Tin thứ Bảy, 06-07-2013
- Trung Quốc đùa với lửa (CEQ). “Ngoại trừ xung đột vũ trang, rất khó hình dung ra Trung Quốc còn có thể làm điều gì nữa để đẩy nhanh sự thất bại của những người lẽ ra đã vừa là bạn bè, vừa là đồng minh về mặt ý thức hệ của họ ở Việt Nam. Rất có thể, nếu các lãnh đạo Việt Nam hiện nay mất vị trí của mình, lớp lãnh đạo thay thế họ sẽ tìm cách hâm nóng quan hệ với Hoa Kỳ – một kết cục thất bại hoàn toàn do Trung Quốc tự chuốc lấy“. – Trung Quốc chiếm và XD trái phép trên Đá Vành Khăn như thế nào? (TTVN).
- Nóng: Tranh chấp vùng biển Hoa Đông, Biển Đông “bóp chết” du lịch? (TTVN). – Việt Nam mở lại tuyến “du ngoạn” với Trung Quốc qua Biển Đông (TTVN).
- Còn tệ hơn một tội, đây cũng là một sai lầm (Nguyễn Gia Kiểng) (Thông Luận). “Họ nghĩ rằng có thể dựa vào Trung Quốc để tiếp tục thống trị đất nước. Nhưng còn tệ hơn tội phản quốc, đây đồng thời cũng là một sai lầm lớn cho chính họ. Trung Quốc không vững vàng như họ tưởng mà chỉ là một sự phá sản chưa tuyến bố“.
- Đọc chơi hiểu cho đúng! (FB Le Duc Duc/ Quang Đông). “Đừng quá bi quan hay buồn bã/ Quan trọng bậc nhất là con người/ Mà đất nước mình toàn người giỏi/ Tướng và tiến sĩ nhiều quá trời!/ Vì thế : hãy tin vào đất nước!/ (Lạc quan nước mình cũng đứng đầu)/ Đừng tin luận điệu quân phản động/ Chả nước nào hơn được nước mình đâu!” BTV: Đừng tin luận điệu quân “phản động”/ Đến khi nước mất rồi hãy tin/ Giờ tin ở đảng và nhà nước/ Đang có “bạn vàng”, chỗ tựa lưng! – Ngày tàn của Đất nước Việt Nam ? (QP) (Thông Luận).
- Lo ngại vì nhiều nhà mạng dùng thiết bị Trung Quốc (TBKTSG). “Hầu hết các thiết bị mà các công ty viễn thông Việt Nam sử dụng đều là sản phẩm của các công ty Trung Quốc Huawei và ZTE. Đây là hai công ty làm dấy lên lo ngại về an ninh thông tin tại các quốc gia, khu vực như Mỹ, châu Âu… trong thời gian qua”.
- Quyên góp ủng hộ các ngư dân của tàu BTh-96996 TS bị nạn (QĐND).
- Việt Nam thành lập Lữ đoàn Hải-Không quân (VOA).
- TQ và Nga tập trận ở Biển Nhật Bản (BBC). – Trung Quốc và Nga tập trận hải quân lớn chưa từng thấy ở biển Nhật Bản (RFI). – “Cuộc chiến không khói súng” trên biển giữa Nhật và Nga – Trung (ANTĐ). – Nga – Trung Quốc tập trận chung “Hiệp lực trên biển” (TTXVN). – Mỹ – Nhật lên kế hoạch “phản tập trận” Nga – Trung (TN). – Vai trò an ninh mới của Nhật ở châu Á (VNN).
- Không còn ai bảo vệ công lý? (BBC). “Bắt
bớ giới luật sư có tư tưởng độc lập là tấn công vào ‘vị trí cuối cùng’
của lực lượng bảo vệ công lý và là một hiện tượng hết sức lo ngại, theo
bình luận của nhà nghiên cứu ở Việt Nam từng giữ vị trí quan trọng trong
bộ máy“. Audio phỏng vấn TS Lê Đăng Doanh: Vì sao các luật sư ở VN dễ bị bắt? (BBC).
- LS Lê Quốc Quân gởi thư khẳng định quan điểm trước khi ra tòa (RFA). ”Để
sống đúng sự thật và tin yêu của Đồng bào, tôi nguyện sẽ bảo vệ sự
lương thiện và lý tưởng của mình trong mọi hoàn cảnh, đặc biệt trong
phiên tòa ‘công khai’ vào ngày 9/7/2013 sắp tới“. =>
- Dư luận trước phiên xử LS Lê Quốc Quân (RFA). LS Nguyễn Văn đài: “Tôi
đã tiếp xúc với một số khách hàng của LS Lê Quốc Quân thì được biết họ
chịu rất nhiều sức ép từ cơ quan điều tra để buộc họ phải ký nhận nói
ngược lại những gì mà họ đã tự nguyện thoả thuận với LS Lê Quốc Quân
trước đây”. – Phỏng vấn LS Lê Trần Luật: ‘Không đủ cơ sở để khởi tố’ luật sư Quân
(BBC). Theo tin mà BTV nhận được từ khi LS Lê Quốc Quân bị bắt, công ty
của ông đã bị cài 2 người kế toán vào làm việc. Có lẽ những người chủ
mưu xử LS Lê Quốc Quân dựa vào “cơ sở” này.
- Những điều bất thường trong vụ án luật sư Lê Quốc Quân “trốn thuế” (Dân Luận). – Vụ xử luật sư Quân ‘có nhiều lỗ hổng’ (BBC). – Trốn thuế hay phát tán tài liệu chống chính quyền?
(RFA). Cái tựa không ổn chút nào, không có tài liệu nào cho thấy LS Lê
Quốc Quân “phát tán tài liệu chống chính quyền”. Không nên ghép thêm tội
cho LS Lê Quốc Quân khi ông sắp ra tòa.
- Nhiều nơi hưởng ứng phong trào “Công lý cho Ls Lê Quốc Quân” (NVCL). – Lawyer
for Lawyer và các NGO gửi thư đến Ngoại trưởng các nước EU, Canada, Úc
và Nhật kêu gọi gửi quan sát viên tham dự phiên xử Lê Quốc Quân (LFL/ DTD).
- Tâm sự của người mẹ có hai con trong tù (RFA). “Tôi
vẫn mòn mỏi chờ đợi luật pháp Việt Nam khi giam con tôi 9 tháng trời mà
chỉ gặp được 20 phút. Tôi chỉ mòn mỏi đợi chờ; ngoài ra cũng mong đồng
bào ở hải ngoại lên tiếng phụ giúp mỗi người một tiếng nói để nhà nước
Việt Nam đem ra xét xử ba cháu này theo đúng pháp luật, đúng những gì mà
Việt Nam đã ký với Liên hiệp quốc. Tôi chỉ muốn vậy thôi”. – Điều 258 và quyền tự do dân chủ tại Việt Nam (VOA).- Ký giả Hà Lan gặp Bloggers Việt Nam – Phần 1 (RFA). “Khi tôi trả xe đạp thì có một người kéo ghế ngồi gần tôi, và khi tôi trở về khách sạn thì có người gõ cửa tôi nói rằng họ cần hộ chiếu của tôi để kiểm tra giấy tờ. Rõ ràng là tôi đã bị theo dõi”. – Ký giả Hà Lan gặp Bloggers Việt Nam – Phần 2 (RFA).
- Đỗ Thị Minh Hạnh gửi thư kể về việc bị đánh đập trong tù (DLB). “Trong mấy ngày đầu, con không ra điểm danh buổi sáng. Họ không nói gì, cũng không ai đả động đến. Thì hôm 3/5, sau thăm gặp (2/5), họ bắt chị em phơi nắng nếu con không ra. Cán bộ (CB) trực trại cầm còng số tám xông vào nhà tắm lôi con ra không mảnh vải. Con chống lại hành động đó, họ quát nạt và giao còng cho một phạm nhân vào giơ còng đòi đánh con“. – Nguyễn Hoàng Long: Sự thật về nhà tù mang bí số Z30A (DLB). – Không thể đàn áp phản ứng chân chính – Phần 2 (RFA). Xem lại Phần 1.
- Về việc nhà phê bình văn học Nguyễn Hoàng Đức bị công an sân bay Nội Bài, Hà Nội không cho xuất cảnh: Chính sách “Ngoại giao ổ khóa” (RFA). “Việc phong Thánh cho Đức Cha là không hợp ý với Hà Nội vì Đức Cha được phong Thánh do công trạng Đức Cha bị hệ thống nhà tù của Cộng sản quản lý”. – Hoàng Hưng: Với tôi, Làng Mai là một công án (BoxitVN). – Nhà sư Khmer Krom tiếp tục trốn sang Campuchia (RFA).
- Phỏng vấn GS Nguyễn Ngọc Bích: Có sự quan tâm chuyến thăm [của] bà Dương Hà tại Mỹ (BBC).
- NHỮNG CON CỪU GIÀU CÓ (Thùy Linh). Nội dung bài này đã điểm trong bản tin trưa hôm qua từ FB Nguyễn Thùy Linh, nhưng điểm lại vì có lời bình của nhà văn Thùy Linh. – Đôi lời cùng mọi người ! (FB Nguyễn Thùy Linh). “Nếu một ngày nào đó bị bắt, Linh hình dung ra rằng: – Những người ghét Linh sẽ cười hả hê và rêu rao rằng: ‘Đáng đời cho kẻ phản động’. – Những người không quan tâm thì nghĩ rằng: ‘Nơi bình yên không chọn lại chọn nơi nguy hiểm’. – Những người ủng hộ Linh thì có thể lấy hình của Linh làm avatar cùng với những status, hay những bài viết kêu gọi trả tự do cho Linh. – Một vài người có lương tâm hơn có thể xuống đường ủng hộ Linh nhưng rồi cũng bị Công An dẹp trong vòng 5 phút“. Bạn trẻ này là “ngôi sao đang lên” ở Facebook, dù còn khá trẻ nhưng dám nói, dám viết những gì mình nghĩ, bất chấp hiểm nguy đang rình rập.
- Nguyễn Đình Chiểu : Sáng mãi tấm gương trí thức dấn thân (RFI). “Cái khác lớn nhất ở cái Nho của Nguyễn Đình Chiểu có lẽ là ông đã góp phần tách bạch giữa ‘Trung quân’ với ‘ái quốc’. Số là xưa kia, các nhà Nho thường hay đánh đồng ‘vua’ với ‘nước’, bởi vậy họ mới đánh đồng ‘trung với nước’ có nghĩa là ‘trung với vua’… Tư tưởng trung quân của Nguyễn Ðình Chiểu là trung quân có điều kiện, trung với lẽ phải, trung với nước. Nhưng đối với những ông vua xấu, vua ác thì ông phê phán”.
- DLB vs nguyentandung.org: Ai giở Trò mèo nhào nặn thông tin? (DLB). – Làm báo, đừng làm mọi người khinh hãi (VOV). “Vụ việc chưa rõ ràng nhưng theo giọng văn của nhiều tờ báo thì dường như nghi can đã là tội phạm rồi, và nếu đã là tội phạm thì bị chỉ trích gay gắt hết mức. Chỉ cần sơ sẩy là bị gọi ‘y, hắn, thị’ như thường. Ngoài ra có khi còn có cả tiết mục ‘tên tuổi, địa chỉ đàng hoàng’, ảnh chụp cận cảnh rõ nét“.
- Nhiếp Vĩnh Trang: CUỘC “SO GĂNG“ LỊCH SỬ (phần II) (Bà Đầm Xòe). “Với tình hình đang diễn tiến, đa số cán bộ đảng viên và nhân dân cho rằng, nếu vẫn mang dòng máu ‘Sĩ phu Bắc Hà’ TBT nên chủ động ra đi, nhường lại cho người khác có năng lực thay thế. Ra đi đúng lúc là khôn ngoan, là ‘Biết người biết ta’ sẽ vẫn còn gặt hái được chút danh dự… Bởi vì TBT nói mà cấp dưới không nghe, phản lại thì TBT ấy không còn là TBT nữa, ngồi lại là vật cản tiến trình đi lên của cách mạng !” Mời xem lại phần I: CUỘC “SO GĂNG” LỊCH SỬ (Bà Đầm Xòe). – HẬU TÂY DU KÝ – ĐẠI THÁNH CŨNG PHẢI CHỬI THỀ (PHẦN 12) (bác Ba Phi).
- Phỏng vấn TS Nguyễn Quang A: Nhân sĩ trí thức tiếp tục góp ý về Hiến pháp và Luật Đất đai (RFI).
Hôm qua, một vị trí thức trong số những người ký tên vào bản GÓP Ý TIẾP VỀ HIẾN PHÁP VÀ LUẬT ĐẤT ĐAI có gửi email cho chúng tôi và nhiều người cùng biết một hiện tượng đáng phải lên án:
“Sáng nay tôi nhận được nhiều cú điện thoại của cùng một người vào máy cố định của nhà tôi, với lời lẽ đe dọa rất láo xược về bản góp ý kiến tiếp về HP và v/đ đất đai. Người gọi điện thoại tự xưng tên là Hùng, tôi yêu cầu anh ta cho số điện thoại, nói rõ họ tên, nhưng anh ta chửi rất mất dậy rồi giập máy với lời đe dọa, giọng miền Nam hay miền Trung gì đó: ‘Chúng mày ăn cháo đá bát! Tao là nhân dân, tao sẽ trừng trị mày!’ Xin thông báo để các anh biết“.
- Đất công vào túi ai? (Trần Kinh Nghị). “Để khắc phục, thiết nghĩ, đã đến lúc các Cơ quan nhà nước, kể cả Thanh tra Chính phủ và Quốc hội cần vào cuộc điều tra làm rõ và đưa ra những biện pháp xử lý kịp thời nhằm chặn đứng xu hướng sử dụng sai mục đích đối với đất công nói chung; đối với những diện tích liền kề Công viên Nghĩa Đô nên thu hồi và sát nhập vào Công viên là hợp lý nhất“. – Thu hồi đất ở Ngũ Hành Sơn: Vì sao khiếu kiện kéo dài? (PLVN).
- Sắp xét xử phúc thẩm 2 vụ án thu hồi đất ở Tiên Lãng (TTXVN). – GIẤY TRIỆU TẬP PHIÊN TÒA PHÚC THẨM VỤ ĐOÀN VĂN VƯƠN (Tễu).
- Đạo luật và Đạo lý (Tia Sáng). “Đọc văn bản luật giấy trắng mực đen rồi nhưng hiểu luật thế nào, giải thích thế nào… thì không được phép, nếu không có văn bản dưới luật của bên thực thi luật ban hành… Chưa nói đến việc thực thi hay không, thực thi thế nào, có đúng luật hay không là hoàn toàn tùy thuộc vào bên thực thi luật, cho thế nào dân được thế ấy. Chẳng hạn đã có phán quyết về việc người dân phạm ‘tội lợi dụng sơ hở của pháp luật để…’. Rõ ràng phải xử người tạo ra sơ hở của pháp luật, sao lại xử người sử dụng nó!”
- VN quản lý vốn nhà nước ‘không giống ai’ (BBC). – Việt Nam : Mô hình quỹ đầu tư nhà nước giúp nâng hiệu quả doanh nghiệp công (RFI). Ông Marco Breu: “Tại các xí nghiệp quốc doanh, có thể tìm ra nhiều điều không hiệu quả được che giấu, vì họ không quản lý theo các nguyên tắc kinh doanh. Nhiều khi các công ty này hoạt động theo kiểu chỉ để giúp giảm tỉ lệ thất nghiệp”. – VN nên rút kinh nghiệm từ công ty quốc doanh của Malaysia, Singapore (VOA).
- Khi Hội Nông dân là công cụ của Đảng (RFA). “Hội Nông dân Việt Nam là một tổ chức chính trị mang tính xã hội rộng rãi chứ không phải một hiệp hội sản xuất. Cái đó khác nhau về bản chất, Hội Nông dân họ làm nhiệm vụ chính trị …tổ chức quần chúng ủng hộ chính quyền trong việc xây dựng xã hội thôi, còn sản xuất ngành nghề thì họ không lo nổi”. – Tại sao Úc ra thông báo về quyền nghiệp đoàn ở VN? (ĐCV).
- Võ Trung Hiếu: Đất sét (Nguyễn Thông). “Tạm thời thôi đừng tự huyễn hoặc/ Chúng ta sẽ chỉ là những cục đất sét biết đi/ Trời thì tròn, đất thì vuông/ Những cục đất sét trơ trọi sẽ bị lạnh lùng lôi lên khuôn nhào nặn…” – Chán mớ đời! (DLB). “Thế kỷ 21 rồi mà vẫn còn chạy đôn chạy đáo/ Chỉ lo cho miếng cơm, manh áo… vẫn chưa xong/ Tôi ngồi đây mà thấy cả xã hội lên đồng/ Một thế hệ hèn ngông lãnh đạm“.
- NGÀY NAY LÀM NGƯỜI TỐT KHÔNG DỄ (Sơn Thi Thư). “Có lần tôi lượm được giấy chứng minh thư, ghé phường nhờ các chú gửi lại cho khổ chủ nào ngờ bị bắt làm tờ tường trình. Thật vui, mất gần 2 giờ đấy bác. Rút kinh nghiệm bản thân nên tôi khuyên mọi người không nên làm người tốt khi ra đường. Muốn làm việc tốt không phải dễ đâu“.
- Khẩn trương đánh giá lại chất lượng các công trình thủy điện quy mô nhỏ (ĐBND). - KON TUM: Dân bị “bom nước” đe dọa nhấn chìm (LĐ). Ảnh minh họa. Photo: National Geographic =>
- Xử lý dứt điểm 681 trường hợp xây dựng trái phép (NLĐ).
- Chủ đầu tư lên tiếng về việc thu phí cho dự án Hầm đường bộ Đèo Cả (DĐDN). – Đề nghị di dời trạm thu phí “phí chồng phí” (TT).
- Phát hiện 3 vụ tham nhũng “vài trăm triệu đến vài tỷ” tại EVN (PLVN).
- Vụ Sở GTVT Hà Nội ra 2 “tối hậu thư”: Doanh nghiệp vận tải không phục (LĐ).
- Cụ bà tự thiêu trước sảnh tòa án (NLĐ). – Thông tin mới nhất về vụ “cụ bà 83 tuổi tự thiêu trước tòa” (DV).
- Nam thanh niên nhảy lầu tại trụ sở CA là nghi can trong 2 vụ cố ý gây thương tích? (PL&XH).
- THI ĐẠI HỌC, THI ĐẠI QUAN ?! (Bùi Văn Bồng). – CẬU LÀ AI NHỈ? (Nguyễn Quang Vinh).
- Mai Thục: TÂM LINH LIỆT SĨ (Bùi Văn Bồng). – CÓ “GỌI” ĐƯỢC HỒN HAY KHÔNG ?
- Trịnh Văn Thảo: Đọc HỒI KÝ TRẦN VĂN GIÀU (Diễn Đàn).
<- TQ tăng cường an ninh ở Tân Cương (BBC). - Trung Quốc siết chặt an ninh tại Tân Cương vào Ngày Kỷ niệm (VOA). – Huỳnh Văn Úc: NƯỚC MẤT NHÀ TAN (Nguyễn Tường Thụy). “Những chiếc xe tải chở đầy lính Trung Quốc lại chạy rầm rập trên các đường phố của thủ phủ Urumqui trong các chiến dịch tuần tra. Nhiều xe bọc thép màu trắng chở cảnh sát chống bạo động đang tiến gấp vào Tân Cương. Phần lớn các cửa hàng ở trung tâm Urumqui đã đóng cửa, trên đường phố người ta chỉ thấy các binh lính đi tuần tra“. Đây sẽ là hình ảnh của Việt Nam trong tương lai không xa, nếu người dân Việt Nam hôm nay bỏ mặc mọi chuyện liên quan tới đất nước cho “đảng và nhà nước” lo.
- Thủ phủ Tân Cương trong tình trạng báo động tối đa (RFI). “Tại Urumqi, cảnh sát trang bị vũ khí và lục lượng bán quân sự tuần tra 24 trên 24 tiếng đồng hồ. Họ khám soát nhà cửa của những người tình nghi hoạt động ly khai và khủng bố, trong lúc dưới các rặng cây, công an mặc thường phục, và cảnh sát liên tục giám sát các quãng trường, đường phố”.
- Chống tham nhũng ở TQ ít phát hiện các vụ ở chóp bu (VOA). – Tiếp theo loạt bài “Thùng thuốc súng Trung Quốc”: “Ai không hài lòng thì tự mình có lỗi” (Phan Ba).
- Nga hối thúc Bình Nhưỡng trở lại đàm phán hạt nhân (RFI). – Nga lạc quan về khôi phục đàm phán 6 bên (VOV). – Hàn Quốc cho hồi hương ba ngư dân của Triều Tiên (TTXVN).
- Công tố viên Nga yêu cầu tuyên án tù lãnh tụ đối lập Navalny (VOA). – Nga sửa luật về các NGO nước ngoài (RFI).
- LIKONOMICS TIẾN THOÁI LƯỠNG NAN (Hồ Hải).
- Tướng Trung Quốc “đe dọa” Ấn Độ (TN).
- Mỹ – Nhật, Nga – Trung đua nhau tập trận (TN). – Nga, Trung, Mỹ, Nhật thay nhau ra uy trên biển Đông (PNT).
- Quân đội Mỹ đang tìm kế tấn công TQ, mức độ vượt xa ngăn chặn Liên Xô? (GDVN). – ‘Mũi lao’ Mỹ có chặn được ‘cá mập’ Trung Quốc ở biển Đông? (Kỳ 7) (Soha).
- Dân lập ‘chiến lũy’: Vì đâu nên nỗi? (VTC). Xem lại: - Thực hư chuyện cả trăm xã hội đen càn quét dân làng? – Dân lập ‘chiến lũy’ – cảnh báo bất an ở một làng quê (VTC).
- Làm lãnh đạo càng cần phải học (PT).
- ‘Nếu ông là Phó Thủ tướng…’ (VNN).
- Từ kiến nghị của cử tri: Nhiều vấn đề cấp bách cần giải quyết (HNM). - Nâng cao hiệu quả hoạt động trong công tác tiếp nhận và xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo (ND). - HĐND thành phố Hà Nội chất vấn, làm rõ nhiều vấn đề nhân dân bức xúc (ND).
- Sẽ phạt các nhà thầu chậm tiến độ (SGGP).
- Kỷ niệm 24 năm ngày thành lập DK1 (PLTP).
- Tiếp tục cuộc chiến giữa PetroTimes vs 24h: Dư luận phẫn nộ vì 24h tuyên truyền Biển Đông thành biển ‘Nam Trung Hoa’ (PT). Mời xem lại: Sự ấu trĩ, non kém chính trị của PetroTimes (FB Bùi Việt Hà).
- Tín hiệu tích cực trong đàm phán về Biển Đông (DV). – ASEAN ngày càng thống nhất, Campuchia đã biết “sửa sai” ở Biển Đông (GDVN). – Trung Quốc dùng chính COC để ‘tấn công’ ASEAN (SM).
- Trung Quốc cần từ bỏ luận điệu ‘rẻ tiền’ và rút vũ khí khỏi Biển Đông (Infonet). - Hai nhà lãnh đạo và hai cô cháu gái (Đào Hiếu). “Dù
Hoàng Sa đã mất hẳn từ mấy chục năm trước, còn Trường Sa thì có thể mất
dần, dù Trung Quốc cho tàu ngang nhiên ‘tuần tra’ cả ở những vùng biển
của ta, ức hiếp và hãm hại ngư dân ta, nhưng lãnh đạo ta vẫn kiên quyết
‘không dùng vũ lực’ trên biển Đông, chủ trương xây dựng ‘lòng tin chiến
lược’ với các ‘đối tác chiến lược’, cho thấy ‘tư duy chiến lược’ của
lãnh đạo ‘cấp chiến lược’ của ta thật sự ở ‘tầm chiến lược’, vượt hẳn
tầm lãnh đạo của mấy ông hàng xóm khác như Phi phiếc, Nhật nhiếc“.
- Phỏng vấn GS Nguyễn Mạnh hùng: Việt Nam: cơ hội và khả năng trước thành quả hội nghị AMM 46 (RFA).
- Rosario: Philippines không chấp những tuyên bố của La Viện (GDVN). – Khẩu chiến Trung Quốc-Philippines lại bùng lên (SM).
- Biển Nhật nổi sóng với 3 cuộc tập trận Trung – Nga, Mỹ – Nhật (TT). – Bầy “Sói biển” mạnh mẽ của Nga “át vía” chiến hạm Trung Quốc (ANTĐ).
- RƯỢU CHUA VÌ CHÓ DỮ – NƯỚC YẾU VÌ ĐẠI THẦN CHUYÊN QUYỀN (Sơn Thi Thư).
- Pháp luật xã nghĩa (DLB). “Các
nhà lãnh đạo có biết người dân sau khi chứng kiến những bán án vô
lương, những hành động man rợ của đội ngũ thừa hành gọi các ngài là gì
không?: Một lũ mọi rợ đang điều hành nước Việt!“
- Hà Nội: Bốn nhóm vấn đề lên bàn chất vấn (PLTP). – Hội nghị toàn quốc nghiên cứu, quán triệt Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7: Xây dựng Đảng, củng cố niềm tin nhân dân (VnM). Củng cố niềm tin bằng cách nào? Hay cách này? Chính quyền huyện Thanh Oai cướp đất cướp nhà Liệt sỹ đã hai năm nay (Xuân VN).
- Côn an định nghĩa khủng bố (DV/ DLB). – “Cục ĐT hình sự VKS cần vào cuộc vụ nhảy lầu trụ sở Công an” (GDVN).
- Bầu Kiên bị khởi tố thêm tội danh (NLĐ).
- Xử tham nhũng: Sao “treo” nhiều thế? (PLTP).
- Cấm việc cho nhập hộ khẩu để vụ lợi (PLTP).
- TP.HCM đề xuất tăng thêm phó chủ tịch UBND các cấp (TT). Bắt dân gồng gánh bao nhiêu chưa quan chức trên lưng lâu nay chưa đủ, tiếp tục tăng để dân nuôi thêm một lũ báo cô?
- Phiếm: Cả đời sống trong mơ (LĐ).
- Chuyển đổi bất thành chợ truyền thống thành trung tâm thương mại (TP). – “Hà Nội không được dẹp chợ dân sinh trong 5 -7 năm tới” (VnEco). – Đừng Âu hóa chợ Việt (TP). - Khi những trung tâm thương mại trở thành “xác sống” (SM).
KINH TẾ- Xử lý nợ xấu bằng nguồn tiền nào? (TBKTSG).
- Thành lập Hội đồng Tiền lương quốc gia (QĐND).
- Việt Nam trước lựa chọn mô hình giám sát tài chính (VnM). – Vai trò của Công ty Quản lý tài sản VAMC (RFA).
- Siết… doanh nghiệp nhà nước! (DĐDN). – Gói hỗ trợ doanh nghiệp tại Hà Nội bị “ế” nặng (VnEco). – Đừng để lãi suất cho vay trở nên cứng nhắc! (PL&XH).
- Cắt giảm lãi xuất không giúp giải cứu lĩnh vực ngân hàng và nền kinh tế Việt Nam (IBT/ TCPT). – Nới tỷ giá: Được nhiều hơn mất (Công Thương). – “Vay mượn” USD liên ngân hàng tăng vọt (VnM). – NHNN: Sẽ cung ứng thêm đô la Mỹ khi cần thiết (TBKTSG). – Chính sách tiền tệ: Giới hạn và điểm dừng (DĐDN).
- Mua vàng: Quá nhiều rủi ro (NLĐ). – Chưa thể gửi vàng cho ngân hàng giữ hộ (TBKTSG). – Giá vàng ở mức cao, người dân bán nhiều hơn mua (TT).
- ‘Muốn nộp 7 triệu tiền thuế phải đi 3 lần’ (VNE).
- Nông dân ùn ùn bán đất nông nghiệp (TN). – Doanh nghiệp hại nông dân (NLĐ). – Biết lỗ, vẫn phải “bám” cây lúa (TQ). – Nhà máy chậm thu mua, dân trồng mía bức xúc (VNE).
- Các thị trường chứng khoán Á châu tăng điểm (VOA).
- Mỹ: Thị trường lao động cải thiện, tỉ lệ thất nghiệp không đổi (VOA).
- Lãi suất hạ, doanh nghiệp vẫn kêu cao (ĐTCK).
- Loay hoay giảm đòn bẩy tài chính (ĐTCK).
- Ngân hàng ngưng giữ hộ vàng (TN). - 7 đơn vị trúng thầu 40.000 lượng, vàng tăng lên 38,25 triệu đồng/lượng (DV). – Vàng tiếp tục lội ngược dòng, trên 38 triệu đồng/lượng (TP).
- Ì ạch gói 30.000 tỷ đồng (SGGP). - Sếp Viglacera:Muốn sờ được gói 30.000 tỷ thì phải xem là ai (ĐV). - Ham hố BĐS: Chưa giàu nhanh đã chết sớm (VEF). - Sếp Vina Megastar bị bắt: “Số phận” các dự án BĐS dang dở thế nào? (GDVN). - Nhiều doanh nghiệp địa ốc chậm cấp giấy, giao nền (TN).
- Lo giá hàng hóa tăng theo lương (TP).
- Cơ hội mới cho xuất khẩu vào châu Âu (TN). - EU tiếp tục ưu đãi GSP cho doanh nghiệp Việt Nam (PLTP).
- Cá ngắc ngoải, lúa rẻ như rau lang (TP). – Cấp bách cứu hạt lúa, con cá (DV).
- Lập quỹ hỗ trợ sản xuất cứu nông dân (PLTP). - Nông dân càng làm càng lỗ:Hậu quả của sai lầm chiến lược (PN Today).
- Tổ chức lại sản xuất ở ĐBSCL (TN). - Gỡ khó cho lúa gạo và thủy sản vùng ĐBSCL (SGGP). - Cấp bách cứu hạt lúa, con cá (DV).
- Nợ công Việt Nam: 826,4 USD/người dân (DV). Chuyện nhỏ! Đã có “đảng và nhà nước lo” rồi!
- Dùng nguồn tiền nào để xử lý nợ xấu? (VOV). Còn tiền nào ngoài tiền thuế của dân với tiền bán tài nguyên của đất nước? – TS. Lê Xuân Nghĩa: “Không lo biến tướng khi mua nợ xấu” (Infonet). – VAMC đi vào hoạt động, tín dụng vẫn chưa thể tăng nhanh (ĐĐK).
- Giá vàng thế giới giảm, trong nước tăng nhẹ (TN). – NHNN liên tục bán vàng, giá vẫn tăng (SGGP). – Vàng SJC có dấu hiệu bị làm giá (SM).
- Tiếp tục lệch pha (ĐĐK). – Nợ đọng tràn lan trong xây dựng cơ bản Cháy túi vẫn đua nhau khởi công dự án (TP). – Dự án làm 20 năm chưa xong (TT). – Hà Nội: Dân căng biểu ngữ phản đối chủ đầu từ bịt lối đi chung (LĐ).
- Chậm bồi thường Vinalines Queen, do đâu? (ĐTCK).
- Thép nội kiện thép ngoại phá giá (TT).
- “Quốc gia khởi nghiệp”, quyển sách “hớp hồn” CEO Đặng Lê Nguyên Vũ (GDVN). – Bài 1: Cà phê già cỗi và nỗi lo của người nông dân (Tầm nhìn).
- Nông dân vẫn khổ… (TN). – Giá lúa chỉ “tăng cho có” (DV).
- Nghịch lý ! (DĐDN).
- KHÔNG AI NỢ CẢ (Văn Công Hùng).
- Vết đau của kinh tế Trung Quốc? (TG&VN).
VĂN HÓA-THỂ THAO- CHƯƠNG TRÌNH TRIỂN LÃM VÀ HỘI THẢO VỀ BÁO PHONG HÓA NGÀY NAY VÀ TỰ LỰC VĂN ÐOÀN (DĐTK).
- Thiên Sơn: NHÀ THƠ VĂN CAO: CÒN NHỮNG TIẾNG RẠN VỠ (Nguyễn Trọng Tạo).
- Đỗ Trường: BẢO NINH, NGƯỜI LÀM LỄ BỎ MẢ CHO GIAI ĐOẠN THƠ VĂN MINH HỌA (Nguyễn Tường Thụy).
- Chuyện chưa kể về nhà văn Nguyễn Đình Thi (GD&TĐ).
- Minh Diện viết về nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý: DƯ ÂM BUỒN (Bùi Văn Bồng). “Một lần, Hội nhạc sỹ tổ chức sinh nhật anh, ông Phó giám đốc sở Văn hóa thông tin tỉnh Bến Tre mang lên cho mười triệu. Ông ấy không đưa cho anh mà đưa cho ban tổ chức. Sau lễ sinh nhật , ban tổ chức mới cho anh biết và bảo số tiền đó đã chi vào lễ sinh nhật hết rồi!”
- Nhà báo Lê Thiệp qua đời (Người Việt). “Ông là một ký giả nổi tiếng ở miền Nam trước 1975 với các bản tin và ký sự rất đặc sắc từ chính trị đến các vấn đề xã hội, chiến tranh“. – Mời xem lại: Lê Thiệp, con người và nhà báo (Chuacuuthe). – Tính chất nhà văn trong nhà báo Lê Thiệp (Du Tử Lê). – Khi nhà văn Lê Thiệp “nhập vai” Đỗ Lệnh Dũng
- BÁC BA PHI ĐI THĂM MỸ (KỲ 50) (Nhật Tuấn).
- Bến Hải, Thủy Mộ của Vũ Anh Khanh (Người Việt).
- Chế giễu bài bác trí tuệ (Vương Trí Nhàn).
- Tình, Tiền và chia tay (ĐCV).
- Nghệ sĩ Việt phớt lờ di sản? (VNN). – Di sản là bệ đỡ cho nghệ thuật đương đại (ĐBND). – Nghệ thuật đương đại Việt Nam khó tiếp cận di sản (VOV).
- FB Ngô Thị Kim Cúc: Hãy mang Hồ Gươm khỏi Hà Nội (HDTG).
- Những tư tưởng ảnh hưởng đến văn hóa trang phục cung đình Việt Nam: Kỳ 1: Tư tưởng đế vương (TS).
- Nguyễn Thị Hậu – Chuyện về những vòi nước cổ (Dân Luận).
- Nhà viết kịch Lộng Chương: Kịch nói theo phong cách chèo (ĐBND).
- Trung tâm tác quyền âm nhạc cố tình hiểu sai Luật? (VNN).
- Truyền thông ngày càng tiếp tay cho “văn hóa sợ”? (PT).
- Tiếp lửa cho tình yêu sơn mài (ND).
- Khát vọng của ‘con chim’ Vành Khuyên làng opera Việt (TQ).
- Đừng lên truyền hình dạy giới trẻ… thói vô lễ (ANTĐ).
- Những “cú sốc” đằng sau các cuộc thi nhan sắc (DT).
- Điều tra người phát tán bộ phim Bụi đời Chợ Lớn (VH). - Hành vi tung phim “Bụi đời Chợ Lớn” lên mạng bị xử lý ra sao? (DV).
- Người Mỹ và Lễ Độc Lập July 4 tại Hoa Kỳ (Dân Luận). – Người Mỹ gốc Việt và ngày July 4th (Phi Vũ).
- Giáo hoàng John Paul II được phong thánh (VNE). – Vatican quyết định phong thánh Giáo hoàng Gioan Phao Lồ (VOA).
- Kỷ lục thế giới ăn xúc xích (BBC). – “Vua hotdog” Joey Chestnut lại xác lập một kỷ lục mới (TTXVN).
- Giải thưởng Phóng viên ảnh 2013 (BBC). - Cuộc sống đời thường của Tokyo qua ống kính của David Filippini (Kichbu).
- VỀ HỌ CỦA CÁC CẦU THỦ NHẬP TỊCH (Faxuca).
- Thành cổ Luy Lâu bị xâm hại nghiêm trọng: Giữ lấy thành cổ Luy Lâu (Tin tức).
- Sự trở lại của văn học lãng mạn (PLTP).
- “Bụi đời Chợ Lớn” bị phát tán (TN).
- Tụt hạng (TN).
- Chúng ta không thiếu nhà phê bình chuyên nghiệp (Trần Đình Sử).
- Mộ cổ về đâu? (DT/PLTP).
- Có chăng mùi hương trong tiếng đàn vĩ cầm Đan Thọ? (Du Tử Lê).
- Địa chỉ định hướng văn hóa Khmer Nam bộ (SGGP).
- Bắc Ninh: Đầu tư cho phát triển du lịch làng nghề (Công thương).
- Xa rồi thời của những nhóm nhạc! (PT).
- Công chiếu phim ‘Cát nóng’ (TTVH).
- Nhà phát hành “Bụi đời Chợ Lớn” gửi đơn kiện, truy tìm kẻ phát tán phim (DV). – Vụ phim “Bụi đời Chợ Lớn” bị phát tán: Nhà sản xuất gửi đơn tố cáo (TN). – Công an vào cuộc vụ “Bụi đời chợ Lớn” bị phát tán (DT). – Vụ phim Bụi đời Chợ Lớn lên mạng: Thanh tra Bộ VH-TT-DL sẽ xử nghiêm (SGGP). – ‘Bụi đời chợ Lớn’ bị rò rỉ, ai được lợi? (TP).
- Đừng lẽo đẽo chạy theo đám đông (TP).
- Phong nhũ phì đồn (TP).
- Những di chúc bị phản bội (phần 1/9) (PBVH).
- Kinh Thánh và Kinh Koran: Cuộc chiến giữa các thánh kinh (Mai Xuân Dũng).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC- Lớp học “Phân tích dữ liệu với phương pháp hiện đại” (Nguyễn Văn Tuấn).
- Điểm sàn đại học 2013 sẽ cao? (VNN). – Điểm sàn có thể không đổi (NLĐ).
- Tất cả vì thí sinh (ND). – Mùa thi và những sĩ tử nghèo (RFA). – Hơn một trăm thí sinh bị đình chỉ thi đợt 1 (VnM).
<- Khi cổng chính mở cũng là lúc nhiều phụ huynh ngóng chờ con mình nhất. – Theo đuổi giấc mơ đại học cùng con (TN). – Giấc mơ giảng đường của nữ sinh liệt nửa người (VTC). – Vất vả về quê (NLĐ).
- Học đón lớp 1: Sướng trước khổ sau (CAND).
- Giáo viên bàng hoàng khi bị thu hồi tiền làm thêm giờ (CAND).
- Sách giáo khoa phổ thông còn nhiều hạn chế (HQ).
- Vụ nữ sinh tự tử vì bị ghép ảnh trên facebook: Không ai có tội? (TN). – Cha mẹ thờ ơ, con tha hóa (NLĐ).
- HN thu đất xây trường, 4 năm vẫn bất động (VNN).
- Chân đất bước vào lâu đài uy nghi của khoa học (TS).
- Michelle Obama: chúng tôi không cho các con gái xem TV (NovoNews/ Kichbu).
- Video: Trao đổi: PGS.TS Trịnh Hồng Sơn – GĐ Trung tâm Điều phôi quốc gia về ghép tạng (VTV).
- Việt-Pháp tăng cường hợp tác công nghệ, kể cả công nghệ vũ trụ (VOA).
- Thí sinh hồ hởi vì đề vừa sức (TN).
- Nơi dạy học trò cách ứng xử (TN).
- Học sinh cần được định hướng khi còn học phổ thông trung học (Hãy dành thời gian).
- Kiểu thi đại học lỗi thời (Công lý).
- Bộ GD-ĐT chính thức công bố đáp án các môn thi Đại học (VOV). – Giáo viên trường THPT Chu Văn An “mách nước” TS đạt điểm cao môn Văn (GDVN).
- Những phụ huynh lều chõng theo con… (DV). – Con thi trường học, cha thi trường đời… (ĐĐK). – Giàu có như người… Sài Gòn (TN).
- Chuyện con trẻ – người lớn giật mình (ANTĐ).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG- Kỷ luật thích đáng nếu dự báo thiên tai sai (NLĐ).
- Hà Giang: Bệnh nhân thứ 2 tử vong do cúm A/H1N1 (TTXVN/PNTP).
- Ông chủ xưởng gỗ “địa ngục trần gian” được “thương vay khóc mướn“? (PLVN).
- Ly kỳ vụ chiếm đoạt… giấy chứng sinh (TN).
- Công nghệ “nuôi” làng nghề (GD&TĐ).
- Lạ lùng ấp sinh đôi ở An Giang (KP).
- Chân dung “cường hào nông thôn” kiểu mới (CAND).
- NHỮNG TẤM LÒNG VÀNG: Nghèo vẫn làm từ thiện (NLĐ).
- Báo động “phong trào” hút shisha (SK&ĐS).
- Hai thanh niên tự đốt xe máy trên đường (TN).
- Nhếch nhác du lịch núi Cấm (NLĐ). =>
- Tỉnh Khánh Hòa yêu cầu điều tra vụ phá rừng phòng hộ (NLĐ).
- Video: Phát hiện và điều trị lác cho trẻ (VTV).
- Súp vi cá bị cấm ở California (VOA).
- Cảnh sát Ý bủa lưới bắt “hàng lạ”, phát hiện hàng trăm ngàn món từ Trung Quốc (RFI).
- Hơn 20 người bị thương trong tai nạn pháo bông ở California (VOA).
- Trả lại hơn 600m² đất cho người dân (SGGP).
- Xử lý công ty gas gian lận (TN).
- Xử phạt ô tô không gắn hộp đen (TN). - Nhà cung cấp và doanh nghiệp vận tải ‘bắt tay’ làm hộp đen rởm (PT).
- Quảng Ninh bức xúc vì ‘sa tặc’ (NĐT).
- Bất lực trước “bom xăng” (TN).
- Hà Nội kiên quyết dẹp bỏ chợ cóc (VTV).
- Tứ Xuyên lại hứng thiên tai (TN).
- Chưa có quy chuẩn ‘gác’ gà thải loại nhập khẩu (TP). – Rắc rối vụ bắt 4 tấn cá tầm ở Lạng Sơn (TP).
- 2.000 đô la có đem lại sự khác biệt? (DNSG).
- Hà Nội: Không dùng trực thăng chữa cháy vì nguy hiểm (Infonet).
QUỐC TẾ- Phe ủng hộ Morsi rầm rộ biểu tình, quân đội kêu gọi bình tĩnh (RFI). – Người ủng hộ Tổng thống Morsi biểu tình (VOA). – Lính Ai Cập nổ súng, một người chết (BBC). – Quân đội Ai Cập nổ súng vào người ủng hộ ông Morsi (TTXVN). – Quân đội Ai Cập không nổ súng vào người biểu tình? (TTXVN). – Ai Cập: Nguy cơ bạo động trả thù (NLĐ). – Ai Cập ban bố tình trạng khẩn cấp ở hai khu vực (VOV). – Ai Cập: NSF kêu gọi biểu tình “bảo vệ thành quả” (TTXVN). – Nhóm Huynh đệ Hồi giáo kêu gọi biểu tình chống lại “vụ đảo chánh” (VOA).
- Pháp, Tunisia bày tỏ thất vọng về cuộc khủng hoảng ở Ai Cập (VOA). – AU đình chỉ quy chế thành viên của Ai Cập vì vụ đảo chính (VOA). – Liên hiệp Phi châu tạm ngưng tư cách hội viên của Ai Cập (VOA). – Bảy lý do tại sao Nga không phải là Ai Cập (Inosmi/ Kichbu).
- Tổng thống Syria cười nhạo phe nổi dậy (VnM).
- Francis Fukuyama – Cuộc Cách Mạng của Giai Cấp Trung Lưu (Pacific Chnonicle/ DL).
- Tổng thống Pháp cổ vũ Tunisia “quá độ” dân chủ thành công (RFI).
- Sinh viên Peru đụng độ với cảnh sát ở thủ đô Lima (VOA).
<= Điệp viên Nga: Anna Chapman. Ảnh AP. – Snowden đồng ý cưới cựu điệp viên Nga (NLĐ). - Snowden nhận lời “cầu hôn” của điệp viên Nga Anna hay là nước cờ tị nạn? (VLB). – Nga mất kiên nhẫn với Edward Snowden (TN). – Bolivia dọa đóng cửa sứ quán Mỹ (VOA). - Có thể có một nhà nước giám sát dân chủ? (pro&contra). – Châu Âu phản ứng trước công tác theo dõi của Hoa Kỳ (VOA). – Châu Âu muốn cắt quyền tiếp cận thông tin của Mỹ (NLĐ). – Châu Âu đóng cửa không phận : Châu Mỹ La Tinh phẫn nộ (RFI). – Nghe trộm thông tin : « Tai mắt » của Pháp không thua gì Mỹ (RFI).
- Châu Phi vùng lên chống Trung Quốc : Gabon đọ sức với Sinopec (RFI). “Tâm lý dân tộc này được cho là càng lúc càng mạnh hơn ở châu Phi, đặc biệt trong bối cảnh Trung Quốc với chính sách đầu tư ồ ạt vào châu Phi để khai thác tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đang càng ngày càng bị xem là một thế lực thực dân mới”.
- TT Obama sút ‘bóng phát điện’ ghi bàn thắng trên sân Phi châu (VOA).
- Cựu tổng thống Sarkozy rút khỏi Hội đồng Bảo hiến (RFI).
- Thủ tướng Pakistan đến Bắc Kinh để tăng hợp tác kinh tế (RFI).
- Nhân viên cứu trợ bị sát hại ở Dafur (VOA).
- Nổ bom tự sát ở Afghanistan, 14 người chết (VOA).
- Giao tranh bùng nổ tại Xu-đăng (ND).
- Nam Phi phủ nhận tin ông Mandela đang trong tình trạng thực vật (VOA).
- Phiến quân Syria họp bầu lãnh đạo mới, Mỹ viện trợ tên lửa chống tăng (GDVN). – Tổng thống Syria ngạo nghễ tung đòn truyền thông (VnM).
- Binh sĩ Ai Cập bắn chết 3 người biểu tình (TN). - Cairo chìm trong căng thẳng (PLTP). - Ai Cập bên bờ vực nội chiến (SGGP). - Ai Cập bước vào giai đoạn nguy hiểm (TP). - Ai Cập: Đụng độ giữa 2 phe biểu tình trên toàn quốc (TTXVN). - “Quân đội Ai Cập sẽ can thiệp vào các cuộc đụng độ” (TTXVN). – Ai Cập: Vì sao “Hoa Nhài” sớm nở tối tàn? (Infonet).
- Tình báo Pháp cũng theo dõi toàn diện (TN). - Pháp cũng có mạng lưới do thám giống Mỹ (SGGP).
- Nga bắt 17 người Trung Quốc sử dụng chất gây ung thư để trồng rau (SGGP). - Nga: 37.000 cảnh sát bảo vệ Đại hội Olympic Sochi (TTXVN).
- Những người ủng hộ và phản đối ông Morsi giao tranh ở Cairo (VOA). – Đụng độ tại Cairo giữa binh sĩ và những người ủng hộ ông Morsi (VOA). – Ở trong lòng Ai Cập giữa cơn biến động (TT). - Tổng thư ký LHQ kêu gọi quân đội Ai Cập bảo vệ người biểu tình (GDVN). – Morsi đổ, Trung Quốc đau (CafeF). - Anh em Hồi giáo thề hy sinh để phục chức cho Morsi (TTXVN).
- Nga muốn đuổi Snowden (TT). – Venezuela chấp nhận cho Edward Snowden tị nạn (TN).
* RFA: + Sáng 05-07-2013; + Tối 05-07-2013* RFI: 05-07-2013
* VTV: + Chào buổi sáng – 05/07/2013; + Tài chính kinh doanh sáng – 05/07/2013; + Tài chính kinh doanh trưa – 05/07/2013; + Tài chính tiêu dùng – 05/07/2013; + Điểm hẹn văn hóa – 05/07/2013; + Nhịp đập 360 độ Thể thao – 05/07/2013; + 360 độ Thể thao – 05/07/2013; + 7 ngày công nghệ – 05/07/2013; + Khoảnh khắc thường ngày – 05/07/2013; + Cuộc sống thường ngày – 05/07/2013; + Danh ngôn và Cuộc sống – 05/07/2013; + Thời tiết du lịch – 05/07/2013; + Thời sự 12h – 05/07/2013; + Thời sự 19h – 05/07/2013.
1880. CÁC CƯỜNG QUỐC ĐUA NHAU GIÀNH GIẬT CHÂU PHI
Thứ Tư, ngày 3/7/2013
TTXVN (Niu Yoóc, 30/6)
Tạp chí “Al-Afrikya” (Châu Phi) vừa có bài viết nhận định rằng các cường quốc trên thế giới đều đang tìm cách đổ sức người và sức của vào châu Phi để sở hữu được nhiều nhất nguồn tài nguyên thiên nhiên rất đa dạng của châu lục này, trong bối cảnh nguồn tài nguyên ấy đang cạn kiệt trên phạm vi toàn cầu. Nội dung bài viết như sau:
Từ khi nhiều nước châu Phi giành được độc lập, nơi đây đã phải trải qua tình trạng bất ổn triền miên, các cuộc xung đột khu vực và nội chiến, do các đường biên giới thừa hưởng từ thời thực dân không phù hợp với sự chia rẽ sắc tộc của châu lục này. Cùng với nó, các cuộc chiến tranh của phương Tây ở châu Phi cũng đang gia tăng. Năm 2008, Mỹ đã lập ra Bộ chỉ huy châu Phi (AFRICOM), một trung tâm chỉ huy duy nhất đối với toàn bộ các hoạt động quân sự ở châu Phi. Từ đó đến nay, có Cốt Đivoa, Libi, Mali… rơi vào cảnh chiến tranh, đấy là chưa kể đến Xômali và Cônggô cũng diễn ra các cuộc chiến tranh ác liệt, máu đổ thành sông. Từ những năm 1970 chủ nghĩa tư bản rơi vào khủng hoảng, và phản ứng của các nhà lãnh đạo thế giới của chủ nghĩa tư bản trong nhũng năm 1980 là thực hiện một chính sách tự do quá khích và một cuộc tấn công gay gắt về tư tưởng chống chủ nghĩa Cộng sản. Ở châu Phi, châu Á và khu vực Mỹ Latinh, chính sách này đã được thể hiện trong các chương trình nổi tiếng thích ứng về cơ cấu đã làm suy yếu mạnh mẽ các nước và đã quét sạch tất cả những gì còn lại của cơ sở hạ tầng và các dịch vụ xã hội. Trong thế giới tư bản, tất cả các qui tắc đã bị hủy bỏ theo cách triệt để nhất và pháp chế về việc làm, an ninh xã hội và các quyền công đoàn cũng bị xem xét lại. Năm 1990, khi chủ nghĩa xã hội sụp đổ ở Liên Xô, bầu không khí hoan hỉ đã bao trùm phương Tây khi người ta đã nói đến sự kết thúc của lịch sử và thắng lợi cuối cùng của chủ nghĩa tư bản. Nhưng đến giữa những năm 1990, sự hoan hỉ này đã phần nào giảm bớt và chủ nghĩa tư bản rơi vào tình trạng khủng hoảng phải đi tìm kiếm một hình ảnh mới về kẻ thù. Nhằm mục đích này, thuyết “cuộc xung đột giữa các nền văn minh” của Samuel Huntington, tỏ ra là có ích. Và khi đó, đạo Hồi bị coi là kẻ thù.
Về mặt chiến lược, có những cuốn sách rất được chú ý của một người Mỹ gốc Ba Lan, Zbigniew Brzezinski, với nhan đề: “Sự bá quyền của Mỹ và những đòi hỏi cấp bách mang tính chiến lược của Mỹ” và “Nước Mỹ và phần còn lại của thế giới”. Đối với Brzezinski, Mỹ phải dựa vào sự ủng hộ của Liên minh châu Âu (EU) và các nước lớn ở Đông Âu như Ba Lan và Ucraina để có thể kiểm soát toàn bộ châu Âu và châu Á, vùng đất rộng lớn nhất trên thế giới. Vào cuối nhiệm kỳ tổng thống của Bill Clinton, đã xuất hiện dự án PNAC (dự án cho một thế kỷ mới của Mỹ), qua đó các nhà tân bảo thủ Mỹ chủ trương cải cách dự án Đại Trung Đông và đó là chính sách của Tổng thống Mỹ tiếp theo, George Bush (Con). Hậu quả là thập niên đầu tiên của thế kỷ này đã bao trùm bầu không khí bất an trên toàn thế giới bởi cuộc chiến tranh ở Irắc và Ápganixtan.
Giờ đây người ta chỉ có thể nhận thấy rằng Mỹ đã thua trong cuộc chiến tranh Irắc. Sau 10 năm chiếm đóng của Mỹ, sự kiểm soát chính trị đất nước này nằm trong tay một chính phủ nghe lời nước láng giềng là Iran, kẻ thù của Mỹ, hơn là các ông chủ Mỹ của mình. Nếu bằng sự chiếm đóng Irắc, ý đồ của Mỹ là kiểm soát sản lượng dầu lửa trên phạm vi toàn thế giới, thì đây cũng là một thất bại: một lượng lớn dầu lửa của Irắc hiện đang được đổ vào Trung Quốc. Giá “vàng đen” cao cũng làm giàu cho các nước sản xuất dầu lửa, những nước không có quan hệ tốt với Mỹ, đó là Angiêri, Vênêxuêla, Libi và Nga, và vì thế các nước này sẽ có lượng dự trữ tiền tệ lớn, làm gia tăng khả năng ngày càng độc lập với Mỹ. Đối với Nga, trong những năm 1990, Mỹ đã ủng hộ những người Hồi giáo cấp tiến ở Chesnia nhằm mục đích làm suy yếu nước Nga càng nhiều càng tốt. Trong một cuộc chiến đẫm máu, thủ đô Grozny của Chesnia đã bị phá hủy hoàn toàn và người ta vẫn không quên tấn thảm kịch con tin ở trường học Beslan. Nhưng Nga vẫn đứng vững và dưới thời Putin, Nga lại trở thành một nước tự chủ và độc lập hoàn toàn với một sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ.
Và với Trung Quốc, Mỹ cũng đã nhầm to. Ý đồ của Mỹ là thực hiện thị trường tự do để cuối cùng làm sụp đổ hệ thống Nhà nước xã hội chủ nghĩa giống như trường hợp đã diễn ra ở Liên Xô. Nhưng điều đó đã không diễn ra và nền kinh tế Trung Quốc vẫn tiếp tục phát triển. Hết năm này sang năm khác, Trung Quốc đã vượt qua các nước lớn tư bản chủ nghĩa và hiện nay trở thành cường quốc kinh tế thứ hai trên thế giới, chỉ đứng sau Mỹ, và là cường quốc thương mại lớn nhất. Nếu tiến trình này vẫn tiếp tục thì chỉ trong một thời gian ngắn nữa Trung Quốc cũng sẽ vượt lên trên Mỹ. Theo chân Trung Quốc, người ta thấy nhiều nước lớn thuộc thế giới thứ ba như Ấn Độ và Braxin, vài nước lớn ở châu Phi như Nam Phi, Ănggôla và Nigiêria cũng đang trỗi dậy. Các nước lớn đang trỗi dậy (Braxin, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi) tạo thành khối mà người ta gọi là BRICS. Chừng nào sự tiến triển này vẫn diễn ra thì phương Tây, sẽ vẫn còn lo ngại. Hồi tháng 11/2011, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã thực hiện một chuyến công du châu Á và ông đã tuyên bố rằng Mỹ đã và vẫn là một “cường quốc hòa bình”, và châu Á từ nay là ưu tiên số một của Mỹ. Không phải ngẫu nhiên mà chuyến công du đầu tiên ra nước ngoài của ông Obama sau khi ông tái đắc cử tổng thống nhiệm kỳ hai không phải đến châu Âu hay khu vực Mỹ Latinh, mà là đến Mianma, một nước rất có ý nghĩa trong chính sách bao vây Trung Quốc của Mỹ.
Tầm quan trọng chiến lược ngày càng tăng của châu Phi
Chính trong khuôn khổ chính trị mới này mà AFRICOM đã được thành lập vào năm 2008. Đây là một cuộc cải cách chiến lược quan trọng về các trung tâm chỉ huy tối cao của quân đội Mỹ. AFRICOM chỉ đạo tất cả các chiến dịch của quân đội Mỹ tại châu Phi dưới một sự chỉ huy duy nhất (mà sở chỉ huy nằm ở Stuttgart-Đức) trong khi trước đây các chiến dịch này phụ thuộc vào 3 bộ chỉ huy khác nhau. Cuộc cải cách này phản ánh tầm quan trọng chiến lược lớn của châu Phi trong chính sách đối đầu của Mỹ với Trung Quốc. Những tiến bộ nhanh chóng về công nghệ khiến cho các nguồn nguyên liệu ngày càng trở nên cần thiết đối với ngành công nghiệp của các nước tư bản và cả đối với Trung Quốc lẫn các nền kinh tế mới nổi khác. Châu Phi có trữ lượng lớn còn chưa được khai thác về dầu lửa, khí đốt và các kim loại quý hiếm khác. Người ta cho rằng nguyên liệu và khoáng sản của châu Phi chiếm 40% trên thế giới khiến cho châu lục này có một tầm quan trọng chiến lược đặc biệt đối với các cường quốc thế giới. Sự tăng trưởng mạnh mẽ của Trung Quốc và của các nền kinh tế mới nổi khác đòi hỏi một lượng rất lớn nguyên liệu. Ngoài ra, các nước BRICS cũng có nhu cầu xuất khẩu rất lớn và đối với họ châu Phi là một thị trường tiêu thụ hàng xuất khẩu đầy hứa hẹn. Nếu Mỹ muốn làm chậm lại sự đi lên của Trung Quốc (chính sách ngăn chặn), thì châu Phi là một yếu tố chủ chốt trợ giúp cho chính sách này trong thập niên tới. Nhưng trớ trêu thay, trong khi Mỹ chưa kịp hành động gì, thì từ vài năm nay Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại chính của châu Phi. May mà Mỹ vẫn còn được xếp sau đó, và cả hai nước này đã vượt qua các cường quốc thực dân cũ của châu Phi là Pháp và Anh.
Vì vậy, các nhà hoạch định chính sách Mỹ nhận định việc giành được quyền kiểm soát châu Phi trở nên cấp bách đối với Mỹ và điều này không thể thực hiện được chỉ bằng sự cạnh tranh với các chủ thể kinh tế trong thị trường tự do, mà phải cả về quân sự. Vì vậy theo họ, vai trò của quân đội Mỹ và các nước đồng minh ở châu Âu phải mang tính quyết định từ năm 2011 trong các cuộc chiến tranh ở Cốt Đivoa, Libi và hiện nay ở Mali. Điều khiến người ta ngạc nhiên ở đây là Mỹ lẽ ra có thể hành động một cách kín đáo hơn trước sự theo dõi bên ngoài bang AFRICOM và mạng lưới lớn về chính trị và ngoại giao của mình, Mỹ lại bất chấp tất cả nắm hết mọi cái vào tay mình. Theo nhận định của các nhà phân tích chính trị, sự can thiệp trực tiếp này của quân đội các nước thành viên NATO trong các cuộc chiến tranh châu Phi, với vai trò chủ chốt của AFRICOM, sẽ còn tăng thêm trong những năm tới. Ngoài ra, AFRICOM cũng sẽ dính líu vào nhiều chương trình cộng tác lớn về quân sự với các quân đội châu Phi dưới hình thức đào tạo hoặc tập trận chung. Mục đích là cắm chân vào nội bộ các quân đội này và dùng họ để gây ra các cuộc chiến tranh ở châu Phi, nhưng tất nhiên là vẫn phải tuân theo những lợi ích của Mỹ. Oasinhtơn đã áp dụng chiến lược này từ nhiều năm nay tại hai nước rất quan trọng về mặt địa chiến lược, là Xômali và Cộng hòa dân chủ Cônggô, trong khi Mỹ dùng quân đội các nước Êtiôpi, Uganda và Ruanđa để đảm nhận trách nhiệm tại chỗ, phục vụ lợi ích của Mỹ. Hiện nay, Mỹ đang tăng tốc trong việc thực hiện chiến lược này ở châu Phi. Băng chứng là năm 2012, một lữ đoàn của quân đội Mỹ đã nhận sứ mệnh tiến hành các hoạt động tại không dưới 35 nước châu Phi, và đây là một con số kỷ lục. Mưu toan chinh phục châu Phi về quân sự để giành quyền kiểm soát ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc và các nền kinh tế mới nổi khác được Mỹ thực hiện dưới cái cớ tiến hành cuộc đấu tranh chống khủng bố.
Mới đây, hội nghị cấp cao lần thứ 5 của nhóm BRICS đã được tổ chức tại Nam Phi dưới nhan đề “Nhóm BRICS và châu Phi: Một quan hệ đối tác vì sự phát triển, hòa nhập và công nghiệp hóa”. Các nước thuộc nhóm này đều mong muốn tăng cường sự có mặt về kinh tế của mình ở châu Phi. Nếu Trung Quốc đã vượt qua được Mỹ và các nước châu Âu để trở thành đối tác thương mại chính của châu Phi (kim ngạch hai chiều đạt gần 200 tỷ USD trong năm 2012), thì thương mại của Braxin với châu Phi cũng tăng 6 lần trong 10 năm qua. Các công ty xây dựng và khai thác mỏ của Braxin hiện đang đổ xô vào châu Phi. Tuy nhiên, những tham vọng của nhóm BRICS lại xung đột với các cường quốc phương Tây là những quốc gia đã từng thống trị châu Phi. Trung Quốc đã có một bài học đau đớn với cuộc can thiệp của Mỹ-châu Âu để lật đổ Chế độ Libi hồi năm 2011. Trung Quốc bị mất hàng tỷ USD đầu tư vào đó và đã phải rút hàng nghìn kiều dân về nước. Từ đầu năm nay, được Mỹ ủng hộ, Pháp đã tăng cường can thiệp quân sự vào Mali. Dưới thời George w. Bush và hiện này là Obama, Mỹ đều hướng tới việc sử dụng các phương tiện quân sự để chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc ở châu Phi, và AFRICOM được thiết lập vào năm 2008 cũng là nhằm mục tiêu này. Ngoài ra, mục tiêu của AFRICOM cũng là nhằm bảo vệ việc tiếp cận dầu lửa và các nguồn tài nguyên chiến lược khác mà châu Phi rất dồi dào, và bảo đảm rằng không một bên liên quan nào, như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản hoặc Nga, có được độc quyền khai thác các tài nguyên này ở châu Phi.
Trung Quốc ve vãn châu Phi
Mới đây, tân Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã thăm châu Phi, trước tiên là Tandania, sau đó là Nam Phi, nơi ông đã tham dự hội nghị cấp cao các nước BRICS, và cuối cùng là Công hòa Cônggô. Trong suốt chuyến thăm này, ông Tập Cận Bình đã ra sức ve vãn các chính phủ của châu lục này trong bối cảnh các cường quốc ngày càng ùa tới châu Phi hòng kiểm soát các nguồn tài nguyên đa dạng và các thị trường đầy tiềm năng của châu Phi. Ông Tập Cận Bình đã tuyên bố rằng Trung Quốc coi châu Phi là một đối tác “bình đẳng”, khác với các cựu cường quốc thực dân phương Tây. Việc chọn Tandania làm bến đỗ đầu tiên, nơi ông đọc một bài diễn văn về châu Phi, không phải là ngẫu nhiên. Con đường sắt Tandania- Dămbia, được xây dựng trong những năm 1970, là một trong những dự án lớn đầu tiên về cơ sở hạ tầng của Trung Quốc ở châu Phi. Ông Tập Cận Bình đã đọc một bài diễn văn về mối quan hệ Trung Quốc-châu Phi tại một phòng hội nghị được xây dựng bằng vốn của Trung Quốc ở Dar es Salaam, thành phố lớn nhất của Tandania. Ông Tập Cận Bình đã tuyên bố: “Với sự tăng trưởng kinh tế như trước đây, Trung Quốc sẽ cung cấp viện trợ cần thiết cho châu Phi mà không có những ràng buộc về chính trị”. Chủ tịch Trung Quốc dành một gói tín dụng 20 tỷ USD cho các nước châu Phi trong giai đoạn 2013-2015, và hứa hẹn Trung Quốc “sẽ giúp các nước châu Phi biến nguồn tài nguyên thiên nhiên thành sức mạnh phát triển và thực hiện một sự phát triển độc lập bền vững và lâu dài”, ông Tập Cận Bình đã hứa rằng Trung Quốc không bao giờ đối xử với các nước châu Phi như những nước ở thế thấp hơn ngay cả khi Trung Quốc trở nên hùng mạnh hơn và được hưởng qui chế quốc tế cao hơn.
Chuyến đi của ông Tập Cận Bình được coi là để chống lại những chỉ trích của một số phe phái trong tầng lớp lãnh đạo châu Phi nói rằng Trung Quốc thực hiện “chủ nghĩa thực dân mới”. Trước chuyến thăm này, Thống đốc ngân hàng trung ương Nigiêria, Lamido Sanusi, đã viết trên tờ Financial Times xuất bản ở Luân Đôn: “Trung Quốc lấy của chúng ta nguyên liệu và bán cho chúng ta các sản phẩm chế biến. Đây cũng là nguyên tắc của chủ nghĩa thực dân”. Phản ứng lại những lời chỉ trích này, Lư Sa Dã, Vụ trưởng vụ châu Phi của Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã đáp lại trên truyền hình: “Các nước phương Tây đã làm được gì cho châu Phi trong suốt 50 năm qua từ khi các nước châu Phi giành được độc lập? Không có gì cả! Chính phương Tây, chứ không phải Trung Quốc, chỉ quan tâm đến nguồn tài nguyên của châu Phi”. Theo vị quan chức này, thực sự Trung Quốc không phải là một cường quốc đế quốc, và toàn bộ vốn đầu tư của Trung Quốc tại châu Phi, mặc dù tăng nhanh chóng, vẫn thấp so với các cường quốc đế quốc phương Tây, là những nước đã bóc lột châu Phi trong nhiều thế kỷ qua.
Tất nhiên, các nhà đầu tư của Trung Quốc không được coi là những ân nhân ở châu Phi. Các khoản cho vay và viện trợ của Trung Quốc ở châu Phi chủ yếu là các dự án về cơ sở hạ tầng và khai thác các nguồn tài nguyên, như các mỏ và đường sá, đổi lấy việc cung cấp nguyên liệu, vì Trung Quốc cần bảo đảm cho mình sự phát triển kinh tế bàng các nguyên liệu này. Tại Tandania, ông Tập Cận Bình đã chứng kiến lễ ký nhiều thỏa thuận, trong đó có một dự án cảng ở Bagamoyo, cách Dar es Salaam 75 km về phía Bắc, trị giá 10 tỷ USD, sẽ do công ty Merchant Group của Trung Quốc xây dựng. Cảng này sẽ nối liền một đặc khu công nghiệp, mục tiêu của các thỏa thuận khác mà Trung Quốc đang nhắm tới, để biến khu vực này thành một đầu mối thương mại, nối châu Á với vùng Đông Phi. Ngoài ra, khi hoàn tất, dự án này cũng còn được tính toán để tiếp nhận các tàu biển của hải quân Trung Quốc hoạt động ở Ấn Độ Dương. Những năm qua, một trữ lượng lớn khí đốt đã được phát hiện ở ngoài khơi bờ biển Tandania và Môdămbích và Trung Quốc đã cấp tốc tài trợ cho việc xây dựng một đường ống dẫn khí đốt dài 532 km, trị giá 1,2 tỷ USD, vận chuyển lượng khí đốt mới được phát hiện ở miền Nam Tandania tới cảng Dar es Salaam. Việc tiếp cận nguồn năng lượng này cũng là động cơ của chuyến thăm lần này của ông Tập Cận Bình tới Cộng hòa Cônggô, hiện cung cấp 2% lượng dầu mỏ cho nhu cầu của Trung Quốc và còn có rất nhiều tiềm năng để phát triển. Do lượng mua và vốn đầu tư của Trung Quốc vào lĩnh vực tài nguyên của châu Phi là rất lớn, nên giới lãnh đạo một số nước châu Phi hoặc đang hướng hẳn tới Trung Quốc, hoặc tìm cách sử dụng ảnh hưởng của Trung Quốc làm đối trọng với những lợi ích của phương Tây. Bằng chứng là cách đây chưa lâu, Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma đã ca ngợi “sự phát triển của Trung Quốc”, coi đó là mô hình và “nguồn cảm hứng” đối với Nam Phi, và ông cũng không quên cảnh báo các công ty phương Tây rằng họ phải thay đổi tư duy “thực dân” khi đầu tư vào châu Phi. Hiện nay, tuy Trung Quốc là đối tác thương mại chính của Nam Phi, nhưng châu Âu vẫn là nguồn thương mại và đầu tư lớn. Tổng thống Nam Phi đã tuyên bố với tờ Financial Times: “Trung Quốc đang làm những công việc đó một cách đặc biệt và chúng tôi cho rằng chúng tôi có thể thấy ở chúng những lợi ích nhưng chúng tôi vẫn rất, rất thận trọng”.
Tất nhiên, các nước châu Âu không thể ngồi yên nhìn Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng ở châu Phi. Mới đây, hội nghị các nhà tài trợ, được EU tổ chức ở Brúcxen (Bỉ) vào ngày 13/5, tập hợp 108 nước và một số định chế tài chính quốc tế. Hội nghị này hứa hẹn một khoản tiền 3,25 tỷ euro viện trợ cho Mali từ năm 2013 đến 2014 để tái thiết cựu thuộc địa này của Pháp. Danh sách các nhà tài trợ cho thấy ý muốn của các cường quốc đang tranh chấp nhau giành ảnh hưởng ở châu Phi, nhất là tại khu vực Sahel, nơi có trữ lượng lớn về dầu khí, vàng và các kim loại quí khác. Và cũng vì nguồn tài nguyên của châu lục này, EU đã hứa viện trợ 520 triệu euro cho sự ổn định của Mali, trong khi riêng Pháp hứa viện trợ 280 triệu euro, Mỹ là 367 triệu USD, Anh và Đan Mạch mỗi nước hứa 150 triệu euro, Đức 100 triệu euro, Ngân hàng thế giới 250 triệu euro, Ngân hàng phát triển Hồi giáo 130 triệu euro và Trung Quốc cũng sẵn sàng bỏ ra 50 triệu euro, bởi vì ai cũng hiểu lộ trình ổn định hóa Mali là vô cùng cần thiết và quan trọng để họ khai thác nguồn tài nguyên vô cùng giàu có của châu Phi./.
1881. Không còn ai bảo vệ công lý?
05-07-2013
Bắt bớ giới luật sư có tư tưởng độc lập là tấn công vào ‘vị trí cuối cùng’ của lực lượng bảo vệ công lý và là một hiện tượng hết sức lo ngại, theo bình luận của nhà nghiên cứu ở Việt Nam từng giữ vị trí quan trọng trong bộ máy.
Trao đổi với BBC hôm 05/7 từ Hà Nội, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh cho rằng chính quyền Việt Nam hiện không chỉ tấn công hoặc đe dọa tấn công giới luật sư độc lập mà còn có thể đang có động thái nhắm cả vào giới bloggers và đặc biệt là giới nhân sỹ, trí thức.
Về các vụ bắt bỏ tù các luật sư mà mới đây là vụ luật sư Lê Quốc Quân sắp ra tòa vì tội trốn thuế, Tiến sỹ Doanh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương nói:
“Đấy là những lực lượng cuối cùng đứng lên để bảo vệ cho những bị cáo ở trong Tòa.
“Và đấy là đánh vào vị trí cuối cùng của lực lượng bảo vệ công lý và đấy là một hiện tượng hết sức lo ngại.
“Tuy vậy người ta sẽ không sử dụng việc bắt người A, người B vì anh đã đứng ra bảo vệ ở Tòa việc này, việc kia, mà họ sẽ tìm rất nhiều cách.
“Thí dụ, như sẽ nói tới tội trốn thuế, hay là nói đến một việc gì đó. Cái đó là điều mà hiện nay, hoàn toàn có thể có được,” nguyên thư ký và phiên dịch tiếng Đức cho Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh nói.
Tiến sỹ Doanh còn bày tỏ quan ngại về diễn biến mới gần đây khi chính quyền đã bắt giữ những bloggers mà theo ông là có những tiếng nói hoàn toàn độc lập, ôn hòa, xây dựng và có trách nhiệm.
Ông nói:
“Gần đây bắt hai bloggers Trương Duy Nhất và Phạm Viết Đào. Những trường hợp trước đây, theo tôi hiểu là có bất kỳ một liên quan nào đến nước ngoài, thì đó là cớ để cơ quan an ninh họ ra tay.
“Nhưng trong trường hợp của Trương Duy Nhất và Phạm Viết Đào, tôi không thấy có dấu hiệu như vậy,”
“Và đây là những người hoàn toàn biểu đạt ý kiến của mình một cách hòa bình, độc lập với tinh thần và trách nhiệm công dân, thì tôi lấy làm quan ngại về việc đó.”
‘Khác biệt Đảng – trí thức’
Tiến sỹ Doanh cho rằng chính quyền có thể sẽ rơi vào tình trạng và viễn cảnh ‘lợi bất cập hại’ khi tấn công hai thành lũy cuối cùng trong xã hội là giới bảo vệ công lý và giới đánh thức, dự báo và thức tỉnh lương tri và tư tưởng.Ông nói:
“Những người cầm quyền thì hay có sự quá tự tin và đánh giá quá cao vào công cụ và vào sức mạnh đàn áp của mình.
“Nhưng những nhà khoa học thì tin vào sức mạnh của chân lý và tin vào sức mạnh của nhân dân.
“Tôi nghĩ rằng ở đây có những khoảng cách. Những người trí thức luôn luôn thể hiện một tinh thần xây dựng, thẳng thắn, và nhằm vào mục đích của dân tộc, không bao giờ đả kích cá nhân, cũng không nhằm vào bất kỳ mục đích vụ lợi nào.
“Cho nên tôi nghĩ, ở đây cũng có sự khác nhau. Còn đối với những người cầm quyền, thì họ có quyền trong tay, họ hoàn toàn có thể bắt bớ bất kỳ người nào.
Cựu thành viên sáng lập Viện IDS về phản biện độc lập (đã giải thể) cũng bày tỏ quan ngại về khuynh hướng trong đó Việt Nam có những dấu hiệu lạm dụng quyền lực khi bắt bớ tràn lan trong bối cảnh thiếu vắng một nền tư pháp độc lập.
Tiến sỹ Doanh nói: “Ở Việt Nam hiện nay có câu cửa miệng rất đáng lo ngại đó là ‘cứ bắt là có tội, cứ ra Tòa là có án”.
“Và đấy là điều thúc đẩy cho những người trí thức mong muốn có một sửa đổi Hiến pháp.
“Bởi vì không có một nền công lý, không có một nền tư pháp độc lập, thì cũng không thể có một nền tự do dân chủ, nhân quyền của người dân.”
Dám đi ngược lại
Tuần tới đây, hôm 09/7, theo dự kiến, một trong các luật sư đấu tranh dân chủ có tiếng, ông Lê Quốc Quân sẽ ra Tòa với tội danh ‘trốn thuế.’Truyền thông trong nước trước và trong thời gian ông Quân bị bắt từng xuất hiện nhiều bài cáo buộc ông là một phần tử gây rối, hoạt động đi ngược lại lợi ích của đảng, nhà nước, chính quyền và cộng đồng.
Trong một bài báo được đăng tải trên tờ Hà Nội Mới, ông Quân bị cáo buộc mạo danh người yêu nước, bất chấp luật pháp và có động cơ lật đổ chính quyền.
“Đi từ đám đông gây rối đòi đất đến tham gia đoàn biểu tình chống Trung Quốc, dù khoác áo “yêu nước” nhưng Lê Quốc Quân đã thể hiện thái độ coi thường pháp luật, lộ rõ động cơ chống đối và đòi lật đổ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
“Để phục vụ động cơ đó, Lê Quốc Quân kích động và lợi dụng chính những người biểu tình để gây mất ổn định an ninh chính trị, sau đó đưa lên internet những thông tin xuyên tạc tình hình đất nước, xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, kích động chia rẽ quan hệ giữa quần chúng nhân dân với các cấp chính quyền, công khai đòi thay đổi chế độ…
“Động cơ, hành vi của Lê Quốc Quân thực chất là đi ngược lại lợi ích của đất nước, của nhân dân và cần phải bị lên án, xử lý theo pháp luật,” tờ Hà Nội Mới viết.
Gần đây, giới quan sát quốc tế nói nội bộ chính quyền Việt Nam vẫn chưa tìm ra được một tiếng nói chung trong giới lãnh đạo trong việc cân bằng quyền lực trong Đảng và xử lý các mâu thuẫn giữa quyền lực của Đảng và sự thách thức của nhiều giới trong xã hội, trong đó có các luật sư độc lập và hoạt động vì nhân quyền.
Nguồn: BBC – Tiếng Việt
Mời nghe audio phỏng vấn TS Lê Đăng Doanh: Vì sao các luật sư ở VN dễ bị bắt? (BBC).
1882. Trung Quốc đùa với lửa
Người dịch: Huỳnh Phan, THAHiệu đính: David Brown, THA
06-07-2013
Theo Mỹ mất Đảng; theo Tàu mất nước. Câu nói phổ biến này ở Việt Nam đã cô đọng lại nan đề địa chính trị mà Đảng Cộng sản đang phải đối mặt. Bốn mươi năm sau khi những người lính Mỹ cuối cùng rời khỏi Việt Nam, cái Đảng đã giành được độc lập và thống nhất cho đất nước đang mất đi phần lớn tính chính danh của mình. Dường như có quay ra đề cao đạo đức của Hồ Chí Minh và các đồng chí của ông đến mấy cũng không thể khôi phục lại lòng nhiệt huyết của Đảng cũng như loại bỏ được nạn tham nhũng đã bắt rễ tràn lan trong guồng máy. Trách nhiệm lớn nhất của chế độ là đã thất bại trong việc chỉnh đốn nền kinh tế sút kém. Nhưng ngoài ra, dư luận cũng xem thường sự bất lực của Đảng trong việc bảo vệ các lợi ích của Việt Nam trước Trung Quốc.
Theo cách nhìn nhận của những người dân thường ở Hà Nội hoặc TP Hồ Chí Minh, Bắc Kinh đã rũ bỏ vỏ bọc “trỗi dậy hòa bình” và quay lại với vai trò lịch sử của mình là kẻ côn đồ trong khu vực. Tuyên bố nực cười của họ đối với tài nguyên khoáng sản biển trên toàn bộ biển Đông chỉ là một ví dụ nổi trội nhất. Việc Trung Quốc xây dựng một chuỗi các con đập trên thượng nguồn sông Mê Kông ở tỉnh Vân Nam và hậu thuẫn cho kế hoạch xây dựng thêm mười một con đập phía hạ lưu ở Lào đe dọa làm mất đi đợt lũ lụt hàng năm vốn mang lại sự màu mỡ cho vùng đồng bằng sông Cửu Long. Các doanh nghiệp Trung Quốc cũng đang săn đón các nguồn tài nguyên khoáng sản và lâm sản của Lào, thách thức quyền bá chủ của Việt Nam ngay tại sân sau của họ. Còn ở ngay tại Việt Nam, sự gia tăng đầu tư của các công ty kỹ thuật, xây dựng và khai thác mỏ Trung Quốc — đáng chú ý nhất là dự án bauxite nhiều tỷ đô la của Chinalco ở Tây Nguyên — đã thu hút sự chỉ trích nặng nề. Hàng hóa giá rẻ và thường là kém chất lượng của Trung Quốc đã tràn ngập thị trường Việt Nam, đè bẹp các nhà sản xuất nội địa.
Những người dân thường ở Việt Nam muốn trả đũa. Họ không nghĩ đến việc lực lượng vũ trang của Việt Nam không sánh được với Trung Quốc hay Việt Nam rất dễ bị tổn hại trước các cuộc trả đũa kinh tế. Các nhà phân tích phương Tây thường lý giải “sự lấn lướt” của Trung Quốc bắt nguồn từ sự trỗi dậy mạnh mẽ của chủ nghĩa dân tộc trong dân chúng và sự tận tụy thái quá của các cơ quan an ninh Trung Quốc. Thế nhưng đối với những người dân Việt Nam bình thường thì rõ ràng là sự gây hấn của Trung Quốc có sự điều phối từ Bắc Kinh. Điều đó không có gì mới: chủ đề lớn xuyên suốt lịch sử đất nước này, điều mà mọi người đều được học ở trường, là sự chống trả ngoan cường và cuối cùng giành thắng lợi trước những kẻ xâm lược. Và hầu hết các đạo quân tràn qua biên giới Việt Nam trong 2.000 năm qua đều là quân Trung Quốc. Chẳng có lý gì để tin rằng lần này sẽ khác.
Quan hệ đối tác gai góc
Việt Nam và Trung Quốc có chung 1.350 km đường biên giới và nhiều thứ khác. Cả hai nước đều là những nước theo chế độ cộng sản kiểu Lenin với một nền văn hóa chính trị được định hình bởi các khái niệm tân Nho giáo về hệ thống thứ bậc sắp xếp theo tài năng và các mối quan hệ xã hội. Đảng cộng sản cầm quyền ở mỗi nước đã trụ lại được bằng cách rũ bỏ nền kinh tế kiểu Mác-xít trong khi vẫn dung dưỡng một bộ máy an ninh nhà nước rộng khắp. “Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” của họ cho phép các thị trường tự do, năng động cùng tồn tại với hàng ngàn doanh nghiệp nhà nước, trong đó doanh nghiệp nhà nước thống trị lĩnh vực công nghiệp nặng. Cả Bắc Kinh lẫn Hà Nội đều đang bị công kích không ngớt bởi những lời chỉ trích mạnh bạo của những người bất đồng chính kiến trên mạng Internet. Những yếu tố văn hóa và chính trị chung này là nền tảng cho một mạng lưới các mối quan hệ tham vấn giữa hai Đảng và hai Nhà nước nhằm vào việc duy trì sự hợp tác giữa hai chế độ.
Tuy nhiên, quan hệ song phương thường là gai góc. Sự chênh lệch quá lớn về tầm quan trọng về địa chính trị và kinh tế giữa Trung Quốc và Việt Nam nói lên một điều rằng mối quan hệ này về cơ bản là không bình đẳng. Họa hoằn có khi nào đó người Trung Quốc chú ý đến Việt Nam, thì họ thường chỉ coi đó như là một tỉnh lị ngang ngạnh mà bằng cách nào đó đã vuột khỏi tầm tay của mình. Ngược lại, 90 triệu dân Việt Nam luôn thường trực thái độ dè chừng trước những người hàng xóm phương bắc, vốn đông hơn họ gấp 15 lần và có nền kinh tế lớn gấp 50 lần. Tuy nhiên, Việt Nam sẽ không cúi đầu khuất phục Bắc Kinh khi sự toàn vẹn lãnh thổ bị đe dọa. Ngoại trừ Hồ Chí Minh, những vị anh hùng vĩ đại nhất của họ đều là những viên tướng đã làm quân xâm lược Trung Quốc từ triều đại này đến triều đại khác phải thoái lui. Gần đây nhất là năm 1979, khoảng 20.000 binh sĩ Trung Quốc đã phải thiệt mạng khi Đặng Tiểu Bình tìm cách “dạy cho Việt Nam một bài học” vì đã cả gan lật đổ chế độ Pol Pot do Bắc Kinh bảo trợ ở Campuchia và trở thành đồng minh của Liên Xô.
Vào giữa thập niên 1990, quan hệ Trung Quốc và Việt Nam đã trở lại êm dịu hơn. Cả hai nước đều bận rộn với cải cách kinh tế trong nước, Liên Xô đã giải thể, và Trung Quốc thì quảng bá việc “trỗi dậy hòa bình” của họ với Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), giờ đây bao gồm cả thành viên mới là Việt Nam. Thương mại song phương dần mở rộng, hai nước thảo luận về việc nâng cấp các “hành lang thương mại” từ vùng tây nam Trung Quốc không tiếp giáp biển tới các cảng biển của Việt Nam, và đàm phán về việc phân định biên giới trên đất liền. Thậm chí những tuyên bố xung khắc về quyền sở hữu các rặng san hô, bãi đá và bãi ngầm ở biển Đông dường như đang được xử lý một cách hài hòa, nếu không nói là gần đạt tới giải pháp cuối cùng.
Tuy nhiên, mọi thứ đã thay đổi trong năm 2009. Dù là do tính toán hay sự cố ngoại giao, Trung Quốc không còn bằng lòng với việc gác lại các yêu sách chồng lấn. Tháng 5 năm đó, Trung Quốc đã đưa ra trước Liên Hiệp Quốc một tấm bản đồ mập mờ tuyên bố “chủ quyền không thể tranh cãi” đối với trên 80% diện tích biển Đông. Sau đó căng thẳng leo thang nhanh chóng, thách thức mức độ gắn kết của ASEAN, và lôi kéo các nước ngoài khu vực – gồm cả Hoa Kỳ — vào cuộc. Việt Nam và Philippines phải gánh chịu phần lớn áp lực từ bước tiến này của Trung Quốc muốn ngụy tạo các “bằng chứng” mà, cho dù không phù hợp với luật pháp quốc tế, rất khó để bác bỏ. Tinh thần dân tộc chủ nghĩa đang sục sôi ở cả ba nước, đe doạ gây ra xung đột vũ trang trên biển. Chính sách phục tùng trước Trung Quốc của Hà Nội bị phá sản.
Nhiều nhân sĩ, trí thức ngoài Đảng, cũng như một số bên trong Đảng, tin rằng giải pháp là tìm kiếm một liên minh kinh tế và quân sự trên thực tế (de facto) với Mỹ. Tuy nhiên, những thành viên cao cấp trong Đảng còn rất hoài nghi về ý định của Mỹ, họ vẫn tự coi mình như còn bị trói chặt trong cuộc xung đột một mất một còn với chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa đế quốc phương Tây. Họ chỉ miễn cưỡng thực hiện những cải cách nhắm tới việc xây dựng khả năng cạnh tranh kinh tế toàn cầu của đất nước và lôi kéo Hoa Kỳ vào làm đối trọng lại với Trung Quốc. Nhóm “bảo thủ” trong Đảng ngậm miệng trước các đòi hỏi của Hoa Kỳ muốn Việt Nam tôn trọng các quyền tự do dân chủ, vì sợ rằng mục tiêu thực sự của Washington là lật đổ chế độ cộng sản. Bất chấp tất cả những xích mích gần đây, họ vẫn không tin rằng các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ phản bội lại một đảng cộng sản cầm quyền rất giống với chính Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Vẫn đang trông ngóng miếng bánh từ trên trời rơi xuống
Thật ra, hiện nay Trung Quốc chẳng mấy quan tâm tới việc giúp các anh bạn cộng sản bám lấy quyền lực so với việc khai thác tài nguyên trong khu vực và vươn vòi bạch tuộc kinh tế ra xa. Với nguồn tín dụng xuất khẩu dồi dào và khả năng vay vốn ưu đãi từ các ngân hàng nhà nước, các công ty Trung Quốc đã trở thành những đối thủ đáng gờm trong việc phát triển cơ sở hạ tầng tại Việt Nam, đặc biệt là xây dựng các nhà máy nhiệt điện. Nói chung, các công ty Trung Quốc không chèn ép các nhà thầu Việt Nam, mà thay vào đó họ giật lấy các hợp đồng từ tay các đối thủ cạnh tranh từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ hoặc châu Âu bằng cách chào thầu với giá thấp. Thế nhưng các nhà phê bình cáo buộc các doanh nghiệp Trung Quốc về việc sử dụng lao động đồng hương, hoàn thành công việc với chất lượng thấp, thường xuyên chậm tiến độ và vượt dự toán tổng kinh phí. Phe diều hâu ở Việt Nam còn khẳng định thêm rằng sự phụ thuộc vào các nhà thầu Trung Quốc trong các lĩnh vực chiến lược như năng lượng sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia.
Một chủ đề tranh cãi khác là thâm hụt thương mại tăng cao của Việt Nam với Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của họ mà nhà kinh tế Trần Văn Thọ gọi là “cơn sóng thần công nghiệp”. Cán cân thương mại của Việt Nam với các nước ASEAN khác và với Nhật Bản là tương đối cân bằng, và có thặng dư lớn với Liên minh châu Âu và Mỹ. Nhưng với Trung Quốc lại bị thâm hụt 16,4 tỷ USD vào năm 2012, giúp cho Trung Quốc có thặng dư thương mại song phương là 40%. Phần lớn hàng xuất khẩu của Trung Quốc đều ở dạng bán thành phẩm để gia công tiếp trong các nhà máy chế biến xuất khẩu của Việt Nam: vải vóc, khóa kéo, khuy, dây điện, bảng mạch và đủ loại vật tư khác. Nhưng Trung Quốc cũng cung cấp các loại máy móc thiết bị để trang bị cho các nhà máy và xây dựng cơ sở hạ tầng của Việt Nam. Cấu phần thứ ba và rất dễ thấy là hàng tiêu dùng, được bán với giá rẻ hơn các đối thủ nội địa. Báo chí Việt Nam thường xuyên đăng các bài cáo buộc Trung Quốc tuồn hàng độc hại hoặc chất lượng kém vào Việt Nam, còn bất cứ động thái khiêu khích nào của Bắc Kinh ở biển Đông cũng lập tức dẫn đến việc kêu gọi tẩy chay hàng hóa Trung Quốc.
Lẽ ra mọi việc phải diễn ra theo chiều hướng khác. Theo dự đoán của các nhà kinh tế, tới lúc này đáng ra Việt Nam đã phải giành trọn miếng bánh khỏi tay Quảng Đông. Với chi phí lao động thấp hơn đáng kể, Việt Nam là một lựa chọn hợp lý cho các nhà máy từ trung tâm chế xuất của Trung Quốc khi cần di dời tới nơi rẻ hơn. Các ngành công nghiệp may mặc và giày dép cần nhiều lao động từ lâu đã chiếm khoảng 20% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam; các ngành này đã có được bước khởi đầu trong thâp niên 1990 khi hàng may mặc và giày dép xuất khẩu của Trung Quốc bị EU và Mỹ áp hạn ngạch. Tuy nhiên, năng suất lao động vẫn còn thấp, tiền lương thực tế tăng ở mức 10% một năm trong giai đoạn 2006-11, và Việt Nam nhìn chung là đã thất bại trong việc thu hút các nhà sản xuất vốn dĩ đóng cơ sở tại Trung Quốc. Do chi phí lao động tiếp tục tăng ở cả Trung Quốc lẫn Việt Nam, các nhà máy đang chuyển sang Campuchia, Bangladesh, hay thậm chí Myanmar thay vì Việt Nam.
Tình hình kinh tế Việt Nam không phải là hoàn toàn xấu. Cùng với việc kinh tế toàn cầu dần phục hồi, khu vực đầu tư nước ngoài của Việt Nam lại đi lên một lần nữa. Thay vì chuyển nhà máy khỏi Trung Quốc, một số công ty đa quốc gia và các nhà thầu của họ đã đa dạng hóa bộ phận sản xuất bằng cách mở thêm các nhà xưởng tại Việt Nam. Theo những chứng cứ chưa đầy đủ hiện có, dường như đang hình thành một xu hướng đầu tư rõ rệt vào các dự án có chất lượng cao hơn mà có thể được hưởng lợi từ các ưu đãi thuế hào phóng. Các hãng thiết lập hoặc mở rộng nhà máy lắp ráp bao gồm những cái tên nổi tiếng như Canon, Samsung, Intel và IBM, Hitachi, Panasonic và Nokia. Tuy nhiên, gần như tất cả các vật tư đầu vào để sản xuất hàng xuất khẩu của Việt Nam đều là nhập khẩu, một phần từ Trung Quốc. Những gì được thêm vào ở Việt Nam chủ yếu chỉ là sức lao động chân tay – điều Trung Quốc có thể làm hiệu quả hơn và trên một quy mô lớn hơn nhiều.
Sai lầm chiến lược toàn diện
Năm 2008, khép lại một giai đoạn nồng ấm trong quan hệ song phương, hai tổng bí thư Hồ Cẩm Đào và Nông Đức Mạnh tuyên bố xây dựng một “quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện”. Và nếu Trung Quốc thực sự quan tâm đến việc vun vén một mối quan hệ đặc biệt với chế độ cộng sản duy nhất khác trên thế giới theo đuổi “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” — và qua đó củng cố ảnh hưởng ngoại giao ở Đông Nam Á — thì Bắc Kinh hoàn toàn có khả năng giúp đỡ. Mặc dù các nhà cầm quyền Việt Nam thừa nhận không lo lắng về sự mất cân bằng thương mại song phương, đó vẫn là một trách nhiệm chính trị kinh niên. Trung Quốc nhập khẩu lượng lớn cao su, than, dầu, gỗ, nông sản, và thậm chí các loài động vật đang bị đe dọa tuyệt chủng, nhưng lại chẳng màng tới hàng công nghiệp của Việt Nam. Một động thái thân thiện như gia tăng nhập khẩu hàng công nghiệp sẽ không gây tốn kém nhiều cho Trung Quốc, mà lại là tin rất tốt lành cho Hà Nội. Trên hết, một đề nghị chân thành về việc cùng khai thác tài nguyên khoáng sản và cùng quản lý nguồn hải sản trong khu vực tranh chấp song phương ở biển Đông có thể trở thành một bước đi làm thay đổi cục diện – cho quan hệ của nước này với Việt Nam và cả với ASEAN.
Tuy nhiên, thực tế là quan hệ giữa Bắc Kinh và Hà Nội đã trở nên bất ổn một cách nguy hiểm kể từ thỏa thuận năm 2008. Sức ép của Trung Quốc về các vấn đề chính trị và chiến lược đã o bế các nhà lãnh đạo Việt Nam có lẽ đến mức đe dọa sự sống còn của họ. Chế độ Bắc Kinh đã tăng cường được vị thế của mình trước những người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan tại Trung Quốc bằng cách phô trương sức mạnh của họ ở biển Đông. Trong khi đó những nỗ lực kháng cự lại một cách thiếu hiệu quả của Hà Nội trước các hành động khiêu khích của Trung Quốc đã dần làm xói mòn vị thế của nhà cầm quyền Hà Nội trước công chúng Việt Nam. Ngoại trừ xung đột vũ trang, rất khó hình dung ra Trung Quốc còn có thể làm điều gì nữa để đẩy nhanh sự thất bại của những người lẽ ra đã vừa là bạn bè, vừa là đồng minh về mặt ý thức hệ của họ ở Việt Nam. Rất có thể, nếu các lãnh đạo Việt Nam hiện nay mất vị trí của mình, lớp lãnh đạo thay thế họ sẽ tìm cách hâm nóng quan hệ với Hoa Kỳ – một kết cục thất bại hoàn toàn do Trung Quốc tự chuốc lấy.
Đáng lo ngại hơn, một cuộc xung đột vũ trang không phải là điều viễn tưởng. Trung Quốc có hỏa lực áp đảo so với Việt Nam, nhưng Hà Nội đang nhanh chóng gia tăng khả năng răn đe trên không và trên biển. Nếu bị dồn vào chân tường, lịch sử cho thấy rằng người Việt Nam sẽ đánh trả. Một tính toán sai lầm của bên này hay bên kia đều có thể dẫn đến đụng độ vũ trang. Nó sẽ diễn ra gay gắt và đẫm máu, với những hậu quả không thể lường trước. Trung Quốc có thể tiếp tục thủ vai kẻ bắt nạt – nhưng cũng có nghĩa họ đang tiếp tục đùa với lửa.
David Brown là một nhà báo tự do đã từng sống ở cả miền Nam và Bắc Việt Nam, từng là nhà ngoại giao Mỹ (từ thời chế độ Sài Gòn), và trong những năm gần đây đã quản lý dự án bảo tồn môi trường, biên tập báo chí và dạy học ở Việt Nam. Hiện nay ông Brown đang sinh sống ở California, Hoa Kỳ.
Bài viết này được đăng tải lần đầu tiên trên số tháng 6, 2013 của tạp chí điện tử China Economic Quarterly, do công ty Gavekal Dragonomics (Hương Cảng) xuất bản.
1883. Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận: Từ sự truy bức đến phong chân phước
Bản dịch của Lâm Thành Nhân
AsiaNews.it | 3.7.2013 |
Rome (AsiaNews) – Ông đã sống 13 năm trong tù, trong số đó thì hết 9 năm biệt giam, mà không bao giờ được đưa ra xét xử và trong khi “bị giam cầm trong những điều kiện thiếu thốn và khó khăn của sự tự do, ông không bao giờ mất tinh thần, không bao giờ biểu lộ sự căm hận đối với những người giam giữ ông. Khi ông đang bị cưỡng bức “cải tạo”, ông đã dùng một phương pháp khác để dạy dỗ những kẻ thù của mình. Những người gác ngục trở thành những học trò của ông. Sự chân thành trong những mối quan hệ của ông đã thay đổi các mối quan hệ trong nhà tù. Những người cai tù lén đưa cho ông những miếng gỗ mà ông đã làm thành một cây thập giá, và một đoạn dây điện để ông biến thành một sợi dây chuỗi. Ông đã đeo nó trong suốt quãng đời còn lại của mình, thậm chí khi đã là một Hồng Y.
Người đàn ông đó là Đức Hồng Y Francois Xavier Nguyễn Văn Thuận và thứ Sáu tới, ngày 5 tháng 7, giai đoạn giáo phận của quy trình phong Chân phúc cho ông sẽ khép lại.
Sinh ngày 17 tháng 4 năm 1928 ở miền Trung Việt Nam trong một gia đình có các vị tử vì đạo Việt Nam đầu tiên của năm 1698 trong số các tổ tiên gia đình, ông vào Tiểu chủng viện ở An Ninh và sau đó là Đại chủng viện Phú Xuân. Vào ngày 11 tháng 6 năm 1953, ông được phong Linh mục và được phái đến giáo xứ Thánh Francis làm cha phó. Vài tháng sau ông được bổ nhiệm là cha tuyên úy của Viện Pellerin (nơi ông từng được truyền thụ học vấn), bệnh viện trung ương và nhà tù tỉnh.
Được gửi đến Rome để tiếp tục nghiên cứu, ông tốt nghiệp Giáo luật tại trường Đại học Giáo Hoàng Urban. Khi trở về Việt Nam, ông là vị giáo sư đầu tiên và sau đó là Hiệu trưởng Chủng viện Huế, giáo phận nơi ông trở thành Tổng Giám quản vào năm 1964. Vào ngày 13 tháng 4 năm 1967, Đức Giáo Hoàng Phao Lô VI bổ nhiệm ông làm Giám mục Việt Nam đầu tiên của Nha Trang. Ông đã chọn câu Vui mừng và Hy vọng (Gaudium es Spes) là phương châm của mình vì ông mong muốn làm một tông đồ của niềm vui và hòa bình.
Vào ngày 24 tháng 4 năm 1975, Giáo Hoàng Phao Lô VI bổ nhiệm ông làm Tổng Giám mục phó của Tổng Giáo phận Sài Gòn. Vài tháng sau, vào ngày 15 tháng 8 năm 1975, ông bị bắt và bị cầm tù. “Nơi – ông viết – những người Cộng sản đã bắt tôi đi xuống khoang một con tàu, mang tên Hải Phòng, chen chúc cùng với 1500 tù nhân khác để chuyển chúng tôi ra miền Bắc, tôi tự nhủ: ‘Đây là nhà thờ của ta, đây là những con người mà Thiên Chúa đã giao phó cho ta để tôi chăm sóc họ, đây là sứ mệnh của ta: bảo đảm sự hiện diện của Thiên Chúa giữa những con người này, giữa những người anh em khốn khổ và tuyệt vọng này của ta. Ý muốn của Ngài là ta ở đây. Ta đón nhận ý muốn của Ngài. Kể từ lúc đó một sự bình an tràn ngập tâm hồn tôi và không bao giờ rời bỏ tôi lần nữa trong suốt 13 năm đó”.
Ông được phóng thích vào ngày 21 tháng 11 năm 1988.
Được Đức Giáo Hoàng John Paul II triệu đến La Mã vào năm1991, ông là phó chủ tịch và sau đó là chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Công Lý và Hòa Bình. Trong những năm đó, bản Tóm Lược Học Thuyết Xã Hội của Giáo Hội Công Giáo được soạn thảo. Được thụ phong Hồng Y năm 2000, ông mất ngày 16 tháng 9 năm 2002 sau một thời gian dài lâm bệnh.
“Văn Thuận – Đức ông Mario Tosso, thư ký Hội đồng Công lý và Hòa bình, nói ngày hôm qua nhân dịp trình bày việc khép lại giai đoạn giáo phận của quy trình phong chân phước – đã trực tiếp trải nghiệm hệ tư tưởng chính trị là kẻ thù của con người, của sự tự do và tốt lành của con người. Ông đã bị giam cầm, tù đày và gần như bị lưu đày. Ông đã bị lưu đày khỏi cộng đồng tôn giáo và đất nước ông. Tuy nhiên, dù là một người nước ngoài trong một vùng đất xa lạ nhưng ông vẫn không bao giờ quên quê hương mình. Giáo hội ngày càng trở thành gia đình của ông. Sự ràng buộc của ông với quê hương của mình và cộng đồng người Việt ngày càng sâu sắc hơn và tích cực hơn bao giờ hết. Khi ông ở tại Hội Đồng Giáo Hoàng cho Công lý và Hòa bình, ông đã nuôi dưỡng những sự quan hệ sâu sắc với những người đồng bào lưu vong hoặc những người bị buộc phải chạy trốn khỏi thành phố của mình. Ông theo đuổi một cách sâu sắc lý tưởng hiệp thông và đoàn kết dân tộc. Những người đã chọn Chúa Ki Tô, Đức Hồng Y Văn Thuận đã viết, và muốn gây ra một cuộc “cách mạng” thực sự trên thế giới, đổi mới nó với sức mạnh của Chúa Thánh Thần, phải ôm chặt lấy thập tự giá, cảm nhận chính bản thân mình là những người công dân của thế giới và yêu đất nước của họ. Trong bài 5 ổ bánh mì và 2 con cá (Edizioni San Paolo 1997) ông viết: “Hãy giúp quê hương của bạn với tất cả tâm hồn bạn. Hãy trung thành với nó. Hãy canh gác quê hương với thể xác và máu của bạn. Hãy xây dựng nó với tâm hồn và trí óc của bạn. Hãy chia sẻ trong niềm vui với anh em đạo hữu của mình và nỗi buồn của dân tộc bạn. Một nước Việt Nam. Một dân tộc. Một tâm hồn. Một nền văn hóa. Một truyền thống. Những người Công giáo Việt Nam yêu đất nước của bạn một ngàn lần, Chúa dậy bạn như thế, Giáo hội đòi hỏi bạn như thế. Cầu cho tình yêu tổ quốc của bạn hòa làm một với dòng máu đang chảy trong huyết quản của bạn” (trang 78 – 79).
Hiện giờ, như Cáo thỉnh viên, Tiến sĩ Waldery Hilgeman giải thích, “giai đoạn đầu của quá trình đã khép lại, việc phong Tôi Tớ Chúa cho Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận sẽ bắt đầu một bước mới và rất đặc biệt, cái gọi là giai đoạn Roma (sẽ diễn ra tại Bộ Phong Thánh). Sau Phiên Khép lại của Quy trình Cấp Giáo phận, Đức Hồng Y Giám Quản tại Rome sẽ giao cho tôi các tài liệu này, tất cả được niêm phong, với những chỉ thị để giao chúng cho Bộ Phong Thánh. Một khi tất cả các tài liệu hướng dẫn thủ tục đã được chuyển giao và một khi nó đã được đánh giá về mặt pháp lý, đời sống và nhân đức của bậc Tôi Tớ Chúa, Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận sẽ được chính thức ghi nhận – trên cơ sở các tài liệu và các chứng tá được thu thập bởi Tòa Giáo Phận Rome – chảy vào các “Positio”. Nó là một dạng luận án về Phong Thánh, được viết bởi cáo thỉnh viên với sự giúp đỡ của một nhà tư vấn bên ngoài và dưới sự hướng dẫn của một báo cáo viên. Khi “Positio” đã hoàn thiện về tất cả các phần và đã thông qua được các phần đánh giá nội bộ của Tòa Phong Thánh, nó sẽ được đệ trình lên các thành viên (các Giám mục và Hồng Y) của chính Tòa Thánh, những người sẽ được yêu cầu trình bày ý kiến về mức độ khác thường của các nhân đức mà Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận đã thực hiện. Chỉ ở điểm này, Đức Thánh Cha sẽ phong danh hiệu “Đấng Đáng Kính” cho Tôi Tớ Chúa Hông Y Nguyễn Văn Thuận”.
Giai đoạn tiếp theo sẽ dẫn đến việc phong chân phước, yêu cầu sự thừa nhận một phép lạ được cho là của ông. “Tính đến hôm nay – cáo thỉnh viên báo cáo – có một số báo cáo về các ân sủng và các dấu hiệu được cho là sự cầu bầu của Tôi Tớ Chúa Hồng Y Nguyễn Văn Thuận. Hơn nữa, có một số trường hợp những phép lạ được cho là qua lời cầu nguyện của Hồng Y Văn Thuận. Sau khi nhận được sự giúp đỡ của những chuyên gia đặc biệt (các bác sĩ) và theo sự kết luận của quy trình cấp giáo phận, nó sẽ được đánh giá để xem có nên thực hiện thủ tục kinh điển để bắt đầu quy trình gọi là “super miro” hay không. Trong bất kỳ trường hợp nào, chúng tôi có nghĩa vụ báo cáo một sự việc chắc chắn: tiếng tăm về sự thánh thiện của Tôi Tớ Chúa Nguyễn Văn Thuận gia tăng từng ngày.
(Defend the Defenders)
Nguồn: AsiaNews
- Cảnh sát Ý bủa lưới, phát hiện hàng trăm ngàn món "hàng lạ" từ Trung Quốc (RFI) - Hàng trăm người bán hàng rong bị kiểm tra, hàng chục người bị câu lưu, 350 cảnh sát và hiến binh được huy động, đây là những số liệu về chiến dịch chống hàng giả vừa được chính quyền Ý tung ra tại Roma ngày 05/07/2013.
- Tổng thống Pháp cổ vũ Tunisia "quá độ" dân chủ thành công (RFI) - Hôm qua, 04/07/2013, tổng thống Pháp François Hollande tới Tunisia. Đây là chuyến công du đầu tiên của một tổng thống Pháp kể từ khi phong trào cách mạng Mùa xuân Ả Rập bùng nổ tại đây, đầu năm 2011.
- Nghe trộm thông tin : « Tai mắt » của Pháp không thua gì Mỹ (RFI) - Hồi hai của cuộc cách mạng Ai Cập, châu Âu vẫn lúng túng về vụ Snowden, Liên hoan nghệ thuật sân khấu Avignon 2013 khai mạc : đó là những chủ đề chính trên các tờ báo Paris trong ngày. Nhưng có lẽ bài báo thu hút chú ý độc giả nhất liên quan đến những tiết lộ của Le Monde về hoạt động của ngành tình báo Pháp.
- Việt Nam : Mô hình quỹ đầu tư nhà nước giúp nâng hiệu quả doanh nghiệp công (RFI) - Bản tin Bloomberg ngày 04/07/2013 dẫn lời người đứng đầu cơ quan tư vấn McKinsey&Co tại Việt Nam nhận định, Hà Nội cần nghiên cứu việc đi theo mô hình quỹ đầu tư nhà nước như Temasek của Singapore và Khazanah của Malaysia, nếu muốn nâng cao hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nước.
- Châu Âu đóng cửa không phận : Châu Mỹ La Tinh phẫn nộ (RFI) - Nhiều quốc gia Nam Mỹ vẫn chưa nguôi cơn giận sau sự kiện một số quốc gia Châu Âu – trong đó có Pháp, Tây Ban Nha - hôm 02/07/2013, đã đóng cửa không phận không cho máy bay Tổng thống Bolivia bay ngang vì tình nghi chở theo ông Edgar Snowden, cựu kỹ thuật viên tình báo Mỹ đang đào tẩu.
- Phe ủng hộ Morsi rầm rộ biểu tình, quân đội kêu gọi bình tĩnh (RFI) - Hôm nay, 05/07/2013, những người ủng hộ cựu tổng thống vừa bị hạ bệ, biểu tình lớn tại Cairo và nhiều nơi khác để phản đối quân đội lật đổ ông Mohamed Morsi và bắt giữ nhiều lãnh đạo của đảng Huynh đệ Hồi giáo.
- Thủ tướng Pakistan đến Bắc Kinh để tăng hợp tác kinh tế (RFI) - Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif đã dành chuyến đi nước ngoài đầu tiên từ ngày tái đắc cử vào tháng 05/2013 cho đồng minh thân thiết nhất ở Châu Á là Trung Quốc.
- Thủ phủ Tân Cương trong tình trạng báo động tối đa (RFI) - Cảnh sát chống bạo động đã được triển khai rầm rộ để đi tuần tra khắp nơi vào hôm nay, 05/07/2013 tại thành phố Urumqi, thủ phủ vùng Tân Cương. Mục tiêu là để đề phòng mọi sự cố nhân kỷ niệm lần thứ tư vụ bạo động giữa ngưòi Duy Ngô Nhĩ và người Hán vào năm 2009. Mối lo ngại lại càng lớn sau các sự cố đẫm máu xẩy ra vào tuần trước.
- Nga hối thúc Bình Nhưỡng trở lại đàm phán hạt nhân (RFI) - Vào hôm qua, 04/07/2013, Matxcơva đã kêu gọi Bình Nhưỡng nỗ lực để nối lại vòng đàm phán 6 bên trên chương trình hạt nhân.
- Châu Phi vùng lên chống Trung Quốc : Gabon đọ sức với Sinopec (RFI) - Chính phủ Gabon vừa lao vào một cuộc đọ sức trên bình diện kinh tế và tư pháp với Addax Petroleum, một công ty con của Sinopec, tập đoàn dầu hỏa khổng lồ của Trung Quốc. Chính quyền Gabon đã thu hồi giấy phép khai thác một mỏ dầu thô của công ty này
- Cựu tổng thống Sarkozy rút khỏi Hội đồng Bảo hiến (RFI) - Hôm qua, 04/07/2013, Hội đồng Bảo hiến Pháp bác bỏ ngân sách chi phí tranh cử tổng thống năm 2012 của cựu tổng thống Nicolas Sarkozy. Quyết định này khiến đảng đối lập UMP mất đi khoản tài trợ 11 triệu euro. Một giờ sau đó, ông Sarkozy tuyên bố rời khỏi Hội đồng Bảo hiến để phản đối.
- Trung Quốc và Nga tập trận hải quân lớn chưa từng thấy ở biển Nhật Bản (RFI) - Bắt đầu từ hôm nay, 05/07/2013 và kéo dài cho đến ngày 12/07, khoảng ba chục chiến hạm, tàu tiếp liệu, phi cơ, trực thăng của Nga và Trung Quốc đã khởi động một cuộc tập trận hải quân hỗn hợp tại vùng Biển Nhật Bản.
- Nhân sĩ trí thức tiếp tục góp ý về Hiến pháp và Luật Đất đai (RFI) - Trong một bức thư đề ngày 03/07/2013 gởi các lãnh đạo cao cấp nhất của Việt Nam, các nhân sĩ trí thức thuộc nhóm Kiến nghị 72 tiếp tục góp ý về vấn đề sửa đổi Hiến pháp và Luật Đất đai.
- Nga sửa luật về các NGO nước ngoài (RFI) - Theo Reuters hôm qua, 04/07/2013, tổng thống Nga Vladimir Putin thừa nhận có nhiều sự cố không mong muốn xảy ra, sau khi luật gây tranh cãi về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (NGO) được ban hành. Theo tổng thống Nga, luật này cần được điều chỉnh để tránh gây khó khăn cho các tổ chức phi chính phủ hoạt động trong các lĩnh vực xã hội và y tế.
- Hỏi đáp Y học: Co rút bàn tay (VOA) - Trong chương trình Hỏi đáp Y học tuần này, thính giả của đài Ngô Hiệp gửi về câu hỏi về chứng bị co rút bàn tay
- Đụng độ tại Cairo giữa binh sĩ và những người ủng hộ ông Morsi (VOA) - Súng đã nổ hôm thứ Sáu tại Cairo trong vụ đụng độ giữa những người ủng hộ Tổng thống Ai Cập bị lật đổ Mohamed Morsi và binh sĩ chính phủ
- Chương trình 'Xây một ngôi trường tại Miến Điện' (VOA) - Ông Bob Cornwell đã đến Miến Điện để xây trường ở những làng mạc xa để giúp trẻ em nghèo, không có được cách nào khác để đi học
- Chống tham nhũng ở TQ ít phát hiện các vụ ở chóp bu (VOA) - Chống tham nhũng cấp cao vẫn là tin hàng đầu ở TQ với một loạt vụ bãi chức, nhưng theo ông McFarquhar chính quyền vẫn chưa thuyết phục được dân
- Súp vi cá bị cấm ở California (VOA) - Từ ngày 1 tháng Bảy 2013, luật pháp tiểu bang California nghiêm cấm việc mua bán vây cá mập và các phó sản của sản phẩm này
- AU đình chỉ quy chế thành viên của Ai Cập vì vụ đảo chính (VOA) - Đại sứ Ai Cập tại AU nói vai trò của quân đội trong vụ này là hậu thuẫn cho dân chúng, quân đội không âm mưu đảo chính hay áp đặt nghị trình riêng của mình
- Người ủng hộ Tổng thống Morsi biểu tình (VOA) - Hàng ngàn người ủng hộ Tổng thống Mohamed Morsi bị lật đổ đã biểu tình tại một nhà thờ Hồi giáo ở Cairo để phản đối việc quân đội Ai Cập đảo chính
- TT Obama sút ‘bóng phát điện' ghi bàn thắng trên sân Phi châu (VOA) - Tổng thống Mỹ đã ghi một bàn thắng ngoạn mục bằng “quả bóng công nghệ cao – Soccket Ball” tại giải “Ðiện năng cho Phi châu.”
- Pháp, Tunisia bày tỏ thất vọng về cuộc khủng hoảng ở Ai Cập (VOA) - Tổng thống Hollande kêu gọi quân đội Ai Cập tổ chức các cuộc bầu cử tự do, đa nguyên và công bằng càng sớm càng tốt
- Điều 258 và quyền tự do dân chủ tại Việt Nam (VOA) - Trong 3 tuần lễ từ cuối tháng 5 đến giữa tháng 6, lần lượt 3 blogger Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào, và Đinh Nhật Uy bị bắt khẩn cấp vì điều 258 Bộ Luật Hình sự
- Trung Quốc siết chặt an ninh tại Tân Cương vào Ngày Kỷ niệm (VOA) - Trung Quốc đã siết chặt an ninh tại tỉnh Tân Cương, nơi có đa số dân theo Hồi giáo, vào dịp kỷ niệm năm thứ tư vụ bạo loạn sắc tộc khiến 200 người thiệt mạng
- VN nên rút kinh nghiệm từ công ty quốc doanh của Malaysia, Singapore (VOA) - Giám đốc công ty McKinsey&Co nói Việt Nam nên cứu xét việc theo mô thức của Singapore, Malaysia để tăng năng suất của các công ty quốc doanh
- Mỹ: Thị trường lao động cải thiện, tỉ lệ thất nghiệp không đổi (VOA) - Thị trường lao động Mỹ lại được cải thiện hồi tháng trước, với việc gia tăng 195.000 công ăn việc làm, tuy tỉ lệ thất nghiệp giữ nguyên ở mức 7,6%
- Nổ bom tự sát ở Afghanistan, 14 người chết (VOA) - Các giới chức Afghanistan cho biết một kẻ nổ bom tự sát lẻn vào một phòng ăn của cảnh sát vào giờ ăn trưa và kích nổ bom
- Nhân viên cứu trợ bị sát hại ở Dafur (VOA) - Liên hiệp quốc cho biết một vụ tấn công bằng lựu đạn trong vùng Dafur của Sudan giết chết 1 nhân viên cứu trợ và làm 2 nhân viên bị thương nặng
- Nam Phi phủ nhận tin ông Mandela đang trong tình trạng thực vật (VOA) - Chính phủ Nam Phi cho biết các bác sĩ đã bác bỏ tin nói rằng cựu Tổng thống Nelson Mandela đang ở trong tình trạng thực vật
- Liên hiệp Phi châu tạm ngưng tư cách hội viên của Ai Cập (VOA) - Liên hiệp Phi châu đã tạm thu hồi tư cách hội viên của Ai Cập để đáp lại việc Tổng thống Mohamed Morsi bị lật đổ
- Việt-Pháp tăng cường hợp tác công nghệ, kể cả công nghệ vũ trụ (VOA) - Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam và Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu Khoa học của Pháp đã đồng ý tăng cường quan hệ hợp tác
- Việt Nam thành lập Lữ đoàn Hải-Không quân (VOA) - Lữ đoàn 954 có nhiệm vụ tác chiến, vận tải, trinh sát, và đồng thời Việt Nam cũng chuẩn bị nhận chiếc tàu ngầm thứ nhì từ Nga
- Công tố viên Nga yêu cầu tuyên án tù lãnh tụ đối lập Navalny (VOA) - Ông Navalny, người từng phanh phui những vụ tham nhũng trong chính phủ, nói rằng cáo trạng này là để trả thù và có mục đích làm cho ông im tiếng
- Hơn 20 người bị thương trong tai nạn pháo bông ở California (VOA) - Các giới chức tiểu bang California cho biết hơn 20 người bị thương tối thứ năm khi một màn trình diễn pháo bông ở gần Los Angeles bị trục trặc
- Sinh viên Peru đụng độ với cảnh sát ở thủ đô Lima (VOA) - Sinh viên phản đối biện pháp nâng cấp hệ thống giáo dục cao đẳng, trong khi các công chức biểu tình phản đối việc duyệt xét thành tích hàng năm
- Các thị trường chứng khoán Á châu tăng điểm (VOA) - Các thị trường chứng khoán Á châu tăng điểm trong lúc các nhà đầu tư dự kiến sẽ có tin vui trong báo cáo về công ăn việc làm ở Mỹ
- Vatican quyết định phong thánh Đức Giáo hoàng Gioan Phao Lồ (VOA) - Các giới chức giáo hội loan báo Giáo hoàng Phanxicô chấp thuận việc phong thánh cho vị giáo hoàng người Ba Lan qua đời cách nay 8 năm
- Nhóm Huynh đệ Hồi giáo kêu gọi biểu tình chống lại 'vụ đảo chánh' (VOA) - Cho tới giờ, không khí trên các đường phố phần lớn là vui mừng kể từ khi ông Morsi bị quân đội loại khỏi chức vụ sau những cuộc biểu tình rầm rộ
- Bolivia dọa đóng cửa sứ quán Mỹ (VOA) - Tổng thống Morales tố cáo Washington gây áp lực đòi các nước Âu châu từ chối yêu cầu của ông được bay qua không phận
- Châu Âu phản ứng trước công tác theo dõi của Hoa Kỳ (VOA) - Ðảng Dân chủ Xã hội muốn các công tố viên Ðức đi Moscow để thẩm vấn Edward Snowden, kẻ bị cáo buộc tiết lộ thông tin của NSA
- TQ tăng cường an ninh ở Tân Cương (BBC) - Đánh dấu 4 năm vụ bạo động ở Tân Cương, Trung Quốc tăng cường an ninh tại Urumqi sau các vụ bạo lực tuần qua.
- Lính Ai Cập nổ súng làm ba người chết (BBC) - An ninh Ai Cập nổ súng vào ủng hộ viên Tổng thống bị lật đổ Mohammed Morsi tại Cairo, giết chết ít nhất ba người.
- Vợ tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ thăm Mỹ (BBC) - GS Nguyễn Ngọc Bích nói giới vận động nhân quyền cho Việt Nam ở Mỹ quan tâm tới chuyến thăm của luật sư Dương Hà.
- Ai Cập có tân tổng thống hậu đảo chính (BBC) - Sau khi quân đội lật đổ ông Morsi, Ai Cập vừa làm lễ tuyên thệ cho tổng thống lâm thời Adly Al-Mansour.
- Vua Bỉ thoái vị để chuyển giao thế hệ (BBC) - Quốc vương 79 tuổi của Bỉ thoái vị để nhường ngôi cho Thái tử Philippe trong cuộc chuyển giao thế hệ.
- Giải thưởng Phóng viên ảnh 2013 (BBC) - Giải nhất thuộc về Adrian Dennis của AFP với chiến thắng trong hai hạng mục thể thao.
- TQ điều tra sữa ngoại 'bị làm giá' (BBC) - Nestle và Danone nói sẽ giảm giá tới 20% trong lúc Trung Quốc điều tra cáo buộc nói các hãng nước ngoài "làm giá" sữa bột trẻ em.
- Vụ xử luật sư Quân 'có nhiều lỗ hổng' (BBC) - Luật sư Lê Trần Luật nói cáo trạng đối với ông Lê Quốc Quân 'không đủ cơ sở để khởi tố' trong vụ xử 'có nhiều lỗ hổng'.
- VN lập lữ đoàn không quân hải quân (BBC) - Bộ Quốc phòng Việt Nam vừa bàn giao Lữ đoàn Không quân Hải quân 954 tại Đà Nẵng với nhiệm vụ 'săn ngầm, vận tải và trinh sát'.
- Không còn ai bảo vệ công lý? (BBC) - Đảng cộng sản đang lay đổ rào chắn cuối cùng của xã hội dân sự khi bắt và xử luật sư và nhân sỹ, theo Tiến sỹ Lê Đăng Doanh.
- 'Không đủ cơ sở để khởi tố' luật sư Quân (BBC) - Luật sư Lê Trần Luật nói cáo trạng đối với ông Lê Quốc Quân không đủ cơ sở để khởi tố cũng như buộc tội ông vì có nhiều lỗ hổng.
- Có sự quan tâm chuyến thăm bà Dương Hà (BBC) - Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích bình luận về chuyến thăm Mỹ của luật sư Dương Hà, vợ của tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ.
- Kỷ lục thế giới ăn xúc xích (BBC) - Người Mỹ lập kỷ lục thế giới về tốc độ ăn xúc xích với 69 khúc trong 10 phút.
- Dân Ai Cập ăn mừng tổng thống bị lật đổ (BBC) - Dân chúng tại Quảng trường Tahrir reo hò vang trời để đáp lại lời tuyên bố của giới quân đội truất quyền của tổng thống Morsi.
- Ai Cập: 'Dân chủ thua một bàn đắng ngắt' (BBC) - Tổng thống Morsi được bầu bằng lá phiếu nhưng ra đi vì ép buộc của người dân và quân đội.
- VN quản lý vốn nhà nước ‘không giống ai’ (BBC) - VN khó theo mô hình quản trị doanh nghiệp có vốn nhà nước thành công như ở Singapore hay Malaysia.
- TQ và Nga tập trận ở Biển Nhật Bản (BBC) - Trung Quốc và Nga tập trận chung lớn nhất từ trước tới nay ở vùng Đông Bắc Á, khiến Nhật Bản càng trở nên cảnh giác.
- Ai Cập sẽ đi về đâu? (BBC) - Ai Cập vẫn bất ổn và đầy thách thức sau cuộc đảo chính lật đổ tổng thống Mohammed Morsi.
- Mỹ - Nhật, Nga - Trung đua nhau tập trận (BaoMoi) - Không quân Mỹ và Nhật dự định tập trận gần nơi hải quân Trung Quốc và Nga đang tập trận chung trên biển Hoa Đông từ ngày 5 - 12.7.
- Tướng TQ "đe" Ấn Độ, "mắng" Philippines (BaoMoi) - La Viện, viên tướng nổi tiếng diều hâu của Trung Quốc vừa lên tiếng đe dọa Ấn Độ và chửi bới Philippines trong vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với nước này.
- Trung Quốc đã leo thang tại Biển Đông, lại có Đào "leo" vào Việt Nam (BaoMoi) - Ngoài sự kiện "Trung Quốc leo thang tại Biển Đông", Trung Quốc còn có nhiều loại "hàng xấu" len lỏi vào Việt Nam, cần tảy chay gấp
- Nóng: Tranh chấp vùng biển Hoa Đông, Biển Đông "bóp chết" du.lịch? (BaoMoi) - Căng thẳng do Trung Quốc leo thang ở Biển Đông đang ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của thị trường Châu Á?
- Việt Nam mở lại tuyến "du ngoạn" với Trung Quốc qua Biển Đông (BaoMoi) - Việc Trung Quốc leo thang tại Biển Đông có phải là nguyên nhân tuyến "du ngoạn" duy nhất trên biển nối Việt Nam và Trung Quốc bị gián đoạn hai năm nay?
- Trung Quốc: mặc hở-hang cầm biển, đông người chú ý (BaoMoi) - Tại Trung Quốc, có 4 cô mặc hở-hang cầm biển, đông người chú ý, một kiểu cạnh tranh thuộc loại "chiêu độc"
- Đối sách của Việt Nam với "Trung Quốc leo thang tại Biển Đông"? (BaoMoi) - Những chuyến công du nước ngoài của quan chức cấp cao Việt Nam gần đây, báo nước ngoài nhận định là nước cờ của Việt Nam
- Việt Nam mở lại tuyến du lịch duy nhất với Trung Quốc qua Biển Đông (BaoMoi) - Tuyến du.lịch duy nhất trên biển nối Việt Nam và Trung Quốc bị gián đoạn hai năm nay đã được mở lại
- Dựa lưng 'hổ' đối phó Trung Quốc trên Biển Đông (BaoMoi)
- TPO-Việc Mỹ và các đồng minh ở châu Á liên tục tập trận cho thấy
những xu hướng tích cực trong việc triển khai hải quân. Song, điều đó
không có nghĩa căng thẳng trên biển ở khu vực đã được giải quyết.
Tàu đổ bộ của Mỹ USS Bonhomme Richard ở vùng biển gần căn cứ quân sự Okinawa, Nhật Bản hôm 24/6..
- Trung Quốc quan tâm COC vì không muốn quốc tế hóa biển Đông (BaoMoi) - Sự im lặng của Trung Quốc trước lời kêu gọi của Washington về COC cho thấy Bắc Kinh đang "cố gắng rất nhiều" để tránh quốc tế hóa vấn đề Biển Đông trong các diễn đàn quốc tế nơi vấn đề Biển Đông được tập trung thảo luận.
- Sau khẩu chiến, Rosario mời Vương Nghị thăm Philippines (BaoMoi) - (Petrotimes) – Bộ Ngoại giao Philippines ngày 4/7 cho biết, Ngoại trưởng nước này - ông Albert del Rosario đã mời người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị thăm Manila vào thời gian thích hợp sau khi cả 2 đã có những “tranh luận cáu kỉnh” tại Diễn đàn khu vực ASEAN vừa diễn ra tại Brunei.
- Siêu tàu lặn TQ hút trầm tích khoáng ở Biển Đông (BaoMoi) - Giao Long, siêu tàu lặn có người lái của Trung Quốc đang tiến hành hút các các trầm tích sắt - mangan lớn mà họ mới phát hiện ở Biển Đông.
- Philippines hoan nghênh Trung Quốc quyết định thương thảo COC (BaoMoi) - Chính phủ Philippines ngày 4/7 đã hoan nghênh quyết định thảo luận về bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) của Trung Quốc với Philippines và các nước Đông Nam Á khác là một “bước tiến”, song khẳng định Manila vẫn tiếp tục tìm kiếm sự phân xử quốc tế trong tranh chấp lãnh thổ với Bắc Kinh.
- Tướng Trung Quốc "dằn mặt" Ấn Độ, Philippines (BaoMoi) - Một viên tướng Trung Quốc có quan điểm "diều hâu" hôm qua đã lên tiếng cảnh báo Ấn Độ không gây "rắc rối mới" trong cuộc tranh chấp biên giới kéo dài giữa hai nước, đúng lúc Bộ trưởng quốc phòng Ấn Độ có chuyến thăm Bắc Kinh.
- Tướng “diều hâu” Trung Quốc răn đe Ấn Độ, chửi bới Philippines (BaoMoi) - (TNO) Một tướng quân đội Trung Quốc, khét tiếng với những quan điểm “diều hâu”, hôm 4.7 đã lên tiếng cảnh cáo Ấn Độ không nên gây thêm “rắc rối mới” về cuộc tranh chấp biên giới giữa hai nước và gọi Philippines là “kẻ gây rối tại biển Đông”.
- Trung Quốc chiếm và XD trái phép trên Đá Vành Khăn như thế nào? (BaoMoi) - Kể từ sau khi xâm chiếm Đá Vành Khăn (thuộc Trường Sa, Việt Nam) năm 1995, Trung Quốc đã liên tục xây dựng trái phép các công trình nhằm thực hiện âm mưu biến Biển Đông thành ao nhà. Lấy lý do tạo điều kiện cho ngư dân trú ẩn trên biển Đông, TQ đã xây dựng nhà nổi trái phép trên Đá Vành Khăn (thuộc chủ quyền VN) tháng 5/1995
- Biển Đông: Ngoại trưởng Philippines mời Ngoại trưởng Trung Quốc đến “gỡ bom” (BaoMoi) - (Soha.vn) - Trung Quốc không rời khỏi bãi cạn Scarborough, quan hệ Trung Quốc và Philippines ngày càng căng thẳng do những diễn biến trên Biển Đông. Dư luận đang rất quan tâm đến khả năng Ngoại trưởng hai nước gặp nhau tại Manila trong thời gian sớm nhất.
- Tranh chấp Biển Đông sẽ được thảo luận ở Bắc Kinh (BaoMoi) - (Kienthuc.net.vn)- Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) xem ra đã đạt được tiến bộ về việc giải quyết các tranh chấp về lãnh hải ở Biển Đông.
- Nỗi ám ảnh của tàu Liêu Ninh trên Biển Đông (BaoMoi) - (Phunutoday) - Tên lửa Exocet SM39 của Malaysia được các nhà phân tích đánh giá là cá bay và với Klub-S 3M-54E1 của Việt Nam và Harpoon UGM-84tạo nên thế chân kiềng có thể ngăn chặn hiệu quả các hoạt động gây hấn trên Biển Đông.
- Tướng hiếu chiến Trung Quốc “tấn công” Ấn Độ, Philippines (BaoMoi) - Một vị tướng Trung Quốc vốn nổi tiếng với những quan điểm diều hâu, hiếu chiến, ngày hôm qua (4/7) đã “chĩa mũi dùi tấn công” vào cả Ấn Độ và Philippines. Diễn biến này diễn ra trong bối cảnh Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ có chuyến thăm đến Bắc Kinh và Ngoại trưởng Philippines vừa mời người đồng cấp Trung Quốc đến thăm nước này.
- Việt Nam nối lại tuyến "du ngoạn" với Trung Quốc qua Biển Đông (BaoMoi) - Trung Quốc leo thang tại Biển Đông có phải là nguyên nhân làm tuyến "du ngoạn" duy nhất trên biển nối Việt Nam và Trung Quốc bị gián đoạn hai năm?
- Sinh viên Việt Nam hiến kế giải quyết tranh chấp trên biển Đông (BaoMoi) - Không nên giải quyết vấn đề tranh chấp trên biển Đông với Trung Quốc bằng đàm phán song phương, mà các nước ASEAN cần đoàn kết ngồi lại một phía và có thể có sự tham gia của quốc tế để việc giải quyết trở nên hiệu quả và mềm dẻo - sinh viên Việt Nam (VN) đã hiến kế trước các lãnh đạo khu vực và 27 sinh viên đến từ 6 quốc gia ASEAN tham dự Diễn đàn sáng kiến tài năng lãnh đạo trẻ Hitachi (HYLI) đang diễn ra tại Bangkok, Thái Lan.
- Trung Quốc phát hiện mỏ khoáng sản lớn dưới đáy Biển Đông (BaoMoi) - (Petrotimes) – Trung Quốc vừa công bố phát hiện một mỏ sắt – mangan lớn dưới đáy Biển Đông. Đây là kết quả thu được trong lần lặn thám sát Biển Đông hôm 3/6 của tàu lặn Giao Long.
- Sau "khẩu chiến" tại ASEAN, Rosario mời Vương Nghị thăm Philippines (BaoMoi) - (GDVN) - Rosario cho hay, kể từ khi được bổ nhiệm làm Ngoại trưởng Philippines ông đã 3 lần tới thăm Trung Quốc trong khi từ đó đến nay Ngoại trưởng Trung Quốc chưa đến Philippines chính thức lần nào, và lần này ông phải nhắc Vương Nghị đã đến lúc làm điều đó.
- ‘Cá bay’ Exocet: 'Khắc tinh’ của tàu sân bay Trung Quốc ở biển Đông (Kỳ 6) (BaoMoi) - (Soha.vn) - Cùng với Klub-S 3M-54E1 của Việt Nam và Harpoon UGM-84, “cá bay” Exocet SM39 của Malaysia được các nhà phân tích đánh giá là “tam hùng”, tạo nên thế chân kiềng có thể ngăn chặn hiệu quả các hoạt động gây hấn trên Biển Đông.
- Bao giờ Trung Quốc thảo luận và ký COC? (BaoMoi)
- (Petrotimes) - Việc ra tuyên bố chung tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN
(AMM) lần thứ 46 (30/6) khiến dư luận vui mừng một cách thận trọng về
tiến triển xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) tại
những cuộc họp sắp tới. Bởi Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã đồng ý
tổ chức “tham vấn chính thức” về COC với ASEAN trong một cuộc họp vào
tháng 9 tại Trung Quốc. ASEAN và Trung Quốc cũng đã đồng ý tổ chức một
cuộc họp giữa các Ngoại trưởng về vấn đề Biển Đông tại Thái Lan trong
tháng 8.
Tuy nhiên, với tuyên bố trước đó (27/6) của Ngoại trưởng Vương Nghị lại khiến người ta lo ngại bởi Bắc Kinh cho rằng: con đường tiến tới COC sẽ diễn ra từ từ, chậm rãi. Trung Quốc luôn bác bỏ khả năng quốc tế hóa các cuộc tranh chấp ở Biển Đông, chỉ muốn giải quyết trên cơ sở song phương bởi với tư cách nước lớn, Bắc Kinh sẽ dễ bề chiếm ưu thế, gây áp lực với các nước nhỏ hơn.
- Philippines mời ngoại trưởng Trung Quốc tới Manila (BaoMoi) - Theo mạng tin MB.com.ph, ngày 4/7, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario cho biết ông đã mời người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị đến Manila để thảo luận về các vấn đề liên quan đến hai nước.
- Philippines mời ông Vương Nghị sang thăm Manila (BaoMoi) - Ngày 4-7, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario thông báo ông đã mời người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị đến thủ đô Manila để cùng thảo luận mang tính xây dựng về tất cả vấn đề giữa hai nước.
- Philippines bác tin Trung Quốc rút tàu khỏi Scarborough (BaoMoi) - Đài GMA hôm qua dẫn tuyên bố của Bộ Ngoại giao Philippines phủ nhận thông tin rằng tàu chiến Trung Quốc đã rời khỏi khu vực bãi cạn Scarborough đang tranh chấp. “Họ (tàu chiến Trung Quốc) cứ đi rồi lại đến và tiếp tục có hành động xâm phạm chủ quyền của chúng ta”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Raul Hernandez nói.
TIN LÃNH THỔ
- Kẻ đập phá trong biểu tình chống Nhật bị tù 10 năm baomoi
- Mỹ – Nhật, Nga – Trung đua nhau tập trận baomoi
- Tướng TQ “đe” Ấn Độ, “mắng” Philippines baomoi
- Trung Quốc đã leo thang tại Biển Đông, lại có Đào “leo” vào Việt Nam baomoi
- Nóng: Tranh chấp vùng biển Hoa Đông, Biển Đông “bóp chết” du.lịch? baomoi
- Trung Quốc: mặc hở-hang cầm biển, đông người chú ý baomoi
- Việt Nam mở lại tuyến “du ngoạn” với Trung Quốc qua Biển Đông baomoi
- Việt Nam mở lại tuyến du lịch duy nhất với Trung Quốc qua Biển Đông baomoi
- Đối sách của Việt Nam với “Trung Quốc leo thang tại Biển Đông”? baomoi
- Dựa lưng ‘hổ’ đối phó Trung Quốc trên Biển Đông baomoi
- Uralvagonzavod đề xuất Peru hoán cải T-55 thành BMPT giaoduc
- Thụy Điển bắt đầu chế tạo chiến đấu cơ Gripene phiên bản mới giaoduc
- Ảnh: Đội tàu Trung Quốc điều tới Nga tham gia tập trận chung giaoduc
- Video: Thủy phi cơ Be-200 tập trận cùng Hạm đội phương Bắc giaoduc
- Nhật Bản phát triển tên lửa chống bức xạ đối phó radar tàu Liêu Ninh giaoduc
- Hoàn Cầu: Máy bay vận tải C-17 giúp Ấn Độ tăng năng lực chống TQ giaoduc
- Nga: Đông Nam Á có nhu cầu vũ khí hải quân ngày càng cao giaoduc
- Đỗ Văn Long: “Philippines “dám” điều quân tới bãi cạn Scarborough” giaoduc
- Tên lửa RS-172 và kế hoạch “Siêu Su-35 Flanker” của Trung Quốc giaoduc
- Video: Xem tân binh Nga đóng ở Abkhazia thực hành bắn đạn thật giaoduc
TIN XÃ HỘI
- Cơ hội tháo trần lãi suất? vinacorp
- Doanh thu 6 tháng của PVN đạt trên 360 nghìn tỷ đồng vinacorp
- Gói 30.000 tỷ đồng – Ưu đãi dân hay doanh nghiệp? vinacorp
- Ngân hàng Nhật Bản nhanh chân vào thị trường Myanmar vinacorp
- Nhiều ngân hàng ngừng giữ hộ vàng vinacorp
- Tỷ giá USD/VND tăng kịch trần vinacorp
- Viettel đau đầu ‘dọn rác’ hậu M&A với EVN Telecom vinacorp
- Vàng dính nghi án làm giá, dân lo bị ‘móc túi’ vinacorp
- Vốn giá rẻ vẫn xa tầm tay doanh nghiệp vinacorp
- Đã hết thời bùng nổ giá hàng hóa? vinacorp
- TP.HCM: Trung tâm y tế dự phòng không có dược sĩ đại học phapluattp
- Cụ bà tự thiêu trước sảnh tòa án nld
- Nghèo vẫn làm từ thiện nld
- Tỉnh Khánh Hòa yêu cầu điều tra vụ phá rừng phòng hộ nld
- Vất vả về quê nld
- Doanh nghiệp hại nông dân nld
- Kỷ luật thích đáng nếu dự báo thiên tai sai nld
- Xử lý dứt điểm 681 trường hợp xây dựng trái phép nld
- Tiềm ẩn “bẫy chết người” nld
- Điểm sàn có thể không đổi nld
- Mục kích trường Thiếu sinh quân Triều Tiên 24h
- Việt Nam: cơ hội và khả năng trước thành quả hội nghị bộ trưởng ngoại giao ASEAN kỳ 46 rfa
- Trao đổi thư tín với thính giả rfa
- Tướng TQ “đe” Ấn Độ, “mắng” Philippines 24h
- Vai trò của Công ty Quản lý tài sản VAMC rfa
- Ký giả Hà Lan gặp Bloggers Việt Nam – Phần 2 rfa
- Ký giả Hà Lan gặp Bloggers Việt Nam – Phần 1 rfa
- Chính sách “Ngoại giao ổ khóa” rfa
- Điều 258 và quyền tự do dân chủ tại Việt Nam voa
- VN nên rút kinh nghiệm từ công ty quốc doanh của Malaysia, Singapore voa
- Nhà sư Khmer Krom tiếp tục trốn sang Campuchia rfa
- Không thể đàn áp phản ứng chân chính – Phần 2 rfa
- Lạ lùng ấp sinh đôi ở An Giang 24h
- Tạm giữ người thi hộ vào Học viện An ninh nld
- LS Lê Quốc Quân gởi thư khẳng định quan điểm trước khi ra tòa rfa
- Mùa thi và những sĩ tử nghèo rfa
- Việt-Pháp tăng cường hợp tác công nghệ, kể cả công nghệ vũ trụ voa
- Đưa công trình Nhà Quốc hội vào sử dụng từ tháng 8.2014 laodong
- Việt Nam thành lập Lữ đoàn Hải-Không quân voa
- Kỷ niệm 45 năm Ngày chiến thắng Khe Sanh, giải phóng Hướng Hóa laodong
- TQ: Bắt rồi thả 2 yêu râu xanh U80 24h
- Thế nào là hành vi khủng bố theo Luật VN? 24h
- Tạm giữ người thi hộ vào Học viện An ninh 24h
- Phó CT tỉnh đột tử: Mẹ già chưa biết 24h
- Lần đầu tiên ban hành Luật Phòng, chống khủng bố laodong
- “Ôm cục tức” vì… hộp đen 24h
- VN quản lý vốn nhà nước ‘không giống ai’ bbc
- Kết quả lấy phiếu tín nhiệm tại HĐNĐ TP.Hà Nội: Cần phải nhìn lại mình! laodong
- Không còn ai bảo vệ công lý? bbc
- Trùi trũi kiếp than 24h
TIN KINH TẾ
- Cơ hội tháo trần lãi suất? vinacorp
- Ngân hàng cạnh tranh lãi suất cho vay vinacorp
- Ngân hàng hợp tác xã, Quỹ tín dụng xin giảm 50% thuế vinacorp
- Nhiều ngân hàng ngừng giữ hộ vàng vinacorp
- Nhu cầu vay mượn USD liên ngân hàng tăng vọt 150% vinacorp
- Nhập khẩu đá quý, kim loại quý 6 tháng tăng 47,2% vinacorp
- Sắp đi vào hoạt động, 2 quy chế quan trọng của VAMC vẫn đang…soạn thảo vinacorp
- Tỷ giá USD/VND tăng kịch trần vinacorp
- Đường cong lãi suất đã quay trở lại đúng quy luật vinacorp
- Đường đi mới của tỉ giá và lãi suất vinacorp
- Lập quỹ hỗ trợ sản xuất cứu nông dân phapluattp
- Lâm nạn vì “quên” quản lý giá sàn xuất khẩu phapluattp
- EU tiếp tục ưu đãi GSP cho doanh nghiệp Việt Nam phapluattp
- ADB giải ngân tiếp hơn 1.000 tỷ xây tuyến tàu điện ngầm tại Tp.Hồ Chí Minh cafef
- Vietcombank liên tiếp nhận giải thưởng uy tín baomoi
- Vàng lại bị bán tháo ồ ạt còn 1,212 USD/oz baomoi
- Sữa Vinamilk còn hạn… vón cục, bốc mùi, gây tiêu chảy baomoi
- Ba gợi ý chính sách tăng trưởng kinh tế baomoi
- Mua vàng: Quá nhiều rủi ro nld.
- Quảng cáo số cứu CMO baomoi
- Lập quỹ hỗ trợ sản xuất cứu nông dân baomoi
- Lâm nạn vì “quên” quản lý giá sàn xuất khẩu baomoi
- EU tiếp tục ưu đãi GSP cho doanh nghiệp Việt Nam baomoi
- Trong ICT Việt có chàng “Đông-Ki-Sốt” công nghệ danviet
- “Chẩn bệnh” cho người khởi nghiệp baomoi
- Ống thép dầu khí Việt Nam bị kiện bán phá giá tại Mỹ baomoi
- Cuộc chiến thương hiệu Việt: Dấu chấm hết cho Tribeco cafef
- Hai tàu ngầm có thể về Việt Nam qua ngả châu Phi vneconomy
- Nhu cầu vàng của thị trường đang ở mức cao vneconomy
- Bắt nhiều vụ vận chuyển gia cầm nhập lậu từ Trung Quốc cafef
- Big C khuyến mãi cùng bé tới trường danviet
- Yêu cầu 14 ngân hàng giảm lãi suất cho vay mua thóc, gạo phapluattp
- Buôn lậu vàng hoành hành ở Ấn Độ phapluattp
- Ngân hàng vét sạch vàng đấu thầu, giá thị trường tăng vọt phapluattp
- Hàng trăm xe Morning, Matiz nhập khẩu thoát truy thu thuế phapluattp
- Giá vàng thế giới “rớt thảm” sau báo cáo việc làm của Mỹ cafef
- Hà Nội đóng cửa 10 trạm kinh doanh xăng dầu cafef
- Bà Rịa-Vũng Tàu: Doanh nghiệp giải thể tăng mạnh cafef
- Ngân hàng lại vét sạch vàng đấu thầu nld.
- Lập kế hoạch cưỡng chế sai phạm tại Công viên Tuổi trẻ cafef
- Khi nào nên tìm đối tác mới? cafef
- Nữ thực tập viên xinh đẹp ở Thung lũng Silicon trở thành ứng viên Hoa hậu Mỹ cafef
- Giả di chúc của tỉ phú, thầy phong thủy lãnh 12 năm tù cafef
- Giá vàng trong nước ngược chiều thế giới vneconomy
- Giá vàng trong nước quay đầu giảm danviet
- Yêu cầu đẩy mạnh giải ngân gói 30.000 tỉ đồng nld.
- Jetstar Pacific tăng gần 200 chuyến bay mùa hè danviet
- Giá vàng quay đầu giảm chờ ‘tin xấu’ phapluattp
- Tư vấn dịch vụ ngân hàng tự động tại SeABank vneconomy
- Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn” vneconomy
TIN GIÁO DỤC
- GV chuyên Văn trường Chu Văn An “mách nước” TS đạt điểm cao môn Văn giaoduc
- Hà Nội công bố điểm chuẩn vào lớp 10 các trường THPT chuyên giaoduc
- Tạm giữ người thi hộ vào Học viện An ninh 24h
- Môn Sinh: Thí sinh tránh “mắc bẫy” ở đề 24h
- Giám đốc Sở GD & ĐT Quảng Ngãi trả lời về nhà vệ sinh giá ‘khủng’ giaoduc
- Đáp án chính thức các môn thi ĐH đợt 1 24h
- Đáp án chính thức các môn Toán, Lý, Hóa, tiếng Anh của Bộ GD- ĐT giaoduc
- Cao đẳng thực hành HUTECH: Hướng đi mới vào đời 24h
- Bài giải đề thi vào Đại học môn tiếng Anh khối A1 giaoduc
- 134 thí sinh vi phạm đợt 1 kỳ thi ĐH 2013 24h
- Sĩ tử đội nắng về quê, Hà Nội ùn tắc 24h
- Kết thúc môn thi cuối, hàng ngàn sĩ tử lại hối hả về quê giaoduc
- Lấy bằng quốc tế tại VN: Thêm một con đường – Thêm một lựa chọn 24h
- Bộ trưởng Phạm Vũ Luận gửi thư cảm ơn BCHQS tỉnh Thái Nguyên giaoduc
- Đề thi tiếng Anh: Kiến thức lớp 12 hơn 60% giaoduc
- Bộ GD – ĐT: Đợt thi thứ nhất có 111 thí sinh bị đình chỉ thi giaoduc
- Môn thi cuối: Thí sinh “than” đề dài 24h
- Thí sinh rạng rỡ vì dễ “ăn điểm” với môn thi tiếng Anh, Hóa học giaoduc
- Nhà vô địch Olympia 2012 chia sẻ kỹ năng trong IELTS 24h
- Đáp án tham khảo môn Hóa và tiếng Anh 24h
TIN ĐỜI SỐNG
- Khi nào xử vắng mặt bị cáo? phapluattp
- Bầu Kiên bị khởi tố thêm tội danh mới nld
- Giám đốc CA Vĩnh Phúc lên tiếng vụ người nhà nạn nhân kêu cứu nld
- Hết thời hiệu tòa vẫn thụ lý phapluattp
- Cả đàn bảo vệ voi cái sinh con trước đàn linh cẩu phunutoday
- Khởi tố kiểm sát viên “dỏm” phapluattp
- Tính năng vượt trội của hai chiến hạm Gerpard mới của VN phunutoday
- Dùng gậy “câu” tài sản baomoi
- Mở cao điểm tuyên truyền và phạt vi phạm tốc độ baomoi
- Bồ già Hoàng Việt mặc xuyên thấu khẳng định vẫn còn xuân phunutoday
- Thư cảm ơn: “Cảm kích và khâm phục” baomoi
- Bản sao đại mĩ nhân của siêu mẫu Lâm Chí Linh phunutoday
- Đảng Cộng sản Cuba tiếp tục có thay đổi về nhân sự baomoi
- Lời thẳng thật của Bộ trưởng Thăng trúng nhiều vấn đề nóng phunutoday
- Chọn ngồi tù thay cho nghỉ việc baomoi
- Chuẩn bị áp dụng mức phí qua đò mới baomoi
- Trộm cắp điện: Phạt bao nhiêu mới đủ răn đe? baomoi
- Cha mẹ thờ ơ, con tha hóa nld
- Việt Nam giảm tỷ lệ hộ thiếu đói, hộ nghèo baomoi
- Báo động thuyền viên bỏ nghề baomoi
- Phi đội Su-27 phô diễn tại triển lãm hải quân IDMS 2013 phunutoday
- Tai nạn pháo hoa tại Mỹ làm 28 người bị thương baomoi
- Xóa bỏ điểm kinh doanh mũ bảo hiểm lề đường baomoi
- Nghi ngờ quanh lời trần tình của Công an Ninh Bình baomoi
- Trung Quốc kết án 12 người biểu tình chống Nhật baomoi
- Nữ sinh tự tử và những cái chết ‘trên’ Facebook baomoi
- Cái chết bí ẩn của nhà triệu phú (Kỳ 2) 24h
- “Chat sex” lừa hàng trăm triệu đồng phapluattp
- Tàu đâm ô tô, nhân viên gác chắn nhận án phapluattp
- Người lái đò thôn Lô Đông baomoi
- HĐND thành phố Hà Nội chất vấn, làm rõ nhiều vấn đề nhân dân bức xúc baomoi
- Nâng cao hiệu quả hoạt động trong công tác tiếp nhận và xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo baomoi
- Giao ban công tác xây dựng Đảng khu vực phía nam baomoi
- Công bố chín luật, một pháp lệnh và một nghị quyết mới baomoi
- Quy hoạch xây dựng nông thôn mới phải phù hợp thực tế baomoi
- Vỡ hụi 30 tỷ đồng, hàng trăm người sống lao đao phapluattp
- Lại hoãn xử giám đốc thuê giang hồ giết cấp dưới phapluattp
- Còn nhiều cánh cửa khác danviet
- “Chat sex” lừa hàng trăm triệu đồng nld
- Cãi nhau với khách, chủ quán ốc bị đâm chết phapluattp
- Khởi tố kẻ mua trinh thiếu nữ 14 tuổi giá 13 triệu đồng nld
- Phó bí thư đoàn xã bị lừa trúng thưởng qua điện thoại nld
- Ảnh hiện trường vụ “cụ bà 83 tuổi tự thiêu trước sân tòa” danviet
- Cán bộ có trang trại lên tiếng vụ giải cứu thú nuôi trái phép phapluattp
- Khởi tố vụ án vi phạm về bảo vệ động vật hoang dã phapluattp
- Đâm vợ 3 nhát rồi uống thuốc diệt cỏ tự tử phapluattp
- Hoãn xử giám đốc thuê giang hồ giết đồng nghiệp vì bị cáo bệnh nặng phapluattp
- Hà Nội đề xuất di dời 15 cây xăng phapluattp
- Đâm vợ 3 nhát rồi uống thuốc diệt cỏ tự tử nld
- Phú Yên: Một cụ bà tự thiêu chết trong sân tòa án huyện phapluattp
TIN CÔNG NGHỆ
- Chạy Linux từ USB flash chỉ với một công cụ duy nhất baomoi
- Asrock trình làng mainboard mới dành cho máy tính để bàn baomoi
- HTC One Mini màn hình 4,3 inch lộ ảnh baomoi
- Thông điệp Facebook: Ảo, thật lẫn lộn baomoi
- Hi-tech và kim cương baomoi
- Dây chuyền chất chơi cho nàng ‘nghiện’ Facebook baomoi
- Tình báo Pháp cũng theo dõi toàn diện baomoi
- 5 phương pháp cài đặt Linux an toàn và đơn giản trên máy tính Windows baomoi
- Nokia Lumia 1020 có thể lên kệ ngay trong tháng này baomoi
- Viettel sẽ thử nghiệm UAV quân sự “toàn diện” baomoi
TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ
- Thực đơn món ngon cả tuần cho bạn (8/7) baomoi
- Công nghệ làm yến sào giả ngày càng tinh vi baomoi
- Thời trang xanh baomoi
- Sự trở lại của văn học lãng mạn baomoi
- Nghệ sĩ kết hợp trong Ngày hát đôi baomoi
- Cháy vé đêm nhạc jazz nhóm Unit Asia và ca sĩ Tùng Dương baomoi
- Sao Việt nô nức khoe eo! baomoi
- Những ảnh động cười ra nước mắt (P6) baomoi
- “Kiều nữ cao bồi” hở lưng, khoe ngực khiến dân mạng thấy… gớm baomoi
- Hoang sơ thác Kiên Thành baomoi
- Tuyển chú hề baomoi
- Thịt gà sốt cam ngon đậm đà baomoi
- Đám cưới dịu dàng với màu pastel chủ đạo baomoi
- 10 clip hot trên YouTube tuần qua baomoi
- Người hùng nhỏ lệ vì được làm bố baomoi
- Sơn ca không hát baomoi
- Cuối tuần nấu dạ dày xào nấm baomoi
- Bia đá ghi vua Hùng thọ gần 700 tuổi, có 60 vợ zing
- Ngô Thanh Vân: “Sóng to mới biết tàu mạnh hay không” baomoi
- 50 nghệ sĩ tham gia Gala nhạc Việt baomoi
- Cai thuốc lá kiểu Thổ baomoi
- Gặp CSGT đổ xăng xe cho sĩ tử khiến dân mạng cảm động zing
- Phút rơi từ tầng 12 của người thoát chết kỳ diệu zing
- Khối tài sản khủng của chúa đảo Tuần Châu zing
- Danh hài Tấn Beo bị kẻ gian đổi màu chiếc xe độc mất trộm zing
- ‘Tàu ngầm Kilo Hà Nội, TP.HCM sẽ tự lặn về Việt Nam’ zing
- Bộ GD-ĐT công bố đáp án các môn khối A, A1 zing
- Đình chỉ một thí sinh thi hộ ở Học viện An ninh zing
TIN THẾ GIỚI
- ‘Ngân hàng Trung Quốc đã qua kỷ nguyên vàng’ vinacorp
- ADB: Dòng tiền sẽ tiếp tục đổ mạnh vào Đông Nam Á vinacorp
- Chứng khoán châu Á quay đầu giảm mạnh vinacorp
- Fed sẽ không thu hẹp QE? vinacorp
- Khi Mỹ và EU bắt tay tự do hóa thương mại vinacorp
- Ngân hàng Nhật Bản nhanh chân vào thị trường Myanmar vinacorp
- Starbuks trốn thuế như thế nào? vinacorp
- USD tăng mạnh, phá mốc 100 yên/USD vinacorp
- Vì sao QE bất lực với lạm phát? vinacorp
- Đã hết thời bùng nổ giá hàng hóa? vinacorp
- Anh, Pháp liên quan đến bê bối nghe lén baomoi
- Iraq: Đánh bom ở Baghdad làm 15 người thiệt mạng baomoi
- “Quân đội Ai Cập sẽ can thiệp vào các cuộc đụng độ” baomoi
- Mỹ, Đức nhất trí thảo luận về giám sát và an ninh baomoi
- Ai Cập: Nguy cơ bạo động trả thù nld
- Châu Âu muốn cắt quyền tiếp cận thông tin của Mỹ nld
- Phi đội Su-27 phô diễn tại triển lãm hải quân IDMS 2013 baomoi
- Ai Cập giải tán Thượng viện baomoi
- EU đe dọa đình chỉ hai thỏa thuận tiếp cận thông tin với Mỹ baomoi
- Cairo chìm trong căng thẳng baomoi
- Những người ủng hộ và phản đối ông Morsi giao tranh ở Cairo voa
- “Lựa chọn vàng” cho chiếc ghế Giám đốc FBI baomoi
- Trung Quốc-Nga rầm rộ tập trận hải quân baomoi
- Đụng độ tại Cairo giữa binh sĩ và những người ủng hộ ông Morsi voa
- Kim Jong-un cô lập mẹ kế vì sợ lộ bí mật nld
- Chương trình ‘Xây một ngôi trường tại Miến Điện’ voa
- Snowden đồng ý cưới cựu điệp viên Nga nld
- Chống tham nhũng ở TQ ít phát hiện các vụ ở chóp bu voa
- AU đình chỉ quy chế thành viên của Ai Cập vì vụ đảo chính voa
- Người ủng hộ Tổng thống Morsi biểu tình voa
- TT Obama sút ‘bóng phát điện’ ghi bàn thắng trên sân Phi châu voa
- Pháp, Tunisia bày tỏ thất vọng về cuộc khủng hoảng ở Ai Cập voa
- Trung Quốc siết chặt an ninh tại Tân Cương vào Ngày Kỷ niệm voa
- Mỹ: Hàng chục người thương vong dịp quốc khánh nld
- Mỹ – Nhật tập trận “đáp trả” Nga – Trung nld
- Bolivia dọa đóng cửa đại sứ quán Mỹ nld
- Nổ bom tự sát ở Afghanistan, 14 người chết voa
- Lính Ai Cập nổ súng, một người chết bbc
- Cú “hồi mã thương” nld
- Người tình mưu đoạt tài sản nữ tỉ phú giàu nhất châu Á nld
- TQ và Nga tập trận ở Biển Nhật Bản bbc
- Nga sắp hết kiên nhẫn với Snowden nld
- TQ tăng cường an ninh ở Tân Cương bbc
- Ai Cập: ‘Quyền biểu tình được đảm bảo’ bbc
- Ai Cập: ‘Quyền biểu tình được đảm bảo’ bbc
- Ai Cập sẽ đi về đâu? bbc
- Vua Bỉ thoái vị để chuyển giao thế hệ bbc
- Pháp xin lỗi chặn phi cơ Tổng thống Bolivia bbc
- TQ khoan biển tìm khí đốt, Nhật bất bình bbc
- Ai Cập có tân tổng thống hậu đảo chính bbc
- High rent to bite foreign firms in China (Washington Post) - Foreign retailers, restaurants and department stores have to close or relocate shops to offset the double pressure of shrinking profit and rising rent.
- Retail industry to see steady growth (Washington Post) - Despite China's slowing economic growth, the retail industry in the world's second-largest economy will maintain sustainable growth in the medium and long term, commerce officials said on Thursday.
- Growth slowing for services (Washington Post) - The expansion pace of China's non-manufacturing industries decelerated to a nine-month low in June, in line with the weakest factory activity in four months
- Frankfurt joining race to become key yuan center (Washington Post) - Frankfurt is to become a major offshore yuan trading hub in Europe as local financial institutions push for a potential currency swap agreement.
- Worried parents drive imported milk sales (Washington Post) - According to the China Dairy Industry Association, in the first four months of this year, China imported dairy products amounting to 596,200 tons, up 24.6 percent year-on-year.
- Recovery on horizon for rare earth sector (Washington Post) - Rare earth demand and prices are expected to grow slowly, after hitting two-year lows, according to an official at China's industry association.
- Soccer legend David Beckham teams with China Auto Rental (Washington Post) - China Auto Rental, the country's largest vehicle leasing company by fleet size and revenue, recently announced itsstrategy together with British soccer legend David Beckham.
- New High-speed railway starts operation (Washington Post) - The Nanjing-Hangzhou-Ningbo high-speed railway that stretches across East China's Yangtze River Delta began officially put into operation on July 1.
- Taking the reins of great change (Washington Post) - About 20 kilometers from the Sino-Mongolian border, yurts are scattered around the vast greenness of one of the best-known pasturelands in the region.
- Yang Liping performs in her final dance drama 'The Peacock' (Washington Post) - Chinese famous choreographer Yang Liping performs in her final dance drama "The Peacock" in Nanjing, capital of East China's Jiangsu province, July 4, 2013.
- Social life, lonely art (Washington Post) - He Duoling's outgoing and fun-loving personality exists in sharp contrast to his estranged and sad paintings.
- Hats off it's graduation time for 7 million (Washington Post) - June is graduation season for nearly 7 million Chinese graduates.
- Knowledge of the past (Washington Post) - Jiangtou village was once famous for producing many top academics. A visit to the village offers a glimpse of Chinese traditions long forgotten in other parts of the country.
- Life by a thousand cuts (Washington Post) - Born with brittle bone disease, Zhang Yonghong is only half a meter tall and must use a wheelchair.
- Dance camp helps migrant kids get training (Washington Post) - Summer dance camp, free for migrant children, is aimed at helping them get dance training.
- The art of the sleuth (Washington Post) - Former FBI investigator Robert King Wittman has written a book about his career tracking down the world's top art thieves.
- Unraveling the secrets of the Silk Road (Washington Post) - Traditional Chinese medical practitioners have often promoted the Chinese belief that foods have intrinsic "hot" and "cold" properties, but readers might be surprised to learn that the idea actually originated in Greece with the physician Hippocrates (460 BC).
- 2,000 steps- a-day for 92-year-old Taoist (Washington Post) - Zhang Yuanzhen, 92, climbs the footsteps at Tiantai Mountain in Hanzhong city, Shaanxi province, on June 29, 2013.
- For the love of artistic watermelons (Washington Post) - The water melon stand owner surnamed Shen carves all kinds of portraits on watermelons to attract customers.
- Chinese fleet arrives in Vladivostok for drills (Washington Post) - Chinese fleet consisting of seven naval vessels arrived in Vladivostok on Friday to participate in Sino-Russian joint naval drills scheduled for July 5 to 12.
- Li holds welcoming ceremony for Pakistani PM (Washington Post) - Chinese Premier Li Keqiang holds a welcoming ceremony for visiting Pakistani Prime Minister Nawaz Sharif in Beijing onJuly 5, 2013.
- Chinese navy conducts formation exercises (Washington Post) - Chinese naval vessels, set to take part in Sino-Russian joint naval drills scheduled for July 5 to 12, conduct formation exercises, July 3, 2013.
- Tokyo monitors Chinese fleet (Washington Post) - In response to Chinese fleet passing through strategic Tsushima Strait, Japan sent P-3C surveillance aircraft and a missile destroyer to watch the fleet and later released photos of the warships.
- China urges Abe to face up to history (Washington Post) - China on Wednesday pressed Japan's politicians to face up to the country's aggression past to avoid souring relations with other Asian countries.
- Anti-terror drill staged in Xinjiang (Washington Post) - Hami city held an anti-terrorism drill with police, armed police and military after a deadly terrorist attack left 24 dead in Shanshan county of Turpan prefecture last week.
- CY Leung: Govt seeks change, maintains stability (Washington Post) - The HK government will continue to seek change while maintaining stability when facing chances and challenges, Hong Kong Chief Executive CY Leung said Monday.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét