Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 24 tháng 7, 2013

Tin ngày 25/7/2013

  • Ý tịch thu 18 triệu món hàng giả Trung Quốc (RFI) - Cảnh sát tài chính Ý hôm 23/07/2013 loan báo đã tịch thu khoảng 18 triệu món hàng giả đủ loại, chủ yếu đến từ Trung Quốc, trong khuôn khổ ba chiến dịch khác nhau tại Roma và tại Padoue ở miền bắc Ý.
  • Bulgari : Sau khi phong tỏa Quốc hội, phong trào phản kháng càng mạnh mẽ (RFI) - Các cuộc biểu tình chống chính phủ và chống chế độ cai trị theo kiểu tập đoàn liên tục diễn ra tại Bulgari từ 40 ngày qua, đã trở nên cứng rắn hơn sau khi người biểu tình phong tỏa Quốc hội suốt 9 tiếng đồng hồ hôm qua 23/07/2013. Tuy nhiên phe xã hội bác bỏ việc tổ chức bầu cử trước thời hạn.
  • Hai chuyên gia LHQ tới Syria điều tra về vũ khí hóa học (RFI) - Sau nhiều tháng chờ đợi, hôm nay, 24/07/2013, hai chuyên gia của Liên Hiệp Quốc đã tới thủ đô Syria để điều tra về việc sử dụng vũ khí hóa học, trong lúc chính quyền Damas và phe đối lập cáo buộc nhau dùng loại vũ khí này.
  • Tương lai tươi sáng cho cà phê Việt Nam (RFI) - Từ vài năm nay, thị trường cà phê bắt đầu chuyển hướng về Châu Á, các nhà kinh doanh cà phê đều khẳng định rằng, sức tiêu dùng ở Châu Á sẽ tiếp tục tăng. Trong bối cảnh đó, tương lai đối với ngành cà phê Việt Nam là tương đối tươi sáng. Báo Les Echos hôm nay dành một trang lớn để bàn về cà phê Việt Nam với hàng tựa :
  • Rủi ro khi làm ăn với Trung Quốc : Tập đoàn GSK gặp gian truân (RFI) - Vào đầu tháng Bẩy này, chính quyền Trung Quốc cho biết là đã mở điều tra về các thông tin theo đó trong những năm vừa qua, tập đoàn dược phẩm Anh Quốc GSK đã tung tiền hối lộ để tăng lượng sản phẩm bán trên thị trường Trung Quốc. Tập đoàn này bị cáo buộc đã chi ra đến 500 triệu đô la tiền hối lộ.
  • Ngày Giới trẻ Thế giới khai mạc trong không khí lễ hội (RFI) - Ngày Giới trẻ Thế giới 2013, tức là đại hội thanh niên Công Giáo thế giới, tổ chức hai năm một lần, đã chính thức khai mạc vào tối qua 23/07/2013, trên bãi biển Copacabana thành phố Rio de Janeiro xứ Brazil. Tổng giám mục Rio, Đức ông Orani Joao Tempesta chủ trì buổi lễ trước 560 000 thanh niên.
  • Sản xuất của Trung Quốc giảm mạnh nhất từ 11 tháng qua (RFI) - Theo điều tra của ngân hàng HSBC được công bố vào hôm nay 24/07/2013, hoạt động sản xuất công nghiệp của Trung Quốc trong tháng Bảy đã ở mức thấp nhất từ 11 tháng qua. Đây là bằng chứng đầu tiên cho thấy người khổng lồ châu Á đang bị mất đà trong quý III/2013.
  • Snowden được giấy phép ra khỏi sân bay Matxcơva ? (RFI) - Theo các hãng thông tấn Nga hôm nay 24/07/2013, cựu nhân viên tình báo Mỹ Edward Snowden vừa nhận được các giấy tờ cho phép ra khỏi sân bay ở Matxcơva, nơi anh bị kẹt từ một tháng qua. Một nguồn tin thông thạo cho hãng tin Interfax biết, Snowden đang chuẩn bị ra khỏi sân bay.
  • Tàu Trung Quốc lại thâm nhập Senkaku/Điếu Ngư (RFI) - Theo thông báo của lực lượng tuần duyên Nhật Bản, vào khoảng 11 giờ sáng nay, 24/07/2013 giờ địa phương, 4 chiếc tàu tuần tra của Trung Quốc đã lại tiến sâu vùng 12 hải lý chung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư do Nhật Bản kiểm soát ngoài Biển Hoa Đông.
  • Người Philippines khắp nơi biểu tình chống Trung Quốc (RFI) - Cách nay đúng một năm, Trung Quốc chính thức thành lập đơn vị hành chánh cấp thành phố đặt tên là Tam Sa, có nhiệm vụ cai quản hầu như toàn bộ vùng Biển Đông mà Bắc Kinh cho là thuộc chủ quyền của họ, mặc nhiên lấn chiếm vùng biển đảo của các láng giềng, từ Việt Nam cho đến Philippines.
  • RSF kêu gọi quốc tế vận động trả tự do cho 35 blogger Việt Nam (RFI) - Bản kiến nghị đề ngày 23/07/2013 của tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) có trụ sở tại Paris kêu gọi Việt Nam trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho 35 blogger đang bị giam cầm, đặc biệt là blogger Điếu Cày (Nguyễn Văn Hải) đang tuyệt thực và trong tình trạng nguy hiểm.
  • Hoàng tử Anh và vợ bế con ra chào mọi người (RFI) - Sau nhiều ngày chờ đợi, hôm qua, 23/07/2013, giới phóng viên, nhà báo quốc tế đã có được những bức hình về đứa con trai mới sinh của cặp vợ chồng Hoàng tử Anh William và Kate, khi họ bế con ra trước thềm bệnh viện chào mọi người.
  • Mỹ hy vọng tăng gấp 5 lần trao đổi thương mại với Ấn (RFI) - Tiếp tục chuyến viếng thăm Ấn Độ, phó tổng thống Mỹ Joe Biden đến thủ phủ kinh tế Mumbai vào hôm nay, 24/07/2013. Mục tiêu chặng dừng này dĩ nhiên là nhằm thúc đẩy Ấn Độ mở rộng cửa hơn nữa đón đầu tư nước ngoài và nhất là đầu tư Mỹ.
  • Mỹ điều tra ống thép nhập từ 9 nước kể cả Việt Nam (RFI) - Bộ Thương mại Mỹ ngày hôm qua, 23/07/2013 đã tiến hành một cuộc điều tra thương mại lớn nhất kể từ nhiều năm qua, nhắm vào các nhà sản xuất ống thép Hàn Quốc, Ấn Độ và bẩy nước khác, trong đó có Việt Nam, vì bị nghi ngờ bán giá thấp, cạnh tranh không lành mạnh. Các ống thép này được dùng trong các hệ thống vận chuyển dầu khí.
  • Thuốc chuột trong thịt nướng xiên que ở Trung Quốc (RFI) - Tại Bắc Kinh, một số xiên thịt băm viên bán trên đường phố được làm từ thịt chuột cống. Báo chí Trung Quốc hôm nay 24/07/2013 loan báo, từ vụ một du khách phải nhập viện vì đau bụng, người ta đã tìm thấy thuốc diệt chuột trong món thịt nướng mà người khách này ăn phải, cũng được làm bằng thịt chuột.
  • Giữa cảnh và người (VOA) - Không phải tôi không yêu thiên nhiên. Tôi đã từng ngồi thừ người hàng giờ trước một cái hồ
  • Con Hun Sen được thăng hàm tướng (BBC) - Hai con trai của Thủ tướng Campuchia được thăng chức trong quân ngũ, làm tăng đồn đoán họ được chuẩn bị để nối nghiệp bố.
  • Miến Điện thả thêm 73 tù chính trị (BBC) - Chính quyền Miến Điện trả tự do cho thêm 73 tù chính trị nữa sau khi Tổng thống Thein Sein đưa cam kết thả hết tù nhân lương tâm trước cuối năm.
  • Nghiêng tàu cứu người ở Nhật (BBC) - Hành khách cùng nhau nghiêng tàu để cứu một phụ nữ bị trượt té và mắc kẹt dưới gầm tàu lửa ở Tokyo, Nhật Bản.
  • Công an VN thêm ba Thượng tướng (BBC) - Chủ tịch Trương Tấn Sang trao quyết định thăng cấp Thượng tướng cho ba cán bộ công an cao cấp, một ngày trước khi ông lên đường đi Mỹ.
  • 'Việt Nam quan trọng với Hoa Kỳ' (BBC) - Một chuyên gia tại viện nghiên cứu ở Washington, nơi Chủ tịch Trương Tấn Sang sẽ thuyết trình, nói Hoa Kỳ cần Việt Nam cho chiến lược tại châu Á.
  • Nhà vua tương lai (BBC) - Cuộc đời của vị hoàng tử mới nước Anh sẽ trải đầy hoa hồng?
  • Tàu Bệnh viện hoàn thành chuyến khám bệnh đầu tiên trên biển (BaoMoi) - Hơn 2.000 lượt người đang sống và làm việc tại quần đảo Trường Sa và nhà giàn DK1 vừa được khám, chữa bệnh, trong đó có 100 ngư dân của năm tàu cá đang hoạt động trên Biển Đông. Đó là kết quả hải trình khám, chữa bệnh đầu tiên kéo dài 40 ngày của tàu Bệnh viện Khánh Hòa 01 - HQ 561.
  • Biển Đông và Hoa Đông sẽ nóng bỏng hơn (BaoMoi) - Trong lúc căng thẳng trong tranh chấp lãnh lãnh thổ, lãnh hải trên biển Đông và Hoa Đông giữa TQ và các nước trong khu vực ngày càng leo thang thì việc Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Trung Quốc được thành lập trên cơ sở hợp nhất các cơ quan có liên quan chính thức đi vào hoạt động từ ngày hôm qua (23/7) với các hành động cứng rắn hơn chắc chắn sẽ làm cho tình hình càng trở nên nghiêm trọng.
  • Chính khách Philippines biểu tình chống Trung Quốc (BaoMoi) - PNO – Ngày 24/7, hàng trăm chính khách Philippines biểu tình ở Manila phản đối Trung Quốc áp dụng chính sách "ngoại giao pháo hạm" trong các động thái yêu sách lãnh thổ ở Biển Đông.
  • Tàu hải cảnh Trung Quốc lần đầu tiên tiếp cận Senkaku/Điếu Ngư (BaoMoi) - Ngày 24/7, Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản (JCG) thông báo đã phát hiện 4 tàu thuộc Lực lượng Hải cảnh (CCG) mới được thành lập của Trung Quốc ở vùng tiếp giáp lãnh hải xung quanh quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông. Đây là lần đầu tiên tàu của CCG hiện diện trong cuộc tranh chấp này.
  • Philippines - 'đối thủ táo bạo nhất' của Trung Quốc trên Biển Đông (BaoMoi) - TPO- Tuy có ngân sách dành cho quốc phòng chỉ bằng 1/40 Trung Quốc, đội tàu hải quân lạc hậu từ những năm 1970, nhưng Philippines được đánh giá là “đối thủ táo bạo nhất” của Trung Quốc ở Đông Nam Á.
    Hải quân Philippines và Mỹ đang chuẩn bị phóng một thiết bị không người lái tại một căn cứ hải quân của Philippines.
  • Tàu hải cảnh Trung Quốc lần đầu tiếp cận Senkaku (BaoMoi) - Theo Kyodo/AFP, ngày 24/7, Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản (JCG) thông báo đã phát hiện 4 tàu thuộc Lực lượng Hải cảnh (CCG) mới được thành lập của Trung Quốc ở vùng tiếp giáp lãnh hải xung quanh quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư trên Biển Hoa Đông.
  • Quận Thanh Xuân ủng hộ trên 2 tỷ đồng cho Trường Sa (BaoMoi) - KTĐT - Sáng 24/7, Quận ủy Thanh Xuân tổ chức hội nghị thông tin chuyên đề tình hình biển Đông, đánh giá công tác tuyên truyền, giáo dục biển, đảo Việt Nam 6 tháng đầu năm 2013 và trao quà ủng hộ bộ đội Trường Sa.
  • Hàng trăm người Philippines biểu tình chống Trung Quốc ở Manila (BaoMoi) - Hôm nay (24/7), hàng trăm người tham gia vào cuộc biểu tình ở thủ đô Manila, Philippines để phản đối tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc về Biển Đông và cho rằng hành động xâm nhập vào lãnh hải quốc gia khác sẽ làm tổn hại hình ảnh của Trung Quốc trên đường trở thành một cường quốc.
  • Hàng nghìn người Philippines biểu tình chống Trung Quốc (BaoMoi) - (Petrotimes) – Khoảng 2.000 người từ nhiều nhóm, dẫn đầu bởi Liên minh Biển Tây Philippines lúc 11 giờ 30 phút sáng nay (theo giờ địa phương) đã tụ tập biểu tình trước cổng Lãnh sự quán Trung Quốc ở thành phố Makati (Philippines), đánh dấu bắt đầu “Ngày biểu tình toàn cầu” phản đối Trung Quốc bắt nạt, ức hiếp, xâm lấn các vùng biển mà Philippines cho là thuộc chủ quyền của mình.
  • Dân Philippines biểu tình chống Trung Quốc (BaoMoi) - (TNO) Hàng trăm người Philippines đã biểu tình bên ngoài lãnh sự quán Trung Quốc ở thành phố Makati vào trưa nay, 24.7, để phản đối những yêu sách chủ quyền phi lý của Bắc Kinh ở biển Đông.
  • Philippines: 2000 người biểu tình trong "ngày đen tối nhất" Biển Đông (BaoMoi) - (GDVN) - "Cuộc biểu tình này sẽ chỉ là sự khởi đầu của một cái gì đó lớn hơn, không chỉ ở Philippines mà trên toàn thế giới về những gì đang xảy ra ở Biển Đông: Sự bắt nạt của gã láng giềng khổng lồ Trung Quốc", cựu Cố vấn An ninh quốc gia Philippines Roilo Golez cho biết.
  • Philippines biểu tình chống Trung Quốc bành trướng Biển Đông (BaoMoi) - Ngày 24/7, đúng 1 năm sau ngày Trung Quốc thành lập phi pháp "Thành phố Tam Sa" tham vọng độc chiếm Biển Đông thành ao nhà, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của các quốc gia láng giềng, người dân Philippines và kiều dân nước này đồng loạt tổ chức biểu tình.
  • Để đối phó với Trung Quốc, Philippines tăng cường tìm 'vây cánh' (BaoMoi) - Khi tranh chấp một số vùng biển, đảo ở Biển Đông với Trung Quốc ngày càng căng thẳng, Philippines ngoài việc kiện Trung Quốc lên tòa án quốc tế để vụ việc được xử lý theo Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS), nước này còn theo đuổi nhiều cách khác nhau để bảo vệ lợi ích của mình.
  • Ai quản lý Công viên Biển Đông? (BaoMoi) - Đà Nẵng thu hút du khách không chỉ là biển đẹp, con người thân thiện mà còn là sự ngăn nắp và ý thức nơi công cộng. Các cơ quan quản lý liệu có biết? Ngành du lịch thành phố nên vào cuộc sớm, nếu không hình ảnh Đà Nẵng sẽ xấu đi trong mắt du khách gần xa.
  • Nhiều kỳ vọng vào bước tiến mới trong quan hệ Mỹ - Việt (BaoMoi) - 5 giờ sáng ngày 24/7 chuyên cơ của Chủ tịch Trương Tấn Sang đã hạ cánh xuống Washington bắt đầu chuyến thăm chính thức với những kỳ vọng tạo nên một khuôn khổ mới trong quan hệ 2 nước từ kinh tế, quốc phòng đến việc làm giảm sự khác biệt trong nhận thức dân chủ và nhân quyền.
  • Nhân dân nhật báo lại “đe nẹt” Philippines (BaoMoi) - (Petrotimes) – “Philippines đang có nguy cơ bị cô lập trong cộng đồng quốc tế và chỉ như là “một con tốt” với Mỹ”, tờ Nhân dân nhật báo (Trung Quốc) kẻ cả trong một bài báo sáng nay (24/7).
  • Trung Quốc tung lực lượng khủng đến Biển Đông (BaoMoi) - TPO- Truyền thông Trung Quốc hôm 23/7 đưa tin, Cơ quan bảo vệ bờ biển thống nhất của nước này đã được triển khai trên Biển Đông trong bối cảnh căng thẳng về tranh chấp lãnh thổ trong khu vực.
    Tàu chiến Trung Quốc trên Biển Đông.
  • Lực lượng bờ biển Trung Quốc liệu có giúp xử lý xung đột hàng hải? (BaoMoi) - Lực lượng thống nhất bảo vệ bờ biển của Trung Quốc đã chính thức đi vào hoạt động, theo các phương tiện truyền thông nhà nước đưa tin hôm thứ Ba (23/7). Lực lượng này ra đời trong bối cảnh tranh chấp hàng hải giữa Trung Quốc với các nước láng giềng đang tăng cao.
  • Thời tiết nguy hiểm tiếp tục xuất hiện trên biển (BaoMoi) - QĐND Online – Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, ngày 24-7, do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới có trục đi qua khu vực Trung Trung Bộ kết hợp với đới gió tây nam hoạt động mạnh nên vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau, khu vực giữa biển Đông có gió tây nam mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7, cấp 8. Biển động.

Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền: Obama đề nghị trả tự do cho Lê Quốc Quân

Buổi tập hợp đòi công lý cho Luật sư Lê Quốc Quân, tại Thái Hà, 30/06/2013 (REUTERS /Kham)
Buổi tập hợp đòi công lý cho Luật sư Lê Quốc Quân, tại Thái Hà, 30/06/2013 (REUTERS /Kham)

Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền (FIDH) có trụ sở tại Paris trong lá thư ngỏ đề ngày 23/07/2013 gởi Tổng thống Mỹ, đã đề nghị ông Barack Obama nhân cuộc gặp Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang ngày 25/07 nên đề nghị trả tự do ngay lập tức cho luật sư Lê Quốc Quân.

Thư ngỏ nhắc lại, ông Lê Quốc Quân là luật sư tên tuổi và là blogger tích cực, hiện đang bị giam giữ vì đã thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội và hội họp một cách hòa bình, cũng như các hoạt động đấu tranh cho nhân quyền. Ông bào chữa cho các trường hợp vi phạm nhân quyền, cho đến khi bị gạch tên khỏi Luật sư đoàn năm 2007, lúc ông bị bắt giữ 100 ngày sau khi từ Hoa Kỳ trở về.

Tháng 4/2011 Lê Quốc Quân bị bắt lần nữa rồi được thả, tháng 8/2012 bị thương trong một vụ tấn công mà ông cho rằng do những nhân viên của nhà nước tiến hành. Ngày 27/12/2012 ông bị bắt vì tội trốn thuế, bị giam ở một địa điểm bí mật trong hai tháng. Ông tuyệt thực 15 ngày, và đến lúc đó vẫn chưa được tiếp xúc với gia đình. Phiên tòa xử Lê Quốc Quân dự kiến ngày 09/07/2013 đã bị hoãn lại vào giờ chót.

Theo FIDH, việc bắt giam luật sư Lê Quốc Quân là vi phạm các nghĩa vụ của Việt Nam chiếu theo luật quốc tế, đặc biệt là các điều 19,21 và 22 Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị. Cách đối xử với ông cũng vi phạm các nghĩa vụ ghi trong bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền.

Tổ chức bảo vệ nhân quyền yêu cầu Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama nhân cơ hội gặp gỡ Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang lần này để đòi hỏi trả tự do ngay lập tức cho luật sư Lê Quốc Quân.
Thụy My (RFI)

Người Philippines khắp nơi biểu tình chống Trung Quốc

Một cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Makati, Manila 24/07/2013, nhiều cuộc biểu tình khác cũng diễn ra ở Mỹ, Canada, Anh, châu Âu REUTERS /R. Ranoco
Một cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Makati, Manila 24/07/2013, nhiều cuộc biểu tình khác cũng diễn ra ở Mỹ, Canada, Anh, châu Âu REUTERS /R. Ranoco

Cách nay đúng một năm, Trung Quốc chính thức thành lập đơn vị hành chánh cấp thành phố đặt tên là Tam Sa, có nhiệm vụ cai quản hầu như toàn bộ vùng Biển Đông mà Bắc Kinh cho là thuộc chủ quyền của họ, mặc nhiên lấn chiếm vùng biển đảo của các láng giềng, từ Việt Nam cho đến Philippines.

Hành động này đã bị nhiều nước Đông Nam Á phản đối, và hôm nay, 24/07/2013, người Philippines khắp nơi đã động viên nhau biểu tình để phản đối hành động xâm lấn và gây hấn của Trung Quốc.

Căn cứ vào múi giờ, các cuộc biểu tình chống Trung Quốc đầu tiên đã xẩy ra tại Philippines, theo lời kêu gọi của nhiều tổ chức, tập hợp trong Liên minh Biển Tây Philippines (WPS) vừa mới thành lập, lấy tên từ cách gọi Biển Đông của chính quyền Manila.

Tại thủ đô Manila chẳng hạn, hàng trăm người đã tuần hành trên một đại lộ náo nhiệt tại khu phố tài chính, với các khẩu hiệu như « Trung Quốc, hãy chấm dứt hành vi bắt nạt », và hộ to : « Cút đi, cút đi ». Một người biểu tình còn đốt cháy một lá cờ Trung Quốc. Lãnh sự quán Trung Quốc tại Manila vào hôm nay đã đóng cửa để dự phòng sự cố.

Liên minh Biển Tây Philippines, bao gồm các tổ chức nhân quyền, các nhân vật lãnh đạo xã hội dân sự, các tổ chức sinh viên, và các nhóm tôn giáo, mong muốn nâng cao nhận thức về chủ quyền lãnh thổ Philippines không chỉ ở trong nước mà ở mọi nơi trên thế giới.

Một trong những người lãnh đạo phong trào biểu tình hôm nay, cựu Bộ trưởng Nội vụ Rafael Alunan, cho biết là họ muốn các đồng hương của mình có hành động cụ thể nhằm bảo vệ chủ quyền đất nước.

Ông nói : « Chúng tôi muốn nâng cao nhận thức của người Philippines, không chỉ ở trong nước, mà còn trên toàn thế giới, về những vấn đề mà chúng tôi đang phải đối phó vì Trung Quốc, để chính người dân vùng lên đông đảo và nói với Trung Quốc là hãy rút đi và lựa chọn con đường hòa bình ».

Các nhà lãnh đạo liên minh nhấn mạnh rằng họ không chống lại người dân Trung Quốc, nhưng chống lại các hành vi của Bắc Kinh bị họ gọi là « chính sách vô luật pháp nhằm xâm lấn, chiếm cứ, trộm cắp tài nguyên thiên nhiên và hù dọa. »

Không chỉ tại Philippines, các cuộc biểu tình chống Trung Quốc của cộng đồng người Philippines cũng diễn ra ở Mỹ, Canada, Vương quốc Anh, và trên khắp châu Âu.

Tại Hoa Kỳ, trên trang web của mình, tổ chức người Philippines tại Mỹ US Pinoys for Good Governance, xác định là phong trào biểu tình hôm nay nhằm đánh dấu một năm ngày Trung Quốc đặt Biển Đông dưới quyền kiểm soát của thành phố Tam Sa.

Ở Mỹ, có ba nơi biểu tình chính : Tại New York, trước trụ sở Liên Hiệp Quốc, tại San Francisco, trước lãnh sự quán Trung Quốc, và tại Washington trước đại sứ quán Trung Quốc.

Riêng chính phủ Philippines đã giữ khoảng cách với phong trào biểu tình hôm nay, cho biết là hiện nay Manila đang tập trung vào vụ kiện Trung Quốc ra trước Tòa án Liên Hiệp Quốc về luật biển mà đơn khiếu nại đã được đưa lên vào tháng Giêng.
Mai Vân (RFI)

Rủi ro khi làm ăn với Trung Quốc : Tập đoàn GSK gặp gian truân

Xưởng bào chế dược phẩm GlaxoSmithKline tại Thượng Hải - REUTERS
Xưởng bào chế dược phẩm GlaxoSmithKline tại Thượng Hải - REUTERS

Vào đầu tháng Bẩy này, chính quyền Trung Quốc cho biết là đã mở điều tra về các thông tin theo đó trong những năm vừa qua, tập đoàn dược phẩm Anh Quốc GSK đã tung tiền hối lộ để tăng lượng sản phẩm bán trên thị trường Trung Quốc. Tập đoàn này bị cáo buộc đã chi ra đến 500 triệu đô la tiền hối lộ.

Bốn giám đốc điều hành người Trung Quốc của GSK đã bị bắt, còn Giám đốc tài chính của GSK tại Trung Quốc đã bị cấm rời khỏi đất nước. Giới phân tịch được AFP hôm nay trích dẫn đã cho rằng vụ GSK là lời nhắc nhở các công ty nước ngoài về sự nguy hiểm họ phải đối mặt khi họ tìm cách vươn lên trên thị trường Trung Quốc.

Ông Ben Cavender, chuyên gia phân tích tại văn phòng tư vấn China Market Research Group nhận định là tập đoàn GSK không tồi tệ hơn các tập đoàn khác, nhưng có điều là trong trường hợp GSK, những tiết lộ của một « cảnh báo viên » đã khiến cho không ai có thể nhắm mắt trên các hành vi của họ.

Thật vậy, các hành vi hối lộ của GSK tại Trung Quốc đã từng được nhật báo Mỹ Wall Street Journal gợi lên hồi đầu năm nay, trich dẫn một nguồn tin xin ẩn danh. Vào khi ấy GSK đã khăng khăng phủ nhận cáo buộc này.

Theo cảnh sát Trung Quốc, các nhân viên của GSK đã rót tiền cho các quan chức, các công ty dược phẩm khác, cũng như cho các bệnh viện và giới bác sĩ, đặc biệt là thông qua các công ty du lịch.

Chính phủ Trung Quốc đã cực lực lên án các hành vi tham nhũng trong giới kinh doanh, dưới bất kỳ hình thức nào. Theo phát ngôn viên của Bộ Thương mại Trung Quốc thì bất kỳ doanh nghiệp nào, dù đó là doanh nghiệp Trung Quốc hay nước ngoài, đều sẽ bị trừng phạt theo pháp luật nếu phạm tội.

Thế nhưng, do sự thiếu minh bạch của hệ thống y tế Trung Quốc và thu nhập ít ỏi của các bác sĩ, giới phân tích cho rằng GSK không phải tập đoàn duy nhất phải hối lộ. Nhật báo Mỹ The New York Times gần đây đã tiết lộ sự kiện nhiều công ty dược phẩm quốc tế khác cung đã sử dụng dịch vụ của công ty du lịch chủ chốt dính líu đến vụ GSK.

Cảnh sát Trung Quốc cũng đã thẩm vấn ba nhân viên của AstraZeneca, một viện bào chế lớn của Anh, và đã khám soát văn phòng tập đoàn UCB của Bỉ. Hai doanh nghiệp này đã xác nhận tin trên, nhưng không cho biết lý do tại sao họ đã trở thành đối tượng bị truy xét.

Tuy nhiên, vào đầu tháng Bảy, nhà chức trách Trung Quốc đã loan báo ý định điều tra 60 công ty dược phẩm có mặt tại Trung Quốc để kiểm soát giá cả mà các công ty này quy định.

Không riêng gì trong lãnh vực dược phẩm. Một cuộc điều tra khác của Ủy ban Nhà nước về Phát triển và Cải cách đang nhắm vào giới sản xuất sữa bột trẻ em, trong đó có cả hai tập đoàn Danone của Pháp và Nestlé của Thụy Sĩ. Họ bị tình nghi thông đồng với nhau để áp dặt giá bán.

Trường hợp tập đoàn GSK đã gợi lại những tai họa đã đổ ập xuống tập đoàn khoáng sản khổng lồ Anh-Úc Rio Tinto năm 2010, khi bốn nhân viên của họ đã bị giam giữ về tội nhận hối lộ của các nhà sản xuất thép Trung Quốc.

Từ khi bắt đầu cải cách kinh tế vào năm 1978 đến nay, Trung Quốc đã nhận được hơn 1.300 tỷ đồng đầu tư nước ngoài. Thế nhưng các công ty ngoại quốc thường xuyên phàn nàn rằng họ không được cạnh tranh bình đẳng với các đối thủ Trung Quốc. Phòng Thương mại Mỹ ở Trung Quốc nhận định : « Trung Quốc (...) đang dần dần trở lại chính sách thiên vị các doanh nghiệp Nhà nước và các đại công ty trong nước ».

Dẫu sao thì cho đến giờ, thị trường thuốc tây và sữa bột Trung Quốc vẫn là món bở đối với các hãng ngoại quốc. Lý do là vì sau vụ tai tiếng sữa bột Trung Quốc bị nhiễm melamine, đã giết hại sáu trẻ sơ sinh vào năm 2008, sữa nội địa bị tẩy chay trong lúc sữa ngoại được ưa chuộng hơn vì được coi là an toàn hơn.

Cũng như vậy, các loại thuốc ngoại nhập được coi là tốt hơn so với thuốc sản xuất tại Trung Quốc, đặc biệt sau nhiều vụ bê bối trong ngành dược phẩm. Vào năm 2007 chẳng hạn, người đứng đầu cơ quan quản lý dược phẩm của Trung Quốc đã bị xử tử hình về tội nhận hối lộ để đổi lưu hành nhanh chóng các sản phẩm.

Do vậy, giới quan sát cho rằng, bất chấp các rủi ro, các tập đoàn nước ngoài vẫn tìm cách chen chân vào Trung Quốc vì đó là một thị trường to lớn mà không ai có thể lơ là.
Trọng Nghĩa (RFI)

Sản xuất của Trung Quốc giảm mạnh nhất từ 11 tháng qua

Một nhana viên ngành dệt may tại một nhà máy ở Thiểm Tây - REUTERS/Stringer
Một nhana viên ngành dệt may tại một nhà máy ở Thiểm Tây - REUTERS/Stringer

Theo điều tra của ngân hàng HSBC được công bố vào hôm nay 24/07/2013, hoạt động sản xuất công nghiệp của Trung Quốc trong tháng Bảy đã ở mức thấp nhất từ 11 tháng qua. Đây là bằng chứng đầu tiên cho thấy người khổng lồ châu Á đang bị mất đà trong quý III/2013.

Ngân hàng HSBC cho biết, chỉ số sơ khởi về hoạt động sản xuất (PMI) đạt 44,7% trong tháng này, như vậy đã sụt giảm so với tháng Sáu là 48,2%, và là chỉ số thấp nhất kể từ tháng 8/2012 đến nay.

Các chỉ số về hoạt động sản xuất tại các nhà máy và xưởng sản xuất tại Trung Quốc được theo dõi sát sao, vì biểu thị cho sức khỏe của nền kinh tế. Nếu chỉ số này xuống dưới mức 50% có nghĩa là đang sụt giảm, trong khi không có dấu hiệu nào khác cho thấy kinh tế tăng trưởng.

Qu Hongbin, nhà kinh tế của HSBC ở Hồng Kông lý giải, qua hiện tượng trên có thể dự đoán lãnh vực sản xuất sẽ tiếp tục đi xuống, do đơn đặt hàng mới ít hơn và việc xả hàng tồn nhanh hơn. Sản xuất giảm sút sẽ gây áp lực lên thị trường lao động. Chuyên gia này nói thêm, điều này càng củng cố thêm sự cần thiết có một chính sách hỗ trợ của Bắc Kinh để ổn định tăng trưởng kinh tế.

Kinh tế Trung Quốc đã trở nên yếu đi trong năm nay, với tỉ lệ tăng trưởng của quý II giảm còn 7,5% ; so với 7,7% trong quý I và 7,9% của quý IV/2012.

Chính quyền vốn đã ấn định mục tiêu tăng trưởng 7,5% cho năm 2013, đến nay vẫn chưa đưa ra những biện pháp kích thích nền kinh tế. Nhưng Thủ tướng Lý Khắc Cường hồi đầu tháng đã tuyên bố mức tăng trưởng 7% là mức tối thiểu, làm dấy lên hy vọng là chính phủ sẽ có những phương thức hỗ trợ.

Chris Williamson, kinh tế gia trưởng của công ty thông tin tài chính Markit cũng nhận định rằng, chỉ số hoạt động sản xuất (PMI) mới nhất này cho thấy tăng trưởng của Trung Quốc sẽ còn tiếp tục chậm lại vào đầu quý III.
Thụy My (RFI)

Blogger Người Buôn Gió: " Đấu tranh để con tôi có cuộc sống tốt hơn"

Blogger Người Buôn Gió ( Bùi Thanh Hiếu ) trong studio của RFI ngày 18/07/2013.
Blogger Người Buôn Gió ( Bùi Thanh Hiếu ) trong studio của RFI ngày 18/07/2013. (Đức Tâm/RFI)
Người ta thường nói « Thời thế tạo anh hùng ». Từ những hoàn cảnh đặc biệt nào đó sẽ sản sinh ra một nhân vật đặc biệt. Có thể xem blogger Người Buôn Gió, tức Bùi Thanh Hiếu, là một trong những nhân vật đặc biệt đó. Từ một đứa con của ngõ Phất Lộc, Hà Nội, một khu phố bình dân, nơi tập trung những thành phần « tiền án, tiền sự », Bùi Thanh Hiếu nay lại được trọng vọng đến mức chính quyền của Weimar, một thành phố được coi như là biểu tượng văn hóa của nước Đức và của châu Âu, đã cấp cho anh một học bổng để sang đây sáng tác.

Do tại Việt Nam vẫn không có báo chí tư nhân, cho nên gần như toàn bộ những nhà đấu tranh dân chủ, những nhà hoạt động nhân quyền đều phải sử dụng mạng Internet làm vũ khí đấu tranh, làm phương tiện vừa để thông tin, vừa để trình bày quan điểm.

Nhưng trường hợp blogger Người Buôn Gió đặc biệt ở chỗ anh không phải là một nhà trí thức, một nhà lý luận cao siêu, mà chỉ là một người có suy nghĩ rất thực tế. Con đường đi đến đấu tranh của anh rất đơn giản, bình bị như chính cuộc đời của một người dân khu phố nghèo. Từ chổ cọ sát với những bất công xã hội, máu giang hồ của anh đã chuyển biến thành ý thức đấu tranh dân chủ.

Ngày 17/04 vừa qua, sau một thời gian bị phía Việt Nam dùng đủ mọi cách để cản trở, blogger Người Buôn Gió cuối cùng đã đến được thành phố Weimar của Đức trong khuôn khổ chương trình học bổng do thị trưởng thành phố này cấp cho những văn nghệ sĩ từ các nước được mời đến tham quan và lấy cảm hứng sáng tác, tại thành phố được coi là biểu tượng của văn hóa châu Âu này.

Sau 3 tháng viết liên tục mỗi ngày, blogger Người Buôn Gió đã hoàn tất khoản phân nữa cuốn sách và anh đã tự thưởng cho mình một chuyến đi thăm vài nước châu Âu, trong đó có Pháp, trước khi trở lại Đức hôm nay 24/07 để tiếp tục sáng tác.

« Từ Phất Lộc đến Weiwar », đó là tựa cuốn sánh mà blogger Bùi Thanh Hiếu dự định sẽ hoàn tất vào tháng 9 tới, kể lại quảng đời của anh từ thời niên thiếu cho đến hiện nay. Trên con đường từ Phất Lộc đến Weimar đó, blogger Người Buôn Gió đã trải qua rất nhiều thử thách cam go, đã bị nhiều trấn áp và đã chịu cảnh tù đày.

Nhưng đối với anh, những hy sinh đó là tất yếu đối với những người đã dấn thân đấu tranh, nhất là đấu tranh với một chế độ độc đoán như Việt Nam. Đó là điều mà blogger Người Buôn Gió/Bùi Thanh Hiếu đã nhấn mạnh trong cuộc phỏng vấn được thực hiện tại phòng thâu của RFI Việt ngữ ngày 18/07 vừa qua.

RFI : Không chỉ « Từ Phất Lộc đến Weimar », mà blogger Người Buôn Gió còn đi đến một số nước châu Âu khác trong đó có Pháp. Vậy thì cảm tưởng của anh khi lần đầu tiên đặt chân đến Paris là như thế nào ?

Blogger Người Buôn Gió : Cái đầu tiên làm tôi ngỡ ngàng là những kiến trúc rất là đồ sộ, nguy nga của Paris. Và một điều rất đặc biệt là trên các cửa sổ, ban công của các ngôi nhà này, người ta trồng hoa, chứ không phơi quần áo, treo biển quảng cáo, hoặc đưa ra những vật dụng : nồi niêu, soong chảo, như ở Việt Nam.

RFI : Tức là mỗi khi nhìn thấy những hình ảnh ở nước ngoài thì anh liên tưởng ngay đến đời sống ở Việt Nam. Vậy thì khi rời Việt Nam sang Đức để sáng tác, sự thay đổi môi trường đã có tác động như thế nào đến suy nghĩ của anh ?

Blogger Người Buôn Gió : Sự thay đổi lớn nhất đó là cảm giác yên tâm, không bị ai quấy rầy, không bị ai triệu tập, không bị ai đến làm phiền. Tôi có thể ngồi nhà tập trung viết một cách thoải mái.

RFI : Cuốn sách của anh được viết đến đâu rồi ?

Blogger Người Buôn Gió : Cuốn sách đã hoàn thành được 50% rồi, tương ứng với thời gian tôi sẽ ở đây. Trong sáu tháng, thì ba tháng tôi đã hoàn thành được 50% và tôi tự thưởng cho mình một chuyến đi chơi trong một tuần, sau đó lại về viết tiếp.

RFI : Hầu như ngày nào anh cũng viết ?

Blogger Người Buôn Gió : Vâng, có ngày tôi viết 1000 từ, hoặc 7000 từ và có ngày viết tới 10.000 từ. Song song đó, tôi tiếp tục viết trên blog những vấn đề trong nước mà tôi quan tâm.

RFI : Anh có thể « bật mí » sơ sơ về nội dung cuốn sách mà anh đang viết ?

Blogger Người Buôn Gió : Như tựa của cuốn sách « Từ Phất Lộc đến Weimar » ( Phất Lộc là nơi tôi sinh ra và Weimar là nơi mà tôi được mời đến để nhận học bổng viết sách), tôi viết về cuộc đời của mình, từ tuổi thanh thiếu niên cho đến lúc tôi đặt chân đến Weimar.

RFI : Từ thời thiếu niên của đến nay, đã có nhiều thay đổi, biến động trong thời cuộc của Việt Nam, vậy thì những sự kiện gì để lại dấu ấn mạnh nhất trong quảng đời đó ?

Blogger Người Buôn Gió : Trong cuốn sách đó có rất nhiều biến động. Từ đứa con của một khu phố bụi đời như kiểu Harlem của Mỹ mà tôi đọc trong sách, khu phố mà chỉ có những người mang « tiền án, tiền sự », như bản thân tôi, mà nay lại được đến thành phố Weimar, được mệnh danh là trung tâm văn hóa của Đức, nơi có những thi hào nổi tiếng, thì đó là cả một sự khác biệt rất lớn.

Sư thay đổi đó chính là do những biến động của xã hội Việt Nam và của số phận cá nhân con người. Đầu tiên, tôi không quan tâm đến các vấn đề xã hội, chỉ lo kiếm tiền, vun vén cho gia đình mình. Nhưng khi con tôi sinh ra trong bệnh viện, tôi phải hối lộ cho các bác sĩ. Rất may là con tôi bảo toàn được tính mạng.

Sau đó, tôi nghĩ rằng nếu mình chỉ lo kiếm tiền cho con mình, nhưng với những cẩu thả, tắc trách, quan liêu, vì những chủ quan của xã hội, liệu con mình có thể sống được, vậy thì kiếm tiền nhiều để làm gì ? Từ suy nghĩ đó, tôi băt đầu đưa những bài viết lên với mong muốn cải cách đạo đức, cải cách thói làm việc trong đất nước.

RFI : Từ việc tham gia đấu tranh đem tới một xã hội tốt đẹp hơn, anh đã được sự chú ý của quốc tế và đã được phía Đức mời sang đây để viết sách...

Blogger Người Buôn Gió : Tôi xin cắt lời anh ở đây. Khi tôi tham gia việc đấu tranh đòi hỏi công bằng bác ái cho xã hội, thì trước khi được người Đức chú ý, trước đó rất là lâu, tôi đã được chính quyền Việt Nam « chú ý » rất là nhiều, bằng những lần bắt bớ, triệu tập, khám xét nhà cửa.

Khi tôi thấy xã hội này có nhiều bất công,tôi phản ánh những bất công ấy và việc này là hoàn toàn đúng theo lương tâm và pháp luật. Khi tôi bị chính quyền trấn áp, không cho tôi viết, thì tôi lại càng tin những việc mình làm là đúng và tôi phải tiếp tục làm như thế. Chừng nào mà một người lên tiếng cho nhân quyền, tự do, công bằng không bị chính quyền làm khó dễ thì lúc đó mới là sự tiến bộ.

RFI : Cuốn sách mà anh viết cũng phản ánh con đường đấu tranh mà anh đã trải qua?

Blogger Người Buôn Gió : Cuốn sách của tôi chỉ kể lại cuộc đời của tôi một cách khách quan, trung thực, chứ tôi không dùng các thủ thuật, ẩn dụ, hướng người đọc đến ý này ý kia như những nhà văn khác. Còn cuốn sách đó phản ánh như thế nào thì tùy theo độc giả.

RFI : Như vậy đây là một cuốn tự truyện hơn là tiểu thuyết. Vậy thì dự tính khi nào anh hoàn thành cuốn sách này ?

Blogger Người Buôn Gió : Theo kế hoạch thì khoảng 10/09 thì tôi sẽ hoàn thành.

RFI : Khi hoàn thành thì phía Đức họ sẽ sử dụng cuốn sách này như thế nào ?

Blogger Người Buôn Gió : Họ sẽ tìm người dịch và cho in cuốn sách này. Họ đã đặt vấn đề với nhà xuất bản rồi.

RFI : Thành phố Weimar này có truyền thống mời các nhà văn bị truy bức từ các nước để có một không gia tự do sáng tác. Như vậy anh đã thụ hưởng không gian tự do sáng tác này như thế nào ?

Blogger Người Buôn Gió : Trong thời gian ở Đức, tôi được họ đối xử tốt. Họ cấp cho tôi một căn hộ với đầy đủ vật dụng. Chi phí cho căn hộ : tiền thuê, tiền Internet, tiền điện... họ chi trả hết. Ngoài ra họ mua cho tôi những bảo hiểm như bảo hiểm về sức khoẻ. Mỗi tháng họ cho tôi 700 euro để mua thức ăn. Tôi sống khá thoải mái với số tiền ấy.

RFI : Chắc là nhờ không khí yên bình ở đây mà anh sáng tác nhanh hơn so với ở Việt Nam ?

Blogger Người Buôn Gió : Vâng, ở bên đây, tôi cảm thấy yên tâm, không lo lắng gì, nên tôi có thể tập trung viết rất là nhanh, chứ còn ở trong nước, tôi sẽ bị chi phối, không bao giờ viết được như thế.

RFI : Song song với việc viết sách, anh vẫn tiếp tục viết trên các trang blog, trang Facebook, tức là anh vẫn tiếp theo dõi tình hình Việt Nam, vẫn viết những bài phản ánh, phê bình, chỉ trích. Có thể nói là nếu không Internet thì sẽ không có Người Buôn Gió. Anh có nhận định thế nào về tác động của Internet đối với cuộc đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam ?

Blogger Người Buôn Gió : Với việc Internet thâm nhập vào Việt Nam, những người đấu tranh dân chủ có điều kiện để phát biểu những ý kiến ngày càng nhiều hơn, về số lượng lẫn chất lượng. Nhưng số người bị bắt cũng ngày càng nhiều hơn. Hồi Internet mới được phổ cập ở Việt Nam thì người ta chỉ biết đến Lê Chí Quang là người viết trên mạng và bị bắt. Nhưng đến năm 2012, số người bị bắt lên tới 30 người trong vòng một năm.

RFI : Trong số những người bị bắt gần đây có luật sư Lê Quốc Quân, người mà theo nguyên tắc đã ra toà, nhưng phiên xử đã bịdời lại, có lẽ là do chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của chủ tịch Trương Tấn Sang. Còn tình trạng sức khoẻ của Điếu Cày đang rất nguy kịch do tuyệt thực. Là một người từng trải qua lao tù ở Việt Nam và nay đang sống ở một đất nước tự do, anh có suy nghĩ như thế nào ?

Blogger Người Buôn Gió : Tất nhiên suy nghĩ đầu tiên là tôi rất thương những người như anh Quân và anh Điếu Cày, vì trước kia tôi cũng có quan hệ, nói chuyện, thậm chí cùng ăn cùng ngủ với những anh ấy. Thấy các anh trong cảnh tù tội như thế tôi cũng rất đau lòng và rất muốn làm một điều gì đó để giúp các anh ấy thoát ra cảnh này.

Nhưng trên con đường đi đến dân chủ thì tất yếu phải có những hy sinh, nhất là đấu tranh với một chế độ độc tài như thế. Tất nhiên là trong lòng thì mình mong muốn là điều đó không xảy ra, nhưng quy luật là thế.

RFI : Sau khi hoàn tất cuốn sách trở về nước chắc là anh sẽ tiếp tục con đường đấu tranh mà anh đã chọn ?

Blogger Người Buôn Gió : Vâng, tôi sẽ vẫn làm những gì mà tôi đã làm. Trước đây, tôi đang viết như thế này thì bị bắt vào tù, thì sau khi ra tù tôi vẫn tiếp tục viết như thế. Còn bây giờ đi nước ngoài trở về, thì tôi cũng sẽ tiếp tục viết như thế, bởi vì tôi xác định rằng việc mình làm là cho tương lai của con tôi.

Một người trình độ hạn hẹp như tôi thì không dám nói xa vời là đấu tranh cho dân tộc, cho đất nước. Tôi chỉ suy nghĩ đơn giản như một người cha, tức là làm sao cho thế hệ con mình có một cuộc sống tốt đẹp hơn.

RFI : Xin cám ơn blogger Người Buôn Gió.
Thanh Phương (RFI)
Bản tin tiếng Anh


  • Shanghai raises growth by service (Washington Post) - The continued expansion of the service sector and renewed attraction of foreign investment helped Shanghai's economic performance in the first half of the year to beat the national average.
  • Business holds up for Minmetals arm (Washington Post) - China's first-half slowdown didn't really dent base metal demand, MMG Ltd, the offshore arm of China Minmetals Corp, said on Monday.
  • Foxconn expands west (Washington Post) - Foxconn Technology Group, the electronics manufacturing giant, plans to invest and set up plants in the west of China.
  • Yuan rises 34% against USD, what next? (Washington Post) - Eight years after China began exchange rate reform, the Chinese currency Renminbi (RMB), or the yuan, has advanced 34 percent against the US dollar.
  • China pushes environment forward (Washington Post) - Vice-Premier Zhang Gaoli on Friday met four foreign leaders who will attend the opening ceremony of the Eco-Forum Global Annual Conference in Guiyang, capital of Guizhou province.
  • Focus on 'green' transformation (Washington Post) - The government of Guizhou will maintain its current ecological approach to development because "sustainability plays a vital role in industrialization and urbanization while keeping the environment clean for future generations," said Zhao Kezhi, provincial Party chief and director of the Standing Committee of the Guizhou Provincial People's Congress.
  • Eco-Forum another boost for nature (Washington Post) - The annual Global Eco-Forum opening on July 19 in Guiyang, capital of Guizhou province, will provide great opportunities to boost the city's sustainability and overall development, say local officials.
  • Eco-forum pushes green focus (Washington Post) - The first national-level forum on ecological construction was held on Saturday in Guiyang, capital of Guizhou province.
  • Carbon emissions trading gains momentum in China (Washington Post) - Chinese government officials, environment and energy experts, and entrepreneurs have vowed to join hands in accelerating the process of building a nationwide carbon emissions trading market.
  • Lurking threat (Washington Post) - It can take years for a hepatitis B infection to turn into cirrhosis of the liver and even cancer, and the lack of early symptoms means people are far too complacent, experts tell Liu Zhihua.
  • Under the scorching sun (Washington Post) - Find out what Westerners and Chinese do when the sunlight is a glaring threat.
  • Folk arts are big draw for visitors to Guizhou (Washington Post) - The sixth China Kaili Original Ecological Folk Culture and Art Festival and 2013 China (Guizhou) International Folk Artworks Fair opened on Tuesday in the Qiandongnan Miao and Dong autonomous prefecture, Guizhou province and will last through Friday.
  • For showcasing ethnic culture, the plays are the thing (Washington Post) - When famous Chinese singer Song Zuying performed in Vienna in 2003 wearing traditional Miao costume, it was the first time for many Westerners to ever experience the unique charms of the ethnic group.
  • Swede ambitions (Washington Post) - Linus Holmsater thinks the Chinese work too hard and the long hours will ultimately take a toll on their health.
  • Documentary clicks capture richness of New China (Washington Post) - In 1949, there were perhaps 100 Chinese who could get their hands on a camera. In the 1960s, there were fewer than 2,000. Today, about 100 million in the country have top equipment.
  • Villagers' looks after earthquake in NW China (Washington Post) - A 6.6-magnitude earthquake jolted the region at the juncture of Minxian county and Zhangxian county in Dingxi city of Gansu province on Monday morning, killing at least 56 people, local authorities said.
  • Life of migrant workers in focus (Washington Post) - Fourteen students from Shanghai Jiaotong University followed two migrant workers from East China's Jiangxi province to make a short film about their work and living conditions to send to their hometown.
  • A voice for elephants (Washington Post) - Joyce Poole has been a lifelong campaigner against the ivory trade and the killing of elephants that goes with it. Her fascination with the animal began at age 6, when her father moved the family from the United States to Kenya, and quickly grew when as a teenager she began to study their behavior.
  • Pugilist healer (Washington Post) - The elevator glides noiselessly to the top floor of a 10-story residential building in Beijing's Sanyuanqiao area, and I step toward apartment number 1009 with the same anticipation I came with last week. I am hoping Master Liu Qing will beat me with a stick. Two sticks, in fact.
  • US diplomat says China ties a priority (Washington Post) - The US diplomat for East Asia reaffirmed that building a better relationship with China is one of the three pillars of his country's policy in the Asia-Pacific region.
  • Beijing, Washington embark on new era of co-op (Washington Post) - More politicians in the United States are gradually becoming interested in Beijing's goal of building "a new type of great power relationship between China and the United States".
  • Xi urges all-out rescue effort after deadly quake (Washington Post) - President Xi Jinping has urged all-out rescue effort and put "saving life" as the top priority after a deadly earthquake hit Northwest China's Gansu province Monday morning.
  • China shows commitment to environmental protection (Washington Post) - China will commit to its international obligations and work with countries around the world to build an eco-civilization for a better Earth, President Xi Jinping said in a congratulatory letter to an environmental forum on Saturday.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét