Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 6 tháng 7, 2013

Tin ngày 7/7/2013 - Sự trung thực của quốc gia: Đừng dạy trẻ con những điều dối trá!

  • Ông ElBaradei trở thành Thủ tướng Ai Cập (RFI) - Hôm nay 06/07/2013 ông Mohamed ElBaradei đã được bổ nhiệm làm Thủ tướng Ai Cập, ba ngày sau khi quân đội đảo chính ông Mohamed Morsi. Phong trào Tamarrod vốn đã châm ngòi nổ cho cuộc biểu tình khổng lồ dẫn đến việc lật đổ Tổng thống Hồi giáo đã loan báo như trên.
  • Châu Âu yêu cầu Ankara điều tra việc cảnh sát dùng vũ lực thái quá (RFI) - Hôm nay, 06/07/2013, kết thúc chuyến làm việc 5 ngày tại Thổ Nhĩ Kỳ, ủy viên Châu Âu về Nhân quyền khẳng định chính quyền Ankara phải tiến hành điều tra về các hành động bạo lực thái quá của cảnh sát trong các cuộc đàn áp phong trào biểu tình chống chính phủ nửa đầu tháng 6/2013.
  • Trùm buôn ma túy lớn nhất thế giới bị trục xuất về Ý (RFI) - Viện Công tố Ý loan báo, một ông trùm mafia được xem là đầu sỏ buôn lậu cocaïne lớn nhất thế giới hôm nay 06/07/2013 bị trục xuất về Ý, sau khi bị bắt tại một trung tâm thương mại ở Colombia. Roberto Pannunzi đã bị bắt giữ hôm qua tại Bogota, trong một chiến dịch chung của Colombia và Cơ quan chống ma túy của Hoa Kỳ (DEA), mang trong người một giấy chứng minh Venezuela giả.
  • Ngân hàng Vatican bị cáo buộc hỗ trợ rửa tiền (RFI) - Hôm nay, 06/07/2013, hai nhật báo Ý Corriere della Sera và Republica dẫn các nguồn tin cho biết cơ chế vận hành của ngân hàng Vatican - có tên chính thức là Viện Giáo Vụ (IOR) - tạo thuận lợi cho các hoạt động rửa tiền.
  • Hồng Kông : Lo lắng đột ngột xuất hiện sau Thiên An Môn (RFI) - Đó là nhận định của Thierry Sanjuan, nhà địa lý học và nghiên cứu về Trung Quốc, vừa xuất bản cuốn Bản đồ Trung Quốc (Atlas de la Chine ). 16 năm sau khi Hồng Kông được trao trả lại cho Trung Quốc, ông phân tích mối quan hệ mà hòn đảo đang duy trì với Đại Lục trong cuộc phỏng vấn với phóng viên báo Libération.
  • Liệu sẽ có công lý cho Đoàn Văn Vươn trong phiên phúc thẩm ? (RFI) - Báo chí Việt Nam dẫn nguồn tin từ Tòa án thành phố Hải Phòng hôm qua 05/07/2013 cho biết, Tòa án Tối cao sắp xử phúc thẩm hai vụ án liên quan đến vụ cưỡng chế đầm tôm của gia đình ông Đoàn Văn Vươn ở xã Vinh Quang huyện Tiên Lãng, Hải Phòng.
  • Trung Quốc ký hiệp định tự do mậu dịch với Thụy Sĩ (RFI) - Hôm nay, 06/07/2013, sau hai năm rưỡi thương lượng gay go, Trung Quốc và Thụy Sĩ vừa ký một hiệp định tự do mậu dịch, hiệp định thứ hai mà Bắc Kinh ký với một nước châu Âu, vào lúc mà nền kinh tế thứ hai thế giới đang có tranh chấp thương mại với Liên hiệp châu Âu.
  • Venezuela và Nicaragua tuyên bố sẵn sàng cho ông Snowden tỵ nạn (RFI) - Kể từ hai tuần nay, cựu nhân viên tư vấn an ninh Hoa Kỳ Edward Snowden bị kẹt lại tại khu vực quá cảnh ở sân bay Matxcơva-Cheremetievo. Ông Edward Snowden gửi yêu cầu tỵ nạn tới tổng cộng 27 nước, nhưng 12 quốc gia đã thông báo từ chối.
  • Bồ Đào Nha đạt thỏa thuận để thoát khỏi khủng hoảng (RFI) - Liên minh cánh hữu cầm quyền ở Bồ Đào Nha hôm qua 05/07/2013 đã đạt được thỏa thuận để duy trì được chính phủ, vốn trong tình trạng bấp bênh từ một tuần qua do khủng hoảng chính trị, khiến các đối tác quốc tế lo ngại.
  • Phe Hồi giáo Ai Cập kêu gọi biểu tình, bạo động làm 30 người chết (RFI) - Hôm nay 06/07/2013, phe Hồi giáo lại kêu gọi biểu tình « hòa bình » ủng hộ ông Mohamed Morsi đã bị quân đội lật đổ. Lời kêu gọi này được đưa ra sau những vụ bạo động hôm qua làm cho 30 người thiệt mạng. Tình hình vẫn đang căng thẳng, hai phe chống và ủng hộ Tổng thống bị lật đổ đều duy trì áp lực.
  • Đức Giáo hoàng phong thánh cho hai vị tiền nhiệm (RFI) - Hai vị Giáo hoàng sắp được phong thánh là Gioan Phaolô đệ nhị và Gioan 23. Vào trưa hôm qua, 05/07/2013, cha Federico Lombardi, giám đốc phòng báo chí Tòa Thánh thông báo là Đức Giáo hoàng Phanxicô đã chính thức phê chuẩn việc công nhận phép lạ thứ hai của Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, tức là quyết định phong thánh cho Ngài.
  • Hai miền Triều Tiên đàm phán mở lại khu Kaesong (RFI) - Hôm nay, 06/07/2013, Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên bắt đầu cuộc đàm phán khó khăn về việc mở lại khu công nghiệp liên Triều Kaesong, biểu tượng của sự hòa giải giữa hai miền, bị đóng cửa hồi tháng 4, trong bối cảnh căng thẳng dâng cao sau khi Bình Nhưỡng thử hạt nhân lần thứ ba.
  • Phe đối lập Syria có lãnh đạo mới (VOA) - Nhóm đối lập Syria được Tây phương hậu thuẫn hy vọng họ đã lấp được khoảng trống lãnh đạo qua việc chọn ra một vị chủ tịch mới, ông Ahmad al-Jarba
  • Nổ bom ở Iraq giết chết 22 người (VOA) - Bạo động ở Iraq đã gây tử vong cho ít nhất 22 người trong lúc những mối căng thẳng giữa người Hồi giáo Shia với người Hồi giáo Sunni thiểu số tiếp tục
  • LS Quân 'viết tâm thư' trước ngày ra tòa (BBC) - Ông Lê Quốc Quân được cho là vừa có bức thư tay chuyển ra ngoài nhà tù trước thềm phiên tòa ngày 9/7, theo xác nhận của người nhà và luật sư.
  • Không còn ai bảo vệ công lý? (BBC) - Đảng cộng sản đang lay đổ rào chắn cuối cùng của xã hội dân sự khi bắt và xử luật sư và nhân sỹ, theo Tiến sỹ Lê Đăng Doanh.
  • Tàu Trung Quốc quấy rối Senkaku sau cái bắt tay Nhật-Úc (BaoMoi) - Ngay sau khi Ngoại trưởng Nhật Bản và Australia tái khẳng định tôn trọng luật pháp quốc tế về tranh chấp, đồng thời nhất trí tăng cường hợp tác quốc phòng thì tàu Hải giám của Trung Quốc đã tiếp nối chuỗi ngày quấy rối vùng biển gần quần đảo Senkaku trên Hoa Đông.
  • Trung Quốc rời bãi cạn Scarborough, lởn vởn ở Senkaku (BaoMoi) - (Phunutoday) - Lực lượng bờ biển Nhật Bản cho hay đã phát hiện tàu hải giám Trung Quốc tiếp tục xuất hiện trong khu vực đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư, Philippines cho rằng tàu Trung Quốc đã rút khỏi bãi cạn Scarborough... là tin tức thời sự chính ngày 6/7.
  • Tháp Bà Ponagar Nha Trang (BaoMoi) - QĐND Online - Tọa lạc trên đồi Cù Lao, hướng ra biển Đông, quần thể Tháp Bà Ponagar (TP Nha Trang-Khánh Hòa) là công trình kiến trúc đền tháp tiêu biểu của dân tộc Chăm được xây dựng từ thế kỷ thứ VIII đến thế kỷ XIII. Xưa kia, khu Tháp Ponagar là một trong các trung tâm tôn giáo của vương quốc Chăm Pa.
  • Tại sao Trung Quốc thích gây sự với Philippines ở Biển Đông? (BaoMoi) - (GDVN) - Ngoài việc Philippines là nước có lực lượng quân sự yếu nhất trong khu vực châu Á, Trung Quốc còn muốn che đậy các vấn đề đối nội nổi cộm thông qua việc hướng sự chú ý của dư luận vào các tranh chấp lãnh thổ với láng giềng ở Biển Đông.
  • Tàu Trung Quốc lại xuất hiện gần quần đảo Senkaku (BaoMoi) - Hãng tin Kyodo lẫn lời Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản cho hay ba tàu hải giám của Trung Quốc ngày 6/7 bị phát hiện ở ngoài khu vực lãnh hải của Nhật Bản quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở Biển Hoa Đông.
  • Philippines quyết mua chiến hạm mới cho Biển Đông (BaoMoi) - (Quốc phòng)- Philippines sẽ mua 2 khinh hạm lớp Maestrale của Italy. Thông tin được một quan chức quốc phòng Philippines xác nhận trong bối cảnh nước này và Trung Quốc tiếp tục có những căng thẳng liên quan đến tranh chấp trên biển.
  • Trung Quốc và Nga tập trận lớn chưa từng có (BaoMoi) - (GD&TĐ) - Trung Quốc và Nga vừa tung ra một sự kiện mà Bắc Kinh mô tả là “cuộc tập trận chung hải quân lớn chưa từng có” tại biển Nhật Bản (một số nước gọi là biển Hoa Đông).
  • ASEAN phá vỡ kế “chia để trị” của Trung Quốc? (BaoMoi) - Cách đây một năm, Trung Quốc dường như đã ít nhiều giành được thành công trong chiến thuật “chia để trị” đối với ASEAN bằng việc lôi kéo đồng minh Campuchia, khiến Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á lần đầu tiên trong lịch sử 45 năm tồn tại không thể đưa ra được một tuyên bố chung trong Hội nghị Ngoại trưởng. Tuy nhiên, một năm sau, mọi việc đã đổi khác. ASEAN đã "vô hiệu hóa” được chiến thuật “chia để trị” của Trung Quốc.
  • Trung Quốc cần từ bỏ luận điệu 'rẻ tiền' và rút vũ khí khỏi Biển Đông (BaoMoi) - Trung Quốc ngày càng thu hút sự chú ý của dư luận quốc tế với tư cách là một cường quốc đang lên không chỉ của châu Á mà còn cả toàn thế giới. Vậy nước này cần có một chiến lược ngoại giao dài hạn – một chiến lược tổng thể - như thế nào nếu muốn trở thành một siêu cường?
  • Thế giới tuần qua:Ai Cập chìm trong hỗn loạn; Venezuela cho phép Snowden tị nạn (BaoMoi) - QĐND Online - Ai Cập chìm trong hỗn loạn. Thất nghiệp, đời sống khó khăn và nhiều nguyên nhân khác… khiến các cuộc biểu tình nổ ra triền miên, chưa có điểm dừng, cho dù tổng thống cũ đã “ra đi”. Người lộ mật Snowden đang tràn trề hi vọng khi một số nước Mỹ - Latinh, trong đó có Venezuela chấp nhận đơn xin tị nạn. Lần đầu tiên Thái Lan - một nước trong ASEAN có nữ Bộ trưởng Quốc phòng…hay thông tin Trái đất nóng nhất trong 150 năm qua nhận được sự chú ý của bạn đọc trong tuần…
  • Trung Quốc dùng chính COC để ‘tấn công’ ASEAN (BaoMoi) - Ngày 6/7, tờ The Nation của Thái Lan đăng tải bài bình luận cho rằng ASEAN đã đạt được “thành tựu” lớn khi bước thêm một bước trong tiến trình hình thành khối liên minh đồng thời thúc ép được Trung Quốc đồng ý tham vấn Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC). Song, ẩn sau nước cờ này của Bắc Kinh còn nhiều điều uẩn khúc.
  • Philippines phớt lờ tướng diều hâu Trung Quốc (BaoMoi) - Ngoại trưởng Philippines – ông Albert del Rosario đã tỏ ra xem thường, không thèm chấp những cáo buộc của Tướng diều hâu Trung Quốc La Viện nhằm vào Philippines mới đây liên quan đến các cuộc tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải nóng bỏng ở Biển Đông.

Một phát biểu thật sự can đảm! 

http://www.youtube.com/watch?v=Y7uBfvqhyRo&feature=player_embedded

Video: Nguyễn Văn Đực phát biểu trước Trương Tấn Sang
Cái chuyện thứ hai là chúng ta hợp tác với người Tàu. Người Tàu đã cai trị chúng ta hàng trăm năm, hàng ngàn năm và luôn luôn tìm cách chèn ép chúng ta. Ngày hôm nay người Tàu có mặt khắp nơi, từ rừng núi, đồng bằng, cao nguyên, bờ biển…  
Bây giờ chúng ta cho người Tàu đầu tư cái Vịnh Bắc Việt. Tôi đề nghị Chủ tịch phải hỏi lại BCH TW Đảng có đồng ý hay không? Hỏi lại Quốc hội có đồng ý hay không?

Chuyện " chống tham.... " cũ và mới....

Gần đây báo đưa tin phó giám đốc Công an TP.HCM Phan Anh Minh nói, đấu tranh với án tham nhũng không được phép thua, "không buộc được tội là sự nghiệp chính trị của người tiến hành án tiêu tan".Vì sao vây?
Ngày 5/7, làm việc với đoàn giám sát Ủy ban Tư pháp QH về chuyên đề “Chấp hành pháp luật trong việc xử lý tội phạm về tham nhũng và chức vụ”, các đại biểu TP.HCM cho biết, tội phạm tham nhũng ngày càng gia tăng với thủ đoạn tinh vi và xảo quyệt, nhất là trong cán bộ, công chức nhà nước. Tại sao nhiều kẻ tham nhũng vậy mà không bị thủ tiêu ngược lại người đi đòi công lý chống đám quan tham này không được phép "thua".
Khỏi phải bàn, cũng chẳng cần hỏi tất cả đều nhìn thấy bằng mắt thường về  tình hình tham nhũng diễn biến ngày càng phức tạp, tiềm ẩn và khó phát hiện với những thủ đoạn hoạt động tinh vi. Qua thanh tra, những hành vi tham nhũng tập trung ở 4 lĩnh vực chính gồm quản lý ngân sách nhà nước, đầu tư mua sắm công, xây dựng cơ bản và lĩnh vực đất đai.
Câu nói bất hủ của GS Đặng Hùng Võ với báo Tầm Nhìn từ năm 2010 là hai lĩnh vực dễ tham nhũng nhất là DNNN và đất đai  vẫn con nguyên giá trị vì 03 lĩnh vực  đầu trong 4 lĩnh vực chỉ diễn ra ở DNNN mà thôi còn lĩnh vực thứ 4 là biểu hiện dễ thấy ở “Cán bộ cửa quyền, nhũng nhiễu trong việc thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai như giao đất, cho thuê đất, cho phép nhượng quyền sử dụng đất….
Hiện tại bệnh tham nhũng đã phát triển thành bầy đàn và có tổ chức  nếu phát hiện ra quy tội theo luật hình sự là phạm tội có tổ chức vì tham nhũng hiện không chỉ dừng lại ở hành vi của một cá nhân có chức quyền mà còn xuất hiện ở một nhóm người, tập thể cấu kết với nhau một cách có tổ chức.
Một mặt bệnh “Tham nhũng nảy sinh do sự biến chất, suy thoái về phẩm chất đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, nhất là những người có chức quyền”. Mặt khác vì nguyên nhân sâu hơn là do phát sinh từ bệnh chạy chức chạy quyền " khâu tổ chức cán bộ " một khi họ đã mua chức vị, quyền lực bằng một lượng tiền nhất định khi yên bề ghế nóng họ phải tìm cách lấy lại và gia tăng lượng tiền đã đầu tư.
Do vậy bệnh tham nhũng cứ hoành hành và phát triển vì cái gốc của vấn đề là "thị trường hóa chức vụ quyền hạn của cán bộ cơ quan công quyền " làm sao mà chống được khi họ đã mất tiền mua nó thì họ phải dùng nó để kiếm lại tiền và gia tăng làm giàu hơn nữa ....
Nhiều lý giải cho rằng nguyên nhân dẫn đến tham nhũng gia tăng là do công tác quản lý nhà nước còn lỏng lẻo, kỷ cương trong một số cơ quan hành chính chưa chặt chẽ, tình trạng quan liêu và nhũng nhiễu của một số cán bộ nhà nước chưa được khắc phục, chế tài còn nương nhẹ hành vi tham nhũng.
Tội phạm tham nhũng ngày càng gia tăng với thủ đoạn tinh vi và xảo quyệt
Đột phá chống tham nhũng từ khi chưa có "tiền án "
Theo tôi để đột phá tảng băng tham nhũng khâu đầu tiên là vấn đề phải triệt để công khai minh bạch và công bằng về khâu tổ chức cán bộ tại các cơ quan công quyền phải có cơ cấu tuyển dụng người tài "có đức có tâm và có tầm " và khi họ có chức vị quyền hạn cũng phải có nghĩa vụ và trách nhiệm tương xứng " trách nhiệm người đứng đầu là trách nhiệm cá nhân chứ không thể kiểu áp dụng theo  công thức như hiện nay là "thành tích thì cá nhân còn trách nhiệm thì tập thể ". Điều đó còn tồn tại thì vấn đề chống tham nhũng đừng đặt ra thì hơn.
Mặc dù có đề xuất cần có những biện pháp mang tính cấp bách và những giải pháp chiến lược, vừa trừng trị vừa có giải pháp ngăn ngừa, đặc biệt thực hiện nghiêm việc kê khai tài sản cá nhân, xét xử nghiêm minh các vụ án tham nhũng và qui định chế tài nghiêm khắc để xử lý nhằm làm cho công chức “không dám tham nhũng”
Việc này chỉ có hiệu quả khi và chỉ khi họ ngồi vào ghế nóng bằng chính khả năng tâm huyết và tầm cao về trách nhiệm cá nhân cũng như  kỹ năng nghề nghiệp của mình chứ không phải là họ được sắp chỗ ngồi, hay mua nó.
Mặc dù biết các đồng chí trong ngành công an khi thực hiện các án tham nhũng "không may bị phát hiện, hoặc nó diễn ra quá "phô "không thể che đậy được nữa và gây tổn thất vô cùng lớn đối với nền kinh tế của nhà nước và tiền bạc của nhân dân họ than rằng "trong án tham nhũng không được phép thua. Trong án hình sự có thể không buộc tội được nhưng án tham nhũng mà không buộc tội được thì sự nghiệp chính trị của người tiến hành án là cầm chắc sẽ tiêu tan, còn không thì cũng sứt mẻ rất là lớn”.
Khâu đột phá thứ hai là hậu "tiền án" Tức là khung hình phạt
Vấn đề thứ hai khi đã có án tham nhũng rồi tức là "đã bắt được kẻ tham nhũng " thì khâu hình phạt phải thực sự nghiêm minh, đúng người đúng tội với mức khung hình phạt thật nặng có tính dăn đe và phòng ngừa tội phạm kể cả án tử hình cũng cần được duy trì  vì  qui định của bộ luật hình sự về tội phạm tham nhũng còn nhiều bất cập, nhiều điểm vướng khi áp dụng trong thực tế nên cần sửa đổi luật cho phù hợp.
Có thể nói luật của Việt Nam chưa phù hợp. Đơn cử như các tin báo tố giác tham nhũng hầu hết đều quá hạn do trong vòng 20 ngày đến 2 tháng không thể ra quyết định khởi tố vụ án như qui định. Ta cần luật hóa về việc được sử dụng các biện pháp kỹ thuật như ghi âm, ghi hình… như là chứng cứ trực tiếp.
Đơn cử như những vụ án tham nhũng vừa qua ngay khi định tội họ cũng không đúng với bản chất của tội phạm, chúng ta thường thấy một kịch bản định tội và khung hình phạt đối với tội phạm tham nhũng là phạm tội "do sai sót trong quản lý ,gây hậu quả nghiệm trọng ..."
Thực tế là họ đã phạm tội tham nhũng ..... gây hậu quả thất thoát lớn đến tài sản của nhà nước và nhân dân, khi áp dụng khung hình phạt thì còn quá nhẹ chỉ phạt tù vài năm đến vài chục năm vì thế đã dẫn đến câu cửa miệng của người phạm tội kinh tế họ sẵn sàng tham nhũng, họ sẵn sàng phạm tội khi có cơ hội đến và họ có phương trâm "hy sinh đời bố để củng cố đời con " Thất thoát của nhân dân hàng trăm ngàn tỷ đồng nhưng lĩnh án tù tổng cộng có 17 năm "nghỉ mát" sung sướng thì ai chẳng muốn làm và muốn có vị trí đó để phạm tội;
Có thể nói bàn về tham nhũng thì không bao giờ nguội nhưng bàn cách chống nó khi mọi điều kiện từ môi trường đến luật pháp đều tạo khe hở lớn để sinh ra nó và phát triển thành bầy đàn, thành tổ chức, thành dây truyền và thành băng nhóm thì ta bàn để làm gì.
Theo tôi muốn chống tham nhũng hãy làm sạch môi trường sinh ra nó và nuôi dưỡng nó  trước tiên từ khâu lựa chọn con người "tổ chức cán bộ" trong bộ máy nhà nước và cơ quan công quyền phải chọn lựa nhân tài đúng nghĩa là người có đức có tài, có năng lực có tâm và có tầm cùng với trách nhiệm cá nhân về vị trí của từng "ghế nong" sau đó phải có khung chế tài nghiêm minh của luật pháp. 
MaiHuy THPT
(Tầm nhìn)

Han Times - Sự trung thực của quốc gia: Đừng dạy trẻ con những điều dối trá!

Xem báo VNN thấy Thủ tướng nói về việc vào Đảng không phải vì thăng chức mà vì lý tưởng cao đẹp phục vụ quốc gia và nhân dân. Bất giác nghĩ đến sự trung thực của quốc gia.
Sự trung thực của quốc gia là thứ mà chúng ta có thể nhìn vào suốt chiều dài lịch sử (mà gần đây nhất là lịch sử Việt Nam từ sau 1945) để minh định. Có quá nhiều sự dối lừa, dị hợm và cả bạo tàn, tất cả được nhân danh những gì cao đẹp, những gì là thành quả hay thắng lợi cách mạng. Chung quy cũng là nói dối, nói tránh, nói chạy
Mà điều đó thể hiện sự không trung thực.
Sự dối lừa dị hợm đó càng gần những năm tháng lại đây càng trở nên dày đặc, nó nhiều đến mức ngớ ngẩn và thiên hạ coi đó là sự đương nhiên. Cả quốc gia sẵn sàng nói dối. Chúng ta cùng nói dối cho nhau nghe.
Ai cũng biết rằng mình đang nói dối nhưng không ai nói với ai về điều này. Một ví dụ đó là chúng ta nói với nhau rằng: Nền kinh tế Việt Nam đang đi lên, trong khi sự thực thì ai cũng hiểu mình đang nói dối!
Đạo đức Bác Hồ và trộm cắp xe máy.
Nhưng đó là chuyện nhỏ bởi nghe đồn người ta còn ăn trộm cả quốc gia!
Hiển nhiên người ta không thể yêu cầu người lớn ngừng sự dối trá của mình khi chính Người LỚN dạy trẻ con nói dối và mơ giấc mơ dối trá: "Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ/ Râu Bác dài tóc bác bạc phơ/Em âu yếm hôn đôi má Bác/Bác gật đầu bác khen em ngoan".
Từ vài chục năm về trước tôi đã thuộc như cháo chảy bài hát này. Mặc dù tuổi thiếu niên nhi đồng của tôi chưa từng mơ gặp người được gọi là Bác Hồ. Tôi chưa từng mơ gặp Bác Hồ, không từng có nhu cầu mơ gặp Bác Hồ, đó là điều tôi cam đoan, tôi bảo đảm. Nhưng người ta dạy tôi rằng phải mơ thế! Vì đó là "trẻ em ngoan".
Một giấc mơ hiện hữu ngay trong những năm tháng đói khổ của thời tiền Đổi Mới đó là mơ bố về "cầm cái bánh mì to". Giấc mơ đó với tôi là có thật, ngay cả ngày trên giường bệnh (hồi tôi mới mười mấy tuổi) vừa qua cơn giữa sống và chết vẫn chỉ muốn... một cái bánh mỳ.
Thế hệ con chúng tôi vẫn lại điệp khúc: "Đêm qua em mơ gặp bác Hồ". Lần này thì tôi cam đoan đó là giấc mơ dối trá, không bao giờ có thật. Bọn trẻ giờ mơ mình là siêu nhân, mình có con robot, niza, super men, hay một cái ô tô điều khiển từ xa để chạy đua với đám bạn bè. Giấc mơ con trẻ trong trò chơi đồ hàng, mơ con gấu nhồi bông vân vân thậm chí cả trò chơi vợ chồng.
Chúng không từng mơ gặp Bác Hồ.
Nhưng người ta vẫn dạy cho rằng: đêm qua em mơ gặp Bác Hồ.
"Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh/ Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng" vâng người được gọi là Bác Hồ thì đã chết cách đây 34 năm rồi với tâm trí trẻ con (thiếu niên nhi đồng) thì đã hoàn toàn phai nhạt rồi. Mà dù ông Cụ có còn hiện diện ở một dạng vật chất khác thì cũng còn khối điều phải lo.
Lo tham nhũng, suy thoái từ chính Đảng, lo đầy tớ ăn hiếp ông (bà chủ), đưa ra những chính sách pháp luật cướp khống đất đai của chủ nhân.
Lo lợi ích nhóm đe dọa tồn vong chế độ
Lo Trung Quốc xâm thực biển Đông mà vì cái Công hàm Phạm Văn Đồng, Việt Nam đuối lý.
... Lo đủ thứ kiểu! Chả rảnh mà chơi mà yêu thiếu niên nhi đồng nữa đâu!
Thế thì làm sao mà phải dạy chúng rằng mơ gặp Bác Hồ với yêu Bác Hồ?
Bản thân tôi không muốn con cái của tôi yêu Bác Hồ. Trước chúng hãy biết yêu chính cha mẹ, người tần tảo, vật lộn để nuôi chúng lớn khôn đã. Trước chúng hãy biết yêu bạn bè, thôn xóm phố phường và. .. cả yêu đồng tiền cái đã.
Đừng yêu Bác Hồ con ạ! Giấc mơ đó xa vời, viển vông và lừa dối lắm! Ta không muốn con là người lừa dối ngay từ thuở thiếu niên. Ta cũng không mong muốn khi lớn con là người dối trá ngay trong cái phong trào Học tập làm theo tốn phí bao nhiêu công của kia!
Và khúc ca thiếu niên vang vọng đến độ thằng cu Tùng về nhà hô vang: Vì tổ quốc XHCN vì lý tưởng của Bác Hồ vĩ đại, tất cả hãy sẵn sàng? Chẳng hiểu trẻ con thì sẵn sàng cái gì? Hay sẵn sàng "làm thiếu niên anh dũng nước nhà"?, sẵn sàng vì Tổ quốc XHCN?
Chúng hiểu XHCN cái gì mà sẵn sàng anh dũng như vậy? Bản thân tôi, thứ lỗi cũng chả hiểu cái XHCN nó ra thế nào nữa? Nếu nó như ngày hôm nay thì tôi hiểu đó là một thứ phản động.
Đừng sẵn sàng vì cái Tổ quốc XHCN con ạ! Chỉ cần con biết yêu biết thương, biết trung thực là đủ rồi.
Vâng từ bé con trẻ đã được người ta đan xen cài cắm những giấc mơ dối trá, những lần dối trá, thậm chí sẵn sàng anh dũng vì một thứ chả ra định dạng, định hình gì cả? Tài gì lớn lên chúng chả nói dối. Làm ở xã không được nói dối thì lên huyện, lên tỉnh, rồi lên Trung ương càng lên cao càng tha hồ nói dối!
Thế là thành một quốc gia không có sự trung thực. Vậy thôi!
...
Tham luận được khởi nguồn ý tưởng từ một statuts của 115 Shop tình yêu / Ảnh được sưu tầm từ một chia sẻ liên kết của face bookger Ngà Voi Nguyễn.
Han Times

Người Việt Thầm Lặng - Chống cộng thật, hay… chỉ đùa cho vui?

Một căn nhà, người nhìn phía trước nói rằng đẹp, người nhìn phía sau nói không đẹp. Cả hai người đều nói lên sự thật, thấy sao nói vậy. Giả như hai người này cãi nhau um sùm và đi đến đánh đấm lẫn nhau chỉ vì người nào cũng muốn người kia phải nhìn nhận về căn nhà giống như mình thì đúng là... tâm lý hai người này có vấn đề!

Bất kỳ ai cũng có lúc thế này lúc thế kia, tốt nhiều với người này tốt ít với người kia, khi làm nghề này lúc làm nghề khác, v.v… đó là chuyện thường. Kẻ được người đó ưu đãi thì nói người ấy tốt, còn kẻ bị bạc đãi thì nói người ấy xấu. Nhận thức khác nhau giữa người này với người kia, thậm chí mâu thuẫn hay ngược lại nhau về cùng một người là chuyện hết sức bình thường. Do đó, không phải vì khác nhau, mâu thuẫn nhau hay nghịch lại nhau mà có thể kết luận rằng nếu nhận thức này đúng thì nhận thức kia phải sai.

Cũng vậy, đối với một sự việc, một biến cố, một nhân vật hay một triều đại trong lịch sử, mỗi người đều nhìn từ vị trí của mình, nghĩa là từ nhiều góc độ khác nhau, đương nhiên mỗi người nhận định mỗi khác, chẳng mấy ai giống nhau. Cãi nhau chí chóe, thậm chí chửi nhau, mạt sát nhau chỉ vì nhận định khác nhau và muốn người khác cũng phải nhìn nhận sự việc giống như mình thì... có khác gì hai người trong câu chuyện căn nhà ở trên.

Qua những email qua lại trên các diễn đàn Internet, ta thấy trong hàng ngũ đấu tranh chống cộng hiện nay đang xảy ra những chuyện tương tự đe dọa sự đoàn kết trong tập thể đấu tranh chống cộng. Chẳng hạn đối với nền Đệ Nhất Cộng Hòa tại Việt Nam, nhiều người cho rằng đó là thời Việt Nam rất hưng thịnh so với những nước chung quanh, và Tổng Thống Ngô Đình Diệm là một người lãnh đạo tốt, thật sự yêu nước. Nhưng cũng có nhiều người cho rằng ông là một nhà độc tài, đàn áp Phật giáo, v.v... Hay đối với việc tự thiêu của Hòa Thượng Thích Quảng Đức, nhiều người tôn vinh ông như một vị bồ tát xả thân vì đạo pháp, vì công lý, chính nghĩa. Nhưng cũng có những người cho việc tự thiêu đó là có bàn tay của cộng sản… Còn rất nhiều chuyện tương tự: cùng một sự việc, cùng một con người, nhưng kẻ bênh người chống, người thì hoan hô, ủng hộ, kẻ thì đả đảo, miệt thị… Ai cũng đều thấy mình có lý, và cho lẽ phải ở về phía mình.

Điều đáng buồn là những người nhìn sự việc cách khác nhau và trái ngược nhau ấy lại đánh phá, mạt sát nhau, tạo nên tình trạng chia rẽ giữa hàng ngũ đấu tranh chống cộng lúc này đang cần đoàn kết hơn bao giờ hết (*).

Chuyện đoàn kết, đối với người Việt, sao khó quá đi mất!? Còn chuyện chia rẽ, sao lại dễ dàng đến thế!? Quả là khó hiểu! Chỉ cần một lý do cỏn con cũng đủ làm người ta chia rẽ nhau, không liên kết được với nhau. Chẳng hạn khi ông A, bà B không ưa nhau, chống nhau và coi nhau như kẻ thù, thì ai chơi thân với ông A hoặc đồng quan điểm với ông A là cũng bị bà B thù ghét, hay ít ra không thể giao tiếp hay liên kết được. Thái độ của ông A cũng chẳng khác gì bà B đối với những ai thân thiết hay đồng lập trường với bà B. Dễ ghét nhau, dễ nghĩ không tốt cho nhau như thế thì khó đoàn kết là phải rồi? Thái độ này sao giống cộng sản quá!

Có những người lúc nào cũng tỏ ra quyết chí lật đổ chế độ cộng sản, phải tiêu diệt cộng sản với bất cứ giá nào, ai lừng khừng, không tỏ thái độ dứt khoát như họ đối với cộng sản liền bị họ chụp mũ thân cộng, muốn hòa hợp hòa giải với cộng sản, và bị họ tẩy chay, coi là kẻ thù, là kẻ không cùng chiến tuyến với họ. Cứ như thế làm sao đoàn kết được?

Cha ông ta có câu: "Đóng thuyền mà không xẻ ván". Tổ tiên người Mỹ cũng có câu: "You can't make bricks without straw" (Bạn không thể làm gạch mà không cần rơm) (**). Những câu ấy có ý nói đến những người muốn làm một việc mà không chịu sử dụng những phương tiện cần thiết để làm việc ấy. Chúng ta phải nói thế nào về người muốn đóng thuyền mà không chịu xẻ ván? Muốn viết mà không chịu cầm bút? Muốn mua xe đắt tiền mà không chịu bỏ tiền ra mua? Có thật là họ muốn như thế không, hay chỉ nói thế mà không phải thế?

Cũng vậy, chúng ta phải nói thế nào về những người muốn lật đổ cộng sản nhưng lại không cần đến lực lượng? Hoặc muốn có lực lượng mà không chịu liên kết với ai? Hay phải nói thế nào về những người chỉ chấp nhận liên kết với những ai cùng chống cộng theo cách của họ? Cùng chống cộng theo cách của họ được bao nhiêu người? Bấy nhiêu người đã đủ mạnh để lật đổ cộng sản chưa? Quyết lật đổ cộng sản mà sao lại cứ làm cho lực lượng của mình ngày càng ít người đi? – Có phải họ nói chống cộng chỉ là để đùa cho vui chăng?

Phải chăng họ nghĩ rằng chỉ cần một nhóm nhỏ quyết tâm lật đổ chế độ cộng sản, chỉ cần chửi cộng sản hết cỡ như họ là chế độ ấy sẽ sụp đổ, không cần phải liên kết với ai để có sức mạnh? Họ có khác gì kẻ muốn ra trận, muốn chiến thắng, nhưng lại không thèm mang võ khí theo? Có thật là họ muốn chiến đấu và chiến thắng không, hay chỉ nói giỡn chơi cho vui cửa vui nhà?

Những kẻ thường gây chia rẽ, thích hạ uy tín những người cùng chiến tuyến, không tìm cách liên kết với những người cùng chí hướng, họ có chống cộng thật không? Những kẻ chuyên chụp mũ những người có quan điểm chống cộng khác với mình là "chống cộng cuội", là thân cộng, là cộng sản nằm vùng… họ là ai? Nếu thật sự chống cộng thì đâu có thái độ như thế được?!

Trong lịch sử Việt đã có những bài học hết sức thâm thúy và đặc sắc về việc liên kết chống giặc. Chẳng hạn chuyện Đức Trần Hưng Đạo. Ông có mối thù không đội trời chung với Trần Thủ Độ vì ông này đã ép vua Thái Tông cướp mẹ mình là Công chúa Thuận Thiên làm vợ, lại còn muốn giết cha mình là Trần Liễu. Nhưng khi giặc Nguyên tới, trước hiểm họa chung của đất nước, ông đã dẹp bỏ mối thù (mà cha ông trước khi chết đã trăn trối cho ông phải trả) để liên kết với chính kẻ thù của mình là Trần Thủ Độ cùng chống giặc. Qua sự việc đó, chúng ta mới chắc chắn Trần Hưng Đạo là người thật sự yêu nước, thật sự muốn chống giặc. Nếu ông không chấp nhận liên với kẻ thù riêng để chống kẻ thù chung thì ngày nay chúng ta đâu suy tôn ông là anh hùng dân tộc, là người sẵn sàng quên mình vì đất nước?

Có tấm gương sáng và bài học quý giá như thế về liên kết, tại sao ta không áp dụng vào cuộc đấu tranh hiện nay? Nhất là khi dân tộc mình đang bên bờ vực thẳm có thể bị Trung Quốc biến thành một quận huyện của chúng với sự tiếp tay của bè lũ CSVN như hiện nay? Trước tình trạng điêu linh của đất nước với thù trong lẫn giặc ngoài, tại sao ta lại không noi gương cha ông mình, sẵn sàng dẹp bỏ những hận thù riêng tư, những bực tức nhỏ nhoi, những bất đồng quan điểm để liên kết lại với nhau thành sức mạnh? Hay chúng ta đã quên mất lịch sử oai hùng của dân tộc mình rồi? Hay chúng ta nghĩ rằng không cần sức mạnh, không cần đoàn kết vẫn có thể thắng được Cộng sản, cả Trung cộng lẫn Việt cộng? Chúng ta có phép lạ chăng?

Đang lúc chúng ta cần đoàn kết để chống CSVN và Trung Quốc, đang lúc nước nhà điêu linh đến tột cùng, thế mà chúng ta lại đi chống nhau chỉ vì không đồng quan điểm về một vài nhân vật lịch sử đã thuộc về quá khứ! Cộng sản chỉ mong chúng ta làm như vậy và đã tìm cách để xui giục chúng ta làm như vậy!

Qua những thông tin trên mạng Internet, chúng ta biết các tôn giáo ở trong nước đang liên kết lại với nhau để cùng đấu tranh. Nhưng các tôn giáo ở hải ngoại thì…

Dường như qua sự kiện kỷ niệm 50 năm nền Đệ nhất Cộng Hòa bị sụp đổ, và kỷ niệm 50 năm HT Thích Quảng Đức tự thiêu, bọn cộng sản nằm vùng đang tìm cách "đâm bị thóc, thọc bị gạo", gây chia rẽ giữa các tôn giáo, làm cho các tôn giáo nghi ngờ hận thù nhau? Chúng đang kích động lòng yêu tôn giáo mình nơi các tín đồ đạo này để chống lại những tín đồ đạo khác. Muốn thế, chúng cố tìm cách chứng minh tôn giáo này đã hay đang làm hại tôn giáo kia. Liệu các tôn giáo ở hải ngoại có nhận thức được âm mưu của bọn cộng sản nằm vùng này không? Có tránh được cạm bẫy của chúng để cùng liên kết với nhau như những tôn giáo trong nước không?

Trước những nhân vật lịch sử, những biến cố lịch sử, mỗi người đều có quyền nhận định, đánh giá, hoặc yêu ghét tùy theo cách mỗi người tiếp cận với những sự việc ấy. Chắc chắn nhận thức của mỗi người phải khác nhau, có khi ngược hẳn nhau… Nhưng đừng vì quan điểm khác biệt nhau hay vì nhận thức trái ngược nhau mà chúng ta lại kèn cựa nhau, chê bai đả kích nhau, để rồi không liên kết được với nhau.

Thiết tưởng về những nhân vật lịch sử, những biến cố lịch sử, chúng ta mới chỉ có được những cái nhìn manh mún, vụn vặt, thấy mặt này mà không thấy được mặt kia, chưa đủ dữ liệu và chưa đứng xa đủ để có thể nhìn sự việc một cách tổng thể. Vì thế việc phán quyết những nhân vật lịch sử có công hay có tội ngoài khả năng của chúng ta mà cũng chưa phải là việc của chúng ta. Hãy nhường việc phán quyết ấy cho lịch sử. Lịch sử sau này sẽ nhận định và phê phán một cách trung thực hơn, khách quan hơn… Tranh luận hơn thua về phương diện này chẳng khác gì hai kẻ trọc đầu giành nhau cái lược… Kẻ không giành được thì bực bội, mà người giành được cũng chẳng lợi lộc gì. Có điều cả hai đều bị u đầu sứt trán và làm cớ cho những người hiểu biết chê cười! Kẻ có lợi là kẻ quăng cái lược vào cho hai người tranh giành, đánh lộn nhau!

Trước tình trạng nguy khốn hiện nay của đất nước, chúng ta dù trong hay ngoài nước, hãy tập trung vào việc đoàn kết để cứu nước! Hãy bắt chước Đức Trần Hưng Đạo dẹp bỏ mọi hận thù riêng tư, mọi dị biệt trong quan điểm để cùng ngồi lại với nhau, cùng làm chung với nhau những việc mà chúng ta vẫn làm thay vì làm riêng rẽ mạnh ai nấy làm.

Tuyệt đối không chửi nhau, không đánh phá nhau, không làm gì gây chia rẽ, gây mất hòa khí. Vì cái hại gây ra do chia rẽ luôn luôn lớn gấp bội cái hại do sự khác biệt nhau, hay do những lầm lỗi vì nhận thức chưa đúng của những người cùng chiến tuyến với mình.

Có như thế chúng ta mới là người thật sự yêu nước, thật sự chống cộng! Bằng không, việc yêu nước hay chống cộng của chúng ta chỉ là… đùa giỡn cho vui vậy thôi!

Người Việt Thầm Lặng

___________________

(*) Quan niệm "chân lý chỉ có một" hay "sự vật chỉ có một mặt" khiến người nào nghĩ mình là đúng bèn cho kẻ nghĩ khác mình là sai. Thực ra câu "chân lý chỉ có một" chỉ đúng cho Chân Lý Tuyệt Đối, là điều không thuộc về thế giới hiện tượng này. Còn thứ chân lý được sử dụng trong ngôn ngữ để diễn tả những thực tại tương đối thì không chỉ có một. Với quan niệm thực tại nhiều mặt và thường thay đổi, thì hai điều ngược lại nhau hay mâu thuẫn nhau vẫn có thể cùng đúng. Khi tờ giấy có mặt trắng mặt đen thì ai nói nó trắng cũng đúng, mà người nói nó đen cũng đâu có sai. Hôm qua người nói vật này là quả trứng, hôm sau người khác lại nói đó là con gà, tuy nói khác hẳn nhau nhưng cả hai đều nói đúng sự thật.

(**) Ngày xưa, khi chưa biết làm gạch nung, người ta làm gạch bằng đất sét trộn với rơm để gạch khó bị bể vụn. Thời xưa làm gạch mà không dùng rơm thì tương tự như thời nay đổ bê-tông mà không dùng cốt thép!
(Dân luận)

Tuyển sinh đại học, cần một sự tự chủ

Học sinh vừa tốt nghiệp phổ thông tại Việt Nam lại đang bước vào một kỳ thi đại học, được cho là quan trọng ở Việt Nam. Kính Hòa tìm hiểu vấn đề tuyển sinh qua ý kiến các thầy cô đã và đang làm việc tuyển sinh đại học.
Coi trọng trường công lập hơn
Mùa tuyển sinh đại học lại đến, các thành phố lớn, nơi có nhiều trường đại học lại ngập tràn màu áo trắng tinh khôi của tuổi trẻ, cùng màu áo bạc màu mồ hôi của phụ huynh.
Theo báo Tuổi Trẻ thành phố Hồ Chí Minh, trong đợt một của mùa tuyển sinh năm nay, tổ chức trong hai ngày 4 và 5 tháng bảy, có 800.000 thí sinh dự thi vào 132 trường đại học. Theo dư luận và các phòng tuyển sinh của các trường thì năm nay quy chế tuyển sinh, mặc dù vẫn như mọi năm nhưng đã được thí sinh và phụ huynh học sinh hiểu rõ hơn, cho nên có rất ít người thắc mắc tại các trung tâm dự thi trước giờ phòng thi mở cửa.
Thầy Hoàng Đức Bình, Giám đốc Phòng tuyển sinh và Truyền thông đại học tư thục Hoa Sen cho chúng tôi biết:
“Các năm vừa rồi những qui định tuyển sinh được Bộ thông báo trong thời gian quá ngắn nên rất là cập rập. Năm nay việc truyền thông đến thí sinh tốt hơn, nên các em cũng an tâm đi thi hơn và các trường cũng ít gặp khó khăn hơn.”
Nhận định về việc này, Tiến sĩ Vũ Thị Phương Anh, cựu giám đốc Trung tâm khảo thí Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh nói:
“Việc này cũng không phải là một đột phá gì quan trọng, mà chẳng qua là đã qua một thời gian lâu nên người ta hiểu hơn.”
Việc chọn lựa trường để thi vào cũng được nhận định là có một tiến bộ khi thí sinh và phụ huynh không chỉ chọn danh tiếng của trường đại học, mà chọn ngành nghề mà sau này sinh viên tốt nghiệp có cơ may tìm được việc làm nhiều hơn. Thầy Hoàng Đức Bình và Tiến sĩ Vũ thị Phương Anh đều đồng ý rằng đó là khuynh hướng của mùa tuyển sinh năm nay. Tiến sĩ Phương Anh nói thêm:
“Từ năm 2007 đến nay Việt Nam mình bị lạm phát Đại học, có những trường vẫn duy trì được uy tín nhưng cũng rất nhiều đại học chỉ thuộc lọai xoàng, nên thay vì ghi tên thi vô các đại học ấy thì thí sinh thi vô một trường Cao đẳng đàng hoàng vẫn tốt hơn, đó là một khuynh hướng mà năm nay rõ hơn.”
Việc mở ra nhiều trường Đại học, trong đó có nhiều trường tư thục đã đặt ra vấn đề là xã hội vẫn coi trọng các trường công lập hơn, trong một xã hội vốn chưa quen với một xã hội dân sự lành mạnh, Thầy Hoàng Đức Bình, thuộc trường đại học Hoa Sen, một trường tư thục có uy tín trong những năm gần đây nói:
“Cái nhìn của xã hội đã công bằng hơn, nhưng hằn sâu trong tâm thức người Việt mình, người ta vẫn coi trọng trường công hơn. Hơn nữa cũng có những trường tư không làm tốt được hết những gì mà qui chế tư thục cho phép. Chúng tôi hy vọng là sự phân biệt đó sẽ mất đi trong tương lai.”

000_Hkg5079044-305.jpg
Người thân chờ đợi các thi sinh thi đại học bên ngoài một điểm thi đại học ở Hà Nội, ảnh minh họa chụp trước đây. AFP PHOTO / HOANG DINH Nam
Nên bỏ kỳ thi đại học?
Trở lại câu chuyện thi Đại học, đã có nhiều ý kiến cho rằng nên bỏ kỳ thi đại học vì nó quá tốn kém, tạo áp lực quá cao trên thí sinh và gia đình, nhất là họ lại vừa trải qua kỳ thi phổ thông trước đó. Những ngày tập trung thí sinh cũng gây áp lực lên sinh họat bình thường của xã hội, khi có cả trăm ngàn người kéo vào các thành phố lớn. Báo chí hiện nay đang cảnh báo về những ngày kẹt xe sẽ xảy ra trong mùa thi đại học, bên cạnh đó còn có những vấn đề khác như phòng trọ cho thí sinh và gia đình. Nhưng điều mà các người đã và đang làm việc như thầy Bình và Tiến sĩ Phương Anh suy nghĩ là một vấn đề lớn hơn, đó là sự tự chủ của các trường đại học trong việc tuyển sinh cho chính mình.
Khi trả lời về mô hình một trung tâm độc lập cung cấp cơ sở dữ liệu thí sinh như kiểu College Board ở Mỹ cho các trường Đại học tự tuyển sinh cho mình, từ đó có thể bỏ kỳ thi đại học tập trung tốn kém như hiện nay, thầy Bình cho biết:
“Sự tự chủ trong tuyển sinh là niềm mơ ước của chúng tôi, vì các trường mới biết sản phẩm mà mình muốn tạo ra rồi từ đó có cách tuyển sinh thích hợp.”
Tiến sĩ Phương Anh thì thận trọng hơn trong vấn đề này, bà phân tích như sau:
“Mỹ là một xã hội dân sự rất mạnh lâu rồi, ở Việt Nam thì mọi nguồn lực vẫn trong tay nhà nước, nay nếu lập một trung tâm độc lập thì chắc có lẽ cũng phải do nhà nước nắm. Kỳ thi phổ thông phải được củng cố để trở thành tử tế hơn, dĩ nhiên là với những yêu cầu trung bình thôi, từ đó mới có cơ sỏ dữ liệu đáng tin cho các trường đại học chọn sinh viên.”
Như vậy vấn đề các kỳ thi vẫn có những ý kiến khác nhau, nhưng những người như thầy Bình và tiến sĩ Phương Anh đều có quan điểm là cần một sự tự chủ đại học, Tiến sĩ Phương Anh cho biết:
“Đo ni một người để may áo cho mọi người thì cái áo đó sẽ xấu.”
Sự đa dạng của xã hội mà trong đó các trường đại học là những thành viên quan trọng, được tự chủ trong việc tạo ra nguồn nhân lực mới và đa dạng cho xã hội vẫn là điều mơ ước, theo tiến sĩ Phương Anh, quan điểm như của chị chưa chắc là quan điểm thắng thế.
Kính Hòa, phóng viên RFA
2013-07-06

Chuyên gia Phạm Chi Lan - Nông dân càng làm càng lỗ:Hậu quả của sai lầm chiến lược

"Tôi nghĩ đấy là một trong những sai lầm của mình, cũng là một cái sai mang tính chất chiến lược, ham thành tích mà nói cho cùng thì thành tích xuất khẩu gạo nhiều thì ai là được hưởng nhiều nhất, đó là mấy doanh nghiệp xuất khẩu lương thực, những đơn vị trong Hiệp hội xuất khẩu lượng thực", chuyên gia Phạm Chi Lan nhìn nhận.
Nông nghiệp càng làm càng lỗ, người nông dân phải làm gì?
Sản lượng các mặt hàng nông sản liên tục tăng qua các năm, nhưng giá lại giảm dần đều, mọi thiệt hại người dân phải gánh chịu toàn bộ. Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, đấy là hậu quả của định hướng chiến lược sai, người nông dân chịu thiệt hại, trong khi dù giá lên hay xuống thương lái, doanh nghiệp thu mua, xuất khẩu đều hưởng lãi.
chuyen-gia-kinh-te-pham-chi-lan-Phunutoday.vn.jpg
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan.
PV – Với những vấn đề của sản xuất nông sản hiện nay như được mùa mất giá, sản xuất càng nhiều giá càng giảm, thậm chí sản phẩm làm ra không bán được cho ai, người nông dân đối mặt với phá sản, nợ nần… Bà có đánh giá gì về tình hình sản xuất và bán sản phẩm của người nông dân thời gian qua?
Bà Phạm Chi Lan: Thị trường nông sản nói chung đã được nói tới rất nhiều thời gian qua, và cũng đã được bản thảo rất nhiều ở các tầng khác nhau, kể cả kỳ họp Chính phủ tổng kết 6 tháng đầu năm 2013, chủ đề nông sản và người nông dân đã được bàn tới rất nhiều. Tôi cho như vậy là những mối lo về nông sản và đời sống người nông dân được đưa lên là rất cần thiết.
6 tháng đầu năm cho thấy rất rõ tăng trưởng của nông nghiệp đã giảm xuống nhiều so với trước, giờ mức tăng trưởng chỉ còn 2%, cùng với mức tăng công nghiệp cũng thấp làm cho kinh tế 6 tháng đầu năm nay không được như cùng kỳ năm ngoái.
Nhưng vấn đề chính là người nông dân đang ngày càng ở thế bất lợi về rất nhiều mặt, sản phẩm của họ tiêu thụ rất khó hăn, mức độ tăng trưởng thị trường tiêu thụ cũng rất khó, có nhiều mặt hàng thực sự là bế tắc khi muốn đưa ra thị trường.
Điều đó dẫn tới kết cục khó khăn của một số doanh nghiệp nông sản, nhưng nói cho cùng người nông dân làm ra sản phẩm đó còn khốn đốn hơn. Vì doanh nghiệp ít nhiều còn có lực hơn, đã qua một số thời gian kinh doanh đã có vốn liếng tích lũy nhất định, còn người nông dân được mùa nào thì trông mùa đấy, có tích lũy được gì đâu để phòng cho những lúc khó khăn. Cho nên, càng khó khăn thì người nông dân càng phải chịu đựng nhiều hơn.
Nghiên cứu vừa qua của Viện Chiến lược và chính sách nông nghiệp đưa ra điều tra cho thấy, từ năm 2006 tới nay mức sống của người nông dân trên thực tế đã giảm xuống rất nhiều. Về mặt danh nghĩa có thể chi phí cho ăn uống, lượng thực, thực phẩm tăng lên, nhưng cái đó chủ yếu do tăng giá, chứ không phải chất lượng bữa ăn được cải thiện. Chính những người làm nông nghiệp còn không được thừa hưởng thành quả của mình, làm sao động viên họ để có thể tiếp tục làm được.
   
PV - Phải chăng đấy là hậu quả của việc định hướng chiến lược sai, khi lâu nay ngành nông nghiệp, các địa phương chỉ chạy theo số lượng mà quên đi chất lượng và các giá trị gia tăng cho sản phẩm nông nghiệp?
Bà Phạm Chi Lan: Đúng vậy, tôi nghĩ đấy là một trong những sai lầm của mình, cũng là một cái sai mang tính chất chiến lược, ham thành tích mà nói cho cùng thì thành tích xuất khẩu gạo nhiều thì ai là được hưởng nhiều nhất, đó là mấy doanh nghiệp xuất khẩu lương thực, những đơn vị trong Hiệp hội xuất khẩu lượng thực.
Mà Hiệp hội đó lại được nhà nước trao cho quá nhiều quyền, kể cả phân bổ quota xuất khẩu, đàm phán thị trường, họ (doanh nghiệp – PV) hưởng đủ, trong khi đẩy tất cả thiệt hại về cho người nông dân.
Lẽ ra họ phải là đơn vị xem lượng gạo xuất khẩu của VN như thế nào là vừa phải, mang lại lợi ích tốt nhất, nhưng dường như đối với họ càng bán được nhiều thì càng được lợi, dù giá lên hay xuống thì họ vẫn là người được, còn người thua là nông dân, nên họ không quan tâm.
PV – Chính phủ cũng đã áp dụng thu mua lúa gạo tạm trữ, với mục tiêu người nông dân lãi 30%, nhưng thực tế không đạt được như vậy, thậm chí người nông dân còn bị thương lái, doanh nghiệp ép giá, quan điểm của bà thế nào về chương trình này?
Bà Phạm Chi Lan: Tất cả chính sách đó thì người được lợi là những doanh nghiệp được giao mua, bản thân người nông dân có được lợi bao nhiêu đâu. Chính sách đó đã nói mấy năm nay rồi là phải thay đổi cách làm nhưng có thay đổi được đâu. Vì mấy ông Hiệp hội lương thực vẫn mạnh tiếng hơn nhiều, nên vẫn thuyết phục được nhà nước làm để cho các ông ấy làm.
PV - Có doanh nghiệp hỗ trợ nông dân giống, phân bón, như một hình thức cho người nống dân vay vốn sản xuất. Nhưng doanh nghiệp lại tính giá thật cao, khi mua vào sản phẩm lại ép giá thấp, và thực tế người nông dân bị biến thành người làm thuê trên đất của mình, hầu như không có lãi, thậm chí lỗ, bà nghĩ sao về điều này?
Bà Phạm Chi Lan: Tình trạng đó rõ ràng là có và đã xuất hiện nhiều, nhưng ở đây lại đặt vấn đề quản lý của nhà nước như thế nào, vì tất cả hiện tượng xấu như vậy đã nêu nhiều mà chả ai làm gì để khắc phục nó cả. Đấy là điều đáng tiếc. Báo chí, các chuyên gia lên tiếng có phải ít đâu.
PV – Vậy theo bà, chúng ta cần làm gì để gỡ khó khăn cho nông dân và nông sản?
Bà Phạm Chi Lan: Tôi nghĩ, về mặt chính sách cần xem xét lại một cách toàn diện, lâu nay chúng ta nhấn quá nhiều vào vấn đề an ninh lương thực, cứ nghĩ rằng thị trường lương thực tế giới rộng lớn, mình có rất nhiều cơ hội để phát triển xuất khẩu. Nhưng trên thực tế không phải thế, vì và năm gần đây một số nước cũng tăng cường xuất khẩu nông sản nhiều, gạo thì có Ấn Độ, Myanmar, Campuchia, và một số nước khác vươn lên xuất khủa gạo cũng khá tốt và cạnh tranh ngang ngửa với chúng ta.
Mặt khác, những nước phải nhập khẩu gạo lâu nay cũng cố gắng cải thiện sản xuất gạo để có thể tự cung, tự cấp được nhiều hơn, giảm bớt nhu cầu nhập khẩu.
Nên mình cũng đừng ham cứ chạy theo thành tích mỗi năm xuất khẩu gạo ngày càng nhiều lên mà lấy đấy làm vui. Trong khi xuất khẩu nhiều thêm nhưng giá trị lại giảm đi, còn đầu vào cho sản xuất lại thăng lên, có nghĩa là người trồng lúa chịu thua thiệt đi chứ không phải được lợi hơn. Mình không nên ham chạy theo thành tích kiểu như vậy.
Tôi cho là rất cần phải xem lại chủ trương về phát triển lương thực, như vừa rồi nguyên Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Công Tạn có nói, đừng để cho vấn đề an ninh lương thực trở thành như một cái gông với chúng ta mà cứ phải theo đuổi. Tôi cho VN nên hoạch định lại để có một lượng nông sản dư thừa vừa phải về mặt gạo, không nhất thiết phải làm nhiều đến thế. Mà nhất là có những nơi làm lúa không có hiệu quả cao bằng các cây trông khác thì nên để cho người nông dân được chuyển đổi làm các cây trồng khác có thể mang lại thu nhập lớn hơn cho họ.
Đấy là nguyên tắc hết sức cần thiết. Cần tính toán lại diện tích cần bao nhiêu, thực hiện chỗ nào phải tính rất cụ thể để đảm bảo có dư thừa nhất định so với yêu cầu trong nước, dư thừa vài ba triệu tấn để xuất khẩu cũng được. Như hiện nay xuất khẩu tới 7-8 triệu tấn tôi nghĩ là không cần thiết và không nên. Vì gạo càng nhiều thì mình càng bị thiệt so về giá cả.
Cà phê cũng vậy, cần tính lại số lượng cà phê, mình cần xuất khẩu số lượng thế nào, thị trường cũng không phải tiêu thụ vô hạn độ về mặt hàng này, rồi cũng còn nhiều nước khác họ xuất khẩu, cũng cần phải tính toán lại. Chạy theo cà phê cũng quá đáng, diện tích trồng cà phê tăng lên quá nhiều, cần phải hoạch định lại.
Thứ nữa, là tính toán lại toàn bộ các loại cây trồng, vật nuôi, cần thiết thì phải điều chỉnh để thúc đẩy các ngành phát triển tốt hơn. Như chăn nuôi hiện nay đang trong tình trạng bị thua thiệt rất nặng nề, thành ra cẩ giá và sản lượng đều giảm mạnh, người chăn nuôi có xu dướng dẹp bỏ đi không làm nữa. Cái đó là rất không nên, vì chăn nuôi vốn dĩ là ngành mang lại lợi nhuận tốt hơn với trồng trọt.
Nhưng vấn đề với chăn nuôi là chi phí đầu vào cho thức ăn chăn nuôi đắt quá, tăng liên tục, rồi bị rơi khống chế của một số người cung cấp. Thành ra người chăn nuôi bị thiệt thòi rất nhiều.
Mặt khác, việc mở cửa thị trường cho các sảm phẩm từ thịt gia súc mở quá nhanh, trong khi không có công cụ cần thiết để bảo vệ chăn nuôi tốt trong nước. Tất cả cần tính toán lại.
Còn nói chung với tổng thể nông nghiệp thì cần thêm đầu tư vào nông nhiệp để bù đắp lại một thời gian dài chúng ta đã lãng quên và giảm sút rất nặng thì giờ cần bù đắp lại, làm sao nâng cao chất lượng của sản xuất nông nghiệp. Trên thị trường thế giới để cạnh tranh được bây giờ cũng phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không có các tiêu chuẩn an toàn, thì có rẻ cũng không bán được, chứ đừng nghĩ cứ cạnh tranh bằng giá rẻ mãi mà được.
PV: - Xin cảm ơn bà!
Lê Việt (thực hiện)

Biến động tại Ai Cập, bài học nào cho đối lập Việt Nam ?

...đối lập Việt Nam phải hiểu rằng bất cứ cuộc đấu tranh nào muốn thành công cũng phải có tổ chức. Không có tổ chức thì không thành công, và nếu có thành công thì không phải những người đấu tranh được hưởng.
Sau khi vị tổng thống dân cử đầu tiên của Ai Cập bị quân đội truất phế ngày 3/7/2013, tình hình chính trị tại Ai Cập cho tới nay vẫn tiếp tục rối loạn. Xung đột giữa hai phe chống đối và ủng hộ ông Mohamed Morsi, vị tổng thống bị truất phế, ngày càng gia tăng cường độ. Cho tới ngày 06/07, đã có hơn 30 người bị giết và gần 1200 người bị thương. Con số này sẽ còn gia tăng trong những ngày sắp tới.
Những gì đang xảy ra tại Ai Cập đặt ra nhiều câu hỏi. Tại sao ông Morsi bị truất phế và sự truất phế này có hợp hiến không ? Quân đội có vai trò nào trong chính trường Ai Cập ? Bài học nào cho đối lập Việt Nam ?

Ai Cập dưới thời Mohamed Morsi
Ông Mohamed Morsi, 62 tuổi, là vị tổng thống thứ 5 và là vị tổng thống dân cử đầu tiên của Ai Cập. Trong vòng hai của cuộc bầu cử tổng thống tháng 01/2011, ông Morsi đã đắc cử với 51,73% số phiếu. Chính thức lên cầm quyền ngày 30/06/2012, Mohamed Morsi bị truất phế đúng một năm sau đó, ngày 03/07/2013.
Cũng nên biết từ sau khi giành được độc lập năm 1922, Ai Cập có 5 vị tổng thống, tất cả đều là quân nhân trừ Mohamed Morsi. Vị tổng thống đầu tiên là tuớng Mohammed Naguib, nắm giữ chức vị tổng thống được một năm (1953-1954) thì từ chức vì bị cáo buộc thân với nhóm Những anh em Hồi giáo (Muslim Brotherhood). Vị tổng thống thứ hai là tướng Gamel Abdel Nasser,  trị vì 14 năm đến khi chết (1956-1970). Ngườithứ tư là tướng Hosni Moubarak, vị tổng thống trị vì lâu dài nhất Ai Cập, 30 năm, sau bốn lần đắc cử chức vụ tổng thống từ 1981 đến 2011.
Là một tín đồ Hồi giáo trung kiên, ông Mohamed Morsi là thành viên của tổ chức Những anh em Hồi giáo, một tổ chức cực đoan bị cố tổng thống Nasser giải tán năm 1954 và bị cấm sinh hoạt chính trị tại Ai Cập.
Những anh em Hồi giáo là một tổ chức Hồi giáo liên quốc gia được thành lập năm1928 tại Ai Cập. Chủ trương của tổ chức này là phục hồi lại giáo luật Sharia trong đời sống và chống lại mọi hình thức thế quyền và những giá trị phổ cập của phương Tây trong các xã hội Hồi giáo, nghĩa là tự do, dân chủ, nhân quyền, bình đẳng nam nữ…. Nói tóm lại, tổ chức Những anh em Hồi giáo chống lại nền văn minh vật chất. Địa bàn phát triển của tổ chức này là những khu dân cư nghèo khổ trong các thành phố lớn vcủa xã hội phương Tâyà những vùng thôn quê hẻo lánh, nơi có trình độ dân trí thấp nên cán bộ của tổ chức tha hồ tuyên truyền theo ý muốn. Trong suốt thời gian bị cấm sinh hoạt chính trị tại Ai Cập, tổ chức Những anh em Hồi giáo tập trung vào buôn bán và làm chủ nhiều cửa hàng bán sỉ và bàn lẻ tại khắp nơi. Với số tiền lời thu được, tổ chức gây ảnh hưởng qua những công tác xã hội như trợ cấp tiền, chữa bệnh miễn phí cho người nghèo… Qua những công tác xã hội mà Những anh em Hồi giáo đã xây dựng lại mạng lưới tổ chức và tranh thủ được cảm tình của tầng lớp quần chúng nghèo khổ.
Hiện nay Ai Cập có 84 triệu dân, lợi tức đầu người hơn 2700 USD/năm, nhưng hơn 3/4 dân số sống dưới mức nghèo khổ. Phe tổng thống Mohamed Morsi đã thắng mọi cuộc bầu cử là nhờ 75% thành phần quần chúng nghèo khổ này bỏ phiếu. Họ tin rằng khi nắm dân chủ chính quyền, tổ chức Những anh em Hồi giáo sẽ giúp mọi người có một đời sống vật chất khá hơn.
Nhiều tin đồn nói rằng tổ chức Những anh em Hồi giáo được những nhóm Hồi giáo quá khích (salafist và wahhabist) tại Ả Rập Saudi và các Tiểu vương quốc Ả Rập giúp đỡ tiền bạc là sai. Trong nội bộ những tổ chức Hồi giáo, tranh chấp ảnh hưởng có thể dẫn đến thù địch : những nhóm salafist và wahhabist trên bán đảo ả rập không ưa tổ chức Những anh em Hồi giáo vì không cùng mục tiêu phát triển. Những anh em Hồi giáo tập trung phát triển nếp sống Hồi giáo trong xã hội Ai Cập và muốn tranh giành quyền lãnh đạo đất nước qua những cuộc bầu cử, trong khi hai nhóm kia chủ trương phát triển Hồi giáo ra khắp trên nơi  thế giới, bằng bằng bạo lực nếu cần, và đối thủ của hai nhóm Hồi giáo cực đoan này là Hồi giáo Shia.
Về đối nội, khuyết điểm của ông Morsi và Những anh em Hồi giáo là quá nóng vội. Ngay sau khi đảm nhiệm chức vụ tổng thống, Mohamed Morsi liền loại bỏ vai trò của Hội đồng tối cao những lực lượng vũ trang (tức quân đội) ra khỏi mọi sinh hoạt cầm quyền của Ai Cập và thành lập Đảng Tự do và Công lý để đưa người vào quốc hội chiếm giữ những ghế trống của quân đội và trở thành phe đa số. Điều này đã dấy lên một phong trào bất mãn trong giới sĩ quan vì bị tước mất một số quyền lợi vật chất đáng kể. Nhưng giọt nước đã làm tràn ly là sau một năm cầm quyền, Đảng Tự do và Công lý của tổng thống Mohamed Morsi chỉ tập trung củng cố địa vị của tổ chức Những anh em Hồi giáo và thông qua những đạo luật thuận với giáo luật Sharia, như cho phép quân đội để râu, cấm phụ nữ ăn mặc hở hang, đóng cửa những nhà hàng ca nhạc…
Thêm vào đó, ông Morsi còn tổ chức trưng cầu dân ý sửa đổi hiến pháp để rộng quyền cải tổ xã hội theo giáo luật Sharia. Những biện pháp này càng khiến Ai Cập bị cô lập với thế giới bên ngoài vì không ai muốn vào đầu tư và cũng không du khách nào muốn đến viếng thăm. Mất hai nguồn tài trợ này, đời sống dân chúng Ai Cập vốn đã thấp lại càng xuống cấp hơn. Chính những thành phần nghèo khổ trong thành phố trước kia đã ủng hộ Morsi nay quay lưng lại chống lại ông. Đó là chưa kể những vụ trả thù báo oán những người dám chống lại ông Morsi bằng tòa án,. Vụ tuyên 21 án tử hình đối với những người gây bạo động tại Port Said trên bán đảo Sinai hồi tháng 3 vừa qua càng đào sâu hố thù hận giữa Cairo và những thành phố lớn khác.
Về đối ngoại, chính quyền của ông Morsi cũng làm thế giới phương Tây lo ngại. Ngay khi vừa lên cầm quyền, ông Morsi đã chính thức viếng thăm Iran trong dự kiến thành lập một liên minh chống Do Thái. Thêm vào đó Đảng Tự do và Công lý của ông cũng để lộ hậu ý muốn gia tăng cước phí vận chuyển dầu khí từ vùng Vịnh qua kênh đào Suez, điều mà các quốc gia Điạ Trung Hải và khối NATO không chấp nhận. Chính quyền của ông Morsi cũng làm ngơ để những nhóm Hồi giáo quá khích đọt phá và giết hại những người Công giáo Copte, một giáo phái Công giáo xưa nhất thế giới chỉ có tại Ai Cập.
Những cuộc biểu tình chống Morsi
Năm đầu tiên cầm quyền của ôngMorsiđã được đánh dấu bằng cuộc khủng hoảng kinh tế lan rộng, thiếu hụt nhiên liệu và các cuộc biểu tình phản đối.Ông Morsi bị chỉ trích là đã phản bội lý tưởng của cuộc Cách mạng mùa Xuân 2011đã đưa ông lên cầm quyền. Thay vì tập trung nâng cao mức ống người dân, ông Morsi chỉlotập trung quyền lực vàotay Đảng Tự do và Công lý của ông và tổ chức Những anh emHồi giáo.
Dưới thời Morsi, đời sống người dân Ai Cập khốn khổ hơn thời cựu tổng thống Hosni Moubarak : sinh hoạt kinh tế bị bế tắc, Ai Cập không có gì để xuất khẩu và cũng không ai đến đầu tư. Tỷ lệ thất nghiệp chính thức là 15%, nhưng trong thực tế hơn 30% (tỷ lệ thất nghiệp trong giới trẻ rất cao : +50% cho phái nữ và +20% cho phái nam). Thêm vào đó, nguồn ngoại tệ trực tiếp thu được từ du lịch giảm sút thấy rõ, ảnh hưởng đến hơn 20% dân số sinh sống nhờ du lịch (khách sạn, nhà hàng, tài xế, nghề thủ công, bán hàng rong…). Các công ty lữ hành không dám đưa khách đến Ai Cập thăm viếng những di tích thời những Pharaon xa xưa vì mất an ninh và bị phiền hà bởi những cuộc biểu tình.
Nhân dịp kỷ niệm một năm cầm quyền của tổng thống Mohamed Morsi (30/06/2012-30/06/2013),phong trào đối lập mang tên Tamarod (Phản kháng) đã khởi động một kiến nghị yêu cầu tổ chức bầu cử quốc hội và đã đoàn kết được các nhóm đối lập tranh đấu cho tự do và dân chủ. Hơn 22 triệu người đã ký vào bản kiến nghị này. Trong ngày 30/06, tại khắp nơi trên lãnh thổ Ai Cập, hàng triệu người tham gia các cuộc tuần hành đòi ông Morsi phải ra đi.
Tại Cairo, những người ký kiến nghị đã xuống đường tại Quảng trường Tahrir đòi bầu cử quốc hội và được sự hưởng ứng của rất nhiều thường dân Ai Cập. Những người biểu tình đã tuần hành ngày đêm để biểu lộ sự tức giận đối với những chính sách kinh tế và hô to những khẩu hiệu yêu cầu ông Morsi hãy ra đi (get out) vì cuộc chơi đã chấm dứt (game is over). Những người chống đã xông vào trụ sở của tổ chức Những anh em Hồi giáo tại Cairo bị cướp phá và phóng hỏa.
Quân đội can thiệp
Trước nguy cơ xảy ra xung đột lớn giữa hai phe chống đối và ủng hộ tổng thống Morsi, ngày 01/07 Bộ tư lệnh quân đội Ai Cập đưa ra một tối hậu thư yêu cầu tổng thống Mohamed Morsi trong 48 giờ phải tìm cho ra một thỏa thuận với phe đối lập và "phải đáp ứng yêu cầu của nhân dân", nghĩa là là phải từ chức, nếu không sẽ phải đối diện với sự can thiệp quân sự. Tối hậu thư cũng cho biết sẽ đưa ra một "lộ trình" (sự vụ lệnh) cho tương lai đất nước nếu tổng thống Mohamed Morsi không đáp ứng yêu cầu của tối hậu thư trước 16g30 ngày 3/7. Theo lộ trình này, quân đội sẽ chỉ định một tổng thống tạm thời, đình chỉ Hiến pháp mới và giải tán Quốc hội. Trong thời gian chuẩn bị, một tổng thống lâm thời sẽ điều hành quốc gia và tổ chức cuộc bầu cử tổng thống trong một thời hạn ngắn nhất. Tổng thống Mohamed Morsi từ chối, vì cho rằng ông là vị tổng thống dân cử hợp pháp của Ai Cập, không ai có quyền ra lệnh cho ông từ chức.
Chiều ngày 3/7, sau khi thời hạn 48 giờ đã trôi qua, tướng Abdel Fattah al-Sisi, tổng tư lệnh quân đội Ai Cập, lên tiếng trước ống kính truyền hình rằng ông Mohamed Morsi đã bị tước quyền lực và tuyên bố đình chỉ hiến pháp. Ông Adly al-Mansour, một chánh án Tòa án Hiến pháp Tối cao được chỉ định làm tổng thống lâm thời của Ai Cập. Sau tuyên bố của tướng al-Sisi, giáo chủ Tawadros II, người đứng đầu Giáo hội Thiên chúa cổ Ả rập (copte) và ông Mohamed el-Barradei, nhân vật được phong trào Tamarod (Phản kháng) đề nghị làm người đứng đầu hàng ngũ đối lập, cũng đã có những tuyên bố ngắn gọn. Ông Baradei nói lộ trình mới nhằm hướng tới hòa giải dân tộc và thể hiện cho một khởi đầu mới của cuộc cách mạng lật đổ Hosni Moubarak hồi tháng 01/2011.
Ngay sau tuyên bố của tướng al-Sisi, tổng thống Morsi cùng hơn 300 chức sắc khác của tổ chức Những anh em Hồi giáo và Đảng Tự do và Công lýbị bắt giữ. Những cơ sở tài chánh, truyền thông và thương mại của tổ chức Những anh em Hồi giáo đều bị niêm phong và đóng cửa.
Tại Quảng trường Tahrir, phe chống đối Morsi reo hò trong tiếng pháo bông và tiếng còi inh ỏi. Trong khi đó, tại khu vực phía bắc Cairo, hàng ngàn người ủng hộ Morsi chuẩn bị tiến vào trung tâm thủ đô yêu cầu trả tự do cho ông Morsi. Tổ chức Những anh em Hồi giáo lên án quân đội đãlàm"một cuộc đảo chánh quân sự".Trong những thành phố lớn khác của Ai Cập (Alexandria, Port Said…), hai phe chống đối và ủng hộ Morsi tiếp tục xung đột lẫn nhau.
Thế giới phương Tây quan ngại
Trước sự can thiệp của quân đội vào chính trường Ai Cập, cả thế giới phương Tây quan ngại. Theo hiến pháp Ai Cập, tổng thống là tổng tư lệnh tối cao của quân đội và quân đội phải chấp hành những quyết định của chính quyền dân sự. Nhưng trong tình hình hiện nay, chính dân chúng Ai Cập mong muốn quân đội can thiệp vào chính trị để đưa Ai Cập ra khỏi bế tắc. Đây là lần đầu tiên một vị tổng thống dân cử bị quân đội "truất phế", chứ không phải bị đảo chánh vì không một quân nhân nào có mặt trong chính quyền lâm thời. Nhưng cho dù có thế nào, truất phế hay lật đổ một tổng thống dân cử hợp pháp là không bình thường trong một quốc gia dân chủ đúng nghĩa.
Quốc gia e ngại đầu tiên là Hoa Kỳ. Tổng thống Mỹ Barack Obama nói ông quan ngại sâu sắc trước việc tổng thống Morsi bị lật đổ, nhưng tránh dùng chữ "đảo chánh" và kêu gọi quân đội Ai Cập không nên tùy tiện bắt giữ ông Morsi và những người ủng hộ ông. Lý do không sử dụng danh từ "đảo chánh" vì luật pháp Hoa Kỳ cấm chính quyền Mỹ ủng hộ hay giúp đỡ những người lãnh đạo do đảo chánh đưa lên cầm quyền. Trong tháng 5 vừa qua, quốc hội Hoa Kỳ đã phê chuẩn một gói viện trợ quân sự trị giá 1,3 tỷ USD cho Ai Cập, nếu đây là một cuộc đảo chánh thì Ai Cập sẽ mất nguồn viện trợ này.
Ông Ban Ki-moon, tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, nói rằng ông hiểu nhân dân Ai Cập bất mãn sâu sắc nhưng cũng bày tỏ sự quan ngại trước sự can thiệp của quân đội.
Bà Catherine Ashton, đại diện đối ngoại của Liên Hiệp Châu Âu, lên án hành động truất ohế của quân đội và kêu gọi Ai Cập sớm quay trở lại tiến trình dân chủ, như tổ chức các cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội một cách tự do và công bằng để phê chuẩn một bản Hiến pháp mới. Bà Ashton hy vọng rằng chính quyền chuyển tiếp sẽ bao gồm tất cả các phe phái chính trị và nhân quyền và pháp trị sẽ được tôn trọng.
Ông William Hague, ngoại trưởng Anh, nói nước ông không ủng hộ hành động can thiệp quân sự để giải quyết bất đồng trong một chế độ dân chủ.
Ông François Hollande, tổng thống Pháp, nói một vị tổng thống dân cử bị truất phế không có lý do chính đáng là không bình thường. Chính quyền mới tại Ai Cập phải tiến hành gấp những cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội mới.
Vế phía các quốc gia Hồi giáo, chỉ hai cấp lãnh đạo lên tiếng ủng hộ. Quốc vương Abdullah của Ả Rập Saudi lại ca ngợi sự can thiệp của quân đội Ai Cập và chúc mừng tổng thống lâm thời Mansour. Tổng thống Syria, ông Bachir al-Hassad lên tiếng ủng hộsự can thiệp của quân đội và lên án chính quyền Morsi đả chính trị hóa Hồi giáo.
Vai trò của quân đội Ai Cập
Quân đội Ai Cập hiện nay có khoảng một triệu đang tại ngũ và 50.000 người trừ bị. Quân đội Ai Cập là lực lượng quân sự mạnh nhất trên lục địa Châu Phi và cũng là một trong những lực lượng quân sự lớn nhất trong vùng Trung Đông. Những binh chủng đặc biệt của Ai Cập cũng có nhiều kinh nghiệm chiến trường hơn những quân đội khác trong vùng.
Hiện nay tướng Abdel Fattah al-Sisi, bộ trưởng quốc phòng, là người đứng đầu các lực lượng vũ trang Ai Cập. Theo hiến pháp Ai Cập, nhưng người chỉ huy tối cao của quân đội là tổng thống. Trong thời bình, tước vị chỉ huy tối cao quân đội chỉ là hư vị nhưng trong thời chiến, tổng thống kiêm luôn chức nguyên soái quân đội, đô đốc hải quân, nguyên soái (Colonel general) các lực lượng phòng không và không quân. Được tuyển vào các khóa huấn luyện sĩ quan là một vinh hạnh lớn đối với thanh niên Ai Cập, vì sau đó là một tương lai sáng lạn cho bản thân và gia đình. Nghĩa vụ quân sự bắt buộc đối với nam nhân Ai Cập từ tuổi 19, sinh viên có thể lùi thời hạn nhập ngũ tới tuổi 28. Thời gian nghĩa vụ phụ thuộc vào mức độ giáo dục của từng người.
Ai Cập hợp tác quân sự chặc chẽ với Hoa Kỳ trong nhiều lĩnh vực chiến lược, trong đó có sự hiện đại hóa trang bị vũ khí và huấn luyện quân sự. Từ ba thập niên qua, Hoa Kỳ đã tài trợ hơn 30 tỷ USD cho quân đội Ai Cập và quân đội Ai Cập là lực lượng quân sự được trang bị chiến xa Abrams lớn nhất thế giới. Quân đội Ai Cập cũng thường xuyên tham gia các cuộc tập trận với Hoa Kỳ và các nước Châu Âu cũng như các đồng minh Ả rập. Quân đội Ai Cập đã liên tục tham gia vào các chiến dịch gìn giữ hòa bình của Liên hiệp quốc, gần đây nhất là tại Đông Timor, Sierra Leone và Liberia.
Nhắc lại, từ năm 1952, sau khi tướng Nasser lên cầm quyền, quân đội Ai Cập trở thành một định chế chính trị điều hành quốc gia với những quyền hạn lớn. Quân đội cũng là một định chế kinh tế nắm giữ độc quyền phân phối bánh mì, xây dựng cộng cộngn sản xuất mức trái cây, áo quần và tất cả những vật liệu gia dụng. Tù năm 1979, ngân sách quốc phòng, trong đó có 1,3 tỷ USD viện trợ của Hoa Kỳ, nằm ngoài sự kiểm soát của quốc hội và chính quyền. Những sĩ quan cao cấp sống trong khu vực sang trọng dành riêng cho quân đội. Sau khi loại bỏ thống chế Tatawi và đề cử tuớng Fattah al-Sisi vào chức tổng tư lệnh quân đội Ai Cập, tổng thống Morsi không dám đụng đến những quyền lợi kinh tế và ngân sách quốc phòng của quân đội và quyền miễn tố trước pháp luật.
Theo một thông lệ bất thành văn, quân đội đảm nhiệm vai trò bảo vệ hiến pháp như tại Nghĩ Kỳ. Nhưng quân đội Ai Cập nổi tiếng với truyền thống lật đổ chính quyền, như truất phế vua Farouk năm 1952 để đưa tướng Naguib lên làm tổng thống, sau đó buộc ông từ chức để đưa Nasser lên thay. Truyền thống lật đổ chính quyền của quân đội 61 năm sau vẫn không thay đổi, sau khi quay lưng lại với tổng thống Hosni Mubarak, một tướng lãnh cao cấp, táng 1/2011, lần này đến lượt một tổng thống dân sự, ông Mohamed Morsi. Không những thế, tướng Fattah al-Sisi, tổng tư lệnh quân đội còn chỉ định quyền tổng thống cho một chánh án Tòa án hiến pháp tối cao như một người lãnh đạo thực sự nước Ai Cập.
Dù quyền lực trên danh nghĩa được tổ chức theo hệ thống bán tổng thống đa đảng, theo đó quyền hành pháp trên lý thuyết được phân chia giữa tổng thống và thủ tướng, nhưng trên thực tế hầu như chỉ một mình tổng thống được bầu ra trong những cuộc bầu cử chỉ có một ứng cử viên trong vòng hơn năm mươi năm qua. Chính vì thế Ai Cập bị nhiều quốc gia dân chủ xếp vào hàng độc tài quân sự, vì các tổng thống đều xuất thân từ quân đội, trừ ông Mohamed Morsi.
Bài học nào cho đối lập Việt Nam ?
Năm 2011, trước làn sóng chống đối của hàng chục triệu người Ai Cập đòi cơm no áo ấm, ổng thống Hosni Mubarak bị lật đổ sau 30 năm cầm quyền liên tục. Nhưng sau vài tháng hân hoan, công lao của những người làm nên một cuộc cách mạng lật đổ một chính quyền độc đoán đã bị một nhóm người nhỏ nhưng có tổ chức, "Những anh em Hồi giáo", tước đoạt sau những cuộc tuyển cử. Điều này cho thấy đấu tranh không có tổ chức chỉ làm kẻ dọn đường cho những cá nhân hay tổ chức có chuẩn bị.
Rút bài học đau thương năm 2011, lần này một phong trào tự phát mang tên Tamarod (Phản kháng) đã đưa một khuôn mặt có tiếng, ông Mohamed El Baradei, lên làm thủ lãnh phong trào đối lập và đã thành công. Nếu không có gì cản trở, ông El Baradei có thể sẽ là vị tổng thống dân chủ thứ hai của Ai Cập trong cuộc bầu cử tổng thống sắp tới. Chương trình hành động của ông El Baradei là thực hiện hòa giải và hòa hợp dân tộc để đưa Ai Cập ra khỏi bế tắc.
Về phía ông Mohamed Morsi, tổng thống vừa bị truất phế, thắng cử với một tỷ lệ chưa tới 2% (51,73%) không phải là một thành tích lớn. Ông Morsi đã thắng cửqua bầu cử tự do, do đó có sự hợp pháp dân chủ nhưng chưa phải là sự chính đáng thực sự. Ông Morsi thắng cử vì phía đối lập không có tổ chức, hơn nữa trong vòng hai đối thủ của ông là một tướng lãnh của chế độ cũ nên đã bị cử tri tẩy chay mặc dù không ưa gì ông Morsi. Giữa dịch tả và kiết lỵ, người dân Ai Cập đã chọn kiết lỵ. Vì không thấy sự mong manh đó, ông Morsi tin rằng mình có sự chính đáng và đã hăng say hoán cãi xã hội Ai Cập theo giáo luật Sharia mà quên rằng ước muốn của dân chúng Ai Cập là cơm ăn áo mặc và việc làm. Hơn nữa, ông Morsi đã hứa hẹn quá nhiều rồi không giữ được lời hứa khiến nhiều người từng bỏ phiếu cho ông nay quay lại đòi truất phế ông.
Khuyết điểm thư hai của ông Morsi là phe nhóm của ông, Những anh em Hồi giáo và Đảng Tự do và Công lý không có văn hóa dân chủ đa nguyên. Trong chính quyền và trong quốc hội, tổ chức của ông áp dụng một cách máy móc hình thức chuyên chính của đa số, nghĩa là thiểu số phục tùng đa số, và không mưu tìm thỏa hiệp hay tôn trọng những tổ chức thiểu số.
Về chính trị, ông Morsi đem một chính đảng có danh xưng tôn giáo và chính trị, điều này làm những người chủ trương dân chủ thế tục lo sợ vì giáo luật Sharia rất khe khắc với phụ nữ và kẻ trộm cắp. Tổng thống Syria đã ủng hộ quân đội Ai Cập truất phế ông Morsi vì theo ông không thể đem Hồi giáo vào chính trị, không làm gì có dân chủ Hồi giáo vì bản chất của Hồi giáo là toàn trị, tâm linh cũng như thế tục. Chủ thuyết cộng sản cũng thế, không làm gì có có dân chủ cộng sản vì bản chất của chủ nghĩa cộng sản là chuyên chính, nếu không chuyên chính thì không phải là cộng sản.
Trong suốt thời gian cầm quyền, ông Morsi đã chỉ hành xử như là một đảng viên Đảng Tự do và Ciông lý hay một tv của tổ chức Những anh em Hồi giáo, chứ không phải là một tổng thống của mọi người Ai Cập (trong đó 15% là người Thiên Chúa Giáo copte nằm giữ tra tay ít nhất 1/3 trọng lương kinh tế và văn hóa. Nhu cầu hòa giải dân tộc tại Ai Cập rất lớn, nhưng phe Hồi giáo của ông Morsi không hề quan tâm. Chính vì sự bất bao dung này mà ngay sau bị loại khỏi chính quyền, phe của ông Morsi đang đưa xã hội Ai Cập vào hỗn loạn. Tổ chức Những anh em Hồi giáo kêu gọi những người ủng hộ ôngMorsi tiếp tục vận động mọ người Hồi giáo từ các tỉnh thành dedếnlàng mạc chuẩn bị xuống đường và tràn vào các quảng trường để bày tỏ sự ủng hộ đối với ông Morsi.
Bài học sau cùng là phía người dân. Người Ai Cập cho rằng với một tổng thống được bầu cử theo quy chế tự do và dân chủ thì họ đã có dân chủ. Mà nếu Ai Cập đã có dân chủ thì kinh tế phải phát triển, dân phải đỡ nghèo,  xăng phải xuống giá… Có lẽ người Ai Cập đã ngây thơ tin rằng có dân chủ là có hết, và để có dân chủ thì chỉ cần một hệ thống bầu cử chính trị dân chủ là đủ.
Với những dẫn chứng trên, đối lập Việt Nam phải hiểu rằng bất cứ cuộc đấu tranh nào muốn thành công cũng phải có tổ chức. Không có tổ chức thì không thành công, và nếu có thành công thì không phải những người đấu tranh được hưởng.
Nguyễn Văn Huy
(Thông luận)

Lê Tự - Tản mạn Cave

Ca ve cũng đủ hạng người
Bán thân mà vẫn phải cười vì ai?
1. Ca ve cao cấp nhất Việt nam tính đến nay có lẽ là Thuý Kiều, nhiều người nhận định như vậy. Thuý Kiểu bị đẩy vào lầu xanh cũng chỉ vì phải bán mình cứu cha, thật là một đứa con có hiếu. Trong thời đại ngày nay, tình hình đạo đức xã hội xuống cấp nghiêm trọng, đặc biệt là sự bất hiếu gia tăng hàng ngày thì hình ảnh đứa con có hiếu như Thuý Kiều mới có giá làm sao.
 Cần phải tuyên truyền thật mạnh những tấm gương có hiếu để giáo dục thế hệ trẻ hiện nay. Thực tình mà nói thì hầu như ca ve (trên 90%) bán mình vì tiền, vì cuộc sống mưu sinh, vì thân phận nghèo hèn, đa số họ là người nhà quê, sinh ra và lớn lên ở mảnh đất “chó ăn đá gà ăn sỏi” thì biết kiếm đâu ra tiền ngoài việc bán thân.
Cả đời tôi nguyện không gọi ai là đĩ
Thời gian chưa đi hết một trang Kiều.

Đó là hai câu thơ của một nàh thơ khá nổi tiếng và có cá tính. Ông Là Ngô Viết Dinh, hiện sinh sống ở Hà đông. Đúng thế, tôi nhất trí với ông, làm đĩ cũng chỉ là một cách kiếm sống thôi, nhiều nơi trên thế giới này đã cho phép hành nghề mãi dâm, họ cũng là con người. Những cô gái bán dân trong những khu đèn đỏ được mọi người nhìn với con mắt bình đẳng như bất cứ một nghề gì khác. Một cô gái bán dâm đóng thuế cho nhà nước cao hơn cả một vị giáo sư, tiến sĩ, một vị đại tướng.
Ở quốc gia nọ, chính quyền, phòng thuế bắt chẹt cả một bà già bán nước, suốt ngày phơi mặt ra đường phải đóng thuế, còn nghề bán dâm thì lại để cho bọ ma cô cò mồi thu sạch, thật là ngu.
2. Chúng tôi đã có dịp gặp gỡ với một số cô gái làm ghề ca ve tìm hiểu cho một chuyên đề xã hội, các cô toàn quê ở những tỉnh nghèo phiá bắcTổ quốc, nơi cao nguyên đá xã xôi. Một cô xin được dấu tên cho biết cô đã bán trinh lấy 5 triệu đồng trả viện phí cho mẹ. Sau lần ấy, cuộc đời cứ trượt dài, cảnh nghèo khó mà không thể kiếm tiền bằng trình độ lớp 4 của mình, chỉ còn một cách đi bán dâm nuôi mẹ và nuôi 3 đứa em đang ăn học. Thật tuyệt vời, một đứa con có hiếu với mẹ, có trách nhiệm với gia đình. Cô ca ve này chính là hình ảnh Thuý Kiều thời hiện đại.
Việt Nam ít thuẫn nhiều mâu
Ca ve thì lắm thanh lâu không còn.
Đây là hai câu thơ của một người chuyên làm thơ trêu đời. Thật vậy, không công nhận nghề bán dâm, nhưng ca ve thì nhiều vô kể, thậm chí nhiều nhất thế giới, đi đâu cũng thấy nhà nghỉ, những cái nhà nghỉ chỉ phục vụ hoạt động mại dâm là chính. Có ông khách tây sang Việt nam nhìn thấy nhiều nhà nghỉ quá thì lại thốt lên: “Dân ở đây yếu quá nên chỗ nào cũng có nhà nghỉ”. Những quán thanh lâu, lầu xanh không còn nữa nhưng nhà nghỉ lại mọc lên như nấm mùa xuân. Câu chuyện mà chúng tôi sưu tầm được là thế này, một nhà nghỉ mới hoạt động 3 năm, mà khi cải tạo hút bể phốt đã vớt lên mấy tạ bao cao su, kinh khủng thật, thế mà lại bảo nước ta không có nghề mại dâm. Đó chính là mâu thuẫn không giải thích được theo lô gích học. Cấm bán dâm nhưng ca ve thì nhiều vô kể và họ vẫn cứ bán dâm vì có người mua dâm. Cán bộ quản lý thì nhiều người làm bảo kê cho hoạt động mua bán dâm rồi. bao nhiêu tiền mà nhà nước bỏ ra bài trừ tệ mại dân chỉ để mấy vị ấy uống rượu thôi mà. Trên thế giới này chứ có quốc gia nào bài trừ được mại dâm. Nghề bán dâm này đã có từ khi loài người thành lập gia đình, quy chế một vợ một chồng.
3. Theo chân một ca ve về tận quê trong vai tìm hiểu phong tục tập quán của đồng bào dân tộc. Gia đình cô ta ọp ẹp cấp 4, trong nhà có nhiều giấy khen, bằng khen và giấy công nhận gia đình văn hoá. Cô ta nói với mẹ cha lên thành phố bán cà phê. Sau mấy năm làm ca ve cô đã mua được cho gia đình 4 con bò, mua xe mấy xịn cho em, mua được một mảnh đất ở ngã ba đường làng. Nếu ở quê mò cua bắt ốc thì muôn đời muôn kiếp không bao giờ ngóc được mặt lên anh ạ. Lần này về quê cô đã được một chàng trai cùng xóm yêu tha thiết. Chàng trai này cũng rất nghèo, suốt ngày đi làm phu hồ, hết mồ hôi là hết tiền, thương lắm. Thấy cô gái cùng xóm bán cà phê có của ăn của để, chàng mạnh dạn ngỏ lời yêu. Bà con trong làng cứ bảo, thàng T may thật lấy được con Y xinh lại làm ra tiền, giỏi quá. Cô gái tên Y thì ngậm ngùi bảo, em làm 3 tháng nữa là nghỉ luôn lấy chồng, em sẽ bù trì cho anh ấy 1 chiếc xe mấy xịn trị giá 40 triệu đồng. Được đấy em ạ. Mọi thứ đều quy ra vật chất, tinh thần có sau mà, Các Mác đã nói thế. Về làng cô ca ve Y vẫn rất chân quê, từ tốn và khiêm nhường, gặp người cao tuổi thì chắp tay chào cụ, gặp cô sơn ca chào cô, gặp anh sáo sậu chào anh…rất lễ phép, ra ràng con nhà có danh hiệu gia đình văn hoá nhiều năm. Cô còn khoe với tôi, thangd trước em còn ủng hộ cho nạn nhân chất độc da cam 500 ngàn đồng, nhiều nhất làng, được đọc tên trên đài truyền thanh xã. Được đấy!
Đời ca ve bị bóc lột nghê gớm, một ca ve phải nuôi nhà nghỉ, bảo kê, tổng số mất 60 % thu nhập, chỉ còn 40 % cho bản thân mình, nhục thế đấy, không còn gì nhục hơn. Tất cả những mảnh đất làm ăn đều được xã hội đen cai quản hết rồi, không nuôi chúng thì không xong, chết ngay tức khắc. Đó là không kể thường xuyên phải phục vụ miễn phí cho bọn bảo kê, nhà nghỉ các loại người quản lý khác nhau…Đời ca ve, đời nhục nhã!
4. Ca ve cao cấp nhất, thu nhiều nhất đó chính là bọn gái hiến thân cho cấp trên để được lên chức lên quyền. Khi có chức có quyền rồi thì chính những ca ve cao cấp này lại quay lại phán xét những ca ve mạt hạng. Đời thế mới là khốn nạn hết chỗ nói bà con ạ.
Mới đây dư luận rúng động xem, đọc cuộc xử tù mấy gái bán dâm, máy quay, ống chụp chĩa vào mặt gái mại dâm mà chụp mà bêu lên mặt báo, lên ti vi để quyết triệt hạ đường sống của những cô gái lỡ lầm này. Tuy nhiên bọn mua dâm, bọn lắm tiền rửng mỡ thì lại không ai giám động đến chân lông chúng vì chúng là đại gia, làm con quan, là kẻ thừa tiền… Thật là khốn nạn!
Lê Tự
(Quê Choa)

TIN LÃNH THỔ


TIN XÃ HỘI


TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ


TIN THẾ GIỚI


Bản tin tiếng Anh

  • China, Pakistan ink transport pact (Washington Post) - China and Pakistan signed an agreement on Friday on the blueprint for a huge transport project linking northwestern China to the Arabian Sea.
  • High rent to bite foreign firms in China (Washington Post) - Foreign retailers, restaurants and department stores have to close or relocate shops to offset the double pressure of shrinking profit and rising rent.
  • China cuts retail fuel prices (Washington Post) - China will cut the retail price of gasoline by 80 yuan ($12.9) per tonne and that of diesel by 75 yuan per tonne from Saturday, the country's top economic planner said.
  • Retail industry to see steady growth (Washington Post) - Despite China's slowing economic growth, the retail industry in the world's second-largest economy will maintain sustainable growth in the medium and long term, commerce officials said on Thursday.
  • Growth slowing for services (Washington Post) - The expansion pace of China's non-manufacturing industries decelerated to a nine-month low in June, in line with the weakest factory activity in four months
  • Worried parents drive imported milk sales (Washington Post) - According to the China Dairy Industry Association, in the first four months of this year, China imported dairy products amounting to 596,200 tons, up 24.6 percent year-on-year.
  • Recovery on horizon for rare earth sector (Washington Post) - Rare earth demand and prices are expected to grow slowly, after hitting two-year lows, according to an official at China's industry association.
  • Herculean effort (Washington Post) - The event is part of the World's Strongest Man Competition that brings together 32 strong men from 31 countries and regions.
  • Kill or cure: Vaccines in China (Washington Post) - More than one billion vaccines are given to Chinese people every year, but for every life they help save from disease - the dreaded jab also harms more than 1,000 children.
  • Social life, lonely art (Washington Post) - He Duoling's outgoing and fun-loving personality exists in sharp contrast to his estranged and sad paintings.
  • Knowledge of the past (Washington Post) - Jiangtou village was once famous for producing many top academics. A visit to the village offers a glimpse of Chinese traditions long forgotten in other parts of the country.
  • Life by a thousand cuts (Washington Post) - Born with brittle bone disease, Zhang Yonghong is only half a meter tall and must use a wheelchair.
  • The art of the sleuth (Washington Post) - Former FBI investigator Robert King Wittman has written a book about his career tracking down the world's top art thieves.
  • Unraveling the secrets of the Silk Road (Washington Post) - Traditional Chinese medical practitioners have often promoted the Chinese belief that foods have intrinsic "hot" and "cold" properties, but readers might be surprised to learn that the idea actually originated in Greece with the physician Hippocrates (460 BC).
  • Chinese navy conducts formation exercises (Washington Post) - Chinese naval vessels, set to take part in Sino-Russian joint naval drills scheduled for July 5 to 12, conduct formation exercises, July 3, 2013.
  • Tokyo monitors Chinese fleet (Washington Post) - In response to Chinese fleet passing through strategic Tsushima Strait, Japan sent P-3C surveillance aircraft and a missile destroyer to watch the fleet and later released photos of the warships.
  • China urges Abe to face up to history (Washington Post) - China on Wednesday pressed Japan's politicians to face up to the country's aggression past to avoid souring relations with other Asian countries.
  • Anti-terror drill staged in Xinjiang (Washington Post) - Hami city held an anti-terrorism drill with police, armed police and military after a deadly terrorist attack left 24 dead in Shanshan county of Turpan prefecture last week.

Ấn tượng trong tuần: Cái chết, bà Tưng & Facebook

Trước kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ 2013 đang rộn rịp, vô tình có hai vụ việc đối lập cả tính cách, quan niệm sống, cách ứng xử với bản thân- hoặc quá tàn nhẫn, hoặc phóng túng, đều liên quan đến phái đẹp.
Đó là vụ việc cái chết của một nữ sinh rất thương tâm, xảy ra ở huyện Thạch Thất (Hà Nội). Ngược lại, một vụ việc khác gây "sốc" với rất nhiều tranh luận đa chiều. Cả hai cô gái của hai vụ việc, đều đạt đến "đỉnh điểm" của hai thái cực tâm lý trái ngược nhau, đều liên quan đến mạng ảo facebook- sản phẩm của thời công nghệ IT.
Trái đắng giáo dục thời facebook
Ở vụ việc đầu tiên, bản chất và sự mở đầu của nó rất đơn giản, nhưng cái kết bất ngờ lại hóa ra phức tạp, khiến không chỉ người thân của gia đình nạn nhân đau đớn, day dứt khôn nguôi. Mà còn khiến cho tất thẩy những người lớn chúng ta phải nhận về mình sự thất bại xót xa.
Đơn giản đến nỗi, chỉ là một trò đùa học trò rất con trẻ- em gái N.T.T.L (sinh năm 1995) bị bạn học cùng lớp N.T.H- chụp ảnh chân dung, rồi ghép ảnh em vào ảnh một cô gái ăn mặc hở hang và tung lên mạng, dẫn đến N.T.T.L bị bạn bè trêu trọc.
Bức xúc và uất ức, chỉ vì van nài bạn học kéo ảnh xuống không được, L đã dọa tự tử. Cái kết thật đột ngột: N.T.T.L uống thuốc diệt cỏ quyên sinh. Hệt như trong những câu chuyện cổ, mà những nhi nữ "thường tình" thường tìm đến cái chết để bảo vệ phẩm hạnh, phẩm giá của mình. Cho dù ở đây, chỉ là nỗi oan về sự ăn mặc hở hang.
Câu chuyện từ trò đùa dại dột của những học trò "nhất quỷ, nhì ma", dẫn đến vụ việc mang tính "hình sự" khiến tất thảy người lớn chúng ta bàng hoàng. Điều gì đã diễn ra trong tâm hồn non nớt, quá nhạy cảm, dễ tổn thương đến vậy của một cô bé ở huyện Thạch Thất, rất gần với Thủ đô Hà Nội.
Ngược lại, vụ việc thứ hai không hề có cái kết nào, tốt hay xấu, nhưng sự tranh cãi nảy lửa trong xã hội, cũng để lại dư âm không nhỏ. Người ủng hộ, kẻ chê trách. Người khen ngợi, kẻ phỉ nhổ. Người khẳng định "hiệu ứng" truyền thông, kẻ mổ xẻ "hậu quả" giáo dục... đầy lỗi.
Đó là vụ cô gái L.T. H.A có cái nick name mới nghe đã thấy hết được cá tính- Bà Tưng. Bà Tưng quê ở tận Nghệ An gió Lào khắc nghiệt, nơi có những quan niệm đạo lễ, và là đất học có tiếng. Đến độ được gọi là nơi có những ông "đồ Nghệ" (Nghệ Tĩnh), cùng với "đồ Nam" (Nam Định). Bà Tưng theo học ngành thiết kế nội thất tại Trung tâm Thiết kế và Nghệ thuật Quốc tế ADS (t/p HCM).
Sự gây "hot" của Bà Tưng cũng rất đơn giản. Đơn giản như cái hành động đầy bản năng- mặc áo "thả rông vòng một', kèm theo "khuyến mại" - những phát ngôn gây sốc trên mạng ảo, gây nên cuộc khẩu chiến giữa phái đẹp. Xin hãy thử lắng nghe, theo Infonet, (ngày 17/6):
.... Không mặc áo ngực có gì to tát đâu mà mọi người cứ loạn cả lên thế không biết. Mặc áo ngực nhiều có khả năng gây ung thư vú, chúng ta nên ít mặc.
... Tôi không có bạn trai và tôi cũng không cần có bạn trai. Vậy thì tôi cứ để phí hoài đường cong hình chữ S mũm mĩm này làm gì? Tôi đang làm việc tốt đấy chứ, và tôi nghĩ tôi đang làm "từ thiện" cho những người đàn ông cô đơn.

Sự gây "hot" của Bà Tưng cũng rất đơn giản
Dù bị "ném đá" không thương tiếc, Bà Tưng "không chết" như những câu chuyện thương tâm trong truyền thống khắc nghiệt của những người con gái dám vượt qua những tập tục, lề thói sống của giới đạo. Ngược lại, sau chưa đầy hai tuần, clip của bà Tưng được hơn 30.000 người thích, gần 3.000 người chia sẻ và hơn 8.000 bình luận.
Bằng đoạn clip trên và một vài nội dung câu khách khác, Facebook của Bà Tưng đã có hơn 180.000 người theo dõi (VietNamNet, ngày 30/6)
Và giờ, Bà Tưng đã trở thành một khái niệm độc đáo, riêng biệt và nổi tiếng! Đó cũng có thể coi là một sự ... thành công. Cho dù sự thành công chẳng lấy gì làm vẻ vang, cao sang. Ngược lại, chỉ có nhiều hơn là sự đùa cợt, đàm tiếu về một cách nghĩ nông cạn nhân danh "dám sống thật là mình". Về một cách PR rẻ tiền bị nghi vấn nhằm tiến vào làng giải trí. Bởi cái sự "dám sống thật" đó, nó có phải là các thang bậc giá trị về văn hóa sống không?
Thậm chí, ngay sau khi "nổi tiếng", không mời mà đến tại cuộc ra mắt album của ca sĩ Lam Trường, Bà Tưng trở thành... "cơn gió không lành" cho ca sĩ, khi chính ca sĩ này tỏ thái độ không hài lòng và nhận xét:
Con đường để thu hút sự chú ý của cô ấy có thể nhanh nhưng đầy nguy hiểm. Cô ấy không nghĩ đến yếu tố đạo đức, không nghĩ công chúng đánh giá thế nào về nhân phẩm của mình. Theo tôi, những người có lòng tự trọng sẽ đi lên bằng chính khả năng của mình. Như thế mới có thể tiến xa. (GDVN, ngày 27/6).
Đó là sự "bán rẻ, mua đắt" đầu tiên của Bà Tưng chăng? Và hành trình kinh doanh tên tuổi trong tương lai của Bà Tưng, liệu có thuận buồm xuôi gió? Khi mạo hiểm bắt chước, học đòi một số ca sĩ nước ngòai, hoặc một số chân dài đàn chị trong nước?
Giá trị người Việt trẻ đương đại
Trước cái chết nông nổi thương tâm của cô bé N.T.T.L, báo chí liên tục có những bài viết mổ xẻ câu chuyện tội nghiệp của em, xoay quanh chuyện nhà trường thiếu GD cho học trò về kỹ năng sống, kỹ năng ứng xử, cách đối mặt với những tình huống khắc nghiệt của thực tiễn, với rất nhiều chữ nếu, chữ giá như.
Mà quên mất rằng, người Pháp từng có một châm ngôn sâu sắc: Với một chữ nếu, người ta có thể nhét cả Paris vào một cái chai ...
Và ngẫu nhiên, vào những ngày này, có một Hội nghị báo cáo kết quả khảo sát công tác GD đạo đức trong nhà trường phổ thông.
Lắng nghe những đánh giá, nhận định của những cán bộ quản lý GD, mới thấy cái sáo mòn và cái lười biếng của tư duy GD. Trước những mất mát, thương tổn của ngành, trước những vấn đề nhãn tiền, là dạy trò kỹ năng như thế nào để người Việt trẻ có thể biết vượt qua muôn vàn những hiểm họa tiềm ẩn của một xã hội nhiều khủng hỏang, đang bị "băng hoại" những giá trị văn hóa, đạo đức: Tệ nạn, tội ác, sự lạm dụng, xâm hại trẻ em...
Thì những nhận định, đánh giá tại hội nghị này, mấy chục năm trước không sai, mấy chục năm sau vẫn cứ... đúng.
Khi mà ngành GD luôn lấy "học để thi" làm mục đích chính, thì cho dù nền GDVN có tuổi đời gần "thất thập" nhưng chuyện dạy người lại vẫn thuộc loại... cổ lai hi.
Không lạ, khi thấy người Việt trẻ trong xã hội hiện nay "bị bỏ rơi", như câu trả lời của Hoàng Đức Minh (sinh 1990), Giám đốc Chương trình nâng cao nhận thức về môi trường và biến đổi khí hậu (RAECP), nay là tổ chức Hành động vì tương lai - Action4Future (VietNamNet, ngày 03/7).

Di thư của cô bé N.T.T.L
Một "quan chức" trẻ nhìn nhận vị thế của thế hệ mình. Có điều gì buồn hơn thế cho họ- những người sẽ nắm vận mệnh nước Việt trong tương lai?
Họ bị bỏ rơi trong chính ngôi nhà của mình, khi mà người cha, người mẹ chỉ hùng hục kiếm tiền mưu sinh, làm giầu. Họ bị bỏ rơi ngay chính trong nhà trường của họ, khi nhà trường chỉ lo "thành tích"- tỷ lệ thi cử có con số đẹp. Và họ bị bỏ rơi ngay trong chính xã hội mà đồng tiền đi vào "đồng dao" như một bài học nhãn tiền: Tiền là Tiên là Phật/ Là sức bật tuổi trẻ/ Là sức khỏe tuổi già...
Mặt khác, trước những vấn nạn tham nhũng, hối lộ, mua quan bán tước..., đầy rẫy trong thế giới thông tin cực hot, còn người lớn chúng ta botay.com, thì người Việt trẻ, từ "bị bỏ rơi" đến mất niềm tin, là khoảng cách không ranh giới.
Cũng chẳng phải chỉ người Việt trẻ mới có sự mất mát đau xót nhất ấy!
Còn trước cái chết thương tâm của N.T.T.L, cô bé nữ sinh tâm hồn quá mong manh, nhạy cảm, quá dễ tổn thương này, không biết rồi đây, N.T.H cùng các bạn của cậu ta sẽ phải đối mặt với sự xử lý của luật pháp như thế nào? Liệu trò đùa quái ác vô tình thành...tội ác, có đi theo họ, ám ảnh suốt cuộc đời này không? Họ có dám đối diện với chính lương tâm của mình không? Có dám nhìn thẳng vào mắt các bạn đồng học không? Khi bất chợt nghĩ về kỷ niệm cay đắng và đau buồn của tuổi học trò?
Dù vậy, họ và cô bé N.T.T.L nông nổi, đáng thương, vẫn gặp nhau ở điểm chung- đều là "sản phẩm" có những khiếm khuyết của ngành GD. Ở đó, cái sự "dạy người" bị... suy dinh dưỡng, đến mức không lớn nổi, bởi sự chèn ép của căn bệnh béo phì "học để thi".
Đối lập với sự đối xử quá tàn nhẫn với bản thân của cô bé N.T.T.L, là sự đối xử có phần phóng túng, nhưng lại thành ra ... rẻ rúng với bản thân của Bà Tưng.
Ở góc độ xã hội, đã qua rồi, cái thời người phụ nữ VN phải đội trên đầu mình quá nhiều những bổn phận và lề thói sống cổ hủ, đạo đức giả. Họ được giải phóng, được khẳng định bản ngã cá nhân, cả năng lực, trí tuệ, tâm hồn lẫn cách tư duy, tạo nên nhân cách riêng. Nhất là khi xã hội Việt đổi mới, từ bao cấp sang kinh tế thị trường. Mọi thang bậc giá trị đều thay đổi.
Nhưng sự thay đổi để khẳng định mình ở người Việt trẻ diễn ra với tốc độ nhanh hơn, mạnh hơn. Đặc biệt trong làng giải trí, hoặc chút ít dính líu nghệ thuật, môi trường luôn bộc lộ rõ cá tính, bộc lộ rõ "cái tôi" nhất.

Chỉ tiếc, sự thay đổi để khẳng định các thang bậc giá trị trí tuệ, văn hóa hơi ít, còn tạo ra các thang bậc giá trị "phản văn hóa" thì lại hơi nhiều. Cũng tiếc thay, không ít trường hợp, những thang bậc giá trị "phản văn hóa" đó vẫn tạo ra hiệu ứng là sự... nổi tiếng (thực chất là tai tiếng) trong xã hội. Và đó cũng là một kiểu thành công, tùy sự lựa chọn của mỗi người Việt trẻ, phụ thuộc vào nhận thức gắn với "phông" văn hóa, phẩm cách, lòng tự trọng.
Liệu các kiểu tạo ra scandal trong làng giải trí, các kiểu nude bảo vệ môi trường, bảo vệ thiên nhiên của các người mẫu, chân dài, các phát ngôn gây sốc như không có tiền thì cạp đất mà ăn à..., có ảnh hưởng gì đến tham vọng, khát vọng mong muốn nổi tiếng một cách nhanh nhất, ngắn nhất, để tạo nên tên tuổi mình của Bà Tưng- cô bé vùng quê Nghệ An gió Lào cát trắng không?
Trong nhiều bài báo, người viết chú ý đến những trả lời của TSTâm lý Nguyễn Lệ Hằng (GĐ Trung tâm Phát triển trẻ em và kỹ năng sư phạm gia đình), dưới đầu đề: "Con cái nổiloạn- gia đình ở đâu?" (VietNamNet, ngày 2/7).
Xét ở góc độ tâm lý, đây là một hành vi tâm lý bất thường, nếu không nói là một hiện tượng tâm bệnh lý, cho dù nó được tính toán một cách tỉnh táo.
Việc chủ động tung ra nhiều clip liên tiếp như cố tình nhận về mình sự lên án của cộng đồng là một hành động tự gây khoái cảm tổn thương mình. Có lẽ, dù là một kịch bản với bất cứ mục đích gì, cô gái này cũng chưa thấy hết được những hậu quả mà cô có thể phải trả giá trong tương lai.
Đây là một cảnh báo khá cần thiết. Cho tất cả những cô gái muốn chọn con đường ngắn để nổi tiếng, trừ con đường khổ công lao động rèn luyện tài năng. Không phải ngẫu nhiên xã hội vẫn có những khái niệm để phân biệt vị thế, ngay trong giới giải trí: Có "đẳng cấp" hay "rẻ tiền"... Chọn loại nào?
Tuổi trẻ vốn tự tin, nên dễ ngông cuồng. Bà Tưng còn quá trẻ, nên chưa hiểu hết những được mất, những ấm lạnh của cuộc đời. Mà nhiều khi cái mất nhiều hơn cái được. Cái bị khinh khi nhiều hơn cái trân quý
Cũng theo TS Nguyễn Lệ Hằng, để khắc phục những hành vi tâm lý bất thường của con trẻ trong quá trình phát triển trưởng thành, tôi ưu tiện chọn giải pháp về giáo dục gia đình.
... Hãy lắng nghe con để hiểu con hơn, hãy học kĩ năng làm cha làm mẹ theo từng độ tuổi của con một cách nghiêm túc.
Thế nhưng mới đây, trước những thông tin phản bác về hành vi của Bà Tưng cùng những phát ngôn gây sốc, tại xóm 8 Mỹ Thành (Yên Thành, Nghệ An), người mẹ của Bà Tưng vẫn "rất tự hào về con gái", khi bà khẳng định:
Đó là cách riêng của H. A và tôi không có ý kiến gì. Mà chuyện nó hở hang hay không mặc áo ngực là hoàn toàn bình thường... Dù dư luận có nói gì thì tôi cũng bỏ ngoài tai và mặc kệ, tôi biết con mình ngoan hay hư, vẫn luôn tin tưởng và tự hào về con gái mình.
Cá chuối đắm đuối vì con. Trong mắt người mẹ nào, đứa con chả là số một. Mới có câu: Con hát mẹ khen hay. Còn ở đây: Con diễn, mẹ khen hay.
Bỗng nhớ đến ca từ của nhạc sĩ Ngô Càn Chiếu: Đi về đâu hỡi em? Một câu hỏi về sự vô định trên đường đời cho người con gái Việt, cho những người Việt trẻ...
Ngành GD đang tổ chức kỳ thi. Rồi đây, những tỷ lệ đẹp đỗ ĐH, CĐ sẽ xuất hiện. Dù vậy, gia đình- nhà trường- xã hội người lớn chúng ta, vẫn cứ là loại "học trò"... thi rớt, trước những đòi hỏi của dân tộc về sứ mệnh dạy người, cho thời hội nhập văn minh và hiện đại.
Những thang bậc nào, sẽ làm nên giá trị của người Việt trẻ đương đại và hiện đại đây? Chả lẽ, đó là những giá trị đang được "thả rông", như cái cách Bà Tưng đã làm?
Kỳ Duyên 

Lê Tự - Văn hoá chó

Chó là gì thế em ơi
Những thằng chó chết lại ngồi với nhau…

1. Văn hoá cuộc sống là tất cả những gì liên quan tới con người chúng ta. Đó là văn hoá ăn, văn hoá mặc, văn hoá ứng xử, văn hoá xây dựng, văn hoá đủ thứ trên đời. Và tất nhiên rồi, còn một văn hoá nữa đó là văn hoá chó. Tại sao lại như vậy ư? Đơn giản thôi, vì con chó đã gắn liền với đời sống của người Việt chúng ta từ rất lâu rồi. Cái gì gắn với đời sống của con người thì được coi như là một thứ văn hoá.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, cũng như nghiên cứu của trung tâm Buôn dưa lê thì chó có trước loài người cơ đấy các cụ ạ. Mọi vật đều do Chúa nặn ra, con chó được chúa nặn ra trước khi có con người. Con người ra đời sau cùng khi không còn con gì để nặn nữa. Con chó được xếp trong danh sách những con vật trong gia đình cùng với ngựa, lợn gà, trâu, bò…Tuy nhiên chỉ có 2 con trung thành nhất với con người đó là chó và ngựa. Thế nên các cụ mới có câu “khuyển mã chí tình” có nghĩa là 2 con này sống với người rất có tình có nghĩa.

“Con không chê cha mẹ khó,
Chó không chê chủ nghèo”.


Nói về sự trung thành thì không con gì vượt được chó. Có những con chó nằm trên mộ chủ cho tới chết thì thôi chứ nhất quyết không bỏ đi. Mặc dù bị chủ đánh chí chết nhưng con chó không bao giò bỏ chủ mà đi, vẫn cứ loanh quanh trong gậm giường mà thôi. Thậm chí có con chó biết rằng chủ sắp cắt tiết mình rồi nhưng cũng không bỏ đi, mà chỉ nằm rên ư ử và chảy nước mắt ra.

Chuyện còn lưu trong trung tâm Buôn dưa lê là thế này, ông chồng đi vắng, cô vợ lôi sếp tới nhà, sếp đè bà chủ xuống chiếu, con chó lao tới cắn vào chân sếp vì nó tưởng bà chủ bị tấn công. Bà chủ điên tiết cho treo chó lên cắt cổ nấu rựa mận cho sếp nắm rượu trả thù. Ông chồng về, bà chủ thanh minh: “Anh ạ, hôm nay sếp tới nhà thăm, định sẽ cho anh đi xuất ngoại một chuyến, thế mà con chó lại cắn sếp”. Ông chồng nghe vậy thì đồng tình: “Vậy thì cắt tiết nó là phải rồi”. Chỉ có con chó biết mình oan nhưng không nói được. Nó kêu hư hử, nước mắt dàn rụa nhìn ông chủ kêu cứu nhưng vô vọng. Thế là công thành tội, nó đã giữ vợ cho ông chủ nhưng lại bị bà chủ đổ oan cho tôi cắn chân sếp, thế là toi. Đời chó là thế đấy!

Chó với người đã sống với nhau từ 4.000 năm lịch sử nay. Chính vì thế mà trong kho tàng văn hoá dân gian các cụ nhà mình đã có hàng nghìn câu ca dao, tục ngữ nói về sự quấn quýt giữa chó và người, xin trích ra đây vài câu đọc chơi thôi: “Chó gầy hổ mặt người nuôi”; “Đánh chó ngó chủ”…

2. Thịt chó 7 món là loại ẩm thực truyền thống của người Việt nam ta, lạ quá, chó sống với người thân tình như thế mà người lại xơi chó thì khó hiểu. Hiện một trường phái thì cho rằng, ăn thịt chó là bất nhân bất nghĩa, là ăn thịt bạn thân tình nhất trên đời. Tuy nhiên quan niệm khác thì cho rằng thịt chó là món ăn ngon và bổ, có sao đâu. Người Tây không ăn thịt chó vì chó của họ sạch sẽ, ngủ với người, còn chó Việt nam thì toàn ăn cứt nên phẩm hàm thuộc diện thấp, không có gì phải lăn tăn thường tiếc. Hơn nữa người có coi bạn bè ra gì đâu mà thương tới chó.

Vân Đình là nơi có nhiều quán chó nhất, chế biến ngon nhất nước. Thương hiệu Thịt chó Vân Đình thì nổi tiếng cả nước lâu rồi. Nhiều quán đã ăn cắp thương hiệu, nhại chó Vân Đình mà cũng bán mỗi ngày mấy chục con chó. Ở huyện Hoài Đức có một làng chuyên mổ chó bán cho các quán chó trong thành phố. Có những sát thủ mỗi ngày cắt tiết, mổ bụng cả trăm con chó. Nếu coi chó là bạn thì sát thủ này mỗi ngày giết chết cả trăm thằng bạn thân.

Người Việt nam ăn thịt chó từ lâu rồi, có lẽ từ thời Hùng Vương thứ nhất, bây giờ ăn thịt chó đã là văn hoá ẩm thực rồi thì không thể bỏ được đâu. Nhiều nhà chó học trên thế giới đã có đơn thư kêu gọi người Việt Nam không ăn thịt chó nữa, đó chỉ là ảo tưởng. Hiện nay chó ở nhiều nước trong khu vực đã được chuyển về Việt Nam ta mổ thịt ăn. Văn hoá chó!

3. Ngu như chó là câu cửa miệng mà người Việt Nam ta thường dùng để chỉ sự ngu si đần độn. Tuy nhiên sự so sánh đó không đúng. Theo tài liệu của trung tâm Buôn dưa lê thì chỉ số IQ của chó rất cao, thậm chí cao nhất trong các loài vật. Thậm chí có những vùng não chó còn thông minh hơn cả người. Tai chó thính gấp 200 lần tai người, mắt chó nhìn đêm rõ hơn 300 lần mắt người. Chó được sếp vào hàng thông minh nhất trong giới súc vật là chính xác. Trong cuộc kháng chiến Vệ quốc ở Liên xô cũ, mấy trăm con chó đã được phong danh hiệu anh hùng lục lượng vũ trang, đặc biệt là trong lĩnh vực phát hiện gián điệp và tấn công tội phạm. Chó được đào tạo sĩ quan, có con đeo hàm đại tá, chó chết được tổ chức lễ tang theo kiểu chiến binh, rất oách. Trên thế giới này chó được tất cả các nước đào tạo để phục vụ đời sống của con người, cho bắt tội phạm, chó phát hiện ma tuý, chó còn là vật dùng để thử những loại thuốc mới sản xuất. Ngày xưa những bữa tiệc của vua đều phải cho chó ăn trước, nếu chó chết thì không cho Vua ăn nữa, nếu sau 15 phút chó không chết thì Vua mới được ăn. Vua bao giờ cũng ăn sau chó. Chó cứu vua. Văn hoá chó!

Vậy thì tại sao các cụ nhà ta lại nhất quyết là “ngu như chó”, gọi một con thông minh là ngu hẳn phải có lý do chứ nhỉ? Xin thưa, cũng chỉ tại loài chó trung thành với chủ quá mà thôi. Chính sự trung thành quá ấy là điểm ngu si của chó! Và các cụ nói “ngu như chó” cũng chẳng sai tí nào.

4. Chó cứ sủa, người cứ đi. Đây cũng là một câu thành ngữ trong cuộc sống. Chó thì bao giờ cũng sủa chính xác, không bao giờ sai. Chó nhận diện người thân quen thì trăm phần trăm không sai được, thấy người lạ, thấy kẻ trộm là sủa liền. Chính vì thế mà bọn gian manh, bọn cướp rất sợ chó. Tuy nhiên bọn cướp ngày thì lại chẳng coi chó ra gì vì chúng có quyền lực trong tay nên quyết không sợ chó!

Thân phận chó sẽ mãi mãi thế thôi. Xin kể ra một câu chuyện sau đây để khép lại bài viết này. Có một đứa bé rất yêu thương con chó. Bỗng một hôm con chó mất tích. Thằng bé buồn lắm, nó khóc suốt mấy ngày đêm. Nói lấy giấy bút vẽ lại hình hài con chó để làm lưu niệm. Vẽ xong con chó thì nó nhờ mẹ nó vẽ thêm cho con chó đôi cánh để chó bay lên. Mẹ nó loay hoay suốt mấy ngày mà không vẽ được. Thằng bé cầu cứu bố nó. Bó nó chỉ ngoằng vài nét là ra hai cái cánh chó đẹp tuyệt vời, con chó như đang bây lên không trung bao la. Thằng bé thích quá ôm cổ bố cám ơn rối rít. Nó hỏi:

-Bố ơi cánh chó bằng cái gì mà đẹp thế ạ? Bố nó trả lời:

- Con ơi, ngày nào bố cũng ăn cánh chó. Đây là hai cái lá mơ...
Lê Tự

Phương Tây lên kịch bản Trung Quốc tấn công phủ đầu Việt Nam

Căn cứ hải quân Cam Ranh và Đà Nẵng là hai địa điểm đầu tiên được Trung Quốc lựa chọn cho đòn tấn công mở màn nhằm Việt Nam. Chỉ trong ít phút, hàng chục chiếc máy ném bom chiến lược H-6, máy bay cường kích A-7 đã dội lửa xuống hai căn cứ này. 
Sáng tinh mơ, 12 chiếc máy bay chiến đấu đa năng Su-27 hộ tống 20 chiếc máy bay cường kích A-7, máy bay tấn công mặt đất thế hệ mới của Trung Quốc - một phiên bản phát triển từ cường kích Su-24 Fencer của Nga nhanh chóng lao tới bờ biển Việt Nam, mục tiêu là Vịnh Cam Ranh, căn cứ quân sự lớn nhất của QĐND Việt Nam. 

Quân cảng Cam Ranh - mục tiêu tấn công giả tưởng
Dựa vào radar theo dõi mặt đất, những chiếc máy bay này xà thấp, khi trên đầu mục tiêu, chúng nhanh chóng cắt bom chùm xuống mặt đất. Những quả bom đã phá hủy căn cứ một cách nhanh chóng. 
Sau khi cắt bom, những chiếc Fencer này vọt lên cao, những chiếc có gắn ổ súng ở dưới bụng đã bay vòng trở lại, tiếp tục xả đạn vào bất cứ chiếc Mig-21 Fisbed cũ kỹ của Việt Nam nằm trên đường băng. 
Chỉ trong vòng 5 phút, hệ thống phòng không Việt Nam chỉ còn là đống đổ nát, méo mó. Các tòa nhà và dàn radar bị phá hủy, tháp kiểm soát không lưu không còn hoạt động. 

Máy bay đánh chặn J -8

Tuy nhiên, đòn phủ đầu này chưa thể phá hủy hoàn toàn căn cứ. Ngay lập tức, 24 máy bay ném bom chiến lược H-6, bản sao của máy bay ném bom phản lực cánh quạt Tu-16, xuất phát từ căn cứ không quân Hải khẩu ở phía nam đảo Hải Nam lao đến. Phạm vi hoạt động 2.000 km, mang được 5 tấn bom, những chiếc TU-16 này được 12 máy bay đánh chặn Thẩm Dương J-8II cánh tam giác bảo vệ. Man theo thùng dầu phụ, J-8 đủ sức bay theo H-16. Hệ thống radar Zhuk do Nga sản xuất cho phép J-8 đồng thời theo dõi 10 mục tiêu. Cuối cùng là những chiếc máy bay tiếp dầu vốn được cải tạo từ máy bay vận tải Nga IL-78 bay cách đó 500 km để đảm bảo những chiếc máy bay tấn công có đủ nhiên liệu khi quay về. 
Cuộc không chiến đầu tiên của Cuộc tấn công của con Rồng diễn ra trong vòng chưa đầy 30s, một chiếc J-8 bám theo 2 chiếc Mig-21 đan trên đường tuần tra thường lệ trở về. Chiếc đầu tiên bị bắn hạ bằng tên lửa tầm gần. Chiếc thứ hai thoạt đầu gặp may vì thiết bị dò tìm mục tiêu trên tên lửa bị lẫn lộn bởi hai máy bay đang bay theo đội hình…
Cuộc tấn công của những chiếc H-6 là thảm họa chưa từng có trong một căn cứ quân sự của NATO (ám chỉ căn cứ này do Mỹ xây dựng đầu tiên). Lý do là khi xây dựng căn cứ, người ta không đặt ra vấn đề giúp nó tồn tại qua một cuộc tấn công bất ngờ. 
Nhưng chưa phải đã hết, khi những chiếc ném bom chiến lược hoàn thành nhiệm vụ. Tiếp tục một phi đội A-7 (nhái từ máy bay cường kích Su-24 Fencer) lao đến. Mỗi chiếc đem theo 4 quả tên lửa chống hạm C-802. Trong vòng vài phút. Mọi quả tên lửa đều được bắn ra, mục tiêu là các chiến hạm Việt Nam đang trú trong căn cứ. 
Cùng lúc đó, không quân Trung Quốc cũng ra tay chớp nhoáng với căn cứ Đà Nẵng. Lãnh nhiệm vụ tấn công là 12 chiếc Su-27, 12 chiếc A-7 và 12 máy bay ném bom chiến đấu JH-7 (Jang Hong) của hải quân Trung Quốc. 

Máy bay ném bom chiến đấu JH-7

Vì sự chậm chạp của những chiếc JH-7 trong khi những chiếc Su-27 gây nhiễu chậm chạp khiến 15 chiếc Mig-21 của Việt Nam có thời gian bay lên nghênh chiến. 
Mặc dù không thể so sánh được với Su-27 nhưng do các phi công Việt Nam được đào tạo tốt hơn, số giờ bay nhiều hơn. Hai chiếc 2 chiếc JH-7 đã bị bắn hạ: Một do Mig 21, một do tên lửa phòng không SA-6 Kub. Cả phi đội Mig 21 bay thoát khỏi cuộc tấn công…
Kịch bản này thực ra do hai chuyên gia Humphrey Hawksley và Simon Holberton những nhà báo kỳ cựu chuyên theo dõi khu vực Viễn Đông, đưa ra từ cuối thế kỷ cuối thế kỷ XX trong cuốn sách “Cuộc tấn công của con Rồng”. Tại thời điểm thập kỷ 1990, hai chuyên gia này dựa trên những kinh nghiệm chính trị sâu sắc của mình cùng nhận định Viễn Đông luôn là điểm nóng” tiềm tàng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ xung đột sẵn sàng bùng nổ. 
Bối cảnh trực tiếp tạo cảm hứng để họ thực hiện cuốn sách là thời điểm Trung Quốc bắt đầu trỗi dậy với sự kiện Trung Quốc tiến hành một loạt các cuộc tập trận lớn dọc bờ biển phía Đông năm 1996. Trước đó một năm, họ cũng đã gây ra một số cuộc đụng độ nhỏ ở biển Đông. Là cuốn sách giả định cho tương lai nhưng họ đã mô tả khá chi tiết những khả năng có thể xảy ra, chi tiết đến cả những diễn biến trên thị trường trường khoán khi cuộc chiến xảy ra, mối quan hệ chằng chịt và phức tạp giữa các quốc gia với tập đoàn xuyên quốc gia, các cá nhân ở các quốc gia đối đầu với nhau… 

Cuốn sách cũng đã được một loạt các chuyên gia quân sự góp ý, hiệu đính, như: David Tait – cựu sĩ quan tác chiến của tàu ngầm tấn công HMS Opossum giúp vạch kế hoạch tác chiến của tầu ngầm diesel điện của Trung Quốc; John Myers, một cựu chỉ huy tàu ngầm hạt nhân kiêm chủ bút tờ tạp chí quân sự Jane’ Fighting Ships thẩm định; John Downing, cựu sĩ quan tình báo hải quân Anh… 
Đương nhiên, kịch bản trên đã lạc hậu khi thời thế đã có nhiều thay đổi, khó lòng cho phép một cuộc tấn công toàn diện như vậy diễn ra và cũng khó lòng có một cuộc “dạo chơi” dễ dàng như vậy cho bất cứ thế lực nào muốn tấn công Việt Nam. 
Mặt khác, các tác giả cũng đã đánh giá quá thấp năng lực cảnh giới của Việt Nam. Chưa kể, hệ thống mắt thần Việt Nam đã được hiện đại hóa đáng kể, đủ sức bao quát mọi động tĩnh trên biển Đông. Việt Nam cũng đã cũng đã sở hữu hệ thống radar chủ động cực kỳ hiện đại Kolchuka, có thể phát hiện cả máy bay tàng hình từ khoảng cách xa. Vì vậy, câu chuyện “hai chiếc Mig-21 cũ kỹ trên đường tuần tra về bị bắn hạ mà không phát hiện ra đối phương” là chuyện hết sức nực cười. 
Về năng lực phòng không, bên cạnh lưới lửa phòng không dày đặc, Việt Nam cũng đã nâng cấp hệ thống lên lửa phòng không tầm trung SA-3 lên chuẩn S-125 Petrora, đủ sức chống lại mọi phương tiện bay hiện đại; các hệ thống phòng không S-300 hiện đại. 
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã sở hữu hàng chục chiếc tiêm kích đa năng hiện đại thế hệ 4 và 4++ Su-27, Su-30. 
Phong Nhĩ
(Người Đưa tin)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét