Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 8 tháng 2, 2014

Thứ Bảy, 08-02-2014 - Từ ngữ, chính trị ở nước ta - Khảo sát biên giới Việt - Trung bằng Google Maps và Google Earth

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
1- ‘Tứ linh’ tranh hùng trên quê hương Hải đội Hoàng Sa (VNE). – Phóng sự ảnh lễ hội đua thuyền Lý Sơn (MTG). – Du khách đất liền nườm nượp thăm quan quê hương hải đội Hoàng Sa (LĐ). =>
- Tâm nguyện đầu năm của ‘cha đẻ’ tàu ngầm Trường Sa (ĐV/VTC).
- TS Trần Công Trục: Mỹ thách thức “đường lưỡi bò” vì sao? (ĐV).
- Bắc Kinh đả kích Tổng thống Philippines (RFA).
- Bang Virginia thêm tên cho biển Nhật Bản (RFA).
Ngoại trưởng Mỹ tới châu Á bàn về Hoa Đông, Biển Đông (NĐT). – Hoa Đông, biển Đông: hoà hay chiến? (RFA).
- Châu Á đổ tiền mua vũ khí vì sức mạnh quân sự của Trung Quốc (VOA).
- Trần Trung Đạo: Sam Rainsy, con cờ mới của Trung Cộng trong xung đột Việt – Trung – Miên (DLB).
- Tù nhân lương tâm Lê Quốc Quân tuyệt thực (RFA).  – Luật sư Quân đã tuyệt thực 6 ngày và sẽ còn tiếp tục (DCCT).
Một bài viết ngu xuẩn, một cách làm báo non nớt của BBC (Chép sử Việt). Bàn về bài  Nhân quyền VN: thắng thua thua thắng (BBC). – Trần Nhật Phong – UPR: Bất thắng, bất bại (Dân Luận). – LS Trần Quốc Thuận: ‘Có tiến bộ nhưng vẫn còn hai mặt’ (BBC). – Việt Nam hãy thôi lừa bịp thế giới về thành tích nhân quyền (VOA). – Truyền thông lề đảng vẫn ‘nổ’ dù hứng chịu thất bại thê thảm tại UPR (DLB).   – Ảnh: Trong và ngoài phòng họp nhân quyền VN (BBC). – Phải vào quỹ đạo (Phi Vũ).
- Hoa Kỳ ra tuyên bố về UPR Việt Nam (BBC).  – Tuyên bố chính thức về Kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) của Việt Nam (US Embassy). “Chúng tôi đề xuất với Việt Nam:  1- Sửa đổi luật an ninh quốc gia mơ hồ được sử dụng để đàn áp các quyền phổ quát, và thả vô điều kiện tất cả các tù nhân chính trị, như Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, Lê Quốc Quân, Điếu Cày và Trần Huỳnh Duy Thức; 2- Bảo vệ các quyền của người lao động được quốc tế công nhận và tăng cường thực thi luật cấm lao động cưỡng bức; và 3- Nhanh chóng phê chuẩn và thực thi Công ước Chống Tra tấn“.
- Quốc tế không thừa hơi nói láo (Người Buôn Gió). “Nếu quả thật các nước nói trên không công tâm khi nói về nhân quyền Việt Nam, thiếu thiện chí khách quan thì thật đáng lo sợ. Những cường quốc đem lại kim ngạch xuất khẩu thặng dư cho Việt Nam đều thiếu thiện cảm với Việt Nam, những cường quốc mà số tiền viện trợ, cho Việt Nam vay đều đứng đầu thế giới ,những cường quốc mà nhiều bậc lãnh đạo cao cấp  Việt Nam từng học hỏi ở đất nước này lại lại thừa hơi đi nói láo Việt Nam“.
- Cha tù nhân Trần Huỳnh Duy Thức hoan nghênh cuộc điều trần nhân quyền (RFI). – Thông cáo báo chí: Cuộc vận động nhân quyền vẫn tiếp tục sau UPR (Dân Luận).
- Kiến tạo con đường dân chủ (1) (Nguyễn Văn Thạnh). – Việc nghĩa và lợi quyền (Nguyễn Văn Thạnh). – Đối lập cần thiết và là yêu nước (Blog VOA). - Bằng Phong Đặng Văn Âu: Nỗi lòng với non sông (ĐCV).
- Việt Nam hôm nay, ngày 07.02.2014 (DCCT). – TIN TRÊN CAO (Nguyễn Quang Vinh).
- CPJ : Việt Nam thuộc diện các nước nhiều rủi ro nhất đối với báo chí năm 2013 (RFI). – Báo chí không được làm phân tâm các véc-tơ phát triển (VNN). – Báo Đảng đề cập việc cấm Facebook (BBC). – Quản lý trang mạng: ‘Lấy đẹp dẹp xấu’ (CP/VTC).
- Thư Xuân gửi cho một người bạn Đảng viên Cộng sản (VOA). – Công lao của đảng (DLB). – NỬA NGƯỜI NỬA NGỢM, NỬA ĐƯỜI ƯƠI (Đặng Huy Văn). “Người đừng quá khắt khe và đòi hỏi/ Vượn làm người! Tránh sao khỏi lạc sai!/ bảy mươi năm ta đã miệt mài/ thì ngàn năm nữa, nếu sai cứ sửa./ Ta đã hứa…. rồi ta sẽ hứa/ xóa bớt phần nửa ngợm, để văn minh/ Ngợm ở đây là ta đã vô tình/ mặc thống khổ dân sinh lầm lạc“.
- Thủ tướng có thể cải cách một mình? (BBC). – Cải cách đòi hỏi bản lĩnh nhà lãnh đạo (RFA).
- Rước kiệu hay Di quan? (Chép Sử Việt). – Xây dựng tượng đài Bác Hồ: Hơn 3.400 góp ý (PLTP).
- Nguyễn Mộng Hoài: Toàn dân lấp ao, cả làng lấn chiếm (Quê Choa).
- Nhà báo Đào Dục Tú: Thật rõ tội cho hai chữ ” lợi ích” (Bà Đầm Xòe).
- Gương sáng về người lãnh đạo vì dân (PLXH).
- “Ngâm” trả lời khiếu nại phải bị chế tài nặng (PLTP).
- Chỉ loại 100.000 công chức cắp ô? (ĐV). – Ai nằm trong diện tinh giản biên chế sắp tới? (VnEco).
- Chủ tịch Hà Nội yêu cầu công chức không đi lễ hội trong giờ làm việc (DT). – Xe công nô nức trẩy hội (NLĐ).
- Bức ảnh đầu tiên của “bầu” Kiên từ trại giam gây xôn xao (PT).
- Công an trộm 52 chai rượu trong kho tang vật (VNE). – Cảnh sát ăn trộm 52 chai Chivas (Soha). – Khởi tố cảnh sát ăn trộm 52 chai Chivas của kho tang vật (NĐT).
- “Điềm lành” gõ cửa nhà người tù oan Nguyễn Thanh Chấn (Soha).
1<- “Ém” gạo cứu đói (NLĐ).
- ‘Thu phí đại lộ Thăng Long là trái luật’ (VNE).
- Việt Nam sẽ ra luật buộc đi xe đạp trong các thành phố lớn (Sống Magazine).
- Hoãn điện hạt nhân: Kinh tế phục hồi vẫn còn dư điện! (ĐV).
- Phó Thủ tướng phát động Tết trồng cây tại trung tâm sản xuất ma túy (Cầu Nhật Tân).  – Trồng cây nhạo Bác (DLB). – Hôm nọ trồng cây ở Ta. Hôm nay trồng cây ở Tây (Phương Bích). – Thư giãn cuối tuần: NGÀY XUÂN, RƯỚC ÔNG CỤ ĐI OÁNH CỜ (Tễu).
- Nhạc xưa: Từ ngày “Giải Phóng” vô đây mình BÁN nhà lầu …với La Thoại Tân (Nam Ròm).
- Tuyệt Thực Phản Đối Và Hàng Nghìn Điểm Chỉ Đã Cứu Thoát Một Tù Nhân (ĐKN).
- Bắc Hàn dọa hủy đoàn tụ gia đình (BBC). – Nam Triều Tiên kêu gọi Bắc Triều Tiên đừng hủy kế hoạch xum họp gia đình (VOA). – Tổng thống Hàn Quốc : Bình Nhưỡng không nên đổi ý về kế hoạch đoàn tụ gia đình (RFI).
- Bắc Triều Tiên gần như hoàn tất việc mở rộng căn cứ phóng tên lửa (RFI).

- Hạ Đình Nguyên: Thằng Bờm thời nay (Quê Choa).
- Vốn niềm tin (Tia sáng).
KINH TẾ
1- Kinh tế Việt Nam: Tình hình xấu nhất dường như đã qua (VnM). =>
- Chọn vốn xã hội thay cho thị trường: duy lý hay phi lý? (Diễn Ngôn). – Mời xem lại: Phi lý với người ngoài cuộc, hợp lý với người trong cuộc: bài học từ “vụ ba”
- Cần thay đổi mô hình SCIC (HQ).
- Khó đoán giá vàng (NLĐ).
- Chứng khoán Việt Nam tăng trưởng tốt nhất khu vực (VnM). – Blog chứng khoán: Chốt lời hơi mạnh tay (VnEco). – Công ty Trung Quốc thành cổ đông lớn của Bảo Minh (ĐV).
- Giá đất nền “tụt” ngang bằng với giá chung cư (Soha). – Nhà đầu tư sẽ dần rút khỏi bất động sản (VNE/VTC).
- Tập đoàn Dầu khí sẽ nhập than từ năm nay (TBKTSG).
- Nhộn nhịp ra quân sản xuất đầu năm (ĐBND).
- Video: Ngành bánh kẹo tăng doanh thu nhờ Tết (VTV).

- Chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu: Ngân hàng có thể hạ lãi suất cho vay (TP).
VĂN HÓA-THỂ THAO
- Khúc khải hoàn xuân Kỷ Dậu 1789 (ĐBND).
- Thành nhà Bầu được công nhận di tích quốc gia (Tin tức).
- Đại lễ cầu nguyện Quốc thái, dân an tại Huế (VnM).
1<- Hà Nội: Hàng ngàn người đội mưa thành kính nguyện cầu giải hạn trước chùa Phúc Khánh (LĐ). – Hối lộ… thần linh (NLĐ). - Tiền lẻ cũng là tiền! (Infonet). – Xa hoa tiền tỉ hầu đồng cầu may đầu năm (LĐ).
- Nét độc đáo hiếm hoi được lưu giữ tại lễ hội Đình La Cả (PLXH). – Trai làng kéo lửa thổi cơm (TP). – Ế ẩm chợ Viềng (TN). – Video: Lễ hội và văn hóa lễ hội (VTV). – Khai hội chợ Viềng, Nam Định
- Video: Phim tài liệu: Tiếng quốc ca dưới mái nhà rông; (VTV). – Vietnam Discovery: Trải nghiệm Tết người Tày
- “Thừa chỗ vẽ chơi” từ tượng đài đến Văn Miếu (ĐV).
- Tao Đàn cóc nhái ngày Xuân (Bà Đầm Xòe).  - HỘI XUÂN NÚI BÀ TÂY NINH GIÁP NGỌ 2014 (Tân Châu). – ĐẦU NĂM, HÀNG TRĂM NGÀN NGƯỜI LEO NÚI VIẾNG CHÙA BÀ ĐEN
- Tám giờ vàng ngọc sau ngày Tết (RFA). – Chân trời đã mất (Trương Quý).
- Nguyễn Hoàng Đức: Dễ vay vốn doanh nghiệp phá sản /Nhiều bao cấp văn thơ phá bỉnh (Bà Đầm Xòe).
- Nhà văn Đỗ Phương Khanh: Quê hương dạo trước ! (Nhật Tuấn).
- Phạm Quỳnh viết điểm sách (Nhị Linh).
- MẸ CON (Da Màu).
- NGƯỜI LƯU DANH CHO THƠ CA (1) (Nguyễn Trọng Tạo).
- NÀY EM ĐỪNG TRỄ NGÀY NẮNG ẤM (Hợp Lưu).
- Đoàn Chuẩn: Mối tình vô vọng và bài hát Gửi người em gái miền Nam (Sống Magazine).
- Hoàng Tuấn Công: Thử lý giải những sai sót để đời của Nhà biên soạn từ điển-GS Nguyễn Lân (Quê Choa).
- Năm 2014 trong dự đoán chiêm tinh (Sống Magazine).
- TIẾU LÂM GABROVO 21 (TIẾP) (Vũ Nho).
- Video: Những người nổi tiếng thế giới tuổi Ngọ (VTV). – Phi lý giá cao ngựa bạch
- Video: Du lịch Camuchia trong dịp đầu xuân (VTV).  – Cây đào ngày Tết ở Ukraina
- Các thành phố tội lỗi nhất Á châu (DCCT). – Paul Bocuse, ông vua đầu bếp, giáo hoàng ẩm thực (RFI).
- Nguyễn Ngọc Long Blackmoon – Tại sao chủ sở hữu game Flappy Bird nên trốn truyền thông? (Dân Luận). – Video: Trò chơi Flappy Bird đem về doanh thu 1 tỷ đồng mỗi ngày (VTV).
- Video: Bóng đá nữ Hà Nội tự tin trước mùa giải mới (VTV). -  Trước vòng 4 V.Leagae
- Video: Nước Nga trước giờ khai mạc Olympic Sochi   –    Ukraine: Bế tắc trong cải cách hiến pháp   –   Điểm qua những môn thể thao hấp dẫn tại Olympic Sochi 2014   –   Nước Nga sẵn sàng cho Olympic 2014   –   Sochi rộn ràng trước giờ khai mạc   –   Olympic Sochi: Nước Nga thu lợi gì?    -    Olympic mùa đông và những con số (VTV).
- Nga chuẩn bị cho lễ khai mạc Thế Vận Hội Sochi (VOA).  – Thế vận hội mùa Đông Sotchi khai mạc  (RFI). – Sotchi 2014 : Thế Vận Hội của nhiều kỷ lục tốn kém  (RFI). – Thế vận hội Sochi tốn kém nhất nhưng tổ chức không tốt nhất
- Olympic Sotchi, một Thế Vận Hội nhằm nâng cao uy tín cho ông Putin (RFI).  – Sotchi : Cú cá cược của Tổng thống Vladimir Putin (RFI). – Ván bài đắt đỏ của Nga tại Olympic Sochi (VnEco). – Mỹ cảnh báo Nga về ‘bom thuốc đánh răng’ (BBC). – Mỹ cấm hành khách mang chất lỏng lên chuyến bay tới Nga (VOA).
- Ảnh: Moscow-1980 – thành phố này của chúng tôi và bạn (Kichbu).

- Ông thông gia (FB Vũ Thư Hiên).
- ĐÊM NGHIÊNG (Hợp Lưu).
- CÀ PHÊ NGỌT (Tương Tri).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Đảm bảo định hướng XHCN trong GD – ĐT (GD&TĐ).
- Hà Nội tuyển sinh đầu cấp: Tiếp tục “3 tăng 3 giảm” (GD&TĐ).
- Trường học phải trưng bày các văn bản quy phạm pháp luật mới (GD&TĐ).
- Bài toán “gốc” nâng cao chất lượng giáo dục (GD&TĐ).
1- Dồn lực lo cho trẻ mầm non (NLĐ).
- Gian nan con đường đi tìm con chữ của học trò vùng cao (Tiin). =>
- Nghỉ tết dài có tăng áp lực học, thi? (LĐ). – Nháo nhác tìm nơi ‘sơ tán’ trẻ sau Tết (NĐT).
- Hấp thụ quá nhiều đường làm gia tăng nguy cơ tử vong do bệnh tim (VOA). – Không Thể Đơn Độc Giải Quyết Ngay Tức Thời Vấn Đề Béo Phì  (ĐKN).
- Video: Sống khỏe: Cách sử dụng bình xịt cầm tay cho bệnh nhân hen (VTV).

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Video: Bình Định: Ngư dân khai thác thủy sản sau Tết (VTV).
- Tử vong sau khi tiêm thuốc tại nhà y tá tư nhân (MTG).
- Lò sản xuất nhựa bị tố ‘đầu độc’ người dân suốt 10 năm (NĐT).
1<- Ung thư tăng 57% trong 20 năm, người Việt lo ăn bẩn (ĐV). – Gần 20 công nhân ngộ độc sau khi ăn trưa (TT).
- Video: TP.HCM buôn bán gia cầm sống tràn lan (VTV). – Tiêu hủy hơn 1.000 con vịt tại điểm phát sinh dịch (TT). – Tiêu hủy gần 2 tấn bì lợn ôi thiu (TP).
- Khổ sở đón xe vào Nam (PLTP). – Xe giường nằm 42 chỗ nhét 75 khách (TT).
- Video: Trào lưu đi phượt ngày Tết của giới trẻ   –    Dịch vụ đổi tiền lẻ vẫn diễn ra công khai   –   Tình hình giao thông 7 ngày Tết   –    Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sai quy định (VTV).
- Lạ kỳ: Làng có nhiều người nói được hàng chục thứ tiếng (KP).
- Gánh xôi 60 tuổi giữa lòng thành phố (PLTP).
- Sổ tiết kiệm cho trẻ em (NLĐ).
- Thiệt hại quá lớn vì giao thông ở VN (BBC). “Con số tổng kết bề nổi tai nạn giao thông của chục năm gần đây ở Việt nam luôn xấp xỉ 10.000 người chết và 30.000 người bị thương mỗi năm“.
- Video: Chỉ một lối thoát – P6: Đàn ong tấn công (VTV).
- Cha năn nỉ Facebook để được xem video của người con quá cố (Người Việt).
- Tàu chở hàng Việt Nam tông vào tượng đài Thánh Anna ở Thái Lan (DCCT).
- Các thành phố đứng tuyến đầu cuộc chiến chống khí hậu biến đổi (VOA). – Video: Đợt rét tại Mỹ khiến DN thiệt hại nặng (VTV).
- Trung Quốc: 25 người tử vong do cúm H7N9 từ đầu năm (VOV).

QUỐC TẾ
1- LHQ hoan nghênh Syria cho thường dân rời thành phố Homs (VOA). – Hòa đàm Syria vòng 2 sắp diễn ra, không có nhiều triển vọng đột phá (VOA). – Các bên ở Syria đạt thỏa thuận ngừng bắn “bước ngoặt” (TTXVN). – Syria : Ngưng bắn tại Homs để di tản thường dân (RFI). =>
- Bạo lực gia tăng trước thềm bầu cử Quốc hội Iraq (VOV).
- Israel đã phá hủy 665 ngôi nhà của người Palestine (VOV).
- Chính phủ Pakistan, phe Taliban đàm phán (VOA). – Malala Yousafzai được đề cử Giải Nhi đồng Thế giới (VOA).
- Nữ trợ lý Ngoại trưởng Mỹ: Fuck…EU (Hiệu Minh). – Mỹ mất mặt vì bị lộ cuộc gọi về Ukraine (BBC). – Mỹ nêu vai trò của Nga trong vụ tiết lộ một cuộc điện đàm (VOA). – Hoa Kỳ xin lỗi Châu Âu vì tuyên bố của Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ (RFI).
- Mỹ chuẩn thuận đại sứ mới ở Trung Quốc (BBC). – Thượng Viện Mỹ phê chuẩn Thượng nghị sĩ Baucus làm Đại sứ tại TQ (VOA).
- Một đạo diễn Đài Loan bị truy tố vì đưa người Hoa lục vào căn cứ hải quân (RFI).
- Tập Cận Bình và Shinzo Abe cùng “ve vãn” Vladimir Putin (RFI).  - Thủ tướng Nhật dịu giọng về tranh chấp lãnh thổ với Nga (RFA).
- Tổng thống Ukraina đến Sotchi để gặp Putin (RFI). – Nga tố Mỹ chi tiền âm mưu đảo chính ở Ukraine (PLTP). – Nga – Mỹ lộ ý đồ ở Ukraine (NLĐ).
- Hết kiên nhẫn, Thái Lan ra tay với thủ lĩnh biểu tình (VnM). – Cuộc đảo chính thầm lặng tại Thái Lan (Project Syndicate/ TCPT). – Thái Lan: Bầu cử cho thấy mức ủng hộ đảng đương quyền giảm (VOA). – Phe chống chính phủ quyên giúp nông dân Thái Lan (RFA).
- Tàu ngầm Trung Quốc tuần tra gần Mỹ (NLĐ). - Trung Quốc ẩn mình chờ thời hay trỗi dậy  (VNE). – Mỹ chưa sẵn sàng cho sự trỗi dậy của Trung Quốc (Tin tức).
- Đằng sau 1 tỷ USD khám phá tài nguyên châu Phi (ĐV).
- Nước Mỹ đang tự do hơn? (ĐBND).
- Cảnh sát Anh bị tù một năm vì khai dối (BBC).
- Trung Quốc viện trợ Campuchia 26 xe tải quân sự, 30 ngàn bộ quân phục (GDVN).
- Hong Kong gỡ bom từ Đệ nhị Thế chiến (BBC).

* Video: + Bản tin video tối 06-02-2014; + Bản tin video sáng 07-02-2014; + Thế Giới Trong Tuần 06-02-2014; + Những chuyện sau Tết; + Việt Nam quê hương tôi (Phần 34); + Nhân quyền VN bị chỉ trích tại kỳ Kiểm điểm UPR.

* VTV: + Chào buổi sáng – 07/02/2014; + Tài chính kinh doanh sáng – 07/02/2014; + Tài chính kinh doanh trưa – 07/02/2014; + Tài chính kinh doanh tối – 07/02/2014; + Tài chính tiêu dùng – 07/02/2014; + Danh ngôn và cuộc sống – 07/02/2014; + Thời tiết du lịch – 07/02/2014; + 360 độ thể thao – 07/02/2014; + Cuộc sống thường ngày – 07/02/2014; + Gõ cửa ngày mới – 07/02/2014 ; + Khoảnh khắc thường ngày – 07/02/2014 ; + Chúng tôi là chiến sỹ – 07/02/2014; + 7 ngày công nghệ – 07/02/2014; + Điểm báo – 07/02/2014; + Tin quốc tế 17h – 07/02/2014; + Thế giới trong ngày – 07/02/2014; + Thời sự 12h – 07/02/2014; + Thời sự 19h – 07/02/2014.

Xích Tử - Từ ngữ, chính trị ở nước ta

Xích Tử
Tác giả gửi đến Dân Luận
Việt Minh tổ chức “Cách mạng tháng Tám” thành công, đặt tên nước là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, cũng hơi lạ vì trật tự của các từ khi dịch sang tiếng nước ngoài; đúng ra là Cộng Hòa Việt Nam Dân Chủ. Tuy nhiên, cái lạ hơn là tại sao đã là Cộng Hòa rồi lại còn Dân Chủ; có nước cộng hòa nào hình thành theo trào lưu cách mạng dân chủ trên thế giới từ thế kỷ XVIII mà phi dân chủ đâu?
Vậy nhưng chưa đủ, tên nước còn thêm 3 tiêu ngữ “Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc” cho giống với “Tự Do – Bình Đẳng – Bác Ái” của Cộng Hòa Pháp. Ba tiêu ngữ đó vừa là mục tiêu chung của quá trình phát triển đất nước, lại vừa độc lập với nhau trong bản chất chính trị của chế độ, trong trình tự đấu tranh giành lấy và do vậy, chưa hẳn có quan hệ nhân quả hoặc thống nhất với nhau: độc lập chưa chắc tự do và hạnh phúc, và ngược lại. Từ tư duy phân biệt ấy, sau này ông Hồ mới có câu nói gọi là chân lý nổi tiếng “Không có gì quí hơn độc lập tự do”, nghĩa là có những cái quí bằng, song không biết đó là cái gì; hạnh phúc chăng?
Xem ra những cái tên thật dài của những nước chậm tiến, bị thực dân hóa đó chỉ là một kiểu “Tại đây có bán cá tươi” thôi. Đến tên nước bây giờ, thực sự không biết để gọi cái gì, và ngay cả mục tiêu “độc lập” trong tiêu ngữ đó cũng phải xem lại, vì đã là “xã hội chủ nghĩa” thì dứt khoát phải tiến lên cộng sản chủ nghĩa, mà cộng sản chủ nghĩa thì không có độc lập từng nước nữa.
Trong thời kỳ “đổi mới”, Đảng CSVN xây dựng cương lĩnh chính trị với đủ thứ đặc trưng của “chủ nghĩa xã hội Việt Nam” nhưng cũng thấy chưa đủ, lại còn thêm mục tiêu “xã hội công bằng dân chủ văn minh”. Ở đó, một lần nữa họ cũng tách từng mục tiêu ra, làm như thể công bằng không bao hàm dân chủ và công bằng dân chủ không phải là văn minh vậy. Sau đó từ “dân chủ” lại được bàn bạc một cách thận trọng nhưng quyết liệt để chuyển ra phía trước từ “công bằng”. Chỉ vậy thôi nhưng nhân dân mất vài ba chục tỷ đồng đóng thuế để soạn thảo nghị quyết, hội thảo lấy ý kiến và tổ chức đại hội để “thông qua”.
Té ra, từ ngữ và chính trị quan trọng thật, giống như sự kiêng kỵ từ ngữ trong tôn giáo và húy trong thời phong kiến vậy. Theo đà đó, người ta có những cách nói rất lạ, chẳng hạn, tách “đồng chí” ra khỏi “đồng bào”, tách đảng ra khỏi quân và dân (“Toàn đảng, toàn quân, toàn dân”), tách “đồng chí” khỏi “các bạn”, phân biệt một cách có chủ ý giữa “công dân”, “nhân dân”“dân” trong những ngữ cảnh khác nhau. Người ta nói “dân chủ nhưng phải có kỷ cương”, “dân chủ nhưng phải có luật pháp”, làm như thể dân chủ đối lập với luật pháp, song khi cần đổi màu, người ta trích nguyên văn giáo trình ra rằng “dân chủ và nhà nước pháp quyền là anh em sinh đôi”. Người ta nói đất nước có nền dân chủ gấp triệu lần các nước tư bản, song tổ chức được hình thành bởi nền dân chủ là Quốc hội thì lại được ngày càng được dân chủ hóa. Người ta nói “mở rộng dân chủ” nhưng lại không cho biết độ rộng đó là bao nhiêu và hiện tại đang “rộng” đến đâu. Người ta nói nhà nước là của dân, do dân, vì dân nhưng khi cần vốn cho xây dựng cơ sở hạ tầng thì lại nói nhà nước và nhân dân cùng làm. Người ta nói: “xã hội hóa” các hoạt động trong đời sống xã hội như giáo dục, văn hóa…nhưng bản chất nó đã là xã hội rồi; và từ “cách mạng” đến nay, khi đảng lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối, cá nhân và tư nhân, gia đình, làng xã, tôn giáo và có lúc cả Tổ quốc nữa, bị triệt bỏ, quốc hữu hóa, hợp tác hóa hoặc quốc doanh hóa, quốc tế hóa thì còn đường mướp nào mà không “xã hội”?
Và trong những ngày này, người ta đang cố chứng minh cho thế giới rằng đất nước có chính sách nhân quyền rất tốt bằng những viện dẫn thực tiễn và văn kiện, hiến pháp, luật pháp, chủ trương đường lối, trong khi, từ ngữ diễn đạt cho khái niệm này lại lập lửng, lúc là “nhân quyền”, lúc lại là “quyền con người”, khiến cho người dân trong nước và những người sử dụng tiếng Việt khác không biết đâu mà mần; vì cùng với sự lập lờ từ ngữ ấy, khái niệm này được định nghĩa trong từng hoàn cảnh cũng khác nhau, chẳng hạn mức độ thừa nhận tính phổ quát và những lập luận ngụy biện về tính riêng của khu vực, của từng quốc gia, dân tộc, nền văn hóa. Chỉ phân tích sự lập lờ đó, người ta cũng biết thái độ và hành động thực tiễn của chế độ “chúng ta” thực sự ra sao.
Xích Tử

Khảo sát biên giới Việt - Trung bằng Google Maps và Google Earth

Phan Văn Song, Phạm Quang Tuấn và Dương Danh Huy
Tác giả gửi đến Dân Luận

Tóm tắt

Biên giới Việt-Trung là một chủ đề nhiều người Việt quan tâm nhưng ít người có thời giờ hay phương tiện để xem xét cụ thể những địa điểm gây tranh cãi. Để đáp ứng nhu cầu này cũng như để giúp các nhà nghiên cứu có thêm một phương tiện khảo sát các khu biên giới, chúng tôi đã vẽ biên giới Việt-Trung hiện nay (theo hiệp định biến giới 1999) song song với một phiên bản cũ trên Google Map (GM) và Google Earth (GE). Bạn đọc có thể mở trực tiếp hay tải xuống tài liệu này (dạng kmz) từ địa chỉ mạng:
https://drive.google.com/file/d/0B_lidFOs3N1XRmdVQXRMNE1ZVEU/edit?usp=sharing
(nhấp chuột trực tiếp để mở GM).
https://www.dropbox.com/s/mdr2870e3vg2gvm/Bi%C3%AAn%20gi%E1%BB%9Bi%20V-T.kmz
(509 KB, tải về máy cá nhân rồi nhấp chuột để mở GE)
Bài viết cùng với tài liệu trên bao gồm các nội dung sau.
1. Thể hiện toàn bộ các cột mốc biên giới và đỉểm định vị khác của biên giới ngày nay lên GM và GE. Việc này cho phép những người quan tâm về biên giới Việt Nam - Trung Quốc khảo sát vị trí của từng cột mốc với độ chính xác và mức chi tiết rất cao của GM và GE bằng cách phóng to chỗ quan tâm trên màn hình tới mức cho phép.
2. Thể hiện đường biên giới hiện nay trên GE với sai số nhỏ tới mức có thể được trong khả năng chúng tôi bằng cách nối các cột mốc và đỉểm định vị khác của biên giới (ở điểm 1) lại với nhau (đường màu đỏ) theo như mô tả trong Nghị định thư về phân giới và cắm mốc 2009 và tận dụng những thông tin có được trên GE. Việc này cho phép những người quan tâm về biên giới Việt Nam - Trung Quốc khảo sát biên giới này bằng GM và GE.
3. Đưa ra gợi ý về một số khu vực mà Việt Nam và Trung Quốc có thể đã nhượng bộ nhau, giúp cho người quan tâm về biên giới Việt Nam - Trung Quốc có thể nghiên cứu thêm qua việc so sánh biên giới ngày nay (ở điểm 2) với biên giới do Google vẽ sẵn (chúng tôi cũng đã vẽ lại [đường màu trắng] để dự phòng trường hợp Google cập nhật biên giới). Các khu vực này được liệt kê ở phụ lục 2 và 3.
4. Tìm hiểu thêm về những khu vực trong điểm 3 bằng cách so sánh biên giới do chúng tôi vẽ (trong điểm 2) với biên giới trong bản đồ 1:50 000 của quân đội Mĩ (đường màu vàng/nghệ) và biên giới trong bản đồ của Quân đội Nhân dân Việt Nam (đường màu hường/hường sậm) mà chúng cũng đã đưa lên GE. Vì bản đồ 1:50 000 của quân đội Mĩ đã dựa trên bản đồ của Sở Địa dư Đông Dương, phép so sánh này đưa ra những gợi ý có thể chính xác hơn về những khu vực mà Việt Nam và Trung Quốc có thể đã nhượng bộ nhau.
5. Tìm hiểu về nguồn gốc của biên giới Việt - Trung vẽ sẵn của GE và qua đó cũng thấy được chỗ còn hạn chế của của bản đồ này. Ở những đoạn có trong bộ bản đồ quân đội Mĩ mà chúng tôi tìm được, biên giới Google trùng hợp hầu như hoàn toàn với biên giới trong bản đồ của quân đội Mĩ. Ở những phần khác, có những đoạn trùng hợp với bản đồ của Quân đội Nhân dân Việt Nam và những đoạn có những khác biệt đáng kể. Chúng tôi chưa rõ Google đã dựa vào tài liệu nào để vẽ những đoạn này.
Phần chính của bài cùng 4 phụ lục sẽ nói rõ hơn về các các nội dung trên cùng với các chi tiết kĩ thuật, kể cả các đường link tới các bản đồ AMS/QĐND cho các bạn đọc nào quan tâm.

Quy ước các kí hiệu sử dụng (trong bản đồ GE)

danluan_l0028.jpg

1. Giới thiệu chung:

Vừa qua chúng tôi đã công bố bộ bản đồ so sánh các cột mốc mới với biên giới Việt - Trung 1 trên bộ bản đồ 1:50 000 của Cục bản đồ quân đội Mĩ (Army Map Service - AMS). Các bản đồ này được làm dựa trên các bản đồ của Sở Địa dư Đông Dương của Pháp (Societé de Géographie de l’Indochine - SGI). Bộ bản đồ này cho người đọc thấy rõ vị trí các cột mốc mới so với núi đồi, sông suối, v.v..., và cho phép người đọc có thể so sánh biên giới mới với biên giới có khả năng là biên giới theo quan điểm của Pháp về Công ước Pháp – Thanh 1887 và 1895 (Công ước mà hai bên Việt Nam và Trung Quốc thống nhất dùng làm cơ sở cho việc đàm phán biên giới 2). Tuy nhiên, bộ bản đồ này vẫn còn thiếu một số khu vực của biên giới và cũng hơi bất tiện cho người đọc vì phải tải về máy cá nhân 23 bản đồ (21 đã công bố đường dẫn + 2 sẽ nêu đường dẫn trong bài viết này) có dung lượng khá lớn. Các bản đồ này có ưu điểm là có thể hiện địa hình dưới dạng các đường đẳng cao/ sâu, tuy nhiên cũng khá bất tiện cho người tìm hiểu khi phải lần theo các đường này để hình dung ra biên giới mới từ các cột mốc. Ngoài ra, bản đồ tuy có tỉ lệ khá cao (1:50 000) nhưng vẫn chưa đủ cao để tìm hiểu những khu vực nhỏ.
Hiện nay, Google Maps (GM) và nhất là Google Earth (GE) với các kĩ thuật vệ tinh đã cho phép thể hiện bản đồ các khu vực trên thế giới với độ phân giải cao với đầy đủ địa hình dưới dạng ảnh thật, thậm chí tới từng đường phố, nhà cửa, xe cộ… Vì thế, thể hiện các cột mốc mới trên GE và GM rồi tìm cách dựa vào mô tả trong Nghị định thư về phân giới và cắm mốc biên giới Việt Trung năm 2009 (NĐT)3 và địa hình thấy được trên bản đồ chúng ta sẽ dễ dàng hình dung chính xác biên giới mới. Hơn nữa, trên GE và GE cũng có đường biên giới Việt – Trung vẽ sẵn (đường màu vàng trên GE và màu xám sậm trên GM) cho tới lúc này vẫn chưa cập nhật theo Hiệp ước biên giới 1999. Theo đối chiếu của chúng tôi (xem hình 1a, b, c như minh hoạ) ở những chỗ có thể kiểm chứng với bản đồ của AMS, đường biên giới GE/GM hầu như hoàn toàn trùng hợp tọa độ với đường biên giới AMS. Căn cứ vào địa hình, ở một số chỗ các tọa độ trên bản đồ AMS có sai số khoảng 100-200 m, vì vậy biên giới trên GE/GM cũng có sai số tương tự. Đối chiếu biên giới có sẵn và biên giới vẽ thêm, người đọc có thể nhận ra những vị trí có khả năng thay đổi chủ qua Hiệp ước biên giới 1999 theo bản đồ GE/GM. Chúng tôi nhấn mạnh là ‘vị trí có khả năng đổi chủ’ hay nói ví von là ‘vị trí là ứng viên của các khu vực đổi chủ’ vì chúng ta không chắc đường biên giới trên GE và GM có phản ánh quan điểm của hai bên Việt Nam và Trung Quốc về Công ước Pháp - Thanh hay/và phản ánh đúng thực tế biên giới cũ hay không, ngoài ra còn có thể có những sai sót kĩ thuật chưa phát hiện được.


Hình 1a: Biên giới trên GE (đường vàng - lấy trực tiếp từ màn hình) sai lệch nhỏ so với biên giới AMS ở khu vực Cao Bằng (chồng bản đồi lấy từ GE lên bản đồ AMS)


Hình 1b: Ở khu vực Bình Liêu (Quảng Ninh), biên giới trên GE (màu xanh - trích ra qua file kml) trùng khá khít khao với biên giới AMS, chỗ AMS để trống do có nguồn mâu thuẫn (chỗ khoanh đỏ trên hình) thì GE nối liền bằng đoạn thẳng


Hình 1c: Biên giới GE (màu xanh - trích ra qua file kml) chồng khít khao lên giên giới AMS ở khu vực nhỏ chỗ ải Nam Quan cũ
Lưu ý rằng GM và GE có thể dùng miễn phí và người đọc có thể truy cập dễ dàng, xem xét bất cứ vị trí nào với độ phóng đại cao4. Tận dụng các ưu điểm đó của GM và GE, chúng tôi đã sử dụng các thông tin trong NĐT và các bản đồ kèm theo lập ra được bản đồ biên giới Việt - Trung trên GM và GE dưới dạng các file kmz (dạng nén của file kml) mà bạn đọc có thể tải về máy cá nhân để sử dụng.
Bản đồ trên GM có đường dẫn là
https://drive.google.com/file/d/0B_lidFOs3N1XRmdVQXRMNE1ZVEU/edit?usp=sharing (file kmz 49KB).
và bản đồ trên GE có đường dẫn là
https://drive.google.com/file/d/0B_lidFOs3N1XTnFBVmxmTVRWdm8/edit?usp=sharing
(file kmz 509 KB)
Thật ra, cả hai file trên đều có thể mở bằng GM lẫn GE. Nếu nhấp chuột trực tiếp vào đường dẫn thì sẽ mở bản đồ trên GM, còn nếu tải (file kmz) về máy cá nhân thì chỉ mở được bằng GE (cũng bằng cách nhấp chuột vào tên file với điều kiện máy đã có cài đặt Google Earth). Tuy nhiên, chúng tôi đề nghị người đọc nên mở bản đồ đầu bằng GM, còn bản đồ sau bằng GE vì GM hiện nay chưa cho phép thể hiện hết các tính năng có trong bản đồ sau.
Để tải các file này về máy cá nhân, bạn đọc có thể mở file bằng GM trước, sau đó nhấp chuột vào mục ‘File’ ở thanh menu của GM và chọn ‘Download’, hoặc chỉ đơn giản nhấp chuột vào kí hiệu ‘mũi tên chỉ xuống’ ngay dưới mục ‘File’ (xem hình 3b) thì sẽ tải được file kmz về máy cá nhân.
Riêng file bản đồ GE cũng có thể tải về trực tiếp theo đường dẫn sau:
https://www.dropbox.com/s/mdr2870e3vg2gvm/Bi%C3%AAn%20gi%E1%BB%9Bi%20V-T.kmz

2. Mô tả chi tiết

Trên hai bản đồ này đều có các chi tiết sau:
  1. Vị trí các cột mốc (hoặc các điểm định vị khác trên tuyến biên giới): được thể hiện bằng kí hiệu hình bong bóng xanh có chấm tròn đen ở giữa (trên GM) hoặc bằng kí hiệu đinh ghim vàng (trên GE). Tên cột mốc sẽ hiện ra khi người đọc nhấp chuột vào nó (xem hình 2b và 3b) và còn khi nhấp chuột vào các điểm định vị khác thì sẽ cho thấy sẽ cho thấy dòng chữ ‘điểm định vị khác trên tuyến biên giới’.
  2. Biên giới 1999 (màu đỏ): đây chỉ là mục tạm thời khi GE/GM chưa cập nhật biên giới theo NĐT. Mặc dù chúng tôi đã cố gắng hết sức trong khả năng cho phép để đảm bảo đường biên giới theo đúng như mô tả trong NĐT, tuy nhiên do một số hạn chế kĩ thuật chưa khắc phục được nên sẽ có một số đoạn của đường biên giới này có thể có sai lệch với đường biên giới đúng. Những chỗ quá ngoằn ngoèo đã bị lược bớt chỉ theo hướng chính của biên giới, một số chỗ chưa theo thật đúng địa hình do ảnh vệ tinh ghép chưa thật chính xác (như trường hợp ở khu vực ải Nam Quan cũ...) hoặc do ảnh bị mờ/ mây che/độ phân giải thấp không cho thấy rõ sống núi/đường phân thuỷ/hẻm núi/đường mòn/suối nhỏ phải mò mẫm vẽ theo thông tin có sẵn về độ cao của GE. Riêng các đoạn biên giới dọc theo sông lớn có mức độ chính xác cao hơn, tuy nhiên do hiện nay độ phân giải của ảnh một số khu vực chưa thật cao nên không đảm bảo biên giới là trung tuyến dòng chảy hay nằm đúng chỗ so với các cồn trên sông. Đặc biệt lưu ý rằng đường biên giới mới chúng tôi vẽ trên GM, còn sơ lược hơn nhiều, chỉ đơn giản là nối các cột mốc liên tiếp lại với nhau theo đường thẳng. Do đó, đối với những khu vực nhỏ, bạn đọc khi dùng GE/GM cần đối chiếu lại với mô tả trong NĐT và bộ bản đồ chính thức kèm theo. Rất tiếc do chất lượng bộ bản đồ đó không tốt, mọi thứ chỉ thấy lờ mở nên đã không giúp chúng tôi được nhiều khi vẽ biên giới mới trên GE/GM.
  3. Vị trí của một số khu vực đáng chú ý: gồm các khu vực trên bản đồ cho thấy có sự thay đổi về biên giới lớn dễ nhận ra, các địa điểm có nêu trong Bị vong lục 1979 (BVL) (dù trên bản đồ cho thấy có/không có thay đổi) hoặc đơn giản là các vị trí đã được nêu trong các tài liệu chính thức của chính phủ Việt Nam hay đã từng được đề cập trên các diễn đàn. Trên GE các vị trí này được thể hiện bằng kí hiệu ‘bảng chú ý’ hoặc bằng kí hiệu khác có kèm theo dấu ‘?’(đối với trường hợp có vẻ TQ lấn VN) hoặc có kèm theo tên (trong BVL), và bằng kí hiệu bong bóng màu tía có chấm vuông ở giữa có kèm dấu ‘?’ đối trường hợp có vẻ VN lấn sang TQ. Chi tiết về các địa điềm này sẽ được hiện lên màn hình khi bạn đọc nhấp chuột vào các kí hiệu tương ứng vừa nêu. Tất cả vị trí này được liệt kê chi tiết trong Phụ lục 2 (49 trường hợp biên giới mới lấn về phía VN so với GE) và Phụ lục 3 (31 trường hợp biên giới mới lấn về phía TQ so với GE). Trên GM các kí hiệu có thể khác đi vì GM chưa cho phép thể hiện đầy đủ như GE như đã nêu và chúng tôi chỉ minh hoạ một số trường hợp. Có thể dễ dàng phát hiện vẫn còn một số khu vực khác có thay đổi theo GE/GM với diện tích nhỏ hơn mà chúng tôi chưa liệt kê ra trong 2 phụ lục này. Và cũng xin nhắc lại một lần nữa đó chỉ là những khu vực có thay đổi về biên giới theo bản đồ GE/GM 2003, chứ chưa hẳn có thay đổi thật sự trên thực tế. Những vị trí nào có vẻ không có thay đổi theo bản đồ AMS/QĐND đều có ghi chú trong hai phụ lục này. Riêng trên GE còn có thêm 2 mục sau:
  4. Biên giới Việt - Trung theo GE tháng 11/2003: mục này chỉ để dự phòng, bạn đọc chỉ phải dùng tới mục này sau khi GE cập nhật biên giới theo đúng NĐT.
  5. Biên giới Việt - Trung theo bản đồ AMS/Quân đội Nhân dân Việt Nam: gồm những đoạn biên giới vẽ theo bản đồ QĐND Việt Nam /QGPND miến Nam in trong những năm 1975-1991... hay theo bản đồ AMS thập niên 1960. Những đoạn biên giới mà hai bản đồ này đều có và trùng khớp được vẽ màu vàng/nghệ, những đoạn nào chỉ có bản đồ của QĐND thì vẽ màu hường/hường sậm và đoạn nào chưa có bản đồ thì chừa trống. Lưu ý rằng ở những chỗ có sai lệch của bản đồ AMS hay QĐND (những chỗ biên giới theo sông suối nhưng không trùng với sông suối thể hiện trên GE) phát hiện được thì chúng tôi có chỉnh lại đúng như địa hình chứ không theo toạ độ trên bản đồ và vẽ với màu sậm (nghệ/hường sậm). Phụ lục 4 sẽ cho thêm các chi tiết và đường dẫn để truy cập các bản đồ này. Ngoài ra, bạn đọc có thể tải về file kmz sau đây rồi mở trên GE để xem từng bản đồ đó ứng với đoạn biên giới nào: https://www.dropbox.com/s/f5d7ov83q3f0lcv/MapList.kmz (3 KB).

3. Một số điều cần lưu ý:

Bản đồ trên GM có điểm lợi là người đọc có thể chuyển từ chế độ bản đồ thông thường sang chế độ ảnh vệ tinh bất cứ khi nào mình muốn. Tuy nhiên, có vẻ GM chưa cập nhật các bản đồ dạng thông thường theo các ảnh vệ tinh mới nhất của họ (xem hình 4a và 4b). Còn bản đồ GE cho phép nhìn bất kì khu vực nào theo những góc độ khác nhau, và đối với nhiều khu vực, người đọc có thể truy cập ảnh vệ tinh ở nhiều thời điểm khác nhau (nhấp chuột vào icon có dạng đồng hồ) giúp có cái nhìn phong phú hơn chế độ một ảnh của GM, nhất là trường hợp gặp ảnh mờ hoặc bị mây che. Hơn nữa, GE có hiển thị luôn thang tỉ lệ cho phép người đọc có thể ước đoán về các khoảng cách trên bản đồ 9. Vì thế bạn đọc chỉ nên dùng bản đồ GM như tài liệu phụ để tham khảo/đối chiếu thêm, nhất là khi muốn xem xét dưới dạng bản đồ thường hoặc muốn có thêm chi tiết không có trong GE.
Đối với bản đồ GE, chúng tôi làm thành 5 mục riêng biệt: (1) vị trí cột mốc, (2)đường biên giới hiện nay, (3) vị trí các khu vực có khả năng đổi chủ, (4) đường biên giới theo GE năm 2013, (5) đường biên giới AMS/QĐND. Nhờ thế sau khi mở bản đồ ra, người xem có thể loại ra khỏi bản đồ mục mình không quan tâm bằng cách ‘uncheck’ (loại bỏ dấu ‘✓’) ô vuông trước tên mục đó trong phần ‘Places’ trên ‘Sidebar’. Ví dụ như ở hình 2b, mục ‘Biên giới 1999’ đã bị unchecked nên không có đường nối màu đỏ như ở hình khác - tương tự như bạn đọc có thể làm với các chi tiết có sẵn trên bản đồ ở ‘Layers’ (lớp) trên ‘Sidebar’. Để có thể theo dõi bài viết này, bạn đọc khi mở file kmz của chúng tôi lần đầu nên đảm bảo có các dấu ‘✓’ ở các lớp ‘Borders and Labels’, ‘Roads’ (và có thể cả ‘Places’) trong phần ‘Layers’.
Nhìn chung GE thể hiện rất chính xác vị trí các cột mốc như dọc theo các ranh giới tự nhiên như sông/suối, sống núi/đường phân thuỷ … (xem hình 2a và 3a), ngay cả đường nhỏ (xem hình 2c). Cả GM lẫn GE đều có một số chỗ không thật chính xác (ví dụ như giao điểm biên giới Viêt- Trung- Lào có toạ độ không đúng như nêu trong NĐT hoặc các trường hợp trong hình 3b, hình 4a). Một số ảnh vệ tinh của GE ở các thời điểm khác nhau không trùng khớp (xem hình 4a). Điều này có thể do có hạn chế nào đó trong kĩ thuật lắp ráp nhiều ảnh vệ tinh của các khu vực khác nhau lại với nhau. Vì thế, đối với từng khu vực cụ thể có quan tâm, bạn đọc cần chú ý dùng các cách khác nhau để kiểm tra mức độ chính xác của GE ở khu vực đó (chẳng hạn như cách chúng tôi làm trong các ví dụ ở các hình bên dưới). Những khu vực khác nhau có thể sẽ có độ chính xác khác nhau vì chúng có thể không nằm trên cùng một ảnh vệ tinh.


Hình 2a: Các cột mốc nằm chính xác hai bên bờ sông, hai bên đầu cầu như mô tả trong NĐT


Hình 2b: Các cột mốc nằm chính xác trên đỉnh núi/sống núi/đường phân thuỷ/yên ngựa như mô tả trong NĐT
Trong hình này, ‘Sidebar’ được hiển thi nhưng đường biên giới mới (màu đỏ) đã bị loại ra khỏi bản đồ (do mục ‘Đường BG’ trong phần ‘Places’ ở ‘Sidebar’ không còn dấu ‘✓’)


Hình 2c: GE thể hiện cột mốc chính xác cả bên đường nhỏ dọc biên giới

Hình 3a: Ảnh vệ tinh độ phân giải khá cao của GE cho vi trí cốt mốc chính xác trên sông

Hình 3b: Cùng khu vực như ở hình 3a, nhưng trên GM cột mốc 94(1) không nằm trên bờ sông Hồng phía TQ như mô tả trong NĐT và không cho thấy cồn Tian Fang Xiao Dao (Thiên Phương) nằm giữa sông ở mốc 95(1) kế phía dưới.

Hình 4a: QL 1A và các chi tiết khác trong ảnh màu lệch với ảnh đen trắng (và GM) khoảng 30-40 m theo hướng Đông - Tây và cả theo hướng Bắc - Nam)

Hình 4b: Bản đồ GM chưa cập nhật/thiếu thông tin so với ảnh vệ tinh của GE

Hình 4c: Cột mốc 1116 có vẻ nằm bên lề phần nối dài về phía biên giới của QL 1A trên ảnh đen trắng như mô tả trong NĐT 10(trong khi ảnh màu bên trên và GM cho thấy hình như nó nằm ngay trên lòng đường) Đối với vị trí các cột mốc, GE cho phép người đọc thấy rõ vị trí của các cột mốc bằng ảnh thật với độ chính xác từ vài mét (nếu nằm trong khu vực có ảnh vệ tinh độ phân giải cao trên GE) tới vài chục mét (nếu nằm trong khu vực có ảnh vệ tinh độ phân giải kém hơn hoặc có vấn đề kĩ thuật).
Đối với biên giới mới (đường đỏ trên GE), GE cho người đọc một cái nhìn rõ ràng cả tổng thể lẫn chi tiết, không lờ mờ như bộ bản đồ kèm theo NĐT, và nói chung phản ánh đúng những gì mà NĐT mô tả ngoại trừ một số nhược điểm kĩ thuật khó khắc phục như chúng tôi đã nêu trên.
Ngoài ra, khi dùng bản đồ GE/GM người đọc có thể tự phát hiện và xem xét tường tận dễ dàng hơn những khu vực biên giới có khả năng có thay đổi như chúng tôi có chỉ ra một số trong phần ‘Vị trí đáng chú ý’ trên bản đồ GE. Tuy nhiên, để xác định các khu vực đó có thay đổi thực sự hay không, người đọc trước hết cần tự kiểm tra coi tại khu vực đó bản đồ GE/GM có bị sai số không (chẳng hạn dùng các cột mốc ở các vị trí đặc biệt như ven sông, trên sống núi, bên đường, hai bên cầu… hay những cách khác như thử đặt một placemark cho một địa điểm mà mình đã biết chắc vị trí và toạ độ...). Kế đó phải phối kiểm với bản đồ AMS (do biên giới GE/GM có sai lệch với biên giới AMS như đã nêu ở trên) vì bản đồ này cũng đã có sẵn, đáng tin cậy và có nhiều khả năng phản ánh đúng Công ước Pháp Thanh (ít ra là theo quan điểm và cách diễn giải của Pháp) so với các bản đồ được biết hiện nay. Tuy nhiên, ở bước này cần lưu ý thêm rằng trên bản đồ AMS cũng có một số khu vực bị sai lệch hoặc có nguồn mâu thuẫn, chẳng hạn như ở khu vựcThác Bản Giốc hay khu vực ải Nam Quan cũ... Ở những khu vực như thế, vì đường biên giới được số hoá đưa lên GE nên các điểm trên biên giới giữ đúng toạ độ [như bản đồ AMS], và do vậy cả đoạn biên giới không phù hợp với địa hình theo ảnh vệ tinh (tức không đúng theo các văn bản pháp lí lẫn thực tế) Điều này cho thấy việc dùng kết hợp hai bản đồ là vô cùng cần thiết: dùng GE để chỉnh lại địa hình trên AMS và dùng AMS để chỉnh lại đường biên giới trên GE cho đúng theo địa hình (ở những khu vực có sự không trùng khớp như thế này - xem Phụ lục 1).
Ngoài ra, cũng cần lưu ý thêm rằng biên giới trên GM và GE chỉ là do bên thứ ba (trường hợp này là Google) vẽ ra nên không có tính pháp lí. Thật ra, như đã có lưu ý trong các bài trước, ngay cả bản đồ của SGI cũng không có tính pháp lí 11vì nó chỉ là bản đồ của một bên chứ không phải là bản đồ kèm theo công ước có chữ kí của hai bên. Ngoài các điều trên, muốn đưa ra một kết luận nghiêm túc nào đó người đọc cuối cùng vẫn phải phối kiểm lại với các tài liệu/bản đồ/bằng chứng khác, dĩ nhiên kể cả NĐT và bộ bản đồ kèm theo nó. Việc này, dĩ nhiên nằm ngoài phạm vi bài viết có tính chất giới thiệu này.
Nói tóm lại, hai bản đồ này, nhất là bản đồ GE là công cụ rất mạnh mẽ và tiện dụng. Chúng cho phép người dùng có thể xem xét chi tiết vị trí các cột mốc mới và có một cái nhìn tổng thể về đường biên giới mới nhanh chóng và dễ dàng. Chúng cũng giúp người đọc phát hiện nhanh chóng những đoạn biên giới có khả năng đã bị thay đổi sau Hiện định biên giới 1999. Đó là những là gợi ý tốt giúp những người quan tâm tới biên giới trên bộ định hướng những chỗ cần xem xét, nghiên cứu thêm. Sau khi đối chiếu với các tài liệu khác xác định ra những đoạn bị định nhầm do sai sót của Google, chúng ta có thể quay trở lại GE/GM dùng các thông tin phong phú trên đó để củng cố thêm các kết luận của mình. Chẳng hạn, chúng ta có thể ước lượng độ dài những đoạn biên giới có thay đổi và diện tích khu vực có thay đổi tương ứng (xem chú thích 9)...
____________________________________________________
1 Xem:
https://danluan.org/tin-tuc/20131007/so-sanh-vi-tri-cot-moc-bien-gioi-viet-nam-trung-quoc-voi-ban-do-cua-quan-doi-my
2 Xem:
http://www.QDND.vn/QDNDsite/vi-vn/61/43/120/120/120/120728/Default.aspx
hoặc
http://www.tuyengiao.vn/Home/BantuyengiaoTW/huongdanchidao/5685/Qua-trinh-dam-phan-va-ket-qua-phan-gioi-cam-moc-bien-gioi-tren-dat-lien-giua-Viet-Nam-Trung-Quoc
3 Cụ thể hóa Hiệp Ước Phân Giới năm 1999, xem Công báo từ số 634+635
http://congbao.chinhphu.vn/noi-dung-van-ban-so-36_2010_SL-LPQT-%285924%29?cbid=6117
Tới số 640+641
http://congbao.chinhphu.vn/noi-dung-van-ban-so-36_2010_SL-LPQT-%285924%29?cbid=5937
4 Google Maps có sẵn trên mạng, còn Google Earth thì cần cài đặt vào máy tính cá nhân. Có thể tải GE xuống theo đường dẫn sau: http://www.google.com/earth/download/ge/agree.html, và việc cài đặt rất đơn giản.
5 Chúng tôi cho rằng đây là cách tải file kmz về máy cá nhân an toàn nhất vì Google là một công ti lớn có uy tín.
6 Cột mốc đầu tiên ở giao điểm biên giới Việt - Trug - Lào không ghi số, chúng tôi tạm gọi là “cột mốc 0”
7 Xem công báo số 142+149.
8 Xem “Vấn đề biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc” (Bị vong lục của Bộ ngoại giao Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về việc nhà cầm quyền Trung Quốc gây khiêu khích, xâm lấn lãnh thổ Việt Nam ở vùng biên giới), nxb Sự Thật, 1979
9 Thật ra, GE cho phép ta có thể biết chính xác khoảng cách giữa hai điểm (theo đường thằng hoặc đường bất kì) bằng cách dùng công cụ “Ruler” (trong “Tools”) hoặc công cụ “Add Path” (trong “Add”) để vẽ một Path (đường) nối hai điểm đó. Sau đó, mở ‘Properties’ của Path này thì sẽ thấy số đo trong mục ‘Measurements’ theo đơn vị tuỳ chọn. Từ đó, ta có thể ước lượng diện tích của một khu vực bằng cách xấp xỉ nó bằng một đa giác hay cách thích hợp nào đó. Thật ra, GE Pro (dùng phải trả tiền) cho phép tính được diện tích nhưng có lẽ không cần thiết với đa số chúng ta.
10 Ngoài ra, hầu hết các cột mốc khác đều nằm khá đúng như mô tả trong NĐT. Do đó, có nhiều khả năng ở khu vực này ảnh màu bị ghép lệch hơn là các toán đo đạc phân giới đo/ghi sai hoặc lỗi sao chép của những người soạn văn bản.
11 Và hơn nữa cũng có những chỗ không phù hợp với các biên bản kèm theo công ước Pháp - Thanh, ví dụ cột mốc 18 cũ gần cổng ải Nam Quan ở bên lề đường theo biên bản nhưng trên bản đồ lại nằm lưng chừng trên sườn đồi….
***

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Sai lệch địa hình của AMS và sai lệch biên giới của GE ở Thác Bản Giốc và ải Nam Quan cũ
1. Ở khu vực Thác Bản Giốc: GE và phần mềm chuyên dụng chúng tôi dùng để vẽ các cột mốcđều cho thấy địa hình ở đây bị lệch về phía Nam khoảng 150 m (xem hình 5), và sai lệch đó đã ảnh hưởng ngược lại GE: đường biên giới trên GE nằm về phía Nam 150 m so với địa hình (do đã vẽ theo đúng toa độ như trên AMS).


Hình 5: Các cột mốc trong 2 bản đồ khu vực Thác Bản Giốc như nhau: điểm A (vàng) trong 2 bản đồ cho thấy biên giới trên GE vẽ theo đúng toạ độ như trên AMS, điểm x (đỏ) trong 2 bản đồ cho thấy các chi tiết địa hình trên bản đồ AMS lệch về phía Nam khoảng 150 m so với bản đồ GE (tức là so với thực tế theo ảnh vệ tinh của GE).
Do đó khi dùng GE để xem xét khu vưc này phải dời đoạn biên giới cũ lên phía Bắc khoảng 150 m mới phù hợp với thực tế địa hình và các văn bản pháp lí. Hoặc ngược lại, khi dùng bản đồ AMS cần phải dời địa hình về phía Nam khoảng 150 m mới đúng với thực tế địa hình.
2. Ở khu vực ải Nam Quan: tình hình còn phức tạp hơn, địa hình trên bản đồ AMS bị vẽ lệch về phía Nam 75 ± 30 m như đã được chỉ ra trong bài “So sánh biên giới mới ở khu vực Nam Quan với bản đồ của quân đội Mỹ”. Thêm vào đó, ảnh vệ tinh của GE ở các thời điểm khác nhau có vẻ đã bị ghép lệch khoảng 30 - 40 m theo hướng Đông - Tây như đã nêu trong phần chính. Vì Google số hoá biên giới trên bản đồ AMS để đưa lên GE nên biên giới trên GE theo đúng toạ độ, do đó biên giới trên GE sẽ nằm về phía Nam so với địa hình thực tế khoảng 85 m (số đo như trên GE) về phía Nam và có thể lệch 30 m về phía Đông (tuỳ theo ảnh - xem hình 6).
Do đó, khi xem xét khu vực này dù dùng bản đồ GE hay bản đồ AMS đều cần phải có những điều chỉnh thích hợp tương tự như đã nêu với trường hợp Thác Bản Giốc.

Hình 6: Đường biên giới trên GE (đường cong màu vàng) lệch về phía Nam khoảng 85 m (so sánh cột mốc 1118 hoặc 2 cột mốc 19 cũ trên 2 bàn đồ. Nếu theo đúng đia hình như thể hiện trên bản đồ AMS thì đường biên giới trên GE (điểm màu xanh dương ở giữa) sẽ đi qua đỉnh phía Nam (mốc 19 cũ) của ngọn đồi đôi.
Lưu ý rằng dù bản đồ GE và bản đồ AMS theo các phép chiếu khác nhau nhưng ở khu vực nhỏ như trong hai trường hợp trên, sự sai biệt không là đáng kể nên việc so sánh như trên là chấp nhận được.
***
Phụ lục 2: Vị trí những khu vực có khả năng TQ lấn VN qua so sánh biên giới mới và biên giới GE
Lưu ý:
* Do bản đồ AMS có chỗ có thể có sai số lên tới 200 m và bản đồ trên Google Earth cũng có sai số 30-50 m (biết được tới lúc này) nên sai số tổng hợp có khả năng lên tới 250 – 300 m. Do đó, nói chung chúng tôi chỉ kê ra những vị trí mà đường biên giới mới và đường biên giới GE (hay AMS) sai lệch trung bình từ 300 m trở lên. Dù vậy, vẫn chưa thể khẳng định chắc chắn điều gì về các vị trí này vì chúng ta chưa biết đường biên giới AMS có phản ảnh đúng quan điểm 2 bên và/hay phản ánh đúng thực tế trên thực địa hay không.
* Tên các địa điểm trong Phụ lục 2 và 3 dựa theo bản đồ hành chánh trên cổng thông tin điện tử của chính phủ http://gis.chinhphu.vn/vbdmap.aspx?l=4&kv=2507351.16594,629129.91343, Bản đồ trực tuyến này chỉ phân giới tới cấp xã nên tên các bản không đảm bào thật chính xác.
- Trong 49 vị trí này có 5 vị trí có khả năng không có thay đổi, 1 vị trí khó kết luận nếu so với bản đồ QĐND.
- Trong các vị trí nêu trong BVL có 2 vị trí (Khẩm Khao, Trà Lĩnh) lại có vẻ thay đổi theo hướng ngược lại (tức là VN lấn sang TQ).
Ghi chú của Dân Luận: Bảng thống kê chi tiết vì quá dài so với khuôn khổ bài báo mạng do vậy chúng tôi xin không phổ biến ở đây mà chỉ dẫn đường link để bạn đọc quan tâm có thể truy cập và tham khảo:
https://docs.google.com/document/d/1ZyT07poaIAa4eqAfRP9GelOtboz4hehI1oUdD7amyvE/edit#
Phụ lục 3: Vị trí những khu vực có vẻ VN lấn TQ qua so sánh biên giới mới và biên giới GE
Trong 31 vị trí này có 11 vị trí có khả năng không có thay đổi nếu so với bản đồ QĐND). Như vậy so với bản đồ QĐND có khả năng có 20 vị trí VN lấn sang TQ và nếu kết hợp với PL2 có thể có tổng cộng 22 vị trí VN lấn sang TQ.
Ghi chú của Dân Luận: Bảng thống kê chi tiết vì quá dài so với khuôn khổ bài báo mạng do vậy chúng tôi xin không phổ biến ở đây mà chỉ dẫn đường link để bạn đọc quan tâm có thể truy cập và tham khảo:
https://docs.google.com/document/d/1ZyT07poaIAa4eqAfRP9GelOtboz4hehI1oUdD7amyvE/edit#
***
Phụ lục 4: DANH SÁCH BẢN ĐỒ AMS và QĐND
- Có 23 bản đồ AMS tỉ lệ 1 : 50 000 cho các khu vực biên giới đánh số từ 1 tới 23 trong bản đồ bên dưới. Các bản đồ này có thể tải về được từ Bộ Sưu tập bản đồ AMS của trường Đại học Texas (University of Texas - UTexas) ở trang http://www.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/ (cho bản đồ 1-23) và ở trang http://www.lib.utexas.edu/maps/topo/laos/(cho bản đồ 24).
- Có 21 bản đồ QĐND tỉ lệ 1 : 50 000 cho các khu vực biên giới đánh dấu bằng các chữ cái từ A đến U trong bản đồ bên dưới. Các bản đồ này có thể dùng ‘số hiệu của bản đồ (map number)’ trong bảng mô tả bên dưới để truy tìm và tải về máy cá nhân từ Bộ sưu tập bản đồ của Đại học Kĩ Thuật Texas (Texas Tech University - TTU) ở trang
http://www.virtualarchive.vietnam.ttu.edu/starweb/virtual/maps/servlet.starweb.
Thật ra Bộ sưu tập này cũng có cả 23 bản đồ AMS có trong Bộ sưu tập của UTxas nhưng do Quân đội nhân dân Việt Nam/ Quân Giải phóng miền Nam in lại theo cách sao y hoặc vẽ dựa theo (dù có nêu rõ điều này trên bản đồ hay không) và có chỉnh lí theo các bản đồ tỉ lệ 1:100 000 in trong thập niên 1970.


(Các khung đỏ chỉ những khu vực biên giới mà các bộ sưu tập chưa có bản đồ)
GHI CHÚ:
- QĐND*: bản đồ của Cục bản đồ Bộ Tham Mưu QĐND VN hoặc Nha Địa dư QGP ND miền Nam in lại có ghi rõ theo nguồn bản đồ Mĩ.
- AMS+: có bản đồ QĐND tương ứng (trong Bộ sưu tập của TTU) và những bản đồ QĐND này hoặc sao y hoăc dựa theo bản đồ AMS và có ghi rõ nguồn là bản đồ Mĩ.
- Số trong ngoặc ở cột tên bản đồ là ‘số hiệu của bản đồ (map number)’ trong Bộ sưu tập, ví dụ bản đồ Bình Liêu có số hiệu là 6452-2. Dùng số hiệu này hoặc tên (không dấu) của bản đồ để truy tìm bản đồ tương ứng rất dễ dàng từ trang web đã nêu của TTU.
- Thật ra cũng còn 3 đoạn biên giới có chiều dài từ khoảng 300 m đến 3 km (đánh dấu bằng chữ x đỏ trong hình trên) không nằm trong phạm vi bao phủ của các bản đồ AMS/QĐND nêu trên.
Như đã giới thiệu trong phần chính, bạn đọc có thể xem vị trí tất cả các bản đồ ứng với đoạn biên giới nào trên GE bằng cách mở file kmz sau đây (sau khi đã tải về máy cá nhân):
https://www.dropbox.com/s/f5d7ov83q3f0lcv/MapList.kmz
(3 KB). Nhấp chuột vào mỗi ô sẽ hiện ra tên và số hiệu bản đồ cho ô đó.
Ghi chú của Dân Luận: Bảng thống kê chi tiết vì quá dài so với khuôn khổ bài báo mạng do vậy chúng tôi xin không phổ biến ở đây mà chỉ dẫn đường link để bạn đọc quan tâm có thể truy cập và tham khảo:
https://docs.google.com/document/d/1ZyT07poaIAa4eqAfRP9GelOtboz4hehI1oUdD7amyvE/edit#

Một bài viết ngu xuẩn, một cách làm báo non nớt của BBC

Đó là bài “Nhân quyền VN: thắng thua thua thắng” của “ông Trần Nhật Phong, một người hoạt động trong ngành truyền thông tại Quận Cam, California, Hoa Kỳ” trên trang web đài BBC chiều qua.
Nói “ngu xuẩn” bởi vì Cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát về nhân quyền Việt Nam tại Liên hiệp quốc, một sự kiện, hoạt động quy mô quan trọng của tổ chức lớn nhất thế giới, liên quan và có sự tham gia của hơn cả trăm quốc gia, thế nhưng bài viết lại như cố tình tách rời hiện thực chính yếu đó, mà chỉ bàn tới nó như là một cuộc “đấu” chỉ giữa hai phe người Việt thôi – Nhà nước CSVN và những người đấu tranh cho dân chủ.

Từ đó, bài viết như khoét sâu vào mâu thuẫn giữa người Việt với nhau, vẽ ra hình ảnh cô độc, cực đoan của những người Việt tranh đấu, trong khi trên thực tế họ đang hòa vào cuộc đấu tranh chung của thế giới văn minh. Mang danh là một người “hoạt động trong ngành truyền thông”, lại ở xứ sở truyền thông phát triển nhất và đi đầu trong tranh đấu nhân quyền, nhưng tác giả như chẳng biết đến hàng loạt những hoạt động phối hợp, gắn bó giữa các tổ chức phi chính phủ quốc tế, của rất nhiều đoàn ngoại giao, quốc hội nhiều nước (đặc biệt là Hoa Kỳ) với các tổ chức, cá nhân tranh đấu cho dân chủ của người Việt, trong cả một thời gian dài, chứ không phải chỉ mấy ngày ở Genever.
Rồi để cố chứng minh cho cách nhìn nhận, đánh giá méo mó kia, tác giả còn cường điệu, suy diễn, thậm chí thiên thẹo rất nhiều trong phân tích các sự kiện. Ví như cho là PTT Phạm Bình Minh đã “khẳng định những chỉ trích đến từ ‘thế lực xấu’ để vô hiệu hóa chính nghĩa của cuộc tranh đấu nhân quyền tại Việt Nam”, trong khi thực tế ông PTT chỉ nói về những ý kiến, “vì những mục tiêu khác nhau” (trên thế giới cũng như VN) “luôn luôn chỉ trích chính sách” của chính phủ về quyền con người, dù họ có làm tốt (mời xem video, phút thứ 15′).
Lố bịch và nực cười tới mức khi tác giả cho là ý kiến trên, “tuy không nói rõ, nhưng ai cũng hiểu ông Phạm Bình Minh muốn nói đến Đảng Việt Tân”, như thể cả thế giới này chỉ có Đảng Việt Tân là đấu tranh cho dân chủ của Việt Nam.
Hay như nhận định nữa, cũng rất giống chiêu thức của Ban Tuyên giáo và Bộ Công an CSVN, cho là “sự có mặt của một số tổ chức chính trị” đã “khiến cho ý nghĩa và chính nghĩa” của các tổ chức NGO và những cá nhân tranh đấu “đã bị mất”.
Còn rất nhiều nữa không thể nói hết những chi tiết đáng bàn, tới độ phải nghi ngờ lớn về bài viết này, kể cả việc nó nhanh nhảu xuất hiện khi chưa tới hồi kết.
Và đương nhiên, một khi cho đăng tải một bài viết ngu xuẩn như vậy, không thể không nhận xét cách làm báo của BBC là quá non nớt, nếu như không muốn đặt dấu hỏi nghiêm trọng hơn, rằng cái gì đang được che đậy đằng sau bài báo và việc cho đăng tải nó. Nếu bài này ở trên một blog kiểu “dân chủ sọc dưa” thì cũng bình thường, đằng này lại ở một trang web của một tổ chức truyền thông lớn bậc nhất và có bề dày kinh nghiệm về VN, thì thật lạ. Xin nhấn mạnh, ở đây không phải là vấn đề “quan điểm và cách hành văn” của tác giả, điều BBC ghi chú để tỏ ra tôn trọng người viết, mà là lối đưa thông tin, diễn giải sai lệch nghiêm trọng, mang tính xuyên tạc không thể chấp nhận được.

Mời xem:
BBC tiếng Việt
Trần Nhật Phong, gửi cho BBC từ California
Cập nhật: 11:48 GMT – thứ sáu, 7 tháng 2, 2014

Nhân quyền VN: thắng thua thua thắng

Cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát về nhân quyền Việt Nam tại LHQ gọi tắt là UPR diễn ra tại Geneva hôm 5 tháng 2 vừa qua có vẻ đã gây chú ý cho dư luận ở hải ngoại khá nhiều.
1
Với sự có mặt của một số cá nhân đáng chú ý trong phong trào tranh đấu cho nhân quyền tại Việt Nam và một phái đoàn đông đảo từ phía chính quyền Hà Nội, cuộc khảo sát đã chấm dứt, nhưng dư âm vẫn còn.

‘Bên thắng cuộc’

Dường như cả hai phía nhà nước Việt Nam lẫn những người tranh đấu cho nhân quyền và dân chủ tại Việt Nam cũng như một số người Việt hải ngoại đều tự ca ngợi phe mình chiến thắng.
Phía những người tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền và một số người Việt hải ngoại cho rằng họ đã chiến thắng vẻ vang.
2Thứ nhất, đánh động được dư luận các nước chú ý hơn đến tình hình nhân quyền tại Việt Nam, kể cả những quốc gia được xem là đồng minh của Việt Nam như Nga, nước cũng nhấn mạnh đến thái độ xử dụng những điều luật mơ hồ để buộc tội những người tranh đấu cho nhân quyền của phía an ninh Việt Nam.
Thứ hai, phía này cũng cho rằng mình thành công qua việc vạch ra những chiến thuật mà nhà nước Việt Nam thông qua bộ ngoại giao thường áp dụng để đối phó với những chỉ trích về nhân quyền như lần khảo sát năm 2009.
Người giúp cho phía tranh đấu nhân quyền vạch ra chiến thuật là nhân vật tên Đặng Xương Hùng, người từng phục vụ trong Bộ Ngoại giao Việt Nam và rời khỏi Đảng Cộng Sản năm 2012.
Thứ ba là cuộc tường trình từ những nhân vật tranh đấu cho nhân quyền trong nước đặt biệt là trường hợp ông Phạm Chí Dũng, người vào giờ chót bị công an Việt Nam ngăn chặn không cho lên máy bay, nhưng vẫn có bản tường trình qua hình ảnh video, cho thấy họ vẫn chiến thắng trước sự ngăn cản của nhà nước Việt Nam.
Trong khi đó phía nhà nước Việt Nam cũng cho rằng họ chiến thắng vẻ vang trước cuộc khảo sát và tạo ra hình ảnh tốt trước sự chứng kiến của cộng đồng quốc tế.
Thứ nhất, qua lời phát biểu của Phó Thủ Tướng kiêm Bộ Trưởng Ngoại Giao Phạm Bình Minh tại Việt Nam, khi ông khẳng định những chỉ trích đến từ “thế lực xấu” để vô hiệu hóa chính nghĩa của cuộc tranh đấu nhân quyền tại Việt Nam.
3Tuy không nêu rõ, nhưng ai cũng hiểu ông Phạm Bình Minh muốn nói đến Đảng Việt Tân, một tổ chức luôn tìm cách trở thành đảng đối lập tranh quyền cai trị với Đảng Cộng Sản, nhưng chưa bao giờ được chính thể quốc gia nào thừa nhận.
Phía Việt Nam cho rằng họ đã chiến thắng khi vạch ra động cơ chính trị đằng sau cuộc vận động khảo sát UPR lần này.
Thứ hai, phía nhà nước Việt Nam cho rằng họ đã gây bất ngờ cho phía chỉ trích, khi đem tất cả những bộ, ban ngành liên hệ đến tường trình và ghi nhận ở Thụy Sỹ, bao gồm cả Bộ công an, Bộ thông tin và Truyền thông, Bộ Kế hoạch và Đầu tư…
Điều này phía Việt Nam cho rằng họ chiến thắng vì thuyết phục được cộng đồng quốc tế qua sự giải thích của các ban ngành chuyên môn, và phá vỡ “âm mưu chính trị của những thông tin thiếu khách quan” từ phía chỉ trích.
Thứ ba nhà nước Việt Nam cho rằng họ chiến thắng với những lời khen ngợi của một số quốc gia về những phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo cũng như nâng cấp đời sống dân chúng.
Phía Việt Nam cho rằng họ đã thành công khi đưa được các thông tin này ra trước sự chứng kiến của nhiều quốc gia, để xác định về ý nghĩa rộng rãi hơn của hai chữ nhân quyền mà không bị đóng khung thuần túy trong các quyền ngôn luận, đi lại hay tôn giáo.

‘Bên thua cuộc’

4Tuy các phía đều cho rằng họ chiến thắng trong cuộc khảo sát định kỳ phổ quát nhân quyền UPR hôm 5 tháng 2 vừa qua, nhưng dư luận bên ngoài vẫn cho rằng các phía đều đã thua tơi tã, và dư luận đánh giá rằng cuộc khảo sát lần này kết quả cũng chỉ là tuyên cáo chung chung, sẽ không có một kết quả cụ thể nào.
Phía những người tranh đấu cho dân chủ nhân quyền và một số nhân sự, tổ chức ở hải ngoại cũng bị đánh giá là thua trận, do chủ quan, định hướng và chiến thuật.
Cái thua thứ nhất là bên cạnh những tổ chức NGO, những cá nhân tranh đấu cho công bằng xã hội, dân chủ và nhân quyền, sự có mặt của một số tổ chức chính trị đã khiến cho ý nghĩa và chính nghĩa họ đã bị mất, vì họ đã trở thành công cụ cho những tổ chức chính trị dùng để đả kích đảng cầm quyền ỡ Việt Nam, với mục tiêu là lật đổ chế độ đang cầm quyền, không còn ý nghĩa tranh đấu nhân quyền nên tiếng nói không được chú ý nhiều và tác động lớn.
Cái thua thứ hai là thiếu sự định hướng, nên bên cạnh cuộc kiểm điểm UPR lại xuất hiện cuộc biểu tình với cờ vàng ba sọc đỏ, điều này có thể có ý nghĩa quan trọng đối với những người Việt từng phục vụ dưới lá cờ đó và sự thiêng liêng, nhưng nếu đem đến những nơi như trụ sở LHQ thì xem như trật lấc.
Đó là vì trụ sở LHQ sẽ không kiếm ra lá cờ đó biểu tượng cho quốc gia nào trong hiện tại, và phía nhà nước Việt Nam lại khẳng định, những người tham gia cuộc chỉ trích chỉ muốn lật đổ chế độ hiện nay để tái lập thể chế VNCH đã không còn hiện hữu chứ không phải tranh đấu cho nhân quyền gì cả.
Cái thua thứ ba chính là chiến thuật, thay vì tranh thủ cơ hội tiếp cận với những ban ngành do 5phía nhà nước Việt Nam đưa ra, để trực diện tranh đấu thì những tổ chức, cá nhân lại chọn thái độ tránh né vì sợ mang tiếng “tiếp xúc với Cộng Sản”, và chỉ nhắm vận động vào các quốc gia tham dự, điều này với cái nhìn từ bên ngoài thì có vẽ là chiến thuật gây áp lực hữu hiệu, nhưng với cái nhìn của những người trong nước , thì chính là cầu viện ngoại bang hay “cõng rắn cắn gà nhà”, khiến cho những người tranh đấu nhân quyền và dân chủ càng bị đẩy ra xa hơn với người dân trong nước.
Phía nhà nước Việt Nam cũng bị đánh giá là thua thê thảm trong lần này, xem như những cố gắng tham gia vào hội đồng nhân quyền LHQ không còn giá trị gì cả.
Thứ nhất, việc ngăn chặn cá nhân ông Phạm Chí Dũng tham gia cuộc kiểm điểm UPR của an ninh Việt Nam, đã trở thành bằng chứng rõ ràng nhất về quyền tự do đi lại bị xâm phạm trước con mắt của cộng đồng quốc tế, cho thấy nhà nước Việt Nam đã làm ngược lại với bản hiến pháp mà họ vừa tu chính cách đây không lâu.
Cái thua thứ hai khi bị truy vấn đến quyền tự do báo chí, Việt Nam vẫn không thuyết phục được mọi giới khi khung luật pháp của họ khẳng định không cho phép tư nhân được ra báo chí, ngược lại với qui định của hiến pháp về quyền tự do ngôn luận, và không cho phép người dân được sở hữu đất đai, một cái quyền mà bất cứ người nào trên trái đất cũng có.
Cái thua thứ ba là các giải thích đều lái vấn đề qua phát triển xã hội, khiến cho nhiều quốc gia nhìn thấy chính quyền Việt Nam đang cố gắng biện minh cho các hành động bị xem là vi phạm nhân quyền, mà không chứng minh được thiện chí cải tổ về khung luật pháp, thái độ ứng xử, để người dân cảm thấy họ được bảo vệ quyền làm người như các quốc gia khác, cái thua chính là cộng đồng quốc tế nhìn thấy tại Việt Nam nhân quyền được ban phát chứ không phải được tôn trọng.

‘Đánh mất cơ hội’

Dù có nhiều dư luận trái chiều về thắng và thua của các phía, nhưng cũng có những ý kiến khác cho rằng các phía đã đánh mất cơ hội tốt lần này để giải quyết những khác biệt.
Nhiều dư luận cho rằng phải chăng thay vì đưa ra những lý luận bảo vệ quan điểm của bên cầm quyền, phía nhà nước nước Việt Nam nên dùng cơ hội này chủ động thăm hỏi những người tranh đấu cho dân chủ nhân quyền, tổ chức buổi gặp gỡ bên lề UPR, lắng nghe tâm tư của những người chống đối hay khác ý kiến về việc điều hành đất nước.
Một buổi như vậy không chỉ là để tiếp xúc với những người Việt hải ngoại mà cả với những cá nhân như Đặng Xương Hùng, Phạm Chí Dũng, thân mẫu của Lê Quốc Quân hay thân phụ của ông Trần Huỳnh Duy Thức, thì có lẽ kết quả sẽ đẹp hơn nhiều, ít nhất có thể đối thoại và giải quyết trong tin thần xây dựng.
Ngược lại đối với những tổ chức NGO, hay những cá nhân tranh đấu cho công bằng xã hội, nhân quyền và dân chủ, định hướng rõ mục tiêu sau cùng của họ, sẵn sàng tiếp cận quan chức Nhà nước Việt Nam ở Thụy Sỹ, thẳng thắn vạch ra những tiêu cực và những điều chưa đúng của nhà nước Việt Nam về quan điểm nhân quyền, đừng để những tổ chức chính trị hay những cá nhân có động cơ chính trị ảnh hưởng thì có lẽ mục tiêu của họ sẽ dể dàng đạt được nhiều hơn, thay vì sự chỉ trích và khát vọng nhân quyền của họ bị biến thành công cụ chính trị.
Đáng tiếc những điều ghi nhận ở trên đều không xảy ra, và cái mọi người nhìn thấy chỉ là những con dân Việt Nam, những người nói tiếng Việt của cả hai phía đang tìm cách triệt hạ nhau trước cặp mắt của những trọng tài quốc tế, mà họ dường như không bao giờ đưa ra kết quả chung cuộc.
Bài viết thể hiện quan điểm và lối hành văn của ông Trần Nhật Phong, một người hoạt động trong ngành truyền thông tại Quận Cam, California, Hoa Kỳ.

Trung Quốc giúp Hoa Kỳ chi trả chương trình y tế, tàu sân bay Mỹ như thế nào

Rick Newman, The Exchange, 1-16-2014
Trần Ngọc Cư dịch
Cái đáng chú ý nhất trong nội dung bài báo là quan hệ cộng sinh (symbiosis) giữa Trung Quốc và Mỹ, một quan hệ được tập đoàn Nixon-Kissinger khai sinh và được nuôi dưỡng qua nhiều đời tổng thống Mỹ. Vì vậy, nó có tính nhất quán, và đôi khi chúng ta không nên lạc quan tếu, trông cậy hoàn toàn một chỗ dựa ở Chú Sam. Cũng vì cái quan hệ cộng sinh Mỹ-Trung đó, chúng ta đã mất Hoàng Sa và có khả năng mất thêm nhiều phần biển đảo khác – nhất là nếu Mỹ khoán trắng vùng biển phía Tây Trường Sa cho Trung Quốc và mật ước với Trung Quốc để giữ các hải lộ giữa Trường Sa và Philippines như một hải phận quốc tế.
Bauxite Việt Nam
Tài sản của Trung Quốc dưới dạng nợ liên bang Hoa Kỳ đã lên tới một đỉnh cao mới vào cuối năm 2013. Chúng ta nên biết ơn Trung Quốc.
Vào cuối tháng Mười Một (theo dữ liệu mới nhất có thể kiếm được), Trung Quốc đã nắm giữ 1.317.000.000.000 USD bằng trái phiếu Bộ Tài chính Hoa Kỳ. Nếu những con số zero này làm cho đầu óc choáng váng, thì xin đọc là khoảng 1.320 tỉ USD, một con số vượt quá kỷ lục trước đây, từ năm 2011. Trung Quốc là chủ nợ nước ngoài lớn nhất của Hoa Kỳ kể từ năm 2008, khi Trung Quốc qua mặt Nhật Bản, một nước bây giờ trở thành chủ nợ số 2.
Tài sản của Trung Quốc nằm trong nợ của Hoa Kỳ được nhiều người coi như một sơ hở trong an ninh quốc gia, nhưng điều này gần như là một chuyện huyền hoặc được nuôi dưỡng bởi những phần tử bài ngoại chuyên rao bán sự sợ hãi cho dân chúng. Một lý do là, số trái phiếu nằm trong tay Trung Quốc chỉ chiếm khoảng 7,6% tổng số nợ 17.200 tỉ USD của Hoa Kỳ. Khoảng 2/3 nợ quốc gia được nắm giữ trong nội địa Mỹ, với khoảng 45% số đó được nắm giữ bởi các quĩ ủy thác của chính phủ (government trust funds) và các cơ quan liên bang khác, trong khi phần lớn tiền thuế của người dân được dành riêng để chi tiêu vào An sinh Xã hội và các phúc lợi xã hội khác. Nói chung, danh mục các chủ nợ của Chú Sam là khá đa dạng.
Việc vay nợ từ tất cả các nguồn tiền, kể cả từ Trung Quốc, cũng giúp Washington chi trả thêm nhiều chương trình ngoài việc người dân Mỹ tài trợ bằng tiền thuế của mình. Cái mỉa mai chua chát của việc Trung Quốc cho Hoa Kỳ vay mượn là các món tiền nợ này giúp Mỹ sắm tàu sân bay, máy bay chiến đấu, tên lửa và các khí tài quân sự khác có tiềm năng đe dọa Trung Quốc nếu một cuộc đối đầu quân sự giữa hai quốc gia xảy ra.
“Một hũ tiền lớn”
Các ngân quĩ vay từ Trung Quốc cũng giúp Hoa Kỳ chi trả Bảo hiểm y tế của người nghỉ hưu (Medicare), xa lộ, các trợ cấp giáo dục, nhà tù, tem phiếu thực phẩm và hầu hết mọi thứ khác mà chính phủ liên bang có thể đổ tiền vào. Một số chương trình – đặc biệt là, An sinh Xã hội – có một nguồn tài trợ được dành riêng. Bảo hiểm y tế của người nghỉ hưu một phần được tài trợ theo lối này, nhưng tiền chi tiêu cho vài bộ phận của chương trình y tế dành cho người cao niên đang thịnh hành này cũng đến từ ngân quĩ tổng quát của Bộ Tài chính Mỹ. Phần lớn, tiền thuế và tiền vay mượn đều đổ vào trong cùng một vựa tiền tại Bộ Tài chính, bất luận số đôla từ các nguồn khác nhau đó sẽ được chi tiêu như thế nào. “Dù những chi trả của chính phủ phát xuất từ tiền vay mượn hay tiền thuế, tất cả đều nằm trong một hũ tiền lớn,” Deborah Lucas, một giáo sư môn tài chính tại Trường Quản lý Sloan thuộc Đại học MIT, nói như thế.
Tài sản của Trung Quốc nằm trong nợ quốc gia của Mỹ thật ra có thể là một mối lo lớn cho Trung Quốc hơn là cho Hoa Kỳ. “Khi người ta hỏi ‘Mỹ sẽ lâm nguy như thế nào nếu Trung Quốc rút hết tiền của mình về’, thì câu trả lời là, ‘Trung Quốc sẽ lâm nguy như thế nào khi Mỹ bị phá sản?’”, Richard Kogan tại Trung tâm Nghiên cứu các Ưu tiên Ngân sách và Chính sách nói như thế. “Trung Quốc đánh cuộc rất lớn vào khả năng thanh toán nợ nần của Hoa Kỳ. Họ muốn chúng ta trả cả vốn lẫn lời và tiếp tục mua hàng hóa họ làm ra.”
Trên thực tế, ít có bằng chứng hoặc không có bằng chứng cho thấy Trung Quốc dùng việc nắm giữ nợ nước ngoài vì mục đích chính trị. Trung Quốc chủ yếu đầu tư các lượng tiền dự trữ của mình theo phương cách mà bất cứ quốc gia nào muốn tìm kiếm ổn định tài chính đều phải làm.
Phạm vi vay nợ rộng lớn bởi chính phủ Hoa Kỳ là một câu chuyện hoàn toàn khác và là một lo ngại chính đáng. Gần đây, Washington đã có tiến bộ ngập ngừng trong việc cải thiện vấn đề nợ nần của mình, với thâm thủng ngân sách hàng năm giảm từ 1.100 tỉ USD năm 2012 xuống 680 tỉ năm 2013. Con số thâm thủng cho năm nay sẽ giảm xuống khoảng 560 tỉ USD, theo ước tính của Văn phòng Ngân sách Quốc hội [một cơ quan phi đảng phái], và có lẽ sẽ xuống thấp hơn nếu kinh tế tăng trưởng vượt mức dự kiến và thu nhập thuế tăng lên.
Tuy vậy, Hoa Kỳ vẫn chưa có kế hoạch đối phó với những thâm thủng ngân sách liên bang dự kiến sẽ bộc phát từ khoảng năm 2020 về sau, khi chi tiêu tăng vọt lên vì những thế hệ sinh sôi sau Thế chiến II đến tuổi nghỉ hưu. Với may mắn, Trung Quốc sẽ còn có nhiều tiền để đầu tư vào thời điểm đó – và còn ở trong một tâm thái sẵn sàng cho Hoa Kỳ vay nợ.

R. N.
Dịch giả gửi trực tiếp cho BVN
Nguồn: http://finance.yahoo.com/blogs/the-exchange/how-china-helps-pay-for-medicare-and-u-s–aircraft-carriers-205030364.html
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét