Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 20 tháng 6, 2013

Bài đáng chú ý

Cản công an bắt người, bị bắn 7 phát đạn

Thanh niên bị trưởng công an xã bắn 7 phát đạn vào chân. (Hình: VTC News)
Một thanh niên bị công an bắn một loạt bảy phát đạn vào chân, đang được cứu cấp tại bệnh viện Cần Thơ. Vụ công an bắn người xảy ra đêm 11 tháng 6 tại xã Thành Trung, thuộc huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long.
Theo báo mạng VTC News, nạn nhân tên Nguyễn Văn Trường 24 tuổi, cư dân xã Thành Trung. Sáng ngày 18 tháng 6, cha ruột của nạn nhân cho biết, đã đâm đơn kiện ông trưởng công an xã vô cớ bắn người.
Theo đơn tố cáo của gia đình nạn nhân, chiều ngày 11 tháng 6, ông Trường cùng một số thanh niên khác đến một quán nhậu ở trung tâm xã để nhậu, rồi lời qua tiếng lại om sòm. Đôi bên cự cãi lớn tiếng đến nổi chủ quán phải đến cản ngăn. Sau đó, mọi người lục tục ra về. Cuối cùng bên bàn nhậu chỉ còn lại hai người, trong đó có ông Nguyễn Văn Trường.
Lời kể của ông Trường nói rằng, một nhóm cán bộ công an xã xuất hiện khoảng 6 giờ chiều đúng lúc cả hai đứng dậy định ra về. Nhóm công an này yêu cầu người đàn ông kia theo họ về đồn “làm việc,” thì ông Trường cản lại và hỏi “tại sao các ông bắt người?”
Ông Trường kể thêm rằng, nhóm công an kia đã dùng roi điện chích ông sau câu hỏi khiêu khích nói trên. Cả hai bỏ chạy và cuối cùng sau nhiều vòng chạy trốn, ông Trường bị trưởng công an xã Thành Trung bắn một loạt đạn vào chân.
Nạn nhân được người nhà hay tin đến đưa vào bệnh viện Cần Thơ cứu cấp. Theo bác sĩ điều trị, ông Trường bị bắn gãy xương đùi trái, mắt cá chân trái, mẻ xương đùi phải, xương ống chân phải và tổn thương phần mềm trước ngực…với 7 phát đạn tổng cộng.
Cũng theo VTC News, người đứng đầu ban chỉ huy Công an huyện Bình Tân từ chối đưa ra nhận định của mình. Chỉ có ông phó chủ tịch chính quyền xã cho hay, công an tỉnh Vĩnh Long đang điều tra sự việc.
Trước đó, ngày 5 tháng 2, 2013, một người đàn ông cư dân thành phố Cà Mau bị còng tay vẫn bị ông Dương Văn Dũng, phó Công an xã Tắc Vân bắn thủng má. Nạn nhân là ông Huỳnh Nhật Quang 30 tuổi bị bắt trước đó vì không đội nón an toàn, vừa từ quán karaoke về gần đến nhà.
Theo báo Thanh Niên, ông Huỳnh Nhật Quang có hơi rượu, nói lớn tiếng và quơ tay, quơ chân trước mặt công an nên bị còng, đưa về đồn “làm việc.”
Báo Thanh Niên dẫn lời một nhân viên dân phòng cho biết, ông Dương Văn Dũng, là người “thích” nổ súng, hết chỉ thiên lại nhắm vào dân mà bắn.
Dư luận cho rằng sau ngày nhà cầm quyền Việt Nam cho phép nổ súng vào những ai “chống người thi hành công vụ,” thì người dân bị công an bắn liên miên.
(Người Việt)

Đặng Ngữ - Tại sao chúng ta lại chọn con đường như vậy?

Nếu thật lòng bầu bí thương nhau, xem nhau như anh em trong một nhà thì chúng ta phải xem tổ tiên của người Khơ-me cũng như tổ tiên của người Kinh. Nghĩa là, văn hóa, văn minh của người Khơ-me phải được xem là văn hóa, văn minh của người Việt Nam. Chúng ta nhất thiết phải xây dựng lại tinh thần Việt, tương lai chung của một nước Việt Nam bằng việc đối xử công bằng, tôn trọng, kính ngưỡng những giá trị lịch sử mới hòng thoát khỏi nguy cơ Hán hóa từ trong suy nghĩ.

   
Nếu thật lòng bầu bí thương nhau, xem nhau như anh em trong một nhà thì chúng ta phải xem tổ tiên của người Chăm cũng như tổ tiên của người Kinh. Nghĩa là, chúng ta phải kính trọng thủy tổ của người Chăm như cái cách chúng ta kính trọng Hùng Vương-thủy tổ của người Kinh vậy. Nên nhớ, chính sự pha trộn giữa ngôn ngữ của các cư dân thuộc nền văn minh sông Hồng và văn minh Chăm đã cho ta hệ thống ngôn ngữ mà chúng ta hiện đang sử dụng: chữ quốc ngữ . Muốn thoát khỏi nguy cơ Hán hóa từ trong suy nghĩ, cần phải truy nguyên và xiển dương những giá trị gốc như vậy.

Muốn thoát khỏi nguy cơ Hán hóa từ trong suy nghĩ, chúng ta cần phải quay về với những giá trị gốc, không nhất thiết phải hoành tráng, to lớn, đồ sộ…của văn minh phương Bắc mà quay về với những thứ nho nhỏ, be bé, xinh xinh…nhưng chứa đựng trong đó tư duy của chính chúng ta, những người phương Nam bất khuất.  
Trong các loại bệnh, bệnh về não vốn khó thăm khám, chẩn đoán, kê toa và được liệt vào loại bệnh nguy hiểm nhất. Người có bệnh não thường không biết mình mắc bệnh nên không đề phòng. Trường hợp phát hiện ra bệnh thì ngoài việc tìm ra đơn thuốc phù hợp, con bệnh phải kiên trì và đủ dũng cảm mới mong khỏi bệnh. Thường nghe nói “bệnh từ tâm mà ra” bởi não bộ con người ta điều khiển mọi hoạt động của cơ thể con người, tâm có ổn thì thân mới khỏe, tâm không ổn thì cơ thể sinh lắm chứng bệnh tật. Một dân tộc có thể tồn tại bên cạnh Trung Hoa mấy ngàn năm nay mà không bị đồng hóa, không bị thôn tính ắt hẳn không phải một dân tộc tồi. Hẳn bên trong dân tộc ấy phải có cái gì đặc biệt, rất đặc biệt. Điều đấy chúng ta không thể phủ nhận.
Câu hỏi đặt ra là: tại sao chúng ta có thể tồn tại mà không thể văn minh, hùng cường được? Ở vào những khúc quanh lịch sử, dân tộc ta luôn có những lựa chọn không thể hiểu nổi, hết lần này đến lần khác. Có người bảo rằng chúng ta không may. Có người bảo rằng số phận dân tộc mình phải chịu cảnh như vậy. Cá nhân tôi, tôi không chịu cách lý giải đấy. Vậy thì do điều gì làm cho chúng ta ra nông nổi như thế này? Hay chăng dân tộc chúng ta dung chứa một khuyết tật gì đấy, một khuyết tật tập thể trong cách suy nghĩ, một khuyết tật truyền thừa từ tổ tiên trong cấu trúc tư duy của người Việt? Nếu thừa nhận cái khuyết tật trong tâm lý dân tộc đấy thì chúng ta phải phá bỏ tất cả sao? Vậy thì chúng ta còn gì? Theo tôi, phải phá bỏ để xây dựng lại còn hơn tiếp tục dung chứa những khuyết tật đó, cái thứ độc hại trong tư duy đã làm cho chúng ta tồn tại nhưng tồn tại chẳng khác chi đời sống thực vật.
Đời sống nhân loại từ thời cổ đại cho đến nay vốn được xây dựng xoay quanh các trục sau đây: kinh tế, chính trị và văn hóa. Nếu suy nghĩ cho thật kỹ, đời sống văn hóa chính là thượng tầng kiến trúc mà kinh tế & chính trị là hạ tầng của xã hội nhân loại, cũng như của mỗi dân tộc. Không cần thảo luận gì nhiều, hẳn nhiên, chúng ta đánh giá nền văn minh của một dân tộc dựa trên nền thượng tầng kiến trúc của dân tộc ấy bao gồm: tôn giáo, tư tưởng và nghệ thuật.
Liệt kê ra từng phân ngành riêng biệt thì gồm 03 phân ngành nhưng cái gốc của cả tôn giáo và nghệ thuật đều nằm ở nơi tư tưởng. Nói cho ngay, tư tưởng-cái gốc của cả kinh tế và chính trị bởi kinh tế hay chính trị thì cũng bắt nguồn từ những cái lý tất nhiên của nó, nghĩa là, phải có những tư tưởng ấy thì mới có những nền tảng kinh tế và chính trị ấy. Muốn tìm hiểu cho thấu đáo nguyên nhân tại sao Nhật Bản có thể duy tân tự cường để văn minh, hùng mạnh mà không phải Trung Hoa hay Việt Nam (theo rất nhiều người vẫn quan niệm, cả ba nước này được xem như “đồng chủng đồng văn” và chịu ảnh hưởng nhiều tư tưởng Khổng Mạnh và triết lý Phật Giáo), chúng ta phải đi tìm cái gốc của vấn đề: cách suy nghĩ của người Nhật Bản, tư tưởng Nhật Bản. Tôi dám chắc rằng, cái tư tưởng Nhật Bản ấy, nó phải có điều gì riêng có, rất đặc sắc và vượt trên hẳn tư tưởng Trung Hoa và Việt Nam cùng thời. Cái tư tưởng ấy thể hiện tinh thần quốc gia Nhật Bản. Vì cái tinh thần quốc gia ấy mà giai cấp cầm quyền khôn ngoan sáng suốt chọn lựa duy tân tự cường thay đổi vận mệnh quốc gia. Vì cái tinh thần quốc gia ấy mà tầng lớp trí thức tinh hoa sốt sắng làm người hướng đạo tiên phong cho công cuộc cải cách. Vì cái tinh thần quốc gia ấy mà quần chúng nhân dân lập chí hăm hở tấn hóa tự cường. Chẳng giống nơi giới cầm quyền của Trung Hoa và Việt Nam: đầu óc ngu dại, cứ ngồi lì trên ngôi cao, lấy quyền cao và sức mạnh bạo lực để đè ép, cản trở ý muốn duy tân tự cường của quốc gia nên công cuộc duy tân không sao thực hiện nổi. Lại thêm đám trí thức hủ nho, thủ cựu cứ tưởng mình khôn lắm rồi, mạnh lắm rồi chẳng thèm đổi mới. Cái mâu thuẫn ấy cứ mỗi ngày một dâng lên tạo thành cách mạng đổ máu tàn bạo mà vẫn không đi đến đích văn minh được. Rốt cuộc vẫn nằm trong cái vòng yếu hèn, phụ thuộc mà mất nước. Bài học lịch sử ấy dường như đang lặp lại với Việt Nam. Nhật Bản duy tân tự cường thành công bởi họ có quần chúng nhân dân rất có chí, trí thức thì thức thời và chính quyền rất sáng suốt.
Nói chuyện vui, tôi vốn kỹ sư điện tử, thật lòng chẳng biết gì về kiến trúc với lại mỹ thuật. Mấy năm trước làm thuê cho tụi ngoại quốc nên thỉnh thoảng có qua lại Thượng Hải, Thâm Quyến, Hồng Kông, Ma Cau…rồi học được cái nghề: “architectural lighting solution” chuyên thiết kế, cung cấp các giải pháp chiếu sáng cho các tòa nhà. Có người hỏi tôi, sao lại đâm đầu vào cái chuyên ngành gì mà hẹp vậy. Tôi trả lời, cái gì Hồng Kông, Thượng Hải, Ma Cau, Thâm Quyến có thì Hà Nội, Sài Gòn vài năm sau sẽ có, giống y hệt, không chạy thoát được. Ô hay, sao tôi lại dám qủa quyết như thế nhỉ ? Ngẫm mà xem, cái suy nghĩ này không chỉ mình tôi. Rất nhiều người đã nghĩ như vậy và đã làm như vậy. Thể loại nào bán chạy nhất trên thị trường sách mấy năm nay? Xin thưa, sách dịch các truyện ngắn, tiểu thuyết ngôn tình của các tác giả đô thị Trung Quốc. Lối viết của các nhà văn trẻ ăn khách chúng ta cứ giống giống như các nhà văn trẻ ăn khách bên Tàu. Tôi không cho rằng họ đạo văn hay thuổng ý của đồng nghiệp bên Tàu. Nhưng từ lối hành văn cho đến cách dùng chữ, rồi ý tứ, rồi cốt truyện…tất thảy đều na ná như văn học Tàu. Cái gì dân Tàu làm giả, làm dối được thì người Việt cũng làm được dù cái sự giả, sự dối không bằng với người Tàu. Người Tàu phun hóa chất vào trái cây thì người mình chơi phóc môn vào bánh phở. Người Tàu lấy thịt thối làm nhân bánh bao thì ta lấy thịt thối làm cơm hộp. Người Tàu phá hủy môi sinh thì người ta xem nhẹ sinh thái. Có thể liệt kê rất, rất nhiều những sự giống nhau đến kỳ quặc như vậy. Tự hỏi, người Tàu truyền bá mấy cái trò đấy cho người mình ư? Không thể kết luận như vậy được. Hay người mình cử người sang Tàu học hỏi mà mang về nước hại lẫn nhau? Lại càng không thể. Tại sao người mình lại có những thói quen, hành động giống người Tàu đến vậy? Nếu đồng ý với nhau rằng, tư duy thể hiện thành hành động thì hóa ra người mình có cách suy nghĩ giống người Tàu sao? Cũng có thể lắm chứ.
Bây giờ, quay trở lại với câu hỏi đặt ra từ đầu, tại sao chúng ta lại chọn con đường như vậy? Tôi cho rằng, chúng ta không chủ động trong việc chọn lựa. Chúng ta đã chọn lựa như cái cách mà người Tàu đã chọn lựa. Cứ vào những khúc quanh của lịch sử, khi đòi hỏi phải chọn lựa thì lại thấy những người lèo lái vận mệnh quốc gia ngoái cổ sang phương Bắc để xem bên đấy làm như thế nào. Cứ như thể dưới vòm trời này không đâu hơn Trung Hoa. Cứ như thể trên bề mặt đất này không nơi nào văn minh cho bằng nền văn minh của người Hán. Đến ngay cả một tác phẩm vĩ đại của nền văn học Việt như Truyện Kiều của Nguyễn Du cũng phải dựa vào nguyên tác của một tay vô danh bên Tàu có tên gọi Thanh Tâm Tài Nhân. Phải chăng cụ Nguyễn Du nhà ta không có khả năng sáng tác từ một nguyên bản do chính cụ tạo nên ? Nói như thế tức coi thường bậc danh nhân của nhà mình rồi. Có thể Nguyễn Du không ý thức việc này. Nhưng Freud và Carl Jung có thể lý giải: bởi cấu trúc tư duy của Nguyễn Du, cái văn hóa Hán nó truyền thừa từ tổ tiên đã ăn sâu vào tận vô thức của đại thi hàoi. Nguyễn Du đã như vậy, các sĩ phu khác của chúng ta cũng không khá hơn. Thứ Nho giáo của chúng ta là thứ Nho giáo cặn bã, không được tinh lọc với tên gọi Việt nho. Sĩ phu chúng ta muôn đời thờ hai chữ “trung quân” mà không biết đến quần chúng nhân dân cái chi cả. Vua cho ăn thì ăn, vua bảo nói thì nói, vua bảo viết thì viết. Cho nên, cái sử của nước ta chỉ thuần túy thứ sử của nhà cầm quyền đánh nhau mà chả thấy hình bóng quần chúng nhân dân đâu cả. Lịch sử đâu phải một dòng sông đầy máu và chiến sĩ trận vong. Hai bên bờ lịch sử phải có kẻ cày ruộng, người dệt vải, học trò đi học…nữa chứ. Rõ ràng, cách viết sử của mình cũng thuần một thứ copy cách viết lịch sử của người Hán.
Có người thắc mắc, sao người Việt chúng ta không thể lập thuyết? Lập thuyết để làm gì khi Khổng Tử vẫn còn ngồi bệ vệ trên cao kia, nơi phát khởi nguyên khí quốc gia. Lập thuyết để làm gì khi ngày ngày sĩ tử nước ta vẫn vái lạy con người xa lạ đến từ Trung Nguyên kia. Những người suy nghĩ giống nhau thì hành động giống nhau, những nền văn hóa giống nhau thì chọn lựa cũng giống nhau. Một người am hiểu văn hóa, chính trị như ông Nguyễn Xuân Tụ có ý gì khi lấy cái “nick name” Hà Sĩ Phu? Sĩ phu Bắc Hà ư? Cái “nick name” đầy Nho nghĩa ấy gợi nên nhiều suy nghĩ về việc chúng ta bị Hán hóa từ trong cấu trúc tư duy. Nó làm chúng ta nhớ đến một vị quân vương chăng? Cho nên, cá nhân tôi cho rằng ngày nào mà người phương Bắc chưa thay đổi mô hình chính trị hay chủ thuyết của họ thì ngày đó nước mình vẫn chưa có hi vọng thay đổi gì lớn. Chúng ta không chống Tàu, chúng ta không kỳ thị Tàu nhưng ngày nào mà chúng ta chưa nhận thức đúng vấn đề để thay đổi từ trong cái cách mà chúng ta tư duy thì: đừng có mơ.
Tôi nói sai chăng?
Tự đáy lòng mình, với tư cách một con dân đất Việt, tôi sẽ reo mừng nếu tôi nói sai các bạn ạ.
Đặng Ngữ 

Một bức thư nói sai sự thật

Đây là tấm ảnh chụp ngày 15.06.2013
Sự thật về thông tin phạm nhân Cù Huy Hà Vũ “tuyệt thực”, “sức khỏe rất trầm trọng”… do một số trang mạng xã hội tung ra để kích động dư luận, mấy ngày qua báo chí đã thông tin đầy đủ. Ai ngờ lại tiếp tục xuất hiện một bức thư của “33 chuyên gia, học giả quốc tế và Việt Nam tại hải ngoại” (!) “bày tỏ quan ngại” về điều kiện ăn ở và sức khỏe của Cù Huy Hà Vũ, trong đó mô tả cuộc sống trong tù của Cù Huy Hà Vũ hoàn toàn sai sự thật. Bức thư này đang được đưa trên các trang mạng nước ngoài như BBC; RFA; AP…
 Thưa các chuyên gia, học giả, Cù Huy Hà Vũ phạm tội “tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam” và đã bị Tòa án Nhân dân Hà Nội xét xử, tuyên án 7 năm tù và 3 năm quản chế. Hiện nay, phạm nhân Cù Huy Hà Vũ đang thụ án tại Trại giam số 5 thuộc Bộ Công an. Nghĩa là Cù Huy Hà Vũ không phải là “tù nhân lương tâm” như các vị lầm lẫn. Và ở Việt Nam cũng không có “tù nhân lương tâm” mà chỉ có tù nhân do vi phạm pháp luật. Cù Huy Hà Vũ không những không bị “bạo hành bởi quản giáo” như các vị “lo lắng”, mà ngược lại còn được ở phòng có đủ tiện nghi sinh hoạt, được nhận quà tiếp tế của gia đình có phần ưu tiên hơn so với quy định của trại giam. Và đặc biệt, do phạm nhân Cù Huy Hà Vũ có những biểu hiện khác thường về tâm, sinh lý; huyết áp cao, thấp thất thường, nên được Trại giam số 5 chăm sóc y tế rất chu đáo. Chính vì thế mà phạm nhân Cù Huy Hà Vũ hiện có sức khỏe khá tốt. Hoàn toàn không phải như trong thư các vị viết: “Chúng tôi hiểu rằng, sức khỏe của ông Cù Huy Hà Vũ đang trong tình trạng nguy kịch”.
Còn chuyện Cù Huy Hà Vũ tuyệt thực trong trại giam thì lại càng không phải. Nói cho chính xác hơn, là mấy tuần gần đây, Cù Huy Hà Vũ không ăn theo khẩu phần của trại giam cung cấp, mà ăn theo đồ ăn người nhà tiếp tế. Lý do, như lãnh đạo trại giam cho biết, phạm nhân Cù Huy Hà Vũ đã đưa ra rất nhiều yêu sách vượt ra ngoài khuôn khổ của pháp luật, nên không được đáp ứng. Phạm nhân Vũ không nhận khẩu phần ăn để... “đấu tranh”.
Sự thật về tinh thần và sức khỏe của Cù Huy Hà Vũ chả có gì phải giấu giếm. Vậy mà không hiểu vì động cơ gì, bức thư của 33 chuyên gia, học giả kể trên lại đưa thông tin sai sự thật như vậy! Mà theo như BBC thì, trong số họ, “nhiều người đang giảng dạy hoặc nghiên cứu ở các trường đại học tại nhiều nước như Harvard, Yale, Đại học California, Berkeley…”. Thiết nghĩ, đã là các nhà khoa học thì bất cứ vấn đề gì đưa ra phải được họ nghiên cứu, cân nhắc kỹ lưỡng, chứ sao lại nói sai sự thật như thế được?
Trò mạo danh người này, người khác viết "tâm thư" sai sự thật “tung” lên các trang mạng tuy không phải là mới, nhưng lâu nay vẫn được các thế lực thù địch lợi dụng để đưa tin xuyên tạc, kích động. Mong sao, các nhà khoa học không bị lợi dụng để cuốn vào ý đồ xấu xa đó.



HUY THIÊM
(QĐND) 

Bản tin truyền hình về TS Cù Hà Huy Vũ, đâu là sự thật?

chhv1-305.jpg
Cảnh quay 1-2-36 có mặt TS Cù Huy Hà Vũ, có chậu cây đang nở hoa. (tương ứng video1-phút thứ 2-giây 36).
Screen capture
Ngày 16 và 17 tháng 06 vừa qua, hệ thống phát thanh, truyền hình và tất cả các cơ quan báo chí của chính phủ Việt Nam đã đồng loạt đưa tin về cái gọi là “Sự thật về vụ tuyệt thực của Cù Hà Huy Vũ”, đồng thời đã phát đi một thông điệp đe dọa đến toàn thể nhân dân Việt Nam: “sẽ điều tra và truy bắt tất cả những người đưa tin về việc Cù Hà Huy Vũ bị ngược đãi và tuyệt thực trong trại giam số 5, Yên Định, Thanh Hóa”.

Bôi nhọ...

Trong ngày 16 tháng 06, họ đã dựng và cho phát đi một cái gọi là video với thông điệp rõ ràng là “Luật sư Cù Hà Huy Vũ không bị đánh đập trong trại giam”.
Sang ngày 17 tháng 06, họ đã dựng và cho phát đi một cái gọi là video với thông điệp rõ ràng là “ Luật sư Cù Hà Huy Vũ không tuyệt thực trong trại giam”. Nội dung của cái gọi là “câu chuyện giữa Cù Hà Huy Vũ với Bác sỹ trại giam và các giám thị trại giam” nhằm mục đích bôi nhọ, xuyên tạc và tầm thường hóa nhân cách của Luật sư yêu nước Cù Hà Huy Vũ.
Những video trên đã đánh lừa được rất nhiều người, kể cả những người trước đây yêu mến và ủng hộ L.S Cù Hà Huy Vũ và gia đình anh ấy.

chhv2-250.jpg
Cảnh quay Cảnh quay 2-2-58 TS Cù Huy Hà Vũ đang bước vào phòng y tế, có chậu cây đang nở hoa. Screen capture.
Rõ ràng, nếu chỉ xem lướt qua nhanh như truyền hình đưa tin, chúng ta không thể nào nhận ra sự bất hợp lý của các cảnh quay này. Nhưng thật may mắn, đây là thời đai internet, và video này được nhà cầm quyền Việt Nam cho đăng tải lên mạng để đánh lừa công chúng Việt Nam và Quốc tế.
Sau khi xem rất nhiều lần 2 đoạn phim trên đây, ngoài việc dựa vào công cụ tin học để chứng minh cho cái video này là giả tạo như các bạn khác đã làm. Tôi đã so sánh sự khác nhau giữa sự bất hợp lý về bố cục, sự vật và con người, đồng thời phân tích khẩu hình của người nói và khuôn miệng các nhân vật trong các phân đoạn để ghép nên cái video gọi là “Sự thật” này, thì sự gia dối hoàn toàn đã được phơi bày.
Cả 2 cái video này hoàn toàn do cơ quan an ninh Việt Nam dàn dựng, lấy những video vừa mới quay trộn với những video quay trộm về anh Cù Huy Hà Vũ từ trước (cái này an ninh VN thường xuyên sử dụng), cho người có ngoại hình phía sau hơi giống Cù Huy Hà Vũ để đóng giả pha trộn với hình ảnh thật của anh nhằm đánh lừa thị giác người xem. Các đồ vật không có tri giác không nói dối, nó sẽ tố cáo tội ác của những kẻ hèn hạ!
Dưới đây là phân tích bằng hình ảnh để thấy sự giả dối của hệ thống các cơ quan phục vụ cho chính quyền này. Các bạn có thể xem video đã được đăng tải lên youtube để xem xét thật kỹ.
Video trên VTV1 ngày 16 tháng 06 và ngày 17 tháng 06:
Đường dẫn link video 1: http://www.youtube.com/watch?v=1pXp33coV5o
Đường dẫn link video 2: http://www.youtube.com/watch?v=Vix1Dk0HAPw

chhv3-250.jpg
Cảnh quay 2-2-23: Cù Huy Hà Vũ (giả) trong phòng y tế, chậu cây bên ngoài cửa sổ vẫn còn nhưng không hoa và ít lá. Screen capture.
Tổng hợp các video trên đây, ta thấy ngay:
Căn cứ vào khẩu hình của các đối tượng và đoạn đối thoại, ta thấy đối tượng được quay sau lưng mà chúng gán ghép là CHHV chính là kẻ đóng giả. Khi quay phía trước và phía bên hông Cù Huy Hà Vũ thật, chúng sử dụng các đoạn video mà chúng quay trộm trước đó rồi gán ghép đoạn hội thoại vào.
Một bằng chứng không thể chối cãi của đoạn gán ghép này là đây:
Cảnh quay 1-2-36 có mặt TS Cù Huy Hà Vũ (tương ứng video1-phút thứ 2-giây 36).

Cảnh quay 1-1-16 với TS Cù Huy Hà Vũ.

Cảnh quay 2-2-58 với TS Cù Huy Hà Vũ, cây chậu hoa thật đẹp trong nắng!


chhv4-250.jpg
Cảnh quay 1-1-16: Trên đầu giường kẻ mạo danh Cù Huy Hà Vũ không có áo tù vắt lên. Screen capture.
Nó khác hoàn toàn với cảnh có kẻ giả danh Cù Huy Hà Vũ:
Cảnh quay 2-2-23: Chậu vẫn còn sao hoa lá bị gió cuốn bay đi đâu rồi?
Ngoài ra còn có các bằng chứng phụ trợ đắt giá khác:
Vị trí cái áo tù: Cảnh quay 1-1-16: Trên đầu giường kẻ mạo danh Cù Huy Hà Vũ không có áo tù vắt lên (Theo phương từ cửa chính đến cửa sổ đối diện)

Nhưng cảnh có Cù Huy Hà Vũ (thật) thì có áo vắt trên thành giường: (1-1-30)

Và, chiếc áo tù đang nằm ở trên thành giường. “Phóng viên VTV” chuyên rình sau lỗ phía sau không xuất hiện, cánh tủ thuốc đóng, khẩu hình không ăn khớp với đối mẩu đối thoại. Nhất là đoạn người BS nghe tim trong khi đó thì đối thoại vẫn tiếp tục và anh Vũ không mấp máy môi để cho an ninh nhờ nữa. Nhìn CHHV thật đoạn này mạnh khỏe. 
chhv5-250.jpg
Những cảnh có TS Cù Huy Hà Vũ (thật) thì có áo vắt trên thành giường. Screen capture.
Ở video 2, trong đoạn đối thoại ngắn giữa “Cù Huy Hà Vũ”, bs và giám thị, có rất nhiều cảnh quay (Từ cửa sổ sau quay kẻ giả mạo, cửa sổ hông quay Cù Huy Hà Vũ và phía trước mặt để quay CHHV (đoạn video mờ)...
Về nguyên tắc để thu được âm thanh thực, hoặc phải dùng ngay camera đó để thu, hoặc phải có người ghi âm. Nhưng trong bất kỳ cảnh quay nào, cũng chỉ có tay “phóng viên rình rập” quay mà thôi!). nhưng chỉ thể hiện được 3 giám thị, có những khoảnh khắc xuất hiện tù nhân với dáng vẻ ngượng nghịu rất tự nhiên.
Có thể phán đoán chắc chắn rằng, kẻ giả mạo này làm việc chính ở trại giam này! Thời gian khám phải rơi vào sáng hoặc buổi chiều chứ không thể vào giữa buổi trưa như cảnh đã dẫn ở phía trên.
Kẻ mạo danh Cù Huy Hà Vũ đang nằm khám, cánh cửa tủ đang mở! Trong 3 giám thị, người giám thị này có cái tai dạng hơi lật, bỏ áo trong quần, cánh tay chuyên đút túi và chỉ duy nhất 1 lần quay ra sau như thế này! Hướng đứng luôn quay về phía kẻ mạo danh Cù Huy Hà Vũ. 
Cảnh quay Cù Huy Hà Vũ từ cửa sổ bên hông phòng khám, tai của người giám thị sâu, quay mặt về phía tường (theo hường của “pv”), cánh tay phải đặt phía trước, áo không bỏ trong quần! Rõ ràng là 2 giám thị khác nhau. (so với giám thị ở phía trên)!
Nguyễn Vì Dân gửi RFA
2013-06-20

Biển Đông và Trung Quốc, Mỹ chọn ai?

Khi phong trào chống hàng “made in China” được phát động trong cộng đồng người Việt ở Mỹ, chúng tôi có hỏi vài người đang hăng say vận động chiến dịch này: Năm 2011 hàng “made in China” được nhập vào Mỹ trên 399 tỷ USD và năm 2012 trên 425 tỷ. Vậy sự tẩy chay của cộng đồng người Việt sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với khối lượng hàng “made in China” đồ sộ này? Quý vị sẽ làm giảm bớt được bao nhiêu tỷ dollars?

Những con số nói trên cho thấy người Việt cần có tầm nhìn rộng lớn hơn mới có thể có hành động chính xác. Cuộc họp mặt giữa Tổng Thống Obama và Chủ Tịch Tập Cẩn Bình vừa qua cũng đòi hỏi phải có tầm nhìn vượt lên trên những suy nghĩ và hành động theo cảm tính.

TRỌNG TÂM CỦA CUỘC HỌP

Trên báo New York Times ngày 8.6.2013, dưới đầu đề “Hoa Kỳ và Trung Quốc di chuyển gần hơn về khí hậu, nhưng không trên gián điệp điện toán”, hai nhà bình luận Jackie Calmes và Steven Lee Myers nhận định rằng hai nhà lãnh đạo đã gặp nhau gần tám tiếng đồng hồ bắt đầu từ tối thứ sáu, và tỏ vẻ như mong muốn xác định lại mối quan hệ giữa hai bên theo một phương cách có thể cho phép hai quốc gia vượt qua những khác biệt về kinh tế, chính trị và ngoại giao giữa họ, hơn là bàn về những cuộc khủng hoảng mới hay cũ có thể làm chệch hướng tiến bộ trên toàn bộ các vấn đề.

Ngay từ khi mở đầu cuộc họp, Tòa Bạch Ốc đã cho biết mục đích của cuộc họp ở đây không phải là thông báo giao dịch mới mà là để tạo ra một mối quan hệ thoải mái hơn giữa ông Obama và ông Tập Cận Bình, có thể tránh đẩy hai quốc gia vào cuộc xung đột leo thang.

Trong một cuộc phỏng vấn, bà Bonnie Glaser, Cố vấn cao cấp của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) Hoa Kỳ, đã nhận định như sau về cuộc họp không chính thức nầy:

“Vấn đề quan trọng nhất là bản chất của quan hệ Mỹ-Trung. Cả Tổng thống Obama và Chủ tịch Tập Cận Bình đều hiểu rằng nhân dân Mỹ và Trung Quốc cũng như toàn thế giới sẽ phải gánh chịu hậu quả nặng nề nếu hai nước sa vào vết xe đổ của lịch sử, khi một cường quốc mới nổi thách thức một cường quốc đang đứng đầu thế giới và kết thúc bằng xung đột quân sự. Trong cuộc gặp tại California, hai nhà lãnh đạo đã bàn thảo về mô hình quan hệ mà hai bên mong muốn, như ông Tập Cận Bình tuyên bố với báo giới là một mối quan hệ dựa trên nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau, đôi bên cùng có lợi và mở rộng hợp tác.”

Dĩ nhiên là trong cuộc họp này, nhiều vấn đề gay cấn cũng đã được nêu lên nhưng không đi vào chi tiết, chẳng hạn như vấn đề môi trường, vấn đề gián điệp điện tử (cyberespionage), vấn đề Bắc Hàn, vấn đề xoay trục ở Biển Đông và Hoa Đông, vấn đề mậu dịch, v.v. Chúng ta thử phân tích một số vấn đề được coi là gay cấn nhất hiện nay.

THẰNG BÉ CHƠI DẠI

Trong đầu năm nay Bắc Hàn đã cho phóng hỏa tiển tấm xa, thử bom hạt nhân và dọa sẽ tấn công Nam Hàn và Hoa Kỳ bằng võ khí nguyên tử… Hôm 30.3.2013, Bắc Hàn công bố văn bản gọi là “Bản tuyên chiến toàn diện”!

Bắc Hàn không ngờ đó là những trò chơi dại. Hoa Kỳ và Nhật Bản đã vin vào các hành động đó để quyết định tái võ trang cho Nhật Bản, mục tiêu được nói là để đối phó với Bắc Hàn, nhưng trong thực tế là để chận đứng sự lộng hành của Trung Quốc trong thời gian gần đây. Ngoài ra, những hành động của Bắc Hàn còn tạo lý do cho Hoa Kỳ tiếp tục duy trì các căn cứ quân sự của Mỹ ở Nam Hàn và Okinawa.

Thấy thằng bé chơi trò tai hại, Bắc Kinh đã gọi Đại sứ Bắc Hàn tại Bắc Kinh đến để khiển trách. Sau đó ngày 22.5.2013, Bắc Hàn đã phải gởi ông Choe Ryong-hae, Cục trưởng Cục Chính trị, đến Bắc Kinh để trình bày vấn đề. Hôm 25.5.2013, Chủ tịch Bắc Hàn Kim Jong-un tuyên bố Bình Nhưỡng muốn hoà bình và sẵn sàng tái tục tiến trình đối thoại với những nước chủ chốt. Bắc Hàn và Nam Hàn đã gặp nhau lại ở Bàn Môn Điếm từ ngày 12.6.2013.

Tại cuộc họp ở Sunnylands, chính quyền Obama đã hoan nghênh hành động này của Trung Quốc và nói đó là một đấu trường đầy hứa hẹn để "tăng cường hợp tác."

CHƯA NƠI NÀO BẰNG TRUNG QUỐC

Như chúng tôi đã nói, từ khi giao thương với Trung Quốc đến nay, lúc nào cán cân mậu dịch của Mỹ cũng bị thâm hụt và số thâm hụt ngày càng tăng. Năm 2011, hàng “made in China” được nhập vào Mỹ trên 399 tỷ USD, trong khi Mỹ chỉ bán cho Trung Quốc được 104 tỷ, thâm hụt 295 tỷ. Năm 2012 Mỹ nhập của Trung Quốc trên 425 tỷ và bán cho Trung Quốc chỉ có 110 tỷ, thâm hụt 315 tỷ. Tại sao?

Tại Mỹ giá nhân công và các chi phí sản xuất khác quá cao, nên nhiều công ty Mỹ đã đầu tư vào Trung Quốc để có thể sản xuất hàng với gia rẻ, rồi một phần bán ngay tại chỗ, một phần bán ra trong vùng và một phần nhập ngược về Mỹ. Trong tổng số hàng Mỹ nhập cảng hàng năm từ Trung Quốc, đa số là các hàng do Mỹ sản xuất tại Trung Quốc, chỉ khoảng 25% là hàng của Trung Quốc.

Nhưng quan hệ mậu dịch giữa Mỹ và Trung Quốc đang gặp thử thách, vì ba lý do: Lý do thứ nhất là giá nhân công ở Trung Quốc ngày càng tăng. Lý do thứ hai là Trung Quốc đã tăng thuế suất hàng nhập cảng nên hàng Mỹ khó bán vào và Trung Quốc. Lý do thứ ba là giá đồng nhân dân tệ được duy trì ở mức thấp nên hàng nhập cảng có giá cao trong khi hàng xuất cảng lại được bán với giá thấp. Mỹ coi việc ấn định đồng nhân dân tệ ở mức thấp là một hình thức “trợ cấp xuất cảng”, vi phạm hiệp ước WTO.

Vấn đề này có nêu lên trong cuộc họp, nhưng Ngoại Trưởng Kerry cho biết quan hệ mậu dịch Mỹ - Hoa sẽ được bàn trong tháng 7 tới đây. Nhưng vấn đề sẽ được giải quyết cách nào?

Một số người đã đề nghị đưa các công ty Mỹ từ Trung Quốc trở về Mỹ để làm giảm bớt tỷ lệ thất nghiệp ở trong nước. Ông Obama cũng đã có lần tuyên bố như vậy. Người khác cho rằng nếu Trung Quốc gây khó khăn, các công ty Mỹ có thể dời các cơ sở kinh doanh qua các nước khác có chi phí sản xuất còn rẻ hơn ở Trung Quốc, như Việt Nam hay Ấn Độ chẳng hạn. Nhưng vấn đề không giản dị.

Mỹ có hai thị trường xuất khẩu lớn là Âu Châu và Trung Quốc. Âu Châu tiêu thụ khoảng 30% hàng xuất khẩu của Mỹ, tương đương với 461 tỷ USD mỗi năm, còn Trung Quốc khoảng 26%. Nhưng trong thời gian qua, Âu Châu phải trải qua một cuộc khủng hoảng kinh tế quá nặng kéo theo sự suy thoái kinh tế của Mỹ nên Mỹ phải bám vào Trung Quốc. Một thí dụ cụ thể là trường hợp của Wal Mart: Sau khi sản xuất tại Trung Quốc hãng này đã lập 200 siêu thị bán hàng ngay tại chỗ, 300 siêu thị bán ở Nhật Bản và 100 siêu thị bán ở Ấn Độ. Thị trường hàng điện toán và điện thoại tại Trung Quốc là một mối lợi lớn của Hoa Kỳ.  Sản phẩm iphone và ipad đợt đầu chỉ bán ở Mỹ được 64 triệu cái trong khi đó Trung Quốc tiêu thụ đến 79 triệu cái. Chúng ta không ngạc nhiên khi thấy năm ngoái công ty Dell của Mỹ đã bỏ ra 100 tỷ USD để sản xuất máy điện toán tại Trung Quốc.

Trên thế giới hiện nay có nhiều nơi có giá nhân công rẻ như Phi Châu, Ấn Độ, Nam Mỹ, kể cả Mexico bên cạnh Mỹ, nhưng các công ty Mỹ đã không đầu tư ở các vùng này mà đầu tư ở Trung Quốc vì ở các vùng đó mãi lực quá kém.

Ông Ôn Gia Bảo, Thủ Tướng Quốc Vụ Viện của Trung Quốc, đã từng tuyên bố: “Chúng ta không có một lý do nào để kéo lui mối giao hảo Mỹ - Hoa; trái lại, có hàng vạn lý do để các quan hệ phải chặt chẽ hơn.”
Một cách cụ thể, ông Ôn Gia Bảo nói rằng khi Trung Quốc xuất cảng hàng sang Mỹ thì có hai giới được lợi lộc. Thứ nhất là các công ty Mỹ đã thiết lập nhà máy sản xuất ở Trung Quốc sẽ kiếm thêm lời; thứ nhì là người tiêu thụ ở Mỹ được mua hàng hóa với giá rẻ.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc nhận thấy như thế nên họ không sợ Mỹ bỏ Trung Quốc.

BIỂN ĐÔNG: VẤN ĐỀ GAY CẤN

Bản tin của đài VOA ngày 8.6.2012 cho biết theo bản tường trình của thông tín viên đài VOA là bà Natalie Liu, mối quan tâm chính của Trung Quốc là sự chú trọng mới trong chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ về vùng Châu Á - Thái Bình Dương - thường được gọi là “trục xoay” - nhằm kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Như chúng ta đã biết, tham vọng hiện nay của Trung Quốc là làm chủ cả Biển Đông lẫn Biển Hoa Đông. Trung Quốc nghĩ rằng khi Mỹ có quyền độc chiếm Trung Đông thì Trung Quốc cũng có quyền độc chiếm Biển Đông, vì Trung Quốc cũng là một cường quốc. Để giảm bớt sự lộng hành của Trung Quốc, Hoa Kỳ tuyên bố quay trở lại Á Châu. Vấn đề là Hoa Kỳ đang làm chơi hay làm thật?
Về kinh tế, Hoa Kỳ hô hào triển khai “Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương” (Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement - viết tắt TPP). Nhưng đây chỉ là mới một hoài vọng. Các quốc gia trong khu vực này nhỏ lớn và nghèo giàu cách nhau quá xa nên rất khó trở thành một thị trường chung như Âu Châu. Một thí dụ cụ thể là khu vực ASEAN được thành lập từ năm 1992, nhưng đến nay có 4 nước là Việt Nam, Lào, Campuchia và Miến Điện vẫn chưa thể gia nhập được. Trong khi đó hầu hết các thành viên của khối này lại ký hiệp ước làm ăn riêng với Trung Quốc!

Về phương diện pháp lý, ngoài Philippines ra, các nước khác khi hành xử tố quyền chưa chắc ai thắng ai. Đừng nghe những người không phải là chuyên gia nói mà tưởng bở. Philippines cũng đang gặp khó khăn. Phi không thể kiện Trung Quốc trước Tòa Án Quốc Tế, vì muốn được tòa này thụ lý, hai bên phải cam kết thi hành phán quyết của tòa, nhưng Trung Quốc không cam kết nên Tòa không thể xử được. Phi phải kiện trước Tòa Án Trọng Tài Quốc Tế. Trước tòa án này, nếu Trung quốc không tham dự, tòa sẽ xử khuyết tịch. Nhưng một khó khăn khác lại xảy ra: Giả thiết tòa xử Phi thắng nhưng Trung Quốc không thi hành phán quyết của Tòa, Phi phải làm thế nào? Phi phải nhờ Hội Đồng Bảo An LHQ can thiệp. Nhưng tại đây Trung Quốc có quyền phủ quyết nên vấn đề lại bế tắc. Như vậy phán quyết của Tòa Án Trọng Tài chỉ có giá trị xác định những nguyên tắc căn bản mà thôi, không có giá trị cưỡng hành.

Vế quân sự, chúng ta mới chỉ thấy hai biến cố: Biến cố thứ nhất là Hoa Kỳ tuyên bố tăng cường căn cứ quân sự ở Úc. Biến cố thứ hai là ủng hộ Nhật tái vũ trang. Hoa Kỳ có hiệp ước bảo vệ Philippines năm 1951, nhưng Phi vẫn nghi ngờ sự can thiệp của Hoa Kỳ khi có cuộc đụng độ với Trung Quốc. Hoa Kỳ có thể viện dẫn không có sự cho phép của Quốc Hội để từ chối hành động.

Để bảo vệ vùng đặc khu kinh tế 200 dặm của Việt Nam, Hà Nội đã gạ mua hỏa tiễn tầm trung của Nga, nhưng Nga không bán. Hà Nội gạ Ấn Độ, Ấn Độ cũng từ chối. Hà Nội phải gạ Mỹ, Mỹ đòi thực thi nhân quyền. Trong thực tế, không nước nào muốn bán hỏa tiễn tấm trung cho Việt Nam vì không muốn làm mất lòng Trung Quốc.

Hiện nay Trung Quốc chỉ muốn Việt Nam công nhận chủ quyền của Trung Quốc trên cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Để đổi lại, Trung Quốc sẽ dành cho Việt Nam một số khu vực trên Biển Đông để khai thác. Khi vấn đề chưa giải quyết, nếu Viêt Nam im lặng, Trung Quốc sẽ để cho khai thác một số khu vực. Nếu Việt Nam ồn ào, Trung Quốc sẽ xiết nhỏ vùng đánh cá lại. Nếu Việt Nam cứ cho ngư dân ra khơi, Trung Quốc cho “tàu lạ” (tàu không số, không bảng cờ) húc... Trung Quốc đang xử dụng lý của kẻ mạnh.

Trong cuộc họp với Bộ Trưởng Quốc Phòng Philippines là Voltaire Gazmin hôm 7.6.2013, Đô đốc Samuel Locklear III, Tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ khẳng định “Mỹ trung lập ở Biển Đông”. Ông bày tỏ mối lo ngại về những gì đã và đang diễn ra trong khu vực. Ông cam kết thực hiện chính sách tái cân bằng ở Châu Á của Hoa Kỳ, bao gồm các khía cạnh chính trị - kinh tế và ngoại giao. Ông nhấn mạnh Mỹ phản đối bất cứ hành động đơn phương nào làm thay đổi hiện trạng khu vực tranh chấp ở Biển Đông. Nhưng đó chỉ là những lời cam kết suông.

Giải pháp hiện nay là tiến tới hoàn thành một “Quy tắc Hành Xử” (Code of Conduct – DOC) ở Biển Đông. Nhưng qua hội nghị thường niên về An Ninh Khu Vực Châu Á Thái Bình Dương ở Singapore vừa qua với cái tên là “Đối thoại Shangri-La”, chúng ta thấy kết quả vẫn chua đi tới đâu, vì không có sự đồng thuận của Trung Quốc.

MỸ KHÓ BỎ TRUNG QUỐC

Các nhà phân tích nói ông Tập Cận Bình muốn có cuộc họp không chính thức vừa qua là để khẳng định dấu ấn về chính sách đối ngoại của mình, đó là xây dựng mối quan hệ “siêu cường kiểu mới” với Mỹ, tức thực hiện “Giấc mơ Trung Quốc”.

Trong cuộc gặp gỡ hôm 7.6.2013, Tổng thống Obama nói:

“Mỹ hoan nghênh sự vươn lên của Trung Quốc. Trên thực tế, sự phát triển của Trung Quốc cũng là lợi ích của Mỹ. Mỹ tin tưởng rằng, một Trung Quốc hòa bình, thịnh vượng và ổn định không chỉ tốt cho Trung Quốc mà còn cho cả Mỹ và cộng đồng quốc tế.”

Ông Tập Cận Bình trả lời:

“Tôi và Tổng thống Obama gặp nhau để vạch ra tương lai cho quan hệ Trung-Mỹ và thiết kế kiểu quan hệ mới. Năm ngoái khi tới thăm Mỹ tôi đã từng nói, Thái Bình Dương rộng lớn đủ không gian dung nạp cả hai nước lớn Trung - Mỹ chúng ta, và bây giờ tôi vẫn cho là như vậy”
(Tân Hoa Xã ngày 8.6.2013)

Trước đó, trong cuộc họp về Đối thoại Shangri-La ở Singapore, Phó Tổng Tham Mưu Trưởng Trung Quốc Thích Kiến Quốc tuyên bố: “Tranh chấp Biển Đông để đời sau giải quyết”.

Philippines thấy rõ vấn đề Biển Đông hơn người Việt ở hải ngoại. Trên tờ Malaya Business ngày 10.6.2013, Ellen Tordesillas, một nhà phân tích kỳ cựu của Philippines đã nhận định:

“Mặc dù Mỹ muốn ngăn chặn thế lực của Trung Quốc, nhưng nước này sẽ không muốn làm kẻ thù của người khổng lồ Châu Á. Họ cũng không muốn bị lôi kéo vào cuộc chiến giữa Philippines và Trung Quốc”.

Trung Quốc cũng đã chính thức thông báo nhận lời mời của Mỹ tham gia cuộc tập trận mang tên “Vành đai Thái Bình Dương” (RIMPAC) vào năm 2014.
Ngày 13.6.2013
Lữ Giang
(Thông Luận)
 

Tương quan lực lượng đã thay đổi

LTS : Ngày 16/6 vừa qua phân bộ Paris của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên đã có cuộc họp phân bộ nới rộng. Ngoài các thành viên  phân bộ đã mời thêm một số thân hữu. Trong dịp này ông Nguyễn Gia Kiểng đã có lời phát biểu về bối cảnh mới của cuộc vận động dân chủ. Sau lời phát biểu của ông Kiểng các chí hữu và thân hữu đã đóng góp nhiều ý kiến. Ông Nguyễn Quốc Nam, cựu chủ tịch và một trong những người lãnh đạo chủ chốt hiện nay của Liên Minh Dân Chủ đã nhấn mạnh sự cần thiết của đấu tranh có tổ chức. Giáo sư Trương Bổn Tài nhấn mạnh tầm quan trọng của mặt trận văn hóa. Nhiều thân hữu, như anh Đặng Quốc Nam, chủ tịch Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam tại Paris, lưu ý sự liên lạc và đồng cảm ngày càng mạnh giữa những người dân chủ trong và ngoài nước. Một thân hữu vừa từ trong nước ra nói rằng THDCĐN là tổ chức dân chủ được những người dân chủ trong nước dành nhiều cảm tình nhất.

Sau đây là lời phát biểu của ông Nguyễn Gia Kiểng.

Thưa các chí hữu và thân hữu,

Hôm nay là buổi họp cuối của phân bộ Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên tại Paris trước khi anh em chia tay nhau trong hai tháng hè. Nhân dịp này cũng như các năm trước phân bộ Paris đã mời thêm một số thân hữu để trao đổi về tình hình đất nước.

Xin cảm ơn anh Lê Mạnh Tường và ban thường trực phân bộ Paris đã có nhã ý cho phép tôi được nói vài lời với các bạn. Hân hạnh của tôi càng lớn vì hôm nay ngoài các thân hữu quen thuộc còn có sự hiện diện của một số anh chị vừa từ trong nước ra, của anh Nguyễn Quốc Nam trong Liên Minh Dân Chủ, anh Đặng Quốc Nam chủ tịch Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam tại Paris và anh Trần Minh Răn thuộc Tổ Chức Phục Hưng, của chị Thanh Thảo, anh Trương Bổn Tài và anh Ngô Văn Quang đến từ Mỹ. Xin chào các anh các chị.

Chúng ta gặp nhau hôm nay trong không khí thân mật và vui vẻ của một cuộc họp mặt giữa bạn bè để trao đổi những ý kiến và thông tin vào giữa lúc mà đất nước đang chuyển động nhanh chóng trong một bối cảnh thế giới đang thay đổi lớn và cuộc vận động dân chủ hóa cũng đi vào một giai đoạn mới.

Trước hết thế giới đã thay đổi lớn và vẫn còn đang tiếp tục thay đổi sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã kéo dài sáu năm và vẫn chưa chấm dứt. Trong hàng triệu trang sách báo về cuộc khủng hoảng này chúng ta có thể ghi nhận đồng thuận nổi bật là khuynh hướng kích thích tăng trưởng bằng tiêu thụ và nhập khẩu thả cửa đã chấm dứt; quan tâm của của mọi quốc gia hiện nay và trong nhiều thập niên sắp tới là cân bằng ngân sách và cán cân thương mại.

 Trong bối cảnh đó các nền kinh tế chủ yếu dựa trên xuất khẩu như Trung Quốc và Việt Nam sẽ rất điêu đứng. Cần lưu ý rằng Việt Nam còn lệ thuộc vào ngoại thương nhiều hơn Trung Quốc. Nước ta là một trong vài nước lệ thuộc ngoại thương nhất thế giới. Chỉ số phụ thuộc ngoại thương - tức tổng số xuất nhập khẩu so với GDP- của Việt Nam là gần 200%, quá hai lần chỉ số của Trung Quốc và gần gấp năm lần mức trung bình thế giới. Tình thế mới đòi hỏi một chính quyền tài giỏi, trong sạch, quyết tâm và chính xác để tổ chức lại cố gắng quốc gia, chặn đứng lãng phí, chia sẻ đồng đều những hy sinh cần thiết, lôi kéo những nguồn đầu tư mới và những kỹ thuật mới và tìm kiếm những vận hội mới. Chính quyền cộng sản không phải là chính quyền đó. Trái lại nó là một chính quyền tham nhũng và bất tài. Bản chất tham nhũng của nó đã đưọc phơi bày qua quá nhiều vụ tai tiếng, mà Vinashin, Vinalines chỉ là những thí dụ. Sự bất tài của nó đã biến Việt Nam thành một trạm xuất khẩu của hàng hóa Trung Quốc. Chúng ta xuất khẩu ồ ạt nguyên liệu và thực phẩm sang Trung Quốc đến độ nguồn than Quảng Ninh đã sắp cạn nhưng vẫn thâm thủng mậu dịch với Trung Quốc 14 tỷ USD mỗi năm vì sao? Đó là vì chúng ta nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc mang sẵn nhãn made in Vietnam để tái xuất khẩu sang Hoa Kỳ và Châu Âu. Xuất khẩu của ta vì vậy tạo công ăn việc làm cho người Trung Quốc chứ không phải cho người Việt Nam.

Trong bối cảnh kinh tế thế giới thay đổi hiện nay chúng ta là một trong những nước gặp khó khăn nhất nhưng lại chỉ có một chính quyền tồi dở bậc nhất.

Thế giới cũng không chỉ thay đổi trong sinh hoạt kinh tế. Từ hơn hai năm qua một làn sóng dân chủ mới, làn sóng dân chủ thứ tư trong lịch sử thế giới, đã trào dâng khắp nơi.Tại các nước dân chủ phát triển nó là làn sóng phẫn nộ đòi hỏi một xã hội công bằng hơn và nhân bản hơn dành ưu tiên cho kinh tế thực, nghĩa là kinh tế sản xuất hàng hóa và dịch vụ, thay vì cho đầu cơ, đòi hỏi quyền lực thực sự phải thuộc về các định chế dân cử thay vì các thế lực tài chính. Tóm lại là đòi hỏi một nền dân chủ lành mạnh hơn.

Tại Bắc Phi và Trung Đông nó đã quật ngã các chế độ độc tài bạo ngược kéo dài từ nhiều thập niên và đặt các chế độ còn lại trước chọn lựa dân chủ hóa hoặc tiêu vong. Ngay trong lúc này chúng ta đang chứng kiến chính quyền Erdogan tại Turkey, được coi là một chính quyền Hồi Giáo gương mẫu, lúng túng trước các cuộc biểu tình rầm rộ đòi một chế độ dân chủ thực sự thế quyền. Sự kiện này cũng như những gì đã và đang diễn ra tại các nước dân chủ phát triển chứng tỏ các dân tộc trên thế giới không còn hài lòng với các chế độ dân chủ tạm đủ nữa mà đòi dân chủ chân chính và trọn vẹn.

Tại Châu Á nó đang, và trong nhiều trường hợp đã, biến các chế độ dân chủ hình thức tại Singapore, Mã Lai, Indonesia, Philippines và Thái Lan thành những chế độ dân chủ thực sự. Một cách đột ngột và ngoạn mục chế độ quân phiệt Miến Điện nổi tiếng sắt máu và lì lợm đã chọn chuyển hướng về dân chủ. Làn sóng dân chủ mới cũng đã làm lung lay cả chế độ Putin tại Nga mà có lúc thế giới đã cho là không gì lay chuyển được. Ngay cả chế độ cộng sản Trung Quốc mà chế độ CSVN lấy làm mẫu mực và chỗ dựa ý thức hệ cũng bắt đầu biến động.

Nét đậm của thế giới hiện nay là tương quan lực lượng đã thay đổi, các chế độ độc tài còn lại không còn là một đe dọa cho các nước dân chủ nữa. Chúng đều rất tụt hậu về mặt khoa học kỹ thuật, trần trụi về tư tưởng chính trị, kém hẳn các nước dân chủ về sức mạnh quân sự và chỉ có một trọng lượng kinh tế sấp sỉ 15% của kinh tế thế giới. Thế giới dân chủ không cần và cũng không sợ các chế độ độc tài nữa. Thời đại của chủ nghĩa đối ngoại thực tiễn – nghĩa là miễn cưỡng chấp nhận sống chung và hợp tác kinh tế với các chế độ bạo ngược vì hòa bình - đã chấm dứt. Các chế độ độc tài còn lại đang sống những ngày khó khăn cuối cùng.

Không ngạc nhiên là trong một bối cảnh thế giới như thế chính quyền CSVN chao đảo và chia rẽ.  Tình hình kinh tế xã hội đang cực kỳ nguy kịch. Hoạt động kinh tế đình đốn, đời sống nhân dân sa sút mỗi ngày, hệ thống ngân hàng trên bờ sụp đổ vì nợ xấu chồng chất; trái bong bóng bất động sản đang xì hơi; nợ công đã được chính thức nhìn nhận ở mức độ 100% GDP, có thể gấp đôi nếu kể cả những món nợ không thể hoàn trả của các tập đoàn và tổng công ty quốc doanh mà nhà nước bảo lãnh. Thêm vào đó là sự nhu nhược hổ nhục của chính quyền trước những hành động lấn chiếm xấc xược của Trung Quốc trên Biển Đông. Sự phẫn nộ của dân chúng và của cả đa số đảng viên cộng sản đối với chế độ đã lên tới cực điểm.

Tuy vậy những cố gắng để tồn tại của chính quyền cộng sản đã chỉ có tác dụng khiến nó sụp đổ nhanh chóng hơn và bi đát hơn. Chúng ta có thể lưu ý là mặc dù đất nước đang chồng chất những vấn đề kinh tế xã hội khẩn trương tất cả các hội nghị trung ương gần đây của đảng cộng sản đã chỉ tập trung giải quyết những mâu thuẫn nội bộ của đảng. Điều này có nghĩa là đảng cộng sản đã quá bệnh hoạn để còn quan tâm giải quyết những vấn đề quốc gia. Nhưng những hội nghị trung ương này đã không giải quyết được gì cả, tình trạng của đảng cộng sản chỉ ngày một nguy ngập hơn. Như vậy phải hiểu rằng bệnh tình của đảng cộng sản không còn thuốc chữa. Thực tế là đảng cộng sản hiện nay không còn lãnh đạo bởi vì bộ chính trị đã mất quyền quyết định. Nó chỉ còn là một hư cấu. Chế độ CSVN đang chuyển hóa từ một chế độ độc tài đảng trị sang một chế độ độc tài cá nhân. Dự án sửa đổi hiến pháp mà chế độ đang xúc tiến chỉ xác nhận định hướng này, nó tập trung mọi quyền lực vào tay một chủ tịch nước có mọi triển vọng cũng sẽ là người cầm đầu đảng. Nhưng đây là một chuyển hóa rất nghịch lý. Bình thường các cuộc chuyển hóa tương tự đã diễn ra trên thế giới đều theo cùng một kịch bản. Đó là một lãnh tụ có uy tín lớn dựa vào uy tín cá nhân để lấn áp đảng, biến đảng thành công cụ của mình. Tình hình Việt Nam hiện nay khác hẳn. Nguyễn Tấn Dũng, con người mạnh nhất, đang thắng thế và khống chế đảng lại cũng là người bị thù ghét và khinh thường nhất trong cả xã hội lẫn nội bộ đảng sau khi đã thất bại trong tất cả mọi địa hạt. Ông đã chỉ không bị kỷ luật và cách chức vì ban lãnh đạo đảng không còn quyền quyết định. Một chế độ độc tài cá nhân như vậy chắc chắn không thể sống lâu.

Phong trào dân chủ Việt Nam cũng đang thay đổi một cách triệt để về cả phong cách lẫn diễn viên. Cho tới nay chúng ta đã chờ đợi nhiều ở thành phần trí thức tiến bộ xuất phát từ bộ máy đảng và nhà nước cộng sản và chúng ta đã liên tục thất vọng. Những người này quá ít và họ cũng thiếu quyết tâm. Trừ một vài trường hợp đặc biệt đáng trân trọng, hoặc vì quá ràng buộc với những đặc ân của chế độ hoặc vì thiếu dũng cảm và ý chí họ đã không đi xa hơn những yêu cầu và kiến nghị, đã chỉ hành động quá muộn và quá ít trong khi tuổi đời của họ ngày càng cao và ảnh hưởng ngày càng suy giảm. Vai trò của họ trong cuộc vận động dân chủ không còn quan trọng nữa. Nhưng một thế hệ những người dân chủ mới đã nhập cuộc. Những người trẻ này không nợ nần gì với chế độ mà còn nhìn chế độ như là một trở ngại cho tương lai của họ. Họ có khát vọng dân chủ thành thực và quả quyết hơn, có lý luận và kiến thức cập nhật hơn hẳn thế hệ cha chú vì là những đứa con của của kỷ nguyên tri thức và truyền thông. Họ đã chiếm vai trò chủ động trong cuộc đấu tranh giành dân chủ và cũng đang góp phần hy sinh chính. Chúng ta có thể nhận xét là từ vài năm qua nạn nhân của các vụ án chính trị thô bạo đều là những người trẻ. Chế độ cộng sản đã vùi dập và cướp đi của những thanh niên yêu nước và dũng cảm này những năm đẹp nhất trong mùa xuân của đời.

Để nhìn về tương lai chúng ta cần ý thức thực rõ ràng rằng tương quan lực lượng đã thay đổi. Nếu chúng ta nhìn thật kỹ thì phong trào dân chủ Việt Nam hiện nay, dù chưa thành đội ngũ, đã mạnh hơn chế độ độc tài. Đừng vì thấy chính quyền cộng sản bắt giam, xử án và bỏ tù mà nghĩ rằng nó mạnh. Với sự phát triển của mạng Internet thế giới ngày nay có hai không gian, một không gian ảo và một không gian thực trong đó không gian ảo là chính. Đại bộ phận kiến thức, thông tin và trao đổi khoa học, kỹ thuật, kinh tế, tài chính, thương mại đều qua không gian ảo. Không gian thực chỉ còn là một phần đặc biệt của không gian ảo. Không gian ảo quyết định cách suy nghĩ và hành động của các đối tác trong xã hội. Vì thế ai làm chủ được không gian ảo thì sớm muộn cũng làm chủ được không gian thực. Ngược lại thế lực nào thất bại trong không gian ảo thì sớm muộn cũng mất không gian thực. Và xu hướng này chỉ ngày càng mạnh hơn với thời gian bởi vì nó là xu hướng không thể đảo ngược. Chế độ CSVN đã thất bại hoàn toàn và bị lố bịch hóa trong không gian ảo, nó sẽ thất bại. Hiện nay đã có hơn 35 triệu người Việt Nam sử dụng Internet, nghĩa là gần như tổng số người Việt Nam ở tuổi hoạt động, chưa kể 120 triệu điện thoại di động. Chính sách bưng bít để xuyên tạc và chia rẽ, bí quyết sống còn của chế độ, đã bị vô hiệu hóa. Không gian Internet xóa bỏ khoảng cách và sự phân biệt trong nước với ngoài nước, nó cũng đồng thời đem đến cho một sinh viên Việt Nam cùng một lúc cùng những thông tin và kiến thức của một sinh viên Mỹ hay Châu Âu. Thế hệ dân chủ trẻ Việt Nam gặp gỡ, trao đổi, động viên nhau và kết hợp với nhau trên mạng Internet nơi chính quyền cộng sản không thể sử dụng dùi cui, chó nghiệp vụ và nhà tù. Họ đã làm chủ không gian ảo và đang sắp sửa dắt tay nhau vào xã hội thực

Thưa các bạn,

Chúng ta có thể nói Việt Nam đã chín muồi cho một cuộc cách mạng dân chủ. Tuy vậy tình hình dù chín muồi và thuận lợi đến đâu cũng không có nghĩa là dân chủ tự nhiên sẽ thắng. Vẫn còn một điều kiện không có không được và điều kiện này tuy chỉ tùy thuộc chúng ta nhưng chúng ta lại vẫn chưa có. Đó là một tổ chức dân chủ mạnh. Chúng ta cần nói dứt khoát với nhau một lần cho tất cả rằng đấu tranh chính trị bao giờ cũng là đấu tranh có tổ chức và không bao giờ có thể là đấu tranh cá nhân cả. Chúng ta chỉ có thể giành thắng lợi cho dân chủ nếu có một tổ chức dân chủ mạnh. Đáng buồn là chúng ta vẫn thiếu một tổ chức dân chủ có tầm vóc. Chúng ta càng cần một tổ chức dân chủ mạnh để đem lại lòng tin và động viên một quần chúng mà sự phẫn nộ đã lên rất cao nhưng quan tâm chính trị lại rất thấp bởi vì sự bất mãn với một chính quyền tham bạo  kéo dài quá lâu sau cùng đã biến thành sự thất vọng đối với chính đất nước.

Không phải là phong trào dân chủ đã không có tiến bộ. Lối đấu tranh nhân sĩ đã trở thành nhạt nhẽo. Cũng không còn cảnh nhốn nháo của vô số tổ chức hữu danh vô thực. Nhưng chúng ta vẫn còn cần một ý thức thật dứt khoát rằng mọi cố gắng của chúng ta phải chủ yếu nhắm xây dựng tổ chức dân chủ; mọi hành động cá nhân hoặc trong khuôn khổ những kết hợp ngẫu hứng chỉ có tác dụng giới hạn, thậm chí còn có thể có hại nếu chúng đánh lạc sự chú ý của quần chúng khỏi cố gắng quan trọng nhất trong lúc này là xây dựng tổ chức dân chủ.

Song song với ý thức về sự cần thiết của tổ chức chúng ta cũng cần tiến lên trong văn hóa tổ chức để hiểu rằng một tổ chức chính trị chỉ có thể xây dựng được, và cũng chỉ xứng đáng với cố gắng xây dựng, nếu được quan niệm như là dụng cụ để thể hiện một tư tưởng chính trị đúng đắn và thực hiện một dự án chính trị đúng đắn. Như thế bước đầu dài và khó khăn là phải tìm ra và tạo ra một đội ngũ nòng cốt của những con người có bản lãnh, có quyết tâm và gắn bó với nhau trong một tư tưởng chính trị và trong một dự án chính trị. Chúng ta chưa có một tổ chức chính trị mạnh hoặc vì chúng ta chưa ý thức được sự cần thiết của tổ chức hoặc vì chúng ta chưa hiểu rõ những đòi hỏi của việc tạo dựng tổ chức. Chúng ta đang cần một đột phá tư duy để đừng bỏ lỡ cơ hội một lần nữa.

Đó là niềm tin nền tảng của anh em chí hữu THDCĐN chúng tôi mà hôm nay trong buổi họp mặt thân mật này tôi xin chia sẻ cùng quí thân hữu.

Nguyễn Gia Kiểng
(Thông Luận)

Nhà báo Hữu Thọ: Tin đồn trên mạng xã hội "xô đẩy" lòng tin với nhà báo

Một số người làm báo đã quá tin vào nguồn mạng xã hội mà đưa tin thiếu kiểm chứng
Mạng xã hội - sức mạnh và nguy cơ
“Những tin đồn hiện nay lan tỏa trên các trang mạng xã hội rất nguy hiểm, nó xô đẩy lòng tin chính trị - bản lĩnh cơ bản của người làm báo cách mạng”. Đó là chia sẻ của nhà báo Hữu Thọ, nguyên Trưởng ban Tư tưởng - Văn hoa trung ương, nguyên tổng biên tập báo Nhân dân trong buổi tọa đàm khoa học “Sự thâm nhập của các phương tiện truyền thông mới vào Việt Nam và ứng xử của các nhà báo trẻ” diễn ra tại Hà Nội, do Đoàn khối các cơ quan Trung ương tổ chức hôm nay (18/6).
Cũng như nhiều quốc gia khác, hiện nay, việc thâm nhập của các phương tiện truyền thông mới vào Việt Nam cũng mang đến nhiều điểm lợi và bất lợi. Việc ứng dụng các phương tiện truyền thông mới, trên nền tảng công nghệ mới, trong các ngành truyền hình, phát thanh, báo mạng, báo in là luồng gió mới của đời sống báo chí Việt Nam. Tuy nhiên, những nguy cơ và bất lợi cũng thấy rõ từ sự xâm nhập của các phương tiện truyền thông mới. Những biến loạn trong đời sống chính trị - xã hội do tác động của các phương tiện truyền thông mới, không còn là những cảnh báo xa vời, mà đã là những sự thực nhãn tiền.
Theo nhà báo Hữu Thọ, viễn thông ngày càng phát triển, thông tin hiện thời được truyền đi rất nhanh và nhiều. Những tiện ích đó giúp phóng viên có thể tác nghiệp nhanh, song lại khiến những bài viết trở nên khô khan, thiếu sinh động, thiếu tình tiết “kim cương” – tình tiết mang tính chất định hướng cho cả bài viết.
Rất nhiều nhà báo hiện thời lấy thông tin qua mạng xã hội, phỏng vấn nhân vật qua chat. Sự nhanh nhạy này cũng rất tốt, song cũng có nhiều bất cập. Nguyên nhân chủ yếu của những lỗi này là một số người làm báo đã quá tin vào nguồn mạng xã hội. Trong khi đó, tin trên mạng xã hội là nguồn tin chưa được kiểm chứng. Nếu phóng viên không kiểm chứng, việc sai sót tất yếu sẽ xảy ra.
Nhà báo Hữu Thọ
Nhà báo Hữu Thọ chia sẻ: “Đối với người làm báo trẻ thì lòng tin là điều rất quan trọng, nhưng trong niềm tin phải có hoài nghi khoa học, có hoài nghi khoa học thì mới có sáng tạo. Những tin đồn hiện nay lan tỏa trên các mạng xã hội rất nguy hiểm. Nó xô đẩy lòng tin chính trị, mà đây là bản lĩnh cơ bản của mỗi người làm báo cách mạng. Cho nên bao giờ sử dụng nguồn tin cũng phải có chọn lựa, phải có bản lĩnh chính trị và bản lĩnh nghề nghiệp- các yếu tố được sinh ra từ những trải nghiệm xã hội của chúng ta”.
Facebook và ứng xử của nhà báo trẻ
Đồng tình với quan điểm trên, phóng viên Hồ Điệp- Hệ Thời sự Chính trị - Tổng hợp Đài Tiếng nói Việt Nam cho rằng, mạng xã hội mà cụ thể là facebook hiện nay đang có tác động và ảnh hưởng rất lớn đến với người dùng nói chung và người làm báo nói riêng. Tuy nhiên, facebook cũng có tính hai mặt của nó, và ảnh hưởng lớn đến phóng viên, nhà báo trẻ. Họ có thể có cái nhìn sai lệch, những lời bình không hay trên mạng làm ảnh hưởng tới bản thân và cơ quan.
Phóng viên Hồ Điệp lấy dẫn chứng: “Mùa xuân Ai Cập”ở Tunisia, Ai Cập và các nước Trung Đông năm 2011 bùng phát và lan rộng chính là từ mạng facebook mà chính quyền của nước này không thể kiểm soát được. Qua mạng facebook giới trẻ các nước này và ở các nước Arab cũng như ngoài Arab đã liên kết tạo thành một sức mạnh vô hình, nhiều chiều với những diễn biến khôn lường. Kết quả là nhiều cuộc đảo chính xảy ra và nhiều chính phủ tan vỡ…
“Việc tuyên truyền tư tưởng chính trị, xây dựng bản lĩnh chính trị cho người làm báo là rất cần thiết, đặc biệt khi họ là những nhà báo, những người có tiếng nói và ảnh hưởng rộng trong xã hội nhằm hạn chế những tác động tiêu cực từ mạng facebook”, phóng viên Hồ Điệp nói.
Đề cập tới thực trạng “nhà báo bàn giấy” phóng viên Nguyễn Việt Đức, báo VietnamPlus – Thông tấn xã Việt Nam cho rằng thực trạng này đang có chiều hướng gia tăng trong một bộ phận đội ngũ các nhà báo trẻ. Theo anh, “nhà báo bàn giấy” đang dần trở thành vấn nạn của chúng ta. Nó làm cho chúng ta không có sự chủ động trong quá trình tác nghiệp, trên thực tế chúng ta phụ thuộc vào công nghệ với một chiếc điện thoại và một chiếc máy tính nối mạng, sử dụng các tin đồn trên mạng như nguồn tin chính thức để cho lên báo, thì chính điều này đã làm nhiễu thông tin.
Thụ động trong thu thập thông tin, thiếu kiến thức nền, lập trường tư tưởng không vững vàng, xa rời thực tế, các “nhà báo bàn giấy” trở thành “miếng mồi ngon” cho các thế lực thù địch, phản động lợi dụng để viết bài phản biện thiếu tính xây dựng đối với một số chủ chương, chính sách của Đảng, Nhà nước.
“Đã đến lúc phải gióng lên hồi chuông cảnh báo về vấn nạn “nhà báo bàn giấy” đang từng ngày làm xấu đi bức tranh toàn cảnh báo chí Việt Nam”, phóng viên Nguyễn Việt Đức nhấn mạnh./.
CTV Kim Anh
(VOV online)

Thủ thuật tấn công mạng ở Việt Nam

- BBC

Blogger Trương Duy Nhất và Phạm Viết Đào mới bị bắt để điều tra theo điều luật 258 BLHS.
Một số tổ chức cổ súy cho nhân quyền và tự do ngôn luận cảnh báo Liên Hiệp Quốc (LHQ) về thực trạng Hà Nội đàn áp quyền biểu đạt và tấn công mạng nhắm vào người sử dụng.
Bốn tổ chức có tên Access, Article 19, PEN International và English PEN đã đồng đệ trình một văn bản tới chương trình theo dõi nhân quyền định kỳ của LHQ.
Nội dung Bấm đơn đệ trình tập trung vào thực trạng Việt Nam thiếu cải thiện nhân quyền, đặc biệt là tự do biểu đạt ở Việt Nam và nêu bật việc chính phủ Việt Nam gia tăng tấn công mạng mà mục tiêu là xã hội dân sự.
Đánh giá Định kỳ Phổ quát (UPR) là chương trình được Đại hội đồng LHQ thành lập vào năm 2006 để đảm bảo “Từng Nhà nước thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nhân quyền của mỗi quốc gia”.
UPR là một cơ chế để rà soát thực trạng nhân quyền của tất cả các nước thành viên LHQ và đưa ra khuyến nghị để cải thiện khoảng 4-5 năm một lần, lần tới thực hiện cho Việt Nam sẽ vào năm 2014.
Đơn của các tổ chức này có đoạn nói về những hạn chế đáng kể về tự do ngôn luận ở Việt Nam bất chấp thực tế rằng chính phủ Việt Nam đã chấp nhận một khuyến nghị từ chính phủ Thụy Điển từ lần xem xét cuối cùng vào năm 2009 theo đó đề nghị Việt Nam “đảm bảo tôn trọng triệt để quyền tự do biểu đạt, trong đó có tự do ngôn luận trên Internet.”
Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, danh sách các chủ để cấm đưa tin được mở rộng thêm ra các mảng chỉ trích chính phủ điều hành kinh tế, tranh chấp đất đai giữa chính phủ và dân chúng địa phương, và chuyện làm ăn của con gái Thủ tướng
Những quan ngại đặc biệt được nói tới bao gồm thực trạng nhà nước kiểm soát truyền thông, thiếu tự do báo chí, các văn bản pháp luật hạn chế về tự do ngôn luận, theo dõi mạng và tấn công vào xã hội dân sự, và việc bắt và xử tù các nhà văn, nhà báo, blogger, và những người cổ vũ cho nhân quyền.
Trong phần nói về nhà nước kiểm soát truyền thông, đơn đệ trình của các tổ chức này nói về việc các tổng biên tập được triệu tập tới Ban Tuyên giáo Trung ương để nghe các quan chức ban này đưa ra kế hoạch làm tin hàng tuần.
“Tại các cuộc họp giao ban này, nhà chức trách xem xét tin tức mà các báo đăng tuần trước đó và khiển trách các tổng biên tập đã để cho đăng bài với nội dung không được duyệt.”
“Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, danh sách các chủ để cấm đưa tin được mở rộng thêm ra các mảng chỉ trích chính phủ điều hành kinh tế, tranh chấp đất đai giữa chính phủ và dân chúng địa phương, và chuyện làm ăn của con gái Thủ tướng.”
Cài mã độc

Ngay sau khi ông [Trương Duy Nhất] bị bắt, người truy cập vào trang web của ông sẽ bị “dính” phần mềm độc được tải xuống máy tính của họ mà họ không hề biết
Nhà chức trách Việt Nam đã bị cáo buộc đang gia tăng tấn công mạng vào xã hội dân sự bao gồm tấn công bằng từ chối dịch vụ (DoS), tạo tên miền giả, cướp tài khoản và phá mặt tiền các trang web họ không ưa.
“Các cuộc tấn công ở diện rộng đã xâm phạm quyền tự do hội họp, tự do ngôn luận và quyền tiếp cận thông tin nêu trong Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam là thành viên”, phúc trình cho biết.
Giới an ninh mạng đã dùng thủ thuật tạo các trang web nhái lại trang của một số blogger nổi tiếng và cài mã độc vào để truy cập vào tài khoản cá nhân hoặc vào máy tính của những người lên các trang đó đọc tin.
“Các tổ chức xã hội dân sự và các nhà hoạt động tại Việt Nam đã bị cướp tài khoản. Điều này thường được thực hiện thông qua việc sử dụng phần mềm độc để truy cập thông tin tài khoản cá nhân của họ.
“Vào ngày 26 tháng 5 năm 2013, chính phủ Việt bị bắt blogger Trương Duy Nhất và trang web của ông ngay lập tức bị chiếm đoạt.
“Ngay sau khi ông bị bắt, người truy cập vào trang web của ông bị “dính” phần mềm độc được tải xuống máy tính của họ mà họ không hề biết.”
Bằng việc đệ trình tới LHQ, các tổ chức cổ súy nhân quyền đã đưa ra điều họ gọi là “một số kiến nghị cho chính phủ Việt Nam nhằm cách cải thiện việc đối xử với quyền kỹ thuật số và quyền tự do biểu đạt.
Các khuyến nghị này bao gồm cho phép giấu tên thật khi dùng mạng, cho phép người sử dụng Internet để truy cập các blog và các trang web bên ngoài Việt Nam, ngưng tùy tiện theo dõi người sử dụng internet, và chấm dứt hoạt động tấn công mạng.

Alan Phan - Những Ngày Mưa … Chó Mèo

Người Mỹ có câu thành ngữ thông dụng…raining cats and dogs…mưa quá to, giông bão tơi bời vì quá nhiều sự việc dồn dập. Ở Việt Nam, mưa thực sự đem theo rất nhiều chó và mèo.

Trước hết, một bài báo có nhiều người đọc từ BBC nói về một nhân vật từ Úc, bà Michele Brown, thuộc hội bảo vệ súc vật. Khi làm một phóng sự về tệ nạn ăn thịt chó của người Việt, bà và người tài xế bị rượt đánh suýt chết. Bà này có làm một cuốn phim tài liệu trình chiếu tại hội phim Cannes về nạn ăn thịt chó mèo của người Trung Quốc và người Việt. Phim tạo một truyền cảm ghê rợn cho khán giả và gây ra một tai hại rất lớn cho những “cảm tình” mà các trí thức Âu Mỹ dành cho người Tàu và người Việt.
Chúng ta phải hiểu về phong tục và văn hóa của các dân tộc da trắng Âu Mỹ (Caucasian). Trong bậc xếp hạng về vị trí vai vế trong xã hội, thú vật nuôi trong nhà (pets) đứng sau trẻ em và đàn bà nhưng trước đàn ông. Mỗi năm, tiền chi tiêu mua sắm cho các pets tại Mỹ nhiều hơn ngân sách của toàn thể chánh phủ Phi Châu. Có thể vì sợi giây gia đình không bền chặt nên người Âu Mỹ thân thiết với các pets hơn các mối liên hệ xã hội khác. Dù thế nào, giết pets ở Mỹ là tội hình sự; và người ăn thịt chó mèo được xem như là man rợ, rừng rú và đáng khinh bỉ.
Điều quan trọng ở đây là chuyện của bà Brown không phải là tít lớn duy nhất trên các mạng truyền thông Âu Mỹ. Gần đây, nhiều phóng sự bài vở với góc nhìn rất tệ hại về Việt Nam lan tràn khắp nơi. Chuyện ăn thịt chó mèo, chuyện tội phạm Việt trồng ma túy cần sa khắp Canada, Anh và Mỹ, chuyện đại gia Việt phá rừng ở Lào và Kampuchia, chuyện buôn người ở Đông Âu, chuyện rửa tiền và tham nhũng, chuyện bắt giữ các bloggers, chuyện khách du lịch bị chặt chém và lừa bịp, chuyện ngăn chận Facebook…Nói tóm lại, các mạng truyền thông thế giới đã trở thành “thế lực thù địch” lớn nhất của chế độ hiện nay.
Tôi còn nhớ trước 1975, khi Mỹ muốn thay đổi chính sách ở Việt Nam sau khi đi đêm với Trung Quốc (qua cuộc viếng thăm lịch sử của Nixon ở Tàu vào 1972), các giới truyền thông Âu Mỹ tấn công mạnh mẽ vào chánh quyền Thiệu và quân đội VNCH. Bọn họ moi móc và ngụy tạo không biết bao nhiêu là bài vở rất tệ hại cho hình ảnh miền Nam VN. Với sự góp tay của các trí thức khuynh tả, đây thực sự là một chiến dịch PR điều khiển từ White House để chuẩn bị dư luận. Vì lá phiều của cử tri vô cùng thiết yếu cho sự sinh tồn của các chính trị gia Âu Mỹ, “chuẩn bị dư luận” luôn luôn là một báo hiệu cho những bước đi kế tiếp.
Xin nói rõ tôi không biết một điều gì khác ngoài việc “đọc và suy ngẫm” những thông tin đã xuất bản. Nhưng từ các sự kiện trên, tôi tự hỏi “các trận mưa…chó mèo này đang muốn nhắc nhở tôi về một điều gì?”
( Alan Phan Blog )

Trả lại tiền

Đọc bài này trên facebook. Không thấy nó bậy, nó tục tĩu hay tầm thường. Chỉ biết thấy nghen ứ nơi cổ họng.


Cơn thèm đàn bà bắt gã đạp xe loanh quanh trong thành phố. 
Đường Hồng Thập Tự lác đác chị em ta đứng thập thò dưới các gốc cây. “Xe qua lại nhiều quá, không được.” 
Gã đảo quanh công viên trước cổng Dinh Độc Lập cũ. Tối. Mỗi gốc cây đều thấp thoáng bóng người. Vài tay cũng đạp xe rảo rảo giống gã. “Ðược rồi.” 
Gã tấp vào một gốc cây. 
Một ả ló ra kéo tay gã: 
“Dzô sát trong đây.” 
“Nhiêu?” 
“Hai chục.” 
“Không có đủ.” 
“Dzậy có nhiêu?” 
“‘Thổi’ không thì nhiêu?” 
“Mười.” 
“Vẫn không đủ.” 
“Dzậy chớ muốn nhiêu?” 
“Có năm thôi.” 
“Hổng được. Đụ má… Chưa mở hàng.” 
“Nguyên một ngày lương! Không được hả? Thôi.” 
Gã quay đi. Ả kéo lại: 
“Thôi, có nhiêu lấy nhiêu!” 
Gã đứng tựa lưng vào gốc cây. Tụt quần. 
Ả ngồi xổm xuống. Làm việc. 
Ánh đèn pin bất ngờ chiếu thẳng vào khuôn mặt gã, kèm tiếng quát: 
“Đứng yên!” 
Gã mở choàng mắt, kéo vội quần lên. Ả bật dậy, co chân định chạy. 
Tiếng lên đạn lách cách. Tiếng quát: 
“Đưa giấy tờ coi.” 
Gã lúng túng moi ra tờ giấy: “Ra Lệnh Tha”, Tội danh: “Can tội sĩ quan ngụy”. 
Ánh đèn pin dừng lại trên những hàng chữ, ngập ngừng. 
Gã phân bua: 
“Tôi mới được thả. Lâu ngày… thèm quá…” 
Hắn nhỏ giọng: 
“Anh tui cũng bị mấy năm như cha, mà đâu có tầm bậy tầm bạ như dzầy. Phải kiếm chỗ kín kín một chút chớ.” 
“Tôi cũng muốn vậy, nhưng tiền đâu mà mướn phòng.” 
“Nó lấy cha nhiêu?” 
“Năm đồng.” 
“Năm đồng?” Hắn bật tiếng cười. 
Quay sang phía ả, hắn ra lệnh: 
“Trả lại tiền cho người ta!” 
Không hiểu, ả hỏi lại: 
“Tiền? Trả lại…” 
Hắn quát nhỏ:
“Trả lại cho người ta. Rồi đi đi.” 
Ả ngập ngừng định lên tiếng, nhưng đành im lặng trả lại tiền. 
Gã lên xe, đạp đi. Đợi hắn đi khuất, gã vòng xe lại, đến gần ả. 
“Này. Tôi trả lại năm đồng.” 
Ả quay lại. Cái nhìn đậu trên mặt gã vài giây, rồi nói: 
“Thôi, giữ lấy xài đi.”
  Cao Xuân Huy
( Theo Phuongbich Blog )

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét