Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 24 tháng 8, 2013

Bài viết đáng chú ý: Đảng Dân Chủ và Đảng Xã Hội: Rồi sẽ đi tới đâu ?

Bùi Văn Bồng - Lối sống né tránh, co lại!


Trong vụ tố cáo tiêu cực (nhân bản) xét nghiêm máu để vụ lợi ở bệnh viên huyện Hoài Đức mới đây, lúc đầu có 5 người ký tên đứng ra tố cáo. Mấy hôm sau, hai người đã rút đơn tố cáo là Phạm Thị Oanh và Nguyễn Thị Cường. Lý do được cả hai người đưa ra là do áp lực từ phía gia đình. Đối với chị Oanh, việc ký vào đơn tố cáo không được sự ủng hộ của gia đình nhà ngoại cũng như chồng chị. Thậm chí chị còn bị đánh đập và đuổi ra khỏi nhà vì đã ký vào đơn tố cáo. Còn chị Cương thì do gia đình không đồng ý, ngoài ra hai người con của chị đã phải quỳ xuống van xin chị rút đơn.

Hiện trạng này biểu hiện những nỗi sợ bị tru úm, bị liên lụy, bị trả thù và nhất là sự can thiệp của chính quyền, đoàn thể, công an, có khi xã hội đen, côn đồ. Sự bình yên, an toàn, chắc ăn về môi trường sống và yên bề làm ăn đã dẫn tới lối sống co lại. Sự vô cảm cũng phát sinh từ đó.
Anh bạn tôi ở Đồng Nai kể rằng vợ anh đã đập máy vi tính vì chống thường truy cập đọc tin tức trên mạng. Sau hôm họp dân phố, bà được phổ biến: “Mọi ngươi không được truy cập mạng internet. Ai vị phạm sẽ bị chính quyền xử lý, con bị đuổi học, con cái sẽ bị mất việc làm…”. Bà vợ nghe vậy sợ quá, về khuyên chống đừng mở máy tính. Nhưng ông chồng nói không sao, đừng có nghe mấy ông khu phố, tổ dân phổ không nắm chắc chủ trương, quan trọng hóa vấn đề đến mức cực đoan, quá tả. Hai vợ chồng cự cãi nhau. Bà vợ sợ bị liên lụy, nóng tính đã đập vỡ máy vi tính xách tay. Lối sống co lại còn để tránh đấu tranh, tránh né phê bình, vì “đấu tranh-tránh đâu”, giữ yên cái ghế, chỗ làm và cả quyền lợi cá nhân.
Lối sống co lại là một phản xạ tự nhiên. Một ông Chủ tịch tỉnh ký nhiều quyết định thu hồi đất sai trái, dân khiếu kiện nhiều lần không giải quyết. Vì né tránh ‘tội”, thấy dân là co lại.
Một vị giám đốc bất tài, nhưng vì bỏ tiền mua bằng cấp, mua chức, ai cũng biết. Mỗi làn gặp cán bộ nhân  viên là co lại. Vì họ biét mình còn khuyết điểm nặng hơn họ, chẳng dám nghiêm khắc với ai.
Một vị quan tòa xử nghiêng lệch về phía bị đơn, khiến cho công lý về phía nguyên đơn bị vùi dập, co lại.
Một người đứng đầu cơ quan tham nhũng, thủ đoạn, khi họp chi bộ, họp đảng ủy, co lại.
Một cán bộ sắp đến kỳ lên lương, hoặc trong nguồn bồi dưỡng đào tạo, thấy Bí thư Đảng ủy, Thủ trưởng sai sờ sờ, nhưng vì nghĩ cái lợi trước mắt cho mình, co lại…vv.
Đó là sự co lại của các vị quan chức phạm sai lầm. Họ biết sai chứ không phải là vô tình. Họ cố ý làm sai, chứ không phải là do trình độ năng lực yếu kém, hoặc do thiếu thông tin gì cả. Vì họ tự biết điều đó là vi phạm đạo đức, phẩm chất cán bộ đảng viên, vi phạm pháp luật, nhưng vì tham tiền, vì ôm cái cục cá nhân chủ nghĩa quá to, họ cứ làm. Làm sai, làm liều rồi, khi gặp bối cảnh, tình huống, con người nào đụng đến, hoặc ai đó có khả năng lôi mặt ra, buộc họ phải co lại. Chính họ đã làm mất cái giá trị quý nhất của con người là lòng tự trọng và quyền được sống tự do thoải mái.
Còn người dân và cán bộ nhân viên thấp cổ bé họng cũng sống co lại.
Họ sợ đấu tranh-tránh đâu, nên co lại, không muốn đụng đến chuyện đấu tranh phê bình ai cả. Họ tặc lưỡi: “Thôi, chả dại! Chuyện của cả cơ quan, của làng xóm, của toàn xã hội, đụng đến làm gì? Không khéo chẳng phải dầu cũng phải tai, sinh vạ”.
Một thanh niên đang phấn đấu vào Đảng, thấy các đảng viên làm sai, họp chi đoàn mặc dù được khuyến khích đoàn viên góp ý với đảng viên, nhưng co lại: “Thôi, đụng đến, nó đì, nó trù úm, mất phiếu, vào đảng sao được!”. Tốt nhất là co lại!
Một người dân được chính quyền mời họp, mời góp ý “xây dựng đảng, chính quyền vững mạnh”. Nhưng kinh nghiệm qúa nhiều rồi, các ổng (ông ấy) nói dzậy mà hổng phải dzậy, phê bình các ổng, hôm nào lên xã (phường) xin chứng giấy đi học cho con cháu, nó đì, nó sinh chuyện chậm chạp, rắc rối, thêm bất lợi. kệ nó. Và co lại!
Một người rõ ràng thấy kẻ cắp, định la lên, nhưng bọn trộm giơ nắm đấm dọa, đành im miệng co lại, nhìn mà ngậm tức.
Một người dân được công an mời làm chứng về việc có mặt ở hiện trường cuộc ẩu đả, vụ tai nạn. Nhưng khi nói sự thật thì công an ngăn lại, vì họ muốn bảo vệ cho bên phạm sai lầm, cũng co lại.
Một nhân viên muốn mở trang mạng đọc tham khảo thông tin, nhưng nghĩ đến qy định của Thủ tường cấm cán bộ, nhân viên đọc “mạng lề trái”, cũng co lại: “Mình đọc trang báo “lề phải online” nhưng biết đâu kẻ xấu bụng đi “mét” thủ trưởng là thấy đọc trang mạng cấm, thôi tắt máy, khỏi đọc, sinh phiền”…
Nghĩa là: Từ kẻ quyền cao chức trọng, đến trung gian nịnh thần, rồi cả người dân ai cũng phải nơm nớp, thủ thế, tự giữ cho mình, an phận thủ thường. Ai cũng có ly do để sống co lại cho riêng mình. Xã hội vậy gọi là tự do được à? K.Mác nói: “Hạnh phúc là đấu tranh”. Nhưng ai cũng chỉ quanh quẩn nghĩ rằng: “Im lặng là vàng, đấu tranh-tránh đâu? Hạnh phúc chưa biết sao, nhưng bị trả thù, bị trù úm, bị gây phiền bất an cho cuộc sống là thực tế cứ sờ sờ ra đấy”!
Những vị lãnh đạo đầy quyền lực trong tay, nhưng ngay đến việc nói thẳng sự thật, nêu lên đúng bản chất vấn đề, gọi thẳng tên người sai phạm cũng né tránh: “Đồng chí X”…Rồi khi tiếp xúc cử tri lại biện minh rằng: Chỉ nên cảnh báo, cảnh tỉnh, giáo dục, răn đe, nếu như thi hành kỷ luật, xử lý các vụ tham nhũng mà quyết liệt 'làm mạnh, làm kiên quyết' (người ta) lại dọa ân oán, trả thù...
Người Việt Nam rất dũng cảm chống giặc ngoại xâm từ bao đời nay, làm nên truyền thông anh hùng của dân tộc. Nhưng chỉ quyết liệt, khí phách khi bối cảnh đặt ra giữa cái sống và cái chết, khi “nước đến chân mới nhảy”. Nhưng tầm nhìn xa, bản lĩnh phản vệ, tư duy độc lập, chính kiến rõ ràng và tác phong phản biện xã hội lại bị tâm lý (như là thực dụng, lối sống tiểu nông xa xưa) co lại. Thế nên, cứ lặp di lặp lại: Giành độc lập, lại mất độc lập. Thắng giặc này xong, lại bị giặc khác xâm lăng. Suốt cả mấy nghìn năm rồi, một dân tộc chưa bao giờ hết bóng giặc, một dân tộc quan lại đè cổ dân rất khắc nghiệt. Dù cho thế hệ âm X (-X) trước Công nguyên đến Xo (Ếch không) rồi X1 đến X10…nhiều đời sau nữa cũng chỉ loanh quanh cái vòng nô lệ hết kẻ này đến kẻ khác xâm lược, đô hộ, đè nén, áp bức. Do mình phản ứng chậm trong cuộc sống thường nhật, nghe nói sai, nói bậy, nói sảng rất khó chịu mà không dám phản ứng tức thì, không “huýt sáo” rời ghế cử tọa mà cứ im re ngồi, nghe xong ra ngoài mới bàn luận “vuốt đuôi” rồi ngậm tức dài dài. Con người là sự tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Cuộc sống là sự gắn kết hài hòa, quan hệ tương hỗ 'Tôi và Chúng ta', "mình vì mọi người, mọi người vì mình". Nhưng khi cái 'tôi' quá lớn, quá đậm thì 'chúng ta' sẽ teo khuất, mờ nhạt. Ôi, ai cũng an phận thủ thường, thiếu bản lĩnh sống; ai cũng co lại, cho nên thành miếng đất mỡ màu cho cái xấu, cái ác phình to rồi hại đến chính mình, đến đời con cháu mình!
Bùi Văn Bồng
(Blog Bùi Văn Bồng )

Carlyle A.Thayer: Đánh giá chuyến đi của Chủ tịch Trương Tấn Sang đến Hoa Kỳ – 4

Ông đánh giá thế nào về cuộc gặp gỡ giữa Tổng thống Obama và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ở Nhà Trắng? Ông có tìm thấy một điều gì đó đặc biệt hoặc bất ngờ trong Tuyên bố chung Việt-Mỹ sau cuộc gặp?

Kết quả bất ngờ nhất của cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo Việt Nam và Hoa Kỳ là cách hai bên nói về nhân quyền. Trước cuộc gặp, các quan chức Mỹ nói rằng để quan hệ hai bên tiến triển, phải có tiến bộ về nhân quyền, thậm chí còn gắn vấn đề nhân quyền với Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình dương (TPP). Trong Tuyên bố chung, hai bên cam kết sẽ kết thúc đàm phán về TPP cuối năm nay.Tất nhiên, cam kết này không phải là bắt buộc, nhưng nó là kết quả mà hai bên muốn đạt được. Việt Nam cũng đề cập đến những vấn đề mà người Mỹ quan tâm. Chủ tịch Sang chủ động mang một số giới chức tôn giáo theo mình để nói về tự do tôn giáo trong khi ở Việt Nam, đàn áp chính trị và quyền con người khác khốc liệt hơn đàn áp tôn giáo.

Về phía mình, Việt Nam cam kết sẽ tiếp tục đối thoại, và mời các tổ chức nhân quyền viếng thăm năm tới cũng như hứa sẽ ký Công ước Chống tra tấn. 
Carlyle A. Thayer
Carlyle A. Thayer
Việt Nam và Mỹ còn bất đồng về vấn đề khác. Việt Nam muốn Mỹ hỗ trợ để giải quyết hậu quả chất độc màu da cam và gỡ bom mìn để lại trong chiến tranh trong khi Tổng thổng Obama không đưa ra một cam kết nào để tăng khoản viện trợ cho hai vấn đề đó. Chủ tịch Sang nói nước Mỹ nên tiến hành điều tra môi trường ở căn cứ quân sự Biên Hòa. Cho tới nay, Mỹ mới tiến hành khắc phục ô nhiễm ở sân bay Đà Nẵng.

Thứ hai, tôi nhận thấy hợp tác an ninh và quân sự Việt-Mỹ được nhấn mạnh hơn ở cuộc họp báo so với ở Tuyên bố chung. Tuyên bố chung nhắc lại việc hợp tác đã có. Đối thoại cấp cao sẽ tiếp tục mà không có thay đổi gì lớn.

Tôi nhận thấy một việc quan trọng là thỏa thuận hợp tác giữa hai công ty Hoa Kỳ, Exxon Mobile và Murphy Oil, và PetroVietnam ở biển Đông. Điều này thể hiện lập trường của Mỹ về “thương mại hợp pháp không bị cản trở”. Nó cũng là một sự bảo đảm cho phía Việt Nam là các công ty Hoa Kỳ sẽ tiếp tục thăm dò và khai thác khí ở biển Đông mặc cho sự phản đối từ phía Trung Quốc. Nói ngắn gọn, sự hợp tác về dầu khí nhắc đến trong Tuyên bố chung là một hình thức ở cấp độ thấp chống lại sự hiếu chiến của Trung Cộng ở biển Đông.

Mỹ và Việt Nam đồng ý kết thúc đàm phán về TPP cuối năm nay, và hai nước cũng đồng ý thiết lập các cơ chế đối thoại chính trị cấp bộ trưởng. Obama hứa sẽ thu xếp thăm Việt Nam trước khi nhiệm kỳ 2 của ông kết thúc.

Bốn là, dường như không bên nào chuẩn bị cho việc ký kết đối tác chiến lược ở gian đoạn này. Hai vị nguyên thủ đã đặt nền móng cho việc nâng cấp quan hệ song phương, song trong thời điểm này, cả hai đều lựa chọn đối tác toàn diện, một hình thức quan hệ ở mức thấp hơn. Mối quan hệ này thiếu hai yếu tố so với các đối tác chiến lược mà Việt Nam đã ký kết với các nước khác: Cơ chế phối hợp chung cấp cao và Kế hoạch hành động cho nhiều năm. Thông cáo chung gần như là khẳng định lại các cơ chế hợp tác hiện hành và hứa hẹn sẽ xây dựng một số cơ chế hợp tác mới trong 9 lĩnh vực.

Trong khi hai nhà lãnh đạo không nói gì đặc biệt về biển Đông trong cuộc hội đàm thì Chủ tịch Sang lại có những phát biểu thẳng thắn và bất ngờ trong bài nói chuyện tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Mỹ (CSIS). Ông đã coi những yêu sách của Trung Quốc ở biển Đông là không có cơ sở, thiếu tính pháp lý và thực tiễn.

Chuyến viếng thăm của Chủ tịch Sang tới Mỹ được chuẩn bị một cách gấp gáp trong hai tuần lễ. Thương mại và kinh tế là trọng tâm của chuyến đi. Trong 75 phút gặp nhaum Obama và Sang đã thảo luận hợp tác trong 9 lĩnh vực, trung bình 8 phút cho một lĩnh vực so với thời gian 3 h mà Sang và Tập Cận Bình đã trao đổi ở Bắc Kinh trong chuyến đi đầu tiên của vị nguyên thủ Việt Nam một tháng trước đó.

Chuyến viếng thăm của Chủ tịch Sang tới Mỹ được tiến hành khi quan hệ giữa hai nước đang tiến triển tốt. Lần đầu tiên, hai nước đã nâng cấp quan hệ thành đối tác toàn diện. Xin ông cho biết đánh giá của mình về mối quan hệ này.

Quan hệ Việt-Mỹ tiến triển rất tốt cả về chiều rộng và chiều sâu trong hành chục năm nay. Chuyến viếng thăm của Chủ tịch Sang, kết quả của sự hợp tác giữa hai chính phủ, mang lại thỏa thuận nâng cao hợp tác trong tương lai. Thỏa thuận đối tác toàn diện là minh chứng cho sự phát triển của mối quan hệ song phương. Mỗi bên nhìn nhận bên kia như là một đối tác. Dù thỏa thuận này nhắc lại những hợp tác hiện hành, nó vẫn vô cùng quan trọng vì sẽ tạo ra các cơ chế hợp tác về chính trị và ngoại giao giữa hai bộ ngoại giao của hai nước. Cuối cùng, với đối tác toàn diện, Việt Nam và Mỹ cam kết tăng cường hợp tác trong 9 lĩnh vực: chính trị và ngoại giao, thương mại và kinh tế, khoa học và công nghiệ, giáo dục và đào tạo, môi trường và y tế, khắc phục hậu quả chiến tranh, quốc phòng và an ninh, nhân quyền, văn hóa, thể thao và du lịch.

Việc nâng cấp quan hệ ngoại giao của Mỹ với Việt Nam có liên quan đến chiến lược chuyển trọng tâm tới vùng châu Á-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ hay không, thưa ông?

Nước Mỹ thừa nhận Việt Nam là một nước có vai trò quan trọng trong việc mang lại hòa bình và an ninh ở khu vực Đông Nam Á. Chiến lược chuyển trọng tâm của Mỹ bao gồm cả về kinh tế và an ninh, và Việt Nam và Hoa Kỳ có quan điểm tương đồng về hai vấn đề này. Mỹ muốn tăng cường sự hiện diện các các công ty Hoa Kỳ ở Việt Nam và Đông Nam Á trong khi Việt Nam muốn đẩy mạnh xuất khẩu vào Hoa Kỳ. Người Mỹ muốn tăng cường sự hiện diện quân sự ở Đông Nam Á để bảo đảm môi trường hòa bình nơi đây, và Việt Nam chào đón điều đó chừng nào sự hiện diện của Mỹ mang lại hòa bình, hợp tác, thịnh vượng và phát triển. Nhưng Việt Nam không muốn bị lôi kéo vào sự đối đầu giữa các cường quốc.

Mỹ và Việt Nam đã ký Bản ghi nhớ hợp tác quốc phòng năm 2011 và đồng ý tiếp tục thực hiện thỏa thuận. Với đối tác toàn diện, hai bên sẽ mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm hơn như cứu hộ, cứu trợ thảm họa và các vấn đề an ninh phi truyền thống. Một điều quan trọng là hai bên sẽ tăng cường hợp tác hàng hải và thi hành pháp luật.

Đàm phán Mỹ-Việt về TPP đã bế tắc từ lâu. Nhiều chuyên gia Việt Nam và khu vực kết luận rằng chuyến đi của Chủ tịch Sang sẽ là bước đột phá để hai nước sớm đạt được thỏa thuận về vấn đề này. Ông đánh giá thế nào về ý kiến này?

Hai vị nguyên thủ đã cam kết rằng Việt Nam và Mỹ sẽ hoàn tất đàm phán về TPP ngay trong năm nay. Hai bên cần giải quyết một số vấn đề và sẽ có những đàm phán nảy lửa trước khi có được thỏa thuận.

Hiệp định TPP sẽ khó đạt được với sự tham gia của Nhật Bản. Lợi ích của các thành viên TPP và Mỹ quá khác biệt. Tuy nhiên, sự cam kết của Obama và Sang là cần thiết cho việc đạt thỏa thuận. Việt Nam và Mỹ đều có lợi ích trực tiếp từ Hiệp định TPP.

Với sự tiến triển trong quan hệ Việt-Mỹ, ông có dự đoán thế nào về sự phát triển của vùng Châu Á-Thái Bình dương nói chung và cụ thể là tranh chấp ở biển Đông?


Hai vị nguyên thủ đã nhắc lại chính sách của hai nước về tranh chấp ở biển Đông, đó là mọi tranh chấp về chủ quyền phải được giải quyết một cách hòa bình tuân theo luật pháp quốc tế, cụ thể là Công ước Liên Hợp quốc về biển (UNCLOS), không được sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực. Cả hai đều ủng hộ việc tuân thủ DOC và tiến tới xây dựng COC. Trong Tuyên bố chung, hai bên đã nhấn mạnh quan hệ thương mại giữa các công ty Hoa Kỳ (Eximbank, Exxon Mobile và Murphy Oil) và Việt Nam (PetroVietnam) trong việc hợp tác ở biển Đông. Những điều trên phù hợp với các tuyên bố mạnh mẽ gần đây của Phó Tổng thống Joe Biden, Trợ lý Ngoại trưởng về vấn đề Đông Á Daniel Russel chống lại mọi đe dọa, khiêu khích và sử dụng vũ lực. Nước Mỹ đã phát đi tín hiệu rõ ràng là sẽ phản ứng nếu Trung Cộng muốn gây khó dễ cho các hoạt động thương mại. Đó sẽ làm ổn định môi trường ở Đông Á và tạo điều kiện cho Việt Nam khai thác tài nguyên năng lượng trong vùng biển của mình.

Ông đánh giá thế nào về phản ứng của Trung Quốc?

Cả Trung Quốc và Việt Nam sử dụng các hiệp ước đối tác chiến lược để phát triển quan hệ ngoại giao với nước ngoài. Hai nước thiết lập đối tác chiến lược năm 2008 và nâng cấp thành đối tác chiến lược toàn diện một năm sau đó. Mỹ đã đàm phán về đối tác chiến lược với Indonesia và Singapore.

Trung Quốc khó có thể phản đối thỏa thuận Việt-Mỹ vì thỏa thuận này tập trung vào hợp tác kinh tế và góp phần mang lại hòa bình, hợp tác, thịnh vượng và phát triển. Điều nhạy cảm nhất là đối tác toàn diện Việt-Mỹ sẽ tăng cường hợp tác song phương về quân sự và an ninh. Tuy nhiên, nó không bao gồm các hợp tác đe dọa lợi ích của Trung Quốc ở Đông Nam Á. Trong thực tế, Trung Quốc và Việt Nam, hay Mỹ và Việt Nam, đều tiến hành đối thoại chiến lược quốc phòng ở cấp cao. Cả Trung Quốc và Mỹ đều đưa tàu chiến đến thăm viếng Việt Nam, và đều hợp tác về tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn. Mỹ sẽ trợ giúp Việt Nam để nước này gửi quân đội tham dự vào lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ, trong khi Trung Quốc là một trong những nước đóng góp nhiều nhất cho lực lượng này.

Đánh giá cuối cùng của tôi là Trung Quốc không thể phê phán công khai Việt Nam về việc thắt chặt quan hệ với Mỹ. Trung Quôc đã tuyên bố là không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác, sẽ phải tôn trọng quyết định của Việt Nam trong việc thắt chặt quan hệ quốc phòng và an ninh với Mỹ. Hơn thế nữa, Trung Quốc hiểu rằng nếu gây sức ép quá nhiều lên Việt Nam thì sẽ có tác dụng ngược. Nói một cách khác, cho tới khi Việt Nam phát triển quan hệ quốc phòng và an ninh với các cường quốc và không liên minh với nước nào để chống nước khác, thì Bắc Kinh cần phải tế nhị trong quan hệ với Hà Nội.

Ông đánh giá thế nào về kết quả cuộc gặp giữa Obama và Sang? Việt Nam đã đạt được gì và Mỹ đạt được gì?

Chuyến viếng thăm của Chủ tịch Sang là thành công cá nhân ông, và ông đã phản ứng tốt về vấn đề nhân quyền. Ông đề cập vấn đề này một cách trực tiếp và nói rằng sự khác biệt giữa Mỹ và Việt Nam về vấn đề nhân quyền là bình thường, và Việt Nam có thiện chí bàn về các vấn đề nhạy cảm. Ông đã đem theo mình một số chức sắc tôn giáo để thảo luận về vấn đề tự do tôn giáo với các nghị sỹ Mỹ.

Thỏa thuận đối tác toàn diện bao gồm phát triển thương mại, và hai bên sẽ cải thiện nhân quyền cũng như cùng nhau giải quyết hậu quả chiến tranh. Chủ tịch Sang đã có các buổi gặp gỡ ý nghĩa và bài nói chuyện của ông tại CSIS được chào đón nồng nhiệt. Ông cũng đã thẳng thắn phê phán đòi hỏi vô lý của Trung Quốc ở biển Đông.

Chuyến viếng thăm này là thành công cho cả hai phía. Thứ nhất, TPP được Chính phủ của Obama coi là ưu tiên vì nó sẽ giúp nước Mỹ khôi phục kinh tế và tạo việc làm thông qua xuất khẩu. Nước Mỹ muốn lợi ích kinh tế từ TPP, và cũng muốn chứng minh rằng kinh tế cũng có một vai trò quan trọng như quân sự trong chiến lược tái cân bằng ở châu Á-Thái Bình dương. Việt Nam cũng muốn tận dụng cơ hội với TPP để tăng trưởng kinh tế.

Hai bên cũng cho thấy Việt Nam và Mỹ có lợi ích gắn bó ở biển Đông, và họ ủng hộ việc tôn trọng luật pháp quốc tế trong giải quyết bất đồng về chủ quyền

Một số nhà phân tích cho rằng vì hai nước không ký một hiệp định chính thức nào nên Việt Nam không thu được gì nhiều từ chuyến viếng thăm này. Ông đánh giá thế nào?

Văn kiện duy nhất được thông qua là thỏa thuận đối tác toàn diện, bao gồm 3 ý chính.  Hai bên đồng ý thiết lập các cơ chế hợp tác cấp cao mới về chính trị và ngoại giao, đồng nghĩa với việc gặp gỡ thường kỳ giữa hai bộ ngoại giao. Hai bên cũng đồng ý xây dựng các cơ chế hợp tác mới trong 9 lĩnh vực. Và đối tác toàn diện cũng nhấn mạnh hợp tác giữa các công ty dầu lửa và ngân hàng Eximbank của Mỹ với PetroVietnam. Điều này sẽ khiến Mỹ tăng cường bảo vệ quyền lợi của các công ty này ở biển Đông. Và Việt Nam cũng được hưởng lợi để phát triển kinh tế biển của mình như tôi đã phân tích ở trên.

Phản ứng của các quan chức và chuyên gia Trung Quốc thế nào, thưa ông?

Truyền thông Trung Quốc không nhắc nhiều tới việc Chủ tịch Sang thăm Mỹ. Cho tới giờ, không có một bình luận tiêu cực nào của truyền thông Trung Quốc về việc này.

Xin cảm ơn ông.

Carlyle A. Thayer

Bản dịch của Vũ Quốc Ngữ

* Bài đăng ngày 28 tháng 7 năm 2013, được đưa lên Scribd ngày 19 tháng 8 năm 2013
- See more at: http://vietnamhumanrightsdefenders.net/2013/08/24/phong-van-carlyle-thayer-danh-gia-chuyen-di-cua-chu-tich-truong-tan-sang-den-hoa-ky-4/#sthash.eJaBvVyD.dpuf
(Defend the Defenders)

Đảng Dân Chủ và Đảng Xã Hội: Rồi sẽ đi tới đâu ?

Lê Hiếu Đằng có kiến thức và biết tùy cơ ứng biến hơn. Ông không dám đưa ra một đảng mới mà chỉ đòi tái lập hai đảng cũ được Việt Minh đưa ra năm 1946, đó là Đảng Dân Chủ và Đảng Xã Hội. Thật ra đó không phải là hai đảng đối lập mà chỉ là hai công cụ của Mặt Trận Việt Minh... Nay nếu tái lập Đảng Dân Chủ và Đảng Xã Hội theo kiểu 1946 thì cũng chỉ là một trò hề.

Trong mấy tuần qua, đã có nhiều cuộc tranh luận trên các cơ quan truyền thông cũng như các diễn đàn Internet về lời kêu gọi thành lập một chính đảng mang tên Đảng Dân Chủ Xã Hội tại Việt Nam của ông Lê Hiếu Đằng, một đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam và lời kêu gọi “Phá Xiềng” của ông Hồ Ngọc Nhuận, một dân biểu và ký giả miền Nam hoạt động cho cộng Sản trước năm 1975. Đa số cho rằng hai người này là cò mồi của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Một số có ý kiến nên xem họ sẽ làm gì rồi sẽ phê phán...

Trong 38 năm qua, nhiều người “cứ nghe ai hô chống cộng là theo” nên đã bị cộng sản hay những tên lừa đảo làm mất cả chì lẫn chài, khi nhận ra thì đã quá muộn ! Do đó, trước khi đưa ra một vài nhận xét về hai lời kêu gọi nói trên, chúng tôi xin nói qua về các mưu lược mà Đảng Cộng Sản Việt Nam đã sử dụng để bảo vệ quyền bính.

Mưu lược và quyền bính

Chúng ta nhớ lại, trong bài “Niềm Tin và Đạo Đức” được phổ biến hôm 15/8/2010, tướng Lưu Á Châu (Liu Ya-zhou), chính ủy Trường đại học Quốc phòng Trung Quốc có nói : “Trung Quốc không có nhà tư tưởng, chỉ có nhà mưu lược”.

Sách Tàu nói đến “tam thập lục kế” tượng trưng cho vô lượng kế, trong đó có cả kế “dĩ đào vi thượng sách” (bỏ chạy là cách hay nhất). Mao Trạch Đông từng nói : "Đánh vẫn cứ phải đánh, đàm vẫn cứ phải đàm, hòa vẫn cứ phải hòa".

Sách và phim ảnh nói về mưu lược Trung Quốc tràn ngập thị trường sách báo của người Việt ở trong cũng như ngoài nước. Tuân Vực, một nhà mưu lược của Tào Tháo có nói đến bốn cách thắng của Trung Quốc, đó là "độ thắng", "mưu thắng", "võ thắng" và "đức thắng". Trong bốn cách này thì “mưu thắng” bao giờ cũng chiếm ưu thế.

Đảng Cộng Sản Việt Nam, con đẻ của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, cũng không có tư tưởng, chỉ có mưu lược. Nhất cử nhất động đều dùng mưu lược. Bài “Vận dụng mưu lược, chuyển hướng chú ý của đối phương” đăng trên website bachkhoatrithuc.vn ở trong nước, đã mở đầu như sau :

“Thành công thật sự sẽ thuộc về người có mưu lược hơn người. Trên đời này có rất nhiều “thành công phi thường” đạt được bằng những “cách làm phi thường”. Trong quá trình thực hiện mục tiêu của mình, chúng ta phải vừa cố gắng nỗ lực, lại vừa phải biết cách động não, suy nghĩ, vận dụng mưu lược thích hợp, tìm ra con đường ngắn nhất để tạo được mục tiêu nào đó”.

Còn “người Việt quốc gia” hay “người Việt chống cộng” thì sao ?

Năm 1945 Đảng Cộng Sản Việt Nam chỉ có khoảng 300 người, nhưng đã cướp được chính quyền nhờ dùng mưu lược xảo trá. Viẹt Nam Qiốc Dân Dảng tuy có trên hai triệu đảng viên, nhưng cứ ngồi chờ quân đồng minh đến nên thua đậm và bị thanh toán. Cũng bằng mưu lược, năm 1954 Đảng Cộng Sản Việt Nam đã chiếm được miền Bắc và năm 1975 đã chiếm được miền Nam.

Sau 30/4/1975, chính quyền cộng sản Việt Nam đã thanh toán các thành phần chống đối bắng hai phương thức sau đây :

Phương thức thứ nhất là xâm nhâp vào các tổ chức chống đối để phá vỡ. Bằng phương thức này Đảng Cộng Sản Việt Nam đã thanh toán (1) Tổ chức Phục Quốc, (2) Mặt Trận Hoàng Cơ Minh, (3) Mặt Trận Thống Nhất các Lực Lượng Yêu Nước Giải Phóng Việt Nam của Lê Quốc Túy và (4) Chí Nguyện Đoàn Hải Ngoại Phục Quốc của Võ Đại Tôn.

Phương thức thứ hai là hình thành các tổ chức Chống cộng cò mồi để gài bẫy thanh toán các tổ chức chống đối ở Thái Lan, Cambodia và trong nước.

Một vài nhóm cò mồi điển hình

Từ năm 1975 đến nay, có rất nhiều tổ chức chống cộng có mồi được Đảng Cộng Sản Việt Nam dựng lên để làm bẫy sập. Chúng tôi đã nói đến những tổ chức này nhiều lần. Hôm nay chúng tôi xin nhắc lại một vài thí dụ điển hình.

1. Nhóm cò mồi Nguyễn Hữu Chánh

Hà Nội cho các cán bộ tình báo vào nằm ngay trong Liên Quân Kháng Chiến Đông Dương, Chính phủ Cách Mạng Việt Nam Tự Do và Đảng Dân Tộc… của Nguyễn Hữu Chánh để gài bắt các thành phấn chống đối, chẳng hạn như : hốt 260 “chiến hữu” ở Cambodia năm 1996, trong đó có Lý Thara ; tổ chức “Đại Hội Biên Thùy Đông Dương” và thành lập “Chiến khu KC 702” giả ở Thái Lan vào 30/4/1998 để tập trung tàn quân của các lực lượng kháng chiến còn lại ở Thái gồm 38 người, trong đó 33 người đang lưu vong ở Thái Lan và Cambodia, 1 người từ hải ngoại về và 4 người ở trong nước ra, rồi gài bẫy cho công An bắt và đưa ra xét xử ngày 16/5/2001, v.v.

Tuy nhiên, sau khi hoàn thành “sứ mạng”, công An đã dùng Phan Nguyễn Thành Hiền Sĩ, một người tự nhận là thành viên của Chính Phủ Cách Mạng Việt Nam Tự Do của Nguyễn Hữu Chánh, đặt bom không ngòi nổ ở Tòa Đại Sứ Hà Nội ở Thái Lan vào lúc 4 giờ sáng ngày 19/6/2001. Tòa án Thái Lan đã tuyên phạt Hiền Sĩ 13 năm tù, còn chính quyền cộng sản Việt Nam ban hành trát truy nã quốc tế Nguyễn Hữu Chánh về tội khủng bố. Nguyễn Hữu Chánh hết dám ra khỏi nước Mỹ.

Mấy ngày qua, Nguyễn Hũu Chánh đã lên đài truyền hình tuyên bố sẽ rút 17.000 quân đang đóng ở Biên Thùy Đông Dương trở về để đổ bộ ra chiếm lại Hoàng Sa và Trường Sa. Chánh yêu cầu đồng bào mua “bond” (công khố phiếu) của chính phủ Chánh và góp tiền mua tàu…

Có người thắc mắc : Mấy lâu nay Chánh lấy tiền đâu để nuôi 17.000 quân ? Thắc mắc như thế là không hiểu gì về “tình hình chiến sự” cả. 17.000 quân đó đều là âm binh, không cần ăn uống gì, chỉ sống nhờ hơi của các đồ do bá tánh cúng. Khi đi Trường Sa, đoàn quân đó sẽ đi bằng diều chớ không đi bằng tàu. Do đó, đồng bào chớ mua “bond” hay góp tiền cho Nguyễn Hữu Chánh.

2. Nhóm cò mồi Nguyễn Sĩ Bình

Nguyễn Sĩ Bình sinh năm 1955 tại làng Hội Phú, xã Hoài Hảo, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định, qua Mỹ vào tháng 4 năm 1975. Năm 1992, Nguyễn Sĩ Bình về Việt Nam và bị công an bắt vì “tổ chức chống đối chế độ”. Nguyễn Sĩ Bình được “khoan hồng” ngày 26/6/1993 và trở về Mỹ, rồi năm 1996 qua Cambodia tổ chức cái gọi là “Đại Hội Đảng Nhân Dân Hành Động”, tập trung 24 người chống cộng còn hoạt động tại Cambodia cho công An bắt và đưa về Việt Nam truy tố và tuyên án rất nặng. Điều đáng ngạc nhiên là Nguyễn Sĩ Bình, người đứng ra tổ chức Đại Hội, và người tình là Nguyễn Thị An Nhàn, lại không bị bắt mà được “trục xuất” về Mỹ trong thư thái và hân hoan !

Năm 2006, bác sĩ Nguyễn Xuân Ngãi đã đưa ông Hoàng Minh Chính qua Mỹ chửa bệnh, Nguyễn Sĩ Bình xúi Hoàng Minh Chính tuyên bố thành lập “Đảng Dân Chủ Việt Nam” ở hải ngoại để giúp Bình thay hình đổi dạng. Báo Công An cho biết vào tháng 3/2008, Nguyễn Tiến Trung đã giới thiệu Trần Huỳnh Duy Thức và Lê Công Định với Nguyễn Sĩ Bình để hình thành một tổ chức lật đổ chính phủ ở trong nước.

Tháng 9/2009, nhóm Lê Công Định qua Mỹ gặp Nguyễn Sĩ Bình “để thống nhất thành lập các tổ chức chính trị thay thế Đảng Cộng Sản Việt Nam khi xảy ra biến cố chính trị vào năm 2010” và tuyên bố gia nhập "Đảng Dân Chủ Viẹt Nam" tại Mỹ. Từ ngày 1/3/2009 đến ngày 3/3/2009, Lê Công Định lại đi tham gia “khóa huấn luyện bất bạo động” được tổ chức tại Pattaya, Thái Lan, v.v..

Các cuốn băng và video thu hai cuộc họp này đều nằm trong tay công an nên Lê Công Định phải nhận tội. Trần Huỳnh Duy Thức bị 16 năm tù, 5 năm quản chế. Nguyễn Tiến Trung 7 năm tù, 3 năm quản chế. Lê Công Định : 5 năm tù, 3 năm quản chế. Lê Thăng Long: 5 năm tù, 3 năm quản chế. Lê Công Định mới được thả ra.

3. Nhóm cò mồi Nguyễn Công Bằng

Nguyễn Công Bằng chỉ là một hạ sĩ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa trước 1975. Khi qua Mỹ, Bằng đến ở Orange County và được Hoàng Việt Cương cài vào tổ chức của Nguyễn Hữu Chánh với bí danh là Lê Chí Thức, làm phát ngôn viên cho chính phủ của Chánh.

Khi Chánh làm xong “sứ mạng” ở Thái Lan và Cambodia, nhóm tham mưu của Bộ Công An rút, Nguyễn Công Bằng trở về Việt Nam thành lập Đảng Thăng Tiến, Đảng Vì Dân và Liên Đảng Lạc Hổng để gài bắt nhóm linh mục Nguyễn Văn Lý và hai luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân. Sau đó Nguyễn Công Bằng qua Houston.

Hôm 18/8/2013 Nguyễn Công Bằng mới hô lên đã bị ám sát hụt ở Siem Reap, Cambodia và nghi là cộng sản ! Chuyện Nguyễn Công Bằng còn dài. Chúng tôi sẽ kể tiếp.

Một nguồn tin cho biết ở trong nước Đảng Việt Tân đang liên lạc với các nhà tranh đấu để “phối hợp hành động”. Đa số đã biết đó là Đảng Việt Tân giả của công an. Nhưng nhóm Thanh Niên và Sinh Viên Vinh cũng như Việt Khang và Phương Uyên đã bị sập bẩy.

Các kế hoạch gài bẫy trong và ngoài nước của công an còn nhiều, nhất là dưới danh nghĩa của đảng Việt Tân. Chúng tôi sẽ bàn sau.

Hai nhân vật đối kháng

Trước khi có ý kiến về hai ông Lê Hiếu Đằng và Hồ Ngọc Nhuận muốn lập Đảng Dân Chủ Xã Hội tại Việt Nam, chúng tôi xin tóm lược lý lịch của hai nhân vật này.

1. Vài nét về Lê Hiếu Đằng

Lê Hiếu Đằng sinh năm 1942, người gốc Thừa Thiên vào sinh sống ở Đà Nẵng, học Trường Trung học Phan Châu Trinh, Đà Nẵng từ 1955 đến 1962, sau đó theo học Đại Học Luật Khoa Sài Gòn, mới hết năm thứ hai, chưa xong cử nhân. Đằng đã tham gia vào tổ chức nội thành của Đảng Cộng Sản Việt Nam và hoạt động dưới danh nghĩa thành viên Ban chấp hành Tổng hội sinh viên Sài Gòn và Đại Học Luật Khoa.

Trong biến cố Tết Mậu Thân, "Ủy Ban Trung Ương Liên Minh các Lực Lượng Dân Tộc, Dân Chủ và Hòa Bình Việt Nam" được thành lập do luật sư Trịnh Đình Thảo lãnh đạo ; hòa thượng Thích Đôn Hậu và kỹ sư Lâm Văn Tết đồng phó chủ tịch ; Tôn Thất Dương Kỵ làm tổng thư ký ; Dương Quỳnh Hoa, Hoàng Trọng Quỳ và Lê Hiếu Đằng làm phó tổng thư ký. Sau biến cố này, Lê Hiếu Đằng đã đi vào hoạt động bí mật và được kết nạp vào Đảng Cộng Sản Viẹt Nam. Sau đó Đẳng làm tổng thư ký Uỷ ban Nhân dân Cách mạng khu Sài Gòn Gia Định (1969-1975).

Từ 1975 đến 1983, Đằng là giảng viên Triết học và Chủ nghĩa xã hội khoa học ở Trường Đảng Nguyễn Văn Cừ thuộc Khu ủy Sài Gòn-Gia Định. Sau đó Đằng làm phó chủ tịch Ủy ban Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh (từ 1989-2009) và đại biểu Hội Đồng Nhân Dân Thành phố khóa 4 và khóa 5. Tính tới 2013, Đằng đã có 45 tuổi đảng (1968-2013). Hiện Đằng đang bị bệnh ung thư.

2. Vài nét về Hồ Ngọc Nhuận

Hồ Ngọc Nhuận sinh năm 1935 tại Mỹ Tho, lớn lên học trường đạo rồi đi dạy học ở các trường tư thục, trong đó có trường Regina Pacis.

Năm 1966 tham gia Đoàn Thanh Niên Trừ Gian của chính phủ Nguyễn Cao Kỳ, sau đó được Võ Long Triều, ủy viên (bộ trưởng) thanh Niên của chính phủ Nguyễn Cao Kỳ cử làm công cán ủy viên đặc trách phát triển Quận 8.

Trong cuộc bầu cử Hạ Viện vào tháng 10/1967, Nhuận ra ứng cử đơn vị Quận 8 và đắc cử. Sau đó ông tái đắc cử và làm dân biểu đến 1975.

Ông tham gia nhóm đối lập của Ngô Công Đức và làm giám đốc chính tri nhật báo Tin Sáng của Ngô Công Đức. Sau 30/4/1975, tờ báo này vẫn được tiếp tục hoạt động một thời gian. Hồ Ngọc Nhuận trở thành phó chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh rồi Ủy viên Ủy Ban Trung Ương Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam cho đến nay. Tuy nhiên, ông không phải là đảng viên.

Bỏ đảng hay đảng bỏ ?

Qua lý lịch và lời phát biểu của hai ông Lê Hiếu Đằng và Hồ Ngọc Nhuận về việc thành lập Đảng Dân Chủ Xã Hội, chúng tôi có vài nhận xét như sau :

1. Lê Hiếu Đằng và Hồ Ngọc Nhuận tuy theo Đảng Cộng Sản Việt Nam nhưng không được trọng dụng. Họ bị vứt vào cái thùng rác Mặt Trận Tổ Quốc. Sự đối kháng của họ chắc chắn đã có từ lâu nhưng đến cuối đời họ mới dám nói ra.

2. Ảnh hưởng của hai nhân vật này đối với quần chúng trong nước không cao, nên nhà cầm quyền không quan tâm nhiều những điều họ nói, vì nó không thể gây ra một phong trào đối kháng mới hoặc làm cho các cuộc đối kháng hiện tại bùng phát mạnh hơn.

3. Hồ Ngọc Nhuận chỉ là loại chính khách mà tướng Nguyễn Khánh gọi là “chính khách phòng trà”, thường dùng dao to búa lớn mỗi khi phát biểu và có tài xách động quần chúng, nhưng không có khả năng xây dựng các cơ sở chính trị và thiết lập các kế hoạch hành động. Đó là khuyết điểm chung của đa số chính khách miềm Nam. Họ thường chỉ đi kiếm ghế.

Lê Hiếu Đằng có kiến thức và biết tùy cơ ứng biến hơn. Ông không dám đưa ra một đảng mới mà chỉ đòi tái lập hai đảng cũ được Việt Minh đưa ra năm 1946, đó là Đảng Dân Chủ và Đảng Xã Hội. Thật ra đó không phải là hai đảng đối lập mà chỉ là hai công cụ của Mặt Trận Việt Minh. Lúc đó Việt Minh tổ chức bầu cử quốc hội gian đối, nhưng không lẽ để Việt Minh chiếm hết 356 ghế ? Do đó, Việt Minh phải cho ra hai đảng nữa để làm bình phong. Sau đó Việt Minh còn phải chia cho Việt Cách 20 ghế và Việt Quốc 50 ghế. Nay nếu tái lập Đảng Dân Chủ và Đảng Xã Hội theo kiểu 1946 thì cũng chỉ là một trò hề.

Với cách hành động như trên mà gọi là “phá xiềng” thì chẳng ai tin. Nó chỉ góp phần vào việc làm xói mòn niềm tin vào chế độ mà thôi.

Lữ Giang (22/8/2013)
(Thông luận)

Gò Cỏ May - Đảng ta hơn ở chỗ vẫn còn nhiều người tốt?

Dạo này nhận Job (việc) mới, bận tối ngày. Nên cũng có phần sao nhãng việc đàn sáo (gõ phím). Nhưng hôm nay, tình cờ vào Quê choa đọc được Chuyện mấy cái phong bì của Phan Chi khiến mình lại tủm tỉm cười và có hứng loạn bàn chút cho đỡ “nhạt miệng” (chữ của NQL). Chứ cái thá vô công dồi nghề như mình, hơi đâu mà mua dây buộc cho nhọc lòng… 
1.- Thời còn ở làng, hàng năm cứ đến lễ Hội chùa Thày (7/3 âm lịch) là mình hay cơm nắm muối vừng theo các anh chị đi trẩy hội. Nhớ dạo đó tinh đi bộ chứ làm gì đã có đủ xe đạp mỗi người một chiếc mà đi. Từ nhà đến núi Thày, đi tắt qua bãi Giá cũng phải tới mươi cây số. Nhưng cứ nghĩ tới cảnh được trèo lên các tảng đá tai mèo chênh vênh mà ngắm xuống khung cảnh chùa chiền, làng mạc và cánh đồng bên dưới là lòng mọi người lại háo hức một cách lạ kỳ. Không biết nhà thơ nổi tiếng xứ Đoài - Quang Dũng (quê Đan Phượng) thời ở làng có giống tâm trạng của tôi không? Nhưng khi đọc tới cái câu “Bao giờ trở lại đồng Bương Cấn/ Về núi Sài Sơn ngắm lúa vàng” trong tuyệt phẩm nổi tiếng Đôi mắt người Sơn Tây thì tôi tin cái đẹp hoang sơ của tuổi ấu thơ ở một vùng đầy ca dao ổ tích như xứ Đoài, người nào kinh qua chả cảm nhận được. 

Cho đến một năm, khi tôi đã đi thoát ly được vài năm rồi. Hôm rủ bạn bè từ thành phố đạp xe ngót ba chục cây số về thăm lại núi Thày ngay sau hội chùa hàng năm. Chúng tôi lại leo ra các mỏm đá chơi vơi thi nhau chụp ảnh kỷ niệm. Đói lại trải báo lên các mỏm đá tai mèo, nơi có các tán cây hoa đại (cây bông xứ) để dùng bữa trưa một cách ngon lành. Vừa ăn vừa ngắm lúa vàng đang sắp vào vụ thu hoạch bên dưới. Khi vừa ăn xong, lúc thu dọn chiến trường thì phát hiện ra bên dưới các tảng đá thơ mộng đó là vô số các bãi phân khô (chắc do các du khách đi trẩy hội gửi lại) ở trong các khe đá được phủ những túm lá khô tai tái ngụy trang bên trên nên chả ai phát hiện được. Vậy mà bữa ăn vẫn ngon lành như thường. Thế mới biết cái câu “khuất mắt trông coi” là thế! 
2.- Vào mùa xuân năm 1976, tôi cùng Lê Định và Vi Kiến Hoà (Hoà là thân phụ của nhà thơ Vi Thùy Linh) lên làm phim tốt nghiệp ở Trường Thanh Niên Lao Động XHCN Hoà Bình. Được ông Lượng – Bí thư đảng ủy và anh Xum hiệu phó đón tiếp rất thịnh tình và đưa đi quay ở tất cả các cơ sở vừa học vừa làm của nhà trường. Lên phân hiệu 2 rộng mênh mông bát ngát ở Đà Bắc thấy hàng loạt gốc dâu và gốc canh-ki-na cổ thụ bị đánh bỏ để chổng ngược trên các bờ ruộng ven đường. Hỏi ra thì được biết đó là hậu qủa của các chỉ thị (tùy hứng) của các vị lãnh đạo cao cấp nhất của đảng và nhà nước mỗi khi lên thăm nông trường cứ phán bừa là phải trồng cây gì và nuôi con gì khiến thầy trò cả trường bị nhiều phen khốn đốn. Nay không thu được chút lợi ích kinh tế nào đành phá bỏ toàn bộ để quay lại trồng sắn và xu hào cứu đói cho học sinh. Năm 1979 khi tôi xin chuyển về làm việc tại Hãng phim TL&KH TW, kể lại chuyện đó cho anh em nghe, anh Thiệu (lúc đó làm quản đốc) cho biết chuyện đó các anh ấy cũng chẳng lạ gì. Anh kể, hồi ông Tố Hữu còn đương kim trưởng Ban tuyên huấn TW, một hôm xuống thăm Thái Bình, lúc qua phà Tân Đệ, anh lái xe tranh thủ lúc chờ phà chạy đi mua chuối về đãi thủ trưởng. Thời đó ở khắp Miền Bắc chuối tây người ta cắt ra bán theo túm, mỗi túm từ 2 đến 3 qủa. Ông Tố Hữu vừa ăn vừa hỏi anh lái xe kiêm cần vụ là mỗi túm như thế giá bao nhiêu? Anh lái xe nhanh trí nói 3 hào (thực tế là 5 hào) cho thủ trưởng đỡ xót. Vậy mà ông Lành đã nổi cơn tam bành nói: “chết.. chết thật, một túm chuối nhỏ xíu mà giá tới 3 hào, đắt bằng một bữa ăn tập đoàn…”. Ngay sau chuyến đi đó về ông cho gọi tất tật các cơ quan báo đài lên họp (trong đó có xưởng phim TL&KH) và chỉ thị phải ngay lập tức tuyên truyền rầm rộ cho các địa phương phải đẩy mạnh nuôi trồng 3 con và 3 cây. Trong đó chuối là một trong những cây được đặc biệt quan tâm… 
3.- Một bộ phim hay khá hiếm hoi của điện ảnh xứ mình – phim Bao giờ cho đến tháng mười, tôi thấy ấn tượng đặc biệt với hình ảnh ông bố chồng cô Duyên (do Lại Phú Cương đóng). Có một chi tiết Đặng Nhật Minh xử lý khá đắt mà tôi để ý chưa thấy các nhà phê bình phim nào đề cập tới. Đó là chi tiết ông già tay run rẩy sờ vào khẩu súng lục đeo bên hông của cái anh bộ đội mà Duyên nhờ đóng giả chồng mình (đã chết) từ Cam-pu-chia trở về vào cái phút lâm chung của ông già đau khổ. Và ông ta đã được mãn nguyện trước khi nhắm mắt xuôi tay để về với tổ tiên. Khi mắt đã mờ nhòa mà bàn tay run rẩy vẫn cố gắng quở quạng chạm được vào cái bao da đựng khẩu súng ngắn anh bộ đội cùng đơn vị (mà cô Duyên nhờ) để cố lừa ông lần cuối (như đã từng lừa ông bằng những bức thư giả mạo nhờ thầy giáo làng viết giúp bấy nay) để mong ông được thanh thản phiêu diêu nơi tiên giới trước khi từ giã cõi trần. Thật kỳ lạ cái đứa con trai giả mạo vừa từ chiến trường khốc liệt trở về với súng lục đeo hông (biểu tượng sự thăng tiến trong quân ngũ) đã khiến ông trào nước mắt sung sướng. Vết thương chiến tranh, vết thương sâu nặng trong tâm con người đau khổ ấy coi như đã được vá lành trong cái phút tử biệt sinh ly! Dù đấy chỉ là một trò lừa của những người thân cùng bất đắc dĩ phải làm… 
4.- Chuyện mấy cái phong bì của Phan Chi có đề cập tới việc ông Bách (Trần Xuân Bách) đã bị mấy cái phong bì (nói dối) mà trước khi chết vẫn tấm tắc khen: “Đảng ta hơn các đảng khác ở chỗ chúng ta vẫn còn nhiều người tốt”. Những ai đã đọc cuốn Bên thắng Cuộc (Chường 13 – Phần 2 – Quyền bính) thì sẽ càng rõ hơn tại sao lúc ông Bách không còn bổng lộc như thời “lên voi”, bà vợ trẻ của ông cựu Bí thư TW đã phải đi làm thêm vào ban đêm để phụ cho bữa cơm hàng ngày của gia đình đỡ bị bôi bác. Những điều dấu diếm (nói dối) nhỏ đó chắc cũng đã phần nào củng cố cái niềm tin (hão) cho một ông “vua thập thể” khi bị thất sủng vẫn tin rằng chế độ do ông tạo dựng vẫn không đến nỗi qúa cạn tàu ráo máng qúa đối với người đã ngã ngựa như ông. Ông đã nhắm được mắt để về cõi vĩnh hằng. 

Ông Lê Hiếu Đằng trong lần tham gia biểu tình với các bạn trẻ (mùa hè 2011)
5.- Mấy hôm nay trên các diễn đàn báo chí quốc doanh như các báo QĐND; Nhân Dân; Đại Đoàn Kết và Công An Nhân Dân đã công kích dữ dội lên bài viết Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh… của ông Lê Hiếu Đằng mà không hề dẫn lại nguồn. Khiến tôi phải tìm đọc lại trên mạng một lần cho biết. (Xem ở đây). Thực ra những vấn đề ông Đằng nêu ra chả có gì mới mẻ cả. Đó thuần túy chỉ là sự công khai quan điểm cá nhân để gọi là “tính sổ” với ĐCS VN và với bản thân… một cách minh bạch, sòng phẳng như cách nói của ông Đằng. Nó như tiếng lòng của một người đã đi theo đảng ngót nửa thế kỷ. Nay quỹ thời gian cũng chả còn được là bao, lại đau yếu bệnh tật. Ông muốn mình và mọi người có suy nghĩ giống ông dứt khoát quan điểm một lần nhằm sửa lại những gì mà ông và đảng của ông đã gieo tai ương (dù vô tình hay cố ý) lên quê hương xứ sở và đồng bào mình. Những lời từ đáy lòng ông như lời một người gần đất xa trời. Như tiếng khẩn thiết của một con chim kêu lên những tiếng bi thương và chân thật trước khi vĩnh biệt sự sống. Vậy mà… 
Nếu so với Trần Xuân Bách hay Trần Độ, ông Lê Hiếu Đằng không phải là đối thủ nặng ký của giới chóp bu trong chính quyền CS đương thời. Trong thâm tâm, tôi đảm bảo giới lãnh đạo CS cũng chả thù oán cá nhân gì với một ông già chỉ ở tầm lãnh đạo bậc trung có tư tưởng cấp tiến đã về hưu, từng theo đảng tới già nửa đời người nay không còn tha thiết gì với tổ chức đảng (thời buổi chợ chiều) nữa. Nhưng cái sợ của giới chóp bu là nếu để ngọn cờ tầm tầm bậc trung ấy mà tập hợp được một lực lượng đông đảo các đảng viên ly khai trở thành một lực lượng đối lập nặng ký nhằm cạnh tranh ảnh hưởng về mặt chính trị với ĐCS đang trị vì thì đó sẽ là một tai hoạ nhãn tìền. Vì thế những tên “lính gác” tư tưởng của đảng ở báo QĐND; Nhân Dân; Đại Đoàn Kết và CAND với phương châm “còn đảng còn mình” đã được lệnh tấn công và bôi nhọ bằng mọi giá vào con người và tư tưởng của Lê Hiếu Đằng. Nhằm tiêu diệt cái mầm đối lập (mà đảng không bao giờ chấp nhận) để tránh mọi hậu hoạ về sau. 
Như vậy chẳng nói ai cũng rõ, nếu cứ khuất mắt trông coi như vụ dùng xong bữa (mà vẫn thấy ngon) ở đỉnh núi chùa Thầy. Chuyện các gốc cây cổ thụ ở trường Thanh niên LĐXHCN Hòa Bình hay túm chuối đắt hơn cả bữa cơm tập đoàn ở Tân Đệ. Chuyện công kích lại việc ”tính sổ” của ông Lê Hiếu Đằng… đã chứng tỏ những “đỉnh cao trí tuệ” của hệ thống quan liêu này luôn độc quyền chân lý và không bao giờ chấp nhận thực tiễn sinh động của cuộc sống đang diễn ra một cách khách quan khoa học hàng ngày. 
Bởi bất kỳ thể chế toàn trị nào mà chả muốn bưng bít mọi thông tin và bắt muôn dân phải tin theo một thứ định hướng chủ quan mà không có một phản biện xã hội nào được phép tồn tại và thách thức lại ý chí sắt đá của tầng lớp cai trị độc quyền. Trong bối cảnh u ám ấy chuyện mấy cái phong bì và bữa những bữa ăn ít biến động trong mâm cơm hàng ngày trong câu chuyện ông Trần Xuân Bách bị thất sủng mà vẫn giàu trí tưởng thật về thể chế và tình người trong cái tổ chức sắt máu (qua câu ngộ nhận: Đảng ta hơn các đảng khác ở chỗ chúng ta vẫn còn nhiều người tốt) đã tự nó nói lên tất cả bản chất của sự việc rồi. 
Trong câu chuyện phút lâm chung của ông bố chồng cô Duyên (Bao giờ cho đến tháng mười) lại đem đến cho ta một cảm nhận khác về mối quan hệ giữa thật và giả. Đôi khi sự dối lừa ngọt ngào còn giúp con người ta chữa lành các nỗi đau. Sự tuyệt vọng để giúp nhau cùng tồn tại trong cuộc sống vốn đầy tai ương bất hạnh. Như vậy ai dám bảo bất cứ cái dối gian nào cũng đều đáng trách? Khi những điều bất đắc dĩ ấy nó không chỉ là yếu tố tâm lý, chính trị mà còn tiềm ẩn cả yếu tố văn hóa tâm linh của dân tộc mình ở trong đó nữa. 
Mặc dù vậy, đứng về mặt chính danh, một hệ thống mà chuyên dùng bạo lực và lừa mị để biện minh cho sự tồn tại của mình. Hệ thống ấy trước sau cũng sụp đổ. Có điều nó sẽ theo kịch bản nào? 
Là con dân luôn nặng lòng với quê hương, ai chả muốn sự chuyển đổi ngọt ngào. Để chả bao giờ phải bị giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò…
Gocomay
_______________________
PS:
- Sự quẫn cùng về phương pháp định hướng dư luận của ba tờ báo lớn: Nhân dân, Quân đội Nhân Dân và Đại Đoàn Kết
- AI VỤNG VỀ HƠN AI?
* * *

Đào Tiến Thi - Nghĩ về tính “đa nguyên” trong thế giới sự sống

Từ hôm ông Lê Hiếu Đằng và ông Hồ Ngọc Nhuận đưa ra vấn đề đa đảng, mấy tờ báo chính thống, đặc biệt là tờ Quân đội nhân dân, ra đòn phản bác liên tiếp. Trong bài này, tôi chưa bàn về sự đúng sai của những bài viết ấy. Trước hết, tôi cảm nhận trong đó một tâm lý sợ hãi, tức tối và lớn tiếng doạ dẫm của các tác giả đối với những người đối lập. Từ bao giờ đã hình thành ở nước ta, rằng chỉ có chính thống mới là đúng, còn thì tất cả đều là sai, đều là “phản động”? Ấy thế mà nhiều khi trong lúc cùng, để cứu nguy, thì chính những lãnh tụ của chính thống lại chấp nhận, thậm chí cổ suý cho những điều mà họ từng bài bác, kết tội. Ví dụ gần đây nhất là việc chấp nhận kinh tế thị trường, chấp nhận mở cửa với tư bản nước ngoài, điều chưa hề có trong lý luận Mác-xít và suốt một thời gian dài là chuyện tuyệt đối cấm kỵ.
Trong bài này, như tiêu đề của nó, tôi chỉ bàn về tính “đa nguyên” trong thế giới sự sống (bao gồm cả tự nhiên và xã hội), làm tiền đề để tôi nghĩ tiếp về vấn đề đa nguyên, đa đảng. Thực ra, nếu không dùng chữ “tính” thì chữ “đa nguyên” mang nghĩa rộng như trên mới cần đặt trong ngoặc kép. Nhưng để đề phòng những người cố ý bắt bẻ chỗ này, bảo rằng “đa nguyên” là vấn đề thể chế chính trị, sao lại gán nó cho cả thế giới tự nhiên, cho nên tôi dùng cả hai, cho chắc!
Nếu để ý quan sát, ta sẽ thấy ở quanh ta, tự nhiên cũng như xã hội, có sự chung sống của vô vàn những sự vật khác nhau. Những sự khác nhau ở mức cao thì trở thành đối lập; đối lập nhưng lại cần thiết cho nhau.
Trong một khu rừng có các loài cỏ cây và các loài muông thú. Muông thú ăn mầm cây, lá, quả, tức là kẻ thù của cây cối, nhưng muông thú đem hạt giống đi “gieo trồng” khắp nơi. Có loại hạt chỉ có qua sự tiêu hóa, bào mòn bớt lớp vỏ thì mới nảy mầm được. Muông thú còn thải ra phân, nước tiểu làm chất dinh dưỡng cho cây cỏ; muông thú cũng thải khí cacbonic, loại khí cần cho quá trình quang hợp của cây xanh. Còn cây cối trong quá trình quang hợp lại tạo ra oxy để duy trì sự hô hấp của muông thú.
Cây ăn mòn đất nhưng rễ cây, lá cây mục lại tăng dinh dưỡng và độ ẩm cho đất. Một số loài chim là “vệ sỹ”, là “bác sỹ” bảo vệ cây khỏi các loài côn trùng. Rừng rậm rạp giúp các loài thú dữ ẩn náu, tránh sự săn bắn của con người; và chính các loài thú dữ lại giúp rừng đỡ bị tàn phá (Hổ cậy rừng, rừng cậy hổ). Tất nhiên đấy là thời xưa, khi con người chưa có nhiều vũ khí.
Hồi nhỏ, một lần nghe đài, tôi nghe được câu chuyện: Để bảo vệ đàn thỏ và cừu,  chính phủ một nước nọ cho tiêu diệt loài chó sói. Nhưng khi hết chó sói thì thỏ, cừu sinh ra bệnh tật, chết hàng loạt. Lúc ấy người ta mới biết rằng loài thỏ, cừu khi không phải sinh tồn bên cạnh đối thủ, tai chúng trở nên kém tinh, mắt chúng trở nên kém sáng, đôi chân không chạy nhanh nữa,... từ đó sinh ra ốm yếu.
Ấy là chưa kể những sự cộng sinh. Trong truyện Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi có tình tiết hai cha con ông Hai phát hiện ra hổ nhờ con chim “lệnh”, một con chim chuyên đi theo hổ làm nhiệm vụ “xỉa răng” cho hổ, cũng như con sáo, con nhồng đi theo trâu bắt ve bọ, ruồi muỗi. Con bọ hung xấu xí, hôi hám (mà cổ tích kể rằng đó chính là hoá kiếp của Lý Thông để trả giá cho sự gian ác của hắn) nhưng chính nó chuyên đi lấp phân (ngày xưa ít khi dùng hố xí), vừa làm vệ sinh môi trường vừa làm tơi xốp đất. Vào thế kỷ XVIII, dân châu Âu di cư đến Úc, thấy đây là một thảo nguyên màu mỡ nhưng động vật ăn cỏ rất ít, họ bèn chở gia súc đến. Mấy chục triệu con trâu bò mỗi ngày thải ra mấy chục triệu đống phân. Phân nhiều quá không có cách nào dọn sạch làm cho thảo nguyên ô uế, ruồi nhặng sinh sôi nảy nở quá nhiều, gây dịch bệnh cho đàn gia súc. Các nhà khoa học liền nghĩ ra cách đem loài bọ hung đến. Bọ hung trở thành đội ngũ “công nhân vệ sinh” giải quyết “xỉ phẩn nạn” cho nước Úc.
Đời sống dưới nước cũng tương tự. Có loài sống ở tầng mặt, thải chất thải xuống tầng đáy, lại có loài sống ở tầng đáy ăn các chất thải đó, làm cho nước luôn luôn sạch. Hiện tượng “cá lớn nuốt cá bé” cũng có cái hay là để loài cá bé không sinh sôi quá nhiều làm cạn kiệt thức ăn và ô nhiễm môi trường. Tôi đã từng nuôi cá rô phi. Chỉ thả độ mươi con mà mấy tháng sau chúng sinh sôi đặc ao, và vì vậy chúng không sao lớn được. Về sau tôi nuôi lẫn các loài ăn thịt như cá quả, cá rô, ếch,... thì thấy rô phi lớn nhanh hơn hẳn.
Đất và nước, núi và sông là những cặp sự vật đối lập, nhưng đi đôi với nhau có thể  làm nên những cảnh nên thơ và diễm lệ.
Đường vô xứ Nghệ quanh quanh

Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ
(Ca dao)
Âm với dương là hai mặt đối lập. Nhưng nếu triệt tiêu một thì cái kia cũng không còn. Cho nên âm dương quân bình thường là trạng thái tốt nhất. Trong các món ăn hằng ngày, người Việt Nam thường phối hợp các thứ thuộc về “âm” với các thứ thuộc về “dương”. Ví dụ ăn cá, tôm, cua (máu lạnh, thuộc âm) thì phải ăn kèm các gia vị cay nóng (thuộc dương), nếu không dễ bị đau bụng. Chữa bệnh thì vừa dùng thuốc độc để công phạt nhưng lại phải có thuốc giải độc để không làm suy mòn cơ thể.
Trong một cây có hoa đực và hoa cái, trong một loài động vật có con đực và con cái, loài người có đàn ông và đàn bà, làm cho cuộc sống thăng hoa và duy trì nòi giống.
Có âm dương có vợ chồng

Dẫu từ thiên địa cũng dòng phu thê
(Nguyễn Gia Thiều)
Chết và sống là hai phạm trù đối lập nhưng lại cần cả hai. Ai cũng muốn sống lâu,  nhưng ai cũng sống lâu thì mặt đất chứa sao hết người? Và cơm đâu để ăn, khí đâu để thở? Có một cụ già Nhật Bản sống trăm mấy tuổi, trong ngày sinh nhật, cụ đã xin lỗi nhân dân Nhật Bản và nhân dân thế giới vì cụ đã sống quá lâu, chiếm hết phần sống của người khác. Lại nữa, giả sử con người ta “bất tử”, thì đã chắc gì hạnh phúc? Trong truyện ngắn Bà lão Idecghin của Gorki có mẩu chuyện: Một thanh niên phạm phải lỗi nặng với bộ lạc của mình, không thể tha thứ. Các vị trưởng lão họp lại để tìm một hình phạt ghê gớm nhất. Cuối cùng các cụ đồng thanh biểu quyết: bắt kẻ phạm tội phải bất tử. Một ngày kia chán sống, kẻ ấy đập đầu xuống đất, nhưng đất lún xuống tránh hắn. Hắn tìm cách đi ăn cắp ở các bộ lạc khác, mong trúng một mũi tên trừng trị, nhưng dẫu tên bắn như mưa hắn cũng không hề hấn gì. Hắn không thể nào chết được, đó là điều đau khổ nhất cho hắn. Vì hắn đã bị một hình phạt ghê gớm do những trí tuệ bậc nhất của bộ lạc nghĩ ra.
Cuộc sống của con người là một sự cộng sinh kỳ diệu giữa các hạng người khác nhau. Trong một triều đình xưa có hàng văn, hàng võ. Nước thiên về văn thì yếu hèn, thiên về võ thì hiếu chiến. Cân bằng văn võ thì nước thịnh trị, hùng cường. Xưa có những nghề bị coi là “hạ đẳng” như làm mõ hay làm đô tuỳ, nhưng nếu không có mõ thì ai đi truyền tin trong thôn xóm và ai làm cỗ cho các cụ ăn? Không có đô tuỳ, ai khiêng đòn đám ma và chôn cất tử thi, ai bốc hài cốt khi cải táng? Những ngôi nhà sang trọng, những chiếc xe sang trọng, những bộ quần áo sang trọng thường thấy hôm nay lại do những bàn tay lấm lem dầu mỡ, chai sần của người công nhân làm nên. Những món ăn ngon và tinh khiết do những người nông dân đen đúa, suốt ngày “bán mặt cho đất bán lưng cho giời” ở những nơi hẻo lánh cung cấp. Cho nên ở các nước có nền văn minh dân chủ, người ta quan niệm người giàu giúp người nghèo như một nghĩa vụ, nước giàu giúp nước nghèo cũng như một nghĩa vụ.
Trong thể chế đa đảng của các nước dân chủ thường có đảng bảo thủ và đảng cấp tiến. Đảng bảo thủ chưa chắc là tiêu cực; trái lại, nhiều khi nó “níu áo” đảng cấp tiến để tránh những sự bồng bột, thái quá. Sự đối lập trong xã hội của họ diễn ra hằng ngày. Chỉ xin lấy hai vụ liên quan đến Việt Nam: Trong vụ thảm sát Mỹ Lai (1968), khi những tên lính Mỹ xả súng vào dân thường thì lại có một tốp lính đi trinh sát tình cờ thấy liền cho trực thăng hạ cánh xuống, chĩa súng vào tốp lính Mỹ kia bắt dừng lại, và cứu một số người dân còn sống mà họ tìm thấy. Cách đây mấy năm, một số nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam đâm đơn kiện những công ty Mỹ sản xuất ra chất độc này thì lại được chính những luật sư người Mỹ đứng ra bảo vệ giúp. Ấy thế mà xã hội của họ vẫn cứ bình yên và phát triển.
Tôi cho rằng các thể chế đa đảng của xã hội tư bản đã được mô phỏng từ mô hình đa nguyên trong các nền cộng hoà Hy Lạp và La Mã cổ đại. Còn sự đa nguyên trong các nền cộng hoà Hy Lạp và La Mã cổ đại lại mô phỏng sự đa dạng của tự nhiên. Tự nhiên trong quá trình tiến hoá dài dằng dặc đã trở nên hoàn hảo. Cho nên xã hội càng văn minh, xu hướng quay về với tự nhiên càng lớn. Hình như chính Rousseau đã nói: “Tất cả đều hoàn hảo từ bàn tay Tạo hoá; tất cả đều hư hỏng từ bàn tay con người”.
Đa nguyên là dạng tồn tại phổ biến của thế giới sự sống. Bản chất của đa nguyên là sự chung sống và tương tác của những sự khác biệt, những sự đối lập. Một trong ba quy luật phổ biến của phép biện chứng duy vật Mác – Lê-nin là quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập. Quy luật này được diễn giải vắn tắt như sau: “Các mặt đối lập vừa thống nhất, vừa đấu tranh với nhau. Trong đó thống nhất là tương đối, tạm thời; đấu tranh là tuyệt đối, vĩnh viễn. Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là nguồn gốc, động lực của sự vận động, sự phát triển” (Giáo trình Triết học dùng cho cao học và nghiên cứu sinh không thuộc chuyên ngành Triết học, NXB Chính trị - Hành chính, 2012).
Ấy thế mà không hiểu sao những nhà Mác – Lê-nin chính hiệu hiện nay lại sợ đa nguyên – tức sợ những sự đối lập, sợ đấu tranh – đến thế?!
 Đào Tiến Thi
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

Đào Tuấn - Đừng khóc cho Cường đô la

Thật khó để biết, “cái nghèo” của thiếu gia lẫy lừng một thời khiến nhân viên một ngành hot về lương phải gạt lệ đi “cày” thêm. Hay ngược lại.

Trên facebook, có lần Cường Đô la cất lời than “Sao thấy mình nghèo quá”. Và anh “giơ tay hô”: Phấn đấu. Phấn đấu.

“Tội nghiệp” cho Cường đô la, thiếu gia một thời tiêu tiền như rác, sở hữu bộ sưu tập những Lamborghini Gallardo SE, Lamborghini Gallardo, Ferrari 360 Spider, Ferrari F430, Ferrari F430 Spider. Ừ thì toàn những siêu xe, ừ thì có lúc anh “cưỡi” Lamborghini Aventador LP700-4, siêu xe chạy nước rút nhanh nhất thế giới với “chỉ chưa đầy 3 giây để đạt vận tốc 100 km/h”,nhưng cái làm nên thương hiệu “Cường Đô la” cho anh phải là tốc độ đổi siêu xe còn nhanh hơn cả Lamborghini Aventador.


Hơn 3 năm qua, thiếu gia một thời có vẻ cũng “3 giấy 100km” trong tốc độ đi xuống khi dòng tiền của Quốc Cường Gia Lai được đánh giá là yếu kém, và phần lớn đến từ việc phát hành cổ phiếu và đi vay. Thiếu gia khó khăn, DN cũng ngập trong nợ nần, tồn kho, những vụ kiện tụng và sự đàm tiếu của dư luận. Thậm chí, người ta lôi anh, lôi mẹ anh, lôi vợ anh, và lôi cả con anh ra làm trò đùa. Thậm chí, người ta cười đắc ý khi các tài sản “lần lượt vào ngân hàng”.

Khổ thân anh, tài sản giờ chỉ còn mỗi 3,8 tỷ đồng, bằng một phần năm con “bò tót” Lamborghini Aventador mà anh từng cưỡi.

Tội nghiệp, trong 6 tháng đầu năm, anh “cá kiếm” chưa tới 110 triệu.

Cường có thể than nghèo, bởi giờ đây, anh phải bắt đầu “học” cách tiêu bằng tiền vnd. Cường than nghèo, nhưng than nghèo, bằng sự thèm muốn, so với sự giàu có của Warrent Buffett. Còn Warrent Buffett vừa bị “tụt dã man” xuống “thân phận” người giàu thứ…3 thế giới.

Nhưng vì sao phải khóc cho Cường Đô la khi giờ đây, thay vì hình ảnh một thiếu gia “nhà điều kiện, tiêu tiền miễn đếm”, anh đã điềm đạm hơn trong vai một người đàn ông gia đình, một người cha. Bên một người vợ vừa xinh đẹp, vừa tài năng, vừa nổi tiếng, từng khẳng định “Bạn Cường là đàn ông nên có hay không cũng không ngửa tay cầm tiền của vợ”. Và trong ngày vu lan, khi mẹ phải “cắm nhà” vay tiền, thiếu gia một thời đã giấu biệt siêu xe.

Đừng khóc cho Cường Đô la, người mà năm 2005 từng có giai thoại “Siêu xe của Cường Đô la một bên. Siêu xe của phần còn lại một bên. Chưa biết ai hơn ai”, anh đang đoái thương chúng ta đấy chứ. Còn bởi dường như những nhà đầu tư vào Quốc Cường muốn nhìn thấy hơn một người đàn ông gia đình đã chín, hơn là một thiếu gia ngồi nhe răng cười trên “bò tót”.

Vài hôm trước, báo chí đồng loạt đưa tin về mức lương 2,5 triệu của nhân viên ngành ngân hàng. Mức lương “thấp hơn lương O sin”. Giảm lương và còn không có thưởng. Thật khó để biết, “cái nghèo” của thiếu gia lẫy lừng một thời khiến nhân viên một ngành hot về lương phải gạt lệ đi “cày” thêm. Hay ngược lại.

Cơn bão khủng hoảng chưa hề dừng lại và không tha một ai cả. Thiếu gia một thời học tiêu tiền Việt. Người giàu nhất trên sàn chứng khoán “kiếm triệu đô mỗi ngày vẫn lo”. Hoàng Anh Gia Lai phải “rứt ruột” để tái cấu trúc. Và không rõ là bao nhiêu các đại gia, thiếu gia “đi nước ngoài chữa bệnh” hoặc “chết chưa được chôn”. Nhưng không phải vì thế mà họ cần những lời khóc mướn.

Người ta không thể kiếm tiền bằng những lời than, không thể khiến thân phận mình thay đổi bằng cách khóc mướn cho người khác, càng không thể hạnh phúc hơn bằng cách cười nhạo những người có khi vẫn hạnh phúc hơn mình.

Vì thế, thay vì khóc anh, ngay cả khi “Cường Đô la bán xôi, Hồ Ngọc Hà buôn mực” như sự hài hước của một quán ăn đêm nào đó, sao chúng ta không nhìn lại mình. Bắt đầu bằng việc viết một bài về Cường đô la để kiếm vài trăm nhuận bút bằng vnd chẳng hạn.

 Đào Tuấn
(Blog Đào Tuấn)

Kinh tế Việt Nam bị cả 'ngoại thù' lẫn 'nội thù'

Doanh nghiệp phá sản, thất nghiệp tràn lan, vật giá gia tăng khiến niềm tin của dân chúng Việt Nam vào tương lai sụt giảm. Chưa kể kinh tế còn bị phá từ bên trong lẫn bên ngoài.

Tàu chở 2,000 tấn than lậu từ Cẩm Phả, Quảng Ninh sang Trung Quốc bị Cảnh sát biển Việt Nam bắt giữ. Việt Nam phải nhập cảng than trong khi than lậu vẫn ồ ạt chảy sang Trung Quốc. (Hình: Tuổi Trẻ)


Hồi đầu tuần này, ông Đỗ Viết Thủy, 39 tuổi, ngụ tại Hải Dương, vừa bị Công an Lạng Sơn bắt giữ, sau khi phát giác đang tìm cách đưa 200 triệu bạc giả từ Trung Quốc vào Việt Nam.
Loại bạc giả này có mệnh giá 200 ngàn đồng một tờ. Theo Công an Lạng Sơn, ông Thủy đã dùng băng keo bó số bạc giả này quanh người. Ông Thủy khai được thuê vận chuyển số bạc giả đó với tiền công chỉ có hai triệu đồng.
Cách nay khoảng ba tuần, công an Việt Nam từng bắt một thanh niên tên là Nguyễn Mạnh Tuấn, 32 tuổi, ngụ tại Hà Nội, vận chuyển 11 ngàn đô la, giả loại giấy bạc 100 đô la và 68 triệu đồng, giả các loại giấy bạc 500 ngàn đồng, 200 ngàn đồng, cũng từ Trung Quốc vào Việt Nam.
Công an Việt Nam đã lên tiếng báo động về dòng tiền giả bao gồm cả ngoại tệ giả lẫn tiền đồng giả đang ồ ạt chảy từ Trung Quốc vào Việt Nam. Tổng số tiền giả bị thu giữ trong thời gian vừa qua lên tới cả tỷ đồng. Tại Việt Nam, tiền giả được sử dụng để thanh toán trong các sòng bạc và các đường dây cá cược phi pháp, rồi từ đó chảy ra bên ngoài.
Trả lời BBC, ông Nguyễn Quang A, một chuyên viên kinh tế, nhận định, tiền giả chủ yếu được làm giả ở Trung Quốc. Tiền giả không chỉ gây tác hại về kinh tế nhưng không nguy hiểm bằng niềm tin của người dân vào đồng nội tệ bị xói mòn.
Bên cạnh những tác động từ bên ngoài, kinh tế Việt Nam đang suy yếu nhanh chóng cả ở hiện tại lẫn tương lai còn do tài nguyên bị tận thu để bán ra nước ngoài, bất chấp nền kinh tế đang cần nội lực để hồi phục.
Do thiếu than để vận hành các nhà máy nhiệt điện, Việt Nam phải ký hợp đồng nhập cảng 3 triệu tấn than/năm từ Úc, trong khi đó, sáu tháng qua, có 2 triệu tấn than bị xuất lậu sang Trung Quốc.
Ngoài than, quặng sắt của Việt Nam cũng đang ồ ạt chảy sang Trung Quốc. Theo Hải quan Trung Quốc, năm ngoái, Trung Quốc nhập cảng 1.7 triệu tấn quặng sắt từ Việt Nam trong khi nhiều nhà máy thép của Việt Nam phải đóng cửa, ngưng hoạt động vì thiếu nguyên liệu.
Xuất lậu khoáng sản sang Trung Quốc vừa lãng phí tài nguyên, vừa thất thu hàng ngàn tỉ đồng tiền thuế, vừa ảnh hưởng nghiêm trọng tới sản xuất trong nước vì thiếu nguyên liệu, nhiên liệu nhưng không thể ngăn chặn.
Tháng trước, ông Nguyễn Thanh Sơn, Giám đốc Ban Quản lý các dự án than đồng bằng sông Hồng, nhận định, tình trạng khoáng sản của Việt Nam bị xuất lậu sang Trung Quốc kéo dài nhiều năm vì có sự móc ngoặc giữa các doanh nghiệp xuất cảng với những lực lượng có trách nhiệm kiểm soát.
Đối với quặng sắt, vì các nhà máy, cơ sở luyện gang thép kêu cứu do thiếu nguyên liệu, nhà cầm quyền CSVN đã ra lệnh cấm xuất quặng thô sang Trung Quốc nhưng cũng tháng trước, một viên chức của Hiệp hội Thép Việt Nam khẳng định, lệnh cấm đó bất khả thi bởi đứng sau các nhóm khai thác – xuất cảng quặng sắt sang Trung Quốc là con cháu nhiều cán bộ lãnh đạo các tỉnh.
Ông Nguyễn Quang A gọi đó là một vấn nạn kinh tế làm Việt Nam suy yếu. Trò chuyện với BBC, ông A bảo rằng, ai cũng biết có sự câu kết rất chặt chẽ giữa các thế lực kinh tế mà chủ yếu là các doanh nghiệp lớn của nhà nước, các doanh nghiệp tư nhân lớn, với các thế lực chính trị, để các bên đạt tới lợi ích lớn nhất mà Việt Nam thường gọi là nhóm lợi ích.
Chuyên viên kinh tế này cho rằng, trong vài thập niên gần đây, xã hội Việt Nam đã xuất hiện một lớp tài phiệt lũng đoạn nền kinh tế, làm giàu bất chính bằng cách áp dụng các kinh nghiệm xấu của mafia Nga để làm ăn gian lận và móc ngoặc với những thành viên trong giới cầm quyền.
Theo ông Nguyễn Quang A, muốn biết tác hại của việc biển thủ tài nguyên, công quỹ, móc ngoặc với chính quyền, rửa tiền tới nền kinh tế như thế nào thì phải có những nghiên cứu kỹ lưỡng. 
(Người Việt)
 

Công an Việt Nam bắt đầu đợt đàn áp mới

Có vẻ như Công an Việt Nam đang bắt đầu một đợt đàn áp mới mà đối tượng vẫn là các blogger, facebooker đòi hỏi tự do thông tin, vận động nhân quyền, dân chủ hóa đất nước. 
Blogger Nguyễn Văn Dũng (Aduku Adk) trong cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội hồi 2011. Blogger này vừa bị vu cáo cho tội “giao cấu với trẻ em” như kiểu “2 bao cao su qua sử dụng” để bắt Cù Huy Hà Vũ. (Hình: Internet)


Sau sự kiện các blogger Việt Nam phát hành một tuyên bố, đề nghị cộng đồng quốc tế hỗ trợ để buộc chính quyền Việt Nam hủy bỏ điều 258 (lợi dụng các quyền tự do, dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước), và đề nghị nên xem đó như một điều kiện để quyết định, có chấp thuận cho Việt Nam tham gia vào Hội đồng Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc hay không (?), có vẻ như công an Việt Nam đang khởi động một đợt đàn áp mới.
Một số người quan sát các diễn biến thời sự tại Việt Nam cho rằng, đợt đàn áp này nhằm gây hoang mang, giảm bớt sự hưng phấn do tuyên bố của các blogger Việt Nam, được cơ quan ngoại giao của nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận một cách trọng thị và cả vì Tòa Phúc thẩm của Tòa án Tối cao ở khu vực phía Nam đột nhiên giảm một nửa hình phạt cho sinh viên Đinh Nguyên Kha, đồng thời cho sinh viên Nguyễn Phương Uyên được hưởng án treo.
Biểu hiện của đợt đàn áp mới là chuyện công an Việt Nam đột nhiên gây khó khăn, tạm giữ một số sinh viên là facebooker cùng nhau học Anh ngữ tại Hà Nội, song đáng chú ý nhất là chuyện ông Lê Quốc Quyết bị hành hung ở Vũng Tàu. Rồi ông Nguyễn Văn Dũng bị bắt cóc, sau đó có thể bị khởi tố vì “giao cấu với trẻ em”.
Hồi đầu tuần này, qua một video clip được đưa lên Internet, người ta có thể thấy mức độ càn rỡ của an ninh Việt Nam vượt xa côn đồ.
Hôm đó, khi đang trên đường từ Vũng Tàu về Sài Gòn, ông Lê Quốc Quyết và ba bloggers khác bị cảnh sát giao thông chặn lại. Ông Quyết xuống xe, hỏi thăm lý do xe bị chặn, sau một thoáng bối rối, viên cảnh sát giao thông cho biết, họ được lực lượng an ninh yêu cầu làm như thế.
Ngay lúc đó, một nhóm thanh niên mặc thường phục lao tới. Một thanh niên trong nhóm đã dùng đá đập thẳng vào đầu ông Quyết nhưng ông né được nên chỉ bị thương ở vai và cánh tay. Vài thanh niên khác thì lôi các bloggers còn lại ra khỏi xe để đánh họ. Những thanh niên lạ mặt, mà người ta tin là an ninh CSVN giả dạng, còn lại dùng gạch đá đập phá xe.
Do dân chúng qua lại trên đường phản ứng, cảnh sát giao thông đã phải tạm giữ ba thanh niên trong nhóm này. Các blogger cho biết, những thanh niên mặc thường phục, hành hung họ và đập phá xe hơi của ông Quyết là những kẻ đã bám theo họ trong nhiều ngày qua.
Ông Lê Quốc Quyết là em trai luật sư Lê Quốc Quân, một nhân vật đối lập đang bị chính quyền Việt Nam giam giữ với cáo buộc “trốn thuế”.
Liền sau đó là sự kiện, facebooker Nguyễn Văn Dũng, người có nickname là Aduku Adk bị công an Việt Nam bắt cóc.
Facebooker Nguyễn Văn Dũng, 36 tuổi, từng bị công an Việt Nam tạm giam ba ngày hồi tháng 8 năm 2011, sau khi tham dự cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội. Từ đó đến nay, tuy bị công an bám sát nhưng Nguyễn Văn Dũng vẫn tham gia nhiều hoạt động phản kháng. Chẳng hạn ký tuyên bố của cộng đồng blogger Việt Nam đòi hỏi chế độ Hà Nội bãi bỏ điều 258 trong Bộ Luật Hình Sự bỏ tù người dân bị cáo buộc mơ hồ “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ...”.
Trước khi bị bắt, Nguyễn Văn Dũng nhắn tin cho bạn bè rằng, ông đang ở ngoài đường với một cô gái và sắp bị công an bắt. Một số blogger đã tạt qua nhà Nguyễn Văn Dũng ở quận Đống Đa, Hà Nội và thấy công an vừa vây quanh, vừa khám nhà ông.
Lúc đầu, trả lời thân nhân và bạn bè Nguyễn Văn Dũng, công an Việt Nam phủ nhận đã bắt ông nên giới blogger loan báo ông Dũng bị mất tích, đồng thời kêu gọi tìm tung tích cô gái cùng đi với ông Dũng. Kế đó, Công an xác nhận đã bắt ông Dũng vì ông “giao cấu với trẻ em”.
Mới đây, trong thư ngỏ gửi cho một viên thiếu tá tên là Nguyễn Đăng Quang, làm việc tại Tổng Cục An ninh II - Bộ Công an, facebooker có nickname là Lanney Tran khẳng định, cô biết rất rõ “bé gái” cùng đi với facebooker Nguyễn Văn Dũng là nhân viên công an, vừa ra trường khoảng một năm.
Lanney Tran nhấn mạnh cô có đủ tài liệu, hình ảnh của ‘bé gái” mà an ninh Việt Nam sử dụng để có cớ bắt giữ facebooker Nguyễn Văn Dũng. Lanney Tran khuyên lực lượng an ninh Việt Nam nên ôn lại thất bại khi dùng kịch bản “hai bao cao su” trong vụ “xử lý” ông Cù Huy Hà Vũ, để đừng thực hiện những hành vi bỉ ổi, nhơ nhuốc nữa.
(Người Việt)

Dương Đình Giao - Không ai có thể thay cha mẹ trong việc dạy con

Tôi không có điều kiện tiếp cận với các công trình nghiên cứu khoa học giáo dục hiện đại, những phương pháp giáo dục tiên tiến. Nhưng trong cuộc đời “gõ đầu trẻ” (và kể cả khi mình còn bị gõ đầu), có được chút ít cái gọi là kinh nghiệm. Kinh nghiệm nhiều khi chỉ có tính chất dân gian. Nhưng trước thực trạng đau lòng hiện nay, nhiều cháu chưa được dạy dỗ cẩn thận, nhiều gia đình có đời sống khá sung túc nhưng con cháu vẫn trong tình cảnh thiếu thốn giáo dục, xin “bạo gan” chia sẻ với những người quan tâm. Cũng chỉ dám coi là để tham khảo.
KHÔNG AI CÓ THỂ THAY CHA MẸ TRONG VIỆC DẠY CON
Từ khi mới sinh ra, đứa trẻ sau một vài năm hoàn toàn lớn lên trong vòng tay cha mẹ sẽ tới trường, mẫu giáo, tiểu học, rồi trung học… Nhưng các thầy cô chỉ là người hỗ trợ cho mình trong việc dạy con. Nhiều người thấy các trường “VIP” xuất hiện thì như mở cờ trong bụng, nghĩ rằng con mình sẽ có nơi nuôi dạy tốt nhất. Nhưng đâu cũng vậy thôi. Một ngày, người ta chỉ tiếp cận với con mình có mấy tiếng đồng hồ, lại không chỉ có con mình mà còn hàng nhiều chục đứa trẻ khác. Sao có thể đòi hỏi hơn?

Tôi biết có nhiều cặp vợ chồng nước ngoài, chỉ sinh con sau khi có điều kiện kinh tế tương đối đầy đủ (nhất là hiện nay, do sự tiến bộ của y học, không yêu cầu người phụ nữ mang thai và sinh con trong độ tuổi sớm như trước đây). Sau khi sinh con, chỉ một người đi làm, còn một người nghỉ ở nhà chăm sóc con. Người ta chấp nhận một cuộc sống kinh tế còn eo hẹp, nhưng thời gian dành cho con không có gì thay được. Có lần tôi đã nói, hãy bớt đi một nửa số tiền nhưng tăng gấp đôi thời gian dành cho đứa con của mình.
Nhưng ở ta, nhiều người đang làm điều ngược lại. Có những gia đình, dù cho thu nhập chưa đến nỗi eo hẹp, nhưng để cho không thua kém bạn bè về căn nhà “hoành tráng”, cái xe “xịn”, cái điện thoại “sành điệu”… cha mẹ đua nhau lao vào công cuộc kiếm tiền. Để chăm sóc con cái, họ thuê ô-sin. Đứa con sống chủ yếu với ô-sin. Và khi lớn lên, nó cũng dần ăn nói theo kiểu của ô-sin, cử chỉ, điệu bộ của ô-sin, mang tính cách của ô-sin. Tôi không dám coi thường những người làm nghề giúp việc gia đình. Đó là một nghề lương thiện, rất có ích, rất cần thiết trong cuộc sống hôm nay. Nhưng liệu bạn có vừa lòng khi con bạn được sự dạy dỗ và thừa hưởng tính cách của những người ấy?
Trẻ con luôn cần những tấm gương. Không có cái gương nào gần gũi với chúng hơn cha mẹ. Làng tôi xưa có một bà chồng mất sớm từ khi bà mới ngoài hai mươi tuổi, một mình ở vậy thờ chồng, nuôi hai người con trai từ lúc còn chập chững biết đi. Bà không biết chữ, chỉ làm một công việc là đi xin nước gạo (thức ăn thừa) để nuôi lợn. Thế mà cả hai người con đều học hành thành đạt, sau khi học hết trung học đều nhận được học bổng đi học ở Pháp. Họ đều có việc làm và thu nhập khá ở Pháp. Rồi hai người con đón bà sang định cư. Chắc hai người con đã học được từ người mẹ của mình tấm gương tảo tần sớm hôm, chắt chiu từng đồng tiền bát gạo để nuôi con. Tôi nghĩ bà đã dạy con bằng tấm gương của mình. Những tấm gương như thế đâu có thiếu. Những thủ khoa trong kỳ thi đại học vừa qua cho ta thấy rõ điều này. Để con có gương tốt noi theo, cha mẹ phải tự tu thân. Và điều này cũng giúp ta lý giải tại sao, không ít con em của các đại gia (về quyền lực và tiền bạc) thường hư hỏng hoặc chẳng ra gì mặc dù được đầu tư rất lớn. Gương nhãn tiền mà!
Muốn dạy con, nhiều khi cha mẹ phải hy sinh. Nhiều người chỉ hiểu chữ hy sinh theo nghĩa cha mẹ phải vất vả kiếm tiền. Đâu phải chỉ như thế. Cha mẹ còn phải hy sinh cả những sở thích, những thói quen. Không hẳn chỉ có những sở thích, thói quen không lành mạnh. Khi con mới sinh, các ông bố tốt nhất là nên bỏ thuốc lá (nếu đang hút). Không chỉ vì sợ làm ô nhiễm bầu không khí trong lành mà còn chuẩn bị một tấm gương cho con (nhất là khi đó là đứa con trai). Khi con cần tập trung vào việc học, phải bỏ thói quen nghe nhạc, xem ti-vi, … nếu gia đình chưa có phòng riêng cho con.
Những nhu cầu quen thuộc, nhưng nếu cần cho việc giáo dục con cũng phải tạm quên đi. Mỗi khi có việc qua các hàng bia (giờ nhiều nơi gọi là “bãi bia” vì nó rộng và đông đúc quá), thấy rất nhiều người ở độ tuổi 30 – 40 ngồi “trăm phần trăm” tới 7, 8, thậm chí 9, 10 giờ tối. Thời gian đâu để dạy con, trong khi bình thường, đó là lúc các gia đình sum họp sau một ngày mỗi người một ngả vì cuộc mưu sinh, là lúc con cái phải ngồi vào bàn học, … Và đứa con sẽ có cảm giác ra sao, khi ngày nào cũng thấy ông bố về muộn với dáng điệu say lướt khướt, hay mặt đỏ tía tai, nói năng hay mọi hành động đều mất tự chủ?
Nhiều gia đình bây giờ buộc phải cho con đi học thêm, vì không thể dạy con học mặc dù cả cha mẹ đều đã có bằng đại học, thậm chí còn hơn thế. Dĩ nhiên, cha mẹ học đã lâu thì phải quên. Nhưng nếu ngay từ khi con học lớp 1, cha mẹ có ý thức học cùng với con để dạy con, chắc chắn khi con lên các lớp trên, cha mẹ vẫn có thể nhớ lại để hướng dẫn những điều cần thiết, và chắc chắn sẽ kiểm soát được việc học của con, không để chúng “qua mặt”. Đứa trẻ sẽ tiết kiệm được thời gian vì chỉ cần nghe những gì mình chưa hiểu. Tôi biết trước đây, không ít những người bố, người mẹ thâu đêm tìm cách giải một bài toán để hôm sau giảng cho con. Nay hoàn toàn không cần làm thế vì rất nhiều sách hướng dẫn giải bài tập các loại xếp đầy các giá trong các cửa hàng sách. (Chỉ có điều, nếu mua, đừng để các cháu tự do sử dụng).
Hàng ngày sau khi con đi học về, cha mẹ luôn quan tâm hỏi han, nhưng nhiều khi chỉ chú ý con được điểm mấy. Nhưng cái quan trọng cần quan tâm không phải là điểm số. Phải xem sách vở của chúng. Cô giáo vì chấm bài cho nhiều học sinh nên không thể tránh khỏi những thiếu sót (không chữa hết lỗi trong bài kiểm tra). Cha mẹ phải chỉ ra cho con mình và giúp chúng sửa chữa. Khi cần có thể phải liên hệ với cô giáo. Nếu duy trì việc này hàng ngày thì thời gian dành cho nó không nhiều. Mỗi ngày chỉ khoảng 5 – 10 phút. Vừa theo dõi sát việc học của con, vừa có thể phát hiện những thay đổi của con để uốn nắn hay khuyến khích.
Ít nhất là trước khi con đủ tuổi 18, không ai có thể thay được cha mẹ. Con cái phát triển lệch lạc, thậm chí hư hỏng, cha mẹ là những người chịu trách nhiệm và đồng thời cũng là người gánh chịu hậu quả đầu tiên. Căn nhà lộng lẫy, cái xe hiện đại và những đồ dùng đắt tiền không sắm trước thì sắm sau, và nếu không có chúng, cuộc sống của mỗi người chắc cũng không ảnh hưởng gì nhiều, nhưng khi đứa con đã ra ngoài tầm kiểm soát thì dường như không bao giờ có cơ hội để làm lại.
Và đâu mới là mục đích, tương lai của chúng ta?
Dương Đình Giao
(FB. Dương Đình Giao) 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét