốn đầu tư kinh doanh và nhân tài khắp bốn phương quy tụ về nơi mà thiên hạ vẫn gọi là “ Đất lành, chim đậu”.
Trong cuốn sách gây tiếng vang “ Chiếc xe Lexus và cây Oliu “ nhà báo Mỹ Thomas Friedman lần đầu tiên đã đưa ra nhận định “thế giới ngày nay phẳng” . Đúng vậy , thế giới của chúng ta ngày một phẳng do không còn nhiều bức tường ngăn cản sự chuyển dịch dòng vốn và nhân lực . Tuy nhiên tôi xin thêm một nhận xét : “ Thế giới ngày nay là một mặt phẳng nghiêng cho nên hiện tượng nước chảy chỗ trũng diễn ra mạnh mẽ và nhanh hơn trước”.
Khi VN chúng ta dám đột phá trong cải cách thể chế thì chắc chắn vốn đầu tư và nhân tài khắp nơi sẽ dồn về đây. Ngày nay các quốc gia đã qua thời cạnh tranh nhau bằng sản lượng mà đã chuyển sang cạnh tranh bằng THỂ CHẾ . Quy luật mới hình thành này có liên quan mật thiết tới đặc thù của nền kinh tế tri thức.
Cái cách mà TQ đang hung hăng khiêu khích và xâm lược lãnh thổ của các quốc gia láng giềng đã cho thấy lãnh đạo của đất nước 1,3 tỷ dân này vẫn chưa thoát ra khỏi lối tư duy Đại Hán đã rất lỗi thời mặc dù TQ đã soán ngôi nền kinh tế thứ 2 thế giới của Nhật bản về sản lượng. Và như vậy TQ chưa thể có môi trường thể chế lành mạnh chứ chưa nói tới mang tính cạnh tranh toàn cầu để thu hút các quốc gia khác . Trong bối cảnh đó, một môi trường thể chế dân chủ, tự do , thịnh vượng của Việt Nam sẽ làm nội bộ TQ phải nhìn lại chính mình.
Chúng ta không nên và không thể để Thế giới nhìn VN và TQ là những chính thể đồng dạng hay “ cá mè một lứa”. VN chỉ có thể được thế giới ủng hộ thực lòng khi chúng ta có thể chế lành mạnh .
Rõ ràng bài học “ lấy yếu thắng mạnh, lấy ít địch nhiều, lấy chí nhân để thay cường bạo” của tổ tiên để lại nếu được áp dụng trong thế kỷ XXI chính là vấn đề về THỂ CHẾ.
Nhân hòa hay yếu tố lòng dân luôn có vị trí thường trực trong suốt chiều dài lịch sử với bao thăng trầm. Chúng ta quen với lối nghĩ rằng dân ta yêu nước chống ngoại xâm mà đôi khi vẫn quên rằng thời nhà Hồ , khi giặc Minh tràn sang dân đã quay lưng với triều đình khiến đất nước rơi vào tay ngoại xâm với hơn 20 năm bi thương. Chúng ta cũng quên rằng chỉ vài chục tên lính lê dương mà quân Pháp đã lấy cả vùng mấy tỉnh Bắc Bộ bởi lẽ … “quân Pháp đi đến đâu , thì nhân dân, nam cũng như nữ, già cũng như trẻ đều chạy theo đến đó, níu lấy áo xin được quân Pháp che chở cho khỏi bị bọn quan tham ô lại hà hiếp bóc lột “ ( Tâm lý người Việt nhìn từ nhiều góc độ. Trang 141. NXB Tp Hồ Chí Minh .8/2000).
Và có nhiều nhặn gì đâu những cái tên Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống hay Hoàng Văn Hoan đã đủ cho ta thấy thời nào cũng có bọn sẵn sàng bán nước cầu vinh hoặc quá hèn nhát trước cái thế trùng trùng binh mã của ngoại xâm Phương Bắc.
Vì sao hiện có trên 90% các gói thầu những dự án quan trọng đều do TQ nắm ?
Vì sao TQ thuê đất rừng đầu nguồn, mua ruộng của nông dân trên cả 3 miền ,thuê mặt nước “nuôi thủy sản “ ngay sát đồn biên phòng Vũng Rô và đi lại trên đất VN như vào trốn không người để đến khi bạo động ở Vũng Áng , Bình Dương mới lộ diện hàng chục ngàn người TQ “ chui “ thì các cơ quan chức năng mới biết?
Những bất cập hay “ câu chuyện Mỵ Châu” thời nay có thể viết thành truyện 1001 đêm.
Và đó là điều rất có ảnh hưởng tới yếu tố nhân hòa.
Nhưng vượt lên trên tất cả sự nhu nhược, đớn hèn hay phản bội của số ít trong cộng đồng , lòng yêu nước của người Việt Nam cuối cùng vẫn chiến thắng.Phải chăng đó là mật mã của gen di truyền?
Nếu quả thực tồn tại gen yêu nước thì một khi gặp điều kiện môi trường thuận lợi nó sẽ phát triển vượt trội để tạo nên những đột biến . Phải chăng với môi trường “ hòa nước sông chén rượu ngọt ngào”thời Trần Hưng Đạo mà sự đột biến đã khiến giặc Nguyên Mông phải dừng bước trước một Việt nam bé nhỏ?
Theo ngôn ngữ khoa học chính trị ngày nay thì môi trường tạo ra những đột biến xã hội chính là THỂ CHẾ. Khi thể chế lành mạnh lòng dân sẽ quy tụ quanh lãnh đạo , mọi quyền lợi hay tranh chấp nhỏ nhặt sẽ được dễ dàng bỏ qua để chung sức chung lòng đạt mục tiêu lớn . Khi thể chế suy đồi, hà khắc thì những gì đã xảy ra thời nhà Hồ và cuối triều Nguyễn là điều dễ hiểu…
Hy vọng rằng gen yêu nước của chúng ta vẫn luôn khỏe mạnh và vượt trội để thoát ra khỏi cái bóng Trung Hoa đè lên mọi mặt cuộc sống hôm nay .
Thăng long- Hà nội 4/6/2014
Phạm Gia Minh
(Blog Tễu)

Mỹ: Nhân quyền Việt Nam nằm rất cao trong nghị trình năm nay

Trợ lý Ngoại trưởng về Dân chủ-Nhân quyền-Lao động Malinowski khẳng định quan hệ quân sự và thương mại Việt-Mỹ sẽ tiến sâu hơn nữa khi Hà Nội cải thiện nhân quyền.
Hoa Kỳ nói nhân quyền là một phần hết sức quan trọng trong mối quan hệ Việt-Mỹ hiện nay giữa căng thẳng Biển Đông, chính sách tái cân bằng của Washington ở Châu Á, và các cuộc thương lượng Hiệp định Tự do Thương mại Xuyên Thái Bình Dương TPP.

Trợ lý Ngoại trưởng về Dân chủ-Nhân quyền-Lao động, Tom Malinowski, trưởng phái đoàn Mỹ tham gia đối thoại nhân quyền với Việt Nam giữa tháng 5 năm nay, khẳng định quan hệ quân sự và thương mại Việt-Mỹ sẽ tiến sâu hơn nữa khi Hà Nội cải thiện nhân quyền.

Trong cuộc phỏng vấn đặc biệt dành cho Trà Mi của VOA Việt ngữ, Trợ lý Ngoại trưởng Malinowski nhấn mạnh nhân quyền Việt Nam nằm rất cao trong nghị trình năm nay. 

VOA: Xin ông cho biết Đối thoại Nhân quyền Việt Mỹ năm nay có thành quả gì đột phá so với các năm trước không?

Trợ lý Ngoại trưởng Tom Malinowski: Đây là cuộc đối thoại đầu tiên của tôi với Việt Nam trong tư cách Trợ lý Ngoại trưởng, nhưng tôi cảm thấy cuộc đối thoại lần này cởi mở, mang tính xây dựng và trọng yếu hơn so với vài cuộc đối thoại trước đây. Chúng tôi khá ấn tượng về việc phái đoàn Việt Nam sang đây làm việc với chúng tôi, tìm cách đạt tiến bộ trong các mối quan tâm của chúng tôi về thực trạng nhân quyền tại Việt Nam. Chúng ta phải chờ xem bởi vì sự trắc nghiệm không nằm ở chất lượng cuộc đối thoại mà ở các bước sẽ diễn ra trong những ngày sắp tới. Chúng tôi sẽ theo dõi và làm việc chặt chẽ với Hà Nội để khuyến khích những bước đó.
Bấm để nghe toàn bộ cuộc phỏng vấn với Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Tom Malinowski
VOA:Các mối quan tâm đặc biệt được nhấn mạnh trong đối thoại năm nay là gì, thưa ông?

Ông Malinowski: Như thường lệ, chúng tôi nêu lên trường hợp các cá nhân bị tù hay bị bắt vì đã thể hiện quan điểm một cách ôn hòa. Ngoại trưởng John Kerry tham gia cuộc đối thoại năm nay và ông đã nêu lên với phái đoàn Việt Nam rằng cho phép người dân thực thi quyền tự do bày tỏ ý kiến hay tự do hội họp là lợi ích của Việt Nam. Giống như một bình nước sôi, sẽ tốt hơn nhiều nếu ta mở nắp để hơi nóng thoát ra thay vì cố gắng đậy lại để rốt cuộc dẫn tới một sự bùng nổ lớn hơn. Chúng tôi cũng nêu lên nhu cầu cần phải cải cách pháp lý ở Việt Nam để đảm bảo rằng Bộ Luật Hình sự Việt Nam phù hợp với Hiến pháp Việt Nam và phù hợp với cam kết của Hà Nội với luật quốc tế, đặc biệt trong lĩnh vực tự do ngôn luận, tự do hội họp.

VOA: Phản hồi của Việt Nam ra sao trước các mối quan tâm đó ra sao, thưa ông?

Ông Malinowski: Họ phản hồi một cách xây dựng. Họ thừa nhận là Việt Nam cần đạt những tiến bộ nhưng đồng thời cũng nêu lên rằng nhà nước Việt Nam đang đạt tiến bộ. Họ công nhận rằng nhất thiết luật hình sự phải phù hợp với Hiến pháp Việt Nam. Họ cũng công nhận Việt Nam có các cam kết theo luật quốc tế. Chúng tôi không đồng ý với nhà nước Việt Nam về trường hợp các cá nhân bị giam giữ vì thực thi nhân quyền. Chúng tôi cũng đã đối thoại xây dựng về các vấn đề cụ thể này.

VOA:Có người cho rằng thúc đẩy các vụ phóng thích tù nhân lương tâm, nếu không phải ở mức hàng loạt mà chỉ vài trường hợp đơn lẻ, có thể đưa tới phản ứng ngược vì Hà Nội không ngừng tống giam những người bất đồng chính kiến để đem đổi chác lấy quyền lợi. Ý kiến của ông thế nào?

Ông Malinowski: Đó là lý do vì sao tập trung tới lĩnh vực cải cách luật lệ và Hiến pháp là vô cùng quan trọng. Dĩ nhiên khi có người nào bị bắt giam mà chúng tôi thấy bất công cho dù ở Việt Nam, Trung Quốc, hay bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, Hoa Kỳ sẽ yêu cầu phóng thích họ vì chúng tôi bênh vực nhân quyền. Tuy nhiên, chúng tôi hiểu rằng giải pháp cho vấn đề là làm sao phải đảm bảo luật nội địa phù hợp với luật quốc tế, tuân thủ những luật lệ tôn trọng quyền của bất kỳ ai ở bất cứ nước nào đều phải được tự do bày tỏ quan điểm, tự do biểu tình ôn hòa, tự do tham gia vào các quyết định chính trị của nước đó mà không sợ bị bắt hay bị đàn áp. Về lâu dài, đây là mục đích chúng tôi đang hướng tới.

VOA: Quốc tế gọi những người bất đồng chính kiến bị Việt Nam giam cầm là tù nhân lương tâm nhưng Việt Nam gọi đó là những phạm nhân phạm pháp. Làm sao để hai đường thẳng, trong trường hợp này, gặp nhau tại một điểm?    

Ông Malinowski: Cách đạt giao điểm là phải đảm bảo các luật lệ của họ phải chính đáng và phù hợp với các nguyên tắc mà nhà nước Việt Nam nói họ theo đuổi, những nguyên tắc ghi trong chính Hiến pháp của họ. Đúng là một số nhà bất đồng chính kiến tại Việt Nam phạm pháp vì Hà Nội có những luật lệ ngăn cấm người dân chỉ trích nhà nước một cách ôn hòa. Trong trường hợp này, chúng tôi thấy luật lệ của Việt Nam là không chính đáng và không đúng với những nguyên tắc do chính họ nêu lên cũng như không đúng với các cam kết của họ với luật quốc tế.

VOA:Đối thoại Nhân quyền Việt-Mỹ mang lại kết quả cụ thể ra sao trong khi các cuộc thảo luận thường niên này vẫn tiếp diễn qua nhiều thập niên mà Việt Nam vẫn nằm trong số các nước vi phạm nhân quyền tồi tệ nhất theo ghi nhận từ các báo cáo nhân quyền quốc tế?

Ông Malinowski: Sẽ có kết quả cụ thể nếu trong những ngày sắp tới chúng ta thấy có tiến bộ trong những lĩnh vực như cải cách Bộ Luật Hình sự mà nhà nước Việt Nam nói đang tiến hành. Chúng ta sẽ thấy kết quả cụ thể nếu các cá nhân bị bắt vì các điều luật trong Bộ Luật Hình sự trái với luật quốc tế được phóng thích, nếu có tiến bộ rằng thêm nhiều giáo phái tôn giáo được đăng ký hoạt động. Thật ra đã có một số tiến bộ trong lĩnh vực này ở Tây Nguyên và một vài nơi khác, nhưng chúng tôi yêu cầu gia tăng hơn nữa. Hoặc giả như có tiến bộ trong lĩnh vực quyền của người lao động, vốn là phần rất quan trọng trong Đối thoại Hiệp định Tự do Thương mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP) của Hoa Kỳ với Việt Nam. Đối thoại Nhân quyền là phương tiện rất quan trọng để đi tới mục đích vì chúng tôi có mối giao hảo rất tốt với chính phủ Việt Nam. Mục tiêu của Đối thoại là những tiến bộ cụ thể cho phép người dân Việt Nam cổ xúy ôn hòa cho nhân quyền của họ. 
  <a href="http://www.youtube.com/watch?v=wZyZoyYITwE&&">YouTube</a>

VOA: Có cách nào để làm cho Đối thoại Nhân quyền hiệu quả hơn, để không chỉ là kênh bày tỏ quan tâm mà còn là một công cụ mang lại những cải thiện quan trọng?

Ông Malinowski: Sở dĩ có hy vọng cao rằng đối thoại nhân quyền năm nay đạt tiến bộ xuất phát từ đối thoại TPP. Mỹ muốn thấy Việt Nam là một phần trong cộng đồng các nước Châu Á-Thái Bình Dương cùng ngồi lại với nhau không chỉ vì các lợi ích chung về thương mại mà còn vì những giá trị chung. Việt Nam hiểu rõ điều này. Ngoại trưởng Kerry và Tổng thống Obama đã nói rõ với Hà Nội rằng làm thành viên trong cộng đồng này có những trách nhiệm ràng buộc, và một trong những vấn đề mà chúng tôi kỳ vọng chính là tiến bộ về nhân quyền. Việt Nam thừa biết rằng thỏa thuận thương mại với Việt Nam cần phải được Quốc hội Mỹ thông qua. Cho nên, cuộc đối thoại nhân quyền là cách mà qua đó chúng tôi có thể thảo luận chính xác các bước nào Việt Nam cần thiết phải thực hiện để có thể trở thành thành viên của TPP trong năm nay.

VOA: Việt Nam có nhiều cơ hội trở thành thành viên của TPP trong năm nay không giữa lúc tất cả các nước TPP bắt buộc phải tuân thủ đầy đủ các nghĩa vụ về quyền của người lao động, trong đó có quyền tự do lập hội và công đoàn độc lập mà Việt Nam chưa thực thi?

Ông Malinowski: Tôi nghĩ Việt Nam có cơ hội, một cơ hội thật sự, nhưng liệu nhà nước Việt Nam có thực hiện những bước cần thiết để nắm bắt cơ hội hay không là câu hỏi mà tôi không thể trả lời thay họ được. Chính phủ Mỹ đã chỉ ra rõ ràng, không chỉ riêng tôi trong cuộc Đối thoại Nhân quyền với Việt Nam mà quan trọng hơn là Tổng thống và Ngoại trưởng Hoa Kỳ cũng đã nói rằng chúng tôi đang trông đợi tiến bộ trong nhiều lĩnh vực mà đặc biệt là trong lĩnh vực quyền của người lao động và quyền tự do lập hội vì đây là những yếu tố liên quan trực tiếp tới lợi ích của chúng tôi trong mối quan hệ giao thương tự do, cởi mở, và công bằng với Việt Nam.

VOA:Với những động thái gần đây của Bắc Kinh ở Biển Đông, có ý kiến cho rằng Việt Nam nên nhanh chóng mở rộng hơn quan hệ với Mỹ. Khả năng Việt Nam có thể được Mỹ hỗ trợ quân sự hay bán võ khí sát thương giữa chính sách tái cân bằng của Washington ở Châu Á như thế nào, thưa ông?  

Ông Malinowski: Vấn đề an ninh ở đây nhắc nhớ rằng Việt Nam là một nước tương đối nhỏ trước một nước láng giềng rất lớn. Việt Nam cần luật quốc tế, cần trở thành thành viên trong cộng đồng mà nền tảng dựa trên sự tôn trọng những luật lệ chung được mọi người hiểu biết và tôn trọng. Và một phần trong sự giao kèo ấy bao gồm những luật lệ bảo vệ con người. Có những luật lệ quốc tế bảo vệ các nước trước sự xâm lược, trước sự xâm phạm chủ quyền biển đảo, và cũng có những luật lệ quốc tế bảo vệ con người. Cho nên, là thành viên của cộng đồng có nghĩa là chấp nhận toàn bộ gói luật lệ chung ấy. Đó là điều Mỹ đã nêu rõ với Việt Nam rằng vì sao từng bước tiến tới việc tuân thủ luật quốc tế về nhân quyền là một lợi ích cho Việt Nam. Mối quan hệ giữa Hoa Kỳ với Việt Nam chắc chắn có thể cải thiện và sẽ cải thiện, sẽ tăng cường sâu hơn nữa khi sự tôn trọng nhân quyền ở Việt Nam được tăng cường.

VOA:Chính sách của Mỹ với Việt Nam trong lĩnh vực nhân quyền trong thời gian tới sẽ ra sao, thưa ông?

Ông Malinowski: Thời gian đó chính là đây, hiện giờ nhân quyền là một phần hết sức quan trọng trong mối quan hệ Việt-Mỹ vì chúng tôi quan tâm đến tương lai, sự ổn định của Việt Nam, và sự an lành cho người dân Việt Nam. Tiếp tục tiến gần đến việc tuân thủ đầy đủ các quy chuẩn quốc tế về nhân quyền rõ ràng mang lại lợi ích cho Việt Nam. Sở dĩ nhân quyền là một phần trong quan hệ Việt-Mỹ vì nó rất quan trọng đối với người dân và Quốc hội Hoa Kỳ. Khi hành pháp Mỹ yêu cầu dân chúng và Quốc hội có những bước xây dựng mối quan hệ sâu sắc và gần gũi hơn với Việt Nam trong lĩnh vực an ninh và thương mại thì nhân quyền chính là những thắc mắc họ nêu lên. Họ kỳ vọng nhìn thấy những tiến bộ từ phía Việt Nam. Có rất nhiều lý do, đặc biệt là trong năm nay với các cuộc thương thảo về Hiệp định TPP, với chính sách tái cân bằng của Mỹ tại Châu Á, khiến vấn đề nhân quyền của Việt Nam sẽ nằm rất cao trong nghị trình làm việc của chúng tôi. Chúng tôi hy vọng và kỳ vọng tiến bộ từ Việt Nam.

VOA:Ông nghĩ thế nào về khuyến nghị rằng Mỹ nên dành ngân quỹ từ Qũy Nhân quyền và Dân chủ của Bộ Ngoại giao giúp thúc đẩy nhân quyền và xã hội dân sự tại Việt Nam?

Ông Malinowski: Mỹ cổ xúy xã hội dân sự và nhân quyền thông qua sự hỗ trợ trực tiếp đối với các tổ chức bảo vệ nhân quyền ở các nước sở tại trên khắp thế giới, kể cả ở Châu Á, Việt Nam, và hàng chục nước khác. Đây là một phần trong phương thức hỗ trợ nhân quyền của Mỹ. Sự thay đổi không đến từ bên ngoài mà chỉ có thể xuất phát từ chính bên trong quốc gia đó, thông qua công việc của những người hoạt động ôn hòa, những người dân tại Việt Nam yêu nước và quan tâm đến hiện tình đất nước. Nếu chúng tôi có thể giúp, hay có thể là đối tác với các nỗ lực đó, cho dù ở Việt Nam hay ở bất kỳ một nước nào khác trên thế giới, thì đó là điều chúng tôi rất muốn làm.

VOA: Xin chân thành cảm ơn Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ Tom Malinowski đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn này.
  Trà My
  (VOA)

Trung Quốc đã lý giải về lai lịch đường lưỡi bò

Từ sự thôi thúc bởi bản năng sở hữu sơ khai của một cá nhân
Nhiều ý kiến cho rằng, thời điểm ra đời của tấm bản đồ đường lưỡi bò do Trung Quốc tự vẽ ra là do một người có tên Lâm Tuân của chính quyền Tưởng Giới Thạch chỉ huy chiến hạm mang tên Thái Bình đi tuần sát ở vùng biển phía nam của Trung Quốc để xem có còn tàn quân Nhật ở trên các đảo hay không, khi trở về căn cứ đã cùng thuộc hạ là mấy chuyên viên quan trắc, hoạ đồ xúm lại vẽ ra một tấm bản đồ gọi là Nam Hải chư đảo vị trí đồ (Bản đồ vị trí các đảo Nam Hải) rồi chuyển cho Ti Phương vực Bộ Nội Chính của Trung Hoa Dân quốc đem in xuất bản vào tháng 10-1947.

Tuy nhiên, theo một khảo cứu có tên là Tùng vãn Thanh đáo Dân quốc đích địa đồ khang Nam hải quy thuộc (Quá trình quy thuộc Nam hải qua một số bản đồ từ cuối đời nhà Thanh đến thời kỳ Trung Hoa dân quốc) của một tác giả người Trung Quốc có tên và bút danh là Ni Bá Long Căn - Oa Đằng thì vào năm 1940 bản đồ Trung Hoa Dân quốc phân tỉnh minh tế đồ đã thể hiện đường phân giới nhiều chấm liền nhau vẽ chiếu theo đường bờ biển của các quốc gia ở Biển Đông với hình dáng giống như hiện nay.
Tác giả Peter Kien-Hong Yu, Giáo sư đại học Ming Chuan, trường Sau Đại học về Ngoại giao ở Đài Loan trong bài viết Đường chữ U (đứt khúc) trên biển Nam Trung Hoa lại cho rằng căn nguyên của đường chữ U, được Hu Jinjie, một người chuyên vẽ bản đồ người Trung Quốc, vẽ lần đầu tiên vào tháng 12 năm 1914, sau khi nước Cộng hòa Dân Quốc giành lại nhóm đảo Dongsha (hay Pratas) từ đế quốc Nhật vào tháng 10 năm 1909 (theo lịch âm Trung Quốc). Các bản đồ của Trung Quốc xuất bản từ giai đoạn những năm 1920 và 1930 sau đó đều dựa trên bản vẽ của Hu về vùng biển này.
Đến tháng 12/1947 thì đường chữ U trên biển Nam Trung Hoa này được chính thức vẽ bởi Bai Meichu, một viên chức thuộc nhà nước Cộng hòa Dân Quốc vào tháng 12 năm 1947. Các vùng phía bên trong đường này được coi là các vùng nước lịch sử (historic waters). Peter Kien-Hong Yu cũng nói là không rõ khi vẽ nên các vạch như vậy liệu Bai Meichu có đủ kiến thức về luật hàng hải quốc tế trong thời điểm ông vẽ hay không, nhưng chắc “có nhiều khả năng là ông này chủ yếu bị thôi thúc bởi bản năng sở hữu sơ khai (nghĩa là như người ta thường nói quan điểm là 9 phần 10 của luật pháp)”.
Đến lối hành xử bá quyền, bành trướng của Nhà nước Trung Quốc
Chỉ từ tấm bản đồ do một cá nhân vẽ bởi bản năng sở hữu sơ khai như vậy, đến năm 1949 nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời lại cho in thành sách và dạy cho trẻ con, khiến cho từ đó “Đường lưỡi bò” thấm vào các thế hệ người Trung Quốc, coi đó là lãnh thổ của người Trung Quốc và đang bị các nước khác gặm nhấm, cướp mất. Và rồi sau một thời gian dài không hề công bố với quốc tế, đến ngày 7/5/2009 chính phủ nước này mới chính thức yêu cầu Liên Hiệp quốc lưu truyền trong cộng đồng các nước thành viên, xem đây là vùng nước lịch sử của Trung Quốc, để yêu sách hơn 75% diện tích mặt nước của Biển Đông, chỉ còn lại khoảng 25% cho tất cả các nước Philippines, Malaysia, Indonesia và Việt Nam, tức mỗi nước chỉ được trung bình 5%.
Trong 1 tháng qua Trung Quốc đang tìm cách hiện thực hóa nó bằng bước đi đầu tiên là hạ đặt giàn khoan nước sâu HD-981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Việc làm đó khiến không chỉ Việt Nam mà cả cộng đồng quốc tế kịch liệt phản ứng, bởi nó được vẽ ra không căn cứ một cơ sở pháp lý nào; không có tọa độ rõ ràng; cả một thời gian dài không tuyên bố cho thế giới biết, không duy trì trên cái gọi là “vùng nước lịch sử” đó sự tồn tại của một quyền lực đủ để khiến cho các quyền mà Trung Quốc đã giành được tôn trọng; lại bất nhất lúc đầu thì 11 vạch, về sau còn 9 vạch, nay lại thêm 1 vạch nữa, thành 10 vạch, mà không hề giải thích vì sao có sự thêm bớt như vậy!
Cái lối tư duy, hành xử đầy tính bá quyền, bành trướng của Chính phủ Trung Quốc như vậy khiến cho không chỉ quốc tế phản ứng mà ngay cả các học giả Trung Quốc có lương tri cũng phải lên tiếng. Giáo sư Hà Quang Hộ giảng dạy tại Học viện Triết học thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc phê phán: "Là con người phải biết giữ nhân tình. Chúng ta đều là người, không phải là dã thú sống trong rừng rậm. Trong quan hệ giữa người với người, không chỉ biết yêu bản thân mà nhất định phải tính cả đến lợi ích của người khác... Nếu ý nghĩa của cái gọi là đường chín đoạn là đường biên giới quốc gia được vẽ sát vào bờ biển Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei như thế, tôi không tin những quốc gia đó có thể chấp nhận. Nếu Nam Hải (tức Biển Đông) được vẽ thành "biển nhà" của Trung Quốc như vậy, các nước khác có nhu cầu vận tải trên biển cũng không thể chấp nhận, và như thế sẽ trở thành tranh chấp mãi mãi. Chúng ta đang sống trong một thế giới mà mọi người dựa vào nhau để tồn tại. Chúng ta muốn sống thì cũng phải để người khác sống chứ"!
Thế giới lên tiếng và Trung Quốc đã trả lời!
Ngay cả Mỹ, mặc dù tuyên bố không đứng về bên nào trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông, nhưng thời gian gần đây, chỉ trong 3 tháng của năm 2014, Washington đã 2 lần yêu cầu chính phủ Đài Loan làm rõ ý nghĩa của đường 11 đoạn, mà họ vẽ ra năm 1947 và đang được Trung Quốc sử dụng với tên gọi “đường lưỡi bò 9 đoạn” để khẳng định yêu sách chủ quyền gần như toàn bộ diện tích ở Biển Đông. Tại buổi điều trần trước Ủy ban Đối ngoại Hạ viện ngày 5/2/2014 Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương Danny Russel nói rõ: "Việc Trung Quốc sử dụng ‘đường chín đoạn’ nhằm đòi hỏi các quyền lãnh hải mà không dựa trên các cấu trúc trên đất liền được tuyên bố sẽ không phù hợp với luật pháp quốc tế. Cộng đồng quốc tế sẽ hoan nghênh Trung Quốc làm rõ hoặc điều chỉnh đòi hỏi về ‘đường chín đoạn’ của mình nhằm làm cho nó phù hợp với luật biển quốc tế”.
Thật ra thì Trung Quốc đã lý giải rất rõ ràng về lai lịch của đường lưỡi bò trước đây 2 năm rồi. Ấy là vào lúc 0g46’ ngày 23/3/2012 trên chuyên mục Luận đàm, Thời báo Hoàn Cầu (tên trên phiên bản tiếng Anh là Global Times, được quản lý bởi Nhân dân nhật báo là cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc) đã nói lên sự thật:
“Năm 1930, chính vào 10 năm hoàng kim của Chính phủ quốc dân, một nhóm chuyên gia bắt đầu sử dụng thủ thuật tự vẽ “đường lãnh hải như một vòng tròn lớn hoa lệ ở biển Đông” để mở rộng lợi ích dân tộc. Một nhóm các chuyên gia du học từ nước ngoài trở về, trong tay cầm các bản đồ hàng hải của các nước Anh, Pháp, Mỹ. Rồi sau đó họ tìm kiếm các đảo khắp trên bản đồ, chỉ cần có lợi cho Trung Quốc là khoanh vào đấy một đường tròn. Còn một nhóm người trong nước, tuy không đi du học nhưng cũng có cách làm của mình. Họ lật giở hàng đống sách sử để tìm tài liệu. Tìm từ triều Thanh đến triều Minh, triều Minh rồi lại triều Nguyên, rồi lại chuyển sang tận đời Tống, Đường, tìm trong chính sử rồi lại tìm trong dã sử, lần theo con đường hàng hải thái giám Tam bảo” để rồi chỉ cần thấy “lão tổ tông (cha ông) đã đi qua nơi này, thấy rõ bãi cát nầy, nên đã vẽ lên trong sách nét bút nầy”. Thế rồi, Bắc Kinh đã “rất thẳng thắn kế thừa truyền thống của dân quốc, cũng ngay lập tức vẽ đường biên giới đến tận cửa nhà người khác, cho rằng “dải đất này đều là của chúng ta”.
Đường lưỡi bò đại bành trướng của Trung Quốc trên biển Đông ra đời như vậy đó. Thế nên các nhà nghiên cứu mới gọi đấy là “lãnh hải chủ trương”, nghĩa là lãnh hải tôi chủ trương nó của tôi thì tất nó phải là của tôi! Chính vì vậy nên tại một hội thảo diễn ra ở Washington (Mỹ) do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế của Hoa Kỳ (CSIS) tổ chức với sự tham dự của hơn 150 học giả, nhà nghiên cứu, nhà báo đến từ nhiều nước, một học giả Trung Quốc tự đặt câu hỏi rồi tự trả lời rằng: “Nếu bây giờ mà Chính phủ Trung Quốc bỏ đàm phán song phương, chấp nhận đàm phán đa phương về vấn đề chủ quyền biển Đông thì rất khó bởi lẽ chủ quyền tính theo “đường lưỡi bò” đã ăn sâu vào tiềm thức người Trung Quốc. Bây giờ biết làm thế nào?”./.
Pgs, Ts. Ngô Văn Minh
(FB Đoàn Nam Sinh) 

Báo Việt Nam 'rút bài Thiên An Môn'

Bài trên báo Thanh Niên không còn truy cập được trên chính trang này

Nhiều bài báo về cuộc đàn áp Thiên An Môn 1989 tại Trung Quốc, được các trang web báo chí Việt Nam đăng ngày 4/6, đã không còn truy cập được.

Ngày 4/6/2014 đánh dấu 25 năm ngày diễn ra sự kiện Đảng Cộng sản Trung Quốc dập tắt đẫm máu cuộc biểu tình tại Quảng trường Thiên An Môn.

Trong diễn biến bất thường, vào đầu ngày 4/6, nhiều trang mạng báo chí nhà nước tại Việt Nam đăng các bài có ngôn từ phê phán chính phủ Trung Quốc vì vụ đàn áp.

Nhưng đến cuối ngày, bài trên mạng của báo Thanh Niên, trang tin VnExpress cũng như một số trang khác về Thiên An Môn, không còn truy cập được.

Bản được các trangBấm lưu trữ giữ lại cho thấy Thanh Niên trước đó đã đăng tải nhiều hình ảnh về biển người biểu tình ở Thiên An Môn và cuộc đàn áp đẫm máu đêm 3, sáng 4 tháng Sáu.

Tuy nhiên bài với tựa đề 'Chùm ảnh diễn biến sự kiện thảm sát đẫm máu Thiên An Môn, Trung Quốc' không thể xem được trên trang của Bấm Thanh Niên.

Bài viết được Bấm chia sẻ trên mạng xã hội của VnExpress nhân kỷ niệm 25 năm biến cố cũng Bấm không còn truy cập được.

Hơn nữa bài này cũng không thể tìm lại được trên các trang lưu trữ mạng.
Một số báo Việt Nam đăng những hình ảnh bị cấm ở Trung Quốc

Thông điệp 'Không tìm thấy trang bạn cần tìm!' được đưa ra khi người đọc truy cập vào bài về Thiên An Môn của trang Giáo dục Việt Nam.

Bản Bấm lưu trữ cho thấy trước đó trang này đăng bài viết 'Báo chí Trung Quốc im bặt vụ Thiên An Môn, Liên Hợp Quốc lên tiếng'.

Giáo dục Việt Nam cũng dẫn lời người phụ trách nhân quyền Liên Hợp Quốc Navi Pilay hôm 3/6 tuyên bố:

"Tôi kêu gọi chính quyền Trung Quốc ngay lập tức thả những người bị bắt vì tự do phát biểu về quyền con người.

"... Thay vì cố gắng kiềm chế hoạt động kỷ niệm sự kiện năm 1989, các nhà chức trách nên khuyến khích và tạo thuận lợi cho đối thoại và thảo luận như một phương tiện để khắc phục những di sản của quá khứ.

"Trong trường hợp không có điều tra độc lập và thực tế, có những co số khác nhau. Ví dụ như số người chết dao động từ hàng trăm đến hàng ngàn người, và nhiều gia đình nạn nhân vẫn đang chờ đợi một lời giải thích về những gì đã xảy ra với người thân của mình."

Ở trang mạng báo Người Lao Động, bài "25 năm bi kịch đẫm máu Thiên An Môn", cùng một số tin cùng chủ đề, cũng không còn truy cập được.
'Kỳ lạ'

Bình về chuyện các bài về Thiên An Môn trên báo Việt Nam nay không còn đọc được, nhà báo Bấm Nguyễn Vạn Phú của Thời báo Kinh tế Sài Gòn viết trên Facebook:

"Ối, sao kỳ lạ vậy. Tất cả các bài về sự kiện Thiên An Môn trên các báo trong nước tự nhiên biến đâu mất? Vì sao?

"Chuyện ở Trung Quốc, cách đây đã 25 năm, có liên quan gì mà phải gỡ? Nếu muốn giải thích sự kiện đó dưới nhãn quan gì thì cứ viết bài, trả lời phỏng vấn, viết hồi ký, bút ký, chính luận, sao cũng được, sao lại chọn cách blackout thông tin giùm cho Trung Quốc?"

Cũng trên Facebook, nhà báo Mạnh Quân của tạp chí Forbes ấn bản Việt Nam đặt giả thiết phải chăng có "lệnh của cả Cơ quan quản lý báo chí Trung Quốc".
(BBC)

Cuộc cách mạng suýt thành công


Thiên An Môn là cuộc cách mạng đã gần thành công. Nó làm lay chuyển chế độ Trung Quốc tới tận gốc rễ.

Theo một nghĩa nào đó thì cuộc cách mạng này khác với quan niệm của đa số người phương Tây về nó.
Tất nhiên, khía cạnh trung tâm của Thiên An Môn là vụ quân đội Trung Quốc lạnh lùng bắn vào các sinh viên không bạo lực đêm 3-4 tháng Sáu 1989.

Nhưng một vài khía cạnh quan trọng khác đã bị lãng quên.

Một trong số đó là sự ủng hộ sinh viên sẵn tồn tại trong hệ thống chính trị của Trung Quốc cao tới đâu.

Một mặt khác nữa là bạo lực nổ ra từ những người dân thường trên khắp Trung Quốc do sự giận dữ đối với hệ thống Cộng sản.

Tôi đã dành cả tháng trời đi bộ loanh quanh quảng trường, lắng nghe các sinh viên đang chiếm cứ nơi này.

Lúc đó họ chắc chắn rằng lãnh đạo Trung Quốc, ông Đặng Tiểu Bình, chính trị gia độc tài tự bản năng, chưa bao giờ là người muốn cam kết đổi mới, đã hết đời.
'Tử địa thực sự'
 
Trung Quốc cho xe tăng tới phá nát lều trại của những người biểu tình đòi dân chủ

Nhưng không. Sau một tháng chính quyền Trung Quốc bị tê liệt, ông Đặng cuối cùng cũng tìm được một vị tướng và ép quân lính phải chuẩn bị xả súng vào đám sinh viên và dẹp sạch quảng trường.

Đêm hôm đó tôi thu người dưới một bức tường thấp và chứng kiến vụ bắn giết bắt đầu. Nhóm làm phim và tôi cuối cùng cũng phải rời quảng trường khi không còn đủ băng ghi hình. Chúng tôi trốn vào Khách sạn Bắc Kinh.

Từ trên ban công của căn phòng ở tầng bảy, chúng tôi quan sát những người lính bắn hết loạt đạn này tới loạt đạn khác vào đám đông trên Đại lộ Trường An. Tôi đếm thấy có 46 người chết và ít nhất 80 người bị thương.

Cũng từ ban công này, người quay phim của BBC ghi lại một số hình ảnh nổi tiếng nhất về vụ thảm sát: thân thể người được chở đằng sau xe đạp kéo và mang tới bệnh viện, một phụ nữ gào khóc trên phố khi bị trúng đạn, một người đàn ông mang theo túi mua hàng đứng chắn trước dãy xe tăng.

Tới ngày nay, chính phủ Trung Quốc vẫn giữ quan điểm rằng không một ai chết trên Quảng trường Thiên An Môn.

Điều này có thể là đúng nếu xét theo nghĩa đen, bởi vì nơi người ta bị giết không phải trên chính quảng trường mà là Đại lộ Trường An, chạy dọc phía trước quảng trường.
Đào sâu chôn chặt
 
Trung Quốc chính thức coi Thiên An Môn là vụ bạo động phản cách mạng

Không có vụ thảm sát, Đặng Tiểu Bình sẽ không thể tiếp tục cầm quyền.

Giai đoạn đầu của cuộc biểu tình, hồi tháng Năm, thậm chí rất nhiều quan chức cao cấp trong đảng đã quay lại chống ông.

Tôi dõi theo hàng triệu người hân hoan chen nhau vào quảng trường, trong khi hơn một chục xe diễu hành từ từ tiến qua, nó cho thấy cấu trúc chính của nhà nước Trung Quốc.

Có xe mang theo tướng lĩnh quân đội, thẩm phán và các đại diện của cấu trúc hệ thống đảng. Thậm chí có cả một người từ lực lượng cản sát mật.

Các quan chức trên xe đều vẫy tay và hô to yêu cầu ông Đặng Tiểu Bình rời đảng.

Ngày nay, bất kỳ khi nào tôi gặp các quan chức của Trung Quốc, tôi vẫn luôn tự hỏi liệu họ có từng ở Quảng trường Thiên An Môn ngày hôm đó, ủng hộ sinh viên.





"Rất nhiều quan chức Trung Quốc vẫn thực sự tin rằng Trung Quốc chỉ có thể đứng vững nhờ một chính phủ cứng rắn."

Trải qua nhiều năm, những quan chức này đã tìm cách leo lên trong hệ thống, họ đã đưa ra rất nhiều thay đổi mà các sinh viên đòi hỏi.

Nhưng người ta vẫn không thể nào tự chọn lấy chính phủ cho mình, hoặc thậm chí bảo vệ quyền lợi của mình để làm được điều đó một cách quá công khai.

Điều đó là bởi vì hệ thống chính trị Trung Quốc đã nhận diện sự kiện 3-4 tháng Sáu 1989 là bạo động phản cách mạng.

Đêm hôm đó, không chỉ có các sinh viên biểu tình ôn hòa trên đường phố. Có nhiều đám đông những người dân thường thuộc tầng lớp lao động, đã xông ra và tấn công quân lính, cảnh sát, an ninh mật và bất kỳ biểu hiện nào của giới cầm quyền Cộng sản mà họ tìm thấy.

Đi xe qua Bắc Kinh vào ngày hôm sau, tôi nhìn thấy hết tòa nhà cháy này tới tòa nhà khác, và các thân thể cảnh sát, quan chức bị cháy đen vẫn nằm trên mặt đất.

Rất nhiều quan chức Trung Quốc vẫn thực sự tin rằng Trung Quốc chỉ có thể đứng vững nhờ một chính phủ cứng rắn.

Nếu ai cũng được phép nói và yêu cầu tự do hoàn toàn, người ta tranh luận rằng, hệ thống này sẽ sụp đổ và Trung Quốc sẽ dễ dàng bị chia rẽ.

Dù những người nắm quyền 25 năm trước nghĩ gì đi nữa, giờ đây họ tin rằng cách duy nhất bảo vệ tương lai của Trung Quốc là đào sâu chôn chặt.
John Simpson  
Chủ biên trang Thế giới, BBC News
  (BBC)

Đà Nẵng phạt khách sạn trương bảng hiệu viết chữ Trung Quốc

Một khách sạn đã bị phạt vì tội đã trương bảng hiệu có chữ Tàu lớn hơn chữ Việt, một chuyện hiếm thấy xảy ra ở Việt Nam.

Phòng thanh tra Sở Văn Hóa-Thể Thao-Du Lịch thành phố Ðà Nẵng sáng ngày 3 tháng 6, 2014 cho hay, đã ra quyết định phạt chủ khách sạn Hương Trầm trương bảng hiệu quảng cáo sai qui định. Ðây là lần thứ hai trong vòng hai tháng qua, khách sạn này bị phạt vì trương bảng hiệu chữ Trung Quốc lớn hơn chữ Việt Nam. Mức phạt lần này là 10 triệu đồng, tương đương 500 đô la.


Khách sạn trương bảng hiệu chỉ toàn chữ Trung Quốc ở trung tâm thành phố Ðà Nẵng. (Hình: báo Thanh Niên)

Theo báo Thanh Niên, qui định trên buộc các cơ sở kinh doanh thương mại phải viết chữ Việt Nam nằm ở trên và lớn hơn chữ ngoại quốc. Trong cuộc bố ráp diễn ra hồi tháng 4, 2014 mới đây tại thành phố Ðà Nẵng, có 16 trong tổng số 35 đơn vị kinh doanh thương mại bị lập biên bản phạt vạ vì vi phạm qui định trên. Phần lớn các cơ sở này tọa lạc tại đường sát biển mang tên Hoàng Sa, Trường Sa của thành phố Ðà Nẵng.

Báo Thanh Niên dẫn phúc trình của Phòng Thanh Tra thuộc Sở Văn Hóa-Thể Thao-Du Lịch Ðà Nẵng nói rằng khách sạn Hương Trầm nằm trước chợ Hàn, nơi trung tâm mua bán sầm uất, nhiều du khách ngoại quốc qua lại. Bất chấp cảnh cáo của cơ quan chức năng, chủ khách sạn Hương Trầm không chịu gỡ tấm bảng hiệu quảng cáo viết chữ Trung Quốc mà không kèm theo chữ Việt Nam bên cạnh.

Chủ khách sạn này còn bị tố đã cố tình tránh né, không chịu đến họp theo lời mời của Phòng Thanh Tra Sở Văn Hóa-Thể Thao-Du Lịch Ðà Nẵng. Sau nhiều lần viện cớ vắng mặt, khách sạn tiếp tục không chịu gỡ xuống bảng hiệu chỉ có chữ Trung Quốc, theo lệnh của cơ quan thẩm quyền.

Báo Thanh Niên dẫn lời ông Lê Tấn Hùng, phó chánh thanh tra Sở Văn Hóa-Thể Thao-Du Lịch Ðà Nẵng nói rằng, lực lượng thanh tra đã được lệnh phải siết quản lý việc sử dụng bảng hiệu có tiếng ngoại quốc, và xử trị “đến nơi đến chốn” mọi sự vi phạm. 
  (Người Việt)

7,2 vạn cử nhân thất nghiệp - chuyện không nhỏ

TP - Sáng 4/6, trả lời báo chí bên hành lang Quốc hội, ông Đào Trọng Thi - Chủ nhiệm Ủy ban văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng, nhấn mạnh: “Để 72.000 cử nhân thất nghiệp không phải là chuyện nhỏ”.

“Có khả năng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ trả lời chất vấn tại kỳ họp lần này, có lẽ chờ đến lúc đó thì sẽ có sự phân tích đầy đủ hơn”- ông Thi nói. Theo ông Thi, ngành Giáo dục - đào tạo phải điều chỉnh lại hoạt động quản lý giáo dục, đào tạo.

Quy hoạch nguồn nhân lực và hướng dẫn các trường tuyển dụng chỉ tiêu phải tốt hơn; phải cụ thể từng ngành nghề, cơ cấu đào tạo, chứ không chạy theo số lượng đào tạo.
 
Ông Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa giáo dục thanh niên thiếu niên và nhi đồng  
Ông Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa giáo dục thanh niên thiếu niên và nhi đồng

Tại phiên khai mạc Quốc hội sáng 20/5, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân cho biết, cử tri đề nghị Chính phủ chỉ đạo làm rõ nguyên nhân vì sao có tới 72.000 người tốt nghiệp cao đẳng, đại học, sau đại học thất nghiệp.

Sáng nay, bên hành lang kỳ họp Quốc hội, trả lời báo chí về việc 72.000 cử nhân thất nghiệp, ông Đào Trọng Thi phân tích: "Tôi cho rằng, các cơ sở đào tạo không nên chạy theo số lượng. Phải đào tạo theo khả năng của mình, đáp ứng theo nhu cầu đào tạo khi xã hội cần. Nếu làm tốt, sẽ khắc phục được việc cử nhân thất nghiệp.

Nhìn nhận kỹ hơn, việc này không phải là việc nhỏ. Khả năng Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ trả lời chất vấn tại kỳ họp lần này, có lẽ chờ đến lúc đó thì sẽ có sự phân tích đầy đủ hơn".

Các cơ sở đào tạo ồ ạt, không tính nhu cầu xã hội – đó chính là nguyên nhân sinh viên không tìm được việc khi ra trường, thưa ông?

Nhà trường không có khả năng dự báo dài hạn, nhưng chuyện đào tạo nguồn nhân lực phải tính toán dài hạn. Không phải là sang năm người ta cần gì thì mình đào tạo mà phải dự đoán được 5 – 7 năm sau. Thứ hai,  vấn đề quy hoạch nhân lực của ta làm chưa tốt, chưa phù hợp, chưa đúng với thị trường lao động.

Những người đi học cũng không tính, sau khi mình học xong sẽ làm được việc gì. Trách nhiệm của người học phải tìm hiểu chứ không phải cứ học bừa rồi xã hội phải lo cho mình. Đương nhiên có những việc phải do nhà nước quy hoạch, từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương, từng ngành nghề. Nhưng người học phải lo cho mình đầu tiên, vì họ có quyền lợi đầu tiên về chuyện này.

Nói như vậy, có nghĩa, vấn đề chỉ tiêu tuyển sinh tại các cơ sở đào tạo vẫn bị thả nổi, thiếu kiểm tra?

Theo Luật Giáo dục đại học thì chỉ tiêu tuyển sinh là do các cơ sở đào tạo và năng lực đào tạo của nhà trường. Anh có bao nhiêu giảng viên, có bao nhiêu cơ sở vật chất, mặt bằng thiết bị thì mới xác định được chỉ tiêu tuyển sinh phù hợp với tình hình thực tế của trường. Nhưng hiện nay các cơ sở đào tạo chỉ xác định theo con số chung, chưa chi tiết vào từng ngành nghề của cơ sở đào tạo. Phải chi tiết hóa chiến lược đào tạo của từng nhà trường, gắn công tác đào tạo với nhu cầu của xã hội.

72.000 cử nhân thất nghiệp là một sự lãng phí nguồn nhân lực, đầu tư xã hội. Cần có giải pháp gì thưa ông?

Cần phát triển việc làm. Bây giờ thất nghiệp có khi cũng là vì xã hội chưa tạo ra được việc làm. Thứ hai là những người được đào tạo phải tích cực, có thể có những nơi như miền núi cần anh nhưng anh lại thích đi làm thành phố chẳng hạn, không thể bắt được người ta được.

Nhà nước phải có chế độ chính sách để thu hút nhân lực. Còn đối với các cơ sơ, địa phương sử dụng nguồn nhân lực không hấp dẫn, không thu hút được người lao động có trình độ, phải có chính sách, có cơ chế phù hợp để thu hút.

Với những người được đào tạo mà không tìm được việc làm do thị trường lao động không có nhu cầu, họ phải tự học thêm các ngành nghề mới xã hội đang có nhu cầu. Người đã được đào tạo, đang thất nghiệp chưa tìm được việc làm phải tự thân vận động.

Đào tạo cử nhân tràn lan để rồi thất nghiệp, theo ông vai trò của Bộ Giáo dục và đào tạo là gì?

Ngành Giáo dục và Đào tạo phải điều chỉnh lại hoạt động giáo dục, đào tạo của họ. Trước hết, việc quy hoạch nguồn nhân lực và hướng dẫn các trường tuyển dụng chỉ tiêu phải tốt hơn; phải cụ thể từng ngành nghề, cơ cấu đào tạo, chứ không chạy theo số lượng đào tạo.
  (Tiền phong) 

Thủ tướng thị sát tàu Kiểm ngư lớn nhất Việt Nam

"...Tàu KN-781 chỉ còn ít ngày nữa được đơn vị đóng tàu Hạ Long bàn giao cho Cục Kiểm ngư VN làm nhiệm vụ chấp pháp trên vùng biển chủ quyền Việt Nam tại khu vực mà giàn khoan Hải Dương 981 và các tàu của Trung Quốc đang hoạt động trái phép trong vùng biển Việt Nam..."

Sáng 4/6 tại Quảng Ninh, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng Đoàn công tác của Chính phủ đã tới thăm Công ty Đóng tàu Hạ Long. Tại đây, Thủ tướng đã thị sát tàu kiểm ngư cỡ lớn mang số hiệu KN-781 vừa được Công ty hoàn thành và sẽ bàn giao trong tháng 6/2014.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thị sát tàu kiểm ngư KN-781. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tại Công ty Đóng tàu Hạ Long (doanh nghiệp thuộc Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thị sát tàu kiểm ngư cỡ lớn mang số hiệu KN-781, một trong những con tàu tuần tra lớn nhất của Việt Nam, có lượng giãn nước hơn 2.000 tấn; tàu có khu vực chứa và sân đỗ cho máy bay trực thăng trong những chuyến tuần tra.

Bãi đỗ cho máy bay trực thăng phía đuôi tàu/ Ảnh: Lao Động

Loại tàu này rất phù hợp với lực lượng thực thi pháp luật trên biển vì với công nghệ của hãng Damen, Hà Lan, con tàu có công suất máy hơn 12.000 mã lực,tốc độ lý thuyết đạt hơn 21 hải lý/giờ và có thể hoạt động liên tục trong điều kiện bình thường 5.000 hải lý cho một hành trình.

Đặc biệt, tàu còn được gia cố vỏ thép dày và được trang bị cả vũ khí âm thanh tầm xa và vòi rồng phun nước cường độ cực mạnh.

vũ khí âm thanh tầm xa và vòi rồng phun nước cường độ cực mạnh.

Bên cạnh tàu kiểm ngư KN-781, một tàu kiểm ngư tương tự cũng đang được Công ty Đóng tàu Hạ Long đóng và dự kiến sẽ được bàn giao trong tháng 7/2014.

Đóng thêm nhiều tàu kiểm ngư hiện đại

Sau khi kiểm tra tàu KN 781, trong buổi làm việc với các Bộ, ngành Trung ương và Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng quyết định sẽ đầu tư để đóng thêm 4 chiếc tàu như tàu KN781, đưa số tàu có lượng giãn nước trên 2000 tấn của lực lượng kiểm ngư loại này lên 6 chiếc.

Cùng với 2 tàu kiểm ngư (có cùng công suất như tàu KN-781) đã được bàn giao và đi vào hoạt động và 6 tàu loại KN 781, thì lực lượng Kiểm ngư sẽ có 8 tàu lớn được trang bị hiện đại, có lượng giãn nước trên 2.000 tấn.

Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng đồng ý cho đóng thêm 15 tàu kiểm ngư tầm trung. Như vậy, trong tương lai gần với 30 tàu kiểm ngư đã và sắp được bàn giao, cùng với các tàu nêu trên, lực lượng kiểm ngư sẽ có hơn 50 tàu hiện đại.

Việc được trang bị các tàu tuần tra cỡ lớn, sẽ giúp lực lượng Kiểm ngư Việt Nam thực hiện được những chuyến tuần tra xa bờ, dài ngày. Lực lượng kiểm ngư Việt Nam hoàn toàn có thể đáp ứng được nhiệm vụ chấp pháp trên biển, hỗ trợ và bảo vệ ngư dân và cứu hộ cứu nạn trên biển.

Thủ tướng cũng yêu cầu, Công ty đóng tàu Hạ Long phối hợp với lực lượng Kiểm ngư để bổ sung ngay một số trang thiết bị phù hợp cho các tàu kiểm ngư, để các tàu này có thể chịu được các vòi phun nước công suất lớn.

Chương trình tàu cá vỏ thép đạt kết quả tích cực

Cũng tại Công ty Đóng tàu Hạ Long, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nghe lãnh đạo Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh 5 tháng đầu năm 2014, về các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh chủ yếu, chương trình thí điểm đóng tàu cá vỏ thép cho ngư dân, tình hình thực hiện công tác tái cơ cấu, hoạt động đóng tàu kiểm ngư,…

Về chương trình tàu cá vỏ thép thí điểm, theo lãnh đạo Tổng Công ty, chương trình đã được triển khai thực hiện và đạt những kết quả tích cực. Tàu đánh cá vỏ thép đầu tiên theo chương trình thí điểm đã được Tổng Công ty bàn giao cho chủ tàu vào cuối năm 2013 và chủ tàu đã đưa vào khai thác chuyến đầu tiên từ giữa tháng 1/2014. Đến nay đã có 3/6 chiếc tàu được bàn giao cho ngư dân đưa vào khai thác.

Theo đánh giá bước đầu, tàu vỏ thép đã thể hiện những tính năng vượt trội so với tàu vỏ gỗ truyền thống, như tốc độ di chuyển cao hơn, mức tiêu hao nhiên liệu thấp hơn khoảng 15% so với tàu gỗ có cùng kích thước; tính an toàn cùng khả năng đi biển tốt hơn tàu vỏ gỗ nên có thể hoạt động liên tục dài ngày; khả năng đánh bắt, bảo quản sản phẩm tốt hơn;…

Với những ưu điểm nêu trên, mặc dù mức đầu tư của tàu vỏ thép cao hơn khoảng 60% so với tàu vỏ gỗ cùng kích thước và công suất, song tàu vỏ thép sẽ đem lại hiệu quả kinh tế tốt hơn từ việc gia tăng sản lượng, chất lượng đánh bắt và đặc biệt là độ an toàn cao trong khai thác.

Tổng Công ty sẽ tiến hành đánh giá toàn bộ quá trình thực hiện dự án đóng mới tàu mẫu đánh cá vỏ thép sau khi các tàu đã được bàn giao hết và đưa vào khai thác, dự kiến vào cuối tháng 6/2014. Trên cơ sở đó, Tổng Công ty sẽ báo cáo các cơ quan liên quan về kết quả của dự án đóng mới tàu mẫu đánh cá vỏ thép, đồng thời phối hợp với cơ quan thiết kế để hoàn thiện các tính năng kỹ thuật của từng mẫu tàu, sẵn sàng đưa vào sản xuất trên diện rộng.

Phát triển công nghiệp đóng tàu là chủ trương đúng đắn

Làm việc với Tổng Công ty, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh Việt Nam là một quốc gia biển, có vùng biển rộng lớn với diện tích trên 1 triệu km2, đây là không gian sinh tồn, không gian phát triển của đất nước, của dân tộc. Kinh tế biển và các hoạt động nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, khai thác dầu khí, vận tải biển,… thời gian qua đã mang lại nguồn lợi rất lớn cho nhân dân, cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

Chủ trương phát triển ngành công nghiệp đóng tàu biển là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong Chiến lược phát triển kinh tế biển. Những năm qua, ngành đóng tàu của Việt Nam đã có bước tiến dài, các kỹ sư, công nhân chúng ta đã đóng được nhiều thế hệ tàu hiện đại, có chất lượng, thời gian đóng nhanh. Phải tiếp tục khẳng định và phát triển ngành đóng tàu, vừa đáp ứng cho nhu cầu trong nước, phục vụ cho đánh bắt thủy hải sản, vận tải, bảo đảm an ninh, quốc phòng trên biển,… vừa đáp ứng cho xuất khẩu. Những yếu kém của Vinashin không phải là yếu kém của ngành đóng tàu, mà là yếu kém trong lãnh đạo quản lý, trong quản trị doanh nghiệp, quản lý tài chính, quản lý đầu tư; những yếu kém này đã được nhìn nhận nghiêm túc và xử lý kiên quyết, nghiêm minh và khẳng định quan điểm không vì những yếu kém của Vinashin mà chúng ta từ bỏ ngành đóng tàu.

Từ quan điểm như vậy, lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã quyết định tái cơ cấu Vinashin, giữ lại thành Tổng Công ty công nghiệp tàu thủy với 8 doanh nghiệp chủ lực; 8 doanh nghiệp này chiếm khoảng 70% năng lực đóng tàu của cả nước.

Thời gian qua, Tổng Công ty công nghiệp tàu thủy đã hết sức nỗ lực trong thực hiện nhiệm vụ được giao, đạt được nhiều kết quả trong hoạt động. Trước hết là trong tái cơ cấu tài chính, tái cơ cấu sản xuất, tổ chức lại sản xuất, tiếp tục duy trì được sản xuất, duy trì được năng lực đóng tàu, thoái được vốn đầu tư ngoài ngành.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Tổng Công ty công nghiệp tàu thủy tiếp tục tập trung cho thực hiện công tác tái cơ cấu, đặc biệt là tái cơ cấu tái chính và xử lý nợ, tái cơ cấu sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người lao động; đẩy mạnh cổ phần hóa các doanh nghiệp trực thuộc; hết sức quan tâm nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, đảm bảo hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hoan nghênh, biểu dương Tổng Công ty thời gian qua đã làm tốt nhiệm vụ được giao là đóng tàu kiểm ngư, góp phần thiết thực vào bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia. Nhấn mạnh các tàu kiểm ngư các cỡ do các doanh nghiệp trực thuộc Tổng công ty đóng đã được giao có chất lượng tốt, đảm bảo yêu cầu, Thủ tướng đề nghị Tổng Công ty tiếp tục thực hiện đóng và bàn giao theo đúng kế hoạch được giao đối với các tàu kiểm ngư còn lại, phối hợp chặt chẽ với lực lượng kiểm ngư nhằm bổ sung thiết kế cho tàu kiểm ngư để phù hợp với yêu cầu thực tế; luôn sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ được giao về bảo dưỡng, sửa chữa, đóng các tàu phục vụ cho lực lượng chấp pháp biển.

Thủ tướng cũng nhấn mạnh luôn mong muốn trang bị cho ngư dân tàu lớn hơn, hiện đại hơn, an toàn hơn nhưng phải gắn liền với tính hiệu quả, đảm bảo tính bền vững. Trên tinh thần đó, mô hình thí điểm đóng tàu vỏ thép cho ngư dân đã được triển khai thực hiện, cơ chế tài chính cho thí điểm cũng đã được ban hành.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Tổng Công ty tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng, ngư dân để đóng các tàu vỏ thép phù hợp với mong muốn và nguyện vọng của ngư dân, góp phần phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển ngành đánh bắt hải sản.




Thủ tướng trao đổi với cán bộ Công ty Đóng tàu Hạ Long. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Nguyễn Hoàng-Nhật Bắc
Theo chinhphu.vn 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét