Bác sĩ Ngọc - Lạm bàn về Trí thức và Ngụy trí thức
Nếu ai ít thời gian, hoặc ngại đọc dài, xin tóm tắt những phẩm chất của người trí thức theo quan điểm của Bác sĩ Ngọc:
1. Người trí thức chân chính không chỉ là người có chuyên môn cao, mà còn phải có những đóng góp ngoài chuyên ngành của mình.
2. Người trí thức là những người khiêm tốn, vì họ ý thức được rằng
kiến thức của mình còn hạn chế. Khiêm tốn tri thức còn có nghĩa người
trí thức không khẳng định những gì mình chưa biết hay chưa có chứng cứ.
3. Can đảm, dấn thân: Người trí thức thật sự khác với trí thức trùm
chăn. Ngược lại với loại trí thức dỏm (trùm chăn) đó là trí thức thật,
những người không khi nào chấp nhận lý lẽ của người khác một cách dễ
dãi, không bao giờ chấp nhận giáo điều, không bao giờ khuất phục trước
những kẻ quyền thế. Đặc tính can đảm đặt người trí thức ở tình thế có
khi nguy hiểm.
4. Thấu cảm: Người trí thức chân chính lúc nào cũng đặt mình vào hoàn
cảnh của người khác để thấu hiểu họ. Đặc tính này có tương quan với khả
năng hình thành quan điểm và lý trí của người khác, và lý giải từ những
giả định, tiền đề và ý tưởng của chính mình. Thấu cảm còn có nghĩa là
người trí thức sẵn sàng chấp nhận mình sai cho dù mình tin tưởng rằng
mình đúng.
5. Liêm chính: Người trí thức chân chính là người áp dụng những quy
chuẩn khoa học để đánh giá những lý giải và chứng cứ của mình, chứ không
phải dễ dãi với những gì mình tin tưởng. Nói cách khác, người trí thức
dùng quy chuẩn khoa học chẳng những cho người khác mà còn cho chính
mình. Điều này đòi hỏi người trí thức phải thành thật chấp nhận những
quan điểm khác với mình.
6. Kiên trì và trung thành: Người trí thức chân chính là người trung
thành với lý tưởng của mình, tin rằng lý tưởng đó sẽ làm cho xã hội tốt
hơn. Họ kiên trì theo đuổi những sự thật hay nguyên lý mà họ tin tưởng,
bất chấp những khó khăn, cản trở, và đe doạ.
Dương Đình Giao
LẠM BÀN VỀ TRÍ THỨC VÀ NGỤY TRÍ THỨC
(nguồn: Blog Bác sĩ Ngọc)
Mấy tuần nay muốn góp một tiếng nói chung quanh đề tài gọi là “trí
thức”, nhưng cái viêm khớp đánh bại mọi ý định. Ngày nào mình điều trị
cho người khác, nay đến lúc mình thành bệnh nhân của đồng nghiệp. Trở
thành bệnh nhân cũng có cái hay, vì mình có dịp đọc, chiêm nghiệm cuộc
đời, suy nghiệm những tín hiệu trong đời sống.
Phát ngôn viên của Đảng?
Tín hiệu bắt đầu từ phát biểu của Ngô Bảo Châu, một đứa con cưng của chế
độ hiện nay. NBC định nghĩa trí thức như sau: “… trí thức là người lao
động trí óc. Cũng như những người lao động khác, anh ta cần được đánh
giá trước hết trên kết quả lao động của mình. Theo quan niệm của tôi,
giá trị của trí thức là giá trị của sản phẩm mà anh ta làm ra, không
liên quan gì đến vai trò phản biện xã hội.”
Thế là một cơn bão tsunami ập đến. Phản đối và bênh vực. Phản đối nhiều
hơn bênh vực. Có những người từng thần tượng và ủng hộ NBC mà nay cũng
quay 180 độ. Họ phản đối định nghĩa phiến diện của NBC. Người ta thất
vọng với quan điểm của NBC, người mà người ta kỳ vọng quá nhiều. Từ kỳ
vọng quá nhiều, họ quay sang khinh bỉ NBC vì anh ta đi “hai hàng”. Người
bênh NBC vì … thích. Thích tài năng của NBC. Khi thương trái ấu cũng
tròn. Nên người ta sẵn sàng lăn xả vào bảo vệ thần tượng của mình, bất
kể thần tượng đó nói năng nhảm nhí ra sao. Âu cũng là tâm tính trẻ con.
Riêng tôi ngạc nhiên với cách hiểu về trí thức của NBC. Tôi ngạc nhiên
vì một người đọc sách nhiều, trầm tỉnh và sâu sắc như thế mà có cách
hiểu về trí thức trái ngược lại với những gì cộng đồng học thuật công
nhận. Tôi không hiểu khái niệm trí thức “không liên quan gì đến vai trò
phản biện xã hội” của anh ta đến từ đâu. Chắc chắn anh ta không đủ khả
năng học thuật để “nặn” ra một khái niệm ngược đời như thế.
Nhưng tuần qua, tôi đã có câu trả lời. Cách hiểu về trí thức của NBC
xuất phát từ Đảng CSVN. Nghị quyết số 27-NQ/TW của Đảng (6/8/2008) định
nghĩa trí thức như sau: trí thức là “những người lao động trí óc, có
trình độ học vấn cao về lĩnh vực chuyên môn nhất định, có năng lực tư
duy độc lập, sáng tạo, truyền bá và làm giàu tri thức, tạo ra những sản
phẩm tinh thần và vật chất có giá trị đối với xã hội.” Chú ý những chữ
“lao động trí óc”, “học vấn cao”, “sản phẩm tinh thần và vật chất”. Đó
cũng chính là những chữ hay ý mà NBC phát biểu. Đảng không nói đến vai
trò phản biện của trí thức, nhưng NBC nói thẳng hơn, trực tiếp hơn rằng
phản biện chẳng có liên quan gì đến trí thức.
Kể ra cũng ngạc nhiên hay đáng mừng khi Đảng đã có thay đổi nhận thức về
trí thức. Ngày xưa Đảng kêu gọi “trí, phú, địa, hào đào tận gốc trốc
tận rễ“. Cái khẩu hiệu ghê rợn và mang mùi máu đó không còn nữa. Thay
vào đó là những câu văn êm tai và mùi vị ngọt ngào hơn.
Nghị quyết của Đảng ít người được đọc. Nhưng nay nhờ NBC mà chúng ta
biết được quan điểm của Đảng về trí thức ra sao. Có quá không nếu nói
NBC là phát ngôn viên của Đảng CSVN?
Đặc điểm của trí thức
Tôi là bác sĩ. Người đời thường xếp tôi và những người tốt nghiệp đại
học (học thật chứ không phải học giả như bây giờ) là “trí thức”. Không
biết tự bao giờ, người ta xếp những người “có học” là thành phần trí
thức, nhưng tự trong thâm tâm, tôi không bao giờ nghĩ mình là bậc trí
thức. Những đồng nghiệp tôi cũng không nghĩ họ là trí thức. Tôi không
thấy những người mang chức danh “giáo sư”, “tiến sĩ” nhan nhản trong
ngành y là trí thức, không phải vì những chức tước đó là do mua bán, mà
vì họ chẳng có phát kiến gì có ảnh hưởng ngoài nghành nghề của mình.
Thật ra, ngày nay, mỗi lần nghe ai đó giới thiệu “giáo sư, tiến sĩ” là
tôi tự động khinh bỉ ngay! Tôi khinh bỉ vì tôi biết khả năng là những
tước danh như thế là dỏm, và bản thân những người đó không xứng đáng
được gọi như thế, chứ nói gì đến hai chữ “trí thức”.
Tôi nhìn thầy của mình như GS Trần Ngọc Ninh là bậc trí thức. Không phải
vì Thầy có bằng cấp cao và chức danh giáo sư, nhưng vì Thầy là người
uyên bác có đóng góp ngoài lĩnh vực chuyên môn của Thầy. Tôi coi cụ
Nguyễn Hiến Lê là bậc trí thức, không phải vì cụ có học thức cao (thật
ra, cụ chưa bao giờ tốt nghiệp đại học), mà vì những đóng góp vô giá của
cụ cho xã hội qua những tác phẩm của cụ. Tôi xem cụ Đào Duy Anh, cũng
chưa bao giờ tốt nghiệp đại học, là một bậc trí thức.
Hai cảm nhận trên để tôi đi đến một kết luận: Học vấn cao hay lao động trí óc không phải là một đặc tính làm nên người trí thức.
Thế thì trí thức là gì? Tôi mới đọc được một từ rất hay từ web của GS
Nguyễn Văn Tuấn. Đó là từ nguỵ trí thức. Ông không giải thích cụ thể thế
nào là nguỵ trí thức (có lẽ là pseudo-intellectual?), do đó ở đây tôi
cố gắng bổ sung ý nghĩa chữ đó. Theo cảm nhận của tôi, nhận ra những đặc
điểm của nguỵ trí thức cũng là cách để chúng ta phân biệt với trí thức
chân chính. Theo tôi, những đặc tính sau đây có thể giúp chúng ta nhận
dạng một người trí thức chân chính để phân biệt với những nguỵ trí thức.
Vượt tầm: Người trí thức chân chính không chỉ là người có chuyên môn
cao, mà còn phải có những đóng góp ngoài chuyên ngành của mình. Có
chuyên môn cao là một intellectual worker (có lẽ dịch là người lao động
trí óc) như có người định nghĩa trên trang web của GS Nguyễn Văn Tuấn.
Người trí thức đi ra ngoài phạm vi chuyên môn của một intellectual
worker, bằng cách đóng góp ý kiến, phản biện những vấn đề liên quan đến
xã hội, chính trị, triết học … GS Trần Ngọc Ninh, BS Nguyễn Khắc Viện là
những người của ngành y, nhưng các bậc đàn anh đó còn là những nhà văn
hoá có tiếng. Họ xứng đáng là những intellectual – nhà trí thức. Người
trí thức chân chính không chỉ có tầm mà còn có tâm. Họ đau đáu lo chuyện
quốc gia đại sự dù họ không có quyền.
Khiêm tốn: Người trí thức là những người khiêm tốn, vì họ ý thức được
rằng kiến thức của mình còn hạn chế. Khiêm tốn tri thức còn có nghĩa
người trí thức không khẳng định những gì mình chưa biết hay chưa có
chứng cứ. Dĩ nhiên, khiêm tốn ở đây cũng có nghĩa là người trí thức
không nên tự phụ, kiêu căng, khoác lác, kiêu ngạo, mà phải sử dụng logic
và chứng cứ để phát biểu một cách hợp lý. Việt Nam không thiếu những
người cũng mang danh giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ, kỹ sư, nhưng kỳ thực là
họ không có kiến thức uyên bác về lĩnh vực họ phát biểu. Thay vào đó là
những khoa ngôn, rừng chữ cầu kỳ, màu mè, mà chính họ cũng không hiểu họ
nói gì. Những kẻ đó tôi gọi là nguỵ trí thức. Giới báo chí thường hay
bị lừa bởi những nguỵ trí thức. Mới đây đã xảy ra trường hợp một ông bác
sĩ hay dùng những từ ngữ triết học cao siêu được mời viết bài và giảng ở
Đại học quốc gia TPHCM, nhưng chỉ vài ngày thì người ta phát hiện ông
ta chỉ là loại nguỵ trí thức.
Can đảm, dấn thân: Người trí thức thật sự khác với trí thức trùm chăn.
Trí thức trùm chăn là những kẻ cũng có bằng cấp cao, cũng danh xưng đầy
mình, cũng lao động trí óc, nhưng không có khả năng hình thành một quan
điểm độc lập. Họ là những người nằm trong một tổ chức, như Đảng CSVN. Họ
có thể nhận ra những gì Đảng dạy là sai, nhưng họ không dám nói ra, chỉ
“trùm chăn” hay đóng vai 3 con khỉ không muốn nghe, không muốn thấy, và
không muốn nói. Loại này thì có nhiều ở Việt Nam. Ở bàn nhậu họ phát
biểu rất hăng, nhưng khi họp chi bộ thì họ là những con mèo đáng thương
hại. Ngược lại với loại trí thức dỏm (trùm chăn) đó là trí thức thật,
những người không khi nào chấp nhận lý lẽ của người khác một cách dễ
dãi, không bao giờ chấp nhận giáo điều, không bao giờ khuất phục trước
những kẻ quyền thế. Đặc tính can đảm đặt người trí thức ở tình thế có
khi nguy hiểm. Nếu Đảng dạy trí thức phải là a, b, c, mà người trí thức
phản biện (với lý lẽ) không phải như thế thì người trí thức sẽ đối đầu
với rủi ro. Người trí thức chân chính chấp nhận rủi ro đó. Còn nguỵ trí
thức thì chỉ việc đi theo đường hay học thuộc bài Đảng đã dạy.
Thấu cảm: Người trí thức chân chính lúc nào cũng đặt mình vào hoàn cảnh
của người khác để thấu hiểu họ. Đặc tính này có tương quan với khả năng
hình thành quan điểm và lý trí của người khác, và lý giải từ những giả
định, tiền đề và ý tưởng của chính mình. Thấu cảm còn có nghĩa là người
trí thức sẵn sàng chấp nhận mình sai cho dù mình tin tưởng rằng mình
đúng. Những loại trí thức dỏm không có đặc tính thấu cảm, bởi họ không
bao giờ đặt mình vào hoàn cảnh của người khác. Họ có thể là những người ở
nước ngoài, không chịu sự chi phối của các nhóm quyền lực chính trị,
nhưng họ sẵn sàng lớn tiếng lên tiếng lên lớp đồng môn trong nước là
“phản biện trung thành” và lấy làm hài lòng sự lên lớp của mình.
Liêm chính: Người trí thức chân chính là người áp dụng những quy chuẩn
khoa học để đánh giá những lý giải và chứng cứ của mình, chứ không phải
dễ dãi với những gì mình tin tưởng. Nói cách khác, người trí thức dùng
quy chuẩn khoa học chẳng những cho người khác mà còn cho chính mình.
Điều này đòi hỏi người trí thức phải thành thật chấp nhận những quan
điểm khác với mình. Đặc tính này tương phải với nguỵ trí thức, những kẻ
không có khả năng lắng nghe quan điểm của người khác, không đủ can đảm
để ghi nhận phê bình của người khác. Nguỵ trí thức cũng là loại trùm
chăn, vì đầu óc họ (cũng lao động trí óc) chỉ biết có một quan điểm, chỉ
tin vào một thần tượng. Bất cứ ai phê bình thần tượng của họ, họ nổi
nóng và lảm nhảm. Một loại nguỵ trí thức khác là lên giọng dạy người
khác rằng khi phản biện phải có am hiểu vấn đề nhưng bản thân họ thì
chẳng có bất cứ một kiến thức nào về vấn đề họ phản biện. Đó là loại
nguỵ trí thức tiền hậu bất nhất, một tiêu chuẩn cho mình, một tiêu chuẩn
cho người khác.
Kiên trì và trung thành: Người trí thức chân chính là người trung thành
với lý tưởng của mình, tin rằng lý tưởng đó sẽ làm cho xã hội tốt hơn.
Họ kiên trì theo đuổi những sự thật hay nguyên lý mà họ tin tưởng, bất
chấp những khó khăn, cản trở, và đe doạ. Khác với trí thức chân chính,
nguỵ trí thức thay đổi quan điểm khi có điều kiện. Hôm nào họ tích cực
tham gia phản biện dự án bauxite, nhưng sau một thời gian có lẽ bị uốn
nắn, họ quay sang nói trí thức không cần phản biện!
Căn cứ vào những đặc tính trên, tôi nghĩ ở Việt Nam rất khó có một giai
cấp trí thức chân chính. Chúng ta không có cơ hội để phản biện trên báo
chí thì làm sao vượt tầm được. Nền học thuật còn chưa có tự do thì làm
sao chúng ta có cơ hội công bố những quan điểm học thuật. Thay vào đó,
chúng ta có rất nhiều nguỵ trí thức. Trong số này phải kể đến chính
những người đã làm ồn ào không gian cyber với định nghĩa thế nào là trí
thức.
Bác sĩ Ngọc
Bầu cử thật Đảng CS 'vẫn có thể thắng'
Lời kêu gọi thành lập một đảng mới, Đảng Dân chủ Xã hội, do nhóm của
luật gia Lê Hiếu Đằng, một đảng viên cộng sản lâu năm, khởi xướng đã gây
ra những tranh luận nhiều chiều trong những ngày qua.
Ông Lê Hiếu Đằng, trong cuộc trả lời phỏng vấn BBC hôm 21/8/2013 đã phản hồi lại các ý kiến nhiều chiều như của Giáo sư Vũ Minh Giang, hay bài viết của người có bút danh Trọng Đức trên tờ Quân Đội Nhân Dân:
Luật gia Lê Hiếu Đằng: Là người nằm trong hệ thống chính trị lâu năm, trên 45 tuổi đảng, và làm ở Hội đồng nhân dân thành phố nhiều năm, tôi có kinh nghiệm về vấn đề này. Như trong bài tôi mới viết "Những điều cần nói rõ thêm", thật ra một số đảng viên, một số người có tấm lòng, người ta rất cố gắng để làm sao cho Đảng tự thay đổi. Và đây là phương án tốt nhất.
Tôi có nhắc tới kinh nghiệm khi ông Lê Quang Đạo làm Chủ tịch Mặt trận cũng như là ông Phạm Văn Kiết làm Tổng thư ký, ông chỉ đề xuất ý tưởng Mặt trận là đối trọng để giám sát chính quyền. Hoặc khi ông Phạm Thế Duyệt là Chủ tịch Mặt trận cũng đưa ra đề án về vai trò giám sát của Mặt trận, trình lên Ban Bí thư, nhưng cuối cùng thì Ban Bí thư cũng lờ luôn cùng với việc lập hội. Sau đó biết bao nhiêu người, tướng lãnh thì ví dụ như ông Trần Độ, ông Đặng Quốc Bảo, ông Trần Vĩnh, nhiều người lắm.
Quan chức chính quyền thì có nguyên ủy viên Bộ Chính trị và Chủ tịch Quốc hội là ông Nguyễn Văn An cũng có những góp ý rất chân tình. Ví dụ ông An nói thực chất đây là lãnh đạo tập thể nhưng thực ra là mua tập thể, ông có nói những ý đó thì cũng không ai nghe hết.
Thành ra đã đến lúc tôi thấy rằng nếu cứ cái kiểu hy vọng một cách hão huyền tự bản thân thay đổi thì tôi nghĩ là rất khó, vì nói thật bây giờ nhà nước VN đã bị tha hóa, ở chỗ nó trở thành những tập đoàn lợi ích, lũng loạn nhà nước rồi. Do đó khó mà họ từ bỏ vị trí, địa vị hiện nay.
Vì vậy quan điểm của chúng tôi là bây giờ phải có một xã hội công dân với những tổ chức thực sự thay mặt cho người dân để giám sát một cách có hiệu quả chính quyền. Như các nước trong xu thế hiện nay trên thế giới cũng vậy. Do đó mà chúng tôi chủ chương là phải có những lực lượng đối lập thực sự.
Tôi nghĩ đây cũng là điều bình thường. Chữ đối lập đây không có nghĩa là mình bài bác gì đảng Cộng sản. Bản thân tôi là đảng viên đảng Cộng sản lâu năm mà. Nhưng chính cái đó là cái giúp cho đảng một lối thoát. Và đảng phải thông qua đấu tranh bằng bầu cử tự do, bỏ phiếu kín và nếu đảng giành được quyền lãnh đạo thì mới là chính danh và sự lãnh đạo của đảng mới là hợp pháp.
Còn bây giờ nói thật ra cái chủ trương không đa nguyên là chủ trương của đảng thôi. Như tôi đã nói, chưa có văn bản luật pháp nào cấm đa nguyên đa đảng. Mà theo nguyên tắc pháp lý cái gì nhà nước không cấm thì dân có quyền làm. Dân người ta có quyền sử dụng cái quyền công dân của người ta để người ta làm những việc đó.
BBC: Nhưng như Giáo sư Vũ Minh Giang thì hiện nay chưa có cơ sở pháp lý nào cho phép việc thành lập chính đảng mới tại Việt Nam. Như vậy có đúng không thưa ông? Ông thì vừa nói là không có điều nào cấm không cho thành lập đảng?
Luật gia Lê Hiếu Đằng: Hoàn toàn không đúng bởi vì cơ sở pháp lý là gì? Tức là không có văn bản nhà nước cấm đa nguyên đa đảng thì người dân có quyền thành lập những đảng, những lực lượng chính trị độc lập, song song cùng tồn tại với đảng Cộng sản chứ không bài bác gì đảng Cộng sản và như vậy nó phù hợp với luật pháp chứ tại sao không có cơ sở pháp lý.
Ông Lê Hiếu Đằng, trong cuộc trả lời phỏng vấn BBC hôm 21/8/2013 đã phản hồi lại các ý kiến nhiều chiều như của Giáo sư Vũ Minh Giang, hay bài viết của người có bút danh Trọng Đức trên tờ Quân Đội Nhân Dân:
Luật gia Lê Hiếu Đằng: Là người nằm trong hệ thống chính trị lâu năm, trên 45 tuổi đảng, và làm ở Hội đồng nhân dân thành phố nhiều năm, tôi có kinh nghiệm về vấn đề này. Như trong bài tôi mới viết "Những điều cần nói rõ thêm", thật ra một số đảng viên, một số người có tấm lòng, người ta rất cố gắng để làm sao cho Đảng tự thay đổi. Và đây là phương án tốt nhất.
Tôi có nhắc tới kinh nghiệm khi ông Lê Quang Đạo làm Chủ tịch Mặt trận cũng như là ông Phạm Văn Kiết làm Tổng thư ký, ông chỉ đề xuất ý tưởng Mặt trận là đối trọng để giám sát chính quyền. Hoặc khi ông Phạm Thế Duyệt là Chủ tịch Mặt trận cũng đưa ra đề án về vai trò giám sát của Mặt trận, trình lên Ban Bí thư, nhưng cuối cùng thì Ban Bí thư cũng lờ luôn cùng với việc lập hội. Sau đó biết bao nhiêu người, tướng lãnh thì ví dụ như ông Trần Độ, ông Đặng Quốc Bảo, ông Trần Vĩnh, nhiều người lắm.
Quan chức chính quyền thì có nguyên ủy viên Bộ Chính trị và Chủ tịch Quốc hội là ông Nguyễn Văn An cũng có những góp ý rất chân tình. Ví dụ ông An nói thực chất đây là lãnh đạo tập thể nhưng thực ra là mua tập thể, ông có nói những ý đó thì cũng không ai nghe hết.
Thành ra đã đến lúc tôi thấy rằng nếu cứ cái kiểu hy vọng một cách hão huyền tự bản thân thay đổi thì tôi nghĩ là rất khó, vì nói thật bây giờ nhà nước VN đã bị tha hóa, ở chỗ nó trở thành những tập đoàn lợi ích, lũng loạn nhà nước rồi. Do đó khó mà họ từ bỏ vị trí, địa vị hiện nay.
Vì vậy quan điểm của chúng tôi là bây giờ phải có một xã hội công dân với những tổ chức thực sự thay mặt cho người dân để giám sát một cách có hiệu quả chính quyền. Như các nước trong xu thế hiện nay trên thế giới cũng vậy. Do đó mà chúng tôi chủ chương là phải có những lực lượng đối lập thực sự.
Tôi nghĩ đây cũng là điều bình thường. Chữ đối lập đây không có nghĩa là mình bài bác gì đảng Cộng sản. Bản thân tôi là đảng viên đảng Cộng sản lâu năm mà. Nhưng chính cái đó là cái giúp cho đảng một lối thoát. Và đảng phải thông qua đấu tranh bằng bầu cử tự do, bỏ phiếu kín và nếu đảng giành được quyền lãnh đạo thì mới là chính danh và sự lãnh đạo của đảng mới là hợp pháp.
Còn bây giờ nói thật ra cái chủ trương không đa nguyên là chủ trương của đảng thôi. Như tôi đã nói, chưa có văn bản luật pháp nào cấm đa nguyên đa đảng. Mà theo nguyên tắc pháp lý cái gì nhà nước không cấm thì dân có quyền làm. Dân người ta có quyền sử dụng cái quyền công dân của người ta để người ta làm những việc đó.
BBC: Nhưng như Giáo sư Vũ Minh Giang thì hiện nay chưa có cơ sở pháp lý nào cho phép việc thành lập chính đảng mới tại Việt Nam. Như vậy có đúng không thưa ông? Ông thì vừa nói là không có điều nào cấm không cho thành lập đảng?
Luật gia Lê Hiếu Đằng: Hoàn toàn không đúng bởi vì cơ sở pháp lý là gì? Tức là không có văn bản nhà nước cấm đa nguyên đa đảng thì người dân có quyền thành lập những đảng, những lực lượng chính trị độc lập, song song cùng tồn tại với đảng Cộng sản chứ không bài bác gì đảng Cộng sản và như vậy nó phù hợp với luật pháp chứ tại sao không có cơ sở pháp lý.
Thí dụ nhà nước cấm thì thôi mình không làm. Nhưng nhà nước không cấm thì mình làm. Bây giờ có tình trạng một số trí thức sợ một cách quá đáng. Tại sao em Phương Uyên, một cô gái 21 tuổi trước tòa em công khai nói những điều chống Trung Quốc? Với phong trào đấu tranh quần chúng thì cuối cùng buộc lòng họ cũng phải tha em, 6 năm quản chế nhưng mà được tha ngay tại tòa. Thế tại sao một số nhân sĩ trí thức cho đến bây giờ vẫn cứ sợ hãi là sao?
Rõ ràng tình hình bây giờ đã chín muồi rồi. Tình hình kinh tế, xã hội, tất cả các lĩnh vực xuống cấp nghiêm trọng. Phải thấy là trách nhiệm của nhân sĩ trí thức Việt Nam là do anh thụ động, do anh thủ tiêu đấu tranh cho nên tình hình mới tồi tệ như hiện nay, để đảng Cộng sản muốn làm gì thì làm. Thì bây giờ anh phải thức tỉnh chứ.
Quá khứ đã qua rồi. Nhưng bây giờ có những điều kiện để nhận thức lại tình hình thì phải nhận thức lại, và từ nhận thức lại thì phải có hành động, chứ khoanh tay ngồi chờ sao? Giờ có những lực lượng xâm nhập vào đất Việt, nó phá kinh tế của mình, nó phá nhiều cái. Có những nguy cơ như vậy, nhất là ở bên cạnh một nhà nước bành trướng, có thể nói là vốn có truyền thống bành trướng, không bao giờ thay đổi bản chất.
Bây giờ nó triển khai lực lượng trên các vùng rừng núi Tây nguyên, ngay cả ở Cà Mau. Kinh tế thì nó khống chế, hàng gian, hàng giả, đủ thứ chuyện, nguy cơ đe dọa như vậy. Tình hình đối đầu rất là nguy cấp. Nếu mà người dân, nhất là nhân sĩ trí thức không dám nói tiếng nói của mình thì sẽ để cho chính quyền muốn làm gì thì làm và như vậy những hy sinh xương máu của biết bao nhiêu người trong đó có bạn bè chúng tôi trở nên vô ích.
Vì chúng tôi khi đi đấu tranh, ngoài đấu tranh giành độc lập, thống nhất lãnh thổ rồi, thì hy vọng là có một chính quyền tốt đẹp hơn trước. Nhưng bây giờ tính về mọi mặt thì so ra còn tệ hơn nữa. Thành ra chúng tôi nghĩ đây là lúc trí thức phải đứng ra nhận trách nhiệm của mình. Và từ đó số anh chị em trẻ người ta đã hăng hái tham gia sẽ có chỗ dựa cho người ta đi lên.
BBC: Liệu lời kêu gọi của ông như vậy có thể trở thành hiện thực hay không? Và muốn trở thành hiện thực thì phải có những yếu tố gì thưa ông?
Luật gia Lê Hiếu Đằng: Tôi cho là trong tình hình hiện nay nhiều anh em rất là ủng hộ, đến gặp tôi hoặc qua điện thoại, rất chia sẻ. Nếu có ý kiến nào, ví vụ như tờ Quân đội nhân dân có đăng ý kiến một cái ông đó, thì người ta phản bác lại ngay. Nói chung là người ta đồng tình với đề xuất của chúng tôi. Còn tôi chỉ là người đề xuất, còn làm thì phải rất nhiều người cùng làm và làm cái này thì phải có một quá trình chứ không thể ngày một ngày hai mà làm được. Việc hình thành xã hội công dân phải là một quá trình hết sức khó khăn.
BBC: Hôm nay trên báo Quân đội nhân dân có một bài ký tên là Trọng Đức trong đó có họ nói ông dùng "bức tử" là không có đúng vì "những đảng đã giải tán tại Việt Nam trước đây đều là do tự giải tán sau khi hoàn thành sứ mệnh của mình. Đảng Cộng sản Việt Nam không hề có hành động gì gọi là bức tử những đảng đó cả" thì ông nghĩ sao về lập luận này của tác giả Trọng Đức?
Các lãnh đạo cộng sản Hoàng Quốc Việt, Võ Chí Công, Song Hào và Trần Nam Trung (Mặt trận Giải phóng) cùng ông Nghiêm Xuân Yêm, Tổng thư ký đảng Dân chủ hôm 20/11/1975 ở Sài Gòn |
Luật gia Lê Hiếu Đằng: Tôi là người trong Liên minh các lực lượng dân
tộc dân chủ Miền Nam, tức là bên cạnh Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền
Nam Việt Nam và Chính phủ Cách mạng Lâm thời. Tôi quen rất nhiều anh là
đảng viên đảng Dân chủ và đảng Xã hội trước đây.
Thí dụ anh Huỳnh Văn Tiểng, hay bác sĩ Nguyễn Tấn Gi Trọng, những người của đảng Dân chủ. Tôi đã đi công tác nước ngoài với đoàn của ông Nghiêm Xuân Yêm. Bức tử tức là người ta đề nghị phải giải tán chứ thực ra các ông đâu có muốn giải tán nhưng sự thực như vậy đó.
Người ta buộc phải giải tán với danh nghĩa là hoàn thành nhiệm vụ. Cũng như trước đây tờ Tin Sáng cũng vậy. Sau giải phóng có tờ Tin Sáng của anh Hồ Ngọc Nhuận thì cuối cùng tồn tại được mấy năm rồi cũng dẹp luôn. Vì thế tôi dùng từ "bức tử" là rất là đúng.
Nhưng tất nhiên nhà nước mình đâu có thể nói là họ bức tử mà họ phải nói là hai đảng đó tự giải tán. Tôi cho là thực ra chỉ là cách nói giả dối và không lừa được ai.
BBC: Nếu bây giờ những đảng cũ đó muốn đứng ra để thành lập lại, hoặc như theo lời kêu gọi của ông, thì làm sao thành lập được một đảng phái khác có thể hoạt động được để trở thành một đảng đối lập tại Việt Nam thưa ông?
Luật gia Lê Hiếu Đằng: Vấn đề ở chỗ là cơ sở pháp lý nhà nước không cấm thì mình không phải là khôi phục lại hai đảng cũ mà là một đảng Dân chủ Xã hội mới. Việc thành lập này nó có thuận lợi là hiện nay hệ thống đảng Dân chủ Xã hội là trên phạm vi toàn thế giới.
Khuynh hướng dân chủ xã hội là khuynh hướng tiến bộ hiện nay. Nó hạn chế những mặt tiêu cực của chủ nghĩa tư bản và nó đấu tranh vì dân quyền, nhân quyền và bảo vệ môi trường. Tôi nghĩ đó là con đường phải đi.
Nhiều năm bàn về việc thành lập đảng thì nhà nước không chịu. Tôi cho là nhiều anh em nghĩ là thôi, mình thành lập một phong trào, chẳng hạn như Phong trào vì một nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh và tiến bộ xã hội. Dưới dạng một phong trào, cái gì cũng được miễn là có một lực lượng của nhân dân thực sự đứng ra giám sát chính quyền. Chứ còn Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể hiện này là không thể giám sát được vì đó là công cụ của đảng Cộng sản.
Thí dụ anh Huỳnh Văn Tiểng, hay bác sĩ Nguyễn Tấn Gi Trọng, những người của đảng Dân chủ. Tôi đã đi công tác nước ngoài với đoàn của ông Nghiêm Xuân Yêm. Bức tử tức là người ta đề nghị phải giải tán chứ thực ra các ông đâu có muốn giải tán nhưng sự thực như vậy đó.
Người ta buộc phải giải tán với danh nghĩa là hoàn thành nhiệm vụ. Cũng như trước đây tờ Tin Sáng cũng vậy. Sau giải phóng có tờ Tin Sáng của anh Hồ Ngọc Nhuận thì cuối cùng tồn tại được mấy năm rồi cũng dẹp luôn. Vì thế tôi dùng từ "bức tử" là rất là đúng.
Nhưng tất nhiên nhà nước mình đâu có thể nói là họ bức tử mà họ phải nói là hai đảng đó tự giải tán. Tôi cho là thực ra chỉ là cách nói giả dối và không lừa được ai.
BBC: Nếu bây giờ những đảng cũ đó muốn đứng ra để thành lập lại, hoặc như theo lời kêu gọi của ông, thì làm sao thành lập được một đảng phái khác có thể hoạt động được để trở thành một đảng đối lập tại Việt Nam thưa ông?
Luật gia Lê Hiếu Đằng: Vấn đề ở chỗ là cơ sở pháp lý nhà nước không cấm thì mình không phải là khôi phục lại hai đảng cũ mà là một đảng Dân chủ Xã hội mới. Việc thành lập này nó có thuận lợi là hiện nay hệ thống đảng Dân chủ Xã hội là trên phạm vi toàn thế giới.
Khuynh hướng dân chủ xã hội là khuynh hướng tiến bộ hiện nay. Nó hạn chế những mặt tiêu cực của chủ nghĩa tư bản và nó đấu tranh vì dân quyền, nhân quyền và bảo vệ môi trường. Tôi nghĩ đó là con đường phải đi.
Nhiều năm bàn về việc thành lập đảng thì nhà nước không chịu. Tôi cho là nhiều anh em nghĩ là thôi, mình thành lập một phong trào, chẳng hạn như Phong trào vì một nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh và tiến bộ xã hội. Dưới dạng một phong trào, cái gì cũng được miễn là có một lực lượng của nhân dân thực sự đứng ra giám sát chính quyền. Chứ còn Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể hiện này là không thể giám sát được vì đó là công cụ của đảng Cộng sản.
Luật gia Lê Hiếu Đằng
BBC: Cũng trong bài viết của mình, ông Trọng Đức có viết "Nhân dân
Việt Nam đã lựa chọn đảng Cộng sản là người lãnh đạo duy nhất của mình".
Vậy ông nghĩ sao về ý kiến này trong khi ông cho rằng nên thành lập cả
các đảng khác nữa. Vì nếu như theo ông Trọng Đức nói thì nhân dân chọn
là chỉ có một đảng thôi?
Luật gia Lê Hiếu Đằng: Nói nhân dân chọn sự lãnh đạo của đảng thì cũng đúng trong thời kỳ kháng chiến. Vì trong thời kỳ kháng chiến thực ra người ta cũng không có nghĩ là theo đảng mà người ta nghĩ là đi kháng chiến chống lại thực dân Pháp và sau này người ta hy vọng là sau khi thắng lợi rồi thì xây dựng tốt đẹp hơn cũ. Nhưng tình hình không phải như vậy.
Ngay hiến pháp và tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc trước Ba Đình thì những điều đó bây giờ bị rơi vãi, không nói là xóa bỏ hết các quyền tự do dân chủ của người dân.
Mục tiêu của cuộc cách mạng bây giờ không còn nữa vì vậy đảng Cộng sản không còn là đảng cách mạng như trước. Thành ra trước đây người ta theo đảng Cộng sản với tư cách là đảng cách mạng nhằm lãnh đạo cuộc kháng chiến.
Nhưng bây giờ đảng Cộng sản đang trở thành một sức ngăn trở sự phát triển của đất nước và xã hội. Thế tại sao lại nói là được nhân dân ủy nhiệm? Anh muốn nói là được nhân dân ủy nhiệm thì ở một đất nước hòa bình chỉ việc thông qua một cuộc bầu cử hợp pháp có sự tham gia giám sát của một lực lượng quốc tế.
Thực ra bây giờ không có lực lượng nào mạnh bằng đảng Cộng sản. Nếu bầu cử tự do thật sự thì đảng Cộng sản với hệ thống chính trị của mình ở tận cơ sở như vậy thì vẫn có thể thắng lợi. Có thể mấy chục phần trăm đó nhưng vẫn là một đảng cầm quyền và như vậy lúc đó có chính danh.
Như thế là có một cơ chế dân chủ, và lực lượng đối lập trong một xã hội công dân sẽ ngày càng phát triển, và sẽ đến lúc nó lớn dần lên. Cũng như ở các nước thực ra chỉ cần hai đảng, còn mấy đảng nhỏ. Tôi nghĩ như vậy là quy luật phát triển tất yếu của tất cả các nước hiện nay mà Việt Nam cũng không thể đi ngược lại được.
Ông Bấm Lê Hiếu Đằng từng giữ chức Phó Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam TP HCM. Quý vị có các ý kiến khác nhau về chủ đề này xin chia sẻ với Diễn đàn BBC hoặc trang Facebook. Về bài mới nhất trên Quân đội Nhân dân phê phán ông Lê Hiếu Đằng xin bấm vào Bấm địa chỉ này.
(BBC)Luật gia Lê Hiếu Đằng: Nói nhân dân chọn sự lãnh đạo của đảng thì cũng đúng trong thời kỳ kháng chiến. Vì trong thời kỳ kháng chiến thực ra người ta cũng không có nghĩ là theo đảng mà người ta nghĩ là đi kháng chiến chống lại thực dân Pháp và sau này người ta hy vọng là sau khi thắng lợi rồi thì xây dựng tốt đẹp hơn cũ. Nhưng tình hình không phải như vậy.
Ngay hiến pháp và tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc trước Ba Đình thì những điều đó bây giờ bị rơi vãi, không nói là xóa bỏ hết các quyền tự do dân chủ của người dân.
Mục tiêu của cuộc cách mạng bây giờ không còn nữa vì vậy đảng Cộng sản không còn là đảng cách mạng như trước. Thành ra trước đây người ta theo đảng Cộng sản với tư cách là đảng cách mạng nhằm lãnh đạo cuộc kháng chiến.
Nhưng bây giờ đảng Cộng sản đang trở thành một sức ngăn trở sự phát triển của đất nước và xã hội. Thế tại sao lại nói là được nhân dân ủy nhiệm? Anh muốn nói là được nhân dân ủy nhiệm thì ở một đất nước hòa bình chỉ việc thông qua một cuộc bầu cử hợp pháp có sự tham gia giám sát của một lực lượng quốc tế.
Thực ra bây giờ không có lực lượng nào mạnh bằng đảng Cộng sản. Nếu bầu cử tự do thật sự thì đảng Cộng sản với hệ thống chính trị của mình ở tận cơ sở như vậy thì vẫn có thể thắng lợi. Có thể mấy chục phần trăm đó nhưng vẫn là một đảng cầm quyền và như vậy lúc đó có chính danh.
Như thế là có một cơ chế dân chủ, và lực lượng đối lập trong một xã hội công dân sẽ ngày càng phát triển, và sẽ đến lúc nó lớn dần lên. Cũng như ở các nước thực ra chỉ cần hai đảng, còn mấy đảng nhỏ. Tôi nghĩ như vậy là quy luật phát triển tất yếu của tất cả các nước hiện nay mà Việt Nam cũng không thể đi ngược lại được.
Ông Bấm Lê Hiếu Đằng từng giữ chức Phó Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam TP HCM. Quý vị có các ý kiến khác nhau về chủ đề này xin chia sẻ với Diễn đàn BBC hoặc trang Facebook. Về bài mới nhất trên Quân đội Nhân dân phê phán ông Lê Hiếu Đằng xin bấm vào Bấm địa chỉ này.
Tất cả là ‘con tin’ của nhóm lợi ích
Việt Nam sau 1/4 thế kỷ đổi mới về kinh tế nhưng không cải cách chính
trị đã phát sinh nhiều hệ lụy. Nền kinh tế thị trường theo định hướng
XHCN duy trì những lãnh vực đặc quyền rất lớn cho Tập đoàn Tổng công ty
Nhà nước, dẫn tới một biến thái là hình thành những nhóm lợi ích, mưu
lợi riêng khuynh loát nền kinh tế và trong nhiều trường hợp gây ra những
tác hại khôn lường như vụ Vinashin, Vinalines.
Nhân viên một cây xăng của Petrolimex đang đổ xăng cho khách. AFP photo |
Thao túng nền kinh tế Việt Nam
Ngày 20/8/2013, tại phiên chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ
trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường phát biểu: “Vận động hành lang ‘lobby’
chính sách thì qua dư luận thấy có hiện tượng, còn xác định là có hay
không thì chưa dám kết luận.” Tin này được các báo VnEconomy, Vietnam
Net, Đại Đoàn Kết đưa lên mạng.
Vận động hành lang, lobby chính sách được Phó Giáo sư Tiến sĩ Ngô Trí
Long, chuyên gia kinh tế ở Hà Nội giải thích trong một dịp trả lời Đài Á
Châu Tự Do:
“Lợi ích nhóm là khi thông qua việc tạo dựng những cơ chế,
chính sách; người ta lồng những ý đồ cá nhân của họ vào. Để
đặt chính sách đó phục vụ cho lợi ích của họ, nhằm thu được
những lợi tương đối là bất chính, không chính đáng.”
Trên Trang mạng Đài ACTD, TS Phạm Chí Dũng, một chuyên gia nghiên cứu ở
TP.HCM phân loại các nhóm đầu cơ mang tên nhóm lợi ích liên quan tới tài
chính ngân hàng, vàng, bất động sản; kế tiếp là nhóm lợi ích độc quyền
như xăng, dầu, điện, nước; sau hết là nhóm lợi ích các Tập đoàn, Tổng
Công ty Doanh nghiệp Nhà nước tuy không được bao cấp nhưng được hưởng
lợi lớn từ hệ thống chính sách nhà nước. TS Phạm Chí Dũng nhấn mạnh:
“Trong thời gian qua, các tập đoàn và nhóm lợi ích đã lũng đoạn và thao
túng nền kinh tế và khiến cho các doanh nghiệp hết sức khốn đốn, lâm vào
tình trạng phá sản và đời sống dân sinh trở nên kiệt quệ. Người ta cũng
nói đời sống dân sinh và nền kinh tế là con tin của các nhóm lợi ích.
Từ đó dẫn đến khoảng cách lớn về phân hóa thu nhập trong xã hội.”
VnEconomy tường thuật phiên họp 20/8 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, theo
đó Đại biểu Trần Xuân vinh, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh
Quảng Nam chất vấn Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường là đã phát hiện được
bao nhiêu văn bản có việc lobby (vận động hành lang) các bộ ngành liên
quan, để có lợi cho mình và gây hại cho cái chung? Bộ trưởng Hà Hùng
Cường trả lời rằng, lobby chính sách với các nước thì phổ biến, Việt Nam
thì hãn hữu và khó, vì chỉ có một đảng lãnh đạo thôi, pháp luật là thể
chế quan điểm của Đảng, lobby thì không phù hợp.
Quan điểm của Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường không được các chuyên gia
độc lập chia sẻ. TS Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viên Nghiên cứu
Phát triển IDS, một tổ chức nghiên cứu độc lập đã tự giải thể, từng nhận
định về vấn đề nhóm lợi ích cản trở tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế:
“Về nhóm lợi ích ở Việt Nam, ý người ta muốn nói đến các nhóm lợi ích có
ảnh hưởng đến chính sách, đường hướng phát triển của đất nước. Trong đó
nhóm mạnh nhất và lớn nhất là nhóm của lãnh đạo. Bên trong hệ thống ấy
mỗi bộ có những quyền lợi khác nhau, mỗi địa phương thậm chí nhóm doanh
nghiệp nhà nước họ cũng là một thế lực rất mạnh.”
Tại các nước theo kinh tế thị trường và có nền dân chủ pháp trị, tam
quyền phân lập, vận động hành lang là một hoạt động được pháp luật qui
định. Có hẳn những nhóm, những công ty chuyên trách hoạt động theo hình
thức không vụ lợi hoặc thu phí dịch vụ. Việc vận động chính sách ở các
nước dân chủ rất đa dạng, từ phục vụ lợi ích một cộng đồng dân cư nào đó
cho tới phục vụ lợi ích của các tập đoàn lớn thí dụ về dược phẩm chẳng
hạn. Chính vì vấn đề này rất phức tạp, nên cần có pháp luật công minh để
kiểm soát, chưa kể cơ chế giám sát lẫn nhau giữa Hành pháp, Tư pháp và
Lập pháp.
Đâu là giải pháp
Việt Nam không ở trong trường hợp vừa nêu, một nền kinh tế thị trường
nửa vời và thể chế chính trị một đảng cai trị, dẫn tới việc hình thành
những nhóm quyền lợi phức tạp dễ dàng khuynh loát nền kinh tế làm hại
quốc kế dân sinh. Tuy vậy vẫn có những giải pháp khả thi, để kiểm soát
vấn đề lợi ích nhóm trong nền kinh tế, vốn dĩ đang trong tiến trình tái
cơ cấu. Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh ở Hà Nội nhận định:
"Động tác đầu tiên rất quan trọng là cần phải thực hiện công khai minh
bạch các quá trình quyết định. Công khai minh bạch các quá trình phân bổ
vốn. Công khai minh bạch việc đấu thầu cũng như việc giao các dự án đầu
tư của Nhà nước cho các doanh nghiệp nào. Những mối quan hệ của những
người có liên quan rất cần được công bố công khai ra. Trên cơ sở đó thì
giới truyền thông mới có thể đóng góp vào việc đưa ra ánh sáng những góc
khuất mà chúng ta đang muốn kiềm chế và kiểm soát.”
Trở lại phiên họp ngày 20/8 tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Bộ trưởng Tài
nguyên Môi trường Nguyễn Minh Quang quanh co và bối rối khi trả lời
chất vấn của đại biểu Quốc hội liên quan đến vấn đề cấp phép khai thác
khoáng sản tràn lan vi phạm luật pháp. Theo VnEconomy, chứng kiến ông Bộ
trưởng trả lời không thỏa đáng các câu hỏi, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn
Sinh Hùng sốt ruột phê bình Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang là có vấn đề vì
đã nói tham nhũng phải hỏi địa phương mới biết. Chủ tịch Quốc hội nhấn
mạnh, cấp phép thế này thì chết rồi. Hơn 900 giấy phép mà quá nửa là vi
phạm, tham nhũng cũng ở đây. Vậy thanh tra ở đâu, kiểm tra giám sát ở
đâu? Sai phạm như thế mà chưa xử lý được ai.
Liên quan đến vấn đề đất đai, Đại biểu La Ngọc Thoáng đơn vị Cao Bằng
nêu vấn đề giá đất đền bù còn nhiều bất cập, giá chỉ bằng 30-60% giá thị
trường dẫn tới khiếu kiện, bức xúc trong dân. Theo Vn Economy, Bộ
trưởng Nguyễn Minh Quang thừa nhận đây là vấn đề nan giải.
Được biết Quốc hội đã hoãn thông qua Luật Đất đai sửa đổi mà chờ khi nào
thông qua Hiến pháp sửa đổi mới quyết định. Việt Nam vẫn vướng qui định
cốt lõi về quyền sở hữu đất đai, vấn đề này gây ra nhiều hệ lụy trong
đời sống xã hội và phát triển kinh tế. Theo TS Lê Đăng Doanh, nguyên
Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, Hiến pháp hiện
nay nói rõ đất đai là sở hữu toàn dân. Ông nhấn mạnh đây là một khái
niệm không rõ ràng, cũng như qui định Nhà nước là đại diện chủ sở hữu.
Vậy thì Nhà nước được đại diện bởi ai và thẩm quyền như thế nào. TS Lê
Đăng Doanh phân tích:
“Hiến pháp 1992 qui định Nhà nước có quyền thu hồi đất để phục vụ mục
tiêu quốc phòng an ninh và lợi ích công cộng (chấm). Nhưng Luật Đất đai
lại bổ xung thêm ‘và phát triển kinh tế xã hội’. Thế phát triển kinh tế
xã hội là gì, là một nhà máy hay một khu nghỉ dưỡng hay là một khách sạn
lớn. Điều này quá rộng và không xác định rõ, cho nên dẫn đến việc thu
hồi đất của nông dân và đền bù với một giá rất thấp rồi chuyển giao cho
các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước và ăn chênh lệch giá đó, giá đất
thì thường xuyên được đẩy lên rất cao cho nên làm cho giá bất động sản
của Việt Nam tăng lên cao hơn rất nhiều lần so với thu nhập trung bình
của xã hội.”
Phiên họp Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ngày 20/8/2013 để chất vấn một số
Bộ trưởng trong chính phủ, được ví von là hành động “xả xú báp” thời sự.
Cũng là một cơ hội cho các Đại biểu Quốc hội gióng thêm một hồi chuông
cảnh báo chế độ về thực tế các nhóm lợi ích đang khuynh loát nền kinh tế
Việt Nam.
Nam Nguyên, phóng viên RFA
2013-08-23
Đào Tuấn - Vở tuồng bóng đá Việt
Khán giả có thể đến rạp xiếc để xem hề, hoặc xem những trò chọc cười
trên truyền hình bởi hề, hay hài vẫn đang là một nhu cầu giải trí. Nhưng
chắc chắn, không ai bỏ tiền đến sân vận động để xem những anh hề, từ
giới quần đùi áo số đến đạo mạo mũ cao áo dài, diễn hài cả
Ban tổ chức nhận được một “tin nhắn” báo trước CLB X sẽ thua trong trận
đấu với K và “Tổng số bàn thắng sẽ từ 4 trở lên”. X thua 1-3, đúng như
tin nhắn, và một quyết định trừ 4 điểm “để làm gương cho những đội bóng
khác” được đưa ra. Không thèm khiếu kiện, X bỏ luôn giải đấu. Sau khi X
bỏ giải, cuối giờ chiều qua 22.8, K, đội thắng X, cũng tuyên bố bỏ luôn
khi Tổng giám đốc V khẳng định đội xếp thứ 11, thay vì thứ 12 như điều
lệ, cũng vẫn sẽ phải xuống hạng.
Chúng ta đang nói về trò hề của những đứa trẻ lên ba hay kịch bản của một bộ phim hài? Không. Đó là hiện thực bóng đá Việt Nam với X là CLB Xi măng Xuân Thành Sài Gòn. K là Kiên Giang và V là Ban tổ chức Liên đoàn bóng đá Việt Nam.
Không bằng lòng với Ban tổ chức- bỏ giải. Tức trọng tài- bỏ giải. Một bàn thắng ma- bỏ giải. Bị trừ điểm- Bỏ giải. Đáng ra không bị xuống hạn phải xuống hạng vì có đội bỏ giải- cũng bỏ giải.
Thật hài, một giải đấu có lịch sử cả chục năm gắn hai chữ “chuyên nghiệp” được coi y như một cái giải rút để bất cứ ai thích thì buộc không thích thì cởi.
Nói công bằng, các CLB cũng có quyền điên tiết trước những trò hề ở một giải đấu đã hạ từ 14 đội xuống 12 đội chỉ vì có những đội đã…bỏ giải.
Bầu Đệ của CLB xứ Thanh có lần chửi té tát rằng BTC và trọng tài nên “đi khám mắt” khi một bàn thắng của chính… Xi măng Xuân Thành được công nhận.
Ngay bầu Thủy, “nhà đầu tư” đã bỏ hàng chục tỷ đồng mỗi năm để “làm bóng đá”, cũng hoàn toàn có lý khi cho rằng nếu VFF kết luận XTSG có tiêu cực thì phải chỉ rõ cá nhân, hoặc nhóm cầu thủ có tiêu cực một cách minh bạch, rõ ràng, không thể vì một tin nhắn mà phá hủy hết công sức thi đấu của CLB cả mùa giải.
Nói thêm, trên thị trường cá độ, trận Kiên Giang- XMXT, được gọi là “cỏ”, có tỷ lệ Kiên Giang chấp hòa, tài (kèo tổng số bàn thắng) là 3 bàn. Sự chính xác tuyệt đối giữa thông báo trong “tin nhắn rác” và kết quả “trận đấu cỏ”, có vẻ chẳng hề ngẫu nhiên khi XTSG đưa vào sân hầu hết cầu thủ trẻ như thể họ muốn thua 3-4 bàn thật.
Nhưng ngẫu nhiên là ngẫu nhiên. Một tin nhắn rác, không kèm thêm bất cứ bằng chứng cụ thể nào không phải là cái cớ để trừ điểm chỉ vì một CLB “thi đấu không tích cực”.
Điều khán giả, không phải là fan XTSG hay “người nhà” VFF, có thể rút ra là gì? Là khán giả có thể đến rạp xiếc để xem hề, hoặc xem những trò chọc cười trên truyền hình bởi hề, hay hài vẫn đang là một nhu cầu giải trí. Nhưng chắc chắn, không ai bỏ tiền đến sân vận động để xem những anh hề, từ giới quần đùi áo số đến đạo mạo mũ cao áo dài, diễn hài cả.
Không phải không có lý khi khan giả chán vở tuồng bỏ giải đến mức đề xuất bóng đá Việt Nam nên quay lại với thời phong trào để, dù muộn và tưởng ngư ngược đời, bắt đầu từ con số 0 là kéo khán giả đến sân xem đá bóng chứ không phải xem diễn một vở tuồng vừa bi vừa hài.
Đào Tuấn
Cắn công an, bị phạt 3 năm tù
Bị cáo Nguyễn Thị Thanh Xuân bị phạt ba năm tù giam
Một người chống cự lại nhà chức trách bằng cách cắn vào
tay đã bị tuyên án ba năm tù giam trong một phiên xử sáng nay
tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Bị cáo Nguyễn Thị Thanh Xuân, 25 tuổi, bị Tòa án Quận 10 tuyên phạt về tội ‘Chống người thi hành công vụ’.
Điều đáng nói là bản án này được đưa ra là nặng hơn so với đề xuất của phía công tố tại phiên tòa.
Xuân là một người bán hàng tại chợ Hồ Thị Kỷ, chợ hoa đầu mối lớn nhất Thành phố Hồ Chí Minh tại Quận 10
Sự việc xảy ra vào cuối năm ngoái khi công an phường cùng với dân quân đi dọn dẹp lòng lề đường ở chợ hoa này do có nhiều hộ kinh doanh bày hàng hóa ra cả đường đi làm cản trở giao thông.
Thấy lực lượng kiểm tra, trong khi các hộ kinh doanh khác đều đã dọn dẹp hàng vào nhà thì tại cửa hàng TX của Nguyễn Thị Thanh Xuân mặc dù đã dọn hàng vào hết nhưng vẫn chừa lại ‘năm cái ghế nhựa’ vốn được dùng để đặt các thùng hàng hoa tươi ngoài lòng đường, theo tường thuật của tờ Người Lao Động.
Cũng theo tờ báo này và Thanh Niên thì mặc dù được nhà chức trách nhắc nhở nhưng Xuân cùng mẹ là bà Nguyễn Thị Hồng Vân không chịu dọn với lý do các hộ kinh doanh khác cũng bày như thế mà không bị nói.
Do đó, công an phường đã lập biên bản vi phạm hành chính lấn chiếm lòng lề đường nhưng gia đình này không chịu ký. Khi nhà chức trách lấy máy quay phim lại hành vi chống đối này thì bị Xuân ‘nhào đến giật máy quay’.
Để giật được máy quay, Xuân đã cắn vào tay ông phó công an phường và một người dân phòng, theo Người Lao Động.
Xuân bị bắt giữ ngay sau đó để truy tố về tội ‘Chống người thi hành công vụ’.
Mặc dù gia đình Xuân đã bồi thường tiền máy quay bị hư và có đơn nhận lỗi để xin bỏ qua cho cô này nhưng chính quyền không chấp thuận.
Thanh Niên dẫn lời Hội đồng xét xử nhận định hành vi của bị cáo Xuân là ‘coi thường pháp luật, gây mất trật tự trị an ở địa phương, ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện đường lối chủ trương của chính quyền địa phương’.
Vì những lý do này nên Tòa quyết ‘xử lý nghiêm khắc’ bị cáo với ba năm tù.
Ngoài ra, mẹ và hai người nhà khác của cô Xuân cũng bị xử phạt hành chính.
Những hành vi chống đối công an thường bị xử nặng tại quốc gia cộng sản này vốn xem công an là lực lượng chính để bảo vệ chế độ.
Giới chỉ trích nói những vụ việc liên quan đến công an thường được xử lý nhẹ so với tội danh.
Hồi năm 2012, Trung tá công an Nguyễn Văn Ninh bị Tòa án Hà Nội tuyên án bốn năm tù do đã đánh chết ông Trịnh Xuân Tùng ‘khi đang thi hành công vụ’.
(BBC)
Bị cáo Nguyễn Thị Thanh Xuân, 25 tuổi, bị Tòa án Quận 10 tuyên phạt về tội ‘Chống người thi hành công vụ’.
Điều đáng nói là bản án này được đưa ra là nặng hơn so với đề xuất của phía công tố tại phiên tòa.
‘Năm cái ghế nhựa’
Theo cáo trạng được báo chí trong nước dẫn lại thì vụ việc dẫn đến phiên tòa này dường như là một vụ xô xát rất bình thường không có gì nghiêm trọng.Xuân là một người bán hàng tại chợ Hồ Thị Kỷ, chợ hoa đầu mối lớn nhất Thành phố Hồ Chí Minh tại Quận 10
Sự việc xảy ra vào cuối năm ngoái khi công an phường cùng với dân quân đi dọn dẹp lòng lề đường ở chợ hoa này do có nhiều hộ kinh doanh bày hàng hóa ra cả đường đi làm cản trở giao thông.
Thấy lực lượng kiểm tra, trong khi các hộ kinh doanh khác đều đã dọn dẹp hàng vào nhà thì tại cửa hàng TX của Nguyễn Thị Thanh Xuân mặc dù đã dọn hàng vào hết nhưng vẫn chừa lại ‘năm cái ghế nhựa’ vốn được dùng để đặt các thùng hàng hoa tươi ngoài lòng đường, theo tường thuật của tờ Người Lao Động.
Cũng theo tờ báo này và Thanh Niên thì mặc dù được nhà chức trách nhắc nhở nhưng Xuân cùng mẹ là bà Nguyễn Thị Hồng Vân không chịu dọn với lý do các hộ kinh doanh khác cũng bày như thế mà không bị nói.
Do đó, công an phường đã lập biên bản vi phạm hành chính lấn chiếm lòng lề đường nhưng gia đình này không chịu ký. Khi nhà chức trách lấy máy quay phim lại hành vi chống đối này thì bị Xuân ‘nhào đến giật máy quay’.
Để giật được máy quay, Xuân đã cắn vào tay ông phó công an phường và một người dân phòng, theo Người Lao Động.
Có đơn nhận lỗi
Báo Thanh Niên còn cho biết sau đó gia đình cô này còn ‘leo lên xe lực lượng chức năng’ để cố giành lại năm cái ghế nhựa đã bị tịch thu làm tang vật.Xuân bị bắt giữ ngay sau đó để truy tố về tội ‘Chống người thi hành công vụ’.
Mặc dù gia đình Xuân đã bồi thường tiền máy quay bị hư và có đơn nhận lỗi để xin bỏ qua cho cô này nhưng chính quyền không chấp thuận.
Thanh Niên dẫn lời Hội đồng xét xử nhận định hành vi của bị cáo Xuân là ‘coi thường pháp luật, gây mất trật tự trị an ở địa phương, ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện đường lối chủ trương của chính quyền địa phương’.
Vì những lý do này nên Tòa quyết ‘xử lý nghiêm khắc’ bị cáo với ba năm tù.
Ngoài ra, mẹ và hai người nhà khác của cô Xuân cũng bị xử phạt hành chính.
Những hành vi chống đối công an thường bị xử nặng tại quốc gia cộng sản này vốn xem công an là lực lượng chính để bảo vệ chế độ.
Giới chỉ trích nói những vụ việc liên quan đến công an thường được xử lý nhẹ so với tội danh.
Hồi năm 2012, Trung tá công an Nguyễn Văn Ninh bị Tòa án Hà Nội tuyên án bốn năm tù do đã đánh chết ông Trịnh Xuân Tùng ‘khi đang thi hành công vụ’.
(BBC)
Phản bác tham vọng của Bắc Kinh, Indonesia tổ chức tập trận chung với các nước TBD ở Biển Đông
Một tàu y tế đi kèm tàu sân bay Hoa Kỳ ngoài khơi Indonesia (Reuters)
Lực lượng hải quân của 18 quốc gia thuộc nhóm Thượng Đỉnh Đông Á sẽ tham
gia tập trận chung vào tháng 4/2014. Hải quân Indonesia – nước đứng ra
tổ chức cuộc thao diễn – vào hôm qua, 22/08/2013, cho biết tập trận sẽ
diễn ra trong vùng biển của Indonesia ở Biển Đông. Tham gia tập trận sẽ
có hải quân Mỹ, Trung Quốc, cũng như tất cả các nước đang tranh chấp chủ
quyền biển đảo với Bắc Kinh.
Theo thông báo của Hải quân Indonesia, được hãng tin Nhật Bản Kyodo trích dẫn, một trong những mục tiêu của cuộc « Tập trận Đa phương Komodo 2014 » là nhằm diễn tập đối phó chống lại các mối đe dọa hàng hải. Ngoài ra, Hải quân các nước cũng sẽ tập trung vào các bài tập trợ giúp nhân đạo và cứu hộ trong tình huống thiên tai.
Địa điểm thao diễn là vùng biển của Indonesia ngoài khơi quần đảo Anambas và Natuna, nằm giữa bán đảo Malaysia và đảo Borneo. Việc Indonesia chọn vùng biển Natuna làm nơi thao diễn hải quân hỗn hợp không phải là không có lý do. Đó là cảnh cáo Trung Quốc không nên tham lam đòi chủ quyền trên vùng Biển Đông gần Indonesia.
Theo nhật báo Indonesia The Jakarta Post, hôm 14/06/2013 vừa qua, khi tiết lộ về kế hoạch cuộc tập trận Komodo 2014, Phó đề đốc Amarullah Octavian, chỉ huy trưởng Lực lượng Hải chiến Đặc nhiệm của Hạm đội miền Tây Indonesia, đã xác định : « Cuộc tập trận sẽ tập trung vào cải thiện năng lực cứu hộ của Hải quân trong tình huống thiên tai, nhưng cũng sẽ chú trọng vào nhiệm vụ ngăn chặn nguy cơ Trung Quốc đòi chủ quyền vùng biển Natuna ».
Theo ông Amarullah, chính quyền Jakarta muốn tranh thủ cuộc tập trận chung này để giải thích rõ với tất cả các quốc gia rằng vùng Natuna thuộc chủ quyền của Indonesia. Các bản đồ về cuộc tập trận sẽ được Hải quân Indonesia phân phát cho các nước tham gia, trên đó cho thấy rõ là Natuna thuộc chủ quyền của Indonesia.
Tuyên bố của nhân vật lãnh đạo Hải quân Indonesia được đưa ra trong bối cảnh tấm bản đồ đường lưỡi bò mà Trung Quốc chính thức đưa ra để đòi chủ quyền trên hầu như toàn bộ Biển Đông được cho là ăn vào vùng đặc quyền kinh tế EEZ của Indonesia tại khu vực Natuna.
Đây là một vùng dồi dào khí đốt, đang được Indonesia khai thác cùng với các tập đoàn dầu khí quốc tế như ExxonMobil của Mỹ hay Total của Pháp. Bắc Kinh hiện vẫn nể mặt Jakarta, không lớn tiếng đòi chủ quyền tại vùng biển này, nhưng giới quan sát không loại trừ khả năng Trung Quốc lấn lướt trong tương lai.
Về phần mình, Indonesia cũng không gây lớn chuyện cho dù rất dứt khoát chống lại các yêu sách chủ quyền quá đáng của Trung Quốc tại Biển Đông. Một ví dụ điển hình về thái độ kiên quyết này là việc Jakarta cũng chính thức lên tiếng phản đối việc Bắc Kinh in tấm bản đồ lưỡi bò trên hộ chiếu Trung Quốc. Chính Ngoại trưởng Indonesia Marty Natelagawa đã tiết lộ điều trên trong một bài phỏng vấn dành cho nhật báo Anh Quốc Financial Times ngày 29/03 vừa qua.
Tuyên bố của Phó đề đốc Amarullah Octavian cũng đi theo chiều hướng bác bỏ các đòi hỏi chủ quyền vô lý của Trung Quốc tại Biển Đông mà nạn nhân tiềm tàng có thể là Indonesia.
Các nước tham gia cuộc tập trận Komodo 2014 bao gồm 10 thành viên ASEAN – trong đó có Việt Nam - và 8 đối tác của Hiệp hội Đông Nam Á trong nhóm Thượng Đỉnh Đông Á bao gồm Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, cùng với Ấn Độ, Úc, New Zealand và Nga, Mỹ. Riêng nước chủ nhà Indonesia sẽ triển khai 12 tàu chiến tham gia cùng với 16 chiến hạm đến từ các nước khác. Số lính tham dự khoảng 4.500 quân.
Trọng Nghĩa (RFI)
Theo thông báo của Hải quân Indonesia, được hãng tin Nhật Bản Kyodo trích dẫn, một trong những mục tiêu của cuộc « Tập trận Đa phương Komodo 2014 » là nhằm diễn tập đối phó chống lại các mối đe dọa hàng hải. Ngoài ra, Hải quân các nước cũng sẽ tập trung vào các bài tập trợ giúp nhân đạo và cứu hộ trong tình huống thiên tai.
Địa điểm thao diễn là vùng biển của Indonesia ngoài khơi quần đảo Anambas và Natuna, nằm giữa bán đảo Malaysia và đảo Borneo. Việc Indonesia chọn vùng biển Natuna làm nơi thao diễn hải quân hỗn hợp không phải là không có lý do. Đó là cảnh cáo Trung Quốc không nên tham lam đòi chủ quyền trên vùng Biển Đông gần Indonesia.
Theo nhật báo Indonesia The Jakarta Post, hôm 14/06/2013 vừa qua, khi tiết lộ về kế hoạch cuộc tập trận Komodo 2014, Phó đề đốc Amarullah Octavian, chỉ huy trưởng Lực lượng Hải chiến Đặc nhiệm của Hạm đội miền Tây Indonesia, đã xác định : « Cuộc tập trận sẽ tập trung vào cải thiện năng lực cứu hộ của Hải quân trong tình huống thiên tai, nhưng cũng sẽ chú trọng vào nhiệm vụ ngăn chặn nguy cơ Trung Quốc đòi chủ quyền vùng biển Natuna ».
Theo ông Amarullah, chính quyền Jakarta muốn tranh thủ cuộc tập trận chung này để giải thích rõ với tất cả các quốc gia rằng vùng Natuna thuộc chủ quyền của Indonesia. Các bản đồ về cuộc tập trận sẽ được Hải quân Indonesia phân phát cho các nước tham gia, trên đó cho thấy rõ là Natuna thuộc chủ quyền của Indonesia.
Tuyên bố của nhân vật lãnh đạo Hải quân Indonesia được đưa ra trong bối cảnh tấm bản đồ đường lưỡi bò mà Trung Quốc chính thức đưa ra để đòi chủ quyền trên hầu như toàn bộ Biển Đông được cho là ăn vào vùng đặc quyền kinh tế EEZ của Indonesia tại khu vực Natuna.
Đây là một vùng dồi dào khí đốt, đang được Indonesia khai thác cùng với các tập đoàn dầu khí quốc tế như ExxonMobil của Mỹ hay Total của Pháp. Bắc Kinh hiện vẫn nể mặt Jakarta, không lớn tiếng đòi chủ quyền tại vùng biển này, nhưng giới quan sát không loại trừ khả năng Trung Quốc lấn lướt trong tương lai.
Về phần mình, Indonesia cũng không gây lớn chuyện cho dù rất dứt khoát chống lại các yêu sách chủ quyền quá đáng của Trung Quốc tại Biển Đông. Một ví dụ điển hình về thái độ kiên quyết này là việc Jakarta cũng chính thức lên tiếng phản đối việc Bắc Kinh in tấm bản đồ lưỡi bò trên hộ chiếu Trung Quốc. Chính Ngoại trưởng Indonesia Marty Natelagawa đã tiết lộ điều trên trong một bài phỏng vấn dành cho nhật báo Anh Quốc Financial Times ngày 29/03 vừa qua.
Tuyên bố của Phó đề đốc Amarullah Octavian cũng đi theo chiều hướng bác bỏ các đòi hỏi chủ quyền vô lý của Trung Quốc tại Biển Đông mà nạn nhân tiềm tàng có thể là Indonesia.
Các nước tham gia cuộc tập trận Komodo 2014 bao gồm 10 thành viên ASEAN – trong đó có Việt Nam - và 8 đối tác của Hiệp hội Đông Nam Á trong nhóm Thượng Đỉnh Đông Á bao gồm Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, cùng với Ấn Độ, Úc, New Zealand và Nga, Mỹ. Riêng nước chủ nhà Indonesia sẽ triển khai 12 tàu chiến tham gia cùng với 16 chiến hạm đến từ các nước khác. Số lính tham dự khoảng 4.500 quân.
Trọng Nghĩa (RFI)
Trung Quốc thất bại trong kế hoạch dàn dựng phiên xử Bạc Hy Lai
Báo giới theo dõi phiên tòa qua các hình ảnh được tòa án cho phép. |
Hôm nay, 23/08/2013, ngày thứ hai và cũng là ngày cuối cùng vụ án Bạc Hy
Lai tại Tế Nam. Chính quyền Trung Quốc cho phổ biến trên mạng các lập
luận của nhà lãnh đạo bị thất sủng để tạo ảo tưởng tòa án công bằng. Bạc
Hy Lai nhiều lần bắt bẻ các nhân chứng, cũng như đặt công tố viên vào
thế đuối lý. Tuy nhiên, theo AFP, giới phân tích biết rõ bản án đã được
định trước và pháp đình chỉ là tuồng hát. Nhà nước thất bại, báo chí
chính thức khai pháo lên án Bạc Hy Lai « ngoan cố ».
Từ Tế Nam, đặc phái viên RFI Stéphane Lagarde tường thuật :
Với tựa : « Lần điên rồ và đạo đức giả cuối cùng » của Bạc Hy Lai, Quang
Minh nhật báo, cơ quan ngoại vi của đảng Cộng sản Trung Quốc trong bản
tin hôm nay nhận định : « Thái độ của Bach Hy Lai rất bất lịch sự. Ông
ta chối hết tội lỗi và còn nói ngược lại, quy cho người khác tội tham ô
mà ông ta bị tố cáo. Đúng là chuyện khôi hài, chuyện khôi hài nhất thế
giới ».
Từ trước đến nay, các vụ án chính trị tại Trung Quốc thường là để chính
quyền phô diễn với dân chúng một kẻ tội đồ nay biết ăn năn hối lỗi.
Trường hợp Bạc Hy Lai thì trái lại, hoàng tử đỏ tỉnh Trùng Khánh tỏ ra
rất quả cảm. Giáo sư luật Hạ Vệ Phương, trên blog riêng lên án « phiên
tòa của thời cách mạng văn hóa » và bình luận thêm : « tại tòa, thì bị
cáo có quyền biện hộ, trả đũa phủ nhận cáo buộc, đó là chuyện tự nhiên
».
Nhân dân Nhật báo gọi cựu lãnh đạo đảng là một « diễn viên ».Tờ báo đảng
công kích các lập luận của Bạc Hy Lai và khẳng định như đã biết trước
bản án : « Với những chứng cớ kết tội vững chắc và thái độ phủ nhận tội
lỗi của Bạc Hy Lai sẽ làm ông ta sụp đổ ».
Lần đầu tiên biên bản phiên xử được công bố trên mạng xã hội.
Báo chí nhà nước gần như đồng loạt ca tụng phiên tòa với những lời lẽ
khen tặng như « minh bạch » và « tôn trọng pháp luật ». Tuy nhiên, đối
với luật sư Tống Văn Lợi thì sự thật không phải như vậy : Lịch sử sẽ
không bao giờ quên thời đại mà người dân Trung Hoa không có quyền phát
biểu. Được RFI liên lạc qua điện thoại, nhiều luật sư Trung Quốc xác
nhận là « tính minh bạch » có giới hạn, họ bị cấm không được trả lời báo
chí quốc tế về vụ án Bạc Hy Lai.
Tú Anh
(RFI)
Bạc Hy Lai nói vợ 'điên và dối trá'
Phiên tòa xử Bạc Hy Lai sẽ kéo dài sang ngày thứ ba mặc dù ban đầu người ta cho rằng phiên xử kết thúc hôm 23/8.
Tòa án ở Tế Nam, tỉnh Sơn Đông, nói phiên xử còn tiếp tục vào hôm thứ Bảy 24/8.
Cựu bí thư Thành ủy Trùng Khánh đã phủ nhận ăn tiền hối lộ trong ngày xử thứ hai.
Ông Bạc bị cáo buộc lạm dụng quyền hành xung quanh vụ giết doanh nhân người Anh Neil Heywood mà thủ phạm chính là vợ của ông – bà Cốc Khai Lai.
Trang Weibo của tòa án này đã đưa lên hình ảnh video cùng với lời khai viết tay của bà Cốc Khai Lai, người bị kết tội giết người hồi năm ngoái.
Theo đó bà Cốc nói rằng bà cảm thấy Neil Heywood, nạn nhân bị bà sát hại, là mối đe dọa đối với con trai bà Bạc Qua Qua.
“Vào nửa cuối năm 2011, Qua Qua nối điện thoại truyền hình với tôi qua Ipad của nó. Nó nói rằng Neil Heywood đang đe dọa nó,” bà nói và cho biết những email qua lại sau đó giữa Bạc Qua Qua và Heywood làm cho bà cảm thấy lo sợ.
“Sau cuộc gọi đó tôi đã hết sức lo lắng và điều này đã dẫn đến vụ việc hôm 15/11 (ngày Neil Heywood bị sát hại).”
Bản lời khai viết tay của Patrick Devillers, một kiến trúc sư người Pháp, cho biết mâu thuẫn giữa Cốc Khai Lai và Neil Heywood về một thỏa thuận tài chính xung quanh một căn biệt thự ở Pháp vốn đang là tâm điểm của cáo buộc ông Bạc nhận hối lộ.
Hôm qua 22/8 Tòa được nghe lời khai rằng căn biệt thự này là do Từ Minh, một trong hai nhân vật chính trong cáo buộc hối lộ Bạc Hy Lai, chi trả.
Trong đoạn video lời khai, bà Cốc xác nhận rằng Từ Minh chi trả các thứ cho bà và Bạc Qua Qua.
“Khi chúng tôi cần mua vé máy bay, chúng tôi biết rằng hãy hỏi Từ Minh,” bà khai.
Trong một tuyên bố gửi tới tờ New York Times của Mỹ sau ngày xét xử đầu tiên, Lý Vọng Tri, con trai cả của Bạc Hy Lai với người vợ đầu Lý Đan Vũ vốn theo họ mẹ, nói rằng ông tự hào về cha mình và cảm ơn chính quyền đã cho phép ông Bạc ‘được nói suy nghĩ thật sự của mình’.
“Tôi hy vọng rằng cha tôi sẽ tiếp tục tôn trọng pháp luật và rằng luật pháp cũng phải tôn trọng sự thật để để lại cho nhân dân, để lại cho lịch sử và để lại cho con trai ông một lời giải thích,” ông viết.
Các nhà phân tích cho rằng mục đích của phiên tòa này là loại trừ một chính trị gia được nhiều người ủng hộ đồng thời cũng là xét xử tội trạng hình sự.
Nhiều người dự đoán rằng ông Bạc sẽ bị tuyên có tội.
“Phiên tòa xét xử một người quan trọng như Bạc Hy Lai không phải là chuyện để cho các thẩm phán quyết định. Bản án phải được Thường vụ Bộ Chính trị nhất trí sau những cuộc bàn luận căng thẳng.”
Trong ngày xét xử đầu tiên, ông Bạc đã phản bác cáo trạng rằng ông ăn hối lộ số tiền khoảng 3.56 triệu Mỹ kim. Trong số những người đưa hối lộ có hai doanh nhân ở Đại Liên – nơi ông Bạc từng làm chủ tịch – là Từ Minh và Đường Tiêu Lâm.
Bị cáo Bạc Hy Lai đã dùng những lời lẽ rất nặng nề khi ông gọi Đường Tiêu Lâm là ‘chó điên’, kẻ ‘bán rẻ linh hồn’ để được giảm án. Ông đã bị quan tòa nhắc nhở.
Ông cũng bác bỏ đã nhận tiền của Từ Minh. Người này cũng đã biến mất cùng thời điểm với việc ông Bạc bị bắt giam.
Bạc nói rằng ông ‘không biết gì hết’ về căn biệt thự mà vợ ông sở hữu ở Nice miền nam nước Pháp hay về việc Từ Minh tài trợ chi phí ăn học cho Bạc Qua Qua, con trai ông, ở nước ngoài.
Từ Minh hiện đang bị giam, còn Đường Tiêu Lâm ở đâu thì không ai biết.
Còn về cáo buộc tham nhũng, theo cáo trạng, ông Bạc đã biển thủ công quỹ hồi năm 2002.
“Khi còn là chủ tịch tỉnh Liêu Ninh, Bạc đã lợi dụng chức vụ để âm mưu với những người khác biển thủ 5 triệu nhân dân tệ từ công quỹ của Đại Liên,” cáo trạng viết.
Ông Vương đã bỏ chạy vào Lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô hồi tháng Hai năm ngoái và đưa vụ việc ra ánh sáng.
Từ Bắc Kinh, phóng viên Celia Hatton của BBC nhận định:
“Ngày xét xử đầu tiên đã đem đến những diễn biến bất ngờ. Ông Bạc đã chống cự quyết liệt các cáo buộc nhằm vào ông.
“Nhiều người ở Trung Quốc đang chờ xem liệu ngày thứ hai của phiên tòa có xem xét một tội danh còn hấp dẫn hơn nhiều: lạm dụng quyền lực.
“Các quan chức phụ trách phiên tòa đã hết sức vất vả để chứng minh ông Bạc được xét xử một cách công bằng. Tuy nhiên khi đụng đến cáo trạng lộng quyền, liệu các công tố viên có thể tiết lộ bao nhiêu những chuyện nội tình của Đảng Cộng sản?”
(BBC)
Tòa án ở Tế Nam, tỉnh Sơn Đông, nói phiên xử còn tiếp tục vào hôm thứ Bảy 24/8.
Cựu bí thư Thành ủy Trùng Khánh đã phủ nhận ăn tiền hối lộ trong ngày xử thứ hai.
Ông Bạc bị cáo buộc lạm dụng quyền hành xung quanh vụ giết doanh nhân người Anh Neil Heywood mà thủ phạm chính là vợ của ông – bà Cốc Khai Lai.
Video và lời khai viết tay
Bạc Hy Lai đã bác bỏ lời khai của vợ tại tòa và nói rằng sức khỏe của bà không ổn định và bị ép cung, theo tường thuật trên tài khoản mạng xã hội của Tòa án trung cấp Tế Nam, nơi ông đang được xét xử.Trang Weibo của tòa án này đã đưa lên hình ảnh video cùng với lời khai viết tay của bà Cốc Khai Lai, người bị kết tội giết người hồi năm ngoái.
Theo đó bà Cốc nói rằng bà cảm thấy Neil Heywood, nạn nhân bị bà sát hại, là mối đe dọa đối với con trai bà Bạc Qua Qua.
"Khi chúng tôi cần mua vé máy bay, chúng tôi biết rằng hãy hỏi Từ Minh."Bà cũng cho biết đã nhận quà cáp của ông Từ Minh, một doanh nhân ở Đại Liên.
Lời khai của Cốc Khai Lai
“Vào nửa cuối năm 2011, Qua Qua nối điện thoại truyền hình với tôi qua Ipad của nó. Nó nói rằng Neil Heywood đang đe dọa nó,” bà nói và cho biết những email qua lại sau đó giữa Bạc Qua Qua và Heywood làm cho bà cảm thấy lo sợ.
“Sau cuộc gọi đó tôi đã hết sức lo lắng và điều này đã dẫn đến vụ việc hôm 15/11 (ngày Neil Heywood bị sát hại).”
Bản lời khai viết tay của Patrick Devillers, một kiến trúc sư người Pháp, cho biết mâu thuẫn giữa Cốc Khai Lai và Neil Heywood về một thỏa thuận tài chính xung quanh một căn biệt thự ở Pháp vốn đang là tâm điểm của cáo buộc ông Bạc nhận hối lộ.
Hôm qua 22/8 Tòa được nghe lời khai rằng căn biệt thự này là do Từ Minh, một trong hai nhân vật chính trong cáo buộc hối lộ Bạc Hy Lai, chi trả.
Trong đoạn video lời khai, bà Cốc xác nhận rằng Từ Minh chi trả các thứ cho bà và Bạc Qua Qua.
“Khi chúng tôi cần mua vé máy bay, chúng tôi biết rằng hãy hỏi Từ Minh,” bà khai.
'Điên và nói dối'
Tuy nhiên, phản ứng trước lời khai của vợ, ông Bạc được cho là đã nói: “Có bao nhiêu sự đáng tin trong lời khai của Cốc Khai Lai và bản viết tay của bà ấy? Cốc Khai Lai đã thay đổi và bà ấy đã bị điên và nói dối luôn luôn.”"Có bao nhiêu sự đáng tin trong lời khai của Cốc Khai Lai và bản viết tay của bà ấy? Cốc Khai Lai đã thay đổi và bà ấy đã bị điên và nói dối luôn luôn."Theo phóng viên BBC Celia Hatton hiện đang ở Bắc Kinh thì những gì đã xảy ra tại tòa trong hôm thứ Năm ngày 22/8 có thể là ‘một kịch bản sân khấu được viết rất chặt chẽ’ hoặc cũng có thể là ‘một màn đấu pháp lý bất ngờ và sôi động’.
Bạc Hy Lai
Trong một tuyên bố gửi tới tờ New York Times của Mỹ sau ngày xét xử đầu tiên, Lý Vọng Tri, con trai cả của Bạc Hy Lai với người vợ đầu Lý Đan Vũ vốn theo họ mẹ, nói rằng ông tự hào về cha mình và cảm ơn chính quyền đã cho phép ông Bạc ‘được nói suy nghĩ thật sự của mình’.
“Tôi hy vọng rằng cha tôi sẽ tiếp tục tôn trọng pháp luật và rằng luật pháp cũng phải tôn trọng sự thật để để lại cho nhân dân, để lại cho lịch sử và để lại cho con trai ông một lời giải thích,” ông viết.
Các nhà phân tích cho rằng mục đích của phiên tòa này là loại trừ một chính trị gia được nhiều người ủng hộ đồng thời cũng là xét xử tội trạng hình sự.
Nhiều người dự đoán rằng ông Bạc sẽ bị tuyên có tội.
Bản án có sẵn?
“Thật khó tưởng tượng được rằng bản án đã không được quyết định từ trước,” ông Steve Tsang, giáo sư nghiên cứu về Trung Quốc tại Đại học Nottingham, nhận định.“Phiên tòa xét xử một người quan trọng như Bạc Hy Lai không phải là chuyện để cho các thẩm phán quyết định. Bản án phải được Thường vụ Bộ Chính trị nhất trí sau những cuộc bàn luận căng thẳng.”
Trong ngày xét xử đầu tiên, ông Bạc đã phản bác cáo trạng rằng ông ăn hối lộ số tiền khoảng 3.56 triệu Mỹ kim. Trong số những người đưa hối lộ có hai doanh nhân ở Đại Liên – nơi ông Bạc từng làm chủ tịch – là Từ Minh và Đường Tiêu Lâm.
"Phiên tòa xét xử một người quan trọng như Bạc Hy Lai không phải là chuyện để cho các thẩm phán quyết định. Bản án phải được Thường vụ Bộ Chính trị nhất trí sau những cuộc bàn luận căng thẳng."Ông nói rằng ông bị ép buộc phải nhận tội ăn hối lộ của ông Đường trong quá trình thẩm vấn.
Steve Tsang, giáo sư nghiên cứu về Trung Quốc tại Đại học Nottingham
Bị cáo Bạc Hy Lai đã dùng những lời lẽ rất nặng nề khi ông gọi Đường Tiêu Lâm là ‘chó điên’, kẻ ‘bán rẻ linh hồn’ để được giảm án. Ông đã bị quan tòa nhắc nhở.
Ông cũng bác bỏ đã nhận tiền của Từ Minh. Người này cũng đã biến mất cùng thời điểm với việc ông Bạc bị bắt giam.
Bạc nói rằng ông ‘không biết gì hết’ về căn biệt thự mà vợ ông sở hữu ở Nice miền nam nước Pháp hay về việc Từ Minh tài trợ chi phí ăn học cho Bạc Qua Qua, con trai ông, ở nước ngoài.
Từ Minh hiện đang bị giam, còn Đường Tiêu Lâm ở đâu thì không ai biết.
'Biển thủ công quỹ'
Buổi sáng ngày xét xử thứ hai sẽ tiếp tục tập trung vào cáo buộc nhận hối lộ.Còn về cáo buộc tham nhũng, theo cáo trạng, ông Bạc đã biển thủ công quỹ hồi năm 2002.
“Khi còn là chủ tịch tỉnh Liêu Ninh, Bạc đã lợi dụng chức vụ để âm mưu với những người khác biển thủ 5 triệu nhân dân tệ từ công quỹ của Đại Liên,” cáo trạng viết.
"Các quan chức phụ trách phiên tòa đã hết sức vất vả để chứng minh ông Bạc được xét xử một cách công bằng. Tuy nhiên khi đụng đến cáo trạng lộng quyền, liệu các công tố viên có thể tiết lộ bao nhiêu những chuyện nội tình của Đảng Cộng sản?"Cáo buộc lạm quyền của ông Bạc là về vai trò của ông trong vụ vợ ông sát hại ông Heywood và cách ông xử sự với Vương Lập Quân, cựu giám đốc công an Trùng Khánh hiện đang ngồi tù.
Phóng viên BBC Celia Hatton
Ông Vương đã bỏ chạy vào Lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô hồi tháng Hai năm ngoái và đưa vụ việc ra ánh sáng.
Từ Bắc Kinh, phóng viên Celia Hatton của BBC nhận định:
“Ngày xét xử đầu tiên đã đem đến những diễn biến bất ngờ. Ông Bạc đã chống cự quyết liệt các cáo buộc nhằm vào ông.
“Nhiều người ở Trung Quốc đang chờ xem liệu ngày thứ hai của phiên tòa có xem xét một tội danh còn hấp dẫn hơn nhiều: lạm dụng quyền lực.
“Các quan chức phụ trách phiên tòa đã hết sức vất vả để chứng minh ông Bạc được xét xử một cách công bằng. Tuy nhiên khi đụng đến cáo trạng lộng quyền, liệu các công tố viên có thể tiết lộ bao nhiêu những chuyện nội tình của Đảng Cộng sản?”
(BBC)
Phiên tòa Bạc Hi Lai và thế tiến thoái lưỡng nan của ban lãnh đạo mới
Vụ bê bối chính trị lớn nhất Trung Quốc hơn 30 năm qua tuy kết thúc nhưng các rạn nứt không dễ hàn gắn.
Một ngôi sao chính
trị một thời. Một bà vợ giết người. Một nỗ lực che giấu sự thật. Một
giám đốc sở cảnh sát Trùng Khánh chạy vào lãnh sự quán nước ngoài. Một
cậu con trai chơi bời trác táng. Một biệt thự bí mật tại Pháp. Một quan
chức cấp cao nhận hối lộ. Các tài khoản ở nước ngoài. Và đằng sau đó là
cuộc đấu tranh quyền lực và tư tưởng... Đó là những gì dư luận biết đến
từ vụ xét xử Bạc Hi Lai.
Ca phẫu thuật đau đớn
Vụ xét xử Bạc Hi
Lai tạo ra tình thế tiến thoái lưỡng nan cho ban lãnh đạo mới ở Bắc
Kinh: Mục tiêu là giương cao ngọn cờ chống hối lộ nhưng lại không tránh
khỏi phơi bày một phần sự tha hóa đạo đức của một bộ phận không nhỏ cán
bộ có chức có quyền ở Trung Quốc và tình trạng hối lộ lan tràn. Nhưng có
lẽ, đối với ban lãnh đạo mới muốn tạo dựng hình ảnh mới, đây có thể là
một ca phẫu thuật đau đớn không tránh khỏi.
Bạc Hi Lai tại phiên tòa |
Dư luận Trung Quốc
và nước ngoài quan tâm đến việc xét xử vụ án này trong bối cảnh tại
Trung Quốc đang diễn ra những cuộc tranh luận gay gắt về phương hướng
chính trị của đất nước cũng như cách thức chống tham nhũng của ban lãnh
đạo mới.
Ít ngày trước phiên
tòa xét xử cựu Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương đảng Cộng
sản Trung Quốc kiêm Bí thư Thành ủy Trùng Khánh Bạc Hi Lai, ông Tập Cận
Bình, Chủ tịch nước kiêm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã kêu
gọi các quan chức phụ trách công tác tuyên truyền của nước này đưa ra
một thông điệp đoàn kết tới các cán bộ cốt cán và dân chúng. Lời kêu gọi
được đưa ra trong một bài phát biểu tại một hội nghị toàn quốc về công
tác tư tưởng và tuyên truyền được tổ chức ở Bắc Kinh trong hai ngày
19-20/8.
Trong những tháng
gần đây, các nhà cải cách đã bị vướng vào một cuộc tranh luận với những
người thuộc cánh tả về chủ nghĩa hợp hiến – đòi hỏi quyền lực được kiểm
soát bởi những luật pháp.
Theo Tân Hoa Xã,
ông Tập Cận Bình đã nói rằng cần phải có những nỗ lực lớn hơn nhằm giúp
các cán bộ và người dân nhận thức rõ ranh giới giữa cái đúng và cái sai.
Các đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc nên giữ vững niềm tin của họ vào
chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa Cộng sản. Tư tưởng là “một vấn đề hết sức
quan trọng đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc”.
Ông Tập Cận Bình
nêu rõ: “Trung Quốc đang phải đối mặt với những thách thức chưa từng có,
các cơ quan tuyên truyền nên củng cố và tăng cường truyền bá tư tưởng
và ý kiến chính thống… để khuấy động toàn thể xã hội đoàn kết và làm
việc cùng nhau”.
Ông cũng kêu gọi nỗ lực để gia tăng “quyền lực mềm” của Trung Quốc ở nước ngoài.
Giáo sư Vương Ngọc
Khải thuộc Học viện Hành chính Quốc gia Trung Quốc phát biểu với Tân Hoa
Xã: “Có một cuộc khủng hoảng lòng tin trong xã hội. Sự cải thiện trong
công tác tuyên truyền và tư tưởng sẽ giúp xây dựng sự đồng thuận và bảo
vệ sự ổn định xã hội”.
Dư
luận Trung Quốc và quốc tế quan tâm đến ba vấn đề chính đối với vụ Bạc
Hi Lai: tình trạng sức khỏe và tinh thần của ông Bạc, ai sẽ ra làm chứng
trong vụ xử này, bản án nào dành cho ông Bạc.
Tìm kiếm một kịch bản lưỡng toàn
Các cáo trạng
khoanh về không gian và thời gian: Các cáo buộc tham nhũng tiêu điểm vào
thời kỳ ông Bạc Hi Lai làm Thị trưởng và Bí thư thành ủy thành phố Đại
Liên; còn lạm dụng quyền lực là khi làm Bí thư thành ủy Trùng Khánh.
Khác với các vụ án
tham nhũng cấp cao trước đây, vụ Bạc Hi Lai liên quan đến cuộc đấu tranh
nội bộ về con đường phát triển của Trung Quốc và việc khắc phục những
mâu thuẫn xã hội, bất bình đẳng giàu nghèo đang mở rộng. Ông Bạc là một
nhân vật thuộc một thế hệ lãnh đạo “con ông cháu cha” của Trung Quốc,
tiến thân trong thời kỳ Trung Quốc diễn ra cuộc đại nhảy vọt về kinh tế.
Quyền lực và lợi ích kinh tế rất to lớn dồi dào. Ông Bạc tuy tham nhũng
nhưng chưa hẳn là tham nhũng lớn nhất. Là Bí thư thành ủy Trùng Khánh,
Bạc Hi Lai khởi xướng một chiến dịch “Đỏ” nhằm thúc đẩy sự hoài niệm về
tư tưởng của Mao Trạch Đông để tập hợp lực lượng cánh tả mới ở Trung
Quốc.
Lực lượng cảnh sát được huy động bảo vệ vòng trong vòng ngoài phiên tòa xét xử Bạc Hi Lai ngày 22/8 |
Tình hình đó buộc
giới lãnh đạo phải “đi trên dây” với một phán quyết cân bằng. Các chứng
cứ được lựa chọn đưa ra trước tòa ở mức vừa phải: Không quá cao để phơi
bày những vấn đề nội bộ đầy bất cập; không quá thấp để đủ để kết tội ông
Bạc. Ông Bạc có thể thoát tội chết những cũng khó thoát tội sống, có
thể bị kết án tới 20 năm tù.
Phiên tòa dự kiến
kéo dài trong 2 ngày, được dàn dựng rất công phu. Bạc Hy Lai là người
cao lớn; chính quyền đã phải chọn hai trung tá công an cao to hơn (đến 2
mét) để làm cho hình ảnh Bạc Hy Lai trở nên nhỏ bé.
Phiên tòa xử ông
Bạc Hy Lai được xem là một chương mới của vụ bê bối chính trị lớn nhất
Trung Quốc hơn 30 năm qua. Tuy nhiên, màn tự bào chữa quyết liệt cùng
với việc Bạc Qua Qua (con trai) bị nêu tên cho thấy dấu hiệu “kịch bản”
bị chệch hướng.
Diễn biến phiên tòa
được trang mạng Weibo chính thức của Tòa án Tế Nam cập nhật, kể cả
“truyền hình trực tiếp” cũng chỉ là chiếu lại trang Weibo trên. Phán
quyết có thể được đưa ra vào đầu tháng 9.
Dù vụ án kết thúc nhưng hậu quả của nó vẫn còn dai dẳng với những vết nhơ và rạn nứt không dễ hàn gắn./.
Nguyễn Nguyên
(Toquoc)
(Toquoc)
Nails Việt toàn nước Anh đang lo lắng
Nghề sơn sửa móng tay. Ảnh minh họa
Suốt một tuần qua dồn dập nhiều sự kiện diễn ra trên khắp nước Anh khiến
người Việt đang làm việc trong ngành nails lo lắng và bàn tán. Một loạt
các tờ báo lớn của Anh tập trung mô tả các tiệm nails của người Việt
khai thác nhân viên như nô lệ, thậm chí có người bị ép bán dâm. Các bài
báo này đồng loạt xuất hiện trong chiến dịch của bộ Nội vụ Anh siết chặt
kiểm soát dân nhập cư trái phép.
Mới thứ Tư vừa rồi cảnh sát và biên phòng đã ập vào hai shop làm móng tay của người Việt ở Glasgow để kiểm tra giấy tờ và xử lý những người Việt được thuê mướn trái pháp luật hoặc nhập cư trái phép vào nước Anh. Đó chỉ là một trong số những hoạt động của bộ Nội vụ trên khắp nước Anh để siết chặt việc quản lý người nhập cư. Trước đó họ đã chuẩn bị tâm lý cho dư luận của người dân Anh bằng việc thuê xe ô tô kéo biển quảng cáo đi khắp các ngả đường cảnh báo những người vượt biên vào nước Anh đi làm lậu, cần phải tự nguyện hồi hương, nếu không sẽ bị bắt giữ. Và nghiêm trọng hơn, là mới gần đây một loạt các tờ báo lớn của Anh tập trung mô tả các tiệm nails của người Việt là khai thác nhân viên như nô lệ, thậm chí có người bị ép bán dâm.
Các bài báo khác nhau đã được nhiều tờ báo ở Việt Nam dịch lại và đưa lên mạng, được những người Việt không biết tiếng Anh ở bên này đọc và truyền tai nhau, tạo ra một làn sóng hoang mang trong ngành nails của người Việt ở nước Anh này. Trong lúc có tổ chức kêu gọi mọi người cùng họp bàn và chấn chỉnh những gì sai phạm, thì có nhóm kêu gọi blogger trên facebook viết bài đáp trả trên báo Anh hoặc gửi email công kích các nhà báo đã viết ra các bài báo đó, và thậm chí cả đến tòa soạn để ném trứng và cà chua.
Buôn nô lệ và nạn lao động bất hợp pháp
Trước hết, điểm qua nội dung ban đầu trên các tờ báo, thì có thể gói gọn lại câu chuyện trong hàng tít dài mà tờ Daily Mail chạy hôm Chủ Nhật vừa rồi: "Mua bán nô lệ ở các tiệm móng tay của Anh - Các nạn nhân của buôn người từ Việt Nam bị khai thác trong các salon làm đẹp và buộc bán dâm như thế nào". Phóng viên Rebecca Seales nói có khoảng 30.000 tiệm nails trên khắp nước Anh, rồi thuật lại lời khai trước tòa của một người đàn ông 28 tuổi bị buộc phải làm việc trong một tiệm nails để trả nợ số tiền 23.000 bảng lúc sang đây, sau 7 năm đã trốn thoát được và nay làm nhân chứng để cảnh sát buộc tội người chủ tiệm, và tòa xử 11 năm tù.
Cùng đề tài này trên báo Sunday Times còn có ý kiến của hai hiệp hội ngành nails ở Anh ước tính có khoảng 100.000 người Việt đang làm trong ngành này, trong khi con số người sinh ra ở Việt Nam hiện có giấy tờ chính thức để sống ở Anh chỉ là 29.000 người, cho thấy một số lượng lớn thợ nails người Việt trong các tiệm là không có giấy tờ. Phóng viên George Arbuthnott đã dành nhiều thời gian để làm một phóng sự điều tra có tựa đề là "Phơi bày xì-căng-đan nô lệ trong các tiệm nails". Tác giả nêu ra con số là trong tổng cộng 100 tiệm nails bị kiểm tra trên toàn nước Anh thì có 150 di dân bất hợp pháp, và lấy ý kiến của giới chuyên gia đánh giá con số người Việt bị buôn người đem vào Anh là còn nhiều hơn tỷ lệ đó. Bài báo trích lời nghị sĩ quốc hội Peter Bone mô tả qui mô của mạng lưới buôn người là kinh khủng và ẩn hoàn toàn. Phóng viên Cherry Wilson trên tờ The Sun chạy hàng tít rằng các cô gái làm việc trong tiệm nails bị ép bán dâm.
Các bài báo trên tờ Guardian thì thận trọng hơn khi nói đến con số người bất hợp pháp, nhưng lại nhắc nhở khách hàng người Anh về nguy cơ tiệm nails của họ khai thác lao động nhập cư rẻ tiền bất hợp pháp, điều đó có thể còn gây hại nhiều hơn cho ngành nails Việt ở Anh vì mất khách. Ngoài ra cũng cần thấy rằng các bài báo này đồng loạt xuất hiện trong chiến dịch của bộ nội vụ Anh siết chặt kiểm soát dân nhập cư trái phép. Không chỉ trong tiệm nails mà liên tục có nhiều người Việt bị cảnh sát kiểm tra giấy tờ ngay trên đường ở các khu có đông người Việt sống.
Các bài báo gây chấn động giới nhập cư gốc Việt
Có thể thấy các bài báo đã làm chấn động cộng đồng người Việt ở Anh, mà một nửa là những người nhập cư sau này, trong đó có rất nhiều người đang chờ được hợp pháp hóa giấy tờ, hoặc thậm chí hoàn toàn bất hợp pháp, được gọi là "người rơm". Phần thì lo sợ trước chiến dịch kiểm tra, phần thì bị nêu đích danh trên báo chí cả ở nước Anh lẫn ở Việt Nam, cho nên tất cả đều hoang mang và ngả nghiêng theo nhiều luồng ý kiến khác nhau.
Trong những ngày đầu tuần trang mạng ViệtHome.co.uk giới thiệu một nhân viên người Trung Quốc chuyên tiếp thị cho một loại sản phẩm sơn nói rằng sẽ giúp viết bài lên một tờ báo nhỏ trong ngành để phản bác, kèm theo là một số ý kiến vận động gửi thư phản đối báo Anh, nhưng hiện không còn nhiều người tham gia tranh luận trên trang mạng Việt Voice do cô Trung Quốc nọ lập ra nữa.
Một tờ báo khác của người Việt ở Anh là trang mạng NetViệt.co.uk thì nhìn vấn đề có chiều sâu hơn. Tổng biên tập Lê Kiên bên cạnh các bài dịch và tổng hợp từ các nguồn tin khác nhau, còn có thêm tin chi tiết từ chính phiên tòa đã được báo chí nhắc tới, và đặc biệt là các bài xã luận do chính anh viết.
Cơ hội để người Việt ở Anh nhìn lại chính mình
Nếu nhìn về lợi ích chung của cộng đồng người Việt ở Anh thì cú sốc từ các bài báo vừa rồi có lẽ đã tác động tích cực khiến người Việt ở Anh phải nhìn lại bản thân và những người mới nhập cư nhận thức rõ hơn về quyền lợi và trách nhiệm của mình trong một xã hội văn minh dân chủ. Rất nhiều người từ các làng quê nghèo ở miền bắc Việt Nam, đặc biệt là Hải Phòng và Nghệ Tĩnh, xem nước Anh là cứu cánh kinh tế, sang đây hàng chục năm vẫn cứ ăn bám vào hệ thống an sinh xã hội và trợ cấp nhà cửa, trong khi đang kinh doanh kiếm được rất nhiều tiền, hay làm giàu bất chính bằng nghề trồng ma túy, tạo ra hình ảnh xấu khiến người dân Anh khó chịu, đặc biệt là trong tình hình kinh tế khó khăn và những người đi làm phải đóng thuế rất cao. Điều đó cũng đang tạo ra sự phân chia ngày càng rõ giữa những người Việt Nam đã có quốc tịch Anh và những "người rơm" Việt Nam vượt biên vào đảo quốc này.
Lê Hải (RFI)
Mới thứ Tư vừa rồi cảnh sát và biên phòng đã ập vào hai shop làm móng tay của người Việt ở Glasgow để kiểm tra giấy tờ và xử lý những người Việt được thuê mướn trái pháp luật hoặc nhập cư trái phép vào nước Anh. Đó chỉ là một trong số những hoạt động của bộ Nội vụ trên khắp nước Anh để siết chặt việc quản lý người nhập cư. Trước đó họ đã chuẩn bị tâm lý cho dư luận của người dân Anh bằng việc thuê xe ô tô kéo biển quảng cáo đi khắp các ngả đường cảnh báo những người vượt biên vào nước Anh đi làm lậu, cần phải tự nguyện hồi hương, nếu không sẽ bị bắt giữ. Và nghiêm trọng hơn, là mới gần đây một loạt các tờ báo lớn của Anh tập trung mô tả các tiệm nails của người Việt là khai thác nhân viên như nô lệ, thậm chí có người bị ép bán dâm.
Các bài báo khác nhau đã được nhiều tờ báo ở Việt Nam dịch lại và đưa lên mạng, được những người Việt không biết tiếng Anh ở bên này đọc và truyền tai nhau, tạo ra một làn sóng hoang mang trong ngành nails của người Việt ở nước Anh này. Trong lúc có tổ chức kêu gọi mọi người cùng họp bàn và chấn chỉnh những gì sai phạm, thì có nhóm kêu gọi blogger trên facebook viết bài đáp trả trên báo Anh hoặc gửi email công kích các nhà báo đã viết ra các bài báo đó, và thậm chí cả đến tòa soạn để ném trứng và cà chua.
Buôn nô lệ và nạn lao động bất hợp pháp
Trước hết, điểm qua nội dung ban đầu trên các tờ báo, thì có thể gói gọn lại câu chuyện trong hàng tít dài mà tờ Daily Mail chạy hôm Chủ Nhật vừa rồi: "Mua bán nô lệ ở các tiệm móng tay của Anh - Các nạn nhân của buôn người từ Việt Nam bị khai thác trong các salon làm đẹp và buộc bán dâm như thế nào". Phóng viên Rebecca Seales nói có khoảng 30.000 tiệm nails trên khắp nước Anh, rồi thuật lại lời khai trước tòa của một người đàn ông 28 tuổi bị buộc phải làm việc trong một tiệm nails để trả nợ số tiền 23.000 bảng lúc sang đây, sau 7 năm đã trốn thoát được và nay làm nhân chứng để cảnh sát buộc tội người chủ tiệm, và tòa xử 11 năm tù.
Cùng đề tài này trên báo Sunday Times còn có ý kiến của hai hiệp hội ngành nails ở Anh ước tính có khoảng 100.000 người Việt đang làm trong ngành này, trong khi con số người sinh ra ở Việt Nam hiện có giấy tờ chính thức để sống ở Anh chỉ là 29.000 người, cho thấy một số lượng lớn thợ nails người Việt trong các tiệm là không có giấy tờ. Phóng viên George Arbuthnott đã dành nhiều thời gian để làm một phóng sự điều tra có tựa đề là "Phơi bày xì-căng-đan nô lệ trong các tiệm nails". Tác giả nêu ra con số là trong tổng cộng 100 tiệm nails bị kiểm tra trên toàn nước Anh thì có 150 di dân bất hợp pháp, và lấy ý kiến của giới chuyên gia đánh giá con số người Việt bị buôn người đem vào Anh là còn nhiều hơn tỷ lệ đó. Bài báo trích lời nghị sĩ quốc hội Peter Bone mô tả qui mô của mạng lưới buôn người là kinh khủng và ẩn hoàn toàn. Phóng viên Cherry Wilson trên tờ The Sun chạy hàng tít rằng các cô gái làm việc trong tiệm nails bị ép bán dâm.
Các bài báo trên tờ Guardian thì thận trọng hơn khi nói đến con số người bất hợp pháp, nhưng lại nhắc nhở khách hàng người Anh về nguy cơ tiệm nails của họ khai thác lao động nhập cư rẻ tiền bất hợp pháp, điều đó có thể còn gây hại nhiều hơn cho ngành nails Việt ở Anh vì mất khách. Ngoài ra cũng cần thấy rằng các bài báo này đồng loạt xuất hiện trong chiến dịch của bộ nội vụ Anh siết chặt kiểm soát dân nhập cư trái phép. Không chỉ trong tiệm nails mà liên tục có nhiều người Việt bị cảnh sát kiểm tra giấy tờ ngay trên đường ở các khu có đông người Việt sống.
Các bài báo gây chấn động giới nhập cư gốc Việt
Có thể thấy các bài báo đã làm chấn động cộng đồng người Việt ở Anh, mà một nửa là những người nhập cư sau này, trong đó có rất nhiều người đang chờ được hợp pháp hóa giấy tờ, hoặc thậm chí hoàn toàn bất hợp pháp, được gọi là "người rơm". Phần thì lo sợ trước chiến dịch kiểm tra, phần thì bị nêu đích danh trên báo chí cả ở nước Anh lẫn ở Việt Nam, cho nên tất cả đều hoang mang và ngả nghiêng theo nhiều luồng ý kiến khác nhau.
Trong những ngày đầu tuần trang mạng ViệtHome.co.uk giới thiệu một nhân viên người Trung Quốc chuyên tiếp thị cho một loại sản phẩm sơn nói rằng sẽ giúp viết bài lên một tờ báo nhỏ trong ngành để phản bác, kèm theo là một số ý kiến vận động gửi thư phản đối báo Anh, nhưng hiện không còn nhiều người tham gia tranh luận trên trang mạng Việt Voice do cô Trung Quốc nọ lập ra nữa.
Một tờ báo khác của người Việt ở Anh là trang mạng NetViệt.co.uk thì nhìn vấn đề có chiều sâu hơn. Tổng biên tập Lê Kiên bên cạnh các bài dịch và tổng hợp từ các nguồn tin khác nhau, còn có thêm tin chi tiết từ chính phiên tòa đã được báo chí nhắc tới, và đặc biệt là các bài xã luận do chính anh viết.
Cơ hội để người Việt ở Anh nhìn lại chính mình
Nếu nhìn về lợi ích chung của cộng đồng người Việt ở Anh thì cú sốc từ các bài báo vừa rồi có lẽ đã tác động tích cực khiến người Việt ở Anh phải nhìn lại bản thân và những người mới nhập cư nhận thức rõ hơn về quyền lợi và trách nhiệm của mình trong một xã hội văn minh dân chủ. Rất nhiều người từ các làng quê nghèo ở miền bắc Việt Nam, đặc biệt là Hải Phòng và Nghệ Tĩnh, xem nước Anh là cứu cánh kinh tế, sang đây hàng chục năm vẫn cứ ăn bám vào hệ thống an sinh xã hội và trợ cấp nhà cửa, trong khi đang kinh doanh kiếm được rất nhiều tiền, hay làm giàu bất chính bằng nghề trồng ma túy, tạo ra hình ảnh xấu khiến người dân Anh khó chịu, đặc biệt là trong tình hình kinh tế khó khăn và những người đi làm phải đóng thuế rất cao. Điều đó cũng đang tạo ra sự phân chia ngày càng rõ giữa những người Việt Nam đã có quốc tịch Anh và những "người rơm" Việt Nam vượt biên vào đảo quốc này.
Lê Hải (RFI)
51.000 tỷ đồng giao dịch có dấu hiệu rửa tiền
Ngân hàng Nhà nước cho biết năm 2012 đã phát hiện nhiều "giao dịch đáng ngờ" với tổng số tiền khoảng 51.000 tỷ đồng và đã gửi báo cáo chuyển cơ quan công an, thanh tra chuyên ngành.
Báo cáo Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh ngày 23/8, Ban Chỉ đạo phòng, chống rửa tiền cho biết đã phát hiện nhiều trường hợp có dấu hiệu vi phạm trong năm 2012.
Luật Phòng chống rửa tiền đã được Quốc
hội khóa XIII thông qua. Ngay sau đó, Thủ tướng cũng lập Kế hoạch hành
động quốc gia về chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố vào tháng
10/2012. Gần đây, Ngân hàng Nhà
nước cũng vừa ký kết biên bản ghi nhớ trao đổi thông tin với Văn phòng
chống rửa tiền Thái Lan để chủ động trong việc thu thập, phân tích, xử
lý thông tin.
Ngân Hà
(VnExpress)
(VnExpress)
“Không khởi tố hình sự vụ xe Roll Royce đâm chết 2 người là phạm luật"
Theo Luật sư Nguyễn
Hoàng Tiến, đây là một vụ án hình sự. Bởi vậy, trong vòng 24 giờ xảy ra
vụ án, Cơ quan điều tra cấp huyện nơi xảy ra vụ tai nạn phải ra quyết
định khởi tố vụ án hình sự để tiến hành điều tra. Nếu không, cơ quan này
đã vi phạm quy định Luật Tố tụng hình sự.
Như báo Giáo dục Việt Nam đã đưa tin,
vào khoảng 15h30 ngày 20/8, chiếc siêu xe Rolls – Royce Phantom in hình
rồng mang BKS 38A - 028.88 đang lưu thông trên QL46, khi đến Km35 thuộc
địa phận xã Vân Diên (Nam Đàn, Nghệ An) thì đâm trực diện với xe máy
mang BKS 37F – 7889.
Hiện trường vụ tai nạn. |
Cú va chạm mạnh này đã khiến 2 người
ngồi trên xe máy gồm Đinh Văn Hiệp (SN 1993) và Nguyễn Văn Cường (SN
1985, đều trú xã Vân Diên) tử vong tại chỗ. Chiếc xe máy Dream bị kẹt
vào đầu xe ôtô, và bị hư hỏng nặng. Vụ tai nạn cũng làm cho chiếc ‘siêu
xe’ Rolls - Royce Phantom rồng bị vỡ đèn, hư hỏng nặng phần đầu xe.
Trao đổi với phóng viên báo Giáo Dục
Việt Nam vào ngày 21/8, Luật sư Nguyễn Hoàng Tiến - Uỷ viên Hội đồng
khen thưởng kỷ luật - Đoàn luật sư Hà Nội - Trưởng Văn phòng luật sư Đức
Thịnh cho rằng, vụ tai nạn giữa ôtô và xe máy gây tử vong tại chỗ cho
hai người là rất nghiêm trọng. Vì vậy CQĐT sẽ phải ra quyết định khởi tố
vụ án theo Điều 202 Bộ Luật hình sự để tiến hành điều tra vụ án.
Tuy nhiên, theo các thông tin xác minh được biết thì cho tới thời điểm ngày 22/8, Cơ quan điều tra vẫn chưa ra quyết định khởi tố vụ án hình sự để điều tra. Nói về vấn đề này, LS Tiến cho biết:
“Vụ tai nạn giao thông làm 2 người thiệt
mạng ở Nghệ An là một vụ án hình sự. Về nguyên tắc, trong vòng 24 giờ
xảy ra vụ án, Cơ quan điều tra cấp huyện nơi xảy ra vụ tai nạn phải ra
quyết định khởi tố vụ án hình sự để tiến hành điều tra. Còn việc khởi tố
bị can hay không thì có thể để sau.
Nếu không ra quyết định khởi tố vụ án
hình sự, Cơ quan điều tra phải ra quyết định không khởi tố vụ án hình
sự, trong đó phải giải thích rõ lý do tại sao không khởi tố vụ án hình
sự. Văn bản này phải được Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp chấp thuận.
Ông Trần Xuân Thạch chủ nhân và là người lái chiếc siêu xe gây tai nạn |
Với vất kỳ lý do nào, nếu Cơ quan điều
tra cấp huyện nơi xảy ra vụ tai nạn không không ra quyết định khởi tố vụ
án hình sự và cũng không có văn bản giải thích lý do thì Cơ quan này đã
vi phạm quy định Luật tố tụng hình sự. Trong trường hợp này, Cơ quan
điều tra cấp tỉnh, thậm chí là Bộ Công an có quyền vào cuộc điều tra vụ
án.”
Nói về lý do Cơ quan điều tra chưa ra
quyết định khởi tố vụ án, LS Tiến nhận định: “Có nhiều lý do có thể
khiến Cơ quan điều tra chưa ra quyết định khởi tố vụ án hình sự. Trong
đó, cũng có khả năng lỗi trong vụ tai nạn này hoàn toàn thuộc về 2 nạn
nhân đi xe máy, còn người lái xe ô tô không vi phạm luật nên không cấu
thành tội phạm. Trong vụ án này, dư luận cũng đang đặt ra nhiều câu hỏi
nghi vấn về khả năng lý do cũng là vì người gây ra vụ tai nạn là người
có quyền lực, tiền bạc... nên cơ quan công quyền địa phương còn phải...
xem xét kỹ lưỡng?”
Báo Giáo dục Việt Nam sẽ tiếp tục đưa tin về diễn biến của vụ việc này...
Báo Giáo dục Việt Nam sẽ tiếp tục đưa tin về diễn biến của vụ việc này...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét