Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 24 tháng 8, 2013

Tin ngày 25/8/2013 - Bạc Hy Lai đánh Vương Lập Quân thế nào?

  • Thêm một 'bãi đậu xe tình yêu' cho 'khách tìm hoa' (RFI) - Tại một số nước châu Âu công nhận nghề mãi dâm như Đức, Ý, Hà Lan và Bỉ, một số thành phố của các quốc gia đó có ý tưởng xây dựng “bãi đậu xe tình yêu” (sex-boxes) dành cho các cô hành nghề này nhằm tiện bề quản lý. Nằm trong xu hướng chung đó, chính quyền thành phố Zurich (Thụy Sĩ) hôm nay 24/08/2013 giới thiệu những “sex-boxes” đầu tiên của mình.
  • Thảo luận TPP gặp khó khăn, Mỹ đòi hỏi kiên nhẫn (RFI) - Vòng thương thảo lần thứ 19 về Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương diễn ra tại Brunei đã kết thúc hôm qua, 23/08/2013, nhưng không đạt được kết quả mong muốn. Đại diện của 12 quốc gia tham gia đàm phán vẫn để lộ nhiều bất đồng dai dẳng, buộc Washington phải cố hòa dịu.
  • Bạc Hy Lai cứng cỏi : Bắc Kinh lúng túng (RFI) - Phiên tòa xử cựu lãnh đạo Trung Quốc Bạc Hy Lai bước qua ngày thứ ba vào hôm nay, 24/08/2013. Hôm qua, vợ của bị cáo - Cốc Khai Lai - đã khai trước tòa về các tội tham nhũng và lạm quyền của chồng mình. Bạc Hy Lai đã bác bỏ các lời chứng kể trên, gọi vợ mình là một người vô trách nhiệm và điên rồ.
  • Hãm hiếp tập thể : Cảnh sát Ấn bắt hai kẻ tình nghi (RFI) - Cảnh sát Mumbay, hôm nay 24/08/2013 loan báo hai người đã bị bắt giữ sau vụ hãm hiếp tập thể một nữ nhiếp ảnh hôm thứ Năm vừa qua. Vụ hành hung chống lại phụ nữ mới lần này đang làm dấy lên cơn thịnh nộ tại Ấn Độ.
  • Bạc Hy Lai nhận "trách nhiệm" trong vụ biển thủ gần 800 ngàn đôla (RFI) - Ngày thứ ba của phiên tòa tại Tế Nam, cựu lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc Bạc Hy Lai công nhận << có phần trách nhiệm >> trong một vụ biển thủ ngân sách. Người thừa hưởng là phu nhân Cốc Khai Lai. Được dự trù trong hai ngày, vụ xử Bạc Hy Lai sẽ kéo dài sang ngày mai Chủ nhật 25/08/2013, tức ngày thứ bốn.
  • Viagra dành cho phụ nữ sắp tung ra thị trường (RFI) - Đàn ông có thuốc cường dương, vậy thì tại sao phụ nữ lại không có thuốc tương tự ? Báo Libération hôm nay đặc biệt quan tâm đến hồ sơ này. Theo đó, các nghiên cứu khoa học gần đây cho biết có từ 10% đến 30% không cảm thấy hứng thú khi nhắc tới chuyện chăn gối.
  • Thế Vận hội Sotchi : Nga cấm biểu tình (RFI) - Hôm qua, 23/08/2013, tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký một sắc lệnh quy định từ ngày 07 tháng Giêng cho đến ngày 21 tháng Ba năm 2014, cấm mọi cuộc tập hợp, biểu tình, tụ tập hay diễu hành mà không liên quan đến Thế Vận hội mùa đông Sotchi.
  • Hoa Kỳ chuẩn bị phương tiện oanh kích Syria (RFI) - Mặc dù Nhà Trắng tỏ thái độ thận trọng nhưng Lầu năm góc đã bố trí thêm hỏa lực trong vùng Địa Trung Hải phòng hờ mọi tình huống phải phiêu lưu quân sự tại Trung Đông. Tổng thống Mỹ đang bị nhiều áp lực đòi can thiệp vào Syria sau khi chế độ Damas bị tố cáo phạm tội ác chống nhân loại, sát hại hơn 1000 thường dân bằng vũ khí hóa học.
  • Mỹ và Philippines cam kết bảo vệ tự do hàng hải (RFI) - Trong một tuyên bố chung công bố vào hôm qua 23/08/2013, Tư lệnh hai quân đội Mỹ và Philippines đã tái xác định quyết tâm duy trì quyền tự do đi lại trên biển trong khu vực Đông Nam Á. Lời cam kết này được nhấn mạnh trở lại nhân dịp các phái đoàn của hai đồng minh quân sự này bắt đầu một vòng đàm phán mới tại Washington về việc mở rộng sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Philippines.
  • Mỹ tăng cường hạm đội tên lửa tại Địa Trung Hải (RFI) - Hải quân Mỹ đã đưa vào biển Địa Trung Hải một khu trục hạm thứ tư có trang bị tên lửa Tomahawk sau những lời tố cáo chế độ Damas sử dụng vũ khí hóa học sát hại thường dân Syria. Theo AFP, hạm đội 6 của Hoa Kỳ, đặc trách vùng Địa Trung Hải đã quyết định bố trí khu trục hạm USS Mahan trong khu vực thay vì cho phép chiến hạm này trở về hậu cứ ở Norfolk, bờ biển phía đông Hoa Kỳ.
  • Cháy rừng ở Yosemite đe dọa San Francisco (VOA) - Thống đốc Jerry Brown tuyên bố tình trạng khấn cấp cho San Francisco hôm thứ Sáu trong khi ngọn lửa của đám cháy rừng cách thành phố khoảng 300 kilômét.
  • Mỹ đánh dấu 50 năm Cuộc Tuần hành Dân quyền (VOA) - Hàng ngàn người tập trung về thủ đô Washington để đánh dấu kỷ niện nửa thế kỷ bài diễn văn dân quyền trọng đại “Tôi có một ước mơ” của Mục sư Martin Luther King Jr.
  • Tại sao Ai Cập quan trọng? (BBC) - Hai cuộc cách mạng trong hai năm, lật đổ một nhà độc tài và khiến thế giới nín thở theo dõi sát sao.
  • So sánh không quân Trung-Nhật ở Senkaku/Điếu Ngư (BaoMoi) - Trong số các chiến đấu cơ được điều đến khu vực quần đảo tranh chấp, máy bay F-15 của Nhật được đánh giá nhanh và mạnh hơn, nhưng máy bay J-10 của Trung Quốc lại được trang bị vũ khí hiện đại hơn.
  • Thử so tài không quân Việt Nam và TQ trên Trường Sa (BaoMoi) - Trong trường hợp xảy ra tình huống xung đột trên quần đảo Trường Sa, không quân VN và TQ sẽ đóng một vai trò hết sức quan trọng. Thử tìm hiểu xem ai sẽ chiếm ưu thế trong cuộc đọ sức này.
  • Mỹ, Philippines cam kết tự do hàng hải tại Biển Đông (BaoMoi) - Mỹ và Philippines đã cam kết bảo vệ tự do hàng hải tại Đông Nam Á, khu vực đang chịu tác động ngày càng lớn của những tranh chấp chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải trong bối cảnh chính phủ hai đồng minh quân sự này vừa thảo luận việc mở rộng sự hiện diện của binh sĩ Mỹ tại Philippines.
  • Hải quân ASEAN có gì để 'khoe' trong tập trận? (BaoMoi) - Theo Kyodo News, hải quân 10 nước ASEAN và 8 nước khác sẽ tham gia vào cuộc tập trận chung diễn ra tại vùng biển Indonesia thuộc biển Đông. Cuộc tập trận này càng được chú ý trong bối cảnh TQ đang ngày càng leo thang ở biển Đông.
  • Hoàn Cầu: Nói dã tâm độc chiếm Biển Đông, Lý Hiển Long đã hiểu lầm TQ? (BaoMoi) - (GDVN) - Ý của ông Long được Hoàn Cầu lý giải rằng phương thức Trung Quốc xử lý tranh chấp lãnh hải với các nước láng giềng trên thực tế đại diện cho bước tiến mới, bành trướng mới trong chiến lược đối ngoại, chiến lược biển của Trung Quốc, khả năng tiềm ẩn "dã tâm" bá chủ Biển Đông, thậm chí là bá chủ Thái Bình Dương.
  • ‘Trung Quốc tham lam từ Hoa Đông đến Biển Đông’ (BaoMoi) - Hậm hực trước cái bắt tay Nhật-Đài trong việc thỏa thuận đánh bắt cá trên Hoa Đông nhưng lại chủ động đề xuất “hợp tác cùng phát triển” trên Biển Đông, Trung Quốc cho thấy những đề xuất hình thức không thể che dấu được sự tham lam xuyên suốt từ Hoa Đông đến Biển Đông.
  • John McCain cảnh cáo Trung Quốc không được đụng vào Senkaku (BaoMoi) - Thượng nghị sỹ John McCain kêu gọi Bắc Kinh không nên để xảy ra xung đột trong tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Senkaku, và tuyên bố rằng chính sách của chính phủ Mỹ là sẽ bảo vệ các hòn đảo Nhật Bản kiểm soát ở biển Hoa Đông trước những cuộc tấn công của Trung Quốc.
  • Trung Quốc không khôn ngoan khi chọc phá ở Biển Đông (BaoMoi) - Nếu có cách nào đó để chấm dứt căng thẳng đang “sục sôi” ở Biển Đông – một trong những tuyến đường biển chiến lược quan trọng nhất thế giới, thì đó chính là việc các nước trong khu vực cần phải tìm ra cách để giải quyết những cuộc tranh chấp hàng hải chứa đầy nguy cơ giữa họ. Trung Quốc, hơn bất kỳ quốc gia nào, chính là nước đã thổi bùng lên ngọn lửa căng thẳng và sự thù địch trong khu vực vì những đòi hỏi chủ quyền thái quá cùng những hành động đối đầu hung hăng ở các quần đảo tranh chấp, thậm chí là cả bãi đá.
  • Tàu Trịnh Hòa Trung Quốc xâm phạm Trường Sa (BaoMoi) - (Petrotimes) – Truyền thông Trung Quốc ngang nhiên cho hay, sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm hữu nghị Malaysia, trên đường về nước, theo kế hoạch, từ ngày 23/8, tàu huấn luyện hải quân Đô đốc Trịnh Hòa sẽ thực hiện cái gọi là “tuần tra” các đảo, bãi đá ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
  • Philippines hiện đại hóa quân đội: Nói dễ, làm khó (BaoMoi) - (Cadn.com.vn) - Trong bối cảnh căng thẳng với Trung Quốc gia tăng quanh vùng biển Đông tranh chấp, Tổng thống Philippines Benigno Aquino kêu gọi nâng cấp lực lượng vũ trang quốc gia. Tuy nhiên, nói thì dễ, làm thì khó.
  • John McCain cảnh cáo Trung Quốc không được đụng vào Senkaku (BaoMoi) - Thượng nghị sỹ John McCain kêu gọi Bắc Kinh không nên để xảy ra xung đột trong tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Senkaku, và tuyên bố rằng chính sách của chính phủ Mỹ là sẽ bảo vệ các hòn đảo Nhật Bản kiểm soát ở biển Hoa Đông trước những cuộc tấn công của Trung Quốc.

Bạc Hy Lai đánh Vương Lập Quân thế nào?


Ông Vương Lập Quân nói trước tòa ông là nạn nhân trong vụ án Bạc Hy Lai

Sáng hôm thứ Bảy, trả lời thẩm vấn của công tố viên liên quan tới cáo buộc lạm quyền và bao che cho bà Cốc Khai Lai trong cái chết của doanh nhân người Anh Neil Heywood, ông Bạc Hy Lai nói ông cảm thấy sốc khi nghe tin từ cảnh sát trưởng Vương Lập Quân hôm 28/1/2012.

Ông Bạc nói ngày hôm sau, 29/1, vì quá tức giận và mất bình tĩnh, ông đã tát ông Vương Lập Quân rồi ném ly trà vào người ông này:

Bạc Hy Lai (B): Sau khi tôi chất vấn, ông ta không thể nói gì. Tôi cảm thấy ông ta là kẻ hai mặt, và tôi không thể chấp nhận nổi. Ông ta hành động như thể luôn nghe từng lời của tôi, thế nhưng tại sao ông ta lại đi bảo người khác làm chuyện này?

Ông ta nói với tôi trong hôm trước là Anh Năm, ông ta gọi Cốc Khai Lai như thế, có liên quan tới cái chết của Neil Heywood. Ông ta nói biết được tin đó từ người khác.
"Ngày hôm sau khi tôi hỏi ông ta là việc đó (tức việc thông báo tin chống lại Cốc Khai Lai) là do ông ta dàn xếp hay những người đó tự làm, thì ông ta lại không thể nói gì được. Tôi phát hiện thấy sự không nhất quán ở đây. Tôi nhận định rằng ông ta đã yêu cầu những người đó làm, cho nên tôi tát ông ấy."
Bạc Hy Lai nói về việc tát ông Vương Lập Quân
Ngày hôm sau khi tôi hỏi ông ta là việc đó (tức việc thông báo tin chống lại Cốc Khai Lai) là do ông ta dàn xếp hay những người đó tự làm, thì ông ta lại không thể nói gì được. Tôi phát hiện thấy sự không nhất quán ở đây. Tôi nhận định rằng ông ta đã yêu cầu những người đó làm, cho nên tôi tát ông ấy.

Công tố viên (CTV): Ông đã tát ông ấy. Ông có nói gì không?

B: Tôi chỉ nói... Tôi rất tức giận. Tôi chủ yếu chất vấn ông ta. Tôi cũng nói gì đó trong cơn giận dữ. Nhưng là tôi nói gì thì tòa có thể xem xét dựa trên những lời khai này.

CTV: Sau khi ông tát ông Vương Lập Quân, tại sao ông lại ném cái ly?

B: Tôi khi đó đã không kiềm chế được cơn nóng giận. Lúc đó tôi chỉ nghĩ Vương Lập Quân đã không thẳng thắn đối với tôi. Tôi biết Cốc Khai Lai và Vương Lập Quân thân thiết với nhau.

Bà ấy tin cậy Vương nhất, luôn nói với tôi những điều tốt đẹp về ông ấy. Tôi cảm thấy Cốc Khai Lai đã đối xử tốt với Vương Lập Quân, và Vương đã lấy oán báo ân.

Tôi nghĩ ông ta không phải là người có đạo đức đàng hoàng. Chúng tôi thậm chí không nói về những tiêu chuẩn cao hơn. Tôi nghĩ ông ta đã không có những đạo đức con người tối thiểu.

Tôi luôn nghĩ rằng Vương Lập Quân là bạn tốt của Cốc Khai Lai. Thế mà đột nhiên Vương nói với tôi hôm 28/1 rằng Cốc giết người. Tôi nghĩ nếu là bạn tốt của Cốc, lẽ ra ông ta phải nói chuyện với bà ấy.

Nếu biết là Cốc Khai Lai giết người, tại sao không tự tới nói với bà ấy? Tại sao lại để cho đệ tử của mình báo tin cho bà ấy? Tôi không thể chấp nhận được chuyện đó, nên tôi đã ném cái ly. Đó là thói quen xấu của tôi.

'Không bao che'

Phần tranh tụng tiếp tục với việc bên công tố đặt các câu hỏi về quá trình sau đó, khi ông Bạc ra quyết định cách chức ông Vương và những người lập báo cáo về cái chết nghi vấn của doanh nhân Neil Heywood.

Ông Bạc xác nhận bà Cốc Khai Lai đã đòi người thay thế ông Vương phải tiến hành điều tra về những người lập báo cáo "gài bẫy" bà, nhưng ông đã yêu cầu người này "đừng làm việc đó, đừng để ý tới bà ấy".

Thay vào đó, ông Bạc nói ông đã yêu cầu người này điều tra vụ ông Vương bỏ chạy vào Tòa Lãnh sự Hoa Kỳ hôm 6/2, mà ông nói là ông được báo tin vào lúc nửa đêm hôm đó hoặc đầu giờ sáng hôm 7/2/2012, và về cái chết của ông Neil Heywood.

'Nhiều áp lực'

Các câu hỏi tiếp theo tập trung vào trình tự ông Bạc cách chức ông Vương.

B: Tôi tát Vương Lập Quân vào hôm 29/1, cuộc họp hoãn lại 10 phút sau chuyện đó.
"Ông ấy nói với tôi rằng ông ấy bị rất nhiều áp lực và đã tạo ra rất nhiều kẻ thù. Tôi cảm thấy ông ấy đang gây chuyện rắc rố cho Cốc Khai Lai. Ông ấy trước đó có nói với tôi rằng cả thể lực và khả năng chịu đựng của ông ấy đều đi xuống."
Bạc Hy Lai nói về Vương Lập Quân
Vương Lập Quân sau đó xin nói chuyện với tôi. Tôi dần dần cảm thấy bớt giận dữ hơn, nên đã đồng ý‎. Tôi đi ra sân cùng ông ấy.

Vương nói tôi đừng nên tức giận và nói ông ấy chỉ muốn thông báo cho tôi biết chuyện. Ông nói tôi không cần phải tự mình cảm thấy căng thẳng làm gì, Neil Heywood không phải là người tốt. Vẫn chưa kết luận rõ ràng là chuyện gì đã xảy ra. Cảnh sát cũng đã ra kết luận điều tra về cái chết của ông ấy, và ông ấy muốn tôi nói chuyện lại với Cốc Khai Lai về vấn đề này.

Tôi không nói gì cả, chuyện là vậy.

Tôi nhớ là đã về nhà và nói với Cốc Khai Lai rằng Vương Lập Quân có cảm giác không hay về bà ấy. Cốc Khai Lai ngay lập tức nói những lời chống lại Vương Lập Quân.

Tôi khi đó hơi căng thẳng quá và không nhớ rõ mọi chuyện. Sau đó tôi nhớ là Vương Lập Quân nói với tôi khi trước rằng ông ấy đã làm cảnh sát hơn 20 năm, và về cuộc chiến của ông ấy chống tội phạm có tổ chức.

Ông ấy nói với tôi rằng ông ấy bị rất nhiều áp lực và đã tạo ra rất nhiều kẻ thù. Tôi cảm thấy ông ấy đang gây chuyện rắc rối cho Cốc Khai Lai. Ông ấy trước đó có nói với tôi rằng cả thể lực và khả năng chịu đựng của ông ấy đều đi xuống.

Tôi cũng nhớ là ông ấy đã buộc phải tiêm thuốc hay gì đó. Cốc Khai Lai cũng nói với tôi những chuyện này.

Tôi nghĩ mọi chuyện đang vượt ra ngoài tầm kiểm soát và quả là không hay. Sau đó tôi cân nhắc việc chuyển ông ấy sang các vị trí khác. Đó là ý‎ định của tôi.

'Tôi là nạn nhân'

Sau khi tạm nghỉ, phiên tòa buổi chiều tiếp tục với phần trình bày của cựu cảnh sát trưởng Trùng Khánh, ông Vương Lập Quân.

Ông Vương ngay lập tức nói với thẩm phán rằng ông không chỉ là nhân chứng trong phiên tòa xử ông Bạc, mà còn là một nạn nhân. Ông trả lời các câu hỏi của công tố viên về việc ông tới nhà báo tin cho ông Bạc Hy Lai tối 28/1/2012:

Vương Lập Quân (V): Tôi tới văn phòng ông Bạc Hy Lai sau lúc 5 giờ chiều 28/1. Chính xác là khi đó tôi nói với ông ấy rằng Neil Heywood đã bị Cốc Khai Lai giết. Tôi cũng nói với ông ấy chi tiết sự việc. Tôi nói ông có thể hỏi viên trợ lý của gia đình ông ấy là Trương Tiểu Quân, người có mặt tại chỗ.

Rồi ông ấy hỏi tôi liệu có đúng là luật sư, tức là vợ ông ấy, làm chuyện đó không. Tôi nói bà ấy đã làm. Bà ấy đã thú nhận. Tôi nói ông ấy hãy hỏi Trương Tiểu Quân nếu cần. Tôi không nghĩ là Trương Tiểu Quân sẽ nói dối ông ấy.

Khi đó ông ấy đi ra ngoài. Ông ấy đi bộ chừng 40 phút rồi về nhà. Đó là tối hôm 28/1, buổi tối mà ông ấy trở về đến Trùng Khánh từ Bắc Kinh.

(đang tiếp tục cập nhật)
(BBC)

Xử án Bạc Hy Lai — sự tự sát của chế độ Trung Quốc

Vụ Tòa án Tế Nam xét xử cựu Bí thư Trung Khánh Bạc Hy Lai đang là tiêu điểm thu hút dư luận Trung Quốc và quốc tế. Ông Hàn Đức Cường một học giả phái tả Trung Quốc cho rằng xét xử Bạc Hy Lai là dùng thủ đoạn tư pháp để giải quyết cuộc đấu tranh về đường lối trong nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc, vụ án này sẽ đem lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng.

Ông Hàn nói : Để xét xử Bạc Hy Lai, chính quyềndùng thời gian một năm rưỡi để thu thập chứng cớ, mời mấy chục vị Cục trưởng Cục Chốngtham nhũng trong cả nước đi khắp những nơi Bạc Hy Lai từng công tác để thu thập chứng cớ, cuối cùng kết luận Bạc Hy Lai tham ô 5 triệu, nhận hối lộ 20 triệu đồng NDT. Cách xét xử trước tiên xác định tính chất trình tự, sau đó mới thu thập chứng cớ là vi phạm pháp luật Nhà nước và kỷ luật Đảng.

Ông Hàn cho rằng, nếu cứ dựa theo logic xét xử Bạc Hy Lai mà đi thu thập chứng cớ thì các quan chức ở cấp bậc Ủy viên Bộ Chính trị đều có thể có tài sản vài trăm triệu, vài tỷ NDT, thậm chí lớn hơn. Làm phép so sánh, Bạc Hy Lai là quan chức ở cấp ấy, cho dù lời tố cáo ông có thành lập đi nữa, thì cũng nên coi là ông rất « thanh liêm » , huống hồ không thể loại trừ khả năng có chuyện xúi giục người khác làm chứng giả, ngụy tạo chứng cớ.

Không phải là ý đồ của Tập Cận Bình

Hàn Đức Cường cho rằng thế lực xét xử Bạc Hy Lai là một nhóm người nội bộ có chia rẽ. Sau khi Tập Cận Bình lên làm Tổng Bí thư Đảng, ban lãnh đạo mới của Đảng CSTQ dù là về biểu hiện công khai hoặc về hành động thực tế đều căn bản không có gì khác với mô hình Trùng Khánh của họ Bạc. Vì vậy việc xét xử Bạc Hy Lai chưa chắc đã là ý đồ của Tập Cận Bình. Trong cơ chế hãy còn những lực lượng chính trị quan trọng khác có tác dụng thúc đẩy, họ muốn đưa Bạc Hy Lai đến chỗ chết.

Dùng thủ đoạn tư pháp để xét xử Bạc Hy Lai sẽ không thể dẹp yên sự bất mãn của công chúng, bởi lẽ tình hình tham nhũng ở Trung Quốc hiện nay là điều mọi người biết cả, hơn nữa nhiều người cũng biết Bạc Hy Lai là một vị quan thanh liêm làm việc vì dân.

Hàn Đức Cường nói, theo sự tìm hiểu của ông, quần chúng đều ủng hộ Bạc Hy Lai. Càng lên tầng lớp cao thì ý kiến phê phán Bạc Hy Lai càng nặng nề, họ càng nói xấu và chửi bới họ Bạc, bởi lẽ Bạc Hy Lai đích thực đe dọa lợi ích của họ.

Có thể tăng tốc diệt vong

Hàn Đức Cường cho rằng những người ủng hộ xét xử Bạc Hy Lai đều là những kẻ được lợi từ sự câu kết giữaquan chức với doanh nhân, những kẻ được lợi từ sự câu kết của các thế lực  đen tối và loại luật sư ăn tiền của cả hai phía bị cáo và nguyên cáo.

Ông Hàn cho rằng, xét xử Bạc Hy Lai là dùng thủ đoạn tư pháp để giải quyết cuộc đấu tranh về đường lối trong nội bộ Đảng CSTQ, đây không phải là lần đầu tiên kể từ vụ xử « Lũ Bốn Tên » sau khi Cách mạng Văn hóa kết thúc. Vụ xử nguyên Bí thư Bắc Kinh Trần Hy Đồng năm 1994 cũng là một thí dụ dùng thủ đoạn tư pháp để giải quyết cuộc đấu tranh chính trị. Qua điều tra, Trần Hy Đồng cũng không có mấy vấn đềlớn về kinh tế.

Bởi vậy Hàn Đức Cường cho rằng trêný nghĩa đó, chế độ chính trị của Trung Quốc có tồn tại vấn đề về cơ chế tập trung quyền lực vào trung ương, người làm việc tốt thì có thể làm rất tốt, người làm việc xấu thì có thể làm rất xấu.

Theo Hàn Đức Cường, « Mô hình Trùng Khánh » là lối thoát duy nhất để Đảng CSTQ tự đổi mới, tự cứu lấy mình. Nếu không đi con đường đó thì Đảng CSTQ sẽ tăng tốc độ tự diệt vong. Thật nực cười: Bạc Hy Lai là người thực sự tận trung với Đảng với nước, việc ông bị xét xử chẳng phải là cái Đảng quốc này sẽ tự diệt vong hay sao.
Quản Trị Viên 

Thảo luận TPP gặp khó khăn, Mỹ đòi hỏi kiên nhẫn

(DR)
(DR)

Vòng thương thảo lần thứ 19 về Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương diễn ra tại Brunei đã kết thúc hôm qua, 23/08/2013, nhưng không đạt được kết quả mong muốn. Đại diện của 12 quốc gia tham gia đàm phán vẫn để lộ nhiều bất đồng dai dẳng, buộc Washington phải cố hòa dịu.

Trong một tuyên bố chung, sau vòng đàm phán mở ra từ hôm thứ Năm, bộ trưởng của 12 nước thuộc khu vực châu Á-Thái Bình Dương (Úc, New Zealand, Nhật Bản, Brunei, Malaysia, Singapore và Việt Nam) và châu Mỹ (Canada, Chilê, Hoa Kỳ, Mêhicô và Peru) cùng bày tỏ mong ước sớm đạt được một thỏa thuận trong năm nay. Tuy nhiên, theo AFP, giữa mười hai nước thành viên, vẫn còn tồn tại nhiều mối quan ngại cần được giải tỏa.

AFP ghi nhận là trong suốt các cuộc trao đổi vừa qua, Malaysia bày tỏ lo lắng cho các doanh nghiệp nhà nước, trong khi đó, những đòi hỏi miễn trừ của Nhật Bản lại gây tranh cãi.

Bộ trưởng thương mại Malaysia Mustapa Mohamad cho biết là ông đã nêu ra một số mối quan tâm tại cuộc họp, trong đó có đề nghị nới lỏng sự kiểm soát đối với doanh nghiệp nhà nước. Ông cũng cảnh cáo rằng nước ông sẽ không thay đổi chương trình hành động dành ưu tiên kinh tế cho đa số người Mã Lai. Chính sách này đã khiến một số nhà đầu tư chạy khỏi Malaysia, và là một điểm bất đồng trong cuộc đàm phán thương mại tự do trong quá khứ với Mỹ.

Theo Bộ trưởng Malaysia, một số quốc gia TPP khác cũng chia sẻ mối quan tâm của Malaysia về doanh nghiệp nhà nước.

Một số tiếng nói cũng cảnh báo rằng Tokyo, chỉ mới quyết định tham gia các cuộc đàm phán hồi tháng trước, nhưng đã đòi hỏi quá nhiều biệt đãi, miễn trừ khiến cho phải mất nhiều thời gian mới đạt được thỏa thuân, làm cho việc đúc kết TPP khó đạt được trong năm nay như mong muốn.

Trong bối cảnh căng thẳng này, ông Michael Froman, Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ đã đứng ra đảm bảo rằng chừng nào các bên chưa sẵn sàng, Washington sẽ không ép buộc một quốc gia nào chấp nhận thỏa thuận.

Ý kiến này đã được ông nhấn mạnh rõ ràng trong buổi họp báo bế mạc vòng đàm phán : “Đầu tiên hết, không có chuyện áp đặt mô hình Mỹ lên các nước khác. Đây là một cuộc đàm phán có liên quan đến 12 quốc gia, được mời họp lại để cùng nhau làm việc về khá nhiều hồ sơ quan trọng”.
Minh Anh (RFI)

Nga tăng tốc sản xuất vũ khí cho Việt Nam : Thêm 2 chiếc tàu ngầm Kilo sắp được hạ thủy

Tàu ngầm sắp được hạ thủy thuộc vào lớp Varshavyanka (DR)
Tàu ngầm sắp được hạ thủy thuộc vào lớp Varshavyanka (DR)

Theo hãng thống tấn Mỹ UPI vào hôm qua, 23/08/2013, trích nguồn từ hãng tin Nga RIA Novosti, xưởng đóng tàu Admiralty của Nga ở thành phố St. Petersburg vừa cho biết là từ nay đến cuối tháng, họ sẽ hạ thủy chiếc tầu ngầm Kilo thứ ba mà Việt Nam đặt mua.

Thông tin về việc cung cấp vũ khí cho Việt Nam được đưa ra dồn dập trong thời gian gần đây cho thấy là Mátxcơva đang nỗ lực thực hiện nhanh các hợp đồng cho nước đã trở thành khách hàng mua thiết bị quân sự hàng đầu của Nga.

Chiếc tàu ngầm sắp được hạ thủy trong tháng Tám này nằm trong số 6 tầu ngầm lớp Varshavyanka (Dự Án 636) mà hợp đồng đặt mua đã được hai bên ký kết vào năm 2009, nhân chuyến công du vào lúc ấy của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng. Không chỉ thế, ngay sau chiếc tàu ngầm thứ ba vừa kể, nhà máy đóng tàu Nga còn cho biết là chiếc tàu ngầm thứ tư cũng sẽ được cho hạ thủy vào tháng Mười một tới đây.

Bên cạnh đó, nhà chế tạo tàu ngầm của Nga đã xác định rằng chiếc tàu ngầm đầu tiên trong hợp đồng này, đã hoàn tất các chuyến đi thử nghiệm ngoài biển khơi và sẽ chính thức được giao cho Hải quân Việt Nam vào tháng 11 sắp tới. Một đoàn thủy thủ Việt Nam đã đến Nga để được huấn luyện ngay trên chiếc tàu này vào tháng Tư vừa qua. Trung tuần tháng này, theo Đài Tiếng nói nước Nga, một chiếc tàu ngầm thứ hai cũng đã được hoàn tất và sẽ được đưa về Việt Nam qua ngả châu Phi.

Theo báo chí Việt Nam, các chiếc tàu ngầm của Việt Nam sẽ được lần lượt đặt tên, theo các tỉnh thành ven biển trong nước. Chiếc thứ nhất mang tên Hà Nội, chiếc thứ hai được gọi là Thành phố Hồ Chí Minh. Các chiếc tàu còn lại lần lượt mang tên Hải Phòng, Đà Nẵng, Khánh Hòa và Bà Rịa-Vũng Tàu.

Sau một thời gian gặp chậm trễ trong việc giao chiếc tàu ngầm thứ nhất cho Việt Nam, từng được lên kế hoạch là vào cuối năm ngoái, hãng đóng tàu Admiralty của Nga như đang tăng tốc thực hiện hợp đồng. Theo RIA Novosti, phía Nga lần này dự kiến sẽ giao chiếc tàu ngầm cuối cùng cho Việt Nam vào năm 2016.

Nếu thời điểm nói trên được tôn trong, thì rõ ràng là tiến trình cung cấp tàu ngầm cho Việt Nam đã được hoàn tất hai năm sớm hơn dự định. Khi ký kết hợp đồng vào năm 2009, thời điểm giao hàng đầy đủ từng được ấn định vào năm 2018, với chiếc đầu tiên được giao vào năm 2014.

Trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng phô trương uy lực hải quân tại Biển Đông, sự kiện Việt Nam sớm có hạm đội tàu ngầm được cho là sẽ mang lại cho quân đội Việt Nam một sức mạnh răn đe nhất định, cho dù còn khiêm tốn so với các đội tàu của Trung Quốc.

Không chỉ có lực lượng Hải quân Việt Nam là được tăng cường. Theo tin của hãng AFP hôm 20/8/2013, Việt Nam cũng vừa đặt mua thêm của Nga 12 chiến đấu cơ Sukhoi SU-30MK2 để tăng cường cho lực lượng Không quân. Hợp đồng này được cho là sẽ nhanh chóng được hoàn tất, với phi cơ được giao ngay vào năm 2014 và 2015 trong hai đợt.

Theo giới quan sát, thái độ năng nổ của Nga trong việc sớm giao vũ khí cho Việt Nam cũng dễ hiểu. Theo báo cáo mới nhất của Viện Nghiên cứu Hòa bình Stockholm (SIPRI), các khách hàng mua vũ khí của Nga chủ yếu là Ấn Độ, Việt Nam, Algeri, Venezuela và Trung Quốc. Riêng Việt Nam và Ấn Độ là hai khách hàng quan trong nhất mua tàu, thuyền và trang thiết bị cho ngành hải quân.
Trọng Nghĩa (RFI)
 

Mỹ tăng cường hạm đội tên lửa tại Địa Trung Hải

Khu trục hạm USS Mahan có trang bị tên lửa Tomahawk (usnavy.com)
Khu trục hạm USS Mahan có trang bị tên lửa Tomahawk (usnavy.com)

Hải quân Mỹ đã đưa vào biển Địa Trung Hải một khu trục hạm thứ tư có trang bị tên lửa Tomahawk sau những lời tố cáo chế độ Damas sử dụng vũ khí hóa học sát hại thường dân Syria. Theo AFP, hạm đội 6 của Hoa Kỳ, đặc trách vùng Địa Trung Hải đã quyết định bố trí khu trục hạm USS Mahan trong khu vực thay vì cho phép chiến hạm này trở về hậu cứ ở Norfolk, bờ biển phía đông Hoa Kỳ.

Tổng cộng, có bốn khu trục hạm USS Gravely, Barry, Mahan và Ramage, tất cả đều được trang bị tên lửa hành trình Tomahawk, thay vì ba chiếc chiến hạm theo thông lệ, tuần tra trong khu vực Địa Trung Hải.

Một viên chức thuộc Lầu năm góc, và tiếp theo đó là đích thân bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel xác nhận kế hoạch tăng cường quân sự này là để có thể nhanh chóng phản ứng nếu tổng thống Obama ra lệnh tấn công vào Syria.

Cho đến ngày hôm qua, thứ Sáu 23/08/2013, lãnh đạo hành pháp Mỹ vẫn còn tuyên bố do dự với lý do là « chờ tình báo kiểm chứng thêm » về thông tin chế độ Damas sử dụng hơi ngạt sát hại ít nhất 1300 thường dân ở ngoại ô thủ đô Damas.

Trong khi đó thì bên Quốc hội Mỹ, cũng trong ngày hôm qua, dân biểu đảng Dân chủ Eliot Engel, thành viên của Ủy ban Ngoại giao Hạ viện, thúc giục tổng thống Obama oanh kích chống chính quyền của tổng thống Syria, Bachir al Assad để trả đũa hành động sử dụng vũ khí sát hại hàng loạt sát hại thường dân.

Theo hãng tin Reuters, các nguồn tin thân cận với các cơ quan an ninh Âu-Mỹ tiết lộ là các cơ quan tình báo của Mỹ và các đồng minh đã có được đánh giá đầu tiên là chính quân đội chính phủ Syria đã sử dụng vũ khí hóa học.
Tú Anh (RFI)

 Bản tin tiếng Anh


  • Central city with a global vision (Washington Post) - Wuhan, capital of Central China's Hubei province, is among China's fastest-growing cities and home to significant economic activity, as the government encourages urbanization in the middle reaches of the Yangtze River.
  • PetroChina eager for reform (Washington Post) - PetroChina Co Ltd said on Thursday it expects a 20-billion-yuan ($3.3 billion) annual profit boost from the government's natural gas price reform.
  • Is China really ready for Napa's higher-end wines? (Washington Post) - As the newly affluent Chinese have become consumers of vintage wines, California wine makers are not only eager to tap into the demand, they're also eager to get a foothold in the fine wine market in China.
  • Economy heals as companies revive (Washington Post) - The economy appears to have staged a modest rebound last month that will continue through the second half, driven by better corporate conditions along the eastern coast.
  • Preparation starts on 13th Five-Year Plan (Washington Post) - China may be bracing for structural slowdown in its 13th Five-Year Plan as the country's top economic planner starts its mid-stage assessment of the 12th Five-Year Plan.
  • Animal lovers dote on furry families at fair (Washington Post) - At the 16th Pet Fair Asia, which began on Thursday in Shanghai's World Expo Exhibition and Convention Center, thousands of pet owners from around the country crowded the 37,000-square-meter venue.
  • Sex ratio may cause marriage squeeze (Washington Post) - China still faces a tough challenge to redress a long-term skewed sex ratio of births, which now stands at about 117.7 boys for every 100 girls.
  • Trami batters southern China (Washington Post) - Typhoon Trami has slammed into southern China, bringing with it torrential rain, while the country's northeast is tackling severe flooding that has left hundreds of people dead or missing.
  • Confronting 'Chinaphobia' challenge (Washington Post) - "Quick to judge, quick to anger, slow to understand. Ignorance and prejudice and fear walk hand in hand," the Canadian rock 'n'roll band Rush sang in the mid-1980s.
  • Center of hope and support (Washington Post) - When the Big C strikes, it is often what happens afterwards that is crucial to the patient and the patient's family. In Hong Kong, an inspirational concept has launched a place where the sick can learn to heal themselves.
  • Pieces of the past (Washington Post) - Her father was a young American fighter pilot who crash-landed in a remote village in China. Now the daughter has revived the connection with villagers who saved her parent.
  • China urged to boost ties with Jamaica (Washington Post) - Thriving Sino-Jamaican relations should not be limited to economic partnerships, but extended to global issues, said the visiting Jamaican prime minister.
  • The hidden reefs in China-US relations (Washington Post) - While China and the US seek to elevate their military ties, some old stumbling blocks still stand in the way and new issues keep rising.
  • US senator's comments draw fire (Washington Post) - Beijing on Thursday denounced remarks of US Senator John McCain as "irresponsible" after he said China's Diaoyu Islands are "Japanese territory".
  • Officials investigate villa in shape of temple (Washington Post) - An investigation has been launched into a temple-shaped villa on top of an apartment building in Shenzhen, Guangdong province, a week after a massive rooftop structure in Beijing was ordered to be demolished.
  • Chinese fleet sets sail for joint drills (Washington Post) - Three Chinese naval vessels set sail for the United States, Australia and New Zealand on Tuesday to take part in a series of military drills.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét