Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 1 tháng 7, 2013

Tin thứ Hai, 01-07-2013 - cập nhật

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Nhắn tin ủng hộ ngư dân Hoàng Sa, Trường Sa: Nối tình đất liền với biển xa (LĐ).
Những hình ảnh quý tại nhà tù Phú Quốc năm 1973 (LSVN). Xem hình mới thấy tù nhân dưới chế độ VNCH được đối xử khá tốt, có điều kiện sinh hoạt văn hóa, được khám chữa bệnh, dạy nghề. Hoàn toàn khác với những miêu tả của ‘Bên Thắng cuộc’ về những nhà tù hay được họ gọi là ‘địa ngục trần gian’ của VNCH.
- Cựu (?) đại tá công an Như Phong-TBT báo PetroTimes bị nhiễm độc nặng từ nước giếng cổ ở sa mạc Sahara (GDVN). Chợt nhớ câu chuyện về cái chết bất ngờ của vợ TBT báo CAND Hữu Ước, được trang mạng Cầu Nhật Tân cho là “bí ẩn”. Chuyện của ông Như Phong, liệu có “bí ẩn” trong cách lý giải do “nhiễm độc” không, chưa rõ, nhưng trong cả hai câu chuyện, và nhiều chuyện xui xẻo khác đến với những con người từng được nắm trong tay quyền sinh sát với con người khác, nhưng lại hay có chuyện thị phi, thì dân gian thường nhắc tới hai chữ QUẢ BÁO như là lời cảnh báo con người chớ ăn ở thất đức.
- “Tố” sai phạm tại Lâm trường Sóc Sơn: Người cung cấp thông tin bị trù dập (NNVN).
- Chuyện ngược đời vẫn cứ diễn ra về “đền bù”…? (Tầm nhìn).
KINH TẾ
- Ẩn họa nuôi chồn nhung đa cấp: Đổ nợ vì chồn nhung đen (NNVN).
VĂN HÓA-THỂ THAO
- Đạo thơ trong cuộc thi thơ (TP). - LÝ SINH SỰ BÁO LAO ĐỘNG: AI MUA THƠ KHÔNG?  .- ĐẠO THƠ TẠI CUỘC THI THƠ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LẦN THỨ V: GIỌT NƯỚC TRÀN LY .- PHẠM XUÂN NGUYÊN: ĐẠO VĂN CHƯƠNG NGHỆ THUẬT, TẠI SAO? (PLTP/VC+). Câu hỏi nhức nhối này lại được đặt ra khi cuộc thi thơ đồng bằng sông Cửu Long lần 3 lại có chuyện lùm xùm về việc đạo thơ trong bài dự thi.Đây không phải lần đầu tiên xảy ra chuyện này tại cuộc thi này và việc đạo này cũng không phải chỉ ở văn chương mới có”.
- Sự kết thúc của thời đại in ấn (PBVH) –“Văn học in ấn đã từng là cách thức chủ yếu mà qua đó, công dân của một đất nước lĩnh hội những lý tưởng, những hệ tư tưởng, cách thức cư xử và phán xét, giúp họ trở thành những công dân tốt. Giờ đây, vai trò đấy ngày càng được thực hiện tốt thêm hay tệ đi, trên khắp thế giới, thông qua radio, phim ảnh, truyền hình, đầu video, các đĩa DVD, và mạng Internet?”
Giỗ đầu Nguyễn Mộng Giác (Diễn đàn Thế kỷ).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
QUỐC TẾ
- Nelson Mandela, đường tới tự do: CIA và mối liên hệ mờ ám với vụ bắt Nelson năm 1962 (NNVN).

Ba đặc trưng kinh tế Việt Nam hậu tái cơ cấu

Tiếng nói trí thức
Thứ hai, 01/7/2013 7:11 GMT+7
Tái cấu trúc(TCT)nền kinh tế, suy cho cùng, là thay đổi cơ cấu kỹ thuật, tạo lập cơ chế phù hợp,phân bổ và sử dụng các nguồn lực hợp lý, nâng cao sức cạnh tranh nhằm phát triển nền kinh tế ổn định, hiệu quả và bền vững hơn.

Tiếp nối đợt TCT kinh tế được khởi đầu từ công cuộc Đổi mới theo tinh thần Đại hội VI , về triển vọng dài hạn và tổng thể, quá trình TCT theo tinh thần Đại hội XI  và Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng lần này cần bảo đảm định hình và phát triển nền kinh tế thị trường  ở Việt Nam trong những thập niên đầu thế kỷ XXI  với 3 đặc trưng chủ yếu sau:

Thứ nhất, đó là nền kinh tế đa sở hữu, trong đó các doanh nghiệp thuộc mọi khu vực, loại hình kinh tế đều bình đẳng,  ngày càng giảm dần sự khác biệt giữa các loại hình doanh nghiệp, các thành phần kinh tế và tính chất trong nước - nước ngoài của các doanh nghiệp, cũng như các thị trường.

Trả lời phỏng vấn TTXVN nhân dịp đầu năm 2013, Chủ tịch nước Truơng Tấn Sang nhấn mạnh: “Một nội dung tư tưởng mới có ý nghĩa xuyên suốt của Nghị quyết Đại hội XI là đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, giải quyết hài hòa hơn mối quan hệ giữa tăng trưởng nhanh và phát triển bền vững, chuyển từ phát triển theo chiều rộng sang theo chiều sâu, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Ngày 19/2/2013, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định số 339/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013 - 2020. 
Khu vực kinh tế Nhà nước tiếp tục là lực lượng sản xuất quan trọng và là công cụ để Nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế, chủ yếu hoạt trong những lĩnh vực thuộc độc quyền Nhà nước liên quan đến an ninh quốc phòng, khai thác các tài nguyên quý, hiếm, hoặc tham gia kinh doanh trong những ngành, lĩnh vực nhạy cảm quan trọng, có ý nghĩa chiến lược, đảm bảo cơ sở cho sự ổn định lành mạnh và định hướng sự phát triển chung của nền kinh tế quốc gia. Kinh tế tập thể sẽ tiếp tục được đổi mới và phát triển với nhiều hình thức hợp tác đa dạng, thực chất hơn, quy mô phù hợp với thực tiễn thị trường và năng lực của đơn vị; cơ sở vật chất hiện đại và hoạt động  theo cơ chế thị trường, mang dáng dấp đời sống của một doanh nghiệp cổ phần. Các loại hình trang trại và liên hiệp trang trại, liên hiệp HTX với quy mô lớn, kinh doanh tổng hợp kết hợp công - nông - lâm nghiệp và sinh thái sẽ trở thành mô hình có hiệu quả ở các vùng ngoại ô và địa phương.

Kinh tế có vốn ĐTNN sẽ tiếp tục phát triển theo hướng tăng cường cổ phần hoá, liên doanh, liên kết , nhưng loại hình 100% vốn nước ngoài (kể cả các doanh nghiệp cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài với nhau) sẽ tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong những lĩnh vực công nghiệp xuất khẩu nói riêng, khu vực kinh tế có vốn ĐTNN nói chung; sẽ xuất hiện nhiều hơn các doanh nghiệp Việt Nam là đại lý, chi nhánh hoặc công ty con của các doanh nghiệp có vốn ĐTNN, nhất là trong các ngành sản xuất phụ trợ. Cấu trúc doanh nghiệp  theo xu hướng 2 tầng: Tầng trên là các doanh nghiệp lớn, mạnh cả về tài chính, công nghệ, hoạt động xuyên quốc gia và tổ chức theo mô hình tập đoàn, công ty mẹ – con; Tầng dưới là các doanh nghiệp vừa và nhỏ được chuyên môn hóa sâu và có quan hệ hợp tác chặt chẽ hơn với các doanh nghiệp khác, đồng thời chủ động tham gia liên kết vào các khâu của chuỗi giá trị kinh doanh toàn cầu. Tính chất quốc tế hóa bao phủ ngày càng đậm nét và xuyên suốt các quá trình sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp, từ việc tiếp cận các yếu tố “đầu vào” (nguyên liệu, công nghệ, nguồn vồn, thiết bị máy móc, kể cả nhân lực), đến quá trình tổ chức quản lý bên trong doanh nghiệp (cơ cấu tổ chức, công nghệ quản lý, các tiêu chuẩn chất lượng), cũng như việc thực hiện “đầu ra” cho các hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp (thị trường, đối tác và các luật lệ, thể chế quốc tế).

Các công ty cổ phần, đa sở hữu sẽ ngày càng trở thành hình thức chủ yếu trong tổ chức của doanh nghiệp. Các công ty tư nhân và công ty có vốn đầu tư nước ngoài sẽ ngày càng chiếm tỷ trọng lớn hơn và có đóng góp ngày càng quan trọng hơn, trở thành động lực chính cho sự phát triển kinh tế tương lai của mỗi địa phương, cũng như cả nước. Sự hợp tác, gắn kết kinh tế giữa các doanh nghiệp sẽ ngày càng đậm nét và hiệu quả hơn, cũng như ngày càng trở nên phức tạp, với sự tham gia đồng thời của tất cả các doanh nghiệp với đủ loại hình, quy mô, tính chất và trình độ phát triển khác nhau, ngày càng mang tính liên cấp, liên ngành, liên quốc gia trong sự tuân thủ các luật chơi và quy chuẩn chất lượng đồng nhất. Mỗi doanh nghiệp sẽ vừa có sự chuyên môn hóa sâu trong sản xuất -kinh doanh, vừa có sự năng động cao, sẵn sàng điều chỉnh, thay đổi, đa dạng hóa các mẫu mã, sản phẩm, lĩnh vực sản xuất kinh doanh trước những biến động nhanh chóng của thị trường và đơn đặt hàng của đối tác. Các doanh nghiệp ngày càng đòi hỏi lực lượng lao động có trình độ, chất lượng cao. Lao động trong các doanh nghiệp và trên thị trường lao động nói chung cũng sẽ có tính linh hoạt nhiều hơn và dần phù hợp với các chuẩn mực quốc tế. Nhu cầu thành lập hiệp hội những người chủ sử dụng lao động sẽ ngày càng đậm nét. Đồng thời, xuất hiện ngày càng phổ biến các hiện tượng phá sản, giải thể, chia tách và sáp nhập, mua bán chuyển nhượng các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, những khả năng và biểu hiện độc quyền kinh tế kiểu mới, phi truyền thống, phi hành chính sẽ ngày càng hiện hình trong sự đa dạng, thậm chí rất tinh vi của nó. Các tranh chấp và chấn động kinh tế, thương mại, lao động và các dạng tội phạm khác cả truyền thống và phi truyền thống, ngày càng mang tính quốc tế và liên ngành, có tổ chức hơn, trực tiếp và gián tiếp phát sinh từ quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp cũng sẽ gia tăng với mức độ phức tạp và gây hậu quả nặng nề hơn...

Thứ hai, đó là nền kinh tế ngày càng hướng vào khai thác các động lực và đáp ứng các yêu cầu phát triển theo chiều sâu và bền vững.

Khoa học công nghệ (nhất là công nghệ sạch, hiện đại), khả năng lao động tự giác, sáng tạo và trách nhiệm đạo đức của người lao động được tôn trọng (đặc biệt là bộ phận nhân lực trình độ, chất lượng cao; các nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý, nhà khoa học, tư vấn các doanh nhân, các chuyên gia và thợ giỏi...) và ngày càng trở thành động lực phát triển kinh tế mạnh nhất của đất nước. Thông tin, khoa học - công nghệ và nhân tài trở thành động lực chính cho sự phát triển doanh nghiệp. Giám đốc doanh nghiệp trở thành một nghề chuyên nghiệp. Đồng thời, các doanh nghiệp thành công cũng thường là các doanh nghiệp xây dựng và bảo vệ thành công thương hiệu, cũng như văn hóa kinh doanh đặc sắc của mình và thực hiện tốt các trách nhiệm xã hội có liên quan của doanh nghiệp. Các yêu cầu bảo vệ môi sinh, bảo vệ thiên nhiên, tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu chất phát thải và phế liệu sản xuất sẽ ngày càng được đề cao, kiểm soát chặt chẽ với sự phát động, thúc đẩy và kiểm soát ngày càng nghiêm ngặt và hiệu quả hơn của bàn tay Nhà nước. Sự phát triển các tiềm năng và tự do cá nhân; sự hợp tác và thịnh vượng về kinh tế; sự đồng thuận, dân chủ và gắn kết về xã hội, hòa hợp và thân thiện hơn với môi trường sẽ vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển của đất nước.

Thứ ba, đó là nền kinh tế vận hành theo các nguyên tắc và cơ chế thị trường mở, phù hợp với các cam kêt hội nhập quốc tế và có sự điều tiết của Nhà nước pháp quyền.

Môi trường đầu tư - kinh doanh sẽ ngày càng đậm tính thị truờng hơn, bình đẳng và đồng nhất hoá giữa các loại hình doanh nghiệp, và tuân thủ đầy đủ và ngày càng phù hợp với các cam kết hội nhập và thông lệ kinh tế quốc tế. Sẽ có sự phân biệt rành mạch hơn chức năng quản lý Nhà nước với chức năng kinh doanh. Nhà nước sẽ chủ yếu can thiệp gián tiếp vào doanh nghiệp thông qua sử dụng đồng bộ các công cụ kinh tế - hành chính (trong đó công cụ kinh tế thị trường là chủ yếu) điều chỉnh "nồng độ" môi trường đầu tư - kinh doanh để định hướng hoạt động của các doanh nghiệp theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đã thông qua, phù hợp đòi hỏi thị trường. Các cơ quan tư pháp sẽ được củng cố, được tôn trọng và hoạt động có hiệu lực, hiệu quả hơn. Các thiết chế thị trường sẽ được hình thành và phát triển đồng bộ, lành mạnh và ngày càng đóng vai trò bà đỡ, trực tiếp nuôi dưỡng, thẩm định và phán quyết hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các tổ chức đoàn thể, hiệp hội ngành nghề của doanh nghiệp cũng sẽ có sự phát triển, mở rộng quy mô, tính chất để trở nên có tính “mở” hơn, mang tính thị trường hơn, bao quát và thu hút ngày càng rộng rãi hơn các doanh nghiệp hội viên, không phân biệt nguồn gốc sở hữu, loại hình tổ chức và tính chất ngành nghề, địa phương. Vai trò hoạt động của các hiệp hội doanh nghiệp và các tổ choc phi chính phủ sẽ ngày càng tăng và củng cố trong kinh tế, đồng thời mở rộng dần sang lĩnh vực xây dựng chính sách, cải thiện môi trường đầu tư và cả các lĩnh vực chính trị -xã hội khác.

Đặc biệt, trong quá trình tái cấu trúc đó, cùng với bàn tay thị trường, cần chủ động thực hiện hiệu lực và hiệu quả vai trò của bàn tay Nhà nước với tư cách nhạc trưởng thống nhất, người khởi xướng, định hướng và thúc đẩy chung, thông qua những Quy hoạch, kế hoạch, Đề án và Dự án tổng thể và chuyên ngành thích hợp, cùng với sự hỗ trợ của các công cụ luật pháp và ngân sách nhà nước, những chính sách thân thiện với doanh nghiệp, đào tạo lao động có kỹ năng cao, xây dựng cơ sở hạ tầng, xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại, cải thiện môi trường kinh doanh có tính định hướng cao, cũng như tăng cường các hoạt động điều tiết và giám sát khác… nhằm bảo đảm các ngành nghề đựoc định huớng ưu tiên phù hợp với điều kiện, tiềm năng kinh của VN tuơng lai, khoa học và công nghệ là động lực quyết định; con người đóng vai trò trung tâm, là chủ thể sáng tạo và sử dụng khoa học, công nghệ.

Trước mắt, quá trình tái cấu trúc nền kinh tế cần bám sát các định huớng và yêu cầu sau :

Thứ nhất, tái cấu trúc về tài chính-đầu tư: Tạo thuận lợi đa dạng hóa nguồn lực và phương thức  đầu tư phát triển; Tăng dần tỷ trọng đầu tư phát triển từ các nguồn ngoài NSNN. Nhà nước tập trung đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực và các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội thiết yếu nhất; Đồng thời, khuyến khích đầu tư vào các ngành sản xuất các sản phẩm trọng điểm, có giá trị gia tăng lớn, các ngành công nghiệp hỗ trợ, sử dụng công nghệ sạch; giảm bớt chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư; tập trung nguồn lực cho các dự án tạo ra năng lực sản xuất và năng lực xuất khẩu mới, các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội thiết yếu, sớm đưa vào sử dụng; giảm bội chi ngân sách và thâm hụt cán cân thương mại; giảm chi phí kinh doanh cho doanh nghiệp; cải thiện khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp. Đối với khu vực ngân hàng, khuyến khích đa dạng hóa sở hữu, loại hình, sản phẩm dịch vụ, hợp lý về quy mô; giảm nhanh số lượng các ngân hàng và tổ chức tín dụng yếu kém; nâng cao chất lượng tín dụng và kiểm soát chặt chẽ nợ xấu, bảo đảm thanh khoản và an toàn hệ thống ngân hàng thương mại; tăng cuờng trật tự kỷ cương trong việc sử dụng ngoại tệ; ổn định giá trị đồng Việt Nam, thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán, thị trường vàng và thị trường ngoại hối. Từng bước giảm tỷ lệ cung cấp vốn cho đầu tư phát triển từ hệ thống ngân hàng thương mại, tăng tỷ trọng huy động vốn từ thị trường chứng khoán và trái phiếu doanh nghiệp.

Thứ hai, tái cấu trúc ngành, sản phẩm và công nghệ: Tái cấu trúc theo từng ngành và theo cụm nhóm sản phẩm chủ lực, trên cơ sở thị trường có sự định hướng của Nhà nước, tập trung vào một số sản phẩm cơ khí, thiết bị điện, điện tử, sản phẩm công nghệ thông tin phù hợp phương án chung của cả nước; hình thành các sản phẩm chủ lực quy mô lớn, có hiệu quả, các khu, vùng kinh tế đặc trưng và phát huy lợi thế so sánh chung của đất nước, của địa phương và của doanh nghiệp trong chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu. Tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, trọng tâm là phát triển công nghiệp hỗ trợ và các ngành dịch vụ chất lượng cao, có giá trị gia tăng lớn (đến năm 2015, Việt Nam sẽ hình thành và phát triển tối thiểu 10 sản phẩm quốc gia do các doanh nghiệp khoa học và công nghệ sản xuất dựa trên công nghệ tiên tiến); Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp với xây dựng nông thôn mới, đảm bảo vai trò chiến lược lâu dài của nông nghiệp trong việc ổn định xã hội, bảo đảm an ninh lương thực và cải thiện đời sống nông dân; Gắn kết chặt chẽ giữa khoa học công nghệ với sản xuất; giữa sản xuất, chế biến với phân phối, giữa các doanh nghiệp chế tạo với doanh nghiệp lắp ráp, các doanh nghiệp trong nước với các nhà đầu tư nước ngoài. Nhà nước tăng đầu tư đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội ở nông thôn, đầu tư phát triển công nghệ sinh học, công nghiệp chế biến nhằm tạo ra các sản phẩm có năng suất cao, chất lượng tốt, có khả năng cạnh tranh. Đầu tư mạnh hơn cho hệ thống bảo quản, dự trữ để giảm hao hụt, bảo đảm chất lượng hàng hóa, điều hoà cung cầu, ổn định giá cả.

Thứ ba, tái cấu trúc về doanh nghiệp: Mở rộng quá trình cổ phần hoá các DNNN và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; khuyến khích việc mua bán và sáp nhập để phát triển các tập đoàn kinh tế lớn, đa sở hữu, kinh doanh đa ngành, hoạt động xuyên quốc gia; Đồng thời, loại dần các DN nhỏ, yếu kém sức cạnh tranh và không có triển vọng thị trường. Đẩy nhanh tiến trình đổi mới doanh nghiệp nhà nước, cổ phần hoá và cải cách các tập đoàn, tổng công ty nhà nước theo hướng chuyên môn hoá và sáng tạo, tập trung vào những ngành nghề kinh doanh chính; thoái vốn đầu tư ngoài ngành kinh doanh chính trước 2015; nâng cao hiệu quả và tạo lập năng lực cạnh tranh dài hạn để có thể tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu. Đặt các DNNN vì lợi nhuận vào môi trường cạnh tranh và quy định các chỉ tiêu chất lượng hoạt động của doanh nghiệp. Thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc và công khai kết quả kiểm toán. Đổi mới mô hình tổ chức và quản trị tại các doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn; đồng thời, hoàn thiện các quy định về quyền đại diện chủ sở hữu và người quản lý trong doanh nghiệp có vốn nhà nước, về cơ chế quản lý tài sản nhà nước tại doanh nghiệp, cơ chế giám sát, kiểm tra và chế tài xử lý. Thực hiện công khai kết quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước. Đồng thời, có cơ chế, chính sách để thúc đẩy khu vực doanh nghiệp dân doanh tự TCT thích ứng với sự thay đổi về công nghệ và thị trường nhằm tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh doanh.

Thứ tư, tái cấu trúc thị trường: Mở rộng thị trường nước ngoài, tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu. Tăng cường kiểm tra chất lượng các mặt hàng nhập khẩu, bảo vệ người tiêu dùng và khuyến khích sản xuất trong nước. Coi trọng hơn thị trường nội địa, nhất là thị trường nông thôn, khuyến khích người Việt Nam dùng hàng Việt Nam; Khai thác có hiệu quả các thị trường có hiệp định mậu dịch tự do song phuơng và đa phuơng, khu vực và toàn cầu.

Quá trình TCT kinh tế Việt Nam được hỗ trợ bởi sự quyết tâm chính trị và đồng thuận cao; các tiềm năng và điều kiện trong nước; xu thế và cơ hội từ bên ngoài. Đồng thời, quá trình tái cấu trúc này cũng gặp không ít lực cản từ sự khó khăn trong phối hợp quá trình tái cấu trúc theo kế hoạch tổng thể rõ ràng; do lực cản từ lợi ích nhóm và yêu cầu bảo đảm sự hài hòa các mục tiêu trong quá trình tái cấu trúc kinh tế; cũng như những rủi ro thị trường và đầu tư từ tái cấu trúc, mà nổi bật là: Rủi ro về hiệu quả thị trường gắn với sự từ bỏ thị trường và sở trường, việc làm cũ, trong khi thị trường  mới và sở trường mới chưa xuất hiện ngay và sức cạnh tranh mới chưa xác lập vững chắc; Rủi ro từ nguy cơ nợ nần gia tăng gắn với thiếu hụt nguồn vốn và sự gia tăng các khoản vay mới cho tái cấu trúc; Rủi ro từ sự lạm dụng, thất thoát và tham nhũng  vốn mới cho những dự án đàu tư mới nhân danh tái cấu trúc, nhất là khu vực đầu tư công; Rủi ro từ việc lãng phí các dự án đầu tư dở dang theo mô hình đầu tư cũ…Những khó khăn và tủi ro trong TCT trên đây nếu không đuợc nhận diện và hoá giải tốt, có thể gây hệ quả trái mong đợi và làm nản lòng những quyết tâm tái cấu trúc tuơng lai…/.

TS. Nguyễn Minh Phong

Mối quan hệ tăng trưởng kinh tế với phát triển bền vững,

 
Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội là nội dung rất quan trọng của phát triển bền vững. =>
 
Ngày 20/6, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia về " Nghiên cứu, tổng kết làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển bền vững, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong công cuộc đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam".

Báo cáo Đề dẫn Hội thảo nêu rõ: Trong những năm đổi mới, Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân ta phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự quản lý của Nhà nước và đã giành được nhiều thành tựu rất quan trọng: Tăng trưởng kinh tế cao liên tục và dài hạn, xã hội phát triển. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân từng bước được cải thiện. Vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế từng bước được khẳng định. Tuy nhiên, do tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, quá trình toàn cầu hóa hội nhập quốc tế và trong điều kiện nền kinh tế thế giới đang trong quá trình khủng hoảng, nền kinh tế Việt Nam đã và đang gặp phải khó khăn, thách thức mới, rào cản mới. Những mâu thuẫn từ nội tại nền kinh tế đang đe dọa, làm giảm đi những thành quả đã đạt được của Đảng ta, nhân dân ta trong hơn hai thập kỷ qua.

Trong đó, nổi bật là: Mâu thuẫn giữa tăng trưởng với phát triển bền vững kinh tế; mâu thuẫn giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển bền vững về xã hội, thực hiện mục tiêu tiến bộ và công bằng xã hội; mâu thuẫn giữa tăng trưởng kinh tế gắn với bảo vệ môi trường, tránh được suy thoái, cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm và hủy diệt môi trường…Những vấn đề trên đã, đang đặt ra nhiều bài toán khó, cần phải có lời giải đúng đắn, khách quan, khoa học nhằm định hướng, dẫn dắt nền kinh tế Việt Nam phát triển bền vững, dựa trên cả 3 trụ cột: Kinh tế, xã hội và môi trường, trong điều kiện nguồn lực luôn “khan hiếm”. Những vấn đề ô nhiễm môi trường trầm trọng, tiến bộ công bằng xã hội còn nhiều vấn đề phải bàn, đặc biệt công bằng xã hội còn nhiều bất cập.

Hội thảo tập trung làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển bền vững, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Các nhà khoa học đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng về quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển bền vững, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; đánh giá thực trạng cơ chế, chính sách tăng trưởng kinh tế gắn với phát triển bền vững, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; kinh nghiệm quốc tế trong việc thực hiện chính sách tăng trưởng kinh tế gắn kết với phát triển bền vững, thực hiện công bằng xã hội. Trên cơ sở đó, các nhà khoa học đề xuất các quan điểm, nguyên tắc và giải pháp nhằm xây dựng và hoàn thiện khung lý thuyết, các mô hình gắn kết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển bền vững, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ở Việt Nam.

Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, Giáo sư Chu Văn Cấp (nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Chính trị - Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh) nhấn mạnh: Tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội là hai vấn đề gắn bó chặt chẽ với nhau, khó tách bạch. Giải quyết mối quan hệ này thông qua các nội dung: phát triển kinh tế gắn liền với phát triển con người; tăng trưởng, phát triển kinh tế gắn với xóa đói, giảm nghèo; phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường sinh thái.

PGS, TS Kim Văn Chính (Viện Kinh tế - Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh) nêu rõ: Phát triển bền vững hiện nay trở thành mục tiêu và điều kiện tiên quyết để đất nước Việt Nam tiếp tục duy trì và phát huy được những thành tựu đã đạt được. Quan điểm phát triển bền vững của Đại hội XI đã được thể hiện rất rõ các nội dung cơ bản bảo đảm phát triển bền vững. Để thực hiện các mục tiêu và định hướng phát triển bền vững, vai trò của Nhà nước có ý nghĩa quyết định. Nhà nước vừa là người xác lập các mục tiêu về phát triển bền vững vừa là người ban hành hệ thống thể chế, chính sách và các biện pháp tác động để thực hiện mục tiêu. Nhà nước còn giữ vai trò cầm chịch trong giám sát việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững và kịp thời điều chỉnh mục tiêu và giải pháp phục vụ các mục tiêu này.

Nêu những biểu hiện suy giảm hiệu lực của tăng trưởng kinh tế đến tiến bộ xã hội ở Việt Nam, GS.TS Ngô Thắng Lợi (Đại học Kinh tế Quốc dân) cho rằng: Quá trình thực thi mục tiêu phát triển bền vững giai đoạn 2011-2020 cần phải có sự thay đổi chính sách và cách thức tăng trưởng cũng như tác động lan tỏa của tăng trưởng đến tiến bộ và công bằng xã hội tốt hơn. Mục tiêu tăng trưởng cao bền vững và vì con người được xem như là động lực chính của mô hình tăng trưởng mới ở Việt Nam. Mô hình tăng trưởng xanh là cách thức tốt nhất để thực hiện mục tiêu hướng tăng trưởng vào đẩy mạnh tiến bộ xã hội cho con người.

Chủ đề của Hội thảo là một trong 13 vấn đề lớn thuộc Đề án nghiên cứu: Tổng kết làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta do Ban Bí thư giao cho Học viện chủ trì nghiên cứu nhằm phục vụ công tác giảng dạy cán bộ trung, cao cấp của Đảng và Nhà nước, chuẩn bị tổng kết 30 năm đổi mới đất nước và xây dựng dự thảo văn kiện Đại hội XII./.
Hương Thủy

Chính trị – Xã hội

Su-30 Việt Nam mang ‘sát thủ tầm xa’ áp chế máy bay Trung Quốc trên biển Đông _ (Soha.vn) – Không có những chiến hạm “khủng” trang bị hệ thống phòng không từ xa tới gần như Trung Quốc nhưng Việt Nam cũng có một lưới lửa phòng không tầm xa đầy uy lực trên biển Đông
Lãnh đạo Bắc Kinh tẩy chay Phó Tổng thống Philippines (RFI)  —Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cần trấn an các nước Đông Nam Á (RFI)
Bộ trưởng ngoại giao VN ‘nhấn’ vấn đề Biển Đông tại AMM-46 (ĐV)
‘Quân đội TQ ở Biển Đông đe dọa hòa bình’ (VNN)   —Hậu phản công của Philippines, Trung Quốc đồng ý tham vấn COC (GDVN)   –Trung Quốc đồng ý đàm phán COC về Biển Đông (PN)  —ASEAN-Trung Quốc: Tháng 9 sẽ chính thức đàm phán COC - (PLTP)  —Philippines chỉ trích Bắc Kinh (BBC)
Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN khai mạc tại Brunei (VOA)  —ASEAN muốn nối lại đàm phán 6 bên về Triều Tiên (RFA)  —Trung Quốc đồng ý đàm phán về biển Đông với các nước ĐNÁ (RFA)
Bổ nhiệm lãnh đạo Ban Nội chính Tỉnh ủy Bình Dương(PLTP)  –Muốn xử phạt, phải chứng minh dân có lỗi(PLTP)  —Cà Mau: Đề nghị thay nhà đầu tư để chống lãng phí cảng Năm Căn(PLTP) 
Hàng trăm phạm nhân khống chế giám thị đòi yêu sách(PLTP)  — Tù nhân nổi dậy ở trại giam Z30A Xuân Lộc, Đồng Nai (RFA)  –Cập nhật tình hình tại trại giam Xuân Lộc (RFA)
Tìm thấy trên 4.000 hiện vật từ tàu cổ Bình Châu(PLTP)   —Lấy đất dân không hoán đổi, UBND tỉnh thua kiện(PLTP)
CATP Hà Nội công bố đường dây nóng đảm bảo an ninh trật tự kỳ thi ĐH-CĐ (Soha)
Loại bỏ công chức đến cơ quan chỉ ‘đọc báo, nghe đài’ (VNN)   —Lo ‘đẻ’ thêm biên chế (VNN)
Tại chức lương nghìn đô: Chính quy còn phải ‘ngước nhìn’ (TVN)   —Khi nào có ‘làn sóng mới’ trong báo chí Việt? (TVN)  —Không họ hàng với Bộ trưởng, nhưng tôi mừng vì Bộ tiếp thu!’ (VNN)
“Bán” giấy phép xe vào đường cấm  (TN) -Theo quy định của UBND TP.Hà Nội, các loại xe tải có tổng trọng lượng từ 1,25 tấn trở lên chỉ được phép lưu hành trong tuyến nội đô từ 21 giờ ngày hôm trước đến 6 giờ sáng hôm sau, với điều kiện phải có giấy phép vào đường cấm. Việc cấp giấy phép trên danh nghĩa là miễn phí nhưng không hẳn như vậy.
“Đè” phạt người đẻ hơn 2 con  (NLĐ) -Muốn làm khai sinh cho con thứ ba, thứ tư của mình, người dân phải nộp phạt 1-1,5 triệu đồng vì “vi phạm quy định sinh đẻ có kế hoạch”! Chuyện xử phạt sai quy định này xảy ra tại xã Tân Minh, huyện Thường Tín, TP Hà Nội

Cảnh giác với những khoản vay từ Trung Quốc  -Lê Anh Hùng – (Boxitvn)

Giai cấp mới (Kỳ 10) - (Boxitvn)

Nguyễn Văn Tuấn – Sự chênh lệch của những bản án -(Danluan)

Sự dối trá đang bao trùm trong đời sống xã hội Việt Nam (DLB)

Truyền hình thằng cuội (DLB)


Trung Quốc coi quân đồn trú Philippines trên bãi Cỏ Mây là “dân tị nạn” (ANTĐ)   —-Philippines: Trung Quốc nên thôi trò dọa dẫm! (Infonet)
Nhân Dân nhật báo TQ “đánh vỗ mặt” Philippines về tranh chấp Biển Đông (GDVN)   —La Viện đưa Biển Đông vào1 trong 5 mối đe dọa quân sự lớn của TQ (GDVN)   —TQ chụp mũ Philippines “rải truyền đơn” ở Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN(GDVN)
Cam Ranh san sát tàu ngầm nguyên tử, tàu sân bay (NĐT)   —Bão số 3 tiến sát Hoàng Sa, hướng vào Móng Cái (Quảng Ninh) (GDVN)

Kinh tế

Cẩn trọng với tỉ giá mới (PLTP)  —Thuế giảm rồi mà vẫn trĩu hai vai (CafeF)  —Cần cú hích lớn hơn hạ lãi suất (VEF)
Giá gas tháng 7 tăng 13.000 đồng bình 12 kg(PLTP)  —Xuất khẩu tôm tăng trở lại(PLTP)  —Trường Hải Ô tô được gia hạn 1200 tỷ đồng tiền thuế (PLVN)  —Chủ tịch Cty Vĩnh Hưng bị bắt, hé lộ sự thật bất ngờ (VNN)  —Vàng thế giới có thể giảm ít nhất đến hết 2015 (VNN)
Ngoài thuế môn bài, hộ kinh doanh phải nộp thêm loại thuế nào? (VNN)  —“Ôm” vàng, có thể gặp rủi ro lớn!  (TN)

Thực tế bắt đầu kiểm chứng lời gang thép của NHNN (ĐV)  —Mọi thứ yên tâm tăng giá vì sức dân đã kiệt? (ĐV)  —Thương lái TQ xịt thuốc lạ vào dứa của nông dân Việt (ĐV)
Bắt Tổng GĐ Vina Megastar vì chiếm đoạt tài sản của Ngân hàng(GDVN)
Nợ xấu của các ngân hàng tại Hà Nội có xu hướng tăng (VnEc)

Thế giới

Những vũ khí của Nhật khiến Trung Quốc ’lạnh sống lưng’ (Soha)  —Mỹ ‘giăng bẫy’ hạm đội tàu ngầm Trung Quốc thế nào? (Soha)
Xe tăng, cảnh sát Trung Quốc ầm ầm kéo vào Tân Cương (PNTD)  –Trung Quốc siết chặt an ninh tại Tân Cương (RFA)  — Bạo động Tân Cương : Bắc Kinh cử hai ủy viên Bộ chính trị đến Urumqi (RFI)  –Trung Quốc: Không thay đổi chính sách đối với Đạt Lai Lạt Ma (RFI)
Tổng thống Obama trình bày mô hình đối tác với châu Phi -(VOA)  —Báo chí Đức: Mỹ nghe lén EU-(VOA)  —Ngoại trưởng Kerry tiếp tục nỗ lực hòa bình Trung Ðông -(VOA)
TT Obama : Mỹ không ngại Trung Quốc gia tăng đầu tư vào Châu Phi (RFI)   —Bắc Triều Tiên triển khai nhiều dàn phóng rocket dọc biên giới với Hàn Quốc (RFI)
Nữ thủ tướng Thái Lan kiêm nhiệm thêm chức Bộ trưởng Quốc phòng (RFA)  — Bà Yingluck kiêm Bộ trưởng Quốc phòng (BBC)
Bạo động giết chết 41 người trong khi Thủ tướng Anh đến thăm Pakistan-(VOA)  —Campuchia rút lại lệnh cấm chương trình phát thanh nước ngoài-(VOA)  –Cam Bốt: Các đài phát thanh nước ngoài được phát sóng trở lại (RFI)
Ai Cập: Biểu tình lớn nhất kể từ sau cuộc nổi dậy 2011-(VOA)   —Biểu tình đòi công lý ở Thổ Nhĩ Kỳ-(VOA)
Greenpeace và chiến dịch “Bảo vệ đại dương” (RFA)

Văn hóa – XH-MT-Giáo dục – Khoa học

Tuyển sinh ĐH, CĐ 2013: Đề thi tuyển sinh không đánh đố(PLTP)
Đề thi không ra những phần giảm tải (TN)

TBT báo PetroTimes bị nhiễm độc nặng từ nước giếng cổ ở sa mạc Sahara (GDVN)
Đà Nẵng: Mở cao điểm xử lý tình trạng ăn xin biến tướng(PLTP)  —Côn đồ bến xe miền Tây nhốt người để trấn lột(PLTP)   — Côn đồ lộng hành cả hai bến xe miền Tây lẫn miền Đông (TT)Một tranh chấp, tòa xử hai lần(PLTP)
Tung hô ‘bà Tưng’ hay là sự ‘đứt gãy’ trong một bộ phận giới trẻ? (VNN)  —3 thanh niên đánh 1 ông già, 2 thanh niên bị chết (TN)  —Phá băng chia ca đi… cướp giật(TN)   —Tử vong vì ăn sầu riêng và uống rượu(TN)- Bên Thái Lan.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét