Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 26 tháng 7, 2013

Tin thứ Sáu, 26-07-2013 - CHẾT DƯỚI TAY ĐỒNG BÀO?

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân tặng quà thân nhân liệt sĩ đảo Gạc Ma (ĐĐK). – Chủ tịch huyện đảo Trường Sa và ca ‘tác chiến’ gian nan (TP).
- Anh Tư đã lỡ nước cờ (DLB). “Về quân sự Mỹ không bán khí tài và các quân cụ.  Về kinh tế chỉ là một hứa hẹn.  Về quốc phòng Mỹ không ký kết bất cứ văn kiện nào cam kết sẽ hỗ trợ VN khi anh Tư mong muốn họ sẽ đảm bảo an ninh khu vực bao gồm Biển Đông & Hoa Đông.  Cuối cùng anh Tư sẽ về với hai bàn tay trắng!
- Hãy dừng tay ngay đối với Điếu Cày Nguyễn Văn Hải (Ngô Đức Thọ).  – Chết dưới tay đồng bào? (Thùy Linh). “Anh không chết dưới làn đạn kẻ thù trong chiến tranh, vậy liệu anh có thể chết dưới tay những người gọi là đồng bào?
- CẢNH SÁT KHÓC (Văn Công Hùng).
- CÔNG AN NHÂN DÂN – CHUYỆN KỂ NGÀY XƯA VÀ THỰC TẾ HÔM NAY (BS).
KINH TẾ
- Áp lực tồn kho lớn: Chuyển từ nhập sang xuất đường! (NNVN).
VĂN HÓA-THỂ THAO
- Lê Chính Duật: Ai phản đối thạc sĩ Đỗ Thị Thoan? (pro&contra).
- Ông cu Hoi (Quê Choa).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
QUỐC TẾ
 

CHẾT DƯỚI TAY ĐỒNG BÀO?

Hôm nay đã sang ngày tuyệt thực thứ 35 của anh cựu lính chiến Điếu Cày (Nguyễn Văn Hải). Cũng là ngày kỷ niệm, tưởng nhớ công ơn của các thương binh liệt sỹ. Nếu còn được tư do ngoài đời chắc người lính năm xưa sẽ cùng đồng đội cũ ngồi đâu đó nhấp nháp ly rượu và bâng khuâng nhớ về một thời lửa đạn tang thương của đất nước và dằn vặt vì nỗi, tại sao mình sống trong khi nhiều đồng đội phải ra đi lúc tuổi xuân?

Mình đã nhiều lần chứng kiến những cuộc rượu như vậy của các cựu binh vào những ngày 30/4; 27/7...Hầu như không ai vui, và khi rượu vào là nước mắt tuôn chảy…”Anh sống được là nhờ tụi nó thương và che chở cho anh” – mình được nghe một cựu lính nói vậy trong cơn say – “Những thằng dũng cảm đều chết em ạ” – anh nói thêm. Nhưng với mình, những người lính (dù ở phía bên nào) khi qua cuộc chiến đều có phẩm chất giống nhau ở cái tình đồng đội, nhất là với người đã khuất. Họ luôn cảm thấy có lỗi với những hy sinh, mất mát nhiều khi không hiểu nổi…

Điếu Cày vẫn giữ nguyên phẩm chất người lính mà khi chiến tranh các cấp chỉ huy rất cần ở họ, ngay khi đang sống sung túc cùng gia đình. Anh thấy nguy cơ xâm lấn của Trung Quốc nên đã chấp nhận làm người lính xung phong lên tuyến đầu. Nhưng anh không cầm súng mà cầm bút chiến đấu với giặc bành trướng. Anh chiến đấu cả với nguy cơ lệ thuộc vào Trung Quốc của các cấp lãnh đạo trong nước. Vì thế anh nên tội trong mắt những người cầm quyền…

Gần đây, trại giam số 6 (Nghệ An) đã bắt anh kí nhận tội nhưng bị anh khước từ nên đã biệt giam anh. Điếu Cày tuyệt thực để phản đối cách đối xử phi lý, dã man ấy và đòi công lý cho mình. Vì nếu nhận tội để được giảm án thì Điếu Cày đã nhận tại tòa ngày phiên xử đầu tiên. Việc anh nhận tội dù có thể khiến nhiều người không vui nhưng rất nhiều người thông cảm. Nhưng người lính chiến năm xưa vẫn ở nguyên vị trí trung phong trong một trận đánh cam go, quyết liệt với tinh thần bất diệt.

Cậu bé Tây Tạng nhịn ăn ngồi thiền để đòi tự do cho Điếu Cày
Anh đã và đang cháy hết mình vì sự vẹn nguyên lãnh thổ của Tổ Quốc như năm xưa anh đã từng cầm súng ra mặt trận.

Anh đã thắp lên ngọn lửa thức tỉnh lương tri trên toàn thế giới vì danh dự, tự do, dân chủ, vì một đất nước thịnh vượng, phát triển.

Anh không chết dưới làn đạn kẻ thù trong chiến tranh, vậy liệu anh có thể chết dưới tay những người gọi là đồng bào?

Điếu Cày – Anh phải sống vì những người đang thương yêu và hết lòng vì anh lúc này. Bởi lương tri, nhân phẩm không ai có thể tiêu diệt…
Xin mọi người hãy lên tiếng cho Điếu Cày để anh được đối xử công bằng, nhân văn trong xã hội CON NGƯỜI.
HƠN 700 CÁN BỘ ĐẢNG VIÊN CỘNG SẢN CÓ TÀI SẢN TRÊN 500 TRIỆU ĐÔ-LA

Tin Montreal - Một tài liệu trong báo Montreal, Canada cho biết một thành viên cao cấp của Hội đồng mậu dịch Việt Mỹ tiết lộ đảng Cộng sản Việt Nam được xem là một tỉ phú hàng đầu của thế giới với tài sản ước lượng lên đến 20 tỉ đôla. Tài liệu này cho rằng hiện nay có khoảng từ 700 đảng viên có tài sản trên 500 triệu đô-la, tất cả các tỉ phú này đều là cán bộ cao cấp của đảng. Ông John Shapiro, một cựu chiến binh Hoa kỳ phát biểu rằng các ông lớn trong đảng gồm các thành viên bộ chính trị, các Bộ trưởng và Thứ trưởng, ít nhất mỗi người có vợ hay con làm chủ một công ty.

Do việc nhà nước cho phép các công ty được chuyển ngân ra nước ngoài lên đến 500 ngàn mỹ kim, số ngoại tệ trong nước bắt đầu vơi đi. Ngoài những người có trên 500 triệu, những đảng viên có tài sản từ 100 đến 200 triệu đô-la khoảng 2000 người. Tất cả những con số về tài sản của đảng Cộng sản Việt Nam là do những chuyên viên thống kê của cơ quan mậu dịch quốc tế, cho thấy tài sản của những đảng viên này được tẩu tán sang Vancouver Canada, New York, Houston, Bắc và Nam California.

Dân chúng trong nước thì đã thấy rõ sự giàu có hiển nhiên của giới lãnh đạo Cộng sản tại Việt Nam. Họ xây nhà lầu, xài tiền như nước, xuất ngoại như đi chợ, chi tiêu một lúc hàng bó đô-la tiền mặt, trong khi các lãnh tụ thì thú nhận không diệt nổi tham nhũng. Danh sách của những tay tư bản đỏ này được liệt kê có cả Chủ tịch nhà nước Trương Tấn Sang với tài ản khoảng 1.2 tỷ mỹ kim, Thủ tướng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng 1.5 tỉ mỹ kim, Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng gần 1 tỉ mỹ kim, đa số những số tiền khổng lồ mà các quan chức cao cấp Việt Nam hiện đang sở hữu là gửi tại ngân hàng Thụy sĩ.

1921. CÔNG AN NHÂN DÂN – CHUYỆN KỂ NGÀY XƯA VÀ THỰC TẾ HÔM MAY

Hữu Quả, Nguyên phóng viên biên tập qua các thời kỳ: VNTTX, TTXGP, TTXVN.
(Lần thứ 68, ngày thành lập lực lượng Công an nhân dân, 19/8/1945 – 19/8/2013)
Đã khá lâu rồi, nên có thể gọi là ngày xưa; gần 20 năm về trước, tôi có dịp về công tác ở một tỉnh nọ, một tỉnh lớn nhất nhì cả nước.
Hôm ấy, tỉnh có tổ chức kỷ niệm lần thứ 50, ngày truyền thống CAND, tôi có được mời dự. Sau khi nghe bản báo cáo khá công phu của vị giám đốc sở, kể về thành tích của ngành; những người có mặt được mời phát biểu ý kiến, trước hết dành cho các đại biểu quan chức cấp trên. Còn tôi là một nhà báo, nên chủ yếu chỉ ngồi nghe, nếu thấy có nội dung thông tin gì thiết thực với nghề nghiệp của mình, thì ghi chép lại.

Chẳng biết là vì nể, vì xã giao, hay vì thực sự cầu thị, mà vị giám đốc này đã mời cả tôi phát biểu. Thú thật, lúc đầu tôi bị bất ngờ, nên cũng hơi do dự. Song, chỉ qua một thoáng, những hình ảnh và việc làm của cán bộ, chiến sỹ công an, đối với nhân dân, gây phản cảm và bất bình trong dư luận mà tôi nghe được, hoặc được trực tiếp mục sở thị, tôi quyết định nhận lời mời phát biểu. Lúc bấy giờ tôi nghĩ, đây là dịp tốt để góp ý kiến trực tiếp, thẳng thắn, xây dựng, với hy vọng sẽ có hiệu quả hơn là viết bài phê bình trên báo. Nội dung phát biểu của tôi năm ấy, nay nhớ lại, có thể tóm tắt như sau.
Ngày thành lập ngành công an, hồi ấy còn gọi là “Nha công an”, tôi còn nhỏ, đang đi học, đã nghe được và còn nhớ cụm từ bất hủ “công an là bạn dân”. Ngày ấy, công an thực sự là bạn dân; được dân mến, dân tin. Ngày ấy, đất nước ta đang có chiến tranh chống Pháp, nhân dân nhường một phần nhà ở của mình cho công an có nơi làm việc; đùm bọc, che chở, bảo vệ bí mật, làm tai mắt cho công an, phát hiện kịp thời kẻ gian, bảo vệ cách mạng. Sau này CT Hồ Chí Minh có đề ra sáu điều, vừa khái quát, vừa cụ thể, để cho CAND học tập và rèn luyện; cả nghiệp vụ, đạo đức và tác phong. Tôi nhớ nội dung điều thứ tư nói: “Đối với nhân dân, phải kính trọng, lễ phép”.
Liên hệ với thực tế thấy rằng, có lúc, có nơi, trong khi làm việc và tiếp xúc với dân, cán bộ chiến sỹ công an còn thực sự chưa tôn trọng dân; có lúc thô bạo, vô lễ với dân. Hiện tượng này, nếu kể ra thì nhiều, tôi chỉ nêu lên một dẫn chứng xác thực xảy ra hàng ngày, để cán bộ, chiến sỹ CAND suy nghĩ, rút kinh nghiệm. Đó là, có những bà con nông dân ta ở vùng ven đô, ven thành phố, làm ra được mớ rau, con cá, với bao nỗi khó khăn cực nhọc, đem vào thành phố bán để kiếm tiền tiêu vặt cho nhu cầu tối thiểu của cuộc sống, chứ có phải kinh doanh gì to tát đâu. Thế mà nguyên nhân chỉ vì thiếu sự hướng dẫn, sắp xếp chỗ ngồi cho họ, nên có gây mất trật tự và mỹ quan đường phố, công an đã có thái độ và hành động thiếu tôn trọng dân, như xua đuổi, quát tháo; có lúc còn thô bạo, quăng quật, đạp đổ, làm giập nát những sản phẩm của bà con làm ra bằng mồ hôi nước mắt; mà cuộc sống cả gia đình trông vào chiếc đòn gánh trên vai họ.
Để xảy ra hiện tượng đáng buồn này, các cán bộ, chiến sỹ công an có nghĩ rằng, họ là những người lao động lương thiện, vì mưu sinh quá đỗi vất vả, khó khăn; trong số họ, có những người đáng tuổi chị, tuổi mẹ, tuổi bà mình không? Như thế có thể nói, công an đã “kính trọng, lễ phép” với dân chưa? Có đáng gọi “công an là bạn dân” không? Trong khi đó, đã có dư luận và thực tế cho rằng, công an chỉ mạnh tay đối với dân lành thôi. Còn đối với bọn tội phạm đầu trộm đuôi cướp, bọn đầu gấu, bọn lưu manh, bọn côn đồ hung hãn; có nơi, có lúc, công an làm lơ, tránh né, ngại đụng độ với bọn rắn mặt này, sợ bị trả thù; hoặc có trường hợp ngầm thỏa hiệp hoặc kết nghĩa gì đó với chúng. Vì vậy, trong nhân dân có những câu truyền miệng, nghe chua chát mà có phần đúng thực tế: “Người lớn thì sợ trẻ con, ô-tô thì sợ xe đạp, công an thì sợ lưu manh”. Tôi đưa ra hình tượng “bàn tay sắt” và “bàn tay nhung”, để nói rằng, trong công tác quản lý trị an, cán bộ chiến sỹ CAND còn vi phạm cả lập trường quan điểm, biểu hiện “mềm nắn, rắn buông”, trong sử lý các vụ việc. Đối với người dân lương thiện, có vi phạm nhỏ, dù lần đầu, cũng bị công an sử lý mạnh tay (bàn tay sắt). Trong khi đó, có đối tượng tái phạm, thuộc loại rắn mặt, từng có tiền án tiền sự, được công an sử lý nương tay (bàn tay nhung).
Thực trạng tình hình nói trên, trước hết ảnh hưởng ngay uy tín đối với những cán bộ chiến sỹ có sai phạm; sau đó làm tổn thương lòng tin của nhân dân đối với toàn lực lượng công an nói chung. Tôi còn nhớ rõ, chính hôm ấy, ông chủ tịch tỉnh này cũng có mặt, tỏ thái độ đồng tình với phát biểu của tôi; tỏ ra tâm đắc với hình ảnh tôi đưa ra “bàn tay sắt”, “bàn tay nhung”, nên đôi lần phát biểu tại một số cuộc họp về công tác trật tự trị an, ông lại dùng hình tượng “bàn tay nhung”, “bàn tay sắt”, để nhắc nhở cán bộ chiến sỹ công an, trong sử lý các vụ việc.
Trên đây là chuyện cũ kể lại, sau gần hai mươi năm về trước, như là một kỷ niệm, mà cũng vừa có tính thời sự. Điều tôi quan tâm muốn nói về lực lượng CAND là tình hình thực tế hiện nay.
Trong gần hai mươi năm qua, lực lượng CAND đã có một bước phát triển khá dài, theo hướng chuyên nghiệp hóa, hiện đại hóa. Về con người, được đào tạo bài bản hơn, phát triển cả số lượng và chất lượng chuyên môn nghiệp vụ. Có người ví von “đội ngũ công an trùng trùng điệp điệp”. Việt Nam là nước kinh tế chậm pháp triển, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, nhưng có tỉ lệ công an (kể cả nổi và chìm) tính trên đầu số dân, vào loại khá cao, so với nhiều nước khác trong khu vực và trên thế giới. Điều này có đáng tự hào, đáng mừng hay đáng lo, đáng vui hay đáng buồn, xin người đọc tự suy ngẫm.
Về xây dựng cơ sở vật chất, trang bị các phương tiện làm việc, thì chẳng cần phải nói, hơn hẳn ngày xưa nhiều. Tôi từng nghe ai đó nói vui rằng công an bây giờ được trang bị đến “tận chân răng”; cũng tốt thôi, miễn sao quản lý sử dụng có hữu ích, tiết kiệm; đừng để sử dụng súng và các công cụ hỗ trợ tùy tiện, bừa bãi, gây thương vong không đáng có; như đã từng xảy ra nơi này, nơi nọ.
Về đời sống cán bộ chiến sỹ ngành công an, được nâng cao rõ rệt, cao hơn cả khả năng nền kinh tế đất nước. Một hiện tượng được dư luận quan tâm đó là, trong những năm gần đây, cùng với nạn lạm phát kinh tế, đất nước ta còn có “nạn lạm phát phong hàm phong tướng”, trong này có ngành công an; đi cùng với nó là đặc quyền đặc lợi, rút từ ngân sách nhà nước vốn đã ốm yếu mà ra. Phong hàm phong tướng là đi cùng với hàng loạt các ưu đãi mà cần “tiền, tiền, tiền”, chứ đâu phải là “chiếc bánh vẽ” như các miếng huân huy chương, hữu danh vô thực. So sánh với ba mươi năm chiến tranh, số sỹ quan cấp tướng của ngành công an, tăng gấp 53 lần. Số sỹ quan cấp đại tá và thượng tá, tăng gấp 51 lần.
Nếu lấy hình tượng để so sánh sự phát triển của CAND trong những năm vừa qua, cho ta thấy; về xây dựng cơ sở vật chất và trang bị các phương tiện, về đào tạo và phát triển nhân lực, về giải quyết chế độ chính sách ưu đãi… thì lớn nhanh như “người khổng lồ”. Trong khi đó, thực trạng về phẩm chất đạo đức, một yếu tố rất quan trọng có tính quyết định đối với CAND, lại sa sút, yếu kém, ví như “một người lùn”.
Phẩm chất đạo đức ở đây, tôi muốn nói, không phải là phẩm chất chính trị hay đạo đức cách mạng gì nghe có vẻ cao siêu, trừu tượng, và giáo điều, như lời ông Tổng bí thư vừa cao giọng chụp mũ, quy kết cho những người tham gia góp ý kiến sửa đổi bản Hiến pháp 1992, là : “suy thoái chính trị, đạo đức và lối sống”. Mà phẩm chất đạo đức ở đây là phẩm chất đạo đức theo nghĩa tự nhiên của cuộc sống bình thường vốn có; là luân thường đạo lý làm người, là lương thiện, trung thực, liêm chính, mà người bình thường cần có; cán bộ chiến sỹ CAND càng cần phải có. Nói một bộ phận không nhỏ cán bộ chiến sỹ CAND sa sút phẩm chất đạo đức, nghe có vẻ chung chung và trừu tượng. Thực ra, nó được bộc lộ hàng ngày với muôn vẻ, như trong giải quyết công việc, trong tiếp xúc với nhân dân và các đối tượng, trong sinh hoạt đời thường.
Do tính hạn chế của luật pháp, do cơ chế, do tính đặc thù của nghề nghiệp, và thiếu tu dưỡng rèn luyện, nên trong mấy năm qua, không ít cán bộ chiến sỹ CAND vi phạm kỷ luật, trong này có những vụ có dấu hiệu cấu thành tội phạm, không được điều tra xác minh làm rõ; không được xử lý công bằng và kịp thời. Công an điều tra thiên hạ, nhưng có mấy ai điều tra công an? Hình như hoạt động của công an không có ai giám sát; có chăng chỉ là hệ thống kiểm tra Đảng và thanh tra nhà nước, nhưng thực tế, năng lực và trình độ của các cơ quan này mà ai cũng biết, rất hạn chế, chứ chưa nói còn đáng băn khoăn cả về phẩm chất trung thực và tính khách quan của nó. Như vậy, những sai phạm của công an, chỉ công an biết, chủ yếu được sử lý nội bộ. Trừ một số vụ việc, do báo chí phanh phui, được dư luận lên tiếng đồng tình, tạo thành sức ép, bấy giờ ngành công an mới buộc phải vào cuộc, điều tra và sử lý. Dư luận còn nghi ngờ công an điều tra các vụ án kinh tế lớn, kéo dài thời gian, đầu voi đuôi chuột, còn để lọt, hoặc giảm nhẹ tình tiết tội phạm, không bảo vệ và thu hồi được tài sản nhà nước bị tội phạm cướp đoạt, hoặc làm thất thoát; không bảo vệ được kỷ cương và tính nghiêm minh của pháp luật.
Tình hình nổi cộm trong thời gian gần đây là, công an bắt bớ, giam giữ người tùy tiện và tra tấn dã man, gây thương tích cho nhiều công dân. Có trường hợp người bị bắt, đang tạm giam giữ, chưa thành án, đã chết một cách khuất tất tại trụ sở công an mà không được làm rõ, coi mạng người như cỏ rác, gây phẫn uất và đau đớn cho gia đình nạn nhân, và bị dư luận xã hội lên án. Trong khi đó, nạn quan liêu, hách dịch, cửa quyền; nạn kiêu binh kiêu tướng trong lực lượng CAND, ngày càng tăng. Tệ nạn tham nhũng, đưa và nhận hối lộ, khi kín đáo, lúc lộ liễu, len lỏi diễn ra trong các cấp, trên nhiều lĩnh vực hoạt động của ngành, nhất là trong lực lượng CSGT, như một căn bệnh mạn tính, không chữa khỏi.
Những năm gần đây, tình hình an ninh trật tự trong cả nước, diễn ra sôi động và phức tạp. Tại các đô thị lớn như Hà Nội, thành phố HCM, … nhân dân, trong này có cả nhân sỹ trí thức, lão thành cách mạng, xuống đường tham gia các cuộc biểu tình yêu nước, phản đối Trung Quốc có nhiều âm mưu và hành động xâm phạm chủ quyền biển đảo nước ta. Các cuộc biểu tình của những người dân yêu nước là hòa bình, phi bạo lực; nhưng lực lượng công an đã dùng bạo lực kiểu “bàn tay sắt”, để đáp trả; ngăn chặn, giải tán các cuộc biểu tình ôn hòa. Công an đã sử dụng một lực lượng áp đảo, trong này có cả các phần tử bất hảo “xã hội đen”, đông hơn số người tham gia biểu tình; đã có hành động đàn áp, bắt bớ, tạo nên một không khí đối kháng rất căng thẳng, gây ảnh hưởng sâu rộng dư luận trong và ngoài nước.  Hình ảnh một công an trong khi ngăn chặn biểu tình, đã dùng chân đi giày đạp lên mặt một công dân tham gia biểu tình, thật thô bạo, gây phẫn nộ trong dư luận, và tự nó đã hạ thấp uy tín CAND.
Tình hình nhân dân kêu oan, khiếu kiện về chiếm đoạt đất đai, giải phóng mặt bằng, cũng diễn ra nóng bỏng ở nhiều nơi; cả khu vực nông thôn và đô thị. Trong các vụ này, đáng lẽ lực lượng công an làm đúng chức trách của mình là, giữ gìn trật tự. Nhưng đáng tiếc, không biết là do chỉ đạo chuyên ngành cấp trên, hay lãnh đạo địa phương ra lệnh, mà công an đã bị cuốn hút sâu vào việc cưỡng chế, đi quá đà, dùng bạo lực đàn áp những người dân tay không tấc sắt đi kêu oan, khiếu kiện; như các vụ đã xảy ra ở Tiên Lãng (Hải Phòng), Văn Giang (Hưng Yên), Dương Nội (Hà Nội), Cúc Phương (Ninh Bình), và nhiều nơi khác tương tự trong nước. Có những vụ, công an đã chỉ đạo lôi kéo, sử dụng cả những phần tử bất hảo “xã hội đen”; bọn này là những kẻ bất cần, phớt đời nhất, bất chấp đạo lý, liều lĩnh như những con dã thú, xông vào đánh đập, chửi bới tục tĩu, khủng bố và đe dọa những người dân đi kêu oan, khiếu kiện. Như vậy, công an không những không bảo vệ dân, mà trái lại còn tiếp tay cho các tổ chức, cá nhân là các chủ dự án, chiếm đoạt đất đai của người dân, trong khi việc khiếu kiện chưa được giải quyết rõ ràng, phân minh bằng pháp luật.
Qua các vụ việc nêu trên, cho ta thấy, công an ngày càng xa dân; nỗi oán hận công an trong lòng dân, hình thành; và còn đâu ý nghĩa của cụm từ bất hủ “công an là bạn dân”, như những tháng năm tốt đẹp của ngày xưa nữa. Gần đây, Bộ công an liên tục đưa ra nhiều quy định, nhiều dự thảo về quản lý hành chính một cách quan liêu, vội vàng, chủ quan, xa rời thực tế, thiếu dân chủ theo kiểu áp đặt, gây thêm khó khăn cho cuộc sống sinh hoạt của người dân vốn đã có nhiều bức bối, bị các đại biểu Quốc hội phê phán, nên phải tạm ngừng triển khai thực hiện, để tiếp tục sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung, mới được ban hành. Đây biểu hiện rõ ràng về bệnh quan liêu giấy tờ, không sát thực tế cuộc sống, xa rời quần chúng nhân dân, của lãnh đạo ngành công an nước ta.
CAND – cụm từ tên gọi khai sinh của lực lượng công an ngày mới ra đời, đến nay đã được 68 năm. CAND đâu chỉ là tên gọi, mà  nó còn có ý nghĩa: công an từ nhân dân mà ra, được nhân dân giúp đỡ, vì nhân dân phục vụ. Như vậy có phải công an là của nhân dân, lấy việc phục vụ nhân dân là mục đích cao cả nhất; chứ không phải là công cụ phục vụ riêng cho một bộ phận quyền lực nào. Trải qua những tháng năm dài, đầy biến động của lịch sử đất nước; ý nghĩa tên gọi này cũng dần dần bị thực tế làm biến đổi, theo chiều hướng đáng lo ngại. Cụm từ “công an là bạn dân”, mất dần ý nghĩa đích thực ban đầu của nó; đôi khi còn gây phản cảm.
Phải chăng tình thế đã đổi thay? Thời cuộc đã đổi thay? Để trả lời câu hỏi này, thiển nghĩ, những người lãnh đạo cao nhất của ngành CAND cần nghiêm túc đánh giá đúng thực trạng tình hình, trong này hệ trọng nhất, không phải là quá bận tâm về “thế lực thù địch”; mà chính là mối quan hệ giữa nhân dân với lực lượng CAND hiện nay như nước và thuyền, để đề ra được giải pháp đúng đắn, phù hợp tình hình thực tại, ngõ hầu vãn hồi tình hình, như toàn dân mong đợi.
H.Q.
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét