Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 9 tháng 6, 2013

Bài viết đáng chú ý

Đừng chỉ nghe những gì Trung Quốc nói

Tướng Thích Kiến Quốc ở Shangri-La - Ảnh: Thanh Tuấn


Những ai từng theo dõi Đối thoại Shangri-La đều biết phần hấp dẫn nhất của hội nghị là phần tương tác hỏi đáp sau mỗi bài phát biểu.
Sáng 2-6-2013, ngày cuối cùng của Đối thoại Shangri-La tại Singapore, đại diện của Trung Quốc cũng có một tương tác đáng nhớ như vậy.
Tướng Thích Kiến Quốc, phó tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc (PLA), là đại diện cao nhất của Bắc Kinh tại đối thoại lần này. Trong bài phát biểu dài hơn 20 phút của mình, ông nhắc nhiều đến chuyện Trung Quốc sẽ theo đuổi con đường “phát triển hòa bình”, rằng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Trung Quốc tìm kiếm sự hợp tác và phát triển cùng có lợi chứ không phải phát triển chỉ cho riêng mình.
Ông Thích thậm chí còn nói cam kết nghiêm túc đó xuất phát từ triết lý và văn hóa của Trung Quốc. Hòa bình, theo lời ông, là “bản năng và gen của người Trung Quốc” và “kẻ mạnh ăn thịt kẻ mạnh không phải là cách thức của con người”.
Nói và làm khác nhau
Các điểm nóng, theo ông Thích, nên được giải quyết bằng đối thoại, tham vấn và đàm phán hòa bình. “Hợp tác phát triển có nghĩa chúng ta nên tôn trọng lẫn nhau và lấy đó làm điều kiện tiên quyết quan trọng. Học cách tôn trọng và hiểu nhau, tránh có những hành động ích kỷ chống lại người khác” - ông nói.
Theo ông Thích, sự phát triển và thịnh vượng của Trung Quốc là cơ hội lớn chứ không phải thách thức hay mối đe dọa đối với các nước ở châu Á - Thái Bình Dương. Trung Quốc tìm kiếm cơ hội phát triển và các bên cùng có lợi chứ không phải chỉ phát triển cho riêng mình. Trung Quốc là động lực phát triển chứ không phải là nguồn cản trở phát triển. Trung Quốc không theo đuổi “bá quyền” mà chỉ theo đuổi phát triển cởi mở.
Sự thay đổi đột ngột của một Trung Quốc cứng rắn và hung hăng ngoài biển và các vùng tranh chấp sang một hình ảnh mềm mại, nhún nhường trên diễn đàn khiến nhiều người không khỏi ngạc nhiên. Bà Bonnie Glaser, cố vấn cao cấp về châu Á của Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) ở Washington DC, ngay sau đó chất vấn ông Thích tại sao “có sự nghi ngờ ngày càng tăng” về cam kết hòa bình của Bắc Kinh khi tàu bán quân sự Trung Quốc liên tục gia tăng sức ép ở biển Đông và quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
“Nếu Trung Quốc rất tôn trọng luật quốc tế, tại sao Trung Quốc lại phản đối đề nghị giải quyết tranh chấp với Philippines ở tòa trọng tài của Liên Hiệp Quốc về luật biển?” - bà Glaser hỏi. Nhưng câu hỏi này đã không nhận được câu trả lời thích đáng từ ông Thích.
Theo bà Glaser, những gì Trung Quốc nói hoàn toàn ngược với những gì thực tế đang diễn ra. Chất vấn của bà Glaser chỉ là một trong gần 20 ý kiến chất vấn dành cho ông Thích, người nhận được nhiều chất vấn nhất tại Shangri-La (trong hai vòng hỏi đáp, ở vòng đầu có tới 6/7 câu hỏi chất vấn ông).
“Tôi không ngờ căng thẳng vậy, sáu câu liên tiếp dành cho tôi” - ông Thích trần tình trước khi trả lời. Và ông không cần phải chờ lâu vì đến vòng hỏi đáp thứ hai, ông tiếp tục nhận đến... 10 câu hỏi. Các câu hỏi đều xoay quanh chuyện ý đồ thực tế của Trung Quốc, vấn đề biển Đông, quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, chuyện quân Trung Quốc đột nhiên được đưa tới biên giới Ấn Độ, hay chuyện tờ Nhân Dân Nhật Báo gần đây đòi cả chủ quyền đảo Ryukyu của Nhật...
“Tôi nghĩ tướng Thích có chuẩn bị kỹ, nhưng đây chỉ là những tuyên bố rất chung chung. Những câu trả lời của ông ta không có gì mới và không cho chúng ta biết gì thêm về chính sách thật sự của Trung Quốc. Có gần 20 câu hỏi dành cho ông ta. Rất nhiều câu hỏi trong số đó cho một quan chức quốc phòng cao cấp như ông ta nói rõ, giải thích về chính sách của Trung Quốc. Tôi không nghĩ ông ta tận dụng được cơ hội này” - bà Glaser nói với TTCT sau phiên toàn thể.
 ( Tuoitre )

Nguyễn Thông - Ông Vịnh liệu có nhầm?

Ông Vịnh tức ông Nguyễn Chí Vịnh, ủy viên T.Ư đảng, thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, người mà dư luận đồn đoán sẽ có thể cầm chức bộ trưởng bộ này nay mai.
Ngày 8.6, hầu hết báo chí chính thống đều đăng bài về cuộc gặp của thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh với giới báo chí truyền thông Trung Quốc nhân chuyến ông Vịnh dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Việt Nam tham dự Đối thoại chiến lược quốc phòng Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 4 vào 2 ngày 5 - 6.6 tại Bắc Kinh. Có thể nhận thấy trên các báo Nhân Dân, Quân đội nhân dân, Thanh Niên, TTXVN... nội dung bài đăng đều na ná như nhau, dường như cùng một nguồn chứ không phải do phóng viên bản báo viết. Điều ấy cũng chả có chi lạ bởi ở vấn đề mang tầm quốc tế, quốc gia, chủ quyền lãnh thổ, cần phải có sự thống nhất về quan điểm, báo chí nhà nước chỉ làm nhiệm vụ truyền tải thôi.

H3
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đối thoại với truyền thông Trung Quốc
Khi đọc bài Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đối thoại với truyền thông Trung Quốc trên báo Thanh Niên (xem toàn văn ở đây), tôi đánh giá ông Vịnh là người hoạt ngôn, sắc sảo, thông minh (chả thông minh mà lại làm đến thượng tướng), bản lĩnh có thừa. Mặc dù các nhà báo Trung cộng cũng là những kẻ ghê gớm, đầy thủ đoạn, thủ pháp lắt léo đưa người khác vào tròng nhưng họ dường như phải chào thua thượng tướng Việt Nam. Lâu nay những phát biểu của ông Vịnh, dù ở trong hay ngoài nước, dù trước bất kỳ đối tượng nào cũng đều gây sự chú ý, không hẳn vì đó là nhời của ngôi sao đang lên đang sáng, mà còn đại diện cho quan điểm, đường lối của nhà nước Việt Nam đương thời. Chính vì thế, tôi lấy làm lạ khi đọc đoạn dưới đây:
Khi trả lời câu hỏi của phóng viên Hoàn cầu thời báo (một tờ báo Trung cộng rất hung hăng chống Việt Nam) thái độ của Việt Nam về chiến lược tái cân bằng của Mỹ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh khẳng định: “Nếu chiến lược này đem lại hòa bình, ổn định, bình đẳng cho tất cả các quốc gia trong khu vực, tôn trọng luật pháp quốc tế thì chúng ta không có gì phản đối. Ngược lại, chúng ta phản đối nếu chiến lược đó phương hại đến lợi ích các quốc gia và hòa bình trong khu vực” (trích chính xác nguyên đoạn).
Tôi thắc mắc, sao ông Vịnh lại dùng đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số nhiều là "chúng ta". Tôi hỏi một nhà báo, liệu có sự nhầm lẫn gì chăng, biết đâu sai sót do bản dịch từ tiếng Trung hoặc tiếng Anh sang tiếng Việt. Nếu tư liệu (để có bài báo ấy) nguyên gốc tiếng nước ngoài thì, theo cách hiểu thông thường, không thể dịch wủa men (tiếng Trung) hoặc we (tiếng Anh) thành "chúng ta" được. Trong văn cảnh cụ thể này, nhất là người nói là ông Vịnh, phải dịch thành "chúng tôi". Thượng tướng đang thay mặt cho Việt Nam, một quốc gia có chủ quyền kia mà. Nhưng được biết bài mà các báo VN đăng là bài chữ Việt đã được đích thân thượng tướng đọc duyệt, thế mới lạ. Khi dùng từ "chúng ta", có thể tạm hiểu quan hệ giữa hai nước Việt -Trung đang là một khối thống nhất về nhiều mặt, không phân biệt, tôi là anh mà anh cũng là tôi. Dường như những bất đồng về biển Đông, về Hoàng Sa - Trường Sa không đáng kể. Chỉ đáng lưu ý rằng cái "chúng ta" đó đã vô tình hòa nhập Việt Nam vào Trung Quốc, không khẳng định được vị thế, sự độc lập, tự chủ của Việt Nam. Đúng ra là phải "chúng tôi", anh hỏi tôi trả lời, tôi bày tỏ quan điểm chính kiến suy nghĩ của chính tôi, cao hơn là của nhà nước tôi, của nhân dân Việt Nam.
Tôi bần thần suy nghĩ, một người thông minh sắc sảo như ông Vịnh, lẽ nào lại nhầm lẫn đến thế. Ông ấy thừa biết đang ở vị trí nào chứ, đại diện cho ai, nhầm làm sao được. Hay là ông buột mồm, nói nhịu, "nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy", tôi mong vậy. Nhưng nếu ông bảo rằng không nhầm không nhịu thì tôi đành chịu.
9.6.2013
Nguyễn Thông
(Blog Nguyễn Thông)

Ông Hồ Đức Việt có tầm tư tưởng gì?

Ông Hồ Đức Việt
Ông Hồ Đức Việt
TS Doanh cho rằng việc ông Việt mất hết các chức vụ dù vẫn còn trẻ tại Đại hội XI của Đảng là không bình thường
Tiến sỹ Lê Đăng Doanh nhận xét về con người, các thăng trầm trong sự nghiệp chính trị và tầm tư tưởng của cố Ủy viên Bộ chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Hồ Đức Việt, người vừa qua đời hôm 31/5/2013 vì bệnh ung thư.

Về việc ông Việt không được tiếp tục nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng trong hàng ngũ lãnh đạo ngay sau Đại hội Đảng lần thứ XI, kể cả chức Ủy viên Trung ương Đảng, khi tuổi đời được cho là vẫn còn trẻ, Tiến sỹ Doanh bình luận:

"Tôi thấy là ông ấy còn tương đối trẻ và chính ra việc ông ấy phải nghỉ hoàn toàn như vậy là một điều rất không bình thường. Bởi vì một người ở vị trí của Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương như vậy thì hoàn toàn có thể tiếp tục hoạt động được ở Quốc hội hay là ở Mặt trận Tổ quốc hay ở một chức vụ gì đó.

"Việc ông ấy nghỉ hưu hoàn toàn như vậy cũng là một việc không hoàn toàn bình thường. Và từ điều không bình thường ấy, có thể có người này, người kia có những sự suy luận khác nhau..."
'Chưa có quyết sách'

Nhân dịp này, Tiến sỹ Doanh cũng đưa ra đánh giá về những gì đương kim Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã làm, hoặc chưa làm được cho Việt Nam kể từ khi ông được bầu vào chức vụ này cho tới nay.

Ông nói: "Những điều mà ông Tổng Bí thư đã làm là ông cố gắng tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, khôi phục lại vị thế của Đảng, và muốn cải cách bằng những công cụ phê bình và tự phê bình, và cho tới nay, những kết quả ông làm được còn khiêm tốn và chưa thuyết phục được quần chúng."

Trả lời câu hỏi ông Nguyễn Phú Trọng trên cương vị nhà lãnh đạo hàng đầu của Đảng đã đang để lại dấu ấn gì về tầm tư tưởng, Tiến sỹ Doanh quy về lĩnh vực kinh tế và cho hay:

"Tình hình kinh tế của Việt Nam hiện nay rất khó khăn, nhưng tôi chưa thấy ông Tổng bí thư có quyết sách gì, hoặc là có định hướng gì rõ rệt để giải quyết những khó khăn này của nền kinh tế cả.

Tôi rất mong là ông sẽ có những quyết sách như vậy trong thời gian sắp tới đây," ông nói với Quốc Phương của BBC.
(BBC)

Cuộc ly hôn của Putin báo hiệu một sự chẳng lành

Được tự do tung hoành và  không còn bị liên lụy với những trách nhiệm gia đình, Vladimir Putin đang hiện thân là một vị anh hùng của nước Nga sẵn sàng chiến đấu để phục hồi quá khứ vàng son của một thời Nga hoàng.
Ngày 06/06/2013, dư luận thế giới bị bất ngờ trước tin ly hôn của đương kim tổng thống Nga, ông Vladimir Putin, sau 30 năm chung sống với bà Lyudmila Shkrebneva (hai người kết hôn năm 1983).
Trước ống kính truyền hình Nga, hai vợ chồng Putin và Shkrebneva cho biết đây là một quyết định song phương. Lý do được đưa ra là ông Putin quá bận rộn với công việc (tổng thống, tổng tư lệnh quân đội, chủ tịch hội đồng an ninh) nên không còn thì giờ lo cho gia đình và con cái (hai cô con gái Maria và Ekaterina năm nay đã 27 và 28 tuổi). Quả đúng như vậy, lần cuối cùng hai người xuất hiện trước quần chúng là vào tháng 05/2012, trong lễ nhậm chức tổng thống lần thứ III nhiệm kỳ 6 năm của ông Putin, sau bốn năm làm thủ tướng. Gọi vợ bằng tên chính thức, Putin cũng thừa nhận : "Lyudmila Alexandrovna đã kiên trì suốt 8 năm, thậm chí là 9 năm liền". Tuy nhiên, ông Putin khẳng định họ sẽ vẫn giữ quan hệ thân thiết, dù không còn sống chung với nhau.
Sự thật như thế nào, ông Putin bận rộn với công việc gì ?
Trong ông Oleg Blotsky, người viết cuốn sách "Vladimir Putin : Đường đến quyền lực", phát hành năm 2002, Vladimir Putin là một tổng thống Nga đầy quyết tâm và đáng tin cậy trong công việc nhưng khá lạnh lùng trong chuyện tình cảm.
Thật ra cho đến nay, đời tư của Vladimir Putin vẫn là một bí mật quốc gia, không một thông tin nào về cuộc đời của ông đã được tiết lộ. Trong tháng 04/2008, nhật báo Moskovski Korrespondent (Người liên lạc Moskova) đã bị đóng cửa trong nhiều ngày vì đã đưa tin tổng thống Putin tái hôn với nữ lực sĩ thể thao dụng cụ vô địch thế vận hội, cô Alina Kabaïva.
Năm 2008, đạo diễn Anatoli Voropaev, cựu thống đốc vùng Tula (miền Trung nước Nga), đã cho trình chiếu cuốn phim mang tên Kiss Me Off the Record, để đánh bóng con người Vladimir Putin qua nhân vật Alexander Alexandrovitch, một nhân viên tình báo và là người hùng đã cứu gia đình thoát hiểm sau những tai nạn. Trong phim này, nhân vật Alexandrovitch được nhìn như một con người tình cảm, đầy trách nhiệm trong vai trò chủ gia đình, một người chồng và cha gương mẫu, trái với hình ảnh một Vladimir Putin cứng rắn và lạnh lùng.  Ông Voropaev đã bỏ 5 triệu USD tiền túi để thực hiện từ năm 2001 đến nay.

Trong thực tế, Vladimir Putin không phải là một nhân vật lãng mạn như trong tiểu thuyết hay phim ảnh, ông là một lãnh tụ chính trị đầy tham vọng cá nhân và duy ý chí đúng như dư luận phán xét, một nhà chính trị không hề bị chi phối bởi những cảm xúc trần tục. Ông cai trị nước Nga bằng một bàn tay sắt.
Cách nay một năm, ông Vladimir Putin đãtrở lại điện Kremlin ngày 07/05/2012 với nhiệm kỳ tổng thống thứ IIIdài sáu năm, sau 4 năm làm thủ tướngvà một cuộc bầu cử bị công luận tố cáo là có gian lận.Trong nhiệm kỳ mới này, Vladimir Putin xác định vai trò lãnh đạo tuyệt đối nước Nga, một nhà độc tài toàn diện, một "Nga hoàng mới" đúng như dư luận gán ghép. Những chức vụ cao cấp nhất nước Nga hiện nay, trong chính quyền (thủ tướng và những bộ trưởng) cũng như trong quân đội, đều do chính tổng thống Vladimir Putin chỉ định. Chính ông trực tiếp điều khiển những bộ liên quan đến an ninh, nội vụ và ngoại giao. Những chức vụ thống đốc ngân hàng nhà nước và chánh phán của Viện kiểm sát tối cao cũng phải do Vladimir Putin bổ nhiệm. Hạ viện (Duma) và Thượng viện (Hội đồng liên bang) chỉ làm nhiệm vụ giơ tay biểu quyết thuận (nghị gật) những quyết định của tổng thống.
Tổng kết sau12 tháng cầm quyền trong nhiệm kỳ III, giới phân tích đưa ra hai nhận xét : thứ nhất là "Nga hoàng Vladimir" đã thành công trong việc bịt miệng đối lập. Vladimir Putin đã đàn áp thẳng tay bằng biện pháp hình sự phong trào phản kháng với hàng trăm ngàn người biểu tình chống độc tài, tham nhũng và gian lận trong hai cuộc bầu cử quốc hội cuối năm 2011 và bầu cử tổng thống năm 2012. Hiện nay, khoảng 30 nhà đối lập đang chờ ra tòa với bản án "gây mất trật tự". Hai nhân vật lãnh đạo phong trào đối lập là luật sư Alexei Navalny có thể lãnh án 20 tù với tội danh "trốn thuế" và ông Serguei Oudaltsov, chủ tịch Mặt Trận Cánh Tả, còn bị đe dọa 10 năm lưu đày vì "tham gia bạo động".
Không những thẳng tay trấn áp phong trào phản kháng trong nước, Vlamdimir Putin cũng không nương tay với những cấp lãnh đạo trong chính phủ. Trong cuộc họp với nội các hồi đầu tháng 6, ông Putin đã "lên lớp" toàn bộ nội các từ các bộ trưởng cho đến cả thủ tướng Dmitri Medvedev, một đệ tử trung thành đã giữ ghế tổng thống cho Putin trong 4 năm từ 2008 đến 2012. Như để xác minh vai trò lãnh đạo độc tôn của mình, tổng thống Vladimir Putin đã truy vấn từng bộ trưởng trước ống kính truyền hình ngày 21/05/2013, không người nào dám phản ứng kể cả thủ tướng Medvedev. Chỉ một người dại dột dám chỉ trích tổng thống Putin, ông Vladislav Surkov, một nhà tỷ phú, phó thủ tướng, cố vấn và lý thuyết gia được Vladimir Putin trọng dụng trong suốt 12 năm qua và đặc biệt trong giai đoạn trấn áp phong trào phản kháng, đã bị bắt buộc từ chức ngay ngày hôm sau.
Trong bối cảnh nội bộ rạn nứt và quốc nạn tẩu tán tài sản, tổng thống Vladimir Putinđang lúng túng trước tình thế rối ren: kinh tế xuống dốc, chính quyền bất lực, tham nhũng và gian lậnthuế khóa gia tăng. Tuy quyền lực vẫn còn nắm trong tay, tổng thống Putin không còn mạnh như trước. Cô đơn về mặt chính trị, uy tín của "Nga hoàng Vladimir" suy giảm dần theo tỷ lệ kinh tế đi xuống : tăng trưởng kinh tế từ 5% năm 2011 rơi xuống còn 1 % năm 2012.
Để củng cố vai trò lãnh đạo độc tôn của mình, Vladiumir Putin đã xây dựng một đội ngũ nòng cốt, tuyệt đối trung thành với mình, từ 4-5 năm trở lại đây. Putin chỉ trọng dụng những người xuất thân từ các cơ quan mật vụ KGB như ông. Những khuôn mặt đại diện cho phong trào cải cách, tự do biến mất dần trên chính trường nội địa.
Trong phiên tòa xét xử 12 nhân vật đối lập biểu tình chống tổng thống Putin ngày 06/06/2013, nhiều người đạ bịtuyên phạt những án tùnặng nề, từ1 đến 8 năm tù giam, vì đã tham gia vào các cuộc xung đột với lực lượng an ninh trong cuộc biểu tình ngày 06/05/2012, tại quảng trường Bolotnaia, Moskva, ngay sau khi ông Putin đắc cử tổng thống nhiệm kỳ III. Đa số những bị cáo không thuộc một tổ chức chính trị nào, mà chỉ là những thanh niên, sinh viên. Một số bị cáo buộc đã ném chai lọ vào cảnh sát, số khác thì bị cáo buộc đã kháng cự lực lượng an ninh hoặc lật đổ các buồng vệ sinh công cộng. Trong cuộc biểu tình đó, không có ai chết hay bị thương nặng, cũng như không có nổ súng hoặc cố tình gây hỏa hoạn. Nhưng theo Viện công tố, 82 cảnh sát đã bị thương trong những vụ xung đột mà nguyên nhân còn đang gây tranh cãi, phe đối lập tố cáo lực lượng an ninh đã khiêu khích những người biểu tình để lấy cớ đàn áp. Hàng chục người biểu tình cũng đã bị thương ngày 06/05/2012.
Cho đến nay, một năm sau ngày ông Vladimir Putin trở lại điện Kremlin, hơn 100.000 doanh nhân đang ngồi tù, khoảng 30 nhà đối lập chờ ngày ra tòa với bản án "gây mất trật tự. Ba cô bé punk-rock trong nhóm Pussy Riots (Những con mèo nổi loạn) vẫn còn bị giam giữ trong các trại lao động khổ sai vì hát những bài hát chống Putin trong một nhà thờ chính thống.
Về đối ngoại, chính sách bảo vệ không nhân nhượng chế độc tài của ông Bachar el-Assad tại Syria đã gây công phẫn trong dư luận quốc tế. Thái độ đối đầu ra mặt Hoa Kỳ trên các vấn đề quốc tế khiến nhiều người nghĩ rằng Putin đang làm sống lại thời kỳ Chiến tranh lạnh, trong đó liên Nga là một đại cường quốc quân sự và Trung Quốc là một đại cường quốc kinh tế đối đầu với khối các quốc gia phát triển phương Tây, đứng đầu là Hoa Kỳ. Hiện nay Ngà là cường quốc quân sự ngang hàng với Hoa Kỳ về các loại vũ khí và khí tài tiên tiếnn nhất thế giới. Ngà là nhà cung cấp vũ khí chính cho các quốc gia cộng sản và các chế độ độc tài Châu Phi và Trung Cận Đông.
Không biết tương lai chính trị và kinh tế của nước Nga sẽ ra sao trong những ngày sắp tới, nhưng cuộc ly hôn của tổng thống Vladimir Putin báo hiệu một điều chẳng lành trong quan hệ quốc tế và nền hòa bình của thế giới. Được tự do tung hoành và  không còn bị liên lụy với những trách nhiệm gia đình, Vladimir Putin đang hiện thân là một vị anh hùng của nước Nga sẵn sàng chiến đấu để phục hồi quá khứ vàng son của một thời Nga hoàng.
Nguyễn Văn Huy
(Thông luận)
 

Ứng cử viên Tổng Bí thư bắt đầu “dân vận”

Mới đây, nhân thảo luận sửa đổi Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí, đ/c Phạm Quang Nghị (Ủy viên BCT, Bí thư HN, ứng cử viên số 1 kế nhiệm cụ Trọng) đã tranh thủ lồng ghép nội dung “dân vận”. Phục vụ ý đồ này, đồng chí khai quật một di chỉ khảo cổ có niên đại từ hồi làm Bộ trưởng Văn hóa Thông tin: một lần đồng chí Đỗ Mười đến dự hội nghị cùng với tôi, có người đến định gắn hoa vào ngực thì đồng chí Đỗ Mười kiên quyết không cho gắn. Đồng chí nói với tôi: “Chú Nghị ạ, làm như vậy không được cái gì cả, mà lãng phí lắm”. Học tập đồng chí Đỗ Mười, tôi yêu cầu từ đó tổ chức các hội nghị, mit tinh không được gắn hoa lên ngực nữa. Mỗi cái hội nghị hàng nghìn người, mỗi bông hoa vài nghìn đồng, gắn vào ngực chẳng để làm gì mà lại làm ô nhiễm môi trường. Đừng phung phí tiền của dân vào những việc không cần thiết… Đấy cũng thuộc về đạo đức, văn hóa”.
Thủ pháp và văn phong rất tuyên giáo đã rõ rồi. Còn cốt truyện thì phải gắn với “các cụ” mới có sức thuyết phục cao. Thử nhìn vào một số “công trình nhỏ, ý nghĩa lớn” của đồng chí Nghị để xem lời nói và việc làm của đ/c ra sao. Còn nhớ, trước đây Đại tướng Võ Nguyên Giáp từng than: “nhiều đồng chí nói về đạo đức Hồ Chí Minh thì rất hay, song việc làm thì không được như vậy”.
Nghi000
Bây giờ, đ/c Nghị không chơi hoa trên ngực nữa mà đồng chí cho gắn bông hoa to tướng vào cán xẻng xúc đất để khác người (Hồ Quang Lợi – Trưởng Ban Tuyên Giáo, Nguyễn Thị Bích Ngọc – tức Ngọc “bệu” Phó Chủ tịch) cùng một dàn các cháu xinh đẹp tuổi teen bên cạnh. Người ta còn phải dựng tán ô lớn để che cho đồng chí kẻo nắng mưa làm nhọc đến ngọc thể. Đi xúc đất trồng cây gì mà giày Tây bóng lộn thế kia? Đất cũng thơm lây vì vinh dự được đổ lên thảm đỏ. Xẻng xúc đất cũng phải kén loại “hàng hiệu” mạ sáng chóe màu vàng.
Nghi0000
Một lần “tâm linh” với cụ Phiêu và Thượng tá công an Hoàng Công Khôi (bí thư Hoàn Kiếm – đồng hương), đằng sau là tỉ phú Lê Văn Tam cùng các đại gia Hoa Thanh Quế – quê Thanh Hóa giữa rừng gươm đao, tiết việt, lọng kiệu. Nên nhớ, nén hương đ/c Nghị cầm trong tay cũng là loại “siêu trường, siêu trọng” nhé.
Xe2
Cái gì trên ngực Phó Chủ tịch Nguyễn Văn Khôi đây?
09/06/2013 

Trung Quốc xử vụ tham nhũng lớn đầu tiên thời Tập Cận Bình

Cựu Bộ trưởng Đường sắt Trung Quốc Lưu Chí Quân ra tòa tại Bắc Kinh vì tội tham nhũng. Ảnh chụp qua truyền hình ngày 09/06/2013.
Cựu Bộ trưởng Đường sắt Trung Quốc Lưu Chí Quân ra tòa tại Bắc Kinh vì tội tham nhũng. Ảnh chụp qua truyền hình ngày 09/06/2013. (REUTERS/CCTV via Reuters TV)

Hôm nay, 09/06/2013, theo AFP, cựu Bộ trưởng Đường sắt Trung Quốc Lưu Chí Quân (Liu Zhijun), 60 tuổi, ra tòa để trả lời về các cáo buộc tham nhũng và lạm quyền suốt thời gian hơn 20 năm lãnh đạo ngành đường sắt, trong vụ án được coi là lớn nhất về tham nhũng dưới thời tân Chủ tịch Tập Cận Bình.Có nhiều khả năng ông Lưu Chí Quân phải chịu án tử hình.

Theo cáo trạng, cựu Bộ trưởng Đường sắt Trung Quốc bị buộc tội nhận hối lộ 64,6 triệu nhân dân tệ (tương đương 8 triệu euro) từ năm 1986 đến 2011. Tư pháp Trung Quốc cũng khép ông Lưu Chí Quân vào tội lạm dụng quyền lực để thăng chức hoặc cấp hợp đồng cho 11 người.

Truyền hình Nhà nước Trung Quốc phát đi các hình ảnh về cựu lãnh đạo Bộ Đường sắt, đứng trả lời các câu hỏi của tòa tại một phòng xử án của Tòa án Bắc Kinh. Theo lệ thường ở Trung Quốc, chính quyền lựa chọn kỹ lưỡng thành phần những người tham dự phiên tòa.

Theo giới quan sát, những hành động của Lưu Chí Quân đã làm xấu đi nghiêm trọng uy tín ban lãnh đạo của ngành đường sắt Trung Quốc, đặc biệt với sự phát triển « thần tốc » của mạng tàu cao tốc trong thời gian gần đây, rất được ngưỡng mộ tại nước này, thậm chí ở cả ngoại quốc.

Ông Lưu Chí Quân, trước đó đã bị khai trừ khỏi đảng Cộng sản Trung Quốc, có khả năng bị kết án tử hình hoặc ít nhất cũng phải chịu án tù rất nặng. Phán quyết vụ án này sẽ được đưa ra trong những ngày tới. Vào tháng 4/2013, Lưu Chí Quân đã chia tay với luật sư cũ, vì không có hy vọng người này sẽ giúp thoát án tử hình. Tuyên bố trên trang mạng Nhân dân Nhật báo, luật sư mới của cựu Bộ trưởng Đường sắt cho biết khách hàng của ông không phủ nhận các tội danh trong cáo trạng, và các tranh luận sẽ chỉ tập trung vào lượng tiền tham nhũng.

Trở thành Chủ tịch Trung Quốc vào tháng 3/2013, ông Tập Cận Bình hứa hẹn sẽ kiên quyết chống nạn tham nhũng ở mọi cấp trong hệ thống quyền lực, tệ nạn đe dọa tương lai của đảng Cộng sản Trung Quốc. Đối tượng của cuộc chiến này sẽ là « những con ruồi và những con hổ », có nghĩa là từ những quan chức cấp thấp nhất đến những người thuộc giới lãnh đạo. Tuy nhiên, năm nào cũng vậy cuộc chiến chống tham nhũng hối lộ được nhắc đến thường xuyên như một ưu tiên của chính quyền Trung Quốc, đặc biệt là mỗi khi có một ê-kíp mới lên nắm quyền. Trên thực tế, đã không có một chiến dịch bàn tay sạch nào.

Vài tháng sau vụ hạ bệ ông Lưu Chí Quân, uy tín ngành đường sắt Trung Quốc còn bị tổn hại nặng nề thêm, sau vụ hai tàu cao tốc đâm nhau khiến 40 người chết, ngày 23/07/2011, gần Ôn Châu (Wenzhou), tai nạn đường sắt lớn nhất của Trung Quốc kể từ năm 2008. Đường sắt cao tốc của Trung Quốc, mới được hình thành từ năm 2007, ít lâu sau đã trở thành mạng lưới rộng nhất thế giới. Thảm nạn Ôn Châu làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của đường sắt cao tốc của Trung Quốc ở nước ngoài.

Hệ quả trực tiếp của tai nạn này cùng với bê bối liên quan đến cựu Bộ trưởng khiến Bộ Đường sắt phải giải thể vào tháng 3/2013 và các ban ngành của bộ này được đặt dưới sự quản lý của Bộ Giao thông.
Trọng Thành (RFI)
 

Phạm Hồng Sơn - Tôi tuyệt thực để ủng hộ

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiLk2-dwY1SCFlAZHV19dus9YkcxUtqhjXvRtw4lcR3aymyd1LTmAtw71UiJDw5fRkUCeW0_kP25oojWdw-HJgYPcf697GwSXahfcKr9YQlKHZnQyRKNBDg_pSh2qytsXPkNrw2I6EgHPQ/s400/1.jpg
BS. Phạm Hồng Sơn
Ngày 08/06/2013 khi vụ tuyệt thực của người tù lương tâm Cù Huy Hà Vũ đã bước sang ngày thứ 13 trong nhà tù – Trại giam số 5 Thanh Hóa – để phản đối những hành xử phi pháp và phi nhân của nhà chức trách, tác giả Từ Linh đã đưa ra nhiều gợi ý có tính đồng hành với ông Vũ.
Dĩ nhiên, có nhiều điểm trong những gợi ý đó không hẳn đã phù hợp với hiện trạng và tâm thức của giới đấu tranh tại Việt Nam, nhưng tôi tuyệt đối tâm đắc và chia sẻ về một tinh thần toát lên trong đó:
Chúng ta – những người yêu mến Tự do và đang còn ở ngoài nhà tù – cần phải làm một điều gì đó nhiều hơn là viết bài hay chỉ xướng lên tiếng nói ủng hộ xót xa.
Cho đến nay không có dấu hiệu nào cho thấy ông Vũ đã dừng tuyệt thực.
Vì những lẽ trên, tôi quyết định tự nguyện tuyệt thực 07 ngày đêm kể từ ngày 10/06/2013 đến ngày 17/06/2013 tại nhà riêng (Số 21 ngõ 72B Thụy Khuê, Hà Nội) để bày tỏ sự khâm phục và chia sẻ tinh thần đấu tranh và những rủi ro mà Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ đang đối mặt. Đồng thời sự tuyệt thực này cũng là một bày tỏ đồng cảm, chia sẻ với tất cả những người đã và đang chịu sự sách nhiễu, bách hại của cường quyền tại Việt Nam.
Tôi biết có thể còn có nhiều cách bày tỏ khác hiệu quả hơn là đồng tuyệt thực và cũng có thể có nhiều cách tuyệt thực khác hiệu quả hơn cách tuyệt thực của riêng tôi. Nhưng trong bối cảnh hiện nay của tôi sự tự nguyện, tự phát đồng tuyệt thực là một cách bày tỏ khả thi và hiệu quả nhất đối với sự dũng cảm của ông Cù Huy Hà Vũ và các nhà đấu tranh khác.
Trong thời gian tuyệt thực tôi sẽ giữ nhịp độ sinh hoạt và làm việc bình thường khi cơ thể vẫn cho phép.
Tôi tin sẽ có những nghi vấn về tính xác thực của sự tuyệt thực này. Đó là những nghi vấn hữu lý. Nhưng trong trường hợp này tôi không còn cách nào khác là đặt niềm tin tuyệt đối vào sự tin tưởng tuyệt đối của mọi người. Bởi mọi phương tiện thông tin (hữu hay vô tuyến) của tôi đều có thể bị nhà chức trách cắt bỏ bất cứ lúc nào. Và theo tôi đây cũng là một cơ hội để chúng ta tự củng cố và xây dựng niềm tin, chữ tín cho bản thân mình, cho nhau và cho những vận động tiến bộ chung của toàn xã hội.
***
Bản tiếng Anh của tác giả
I begin a supportive hunger strike
Pham Hong Son
On June 08, 2013, the 13th day of hunger strike, on which a prisoner of conscience, Mr Cu Huy Ha Vu, has been going in prison since May 27, 2013 to protest illegal and inhumane conduct of the authorities, Tu Linh wrote an article proposing many ideas to support Mr Cu Huy Ha Vu’s brave protest. I do not think all of these ideas are feasible in or fit to the current circumstances/pro-democracy strugglers of Vietnam but I do agree to the main idea:
We – people aspiring to Freedoms and still un-imprisoned – should do more than writing or voicing for Mr Cu Huy Ha Vu’s life-risking action.
And so far there have been no signs to indicate Mr Vu stops hunger strike.
Therefore, I decide to begin a 7-day hunger strike at my home (No 21 Alley 72B, Thuy Khue Street, Hanoi), starting from June 10, 2013 through June 17, 2013, in order to express my admiration and support to Mr Vu and also to other Vietnamese non-violent strugglers.
I will maintain daily activities as normal as my health permits.
Though there may be other more effective methods than hunger strike and even other more impressive ways of hunger strike than mine to support Mr Cu Huy Ha Vu a personal, spontaneous hunger strike now seems the most feasible and effective to me in standing by Mr Cu Huy Ha Vu and other courageous fellow compatriots.
I do know there may be doubts on the authenticity of my hunger strike at home. These questions are reasonable and understandable. However I allow myself to entrust my absolute confidence in your absolute trust because I could not rely on any means of communication, both wire or wireless, due to the authorities’ capacity in absolute control. In addition, it is providing us a great opportunity to build up or strengthen self-confidence, mutual trust and the credibility for a progressive movement.
Phạm Hồng Sơn
© 2013 Phạm Hồng Sơn & pro&contra

Cần một cái nhìn công tâm, công bằng về tình hình nhân quyền Việt Nam

Vào ngày 4-6 vừa qua, một lần nữa tại Hạ viện Hoa Kỳ lại diễn ra cuộc điều trần về tình hình nhân quyền Việt Nam do Nghị sĩ Chris Smith-nghị sĩ Đảng Cộng hòa tiểu bang Niu Giơ-xi (New Jersey) bảo trợ. Trong lời dẫn, Chris Smith không chỉ lên án Chính phủ Việt Nam vi phạm nhân quyền mà còn chỉ trích Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ “đã để cho những toan tính chính trị lấn át thực tế và sự bạo tàn trong vấn đề đàn áp tôn giáo của Chính phủ Việt Nam”.
Ông Chris Smith cho biết đã đề xuất “Dự luật nhân quyền Việt Nam với tên là H.R. 1897”. Dự luật này đang chờ Ủy ban Đối ngoại Hạ viện xem xét.
Trước đó, ngày 11-4, cũng tại “Cuộc điều trần về tình hình nhân quyền Việt Nam” do Dân biểu Chris Smith khởi xướng, bảo trợ, Võ Văn Ái, Chủ tịch cái gọi là “Ủy ban bảo vệ quyền làm người Việt Nam”, còn đề nghị Hoa Kỳ đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC (Quốc gia cần quan tâm đặc biệt) và “ không hậu thuẫn” cho Việt Nam trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2014-2016.
Vậy sự thật về những vụ việc mà người ta cáo buộc Việt Nam vi phạm nhân quyền như thế nào? Chỉ xin nêu một số vụ.
Liên quan đến những người vi phạm pháp luật ở Nghệ An đã bị tòa án xét xử, kết tội. Họ bị xử không phải vì theo tôn giáo này hay tôn giáo khác, mà vì phạm tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” (Theo Điều 79, Bộ  luật Hình sự, 1999). Các bị cáo đã thừa nhận được tổ chức phản động “Việt Nam Canh tân cách mạng đảng” (Việt Tân) móc nối ra nước ngoài để huấn luyện và lên kế hoạch hành động nhằm lật đổ chính quyền. Việt Tân đã kết nạp, đặt bí danh, giao nhiệm vụ, tiền  bạc và phương tiện  cho họ để về nước hoạt động. Trước tòa, các bị cáo đã thừa nhận những hoạt động chống phá nhà nước của họ bằng phương thức “bất bạo động”.
Còn vụ “ đàn áp đạo Hà Mòn” thì sao? Sự thật cái gọi là đạo Hà Mòn mà ông John Sifton (HRW) lấy làm chứng cứ trong cuộc điều trần ngày 4-6 vừa qua chỉ là một trò lừa đảo của những kẻ hám  tiền bạc và  tham vọng về quyền lực, dựa trên mê tín dị đoan của một số đồng bào vùng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. (Báo Quân đội nhân dân đã có nhiều bài viết vạch trần thủ đoạn này). Bọn chúng dựng lên câu chuyện:  Y Gyin thấy đức mẹ hiện hình ở Hà Mòn (một xã thuộc tỉnh Kon Tum). Rồi  từ câu chuyện hoang đường đó, chúng lôi kéo, kích động đồng bào dân tộc thiểu số trong vùng, hành đạo, cầu kinh… dẫn đến tình trạng trẻ em bỏ học, người lao động bỏ nương rẫy. Ngay lập tức, các đối tượng FULRO sống lưu vong ở nước ngoài do Ksor Kớk cầm đầu đã móc nối, chỉ đạo nhằm phá hoại chính sách đại đoàn kết của Đảng và Nhà nước, tiến tới thành lập ra một tôn giáo riêng, một nhà nước riêng của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, “Thủ đô” là thành phố Plei-cu (Gia Lai).
Đáng tiếc là ông Chris Smith và các nghị sĩ ủng hộ Dự luật cáo buộc Việt Nam vi phạm nhân quyền đã thiếu cách nhìn nhận công bằng, khách quan về tình hình nhân quyền  ở Việt Nam. Họ vẫn bám giữ cách nhìn kỳ thị, cổ hủ đối với một nước Việt Nam đang nỗ lực đổi mới và hội nhập quốc tế.
Là chế độ tôn trọng con người, trước khi trở thành thành viên của LHQ vào năm 1982, Việt Nam cũng đã gia nhập nhiều công ước quốc tế về quyền con người, trong đó có 2 công ước cơ bản, là: Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị; Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa. Có thể nói cho đến nay, cùng với việc tham gia hầu hết các công ước quốc tế cơ bản về quyền con người, Việt Nam đã nội luật hóa những công ước đó trong hệ thống pháp luật quốc gia, trong đó có những luật  trực tiếp liên quan đến các công ước quốc tế về quyền con người. Đó là Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân (1989), Luật Giáo dục (1998), Luật Đất đai (2003, hiện nay đang tiếp tục sửa đổi), Luật Phòng, chống tham nhũng (2005), Luật Bảo hiểm xã hội (2006), Luật Phòng, chống HIV/AIDS (2006), Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (2007), Luật Bình đẳng giới (2011)...
Hiện nay, Quốc hội Việt Nam đang tiến hành sửa  đổi Hiến pháp năm 1992. Trong văn bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp (DTSĐHP) năm 1992 (Quốc hội đã thông qua, công bố lấy ý kiến nhân dân) đã dành cả Chương II, quy định về: “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân”. Trong chương này, các quyền con người về dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa đã được quy định đầy đủ, phù hợp với các công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã tham gia.
Là một nước đang phát triển, đang tiếp tục khắc phục hậu quả chiến tranh, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực nhằm bảo đảm ngày càng tốt hơn cuộc sống của nhân dân, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào đã có nhiều hy sinh trong cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc. Như mọi người đều biết, Đảng và Chính phủ Việt Nam khi xem xét các dự án phát triển kinh tế, xã hội, không lấy lợi ích kinh tế, lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng, mà còn tính đến sự công bằng xã hội, đến sự phát triển hài hòa các vùng miền trên cả nước. Chẳng hạn như khu lọc hóa dầu  đặt ở Dung Quất (Quảng Ngãi), triển khai nhà máy điện gió (ở Cà Mau)… Nhà nước đã triển khai cách đây hàng chục năm Chương trình 134 (Chương trình hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn), Chương trình 135 (Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi), Nghị quyết 30a (còn gọi là Dự án 30a) của Chính phủ về giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo trong cả nước với ngân sách  hàng trăm nghìn tỷ đồng và hàng trăm triệu USD (từ nguồn ODA). Hiện nay, Nhà nước đang triển khai Chương trình nhà ở xã hội nhằm trợ giúp cho công nhân, người thu nhập thấp vay để mua nhà. Chẳng lẽ những chính sách, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế, xã hội như trên không phải là vì con người, vì quyền con người hay sao?
Còn về các quyền dân sự, chính trị, trong đó có quyền tự do ngôn luận, báo chí thì, như mọi người đều biết, nếu không có tự do báo chí, tự do internet thì làm sao hàng nghìn vụ án tham nhũng, lạm dụng chức vụ quyền hạn bị  phanh phui, xử lý trong thời gian qua. Nếu không có quyền tự do ngôn luận, báo chí và sự cởi mở, dân chủ trong xã hội thì vì sao trong “Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIII” lại có đầy đủ các quan điểm “trái chiều, khác biệt”, “nhạy cảm”, như Điều 4, quy định về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Điều 70 quy định về Lực lượng vũ trang, Điều 1.2 về Tên nước. Những ai muốn biết rõ thông tin này, xin xem toàn văn trên website Quốc hội.
Trở lại câu chuyện về việc Việt Nam vi phạm quyền tự do tôn giáo của “đạo Hà Mòn”. Trước hết mọi người đều biết: Đảng và Nhà nước Việt Nam có Chiến lược bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Chiến lược đó bao gồm xây dựng sức mạnh chính trị, quân sự, ngoại giao, đồng thời phát huy sức mạnh dựa trên lẽ phải, dựa trên chính nghĩa của cuộc đấu tranh; dựa trên khai thác sức mạnh của nền văn minh nhân loại ngày nay, trong đó có Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế. Đảng và Nhà nước Việt Nam không cần cá nhân, tổ chức, kể cả các chính phủ dạy bảo Việt Nam phải biết yêu Tổ quốc của mình, cũng như phải bảo vệ chủ quyền biển, đảo ra sao.
Chính vì thế, câu chuyện về “đạo Hà Mòn” mà ông John Sifton dẫn ra trong buổi điều trần vừa qua thật thiếu sức thuyết phục. Người ta có quyền đặt câu hỏi về mục đích thật sự đằng sau nó. Liệu đó có phải  nhằm kích động đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên chống lại Nhà nước Việt Nam hay nhằm duy trì tình trạng lạc hậu, đói khổ của đồng bào Tây Nguyên để phục vụ cho một mục đích khác?
Không có lý gì mà ngài Chris Smith và các nghị sĩ ủng hộ Dự luật nhân quyền Việt Nam (với ký hiệu “H.R. 1897”) lại không hiểu quyền dân tộc tự quyết là gì, trong việc vận dụng tính phổ quát của quyền con người sao cho phù hợp với tính đặc thù về lịch sử, văn hóa ở mỗi quốc gia, dân tộc? Câu trả lời chỉ có thể nằm trong hai phương án sau:
1) Hoặc các ngài thiếu thông tin đúng đắn, đáng tin cậy vì quá tin vào các cá nhân, tổ chức hành nghề chống Cộng;
2) Hoặc các ngài vẫn giữ cách nhìn kỳ thị, phân biệt đối xử đối với Việt Nam, đồng thời vẫn bám giữ cách nhìn cổ hủ dựa trên khác biệt về hệ tư tưởng trong thời kỳ "Chiến tranh lạnh" đối với nền chính trị do Đảng Cộng sản lãnh đạo, cầm quyền. Thiết nghĩ, việc cường điệu những thiếu sót, bất cập nào đó về quyền con người ở Việt Nam không chỉ làm tổn hại đến lợi ích của nhân dân Việt Nam, mà còn làm tổn hại đến lợi ích của cả nhân dân Mỹ và uy tín của chính các vị.
LINH SƠN – ĐỨC HỢP
(Báo QĐND)

Chu Mộng Long – Tiến bộ đáng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo

110603100644-904-715
Chê, chửi nhiều quá đôi khi đối tượng mặt dày đến đại bác bắn không thủng. Có kẻ dây thần kinh xấu hổ đứt hẳn rồi thì chẳng còn thấy nhục là gì nên cứ cắm đầu làm càn. Ở cái nơi đầy nhạy cảm như Đại học Quy Nhơn, có kẻ còn nhắm mắt quyết nuốt trôi cho bằng được mấy mươi triệu đồng mà dân đã nhổ nước bọt vào đó.
Biết thế nên nhà Chu đôi khi thay đổi chiến thuật, thỉnh thoảng khen để chắp dây thần kinh xấu hổ, phục sinh ý thức làm người cho những kẻ quên mất bổn phận làm người.
Và thấy có tiến bộ rõ nét. Cái gọi là phản biện với tinh thần xây dựng mà đảng chủ trương như thế là sáng suốt!
Năm ngoái trên báo và trên blog này nhà Chu đã từng khen đề thi tốt nghiệp lẫn đề thi đại học sau đó của Bộ Giáo dục và Đào tạo, rằng đề hay, vừa sức, gợi mở và sáng tạo. Đó là một sự tiến bộ sau mấy chục năm ì ạch giáo điều. Chỉ tiếc là, năm ấy đề mở nhưng đáp án thì đóng, kín mít đến từng ý nhỏ với điểm 0,25. Đề mở nhưng đáp án đóng đến con muỗi chui không lọt thì bộ máy kiểm duyệt của vua Phổ hay Đức quốc xã cũng vái làm sư phụ!
Thôi thì cứ tiến bộ từng bước cho dân nhờ, hơn là bảo thủ rồi bày trò trấn áp những ai phê bình. Năm nay, nội dung đề chẳng phải là hay, nhưng mở thật sự. Mà đâu cần cứ diễn đạt cho văn vẻ để gọi là hay, cứ thật chân phương, nhưng đáp án cho phép học sinh tự do sáng tạo, miễn sao nằm trong những quy phạm cần thiết.
Một lần nữa viết bài biểu dương Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong đó có những người tham gia ra đề. Sự tiến bộ này cần được duy trì và cải tiến hơn nữa!
Xét kĩ ra, Bộ trưởng Luận không hô hào một không, hai không, nhưng làm được, làm có hiệu quả, dù cỗ máy giáo dục đang nhích từng bước một trên con đường lên dốc.
Đây là dân biểu dương đấy nhé, nếu suy nghĩ kĩ, biểu dương của dân bao giờ cũng có giá trị hơn Nhà nước!
Nhưng Bộ cũng phải lưu ý: Đề, đáp án mở, nhưng người chấm máy móc, theo cách cứ có đàn bà và có hồng hồng là đạt điểm tối đa như cái vụ đề thi năm ngoái, thì sự tiến bộ trong cải cách thi cử và đề đóm của Bộ có cũng bằng thừa!


de-thi-tot-nghiep-mon-van-2013dap-an-de-thi-tot-nghiep-mon-van

Chu Mộng Long
(Blog Chu Mộng Long)

Dương Đình Giao - Thi đua là...

Năm 1952, ông Hồ Chí Minh phát động phong trào thi đua ái quốc với khẩu hiệu “Thi đua là yêu nước, yêu nước phải thi đua”. Trong hoàn cảnh cuộc kháng chiến đang gặp muôn vàn khó khăn vì nhân, tài vật lực đều vô cùng thiếu thốn, phong trào đã huy động được sức người sức của trên khắp mọi miền đất nước cho kháng chiến. Khắp nơi là những khẩu hiệu kêu gọi thi đua tòng quân, thi đua đi dân công, thi đua tăng gia sản xuất, … Mỗi gia đình, trước khi nấu cơm đều bớt lại một nắm gạo cho vào “hũ gạo kháng chiến” dành ủng hộ bộ đội. Không ai muốn thua kém khi đến kỳ mang gạo trong “hũ” góp vào số gạo chung của thôn, xã. Mỗi khi được báo có bộ đội hành quân qua làng, các bà mẹ, các em thiếu nhi nô nức thi đua, mang theo người nải chuối, người quả đu đủ, có người chỉ là một ấm nước vối cùng mấy cái bát, đón bộ đội ở những nơi dừng chân. Rồi thi đua “đóng nhanh thóc tốt” nộp thuế nông nghiệp, thi đua đón thương binh về gia đình chăm nuôi, … Phong trào thi đua sôi nổi đã góp phần không nhỏ vào sự thành công của cuộc kháng chiến. Giá trị của thi đua trong thời gian ấy không thể nào phủ nhận
Từ điển tiếng Việt giải nghĩa: “Thi đua là cùng nhau đem hết tài năng, sức lực ra nhằm thúc đẩy lẫn nhau đạt thành tích tốt nhất trong chiến đấu, sản xuất, công tác hoặc học tập” (Hoàng Phê chủ biên - Từ điển tiếng Việt – Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1988, tr. 967). Như vậy, thi đua nghĩa là phải gắng sức hơn bình thường. Có thể coi như lúc ấy con người phải “gồng” mình lên để đạt mục đích. Nhưng sau khi “đem hết tài năng sức lực”, theo quy luật để tồn tại, người ta phải nghỉ ngơi, cơ thể sẽ “trùng” xuống. Việc gắng sức chỉ có thể xảy ra trong những thời điểm nhất định. Không ai có thể gắng sức mãi, gắng sức hết ngày này qua ngày khác, gắng sức cả đời. Làm sao có thể lúc nào cũng “thành tích tốt nhất” được?
Việc phát động thi đua lẽ ra nên dừng lại sau khi kháng chiến đã thành công để mọi người trở về với cuộc sống bình thường. Rồi đến một lúc nào đấy, khi cần thiết lại có thể phát động thi đua để huy động đến mức cao nhất sức mạnh của toàn dân đặng hoàn thành một nhiệm vụ trước mắt. Như vậy, thi đua mới có tác dụng tích cực.
Nhưng không biết ông Hồ Chí Minh hay những người học trò của ông sai lầm. Phong trào thi đua không thấy khi nào ngừng nghỉ, và luôn luôn đòi hỏi kiểu như “năm sau cao hơn năm trước” hoàn toàn theo ý muốn chủ quan của những người lãnh đạo. Khả năng của con người không thể nào làm được điều đó, nhưng để không làm các cấp trên phật ý (vì cấp trên mà phật ý thì lôi thôi lắm!), người ta phải có những cách ứng xử thích hợp. Các “phó thường dân” sau khi “tay giơ rất cao và miệng hô rất to” thì trở về trạng thái nghỉ, thế là “có phát mà không động”, sức người có hạn, không “động” nổi, nói thì cứ nói nhưng chẳng ai làm. Nhưng các cấp lãnh đạo thì không thể vừa lòng với hiện trạng ấy. Để vừa lòng cấp trên, để tỏ ra mình không hề kém khả năng chỉ đạo, và vì nhiều cái khác nữa, đành phải chọn cách thứ hai, nói dối để chiều lòng cấp trên. Cấp trên này lại nói dối cấp trên cao hơn. Cứ thế, nói dối chỉ dừng lại khi không còn cấp trên để dối trá nữa. Thói dối trá nảy sinh và ngày càng trầm trọng.
Năm 1952, tôi mới 8 tuổi, học lớp 2, ngay khi phong trào do ông Hồ Chí Minh mới phát động, đã được chứng kiến sự dối trá này rồi (có điều chỉ “chứng kiến” nhưng mãi sau này mới hiểu, mới thấy). Hồi ấy, thầy giáo lớp tôi phát động thi đua bắt sâu cứu lúa. Một buổi sáng, cả lớp ra cánh đồng, dăm ba học sinh xuống một thửa ruộng để bắt sâu. Tôi bé nhất lớp, vốn xuất thân từ thành phố, mới tản cư về, hàng ngày có tăng gia sản xuất thì cũng chỉ trồng khoai, vun sắn, (vì nhà không có ruộng cấy lúa), chưa đi bắt sâu bao giờ, thậm chí con sâu lúa như thế nào cũng chưa thấy. Lội xuống ruộng, bùn sâu đến gần đầu gối, lúa cao hơn đầu người. Lóp ngóp, bì bõm suốt một buổi sáng, tôi mới bắt được 9 con sâu. Trong khi người ngồi cạnh tôi bắt được 109 con. 60 năm đã qua, tôi vẫn không quên vẻ dè bỉu của anh bạn khi biết tôi chỉ bắt được có 9 con sâu: “Chỉ bằng được cái số lẻ của tao!” Sau khi được các bạn báo, tổ trưởng cộng số sâu tổ mình bắt được báo cáo với thầy giáo. Theo kết quả ngay tại chỗ, tổ 3 bắt được nhiều nhất (lâu quá, tôi không nhớ được bao nhiêu). Nhưng hôm sau, khi nghe thầy tổng kết thì tổ 3 chỉ xếp thứ 2 sau tổ 1. Hóa ra tổ 1 sau khi biết được con số của tổ 3 đã “sáng tạo” thêm vào kết quả của tổ mình để trở thành tổ đứng đầu. Cũng là “hão” cả thôi, chứ nào có được cái gì! Anh tổ trưởng tổ 3 ức lắm nhưng không dám nói. Đến lúc tan học, trên đường về, anh ta văng: “Từ giờ tao đ. thi đua nữa. Chỉ toàn ăn gian!”
http://www.ktdt.com.vn/Images/News/GOI-T7313.jpg

Không ngờ một “cậu bé nhà quê” mới 14, 15 tuổi đã sớm phát hiện ra cái “gót chân Asin” của phong trào thi đua như thế. Sau này lớn lên, trở thành cán bộ nhà nước, luôn luôn phải thi đua, tôi càng thấy nhận xét ấy là đúng.
Hồi chống Mỹ, có phong trào thi đua “cánh đồng 5 tấn” trong nông nghiệp. Để đạt danh hiệu này, mỗi khi xác định danh hiệu, ban chủ nhiệm các HTX phải tìm chọn thửa ruộng nào tốt nhất để gặt mẫu cho cấp trên kiểm tra. Những cái chiếu được mang ra (lúc ấy chưa có loại bạt nhựa như bây giờ). Từng lượm lúa được “nâng như nâng trứng hứng như hứng hoa” đưa lên chiếu, rồi người ta nhẹ tay, nhẹ chân vò cho những hạt lúa rụng ra (không được đập vì tránh để những hạt lúa có thể văng ra ngoài sự kiểm soát, ảnh hưởng đến thi đua). Rồi cân, rồi tính toán. Diện tích đem gặt thử cũng không nhiều, nói là để không làm mất thời giờ của “các đồng chí cấp trên” nhưng thực ra một thửa ruộng không phải chỗ nào lúa cũng tốt như nhau. Chia số lượng lúa gặt được cho số mét vuông đã gặt, rồi nhân với 10.000 mét vuông (1 hecta). Đo, cân, rồi cộng trừ nhân chia, cái gì cũng “du di” một chút. Thế là đạt 5 tấn một hecta. Trong không khí phấn khởi, cấp trên mặt đỏ tưng bừng chào mừng thành tích. Thế là có cờ thi đua. Còn diện tích chung của cả cánh đồng thì chẳng biết được mấy tấn. Theo nhiều người thì năng suất đại trà chỉ đạt 2, 3 tấn.
Chăn nuôi cũng thế! Năm 1967, xã T. của tình Hà Tây nổi tiếng sản xuất giỏi, đặc biệt là chăn nuôi. Đàn lợn ở đó nhiều nhất tỉnh. Nghe tin Thủ tướng đích thân về xem xét, để chuẩn bị “nhân điển hình”, yêu cầu các nơi về học tập. Các “bố” lo cuống lên. Hợp tác có trại nuôi lợn thật. Cũng tòa dọc dãy ngang bề thế lắm. Lúc đầu thì nhiều lợn, cả mấy trăm con, nhưng làm ăn không có hiệu quả. Mấy bà được phân công làm ở trại chăn nuôi thì chỉ rình bớt xén, mang thức ăn về cho lợn nhà mình. Lợn còi cọc chẳng ra làm sao, hiện giờ không có được mấy con. Chỉ đủ để tiếp khách. Nhưng đã “cưỡi lên lưng cọp” rồi. Thế là các ông ấy có “sáng kiến” mượn lợn ở các gia đình về thả vào chuồng của hợp tác. Kế hoạch được tức tốc thực hiện. Lợn của toàn xã hễ con nào béo tốt đều được huy động để …đón cấp trên về kiểm tra. Nhưng khổ nỗi lợn lạ chuồng, chúng cứ kêu la, rồi cắn nhau loạn cả lên. Muốn yên phải cho chúng ăn. Nhưng lo thức ăn cho mấy trăm con lợn đâu có dễ. Hồi ấy đã làm gì có thức ăn công nghiệp chỉ cần xúc rồi đổ vào máng như bây giờ! Thế là nháo nhào cả lên lo cám, lo rau, lo chảo nấu, lo củi,…Lợn no rồi, đã nằm yên thở và lim dim đôi mắt, nhưng chờ mãi đoàn kiểm tra vẫn chưa về. Đến khi đoàn về thì chúng lại đã đói, lại bắt đầu “mất đoàn kết”. Một thành viên trong đoàn của trung ương thấy lạ, hỏi: “Sao lợn trông có vẻ cứ nháo nhác thế?” Rất nhanh trí, một cán bộ tỉnh giải thích: “Chắc trại chăn nuôi ở đây vốn yên tĩnh, quanh đi quẩn lại chỉ có mấy bà chăm nom. Hôm nay thấy đông người qua lại, rồi cờ quạt khắp nơi, chúng nó sợ!” Thấy cấp trên “gật gù”. Không biết “gật gù” vì tán thành cách giải thích ấy hay “gật gù” khen “tay này biện bạch giỏi?” Cũng may là cấp trên chỉ loanh quanh độ dăm phút rồi “rút”, chứ không thì có mà ….
Đại khái thi đua cách nay gần 50 năm rồi đã như thế. Còn bây giờ, nghe nói, người ta chẳng cần gặt mẫu, mượn lợn. Chỉ cái phong bì là xong. Có “ba-rem” rồi. Không biết đúng sai thế nào!
Thi đua trong ngành giáo dục thì “khiếp” lắm. Tôi đã thi đua 40 năm rồi nên chẳng lạ gì! Phong trào thi đua có tiêu chuẩn giáo viên phải đi dự giờ thăm lớp của nhau, mỗi tuần 1 tiết, nói là để học tập lẫn nhau, nâng cao trình độ. Dự giờ của nhau 1, 2 tiết thì còn được, thỉnh thoảng dự một tiết thì còn tạm gọi là có hứng thú. Chứ tuần nào cũng dự thì chán vô cùng! Thà cứ dạy lại còn thích hơn. Thế là sinh ra cái gọi là “dự giờ hữu nghị”. Mỗi người “tưởng tượng” ra một giờ của đồng nghiệp ghi vào sổ, rồi báo cho nhau biết: “Hôm ấy, hôm nọ tớ dự giờ cậu đấy nhé!” , “Thứ ba tuần trước tôi dự giờ của ông nhé!” (Đề phòng lãnh đạo thẩm tra mà!). Có cấp trên về dự giờ kiểm tra thì dặn học sinh, ai cũng phải giơ tay khi nghe thầy hỏi, ai biết thì hướng bàn tay lên trên, ai không biết thì nắm bàn tay lại.Chuyện này kể cho vui thôi, thi đua như thế chắc cũng chưa hại lắm.
Hại nhất là thi đua đạt chỉ tiêu lên lớp. Năm nào cũng phải 90%. Mà học sinh kém thì nhiều lắm. Tôi còn nhớ, một lần nghe ông Đặng Thai Mai nói đại ý: bao giờ học trò kém cũng nhiều hơn học trò giỏi. Tôi tin ngay, vì ông Mai cũng có thời gian đi dạy học. Vào những năm 70 của thế kỷ trước, các lớp tôi dạy, học trò kém phải cỡ 20 – 30%. Nhưng không được cho thi lại, càng không được cho ở lại lớp. Biết cho ai ở lại, cho ai lên lớp trong khi sức học như nhau cả. Đã thế thì cho lên hết! Đỡ rắc rối, đỡ phải giải thích, lại được danh hiệu thi đua. Thế là sinh ra việc học trò ngồi nhầm lớp. Học lớp 5, lớp 6 rồi mà có nhiều học sinh vẫn không biết đọc, học lớp 9, lại tiên tiến hẳn hoi mà một phép tính chia đơn giản không làm nổi. Ai chưa tin, xin mời đi kiểm tra đột xuất, chứ không được báo trước. (Hôm vừa rồi, nghe trên tivi, có ông ở cơ quan thanh tra kiểm tra gì của trung ương hẳn hoi lại bảo: “thanh tra phải báo trước mới đảm bảo tính minh bạch.” Chẳng biết ông ấy ở cái “lò” nào đào tạo ra? Chắc “ngài” cũng là một “sản phẩm” của phong trào thi đua!)
Rồi các loại danh hiệu thi đua thì cứ “tít mù” lên. Ban đầu, học sinh giỏi đã là nhất rồi. Sau nhiều học sinh giỏi quá, mấy đứa “giỏi thật” nó thắc mắc, thế là phải thêm “giỏi toàn diện”. Rồi “giỏi toàn diện” cũng lại nhiều quá, những đứa “giỏi toàn diện” thật nó thắc mắc. Thế là lại có “giỏi xuất sắc”. Không biết còn loại giỏi gì nữa. Có lớp đến 100% học sinh giỏi. Cha mẹ thấy con được “học sinh giỏi” thì phấn khởi lắm, cảm thấy sự “đầu tư” của mình “có hiệu quả”. Nhà trường thì chẳng mất gì, thu tiền của cha mẹ học sinh càng dễ. Con mình học giỏi, có đóng góp ít tiền cũng thấy “mát lòng mát dạ” vì những đóng góp này góp phần cho con mình được “học hành đến nơi đến chốn”. Nhưng người ta không lường hết cái sự nguy hiểm của những danh “hão” này. Bố mẹ cứ nghĩ con mình giỏi thật, không có định hướng thích hợp, đến khi thi đại học mới “ngã ngửa người” vì tiên tiến, giỏi mà ba môn chỉ được vài ba điểm. Đến khi ấy thì đã muộn. Cái tuổi tiếp thu tốt nhất kiến thức phổ thông đã “một đi không trở lại”. Đánh đổi bằng cả cuộc đời.
Hồi còn đi dạy, một hôm, hiệu trưởng bảo tôi: “Khi nào dạy xong, ông gặp tôi chút nhé!” Tôi đến, ông mới pha xong ấm nước. Sau vài lời xã giao, ông bảo tôi: “Sáng nay có phụ huynh đến gặp tôi, họ phản ánh một việc có liên quan tới ông.” Tôi im lặng. Ông hiệu trưởng nói tiếp: “Họ đề nghị nhà trường xem xét việc dạy của ông, vì theo ông ta nói con ông ấy có thành tích trong những năm trước rất tốt, năm nào cũng là học sinh giỏi, ông của nó là nhà văn, mẹ nó lại là giáo viên dạy giỏi nhiều năm liền. Nhưng từ khi vào lớp 10 đến nay đã gần hết một năm học, chưa bao giờ bài tập làm văn ông cho nó được điểm 5.” Tôi không biết nói thế nào. Ông hiệu trưởng ngồi đợi một lúc, nghĩ là tôi “bí”, nhắc lại: “Ông thấy thế nào? Tôi hẹn ông ta ngày mai sẽ trả lời qua điện thoại.” Tôi cười, bảo: “Học sinh các lớp nhiều lắm, tôi không thể nhớ hết. Nhưng tôi chấm bài, chứ đâu có chấm lý lịch trích ngang của học sinh. Trách nhiệm của tôi là cho điểm đúng với chất lượng của bài kiểm tra. Có khó gì đâu, ông chỉ cần bảo người ta mang cái bài nào thấy cho điểm chưa đúng cho tôi xem. Nếu có sai sót, tôi sửa ngay.” Sau mãi cũng không thấy ai nói gì, vì những bài tôi đã cho điểm dưới trung bình thì những chỗ sửa chữa, đánh dấu bằng mực đỏ nhiều lắm, chỉ thoáng nhìn đã thấy “sợ”.
Trường cũng thế. Ban đầu trường tiên tiến là “ghê” lắm. Nhưng rồi trường đến 90 % trường là tiên tiến. Thế là thêm “tiên tiến xuất sắc” Còn phải thêm nữa!
Sau nữa không thể không nói đến chuyện thi tốt nghiệp. Năm nào cũng đỗ gần 100% cả. Ban đầu thì cũng tương đối nghiêm túc. Nhưng vì thi đua, không tỉnh nào chịu thua kém tỉnh nào. Thế là chấm lại, chấm lại để không kém hơn! Những năm sau, để khỏi mất công chấm lại, thì coi thi “nới” dần, cho học sinh “nó” được “thoái mái”. Giám thị có đưa bài cho con cháu mình hay con cháu người thân cũng “lơ” đi. Vì chính họ đã giúp cho trường, cho huyện, cho tỉnh đạt chỉ tiêu thi đua. Họ chính là những người hưởng ứng phong trào thi đua nhiệt tình nhất, sôi nổi nhất. Giáo viên chúng tôi ai có thắc mắc, phản đối thì được các cấp trên “dạy”: “phải uyển chuyển, không được cứng nhắc”, lại còn “như thế mới biện chứng” , “chặt chẽ là thiếu tinh thần thương yêu học sinh”! Một trong hai cái việc làm lãng phí nhất ở nước ta là thi tốt nghiệp. Mỗi kỳ thi tốn hàng ngàn tỷ đồng, vất vả cho biết bao nhiêu người giữa những ngày hè nắng nôi oi bức. Mà chẳng để làm gì cả. Sao người ta đã bỏ kỳ thi tiểu học, bỏ kỳ thi trung học cơ sở vì thừa biết thi cử như thế nào rồi mà còn luyến tiếc cái kỳ thi này.
Với các ngành, các nghề, “ba hoa chích chòe” để đạt chỉ tiêu thi đua cũng có chừng mực. Vì “rau có mớ, cá có đầu” chỉ có thể “ít suýt ra nhiều”. Nhưng trong giáo dục, tri thức của con người nó vô hình, nên có thể “biến không thành có” không có gì hạn chế. Con nhà người ta chưa biết chữ mà liền trong 5 , 7 năm, vẫn có thể cho lên hết lớp này đến lớp khác thì “siêu” thật. Cứ như thế, những học sinh bất đắc dĩ ấy sẽ tốt nghiệp lớp 12 lúc nào không hay.
Thi đua hủy hoại hết lớp người này đến lớp người khác, vô cùng, vô tận. Do thi đua, đất nước sản sinh ra những lớp người coi không gian dối mới là chuyện lạ, mở miệng nói những lời dối trá, thừa biết chẳng ai tin mà không cảm thấy ngượng ngùng. Cứ xem các vị phát biểu trên ti vi, trên đài phát thanh, trong các cuộc hội họp lớn nhỏ thì đủ biết.
Cho nên, thi đua là gì? Thi đua có phải là yêu nước không? Những ai là người thích thi đua?
Tháng 6.2013
Dương Đình Giao

Hàng tỉ USD “chôn” tại doanh nghiệp nhà nước

“Lãng phí nguồn lực” - TS Trần Du Lịch, đại biểu Quốc hội (đoàn TP.HCM), đã phát biểu như vậy tại phiên thảo luận về kinh tế - xã hội ngày 30-5 khi đề cập việc các tập đoàn, doanh nghiệp đang giữ một lượng vốn khổng lồ. Trong khi đó, nhiều lĩnh vực hạ tầng như quốc lộ, bệnh viện, trường học... đang đói vốn và Quốc hội phải bàn đến việc nâng trần trái phiếu chính phủ, tăng nợ công để có vốn đầu tư.


Nhiều chuyên gia cho rằng cần đẩy nhanh bán bớt cổ phần tại các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước để có nguồn lực đầu tư cho hạ tầng - Ảnh: Minh Đức
Kỳ 1:    “Ôm” từ sữa, gas... đến phân bón
Chỉ tính riêng phần vốn nhà nước của doanh nghiệp đang niêm yết trên sàn chứng khoán hiện nay, con số đã lên đến hàng trăm ngàn tỉ đồng. Điều đáng nói, rất nhiều doanh nghiệp thuộc lĩnh vực, ngành hàng không cần thiết Nhà nước phải giữ cổ phần chi phối như sữa, phân bón,...
Lãnh đạo nhiều doanh nghiệp và các chuyên gia kinh tế đang sốt ruột muốn Nhà nước bán bớt cổ phần, thoái vốn dần để thu hút vốn từ những nhà đầu tư khác, đồng thời giúp doanh nghiệp quản trị năng động và tăng tính cạnh tranh.
Nhà nước không muốn bán
Vốn nhà nước ở các tập đoàn, tổng công ty: 735.293 tỉ đồng
Theo Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp, tính đến hết năm 2012 tổng vốn chủ sở hữu ở các tập đoàn, tổng công ty nhà nước là 735.293 tỉ đồng. Tổng tài sản của khối doanh nghiệp này là 2.138.780 tỉ đồng. Cũng trong năm 2012, doanh thu của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đạt trên 1.621.000 tỉ đồng, bằng 92% kế hoạch năm. Các đơn vị có doanh thu lớn gồm dầu khí, điện lực, xăng dầu, bưu chính viễn thông, công nghiệp cao su, hàng không, dệt may, lương thực miền Nam...

Mới đây, tại đại hội cổ đông Công ty cổ phần Sữa VN (Vinamilk - mã chứng khoán VNM), nhiều nhà đầu tư tỏ ra thất vọng trước việc Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) - đơn vị quản lý phần vốn nhà nước tại Vinamilk - không tán thành phương án phát hành cổ phiếu ưu đãi (ESOP) cho cán bộ, công nhân viên công ty, mặc dù hội đồng quản trị công ty xác định rõ mục tiêu phát hành nhằm giữ chân lao động giỏi, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp này. Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Lê Song Lai - đại diện SCIC, hiện là thành viên hội đồng quản trị tại Vinamilk - cho biết lý do khiến SCIC chưa chấp thuận vì lo ngại bị pha loãng cổ phiếu. Điều này ảnh hưởng đến vốn nhà nước tại Vinamilk. Thực tế Nhà nước đang nắm tới 45,08% cổ phần tại Vinamilk, tương đương 375,73 triệu cổ phiếu. Tính theo giá cổ phiếu ngày 7-6 là 136.000 đồng/cổ phiếu, giá trị vốn hóa thị trường của số cổ phiếu trên lên đến 51.099 tỉ đồng.
Tương tự, mặc dù đã niêm yết 680,47 triệu cổ phiếu trên thị trường chứng khoán nhưng hiện Nhà nước vẫn nắm cổ phần lớn tại Tập đoàn Bảo Việt (mã chứng khoán BVH). Cụ thể, Bộ Tài chính nắm tới 482,5 triệu cổ phiếu BVH, tương đương 70,91% vốn điều lệ. SCIC cũng nắm 22,15 triệu cổ phiếu, tương đương 3,26% vốn điều lệ. Tính theo giá thị trường ngày 7-6, giá trị vốn hóa thị trường của số cổ phiếu Nhà nước nắm tại Bảo Việt vào khoảng 26.242 tỉ đồng.
Kinh doanh trong các lĩnh vực như bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ, chứng khoán, ngân hàng, bất động sản... Bảo Việt là doanh nghiệp đầu tư tài chính, bảo hiểm hàng đầu VN. Năm 2012, tổng doanh thu của tập đoàn lên đến 11.539 tỉ đồng. Mặc dù lỗ từ kinh doanh bảo hiểm nhưng nhờ các hoạt động đầu tư tài chính khác, năm 2012 lợi nhuận của tập đoàn này vẫn đạt 1.348 tỉ đồng.
Một trong những doanh nghiệp hiện đang có mức vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán TP.HCM (HSX) là Tổng công ty cổ phần Khí VN (PV Gas-GAS) - công ty con của Tập đoàn Dầu khí VN (PVN). PV Gas bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) vào năm 2010 và được niêm yết 100% vốn điều lệ, tức niêm yết 1,895 tỉ cổ phiếu vào năm 2012. Theo quyết định của PVN về phê duyệt phương án và chuyển Tổng công ty Khí VN - công ty TNHH một thành viên - thành công ty cổ phần, cổ đông nhà nước sẽ nắm giữ 75% vốn điều lệ tại PV Gas, 14,93% vốn cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược và 10% bán cho nhà đầu tư thông thường... Thế nhưng theo báo cáo thường niên năm 2012, cổ đông nhà nước là PVN vẫn nắm tới 96,74% vốn điều lệ, 3,26% còn lại bán cho cán bộ công nhân viên, nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Như vậy tính theo giá cổ phiếu GAS ngày 7-6 là 64.500 đồng/cổ phiếu, số vốn nhà nước đang giữ ở PV Gas đạt trên 118.242 tỉ đồng.
Tương tự, tại ngành ngân hàng, Nhà nước đang nắm vốn tại hàng loạt ngân hàng lớn như Vietcombank, BIDV... Tại Vietcombank, với tỉ lệ sở hữu 77,1% vốn điều lệ, tính theo cổ phiếu ở phiên giao dịch gần nhất, vốn nhà nước vào khoảng 56.996 tỉ đồng.
Doanh nghiệp muốn Nhà nước thoái vốn
“Kẻ ăn không hết, người lần không ra”
Tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội của Quốc hội ngày 30-5, một trong những đề xuất gây nhiều ý kiến trong dư luận là về kịch bản ba năm phục hồi kinh tế của đại biểu Trần Du Lịch (Đoàn đại biểu TP.HCM). Trong đó, ông Lịch cho rằng phải rà lại toàn bộ vốn nhà nước ở hàng trăm doanh nghiệp, những ngành công nghiệp nhẹ không cần thiết cần phải nhanh chóng thoái vốn. “Tại sao chúng ta để hàng trăm ngàn tỉ đồng nằm ở đây, trong khi không có tiền làm quốc lộ và nhiều nhu cầu khác. Hằng năm, chủ đầu tư nhà nước không thu về một đồng xu cổ tức nào cho ngân sách. Đây là một sự lãng phí nguồn lực” - ông Lịch cho biết.

Theo một chuyên gia nghiên cứu thị trường thuộc Công ty cổ phần chứng khoán Bản Việt - đơn vị tư vấn niêm yết cho PV Gas, cổ phiếu GAS luôn nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư cả trong nước và nước ngoài. Theo đúng tiến trình là Nhà nước sẽ thoái dần vốn tại PV Gas. Tuy nhiên, qua IPO và cả niêm yết trên HSX, số vốn nhà nước vẫn nắm tới hơn 96,74% không phải do nhà đầu tư không mua mà do phía PVN chưa muốn bán.
Còn tại Vinamilk, một lãnh đạo của doanh nghiệp này khẳng định hiện có nhiều nhà đầu tư muốn bỏ vốn vào Vinamilk nhưng chưa thực hiện được. Vị lãnh đạo này cho rằng Nhà nước nên “hiện thực hóa lợi nhuận” tại Vinamilk. Cổ phiếu VNM hiện nay đang có giá tốt để thực hiện thoái vốn. Bởi với số vốn vài chục ngàn tỉ đồng tại Vinamilk, nếu Nhà nước thoái dần sẽ có thể sử dụng vào nhiều dự án đầu tư khác. Khi Nhà nước thoái vốn, các nhà đầu tư chiến lược khác có cơ hội được tham gia Vinamilk. Chọn được nhà đầu tư tốt, Vinamilk có cơ hội hoạt động ngày càng năng động và hiệu quả hơn.
Tương tự, ông Bùi Ngọc Bảo, chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Xăng dầu VN (Petrolimex), cho biết khi thực hiện IPO Petrolimex vào giữa năm 2011 cũng có một số nhà đầu tư nước ngoài quan tâm. Tuy nhiên, do thời điểm IPO thị trường chứng khoán còn nhiều khó khăn nên khó có thể bán được nhiều cổ phần. “Petrolimex cũng muốn tiếp tục đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa để vốn nhà nước dần dần về mức 75% cổ phần, nhưng còn phụ thuộc điều kiện thị trường chứng khoán có thích hợp hay không” - ông Bảo nói.
“Ôm” hết sẽ làm không nổi
Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh nhấn mạnh: “Cái gì cũng ôm hết rồi có làm nổi đâu. Rồi dần dần phải buông ra”. Hiện nay, những ngành như sữa, bánh kẹo, may mặc, rượu bia, thuốc lá, xăng dầu, gas... đều cần phải thoái vốn bớt để tư nhân làm, cạnh tranh lẫn nhau thì người dân được lợi.
Ông Doanh cho rằng những công ty như Petrolimex, PV Gas... có liên quan đến an ninh năng lượng thì Nhà nước nên giữ cổ phần chi phối, nhưng không cần thiết phải giữ gần như tuyệt đối mặc dù đã cổ phần hóa, thậm chí niêm yết trên sàn chứng khoán như hiện nay. Ngay cả khi Nhà nước cần nắm vốn đa số ở những công ty này thì cũng không cần thiết phải nắm hết tất cả mọi lĩnh vực hoạt động. Ví dụ, Petro VN đi đâu cũng thấy có khách sạn của họ. Những cái đó không liên quan gì đến an ninh năng lượng hay tài nguyên quốc gia. Tương tự, tại Petrolimex hay PV Gas, những công ty con làm phân phối bán lẻ, dịch vụ vận tải... đều có thể thoái vốn cho tư nhân làm.
Bên cạnh đó, theo giám đốc một công ty chứng khoán, nếu Nhà nước chỉ muốn bán những doanh nghiệp yếu kém sẽ khó tìm được nhà đầu tư nào muốn mua. “Cần phải chấp nhận những doanh nghiệp làm ăn tốt ở ngành hàng đã mở cửa, đơn thuần là sản xuất, thương mại cũng phải thoái vốn dần để đảm bảo theo đúng lộ trình và tránh gây thất vọng cho nhà đầu tư, trong đó có những nhà đầu tư chiến lược nước ngoài” - ông này nói.
Theo vị giám đốc này, hiện nay nhiều công ty niêm yết đã sử dụng hết tỉ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài (room cho nhà đầu tư nước ngoài). Vì vậy cùng với việc thoái vốn, Nhà nước nên mở thêm room để nhà đầu tư chiến lược nước ngoài được mua thêm, đặc biệt ở những cổ phiếu được giới đầu tư đánh giá tốt. Mới đây, Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính đã có đề xuất không nên hạn chế tỉ lệ sở hữu nước ngoài ở khối doanh nghiệp niêm yết, trừ các ngành kinh doanh có điều kiện. 
Quy mô vốn nhà nước tại một số doanh nghiệp đã niêm yết
Tên doanh nghiệp
Tỉ lệ cổ phần (%)
Chủ sở hữu
Vốn hóa thị trường (tỉ đồng)
PV Gas
96,74
PVN
118.242
Tập đoàn Bảo Việt
74, 17
Bộ Tài chính và SCIC
26.242
Vietcombank
77,11
Ngân hàng Nhà nước
56.996
Tổng công ty Tài chính
cổ phần dầu khí VN (PVF)
78
PVN
4.165
Vinamilk
45,08
SCIC
51.099
Tổng công ty cổ phần
Phân bón và hóa chất dầu khí
61,38 (tính trên số cổ phiếu đang lưu hành)
PVN
10.634
(Tuổi trẻ)

1 nhận xét:

  1. Bây giờ lãnh đạo chẳng lo gì ngoài việc giữ ghế và thu vén cá nhân. Tại sao đạo Đảng, Nhà nước không lo cứu Nông nghiệp và nông dân VN mà cứ loay hoay lo cứu bất động sản?
    Phải chăng cứu bất động sản là để lãnh đạo Đảng, Nhà nước, bọn cò kiếm chác thêm + thu hồi lại vốn + thu lãi mà trước họ đã đầu tư vào đó?

    Trả lờiXóa