-Nhà báo Trần Quang Thành: “Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An thờ ơ, vô cảm trước tình hình sức khỏe đang nguy kịch của Blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải.
Suốt ngày hôm qua 23/7/2013, bà Dương Thị Tân và con trai là anh Nguyễn Trí Dũng đã túc trực tại trụ sở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An để yêu cầu làm rõ trách nhiệm của giám thị trại giam số 6 Bộ Công An ở huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, đã không chuyển đơn kiến nghị của blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải gửi Viện kiểm sát Nhân dân tỉnh Nghệ An, tố cáo giám thị trại giam số 6 bắt ông phải ký tên vào bản nhận tội nhưng ông không ký, dẫn đến việc ông Nguyễn Văn Hải tuyệt thực sang ngày thứ 32.
Đại diện phòng 4 Viện Kiểm sát tỉnh Nghệ An trả lời bà Dương Thị Tân một cách thờ ơ, vô cảm. Họ nói đã gọi điện lên trại giam yêu cầu chuyển đơn của ông Nguyễn Văn Hải để họ xem xét. Khi nhận được đơn họ mới điều xe đên trại giam để tìm hiểu tình hình.
Sáng hôm nay 24/7, bà Dương Thị Tân và con trai lại đến Viện Kiểm sát nhân dân Nghệ An để chờ đợi sự giải quyết. Lúc này là 13 giờ ngày 24/7, mọi việc vẫn chìm sâu trong im lặng khi blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải tuyệt thực đã sang ngày thứ 32 trong tình trạng sức khỏe rất nguy kịch.
CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Trại sáng tác kịch bản phim chủ đề biển, đảo (DV). – Quận Thanh Xuân ủng hộ bộ đội Trường Sa hơn 2 tỷ đồng (QĐND).
- Chuẩn bị tuần tra liên hợp nghề cá trên Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc lần thứ 8 (PT). – Cảnh sát biển Việt Nam – Trung Quốc tuần tra liên hợp (QĐND/VNE).
- Trung Quốc thành lập lực lượng bảo vệ bờ biển khổng lồ (VTC). - Trung Quốc đưa lực lượng khủng đến Biển Đông (TP). – Biển Đông “dậy sóng” vì cảnh sát biển Trung Quốc (KT). – Lực lượng bờ biển Trung Quốc liệu có giúp xử lý xung đột hàng hải? (Infonet).
- Nhân dân nhật báo lại “đe nẹt” Philippines (PT). – Philippines mua thêm tàu chiến Pháp tuần tra Biển Đông (KT). – Ca sĩ Philippines lập nhóm nhạc chống Trung Quốc bắt nạt ở Biển Đông (GDVN).
- Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đến Mỹ (TP). – Chủ tịch nước gặp nhân viên Đại sứ quán tại Hoa Kỳ (TTXVN). – Xóa đi định kiến (ĐĐK). – Nhiều kỳ vọng vào bước tiến mới trong quan hệ Mỹ – Việt (SM).
- VTV-Thời sự 12h trưa nay đưa hình ảnh
đầu tiên CTN Trương Tấn Sang và phái đoàn VN tới Hoa Kỳ. Thấy tội cho
bác CTN, qua hình ảnh quay cận cảnh chỉ lèo tèo vài người Việt ra đón,
đứng ngoài bờ rào, chủ khách phải với tay qua rào sắt cao để “tay bắt
mặt mừng”. Cũng đúng như lời phát thanh viên đọc, là đông đảo cán bộ
nhân viên đại sứ quán, các sinh viên, du học sinh và bà con kiều bào đã
ra đón … Tức là cả triệu bà con kiều bào chỉ được xếp cuối cùng, thứ yếu
thôi, vì bà con được chọn lọc kỹ, hạn chế quá, mà lại là thành phần
đáng ngại nhất?
- Cùng lúc với chuyến thăm Mỹ của bác
CTN đang bị câu chuyện vi phạm nhân quyền làm cho u ám, thì VTV trưa nay
cũng đưa tin bên Myanmar vừa thả 70 tù nhân chính trị, ngay sau lời hứa
của Tổng thống nước này tại Anh quốc. Tay Trần Bình Minh nhắc nhở ai
đâu không biết?
- Hà Nội nghiêm khắc với “Phố ta hóa Tàu” (KP). – Bắc Ninh: Hạ hơn 100 biển quảng cáo tiếng Trung Quốc (DT).
- BẤT TỬ TRÊN ĐỈNH SÌ LỜ LẦU (Mai Thanh Hải). – VỀ ĐI CHỊ (Văn Công Hùng).
- Lấy thúng úp voi (DT). – Người tố cáo tham nhũng dễ “ăn đòn” (GTVT). – Giao đất cho người nhà -Thì sao ? (Tầm nhìn).
- Vì sao có 30% công chức “sáng cắp ô đi, tối cắp ô về”? (VTV/DT). – Bổ nhiệm và luân chuyển cán bộ công chức ở Bắc Giang (Tầm nhìn). – Chuyện tuyển dụng và sa thải “Sướng” như “con em cán bộ”! (Tầm nhìn).
- Tướng Đỗ Hữu Ca chỉ bị 5 phiếu “tín nhiệm thấp” (Infonet). – Bí thư Hải Phòng được nhiều phiếu tín nhiệm cao (TP).
- Một quyết định bất ổn của ngành giáo dục (ĐĐK). – Tăng cũng “trảm”, tụt càng “chém” (LĐ). – ‘Mách nước’ Bộ trưởng lấy lại tín nhiệm (VNN). - CÓ NÊN MỜI BỘ TRƯỞNG LUẬN VÀ LÃNH ĐẠO BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐI TRẮC NGHIỆM LẠI NĂNG LỰC TRÍ TUỆ? (viet-studies).
- Liên tiếp các vụ tai biến sau tiêm phòng vaccine: Xem lại quy trình tiêm phòng vaccine để tránh gây chết oan cho trẻ (LĐ). – Xung quanh việc 3 trẻ sơ sinh tử vong sau tiêm vacxin: Có nên tiêm phòng cho trẻ sơ sinh? (PT). – Vụ 3 trẻ tử vong: Quảng Ngãi ngừng tiên văc-xin vì nghi có chất lạ (GDVN). – ỦA? BỘ Y TẾ? (Nguyễn Quang Vinh).
- Ở TA CÓ AI VÌ DANH DỰ MÀ TỪ CHỨC? (Kha Trà Phương).
- BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI: 765 DỰ ÁN HOÀN THÀNH NHƯNG… CHƯA LẬP DỰ TOÁN! (Tân Châu). – Giải phóng mặt bằng dự án đường, KĐT Lê Trọng Tấn (Hà Nội): Đầu xuôi, đuôi… kẹt! (LĐ).
- Hà Nội mới chỉ đếm xe máy, chưa thu được phí (LĐ). – Ở mình đâu đã đến nỗi! (TTVH).
- Trung Quốc: Kinh tế sụt giảm, an ninh bất ổn (PN Today). – Trung Quốc cấm xây dựng các tòa nhà công trong 5 năm (DT). - Trung Quốc cấm xây nhà công để chống tham nhũng (TTVH). - Trung Quốc thay một loạt quan chức chính phủ (TTXVN/VOV). – Bạc Hy Lai sắp hầu tòa với cáo buộc nhận hối lộ “triệu đô” (DT).
KINH TẾ
- VAMC được sử dụng vốn để đầu tư khi nào? (DĐDN).
- Các ngân hàng đang “khỏe” nhất trong 13 tháng (CafeF). – Tín dụng: Muôn màu… tìm khách cho vay (NHDMoney). – Lãi suất khó có thể giảm tiếp (LĐ).
- Giá vàng tiến gần 39 triệu đồng/lượng (VOV). – Giá vàng, USD tự do chững lại (VnEco). – Vàng: một nửa sự thật! (HQ).
- Điều hành giá xăng dầu tránh gây sốc cho thị trường (HQ). – Xăng dầu đã “ngấm” vào lạm phát (DT). – Tăng 0,27%, CPI tháng 7 định hình xu hướng tăng tốc (VnEco).
- Chủ động giống thủy sản chủ lực (NNVN).
- Thương lái Trung Quốc mua gom lợn nhiều mỡ bất thường (VTV). – Khi heo “thông đường” sang Trung Quốc (NNVN).
VĂN HÓA-THỂ THAO
- Chuyện tình ông Quýnh 3 (Quê Choa).
- Truyện ngắn TRẦN HOÀNG TRÚC: 23 TẦNG NGƯỜI (Nguyễn Trọng Tạo).
- Đền TRẦN một ngày không phát ẤN (Phair Zios).
- Bí ẩn tiền kiếp, hậu kiếp của Lý Thần Tông (KT). – Chuyện chưa kể về lăng mộ triều Nguyễn – Bài 1: Nghiệp đế và ngôi nhà vĩnh hằng sau cái chết (ĐĐK).
- Tượng Phật vẫn …đội nón ở chùa Một Cột (TP). - Mưa thì ở đâu chẳng ngập, Chùa Một Cột đành chịu vậy! (VNN). – Chứng chỉ hành nghề trong công tác trùng tu di tích: Vội vàng “xóa mù” (KTĐT).
- Làng cổ, phố cổ vì sao lại cứ …khổ? (VOV).
- Văn hóa TPHCM – Văn hóa con người (SGGP).
- Siu Black thừa nhận nợ và ‘đã đi đến đường cùng’ (TN). – Phương Thanh sát cánh Siu Black vượt qua ‘đường cùng’ (TP).
- Tuổi trẻ là dấn thân và liều… (LĐ).
- Cuốn hút một Đường đua (TT). – Khai phá một dòng phim mới cho điện ảnh Việt Nam (TTVH).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Bản đồ tư duy bắt đầu hành trình kết nối (CP/GD&TĐ).
- Điểm thi tăng cao: “Thả cửa” vào đại học? (Giadinh.net).
- Nhất quỷ nhì ma… (GD&TĐ).
- Cần Thơ: Hơn 202,6 tỷ đồng cho đề án dạy và học ngoại ngữ (NNVN).
- Quy định không dạy thêm, học thêm ở bậc tiểu học: Sẽ phát sinh nhiều điểm dạy “chui” (KTĐT).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Thanh Hóa: Sạt lở mạnh gần 100m đê ngay trước mùa mưa bão (DT).
- Phát hiện thêm nhiều loại thực phẩm nhiễm độc (TT). – Hàng trăm công nhân ngộ độc phải nhập viện trong đêm (TN).
- Tâm sự tài xế xe bus: Phải biết nhịn đủ thứ (Infonet).
- Làng không đăng ký kết hôn (NNVN).
- Greenpeace: Công ty than đá Trung Quốc phá hoại môi trường (VOA). “Kể
từ khi tập đoàn Thân Hoa bắt đầu khai thác nước cho nhà máy của họ để
xử lý than thành nhiên liệu lỏng, mực nước trong vùng đã rút xuống gần
100 mét”.
QUỐC TẾ
- Phiến quân Syria “đào ngũ ngược” (KT). - Nhà Trắng: Assad là “một trong bạo chúa tệ nhất” thời hiện đại (LĐ). - Syria và sợi xích trói của Lầu Năm Góc (VOV). – Mỹ cân nhắc cắt tiền cho tình báo và Syria (TP). - Mỹ viện trợ vũ khí cho quân nổi dậy Syria trong tháng 8 (VOV). – Israel công khai đe dọa sẽ tấn công Syria (GDVN).
- Bom nổ tại sở cảnh sát Ai Cập (Tin tức). – Ai Cập: 10 người chết trong các vụ xung đột (TBKTSG). – Thách thức của Ai Cập trong những ngày tới (VOA).
- Trung Ấn: Sau đối đầu biên giới là “trận chiến” trên giấy? (VnM). – “TQ không loại trừ bất cứ thủ đoạn nào để đaọạt lấy công nghệ quân sự” (GDVN). – Mỹ đổ vũ khí vào Ấn Độ (TN).
- Snowden có thể rời sân bay Sheremetyevo trong hôm nay (VOV). – ‘Kẻ phản bội’ nước Mỹ Snowden định cư, làm việc ở Nga (VTC).
CÓ NÊN MỜI BỘ TRƯỞNG LUẬN VÀ
LÃNH ĐẠO BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
ĐI TRẮC NGHIỆM LẠI NĂNG LỰC TRÍ TUỆ?
LÃNH ĐẠO BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
ĐI TRẮC NGHIỆM LẠI NĂNG LỰC TRÍ TUỆ?
Trần Ngân
Trong
thời gian gần đây, có rất nhiều chính sách của các bộ, ngành đã bị
dư luận xã hội phản ứng (hay dùng từ dân dã hơn là “ném đá”) dữ dội
vì sự ngớ ngẩn hoặc không khả thi của chúng dù hầu hết những chính
sách đó mới chỉ ở dạng dự thảo. Tuy nhiên, có một Bộ bị phản ứng
nhiều nhất lại đã thực sự ban hành những chính sách
dạng này, đó là Bộ Giáo dục và Đào tạo dưới thời bộ trưởng mới là
ông Phạm Vũ Luận. Ở đây, chúng ta thử điểm qua một vài quyết định
kỳ quái của bộ này.
1.
Qui định về cấm dạy thêm
Trước
tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan, ngày 16/5/2012, Bộ GD&ĐT đã
ban hành Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT về Ban hành qui định về dạy
thêm, học thêm. Trong đó có những ý chính như:
-
Không dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các
trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ
năng sống.
-
Đối với giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương của
đơn vị sự nghiệp công lập: a) Không được tổ chức dạy thêm, học thêm
ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường; b)
Không được dạy thêm ngoài nhà trường đối với học sinh mà giáo viên
đang dạy chính khóa khi chưa được sự cho phép của Thủ trưởng cơ quan
quản lý giáo viên đó.
Qui
định này ngay từ khi ra đời đã gây rất nhiều phản ứng từ cả phía
giáo viên và phụ huynh học sinh vì những qui định cứng nhắc, không
có tác dụng thực tế trong việc hạn chế tình trạng học thêm. Nó chỉ
có tác dụng duy nhất là là làm tăng chi phí của người học và làm
giảm thu nhập của người dạy thêm vì bây giờ học sinh phải học thêm
ngoài nhà trường qua một tổ chức trung gian thay vì do giáo viên tự
tổ chức.
Báo Dân trí, 23/1/2013
viết:
“Bà
Lê Thị Ngọc Điệp - Hiệu trưởng Trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm,
Q.1, TPHCM: “Đừng biến GV thành
“lính đánh thuê”: Với bậc tiểu học, phụ huynh có nhu cầu
cho con học thêm phần lớn đều mong muốn trẻ được học với GV trực
tiếp giảng dạy vì GV mới nắm rõ học sinh (HS) yếu ở phần nào để bổ
sung, nâng cao phần đó. Vậy sao không để các cô được đàng hoàng dạy
HS của mình, cấm rất vô lý. Thông tư nói rằng giáo viên (GV) có thể
dạy thêm bên ngoài nhà trường và không được dạy đối với HS mà GV
đang dạy chính khóa khác nào chúng ta đẩy họ ra các trung tâm, biến
GV thành “lính đánh thuê”. Họ bị cắt giảm nguồn thu, thay vì được
300 nghìn, chỉ được 200 nghìn đồng.
TS
Hồ Thiệu Hùng, nguyên GĐ Sở GD-ĐT TPHCM:
“Bộ đang quản lý theo kiểu múc nước bằng
rổ”:
Nguyên nhân dạy thêm - học thêm (DTHT) nở rộ có rất nhiều nhưng đầu
tiên và cơ bản nhất là chương trình học hiện nay rất nặng, các
trường phổ thông không tăng tiết không thể xong chương trình nên cả
thầy và trò cùng gồng lên để chạy… Có thể thấy thông tư 17 muốn múc
nước ra khỏi cái hố tiêu cực từ DTHT nhưng đang múc nước bằng rổ.”
Trong
thực tế, việc thực thi qui định này ở các địa phương đã dẫn tới việc
mà báo chí gọi là “Bắt dạy thêm như bắt trộm”: “Cô T., giáo viên dạy
văn Trường PM (Hà Nội), kể: “Tôi đang dạy cho một nhóm học sinh lớp
9 thì đoàn kiểm tra đến. Ngoài đại diện nhà trường, phòng GD-ĐT, còn
có đại diện chính quyền, công an… Xem xét trên cơ sở quy định, tôi
có lỗi. Nhưng cách “ập đến, bắt quả tang giáo viên tại chỗ, lập biên
bản, đề nghị ký xác nhận” khiến giáo viên tủi hổ vô cùng”
(Báo Tuổi trẻ, 2/11/2012)
2.
Cho mang máy quay phim, chụp hình vào phòng
thi để chống tiêu cực
Rút
kinh nghiệm từ vụ Đồi Ngô, để chống tiêu cực trong thi cử, ngày
26/2/2013, Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư 04/2013/TT-BGDĐT cho phép thí
sinh mang máy ghi âm, thu hình vào phòng thi để chống tiêu cực. Qui
định này ngay từ khi ra đời cũng gây ra rất nhiều tranh cãi vì trên
nguyên tắc, việc chống tiêu cực là việc của cơ quan nhà nước, giờ
lại đẩy sang phía thí sinh là việc hết sức buồn cười, trên thế giới
chưa từng có. Chưa kể nó gây nhiều khó khăn cho giám thị vì họ rất
khó xác định thiết bị ghi âm, ghi hình nào được cho phép, cái nào
không.
3.
Cấm phát tán thông tin tiêu cực
Cũng
trong Thông tư 04/2013/TT-BGDĐT kể trên có qui định: “…người có bằng
chứng về vi phạm quy chế thi phải có trách nhiệm gửi cho nơi tiếp
nhận theo quy định, kể từ khi kết thúc ngày thi cuối cùng để xử lý,
không được phát tán thông tin cho người khác, dưới bất kỳ hình thức
nào”.
Qui
định này quá ngớ ngẩn vì nó vi phạm những quyền tự do cơ bản của con
người. Sau đó, chính ông Vũ Đức Đam, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng
Chính phủ cũng phải thừa nhận: "Quả thật việc này không đúng quy
định pháp luật, vi phạm quyền tố cáo của công dân. Tôi đã trao đổi
với lãnh đạo Bộ Giáo dục, Bộ trưởng Giáo dục đã chỉ đạo rà soát lại
và trên tinh thần trái như vậy thì phải sửa theo đúng quy định pháp
luật". (Báo
Tiền phong, 28/2/2013)
4.
Yêu cầu chủ tịch tỉnh chỉ đạo các cơ quan
truyền thông trong việc đưa tin về tiêu cực trong thi cử
Đầu năm
2013, Bộ GD&ĐT ban hành văn bản số 2998/2013 về chỉ đạo kỳ thi tốt
nghiệp THPT, tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2013. Văn bản trên yêu cầu chủ
tịch UBND tỉnh phải có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan truyền thông
trao đổi kỹ với cơ quan chức năng trước khi đăng tải các thông tin
nhạy cảm liên quan đến thi cử như lộ đề, đề thi có sai sót, tiêu cực
trong kỳ thi... (nếu có).
Qui
định này mới đưa ra đã khiến dư luận, đặc biệt là giới báo chí phản
ứng rất mạnh vì nó trái ngược hoàn toàn với các luật đã được ban
hành như Luật Báo chí. TS Vũ Đức Khiển, nguyên chủ nhiệm Ủy ban Pháp
luật của Quốc hội, khẳng định chỉ đạo của Bộ trưởng Phạm Vũ Luận là
không phù hợp, trái với Luật Báo chí. “Luật quy định các cơ quan báo
chí có quyền phản ánh, đưa tin mà không phải chịu sự kiểm duyệt của
bất kỳ cơ quan nào nhưng phải chịu trách nhiệm về tính chính xác,
đầy đủ của các thông tin đó. Chỉ đạo của Bộ GD-ĐT khác nào “bó chân”
hoạt động của báo chí” - TS Khiển nói.
(Người Lao động, 20/5/2013)
5.
Quy định về đào tạo liên thông
Sau khi
báo chí nêu hiện tượng đào tạo liên thông dễ dãi nên nhiều sinh viên
tốt nghiệp hệ cao đẳng có thể dễ dàng có bằng đại học, ngày
25/12/2012, Bộ GD&ĐT ban hành thông tư 55/2012/TT-BGDĐT về Quy định
đào tạo liên thông trình độ cao đẳng, đại học, trong đó qui định:
“Người có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp,
cao đẳng nghề, cao đẳng chưa đủ 36 tháng kể từ ngày được cấp bằng
tốt nghiệp đến ngày nộp hồ sơ thi lên trình độ cao đẳng hoặc đại học
phải dự thi tuyển các môn văn hóa, năng khiếu theo khối thi của
ngành thí sinh đăng ký học liên thông trong kỳ thi tuyển sinh cao
đẳng, đại học chính quy do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hằng năm”.
Quy
định này có nhiều điểm hết sức vô lý và vô cảm vì một số lý do như:
-
Mục tiêu là nâng cao chất lượng đào tạo hệ liên
thông, điều này mọi người đều đồng tình nhưng Bộ GD&ĐT lại dùng tư
duy cũ kỹ là siết đầu vào trong khi đáng lẽ là phải cải thiện quá
trình đào tạo của các trường. Việc siết đầu vào bằng cách bắt các cử
nhân đã tốt nghiệp cao đẳng thi lại các môn học phổ thông như Toán,
Lý, Hóa… cũng là hết sức dớ dẩn vì các môn như Lý, Hóa… hầu như
không có ứng dụng thực tế gì trong quá trình đào tạo đại học, đặc
biệt là khối ngành kinh tế, xã hội. Có đạt điểm cao ở các môn này
không hề giúp học tốt trong quá trình học ở bậc đại học. Các cử nhân
cao đẳng đã thôi học các môn này 3 năm, giờ phải đi luyện thi lại
rất tốn thời gian, tiền bạc của họ và lãng phí nguồn lực của xã hội
khi bắt hàng trăm ngàn người phải đi học lại những kiến thức vô dụng
cho cuộc sống và công việc của họ sau này.
-
Thông tư có hiệu lực thi hành vào tháng 2/2013 đã làm
hàng trăm ngàn sinh viên cao đẳng đang học và sắp tốt nghiệp hết sức
bất ngờ và sốc vì ảnh hưởng tới tương lai và dự tính của họ. Gia
đình họ đã đầu tư cho họ đi học cả 2, 3 năm và kỳ vọng sau đó học
thêm khoảng 2 năm là sẽ có bằng đại học. Giờ họ phải luyện thi lại
hoặc phải đợi 3 năm, ảnh hưởng rất nhiều cuộc sống của họ sau này.
Xã hội vẫn chuộng bằng đại học, giờ với tấm bằng cử nhân cao đẳng họ
gần như không thể xin được công việc đúng chuyên ngành. Thi Toán,
Lý, Hóa thì phải đi luyện thi lại, nếu không phải đợi thêm 3 năm,
ảnh hưởng tới tương lai của không biết bao nhiêu người nhưng lãnh
đạo Bộ chả thèm quan tâm.
6.
Cộng 2 điểm cho Bà mẹ Việt Nam anh hùng đi thi
đại học
Tháng
6/2013, Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư 24 sửa đổi, bổ sung đối tượng ưu
tiên của Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy. Theo đó,
sẽ bổ sung đối tượng 03 (được cộng 2 điểm) đối với bà mẹ Việt Nam
anh hùng, người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945, người hoạt
động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm
1945.
Thông
tư này bị hầu hết mọi người chê cười vì sự dớ dẩn của nó vì thường
các Bà mẹ Việt Nam anh hùng hoặc những người hoạt động tiền cách
mạng đều là những người đã gần đất xa trời thì đi thi đại học làm
cái gì nữa. Khi bị dư luận phản ứng quá thì ông GS.TS Bùi Văn Ga,
thứ trưởng vẫn cố gắng bào chữa rằng “chính sách này thể hiện đạo lý
uống nước nhớ nguồn, tinh thần trách nhiệm của xã hội đối với những
người có công với nước, hy sinh vì độc lập, tự do của dân tộc, dù
đối tượng bổ sung có thể rất ít.”
(Vnexpress, 11/7/2013)
Nhưng
chỉ vài ngày sau thì chính ông Ga phải ký thông tư mới trong đó bãi
bỏ chính sách “thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn” này của ông. Tuy
nhiên, việc bỏ qui định này không phải là vì lãnh đạo Bộ thấy được
sự ngớ ngẩn của nó mà là do sức ép từ công luận mà thôi như chính
một cán bộ của Bộ này nói:
“một
cán bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, vấn đề này đã được đưa
ra bàn bạc rất kỹ trong sáng nay, và là một “nỗi đau của ngành Giáo
dục”. Ông cho biết, đúng là Thông tư 24 không hề vi phạm pháp luật
và cũng không thể biết được, sau này sẽ không có các bà mẹ trẻ được
phong Anh hùng, vẫn muốn học Đại học. Nhưng trước sức ép của cấp
trên, của một số tờ báo và trang thông tin điện tử, Bộ Giáo dục và
Đào tạo đã quyết định bãi bỏ Quyết định này. Bộ Giáo dục và Đào tạo
cũng mong muốn các phóng viên viết về Giáo dục bình tĩnh, cân nhắc
khi đưa tin, tránh làm lớn vấn đề không cần thiết.”
(Vietq.vn, 16/7/2013)
7.
Hạn chế tỷ lệ thi đậu tốt nghiệp
Tại hội
nghị tổng kết năm học 2012-2013 được tổ chức sáng 20-7, Ông Lê Hồng
Sơn, giám đốc Sở GD-ÐT TP.HCM, bày tỏ thắc mắc: “Ðề nghị hội đồng
thi đua của bộ lý giải vì sao cắt cờ thi đua của ngành giáo dục
TP.HCM - đơn vị duy nhất đạt 14/14 chỉ tiêu thi đua. Có phải vì lý
do tỉ lệ tốt nghiệp của TP.HCM cao hơn năm trước 0,76%?”.
Giải
đáp băn khoăn của các đại biểu, Bộ trưởng Bộ GD-ÐT Phạm Vũ Luận cho
biết: “…Ban cán sự Ðảng, lãnh đạo bộ và 63 giám đốc sở đã có cuộc
họp tuyệt mật và đi đến
quyết tâm chiến lược là phải trung thực với dân, với
Ðảng. Hội nghị đã thống nhất quyết tâm tỉ lệ tốt nghiệp
không được vượt quá tỉ lệ tốt nghiệp của những năm trước đó”.
(Tuổi trẻ, 22/7/2013)
Đọc lời
lý giải của bộ trưởng Luận với những từ đao to búa lớn như: “tuyệt
mật”, “quyết tâm chiến lược”, “trung thực với dân, với Đảng”…, tác
giả càng quá sức hồ nghi về năng lực trí tuệ tối thiểu của vị “tư
lệnh ngành” này. Chỉ xin ghi lại ở đây ý kiến trong 2 bài báo mới
đăng.
Trên
báo
Tuổi trẻ, 22/7/2013), tác giả Trần Hữu Tá đã phải cảm thán:
“Cứ đà
này, tôi ngờ không lâu nữa, qua báo chí bà con ta sẽ được đọc những
tin đại loại như: ngành thể thao hạ quyết tâm chiến lược là “kỷ lục
của các vận động viên hàng đầu năm sau không được cao hơn năm
trước”, với ngành nông nghiệp thì “năng suất, sản lượng vụ sau không
được hơn vụ trước...”. Và ở quy mô nhà nước, “GDP năm nay dứt khoát
không được vượt trội so với năm qua”. Chỉ cần có năng lực tư duy tối
thiểu, ai cũng thấy những giả định vừa nêu trên là không thể chấp
nhận được, đơn giản vì đó là một thứ logic rất phi logic.”
Còn tác
giả Mi An trên Báo Đất Việt ngày 23/7/2013 viết:
Báo Đất Việt, 23/7/2013 viết:
“Đọc
những thông tin tường thuật về phiên tổng kết năm học của ngành giáo
dục trên các báo, tôi thực sự choáng váng đến nỗi không dám tin vào
mắt mình. Tại sao một chuyện phản giáo dục như vậy lại diễn ra ngay
trong chính môi trường giáo dục?
Có nền
giáo dục của nước nào được (hay bị) chỉ đạo một cách trớ trêu như
nền giáo dục nước ta không? Tôi tự hỏi, bao nhiêu học sinh đã bị
trượt oan, đã bị các thầy cô của họ đánh cho kỳ trượt để đảm bảo số
lượng học sinh đỗ không “vượt trần” do Bộ quy định? Bao nhiêu cuộc
đời có thể đã có một hướng rẽ khác, nếu như các thầy cô tôn trọng
kết quả thật của bài thi các em?
Vậy là
đã rõ, tất cả chỉ là trò diễn mà thôi, và học sinh vừa là diễn viên
chính, diễn viên phụ kiêm luôn cascadeur đóng thế và những em bị
trượt oan là “vật hy sinh” giúp cho những vị lãnh đạo ngành giáo dục
muốn xã hội nhìn vào tỷ lệ đỗ tốt nghiệp “ảo” đó để thừa nhận họ đã
có một nhiệm kỳ “thành công, hiệu quả”. Cứ nhìn vào cái cách người
ta điều hành ngành giáo dục thế này, đừng hỏi tại sao mỗi năm lại
càng thấy xã hội một tồi tệ đi. Học sinh học vì điểm giả, giáo viên
dạy vì thành tích giả, Sở chỉ đạo tỷ lệ đỗ hay trượt, Bộ lấy yếu tố
thành tích làm đầu, những nhân cách bị bóp méo, tri thức và học vấn
bị đánh tráo bằng những trò mèo.
Mà tốt
nhất là hàng năm, thay vì tổ chức cho trò đi thi, nên tổ chức những
đợt sát hạch lương tâm của những đấng bậc làm thầy, lúc ấy chắc là
có khối chuyện hay ho để nói.”
Như vậy
là chỉ từ giữa năm 2012 tới nay, Bộ GD&ĐT đã ban hành hành loạt qui
định và chính sách hết sức kỳ quặc, có chất lượng kém thậm chí là
dưới mức trí tuệ trung bình của xã hội nên gần như mọi người có thể
lấy nó ra để đàm tiếu.
Có thể
rút ra một số điểm chung trong tư duy điều hành của lãnh đạo Bộ
GD&ĐT hiện nay:
-
Giữ nguyên tư duy quản lý cổ hủ từ thời bao cấp:
Không quản được thì cấm (cấm dạy thêm, dùng biện pháp hành chính
để siết đầu vào hệ liên thông…). Đây là loại tư duy quản lý bậc thấp
vì nó mang tính cai trị, đơn giản, dễ làm, dễ phủi trách nhiệm nhưng
lại hết sức không phù hợp với một bộ quản lý ngành thuộc về tri thức
và cũng có nhiều lãnh đạo là GS, TS như Bộ GD&ĐT.
-
Sử dụng những công cụ quản lý cũ, thể hiện tư duy xơ
cứng, bảo thủ như bắt cử nhân cao đẳng thi đầu vào hệ liên thông
bằng các môn học phổ thông như Toán, Lý, Hóa… mặc dù những môn này
không đánh giá được năng lực thực sự của người học ở bậc đại học.
-
Thích đưa ra những ý tưởng kỳ quặc, đúng hơn là kỳ
quái: cùng với việc sử dụng những tư duy và cách làm cũ ở trên thì
khi đưa ra những biện pháp mới, lãnh đạo bộ lại hay có những ý tưởng
kỳ quái nhiều khi đi ngược lại hoàn toàn cách nghĩ thông thường của
xã hội hay đúng hơn là cách nghĩ của những người có năng lực trí tuệ
ở mức bình thường (cộng điểm cho Bà mẹ Việt Nam anh hùng, đặt trước
chỉ tiêu tốt nghiệp không được cao hơn năm trước…).:
Khổ một
nỗi là những chính sách này không phải được lãnh đạo Bộ ban hành tùy
hứng mà đều đã được bàn thảo rất kỹ lưỡng như thừa nhận của lãnh đạo
Bộ, thậm chí còn kỹ tới mức “tuyệt mật” và đưa lên hàng “quyết tâm
chiến lược”. Đã được bàn thảo kỹ lưỡng thế mà vẫn còn đưa được ra
những chính sách có chất lượng kém đến thế thì rõ ràng người dân có
quyền nghi ngờ khả năng của bộ trưởng Luận và ekip của ông này như
thứ trưởng Ga hay thứ trưởng Hiển và một số lãnh đạo cấp vụ. Chính
vì vậy tác giả cho rằng nên mời bộ trưởng Luận và các lãnh đạo của
bộ đi kiểm tra lại năng lực trí tuệ xem họ có đạt được ở mức tối
thiểu hay không. Nếu không đạt được mà họ vẫn tiếp tục lèo lái con
thuyền giáo dục Việt Nam thì sẽ gây hại rất lớn đến tương lai của
thế hệ trẻ, tương lai của đất nước.
MỨC ĐỘ QUAN TRỌNG VÀ LỰA CHỌN CHO VIỆT NAM TRONG CHUYẾN ĐI CỦA CHỦ TỊCH NƯỚC
Bài đọc liên quan: Thoát Trung Luận
Mọi truyền thông trong nước đưa tin dày đặc chuyến đi thăm Hoa Kỳ của
chủ tịch nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam từ 24 đến 26 tháng Bảy
năm 2013. Một số báo giới khu vực cũng đưa nhiều phân tích bình luận về
chuyến đi này, và đoán già, đoán non về tính hiệu quả, khả thi của
chuyến đi. Tựu trung chuyến đi có 2 vấn đề lớn để Việt Nam hy vọng đạt
được là kinh tế và quốc phòng trong cơn khủng hoảng kinh tế trong nước
và những gì Trung Hoa đang quấy nhiễu trên biển Đông.
Tôi xin nhìn một số sự kiện thực tế khách quan về chuyến đi này ở hai
phía Việt Nam và Hoa Kỳ để đánh giá mức độ quan trọng của chuyến đi chủ
yếu nằm ở phía nào, Việt Nam hay Hoa Kỳ? Đó là mục tiêu của bài viết
này.
Một đặc điểm lịch sử gần đây đáng lưu ý là, hễ khi Việt Nam cô độc và
suy yếu là Trung Hoa xâm chiếm biên cương lãnh thổ của ta. 1974 khi Việt
Nam Cộng Hòa suy yếu, bị Mỹ bỏ rơi thì Trung Hoa chiếm Hoàng Sa. 1988,
khi Liên Xô suy yếu bỏ rơi Việt Nam Cộng Sản, thì Trung Hoa chiếm 7 đảo,
bãi đá ngầm ở Trường Sa.
Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu, mà bắt đầu từ Hoa Kỳ chủ
động chọc xì bong bóng bất động sản và hệ thống tài chính đã bị bơm quá
căng. Hôm nay, khủng hoảng này lan ra toàn thế giới. Cuối cùng là Liên
Minh châu Âu và hai quốc gia cộng sản là Trung Hoa và Việt Nam. Phải nói
thẳng vấn đề là Trung Hoa và Việt Nam đang khủng hoảng kinh tế thừa
thực sự. Nó không giống như cuộc khủng hoảng thời 1997 của châu Á làm
ảnh hưởng đến Trung Hoa và Việt Nam, mà là chính trong bản thân Trung
Hoa và Việt Nam đang khủng hoảng trầm trọng. Và xuất hiện 2 chuyến đi
của chủ tịch nước Việt Nam đến 2 quốc gia đang dẫn đầu kinh tế toàn cầu.
Một vấn đề đặt ra là, lướt qua 2 trang quan trọng nhất về ngoại giao của Hoa Kỳ là Diplomat và Foreign Policy
về thông tin và bình luận của khu vực Đông Nam Á, không thấy có bất kỳ
một bài bình luận nào trong 2 tháng qua về chuyến đi, cũng như về Việt
Nam. Ngoại trừ những dòng thông báo của trang Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ thông báo vài dòng về các cuộc tiếp đón của các vị lãnh đạo Mỹ, các cố vấn chính phủ Mỹ tiếp chủ tịch nước Trương Tấn Sang.
Chỉ có duy nhất một bài bình luận của ông Zachary Keck - phó tổng biên tập của trang e-International Relations và là một trợ lý biên tập tại trang Diplomat, trên blog của ông này. Một bài viết có nội dung và cái tựa rất ấn tượng - Vietnamese President Officially US Bound - Chủ tịch Việt Nam chính thức "sắp đi" Hoa Kỳ.
Sau chuyến đi Trung Hoa về, chủ tịch nước đã đạt được 10 thỏa thuận hợp tác với Trung Hoa, trong đó, đáng lưu ý nhất là 2 gói tín dụng
chưa tới 100 triệu đô la cho hệ thống thông tin đường sắt, và cho một
nhà máy nhiệt điện chỉ để gây ô nhiễm môi trường ở Ninh Bình, mà cũng vì
ô nhiễm môi trường nên mới hôm 19/7/2013, Exim Bank của Hoa Kỳ đã từ chối hỗ trợ tín dụng khoảng
1,6 tỷ đô la cho nhà máy nhiệt điện Thái Bình II. Trong khi đó, ngư dân
Việt vẫn bị Trung Hoa xem thường ký kết của 2 nguyên thủ quốc gia bằng
cách tấn công. Trong khi kinh tế Việt Nam cần đến 1.000 lần hơn 2 gói
tín dụng mà Trung Hoa cung cấp - 100 tỷ đô la - thì mới mong cứu được.
Trao đổi thương mai song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ mang về cho Việt
Nam 24 tỷ đô la trong năm 2012 trong tổng thương mai hai chiều 26 tỷ,
chưa tính hơn 10 tỷ đô la hằng năm mà khúc ruột ngàn dặm gửi về từ Hoa
Kỳ. Nhưng trao đổi thương mại này với Trung Hoa thì Việt Nam mang lại
lợi nhuận cho Trung Hoa hơn 16 tỷ đô la cùng kỳ.
Đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam rất có giá trị về kinh tế và khoa học kỹ thuật như Intel được xem là hòn đá tảng.
Thông tin của tôi có được từ những bài viết về học bổng đại học ở Hoa
Kỳ trên blog này, vấn đề nâng cấp giáo dục cho thế hệ trẻ Việt Nam bằng
những học bổng mà từ những đầu tư như thế này, những người trẻ họ đã
theo đến được cả Harvard.
Và chuyến đi của chủ tịch nước Việt Nam đến Trung Hoa là chuyến đi trước
khi ông Tập đi Hoa Kỳ, nhưng chuyến đi của chủ tịch Trương sang Hoa Kỳ
lại sau chuyến đi của ông Tập. Một sự đan xen rất có ý nghĩa để luận
bàn, và một lợi thế không nhỏ cho Việt Nam, mà tháng trước tôi đã viết
trong bài Có vận hội hay không?
Trung Hoa muốn gì ở Việt Nam? Vấn đề này ngày nay đã rất rõ. Thứ nhất,
họ muốn Việt Nam là vùng đệm và là một nước yếu trong khu vực, vì chuyện
xâm lược trong thế giới ngày nay là chuyện khó có thể thực hiện được.
Thứ hai, quan trọng hơn là chiếm cả cái mặt tiền hướng ra thế giới, lại
giàu tài nguyên năng lượng mà Trung Hoa đang cần - Biển Đông.
Hoa Kỳ muốn gì ở Việt Nam? Không khó để thấy. Thứ nhất là một Việt Nam
trung lập giữa Hoa Kỳ và Trung Hoa trong khu vực Thái Bình Dương. Thứ
hai là, một Việt Nam hùng cường để như là quốc gia dẫn đầu khối Asean
làm đối trọng với Trung Hoa, trong sự trổi dậy hung hăng của Trung Hoa.
Vì để nhìn vào biển Đông thì đã có eo Mallaca, Úc và Phillipines đã chìa
tay góp sức cho Hoa Kỳ.
Với những ghi nhận và phân tích ở trên, cho thấy tầm quan trọng của
chuyến đi của ông chủ tịch Trương, nó lớn đối với Việt Nam, mà không là
gì với Hoa Kỳ.
Có hai lựa chọn trên cho Việt Nam trong lúc này là một thời cơ quá dễ
dàng cho Việt Nam trong chiến lược lâu dài để thoát Trung Hoa. Nếu không
biết lựa chọn đúng e rằng, dù con hổ có bị thương như Trung Hoa hiện
nay thì, nó cũng đủ sức để nuốt 21 đảo, bãi đá ngầm còn lại ở Trường Sa
của Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét