Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 28 tháng 5, 2013

Tin thứ Ba, 28-5-2013

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Những ngọn đèn không bao giờ tắt trên huyện đảo Trường Sa (PLVN). - Đoàn đại biểu Bộ Công an kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tại quần đảo Trường Sa (CAND).
3
- Vẫn không thấy cái mặt đâu, nhưng “người phát ngôn” vẫn lên tiếng Phản đối tàu Trung Quốc đâm 1 tàu cá của Việt Nam (TTXVN). - Yêu cầu xử lý nghiêm vụ tàu Trung Quốc đâm hỏng 1 tàu cá Việt Nam (CP). - Thuê tàu cá ra cứu tàu ngư dân bị nạn trên biển (Infonet). - Quảng Ngãi: Hỗ trợ cho 2 tàu cá bị tấn công trên biển (TT). Ông Nguyễn Xuân Huế; chủ tịch Quỹ hỗ trợ ngư dân Quảng Ngãi trao tiền cho chủ tàu cá Trần Văn Dũng =>

- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là diễn giả chính tại Đối thoại Shangri-La 12 (CAND).
- Trung Quốc tập trận bất thường, tướng Cương lên tiếng (VTC). - Ba hạm đội TQ tề tựu ở Biển Đông (BBC). Cuộc tập trận hồi tuần trước của hải quân Trung Quốc là nhằm phát tín hiệu đến Hoa Kỳ và Philippines vào lúc hàng không mẫu hạm USS Nimitz đang có mặt trên Biển Đông, nhật báo của Hong Kong bình luận… cuộc tập trận chung này cho thấy Bắc Kinh sẽ duy trì lập trường cứng rắn đối với Philippines ”. - Trung Quốc đã tiếp nhận tàu đổ bộ “Zubr” đầu tiên (Lenta/ Kichbu).
- Ông Tập Cận Bình: Quan hệ với Mỹ đang ở 'bước ngoặt quan trọng' (VOA). Trong số các vấn đề có phần chắc sẽ được mang ra thảo luận là mối căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên, những lời tố cáo của Hoa Kỳ về những hoạt động gián điệp mạng do chính phủ Trung Quốc hậu thuẫn , cùng với những vụ tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc với Nhật Bản và các nước láng giềng trong vùng Đông Nam Á ”.
- Biển Đông và quan hệ Trung-Mỹ (EAF/ TCPT). - CHÍNH LUẬN 19 (Sơn Trung).
3 <- Việt Nam, Indonesia đẩy mạnh quan hệ quốc phòng (VOA).
- Đài Loan, Philippines trao đổi toán điều tra (VOA). - Tranh chấp Đài Loan-Philippines sẽ đi về đâu? (TQ).
- Trung Quốc tuyên bố đuổi tàu Nhật trên biển Hoa Đông (GTVT). - Nhật Bản: Thủ tướng Trung Quốc “báng bổ lịch sử” (KT).
- Đỗ Trường – Bán đất, bán rừng, bán cả linh hồn (Dân Luận). Đây không còn là lời cảnh báo nữa, mà sẽ có ngày xuất hiện những đạo quân từ trong hầm Bauxite, từ cánh rừng đầu nguồn, từ biển khơi ập vào nuốt chửng đất mẹ. Vâng! Từ bán đất bán rừng đến bán linh hồn có một khoảng cách rất gần “. - Tiếp tay cho giặc (Nguyễn Thông).
- Sáng Kiến Quản Lý Tổ Cuốc (Đinh Tấn Lực). – Lưu Quang Vũ: Người có triệu chúng tôi, tôi chỉ có một Người (Phương Bích). Tổ quốc là nơi tỏa bóng yên vui/ Nơi nghĩ đến lòng ta yên tĩnh nhất/ Nhưng nghĩ đến Người lòng tôi rách nát/ Xin Người đừng trách giận, Việt Nam ơi “. – Mời nghe lạ: Bài hát “Triệu Con Tim” của nhạc sĩ Trúc Hồ (Dân Luận). Ải Nam Quan, Hoàng – Trường Sa…/ Một ngàn năm giặc phương Bắc/ Quê Hương mình rồi sẽ ra sao?
- Truyện ngắn của Ngọc Châu: Hoàng Sa (TC Tiếng QH).
- Một bài phân tích sắc sảo! Đúng là của người từng lăn lộn từ ngoài xã hội cho tới lao tù, nên hiểu cả cơ cấu, hoạt động của ngành công an : Người Buôn Gió – Ai bắt Trương Duy Nhất ? (FB NBG/ Dân Luận). Thường xem ai bị bắt, hãy để ý đến Hồ Thu Hồng, tức Beo. Nếu Beo chửi rủa, xỉ vả người bị bắt, Beo thầm thì là người ấy tội này, tội nọ bắt là đúng. Ta có thể biết phe nào bắt người đó. Như trường hợp Tiến Sĩ Cù Huy Hà Vũ chẳng hạn, Beo gào rống , xỉa xói Cù Huy Hà Vũ. Rồi Beo lớn tiếng dọa nạt BS, Xuân Diện, Huệ Chi, Quang A “. Xin giới thiệu luôn bà con ngôi nhà mới của Lái Gió, địa chỉ: nguoibuongio1972.blogspot.de . - Lặng lẽ và ồn ào (Đông A). “… đặc biệt các trang có vẻ như là dư luận viên đưa những bình luận hướng tới định hướng thông tin mà trước đây hoàn toàn im lặng trong vụ bắt ông Phạm Chí Dũng.”
Việc trang web của Trương Duy Nhất bị đóng ngay khi ông bị bắt, khác hẳn với hầu như tất cả các trường hợp blogger khác cùng hoàn cảnh, có thể lý giải phần nào lý do. Dường như trong trang web đó có những nội dung được đưa lên gần đây mà người ta muốn phải được “bịt” ngay. Lại thêm một trang mạng khác, lâu nay bị nhiều nghi vấn “gián điệp”, nay vội vã, vụng về có ngay một bài như thể thanh minh cho người này, đổ “tội” cho người kia trong vụ bắt giữ TDN, cũng làm rõ thêm nguyên nhân, thậm chí cả người “khởi xướng” . - Nhà báo Trương Duy hất đã bị bắt cóc … rồi thành bắt thật! (VLB). - “Bỏ phiếu cùng quốc hội”–Trương Duy Nhất vì bài này mà bị “túm” ? (NLG).
- Đồng Phụng Việt: Những người có thể là “bị hại” trong vụ án Trương Duy Nhất (ĐPV). Hãy xem bức ảnh di lý blogger Trương Duy Nhất từ sân bay Đà Nẵng ra Hà Nội phục vụ công tác điều tra. Có lẽ blogger Trương Duy Nhất là trường hợp đầu tiên bị bắt khẩn cấp mà không bị còng tay, một tay khoác ba lô, dáng đi ung dung, tự tại, thần sắc không có vẻ lo âu. Phải chăng người ta lo sợ tác động của việc “Bỏ phiếu cùng Quốc hội” trên trang “Một góc nhìn khác” của blogger Trương Duy Nhất ảnh hưởng đến kết quả bỏ phiếu tín nhiệm các nhân vật cao cấp, nên tạm giữ anh một thời gian nhằm khóa miệng? Mời xem thêm bình luận trên FB Ba Sàm .
Độc giả LNL gửi bình luận tới BTV: ” V ề vụ Trương Duy Nhất, tôi nghĩ bắt một thời gian ngắn sẽ thả ra ngay thôi. Nó có dáng dấp mang tính diễn nhiều hơn là bắt thực vì độ nguy hiểm của đối tượng. Thứ nhất, tính phe phái của ông Nhất quá lộ, quá rõ. Phe Dũng thắng thế thì nhân cơ hội đó bắt để thị uy, có thể với cái cớ là dính líu vào việc làm lộ bí mật kết quả họp bô chính trị. Coi như là rung cây doạ khỉ; thứ hai, mức độ nguy hiểm của ông Nhất không đáng để bắt, nếu mà bắt có bắt cả trăm người; hơn nữa nhiều tay còn chửi ngoa hơn ông Nhất; thứ 3, bắt vì một cái điều 258, như vậy là khá nhẹ so với điều 88 hoặc 79, trong khi đó lại làm rình rang ầm ĩ, vừa ở phương tiện báo chí truyền thông, vừa ở việc cố tình di lí ngay ra HN để tỏ ra nguy hiểm, tóm lại là màn giơ cao đánh khẽ. Và cuối cùng, bắt để làm lạc hướng dư luận để giảm nóng ở các vụ quốc hội hiện thời. (lại thêm cái thông tin vừa được cung cấp trong bài: bị bắt mà có vẻ ung dung, không bị còng…
- RSF lên án vụ Việt Nam bắt giữ blogger Trương Duy Nhất (RFI). - Blogger Trương Duy Nhất bị bắt về tội chỉ trích chính phủ (VOA). Blogger Trương Duy Nhất bị tố cáo về hành vi vi phạm điều 258 của Bộ Luật Hình sự là 'lạm dụng các quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích của nhà nước', một tội có thể bị phạt tới 7 năm tù ”.
- Phỏng vấn ông Lê Hiếu Đằng: Bắt ông Nhất để dọa người 'yếu bóng vía' (BBC). Đây là biện pháp để họ răn đe những người yếu bóng vía tham gia vào cuộc đấu tranh chính đáng hiện nay vì một nước Việt Nam dân chủ giàu mạnh và chống bọn bành trướng Bắc Kinh ”.
- Các blogger nghĩ gì về vụ bắt giam blogger Trương Duy Nhất? (Dân Luận). Blogger Lâm Mạnh Di: “ Nhà nước này cư xử với người cầm bút như vậy mà lại đòi vươn ra biển lớn. Thôi, vui vẻ trong cái ao tù bé nhỏ đi…. ở đó các ông tha hồ mà dùng luật rừng “. - Mó dái ngựa “tiểu nhân và thù dai” (DĐCN). - Innova – Luật 258 và những câu chữ vô nghĩa (Dân Luận). - Mẹ Nấm – Điều 258 Bộ luật Hình sự & Lợi ích nhà nước (FB Mẹ Nấm/ DL). Liệu chúng ta có dám chiến đấu để bảo vệ quyền tự do ngôn luận của mình hay không? Cá nhân tôi cho rằng, đã đến lúc ấy “.
- Tưởng Năng Tiến: Chỉ Một Góc Nhìn Duy Nhất (RFA's blog). - NỬA NGÀY VỚI TRƯƠNG DUY NHẤT (Nguyễn Trọng Tạo). - TRƯƠNG DUY NHẤT CHỈ KHÁC “MỘT NỬA” (TNM). – Lê Diễn Đức: Trương Duy Nhất và góc nhìn khác (RFA's blog).
4
- Blogger vừa bị bắt từng khẳng định ông “không phải tội phạm, cũng không phản động” (RSF/ Defend the Defenders). Vụ bắt giữ ông Nhất đặc biệt gây lo ngại bởi nó cho thấy rằng chính quyền có xu hướng hành hạ và tống giam tất cả những người bất đồng chính kiến, bất chấp những lời kêu gọi trả tự do cho 5 blogger vừa bị xét xử phúc thẩm tuần trước. Chúng tôi kêu gọi Việt Nam trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho ông Nhất, đồng thời chấm dứt hành động ngược đãi vô lý này ”. – Phỏng vấn ông Huỳnh Ngọc Chênh: 'Trương Duy Nhất chỉ muốn xây dựng' (BBC). Tất cả các bài viết của ông Nhất đều toát lên tinh thần xây dựng để mong muốn có hệ thống tốt đẹp hơn ”. - Đôi lời về bài “Hãy tha thứ cho Trương Duy Nhất” (Nguyễn Tường Thụy).
- Bộ Công an xác nhận bắt ông Nhất (BBC). Facebooker Ngô Nhật Đăng: “ Thế là đủ hết : Công nhân, nông dân , bộ đội, luật sư, nhà báo, nhà văn , nhà thơ, doanh nhân….đều có mặt trong nhà tù của đảng. Thế thì đảng ở với ai bây giờ? ” - Ông Trương Duy Nhất chấp hành lệnh bắt (TN). - Trương Duy Nhất có thái độ chấp hành (TT). - Bộ Công an xác nhận tin bắt khẩn cấp Trương Duy Nhất (VOV). - Di lý ông Trương Duy Nhất ra Hà Nội (TT). - Vợ ông Trương Duy Nhất “thắp đèn” giúp Công an khám nhà (DV).
- Luật sư Dương Hà tố cáo cán bộ trại giam Thanh Hóa cố ý hãm hại Cù Huy Hà Vũ (RFI). - TS Cù Huy Hà Vũ tuyệt thực để phản đối các hành vi phạm pháp này của giám thị Lường Văn Tuyến (Dân Luận). - LS Dương Hà: “Cù Huy Hà Vũ vô tội, Quốc hội công nhận ý kiến bỏ điều 4” (RFI). Quốc hội đã nhận ý kiến yêu cầu hủy bỏ điều 4. việc làm của Quốc hội tự nó chứng minh rằng chồng tôi, Cù Huy Hà Vũ, hoàn toàn vô tội ”.
- Trần Bình Nam: Vụ án Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha một cái nhục của Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCV). - Thư đề nghị được trợ giúp một phần tài chính cho gia đình của Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha (Boxitvn).
- Huỳnh Thục Vy: “Khôn ngoan” đến mức độ nào? (ĐCV).
- Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ bị ngược đãi trong tù (Vietinfoeu). Cùng nội dung, nhưng trang Boxitvn lại chỉ để là “ ĐƠN TỐ CÁO ” thôi.
5 < - Đề xuất trưng cầu ý dân về điều 4 (VNN).   - Ông Dương Trung Quốc: Hiến pháp 'treo' đến bao giờ? (VNN). - Bộ trưởng Tư pháp: Lấy ý kiến dân về HP gấp gáp (VNN). - Không lẽ HP mới không có chính quyền địa phương? (VNN). - Nhật ký nghị trường: Lời xin lỗi và dự thảo Hiến pháp mới (VnEco). Ông Dương Trung Quốc: “… nếu cần thiết thì có thể lùi thời điểm thông qua Hiến pháp để “trả nợ” dân ba dự án luật về biểu tình , trưng cầu dân ý và về hội . .. bản dự thảo lần thứ ba về Hiến pháp, được đưa ra vào thời điểm vừa kết thúc thời gian sôi nổi lấy ý kiến nhân dân, là bản dự thảo phong phú với tinh thần cởi mở, nhiều ý kiến khác nhau. .. Nhưng đến bản dự thảo cuối cùng, tất cả các vấn đề được gọi là nhạy cảm nhất, được xã hội quan tâm nhất đã trở lại như ban đầu”, ông Quốc nói.” - Giữ lại Điều 4 và không đổi tên nước (ĐT). “… tất cả các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tham gia thảo luận đều đồng tình quan điểm giữ lại Điều 4 và vẫn để tên nước là nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.” Cũng cùng tường thuật về các phiên thảo luận ở tổ, nhưng sơ qua 3 báo – VNN, VNEconomy và Đầu tư – đã thấy khác nhau quá nhiều, trong đó bài trên báo Đầu tư thật tệ hại!
- Phỏng vấn GS Tương Lai: Nhân sĩ trí thức thất vọng về việc tiếp thu ý kiến sửa đổi Hiến pháp (RFI). Thực ra, việc góp ý Hiến pháp vừa qua là một cái cớ, một thời điểm để bung ra những ý kiến, mà trước đây chỉ nói một phần 10, một phần 100 là cũng đủ bị làm rầy rà, thậm chí kết án tù. Nhân dịp này, người ta không chỉ nói chuyện góp ý Hiến pháp, nhưng từ đó còn đề cập đến những vấn đề khác hơn, để tạo ra một khí thế dân chủ mới ”.
- Trịnh Hội: 7 đề nghị (VOA's blog). Nếu Đảng và nhà nước không thực thi thì nó chỉ làm bẽ mặt họ và một lần nữa xác nhận là Hiến pháp Việt Nam thật sự chỉ là một công cụ để họ bảo vệ chế độ độc tài, độc quyền của họ ”. - Video phỏng vấn TS Giáp Văn Dương: Tự do (123TV).
Bổ sung ,độc giả Nguyễn Việt Thắng phản hồi : “Sáng nay, đi tập thể dục về, vừa bước vào nhà tắm đi tolet thì nghe VTV đưa tin, về buổi làm việc hôm qua của quốc hội, có đoạn; nước ta không theo tam quyền phân lập, Ba tôi đang coi tivi, ông thét lên; đồ khốn nạn chúng mày đang tuyên chiến với nhân dân rồi đấy ! tôi chạy ra hỏi, tivi nó nói câu ấy, con nghe mà muốn văng c . .., ông chuyển kênh và chửi, lũ giặc này, lịch sử VN chưa có thời kỳ nào ? và chưa có thứ giặc nào, hung bạo tàn ác như thứ giặc này ! chúng nó cứ ra rả của dân, vì dân . . . giờ chúng nó bảo; thể chế nước ta, không theo tam quyền phân lập, nghĩa là chúng nó đã và đang thách thức nhân loại tiến bộ, chúng tao một nhóm ma cô, cướp đường, các nước văn minh kia,m hãy đóng góp tiền – vàng – gái đẹp, cho chúng tao ăn xài, giải khuây, không thì chúng tao sẽ giết đến người VN cuối cùng ..vvv”
- Nhà báo Phạm Chí Dũng : Quốc hội Việt Nam là của ai ? (RFI). Của đảng!Chúng ta hãy tự hỏi, Quốc hội vẫn thường yêu cầu Chính phủ và các bộ ngành phải minh bạch tình hình điều hành quản lý và các số liệu, nhưng vì sao Quốc hội lại không minh bạch việc bỏ phiếu tín nhiệm với dân chúng thông qua báo chí?
- Đức Thành: Diệt sâu – thuốc hay người quyết định? (Boxitvn). Câu hỏi sai hoàn toàn! Kẻ quyết định chính là … “Sâu”. Ha ha!
6 - Miến Điện và Việt Nam (Jonathan London). Miến Điện không phải là Việt Nam và bộ máy của Việt Nam có thể nói là phức tạp hơn và có thể vững chắc hơn. Ở Miến Điện, sự thay đổi đã tiếp diễn chủ yếu vì cấp lãnh đạo và thậm chí một cá nhân, Thiên Sein. Trong khi lịch sử cho thấy những thay đổi tương tự ở Việt Nam phải có động lực từ trong lẫn ngoài bộ máy mới đuợc “. - Con đường nào chông gai hơn, Myanmar hay Việt Nam? (RFA). Theo những gì mà chúng ta biết về đảng cộng sản VN thì họ sẽ không cho phép dân chủ diễn ra, và họ sẽ làm mọi thứ để điều đó không xảy ra ”. Tổng thống Hoa Kỳ tiếp Tổng thống Myanmar tại tòa Bạch Ốc, 20 tháng 5, 2013 =>
- Tôn Vân Anh: Phản biện với Jonathan London. Hâm nóng giấc mơ là con đường duy nhất? (ĐCV).
- VẬN NƯỚC (Nguyễn Tiến Dũng).
- Về Nghị quyết 36: TS. NGUYỄN BÁ LONG – CỘNG SẢN PHÁ HOẠI (Sơn Trung).
- Memorial Day (Phi Vũ).
- TS Tô Văn Trường: Cảnh báo về quản lý rủi ro (Boxitvn).
- BÁO ĐỘNG: thủ thuật mới của công an lén chí ch thuốc dân ở đám đông . QUÂN KHỐN NẠN ! (SHSM).
- 6.000 tỉ cho đề án nâng chiều cao người Việt (ĐV). GS Trần Hữu Dũng: “ Theo tôi, người Việt hiện đang thấp không phải vì lý do sinh học gì cả mà chỉ vì họ bị đè đầu đè cổ “.
- Dư luận sau chuyến thăm VN của Nick Vujicic (RFA). Em bây giờ yếu lắm rồi, đi bán vé số em đi không nỗi. Hai chân bị tê, yếu quá là yếu, đi bị run dữ lắm. Ước mơ làm sao cho vợ em có chiếc xe điện 3 bánh để vợ em tự đi bán, có điều kiện phương tiện được dễ dàng. Vợ em cũng lùn, 2 chân bị thấp khớp, đi nhiều bị nhức, sưng lên, đi không nỗi ”. - HẺM BUÔN CHUYỆN ( KỲ 90 ) : Thế là hết từ nay Nick đi mãi (Nhật Tuấn). – Người Buôn Gió: Thương nhớ Nguyễn Công Hùng (Vietinfo).
- Vĩnh Phúc kết luận vụ quan tài diễu phố (BBC).
- Lý Nhã Kỳ và Nạn Phá Rừng (Alan Phan).
- Chuyện Ngày Xưa Khi Liên Xô Còn Là Thiên Đường (Alan Phan). – Vũ Duy Chu: HÀ NỘI TIẾU LÂM TRUYỀN KỲ (KÌ 121): HỢP TÁC LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI (Trần Mỹ Giống). - Thiên đường ở đâu? (Phương Bích).
- Hòn đá lạ ở Đền Hùng: lá bùa cực độc (4) (KT).
- Vụ xây dựng trái phép tại Cầu Giấy: Tiến độ phá dỡ chậm (DV).
- Cà Mau: Miễn nhiệm chủ tịch xã học hết… lớp 4 (DT). - Vụ Bí thư dùng bằng giả tại Vĩnh Phúc: Người mất bằng trình báo khẩn cấp (DT).
- LẠI NÓI VỀ CHIẾN TRANH (FB Thái Bá Tân). Đừng nói với tôi về chiến tranh bảo vệ tổ quốc và chính nghĩa. Tôi đã đủ khôn lớn để hiểu rằng cái cuộc chiến tranh ấy, nếu quả là bảo vệ tổ quốc và chính nghĩa như người ta nói, cũng chẳng là gì nếu nó là thủ phạm của hàng triệu cái chết dân Việt, hàng chục triệu cuộc chia ly đau đớn, thủ phạm của một sự đảo lộn triệt để các giá trị truyền thống dân tộc. ..”
- Bùi Tín: Chủ nghĩa tư bản lương thiện, hay chủ nghĩa tư bản rừng rú ? (VOA's blog).
7 <- Trung Quốc chống tham nhũng trong quân đội (NLĐ).
- Seoul từ chối đề nghị đối thoại của Bình Nhưỡng (RFI). - Hàn Quốc bác bỏ đề nghị đối thoại của Bình Nhưỡng (PNTP). - Kim Jong-un ra lệnh mở khu trượt tuyết 'đẳng cấp thế giới' (VNE).
- Myanmar và ẩn ý “món quà” tỷ USD của Thủ tướng Nhật (TQ).
- Vì thân Trung Quốc, Thái Lan mất vị trí trung tâm vào tay Miến Điện (RFI). “ Thái Lan từng là trung tâm của các sáng kiến đối ngoại từ Nhật Bản và Hoa Kỳ liên quan đến Đông Nam Á. Nhưng những ngày đó giờ đã không còn nữa. Bây giờ, đất nước của những nụ cười đã được thay thế bằng Miến Điện ”. - Nhật Bản, động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế Miến Điện (VOA). “Chính phủ Nhật Bản sẵn sàng đưa ra những khoản tiền to lớn. Nhiều công ty của Nhật, đặc biệt là các công ty xây dựng cơ sở hạ tầng đang nóng lòng ký nhiều hợp đồng cho các công trình phát triển ở Miến Điện”.
- Hun Sen muốn có luật nghiêm cấm chối bỏ tội ác diệt chủng của Khmer Đỏ (RFI).
- Ấn Độ ngắm nghé máy bay quân sự Nhật Bản (RFI). Vũ khí mà Ấn Độ ngắm nghé là 15 chiếc thủy phi cơ US-2 do tập đoàn công nghiệp quốc phòng Nhật Bản Shin Maywa chế tạo và hiện đang được hải quân Nhật sử dụng ”. - Thủ tướng Ấn Độ đi thăm Nhật Bản, Thái Lan (VOA).
- Không ai biết nước Nga hậu Putin liệu có sống sót được không (Boxitvn).


- Yêu cầu Trung Quốc bồi thường vụ đâm tàu cá trên biển Hoàng Sa (TP). - Yêu cầu Trung Quốc xử lý nghiêm khắc vụ đâm vào tàu cá Việt Nam (PT).
- Hoạt động quân sự của TQ ở Biển Đông nguy hiểm có hệ thống (GDVN). - Học giả diều hâu TQ: Tấn công đánh chiếm Trường Sa bất cứ lúc nào (GDVN).
- ĐỐI THOẠI SHANGRI-LA VÀ ĐIỂM NÓNG KHU VỰC – BÀI 2: Điểm nóng biển Đông (PLTP).
- Nắm đấm Trung Quốc đằng sau hoạt động thương mại với các láng giềng (GDVN). - Trung Quốc sẽ dùng máy bay không người lái ra sao? (Infonet).
- Tàu ngầm Trung Quốc xuất hiện gần Nhật Bản để nghi binh cho tàu Kilo? (GDVN). - Trung Quốc dùng tàu chiến xua đuổi thuyền Nhật (VnM). - Ba hạm đội Trung Quốc tập trận ở biển Đông (PLTP). - Ấn Độ chờ đợi gì ở Nhật? (PLTP). - Nhật-Ấn bắt tay nhau đối phó Trung Quốc? (KT).
- Tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông và biển Hoa Đông: Xuất hiện 'canh bạc lớn' trên Biển Đông (PT). - Tàu sân bay Mỹ xuất hiện gần Trường Sa để răn đe tàu chiến Trung Quốc? (GDVN).
- Mỹ, Trung phô trương sức mạnh ở biển Đông (TN).
- Quốc hội thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992: Dân mong có quyền phúc quyết (DV). - Sửa đổi Hiến pháp năm 1992 là cần thiết và phù hợp với nguyện vọng của nhân dân (ND). - Hiến định nguyên tắc tranh tụng để bị cáo và luật sư được nói (DT). - Cần làm rõ bản chất nền kinh tế trong Hiến pháp (LĐ). - Các thành phần kinh tế phải bình đẳng (PLTP). – Nhà sử học Dương Trung Quốc: Hiến pháp phải có giá trị lâu dài (TP). - Dự thảo Hiến pháp đã tập hợp đủ ý kiến nhân dân chưa? (TT).
- Phó trưởng Đoàn ĐBQH Hà Nội, bà Nguyễn Thị Hồng Hà: Phát biểu 'không hợp làm ĐBQH' là thiếu trách nhiệm (TP).
- “Nếu giữ tên nước thì cần giải thích với cử tri một cách thỏa đáng” (GDVN). - Không lo ngại việc đổi tên nước có thể bị xuyên tạc (DT). - Lo đổi tên nước sẽ gây xáo trộn và lãng phí (TN). - “Người dân không có nhu cầu đổi tên Nước” (Infonet).
- Sớm sửa “rào cản” về bồi thường Nhà nước (PLTP).
- 1.700 thanh tra xây dựng về đâu? (TP).
- Vụ dân đánh côn đồ “bảo kê” cho doanh nghiệp: Tạm dừng dự án, kiểm điểm trách nhiệm cán bộ cho thuê đất trái thẩm quyền (TN). - Dàn xếp đấu giá đất, thu sai gần 600 triệu đồng (PLTP). - Dàn xếp đấu giá đất, trục lợi tiền tỷ: Hoan hỉ chia tiền sau phiên đấu giá (DV).
- Tiếp loạt bài “Bơ vơ 4,5 vạn người Việt tại Angola”: Mong Angola sớm ký hiệp định (TP).
- Hàn Quốc không chịu đàm phán (PLTP).


- Danh sách thực thể bị chiếm đóng ở quần đảo Trường Sa (Trần Hùng). - DỰ DIỄU BINH Ở TRƯỜNG SA (Văn Công Hùng). - Nhà văn hóa đa năng trị giá 25 tỉ đồng cho Trường Sa (TT).
- Tàu cá Quảng Ngãi bị tàu Trung Quốc đâm chuẩn bị ra khơi (VOV). - Trao công hàm phản đối hành động đâm tàu cá Việt Nam của Trung Quốc (GDVN).
- Giải mã tín hiệu chiến tranh của Trung Quốc – Kỳ 1 (TN). - Tàu chiến, máy bay Trung Quốc kéo ra Thái Bình Dương (TP). - Học giả “diều dâu” Trung Quốc: Hãy đánh chiếm biển Đông khi cần (TN).
- Trung Quốc đe Philippines 'chớ thách đấu'! (TP). - Philippines yêu cầu Trung Quốc rút tàu khỏi bãi Cỏ Mây (Infonet).
- Xác định danh tính tàu TQ lượn qua đảo Nhật (VNN).
- Đài Loan cho phép Philippines kiểm tra tàu bị bắn (Infonet). - Nhóm điều tra Philippines đến Đài Loan (VTV).
- Ghi nhanh về việc bắt giữ ông Trương Duy Nhất (Cave Núi). BTV mới nhận được tin từ một nguồn thạo tin, cho biết: “ Bộ CA đang bị sức ép từ Tổng Bí thư phải tìm lý do thả Trương Duy Nhất “. Hy vọng blogger Trương Duy Nhất sớm được trả tự do.
- “CHOA BẮT MI VÌ TỘI MẮT MI BỊ LÉ”? (FB Lê Quốc Châu).
- NHÂN VIỆC ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI PHẠM TRƯỜNG DÂN NÓI LIỀU… (TSYG).
- “Nói với mình và các bạn”: Bất tuân dân sự hay là “phản động” (Đoan Trang).
- NHÓM KHỞI XƯỚNG KHỞI KIỆN ĐOÀN TRƯỜNG ĐH LUẬT TP. HCM (CLĐVV). Việc chúng tôi khởi kiện là để nói với công luận nói chung và những người học luật nói riêng biết rằng: Tinh thần thượng tôn pháp luật luôn cần được bảo đảm trong một môi trường giảng dạy và đào tạo luật. Việc tiếp tay xâm phạm vào quyền bí mật đời tư và dung túng cho hành vi xúc phạm đến nhân phẩm, danh dự và uy tín của bất kỳ ai cần được kiên quyết lên án và loại trừ. ..” Trường ĐH Luật mà để sinh viên của mình mang luật ra dạy lại thì tệ quá!
- Hồ sơ dân oan tuần 7 (Chuacuuthe).
- Freedom Now: Chiến dịch thế giới viết thư cho cha Tađêô Nguyễn Văn Lý (Chuacuuthe). - Lá thư gởi cha Lý đầu tiên của chiến dịch Freedom Now
- “các thế lực thù địch” chúng là ai? (DĐCN).
- NHÀ CỦA QUAN, Ở BẮC HÀ CỰC TO? (Mai Thanh Hải).
- Lắng Nghe, xem, một bài học xương và máu không tốn tiền… của “nick” việt nam (Huỳnh Xuân Long).
- Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII: Giữ nguyên tên nước, hiến định vai trò lãnh đạo của Đảng (ĐĐK). - Đề nghị giữ nguyên tên nước để đảm bảo ổn định (Tinnong). - Tên nước đã đi vào tiềm thức người dân (ĐĐK).
- Sự thật về những kiến nghị sửa đổi Hiến pháp trái chiều trên mạng Internet (CAND/VnM).
- Viện trưởng Nghiên cứu lập pháp nói về quan hệ “tam quyền” (CP).
- Đảng viên, cán bộ Cơ quan Trung ương Hội NCT Việt Nam góp ý kiến vào Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp năm 1992 (NCT). - Không nên phân biệt thành phần (GTVT). - Cần giữ quy định về Công đoàn trong Hiến pháp (NLĐ). - Đâu là “chủ thuyết” hiến pháp sửa đổi? (Infonet). - ĐBQH thống nhất căn bản với các nội dung dự thảo sửa đổi Hiến pháp (NNVN). - Khẳng định và làm sâu sắc chủ quyền nhân dân (CAND).
- Lấy phiếu tín nhiệm (LĐ).
- Sẵn sàng tiếp thu để rút kinh nghiệm (GD&TĐ).
- Phải giành lại dân! (PT).
- Thành lập Sở Phòng cháy chữa cháy là không cần thiết (VOV).
- Cách chức, khai trừ Đảng phó CA xã thuê côn đồ chém người (HNM).
- Tàu tuần dương Pháp cập cảng Hải Phòng (DV).
- Triều Tiên nhất trí đối thoại về khu công nghiệp Kaesong (VOV). - Hàn Quốc hoài nghi lời đề nghị đối thoại của Triều Tiên (Infonet). - Trung Quốc kêu gọi phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên (VTV).
KINH TẾ
- VEPR : Kinh tế Việt Nam còn “trên đường gập ghềnh” (ND).
- Các chuyên gia kinh tế “đấu nhau” về quản lý kinh tế (TN).
- Chuyên gia: Sẽ mất cả thập kỷ để giải quyết nợ xấu (TBKTSG). - Nợ xấu ngân hàng có thể tới 300 nghìn tỷ (SM). - Nợ xấu có thể “ngốn” 50% GDP (NLĐ). - VAMC dọn nợ, ngân hàng có thể kiệt sức (ĐT). - Nhiều DN sẽ được cơ cấu lại nợ đến tháng 6/2014 (TTXVN). - Lùi thời hạn phân loại nợ của các ngân hàng (VnM). - Giãn Thông tư 02: Cơ hội dưỡng sức trước đại phẫu (VnEco). - Thông tư 02 được lùi một năm (ĐT).
- Đẩy nhanh sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp NN (TTXVN). - Tái cơ cấu doanh nghiệp: Xây dựng nhiều chính sách gỡ khó (CP).
7 - Vụ doanh nghiệp kiện UBND tỉnh Thanh Hóa: Nhà đầu tư bị dồn vào chân tường (DĐDN). “Khu đất vàng” nằm ngay trên đường tránh TP Thanh Hóa =>
- Không để tiền chảy nhầm dòng (NLĐ).
- Sẽ nhập hơn 30 tấn vàng trong năm nay (TBKTSG). - Ngày 28/5, đấu thầu tiếp 1 tấn vàng (VnEco). - Hàng loạt quốc gia tăng cường mua vàng dự trữ (DV).
- Quỹ mở cần công ty chứng khoán (CafeF).
- Những quy định bị bỏ quên về thị trường xăng dầu (GTVT).
- Xót xa hệ thống cảng biển – Kỳ 1: Vung ngàn tỉ, giờ bỏ không (TT).
- Xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản, thủy sản sụt giảm (TBKTSG).
- Doanh nghiệp kiện bán phá giá thép nhập (TBKTSG).
- Sản lượng đường vượt nhu cầu đến 300.000 tấn (TBKTSG).
- Nhân viên ngân hàng có bầu để tránh thất nghiệp (VNE).
- Phỏng vấn ông Nguyễn Mạnh Cường, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch: Khó ngăn du lịch giảm sút (TBKTSG). - Thanh Hóa: Vì sao các doanh nghiệp lữ hành từ chối đưa khách vào Sầm Sơn? (VH). - Sầm Sơn: Bốn lực lượng bảo vệ một người tắm biển (PLVN).
- Dệt may Việt Nam và bài học Bangladesh (RFA). Ông Diệp Thành Kiệt, Phó chủ tịch Hiệp Hội Da giày Việt Nam: “ Đã đến lúc Việt Nam không thể sử dụng chính sách giá rẻ, lao động giá rẻ, tất cả những gì giá rẻ để cạnh tranh với các nước, mà Việt Nam phải cạnh tranh bằng một giải pháp bền vững trong đó điều thứ nhất là phải chứng minh cho thế giới là mình làm ra những sản phẩm có chất lượng cao, trong đó hàm lượng chất xám ngày càng cao và người lao động được làm việc trong những môi trường ngày càng an toàn và ổn định ”.
- Video: Nghi vấn nhân viên CTCK lạm dụng tài khoản nhà đầu tư (VTV).
- Đức cam kết tránh chiến tranh thương mại Châu Âu -Trung Quốc (RFI).
- Lãnh đạo AU thảo luận về vấn đề Mali, đầu tư của Trung Quốc (VOA).

- Báo cáo kinh tế VN 2013: 'Quên' khoản nợ 1.334.000 tỷ đồng (DV). - Nợ công với gánh nặng doanh nghiệp nhà nước (TN). - Tổng nợ công năm 2012 ước khoảng 55,4% GDP (SGGP).
- TS. Lê Đăng Doanh: Có VAMC, ngân hàng phải “gồng mình” trả nợ? (Infonet). - Nợ xấu có thể “ngốn” 50% GDP (SGTT). - Mổ lãi suất, moi nợ xấu (TP).
- Kinh tế Việt Nam trên đường “gập ghềnh” (TN).
- NHNN lùi thời hạn áp dụng Thông tư 02 : Tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận vốn lãi suất thấp (SGGP). - Đến tháng 6.2014, DN sẽ được cơ cấu lại nợ (TTXVN/SGTT).
- “Bóng ma” lạm phát đáng ngại hơn giảm phát (SGTT).
- Khó hy vọng phục hồi tổng cầu dựa vào xuất khẩu (SGTT).
- Dòng tiền chọn cổ phiếu cổ tức cao (ĐTCK). - Bán công ty chứng khoán kiểu… “cho không” (ĐTCK).
- Giảm thuế, đừng sợ giảm thu (TN).
- EVN làm xấu mặt Việt Nam, du lịch khó càng khó (PN Today). - Du lịch Tây Nguyên sẽ chết yểu nếu không giữ được rừng (TP). - Hãy thân thiện ngay từ cửa khẩu (TT).
- Năm tháng: DN FDI xuất siêu, DN nội nhập siêu (PLTP).
- HUD xin ứng hàng triệu đôla trả nợ nước ngoài (VNE).
- Nguy cơ xóa sổ nhiều ngành sản xuất (PLTP).
- Doanh nghiệp thép Việt lần đầu kiện phá giá (PLTP).
- Tồn kho cao, giá thấp: Nhà máy đường lỗ (PLTP).
- Nông nghiệp “kiệt sức”! (PT). - Nông dân gặp khó (SGGP).
- Con ốc “cứu” người nghèo (DV).
- Trung Quốc cam kết cải cách thu hút đầu tư (VOV). - Đồng hồ Thụy Sĩ và nạn tham ô (TT).

- Vì sao NHNN hoãn thực hiện Thông tư 02? (VTV).
- Doanh nghiệp Nhà nước trở thành gánh nặng đầu tư công (Gafin).
- “Đã chín muồi để áp dụng chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu” (HQ).
- Cứu doanh nghiệp, trách nhiệm thuộc về ai? (TP). - “Doanh nghiệp FDI chậm đăng ký, lỗi từ cả hai phía” (TTXVN).
- Giá vàng tuột mốc 41 triệu đồng/lượng (VnEco).
- Doanh nghiệp lo mắc kẹt với nhà ở xã hội? (PLVN).
- Petrolimex ăn gian trong cách tính giá xăng (ĐV).
- Đưa DN nợ tiền điện ra tòa (CT).
- Kinh tế Trung Quốc có thể chỉ tăng trưởng 7% trong thập kỷ tới (Gafin). - Trung Quốc: Thời kì thất nghiệp đen tối nhất chỉ mới bắt đầu? (Infonet).
- Phố Wall đóng cửa, chứng khoán châu Âu đảo chiều (TTXVN).
VĂN HÓA-THỂ THAO
- Xung quanh vụ việc “Mang tác phẩm được tặng đi dự thi và đoạt …HCV”: Thu hồi HCV và kỷ luật cả người cho và nhận ảnh (VH).
- Người chăm lo cho chữ Thái cổ (VH).
8 <- Phan Mạnh Hùng – Tiếp nhận Khái Hưng ở miền Nam trước 1975 (DĐTK).
- Đọc Trần Mạnh Hảo: “Sự mặc khải của Thi Ca” (Nguyễn Tường Thụy).
- Trẻ con thì là trẻ con thôi (Nhị Linh).
- Tranh của họa sỹ VN bán được giá kỷ lục (BBC). Đây là một tác phẩm rất hiếm và bức tranh vẫn trong điều kiện tuyệt vời, “tác phẩm đẹp thì không bao giờ là đắt cả ”.
- Nguyễn Hữu Nhật – Khuôn Mặt Trăm Năm Qua Tranh Màu Nước Của E. Gras (DĐTK).
- “Một khúc tâm tình” cùng nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý (ANTG).
- Bạo lực “leo thang” trong phim Việt (PNTP).
- Vũ công của thế hệ mới: Khát vọng cống hiến (NLĐ).
- Liên hoan phim Cannes: Ban giám khảo ” như mơ” (VnM). - Điện ảnh châu Á lên ngôi tại LHP Cannes (TN). - Cành cọ vàng cho sự đam mê (NLĐ). - LHP Cannes “tâm đắc” với kịch bản phim về tội ác ở Trung Quốc (DT). - Phim Pháp « La Vie d'Adèle » đoạt Cành Cọ Vàng (RFI).

- GS Trần Lâm Biền – Nhà nghiên cứu chua ngoa nhất nước (GDVN).
- Ngón nghề tài hoa – Kỳ 1: Túy họa giang hồ (TN).
- Ai khiến nhà văn mạnh mẽ? (TP).
- Cung thiếu nhi HN: Thiết bị già nua, giáo viên móc tiền túi mua mới (Infonet). - Nhà văn hóa thôn “rỗng ruột” (DV).
- Người đẹp và rượu mạnh: Cặp đôi hoàn hảo! (PT).
- Cô Kỳ kỳ ghê (Nguyễn Duy Xuân).
- Cú sốc ở Cannes (TN).

- Rậm rịch 'hồi hương' 4 bức tranh của Vũ Cao Đàm (TTVH).
- Ca kịch về Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đoạt giải Tác phẩm xuất sắc (TTVH).
- Guitarist Kim Chung: Nghệ sĩ phải tìm cách để đến với công chúng (TTVH).
- Ký ức về người hùng của điện ảnh Việt Nam (TTVH).
- Trớ trêu cuộc chiến Biệt động Sài Gòn với “nữ quái“ khỏa thân (PLVN).
- Hoạt hình Việt Nam tung các sản phẩm hấp dẫn nhân dịp Hè (TTVH).
- NHẠC SĨ NGỌC ĐẠI: TÔI ĐỒI TRỤY CHỖ NÀO? (Nguyễn Trọng Tạo).
- Người đẹp mời bà con ném đá ! (Hiệu Minh).
- Hai đoạn ghi về tuổi già và phụ nữ (Vương Trí Nhàn).
- Rạm chợ Tréo (Nguyễn Thế Thịnh).
- Người Uyghur/Duy Ngô Nhĩ là ai ? (NCLS).
- Hoa Kỳ và Châu Mỹ La Tinh (NCLS).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Đến năm 2020 sẽ có 60 tổ chức 60 tổ chức KHCN trình độ khu vực và quốc tế: Khả thi đến đâu? (TS).
- Thi tốt nghiệp THPT: Vẫn lúng túng về việc cho mang thiết bị ghi âm, ghi hình vào phòng thi (VH). - Những lưu ý quan trọng trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay (PL&XH). Máy ghi hình và ghi âm được mang vào phòng thi là loại máy “3 không” (HHT). - Tiêu cực Đồi Ngô: Kẻ nam tiến, người buôn gạo (KP/24h). -
- Nở rộ luyện thi “đảm bảo đậu” (PNTP).
- Lấy ý kiến người học về việc dạy của giảng viên (CP).
- Chấm dứt hoàn toàn liên kết ngành dược của Trường CĐ ASEAN (TN).
- Đào tạo liên thông “chui”: Bộ GD-ĐT tạo điều kiện cho SV chuyển trường khác (DT).
- Tính giáo điều của những chuẩn mực (Một số suy nghĩ về việc dạy văn và đào tạo giáo viên dạy môn Ngữ văn ở trường trung học phổ thông) (Hải Ngọc).
- Treo bằng của sinh viên vì đơn vị liên kết nợ tiền (HNM).
9 - Dạy “chui” trong khách sạn (NLĐ).
- Dạy bơi… trên giấy (NLĐ). Học sinh Ðà Nẵng được học bơi miễn phí trong dự án “Bơi an toàn” =>
- Làng khoa bảng: Quỳnh Đôi, Nghệ An – rạng danh 'đất học' (Tiin).
- Xuất bản cuốn từ điển Hindi – Việt đầu tiên (TN).
- Nghị lực sống của cô giáo tật nguyền (GĐVN).
- Một loại nghiên cứu khoa học vô trách nhiệm? (Nguyễn Văn Tuấn).
- Vì sao phải thăm dò nước trên Mặt Trăng? (TS).
- Gián phát sáng trong bóng tối: Một trong những chủng loại mới phát hiện (VOA).

- HCV Tin học Châu Á 'không dám tin mình đoạt giải' (GDVN).
- Xem người Nhật 'gọi' chất xám Việt (VNN).
- Được rót hàng chục tỷ đồng, trường vẫn vắng sinh viên (VNN).
- Liên kết đào tạo thạc sĩ “chui” (DV).
- Coi chừng phạm quy vì thiết bị chống tiêu cực (TN).
- Thêm cơ hội cho học sinh trung cấp (TN).
- Phản hồi bài “Học gì thi nấy mà sao khổ thế!”: Bệnh thành tích sinh ra “gà công nghiệp” (PNTP).
- Đào bắt nhông, một học sinh bị cát vùi chết (TP).

- Giáo dục đại học càng đổi mới càng mất ổn định (NCT).
- Đổi mới tư duy – mục tiêu quan trọng để phát triển giáo dục (GD&TĐ).
- Chưa có chỉ tiêu tuyển sinh nhưng hồ sơ đã nhận rất nhiều! (ANTĐ).
- Hà Nội: Công khai “4 rõ” (GD&TĐ).
- Không bắt thí sinh dự thi tại cụm thi được chỉ định (GDVN).
- Xin đừng bôi bẩn lên những “tờ giấy trắng”! (VOV).
- Vụ lộ đề thi tại Điện Biên: Lãnh đạo… tự kiểm điểm (Tin tức).
- Năm học 2013-2014: Tựu trường sớm nhất vào 1/8 (GDVN).
- Đưa hát Then – đàn Tính vào trường học (ĐĐK).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Bộ Y tế không có tiền xây bệnh viện (VNN). - Bộ trưởng Y tế: Quá tải bệnh viện không phải lỗi riêng ngành y tế (HNM). - Thiếu giường bệnh phải hỏi Nhà nước (NLĐ).
- Tăng chiều cao 5cm cho người Việt trong 20 năm: Dễ mà khó (ND).
- Nhà dân Sài Gòn ở sát đường dây 500kV (VNE).
- MÙA HÈ VẤT VẢ… (Mai Thanh Hải).
- Có xe khách chạy vượt tốc độ 300 lần/ngày (TT). - Xử phạt xe không lắp hộp đen (NLĐ).
- TIỀN TỈ PHƠI MƯA NẮNG (*): Thủ tục thanh lý nhiêu khê (NLĐ).
- Cầu nghìn tỷ bị đe doạ: Kịch bản không lường (VTC).
- Tràn lan vệ sĩ hú còi, 'múa gậy' dẹp đường ở TP HCM (VNE).
- Gừng Trung Quốc không đáng lo? (PNTP). - Rượu pha bằng… thuốc sâu và phân lân bán khắp Hà Nội (PLVN).
10 <- Không có chuyện phát hiện hang động lớn hơn Sơn Đoòng (TN). - 10 năm Vườn quốc gia PNKB được thế giới tôn vinh: Còn ẩn chứa nhiều điều kỳ diệu! (VH).
- Video: Bé 5 tuổi chống chọi với bệnh ung thư (VTV).
- Bà Suu Kyi lên án chính sách 2 con áp dụng với người Hồi giáo Rohingya (VOA).
- Video: Kon Tum: Vấn nạn ô nhiễm từ một nhà máy tinh bột sắn (VTV).
- Một người Trung Quốc sống trong ngôi nhà tre khuân lưng (Newsland/ Kichbu).
- Du khách TQ làm hư hại đền cổ Ai Cập (BBC).
- “Trị thủy” thời biến đổi khí hậu (NLĐ).
- Mỹ: Ô nhiễm công nghiệp biến một cộng đồng thành một thị trấn ma (VOA).
- Chilê di tản người dân chung quanh núi lửa (VOA).

- Hạn khốc liệt ở đảo Lý Sơn (DV).
- Đề xuất tăng phí, giảm quyền lợi khám BHYT (TN). - Cà Mau: Kết luận thanh tra bị phản pháo (PLTP).
- Nghệ An khô hạn nặng (TP).
- Chiêm ngưỡng “sân chơi” trẻ em vùng cao (Infonet). - Tù mù làng 25 năm không có điện (TP).
- Vụ tai nạn thảm khốc tại Phúc Thọ: Ba đám tang trong gia đình nghèo (PT).
- 3 trẻ chết đuối trong hố công trình: Vẫn không có biển báo (TT).
- Giếng… mắt rồng (PT).
- Quý vật tìm quý nhân (PT).
- Nhà tổ chức sự kiện Nick Vujicic: Không thể quy các giá trị tâm hồn ra tiền (TP).
- Ai bảo thiền là dễ (PT).
- Du khách Trung Quốc lại bị chỉ trích vì vẽ bậy ở Ai Cập (Infonet).
- Chile sơ tán hơn 2.000 cư dân vì nguy cơ núi lửa phun trào (VOV).

- Về việc quản lý cơ sở y tế có yếu tố nước ngoài (CP).
- Bộ Y tế vào cuộc điều tra vụ việc “nước phở bẩn” (TTXVN).
- Xe biển xanh chở hàng ngàn gói thuốc lá lậu (VNN).
- Hối lộ công an, tài xế than “chung chi đã hết tiền” (NLĐ).
- Động viên kịp thời các đơn vị triệt phá băng nhóm hoạt động theo kiểu “xã hội đen” do một giám đốc công ty cầm đầu (CAND).
- Bắt cơ sở sang chiết dầu trái phép quy mô lớn (CF).
- Luật sư kiến nghị chuyển địa điểm xử phúc thẩm lần 3 'kỳ án Lê Bá Mai' (PT).
- Hà Nội: Khắc phục ngay thiếu nước sạch ở nội thành (VOV).
QUỐC TẾ
- Thượng nghị sĩ McCain đến Syria gặp quân nổi dậy (VOA). - Ba cuộc gặp riêng rẽ tìm giải pháp chấm dứt khủng hoảng Syria (VOA). - Damas chấp nhận tham gia Hội nghị quốc tế về Syria (RFI). - Ngoại trưởng EU nhóm họp về lệnh cấm vận vũ khí Syria (VOV). - Mỹ – Nga tăng tốc gỡ rối Syria (NLĐ).
- Mỹ thông báo kế hoạch viện trợ kinh tế 4 tỉ đô la cho Palestine (RFI).
- Nghi can giết chết binh sĩ Anh ở London từng bị bắt ở Kenya (VOA).
11 - Colombia, phiến quân FARC đạt thỏa thuận về cải cách đất đai (VOA). - Colombia và phe nổi dậy FARC thỏa thuận về cải cách ruộng đất (RFI).
- Pháp: Phong trào chống hôn nhân đồng tính biểu dương lực lượng lần cuối (RFI). =>
- Hoa Kỳ cử hành lễ Chiến sĩ Trận vong (VOA). - Lễ Chiến sĩ Trận vong tại Hoa Kỳ . - Vận động viên thắng giải marathon ở Boston trả lại huy chương (VOA).
- Thị trưởng Osaka xin lỗi về phát biểu liên quan tới binh sĩ Mỹ (VOA).
- Serbia cử hành tang lễ cho nhà vua cuối cùng của họ (VOA).
- Chính phủ Nga từ chức? (NLĐ).
- Thái Lan – Campuchia thảo luận hợp tác biên giới (VOV).

- EU xem xét bỏ cấm vận vũ khí đối với Syria (TP). - Tân Hoa Xã: John McCain bí mật tới Syria hội đàm với phiến quân (GDVN). - McCain bất ngờ tới gặp thủ lĩnh phe nổi dậy tại Syria (TTXVN). - EU đồng ý dỡ bỏ lệnh cấm vũ khí đối với phiến quân Syria (GDVN). - Vì sao Hezbollah dốc toàn lực cứu chính quyền Tổng thống Assad? (PT). - Những cuộc “thập tự chinh” mới ở Trung Đông (SGGP).
- Chính phủ lâm thời Pakitan chuyển giao quyền lực vào tháng 6 (VOV).
- Liên minh châu Phi thành lập lực lượng quân sự khẩn cấp (GDVN). - Nam Phi: “Người mẹ quốc dân” thất thế (PNTP).
- Mỹ phủ vệ tinh quân sự toàn cầu (TN).
- Sợ 'mất' Bắc Cực, Nga bổ sung loạt tàu chiến (PN Today). - Nga chuẩn bị có luật gọi nhập ngũ với nữ (DV).
- Anh bắt đối tượng thứ 10 liên quan đến vụ sát hại binh sĩ (VOV).

- Syria “vô cùng nguy hiểm” đối với Trung Đông (VnM). - Thượng nghị sỹ Mỹ John McCain bất ngờ thăm Syria (VOV). - Pháp điều tra mẫu 'vũ khí hóa học' từ Syria (Tin tức). - EU đồng ý bỏ lệnh cấm vận vũ khí với phiến quân Syria (VOV). - Rộng đường tiếp tế vũ khí cho phe đối lập Syria (LĐ).
- Nguyên tắc cốt lõi của Israel khi tấn công Syria (Tin tức).
- Đánh bom liên tiếp tại Iraq làm 70 người chết (VOV). - Iraq: đánh bom đẫm máu, 260 người thương vong (SGGP).
- Venezuela tố CNN xúi giục đảo chính (Tin tức).
- Tín hiệu vui (ĐĐK).
- Sudan dọa đóng đường ống dẫn dầu của Nam Sudan (TTXVN).
- 4 trung đoàn tên lửa S-300 của Nga nhận được cảnh báo trực chiến (GDVN). - Nga bất ngờ kiểm tra lực lượng không quân và phòng không vũ trụ (GDVN).
- Mỹ – Trung tìm cách bắt tay nhau chặt hơn (Infonet). - Kiểm toán độc lập chứng minh Mỹ sai lầm khi cấm vận Belarus (ANTĐ).
- Vì sao 52 nước biểu tình phản đối Monsanto? (KP).
- F-15 Nhật Bản bất ngờ lao xuống biển (ĐV).
- Trung Quốc và EU đàm phán về tranh chấp thương mại (Gafin). - TQ đánh cắp thông tin tình báo Australia? (VNN).
*RFA: + Sáng 27-05-2013 ; + Tối 27-05-2013
*RFI: 27-05-2013
*VTV: + Chào buổi sáng – 27/05/2013 ; + Tài chính kinh doanh sáng – 27/05/2013 ; + Tài chính kinh doanh trưa – 27/05/2013 ; + Tài chính tiêu dùng – 27/05/2013 ; + Điểm hẹn văn hóa – 27/05/2013 ; + Nhịp đập 360 độ Thể thao – 27/05/2013 ; + 360 độ Thể thao – 27/05/2013 ; + Thể thao 24/7 – 27/05/2013 ; + Cải cách hành chính – 27/05/2013 ; + 7 ngày công nghệ – 27/05/2013 ; + Về quê – 27/05/2013 ; + Khoảnh khắc thường ngày – 27/05/2013 ; + Danh ngôn và cuộc sống – 27/05/2013 ; + Thời tiết du lịch – 27/05/2013 ; + Thời sự 12h – 27/05/2013 .

Mó dái ngựa "tiểu nhân và thù dai"

Truy Nhất Dương

                

Phạm chí Dũng, người đã bị “bắt khẩn cấp vì tội tiết lộ bí mật quốc gia”, đã được trả tự do, bình luận những lời đầu tiên vể việc Trương Duy Nhất, chủ blog Một góc nhìn khác :

“Tôi nhớ là trước Hội nghị trung ương 7, tôi có đọc một cái tiêu đề là “Tổng bí thư và Thủ tướng nên ra đi”. Và tôi ngạc nhiên là tại sao một blogger lại có thể viết thẳng thắn như thế. Sau đó tôi tìm hiểu và biết blogger đó tên là Trương Duy Nhất, lượng người đọc blogger này tập trung ở bài đó là khá nhiều .


Trong hội nghị trung ương 7 thì lại xuất hiện tiếp một bài của Trương Duy Nhất. Bài này cũng đã lan truyền khá rộng, có tiêu đề là “Hai tân ủy viên Bộ Chính trị”, nói về ông Nguyễn Thiện Nhân và bà Nguyễn Thị Kim Ngân. Nhưng mà vấn đề lớn nhất, có lẽ là đáng chú ý nhất của bài viết này, chính là mức độ cập nhật thông tin của bài viết rất cao. Mà tôi để ý là lượng người đọc blogger Trương Duy Nhất ở bài viết này rất lớn. Có thể nói giống như một bài tường thuật bóng đá, gần như từng phút, hoặc từng nửa tiếng đồng hồ một, và thêm những phần bình luận gần như là một người trong cuộc chứ không phải là một người ngoại cuộc.

Tôi cũng được biết là blogger Trương Duy Nhất trong thời gian họp Quốc hội đã tổ chức một cuộc gọi là “Bỏ phiếu cùng Quốc hội” trên blog. Cuộc bỏ phiếu này nhắm tới việc lấy phiếu tín nhiệm “ngoài lề” cho một số nhân vật là đại biểu Quốc hội, và các chức danh cao cấp trong Đảng và Chính phủ, trong đó có Thủ tướng.

Nói tóm lại, nếu lướt qua những bài viết của Trương Duy Nhất trong thời gian gần đây thì blogger này đánh giá, bình luận và chỉ trích những nhân vật cấp cao của Bộ Chính trị, trong đó chủ yếu có hai người. Một là Thủ tướng và hai là Tổng bí thư. Đó là việc thứ nhất tôi có thể bình luận.

Yếu tố thứ hai là lần này cơ quan an ninh điều tra – như báo Thanh Niên và một số báo trong nước có đưa tin – thực hiện lệnh bắt khẩn cấp đối với blogger Trương Duy Nhất là theo điều 258, tức là “lợi dụng quyền tự do dân chủ”. Tôi cũng đang tự hỏi tại sao.

Thường thì trước đây người ta áp dụng điều 88 (tuyên truyền chống Nhà nước), hoặc nặng hơn nữa là điều 79 (âm mưu lật đổ chính quyền). Song lần này lại không phải là điều 88 và 79 mà lại là điều 258. Rõ ràng là điều 258 nhẹ hơn điều 88 và điều 79.

Và điều 258 này cũng làm tôi nhớ lại một trường hợp khác. Vào tháng 11/2010, blogger Cô Gái Đồ Long, tên thật là Hương Trà, cũng đã bị cơ quan an ninh điều tra của Bộ Công an bắt về điều 258. Thời gian đó thì có một số đồn đoán, cho là Hương Trà đã đưa ra một số thông tin chỉ trích gia đình một Thứ trưởng Bộ Công an, dù có thông tin từ Bộ Công an phủ nhận chuyện đó. Đấy là theo tin đồn ngoài lề.

Trường hợp của Trương Duy Nhất cũng lặp lại như Hương Trà về điều 258. Tôi cho là có thể có một cái ý gì đó, mà tôi chưa biết rõ.

Tuy nhiên có một chi tiết khác liên quan tới việc bắt giữ Trương Duy Nhất. Cũng giống như lần trước bắt giữ Hương Trà, là sau khi Trương Duy Nhất bị bắt, thì ngay lập tức chiều nay báo chí trong nước đã được thông tin. Thậm chí là thông tin một cách khá đầy đủ, lập tức đưa tin ngay. Đó là việc thứ nhất.

Thứ hai, báo chí trong nước cũng đưa tin, là công an Đà Nẵng bắt, nhưng có sự phối hợp với an ninh của Bộ Công an. Sau đó Trương Duy Nhất được di lý ra Hà Nội. Điều đó làm cho dư luận có cảm giác đây là một vụ việc có tính chất nghiêm trọng. Và việc bắt giữ cũng như di lý Trương Duy Nhất ngay ra Hà Nội và thông tin lập tức cho báo chí, cho thấy một quyết tâm nào đó của những người chỉ đạo bắt blogger Trương Duy Nhất.”

- mùa hè đổ lửa, mất điện trên 22 tỉnh TP vì xe cẩu + cây sào, QH họp “kín” để cho dân “tin tưởng hơn”, biển Đ ông đây rẫy đủ loại tầu thuyền quân sự và quân sự trá hình dân đánh cá của nước “lạ”…và sáng nay, trong chương trình CNN, với tên ” the Age of china”, có liệt kê : TQ căng thẳng với Myamar vể khai thác mỏ, với Ấn Độ về biên giới đất liển, tranh chấp trên biển với Nam Hàn, Nhật Bản, Philipine, mà tuyện nhiên không có tên nước VN… ( kết quả tất yếu của chính sách đối ngoại hèn hạ 'song phương”, kẻ cướp vào nhà mà đến kêu lên cũng không dám, thì không thể trách truyển thông CNN… )…chỉ mong, từ điều 258, với Trương Duy Nhất, sẽ không “lân la” sang các điều khác, đặc biệt là điều 2 còng số 8…! lời dự đoán về “chiến dịch' truy quét trả thù đã chính thức bắt đầu với việc bắt khẩn cấp Trương Duy Nhất chăng …?!…cụ Bá đâu rồi…?

"Nói với mình và các bạn": Bất tuân dân sự hay là "phản động"


Dưới đây là bài thứ 10 trong loạt bài “Nói với mình và các bạn: Vẻ đẹp của chính trị”, và là một bài viết có thể gây tranh cãi.

Bài này sẽ nói với các bạn về một hình thức hoạt động chính trị mà trên nguyên tắc, ai cũng tham gia được, nhưng trong bối cảnh văn hoá chính trị Việt Nam, nên hay không nên ủng hộ, theo đuổi nó, là một quyết định cực kỳ khó khăn.


* * *

Kỳ 10

BẤT TUÂN DÂN SỰ HAY LÀ PHẢN ĐỘNG

Bối cảnh của bài viết này: Ở Long An vừa diễn ra một phiên toà thu hút sự chú ý của công luận, tại đó, hai em Uyên và Kha bị kết án tù vì tội tuyên truyền chống phá Nhà nước. Trong cáo trạng, hành vi cấu thành tội của các em bao gồm việc dán một lá cờ vàng ba sọc đỏ kèm khẩu hiệu kêu gọi chống cộng.

Dưới góc độ luật pháp, hành vi dán cờ vàng của Uyên và Kha không vi phạm bất cứ điều khoản nào của Bộ luật Hình sự. Dưới góc độ nhân quyền, việc hai em làm hoàn toàn thuộc phạm vi của quyền tự do biểu đạt. Dưới góc độ công lý, việc áp đặt một án tù rất dài lên hai thanh niên còn rất trẻ, lại chỉ vì những hành vi hoàn toàn không gây hại cho cộng đồng – so với việc kết án nhẹ hoặc bao che cho nhiều kẻ lạm quyền, tham nhũng, giết người vv – thể hiện sự tăm tối, tệ hại của công lý ở Việt Nam.

Nhưng, đặt luật pháp, nhân quyền và công lý sang một bên, xét trong bối cảnh văn hoá chính trị Việt Nam, hành động dán cờ vàng của Uyên và Kha có thể gây phản cảm cho “một bộ phận dư luận”, bất chấp động cơ yêu nước của hai em.   

Ở bài trước, các bạn đã biết rằng văn hoá chính trị hiểu đơn giản là môi trường tâm lý-xã hội mà trên đó nền chính trị vận hành. Khó mà mô tả văn hoá chính trị ở Việt Nam chỉ trong vài dòng viết, nhưng có thể thấy một trong các đặc điểm của nó là tâm lý nể sợ chính quyền, quan niệm rằng chính quyền luôn đúng, và mọi hành vi phản kháng, chống đối thì đều là “phản động”, “phản cảm”, “gây rối”, “có dụng ý xấu”, “phá hoại”. Mặc dù pháp luật không quy định cấm sử dụng cờ của chế độ cũ, nhưng dường như ai cũng nghĩ rằng dán cờ vàng ba sọc đỏ là hành động chống Đảng Cộng sản Việt Nam, chống Đảng thì tức là chống chính quyền, chống chính quyền thì… đi tù!

Nếu Mahatma Gandhi ở Việt Nam…

Vào những năm đấu tranh giành độc lập cho Ấn Độ, nhà hoạt động nổi tiếng, người mà toàn dân Ấn Độ tôn xưng là “Thánh” – Mahatma Gandhi (1869-1948) – đã phát triển một phương pháp đấu tranh mà ông gọi là “bất tuân dân sự phi bạo lực”, “bất bạo động” (tiếng Anh: nonviolent civil disobedience, tiếng Ấn: satyagraha). Đây là một hình thức hoạt động chính trị theo đó, người dân từ chối tuân thủ luật pháp của nhà cầm quyền để tỏ thái độ phản kháng và buộc chính quyền phải thay đổi chính sách hay một đạo luật cụ thể nào đó; sự bất tuân này hoàn toàn ôn hoà, không sử dụng vũ lực.

Các biểu hiện của bất tuân dân sự khá đa dạng, tuỳ sự sáng tạo của người tiến hành. Như các bạn có thể đã thấy, nó bao gồm cả đình công, tẩy chay, biểu tình. Còn có việc bất hợp tác với cơ quan chính quyền, chẳng hạn, bằng cách nhất định không tuân theo đạo luật hoặc chính sách mà mình phản đối. Rosa Parks (1913-2005), người phụ nữ nổi tiếng của phong trào đòi quyền cho người da đen ở Mỹ, đã thể hiện sự bất tuân của mình đối với chính sách phân biệt chủng tộc bằng cách từ chối đứng dậy nhường ghế cho một người da trắng trên xe buýt – dù theo luật pháp Mỹ lúc đó thì xe buýt có quy định chỗ ngồi riêng cho dân da đen và dân da trắng.

Bạn thấy đấy: Bản chất của bất tuân dân sự là chống lại những đạo luật, chính sách mà ta cho là bất hợp lý, bất công. Nói cách khác, đã thực hiện bất tuân dân sự, nghĩa là phải có hành vi vi phạm pháp luật. Như ở ta, gần như chắc chắn nó sẽ đi ngược với đường lối-chủ trương của Đảng, Nhà nước, và sẽ được gọi là “ phản động ”.

Tại Ấn Độ trong những năm tháng giành độc lập, phong trào đấu tranh bất bạo động do Gandhi khởi xướng được hưởng ứng nhiệt liệt: Hàng nghìn người tuần hành, biểu tình ngồi, từ chối đóng thuế (để phản đối luật muối của chính quyền thực dân)... Khi bị cảnh sát đàn áp, họ vẫn nhất quyết giữ tinh thần phi bạo lực: Không chống cự, chấp nhận vào tù càng đông càng tốt. Mục đích của họ là thu hút chú ý và giành sự ủng hộ của cộng đồng. Cảnh sát càng hành xử tàn bạo thì sự ủng hộ dành cho phong trào bất bạo động càng có khả năng cao hơn.

Tương tự, sự đàn áp của cảnh sát đối với những người phụ nữ đòi quyền bỏ phiếu đầu thế kỷ 20, với những người da đen chống phân biệt chủng tộc thập niên 1960, đã khiến cho ngày càng có thêm dư luận cảm thông và ủng hộ sự nghiệp của những nhà đấu tranh nhân quyền. Tác giả bài viết này cũng tin rằng, làn sóng phản đối chiến tranh Việt Nam hẳn là đã dâng cao ở Mỹ, khi các kênh truyền hình phát đi hình ảnh cảnh sát Mỹ cầm roi vụt toé máu một người biểu tình.

Thế nhưng, nếu so với Việt Nam, thì ở đây có hai vấn đề: Thứ nhất là vai trò của hệ thống truyền thông (báo chí – truyền hình có được tuỳ ý lựa chọn thông tin, hình ảnh mà họ muốn sử dụng không?); thứ hai là… văn hoá chính trị (tâm lý xã hội có ủng hộ hoặc ít nhất là tôn trọng những người quan tâm đến chính trị không?).

Bạn hãy thử nghĩ về một ví dụ giả tưởng: Nếu Mahatma Gandhi ở Việt Nam thời nay và tham gia biểu tình ngồi trước cổng Quốc hội hay Toà án Nhân dân Tối cao, liệu hình ảnh ông có được phản ánh một cách đẹp đẽ trên truyền hình? Và liệu ông có được đông đảo người dân ủng hộ?

"Xin lỗi vì đã gây ra sự bất tiện này. Chúng tôi đang cố gắng thay đổi thế giới".
(Ảnh không rõ nguồn trên Internet)

Bất tuân dân sự ở Việt Nam

Những năm gần đây, ở Việt Nam, có nhiều chính sách và đạo luật bất hợp lý hoặc gây tranh cãi, mà nếu ở trong một không gian văn hoá chính trị khác, rất có thể bất tuân dân sự đã xảy ra. Ví dụ như chính sách “toàn dân đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe máy”, được cụ thể hoá bằng Nghị quyết 32/2007 / NQ-CP ngày 19/6/2007 của Chính phủ.

Không bàn đến tính đúng đắn hay bất hợp lý của Nghị quyết này, ta có thể thấy đây là một chính sách gây tranh cãi. Ở trong một nền văn hoá chính trị khác, bất tuân dân sự hoàn toàn có thể xảy ra khi một nhóm người (ví dụ: những người kinh doanh mũ lưỡi trai, nón lá…) nhất định không đội mũ bảo hiểm khi ra đường, nếu bị công an bắt thì nhất định không nộp phạt, và viết bài, xuất hiện trên báo chí-truyền hình để tỏ thái độ phản đối.

Gần đây hơn, vào năm 2012, Bộ Công an ra Thông tư 27/2012 quy định áp dụng mẫu chứng minh thư nhân dân mới trong đó công dân phải khai báo cả tên cha mẹ. Đây là một chính sách không chỉ bất hợp lý mà còn thiếu nhân văn và đe doạ xâm phạm quyền riêng tư. Nếu ở trong một nền văn hoá chính trị lành mạnh, bất tuân dân sự hoàn toàn có thể xảy ra khi các công dân (ví dụ những người là con nuôi, con ngoài giá thú, con của bố/mẹ đơn thân) nhất định không làm chứng minh thư mới, hoặc nếu làm thì dán kín phần tên cha mẹ lại. Đó cũng là một hành động thể hiện sự phản kháng đối với một chính sách mà họ thấy không thể chấp nhận.

Thật may là cuối cùng, Bộ Công an đã dừng “sáng kiến” này lại, nhưng đó không phải là vì kết quả của một phong trào bất tuân dân sự nào.

Một ví dụ rõ hơn và đã xảy ra trên thực tế, là câu chuyện của “sinh viên tự thú” Nguyễn Anh Tuấn. Ngày 26/4/2011, ba tuần sau phiên sơ thẩm xét xử Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ vì tội “tuyên truyền chống phá Nhà nước”, anh Tuấn, lúc đó là sinh viên năm thứ ba Học viện Hành chính Quốc gia, đã gửi đơn cho Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao khẳng định anh có “tàng trữ” tài liệu mang nội dung chống đối Nhà nước và do đó cũng cần phải bị truy tố với cùng tội danh như ông Vũ. Trong trường hợp này, anh Tuấn thể hiện sự phản kháng đối với một điều luật xâm phạm tự do ngôn luận: Điều 88 Bộ luật Hình sự.

Bên cạnh những ý kiến ủng hộ, anh Tuấn cũng nhận được một làn sóng lăng mạ trên mạng, cho rằng anh “thần kinh”, “hoang tưởng”, “thích chơi trội, đánh bóng tên tuổi” vv

Văn hoá chính trị có thay đổi được không?

Đến đây thì hẳn các bạn đã thấy là bất tuân dân sự chỉ có thể đạt kết quả nếu những người tham gia thu hút được sự chú ý và ủng hộ từ dư luận, mà muốn như thế thì lại cần hai điều kiện: 1. Hệ thống truyền thông độc lập (tương đối); 2. Nền văn hoá chính trị chấp nhận sự phản biện, phản kháng đối với chính quyền.

Và từ đó đi đến kết luận mà bài viết này hướng tới: Những nhà hoạt động ở Việt Nam, trong mọi lĩnh vực như tổ chức công đoàn, bảo vệ môi trường, bảo vệ nhân quyền, chống tham nhũng vv đều phải cân nhắc đến yếu tố “văn hoá chính trị” trước khi tiến hành bất cứ công việc nào có liên quan đến cộng đồng. Dù đó là biểu tình, khiếu kiện, đình công, tẩy chay. Dù đó là đi bộ diễu hành, đạp xe phản đối tăng giá xăng, tẩy chay công cụ tìm kiếm Cốc Cốc, hay dã ngoại nhân quyền, chặn cổng Quốc hội và Toà án Nhân dân để gửi đơn kiện. Suy cho cùng, làm chính trị là thực hành khả năng thuyết phục và vận động người khác, khả năng thu phục số đông.

Nhưng giả sử văn hoá chính trị hủ lậu đến cùng cực thì sao, không lẽ vẫn phải “điều chỉnh” theo nó? Cá nhân tác giả tin rằng văn hoá chính trị là cái có thể thay đổi, và “cân nhắc đến yếu tố văn hoá chính trị” không hề đồng nghĩa với chấp nhận thoả hiệp, né tránh.

Khi tiến hành đấu tranh bất bạo động, Gandhi có bao giờ bị “một bộ phận dư luận” phản ứng miệt thị không? Chắc là có chứ, nhưng bạn hãy nhớ câu này của ông: “Đầu tiên họ phớt lờ bạn, sau đó họ cười nhạo bạn, sau nữa họ đánh bạn, và rồi bạn chiến thắng”.


 

"Bỏ phiếu cùng quốc hội"--Trương Duy Nhất vì bài này mà bị "túm" ?



Bỏ phiếu cùng quốc hội

  Description: https://fbstatic-a.akamaihd.net/rsrc.php/v2/y4/r/-PAXP-deijE.gifDescription: https://fbstatic-a.akamaihd.net/rsrc.php/v2/y4/r/-PAXP-deijE.gifDescription: https://fbstatic-a.akamaihd.net/rsrc.php/v2/y4/r/-PAXP-deijE.gifDescription: https://fbstatic-a.akamaihd.net/rsrc.php/v2/y4/r/-PAXP-deijE.gif

Description: https://fbstatic-a.akamaihd.net/rsrc.php/v2/y4/r/-PAXP-deijE.gif Truongduynhat
Bạn đọc hãy tham gia hưởng ứng cùng quốc hội, bỏ phiếu tín nhiệm cùng quốc hội qua "thùng phiếu điện tử" trên website Một góc nhìn khác.

Quốc hội đang họp. Dự kiến kỳ này sẽ tiến hành một cuộc bỏ phiếu lịch sử: Lấy phiếu tín nhiệm 49 quan chức cao cấp do quốc hội bầu hoặc phê chuẩn: Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước; Chủ tịch quốc hội, Phó chủ tịch quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của quốc hội, các thành viên khác của Ủy ban thường vụ quốc hội; Thủ tướng, Phó thủ tướng, Bộ trưởng, các thành viên khác của chính phủ; Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng KSND tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước.

Việc lấy phiếu tín nhiệm sẽ tiến hành theo hình thức bỏ phiếu kín với 3 mức độ: “tín nhiệm cao”, “tín nhiệm”, “tín nhiệm thấp”.

Trong khi chờ đợi cuộc bỏ phiếu cũng như kết quả từ quốc hội, để so sánh sự tín nhiệm trong quốc hội với sự tín nhiệm ngoài dân chúng, ít nhất là trong bạn đọc của website Một góc nhìn khác, tôi mở "thùng phiếu điện tử" này để bạn đọc tiến hành hưởng ứng cùng quốc hội, bỏ phiếu cùng quốc hội.

Vì đối tượng diện bỏ phiếu quá nhiều, trong đó không ít chức danh có thể vẫn còn xa lạ với bạn đọc, để bạn đọc có được sự tập trung cao và chính xác trong “lá phiếu” của mình, tôi quyết định không chọn các đối tượng là Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban và các thành viên khác của Ủy ban thường vụ quốc hội, Bộ trưởng, các thành viên khác của chính phủ, Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng KSND tối cao và Tổng Kiểm toán nhà nước.

Cuộc bỏ phiếu dành cho bạn đọc trên website Một góc nhìn khác chỉ tiến hành với 12 chức danh gồm: Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước; Chủ tịch quốc hội, các Phó Chủ tịch quốc hội, Thủ tướng và các Phó thủ tướng.

Quốc hội chỉ bỏ phiếu theo 3 khung: tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp. Không có mức “không tín nhiệm”. Vì thế, để công bằng, cuộc bỏ phiếu trên “thùng phiếu điện tử” của Một góc nhìn khác sẽ gồm 4 mức: tín nhiệm cao, tín nhiệm, tín nhiệm thấp và không tín nhiệm.



1. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang:

  • Tín nhiệm (34%, 327 Votes)
  • Tín nhiệm thấp (30%, 291 Votes)
  • Không tín nhiệm (23%, 219 Votes)
  • Tín nhiệm cao (13%, 121 Votes)

Total Voters: 958


2. Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan:

  • Không tín nhiệm (67%, 546 Votes)
  • Tín nhiệm thấp (24%, 194 Votes)
  • Tín nhiệm (8%, 69 Votes)
  • Tín nhiệm cao (1%, 8 Votes)

Total Voters: 817

3. Chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng:

  • Không tín nhiệm (60%, 464 Votes)
  • Tín nhiệm thấp (31%, 237 Votes)
  • Tín nhiệm (8%, 66 Votes)
  • Tín nhiệm cao (1%, 10 Votes)

Total Voters: 777


4. Phó Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân:

  • Tín nhiệm (39%, 266 Votes)
  • Tín nhiệm thấp (32%, 220 Votes)
  • Không tín nhiệm (21%, 144 Votes)
  • Tín nhiệm cao (8%, 57 Votes)

Total Voters: 687


5. Phó Chủ tịch quốc hội Tòng Thị Phóng:

  • Không tín nhiệm (58%, 366 Votes)
  • Tín nhiệm thấp (34%, 215 Votes)
  • Tín nhiệm (7%, 45 Votes)
  • Tín nhiệm cao (1%, 3 Votes)

Total Voters: 629


6. Phó Chủ tịch quốc hội Uông Chu Lưu:

  • Tín nhiệm thấp (40%, 212 Votes)
  • Không tín nhiệm (36%, 193 Votes)
  • Tín nhiệm (22%, 118 Votes)
  • Tín nhiệm cao (2%, 9 Votes)

Total Voters: 532


7. Phó Chủ tịch quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn:

  • Tín nhiệm thấp (43%, 216 Votes)
  • Không tín nhiệm (32%, 161 Votes)
  • Tín nhiệm (22%, 109 Votes)
  • Tín nhiệm cao (3%, 11 Votes)

Total Voters: 497


8. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng:

  • Không tín nhiệm (76%, 626 Votes)
  • Tín nhiệm thấp (17%, 136 Votes)
  • Tín nhiệm cao (4%, 33 Votes)
  • Tín nhiệm (3%, 25 Votes)

Total Voters: 820


9. Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc:

  • Không tín nhiệm (61%, 382 Votes)
  • Tín nhiệm thấp (29%, 182 Votes)
  • Tín nhiệm (8%, 50 Votes)
  • Tín nhiệm cao (2%, 11 Votes)

Total Voters: 625


10. Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân:

  • Tín nhiệm thấp (39%, 243 Votes)
  • Không tín nhiệm (38%, 240 Votes)
  • Tín nhiệm (20%, 126 Votes)
  • Tín nhiệm cao (3%, 18 Votes)

Total Voters: 627


11. Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải:

  • Không tín nhiệm (65%, 385 Votes)
  • Tín nhiệm thấp (25%, 149 Votes)
  • Tín nhiệm (9%, 52 Votes)
  • Tín nhiệm cao (1%, 8 Votes)

Total Voters: 594


12. Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh:

  • Không tín nhiệm (41%, 238 Votes)
  • Tín nhiệm thấp (40%, 233 Votes)
  • Tín nhiệm (18%, 104 Votes)
  • Tín nhiệm cao (1%, 8 Votes)

Total Voters: 583

 

Những người có thể là “bị hại” trong vụ án Trương Duy Nhất

RSS Huỳnh Ngọc Chênh

  • Lỗi: có thể dòng không tin đang không hoạt động. Hãy thử lại sau.

RSS Thái Bá Tân

  • Lỗi: có thể dòng không tin đang không hoạt động. Hãy thử lại sau.

RSS Trương Duy Nhất

  • Lỗi: có thể dòng không tin đang không hoạt động. Hãy thử lại sau.

RSS Phạm Thị Hoài

  • Lỗi: có thể dòng không tin đang không hoạt động. Hãy thử lại sau.

RSS Nguyễn Văn Tuấn

  • Lỗi: có thể dòng không tin đang không hoạt động. Hãy thử lại sau.

RSS Nữ vương công lý

  • Lỗi: có thể dòng không tin đang không hoạt động. Hãy thử lại sau.
Đồng Phụng Việt
28-05-2013
Vụ khởi tố blogger Trương Duy Nhất và bắt giữ blogger này không làm nhiều người ngạc nhiên. Nó chỉ khiến người ta vừa phẫn nộ, vừa ngao ngán.
Đã có khá nhiều người phân tích, bình luận về việc tại sao Công an lại bắt Trương Duy Nhất và bắt vào thời điểm này (?). Riêng mình vì không đủ thông tin nên không dám lạm bàn.
Sáng nay, vào Ba Sàm – một trong những chỗ đang tiếp tục giới thiệu những thông tin, ý kiến xoay quanh vụ Trương Duy Nhất – thì thấy bài “Bỏ phiếu cùng quốc hội – Trương Duy Nhất vì bài này mà bị túm?” của blogger Người Lót Gạch (1).
Đọc xong “Bỏ phiếu cùng Quốc hội” của blogger Trương Duy Nhất, mình nghĩ blogger Người Lót Gạch phán đoán đúng.
1.
Quốc hội đã xác định sẽ tổ chức “lấy phiếu tín nhiệm” và “bỏ phiếu tín nhiệm” bằng một nghị quyết.
Theo đó, “lấy phiếu tín nhiệm” sẽ là công việc được tiến hành hàng năm, đối với 49 chức danh, vốn do các đại biểu Quốc hội từng bỏ phiếu bầu chọn: Chủ tịch Nhà nước, Phó Chủ tịch Nhà nước, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, các thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội, Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng và những thành viên khác của chính phủ, Chánh án Tòa án Tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát Tối cao, Tổng Kiểm toán Nhà nước.
Còn “bỏ phiếu tín nhiệm” là công việc sẽ tiến hành đối với những người không đạt mức độ tín nhiệm ở vòng “lấy phiếu tín nhiệm” (bị 2/3 đại biểu Quốc hội xác định là “tín nhiệm thấp”, hoặc trong hai năm liền bị 1/2 đại biểu Quốc hội xác định là “tín nhiệm thấp”). Hoặc bị Ủy ban thường vụ Quốc hội, các Ủy ban của Quốc hội hay 20% đại biểu Quốc hội yêu cầu “bỏ phiếu tín nhiệm”.
Ở kỳ họp Quốc hội lần này (kỳ họp thứ 5 – đã khai mạc hôm 20 tháng 5), các đại biểu Quốc hội khóa 13 sẽ thực hiện việc “lấy phiếu tín nhiệm”.
2.
Đó cũng là lý do blogger Trương Duy Nhất viết “Bỏ phiếu cùng Quốc hội”.
Trong “Bỏ phiếu cùng Quốc hội”, Trương Duy Nhất đề nghị mọi người cùng Quốc hội, thực hiện “lấy phiếu tín nhiệm” qua “thùng phiếu điện tử” trên website “Một góc nhìn khác”, mục tiêu là nhằm “so sánh sự tín nhiệm trong Quốc hội với sự tín nhiệm ngoài dân chúng”.
Tuy nhiên, do đối tượng thuộc diện cần “lấy phiếu tín nhiệm” quá đông, “không ít chức danh có thể vẫn còn xa lạ với bạn đọc, để bạn đọc có được sự tập trung cao và chính xác trong lá phiếu”, Trương Duy Nhất quyết định chỉ tổ chức “lấy phiếu tín nhiệm” trong độc giả “Một góc nhìn khác” với 12 chức danh gồm: Chủ tịch Nước, Phó Chủ tịch Nước, Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng và các Phó Thủ tướng.
Cũng theo Trương Duy Nhất, dẫu Quốc hội chỉ “lấy phiếu tín nhiệm” ở ba mức độ: “Tín nhiệm cao”, “Tín nhiệm” và “Tín nhiệm thấp” nhưng “để công bằng”, Trương Duy Nhất tạo thêm “Không tín nhiệm” cho độc giả lựa chọn.
Dưới đây là kết quả cuộc “lấy phiếu tín nhiệm” do Trương Duy Nhất tổ chức trên “Một góc nhìn khác” (bảng do mình lập dựa trên kết quả do Trương Duy Nhất công bố).
  Chức danh/ Tên Tổng số phiếu bầu Tín nhiệm cao (Tỷ lệ/Số người bầu) Tín nhiệm (Tỷ lệ/Số người bầu) Tín nhiệm thấp (Tỷ lệ/Số người bầu) Không tín nhiệm (Tỷ lệ/Số người bầu)
1 Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang 958 13% (121 Votes) 34% (327 Votes) 30% (291 Votes) 23% (219 Votes)
2 Phó Chủ tịch Nước Nguyễn Thị Doan 817 1%(8 Votes) 8%(69 Votes) 24% (194 Votes) 67% (546 Votes)
3 Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng 777 1%(10 Votes) 8%(66 Votes) 31% (237 Votes) 60% (464 Votes)
4 Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân 687 8%(57 Votes) 39% (266 Votes) 32% (220 Votes) 21% (144 Votes)
5 Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng 629 1%(3 Votes) 7%(45 Votes) 34% (215 Votes) 58% (366 Votes)
6 Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu 532 2%(9 Votes) 22% (118 Votes) 40%, (212 Votes) 36% (193 Votes)
7 Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn 497 3%(11 Votes) 22% (109 Votes) 43% (216 Votes) 32% (161 Votes)
8 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng 820 4%(33 Votes) 3%(25 Votes) 17% (136 Votes) 76% (626 Votes)
9 Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc 625 2%(11 Votes) 8%(50 Votes) 29% (182 Votes) 61% (382 Votes)
10 Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân 627 3%(18 Votes) 20% (126 Votes) 39% (243 Votes) 38% (240 Votes)
11 Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải 594 1%(8 Votes) 9%(52 Votes) 25% (149 Votes) 65% (385 Votes)
12 Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh 583 1%(8 Votes) 18% (104 Votes) 40% (233 Votes) 41%, (238 Votes)
Theo kết quả “lấy phiếu tín nhiệm” trong dân, do Trương Duy Nhất thực hiện thì ông Trương Tấn Sang – Chủ tịch nước dẫn đầu cả về số phiếu bầu (958) lẫn mức độ “Tín nhiệm cao” (13%). Ông Nguyễn Tấn Dũng xếp thứ nhì về số phiếu bầu (820) và dẫn đầu về mức độ… “Không tín nhiệm” (76%).
Nếu cứ theo đúng tinh thần của nghị quyết về “lấy phiếu tín nhiệm” và “bỏ phiếu tín nhiệm” mà Quốc hội đã thông qua…
nếu các đại biểu Quốc hội thực hiện đúng vai trò đại diện cho dân, tìm hiểu dân nguyện, bỏ phiếu theo dân ý…
nếu “thùng phiếu điện tử” của “Một góc nhìn khác” được xem là một nguồn tham khảo đáng tin cậy về dân nguyện, dân ý,…
thì… sau vòng “lấy phiếu tín nhiệm”, Quốc hội sẽ phải tổ chức để đại biểu Quốc hội “bỏ phiếu tín nhiệm” ngay lập tức cho các “thí sinh”: Nguyễn Thị Doan, Nguyễn Sinh Hùng, Tòng Thị Phóng, Uông Chu Lưu, Huỳnh Ngọc Sơn, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Thiện Nhân, Hoàng Trung Hải, Vũ Văn Ninh.
Chỉ có hai “thí sinh”: Trương Tấn Sang và Nguyễn Thị Kim Ngân có thể để lại, chờ kết quả “lấy phiếu tín nhiệm” năm tới.
Không biết “Bỏ phiếu cùng Quốc hội” của blogger Trương Duy Nhất và kết quả thu thập được từ “Thùng phiếu điện tử” do blogger này công bố có tác động gì tới chính trường hay không (?) nhưng mới đây, Quốc hội loan báo sẽ không cho báo giới tham dự các phiên thảo luận về bỏ phiếu miễn nhiệm Bộ trưởng Tài chính và Tổng Kiểm toán Nhà nước đương nhiệm, phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm Bộ trưởng Tài chính mới, bầu Tổng Kiểm toán Nhà nước mới. Báo giới cũng không được tham dự buổi báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc chuẩn bị tổ chức “lấy phiếu tín nhiệm”, “bỏ phiếu tín nhiệm” và các phiên thảo luận về vấn đề này (2).
3.
Cho tới giờ, mọi người được biết, blogger Trương Duy Nhất bị khởi tố và bị bắt khẩn cấp về hành vi “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước Việt Nam, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” (được qui định tại Điều 258 Bộ Luật Hình sự).
Theo qui định tại khoản 1 Điều 81 của Bộ Luật Tố tụng Hình sự thì các cơ quan bảo vệ pháp luật chỉ có quyền bắt khẩn cấp khi: a/ Có căn cứ để cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. b/ Người bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt trông thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn. c/ Khi thấy có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu huỷ chứng cứ.
Trường hợp của blogger Trương Duy Nhất không rơi vào điểm b và điểm c của khoản 1, Điều 81 Bộ Luật Tố tụng Hình sự.
Chỉ còn lại điểm a: “ có căn cứ để cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng ”.
Tuy nhiên theo Khoản 3, Điều 8 của Bộ Luật Hình sự thì “tội phạm rất nghiêm trọng” là tội phạm mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến 15 năm tù. Còn “tội phạm đặc biệt nghiêm trọng” là tội phạm mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
Trong khi mức hình phạt cao nhất đối với những người vi phạm Điều 258 (lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước Việt Nam, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân) chỉ có bảy năm tù.
Nói cách khác, bắt Trương Duy Nhất theo hình thức “bắt khẩn cấp” là kiểu hành xử “khẩn cấp” tới mức… quên hẳn các quy định pháp luật về tố tụng hình sự!
4.
Nhiều blogger khẳng định, blog “Một góc nhìn khác” của Trương Duy Nhất bị đóng ngay vào thời điểm blogger này bị bắt. Nếu đúng thì đó là điều mà trước nay chưa có tiền lệ (bắt blogger phải đóng blog của họ trước khi dẫn giải vào trại tạm giam).
Mình xem nhiều bài Trương Duy Nhất viết, chẳng thấy bài nào “xâm phạm lợi ích của Nhà nước Việt Nam, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức”.
Riêng bài “Bỏ phiếu cùng Quốc hội” thì thời điểm thực hiện và chuyện công bố kết quả khảo sát hình như có “xâm phạm lợi ích” của mươi “công dân”: chị Doan, anh Hùng, chị Phóng, anh Lưu, anh Sơn, anh Dũng, anh Phúc, anh Nhân, anh Hải, anh Ninh.
Sở dĩ mình dùng chữ “hình như” vì hình như những thông tin loại này có thể tác động đến đại biểu Quốc hội, đến kết quả “lấy phiếu tín nhiệm”. Không như thế thì Quốc hội đâu có cấm báo giới tham dự và tường thuật những “buổi báo cáo”, “phiên thảo luận” về nội dung này. Blog “Một góc nhìn khác” đâu có bị đóng ngay, khiến thiên hạ mất cơ hội phân tích Trương Duy Nhất đã “lợi dụng các quyền tự do dân chủ” như thế nào.
Không biết có ai trong số mười anh chị này xác nhận họ là “bị hại” và yêu cầu Công an khởi tố vụ án nên Công an khởi tố Trương Duy Nhất “theo yêu cầu của bị hại” không nhỉ?
Chú thích :
(1) “Bỏ phiếu cùng quốc hội” – Trương Duy Nhất vì bài này mà bị “túm”?
(2) Quốc hội và yêu cầu công khai, minh bạch
Nguồn: Đồng Phụng Việt

Người Buôn Gió - Ai bắt Trương Duy Nhất?

Tất nhiên cơ quan bắt Trương Duy Nhất đã công khai trên báo chí, cơ quan điều tra an ninh của bộ Công An. Địa chỉ số 7 Nguyễn Đình Chiểu Hà Nội, ngay cạnh Hội Nhà Văn thì phải.
Trang TTXVA ngay lập tức đưa tin lại từ trang tusangnhamhiem một bài viết cho rằng ông Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo cơ quan A87 cơ quan anh ninh Văn Hóa để bắt Trương Duy Nhất. Việc bắt này có sự đồng tình của ông Trương Tấn Sang. Bài viết này cũng nói tội của anh Nhất là chỉ trích Tổng Bí Thư và Chủ Tịch Nước.
Theo như báo chí nói thì cơ quan an ninh điều tra bộ Công AN (A92) mới là đơn vị bắt Trương Duy Nhất. Vậy là trang TSNH vì sao lại phải nói là A87. Cơ quan an ninh văn hóa A87 chỉ thẩm định bài viết rồi chuyển sang cho cấp trên đề nghị xử lý điều tra, khởi tố. Cấp trên xem thấy cần thiết mới giao cho A92.
Và chính cơ quan an ninh điều tra mới thụ lý hồ sơ và ra lệnh bắt hay khởi tố vụ án.
Tại sao trang TTXVA và trang tusangnhamhiem lại nhầm lẫn vậy? Tôi không nghĩ họ nhầm. Bởi họ thừa biết ai là người nắm A92, ai là người nắm A87. Nói cách khác là A87 và A92 chịu ảnh hưởng của thế lực nào bên trên còn cao hơn cả cấp bộ.
Ông "giáo làng nhu mỳ" Nguyễn Phú Trọng như anh Nhất thường gọi có gan chỉ đạo bắt người ư? Trong khi ông đang mệt mỏi sau nhiều chuyện, tuổi cao, dường như đang muốn về hưu. Con người như ông Trọng, làm đến Tổng Bí Thư mà đi chỉ đạo bắt một blog như Trương Duy Nhất là điều khó có thể xẩy ra. Vì nếu ông tàn nhẫn, cương quyết, thủ đoạn đến thế thì hẳn ông đã không phải ngậm ngùi rơi lệ bất lực đọc diễn văn bế mạc đại hội 6.
Điều 258 cũng không có gì đáng sợ. Cô Gái Đồ Long từng bị bắt về cái điều luật mơ hồ này đến hai tháng, tôi thì may mắn hơn là chỉ có chục ngày, cũng cái điều 258 này. Hy vọng anh Nhất không phải ngồi tù lâu.
Nhưng cái nhầm lẫn về đơn vị bắt và kết luận như đinh đóng cột của hai trang TTXVA và TSNH lý do anh Nhất bị bắt là bởi Tổng Bí Thư, Chủ Tịch Nước có điều gờn gợn.
Thường xem ai bị bắt, hãy để ý đến Hồ Thu Hồng, tức Beo. Nếu Beo chửi rủa, xỉ vả người bị bắt, Beo thầm thì là người ấy tội này, tội nọ bắt là đúng. Ta có thể biết phe nào bắt người đó. Như trường hợp Tiến Sĩ Cù Huy Hà Vũ chẳng hạn, Beo gào rống, xỉa xói Cù Huy Hà Vũ. Rôi Beo lớn tiếng dọa nạt BS, Xuân Diện, Huệ Chi, Quang A. Chúng ta nếu theo dõi các thông tin, bài viết của những người bị Beo chửi, đều thấy chung một mẫu số chung là đa phần chỉ trích quan thầy của Beo.
Beo bây giờ về hưu rồi, hay mất chức, kỷ luật, hay điền viên như thánh Gióng cưỡi ngựa về trời. Chả biết ý Beo thế nào nữa. Nhưng có một truyền nhân của Beo được Beo chiêu mộ từ hồi mới xảy ra biểu tình chống Trung Quốc. Đó là Bố Cu Hưng.
Nếu Bố Cu Hưng không cất lời xỉ nhục Trương Duy Nhất, người bị bắt mới đây, như đàn chị Beo vẫn làm với những người bị bắt trước. Có lẽ hoài nghi ai bắt Trương Duy Nhất vẫn chưa rõ. Nhưng là kẻ nối nghiệp, với nhiệm vụ nằm trong giới blog, nằm trong báo chí để tung hỏa mù như đàn chị Beo, mỗi khi phe ta ra quân đàn áp ngôn luận. Bố Cu Hưng phải thực hiện nhiệm vụ phe lợi ích giao cho như đàn chị Beo đã từng làm trước đó.
Nói về Trương Duy Nhất, đừng nói anh ta theo ai, phò ai. Đó là quan điểm của anh ta, nhưng nếu nhìn cái cách mà anh ta làm , phải nên khâm phục. Nhất là người dám nói, dám sống chết với điều mình nghĩ, dám đương đầu với thế lực mạnh. Thế lực ấy mạnh đến nỗi khối ủy viên trung ương còn khiếp sợ. Thế mà Nhất dám nói.
Không ai nhớ Dự Nhượng, Yêu Ly, Kinh Kha phò ai, mấy ai còn nhớ chủ của ba người đó là ai chứ. Người ta chỉ nhớ Dự Nhượng nuốt than chờ dưới gầm cầu, Yêu Ly chống sào lựa theo gió rút dao, Kinh Kha cuốn chủy thủ vào địa đồ qua sông.
Bởi thế, dù Trương Duy Nhất như đã nói, anh ta viết khác tôi, ý chí khác tôi. Nhưng trong tôi anh ta là một người đáng khâm khục về chí khí. Ngàn đời sau, chẳng ai chê Dư Nhương, Yêu Ly, Kinh Kha là không tinh khôn chọn chủ thịnh mà phù, lại đi phù suy. Trương Duy Nhất phò ai hay theo ai cũng vậy.
Đem lòng dạ theo đàn chị Beo, Bố Cu Hưng bước vào con đường phục vụ nhóm lợi ích. Vinh thân phì da. Kể cũng là một cách khôn ngoan, hợp thời.
Dù sao cám ơn Bố Cu Hưng đã kế tục Beo Hồng, cho thiên hạ biết phe nào bắt Trương Duy Nhất.

Đỗ Trường - Bán đất, bán rừng, bán cả linh hồn

Sáng nay đang còn cuộn chăn trên giường, Tiến Bọ cạnh nhà, đập cửa vực tôi dậy. Đang tơ lơ mơ ngủ bị đánh thức kể cũng hơi bực, nhưng cố giữ hòa khí, không lần sau lật khật bia rượu đâu đó, hắn ức, không đến đón về cũng mệt. Định kéo chăn ngủ tiếp, hắn xỉa tờ giấy vào mặt, vừa kopy bài viết trên quechoa.vn của nhà thơ Ngô Minh đọc thì khoái, nhưng ức lên tận cổ. Tôi sẵng giọng: Ức gì? Từ trước đến nay, ông thích và chỉ đọc thơ ca Nguyễn Trọng Tạo, bây giờ ông lại đổi sang Ngô Minh, là thế quái nào? Hắn gãi đầu gãi tai, đến bài “Chúng Ta Đang Ăn Thịt Đất Nước Mình“ thật sự tôi thích cả Ngô Minh nữa.
Thật vậy! Chẳng riêng gì ông bạn thân Tiến Bọ thích, mà tôi đọc xong cũng sướng tỉnh cả ngủ. Cái sự thật, đất nước đang bị tùng xẻo, tàn phá để có quyền có tiền nhảy múa, xa hoa ấy như sợi dây thòng lọng thắt dần cổ đất mẹ treo ngược lên. Nhưng kẻ đang ăn thịt đất nước mình và kéo sợi dây thòng lọng ấy là ai? Vâng! Dứt khoát không phải, những thằng đang lang thang trên xứ người, những người dân thấp cổ bé họng hay Ngô Minh và những người dân mất đất mất nhà. Do vậy, đề nghị nhà thơ Ngô Minh thiến quách cái đại từ nhân xưng CHÚNG TA đi và ông điểm mặt chỉ tên rõ ràng. Chứ chung chung thế này, oan uổng lắm bác Ngô Minh ạ.
Ngày đàn ông 9 tháng 5 vừa qua ở Đức, đang nhậu nhoẹt vui vẻ, Tiến Bọ tự nhiên ôm mặt khóc hu hu cứ như lên cơn động kinh. Mọi người giật mình, sợ hãi bỏ hết cả bát đũa xuống mâm. Người giữ tay, kẻ vỗ lưng an ủi hắn. Lúc sau mới trấn tĩnh trở lại, hắn rả rích kể, ngày này, năm 1979 thằng bạn học, nhập ngũ cùng ngày, bị trúng đạn giặc Tầu, chết ngay trên tay hắn. Chiến trận đang diễn ra ác liệt, hắn và đồng đội buộc phải chôn bạn ngay Mũi Đất, Hà Tuyên. Cho đến nay, Mũi Đất vẫn bị giặc Tầu chiếm đóng, bạn hắn vẫn còn nằm lại đó. Phục viên, rồi vì miếng cơm manh áo, hắn sang Đức lao động, nhưng món nợ chưa đưa được bạn về quê, cứ canh cánh trong lòng. Mấy năm gần đây, cứ gom đủ tiền, hắn lại về nước cùng gia đình bạn xin phép Tầu để tìm mộ bạn ngay trên đất của ta. Đau lắm nhưng hắn vẫn phải cắn răng chịu đựng. Mấy chục năm đã qua, có lẽ giặc Tầu đã xúc nắm xương bạn hắn đổ đi đâu đó rồi, nhưng hắn vẫn không nản chí. Hắn phàn nàn, cũng vì đất nước, nhưng liệt sỹ cũng có thứ bậc đấy, chết chống Tầu chỉ là loại hai loại ba. Nhìn nghĩa trang liệt sỹ chống Mỹ chăm sóc, hương khói, ấm áp, hàng năm cứ đến ngày 30 tháng 4 lại rầm rầm dựng dậy tôn vinh. Cực cho những thằng đánh giặc Tầu, hương khói, kỷ niệm cũng phải vụng trộm với nhau, cứ như là đi ăn cắp ấy.
Cả tuổi thơ gắn với quê ngoại Hà Tĩnh, nên lần nào về nước, nửa thời gian ở Quảng Bình, nửa còn lại hắn lang thang ra quê ngoại. Nhưng hắn bảo, quê ngoại bây giờ có phố, có làng của Tầu. Hôm ngược lên đầu nguồn con nước chơi, hắn bị bọn đầu trâu mặt ngựa bảo vệ không cho vào khu vực rừng người Lạ đã thuê. Ức lắm nhưng gắng nhịn, phải như mấy chục năm về trước, không nhịn được, hắn đã xơi tái mấy thằng này rồi. Mấy năm nay, vê nước, hắn chỉ đảo qua quê ngoại rồi đi ngay, nhìn bọn Tầu nghênh ngang này, lại nghĩ đến sự tàn bạo của chúng năm 1979, tức khí chịu không nổi.
Cái chuyện cho thuê rừng đầu nguồn này của nhiều tỉnh biên giới quả thật không mới, nhưng hôm nay, nghe lời kể của Tiến Bọ, không riêng tôi, nơi khóe mắt mọi người đều cay cay và bữa ăn, bữa nhậu như chùng xuống. Tôi đã quen và thân với Tiến Bọ, từ gần ba chục năm về trước, ngày bắt đầu làm chung trong lò giết heo của thành phố Leipzig. Thằng này học võ từ nhỏ, to khỏe xốc vác, lầm lì ít nói, cái gì cũng biết và làm được, duy nhất tiếng Đức không chịu học. Học cũng không vào, nó bảo thế. Là con sâu rượu, nhưng từ ngày bị máy cưa thịt thiến mất mấy ngón tay, nó từ rượu. Không hiểu hôm nay bị ma ám hay sao, nó tương liền mấy choác Wodka, hết khóc rồi cười, lại nói về đất và rừng, về linh hồn nguyên khí… Nhưng nghe có lý, khoái cái lỗ tai, mọi người đồng thanh khen nó như vậy.
Vậy đằng sau sự thuê nhượng đất rừng này là gì? Trách nhiệm chính chắc chắn không phải là lãnh đạo các tỉnh, như một số người có chức có quyền đã nói trên báo chí nhà nước. Nếu như không có dấu hiệu bật đèn xanh của người ngồi trên, có nhử kẹo, mấy ông lãnh đạo cấp tỉnh không dám tự động cho thuê rừng đầu nguồn. Nơi được cho hiểm yếu, quan trọng nhất bảo vệ anh ninh quốc gia. Sự việc động trời, nguy hại an ninh như vậy, các bác có trách nhiệm ù ù cạc cạc, chỉ làm động tác kiểm tra, báo cáo, rồi im lặng. Hỏi các cháu con nít có tin không?
Ấy thế mà, hai cháu sinh viên rải có mấy tờ truyền đơn chống Tầu, sự việc nhỏ như con muỗi, các bác biết ngay, có kết quả tức thì, vô khám.
Chẳng cần ông to bà lớn, hiền triết hay triết gia, người ít học nhất cũng thừa biết, một năm bắt đầu từ mùa xuân, đời người bắt đầu từ tuổi trẻ. Vậy tuổi trẻ là linh hồn, sinh khí của một dân tộc. Nhưng linh hồn, sinh khí ấy đang được ru bằng những tiền tài bổng lộc, danh vọng hão huyền với vũ trường chác táng, thâu đêm. Đất nước đang bị gặm nhấm dần. Phương Uyên, Nguyên Kha đang đi hun và gom lại những hào khí đó, để đốt tiếp lên ngọn lửa của cha ông thuở nào. Nhưng các cháu bị bắt, linh hồn dân tộc đã bị nhốt vào tù. Phải chăng đằng sau vụ bắt bớ, tù đày hai cháu sinh viên này, để làm vừa lòng kẻ nào đó, hay có thế lực đen tối nào đứng đằng sau?
Gỉa dụ như Phương Uyên và Nguyên Kha có sai lầm mắc vào tội chống nước, với tuổi đời còn non trẻ như vậy, một quan tòa lương thiện, không bao giờ phán bản án nặng nề đến như thế. Mức án đểu này, xin các ông hãy giành cho bà hoàng dối trá, sỹ hão Lý Nhã Kỳ và mấy ông phi công rửng mỡ coi thường tính mạng mấy trăm hành khách trong chuyến bay Hong Kong Hà Nội vừa qua. Hành vi “đùa giỡn“ trên buồng lái này, có khác gì kẻ khủng bố.
Vậy là các cháu đã bị ghép vào cái tội không có thật (không có trong bộ luật nào). Một cái tội chỉ có thể xảy ở Việt Nam. Vâng! Tù tội, nhục hình dứt khoát không thể bẻ cong được sự thật, nó chỉ là hành vi của một chính quyền yếu đuối và sợ hãi.
Cái lý luận của Tiến Bọ, làm tôi sức nhớ đến câu chuyện thời gian Mỹ dội bom Miền Bắc. Chúng tôi sống ở Nghĩa Lâm, Nghĩa Hưng, Nam Định. Từ nơi ở đến trường học, chúng tôi phải đi qua cửa hàng hợp tác xã. Cửa hàng ọp ẹp, hàng hóa trống trơn, nhưng khẩu hiệu “ Chủ Tịch Hồ Chí Minh Muôn Năm“ lúc nào cũng tươi rói treo ngay trên cửa. Tầm trưa, chúng tôi tan học, cửa hàng hợp tác xã cũng đóng cửa. Dũng cùng lớp tôi, cũng là dân sơ tán, kiếm đâu đó cục gạch non, viết lên tường của cửa hàng “Chủ Tich Hồ Chí Dũng Muôn Năm“. Hắn vừa viết xong, chúng tôi đang reo hò, ông đội trưởng Nguyễn Văn Đông, thường gọi là Đảng Đông, từ đâu chạy xộc đến, nắm cổ hắn quát: Thằng phản động con, ông cho mày rũ tù. Đảng Đông xách Dũng ném vào nhà kho hợp tác xã, khóa trái cửa lại. Chúng tôi sợ, tản ra mỗi thằng một nơi. Thằng Dũng khóc thét trong kho. Lúc sau cụ phó Hoạch bố của Đảng Đông đi qua, hỏi xảy ra việc gì. Nghe chúng tôi kể lại, cụ lẩm bẩm, trẻ là mầm non của quốc gia, ai cho chúng nó quyền giam giữ trẻ con thế này. Rồi cụ đi tìm Đảng Đông bắt mở cửa, thả thằng Dũng. Đảng Đông không chịu, cụ chạy về nhà lấy cái rìu bổ củi chặt tan ổ khóa. Đảng Đông định xông vào, cụ dọa chém và chửi, đến thằng Pháp, thằng Nhật nó còn không bắt bớ, giam cầm trẻ con, chúng mày một lũ tay sai mù quáng. Rồi cụ dẫn thằng Dũng về nhà.
Mấy nay báo của nhà nước hẳn hoi nhé, không phải báo của bọn thù địch đâu, đăng tin quê hương của đồng chí anh hùng Ngô Thị Tuyển, (người trong lúc quyết tử với không quân Mỹ, đã vác một phát hai hòm đạn nặng 98 cân, gấp đôi trong lượng của mình) có gần hai ngàn người đánh bắt cá thuê cho Trung Quốc ở trên biển Đông. Chà Chà, thế này không trước thì sau, mấy ngàn ngư dân này, cũng dẫn giặc về trước trộm sau là cướp ao cá nhà mình. Người nông và ngư dân đã bị bần cùng hóa một cách tận cùng, một số buộc phải làm đạo tặc, hoặc theo đạo tặc ngoại bang. Phải nói, Việt Nam không thiếu nguồn tiền cho an sinh xã hội, nếu như có một chính quyền trong sạch. Nhưng những khoản tiền thuế kia, tiền các nước trợ giúp cũng như vay dài hạn… đã chảy vào túi riêng mấy ông tư bản đỏ và cái vòi bạch tuộc của các doanh nghiệp nhà nước.
Đây không còn là lời cảnh báo nữa, mà sẽ có ngày xuất hiện những đạo quân từ trong hầm Bauxite, từ cánh rừng đầu nguồn, từ biển khơi ập vào nuốt chửng đất mẹ. Vâng! Từ bán đất bán rừng đến bán linh hồn có một khoảng cách rất gần.
Leipzig ngày 27-5-2013
Đỗ Trường

Tiếp tay cho giặc

Tôi phải vội vàng lên tiếng cảnh báo ngay sự sơ suất của báo chí chính thống nước nhà. Nhiều báo và trang mạng mấy bữa ni thông tin máy bay không người lái do VN chế tạo đã chụp ảnh nơi cực đông tổ quốc , thuộc địa giới hành chính huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa, tại tọa độ 12 độ 38'52'' vĩ bắc, 109 độ 27'44'' kinh đông. Xin nhấn mạnh là họ viết rõ "nơi cực đông tổ quốc" chứ không phải nơi cực đông đất liền tổ quốc. Nhầm to rồi, cứ theo khẳng định của nhà nước Việt Nam mà anh cu Lương Thanh Nghị hay nhắc đi nhắc lại thì cần hiểu cực đông tổ quốc chính xác phải là quần đảo Trường Sa, tọa độ từ 6 độ 12' đến 12 độ 00' vĩ bắc - 111 độ 30' đến 117 độ 20' kinh đông; còn gần hơn nữa thì là quần đảo Hoàng Sa, tọa độ 16 độ 32'05" vĩ bắc – 111 độ 36'30" kinh đông.

Báo với chả chí, ngay cả thông tấn xã của nhà nước, đài phát hình trung ương, nhiều tờ báo chính thống xài tiền thuế của dân... cứ mắc thứ sai phạm chết người này. Lúc nào cũng kêu gọi nhân dân phải nâng cao nhận thức chính trị nhưng lại dọn cho dân xơi món chính trị độc địa đó, chả khác chi tiếp tay cho giặc, nối giáo cho Tàu cộng. Còn các ông tuyên giáo và an ninh thì hình như cứ bình chân như vại, chỉ mải đi... bắt Trương Duy Nhất. Xin nói nhỏ nhé, blog Một góc nhìn khác của anh chàng họ Trương nó rất chính xác về chủ quyền đấy, chưa ai bắt được cái lỗi nào kiểu như thế.
27.5.2013
Nguyễn Thông

Một loại nghiên cứu khoa học vô trách nhiệm?


http://www.files.chem.vt.edu/chem-ed/ethics/vinny/ethics1.gif Giới khoa học quốc tế kinh ngạc và lo ngại về một nghiên cứu của các nhà khoa học China trong việc tạo ra một chủng virus mới từ hai virus cúm gia cầm H5N1 và H1N1. Nghiên cứu này là một trường hợp tiêu biểu về một nền khoa học lệch định hướng đạo đức, và cũng là một chứng cứ về tính nguy hiểm của một số nhà khoa học China
Tuần vừa qua, một nhóm nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu thú y quốc gia China tuyên bố rằng họ đã thành công tạo ra một chủng virus mới bằng cách phối sinh hai virus H5N1 và H1N1. Tại sao họ tạo ra một chủng virus mới? Giáo sư Hualan Chen, chủ trì công trình nghiên cứu, giải thích rằng nhóm nghiên cứu muốn hiểu biết thêm về hai loại virus H5N1 và H1N1, và qua đó phát triển vắc-xin để phòng chống cúm gia cầm. Nhưng vấn đề khó hiểu là thế nào là “hiểu biết thêm” bằng cách tạo ra một chủng virus mới. Thật ra, giới khoa học quốc tế nghi ngờ mục tiêu cũng như lời giải thích của nhóm nghiên cứu.
Nghiên cứu thiếu suy nghĩ chín chắn
Trước hết, cần phải đặt vấn đề trong bối cảnh chung và vài dòng về virus cúm gia cầm. Các virus cúm được chia thành 3 nhóm chính: A, B và C. Các virus thuộc nhóm B và C thường tìm thấy ở người nhưng chúng không có tác hại lớn, ngoại trừ gây ra vài rối loạn cấp tính đường hô hấp, chúng không có khả năng gây tử vong cho bệnh nhân. Nhưng các virus thuộc nhóm A là đáng quan tâm hơn hết, bởi vì chúng có thể đột biến một cách nhanh chóng thành những virút có khả năng biến hóa thành những virus mà hệ thống miễn nhiễm của con người không nhận ra được (và không có khả năng phòng chống chúng)
Virus cúm thuộc nhóm A có cấu trúc gồm hai nhóm protein: hemagglutinin (HA) và neuraminidase (NA). HA có 15 chi với mã danh H1 đến H15. NA có 9 chi với mã danh N1 đến N9. Virút H1N1 và H5N1 là một trong những chi virus này. Virus thuộc chi H1, H2 và H3 đã được biết có lan truyền trong con người từ 100 năm qua. Chẳng hạn như virus H1N1 không phải là virus mới, vì chúng có mặt trong heo từ rất lâu trên khắp thế giới. Nhưng virus H5 thì vẫn còn là một “kẻ thù” xa lạ đối với hệ thống miễn nhiễm của con người.
Virus H5N1 và H1N1 hiện đang được thế giới quan tâm vì khả năng gây đại dịch của chúng. Cách đây gần 10 năm (2004), một đợt dịch cúm H5N1 làm hoang mang thế giới vì người ta nghĩ nó có thể trở thành đại dịch (nhưng điều đó không xảy ra). Tuy nhiên, virus H5N1 có thể biến hóa thành virus khác cùng nhóm, nhưng khả năng biến hóa đó chúng ta vẫn chưa biết ra sao. Virus H1N1 là nguyên nhân gây ra nạn đại dịch ở Tây Ban Nha vào năm 1918, giết chết khoảng 50 triệu người trên thế giới chỉ trong vòng 1 năm. Năm 2009, dịch cúm H1N1 (còn gọi là cúm heo vì virus này lan truyền trong heo), và trong vòng không đầy 3 tháng, cúm này đã lan sang 74 nước trên thế giới với hơn 30 ngàn ca bệnh và 200 ca tử vong. Do đó, có thể nói rằng thế giới chúng ta vẫn sống trong tình trạng bất an vì những virus nguy hiểm này vẫn có thể gây ra dịch bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu.
Vì thế, việc sản sinh ra một chủng virus mới từ 2 virus có tiềm năng nguy hiểm là một điều rất khó hiểu. Thật ra, các nhà khoa học China không phải là nhóm đầu tiên nghĩ ra nghiên cứu này; một nhóm nghiên cứu Hà Lan cũng đã từng làm thí nghiệm (và đã công bố) trên virus H5N1, nhưng họ dừng lại không làm phối sinh với H1N1 vì họ chưa đảm bảo an toàn. Giáo sư Simon Wain-Hobson cho rằng thành tựu của nhóm nghiên cứu China có thể đáng khen về mặt kĩ thuật, nhưng ông cho rằng họ chưa suy nghĩ chín chắn việc họ làm.
Ngay sau khi bài báo khoa học được công bố, các nhà vi sinh học danh tiếng trên thế giới đã lên án việc làm này của nhóm nghiên cứu China. Cựu chủ tịch Viện hàn lâm Anh (Lord May of Oxford) cho rằng công trình nghiên cứu của China chẳng giúp cho chúng ta hiểu biết thêm về virus cúm gia cầm, và chẳng giúp ích gì trong việc phòng chống virus nguy hiểm này. Chẳng những không giúp ích gì, các nhà khoa học còn cảnh báo rằng nếu chủng virus mới mà họ tạo ra trong phòng thí nghiệm bị “tháo” ra ngoài thì một đại dịch mới sẽ xảy ra và trở thành một đại hoạ cho thế giới. Có nhà khoa học ước tính rằng nếu tỉ lệ tử vong dao động trong khoảng 0.1 đến 20%, và nếu một đại dịch xảy ra làm ảnh hưởng đến 500 triệu người thì số tử vong có thể dao động trong khoảng nửa triệu đến 100 triệu. Một nhà vi sinh học danh tiếng của Mĩ (Richard Ebright) thì không đánh giá cao công trình của China, ông cho rằng công trình này chẳng có thông tin gì mới để đặt thế giới vào một sự hiểm nguy như thế.
Một nền khoa học thiếu đạo đức
Thời gian gần đây, thế giới đã chứng kiến nhiều hành động mang tính vô trách nhiệm của China. Không nói đến những động thái quân sự hung hãn nhằm gây hấn với các nước láng giềng, China còn tung ra thị trường thế giới nhiều sản phẩm độc hại. Cục Quản lí thực phẩm và dược phẩm Mĩ (FDA) từng lên tiếng chỉ ra rằng các hàng thủy sản từ China thường bị nhiễm nhiều loại hóa chất gây nguy hại sức khỏe, kể cả gây ung thư, cho người tiêu dùng về lâu dài như kháng sinh nitrofuran, chất malachite xanh, thuốc nhuộm và kháng sinh fluoroquinolones. Những nước gần China như Việt Nam đã có quá nhiều kinh nghiệm về những sản phẩm nguy hiểm của China. Rau quả được tẩm hoá chất, dùng hóa chất ướp xác người để làm tươi hoa quả, gạo được chế biến từ cao su, thịt chuột “hô biến” thành thịt cừu, vv Danh sách những hàng hoá độc hại từ China có lẽ sẽ không bao giờ chấm dứt. Người ta có lí do để dè dặt hơn với những sản phẩm và hàng hoá của China.
Cách đây vài năm, một cuốn sách có tựa đề “Chết dưới tay China” (Death by China) của Giáo sư Peter Navarro và Greg Autry (Mĩ) đã gây chấn động thế giới. Hai tác giả đã chỉ ra hàng loạt sản phẩm nguy hiểm do China sản xuất và bán ra thị trường thế giới. Từ đồ chơi cho trẻ em, vòng tay, dây chuyền, dược phẩm giả tạo, thuốc nhái, điện thoại bốc cháy, trái cây hàm chứa vi khuẩn nguy hiểm, vv tất cả trở thành những công cụ giết người một cách chậm chạp. Một chuyên gia bình luận thời sự nhận xét rằng hiện nay, China đang đầu độc thế giới bằng những sản phẩm độc hại và gây ô nhiễm (đó là chưa nói đến những kế hoạch phiêu lưu gây chiến với các nước láng giềng).
Đó là sản phẩm của một nền kinh doanh vô đạo đức. Thật vậy, một số không nhỏ doanh nhân China muốn giàu lên một cách nhanh chóng và họ làm bất cứ việc gì, bất chấp các qui ước đạo đức xã hội và đạo đức kinh doanh. Kinh doanh mà không dựa trên nền tảng đạo đức xã hội và không xem trọng trách nhiệm xã hội là loại kinh doanh nguy hiểm.
Tương tự, trong khoa học, tiêu chuẩn đạo đức và trách nhiệm cũng là một tiêu chí quan trọng. Một công trình nghiên cứu cho dù mang tính khả thi cao và có ý tưởng tốt, nhưng làm phương hại đến cộng đồng và xã hội, vẫn không được đánh giá là đạt chuẩn mực. Chính vì bản chất đạo đức của khoa học, nhà khoa học còn phải có trách nhiệm với xã hội. Nói cho cùng điều này cũng đúng, vì nhà khoa học cũng chỉ là một thành viên trong xã hội, chứ không thể nào đứng ngoài hay đứng cao hơn xã hội. Nhưng công trình tạo ra chủng virus mới của China không đạt tiêu chuẩn về đạo đức và trách nhiệm xã hội. Có thể đó là một thành tựu về kĩ thuật, nhưng thành tựu đó chẳng đem lại phúc lợi ích gì cho xã hội và giúp ích gì để làm giảm sự đe doạ của một đại dịch.
Đây không phải là lần đầu tiên người ta đặt câu hỏi về đạo đức của các công trình nghiên cứu khoa học từ China. Không ít các công trình nghiên cứu từ China không được các tập san khoa học quốc tế công bố vì có vấn đề về y đức. Trong quá khứ đã có những nghiên cứu y khoa vi phạm y đức nghiêm trọng và bị rút lại, không cho công bố trên các tập san khoa học quốc tế. Năm 2009, một nhóm khoa học China giải mã gene trái dưa leo, một năm sau họ có dự án giải mã gene liên quan đến trí thông minh. Những dự án về ứng dụng tế bào gốc để điều trị chấn thương, dị tật bẩm sinh, bệnh mãn tính, vv đều bị giới khoa học quốc tế nghi ngờ vì chưa vấn đề y đức. China còn là nơi sản sinh ra rất nhiều những “phát minh” rác rưởi, những phát minh chẳng khác gì kiểu “Sơn Đông mãi võ” làm trò cười cho ngay cả người dân China. Trong một môi trường mà hoạt động khoa học còn thiếu sự ràng buộc của đạo đức xã hội và luật pháp thì các nhà khoa học China có thể làm bất cứ những gì họ (hay chính quyền họ) muốn và biến nước này thành một nguồn sản sinh ra những hiểm nguy và đầu độc thế giới.

 

Không ai biết nươc Nga hậu Putin liệu có sống sót được không

Nhất Phương dịch
Người dân Nga bắt đầu lo lắng khi ngộ ra rằng chế độ Putin đang đưa đất nước vào những gõ cụt trên nhiều phương diện. Họ không biết sau khi Putin ra đi, để lại một đất nước nhàu nát vì bàn tay sắt thì đất nước ấy liệu có tồn tại được không.

Đây cũng là lời cảnh tỉnh cho những kẻ đang muốn theo đuổi mô hình độc đoán của Putin.
Một câu hỏi rất nhiều người muốn hỏi trong cuộc đối thoại trực tuyến gần đây của Vladimir Putin nhưng sợ không dám hỏi: Liệu nước Nga hậu Putin còn có tương lai hay không?
Câu hỏi này cứ treo lơ lửng khi Putin đang củng cố quyền lực sau nhiệm kỳ giải lao đươc Dmitry Medvedev giữ ghế giúp, mà nhiều người lầm tưởng rằng đó là một cuộc chuyển giao quyền lực êm xuôi.
Bất chấp những khuyết tật, bộ đôi Medvedev-Putin là một sáng kiến chính trị nhằm tạo ra một cấu trúc quyền lực được phân tán.
Nay hệ thống này được cài đặt lại theo mô hình một kẻ cai trị truyền thống. Tất cả các trung tâm quyền lực thay thế, đặc biệt xung quanh Medvedev đã bị triệt tiêu.
Chế độ cai trị của Putin ngày càng được cá nhân hóa. Lời lẽ và chỉ thị của ông ta được coi như kinh thánh hoàn toàn không có ai dám phản kháng. Ông ta đang là nguồn duy nhất sản xuất ra các quyết sách, tiêu chí đạo đức và và sự sống quốc gia. Mặt trận Bình dân của ông ta nổi lên như một “Giáo hội Putin”.
Đất nước đang lệ thuộc vào sự may rủi của một cá nhân. Thảo luận tương lai đất nước hậu Putin hiện nay là điều cấm kị nghiêm ngặt. Như thế là phạm thượng vì ông ta thống trị toàn bộ nền chính trị Nga và triệt hạ một cách có hệ thông mọi khả năng thay thế có thể dẫn đến sự bất ổn định chính trị đối với quyền lực của ông ta.
Công chúng trong khi đó đang chán ngấy sự lệ thuộc vào Putin. Theo thăm dò gần đây củaTrung tâm Levada, 55% người dân muốn một ai đó được bầu thay thế Putin vào năm 2018, trong khi 26% muốn Putin tiếp tục được tái cử. Chỉ có 14% muốn người kế nhiệm Putin tiếp tục chính sách của ông ta, trong khi 41% muốn một lãnh đạo có khả năng đưa ra một chiến lược khác để giải quyết các vấn nạn của nước Nga. Người dân không còn muốn “Chủ nghĩa Putin” tiếp tục tồn tại vô thời hạn. Họ đang nghiêm túc tìm một giải pháp khác.
Điều này báo hiệu một điềm xấu cho bất cứ mưu mô hậu Putin nào muốn chuyển giao quyền lực bằng cách chọn sẵn kẻ kế nhiệm. Ngay cả với các ứng viên mị dân như Sergey Shoigu hay Dmitry Rogozin, cái giá chính trị và kinh tế phải trả cho sự áp đặt một Putin khác là đòn nặng.
Cho dù hôm nay Putin được tái cử, những thay đổi này trong tâm thế quần chúng cho thấy ông ta sẽ phải đối mặt với khó khăn năm 2018. Biến Putin thành trung tâm của bầu vũ trụ Nga và coi ông ta là người không thể thiếu được chỉ càng làm cho nhân dân chán ghét, càng cho thấy cá nhân Putin phải chịu trách nhiệm cho những thất bại. Điều này khiến cho sự hạ cánh của ông ta chẳng mấy êm ái.
V.F.
Dịch giả gửi trực tiếp cho BVN

Chính trị – Xã hội

Trao công hàm phản đối tàu TQ đâm tàu cá Việt Nam (VNN)   —Xử lý nghiêm khắc vụ tàu Trung Quốc đâm hỏng tàu cá Việt Nam  (NLĐO)- Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 27-5 yêu cầu phía Trung Quốc xử lý nghiêm khắc vụ các tàu cá Trung Quốc cản trở, đâm hỏng tàu cá số hiệu QNg 90917 TS của tỉnh Quảng Ngãi trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Là “xử lý thế nào?”- Qua Trung cộng bắt nó à ?Tếu, mấy câu chữ tào lao thì Trung cộng nó sợ vãi chắc? Phải bảo là ” ai chống Trung cộng đâm tàu cá của Ngư dân ta là vào tù” thì thực tế hơn, và ôm được “16-4 , giữ ổn định hòa bình…”!!!
Trung Quốc bắt đầu bán các tour du lịch đến Hoàng Sa (TQ)
VN yêu cầu TQ bồi thường cho tàu cá bị đâm hỏng  -(RFA)   —Báo Người Lao Động tặng áo phao, thùng thuốc cho ngư dân Phú Yên (NLĐ) -  —Hạm đội Mỹ, Trung Quốc thi nhau tập trận trên biển Đông (Tinnong)   —–Việt Nam phản đối tàu Trung Quốc đâm tàu cá Việt Nam (PLTP
“Canh bạc lớn” về Biển Đông và Biển Hoa Đông  (KT)  —Trung Quốc biến thành ‘con sói đơn độc’ như thế nào? (Zing)   —‘Diều hâu’ Trung Quốc: Đánh chiếm Trường Sa bất cứ lúc nào! (TP)
Trung Quốc ‘hãi’ tập đoàn quân viễn chinh Mỹ (kỳ II) -(TP)  —>>>Tại sao Trung Quốc ‘hoảng hồn’ trước tàu sân bay Mỹ?
Giải mã tín hiệu chiến tranh của Trung Quốc(TNO) – Các tín hiệu cảnh báo chiến lược của Bắc Kinh thường ngụ ý về nguy cơ gia tăng xung đột bao gồm các quyết định chính trị và tuyên bố của các lãnh đạo cấp cao, bình luận chính thức hoặc không chính thức của giới truyền thông Trung Quốc.
Việt Nam, Indonesia đẩy mạnh quan hệ quốc phòng -(VOA)  —Thứ trưởng quốc phòng Indonesia thăm Việt Nam -(RFA)   —-Hội thảo về Biển Đông tại Busan, Hàn Quốc -(RFA)   —-TQ điều 3 hạm đội tập trận tại Biển Đông -(RFA)  — Ba hạm đội TQ tề tựu ở Biển Đông (BBC)
RSF lên án vụ Việt Nam bắt giữ blogger Trương Duy Nhất (RFI)
Blogger Trương Duy Nhất bị bắt -(RFA)   —-Cập nhật tin blogger Trương Duy Nhất bị bắt -(RFA)  —   Blogger Trương Duy Nhất bị bắt về tội chỉ trích chính phủ (VOA)  —-Bộ Công an xác nhận bắt ông Nhất (BBC)
Bắt để dọa người ‘yếu bóng vía’  (BBC/nghe) -Cựu Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc TP Hồ Chí Minh nói Bộ Công an bắt blogger Trương Duy Nhất để đe dọa những người ‘yếu bóng vía’. – PV Ông Lê hiếu Đằng.
‘Trương Duy Nhất chỉ muốn xây dựng’ (BBC/nghe) -  PV .Ông Huỳnh ngọc Chênh :  “Ông ấy đánh vào những sai trái, tiêu cực của hệ thống với mong muốn làm cho hệ thống tốt hơn,” ông nói.   —Ông Trương Duy Nhất chấp hành lệnh bắt (TP)
Luật sư Dương Hà tố cáo cán bộ trại giam Thanh Hóa cố ý hãm hại Cù Huy Hà Vũ (RFI)  —-LS Dương Hà: “Cù Huy Hà Vũ vô tội, Quốc hội công nhận ý kiến bỏ điều 4” (RFI)
Nhà báo Phạm Chí Dũng: Quốc hội Việt Nam là của ai ? (RFI)
Nhân sĩ trí thức thất vọng về việc tiếp thu ý kiến sửa đổi Hiến pháp (RFI)   —Con đường nào chông gai hơn, Myanmar hay Việt Nam? -(RFA)
Đề xuất trưng cầu ý dân về điều 4  (VNN) -‘Nếu trưng cầu, câu trả lời gần như chắc chắn là đa số dân vẫn tin tưởng vào Đảng, ta sẽ có kết quả tích cực về điều 4. Những xu hướng khác không còn lý gì để tranh luận’.
Hiến pháp ‘treo’ đến bao giờ? (VNN) -Phát biểu trong 15 phút, ĐBQH Dương Trung Quốc nói có thể lùi thời gian thông qua Hiến pháp, sớm khắc phục tình trạng treo một số quyền cơ bản của công dân.
Với kiểu Bầu cử “đảng cử Dân bầu” chưa nói đến cứ “bầu dùm” cả nhà…thì có trưng cầu Dân hay không cũng vậy thôi -Bảo đảm chăm phần chăm như “dự thảo” thôi , còn ai mà ĐÒI BỎ (ý kiến, góp ý…cũng vậy thôi, chỉ lắm chữ) thì nhà tù chờ sẵn – Chỉ trừ khi có sự Giám sát của một “cái gì đó” độc lập thật sự . Muốn cứ làm xem, đừng nói, nói hoài nghe mệt quá- Bụng đói cũng chả ai muốn nghe.
‘Dân không quan tâm tên nước như thế nào’ (VNN) – Cái này ngó bộ đúng ý Dân đấy- Vì có đổi gì cái tên Nước cũng là : ĐẢNG LÃNH ĐẠO-NHÀ NƯỚC QUẢN LÝ-NHÂN DÂN LÀM CHỦ – ĐẤT ĐAI SỞ HỮU TOÀN DÂN ( Chả biết Dân làm chủ cái con mẹ gì mà cái gì cũng KÍNH XIN..CHẤP THUẬN CHO? -mà thằng đầy tớ không cho thì có nước cắn cái “tự do” của nó, còn Dân mà “ngoan cố ,lì lợm”  cứ QUYẾT XIN cho được thì dùi cui lên đầu)- Ai còn mù mờ cứ hỏi Bà con Văn Giang, Tiên Lãng , Dương nội. Thái bình…Miền trung, Miền Nam thì rõ…
Không đổi tên nước để giữ ổn định  (NLĐ) -Việc đổi tên nước dễ dẫn tới hiểu nhầm, không kiên trì con đường xã hội chủ nghĩa, đồng thời nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp như đổi con dấu, quốc huy, đổi tiền…
Việt Nam từ chối bom hạt nhân (VNN)   —-Canh trời giữ biển theo cách Viettel (P1) (TP)  —-Bác bỏ tin phát hiện hang động lớn hơn Sơn Đoòng (TP)
“Sốt” Nick Vujicic: “Bụt chùa nhà không thiêng”?  -HUỲNH LƯU ĐỨC TOÀN  -(giảng viên ĐH Ngân hàng TP.HCM) -(Tuoitre)
Nick Vuijicic- sau hoan hỉ là chạnh lòng? (TVN) —- Dư luận sau chuyến thăm VN của Nick Vujicic -(RFA)    —Sự kiện Nick Vujicic: Giới trẻ VN thiếu những cú hích? (TVN)—-Dệt may Việt Nam và bài học Bangladesh -(RFA)  —-Thủ tướng bổ nhiệm 3 thứ trưởng (VNN)
Cô gái này sẽ là người Việt Nam thứ 2 bay vào vũ trụ?  (VNN) -Hiện là kỹ sư dầu khí của một tập đoàn đa quốc gia, Nguyễn Đỗ Minh Tuệ (SN 1985) đang đầy hào hứng khi tham gia cuộc thi tìm người Việt Nam thứ 2 bay vào vũ trụ
“Thiếu giường bệnh thì… phải hỏi Nhà nước!”  (NLĐ) -Bên hành lang phiên họp Quốc hội ngày 27-5, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã trả lời báo chí về vấn đề giảm tải bệnh viện, đầu tư cho ngành y tế…
Vạch trần vụ bán visa qua Mỹ ở TP.HCMVạch trần vụ bán visa qua Mỹ ở TP.HCM  -TT – Dù mức lương chỉ 7.500 USD/tháng nhưng Michael Sestak – cựu trưởng bộ phận visa không di dân của Tổng lãnh sự quán Mỹ ở TP.HCM – đã chi trên 3 triệu USD để mua bất động sản tại Thái Lan…===>>>
Người nghèo “khát” đất  -TT – Để vươn lên thoát nghèo, không ít hộ gia đình đã bày tỏ mong muốn được cấp đất sản xuất. Thế nhưng niềm mong ước ấy ngày càng trở nên xa…   —Bỏ hoang khu tái định cư tiền tỉ – TT – Khu tái định cư được đầu tư hơn 30 tỉ đồng xây dựng bài bản với điện, đường, trường, trạm, nhà văn hóa cộng đồng nhưng lại… bỏ hoang…
Nick Vujicic và những chuyện có lẽ chỉ có ở VN. (Song Chi -RFA) – ….Tại sao lại nói rằng bởi vì đây là VN nên mới có những chuyện không đáng như vậy xảy ra?  Thứ nhất, từ ngay trong khâu tổ chức. Như chính Nick cũng nói: “Việt Nam là đất nước thứ 47 tôi đến. Quả thật chưa nơi nào chào đón tôi nồng nhiệt như ở nơi này”. Câu nói đó rất đáng suy nghĩ…..
Chủ nghĩa tư bản lương thiện, hay chủ nghĩa tư bản rừng rú? (Bùi Tín -VOA) -  Nhận diện cho thật rõ bộ mặt của chế độ kinh tế và chế độ chính trị ở Việt Nam là cả một quá trình khó khăn, phức tạp.
7 đề nghị – (Trịnh Hội -VOA) -  …….Dĩ nhiên tôi cũng thừa hiểu là ở Việt Nam, quan tâm, theo dõi hay kiến nghị là một chuyện. Đảng và nhà nước có thật sự lắng nghe và thay đổi hay không lại là một chuyện khác…………….
Danh sách ký Lời kêu gọi trả tự do cho Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha -(Boxitvn) –  Đã có 2631 chữ ký

Thư đề nghị được trợ giúp một phần tài chính cho gia đình của Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha(Boxitvn)

Cảnh báo về quản lý rủi ro  -Tô Văn Trường -(Boxitvn)

Bất công quá nông dân sẽ tức nước vỡ bờ  -Hoàng Kim (Đồng Tháp) -(Boxitvn)

Diệt sâu – thuốc hay người quyết định? -Đức Thành -(Boxitvn)

ĐƠN TỐ CÁO  -GIÁM THỊ TRẠI GIAM SỐ 5 – BỘ CÔNG AN -CỐ Ý GIẾT CÔNG DÂN CÙ HUY HÀ VŨ -(Boxitvn)

Không ai biết nươc Nga hậu Putin liệu có sống sót được không  -Vladimir Frolov -Nhất Phương dịch-(Boxitvn)

Người dân Nga bắt đầu lo lắng khi ngộ ra rằng chế độ Putin đang đưa đất nước vào những gõ cụt trên nhiều phương diện. Họ không biết sau khi Putin ra đi, để lại một đất nước nhàu nát vì bàn tay sắt thì đất nước ấy liệu có tồn tại được không.

Đây cũng là lời cảnh tỉnh cho những kẻ đang muốn theo đuổi mô hình độc đoán của Putin.

Xung quanh việc Trương Duy Nhất bị bắt(Han Times)

Miến Điện và Việt Nam (Jonathan London blog)

Đỗ Trường – Bán đất, bán rừng, bán cả linh hồn  -(Danluan)

Mẹ Nấm – Điều 258 Bộ luật Hình sự & Lợi ích nhà nước-(Danluan)

Innova – Luật 258 và những câu chữ vô nghĩa-(Danluan)

Người Buôn Gió – Thương nhớ Nguyễn Công Hùng-(Danluan)

Han Times – Xung quanh việc Trương Duy Nhất bị bắt-(Danluan)

Các blogger nghĩ gì về vụ bắt giam blogger Trương Duy Nhất?-(Danluan)

THỬ PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN TRƯƠNG DUY NHẤT BỊ BẮTBS.Hồ Hải) -  …..Con đường sự nghiệp của Nhất xem như chấm dứt kể từ đây. Nhất chỉ còn 2 con đường để chọn. Một là thỏa hiệp để ra khỏi án tù, và hai là chịu mức án nặng nhất theo điều luật 258 của bộ luật hình sự của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là, từ 2 đến 7 năm ngồi bóc lịch. Vì với nhân cách của Nhất, theo như tôi đã được biết qua đọc những gì Nhất viết, không có chuyện lững lờ hay chịu tội để được giảm án….
Chuyện Ngày Xưa Khi Liên Xô Còn Là Thiên Đường -(Gocnhinalan)
Lý Nhã Kỳ và Nạn Phá Rừng -(Gocnhinalan)

NICK VUJICIC: HỌC TẬP VÀ LÀM THEO … TẤM GƯƠNG CỦA HỒ CHÍ MINH .. -Hồ Thơm – (TNM)

CHIA BUỒN CÙNG GIA QUYẾN ANH HỒ ĐỨC HÒA : KHI ĐAU THƯƠNG CHỒNG CHẤT ĐAU THƯƠNG ! -(TNM) -  Được tin trễ, hai cháu Cecilia Bùi thi Ngọc Ánh (13 tuổi) và Cecila Cao thị Linh (12 tuổi) cháu của anh Hồ Đức Hòa (Thanh Niên Công Giáo) vừa tử nạn ngày 23-05-2013 vì đuối nước, trong khi gia đình đang ở tại thành phố Vinh để theo dõi phiên tòa phúc thẩm kết án anh Hồ Đức Hòa 13 năm tù giam và 5 năm quản chế.

Trước những mất mát quá sức chịu đựng, Trí Nhân Media xin chia buồn cùng tang quyến và cầu xin gia đình có đủ can đảm để vượt qua những bất hạnh đau thương này.

TRƯƠNG DUY NHẤT CHỈ KHÁC “MỘT NỬA” -Đặng Chí Hùng -(TNM)

Tiếng nói của một cựu chiến binh Cộng Sản ra khỏi ĐCSVN năm 1992 và ủng hộ đa đảng (Đonghailongvuong)
Nhà báo Trương Duy Nhất đã bị bắt cóc … rồi thành bắt thật! (QLB) -  Theo nguồn tin riêng của chúng tôi, Nhà báo Trương Duy Nhất đã bị quản chế suốt 02 tháng qua. Mỗi bước đi của Nhất đều được theo dõi, điện thoại, email, máy tính đề được theo dõi và đánh cắp dữ liệu, song anh chưa bị bắt mà chờ Kết quả hội nghị Trung Ương 7.
Ngay sau khi kết quả Hội nghị 7 được khẳng định thì cũng là thời điểm ‘án tù’ cho Nhất đã được ký.
Trước ngày anh bị bắt khoảng một tuần, Nhất đã bị 5-6 người mặc thường phục ép xe dọc được khống chế anh về trụ sở an ninh điều tra.

Phân tích của Phạm Chí Dũng về việc bắt Trương Duy Nhất(QLB)

Ai đang tìm cách bịt miệng Luật sư Cù Huy Hà Vũ?(QLB)

NỬA NGÀY VỚI TRƯƠNG DUY NHẤT (Nguyễn trọng Tạo)
VÌ SAO TRƯƠNG DUY NHẤT BỊ TÓM VÀ DƯ LUẬN XUNG QUANH CHUYỆN ÔNG TRƯƠNG DUY NHẤT BỊ BẮT? -(Phamvietdao)-

HOAN HÔ VỢ ÔNG TRƯƠNG DUY NHẤT THẮP ĐÈN HƯỚNG DẪN CÔNG AN KHÁM NHÀ -(Phamvietdao) -  Lời bàn của Hai Xe Ôm: Có khi vợ của ông Trương Duy Nhất là đặc tình từ lâu của bên an ninh cũng nên; Những bà vợ khác nếu rơi vào hoàn cảnh của Nhất thì sẽ bù lu bù loa; Còn vợ Nhất lại cầm đèn soi cho an ninh soi khám tài liệu của chồng mới kinh…Anh ninh xứ ta tài thật ?!
AI ĐÃ CHỈ ĐẠO BẮT TRƯƠNG DUY NHẤT ?(Phamvietdao)-
Những người có thể là “bị hại” trong vụ án Trương Duy Nhất -(Đồng phụng Việt)

NHÀ CỦA QUAN, Ở BẮC HÀ CỰC TO?.. (Mai thanh Hải) -  Ngôi nhà này to lắm nhế, mấy chục cột lim Lào to bằng vòng ôm người lớn, hầm rượu to rộng, toàn đá quý… và nằm ở ngay thị trấn Bắc Hà (Lào Cai). Loanh quanh tìm hiểu, người dân địa phương bảo: Đây là nhà 1 bác quan, to từ ghế đến mặt, đang phì nộn sống dưới Hà Nội..
Mình băn khoăn: Hơn cả nhà anh Bí thư Quyến Hải Dương cơ á?. Chả biết có thật hay không, cứ phải điều tra đã. (Hình trên)

KINH HOÀNG! LÉN LÚT LÀM LỄ ĐỘNG THỔ DỰ ÁN TÀN PHÁ LĂNG NGÔ QUYỀN -(Tễu)
KẾT LUẬN TIẾP THEO: HÒN ĐÁ ĐỀN HÙNG LÀ MỘT LÁ BÙA CỰC ĐỘC- (Tễu)


Kinh tế

vn-natl-debt-305.jpg
Nợ công Việt Nam sẽ xấp xỉ 95% GDP  – RFA) -Nợ công Việt Nam sẽ lên đến xấp xỉ 95% GDP. Đây là con số tính toán do Ủy ban Kinh tế Việt Nam đưa ra và được mạng Dân Trí loan tin hôm qua.
Tỷ lệ nợ nước ngoài so với GDP của Việt Nam tăng mạnh kể từ năm 2006 đến nay. -Photo courtesy of MOF===>>>
Nợ xấu ngân hàng chạm ngưỡng 300.000 tỷ? (TP)  —Mổ lãi suất, moi nợ xấu (TP)
Năng lượng và môi trường: Lựa chọn thận trọng, công bằng (VEF)  –-Sẽ nhập hơn 30 tấn vàng(VEF)    —-Khó khăn dân Việt ‘tiêu’ hàng tỷ USD cho hàng hiệu(VEF)
Máy tính bảng siêu rẻ ‘hồn China, da Hàn Quốc’(VEF)   —Rau thịt giảm sâu, hàng ăn vẫn hét giá (VNN)
Giảm thuế, đừng sợ giảm thu  (TN) -Hôm nay, QH có phiên thảo luận toàn thể về sửa đổi, bổ sung luật Thuế giá trị gia tăng. Điều này càng quan trọng trong bối cảnh tắc nghẽn tín dụng, hàng chất đống trong kho, doanh nghiệp đua nhau thua lỗ, phá sản… trong khi, các gói hỗ trợ thuế hiện tại còn nhỏ bé, sức lan tỏa hạn hẹp.
Nợ công với gánh nặng doanh nghiệp nhà nước   (TN) -Ủy ban Kinh tế của Quốc hội vừa chính thức công bố báo cáo đánh giá tình hình nợ công của Việt Nam với mức độ khá nghiêm trọng và tiềm ẩn nhiều rủi ro.   —Kinh tế Việt Nam trên đường “gập ghềnh” (TN)
Nợ xấu có thể “ngốn” 50% GDP  (NLĐ) -Các chuyên gia kinh tế nhận định nền kinh tế nước ta đã và đang trải qua những năm tháng mà nhiều cơ hội tăng trưởng nhanh đi liền với cải cách kinh tế đã bị bỏ lỡ  —-Thâm hụt ngân sách của Việt Nam cao nhất khu vực (TT)
Giá vàng lại rớt ngưỡng 41 triệu đồng/lượng -TTO – Ngày 28-5, giá vàng trong nước trồi sụt ngược chiều thế giới. Sau khi vượt ngưỡng 41 triệu đồng/lượng trong phiên hôm qua, sáng nay vàng SJC lại rớt khỏi ngưỡng này.

Thế giới

Bà Suu Kyi chỉ trích lệnh cấm dân Rohingya có hơn 2 con -(RFA)  —Bà Suu Kyi lên án chính sách 2 con áp dụng với người Hồi giáo Rohingya  -(VOA)
Thủ tướng Ấn Độ đi thăm Nhật Bản, Thái Lan -(VOA)  –  Ấn Độ ngắm nghé máy bay quân sự Nhật Bản (RFI)
Nhật Bản, động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế Miến Điện -(VOA)   —-Thị trưởng Osaka xin lỗi về phát biểu liên quan lính Mỹ -(RFA)  —Thị trưởng Osaka xin lỗi về phát biểu liên quan tới binh sĩ Mỹ -(VOA)
TT Hun Sen kêu gọi ra luật cấm bác bỏ nạn diệt chủng -(RFA)  —-Campuchia: cảnh sát đụng độ công nhân biểu tình -(RFA)
Hun Sen muốn có luật nghiêm cấm chối bỏ tội ác diệt chủng của Khmer Đỏ (RFI)  —Colombia và phe nổi dậy FARC thỏa thuận về cải cách ruộng đất (RFI)
Ba cuộc gặp riêng rẽ tìm giải pháp chấm dứt khủng hoảng Syria -(VOA)   —Lãnh đạo AU thảo luận về vấn đề Mali, đầu tư của Trung Quốc -(VOA)
Ông Kim Jong-un ra lệnh che giấu tàu hải quân (TN)  — Seoul từ chối đề nghị đối thoại của Bình Nhưỡng (RFI)  —Serbia cử hành tang lễ cho nhà vua cuối cùng của họ -(VOA)
Một y tá người Úc nhận tội giết người -(VOA)   —Du khách TQ làm hư hại đền cổ Ai Cập (BBC)   —Iraq: 10 vụ nổ liên tiếp, 70 người thiệt mạng (TP)
Biểu tình chống Monsanto tại 400 thành phố (TN) – Theo Đài Radio Canada, hàng trăm ngàn người đã tham gia biểu tình ở 400 thành phố trên thế giới để phản đối các loại cây trồng biến đổi gien của Tập đoàn công nghệ sinh học Monsanto (Mỹ).
Triều Tiên xây khu trượt tuyết đẳng cấp thế giới  -(NLĐO) – Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vừa ra lệnh cho quân đội xây dựng một khu trượt tuyết đẳng cấp thế giới tại thành phố cảng Wonsan, được cho là sẽ vượt qua những cơ sở hạ tầng thể thao đang được Hàn Quốc triển khai phục vụ Olympic mùa đông 2018.
Dân đói bỏ mịa mà Chí Phèo đem tiền đua chuyện trời ơi!! tội cho Dân Bắc Hàn!!!

Văn hóa – Giáo dục – Khoa học

Được rót hàng chục tỷ đồng, trường vẫn vắng sinh viên (TP)
Xem người Nhật ‘gọi’ chất xám Việt  (VNN) -Tại lễ hội “Du học Nhật Bản” tổ chức tại Hà Nội, ông Genichiro Shimura, Giám đốc Tổ chức Hữu nghị Quốc tế Nhật Bản (Bộ Giáo dục Nhật Bản) – đơn vị tổ chức cuộc thi viết ’Luận về Nhật Bản’ đã có trao đổi với VietNamNet

Tuyển sinh Thạc sĩ Chính sách công 2013: 60 suất học bổng toàn phần (TT)

Thẩm Thúy Hằng, minh tinh, Nguyễn Xuân OánhĐường dây ‘hút máu’ người: Cho vay lãi 90%/tháng (TP)   —Tài xế taxi mặc quần đùi, ‘khoe hàng’ giữa Thủ đô (TP)
Lừa qua Nhật để bắt cóc  (TN) -Ông H.V.Th (45 tuổi, Giám đốc Công ty TNHH H.H ở H.Bình Chánh, TP.HCM – chuyên mua bán máy đào, máy xúc) đã đến Báo Thanh Niên kêu cứu về việc ông bị một nhóm người Việt lừa qua Nhật để bắt cóc, ép buộc ghi giấy nợ hơn 15 tỉ đồng.  —Sao Việt xin visa sang Mỹ: Khó hay dễ? (TN)
Hối lộ công an, tài xế than “chung chi đã hết tiền”   (NLĐO)- Sau một hồi cố thủ trên xe, tài xế xuống hối lộ cho cảnh sát kinh tế 1 triệu đồng. Bị nhắc nhở anh tài xế này thỏ thẻ: “Chung nhiều trạm quá nên hết tiền rồi!”.
Cách chức, khai trừ Đảng phó CA xã thuê côn đồ chém người  (TT)   —Đâm cảnh sát hình sự vì “nhìn thấy ghét”(TT)  —3 trẻ chết đuối trong hố công trình: Vẫn không có biển báo (TT)   —-Lấy tiền giả mua hàng để được thối tiền thật (TT)

Danh sách thực thể bị chiếm đóng ở quần đảo Trường Sa

Dưới đây liệt kê danh sách các thực thể địa lí theo sự chiếm đóng của từng quốc gia, xếp đồng thời theo thứ tự bảng chữ cái và theo bản chất địa lí. Nguồn thông tin có sẵn trong từng bài riêng của mỗi thực thể. Vì danh sách này chỉ dựa theo các nguồn có thể kiểm chứng được nên trong thực tế, có thể các quốc gia chiếm đóng hoặc khống chế nhiều hơn hoặc ít hơn. Brunei là quốc gia duy nhất chưa chiếm thực thể địa lí nào. [1]

Việt Nam kiểm soát

[ ẩn ] Việt Nam kiểm soát
STT Tên Việt Tên khác Toạ độ Mô tả sơ lược
1
Đảo An Bang A Amboyna Cay 7°52′10″B 112°54′10″Đ Là một cồn cát dài 200 m, rộng 20 m và cao 2 m. Điều kiện môi trường tại đây rất khắc nghiệt.
F Kalantiaw
H 安波沙洲
M Pulau Amboyna Kecil
2
Đảo Nam Yết A Namyit Island 10°10′54″B 114°21′36″Đ Là một đảo san hô hình bầu dục, dài 600 m, rộng 125 m với diện tích 0,06 km 2 và cách đảo Ba Bình 11 hải lí về phía tây nam. Việt Nam có kế hoạch lập một khu bảo tồn biển tại đây.
F Binago
H 鸿庥岛
3
Đảo Sinh Tồn A Sin Cowe Island 9°53′0″B 114°19′0″Đ Là một đảo san hô dài 390 m, rộng 110 m, đất đai khô cằn, hầu như không trồng được rau xanh nếu không cải tạo đất.
F Rurok
H 景宏岛
4
Đảo Sinh Tồn Đông A Grierson Reef/Cay
Sin Cowe East Island
9°54′18″B 114°33′42″Đ Là một cồn cát nằm cách đảo Sinh Tồn 15 hải lí về phía đông. Cồn này dài 160 m, rộng 60 m, điều kiện khắc nghiệt.
F Julian Felipe
H 染青沙洲
5
Đảo Sơn Ca A Sand Cay 10°22′36″B 114°28′42″Đ Là một đảo cát nhỏ nằm cách đảo Ba Bình 6,2 hải lí về phía đông. Đảo này dài 450 m và rộng 130 m; đất đai khá màu mỡ nhờ một lớp mùn phân chim nên đảo có nhiều cây xanh.
F Bailan
H 敦謙沙洲
6
Đảo Trường Sa
Biệt danh: Trường Sa Lớn
A Spratly Island 8°38′30″B 111°55′55″Đ Đảo này có tên gọi chính thức là Trường Sa nhưng nhiều nguồn tin tức và người tại đây thường dùng biệt danh Trường Sa Lớn . Trường Sa là đảo san hô đứng thứ tư về diện tích trong quần đảo (0,15 km 2 ) và là trung tâm của thị trấn Trường Sa . Đảo có nguồn nước lợ, có đường băng, cảng cá, trạm khí tượng, lớp học, trạm xá,...
H 南威岛
7
Đảo Song Tử Tây A Southwest Cay 11°25′46″B 114°19′54″Đ Song Tử Tây nằm cách Song Tử Đông 1,5 hải lí về phía tây nam và nhỏ hơn Song Tử Đông một chút. Trên đảo có nhiều cây cối xanh tươi. Đảo có một ngọn đèn biển quan trọng.
F Pugad
H 南子岛
8
Đá Cô Lin A Collins Reef
Johnson North Reef
9°46′13″B 114°15′25″Đ Là một rạn san hô nằm cách đảo Sinh Tồn 9 hải lí về phía tây nam và cách đá Gạc Ma 1,9 hải lí về phía tây bắc. Đá Cô Lin chìm ngập dưới nước khi thuỷ triều lên. Đây là một trong ba địa điểm diễn ra trận Hải chiến Trường Sa vào tháng 3 năm 1988.
H 鬼喊礁
9
Đá Đông A East (London) Reef 8°49′42″B 112°35′48″Đ Là một rạn san hô vòng có diện tích khoảng 36,4 km 2 và nằm cách đá Châu Viên 10 hải lí về phía tây.
F Silangang Quezon
H 东礁
10
Đá Lát A Ladd Reef 8°40′42″B 111°40′12″Đ Là một rạn san hô vòng có diện tích khoảng 9,9 km 2 và nằm cách đảo Trường Sa 14 hải lí về phía tây. Đá chìm ngập dưới nước khi thuỷ triều lên.
H 日积礁
11
Đá Len Đao A Lansdowne Reef 9°46′48″B 114°22′12″Đ Là một rạn san hô nằm cách đá Gạc Ma khoảng 5,5 hải lí về phía đông bắc. Đá này chìm ngập dưới nước khi thuỷ triều lên. Đây là một trong ba địa điểm diễn ra trận Hải chiến Trường Sa vào tháng 3 năm 1988.
H 琼礁
12
Đá Lớn A Discovery Great Reef 10°03′42″B 113°51′6″Đ Là một rạn san hô vòng nằm cách đảo Nam Yết 28 hải lí về phía tây tây nam.
F Paredes
H 大现礁
13
Đá Nam A South Reef 11°23′31″B 114°17′54″Đ Là một rạn san hô nằm cách đảo Song Tử Tây 3,5 hải lí về phía tây nam.
F Timog
H 奈羅礁
14
Đá Núi Thị A Petley Reef 10°24′42″B 114°34′12″Đ Là một rạn san hô nằm cách đảo Sơn Ca khoảng 6 hải lí về phía đông đông bắc. Diện tích của thực thể này là 1,72 km 2 .
F Juan Luna
H 舶兰礁
15
Đá Núi Le A Cornwallis South Reef 8°42′36″B 114°11′6″Đ Là một rạn san hô vòng có diện tích 35 km 2 .
F Osmeña
H 南华礁
16
Đảo Phan Vinh A Pearson Reef 8°58′6″B 113°41′54″Đ Xét theo khái niệm rộng là một rạn san hô vòng (rạn san hô vòng). Nơi đóng quân chính của hải quân Việt Nam có chiều dài 132 m và chiều rộng 72 m.
F Hizon
H 毕生礁
17
Đá Tây A West (London) Reef 8°51′B 112°11′Đ Là một rạn san hô vòng nằm cách đảo Trường Sa 20 hải lí về phía đông bắc. Tại đây có khu dịch vụ hậu cần nghề cá và tổ hợp nuôi trồng thuỷ sản thí điểm.
F Kanlurang Quezon
H 西礁
18
Đá/Bãi Thuyền Chài A Barque Canada Reef 8°10′B 113°18′Đ Là một rạn san hô vòng lớn có chiều dài 17 hải lí và chiều rộng 3 hải lí. Phá nước dài khoảng 11 km và rộng khoảng 2 km.
F Magsaysay
H 柏礁
M Terumbu Perahu
19
Đá Tiên Nữ A Tennent Reef
Pigeon Reef
8°51′18″B 114°39′18″Đ Là một rạn san hô vòng nằm ở cực đông của các thực thể thuộc Trường Sa đang do Việt Nam kiểm soát. Diện tích của đá khoảng 3,4 km 2 .
F Lopez-Jaena
H 无乜礁
20
Đá Tốc Tan A Alison Reef 8°48′42″B 113°59′0″Đ Là một rạn san hô vòng với chiều dài khoảng 20 km và chiều rộng khoảng 7 km. Diện tích trung bình là 75 km 2 .
F De Jesus
H 六门礁
21
Đảo Trường Sa Đông A Central (London) Reef 8°56′6″B 112°20′54″Đ Là một rạn san hô vòng nằm cách đá Tây khoảng 6 hải lí về phía đông bắc và cách đá Đông khoảng 13 hải lí về phía tây bắc.
F Gitnang Quezon
H 中礁
Tổng cộng : 21 thực thể địa lí, gồm 7 đảo san hô/cồn cùng 14 rạn san hô.

Philippines kiểm soát

[ ẩn ] Philippines kiểm soát
STT Tên Việt Tên khác Toạ độ Mô tả sơ lược
1
Đảo Bến Lạc A West York Island 11°04′46″B 115°01′55″Đ Là đảo đứng thứ ba về diện tích trong quần đảo (khoảng 0,15 hoặc 0,186 km 2 ). Có nhiều cây bụi và dừa.
F Likas
H 西月岛
2
Đảo Bình Nguyên A Flat Island 10°48′59″B 115°49′20″Đ Là một cồn cát dài nhưng hẹp và đang chịu ảnh hưởng của hiện tượng xói mòn .
F Patag
H 费信岛
3
Đảo Loại Ta A Loaita Island 10°40′6″B 114°25′26″Đ Là một hòn đảo có diện tích 0,06 km 2 ; có nhiều thực vật ngập mặn và dừa.
F Kota
H 南钥岛
4
Đảo Song Tử Đông A Northeast Cay 11°27′10″B 114°21′17″Đ Là đảo đứng thứ năm về diện tích trong quần đảo, cách Song Tử Tây 1,5 hải lí về phía đông bắc. Có nhiều cây xanh.
F Parola
H 北子岛
5
Đảo Thị Tứ A Thitu Island 11°03′11″B 114°17′5″Đ Là đảo đứng thứ hai về diện tích trong quần đảo (0,32 hoặc 0,372 km 2 ) và là trung tâm của đô thị Kalayaan do Philippines lập ra. Có dân thường sinh sống.
F Pag-asa
H 中业岛
6
Đảo Vĩnh Viễn A Nanshan Island 10°43′59″B 115°48′10″Đ Là một hòn đảo dài 575 m, cao 2,4 m, cách đảo Bình Nguyên 9 km về phía nam tây nam.
F Lawak
H 马歡岛
7
Bãi An Nhơn A Lankiam Cay 10°21′B 114°42′Đ Là một cồn cát nằm cách đảo Loại Ta 6,8 hải lí về phía đông bắc.
F Panata
H 杨信沙洲
8
Đá Cá Nhám A Irving Reef 10°52′B 114°55′Đ Là một rạn san hô vòng nằm cách đảo Bến Lạc 12 hải lí về phía nam tây nam.
F Balagtas
H 火艾礁
9
Đá Công Đo A Commodore Reef 8°22′B 115°14′Đ Là một rạn san hô vòng nằm cách đá Tiên Nữ 47 hải lí về phía đông nam, hầu như chìm dưới nước khi thuỷ triều lên.
F Rizal
H 司令礁
M Terumbu Laksamana
10
Bãi Cỏ Mây A Second Thomas Shoal 9°49′B 115°52′Đ Là một rạn san hô (rạn san hô) nằm về phía đông nam của đá Vành Khăn với diện tích khoảng 60 km 2 .
F Ayungin
H 仁爱礁
Tổng cộng : 10 thực thể địa lí, gồm 7 đảo san hô/cồn cùng 3 rạn san hô.

Trung Quốc kiểm soát

[ ẩn ] Trung Quốc kiểm soát
STT Tên Việt Tên khác Toạ độ Mô tả sơ lược
1
Đá Châu Viên A Cuarteron Reef 8°54′B 112°52′Đ Là một rạn san hô vòng đa phần chìm ngập dưới nước, nằm về phía đông của đá Đông .
F Calderon
H 华阳礁
2
Đá Chữ Thập A Fiery Cross Reef
Northwest Investigator Reef
9°35′B 112°54′Đ Là một rạn san hô lớn nằm tách biệt khỏi các thực thể khác. Tổng diện tích hơn 110 km 2 . Đây là trung tâm đồn trú của Trung Quốc tại Trường Sa.
F Kagitingan
H 永暑礁
3
Cụm đá Ga Ven A Gaven Reefs 10°12′B 114°13′Đ Cụm này gồm hai rạn san hô là đá Ga Ven và đá Lạc, lần lượt nằm cách đảo Nam Yết 8,5 và 7 hải lí về phía tây.
H 南薰礁
4
Đá Gạc Ma A Johnson South Reef 9°42′B 114°17′Đ Là một rạn san hô nằm ở đầu mút tây nam của cụm Sinh Tồn và là một trong ba địa điểm diễn ra trận Hải chiến Trường Sa vào tháng 3 năm 1988.
F Mabini
H 赤瓜礁
5
Đá Tư Nghĩa A Hughes Reef 9°56′B 114°31′Đ Là một rạn san hô nằm ở phía tây tây bắc của đảo Sinh Tồn Đông . Chỉ nổi lên khỏi mặt nước khi thuỷ triều xuống.
H 东门礁
6
Đá Vành Khăn A Mischief Reef 9°55′B 115°32′Đ Là một rạn san hô vòng đa phần chìm dưới nước, nằm cách đảo Vĩnh Viễn 51 hải lí về phía nam. Đây là nơi từng diễn ra nhiều tranh chấp căng thẳng giữa Philippines và Trung Quốc trong thập niên 1990.
F Panganiban
H 美济礁
7
Đá Xu Bi A Subi Reef 10°56′B 114°05′Đ Là một rạn san hô vòng nằm cách đảo Thị Tứ 26 km về phía tây nam. Trung Quốc có dự định xây dựng một đường băng tại đây.
F Zamora
H 渚碧礁
Tổng cộng : 7 thực thể địa lí; tất cả đều là rạn san hô.

Malaysia kiểm soát

[ ẩn ] Malaysia kiểm soát
STT Tên Việt Tên khác Toạ độ Mô tả sơ lược
1
Đá Én Ca A Erica Reef 8°07′B 114°08′Đ Là một rạn san hô vòng đa phần chìm ngập dưới nước khi thuỷ triều lên.
F Gabriela Silang
H 簸箕礁
M Terumbu Siput
2
Đá Hoa Lau A Swallow Reef 7°22′29″B 113°50′40″Đ Là một rạn san hô vòng nằm cách đảo An Bang 60 hải lí về phía đông nam. Malaysia biến góc đông nam của đá này thành một đảo nhân tạo với một đường băng dài và một khu nghỉ dưỡng dành cho khách du lịch.
H 弹丸礁
M Pulau Layang-Layang
3
Đá Kỳ Vân A Mariveles Reef 7°59′38″B 113°53′42″Đ Là một rạn san hô vòng nằm cách bãi Thuyền Chài 35 hải lí về phía đông nam. Tổng diện tích khoảng 17 km 2 .
H 南海礁
M Terumbu Mantanani
4
Đá Sác Lốt A Royal Charlotte Reef 6°56′0″B 113°36′50″Đ Là một rạn san hô vòng nằm cách đá Hoa Lau 29 hải lí về phía nam tây nam. Malaysia đã dựng một ngọn đèn hiệu tại nơi cao nhất của đá Sác Lốt.
H 皇路礁
M Terumbu Samarang Barat Besar
5
Đá Suối Cát A Dallas Reef 7°38′B 113°48′Đ Là một rạn san hô vòng nằm ở phía bắc đá Hoa Lau và phía nam đá Kỳ Vân, nổi lên hoàn toàn khi thuỷ triều xuống. Tổng diện tích khoảng 17 km 2 .
H 光星礁
M Terumbu Laya
6
Đá Kiêu Ngựa A Ardasier Reef 7°42′B 114°10′Đ Là một rạn san hô vòng ("đá") thuộc một hệ thống san hô ngầm ("bãi") có cùng tên gọi là Kiêu Ngựa. Đá Kiêu Ngựa có diện tích là 8 km 2 .
F Antonio Luna
H 光星仔礁
M Terumbu Ubi
7
Bãi Thám Hiểm A Investigator Shoal 8°10′B 114°40′Đ Là một rạn san hô vòng lớn với tổng diện tích khoảng 205 km 2 . Trong khu vực bãi Thám Hiểm, có những rạn san hô nổi bật và đã được đặt tên như đá Gia Hội , đá Gia Phúđá Sâu .
F Pawikan
H 榆亚暗沙
M Terumbu Peninjau
Tổng cộng : 7 thực thể địa lí; tất cả đều là rạn san hô nói chung. Nước này cũng xây một ngọn đèn hiệu trên rạn san hô vòng Louisa.

Đài Loan kiểm soát

[ ẩn ] Đài Loan kiểm soát
STT Tên Việt Tên khác Toạ độ Mô tả sơ lược
1
Đảo Ba Bình A Itu Aba Island 10°22′32″B 114°22′5″Đ đảo san hô đứng đầu về diện tích trong quần đảo (0,4896 km 2 ). Trên đảo có rất nhiều nước ngọt, đất đai màu mỡ và có nhiều cây cối xanh tươi. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai , Đế quốc Nhật Bản chiếm đảo này làm căn cứ tàu ngầm . Tháng 12 năm 1946, Trung Hoa Dân Quốc cho quân đổ bộ lên Ba Bình nhưng rồi rút đi vào năm 1950. Đến năm 1956 họ mới quay lại và kiểm soát đảo cho đến tận ngày nay.
F Ligaw
H 太平島
2
Bãi Bàn Than H 中洲礁 10°23′9″B 114°24′49″Đ Là một rạn san hô, trên đó nổi lên một cồn cát nhỏ. Diện tích phần nổi dao động từ 0,2 đến 0,6 ha (tùy thuộc vào thuỷ triều). Bãi Bàn Than nằm giữa đảo Ba Bình và đảo Sơn Ca.
Tổng cộng : 2 thực thể địa lí, gồm 1 đảo san hô và 1 rạn san hô (trên đó nổi lên 1 cồn cát).

Chú thích

^ Nguyễn Nhã. “Quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa” . Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2012 .

Theo: Vi.wikipedia
 
 
http://biengioilanhtho.gov.vn/media/bbg/AdvImage/Images/vie/c13c3a85-7aaf-47c7-b082-f0e13784cb86/BandoHCVN.jpg 

Vào: Biengioilanhtho (Click vào hình để phóng to, xem chi tiết)
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét