Liệu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có từ chức?
Không những ông Thủ tướng chưa bao giờ từ chức mà ông còn tái đắc cử
nhiệm kỳ thứ 2 vào ngày 25 tháng 7 năm 2011. Trong khi đó thì đảng Cộng
sản (ĐCS) của ông và Nhà nước Việt Nam không ngừng lập đi lập lại rằng
“Tham nhũng là quốc nạn, là một trong những nguy cơ lớn đe dọa sự tồn
vong của chế độ và coi việc chống tham nhũng là nhiệm vụ thường xuyên
của tổ chức đảng và của cả hệ thống chính trị.”
‘Đảng kiên quyết chống tham nhũng đến cùng’
Cựu Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh cũng từng tuyên bố rằng “Đảng ta kiên
quyết chống tham nhũng đến cùng để làm trong sạch bộ máy của Đảng và Nhà
nước.” Thậm chí cả Quốc hội cũng đã thông qua Luật Phòng chống tham
nhũng, vậy mà cái quốc nạn đó vẫn tỏ ra ngày càng nghiêm trọng và nguy
hiểm hơn.
Tham nhũng ngày càng tinh vi hơn, có hệ thống và tổ chức quy mô hơn ngay
trong các cơ quan công quyền từ trung ương đến điạ phương; mức độ gây
thiệt hại cũng ngày càng tăng nhiều hơn. Tham nhũng thực sự đã từ lâu
trở thành vấn đề “nhức nhối của toàn xã hội” - đến nổi ông Tổng Bí thư
Nguyễn Phú Trọng gần đây còn ví von trước cử tri Hà Nội rằng “Tham nhũng
như ghẻ ngứa (và ông cũng) rất khó chịu.” Trong khi đó thì tại Sài Gòn,
ông Chủ tịch nước Trương Tấn Sang lại bộc bạch với cử tri của ông như
sau: “… Nhiều cử tri TP.HCM đã nói thẳng với tôi ‘một số cán bộ có ăn
(hối lộ) thì cũng ăn vừa phải thôi. Ăn hết như thế thì còn đâu để nhân
dân ăn’, nghe thật xót xa, đau đớn và xấu hổ. Do vậy, nhất định phải làm
trong sạch Ðảng, trong sạch bộ máy nhà nước, không còn cách nào khác…”
Vậy thì tại sao ông Thủ tướng còn chưa từ chức? Có phải vì nếu ông từ
chức thì sẽ không có ai trong đảng của ông thay thế ông? Hoặc giả như
ông “quyết liệt chống tham nhũng” thì toàn bộ cái bộ máy nhà nước mà ông
đang điều hành sẽ không còn cán bộ làm “đầy tớ cho nhân dân”? Hay là
Việt Nam không có người đủ khả năng và đức độ thay ông làm Thủ tướng?
Theo Điều 1, khoản 2 của Luật Phòng chống tham nhũng thì tham nhũng được
hiểu là “hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ,
quyền hạn đó vì vụ lợi”. Điều 1, khoản 3 của Luật này còn xác định rõ
ràng rằng “người có chức vụ, quyền hạn bao gồm: a) Cán bộ, viên chức,
công chức; b) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng
trong cơ quan đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp
vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn-kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc
Công an nhân dân; c) Cán bộ lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp của
Nhà nước; cán bộ lãnh đạo, quản lý là người đại diện phần vốn góp của
Nhà nước tại doanh nghiệp; d) Người được giao thực hiện nhiệm vụ, công
vụ có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó.”
Như vậy đã quá rõ là thành phần “tham nhũng” chỉ có thể là những cán bộ,
đảng viên có chức, có quyền trong các cơ quan của đảng, Nhà nước, trong
các lực lượng vũ trang quân đội, công an và trong các tổ chức chính
trị-kinh tế-xã hội dưới sự lãnh đạo của đảng.
Trong thực tế thì nhân dân Việt Nam không có quyền gì để có thể lợi dụng
chức quyền đó mà vụ lợi theo như quy định của Luật Phòng chống tham
nhũng. Quyền của người dân Việt Nam đã bị ĐCS tước đi từ lâu cho dù Nhà
nước CSVN không ngừng rêu rao rằng “Nhân dân làm chủ đất nước và Nhà
nước Việt Nam là nhà nước của dân, do dân và vì dân.”
ĐCSVN đã thể chế hóa quyền lực của họ bằng điều 4 Hiến pháp 1992 để tự
đặt họ lên trên ý chí và nguyện vọng của nhân dân Việt Nam. Đối với ĐCS,
qua lời của ông TBT Nguyễn Phú Trọng, “Hiến pháp chỉ là văn kiện quan
trọng thứ hai sau Cương lĩnh của Đảng”. Hiến pháp, pháp luật Việt Nam,
nếu có, đặt ra chỉ cốt để đè đầu cởi cổ, cai trị bóc lột nhân dân và bảo
vệ quyền lợi cho đảng cũng như cho những đảng viên trung thành với
đảng. Việc ĐCS hô hào chống tham nhũng bấy lâu nay dường như chỉ là một
màn kịch rẻ tiền để mỵ dân và lừa phỉnh cộng đồng quốc tế!
Liệu ĐCSVN có hành xử như một ‘đảng cướp’?
Hoàn toàn không đúng khi cho rằng Việt Nam không có người đủ khả năng và
đức độ thay thế ông Nguyễn Tấn Dũng làm Thủ tướng. Như đã trình bày,
nhân dân Việt Nam từ lâu đã bị ĐCS tước đoạt đi cái quyền thiêng liêng
làm chủ đất nước và chính vận mạng của họ. Biết bao thế hệ người Việt
Nam yêu nước đã từng bị ĐCS trù dập, tù đày và thủ tiêu chỉ vì họ can
đảm lên tiếng phản đối những chính sách ngu dân, độc tài, độc tôn, độc
quyền đảng trị và phản động của Cộng sản. Liệu ĐCSVN có hành xử như một
“đảng cướp” đối với đất nước và nhân dân Việt Nam?
Câu trả lời chắc sẽ không quá khó để tìm khi chính các lãnh đạo cộng sản
tự thú rằng “Tham nhũng là quốc nạn, là một trong những nguy cơ lớn đe
dọa sự tồn vong của chế độ” của họ. Vấn đề đặt ra khi đã là quốc nạn thì
ĐCS đã có quốc sách nào chưa để loại trừ cái quốc nạn này? Lãnh đạo ĐCS
vẫn tiếp tục chỉ biết than vãn là bây giờ “sâu đã thành bầy đàn”, là
“ghẻ ngứa khó chịu quá”, là quá “xót xa, đau đớn và xấu hổ”, là họ sẽ
“quyết tâm… làm trong sạch đảng, trong sạch bộ máy nhà nước”, etc…
Cách đây một năm khi đảng “phê và tự phê” thì rộ ra một “Đồng chí X”.
Vậy thật sự liệu có ai trong Bộ Chính trị (BCT) hiện nay có tên là “X”
không mà ông Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khi nói về quyết định của
đảng không kỷ luật một ủy viên Bộ Chính trị mà ông đã gọi người ấy là
“Đồng chí X”. Chẳng lẽ ông Trương Tấn Sang và các đồng chí của ông trong
BCT không biết tên của người đồng chí ấy? Vậy thì cái danh sách các ủy
viên BCT mà ĐCS công bố là chưa đúng và đầy đủ sao? Hoặc liệu có một
“đồng chí lạ” hay một “đồng chí tàng hình” nào nữa trong BCT? Hay là
ĐCSVN là một đảng cướp, một tổ chức của xã hội đen, mafia, hội kín vì
thường chỉ có những tổ chức kiểu này mới có những người hoạt động cho nó
mang những biệt danh giang hồ như “Bảy Hổ Xóm Chiếu, Ba Chột Cầu Ông
Lãnh, Năm Điếc Cây Da Sà, Đại Cathay, Đồng chí X, etc…”
Tham nhũng đã là quốc nạn và nó đã tràn lan. Tham nhũng đã trở thành một
chứng bệnh ung thư thời đại của đất nước. Đã đến lúc chúng ta cần phải
nhìn thẳng vào vấn đề để có một quốc sách cho cái quốc nạn này. Chúng ta
không thể trông chờ gì vào cái ĐCS này nữa. Họ không có kế hoạch phát
triển tương lai nào cho đất nước chúng ta. Tất cả những gì họ làm đều vì
quyền lợi của chính bản thân họ, gia đình của họ và cho cái đảng cướp
mà họ tôn thờ.
Có thể Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chưa thấy tham nhũng thực sự đang hoành
hành như thế nào trên quê hương của ông cho nên ông chưa muốn từ chức,
hoặc chưa có quốc sách diệt trừ tham nhũng. Có thể các vị lãnh đạo cộng
sản khác tuy đã nhìn thấy căn bệnh ung thư thời đại của đất nước nhưng
cũng chưa tìm ra phương pháp hữu hiệu để trước cứu đảng sau cứu nước cho
nên các vị chỉ biết than vãn. Hoặc cũng có thể cái ĐCS này chỉ là một
đảng cướp không hơn không kém cho nên nó mới ra nông nỗi này. Dẫu sao
thì dường như nhân dân Việt Nam cũng đã tìm ra được cái phương thuốc
diệt trừ cái quốc nạn này rồi. Vấn đề là bao giờ nhân dân Việt Nam quyết
định thực hiện phương thuốc này.
Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả. Các bài viết được đăng tải
với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường
của Chính phủ Hoa Kỳ.
(VOA)
Jonathan London - Chắc chắn và không tránh được
Trong vài tuần qua, đã có hai việc thu hút sự chú ý của nhiều người ở
Việt Nam. Một là đã đến lúc Quốc Hội phải quyết định làm gì đối với
Hiến Pháp sửa đổi vào ngày 28 tháng 11 sắp tới. Hai là việc Việt Nam
được bầu làm thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền (HĐNQ), một hội đồng có
trách nhiệm để đẩy mạnh những giá trị trong tuyên ngôn về quyền con
người của LHQ. Hai sự kiện này khác nhau và có những sự phức tạp riêng
của nó, nhưng cả hai là rất quan trọng không thể tranh cãi được, dù đứng
ở khía cạnh nào.
Ở Việt Nam, từ lâu không khí xã hội chính trị đều ‘có thể đoán trước
được’ đến mức gần như không cần phải mất công quan sát về nó. Hiện nay
thì khác, dù ĐCSVN đã luôn luôn có đường lối ‘thống nhất’, trên thực tế
là không phải như vậy. Khẳng định như thế chẳng có gì liên quan đến
‘chống Đảng’ và đây chỉ là nhận xết khách quan mà thôi. Chúng ta không
cần đồng tình về quan điểm để thấy điều đó.
Ấn tượng mạnh nhất đối với tôi, là một người quan sát, thay vì có những
thái độ và hành vi đầu hàng (v.d: thái độ thuyết định mệnh, thuyết
khuyến nho, và bi quan nói chung), nhiều người ở Việt Nam đang hướng
tới một cái nhìn về tương lai, một sự tự tin về chuyện Hiến Pháp lẫn
chuyện HĐNQ, cuối cùng rồi sẽ cho Việt Nam tiến tới một tương lai tươi
sáng hơn. Họ thấy, thay vì thêm hai cơ hội mất trong lịch sử của Việt
Nam, thì hai chủ đề hiến pháp và nhân quyền sẽ là hai điểm tựa trên
đường cải cách.
Thái độ đó có thể được xem là đương nhiên, vì không có một lựa chọn nào
khác cả. Nhưng, những gì tôi đang quan sát là khác. Thay vì khẳng định
một cách quen thuộc, những người đấu tranh ở Việt Nam đang kêu gọi
cùng nhau “tiến lên!” một cách mạnh mẽ hơn so với trước đây.
Họ rất tự tin vì ít nhất có hai lý do quan trọng. Một, họ thấy rõ hơn
so với trước không chỉ về một hiến pháp là rất quan trọng mà là một
hiến pháp chỉ có giá trị nếu văn bản đó thực sự có sự ưng thuận của toàn
dân. Bản hiến pháp sửa đổi mà Quốc Hội phải quyết định thông qua trong
tuần, hay quyết định phải bàn tiếp là một văn bản vẫn đang gây ra
tranh cãi, không chỉ ngoài mà ngay trong bộ máy nhà nước. Những vấn đề,
như hệ thống chính trị hay đất đai, dù nhạy cảm nhưng vẫn chưa được
thống nhất. Kể cả những người muốn giữ được hệ thống một đảng cũng chưa
thống nhất về nhiều điều. Chẳng hạn, Điều 93 trong dự thảo sửa đổi
hiến pháp có bày tỏ rõ ràng định hướng mới đối với cơ cấu lãnh đạo và
cụ thể là vai trò của chủ tịch nước tương lai. Một lần nữa, khẳng định
như vậy chẳng có tính chống đảng vì vấn đề này chưa thực sự được giải
quyết. Nói có là nói dối rồi, có đúng không?
Lý do thứ hai là việc Nhà Nước Việt Nam đã ký vào, cam kết, và có trách
nhiệm có ứng xử thích hợp và nay có trách nhiệm mới để bảo vệ và đẩy
mạnh các quyền con người ở nước mình thậm chí ở các nước khác, và cũng
để giúp dân Việt Nam hiểu rõ hơn quyền của mình là như thế nào. Thay vì
chấp nhận “luật rừng”, người Việt Nam ngày càng có nhiều hiểu biết về
những quyền của họ và trách nhiệm của nhà nước trước pháp luật quốc tế.
Cách đây hai tuần trong một bài có tiêu đề ‘Dũng cảm chính trị’ chúng
ta đã thấy trong bối cảnh xã hội nào, luôn luôn có ba phương án đối với
hành vi, cư xử của mình: sự thoát khỏi (exit), sự trung thành, và sự
tiếng nói. (Dù cũng có bạn đọc phản đối rằng ở Việt Nam có phương án phổ
biển nhất là… cứ chờ xem sau!). Vì thế, hiện nay rất khó đoán hành vi
của những người trong và xoay quanh chính trường sẽ làm gì, chính vì
luật chơi trong nền chính trị của Việt Nam đã thay đổi một cách nhất
định. Như một bạn đọc dấu tên có nhận xét:
Hiện nay “có một sự mò mẫm, không rõ ràng trong hướng đi. Nó cho thấy
một sự giằng co, tranh giành phe phái mà chưa có phe nào giành ưu thế.
Các phe cứ dền dứ nhau, lừa miếng nhau từng tí một. Khi phe này tung ra
một chiêu để chiếm lợi thế, thì một thời gian sau phe kia lại có chiêu
đối đáp để giành lại thế cân bằng.
Ngoài ra, chưa bao giờ nhóm lợi ích thao túng chính trường như bây giờ.
Đồng thời, chưa bao giờ lực lượng xã hội, có tiếng nói, dù là chút ít,
có ảnh hưởng đến chính trường như bây giờ. Vì vậy tính chất đấu đá phe
phái trên chính trường đã có sự thay đổi so với trước đây. Bây giờ,
trên võ đài vẫn là các phe phái truyền thống, nay lại có thêm hai lực
lượng làm chất xúc tác. Các phe phái đang trình diễn tài nghệ ảo thuật
với hai chất xúc tác: nhóm lợi ích và lực lượng xã hội. Nó cho thấy một
sự mù mờ về tương lai của [nền chính trị Việt Nam].
Trong khi nội bộ ĐCSVN dù có rất nhiều phe, nhưng tất cả họ đều cố gắng
duy trì sự tồn tại của ĐCS, thực chất là sự tồn tại địa vị của họ. Có
nhiều ý kiến cho rằng sự đấu đá trong đảng sẽ làm cho đảng bị suy yếu
và tan rã, đó chỉ là ngộ nhận. Nhìn lại lịch sử đảng, đã bao giờ họ
không đấu đá? … Và đến giờ ĐCS đã không còn là một đảng ra hồn nữa.…
Thực vậy. Hiện nay, rất nhiều người ở Việt Nam (từ mọi phía) thấy là từ
trước đến nay đã chưa bao giờ có một giai đoạn nào như thế cả. Điều đó
cũng không có nghĩa là Việt Nam sẽ có những thay đổi to lớn. Vẫn còn
những người muốn giữ nguyên trạng (status quo) hay gần nguyên
trạng những thể chế chính trị của đất nước và chờ đến thế kỷ 22 để chờ
đợi một trật tự “hoàn thiện”. Như cách so với trước, Việt Nam hiện nay
đã phát triển một diễn luận chính trị công khai và đa chiều, điều đó
cũng là một dấu hiệu đáng hứa hẹn.
Ở Việt Nam, muốn có tiến bộ về mặt thể chế phải xóa bỏ những yếu tố
trong hiến pháp và hành vi của nhà nước làm trái với quyền con người.
Điều đó là chắc chắn và không tránh được. Như vậy, bất chấp kết quả
trong vài ngày tới, hai vấn đề hiến pháp và nhân quyền sẽ là trung tâm
của những đấu tranh chính trị ở Việt Nam. Càng sớm giải quyết hai vấn đề
này thì sự phát triển của Việt Nam sẽ sớm cất cánh.
Jonathan London
(Blog Xin lỗi ông )
Jonathan London
(Blog Xin lỗi ông )
Chấn động tử tù dùng tăm thêu đơn kêu oan lên áo
“Lúc con tôi bị kết án từ hình, nó chỉ kịp vất chiếc áo đã dùng tăm,
rút chỉ từ chiếc chăn trong trại giam thêu lên áo thành một tờ đơn kêu
oan ức và khẳng định mình vô tội vì không biết và không có mặt tại hiện
trường nơi xẩy ra vụ án mạng dẫn đến cái chết thiếu tá Nguyễn Văn
Sinh, công an phường Đông Hải 2 (Hải An, TP.Hải Phòng)”.
Kể đến đây, giọng ông Nguyễn Trường Chinh, bố tử từ Nguyễn Văn Chưởng
(SN 28/03/1983, thôn Trung Tuyến, xã Bình Dân, huyện Kim Thành, tỉnh
Hải Dương) run rẩy, những giọt nước mắt không biết tự bao giờ đã lăn
trên đôi gò má đen xạm của ông.
Gần 5 năm bố mẹ tử tù Chưởng đi kêu oan cho con.
Đôi bàn tay run run, ông lôi từ trong bọc vải ra chiếc áo trắng cũ kỹ
có những dòng chữ được thêu nguệch ngoạc với dòng mở đầu “Chưởng vô
tội”.
Gạt nước mắt, ông Chinh cho hay: “Tôi đã giữ chiếc áo có bức thư kêu
oan do con tôi dùng tăm thêu lên đây được gần 5 năm. Phải là chỗ tin
tưởng lắm tôi mới giao cho bức thư này. Bởi nó là lá đơn cuối cùng do
con tôi viết kêu cứu cho nỗi oan ức của nó tại vụ án mạng trên”, ông
Chinh cho biết thêm.
Tử tù Chưởng dùng tăm thêu thư kêu oan lên áo.
Nội dung bức thư được thêu khá nguệch ngoạc, nhưng ông Chinh đọc khá
chi tiết cho chúng tôi: "Án oan ôm hận nhờ Chính phủ - Giải oan hận này
cho dân đen – Tấm lòng trong sạch thiên địa biết – Trả lại công bằng
cho dân thường – Sao để quan sai hành hạ dân – Luật pháp Việt Nam là
rất đúng – Đừng để oan sai giáng hạ cho dân lành".
Đọc xong bức thư, ông Chinh lại khóc, những giọt nước mắt mặn chát của
một người cha khi chứng kiến những dòng tâm huyết của đứa con trai do
ông đứt ruột đẻ.
Tử tù Nguyễn Văn Chưởng kể chuyện với phóng viên.
Gần 5 năm đi kêu oan cho con, mái tóc ông đã bạc đi nhiều, đôi mắt
không còn minh mẫn. Ông cho biết: “Nhiều lúc tôi đã định buông xuôi,
nhưng thương con, thương cháu, tôi lại cất bước đi hết cơ quan này đến
cơ quan kia để kêu cứu. Bởi không chỉ có tôi mà hàng chục người dân
trong xóm đều biết, con tôi không có liên quan gì đến vụ án mạng đó.
Thời điểm đó nó đang ở nhà”.
Ông cũng cho biết thêm: "Khi bị bắt, Chưởng còn không biết bị bắt vì lý
do gì. Các nhân chứng được triệu tập đều khẳng định con tôi vô tội.
Nhưng Công an Hải Phòng còng tay nhân chứng, đánh đập, bắt họ phải khai
khác đi. Nhiều nhân chứng khi về đã đến xin lỗi gia đình tôi, vì không
chịu được đòn đánh đành phải khai sai sự thật theo sự chỉ dẫn của họ".
Bài 2: Hàng loạt nhân chứng lên tiếng bị dùng nhục hình ép cung
Sa Hà - Trần Linh
(Phunutoday.vn)
Đối lập Thái Lan chiếm Bộ Ngoại giao và Tài chánh
Người biểu tình chống chính phủ nối vòng tay, đối mặt với cảnh sát trước trụ sở Chính phủ, Bangkok, 25/11/2013 (REUTERS/Damir Sagolj)
Trọng Nghĩa (RFI)
Khủng hoảng chính trị tại Thái Lan thêm nghiêm trọng. Cảm tình viên
phong trào đối lập vào hôm nay, 25/11/2013, đã đột nhập vào Bộ Tài
chánh rồi Bộ Ngoại giao, đồng thời đe dọa chiếm cứ các cơ quan chính
phủ khác để buộc nữ Thủ tướng Yingluck Shinawatra từ chức. Đây là diễn
biến mới nhất của phong trào biểu tình chống chính quyền rầm rộ nhất từ
năm 2010 đến nay.
Theo ghi nhận của phóng viên hãng tin Pháp AFP tại Bangkok, vào lúc trưa nay, hàng trăm người biểu tình đã xông vào khuôn viên của Bộ Tài chánh Thái Lan. Phát biểu với đám đông cảm tình viên, ông Suthep Thaugsuban, một nhân vật lãnh đạo của đảng Dân chủ, đảng đối lập chính tại Thái Lan, xác định : « Đây là bước mới nhất của phong trào bất phục tùng dân sự ».
Theo nhân vật này : « Nếu các công chức không chịu đình công, chúng ta sẽ chiếm cứ tất cả các Bộ vào ngày mai để cho thấy rằng hệ thống Thaksin không có tính chính đáng để lãnh đạo đất nước ». Thaksin Shinawatra là vị cựu Thủ tướng đang sống lưu vong, nhưng vẫn còn là chính khách trung tâm trong đời sống chính trị Thái Lan.
Ít lâu sau, đến lượt phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Thái Lan xác nhận là hàng trăm người biểu tình cũng đã xông vào bên trong cơ quan này. Đây là Bộ thứ hai bị người xuống đường chiếm đóng.
Sáng nay, hàng chục ngàn người chống đối chính phủ của nữ Thủ tướng Yingluck Shinawatra, em gái của ông Thaksin, đã tuần hành đến hàng chục địa điểm tại thủ đô, trong đó có trụ sở chính của cảnh sát, quân đội và các đài truyền hình.
Họ tản ra nhiều nơi tại Bangkok, vừa đi vừa vẫy cờ Thái Lan, miệng huýt còi inh ỏi, và hô to : « Thaksin cút đi, quân đội đứng về phía chúng tôi ». Một số người tham gia biểu tình còn kêu gọi quân đội can thiệp trên một đất nước đã trải qua 18 cuộc đảo chính hoặc âm mưu đảo chánh kể từ khi chế độ quân chủ lập hiến được thành lập vào năm 1932, trong đó có vụ lật đổ ông Thaksin vào năm 2006.
Trong một cử chỉ mang tính biểu tượng, những người xuống đường đã tặng hoa hồng cho các thành viên lực lượng an ninh. Đường phố của trung tâm thành phố, thường xuyên bị kẹt xe, đã trở nên trống vắng khác thường, hầu như không có ai khác ngoại trừ những người biểu tình. Nhiều khối bê tông lớn đã được dựng lên để ngăn chặn lối vào trụ sở chính phủ.
Xin nhắc lại là phông trào đối lập đã rầm rộ biểu tình vào hôm qua. Theo chính quyền, đã có từ 150.000 đến 180.000 người xuống đường, còn theo ban tổ chức, số lượng cao hơn nhiều.
Cuộc khủng hoảng chống chính quyền gần đây nhất xẩy ra hồi mùa xuân năm 2010, khi khoảng 100.000 người "Áo Đỏ" trung thành với ông Thaksin chiếm đóng trung tâm của Bangkok trong hai tháng để yêu cầu chính phủ của Thủ tướng Abhisit Vejjajiva thuộc đảng Dân chủ phải từ chức.
Chính quyền lúc ấy đã phải ra lệnh cho quân đội tấn công giải tán, khiến cho khoảng 90 người chết và 1.900 người bị thương.
Theo ghi nhận của phóng viên hãng tin Pháp AFP tại Bangkok, vào lúc trưa nay, hàng trăm người biểu tình đã xông vào khuôn viên của Bộ Tài chánh Thái Lan. Phát biểu với đám đông cảm tình viên, ông Suthep Thaugsuban, một nhân vật lãnh đạo của đảng Dân chủ, đảng đối lập chính tại Thái Lan, xác định : « Đây là bước mới nhất của phong trào bất phục tùng dân sự ».
Theo nhân vật này : « Nếu các công chức không chịu đình công, chúng ta sẽ chiếm cứ tất cả các Bộ vào ngày mai để cho thấy rằng hệ thống Thaksin không có tính chính đáng để lãnh đạo đất nước ». Thaksin Shinawatra là vị cựu Thủ tướng đang sống lưu vong, nhưng vẫn còn là chính khách trung tâm trong đời sống chính trị Thái Lan.
Ít lâu sau, đến lượt phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Thái Lan xác nhận là hàng trăm người biểu tình cũng đã xông vào bên trong cơ quan này. Đây là Bộ thứ hai bị người xuống đường chiếm đóng.
Sáng nay, hàng chục ngàn người chống đối chính phủ của nữ Thủ tướng Yingluck Shinawatra, em gái của ông Thaksin, đã tuần hành đến hàng chục địa điểm tại thủ đô, trong đó có trụ sở chính của cảnh sát, quân đội và các đài truyền hình.
Họ tản ra nhiều nơi tại Bangkok, vừa đi vừa vẫy cờ Thái Lan, miệng huýt còi inh ỏi, và hô to : « Thaksin cút đi, quân đội đứng về phía chúng tôi ». Một số người tham gia biểu tình còn kêu gọi quân đội can thiệp trên một đất nước đã trải qua 18 cuộc đảo chính hoặc âm mưu đảo chánh kể từ khi chế độ quân chủ lập hiến được thành lập vào năm 1932, trong đó có vụ lật đổ ông Thaksin vào năm 2006.
Trong một cử chỉ mang tính biểu tượng, những người xuống đường đã tặng hoa hồng cho các thành viên lực lượng an ninh. Đường phố của trung tâm thành phố, thường xuyên bị kẹt xe, đã trở nên trống vắng khác thường, hầu như không có ai khác ngoại trừ những người biểu tình. Nhiều khối bê tông lớn đã được dựng lên để ngăn chặn lối vào trụ sở chính phủ.
Xin nhắc lại là phông trào đối lập đã rầm rộ biểu tình vào hôm qua. Theo chính quyền, đã có từ 150.000 đến 180.000 người xuống đường, còn theo ban tổ chức, số lượng cao hơn nhiều.
Cuộc khủng hoảng chống chính quyền gần đây nhất xẩy ra hồi mùa xuân năm 2010, khi khoảng 100.000 người "Áo Đỏ" trung thành với ông Thaksin chiếm đóng trung tâm của Bangkok trong hai tháng để yêu cầu chính phủ của Thủ tướng Abhisit Vejjajiva thuộc đảng Dân chủ phải từ chức.
Chính quyền lúc ấy đã phải ra lệnh cho quân đội tấn công giải tán, khiến cho khoảng 90 người chết và 1.900 người bị thương.
Bao thư Mao gởi cha Bạc Hy Lai: Một triệu đô la
Một cuộc bán đấu giá do China Guardian tổ chức (DR)
Thụy My (RFI)
AFP hôm nay 25/11/2013 cho biết, một bao thư với dòng chữ do chính tay
Mao Trạch Đông viết gởi đến hai chỉ huy quân sự trong đó có cha của Bạc
Hy Lai, trong cuộc bán đấu giá tại Bắc Kinh hôm qua đã được mua với
giá trên một triệu đô la.
Trang web của công ty bán đấu giá China Guardian thông báo, bao thư trên đó Người cầm lái vĩ đại đã viết bằng bút lông nét lớn : « Gởi các đồng chí Phó Nhất Sinh (Fu Yisheng) và Bạc Nhất Ba (Bo Yibo) » hôm qua đã được bán với giá 6,55 triệu nhân dân tệ (787.000 euro).
Đó chỉ là giá tiền của bao thư, còn lá thư bên trong không được đem ra bán, theo các quy định của chính phủ về thư tín của các lãnh đạo.
Ông Bạc Nhất Ba là một tướng lãnh đã cùng với Mao Trạch Đông từng chiến đấu với quân Nhật và sau đó với Quốc dân đảng. Trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa, ông bị tống giam và tra tấn.
Sau khi Mao Trạch Đông chết, Đặng Tiểu Bình lên thay, Bạc Nhất Ba được phục hồi danh dự và trở thành một trong những nhân vật quyền lực nhất Trung Quốc trong thập niên 80 và 90, được xem là một trong « Bát đại nguyên lão ».
Trang web China Guardian nói rằng : « Bao thư được gởi từ Ủy ban Quân sự Cách mạng của chính phủ trung ương. Đây là một hiện vật quý hiếm và được lưu giữ rất cẩn thận ».
Ủy ban Quân sự này chỉ hiện diện trong những năm đầu sau khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào năm 1949, và được thay thế bằng Quân ủy trung ương ngày nay.
Con trai của ông Bạc Nhất Ba là Bạc Hy Lai hồi tháng Chín đã bị kết án chung thân vì các tội danh tham nhũng và lạm dụng quyền lực, sau khi đã bị tước tất cả các chức vụ trong một xì-căng-đan gây chấn động toàn quốc vào năm ngoái.
Trang web của công ty bán đấu giá China Guardian thông báo, bao thư trên đó Người cầm lái vĩ đại đã viết bằng bút lông nét lớn : « Gởi các đồng chí Phó Nhất Sinh (Fu Yisheng) và Bạc Nhất Ba (Bo Yibo) » hôm qua đã được bán với giá 6,55 triệu nhân dân tệ (787.000 euro).
Đó chỉ là giá tiền của bao thư, còn lá thư bên trong không được đem ra bán, theo các quy định của chính phủ về thư tín của các lãnh đạo.
Ông Bạc Nhất Ba là một tướng lãnh đã cùng với Mao Trạch Đông từng chiến đấu với quân Nhật và sau đó với Quốc dân đảng. Trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa, ông bị tống giam và tra tấn.
Sau khi Mao Trạch Đông chết, Đặng Tiểu Bình lên thay, Bạc Nhất Ba được phục hồi danh dự và trở thành một trong những nhân vật quyền lực nhất Trung Quốc trong thập niên 80 và 90, được xem là một trong « Bát đại nguyên lão ».
Trang web China Guardian nói rằng : « Bao thư được gởi từ Ủy ban Quân sự Cách mạng của chính phủ trung ương. Đây là một hiện vật quý hiếm và được lưu giữ rất cẩn thận ».
Ủy ban Quân sự này chỉ hiện diện trong những năm đầu sau khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào năm 1949, và được thay thế bằng Quân ủy trung ương ngày nay.
Con trai của ông Bạc Nhất Ba là Bạc Hy Lai hồi tháng Chín đã bị kết án chung thân vì các tội danh tham nhũng và lạm dụng quyền lực, sau khi đã bị tước tất cả các chức vụ trong một xì-căng-đan gây chấn động toàn quốc vào năm ngoái.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét