Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 1 tháng 7, 2013

Bài đáng chú ý

Các đảo Trung Quốc chiếm đóng trái phép ở QĐ Trường Sa

Xin gửi đến Quý độc giả loạt bài viết Danh sách thực thể bị chiếm đóng ở quần đảo Trường Sa, liệt kê danh sách các thực thể địa lí theo sự chiếm đóng của từng quốc gia, xếp đồng thời theo thứ tự bảng chữ cái và theo bản chất địa lí. Vì danh sách này chỉ dựa theo các nguồn có thể kiểm chứng được nên trong thực tế, có thể các quốc gia chiếm đóng hoặc khống chế nhiều hơn hoặc ít hơn. Brunei là quốc gia duy nhất chưa chiếm thực thể địa lí nào.

TRUNG QUỐC KIỂM SOÁT

(Tổng cộng: 7 thực thể địa lí; tất cả đều là rạn san hô).

1. Đá Châu Viên

Đá Châu Viên
Đá Châu Viên
A Cuarteron Reef
F Calderon
H 华阳礁
Tọa độ: 8°54′B 112°52′Đ
Mô tả sơ lược: Là một rạn san hô vòng đa phần chìm ngập dưới nước, nằm về phía đông của đá Đông. 

2. Đá Chữ Thập
Đá Chữ Thập
Đá Chữ Thập
A Fiery Cross Reef
Northwest Investigator Reef
F Kagitingan
H 永暑礁
Tọa độ: 9°35′B 112°54′Đ
Mô tả sơ lược: Là một rạn san hô lớn nằm tách biệt khỏi các thực thể khác. Tổng diện tích hơn 110 km2. Đây là trung tâm đồn trú của Trung Quốc tại Trường Sa. 

3. Cụm đá Ga Ven
Quân Trung Quốc xây dựng nhà nổi công sự kiên cố trên Đá Ga Ven sau khi dùng vũ lực chiếm đoạt Đá Ga Ven của Việt Nam
Quân Trung Quốc xây dựng nhà nổi công sự kiên cố trên Đá Ga Ven sau khi dùng vũ lực chiếm đoạt Đá Ga Ven của Việt Nam
A Gaven Reefs
H 南薰礁
Tọa độ: 10°12′B 114°13′Đ
Mô tả sơ lược: Cụm này gồm hai rạn san hô là đá Ga Ven và đá Lạc, lần lượt nằm cách đảo Nam Yết 8,5 và 7 hải lí về phía tây. 

4. Đá Gạc Ma
Đá Gạc Ma
Đá Gạc Ma
A Johnson South Reef
F Mabini
H 赤瓜礁
Tọa độ: 9°42′B 114°17′Đ
Mô tả sơ lược: Là một rạn san hô nằm ở đầu mút tây nam của cụm Sinh Tồn và là một trong ba địa điểm diễn ra trận Hải chiến Trường Sa vào tháng 3 năm 1988. 

5. Đá Tư Nghĩa
Đá Tư Nghĩa
Đá Tư Nghĩa
A Hughes Reef
H 东门礁
Tọa độ: 9°56′B 114°31′Đ
Mô tả sơ lược: Là một rạn san hô nằm ở phía tây tây bắc của đảo Sinh Tồn Đông. Chỉ nổi lên khỏi mặt nước khi thuỷ triều xuống. 

6. Đá Vành Khăn
Đá Vành Khăn
Đá Vành Khăn
A Mischief Reef
F Panganiban
H 美济礁
Tọa độ: 9°55′B 115°32′Đ
Mô tả sơ lược: Là một rạn san hô vòng đa phần chìm dưới nước, nằm cách đảo Vĩnh Viễn 51 hải lí về phía nam. Đây là nơi từng diễn ra nhiều tranh chấp căng thẳng giữa Philippines và Trung Quốc trong thập niên 1990. 

7. Đá Xu Bi
Đá Xu Bi
Đá Xu Bi
Mô tả sơ lược: Đá Xu Bi là một rạn san hô vòng thuộc cụm Thị Tứ của quần đảo Trường Sa, Việt Nam.
(Theo phungquangthanh.net)

Dân Hồng Kông biểu tình đòi thêm dân chủ

Biểu tình tại Hồng Kông đòi thêm dân chủ. Ảnh ngày 01/07/2013
Biểu tình tại Hồng Kông đòi thêm dân chủ. Ảnh ngày 01/07/2013 (Reuters)

Ngày 01/07/2013, đúng kỷ niệm 16 năm ngày Hồng Kông được giao trả lại Trung Quốc, hàng chục ngàn người dân thuộc địa cũ của Anh Quốc lại xuống đường để đòi thêm dân chủ và đòi lãnh đạo đặc khu hành chính này từ chức.

Theo dự báo của ban tổ chức, sẽ có hơn 400 ngàn người tham gia cuộc biểu tình, nhưng có lẽ do trời mưa to, nên cuối cùng chỉ có khoảng 50 ngàn người tuần hành, theo tin của báo chí Hồng Kông.

Qua cuộc biểu tình hôm nay, các nhà hoạt động dân chủ lên án việc chính quyền Hoa lục ngày càng xen vào công việc nội bộ của Đặc khu hành chính này. Những người biểu tình đòi Đặc khu trưởng Đặc khu hành chính Hồng Kông Lương Chấn Anh từ chức, vì họ cho là ông này quá phục tùng Bắc Kinh. Lãnh đạo Hồng Kông được bầu lên bởi một cử tri đoàn mà đa số là những nhân vật thân Bắc Kinh. Cuộc biểu tình hôm nay 01/07/2013 chính là nhằm đòi quyền phổ thông đầu phiếu, bầu trực tiếp Đặc khu trưởng.

Ngoài ra, những người biểu tình cũng muốn bày tỏ thái độ bất mãn trước các vấn đề xã hội tại Hồng Kông, nơi mà cách biệt giàu nghèo ngày càng lớn và giá địa ốc tăng vọt.

Vào sáng sớm tiếng quốc thiều Trung Quốc đã vang lên từ trung tâm hội nghị Hồng Kông, nơi tổ chức lễ thượng kỳ đánh dấu ngày Hồng Kông trở lại thuộc chủ quyền Trung Quốc. Đã xảy ra vài va chạm giữa cảnh sát với một nhóm những người chống đối Đặc khu trưởng Lương Chấn Anh. Những người này đã đốt hình nộm Lương Chấn Anh.

Thanh Phương (RFI)

Ngoại trưởng Mỹ : Nên làm dịu tình hình Biển Đông

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry gặp đồng nhiệm Trung Quốc Vương Nghị tại Brunei 01/07/2013 (REUTERS /J. Martin)
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry gặp đồng nhiệm Trung Quốc Vương Nghị tại Brunei 01/07/2013 (REUTERS /J. Martin)

Trong cuộc gặp các đồng nhiệm ASEAN ngày 01/07/2013, tại Brunei, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry kêu gọi làm dịu tình hình tại Biển Đông, nơi mà các tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa một số nước Đông Nam Á và Trung Quốc đang gây căng thẳng.

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nhấn mạnh: « Chúng tôi rất quan tâm đến cách thức đề cập xử lý các tranh chấp tại Biển Đông và ứng xử của các bên liên quan », « với tư cách là một quốc gia ở Thái Bình Dương và là cường quốc trong khu vực này, Hoa Kỳ có lợi ích quốc gia trong việc duy trì hòa bình và an ninh, tôn trọng luật pháp quốc tế, trao đổi thương mại không bị ngăn cản và tự do hàng hải tại Biển Đông ».

Lãnh đạo ngành ngoại giao Mỹ cũng bày tỏ hy vọng các nước liên quan xây dựng được bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông – COC nhằm làm dịu tình hình. Hồ sơ này tiến triển chậm chạp do có sự dè dặt của Trung Quốc. Do vậy, Ngoại trưởng Mỹ tái khẳng định: « Hành động chúng tôi không nhằm làm chủ hoặc chống lại một nước nào ».

Trung Quốc tuyên bố có chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển Đông, nơi có nhiều tuyến hàng hải quốc tế quan trọng đối với thương mại thế giới và cũng là vùng được coi là có nhiều tiềm năng về dầu khí, nguồn hải sản.

Căng thẳng do tranh chấp chủ quyền biển đảo gia tăng thêm một nấc, khi Philippines, trong cuộc họp của ASEAN ngày hôm qua 30/06/2013, đã công khai tuyên bố rằng sự hiện diện đông đảo các tàu quân sự và bán quân sự của Trung Quốc tại Biển Đông là một mối đe dọa hòa bình trong vùng.

Vấn đề hạt nhân Bắc Triều Tiên cũng được Ngoại trưởng Mỹ đề cập đến trong các cuộc gặp đồng nhiệm Trung Quốc, cũng như với các Ngoại trưởng Hàn Quốc và Nhật Bản.

Sau cuộc gặp song phương Mỹ-Trung, Ngoại trưởng John Kerry tuyên bố rằng Washington và Bắc Kinh « tái khẳng định mạnh mẽ sự thành tâm cam kết của hai nước nhằm phi hạt nhân hóa Bắc Triều Tiên ».
Đức Tâm (RFI)
 

1870. Ý kiến về Thư của 33 học giả và chuyên gia thế giới

Thái Văn Cầu
30-06-2013
Sau khi phổ biến Thư của 33 học giả và chuyên gia thế giới, người ký thư nhận được nhiều hồi đáp, qua địa chỉ điện thư đã cung cấp.[1]
Trong khi tuyệt đại đa số bày tỏ sự hậu thuẫn, có vài ý kiến tương tự như sau:
“Thiết nghĩ, đã là các nhà khoa học thì bất cứ vấn đề gì đưa ra phải được họ nghiên cứu, cân nhắc kỹ lưỡng, chứ sao lại nói sai sự thật như thế được?
Trò mạo danh người này, người khác viết “tâm thư” sai sự thật “tung” lên các trang mạng tuy không phải là mới, nhưng lâu nay vẫn được các thế lực thù địch lợi dụng để đưa tin xuyên tạc, kích động. Mong sao, các nhà khoa học không bị lợi dụng để cuốn vào ý đồ xấu xa đó.”
[2]

Bài báo từ mạng qdnd.vn có mặt với tốc độ nhanh chóng, chỉ một ngày sau khi Thư được gửi đến lãnh đạo Việt Nam và cho phổ biến công khai.
Dù động cơ của người viết có thể khác nhau nhưng kết luận của ý kiến như trên giống nhau: 33 người ký Thư không có “thông tin hai chiều”, “thông tin trung thực”!
Thư của 33 học giả và chuyên gia thế giới, trên cơ sở thông tin của các cơ quan truyền thông và tổ chức nhân quyền quốc tế, nêu lên hai điểm chính:
1. Bày tỏ quan ngại cho sức khoẻ và an toàn của tù nhân lương tâm Cù Huy Hà Vũ
2. Kêu gọi Nhà nước Việt Nam, vì quyền lợi đất nước, thực hiện đối thoại với người khác quan điểm, khác chính kiến, thay vì sách nhiễu, biến họ thành tù nhân lương tâm

Ở điểm #1, có ít nhất là hai nhận định gần như đối nghịch nhau về sức khoẻ và an toàn của ông Cù Huy Hà Vũ: từ Nhà nước và từ gia đình ông Cù Huy Hà Vũ.
Sự thật nằm trong giới hạn của hai nhận định này.
Theo định nghĩa quốc tế, ông Cù Huy Hà Vũ là tù nhân lương tâm, đang bị Nhà nước giam giữ.[3]
Nhà nước, không phải gia đình ông Cù Huy Hà Vũ, có nhiệm vụ phải đưa chứng cứ rõ ràng và vững chắc, hậu thuẫn cho nhận định của họ.
Trong thời đại tin học, thông tin từ khắp nơi trên thế giới nằm ở đầu các ngón tay, thông tin di chuyển với tốc độ nhanh hơn nháy mắt con người.
Trong thời gian qua, thông tin của Nhà nước về trường hợp ông Cù Huy Hà Vũ chưa đủ sức thuyết phục. Chứng cứ trong nhận định của Nhà nước có nhiều lỗ hổng.
Tính thuyết phục cho chứng cứ của Nhà nước có thể gia tăng, và giúp củng cố mức độ sự thật trong nhận định của họ, nếu Nhà nước đáp ứng đề nghị của nhân sĩ, trí thức đưa ra ngày 13/6/2013.[4]
Thiếu sự nghiêm túc đối thoại trước đề nghị trên, cũng như thiếu sự nghiêm túc đối thoại trước các kiến nghị hay thư ngỏ của nhân sĩ, trí thức trong nhiều năm qua về những vấn đề hệ trọng ở tầm vóc quốc gia, dẫn đến hại nhiều hơn lợi cho đất nước, và trong thời đại tin học, dẫn đến hại nhiều hơn lợi cho Nhà nước trước dư luận quốc tế.[5]
Ở điểm #2, hành động bắt giữ, kết án tù nhiều năm những người bày tỏ ý kiến ôn hoà như Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Nguyễn Tiến Trung, Phan Thanh Hải, Tạ Phong Tần, Việt Khang, Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha, v.v. vi phạm nghiêm trọng các điều khoản quy định trong Hiến pháp Việt Nam và trong “Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị” của Liên Hiệp Quốc mà Nhà nước cam kết thúc đẩy và tôn trọng khi gia nhập năm 1982.
Không những thế, hành động như trên đi ngược lại với trào lưu dân chủ trên toàn cầu, đào sâu hố ngăn cách giữa Việt Nam và cộng đồng thế giới [6]; nó hoàn toàn bất lợi cho Việt Nam trong quá trình xây dựng đất nước và bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông, trước mối đe dọa ngày càng gia tăng của ngoại bang.[7]
Đây là thực tế, là sự thật không ai chối cãi hay phủ nhận được.
Tóm lại, trong công tác khoa học, nghiên cứu, người ký Thư luôn luôn tuân thủ nguyên tắc làm việc nghiêm túc, phản biện và lắng nghe phản biện, sẳn sàng đối thoại, trong nỗ lực tìm hiểu, phát hiện nét đặc trưng trong chính trị, kinh tế, lịch sử, văn hoá, xã hội, v.v. của Việt Nam, trên nền tảng tôn trọng sự thật.
Thư của 33 học giả và chuyên gia thế giới, phát sinh từ tình cảm đặc biệt của người ký Thư dành cho Việt Nam, không đi ngoài nguyên tắc trên.
Chú thích:
1- Thư của học giả và chuyên gia thế giới bày tỏ quan ngại về tình trạng sức khỏe và điều kiện giam giữ hiện tại của Ông Cù Huy Hà Vũ
3.  Free Prisoners of Conscience
4.  “Những lá thư ngỏ gửi đến một số người đại điện cơ quan quyền lực tối cao về tình trạng tuyệt thực của người tù Cù Huy Hà Vũ – những cuộc gặp trực tiếp ở Tổng cục 8 Bộ Công an – và một vài kết quả bước đầu”, Nguyễn Huệ Chi, Lê Hiền Đức, Phạm Duy Hiển, và các nhân sĩ, trí thức khác; Nguyễn Trọng Vĩnh; Trần Vũ Hải và Nguyễn Thị Dương Hà.
5. “Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp năm 1992”
“Lời kêu gọi thực thi Quyền Con người theo Hiến pháp tại Việt Nam”
“Thư ngỏ của các nhân sĩ, trí thức gửi Quốc hội, Lãnh đạo Nhà nước và ĐCS VN”
6.  “Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị, 1966”
Nghị quyết của Nghị viện Châu Âu về Việt Nam ngày 18/4/2013
Dự luật nhân quyền Việt Nam năm 2013
7. “Biển Đông : Bước lùi chiến thuật của Việt Nam trước áp lực Trung Quốc”, Ngô Vĩnh Long
“Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trả lời phỏng vấn báo chí Indonesia”
“Indonesia, Vietnam, Code of Conduct in South China Sea”

1871. Khi nào có “làn sóng mới” trong báo chí Việt?

Đôi lời: Muốn có mấy lời bình về bài báo, toàn những dấu hỏi từ cái tựa cho tới câu kết, nhưng chưa kịp nghĩ ra, đã có một độc giả phản hồi đôi ý đáng bàn:
.
“Tôi chưa thấy tác giả Vi Thùy Linh 8x này có những bài viết về Biển Đông, về nguy cơ giặc Tầu xâm phạm lãnh hải lãnh thổ của Tổ quốc, về những người nông dân lâm vào cảnh người cầy không có ruộng do nạn cướp đất của một tầng lớp mới nảy nòi ‘tư bản đỏ’. Tác giả 8X giọng kẻ cả, dạy dỗ, cô tuyên dương bạn trẻ Đỗ Doãn Hoàng, bạn này cũng có máu hay dạy dỗ như cô. Hôm nọ đọc một bài của ĐDH thấy bạn ấy lên giọng ‘muốn trở thành nhà báo tử tế thì phải bỏ ngay Facebook”(?)”
TuanVietnam.net
Tác giả: VI THÙY LINH
Bài đã được xuất bản: 01/07/2013 02:00 GMT+7
.
Đội hình phóng viên trẻ hôm nay không dễ tìm người “máu nghề”, xả thân, chưa nói “hết mình” tận lực?
.
“Làn sóng mới” chính là những người viết trẻ dồi dào bút lực và khát vọng cống hiến, khẳng định tài năng. Câu hỏi này không sợ “chậm thời sự”, dù ngày Báo chí Việt Nam 21/6 đã qua một tuần. Báo chí là nhu cầu xã hội, công việc hàng ngày của những người làm báo, nên câu hỏi trên lúc nào cũng thời sự và… khó trả lời.

Không có “đinh”, không thấy “đỉnh”
Đừng vội “mắng” người viết hỏi thừa, cũng chớ vội trả lời: Phóng viên (PV) trẻ rất đông, được gia tăng lực lượng mỗi năm, nhất là ở các thành phố lớn. Đến Cung văn hóa Việt Xô- Hà Nội dự lễ trao giải Báo chí Quốc gia lần thứ bẩy, tối 21/6, tôi buồn ngay ở đó và đến bây giờ. Ngày Báo chí VN, đỉnh điểm là cuộc trao giải, thành ngày hội của cả nghìn nhà báo tại chỗ và hàng vạn nhà báo toàn quốc, sao lại  nặng lòng lâu thế?
Hàng đoàn nhà báo xếp hàng tại lối đi bên phải khán phòng theo sắp xếp của nhà Đài, chờ lên nhận giải kịp thời vì truyền hình trực tiếp VTV1, giải C, giải B rồi giải A. Hàng đoàn tác giả, ken nhau đứng đầy sân khấu, ngồi bên dưới, không nhìn rõ, nhìn hết các gương mặt.
Lễ trao giải lần sáu có Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đến dự và lần bẩy có Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, biểu lộ rõ sự quan tâm, kỳ vọng của các vị lãnh đạo cao cấp với nền báo chí đương đại. Giải Báo chí QG lần bẩy có 78 tác phẩm thuộc 11 loại giải được trao: Năm giải A, 28 giải B, 45 giải khuyến khích. Lần đầu tiên, giải Báo chí QG có tới năm giải A!
“Toàn cảnh” danh sách tác giả, chủ yếu là loạt bài của nhóm tác giả hoặc một tác phẩm của “chùm” tên PV. Không có “đinh”, không thấy “đỉnh”, không tác giả trẻ nào đáng chú ý – lột tả một giải thưởng Báo chí QG như thế là buồn xa xót cho nghề. Như có nhiều đồng ca hợp xướng mà không ai solo, lĩnh xướng. Lắm giải A mà vắng “sao”, thật đáng tiếc.
Trao đổi với nhà báo Hà Minh Huệ – Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo VN, kiêm Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng giải Báo chí QG 2013, ông cho biết:
Chúng tôi mong muốn và luôn nỗ lực tìm kiếm những cây bút nổi bật chứ không phải xu hướng chấm giải năm nay là theo nhóm tác giả. Ngặt nỗi tác phẩm đưa lên từ các chi hội cơ sở toàn là loạt bài. Các hội đồng chỉ có thể chấm trong số những bài được đưa lên, tức là đánh giá theo phong trào, tìm tác phẩm khá nhất trong số đã có, chứ không phải là những tác phẩm xuất sắc nhất của Báo chí VN năm quaĐúng là quá thiếu những cây bút trẻ tài năng, đam mê,thể hiện qua những tác phẩm gây dư luận xã hội.
Tôi đã hỏi những nhà báo uy tín: Ai là cây bút nổi bật giải Báo chí QG 2013? Không ai có câu trả lời. Bất cứ cuộc thi nào, ở lĩnh vực nào, dù “đãi cát tìm vàng” hay “bó đũa chọn cột cờ”, đều nhằm tìm ra người nổi bật nhất để tôn vinh.
1
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trao giải cho các tác giả đoạt giải cao trong giải báo chí quốc gia lần 7. Ảnh: Nghebao.org
Giọng hát, sắc đẹp, thành tích kỷ lục thể thao hay sáng tạo các loại hình nghệ thuật đều chọn tác phẩm, chính là tôn vinh tài năng tác giả. Giải Báo chí QG 2013 là cái cớ để những người tâm huyết với nghề báo suy nghiệm về đội ngũ những bây bút trẻ hôm nay, thế hệ 8X, 9X. Báo chí là lĩnh vực tiếp xúc trực tiếp từng phút từng giờ với xã hội, là loại hình nhạy cảm, nhạy bén nhất.
Tính tương tác phản biện giữa xã hội và báo chí là trục xuyên suốt của nhu cầu thông tin và xây dựng đất nước. Mà vận hành vũ bão của truyền thông có tác động, thay đổi, góp phần xây dựng nền kinh tế, mọi mặt của đời sống xã hội và chính nó.
Như thế, ở thời đại nào, báo chí cũng đều giữ vai trò xung kích… Làm báo vất vả, vắt sức tận lực, lăn lộn vào những  “mảng nóng” vùng sâu xa, các bài điều tra gai góc hay phóng sự gây chấn động, buộc người viết phải quyết liệt, xả thân.
Đòi hỏi tiên quyết và căn bản nhất của báo chí là sự thật, và sự thật được tìm hiểu, đưa đến bạn đọc nhanh, hay, ấn tượng, không chỉ cần lòng nhiệt tình, mà còn là sự tìm tòi, tâm huyết và tài của PV. Những cây bút cự phách của làng báo trong mọi thể loại, hầu hết thuộc báo viết, báo in, nay đã lớn tuổi. Thế hệ kế tiếp đâu? Trao giải  cho loạt bài hay nhóm tác giả, không phải là xu thế của giải Báo chí QG. Hay xu hướng bây giờ là “ê – kíp”, hoạt động theo nhóm?
Nếu báo hình luôn đòi hỏi người thực hiện là nhóm PV (cần quay phim, biên tập và kỹ thuật, dựng băng), thì báo viết là khu vực dễ nhận ra tài năng thực sự của người viết – chủ thể chịu trách nhiệm tác phẩm rõ nhất, vì hoạt động tương đối độc lập.
Loạt bài, nhóm tác giả theo xu hướng “công trình tập thể” là hiện thực “trống vắng” cây bút có tài, dám đương đầu, nhất là với thế hệ 7X, 8X, 9X – lực lượng sung sức nhất của làng báo VN. Vẫn biết, sức trẻ còn do tâm lý, tư duy, song tuổi tác quyết định khá lớn đến phạm vi tác nghiệp của nhà báo, dù có những cây bút lớn tuổi mà tâm hồn vẫn trẻ, song lực bất tòng tâm, không đủ sức đi xa, vất vả.
Mảng phóng sự báo in, tôi tìm sau Đỗ Doãn Hoàng (sinh năm 1976, báo Lao động), PV “máu nghề” có Nguyễn Hữu Phùng Nguyên (báo Tiền phong), Trần Việt Dũng, Võ Văn Thành (báo Tuổi trẻ) chịu đi. Còn ai nữa tên tuổi? Tìm tiếp những cây bút trẻ có năng lực viết phóng sự – đội quân “tiên phong” của đội ngũ làm báo sao ít thế!
Sự thực cần báo động
Học viện Báo chí – Tuyên truyền, lò đào tạo lớn nhất nước, mỗi năm cho ra trường 200 cử nhân báo chí hệ chính quy. Lúc cần điểm danh, dồn mấy khóa, lại chẳng quá được một tá nhân tài?! Nhà báo, chức danh “tĩnh”, gọi là “phóng viên”, tính năng động cao hơn. Đội hình PV trẻ hôm nay không dễ tìm người “máu nghề”, xả thân, chưa nói “hết mình” tận lực?
Không dễ điểm tên những “cây viết” của các thể loại. Có người viết được nhiều thể loại, có người viết mãi vẫn không ra hồn một… loại nào. Vì ít yêu nghề, hay ngày ngày nặng mưu sinh cơm áo, tham vọng trước mắt làm họ chai mòn, nhát gan, lười biếng?
Dám trả giá là sự đầu tư cho một sự nghiệp lâu bền: Từ thức đêm, chịu khó, trăn trở nghề đến những đối mặt nguy hiểm khi tác nghiệp. Không thể gọi PV xào xáo thông tin từ Facebook, cop nhặt trên mạng thành bài đều đều không biết ngượng là “phóng viên salon”, gọi thế quá sang cho kẻ thiếu đạo đức nghề.
Tôi cũng không thấy việc những bài báo, PV tâm huyết viết cho báo in, báo in đưa lên Web của chính mình, rồi bị các báo điện tử, các trang mạng xã hội lấy lại, cắt xén, thay đổi tít bài hay để nguyên mà bỏ tác giả, nghiễm nhiên không xin phép báo gốc và không trả nhuận bút tác quyền, là biểu hiện của sự “phát triển tin học”!
Số lượng “bồi bút” háo danh, chụp giật ngày càng tăng. Họ săn rình, hóng hớt, cắt xén thông tin, “đạo văn” ngang nhiên như cơm bữa. Đừng đổ hết tội cho đám ca sĩ, người mẫu tự phong là dễ dãi, rẻ tiền, khi có sự phối hợp, đón lõng của cả hai bên cùng có lợi: Sự hợp  tác của PV “lá cải” với một bộ phận của giới showbiz là phối hợp “ăn ý”. Một bộ phận PV làm việc kiểu “ăn xổi”, “hớt váng” như thế mà không bị xử lý.
Sự “hot” từ chuỗi tin đồn, tít giật gân, những câu chuyện, phát ngôn gây sốc bị đổ đồng là “nổi tiếng”, khiến từ này trở nên mất giá trị. Ngày càng thiếu hiếm những bài báo gây xúc động, hiệu ứng xã hội, góp phần thay đổi những số phận khốn khổ, nhỏ nhoi, những tác phẩm đấu tranh vì lẽ phải, công bằng! Vì đâu?
Chế độ đãi ngộ ít, nhuận bút chưa tương xứng hay vì không có lửa nghề, không chịu cực nhọc, hy sinh mà ngay những bài viết về đề tài đô thị, làm ngay tại thành phố, các PV cũng biếng nhác từ việc thẩm định thông tin, tìm hiểu nhân vật đến kiếm các chi tiết độc đáo, chọn cách thể hiện mới? Tính sáng tạo, dấn thân, dự báo là những đòi hỏi xa xỉ?
Không đem đòi hỏi của lý thuyết báo chí và kỳ vọng của xã hội, của các vị lãnh đạo cao cấp đặt vào lực lượng làm báo để phán quyết tổng thể, nhưng sự thực cần báo động là nền báo chí đương đại hiện nay, với 1,7 vạn nhà báo có thẻ hành nghề của Bộ Thông tin Truyền thông, 1,9 vạn nhà báo có thẻ hội viên Hội Nhà báo VN, thiếu vắng nghiêm trọng  “làn sóng mới” những người viết say nghề, hăng hái lao động?
Định danh, khẳng định của một cây bút không chỉ duy nhất đánh dấu bằng giải thưởng, mà phải được nhớ bởi độc giả, được bạn đọc tín nhiệm, đón tìm đọc.
Tôi, một cây viết thế hệ 8X, vẫn hy vọng về lửa nghề và tâm huyết của thế hệ đồng lứa lẫn sau mình. Không ít em thi vào trường báo để “khớp lệnh” cha, mẹ truyền con nối, khi chẳng có năng khiếu gì, do không thi vào đó cũng không biết thi trường nào cho đỗ. Thi vào để ra trường còn có người nhà nâng đỡ, xin việc làm. Mục đích cơm áo thực dụng ấy là sự thật, hơn là vì năng khiếu, đam mê. Quá mức “xa thực tế”, xa xỉ ư, khi đợi chờ lý tưởng nghề ở đội ngũ những người viết báo rất đông mà vẫn thấy thiếu trên một đất nước dân số trẻ đang phát triển?

Nguyễn Hưng Quốc - Chính trị Úc: Trò chơi quyền lực trong một chế độ dân chủ

Nhà cựu lãnh đạo Australia Kevin Rudd, đã tuyên thệ nhậm chức Thủ Tướng Úc, 3 năm sau khi ông bị bà Julia Gillard lật đổ.

Ngày 26/6 vừa qua, tại Úc lại có cuộc đảo chính: Cựu Thủ tướng Kevin Rudd lên thay thế đương kim nữ Thủ tướng Julia Gillard.

Đó là cuộc đảo chính thứ hai trong vòng hơn ba năm tại Úc. Lần trước, ngày 24/6/2010, Julia Gillard, lúc ấy là Phó thủ tướng, đảo chính Kevin Rudd để lên nắm quyền.

Suốt ba năm và hai ngày giữa hai cuộc đảo chính là vô số các âm mưu giành giật quyền lực, lúc âm thầm lúc lộ liễu, khiến chính trường Úc nhiều lúc giống như một sân khấu đầy kịch tính, trên đó, ngoài hai diễn viên chính, Kevin Rudd và Julia Gillard, còn lố nhố các diễn viên phụ khác.

Sinh năm 1957, Kevin Rudd là một người có máu chính trị gần như bẩm sinh. Mười lăm tuổi, tham gia đảng Lao Động; 24 tuổi, sau khi học xong Cử nhân về Á châu học (ngành học chính là ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc), ông làm việc trong ngành ngoại giao; 31 tuổi trở thành Dân biểu Quốc Hội liên bang; tám năm sau, trở thành lãnh tụ đảng Lao Động (thay thế Kim Beazley); một năm sau đó, trong cuộc bầu cử năm 2007, ông đánh bại đương kim Thủ tướng John Howard để trở thành Thủ tướng thứ 26 của Úc vào lúc vừa được 50 tuổi.

Một hai năm đầu, Kevin Rudd được xem là một vị Thủ tướng rất giàu sáng kiến và đầy quyền lực. Giới bình luận chính trị khen ông có đầu óc chiến lược, tận tụy, làm việc không biết mệt mỏi. Nhưng sau, tiếng tăm và uy tín của ông cứ mờ dần. Cung cách làm việc quá chi li (micro-management) của ông khiến nhiều người trong đảng bất mãn. Ngày 23/6/2010, Phó Thủ tướng Julia Gillard tuyên bố không đồng ý với cách làm việc của ông và thách thức ông tổ chức cuộc bầu cử trong nội bộ các dân biểu và nghị sĩ trong đảng. Sau mấy tiếng đồng hồ thăm dò, biết mình thua, ông tuyên bố từ chức và Julia Gillard lên thay thế. Cuộc “đảo chính” diễn ra một cách gọn gàng và nhanh chóng trong một buổi tối. Nhiều người Úc, tối, ngủ sớm, hoặc không theo dõi tin tức, sáng 24/6 thức dậy, mới biết nước mình có Thủ tướng mới. Và là nữ Thủ tướng đầu tiên trong lịch sử.

Nhiều người tưởng Kevin Rudd sẽ từ bỏ chính trị. Nhưng không. Mất chức Thủ tướng, ông nhận làm Bộ trưởng Ngoại giao dưới quyền của tân Thủ tướng Julia Gillard. Làm việc chung, nhưng quan hệ giữa hai người hoàn toàn lạnh nhạt, có lúc, đầy căng thẳng. Họ không những thù ghét nhau mà còn có những toan tính chính trị khác hẳn nhau. Có lúc đâm sau lưng nhau, nếu có thể.

Cuối tháng 2 năm 2012, Kevin Rudd lại thách thức quyền lãnh đạo của Julia Gillard. Nhưng trong cuộc bầu cử trong nội bộ đảng, ông chỉ được 31 phiếu trong khi bà Gillard được đến 71 phiếu. Thất bại, ông rút vào hàng ghế sau (backbench, chỉ những dân biểu và nghị sĩ không nắm giữ chức vụ nào trong chính phủ, thường ngồi ở các dãy ghế sau cùng trong phòng họp Quốc Hội), và tuyên bố sẽ không tranh giành chức lãnh tụ đảng Lao Động với bà Gillard nữa.

Tuy nhiên, ngày 21 tháng 3 năm 2013, một số bộ trưởng ủng hộ Kevin Rudd trong nội các của bà Gillard lại yêu cầu bà tổ chức bầu cử trong nội bộ đảng lại lần nữa. Bà Gillard đồng ý. Nhưng sau khi thăm dò tình hình, biết sẽ không thắng được bà Gillard nên ông Rudd tuyên bố rút lui. Cuối cùng bà Gillard vẫn là lãnh tụ đảng và vẫn là Thủ tướng.

Có điều, uy tín của bà Gillard trong dân chúng vẫn tiếp tục xuống thấp. Nhiều người khen bà thông minh và đảm lược, nhưng sau một số lần thất hứa, dân chúng không còn tin bà nữa. Theo các cuộc thăm dò dư luận, số người ủng hộ đảng Lao Động dưới sự lãnh đạo của bà Gillard càng ngày càng giảm. Nếu bầu cử diễn ra, chắc chắn đảng Lao Động sẽ đại bại. Điều đó khiến nhiều người lo lắng. Nhiều tờ báo lớn tại Úc (như The Age và Sydney Morning Herald) viết xã luận kêu gọi Thủ tướng Julia Gillard nên từ chức. Họ công nhận bà Gillard thông minh và có năng lực, làm được rất nhiều việc trong những tình thế thật khó khăn, nhưng việc bà thiếu sự tín nhiệm từ trong đảng đến ngoài quần chúng không phải là một dấu hiệu lành mạnh cho nền dân chủ tại Úc. Triển vọng liên đảng đối lập thắng lớn, chiếm đại đa số ghế trong Quốc Hội, dưới mắt mọi người có ý thức chính trị, là một nguy cơ đối với dân chủ. Theo họ, dân chủ chỉ thực sự được bảo đảm nếu, một, tương quan lực lượng giữa đảng cầm quyền và đảng đối lập không có khoảng cách quá lớn; và hai, lực lượng đối lập phải mạnh đủ để kiểm soát chính phủ. Bởi vậy, các nhà báo kêu gọi bà Gillard ra đi để trước hết, bảo vệ các thành tích bà đã đạt được; và sau đó, tránh tình trạng đảng Lao Động bị thua quá nặng có thể ảnh hưởng đến tính cạnh tranh và sinh hoạt dân chủ trong nền chính trị Úc.

Julia Gillard bác bỏ các lời kêu gọi của báo chí. Bà khẳng định vẫn tiếp tục lãnh đạo đảng Lao Động và tiếp tục làm Thủ tướng cho đến ngày bầu cử dự định sẽ tổ chức vào ngày 14 tháng 9. Có điều nhiều Bộ trưởng cũng như nhiều dân biểu và nghị sĩ thuộc đảng Lao Động lại không chấp nhận viễn tượng bị thất cử và hậu quả là đảng Lao Động có thể bị đẩy vào vị thế đối lập trong cả một, hai thập niên sắp tới. Vì vậy, nhiều người trong họ lại vận động cho ông Kevin Rudd lên làm lãnh tụ trở lại.

Bảy giờ tối ngày Thứ Tư 26/6, các dân biểu và nghị sĩ đảng Lao Động lại họp và bầu cử lãnh tụ. Sau hơn một tiếng đồng hồ họp, kết quả được công bố: Ông Rudd được 57 phiếu; bà Gillard được 45 phiếu. Một tiếng sau đó, lúc 9 giờ 15 tối, bà Gillard tổ chức họp báo, tuyên bố từ chức Thủ tướng và chúc mừng người thắng cuộc, Kevin Rudd. Bà cũng cho biết bà sẽ không ra tranh cử trong cuộc bầu cử sắp tới, nghĩa là, sẽ vĩnh biệt sân khấu chính trị. Hơn một tiếng đồng hồ sau đó, lúc đã hơn 10 giờ rưỡi, Kevin Rudd tổ chức họp báo và khen ngợi Gillard là một phụ nữ thông minh, can đảm và tận tụy.

Sáng sớm ngày hôm sau, Kevin Rudd chính thức tuyên thệ làm Thủ tướng mới của Úc. Lần thứ hai.

Có lẽ các bạn đọc ở ngoài nước Úc khó hình dung tại sao ở Úc việc thay đổi Thủ tướng lại dễ dàng như vậy. Chỉ xin lưu ý là hệ thống chính trị tại Úc giống Anh nhưng lại khác hẳn Mỹ hay những nước theo Tổng thống chế. Ở Úc – cũng như ở Anh – dân chúng không trực tiếp bầu người lãnh đạo cao nhất nước (là Thủ tướng, trong khi Nữ Hoàng chỉ giữ vai trò tượng trưng). Họ chỉ bầu cho đảng. Đảng nào chiếm nhiều phiếu nhất trong Hạ viện sẽ lên cầm quyền và lãnh tụ của đảng ấy sẽ nắm chức Thủ tướng. Bởi vậy, khi đảng quyết định thay đổi lãnh tụ, họ cũng đồng thời thay đổi cả Thủ tướng.

Khi nào thì người ta có thể quyết định thay đổi lãnh tụ? Trên nguyên tắc, bất cứ lúc nào cũng được, với điều kiện có ít nhất một phần ba số dân biểu và nghị sĩ trong đảng yêu cầu. Trong cuộc bầu cử, người nào được nhiều phiếu nhất, người đó sẽ lên làm lãnh tụ, và do đó, lên làm Thủ tướng.

Ở đây, có hai điều cần được nhấn mạnh:

Thứ nhất, do cơ chế dân chủ tại Úc quá vững vàng, việc thay đổi Thủ tướng không hề gây nên bất cứ một xáo trộn nào trong sinh hoạt chính trị cũng như đời sống của dân chúng cả. Đã đành mỗi Thủ tướng có thể có một số chính sách riêng, nhưng, một, phần lớn các chính sách ấy cũng đều nằm trong khung chính sách chung của đảng; hai, ngay cả khi nó nằm ngoài chủ trương chung của đảng thì nó vẫn cần phải được Quốc Hội thông qua; và ba, bộ máy nhà nước, với nhân viên các cấp, vẫn tiếp tục làm việc bất kể mọi sự thay đổi từ bên trên.

Thứ hai, tôi đoán một số “dư luận viên” ở trong nước, đọc những lời tường thuật và bình luận ở trên, sẽ tìm cách biện hộ cho đảng và chính phủ của họ: Ừ, thì Úc cũng giống Việt Nam thôi: Thủ tướng do đảng cầm quyền chỉ định chứ dân chúng đâu được bầu! Nhưng ở đây lại có bốn sự khác biệt về bản chất: Một, tại Úc, đảng cầm quyền là do dân chúng bầu chứ không phải bị áp đặt, thậm chí, áp đặt ngay từ trong Hiến pháp (điều 4) như ở Việt Nam; hai, ở Úc, bầu là bầu thật, bầu một cách dân chủ với sự tham gia của nhiều đảng phái khác nhau chứ không phải là bầu cử vờ vĩnh lấy lệ dưới chế độ độc đảng như ở Việt Nam; ba, nếu Thủ tướng không còn được tín nhiệm thì sẽ bị thay thế ngay tức khắc (chứ không giống cái kẻ bị rất nhiều phiếu “tín nhiệm thấp” vẫn cứ có thể ung dung ngồi lì trên ghế như Nguyễn Tấn Dũng); và bốn, nếu Thủ tướng và đảng cầm quyền bị dân chúng không tín nhiệm nữa thì họ sẽ mất tất cả trong kỳ bầu cử kế tiếp (cứ ba năm thì được tổ chức một lần!)

Với các đặc điểm kể trên, cái gọi là đảo chính ở Úc khác hẳn kinh nghiệm đảo chính chúng ta thường biết. Đảo chính ở Úc không có máu me, đã đành; nó cũng không có cả nước mắt nữa. Các quan sát viên chính trị tại Úc ghi nhận, đọc bài diễn văn từ giã ngay sau khi bị thua phiếu và mất chức vào tối ngày 26/6, đôi mắt của Julia Gillard, tuy thoáng buồn, nhưng vẫn ráo hoảnh. Không một giọt nước.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
 

Ai đã dung túng và tiếp tay cho những kẻ dối trá?

Giữa tháng 6-2013, một số người dùng facebook ở Việt Nam phàn nàn về hiện tượng khó truy cập vào mạng xã hội này. Lập tức, một số cơ quan truyền thông như BBC, RFA,... vội khai thác và biến thành sự kiện để hướng sự nghi ngờ vào Nhà nước Việt Nam.

Nhưng trên thực tế, tình trạng không chỉ xảy ra ở Việt Nam và đại diện Facebook đã lên tiếng xin lỗi về "sự cố hạ tầng web", dù vậy, mấy địa chỉ truyền thông vô cớ ám chỉ Nhà nước Việt Nam vẫn không đưa ra một lời đính chính,...?

Sau khi chiến dịch làm rùm beng một phạm nhân đang "tuyệt thực trong trại giam" kết thúc bẽ bàng, để lộ ra chân tướng một hệ thống thủ đoạn giả trá nhằm lừa dối dư luận ở trong và ngoài nước, có lẽ vì quá thất vọng và bức xúc, dù đã công bố entry Nên chấm dứt chạy trốn sự thực ở đây, ngày 22-6 chủ trang hantimes.info - người vốn được các "nhà dân chủ" hâm mộ, lại tiếp tục công bố entry Hãy biến đi! Entry có đoạn: "Hiệu ứng sự ngu xuẩn đám đông là điểm chết tư duy của cái gọi là phong trào dân chủ hiện nay. Những người tự cho mình là nhà dân chủ, đang thét gào dân chủ té ra chỉ là những người giỏi ve vuốt chính mình, té ra chỉ là những con người đầy lòng sợ hãi. Họ chỉ là những kẻ giỏi chiều chuộng chính mình và đi bám vào đám đông để nhận được sự tung hô nhằm tự thỏa mãn óc vị kỷ của chính họ... Không thể nào trông mong dân chủ đến từ đám bất chấp đúng sai, hoảng sợ, hèn hạ với thất bại của mình...". Trước thực tế đó, nếu có tinh thần khách quan và trung thực, nếu có đạo đức của người làm báo để tạo ra khả năng biết phân biệt đâu là đúng - sai, phải - trái, thực - hư, thì BBC, RFA, RFI, VOA,... phải thấy xấu hổ vì đã hăng hái cổ súy cho sự bịa đặt dựng đứng. Nhưng các cơ quan truyền thông này không làm như vậy, dù sự việc đã rõ mười mươi, họ vẫn phớt lờ sự thật, vẫn "cố đấm ăn xôi", vẫn tiếp tục công bố các tin tức đại loại như: dậm dọa kiện cáo (BBC - 23-6), trao đổi với "giới trẻ" (VOA - 24-6)...
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgh3282Dwsgd5rK-k7sHDFEbuIrtsk5KRFyu3sBv0207dY5NJwwbARrsReQECrFZZULWOS642ala0FHm1QwRnorVJU24CL38w97ra-x1KSCI033iGWH5PiU7BLOSCD_Ek6e0vmPu6LNj0Zv/s1600/cach-vao-facebook1.gif

Tới khi không chỉ người sử dụng Facebook ở Việt Nam, mà nhiều nơi trên thế giới, người sử dụng Facebook cũng gặp hiện tượng chập chờn, thậm chí không thể truy cập vào mạng xã hội này; thế là không khảo sát trên phạm vi rộng, không chú ý tới việc đã nhiều lần Facebook gặp sự cố, không tham khảo ý kiến nhà quản lý, trang tiếng Việt của BBC, RFA... nhanh chóng nhập cuộc qua các bài Facebook lại bị chặn ở Việt Nam?, Facebook bị chặn ở Việt Nam,... Các bài viết này đã đưa những thông tin mơ hồ hoặc ám chỉ, như: "có nguồn tin chưa kiểm chứng nói ngành bưu chính viễn thông đã lưu hành văn bản về việc chặn Facebook từ ngày 15-6", Mình gọi hẳn lên tổng đài, họ trả lời: "xin lỗi chị, để đảm bảo an ninh quốc gia bên em đã chặn FB rồi ạ", "các trang mạng xã hội, cụ thể Facebook, bị người sử dụng nhận thấy đang có sự can thiệp vào"! Thế nhưng, khi được biết hiện tượng trên là do lỗi kỹ thuật từ phía mạng xã hội Facebook, cơ quan này đã ra tuyên bố: "Chúng tôi đã xử lý vấn đề nhanh chóng và bây giờ Facebook đã hoạt động trở lại 100%. Chúng tôi xin lỗi vì sự bất tiện này", thì BBC, RFA,... cũng quên luôn các bình luận thiếu thiện chí, nếu không nói là vô trách nhiệm của họ. Tuy nhiên một số kẻ tự nhận là "nhà dân chủ, người yêu nước" lại cố đi xa hơn. Ngày 26-6 qua Facebook, họ công bố cái gọi là "công văn của VNPT" chỉ đạo các đơn vị trực thuộc "khẩn trương thực hiện ngăn chặn truy cập đến trang mạng xã hội Facebook theo danh sách địa chỉ IP, Website gửi kèm". Rất nhanh chóng, một blogger la lối: "Công văn vi phạm quyền cơ bản của công dân", website chuacuuthe phụ họa bằng bài viết tùy tiện của K. Thuyên; từ nước Mỹ, trang điện tử người-viet hưởng ứng bằng bình luận: "Bản tin của Giáo dục Việt Nam và Petrotimes lập lờ để người đọc hiểu là không có chuyện nhà cầm quyền ngăn chặn. Nhưng văn thư của Tập đoàn VNPT làm theo lệnh của Bộ Công an đã nói lên tất cả" (!). Và cũng rất nhanh chóng, bằng các phân tích rất xác đáng, qua internet một số người đã vạch rõ "công văn" trên chỉ là văn bản giả mạo, người viết không biết gì về thể thức văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính!

Các chiêu trò giả mạo tài liệu, dựng đứng sự kiện, đổi trắng thay đen, mà các thế lực thù địch và các tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí với Việt Nam truyền bá trên các phương tiện truyền thông, nhất là internet, đã bị lật tẩy rất nhiều, nhưng họ vẫn trơ tráo thực hiện. Như gần đây, Ủy ban Ðối ngoại Hạ viện Mỹ thông qua cái gọi là Dự luật HR 1897, người ta biến ngay thành Hạ viện Mỹ thông qua luật nhân quyền Việt Nam (BBC - 28-6), bất chấp việc ai cũng biết không thể đồng nhất Ủy ban đối ngoại Hạ viện Mỹ với Hạ viện Mỹ. Ðến mức, trong bài viết ngày 21-6, vì thấy "vài tác giả gốc Việt ở Mỹ" thường dùng bức ảnh "bi kịch hóa ngoại cảnh một trại cải tạo ở Việt Nam" vốn là ảnh chụp lại từ bộ phim Vượt sóng của Hàm Trần sản xuất tại Mỹ nhưng không chú thích xuất xứ, làm như là "hình trại cải tạo thật", Vũ Ánh - người Mỹ gốc Việt, đã phải lên tiếng cho rằng đó là việc làm "không minh bạch" và "không nên chế biến hay bóp méo đối phương bằng sự tưởng tượng của mình". Thậm chí cách đây không lâu, có kẻ đưa một phụ nữ nửa đêm bế con nhỏ ra nằm vạ vật trên vỉa hè rồi chụp ảnh tung lên internet để vu cáo chính quyền, và lập tức bị vạch trần là dàn dựng giả dối, vì người phụ nữ... vẫn đội mũ bảo hiểm!

Việc sử dụng cả trẻ em vào các mưu đồ đen tối làm nhớ tới bài Vụ Babylift (Bốc trẻ em) trong đó có bức thư do ông Nguyễn Văn Hàm - Giáo sư, dân biểu của chính quyền Sài Gòn trước đây, cung cấp. Bức thư "làm tại miền nam Việt Nam ngày 6-4-1975" gửi Quốc hội, nhân dân Hoa Kỳ, Hội Chữ thập đỏ quốc tế, Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc,... viết: "Lịch sử chiến tranh thế giới xưa nay dù người ta có sử dụng vô số các âm mưu thủ đoạn nào để đạt mục tiêu đi chăng nữa, nhưng chưa bao giờ sử dụng phương thức xuất cảng cô nhi như Chính phủ mới đây. Chúng tôi đau đớn mà tố giác rằng, trong khi đời sống của bốn ngàn cô nhi đang bình lặng tại các cơ sở nghĩa dưỡng toàn quốc, thì Chính phủ Sài Gòn do sự khuyến khích của Tòa Ðại sứ Mỹ đã bất ngờ đưa hết số cô nhi trên về Sài Gòn để chờ lên máy bay rời bỏ quê hương. Chúng tôi gay gắt lên án các hội nghĩa dưỡng quốc tế tại Việt Nam đã cấu kết chặt chẽ với âm mưu trên nhằm ý đồ chính trị, bội phản lại chủ trương nhân đạo nhân chính một cách bỉ ổi. Chúng tôi cực lực phản đối nhà cầm quyền Sài Gòn bất chấp tình đồng bào ruột thịt khi tuân hành mệnh lệnh quái ác: Xuất cảng cô nhi,... chúng tôi nghiêm khắc cảnh giác rằng: Lịch sử đạo đức nhân loại sẽ vô cùng lâm nguy nếu ngày nào ý nghĩa nhân đạo còn bị các thế lực hiếu chiến sử dụng vào mục tiêu chính trị thấp hèn" (website haylentieng.vn).

Thế giới đang trải qua nhiều biến động phức tạp với các nguyên nhân khách quan, chủ quan tác động tới các quốc gia theo cả hai xu hướng tích cực, tiêu cực. Vì thế mỗi quốc gia đều có quy định luật pháp cụ thể để bảo đảm ổn định, phát triển, và Việt Nam không phải là trường hợp ngoại lệ. Ðó là cơ sở để lý giải Ðạo luật chống nổi loạn và Ðạo luật tụ tập ôn hòa của Malaysia, Ðạo luật yêu nước của Mỹ, thậm chí cả việc "Một tòa án Ai Cập kết án 43 nhân viên của các cơ quan bất vụ lợi nước ngoài, gồm ít nhất 15 người Mỹ về tội sử dụng bất hợp pháp ngân quỹ để gây xáo trộn tại nước này... Tòa án cũng ra lệnh đóng cửa vĩnh viễn văn phòng tại Ai Cập của các tổ chức phi chính phủ trong đó có Freedom House trụ sở tại Mỹ, Viện dân chủ quốc gia, Viện cộng hòa quốc tế" (VOA - 4-6-2013)... đều là kết quả của xu thế tất yếu đó. Nhưng với một số tổ chức và cá nhân, sự chi phối của quan niệm "tiêu chuẩn kép" và sự thiếu trong sáng của lương tri đã không giúp họ có thái độ khách quan. Họ có thể im lặng trước việc: "Một số công ty internet đã đạt được thỏa thuận với Chính phủ Mỹ để tiết lộ các thông tin hạn chế về số lần họ nhận được yêu cầu theo dõi", và chỉ trong sáu tháng cuối năm 2012, từ các chính quyền tiểu bang và địa phương cũng như từ NSA, Facebook đã nhận từ 9.000 đến 10.000 yêu cầu đòi cung cấp dữ liệu của người sử dụng để theo dõi từ 18.000 đến 19.000 tài khoản; Microsoft nhận từ 6.000 đến 7.000 yêu cầu, làm ảnh hưởng từ 31.000 đến 32.000 tài khoản (VOA - 15-6), nhưng họ lại rất lớn tiếng phê phán Việt Nam kết án một số cá nhân đã có hành vi vi phạm Ðiều 88, Ðiều 79, Ðiều 258 Bộ luật Hình sự, chỉ vì những người này là blogger! Phải chăng với họ, hễ là blogger thì được phép vi phạm pháp luật và được họ o bế?

Hiện tại, internet đang là phương tiện được các thế lực thù địch tận dụng để vu cáo Ðảng và Nhà nước Việt Nam, lũng đoạn nhận thức của con người, gieo rắc thông tin sai trái để đầu độc đời sống tinh thần công chúng. Với sự phối hợp của một số phần tử thoái hóa, biến chất, nhân danh "đấu tranh cho dân chủ", nhân danh "lòng yêu nước", các thế lực thù địch ngày càng trở nên trắng trợn, hung hăng. Ðặc biệt, thủ đoạn bịa đặt sự kiện và tin tức, đánh tráo khái niệm, dựng hiện trường giả,... được sử dụng với cường độ ngày càng cao, mật độ ngày càng dày đặc. Vì thế, có thể đặt câu hỏi: Nếu thật sự quan tâm tới dân chủ, nhân quyền, tự do báo chí, tự do tôn giáo ở Việt Nam, tại sao một số tổ chức, cá nhân, thậm chí là chính phủ một số nước, không quan tâm xác minh tính chính xác, bản chất của các sự kiện và vấn đề, mà tin cậy và dung túng, tiếp tay cho những kẻ dối trá? Hẳn là vì thế, trước việc Ủy ban đối ngoại Hạ viện Mỹ thông qua Dự luật HR 1897, Hạ nghị sĩ Faleomavaega đã không chỉ bày tỏ nỗi thất vọng mà còn khẳng định: "Thật đáng tiếc, các nội dung trong bản Dự luật nhân quyền Việt Nam 2013 đã không phản ánh chính xác bức tranh Việt Nam... Là một cựu chiến binh từng tham chiến ở Việt Nam, tôi chia sẻ với cộng đồng người Việt ở Mỹ. Nhưng đưa ra các thông tin không chính xác, chống lại Chính phủ Việt Nam không phải là hành động đúng đắn".

VŨ HỢP LÂN
(Báo Nhân dân)

Danh sách 20 bloggers sắp bị bắt?

Qua một bài viết mới đây, blogger Nguyễn Trọng Tạo báo động rằng hôm 19/6 vừa rồi có người trong đoàn “anh Tư Sang” từ Trung Quốc điện cho ông bảo là “đã có danh sách 20 bloggers có thể bị bắt”, khiến nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo nói cho vui rằng “ bắt hết nhân dân đi, xem họ sống với ai !”.
“Cùng nhau ta đi… nhập kho”
Qua bài “Cùng nhau ta đi… nhập kho”, blogger Huỳnh Ngọc Chênh thắc mắc sao “dạo này bọn thế lực thù địch tung tin đồn nói xấu chế độ tốt đẹp của ta hơi bị nhiều”. Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh đi vào chi tiết rằng “ Chúng liên tục tung tin sắp tới sẽ cho người nầy nhập kho, cho người kia đi giáo dục, làm như chế độ ta được dựng lên là để chuyên đi bắt dân không bằng. Chúng đưa ra danh sách 4 người, rồi danh sách 5 người, rồi danh sách 10 người...và mới đây nhất, theo nhà văn đáng kính Nguyễn Trọng Tạo, từ Bắc Kinh gởi về danh sách đến 20 người….”.
Lên tiếng với Đài ACTD, blogger Huỳnh Ngọc Chênh cho biết:
Tôi rất tin anh Nguyễn Trọng Tạo ảnh là người đàng hoàng, có uy tín ảnh không thể nói sai nhưng người điện về cho ảnh thì có thể họ nói sai. Có thể người nào đó muốn mượn anh Tạo để tung ra thông tin uy hiếp mọi người. Bởi vì danh sách tới 20 thì nó không thể có, không tưởng, làm sao mà bắt tới 20 người trong lúc này được. Cũng có khi là danh sách theo dõi, nếu vậy thì để cảnh báo để ngăn chặn thì có thể hơn, nhưng nói danh sách để bắt thì tôi không tin.
Dù tin hay không, nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh vẫn khẳng định rằng “…nghe Nguyễn Trọng Tạo nói về danh sách lên đến 20 người, thì bao nhiêu chút sợ hãi còn vương vất lại trong chúng tôi đều bay đi sạch”.
Trong khi đó, blogger Mẹ Nấm nhấn mạnh rằng “ hai mươi cái tên trong danh sách Top 20 kia thật đáng tự hào. Mình sẽ thật sự kiêu hãnh nếu được nằm trong cái danh sách ấy”!
Qua bài tựa đề “Top 20”, blogger Cánh Cò nhận định:
Có một điều lạ mà trên thế giới không thấy xảy ra ở đâu ngoại trừ Việt Nam: cứ có tin đồn một blogger nào đó sắp bị bắt thì hầu như trước sau gì anh hay chị ta cũng vào tù vì một tội danh nào đó. Trương Duy Nhất và Phạm Viết Đào là hai người như thế. Nhân vật Tom Cat mà cộng đồng đoan chắc là công an mạng không còn là ẩn số sau khi hai blogger nổi tiếng bị bắt, mà ngôn ngữ "phây" gọi là "nhập kho". Tuy nhiên một phản ứng rất lạ từ hầu hết người viết blog đó là không ai tỏ ra sợ hãi, chùn tay. Trái lại họ viết mạnh hơn và tỏ ra thách thức guồng máy an ninh một cách công khai mặc dù biết rằng sự an nguy của họ đang bị đe dọa.
Trong khi blogger Huỳnh Ngọc Chênh lưu ý “dạo này bọn thế lực thù địch tung tin đồn nói xấu chế độ tốt đẹp của ta hơi bị nhiều”, thì blogger Nguyễn Ngọc Già thắc mắc rằng “Tín hiệu gì khi tăng cường bắt bớ (như vậy) ?”. Blogger Nguyễn Ngọc Già không quên nhắc đến những vụ bắt bớ liên tục mới đây, từ các bloggers Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào, Đinh Nhật Uy cho tới Từ Anh Tú; và dù Anh Tú được trả tự do trong cùng ngày bị bắt giữ, nhưng, theo nhà báo Nguyễn Ngọc Già, “ Điều này cũng không có gì đảm bảo những cuộc quấy nhiễu anh cũng như các blogger khác không tiếp tục trong tương lai…”. Blogger Nguyễn Ngọc Già lưu ý:
Khác với không khí hơi e dè trước đây, khi giới blogger bị ruồng bố 5 năm về trước, thời gian sau này việc bắt giữ luôn được truyền tin nhanh nhất với sự khẩn trương và đi kèm phẫn nộ cũng như pha chút hài hước hơn là sợ sệt. Dường như ai cũng chuẩn bị tinh thần để bước vào nhà tù vì biết rõ những gì mình viết về hiện trạng xã hội Việt Nam, không bao giờ giới cầm quyền Việt Nam lắng nghe và dung thứ, bất chấp viết có viện dẫn và căn cứ đi chăng nữa.
Nhà báo Nguyễn Ngọc Già nhân tiện đề cập tới “điều đáng lưu tâm hơn con số ‘20’ ” này, đó là “thông điệp gì, ý nghĩa nào” mà giới cầm quyền Việt Nam muốn chuyển đến người dân trong nước và thế giới qua việc tiết lộ về "tin dữ" này vốn được "bắn" ra từ “bên kia biên giới là nhà”, nơi mà ông Trương Tấn Sang lúc đó đang viếng thăm chính thức và “triều kiến” ông Tập Cận Bình ?
Trong bối cảnh như vậy, blogger Cánh Cò tiên đoán những cái cớ mà giới cầm quyền có thể gán ghép để “nhập kho” các bloggers bị họ “chiếu cố” – và cả những người biểu tình yêu nước:
Nếu trốn thuế đã hơi bị "xưa" thì điều 258 có thể điền vào. Kế đó là tội gây mất trật tự nơi công cộng. Cư ngụ bất hợp pháp. Tiết lộ bí mật quốc gia. Vu khống cán bộ nhà nước. Gây mất đoàn kết dân tộc. Khủng bố ... cùng bao tội danh khác đã dành sẵn cho từng người một. Còn một tội nữa người ta sẽ ghi thêm vào danh sách: Gây chia rẽ tình hữu nghị Việt-Trung. Nếu cái tội này chưa kịp ghi vào Hiến pháp, chính phủ sẽ ra một nghị quyết nào đó, thế là mấy ông bà biểu tình, viết bài chống Trung Quốc mặc sức mà đếm lịch.
Danh sách 20 bloggers được “made in china”?
Khi nêu lên câu hỏi rằng có phải “ Đã có danh sách 20 bloggers sắp bị bắt ?”, blogger Bảng Đỏ cho rằng nếu nguồn tin này có thật thì rất có thể “nhà cầm quyền CSVN sẽ mở một cuộc đàn áp dữ dội đối với giới blogger Việt Nam, đặc biệt là đối với những blogger có quan điểm chống lại sự xâm lược của TQ”.
Blogger Bảng Đỏ thắc mắc rằng có phải chăng danh sách 20 bloggers ấy được lập ngay tại Bắc Kinh, hay liệu có sự chỉ đạo, tác động của phương Bắc hay không khi thời điểm “bắn tin” này vào ngày 19 tháng 6 đúng là ngày mà ông Trương Tấn Sang gặp ông Tập Cận Bình ? Blogger Bảng Đỏ phân tích:
Trước khi đi Trung Quốc, một người đồng hương với ông Sang tại Long An là anh Đinh Nhật Uy đã bị công an đến nhà khám xét và đọc lệnh bắt giam. Uy bị khởi tố theo điều 258 sau khi công khai phổ biến bức ảnh anh đang cầm biểu ngữ có nội dung ‘Tàu khựa cút khỏi biển Đông’. Đinh Nhật Uy là anh trai của sinh viên yêu nước Đinh Nguyên Kha. Sự kiện cả hai anh em Uy-Kha đều bị bỏ tù vì chống TQ xâm lược được xem là ‘món quà’ mà đảng CSVN dâng lên Bắc Kinh.
Xem ra, dù đã phải muối mặt trước dư luận để bỏ tù người yêu nước, tuy nhiên số lượng các vụ bắt bớ những người chống TQ xâm lược vẫn chưa thể làm cho quan thầy Bắc Kinh vừa lòng. Qua những thông tin kể trên, có thể dự đoán những vụ bắt blogger trong thời gian sắp tới chắc chắn sẽ có bàn tay Trung Quốc, thông qua lực lượng tay sai là Đảng CSVN.
Khi lưu ý đến tình trạng “Đe doạ chỉ là vũ khí của người bị đe doạ”, blogger Lê Diễn Đức nhận thấy “ Chuyến triều bái của Tư Sang càng khẳng định thêm rằng, chính sách đối ngoại phò Tàu của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhất quán”.
Nhà báo Lê Diễn Đức dẫn chứng rằng “ Bản tuyên bố chung với những từ nhất trí (29 lần) đã không nói gì về Biển Đông mà chỉ nói chung về biển”, “Những vùng tranh chấp như Hoàng Sa và Trường Sa đã không hề được nói tới một cách cụ thể”, “ Thái độ ngạo mạn, ngang nguợc, xâm phạm và khiêu khích trắng trợn chủ quyền của Việt Nanm trên khu vực biển của hai quần đảo này đã bị lờ đi”. Vẫn theo nhà báo Lê Diễn Đức thì cho dù có mâu thuẫn, xung đột nội bộ vì tranh giành ảnh hưởng, quyền lực như thế nào đi nữa, các ông Tư Sang, Ba Dũng, Nguyễn Phú Trọng hay Nguyễn Sinh Hùng luôn “gắn chặt bổn mạng sinh tồn với Bắc Kinh” để duy trì quyền cai trị độc tôn cùng chế độ. Blogger Lê Diễn Đức báo động:
Chẳng cần phải điều binh, khiển tướng, kế hoạch xâm lược mềm Việt Nam bằng con đường kinh tế, bằng cách mua đứt bộ sậu Ba Đình, là hợp thời, đỡ tốn kém nhất và dễ dàng nhất. Có một mảnh đất được cai trị bằng một băng đảng đàn em chịu ơn huệ, ngoan ngoãn vâng lời, hợp tác toàn diện, thì còn gì bằng. Chiến lược này còn dễ chịu hơn cả việc tự trị của Hongkong. Đặt Việt Nam vào sự đã rồi của lịch sử, về lâu về dài, Việt Nam có đổi thay ra sao, cũng khó mà làm gì ngược lại. Cho nên, bất kỳ ai làm cản trở, làm xấu đi mối quan hệ láng giềng "4 tốt" này sẽ bị tiêu diệt.
Khi nhắc tới tình trạng đã có khoảng 40 bloggers bị bắt giữ với những án tù nặng nề chủ yếu vì “tội chống TQ”, đặc biệt là 2 sinh viên yêu nước Phương Uyên và Nguyên Kha đòi “Tàu khựa cút khỏi biển Đông”, nhà báo Lê Diễn Đức lưu ý rằng “Tung tin để hù doạ vẫn thường là trò chơi của chế độ cộng sản. Nhưng thực chất thì đôi khi họ chẳng hù doạ mà sẽ làm nếu muốn”.
Và khi “làm nếu muốn” thì , theo nhà báo Lê Diễn Đức, những bloggers, biểu tình viên cùng nhiều người khác chắc là khó thoát bị “nhập kho” chỉ vì họ thường ưu tư cho chủ quyền của VN và chống phương Bắc xâm lược, đó là: Huỳnh Ngọc Chênh, Nguyễn Quang Lập, Đỗ Trung Quân, Mai Xuân Dũng, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (tức Mẹ Nấm), Huỳnh Thục Vy, Anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh, JB Nguyễn Hữu Vinh, Lã Việt Dũng, Bùi Thị Minh Hằng, Đặng Bích Phượng, Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Tường Thuỵ.v.v...
Nhà báo Lê Diễn Đức cũng nhận thấy “một tín hiệu chẳng lành” dành cho nhà báo Huy Đức khi Từ Tú Anh bị bắt với 20 cuốn “Bên Thắng Cuộc”.
Theo blogger Cánh Cò thì 20 blogger sắp bị bắt, nếu quả thực như vậy, sẽ được thế giới biết đến nếu thế giới chưa biết, sẽ có thể “lay chuyển lương tâm thế giới” trong khi tại quốc nội, “ Họ là những con người không dễ dàng bị khuất phục vì vài lời hăm dọa lẻ loi. Hai mươi con người với hàng ngàn bài viết có thể làm chế độ lo sợ và lung lay. Họ không phải là những con số nằm im để cho nhà nước ném vào thống kê tội phạm. Hai mươi con người ấy dù không làm được gì lớn lao nhưng chắc chắn là họ không hề thiếu niềm tự hào vì đã dám nghĩ và viết những điều mà 17 ngàn nhà báo Việt Nam không dám. 17 ngàn là con số. Hai mươi người là những con người, những con người cầm viết…
Hai mươi cái tên trong danh sách Top 20 kia thật đáng tự hào…”.
Thanh Quang, phóng viên RFA
2013-07-01 

Chỉ cần Đa nguyên Kinh tế là đủ?

“Dân sính lễ là điềm suy xã tắc, dân ngộ đạo là điềm thịnh quốc gia”. Xã hội giờ đây đã thực sự suy thoái trầm trọng." - Trần Huỳnh Duy Thức & Con Đường Nào Cho Việt Nam
"Một thiết chế chính trị độc đảng luôn triệt tiêu dân chủ, dân chủ lại là một cơ chế tự điều chỉnh những vấn đề của xã hội, kinh tế, chính trị hiệu quả để tạo ra sự hài hòa bền vững. Thể chế chấp nhận đa nguyên kinh tế nhưng chuyên chế độc đảng chính trị như Trung Quốc và Việt Nam thì sự phát triển chỉ có được nhờ may mắn xuất hiện các lãnh đạo giỏi giang nhất thời. Điều may mắn không phải lúc nào cũng đến nên một xã hội vận hành mà chỉ dựa vào sự may mắn thì chắn chắn sẽ bất ổn.
Không ai có thể sáng suốt trong một thời gian dài, nhất là khi người ta cảm thấy mình luôn có công nhưng không có cái gương để soi rọi lại mình. Nhưng nguy hiểm hơn là những nhà lãnh đạo đó thường có xu hướng giải quyết những xung đột xã hội bằng vũ lực. Sự kiện Thiên An Môn đẫm máu là một ví dụ, cho dù nó tạm thời dẹp tan hiện tượng của xung đột nhưng mầm mống loạn vẫn còn đó và tiếp tục tạo ra những sóng ngầm u uất mà không có một thành tích kinh tế nào có thể xóa nhòa đi được."

Chấp nhận sự khác biệt
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - THUỐC CHỮA BÁCH BỆNH?
"Người ta hô hào xây dựng một chính quyền gần dân, nhưng với phần đông dân chúng cái gần gũi nhất với họ là tiêu cực và tệ nạn xã hội và phải chung sống với nó mà chẳng còn cách nào khác. Nhưng bằng một ít lợi lộc người ta đã làm cho một số lượng không nhỏ thuộc tầng lớp trung lưu tin rằng cứ tập trung phát triển kinh tế thì các vấn đề xã hội tự nhiên sẽ được giải quyết và sau đó sẽ dẫn đến một nền chính trị tốt đẹp. Cách này đã tỏ ra hiệu quả trong việc ngăn cản đáng kể sự đòi hỏi chính đáng của dân chúng thông qua tầng lớp xã hội quan trọng này. Người nghèo phải hèn đã đành, kẻ giàu giờ đây cũng hèn không kém."
[...]
“Một số người đổ lỗi cho việc chúng tôi mắc phải những vấn đề như hiện này là do một âm mưu có tổ chức. Tôi ước gì nó chỉ đơn giản như vậy. Các thành viên của một âm mưu có thể bị phanh phui và đưa ra xét xử. Song, những gì thực sự đang nuôi dưỡng hệ thống này còn nguy hiểm hơn cả âm mưu. Nó không chỉ do một nhóm người nhỏ lẻ nào điều khiển mà nó chịu sự chi phối của một khái niệm đã được coi là chân lý: đó là ý tưởng cho rằng mọi sự tăng trưởng kinh tế đều có lợi cho loài người và rằng càng tăng trưởng thì lợi ích càng lớn… Tất nhiên các khái niệm này hoàn toàn sai lầm. Chúng ta biết rằng ở rất nhiều nước, tăng trưởng kinh tế chỉ đem lại lợi ích cho một bộ phận nhỏ người dân và thực ra là đẩy đa số những người còn lại đến bờ tuyệt vọng… Khi con người được thưởng vì lòng tham thì sự tham lam sẽ trở thành một động lực tồi tệ.” (Lời thú tội của một sát thủ kinh tế - trang xiv)
Dù quá trình thôn tính chưa hoàn tất nhưng xã hội ta đã là một xã hội lệ thuộc. Người nghèo lệ thuộc người giàu, người giàu lệ thuộc quan chức, quan chức thì bị chi phối bởi những kẻ cơ hội. Người ta bị điều khiển bởi đồng tiền và những động lực vật chất, thật đúng như Rousseau nói trong Khế ước Xã hội: “làm theo kích thích của dục vọng là nô lệ”. Sự lệ thuộc vật chất dẫn đến ý thức lệ thuộc và ích kỷ. “Thôi, lo làm mà kiếm tiền, để ý chi đến những việc đó, gặp phiền phức bây giờ” là câu nói mà nhiều người bật ra khi nghe ai đó bức xúc về những vấn đề của xã hội và chính quyền. Những ý thức và suy nghĩ độc lập ngày càng hiếm hoi làm sức đề kháng của xã hội ngày càng xuống thấp. Khi mà thế lực thôn tính nhận thấy rằng nó có thể dẫn dắt các hành động của số đông bằng những tin đồn liên quan đến quyền lợi của họ, đó là lúc mà nó ra sẽ đòn quyết định. Một vài phép thử đã được thực hiện như cơn sốt vàng năm trước và gần đây là chứng khoán."
KHI NÀO VẬT CHẤT CÒN QUYẾT ĐỊNH Ý THỨC THÌ KHI ĐÓ SỰ SUY THOÁI XÃ HỘI LÀ KHÔNG THỂ TRÁNH KHỎI
"Các vấn nạn xã hội chưa bao giờ được nhìn nhận và phân tích khách quan theo qui luật nhân quả để tìm ra bản chất của nó mà chữa trị hiệu quả. Giai đoạn đầu sau khi mở cửa người ta đổ lỗi cho chúng là do kinh tế thị trường, còn bây giờ phát triển kinh tế thuần túy được xem là cứu cánh để giải quyết chúng. Nhũng nhiễu cửa quyền, tham nhũng, thiếu dân chủ và minh bạch, tai nạn giao thông nghiêm trọng, môi trường bị hủy hoại trầm trọng, v.v… được cho là do dân trí còn thấp, trình độ phát triển kinh tế chưa cao, chúng sẽ tự cải thiện khi mà kinh tế phát triển hơn nữa. Nền kinh tế Việt Nam sau khi Pháp thuộc phát triển hơn nhiều thời tự chủ phong kiến trước đó, nhưng dân ta đã được hưởng những gì? Ai cũng thấy rằng nền kinh tế Việt Nam hiện nay đang phát triển nhanh liên tục thời gian qua, nhưng nhanh bao nhiêu thì các vấn nạn xã hội lại phát triển mạnh hơn bấy nhiêu lần.
Sao không chịu nhìn nhận rằng chúng là sản phẩm của sự mất cân đối giữa các chính sách kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội; chúng chẳng do kinh tế thị trường mà do chính cái cơ chế tạo động lực cho xã hội đã bị vật chất hóa. Khi nào vật chất còn quyết định ý thức thì khi đó sự suy thoái xã hội là không thể tránh khỏi.
Tấm gương làm giàu của những kẻ cơ hội đã tạo ra một tâm lý lao vào kiếm tiền một cách thiếu trách nhiệm. Bây giờ quá nhiều kẻ giàu nhờ thế lực, nhờ ăn may và liều lĩnh mà không nghĩ đến những tai họa mình tạo ra cho cộng động. Đầu cơ nhà đất để trục lợi mặc cho nhiều người chưa có nhà, nông dân bị mất đất mà chưa có việc làm mới; thầy thuốc tiếp tay đẩy giá thuốc mặc cho bệnh nhân của mình rơi vào cảnh khốn cùng; nạn mãi lộ và ăn tiền để cấp phép giao thông kém chất lượng mặc cho hàng chục nghìn người chết vì tai nạn; tạo sự khan hiếm giả nhằm kích giá chứng khoán lên rồi bán ra cổ phần riêng của mình để trục lợi thay vì phát hành thêm nhiều nữa để huy động vốn phát triển, đảm bảo quyền lợi cho các cổ đông, v.v… chỉ là một vài trong hàng ngàn kiểu kiếm tiền bất chấp đạo đức. Những người làm giàu bằng trí tuệ nhờ mục tiêu tạo ra lợi ích cho cộng đồng thật đáng trân trọng nhưng còn quá hiếm hoi.
Thay vào đó, những kẻ giàu thể hiện tấm lòng với cộng đồng bằng cách bỏ ra ít tiền để làm từ thiện, rồi dùng từ thiện để quảng bá hình ảnh của mình bằng những chiến dịch rầm rộ kêu gọi chung tay góp sức vì người nghèo. Để tự trấn an mình thì họ ra sức cúng bái, lễ chùa và thuê thầy thực hành các nghi lễ tâm linh; rồi thông qua lễ để cầu xin quan lộc. Họ hứa với thánh thần rằng nếu được thì họ sẽ cúng lễ nhiều hơn. Nhưng trớ trêu là rất nhiều người trong họ cho rằng làm thế là mình sống có tâm đạo. Chính quyền thì cho rằng đó đã là sự tự do tôn giáo, tín ngưỡng. Những giá trị thuần khiết như tâm linh giờ đây cũng bị biến thành công cụ để kinh doanh kiếm tiền.
(buudoan.com)

Nguyễn Trần Sâm - Về sự cố Snowden

SU CO SNOWDEN

Nhận định về vụ việc Edward Snowden tố cáo và tiết lộ thông tin của Cục An Ninh Quốc Gia (NSA) và Cục Tình Báo Trung Ương (CIA) Mỹ là một công việc phức tạp. Và để tránh thái độ cực đoan, cần có cái nhìn ít nhất là hai chiều.
*
Trước hết, hãy hình dung bạn là một con người bản chất trung thực, ghét mọi sự che giấu mang tính chất âm mưu và thủ đoạn, đồng thời tôn trọng sự riêng tư và tự do cá nhân. Hãy hình dung bạn đã sống từ lúc sinh ra trong một môi trường mà bạn hầu như không gặp phải những âm mưu, những trò dối trá và sự theo dõi, dò xét, phá hoại cuộc sống riêng tư của các cá nhân. Tóm lại là hãy hình dung bạn là con người giống như Edward Snowden. Và hãy hình dung là bạn cũng đang phải phục vụ cho những cơ quan hay tổ chức giống như NSA và đặc biệt là CIA, cơ quan vốn đã có không ít những hoạt động bất hợp pháp và những vụ can thiệp thô bạo vào nội tình các nước, kể cả ám sát các nguyên thủ!
Bạn sẽ làm gì trong bối cảnh đó?
Ban đầu, bạn có thể nhiều lần tắc lưỡi cho qua, hoặc biện minh cho hành động của những cơ quan đó bằng yêu cầu về an ninh, nhu cầu thông tin để ngăn chặn khủng bố. Nhưng nguy cơ khủng bố thì không phải ngày nào cũng thấy, trong khi sự dối trá thì bạn buộc phải thấy hàng ngày, thậm chí bạn cũng là người từng phút từng giây phải làm những việc mờ ám và biết rằng mục đích của những việc đó chưa chắc đã thực sự vì an ninh, vì hạnh phúc của quảng đại quần chúng. Và sự khó chịu, sự u uất, thậm chí là sự phẫn uất và đau đớn cứ lớn lên từng ngày. Đến một lúc nào đó, nó sẽ bùng nổ!
Chắc chắn rằng trong những cơ quan như NSA hay CIA (và không phải chỉ của Mỹ mà cả của các nước khác) có không ít những người cũng có tâm lý gần giống như E. Snowden, chỉ có điều mức độ bức bối chưa lớn bằng, hoặc vì gia đình hay vì một vài lý do khác, người ta buộc phải im lặng.
Có những người lên tiếng chê Snowden là ngu. Những người đó không hiểu được rằng đối với một người trung thực mà phải sống dối trá cả đời thì còn tệ hơn là chết quách đi. Kéo dài sự sống đối với họ chỉ là tra tấn.
Giờ đây thì Snowden, một người yêu tự do, đã không còn được tự do nữa. Và là một người yêu sự thật, quý trọng sự công khai, anh đang phải giấu mình để khỏi phải ngồi tù nhiều năm. Đó là cái giá rất đắt mà Snowden phải trả. Tuy nhiên, chắc chắn anh nghĩ rằng thà như thế còn hơn suốt đời phục vụ NSA và CIA trong sự câm lặng hoàn toàn. Đó cũng là một kiểu đi tù, mà lại mang đầy cảm giác tội lỗi.
Ít nhất, giờ đây Edward cũng có được một chút sự thanh thản. Và có lẽ anh sẽ không quá hốt hoảng khi thấy một họng súng chĩa vào mình, và có nguy cơ chỉ trong giây lát anh sẽ từ biệt thế giới này để về với Chúa Trời.
*
Mặt khác, cần nói rằng trong thế giới ngày nay nước Mỹ có không ít những kẻ thù đủ loại. Động cơ chống Mỹ của họ cũng rất khác nhau. Có những tầng lớp chống Mỹ vì không muốn những nguồn tài nguyên khổng lồ của nước họ nằm dưới sự kiểm soát của Mỹ. Lại có những tập đoàn chống Mỹ vì chính họ muốn thao túng thế giới (như các tập đoàn cầm quyền ở Nga và Trung Hoa). Còn có cả loại người chống Mỹ vì ghét các giá trị Mỹ. Cho dù chính giới Mỹ vẫn thường xuyên bị chi phối bởi những kẻ xấu, một điều không thể phủ nhận được là xã hội Mỹ đã xác lập được nhiều giá trị căn bản, đặc biệt là tự do cá nhân. Ngay cả khi có hàng triệu người dân Mỹ bị NSA, CIA, FBI,… lén theo dõi thì cũng không thể có nơi nào trên thế giới này mà con người được tự do, đặc biệt là tự do bày tỏ tư tưởng và tự do sáng tạo nhiều hơn ở Mỹ. Đó là lý do quan trọng nhất (sau đó mới đến mức thu nhập) để những từ như “thẻ xanh”, “giấc mơ Mỹ” vẫn chiếm tâm trí của hàng trăm triệu người từ khắp nơi trên thế giới. Đó là lý do để những dòng người từ các nơi đổ về Mỹ tìm cuộc sống mới không hề giảm trong hàng thế kỷ nay, và hầu như không có dòng chuyển động ngược lại.
Lối sống ở Mỹ là điều khó chịu đối với rất nhiều “ông lớn” trên thế giới này. Họ sợ! Sợ người dân nước họ đòi có được những quyền như người Mỹ, đòi thay đổi thể chế. Ngay cả những kẻ không muốn chính quyền Mỹ và các tập đoàn kinh tế của Mỹ thao túng nước họ thì lý do chính cũng là vì chính họ muốn được thống trị và bóc lột dân của họ. Họ không hề muốn dân nước họ được tự do. Điều họ sợ nhất không phải là việc dân nước họ phải mang cái ách trên cổ, mà là việc cái ách đó là của kẻ khác, không phải của chính họ. Bin Laden từng là kẻ như thế. Một số nhà độc tài khác đã và đang là những kẻ như thế. Các tập đoàn cầm quyền ở các quốc gia độc đảng là những kẻ như thế. Việc ghét Mỹ làm họ rất hý hửng khi thấy chính quyền Mỹ chịu tai tiếng; tuy nhiên họ vẫn không dám lớn tiếng ủng hộ Snowden tiết lộ bí mật quốc gia, vì so với chính quyền Mỹ thì họ còn mờ ám hơn nhiều và sợ bị lật tẩy hơn nhiều. (Hãy nhớ: người ta bắt người chỉ vì những chuyện như nói ra ai đã trúng cử vào vị trí nào, trong khi nhà cầm quyền đang còn muốn giấu và cho đó là bí mật quốc gia!)
Một khi nước Mỹ có nhiều kẻ thù như vậy, và trong số đó có rất nhiều những kẻ sẵn sàng tổ chức những cuộc tàn phá và giết người hàng loạt, giống như và thậm chí quy mô hơn, dã man hơn cả vụ al-Qaeda đã làm ở New York năm 2001, thì người Mỹ phải làm gì? Chính quyền Mỹ phải làm gì? Hệ thống an ninh và tình báo Mỹ phải làm gì? Thật khó có thể hình dung rằng NSA, CIA hay FBI không hề bí mật theo dõi ai, hay chỉ bí mật theo dõi những kẻ hiển nhiên có dấu hiệu phạm tội mà lại có thể bảo đảm an ninh cho nước Mỹ, bảo đảm an toàn cho cuộc sống của dân Mỹ, trong khi trên thế giới có hàng chục tổ chức khủng bố giống như al-Qaeda, và hàng chục chính phủ sẵn sàng ăn cắp bí mật quốc gia của Mỹ.
Người Mỹ vốn không ưa việc chính phủ hay bất kỳ một tổ chức hoặc cá nhân nào theo dõi, dò xét cuộc sống riêng tư của họ. Trước ngày 11 – 9 – 2001, chắc chắn ít nhất 70% dân Mỹ sẽ lên tiếng ủng hộ sự tố cáo kiểu như của Snowden hay Julian Assange. Nhưng nước Mỹ ngày nay đã không còn an toàn như trước, và vì thế lần này hơn 50% buộc phải thừa nhận việc thu thập các thông tin cá nhân trong nhiều trường hợp là cần thiết.
Hãy tưởng tượng một thế giới không có những người như Edward Snowden, không có ai dám chống chính phủ, không có ai phanh phui những việc làm mờ ám của các quan chức nhà nước. Đó sẽ là một thế giới mọi rợ. Nhưng mặt khác, trong một thế giới với đầy những âm mưu và sự tàn bạo như hiện nay, một chính phủ như của Hoa Kỳ khó có thể cam kết và thực hiện cam kết tuyệt đối không làm những việc như đã bị Snowden tố cáo. Quý vị sẽ xử sự ra sao, nếu giả dụ quý vị là quan chức Hoa Kỳ chịu trách nhiệm truy tìm và ngăn chặn các phần tử al-Qaeda đánh bom tàn sát và hủy diệt?
Trong bối cảnh hiện nay, việc trả lời những câu hỏi về an ninh kèm theo điều kiện không theo dõi bí mật các công dân của mình và một số tổ chức hay cá nhân ở nước ngoài có vẻ thực sự bế tắc và bất khả thi!
*
Suy ngẫm về những vụ việc như kiểu “sự cố Snowden”, phải nói rằng ta càng thấy thế giới này quá phức tạp. Phức tạp đến mức nhiều lúc làm ta bi quan. Liệu rồi trong vài ba chục hay dăm chục năm nữa nó có bớt phức tạp đi không? Hay đó là cái nghiệp chung, và loài người sẽ mãi mãi bị chi phối bởi những tập đoàn cắn xé nhau, những nhóm người tìm cách sát phạt, trừ khử lẫn nhau, dẫn đến tai họa khôn lường cho những người dân vô tội?
NGUYỄN TRẦN SÂM

Tổng thống Putin cho Snowden xin tị nạn ở Nga

Màn ảnh truyền hình trong một khu thương xá ở Hồng Kông, cho thấy hình ảnh của ông Snowden được chiếu lên trong bản tin hôm 23 Tháng Sáu. (Hình: AP/Vincent Yu)
(AFP) – Ông Edward Snowden, người tiết lộ tin tình báo mật mà Hoa Kỳ muốn dẫn độ về Mỹ để xét xử về tội gián điệp, vừa nộp đơn xin tị nạn ở Nga. Tổng Thống Vladimir Putin hôm Thứ Hai tuyên bố chấp thuận, miễn sao ông Snowden ngưng tiết lộ thêm các tài liệu tình báo của Mỹ.
Theo lời một giới chức bộ ngoại giao Nga, Snowden nộp đơn xin tị nạn chính trị vào đêm Chủ Nhật, tại văn phòng lãnh sự ở phi trường Sheremetyevo, nơi ông ta lưu lại từ hơn một tuần qua.
Nhân viên lãnh sự Kim Shevchenko nói: “Lúc 10 giờ 30 tối qua, công dân Anh Sarah Harrison đến văn phòng lãnh sự ở phi trường Sheremetyevo nộp bản thỉnh nguyện của ông Snowden, xin được tị nạn chính trị.”
Sarah Harrison là nhân viên của WikiLeaks, tổ chức chuyên bật mí những bí mật. Bà cũng là người tháp tùng ông Snowden trong chuyến bay từ Hồng Kông đến Nga vào hôm 23 Tháng Sáu. Tại Hồng Kông, người cựu nhân viên làm việc theo hợp đồng với cơ quan an ninh quốc gia Hoa Kỳ NSA đã tiết lộ các chi tiết về chương trình do thám của Mỹ, sau khi ông này rời khỏi nhiệm sở ở Hawaii.
Trong một cuộc họp báo, Tổng Thống Putin trả lời yêu cầu xin tị nạn của ông Snowden, rằng ông ta có thể ở lại Nga miễn rằng ông ta phải ngưng tiết lộ thêm những thông tin gây thiệt hại cho Washington.
TT Putin nói: “Nga chưa bao giờ giải giao bất kỳ ai đến bất cứ nơi đâu và cũng không hề có ý định làm như vậy.” Ông thêm: “Nếu ông ta (Snowden) muốn tá túc ở đây thì phải chịu một điều kiện. Đó là phải ngưng mục đích gây phương hại cho đối tác Hoa Kỳ của chúng tôi.”
Tổng thống Nga lập lại rằng Snowden không phải là nhân viên tình báo của Moscow và cũng không hoạt động cho một công tác đặc biệt nào của Nga.
Tổng Thống Barack Obama trong khi đang viếng thăm một số nước ở Phi Châu, xác nhận rằng đã có những cuộc thương lượng cấp cao giữa Moscow với Washington về số phận của ông Snowden. Tổng thống nói:
“Chúng tôi hiểu rằng ông Snowden đã sang bên đó mà không có giấy thông hành hay giấy tờ hợp lệ nào. Chúng tôi hy vọng chính quyền Nga sẽ có quyết định dựa theo nguyên tắc du hành quốc tế thông thường.”
Được biết trước đây TT Putin đã từng từ chối giải giao ông Snowden cho Washington, nại cớ rằng giữa hai nước chưa hề ký kết một hiệp ước dẫn độ nào.
(Người Việt)

Làn sóng dân chủ khi nào đến Việt Nam?

Bắt đầu với những sự kiện tưởng chừng rất nhỏ: Phá bỏ một công viên ở Ankara để xây trung tâm thương mại tại Thổ Nhĩ Kỳ hay việc tăng giá vé xe buýt và dịch vụ giao thông công cộng ở Braxin… và sau đó là một làn sóng biểu tình phản đối chính phủ đã nhanh chóng nổ ra thu hút hàng triệu người tham gia. Các cuộc biểu tình kéo dài nhiều ngày và chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ lẫn Braxin đã phải xuống thang, chấp nhận các yêu sách của người dân, dù rằng lúc đầu chính quyền tỏ ra cứng rắn.
Nên nhớ rằng Thổ Nhĩ Kỳ và Braxin là hai cường quốc đang lên. Thổ Nhĩ Kỳ là một quốc gia thành viên NATO và là ứng cử viên sáng giá trong đợt kết nạp tới đây vào đại gia đình EU. Thổ Nhĩ Kỳ cũng là quốc gia mẫu mực của thế giới Hồi giáo về chuẩn mực của dân chủ và nhà nước thế quyền. Braxin là một thành viên của Khối BRICS, tức là các quốc gia có nền kinh tế lớn mới nổi (gồm Nga, Braxin, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi). Điều gì đã xảy ra?  Ông Nguyễn Gia Kiểng nhận định rằng sự kiện trên cũng như những gì đã và đang diễn ra tại các nước dân chủ phát triển chứng tỏ các dân tộc trên thế giới không còn hài lòng với các chế độ dân chủ tạm đủ và nửa vời nữa mà người dân đang đòihỏi một nềndân chủ chân chính và trọn vẹn(xem thêm bài: Tương quan lực lượng đã thay đổi).
Điều này có nghĩa là làn sóng dân chủ lần thứ tư vẫn đang trào dâng mạnh mẽ trên khắp thế giới. Cũng theo ông thì thế giới đã và đang tiếp tục thay đổi rất lớn sau cuộc khủng hoảng toàn cầu đã kéo dài 6 năm và vẫn chưa biết khi nào kết thúc. Mục tiêu chính của các quốc gia phát triển trong thời gian tới là cân bằng ngân sách và cán cân thương mại vì vậy những quốc gia có nền kinh tế dựa vào xuất khẩu như Việt Nam hay Trung Quốc sẽ điêu đứng. Chính quyền Trung Quốc đang muốn cân đối lại nền kinh tế của mình theo hướng đẩy mạnh tiêu thụ nội địa và giảm bớt đầu tư vì số nợ khổng lồ của khu vực kinh tế tư nhân đã vượt 200% GDP.
democracy5

Đứng trước những thách thức sống còn như vậy, Việt Nam hơn ai hết, cần có một chính quyền mạnh mẽ, trong sạch, thông minh và tài giỏi để tổ chức lại xã hội và đương đầu với các khó khăn. Tuy nhiên chính quyền Việt Nam được biết đến và nhìn nhận là không chỉ tham nhũng và bất tài mà còn là hiện thân của sự già nua, mệt mỏi và bất lực. Vì độc tài và toàn trị nên đảng cộng sản Việt Nam không có chế tài để thanh lọc những thành phần yếu kém, là những tế bào ung thư trong cơ thể để hoàn thiện và có được sức sống cần thiết của một tổ chức chính trị, chưa nói đến một chính đảng cầm quyền và lãnh đạo đất nước trong cơn bão tố.
Các Hội nghị trung ương lần thứ 4, 5, 6, 7 của đảng vừa qua chỉ có một mục đích duy nhất là “chỉnh đốn đảng” nhưng rồi cũng đã thất bại. Bộ Chính trị, cơ quan quyền lực cao nhất của đảng cũng chỉ còn là một hư cấu vì đã mất hết quyền quyết định (ông Nguyễn bá Thanh và ông Vương Đình Huệ đã không được bầu vào bộ chính trị dù được ông Nguyễn Phú Trọng tiến cử). Vì vậy không có gì ngạc nhiên khi các vấn đề quan trọng của đất nước như trong các lĩnh vực đất đai, bất động sản, tiền tệ, ngân hàng, pháp luật, quyền con người, thất nghiệp, phá sản doanh nghiệp, v.v. đã không hề được chính quyền quan tâm hay đưa ra cách giải quyết. Họ bất lực hoàn toàn. Ông Nguyễn Tấn Dũng là người đang nắm thế thượng phong và có thực quyền nhất nhưng đồng thời cũng là người bị thù ghét nhất, không chỉ trong dân chúng mà ngay cả trong nội bộ đảng. Trong đợt lấy phiếu tín nhiệm của các đại biểu quốc hội vừa qua thì chỉ số “tín nhiệm thấp” cũng có nghĩa là “không tín nhiệm” của ông Nguyễn Tấn Dũng gần như là cao nhất trong giới lãnh đạo chóp bu của đảng cộng sản. Một chính quyền bất lực, tham nhũng cộng thêm sự chia rẽ như vậy sẽ dẫn đất nước đi về đâu, chắc ai cũng có thể hình dung được?
Cũng theo ông Nguyễn Gia Kiểng thì phong trào dân chủ tại Việt Nam đang có sự thay đổi lớn. Những trí thức tiến bộ xuất thân từ bộ máy đảng và nhà nước cộng sản chỉ còn đóng vai trò hỗ trợ cho phong trào dân chủ, họ không còn là “diễn viên” chính nữa, vì họ đang dần thoái lui vào hậu trường sau những cố gắng thiếu dũng cảm, thiếu ý chí và thiếu cả quyết tâm. Một lực lượng mới đang thay thế họ đó là: Giới trẻ. Thành phần này sẽ là lực lượng chủ chốt và quyết định cho phong trào dân chủ Việt Nam. Giới trẻ ngày nay không còn ân oán gì với chế độ nên họ đòi hỏi dân chủ và tự do một cách sòng phẳng và dứt khoát. Giới trẻ có quyết tâm, kiến thức và lý luận rất sắc bén nhờ vào sự phát triển nhanh chóng của internet. Họ thích hợp và thích nghi với tư tưởng tự do và lối sống Âu-Mỹ dễ dàng và nhanh chóng hơn là tư tưởng Khổng Giáo. Chuyện “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó” đã đi vào dĩ vãng. Việc áp đặt và nhồi sọ những điều sai trái hay vô lý của thế hệ đi trước đối với thế hệ trẻ không còn đất sống và hoàn toàn vô ích. Tuổi trẻ sẵn sàng chấp nhận trả giá để sống đúng với những ước mơ và hoài bão của mình. Có lẽ chúng ta đều bất ngờ khi một thanh niên tuổi đời còn rất trẻ là Đinh Nguyên Kha, bạn của cô sinh viên Nguyễn Phương Uyên đã dõng dạc tuyên bố trước Tòa rằng “tôi chống đảng cộng sản chứ không chống tổ quốc Việt Nam”.
Trong thời đại thông tin, truyền thông và tri thức thì không gian ảo trên internet mới là quyết định. Nơi đó mọi người đều có quyền nói lên những suy nghĩ và đòi hỏi của mình, đó mới là không gian quyết định và chi phối các hành động của con người trong xã hội thật. Ai làm chủ được không gian ảo người đó sẽ làm chủ được không gian thật, không sớm thì muộn. Đây là một chân lý mà ông Nguyễn Gia Kiểng đã sớm nhận ra. Điều đó cũng có nghĩa là chế độ cộng sản Việt Nam, khi đã thất bại hoàn toàn trên không gian ảo thì sớm muộn gì cũng thất bại trên không gian thực.
Khi nào thì điều đó sẽ xảy ra? Phong trào dân chủ Việt Nam chỉ còn thiếu mỗi một điều kiện duy nhất mà thiếu nó là không thể được: Quyết tâm xây dựng một tổ chức chính trị có tầm vóc và hùng mạnh để đem lại lòng tin, động viên và lãnh đạo một quần chúng đã chín muồi cho một sự thay đổi bắt buộc phải đến. Không có một tổ chức chính trị đứng đắn với một tư tưởng lành mạnh và một dự án chính trị nghiêm túc thì phong trào dân chủ Việt nam sẽ vẫn dậm chân tại chỗ. Thời gian đã làm xong công việc của nó: các tổ chức chính trị hữu danh vô thực và các hoạt động nhân sĩ đã dần biến mất. Tuy nhiên chúng ta, tất cả những người Việt Nam yêu nước phải dứt khoát với nhau trên một vấn đề quan trọng là: Phong trào dân chủ Việt Nam cần có một tổ chức hùng mạnh và việc cùng nhau xây dựng tổ chức đó phải được xem như là một ưu tiên hàng đầu và quan trọng nhất. Đấu tranh chính trị luôn là đấu tranh giữa các tổ chức chính trị và vì thế phải có tổ chức. Các cá nhân dù tài giỏi đến đâu mà không có tổ chức thì cũng không thể làm được gì cho đời. Mỗi người Việt Nam yêu nước hãy hy sinh bớt một chút cái tôi của mình, dành thời gian học hỏi về “văn hóa tổ chức” và kiến thức về tổ chức chính trị, rồi từ đó có được niềm tin để quyết tâm đứng vào đội ngũ của những tổ chức chính trị lương thiện và yêu nước.
Qua chuyến thăm Trung Quốc của chủ tịch nước Trương Tấn Sang, đảng cộng sản Việt Nam, một lần nữa khẳng định quyết tâm của họ là ngã hẳn vào quĩ đạo của Trung Quốc. Ưu tư duy nhất của họ là duy trì quyền lực bằng mọi giá, họ không còn quan tâm đến vận mệnh của dân tộc. Tuy nhiên, đây là một lựa chọn sai lầm và dại dột. Trung Quốc đang và sẽ gặp nhiều rủi ro lớn. Một sự đỗ vỡ như Liên Xô trước đây có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Những cuộc nổi dậy và bạo động tại Tân Cương vừa qua báo hiệu cho những bất ổn và đỗ vỡ lớn của Trung Quốc. Đến lúc đó Trung Quốc không còn đủ sức để lo cho mình, đảng cộng sản Việt Nam sẽ bơ vơ và không còn chốn nương tựa. Phong trào dân chủ Việt Nam hoàn toàn có lý do để lạc quan, tin tưởng vào tương lai nếu biết đoàn kết lại với nhau, biết đặt niềm tin vào sứ mệnh là phụng sự nhân dân mình, đồng bào mình. 
Chúng ta sẽ chung tay mở ra một kỷ nguyên mới cho đất nước và dân tộc, đồng thời khép lại trang sử đau buồn suốt bấy năm qua. Niềm hy vọng của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên đặt trọn vẹn vào các bạn trẻ. Hãy bắt tay nhau và cùng đồng hành với nhau trên hành trình tìm kiếm hạnh phúc cho tương lai của chính mỗi người và cho cả dân tộc.
Việt Hoàng
(Thông Luận)

Nguyễn Phương Mai - Ai Cập gập ghềnh con đường dân chủ

Con ngõ nhỏ tại Cairo là đầu não của các tổ chức cách mạng.
Chừng hơn tuần trước, một phóng viên Ai Cập hối hả nhắn tin cho tôi trên facebook: "Mai Mai, chúng tôi đang chuẩn bị có một cuộc cách mạng mới. Ngày 30-6 sẽ có một cuộc biểu tình lớn đòi tổng thống Morsi từ chức. Suốt một năm qua, ông ta đã chẳng làm cho kinh tế Ai Cập đỡ khốn nạn hơn thì chớ, lại còn muốn đưa toàn bè lũ Huynh đệ Hồi Giáo (Muslim Brotherhood) của mình lên nắm các chức vị chủ chốt! Ai Cập tưởng là đã có dân chủ nhưng hóa ra chúng tôi sai toét.."
Tôi chưa bao giờ cảm thấy hứng khởi với Mùa xuân Ả Rập. Suốt gần một năm 2012 lăn lê qua 13 nước Trung Đông đúng thời kỳ "mùa xuân", tôi thấy rõ hơn bao giờ hết sự hoán đổi và tính cơ hội của chính trị.
Mùa Xuân Ả Rập bắt đầu bằng việc chàng bán hoa quả rong Bouzizi ở Tunisia tự thiêu trước cổng tòa thị chính vì cảnh sát liên tục tịch thu xe đẩy và làm nhục anh.
Bouzizi nghèo, anh tự thiêu vì không có quyền được làm việc một cách lương thiện và đủ sống một cách lương thiện. Anh không đòi hỏi dân chủ, không đòi hỏi quyền tự do ngôn luận, không đòi hỏi làm trong sạch tôn giáo.
Tuy nhiên, cái chết của anh châm ngòi cho một cuộc nổi dậy lớn của các nhà đấu tranh tự do chính trị.
Trong khi các nhà dân chủ này còn nổi dậy kiểu manh động thì tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo vốn bị chính quyền cầm tù bỗng nhảy lên cướp diễn đàn và trở nên lớn mạnh.
Kết cục, khi các cuộc bầu cử tự do dược tổ chức thì kẻ lên ngôi không phải là những người tự do cánh tả mà lại là Huynh Đệ Hồi Giáo.
Điều này không chỉ đúng với Ai Cập mà với hầu như tất cả các nước có mùa xuân Ả Rập.
Nhìn lại toàn cảnh, đây là kết luận: Mùa Xuân Ả Rập khởi đầu bằng lý do kinh tế, được tuyên truyền trên truyền thông như một cuộc cách mạng dân chủ, và kẻ thắng cuộc là những thầy tu tôn giáo.
Bạn tôi ở Ai Cập cũng như rất nhiều người hẳn cho rằng dân chủ là "phương thức", là con đường dẫn đến thành công. Các nhà nghiên cứu chính trị và xã hội sẽ nói rằng điều đó sai lầm.

"Một cuộc bầu cử dân chủ không có nghĩa là một xã hội dân chủ đã hình thành"
Bầu cử tự do
Dân chủ không phải là cách thức mà là kết quả của một quá trình lâu dài.
Người Ai Cập cho rằng với một tổng thống được bầu cử theo quy chế tự do và dân chủ thì họ đã có dân chủ. Mà nếu họ đã có dân chủ thì kinh tế phải phát triển, dân phải đỡ nghèo chứ sao lại xăng còn không có mà mua, bánh mỳ còn không có mà bán thế này?
Có lẽ phương Tây đã tuyên truyền một niềm tin hoàn toàn ngây thơ rằng có dân chủ là có hết, và để có dân chủ thì chỉ cần một hệ thống bầu cử chính trị dân chủ là đủ. Thế nên bây giờ Ai Cập vỡ mộng. Thế nên bây giờ sau một năm cầm quyền, Ai Cập muốn vị tổng thống được bầu cử dân chủ của mình bán xới khỏi dinh.
Người Ai Cập, cũng như anh chàng Bouzizi, có lẽ chưa sẵn sàng để chấp nhận rằng cái họ thực sự cần vào thời điểm này là một nền kinh tế đủ ăn cái đã.
Họ cũng như nhiều nhà đấu tranh cách mạng khác có lẽ cần hiểu rằng dân chủ là một quá trình, là kết quả của một con đường phát triển gian nan chứ không phải là một sự kiện.
Một cuộc bầu cử dân chủ không có nghĩa là một xã hội dân chủ đã hình thành.
Và để có một xã hội dân chủ đúng nghĩa chứ không chỉ ở cái mác tên nước Democratic thì cần biết bao nhiêu thời gian, bao nhiêu là cố gắng chứ không chỉ là một cuộc bầu cử tự do và công bằng.
Hôm nay, cả Ai Cập sẽ lại rùng rùng chuyển động. Sẽ lại có đổ máu. Tôi thì ngồi chết dí ở đây, thầm cầu mong những người bạn Ai Cập chỉ biểu tình nêu ra yêu sách thôi, chứ đừng đòi lật đổ tổng thống nữa.
Vì một ông tổng thống mới, dù có lại được bầu một cách tự do dân chủ như Morsi đi nữa, cũng sẽ cần nhiều hơn một năm để đưa đất nước thoát khỏi vực thẳm. Mồm lẩm nhẩm như tụng kinh "Xã hội Dân chủ không phải là món quà đêm giáng sinh, nó là kết quả của một quá trình".
Tiến sĩ Nguyễn Phương Mai
* Bài viết của Tiến sỹ Nguyễn Phương Mai, Đại học khoa học ứng dụng Amsterdam, Hà Lan, hiện đang thực hiện một chuyến Bấm hành trình tới nhiều nước tại Trung Đông để nghiên cứu về sự hình thành và phát triển của Hồi Giáo. Bài viết thể hiện lối hành văn và quan điểm riêng, và được đăng lần đầu trên Bấm Facebook của tác giả.
(BBC Việt ngữ)

Nổi dậy ở Tân Cương là "khủng bố"

Tân Cương : Cảnh sát Trung Quốc phong tỏa các trục giao thông và khám xét xe qua đường (Reuters)
Tân Cương : Cảnh sát Trung Quốc phong tỏa các trục giao thông và khám xét xe qua đường (Reuters)

Các cuộc bạo động ở Tân Cương không phải là « xung đột chủng tộc » giữa dân địa phương người Duy Ngô Nhĩ với người Hán tộc, mà là « khủng bố ». Báo chí chính thức Trung Quốc ngày 01/07/2013 khẳng định như trên, và loan báo việc siết chặt an ninh tại khu tự trị ở miền tây bắc có đa số dân theo đạo Hồi.

Sau các vụ nổi dậy đẫm máu tuần rồi, Bắc Kinh đã vội vàng gởi đến Tân Cương ủy viên thường trực Bộ Chính trị Du Chính Thanh (Yu Zhengsheng). Theo tờ China Daily, ông này hứa hẹn sẽ « có các biện pháp tăng cường để đàn áp các nhóm khủng bố ». 

Lời tuyên bố trên đây được đưa ra nhân một hội nghị tổ chức vào ngày 29/06/2013 tại Urumqi, thủ phủ của khu tự trị Tân Cương, vào thời điểm sắp đến ngày kỷ niệm các vụ nổi dậy đẫm máu của người Duy Ngô Nhĩ chống lại người Hán ngày 05/07/2009, mà theo con số chính thức thì đã làm cho 197 người chết.

Báo chí Trung Quốc cũng cho biết đã bắt giữ Ahmatniyaz Sidiq (cách viết khác là Ahmetniaz Stek), một trong những người được cho là cầm đầu vụ nổi dậy ngày 26/06/2013 tại Lukqiu. Người này bị cho là đã tổ chức một « đơn vị khủng bố » gồm 17 thành viên, đã quyết định tấn công vào thành phố nằm cách Urumqi 250 km, sau khi một thành viên của nhóm bị bắt.

Vũ trang bằng dao, họ đã tấn công vào các đồn công an và trụ sở chính quyền ở Lukqiu, giết chết 24 người « trong đó có hai phụ nữ và 16 người Duy Ngô Nhĩ », theo China Daily. Có 11 người nổi dậy đã bị bắn chết.

Cũng theo tờ báo Nhà nước, có 19 người đã bị bắt vì « loan truyền tin đồn qua tin nhắn SMS và trên internet ».

Tại vùng đất rộng mênh mông thưa dân này, những thập kỷ gần đây nhiều triệu người Hán đã ồ ạt đến sinh sống, và chính quyền phải đối mặt với các thử thách « khủng bố, cực đoan tôn giáo và ly khai » - theo tờ Global Times.

Xã luận của tờ báo chính thức có khuynh hướng dân tộc chủ nghĩa cho rằng « một lần nữa, dư luận phương Tây lại đi ngược với các sự kiện và tình cảm của nhân dân Trung Quốc », nhưng « dư luận Trung Quốc phải vượt lên phương Tây và ngăn chận bọn khủng bố ở Tân Cương ».

Tờ báo này đả kích các phương tiện truyền thông đã nêu ra lời tố cáo của Hội nghị Duy Ngô Nhĩ thế giới, một tổ chức ly khai ở hải ngoại, theo đó các vụ bạo động là do « sự đàn áp liên tục và sự khiêu khích » của chính quyền Trung Quốc

Ông Du Chính Thanh khi phát biểu với các cán bộ đảng ở Tân Cương đã nhấn mạnh là họ phải « hoàn toàn ý thức về tình trạng phức tạp và trầm trọng của cuộc chiến đấu lâu dài chống các phong trào ly khai », mà ông cũng cho là « khủng bố ».

Các phóng viên của AFP vào tối tngày 29/06/2013 đã chứng kiến một cuộc tập trận hùng hậu tại Urumqi, với sự tham gia của nhiều ngàn binh lính thuộc đơn vị chống nổi dậy của công an vũ trang Trung Quốc, mà báo chí Nhà nước hôm nay gọi là một cuộc « mít-tinh chống khủng bố ».

Ở phía nam Tân Cương, một khu tự trị khác là Tây Tạng cũng bị siết chặt an ninh cao độ, sau các vụ bạo động mà hầu hết các nhà quan sát cho là từ sự thù địch của người dân địa phương trước khi vùng đất này bị người Hán tràn ngập. Phía Bắc Kinh thì tuyên bố đây là do « những người ly khai » bị Đạt Lai Lạt Ma xúi giục.
Thụy My (RFI)
 

Hồ sơ không tặc: Nguyễn Thái Bình

Hồ sơ số 9: Tên không tặc chọn nhầm chuyến bay, nhầm phi công

Trong những năm cuối 1960, đầu 1970, Hoa Kỳ đã phải trải qua một đại nạn không tặc mà giờ đây hầu như đã bị quên lãng. Trong cuốn sách mới hoàn tất của mình, Bầu trời là của Chúng ta: Tình yêu và Khủng bố trong Thời đại Hoàng kim của Không tặc, Brendan I. Koerner kể lại câu chuyện về thời kỳ hỗn loạn ấy, khi các chuyến bay thường xuyên bị khủng bố bởi những kẻ cùng đường và hoang tưởng. Trước khi xuất bản cuốn sách của mình vào ngày 18 tháng Sáu, Koerner mỗi ngày lại viết về hồ sơ của một không tặc. Tạp chí Slate trích đăng lại 12 hồ sơ này.
Tên: Nguyễn Thái Bình
Ngày: 2 Tháng Bảy 1972
Thông tin chuyến bay: Hãng Pan Am, chuyến bay số 841 từ San Francisco đến Sài Gòn với các tuyến dừng bao gồm Honolulu, Guam và Manila.
Diễn biến: Mùa hè 1972, giới phi công dân dụng Hoa Kỳ giận dữ trước sự bất lực của các hãng hàng không cũng như chính quyền liên bang trong việc đối phó với nạn không tặc. Sau một ngày đình công nhằm kêu gọi thay đổi chính sách công cộng bị thất bại, nhiều phi công cho rằng họ cần phải có những tuyên bố mạnh mẽ hơn. Sự kiện cướp chuyến bay Pan Am số 841 đã tạo ra một cơ hội cho viên cơ trưởng táo bạo của chiếc Boeing 747 để ông ta có thể khẳng định rõ ràng rằng ông và các đồng nghiệp đã chán ngấy tình trạng những phi cơ của họ bị mất kiểm soát.

Kẻ không tặc là một sinh viên 24 tuổi Nam Việt Nam tên Nguyễn Thái Bình, anh ta đã tốt nghiệp Đại học Washington vào ngày 10 tháng Sáu với bằng cử nhân ngành thuỷ sản. Anh ta từng mong muốn được ở lại Hoa Kỳ, nhưng đã bị từ chối hộ chiếu vào ngày 7 tháng Sáu vì những hoạt động phản chiến của mình; anh ta từng bị bắt giữ vì tham gia chiếm đóng lãnh sự quán Nam Việt Nam ở New York. Căm hận vì việc bị trục xuất cũng như việc Bắc Việt Nam bị ném bom rải thảm, Bình quyết định cướp chuyến bay chở anh ta về nước như một “hành động trả thù.”
Bình đã không hé lộ chủ định của mình cho phi hành đoàn chuyến bay Pan Am cho đến khi bay qua biển Đông. Anh ta đưa một mẩu giấy cho một chiêu đãi viên: “Các người phải đưa tôi đến Hà Nội và chiếc máy bay này sẽ bị phá huỷ khi đến đấy.” Khi cơ trưởng chuyến bay là Eugene Vaughn từ chối yêu cầu, Bình viết thêm một yêu cầu nữa bằng máu của mình. “Điều này chứng minh rằng yêu cầu được đưa đến Hà Nội của tôi rất nghiêm trọng.” Mẩu giấy viết.
Vaughn đến khoang hành khách chính để gặp Bình, một thanh niên nhu mì cao chỉ 1,5 mét . Bình cho thấy một túi xách bọc giấy bạc mà anh ta bảo có chứa một quả bom. Vaughn đã đoán chính xác rằng Bình chỉ hăm doạ thôi. (Túi xách đầy đe doạ ấy chỉ thực ra chỉ chứa những quả chanh.)
Vaughn biết rằng trong số các hành khách có một viên sĩ quan từ San Francisco đã về hưu, ông ta có mang theo một khẩu Magnum .357. Ông bí mật bảo viên cựu cảnh sát chuẩn bị để kết liễu đời Bình.
Với lý do phải tiếp liệu, Vaugh đã hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất ở Sài Gòn. Khi chiếc máy bay đã nằm yên trên đường băng, Vaughn bước xuống để nói chuyện với kẻ không tặc lần nữa. Bình đang vô cùng kích động, liên tục bảo rằng anh ta sẽ kích nổ quả bom nếu máy bay không cất cánh ngay lập tức.
“Tôi không hiểu anh nói gì,” Vaughn nói. “Để tôi lại gần hơn tí.”
Bình cúi đầu về phía trước trong khi Vaughn quì xuống. Trước khi Bình lặp lại yêu sách của mình, viên cơ trưởng nắm lấy cổ họng anh ta và đè xuống sàn. “Giết chết thằng chó đẻ này đi!” Vaughn hét lên trong khi đè chặt Bình đang giãy dụa.
Viên cựu cảnh sát chạy lại, rút súng ra và bắn Bình năm lần ở cự ly gần. Sau đó Vaughn đã quẳng cái xác nặng 52kg của kẻ không tặc ra cửa sau chiếc Boeing 747 để cho cả thế giới thấy cảnh nó nằm sóng xoài trên đường băng. “Tôi quẳng hắn ra cửa và hắn bay xa khoảng 4,5 mét,” Vaughn nhớ lại. “Tôi nắm hắn như nắm một quả bóng bầu dục và hắn bay cũng như một quả bóng bầu dục.”

Hệ quả: Nhiều người trong giới phản chiến ở Hoa Kỳ đã công khai thương tiếc Bình, và vài người trong họ đã đột nhập vào nhà riêng của Vaughn, để lại những lời đe doạ viết bằng máu súc vật:"Con lợn Eugene Vaughn phạm tội sát nhân. Sẽ bị trừng trị sau.” Nhưng hành động của viên phi công này cũng được ca ngợi rộng rãi. Ví dụ như ông đã được đón chào như một anh hùng tại sân bay Phoenix, nơi mọi người vỗ tay khi nghe ông trả lời phóng viên: “Đã có quá nhiều thời gian và nỗ lực nhằm giải quyết nạn không tặc, nhưng biện pháp hữu hiệu duy nhất là bản án tử hình bắt buộc mà không thể lách luật.”
Nguồn: Slate

Diên Vỹ chuyển ngữ
18.06.2013
(Dân luận) 

Miến Điện và vị trí địa lý chính trị

Việc Miến Điện mở cửa có thể thay đổi bộ mặt phần còn lại của Châu Á
Ở vùng ngoại ô phía bắc thành phố Yangon, nơi từng là mảnh đất của các nhà máy công nghiệp nuôi sống nền kinh tế của Myanmar, giờ đây chỉ còn là một đống hoang tàn. Sau hàng thập kỷ bị cấm vận và khả năng quản lý kinh tế yếu kém, nơi đây giờ chỉ còn lại một số nhà máy liêu xiêu. Nhưng ở giữa đống đổ nát này đang có những dấu hiệu cho một sức sống mới, không chỉ đối với Miến Điện mà còn đối với toàn bộ phần còn lại của khu vực châu Á. Gần cổng Trung tâm Công nghệ cao Mingaladon vừa mọc lên hai nhà máy được sở hữu bởi Nhật Bản. Một trong hai nhà máy này chính là May mặc Famoso, hứa hẹn một tương lai sáng lạn cho Miến Điện và châu Á.
Được sở hữu bởi tập đoàn Daiei Ready Made Clothes Corporation có trụ sở tại Nagoya, Nhật Bản, Famoso đã được thiết lập tại Yangon vào năm 2002 dưới hình thức một nhà máy nhỏ chuyên sản xuất đồ vest cho đàn ông và chỉ phục vụ thị trường người Nhật sống tại đây. Công ty mẹ chủ yếu thực hiện phần lớn công việc tại Trung Quốc, nơi họ thuê hàng ngàn công nhân địa phương giá rẻ vào làm việc tại ba nhà máy lớn. Nhưng ba năm trước hai trong số ba nhà máy này đã đóng cửa và nhà máy tại Yangon đã được xây dựng lại với mức chi phí 7 triệu USD và trở thành một trong những đầu mối mới tại châu Á của công ty. Nhà máy còn lại của Famoso tại Trung Quốc sẽ đóng cửa trong vòng một năm tới và số lượng sản phẩm được sản xuất tại Yangon sẽ tăng lên gấp ba, từ 170 ngìn bộ vest mỗi năm lên tới con số nửa triệu vest mỗi năm.
Rite of passage

Lý do cho sự chuyển dịch được ông Kazuto – Giám đốc điều hành của Famoso đưa ra khá đơn giản, đó là vì tại Trung Quốc hiện giờ giá thành nhân công lên rất cao. Tại Miến Điện, công ty của ông chỉ phải trả cho công nhân khoảng 100 USD mỗi tháng, bằng một phần tư so với con số đang tiếp tục tăng lên tại Trung Quốc. Hơn nữa, Famoso đang được hương nhiều lợi thế từ những hệ quả quan trọng nhất sau cuộc cải cách chính trị tại Miến Điện: kết thúc lệnh cấm vận của châu Âu đối với nước này và đặc biệt là cấm vận xuất khẩu. Famoso hiện đang sản xuất những bộ vest đầu tiên cho hãng thời trang Marks & Spencer của Vương quốc Anh, và số hàng này sẵn sàng vận chuyển ngay trong tháng Bảy tới đây. Famoso thậm chí còn nộp đơn xin phép quyền tự bán các bộ vest của họ ngay tại Miến Điện lần đầu tiên trong năm nay. Ông Kazuto cho biết hiện càng ngày càng có nhiều các chính trị gia tại thủ đô Naypyidaw có nhu cầu mặc những bộ vest kiểu tây.
Famoso có sự hậu thuẫn tuyệt đối của chính phủ Nhật Bản. Thủ tướng mới nhậm chức, Shinzo Abe, đã xác định Đông Nam Á, và cụ thể là Miến Điện, chính là nơi các sản phẩm có thể được sản xuất với giá rẻ và đây cũng là nền thị trường mới có thể giúp thổi luồng sinh khi mới cho nền kinh tế Nhật. Nhật Bản hiện đã xóa bỏ hàng tỷ USD nợ cho Miến Điện và đang đầu tư rất nhiều vào nước này. Một trong các dự án đầu tư của Nhật bao gồm xây dựng một cảng lớn, một phần của Khu vực kinh tế đặc biệt Thilawa nằm ở phía nam thành phố Yangon, nhằm thay thế cơ sở vật chất cũ và rỉ sét của cố đô này. Dự án này tiêu tốn khoảng 20 tỉ Yên (200 triệu USD) trong giai đoạn đầu và sẽ được lấy từ ngân sách hỗ trợ nước ngoài của Nhật. Và nếu điều này nghe có vẻ quá ‘thân Tàu’, thì Nhật Bản sẽ chi khoảng 14 tỉ Yên nữa để giúp Miến Điện sửa chữa hệ thống cung cấp điện ở Yangon và thêm 20 tỉ Yên nữa trong các dự án phát triển cơ sở hạ tầng khác xuyên khắp quốc gia này. Sự kết hợp giữa giá thành nhân công rẻ, nguồn cung ứng dồi dào của lực lượng lao động, và khả năng xuất khẩu sang các thị trường Mỹ và châu Âu sẽ đồng nghĩa với việc nhiều Famoso sẽ được xây dựng tại Miến Điện.
Nước cờ của Nhật Bản nhằm chiếm lợi thế nhanh chóng từ việc cải cách chính trị ở Miến Điện không hề gây ngạc nhiên chút nào. Mối quan hệ giữa hai nước tốt hơn nhiều so với mối quan hệ giữa Miến Điện với châu Âu và Hoa Kỳ, dù cho vẫn còn một số lệnh cấm vận chưa được gỡ bỏ. Các quốc gia châu Á khác đã không ngừng đầu tư vào Miến Điện và giờ là lúc họ hưởng các thành quả. Dọc bờ biển của Miến Điện, tất cả các nền kinh tế lớn của châu Á đang mở những tuyến đường giao thương mới nhằm vươn tới những phần đã bị bỏ qua. Các kết quả có thể biến đổi cả châu lục này. Vị trí địa lý của Miến Điện, ôm quanh Vịnh Bengal nằm giữa hai siêu cường của châu Á –Trung Quốc và Ấn Độ, thực sự là lợi thế quan trọng nhất của nước này.
Vị trí địa lý – nhân tố quyết định
Ví dụ, Thái Lan chính là nhà đầu tư lớn thứ hai vào Miến Điện sau Trung Quốc hiện đang đi đầu với một phiên bản Thilawa lớn hơn tại Dawei, nằm trên bờ biển Tenasserim của Miến Điện. Cảng biển sâu, nằm liền với khu vực công nghiệp và những con đường nối liền chúng với thành phố Bangkok ở xa 300 km sẽ tiêu tốn khoảng 8.5 tỉ USD. Những nhà cầm quyền Thái Lan đã bông đùa hàng thế kỷ qua về việc xây dựng một kênh đào qua Kra Isthmus nhằm nối liền Vịnh Thái Lan với biển Andaman và biển Ấn Độ nhằm tránh lộ trình đi vòng qua Malaysia dọc theo eo biển Malacca. Ít nhất Dawei sẽ giúp Thái Lan với đường nối trên.

Miến Điện-2

Những kế hoạch lớn nhằm cải thiện các con đường nối thẳng từ Bangkok tới Cambodia và Việt Nam cũng sẽ giúp các nước này tránh khỏi con đường vòng chán ngán quanh Malaysia và cho phép họ vận chuyển hàng từ Dawei thẳng tới châu Âu. Việc này có thể thay đổi sâu sắc tình hình địa kinh tế của khu vực Đông Nam Á, giảm thiểu rất nhiều tầm quan trọng của các điểm trung chuyển hàng hóa tại Malaysia và Singapore. Thilawa cũng sẽ giúp cho các công ty như Famoso dễ truy cập trực tiếp vào thị trường châu Âu.
Đối với phía tây, chính phủ Ấn Độ cũng có những kế hoạch lớn nhằm xúc tiến chiến lược “hướng đông” có từ lâu đời của họ. Họ sẵn sàng bỏ 100 triệu USD vào việc cải thiện cảng biển cũ Sittwe nằm trên cửa sông Kaladan tại bang Rakhine. Những chiếc tàu chở hàng lớn có thể neo đậu tại đây và chất hàng lên những chiếc xà lan lớn di chuyển khoảng 225km ngược sông Kaladan trước khi chuyển hàng lên các xe tải và chở vào Ấn Độ. Người dân Ấn Độ hi vọng dự án này sẽ giúp mở rộng bảy bang phía Đông Bắc của họ và là nơi ở của khoảng 40 triệu người. Họ chính là những khu vực nghèo nhất của Ấn Độ, một phần bởi vì việc khó đi lại vào trong khu vực trung tâm của Ấn Độ qua con đường hẹp nằm giữa Bangladesh và Bhutan được biết với cái tên “cổ gà”. Sự cải thiện này sẽ giúp cho việc chở hàng dễ dàng hơn rất nhiều trên tuyền đường Kaladan mới từ Kolkata tới Mizoram so với việc đi theo đường bộ từ Ấn Độ lên tới phía đỉnh trên của Bangladesh.
Chính phủ Ấn Độ cũng sẽ làm việc trên tuyến đường nối qua Manipur tới Miến Điện, mở ra con đường trên bộ mới nối tới Trung Quốc và Thái Lan. Phần nằm bên Thái Lan chính là một dự án đầy tham vọng có tên là “Cao lộ Trilateral”, với việc nối liền giao thông từ Imphal xuống biên giới Mae Sot của Thái Lan và cắt ngang Dawei. Ấn Độ đang lên kế hoạch nâng cấp các trạm kiểm soát cũ và yếu kém hiện tại dọc biên giới Manipur với Miến Điện, Morreh, thành một “Cửa mới ra Đông Nam Á.” Bản thân Ấn Độ đã xây dựng lại 148 km đường bên trong Miến Điện như một phần của dự án này và sẵn sàng làm nhiều hơn thế.
D.S. Poonia – tổng thư ký cho chính phủ bang Manipur tại Imphal nghèo nàn, chờ đời nguồn đầu tư và những công việc sẽ tới kèm với những huyết mạch kinh thương mại mới này. Người láng giềng Bangladesh cũng đang nhắm tới các cơ hội đến từ cảng biển Sittwe. Tổng Lãnh sự của Bangladesh tại Sittwe, Mahbubur Rahman, cho biết các công ty nước này muốn tận dụng lượng lao động và đất đai rẻ tại đây để xây dựng các nhà máy may mặc và sản xuất thuốc.
Trung Quốc từ lâu đã là nhà đầu tư lớn nhất vào Miến Điện, hiện đang thực hiện các đại dự án của họ. Một trong số những dự án quan trọng nhất là hệ thống đường ống dẫn dầu và khí đốt mới cắt dọc ngang Miến Điện, bắt đầu từ một trạm mới tại Kyaukphyu, ngay phía dưới Sittwe, lên tới Mandalay và sau đó đi tới biên giới Trung Quốc tại thị trấn Ruili và rồi Kunming, thủ phủ của Yunnan. Việc này sẽ tiết kiệm cho Trung Quốc khỏi việc chuyển dầu từ châu Phi qua Trung Đông và qua cổ chai quanh Singapore.
Trung Quốc cũng đã và đang sử dụng Miến Điện để mở tỉnh Yunnan riêng của họ. Thị trấn sầm uất Ruilli đã trở thành thánh địa Mecca cho những doanh nhân Trung Quốc muốn mua ngọc bích Miến Điện, được xem là hảo hạng nhất thế giới (đồng thời rất may mắn). Hàng ngàn cửa hàng bán những viên ngọc bích được xem như những món đồ mang lại may mắn với mọi loại kích cỡ và hình dáng. Phần lớn những mỏ ngọc bích tại bang Kachin là do các tướng người Miến sở hữu và những tập đoàn thân hữu của họ với số lượng giao dịch rất lớn vào Trung Quốc. Những công nhân nhận các trả lương ít ỏi tại Kachin cảm thấy như họ bị gạt ra bên ngoài xã hội.
Trung Quốc muốn biến Yunna thành một địa điểm du lịch nội địa lớn nhất và đã xây dựng một sân bay lớn tại Kunming. Nhiều du khách Trung Quốc không muốn tới Miến Điện bởi vì họ cho rằng nước này bẩn và nguy hiểm, nhưng họ có thể thăm quan những khu vực tái tạo các danh lam chính của Miến Điện một cách an toàn tại phía Ruilli ngay biên giới.
Một vài lo lắng rằng quá nhiều sức mạnh vội vã đầu tư vào một đất nước chưa phát triển và khá nhỏ bé có thể mang lại nhiều vấn đề. Những nhà tư tưởng tại Bắc Kinh bực bội vị những tham vọng của Hoa Kỳ đổ vào Miến Điện và những cuộc thâm nhập của Nhật Bản vào nước này. Những nhà chiến lược tại Delhi ngờ ngại rằng liệu những nhà máy mới của Trung Quốc tại bờ biển Miến Điện có thể dẫn tới chiến lược nhằm bao vay Ấn Độ. Chính phủ Ấn Độ đã trách Trung Quốc về việc cung cấp vũ khí và chỗ trú ngụ cho một số nhóm chống đối nhằm ly khai vùng Đông Bắc Ấn Độ hàng thập kỷ nay. Những xung đột này đã dẫn tới sự nghèo đói và thoát ly và có thể làm cho nổ lực nối lại các cuộc đàm phán khó diễn ra. Tướng John Mukherjee, cựu chánh văn phòng phụ trách Miền Đông Ấn Độ, cho biết thẳng thắn rằng nhiều lực lượng của Ấn Độ nằm ở vùng Đông Bắc “chỉ có nhiệm vụ là quan sát nhất cử nhất động của Trung Quốc và luyện tập để chống lại Trung Quốc mà thôi”.
Nào, làm bạn nhé!
Tuy nhiên rên thực tế, những lo lắng này có vẻ hơi thái quá. Thực vậy, nhiều dự án hiện tại đã được hình thành xuyên suốt Miến Điện và đã cho thấy Miến Điện đã bị nằm trong các mạng lưới châu Á mù mờ của
Ấn Độ và Trung Quốc. BCIM (viết tắt của Bangladesh, China, India và Myanmar), một nhóm được thành lập chủ yếu dưới sự khởi xướng của Trung Quốc vào năm 1999, đã tổ chức các cuộc hội đàm và hội thảo chuyên đề và đã thúc đẩy ý tưởng về một khu vực kinh tế tập trung ở vung Yunnan, Đông Bắc Ấn Độ, Miến Điện và Bangladesh. Không phải vì Miến Điện đã nổi lên từ sự tách biệt của họ mà những ý tưởng kiểu đó giờ khó mà trở thành hiện thực. Đầu năm nay, BCIM đã tổ chức một cuộc tập xe kéo dài hơn 3000 km từ Kolkata tới Kunming, đi ngang qua Dhaka, Imphal và Miến Điện trong nổ lực nhằm khơi gợi niềm tin vào một cao lộ xuyên Châu Á mới.
Tóm lại, sự mở cửa Miến Điện đơn giản không chỉ khiến các sức mạnh của châu Á xích lại gần nhau mà còn có thể làm cho họ rời xa nhau. Về phần mình, chính phủ Miến Điện sẽ rất lấy làm hài lòng khi được hợp tác với nhiều nước nhằm phân tán sự rủi ro của họ và kết thúc sự phụ thuộc của họ vào Trung Quốc.
Việt Khôi chuyển ngữ, CTV Phía Trước
© 2013 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC
 

Giãi mã những chuyện hoang đường về Hàn Mặc Tử

Một trong những mối tình thơ, nàng thơ của Hàn Mặc Tử là Mộng Cầm. Người đẹp này là niềm cảm hứng thi ca và tên tuổi nàng đã đi vào nhiều bài thơ của Hàn Mặc Tử. Những câu chuyện tình huyễn hoặc giữa hai người đã trở thành giai thoại gây ra những cuộc tranh luận không dứt trong nhiều năm qua. Dư luận đương thời còn cho rằng chính từ những cuộc dạo chơi với Mộng Cầm mà Hàn bị nhiễm bệnh phong cùi.

Chân dung và bút tích nhà thơ Hàn Mặc Tử
Mối tình lãng mạng bi thương Hàn Mặc Tử – Mộng Cầm
Mộng Cầm là bút danh của cô gái tên Huỳnh Thị Nghệ, sinh năm 1917 tại Nghệ An, quê Quảng Ngãi.
Nghệ làm thơ từ rất sớm, khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Năm 16 tuổi cô đã có thơ đăng ở báo Công Luận và báo Sài Gòn với bút hiệu Mộng Cầm.
Cũng chính trong thời điểm này, Hàn Mặc Tử từ Quy Nhơn vào Sài Gòn phụ trách trang văn chương cho các tờ Trong khuê phòng, Công Luận, Sài Gòn. Thỉnh thoảng Hàn nhận được những bài thơ ký tên là Mộng Cầm từ Phan Thiết gửi vào. Ông đã chọn đăng và xúc động trước tâm hồn thơ của cô gái trẻ, và để tâm tìm kiếm.
Thi xong sơ học, Mộng Cầm theo người cậu ruột ra làm việc tại bệnh viện Mũi Né. Một lần Mộng Cầm tình cờ đọc tờ báo Sài Gòn của một bệnh nhân đem đến có dòng nhắn tin: “Mộng Cầm em ở đâu, cho tôi biết địa chỉ - Hàn Mặc Tử”. Dòng chữ ngắn ngủi thực sự làm Mộng Cầm xúc động.
Đêm ấy cô thức suốt đêm suy nghĩ và viết thư hồi đáp. Đúng một tuần lễ sau, Hàn đi xe lửa ra Phan Thiết. Và tình yêu bắt đầu. Suốt mấy năm ròng, hàng tuần vào chiều thứ sáu, Mộng Cầm và Hàn mặc Tử lại gặp nhau.
Trong thời gian này, Hàn đã có những dấu hiệu bệnh nhưng ông không quan tâm, cho đó là bệnh thông thường. Khi bà Bút Trà xin được giấy phép ra báo Sài Gòn mới và mời Hàn về làm, ông mới quyết định điều trị bệnh để chuẩn bị sức khỏe cho công việc mới.
Mối tình tan vỡ khi Hàn có dấu hiệu bệnh phong, phải quay về Quy Nhơn. Mộng Cầm lập gia đình với người khác, trong lúc Hàn chơi vơi trong đau đớn bệnh tật và tan vỡ tình yêu.
Mối tình tan vỡ trong lưu luyến của cả hai và cả hàng triệu con tim bạn đọc yêu thơ được nâng niu tôn trọng như thế.
Thế nhưng 20 năm sau, đến năm 1961, trong bài trả lời phỏng vấn đăng ở tạp chí Phổ thông của nhà văn Nguyễn Vĩ, Mộng Cầm đã phủ nhận hoàn toàn chuyện tình cảm giữa mình và Hàn. Theo cách nói của bà, đó chỉ là tình yêu một chiều đơn phương của Hàn, còn bà chỉ xem ông như bạn.
Người đọc bàng hoàng hụt hẫng trước thái độ này, người ta càng thương cảm cho mối tình bi lụy của Hàn, và phần nào đó mất mát về hình ảnh đẹp của nàng thơ Mộng Cầm lãng mạn mà họ hằng ái mộ.
Bị lây bệnh sau lần mắc mưa nghĩa địa hay bị “hồn ma báo oán”?
Vì sao Mộng Cầm lại phủ nhận mối tình đẹp đã đi vào thơ ca, văn học của mình với Hàn? Có thể vì nhằm bảo vệ hạnh phúc của gia đình mình trong thời điểm ấy, trước những ám ảnh của bóng mây quá khứ. Nhưng cũng có thể do những dư luận đồn đoán quá cay độc về nguyên nhân khởi phát căn bệnh phong của Hàn được nhiều nguồn đưa ra.
Thời đó, người ta kể rằng một hôm từ Sài Gòn ra Phan Thiết, Hàn và Mộng Cầm đi dạo chơi ở lầu Ông Hoàng gần Mũi Né. Đến lúc chiều tối trở về, băng qua cánh đồng thì gặp cơn mưa giông. Cả hai chạy vào trú trong một căn chòi bên đường.
Mưa mỗi lúc một lớn, trời tối đen như mực. Từ trong căn chòi, hai người nhìn ra bên ngoài thấy có những quả cầu lửa màu xanh dưới đất vùn vụt bay lên. Những quả cầu lửa chớp tắt liên tục. Đồng thời lại nghe tiếng rền vang ầm ầm như ai lăn thùng sắt trên đường đá. Hai người rất hoảng sợ, ngồi ôm nhau run rẩy trong căn chòi.
Chân dung nàng thơ
Mộng Cầm thời trẻ
Một lúc trời quang mây tạnh, bước ra khỏi nơi trú mưa thì mới biết mình đang ở cạnh những ngôi mộ ai mới chôn. Trở về Sài Gòn ít hôm, Tử thấy ngứa ngáy khó chịu trong người. Một thời gian thì nổi lên những vết đỏ như đồng xu ở trên lưng, sau lan dần ra khắp người. Căn bệnh phong xuất hiện từ đó.
Theo quan niệm mê tín, ấu trĩ của dư luận thời đó, bệnh phong là do nhiễm phải hơi dưới ngôi mộ mới bốc lên trong lúc mưa giông. Nhiều người tin điều đó là có thật nên càng trách Mộng Cầm nhiều hơn, rằng nàng đã gián tiếp đưa chàng đến chỗ bệnh tật rồi lại vội vã bỏ ra đi.
Ngoài ra, có một câu chuyện hoang đường khác cũng liên quan đến căn bệnh phong, được truyền tụng trong dân gian thời ấy. Đó là sự “báo thù” của những người chiến binh Chămpa chiến bại ở thành Đồ Bàn khi xưa chỉ nhắm vào những thanh niên đẹp trai, học giỏi.
Lời đồn đại này làm cho người dân thành phố Quy Nhơn thời ấy luôn sống trong hồi hộp lo âu. Lâu lâu ở thành Quy Nhơn, thấy vắng bóng một thanh niên khỏe mạnh, đẹp trai là mọi người đồn đoán là anh ta vừa phát bệnh phong, phải đi trốn.
Lời đồn này đã có từ xa xưa, trở thành một truyền thuyết lưu truyền qua nhiều thế hệ. Người dân Bình Định, đặc biệt là Quy Nhơn, bao giờ cũng nơm nớp lo sợ sự báo thù ghê gớm của một “ma Hời”.
Cuối đời nhìn lại, thừa nhận tình yêu
Sau một thời gian dài im lặng, đến cuối đời, nàng thơ Mộng Cầm đã nhìn lại, đã không còn phủ nhận tình yêu với Hàn mà chân thành trân trọng nâng niu những hình ảnh những kỷ niệm và người yêu tài hoa bạc mệnh của mình.
Dzũ Kha, một kiến trúc sư, một người yêu thơ Hàn đến mức dành cả phần đời để sưu tầm hiện vật, thư từ di cảo và cả những ký ức về nhà thơ đã gặp lại Mộng Cầm và kể lại như sau:
“Đó là vào năm 1999, lúc này bà đã ở vào tuổi 83, nhưng còn khá mạnh khỏe và minh mẫn. Biết tôi là người yêu thơ Hàn, bà tâm sự với tôi rất nhiều về những kỷ niệm của bà với Hàn. Điều khá dễ thương, là cho đến bây giờ bà vẫn một “anh Trí”, hai “anh Trí” như thuở nào khi nói về Hàn Mặc Tử, khiến đôi lúc tôi cứ phải che miệng cười thầm.
Bà kể hằng tuần, Hàn vẫn đều đặn về Phan Thiết thăm bà. Hai người đã có những ngày tháng đầy mộng đẹp bên nhau. Họ đưa nhau đi khắp các vùng trời tình yêu.
Bà nói với lòng đầy thương cảm: “Tính anh Trí rất hiền hậu và nhút nhát, cả cái nắm tay cũng rụt rè…”. Nhưng có lẽ, chính vì thế, mà tình yêu của họ thơm nồng hương tinh khiết, đã thăng hoa vào thơ, thành niềm chan chứa nhớ thương”.
Bài thơ “Chan chứa” của Mộng Cầm gửi cho Hàn đã ra đời trong khoảng thời gian này. Xúc động với nỗi nhớ trào dâng, bà đã tự tay viết tặng Dzũ Kha bài thơ này làm kỷ niệm, nhắc nhiều đến những kỷ niệm của cái thuở ban đầu, cái thuở "xuân mỗi tuần".
Nay những người trong cuộc đều hóa thành thiên cổ nhưng câu chuyện tình đẹp của họ sẽ để lại cho đời những áng văn bất hủ, và lầu Ông Hoàng từ một phế tích hoang vu đã đi vào văn học, trở thành điểm du lịch hấp dẫn kỳ thú.
(Xa lộ pháp luật)

Tù nhân ở Xuân Lộc sẽ bị trả thù vì nổi loạn

Hàng chục tù nhân tham dự vụ nổi dậy đòi hỏi cải thiện chế độ lao tù tại trại giam Xuân Lộc thuộc tỉnh Đồng Nai, sẽ bị tách ra, điều tra để trả thù.
Buổi sáng hôm Chủ Nhật, khoảng 8 giờ 30 sáng có một ngàn tù nhân tại Phân Trại 1, trại tù Xuân Lộc thường được biết bằng bí số Z30A , thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, đã đồng loạt nổi loạn.
Vụ nổi loạn ở Xuân Lộc xảy ra sau cuộc tuyệt thực ba tuần lễ của tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ đòi nhà tù phải thi hành đúng luật lệ.
Theo các tin tức được một vài tù nhân nhắn ra ngoài bằng điện thoại, họ tố cáo ban giám thị nhà tù Xuân Lộc ăn bớt khẩu phần của tù nhân và đánh đập tù nhân. Họ cho biết ban giám thị trại tù không đáp ứng các đòi hỏi chính đáng của họ.
Cổng trại tù Xuân Lộc thuộc tỉnh Đồng Nai, nơi xảy ra vụ nổi loạn đòi cải thiện cách đối xử và phản đối khẩu phần bị cắt xén. (Hình: Thanh Niên)
Vì vậy, họ đã khóa cổng Phân Trại 1 và bắt giữ đại tá Hồ Phi Thắng, giám thị trại tù Xuân Lộc, làm con tin.
Báo Thanh Niên và một số tờ báo khác tường thuật vụ việc nói rằng, khi Phân Trại 1 tổ chức bóng đá, 2 tù nhân Phạm Văn Trí và Phạm Ngọc Hưởng la hét và dùng đá ném về phía cổng trại “nơi có một số cán bộ chiến sĩ đang làm nhiệm vụ.”
Báo Thanh Niên kể: “Thấy tình hình mất trật tự, cán bộ trại giam tổ chức đưa các PN (phạm nhân)  về khu giam giữ. Trên đường đi, PN Nguyễn Văn Tân (đội 8) dùng đá và dùi tự chế tấn công trung úy Nguyễn Văn Tuấn khiến anh này bị thương nhẹ.”
Nguồn tin kể tiếp là “Sau khi sự việc xảy ra, Ban giám thị đã cử cán bộ xuống giải quyết. Tuy nhiên, có khoảng 50 người đã kích động PN trong các buồng giam kéo ra khu vực gần cổng trại la hét. Cán bộ ban giám thị đến thuyết phục nhưng bất thành. Các PN này đưa ra yêu sách, đòi tất cả cán bộ trại giam phải ra khỏi và chỉ để đại tá Hồ Phi Thắng, Giám thị Trại giam Xuân Lộc ở lại trong khu giam giữ. Khi cán bộ chiến sĩ rút khỏi khu giam giữ, các PN quá khích đã phá cửa, giải thoát cho 19 người ra khỏi nhà kỷ luật và khu giam riêng, sau đó kéo nhau vào căng tin, nhà ăn để lấy nước uống và dụng cụ nhà bếp làm hung khí. Một số PN sử dụng gậy gỗ và các dụng cụ khác chốt bên trong cửa chính và 2 cửa phụ của phân trại gây rối. Một số PN khác giữ đại tá Thắng và khóa cổng phân trại không cho người bên ngoài vào.”
Nhà cầm quyền CSVN đã phải điều động hàng trăm Cảnh Sát Cơ Động, Công An canh tù từ nhiều nhà tù khác tới đối phó, bao vây trại Xuân Lộc phòng ngừa bạo loạn nổ lớn.
Sau các cuộc thương thuyết, tới khoảng 14 giờ 30 thì các tù nhân nổi loạn đã đồng ý thả ông đại tá Hồ Phi Thắng mà ông này nói không bị các tù nhân đe dọa tính mạng hay hành hung.
Tướng Cao Ngọc Oánh, Tổng Cục trưởng và cả tướng Hồ Thanh Đình, tổng cục phó, Tổng Cục Thi Hành Án thuộc Bộ Công An từ Hà Nội bay tới Đồng Nai để giải quyết vụ việc. Điều này chứng tỏ sự việc nghiêm trọng đặc biệt.
Báo Thanh Niên thuật lời tướng Hồ Thanh Đình, Phó tổng cục Thi Hành Án Hình Sự là “nguyên nhân các PN gây rối chủ yếu là do đòi được chuyển trại, đòi chế độ ăn... Trong số PN đang cải tạo tại đây, chỉ có khoảng 30-40 người quá khích, phản đối, số còn lại chủ yếu la hét, đứng xem.”
Nhưng trên bản tin của trang mạng chinhphu.com.vn của nhà cầm quyền trung ương CSVN thì tướng Oánh lại phủ nhận cuộc nổi loạn của 1,000 tù nhân tại Xuân Lộc là “phản đối việc bị đánh đập, cắt xén thức ăn”.
Về thiệt hại, Website chinhphu.vn thuật lời ông Cao Ngọc Oánh cho biết  “chỉ hỏng vài bình ga ở nhà ăn và chăn, màn, giường chiếu của phạm nhân; không có ai bị thương tích.”
Tướng công an Hồ Thanh Đình nói trên tờ Thanh Niên là “Chúng tôi đã tách ra được khoảng 40 PN để tiếp tục điều tra. Sau khi xác định rõ mức độ sai phạm sẽ xử lý theo quy định của pháp luật”. Còn Thông tấn xã CSVN và các nguồn tin chính thức thuật lời tướng Oánh nói khoảng 10 người sẽ bị tách ra để điều tra tiếp và trừng trị.
Trong tất cả các vụ biểu tình tập thể, bạo loạn phản đối nhà cầm quyền, những người bị vu cho tội cầm đầu hay khởi xướng vụ việc đều bị các bản án trả thù rất nặng.
Phân Trại 1 nhà tù Xuân Lộc hay trại giam Z30A ở Long Khánh đang giam giữ một số tù chính trị bị vu cho tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền...” như Trần Huỳnh Duy Thức, Phan Ngọc Tuấn, Trần Hoàng Giang, Nguyễn Ngọc Cường, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Võ Minh Trí và nhạc sỹ Việt Khang.
Nhiều tù nhân ở đây từng tuyệt thực để phản đối sự độc ác và thi hành luật lệ của nhà tù tùy tiện. Nhưng với ít người, họ đều bị bắt biệt giam trong những phòng nhỏ đóng kín, diện tích chỉ có 1m X 2m để trừng phạt.
Hồi Tháng Hai năm 2009, các tù nhân chính trị tại trại giam Xuân Lộc đã tuyệt thực và bị biệt giam như vậy, trong số đó có những người như bác sĩ Lê Nguyên Sang, luật sư Nguyễn Bắc Truyễn, luật sư Trần Quốc Hiền thuộc đảng Dân chủ Nhân dân, anh Trương Minh Đức của Đảng Vì Dân, anh Nguyễn Ngọc Quang và nhiều thành viên của Khối 8406 hay các đảng phái chính trị khác.
Sau khi mãn án tù ngày 6 tháng 3, 2011, luật sư Nguyễn Văn Đài cho hay trong thời gian 4 năm ở đó, ông đã chứng kiến “ít nhất là 5 cuộc đình công và 1 lần tuyệt thực, 3 lần trả lại thực phẩm cho nhà tù. Chúng tôi tổ chức đình công khi cai tù áp đặt mức khoán lao động cao, làm cho tù nhân khó thực hiện được. Hoặc khi nhà tù không cung cấp đủ nước sạch cho tù chính trị. Chúng tôi tuyệt thực để cầu nguyện khi họ bắt giam kỷ luật những bạn tù chống đối lao động, khi họ tịch thu bếp không cho chúng tôi nấu ăn.”
(Người Việt)

Tướng Oánh phủ nhận thông tin phạm nhân trại giam Xuân Lộc bị đánh đập

Theo Trung tướng Cao Ngọc Oánh, Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và Hỗ trợ tư pháp: các phạm nhân cầm đầu vụ gây rối trên đều là lưu manh chuyên nghiệp, không có quyết tâm cải tạo, thường xuyên vi phạm nội quy, kỷ luật của trại giam. Trung tướng Cao Ngọc Oánh cũng phủ nhận thông tin từ các mạng xã hội cho rằng các phạm nhân tại trại giam Xuân Lộc gây mất trật tự nhằm phản đối việc bị đánh đập, cắt xén thức ăn của phạm nhân.
Bộ Công an thông tin về vụ phạm nhân gây rối
Thông tin này được Bộ Công an chính thức thông báo trên cổng thông tin của Bộ này. Theo đó, về vụ việc phạm nhân gây rối trật tự tại trại giam Xuân Lộc (tỉnh Đồng Nai), thuộc Tổng cục Cảnh sát thi hành án hình sự và Hỗ trợ tư pháp, Bộ Công an, tình hình diễn biến như sau:
Vào khoảng 08 giờ 30’ ngày 30 tháng 6 năm 2013, tại Phân trại số 1, trại giam Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai khi cán bộ quản giáo tổ chức cho phạm nhân đá bóng tại sân trong khu vực giam giữ, thì phạm nhân Phạm Văn Trí, sinh năm 1977, trú tại tỉnh Tây Ninh, can tội: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, án phạt: 14 năm, 04 tiền án; phạm nhân Phạm Ngọc Hường, sinh 1984, trú tại TP. Hồ Chí Minh, can tội: Cướp tài sản, án phạt 14 năm; phạm nhân Nguyễn Văn Tân, sinh năm 1991, trú tại Bình Phước, can tội: Cướp giật tài sản, án phạt 09 năm, 01 tiền án.
 Đây là số phạm nhân không chịu cải tạo, thường xuyên vi phạm nội quy, kỷ luật trại giam đã có hành vi gây rối trật tự nhằm ngăn cản hoạt động vui chơi, giải trí của các phạm nhân khác. Khi cán bộ quản giáo vào giải quyết thì số phạm nhân này có hành vi kích động, lôi kéo nhiều phạm nhân khác tham gia đập phá hàng rào phân khu, bếp ăn, căng tin phục vụ phạm nhân, phá cửa nhà kỷ luật, nhà giam riêng đang giam giữ số phạm nhân vi phạm kỷ luật để giải thoát cho số phạm nhân này và lôi kéo họ cùng tham gia gây rối.
Ngay sau khi nhận được tin báo, lãnh đạo Tổng cục Cảnh sát thi hành án hình sự và Hỗ trợ tư pháp đã chỉ đạo Ban giám thị trại giam Xuân Lộc tập trung giải quyết ngay một số công việc trước mắt và phối hợp với Công an tỉnh Đồng Nai tăng cường lực lượng bảo vệ vòng ngoài không để phạm nhân lợi dụng trốn khỏi nơi giam và cử đồng chí  Hồ Phi Thắng - Giám thị trại giam Xuân Lộc trực tiếp vào khu giam giữ phạm nhân đối thoại với các phạm nhân để giải quyết vụ việc.
Sau khi được lãnh đạo Tổng cục Cảnh sát thi hành án hình sự và Hỗ trợ tư pháp và đồng chí Giám thị trại giam trực tiếp giáo dục, thuyết phục, cảm hóa, số phạm nhân cầm đầu đã từ bỏ hành vi chống đối. Đến 14 giờ 45’ cùng ngày tình hình ở phân trại số 1, trại giam Xuân Lộc đã cơ bản ổn định trở lại. Hiện nay trại giam Xuân Lộc đang tích cực phối hợp với cơ quan chức năng điều tra, xử lý vụ việc theo quy định của pháp luật./.
Theo Trung tướng Cao Ngọc Oánh, các phạm nhân cầm đầu vụ gây rối trên đều là lưu manh chuyên nghiệp, không có quyết tâm cải tạo, thường xuyên vi phạm nội quy, kỷ luật của trại giam.
Xác định 3 đối tượng cầm đầu vụ gây rối, bỏ tốm tại trại giam Xuân Lộc
Liên quan đến vụ phạm nhân gây rối tại trại giam Xuân Lộc vào ngày 30/6, lực lượng chức năng đã xử lý nhanh, xác định 3 kẻ cầm đầu, có khoảng 10 đối tượng bị sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Ngày 1/7, Tổng cục Thi hành án và hỗ trợ Tư pháp (Tổng cục 8, Bộ Công an) cho biết đã xử lý nhanh vụ phạm nhân trại giam Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai gây rối trong trại.
Khi cán bộ quản giáo vào giải quyết thì số đối tượng này có hành vi kích động, lôi kéo nhiều phạm nhân khác tham gia gây rối. Các đối tượng đã đập phá hàng rào phân khu, bếp ăn, căng tin trong trại. Không dừng lại ở đó những đối tượng quá khích còn phá nhà giam riêng đang giam giữ số phạm nhân vi phạm kỷ luật để giải thoát cho những người này, rồi lôi kéo họ cùng tham gia.
Trước diễn biến phức tạp, trại giam Xuân Lộc đã báo cáo xin chỉ đạo của Tổng Cục VIII. Lực lượng công an đã được điều động từ nhiều nơi về tăng cường để bảo vệ vòng ngoài không cho phạm nhân bỏ trốn. Đại tá Hồ Phi Thắng – giám thị trại giam Xuân Lộc đã vào khu giam giữ phạm nhân để đối thoại. Sau đó thiếu tướng Hồ Thanh Đình – Phó Tổng Cục VIII cũng trực tiếp vào nghe các phạm nhân bày tỏ tâm tư nguyện vọng, đồng thời thuyết phục họ từ bỏ hành vi chống đối.
Đến 14 giờ 45 phút cùng ngày tình hình đã được ổn định.
Trả lời phóng vấn trên Báo điện tử Chính phủ, Trung tướng Cao Ngọc Oánh, Tổng cục trưởng Tổng cục 8 cho biết ông đã trực tiếp vào Đồng Nai từ chiều qua để giải quyết vụ việc.
Theo Trung tướng Cao Ngọc Oánh, các phạm nhân cầm đầu vụ gây rối trên đều là lưu manh chuyên nghiệp, không có quyết tâm cải tạo, thường xuyên vi phạm nội quy, kỷ luật của trại giam.
Trung tướng Cao Ngọc Oánh cũng phủ nhận thông tin từ các mạng xã hội cho rằng các phạm nhân tại trại giam Xuân Lộc gây mất trật tự nhằm phản đối việc bị đánh đập, cắt xén thức ăn của phạm nhân.
Trung tướng Cao Ngọc Oánh khẳng định chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam là tôn trọng nhân phẩm, quyền con người của các phạm nhân và cán bộ, chiến sỹ cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp luôn chấp hành nghiêm chỉnh việc thực thi các chính sách này.
Về thiệt hại sau vụ gây rối trên, Trung tướng Cao Ngọc Oánh cho biết không nhiều, chỉ hỏng vài bình ga ở nhà ăn và chăn, màn, giường chiếu của phạm nhân; không có ai bị thương tích.
Trung tướng Cao Ngọc Oánh cũng cho biết, sáng ngày 1/7, Lãnh đạo Tổng cục 8 cũng đã họp với Ban giám thị trại giam để rút kinh nghiệm về vụ việc. Sau sự việc này, sẽ có khoảng 10 đối tượng bị xử lý theo quy định của pháp luật.
(GDVN) 

Lý lịch đen của Phó Chủ tịch Ngân hàng Bảo Việt

Ông Lê Trung Hưng, Phó Chủ tịch thường trực Ngân hàng Bảo Việt trước đây từng làm việc trong ngành Hải quan, và từng bị khởi tố về hành vi “Nhận hối lộ”, “Lợi dụng ảnh hưởng với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi”, đã bị Tòa án nhân dân TP.HCM tuyên phạt 3 năm tù về những hành vi nói trên.
Thế nhưng, trong hồ sơ đề nghị Ngân hàng nhà nước chấp thuận Danh sách ứng cử viên làm thành viên Hội đồng quản trị do Ngân hàng Bảo Việt cung cấp thì ông Lê Trung Hưng chưa từng có tiền án. Trong phiếu lý lịch do sở tư pháp Hà Nội xác nhận cũng khẳng định ông Hưng có một lý lịch trong sạch, chưa từng có tiền án, tiền sự.
Ngày 26/12/2008, Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã có văn bản số 3209/QĐ-NHNN về việc “chuẩn y bầu, bổ nhiệm thành viên hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc của ngân hàng Bảo Việt".
Theo như quyết định này, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã quyết định chuẩn y, bổ nhiệm ông Lê Trung Hưng làm thành viên Hội đồng quản trị.
Sau khi bà Nguyễn Thị Phúc Lâm thôi giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT đến nay, phía Ngân hàng Bảo Việt vẫn không thể bầu được Chủ tịch HĐQT mới. Mọi hoạt động của ngân hàng này được điều hành  bởi 4 ủy viên HĐQT và ông Hưng là một trong 3 phó chủ tịch thường trực, kiêm Chủ tịch hội đồng tín dụng.
Thế nhưng, bản lý lịch của ông Hưng do Tổng cục Hải quan cung cấp cho VietNamNet: trước thời điểm về làm việc tại Ngân hàng Bảo Việt, ông Hưng từng giữ nhiều chức vụ trong Tổng cục Hải quan. Và trong thời gian làm việc trong ngành Hải quan, ông Hưng đã từng bị khởi tố về hành vi “Nhận hối lộ”, “Lợi dụng ảnh hưởng với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi”. Cá nhân ông Hưng cũng đã bị Tòa án nhân dân TP.HCM tuyên phạt 3 năm tù về những hành vi nói trên.
Từ ngày 6/5/1996, ông Hưng được bổ nhiệm làm Phó trưởng phòng Điều tra chống buôn lậu. Thời gian này, vì có dư luận xấu nên theo yêu cầu của ông Phan Văn Dĩnh – Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Hải quan Bình Định đã buộc phải điều động ông Hưng sang làm nhiệm vụ phó Hải quan cửa khẩu  Sa Kỳ (Quảng Ngãi).
bảo việt, lê trung hưng, vĩnh hưng, công ty cổ phần xây dựng và phát triển chăn nuôi, công ty 135
Ông Lê Trung Hưng (phải).
Thời gian sau đó, ông Hưng lại tiếp tục được bổ nhiệm với vị trí Trưởng phòng Điều tra chống buôn lậu. Khi nắm giữ một vị trí đầy quyền lực trong ngành hải quan, ông Hưng tiếp tục bị phản ánh liên quan đến vấn đề tiêu cực. Bởi vậy, đầu năm 1998, Tổng cục Hải Quan đã điều động ông ra làm việc tại Tổng cục Hải quan. Thời gian này, ông Hưng dính líu đến vụ án buôn lậu Tân Trường Sanh; cơ quan chức năng cũng tiến hành làm rõ mối quan hệ giữa ông Hưng với Phan Ngọc Lâm (Giám đốc Công ty TNHH Anh Lâm, bị C15 khởi tố, bắt tạm giam vì liên quan trong đường dây buôn lậu Tân Trường Sanh).
Từ tháng 7/1998 đến 5/2000, ông Hưng được giao chức vụ Đội trưởng đội kiểm soát Hải quan cơ động trên biển số 2 tại Đà Nẵng. Thời gian này, vụ án Tân Trường Sanh được mở rộng điều tra và có nhiều thông tin cho rằng ông Hưng liên quan đến đường dây này. Bởi vậy nên Ban cán sự Đảng và lãnh đạo Tổng cục Hải quan đã yêu cầu ông Hưng phải làm kiểm điểm, làm rõ mối quan hệ giữa ông Hưng với Trần Quang Vũ (con Trần Đàm trong vụ án Tân Trường Sanh).
Đặc biệt, ngày 30/10/2002, cơ quan CSĐT công an tỉnh Tiền Giang phối hợp với Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về ma túy và công an Hà Nội tiến hành bắt khẩn cấp đối với ông Lê Trung Hưng về hành vi “nhận hối lộ”. Ông Hưng là đối tượng bị bắt liên quan trực tiếp đến vụ án Ngô Đức Minh về tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy.
Với những hành vi vi phạm pháp luật rõ ràng, ngày 28/6/2004, Tòa án nhân dân TP. HCM đã tuyên phạt ông Lê Trung Hưng 3 năm tù về tội “Lợi dụng ảnh hưởng với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi". Bị cáo Hưng được hưởng án treo, thời gian thử thách là 3 năm.
Trước khi phiên tòa này diễn ra, ông Hưng cũng bị khai trừ khỏi Đảng và bị xử lý kỷ luật.
Bắt đầu từ ngày 18/8/2006, ông Lê Trung Hưng nghỉ việc tại Tổng cục Hải quan.
Sau khi rời khỏi Tổng cục Hải quan, ông Hưng bước sang nhiều lĩnh vực kinh doanh. Và, ngân hàng Bảo Việt chính là điểm dừng chân của Lê Trung Hưng với nhiều vị trí quan trọng.
Với quá khứ như vậy nhưng trong hồ sơ đề nghị Ngân hàng nhà nước chấp thuận Danh sách ứng cử viên làm thành viên Hội đồng quản trị do Ngân hàng Bảo Việt cung cấp thì ông Lê Trung Hưng chưa từng có tiền án. Trong phiếu lý lịch do sở tư pháp Hà Nội cũng khẳng định ông Hưng có một lý lịch trong sạch, chưa từng có tiền án, tiền sự.
Dư luận đặt câu hỏi, Ngân hàng Bảo Việt, Tập đoàn Bảo Việt, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài Chính… và các cơ quan chức năng làm sao lại để lọt lý lịch nhân sự như thế khi đưa vào vị trí quan trọng của ngân hàng với 52% vốn Nhà nước?
Các cơ quan chức năng cần điều tra làm rõ để làm trong sạch bộ máy và củng cố lòng tin trong nhân dân.
Nhóm phóng viên điều tra
(VNN)

40 tù nhân sẽ bị trừng phạt vì vụ nổi dậy ở trại giam Z30A Xuân Lộc

Như tin chúng tôi đã đưa, Hôm qua Chủ nhật đã xảy một vụ nổi dậy chiếm giữ trại tù Z30A Xuân Lộc Đồng Nai và có cầm giữ con tin để phản đối nhục hình và cải thiện vấn đề ăn uống cũng như được đối xử tốt hơn. Hôm nay báo Thanh niên của Nhà nước đã xác nhận vụ việc và gọi đó là vụ gây rối.

Trại giam Xuân Lộc, nơi xảy ra vụ phạm nhân nổi dậy
Trại giam Xuân Lộc, nơi xảy ra vụ phạm nhân nổi dậy
Source Photo: KC/Thanh Niên
Theo báo này thì một tiểu đòan cảnh sát cơ động của tỉnh Đồng Nai đã được điều đến để vãn hồi trật tự. Và đến cuối ngày thì cơ quan công quyền đã hoàn toàn kiểm soát trại tù và đại tá Hồ Phi Thắng, giám thị trại tù người bị các tù nhân bắt làm con tin, đã được an tòan.
Thiếu tướng cảnh sát Hồ Thanh Đình, Tổng cục phó tổng cục 8 của cảnh sát Việt Nam nói với báo Thanh niên rằng có 30 đến 40 người quá khích trong vụ chiếm giữ trại tù, và họ sẽ bị điều tra.
Trại giam Xuân lộc cũng là nơi giam giữ các tù chính trị quan trọng là các ông Trần Hùynh Duy Thức, người bị kêu án 16 năm tù về tội danh lật đổ chính quyền, nhạc sĩ Việt Khang người sáng tác các bảng nhạc yêu nước, bị kêu án về tội tuyên truyền chống phá nhà nước. Các bản án này đều bị giới chỉ trích trong và ngòai nước cho là vô lý.
Cũng liên quan đến vụ việc ở trại tù Z30A ở Xuân lộc Đồng Nai. Theo AFP thì Đảng dân chủ nhân dân, vốn bị Hà Nội cấm họat động trong cơ chế độc đảng, nói rằng vụ nổi dậy ở tại giam này được các tù chính trị tổ chức. Nhưng theo những gì chúng tôi ghi nhận thì các tù chính trị đã không lên tiếng trong suốt thời gian mà tù nhân chiếm giữ trại. Báo chí nhà nước Việt Nam cũng không đề cập chuyện này.
Ngay khi vụ việc bắt đầu vào ngày hôm qua phóng viên của chúng tôi đã có bài tường trình, hiện chúng tôi vẫn tiếp tục theo dõi và cập nhật thông tin.
RFA-01-07-2013
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét