Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 26 tháng 7, 2013

Tin ngày 27/7/2013

  • Không nhận tội, hai thành viên Pussy Riot vẫn ở tù (RFI) - Hôm nay, 26/07/203, ngành tư pháp của Nga đã từ chối trả tự do trước thời hạn cho cô Nadejda Tolokonnikova, một trong các thành viên của ban nhạc Pussy Riot, vì cô này không nhận tội. Một thành viên khác của Pussy Riot trước đó cũng đã bị bác đơn kháng cáo.
  • Tunisia tổng đình công sau vụ ám sát một dân biểu (RFI) - Hôm nay, 26/07/2013, Tunisia hầu như bị tê liệt hoàn toàn do một cuộc tổng đình công theo lời kêu gọi của công đoàn chính, nhằm phản đối vụ ám sát dân biểu đối lập Mohamed Brahimi, xảy ra ngày hôm qua.
  • Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang bác bỏ yêu sách « đường 9 đoạn » của Trung Quốc tại Biển Đông (RFI) - Theo AFP, hôm qua 25/07/2013, trong cuộc nói chuyện tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (Center for Strategic and International Studies - CSIS), có trụ sở tại Washington, Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang tuyên bố bác bỏ đòi hỏi chủ quyền với yêu sách << đường 9 đoạn >> của Trung Quốc trên Biển Đông, còn gọi là << đường lưỡi bò >>. Về việc Philippines kiện Trung Quốc ra tòa án Liên Hiệp Quốc, Chủ tịch Việt Nam từ chối đưa ra bình luận.
  • Trung Quốc đưa tàu tuần duyên xâm nhập hải phận Senkaku (RFI) - Lần đầu tiên vùng lãnh hải quần đảo Senkaku do Nhật Bản kiểm soát bị bốn tàu tuần duyên Trung Quốc xâm phạm trong nhiều tiếng đồng hồ. Tại Tokyo, Bộ Quốc phòng Nhật tuyên bố sẽ tăng cường lực lượng và vũ khí bảo vệ biển đảo gồm Thủy quân Lục chiến, tàu đổ bộ và phi đội máy bay trinh sát không người lái.
  • Nhân sĩ trí thức đòi chính quyền giải quyết vụ tuyệt thực của blogger Điếu Cày (RFI) - Trong một kiến nghị gởi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, được công bố hôm nay, 26/07/2013, gần 60 nhân sĩ trí thức Việt Nam trong và ngoài nước đã yêu cầu hai lãnh đạo cao cấp của chính phủ Hà Nội << khẩn cấp >> giải quyết vụ tuyệt thực của ông Nguyễn Văn Hải, blogger Điếu Cày, << một công dân yêu nước >>.
  • Tai nạn đường sắt ở Tây Ban Nha (BBC) - Một chiếc xe lửa trật đường ray trong vụ tai nạn đường sắt thảm khốc nhất Tây Ban Nha trong nhiều năm, làm 77 người chết.
  • Công an hứa giải quyết vụ Điếu Cày (BBC) - Vợ cũ của blogger Điếu Cày, bà Dương Thi Tân, nói đại diện phía công an đã hứa sẽ có văn bản giải quyết đơn xin can thiệp của gia đình bà vào tuần sau.
  • Ông Cao Quang Ánh dự biểu tình (BBC) - Cựu Dân biểu Cao Quang Ánh nói kêu gọi cộng đồng liên lạc với giới lập pháp Hoa Kỳ để thông qua dự luật nhân quyền Việt Nam.
  • Mỹ thắt chặt quan hệ với Nhật, ASEAN (BaoMoi) - Ngày 26/7, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tới Singapore trong chuyến công du châu Á của mình và gặp gỡ Thủ tướng nước này Lý Hiển Long, qua đây hối thúc Trung Quốc và ASEAN sớm ký kết COC để đem lại sự ổn định cho khu vực, đồng thời có buổi tiếp xúc với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nhằm đẩy mạnh liên minh an ninh trong bối cảnh khu vực đang có nhiều biến động phức tạp.
  • Mỹ kêu gọi giảm căng thẳng trên biển (BaoMoi) - Phó tổng thống Mỹ Joe Biden kêu gọi các nước châu Á giảm căng thẳng ở vùng biển tranh chấp khắp khu vực, khi Washington đang tăng gấp đôi nỗ lực nhằm đối phó với sự hiện diện hàng hải ngày một tăng của Trung Quốc tại đây.
  • Tàu cứu hộ Trung Quốc xâm phạm Hoàng Sa (BaoMoi) - (Soha.vn) - Quan chức Trung Quốc ngang nhiên cam kết sẽ chú ý hơn nữa tới sự an toàn của người Trung Quốc tới thăm các đảo mà nước này tuyên bố chủ quyền trái phép trên biển Đông.
  • Tàu tuần duyên Trung Quốc lần đầu xâm nhập gần Senkaku (BaoMoi) - (Đời sống) - Lực lượng tuần duyên Nhật Bản ngày 26/7 cho biết các tàu thuộc lực lượng tuần duyên của Trung Quốc lần đầu tiên tiến vào vùng lãnh hải xung quanh quần đảo thuộc quyền kiểm soát của Nhật Bản, hiện đang là trung tâm của một vụ tranh chấp kéo dài.
  • Tàu tuần duyên TQ lần đầu tiếp cận gần Senkaku (BaoMoi) - Tuy tàu của Chính phủ Trung Quốc từng ra vào khu vực tranh chấp này trong nhiều tháng qua nhưng đây là lần đầu tiên các tàu này xâm nhập khu vực kể trên kể từ khi Bắc Kinh hợp nhất một số đơn vị dưới quyền của lực lượng tuần duyên trong tuần này, một diễn biến mà các nhà quan sát cho rằng sẽ dẫn đến việc trang bị vũ khí cho nhiều đội tàu hơn.
  • Tàu Trung Quốc lần đầu tới gần Senkaku/Điếu Ngư (BaoMoi) - Tàu bảo vệ bờ biển của Trung Quốc hôm nay đi vào vùng nước xung quanh quần đảo tranh chấp với Nhật Bản. Lực lượng tuần duyên Nhật cho biết đây là lần đầu tiên Trung Quốc có hành động này.
  • Mỹ, Trung, Nga đang 'chơi bài' gì ở Biển Đông? (BaoMoi) - Mỹ tiếp tục khẳng định vai trò siêu cường duy nhất và duy trì ảnh hưởng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Trung Quốc sốt ruột vứt bỏ chiến lược giấu mình chờ thời, Nga chẳng chịu khoanh tay đứng ngoài.
  • Tàu hải cảnh Trung Quốc tiến gần lãnh hải Nhật Bản (BaoMoi) - Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản (JCG) thông báo sáng 26/7, các tàu thuộc Lực lượng Bảo vệ bờ biển mới thành lập của Trung Quốc (CCG) đã lần đầu tiên tiến gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.
  • Sóng gió từ biển Đông (BaoMoi) - (Cadn.com.vn) - Từ lâu, người ta vẫn cho rằng, dự trữ dầu khí tiềm năng ở biển Đông chính là nguồn cơn gây căng thẳng giữa các nước trong khu vực. Tuy nhiên, theo báo Asia Times, tầm quan trọng của nguồn cung cấp dầu khí toàn cầu ở biển Đông đang bị thổi phồng. Theo đó, chính nguồn lợi thủy sản và tham vọng của Trung Quốc mới là yếu tố có thể kích động xung đột khu vực.
  • Tàu tuần duyên TQ lần đầu xuất hiện gần Senkaku (BaoMoi) - Lực lượng tuần duyên Nhật Bản ngày 26/7 cho biết các tàu thuộc lực lượng tuần duyên của Trung Quốc lần đầu tiên tiến vào vùng lãnh hải xung quanh quần đảo thuộc quyền kiểm soát của Nhật Bản, hiện đang là trung tâm của một vụ tranh chấp kéo dài.
  • Nhật nâng cao khả năng tấn công phủ đầu, Trung Quốc lo ngại (BaoMoi) - Trước tình hình căng thẳng ở biển Hoa Đông ngày càng gia tăng, trước sức mạnh quân sự của Trung Quốc chiếm ưu thế, để "lách" hiến pháp hòa bình của mình, Nhật bản đang tìm cách nâng cao khả năng tấn công phủ đầu đối phương khi chiến sự xảy ra.
  • Philippines: Nhật Bản là đối tác chiến lược hàng đầu (BaoMoi) - (GDVN) - Philippines có 2 đối tác chiến lược là Mỹ và Nhật Bản. Trong năm 2012 Nhật Bản là đối tác số một của Philippines về thương mại và cung cấp viện trợ phát triển chính thức và đứng số 2 về các khoản đầu tư đã được phê duyệt, đứng thứ 3 về nguồn khách du lịch sang Philippines.

Gặp gỡ Obama-Trương Tấn Sang: hai bên cùng thắng

Mục đọc báo trên mạng hôm nay Nam Nguyên cùng quí vị điểm lại chuyến thăm Hoa Kỳ của Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang qua ghi nhận của truyền thông báo chí.
Xích lại gần nhau
Cuộc hội kiến tại Nhà Trắng giữa Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang sáng 25/7 đã kéo dài hơn dự định 30 phút.
000_Was7756478-305.jpg
Tổng thống Hoa Kỳ Barak Obama tiếp Chủ tịch Trương Tấn Sang tại Nhà Trắng hôm 25/07/2013. AFP
Phát biểu sau cuộc Hội đàm  Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang nói:
“Chân thành mà nói thì tôi và ngài tổng thống Obama vừa có một cuộc hội đàm hết sức thẳng thắn, xây dựng hết sức có bổ ích và có hiệu quả, với những sự tiến bộ trong suốt 18 năm qua, kể từ hai đất nước chúng ta bình thường hóa quan hệ cho đến nay đã đến lúc hai nước cần xác lập một khuôn khổ quan hệ đối tác toàn diện làm cơ sở cho sự phát triển mạnh mẽ trên các lãnh vực của hai nước chúng ta trong thời gian tới. Chúng tôi đã bàn một cách cặn kẽ và sâu rộng về vấn đề quan hệ chính trị đối ngoại, về vấn đề khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo, an ninh quốc phòng, về vấn đề khắc phục hậu quả chiến tranh để lại, về vấn đề khắc phục môi trường về vấn đề người Việt Nam tại Hoa Kỳ cũng như vấn đề quyền con người tại Việt Nam….”
Toàn văn phát biểu của hai nhà lãnh đạo Hoa Kỳ và Việt Nam sau cuộc gặp gỡ song phương được Văn phòng Báo chí Tòa Bạch Ốc phổ biến lúc 11g30 ngày 25/7/2013.
Vào lúc 2 giờ chiều cùng ngày theo giờ đông bộ Hoa Kỳ tức 1g sáng ngày 26/7 theo giờ Hà Nội, Thông tấn xã VN đã phổ biến tuyên bố chung của Chủ tịch Trương Tấn Sang và Tổng thống Barack Obama. Bản tuyên bố chung dài 3.200 từ, theo các chuyên gia có vẻ như một thắng lợi cho cả hai bên. Chúng tôi xin trích một đoạn:
“Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama quyết định xác lập quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ nhằm xây dựng một khuôn khổ tổng thể để thúc đẩy quan hệ. Hai nhà Lãnh đạo nhấn mạnh các nguyên tắc trong quan hệ Đối tác Toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ, trong đó có tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế, tôn trọng thể chế chính trị, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau.
Hai nhà Lãnh đạo tuyên bố quan hệ Đối tác toàn diện nhằm góp phần vào hòa bình, ổn định, hợp tác và thịnh vượng của mỗi nước, trong khu vực và trên toàn thế giới. Quan hệ Đối tác Toàn diện mới sẽ tạo ra các cơ chế hợp tác trên nhiều lĩnh vực, trong đó có quan hệ chính trị và ngoại giao, quan hệ thương mại và kinh tế, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, môi trường và y tế, giải quyết hậu quả chiến tranh, quốc phòng và an ninh, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, văn hóa, thể thao và du lịch.”
Nam Nguyên, phóng viên RFA
2013-07-26

Đằng sau hợp tác đối tác toàn diện Mỹ - Việt Nam

Trong cuộc gặp giữa Chủ tịch Trương Tấn Sang và Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm 25 tháng 7, lãnh đạo hai nước thống nhất đưa quan hệ hai nước thành đối tác toàn diện. Quan hệ đối tác toàn diện có gì khác với đối tác chiến lược? có gì đằng sau tên gọi quan hệ đối tác mới giữa hai nước?
000_Was7756459-305.jpg
Tổng thống Hoa Kỳ Barak Obama tiếp Chủ tịch Trương Tấn Sang tại Nhà Trắng hôm 25/07/2013. AFP
Đối tác toàn diện với Mỹ là gì?

Hơn 2 năm sau khi Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Cliton vào năm 2010 tuyên bố đã có đủ cơ sở để Mỹ và Việt Nam nâng tầm quan hệ chiến lược lên một mức mới, vào ngày 25 tháng 7 vừa qua, lãnh đạo hai nước tuyên bố mối quan hệ Việt Nam và Mỹ là quan hệ hợp tác đối tác toàn diện. Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama phát biểu với báo chí sau cuộc gặp với Chủ tịch Trương Tấn Sang vào cùng ngày:

“Tất cả chúng ta đều biết về lịch sử rất phức tạp giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Nhưng từng bước, chúng ta đã có thể xây dựng được sự tôn trọng và lòng tin để bây giờ cho phép chúng ta công bố một “hợp tác đối tác tòan diện” giữa hai quốc gia để từ đó có sự hợp tác rộng lớn hơn trong tất cả mọi lĩnh vực từ thương mại và mậu dịch cho đến hợp tác giữa hai quân đội và hợp tác song phương trong cứu nạn, cho đến trao đổi khoa học và giáo dục.”

Trước chuyến thăm của chủ tịch Trương Tấn Sang tới Hoa Kỳ theo lời mời của Tổng thống Obama, đã có nhiều dự đoán về khả năng Hoa Kỳ và Việt Nam sẽ nâng tầm quan hệ lên thành đối tác chiến lược. Trong diễn đàn Shangrila tại Singapore vào tháng 6 vừa qua, Thủ tướng Việt Nam, Nguyễn Tấn Dũng cũng nói đến mong muốn của Việt Nam được thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với tất cả các nước thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Cho đến lúc này, Việt Nam đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với 11 nước, trong đó có 3 nước thường trự Hội đông bảo an là Trung Quốc, Nga, và Anh. Vẫn còn hai nước lớn mà Việt Nam chưa thể có quan hệ đối tác chiến lược chính là Mỹ và Pháp.

Trong bài viết mới đây trên blog cá nhân, Giáo sư Carl Thayer, một chuyên gia về châu Á thuộc Công ty tư vấn Thayer Consultancy, giải thích có sự khác biệt giữa quan hệ đối tác chiến lược và đối tác toàn diện. Về khái niệm đối tác chiến lược, giáo sư Carl Thayer viết:

“Thuật ngữ đối tác chiến lược là một thuật ngữ chính trị để xác định từng nước mà Việt Nam đã phát triển quan hệ song phương toàn diện và Việt Nam coi nước đó là đặc biệt quan trọng trong việc đạt được quyền lợi quốc gia của mình.”

Theo Giáo sư Carl Thayer, việc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược của Việt Nam với các nước thường đi cùng với một bản tuyên bố chính thức mà nội dung và hình thức của tuyên bố này có thể khác nhau với từng nước.

Trước khi Việt Nam thiết lập quan hệ đối tác toàn diện với Hoa Kỳ, Việt Nam cũng đã thiết lập đối tác toàn diện với Úc từ năm 2009. Nguyên nhân được đưa ra là vào lúc đó Thủ tướng Úc, Kevin Rudd đã khước từ chữ chiến lược vì cho rằng mối quan hệ song phương giữa hai nước chưa đạt đến mức thân thiết nếu so với các hợp tác mà Úc có được với các đồng minh và các khác có cùng quan điểm. Tuy nhiên trong đối tác toàn diện với Úc, hai nước có thiết lập kế hoạch hành động từng năm trong thỏa thuận đạt được về đối tác toàn diện giữa hai nước.

Theo phân tích của Giáo sư Carl Thayer, đối tác toàn diện với Mỹ là một việc vẫn đang trong quá trình hoàn tất, dựa chủ yếu vào những cơ chế hợp tác hiện có giữa hai nước trên cả 9 lĩnh vực được đề cập trong tuyên bố chung. Đối tác toàn diện giữa hai nước cũng không đề cập đến một kế hoạch hành động như với Úc và bản tuyên bố chung cũng không nói đến cơ chế cấp cao về hợp tác trên 9 lĩnh vực là chính trị ngoại giao, quan hệ kinh tế, thương mại, khoa học công nghệ, giáo dục, môi trường y tế, khắc phục hậu quả chiến tranh, quốc phòng an ninh, quyền con người, văn hóa, du lịch và thể thao.

Tại sao chỉ là đối tác toàn diện?

Câu hỏi đặt ra là tại sao hai nước Mỹ và Việt Nam chỉ hợp tác đối tác toàn diện mà không phải là đối tác chiến lược, giữa lúc Mỹ đang chuyển trục chiến lược về châu Á, và Việt Nam đang cần quan hệ với Mỹ để tạo thế cân bằng với người láng giềng Trung Quốc? Giáo sư Carl Thayer đưa ra hai giải thích:

“Có hai giải thích có thể về việc Mỹ và Việt Nam chọn đối tác toàn diện thay vì đối tác chiến lược. Thứ nhất, đàm phán về đối tác chiến lược đã bế tắc và hai bên đồng ý là một thỏa thuận ít chính thức hơn vẫn tốt hơn là không có được một thỏa thuận nào. Giải thích thức hai là các nguồn tin ở Việt Nam cho biết các lãnh đạo cấp cao bảo thủ của Đảng Cộng sản không thích dùng chữ đối tác chiến lược để miêu tả quan hệ Việt Nam và Hoa Kỳ. Ví dụ, sau khi tuyên bố chung được công bố, Bộ Ngoại giao đã chỉ định cho báo chí không được nói quan hệ đối tác toàn diện là nâng cấp của quan hệ hai nước Việt Nam Hoa Kỳ. Báo chí Việt Nam chỉ được đưa tin là quan hệ đối tác toàn diện mà thôi.”

Về dự đoán khả năng đưa quan hệ hai nước lên tầm đối tác chiến lược trước chuyến đi của Chủ tịch Trương Tấn Sang, Giáo sư Nguyễn mạnh Hùng, trường đại học George Mason nói với đài Á Châu Tự do:

“Việt Nam rất muốn đẩy cao tầm quan hệ chiến lược với Mỹ bởi vì ông tuyên bố ông muốn thiết lập đối tác chiến lược với tất cả 5 quốc gia thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, ông đã làm được 3 rồi, chỉ còn Pháp với Mỹ thôi. Ông Mỹ rất quan trọng. Việt Nam rất tha thiết. Nếu Việt Nam có một số nhượng bộ thỏa đáng thì tôi nghĩ trong thông cáo chung sẽ có thể phản ánh được hoặc là một sự tiến bộ, hoặc là một sự nào đó trong quan hệ đối tác chiến lược giữa Mỹ và Việt Nam.”

Một trong các nhượng bộ được nói đến nhiều nhất chính là vấn đề nhân quyền tại Việt Nam. Ngay từ trước chuyến đi, đã có những tổ chức nhân quyền quốc tế, dân biểu Mỹ và các nhà hoạt động xã hội tại Việt Nam lên tiếng kêu gọi Hoa Kỳ phải gây sức ép lên Việt Nam về vấn đề này trước khi có các đàm phán về hiệp ước xuyên Thái Bình dương (TPP), về dỡ bỏ lệnh cấm vận bán vũ khí và để tiến tới là hợp tác đối tác chiến lược.

Theo HRW, tình hình nhân quyền tại Việt Nam trong năm qua tiếp tục xuống dốc. Chỉ trong nửa đầu năm 2013 số người bất đồng chính kiến, bloggers và lãnh đạo tôn giáo ở Việt Nam bị kết án đã vượt quá con số của năm 2010 và năm 2011 với khoảng gần 50 người.

Vấn đề nhân quyền cũng đã khiến đối thoại nhân quyền thường niên giữa Mỹ và Việt Nam vào cuối năm ngoái bị trì hoãn cho đến tận đầu năm nay.

Nhân quyền cũng có thể coi là rào cản lớn giữa hai nước và được lãnh đạo hai quốc gia nhìn nhận trong phát biểu với báo chí. Tổng thống Obama nhấn mạnh nước Mỹ luôn coi trọng các quyền cơ bản của con người và đề cập đến những thách thức tại Việt Nam.

“Hoa Kỳ tiếp tục tin tưởng rằng tất cả chúng ta đều phải tôn trọng những vấn đề như quyền tự do phát biểu ý kiến, tự do tôn giáo và tự do lập hội. Chúng tôi đã có một cuộc trao đổi rất thẳng thắn về những tiến bộ Việt Nam đạt được cũng như những thách thức còn tồn tại.”

Còn Chủ tịch Trương Tấn Sang thừa nhận bằng một câu ngắn gọn:

“Về vấn đề quyền con người, hai bên vẫn còn những điểm khác biệt.”

Cũng bởi những cách biệt này mà cho đến lúc này Hoa Kỳ vẫn chưa dỡ bỏ những hạn chế về bán vũ khí sát thương cho Việt Nam.

Bất chấp những khác biệt về vấn đề nhân quyền, lãnh đạo hai quốc gia vẫn khẳng định sẽ tiến tới hoàn tất việc đàm phán TPP vào cuối năm nay để đẩy mạnh hơn nữa quan hệ kinh tế, thương mại.

Rõ ràng là tên gọi đối tác toàn diện giữa hai nước chưa thể coi là tương đồng với đối tác chiến lược, nếu xét về tổng thể. Nhưng theo kết luận trong bài viết mới đây của Giáo sư Carl Thayer, các thảo luận mới đây của hai lãnh đạo quốc gia đã đưa hợp tác song phương lên cao trong các lĩnh vực thương mại và kinh tế. Trong khi đó, hợp tác trong các lĩnh vực khác sẽ vẫn tiếp tục ở mức hiện có.

Việt Hà, phóng viên RFA
2013-07-26

Rớt mất 'đối tác toàn diện' vì dịch thuật?


Người phiên dịch của Tổng thống Obama đã bỏ qua ý quan trọng của ông về quan hệ 'đối tác toàn diện' với Việt Nam khi dịch lời Tổng thống phát biểu với báo chí sau hội đàm với Chủ tịch Trương Tấn Sang.

Nguyên văn lời ông Obama nói là: "Nhưng từng bước một, chúng ta đã có thể thiết lập một mức độ tôn trọng và tin tưởng nhau, cho phép chúng ta giờ đây loan báo quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước.

"Điều này sẽ cho phép có hợp tác lớn hơn nữa về một loạt vấn đề từ thương mại đến hợp tác quân sự, công tác đa phương về các vấn đề như trợ giúp thiên tai, trao đổi khoa học và giáo dục."

Trong khi đó người phiên dịch (tiếng Việt giọng Nam) thuật lại: "Và do đó chúng tôi thấy có những bước mà chúng ta cần có sự tương kính lẫn nhau và tin tưởng lẫn nhau để có thể tiếp tục tìm một đối tác giữa hai nước.

"Điều đó sẽ giúp mở rộng những cái hợp tác trong những lĩnh vực khác ví dụ như là quân sự, về hậu quả thiên tai, khoa học và những cái vấn đề khác, lĩnh vực khác."
"[T]ừng bước một, chúng ta đã có thể thiết lập một mức độ tôn trọng và tin tưởng nhau, cho phép chúng ta giờ đây loan báo quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước." - Tổng thống Barack Obama
Những lời dịch này đã xuất hiện trong video chính thức của Nhà Trắng trên YouTube.

Ngay từ hai câu đầu tiên người phiên dịch cũng đã có biểu hiện luống cuống và bỏ sót ý cho dù không nghiêm trọng như trong hai câu trên.

Mở đầu cuộc gặp ông Obama nói: "Tôi hân hạnh được chào đón Chủ tịch Trương Tấn Sang đến Toà Bạch Ốc và Phòng Bầu dục cho cuộc gặp song phương đầu tiên với tôi. Sự kiện này thể hiện tiến bộ vững chắc và củng cố quan hệ giữa hai nước chúng ta.

Lời người phiên dịch tương ứng là: "Tôi rất hân hạnh chào đón Chủ tịch Sang đến đây trong cuộc họp đối thoại song phương. Điều này đã biểu tượng [ấp úng] biểu tượng cho cái sự hợp tác càng ngày càng mạnh mẽ giữa hai và những tiến bộ giữa hai nước.

'Vấn đề hàng hải'

Một ý quan trọng khác của ông Obama là giải quyết hòa bình các tranh chấp trên Biển Đông mà ông gọi là Biển Nam Trung Hoa và người dịch hoàn toàn bỏ qua.

Ông Barack Obama và Trương Tấn Sang ở Nhà Trắng hôm 25/7
Hai ông Barack Obama và Trương Tấn Sang đã hội đàm kín trước khi gặp báo chí

Ông nói: "Chúng tôi đã thảo luận nhu cầu tiếp tục các nỗ lực giải quyết trong hòa bình những vấn đề trên biển phát sinh ra thời gian qua ở Biển Nam Trung Hoa và các nơi khác ở châu Á - Thái Bình Dương. Và chúng tôi đánh giá rất cao quyết tâm của Việt Nam làm việc với ASEAN và Hội nghị Thượng đỉnh Đông để chúng ta đạt được các Quy tắc Ứng xử mà sẽ giúp giải quyết các vấn đề này trong hòa bình và công bằng.

Trong khi đó người phiên dịch rút gọn lại thành: "Chúng tôi đã xác định là sẽ tiếp tục hợp tác để giải quyết một số vấn đề hàng hải ở trong vùng châu Á Thái Bình Dương. Tôi hết sức tán thưởng những nỗ lực của Việt Nam làm việc với ASEAN để tiến tới một cái bản nguyên tắc COC để mà giải quyết vấn đề một cách ôn hòa và hòa bình."

Một vấn đề tế nhị khác giữa hai bên là nhân quyền mà ông Obama nói: "Chúng tôi đã thảo luận những thách thức mà tất cả chúng ta đối mặt trong các vấn đề nhân quyền. Chúng tôi nhấn mạnh Hoa Kỳ tiếp tục tin rằng tất cả chúng ta phải tôn trọng các vấn đề như tự do biểu đạt, tự do tôn giáo, tự do hội họp. Và chúng tôi đã có đối thoại rất thẳng thắn cả về tiến bộ mà Việt Nam đang đạt được và những thách thức còn tồn tại.

Người phiên dịch thuật lại: "Cả hai hai bên chúng tôi đã có đã đặc biệt đề cập đến vấn đề nhân quyền và chúng tôi hiểu là trong tinh thần tương kính đó chúng tôi đã có nhắc đến cái vấn đề tự do về phát biểu, tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, và tự do lập hội. Và đôi bên đã cam kết sẽ có những tiến bộ để giải quyết những thách thức đó."
"Chúng tôi nhấn mạnh Hoa Kỳ tiếp tục tin rằng tất cả chúng ta phải tôn trọng các vấn đề như tự do bày tỏ, tự do tôn giáo, tự do hội họp. Và chúng tôi đã có đối thoại rất thẳng thắn cả về tiến bộ mà Việt Nam đang đạt được và những thách thức còn tồn tại."
Tổng thống Barack Obama
So với phiên dịch của ông Obama, phiên dịch của ông Trương Tấn Sang (tiếng Việt giọng Bắc) truyền đạt sát ý hơn khi dịch sang tiếng Anh.

Mặc dù chỉ dịch sót chút ít nhưng người phiên dịch này đã nói 'I am sorry', 'Tôi xin lỗi' khi dịch nốt ý để xót vào lúc ông Sang đã bắt đầu nói sang câu mới.

Có lẽ ý duy nhất mà phiên dịch của ông Sang chuyển tải không hoàn toàn đúng là khi ông nói về nhân quyền, khiến người nghe bằng tiếng Anh có cảm giác ông Sang coi nhân quyền là hậu quả của chiến tranh để lại.

Người phiên dịch nói: "Chúng tôi cũng bàn về vấn đều hậu quả chiến tranh bao gồm cả vấn đề nhân quyền mà chúng tôi vẫn còn khác biệt về vấn đề này."

Nguyên văn của ông Sang là: "Về lãnh vực khắc phục hậu quả chiến tranh chúng tôi cũng đã bàn bạc kỹ, kể cả vấn đề về con người mà ý kiến của hai nước chúng ta còn có những điểm khác biệt.

Nhưng khi ông Sang nói (nhầm?) rằng "phần lớn, người Việt gốc Mỹ hết sức thành đạt, kể cả hoạt động chính trị" thì người phiên dịch vẫn nói đúng ý ông định nói là "người Mỹ gốc Việt".

BBC đã dịch lại và có phụ đề cho những gì ông Obama phát biểu trong video có ở đầu bài này.

Trong lịch sử ngoại giao không thiếu những chuyện 'dịch là diệt' hoặc 'dịch sai ý lãnh đạo' gây hậu quả hoặc nghiêm trọng, hoặc đơn giản là gây cười.

Khác với giới lãnh đạo Âu - Mỹ thường xuyên trao đổi và hiểu nhau nhiều, các lãnh đạo châu Á như Việt Nam và Trung Quốc hiếm khi gặp trực tiếp hoặc điện đàm với lãnh đạo Hoa Kỳ nên việc dịch thuật lại càng quan trọng.

Tuy nhiên, cũng phải hiểu một thực tế rằng trong giao tiếp quốc tế, lãnh đạo Hoa Kỳ ngày càng ít khi cần phiên dịch vì đa số các khách nước ngoài đến Mỹ đều trực tiếp trao đổi bằng tiếng Anh.

Nguyễn Hùng
Nguyễn Hùng
bbcvietnamese.com

Bao nhiêu doanh nhân rởm tháp tùng Chủ tịch nước thăm chính thức Hoa Kỳ?

Mấy hôm vừa qua, Chủ tịch nước ta Trương Tấn Sang dẫn đầu đoàn cùng hơn 300 doanh nhân đi thăm Hoa Kỳ. Đúng thời điểm này, báo chí nhà nước rầm rộ đăng tin một doanh nhân rởm vốn là vợ một tướng lãnh đạo ngành Công an, một người đàn bà chỉ quanh quẩn nội trợ, rau cỏ ở nhà bỗng chốc được làm hồ sơ biến thành doanh nhân hàng đầu của đất nước (với tên giả, hộ chiếu giả) để có mặt trong đoàn tháp tùng Phó Chủ tịch nước thăm Hoa Kỳ và Mexico. Không biết trong đoàn doanh nhân tháp tùng đồng chí Tư đi thăm Hoa Kỳ lần này có bao nhiêu bà nội trợ khoác áo doanh nhân như trên?
http://sohanews2.vcmedia.vn/2013/Chu_tich_nuoc2-c3c3f.jpg

Mà lạ. Người phát hiện ra doanh nhân rởm không phải là mạng lưới an ninh dày đặc tài tình của Việt Nam mà là mấy bà bán rau thịt cá ở chợ Cống Trắng (Thái Bình) thường ngày vẫn bán hàng cho “doanh nhân” kia và rất ấn tượng bởi “doanh nhân” luôn mặc cả từng xu, cực kỳ đáo để, và luôn mua chịu, thậm chí quỵt tiền. Thế nhưng, hàng họ mà cân đong, gói ghém không cẩn thận cho “doanh nhân” là bị chửi té tát ngay. Tối đó, các bà bật VTV1 xem Thời sự giật mình đánh thột: ô hay, con mẹ Liên vợ thằng Vệ kìa. Chính nó chứ ai, nó đang đi bên cạnh Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan thăm Hoa Kỳ kia kìa. Nó còn là doanh nhân, lãnh đạo một doanh nghiệp thành đạt tiêu biểu tại Việt nam nữa mới chết chứ? Mấy bà cuống quýt. Nó còn đang nợ tao tiền thịt, tiền rau. Chuyến này nó về, phải đòi bằng được. Con mẹ nợ dai như đỉa. Thế đấy, mặc dù “doanh nhân” có phép màu qua mặt được Bộ Công an nhưng không lọt nổi thế trận an ninh nhân dân của mấy bà bán rau thịt cá ngoài chợ.
Cũng lạ là vụ việc tày trời như vậy nhưng đức lang quân của “doanh nhân” vẫn được phong tướng, bổ sung vào đội ngũ ngày càng sinh sôi nảy nở hùng hậu các tướng Công an hiện đã lên đến gần 300 vị, trong đó có các bộ mặt nổi tiếng như tướng Ca ở Hải Phòng, tướng Vận ở Hà Giang, tướng Năm Huy nguyên thứ trưởng Bộ CA và nhiều tướng khác.

Cầu Nhật Tân
(Blog Cầu Nhật Tân)

Nguyễn Văn Huy - Thấy gì qua chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của chủ tịch nước Trương Tấn Sang ?


Nhận lời mời của tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama, ngày 23-7-2013, ông Trương Tấn Sang, chủ tịch nước, cùng một phái đoàn đại biểu cấp cao trong chính quyền cộng sản Việt Nam đã rời Hà Nội lên đường thăm chính thức Hoa Kỳ từ ngày 24 đến 26-7-2013. Đây là một dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ.
Trong suốt chuyến viếng thăm, ông Trương Tấn Sang đã lần lượt hội đàm, hội kiến với các cấp lãnh đạo chính quyền và quốc hội Hoa Kỳ, đồng thời cũng đã gặp gỡ chính giới, doanh nghiệp, học giả, lãnh đạo một số tổ chức quốc tế và một số người được chọn lọc trong cộng đồng người Việt Nam ở Mỹ. Các thành viên chính thức của đoàn cũng đã có các cuộc gặp gỡ trao đổi với đại diện các cơ quan đối tác, nhằm thúc đẩy quan hệ hữu nghị hợp tác giữa hai nước.
Tầm quan trọng của quan hệ đối tác Việt-Mỹ
Chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ của ông Trương Tấn Sang, chủ tịch nước Việt Nam, diễn ra trong bối cảnh quan hệ hợp tác giữa hai nước có những bước tiến triển rõ rệt. Đây là dịp để lãnh đạo hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ trao đổi về những định hướng lớn nhằm thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển và về các vấn đề khu vực, quốc tế mà hai bên cùng quan tâm.
Từ sau khi hai nước Việt Nam-Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ ngoại giao ngày 11/07/1995 đến nay, theo tinh thần “gác lại quá khứ, hướng tới tương lai”, quan hệ giữa hai nước đã có những bước phát triển tích cực trên nhiều lĩnh vực. Các cơ chế hợp tác cụ thể được thiết lập và đang được triển khai trên nhiều lĩnh vực, từ chính trị-ngoại giao, kinh tế-thương mại, an ninh-quốc phòng đến khoa học-công nghệ, giáo dục, đào tạo, nhân đạo…
Về quan hệ chính trị, hai nước đã trao đổi nhiều phái đoàn cấp chính phủ, quốc hội, bộ ngành. Trong những chuyến viếng thăm cấp cao, hai bên đã ra ba Tuyên bố chung trong những năm 2005, 2006, 2008, trong đó khẳng định mong muốn xây dựng “quan hệ đối tác tích cực, hữu nghị, xây dựng, hợp tác nhiều mặt, tôn trọng lẫn nhau và cùng có lợi”.
Về quan hệ kinh tế-thương mại, hai nước đã ký nhiều hiệp định hợp tác song phương. Tháng 5-2006, hai bên chính thức kết thúc đàm phán song phương về việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Ngày 9-12-2006, Quốc hội Mỹ đã thông qua dự luật áp dụng Quy chế Quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR-Permanent Normal Trade Relations) với Việt Nam và đã được tổng thống Mỹ George Bush ký ban hành ngày 29-12-2006. Hiện nay Việt Nam đã tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Strategic Ecomic Partnership Agreement, viết tắt là TPP-Trans-Pacific Partnership) với Hoa Kỳ và 9 nước khác, trong tháng 7 này đang tiến hành đàm phán vòng 18 tại Malaysia. Hai nước đã ký Hiệp định Thương mại song phương Việt-Mỹ (BTA-Bilateral Trade Agreement) và kể từ khi hiệp định này có hiệu lực ngày 10-12-2001, quan hệ thương mại giữa hai nước Việt Nam - Hoa Kỳ đã tăng trưởng nhanh chóng. Kim ngạch thương mại hai chiều liên tục tăng trong những năm gần đây, năm 2012 đạt 24,5 tỷ USD, tăng 14% so với năm 2011. Tính đến tháng 5-2013, kim ngạch thương mại hai chiều đạt hơn 11 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu 8,8 tỷ USD, nhập khẩu 2,2 tỷ USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái. Từ năm 2005, Hoa Kỳ trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.
Về đầu tư, tính đến ngày 20/05/2013, tổng vốn đầu tư trực tiếp FDI (Foreign Direct Investment) của Hoa Kỳ vào Việt Nam đã lên tới 10,5 tỷ USD, với 658 dự án, đứng thứ 7 trong số các nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Nhiều công ty của Mỹ đang kinh doanh tại Việt Nam, trong đó có những đại công ty như Inter, Microsoft, GE, Chevron, ExxonMobil…
Kể từ khi ký Hiệp định Hợp tác về khoa học-công nghệ giữa hai nước vào năm 2000, hai bên đã lập Ủy ban Hỗn hợp hợp tác khoa học-công nghệ, tiến hành trao đổi hợp tác song phương về khoa học-công nghệ, hợp tác trên nhiều lĩnh vực như khí tượng thủy văn, công nghệ không gian, sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn đo lường chất lượng, hải dương học, nghiên cứu biển và hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực công nghệ cao để nâng cao năng lực công nghệ cho Việt Nam. Hai bên đã phát triển quan hệ “đối tác kiểu mẫu” trong nghiên cứu về biến đổi khí hậu và khắc phục hậu quả của biến đổi khí hậu, nước biển dâng…
Trong hợp tác giáo dục, hiện có khoảng 16.000 sinh viên, thực tập sinh Việt Nam đang theo học tại Hoa Kỳ, đứng đầu trong số các nước Đông Nam Á về số lượng người theo học tại Mỹ, tăng 4,6% so với năm 2011.
Trong 4 tháng đầu năm 2013, lượng khách du lịch từ Mỹ đến Việt Nam lên đến 165.200 người, đứng hạng thứ 4 sau Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản.
Trong lãnh vực hợp tác y tế và nhân đạo, hai bên đã ký nhiều văn kiện hợp tác. Việt Nam đã là một trong số 15 quốc gia nhận viện trợ của chương trình phòng, chống HIV/AIDS. Hoa Kỳ và Việt Nam đã hợp tác trong việc tẩy độc da cam (dioxine), trợ cấp y tế cho người khuyết tật trong đó có nạn nhân do chất độc dioxine gây ra. Hai bên cũng hợp tác tích cực trong lĩnh vực rà phá bom mìn, điều tra khảo sát, đánh giá tác động của sự ô nhiễm bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh.
Trên tinh thần nhân đạo, hai bên Việt Nam và Hoa Kỳ đã tích cực thúc đẩy hoạt động tìm kiếm hài cốt người mất tích trong chiến tranh tại Việt Nam. Hai bên đã thực hiện thành công 111 đợt hoạt động hỗn hợp, 127 đợt trao trả hài cốt, phía Hoa Kỳ nhận dạng được 695 trường hợp. Phía Hoa Kỳ hợp tác với Việt Nam cung cấp thông tin liên quan đến việc tìm kiếm người Việt Nam mất tích trong chiến tranh.
Trên các diễn đàn đa phương, hai bên đã hợp tác tốt trong các cơ chế như APEC (Asia Pacific Economic Cooperation), ARF (ASEAN Regional Forum), ADMM+ (ASEAN Defense Ministerial Plus Meetting), EAS (East Asia Summit)…
Tuy nhiên, do khác nhau về thể chế chính trị, hai bên vẫn còn rất nhiều quan điểm khác biệt về dân chủ, nhân quyền, tôn giáo. Mặc dầu đã xây dựng được cơ chế đối thoại nhân quyền thường xuyên giữa hai nước từ năm 1994 và đã tiến hành 17 vòng đối thoại nhằm tăng cường hiểu biết và thu hẹp bất đồng, chưa vấn đề nào đã hoàn toàn được giải quyết. Phía Việt Nam đã liên tiếp bị những tổ chức tranh đấu cho nhân quyền và tự do ngôn luận quốc tế lên án.
Lần này, trong chiến lược đa dạng quan hệ ngoại giao, chính quyền cộng sản Việt Nam mong muốn phát triển quan hệ với các nước phát triển phương Tây, đặc biệt là những quốc gia thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc mà phía Việt Nam muốn trực tiếp tham dự vào công tác bảo vệ hòa bình trong những vùng đang có tranh chấp. Hậu ý của chuyến viếng thăm này cũng nhằm góp phần nâng cao vị thế Việt Nam trên chính trường quốc tế trong việc duy trì hòa bình và ổn định trên thế giới, đồng thời cũng để tranh thủ cảm tình của thế giới phương Tây trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Việt Nam trước sự tham vọng bá quyền của Trung Quốc trong khu vực.
Tuyên bố chung của hai ông Trương Tấn Sang và Obama
Ngày 25/07/2013, tổng thống Barack Obama đã tiếp ông Trương Tấn Sang, chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tại Nhà Trắng.
Trong cuộc gặp gỡ, hai ông Barack Obama và Trương Tấn Sang cam kết mở ra một giai đoạn mới cho quan hệ song phương giữa hai nước dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau và những lợi ích chung, cụ thể là xác lập quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ (comprehensive partnership)nhằm xây dựng một khuôn khổ tổng thể để thúc đẩy quan hệ.
Sau cuộc gặp gỡ, hai ông Barack Obama và Trương Tấn Sang đã ra tuyên bố chung về quan hệ "đối tác toàn diện" (comprehensive partnership) để tạo ra các cơ chế hợp tác trên nhiều lãnh vực, trong đó có quan hệ chính trị và ngoại giao, quan hệ thương mại và kinh tế, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, môi trường và y tế, giải quyết hậu quả chiến tranh, quốc phòng và an ninh, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, văn hóa, thể thao và du lịch.
Về hợp tác chính trị và ngoại giao :
Hai bên nhất trí tăng cường trao đổi cấp cao, tiếp xúc ở tất cả các cấp và ủng hộ việc tăng cường các cơ chế đối thoại và hợp tác. Tổng thống Obama khẳng định Hoa Kỳ ủng hộ độc lập, chủ quyền, thịnh vượng và hội nhập quốc tế của Việt Nam. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hoan nghênh Hoa Kỳ tăng cường hợp tác tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, đóng góp vào hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở khu vực. Hai nhà lãnh đạo hoan nghênh việc thiết lập cơ chế đối thoại thường kỳ giữa hai bộ trưởng ngoại giao và khuyến khích các cuộc đối thoại và trao đổi giữa các cơ quan đảng của hai nước.
Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, trong đó có Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS), và Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+) nhằm thúc đẩy hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
Hai ông tái khẳng định ủng hộ giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có những quy định của Công ước Luật Biển của Liên hợp quốc (UNCLOS-UN Law of the Sea). Hai ông Trương Tấn Sang và Obama tái khẳng định ủng hộ nguyên tắc không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp trên biển và tranh chấp lãnh thổ và nhấn mạnh giá trị của việc tuân thủ đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC-Declaration of Conduct), và tầm quan trọng của việc khởi động đàm phán để hoàn tất một bộ Quy tắc ứng xử (COC-Code of Conduct) có hiệu quả.
Hai ông đánh giá cao Sáng kiến Hạ nguồn sông Mekong (LMI-Low Mekong Initiative) và cùng với các nước thành viên LMI khác và Nhóm những người bạn của khu vực hạ nguồn sông Mekong tăng cường hợp tác khu vực nhằm thúc đẩy sự thịnh vượng và phát triển bền vững xuyên quốc gia trong khu vực.
Lãnh đạo hai nước chỉ đạo các cơ quan liên quan hoàn thành trong thời gian sớm nhất có thể thỏa thuận song phương về việc xây dựng các sứ quán và cơ quan đại diện của hai nước. Hai ông khẳng định các cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam và Hoa Kỳ tại thủ đô mỗi nước cần phản ánh sự phát triển của quan hệ song phương.
Về quan hệ kinh tế và thương mại :
Hai bên tái khẳng định cam kết hoàn tất đàm phán về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) toàn diện và tiêu chuẩn cao vào thời điểm sớm nhất có thể trong năm nay. Tổng thống Obama ghi nhận những nỗ lực cải cách của Việt Nam với tư cách một nền kinh tế đang phát triển. Hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh giá trị then chốt của các nỗ lực này đối với quan hệ song phương và tầm quan trọng của hợp tác kinh tế như một nền tảng và động lực của Đối tác Toàn diện mới Việt Nam - Hoa Kỳ.
Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trong khuôn khổ Hội đồng Hiệp định khung về Thương mại và Đầu tư (TIFA-Trade and Investment Framework Agreement), cũng như theo sáng kiến Gắn kết Kinh tế Mở rộng ASEAN và trong APEC nhằm tăng cường liên kết kinh tế và thương mại phù hợp với Đối tác Toàn diện song phương và các mục tiêu chung trong Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), APEC và các diễn đàn của ASEAN. Hai ông ghi nhận việc Việt Nam dự định tham gia Công ước Cape Town về lợi ích quốc tế đối với thiết bị di dộng (CTC-Cape Town Convention on International Interests in Mobile Equipment).
Hai bên ghi nhận tầm quan trọng của quan hệ thương mại ngày càng tăng giữa hai nền kinh tế và đặc biệt nhắc tới : Bản ghi nhớ giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Hoa Kỳ về hỗ trợ thương mại và đầu tư trong lĩnh vực dầu khí và năng lượng ở Việt Nam, Thỏa thuận khung triển khai dự án phát triển mỏ Cá Voi Xanh ngoài khơi Việt Nam giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Công ty Exxon Mobil, Thỏa thuận hợp tác giữa Tổng Công ty thăm dò, khai thác dầu khí (PVEP) và Công ty dầu khí Murphy, Bản ghi nhớ giữa Công ty bảo hiểm Metropolitan Life (Metlife) và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chấp thuận của Bộ Tài chính Việt Nam về chủ trương thành lập công ty quản lý quỹ của Công ty bảo hiểm ACE.
Hai ông hoan nghênh sự hỗ trợ của Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ đối với các chương trình xây dựng năng lực và đào tạo nhằm giúp Việt Nam tiếp nhận và áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến, mang lại lợi ích cho nông dân, các công ty nông nghiệp và người tiêu dùng Việt Nam. Hai nhà Lãnh đạo thừa nhận tầm quan trọng của việc bảo vệ thành phần dân cư dễ bị tổn thương trong khi phát triển kinh tế, trong đó có việc cùng nhau đấu tranh chống lao động trẻ em và lao động cưỡng bức.
Về hợp tác khoa học và công nghệ :
Hai bên hoan nghênh những nỗ lực nhằm xây dựng quan hệ giữa các cộng đồng khoa học tại Việt Nam và Hoa Kỳ để tăng cường hợp tác song phương, ứng phó với biến đổi khí hậu và các thách thức toàn cầu khác, và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dựa trên sự sáng tạo.
Hai bên tái khẳng định tiếp tục thúc đẩy hợp tác khoa học, trong đó có lĩnh vực năng lượng hạt nhân dân sự, công nghệ không gian và nghiên cứu biển, và hoan nghênh việc kết thúc thành công chương trình chuyển đổi thanh nhiên liệu có độ giàu uranium cao ra khỏi Việt Nam.
Về hợp tác giáo dục :
Hai bên nhất trí về sự cần thiết tăng cường hợp tác giáo dục, văn hóa và giao lưu nhân dân giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Hai ông nhấn mạnh sự gia tăng nhanh chóng số lượng sinh viên Việt Nam theo học tại các trường đại học và cao đẳng tại Hoa Kỳ và bày tỏ hy vọng ngày càng nhiều sinh viên Hoa Kỳ tìm kiếm cơ hội du học tại Việt Nam. Hai ông nhất trí rằng hợp tác chặt chẽ về giáo dục, đào tạo là nhân tố quan trọng trong giai đoạn tới của quan hệ giữa hai nước và ghi nhận việc thúc đẩy đào tạo tiếng Anh sẽ giúp Việt Nam cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu thế kỷ 21.
Hai bên ghi nhận sự thành công của các sáng kiến giáo dục, trao đổi song phương, đặc biệt là các Chương trình giảng dạy kinh tế Fullbright và Chương trình Liên minh Giáo dục Đại học ngành kỹ thuật (HEEAP-High Engineering Education Alliance).
Về môi trường và y tế :
Hai bên hoan nghênh hợp tác song phương ngày càng tăng nhằm giảm khí thải nhà kính tại Việt Nam qua việc gia tăng năng lượng sạch, hiệu suất năng lượng và lâm nghiệp bền vững và tăng cường khả năng của Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng và thảm họa thiên nhiên, trong đó có Chương trình Năng lượng sạch và Chương trình Rừng và Đồng bằng của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID). Tổng thống Obama tái khẳng định Hoa Kỳ cam kết tăng hỗ trợ về chăm sóc y tế và các hình thức chăm sóc, trợ giúp khác cho người khuyết tật vì bất cứ nguyên nhân nào ở Việt Nam.
Hai ông nhất trí hợp tác với các nước đối tác LMI thúc đẩy nghiên cứu khoa học, xây dựng năng lực và đối thoại để bảo đảm sức sống lâu dài và bền vững của đồng bằng sông Mekong và lưu vực hạ nguồn sông.
Hai bên hài lòng về việc ký kết Hiệp định Hợp tác Y tế và Khoa học Y học gần đây và mong muốn thúc đẩy hợp tác y tế công nhằm tăng cường an ninh y tế toàn cầu. Ông Trương Tấn Sang đánh giá cao việc Hoa Kỳ, thông qua Kế hoạch cứu trợ khẩn cấp về phòng chống AIDS của tổng thống Hoa Kỳ (PEPFAR-President’s Emergency Plan for AIDS Relief), tiếp tục hỗ trợ những nỗ lực của Việt Nam nhằm xây dựng hệ thống phòng ngừa, điều trị và chăm sóc HIV/AIDS bền vững.
Về các vấn đề hậu quả chiến tranh :
Hai bên nhất trí rằng việc tăng cường hợp tác giải quyết hậu quả chiến tranh làm sâu sắc sự tin cậy lẫn nhau, cho phép hai nước phát triển mối quan hệ hướng tới tương lai. Ông Obama đánh giá cao việc Việt Nam tiếp tục hợp tác tìm kiếm đầy đủ quân nhân Hoa Kỳ mất tích trong chiến tranh và tái khẳng định cam kết của Hoa Kỳ hỗ trợ những nỗ lực của Việt Nam trong việc tìm kiếm bộ đội mất tích. Ông Trương Tấn Sang ghi nhận những đóng góp của Chính phủ Hoa Kỳ đối với các nỗ lực của Việt Nam trong việc rà phá các vật liệu nổ còn sót lại (UXO-Unexploded Ordnance), hỗ trợ những nạn nhân bị thương do các vật liệu nổ còn sót lại, và ngăn chặn thương vong trong tương lai.
Hai bên bày tỏ sự hài lòng đối với những tiến triển của dự án tẩy độc dioxine tại sân bay Đà Nẵng giữa Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Bộ quốc phòng Việt Nam. Ông Trương Tấn Sang hoan nghênh các kế hoạch của Hoa Kỳ về việc tiến hành đánh giá về mức độ nhiễm độc đioxin đối với môi trường tại sân bay Biên Hòa.
Vê quốc phòng và an ninh :
Hai bên nhất trí Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ tiếp tục hợp tác về quốc phòng và an ninh và bày tỏ sự hài lòng đối với Bản ghi nhớ về thúc đẩy hợp tác quốc phòng song phương ký năm 2011 và tái khẳng định cam kết triển khai đầy đủ Bản ghi nhớ.
Hai bên nhất trí tiếp tục Đối thoại chính sách quốc phòng Việt Nam - Hoa Kỳ và Đối thoại chính trị, an ninh, quốc phòng song phương nhằm đánh giá quan hệ quốc phòng và an ninh và thảo luận về hợp tác trong tương lai.
Hai bên nhất trí mở rộng hợp tác cùng có lợi nhằm tăng cường năng lực trong lĩnh vực tìm kiếm cứu nạn và ứng phó thiên tai. Hai ông cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thúc đẩy hợp tác trong các vấn đề an ninh phi truyền thống và nhất trí hợp tác chặt chẽ hơn nữa trong lĩnh vực chống khủng bố ; tăng cường hợp tác thực thi pháp luật trên biển ; đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia, trong đó có chống cướp biển, buôn lậu ma túy, buôn bán người, buôn bán động vật hoang dã ; ứng phó với tội phạm công nghệ cao và vấn đề an ninh mạng.
Tổng thống Obama hoan nghênh quyết định của Việt Nam tham gia Hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc và nhấn mạnh Hoa Kỳ mong muốn hỗ trợ đào tạo và các hình thức hỗ trợ khác cho hoạt động này thông qua Sáng kiến hoạt động hòa bình toàn cầu (GPOI-Global Peace Operations Initiative).
Về việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người :
Hai bên ghi nhận lợi ích của việc đối thoại thẳng thắn và cởi mở nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thu hẹp khác biệt về quyền con ngườ, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người. Ông Trương Tấn Sang thông báo vnhững nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong việc thúc đẩy quyền con người, nhà nước pháp quyền và bảo vệ quyền của các tín đồ tôn giáo, đồng thời cũng khẳng định Việt Nam sẵn sàng ký Công ước chống tra tấn của Liên hợp quốc vào cuối năm nay và tuyên bố Việt Nam sẽ mời Báo cáo viên Đặc biệt về Tự do tôn giáo và tín ngưỡng vào năm 2014. Hai bên tái khẳng định cam kết ủng hộ Hiến chương Liên hợp quốc và Tuyên ngôn thế giới về quyền con người.
Về văn hóa, du lịch và thể thao :
Hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thúc đẩy hợp tác văn hóa, thể thao và du lịch nhằm tăng cường giao lưu nhân dân và hiểu biết lẫn nhau, đồng thời ghi nhận thành công của cộng đồng người Mỹ gốc Việt ở Hoa Kỳ và sự đóng góp quan trọng của họ đối với quan hệ song phương.
Hai bên khuyến khích giao lưu nhân dân thông qua các hoạt động biểu diễn nghệ thuật, hòa nhạc, triển lãm và các sự kiện văn hóa và thể thao khác giữa hai nước.
(Toàn văn bản tuyên bố chung đăng tải trên trang web của White House).
Việt Nam thực tâm hay đãi bôi ?
Trong chiến lược đa dạng quan hệ ngoại giao của Việt Nam, giới quan sát quốc tế thường đã nhắc tới nguyện vọng của Việt Nam muốn thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Hoa Kỳ. Nhưng đối với những người nắm vững tình hình chính trị tại Việt Nam, ước muốn này cần được quan sát với tất cả dè dặt, vì trước đó hơn một tháng chính ông Trương Tấn Sang đã thực hiện một chuyến viếng thăm Trung Quốc với một tuyên bố chung không mang cùng nội dung với chuyến viếng thăm này. Theo nội dung bản tuyên bố chung này, tổng thống Obama chỉ mong muốn chứ không yêu cầu.
Điều này cho thấy tổng thống Obama không cần Việt Nam trong chiến lược xoay trục của Hoa Kỳ, ngược lại đã trực tiếp giúp Việt Nam trong những chương trình lương thực, y tế và giáo dục nhằm nâng cao mức sống của người dân Việt Nam. Bên cạnh đó là những chương trình giúp đỡ Việt Nam trên nhiều lãnh vực của những tổ chức thiện nguyện Hoa Kỳ. Sự thành tâm này, phía chính quyền cộng sản Việt Nam hiểu rất rõ, bằng chứng là con cháu của những cán bộ lãnh đạo cao cấp trong Đảng cộng sản Việt Nam đều được gởi sang Hoa Kỳ để được đào tạo, chứ không phải sang Trung Quốc.
Nhưng hợp tác với Hoa Kỳ cho tới này, đối với Đảng cộng sản Việt Nam, vẫn còn là một ước muốn chưa có câu trả lời dứt khoát. Có người nói đây là một vấn đề truyền thống vì chính quyền cộng sản Việt Nam có nhiều gắn bó với các các chế độ cộng sản trước đó như Nga và Trung Quốc, nhưng những cựu chế độ cộng sản Nga và Trung Quốc ngày nay đã hoàn toàn thay đổi và không còn coi Việt Nam là một tiền đồn chống Mỹ như trước : muốn cần gì thì phải mua chứ không cho không hay trả góp bằng hiện vật.
Thực ra, ước muốn nâng cấp quan hệ song phương của Hoa Kỳ đối với Việt Nam lên tầm đối tác chiến lược lần đầu tiên được đưa ra trong chuyến thăm Hà Nội năm 2010 của bà Hillary Clinton, ngoại trưởng Hoa Kỳ trong nhiệm kỳ Obama I. Mục tiêu chiến lược lâu dài mà Hoa Kỳ muốn nhắm tới là giới trẻ Việt Nam, do đó đã bằng mọi cách giúp đào tạo thanh niên Việt Nam trên nhiều lãnh vực cho sau này.
Để tránh tiếng lệ thuộc vào Nga và Trung Quốc, cho tới nay, Việt Nam đã ký kết quan hệ đối tác chiến lược với 12 quốc gia là Nga (2001), Nhật Bản (2006), Ấn Độ (2007), Trung Quốc (2008), Hàn Quốc (2009), Tây Ban Nha (2009), Anh (2010), Đức (2011), Ý, Singapore, Indonesia và Thái Lan (2013). Trong đó, quan hệ với Nga và Trung Quốc còn được năng lên một mức cao hơn nữa là đối tác chiến lược toàn diện.
Trong bài phát biểu tại Đối thoại Shangri-La tại Singapore cuối tháng 5/2013, ông Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng, cho hay Việt Nam muốn có quan hệ đối tác chiến lược với tất cả các thành viên thường trực Hộị đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, có nghĩa là cả Pháp và Hoa Kỳ ngay trong năm nay. Điều này cho thấy ông Trương Tấn Sang, mặc dù là chủ tịch nước, đã chấp hành đúng đường lối và chủ trương của thủ tướng chính phủ.
Quyết tâm đa dạng quan hệ ngoại giao của Việt Nam thật ra chỉ là một chiến lược để làm vừa lòng Bắc Kinh, nhằm che giấu sự ngả hẳn về phía Trung Quốc và lệ thuộc quá đáng vào Bắc Kinh trên mọi lãnh vực. Quan hệ đối tác toàn diện của Hà Nội đối với những quốc gia ngoài khôi Liên Xô cũ chỉ là sự đãi bôi về mặt ngoại giao.
Thế nào là "quan hệ đối tác toàn diện" ?
Đối với chính quyền cộng sản Việt Nam, cụm từ "quan hệ đối tác toàn diện" phải được hiểu theo nghĩa quan hệ đối tác có lợi cho Đảng cộng sản Việt Nam. Ở đây quan hệ đối tác toàn diện với Hoa Kỳ chỉ có nghĩa là quan hệ đối tác chiến lược chứ không phải toàn diện, nghĩa là không thể kéo dài lâu với thời gian. Ngược lại, trong Tuyên bố chung Việt Nam-Trung Quốc ngày 21/06/2013 là một quan hệ đối tác toàn diện vì Trung Quốc được quyền tham gia trực tiếp vào tất cả những vấn để trong chính quyền Việt Nam và còn buộc Hà Nội hợp tác khai thác tài nguyên dưới biển trên thềm lục địa của Việt Nam. Chính vì thế, sau tuyên bố này hai bên không hề ký kết một thỏa thuận chung nào, mà chỉ nhắc lại những thỏa thuận đã thực hiện trước đó. Điều này cho thấy Hoa Kỳ không tin vào sự thành thật của chính quyền cộng sản Việt Nam.
Đối với chính quyền Obama, Việt Nam chưa phải là một đối tác chiến lược toàn diện. Trả lời báo chí trong Phòng Bầu dục tại Tòa Nhà Trắng sau buổi gặp gỡ, tổng thống Obama cho biết cuộc đối thoại đã "rất thẳng thắn về cả tiến bộ mà Việt Nam đạt được và những thách thức còn tồn tại" với ông Trương Tấn Sang. Ông Trương Tấn Sang cũng thừa nhận hai bên còn những "khác biệt" và nói ông Obama sẽ "cố gắng" để thăm Việt Nam trước khi nhiệm kỳ kết thúc. Yếu tố khiến Mỹ xích lại Việt Nam là lo ngại về Trung Quốc, nhưng về điểm này thì tổng thống Obama hoàn toàn thất vọng và chỉ nhắc lại kêu gọi xây dựng bộ quy tắc ứng xử trên biển (COC) giữa ASEAN và Trung Quốc và hy vọng sẽ có bộ quy tắc "giúp giải quyết những vấn đề này trong hòa bình và công bằng".
Về nghi thức ngoại giao, chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã không được tiếp đón theo đúng nghi lễ đón tiếp cấp nhà nước. Người đón ông Trương Tấn Sang vào Tòa Bạch Ốc để giới thiệu với tổng thống Obama chỉ ở cấp đại sứ, đó là các ông David Shear, đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, và Marshall, người chịu trách lễ tân của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ. Buổi tiệc duy nhất mà chính phủ Hoa Kỳ chiêu đãi vịchủ tịch nước Trương Tấn Sang là buổi ăn trưa làm việc với ngoại trưởng John Kerry tại Bộ ngoại giao Hoa Kỳ ngày 24/07. Nhắc lại, trong chuyến viếng thăm chính thức Trung Quốc từ ngày 19 đến 21/06/2013, ông Trương Tấn Sang đã được ông Tập Cận Bình, chủ tịch nước, long trọng đón tiếp và cùng với ông Tập duyệt dàn chào danh dự.
Trong khi hai vị nguyên thủ quốc gia làm việc thì trước cửa Nhà Trắng, khoảng hai ngàn người Việt hải ngoại từ nhiều tiểu bang tập hợp biểu tình chống chủ tịch nước Trương Tấn Sang và đòi Hà Nội phải tôn trọng nhân quyền và thả tất cả tù nhân chính trị.
Nguyễn Văn Huy
(Thông luận)

Việt–Mỹ tăng cường các cuộc đàm phán bất chấp phản đối

Theo Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ cho biết hôm thứ Tư thì Hoa Kỳ và Việt Nam đã nhất trí tăng cường đàm phán về các thỏa thuận tự do thương mại khu vực với hy vọng sẽ hoàn thành vào cuối năm nay. Thông tin này được đưa ra sau các nhóm vận động lao động và nhân quyền kêu gọi Hoa Kỳ đình chỉ các cuộc đàm phán với Hà Nội.
Tuyên bố của ông Froman được đưa ra ngay sau khi một liên minh các nhóm vận động lao động và các tổ chức nhân quyền kêu gọi Tổng thống Barack Obama đình chỉ các cuộc đàm phán thương mại tự do với Việt Nam vì những lo ngại về cách mà nước này đối xử với công nhân và những người chỉ trích chính phủ.
“Tổng thống Obama phải buộc Việt Nam chịu trách nhiệm về các hồ sơ liên quan đến công nhân và nhân quyền của nước này trước khi Mỹ tiến xa hơn với các quyết định giao dịch lớn”, Chủ tịch nghiệp đoàn Teamster James Hoffa nói trong một tuyên bố.

Tổng thống Obama bắt tay với Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Trương Tấn Sang tại Nhà Trắng. Ảnh: Charles Dharapak/AP
Những yêu cầu này đang diễn ra một đêm trước cuộc khi Tổng thống Obama và Chủ tịch Việt Nam gặp nhau tại Nhà Trắng. Hoa Kỳ, Việt Nam và chín quốc gia khác cũng vừa khép lại các cuộc đàm phán tự do thương mại khu vực lần thứ 18 tại Malaysia. Nhật Bản là nước thứ 12 tham gia các cuộc đàm phán hồi đầu tuần này.
Chính quyền Obama hy vọng sẽ kết thúc những cuộc đàm phán TPP ​​vào cuối năm nay, và các nhóm Nghiệp đoàn Teamster, Liên minh Công dân Thượng mại và Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đã lên tiếng bày tỏ quan ngại trước những cuộc đàm phán này.
Họ nhấn mạnh đến một bản báo cáo của Worker Rights Consortium, một nhóm gồm các nhà quản lý đại học, sinh viên và những người ủng hộ khác giám sát những điều kiện làm việc ở nước ngoài.
Bản báo cáo mô tả các trường hợp lao động cưỡng bức và lao động trẻ em, phụ nữ mang thai và phân biệt đối xử dựa trên giới tính, sức khỏe và các mối nguy hiểm an toàn và thời gian làm việc quá mức cũng như tiền lương không đủ mà Việt Nam cần phải sửa chữa trước khi diễn ra các thỏa thuận thương mại tự do với Hoa Kỳ.
Ngoài ra, trong những năm gần đây Việt Nam đã ngày càng gia tăng bỏ tù các nhân vật bất đồng chính kiến, các blogger và các nhà lãnh đạo tôn giáo. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cho biết trong một bản báo cáo gần đầy rằng Việt Nam giữ những nhân vật này trong một thời gian dài mà không cho gia đình thăm gặp cũng như không không có tư vấn pháp lý và thường bị tra tấn hay ngược đãi.
Dân biểu Đảng Dân chủ George Miller cho biết trong một bức thư gửi cho Froman rằng báo cáo của Worker Rights Consortium cho thấy, “công nhân ngành công nghiệp xuất khẩu tại Việt Nam …thường xuyên bị từ chối các tiêu chuẩn lao động cơ bản mà Hoa Kỳ đòi hỏi từ các đối tác kinh doanh của mình”.
Ông cũng dừng lại lời yêu cầu đàm phán với Việt Nam, nhưng nhấn mạnh rằng Froman nên giải thích thêm “chính quyền cần có những bước đi như thế nào để đảm bảo rằng Việt Nam có thể thực hiện” các quy định lao động mà các nhà lập pháp lưỡng đảng của Hoa Kỳ thành lập hồi năm 2007 về hiệp định thương mại.
Hiện 12 nước TPP đang đàm phán các cam kết để bảo vệ người lao động và môi trường như một phần bắt buộc trong hiệp định thương mại, nhưng các nhà phê bình lo sợ rằng họ sẽ không phải chịu các quy tắc thực thi giống như quy định kinh doanh.
Bảo Anh chuyển ngữ, CTV Phía Trước
© 2013 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC

Mỹ, Trung, Nga đang 'chơi bài' gì ở Biển Đông?

Mỹ tiếp tục khẳng định vai trò siêu cường duy nhất và duy trì ảnh hưởng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Trung Quốc sốt ruột vứt bỏ chiến lược giấu mình chờ thời, Nga chẳng chịu khoanh tay đứng ngoài.

Sang thế kỷ 21, trọng tâm dân số và kinh tế đã chuyển sang châu Á và các trung tâm dân cư lớn được ngăn cách bởi lãnh hải hơn là lãnh thổ. Chiến tranh trên đất liền ảnh hưởng tới dân thường trong khi xung đột trên biển có thể chỉ đơn giản là những phép tính toán về cán cân giữa các bên.

'Kẻ mạnh làm những gì đủ sức, kẻ yếu phải chịu'

Robert D. Kaplan, chuyên gia cao cấp của Trung tâm An ninh Mỹ Mới và cũng là thành viên của Ủy ban Chính sách Quốc phòng thuộc Bộ quốc phòng Mỹ nhận định căng thẳng trên Biển Đông không nhất thiết sẽ dẫn tới xung đột. Tuy nhiên, Trung Quốc sẽ theo phương châm: "Kẻ mạnh làm những gì họ đủ sức làm và kẻ yếu phải hứng chịu những gì họ phải hứng chịu”.

Cuộc đấu tranh giành ưu thế ở Tây Thái Bình Dương không nhất thiết liên quan tới xung đột vũ trang mà gần như sẽ xảy ra một cách thầm lặng trên những vùng biển trống với tình trạng dần chấp nhận sức mạnh kinh tế và quân sự tăng chậm và chắc mà các nhà nước có được trong suốt quá trình lịch sử.

Bản đồ lực lượng Hải quân Trung quốc. Mục tiêu cấp chiến thuật, Biển Đông.
Vùng biển rộng lớn ở Đông Á cũng là rào cản đối với các cuộc chiến khi mà tốc độ nhanh nhất của tàu chiến hiện chỉ đạt 35 hải lý. Đây là điều khiến thế kỷ 21 có nhiều cơ hội tránh được đại chiến so với thế kỷ 20. Tranh chấp trên Biển Đông không hề mang tính triết lý mà chỉ đơn giản là logic tương quan lực lượng và đặc biệt là chủ nghĩa dân tộc. Sự hiện diện của Mỹ tại Châu Á – Thái Bình Dương đang giúp giữ nguyên hiện trạng trên biển.

Mỹ sẽ vẫn giúp đảm bảo hiện trạng "không dễ dàng” tại Biển Đông trong thời gian trước mắt và "giới hạn sự hung hăng của Trung Quốc ở mức chủ yếu trên bản đồ”. Vị trí của Trung Quốc ở vùng Biển Đông hiện nay tương tự như vị trí của Mỹ ở vùng biển Caribe hồi thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Biển Đông là sân sau của Ấn Độ Dương, nơi Trung Quốc cũng muốn có sự hiện diện hải quân để bảo vệ đường vận chuyển nhiên liệu từ Trung Đông.

Sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc và vị thế vai trò của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương có thể là nguồn gây bất ổn khi hai siêu cường này có xung đột về lợi ích. Mỹ nên hướng vai trò của họ ở châu Á tới sự cân bằng, thay vì áp đảo.

'Biển Đông không phải là hồ của Trung Quốc'

Kim Holmes, cựu Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ và là Phó Chủ tịch Heritage Foundation phân tích: Việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với gần như toàn bộ vùng biển và đảo tại Biển Đông không phải là điều mới mẻ. Tuy nhiên, đáng ngại là gần đây Bắc Kinh đã trở nên hung hăng hơn khi nước này nhiều lần xâm phạm vào vùng Philippines, Việt Nam tuyên bố chủ quyền.

Trung Quốc không chỉ coi Biển Đông đơn giản là vùng đặc quyền mà còn coi đây là vấn đề lãnh thổ. Hải quân Trung Quốc trước đây tập trung vào Đài Loan thì nay có thêm mục đích nữa là đảm bảo an ninh vùng biển gần với các đảo của Nhật Bản, dọc theo chuỗi Ryukus, qua Đài Loan và Philippines tới eo biển Malacca, trong đó bao gồm cả Biển Đông.

Nhằm đạt được mục tiêu trên, Trung Quốc cần hạn chế cánh tay của hải quân Mỹ, không cho tiếp cận với vùng biển quốc tế. Nếu đạt được mục tiêu này, Mỹ và các lực lượng khác sẽ khó trợ giúp Đài Loan, Nhật và Philippines một khi bị tấn công.
Tàu chiến hạm đội Thái Bình Dương của hải quân Liên bang Nga cập cảng Tiên Sa trong chuyến thăm Việt Nam, tháng 5/2011.
Mặc dù vẫn còn mạnh mẽ, hải quân Mỹ có vẻ đang yếu dần đi và Trung Quốc hiểu điều này. Bên cạnh đó, Biển Đông, Hoa Đông và Hoàng Hải gần với lãnh thổ Trung Quốc hơn. Do vậy, hải quân Trung Quốc có thể tập trung vào việc kiểm soát các vùng biển lận cận.

Mỹ không thể để Trung Quốc gây nguy hiểm tới cam kết của mình với đồng minh hoặc can thiệp vào quyền đi lại tại vùng biển quốc tế. Kim Holmes nói Trung Quốc không có quyền coi Biển Đông là của họ. Vật cản chủ yếu đối với tham vọng của Trung Quốc là hải quân Mỹ.

Cho dù tuyên bố của Trung Quốc về các vùng biển gần sẽ gây ra sự đối đầu với Mỹ hay không vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ. Tuy nhiên, Trung Quốc cần biết rằng bất cứ nỗ lực nào của họ nhằm thay đổi lại luật lệ và biến khu vực này thành vùng đặc quyền của mình sẽ gặp phải sự chống đối của Mỹ.

Nga mới là mối họa lớn của Trung Quốc tại Biển Đông

Dưới đầu đề như trên, mạng Liên hợp tảo báo (Trung Quốc) từng đăng bài của Tiết Lý Thái, nghiên cứu viên Trung Quốc tại Trung tâm an ninh và hợp tác quốc tế Đại học Stanford (Mỹ), cho rằng chính sách của Mỹ có lợi cho việc duy trì bảo vệ lợi ích hiện trạng tại quần đảo Trường Sa của những người nhanh chân đến trước, khiến những kẻ đến sau ở vào thế khó, đành bó tay hết cách, cũng lại phải hướng đến đảm bảo hòa bình, ổn định ở khu vực Biển Đông.

Ngoài các nước ASEAN thì kẻ nhanh chân đến trước tại Biển Đông lại là Nga chứ không phải Mỹ. Trong thập kỷ 1980 của thế kỷ trước, Liên Xô cũ kết hợp với Việt Nam thành lập công ty góp vốn, cùng liên thủ khai thác dầu khí ở Biển Đông.

Tờ báo Trung Quốc nhận định Nga hợp tác với Việt Nam vừa có lợi ích an ninh vừa có lợi ích kinh tế, bởi Nga được chia sẻ lợi ích kinh tế to lớn tại Biển Đông. Nga đã trở thành chỗ dựa lớn của cộng đồng kinh tế do Việt Nam liên kết với các cường quốc trên thế giới tạo nên trên vấn đề Biển Đông. Và như vậy dễ thấy rằng tại sao trong những năm gần đây Nga lại đồng ý bán cho Việt Nam những trang bị vũ khí đời mới lợi hại chuyên dùng cho xung đột tại Biển Đông với mức ưu đãi lớn hơn nhiều so với Trung Quốc. Cuối năm 2011, loạt máy bay chiến đấu Su hoàn tất giao hàng. Cuối năm 2013, ngoài các tàu ngầm lớp Kilo, những vũ khí đời mới lợi hại này sẽ bước đầu hình thành sức chiến đấu. Nga và Ấn Độ còn đang phụ trách việc đào tạo sĩ quan cho các tàu ngầm này.

Liên hợp tảo báo phân tích thái độ can thiệp của Mỹ là nhằm tăng cường trao đổi qua lại với ASEAN, Nhật Bản và Úc, còn việc ủng hộ ASEAN thì vẫn xoay quanh đồng minh truyền thống là Philippines, việc ủng hộ một số quốc gia khác như Việt Nam chủ yếu vẫn chỉ dừng lại trên bề mặt ngoại giao. Còn Nga thì nâng đỡ Việt Nam bằng hành động thực tế. Hiện nay, Nga ngoài mặt vẫn giữ thái độ tươi cười với Trung Quốc, trong ngoại giao thì "nói ý cay bằng lời ngọt”, trong hành động thì chỉ làm không tuyên bố.

Tờ báo này quả quyết theo diễn biến tình hình Biển Đông hiện nay, một khi xảy ra xung đột thì toàn bộ vũ khí sắc bén mà quân đội Việt Nam sử dụng là của Nga chứ không phải của Mỹ.

Mỹ lo bị đẩy khỏi Biển Đông và Đông Á

Trang mạng Liên hợp Buổi sáng (Singapore) nhắc lại tuyên bố của Đô đốc Mullen: "Mỹ sẽ không rời khỏi Biển Đông. Mấy chục năm lại đây, sự có mặt lâu dài của chúng tôi ở khu vực này là rất quan trọng đối với các đồng minh của chúng tôi và sẽ tiếp tục là như vậy”. Đúng như những gì Mullen nói Mỹ đã sớm có mặt ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Cách đây không lâu, khi đoàn đại biểu hai nước tiến hành hội đàm ở Hawaii, phía Mỹ còn ưu ái sắp xếp cho phía Trung Quốc thăm quan Đài tưởng niệm chiến hạm Arizona. Dụng ý của phía Mỹ không ngoài việc muốn chứng minh với các vị khách Trung Quốc rằng sự tồn tại của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương là có căn cứ lịch sử.

Không ai có thể phủ nhận được những cống hiến lịch sử của Mỹ đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Tới nay, lại càng không ai có thể coi nhẹ sự tồn tại của Mỹ ở khu vực này. Nhưng Trung Quốc cho rằng điều đó không có nghĩa là Mỹ có thể muốn làm gì cũng được. Trung Quốc chỉ hy vọng Mỹ tiếp tục phát huy vai trò giữ gìn hòa bình ổn định, bảo vệ chính nghĩa ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương như đã làm trong lịch sử.

Nỗi sợ hãi thực sự của Mỹ là việc Trung Quốc tìm cách buộc Mỹ rời khỏi Biển Đông và toàn bộ khu vực Đông Á. Xuất phát từ suy nghĩ này, Mỹ liền xuất hiện trong tranh chấp Biển Đông với vai trò của người thứ ba "công bằng”. Xem xét tình hình hiện nay, người ta có thể rút ra một số đánh giá sau: Thứ nhất, trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ Biển Đông, Mỹ thông thường không thể giao chiến với tư cách của một nước liên quan trực tiếp. Thứ hai, do thực lực của Trung Quốc tương đối lớn và Trung Quốc và Mỹ tồn tại sự cạnh tranh chiến lược, nên Mỹ thông thường nghiêng về phía nước nhỏ trong khu vực có tranh chấp với Trung Quốc. Thứ ba, trong bối cảnh không thể ra mặt với danh nghĩa một bên tranh chấp, biện pháp khả thi nhất để Mỹ dính líu vào cuộc đấu ở Biển Đông chính là mượn cớ quan tâm sâu sắc tới an ninh và tự do đi lại trong khu vực này. Thứ tư, do bản thân không dính líu tới tranh chấp chủ quyền Biển Đông, nên Mỹ chỉ có thể can dự vào vấn đề này trong tư cách là "kẻ hòa giải” - nhân vật thứ ba.

Bốn điểm nêu trên vừa là những điều kiện cơ bản mà Mỹ có cũng như vị thế cơ bản mà Mỹ đứng trong cuộc đấu Biển Đông, vừa là bố cục cơ bản mà cuộc cạnh tranh chiến lược Trung-Mỹ phải triển khai. Trong những điểm nêu trên, Trung Quốc đã nhận thấy sự khác nhau về vị thế của Bắc Kinh và Washington trong vấn đề Biển Đông, lấy đó làm xuất phát điểm đề ra phương án hành động của mình.
(Tiền phong)

Nhân quyền tốt hơn sẽ giảm thuyền nhân


Thảm trạng thuyền nhân Việt sau 1975 là câu chuyện không thể quên

Rời đất nước đã là một quyết định khó khăn. Ra đi trên một chiếc thuyền thiếu an toàn, thiếu nước, thiếu lương thực, lênh đênh trên biển hằng tháng, không biết bến bờ, không biết sống chết và không biết có được chấp nhận là thân phận của các thuyền nhân.

Những người không còn cơ hội để lựa chọn khác hơn.

Là một thuyền nhân tị nạn cộng sản đang định cư tại Úc, xin chia sẻ một số suy nghĩ và nhận định về các làn sóng thuyền nhân đến Úc, một đề tài luôn gây nhiều chú ý và tranh cãi.

Tổ tiên thổ dân Úc đến Úc bằng thuyền. Người Tây Phương đến Úc bằng thuyền. Người tị nạn cộng sản Nga và Đông Âu đến Úc bằng thuyền. Người tị nạn Đông Timor đến Úc bằng thuyền. Người Việt, rồi người Afghanistan, Pakistan, Sri Lanka, Iran, Iraq… đến Úc bằng thuyền.

Phải chăng Úc là quốc gia của thuyền nhân?

Vừa rồi, tôi có tham dự một sinh họat cộng đồng, vị quan khách được mời chính là cựu Thủ tướng Tự Do Malcolm Fraser. Ông một ân nhân cộng đồng, giữa thập 1970, trong khi nhiều chính trị gia còn đeo đuổi chính sách Úc châu của người da trắng, ông Fraser đã đứng ra đấu tranh và ban hành chính sách định cư người Việt tại Úc. Ông là một nhà lãnh đạo có tài, có đức luôn sẵn lòng đấu tranh cho những người bất hạnh, cho thổ dân, cho thuyền nhân.

Thế nhưng trong thời gian ông làm Thủ Tướng, số thuyền nhân Việt đến Úc gia tăng, gây ra nhiều tranh cãi và thúc đẩy chính phủ Fraser tích cực hỗ trợ xây dựng các trại tị nạn tại Đông Nam Á và nhanh chóng nhận chục ngàn thuyền nhân đến Úc định cư.

Năm 1989, khi các trại tị nạn cộng sản Đông Nam Á đóng cửa, thuyền nhân phải qua thanh lọc, lại một lần nữa con số thuyền nhân Việt đến Úc đột ngột gia tăng. Đến năm 1992, chính phủ Lao Động Paul Keating phải ban hành luật giữ các thuyền nhân trong các Trung tâm để thanh lọc và cứu xét các hồ sơ xin tị nạn.

'Thuyền nhân thế hệ mới'

Đến đầu thập niên 2000, một làn sóng thuyền nhân mới từ Nam Dương hay Mã Lai đã đổ xô đến Úc. Đa số các thuyền nhân xuất phát từ Afghanistan, Pakistan, Iran, Iraq hay Sri Lanka, họ đến Nam Dương hay Mã Lai mượn đường sang Úc.


Mẹ mất con trên biển: thuyền nhân Sri Lanka đắm tàu được với trở lại Indonesia tháng 7/2013

Để đối phó chính phủ Tự Do John Howard cho ban hành Giải pháp Thái Bình Dương giữ thuyền nhân tại hai đảo Nauru và Manus của nước Papua New Guinea, họ chỉ được cấp giấy bảo vệ tạm thời và một số tàu tỵ nạn đã bị kéo ra khỏi hải phận Úc bỏ lênh đênh trên biển.

Chính sách của Chính phủ Tự Do Howard đã bị công luận lên án gắt gao, nhất là khi một số thuyền nhân đã tử nạn do bị Hải Quân Úc kéo ra khỏi hải phận Úc bỏ lênh đênh trên biển. Cựu thủ tướng Tự Do Malcolm Fraser đã phản đối chính sách này bằng cách bỏ đảng Tự Do, ông cho biết đảng này không còn phục vụ lý tưởng tự do mà ông hằng đeo đuổi.

Khi Chính phủ Lao động Kevin Rudd được bầu lên, giải pháp Thái Bình Dương đã bị tức thời bãi bỏ. Nhưng Thủ Tướng Kevin lại không đưa ra được giải pháp thay thế, số thuyền nhân lại tiếp tục gia tăng và đây là một trong những lý do ông đã bị bà Julia Gillard đảo chánh.

Chính phủ Julia Gillard đưa ra Giải pháp Đông Timor và Giải Pháp Mã lai nhưng đều bị Tối Cao Pháp Viện Úc phán quyết là bất hợp pháp. Cuối cùng tháng 8-2012 bà Julia đã phải quay lại giải pháp Thái Bình Dương do Chính phủ Tự do Howard đề ra.

Hiện có trên 40,000 hồ sơ thuyền nhân xin tị nạn chưa được cứu xét và từ đầu năm 2013 đến nay đã có trên 15,000 thuyền nhân mới đến Úc. Hằng năm chi phí lên đến hằng tỉ Úc kim là một lý do để không ít người Úc đòi hỏi chính phủ phải có một giải pháp mang lại kết quả cụ thể. Ngày 26-6-2013, ông Kevin lật đổ bà Julia.

Đến ngày 19-7-2013, Thủ Tướng Úc Kevin Rudd và Thủ Tướng Papua New Guinea Peter O'Neill đã ký một 'Hiệp định Định cư trong Khu vực'. Ông Kevin cho biết "…bất kỳ thuyền nhân nào đến Úc để xin tỵ nạn sẽ không được tiếp nhận định cư ở Úc…".

Theo hiệp định này, những thuyền nhân đến Úc sau khi Hiệp Định được ký kết sẽ bị chuyển đến Papua New Guinea để được cứu xét và định cư tại quốc gia này. Cũng theo hiệp định, trung tâm tạm giữ trên đảo Manus sẽ được mở rộng để có thể chứa 3.000 thuyền nhân.

Hiệp định vừa được thông báo thì ngay ngày hôm sau, ngày 20-7-2013, một cuộc bạo loạn đã xảy ra tại trung tâm tạm giữ trên đảo Nauru. Tòan trung tâm bị đốt phá không còn tiếp tục sử dụng được. Rồi tin tức cho biết những thuyền nhân trong trung tâm trên đảo Manus bị hiếp, bị bạo hành, bị khủng bố,… nhân viên điều hành biết được nhưng không có hành động cụ thể nào…

Úc là thành viên đã ký Công Ước Liên Hiệp Quốc về Người Tỵ Nạn 1951 và theo Công Ước này, Úc phải có bổn phận giúp đỡ người tầm trú trong thời gian họ nộp đơn xin tị nạn. Điều kiện tồi tệ và an tòan ở các Trung tâm tạm giữ trên đảo Manus và Nauru luôn là nỗi ưu tư của Cao ủy Liên Hiệp Quốc và của các Tổ chức Nhân Quyền và Người Tị Nạn.

"Bất kỳ thuyền nhân nào đến Úc để xin tỵ nạn sẽ không được tiếp nhận định cư ở Úc"
Thủ tướng Kevin Rudd
Bởi thế giải pháp Papua New Guinea của Thủ Tướng Kevin Rudd đã gặp ngay phản ứng của các Tổ chức Nhân Quyền và Người Tị Nạn. Giải pháp này có thể bị đưa ra Tối Cao Pháp Viện, có thể sẽ được phán quyết là bất hợp pháp, cũng như các giải pháp đã được chính phủ Lao Động Julia Gillard đưa ra năm 2008.

Khi thuyền nhân đã được nhận là người tị nạn, đương nhiên họ có quyền xin được định cư tại Úc, nhất là những người đã có gia đình đang sinh sống tại Úc. Như vậy giải pháp và tuyên bố của Thủ tướng Kevin có thể chỉ có giá trị xin phiếu cho kỳ tranh cử vài tuần sắp tới.

Rõ ràng vấn đề thuyền nhân là một vấn đề gây nhiều tranh cãi và vẫn chưa có giải pháp cụ thể để giải quyết. Nói thẳng ra vấn đề thuyền nhân phải giải quyết từ gốc, từ nguyên nhân đã tạo ra hiện tượng thuyền nhân.

Không ngừng ra đi

Trường hợp Việt Nam khi đảng Cộng sản còn đó, còn độc quyền chính trị, còn đàn áp nhân quyền thì vẫn còn người tị nạn cộng sản.

Những năm 2006, để gia nhập các tổ chức quốc tế đảng Cộng sản đã phải ngừng tay đàn áp Phong Trào Dân Chủ. Những năm này gần như không có các thuyền nhân Việt Nam đến Úc.

Khi đã được gia nhập các tổ chức quốc tế, đảng Cộng sản lại xuống tay đàn áp và càng ngày càng trở nên tàn bạo hơn. Đảng Cộng sản càng đàn áp thì số người bỏ nước ra đi càng gia tăng. Năm 2010 chỉ 31 người, năm 2010 tăng lên 101 người, đến năm 2012 có 50 người, thì năm 2013 tính đến ngày ông Kevin Rudd thông báo giải pháp mới đã có 759 người Việt đến Úc bằng thuyền.

Đa số thuyền nhân là những người công giáo bị đàn áp do tranh đấu bảo vệ giáo xứ Thái Hà, một số khác bị khủng bố trong các vụ tranh tụng đất đai bị nhà nước trưng thu, cũng có người là thành viên của các tổ chức đấu tranh như Khối 8406.

Để được chấp nhận là người tị nạn, các thuyền nhân phải chứng minh họ lo sợ bị đàn áp, bị hành hạ, bị bắt bớ bị tù đày, vì lý do chính kiến hay vì sự kỳ thị chủng tộc kỳ thị tôn giáo theo điều khoản thứ nhất trong Công ước quốc tế về người tỵ nạn 1951.

Cộng sản Việt Nam sử dụng các điều luật hình sự vu vơ như điều 79, điều 88 và đặc biệt điều 258 để khép những bản án vô lý. Việc nhà báo Trương Duy Nhất và nhà văn Phạm Đình Trọng bị bắt thì ai viết blog, ai sử dụng Facebook cũng khó tránh khỏi có ngày vào tù.


Người tỵ nạn Việt Nam tại trại cấm Hong Kong trong thập niên 1980

Chỉ cần tham dự một cuộc biểu tình là bị an ninh theo dõi. Chỉ cần diễn đạt chính kiến như nhà báo Nguyễn Đắc Kiên là bị mất việc. Nhiều người bất đồng chính kiến bị từ chối xuất hay nhập cảnh Việt Nam. Những người bất đồng chính kiến bị cô lập kinh tế, bị khủng bố tinh thần, bị kiểm sóat đi lại, bị bạo hành, bi tù đày.

Dân oan bảo vệ đất bị đàn áp. Tín đồ Tin Lành, Hòa Hảo, Cao Đài vì không theo các giáo phái quốc doanh bị đối xử kỳ thị. Những hoàn cảnh nêu trên đều là những bằng chứng để chứng minh là người tị nạn cộng sản.

Khi đến Úc các thuyền nhân được lập hồ sơ và sau đó được Bộ Di Trú cứu xét. Các đơn xin bị bác, sẽ được Tòa Án Tài phán Tị nạn (Refugee Review Tribunal) cứu xét và phán quyết. Nếu Tòa Án này bác, người tầm trú có thể kháng cáo lên Tòa Án Tối Cao.

Với một hệ thống hành pháp và tư pháp độc lập như thế có đến 90 phần trăm các thuyền nhân đến Úc được chấp nhận là tị nạn chính trị. Tỷ lệ được chấp nhận tị nạn chính trị có thể cao hơn cho các thuyền nhân Việt Nam. Chỉ vài trường hợp thuyền nhân Việt bị bác đơn và tự nguyện xin quay về nguyên quán.

Nhìn chung, thuyền nhân là một vấn đề chưa có giải pháp cụ thể và luôn được tranh cãi. Giải pháp cho vấn đề phải phát xuất từ nguồn đã tạo ra hiện tượng thuyền nhân.

Khi nhân quyền đã được tôn trọng, khi quyền mưu cầu hạnh phúc đã được bảo đảm, người dân sẽ không bỏ nước ra đi, hay nếu muốn đi họ sẽ tìm những phương cách an toàn hơn thay vì phải trở thành những thuyền nhân lênh đênh trên biển không biết số phận ra sao.

Bài viết thể hiện quan điểm riêng và cách hành văn của ông Nguyễn Quang Duy, nguyên chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do tại Canberra và phó chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do tại Úc Châu.

Nguyễn Quang Duy
Nguyên chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do tại Canberra, Úc Châu.
(BBC)

Chống lãng phí ở VN: 'trò chơi' mà dân luôn thua

Tờ Tiền Phong vừa có một phóng sự về các “Trung tâm Thể dục Thể thao” ở Hà Nội. Có thể xem đó là bằng chứng mới nhất về trò “chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí”.
Sân vận động của Trung tâm Thể dục Thể thao huyện Hoài Đức, Hà Nội ngốn hàng trăm tỉ rồi để đó. (Hình: Tiền Phong)

Hoài Đức, một huyện thuộc khu vực ngoại thành của thành phố Hà Nội vừa khánh thành Trung tâm Thể dục Thể thao, rộng gần 6 héc ta, với sân vân động 4000 chỗ, nhà thi đấu 2000 chỗ, trị giá 200 tỉ đồng. Chưa kể hồ bơi có diện tích 11 métx25 mét đang được xây dựng. Tờ Tiền Phong cho biết, riêng hệ thống âm thanh của Trung tâm thể dục Thể thao Hoài Đức đã ngốn hết 7 tỉ đồng.

Theo tờ Tiền Phong, Hà Nội có nhiều Trung tâm Thể dục Thể thao cấp quận, huyện kiểu như Trung tâm Thể dục Thể thao huyện Hoài Đức. Chẳng hạn Trung tâm Thể dục Thể thao huyện Đan Phượng, được khởi công từ năm 2006, với tổng vốn đầu tư là 32 tỷ đồng (thời giá 2006), có sân vận động với 7,600 chỗ ngồi. Hoặc Trung tâm Thể dục Thể thao huyện Thanh Oai, sẽ khánh thành vào tháng 9 sắp tới, rộng 6 héc ta, với tổng vốn đầu tư 52 tỷ đồng.

Tuy chiếm năm hoặc sáu héc ta, ngốn từ vài chục tới vài trăm tỉ vốn đầu tư nhưng các Trung tâm Thể dục Thể thao cấp quận, huyện  chỉ được sử dụng vài lần một năm cho Hội khỏe Phù Đổng (dành cho thanh, thiếu niên), hội thao công an, lễ giao quân, giải quần vợt, giải cầu lông, qui mô cấp… quận, huyện.

Trò chuyện với tờ Tiền Phong, ông Nguyễn Đình Lân, Phó Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch Hà Nội, nhận định rằng, việc sử dụng ngân sách xây dựng các Trung tâm Thể dục Thể thao cấp quận, huyện như thế là lãng phí. Ông này tiết lộ, có huyện đang đề nghị chi tiền để xây một Trung tâm Thể dục Thể thao có sân vận động 20,000 chỗ, nhà thi đấu 5,000 chỗ.

Ông Lân bảo, Trung tâm Thể dục Thể thao cấp quận, huyện mà qui mô lớn như thế chắc chỉ để nuôi… dê. Điểm đáng chú ý là các quyết định đầu tư xây dựng những Trung tâm Thể dục Thể thao cấp quận, huyện như vậy không do ngành thể thao quyết định và tất nhiên, không ai thèm hỏi ý kiến của họ.

Tờ Tiền Phong chỉ kể câu chuyện về những Trung tâm Thể dục Thể thao cấp quận, huyện ở Hà Nội. Không thấy tờ báo này nhắc đến những câu chuyện khác cũng ở Hà Nội, mới được báo giới Việt Nam kể cách nay vài tháng.

Đó là hồi tháng 6, Sở Giáo dục – Đào tạo Hà Nôi cảnh báo về tình trạng quá tải của hệ thống trường mẫu giáo. Do thiếu phòng, ở Hà Nội, có những lớp mẫu giáo mà sĩ số học sinh lên tới 84 trẻ/lớp. Viên chủ tịch thành phố Hà Nội biện bạch, sở dĩ có thực trạng tồi tệ đó là vì Hà Nội không thiếu tiền mà thiếu đất để xây trường. Từ nay đến năm 2030, Hà Nội cần xây thêm 1,034 trường mẫu giáo và tìm đâu ra đất để xây thêm hơn một ngàn trường mẫu giáo là “vấn đề vô cùng nan giải” (?).

Xa hơn một chút, vào cuối tháng 5, bà Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Y tế, phân bua rằng, ngành y tế không có lỗi khi hệ thống bệnh viện chật chội, bẩn thỉu, thiếu thốn mọi thứ như một “trại tị nạn”. Bà bảo, tình trạng bốn, năm bệnh nhân phải nằm chung một giường mà vẫn không đủ giường, thành ra bệnh nhân phải nằm dưới gầm giường, ngoài hành lang là “trách nhiệm của cả hệ thống chính trị” vì “ngành y tế không có tiền xây dựng bệnh viện, không có tiền mua trang thiết bị y tế”.

Bà Tiến lấy Hà Nội làm ví dụ. Từ năm 1975 đến nay, dân số Hà Nội tăng gấp bốn, năm lần nhưng thành phố này chỉ chi tiền để xây thêm hai bệnh viện. Nhìn rộng hơn, hệ thống bệnh viện tuyến tỉnh, thành phố trên toàn Việt Nam chỉ mới được cấp khoảng 30% vốn đầu tư so với nhu cầu thực tế. Còn hệ thống bệnh viện tuyến trung ương thì đang… chờ kinh phí.   

Tại sao chính quyền Việt Nam nói chung và chính quyền Hà Nội nói riêng, không đầu tư thích đáng cho giáo dục, y tế, những lĩnh vực vốn là phúc lợi công cộng? Chắc chắn là họ không thiếu tiền. Các Trung tâm Thể dục Thể thao cấp quận, huyện ở Hà Nội mà tờ Tiền Phong mới đề cập là một bằng chứng. Hà Nội dư cả đất lẫn tiền. Thiếu thốn nếu có nằm ở chỗ khác.

Ai cũng biết, tại Việt Nam, dự án nào dùng ngân sách nhà nước cũng có ăn chia. Quy mô dự án càng lớn thì khoản được ăn chia càng nhiều. Các Trung tâm Thể dục Thể thao được đầu tư hàng loạt và đầu tư rộng tay hơn giáo dục, y tế có thể vì chúng vốn là những nơi ít người lui tới, tất nhiên là sẽ ít thắc mắc!

Năm 2005, Quốc hội CSVN thông qua “Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí”. Vào thời điểm đó. Bộ luật này được xem như một trong những nỗ lực chống tham nhũng, vì lãng phí được xác định là bạn đồng hành của tham nhũng.

Tháng trước, bộ luật vừa kể được Quốc hội Việt Nam đưa ra xem xét để sửa lại. Lý do, theo khảo sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam, trong bảy năm vừa qua, kể từ khi Việt Nam có  “Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí”, tình trạng lãng phí vẫn xảy ra khắp nơi. Trong bảy năm đó, chưa có viên chức nào bị kỷ luật hay truy cứu trách nhiệm do chi tiêu phóng tay, lãng phí.

Các Trung tâm Thể dục Thể thao cấp quận, huyện ở Hà Nội đang minh họa cho nhận định, chống tham nhũng, chống lãng phí thực chất chỉ là một trò, do một bên khởi xướng. Việc khởi xướng chỉ nhằm chứng tỏ họ muốn chơi. Bên còn lại đứng nhìn và luôn luôn thua vì không được tham dự.
(Người Việt)

Chủ tịch Hoàng Mai điều chỉnh lý lịch: Ban Tổ chức Thành ủy chưa có “đáp án” thỏa đáng

Làm việc với PV Dân trí sáng nay, Ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội cho rằng trình tự điều chỉnh năm sinh của ông Nguyễn Mạnh Hoàng, Chủ tịch quận Hoàng Mai đúng theo điều lệ Đảng và quy định pháp luật, nhưng Ban Tổ chức vẫn từ chối cung cấp hồ sơ.

Làm việc với PV Dân trí sáng nay, Ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội khẳng định trình tự điều chỉnh năm sinh của ông Nguyễn Mạnh Hoàng, Chủ tịch quận Hoàng Mai đúng theo điều lệ Đảng và quy định pháp luật, nhưng Ban Tổ chức vẫn từ chối cung cấp hồ sơ.

Nhận được Công văn số 94/BBĐ - 2013 của Ban Biên tập báo điện tử Dân trí đề nghị cung cấp Quyết định và những tài liệu liên quan đến việc điều chỉnh lý lịch của ông Nguyễn Mạnh Hoàng, Phó Bí thư Quận ủy - Chủ Tịch UBND quận Hoàng Mai nhiệm kỳ 2011 - 2016 mà công dân quận Hoàng Mai có đơn tố cáo. Sáng ngày 26/7/2013, Ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội đã có buổi làm việc với PV báo Dân trí để làm rõ thông tin liên quan đến việc điều chỉnh năm sinh của ông Nguyễn Mạnh Hoàng.

Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Hữu Lập, Thành ủy viên - Phó Trưởng ban thường trực Ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội khẳng định, ông Nguyễn Mạnh Hoàng, Phó Bí thư Quận ủy - Chủ Tịch UBND quận Hoàng Mai nhiệm kỳ 2011 - 2016 là cán bộ chủ chốt do Thường vụ Thành ủy quản lý. Việc điều chỉnh ngày tháng năm sinh từ ngày 7/2/1954 sang ngày 7/2/1955 được thực hiện dựa trên Điều lệ Đảng, Hướng dẫn 01 của Ban Tổ chức Trung ương và Nghị định 158 của Chính phủ.

Ông Lập cho biết, ông Nguyễn Mạnh Hoàng đã thực hiện đúng trình tự và nội dung Hướng dẫn 01 của Ban Tổ chức Trung ương về việc thay tên, đổi họ, thay đổi ngày tháng năm sinh. Tháng 2/2012, ông Hoàng có đơn đề đạt nguyện vọng gửi lên Thường trực Thành ủy, sau đó Thường trực Thành ủy giao cho các ngành, cơ quan xem xét.
Vụ Chủ tịch quận Hoàng Mai điều chỉnh lý lịch: Ban Tổ chức Thành ủy chưa có “đáp án” thỏa đáng
Tiểu sử tóm tắt của ông Nguyễn Mạnh Hoàng khi ứng cử Hội đồng nhân dân quận Hoàng Mai khóa 2011 - 2016
Khi đề đạt nguyện vọng, ông Nguyễn Mạnh Hoàng đã cam kết trước Thường trực Thành ủy, cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật và những giấy tờ gửi kèm theo đúng với quy định.

Trên cơ sở Hướng dẫn số 01, Nghị định số 158 của Chính phủ, Sở Tư pháp TP. Hà Nội đã tiến hành xác minh tính xác thực. Qua quá trình xác minh, ông Nguyễn Mạnh Hoàng có đầy đủ giấy tờ đầu tiên để chứng minh sinh năm 1955. Cụ thể, tháng 12/1971, Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh Lào Cai tiến hành cấp bằng đặc cách cho ông Hoàng đi bộ đội lúc đó ông Hoàng mới 16 tuổi, việc cấp bằng đặc cách của Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh Lào Cai có danh sách ban hành rõ ràng.

Dựa trên các tài liệu xác minh, ngày 17/4/2013, đồng chí Nguyễn Công Soái, Phó Bí thư thường trực Thành ủy Hà Nội đã ký Quyết định số 3006 - QĐ/TU về việc điều chỉnh năm sinh đối với cán bộ. Điều 1 Quyết định số 3006 - QĐ/TU nêu rõ: “Đồng ý để đồng chí Nguyễn Mạnh Hoàng, Phó Bí thư Quận ủy - Chủ tịch UBND quận Hoàng Mai sinh ngày 7/2/1954 điều chỉnh sang sinh ngày 7/2/1955”.

Theo lời ông Nguyễn Hữu Lập, sau khi được Thường vụ Thành ủy chấp nhận việc điều chỉnh ngày sinh, ông Nguyễn Mạnh Hoàng sẽ thực hiện thủ tục điều chỉnh ngày sinh với các cơ quan chức năng theo đúng quy định nhà nước. Ông Lập tái khẳng định Thường trực Thành ủy Hà Nội đã thực hiện đúng quy định điều lệ Đảng, quy định của nhà nước và pháp luật.

Ông Nguyễn Hữu Lập, Thành ủy viên, Phó Trưởng ban thường trực Ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội đã đưa ra cho PV Dân trí xem Quyết định số 3006 - QĐ/TU về việc điều chỉnh năm sinh đối với ông Nguyễn Mạnh Hoàng. Tuy nhiên, khi PV Dân trí đề nghị được cung cấp bản sao Quyết định, bản sao những giấy tờ liên quan đến việc điều chỉnh lý lịch của ông Nguyễn Mạnh Hoàng, Phó Bí thư Quận ủy - Chủ Tịch UBND quận Hoàng Mai thì ông Lập đã từ chối với lý do đây là tài liệu mật. Ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội chỉ là cơ quan tham mưu nên không thể cung cấp hồ sơ cho báo chí.

Việc Ban Tổ chức Thành ủy chưa công bố công khai Quyết định điều chỉnh năm sinh của ông Nguyễn Mạnh Hoàng đã khiến dư luận đặt ra những nghi ngờ về tính minh bạch của vụ việc. Hơn nữa, nếu việc Quyết định điều chỉnh ngày, tháng, năm sinh trên của Ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội là “chuẩn”, đúng pháp luật thì không có lý do gì để không công khai trước dư luận, khi bạn đọc đang có nhiều hoài nghi về vụ việc? Và cũng thật khó hiểu khi Ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội lại “xếp” Quyết định thay đổi năm sinh của ông Nguyễn Mạnh Hoàng là tài liệu mật để “né” việc cung cấp thông tin cho báo chí.

Ngoài ra, trong hàng chục năm công tác, cũng như tại hồ sơ cán bộ, hồ sơ Đảng viên, trong bảng khai ứng cử vào Hội đồng Nhân dân quận Hoàng Mai… ông Nguyễn Mạnh Hoàng đều đã cam kết lời khai về các thông tin cá nhân của ông là đúng sự thật? Vậy, đến nay ông Hoàng lại đề nghị sửa đổi chính những thông tin mà ông đã cam kết, phải chăng ông Hoàng đã không trung thực với Đảng, với nhân dân?!

Ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội cho rằng việc xem xét, điều chỉnh năm sinh của ông Nguyễn Mạnh Hoàng, Phó Bí thư Quận ủy - Chủ tịch UBND quận Hoàng Mai nhiệm kỳ 2011 - 2016 được thực hiện đúng theo quy định điều lệ Đảng, quy định của nhà nước và pháp luật. Tuy nhiên, dư luận vẫn chờ đợi Thành ủy Hà Nội sẽ đưa ra một “đáp án” thuyết phục hơn và có đầy đủ tài liệu chứng minh việc điều chỉnh năm sinh của ông Nguyễn Mạnh Hoàng không có gì khuất tất.

Báo Dân trí sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc trên khi có những thông tin mới của vụ việc.
Vũ Văn Tiến - Ngọc Cương - Vũ Thúy
(Dân trí)

Cho Vinashinlines phá sản: Chạm tới những mối quan hệ tế nhị...

Không tách được công tác quản lý ra khỏi vấn đề sở hữu cho nên có một sự rất nhập nhằng giữa quản lý và nhân sự. Ngay cả khi doanh nghiệp làm ăn thua lỗ cũng khó khăn đưa ra quyết định phá sản.
TS. Bùi Ngọc Sơn, Trưởng phòng Kinh tế thế giới, Viện Nghiên cứu chính trị thế giới nhận định sau việc  Vinashinlines được phép phá sản.
Giải tỏa nhanh để "lưu thông huyết mạch"
PV: - Thưa Tiến sĩ, Văn phòng Chính phủ vừa đưa ra thông báo mới nhất về việc Vinashinlines sẽ được làm thủ tục phá sản trong thời gian tới. Đây đã là tín hiệu vui cho nền kinh tế, thưa ông?
TS Bùi Ngọc Sơn: - Tôi nghĩ rằng đây thực sự là tin vui cho nền kinh tế. Khi doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả trở thành gánh nặng cho nền kinh tế thì việc dũng cảm "cho chết hẳn" là đúng. Khi đó mới tạo được sự "lưu thông huyết mạch" cho nền kinh tế.
Khi đó, cả nhà đầu tư cũng như người lao động sẽ biết được số phận của mình và tìm con đường đi mới. Ngân hàng cũng tìm phương án giải quyết nợ. Còn không cho phá sản thì tất cả chững lại, đóng băng và không có hướng giải quyết.
PV: - Thưa ông, đúng là nhiều chuyên gia kinh tế cũng có cùng quan điểm này. Khi đã quyết định cho doanh nghiệp phá sản thì cũng có nghĩa là phải giải quyết khối nợ nần, tài sản còn lại, làm thế nào cho nhanh gọn, tránh thất thoát tiếp?
TS Bùi Ngọc Sơn: - Theo kinh nghiệm của các nước, khi cho phá sản phải kiểm toán toàn bộ lại để biết còn gì, nợ bao nhiêu. Trong đó theo luật kinh doanh thì khoản nào vay phải trả trước. Đầu tư những khoản nào còn lại thì mới tính toán chia nợ. Tất cả đều phải tuyên bố rõ ràng.
PV: - Có ý kiến cho rằng việc kéo dài thủ tục phá sản khiến khả năng thu hồi nợ gặp nhiều khó khăn và tài sản bị giảm giá trị. Điều này khiến cả chủ nợ và con nợ đều không muốn sử dụng thủ tục phá sản. Chẳng hạn, quy định trong Luật Phá sản chỉ được tuyên bố phá sản khi nào thu hồi hết nợ và thanh lý hết tài sản doanh nghiệp, nhưng trong thực tế, quy định ấy chỉ góp phần kéo dài vụ việc. Chuyện này tương đồng với sự e ngại phá sản của các doanh nghiệp nhà nước làm ăn thất bại. Đó là nỗi sợ gây thất nghiệp ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng ngàn lao động, sợ ảnh hưởng đến thành tích của cơ quan quản lý nhà nước, sợ phơi bày các yếu kém quản lý… Ông có nghĩ như vậy?
TS Bùi Ngọc Sơn: - Tôi nghĩ điều này đúng. Có nhiều người nghe đến từ phá sản là sợ, trong khi trên thực tế phá sản là điều rất tốt cho nền kinh tế bởi nếu doanh nghiệp đã có dấu hiệu thua lỗ thì phải giải tỏa ngay để "lưu thông huyết mạch".
Ngay sau đó phải cho họ siết nợ. Tạo hành lang pháp lý để người siết nợ được quyền ký và công bố bán tài sản ngay tức thì mà không cần phải có sự ra mặt của chủ sở hữu.
Đằng này ta lại khác, ví dụ khi ngân hàng siết nợ nhà nhưng chẳng may chủ sở hữu căn nhà đó "chuồn đi" nơi khác là tuyệt nhiên không thể bán nhà siết nợ.
Tức là không có chữ ký của ông chủ sở hữu căn nhà chuyển nhượng sở hữu là không bán được, thành ra cứ tắc lung tung.
Nếu đã định làm phải tạo hành lang pháp lý, nếu không trả được nợ sẽ có thông báo lần 1,2,3.. và đến đúng ngày thì công bố cái nhà hay tài sản đó đã bị siết nợ. Một khi đã có văn bản ra trình cho các cơ quan pháp lý là được quyền bán đấu giá ngay để lấy tiền về.
Người nào mua tài sản này cũng được ngân hàng đích thân ký dựa trên quyết định của tòa án mà không cần quan tâm đến chủ cũ. Có như thế mới nhanh và tránh được sự kéo dài vụ việc, tốn kém thêm.
Phải làm mới có kinh nghiệm
PV: - Thế nhưng có ý kiến cho rằng ngay cả khi cho phá sản nếu làm không minh bạch thì các tài sản còn sót lại nay sẽ tiếp tục thất thoát. Theo ông liệu có thể xảy ra điều này?
TS Bùi Ngọc Sơn: - Đây là vấn đề kỹ thuật. Tức là khi cho phá sản sẽ phải lên danh mục tất cả các khoản tài sản, tiền người khác nợ cho đến đất đai, thương hiệu… tính thành tiền. Hiện còn nợ những ai, nợ bao nhiêu… đều phải chi tiết. Nghĩa là phải có sự vào cuộc của kiểm toán.
Tất cả các khoản nợ đều phải phân loại rõ ràng. Nếu anh có ý đồ che dấu để biển thủ tài sản thì rõ ràng phạm tội hình sự. Bởi tài sản còn dính dáng đến tư cách pháp nhân, chứng từ pháp lý.
Chỉ ngại là với những tài sản pháp nhân không rõ ràng thì dễ bị biến báo chuyển sang cho những người khác trước khi kiểm toán vào cuộc.
PV: - Dù rằng cho phép Vinashinlines phá sản nhưng có cảm giác những người trong cuộc đang rất lúng túng để xử lý. Ông nhận định gì về điều này?
TS Bùi Ngọc Sơn: - Tôi nghĩ điều này cũng dễ hiểu vì là người hoạt động trong lĩnh vực kinh tế nhưng đây cũng là lần đầu tiên tôi nghe thấy chuyện cho doanh nghiệp nhà nước phá sản.
Với các nước, luật phá sản được thực hiện rất đơn giản, gọn nhẹ, nhưng rõ ràng. Thế nhưng cái khó của chúng ta là để tình trạng bết bát này lâu quá nên bây giờ kiểm kê lại tài sản có khi mất hết.
Chính vì thế cả bản thân tôi cũng như các chuyên gia kinh tế mới nhiều lần có ý kiến là nên cho phá sản sớm những doanh nghiệp không hiệu quả để cứu vãn được tốt nhất những gì có thể.
Thế nhưng dù gì thì cũng buộc phải làm bởi chả còn con đường nào khác. Cứ làm rồi dần sẽ có kinh nghiệm thôi. Tôi nghĩ phải làm từ đó mới có thể vỡ ra các vấn đề kỹ thuật, kế toán, đấu giá pháp lý… tất cả phải nâng cấp dần lên.
Việc quy định trách nhiệm, nghĩa vụ của người đại diện doanh nghiệp hiện tại là không rõ ràng
Việc quy định trách nhiệm, nghĩa vụ của người đại diện doanh nghiệp hiện tại là không rõ ràng
Chạm vào những mối quan hệ tế nhị về mặt hệ thống
PV: - Vậy có nghĩa là cứ ôm một đống tiền của nhà nước đầu tư một thời gian thua lỗ rồi cho phá sản hay sao? Liệu điều này có nói lên gì?
TS Bùi Ngọc Sơn: - Đây là trách nhiệm của nhà nước. Công ty quản lý vốn của nhà nước phải làm cho cặn kẽ nếu không chả dại gì mà các doanh nghiệp lại không thay nhau "xin" phá sản.
Tôi muốn nói nếu luật mà không khéo thì không riêng gì nhà nước mà cả tư nhân cũng sẵn sàng lợi dụng kẽ hở để tẩu tán, tham ô tài sản, tiền vốn…
Ở Australia đã từng có trường hợp như vậy mà người ta gọi phá sản theo kiểu khôn ngoan. Tức là họ cũng lập ra công ty rồi huy động vốn rất nhiều sau đó giả vờ làm ăn nhưng lại rút dần tiền rồi qua một tay khác. Khi có nợ nần lại tuyên bố phá sản rồi đi lập công ty khác và đi công ty khác để làm tiếp.
Tức là họ cũng lập ra công ty rồi huy động vốn rất nhiều sau đó giả vờ làm ăn nhưng lại rút dần tiền rồi qua một tay khác. Khi có nợ nần lại tuyên bố phá sản rồi đi lập công ty khác và đi công ty khác để làm tiếp.
Thứ hai nữa, việc chứng minh là phá sản phải đàng hoàng, rõ ràng. Nếu họ phát hiện thấy trong khi làm ăn có dấu hiệu vi phạm, ví dụ đáng lẽ mua nguyên vật liệu chỉ là giá 3 nhưng doanh nghiệp này lại mua lên thành giá 5 chẳng hạn, dứt khoát sẽ bị điều tra kỹ. Và nếu đúng thì sẽ đi tù ngay.
Hay như ở Mỹ, nếu một công ty được nhận quyết định phá sản nhưng họ lại thấy trong ban ra quyết định có người được mua lại tài sản rất rẻ của đơn vị phá sản thì sẽ bị làm rõ và phanh phui ngay lập tức.
Thế nhưng khía cạnh này tôi không có đủ niềm tin rằng ở ta có thể làm được bởi sự thất thoát chạy lung tung các ngõ ngách. Tìm kiếm một hồi, truy trách nhiệm rồi kiểm điểm, nhắc nhờ và hòa cả làng.
PV: - Ý của ông là trách nhiệm giám sát sử dụng nguồn vốn chưa thể hiện đúng vai trò của các cơ quan chức năng? Rồi ngay cả khi sự thể đã đến nước bung bét thì việc truy trách nhiệm cũng không đến nơi đến chốn?
TS Bùi Ngọc Sơn: - Đúng như vậy. Chính vì người ta không tách được cái quản lý ra khỏi vấn đề sở hữu cho nên có một sự rất nhập nhằng giữa cái gọi là quản lý và nhân sự.
Nhân sự nhà nước quyết định, quản lý nhà nước cũng làm bằng việc giao cho một ông cán bộ của mình làm. Bây giờ mất mát vốn đi không biết làm thế nào. Cùng lắm lại đưa ra lý do là do năng lực yếu kém rồi lại thôi.
Tôi nghĩ với cách quản lý có lỗ hổng như thế thì sẽ còn mất nhiều. Đây sẽ là cơ hội để nhiều người lợi dụng.
Ở đây tôi muốn nói tới vai trò giám sát còn yếu và không theo quy luật thị trường. Ở các nước trên thế giới, các công ty khi đã phát hành cổ phiếu cho các cổ đông phải công bố con số, nếu thấy đang làm ăn có lãi mà báo cáo kỳ sau thấy chỉ còn 7% thì sẽ phải thay ngay người đứng đầu công ty.
Còn ở Việt Nam thông tin kinh doanh mập mờ, giám đốc thì lo đi học chứng chỉ lý luận này kia. Tức là chúng ta đang bị chạm vào những mối quan hệ tế nhị về mặt hệ thống nên khó tách kinh doanh và thị trường ra khỏi quản lý kiểu như thế này.
Chính vì vậy khi nói chuyện cải cách doanh nghiệp nhà nước đi thuê CEO nước ngoài về trả lương theo giá thị trường thì sẽ phải được quyền quyết. Thế nhưng đụng đâu cũng vướng thì chẳng ai dám làm.
Dù Luật Phá sản của Việt Nam đã được ban hành gần 20 năm nhưng tỷ lệ doanh nghiệp chủ động hoặc bị yêu cầu phá sản là rất ít.
Doanh nghiệp dù đã lâm vào tình cảnh phải phá sản nhưng không chủ động tiến hành thủ tục phá sản mà thường cố gắng vay mượn để tiếp tục sống lay lắt, hoặc chọn giải pháp giải thể.
Theo thống kê của Tòa án Nhân dân Tối cao cho thấy, có rất ít doanh nghiệp nộp đơn xin phá sản theo Luật Phá sản (chỉ chiếm khoảng 15% trong tổng số các doanh nghiệp ngừng hoạt động).
Thay vì xin phá sản, DN thường chọn cách tạm ngừng hoạt động. Luật pháp hiện tại cho phép DN Việt Nam được tạm dừng hoạt động tối thiểu 1 năm và tối đa 2 năm.
Sau đó, nếu không thể hoạt động tiếp thì giải thể. Đây cũng là cách hành xử ưa thích của DN Việt Nam, tạo ra những DN dù đã chết nhưng vẫn không thể chôn.
Bích Ngọc
(Đất Việt)

Mạc Việt Hồng - Tranh đấu từ bức xúc cá nhân, tại sao không?

Cách đây gần 8 năm, ngày 24/10/2005 thế giới mất đi một con người vĩ đại, một trong 100 nhân vật có ảnh hưởng lớn nhất tới nhân loại trong thế kỉ 20. Đó là một phụ nữ da đen bà Rosa Parks.
Rosa Parks bị bắt khi không chịu nhường ghế.
Rosa Parks bị bắt khi không chịu nhường ghế.
Chuyện giành ghế của bà thợ may
Điều đặc biệt, bà không phải là trí thức, một lãnh đạo hay một nhà tư tưởng. Rosa Parks làm nghề khâu vá. Cho tới ngày 1/10/1955, chưa ai biết tới người thợ may42 tuổi này là ai. Bà chỉ được nhắc đến sau 1 sự kiện. Hôm đó, trên chuyến xe buýt, bà đã nhất định không nhường chỗ cho một người da trắng, bất chấp lời dọa dẫm từ tài xế xe buýt. Bà đã bình thản ngồi trên chiếc ghế đó để chờ cảnh sát tới bắt đi. Và bà đã bị bắt đúng như lời hăm dọa.
Phiên tòa sau đó đã xử phạt bà 14 USD. Hành động bị cho là cứng đầu cứng cổ đó khiến bà bị mất việc, bị dọa giết, nhưng nó đã khiến không chỉ nước Mỹ mà thế giới này thay đổi, mở ra một kỷ nguyên mới về bình đẳng sắc tộc.
Tháng 2 vừa qua, một buổi lễ trang trọng đã diễn ra tại Quốc hội Mỹ nhằm vinh danh bà và một bức tượng đồng lớn của bà được đặt tại trụ sở Quốc hội. Đây là tác phẩm điêu khắc đầu tiên của một phụ nữ da mầu có mặt trong tòa nhà Quốc hội, bên cạnh những nhân vật vĩ đại nhất của lịch sử nước Mỹ như George Washington.
Tại buổi lễ đó, Tổng thống Obama đã phát biểu: “Hôm nay, chúng ta mừng một người thợ may, nhỏ nhắn về bề ngoài nhưng to lớn về lòng dũng cảm. Bà thách thức những sai trái, thách thức những bất công.”
Nếu không có hành động phản kháng của người thợ may da đen ngày đó, thì chưa chắc đã có một Tổng thống da mầu của nước Mỹ như ngày hôm nay. Hành động của bà cho thấy rằng, sự thay đổi lớn lao, hay nói một cách hoa mỹ là Cách mạng có khi chỉ bắt đầu bằng sự phản kháng của một cá nhân, chứ không nhất thiết từ một học thuyết hay lý tưởng vĩ đại nào đó như nhiều người vẫn rao giảng.
Không thiếu những bức xúc
Nhưng hơn nửa thế kỉ sau câu chuyện của bà thợ may, biết phản ứng trước những việc làm sai trái vẫn là một bài học tươi mới còn nguyên giá trị của nó. Nhìn vào xã hội Việt Nam hiện nay, có thể nói, bất công đầy dẫy, ra ngõ gặp chuyện bực mình nhưng sự lên tiếng hay tranh đấu chống lại những tệ nạn này còn quá yếu ớt và đơn lẻ.
Liệu có ai ở đất nước này chưa từng biết đến hay chưa từng là nạn nhân của tệ phong bì, phong bao? Nạn đưa phong bì xảy ra ở mọi nơi, mọi lúc nhưng đau lòng nhất là ở bệnh viện. Đến bệnh viện phải kính thưa các loại phong bì, từ bác sĩ khám xét tới bác sĩ mổ xẻ, rồi y tá cho mỗi lần tiêm chọc, thay băng. Bà mẹ đang còn đau đớn sau ca sinh nở phải dúi vào tay y tá chút tiền để họ tắm rửa nhẹ tay với đứa con mới sinh của mình. Không ai nỡ nhìn con mình bị quăng quật mạnh tay hay bị giựt cái băng rốn đến tóe máu. Bệnh nhân tai nạn giao thông, gẫy giập nát đùi, chuyển tới bệnh viện, nhưng bác sĩ không ngó tới vì còn chờ người nhà bệnh nhân đem tiền tới nộp… Những chuyện như thế xảy ra hàng ngày ở Việt Nam nhưng chưa có ai làm thật ráo riết với nó, chưa có một người không chịu đưa phong bì nhưng kiên quyết đòi hỏi quyền lợi của mình.
Một chuyện nữa diễn ra từ Bắc tới Nam, ai cũng biết, nhưng ngoài vài vụ ồn ào đem quan tài diễu phố tất cả lại đâu vào đấy. Nếu có một thống kê nghiêm chỉnh, ngành công an Việt Nam chắc chắn phải đứng đầu thế giới về tỉ lệ các vụ đánh chết người, nhưng sự việc nọ vẫn nối tiếp sự việc kia chìm vào quên lãng với vài ba cái án xử chiếu lệ.
Còn vô số những điều xấu xa trong xã hội đã trở thành quốc nạn như tệ mua quan bán chức. Không kể tới các chức tước lớn mà sự mua bán của nó nghe nói lên tới nhiều tỉ, một sinh viên mới ra trường hiện nay, muốn trở thành công chức nhà nước cũng phải mất vài trăm triệu tùy theo từng ngành nghề và từng địa phương. Không những anh cảnh sát giao thông muốn ra ‘đứng đường’ phải tốn vài trăm triệu mà những nghề đại diện cho lương tâm của một xã hội cũng phải chạy chọt bằng tiền bạc. Chân giáo viên biên chế vài trăm triệu, chân bác sĩ bệnh viện lớn có khi tới nửa tỉ. Những gia đình có tiền thì lẳng lặng thu xếp cho con em mình một chỗ làm việc trong bộ máy nhà nước; nhà nào không, thì dù có tới 2 bằng đại học cũng khó kiếm được một công việc tử tế. Sinh viên, thanh niên có đủ thứ hội đoàn nhưng chưa có hội đoàn nào nói “không” với tệ nạn này.
Chỉ thiếu người lên tiếng
Khoan nói tới bất kỳ một sự thay đổi chính trị nào – vốn là điều hết sức nhạy cảm ở một quốc gia như Việt Nam – nhưng nếu mỗi người biết phản kháng hay biết ủng hộ những người phản kháng thì xã hội xung quanh ta chắc chắn sẽ tốt đẹp hơn nhiều.
Ở Việt Nam, bất kể ai cũng có thể kể ra dăm ba chuyện bức xúc nhưng rất ít người dám tranh đấu công khai chống lại bất công. Ở một đất nước mà tham nhũng nhìn đâu cũng thấy, nhưng chống tham nhũng tích cực nhất lại là một bà cụ về hưu tuổi đã ngoài 80. Trong ngành Giáo dục, thầy giáo Đỗ Việt Khoa trở thành người “một mình chống lại mafia” khi ông lên tiếng nói “không” với căn bệnh thành tích trong thi cử. Và kết quả, sau sự ồn ào ủng hộ của một số quan chức, ông Khoa từ “người đương thời” trở thành “mất dậy”.
Tình trạng công an đánh chết người diễn ra thường xuyên nhưng tranh đấu một cách trực diện, lâu dài và quyết liệt hình như chỉ có một mình Trịnh Kim Tiến. Từ phẫn uất cá nhân, cô gái tuổi đôi mươi đã đến với lý tưởng dân chủ, với chủ quyền biển đảo một cách chững chạc và trở thành một người được biết đến trong cũng như ngoài nước.
Dân oan hiện nay biết tới một Bùi Hằng với quyền sách giới thiệu về nhân quyền trên tay. Những người nông dân mất đất biết chị như một người phụ nữ sẵn sàng bay từ cực Nam của đất nước ra Hà Nội để sát cánh cùng họ. Nhưng theo chia sẻ của chị, 4 năm trước đây những khái niệm “nhân quyền” hay “dân chủ” chưa hề xuất hiện trong chị. Sáng lên từ những cuộc biểu tình chống Trung Quốc, rồi bị đày đọa trong trại cải tạo nửa năm trời, nhưng chị tranh đấu bắt đầu từ vụ kiện cáo cá nhân liên quan tới đất đai thừa kế. Từ đó chị nhìn ra những bất công của xã hội, sự tham nhũng của hệ thống quan chức và mong muốn có sự thay đổi về chính trị.
Trở lại chuyện của loạt bài viết này, không phả ai cũng đến với việc tranh đấu cho dân chủ bằng một lý tưởng hay một quan điểm đã định hình sẵn trong đầu, mà người ta có thể đến bằng nhiều con đường khác nhau, kể cả bức xúc cá nhân, hay bất đắc chí để rồi cùng hòa quyện vào dòng chảy dân chủ. Bùi Hằng hay Kim Tiến chỉ là những ví dụ nhỏ của những người tới với dân chủ không xuất phát từ một nhận thức. Điều quan trọng không phải là điểm bắt đầu của mỗi người mà là điểm kết thúc của người đó.
Nói như một chính trị gia Ba Lan mới đây, ông đã huỵch toẹt trước công luận rằng, “tôi làm chính trị vì chẳng biết làm gì khác”, nhưng ông vẫn là một chính trị gia được kính trọng. Xã hội, một cách công bằng, sẽ đánh giá con người qua những việc họ đã làm được cho cộng đồng, những giá trị họ để lại hơn là việc nhân danh những lý tưởng cao đẹp. Vậy tại sao không bắt đầu tranh đấu bằng những điều bức xúc nhỏ nhặt nhất xung quanh ta?
Trước khi dừng bài viết, xin có đôi lời về câu chuyện của Rosa Parks. Bà đã làm lịch sử nhờ sự ủng hộ của hàng ngàn người da đen khác. Họ đã tẩy chay ô tô buýt hơn một năm trời. Chấp nhận đi bộ hàng dặm dưới nắng gắt hay mưa rét và những đôi chân nứt nẻ, mệt mỏi của họ đã khiến nhà chức trách Hoa Kỳ nhìn nhận lại sự việc.
Ở Việt Nam đã có những tiếng nói, những hành động đơn lẻ đầy dũng cảm, nhưng một bà cụ về hưu hay một cô gái mất cha không thể làm nên một thay đổi lớn nào nếu không có sự ủng hộ của quần chúng, nếu hàng vạn người khác không hành động cùng họ. Hàng chục nhà dân chủ ở Việt Nam vào tù ra tội đầy can đảm nhưng đằng sau họ vẫn thiếu một công chúng, thiếu những bước chân, những bàn tay của những người xung quanh. Sự thờ ơ lãnh cảm này có thể sẽ chủ đề của một phần viết khác.
Phần tiếp: Nhận tiền của hải ngoại, có xấu hay không?
© Đàn Chim Việt

Nguyễn Thị Từ Huy - Thư gửi Giáo sư Phong Lê

Giáo sư Phong Lê kính mến,

Mong Giáo sư tha thứ cho sự đường đột của một người không quen, thuộc thế hệ đi sau của Giáo sư, vì dám gửi cho Giáo sư lá thư này.

Mới đây thôi, tôi được biết là Giáo sư có can dự vào một vụ được mọi người trong giới gọi là “Nhân văn giai phẩm hiện đại”. Vụ việc đã diễn ra khá lâu thế mà gần đây tôi mới biết, đây âu cũng là một cái lỗi khó tha thứ của một người làm việc trong lĩnh vực văn chương như tôi. Lý do là vì quá buồn chán với những thứ tầm thường, tôi tuân theo lời khuyên của dịch giả, nhà nghiên cứu văn học đáng kính Lê Hồng Sâm: “Hãy tạo ra cho mình một ốc đạo xanh tươi và hãy đọc những tác giả lớn để nuôi dưỡng thế giới của riêng mình”.

Theo các thông tin đang được lan truyền thì Đỗ Thị Thoan đã bị đuổi việc, người hướng dẫn khoa học là Phó Giáo sư Nguyễn Thị Bình bị cách chức, và Giáo sư Phong Lê có tham gia vào Hội đồng thẩm định lại luận văn của Đỗ Thị Thoan sẽ diễn ra trong những ngày tới đây. Nếu các thông tin đó là chính xác thì tôi, với tất cả sự kính trọng mà tôi vẫn luôn dành cho Giáo sư, xin phép được gửi tới ông một vài lời như sau.

Giáo sư đang tham gia vào một vụ án văn học sẽ đi vào lịch sử, không thể khác được. Phản ứng của độc giả, của văn giới trong những ngày gần đây cho thấy nó đã bước những bước vững chắc vào lịch sử văn học của thời đương đại. Vì thế mỗi hành động, mỗi phát ngôn của Giáo sư sẽ trở thành chứng tích cho một thời kỳ, sau này Giáo sư có muốn cũng không thể xóa đi được. Không phải vô lý thì người ta gọi vụ Luận văn về Mở Miệng là một vụ Nhân Văn Giai Phẩm hiện đại. Giáo sư Phong Lê là chuyên gia về văn học Việt Nam, hẳn Giáo sư biết rõ vụ Nhân Văn Giai Phẩm đã diễn ra như thế nào, các nhà văn đã bị vùi dập ra sao, và rốt cuộc người ta lại trao giải thưởng cho họ. Trường hợp của Trần Dần nổi tiếng đến mức giờ đây không còn ai là không biết.

Chưa bàn tới những phê phán, quy kết chính trị nặng nề về luận văn của Đỗ Thị Thoan, chưa bàn tới việc Đỗ Thị Thoan bị mất việc và Phó Giáo sư Nguyễn Thị Bình bị cách chức, tôi sẽ đề cập tới vào một dịp khác; ở đây, chỉ nói tới cách thức tổ chức Hội Đồng thẩm định lại luận văn này. Việc thành lập một Hội đồng như vậy, việc tổ chức một hoạt động như vậy, chỉ có ý nghĩa khi nó thực sự mang tính khoa học. Tức là Hội đồng Khoa học mới phải đối chất với Hội đồng Khoa học cũ, và phải có sự tham của tác giả luận văn. Hội đồng Khoa học cũ phải có quyền trình bày tại sao họ chấm luận văn như vậy, họ làm việc dựa trên các nguyên tắc nào. Hai bên phải thuyết phục nhau bằng các lý lẽ và chứng cứ khoa học. Tác giả luận văn phải có quyền bảo vệ luận văn của mình trước cả hai Hội đồng.

Tôi trích lại đây một đoạn trong cuốn Bàn về tự do của triết gia nổi tiếng người Anh John Stuart Mill: “các thời đại đôi khi còn vấp phải sai lầm hơn cả những cá nhân; mỗi thời đại đều đã bảo vệ nhiều ý kiến mà các thời đại sau chẳng những coi là sai lầm mà còn coi là ngớ ngẩn nữa; và hẳn là nhiều ý kiến hiện nay đang được thừa nhận rộng rãi sẽ bị các thời đại tương lai bác bỏ, cũng giống như nhiều ý kiến từng một thời được thừa nhận thì nay bị bác bỏ” (Bàn về tự do, bản dịch tiếng Việt của Nguyễn Văn Trọng, nxb Tri thức, 2005, tr.53)

Hy vọng Giáo sư sẽ tránh được cái sai lầm của thời đại này, và nếu Giáo sư đứng ở cương vị chủ trì buổi thẩm định sắp tới, hy vọng Giáo sư sẽ giúp Hội đồng tránh được sai lầm đó.

Tôi sẽ còn trở lại với nội dung của những văn bản phê phán luận văn của Đỗ Thị Thoan vào một dịp khác, vì dù sao đó cũng là công việc của tôi. Trước mắt, về quan điểm cá nhân, tôi kính trọng Phó Giáo sư Nguyễn Thị Bình vì đã hướng dẫn một luận văn như luận văn của Đỗ Thị Thoan, và ủng hộ Đỗ Thị Thoan khi cô ấy đã chọn nghiên cứu về nhóm Mở Miệng và văn học bên lề.

Kính gửi Giáo sư lời chào trân trọng nhất!

Nguyễn Thị Từ Huy
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.
Bản tin tiếng Anh

  • China's job market grows, pressure remains (Washington Post) - China's job market showed some resilience in the first half despite economic difficulties, but officials warned Thursday that employment pressure remains high.
  • Yum won't chicken out from expansion (Washington Post) - Yum Brands Inc, the owner of the KFC and Pizza Hut restaurants, said on Thursday it will maintain the speed of its expansion in China despite the tainted chicken scandal.
  • IT offers 'fresh momentum' (Washington Post) - Although several indicators point to an overall weakening in the industrial sector, officials at the Ministry of Industry and Information Technology still see major opportunities for the information technology sector in the second half of the year.
  • Shanghai raises growth by service (Washington Post) - The continued expansion of the service sector and renewed attraction of foreign investment helped Shanghai's economic performance in the first half of the year to beat the national average.
  • Business holds up for Minmetals arm (Washington Post) - China's first-half slowdown didn't really dent base metal demand, MMG Ltd, the offshore arm of China Minmetals Corp, said on Monday.
  • Foxconn expands west (Washington Post) - Foxconn Technology Group, the electronics manufacturing giant, plans to invest and set up plants in the west of China.
  • Yuan rises 34% against USD, what next? (Washington Post) - Eight years after China began exchange rate reform, the Chinese currency Renminbi (RMB), or the yuan, has advanced 34 percent against the US dollar.
  • China pushes environment forward (Washington Post) - Vice-Premier Zhang Gaoli on Friday met four foreign leaders who will attend the opening ceremony of the Eco-Forum Global Annual Conference in Guiyang, capital of Guizhou province.
  • Focus on 'green' transformation (Washington Post) - The government of Guizhou will maintain its current ecological approach to development because "sustainability plays a vital role in industrialization and urbanization while keeping the environment clean for future generations," said Zhao Kezhi, provincial Party chief and director of the Standing Committee of the Guizhou Provincial People's Congress.
  • Eco-Forum another boost for nature (Washington Post) - The annual Global Eco-Forum opening on July 19 in Guiyang, capital of Guizhou province, will provide great opportunities to boost the city's sustainability and overall development, say local officials.
  • What do pandas like for birthdays? (Washington Post) - Two giant pandas, 5-year-old Qinchuan and Lele, taste ice birthday cake at Jinbao Fairyland in Weifang, Shandong province, July 26, 2013.
  • Character building (Washington Post) - Thinking locally puts Chinese architecture in the center of today's ideas, award-winning Li Xiaodong tells China Daily reporter.
  • Exceptional and ethereal (Washington Post) - Modern visitors to the ancient town of Zhengding discover Longxing's Big Buddha is an exceptional figure — but ultimately an idiosyncratic entity that dwells in a settlement packed with peculiarities.
  • Lurking threat (Washington Post) - It can take years for a hepatitis B infection to turn into cirrhosis of the liver and even cancer, and the lack of early symptoms means people are far too complacent, experts tell Liu Zhihua.
  • Under the scorching sun (Washington Post) - Find out what Westerners and Chinese do when the sunlight is a glaring threat.
  • Folk arts are big draw for visitors to Guizhou (Washington Post) - The sixth China Kaili Original Ecological Folk Culture and Art Festival and 2013 China (Guizhou) International Folk Artworks Fair opened on Tuesday in the Qiandongnan Miao and Dong autonomous prefecture, Guizhou province and will last through Friday.
  • For showcasing ethnic culture, the plays are the thing (Washington Post) - When famous Chinese singer Song Zuying performed in Vienna in 2003 wearing traditional Miao costume, it was the first time for many Westerners to ever experience the unique charms of the ethnic group.
  • Swede ambitions (Washington Post) - Linus Holmsater thinks the Chinese work too hard and the long hours will ultimately take a toll on their health.
  • Documentary clicks capture richness of New China (Washington Post) - In 1949, there were perhaps 100 Chinese who could get their hands on a camera. In the 1960s, there were fewer than 2,000. Today, about 100 million in the country have top equipment.
  • Villagers' looks after earthquake in NW China (Washington Post) - A 6.6-magnitude earthquake jolted the region at the juncture of Minxian county and Zhangxian county in Dingxi city of Gansu province on Monday morning, killing at least 56 people, local authorities said.
  • Life of migrant workers in focus (Washington Post) - Fourteen students from Shanghai Jiaotong University followed two migrant workers from East China's Jiangxi province to make a short film about their work and living conditions to send to their hometown.
  • President Xi meets Shenzhou X astronauts (Washington Post) - Chinese President Xi Jinping on Friday met astronauts and scientists who participated in the Shenzhou X mission, extending congratulations to the success of the mission.
  • Bo Xilai indicted for corruption (Washington Post) - Bo Xilai, former Party chief of Chongqing, has been charged with taking bribes, embezzlement and abuse of power, according to the Jinan People's Procuratorate in Shandong province.
  • Abe seeking to 'contain' Beijing (Washington Post) - Japanese Prime Minister Shinzo Abe heads to Southeast Asia on Thursday for the third time this year, displaying what observers call a fervent desire to contain China.
  • Tougher plan to reduce air pollution (Washington Post) - China's environment watchdog recently issued its most comprehensive and toughest plan to control and in some regions reduce air pollution by the year 2017.
  • PLA special forces hold military contest (Washington Post) - Members of China's People's Liberation Army special forces participate in a comprehensive military contest at a PLA training base in North China's Inner Mongolia autonomous region, July 23, 2013.
  • US diplomat says China ties a priority (Washington Post) - The US diplomat for East Asia reaffirmed that building a better relationship with China is one of the three pillars of his country's policy in the Asia-Pacific region.
  • Beijing, Washington embark on new era of co-op (Washington Post) - More politicians in the United States are gradually becoming interested in Beijing's goal of building "a new type of great power relationship between China and the United States".
  • Xi urges all-out rescue effort after deadly quake (Washington Post) - President Xi Jinping has urged all-out rescue effort and put "saving life" as the top priority after a deadly earthquake hit Northwest China's Gansu province Monday morning.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét