Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 24 tháng 6, 2013

Bài đáng chú ý - Khi thành tích giải phóng dân tộc bị bắt làm con tin - hay là ĐCSVN mua bảo hiểm của Đại Hán

Bùi Văn Bồng - Từ "Giám sát" đến "Dám làm" !?

Tiếp xúc với cử tri Quận 1 (T.p HCM), Chủ tịch nước Trương Tấn sang nói: “Đối với công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí, Chủ tịch nước khẳng định đây là vấn đề hệ trọng, khắc phục không tốt sẽ đe dọa đến tồn vong của chế độ”. Chủ tịch nước cho biết: Sẽ ban hành quy chế giao trọng trách giám sát tham nhũng, lãng phí cho Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể chính trị – xã hội, tăng cường giám sát, chất vấn trực tiếp. Những nội dung này, Chủ tịch nước cũng nói nhiều  lần rồi, nhiều vị lãnh đạo cũng nhắc đi nhắc lại đến mức cử tri đã thuộc lòng. Cho nên, không có gì mới!
Tham nhũng là vấn đề hệ trọng, đe dọa tồn vong của chế độ - nhận thức trên ai cũng thấy rõ. Người dân, đảng viên thường, cán bộ đảng viên có chức có quyền giữ trọng trách trong các lĩnh vực liên quan đến đất đai, nhà cửa, tai chính, liên quan đến quản lý ngân sách, tài chính công mới tham nhũng. Nhiều cán bộ đảng viên có hức có quyền tham nhũng thành ‘bộ phận lớn” như NQTW 4 đã dánh giá, nay cũng không ai còn lạ gì.
Vì “hệ trọng” như thế, vì nguy cơ như thế, Trung ương mới ra Nghị quyết chuyên đề với quyêt stâm rất cao tịa Hội nghị Trung ương 4 cuối năm 2011, đầu năm 2012 đã triển khai. Nhưng, cho đến nay, biết bao hội nghị, hội thảo, cả vận động, tổ chức phong trào, cuối cùng sự tắc vướng lại nằ  ở chõ bao che, bênh vực, tự phe và phê bình kém, nhóm lợi ích (hầu như) ngày càng gia tăng. Cái boong ke tham nhũng xem ra chưa có thứ “vũ khí” hay chiến thuật nào xuyên thủng được.
Nay dẫu có quy chế “giao trọng trách giám sát”, như Chủ tịch nước dã nói, tưởng như sẽ là biện pháp (hy vọng) có hữu hiệu. Nhưng khó mà đưa đến hiệu quả gì.
            Theo nhà báo Thái Duy: Chính phủ biết rõ từ lâu, bộ, ngành nào "khép kín”, cũng không thể tránh tham nhũng và nhiều trò dối trên lừa dưới khác nhưng dẹp bỏ rất khó vì không những dưới cùng một gốc mà trên cũng vẫn còn một gốc mặc dù vẫn đang tìm mọi cách tách quản lý DNNN, tách quản lý sản xuất, kinh doanh ra khỏi quản lý nhà nước. "Khép kín” từ A đến Z, từ quy hoạch, quyết định đầu tư đến đấu thầu thi công, tư vấn... đều nằm trong một bộ, một ngành không ai có thể giám sát, kể cả Quốc hội cũng khó vào.

Những cái vòng khép kín, đứng trên và đứng ngoài, pháp luật, một thứ siêu quyền lực đặc quyền đặc lợi hết sức tệ hại. Tại Quốc hội một đại biểu đã gọi đó là "sào huyệt sản sinh ra những tỷ phú có chức có quyền”. Càng hiểu rõ tại sao một số người tham nhũng sống xa hoa, đế vương, tiêu tiền như nước, coi trời bằng vung, bất chấp dư luận vì chúng đinh ninh đã có vỏ bọc rất kiên cố, không ai dám đụng chạm đến chúng. Nhân dân rất căm ghét nhưng đành chịu bó tay mặc dù chính quyền do dân làm chủ. Chỗ yếu rất căn bản của những người chủ đất nước là chưa bao giờ được thực sự giám sát tiền mình vẫn đóng thuế.
               Thua lỗ, nợ nần khủng khiếp, rõ ràng nguyên nhân hàng đầu là nhân dân chưa được giám sát mọi hoạt động của các tập đoàn, tổng công ty, vai trò giám sát tối cao của Quốc hội chưa được thực hiện đầy đủ. Phải nhìn thẳng vào sự thật này để tạo mọi điều kiện nhân dân dựa vào MTTQ, thông qua Quốc hội, làm chủ được tiền dân đóng thuế thì dân mới thoát nghèo. Muốn làm chủ, cần thực hiện ngay mấy biện pháp cấp bách.
             Điều vô lỹ là bộ, ngành, cơ quan nào cũng có chuyên trách kiểm tra, thanh tra, giám sát, duy trì báo cáo hang tháng-quý-năm đầy đủ, nhưng  cấp dưới mua hàng chục tàu cũ và nhiều máy móc, thiết bị nước ngoài đã thải loại chẳng hề biết hoặc cấp dưới làm ăn thua lỗ triền miên vẫn báo cáo đang có lãi, còn cấp trên vẫn tin là thật, khi thanh tra phát hiện mới biết là bị cấp dưới lừa. Quan liêu đến như thế mà vẫn an toàn tại chức hoặc hạ cánh an toàn thì đúng là kỷ cương phép nước không còn nghiêm nữa. Rõ ràng, kẻ tham nhũng, các nhóm lợi ích không coi việc giám sát là cái gì cả. Đừng nêu lên và hô hào để thể hiện "lãnh đạo toàn diện, dân chủ rộng rãi, sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính  trị" mà chỉ thêm mất công!
             
 Người, và cơ quan giám sát do ai lãnh đạo, ai chỉ đạo? Làm thế nào để được giám sát? Quyền giám sát và trách nhiệm cũng như quyền xử lý do ai? Và sau nữa, cứ mở rộng giám sát thật nhiều, nhưng có giám sát chẳng nữa mà không ai dám làm, nhất là chức danh và cơ quan có thẩm quyền cũng lờ đi, câu dầm, ngâm giấm, tậm chí lấp liếm đi, thì cũng coi như…hòa cả làng. Vẫn là, đâu yên vị đó, sự kiện, vụ việc lại đâu vào đó cả. Thế thì hy vọng gì?  Còn chất vấn trực tiếp ư? Có cả rồi đấy, nhưng báo chí, công luận đã nêu một “bà hội đồng’ ở tình nọ khi chất vẫn trực tiếp: “Lương như thế, thu nhập như thế, lấy đâu ra tiền xây biệt thự?”. Thì vị bà ta nói tỉnh bơ: “Nhặt được cục vàng ở….ngoài đường!” – (Báo Thanh niên 24/4/2013). Cho nên, dù có giám sát đến mấy mà không dám làm cũng coi như đành bó tay mà thôi
( Buivanbong Blog )

Biển Đông : Bước lùi chiến thuật của Việt Nam trước áp lực Trung Quốc

Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang (T) bắt tay Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tại Bắc Kinh ngày 20/06/2013.
Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang (T) bắt tay Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tại Bắc Kinh ngày 20/06/2013. (REUTERS/Mark Ralston)

Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang vừa kết thúc chuyến công du Trung Quốc (19-21/06/2013). Tranh chấp Việt – Trung tại Biển Đông dĩ nhiên đã đuợc nêu lên trong các cuộc thảo luận và ghi lại trong bản Tuyên bố chung tổng kết chuyến thăm. Điều gây lo ngại là trong văn kiện này hoàn toàn thiếu vắng hai yếu tố quan trọng tóm gọn trong hai từ tắt tiếng Anh COC và UNCLOS.

Tuy nhiên, trả lời phỏng vấn của ban Việt ngữ RFI, giáo sư Ngô Vĩnh Long tại Hoa Kỳ cho rằng nội dung bản Tuyên bố chung Việt-Trung chỉ là một bước lùi chiến thuật của Việt Nam trước sức ép của Trung Quốc vốn không muốn đề cập đến các vấn đề đa phương trong một văn kiện đúc kết một chuyến thăm mang tính chất song phương. Đồng thời với bước lùi chiến thuật đó, Việt Nam lại mở hướng về phía Mỹ.

Theo các thông tin mà giáo sư Long nắm được, nhân chuyến công du Trung Quốc của chủ tịch nước Việt Nam, trong thực tế, hai bên đã thảo luận rất nhiều về tranh chấp Biển Đông, nhưng trong tư cách nước chủ nhà, Bắc Kinh là phía chịu trách nhiệm soạn thảo bản Tuyên bố chung, và đã tranh thủ tư thế này để « nêu bật » những yếu tố song phương và « ém đi » các vấn đề đa phương.

Trong số các yếu tố đa phương liên quan đến Biển Đông, dĩ nhiên là có các vấn đề như nhanh chóng tiến tới một bộ quy tắc ứng xử (COC = Code of Conduct) tại Biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc, mang tính chất ràng buộc, hay là nhu cầu tôn trọng Luật Biển năm 1982 của Liên Hiệp Quốc UNCLOS

Trước việc Trung Quốc không muốn nêu lên các vấn đề này trong bản Tuyên bố chung, Việt Nam, theo giáo sư Long đã phải tạm thời ép mình, nhưng điều đó không có nghĩa là Việt Nam từ bỏ việc thúc đẩy các đòi hỏi liên quan đến COC, chắc chắn sẽ được nêu lên tại các diễn đàn của khối ASEAN sắp tới đây.

Còn về phần Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, dù không được nêu lên trong bản Tuyên bố chung Việt Nam – Trung Quốc, nhưng theo giáo sư Long, sự kiện đó hoàn toàn không có nghĩa là văn kiện quốc tế mà cả Bắc Kinh và Hà Nội đều ký kết đó không tồn tại.

Điều quan trọng mà giáo sư Long ghi nhận là cùng lúc với chuyến công du Trung Quốc của chủ tịch nước Việt Nam qua Trung Quốc, thì người đứng đầu quân đội Việt Nam – Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ - đến thăm Lầu Năm Góc, trong một nỗ lực mở cửa về phía Mỹ trong lãnh vực quốc phòng, với hy vọng củng cố hơn nữa quan hệ quốc phòng, đồng thời khuyên khích được Hoa Kỳ dấn thân mạnh mẽ hơn vào việc thúc đẩy một bộ quy tắc ứng xử cho vùng Biển Đông.

Về phía Việt Nam, theo giáo sư Long, có hai điểm cần quan tâm thực hiện để bảo vệ Biển Đông : một là cải thiện hồ sơ nhân quyền trong nước để tranh thủ dư luận Mỹ vốn có trọng lượng nhất định trên các chính sách của Washington đối với Việt Nam, và hai là ủng hộ vụ Philippines kiện đường lưỡi bò của Trung Quốc trước Liên Hiệp Quốc.
Trọng Nghĩa (RFI)

Ký kết Việt – Trung ‘không hại chủ quyền’


Chuyến thăm Chủ tịch Sang nhằm thắt chặt quan hệ Trung - Việt

Chủ tịch nước Việt Nam nói với một nhóm cử tri rằng thỏa thuận hợp tác trên biển vừa ký với Trung Quốc “không phương hại đến chủ quyền”.

Ông Trương Tấn Sang tổ chức cuộc gặp với cử tri quận 1, TP. HCM sáng ngày 24/6 ngay sau khi trở về từ Bắc Kinh.

Chuyến thăm Trung Quốc của ông từ 19 đến 21/6 đem lại 10 văn kiện hợp tác, gồm có việc thăm dò dầu khí chung trong khu vực thỏa thuận ngoài khơi vịnh Bắc Bộ.

Ông Sang nói: “Những gì có thể hợp tác được trên biển nhưng không phương hại đến nước khác, không phương hại đến chủ quyền thì có thể hợp tác.”

“Những thỏa thuận này không phương hại đến bất kỳ lợi ích của các quốc gia nào khác,” ông Sang nhấn mạnh.

Ba chủ đề lớn

Trả lời cử tri, ông nói chuyến thăm tập trung ba chủ đề lớn: quan hệ song phương, hợp tác thương mại và vấn đề Biển Đông.

Về tranh chấp Hoàng Sa – Trường Sa, Chủ tịch nước Việt Nam cho biết: “Chúng ta đã nhắc lại với phía Trung Quốc lập trường của Việt Nam, và phía Trung Quốc cũng nhắc lại lập trường của họ.”

Ông Sang cũng bày tỏ hy vọng việc thiết lập đường dây nóng giữa hai bộ nông nghiệp sẽ có thể giúp ngư dân Việt Nam.


Thuyền cá của ngư dân Việt gần vùng Hoàng Sa thường bị Trung Quốc bắt giữ, đòi tiền chuộc

Đây là lần hiếm hoi một lãnh đạo cao cấp nhất của Việt Nam công khai giải thích các vấn đề biển đảo ngay sau chuyến thăm Trung Quốc.

Nhóm cố vấn cho chủ tịch nước dường như muốn chặn trước mọi cáo buộc rằng ông Sang hay Đảng Cộng sản đã có nhượng bộ nào.

Trước chuyến thăm, truyền thông nhà nước nói ông Sang sẽ “tiếp tục trao đổi thẳng thắn, chân thành về vấn đề Biển Đông” với lãnh đạo Trung Quốc.

Đây là chuyến thăm cấp nhà nước tới Trung Quốc đầu tiên của ông Trương Tấn Sang trên cương vị chủ tịch nước và cũng là chuyến thăm đầu tiên của lãnh đạo cao cấp Việt Nam từ khi ông Tập Cận Bình lên chính thức làm Chủ tịch nước.

Trong một động thái đáng chú ý, quan chức cao cấp của cả hai bên đều đồng loạt trả lời phỏng vấn về chuyến đi này trên các kênh chính thống, cho thấy nguyện vọng chứng minh ngược lại một số cáo buộc rằng quan hệ Việt Nam-Trung Quốc đang "có vấn đề" vì mâu thuẫn biển đảo.
(BBC)

Chủ tịch nước: ‘Không thể giải quyết tranh chấp Biển Đông một sớm một chiều’

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định, để đi đến giải quyết triệt để, dứt điểm tranh chấp trên Biển Đông không phải một sớm một chiều mà phải làm từng bước.
3 ngày sau khi bế mạc phiên họp QH, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã dành cả ngày 24/6 tiếp xúc với cử tri quận 1 và 3, TP.HCM.
Nhiều cử tri đã bày tỏ thái độ quan tâm đặc biệt tới chuyến thăm Trung Quốc vừa qua của ông.
chủ tịch nước, Trương Tấn Sang, Biển Đông, chủ quyền
Chủ tịch nước và cử tri TP.HCM ngày 24/6. Ảnh: Tá Lâm
Cử tri Phạm Đức Hùng (quận 1) cho rằng, việc đi đến thỏa thuận giữa Bộ Nông nghiệp hai nước thành lập đường dây nóng về các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên Biển Đông là rất tốt cho ngư dân đánh bắt cá trên biển. Tuy nhiên, ông cũng muốn Chủ tịch nước nói rõ hơn về đường dây nóng này, cung cấp thêm một số thông tin cho cử tri biết.
Trả lời cử tri, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho biết, chuyến thăm Trung Quốc của ông được không chỉ người dân Việt Nam quan tâm mà cả cộng đồng ASEAN và thế giới đều quan tâm.
“Kết quả là tích cực vì một số vấn đề lâu nay cả hai nước cũng đã bàn với nhau nhưng chưa đi đến thỏa thuận. Lần này đã thỏa thuận được rất nhiều vấn đề, kể cả những vấn đề nhạy cảm”, ông Trương Tấn Sang khẳng định.
Theo Chủ tịch nước, tranh chấp Biển Đông là vấn đề hệ trọng, để đi đến giải quyết triệt để, dứt điểm không phải một sớm một chiều vì lập trường hai bên hoàn toàn khác biệt nhau. “Cho nên phải bình tĩnh, xem xét kỹ vấn đề trên cơ sở giữ vững độc lập chủ quyền, đường lối của chúng ta, chúng ta không làm phương hại đến bất cứ quốc gia nào khác”, Chủ tịch nước nói.
“Một cuộc thăm và làm việc, một cuộc gặp gỡ đối ngoại không thể giải quyết một cách triệt để hết được. Vùng chúng ta tuyên bố chủ quyền trên biển khoảng 3 triệu km2, mà không phải chỉ ta với Trung Quốc mà còn Philippines, Indonesia, Malaysia... Cho nên phải giải quyết từng bước. Phương châm là phải làm dần dần”, ông Trương Tấn Sang nói tiếp.
Chủ tịch nước cũng cho biết, khi ông đến thăm các tỉnh miền Trung, người dân đã bày tỏ với ông bức xúc trước những việc gây hấn của Trung Quốc. “Lần đầu tiên thỏa thuận để thành lập đường dây nóng về các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên Biển Đông. Đây là biện pháp cực kỳ quan trọng, trước mắt giải quyết những vấn đề cuộc sống của ngư dân, còn về lâu dài sẽ tiếp tục đàm phán nữa”, ông Trương Tấn Sang nói.
Chủ tịch nước cũng cho biết, khi về Hà Nội có nhiều người nói, thỏa thuận như thế là tốt rồi nhưng vấn đề là hành động thế nào. Chủ tịch nước đã trả lời: “Hai bên cũng đã có sự nhất trí với nhau, phải đôn đốc cả hai nước triển khai có hiệu lực trên thực tế. Đây là kết quả của thỏa thuận”, ông nói.
Tá Lâm
(VNN)

Bỏ phiếu tín nhiệm: Xảo thuật chính trị Việt Nam

Đàn áp bạo tàn; phê phán vuốt ve
Công an Việt Nam thật bận bịu. Mục tiêu thường vẫn là các bloggers rất phiền nhiễu.
Ngày 13 tháng 6 bắt Phạm Viết Đào ở Hà Nội. Hai ngày sau đến lượt Đinh Nhất Uy ở Long An, miền Nam. Cả hai đều lên mạng chỉ trích chính quyền, cả hai bị bắt giam theo một điều luật đầy bao quát và chung chung của luật hình sự, cho phép bắt giữ về tội gọi là “lởi dụng các quyền tự do dân chủ” để “xâm phạm lợi ích của Nhà nước.”
Ông Đào, một cựu viên chức Nhà nước, có ảnh hưởng đặc biệt trong không gian mạng, cũng như Trương Duy Nhất, một blogger khác, bị bắt giữ ở thành phố Đà Nẵng hôm 26 tháng 6. Theo luật của Việt Nam họ đều phải đối diện với bản án 7 năm tù là mức cao nhất.
Những vụ bắt bớ này chì là một phần của cuộc đàn áp rộng lớn hơn đối với những người bất đồng chính kiến, nhất là trên mạng, đã lấy đà (mạnh mẽ) trở lại từ tháng 12 năm ngoái, khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhắc lại lệnh cho công an hành động chống lại “những lực lượng thù nghịch” sử dụng internet để “quảng bá tuyên truyền đe doạ nền an ninh quốc gia, chống lại đảng và Nhà nước Cộng Sản".
Tính đến nay, trong năm nay đã có hơn 40 người hoạt động và bloggers đã bị bắt, nhiều hơn tổng số người bị bắt giữ trong cả năm 2012.  Tiếng xấu của xã hội Việt Nam gia tăng đàn áp càng xấu hơn. Uỷ ban Bảo vệ Nhà báo, một tổ chức theo dõi, cho biết hiện nay Việt Nam đứng hàng thứ sáu trong những nước giam giữ ký giả nhiều nhất trên thế giới. 

vietnam-pm-2
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người bị tín nhiệm thấp nhất, bên cạnh Chủ tịch Trương Tấn Sang, người được tín nhiệm cao nhất RFA file
Phát triển và siết chặt

Cũng như các hệ thống cai trị toàn trị khác, chính phủ (Việt Nam) khuyến khích sự phát triển mạng internet vì những lý do kinh tế (có khoảng 1/3 dân số Việt Nam ngày nay sử dụng nó) nhưng lại kềm chế việc dùng internet để bày tỏ quan điểm hay để tìm đến những nguồn thông tin thay thế cho báo chí truyền hình luồng chính, (hay “lề phải”), chịu sự kiểm soát nghiêm ngặt của Nhà nước.
Dù vậy sự phát triển những trang blog phê phán không có vẻ gì suy giảm, có lẽ vì ngày nay quá nhiều việc phải chỉ trích. Không còn những ngày mà Việt Nam được các cơ quan phát triển phương Tây yêu chuộng, với đà tăng trưởng hằng năm trên 8%.  Trong mấy năm qua nền kinh tế vấp phải đá, với giá tiền tệ lao xuống dốc, hằng ngàn vụ phá sản, và một hệ thống ngân hàng ngập những nợ xấu. Càng đặc biệt hơn, nhiều bộ trưởng của chính phủ bị kết tội tham nhũng và kém khả năng, trong khi các công ty quốc doanh mấp mé bờ phá sản. ]
Thủ tướng Dũng trở thành mục tiêu của nhiều cơn phẫn nộ. Người Việt Nam được nhắc nhở điều này bằng cuộc tuyệt thực khởi sự hôm 27 tháng giêng trong tù, do ông Cù Huy Hà Vũ.  Ông Vũ, một học giả về luật pháp, bị giam tù năm 2011 sau khi nạp đơn kiện ông Dũng lạm dụng quyền hành. Cuộc phản đối của ông Vũ nhắm vào những điều kiện giam nhốt tồi tệ gây ảnh hưởng xấu lên sức khoẻ của ông (LND: Ông Vũ còn đòi hỏi chính quyền phải tiến hành thủ tục kháng án do ông và các luật sư đệ nạp. Nay các điều kiên đã được đáp ứng, ông chấm dứt tuyệt thực)
Hành vi trang điểm chế độ   
Sự đối ứng của chính phủ trước những chỉ trích không ngừng tăng cao là gánh chịu một cuộc đầu phiếu về mức tín nhiệm tại quốc hội. Ngày 10 tháng 6, 498 đại biểu Quốc hội bỏ phiếu biểu tỏ mức tín nhiệm của họ đối với ông Dũng và 46 thành viên nội các và viên chức khác. Gần 1/3 số phiếu đánh giá ông Dũng ở mức tín nhiệm thấp nhất, trong khi đối thủ mạnh nhất của ông trong cuộc tranh chấp nội bộ, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, giành được mức tín nhiệm cao nhất.
Hành động chính trị này chỉ mang tính cách tượng trưng. Đúng ra phải có 2/3 số đại biểu Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm thấp để cho ai đó phải bị trừng phạt. Hơn thế nữa, các nhà lập pháp Việt Nam không được phép chọn lựa “bất tín nhiệm” chính phủ. Chỉ có mức độ bất tín nhiệm mới phản ảnh chính xác ý nghĩ của nhiều người Việt Nam.
The Economist, June 22, 2013- Việt-Long dịch thuật
2013-06-24
(RFA)

Hồ Hải - Liệu có một nữ TT đầu tiên cho nước Mỹ?

http://media.thethaovanhoa.vn/2013/05/02/04/02/Hillary.jpg

Theo báo cáo của World Bank tháng 6/2013, khủng hoảng nợ tư trong nước của Trung Hoa lên đến 160% GDP cao nhất thế giới. Kinh tế Mỹ đang hồi phục, nhưng tỷ lệ thất nghiệp vẫn chưa giảm nhiều. Liệu trường phái Dân chủ hay Cộng hòa sẽ lãnh đạo toàn cầu trong nhiệm kỳ mới? Đó là lý do chính để chúng ta có thể nhìn thấy được một gương mặt sáng giá trong tương lai lãnh đạo nước Mỹ sau phát biểu của bà Hillary Diane Rodham Clinton  ngày hôm qua ở Toronto, Canada.
Gia đình Clinton
Gia đình Clinton là một gia đình đáng kính và danh giá, đi lên từ con tim và khối óc vì một nước Mỹ hùng cường. Tôi kính trọng họ. Năm mươi năm qua, một nước Mỹ từ trào lưu hippy, tự mãn để rồi cần kiệm và làm việc cật lực cho mục tiêu siêu cường số một thế giới, đã có công lớn của hai vợ chồng Clinton.
Trong cuốn 42 đời tổng thống Mỹ mà tôi có được trong tay, Bill Clinton đã trở thành thần đồng chính trị năm 16 tuổi. Khi còn ngồi trên trường phổ thông trung học, ông đã là thượng nghị sỹ danh dự của nước Mỹ. Ông được ví là vị tổng thống chỉ uốn ba tấc lưỡi có thể làm thay đổi thế giới. Điều này, tôi đã nhìn thấy trực tiếp truyền hình tại Việt Nam, khi ông phát biểu tại hội trường Ba Đình trước hơn 400 sinh viên Học viện An ninh và lãnh đạo, và sau đó là buổi tiệc rượu với chính phủ Việt, ông đã lẩy Kiều.
Mặc dù, theo đánh giá thang điểm cho tổng thống Hoa Kỳ qua các thời đại, Clinton không là tổng thống được đánh giá cao. Nhưng thời Clinton - 1993 đến 2001 - là thời kỳ nước Mỹ có tỷ lệ thất nghiệp thấp vào hàng nhất mọi thời đại - 4% - và giải quyết nợ công nước Mỹ rất tốt sau khi nợ này tăng lên do đảng Cộng Hòa đẩy mạnh chiến tranh trên các vì sao theo chủ thuyết của Ronald Reagan trước đó. Bỏ qua những cố tật riêng tư của nhiều tổng thống Mỹ thuộc trường phái Dân Chủ, đi lên từ hai bàn tay trắng và khối óc siêu phàm, trong đó Bill Clinton cũng dính vào vụ bê bối tình dục với cô thực tập sinh Lewinsky, vợ chồng Clinton là một đôi không chỉ trai tài gái sắc, mà là đôi trai gái cả tài sắc đều vẹn tòan. Song điều này còn cho thấy đức độ thanh cao quý phái của bà Hillary Diane Rodham Clinton quả đáng để cả thế giới phải cúi chào.
Nửa thế kỷ qua, gia đình Clinton đã kéo lê các thế hệ thanh niên Mỹ đứng lên mạnh mẽ. Công lao của họ phải được kính trọng đúng mực. Và tất cả các quốc gia trên toàn cầu đều mơ ước chỉ cần ở nước mình có một gia đình như thế cũng đủ để làm đầu tàu kéo cả dân tộc đi lên.
Một chút về Hillary Diane Rodham Clinton
Bà Hillary Diane Rodham Clinton có đủ tư chất đến đức độ và sự thông minh của một chính khách thời đại thể hiện qua đôi mắt sáng đầy nghị lực. Là cánh tay đắc lực cho chồng trong việc cải cách giáo dục, y tế và an sinh xã hội thời 20/01/1993-20/01/2001. Sau đó là một thượng nghị sỹ New York xuất sắc. Và chỉ cách đây hơn 1 năm, bà còn là người phụ nữ nắm cả bộ óc - sức mạnh mềm - cho nước Mỹ trong cương vị bộ trưởng ngoại giao. Có lẽ bà từ chức nhiệm kỳ 2 của tổng thống Obama để lo chuyện bước ra tranh cử để sẽ là nữ tổng thống đầu tiên của nước Mỹ nhiệm kỳ 2016, ở cái tuổi 69 - bà sinh ngày 26 tháng Mười năm 1947.
Như tôi đã viết, lịch sử khó lòng lập lại khi bà Hillary Diane Rodham Clinton ra tranh cử với ông Barack Obama để chọn ứng cử viên cho đảng Dân chủ trong cuộc đua vào nhà Trắng nhiệm kỳ 2008. Nước Mỹ lúc đó mất lòng tin hầu như toàn cầu, nợ công lên đỉnh điểm sau cuộc theo đuổi chống khủng bố của sự kiện ngày 11 Tháng 9 năm 2001. Nước Mỹ cần một vị đứng đầu vừa lấy được lòng tin dân Hồi giáo toàn cầu, mà có thể sử dụng quyền lực mềm để làm thay đổi thế giới và gầy dựng lại một thời kỳ suy trầm kinh tế. Obama được xem là con bài tốt hơn bà Clinton, nên buộc lòng đảng Dân chủ phải họp kín 2 ứng viên Hillary và Obama để dàn xếp. Và Obama là lựa chọn tối ưu của nước Mỹ. Điều này đã được chứng minh trong nhiệm kỳ đầu và gần một năm qua của tình hình thế giới và nước Mỹ.
Hôm qua tại Toronto, Canada Bà Hillary Clinton, phát biểu: "Tôi muốn thấy có một nữ tổng thống Mỹ trong đời tôi" - I want to see a female US president in my lifetime - và nó là tựa bài báo trên Telegraph giật tít trên trang nhất.
Một chút về quyền lực ẩn của toàn cầu
Như tôi đã từng nói về chính trị nước Mỹ, hai đảng Cộng hòa và Dân chủ là 2 trường phái. Hay nói cách khác là hai triết lý về chính trị chứ không phải là chính trị kiểu tôn giáo mê tín vì lòng tham như các đảng phái cộng sản.
Theo tôi, khó lòng Bà Hillary có thể là nữ TT đầu tiên của nước Mỹ, mặc dù, tài năng, đức độ bà có thừa. Với khả năng và kinh nghiệm đã can qua, bà Clinton thừa tất cả mọi yếu tố để đảm đương bất kỳ vị trí nào cho nước Mỹ và toàn cầu.
Ba lý do mà bà khó lòng trúng cử nữ TT nhiệm kỳ 2016 là, một là nhóm to đầu đứng đằng sau FOMC - Federal Open Market Committee: Ủy ban thị trường mở liên bang - rất bảo thủ, chưa có quan niệm phụ nữ cầm đầu. Nước Mỹ là một quốc gia tự do, nhưng tự do luôn có khuôn khổ pháp định. Ngoài khuôn khổ pháp định ra, nước Mỹ còn một khuôn khổ khác hiến định nước Mỹ phải là siêu cường số một của toàn cầu để dẫn dắt thế giới làm lợi cho vị trí số 1 của nước Mỹ. Khuôn khổ hiến định ấy nằm ở các vị đứng đằng sau tổ chức FOMC. Họ là bộ óc của nước Mỹ và toàn cầu, họ quyết định chiến lược của nước Mỹ theo trường phái Dân chủ hay Cộng hòa theo từng thời kỳ khác nhau. Họ là những thành viên chính trong một cái nhóm quyết định bữa ăn, giấc ngủ kể cả việc súng nổ ở đâu trên toàn cầu - Bilderberg Group. 
Nhóm Bilderberg lấy tên khách sạn Bilderberg tại thành phố Oosterbeek, Hà Lan, có cuộc họp đầu tiên từ ngày 29 Tháng năm đến 31 tháng Năm năm 1954. Chủ tịch đầu tiên của hội này là Hoàng tử Bernhard của Hà Lan. Mục tiêu ban đầu của nhóm này là Tây Âu muốn thành lập để chống lại Mỹ, sau khi Mỹ chiếm quyền cai quản toàn cầu qua Hội nghị Bretton Woods cuối năm 1944, mà tôi đã nhắc đi nhắc lại trên nhiều bài viết. Kể cả việc thành lập Liên Minh Châu Âu cũng là ý tưởng của nhóm này, có từ trước khi hội này họp lần đầu vào năm 1953. Nhưng kể từ đó nhóm này trở thành nhóm của các thành phần ưu tú toàn cầu, và các thành viên đứng sau lưng, bí ẩn là 13 đại gia đình quyết định mọi tuyên bố, hội họp của FOMC mà tôi đã có 2 bài viết về Fed trong năm 2010. Nhưng rồi châu Âu đang sống không được, nhưng chết cũng không xong trong mấy năm qua.
Và dĩ nhiên, mọi quyết định ai sẽ là tổng thống nước Mỹ nằm ở 13 gia đình bí ẩn đứng đằng sau FOMC chứ không phải là do nhân dân Mỹ. Nhưng đại gia đình bí ẩn này lại mang đến sự thịnh vượng và nền dân chủ kiểu Mỹ. Đó là sự ban phát tính nhân bản của những kẻ đã thừa tiền, dư địa vị đến các thần dân của mình. Nó khác với sự ban phát của giai cấp bần nông cướp chính quyền đối với thần dân chỉ có đàn áp, cướp của và giết người. Đại gia đình nhà giàu này hầu hết theo trường phái bảo thủ Cộng hòa, họ chưa bao giờ có ý nghĩ phụ nữ nắm vận mệnh quốc gia.
Hai là, sau 2 nhiệm kỳ đảng dân chủ thì khó lòng có một nhiệm kỳ thứ 3 sẽ thuộc về dân chủ, nếu Obama hoàn tất tốt công việc của mình.
Nhưng nếu Obama chưa làm được nạn thất nghiệp ở Mỹ giảm xuống còn tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là 3 - 5% - là tỷ lệ thất nghiệp của một quốc gia mà không phải vì nguyên nhân kinh tế hay chính trị gây ra - thì cũng có thể bà Hillary Clinton có hy vọng. Vì Dân chủ là để xây dựng và Cộng hòa là để đập phá. Và nước Mỹ hiểu được quy luật tất yếu của tự nhiên là tiến trình sinh và tử luôn song hành trong một tổ chức, kể cả cơ thể sống của động thực vật. Họ biết phá để bệnh, và xây để có sức sống mới vươn lên một cách chủ động.
Ba là, từ đây đến cuối năm 2015 có khuôn mặt nam giới trẻ khả dĩ nào xuất hiện để cạnh tranh với bà Clinton trong đảng của bà không? Vì Obama cũng chỉ xuất hiện chỉ hơn một năm trước khi tranh cử nhiệm kỳ 2008. Tuổi tác và sức khỏe cũng là một vấn đề để quan tâm, nhưng không quan trọng. Vì nước Mỹ đã từng được lãnh đạo bỡi một tổng thống bệnh bại liệt, đi xe lăn để điều hành thế giới và nước Mỹ trong suốt thời kỳ khủng hoảng kinh tế và cả trong khi chiến tranh thế giới II đang bùng nổ - Franklin Delano Roosevelt - ông tổng thống duy nhất ngồi hơn 2 nhiệm kỳ, từ ngày 04/3/1933 đến 12/4/1945, do hoàn cảnh lịch sử thế giới lúc bấy giờ. 
Cho nên việc trường phái Dân chủ hay trường phái Cộng hòa lãnh đạo nước Mỹ còn tùy thuộc vào nước Mỹ cần chiến lược của trường phái nào trong nhiệm kỳ tới, chứ không phải lá phiếu của người dân nước Mỹ chọn ai?
Chúng ta hãy chờ xem, liệu bà Hillary Diane Rodham có thể trở thành một tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ không? Khó và rất khó, nhưng chính trị là nghệ thuật của sự có thể - Otto von Bismarck.
Asia Clinic, 10h13' ngày thứ Hai, 24/6/2013
(Bshohai Blog)

Hiệu Minh - Câu chuyện nước Mỹ: Những cái lạ trước Nhà Trắng

Tượng Andrew Jackson. Ảnh: HM

Tượng Andrew Jackson. Ảnh: HM
Ở chính giữa công viên là tượng tổng thống Andrew Jackson, nổi tiếng trong trận chiến Battle of New Orleans. Ông là biểu tượng của cao bồi Mỹ, rất liều lĩnh và không biết sợ.
Jackson từng kêu gọi Quốc hội bãi bỏ phiếu đại cử tri nhưng không thành. Trong một comment, một bạn đọc có nhắc đến cuộc đấu súng giữa Tổng thống Mỹ và người tình của vợ, chính là ông này.
Lúc chết ông hối hận hai điều “had been unable to shoot Henry Clay or to hang John C. Calhoun – không bắn hạ được Henry Clay và treo cổ John Calhoun”, hai nhân vật nổi tiếng trong Hạ viện”, chắc bố Jackson này toàn bị Hạ viện bỏ phiếu chống Tổng thống.
Đây là tượng người trên lưng ngựa lần đầu tiên được Clark Mill tạc năm 1853 tại Mỹ. Tượng Jackson được nhiều du khách chụp ảnh nhất trong 5 bức tượng vì nằm chính giữa.

Rochambeau chỉ một hướng. Ảnh: HM
Rochambeau chỉ một hướng. Ảnh: HM
National Mall có hai phố Independence – Độc lập và Constitutions – Hiến pháp, bao quanh khu rộng 3 km x 1 km, được gọi là Quảng trường Quốc gia.
Để làm nên nước Mỹ cần có độc lập. Nhưng những vị tướng đầu tiên chiến đấu cho độc lập nước Mỹ lại toàn là người nước ngoài. Tính quốc tế của người Mỹ rất đáng nể từ mấy trăm năm nay.
Ngay trước cửa Nhà Trắng là cái lều biểu tình của bà cụ Connie Picciotto cắm tại đã 32 năm. Thật lạ, giữa một nơi sang trọng như thế mà cảnh sát để cái lều trơ trọi, trông bẩn thỉu, một bà già mặt mũi hom hem.
Dân chúng đi qua chụp ảnh thoải mái, hỏi chuyện chống chiến tranh, bà nói lầu lầu về VN, về Iraq, về bom nguyên tử. Mình thề là bà cụ này chưa nhìn thấy quả bom khinh khí nó tròn méo ra sao.

Bà Connie nói chuyện với khách. Ảnh: HM
Bà Connie nói chuyện với khách. Ảnh: HM
Mỗi lần có sự kiện lớn, bà Connie phải thu lều đi sơ tán, sau đó lại về cắm trại tiếp. Chẳng hiểu ai cho ăn, uống, tắm rửa thế nào.
Lần nào ra mình cũng ghé thăm, hỏi han đủ chuyện. Hỏi bao giờ về hưu, cụ bảo, sẽ hạ cánh khi thế giới hết…chiến tranh.
Hôm đó còn thấy ông đạo Hồi, râu ria xồm xoàm, ngồi giữa trời nóng, và thỉnh thoảng cầu nguyện, chổng mông lên trời, ngay trước mũi nhà Obama.
Phía bờ rào có mấy người biểu tình ngồi, chống ai đó, đòi thả ai đó. Chắc không phải đòi đất bị lấn chiếm như nông dân mình.
Ra chỗ này lúc nào cũng có biểu tình, khi thì vài người, có khi lên tới hàng ngàn. Ngày thường cũng có, ngày cuối tuần đông hơn, lúc nào sự kiện lớn càng đông.
Mình từng chứng kiến các bác nhà ta thăm Nhà Trắng, được bà con gốc Việt đón tiếp bằng cờ vàng và khẩu hiệu, tràn ngập. Các cụ biểu tình vào ngày trời nóng nên ngồi la liệt dưới bóng cây. Lúc nào loa gọi lại ra hò tiếp.
Nếu quen với chuyện biểu tình bên Mỹ thì chẳng có gì đáng ngại. Tổng thống Mỹ đi đâu cũng thế, nơi mừng, nơi la ó, hàng ngày làm việc, cứ ra khỏi cổng là thấy biểu tình.
Đa phần dân Mỹ chẳng quan tâm ai chống ai và vì cái gì nếu họ đang có việc làm, giống mấy con vịt ngủ đứng một chân, đầu chui vào cánh trong công viên. Thậm chí nếu nước nào có bức tượng đẹp, sang trọng mà gửi sang Lafayette, có khi họ vẫn cho đặt trong công viên cho vui.
Một đất nước tự do nên Hiến pháp cho dân chúng khi mất việc làm hay bức xúc cái gì đó, ra công viên mà hò hét, lại được cảnh sát bảo vệ.
Thăm qua Lafayette cũng thấy độc lập, tự do, dân chủ, nhân quyền và luật pháp đi với nhau, làm nên nước Mỹ. Cách sắp đặt tượng đài cũng đủ hiểu tầm tư duy toàn cầu.
Đi dạo 30 phút trong công viên và Nhà Trắng cũng thấy nước Mỹ có nhiều cái…lạ.
Gửi bà con vài ảnh phóng sự do Cua Times chụp hôm thứ 6 vừa rồi. Chúc bạn đọc vui đi làm đầu tuần.
HM. 23-06-2013

Người đạo Hồi làm lễ trước Nhà Trắng. Ảnh: HM
Người đạo Hồi làm lễ trước Nhà Trắng. Ảnh: HM
Cụ đạo Hồi biểu tình giữa trưa hè. Ảnh: HM
Cụ đạo Hồi biểu tình giữa trưa hè. Ảnh: HM
Biểu tình ngồi. Ảnh: HM
Biểu tình ngồi. Ảnh: HM
Các bác nghỉ giữa hai hiệp. Ảnh: HM (chụp 2007)
Các bác nghỉ giữa hai hiệp. Ảnh: HM (chụp 2007)
Lafayette chỉ hướng khác. Ảnh: HM
Lafayette chỉ hướng khác. Ảnh: HM
Viên tướng Ba Lan. Ảnh: HM
Viên tướng Ba Lan. Ảnh: HM
Viên tướng người Đức. Ảnh: HM
Viên tướng người Đức. Ảnh: HM
Dưới một chân bức tượng. Ảnh: HM
Dưới một chân bức tượng. Ảnh: HM
Lều biểu tình của bà Connie. Ảnh: HM
Lều biểu tình của bà Connie. Ảnh: HM
Khuôn viên Nhà Trắng. Ảnh: HM
Khuôn viên Nhà Trắng. Ảnh: HM
Đùi đẹp đi xe đạp. Ảnh: HM
Đùi đẹp đi xe đạp. Ảnh: HM
Kệ đời, mũ ni che tai. Ảnh: HM
Kệ đời, mũ ni che tai. Ảnh: HM
Dân tứ xứ thăm Nhà Trắng. Ảnh: HM
Dân tứ xứ thăm Nhà Trắng. Ảnh: HM
Nhà của Obama. Ảnh: HM
Nhà của Obama. Ảnh: HM

Khủng hoảng kinh tế và chính sách nhà nước

Đanchimviet



Nhiều người theo dõi tình hình kinh tế Âu-Mỹ không khỏi ngạc nhiên về những hiện tượng nghịch lý: Hoa Kỳ tuy đã mang nợ nhiều nhất thế giới nhưng các chuyên viên còn đòi chính quyền tăng chi thêm để vực dậy nền kinh tế, trong khi các nước Nam Âu thắt lưng buộc bụng đã từ 3 năm nay mà tình trạng thất nghiệp và tỷ lệ nợ công so với GDP vẫn mỗi ngày tăng vọt đến mức đáng sợ!

Theo cách nhìn thông thường thì một người thiếu nợ phải cần kiệm nhịn ăn xài để trả nợ, nhưng lập luận này không hoàn toàn đúng khi áp dụng vào kinh tế vĩ mô.

Một quan điểm khác ví nền kinh tế yếu kém như người đã mắc bệnh lại thêm nợ nần. Anh ta chẳng những không thể cắt giảm chi tiêu mà còn phải vay thêm tiền đi mua thuốc tẩm bổ để phục hồi sức khoẻ đi làm rồi mới mong trả được nợ; còn cứ nằm trong nhà để cắt giảm ăn xài thì thêm ốm yếu, chẳng có hy vọng gì thanh toán nợ nần vốn ngày thêm chồng chất.

Trên thị trường phải có kẻ bán người mua. Nếu bất ngờ xảy đến khủng hoảng khiến mọi người lo lắng bớt chi tiêu sẽ sanh ra tình trạng nhiều kẻ bán thiếu người mua, doanh nghiệp đâm ra thua lỗ phải cắt giảm công nhân viên. Dân chúng càng sợ mất việc nên thêm tiết kiệm, nền kinh tế cứ thế rơi vào vòng xoáy suy sụp mà không thể tìm ra động cơ kích thích tăng trưởng.

Trong nước có hai khu vực công và tư. Khi tư nhân và doanh nghiệp cắt xén lại chính là lúc mà nhà nước phải tăng chi để bù đắp cho khoảng trống tiêu thụ bằng cách đầu tư vào nhiều lãnh vực như giáo dục, lưu thông, năng lượng v.v… qua đó tạo công ăn việc làm và tái ổn định thị trường; nhờ vậy niềm tin được phục hồi, dân chúng lạc quan mua sắm giúp doanh nghiệp tăng sản xuất. Khi đầu máy kinh tế phát triển thì thuế má được tăng thu, nhà nước nhờ vào đó để trang trải các khoảng lạm chi trước đây và tái cân bằng ngân sách.

Đó là phần trình bày rất sơ lược về lý thuyết của nhà kinh tế học Keynes đối với vai trò của nhà nước trong khủng hoảng kinh tế. Theo ông thì ngân sách của nhà nước chỉ cắt xén khi kinh tế tăng trưởng – tức là lúc mà khu vực tư nhân mạnh; ngược lại trong khủng hoảng chính quyền phải lạm chi ngân sách để bù đắp cho những yếu kém của lãnh vực tư.

Nhưng như nhiều lý thuyết xã hội khác khi đem ra áp dụng mới thấy có những trở ngại không tiên liệu được.

Nhà nước nắm trong tay rất nhiều quyền hạn, và một khi đã có thói lạm chi thì họ cứ tiếp tục phung phí cho dù trong khủng hoảng hay phát triển. Tại một nước độc tài tất nhiên ý kiến của người dân ít được tôn trọng, còn trong một quốc gia dân chủ như Hoa Kỳ các chi tiêu công cộng lại chính là phương thức hữu hiệu để mua lá phiếu của dân chúng – cho nên những đảng phái chính trị chỉ nói mà ít dám cắt giảm ngân sách. Cho nên nhiều nước thâm thủng ngân sách triền miên trong đó có cả Hoa Kỳ.
Thực tế thứ nhì là ngân sách nhà nước dù rất lớn nhưng lại do một nhóm nhỏ quyết định nên khó lòng đáp ứng quy luật thị trường tự do. Cụ thể là các khoảng chi tiêu thường có lợi cho những tập đoàn lớn và khối lợi ích trước rồi mới ảnh hưởng dần xuống dân chúng nên tạo ra tình trạng mất thăng bằng trong kinh tế. Riêng tại Việt Nam và Trung Quốc thì các khối kích cầu năm 2008 lại chính là nguyên nhân dẫn đến bong bóng địa ốc sau này. Ngay cả ở Mỹ hệ quả của các khoảng tài trợ đã giúp cho các ngân hành và công ty lớn trước rồi mới rơi rớt đến dân chúng.

Trở lại thí dụ ban đầu của một anh nghiện ngập nên sanh ra nợ nần và bệnh hoạn: thực tế là rất nhiều người lâm vào cảnh này lại đi vay tiền để mua thêm thuốc phiện làm an thần, thay vì dùng tẩm bổ phục hồi sức khoẻ để đi làm trả nợ. Hoàn cảnh nói trên rất giống các quốc gia bị lạm chi ngân sách.

Hoa Kỳ độc nhất nắm một vị thế ưu đãi mà không quốc gia nào khác có được: họ mượn nợ bằng đô-la thì họ có thể in đô-la để trả nợ! Dĩ nhiên khi đô-la mất giá thì đời sống của dân chúng nhất là những người sống bằng tiết kiệm và đồng lương cố định trở nên khó khăn hơn, nhưng bù lại giá trị của nợ công cũng theo đó sụt giảm (cho dù vay mượn từ dân chúng hay nước ngoài) nên lại là cách thức thanh toán nợ nần nhanh chóng. Các nước khác dù rất ấm ức nhưng không còn chổ nào khác gởi tiền nên cứ phải cho Hoa Kỳ vay mượn dù mức lãi thật sự đã xuống mức âm.

Cho nên bài toán kinh tế đã phức tạp nhưng các thủ đoạn kinh tế còn tinh vi hơn nhiều!
 © Đoàn Hưng Quốc
 © Đàn Chim Việt

Bùi Thị Minh Hằng - TIN MỚI NHẤT VỀ VỤ KIỆN CHỦ TỊCH THÀNH PHỐ HÀ NỘI NGUYỄN THẾ THẢO

Kính thưa toàn thể quý độc giả!
Hơn 10 ngày sau cuộc đối thoại đầu tiên giữa tôi - Nguyên đơn Bùi Thị Minh Hằng đứng tên kiện chủ tịch thành phố Hà Nội là kẻ rắp tâm trả thù tôi bằng việc bắt giam không qua xét xử và đày đọa tôi trong 5 tháng trời tại nhà tù trá hình Thanh Hà kể từ ngày 28-11-2011 cho tới ngày họ cưỡng chế bằng vũ lực và còng tay, trói chân tôi đẩy lên xe đưa về Vũng Tàu 
Chiều nay tôi tiếp tục đến tòa án nộp bản Yêu cầu đòi những khoản bồi thường về vật chất
Đây là một phần yêu cầu chính đáng và thực tế trong vụ kiện này. Xong đây cũng chỉ là yêu cầu thứ 2 trong đơn khởi kiện được nêu ra
Thiệt hại và hậu quả đối với tôi và gia đình tôi trong vụ kiện này thật sự khó lòng có thể đền bù mà xóa được hay có thể thay thế một cách thỏa đáng
Xong dù sao thì việc một chủ tịch thành phố - Thủ đô của một quốc gia mà lạm dụng chức quyền gây hậu quả nghiêm trọng,  khó có thể khắc phục cho người Dân là một việc cần xử lý một cách thỏa đáng theo đúng luật pháp hiện hành và sự nghiêm minh của nhà nước XHCN - Nhà nước "của dân - vì dân" như những gì vẫn quảng bá trên trường Quốc Tế là một điều CẦN PHẢI LÀM và thực thi một cách thuyết phục nhất mong giữ được lòng tin và kính trọng trong lòng người dân 
Tôi xin gửi đến quý độc giả và toàn thể những người Dân quan tâm đến vụ việc này,  bản yêu cầu bồi thường chưa đầy đủ như sau :
Mong bà con và quý độc  giả quan tâm chờ đón theo dõi những thông tin việc giải quyết vụ kiện này . Tôi sẽ cập nhật đầy đủ và nhanh chóng khi có bất kỳ diễn biến gì mới tiếp theo
Trân trọng!
( Theo Buihang Blog )

Báo Tuổi Trẻ xin lỗi quân đội

Bản tin trên Tuổi Trẻ 22/6/2013
Bản tin trên Tuổi Trẻ 22/6/2013 đăng sai chức vụ của Tướng Đỗ Bá Tỵ

Báo Tuổi Trẻ vừa phải đăng đính chính và lời xin lỗi sau khi bản tin trang nhất hôm 22/6 gọi Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ là Tổng tư lệnh quân đội Việt Nam.

Bản tin tựa đề 'Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam thăm Lầu Năm Góc' được đăng ngay trên trang nhất và trang 20 của số báo ra ngày 22/6.

Bài này nói về chuyến thăm 'lịch sử' của Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, Tổng tham mưu trưởng quân đội Việt Nam, người đồng thời là thứ trưởng Quốc phòng.
Ngay lập tức, hôm Chủ nhật 23/6 tờ báo thuộc loại lớn nhất nước đã phải cải chính.

Lời cải chính viết: "Báo Tuổi Trẻ ra ngày 22/6/2013... có dùng tiêu đề "Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam thăm Lầu Năm Góc" là không chính xác.

"Xin cải chính tiêu đề trên như sau: "Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam thăm Lầu Năm Góc"".

Báo Tuổi Trẻ nói "chân thành cáo lỗi Quân đội nhân dân Việt Nam, Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam cùng toàn thể bạn đọc".

Chức danh Tổng tư lệnh quân đội là người đứng đầu quân đội Việt Nam, trên chức danh Bộ trưởng Quốc phòng.

Theo trang của Bộ Quốc phòng Việt Nam, hiện nay tổ chức của Quân đội Nhân dân Việt Nam không có chức danh Tổng tư lệnh.

Chức vụ này, một thời do Bộ trưởng Quốc phòng Võ Nguyên Giáp nắm, đã không còn.

Sau 1975 có một giai đoạn tồn tại 'Bộ Tổng Tư lệnh quân đội quốc gia và dân quân Việt Nam' nhưng nay đổi là Bộ Quốc phòng QĐND Việt Nam.

Về chức vụ, Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ chỉ mang hàm thứ trưởng của Bộ Quốc phòng.

Hiện tại ở Việt Nam, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang giữ chức vụ Thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân và Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh, theo điều 103 Hiến pháp, và Tổng bí thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng nắm chức Bí thư Quân ủy trung ương.

Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ vừa có chuyến thăm sáu ngày tới Hoa Kỳ từ 17/6-22/6 trước khi sang thăm Pháp.
(BBC)

Tuần báo Time bị phản đối vì liên kết Phật giáo với khủng bố

Quân đội vãn hồi trật tự ở thành phố Lashio sau bạo động gữa người Hồi giáo và Phật giáo cuối tháng 05/2013.
Quân đội vãn hồi trật tự ở thành phố Lashio sau bạo động gữa người Hồi giáo và Phật giáo cuối tháng 05/2013. (Reuters)

Tuần báo Time của Mỹ đang bị dư luận Miến Điện phản đối kịch liệt do số báo tới của tạp chí này khi nói về trách nhiệm của một nhà sư trong các vụ bạo động tôn giáo tại nước này đã liên kết Phật giáo với khủng bố.

Trang bìa của tờ Time đăng bức ảnh của Wirathu, một nhà sư ở Mandalay, nổi tiếng vì những lời lẻ bài Hồi giáo, với hàng tựa : « Bộ mặt của khủng bố Phật giáo. Các nhà sư đã kích động bạo lực chống Hồi giáo ở châu Á như thế nào ».

Trong một thông báo đăng trên trang web chính thức của mình, Phủ tổng thống Miến Điện hôm nay, 24/06/2013, đã lên tiếng phản đối ngay lập tức, khẳng định : « Miến Điện là một quốc gia mà tự do tôn giáo được bảo đảm, không có sự phân biệt nào. Bài báo của tạp chí Time gây hiểu lầm về Phật giáo, vốn đã có từ hàng ngàn năm nay và là tôn giáo của đa số công dân Miến Điện. Bài báo nói trên gây tổn hại sự tin cậy lẫn nhau giữa các tôn giáo »

Bài báo của Time cũng đã gây phản ứng dữ dội trên các mạng xã hội. Tính đến giữa ngày hôm nay, một kiến nghị phản đối được phổ biến trên trên Internet đã thu được 40 ngàn chữ ký, trong đó có cả những người không ủng hộ nhà sư Wirathu, nhưng bất bình vì tạp chí Mỹ đồng hóa Phật giáo với khủng bố.

Vào năm ngoái đã có khoảng 200 người thiệt mạng và 140 ngàn người phải tản cư do các vụ bạo động giữa người Phật giáo sắc tộc Rakhin với thiểu số Hồi giáo Rohingya ở miền Tây Miến Điện. Bạo động sau đó đã lan sang những vùng khác, lần này nhắm vào cả những người Hồi giáo Miến Điện, khiến hàng chục người chết. Các nhà sư bị tố cáo có dính líu với các vụ bạo động này, hoặc là qua những lời lẽ kích động, hoặc là tham gia trực tiếp.

Tổng thống Thein Sein, người đã tiến hành nhiều cải tổ sâu rộng ở Miến Điện, đã hứa sẽ bảo đảm an ninh cho mọi cộng đồng tôn giáo tại nước này.
Thanh Phương (RFI)
 

Hàng loạt lãnh đạo trượt kỳ thi nâng ngạch chuyên viên

Sau khi Bộ Nội vụ tổ chức thi tuyển công chức trực tuyến thành công, đến nay, Bộ Tài chính, TP. Hà Nội, tỉnh Tuyên Quang, Trà Vinh… muốn áp dụng hình thức này. Trong đợt thi nâng ngạch chuyên viên chính lên chuyên viên cao cấp có hàng loạt lãnh đạo bị đánh trượt.
Ngày 24/6, tại cuộc họp thông báo kết quả hoạt động 6 tháng đầu năm 2013, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn cho biết, kết quả thi công chức hình thức trực tuyến của Bộ này diễn ra vào đầu tháng 1 thành công và mở ra hướng mới trong việc nâng cao chất lượng cán bộ công chức theo hướng công bằng, khách quan.

Đợt thi công chức trực tuyến do Bộ Nội vụ tổ chức đầu tháng 1/2013
Đợt thi công chức trực tuyến do Bộ Nội vụ tổ chức đầu tháng 1/2013
Làm bài xong biết ngay trượt, đỗ
Ngày 6/1 vừa qua, lần đầu tiên trong cả nước, Bộ Nội vụ tổ chức tuyển chọn công chức bằng hình thức thi trực tuyến trên máy tính. Theo đó, phần kiến thức chung và chuyên ngành, thí sinh làm theo hình thức thi viết. Phần thi trắc nghiệm chuyên ngành, ngoại ngữ và tin học thí sinh thi trực tuyến trên máy tính. Với hình thức thi này, Bộ Nội vụ hi vọng sẽ đảm bảo khách quan, công bằng trong kỳ thi, xóa bỏ mọi băn khoăn, nghi ngờ về tiêu cực mà dư luận vẫn đề cập.
Để tổ chức phần thi trực tuyến, hội đồng thi đã xây dựng ngân hàng câu hỏi, đáp án, sau đó nhập vào máy tính. Việc ra đề, chấm thi, đánh giá kết quả và quản lý thời gian thi đều do máy tính thực hiện. Thí sinh biết kết quả làm bài của mình ngay sau buổi thi.
Tại cuộc họp thông báo kết quả hoạt động 6 tháng đầu năm, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn cho biết, kỳ thi tuyển cán bộ công chức vừa qua tại Bộ Nội vụ đã có hơn 600 người đăng ký dự thi. Dù chỉ tiêu Bộ Nội vụ lấy gần 60 cán bộ nhưng cuối cùng chỉ có 30 người đạt được các yêu cầu. “Kết quả đó mở ra một hướng mới trong trong việc nâng cao chất lượng cán bộ công chức theo hướng công bằng, khách quan”, Thứ trưởng Bộ Nội vụ đánh giá.
Ông Nguyễn Xuân Bình, Chánh văn phòng kiêm người phát ngôn Bộ Nội vụ khẳng định: “Ai đỗ, ai trượt trong kỳ thi này đều nhanh chóng xác định được. Kết quả thi tuyển được công khai, minh bạch cho tất cả mọi người biết”.
Sau kỳ thi trực tuyến của Bộ Nội vụ diễn ra thành công, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn cho biết, thành phố Hải Phòng đã áp dụng hình thức này. Đến nay, đã có hàng loạt các bộ ngành, địa phương khác như Bộ Tài chính, thành phố Hà Nội, tỉnh Tuyên Quang, Trà Vinh, Khánh Hòa… có văn bản gửi Bộ Nội vụ đề nghị hướng dẫn, phối hợp trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào kỳ thi tuyển cán bộ công chức tại địa phương.
Thi chuyên viên cao cấp hàng loạt lãnh đạo rớt
Vừa qua, Bộ Nội vụ cũng tổ chức hình thức thi nâng ngạch từ chuyên viên chính lên chuyên viên cao cấp theo nguyên tắc cạnh tranh. Trong đợt thi này có tới 30% công chức dự thi nâng ngạch đã không đạt kết quả; trong đó Bộ Nội vụ có 22 công chức dự thi thì 9 người không đạt yêu cầu (36,36%).
“Điều đó cho thấy tính ưu việt của một kỳ thi có tính cạnh tranh. Các kỳ thi trước đây không theo nguyên tắc cạnh tranh thì gần như ai thi cũng đỗ, chỉ có 5-10% cán bộ dự thi không đạt yêu cầu mà thôi”, ông Trần Anh Tuấn nói và cho biết những cán bộ trượt trong các kỳ thi vẫn được tiếp tục dự thi trong kỳ tiếp theo nếu đáp ứng đủ các yêu cầu.
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn cho biết, ngay kể cả kỳ thi nâng ngạch từ chuyên viên chính lên chuyên viên cao cấp cũng được tổ chức rất chặt chẽ. Ngay cả khi kết quả thi đã có nếu chưa công bố cũng không ai hỏi được.
“Sau khi họp hội đồng, báo cáo Bộ Trưởng, rồi tôi ký thông báo mọi người mới biết do vậy, kỳ thi nâng ngạch từ chuyên viên chính lên chuyên viên cao cấp đảm bảo bí mật đến phút chót để tránh được những tiêu cực có thể xảy ra. Kỳ thi này cho thấy số lượng trượt chủ yếu rơi vào lãnh đạo”, ông Tuấn nói.
Hiện Bộ Nội vụ đang nghiên cứu để bổ sung thêm phần về trình độ học vấn, phỏng vấn trực tiếp, ứng xử,… để hoàn thiện quy trình thi tuyển cán bộ công chức, lãnh đạo cấp vụ - cấp phòng...
Quang Phong
(Dân trí)

Chó Việt Nam hạnh phúc nhất thế giới

Một đất nước hạnh phúc là không chỉ có con người hạnh phúc mà những con vật được chúng ta nuôi nấng cũng được tôn trọng, yêu thương không khác gì con người.

Ngày 21/6 hàng năm tại thành phố Ngọc Lâm (Quảng Tây – Trung Quốc) thường diễn ra lễ hội mừng ngày hạ chí. Điều đặc biệt trong lễ hội này, hàng nghìn con chó sẽ bị điện giật, chọc tiết và chế biến thành nhiều món ăn để dùng chung với rượu chưng cất từ ngũ cốc. Chính vì thế, người ta còn gọi đây là lễ hội thịt chó của người dân Ngọc Lâm.

Người Trung Quốc coi lễ hội thịt chó này là một dịp để “giữ gìn văn hóa ăn thịt chó của thành phố”, những người tham gia sẽ tiêu thụ một lượng lớn lẩu chó ăn kèm với quả vải và rượu gạo. Trong lễ hội, người ta đem cả chục nghìn con chó ra giết thịt, thậm chí chích điện, lột da khi còn sống.

Chính vì vậy, các nhà bảo vệ động vật cho rằng lễ hội này quá dã man, họ đã tìm cách vận động chính phủ Trung Quốc hủy bỏ lễ hội này. Một số cư dân mạng Trung Quốc cũng chỉ trích mạnh mẽ lễ hội này trên các trang mạng xã hội. Năm 2011, hai lễ hội thịt chó tương tự ở Hàn Quốc và tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc đã bị hủy bỏ khi bị các nhà bảo vệ động vật phản đối dữ dội.
"Trong lễ hội, người ta đem cả chục nghìn con chó ra giết thịt"
Hàng nghìn người dân vây chặn xe đưa hai tên trộm chó đi cấp cứu tại Yên Thành – Nghệ An vào sáng ngày 10/6.

Thế nhưng bất chấp làn sóng phản đối đó, lễ hội thịt chó ở thành phố Ngọc Lâm vẫn được tổ chức hàng năm, và lễ hội thịt chó 2013 cũng không phải là ngoại lệ.

Nếu nhìn vào cái thực tế chỉ trong vòng một ngày, hàng nghìn con chó bị giết hại một cách dã man ở nước bạn có lẽ không ít người sẽ cho rằng chó Việt Nam hạnh phúc hơn chó Trung Quốc rất nhiều. Biết đâu đấy có người còn thầm ước kiếp sau nếu không may đầu thai kiếp chó chỉ hy vọng không phải làm chó ở Ngọc Lâm, Trung Quốc.

Vậy tại sao cùng là một trong những đất nước tiêu thụ chó hàng đầu thế giới, Việt Nam có hơn gì Trung Quốc mà lại có thể cho rằng chó Việt sướng hơn? Câu trả lời rất đơn giản vì người Việt chỉ ăn chứ đâu có tổ chức hẳn một lễ hội tôn vinh thịt chó.

Khi một sự vật, sự việc đã có mặt trong lễ hội và trở thành biểu tượng được đông đảo người dân hưởng ứng thì sự việc đã ở một tầm khác. Nói cụ thể hơn là thịt chó với người Ngọc Lâm không còn là món ăn thông thường mà đã phát triển thành biểu tượng tinh thần, một thứ không thể thiếu. Và điều này xảy ra chỉ mang lại niềm vui cho những người bán chó, những người thích ăn thịt chó. Còn với những chú chó trong vùng cũng như các vùng lân cận thì đây quả là một bi kịch.

Đã sinh ra làm kiếp chó, con nào chẳng muốn mình may mắn rơi vào nhà chủ tốt, được cho ăn uống đầy đủ, yêu thương chăm sóc, khi chết được chôn cất tưởng nhớ. Hoặc có không may bị giết thịt thì chí ít cũng vào nhà hàng thịt chó, một ngày chỉ giết đôi ba con, để người giết thịt còn có thể nhớ mặt, đặt tên. Còn cái chết lãng xẹt trong lễ hội cùng hàng nghìn con khác thì có lẽ không còn gì thê thảm hơn.

Trong khi đó, chuyện chó ở Việt Nam lại có rất nhiều sự khác biệt. Trong khoảng một tháng trở lại đây, những thông tin về chó được dư luận quan tâm, bàn luận hơn bao giờ hết đặc biệt là nạn trộm chó và đặc biệt là chuyện giữ mạng chó, bỏ mạng người.

Sự việc vây bắt và tấn công cẩu tặc đến chết ở Nghệ An hay Thanh Hóa mới đây khiến nhiều người cứ bị ám ảnh bởi suy nghĩ dường như người ta đã xem mạng chó hơn cả mạng người, để bảo vệ mạng sống của những chú chó, người ta sẵn sành ra tay đánh đập đến chết con người. Dù còn rất nhiều ý kiến đánh giá trái ngược nhau xung quanh vấn đề này, nhưng có một điều không thể phủ nhận là người Việt đã thể hiện tình yêu chó hết mực và điều này rõ ràng là mang lại hạnh phúc, cũng như sự an ủi cho những chú chó rất nhiều.
Hàng nghìn người dân vây chặn xe đưa hai tên trộm chó đi cấp cứu tại Yên Thành - Nghệ An vào sáng ngày 10/6.
Hàng nghìn người dân vây chặn xe đưa hai tên trộm chó đi cấp cứu tại Yên Thành – Nghệ An vào sáng ngày 10/6.
Người viết bài này đã từng chứng kiến một người chuyên làm nghề giết thịt chó cho nhà hàng mỗi lần bắt tay làm việc ông thường nói với con chó: “Hóa kiếp cho mày, sang kiếp sau tốt hơn kiếp trước!”. Chỉ một câu nói đơn giản ấy thôi người ta cũng có thể thấy được tấm lòng của người đàn ông ấy, phải giết chó vì công việc bắt buộc nhưng ông luôn hy vọng mỗi chú chó qua tay ông có thể đến với kiếp sau tốt đẹp hơn.

Ở Việt Nam còn có khách sạn, nghĩa trang cho chó. Hàng năm người ta vẫn tổ chức lễ cầu siêu cho những con chó đã mất để tưởng nhớ đến chúng cũng như mong chúng có thể được siêu thoát. Những hành động như vậy còn có nguyên nhân nào ngoài việc xuất phát từ tình yêu chó tận đáy lòng?

Người ta có thể luôn miệng kêu gọi không ăn thịt chó, thậm chí tẩy chay thịt chó, nhưng với những hành động không xuất phát từ tình cảm chân thành thì mọi việc sẽ chỉ được tiến hành theo phong trào, bề nổi và không thật sự mang lại hạnh phúc cho những con chó.

Thế nên nói chó Việt Nam hạnh phúc là rất đúng bởi nó đã được yêu thương chân thành và thậm chí tình yêu thương ấy còn được cụ thể hóa thành những hành động được cả xã hội quan tâm.

Nhiều người cứ thắc mắc không biết tại sao đất nước nghèo như Việt Nam lại có mặt ở vị trí cao trong bảng xếp hạng hạnh phúc và rồi đi tìm đủ những nguyên nhân xa xôi để lý giải. Nhưng có lẽ nếu mọi người để ý sẽ thấy những điều rất bình dị có thể lý giải cho chỉ số hạnh phúc cao của nước ta như việc không chỉ con người hạnh phúc khi sống ở Việt Nam mà cả chó cũng tìm được rất nhiều niềm hạnh phúc cho mình tại đây.
Quyên Quyên
(Gocnhinalanphan)

Lê Nguyên Hồng – Nhân Quyền và Thú Vật Quyền


Nhiều bạn đọc ở Việt Nam sẽ rất bất ngờ đến độ không thể hiểu được tại sao lại có thú vật quyền (Animal Right), trong khi hàng chục triệu người dân trong nước còn chưa đươc phổ biến những khái niệm phổ quát về nhân quyền thì rất có thể có ai đó còn coi người viết bài này là “có vấn đề về thần kinh” vì đã nói đến một đề tài không tưởng. Cũng dễ hiểu vì ở Việt Nam thậm chí đại đa số người Việt còn chưa biết những gì thuộc về nhân quyền và thế nào là nhân quyền, thì việc hiểu về thú vật quyền quả là điều quá xa vời…

Hình ảnh giết mổ bò này đã bị lên án dữ dội trên các phương tiện truyền thông Úc những ngày tháng qua http://www.abc.net.au/news/2013-06-21/banning-the-inversion-box/4771064Nhưng quả thật là có thú vật quyền (viết hoa) đang hiện hữu tại nhiều nơi trên thế giới. Ta nói thú vật quyền thay vì động vật quyền để khỏi bị hiểu nhầm sang quyền con người, bởi vì bản thân con người cũng chỉ là một loài động vật bậc cao… Như vậy người Việt tại Việt Nam đã lạc hậu một chặng đường quá dài so với nhiều quốc gia trên thế giới.
Ngoài việc nhân loại đang ráo riết kêu gọi tất cả các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới tăng cường bảo vệ những loài động vật hoang dã đang có nguy cơ tuyệt chủng, thì những hiệp hội bảo vệ thú vật quyền ở các nước văn minh như Mỹ, Úc, Châu Âu cũng đã kiên trì lên tiếng trong nhiều chục năm qua về vấn đề quyền của thú vật. Đáp lại, chính phủ các nước của họ đã ban hành và áp dụng nhiều điều luật trong hệ thống pháp luật để bảo vệ thú vật quyền. Những văn bản luật đó đã được thực thi hơn nửa thế kỷ qua tại nhiều nước tự do…
Thái Lan – một nước nông nghiệp và có Đạo Phật là quốc đạo – tuy các nhà sư (trong một số hệ phái) thậm chí vẫn được ăn thịt, nhưng riêng về việc bảo vệ thú vật quyền (bao gồm cả các loài ngư, điểu…), đều được xã hội tôn trọng và nâng lên thành một nếp sống văn hóa. Người ta chẳng mấy khó khăn khi bắt gặp những con chó vô chủ vẫn được người qua đường chăm sóc, yêu mến. Thậm chí có nhiều người còn tặng những chú chó hoang cả những xiên thịt nướng thơm phức hay những cái đùi gà rán vàng ươm vừa mới ra lò…
Tại Thái Lan, nếu một người giết thịt một con chó hay mèo, dù là của chính mình nuôi cũng đều đối mặt với án phạt tù. Nếu nhà chức trách có bằng chứng ai đó đánh đập chó mèo hay thậm chí chuột, sóc, chim… theo lối tra tấn cũng bị xử phạt nghiêm minh. Tất nhiên luật chỉ là luật, cái chính yếu vẫn là xuất phát từ nhân tâm con người, từ văn hóa trong nhận thức.
Tại Úc và Mỹ, thú vật quyền đã đạt được ở một mức độ cao hơn nữa, đó chính là họ đã áp dụng những luật đối xử với gia súc, thậm chí là luật giết mổ gia súc (không chỉ là vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm mà còn là vấn đề nhân đạo trong giết mổ). Năm 2012 Bộ thương mại Úc đã phải tạm đình chỉ một chương trình xuất khẩu bò thịt sang Indonesia chỉ vì họ đã phát hiện rằng cách giết mổ bò tại đây không đạt tiêu chuẩn, đã gây đau đớn cho bò…
Ngày 21/06/2013 ông Matt Linegar – Giám đốc điều hành Liên Đoàn Nông Dân Úc – đã nói với Đài ABC: “Cách giết mổ này (quay ngược đầu gia súc khi tiến hành giết thịt) đã là bất hợp pháp ở Úc, Hoa Kỳ và Vương quốc Anh do sự đau đớn cùng cực mà nó gây ra cho động vật”“Chúng tôi đang tiếp cận với các nhóm nông nghiệp ở các nước nhập khẩu gia súc lấy thịt, bởi vì mặc dù có sự khác biệt, nhưng vấn đề chúng ta phải nhất trí, đó là động vật không xứng đáng để chịu đựng nỗi đau và sự sợ hãi trước khi bị làm thịt. Trong khi xuất khẩu vẫn tiếp tục, cách giết mổ phi nhân đạo cần phải ngừng ngay lập tức “.
Nhìn lại đất nước Việt Nam của chúng ta, trước năm 1975 Miền Nam Việt Nam (VNCH) được xếp vị trí phát triển (kinh tế, văn hóa, giáo dục, nếp sống…) cao hơn Thái Lan và cả Hàn Quốc, nhưng từ 1975 đến nay, dưới sự cai trị của Đảng Cộng Sản Việt Nam, nước ta đã tụt hậu so với Thái Lan tới 95 năm (số liệu của WB 2009). Sự tụt hậu về phát triển chung tất nhiên sẽ kéo theo vấn đề nhân thức pháp luật và nhân quyền (bao hàm sự nhân đạo), vì vậy thú vật quyền của Thái chắc chắn cao hơn Việt Nam (chưa có thú vật quyền) là điều tất nhiên.
So sánh quả là khập khiễng, nhưng nếu chịu khó đào sâu suy nghĩ một chút thôi, chúng ta sẽ thấy xót xa đau đớn cho cả một dân tộc hàng ngàn năm lịch sử: Việt Nam không xa Thái Lan và các nước như Singapore, Malayxia vv… nhưng ở ta quyền con người còn chưa có (chỉ có trên giấy), nói chi đến chuyện thú vật quyền?
Có lẽ chỉ có ở Việt Nam, người ta (công an) muốn bắt ai thì bắt, không cần lệnh bắt của tòa án hay Viện kiểm sát, muốn khám nhà lục soát nơi ở hay thậm chí khám người tùy ý. Chính quyền có quyền (trên cả luật pháp) chỉ cho luật sư tiếp xúc thân chủ khi nào họ muốn mà pháp luật ngoảnh mặt làm ngơ.
Có lẽ chỉ có ở Việt Nam, những người biểu tình ôn hòa (dù chỉ là bày tỏ lòng yêu nước) cũng bị cầm tù, thậm chí bị đưa vào trại phục hồi nhân phẩm, nhà thương điên… Có lẽ chỉ có ở Việt Nam, nghi phạm vào đồn thì mạnh khỏe, khi ra thì đã là những xác chết vì những nguyên nhân tưởng tượng như “tự tử”, “đột quỵ” vv… mà chẳng thể nào tìm ra thủ phạm được, vì công an vừa là kẻ giết người vừa là kẻ đi điều tra!
Có lẽ chỉ có ở Việt Nam, thú vui ăn nhậu thịt chó đã trở thành “văn hóa thịt chó”* mặc dù thịt chó không thể thay thế các loại thực phẩm khác, nó chỉ dành riêng cho lũ bợm nhậu vỉa hè góc phố, hay xó bếp (mặc dù ngày nay để đón các quan CS đã có những nhà hàng thịt chó sang trọng), nhưng nó cũng chỉ là thứ thú vui thấp hèn, đàn đúm say sưa, mà “hiệp hai” của nó sẽ là các ván bài đỏ đen, các động mại dâm, động lắc nhan nhản khắp nơi khắp chốn…
Có lẽ chỉ có ở Việt Nam, con người coi chó là loài vật trung thành nhất nhưng khi cao hứng (thậm chí chỉ vì lý do “hôm nay mát trời”) là đã ra tay giết hại chú chó trung thành của mình để thỏa mãn thú vui nhậu nhẹt giết thì giờ mà chẳng mảy may động lòng trắc ẩn!
Sau chầu nhậu thịt chó tưng bừng có thể sẽ là những cơn cuồng loạn đâm chém nhau chỉ vì những lý do không đâu. Là những vụ tai nạn giao thông thảm khốc thường xảy ra sau bữa tiệc thịt chó. Là những bà vợ nhà quê bước thấp bước cao chạy đi mua rượu cho chồng đãi bạn lúc trước, nay ngồi thu dọn “chiến trường” là đống bát đĩa dơ dáy nhầy nhụa, là những đống nôn ói nồng nặc mùi tanh nồng lợm mửa, thậm chí là cả đòn roi vì người chồng say xỉn, ngộ độc thần kinh đã mất hết trí khôn…
Thú vật quyền ư? Còn xa lắm Việt Nam ơi! Khi mạng sống con người còn bị coi rẻ như cỏ rác, người ta dẫm đạp lên đói nghèo, lên nỗi đau của người khác, lên những nhu cầu bình thường của con người, thậm chí lên cả xác chết (tại các nhà xác ở bệnh viện) của đồng loại để mà trục lợi, ăn cướp… rồi sau đó đem khoe khoang bằng những xấp Dollas, những siêu xe, những căn hộ, những biệt thự hàng ngàn tỉ… Những kẻ đó (quan lại CS, những kẻ làm giàu bất chính) làm gì biết đến nhân quyền, nói chi chuyện thú vật quyền?
Nếu như ngay ngày hôm nay trên quê hương Việt Nam có tự do dân chủ thì cũng còn phải mất hàng trăm năm nữa người dân Việt Nam mới có thể sống một cuộc sống thanh bình và hạnh phúc. Bởi vì cùng với những món nợ khổng lồ hàng trăm tỉ USD hiện nay người dân Việt Nam đang phải gồng mình gánh trên đầu trên cổ, họ còn phải dọn nhiều loại “rác”. Ngoài những thứ rác hữu hình, còn có những thứ rác khác đã ăn sâu vào đầu não con người, đó là “rác văn hóa”. Hãy có nhân quyền, sẽ có thú vật quyền. Một xã hội biết tôn trọng nhân quyền và thú vật quyền thì đó là một xã hội văn minh!
Lê Nguyên Hồng
[*] Chỉ cách nay khoảng 10 năm, người viết bài này cũng từng là một tay thợ nhậu và là người đã từng coi thịt chó là món khoái khẩu!

Chất phồn thực trong “Đĩ thúi” của Nguyễn Viện

Truyện Kiều của Nguyễn Du, sau khi được khắc bản in, lập tức có sức lan toả rộng rãi trong quần chúng. Tính phổ quát của Truyện Kiều hơn hẳn những tác phẩm trước và sau nó để, từ tầng lớp bình dân cho chí các trí thức khoa bảng đều có các đánh giá khác nhau qua mỗi thời đại. Bởi ở đó, từ những nhân vật trong truyện, mỗi người có thể tìm ra những vấn đề tương đồng, những cá tính từng nhân vật như một phiên bản luôn có mặt như những thực thể sinh động trong mọi thời đại.
Đó cũng là lý do tại sao, kể từ khi có chữ viết riêng (Quốc ngữ), có báo chí, Truyện Kiều được mang ra mổ xẻ khá kỹ, với nhiều luồng trái ngược nhau. Dưới con mắt các nhà nho luôn ôm Luận ngữ, Đại học… làm sách gối đầu như Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng thì Truyện Kiều chỉ là loại dâm thư không hơn kém: “Nói cho đúng ra Truyện Kiều chỉ là một dâm thư, rõ ràng không có ích gì mà có hại”.  Trong khi đó, những Phạm Quỳnh, Chu Mạnh Trinh thì lại hết lòng ca ngợi, xem Truyện Kiều như một loại “ngọc tỉ” truyền quốc: “Truyện Kiều còn thì tiếng ta còn. Tiếng ta còn thì nước ta còn” – (Phạm Quỳnh).
Sức sống của Truyện Kiều không chỉ ở nội dung, nghệ thuật miêu tả trong thể loại thi ca đặc hữu của ViệtNam: Lục bát; mà còn ở tính cách của từng nhân vật. Những mẫu người như Kiều, Thúc Sinh, Hoạn Thư, Sở Khanh, Từ Hải, Hồ Tôn Hiến… thời đại nào chúng ta cũng có thể nhìn thấy họ hiển lộ, trong những con người khác, một cách đậm đặc. Có lẽ vì thế, các nhân vật này luôn là nguồn cảm hứng cho dòng văn học Việt Nam hậu Tự lực Văn đoàn, đặc biệt là dòng văn học miền Nam trước 1975.
Nguồn cảm hứng ấy, không chỉ dừng lại ở một Dương Nghiễm Mậu với một Từ Hải bất lực mà, hôm nay còn lan rộng ra với một Nguyễn Viện. Bằng một nhãn quan khác, ông cầm chiếc đũa của gã phù thuỷ, đẩy họ lên sân khấu, diễn lại tấn tuồng thời đại: Ở đó là cả một sự ô-uế-thánh-thiện, cưỡng-hiếp-toàn-bích, bỉ-ổi-sáng rực, lưu-manh-hoàn-hảo… nhất so với các nhân vật lưu manh mà ta từng đọc ở các tiểu thuyết Âu Á.
Nếu như hơn hai trăm năm trước, Nguyễn Du đã gom dắt bầy con cháu nhà Hán từ tay Thanh Tâm Tài Nhân, rồi gia công qua 3.245 câu lục bát để thành những con người mang thân phận tiêu biểu nhất, trong xã hội phong kiến đầu thế kỷ XIX; thì ngày nay Nguyễn Viện đã mượn các nhân vật này của Nguyễn Du từ tay Nguyễn và hoá thân đúng theo chức năng của một ông “bầu sô”, kéo dắt họ (các nhân vật) ra trước ánh đèn màu, cho họ nhập đồng, lên vai trong tư thế đồng đẳng với thời đại. Đó là thời đại tan tác, ươn sình mà người đọc chỉ có thể tìm thấy sự lừa lọc, lưu manh của loại hảo-hán-trí-thức-a-tu-la. Những phẩm hạnh và đạo đức làm người bị dục vọng thấp hèn thế chỗ. Thời đại đã dựng lên những con người như thế. Và những con người đó lại khoác lên mình dáng dấp như loại “chó nhà tang”[i] nhảy bàn độc, nắm thóp thời đại mà quay, mà ném, mà lia. Đây là  chiếc chong chóng khổng lồ của một triều đại không được đặt tên bởi tính chất nhân bản không có chỗ đứng xứng hợp; chỉ có thể xem đây là “thế giới của ảo tượng văn chương” như Nguyễn Viện thừa nhận.
Từ thế giới đã được xác lập, ở Đĩ thúi, sau khi khép lại những dòng cuối cùng, tôi không hề nghĩ ông viết theo khuynh hướng hiện thực huyền ảo, hay “phản tiểu thuyết” như Phạm Thị Hoài nhận xét: “phản lịch sử, phản hư cấu, phản hiện thực và phản tiểu thuyết này… bước thẳng ra từ hư cấu và lịch sử để lăn lộn trên một bàn cờ thế sự quái đản mà tất cả chúng ta dường như đều có mặt”, mà ông đã sử dụng tính chất phồn thực (fertilité) tồn tại hàng ngàn năm nay trên thế gian này, lồng vào hiện thực thời đại để gửi đi nỗi bi phẫn và trách nhiệm nhà văn trước một xã hội đầy những mưu toan, bất trắc.
Đọc Đĩ thúi, điều chúng ta dễ dàng nhận ra, là tất cả các nhân vật chỉ có bộ mặt mà thiếu vắng một tấm lòng; tấm lòng ấy, có chăng chỉ có ở Kiều Nhi, Đạm Tiên và Thuý Kiều, khi họ hợp sức mở quán bia ôm, tân trang trinh tiết phục vụ tận tình đấng mày râu theo phương châm “ăn bánh trả tiền”. Chí ít, việc các em “bành chân dạng háng” được khẳng định “là một thứ lao động giản đơn thuần tuý kinh tế thị trường” và trên hết “nó là một quá trình hình thành bởi các cuộc cách mạng công nghệ và ý thức hệ”.
Với Kiều, tài và sắc của nàng, được Nguyễn Du mô tả là toàn vẹn. Khốn thay, xã hội nàng đang sống không cho phép nàng sử dụng nhan sắc và tài hoa để trở thành nhân vật danh giá, chí ít là để làm người chính danh! Thuyết “tài mệnh tương đố” từ Nguyễn Du đã đẩy nàng trở về với tâm thế của người đàn bà bước vào con đường phồn thực thênh thang. Vành ngoài bảy chữ, vành trong tám nghề là khởi đầu hành trạng của Kiều từ lúc nàng phải bán mình chuộc cha theo qui chuẩn đạo đức “chó nhà tang” của Khổng Tử. Trước đây mấy trăm năm, Kiều đã là sự hoàn thiện của các ngón ăn chơi đĩ thoã, thì nay, một Mã Kiều Nhi, vốn là nguyên mẫu của Thúy Kiều trong lịch sử, xuất hiện trở lại như một nàng Kiều thứ hai và đồng thời, dưới mắt Nguyễn Viện, Kiều Nhi có thừa các ngón nghề tuyệt kỹ, là sự kết tinh của nền văn hoá lầu xanh, của các cung A Phòng, chốn hậu cung của quyền lực tối thượng, xứng với tầm cao thời đại: “Đó là một Mã Kiều Nhi tài hoa. Cầm kỳ thi hoạ đủ món ăn chơi vành ngoài bảy chữ vành trong tám nghề, đặc biệt là món thổi kèn điêu luyện theo đúng tinh thần Karma Yoga”.
Mã Kiều Nhi dưới ngòi bút của Nguyễn Viện, là cô gái xinh đẹp và e lệ. Vì vậy e lệ được xem như thuộc tính của phái nữ. Nhưng khi làm người, đã là con người, thì mọi chuyển động về sinh lý, buộc phải tuần hoàn theo một chiều kích tự nhiên: “Xinh đẹp và e lệ thì cũng đến lúc phải đi tiểu… vì thế nàng đã phải đi hơi xa để tìm một chỗ kín đáo”. Thực ra, Mã Kiều Nhi cũng chẳng cần kín đáo làm gì, đơn giản là nàng muốn giấu tung tích gái giả trai để vượt biên, dễ dàng tung hoành trên miền đất mới.
Và, kể từ khi bước chân qua biên giới, được sự hỗ trợ đắc lực của Đạm Tiên, Mã Kiều Nhi bắt đầu thể hiện tài năng “kéo đầu từng người áp vào hĩm nàng” để trở thành “một thương hiệu toàn cầu và mang tính phổ quát”. Nàng đã trở thành “đĩ quốc tế”. Nàng rơi vào vòng sa đoạ nhưng cũng chưa hẳn là vong thân, bởi các đối tượng đến với nàng đều cần nàng từ một nhu cầu gốc, cho nên “tất cả đều tôn thờ nàng. Nhưng tất cả đều miệt thị nàng”. Nàng biết vượt lên trên vũng lầy để trở thành “người của bá tánh, vì bá tánh và cho bá tánh”. Ý thức một cách rõ ràng về triết lý nhân sinh “mình vì mọi người và mọi người vì mình”, tức khái niệm vay trả sòng phẳng nên nàng ngẩng cao tâm hồn để làm đẹp thân xác: “bành hai chân, dạng háng uy nghi trước mọi nền văn minh nhân loại”.
Nhà văn Nguyễn Viện
Xem ra nhân cách và đạo đức làm người của Mã Kiều Nhi vẫn có chút gì đó cao đẹp hơn nhiều lần so với những nhân vật khác, bởi tính cách “vì mọi người” của nàng “Tôi chỉ thiếu mỗi danh hiệu áp trại phu nhân thôi, tuy nhiên thỉnh thoảng tôi cũng cho các anh cai tù bóp vú một cách kín đáo”. Đó là chưa kể, cả “tập đoàn đĩ” và cụ tổ Bạch Mi cũng thừa tình thương với kẻ hoạn nạn, ra tay cứu vớt quan đầu triều Hồ Tôn Hiến nằm mộng thấy mình gặp rắc rối, dẫu biết Hồ là loại người lưu manh thượng đẳng: “Tôi có những giấc mơ giữa ban ngày. Đại thể, đó là những sinh linh, không, không phải những sinh linh, mà là những ngọn cỏ. Trên đầu ngọn cỏ có những cái miệng. Những cái miệng đó phun ra máu làm đỏ cả bầu trời. Vâng, cỏ non xanh rợn chân trời và máu tươi chói lọi tầng không. Còn ban đêm thì lại khác cô ạ. Đêm trắng. Trắng không có bất cứ cái gì hiện hữu. Tôi không an tâm.”
Người luôn cảm thông, được chia sẻ và gần gũi với Kiều Nhi là Nguyễn. Chàng luôn bị mặc cảm làm người giày vò, bởi thân phận trí thức thuộc loại “hàng thần lơ láo”. Nguyễn vừa công nhận, vừa phủ nhận Kiều Nhi là đĩ quốc tế, để sau đó, khi đưa lên bàn cân tình cảm, chàng lại xác quyết rằng: nàng là một cô gái vẹn toàn tiết trinh. Đĩ chỉ là cái vỏ bọc. Đĩ chỉ tồn tại ở thân xác. Nhưng tâm hồn thì hoàn toàn trong trắng. Ở đâu và lúc nào, Nguyễn cũng thấy “nàng luôn luôn trinh bạch”. Chàng đã khám phá “khuôn mặt thật của em dưới lớp da nhân tạo” luôn là một trinh tiết mới mẻ mỗi khi chàng gần gũi Kiều Nhi và Đạm Tiên. Nó vượt qua sự ô uế để mỗi lúc một gần hơn với cái đẹp muôn thuở. Niềm tin đó đã xác quyết trong con người chàng, luôn là điều xác tín: “Nguyễn thấy mình căng phồng như một quả bóng. Nhục dục và siêu thoát… Trong một chớp loé sáng của ý thức, Nguyễn thấu cảm ngẫu tượng tôn giáo của Linga và Yoni” ngay cả khi chàng ngủ với nàng trong nhà trọ bị công an bắt giữ, tống giam.
Khoảng không gian vừa rộng vừa hẹp mà tập đoàn Mã Kiều Nhi hoạt động, thoạt nhìn, có vẻ như những nhà thổ hạ cấp, đôi khi rất gần với những nhà trọ, phòng ngủ nhan nhản khắp mọi hang cùng ngõ hẻm ở một xứ sở vĩ đại, đồng bóng ngày nay. Hành trạng của họ qua ngòi bút Nguyễn Viện, chưa thấy bày ra cảnh nhếch nhác, ô uế; trái lại, nó vượt lên trên, hết thảy và trở thành những thiên sứ đáng nể phục.
Đã đành, khẩu hiệu đồng thời là mục tiêu đề ra của họ là “ăn bánh trả tiền”. Đành rằng họ là giai cấp đĩ bị khinh miệt. Nhưng cũng có lúc, chính những kẻ lưu manh, những tên bán buôn lịch sử đã phải cần đến họ, quỵ luỵ trước bản thân vừa nhơ nhớp trong suốt vừa trinh bạch thanh cao của họ. Chính Hồ Tôn Hiến, một thượng đẳng công thần lừng lững, quyền uy đỏ rực từ đầu đến đít cũng phải tất tả cầu cứu các nàng:
Một trăm ngày sau, trước bàn thờ Bạch Mi là Vương Thuý Kiều loã thể nằm trên tấm thảm có in hình trống đồng Đông Sơn. Rượu Minh Mạng 14 ly đặt chung quanh. Đạm Tiên đứng thắp hương vái lạy thần tổ…
…  Hồ Tôn Hiến thưa: “Làm thế nào để bảo toàn gia nghiệp?”
Bạch Mi phán: “Cất giữ vàng thật, phát hành tiền giả.”
Hồ Tôn Hiến thưa: “Làm thế nào để tiêu diệt kẻ thù?”
Bạch Mi phán: “Muốn tiêu diệt thù ngoài thì phải củng cố nội lực. Muốn tiêu diệt thù trong thì phải gia tăng âm phúc. Muốn làm được cả hai việc đó thì trước hết phải xây dựng lại tổ đình xã tắc.”
Hồ Tôn Hiến thưa: “Còn muốn bảo toàn tính mạng?”
Bạch Mi phán: “Bồi dưỡng chân khí bằng miên trường âm hộ của trinh nữ thuần Việt. Muốn hỏi gì nữa không? Đã đến giờ ta thượng hưởng.”
Các nhân vật của Nguyễn Viện đều bước ra từ thế giới của ảo tượng, trên nền tảng văn hoá văn minh phồn thực đã hiển lộ từ lâu và tiếp tục tồn tại. Truyền thống văn hoá Linga và Yoni vẫn tồn tại khi cái ý thức truyền thống không bị mai một, ngược lại đang được phát huy dưới cái nhãn “đậm đà bản sắc dân tộc” thì sẽ vẫn cần những Đạm Tiên như một hữu thể tồn tại: “tượng Linga dâng cúng cho Đạm Tiên không có đế, vì thế nó trở thành cái đế cho Yoni Đạm Tiên vì sự to lớn của nó. Nàng vẫn ngồi trên tượng Linga này trong tất cả mọi lúc rảnh rỗi. Đạm Tiên bảo:”nó đâm thấu suốt em”.
Nguyễn Viện đã thấu suốt, đã dẫn ra. Vì vậy văn hoá phồn thực sẽ tiếp tục trong thời đại chúng ta và mãi mãi, cho đến khi nào bầy người lúc nhúc biến mất khỏi trái đất này!
Nguyễn là nhân vật điển hình đang bơi trong vùng không khí loãng của thời đại. Tri thức không giúp gì cho chàng khi đối mặt với những nghịch cảnh buộc phải sa vào. Nội việc phải đi tù lần thứ hai vì tội viết đơn thuê cho dân oan khiếu kiện vẫn là một quán tính nghiện ngập của trí thức, đúng như nhận xét của trùm an ninh nội chính Thúc Sinh: “cả ông Nguyễn cũng sẽ phải biến thái như cậu.Vì đó là guồng máy, không cho phép bất cứ ai có bản sắc cá biệt”.
Trong vũng lầy, Nguyễn cố gắng vũng vẫy, cố gắng trồi lên bên trên vùng trơn nhớt, nhầy nhụa. Chàng nói: “Vâng, chúng ta cần sống như những người văn minh” sau khi nghe Từ Hải thay đổi sách lược (được chỉ đạo từ trên): “Đã qua cái thời đấu súng. Cho dù đối mặt với kẻ điếc, chúng ta vẫn cần đối thoại”.
Nguyễn nói: “Tôi là con người tự do.
Từ Hải nói: “Vứt mẹ cái tự do của anh đi.”
Như vậy sự chọn lựa Tự Do coi như niềm tin cuối cùng của Nguyễn cũng đã bị bóp dẹp như người ta bóp một con muỗi, máu tung toé. Chàng muốn mình được làm người tự do, một người bình thường như mọi người khác: Đánh máy viết đơn thuê cho giai cấp nông dân cùng khổ bị bóp chẹt. Một ý tưởng giúp người rất thánh thiện, rất cộng đồng. Nhưng lập tức Kim Trọng xuất hiện, cảnh cáo:
Nếu ông muốn sống yên thân và chơi gái thì hãy ở trong thành phố, sáng cà phê chiều nhậu, đừng dây dưa vào chuyện thiên hạ. Nếu ông muốn nổi loạn, cứ nổi loạn với chữ nghĩa. Nếu ông muốn làm người hùng, cứ làm người hùng trong văn chương. Nếu ông đi lạc chỗ, tụi tôi sẽ xử lý ông ngay.”
Nguyễn nói: “Lạc chỗ hay không đó là lựa chọn của tôi. Các anh không có quyền…”
Kim Trọng: “Anh biết là chúng tôi có quyền. Đi lạc chỗ đồng nghĩa với chống đối và chúng tôi sẽ xử lý anh.”
Nguyễn nói: “Đây là quyền của tôi: Cút khỏi nhà tôi.”
Kim Trọng bảo: “Khi cần đuổi thì người đuổi sẽ là tôi chứ không phải anh.”
Nói xong Kim Trọng đi ra.
Đây là lằn roi cuối cùng quất vào mặt anh trí thức Nguyễn. Chàng đã bị phỉ nhổ, bị tước mất tất cả mọi quyền tự do, quyền sống làm người tử tế. Có thể vất đi cái vỏ trí thức, nhưng không chịu làm người mất nhân cách, nên giải pháp cuối cùng vừa loé trong đầu là quay về quê cũ “mở dịch vụ vi tính, viết đơn thuê”, tức thì Kiều Nhi tán thành: “Anh trồng rau, em mở tiệm hớt tóc massage phục vụ cho các anh giai làng…”. Kiều Nhi thêm: “Làm đĩ là một quyền mưu sinh chính đáng. Nhưng em sợ rằng anh sẽ mất hết uy tín khi trong nhà ông cách mạng có người làm đĩ.”
Và thân phận của Nguyễn được các em trinh bạch định đoạt trong nháy mắt “ vậy thì anh cứ sáng cà phê, chiều nhậu, tối kiếm gái ngủ là tốt nhất”. Nguyễn thật sự rơi vào lỗ hổng đen ngòm, mất cả phương hướng và đành cam chịu bất lực như một Từ Hải của Dương Nghiễm Mậu bất lực:
Vương Thúy Kiều nói: “Về nông thôn, em có nguy cơ sẽ phải bán mình lần nữa để chuộc cha bởi bọn cường hào ác bá ở địa phương bây giờ ác hơn thời xưa. Nhưng em nói rồi, Vương viên ngoại còn có thể chuộc được, chứ Từ Hải hay anh chỉ có cách chết đứng hoặc để cho người ta xử tùy tiện thôi. Cả hai cách đều dở. Anh nên quên cái cơn lãng mạn nửa mùa ấy đi.”
Nguyễn hút thuốc. Và chàng cay đắng quăng điếu thuốc đi. Nhưng rồi chàng lại đốt điếu khác. Đốt nhiều điếu khác cho đến khi chàng trở nên khô rỗng.
Vương Thúy Kiều lại nói: “Đàn ông làm cách mạng chỉ đưa nhân loại đến chỗ khốn cùng.”
Nguyễn quăng linh hồn vào bóng tối và chàng lấy dao rạch lên những quyển sách, móc từng chữ ra khỏi trang giấy.
Vương Thúy Kiều nói: “Đàn bà làm cách mạng không phải lồn hoang độc lập, tự do, hạnh phúc và đái ỉa vào mọi giáo điều như bọn đàn ông nói.”
Nguyễn nhét từng con chữ cho vào miệng. Nhai rồi nhổ.
Vương Thúy Kiều nói: “Không phải đàn bà nằm trên là nữ quyền. Nhưng nó là khởi đầu cho mọi cuộc cách mạng khác.”
Nguyễn tiếp tục ăn những con chữ rồi nhổ ra.
Vương Thúy Kiều nói: “Hãy làm điều mình muốn.”
Điều Nguyễn “muốn” cuối cùng là hiến kế cho tên điếm Từ Hải “nếu biết liên kết  các sự kiện, nó có thể tạo ra hiệu ứng dây chuyền”. Từ Hải lập tức mang kế này trộn vào đám đông phẫn nộ gồm nhiều đối tượng, nhiều nỗi oan ức khác nhau, nhưng “lần nào Từ Hải cũng bị bắt và bị đánh trong đồn công an”. Kế của anh trí thức Nguyễn không thành. Và rồi Từ Hải và nhiều Từ Hải khác bị bẻ tay bẻ chân… để sau đó, tất cả từ từ mất tích, chỉ vì “bọn thú vật này không muốn sống” – lệnh từ Hồ Tôn Hiến.
Từ thời phong kiến, Nguyễn Du đã là kẻ lạc lõng, bơ bơ giữa dòng xoáy chính trường. Bước qua thế kỷ XXI, Nguyễn càng ưu uất, lạc lõng hơn giữa cơn cuồng phong thời đại. Dung nhan của chàng muôn thuở là ý thức tự do, là trách nhiệm, là sự độc lập cá tính. Nhưng đó chỉ là những tư tưởng nằm sâu trong đầu, chưa bao giờ Nguyễn dám đứng thẳng, đành phải để Từ Hải hơn hai trăm năm trước chết đứng giữa trận tiền, và hai trăm năm sau các đệ tử Kim Trọng, Từ Hải kẻ đòi đuổi chàng, kẻ phỉ báng tư tưởng tự do của chàng.
Nguyễn là nguyên khối cô đơn đồ sộ.
Nguyễn là kẻ lạc lõng giữa bầy sói trên thảo nguyên đỏ, giống chiếc đòn gánh đè sụm đôi vai gầy guộc, xương xẩu của bầy người tôi mọi. Do vậy chàng sống mà như đã chết, không chết đứng như Từ Hải xưa kia mà chết bởi những ray rứt, dằn vặt… ngày một ít, một ít…:
Nguyễn vùi mình trong bóng tối của nhà tù. Chàng tuyệt vọng như sau những ngày vừa giải phóng 1975. Cái cảm giác của sự chấm dứt giày vò chàng. Đối với việc viết văn, sự chấm dứt lại càng trở nên khốc liệt hơn. Nó giống như sự băm vằm. Nguyễn phải sống một cuộc đời khác, nếu muốn tồn tại. Chưa bao giờ ý nghĩ thỏa hiệp có trong đầu chàng. Cái thôi thúc của một nhà văn không phải là tìm kiếm danh vọng, lại càng không phải miếng cơm manh áo. Trong điều kiện bắt buộc của chữ nghĩa nô lệ, thì việc trở thành nhà văn chỉ là một hành động tự phỉ báng về nhân cách. Vì thế, Nguyễn đã sống như không sống. Đã chết mà vẫn lay lắt. Vả lại, cũng chẳng có bất cứ điều gì buộc Nguyễn phải viết, thế thì cớ gì chàng phải khom lưng làm một kẻ xu nịnh viết những điều dối trá?.
Một anh chàng “vào trong phong nhã, ra ngoài hào hoa” là Kim Trọng ngày trước, giờ đây trở thành tên trí thức biến chất, đốn mạt đến không tưởng “cho đến muôn đời sau vẫn là một anh trí thức mà Mao Trạch Đông coi không bằng cục phân. Những cục phân ấy luôn tự an ủi mình trong cõi ta bà rằng “ăn cây nào rào cây ấy” theo đúng đạo nghĩa nho gia”. Anh chàng này khom lưng, quỳ gối trước các ngài Thúc Sinh, Hồ Tôn Hiến, đôi khi với tay đàng điếm Từ Hải để có thể cát cứ một phương, nhưng không phải giúp dân mà “với chức vụ này, chàng đủ điều kiện để hủ hoá mang tính chất mặt trận tổ quốc, đồng thời thu vén được cả một gia tài cho con cháu hưởng lộc đến muôn đời sau”.
Để đạt được mục tiêu này, anh trí thức nho nhã đẹp trai Kim Trọng trở thành tên thượng đội hạ đạp, khom lưng lòn cúi ngay cả người có ít nhiều nợ oan cừu là Thúc Sinh của Nguyễn Du. Tài khôn vặt của Kim Trọng, có lẽ do quá trình tích luỹ kinh nghiệm lăn lộn chốn quan trường, vừa mang bộ mặt sói vừa là bộ mặt cừu:
Thúc Sinh bí mật gặp Kim Trọng, nói: “Ông là người nắm rõ thái độ chính trị của tất cả mọi người. Ai là kẻ cơ hội. Ai là kẻ bất mãn. Ai là người lý tưởng. Vì thế, tôi nhờ ông chuẩn bị cho một danh sách các nhân vật mà ta có thể sử dụng được cho một tổ chức đối lập trong tương lai, kể cả ông. Tôi cũng nhờ ông chuẩn bị một kịch bản cho sự xuất hiện của họ một cách công khai.”
Kim Trọng e dè bảo: “Chúng ta không chia sẻ quyền lực. Quyền lãnh đạo của chúng ta là tuyệt đối.”
Thúc Sinh nói: “Vẫn biết thế. Nhưng tình hình mới buộc chúng ta phải có kế sách, tránh một cuộc lật đổ đẫm máu.”
Kim Trọng tỏ ra hoài nghi, ông nói: “Chúng ta vẫn vững vàng và tôi tuyệt đối trung thành với đồng chí đại ca Hồ Tôn Hiến, cho nên tôi chỉ có thể gửi ông bản danh sách các nhân vật mà ông cần. Còn cái kịch bản gì đó thì xin phép ông cho tôi đứng ngoài.”
Thúc Sinh nói: “Ông cần một xác nhận từ Hồ Tôn Hiến?”
Kim Trọng bảo: “Tôi không dám đòi hỏi. Nhưng tôi sẵn sàng tuân lệnh cấp trên.”
Thúc Sinh nói: “Ông sẽ nhận được điều ông muốn.”
Kim Trọng bảo: “Tôi không tin bọn trí thức.”
Thúc Sinh nói: “Đúng. Nhưng chúng ta có thể sử dụng chúng, vì bởi bọn chúng lúc nào cũng chỉ mong muốn được người khác sử dụng. Bọn chúng cần một vai trò và chúng ta sẽ cho chúng tham gia cái trò chơi lịch sử này.”
Kim Trọng: “Tôi e ngại tình thế có thể vuột khỏi tầm kiểm soát của chúng ta.”
Thúc Sinh: “Đấy là nhiệm vụ của ông. Hồ Tôn Hiến tin ông.”
Kim Trọng: “Không sợ tôi cướp cờ à?”
Thúc Sinh: “Đấy không phải là tính cách của ông.”
Kim Trọng cũng thuộc giuộc ấy, cũng chỉ “mong muốn được người khác sử dụng”. Và Kim Trọng đã chấp nhận chơi trò đùa giỡn lịch sử với những tham vọng không nhỏ, được che giấu cẩn thận!
Từ Hải của Nguyễn Du là tay hảo hớn có một không hai “dọc ngang nào biết trên đầu có ai”, nhưng khi qua tay Nguyễn Viện, từ một tên vô sản bần cố nông đã được lột xác, đổi đời thành một tên trí thức tiểu tư sản hèn nhát và không kém chất lưu manh. Từ Hải quăng cả gươm giáo, mò vào nghề báo lề phải, tập tễnh làm thơ viết văn, lập khách sạn dắt gái, làm ma cô để ăn chia phần trăm với Mã Kiều Nhi, Đạm Tiên… Trong chớp mắt, Từ được Thúc Sinh sử dụng như một thằng mõ làng, như một con rối trong cuộc chơi đảo điên nhân thế. Dẫu cho bóng ma vừa là con người có da thịt thật Đạm Tiên đã cảnh báo “khi chính trị và và văn học nghệ thuật ăn cánh với nhau, con người bị giết chết… văn nghệ sĩ chính thống là kẻ đồng loã với tội ác”. Nhưng cái đám văn nghệ sĩ Từ Hải, Mã Giám Sinh đều mặc, bỏ ngoài tai… cuối cùng bị sập vào cái bẫy của Sở Khanh và Hồ Tôn Hiến:
Sở Khanh tâu với Hồ Tôn Hiến: “Văn nghệ sĩ và các loại tương cận đều rất háo danh, để sai khiến được bọn này cần ban tặng cho chúng các chức danh này nọ. Vì các chức danh, chúng sẽ như lũ thiêu thân.”
Hồ Tôn Hiến bảo: “Được. Ta biết sức mạnh của các nghệ sĩ. Đồng chí rất thâm sâu. Ta sẽ ban cho chúng mọi tước vị cao cả.”
Sở Khanh tâu tiếp: “Văn nghệ sĩ và các loại tương cận cũng đều rất thích được sai khiến, xin hãy giao việc cho chúng vì chúng sẽ tưởng đấy là điều cao cả.”
Hồ Tôn Hiến bảo: “Được. Hãy tập hợp chúng lại dưới ngọn cờ vinh quang của ta.”
Sở Khanh trở thành Hội trưởng của Hội Văn nghệ sĩ và các loại tương cận.
Nhiệm vụ của Hội là lừa tình toàn thể bầy cừu. Nhưng làm gì thì cũng cần phải lo cho bản thân trước. Cơ hội không phải lúc nào cũng có. Vì thế, Sở Khanh lừa ngay bọn háo danh muốn trở thành văn nghệ sĩ cung đình. Chúng sẵn sàng cống nạp cho Sở Khanh tất cả mọi thứ kể cả vợ con.
Xét cho cùng, trí thứ thời đại nào cũng khom lưng quỳ gối trước cái bóng sừng sững của loại chính trị đen ám. Nhớ lại, hơn 2.500 năm trước Khổng Tử cũng đã ôm mớ giẻ rách “chính danh định phận” chu du khắp thiên hạ rao bán, như ngày nay người ta quảng cáo băng vệ sinh phụ nữ! Không một nhà nước phong kiến nào thời Xuân Thu (770-476 trước CN) chịu sử dụng ông, bố thí cho chức quan nhỏ hay một chân “thầy dùi quân sư quạt mo”, ông đành phải ôm mớ giẻ rách quay về quê cũ mở trường dạy học trò. Không thấy sử sách chép Khổng Tử dạy bao nhiêu học trò thành quan tước triều đình, chỉ thấy lơ thơ vài tên Nhan Hồi, Tử Lộ… xiển dương cái “chính danh định phận” của Ngài (!). Mãi đến khi Khổng chết, lũ học trò chết tất, đám phong kiến tranh bá đồ vương kia mới sáng mắt thừa nhận đống giẻ kia là thánh thư, mang ra áp dụng và rất thành công trong việc kềm hãm sức bật của  xã hội, vun vén quyền lực bằng máu và xương của dân trên 2.000 năm để xây dựng những đế chế coi dân như lũ giòi bọ! Tầng lớp trí thức phải luôn sống trong nỗi sợ hãi, bất an. Và tài năng thì không bằng cục phân như hậu duệ Mao sau này, phê phán. Thân phận trí thức thời nào cũng như con chó ở nhà có tang, mất chủ, ngơ ngáo không còn biết chủ là ai?
Những bộ mặt trí thức qua các nhân vật Từ Hải, Kim Trọng và Nguyễn của Nguyễn Viện là sự nhếch nhác của chữ nghĩa từ hàng ngàn năm trước và tiếp tục đến hàng ngàn năm sau cũng chỉ là sự đê tiện bạo lực, nhục nhã của thân phận làm người trí thức:
Sở Khanh gặp Nguyễn bảo: “Ông làm đơn xin vô Hội Văn nghệ sĩ đi.”
Nguyễn nói: “Tôi không có khả năng chung chi.”
Sở Khanh bảo: “Cũng rẻ thôi mà.”
Nguyễn hỏi: “Bao nhiêu?”
Sở Khanh: “300 triệu.”
Nguyễn bảo: “Trả góp nhé?”
Sở Khanh nói: “Ông chỉ đùa.”
Những nhân vật khác, từ Thúc Sinh, Sở Khanh, Mã Giám Sinh… đều là lũ đĩ bợm, lưu manh thuộc cánh hẩu của Hồ Tôn Hiến. Chúng tiếp tục băm nát chiều ngang lịch sử, nhưng không hề chịu trách nhiệm trước lịch sử! Chúng coi lịch sử như nhà hát cô đầu, như lầu Ngưng Bích thuần dưỡng gái lầu xanh. Mỗi người mang một bộ mặt khác nhau. Nhưng lại có điểm chung nhất là thiết lập mối quan hệ theo phương pháp lợi ích tương đồng, tương lân để đạt được tiền của và danh vọng cao nhất. Chúng mang những chiếc mặt nạ người, đội trên đầu trách nhiệm của lịch sử bằng loại vàng mã trong các đền miếu hoang phế. Tính chất nham nhở, trơ tráo của chúng thừa cả bề dày lẫn bề sâu trong các chu trình xoay chuyển lợi ích cá nhân mang tính tập thể.
Thúc Sinh là một tên đểu cáng, lưu manh vào loại nhất nhì, chẳng những cật lực buôn gái, buôn chính trị… để thu lợi, mà còn dám phỗng tay trên Hồ Tôn Hiến: “Thúc Sinh tiến cử một chân dài Nam Bộ. Trong kiệu màn che trướng rủ, Thúc Sinh động tà tâm hiếp cô này ngay giữa đường tiến cung. Cô mang dòng máu phản bội trong người về với Hồ Tôn Hiến. Có người bảo, Thúc Sinh buôn vua theo cách của Lã Bất Vi.”
Bản chất của Thúc Sinh vốn dĩ là vậy. Nên trong tình thế nan giải của xã hội, Thúc không ngần ngại bày tỏ quan điểm sống của mình:
Từ Hải hỏi tiếp: “Anh chọn cách nào?”
Thúc Sinh nói: “Không chọn cách nào cả.”
Từ Hải hỏi mà dường như không nhắm vào ai: “Vậy thì chúng ta đang vui chơi, hay làm cách mạng?”
Thúc Sinh cười, nói: “Chúng ta đang kiếm ăn.”
Sở Khanh là tay lừa lọc thuộc loại thượng hạng ngoại hạng. Gã bước ra từ Nguyễn Du chí Nguyễn Viện bây giờ đều với tư thế của tên đón gió trở cờ, lừa lọc tình và lừa lọc chủ. Đóng bộ mặt của người đương thời, cộng với tài năng báo lá cải, cái  mồm dẻo cùng khát vọng chứa đầy dục vọng, gã ton hót và bỗng chốc trở thành Hội trưởng Hội Văn nghệ sĩ và các loại tương cận, có nhiệm vụ chăn dắt bầy cừu: “Nhiệm vụ của Hội là lừa tình toàn thể bầy cừu… Sở Khanh lừa ngay bọn háo danh muốn trở thành văn nghệ sĩ cung đình. Chúng sẵn sàng cống nạp cho Sở Khanh tất cả mọi thứ kể cả vợ con”.
Từ khi Thúc Sinh nói với Từ Hải: “Cậu phải biến đi” thì lập tức Từ Hải biến mất khỏi vòng tròn Thúc Sinh. Lập tức Mã Giám Sinh được gọi đến thế chỗ của Từ để làm thầy dùi cho quan nội chính Thúc Sinh trong các thương vụ buôn gái ra nước ngoài, và bị Đạm Tiên cho là “cạnh tranh không lành mạnh”. Mã không cần đạo đức lành mạnh hay lành yếu. Hắn chỉ cần tiền. 2.000 đô trên mỗi đầu gái kiếm chồng ngoại để hắn bỏ túi là phương châm bất di dịch. Bản chất bỉ ổi của Mã không chỉ dừng lại ở chỗ “tuyệt đối trung thành với cam kết gìn giữ nguyên trạng với khách hàng. Nhưng hắn tận dụng ưu thế của mình để kiểm tra “hàng” một cách thích đáng”, mà còn “đưa cô gái về phòng mình trong khách sạn và cắt tiết cô cũng như ngày xưa hắn hắn đã cắt tiết Vương Thuý Kiều”. Biết cô gái là con Thuý Kiều, nhưng Mã không dung tha, chỉ trả lại 2.000 đô là chỗ tiền thế chân, coi như đó là món tiền bỏ mua trinh tiết! Và rồi hắn lý giải cho hành vi của mình: “người ta có sẵn sàng cho anh hiếp không?… đấy là vấn đề dân trí. Dân trí để cho anh hiếp thì tại sao anh lại không hiếp?”.
Và bộ mặt thật của Mã tự chính hắn khẳng định: “Hãy nhớ điều này: Đểu cáng thì không ai bằng Mã Giám Sinh”!
Chỉ tội cho Vương Quan. Chàng chỉ được phép xuất hiện vào hồi cuối vở diễn. Chức quan trong triều thì nhỏ, cộng với lý lịch chẳng mấy sạch sẽ của gia đình và bản chất nhân hậu đã khiến chàng bị coi là “mất lập trường giai cấp”, là lực cản lớn nhất trên con đường hoạn lộ. Dẫu vậy, khi tấn tuồng đã gần hết cảnh, hết hồi, sắp đến lúc phải hạ màn thì cũng chính tay lưu manh Thúc Sinh xuất hiện kéo chàng vào trò chơi bán buôn lịch sử. Lời Thúc Sinh: “Thượng phương bảo kiếm sẽ được giao cho cậu” cũng đồng nghĩa với việc thanh tẩy “ngôi nhà chung… càng lúc càng bốc mùi hôi thối”. Thanh tẩy là chuyện quốc gia đại sự hàng đầu, thuộc nhóm hàng cơ mật. Nhưng có Thượng phương bảo kiếm trong tay, thay vì hành xử theo “việc nước trước thù nhà” thì anh em Vương Quan lại bàn nhau khử tất cả những kẻ đã làm nhục, làm tan nát gia đình: “tôi vẫn ấm ức về vụ chị Thúy Kiều xưa kia. Nỗi đau của anh cũng như nỗi nhục của gia đình chúng ta đến lúc cần phải được thanh tẩy. Hơn nữa, dân chúng cũng đang nổi loạn, đây là cơ hội để chúng ta rửa hận. Hồ Tôn Hiến và Mã Giám Sinh phải bị quăng vào lửa. Ngay trước khi tôi công bố tội trạng của chúng, anh phải bắt được cả hai. Nếu thất bại, anh biết hậu quả sẽ ra sao”.
Và, để cho thiên tiểu thuyết “phản tiểu thuyết” của mình có hậu, Nguyễn Viện viết thêm một cảnh rất nhỏ, như thể để giải toả nỗi uất ức trong nhân vật “quần chúng” chỉ được gọi tên, không có mặt; đồng thời cũng để giải toả những bi phẫn chất chứa trong ông. Cảnh đó diễn ra nhanh và gọn đúng với ý đồ của những tay buôn bán lịch sử:
Trước ngày xảy ra phiên tòa xét xử Hồ Tôn Hiến, Mã Giám Sinh vào trại giam đưa cho Hồ Tôn Hiến một chai thuốc độc.
Mã Giám Sinh hỏi: “Ông còn nhớ cái bùa chú mật tông thỉnh từ Tây Tạng trên cục đá mẹ ở Đền Hùng và 2301 cục đá con xuyên Việt không?”
Hồ Tôn Hiến nói: “Nhớ. Mày đã đánh tráo nó?”
Mã Giám Sinh bảo: “Phải. Muôn năm trường trị là của Mã Giám Sinh chứ không phải Hồ Tôn Hiến.”
Nghe xong, Hồ Tôn Hiến hộc máu tung tóe, tim ngừng đập. Tuy nhiên, Mã Giám Sinh vẫn đổ hết chai thuốc độc vào miệng Hồ Tôn Hiến.
Lịch sử ghi: Năm Gia Tĩnh thứ 43 (1565), Hồ Tôn Hiến bị bắt giam. Đến ngày 3 tháng 11 năm ấy, Hồ Tôn Hiến uất ức tự vẫn, chết trong ngục.”
Khép lại những dòng cuối cùng của Đĩ thúi trên procontra.asia, đồng thời cũng chuẩn bị khép lại những dòng cuối bài viết này, tôi lại nhớ tới đoạn ray rứt nội tâm của Nguyễn, như những ray rứt của Nguyễn Viện trước một thời đại không tên không tuổi, mông lung hư ảo. Thời đại đó vừa là quá khứ xa xôi mà cũng là hiện tại gần. Những con người trong đó, bước ra trên trang sách của ông có thể đang dần hoá thạch mà cũng mới tinh khôi như vừa bước ra từ một buổi sớm mai dầm dề máu me dối trá, lừa mị. Tôi tự hỏi, ông đã trải lòng trên quyển tiểu thuyết này hay chính những nhân vật ông dựng nên đã xô đẩy ông như ông đã xô nhân vật Nguyễn đang “nằm bẹp gí trong nhà Mã Kiều Nhi” với câu hỏi hơn bốn trăm năm trước của Shakespeare “to be or not to be”? Nhưng tồn tại để làm gì, hành xử như thế nào trong mối tương quan giữa quần chúng và lịch sử, giữa tự do hành động tiệm cận tự do dẫu cho họ thừa biết “máu thịt sản sinh máu thịt”? Có lẽ đây mới chính là máu và nước mắt trong những thổn thức dằn vặt của cả hai, tác giả và nhân vật: “Với Nguyễn, Hồ Tôn Hiến dù thế nào vẫn là một nhân vật tiểu thuyết. Nhưng nhân vật ấy đã vượt ra khỏi tầm kiểm soát của chàng, một tai nạn của bệnh tiêu chảy, trở thành một tác nhân độc lập và hành xử theo cách của hắn. Nguyễn biết, không có cách nào khác để loại trừ hắn là để chính cái hệ thống đang vận hành hắn xử hắn. Tính cách trí thức của chàng, như thế một lần nữa, đè bẹp chàng. Thay vì đóng vai trò của một chủ thể lịch sử, chàng buông xuôi cho cái hệ thống mù lòa ấy đưa đẩy.
An nhiên tự tại hay từ khước chính mình cũng chỉ là một cách trốn chạy thực tại.”
Buengkan–Laos6/2013
© 2013 Nguyễn Lệ Uyên& pro&contra
Nhà văn Nguyễn Viện (1949) hiện sống tại Sài Gòn. Ông là tác giả của 9 tiểu thuyết và nhiều truyện ngắn, kịch, thơ, tạp bút và tiểu luận.
Ảnh của Trần Tiến Dũng
( Theo Phamthihoai Blog )

Cận cảnh Trung Quốc xây căn cứ phi pháp trên Đá Chữ Thập của VN

25 năm sau khi đổ quân chiếm đóng trái phép Đá Chữ Thập (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam), Trung Quốc đã biến nơi đây thành một căn cứ quân sự để nhòm ngó sâu hơn vào Trường Sa.

Công binh Trung Quốc với sự hỗ trợ của hải quân nước này đã đưa nhiều máy móc, thiết bị ra Đá Chữ Thập để bắt đầu kế hoạch xây dựng trái phép căn cứ quân sự. Công trình phi pháp này được hoàn thiện ngay trong năm 1988 và được sửa chữa, nâng cấp nhiều lần sau đó.
Công binh Trung Quốc với sự hỗ trợ của hải quân nước này đã đưa nhiều máy móc, thiết bị ra Đá Chữ Thập để bắt đầu kế hoạch xây dựng trái phép căn cứ quân sự. Công trình phi pháp này được hoàn thiện ngay trong năm 1988 và được sửa chữa, nâng cấp nhiều lần sau đó.

Toàn cảnh công trình xây dựng trái phép của Trung Quốc trên Đá Chữ Thập của Việt Nam.
Toàn cảnh công trình xây dựng trái phép của Trung Quốc trên Đá Chữ Thập của Việt Nam.

Một đoạn chân kè chắn sóng và tường bảo vệ mà Trung Quốc xây dựng trái phép trên Đá Chữ Thập.
Một đoạn chân kè chắn sóng và tường bảo vệ mà Trung Quốc xây dựng trái phép trên Đá Chữ Thập.

Ụ súng và cái gọi là bia chủ quyền của TQ
Ụ súng và cái gọi là bia chủ quyền của TQ
 Năm 2010, Trung Quốc đã ngang ngược xây dựng các cột thu phát tín hiệu để phủ sóng mạng di động trên Đá Chữ Thập của Việt Nam. Đầu năm nay, họ lại tiếp tục kế hoạch thôn tính thâm độc bằng việc mở mạng 3G ở đây để cung cấp dịch vụ cho quân đồn trú trên đảo và ngư dân Trung Quốc đánh bắt hải sản trái phép trong vùng biển Việt Nam quanh Đá Chữ Thập.
Năm 2010, Trung Quốc đã ngang ngược xây dựng các cột thu phát tín hiệu để phủ sóng mạng di động trên Đá Chữ Thập của Việt Nam. Đầu năm nay, họ lại tiếp tục kế hoạch thôn tính thâm độc bằng việc mở mạng 3G ở đây để cung cấp dịch vụ cho quân đồn trú trên đảo và ngư dân Trung Quốc đánh bắt hải sản trái phép trong vùng biển Việt Nam quanh Đá Chữ Thập.
 Một khu nhà ở của lính Trung Quốc đang chiếm đóng trái phép Đá Chữ Thập.
Một khu nhà ở của lính Trung Quốc đang chiếm đóng trái phép Đá Chữ Thập.
 Nhà ăn của lính Trung Quốc trên Đá Chữ Thập.
Nhà ăn của lính Trung Quốc trên Đá Chữ Thập.
 Một góc nhà vườn trong khu căn cứ phi pháp của quân đội Trung Quốc trên Đá Chữ Thập.
Một góc nhà vườn trong khu căn cứ phi pháp của quân đội Trung Quốc trên Đá Chữ Thập.
(Theo TTVN.vn)

Vũ khí giáo dục Mỹ ở Việt Nam


Hình minh họa
Hoa Kỳ hy vọng thế hệ trẻ Việt Nam sẽ gần Mỹ hơn =>

Trong những năm gần đây, Hoa Kỳ đã dành nhân lực tiền tài đáng kể để cố gắng nhào nặn kẻ thù cũ theo hình ảnh nước Mỹ.
Với một đất nước khao khát học tập, dân số trẻ, theo Khổng giáo, còn gì tốt hơn là giáo dục? Mục tiêu chung cuộc không chỉ là gây ảnh hưởng mà còn quyến rũ và chuyển hóa.
Đại kế hoạch
Nền tảng cho các hoạt động liên quan giáo dục của Mỹ ở Việt Nam là một điện tín thời trước Wikileaks, U.S-Vietnam Education Memo, từ Sứ quán Mỹ ở Hà Nội mùa xuân 2008. Văn bản tám trang, 4,330 chữ, đầy những nhắc nhở lạc quan về việc phải nắm bắt cơ hội và tận dụng sự ngưỡng mộ của người Việt dành cho hệ thống giáo dục đại học Mỹ. Hoa Kỳ được mô tả như một hiệp sĩ trong áo giáp sáng ngời, với thái độ nói được làm được và tinh thần hào sảng, sắp đến giúp hàng triệu bậc cha mẹ và học sinh tuyệt vọng người Việt.
Điều ghê tởm về bức điện này không chỉ là ngôn ngữ bạo động, giọng văn coi thường hay thong tin thiếu chân thực. Các dữ kiện, con số, phân tích và kết luận rằng hệ thống đại học Việt Nam đang khủng hoảng đều chính xác và giống như các bài gần như hàng ngày trên truyền thong nhà nước Việt Nam. Sự ghê tởm là Hoa Kỳ trắng trợn muốn lợi dụng một yếu kém trong xã hội Việt Nam để có lợi ích địa chính trị. Thử nghĩ về nó như con ngựa thành Trojan nhằm thay đổi xã hội, mà còn được gọi là diễn biến hòa bình.
Bức điện kết luận: “Chỉ với một phần nhỏ trong chi tiêu dành cho các chương trình và hoạt động khác trong vùng, chúng ta có thể tái định hình quốc gia này theo các cách đảm bảo có tác động tích cực, sâu sắc trong nhiều thập niên tới. Nếu chúng ta muốn Việt Nam 2020 trông giống Hàn Quốc hơn Trung Quốc, nay là thời điểm hành động.”
Theo cách lý luận này, chính phủ Mỹ, trong giấc mơ, muốn có tất: quan hệ nồng ấm với Việt Nam, Việt Nam biến hình thành Hàn Quốc và trở nên lực lượng đối trọng trong vùng với ‘anh cả’ phương Bắc và kẻ thù chung, Trung Quốc.
Trung tâm Hoa Kỳ
Nhân viên Sứ quán viết tài liệu này có vẻ hoan hỉ đến chóng mặt trước viễn cảnh Hoa Kỳ có thể tác động đường đi chính trị tại Việt Nam thông qua trao đổi giáo dục và các hoạt động ủng hộ giáo dục ở Việt Nam.
Đại sứ Mỹ Michalak quan tâm giáo dục tại Việt Nam
‘Các trung tâm Hoa Kỳ’ gần đây thành lập đã đóng vai trò quan trọng trong chiến dịch quyến rũ nhằm chinh phục giới trẻ. Kể từ nhiệm kỳ Đại sứ Michael Michalak, người tự nhận là ‘Đại sứ Giáo dục’ (tháng Tám 2007 đến tháng Hai 2011), đã có nỗ lực tập thể hướng tới thanh niên, giáo viên và giảng viên đại học. Nỗ lực này dính líu nhân viên sứ quán, các cơ quan liên hệ như USAID và đủ loại diễn giả khách mời. Có các loạt bài nói chuyện, chiếu phim, hòa nhạc, câu lạc bộ sách, hoạt động giáo dục, câu lạc bộ tiếng Anh, Diễn đàn Hoa Kỳ học và cả trang ‘tự học MBA’ trên trang web lãnh sự Mỹ, đăng thông tin kinh tế và kinh doanh “được các chuyên gia Mỹ của chúng tôi mang tới Việt Nam”.
Các ví dụ về cách nghĩ và mục tiêu của nhiều hoạt động này có thể tìm thấy qua các điện tín của phái bộ Mỹ tại Việt Nam trong 10 năm qua, bị Wikileaks tiết lộ. Một tài liệu như thế, có tựa Nhiều thanh niên Việt Nam tin tưởng Anh Hai theo dõi Internet, nhắc về một cuộc thảo luận hồi tháng Giêng 2010 tại Trung tâm Hoa Kỳ ở Hà Nội sau khi chiếu một diễn văn của Hillary Clinton về tự do Internet. Giả định đằng sau kiểu trao đổi thế này giữa viên chức Sứ quán và thanh niên Việt Nam là Phương thức Mỹ là Cách tốt nhất.
Một trong những giả định đáng ngờ là người Việt học ở Mỹ sẽ trở về, không chỉ là bạn của Hoa Kỳ và người dân Mỹ mà còn là bạn của chính phủ Mỹ. Người ta nghĩ người Việt được đào tạo ở Mỹ sẽ tích cực hướng đến những tư tưởng Mỹ, bao gồm mục tiêu chính sách của Mỹ và nền hòa bình kiểu Mỹ (Pax Americana). Các viên chức hy vọng rằng nhiều người sẽ có được vị trí để thi hành các thay đổi thuận cho Mỹ trong những thập niên kế tiếp và sẽ dễ bảo để làm vậy.
Một trong những giả định đáng ngờ là người Việt học ở Mỹ sẽ trở về, không chỉ là bạn của Hoa Kỳ và người dân Mỹ mà còn là bạn của chính phủ Mỹ. Người ta nghĩ người Việt được đào tạo ở Mỹ sẽ tích cực hướng đến những tư tưởng Mỹ, bao gồm mục tiêu chính sách của Mỹ và nền hòa bình kiểu Mỹ.
Giáo dục được xem là công cụ sức mạnh mềm tối hậu, phương tiện gây ảnh hưởng rất hiệu quả và là tác nhân gây đổi thay sâu rộng trong chiến lược dài hơi để đạt được trong hòa bình những gì Mỹ đã không có nhờ quân sự trong Chiến tranh Đông Dương lần Hai.
Ảo tưởng
Những điều này không hẳn là suy nghĩ của Thượng nghị sĩ J. William Fulbright khi ông đề nghị tạo ra chương trình học bổng hàng đầu của chính phủ Mỹ. Fulbright từng nói về mục tiêu của trao đổi giáo dục: “Mục đích là giúp người Mỹ làm quen với thế giới thực sự, và để các sinh viên, học giả từ nhiều nơi làm quen với nước Mỹ thực sự.”
Như bất kỳ nước nào, Hoa Kỳ có các điểm mạnh và thành tựu – các mô hình, cách tiếp cận, cách nghĩ – có thể được áp dụng và bắt chước ở Việt Nam. Mỹ cũng có những khiếm khuyết và các câu chuyện cảnh cáo. Quan niệm rằng trao đổi giáo dục quốc tế nên đóng góp cho việc chuyển hóa các xã hội khác theo mô hình Mỹ không chỉ sai lầm mà còn không khả thi và ảo tưởng.
Với những người dành đời mình cho giáo dục quốc tế và tự xem mình như công dân toàn cầu, mong ước của chúng tôi là đóng góp nhỏ nhoi cho một thế giới yên bình, công bằng và bình đẳng hơn. Thay vì trung thành với một đất nước-nhà nước, không gian tri thức, la bàn đạo đức và cảm thức kết nối của chúng tôi mở ra với toàn nhân loại.
Nếu muốn thực sự trung thành với giáo lý nghề nghiệp của mình, chúng tôi phải bác bỏ “các lợi ích quốc gia” khi chúng xung đột hay gây hại cho quyền lợi và khát vọng của đồng loại mình. Vì mục tiêu đó, chúng tôi phải chống lại nỗ lực của một chính phủ có chính sách ngoại giao bắt rễ trong chủ nghĩa dân tộc và trâng tráo dùng giáo dục làm vũ khí của sức mạnh mềm.
Chúng ta đừng quên rằng người Việt nên có tự do để quyết định vận mệnh của mình mà không có can thiệp từ bên ngoài, đặc biệt lại từ một quốc gia đã là nguồn gốc của nhiều khổ đau.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, giám đốc điều hành của Capstone Vietnam, một công ty nhân lực có văn phòng ở Hà Nội và TP. HCM. Từ 2005 đến 2009, ông là giám đốc tại Việt Nam cho Viện Giáo dục Quốc tế (Institute of International Education).

Xu hướng đàn áp bất đồng ở VN

Các nhà bất đồng chính kiến
Không chỉ những người biểu tình chống Trung Quốc mới bị bắt
Các tổ chức nhân quyền cho rằng Việt Nam thời gian gần đây đang gia tăng đàn áp xu hướng bất đồng với Đảng Cộng sản trong dân chúng.
Hôm 20/6, đại diện của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) có trụ sở ở Hoa Kỳ lên tiếng về các vụ bắt giữ blogger.
“Các đợt bắt bớ và tấn công blogger mới nhất cho hấy chính quyền sợ hãi thế nào trước các cuộc thảo luận mở về dân chủ và nhân quyền,” Giám đốc khu vực Á châu của HRW, Brad Adams, nói trong một thông cáo phản ứng về vụ chính quyền bắt giữ ông Trương Duy Nhất và ông Phạm Viết Đào.
Trong khi đó, một luật sư đối kháng ở Hà Nội cho rằng chính quyền đang tiến hành các vụ bắt bớ, trấn áp theo hình thức ‘chiến dịch’ tiến hành thường niên.
Trao đổi với BBC hôm 22/6/2013, ông Nguyễn Văn Đài cho rằng các vụ bắt bớ gần đây chưa có dấu hiệu chấm dứt và còn hàm chứa những yếu tố khó lường.
Ông nói: “Mỗi một năm có một chiến dịch và bao giờ họ cũng có sự chuẩn bị và tính toán rất cụ thể với những đối tượng khác nhau.
“Tôi cho rằng việc bắt bớ như vậy vẫn chưa hoàn toàn chấm dứt, và nó chỉ chấm dứt trong đợt này thôi.
“Mình chưa biết được những gì sẽ xảy ra trong tương lai,” ông nói.

‘Đổ keo vào khóa cửa’

Không biết chính quyền họ đã biết trước như thế nào đó, nên họ đã đổ keo vào trong khóa cổng của nhà anh Phạm Hồng Sơn, và anh không thể mở cửa ra để đón tiếp ông bên Tòa Đại sứ Hoa Kỳ được
Luật sư Nguyễn Văn Đài
Lấy ví dụ về việc các bất đồng chính kiến ở Việt Nam đang bị sách nhiễu ra sao, ông Đài phản ánh việc hôm thứ Sáu, 21/6, bác sỹ Phạm Hồng Sơn, một nhà vận động cho tự do, nhân quyền được nhiều người biết, đã bị ngăn cản “thô bạo” không cho tiếp khách thuộc một đoàn ngoại giao ở Hà Nội tới thăm.
Ông Đài nói: “Rõ ràng người hoạt động bất đồng chính kiến ở trong chính quốc gia của mình đấu tranh, đòi hỏi quyền lợi, dân chủ thì bao giờ cũng khó khăn hơn rất nhiều
“Sáng hôm 21/6, bác sỹ Phạm Hồng Sơn có cuộc hẹn với ông tùy viên chính trị của Đại sứ quán Hoa Kỳ,
“Không biết chính quyền họ đã biết trước như thế nào đó, nên họ đã đổ keo vào trong khóa cổng của nhà anh Phạm Hồng Sơn, và anh không thể mở cửa ra để đón tiếp ông bên Tòa Đại sứ Hoa Kỳ được.
“Trong khi đó, ông nhân viên của Tòa Đại sứ đến cũng bị ngăn chặn từ cổng,” ông Đài nói với BBC từ nhà riêng ở Hà Nội.
Ông Phạm Hồng Sơn cũng xác nhận với BBC về việc này.
Đây là lần thứ hai trong thời gian gần đây, bác sỹ Sơn bị ngăn cản tiếp xúc với đoàn ngoại giao Hoa Kỳ tại Hà Nội.
Hôm 12/4, cả ông và luật sư Đài đã bị ngăn cản tiếp xúc với các đại biểu Hoa Kỳ tham dự cuộc đối thoại nhân quyền thường niên song phương lần thứ 17.
Khi đó, tin tức nói ông Sơn bị cưỡng bức lên một xe hơi của chính quyền và câu lưu trong nhiều tiếng đồng hồ, trong khi xe của phái đoàn ngoại giao Mỹ dự kiến đưa hai nhà bất đồng tới khách sạn Metropole đã bị ngăn cản tiếp cận nhà riêng của hai ông.

‘Khuynh hướng đàn áp’

Luật sư Đài cho hay, ông quan sát thấy có những kế hoạch với mục tiêu rõ ràng qua các đợt bắt giữ, trấn áp giới bất đồng chính kiến, mà ông gọi là những chiến dịch.
Ông nói: “Từ năm 2006 trở lại đây, mỗi một chiến dịch bắt bớ những người hoạt động dân chủ hay các blogger, họ đều hay nhắm đến các đối tượng với một phạm vi nhất định và song một đợt này thì họ lại chuẩn bị tiếp cho những chiến dịch tiếp theo.
“Mở đầu năm 2006 là chiến dịch bắt anh Phạm Bá Hải, những thành viên của Đảng Dân chủ Nhân dân, đầu năm 2007 họ bắt những luật sư như chúng tôi,
“Rồi năm 2008, họ bắt những người hoạt động như nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, rồi 2009 là những người của Đảng Dân chủ của nhóm của anh Lê Công Định, rồi năm 2010 thì rất nhiều những nhóm khác.”
Bình luận về khuynh hướng trấn áp với giới bất đồng chính kiến, mới đây Giáo sư Carl Thayer từ Úc cho rằng Việt Nam vừa muốn xuống thang với Trung Quốc để giảm căng thẳng biển đảo, vừa muốn tỏ ra cứng rắn với phương Tây.
Ông nói: “Trong năm nay, Việt Nam đã bắt giữ tới 46 blogger, và con số này rõ ràng cao hơn so với năm trước. Điều này xảy ra, mặc dù đã có những áp lực từ phía Hoa Kỳ, hay Liên minh Châu Âu (EU).”
Nhà quan sát chính trị Việt Nam từ Úc cho rằng Việt Nam đang sử dụng các vụ bắt giữ trấn áp nhằm giải quyết một số quan hệ đối ngoại với láng giềng Trung Quốc và cân bằng các quan hệ khác với một số cường quốc trong khu vực.
“Người ta chỉ có thể kết luận rằng vì chuyến đi của Chủ tịch Trương Tấn Sang thăm Trung Quốc, Việt Nam tỏ ra cứng rắn trước các khuynh hướng đấu tranh đòi cải tổ ôn hòa và cố gắng xích lại với Trung Quốc, sử dụng cả những tiếp cận mà họ có chung về ý thức hệ chính trị.”

‘Lên tiếng phản đối’

Các đợt bắt bớ và tấn công blogger mới nhất cho hấy chính quyền sợ hãi thế nào trước các cuộc thảo luận mở về dân chủ và nhân quyền
Giám đốc khu vực châu Á của HRW, Brad Adams
Một đại diện Tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) từ Paris nói với BBC rằng việc Việt Nam tăng cường đàn áp giới bất đồng và các blogger chỉ càng làm cho việc chống đối trở nên lan rộng chắc chắn gây hại cho uy tín của chính quyền trên trường quốc tế.
Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của RSF, Benjamin Ismail, nói: “Các vụ và khuynh hướng bắt bớ các blogger, đàn áp các nhà vận động dân chủ, nhân quyền ôn hòa chỉ càng làm gia tăng thêm sự phản kháng trong nước, làm xấu đi thành tích nhân quyền đã xấu của Việt Nam.”
Đại diện RSF nói thêm: “Các vụ bắt giữ để lại hậu quả lâu dài và có thể dẫn Việt Nam tới tình trạng khó kiểm soát được các xung đột, mâu thuẫn nội bộ, mà các sự kiện mùa Xuân Ả Rập là các ví dụ điển hình.
“Việt Nam không cá biệt trong việc trấn áp các tiếng nói vì dân chủ, nhân quyền, Trung Quốc và một số thể chế độc tài đều áp dụng cùng phương cách, nhưng không ai có thể ngăn chặn hết được các tiếng nói dân chủ trong thời đại toàn cầu hóa thông tin. Bắt giữ và trấn áp chỉ có hại, hơn là có lợi,” ông Ismail nói.
Trong bối cảnh hiện nay, dường như áp lực của các nước phương Tây không có tác động nào, theo chuyên gia Carl Thayer.
“Tôi thấy rằng khuynh hướng này sẽ tiếp tục. Tôi không thấy bất kỳ cường quốc nào ở bên ngoài có thể có khả năng tác động đến các diễn biến nội bộ này của Việt Nam,” ông Carl Thayer nói.

Thời kỳ khó khăn và sụp đổ chế độ: Phản ứng của chế độ chuyên chế với suy thoái kinh tế

Danluan

Phạm thị Kim Ngân biên dịch
Lê Hồng Hiệp hiệu đính
Các học giả xếp những trục trặc về kết quả phát triển kinh tế vào hàng những lí do quan trọng nhất cho sự sụp đổ của các chế độ độc tài. Bài nghiên cứu này cũng không phải là ngoại lệ. Bài viết khảo sát tác động của rủi ro kinh tế đến những thất bại của chế độ độc tài, sử dụng mẫu của 160 chế độ chuyên chế từ năm 1981 đến năm 2008. [1] Hơn nữa, bài báo này xác định sự đàn áp và thu nạp [người chống đối] như những biến số về chính trị có khả năng giảm nhẹ những hậu quả xấu của rủi ro kinh tế. Trong khi sự đàn áp bảo vệ chế độ chuyên chế khỏi những đe dọa theo chiều dọc như các cuộc biểu tình quy mô lớn, thì sự thu nạp giúp giải quyết các mối đe dọa theo chiều ngang thể hiện dưới dạng chia rẽ tầng lớp tinh hoa. Theo như phân tích, hạn chế quyền tự do chính trị (đàn áp mềm) phục vụ những kẻ độc tài tốt hơn việc xâm phạm sinh mạng cá nhân (đàn áp cứng) hoặc biện pháp thu nạp. Ngoài ra, trái với những phân tích khác, không có bằng chứng cho thấy hình thức thu nạp dưới dạng các thể chế mang hình thức dân chủ sẽ ngăn chặn được sự thất bại của chế độ.
1. Mở đầu
Những cuộc khủng hoảng kinh tế đóng vai trò như những chất xúc tác mạnh mẽ của những biến động chính trị lớn trong suốt lịch sử. Từ sự tan rã của đế chế La Mã và cuộc lật đổ vua Louis 16 đến thất bại của nền Cộng hòa Weimar và sự sụp đổ từ bên trong của Liên Xô, suy giảm kinh tế đã góp phần thúc đẩy sự ra đi của những chế độ chính trị tồn tại từ lâu đời. Do đó những nền dân chủ vững chắc sẽ thành công hơn [trong việc duy trì chế độ] so với các chính thể chuyên chế. Những cuộc bầu cử tự do, công bằng và cạnh tranh được tổ chức định kỳ đóng vai trò như những chiếc van an toàn, cho phép những công dân bất mãn thay đổi những người cầm quyền mà không cần phá hủy những thể chế nòng cốt của chính quyền dân chủ và mạo hiểm hi sinh mạng sống hay sự tự do của họ. Theo như logic này, kết quả kinh tế tệ hại sẽ gây ra những đe dọa nghiêm trọng đến chế độ độc tài, vốn có đặc điểm là thiếu những cơ chế phản hồi dân chủ như những cuộc bầu cử tự do và công bằng. Nhưng có thực sự như vậy không? Có thật là khi những điều kiện khác không đổi [ceteris paribus], khả năng tồn tại của chế độ độc tài phụ thuộc chủ yếu vào kết quả kinh tế? Và sẽ ra sao nếu như không phải tất cả những điều kiện khác không đổi? Liệu có những giải pháp khác mà những nhà cầm quyền độc tài có thể dùng để bảo vệ chế độ của họ khỏi những thách thức xuất hiện trong thời kì kinh tế xuống dốc?
Trong bài nghiên cứu này, chúng tôi không cho rằng những nhà cầm quyền độc tài chỉ đơn giản là nạn nhân của số phận kinh tế. Thay vào đó, chúng tôi lập luận rằng trong những thời kỳ thành tích kinh tế kém cỏi, giới cầm quyền độc tài vẫn có những công cụ có thể sử dụng khác cho phép họ tác động trở lại và thay đổi nền chính trị và chính sách thường ngày. Trong số những công cụ đó là đàn áp và thu nạp (Gerschewski et al., 2013). Chúng tôi đánh giá khả năng dễ bị tổn thương của các chế độ độc tài trong thời gian suy thoái kinh tế. Cụ thể hơn, chúng tôi sử dụng bộ dữ liệu “Chế độ Chính trị Toàn cầu” của Geddes et al. (2012) kết hợp với những số liệu thống kê kinh tế từ “Penn World Tables” để khảo sát tác động của suy giảm kinh tế đến sự bền vững của các chế độ độc tài. Từ đó chúng tôi cho thấy rằng các chế độ độc tài có những phương tiện cụ thể để phản ứng lại những rủi ro kinh tế. Bằng cách sử dụng những phương pháp đàn áp mềm hoặc cứng và thu nạp những nhân vật quan trọng trong nhà nước, xã hội và nền kinh tế vào chế độ thông qua những lợi ích vật chất và chính trị, tầng lớp cầm quyền chuyên chế có thể khắc chế lại những tác động gây bất ổn của rủi ro kinh tế. Chúng tôi cũng cho rằng không giống như đàn áp mềm, đàn áp cứng không mang lại hiệu quả. Sự sử dụng vũ lực trắng trợn có khuynh hướng tạo nên những hiệu quả không rõ ràng cho những nhà cầm quyền độc tài. Một mặt, tăng cường đàn áp cứng sẽ làm tăng mạnh một cách tức thời thiệt hại của những người dân chống lại chế độ. Mặt khác, vũ lực tàn bạo có thể dẫn đến những trọng điểm làm giảm mạnh hơn nữa tính chính danh vốn đã mỏng manh của chế độ độc tài và khuyến khích sự đối lập. Vì thế đàn áp cứng là một con dao hai lưỡi (Linchbach 1987, Opp và Ruhl 1990, Hess và Martin 2006). Tóm lại, mối quan tâm của chúng tôi tập trung vào những biến số chính trị thường bị bỏ qua vốn có thể làm dung hòa sự tương tác giữa cấu trúc kinh tế vĩ mô với sự ổn định của các chế độ độc tài (Gasiorowski, 1995).
Bài viết được tổ chức như sau. Trong phần tiếp theo, chúng tôi sẽ trình bày khung lý thuyết dựa vào các nghiên cứu đương thời về thể chế độc tài. Sau đó, chúng tôi cung cấp một số thống kê miêu tả các mẫu nghiên cứu của chúng tôi. Phần thứ tư và thứ năm lần lượt trình bày mô hình thống kê và kết quả. Chúng tôi kết thúc bài viết bằng cách tóm tắt và thảo luận các kết quả nghiên cứu của chúng tôi và đề xuất các hướng nghiên cứu tương lai.
2. Những quan điểm lý thuyết
Bởi vì chúng tôi dựa trên bộ dữ liệu của Barbara Geddes và những cộng sự của bà cho nghiên cứu của chúng tôi, chúng tôi cũng chấp nhận định nghĩa của họ về sự thất bại của chế độ độc tài. Chúng tôi cho rằng một bộ máy độc tài nên bị coi là thất bại bất cứ khi nào một trong ba trường hợp cụ thể sau xảy ra: (a) một chính phủ lên cầm quyền sau một cuộc bầu cử cạnh tranh mà chính phủ đó không giống với hoặc liên minh với chính phủ độc tài trước đó; (b) chính phủ độc tài đương nhiệm bị phế truất bởi những biện pháp “trái hiến pháp” như đảo chính, nội chiến hay cách mạng; (c) những quy trình để lựa chọn lãnh đạo và chính sách được thay đổi đến một mức độ mà tập hợp các cá nhân đủ tư cách nắm các chức vụ lãnh đạo trong bộ máy chính quyền và tập hợp các chính sách được cân nhắc bởi giới lãnh đạo độc tài thay đổi một cách rõ rệt (Geddes et al., 2012, pp.6f.). Ba trường hợp này không loại trừ lẫn nhau mà bổ sung cho nhau. Vì thế, mặc dù định nghĩa này có vẻ hơi rộng thì vẫn không thể phủ nhận được rằng trong cả ba trường hợp, các luật chơi căn bản đặc trưng cho một chế độ tài đã bị bãi bỏ hay thay đổi đáng kể – đó chính là những luật lệ điều chỉnh sự tiếp cận và thực hành quyền lực chính trị.
Vì nhiều lí do có cơ sở, nhiều học giả cho rằng suy thoái kinh tế là một nguyên nhân nổi bật cho sự thất bại của chế độ độc tài. Theo cách nói của Geddes, khủng hoảng kinh tế “thường được xem như là lí do quan trọng duy nhất cho sự tan vỡ chế độ” (Geddes 2004, p.26). Tác động gây bất ổn chế độ của khủng hoảng kinh tế nằm ở sự gia tăng các mối đe dọa theo chiều dọc và chiều ngang đối với ổn định chế độ. Nói cách khác, trong những thời điểm kinh tế khó khăn, người dân có nhiều khả năng chống lại chính quyền hơn (đe dọa theo chiều dọc), đồng thời tầng lớp tinh hoa cầm quyền cũng có xu hướng chia rẽ nhiều hơn (đe dọa theo chiều ngang), quay lại chống lại lẫn nhau, hay từ bỏ chế độ khi đối mặt với các cuộc biểu tình lớn (O’ Donnell và Schmitter 1986, Przeworski 1991).
Tập trung vào những tính toán chi phí – lợi ích của những chủ thể chính trị, Acemoglu và Robinson tranh luận rằng khủng hoảng kinh tế làm tăng nguy cơ chia rẽ tầng lớp lãnh đạo cũng như khả năng diễn ra các cuộc nổi dậy của dân chúng bởi vì những người chống đối có ít thứ để mất hơn nếu như tình hình kinh tế của họ vốn đã xấu đi. Theo cách nói của các tác giả: “những thay đổi chế độ thường xảy ra nhiều hơn trong những thời kỳ khủng hoảng kinh tế bởi vì phí tổn của sự bất ổn chính trị cho cả người giàu và người nghèo đều thấp hơn trong những thời kỳ như vậy” (Acemoglu và Robinson 2001, p.939). Hơn thế nữa, hai tác giả tiếp tục cho rằng nguy cơ người dân nổi dậy thường đặc biệt cao nếu suy thoái kinh tế diễn ra trong những xã hội được cai trị độc tài nơi mà của cải được phân chia rất bất bình đẳng. Bất bình đẳng kinh tế càng cao, thì những người nghèo bị tước quyền bầu cử lại càng sẵn sàng thay đổi số phận của họ thông qua một cuộc cách mạng (dân chủ) (Acemoglu và Robinson 2001, pp.938f).
Quay sang những mối đe dọa theo chiều ngang, Geddes (2004) chỉ ra rằng “đối với dạng thường thấy nhất của khủng hoảng chế độ, gây ra bởi khó khăn kinh tế, tầng lớp tinh hoa cầm quyền trong bất kì chế độ độc tài nào cũng đều chia rẽ thành những kẻ đấu tranh chính trị không khoan nhượng và những người ôn hòa khi họ phải quyết định làm thế nào để ứng phó” (p.17) với những thách thức kinh tế. Những người ôn hòa có khả năng sẵn lòng đối mặt với những áp lực kinh tế bằng cách đưa ra những nhượng bộ để xoa dịu những người chống đối – một đối sách mà những người không khoan nhượng sẽ cực lực phản đối, những người này thay vào đó chọn cách gia tăng đàn áp (O’Donnel và Schmitter 1986). Ngoài ra, những vấn đề kinh tế làm bùng nổ những xung đột về phân phối [của cải] khi chính phủ cần quyết định phải cắt giảm và tăng đầu tư vào chỗ nào để ứng phó với việc nguồn thu thuế bị thu hẹp, cũng như đầu tư và tiêu dùng bị đình trệ. Thế nên, mặc dù các nhà cầm quyền độc tài có khả năng ngăn chặn những cuộc nổi dậy của quần chúng, họ vẫn “phải đem lại lợi ích cho nhóm người ủng hộ thường hạn hẹp của họ để có thể bảo toàn quyền lực” (Geddes 2004, p.4).
Thực tế là những mối đe dọa theo chiều ngang và chiều dọc thường củng cố lẫn nhau, khiến cho các nhà cầm quyền độc tài càng khó níu kéo quyền lực hơn. Những chia rẽ trong tầng lớp lãnh đạo càng làm cho những người hoạt động chống đối trở nên bạo dạn hơn, cũng như các cuộc nổi dậy của quần chúng sẽ khuyến khích những người trong tầng lớp lãnh đạo rời khỏi con tàu có vẻ sắp chìm này, vì thế làm cho nhận thức của họ về sự sụp đổ chế độ sắp tới như là một lời tiên tri tự trở thành sự thật. Rốt cuộc, sau những diễn biến đó chính là sự sụp đổ thực sự của chế độ độc tài.
Thế nên lý thuyết về tác động gây bất ổn chế độ của suy thoái kinh tế là rõ ràng. Nhưng những nghiên cứu thực nghiệm có ủng hộ những giả định lý thuyết này không? Geddes (2004, p.4) có đúng chăng, khi bà tuyên bố “tương đối chắc chắn […] rằng những kết quả kinh tế kém cỏi trong ngắn hạn góp phần vào sự sụp đổ của các chế độ độc tài”? Rất nhiều nghiên cứu đã tìm thấy những bằng chứng ủng hộ xác đáng. Ví dụ như Huntington (1991) tranh luận rằng những cuộc khủng hoảng kinh tế gây ra bởi sự leo thang của giá dầu trong thập niên 1970 đã đẩy nhanh tiến độ sụp độ của các chế độ chuyên chế ở Mỹ Latinh (chương 2). Hơn nữa, những cuộc khủng hoảng kinh tế cũng góp phần cho thất bại của các chế độ chuyên chế ở châu Á (Merkel 2010, pp.271ff). Sau cùng, suy thoái kinh tế kéo dài của những nền kinh tế Xô-viết ở Đông Âu trong suốt những năm 1980 cũng có thể được coi như một nguyên nhân chính dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản vào đầu thập kỉ 1990 (Kotz và Weir 1997).
Áp dụng hình thức nghiên cứu với số lượng mẫu lớn, John Londregan và Keith Poole (1990) tìm ra rằng đảo chính, một tập hợp con của những trường hợp sụp đổ chế độ theo định nghĩa của Geddes, thường xảy ra ở các nước nghèo hơn là các nước giàu. Kết quả của họ cho thấy rằng khuynh hướng đảo chính giảm rõ rệt ở những nước có thu nhập bình quân đầu người vào khoảng $2.300 (tính theo đô la Mỹ năm 1980) và trên mức đó. Tương tự, Charles Boix và Susan Stokes (2003) cho thấy xác suất của sự chuyển đổi dân chủ thấp hơn rõ rệt ở các chế độ chuyên quyền với thu nhập bình quân đầu người đạt mức $6.000 và hơn, nếu so với các nước độc tài có thu nhập thấp và trung bình.2 Cả hai nghiên cứu này đều gây chú ý tới thực tế là tính dễ tổn thương của chế độ chuyên chế thay đổi theo mức độ phát triển kinh tế. Longregan và Poole (1990) cũng như Boiz và Stokes (2003) cung cấp những bằng chứng thực nghiệm đầy thuyết phục rằng không có một mối liên hệ trực tiếp đơn giản nào giữa tăng trưởng kinh tế và sự kết thúc của những chế độ độc tài. Tuy nhiên, cần phải chú ý rằng tất cả các nghiên cứu kể trên chỉ đánh giá tác động của quá trình kinh tế dài hạn đến tính dễ bị tổn thương của những chế độ chuyên chế. Trọng tâm của chúng tôi khác, vì chúng tôi đánh giá tác động của những biến động kinh tế tức thời đến sự ổn định chế độ chuyên chế. Hơn nữa, chúng tôi nhấn mạnh đến tăng trưởng kinh tế tiêu cực chứ không phải tích cực.
Theo hiểu biết của chúng tôi, chỉ có một nghiên cứu trực tiếp kiểm tra sự dễ bị tổn thương của chế độ chuyên chế dưới điều kiện khó khăn kinh tế. Tuy nhiên nghiên cứu này có vẻ mâu thuẫn với những giả thiết của chúng tôi. Trong bài nghiên cứu được trích dẫn rộng rãi của mình, Gasiorowski (1996, p.882) phản biện lại “ý tưởng rằng các cuộc khủng hoảng kinh tế có thể gây ra thay đổi chế độ”. Phân tích diễn biến chính trị ở 75 quốc gia đang phát triển trong một khoảng thời gian kéo dài, ông phát hiện ra ít bằng chứng cho thấy các chế độ độc tài bị ảnh hưởng tiêu cực bởi suy thoái kinh tế. Nhưng cách hiểu của Gasiorowski về khái niệm sụp đổ chế độ là khá hẹp. Ông chỉ quan tâm đến những trường hợp chuyển đổi dân chủ. Tuy nhiên, trong bài nghiên cứu của chúng tôi, chuyển đổi từ thống trị chuyên chế sang dân chủ chỉ tạo nên một trong số các trường hợp thất bại của chế độ chuyên chế mà thôi. Hơn nữa, Gasiorowski đưa ra rất ít những giải thích về lý thuyết cho những phát hiện của ông. Với sự xem xét khá hẹp đối với biến phụ thuộc trong nghiên cứu của Gasiorowski cũng như sự thiếu giải thích về mặt lý thuyết một cách thuyết phục cho những phát hiện của ông, chúng tôi vẫn dự đoán rằng các cuộc khủng hoảng kinh tế sẽ gia tăng những mối đe dọa theo chiều ngang lẫn chiều dọc đối với chính quyền độc tài và từ đó thường xuyên dẫn đến sự sụp đổ của các chế độ đó. Giả thuyết thứ nhất của chúng tôi vì thế được phát biểu như sau:
Giả thuyết 1: Nếu những yếu tố khác không đổi, suy giảm kinh tế càng sâu sắc thì các chế độ chuyên chế càng dễ sụp đổ.
Nhiều nghiên cứu gần đây đã đưa điều kiện “những yếu tố khác không đổi” vào bài kiểm tra và đã phát hiện những biến bị bỏ qua. Ví dụ như, dựa trên những nghiên cứu của Przeworski (1886, 1991) và nghiên cứu của Acemoglu và Robinson, Ora John Reuter và Jennifer Gandhi cho thấy trong thời kỳ suy thoái kinh tế, rủi ro của sự chia rẽ tầng lớp lãnh đạo và các cuộc nổi dậy của người dân sẽ đặc biệt cao ở các nền chuyên chế tổ chức bầu cử thường xuyên. Do các cuộc bầu cử cho phép những thành viên bất mãn trong giới cầm quyền “lợi dụng sự bất mãn trong quần chúng và giới tinh hoa”, họ có thể chuyển sự bất mãn lan rộng đối với chế độ vào các chiến dịch tranh cử (Reuter và Gandhi, 2011, p.84). Ngoài ra, trong bài phân tích sâu sắc của ông về tác động chính trị của khủng hoảng tài chính châu Á cuối những năm 1990, Pepinsky (2009) chứng minh một cách thuyết phục rằng những chế độ chuyên chế nào mà có thể xây dựng được các liên minh xuyên giai cấp và tạo ra được những phản ứng chung đối với khủng hoảng, thì có thể tồn tại. Khi không có một liên minh như thế, chế độ chuyên chế sẽ sụp đổ.
Cả hai bài nghiên cứu đều cho thấy các biến số chính trị đều làm xoa dịu tác động của khủng hoảng kinh tế đến sự ổn định chế độ chuyên chế. Chúng tôi lấy ví dụ của Reuter và Gandhi cũng như của Pepinsky để tìm ra những biến số bị bỏ sót. Tuy nhiên phân tích của chúng tôi tập trung vào sự đàn áp và thu nạp. Chúng tôi xem cả hai như là những biến số chính trị bổ sung có khả năng xoa dịu các vấn đề về thành tích kinh tế. Đàn áp và thu nạp là một phần thiết yếu trong kho vũ khí của chính quyền độc tài, có thể làm giảm rủi ro của các nguy cơ theo chiều ngang lẫn chiều dọc (Gerschewski et al. 2013).
Dựa theo nghiên cứu của Selznick (1949), chúng tôi định nghĩa sự thu nạp là một quá trình mà qua đó các chế độ chuyên chế cố gắng bảo vệ và gìn giữ sự ủng hộ của những nhân vật (chính trị) mà nguồn lực của họ được chế độ chuyên chế coi là cốt yếu cho việc thực thi và giữ gìn quyền lực của mình. Qua biện pháp thu nạp, các nhà lãnh đạo chính trị đưa vào cân nhắc sự phân bố quyền lực thực tế và xoa dịu những người có khả năng chống đối. Họ làm điều này bằng cách phân bố chiến lợi phẩm, và thậm chí hơn thế, bằng cách chia sẻ quyền lực thông qua những dàn xếp thể chế như đưa những nhân vật mới tham gia vào các nhóm ra quyết định chính thức, ví dụ như các đảng phái và nghị viện. Thông qua những dàn xếp chia sẻ quyền lực này, thông tin được chia sẻ, niềm tin được xây dựng, và những cam kết đáng tin cậy được đưa ra (Gandhi và Przeworski 2007, Gandhi 2008, Wright 2008a, Arriola 2009).
Đối mặt với những vấn đề kinh tế, việc đưa những nhân vật then chốt tham gia vào các nhóm đưa ra quyết định có hiệu quả bởi nó có thể giảm thiểu rủi ro chia rẽ trong tầng lớp cầm quyền. Trước hết, một đấu trường với những luật lệ và quy trình đã được định trước nhằm giải quyết các đấu tranh nội bộ của tầng lớp cầm quyền đã tồn tại sẵn, và không phải xây dựng lại từ đầu. Thứ hai, do có sự tồn tại trước đó của một đấu trường chính trị như thế, các chính trị gia đã hợp tác với nhau từ trước khi nảy sinh những vấn đề kinh tế. Kết quả là, sự tin tưởng lẫn nhau và niềm tin đã được tích lũy, thuận tiện cho việc tìm kiếm thỏa hiệp và hình thành các phản ứng chung. Sau cùng, việc tham gia vào các nhóm đưa ra quyết định đó làm tăng cường “tinh thần đồng đội” của những người được thu nạp và làm tăng sự gắn bó của họ với chế độ (Brownlee 2008, p.97). Do đó chúng tôi cho rằng:
Giả thuyết 2: Thu nạp làm dịu bớt tác động xấu của tăng trưởng kinh tế tiêu cực.
Trong khi sự thu nạp đặc biệt nhằm chống lại những đe dọa theo chiều ngang thì đàn áp chủ yếu nhằm đương đầu với những thách thức theo chiều dọc. Theo Davenport (2007), chúng tôi định nghĩa đàn áp là “sử dụng hoặc đe dọa sử dụng những hình phạt chống lại một cá nhân hay tổ chức” (p.2). Những hình phạt này có mức độ tàn bạo khác nhau. Ví dụ, Lucan Way và Steven Levitsky (2006, p.392) phân biệt giữa “những hành động bạo lực hoặc lạm dụng quyền hành có thể quan sát được (bởi cả quốc tế và người dân trong nước), thường áp dụng cho những nhân vật nổi bật hay các nhóm lớn” và “những cố gắng khó quan sát hơn (nhưng thường rất có hệ thống) nhằm giám sát và đàn áp những hoạt động chống đối”. Tương tự, những học giả khác phân biệt giữa những loại đàn áp “cứng so với mềm”, “công khai/có thể quan sát so với tinh vi/không thể quan sát được” hay nói về các biện pháp “đàn áp so với hạn chế” (Earl 2003, Escriba-Folch 2011).
Đàn áp mềm bao gồm nhiều dạng khó chịu mà chế độ chuyên chế sử dụng để làm nhụt tinh thần của những người chống đối và để phá hoại nguồn lực tổ chức của họ. Vì những biện pháp này ảnh hưởng tới những người hoạt động khác nhau vào những thời điểm khác nhau, đàn áp mềm làm cản trở hành động tập thể của phe chống đối (Tucker 2007). Nếu được dùng hiệu quả, đàn áp mềm có thể ngăn chặn phe chống đối lợi dụng thời cơ mà suy thoái kinh tế mang lại. Theo cách nói của Soifer, “điều kiện cho phép” của khó khăn kinh tế không đi kèm với “điều kiện hiệu quả” của một phong trào đối kháng được tổ chức tốt và có quyết tâm (Soifer 2012, p.1580). Do đó, đàn áp mềm có thể ngăn chặn khó khăn kinh tế trở thành một thời điểm biến cố quan trọng.
Đàn áp cứng bề ngoài cũng phục vụ mục đích tương tự. Bằng cách nào đó, đáng lẽ ra nó phải hiệu quả hơn, khi mà đàn áp cứng dẫn đến mối đe dọa tức thì đối với sinh mạng và sức khỏe cá nhân [người đối kháng]. Tuy nhiên đàn áp cứng cũng có những nhược điểm nghiêm trọng. Thứ nhất, đàn áp cứng rất tốn kém, vì nó đòi hỏi tạo ra những bộ máy trấn áp lớn. Hơn nữa, sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, những chế độ đàn áp mạnh mẽ – ít nhất là những chế độ không có tài nguyên thiên nhiên quý giá – đã mất sự ủng hộ từ các quốc gia bảo trợ bên ngoài. Thay vào đó, các nước phương Tây đã ban hành những lệnh cấm vận và trừng phạt kinh tế đối với nhiều chế độ như vậy (Marinov 2005, Allen 2008). Đàn áp cứng do đó có thể góp phần dẫn đến suy thoái kinh tế thảm hại với những hậu quả chính trị mà các chế độ đó không mong muốn.
Thứ hai, đàn áp cứng rất dễ quan sát. Nó tạo ra nhiều nạn nhân – có khi thậm chí là cả những người sẵn sàng chấp nhận cái chết. Vì thế, những hành động đàn áp tàn bạo có thể trở thành tiêu điểm giúp phe đối lập vượt qua được những vấn đề hành động tập thể, thúc đẩy các làn sóng cách mạng (Kuran 1991, Tucker 2007). Vì những điều này và các lí do liên quan, đàn áp cứng được cho là kém hiệu quả trong việc kiềm chế những cuộc biểu tình của người dân (Opp và Ruhl 1990, Muller et al. 1991). Sau cùng, đàn áp cứng có khả năng kích động sự chia rẽ tầng lớp lãnh đạo. Giết hại hàng loạt thường dân – đặc biệt là nếu người dân biểu tình một cách hòa bình – có thể dẫn đến sự đào ngũ ở những thành viên cấp cao cũng như cấp thấp trong bộ máy an ninh, như chúng ra đang chứng kiến tại Syria (Ulfelder 2005, Chenoweth và Stephan 2011).
Tóm tắt những thảo luận về tác động của đàn áp cứng và mềm, chúng tôi đưa ra hai giả thiết cuối cùng:
Giả thuyết 3a: Đàn áp mềm làm dịu những hậu quả xấu của tăng trưởng kinh tế tiêu cực.
Giả thuyết 3b: Đàn áp cứng không làm dịu những hậu quả xấu của tăng trưởng kinh tế tiêu cực.
Tóm lại, chúng tôi cho rằng các chế độ chuyên chế dễ bị ảnh hưởng tiêu cực bởi suy thoái kinh tế. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, các mối đe dọa theo chiều ngang và dọc đến chính thể chuyên chế sẽ xuất hiện. Nhưng các lãnh đạo chuyên chế có thể đối đầu với những thách thức theo chiều ngang thông qua các dàn xếp chia sẻ quyền lực được thể chế hóa (thu nạp), và những thách thức theo chiều dọc bằng cách làm nhụt ý chí và khả năng của những người đối kháng trong việc lợi dụng sự bất mãn lan rộng trong thời kì suy thoái kinh tế (đàn áp mềm). Tuy nhiên, kể cả khi hiệu quả của đàn áp mềm và biện pháp thu nạp đối với sự tồn tại của chế độ chuyên chế có vẻ đáng tin cậy về mặt lý thuyết, nó vẫn cần phải được kiểm tra thực nghiệm. Tương tự, kể cả khi đàn áp cứng đáng lý ra không giúp những người cầm quyền chuyên chế giữ được quyền lực, giả thuyết có vẻ đúng đó vẫn cần phải được khảo sát.
3. Dữ liệu và thống kê mô tả
4. Mô hình
5. Kết quả
6. Thảo luận
Kết quả thực nghiệm đầu tiên trong nghiên cứu của chúng tôi xác nhận các công trình thực nghiệm và lí thuyết trước đó cho rằng các chế độ chuyên chế sẽ không hoạt động tốt nếu gặp phải khó khăn kinh tế kéo dài. Các chế độ chuyên chế thiếu những chiếc van an toàn dưới dạng các cuộc bầu cử dân chủ và chúng không có gì khác ngoài kết quả phát triển kinh tế để biện minh cho sự phủ nhận các quyền và tự do căn bản nếu như nguồn hỗ trợ ý thức hệ đã bị cạn kiệt hay không tồn tại ngay từ đầu. Thực tế, sự đánh đổi giữa các quyền chính trị với sự no ấm về vật chất thường là đặc điểm cốt lõi của các nhà nước chuyên chế, dựa trên phát triển kinh tế và phi ý thức hệ. Nếu như sự đánh đổi này chuyển thành những lời hứa hão không mang lại cho công dân bất cứ điều gì khác ngoài giới lãnh đạo bất tài và đàn áp, thì các chế độ chuyên chế trở nên đặc biệt dễ bị tổn thương bởi suy thoái kinh tế và vì thế dễ sụp đổ hơn.
Dĩ nhiên là có những ngoại lệ cho quy luật này. Bắc Triều Tiên – một trong các chế độ chuyên chế nghèo nhất, đàn áp nhất và tồn tại dai dẳng nhất ngày nay – xuất hiện trong suy nghĩ của chúng ta, nhưng ngoài ra còn có Cuba, Uzbekistan, và một vài nhà nước khác. Bởi vì Bắc Triều Tiên và Cuba là những pháo đài cuối cùng của chủ nghĩa cộng sản còn tồn tại đến nay, có thể hiểu được rằng tính chính danh của hai chế độ này không bắt nguồn chủ yếu từ sự “hỗ trợ cụ thể” mà kết quả phát triển kinh tế mang lại, mà xuất phát từ sự “hỗ trợ phân tán” được tạo ra bởi nền tảng ý thức hệ mạnh mẽ, các truyền thống và giáo dục tư tưởng (Easton 1979[1965]). Đáng tiếc là khi thiếu những dữ liệu đáng tin cậy, chúng ta không thể đưa vào xem xét các yếu tố “hỗ trợ phân tán” này hay kiểm tra trực tiếp xem liệu hệ tư tưởng có thể bù đắp cho việc tăng trưởng kinh tế yếu kém hay không. Vì vậy, trừ khi chúng tin rằng tính chính danh hoàn toàn không quan trọng đối với sự tồn tại của các chế độ chuyên chế (Przeworski 1992, p.107), chúng ta cần nhiều nghiên cứu hơn về “các nền tảng của tính chính danh” của các chế độ chuyên chế.6
Những nghiên cứu sau này cũng có thể hữu dụng khi so sánh những kết quả của chúng tôi với những kết quả thực nghiệm của Gasiorowski (1995). Nếu chúng tôi lặp lại bài nghiên cứu của ông ấy 20 năm sau mà vẫn cho thấy những rủi ro kinh tế hiếm khi dẫn tới các quá trình chuyển đổi dân chủ, thì chúng ta sẽ gặp phải một hệ quả thú vị: các cuộc khủng hoảng kinh tế làm gia tăng viễn cảnh thất bại của các chế độ chuyên chế nhưng hiếm khi dẫn tới quá trình chuyển đổi sang dân chủ. Điều này trái ngược với những phương pháp tiếp cận coi thất bại của chế độ chuyên chế sau các cuộc suy thoái kinh tế là ngòi nổ kích động những người dân không có quyền bầu cử nổi dậy chống lại chế độ độc tài đã mất tính chính danh (Acemoglu và Robinson 2001). Thay vào đó, nó sẽ gợi lên rằng rối loạn kinh tế thường dẫn đến thất bại của chế độ chuyên chế thông qua sự chia rẽ của tầng lớp lãnh đạo (Geddes 1999). Các nghiên cứu bổ sung với một biến phụ thuộc phân tách có thể đưa ra những câu trả lời chắc chắn hơn.
Nhưng không chỉ biến phụ thuộc có thể được phân biệt chi tiết hơn mà phía bên phải của phương trình cũng cần bổ sung thêm các yếu tố khác. Điều này đặc biệt đúng đối với tăng trưởng kinh tế. Các chế độ chính trị quá phức tạp để có thể mô hình hóa số phận của chúng bằng một hàm số duy nhất dựa trên chỉ các tham số kinh tế. Chúng tôi đã lập luận ở đầu bài rằng không phải cấu trúc mà là hành động chính trị, bị giới hạn bởi các kết cấu cơ hội cụ thể, quyết định sự tồn tại hay sụp đổ của các chế độ chuyên chế. Phân tích của chúng tôi nói lên điểm đó. Việc đưa vào xem xét yếu tố đàn áp và thu nạp đã làm thay đổi kết quả phương trình kinh tế đơn giản một cách rõ ràng, cho thấy tầm quan trọng của các biện pháp hành động mà tầng lớp lãnh đạo chuyên chế thực hiện.
Thu nạp được xem như là phương tiện chính mà các nhà cầm quyền chuyên chế sử dụng để cố gắng chống lại mối đe dọa theo chiều ngang của sự chia rẽ tầng lớp lãnh đạo mà Geddes và những người khác đã nghiên cứu. Thật ra, các nghiên cứu gần đầy về sự ổn định của các chế độ chuyên chế gần như chỉ chú trọng vào tầng lớp tinh hoa cầm quyền và cách các chế độ chuyên chế cố gắng gìn giữ sự gắn kết của tầng lớp này. (Geddes 2004, Gandhi và Przeworski 2007, Magaloni 2008, Boix và Svolik 2013). Những kết quả của chúng tôi không xác nhận tầm quan trọng của biện pháp thu nạp như là một phương tiện bảo vệ sự tồn tại chế độ dưới áp lực kinh tế. Tuy nhiên, khái niệm thu nạp của chúng tôi chỉ bao gồm hai thể chế hợp tác chính thức – đó là các đảng phái và các quốc hội. Tuy nhiên các thể chế chính thức và không chính thức khác cũng có thể đóng vai trò quan trọng (Stefes 2006, Darden 2008).
Mặc dù vậy, chúng tôi không được phép giả thiết rằng tất cả các thể chế đều tiến hành cùng một chức năng tốt như nhau tại mọi thời điềm, hay trong bất cứ hoàn cảnh nào. Những nghiên cứu gần đây chứng minh rõ rằng, tùy vào nguồn gốc của chúng và những yếu tố bên ngoài, các thể chế như bầu cử, nghị viện, đảng phái, và tòa án có thể giúp ổn định nhưng cũng có thể gây bất ổn cho các chế độ chuyên chế (Osborne và Rubinstein 1994, Smith 2005, Brownlee 2007, Ginburg và Moustafa 2008, Lindberg 2009). Vì thế chúng tôi không phủ nhận rằng sự thu nạp có khả năng làm dịu các ảnh hưởng xấu của suy thoái kinh tế đến các chế độ chuyên chế. Tuy nhiên, các kết quả từ nghiên cứu với số mẫu lớn của chúng tôi vẫn mâu thuẫn với nhận thức thông thường rằng thu nạp là một công cụ hiệu quả của tầng lớp tinh hoa cầm quyền chuyên chế nhằm vượt qua khó khăn kinh tế. Thu nạp có thể là một công cụ hiệu quả để ổn định hóa các chế độ chuyên chế trong dài hạn. Tuy nhiên, trong ngắn hạn và trung hạn sau suy thoái kinh tế, nó có vẻ là một vũ khí không đủ sắc bén để có thể cứu vãn chế độ chuyên chế khỏi sụp đổ.
Nói đến đàn áp, nghiên cứu của chúng tôi cho thấy chắc chắn rằng đàn áp mềm đóng một vai trò quan trọng trong việc hấp thu những tác động gây bất ổn của suy thoái kinh tế. Chúng tôi sử dụng các hạn chế quyền tự do chính trị, vốn về biểu hiện bao gồm một phạm vi đáng kể các hình hức đàn áp mềm. Tuy nhiên số cách thức khôn khéo nhằm bóp nghẹt hoạt động chống đối lớn hơn hiều, từ đóng băng tài khoản công ty, đình chỉ hay rút giấy phép kinh doanh để bảo đảm duy trì lòng trung thành của tầng lớp tinh hoa kinh tế, đến các vụ kiện tội vu cáo nhằm bịt miệng những nhà báo hay phê phán, và những chuyến thăm thường xuyên của các vị thanh tra thuế nhằm làm kinh sợ các tổ chức phi chính phủ. Ví dụ, những nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng kiểm soát của các nước đối với nền kinh tế có vẻ làm củng cố thêm chế độ chuyên chế (O’Donnell 1996, Way 2012).7 Cần phải có một nghiên cứu chi tiết hơn về tác động của đàn áp mềm để làm vững chắc thêm những giả định lý thuyết và kết quả thực nghiệm của chúng tôi.
Một phát hiện khác của nghiên cứu này liên quan đến tác động của đàn áp cứng. Trong khi giả định lý thuyết rằng đàn áp cứng có thể phản tác dụng là có lí, thì các bằng chứng thực nghiệm hỗ trợ điều này lại rất ít và không đáng kể về mặt thống kê. Hơi nữa, chúng tôi cần phải ghi nhớ rằng chúng tôi xem xét đàn áp cứng chỉ trong thời gian ngắn ngay trước khi chế độ sụp đổ, và thời gian này nhìn chung diễn ra cùng lúc với những rối loạn kinh tế. Tuy nhiên, các lãnh đạo chuyên chế có thể tăng mức độ đàn áp cứng nếu lường trước rối loại kinh tế sẽ diễn ra. Trong trường hợp đó, chúng ta có khả năng chứng kiến các cuộc đào ngũ của binh lính và sự rạn nứt trong giới lãnh đạo cấp cao của lực lượng vũ trang, bởi quân đội không phải luôn được huấn luyện để đàn áp người dân trên quy mô lớn. Quân đội từng là một công cụ đàn áp hiệu quả ở Mỹ Latinh, Syria, Trung Quốc và một số nước châu Á khác, nhưng nó trở nên vô dụng đối với những nhà cầm quyền chuyên chế ở Ai Cập, Tunisia và các nước cộng sản Đông Âu. Nói cách khác, sẽ khá là ngây thơ khi cho rằng các nhà cầm quyền chuyên chế luôn có thể sử dụng đàn áp cứng nếu như các cấu trúc quy trình chưa được thiết lập từ trước. Tuy nhiên, nếu đàn áp cứng đã ăn sâu vào máu thịt của chế độ chuyên chế, nó có thể sẽ có tác dụng tốt như là một công cụ duy trì ổn định chế độ – một lần nữa, có thể lấy Bắc Triều Tiên và Uzbekistan làm ví dụ cho điều này.
Quan sát này đưa chúng ta đến một điểm cuối cùng. Các bộ máy chuyên chế có thể dựa vào nhiều phương tiện khác nhau để bảo vệ chúng trước tác động gây bất ổn của tăng trưởng kinh tế tiêu cực. Tuy nhiên, những phương tiện này không có sẵn ngay bất cứ chỗ nào hay khi nào cần. Ví dụ, như đã nói đến ở trên, sức mạnh của các thể chế thu nạp có thể biến đổi đáng kể và các nhà hoạt động chính trị thường không thể thay đổi chúng trong thời gian ngắn. Một chế độ chuyên chế vì thế có thể trông bề ngoài vững chắc hơn thực tế. Các điểm yếu của nó rốt cuộc bị phơi bày trong những khoảng thời gian khủng hoảng (kinh tế) (Gerschewski et al. 2013). Như Gourevitch (1986) đã nói rất hay rằng: “Những thời điểm khó khăn làm phơi bày những ưu và nhược điểm, cho phép những người quan sát nhìn thấy những mối quan hệ thường bị che khuất trong những thời kì thịnh vượng, khi mà mọi thứ tốt đẹp làm dịu các xu hướng tranh giành và thách thức [quyền lực]” (p.9). Suy nghĩ này khiến chúng ta cần nghiên cứu sâu hơn về nền tảng thể chế của chính thể chuyên chế, với lưu ý rằng các nhà cầm quyền chuyên chế không phải là những nạn nhân kém may mắn của những diễn biến kinh tế bất lợi.
7. Kết luận
Các học giả xếp những trục trặc về kết quả phát triển kinh tế trong số các lí do quan trọng nhất cho sự sụp đổ của các chế độ chuyên chế. Bài nghiên cứu này không phải là một ngoại lệ. Như đã trình bày, số phận của các chế độ chuyên chế và nền kinh tế của chúng có liên hệ chặt chẽ. Suy giảm kinh tế càng mạnh thì các mối đe dọa theo chiều ngang và chiều dọc càng dễ xuất hiện, làm suy yếu một cách sâu sắc khả năng nắm giữ quyền lực của chế độ chuyên chế. Quan sát 160 chế độ chuyên chế từ năm 1981 đến 2008, nghiên cứu của chúng tôi đưa đàn áp và thu nạp vào thành những biến số chính trị có khả năng làm dịu tác động bất lợi của khó khăn kinh tế.
Theo kết quả của chúng tôi, nhiều phương pháp đàn áp mềm khôn khéo có thể làm suy yếu khả năng của phe chống đối trong việc huy động lực lượng chống lại chế độ và từ đó giúp chế độ chuyên chế bám giữ quyền lực ngay cả trong thời điểm suy thoái kinh tế. Tuy nhiên, các hành động đàn áp cứng không có hiệu quả và thậm chí có thể phản tác dụng. Hơn nữa, nghiên cứu của chúng tôi mâu thuẫn với nhiều nghiên cứu đã xuất bản vốn cho rằng các thể chế mang hình thức dân chủ như nghị viện và đảng phái giúp bình ổn các chế độ chuyên chế bằng cách thu nạp những nhà hoạt động có năng lực hoặc ngăn chặn sự chia rẽ tầng lớp tinh hoa cầm quyền. Người ta có thể nghi ngờ những kết quả bất ngờ này bằng cách viện dẫn mẫu nghiên cứu và cách định nghĩa của chúng tôi về sự thu nạp. Tuy nhiên, cũng rõ ràng không kém là tác động của các thể chế mang hình thức dân chủ phụ thuộc phần lớn vào bối cảnh, không thể nhận thấy được trong nghiên cứu sử dụng số lượng mẫu lớn.
Không có những câu trả lời dễ dàng nào khi đi tìm các nguyên nhân giúp ổn định hay làm xói mòn các chế độ chuyên chế. Tuy nhiên, rõ ràng là khủng hoảng kinh tế làm tổn thương nỗ lực nắm giữ quyền lực của các nhà độc tài. Nhưng mệnh đề này chắc chắn cần dựa vào điều kiện là khả năng đàn áp và thu nạp người đối kháng của họ. Những điều kiện này, đến lượt chúng, lại khơi nguồn cho những nỗ lực nghiên cứu mới có thể cung cấp thêm những thông tin chi tiết hơn về chính trị chuyên chế.
Ghi chú
[1] Các tác giả sử dụng khái niệm “độc tài” (autocratic) và “chuyên chế” (authoritarian) theo nghĩa như nhau – NHĐ
Xem toàn bộ văn bản tại đây: Thoi ky kho khan va sup do che do.pdf
* * *
Nguồn: Dag Tanneberg, Christoph Stefes & Wolfgang Merkel (2013). “Hard times and regime failure: autocratic responses to economic downturns”, Contemporary Politics, 19:1, 115-129.
Biên dịch: Phạm Thị Kim Ngân | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp
Download: Thoi ky kho khan va sup do che do.pdf

Sơn Dương – Khi thành tích giải phóng dân tộc bị bắt làm con tin

Sơn Dương
Như đã dự đoán, quyết định mang tính trình diễn “dân chủ” của quốc hội Việt Nam bằng công tác thu thập ý kiến nhân dân để sửa đổi hiến pháp 1992 đã có kết quả ngay sau khi được phát động. Với những dự thảo sửa đổi do quốc hội đưa ra, Đảng đã không ghi nhận và báo cáo chính thức lên báo, đài của Đảng được một ý kiến khác biệt nào. Mà theo các báo cáo này thì kết quả tối hậu của 26 triệu lượt ý kiến và 28.000 cuộc hội thảo một chiều, kể luôn các ý kiến của các tù nhân trong các trại cải tạo hoặc các trại phục hồi nhân phẩm, mọi dự thảo sửa đổi đưa ra đều được nhân dân tán thưởng. Chỉ có một số ý kiến nhỏ khác biệt với ý kiến quốc hội là từ nhóm Kiến nghị 72 và 17 ngàn người ký tên ủng hộ; nhóm Công dân Tự do trên 10 ngàn ý kiến ủng hộ; tập thể hàng giáo phẩm của các tôn giáo ở VN và hàng ngàn giáo dân ủng hộ; từ hàng ngàn đảng viên cộng sản trưởng thành và lão thành (có đến 65 năm tuổi đảng); hàng ngàn đảng viên đã trả thẻ đảng và hàng triệu kiều bào hải ngoại; hàng ngàn người dân chủ bị bỏ tù, hoặc bị đánh đập và trấn áp; vài trăm trang mạng viết bằng tiếng Việt trên khắp thế giới và giới trẻ Việt Nam, kể cả hai em học sinh Phương Uyên và Nguyên Kha vừa được đảng phát cho 9 và 7 năm tù… chỉ là những ý kiến đơn lẻ không đáng được thông báo công khai trên các báo đài.
Chắc thắng đến như vậy nhưng nếu có ai hỏi thử tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có nên đưa Hiến pháp này ra cho toàn dân phê chuẩn qua một cuộc trưng cầu dân ý hay không, câu trả lời cũng chắc chắn đến 99.9% là KHÔNG! Lý do? Đảng CSVN hiểu bản chất chất của họ hơn ai hết. Hình thức dân chủ bịp bợm chỉ để biểu diễn, nói theo phó chủ tịch nước Nguyễn thị Doan, “tính dân chủ tốt đẹp gấp vạn lần dân chủ tư bản” thôi. Trên thực tế, cái rủi ro người dân sẽ đánh vào ô ‘không đồng ý’ trong một phòng phiếu kín thoát khỏi con mắt đe doạ của công an là quá cao nên không thể khinh thường.
Người ta nói trong gánh xiếc nào cũng có những chú hề; gánh xiếc quốc hội có non 500 chú hề nhưng chẳng ai làm người dân cười nổi vì họ cứ diễn mãi những kịch bản đã cũ, đã lâu quá rồi, đã có từ năm 1930.
Đọc các bản hiến pháp của CSVN trước đây cho đến hiện nay, 1946, 1959, 1980. 1992… ngoài bản hiến pháp 1946 chưa hề được chính thức công bố, các bản hiến pháp sau này đều ghi đậm khắc sâu một lý cớ đắc thắng mà Đảng CSVN dùng làm con tin để tống tình người dân VN phải luôn ghi nhớ công ơn của đảng. Đó là vì đảng CSVN đã đánh thắng một lúc cả ba đế quốc sừng sỏ, Pháp, Nhật, Mỹ đưa đất nước tiến nhanh, tiến mạnh lên xã hội chủ nghĩa. Ngày xưa quyền cai trị Việt Nam là độc quyền của các vua chúa, thiên tử phong kiến ra làm sao thì ngày nay người dân VN xin vui lòng trao cho đảng CSVN ra làm như thế. Truyền thống hành xử quyền cai trị của các vua chúa như thế nào thì ngày nay đảng CSVN sẽ vẫn hành xử y như vậy. Ngày xưa dân chúng là tài sản, là nguồn sinh lợi của vua chúa, là chiến lợi phẩm của các vị anh hùng chiến thắng ngoại xâm đã được khai dụng như thế nào thì ngày nay đảng CSVN chiến thắng cũng khai dụng y nguyên như thế. Cái não trạng của đảng CSVN vẫn là não trạng của thế kỷ thứ 19. Họ không thể hiểu được những giá trị phổ cập của thế kỷ 20, 21 như quyền con người, và mọi quyền của chính quyền đều phải xuất phát từ nhân dân, vì nhân dân mà thực hiện và cho nhân dân mà làm. Đảng cộng sản Việt Nam là bằng chứng thể hiện cụ thể hệ thống chính quyền phong kiến của những thế kỷ 19 và trước đó nữa vẫn còn đang hoành hành trên đất nước VN. Đã đến lúc những gì của thế kỷ 19 phải trả lại cho những con khủng long của thế kỷ 19.
Con người được coi là động vật thượng đẳng vì có hai tính năng các loài động vật khác không có. Tính năng suy nghĩ và hành động có mục đích. Cái mục đích đạt đến sẽ giải thích ý nghĩa của hành động. Nói cách khác, mục đính hướng tới của hành động sẽ luận đúng sai, ngay tình hay chủ ý, công tội, xây dựng hay phá hoại. Một hành động không có mục đích tự nó không đủ để luận công tội đòi hỏi sự đáp trả phải đạo của người khác. Nhảy xuống sông tự nó không đủ làm hành động để luận anh hùng. Nhảy xuống sông để cứu người sắp chết đuối là anh hùng nhưng nhảy xuống sông vì phải chạy trốn cảnh sát sau khi làm chuyện phạm pháp là hành vi hèn nhát.
Thành tích giải phóng dân tộc, đánh thắng cả ba đế quốc Pháp, Nhật, Mỹ… của đảng CSVN sẽ không có ý nghĩa gì hết, nếu không vì các mục đích cao cả đã tuyên xưng để kêu gọi sự hy sinh của người VN. Những mục đích cao cả mà CSVN vẫn rêu rao không ngừng nghỉ là để xây dựng nhà nước độc lập và có chủ quyền, để tiến lên xây dựng xã hội chủ nghĩa, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội văn minh, bắt kịp bè bạn tiến bộ năm châu. Nếu những mục đích tuyên xưng ấy đã được thực hiện sau khi hy sinh hàng triệu triệu sinh mạng người Việt Nam không phải là đảng viên cộng sản và vô số tài sản quốc gia, kể cả đốt cháy dãy Trường sơn (công khai tuyên bố) và công nhận chủ quyền của nhà Đại Hán (lén lút ký kết với Trung cộng năm 1958) trên Hoàng sa và Trường sa, kể cả những phần tài sản đã bán cho ngoại quốc và đang cho ‘người lạ’ tạm chiếm thì cũng tạm chấp nhận cho công cuộc giải phóng dân tộc một ý nghĩa. Nhưng nếu mọi sự hy sinh nhân tài vật lực của đất nước chỉ nhằm tập trung vào việc cướp chính quyền và sau đó độc quyền nắm lấy quyền cai trị đi ngược lại ý nguyện của người dân thì rõ ràng đây là tội và phải là ‘tội trời không dung đất không tha’ đối với dân tộc VN. Giai đoạn giải phóng dân tộc và hậu giải phóng dân tộc của đảng CSVN, vì thế, phải là giai đoạn đen tối nhất trong lịch sử VN.
Thật vậy, ngày nay thử nhìn lại những mục đích tuyên xưng của CSVN thì thấy đất nước và con người Việt Nam chỉ là nạn nhân của một lớp người phản quốc, tàn độc và cực kỳ ích kỷ, chỉ chăm lo cho bộ lông của chúng trước sự đau thương của đồng loại.
Như mọi người đã nhìn thấy, như cựu đại tá CSVN Bùi Tín, Tổng biên tập báo Quân đội Nhân Dân, Phó tổng biên tập báo Nhân Dân đã nhìn thấy, việc ông Hồ Chí Minh du nhập chủ nghĩa Cộng sản vào Việt Nam đã là một sai lầm. Sai lầm đến mức diệt chủng xét trên hiện trạng đất nước bị đe doạ mất lãnh thổ và nhiều thế hệ tương lai lầm than trong cộng cuộc tiếp tục xây dựng xã hội chủ nghĩa vô vọng.
Ông Hồ chí Minh có trình độ học vấn thấp nên khó có thể hiểu được nội hàm của chủ nghĩa cộng sản. Ông du nhập chủ nghĩa này vào Việt Nam vì đắc chí với mục đích trước mắt của nó là thủ thuật giải phóng dân tộc bằng giáo mác, súng đạn và giết người đã thành công ở Nga. Mục đích dài hạn của chủ nghĩa này, ông hoàn toàn không biết. Trong những người đồng chí đầu tiên của ông Hồ chí Minh, chỉ có một người có ít nhiều chữ nghĩa là ông Võ Nguyên Giáp thì, oái oăm thay, lại bị giao cho nhiệm vụ cầm con dao!
Nếu ông Hồ Chí Minh có học thức khá hơn ông sẽ hiểu được chủ nghĩa cộng sản không hề có chủ trương xây dựng các quốc gia độc lập, tự do, hạnh phúc và có chủ quyền ngay từ trong ý tưởng tạo hình chủ nghĩa cộng sản. Ngay từ trong phôi thai các ý tưởng căn bản để lập nên chủ nghĩa, các ông tổ cộng sản, ông Mác, ông Ăn-ghen, ông Lê-ninh, ông Xít-ta-lin… đã nói đến một chủ nghĩa đại đồng, một thế giới chung của những người vô sản trên địa cầu. Nghĩa là một thế giới liên lập, gắn chặt vào nhau và lệ thuộc vào nhau, xích chân vào nhau lê bước trên con đường tiến tới thiên đường cộng sản. Vì thế, người hiểu cộng sản phải hiểu chủ nghĩa này cấm các quốc gia được độc lập và có chủ quyền. Đi theo chủ nghĩa cộng sản mà nói là để xây dựng một nhà nước độc lập, chủ quyền là phản lại chủ nghĩa cộng sản, là bịp bợm. Chủ nghĩa cộng sản kêu gọi một thế giới hoàn toàn là những người vô sản (vô sản toàn thế giới, hãy đoàn kết lại) chứ không nhằm giúp giới vô sản bần cố nông ở Việt Nam hãy đoàn kết lại! Nếu không phải thế, làm sao ông Hồ Chí Minh và các đệ tử ngày hôm nay giải thích các sự kiện lịch sử đã xảy ra tại các nước đã thực hiện gần được xã hội chủ nghĩa ước mơ trước VN như ở Đông Đức năm 1953, ở Hungari năm 1956, ở Tiệp Khắc 1968 và ở Ba Lan 1989?
Năm 1976, ông Lê Duẩn hoá điên sau khi cưỡng chiếm được miền Nam đã tuyên bố đầy kiêu hãnh: …(nhờ đảng CSVN) “từ này đất nước ta vĩnh viễn sạch bóng quân thù…” Thật vậy sao? Khi tuyên bố như thế ông Lê Duẩn đã quay mặt về hướng Nam để dạy dỗ nạn nhân về ý nghĩa giải phóng miền Nam nên không nhìn thấy quân thù đang động binh ở phía Bắc. Một thoáng sau đó, nền độc lập và chủ quyền của Việt Nam đã bị xâm phạm trắng trợn và thô bạo chưa từng có dưới cái nhìn tuyệt vọng của đảng CSVN. Nền độc lập và có chủ quyền ấy phải qua Thành Đô ký giấy đầu hàng và quy phục Trung Quốc. Ngày nay bóng quân thù đã xuất hiện từ đầu nguồn đất nước, bên trong lãnh hải Biển Đông và đang vét nạo tài nguyên của ta trên mọi miền đất nước. Có thể đảng CSVN vẫn có lý do để chống chế sự hèn nhát của chế độ, bởi vì đấy chỉ là những ‘người lạ’ và ‘tàu lạ’ xâm phạm và chiếm đất đai của ta, chứ chẳng có quân thù nào nữa đúng y như sấm truyền của Lê Duẩn.
Việc đảng cộng sản Việt Nam kêu gọi người VN hy sinh tối đa nhân tài vật lực của đất nước làm công cuộc giải phóng dân tộc để xây dựng một nhà nước độc lập, tự do và chủ quyền là một hành động bịp bợm lừa dối có tính lịch sử. Đây là tội, chứ không bao giờ là công để vịn vào đó khăng khăng đòi nắm lấy quyền cai trị Việt Nam. Hàng triệu triệu thanh niên Việt Nam đã tham gia vào công cuộc giải phóng dân tộc vì lòng yêu nước, vì phẫn nộ trước sự cai trị của ngoại bang, vì ước mơ một cuộc sống tự do chứ không phải vì yêu chủ nghĩa cộng sản. Tuyệt đại đa số những thanh niên này đều không hiểu biết chủ nghĩa cộng sản là gì thì nói gì đến sống chết cho chủ nghĩa này. Chính vì lòng yêu nước, như tấm lòng nóng bỏng yêu nước của Phương Uyên và Nguyên Kha ngày hôm nay đã khiến hàng triệu triệu thanh niên Việt Nam, chỉ một số ít là đảng viên CSVN, đã quyết tử cho đất nước quyết sinh trước đây. Đánh đồng lòng yêu nước của người dân Việt Nam với lòng yêu chủ nghĩa xã hội là gian trá vô liêm sỉ của đảng cộng sản VN. Đây là tội và là tội ‘trời không dung đất không tha’ như ông Đại tá Công an Trần Đăng Thanh đã nói về tội ác của Mỹ Nguỵ trước năm 1975.
Và ngày hôm nay, cái thước đo cụ thể nhất để xác định về nền độc lập, tự do, dân chủ, có chủ quyền của Việt Nam là hãy nhìn về phương Bắc. Nếu CSVN vẫn khẳng định lấy tư tưởng Mác- Lê làm nền tảng xây dựng xã hội chủ nghĩa, hãy tưởng tượng vì nguyên cớ nào đó, CS Trung quốc chuyển mình đổi qua thể chế dân chủ, liệu CSVN có thể độc lập, có chủ quyền, và tiếp tục tiến lên xã hội chủ nghĩa hay không? Hay lại phải chạy qua Thành Đô xin một giấy bảo hiểm khác? Câu trả lời tất yếu là KHÔNG, vì từ khi CSVN nắm được chính quyền, nước Việt Nam chưa bao giờ độc lập và có chủ quyền mà luôn luôn phải lệ thuộc vào các ‘nước xã hội chủ nghĩa anh em’.
CSVN đòi hỏi Hiến pháp phải ghi rõ CSVN được độc quyền cai trị Việt Nam vì chỉ có đảng CSVN mới đưa đất nước tiến nhanh tiến mạnh lên xã hội chủ nghĩa? Nhưng xã hội chủ nghĩa có được sự đồng thuận của người dân của cả hai miền đất nước hay không mà trấn áp người dân để thực hiện? Xã hội chủ nghĩa là cái con gì, và hình dạng nó ra làm sao mà bắt nhân dân phải thực hiện? Nếu là một chế độ ‘dân chủ tốt đẹp gấp vạn lần dân chủ tư bản’ (Nguyễn Thi Doan) hãy mở một cuộc trưng cầu dân ý để xem bao nhiêu người Việt Nam muốn tiến lên thiên đường xã hội chủ nghĩa. Đây là sự thách thức căn bản của mọi nền dân chủ tư bản bởi vì chỉ có được sự uỷ thác của toàn dân, nền dân chủ tư bản mới đưa các quốc gia đến độc lập, tự do, hạnh phúc thật sự. Ngoài ra không ai có thể muối mặt đi rao bán dự án xây cất một ngôi nhà không có hoạ đồ, không có hình dạng, không có vật liệu cho bất cứ ai trong thời đại toàn cầu này. Táo tợn chỉ có đảng CSVN là ra sức làm cái công việc nghịch thường dù phải đem đất nước đi cầm cố cho người lạ phương Bắc. Như thế đây cũng là một bằng chứng của tội ác chứ không phải công trạng mà phải tâng công trong hiến pháp. Nó cũng là bằng chứng khiến đảng CSVN phải cáo chung, phải xin lỗi con người và đất nước VN, và phải vĩnh viễn biết mất trên đất nước Việt Nam.
Những con vật hy sinh đầu tiên cho xã hội chủ nghĩa là những bậc cha chú của đảng CSVN như Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu đã không dạy cho đảng CSVN bài học nào. Những con thiêu thân đầu tiên này đã trả giá bằng hàng triệu triệu sinh linh và không thể kể xiết những thiệt hại khủng khiếp trên quê hương đất nước của họ để thực hiện xã hội chủ nghĩa. Hy sinh đến như thế mà khi chỉ kịp nhìn thấy cái chân của con xã hội chủ nghĩa thôi, thì họ đã hoàn hồn và bỏ chạy. Một khi đã biết sai lầm, dù đang đứng trên vị trí cao nhất trong khối xã hội chủ nghĩa, sự can đảm tinh thần của người Nga đã khiến họ dám chấp nhận sai lầm và dám làm lại từ đầu. Sự can đảm tinh thần này đảng CSVN hoàn toàn không có. Xã hội chủ nghĩa là cái xe đã chết máy, nhưng vì thể diện, vì sự mất mặt, vì tội ác chồng chất quá nhiều, vì bản chất hèn nhát mà tham lam, đảng CSVN càng tuyệt vọng bao nhiêu càng gia sức hò hét người dân Việt Nam đẩy cái xe chết máy xã hội chủ nghĩa lên dốc đồi đau khổ. Ấy vậy mà còn trâng tráo nhân danh là lực lượng duy nhất để thực hiện thiên đường mù này đảng CSVN đòi phải được độc quyền vĩnh viễn cai trị Việt Nam.
Vả chăng vì đảng CSVN vẫn còn lưu luyến cái xã hội chủ nghĩa chết tiệt này thì hãy biết rút kinh nghiệm từ cái xác đã sình thối của đàn anh. Xã hội chủ nghĩa vốn được coi là cầu nối đi lên xã hội cộng sản. Trong cái xã hội cầu nối này, người ta vẫn chưa thấy có dấu hiệu con người sẽ có thể làm theo khả năng và hưởng theo nhu cầu. Mà có nhiều biểu hiện cụ thể khác ngược lại viễn ảnh đáng ước mơ. Giải Nobel Hoà bình 1971, đại văn hoà Nga Solzenitsyn, đã cho thấy trong xã hội chủ nghĩa Liên Xô trước đây, sự khủng bố tinh thần mà guồng máy nhà nước áp đặt lên giới trí thức Nga bị nghi ngờ (chỉ nghi ngờ thôi) bất đồng chính kiến với đảng CS Liên Xô đã vô cùng ghê khiếp. Mọi trí thức có chuyên môn cao đều bị tước đoạt quyền hành nghề và phải bị cải tạo lao động trên vùng Tây Bá Lợi Á chỉ có tuyết với tuyết, và phải bị sự theo dõi đến ngay trong cả giấc ngủ. Vì không được làm theo khả năng nên tù nhân Nga cũng không được hưởng theo nhu cầu. Họ được hưởng theo tiêu chuẩn tù nhân thôi. Vài lát bánh mì đen và ca súp lỏng chỏng ít miếng mỡ.
Xã hội chủ nghĩa đã được đảng CSVN cho thực hiện ở miền Bắc và ở miền Nam Việt Nam sau khi ‘thống nhất’ cũng cho thấy không khá hơn các nền xã hội chủ nghĩa anh em kia. Có người có khả năng chuyên môn bằng chân tay lao động như làm ruộng, làm thuê, ở đợ, thậm chí thiến heo… nhưng không được quyền làm theo khả năng mà bị buộc phải làm những việc hoàn toàn vượt quá khả năng của mình như tổng bí thư, như thủ tướng, như chủ tịch nước v.v. Và nhu cầu thì chỉ giai cấp thống trị thì được hưởng theo khả năng, dân đen hưởng theo tiêu chuẩn: 21 kí gạo/tháng, 3 bao thuốc lá, 8 lạng thịt, ½ ký đường… tức là hưởng theo mức tối thiểu!!! Đảng CSVN đã thúc giục nhân dân thực hiện xã hội chủ nghĩa như thế dưới sự lãnh đạo của đảng thì là tội, phải nói là tội tày trời và vì thế phải là nguyên cớ để bị thay đổi, để tự cáo chung chứ không thể là nguyên cớ để sửa đổi hiến pháp mà ghi thêm những điều lệ bảo đảm mạng sống của đảng. Vì cái xã hội chũ nghĩa đã hiện nguyên hình là ‘ Thiên đường Mù’ của Dương Thu Hương, là ‘Đường Đi Không Đến’ của Bùi Xuân Vũ, là ‘Lá Diêu Bông’ của Hoàng Cầm… tất cả làm bằng chứng để nói lên tội ác của CSVN chứ không phải công trạng.
Một sự lừa bịp vĩ đại khác nữa rộng khắp trên cả nước là đảng CSVN kể công giải phóng giải phóng vì họ sẽ đưa đất nước đến chỗ dân giàu nước mạnh, một cuộc sống ấm no hạnh phúc. CSVN vẫn rêu rao chủ nghĩa cộng sản rồi sẽ làm cho dân giàu nước mạnh nhưng trong thời hạn bao lâu thì chỉ được nói khơi khơi ‘ta sẽ xây lại đẹp hơn’ thôi. Thực tế trải nghiệm cho thấy đi theo chủ nghĩa cộng sản để thoát khỏi cuộc sống tăm tối, nghèo khổ chỉ là sự tuyên truyền bịp bợm của đảng CSVN. Những người VN còn ngây thơ tin rằng đảng CSVN sẽ tạo ra cơm no ấm áo, tiền bạc rủng rỉnh trong ngân hàng, xe con loay hoay quay đầu ngoài ngõ, hãy tỉnh lại. Từ trong ý tưởng nguyên thuỷ tạo hình chủ nghĩa (by design) chủ nghĩa cộng sản đã kêu gọi thù hận giai cấp giàu có, thì làm sao chủ nghĩa này có thể khuyến khích các biện pháp làm cho dân giàu có? Hạng nhất là ‘trí’ tức trí thức, hạng nhì là ‘phú’ tức giới trung lưu là hai giai cấp được đảng ưu tiên đưa lên hàng đầu trong danh sách phải tiêu diệt (trí phú địa hào, đào tận gốc), vậy làm sao hai giai cấp này có thể phất lên được trong chế độ cộng sản? Làm cho dân giàu để trở thành kẻ thù của giai cấp hay sao? Vì thế, làm cho dân giàu phải là một đại hoạ, một thảm kịch cho đảng cộng sản VN. Mất điều 4 trong Hiến pháp đảng cộng sản chưa chết, ông chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã quá bi quan, nhưng đảng CSVN chắc chắn sẽ chết nếu dám làm cho dân giàu. Giai cấp trung lưu rủng rỉnh tiền bạc là cơn ác mộng của những người cộng sản. Vì thế họ phải tước đoạt quyền tư hữu của người dân để khống chế dân. Mất hết tư hữu và phương tiện sản xuất khiến người dân lệ thuộc vào đảng và để có cơm ăn phải ‘múa’ tối ngày theo ý Đảng. Làm cho dân giàu, dân có tài sản, có tiền bạc rủng rỉnh, có tư liệu sản xuất, tất yếu người dân đòi hỏi sự bảo đảm tài sản, và sẽ đòi hỏi những quyền phúc lợi cao hơn và đòi hỏi phải luật hoá các quyền cơ bản của con người. Vì nhờ có tiền người dân mới mạnh miệng (mạnh vì gạo, bạo vì tiền như người ta vẫn nói) và có phương tiện để tổ chức bảo vệ tài sản và chống lại tham nhũng, ảnh hưởng đến chính quyền, nói một cách khác, sẽ chống đảng, chống chính quyền. Hãy nhìn vào cuộc sống của những người dân trong các nước xã hội chủ nghĩa cha chú của Việt Nam trước đây để thấy chẳng có người dân nào giàu có cả. Đủ ăn, đủ mặc đã là đại phúc. Chết vì rét lạnh ở Tây Bá Lợi Á là chuyện hằng ngày trong huyện chẳng ai buồn nhắc tới nữa. Không phải vì các đảng Cộng sản trong các xã hội này không có trí thông minh, óc sáng tạo để phát triển kinh tế và giao thương cạnh tranh với các nước tư bản làm cho dân giàu mà vì từ trong nguyên thuỷ của tư tưởng tạo hình (by design) chủ nghĩa cộng sản không dung thứ giai cấp trung lưu, tức người dân với tiền rủng rỉnh trong nhà băng. Vậy đi theo cộng sản để có cuộc sống sung túc hơn chỉ là một ngộ nhận bẽ bàng.
Không phải là phát minh tình cờ khi phe tư bản hỗ trợ cho chiến lược ‘diễn tiến hoà bình’ bằng cách giúp đỡ các nước cộng sản có được một giai cấp trung lưu. Chế độ cộng sản toàn trị và đảng trị sẽ trụ vững chắc nếu xã hội chỉ còn hai giai cấp: thống trị và bị trị. Giai cấp thống trị vì đã tịch thu mọi phương tiện của giai cấp bị trị sẽ được ‘ổn định’ lâu dài. Nhưng nếu có thêm giai cấp trung lưu, giai cấp này sẽ nắm cán cân quyền lực trong xã hội. Giai cấp này vì có phương tiện sẽ là nơi xuất phát và tập trung và tổ chức các biến cố đẩy lùi giai cấp thống trị. Nói cách khác, giai cấp trung lưu sẽ tiêu diệt giai cấp thống trị. Quan hệ giữa dân giàu và chế độ cộng sản, vì thế, là một quan hệ triệt tiêu lẫn nhau, quan hệ một mất một còn, quan hệ không đội trời chung, quan hệ bất dung như nước với lửa. Hy sinh cả sinh mạng và tài sản cho chủ nghĩa cộng sản để mơ ướ một ngày con cháu mình sẽ trở nên hạnh phúc và giàu có là một sự ngộ nhận đáng thương lớn nhất của những thế hệ đã đi theo cộng sản.
Cũng là sự bịp bợm khi nói sau khi được độc lập tự do, đảng CSVN sẽ hướng đến mục tiêu làm cho dân giàu, đưa đến hệ luận sẽ có một nhà nước mạnh. Đây là quan hệ hỗ tương, dân giàu sẽ đưa đến nhà nước mạnh và vì thế dân nghèo đưa đến nhà nước yếu, trừ khi phải triều cống tài sản hoặc cầm cố đất đai cho ngoại nhân để giữ lấy quyền cai trị như cộng sản đang làm. Nhưng với chữ nghĩa của cộng sản, người ta phải thận trọng. Người ta phải định nghĩa rõ ràng thế nào là một nhà nước mạnh trước nhất để không bị ngộ nhận bẽ bàng. Mạnh như nhà nước Bắc Hàn là mạnh? Hay mạnh như nhà nước Nam Hàn mới là mạnh? Dân nô lệ đến phải ăn cỏ mà sống nhưng nhà nước có bom nguyên tử là đất nước mạnh hay người dân làm chủ chính quyền, xây dựng kinh tế phát triển, xã hội văn minh, đời sống tự do, mọi quyền con người được bảo đảm mới là nước mạnh? Mạnh như xứ Bắc Hàn là mạnh khủng bố, còn mạnh như Nam Hàn là sức mạnh vô địch thực sự của dân chủ. Người Việt Nam đi theo bảng chỉ đường của cộng sản VN sẽ muốn có một nhà nước mạnh khủng bố hay một nhà nước mạnh có dân chủ, dân quyền và dân hạnh phúc? Câu trả lời đã quá dễ dàng.
Đến đây ta có thể kết luận dứt khoát: đảng CSVN là đại hoạ cho dân tộc VN. Đảng này đã đưa đất nước vào những cơn tàn phá khủng khiếp của chiến tranh mà mục đích trước mắt và lâu dài đã không vì hạnh phúc của người dân. Mục đích trước mắt và mãi mãi về sau của đảng CSVN là mục đích hoàn toàn vị kỷ: cướp lấy chính quyền của nhân dân và nắm giữ chính quyền vô đạo kiên quyết như ‘giữ gìn con ngươi trong mắt’ trong mắt mình.
Thành tích lãnh đạo công cuộc giải phóng dân tộc, mà đảng CSVN đã dựa vào để làm áp lực tinh thần hoặc làm lý cớ để phải được hiến pháp hoá độc quyền cai trị Việt Nam, là sự ngộ nhận cay đắng. Sự hy sinh không thương tiếc nhân tài vật lực của đất nước và con người Việt Nam để khởi động và điều hành một cuộc chiến tranh tương tàn 20 năm là tội đồ chứ không phải công trạng để đòi hỏi một sự đáp ơn của dân tộc. Dân tộc VN không thiếu đảng CSVN một món nợ giang hồ nào cả, có chăng là ngược lại, bởi trong hàng triệu triệu sinh linh và tài sản đã thiệt hại trong công cuộc giải phóng dân tộc này, tuyệt đại đa số không phải là đảng viên CSVN hay là tài sản của đảng CSVN. Mặt thật đã lộ diện, đã đến lúc đảng CSVN phải chấp nhận các tội ác của mình đối với dân tộc mà có một thái độ thích ứng.
Cái trò trình diễn tính dân chủ của chế độ qua quyết nghị lấy ý dân để sửa đổi, tu bổ hiến pháp 1992 hay mọi mưu toan sửa đổi hiến pháp tương tự trong tương lai cũng chỉ quy về một mục đích duy nhất: thể chế hoá, luật hoá vĩnh viễn quyền thống trị của đảng CSVN trên đất nước đã lắm tang thương. Sự tán tận lương tâm của tập thể những con người cộng sản này đã xuống dưới mức thấp nhất của loài động vật khi đảng này chấp nhận cả mua bán lãnh thổ của tiền nhân để đổi lấy quyền lực chính trị.
Quyết nghị cho tổ chức tham khảo, lấy ý kiến người dân về dự thảo sửa đổi hiến pháp 1992 đã lộ diện như một thủ đoạn chính trị để mua bảo hiểm nhân thọ cho đảng cộng sản Việt Nam. Điều sỉ nhục nặng nề cho dân tộc VN là đảng CSVN lại đi mua bảo hiểm từ công ty bảo hiểm chính trị Đại Hán. Những chi tiết sửa đổi hiến pháp, xét cho kỹ, chỉ là kết quả của những điều kiện yêu cầu đã được bảo hiểm. Và những yêu cầu này sẽ thay đổi tuỳ theo mức độ rủi ro thiệt mạng của đảng CSVN trước sự bừng tỉnh về quyền con người của người dân Việt Nam. Việc ngã giá bảo hiểm vẫn còn đang bị công ty Đại Hán chèn ép và nâng giá cao. Nhưng vì hãng bảo hiểm đã nắm thóp được nạn nhân, đảng CSVN không còn chọn lực nào khác hơn là phải thoả mãn những điều kiện của công ty bảo hiểm Đại Hán
Sơn Dương

Lạm bàn về giá trị

Đanchimviet

10.000 nhạc công biểu diễn "Ode to Joy" ở Osaka. Ảnh consciouslifenews.com
10.000 nhạc công biểu diễn “Ode to Joy” ở Osaka. Ảnh consciouslifenews.com
Năm ngoái, tôi tình cờ xem được một video clip, trong đó mười ngàn nhạc công người Nhật biểu diễn “Ode to Joy” trong một khán đài vĩ đại ở Osaka. Buổi biểu diễn được tổ chức sau trận động đất và sóng thần khủng khiếp năm 2011 như một lời cổ vũ mà người Nhật dành cho nhau. Dàn nhạc công biểu diễn bao gồm chủ yếu là các nghệ sĩ nghiệp dư, điều này chứng tỏ bản nhạc được rất nhiều người Nhật biết đến. Và qua điều đó, chúng ta có thể kết luận trình độ thưởng thức âm nhạc của họ rất cao.
Thiết nghĩ, tìm khắp Việt Nam cũng không thể nào có đủ một phần mười số nghệ sĩ nghiệp dư có thể trình bày bài Hoan ca đó, cũng như các bản nhạc bác học tương tự, chứ đừng nói là chỉ tìm trong một thành phố có số dân xấp xỉ Osaka. Thời gian đó, tôi đang ở Sài Gòn, mỗi khi đi đến đâu tôi bị choáng váng bởi những bản nhạc thị trường vừa thô về nhạc điệu vừa rất “ngộ” về lời ca.
Trong tâm trạng mà tôi tự nhận là “tủi thân”, tôi đã viết một status trên facebook so sánh trình độ cảm thụ âm nhạc Việt –Nhật. Ngoài dự đoán, tôi bị chỉ trích bởi khá nhiều người bạn. Đa số họ cho rằng tôi cực đoan, rằng không nên so sánh, rằng mỗi nước có mỗi nền văn hóa riêng, rằng không nên phủ nhận nền văn hóa “dân dã” của chúng ta, rằng hay hay dở là tùy cách đánh giá của mỗi người…
Giá trị từ đám đông?
Chúng ta đang sống trong thời đại của quyền lực đám đông. Sự thành công của một tác phẩm, một bộ phim, một công trình…không chỉ được đánh giá dựa trên giá trị nội tại mà nhiều khi là dựa trên mức độ phổ biến của chúng. Đã qua rồi cái thời giới trí thức tinh hoa trong xã hội là những người định giá cho chất lượng và giá trị. Ngày nay đám đông bất khả chiến bại quyết định sự thành công của bạn và đôi khi là cả giá trị của bạn nữa.
Chúng ta khó có thể xác quyết rằng các nấc thang giá trị do giới tinh hoa xác lập là hoàn toàn đúng. Nhưng cũng vô cùng khó để phủ nhận sự thật rằng những giá trị đỉnh cao đều thuộc về giới tinh hoa, hầu hết những giá trị văn hóa tinh thần của nhân loại là do họ tạo nên, những tiến bộ của loài người là do họ dẫn dắt chứ không phải quần chúng. Dù ngày nay giới tinh hoa nằm rải rác rộng rãi trong tất cả các thành phần xã hội nhưng khi đạt đến một trình độ và thành tựu nhất định, những người này sẽ mặc nhiên tự tách mình ra khỏi cái nơi mà họ xuất thân. Khi đó, những giá trị mà họ tạo ra nghiễm nhiên thuộc về cái tập hợp mà họ mới gia nhập chứ không thuộc cái gốc gác của họ nữa.
Trong bối cảnh đó, dù không thể xem thường những gì được chấp nhận rộng rãi, được công chúng ủng hộ vì có thể chúng phù hợp với ý nguyện và sở thích của nhiều người trong xã hội, nhưng nhất thiết không thể bỏ qua những gì thuộc về thiểu số tinh hoa. Có một ngịch lý rằng, những gì mang chân giá trị thường được ít người biết đến hơn những thứ dễ dãi, nhẹ nhàng. Câu hỏi lúc nhỏ của tôi giờ đã được trả lời khá dễ dàng: vì sao tác phẩm “Đại đường Tây vực ký” của chính ngài Huyền Trang – một học giả xuất chúng-hầu như không ai biết đến, trong khi một cuốn tiểu thuyết hư cấu hỗn tạp và kém cỏi về tư tưởng triết học như “Tây du ký” của Ngô Thừa Ân thì nhiều người nhập tâm.
Vì thế, tôn trọng cách thưởng thức của quần chúng không có nghĩa là chúng ta không có quyền đánh giá. Và chẳng có vẫn đề gì khi cổ vũ mọi người sống hạnh phúc theo cách của họ nhưng mặc khác, chính chúng ta vẫncó thể phân định sự cao thấp về giá trị và giáo dục cho con cháu họnhững giá trị đỉnh cao, để lớp người sau có thể mong muốn sống và được sống hạnh phúctheo cách khác với cha ông họ, trong những nấc thang giá trị cao hơn. Nếu không coi trọng chất lượng, giá trị và đỉnh cao thìcó lý do gì để chúng ta chú trọng giáo dục (dù không phải ai cũng trở nên xuất chúng từ nền giáo dục trường lớp)?
Có những quy chuẩn đánh giá
Tôi lấy làm bối rối khi có nhiều người cho rằng một tác phẩm, một công trình hay một phương pháp làm việc nào đó có giá trị hay không, tốt đẹp hay tồi dở là tùy thuộc vào“những cách nhìn nhận khác nhau”. Vậy hóa ra chúng ta đang sống trong một thế giới mà các giá trị là không thể xác định được? Đồng ý là trong một thế giới đa nguyên, văn hóa, quyền lợi, sở thích, lựa chọn, lối sống và cảm nhận về giá trị của mỗi cá nhân hay mỗi nhóm người là khác nhau và cần được tôn trọng. Nhưng việc xác định giá trị cho các thành tựu của con người lại là chuyện khác.
Các quy chuẩn về giá trị thay đổi theo thời đại nhưng trong từng thời đại nhất định, có những giá trị phổ quát được mặc định để từ đó định danh “chất người” và xác định chất lượng các thành quả của con người.Những giá trị đó tạo nên khuôn thước tương đối cho việc đánh giá các thành tựu, đạo đức và hành xử của chúng ta. Căn cứ vào những giá trị mặc định đó, chúng ta giữ cho xã hội vận hành trong những giềng mối tương đối ổn định.
Các quy chuẩn về giá trị là tương đối nhưng không dựa vào nó, mọi đánh giá khả dĩ về giá trị sẽ biến mất. Khi đó,tư duy, hành xử và nhận thức về giá trị của con người sẽ trở nên hỗn loạn.Nếu âm nhạc không có những tiêu chuẩn riêng, làm sao để đánh giá nhạc nào là bác học, nhạc nào là quần chúng, bản nhạc nào đạt trình độ cao, bản nhạc nào không? Nếu không có những giá trị căn bản được thừa nhận phổ quát như pháp trị (rule of law), tự do cá nhân, tam quyền phân lập… làm sao chúng ta đánh giá được một chính thể là dân chủ hay không; hay là chúng ta sẽ bị cuốn vào cái ngụy biện : dân chủ khác nhau tùy theo cách nhìn nhận của mỗi người?
Bàn một chút về chính trị, khi đối mặt với nhận xét của người khác về hiệu quả đấu tranh của mình, nhiều người đối kháng ở Việt Nam thường nói : “tính hiệu quả và sự hay dở trong phương cách đấu tranh là tùy cách nhìn nhận của mỗi người”. Chúng ta có thể nói: tùy hoàn cảnh và điều kiện mà mỗi người và mỗi nhóm người có những lựa chọn đấu tranh khác nhau. Điều đó đúng. Nhưng khi đã chấp nhận sự khác biệt về điều kiện, dẫn đến khác biệt về phương cách như thế, chúng ta đồng thời phải chấp nhận luôn sự khác biệt về tính hiệu quả của những công việc mình làm so với người khác.
Hiểu đúng về tinh thần khoan dung
Trong các lĩnh lực văn hóa-tinh thần và nghệ thuật, tôn trọng sự khác biệt là điều cần thiết để tạo lập một xã hội hài hòa, bao dung và đề cao tự do cá nhân. Tôn trọng sự khác biệt nghĩa là chúng ta chấp nhận sự tồn tại của những thứ khác với mình trong sự khoan dung và không kỳ thị. Nhưng không ai có thể ngăn chúng ta đánh giá về giá trị của chúng. Tôn trọng, tức là để cho những gì khác biệt được tồn tại bên cạnh chúng ta trong phẩm giá, chứ không phải cào bằng mọi thứ và đặt chúng trên cùng một nấc thang giá trị. Bình đẳng về sự bảo vệ pháp lý và cơ hội thăng tiến không đồng nghĩa với sự ngang nhau về chất lượng và hiệu quả.Một bản giao hưởng và một bản nhạc thị trường, cả hai đều nhận được sự bảo vệ pháp lý như nhau với tư cách là những tài sản trí tuệ, nhưng nếu phải ưu tiên để đưa vào giáo trình của một Học viện âm nhạc, chúng ta sẽ chọn cái nào?Trả lời câu hỏi này xong thì chúng ta sẽ cảm nhận được sự tồn tại của các nấc thang giá trị, sẽthấy hữu lý khi có ai đó so sánh về chất lượng của chúng, mà không chụp cho họ cái mũ cực đoạn, kỳ thị.
Trong bất cứ lĩnh vực nào, đặc biệt trong văn hóa- nghệ thuật, nếu kém cỏi, chúng ta chọn cách học hỏi cầu tiến, để tiến càng gần đến đỉnh cao càng tốt, chứ không ngụy biện về sự khác biệt để lấp liếm. Trên bất cứ phương diện nào, không có đỉnh cao là đáng thất vọng. Chúng ta không nên tự thỏa mãn và giới hạn mình trong những giá trị thấp nhân danh “tôn trọng sự khác biệt”. Việc xây dựng một Việt Nam phồn thịnh trong tương lai không chỉ là xây dựng một không gian bao dung cho mọi sự khác biệt, mà còn là nỗ lực hướng đến, giáo dục thế hệ trẻ hướng đến những đỉnh cao giá trị, những sản phẩm đặc sắc về tư tưởng, văn học, nghệ thuật…của nhân loại chứ không chỉ mò mẫm trong mớ rau, bó lúa của văn hóa nông nghiệp. Nếu không, mãi mãi chúng ta sẽ chỉ là một đất nước vừa nhỏ, vừa thấp kém.
Sài Gòn, ngày 10 tháng 6 năm 2013
© Huỳnh Thục Vy
© Đàn Chim Việt

Có những điều không thể hiểu

Posted by ttxcc6 on 25/06/2013

Đanchimviet


Thời tiết Châu Âu năm nay, dường như hơi đỏng đảnh. Đã đầu tháng sáu, trời vẫn còn se lạnh. Mưa dầm mưa dề, không thối đất thối cát như ở quê nhà, nhưng đủ làm nước sông Elber dâng cao, tàn phá nhiều thành phố làng mạc của Đức và những nước có chung dòng chảy. Những ngày này, lại làm tôi nhớ đến Monaco và câu nói của Michal Bui: “ Mưa bão, lụt lội, chiến tranh bom đạn, dù xảy ra ở nơi nào, đất nước nào, thì cũng vô cùng tàn khốc. Nhưng chiến tranh mâu thuẫn trong lòng người còn tàn khốc, nguy hiểm hơn ngàn lần…“
Tháng tám năm 1995, tôi có ông cậu họ Đặng, Chef  nhớn của quận Ba Đình Hà Nội, sang Paris học hay thăm quan gì đó ở trường hành chánh mấy tháng. Ông điện bảo, học hành gì, cỡi ngựa xem hoa thôi, tôi sang lúc nào cũng được. Lúc đó, tôi có vợ chồng anh Nguyễn Thế Cường, nguyên đội trưởng lao động ở Werdau, hiện là Phó tổng giám đốc một công ty thuộc Bộ Nông Nghiệp, cũng từ Việt Nam sang. Tôi rủ anh sang Paris và đi Manaco thăm bà bác theo chồng là sỹ quan Pháp về nước từ những năm 1940. Buổi tối Paris, chỗ ông cậu tôi có cả anh Cù Huy Hà Vũ ở đó. Hàn huyên với nhau một đêm, hôm sau chúng tôi đi tiếp tục chặng đường 1000 cây số đến Manaco.
Từ trên Autobahn(đường cao tốc) ngồi trong xe, nhìn xuyên qua những tấm kính ngăn tiếng ồn, Manaco lọt thỏm trong tầm mắt. Vương Quốc 36 ngàn dân, rộng chừng 2 cây số vuông này, có con đường chính chạy dài, một mặt phố, như hai cánh tay ôm lấy biển. Ngoài xa, đoàn tầu rực lên ánh đèn màu lọt qua ô cửa và có những con sóng bạc vỗ nhẹ dưới chân tầu, cứ ngỡ đó là khu phố mới, xây trên miền đất trắng. Phố đã vào đêm, tôi kéo cửa kính, gió chợt luồn vào xe, mát dịu. Để xe chầm chậm, nhẹ lăn trên đường, tôi vục tay vào trong gió, cảm giác như được chạm vào làn da của… thuở yêu đầu. Từng tốp khách du lịch, chẳng cần chiếu đệm, nằm phơi mình, hứng gió trên hè đường. Thành phố lặng yên, nghe tiếng thở của sóng. Với tôi, Monaco có lẽ là Vương Quốc sạch và đẹp vào bậc nhất hành tinh này.
Đã khá muộn, nhưng bác tôi, vợ chồng Davis, con cả của bác và Michal Bùi (bạn Davis) vẫn chờ cơm chúng tôi. Bác tôi, năm ấy đã tám chục, nhưng còn khỏe và minh mẫn. Bác có bốn người con, ba người sinh sống ở Ý. Chỉ còn Davis từ ngày bác trai mất, anh dọn về ở cùng với bác. Davis sinh ở Hà Nội và có một vài năm sống ở quê, lại gần gũi với mẹ, nên anh nói được tiếng Việt. Năm ấy anh cũng đã gần sáu chục, đủ tuổi về hưu sớm. Michal Bùi, tuy sinh đẻ ở Pháp nhưng ba mẹ đều là người Việt, hồi nhỏ anh sống vật vờ mấy năm trong cư xá Sainte Livrade cùa những người đã làm việc cho Pháp  hoặc có gốc Pháp, hồi cư năm 1955, nên anh sõi tiếng Việt. Vì vậy, trong bữa ăn bữa nhậu chúng tôi dùng tiếng Việt thoải mái, rôm rả.
Milchal Bùi hơn tôi chừng bốn, năm tuổi, nhìn rất phong trần, sóng gió của người lính trên tầu viễn dương. Anh bảo, mấy năm trước tàu có cập cảng Hải Phòng và Sài Gòn, nhưng chỉ bốc dỡ hàng xong là đi ngay, không có thời gian tìm về bản quán quê hương. Nhưng những năm tháng hải hành như vậy, tầu anh đã vớt, cứu được nhiều đồng hương trên đường vượt biên…
Trời gần sáng, bia rượu trên bàn đã cạn. Tôi gần như hai đêm không ngủ, lái xe liên tục hai ngàn cây số, người đã quay quay. Định chui vào phòng ngủ, nhưng Milchal Bùi làm cho tôi chợt tỉnh, giã cả rượu, bằng câu chuyện về số phận những người lính khố đỏ, ở mặt trận chống phát xít năm xưa. Câu chuyện này, Milchal cũng kể lại theo lời của ba anh, tuy ngắn, đơn giản nhưng nó làm tôi ám ảnh mãi: “Ông Bùi (ba của Michal) có người bạn thân quê miền Trung từ khi vào lính khố đỏ. Cả hai đều được điều động sang An-ge-ri vào cuối thập niên ba mươi, thế kỷ trước. Ngay sau đó, họ lại được điều về chính quốc (Pháp), mặt trận chống phát xít Đức. Pháp thất bại, họ đều bị quân đội Đức bắt làm tù binh. Sau khi được quân đội Đồng Minh giải phóng, các ông ở lại Pháp. Năm 1946, nghe theo lời kêu gọi chính phủ Việt Minh, hơn nữa đã có vợ con ở quê nhà, nên bạn ông Bùi đã lên tầu về nước. Ông Bùi ở lại, sau đó ông quen và ăn ở với vợ người lính Pháp chết trận, từ Việt Nam sang và sinh ra Milchal Bui ở cư xá Sainte Livrade. Sau này có nhiều người từ Việt Nam sang, ông dò hỏi về bạn mình. Có người biết bảo, khi bạn ông về, bà vợ đã đi lấy chồng vì tưởng ông đã chết. Nhưng ngay sau đó, bà bỏ ông chồng mới, trở về sống với ông. Lúc đó bạn ông đã vào bộ đội Việt Minh. Nhưng trớ trêu thay, bạn ông lại lại là thuộc cấp của ông chồng mà vợ bạn ông vừa bỏ. Trong một trận đánh, bạn ông đã bị ông này, bắn chết từ phía sau và gán cho cái tội chạy theo địch…“
Vâng! Câu chuyện chỉ có vậy thôi. Tôi ám ảnh, không hẳn vì cái chết oan uổng của người lính trận, hoặc hành động dã man, bỉ ổi của kẻ giết người, mà bởi cái tàn nhẫn của chiến tranh. Thân phận của người vợ, cũng như mâu thuẫn, dày vò trong nội tâm của bà, tưởng như chỉ có trong tiểu thuyết hay phim ảnh. Đúng như vậy, hậu quả trong bất cứ cuộc chiến nào, sự thiệt thòi, trớ trêu, khổ đau nhất, cũng thuộc về những người vợ, người mẹ. Và tôi cứ phân vân tự hỏi, liệu chúng ta có cần bằng mọi giá thống nhất đất nước, với một cuộc chiến đẫm máu và nước mắt vừa qua?
Khi tôi tìm tài liệu về thân thế của nhà thơ, dịch giả Đỗ Hoàng để viết bài “ Đỗ Hoàng, Người Đi Nhặt Lại Hồn Thơ Cũ“. Chỉ có bài viết của nhà thơ Trần Quang Đạo, nhắc về cái chết của thân phụ Đỗ Hoàng, bị đồng đội bắn chết và gán cho cái tội chạy theo giặc vì mâu thuẫn tình ái. Lúc này, tôi chỉ mơ màng dường như câu chuyện này mình đã nghe, hoặc đọc ở đâu đó. Nhưng khi nhận được thư của Đỗ Hoàng gửi cho tôi ngày 19-6-2013 đăng trên báo vannghecuocsong.com ở trong nước, thì câu chuyện của Michal Bui kể, gần hai mươi năm về trước, vỡ òa trong ký ức tôi. Tôi bị xúc động mạnh, tôi không khóc, nhưng đến lúc này ngồi viết trên bàn máy vi tính tay tôi vẫn còn run run.
Tôi không phải là người nghiên cứu xã hội hay hình sự học, nên không dám khẳng định hai sự việc trên là một, nhưng sự liên tưởng của người viết văn bất chợt có trong tôi.
Leipzig ngày 24-6-2013
© Đỗ Trường
© Đàn Chim Việt
—————————————————————————-
GI NHÀ VĂN Đ TRƯỜNG     
Hà Nội, Việt Nam ngày 19 tháng 6 năm 2013
Kính gửi nhà văn Đỗ Trường!
Đọc bài anh viết về tôi, tôi quá cảm kích và xúc động. Trước hết anh đã hiểu tôi như những người bạn cùng tuổi chơi thân với nhau, hàng ngày cùng bia bọt ở trong nước, thứ nữa anh đã hiểu những tác phẩm tôi viết một cách sâu sắc, chia sẻ cùng tôi những suy nghĩ trăn trở một thời và cả bây giờ những vấn đề lớn lao của đất nước, con người, nhân loại toàn cầu. Với tầm nhìn, tầm nghĩ như anh lại được được tiếp xúc với thế giới rộng lớn bên ngoài, thế giới của những nền văn hóa lớn, nền văn mình vượt xa tổ quốc chúng ta; anh đã phân tích, bàn bạc, nhận định một cách khách quan, trung thực mà nhiều người ở quốc nội vì lý do này, lý do khác không kiến giải hết.
Đỗ Hoàng tại nhà riêng ở Huế
Đỗ Hoàng tại nhà riêng ở Huế
Cám ơn anh vô cùng! Anh đã chia sẻ cùng tôi người cùng họ. Họ mình nhỏ, ít người quá. Tôi ở khắp đất nước cố tìm họ nhưng ở đâu họ mình cũng lưa thưa. Không phải bênh vực, bè phái họ hàng, nhưng họ mình chia sẻ và dựa vào các họ lớn để vươn lên là một điều rất tốt mà con cháu trong họ phải biết. Nó cũng như các dân tộc nhỏ phải dựa vào dân tộc lớn để phát triển; nước nhỏ phải dựa vào nước lớn để tồn tại.
Anh đã khá hiểu tiểu sử của tôi và bi kịch gia đình. Tôi xin thưa thêm vài điều nhỏ để hiểu thêm những năm tháng đau thương của gia đình, quê hương, đất nước.
Ba tôi mất khi tôi mới 8 tháng tuổi, (ngày trước ở quê tôi, con nhà có tý chức sắc thì gọi bố bằng ba, con nhà thấp thì gọi  bố bằng bọ), mẹ tôi phải đi xin sửa khắp bà con tản cư ở chiến khu Bang Rợn (Lệ Thủy, Quảng Bình). Tám tháng tuổi thì làm sao biết được chuyện gia đình. Sau này khai lý lịch thì chính quyền địa phương bảo sao khai vậy. Không thể khai như bà con trong họ kể và mẹ tôi kể.
Năm học lớp 9 cấp 3 Lệ Thủy (tương đương lớp 11 bây giờ). Tôi được giới thiệu vào Đoàn thanh niên Lao động Việt Nam. Muốn vào đoàn thì phải khai lý lịch. Tôi ghi bố: chết.
Không kết nạp được Đoàn. Mãi đến cuối năm, anh Bí thư Chi đoàn lớp bào phải khai rõ ràng: Bố chết vì gì? Tôi phải về hỏi mẹ tôi. Phong tục Việt Nam là xấu che, tốt khoe. Ai lại bảo bố chết trận bao giờ. Mẹ tôi không nói nhưng tôi bảo, trên rộng rãi, họ muốn biết chết vì gì. Và cuối cùng tôi khai : Bố chết trận!
Tôi được kết nạp Đoàn,  thành Đoàn viên thanh niên Lao động Việt Nam tại Chi đoàn lớp 9C, trường cấp 3 Lệ Thủy, Quảng Bình (năm học 1966- 1967).
Hai người lính bắn nhau như anh viết chính là chuyện đồn thổi, không có thật. Nhưng hai người lính ấy là hai người chồng của mẹ tôi.
Ba tôi đi lính sang Pháp năm 1939, không phải đánh nhau ở An giê ri mà đánh nhau với Đức Quốc xã khi chúng chuẩn bị vào Pa ri xâm lược Pháp. Cùng đợt ấy có cả bốn bác tôi nữa. Và năm anh em đều bị tù ở Đức.
Ba tôi cùng mấy anh em về nước năm 1946 , hình như cùng chuyến tàu với Bác Hồ. Mấy anh em nghe theo Bác Hồ đều đầu quân đánh giặc. Vì cán bộ quân sự thời Cách mạng tháng Tám năm 1945 hiếm lắm. Nghe nói Đại tướng Võ Nguyên Giáp biết tên đến đại đội trưởng. Ba tôi là em út nhưng cũng đã lên được Quản thì phải. Các bác lên trước Quản, Đội nhiều năm. Ai cũng đều là cán bộ quân sự tỉnh, huyện Việt Minh, đảng viên, rồi về hưu.
Riêng ba tôi làm đại đội trưởng 361 huyện đội Lệ Thủy, Quảng Bình. Ông Lê Hoản làm Chính trị viên. Hồi ấy Việt kiều trở về  nước mới giỏi quân sự, mấy anh thanh niên ở làng biết gì a lô xô, đi ong đơ (đi đều một, hai)…
Ông Lê Hoản là người cùng làng (Thuận Trạch, Mỹ Thủy, Lệ Thủy, Quảng Bình) cùng hoạt động Cách mạng thời tiền khởi nghĩa với mẹ tôi, cùng trong Chi bộ, Đảng bộ, cùng cướp chính quyền ở huyện lỵ Lệ Thủy,cùng tham gia tích cực Tuần lễ vàng  Mẹ tôi là Bí thư phụ nữ xã Cao Vân, sau đó là Bí thư phụ nữ huyện Lệ Thủy. Mẹ tôi tuy đã có con gái lên 5, 6 tuổi, có chồng đi Pháp bảy, tám năm không biết sống chết thế nào, nhưng ông Hoản vẫn lấy mẹ tôi làm vợ.
(Thời ấy trai tân lấy nạ dòng là chuyện ngược đời.). Anh ruột ông Hoản là Lê Lỵ đã lấy dì họ tôi rồi.
Hai người có với nhau một người con trai (tức là anh cùng mẹ với tôi, hơn tôi mấy tuổi). Nhưng anh mất khi lên chiến khu vì sốt rét.
Khi ba tôi bên Pháp về thì mẹ tôi ở vào tình huống rất khó xử. Trong làng có câu ca:
Hoàng Thị Khê bốn bề ngao ngán (1)
Lê Thị Gắn chắc chắn chồng về (2)
(1)   Mẹ tôi
(2)   Bác gái ruột của tôi, vợ bác Đội Diệm
Sau nhiều dằn vặt, mẹ tôi trở lại với chồng cũ, bỏ ông Lê Hoản.
Ông Hoản nói ba tôi đã giết chết con ông. Mâu thuẩn địch ta không phải Việt Minh và Pháp mà là giữa Ba tôi và ông Hoản. Ông Đại đội trưởng và ông Chính viên không thể hòa hợp rồi chuyện không hay xảy ra, không biết hư thực thế nào?
Ba tôi chỉ huy quân sự nên chẳng mưu cao như ông Chính trị viên.
Ba tôi có làm thơ:
Con ơi con!
Cha mắc tòng quân qua Pháp
Cho nên chi cha Sở, con Tần
Thương mẹ con trăm phần chi xiết
Nỗi đớn đau này ai có biết?
Giục lòng cha Âu, Á đôi phương…
(Mẹ tôi đọc được một đoạn như vậy- Bài này viết cho chị tôi. Hồi đó tôi chưa sinh)
Đấy là tôi nghe người lớn tốt nói lại vậy thôi, không biết có đúng không xin mọi người lượng thứ.
Khi hòa bình lập lại sau năm 1954, tôi nghe mẹ tôi nói, khi tôi đi vắng, ông Hoản nhiều lần đến tìm mẹ tôi, nhưng mẹ tôi bảo làm nít (vợ bé), mẹ tôi không chịu. Ông còn nói nếu chịu ông sẽ nhận tôi làm con ông để đi học nước ngoài. Mẹ tôi vẫn không chịu!
Chuyện nó như thế anh Trường ạ!
Một lần nữa vô cùng cảm ơn anh đã viết rất đúng về tôi, về dòng họ Đỗ nhỏ và ít của mình trong cộng đồng người Việt.
Chúc anh khỏe viết tốt!
TB: Nhà văn Bảo Ninh nổi tiếng với tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh sau khi đọc bài của anh do tôi chuyển đến đã nhờ tôi chuyển lời hỏi thăm anh và khen bài viết của anh
Đỗ Hoàng
Tạp chí Nhà văn
Số : 65, Nguyễn Du, Hà Nội, Việt Nam
Tel: 0913369652
Về văn xuôi tôi có các quyển sau:
(1)   Phí một thời trai
(2)   Cuộc chiến vừa tàn
(3)   Chốn lục lâm (Nẻo rừng)
(4)   Tuổi thơ lầm lủi
(5)   Mưa Huế (Mưa)
(6)    Trên đường (Phóng sự)
(7)    Gửi người tình (đang sửa tiếp)
(8)   Khoảnh khắc đời người

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét