Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 24 tháng 6, 2013

Lượm tin tức

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
TQ rêu rao “Biển Đông hữu sự” sẽ phái J-20 ra Bãi Tư Chính, Trường Sa (GDVN)
Cận cảnh Trung Quốc xây căn cứ phi pháp trên Đá Chữ Thập (TTVN)  -25 năm sau khi đổ quân chiếm đóng trái phép Đá Chữ Thập (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam), Trung Quốc đã biến nơi đây thành một căn cứ quân sự để nhòm ngó sâu hơn vào Trường Sa.
Tin mới nhất về thiệt hại do cơn bão số 2 gây ra tại Hải Phòng  (GDVN) – Bão số 2 đổ bộ vào Hải Phòng đã khiến khoảng 2.352 ha diện tích nuôi trồng thủy sản phía ngoài đê bị tràn bờ, 44 ha hoa…
Ngân hàng Nhà nước chỉ độc quyền hai cái (ĐV)    —Vùng 4 Hải quân cứu 15 ngư dân ngoài Trường Sa(ĐV)
Chủ tịch nước trả lời cử tri về chuyến sang Trung Quốc (ĐV) -Cử tri Phạm Quốc Hùng (phường Nguyễn Cư Trinh) nêu câu hỏi: Đề nghị Chủ tịch nước cho biết thêm thông tin từ chuyến thăm Trung Quốc vừa qua, đặc biệt về vấn đề Biển Đông.
Trả lời câu hỏi này, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho biết, nước ta vẫn giữ đúng 6 nguyên tắc chỉ đạo giải quyết vấn đề biển Đông và không làm xâm hại đến lợi ích của quốc gia khác.
Chủ tịch nước cũng cho biết các vấn đề trên đã được bàn bạc hết sức thẳng thắn. Riêng vấn đề Hoàng Sa – Trường Sa, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho biết: “Chúng ta đã nhắc lại với phía Trung Quốc lập trường của Việt Nam, và phía Trung Quốc cũng nhắc lại lập trường của họ”.
Một tù nhân Công giáo ‘tuyệt thực’(BBC)  —–Thanh niên Công giáo ‘tuyệt thực trong tù’  (BBC/nghe)  -Trả lời phỏng vấn BBC ngày 14/6, ông Trần Khắc Đạt, anh trai Nhật xác nhận tin em trai mình đang tuyệt thực. “Hiện tại đang tuyệt thực từ ngày 21/6 và sẽ kéo dài đến hết tháng này,” ông Đạt nói.
Truyền thông Trung Quốc dọa J-20 đủ sức tác chiến tại Trường Sa (SM)   —ASEAN ‘chênh vênh’ trước cơn sóng Mỹ-Trung(SM)
Vũ khí giáo dục  (BBC) -‘Diễn biến hòa bình’ của Mỹ, thể hiện qua giáo dục tại Việt Nam.

KINH TẾ
VĂN HÓA-THỂ THAO
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
QUỐC TẾ
Edward Snowden là ai? (BBC)  —Snowden đang ‘chạy trốn’ ở đâu? (BBC)   —-Snowden – ‘Tự do hay là chết’ (BBC)  —Washington yêu cầu Nga trục xuất cựu điệp viên Edward Snowden về Mỹ(RFI)   —Mỹ ra lệnh truy nã cựu điệp viên “phản bội”(RFI)   —Edward Snowden rời Moscow đi Cuba? (RFA)
Hậu quả của sự phản bội Tổ quốc mình ,làm lợi cho ngoại bang- Trở thành thứ vô Tổ quốc vô gia đình- Cho nên sự “đúng-sai” là phải phục vụ lợi ích cho Tổ quốc và người dân của đất nước mình làm chuẩn để xét đúng sai -Không biện minh với bất kỳ lý do nào cả.
Dân Bulgari xuống đường vì khát khao dân chủ (RFI)
Tuần báo Time bị phản đối vì liên kết Phật giáo với khủng bố(RFI)   —Nhà ly khai Trần Quang Thành đến Đài Loan(RFI)
Bầu cử ở Tokyo: Đảng của Thủ tướng Abe thắng lớn (RFI)
Tổng thống Brazil gặp gỡ đại diện người biểu tình(RFI)  —Brazil : Chính quyền lung lay vì tham nhũng(RFI)
Pháp : Doanh nhân B. Tapie bị tạm giam, cựu Tổng thống N.Sarkozy trong tầm ngắm(RFI)
Đương kim Tổng thống Ai Cập bị điều tra về tội vượt ngục (RFI)  —Phán quyết trong vụ Rubygate sẽ ảnh hưởng đến chính trường Ý(RFI)
Greenpeace: Đông dược Trung Quốc chứa đầy thuốc trừ sâu (RFI)   —INDONESIA  : Hai chủ đất bị bắt để điều tra về cháy rừng(RFI)
Pakistan xử cựu Tổng thống Pervez Musharraf tội phản quốc (RFA)


Nói lời chào với khủng hoảng tài chính đang chực tới ở Trung Quốc

Foreign Policy
Tác giả: Elias Groll
Người dịch: Huỳnh Phan
21-06-2013
Trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay, có những ẩn số đã biết, những ẩn số chưa biết, và rồi còn có thị trường tín dụng của Trung Quốc.
Ngay sau thông báo của Chủ tịch Quỹ dự trự Liên bang Mỹ (Fed) Ben Bernanke hôm thứ Tư về việc Fed đang quyết định giảm bớt chương trình mua trái phiếu quy mô lớn, thị trường toàn cầu lâm vào tình trạng hỗn loạn và lại trầm trọng thêm bởi sự tăng vọt trong lãi suất liên ngân hàng ở Thượng Hải. Lãi suất đó cho thấy mức sẵn lòng mà các ngân hàng cho vay lẫn nhau, và sự gia tăng đáng ngạc nhiên của nó hôm thứ Năm đã làm sống dậy các lo ngại rằng hệ thống ngân hàng Trung Quốc đã vượt xa mức lung lay mà Bắc Kinh muốn tiếp tục.
Vấn đề là rất ít thông tin về mức nợ mà các ngân hàng Trung Quốc đã gánh lấy trong bối cảnh phát triển ồ ạt cơ sở hạ tầng của đất nước này. Điều này dẫn đến các lo ngại rằng một bong bóng tín dụng to lớn có thể sắp vỡ. Nếu điều đó đúng thì hậu quả có thể là thảm họa.
Các câu hỏi về tình trạng hoạt động của hệ thống ngân hàng Trung Quốc xoay vào việc liệu các tổ chức tài chính của nó có gánh chịu quá nhiều nợ quá nhanh và liệu sự suy giảm nhẹ trong nền kinh tế của đất nước có thể ngăn những người vay nợ không thể sử dụng tốt các khoản vay của họ hay không. Phần lớn tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc ở cấp thành phố đều được bảo đảm bằng sự tăng giá của bất động sản, và nếu tăng trưởng nóng bỏng về giá bắt đầu giảm xuống thì sự sụp đổ của ngân hàng không phải là không thể xảy ra, một kịch bản không khác với cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 tại Hoa Kì.
Chỉ cần nhìn vào biểu đồ về lãi suất đang có vấn đề, lãi suất liên ngân hàng Thượng Hải (SHIBOR), do nhóm Barclay lập ra:
Charlene Chu, một nhà phân tích cao cấp về Trung Quốc của Fitch, đã nổi lên như một nhà dự báo hàng đầu về kinh tế Trung Quốc, hôm thứ Sáu đã đưa ra một báo cáo ước tính rằng trong 10 ngày vừa qua của tháng 6, các ngân hàng Trung Quốc sẽ phải đối mặt với gần 250 tỉ USD nợ liên quan đến các sản phẩm quản lí tài sản. Theo Charlene Chu, việc các ngân hàng Trung Quốc không sẵn lòng cho vay lẫn nhau có thể khiến họ phải đánh vật để đáp ứng các món nợ này. Charlene Chu ước tính rằng các sản phẩm quản lí tài sản này tổng cộng có thể lên tới $ 2 nghìn tỉ, và bởi vì chúng bao gồm các món chi trả ngắn hạn có thể dẫn đến việc các ngân hàng Trung Quốc phải đối mặt với sự thiếu hụt vốn ngắn hạn nghiêm trọng, một kịch bản gợi nhớ tới sự phá sản của công ty Bear Stearns vào năm 2008. Đầu tuần này, Charlene Chu đưa ra một báo cáo mô tả các bong bóng tín dụng Trung Quốc là chưa từng có tiền lệ trong lịch sử thế giới.
Tuy nhiên, sức ép lên nền kinh tế Trung Quốc không xảy ra một cách cô lập. Quyết định của Bernanke bắt đầu thu nhỏ chương trình kích thích kinh tế khổng lồ của FED có nghĩa là nền kinh tế toàn cầu sẽ sớm bị tước đi một số lượng thanh khoản lớn. Tiếp theo cái gọi là chương trình nới lỏng định lượng của Fed, các nền kinh tế đang phát triển được đổ ngập tiền mặt vào, thúc đẩy sự bùng nổ kinh tế gần đây ở Brazil và Thổ Nhĩ Kỳ. Việc ngừng lại chương trình này có thể báo trước một hậu quả to lớn là nguồn vốn sẽ rời bỏ các nền kinh tế phát triển này và quay về phục hồi nền kinh tế phương Tây. Không có gì ngạc nhiên khi cả thị trường Turkey lẫn Brazil đã bị giảm mạnh trong tuần này.
Điều này có thể đồng nghĩa với một tin xấu cho các ngân hàng Trung Quốc. Trong nhiều năm, những người hoài nghi về phép lạ của sự tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đã cho rằng các vùng thành thị của đất nước này đã vay những món nợ khổng lồ và đặt nó vào những khoản đầu tư không nằm trong sổ sách chính thức. Kết quả là không ai thực sự biết Trung Quốc nợ bao nhiêu trong quá trình đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế đáng kinh ngạc trong thập kỉ qua. Mặc dù Bernanke dời chân khỏi cần ga vì ông tin rằng nền kinh tế Mĩ cuối cùng đã bắt đầu phục hồi, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang cố gắng tìm cách để giữ cho nền kinh tế tiếp tục phát triển, một vấn đề không có giải pháp rõ ràng.
Cái tin cho rằng các ngân hàng Trung Quốc có thể đã miễn cường hơn trong việc cho vay lẫn nhau chỉ thêm mây đen vào phía chân trời sắp có bão.
Nguồn: Foreign Policy

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét