Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 20 tháng 6, 2013

Tin ngày 21/6/2013

  • Pháp : thánh địa Lộ Đức bị ngập nước (RFI) - Tại Pháp, thành phố Lourdes (Lộ Đức) với hang đá nổi tiếng Massabielle, bị chìm trong nước sau đợt mưa lũ dữ dội ngày hôm qua 19/06/2013. Nhiều khu di tích bị ngập nước. Chính quyền địa phương thông báo đóng cửa nhiều thánh đường.
  • Ấn Độ huy động quân đội cứu trợ nạn nhân lũ lụt (RFI) - New Delhi lo ngại cả ngàn người thiệt mạng tại miền bắc Ấn Độ trong đợt mưa lũ từ 5 ngày qua. Năm nay, mùa mưa đến sớm trước dự kiến 2 tuần lễ. Bang Uttarakhand và l'HimachalPradesh bị thiệt hại nghiêm trọng.
  • Trung Quốc đẩy mạnh quân cờ sang Trung Á (RFI) - Đặc phái viên nhật báo kinh tế Les Echos từ Astana phân tích chiến lược hợp tác của Trung Quốc tại nước láng giềng Kazakhstan trong bài phóng sự đề tựa « Trung Quốc đẩy mạnh quân cờ sang Trung Á ». Kazakhstan nằm giữa hai ông khổng lồ : một bên là Nga - nước lớn nhất, bên kia là Trung Quốc - quốc gia đông dân nhất.
  • RFI tăng cường phát thanh bằng tiếng Khmer tại Cam Bốt (RFI) - Hôm nay 20/06/2013, tại Phnom Penh, Cam Bốt, chủ tịch tổng giám đốc tập đoàn nghe nhìn đối ngoại Pháp (AEF), bà Marie Christine Saragosse, đã chính thức khai trương chương trình phát thanh bằng tiếng Khmer, mỗi ngày 14 giờ của Đài Phát thanh Quốc tế Pháp – RFI.
  • Bắc Kinh bị tố cáo dùng vũ lực ở Tân Cương (RFI) - Hôm nay, 20/06/2013, lãnh đạo người Duy Ngô Nhĩ sống lưu vong Rebiya Kadeer tố cáo chính phủ Trung Quốc sử dụng lực lượng quân sự để thực hiện điều mà bà gọi là « thanh lọc sắc tộc » ở vùng Tân Cương.
  • Truyền thông Nhà nước Hy Lạp vẫn bế tắc (RFI) - Các cuộc thảo luận ngày hôm qua, 19/06/2013, giữa Thủ tướng Hy Lạp Antonis Samaras và hai đồng minh trong chính phủ không mang lại kết quả gì. Bế tắc trong lĩnh vực truyền thông công có thế dẫn đến một khủng hoảng thực sự bên trong chính phủ liên minh Hy Lạp.
  • Mỹ tạm ngừng ý định đàm phán với Taliban (RFI) - Hoa Kỳ đã làm cho Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai nổi giận khi thông báo ý định đàm phán với đại diện Taliban. Theo giới chuyên gia, sự vội vã, vụng về của ngoại giao Mỹ trong hồ sơ này cho thấy Washington muốn nhanh chóng trút bỏ gánh nặng Afghanistan.
  • Khói mù : Jakarta trách Singapore phản ứng như "trẻ con" (RFI) - Vào Singapore vẫn phải đối phó với thảm họa khói mù, chỉ số ô nhiễm không khí lên đến mức báo động, Indonesia chẳng những không nhìn nhận trách nhiệm mà còn khiêu khích Singapore. Căng thẳng giữa Jakarta và Singapore do khói mù gây ra vẫn leo thang, dù thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đề nghị hợp tác với Jakarta để giải quyết vấn đề.
  • Mỹ- Philippines tập trận trên Biển Đông (RFI) - Ngày 20/06/2013, Hải quân Philippines cho biết chuẩn bị tập trận chung với Hải quân Hoa Kỳ vào tuần tới tại khu vực nằm giữa đảo Luzon với vùng có tranh chấp chủ quyền lãnh hải giữa Philippines với Trung Quốc. Bắc Kinh chưa bình luận về tin trên.
  • Chính giới Brazil trước áp lực đường phố (RFI) - Các cuộc biểu tình làm rung chuyển Brazil trong những ngày gần đây phản ánh nỗi bất mãn tột cùng của người dân, nhất là giới trẻ, trước những chính khách bất tài và tham nhũng. Trên khắp đất nước Brazil, hàng chục ngàn người đã xuống đường rầm rộ trong nhiều ngày qua.
  • Mỹ tố cáo Trung Quốc và Nga không nỗ lực chống nạn buôn người (RFI) - Trong bản báo cáo thường niên về tệ nạn buôn người trên thế giới năm 2013, được công bố hôm qua, 19/06/2013, Bộ Ngoại giao Mỹ tố cáo Trung Quốc và Nga đã không nỗ lực đấu tranh chống tệ nạn buôn người. Việc Bắc Kinh và Matxcơva bị xếp cuối bảng xếp hạng trong lĩnh vực này có thể dẫn đến những biện pháp trừng phạt từ phía Washington.
  • Học giả quốc tế quan ngại về tình trạng của ông Cù Huy Hà Vũ (RFI) - Trong một bức thư đề ngày 17/06/2013 gởi các lãnh đạo cao cấp nhất của Việt Nam, khoảng hơn 30 học giả và chuyên gia quốc tế đã bày tỏ mối quan ngại về tình trạng sức khoẻ và điều kiện giam giữ của tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ, mà, theo tin từ gia đình, hiện vẫn đang tuyệt thực trong tù để phản đối việc các tố cáo của ông không được giải quyết.
  • Horn Gyula : Người dỡ bỏ bức màn sắt Đông Âu từ trần (RFI) - Cựu thủ tướng Hungary Horn Gyula vừa qua đời chiều hôm qua, 19/06/2013, sau nhiều năm lâm trọng bệnh, thọ 81 tuổi. Năm 1989, trước ống kính truyền hình và truyền thông quốc tế, Horn Gyula trong cương vị Ngoại trưởng đã cùng người đồng nhiệm Áo, Alois Mock dỡ bỏ “Bức màn sắt” biểu tượng của hơn 40 năm chiến tranh lạnh.
  • HRW chỉ trích Việt Nam gia tăng đàn áp blogger (RFI) - Trong thông cáo đề ngày 19/06/2013, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền - Human Rights Watch - của Mỹ chỉ trích Việt Nam gia tăng đàn áp các blogger và yêu cầu các nhà tài trợ và đối tác thương mại phải có phản ứng ngoại giao mạnh mẽ trước các vụ bắt giữ và hành hung gần đây nhắm vào các blogger Việt Nam.
  • Cuộc bỏ phiếu chẳng giống ai (VOA) - Cuộc bỏ phiếu tín nhiệm 47 viên chức cấp cao nhất của bộ máy cai trị ở Việt Nam đã được tiến hành tại Quốc hội
  • Singapore bị ô nhiễm khói bụi (BBC) - Singapore và Indonesia họp khẩn sau khi mức độ ô nhiễm vì khó bụi ở Singapore lên tới mức độ nguy hiểm chưa từng thấy.
  • Xuất khẩu của Nhật tăng mạnh (BBC) - Xuất khẩu từ Nhật Bản trong tháng Năm tăng cao nhất kể từ 2010 vì đồng yen giảm giá, ảnh hưởng tốt tới chương trình hồi phục kinh tế của Thủ tướng Shinzo Abe.
  • Thủ thuật tấn công mạng ở Việt Nam (BBC) - Một số tổ chức cổ súy cho nhân quyền cảnh báo LHQ việc Hà Nội gia tăng đàn áp quyền biểu đạt và tấn công mạng nhắm vào người sử dụng .
  • Khói bụi nghiêm trọng ở Singapore (BBC) - Một bộ trưởng Indonesia nói Singapore “thôi hành xử như con nít” khi nói tình trạng ô nhiễm hiện nay là do nạn đốt rừng bất hợp pháp tại Indonesia.
  • TQ chia để trị khi xích lại với VN? (BBC) - Nhà nghiên cứu bang giao Việt - Trung từ trong nước nói về trọng tâm giải quyết xung đột biển đảo trong chuyến thăm TQ của ông Trương Tấn Sang.
  • 'Không dễ chặn Facebook ở VN như TQ' (BBC) - Mạng xã hội nước ngoài ở Việt Nam không thể bị kiểm soát như ở TQ vì đã có nhiều thời gian để phát triển và thâm nhập thị trường?
  • Phối hợp thực hiện có hiệu quả công tác thông tin đối ngoại (BaoMoi) - Ngày 20-6, Ban Chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại phối hợp Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức hội nghị tập huấn về Chiến lược phát triển thông tin đối ngoại, giai đoạn 2011 - 2020 và Chương trình hành động của Chính phủ về thông tin đối ngoại, giai đoạn 2013 - 2020. Tham dự hội nghị có đại diện lãnh đạo của 33 ban, bộ, ngành T.Ư và 26 tỉnh, thành phố phía bắc. Đây là hội nghị thứ ba được tổ chức sau hai hội nghị dành cho khu vực miền trung và miền nam vừa qua.
  • ASEAN và Trung Quốc thúc đẩy hợp tác tìm kiếm, cứu nạn trên biển (BaoMoi) - Sau hai ngày thảo luận sôi nổi, Hội thảo ASEAN - Trung Quốc về ''Tăng cường hợp tác ASEAN - Trung Quốc trong tìm kiếm và cứu hộ đối với người và tàu, thuyền đi biển gặp nạn tại Biển Đông'', do Học viện Ngoại giao tổ chức tại Hà Nội, đã kết thúc tốt đẹp ngày 20-6, với nhiều điểm được các đại biểu thống nhất.
  • Philippines đưa quân ra biển Đông (BaoMoi) - AP ngày 20.6 dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Voltaire Gazmin cho hay vừa điều một số lính thủy đánh bộ cùng hậu cần đến bãi Cỏ Mây (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam nhưng đang bị Manila kiểm soát - NV).
  • Ngày càng nhiều rủi ro cho tàu thuyền qua lại Biển Đông (BaoMoi) - TTO - Hội thảo ASEAN-Trung Quốc về ''Tăng cường hợp tác ASEAN-Trung Quốc trong tìm kiếm và cứu hộ đối với người và tàu thuyền đi biển gặp nạn tại Biển Đông'' do Học viện Ngoại giao tổ chức tại Hà Nội đã kết thúc ngày 20-6.
  • Philippines, Mỹ tập trận gần rạn san hô đang tranh chấp (BaoMoi) - PNO – Ngày 20/6, hải quân Philippines cho biết tuần tới nước này và Hoa Kỳ sẽ tiến hành tập trận hải quân chung ở Biển Đông tại khu vực giữa đảo chính Luzon và rạn san hô cả Trung Quốc và Philippines cùng tuyên bố chủ quyền.
  • ASEAN, Trung Quốc nhất trí cao về cứu nạn trên biển (BaoMoi) - (Chinhphu.vn) - Sau 2 ngày thảo luận, Hội thảo ASEAN-Trung Quốc về ''Tăng cường hợp tác ASEAN-Trung Quốc trong tìm kiếm và cứu hộ đối với người và tàu thuyền đi biển gặp nạn tại Biển Đông'' do Học viện Ngoại giao tổ chức tại Hà Nội đã kết thúc ngày 20/6 với nhiều điểm được các đại biểu ASEAN và Trung Quốc thống nhất.
  • ASEAN cần đoàn kết trước thách thức tại Biển Đông (BaoMoi) - Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, ngày 20/6, Học viện nghiên cứu an ninh quốc tế của Thái Lan (ISIS) và Trung tâm nghiên cứu chiến lược châu Á của Ấn Độ (CASS) đã phối hợp tổ chức hội thảo về sự đoàn kết trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và những thách thức hàng hải trên Biển Đông cũng như trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
  • Thản nhiên vui chơi trên biển ngay cạnh xác chết (BaoMoi) - ANTĐ - Nếu nhìn qua bức ảnh người ta sẽ cho rằng đó là một bãi biển đông vui và yên bình. Thế nhưng bên cạnh bãi biển là một xác chết mà người ta đã cố tình phớt lờ, mặc sức vui chơi thoải mái.
  • Cựu Chủ tịch Seaprodex thao túng tiền tỷ (BaoMoi) - Bị nghi ngờ câu kết cùng thuộc cấp làm giả báo cáo tài chính và lập hợp đồng mua nguyên liệu khống để rút tiền, cựu Chủ tịch Seaprodex bị tạm giam.
  • Học giả Trung – Đài kêu gọi hợp tác với nhau ở Biển Đông (BaoMoi) - (Petrotimes) – Trong một cuộc hội thảo về tình hình và an ninh khu vực Đông Á do Trung tâm Nghiên cứu châu Á – Thái Bình Dương tổ chức ngày hôm qua (19/6), các học giả từ Đài Loan và Trung Quốc đã kêu gọi hai bên eo biển Đài Loan hợp tác với nhau trong các cuộc tranh chấp lãnh thổ dai dẳng ở Biển Đông.
  • Philippines, Mỹ tập trận chung gần Bãi Scarborough (BaoMoi) - Theo AFP, hải quân Philippines ngày 20/6 thông báo nước này và Mỹ sẽ tiến hành các cuộc tập trận hải quân chung trên Biển Hoa Nam (Biển Đông) từ ngày 27/6 đến ngày 2/7, ở khu vực giữa đảo chính Luzon với Bãi đá ngầm Scarborough (Hoàng Nham) - nơi cả Philippines lẫn Trung Quốc cùng tuyên bố chủ quyền.
  • Tập Cận Bình: Trung Quốc muốn hòa bình trên Biển Đông (BaoMoi) - Hãng tin Reuters (Anh) đưa tin Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bày tỏ với Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang rằng việc duy trì hòa bình và ổn định trên Biển Đông là điều có ý nghĩa quan trọng đối với cả hai quốc gia.
  • Biển đảo vào đề thi, chưa đủ… (BaoMoi) - Đề thi Ngữ văn vào lớp 10 năm nay của Hà Nội là đề mở có tính thời sự, gây hứng thú ở câu hỏi về hình ảnh những người chiến sĩ ngày đêm bảo vệ biển đảo thiêng liêng của dân tộc. Nhưng câu hỏi đó không dễ, vì SGK lịch sử phổ thông đến nay vẫn "trống” mảng Biển Đông.
  • Trung Quốc liên tiếp tăng cường tàu khủng cho các hạm đội (BaoMoi) - (Quốc phòng) - Trong bối cảnh Trung Quốc liên tục leo thang căng thẳng trên biển Đông, ntrang mạng hải quân nước này cho biết, ngày 18/6, Trung Quốc đã chính thức biên chế cho Hạm đội Bắc Hải tàu tiếp tế hậu cần tổng hợp loại mới do nước này tự nghiên cứu chế tạo.
  • Hướng tới thỏa thuận khu vực (BaoMoi) - TP - Trao đổi với báo giới bên lề hội thảo “Tăng cường hợp tác ASEAN - Trung Quốc trong tìm kiếm và cứu hộ đối với người và tàu thuyền đi biển gặp nạn trên biển Đông” sáng 19/6 tại Hà Nội, các đại diện của Việt Nam, Trung Quốc, Indonesia đều bày tỏ trông đợi có được một vùng biển an toàn, tuân thủ các nguyên tắc quốc tế.
    Đại diện Indonesia hy vọng, những trao đổi về việc cứu hộ ở biển Đông sẽ không dừng lại ở hội thảo lần này ở Hà Nội, mà sẽ có nhiều cuộc họp để tăng cường hợp tác ASEAN-Trung Quốc trong lĩnh vực này. Ảnh: Phương Anh.
  • Trung Quốc bàn cứu hộ ngư dân trên biển Đông với ASEAN (BaoMoi) - (Đời sống) - Trong bối cảnh các tranh chấp về chủ quyền và quyền chủ quyền ở biển Đông chưa được giải quyết triệt để, hội thảo ASEAN-Trung Quốc với chủ đề ''Tăng cường hợp tác ASEAN-Trung Quốc trong tìm kiếm và cứu hộ đối với người và tàu thuyền đi biển gặp nạn tại Biển Đông'' do Học viện Ngoại giao tổ chức đã khai mạc sáng 19/6.
  • Cứu trợ người đi biển gặp nạn: Mục đích nhân đạo là trên hết (BaoMoi) - Thực trạng và sự cần thiết xây dựng các biện pháp chung trong hỗ trợ người và tàu thuyền gặp nạn tại Biển Đông; các nhân tố tác động đến việc phối hợp hỗ trợ nhân đạo trong khu vực; các khuyến nghị cụ thể về tăng cường hợp tác trong lĩnh vực tìm kiếm cứu hộ đối với người và tàu thuyền gặp nạn tại Biển Đông- ba vấn đề trên cũng chính là 3 trọng tâm ưu tiên mà các chuyên gia ASEAN - Trung Quốc cùng bàn bạc trong hai ngày 19 và 20-6, tại Hà Nội, trong khuôn khổ Hội thảo ''Tăng cường hợp tác ASEAN-Trung Quốc trong tìm kiếm và cứu hộ đối với người và tàu thuyền đi biển gặp nạn tại Biển Đông'' (Học viện Ngoại giao tổ chức).
  • Mỹ, Philippines tập đổ bộ gần bãi cạn tranh chấp với Trung Quốc (BaoMoi) - Từ ngày 27/6 - 2/7, Hải quân Mỹ và Philippines sẽ triển khai cuộc tập trận chung tại khu vực gần bãi cạn Scarborough đang xảy ra tranh chấp với Trung Quốc, ngay sau khi Tư lệnh Hải quân Hoa Kỳ tới Manila, được cho là với mục đích thảo luận về Biển Đông.

TIN LÃNH THỔ


TIN XÃ HỘI


TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ


TIN THẾ GIỚI

Về vụ tuyệt thực của TS Cù Huy Hà Vũ

Lâu nay trên blog này tôi cố tình không viết về các vấn đề có liên quan đến chính trị nữa, dù những gì tôi viết trước giờ chủ yếu vẫn là những suy nghĩ về cuộc sống hàng ngày, trong đó tất nhiên đôi khi cũng có vấn đề chính trị. Sở dĩ hiện nay tôi cố tình loại ra những gì có thể liên quan đến chính trị, thời sự, là vì tôi có nhận được một số cảnh báo từ bạn bè rằng blog của tôi có thể bị an ninh chú ý (?), và nói chung là không nên đụng chạm gì đến chính trị trong tình hình hiện nay.
Đó là lời khuyên sáng suốt và cũng vì lợi ích của chính tôi, nên tôi đã chân thành nghe theo. Tôi thực sự chỉ muốn đóng góp, nhưng có thể cách viết nào đó của tôi với giọng văn cà rỡn, mỉa mai cố hữu khi đụng tới vấn đề chính trị sẽ có thể bị hiểu sai, là điều mà tôi hoàn toàn không muốn.
Nhưng hôm nay tôi muốn viết một chút, hoàn toàn khách quan, về vụ tuyệt thực của CHHV, như một đóng góp nghiêm túc của một người tạm gọi là có học, về một việc mà tôi cho rằng không quá khó giải quyết nhưng lại không được giải quyết gọn gàng nên đang tạo ra những dư luận không tốt, đặc biệt là trước mắt bạn bè thế giới. Vì vậy mới có bài này, mong được mọi người, kể cả an ninh nếu có, đọc, hiểu và trích dẫn một cách có thiện ý, và không bóp méo mục đích xây dựng của tôi.

Xin các bạn đọc dưới đây.


Suy nghĩ của tôi về những thông tin liên quan đến vụ tuyệt thực của CHHV

Cách đây vài ngày truyền thông nhà nước đã chủ động đưa ra trước dư luận những thông tin về người tù CHHV. Lý do: có thông tin CHHV đang tuyệt thực đến mấy tuần lễ liền rồi, và sức khỏe của ông đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Khi có thông tin về CHHV thì mọi người, trong đó có cả tôi, thực bỡ ngỡ, vì (cáo buộc về?) sự “dối trá” của CHHV. Nếu quả CHHV và gia đình đã dối trá thì thực đáng trách. Nhưng mặt khác, video về CHHV thì cũng có nhiều điều khó hiểu, ví dụ chỉ cho thấy CHHV đi từ xa, tiếng nói được cho là của CHHV thì lẫn nhiều tạp âm nên nghe không rõ, có một tấm hình gần thì lại chỉ có lưng và tiếng nói mà không có mặt. Ngoài ra, còn một số thông itn cho rằng giữa tiếng nói được cho là của CHHV và khẩu hình không trùng khớp với nhau. Và video này nói về CHHV nhưng lại chỉ phỏng vấn những người khác về tình trạng CHHV chứ không phỏng vấn chính ông. Dường như có chút gì đó hơi quanh co, thiếu chính danh.
Cùng ngày VTV đưa ra thông tin về CHHV trong tù, tôi có đọc được trên fb một thread tranh luận về việc CHHV có tuyệt thực hay không. Trong thread này có comment của anh Hoàng Ngọc Diêu nói rằng tấm hình mà cái thread ấy đưa ra về CHHV để tranh luận đã được chụp cách đó 1 năm rưỡi, nếu xét theo các thông tin kỹ thuật nào đó trên tấm hình (tôi không rành kỹ thuật nên không thể mô tả chính xác hơn). Thông tin này có vẻ khá "nóng" trước những thắc mắc của dư luận về thông tin do nhà nước đưa ra, nên nó nhanh chóng được chuyển tiếp đi khắp nơi và dựa vào đó đã có một số kết luận trên các trang mạng rằng thông tin của truyền thông NN về CHHV là bịa đặt.
Liền sau đó, nhiều người chỉ ra được sự vô lý của thời gian mà anh HND đã 'đọc' ra. Nếu tấm hình quả thật được chụp vào tháng 1/2012 thì lúc ấy là vào giữa mùa đông, mọi người không thể ăn mặc phong phanh như vậy được. Tình hình liền xoay chuyển 180 độ, với những lời cáo buộc ngược lại rằng anh HND đã đưa thông tin giả tạo vể tấm hình (mà sau đó được chứng mình là chụp ngày 15/6?) để vu khống nhà nước.
Bị cáo buộc là giả mạo, anh HND đã chứng minh thành công rằng anh không phải là người đầu tiên đưa ra tấm hình, mà chỉ đọc những thông tin từ tấm hình mà chính thread tranh luận ấy đã đưa lên. Tấm hình vẫn còn có 'dấu tác quyền’ của trang trandaiquang.net, là tên của vị bộ trưởng bộ công an hiện nay, nhưng không ai rõ trang ấy thực sự là của ai.
Cuộc tranh luận về CHHV đến đây bỗng trở thành cuộc tranh luận về video clip của VTV là giả hay thật, ai dối trá, ai giả mạo thông tin vv, thời gian chụp những tấm hình vv. Dường như có một chiến dịch từ truyền thông NN và các trang mạng ủng hộ nhà nước nhằm tập trung vào việc chứng minh hình ảnh và video về CHHV là những hình ảnh gần nhất (xảy ra trong giai đoạn CHHV được cho là đang tuyệt thực). Đáng chú ý nhất là một tấm hình tôi mới nhìn thấy lần đầu tiên vào tối hôm qua trên trang trandaiquang.net. Link đây: http://trandaiquang.net/hoang-ngoc-dieu-va-chieu-tro-vu-khong-da-bi-lat-tay.html.


Trong tấm hình ấy tôi thấy có hai điều đáng chú ý:
- CHHV có cầm trên tay một tờ báo được chứng minh bằng một tấm hình phóng to lên cho thấy đó là ngày 13/6. Tôi tin hình này là thật, vì nó đang nằm trong nỗ lực chứng minh video về CHHV của VTV là đúng.
- Trong tấm hình này, CHHV rõ ràng là có vấn đề về sức khỏe! Mặt sưng phù, miệng méo, mắt hum húp. Không thể nói là ông đang khoẻ mạnh, như truyền thông chính thống đang cố gắng làm cho mọi người tin.
Từ những thông tin tôi có ở trên, đây là kết luận tạm của tôi:
- Cho đến ngày 13/6 ông CHHV vẫn còn đi lại tương đối bình thường nhưng sức khỏe rõ ràng là không tốt.
- Điều kiện sống trong tù của ông CHHV về mặt vật chất không phải là quá tệ như clip của VTV đã cho thấy ít nhiều.
- Mục đích “tuyệt thực” của ông CHHV không phải là để phản đối chế độ lao tù như ăn uống, diện tích phòng ốc.
- Video quay CHHV mà VTV đưa lên có những thông tin không rõ ràng và dư luận muốn được làm rõ hơn.
- Không thể chứng minh được tấm hình mà HND đọc ra thông tin “chụp từ năm 2012” đúng là đã được chụp cách đây 1 năm rưỡi.
- Anh Hoàng Ngọc Diêu không tạo ra những thông tin sai lệch về tấm hình “chụp năm 2012”.
- Chưa biết ai đã đưa ra tấm hình đó, và với mục đích gì.
- Những điều mà CHHV phản đối trong đơn của ông cách đây 6 tháng vẫn chưa được trả lời chính thức.
- Việc ông CHHV từ chối thức ăn của trại hơn 20 ngày nay là có thực.
- Ông CHHV có được gia đình tiếp tế nhiều thức ăn.
- Chưa ai chứng minh được là ông CHHV có ăn thức ăn của gia đình tiếp tế.
- Tình trạng sức khỏe của CHHV không phải là không đáng lo ngại (như có thể thấy qua  tấm hình 13/6 trên trang trandaiquang.net).
- Theo lời của LS Dương Hà thì ông CHHV vẫn đang tiếp tục tuyệt thực trong tình trạng sức khỏe đáng lo ngại hiện nay.
- Không ai trong cả hai bên muốn có điều rủi ro nào đó xảy ra cho CHHV.
Với những thông tin nói trên, tôi cho là chúng ta (cả truyền thông NN lẫn lề trái) hãy quên đi cuộc chiến truyền thông, hình ảnh về CHHV vv vì nó là vấn đề phụ và mọi cáo buộc về bên này hay bên kia dối trá đều chưa có đầy đủ chứng cứ. Điều đáng quan tâm hơn, là tình hình sức khỏe thực sự hiện nay của CHHV (video của VTV chưa đủ sức thuyết phục rằng ông vẫn khỏe), và giải quyết những phản đối dẫn đến tuyệt thực của CHHV.
Vì nếu đẩy sự việc đi xa hơn nữa thì điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến một bên là sức khỏe của CHHV, một bên là hình ảnh quốc gia. Một sự nhân nhượng vào lúc này có lẽ là tốt cho cả 2 bên, và đó là điều khôn ngoan nhất cần làm. Để chứng minh với thế giới rằng dân tộc VN là một dân tộc trưởng thành, văn minh và làm mọi điều đều có lý lẽ và sự suy xét lợi hại, chứ không phải là một dân tộc bốn ngàn năm vẫn còn trẻ con, chỉ biết cãi qua cãi lại theo cảm tính.
Cãi cho lấy được, nói cho sướng miệng, và nếu bị phát hiện đã nói sai thì không chịu thừa nhận mà lại cố tình tốn thêm thời gian và sức lực để chứng minh rằng cái sai đó là ... đúng!
Mấy lời suy nghĩ thật tâm, mong được lắng nghe.
Anh Vũ
-------------------
PS1: Đầu đuôi của 'vụ' HND xin xem ở đây: https://www.facebook.com/vtpanh/posts/4500354080745
PS2: Mới tìm thấy video này, các bạn xem và tự phán đoán. http://www.youtube.com/watch?v=QHsGt0ssxYw
(Blog Anh Vũ)

LS Lê Quốc Quân 'bị đối xử khắc nghiệt'

Luật sư Lê Quốc Quân
Luật sư Lê Quốc Quân sắp ra tòa với cáo buộc 'trốn thuế' ngày 9/7

Luật sư Lê Quốc Quân, người sắp ra tòa hôm 9/7 vì cáo buộc trốn thuế, đang bị 'phân biệt đối xử và tạm giam trong môi trường khắc nghiệt', theo cáo buộc của gia đình ông.

Trao đổi với BBC hôm 20/6/2013, bà Nguyễn Thị Thu Hiền, vợ của luật sư kiêm nhà vận động cho dân chủ, cho hay bà được biết qua lời kể của luật sư bào chữa vào thăm rằng ông Quân và em ruột ông, Lê Đình Quán, bị phân biệt đối xử.

Bà Hiền nói:

"Anh Quân bị giam chung với 40 người trong phòng giam, anh cũng thường xuyên bị nằm ở nơi gần nhà vệ sinh,"

"Anh bị phân biệt đối xử, mỗi lần gia đình tiếp tế cho anh, người ta chỉ cho tiếp vào độ một chục chai nước."

"Trong khi đó, những người bị giam khác có thể được nhận tới cả vài chục chai nước một lúc."

Bà Hiền còn cho hay thêm không chỉ chồng bà mà người em chồng, bị giam giữ riêng rẽ, cũng chịu sự phân biệt.
Bà nói:

"Em chồng tôi, Lê Đình Quán bị giam tới nay là 7 tháng rưỡi.

"Em chồng tôi bị giam chung với 53 người và cũng bị phân biệt đối xử," bà đưa ra lời cáo buộc.

"Các điều kiện trọng đó rất hà khắc, họ bị hạn chế không cho tập thể dục, bị hạn chế giao tiếp."

Bà Hiền cho hay cho tới nay bà và gia đình chưa được gặp mặt trực tiếp chồng bà mà mọi liên hệ có được đều thông qua luật sư.

"Hiện tại thì gia đình vẫn chưa được gặp anh ấy, chỉ có các luật sư được gặp để làm việc.

"Tới nay luật sư Bùi Quang Nghiêm đã gặp được một lần,
"Các luật sư khác là Trần Nam Sơn và Hà Huy Sơn được gặp từ 4 tới 5 lần."

BBC chưa có điều kiện kiểm chứng những cáo buộc này với nhà chức trách ở Việt Nam.

Truyền thông Việt Nam cho tới nay chỉ đưa tin ít ỏi về vụ xử án ông Lê Quốc Quân dự kiến vào ngày 9/7 tới.

'Làm thơ trong tù'


"Qua các luật sư , tôi được biết là sức khỏe của chồng tôi không được tốt, nhất là trong hoàn cảnh giam giữ rất nóng bức, chật chội. Nhưng tinh thần của anh ấy rất cao"
Vợ LS Lê Quốc Quân

Vợ của nhà hoạt động dân chủ và là một blogger theo Công giáo cho hay chồng bà tuy sức khỏe "có vấn đề" nhưng vẫn vững vàng về tâm lý và tinh thần.

"Tôi xác nhận là chồng tôi có gửi ra các bài thơ mà trên mạng cũng đã giới thiệu,"

"Tất cả có bốn bài thơ. Tôi đọc nét chữ dù được khắc và giọng văn, thì biết ngay là của chồng tôi."

"Qua các luật sư , tôi được biết là sức khỏe của chồng tôi không được tốt, nhất là trong hoàn cảnh giam giữ rất nóng bức, chật chội,

"Nhưng tinh thần của anh ấy rất cao. Anh ấy và chúng tôi luôn khẳng định là không hề có tội..."

Tuần này, trên mạng xã hội xuất hiện bốn bài thơ mà gia đình xác nhận là của Luật sư Lê Quốc Quân làm và gửi ra từ trong tù, đó là các bài: 'Hỏa Lò vọng sóng biển Đông', 'Tặng người bạn tù', 'Chí người ngục sỹ' và bài thơ tặng ba con nhỏ của ông có tựa đề 'An Thái Việt'.

Văn bản Quyết định về việc đưa LS Quân ra xét xử mà BBC được tiếp cận viết ông Quân sẽ ra tòa cùng với một người khác, bà Phạm Thị Phương, nguyên là kế toán trưởng công ty VietnamCredit.

Bà Phương bị bắt hồi tháng 11/2012 trong vụ án liên quan công ty VietnamCredit mà em trai ông Lê Quốc Quân là Lê Đình Quản làm giám đốc.

Ông Quản cũng đã bị bắt tạm giam từ hồi đó với cáo buộc Trốn thuế, nhưng chưa rõ ngày sẽ đưa ra xét xử.

Nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế, một số quốc gia phương Tây đã lên tiếng phản đối hoặc quan ngại về vụ bắt giữ ông Lê Quốc Quân và người thân của ông.
Các ý kiến cho rằng các vụ bắt giữ có ý đồ chính trị nhắm vào ông Quân do ông là một blogger và nhà hoạt động vận cho dân chủ, nhân quyền và tự do tôn giáo.

Gần đây, Chủ tịch Trung tâm Công lý và Nhân quyền Robert F. Kennedy (RFK Center) do cháu gái của Cố Tổng thống Mỹ John Kennedy lãnh đạo đã gửi thư cho Thủ tướng Việt Nam.

Bức thư yêu cầu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bảo vệ quyền lợi chính đáng cho luật sư nhân quyền đang bị giam cầm.
(BBC)

Vay tiền, bơm tiền và mẹo tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng nhà nước


Ngân hàng Nhà nước đang cố gắng tìm mọi cách để các ngân hàng cho vay nhiều thêm, mức thêm cố gắng chừng 12% so với năm ngoái, bởi phải tăng dự nợ tín dụng tối thiểu ở mức này thì GDP mới tăng như dự tính. Nhưng thay vì thúc giục các ngân hàng thương mại, tại sao không thử hỏi các doanh nghiệp, là nơi đi vay tiền, vì sao họ không thèm vay thêm nữa.
Khác với suy nghĩ bình thường, lãi suất cao nhưng đi kèm lạm phát cao thì không làm doanh nghiệp lo ngại. Đầu năm họ vay một khoản tiền mua nguyên vật liệu về để sản xuất, giá chừng đó; giữa năm bán hàng (giá đã lên) thu tiền về. Vì tình hình lạm phát, hàng bán ra sẽ có giá cao hơn dự tính, dư sức chịu lãi suất cao mà vẫn còn có lãi.
Cái thời điểm khó khăn nhất của doanh nghiệp là giai đoạn chuyển đổi, từ lạm phát cao sang chững lại và giảm xuống. Lúc đó lãi suất cao mới là gánh nặng vì đội giá thành trong khi giá bán không tăng được nữa. Đó chính là giai đoạn hiện nay nên doanh nghiệp không vay, không mở rộng sản xuất kinh doanh.
Ngoài ra những doanh nghiệp còn làm ăn được, cũng đang tìm những nguồn vốn khác chứ không chịu vay ngân hàng nữa. Làm ăn được hiện nay chỉ có những ngành liên quan đến xuất khẩu và nông nghiệp. Cả hai đều đang tận dụng khả năng chiếm dụng vốn (hoặc của nông dân, hoặc của khách hàng bằng nguyên vật liệu) nên cũng không đụng tới tín dụng ngân hàng.
Nhiều doanh nghiệp chọn con đường bán bớt cổ phần cho nước ngoài, tiền cũng rót vào kinh doanh, không qua tín dụng ngân hàng. Kiều hối những năm trước chảy vào địa ốc, nay địa ốc đóng băng, tiền sẽ chảy vào sản xuất, kinh doanh – chảy trực tiếp, không qua tín dụng ngân hàng.
Chính vì vậy trong năm 2012, tổng phương tiện thanh toán tăng 22,38% mà tín dụng chỉ tăng 8,91%; Đến cuối tháng 5/2013, tổng phương tiện thanh toán tăng 5,46% mà tín dụng chỉ tăng 2,98%. Nói tóm lại, vẫn có tiền để duy trì mức tăng GDP như dự kiến, chỉ có điều một phần tiền này nó không chảy qua kênh tín dụng của ngân hàng (nền kinh tế phi chính thức của Việt Nam chiếm đến 30%).
Về phía ngân hàng, tín dụng không tăng nhiều khi là điều hay. Mấy năm trước có lúc huy động được 100 đồng, họ lại cho vay lên đến 116 đồng! Nay tỷ lệ này giảm còn 95% nhưng phải xuống nữa, chừng 80% mới phù hợp và 70% mới an toàn. Chứ cứ như mấy ngân hàng làm liều, vay tiền ngân hàng khác để cho vay thì sẽ sớm sụp tiệm.
*                      *                      *
Trước đó, các báo chạy tít “Mỗi tháng bơm thêm 40.000 tỷ đồng”; hay “Bơm 40.000 tỷ đồng tín dụng vào nền kinh tế mỗi tháng”… là sai rồi. Viết như thế nhiều người sẽ hiểu nhầm Chính phủ sẽ bơm một lượng tiền khổng lồ, 40.000 tỷ đồng/tháng, vào nền kinh tế. Tiền ở đâu mà “bơm” như thế?
Thật ra, tại Quốc hội, ông Nguyễn Xuân Phúc (Phó Thủ tướng) nói “…tất cả các tháng còn lại mỗi tháng chúng ta phải giải ngân được 40 nghìn tỷ/ tháng” để tín dụng cả năm tăng 12%. Chữ chúng ta ở đây phải hiểu là hệ thống ngân hàng.
Tín dụng tăng hay không là do ngân hàng (người cho vay), doanh nghiệp (người đi vay); còn chính phủ chỉ đóng vai trò thúc đẩy.
Những năm trước tín dụng tăng kỷ lục, có năm tăng trên 50%, chủ yếu đổ vào bất động sản và những ngành nghề liên quan. Nay bất động sản không hút tiền vì đang đóng băng thì tín dụng làm sao tăng được.
Giả thử năm ngoái bạn cho vay 100 đồng, muốn tăng 12% tức năm nay phải cho vay 112 đồng. Nhưng nay người vay cũ trả nợ và không vay nữa, tức duy trì 100 đồng đã khó, làm sao nghĩ đến chuyện cho vay 112 đồng. Ngân hàng cũng vậy, nợ cũ tăng nhanh, nay xẹp cũng nhanh, có cái thành nợ xấu, có cái người nào giỏi trả được nợ thì đâu dám vay nữa nên duy trì tín dụng ở mức bằng năm ngoái là đã giỏi lắm (chỉ sợ nó co hẹp lại, tăng trưởng âm nữa kìa) nói gì đến tăng trưởng. Cho nên trông chờ ngân hàng giải ngân mỗi tháng 40.000 tỷ đồng là chuyện khó, hầu như không thể thực hiện được.
Các nước cũng rơi vào tình trạng như thế nên cũng có chuyện bơm tiền ra. Và bơm hiểu theo nghĩa ngân hàng trung ương mua trái phiếu chính phủ (hay các tài sản tài chính) mà ngân hàng thương mại đang nắm giữ, đưa tiền cho ngân hàng để tiền chảy vào nền kinh tế. Thế mà ở Việt Nam đang làm ngược lại, ngân hàng thương mại bỏ tiền ra mua trái phiếu chính phủ! Và để cho khỏe Ngân hàng Nhà nước bèn tính khoản mua trái phiếu chính phủ đó cũng là tăng trưởng tín dụng! (hài vãi hồn)
Nguyễn Vạn Phú
* Tên bài của Quê Choa.
(Blog Nguyễn Vạn Phú)
 

Lê Thăng Long - Điều chúng ta cần là sự thật


Thưa quý vị và bạn hữu,
Chúng ta có một đồng thuận trong phong trào Con đường Việt Nam là “quyền con người được tôn trọng và bảo vệ ở Việt Nam”. Trong các quyền con người, không có gì quan trọng hơn là quyền được sống. Mạng người là quý nhất.
Có một thực tế là quyền con người ở Việt Nam nói chung chưa được tôn trọng trên hết và bình đẳng - cũng vì điều này mà phong trào Con đường Việt Nam ra đời và thực hiện sứ mệnh lịch sử của nó - thì quyền con người cho tù nhân nói riêng khó mà bảo đảm. Chúng ta có nhiều nguồn để đo lường, phán xét điều này.
Bên ngoài xã hội, nơi mà cộng đồng dễ dàng biết và phán xét nhưng có rất nhiều trường hợp quyền con người đã bị vi phạm một cách nghiêm trọng và thô bạo thì tù nhân sẽ cô độc biết nhường nào khi giữa họ là bốn bức tường xám xịt nơi thâm sơn cùng cốc.
Ai biết hoàn cảnh của họ, ai đấu tranh cho họ? Không ai cả, vì tù là nơi cách biệt với xã hội. Bao nhiêu người tù bị ngược đãi, bao nhiêu người tù bị chết oan ức? Không ai biết. Số phận họ, nỗi oan họ có làm trái tim ta thổn thức?
Chính vì thực tế trên mà chúng ta trân quý và ủng hộ TS. Cù Huy Hà Vũ, ông đã dùng sức khỏe, tính mạng của mình để đấu tranh đòi quyền lợi cho ông và cũng là cho tù nhân khác vì cuộc đấu tranh của ông tạo ra một lề lối tôn trọng quyền con người cho tù nhân. Dùng quyền sống để đòi những quyền khác là một sự trao đổi dũng cảm. Sự đánh đổi không chỉ cho ông mà còn cho tù nhân khác.
Nhiều người cho rằng TS. Cù Huy Hà Vũ đấu tranh vì những đòi hỏi cho riêng ông như việc được hưởng chế độ ở phòng riêng với vợ trong 24h. Chúng tôi cho rằng, đây là góc nhìn hạn hẹp nhằm công kích cá nhân ông, ông đấu tranh không chỉ vì quyền lợi ông mà còn tạo ra lề lối tôn trọng quyền con người cho tù nhân khác. Con đường chông gai nào cũng cần người mở lối.
Thời gian qua, có hai nguồn tin trái ngược nhau: một của thân nhân và là luật sư đại diện cho ông Vũ - bà luật sư Dương Hà và cũng là vợ ông; một của ANTV và các báo đài của nhà nước.
Là những người đấu tranh để quyền con người được tôn trọng, bảo vệ, chúng ta thật khó xử. Chúng ta không biết nên tin bên nào, bỏ bên nào?!
Nếu chúng ta tin vào TS. Cù Huy Hà Vũ thì sẽ thế nào nếu đây là một màn kịch được dựng lên để lừa dối dư luận của ông Vũ và vị luật sư của ông như đài báo chính thống đưa tin? Như vậy khác nào chúng ta là những kẻ hồ đồ?
Nếu chúng ta tin vào đài báo chính thống thì có thể chúng ta phụ một tấm lòng đấu tranh vì công lý cho tù nhân và có thể đẩy TS Cù Huy Hà Vũ đến sự nguy hiểm của tính mạng?
Đây là những lựa chọn vô cùng khó khăn vì chúng ta không có đủ thông tin.
Thật may mắn, thầy Phạm Toàn đã có sáng kiến ĐỀ NGHỊ LẬP ĐOÀN ĐIỀU TRA ĐỘC LẬP giải quyết tình huống nan giải này, chúng tôi ủng hộ sáng kiến trên.
Tình hình thật gấp, đến nay TS. Cù Huy Hà Vũ đã tuyệt thực sang ngày thứ 24, nếu đúng như lời tuyên bố của ông thì sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng của ông.
Sự thật sẽ mang đến công lý, sự thật bảo vệ quyền con người, chúng tôi kêu gọi quý anh chị và bạn hữu hãy nhanh chóng hành động để sáng kiến thầy Phạm Toàn được thực thi nhanh nhất.
Vàng thật không sợ lửa, cả chính quyền và TS. Cù Huy Hà Vũ đều không sợ sự thật nếu mình đúng! Hơn lúc nào hết công luận cần sự thật để phán xét và xây dựng niềm tin chiến lược (lời TT. Nguyễn Tấn Dũng). Bên nào chối bỏ sáng kiến thầy Phạm Toàn là chối bỏ sự thật.
Tp. HCM ngày 18/6/2013,
TM. Phong trào Con đường Việt Nam
Lê Thăng Long
 

Mới thông xe, mặt cầu nghìn tỷ đã như ‘luống khoai’ (Bài đã bị xóa)

http://imgs.vietnamnet.vn/Images/vnn/2013/06/18/15/20130618153902-4.jpg
Từ đầu tháng 5/2013, cầu Bến Thủy 2 (Nghệ An – Hà Tĩnh) xuất hiện tình trạng lún, mặt đường lô nhô “luống khoai”, dù “tuổi thọ” chiếc cầu chưa đến 1 năm.

Ban Quản lý dự án 85, Bộ GTVT đang chỉ đạo nhà thầu tiến hành khắc phục.

Ngày 17/6, VietNamNet trực tiếp tại hiện trường ghi nhận trên bề mặt cầu Bên Thủy 2 xuất hiện khả nhiều điểm lún. Nặng nhất là ở đoạn phía Nam, nơi nhà thầu đã bóc nhiều quãng ở cả 2 làn đường ngược chiều để xử lý.

Theo ghi nhận, điểm lún nặng nhất trên mặt cầu sâu khoảng 2 - 5cm, ở đoạn cầu phía Nam. Phương tiện giao thông di chuyển qua khu vực này tương đối khó khăn. Các khu vực khác điểm lún từ 1 – 3cm.

Điều đáng nói, cầu Bến Thủy 2 chỉ vừa được thông xe từ tháng 9/2012. Sau chưa đầy 1 năm, việc nhà thầu phải tiến hành bóc mặt cầu để sửa chữa khiến dư luận địa phương đặc biệt chú ý.

http://imgs.vietnamnet.vn/Images/vnn/2013/06/18/15/20130618153902-anh-6--cau-ben-thuy.jpg

Trao đổi với VietNamNet sáng 18/6, ông Trần Quang Dần, Giám đốc điều hành Dự án cầu Bến Thủy 2 cho biết đơn vị đã có báo cáo gửi Bộ GTVT, đồng thời chỉ đạo nhà thầu khắc phục, sửa chữa.

Mặc dù chất lượng cầu “có vấn đề” nhưng ông Dần vẫn khẳng định, quá trình thi công cũng như công tác kiểm tra, giám sát trước lúc thông cầu luôn được các bên tiến hành nghiêm túc, đúng kỹ thuật và ‘không có bất cứ vấn đề gì’.

“Hiện tượng lún bề mặt xuất hiện khá phổ biến ở các công trình cầu đường, kể cả những công trình vừa sử dụng. Cầu Bến Thủy 2 từ lúc thông xe (7/9/2012 – pv) đến tháng 4/2013 dù hoạt động với công suất lớn nhưng vẫn không có vấn đề gì.

Hiện tượng lún bề mặt chỉ vừa xuất hiện từ khoảng tháng 5, thời điểm có nắng nóng kéo dài, nhiệt độ mặt đường khoảng 68 – 70 độ. Chúng tôi đã mời cơ quan kiểm định về lấy mẫu để xem xét đánh giá. Hiện chưa có cơ sở để khẳng định nguyên nhân xảy ra tình trạng này” – ông Trần Quang Dần cho biết.

Ông Dần cho biết thêm, hiện cầu Bến Thủy 2 vẫn đang trong thời hạn bảo hành (thời hạn 2 năm). Đơn vị đang đốc thúc nhà thầu sớm hoàn thành việc sửa chữa để phục vụ tốt nhất việc lưu thông cho các phương tiện.

Cầu Bến Thủy 2 khởi công ngày 14/3/2010 do Ban Quản lý dự án 85, Bộ GTVT làm chủ đầu tư. Tổng mức đầu tư khoảng 1.260 tỷ đồng.

Cầu được thiết kế với 4 làn xe cơ giới, 2 làn xe thô sơ, bề mặt rộng gần 25m, dài 1km, quy mô “cầu vĩnh cửu bằng bê tông cốt thép và bê tông cốt thép dự ứng lực”. Cầu Bến Thủy 2 thông xe vào ngày 7/9/2012.

Theo Cao Thái – Duy Tuấn
(Vietnamnet)

HRW Asia: Việt Nam gia tăng đàn áp giới blogger

Cần có phản ứng ngoại giao mạnh mẽ trước các vụ bắt giữ và hành hung gần đây

(New York, ngày 20 tháng Sáu năm 2013) – Hôm nay, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu rằng chính quyền Việt Nam cần phóng thích vô điều kiện những blogger mới bị bắt trong thời gian gần đây và chấm dứt các vụ hành hung nhằm vào những người lên tiếng phê phán. Các nhà tài trợ và đối tác thương mại của Việt Nam cần công khai yêu cầu chính quyền nước này hủy bỏ việc áp dụng luật hình sự để trừng phạt các nhà hoạt động ôn hòa.

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền kêu gọi trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện những người mới bị bắt trong thời gian gần đây, là blogger Trương Duy Nhất và Phạm Viết Đào và nhà hoạt động trên mạng internet Đinh Nhật Uy, đồng thời tiến hành điều tra các tố cáo về việc công an hành hung các nhà hoạt động trên mạng gồm Nguyễn Chí Đức, Nguyễn Hoàng Vi và Phạm Lê Vương Các, những công dân cần được chính quyền bảo vệ an ninh.

“Chính sách đàn áp mọi tiếng nói phê phán, dù lớn hay nhỏ, của Việt Nam sẽ chỉ đưa đất nước này lún sâu hơn vào khủng hoảng,” ông Brad Adams, Giám đốc Ban Á Châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói. “Những vụ bắt giữ và tấn công các blogger mới đây cho thấy chính quyền sợ thảo luận công khai về dân chủ và nhân quyền đến mức nào.”

Rất nhiều vụ bắt giữ được áp dụng theo điều 258 của Bộ Luật Hình sự Việt Nam, một trong các điều luật mơ hồ và có độ co giãn cao thường được dùng để đàn áp những người thực thi quyền tự do ngôn luận. Các vụ bắt giữ và hành hung trong thời gian gần đây gồm có:

· Ngày 26 tháng Năm năm 2013, lực lượng an ninh Bộ Công An bắt giữ blogger Trương Duy Nhất vì đã “lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân,” theo tờ báo Thanh Niên ở Việt Nam. Vụ bắt giữ blogger 49 tuổi tại nhà riêng của ông ở thành phố Đà Nẵng diễn ra sau khi ông đăng tải trên blog cá nhân “Một góc nhìn khác” nổi tiếng một bài kêu gọi Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản cầm quyền Nguyễn Phú Trọng từ chức, cho rằng họ đã dẫn dắt đất nước Việt Nam lún sâu hơn vào những khó khăn chính trị và kinh tế.

· Ngày mồng 7 tháng Sáu năm 2013, năm người được cho là công an hành hung blogger Nguyễn Hoàng Vi, 26 tuổi (còn được biết với tên An Đổ Nguyễn) và nhà hoạt động pháp lý Phạm Lê Vương Các trên một con đường ở thành phố Hồ Chí Minh. Theo giới blogger Việt Nam, những kẻ tấn công đã theo dõi Nguyễn Hoàng Vi và gia đình cô trong suốt mấy ngày rồi đánh cô ngã, gây ra những vết thương phải vào bệnh viện chữa trị. Nguyễn Hoàng Vi là một người nổi tiếng trên mạng Internet; cô đã từng bị tấn công trong hai ngày mồng 5 và 6 tháng Năm năm 2013 sau những nỗ lực tổ chức buổi “dã ngoại nhân quyền” ở thành phố Hồ Chí Minh với vai trò chủ chốt.

· Vào ngày 13 tháng Sáu, công an bắt giữ blogger Phạm Viết Đào tại nhà riêng ở Hà Nội, cũng với lý do “lợi dụng tự do dân chủ,” theo tuyên bố của Bộ Công An, một tín hiệu cho thấy khả năng ông sẽ bị truy tố theo điều 258. Tương tự như Trương Duy Nhất, trang mạng của Phạm Viết Đào cũng từng lên tiếng phê phán một số nhà lãnh đạo chính trị Việt Nam.

· Ngày 15 tháng Sáu, Đinh Nhật Uy bị bắt theo điều 258. Em trai anh, Đinh Nguyên Kha, đã bị xử tám năm tù vào ngày 16 tháng Năm năm 2013 vì phát tán tờ rơi phê phán các chính sách đối nội và đối ngoại của nhà nước Việt Nam. Đinh Nhật Uy, 30 tuổi, bị bắt ở tỉnh Long An sau khi phát động một phong trào đòi trả tự do cho em trai mình trên mạng Internet và đăng tải các hình ảnh và bài viết qua tài khoản Facebook của mình. Theo Thông tấn xã Việt Nam - cơ quan thông tấn chính thức của Việt Nam, anh bị cáo buộc vì “nội dung sai sự thật, xuyên tạc làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan nhà nước.”

Điều 258 được áp dụng để truy tố những người bị chính quyền coi là “lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” và quy định mức án lên đến bảy năm tù đối với những người bị coi là phạm tội này trong “các trường hợp nghiêm trọng.” Các tòa án theo mệnh lệnh chính trị ở Việt Nam thường áp dụng các điều khoản nói trên để xử tù những người công khai bày tỏ ý kiến một cách ôn hòa.

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nhận xét chính quyền Việt Nam liên tiếp gia tăng đàn áp các tiếng nói chỉ trích tham nhũng và chuyên quyền. Những người bị chính quyền nhắm tới trong thời gian gần đây đại diện cho nhiều thành phần công luận, vì Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào và Nguyễn Chí Đức từng làm việc cho bộ máy chính quyền, Trương Duy Nhất từng làm cho báo chí chính thống, Phạm Viết Đào từng là cán bộ nhà nước còn Nguyễn Chí Đức từng là đảng viên Đảng Cộng sản. Đinh Nhật Uy, Nguyễn Hoàng Vi và Phạm Lê Vương Các phản ánh tiếng nói bất đồng của một thế hệ trẻ hơn, không có ràng buộc gì với bộ máy nhà nước.

“Các nhà tài trợ và đối tác thương mại cần đứng về phía những người Việt Nam đang đấu tranh cho các quyền tự do của mình, và lên tiếng công khai rằng không ai có thể bị bắt hay hành hung vì bày tỏ ý kiến,” ông Adams nói. “Họ cần khẳng định rằng tương lai duy nhất của các nước muốn phát triển và hiện đại hóa là một xã hội tự do và cởi mở, ở đó các tiếng nói phê phán được chính quyền ghi nhận là một phần bình thường của tiến trình chính trị.”

Bất công với nông dân và chuyện dài tạm trữ

Sự uất ức bất mãn của nông dân được mô tả là ngày càng chồng chất, mỗi năm nông sản xuất khẩu như lúa gạo, cà phê, thủy sản đem về hàng chục tỷ đô la, nhưng người nông dân hưởng lợi rất ít. Nam Nguyên trình bày vấn đề  này.
Tình hình tiêu thụ nông sản nói chung đã tồi tệ hơn rất nhiều trong nửa đầu 2013, Bộ trưởng NN-PTNT Cao Đức Phát ngày 13/6 nhìn nhận trước Quốc hội là thị trường tiêu thụ gặp bế tắc, lúa chín đầy đồng, tôm cá ê hề mà người dân không bán được.
Nông dân đồng bằng sông Cửu Long trong mùa gặt. Source danviet
Người nông dân thành phần chịu thiệt thòi nhiều nhất trong xã hội - AFP
Sống trên lưng người nông dân
Ông Ba một nông dân vùng tứ giác Long Xuyên nói với chúng tôi là người trồng lúa rất khó khăn, nông dân chẳng khác nào đang chết lần chết mòn, trong khi hai Tổng giám đốc của Tổng Công ty Lương thực miền Bắc và miền Nam lãnh lương 60 triệu tới 80 triệu/tháng. Ông Ba nói:
“Công ty Lương thực là của Nhà nước phải có trách nhiệm, anh làm không được, chính phủ phải xử lý như thế nào, thay người khác chứ người nông dân thì khổ mà anh ăn trên đầu cha nông dân sao được. Tiền lương đó cũng lấy từ nông dân ra chứ ở đâu mà có. Thanh tra chính phủ có nhìn nhận nên mới đưa thông tin đó ra. Từ chỗ đồng lương họ cao mình cũng biết về phía công ty họ có lời đấy, nhưng người nông dân họ lỗ, nếu công ty tư nhân thì không nói, anh làm lời kệ anh, nhưng là Nhà nước anh làm phải hài hòa lợi ích với mục tiêu cuối cùng phải là nông dân.”
Trò chuyện với chúng tôi, ông Trương Tâm, một nông dân khác ở đồng bằng sông Cửu Long cho rằng, chính phủ ở xa quá không hiểu thấu nỗi đau khổ của nông dân. Ông Tâm phát biểu:
“Cần nhất là Bộ trưởng Nông nghiệp ông Cao Đức Phát phải có cái tầm nhìn sâu về nông dân, phải hiểu cho nỗi khổ của nông dân từ đó lo cho nông dân, chứ ông đứng trên đài cao ông nói mà ông không làm.”
Khi 115 doanh nghiệp lúa gạo được Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) phân bổ chỉ tiêu, mua tạm trữ tổng cộng 1 triệu tấn gạo tương đương 2 triệu tấn lúa vụ hè thu 2013 ở đồng bằng song Cửu Long, thực tế giá lúa đã xuống quá thấp. Các doanh nghiệp này được Nhà nước cấp bù lãi suất vay vốn thực hiện tạm trữ.
Ngày 19/6, báo cáo của ngành nông nghiệp cho rằng giá lúa tươi tại ruộng đã nhích lên 200đ/kg  đạt mức 3.900đ-4.000đ/kg.  Nhưng tờ Dân Việt cùng ngày 19/6 đưa tin, nông dân Thoại Sơn An Giang như ngồi trên lửa, thương lái đặt cọc mua lúa tươi hạt tròn với giá 3.700đ/kg nhưng nay lúa chín rục vẫn không xuất hiện.
Sản lượng lúa hè thu đồng bằng sông Cửu Long năm 2013 ước đạt 9,3 triệu tấn bao gồm hè thu sớm, hè thu chính vụ và hè thu muộn, hiện nay các tỉnh đã thu hoạch xong khoảng  từ 60%-70% diện tích gieo cấy hơn 1,5 triệu héc-ta. Trong tháng 7 chỉ còn thu hoạch khoảng 700.000 ha
Mua tạm trữ kiểu gì?
Nông dân Trương Tâm ở đồng bằng sông Cửu Long nói với chúng tôi là  chỉ có An Giang thì mua tạm trữ đúng thời điểm, chứ Đồng Tháp, Hậu Giang, Cần Thơ thì việc hỗ trợ thị trường này không còn tác dụng bao nhiêu vì người dân đã làm gần xong và bán hết lúa.
“Chính sách mua tạm trữ mua phải làm từ đầu chứ kiểu này…lúa mình làm cách đây nửa tháng, Lúc đó giá mấy cũng phải bán, khi nông dân bán hết lúa rồi mới có lệnh mua tạm trữ từ 15/6. Thật ra tạm trữ thì giá cũng chỉ nhích 100đ-200đ không được bao nhiêu, lúa hạt dài xuất khẩu mà chỉ bán được 4.000đ-4.100đ/kg lúa tươi thì rất là đau cho nông dân, kiểu này làm sao mà lời được 30% đúng với chính sách Nhà nước.
Làm ruộng nếu nói bán lỗ thì là nói dối, nhưng chỉ lời mỏng lắm chỉ 5%-10%, mà lời vậy chết nông dân vì có đường nào ‘sanh sửa’, vật giá leo thang tất cả các mặt hàng tiêu dùng hàng ngày đâu có sụt đâu. Chuyện này như một điệp khúc lập đi lập lại hoài cuối cùng ông VFA hưởng lợi còn nông dân chịu khổ.”
Trả lời chúng tôi bà Phạm Chi Lan, chuyên gia kinh tế nguyên thành viên ban tư vấn của Thủ tướng Phan Văn Khải từ Hà Nội nhận định là, nông dân bị đối xử bất công, khi nhiều năm liền nông sản xuất khẩu đã chống lưng cho nền kinh tế.
“Chương trình mua tạm trữ lúa gạo thì thông thường tiền giao cho Tổng công ty được đứng ra làm, như vậy thì rút cuộc họ được hưởng lãi suất thấp hoặc lãi suất 0% của ngân hàng để mua tạm trữ lúa gạo. Nhưng mà nông dân thì cũng không được hưởng lợi bao nhiêu từ chương trình đó cả. Nông dân có bán được sản phẩm, nhưng ngay thái độ gần đây của Tổng công ty Lương thực đưa ra mang tính chất rất ép buộc với nông dân theo cách là bán thì bán không bán thì để lúa đấy cho bò ăn. Nói theo cách đó là không đếm xỉa đến yêu cầu Thủ tướng vẫn đặt ra là làm sao phải bảo đảm cho nông dân có lãi 30%. Như vậy làm sao có thể tạo ra động lực cho người nông dân chăm lo và tiếp tục sản xuất được.”
Khi đồng loạt việc tiêu thụ nông sản bị ách tắc, nhiều người nghĩ tới có sự trục trặc trong chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn. Để phát triển sản lượng đã không dễ mà chiến lược tiêu thụ còn khó hơn nhiều. Các chuyên gia thường nói sản xuất và tiêu thụ luôn gắn liền với nhau.
Thời kỳ người dân ăn bo bo, gạo mì nhập khẩu thay cơm trong những năm cuối thập niên 1970 đầu thập niên 1980 đã qua lâu rồi. Việt Nam thành công trong tự túc lương thực và dư thừa để xuất khẩu tới hơn 7 triệu tấn gạo mỗi năm. Nhưng đã tới lúc Việt Nam phải đổi mới một lần nữa, đặc biệt là trong việc hoạch định chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn hướng tới phát triển bền vững và phúc lợi của 50 triệu nông dân và cư dân nông thôn.
Nam Nguyên, phóng viên RFA
2013-06-20

Ông Nguyễn Phú Trọng thăm Thái Lan

Đây là chuyến thăm Thái Lan đầu tiên của một Tổng Bí thư Việt Nam từ 20 năm
Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng sẽ thăm Thái Lan từ 25 đến 27 tháng Sáu.
Bộ Ngoại giao Thái Lan nói đây là chuyến thăm đầu tiên của một Tổng Bí thư Việt Nam từ 20 năm, sau chuyến thăm năm 1993 của ông Đỗ Mười.
Phái đoàn Việt Nam gồm khoảng 70 người, bao gồm cả Bộ trưởng Ngoại giao, Bộ trưởng Quốc phòng, Bộ trưởng Kế hoạch – Đầu tư, Bộ trưởng Lao động –Thương binh và Xã hội.
Thái Lan nói bà Thủ tướng Yingluck Shinawatra sẽ có buổi gặp song phương và mời ăn tối với ông Nguyễn Phú Trọng vào hôm 25/6.
Người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam còn gặp các quan chức của Thượng viện và Hạ viện nước chủ nhà.
Theo phía Thái Lan, ông Nguyễn Phú Trọng cũng gặp lãnh đạo các đảng phái Thái Lan và các doanh nghiệp.
Ông sẽ nhận bằng tiến sĩ danh dự của Đại học Thammasat.
Hồi năm 2011, Thủ tướng Yingluck Shinawatra đã thăm Việt Nam, đánh dấu 35 năm thiết lập quan hệ.
(BBC)

Bộ mặt thật của Nhà văn Thùy Linh

 Đây là một bài viết của bạn đọc gửi đến để mở rộng thông tin đa chiều khách quan, chúng tôi xin đăng bài này. 

Ban biên tập ( Truongtansang.net ) xin được gửi đến độc giả bài viết của tác giả Mõ Làng, phản biện bài  viết “Tâm trạng một nhà văn bên trong trại Lộc Hà” được đăng trên Blog Quê Choa của tác giả Thùy Linh. Qua bài viết có thể phần nào thấy được bộ mặt thật của một bộ phận khoác áo nhà báo, nhà văn hiện nay đang bán linh hồn cho quỷ dữ.
Hết đường sống vì văn dở ẹc chẳng ai đăng, cho chẳng ai nhận, “nhà văn” (tôi phải để trong ngoặc) Thùy Linh tính kế chỉ còn đường bán cái sĩ diện cho ngoại bang. Gần đây “nhà văn” Thùy Linh quyết định xuống đường, nương bóng đám Nguyễn Chí Đức, Lã Việt Dũng, Trương Văn Phương, Bùi Hằng, Phương Bích, Thúy Nga, Nguyễn Tường Thụy, Nguyễn Quang A… để lấy tư liệu viết bài chửi chế độ, gửi BBC, RFA… kiếm tí tiền.
Cây bút Thùy Linh
Cây bút Thùy Linh

Hiềm nỗi, lâu nay đám kền kền Ba Sàm, Tường Thụy, Bọ Lập, Quang A, Xuân Diện… và bọn RFA, bê ba xu (BBC) nghi ngờ “nhà văn” là CAM (Công an mạng) do có cái lí lịch học 5 năm trong trường CA, còn chơi thân với một số CAM có chức sắc nên chúng chẳng mặn mà gì. Cực chẳng đã, lần này Thùy Linh quyết định xuống đường để cho có số má giang hồ, kiếm “một cái tiền sự” rồi vung vít lên với Mặc Lâm, phóng viên RFA rằng “Mình đã tự nguyện tham gia thì phải chấp nhận mọi tình huống vì vậy nó cũng rất bình thường. Hơn nữa bên cạnh mình còn có rất nhiều đồng đội, những người cùng chí hướng với mình, họ cũng đã từng vào trại Lộc Hà rất nhiều lần rồi vậy mà họ vẫn còn đi và đầy khí thế như thế”.
Vậy đấy, “đồng đội”, “những người cùng chí hướng” với Thùy Linh là danh sách hơn hai chục gương mặt hể cứ chỗ nào có chuyện là có mặt. Từ phiên tòa xử Đoàn Văn Vươn, đến phiên xử đám thành viên Việt Tân ở Nghệ An. Từ đám ăn mày “quyền con người” đến biểu tình chống Tàu giả tạo. Từ chuyện đất đai Tiên Lãng đến Dương Nội, Cồn Dầu. Ở đâu cũng thấy chúng bâu đến như một đám đòi nợ thuê. Chính chị (trị), chính em gì bọn đấy. Việc của chúng là cứ đến đó, chửi bới vài câu, chụp vài cái ảnh đưa lên mạng, thế là xong. Việc còn lại là của đám Kami, Mặc Lâm.
Nói với Mặc Lâm, Thùy Linh văn hoa thế này: “Mình còn nhìn được cả ánh mắt của chú bé 5 tháng tuổi bị bắt hôm qua cùng với mẹ ở trong Lộc Hà. Chứng kiến hai mẹ con khi mẹ cho con bú và người mẹ nói với con bất cứ điều gì cậu bé cũng ngoan ngoãn nghe và chịu đựng cảnh nóng nực ở trong Lộc Hà như thế nào, cậu được mọi người yêu thương ra sao. Điều đó hạnh phúc lắm anh ạ, chính những điều đó làm cho mình tiếp tục dấn thân và viết tiếp những bài sau này”.
"Đàn áp biểu tình" bằng đùi gà, nước khoáng trong trại Lộc Hà
"Đàn áp biểu tình" bằng đùi gà, nước khoáng trong trại Lộc Hà

Song, đáng tiếc, hình ảnh người mẹ Thúy Nga ấy, với Thùy Linh có thể là mới mẻ, đầy cảm xúc. Nhưng với cư dân mạng thì lại quá quen thuộc. Nhiều bạn trẻ đã comment trong bài viết trước đây về người mẹ này với sự phẫn nộ về một người mẹ đã đày đọa hai đứa trẻ chỉ nhằm đạt một mục đích mượn con để vu họa cho chế độ. Hôm nay, người mẹ đó, cùng chí hướng với cô nhà văn Thùy Linh mượn danh đứa trẻ 5 tháng tuổi để van xin lòng trắc ẩn người khác, nhằm chống Trung Quốc xâm lăng biển đảo. Cách điển hình hóa văn học của Thùy Linh đã chẳng bằng mùi tả lót của đứa trẻ 5 tháng. Chẳng còn gì mà nói.
“Nhà văn” vì quá nghèo tư liệu nên đã nhai lại một miếng da cũ: “Thật ra mẹ con chị Nga đã bị bắt nhiều rồi. Thậm chí có lần đi lên Hà Nội trú ở nhà người quen còn bị an ninh đến bắt chủ nhà đuổi ra lúc giữa đêm. Anh em bạn bè nửa đêm phải đến để cứu mẹ con chị Nga đưa về nhà một người khác để tá túc”. Ngoài chuyện ngửi không nổi câu văn vừa dẫn ra, người ta còn phải nôn ọe vì “nhà văn” đã diễn lại vỡ tuồng quá dở, đã bị bóc mẽ đến tẽn tò lần trước của đám Lã Việt Dũng, Nguyễn Tường Thụy. Vỡ này được diễn khác cơ Thùy Linh ạ. Lần trước Tường Thụy nói là đang ở nhà trọ mà bị CA đuổi ra chứ không phải ở nhà người quen đâu Linh ạ. Cụ thể hơn, họ còn chụp ảnh khoe rằng, trước khi đi ngủ bọn họ còn hát karaoke vui vẻ cơ. Họ dựng cái ảnh mẹ con Nga ngủ đêm lạnh lẽo trên hè phố nhưng sơ suất quên bỏ cái mũ bảo hiểm trên đầu Nga ra, nên bị dân mạng chửi cho. “Nhà văn” nói vậy chưa mùi mẫn lắm, văn chưa đạt.
Từ mấy cái xác chết thối rữa nói trên, “nhà văn” đã rút ra một triết lí: “Cái mà tôi thấy lo ngại hơn hết là hiện nay chính quyền không có cách gì để tháo gỡ cái ngòi nổ thì xung đột không phải với Trung Quốc mà nó sẽ chuyển thành những xung đột trong nội bộ nhân dân.
Việc đó sẽ dẫn đến những đối kháng không thể lường trước được bởi vì hiện nay tất cả những bạo lực và đàn áp từ chính quyền gần như không còn tác dụng. Không những vậy mà nó càng thổi bùng vào nỗi căm hận của người dân”.
Chưa thèm nói, với danh sách hơn 20 vị chuyên nghề ăn vạ nói trên là lực lượng đối nghịch thì chỉ là cái “ngòi xịt” chứ chẳng bao giờ thành “ngòi nổ” được đâu, nhà văn đừng mơ họ trở thành “những đối kháng không thể lường trước được”. Thật đáng xấu hổ khi nhà văn Thùy Linh, một phó ban, phó phòng gì đó của đài truyền hình Trung ương mà còn không phân biệt được mâu thuẫn nội bộ nhân dân với mâu thuẫn đối kháng gia cấp nên cứ ví von loạn cả lên. Khổ cái thằng Mặc Lâm phen này mất điểm với ông chủ. Nhân đây cũng nói với cặp đôi Thùy Linh – Mặc Lâm rằng dân Việt chúng tôi muốn chính quyền hãy ra tay mạnh hơn nữa với cái đám mượn danh nhân dân, khoác áo dân chủ ấy, đến mức chúng không còn dám nằm ra đường cái quan, không còn vu cáo nữa mới thôi.
Những Chí Phèo thế kỷ 21
Những Chí Phèo thế kỷ 21
“Nhà văn” Thùy Linh còn thỏn thẻn với Mặc Lâm thế này: “Hôm qua, ngay ở bên ngoài của trại Lộc Hà khi ông xã tôi đi lên đón thì có nghe thấy mấy cậu an ninh trẻ, hình như đang học ở trường An ninh, đều nói rằng là chúng cháu ăn lương nhà nước để đi làm việc này chứ còn những người đi biểu tình họ ăn lương nước ngoài họ đi chống đối chế độ nên bọn cháu phải làm thôi, tức là họ đã được nhồi sọ như thế”.
Đã bảo, làm nhà văn thì đừng viết báo, cái cách nhét chữ vào mồm nhân vật ấy chỉ có trong văn học thôi. Báo chí có cách thể hiện trung thực của nó chị nhà văn ạ. Báo có muốn nhét chữ vào mồm người ta thì cũng chọn cho khéo, bịa cho như thật, chẳng ai sống sượng như nhà văn Thùy Linh thế đâu. Lại còn đẽo gọt ra cái hình tượng giả để câu viu: “mấy cậu an ninh trẻ, hình như đang học ở trường an ninh” để cho thêm phần nặng kí nên lòi cái ngu dựng chuyện sinh viên An ninh đi bắt biểu tình. Hồi nhà văn đang học ở trường an ninh đã đi bắt người chưa? Quả là lũ ăn cháo đái bát!
Rõ dơ bẩn, sau lần phỏng vấn này RFA có trả tiền cho nhà văn không vậy? Xin nhắc lại, khi nhà văn Thùy Linh còn làm ở đài truyền hình, vì ăn chặn tiền nhuận bút của người đàn bà nghèo Đậu Nữ Vệ viết văn, viết kịch bản phim, sống cô độc ở chân Đèo Ngang (Quảng Bình), bị bà Vệ kiện phải về vườn. Nay về vườn rồi chỉ còn bán cái sĩ diện kiếm vài đồng nhuận bút của RFA nữa thôi, vậy mà cũng đòi đeo mặt nạ “nhà đấu tranh dân chủ!”
“Đã ngu còn tỏ ra nguy hiểm”, cựu sinh viên an ninh nói thế này: “Hôm qua tôi có tranh luận với cậu an ninh khi cậu bảo tôi rẳng việc chị làm là vi phạm pháp luật, tôi bảo trong Hiến pháp quy định là được phép biểu tình. Cậu ta bảo “Nhưng biểu tình phải trong khuôn khổ pháp luật”. Tôi bảo cậu ta rằng em chỉ cho chị khuôn khổ pháp luật là khuôn khổ nào để sau này chị biết và tất cả đồng đội của chị được biết và bọn chị sẽ làm đúng theo khuôn khổ đó. Cậu ta bảo là phải viết đơn xin biểu tình thì mới được biểu tình. Tôi bảo nếu có luật biểu tình thì bọn chị sẽ viết đơn xin biểu tình. Hiện nay chưa có luật, vậy thì việc bất tuân dân sự hiện nay là chống lại tất cả những gì rất phi lý hiện nay.” Chưa nói cái cách sáng tác rẻ tiền “hôm qua tôi có tranh luận với cậu an ninh” của một nhà văn hạng bét, người ta nhận rõ kẻ cơm toi 5 năm đại học an ninh. Đến cậu sơ cấp công an còn biết Nghị định Chính phủ là Pháp luật. Nghị định quy định tụ tập đông người (5 người trở lên) là phải xin phép, vậy mà cựu an ninh Thùy Linh còn hỏi Pháp luật ở đâu!
Nhà văn còn phụ họa với phóng viên RFA rằng: “Bên cạnh việc nhà nước cấm đoán thì họ còn khuyến khích hay nói đúng ra là họ tổ chức những đám tội phạm côn đồ để đánh những người biểu tình như chị thấy đó. Họ đánh rất nhiều người trong đó có anh Nguyễn Văn Phương, Trương Văn Dũng và Nguyễn Chí Đức… những người chưa hề nhận một đồng bạc nào của ngoại bang hết.”

Côn đồ nào? Hay là Phương, Dũng, Đức lúc nào cũng giở giọng côn đồ, ăn vạ. Thử bảo những kẻ hèn ấy sắp tới đây ăn vạ vài lần nữa, tội vu cáo đang đợi chúng và vã vào cả mồm của nhà văn Thùy Linh đang tìm cách bán linh hồn cho quỷ dữ!
Mõ Làng

"Cuộc mặc cả triệu đô" trước giờ hành quyết Ngô Đình Cẩn

Khi được nói lời cuối cùng là tử tội có xin ân huệ gì không thì Ngô Đình Cẩn xin rằng được quyền mặc quần trắng, áo dài đen...
Ngày hôm sau, đơn xin ân xá của Ngô Đình Cẩn đã được chuyển đến tướng Dương Văn Minh là Quốc trưởng. Rồi Tổng giám mục Nguyễn Văn Bình cũng gửi một lá thư tới Dương Văn Minh xin ân xá cho tử tội Ngô Đình Cẩn với lý do là Cẩn đang bị bệnh rất nặng, ngày sống chỉ đếm được trên đầu ngón tay cho nên không cần thiết phải hành quyết Cẩn. Nhưng tất cả đều bị Dương Văn Minh bác thẳng thừng.

Tòa án báo cho thân nhân của gia đình Ngô Đình Cẩn là bà Ngô Đình Thị Hiệp, bà Ngô Đình Thị Hoàng (thường gọi là bà cả Lễ...) là đơn xin ân xá của Ngô Đình Cẩn đã bị Quốc trưởng bác bỏ. Ngô Đình Cẩn sẽ bị hành quyết vào lúc 17h ngày 9/5/1964 tại Khám Chí Hòa. 

Trước làn sóng phản đối việc kết án tử hình Ngô Đình Cẩn ngày càng lan rộng trong giáo dân, chính quyền Dương Văn Minh - Nguyễn Khánh quyết thi hành án sớm.

Tại Sài Gòn, ngày giờ xử bắn Ngô Đình Cẩn được giữ rất kín. Có hai người được biết trước là luật sư Võ Văn Quan và linh mục Jean Baptiste Lê Văn Thí.

Ngày 8/5, linh mục Thí được vào gặp Ngô Đình Cẩn để làm lễ rước mình Thánh Chúa an ủi người sắp chết. Khi ông Thí vừa vào, chào hỏi xong thì Ngô Đình Cẩn đã hỏi ngay: "Ngày mai, họ đem con đi bắn phải không cha?". Linh mục Thí im lặng và khẽ gật đầu rồi hỏi lại: "Cậu có sợ không?". Ngô Đình Cẩn gượng cười, trả lời khá bình thản: "Con không sợ chút mô hết cha à!".

 Linh mục làm lễ rửa tội cho Ngô Đình Cẩn trước giờ ra pháp trường.

Linh mục Thí hỏi tiếp: "Cậu có tha thứ cho những người đã làm khổ cậu và gia đình cậu không?". Ngô Đình Cẩn nói lớn, và rành rẽ: "Con tha thứ". Rồi Cẩn nói tiếp: "Con cũng mang tên Thánh là Jean Baptiste và cha cũng mang tên Thánh Jean Baptiste. Xin cha nhớ cầu nguyện cho con sớm lên Thiên đàng chầu Chúa và xin mọi người có đạo chứng kiến con chịu chết, xin đọc cho con một kinh lạy cha "Xin cho chúng tôi hàng ngày đủ dùng và tha tội cho chúng tôi như chúng tôi cũng tha kẻ có nợ chúng tôi".

(Ngô Đình Cẩn là con út trong nhà nên hay được gọi là cậu Cẩn. Sau này khi Ngô Đình Diệm giành được quyền lực thì Ngô Đình Cẩn cũng được coi là nhân vật cực kỳ thế lực ở khu vực miền Trung, cho nên ai đến với Cẩn cũng không dám gọi tên mà chỉ gọi là ông Cậu).

Hôm sau, 10h trưa ngày 9/5, luật sư Võ Văn Quan vào thăm Ngô Đình Cẩn lần cuối cùng. Sau này, ông Quan kể lại cho nhà báo Phan Kim Thịnh: "Sáng sớm ngày 9/5, cháu Ngô Đình Cẩn là Trần Trung Dung vào thăm. Ông Cẩn nói chuyện một cách thản nhiên, không hề biểu lộ thái độ lo lắng, sợ sệt. Người cháu gái thì ngồi cạnh giường, khóc và nguyền rủa những kẻ phản phúc nhà họ Ngô. Nhưng ông Cẩn điềm tĩnh nói: "Không có gì đáng buồn mà phải khóc lóc. Làm chính trị là phải như thế. Cậu không có gì oán thán hết".

Khi gặp luật sư Quan, ông Cẩn cũng vẫn tỏ thái độ bình thản. Ông Quan cũng không hề biết là chính Ngô Đình Cẩn cũng đã biết rõ ngày giờ thi hành án. Lúc đầu, hai bên chỉ nói chuyện có tính chất xã giao nhưng rồi đột nhiên ông Cẩn tâm sự về thân thế của ông và tiết lộ một số câu chuyện bí mật. Lời nói của ông như là một sự trăng trối khiến luật sư Quan giật mình và thầm nghĩ: "Có lẽ ông Cẩn biết rồi".

Rồi Ngô Đình Cẩn chuyển sang giãi bày những thủ đoạn chính trị của mình với giọng hùng hồn, hoạt bát, mạch lạc. Ngô Đình Cẩn cũng nhắc lại những cuộc tàn sát đẫm máu đối với những người Cộng sản khi Ngô Đình Diệm lên nắm chính quyền, và khẳng định làm chính trị thì phải chấp nhận thế thôi. Khi nói đến việc đàn áp những người Cộng sản, Ngô Đình Cẩn ngẩng cao đầu, mắt sáng long lanh, mặt đỏ bừng và nói như đếm từng tiếng.

Nhìn đồng hồ đã thấy gần 12h trưa, Ngô Đình Cẩn bảo: "Luật sư đưa cho tôi cái danh thiếp của ông". Ông Quan ngạc nhiên không hiểu lúc này Ngô Đình Cẩn còn muốn có danh thiếp của mình để làm gì. Nhưng chiều ý, ông vẫn lấy danh thiếp đưa cho Ngô Đình Cẩn.

 Bút tích của Ngô Đình Cẩn.

Ông Cẩn lấy bút viết vào phía sau danh thiếp: "Xin hết lòng đa tạ" và viết tên Ngô Đình Cẩn. Đưa lại danh thiếp cho luật sư, Ngô Đình Cẩn dịu giọng nói: "Tôi xin gửi lại chút này để cám ơn luật sư đã hết lòng biện hộ cho tôi". Luật sư Quan bối rối: "Thật sự tôi có giúp được gì cho ông đâu, họ vẫn xử tối đa". Ông Cẩn khẽ lắc đầu, gượng cười: "Vấn đề không phải ở đó. Viết mấy chữ này, tôi muốn tỏ lòng tri ân đối với người luật sư không từng quen biết, nhưng đã tận tình và can đảm nói lên giữa phiên tòa những gì tôi muốn nói".

Rồi Ngô Đình Cẩn lại bình tĩnh trò chuyện, lấy giấy cuốn thuốc lá theo kiểu sâu kèn, phì phèo hút, rồi lại têm trầu nhàn nhã nhai bỏm bẻm. Ông Quan đứng dậy cáo từ cố giữ nét mặt bình thường. Ngô Đình Cẩn bắt tay luật sư Quan rất chặt và rất lâu, đồng thời luồn bàn tay trái xuống gầm bàn, nhìn xuống đó ra hiệu. Ông Quan thấy bàn tay trái của Ngô Đình Cẩn xòe ra 5 ngón như thể báo hiệu rằng chiều nay vào lúc 5h ông sẽ bị hành quyết.

Sau này, mỗi khi nhớ lại vụ hành quyết Ngô Đình Cẩn, luật sư Quan vẫn tỏ thái độ kính trọng, khâm phục một con người biết cái chết đang đến với mình từng giờ, từng phút mà vẫn ngồi nói chuyện bình tĩnh hàng tiếng đồng hồ.

Cũng phải nói thêm rằng, sau ngày Ngô Đình Cẩn bị hành quyết đã có nhiều tin đồn rằng Ngô Đình Cẩn khi chết đi để lại rất nhiều của cải cho nhiều người thừa hưởng. Ngay chuyện Ngô Đình Cẩn bảo đại úy Nguyễn Văn Minh giao số vàng, đôla, kim loại quý cho tướng Đỗ Cao Trí giữ là "2 bao"... nhưng thực chất đó cũng chỉ là những lời đồn thổi vì chính đại úy Minh cũng không biết có bao nhiêu vàng và tướng Trí khi nhận túi vàng, valy tiền cũng không kiểm đếm.

Tuy nhiên, theo điều tra của các nhà báo về sau thì số bất động sản do Ngô Đình Cẩn giao cho người khác đứng tên không phải là ít.

Năm 1989, tướng ngụy quyền Trần Văn Đôn có viết cuốn hồi ký "Việt Nam nhân chứng", và khi nói về cái chết của Ngô Đình Cẩn, ông ta viết như sau: "Vài tháng sau ngày chỉnh lý, tướng Nguyễn Khánh có phái đại tá Lâm Văn Phát thông qua bà Trần Trung Dung và nhờ chuyển lời nói với ông Cẩn rằng, hãy chuyển số tiền 6 triệu USD mà ông Cẩn có trong một ngân hàng Thụy Sĩ cho tướng Nguyễn Khánh. Đổi lại tướng Khánh sẽ cho một chiếc phi cơ đưa ông Cẩn đi Singapore.

Bà Trần Trung Dung yêu cầu đừng ghi âm khi bà ấy vào khám hỏi ông Cẩn. Sau khi nghe bà Dung trình bày, Ngô Đình Cẩn không chịu giao số tiền đó cho ông Khánh, rồi hỏi bà Dung có cần lấy thì ông giao cho. Lúc đó bà Dung sợ liên lụy nên không dám nhận. Mấy ngày sau, nhân dịp một vị linh mục vào làm lễ cho ông Cẩn, ông đã ký giấy ủy quyền cho nhà dòng Cứu Thế số tiền đó. Giấy ủy quyền được để trong một cuốn kinh Thánh...".

Như vậy, xem ra sự kiện Ngô Đình Cẩn có mấy triệu đôla là có thể tin được. Nhưng thực sự chuyện Ngô Đình Cẩn chuyển 6 triệu đôla cho nhà thờ cũng có thể rất khó xảy ra, bởi lẽ với một số tiền lớn như vậy không thể cầm tờ giấy ủy quyền có mấy chữ rồi ký tên cho người khác đi lĩnh, đặc biệt đối với các ngân hàng nước ngoài. Ngay linh mục Lê Văn Thí cũng khẳng định là chẳng làm gì có số tiền đó...
  (Kiến thức)
Bản tin tiếng Anh


  • The 'Long March' to Tinseltown (Washington Post) - After working with Hollywood companies at a basic level for many years, it is only a matter of time before Chinese capital takes a share in the major six Hollywood studios.
  • Baby formula industry to consolidate (Washington Post) - About a third of the country's baby formula businesses will be axed, in what experts are calling a major consolidation of the industry.
  • Bespoke carmaker opens showroom (Washington Post) - Morgan Motor Co, one of the oldest British hand-built car manufacturers, opened its first showroom in China on Tuesday, part of a drive to bring more British vehicles overseas.
  • Pact 'doesn't seek to exclude' China (Washington Post) - The controversial Trans-Pacific Partnership continues to be fanned by speculation about the reasons behind an apparent intentional exclusion of China, led by the United States - but some suggest the argument falls flat for two reasons.
  • Economists puzzled by state of economy (Washington Post) - A faster-than-expected increase in money supply and soaring bank credit but modest economic growthhas left Chinese monetary policy makers puzzled.
  • A head of steam (Washington Post) - The Grand Canal sweeps by the writer's hometown, suffusing him with childhood memories and a vista point to gaze into a country on the rise, observes Raymond Zhou.
  • Finding their Zen in sports (Washington Post) - Lingyin Temple in Hangzhou has the only formal badminton team in China's religious circles, whose monks have competed in matches and won prizes.
  • Beckham back in Beijing (Washington Post) - The Chinese soccer team's 5-1 defeat to Thailand on Saturday may have broken fans' hearts but the reappearance of David Beckham in Beijing probably eased some of the pain.
  • From the classroom to the boardroom (Washington Post) - Wu Chaoqi, a 24-year-old Shanghai entrepreneur, is not sure how long his business will survive. He joked that his company's method of delivering wine by moped means that the logistics costs are far lower than those of his competitors. However, his humor underplays a serious problem. "Sure, it saves on expenditure, but also emphasizes an undeniable shortage of orders," he said.
  • Bidding on change (Washington Post) - China's first international auction in Xiamen signifies that curbs on the country's free trade of cultural artifacts may be going, going, gone.
  • UN chief hails China's peacekeepers (Washington Post) - The courage and solidarity of Chinese troops on UN peacekeeping missions around the world has been praised by the organization's chief.
  • From China with love and care (Washington Post) - China has the responsibility and the capability to provide humanitarian services to people across the world.
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét