Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 24 tháng 7, 2013

Tin ngày 25/7/2013 - tiếp

TIN LÃNH THỔ

TIN XÃ HỘI

TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ

TIN THẾ GIỚI

BÍ MẬT chưa ai biết v/v TRƯƠNG TẤN SANG gặp TT BARACK OBAMA 25-7-2013.


“Hoa Kỳ không có nhu cầu gì cần thiết cho một cuộc họp khẩn cấp giữa Tổng Thống Mỹ với Chủ Tịch Nhà Nước CSVN Trương Tấn Sang trong lúc nầy; nhưng thể theo lời đề nghị khẩn thiết của phía Nhà Nước CSVN, TT Barack Obama đã thỏa thuận sẽ tiếp Chủ Tịch Trương Tấn Sang vào sáng 25-7-2013 tại Tòa Bạch Ốc để lắng nghe Việt Nam trình bày các bước thay đổi về đường lối, chính sách đối với Biển Đông và khu vực ASEAN”; một nhân vật thạo tin tại Hoa Thịnh Đốn vừa tiết lộ miễn nêu danh tánh với ký giả Hạnh Dương như thế vào tối thứ Bảy 20-7-2013.
Hôm 11-7-2013, Tòa Bạch Ốc công bố rằng TT Barack Obama sẽ tiếp Chủ Tịch Nước CHXHCN Việt Nam tại Tòa Bạch Oác vào ngày 25-7-2013 sắp tới (http://www.huffingtonpost.com/2013/07/11/obama-vietnam-president_n_3579709.html ). Sự kiện nầy đã làm bùng nổ nhiều dư luận cho rằng CSVN chưa đáng được TT Barack Obama tiếp Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang vì quốc gia nầy đang ngày càng vi phạm nhân quyền tồi tệ, bắt bớ cầm tù các nhà dân chủ, các Bloggers ôn hòa chống Trung Quốc xâm lược; cũng như hiện đàn áp các tôn giáo và dính vào các vụ buôn người từ Việt Nam đến nhiều quốc gia trên thế giới.
Trong tuyên bố của Tòa Bạch Ốc nói rằng TT Barack Obama và Chủ Tịch Trương Tấn Sang sẽ thảo luận về các vấn đề hợp tác khu vực và mở mang kinh doanh buôn bán với các quốc gia khối ASEAN. TT Obama cũng sẽ đưa ra các kế hoạch ưu tiên của Hoa Kỳ như là vấn đề thay đổi khí hậu toàn cầu và vấn đề nhân quyền.
Thế nhưng, nhân vật tiết lộ tin nói với ký giả Hạnh Dương rằng: “TT Barack Obama không hề mời Chủ Tịch Trương Tấn Sang đến thăm Tòa Bạch Ốc trong giai đoạn nầy, lý do vì thời gian hiện nay TT Barack Obama phải tập trung vào việc chuẩn bị cho Hội Nghị Thượng Đĩnh G20 sắp diễn ra trong 2 ngày Thứ Năm 05 và Thứ Sáu 06-9-2013 sắp tới tại St. Peterburg của Nga”.
G20 bao gồm Ấn Độ, Trung Quốc, Ý, Canada, Indonesia, Liên Hiệp Châu Âu (European Union), Đức, Anh Quốc và Bắc Ái-Nhĩ-Lan, Brazil, Argentina, Úc, Nhật, Nam Phi, Pháp, Thổ-Nhĩ-Kỳ, Hoa Kỳ, Ả Rập Saudi, Nga, Mexico, Hàn Quốc (South Korea).
Để chuẩn bị cho Hội Nghị Thượng Đĩnh G20, các Bộ Trưởng về Tài Chánh và Lao Động đã kết hợp để họp trong vài ngày qua nhằm thông qua một số các giải pháp tìm kiếm phát triển việc làm; đưa ra các gói kích cầu mới cứu nguy tình trạng suy sụp kinh tế và nhất là sẽ có chung biện pháp chống và truy thu trốn thuế của các đại công ty (http://finance.yahoo.com/news/g20-members-toward-jobs-stimulus-090954551.html;_ylt=AwrNUbE6N.1R1U4ApvvQtDMD ).
Thế nhưng, vụ “tên phản quốc” Edward Snowden, 29 tuổi, là cựu nhân viên hợp đồng của CIA, đã cấu kết với các phe nước ngoài mà Hoa Kỳ tin là Trung Quốc và Nga để bay qua Hong Kong vào tháng 5-2013 rồi tố cáo Cơ quan An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ SNA thường xuyên đột nhập nghe lén điện thoại và truy cập các trang mạng điện tử của các quốc gia. Vụ tố cáo nầy xảy ra ngay sau khi TT Barack Obama lên tiếng chỉ trích Trung Quốc đã đột nhập mạng lưới điện toán của Hoa Kỳ và ăn cắp các phát minh của Hoa Kỳ khi ông tân Chủ Tịch Trung Quốc là Tập Cận Bình đến họp cao cấp với TT Barack Obama tại Nam California vừa qua.
Quốc Hội Hoa Kỳ đã ủng hộ chính phủ TT Obama vì việc theo dõi nầy là cần thiết và được một Tòa Án đặc biệt, bí mật của Hoa Kỳ cho phép để bảo vệ an ninh quốc gia và không có tính cách theo dõi hay giám sát công dân Hoa Kỳ. Các vụ khủng bố lẽ ra xảy ra tại Hoa Kỳ và các quốc gia đã được ngăn chận và bắt giữ là nhờ kết quả theo dõi nầy trong chương trình có tên là PRISM.
Hoa Kỳ đã hủy bỏ Passport và chiếu khán của Edward Snowden và yêu cầu Hong Kong cũng như các quốc gia trên khắp thế giới trao trả tội phạm Snowden cho Hoa Kỳ; nhưng Hong Kong nại cớ không ký Hiệp Định về dẫn độ nên đã cùng với Trung Quốc và Nga thu xếp cho Edward Snowden rời Hong Kong bay đi Moscow của Nga trên một chuyến bay thương mại của hãng Hàng Không Nga Aeroflot vào ngày 23-6-2013 theo tin của tờ Morning Star.
Hoa Kỳ đã yêu cầu Nga dẫn độ Edward Snowden nhưng TT Vladimir Putin đã tìm cách bảo vệ Snowden để khai thác tin tình báo. Vì bị Hoa Kỳ bủa vây khắp nơi nên Edward Snowden không thể rời Moscow để đi Havana của Cuba trên chuyến bay Airbus A330 của hãng Aeroflot tại sân bay Sheremetyevo ở Moscow như dự tính. Kể từ đó, Snowden ở tại Phi trường quá cảnh nầy của Nga và tạo ra nhiều xung khắc ngoại giao và chiến lược giữa Hoa Kỳ và Nga.
Cho đến nay, vấn đề Edward Snowden là mối căng thẳng ngoại giao giữa Nga và Hoa Kỳ và xem như là sự đối đầu của TT Putin với TT Barack Obama mà Ban Tham Mưu của TT Obama tại Tòa Bạch Ốc đang cứu xét có nên hủy bỏ cuội họp Thượng Đĩnh giữa TT Barack Obama và Tổng Thống Nga Vladimir Putin hay không (http://www.foxnews.com/politics/2013/07/18/obama-considers-canceling-moscow-summit-with-putin/%20%20target>= ).
Vụ nầy khiến 2 Thượng Nghị Sĩ Hoa Kỳ gồm Lindsey Graham (CH) và Charles Schumer (DC) đã lên tiếng yêu cầu TT Barack Obama không đến Nga dự họp Hội Nghị Thượng Đĩnh G20 tại St. Peterburg vào ngày 05 và 06-9-2013 sắp tới; cũng như đề nghị dời Hội Nghị G20 nầy đến một địa điểm khác ngoài nước Nga; đồng thời làm mọi cách để bắt tên phản quốc Edward Snowden về Hoa Kỳ lãnh án trước công lý nếu như phía Nga không hành động trao trả (http://news.yahoo.com/two-u-senators-suggest-moving-g20-russia-over-182729459.html;_ylt=AwrNUbDgU.xR.GMAX6zQtDMD ).
Nhân vật tiết lộ tin đã nói với Ký giả Hạnh Dương rằng “Trong bối cảnh nầy, TT Barack Obama rất bận bịu để giải quyết nhiều vấn đề quan trọng cùng một lúc như chuẩn bị cho Hội Nghị Thượng Đĩnh G20 tại Nga mà TT Obama đã quyết định sẽ tham dự; vấn đề tên phản quốc Edward Snowden đưa đến căng thẳng với Nga; vấn đề giải quyết kinh tế Hoa Kỳ; vấn đề đối đầu giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc; vấn đề Syria, Iraq, Ai Cập, vv..
Tin tiết lộ nói rằng, TT Obama đã có quyết định sẽ đến dự họp Hội Nghị Thượng Đĩnh G20 tại St. Peterburg của Nga nhưng chưa quyết định có nên sẽ gặp riêng TT Vladimir Putin bên lề cuộc Hội Nghị Thượng Đĩnh nầy hay không!”
Nhân vật cho tin với điều kiện ẩn danh cũng nói rằng, một số diễn biến quân sự vừa qua giữa Nga và Trung Quốc hợp tác tập tận từ ngày 05 đến 12-7-2013 tại vùng biển bắc của Nhật Bản; cũng như các động thái chiến lược của Trung Quốc và Nga đối với Biển Đông của Việt Nam mà Trung Quốc “tự sướng” cho rằng đó là ao nhà của Trung Quốc trong vùng Biển Nam Trung Hoa đã cho thấy Nga và Trung Quốc cùng hợp tác chặt chẽ sau vụ Edward Snowden! Do đó, theo nhân vật cho tin thì Hoa Kỳ không có nhu cầu gì cần thiết cho một cuộc họp khẩn cấp giữa Tổng Thống Mỹ với Chủ Tịch Nhà Nước CSVN Trương Tấn Sang trong lúc nầy..”.

AI MỜI CHỦ TỊCH NƯỚC CSVN TRƯƠNG TẤN SANG ĐẾN TÒA BẠCH ỐC

Được hỏi như vậy ai đề nghị cuộc hội kiến giữa TT Barack Obama và Chủ Tịch Nước CSVN Trương Tấn Sang sẽ đến Tòa Bạch Ốc sáng ngày 25-7-2013 sắp tới? Nhân vật cho tin nói rằng: “Vào thời gian từ ngày 07 đến 13-11-2011, TT Barack Obama đã lần đầu triệu tập Hội Nghị APEC (Asia Pacific Economic Cooperation) tại Đảo Oahu, Hawaii là nơi mà TT Barack Obama đã đưọc sinh ra và sống những ngày thơ ấu tại đó, học trường mẫu giáo, sau đó đi theo Bố Dượng qua học tại Indonesia và trở lại học từ lớp 5 đến tốt nghiệp High-School vào năm 1979. APEC là diễn đàn hợp tác kinh tế giữa các Quốc gia vùng Á Châu Thái Bình Dương, được thành lập từ năm 1989 bao gồm 21 quốc gia vùng bờ Thái Bình Dương (Pacific Rim) kể cả Hoa Kỳ. APEC chiếm 54% tổng GDP toàn cầu, 44% kinh doanh toàn thế giới và 61% tổng xuất khẩu hàng hóa của Hoa Kỳ.
Trong Hội nghị APEC 2011 tại Hawaii, TT Barack Obama đã gởi lời mời đến các vị lãnh đạo các Quốc Gia thuộc Á Châu Thái Bình Dương và nay, Chính quyền CSVN đã nhắc lại lời mời nầy để yêu cầu TT Barack Obama dành cho Chủ Tịch Nước CSVN Trương Tấn Sang chính thức đến thăm TT Hoa Kỳ tại Tòa Bạch Ốc vào thời điểm nầy. Sự khẩn thiết của phía Hà Nội cho thấy CSVN đang cần đến chuyến đi thăm nầy của Chủ Tịch Trương Tấn Sang đến gặp TT Barack Obama để giải tỏa bớt phần nào áp lực quá nặng nề của Trung Quốc đối với Việt Nam CS. Hơn thế nữa, về vấn đề Nội Bộ trong hàng ngũ lãnh đạo Đảng CSVN và Chính Phủ Việt Nam thì hiện có nhiều ghi nhận của giới ngoại giao cho thấy ông Chủ Tịch Trương Tấn Sang có những tranh chấp với Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng mà Thủ Tướng Dũng đã đến Mỹ vài lần, đã gặp TT Barack Obama nên lần nầy Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang cũng muốn có cuộc gặp gỡ đặc biệt nầy tại Tòa bạch Ốc!”
Tin tiết lộ nói rằng, vì tính chất khẩn thiết của phía Nhà Nước CSVN nên TT Barack Obama đã đồng ý đón tiếp Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang trong một lịch trình eo hẹp về thời gian và không có các nghi lễ gì long trọng rườm rà như những lần đón tiếp các lãnh đạo quốc gia khác thường có sự chuẩn bị hẵn hoi!
Theo lịch trình nầy, nhân vật cho tin nói rằng một toán “tiền trạm” của Hà Nội đã đến Hoa Kỳ trong tuần vừa qua để sắp xếp và an ninh. Chủ Tịch Trương Tấn Sang sẽ dùng “chuyên cơ” là máy bay Boeing Thương Mại của Hãng Hàng Không Air Vietnam, cùng với một phái đoàn tuỳ tùng gồm lối 100 người bao gồm nhân viên an ninh, tình báo, cận vệ và các thành viên trong Đảng và Chính Phủ CSVN. Một số khác là các doanh nhân từ các Công ty tư doanh và quốc doanh.
Tin giờ chót từ Hoa Thịnh Đốn thông báo cho Ký giả Hạnh Dương biết vào lúc 3:00PM chiều Thứ Hai 22-7-2013 giờ California (tức 5:00AM sáng Thứ Ba 23-7-2013 giờ Việt Nam) thì Phái đoàn của Chủ Tịch Trương Tấn Sang sẽ chuẩn bị cất cánh vào sáng Thứ Ba 23-7-2013 giờ Hà Nội tức vào tối Thứ Hai 22-7-2013 giờ California. Trong Phái Đoàn có Bộ Trưởng Ngoại Giao Phạm Bình Minh và các chuyên viên Bộ Ngoại Giao; có Trung Tướng Nguyễn Chí Vịnh là Thứ Trưởng Bộ Quốc Phòng; có Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo là Phạm Vũ Luận; Bộ Trưởng Bộ Phát Triển Nông Nghiệp và Nông Thôn là Cao Đức Phát; Thứ Trưởng Bộ Công An; Thứ Trưởng Bộ Nội Vụ; Thứ Trưởng Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư; Phó Chủ Tịch Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam; bà Nguyễn Thị Hồng là Phó Chủ Tịch UBND Thành Phố Sàigòn; ông Vũ Tiến Lộc là Giám Đốc Cơ Quan Xúc Tiến Thương Mại (cơ quan nầy đang bị điều tra về nạn tham nhũng); Phó Chủ Tịch Ủy Ban Đối Ngoại Quốc Hội; Bí Thư Tỉnh Ủy Tỉnh Hải Dương; 4 viên Thư Ký của Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang; một số Đảng Viên cao cấp, nhiều công an, mật vụ và cận vệ.
Chuyên cơ nầy sẽ đáp xuống Phi Trường Anderson Air Forces Base của Alaska để lấy nhiên liệu vào chiều ngày 24-7-2013 theo ngày ờ Hoa Kỳ và nghi ngơi lối 2 tiếng đồng hồ. Tại đây Chủ Tịch Trương Tấn Sang sẽ gặp một số đại diện của Tòa Đại Sứ, Tổng Lãnh Sư và một số kiều bào. Có Đại Sứ CSVN tại Liên Hiệp Quốc, Đại Sứ CSVN tại Hoa Thịnh Đốn, Tổng Lãnh Sự CSVN tại Houston và tại San Francisco và một số nhân viên, chuyên viên tình báo hải ngoại của CSVN tại Hoa Kỳ và một số Việt Kiều cơ sở sẽ đón tiếp Chủ Tịch Trương Tấn Sang tại Anderson Air Forces Base ở Alaska và sẽ cùng lên máy bay chuyên cơ tháp tùng theo phái đoàn của Chủ Tịch Trương Tấn Sang bày từ Alaska về Phi Trường Andrew Air Forces Base ở Hoa Thịnh Đốn.
Vào dịp 02-9-2010, khi ông Nguyễn Phú Trọng với tư cách là Chủ Tịch Quốc Hội CSVN trên đường đi Cuba đã xin quá cảnh tại Alaska và lúc đó, Ký giả Hạnh Dương trong một bài tường thuật đã nói rõ rằng ông Nguyễn Phú Trọng sẽ làm Tổng Bí Thư Đảng CSVN vào kỳ bầu cử một năm sau đó (http://www.vietpressusa.com/2012/08/tin-loan-nhung-su-kien-xay-ra-trong.html ).
Chuyên Cơ của Chủ Tịch Trương Tấn Sang sẽ bay thẳng đến Phi Trường Quân sự Andrew Air Forces Base gần Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn vào buổi chiều 24-7-2013 và phái đoàn sẽ ngủ lại Hoa Thịnh Đốn, sẽ có một số các tiếp tân chiêu đãi dành cho các Kiều Bào là người Việt tại Hoa Kỳ do Tòa Đại Sứ CSVN tại Hoa Thịnh Đốn thu xếp tổ chức. Cộng đồng Người Mỹ gốc Việt tỵ nạn Cộng Sản tại vùng Virginia, Maryland, Washington DC đã có thông báo biều tình tố cáo CSVN “hèn với giặc, ác với dân” để đòi Chủ Tịch Nhà Nước CSVN “Go Home!”.
Qua sáng 25-7-2013 khoảng 10:00am thì TT Barack Obama sẽ tiếp đón Chủ Tịch Nước CSVN Trương Tấn Sang tại Tòa Bạch Ốc. Tin tiết lộ cho hay TT Barack Obama sẽ đề cập đến 3 lãnh vực quan trọng:
1. Mỹ sẽ nhận lời cho Việt Nam CS tham gia vào chương trình TPP (Trans-Pacific Partnership Agreement – Hợp tác Xuyên Thái Bình Dương – http://www.ustr.gov/tpp ) gồm 9 quốc gia là Hoa Kỳ, Úc, Brunei, Chilê, Malaysia, New Zealan, Peru, Singapore và Việt Nam. Tuy nhiên từ năm 2011 đến nay, qua nhiều vòng đàm phán thì Việt Nam CS vẫn chưa được chấp thuận vào TPP.
2. Hoa Kỳ sẽ khẳng định rằng quyền lợi của Hoa Kỳ trên Biển Đông và cảnh cáo Việt Nam đi đôi với Trung Quốc trong lập trường giải quyết tranh chấp Biển Đông bằng đàm phán “Song Phương” chỉ giữa Việt Nam và Trung Quốc; trong khi quyền lợi của Hoa Kỳ và các nước khác trong khu vực như Philippines, Nhật Bản, Malaysia, Indonesia, Singapore đều có liên quan tại vùng Biển Đông nầy nên Hoa Kỳ sẽ đòi buộc CSVN phải tôn trọng tính “Đa Phương” của vấn đề giải quyết tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc!
Nhân vật cho tin nói rằng, TT Barack Obama cũng sẽ cảnh báo CSVN đang đi đôi với Trung Quốc gây căng thẳng và bất ổn khu vực đối với các quốc gia có quyền lợi trên Biển Đông, trong đó có quyền lợi của Hoa Kỳ. TT Barack Obama sẽ đề nghị CSVN nên hợp tác với các Quốc Gia thuộc khối ASEAN để đòi buộc Trung Quốc giải quyết các tranh chấp Biển Đông và các vùng Biển, Đảo trong khu vực mà Trung Quốc dùng thế mạnh để tranh chấp hay cướp đoạt mà CSVN luôn đi theo quyền lợi của Trung Quốc để gây các thiệt hại cho các quốc gia khu vực và Hoa Kỳ.
3. Điều thứ ba nhưng là mấu chốt của mọi vần đề bang giao Mỹ – CSVN đó là vấn đề Nhân Quyền và tư do cho người dân Việt Nam. Hoa Kỳ ghi nhận tình trạng tồi tệ về nhân quyền và chà đạp tự do dân chủ tại Việt Nam ngày càng khốc liệt. CSVN đã nhiều lần bị liệt vào danh sách các nước cần quan tâm vì vi phạm nhân quyền; nhưng Hoa Kỳ đã bỏ ra khỏi danh sách. Nay càng ngày CSVN càng lún sâu vào các hành động ngược đãi với những người tranh đấu ôn hòa, các Bloggers bày tỏ lòng yêu nước; bắt bớ, tra tấn, xử tù các thanh niên và người dân yêu nước tố cáo Trung Quốc xâm lược Biển Đông và Hoàng Sa, Trường Sa.. Khủng bố, đánh đập, ám hại các nhà bất đồng chính kiến và triệt phá các tôn giáo.. Quốc Hội Hoa Kỳ đã mạnh mẽ chỉ trích và các Dân Biểu Hoa Kỳ do bà Dân Biểu Loretta Sanchez (DC) chủ xướng cũng sẽ tổ chức các buổi họp báo vào ngày 23-7-2013 tại Hoa Thịnh Đốn để tố cáo CSVN vi phạm Nhân Quyền, đàn áp tôn giáo, buôn bán phụ nữ ra nhiều quốc gia..
Tin nói rằng, CSVN đã nhiều lần muốn mua vũ khí tối tân và kỹ thuật cao của Hoa Kỳ; nhưng Hoa Kỳ không thể bỏ cấm vận kỹ thuật cao khi mà CSVN ngày càng vi phạm vấn đề nhân quyền mà chính CSVN đã ký kết trong Hiến Chương Liên Hiệp Quốc.
Người tiết lộ tin nói rằng chắc chắn TT Barack Obama sẽ đặt thẳng vấn đề với Chủ Tịch CSVN Trương Tấn Sang về việc chấm dứt các đàn áp đối lập bằng Công An và du đảng; chấm dứt và thả các tù nhân lương tâm; tôn trọng tự do tôn giáo. Việc CSVN tạm ngưng xử án Luật Sư nhân quyền Lê Quốc Quân đã dự trù xét xử tại Tòa Án Hà Nội ngày 09-7-2013 là nhằm để không gây ảnh hưởng xấu cho chuyến đi của Chủ Tịch Trương Tấn Sang đến Tòa Bạch Ốc; nhưng đó là thái độ mà công luận Hoa Kỳ xem là lừa gạt dư luận!
Một vấn đề khác mà CSVN muốn nhờ Hoa Kỳ can thiệp đó là việc Trung Quốc quyết định xây đập Xayaburi ngăn nước Sông Mekong tại thượng nguồn Lào để làm thủy điện và phục vụ nông nghiệp cho Trung Quốc.. và dự án nầy sẽ làm cho Việt Nam ở hạ nguồn bị khô hạn, đồng bằng Sông Cửu Long sẽ bị nước biển tràn vào, gây đói kém và thiệt hại cho nông dân Việt nam và ảnh hưởng đến các quốc gia khác như Lào, Miên, Thái-Lan.. Thế nhưng vừa qua Hội Nghị ASEAN tại Miên thì Trung Quốc đã mua chuộc phe lãnh đạo Miên và Lào nên hai nước nầy thỏa thuận để Trung Quốc xây đập Xayaburi nầy và sẽ làm cho Việt Nam lâm vào cảnh môi trường thiên nhiên và tài nguyên bị tàn phá. Chương trình nầy chắc chắn Mỹ sẽ tiếp tục phản đối Trung Quốc như đã từng lên tiếng trước đây!
Đến phút nầy, chưa nghe nói sẽ có các ký kết gì giữa hai vị lãnh đạo Hoa Kỳ và CSVN. Sau khi họp xong thì Chủ Tịch Trương Tấn Sang sẽ dùng chuyên cơ của Air Vietnam bay về New York trong chiều 25-7-2013 và sẽ ngủ lại một đêm tại một khách sạn ở New York mà phía Hoa Kỳ và Việt Nam đều giữ kín. Có thể sẽ có một số tiếp tân riêng của Chủ Tịch Trương Tấn Sang tại New York dành cho các kiều bào và doanh nghiệp đối tác Hoa Kỳ. Chủ Tịch Trương Tấn Sang và phái đoàn sẽ bay thẳng từ New York về lại Việt Nam vào ngày 26-7-2013. Nhân vật cho tin nói rằng “Có vẽ như sau chuyến công du và ký kết của Chủ Tịch Trương Tấn Sang đến Bắc Kinh vừa qua, Việt Nam đã bị Trung Quốc áp lực và đòi hỏi nặng nề.. Trung Quốc ngay sau đó cho Hải Quân tấn công tàu cá và đánh đập tàn nhẫn ngư dân Lý Sơn để dằn mặt Việt Nam; thế nên Việt Nam khẩn cấp muốn gặp Hoa Kỳ như là một cách đối trọng để chứng tỏ cho Bắc Kinh biết rằng Việt Nam sẵn sàng có những bầu bạn chiến lược khác như Hoa Kỳ! Nhưng ngược lại phía Hoa Kỳ chỉ xem xét vấn đề khi CSVN biết tôn trọng nhân quyền và tự do dân chủ đối với người dân Việt Nam mà thôi!”.
Cộng đồng Mỹ gốc Việt tỵ nạn CSVN sẽ có các cuộc biểu tình trước Lãnh sự quán Trung Cộng lúc 12:00 giờ trưa và Tòa Lãnh Sự CSVN tại San Francisco vào lúc 01:00pm ngày 24-7-2013. Một số các cuộc biểu tình khác vào ngày 25-7-2013 để tố cáo CSVN bán nước, hại dân và tố cáo Trung Quốc xâm lược Biển Đông, Hoàng Sa, Trường Sa của VN.
Theo vietpressusa.com

VIỆT NAM MẮC KẸT GIỮA “TRỤC XOAY” VÀ “TRỖI DẬY”


Kê hoạch mời Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm Hoa Kỳ lần này được thiết định ngay sau cuộc hội đàm giữa Tổng thống Obama với ông Tập Cận Bình, Trung Quốc. Có một sự trung hợp: Ngay sau khi ông Tập từ Hoa Kỳ về nước, Trung Quốc đã lên ngay kế hoạch mời CT nước Việt Nam thăm Bắc Kinh. Sự ‘tới tấp’ các cuộc thăm, hội đàm và tiếp xúc ngoại giao này, khiến cho dư luận cho rằng: Việt Nam đang đặt vào một ván chơi mới trên ‘bàn cờ thế’ Mỹ-Việt-Trung. Xem ra, trên bàn cờ đó, Việt bị kẹt ở giữa, hai siêu cường co kéo, có khi bị làm con cờ, mà không có cái thế gì cả, ngoại trừ sức mạnh đoàn kết hiệp lực của toàn dân tộc, sức mạnh tổng hợp của toàn đảng toàn dân, của cả hệ thống chính trị là nội lực chủ yếu của chính mình, biết vượt lên chính mình. …
Tác giả David Brown, một nhà báo tự do và là nhà ngoại giao Hoa Kỳ nghỉ hưu, đã từng làm việc nhiều năm tại Việt Nam, nhận định rằng sau chuyến đi thăm Trung Quốc, ông Trương Tấn Sang đã không mang về thành quả nào dáng kể có lợi cho Việt Nam, ngoại trừ lời hứa Trung Quốc sẽ đề ra những bước hành động “hiệu quả và triệt để để giải quyết sự bất quân bình trong cán cân thương mại song phương” tới 16 tỉ đôla, mặc dù vậy vẫn hoàn toàn nghiêng về hướng có lợi cho Trung Quốc.
Các nhà bình luận thời cuộc đã không quá vội vàng, khi cho rằng Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm Hoa Kỳ lần này là dấu hiệu cho thấy lãnh đạo Việt Nam đã bị chấn động vì những gì Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã nói với ông Trương Tấn Sang trong vòng riêng tư, và đó là lý do đã khiến cho lãnh dạo Việt Nam sốt sắng, trong tư thế sẵn sàng hơn nhằm cố gắng xích lại gần Hoa Kỳ, với mục đích “thiết lập các quan hệ quốc phòng mật thiết hơn với Washington, trực tiếp là vấn đề trên Biển Đông”.
Người ta cùng đặt lại vấn đề, phải chăng những gây hấn đối với tàu cá Việt Nam tại khu vực gần quần đảo Hoàng sa ngay sau khi Tuyên bố chung chưa ráo mực, là cách bài binh bố trận để thúc đẩy Việt Nam tỏ rõ thái độ? Và liệu rằng đây có phải là màn kịch đã được thống nhất kịch bản ngày trong hội đàm Trung-Mỹ hồi đầu tháng 6? Những sự kiện dồn dập như vậy khiến cho Việt Nam lâm vào tình cảnh như đứng ở ngã ba đường, mắc kẹt ở giữa, bởi chuyến đi thăm Hoa Kỳ của Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang, được loan báo vội vã, đã là cái cớ cho truyền thông quốc tế chú ý tới hướng đi tương lai cũng như chính sách đối ngoại của Việt Nam., dù về mặt danh nghĩa nhằm mục đích của chuyến đi là để thảo luận về hướng đi tương lai của các quan hệ song phương.
Tin trên Vietnamnet đã trích lời người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Lương Thanh Nghị đã nói rằng chuyến đi Mỹ khẳng định “đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, tích cực hội nhập quốc tế” của Việt Nam. Trong khi đó, trên trang mạng của Đại học Yale, YaleGlobal, một nhà cựu ngoại giao Mỹ và giờ là một nhà báo, tải lên một bài viết có nêu lên nhận định về vị thế rất tế nhị của Việt Nam trong quan hệ với Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Nhà báo David Brown nêu nghi vấn: “Liệu có phải nỗi thất vọng với Trung Quốc là nguyên do khiến Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang vội vã lên đường sang Washington?”
Mặc du không ngừng gia tăng trong chiến lược ‘trục xoay’ sang Chấu Á-Thái Bình Dương, nhưng cư xử bề ngoài và tuyên bố theo cách ngoại giao, Hoa Kỳ vẫn tỏ ra cảnh giác sợ bị lôi kéo vào việc bảo vệ các đảo của Việt Nam hoặc Philippines, Hoa Kỳ đã nhắc đi nhắc lại là “không đứng về phía nào” trong các tranh chấp lãnh thổ. Cũng do lo ngại rằng siêu cường đang “trỗi dậy” sẽ trả đũa trong các lãnh vực khác, Washington và hầu hết những nước ASEAN đã tránh né thách thức trực tiếp tham vọng bá quyền của Bắc Kinh đối với vùng biển nằm giữa Hong Kong và Singapore. Về phía Trung Quốc, nhà cầm quyền Trung Nam Hải vẫn nhanh chóng đẩy mạnh “hành chính hóa” cái gọi là thành phố Tam Sa, tiếp tục lên gân, bôi trơn cho “đường lưỡi bò”, đồng thời thêm nhiều thủ đoạn bởi chiến lược “xâm lược mềm” trong sách lược “trỗi dậy hòa bình”.
Trung Quốc vẫn gia tăng yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh dựa trên các ghi chép trong sử sách về các chuyến đi lại trên biển của ngư dân nhiều thế kỷ trước. Ngược lại, Philippines, Malaysia, Brunei và Việt Nam dựa vào Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển và luật lệ quốc tế khác. Các chuyên gia chính sách ở Washington đồng ý rằng các yêu sách rối rắm đó phải được tháo gỡ bằng cách quy về những quy tắc pháp lý. Nhưng lập trường này bị suy yếu vì Mỹ đã lần lữa không chịu phê chuẩn UNCLOS và bốn nước ASEAN tuyến đầu vẫn chưa dàn xếp được các yêu sách mâu thuẫn giữa họ với nhau. Lập trường đó khiến khó thấy đâu là lối mà Washington sẽ theo nếu Bắc Kinh tiếp tục kiểu gặm nhắm từng chút một, tạo thành việc đã rồi.
Những động thài “ngoắc tay”, “thỏa thuận ngầm” hai bên cùng có lợi giữa Mỹ và Trung Quốc từ giữa thế kỷ trước đến nay cũng không còn ai lạ gì. Cuộc hội đàm bất thường tại Califonia hồi đầu tháng 6 mới rồi của hai nguyên thủ Ô-Tập càng thể hiện “nguyên tắc giao hòa” và tránh giao chiến ấy. Nhìn lại từ 2-9-1945 thành lập nước đến nay, Việt Nam vẫn nằm trong “thế kẹt” giữa hai cường quốc Mỹ -Trung. Và hiện tại, Việt Na vãn rơi vào hoàn cảnh khốn cùng, quẫn bạch giữa hai siêu cường Mỹ-Trung: Một bên “Xoaỵ trục” và một bên “Trỗi dậy”. Trong mối quan hệ song phương, người ta có thẻ thỏa hiệp với những âm mưu ngầm để hai bên cùng có lợi, kể cả sự bàn định đẻ đưa ra những kịch bản. Nhưng những bí mật và thủ đoạn giấu kín bên trong của mỗi bên thì chắc chắn sẽ không bao giờ có thỏa hiệp. Khi hai siêu cường bên ngoài như kình chống nhau, nhưng bên trong luôn luôn thỏa hiệp, ngấm ngầm bàn cách “song hành bá chủ toàn cầu”, phân chia quyền lực và “ăn chia” lợi ích Biển Đông và cả Đông Nam Á, thì Việt Nam khó mà ổn định bền vững; mặc dù thực tâm toàn dân nước Việt đã quá chán ngán với chiến tranh, đã nhiều nỗ lực để được sống trong hòa bình, độc lập-tự do, đã “muốn làm bạn với tất cả các nược” và cũng ký kết được nhiều “đối tác chiến lược”… Ôi, một đất nước nhỏ, nghèo mà thật là gian nan, cơ cực, không bao giờ được yên, nguy cơ chiến tranh, giành xé luôn luôn rình rập hết đời này đến đời khác. Phải chăng là do vị trí chiến lược quan trọng và “rừng vàng biển bạc”?
Cách mạng của nước này không thể xuất khẩu nguyên xi mẫu mã sang nước khác, và cũng không đơn thuần đi ‘nhập khẩu cách mạng’ những thứ quá đát, chỉ đáng phế liệu, những thứ kiểu như hàng gian, hàng giả, hàng độc hại. Trong thời đại toàn cầu hóa, mọi nỗ lực và cả những ‘cú hích’ ngoại giao là cần thiết, nhưng nó cũng chỉ là sự cân bằng, cân đối các mối quan hệ, có thêm sức mạnh bổ trợ, không thể thay thế được các chính sách tại chính quốc về nhân quyền, dân sinh, dân chủ, phát huy tối đa nội lực từ lòng dân cả nước.
Theo Bùi Văn Bồng

Xe cá nhân Việt – Trung sẽ được đi sâu vào lãnh thổ của nhau


Thứ trưởng GTVT Nguyễn Hồng Trường cho biết, Việt Nam và Trung Quốc sẽ ký hiệp định vận tải cho xe cá nhân đi lại giữa hai nước vào tháng tới.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường, Việt Nam và Trung Quốc đã thông qua Hiệp định vận tải ở mức độ vận tải thương mại và đang tiếp tục hoàn thiện về mặt pháp lý để điều chỉnh, bổ sung hiệp định vận tải đường bộ giữa hai nước để trong thời gian ngắn nhất, cá nhân của hai nước sẽ đi vào thuận lợi giúp phát triển tiềm năng du lịch cũng như thương mại song phương.
Việt Nam đã ký hiệp định về vận tải đường bộ với Trung Quốc vào năm 1994. Vào năm 2001, Nghị định thư sửa đổi và nghị định thư về thực hiện hiệp định đã được ký kết, trên cơ sở đó đã tạo điều kiện cho Hiệp định đường bộ hai nước phát triển một cách tốt nhất.

huunghi-210a1-111662749-1367683352-500x0
Xe xuất nhập cảnh qua biên giới Việt Trung sẽ dễ dàng

Đến nay có 16 tuyến vận tải hành khách và 20 tuyến vận tải đường hàng hóa thông qua 7 cửa khẩu trong đó có 3 tuyến là vận tải sâu của hai nước là tuyến Côn Minh, Lào Cai, Hà Nội, Hải Phòng và tuyến Nam Ninh, Lạng Sơn, Hà Nội, và tuyến Thâm Quyến, Lạng Sơn, Hà Nội. 3 tuyến này trong thời gian vừa rồi đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển hàng hóa giữa hai nước, đặc biệt là giữa Quảng Tây và các tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam.
Hiện nay, thực hiện kết nối giữa ASEAN và Trung Quốc, Việt Nam nằm trong 7 quốc gia kết nối ở Đông Nam Á của Trung Quốc. Tuyến đường sắt từ Côn Minh, Trung Quốc đi Singapore chỉ còn đoạn nối từ thủ đô PhnomPenh (Campuchia) sang thành phố Hồ Chí Minh. Tuyến đường sắt này đang được tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện lập dự án, thiết kế để sớm xây dựng và trước năm 2020 có thể hoàn thiện.
Kết nối với tỉnh Quảng Tây, Việt Nam sẽ tiếp tục hoàn thiện, nâng cấp đường cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn, bằng nguồn vốn ODA của Trung Quốc và nguồn vốn ADB. Đồng thời cũng tiếp tục nghiên cứu tuyến đường sắt tốc độ cao nối Côn Minh, Lào Cai, Hà Nội và Hải Phòng theo tiêu chuẩn đường bộ 45.
Theo vnexpress

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét