Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 5 tháng 5, 2013

Tin ngày 06/5/2013

TIN LÃNH THỔ


TIN XÃ HỘI

TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ

TIN THẾ GIỚI

Tâm địa xấu xa, bản chất xảo trá, bịp bợm, láo khoét của Nguyễn Trọng Lú đã lộ!


Cù Lần Lửa

           
               
"Tiếp tục khẳng định Nhà nước [ta] là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo."


Tôi đọc câu này nhiều lần để thấy cái tâm địa xấu xa và cái bản chất xảo trá, bịp bợm, láo khoét của tên nguyễn phú trọng và cái gọi là đảng cướp trá hình cs VN như sau:


"Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân ...."Của nhân dân nào? Do nhân dân nào đã lập ra cái nhà nước xhcn này hồi nào? ở đâu? Và nhân dân nào đã chọn cái nhà nước xhcn mà không chọn một NN nào khác?

Đã đến lúc nguyễn phú trọng và đảng cướp  Cộng sản Việt Nam phải học cách ăn nói cho hợp lý, phải loại bỏ nhóm từ "do đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo" vì cách vận hành của câu văn thật lủng củng và không mang một ý nghĩ cụ thể nào hết. Đã "do nhân dân" thì không thể "do Đảng Cộng Sản" cùng lúc được. Nghe rất chướng tai. 

"Do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo"? Không được xảo ngôn như thế bởi vì đó là một sự tiếm quyền, lạm quyền. Nếu nói là "Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân" thì hãy để nhân dân lãnh đạo, đảng Cộng sản Việt Nam không được can dự vào, không được phép giành quyền lãnh đạo khi nhân dân chưa cho phép, nếu không thì đây là một sự chồng chéo, lạm dụng quyền bính của đảng cộng sản Việt Nam  cho nên chúng ta gọi chúng là đảng cướp, là một băng đảng cướp bóc thì không được phép đứng ra lãnh đạo Nhân Dân. Một ngôi thì không thể có 2 vua, chính quyền của Nhân Dân thì phải trả lại cho Nhân Dân. Nhân Dân Việt Nam sẽ lựa chọn chính thể thích hợp để lèo lái gụồng máy Quốc Gia. Nhân Dân Việt Nam có đủ nhân lực, tài lực, trí lực để lãnh đạo, Nhân Dân có quyền định đoạt vận mệnh Quốc Gia, đó là quyền dân, là Dân Chủ , là quyền làm chủ của Nhân Dân không thể bị tước đoạt bởi đảng cộng sản Việt Nam.

68 năm thực hiện ở Miền Bắc, 38 năm ở Miền Nam, xã hội chủ nghĩa là một thực thể ma quỷ, đã không mang lại Tự Do, Hạnh Phúc, Độc Lập cho Dân Tộc VN thì cũng đủ để chứng minh nó là một thứ tà quyền đáng bị vứt bỏ. Nó chỉ hội tụ bằng những kẻ tham lam quyền năng, chức vị, lợi lộc cá nhân, những lợi ích nhóm thao túng quyền lực, tham nhũng, bán đứng Chủ quyền Quốc Gia, tài nguyên đất nước, làm tay sai ngoại bang tàu cộng, phản bội Nhân Dân thì nó không thể được chấp nhận trong xã hội VN, trong mọi cơ cấu tổ chức của Nhà Nước.

Đã không mang lại hiệu quả thì không đáng được tồn tại.

Nếu đảng Cộng sản Việt Nam hông tự động rút lui và trả lại đất nướcVN cho Dân Tộc VN thì Dân Tộc VN sẽ xóa tên đảng cướp Cộng sản Việt Nam bằng bạo lực Nhân Dân, tiến đến xây dưng một thể chế thật sự Dân Chủ, Tự Do và Nhân Quyền. 

Tà quyền, đảng cộng sản Việt Nam hãy thức tỉnh trước khi quá muộn. Nhân Dân Việt Nam không thể kiên nhẫn thêm được nữa. Tự Do hay là chết !

Đã không mang lại hiệu quả thì không đáng được tồn tại.

Nguyễn Duy Vinh - Những biến dạng của các văn bản hiến pháp của đảng CSVN

Nhân mấy hốm nay có nhiều bài viết về hiến pháp Việt Nam trên mạng, tôi cũng đọc và sửa lại đôi chút bài viết này để xin phát biểu cái nhìn của mình. Tôi chỉ chú trọng đến những thay đổi cơ bản và đột ngột của các văn bản hiến pháp 1946, 1959, 1980 và 1992 và tôi sẽ không bàn đến tính cách hợp hiến hay không hợp hiến cũng như giá trị pháp lý của những văn bản nêu trên.
Trước tiên tôi cũng xin được phép nói qua về hai chữ “hiến pháp”. Theo một số các chuyên gia về luật và các nhà soạn thảo hiến pháp, hiến pháp của một quốc gia là một hợp đồng hay có thể gọi nôm na là giao kèo giữa người dân và nhà cầm quyền. Giao kèo này quy định việc gì mỗi bên được làm và không được làm, nhưng quan trọng hơn hết là giao kèo đó giới hạn quyền lực của nhà cầm quyền trong khi quản lý việc nước. Nhìn trên phương diện ba quyền biệt lập (tam quyền phân lập) theo cấu trúc của sự phân chia quyền lực minh bạch ở những nước dân chủ Tây phương (những quyền hành pháp, lập pháp và tư pháp), quốc hội là cơ quan lập pháp quy tụ toàn thể dân biểu đại diện dân có quyền soạn thảo, sửa đổi và bổ sung hiến pháp. Tuy nhiên, ở đây phải nói ngay là hiến pháp dù có hay cách mấy mà không được tôn trọng thì tính cách dân chủ hay việc giới hạn quyền lực của nhà nước cũng bị lung lay.
Đi ngược dòng lịch sử, chúng ta biết rằng tư tưởng dân chủ và các cố gắng nhằm xây dựng một hiến pháp dân chủ cho Việt Nam đã manh nha từ những năm đầu của thế kỷ thứ 20 (xin đọc lại những tác phẩm của Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu v.v…) và những tư tưởng này đã từng là ngọn đuốc soi đường cho nhiều đảng phái chính trị Việt Nam. Văn bản hiến pháp 1946 ra đời vào cuối tháng 11 năm 1946 có thể coi là một điểm son trong quá trình xây dựng dân chủ ở nước ta.
Hiến Pháp 1946 đã được xây dựng trên 3 nguyên tắc dân chủ có thể cho là tiến bộ vào thời điểm đặc biệt của cuộc tranh đấu dành độc lập của dân tộc Việt Nam : đoàn kết dân tộc, bảo đảm các quyền tự do căn bản và xây dựng một nhà nước pháp trị. Bản hiến pháp này có đủ những điều khoản ghi rõ quyền tự do bầu cử và ứng cử, quyền tư hữu của công dân và nhất là quyền phúc quyết của người dân (trưng cầu dân ý) về văn bản hoặc bất cứ điều khoản nào của hiến pháp. Văn bản 1946 ghi rõ các quyền : tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do tổ chức và hội họp,  tự do tín ngưỡng, tự do cư trú, đi lại trong nước và ngoài nước. Ngoài ra khi tòa án (tức là quyền tư pháp) chưa quyết định thì nhà nước không được bắt bớ và giam cầm người dân. Nhà ở và thư tín của công dân Việt Nam không ai được xâm phạm một cách trái pháp lụât.
Tuy nhiên hiến pháp 1946 cũng có vài kẽ hở. Một trong những kẽ hở quan trọng, theo các nhà chuyên soạn thảo luật, là Hiến Pháp 1946 đã không đề ra một cơ quan có thẩm quyền phán quyết về tính cách hợp hiến hay bất hợp hiến của các đaọ luật hoặc những nghị quyết do nhà cầm quyền ban hành.
Kẽ hở thứ hai của hiến pháp 1946 là hiến pháp này có điều khoản “chủ tịch nước Việt Nam không phải chịu một trách nhiệm nào, trừ khi phạm tội phản quốc”. Điều khoản này đặt chủ tịch nước lên trên cả hiến pháp và hình như có tính cách sửa soạn sự “lên ngôi” của một lãnh tụ đảng.
Và sự ra đời của hiến pháp 1959 của nước VNDCCH có thể được xem như kết quả của một tư duy cộng sản vẫn từng nhen nhúm âm ỉ từ lâu nhưng nay mới có cơ hội thành hình. Các từ ngữ như Đảng Cộng Sản Đông Dương, Đảng Lao Động VN, đế quốc Pháp, đế quốc Mỹ v.v… đã đột ngột xuất hiện trong hiến pháp 1959. Và hiến pháp 1946 hoàn toàn không còn dấu tích trong văn bản hiến pháp 1959. Xin chép lại dưới đây một phần của văn bản 1959:
“Từ năm 1930, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, ngày nay là Đảng Lao động Việt Nam, cách mạng Việt Nam đã tiến lên một giai đoạn mới. Cuộc đấu tranh bền bỉ đầy gian khổ và hy sinh dũng cảm của nhân dân ta chống ách thống trị của đế quốc và phong kiến đã giành được thắng lợi vĩ đại… Nhưng đế quốc Pháp được đế quốc Mỹ giúp sức lại gây chiến tranh xâm lược hòng cướp nước ta và bắt nhân dân ta làm nô lệ một lần nữa. Dưới sự lãnh đạo của Đảng của giai cấp công nhân Việt Nam và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, toàn thể nhân dân ta đoàn kết một lòng đứng lên đánh giặc cứu nước… Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Lao động Việt Nam, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chủ tịch Hồ Chí Minh, toàn dân ta đoàn kết rộng rãi trong Mặt trận Dân tộc Thống nhất, nhất định sẽ giành được thắng lợi vẻ vang trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và thực hiện thống nhất nước nhà”…
Rồi việc gì đến sẽ đến, sau năm 1979, tức là sau cuộc xung đột đẫm máu giữa Việt Nam và Trung Quốc, ĐCSVN đã cho ra đời hiến pháp 1980 với những lời nhập đề hoàn toàn mới. Xin chép lại đây một đoạn của lời mở đầu :
…“Từ năm 1930, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, đi con đường của Cách mạng tháng Mười Nga, nhân dân ta đã lần lượt chiến thắng bọn đế quốc Nhật, Pháp, Mỹ và bè lũ tay sai của chúng, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân… nhưng lại phải đương đầu với bọn bá quyền Trung Quốc xâm lược cùng bè lũ tay sai của chúng ở Campuchia. Phát huy truyền thống vẻ vang của dân tộc, quân và dân ta đã giành thắng lợi oanh liệt trong hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc chống bọn phản động Campuchia ở biên giới Tây-Nam và chống bọn bá quyền Trung Quốc ở biên giới phía Bắc, bảo vệ độc  lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mình….”….
Năm 1986, Tổng Bí Thư (TBT) ĐCSVN Lê Duẩn qua đời. Cùng năm đó đại hội 6 của ĐCSVN bầu ông Nguyễn Văn Linh làm TBT. Ông Nguyễn Văn Linh là một thành viên kỳ cựu của chi nhánh Nam Bộ của ĐCSVN. Ông Linh đã từng bí mật sang Trung Quốc (TQ) gặp gỡ Chu Ân Lai và Mao Trạch Đông trong thời kỳ chiến tranh Nam Bắc VN trước 1975. Từ năm 1986 ông Linh đã có những cuộc gặp gỡ với đại sứ TQ ở VN tại Hà Nội (Đại Sứ Trương Đức Duy) ngay sau khi lên chức TBT. Những cuộc gặp gỡ này không ngoài mục đích sửa soạn cho một cuộc gặp gỡ bí mật giữa ông Nguyễn Văn Linh và TBT ĐCSTQ là ông Giang Trạch Dân vào năm 1991 tại Thành Đô (Tứ Xuyên, TQ). Một năm sau cuộc gặp gỡ ở Thành Đô, TBT mới của VN (thay ông Linh) là ông Đỗ Mười và ông chủ tịch nước Võ Văn Kiệt chính thức công du Trung Quốc.
Hiến pháp 1992 ra đời ngay sau chuyến công du này và từ nay các từ ngữ ám chỉ đến bọn bá quyền TQ đã được hoàn toàn lấy đi :
 …“Từ năm 1930, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện… nhân dân các dân tộc nước ta đã liên tục chiến đấu, với sự giúp đỡ quí báu của bè bạn trên thế giới, nhất là các nước xã hội chủ nghĩa và các nước láng giềng, lập nên những chiến công oanh liệt, đặc biệt là chiến dịch Điện Biên Phủ và chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, đánh thắng hai cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân và đế quốc, giải phóng đất nước, thống nhất Tổ quốc, hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân”…..
Tháng 2 năm 1999, lãnh tụ hai nước VN và TQ công bố một tuyên cáo chung xác định mối giao hảo mới giữa TQ và VN trong đó 16 chữ vàng xuất hiện. Từ nay hai nước sẽ có một mối quan hệ mới có tính cách “ổn định lâu dài, hướng tới tương lai, láng giềng hữu nghị, và hợp tác toàn diện”.
Những sự kiện xảy ra gần đây, từ việc lấn áp của TQ trong việc chia cắt biên giới Việt Trung, cho đến những cuộc xâm lấn biển đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho thấy người bạn láng giềng phương Bắc không phải là một người bạn tốt. Mộng bành trướng của đế quốc TQ là một hiện thực.
Sự rụt rè và thiếu cứng rắn trong việc chống đối những thao túng của TQ ở biển Đông hiện nay của nhà cầm quyền VN cho thấy có điều gì không ổn và vô cùng bí ẩn.  Đó là chưa kể việc cấm dân không được biểu tình chống đối TQ cũng như việc dùng công an và côn đồ xã hội đen đàn áp những người tham dự các cuộc xuống đường này. Về phía Bắc VN, những bia mộ tưởng niệm những chiến tích của quân đội VN sau trận chiến đẫm máu với TQ năm 1979 cũng dần dà bị nhà nước VN xóa đi.
Bản báo cáo hàng năm của cơ quan Human Rights Watch năm 2012 (World Report 2012) về Việt Nam (VN) ghi nhận rõ ràng nhà nước VN có sách nhiễu và khủng bố những người lên tiếng kêu gọi dân chủ và nhân quyền cũng như những người xuống đường chống việc xâm chiếm biển đảo Hoàng Sa và Trường Sa VN bởi TQ :
"…..Chính phủ Việt Nam đàn áp một cách có hệ thống các quyền tự do ngôn luận, lập hội và nhóm họp ôn hòa. Các nhà văn, blogger và các nhà vận động nhân quyền độc lập – những người lên tiếng chất vấn chính sách nhà nước, phát hiện quan chức tham nhũng hoặc kêu gọi thay đổi chế độ độc đảng bằng các giải pháp dân chủ thường xuyên bị công an sách nhiễu, theo dõi gắt gao, bị giam giữ biệt lập trong thời gian dài đồng thời không được tiếp cận với các nguồn trợ giúp pháp lý, và bị xử với các mức án ngày càng nặng hơn với các tội danh mơ hồ về xâm phạm an ninh quốc gia.   Công an thường tra tấn can phạm để ép nhận tội và, trong một số vụ việc, đã sử dụng vũ lực quá mức khi đối phó với những cuộc biểu tình đông người phản đối việc cưỡng chiếm nơi ở, thu hồi đất đai hay bạo hành của công an. Các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2011 (LTS : và gần đây nhất ngày 01 tháng 07 năm 2012) bị công an giải tán, những người tham gia biểu tình bị đe dọa, sách nhiễu, và một số trường hợp bị tạm giam trong một vài ngày. Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 11 tổ chức vào tháng giêng năm 2011 và cuộc bầu cử Quốc Hội do nhà nước dàn dựng vào tháng Năm đã xác lập các vị trí lãnh đạo của Đảng Cộng sản và chính phủ trong năm năm tiếp theo. Qua cả hai sự kiện nói trên, không hề thấy có dấu hiệu của bất kỳ một sự cam kết nghiêm túc nào nhằm cải thiện thành tích nhân quyền kém cỏi của Việt Nam. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai của mình vào tháng Bảy, với sự ủng hộ mạnh mẽ của Bộ Công an và những nhân tố bảo thủ khác."
Chỉ cần một đoạn văn ngắn của cơ quan Human Rights Watch cho năm 2012 cũng đủ để nói lên một chuỗi liên tục những ngày sống trong kềm kẹp và sợ hãi của người dân trong nước. Một bất hạnh lớn cho cả một dân tộc.
Sự thao túng độc quyền về cách cai trị cũng như những đàn áp đầy bạo lực gần đây nhất với các vụ cưỡng chế đất đai cho thấy Tự Do – Độc Lập – Hạnh Phúc là những khát vọng vẫn còn rất xa vời.
Khảo sát sự thay đổi đột ngột của những văn bản hiến pháp VN từ năm 1946, chúng ta có thể kết luận hiến pháp Việt Nam hiện nay tùy thuộc rất nhiều vào hoàn cảnh chính trị có tính cách nhất thời. Sự thay đổi xoành xoạch này cho thấy hiến pháp Việt Nam là một giao kèo lỏng lẻo và hời hợt. Thêm vào đó, cách quản lý độc đoán với một nền cai trị pháp quyền dưới sự kiểm soát của nhà nước hiện nay trong nước chắc chắn sẽ đưa đến những cuộc khủng hoảng xã hội trầm trọng hơn trong tương lai.
Và nếu chúng ta đọc kỹ bài phát biểu của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng (TBT NPT), đọc trước hội nghị của Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng ngày 02 tháng 05 năm 2013 tại Hà Nội, chúng ta có thể tiên đoán rằng những thay đổi sắp đến của Hiến Pháp 1992, nếu có, như nhà nước vẫn đang kêu gọi dân chúng đóng góp vào Dự Thảo sửa đổi hiến pháp 1992, sẽ chỉ đi vào những chi tiết nhỏ thôi. Phần quan trọng nhất mà đa số các nhà trí thức trong và ngoài nước kêu gọi (tỉ dụ Kiến Nghị 72), cũng như đa số các hội đoàn tôn giáo đạo Ky Tô và đạo Phật trong và ngoài nước kêu gọi, sẽ không được nhà nước coi trọng và bàn đến. Tôi xin chép lại một phần của bài phát biểu của ông TBT NPT dưới đây để chứng minh cho điều tôi vừa viết :
 "Nhà nước ta, tiếp tục khẳng định Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nòng cốt là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức; quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp; phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa… Tiếp tục kế thừa những quy định của Hiến pháp năm 1992 và các bản Hiến pháp trước đây còn phù hợp; chỉ sửa đổi, bổ sung những vấn đề thực sự cần thiết, đã rõ, được thực tiễn kiểm nghiệm và có sự thống nhất cao. Đối với những vấn đề mới hoặc còn nhiều ý kiến khác nhau, Trung ương cần xem xét, trao đổi thật kỹ để có phương án tiếp thu, giải trình phù hợp."
Những ai còn mơ về một cơ chế chính trị đa nguyên đa đảng, trong đó không có chỉ một đảng cai trị như ở Việt Nam hiện nay, xin cứ tiếp tục mơ. Vì lấy đi “Điều 4 của Hiến Pháp 1992”  sẽ không được đảng cầm quyền ở Việt Nam hiện nay chấp nhận.
Dự thảo sửa đổi hiến pháp 1992 của nhà nước Việt Nam nghe thì kêu to nhưng trong ruột thực ra trống rỗng. Ai không tin chỉ việc đọc lại lời phát biểu của TBT Nguyễn Phú Trọng trước hội nghị trung ương ĐCSVN khóa 7 tại Hà Nội.
Nguyễn Duy Vinh
TS Cơ Khí Động Học về hưu và đang dạy học tại Châu Phi
(X-cafe)
 

Lần đầu tiên tại các nước Cộng sản: Ủy viên Bộ chính trị được đào tạo tại Mỹ

nguyen thien nhan
Thêm chú thích

Nguyễn Thiện Nhân sau khi được Hội nghị Trung ương 7 khóa 11 bầu bổ sung vào Bộ Chính trị Đảng Cộng sản VN đã trở thành vị lãnh đạo Cộng sản đầu tiên có chân trong Bộ chính trị được đào tạo tại Mỹ trong chương trình học bổng Fulbright. Chuyện này chưa từng xảy ra tại các nước Cộng sản.
Kể từ Liên Xô, CH Dân chủ Đức tới anh cộng sản cấp tiến như Hungary, Ba Lan rồi qua các nước Cộng sản phong kiến biến dạng như Triều Tiên, Trung Quốc, chưa có vị nào Ủy viên Bộ Chính trị được đào tạo tại phương Tây, đặc biệt là Mỹ.
Trong hồ sơ của tổ chức – an ninh, chương trình Fulbright đồng nghĩa với “diễn biến hòa bình” – (Chỉ thị 34-CT/TW 2009 của Đảng về chống diễn biếnhòa bình).

a

Do vậy, từ lâu việc cất nhắc anh Nhân gặp không ít trở ngại. Anh Nhân lẽ ra đã vào Bộ Chính trị và thay anh Phạm Gia Khiêm từ sớm song do cái mác Fulbright nên người ta đã dè dặt.
Hồi mới từ Sài Gòn ra Bộ Giáo dục thay anh Nguyễn Minh Hiển, anh Nhân khiến cả bộ máy quan liêu cồng kềnh, trì trệ của 49 Đại Cồ Việt lao đao. Anh tung ra “ba không”. Anh nhấc bổng thày Đỗ Việt Khoa lên trời xanh. Anh có mặt tại Bộ lúc 7h30 sáng (may ra mới có chị lao công bắt đầu làm việc), 12h kém 5 phút trưa (giờ mà chỉ tìm thấy quan chức ở nhà hàng và quán bia), anh cho thư ký gọi điện tới các Vụ trưởng, Vụ phó đốc thúc công việc. Mới 1h chiều, đích thân anh sục vào từng Cục, Vụ kiểm tra.
Sau 1 tháng anh Nhân ra Bộ, các bác Cục, Vụ trưởng, Vụ phó khỏi phải đi đánh bóng mà vẫn sụt ký đều đều. Có điều huyết áp thì vùn vụt tăng vì không được vùi mình vào những giấc ngủ trưa ngon lành sau khi đã được “đối tác” chăm sóc bằng những bữa chén đẫy với phong bì nặng túi.
Anh Nhân đi công tác không mang theo thư ký. Tiếp các đại sứ, các chuyên gia dự án, anh không dùng phiên dịch. Họp hành, anh chú ý lắng nghe, cho ý kiến chỉ đạo rất mạch lạc, làm việc thì chi tiết chứ không đại khái qua loa như bác Hiển tiền nhiệm.
Có điều, càng làm ở Hà Nội lâu, càng lên cao anh càng mắc chứng quên.
Đầu tiên là nhân vật dấu ấn mà chính anh dựng lên – thày Khoa. Sự nghiệp “ba không” của anh Nhân càng được tung hê thì thày Khoa càng bị đánh cho bầm dập, tơi tả và càng bị rơi vào quên lãng (lưu ý là vài ngày trước khi anh Nhân vào Bộ Chính trị thì cũng là ngày thày Khoa bị an ninh túm vào đồn Công an ở Thường Tín, Hà Nội). Hiệu quả “ba không” của anh Nhân đến nay thế nào thì cả nước đã rõ. Giáo dục nay thối hơn c…t, nhiều nhà giáo phải than như vậy.
Anh Nhân chọn cách giả điếc.
Lên Phó Thủ tướng phụ trách cả mảng y tế, biết bao chỉ đạo của anh về thuốc, về điều trị về y đức đều rơi vào “ba không”. Anh càng chỉ đạo, y tế càng bê bết. Anh cũng lại chọn cách hứa hão giống anh Triệu hoặc chọn cách quên cho nhẹ đầu, để cho con đường phía trước được hanh thông.
Một người từng làm việc sát cánh với anh Nhân, nghe tin anh vào Bộ Chính trị, than rằng: anh Nhân trí tuệ thật, nhưng giá như khắc phục được chứng “điếc” và “quên” thì dân được nhờ lắm lắm.
05/05/2013
Cầu Nhật Tân
(Blog Cau Nhat Tan)

Lập Ban Nội chính trực thuộc các tỉnh, thành ủy

Lập Ban nội chính ở tất cả tỉnh, thành
Ban Bí thư vừa có văn bản nhắc các ban thường vụ tỉnh, thành ủy quyết định việc tổ chức Ban Nội chính ở địa phương mình và chỉ đạo việc chuyển giao tổ chức nhân sự từ văn phòng Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng (PCTN) tỉnh, thành về Ban Nội chính của tỉnh, thành ủy.
Về nhân sự lãnh đạo, Ban Bí thư yêu cầu bố trí cán bộ cỡ ủy viên thường vụ tỉnh, thành ủy làm trưởng Ban Nội chính.
Cùng ngày, Ban Bí thư ban hành quy định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Ban Nội chính thuộc tỉnh, thành ủy. Theo đó, Ban Nội chính ở các tỉnh, thành ủy là cơ quan tham mưu về công tác nội chính và PCTN của tỉnh, thành ủy. Nhiệm vụ gồm các nhóm công tác: nghiên cứu, đề xuất; hướng dẫn, kiểm tra; thẩm định; tham gia ý kiến cùng ban tổ chức tỉnh, thành ủy về công tác cán bộ... Ban Nội chính gồm ba phòng chức năng là văn phòng, theo dõi công tác nội chính và theo dõi công tác PCTN. Việc tổ chức Ban Nội chính ở các tỉnh, thành ủy là nét khá mới so với trước đây. Thời trước, khi Ban Nội chính Trung ương giải thể (Trung ương khóa X), chỉ những tỉnh, thành thực sự có nhu cầu mới được lập Ban Nội chính.
(PLTP)
 

Điểm mặt những con sâu tay sai trong làng báo của Chủ tịch nước Trương

Để tấn công, bôi bẩn các đối thủ chính trị, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tiến hành mọi thủ đoạn, ngoài việc giao Đặng Thị Hoàng Yến qua Mỹ lập Quan làm báo, Tư Sang còn dùng kinh tài của chị em nhà này để lôi kéo nhiều con sâu trong làng báo để lũng đoạn truyền thông.
Chị em nhà họ Đặng luôn được Chủ tịch nước "chăm sóc" đặc biệt
Thứ nhất, Trương Tấn Sang phối hợp với Đặng Thị Hoàng Yến dựng lên và sử dụng Quan làm báo làm mũi tấn công chính để bôi bẩn trực tiếp và loan truyền các tin đồn sai sự thật, xuyên tạc các lãnh đạo, các hoạt động lãnh đạo, điều hành của Đảng và Chính phủ.
Đặng Thị Hoàng Yến đi Mỹ ngày 29/5/2012 để cùng con gái và người tình lập Quan làm báo đánh Đảng, Chính phủ theo chỉ thị của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang
Thứ 2, Trương Tấn Sang chiêu mộ, khuyến khích, cung cấp thông tin nội bộ và kích động nhóm Phạm Viết Đào, Nguyễn Huệ Chi, Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Xuân Diện, Huỳnh Ngọc Chênh,… để tiếp tục tấn công cộng hưởng, tung hứng và lan truyền các nội dung bịa đặt và xuyên tạc của Yến. Nguyễn Hữu Vinh và Phạm Viết Đào thường xuyên đến nhà riêng của Chủ tịch nước để nhận chỉ thị trực tiếp cho các “chiến dịch”.
Chênh, Đào, Sàm, Chi, Diện – Những tay bồi “lề trái” được sự bảo bọc của ngài Chủ tịch nước
Nguyễn Công Khế
Thứ 3, Trương Tấn Sang thông qua tập đoàn Tân Tạo của Đặng Thị Hoàng Yến và SGI của Đặng Thành Tâm để lôi kéo, mua chuộc hàng loạt phóng viên, biên tập viên và tổng biên tập một số báo. Những đối tượng này được Tư Sang chỉ đạo thông qua Nguyễn Công Khế đồng loạt đưa tin, loan truyền các phát biểu công kích, chọc ngoáy nội bộ của Trương Tấn Sang mỗi khi tiếp xúc cử tri hay tiếp dân, hội họp. Mục tiêu của mũi tấn công này là phủ trắng khắp nơi hình ảnh liêm khiết, vì nước vì dân của Tư Sang, trong khi “tấn công, moi móc và bôi bẩn tất cả” từ Đảng, Chính phủ cho đến các lãnh đạo khác.
.
Nguyễn Văn Tầu
Sau khi Nguyễn Duy Hưng bị bắt, việc gặp và phát lương hàng tháng cho các con sâu tay sai trong làng báo được Nguyễn Văn Tầu (Thành viên HĐQT, Phó TGĐ Tân Tạo) thực hiện. Số tiền hàng chục tỷ đồng mỗi năm này được “xử lý” vào chi phí truyền thông, marketing, từ thiện của SGI và Tân Tạo.
.
Tên và số tiền “phát lương” hàng tháng những con sâu tay sai trong làng báo nhận để thực hiện “chiến dịch” được Nguyễn Văn Tầu ghi chép cẩn thận để báo cáo riêng cho Đặng Thị Hoàng Yến. Danh sách này rất dài, điểm mặt một số con sâu tay sai cỡ bự trong làng báo có thể kể đến như:
.
Hữu Ước
 1. Hữu Ước, Trung tướng, Tổng biên tập Báo Công an Nhân dân: Số tiền nhận hàng tháng: 50 triệu đồng. Hữu Ước đã “chiến đấu” không mệt mỏi đe nạt bất cứ ai kể cả các báo khác dám động đến Yến. Hữu Ước cũng không ngần ngại gặp nhiều người để thanh minh cho các hành vi sai trái và vi phạm pháp luật của Yến. Thậm chí khi vụ Jimmy Trần đổ bể, Hữu Ước cũng tuyệt không cho báo CAND nhắc đến Yến, chỉ gọi là “một doanh nghiệp có uy tín” đến mức BBC cũng phải lên tiếng. Làng báo chắc cũng chưa quên vụ Yến hào phóng bỏ ra hơn 1 tỷ đồng để mua một bức tranh do Hữu Ước vẽ. Bức tranh này đẹp và giá trị đến đâu không rõ, nhưng khi được Nguyễn Văn Tầu hỏi muốn treo ở đâu thì Yến bảo: “Cất ngay đi. Tranh đó có chó nó xem!”. Thực ra Yến muốn dùng tiền của cổ đông để cấp cho Hữu Ước “chạy” danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang mà thôi. 
.
Thuận Hữu
2. Thuận Hữu, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng biên tập báo Nhân dân: Là người ăn dày nhất với số tiền hàng tháng: 80 triệu đồng. Thuận Hữu được Trương Tấn Sang giao cho Yến, cùng với Đặng Thành Tâm đóng vai trò thu thập thông tin nội bộ cung cấp cho thị Yến đưa lên Quan làm báo.
.
3. Một số con sâu báo khác: 
.
Lê Phúc Nguyên
- Lê Phúc Nguyên, Thượng tướng, Tổng biên tập báo Quân đội nhân dân cùng Phó tổng biên tập Phạm Văn Huấn: Số tiền nhận hàng tháng: 25 triệu đồng.
.
Đào Văn Hội
- Đào Văn Hội, Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam: Số tiền nhận hàng tháng 15 triệu đồng.

- Nguyễn Xuân Minh, Quyền TBT Báo Sài gòn Tiếp thị: Số tiền nhận hàng tháng: 20 triệu đồng.
Nguyễn Xuân Minh
.
Từ tháng 3/2013, do hành tung bại lộ và làm ăn thua lỗ nên Đặng Thị Hoàng Yến đã ra lệnh cho Nguyễn Văn Tầu “cắt lương” những con sâu nói trên kèm theo lời nhận xét: “Toàn lũ ăn hại, không làm nên trò trống gì. Treo mõm chúng nó lên cho đói rã họng ra”. Hơn 2 tháng nay “bỗng dưng bị cắt lương” nên các con sâu này hoắng lên, gọi điện hỏi nhau và tìm cách nhắc khéo Nguyễn Văn Tầu nhưng chỉ nhận được các câu trả lời vu vơ “lửng lơ con cá vàng” nên lại càng hậm hực.

Không chỉ lũng đoạn và làm tê liệt nhiều cơ quan chuyên trách, Trương Tấn Sang còn thông qua Đặng Thị Hoàng Yến, Đặng Thành Tâm dùng tiền và vật chất để tha hoá cả một đội ngũ báo chí để phục vụ cho các mưu đồ, tham vọng quyền lực xấu xa. Những con sâu tay sai trong làng báo này cần phải được vạch mặt và trừng trị đích đáng do bán rẻ đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm của người cầm bút.
(TSNH) 

Trở lại với tên khai sinh của nước

Đôi lời: Sáng qua chúng tôi có điểm bài Nên đổi tên nước như Bác Hồ đặt (TTVN) và nhận xét: “Bài này đăng trên trang Kiến thức, nhưng đã biến mất sau khoảng 1 giờ đồng hồ”. Sau đó, GS Nguyễn Minh Thuyết đã cho biết việc “Kiến thức” gỡ bài có lẽ là do GS “yêu cầu không đưa bài lên mạng vì phóng viên Báo Khoa học và Đời sống đã tự ý cắt, sửa, thêm ý vào bài trả lời phỏng vấn” do GS gửi đến, “trong đó có nhiều ý không phù hợp hoặc thiếu logic.”, chứ không phải vì lý do nào khác. Dưới đây là toàn văn bản gốc ban đầu bài phỏng vấn.


Trở lại với tên khai sinh của nước
”Theo tôi thì việc đổi tên nước và những nội dung quan trọng khác trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp nên được đưa ra trưng cầu ý dân. Người dân biểu quyết bằng phiếu kín và Quốc hội sẽ căn cứ theo đa số mà quyết định.”
“Tên nước chỉ là hình thức, bản chất xã hội chúng ta đang sống (nội dung) mới quan trọng. Nhưng sự phù hợp giữa hình thức với nội dung và với môi trường xung quanh cũng không phải không có ý nghĩa.”, GS Nguyễn Minh Thuyết chia sẻ với KH&ĐS.
Nên đổi nếu tên nước không phù hợp
Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đang được lấy ý kiến nhân dân. Một trong những nội dung người dân khá quan tâm là việc đổi tên nước. Theo ông, đưa ra vấn đề đổi tên nước vào thời điểm này có hợp lý?
Đề nghị lấy lại tên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là ý kiến đã có từ lâu. Lần này, nó được Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 (Ủy ban DTSĐHP) nêu ra trên cơ sở tổng kết ý kiến của nhân dân góp ý cho Dự thảo Hiến pháp sửa đổi. Điều đó cho thấy Ủy ban DTSĐHP đã trân trọng tiếp thu và phản ánh kịp thời ý kiến của người dân với Quốc hội.
Ông có tán thành trở lại với tên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa không? Vì sao?
Tên nước chỉ là hình thức, bản chất xã hội chúng ta đang sống (nội dung) mới quan trọng. Nhưng sự phù hợp giữa hình thức với nội dung và với môi trường xung quanh cũng không phải không có ý nghĩa. Cũng như với một con tàu, chất lượng máy móc và dịch vụ trên tàu là quan trọng, nhưng nếu con tàu ấy có hình dáng khí động học thì tốc độ di chuyển của nó sẽ nhanh hơn và nếu nó được sơn bằng những màu mát mắt thì sẽ có nhiều du khách thích đến với nó hơn. Chúng ta đã đổi tên nước từ Việt Nam DCCH thành CHXHCN Việt Nam năm 1976, trong khí thế hào hùng của những ngày giang sơn thu về một mối, thể hiện rõ khát vọng đi lên CNXH của nước ta, nhưng nói thực là cũng có phần duy ý chí, đốt cháy giai đoạn. So với Liên bang CHXHCN Xô viết (Liên Xô) và các nước XHCN Đông Âu lúc bấy giờ, trình độ phát triển của nước ta còn thua rất nhiều. Ngay cả ở thời điểm hiện nay, chúng ta còn xa mới đạt đến mức phát triển của các nước bạn thời đó. Nói thế để thấy quốc hiệu hiện nay không phù hợp với trình độ phát triển của nước ta. Thêm nữa, bây giờ chỉ còn nước ta và Sri Lanka –một nước không thuộc khối XHCN nhưng có trình độ phát triển “anh anh em em” với ta – có cụm từ XHCN trong quốc hiệu. Có cần độc đáo đến thế không, nhất là khi hình thức và nội dung còn rất lâu mới tương xứng?
Nhưng liệu đổi tên nước có làm xa rời mục tiêu xây dựng CNXH?
Phần lớn các nước trên thế giới nếu không phải vương quốc thì trước tên riêng chỉ có 2 chữ cộng hòa. Từ sau Đại chiến thế giới thứ 2, hàng loạt nước XHCN ra đời, lúc ấy các quốc hiệu cộng hòa dân chủ, cộng hòa nhân dân hoặc cộng hòa dân chủ và nhân dân mới xuất hiện trên trường quốc tế để đánh dấu sự ra đời của một nền dân chủ mới. Điều đó chứng tỏ ngay từ đầu, quốc hiệu Việt Nam dân chủ cộng hòa (đúng ra là Cộng hòa dân chủ Việt Nam) mà Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn đã thể hiện rõ mục tiêu xây dựng chế độ dân chủ mới của nước ta. Nhiều nước XHCN như Triều Tiên, Trung Quốc, Cuba, Lào suốt từ khi lập nước đến nay không hề đổi thành CHXHCN nhưng họ đâu có xa rời mục tiêu xây dựng CNXH?
Trên thế giới, việc đổi tên nước có thường xảy ra không, thưa ông?
Có chứ. Tên phải đổi có thể do thay đổi chế độ, hoặc để đánh dấu chuyển biến nhận thức của người dân, đánh dấu một giai đoạn phát triển nào đó. Ví dụ rõ nhất là sự thay đổi quốc hiệu của 2 nước láng giềng Lào và Campuchia trong mấy chục năm gần đây. Từ năm 1949, nước Lào có quốc hiệu Vương quốc Lào. Ngày 2/2/1975, Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc quyết định xóa bỏ chế độ quân chủ, thành lập nước Cộng hòa DCND Lào. Còn nước bạn Campuchia thì đổi tên nhiều lần hơn: Năm 1953 là Vương quốc Campuchia. Năm 1975, dưới chế độ Khmer Đỏ, đổi thành Campuchia dân chủ. Ngày 8/1/1979, nước Cộng hòa ND Campuchia ra đời. Từ tháng 9/1993, Quốc hội nhất trí lấy lại tên trước đây là Vương quốc Campuchia. Trên thế giới thậm chí còn có nhiều nước thay đổi cả tên riêng (tên địa lý) cho phù hợp, ví dụ từ sau năm 1952, nước Ceylon (Tích Lan) mới lấy tên là Sri Lanka; còn nước Burma (Miến Điện) chính thức được đổi thành Myanma từ năm 1989.
Nhưng một nước cũng như một người không tốt hơn hoặc xấu đi vì cái tên?
Không hẳn thế. Các nước Sri Lanka và Myanma đã thay những cái tên do người nước ngoài đặt bằng những cái tên thuần túy dân tộc và có ý nghĩa đẹp. Ví dụ, Sri Lanka có nghĩa là “(hòn đảo) Lanka đáng kính”. Ngay nước ta, từ sau Cách mạng Tháng Tám, còn ai chấp nhận gọi tên nước là An Nam nữa đâu? Cái tên không quyết định con người nhưng không hiếm khi cái tên làm cho con người được thiện cảm hơn hoặc ít thiện cảm hơn. Chẳng hạn, tên là Nguyễn Văn Tráng mà đổi thành Nguyễn Hoành Tráng thì có thể kêu hơn nhưng chắc cũng được chú ý bình phẩm nhiều hơn.
Đổi tên nước không có nghĩa phải đổi tiền
Đổi tên nước liệu có làm nảy sinh những khoản chi tốn kém để thay đổi dấu má, giấy tờ?
Nếu đổi tên nước chắc sẽ phải thay đổi con dấu, biển tên của các cơ quan quản lý nhà nước. Nhưng tôi nghĩ kinh phí để chuyển đổi không lớn. Vì số lượng cơ quan quản lý nhà nước (bao gồm Quốc hội và các cơ quan của QH, Chính phủ và các cơ quan của CP, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp) không phải quá nhiều. Các mốc giới thì cứ để nguyên, mốc giới càng cũ thì càng khẳng định chủ quyền đã xác lập từ lâu đời. Giấy chứng minh nhân dân cũng có thể đổi dần. Ngay cả hộ chiếu cũng không ai bắt mình phải đổi ngay một lúc. Tôi đã có kinh nghiệm về chuyện này: Từ năm 1992, Liên Xô không còn nữa, chế độ chính trị đã thay đổi, một số thành phố mang tên lãnh tụ xô viết cũng đã đổi tên. Thế mà đến sát năm 2000 nhận được bưu phẩm của thầy cũ, tôi thấy dấu bưu điện vẫn là Leningrad, vẫn còn dòng chữ tắt CCCP (Liên Xô).
Người dân thì lo lắng nhất là chuyện đổi tiền?
Dù có đổi tên nước cũng không nhất thiết phải đổi tiền. Ngân hàng có thể phát hành đồng tiền mới thay dần những đồng tiền cũ nát, và trong một thời gian dài dùng tiền cũ song song tiền mới, đâu có sao.
Nhưng người dân sợ đổi tiền là có cơ sở. Bởi vì các cuộc đổi tiền trước đây đều hạn chế lượng tiền từng người được đổi và làm giảm giá trị đồng tiền đi hàng chục lần. Tôi vẫn còn nhớ phố tôi năm 1982 có ông bà cụ thợ giặt bán căn nhà mặt phố gần 70 m2 được 160.000 đ, đem gửi tiết kiệm. Năm 1985 đổi tiền, số tiền ấy thành 16.000 đ. Và 2 năm sau, số tiền bán căn nhà ấy chỉ còn mua được 1 cái phích Trung Quốc. Thời buổi bây giờ không ai có thể đổi tiền kiểu đó được nữa. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng đã khẳng định không có chuyện đổi tiền.
Ông nghĩ thế nào trước những luồng dư luận trái chiều : Người thì cho rằng đổi tên nước là ý đồ của ai đó nhằm làm mất định hướng XHCN. Người lại cho rằng đổi tên nước là ý đồ dọn đường cho đổi tiền nhằm những mục đích không hay?
Trước một vấn đề, dư luận khác nhau là bình thường. Nhưng cả 2 hướng quy kết như vậy đều rất chủ quan.
Theo ông, khả năng đổi tên nước lần này có cao không?
Theo tôi hiểu, việc này chỉ được nêu ra trong báo cáo của Ủy ban DTSĐHP như là phương án 2 thôi. Quốc hội còn cân nhắc, bàn bạc. Nhưng theo kinh nghiệm của tôi, nếu để một cơ quan có thẩm quyền quyết định thì phương án 2 thường không được chọn.
Xin cảm ơn ông!
TH (thực hiện)
* GS Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội.
(ABS)

Mạnh Kim - “Vu vạ” như thế người ta cười cho

UAV được phóng đi từ ô tô tại cuộc thử nghiệm ngày 3.5 ở Hòa Lạc
 Dù thật sự không có ý chỉ trích hay chê bai sản phẩm “máy bay không người lái” của “tập thể các nhà khoa học do TS Phạm Ngọc Lãng làm chủ nhiệm” nhưng vẫn phải nói thẳng rằng cái gọi là “UAV” vừa ra mắt ở Việt Nam chỉ đáng gọi là mô hình không hơn không kém. Chỉ cần vào Youtube, bạn có thể xem vô số mô hình UAV của dân lắp ráp nghiệp dư (sinh viên Mỹ hoặc nhiều nước khác) thực hiện, với thiết kế hiện đại gấp nhiều lần so với mô hình quá đơn giản và nghèo nàn về kỹ thuật của Việt Nam. Xin nhắc lại, ở đây không có ý chê bai, chỉ thấy nhóm nghiên cứu của ông Lãng quá tự tin, lại thêm khẳng định của ông GS-TSKH Đỗ Trung Tá, Chủ tịch Hội đồng Chính sách khoa học và công nghệ quốc gia, khi cho rằng “đây là sự kiện rất quan trọng, đánh dấu sự phát triển của khoa học kỹ thuật Việt Nam”, nên có ý kiến thôi.

Việc “mạo nhận” là chế được UAV của nhóm nghiên cứu Việt Nam cho thấy một sự tự tôn thái quá đã được thổi phồng để che giấu cái mặc cảm tự ti còn kém quá xa so với trình độ nước ngoài mà bản thân những người thiết kế, là dân khoa học chính hiệu, đáng lý phải biết rõ. Họ phải biết rằng để được gọi là UAV, mẫu thiết kế không chỉ biết bay lượn (điều này là quá đơn giản, phải nói là cực kỳ đơn giản dưới góc độ khoa học) mà còn phải tính đến công năng thật sự. Nó làm được gì, cho trường hợp nào, quân sự hay dân sự, mức độ hiệu quả của nó, được kiểm nghiệm thực tế ứng dụng đến đâu rồi…?

Cần biết, kỹ thuật UAV thế giới đã tiến ở mức xa cách Việt Nam hàng thập niên. Israel đã có (và đang sử dụng thực tế) những UAV siêu nhỏ được đặt tên “Con muỗi” nặng chỉ 250 gr, hay loại “Mắt chim” (“Bird-Eye”, cất cánh bằng lực phóng cánh tay) hoặc loại “Báo đen” (“Panther”) to đến mức phải được chở bằng xe tăng, có thể bay sâu 60 km vào chiến tuyến kẻ thù và truyền dữ liệu trực tiếp về bộ chỉ huy… Đó là chưa kể loại “Heron-TP” nặng 4,5 tấn, có thể vừa do thám vừa tấn công. Còn ở châu Âu, một trong những UAV đáng chú ý nhất là “Euro Hawk”, có thể bay liên tục 30 tiếng trên tầng bình lưu (hơn 18.288 m), với hệ thống camera giúp “nhìn xuyên” mây và bão cát. Có thể nghe gần như rõ mồn một các cuộc điện thoại, xem trộm tin nhắn điện thoại di động; bắt được tín hiệu radio và tivi…, “Euro Hawk” được mệnh danh là “máy hút chân không” khổng lồ chuyên “hút” dữ liệu thông tin. Xin kể thêm vài chi tiết kỹ thuật nữa. Nặng 15 tấn, làm bằng sợi carbon, UAV này dài 14,5m với sải cánh khoảng 40m; có thể bay liên tục 25.000 km (bằng đoạn đường từ Berlin đến Tokyo rồi ngược về mà không cần hạ cánh). Được bay thử lần đầu ngày 29-6-2010, Euro Hawk thật ra là sản phẩm của hãng Mỹ Northrop Grumman nhưng sau đó Northrop liên doanh với Tập đoàn hàng không-quốc phòng châu Âu (EADS) để cho ra đời phiên bản châu Âu.

Với Mỹ thì khỏi nói. Ngày 17-2-2011, nhóm nghiên cứu thuộc hãng AeroVironment đã cho bay thử nghiệm UAV “Nano Hummingbird” nhỏ bằng chim ruồi, được trang bị camera do thám. Bay với vận tốc hơn 17km/g, “Nano Hummingbird” có thể dễ dàng đậu trên bậu cửa sổ hay cành cây để ghi âm hoặc quay phim trộm. Hãng AeroVironment hiện là một trong những chuyên gia về UAV siêu nhỏ. “Con” Raven của họ có sải cánh 1,4m và nặng 1,9kg, trang bị camera hồng ngoại, đang được dùng rộng rãi tại Afghanistan cho mục đích do thám. Bộ binh Mỹ đã được cung cấp khoảng 4.800 UAV Raven. Ngoài ra, AeroVironment còn có UAV “Wasp” hay “Puma” (đều được phóng bằng lực cánh tay). Được phóng bằng lực tay còn phải kể đến “Desert Hawk” của Lokheed Martin. Với giá chỉ 300 USD, “Desert Hawk” (sải cánh hơn 1,3m; dài hơn 91cm; nặng hơn 3,1kg) có thể bay (bằng nguồn pin) khoảng 60 phút, thực hiện nhiệm vụ thám báo bằng camera hồng ngoại và hệ thống định vị toàn cầu. Khi được trang bị kính đêm, “Desert Hawk” có thể quan sát rõ vật thể trong bóng tối. Tại Afghanistan, “Desert Hawk” được dùng để canh gác quanh các căn cứ quân sự Mỹ... Có chức năng tương tự “Desert Hawk”, UAV “ScanEagle” của Insitu (chi nhánh Boeing) có thể bay (139km/g) hơn 20 tiếng với tầm liên lạc hơn 100km. Điểm khác biệt giữa “ScanEagle” và “Desert Hawk” là “ScanEagle” được phóng bằng “giàn ná” (hệ thống phóng bằng khí nén). Hải quân Mỹ được cung cấp “ScanEagle” từ năm 2005. Một loại UAV cất cánh bằng “giàn ná” nữa là “KillerBee” của hãng Raytheon, cũng có nhiệm vụ chủ yếu là do thám...

Và dưới đây mới là những UAV thứ thiệt, đáng mặt UAV: Predator, Reaper hay RQ-170 Sentinel (mệnh danh “Quái vật Kandahar”). Đặc biệt nhất là “X-47B” – một chiến đấu cơ không người lái thật sự! “X-47B” có thể bay ở độ cao 12.190m với vận tốc siêu thanh, mang theo hai tấn vũ khí, tầm hoạt động hơn 3.800km…

So sánh các mẫu prototype (phải dùng từ này mới chính xác) của Việt Nam với các UAV hiện đại trên thật quá khiên cưỡng và đây không phải là ý định của người viết. Chỉ muốn nói rằng, một lần nữa, Việt Nam, cụ thể là nhóm của ông Lãng, nên hiểu mình đang ở đâu và năng lực thật sự của mình đến mức nào. “Vu vạ” như thế người ta cười cho. Không hiểu nếu những bài báo tường thuật về vụ “chế tạo thành công UAV của Việt Nam” được dịch sang tiếng Anh thì giới khoa học thế giới sẽ ôm bụng cười mỉa như thế nào!
Mạnh Kim

Bùi Văn Bồng - Bỏ phiếu cho chính mình

images
Cái chuyện bầu nhân sự ở cương vị này-kia, rồi chuyện bỏ phiếu kín, thăm dò ý kiến tập thể, bỏ phiếu “tín nhiệm” được coi là thể hiện để nói lên tính dân chủ, sự công minh, công bằng, khách quan đã được tổ chức từ lâu rồi. Nhưng suy cho cùng, thực tế diễn ra có thực sự là phương pháp khoa học, khách quan, chuẩn xác hay không? Về lý thuyết thì đó là phương pháp được coi là thượng sách để làm công tác tổ chức, bố trí, sắp xếp cán bộ, thể hiện dân chủ xã hội, dân chủ trong Đảng, dân chủ ở cơ quan, đơn vị. Nhưng thực chất có dân chủ không, có khách quan và chính xác hay không?
Điều đó phụ thuộc vào cách thức tổ chức, tùy cuộc với các đối tượng tham gia trong tạp thể đó thuộc thành phần nào, động cơ bỏ phiếu là gì? Vì tình, vì tiền, hay vì những gì khác nữa? Nó còn tùy thuộc cả công tác tổ chức, sự lý giải, phân tích, gợi ý, định hướng. Trên thế giới cũng như ở nước ta cùng không tránh được sự xuất hiện các chiêu thức mua phiếu, vận động ngầm bằng nhiều cách, có cả sự tung tin tạo dư luận. Đó là chưa kể đến những gian lận trong bầu cử bằng cách “chọn mặt gửi vàng” vào Ban kiểm phiếu và nhiều thủ đoạn khác để hợp thức hóa tỉ lệ phiếu bầu theo ý định lãnh đạo, theo mưu đồ, toan tính của cá nhân, phe nhóm, ê kíp…Thế nên, trong cuộc sống thiếu gì kẻ bất tài vô dụng, nhưng sống “khôn khéo” gió chiều nào che chiều đó, “ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”, lấy lòng phe này cánh kia, tỏ ra vô hại, ngậm miệng ăn tiền, thì số phiếu lại cao. Đến khi có ghế, có hức danh chức trách thì chẳng làm nên trò trống gì.
Khi họ vào Đảng, có chức có quyền nhưng không vì dân, không vì đất nước mà chỉ chăm chắm vun vén cá nhân thì lá phiếu của họ cũng dành cho những ai không đụng đến động cơ, mưu đồ trục lợi của họ. Trong những bối cảnh, động cơ ấy, bỏ phiếu cho ai đều xuất phát từ ‘cái tôi’ cá nhân vị kỷ, thực dụng là trước hết. Đó là tự bỏ phiếu cho chính mình. Kẻ tiêu cực, tham nhũng, suy thoái biến chất thì chẳng bao giờ bỏ phiếu cho người trung thực, thẳng thắn, có đức có tài mà lại tỏ ra hăng hái chống tiêu cực, chống tham nhũng.
Vậy nên, trong việc bầu bán cũng có hơn 36 chước, cái tỉ lệ sau khi bầu chưa hẳn đã khách quan, chính xác. Thường thì người ta hay lấy cái “ý kiến tập thể” để coi là khách quan, dân chủ. Nhưng, cũng cần đặt lại vấn đề là tập thể nào? Họ bao gồm những ai? Một nguyên tắc cơ bản trong điều lệ Đảng là “tập trung dân chủ”, “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”. Khi một tập thể (cấp ủy, ban chấp hành) gồm phần lớn là những đảng viên chân chính, là người tốt, thì khi bầu bán sẽ chọn được người tốt, loại bỏ được người xấu, chọn người giỏi, người trung, loại ra những người không xứng đáng. Còn ngược lại, trong một tập thể mà người kém, người xấu, kẻ cơ hội, tham nhũng, tiêu cực nhiều, đã nhiều năm, nhiều phi vụ câu kết với nhau để tư lợi, biển thủ, thì tất nhiên số phiếu sẽ giành cho những người “cùng hội cùng thuyền”. Nhất là những tổ chức đảng hoặc cấp ủy mà “một bộ phận lớn cán bộ đảng viên suy thoái, biến chất” thì sao chọn được người “vừa hồng vừa chuyên” ra giúp dân giúp nước? Họ bỏ phiếu không phải vì lo cho nước, cho dân, không vì chất lượng đội ngũ lãnh đạo đủ đức-tài, mà là cho quyền lợi của chính mình. Những cuộc bỏ phiếu như vậy càng là cơ hội cho những lòng tham, kẻ ác tiếp tục trên ghế cao trị vì thiên hạ. Như vậy, “thời bĩ” trong xã hội bị kéo dài, “thái lai” tận đâu xa tít, quân tử sa cơ –tiểu nhân đắc chí!
Ở góc độ này, hồi giữa năm ngoái, ông Nguyễn Quân, Bộ trưởng Bộ Khoa học- công nghệ trả lời phỏng vấn trên VTV1 nói tưởng như lệch quan điểm “tập thể”, số đông, “dân chủ trong đảng”, nhưng lại đúng: “Có những trường hợp mà cấp dưới và đồng cấp nhận xét, bỏ phiếu chưa chắc đúng, mà cấp trên nhận xét mới đúng!“…
Bà Trương Thị Lộc, Phó Chủ tịch UBMTTQ-VN tỉnh Quảng Nam lo lắng: Ở cơ sở có những cán bộ rất năng động, có trình độ nhưng do hăng hái, xông xáo trong công việc, tính tình thẳng thắn dám phê thẳng cái sai, có thể sẽ dẫn đến va chạm và nếu chúng ta không thực hiện tốt việc lấy phiếu tín nhiệm, để dân chủ bị lợi dụng với mục đích cá nhân thì những cán bộ tốt nói trên sẽ khó nhận được sự tín nhiệm cao. Bà Lộc lấy dẫn chứng thực tiễn ở Quảng Nam, việc lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức vụ chủ chốt do HĐND cấp xã bầu và phê chuẩn theo Pháp lệnh Thực hiện Dân chủ ở xã, phường, thị trấn do UBMTTQ cấp xã thực hiện chưa từng có việc mất dân chủ xảy ra. Nhưng với Đề án này do đại biểu QH và HĐND các cấp thực hiện đòi hỏi người bỏ phiếu phải thật sự công tâm, bản lĩnh, trung thực thì lá phiếu mới có giá trị thực chất. Thiếu gì nơi người cán bộ, đảng viên tốt bị loại ra, kẻ cơ hội lại đắc thắng với tỉ lệ phiếu bầu cao.
Thế nên, thực tế không ai còn lạ gì có những cán bộ lãnh đạo hội tụ đủ tật xấu, kém cỏi, quan liêu, cửa quyền, nhưng sống rát thủ đoạn, kéo bè kết cánh, cả việc dùng tiền, quà vận động phiếu, là “đầu têu” tham nhũng, chia chác, bao che cho “đàn em”, “đệ tử”, tội lỗi như núi mà vẫn giành được tỉ lệ phiếu cao, thậm chí còn “tái đắc cử”. Ngược lại, người có phẩm chất, năng lực, sống cần kiệm liêm chính, có uy tín với quần chúng, nhưng khi bầu cử, thăm dò “đóng cửa trong đảng bộ, chi bộ” lại bị rơi vào cảnh không được “tập thể tín nhiệm”, tỉ lệ phiếu thấp. Những nhóm lợi ích khi đã cố kết chặt chẽ, bao che, ăn chia với nhau thường bỏ phiếu cho những người mà theo họ sẽ có lợi cho cá nhân, vững vàng cho cái ghế, tiếp tục làm bầy rận trong chăn để đục khoét của công. Họ cũng thừa khôn lõi và đủ tỉnh táo để nhận ra rằng nếu như bầu cho người “ngoài phe cánh” có khi nguy. Biết đâu khi ông ta thẳng tính, trung thành, cương trực như thế sẽ đe dọa đến quyền lợi và cả sinh mệnh chính trị của mình: “Biết đâu, cha đó mà lên lãnh đạo có khi mấy vụ tham nhũng, tiêu cực đã ém nhẹm lâu nay bị hắn khui, rồi bung ra hết, có mà ăn cám, có mà mất chức, vào tù”…
Vì thế, xin ý kiến tập thể, trông chờ cái ‘tỉ lệ quá bán’ trong bầu cử cũng có hai mặt trái ngược nhau. Ai cùng cần nhắc về đối tượng bỏ phiếu: “tay này lên có lợi hay có hại cho mình cái gì”, ít khi dằn cái cá nhân ích kỷ hẹp hòi để vì sự nghiệp chung. Tưởng là dân chủ, nhưng kẻ đáng ra phải bị đào thải thì tỉ lệ phiếu bầu lại cao. Xem ra, nghịch lý này theo cơ chế lãnh đạo của Đảng vẫn chưa hoàm toàn “khách quan, biện chứng”, còn thiếu khoa học và còn xa thực tiễn, chưa ưu việt, thực tế cũng sinh ra lắm thủ đoạn, mối manh bùng nhùng, lợi bất cập hại. Sau bầu cử, ai trúng ai trật, hoặc kết quả lấy phiếu “tín nhiệm” bộc lộ ra cả, thấy hết, nhưng đã đề ra rồi, muốn hay không muốn cũng đành “ngậm bồ hòn làm ngọt” mà thôi !
Bùi Văn Bồng
(Blog Bùi Văn Bồng)

Anh giải phóng quân tố cáo Ủy viên Trung ương Đảng Lê Hoàng Quân

Ông Nguyễn Xuân Ngữ, nguyên chiến sĩ giải phóng quân, gia đình liệt sỹ, số 166/6 khu phố Mỹ Thành, P.Long Thạnh Mỹ, quận 9, TpHCM: ông tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh “giải phóng” Sài Gòn. Gần 30 năm sau, ông bị “giải phóng” lại. Kết quả, ông mất nhà, mất đất, mất tài sản, hàng chục năm qua đi kêu khắp các cửa từ  địa phương  lên Trung ương đều không ngó ngàng . Năm nay ông 71 tuổi, kỷ niệm 38 năm vô Sài Gòn, ông tím gan bầm ruột tố cáo Lê Hoàng Quân, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND TP HCM.
Đồng chí Lê Hoàng Quân, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND Thành phố  đọc diễn văn tại Lễ kỷ niệm
Đồng chí Lê Hoàng Quân, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND Thành phố HCM

                                      CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

                                                   Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

                                                                   ———–

                                                                         Quận 9, ngày 29 tháng 04 năm 2013



                                                          ĐƠN TỐ CÁO

                                      
Kính gửi: – Ủy ban thường vụ Quốc hội  nước CHXHCNVN;

Ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư ĐCSVN;

Ông Trương Tấn Sang, Chủ tịch nước CHXHCNVN;

Ông  Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng nước CHXHCNVN;

Ông Trần  Đại Quang, Bộ Trưởng Bộ Công an ;

Ông Ngô Văn Dụ CN Ủy Ban kiểm tra TW;

Ông Nguyễn Bá Thanh  Ban nội chính trung ương;

Ông Tô Huy Rứa;

Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam ;

Bộ trưởng Bô thương binh xã hội ;

Bộ trưởng Bộ Nội Vụ ;



Tôi là Cựu chiến Binh  Nguyễn Xuân Ngữ – 71 tuổi, CBHT, GĐ liệt sĩ, chủ quyền nhà, đất hợp pháp số 166/6 khu phố Mỹ Thành, P.Long Thạnh Mỹ, quận 9, TpHCM.
CMND số 023030668 CATPHCM cấp ngày 13/9/2004.
ĐT: 0913777040.
Email :xuanngu@ymail.com .
http://www.youtube.com/watch?v=1w1IX6wtToM&feature=player_embedded,
hoặc www.google.com , từ khóa Nguyễn Xuân Ngữ.
        Hiện bị chính quyền Q9 cướp hết  nhà cửa, tài sản, đất đai, trang trại, dồn ép vào khu  phòng trọ: Tại Phòng C9, nhà số 41, Tăng Nhơn Phú, P.Phước Long B, Q.9, Tp.HCM –  Theo mô hình “khu dồn dân – khu trù mật” thời Ngô Đình Diệm – Nguyễn Văn Thiệu do chính quyền tham nhũng quận 9 dựng lên.
            Người bị tố cáo : Ông Lê Hoàng Quân  UVTW Đảng – CTUBTP –
                    Trưởng ban phòng chống tham nhũng TP HCM
            Địa chỉ :  86 Lê Thánh Tôn , Quận 1, TPHCM.
            Cơ sở pháp lý để tố cáo :
-         Căn cứ khoản 1,2,3 – Điều 2 Chương 1.
Mục b,c,d,đ khoản 1, Điều 9, chương 2 của luật tố cáo số 3 QH 13.
NỘI DUNG TỐ CÁO
         Kính thưa Quốc Hội ! Tôi nhận thức được là, theo Hiến pháp nước ta đã quy định rõ: “Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất với chức năng chính là lập pháp và giám sát thi hành pháp luật” …
         Kính thưa các vị lãnh đạo cao nhất của nước CHXHCNVN !
        Nhân 38 năm ngày thống nhất, tôi làm đơn này gửi đến Quý vị Lãnh đạo cao nhất của nước CHXHCNVN  xem xét nội dung  sự việc như sau :
       Kính thưa Quý vị, quê tôi ở Bắc Ninh, cũng như triệu – triệu thanh niên trên mọi Miền đất nước, tôi đã hy sinh một khoảng đời trai trẻ ngay từ những năm 1960 vào nhà máy phân đạm Bắc Giang (Hà Bắc) làm công nhân để hưởng ứng lời kêu gọi động viên của nhà nước “Làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm. Tất cả để xây dựng thành công CNXH ở Miền Bắc ..”
       Đến những năm 1966- 1967 với khí thế sôi nổi của Miền Bắc hậu phương lớn. Hưởng ứng lời kêu gọi của non sông đất nước: “Tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Tất cả cho giải phóng Miền Nam”, tôi vào bộ đội và theo đó là leo Trường  Sơn vào chiến trường Miền Nam cho đến ngày cùng Đoàn quân tiến vào giải phóng Sài gòn .
          Ai đã từng leo Trường sơn trong những ngày đầy gian khổ. Ai đã từng tham gia trong các trận chiến đấu ác liệt? Phim, ảnh cũng đã nêu lên một phần nào hoàn cảnh chiến trường đầy gian truân, khốc liệt đối với đời sống của người lính Cụ Hồ, sự sống tính từng giây từng phút. Ai có dịp đi từ Mục Nam quan đến Mũi Cà Mau, nhìn những nghĩa trang Liệt sĩ của mỗi xã, mỗi huyện. Nhất là khu vực Quảng Trị – Đường 9 – Khe Sanh … cũng như muôn người dân Việt Nam trong ngoài nước, tôi xót xa, thương tiếc cho hàng triệu triệu đồng đội của tôi hiến trọn cả tuổi xuân cho Tổ quốc VN hòa bình thống nhất hôm nay.
Sau giải phóng Miền Nam,  tôi lại phải ở lại Sài gòn góp phần bảo vệ và xây dựng TP …
Những tưởng đất nước thống nhất rồi, tôi thầm mừng sẽ được sống yên bình với gia đình với các con, cháu tôi đến cuối đời. Nên sau khi về nghỉ hưu  tôi đã mua hợp pháp một miếng đất nhiễm phèn hoang hóa và dồn chút sức tàn còn lại sau 50 năm cống hiến cho dân, cho nước để xây dựng trang trại trên 3600m2 tại phường Long Thạnh Mỹ, quận 9 TPHCM. Trang trại phát triển quy mô và hiệu quả cao
            ( xem  http://www.youtube.com/watch?v=H8NqZzxW0Iw
      Không ngờ  ông Lê Hoàng Quân,Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBNDTP – Trưởng Ban phòng chống tham nhũng TP sử dụng một tổ chức chuyên phá nhà cửa, cướp đoạt tài sản, chiếm đất hợp pháp của công dân núp dước danh nghĩa “chính quyền quận 9” (gọi chung cả quận ủy và UBND, gọn là chính quyền quận 9 – CQQ9 ). Chính quyền một quận mà 28 cán bộ lãnh đạo chủ chốt đã từng công khai ăn hối lộ (xem bài “Quan chức quận 9 nhận hơn 1 tỷ đồng tiền Bôi trơn”– Báo LĐ. “Bôi trơn dự án bằng tiền tỷ” – Báo Nông nghiệp – gửi kèm tài liệu V).
       (Các Bài báo này sau khi đăng không có phản biện, không có đính chính)
       Cán bộ lãnh đạo chủ chốt khai gian lý lịch vào Đảng, khai man thành tích tham gia CM để nhận Huân, Huy chương K/c chống Mỹ (hai mẹ con bà Nguyễn Thị Lê phó Bí thư thường trực quận ủy) để hưởng chế độ đãi ngộ, cán bộ chủ chốt công khai gợi ý hối lộ tiền tỷ…, lừa đảo có, ngụy tạo chứng cứ giả để tống tiền có, ban hành quyết định khống nhằm biển thủ tham nhũng nhà, đất, tiền bồi thường hỗ trợ trị giá 6-7, lừa tôi ký giấy để thực hiện hành vi cướp trắng toàn bộ trang traị của tôi trị giá 50 – 60 tỷ đồng…
       Tổ chức tham nhũng Q9 được cấp trên nâng đỡ nên công khai cướp đoạt tài sản của người dân một cách trắng trợn.
          “Ai đã giúp Cty Nhị Hiệp cướp đất của dân” (NCT); “Ủi sập nhà dân mới biết ký sai thẩm quyền” (PLVN); “Trang trại của dân chính quyền “hô biến” thành căn nhà lá” (ĐĐK); “Dự án khu CNC Q9-TPHCM nhiều sai phạm nghiêm trọng” (Báo Công lý); “Phó chủ tịch hay “ông Trời con” – Báo ĐĐK; “Công ty Nhị Hiệp đứng trên pháp luật”; “Công ty Nhị Hiệp phải thực thi pháp luật”; “Thu hồi đất tại quận 9”; “Hàng loạt sai phạm tại khu công nghệ cao”; “Lãnh đạo BQL công nghệ cao trục lợi thế nào ?”; “Kiến nghị kiểm điểm trách nhiệm các cơ quan, cá nhân có liên quan” –QĐNDVN; “Một điển hình vi phạm luật đất đai” – Báo TN.
       30 tháng 4 năm thứ 38 giải phóng Sài gòn. Tôi nghe đó đây tưng bừng mừng ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng. Nhưng với một số cựu chiến binh như tôi vô cùng bức xúc, đau buồn trước thực trạng: Bị ông Chủ tịch UBNDTPHCM và tổ chức tham nhũng quận 9 san bằng nhà cửa, cướp hết tài sản, chiếm đoạt toàn bộ đất đai …. 
     Mất sạch hết rồi 30 tháng 4 ơi!
       Kính mời các Ông, các Bà Lãnh đạo Quốc hội, Thủ tướng chính phủ hãy xuống đây chứng kiến. Lãnh đạo TPHCM đang dựng lai mộ hình “khu trù mật, khu dồn dân” như thời Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu để dồn chúng tôi vào cảnh ngột ngạt, nóng bức, thất nghiệp, đói khổ 4-5 năm nay. Thậm chí nhiều khi còn cúp điện, cắt nước .
        Thưa Quốc Hội!
        “Quốc Hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất với chức năng chính là lập pháp và giám sát thi hành pháp luật”. Tại sao TPHCM lại được quyền sử dụng một tổ chức cướp ngày. Cướp tài sản hợp pháp, cướp quyền sống hợp pháp, tước đoạt quyền công dân khiếu nại tố cáo của tôi .
        Ông Lê Hoàng Quân CTUBNDTPHCM đồng lõa bao che cho tham nhũng. Bằng chứng là QĐ 1573 do ông Quân ký. Hai ông phó CTUBNDTPHCM là ông Nguyễn Thành Tài trước khi rời ghế phó CTUBTP cũng ký công văn 227/UBND-PCNC và ông Lê Minh Trí trước khi ra nhận chức phó Ban Nội chính TW cũng phải làm bổn phận với tổ chức tham nhũng Q9, thể hiện ký thông báo 73 nhằm bịt miệng tôi, tước quyền khiếu nại, tố cáo, nói đúng hơn là không cho tôi nói ra sự thật hành vi ăn cướp tài sản của tôi và lừa dối các cơ quan TW Đảng, Quốc hội và Chính phủ. Sao ông Lê Minh Trí không thông báo: Cấm Quốc Hội không được ban hành Hiến pháp và Pháp luật ? để bảo vệ cho ông “cò đất” anh em kết nghĩa với ông Trầm Bê nào đó, là ông Nguyễn Văn Thành hiện là phó CTUBQ9 phụ trách nhà đất !
        Động cơ nào để ông phải bao che cho những hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, bao che cho những phần tử bất hảo khoác áo cán bộ chủ chốt .
       Nếu Lãnh đạo TpHCM và cơ quan có thẩm quyền nào nói tôi nói sai, nói làm ảnh hưởng đến uy tín cán bộ… Cũng như tôi đã đề đạt với cán bộ UBKTTW Đảng. Tôi cũng kính đề nghị cơ quan có thẩm quyền tổ chức cuộc tiếp xúc để giải quyết đối thoại giữa ông Lê Hoàng Quân với tôi, về việc ông Lê Hoàng Quân chấp thuận cho tổ chức tham nhũng Q9 cướp (tôi sẽ giải thích từ cướp khi họp giải quyết) tài sản nhà tôi. Buổi tiếp xúc này, Quý Ban cho phép tôi mời một số vị Luật sư, Luật gia tham dự giúp tôi về pháp lý. Cho phép tôi mời một số phóng viên Báo, Đài tham dự để nắm thông tin sự việc. Tôi cũng đề nghị Ban tổ chức buổi họp và ông Quân cũng mời đại diện các cơ quan mà UBNDTPHCM đã gửi đến những nơi ghi trong Nơi gửi ở trong hai công văn 227 và thông báo 73/TB. Chính quyền Q9 mời những cơ quan mà chính quyền Q9 đã gửi văn bản tới như: VKSNDTC Hà Nội (CV số 578/UBND-BBT, ngày 26/4/2011), Tổng Biên tập Tòa sọan báo Đại đoàn kết (CV 994/UBND, ngày 17/7/2009), Đài Truyền hình Việt nam (CV số 944/UBND-BBT ngày 11/7/2008), Chánh Văn phòng TTCP, ông Trần Ngọc Liêm .
         Trong buổi đối thoại này, ông CTUBNDTP trả lời cho tôi biết:
       -  Văn bản hợp pháp nào minh chứng đất của tôi nằm trong diện tích quy hoạch khu CNC ?
-       UBNDTPHCM nói trong tờ giấy 227: Ủy ban nhân dân TPHCM thu hồi đất của tôi theo QĐ2666. Vậy Cơ quan nào tống đạt đến nhà tôi QĐ 2666 ? và tại sao không tống đạt đến nhà tôi ? Trong QĐ2666 câu, chữ, cụm từ nào liên quan đến việc điều chỉnh nhà, đất của tôi ? .
       -  UBNDTP thừa nhận: Nhà, đất của tôi tại phường Long Thạnh Mỹ UBNDTP thu hồi. Vậy tại sao UBNDTP ra QĐ 2666 mà UBNDQ9 ra QĐ cưỡng chế hành chính để chiếm đất của tôi ? Hành vi này có đúng quy định của LĐĐ không ?
       -  UBNDTPHCM nói thu hồi đất của tôi cho dự án công nghệ cao. Tại sao hiện nay đã giao cho Cty TNHH TC thuê xây dựng kho chứa hàng ?
      -  Trong buổi đối thoại này tôi cũng muốn được hỏi một thực trạng trường hợp đọc, nghe ít ai tin là có thật: Tại UBNDTPHCM và một số Sở, Ngành của TPHCM lại có biểu hiện chịu sự điều khiển của một ông phó CTUBQ9 – vốn là một “cò đất” khai man lý lịch vào Đảng, văn hóa chưa học hết cấp I phổ thông?
  (xem bài: Kiến nghị kiểm điểm trách nhiệm các cơ quan, cá nhân có liên quan – Báo QĐND )
-         Một anh đã được là viên chức nhà nước, có chuyện lùm xùm in băng, đĩa có nội dung xấu bị đuổi việc, về vá xe đạp ven đường, CQQ9 nhận vào làm nhân viên tạm tuyển, văn hóa không biết học hết chương trình phổ thông chưa, sau vài tháng cưỡng chế tàn phá được nhiều nhà dân, chiếm được nhiều đất bất hợp pháp lại phong lên phó phòng thực hiện chính sách sử dụng, quản lý đất đai, giải phóng mặt bằng, thu hồi đất !?
       Mấy năm qua và hiện nay lại gần như chuyên trách thay mặt UBNDQ9 ra tranh tụng bảo vệ cho UBNDQ9 trước các phiên tòa người dân kiện về hành vi và QĐ hành chính. Luật sư và các quan tòa hỏi về luật không biết trả lời. Phiên Tòa nào cũng chỉ có 2 câu thuộc lòng: Thu hồi đất nhà ông A, bà B theo quyết định 2666/QĐ và trên bảo thế… Vậy mà Tòa xử phiên nào CQQ9 cũng đúng, người dân (nguyên đơn) cũng thua kiện.  
           Dưới đây tôi xin gửi đến Qúy lãnh đạo Quốc Hội, và Thủ tướng những chứng cứ để có thể kết luận: CTUBNDTPHCM ông Lê Hoàng Quân coi thường chỉ đạo của CT nước, coi thường chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và coi thường các cơ quan Đảng và nhà nước hữu quan .
          Tôi cảm ơn Văn phòng Thủ tướng Chính phủ: cuối năm 2010 có gửi đến để tôi biết Thủ tướng đã có hai văn bản chỉ đạo cho CTUBNDTPHCM xem xét giải quyết đơn KN của tôi. Nhưng CTUBNDTPHCM coi những văn bản này như miếng giấy lót tay của mấy bà đẩy xe bán bánh mỳ rong trên phố.
         Tôi cũng cảm ơn các Đại biểu Quốc Hội đã có ý kiến đề đạt, chuyển đơn KN, TC của tôi đến các Cá nhân, Cơ quan có thẩm quyền và UBNDTPHCM xem xét, việc tôi KN, nhưng hình như UBNDTPHCM cho vào sọt rác.
         Qua nội dung trong thư ngỏ này, Kính mong Quốc Hội, Thủ tướng Chính phủ và Qúy cấp Lãnh đạo Đảng, Nhà nước hướng dẫn cho tôi phải làm thế nào để tôi lấy lại được đất đai và tài sản của tôi đã bị UBNDTPHCM và tổ chức tham nhũng quận 9 cướp và chiếm đạt sai pháp luật.
          Kính đề nghị Ông Bộ Trưởng Bộ Công an cho xem xét, tôi thấy một số trường hợp trong xã hội nêu: viết tài liệu có nội dung chống phá nhà nước. Vậy sau khi cưỡng chế trái pháp luật tàn phá tài sản nhà tôi. Không biết có phải CQQ9 tung lên mạng hình ảnh: “Phá nhà cướp đất người dân của công an cộng sản” ? Đây là hành vi làm tổn hại đến thanh danh của Đảng, xúc phạm đến bản chất tốt đẹp của Công an nhân dân. Sự việc này tôi đã báo đến ông T. trung tá an ninh CAQ9 và ông tên Hà an ninh CATPHCM nhưng mấy năm nay tôi chưa nhận biết kết quả ra sao.
       Hay trường hợp người dân phản ứng người làm công vụ, hoặc kẻ cướp xe máy thì coi như phạm tội. Vậy tổ chức tham nhũng quận 9 TPHCM dùng nhiều thủ đoạn để cướp đoạt tài sản hợp pháp của tôi trị giá 50 – 60 tỷ, trường hợp này có thể là phạm tội không ? Tôi đã có gửi đơn yêu cầu xem xét để khởi tố vụ án hình sự với đầy đủ chứng cứ; gửi đến ông và hai lần gửi đến Cục CSĐT Bộ Công an C46. Trước đó tôi đã gửi đến CAQ9, VKSNDQ9, nhưng bị trả đơn. Tôi gửi tiếp đơn nội dung này lên VKSNDTP và CATPHCM, nhưng CATPHCM lại chuyển về cho người tôi tố cáo giải quyết theo giải quyết hành chính, cách xử lý đơn tố cáo như thế có đúng quy định không?. Kính mong ông  cho xem xét .
Người tố cáo
Nguyễn Xuân Ngữ
Cựu chiến binh, nạn nhân của vụ cướp có tổ chức,
có chỉ đạo của Lãnh đạo TP Hồ Chí Minh
(05/05/2013
(Blog Cầu Nhật Tân)

Chiến thuật biển người để đánh đ/c X không hiệu quả?

Lời bàn của Phúc Lộc Thọ: Trong chiến trận chiến thuật biển người là chiến thuật mà Trung Quốc thường áp dụng nhằm khắc phục điểm yếu của quân Trung Quốc: trình độ tác chiến của quân sĩ yếu, không tinh nhuệ, tinh thần tham chiến bạc nhược, sợ chết, trang bị vũ khí không tương ứng với nhiệm vụ, đạn dược ít, mục tiêu tấn công không rõ ràng...Trung Quốc đã áp dụng chiến thuật này trong chiến tranh Triều Tiên và họ đã thu được một số thành công là do bởi tinh thần quyết chiến của binh lính Mỹ cũng không hơn gì binh lính Trung Quốc, cũng hèn nhát và sợ chết nên sử dụng số đông đã làm cho Mỹ thua trong nhiều trận...
Trong cuộc chiến tranh biên giới 1979, Trung Quốc cũng lại áp dụng chiến thuật biển người khi xua quân sang đánh 6 tỉnh biên giới Việt Nam; kết cục là họ đã thua đau, chịu tổn thất lớn mặc dù trong giai đoạn đầu quân Trung Quốc mới chỉ giáp trận với bộ đội địa phương và quân du kích...

Lập Ban nội chính ở tất cả tỉnh, thành

Có một trận xứng đáng được ghi vào ghi net đó là trận quân du kích xã Quang Lang Cao Bằng, dưới quyền chỉ huy của Bí thư Đảng ủy xã với vũ khí thô sơ và nghiệp dư về chỉ huy tác chiến nhưng đã buộc hàng một đại đội quân chủ lực Trung Quốc...Sở dĩ cả một đại đội quân chủ lực Trung Quốc phải chịu buông súng ra hàng là do bởi quân du kích Quang Lang đã tìm cách án ngữ, giữ chặt con đường độc đạo vào xã; cho du kích bắn tỉa bắn hỏng điện đài liên lạc của quân Trung Quốc; Ngăn chặn nguồn nước không cho chảy vào vị trị có quân Trung Quốc chiếm đóng...Với 3 giải pháp quân sự đó, quân Trung Quốc chỉ cầm cự được nửa ngày và đã phải họp chi bộ để ra nghị quyết đầu hàng các đồng chỉ du kích của đảng bộ xã Quang Lang của Việt Nam...
Như vậy, trong chiến trận để đánh thắng kẻ thù thì sử dụng các chiến thuật thông minh, tài giỏi, các yếu tố bất ngờ, tinh nhuệ, tinh binh thường đạt hiệu quả hơn là dàn quân ra, tiền hô hậu ủng theo chiến thuật biển người; nói theo cách đánh cờ tức là lộ cờ thường sẽ bị đối phương đối phó được và khó thành công và phải chịu tổn thất lớn...
Sau 1979, Trung Quốc đã rút kinh nghiệm đã thay chiến thuật biển người bằng sử dụng vũ khí mạnh, áo đảo để tiến hành cuộc chiến tại Vị Xuyên Hà Giang ( 1984-1989 )...Trong khi Trung Quốc thay đổi chiến thuật, cách đánh thì Việt Nam lại đi theo vết xe đổ của Trung Quốc, áp dụng chiến thuật biển người, huy động một lúc 4 trung đoàn bộ binh cùng với nhiều đơn vị pháo binh phối thuộc để mở trận 12/7/1984 nhằm chiếm lại các cao điểm 772, 885 tại khu vực Thanh Thủy, Vị Xuyên và một số cứ điểm khác nhằm làm bàn đạp lấy lại cao điểm 1509...Kết quả trận này ta đã không đạt mục tiêu: không lấy lại được các cao điểm đó; theo CCB Đặng Việt Châu chính trị viên tiểu đoàn 5 trung đoàn 876 sư 356 thì trận này ta đã hy sinh trên 1000 bộ đội; riêng sư 356 mất trên 500 chiến sĩ...
Hiện nay cuộc chiến chống phe đồng chí X. có vẻ lại đang áp dụng chiến thuật biển người trong việc cho thành lập Ban nội chính khắp nơi; Việc làm này chắc chắn sẽ đẻ ra bộ máy, biên chế gây tốn kém cho ngân sách và kết quả thì rất có thể giống như trận 12/7/1984, biển người quân ta tràn lên đánh quân Trung Quốc đã thua và chịu tổn thất lớn.
Tán thành bài viết của Trương Duy Nhất dưới đây và có đôi lời phi lộ...
-------------------
Lập Ban Nội chính trên khắp nước
ra mat
BBC: Ban Nội chính sắp được thiết lập ở hơn sáu mươi tỉnh, thành Việt Nam, theo một văn bản nhắc nhở của Ban Bí thư trung ương đảng Cộng sản gửi các cơ quan thường vụ đảng cấp tỉnh thành, theo truyền thông trong nước.
Hôm 05/5, trong lúc Hội nghị trung ương 7 của đảng đang diễn ra, tờ Vietnamnet loan tin cho hay '63 tỉnh, thành sẽ có ban nội chính gồm ba phòng chức năng là văn phòng, theo dõi công tác nội chính, và theo dõi công tác phòng chống tham nhũng' theo một văn bản từ trung ương đảng.
Về cơ cấu nhân sự và nhân sự lãnh đạo của Ban Nội chính trung ương, tờ báo điện tử dẫn văn bản của trung ương đảng, cho hay:
"Về nhân sự lãnh đạo, Ban Bí thư yêu cầu bố trí cán bộ cỡ ủy viên thường vụ tỉnh/thành ủy làm Trưởng ban Nội chính.
"Nơi chưa có điều kiện thì giao vị trí quan trọng này cho cấp ủy viên thuộc diện được quy hoạch vào thường vụ tỉnh/thành ủy khóa tới.
"Cơ cấu nhân sự này là tương đồng với chủ trương mà Hội nghị trung ương 6 đã thông qua.
"Theo đó Trưởng ban Nội chính trung ương và cả Ban Kinh tế trung ương mới tái lập cũng được cơ cấu vào Bộ Chính trị, hoặc chí ít là Ban Bí thư trung ương.
Hôm Chủ nhật, trao đổi với BBC từ trong nước, nhà báo tự do, blogger Trương Duy Nhất bình luận cho rằng đây là kế hoạch, dự kiến từ trước của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, liên quan tới cả hai Ban.
Tuy nhiên theo ông, hiệu quả của Ban Nội chính ra sao còn ít nhất phụ thuộc vào hai yếu tố mà trước hết là liệu các ông Trưởng ban của hai ban này có được bầu bổ sung vào Bộ Chính trị hay không và họ được bầu ra sao.
Và thứ hai, vẫn theo ông Nhất, cần tránh để các Ban này rơi vào tình trạng của Ban Nội chính trước đây thời của Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng còn tại chức, theo đó sau khi được thành lập một thời gian, Ban này bị suy giảm vị thế, chấm dứt chức năng khi lãnh đạo Ban về hưu.

'Rối rắm, khó tin'

truong duy nhat 2
Blogger này nói: "Cái việc hình thành Ban Nội chính của đảng, nhiều khi tôi thấy cũng rối rắm lắm.
"… Tôi không tin vào hai Ban đó, vì nó cứ thành lập sau một thời gian rồi lại mất thôi."
"Ở những nhiệm kỳ trước, có nhiệm kỳ lập ra trong thời gian ngắn rồi khi ông Trưởng ban về hưu thì cái ban đó cũng giải thể, ví dụ như thời ông Trương Vĩnh Trọng. Tất cả quy về ông Trọng hết, rồi đến khi ông nghỉ hưu thì dẹp ban đó.
Hôm Chủ nhật, Tiến sỹ Nguyễn Thanh Giang bình luận với BBC về cá nhân Trưởng ban Nội chính Nguyễn Bá Thanh, cho rằng ông Thanh là một lựa chọn tốt để trở thành một nhân vật cao cấp, thành viên Bộ Chính trị lãnh đạo Ban này.
Tuy nhiên ông cũng cho rằng ông Thanh có một số nhược điểm cần khắc phục.
Ông nói: "Ông Nguyễn Bá Thanh hơi hăng hái quá, hơi lộ liễu quá, ông tung hô mạnh quá. Ông hô là sẽ bắt hết, nhốt hết.
"Trước đây, ông chỉ đạo hành động ở một thành phố, đơn phương thì tiếng nói của ông ấy có thể có uy tín tuyệt đối, nhưng trăm, triệu con mắt nhìn vào, cả Bộ Chính trị, trung ương nhìn vào, thì người ta có thể thấy rằng khi quyền vào tay ông ấy, thì ông có thể hơi khó hợp tác, hơi khó điều khiển."

'Vào Bộ Chính trị?'

Việc thành lập Ban Nội chính có vẻ cũng được giới quan sát thời sự Việt Nam ở cả trong lẫn ngoài nước quan tâm.

nguyen manh hung
Hôm thứ Bảy, 04/5, Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng từ Đại học George Madison Hoa Kỳ nói với BBC:
"Họ đã đưa ông Nguyễn Bá Thanh về làm Nội chính rồi, vấn đề đặt ra là họ có đưa ông Thanh vào Bộ Chính trị hay không. Nếu không thì thấy quyền của ông Nguyễn Bá Thanh cũng kém và việc đánh tham nhũng hay sự sắp xếp thay đổi nhân sự không có gì ghê gớm cả."
Trở lại với văn bản của Ban Bí thư gửi các địa phương, theo truyền thông trong nước, tại 63 tỉnh, thành sẽ đều có ban nội chính gồm ba phòng chức năng, với nhân sự của Ban Nội chính tại Hà Nội, TP HCM, Nghệ An, Thanh Hóa không quá 30 người và ở các địa phương khác không quá 21 người.
Riêng bảy tỉnh Lai Châu, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Đăk Nông, Kon Tum, Bạc Liêu, Hậu Giang thì nhân sự không quá 15 người, và chỉ tổ chức thành hai phòng, gồm văn phòng cùng phòng theo dõi chung cả mảng nội chính và phòng chống tham nhũng.
Việc tổ chức Ban Nội chính ở tất cả các tỉnh, thành ủy là nét khá mới so với trước đây, như với nhiệm kỳ của Ban chấp thành TƯ đảng khóa 10, theo VietnamNet hôm Chủ nhật.
"Vì trước khi Ban Nội chính trung ương giải thể, chỉ những tỉnh, thành thực sự có nhu cầu' mới được lập ban nội chính, và phải báo cáo Ban Bí thư," tờ báo cho hay.
(Nguồn: BBC)

- Lời bàn của Trương Duy Nhất:

Có ba điều cần nói thêm qua bài này cũng như bài viết đăng trên Vietnamnet và một số báo trong nước hôm qua:
- Nội dung của văn bản đã được bàn thảo và thống nhất từ trước, thậm chí có điểm được thống nhất từ Hội nghị 6, chứ không phải được ban hành vội vã trong một vài ngày qua. Càng không phải là “đòn ép bắt buôc” để đưa Nguyễn Bá Thanh và Vương Đình Huệ vào Bộ Chính trị như nhiều trang mạng lề trái phản ánh. Nhằm tăng vị thế, uy lực cho hai chiếc ghế này, “Trưởng ban Nội chính và Trưởng ban Kinh tế được cơ cấu vào Bộ Chính trị, hoặc chí ít là Ban Bí thư”, nhưng không có nghĩa là ông Thanh ông Huệ đương nhiên được vào BCT mà không cần bầu bán. Và như kết quả tối qua: cả ông Thanh và ông Huệ đã rớt BCT. Việc Vietnamnet đăng nội dung thông báo (ngay sau khi có thông tin kết quả bỏ phiếu bầu bổ sung BCT) có thể do khi đó họ mới biết được nội dung này, hoặc do sự suy diễn kém hiểu biết của chính tòa báo. Từ việc này đã tạo nên những đồn đoán sai lệch trong dư luận.
- Với kết quả rớt BCT sau vòng bầu bổ sung tối qua, Nguyễn Bá Thanh và Vương Đình Huệ có khả năng sẽ bị điều chuyển vị trí. Hoặc vẫn ngồi đó thì vì không phải là Ủy viên BCT nên uy lực và sức mạnh của hai tân Trưởng ban này sẽ không đáng kể. Hai cánh tay Nội chính và Kinh tế của Bộ Chính trị tưởng như có thể giám sát cả chính phủ coi như… bó phép!
- Việc tái lập Ban Nội chính và Ban Kinh tế, theo tôi là không nên. Nó thể hiện ý chí can thiệp quá sâu của phía cơ quan đảng vào hoạt động điều hành của chính phủ. Không thể bên chính phủ có cái gì bên đảng cũng i chang vậy, thành ra hai bộ máy quyền lực chồng đạp nhiêu khê. Không thể bên đảng một Ban Nội chính với chức năng phòng chống tham nhũng, bên chính phủ cũng một Ban phòng chống tham nhũng i vậy. Rồi giờ đây lại thêm một bộ máy Nội chính mới mọc lên khắp 63 tỉnh thành.
Một khi chính phủ yếu kém, sự điều hành của chính phủ có vấn đề thì tái cấu trúc lại chính phủ cho hoạt động hiệu quả hơn. Chứ không phải chuyển nhiệm vụ của chính phủ cho cơ quan đảng được. Đây là lối tư duy ngược, đi ngược.

( Nguồn: Trương Duy Nhất )
---------------------------
Lập Ban Nội chính trực thuộc các tỉnh, thành ủy
Ban Bí thư vừa có văn bản nhắc các ban thường vụ tỉnh, thành ủy quyết định việc tổ chức Ban Nội chính ở địa phương mình và chỉ đạo việc chuyển giao tổ chức nhân sự từ văn phòng Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng (PCTN) tỉnh, thành về Ban Nội chính của tỉnh, thành ủy.
Về nhân sự lãnh đạo, Ban Bí thư yêu cầu bố trí cán bộ cỡ ủy viên thường vụ tỉnh, thành ủy làm trưởng Ban Nội chính.
Cùng ngày, Ban Bí thư ban hành quy định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Ban Nội chính thuộc tỉnh, thành ủy. Theo đó, Ban Nội chính ở các tỉnh, thành ủy là cơ quan tham mưu về công tác nội chính và PCTN của tỉnh, thành ủy. Nhiệm vụ gồm các nhóm công tác: nghiên cứu, đề xuất; hướng dẫn, kiểm tra; thẩm định; tham gia ý kiến cùng ban tổ chức tỉnh, thành ủy về công tác cán bộ... Ban Nội chính gồm ba phòng chức năng là văn phòng, theo dõi công tác nội chính và theo dõi công tác PCTN. Việc tổ chức Ban Nội chính ở các tỉnh, thành ủy là nét khá mới so với trước đây. Thời trước, khi Ban Nội chính Trung ương giải thể (Trung ương khóa X), chỉ những tỉnh, thành thực sự có nhu cầu mới được lập Ban Nội chính.
(PLTP)

Tâm sự Y Giáo - Mệt quá rồi… phó giáo sư tiến sĩ ôi!

Từ ngày sinh của Lê-nin (22-4) đến ngày sinh của Các Mác (5-5) chỉ có 13 ngày. Khoảng cách ngắn là thế, nhưng có một người Việt Nam đã phải hết sức vất vả đăng liền hai bài chính luận kỷ niệm ngày sinh của hai ông Tây này. Đó là phó giáo sư tiến sĩ đại tá Nguyễn Mạnh Hưởng, công tác tại Viện Khoa học xã hội nhân văn quân sự – Bộ Quốc phòng. Bài thứ nhất là Quân đội đứng ngoài chính trị – Khẩu hiệu giả nhân giả nghĩa, và bài thứ hai là Bảo vệ và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác, đều đăng trên báo QĐND.
Với bài thứ nhất, ông Hưởng đã cho thấy tầm vóc phó giáo sư tiến sĩ của ông nó to như thế nào.
Ông viết: “cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga vĩ đại – cuộc cách mạng vạch thời địa – thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới”. Người bình thường xem ra chẳng thể nào hiểu nổi cái “vạch thời địa” của ông Hưởng là cái quái gì. Đã thế, đến bây giờ mà ông còn lên gân về “thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới” a? Hài hước quá chừng! Viết như thế là viết lấy được, viết để lấy tiền mà chẳng quan tâm một chút nào đến cái gọi là quan điểm lịch sử cụ thể, với lại hiện thực khách quan!
Ông Hưởng viết tiếp: “Người không chỉ phát triển một cách toàn diện và có hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về xây dựng quân đội kiểu mới, mà còn trực tiếp lãnh đạo và tổ chức xây dựng Hồng quân công nông vững mạnh, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới”. Đến đoạn này thì hết chịu nổi, muốn ói khủng khiếp. Xin hỏi ông phó giáo sư tiến sĩ ní nuận tào nao kia: cái mà ông gọi là Tổ quốc xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới là Tổ quốc nào? Nó là Tổ quốc của ông hay của vợ ông, con ông? Cái Tổ quốc xã hội chủ nghĩa ấy hiện có còn hay là đã “tự chuyển biến” thành Tổ quốc không xã hội chủ nghĩa? Chỉ có thể là không bình thường, hoặc thiếu i-ốt trầm trọng, mới xưng xưng gọi đất nước của người ta là Tổ quốc!
Ở những đoạn sau, ông Hưởng nhiều lần lặp đi lặp lại “quân đội kiểu mới của giai cấp công nhân”, hóa ra cái câu “quân đội ta từ nhân dân mà ra, vì nhân dân chiến đấu” là sai à? Vả lại khái niệm “quân đội kiểu mới của giai cấp công nhân” nó tù mù như hũ nút, chẳng hiểu nổi đó là quân đội kiểu gì.

Đại tá, PGS, TS Nguyễn Mạnh Hưởng
Đại tá, PGS, TS Nguyễn Mạnh Hưởng
Ông Hưởng còn khẳng định một cách sắt máu là “quân đội ta là công cụ bạo lực sắc bén”. Ông gom những người khác quan điểm vào chung một cái rọ “các thế lực thù địch” rồi thay tòa phán cho “bọn chúng” bao nhiêu là tội trạng… Thật là quá hãi hùng!
Bài thứ hai của ông Hưởng nhàm và nhảm đến mức chẳng có gì đáng nói, ngoại trừ một câu: “Chủ nghĩa Mác vẫn sống mãi cùng nhân loại. Giá trị và sức hấp dẫn của nó vẫn lan tỏa và ngày càng ăn sâu trong đời sống nhân loại”.
Nghe mà kinh! Ông này nói cứ như người cõi trên. Nếu không thì cũng là mơ ngủ, lảm nhảm những câu vô nghĩa và vô lý.
Hơn ai hết, nếu có thì trách nhiệm bảo vệ và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác đầu tiên phải thuộc về nước Đức, người Đức, dân tộc Đức, chứ đâu phải đến phiên ông Hưởng để ông hô hào!
Ngay tại nơi sinh ra chủ nghĩa Mác, người ta coi nó cùng với chủ nghĩa phát-xít là kỷ niệm buồn, không muốn nhắc lại . Lãnh đạo hiện nay của nước Đức, bà Angela Merkel, từng là cán bộ lãnh đạo trong Đoàn Thanh niên Tự do của Cộng hòa Dân chủ Đức trước kia, đã không chọn con đường đi theo chủ nghĩa của người đồng hương là ông Mác. Nước Đức sau khi thống nhất, được hùng mạnh như bây giờ, một phần là vì điều ấy. Thật là may mắn, đã văn minh lại càng văn minh hơn.
Ông viết “ngày càng ăn sâu trong đời sống nhân loại” thực là hoang tưởng vô cùng, viết để nhận lương và tới đây cầm cái sổ hưu cho nó ấm cật. Làm gì có chuyện ấy. Chủ nghĩa Mác chỉ cập bến được tại những nước nghèo khó, dân trí thấp, nôm na là cho nó dữa lề. Ở những nước văn minh, nó bị từ chối, thậm chí bị xua đuổi như đuổi tà. Chẳng thế mà ngày 25-1-2006, Hội đồng châu Âu đã ra hẳn một nghị quyết (số 1481) lên án hậu duệ của CN này, và đồng nhất nó với tội ác chống lại loài người đó sao?
Mình coi bài viết này như là để kỷ niệm ngày sinh của Lê-nin và Các Mác (cho nó luôn thể). Còn kỷ niệm theo kiểu của phó giáo sư tiến sĩ đại tá Nguyễn Mạnh Hưởng thì nói thật nhá: viết như thế thì nhà ní nuận mệt một nhưng người đọc mệt một trăm, phí đi cái chức danh phó giáo sư tiến sĩ! 2006, Hội đồng châu Âu đã ra hẳn một nghị quyết (số 1481) lên án hậu duệ của CN này, và đồng nhất nó với tội ác chống lại loài người đó sao?
Mình coi bài viết này như là để kỷ niệm ngày sinh của Lê-nin và Các Mác (cho nó luôn thể). Còn kỷ niệm theo kiểu của phó giáo sư tiến sĩ đại tá Nguyễn Mạnh Hưởng thì nói thật nhá: viết như thế thì nhà ní nuận mệt một nhưng người đọc mệt một trăm, phí đi cái chức danh phó giáo sư tiến sĩ!
Tâm sự Y Giáo
(Blog Tâm sự Y Giáo)

Sắp giải ngân 30.000 tỷ hỗ trợ thị trường BĐS

Dự kiến trong tuần tới, Ngân hàng nhà nước, Bộ Xây dựng và các cơ quan liên quan sẽ họp bàn lần cuối cùng trước khi đưa gói tín dụng 30 ngàn tỷ cho vay mua nhà ra thị trường.
Sau khi Ngân hàng nhà nước hoàn thiện dự thảo thông tư cho vay mua nhà nằm trong gói tín dụng 30 ngàn tỷ đồng và đưa ra để lấy ý kiến các Bộ ngành liên quan, dự thảo thông tư này đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Bởi trong bối cảnh thị trường bất động sản ảm đảm, doanh nghiệp khát vốn, việc có được 1 gói tín dụng với lãi suất thấp, cho vay trong thời hạn dài được người dân và doanh nghiệp đạt nhiều kỳ vọng.
Nếu theo đúng kế hoạch, gói tín dụng sẽ được đưa ra ngày 15/4 vừa qua, tuy nhiên do một số vấn đề còn vướng mắc như đối tượng cho vay cần được bổ sung, thời hạn cho vay, mức lãi suất cho vay cũng cần phải chỉnh sửa vì vậy việc giải ngân bị chậm lại.
Đại diện Bộ Xây dựng cho biết, dự kiến trong tuần tới, Ngân hàng nhà nước và Bộ Xây dựng sẽ họp bàn để thống nhất toàn bộ các vấn đề để sớm trình Thủ tướng Chính phủ xem xét ban hành.
Theo dự thảo thông tư, các đối tượng được vay từ chính sách hỗ trợ trên là cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, đối tượng có thu nhập thấp vay để thuê, thuê mua nhà ở xã hội; cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, đối tượng có thu nhập thấp vay để thuê, mua nhà ở thương mại có diện tích nhỏ hơn 70 m2, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2; các doanh nghiệp là chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội; các doanh nghiệp là chủ đầu tư các dự án nhà ở thương mại được chuyển đổi công năng sang dự án nhà ở xã hội, theo thông báo của Bộ Xây dựng.
Về lãi suất cho vay, gói hỗ trợ trên dự kiến áp dụng lãi suất ổn định 6%/năm đến thời điểm 15/4/2016 (trong 3 năm). Sau thời điểm này khách hàng tiếp tục được hưởng chính sách lãi suất hỗ trợ theo công bố của Ngân hàng Nhà nước.
Thời hạn cho vay, đối với đối tượng mua, thuê, thuê mua nhà thì thời hạn cho vay tối thiểu 10 năm và tối đa là 5 năm đối với doanh nghiệp.
Về số tiền được vay, khách hàng vay mua, thuê, thuê mua nhà thì số tiền vay tối thiểu là 80% phương án vay và 70% đối với doanh nghiệp (khách hàng có vốn tham gia vào phương án vay theo quy định của ngân hàng nhưng không quá 20% đối với người mua, thuê, thuê mua nhà và 30% đối với doanh nghiệp).
Thời hạn được hỗ trợ lãi suất tối đa là 10 năm (dự kiến đến ngày 15/4/2023 các ngân hàng hoàn trả hết khoản vay tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước và dư nợ còn lại của khách hàng tại các ngân hàng từ thời điểm này được chuyển sang hình thức cho vay bằng nguồn vốn của ngân hàng
Tuy nhiên, để phù hợp với tình hình thực tế, Bộ Xây dựng cho rằng, trong 30.000 tỷ đồng, nên ấn định tỷ lệ 2/3 dành cho người mua nhà, 1/3 còn lại dành cho các doanh nghiệp có dự án cần hoàn thiện.
Vấn đề lãi suất vay, cần duy trì mức lãi suất 6% năm trong suốt kỳ hạn 10 – 15 năm, hoặc 6% trong 3 năm đầu còn sau đó lãi suất điều chỉnh nhưng chỉ bằng ½ mặt bằng lãi suất cho vay thương mại.
(VnMedia)
 

Đã chọn xong năm thẩm phán cho "vụ kiện đường lưỡi bò" Trung Quốc

Bản đồ yêu sách lãnh hải tại biển Đông, trong đó có yêu sách của Trung Quốc mang tên gọi "đường lưỡi bò", hay hình chữ U.
Bản đồ yêu sách lãnh hải tại biển Đông, trong đó có yêu sách của Trung Quốc mang tên gọi "đường lưỡi bò", hay hình chữ U. (eia.doe.gov)

Theo báo chí Philippines vào hôm nay, 05/05/2013, Bộ Ngoại giao nước này vừa cho biết là Tòa án trọng tài Liên Hiệp Quốc về Luật Biển đã hoàn tất giai đoạn hình thành. Chánh án Tòa án Quốc tế về Luật Biển (ITLOS) đã lựa chọn xong định ba thành viên còn lại trong số năm thẩm phán của Tòa án Trọng tài.

Đối với báo chí Philippines, như vậy là Manila đã tiến gần đến việc “chấm dứt các yêu sách của Trung Quốc trên biển Tây Philippines” (tên mà người Philippines đặt cho Biển Đông).Theo Bộ Ngoại giao Philippines, ngày 24/04/2013, Tòa án Quốc tế về Luật Biển (ITLOS) đã thông báo cho phía Manila biết là đã chọn được ba thẩm phán còn lại, để tham gia vào Tòa án Trọng tài, xem xét đơn Philippines kiện Trung Quốc về các đòi hỏi quá đáng ngoài Biển Đông. Đó là các ông Jean-Pierre Cot người Pháp, Chris Pinto người Sri Lanka và Alfred Soons người Hà Lan.

Trước đây, chính quyền Philippines đã đề cử thẩm phán Đức Rüdiger Wolfrum đại diện cho Manila trước tòa án, trong lúc Chánh án ITLOS đã cử thẩm phán Ba Lan Stanislaw Pawlak thay mặt Trung Quốc sau khi Bắc Kinh từ chối tham gia vụ kiện.

Hội đồng trọng tài này – mà Chánh án Tòa án ITLOS cũng là thành viên - có nhiệm vụ nghe Báo cáo khiếu nại của Philippines đối với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông, vốn đã được Manila chuyển lên Liên Hiệp Quốc vào tháng Giêng 2013 vừa qua.
Trọng Nghĩa (RFI)

Người Việt sau 1975 qua ngòi bút thiếu niên Mỹ gốc Việt

Cuộc thi viết về cộng đồng Việt Nam sau biến cố 1975 do Liên Hiệp Á Châu Thái Bình Dương Tây Nam FAPACSW  tổ chức cho học sinh trung học khép lại với nhiều bài dự thi viết về thuyền nhân.
Các em, những đứa trẻ sinh ra và lớn lên ở Mỹ, không những chưa bao giờ trải qua cảm giác “tị nạn,” mà nhiều em còn chưa bao giờ được đặt chân đến Việt Nam. Vậy mà, khi hỏi về “cộng đồng người gốc Việt tại Hoa Kỳ,” đề tài được các em chọn nhiều nhất là kỷ niệm của ba mẹ về những chuyến vượt biên.
Năm nay, người dự thi được viết theo một trong ba chủ đề: “Dấu ấn lịch sử của ngày Sài Gòn thất thủ;” “Nghiên cứu về tinh thần nhân đạo của Ðệ Thất Hạm Ðội Mỹ đã cứu vớt hàng ngàn người Việt trên biển Ðông khi đi tìm tự do;” và “Sự phát triển của cộng đồng người gốc Việt tại Hoa Kỳ.” Bài được chấm theo tuổi của thí sinh, lứa từ lớp 7 đến lớp 9,  và từ lớp 10 đến lớp 12.

Nhiều học sinh trung học vừa chọn chủ đề về thuyền nhân cho bài dự thi. (Hình minh hoạ: Natalia Kolesnikova/Getty Images)
Kết quả, David Phạm thắng giải nhất cho lứa tuổi từ lớp 7 đến lớp 9, và Dayna Chu thắng giải nhất cho lứa tuổi từ lớp 10 đến lớp 12. Hai em đều viết về chuyến vượt biên của mẹ từ hơn 30 năm trước.
“Lúc đó trời vừa tối. Mẹ biết có 1 khe hở chỗ kẽm gai mà bà có thể nâng nó lên rồi chui qua. Không tính trước cũng chẳng nói ai, bà bắt đầu ra chỗ kẽm gai. Hàng kẽm xé rách quần áo của Mẹ, làm động một bà già đang ngủ gần cửa sổ. Bà nhìn ra và hét to: 'Trốn trại, trốn trại kìa.' Nếu một người tù giúp bắt được ai trốn trại, sẽ được thêm phần thức ăn hay không chừng sẽ được thả sớm.”
...
“Người đàn ông ốm con xách Mẹ vào một cái nhà đá nhỏ. Mẹ biết chỗ này. Nó là khu biệt giam.
Họ dừng trước một cánh cửa nhỏ bị khoá. Những gì người đàn ông đó nói làm Mẹ ớn lạnh. Ông hỏi: 'Biết tao là ai không?' Mẹ lắc đầu”
...
“'Tao nghe nói mày không sợ ma. Ừ, tao biết là mày ngạc nhiên là tao biết điều đó. Tao nghe được lời thì thầm của mấy đứa con gái. Mấy đứa nhỏ không biết chết là gì. Bởi vậy mày mới dám làm cái điều ngu xuẩn đó. Cái chỗ này là để dạy cho mấy đứa tù biết cách hành xử trong tù. Có một con nhỏ trong đây mới chết hôm qua. Nó thắt cổ tự tử tại không chịu nổi ở một mình, không đồ ăn nước uống, không tiếng người. Tao nghĩ hồn nó còn lảng vảng. Thôi, rồi mày sẽ nói tao nghe nó nghĩ gì.' Vừa nói ông ta vừa kéo Mẹ qua cánh cửa bằng đá, quẳng Mẹ xuống sàn. Mẹ chưa kịp đứng dậy thì cửa đã khoá. Ánh sáng lờ mờ qua một khe nào đó trên nóc. Những chỗ còn lại là một màu đen.
Tối đó, Mẹ nghe tiếng thì thào. Mẹ nghĩ đó là tiếng của cô gái vừa chết hôm trước. Rồi tự nhiên Mẹ nghe tiếng mình thét lên, cứ như có ai đó có tiếng của Mẹ chứ không phải Mẹ. Một phút sau, người cai tù mở cửa và Mẹ gục vào ông khi cánh cửa còn chưa mở hết. Người cai tù tưởng Mẹ đã chết.”-trích bài thi của
Đó là một trích đoạn từ chuyến vượt biên thứ 10 của mẹ qua bài viết gần năm trang dài của em David. Người mẹ sau đó cuối cùng đến Mỹ với gia đình. Cha của David là người Mỹ sinh ở Philadelphia, gặp và yêu mẹ em. Sau khi cưới, cha của David càng nghe được và thấy được sự kiên cường của gia đình họ Phạm nơi xứ người. Ông vừa yêu thương, vừa phục gia đình này và quyết định cho con theo họ Phạm. David nghe được câu chuyện vượt biên của mẹ trong một lần thắc mắc về “cái họ Việt Nam” của mình. Em ghi nhớ và chọn câu chuyện này cho bài viết dự thi.
Bài viết thắng cuộc của Dayna Chu là một bài dự thi khác viết về chuyến vượt biên bất thành của mẹ mình. Qua bài viết, em kể lại “câu chuyện ba mẹ tôi vật lộn để thoát khỏi Việt Nam và chính phủ lũng đoạn ở đó, để tìm kiếm một cuộc đời tốt hơn tại Hoa Kỳ.”
“Tôi ngồi ở bàn ăn, ráng học cho xong những bài cuối của môn Sinh Vật. Một mùi hương đậm, ngọt của món Thịt Kho làm tôi phân tâm. Tôi nhìn qua cánh cửa đang hở của nhà bếp, theo dõi Mẹ, người phụ nữ gầy gò, 47 tuổi, đang nấu ăn. Mái tóc dài, lẫn nhiều sợi bạc, được tóm vội vàng, kẹp sau gáy. Mẹ nhìn sang, thấy tôi liền nở nụ cười. Nhìn mẹ nấu ăn, tôi chợt thoáng nghĩ tới những gì mà ba mẹ đạ trải qua để chúng tôi có được ngày hôm nay.” Dayna mở đầu bài viết của mình như thế.
Em kể lại những năm 1980 khi mẹ em còn là một thiếu nữ, bà và người anh cả lén lút từ nhà tìm ra tàu vượt biên. “Mẹ cũng như những đứa trẻ xung quanh-- hoài nghi, lo lắng, và sợ.”
“Mẹ và gia đình bà may mắn được ngồi ở phía mạn thuyền. Hàng giờ chuyển thành hàng ngày dài, hàng ngày trở thành hàng tuần. Họ chỉ ăn cơm cũ trộn nước biển. Không chỉ đồ ăn là tệ, những cơn bão liên tục tấn công con thuyền. Đàn bà và trẻ em lấy tấm nhựa và quần áo để che. Đàn ông thì lấy xô múc nước tát ra ngoài. Biển, như một mãnh thú, dập chiếc thuyền lên rồi xuống, muốn nuốt chửng nó với những cơn sóng dữ...”
“Ngay lúc mọi người mất hết hy vọng, một chiếc thuyền lớn gấp ba lần chiếc thuyền của họ, tiến gần. Không tin được, họ, có Mẹ và gia đình, mừng rỡ vẫy tay hối hả, tin là mình sắp được cứu.
Và họ cũng không ngờ, đó là tàu hải tặc. Tất cả đàn bà và thiếu nữ bị ép lên chiếc tàu kia để hiếp. Đàn ông bị đánh rồi quẳng ngược lại thuyền. Ai cũng bị lột sạch mọi đồ quý. Xong xuôi, hải tặc cho mọi người về lại thuyền.
Các thuyền nhân lại tiếp tục đi. Sau một vài ngày dài, một vài cơn bão, thì chiếc thuyền cập bến, vào một bờ biển của Việt Nam...”
Mẹ của Dayna vượt biên bất thành. Nhà không còn tiền và cũng không còn cơ hội, bà tiếp tục sống ở Việt Nam cho đến khi qua Mỹ sau này theo diện bão lãnh. Dayna không kể nhiều về cuộc sống của gia đình những ngày chân ướt chân ráo ở xứ người. Em chỉ ghi rõ chi tiết về cuộc vượt biên năm nào của mẹ.
“Mười ba năm (tại Mỹ) trôi qua nhanh và tôi đang ở đây. Mười tám tuổi, tự do, và luôn nghĩ về những vất vả và thử thách ba mẹ trải qua để tôi có được cuộc sống ở đây.”
“Tôi sẽ mãi mãi ghi nhớ những hy sinh của ba mẹ.” là câu cuối, kết thúc bài viết của Dayna.
Dayna và David sẽ cùng một số em khác sẽ đến dự buổi trao thưởng của FAPACSW vào 6 giờ 30, Thứ Tư, 8 Tháng Năm, tại phòng International Ballroom của khách sạn Hilton, Long Beach.
(Thông tin về hai bài thắng cuộc do FAPACSW cung cấp. "From FAPACSW by The Lucky Few Project Team, Copyright 04302013 by Nguoi Viet Daily, Westminster, California.  Reprinted with permission.")
(Người Việt)
 

Tiền chảy mạnh vào nhà băng rồi đi đâu?

Dù lãi suất huy động liên tiếp giảm, nguồn vốn huy động của các ngân hàng vẫn tăng mạnh... nhưng doanh nghiệp cần vốn vẫn khó tiếp cận.
Huy động vốn tiếp tục tăng mạnh
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có báo cáo về kết quả điều hành chính sách tiền tệ trong 4 tháng đầu năm 2013.
Theo đó điểm nổi bật trong 4 tháng qua là huy động vốn của hệ thống vẫn tiếp tục tăng mạnh, say khi lãi suất huy động đã giảm về mức thấp.
Theo Vụ Chính sách tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước), tốc độ tăng huy động vốn bằng VND cao hơn huy động vốn bằng ngoại tệ là phù hợp với chủ trương chuyển từ quan hệ huy động - cho vay sang quan hệ mua - bán ngoại tệ và cho thấy niềm tin của người dân vào hệ thống tổ chức tín dụng tăng lên.
Trước đó Báo cáo tại phiên họp của Ủy ban Kinh tế, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Đồng Tiến cho biết con số tăng trưởng tín dụng được cập nhật đến ngày 18/4 là 1,4% (giảm 0,2% so với cùng kỳ năm trước).
Ông Tiến lý giải con số này rằng, các tháng đầu quý 1 các doanh nghiệp và các hộ gia đình hoàn trả ngân hàng, nên cho vay tháng 1 và 2 bao giờ cũng thấp hơn thu nợ.
Khác với lý giải của ông Tiến, đại biểu Nguyễn Thế Tuy (Lạng Sơn) kể câu chuyện chi nhánh một ngân hàng quốc doanh ở Lạng Sơn vừa phải chuyển 1.000 tỷ đồng vốn huy động về trung ương, vì không cho vay nổi.
 "Nếu chính sách không hài hòa, không cho vay được và không gắn kết với doanh nghiệp thì ngân hàng cũng chết thôi", ông Tuy lo lắng.
Theo Vụ Chính sách tiền tệ: “Mức tăng của tín dụng trong 4 tháng đầu năm mặc dù đã có sự cải thiện nhưng vẫn còn thấp so với mục tiêu định hướng chủ yếu do tính quy luật hàng năm, nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp ở mức thấp, một số ngành, lĩnh vực hoạt động sản xuất, kinh doanh có tính mùa vụ và chưa có nhu cầu vay vốn các tháng đầu năm. Bên cạnh đó, nền kinh tế còn phải đối mặt với nhiều khó khăn nên nhu cầu tín dụng hạn chế và tăng trưởng tín dụng ở mức thấp, các nhân tố tác động chủ yếu là vấn đề hàng tồn kho của doanh nghiệp, khả năng tiêu thụ sản phẩm, vướng mắc về xử lý tài sản bảo đảm”, Vụ Chính sách tiền tệ lý giải.

Dù tiền các ngân hàng huy động nhiều nhưng doanh nghiệp khó tiếp cận vốn
Dù tiền các ngân hàng huy động nhiều nhưng doanh nghiệp khó tiếp cận vốn
Doanh nghiệp khó tiếp cận vốn
Hiện lãi suất cho vay phổ biến đối với các lĩnh vực ưu tiên ở mức 9 - 11%/năm; lãi suất cho vay lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác ở mức 11 - 13%/năm ở khối ngân hàng thương mại nhà nước, 12 - 15%/năm ở khối ngân hàng cổ phần; trong đó, một số doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực ưu tiên, có tình hình tài chính lành mạnh, minh bạch, phương án, dự án sản xuất kinh doanh hiệu quả đã được các ngân hàng thương mại cho vay với mức lãi suất chỉ từ 9 - 10%/năm.
Dù có giảm, lãi suất cho vay trên thực tế vẫn đang vượt quá sức chịu đựng và khả năng hấp thụ của số đông doanh nghiệp. Chưa kể, không ít doanh nghiệp lẫn ngân hàng cho đến nay vẫn giữ tâm lý ngại đi vay và ngại cho vay...
Chủ một doanh nghiệp (DN) sản xuất đồ gỗ tại Hoàng Đông (Duy Tiên - Hà Nam) chia sẻ, hiện cơ sở của gia đình ông đang được một NHTM có vốn nhà nước cho vay với lãi suất 1,2%/tháng với hạn mức vay tối đa 500 triệu đồng. Mức lãi suất (LS) này tương đương 14,4%/năm, thấp hơn đáng kể so với mức lãi vay ngắn hạn cao nhất (15%/năm) tại các NHTM nhà nước hiện nay.
“Các điều kiện vay và giải ngân cũng khá dễ dàng. Song có cái khó là NH yêu cầu chúng tôi phải thanh toán toàn bộ khoản vay 6 tháng một lần có thể nhằm chứng minh khả năng tài chính. Cái này nhiều khi gây rất nhiều khó khăn cho việc bố trí vốn sản xuất và trả nợ”. Cũng theo chủ cơ sở này, có thời điểm hàng chưa bán được và cũng không thể huy động được vốn từ gia đình hay bạn bè, ông phải “giật nóng giật nguội” từ bên ngoài.
Giám đốc Cty CP chăn nuôi Tiến Mạnh (Thái Nguyên) Phan Nhất Thống khẳng định ngay: “Nếu không hạ LS, các DN chăn nuôi sẽ cầm chắc lỗ”. Ông này cho hay, hiện các DN chăn nuôi đang phải chịu mức LS 14,5%/năm và nếu vay 15 tỉ đồng, hằng tháng DN phải trả xấp xỉ hơn 180 triệu đồng tiền lãi. Chưa kể, muốn vay được nguồn vốn lớn, thông thường DN phải có được nguồn tài sản thế chấp gấp 3 lần mức vay. “Anh có được 2 tỉ đồng tài sản thế chấp thì may mắn chỉ vay được NH tối đa 700-800 triệu đồng”.
Cũng theo vị giám đốc này, ngoài tài sản thế chấp, DN phải chứng minh được phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả. “Chăn nuôi giờ chỉ cầm cự và chờ cơ hội, nên đánh giá đúng thực tế thì chắc chắn NH sẽ không cho vay”.
“Chưa kể đối với những DN sản xuất nhỏ và vừa như chúng tôi, yêu cầu về tài sản thế chấp là rất khó khăn bởi tài sản duy nhất của Cty chỉ có nhà xưởng, không đủ khả năng để thế chấp” - bà Mai cho biết.
Ngược lại cũng có một thực tế có DN ngại sử dụng vốn vay.
Theo ông Phạm Ngọc Hưng, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội DN TPHCM - nguyên nhân là DN sợ không mở rộng được thị trường trong thời điểm hiện nay. Ông này xác nhận, một số ít DN lớn và khỏe hiện đã tiếp cận được vốn LS 9-11%. Song phần lớn các DN còn lại không đủ điều kiện vay vốn do kinh doanh không có lời, thậm chí thua lỗ.
“Đơn vị nào đủ điều kiện cũng chẳng dám vay vì hàng tồn kho nhiều, không mở rộng được thị trường. Do vậy, họ phải co cụm lại và chủ yếu dựa vào nguồn vốn tự có là chính” - ông Hưng lý giải.
Bích Ngọc
(Đất Việt)

Nguyễn Ngọc Già - Bài viết tặng người đẹp Lý Nhã Kỳ

Bài viết ban đầu được đặt tên "Người CSVN và tình yêu?", nhưng sau đó được đổi lại như hiện hữu. Ngoài mục đích "câu view", bài viết có liên quan đến cô Lý Nhã Kỳ với tư cách liên đới trong nội dung. Ngoài ra, người viết cũng "cậy nhờ" "tiếng tăm" của cô để chuyển thông điệp đến giới nghệ sĩ nói chung rằng: các quý anh, quý chị, xin hãy bớt "chơi bời", bớt nhảy nhót với những game show nhan nhản trên truyền hình mà nhìn những đứa trẻ đói khát, trần truồng; dân nghèo xơ xác với nạn ung thư hơn 150.000 ca phát sinh mới mỗi năm [1]; đất nước kiệt quệ vì nạn tham nhũng nhầy nhụa, vì giặc Tàu đang giết hại ngư dân chúng ta trên biển!
makhmudjon_eshonkulov.jpg
Hình minh họa
Thật đắn đo khi chọn chủ đề "Tình yêu" lại kết hợp với cụm từ - "Người CSVN" - chỉ cần nghe đến, có thể gây khó chịu cho nhiều người, dù là "bên thắng cuộc" hay "bên thua cuộc", tùy theo quan điểm mỗi người? Đặt "người CS" bên cạnh "tình yêu" dù là nghĩa hẹp hay rộng, vẻ như sỉ vả nhiều giai tầng hoặc quá lố một chút? Cũng có thể là một sự chắp vá, gượng ép đầy băn khoăn khi cụm từ gợi sự dịu ngọt, lãng mạn, bay bổng đứng cạnh một hình ảnh khô cứng, lạnh lùng, đầy bạo lực và thủ đoạn?!

Cũng như nhiều người, đôi khi tôi thật băn khoăn không biết ngoài chữ "người Cộng sản" (tên chính họ tự đặt, tự nhận, không phải do ai khác đặt ra) để gọi giới cầm quyền Việt Nam, còn có tên gọi nào khác (khả dĩ) để đảm bảo họ không hằn học, khó chịu, bực bội như nhà văn Phạm Thị Hoài cho biết?![2]. Tôi cũng không có ý định luận rộng ra "người CS chân chính" hay "chân gì" cả, vì đó không phải là điều tôi muốn xoay quanh trong bài viết này, ngoài tình yêu. "Người Cộng sản" ở đây, theo thiển ý của tôi, không nhất thiết còn hay không còn là đảng viên ĐCSVN, cũng như không chắc những ai chưa bao giờ là đảng viên, hay chỉ dựa dẫm, đồng lõa, bắt tay giới cầm quyền để mưu lợi cá nhân thì không phải là "người Cộng sản"???!!!

Những băn khoăn như thế này vẫn chưa có lời đáp chính thức. Thôi thì cứ tạm gọi họ là "người Cộng sản" vậy.

I. Người Cộng sản với tình yêu, thời... xưa:

"Người CS" của thuở chống Pháp như Nguyễn Thị Minh Khai, bỏ lại đứa con chưa giáp thôi nôi cho người khác nuôi "vì cách mạng đang cần mình hơn lúc nào hết" [3]; hoặc thời chống Mỹ với hình tượng Nguyễn Văn Trỗi, chàng thợ điện tuổi đôi mươi, vừa lấy vợ chỉ vài tuần đã "sa vào tay giặc" rồi nhận án tử hình vì tội đặt mìn giết (hụt) Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, bỏ lại người vợ bơ vơ chưa hề biết "cách mạng" là gì v.v... [*]; một thời đã làm nên những "huyền thoại lung linh" cho tuổi trẻ noi theo như là những thần tượng thời đại.

Không thể không nhắc đến Hồ Chí Minh - người đã từng được gọi là "vị cha già dân tộc" một thời gian rất dài cho công cuộc tuyên truyền - khi bàn về tình yêu. Những giai thoại và cả sự thật về những cuộc tình của nhân vật này đã lần lượt được bóc tách rõ ràng nhờ sự vượt bậc công nghệ thông tin trong thời đại mới. Tuy hình ảnh nhân vật này ngày càng bị phơi trần vẫn không làm giới cầm quyền ngày nay biết dừng ngợi ca ông với tư cách một nhà tu hành khổ hạnh, ép xác và thanh cao (để lợi dụng) đặt trong "ngữ cảnh" của khái niệm liêm sỉ để đừng tiếp tục ru ngủ và lừa mị người dân. Các người vợ của nhân vật này như: Nông Thị Xuân, Tăng Tuyết Minh ngày càng tỏ tường, cho đến cả người nối dõi tông đường của ông đều bị chối bỏ là điều ai cũng biết. Nói ngộ nhỡ, nếu ngày xưa ông Hồ đừng chối bỏ đứa con trai mà bằng thủ đoạn tinh vi nào đó truyền ngôi lại cho con như dòng họ Kim (Bắc Triều Tiên), chắc gì ngày nay ĐCSVN khốn cùng đến thế (?!). Dù sao, cũng không thuyết phục được dư luận về "tình yêu" của ông Hồ dành cho vợ con. Thật khó để tin, một người có thể yêu nước, thương dân trước khi biết yêu vợ thương con, bất chấp mọi giải thích để biện minh cho ông Hồ ở tư cách vị thánh, vượt lên mọi tầm thường, dung tục cuộc đời.

Nhân vật tiếp theo mà tôi muốn nhắc đến: Lê Duẩn. Theo "Bên Thắng Cuộc" [**] cho biết: Người vợ thứ hai của ông là bà Nguyễn Thụy Nga, vốn đã có người yêu - mệnh danh là "hung thần chợ Đệm" - Nguyễn Văn Trấn. Mối tình được cho là “cả hai người vừa duy trì, vừa kìm nén trong suốt mười một năm”. Tuy nhiên, tình yêu của họ cuối cùng bị bại lộ trước..."đảng", nên Bí thư tỉnh ủy Cần Thơ đã kiểm điểm rồi chia cắt đôi uyên ương bằng cách chuyển bà Nga về Sài Gòn, tuy thế bà Nga cho biết: "Nhưng bảo tôi thôi yêu người tôi đã yêu thì khó làm được. Xa nhau cũng được nhưng yêu là do trái tim tôi, đừng bắt buộc”.

Không biết ông Duẩn làm sao chinh phục trái tim bà Nga (nói theo ngôn ngữ bây giờ - tán gái), chỉ biết ông Duẩn đã nói: “Nếu có cưới vợ thì tôi thích người có tình, chung thủy như chị Nga”.

Rồi ít lâu sau, Lê Đức Thọ xuống Cần Thơ công tác, gặp bà Nga: “Anh Ba muốn hỏi chị làm vợ, chị nên ưng anh ấy đi. Anh xa nhà hai mươi năm không có tin tức gì, gia đình anh còn ở vùng địch. Nếu chị làm vợ anh ấy, chị chăm sóc anh để anh có sức khoẻ làm việc, đó cũng là một nhiệm vụ. Hiện nay trong lãnh đạo, anh ấy rất thông minh và sáng suốt, anh em thường gọi là ông 200 bougies, khi có người kề cận chăm sóc thì anh ấy sẽ trở thành 400 bougies. Sự sáng suốt của anh ấy rất có lợi cho cách mạng”.

Dù bà Nga thuật lại với nhà báo Huy Đức bằng chữ "chưng hửng" khi nghe tin này, cuối cùng bà cũng "về dinh" theo chàng.

Nhà báo Huy Đức bình luận:

"Ông Lê Duẩn đã chọn vợ vì “đức thủy chung mà ông chứng kiến bà Nga dành cho người khác” và bà thì thừa nhận là đã chọn ông qua “đạo đức và tình cảm lớn lao mà ông đã dành cho đồng chí, đồng bào”.

Một cách bình luận thâm thúy mà không phải cây viết nào cũng có thể viết ra một cách bình thản và khách quan như thế. Đầu óc tôi có phần kém cỏi khi không hiểu nổi "tình yêu" của người CS qua trường hợp Lê Duẩn, khi đặt trong khái niệm "thích sự thủy chung" của bà Nga (dành cho ông Trấn). Khi ta yêu "sự chung thủy" của một người dành cho một người khác và bằng cách nào đấy để "cái chung thủy" đó nằm trong tay ta thì ngoài chữ "ăn cướp" (tình yêu của "đồng chí Trấn"), còn có cách gọi nào khác cho êm nhẹ hơn?! Tất nhiên, chỉ có kẻ thô lỗ (như tôi) mới "ác miệng" như thế! Không thể nhẹ nhàng như những nhà báo khác được. Bạn đọc cũng có quyền nhớ lại "cô Lựu" của soạn giả Năm Châu, lên án sự tà dâm và hiểm ác khi tên hội đồng muốn cướp vợ người bằng cách vu oan cho ông chồng làm "hội kín" của thời Pháp thuộc. Tất nhiên, tôi không có ý so sánh ông Trấn, bà Nga, ông Duẩn với vở cải lương ngày xưa ấy, bởi họ là đồng chí của nhau, nên mối tình tay ba: Trấn - Nga - Duẩn không gây ra một hậu quả xấu nào, tính cho đến nay, về mặt công khai.

Ông Duẩn lúc lấy bà Nga ở tuổi 41, còn bà Nga 23.

Từ lời tâm tình của bà Nga (khi yêu ông Trấn) với nhà báo Huy Đức, người đọc thấy được mối tình "đẹp như thơ" và không kém phần "đau đớn", "khắc khoải", "rối bời" kéo dài "suốt 11 năm". Tuy thế, gạt qua cảm tính, người đọc thật đăm chiêu với 2 trường hợp (cũng có thể gọi là 2 option, tùy nghi lựa chọn :D).

Option 1:

Ngồi bấm đốt tay tính thời gian, bà Nguyễn Thụy Nga sinh năm 1925, vậy ra, có thể bà yêu ông Trấn lúc mới được 12 tuổi, nghĩa là năm 1937 (vì theo bà, đến 1948 mối tình sau 11 năm bị bại lộ trước các đồng chí), không biết có sớm quá không nhỉ? :D Trong khi bà Nga lại cho nhà báo Huy Đức biết, bà yêu ông Trấn sau khi đã theo "mấy chú" đi hoạt động cách mạng ở tuổi 14 (có thể vừa mới đi theo "mấy chú" thì đồng thời bà Nga đã ngay lập tức yêu ông Trấn vào năm đó chăng(?))

Option 2:

Bà Nga sinh 1925, khi "đảng ta" phát hiện bà Nga và ông Trấn "dám" vượt qua vòng "đảng giáo" vào năm 1948, nghĩa là năm đó bà Nga 23 tuổi (ngay cái năm mà bà lấy ông Duẩn rồi). Một câu hỏi cần đặt ra: Có hay không mối tình (với ông Trấn) kéo đến những 11 năm từ lúc bà Nga mới lên 12? Một hướng suy luận khác: Một thế "cài răng lược" được đặt ra, nghĩa là giữa lúc bị chia uyên rẽ thúy, bà Nga và ông Trấn vẫn âm thầm liên lạc, đi lại với nhau, kể cả lúc về làm vợ ông Duẩn? Trường hợp này khả dĩ làm cho con số "11 năm" trở nên thuyết phục hơn và phù hợp với tâm trạng cay đắng khi bà Nga nói: "vừa duy trì vừa kìm nén"??? Nếu suy đoán này là đúng, ít nhất chúng ta có thể gọi tên "ngoại tình tư tưởng" theo kiểu "đồng sàng dị mộng" mà bà Nga không nói ra sau khi đã về với ông Duẩn? Nếu vậy, có cần xét lại cái "chung thủy" mà ông Duẩn thích ở bà Nga? Thêm vào đó, bà Nga gọi mối tình với ông Trấn là mối tình "vừa duy trì, vừa kìm nén suốt 11 năm" làm người đọc thật băn khoăn với tâm trạng vừa giằng xé vừa mâu thuẫn của bà! Nguy thật! Có những cuộc vi hành "khám điền thổ" nào xảy ra theo kiểu "đổi phiên gác" của kẻ thứ ba, sau khi ông Duẩn và bà Nga đã nên vợ nên chồng??? Bởi sau 1952, khi ông Duẩn ra Bắc, bà Nga cho biết họ rất ít có thời gian bên nhau (theo Bên Thắng Cuộc). Bà Nga cũng thú nhận với nhà báo Huy Đức trong suốt cuộc hôn nhân hơn 3 thập niên, chỉ có 3 năm bà cảm thấy hạnh phúc. Chúng ta cũng biết, doanh nhân Lê Kiên Thành được cho là sinh ra vào năm 1955 (nhưng không biết tháng mấy), sau khi bà Nga đã ra Bắc vào cuối tháng 3/1955 (!).

Còn option 3 là gì thì độc giả hoàn toàn có thể tự suy đoán, riêng tôi thì chỉ còn một cách lý giải: một đống hỗn độn về tình tiết trộn lẫn với thời gian có thể gọi tên: bất nhất! Kiểu này mà "cung khai" với mấy chú an ninh ngày nay, nó đánh cho phù mỏ!

Ở đời có hai thứ "say" mà người ta khó dấu trước người khác: "say rượu" và "say tình". Do đó, đừng bao giờ dấu hay "man khai", bởi những phi lý sẽ bộc lộ ngay trong câu chuyện, vấn đề là thời gian sớm hay muộn, thế thôi!

Dù sao những người phụ nữ: Nguyễn Thị Minh Khai, Nông Thị Xuân, Nguyễn Thụy Nga v.v... cũng vô phúc vì sinh bất phùng thời, chịu nhiều thiệt thòi của thuở "hàn vi" trong một xã hội nửa thuộc địa nửa phong kiến. Do đó, ngày nay bà Bảy Vân sống sung túc, an hưởng tuổi già cũng là phúc phần do trời đất ban cho, không có gì phàn nàn, ngoài sự thật mối tình tay ba của bà vẫn chưa thuyết phục cho lắm với tư cách "người Cộng sản" nổi tiếng.

II. Người Cộng sản với tình yêu, thời... nay.

Xin phép lướt qua những vụ nhơ nhớp liên quan đến phần con như Lương Quốc Dũng hay Nguyễn Trường Tô, Sầm Đức Xương v.v... bởi đã phơi ra dưới ánh sáng mặt trời chói chang đến nhức (cả) mắt! Và cũng bởi không thể vấy bẩn thêm hai chữ "Tình Yêu" mà xúc phạm đến đông đảo bạn đọc.

Tình dục không có tội, do đó nhiều nước xem mãi dâm là một nghề với những chính sách bảo vệ người bán dâm. Giải quyết sinh lý cũng không có tội, vì suy tận cùng "người" cũng là một loại "con". Vấn đề là giải quyết sinh lý như thế nào, với ai mới là quan trọng. Ở đây, không đề cập đến tình yêu trai gái, tình yêu vợ chồng đúng nghĩa của nó.

Những vụ bê bối tình dục của các nhân vật tai to mặt lớn trên thế giới (như Bill Clinton, Dominique Strauss-Kahn (Tổng GĐ IMF) v.v...) đáng chê trách, nhưng những người này vẫn còn liêm sỉ, bởi họ chưa bao giờ dám cao giọng rao giảng về "thủy chung" đối với người dân. Phải chăng đó là sự khác nhau giữa "người Cộng sản" và người không cộng sản?

"Đôi đũa lệch": Nông Đức Mạnh - Đỗ Thị Huyền Tâm được xếp vào phần "thời nay", bởi nó còn khá nóng. LS. Trần Đình Triển đã chỉ thẳng tên bà vợ trong bài viết với chú thích "nay là vợ của bác Nông Đức Mạnh" [4]. Không thể nói vụ cướp chợ Bưởi không có một phần từ mối liên hệ trong vai trò kép: vừa là đại biểu QH vừa là phu nhân của cựu Tổng bí thư Mạnh. Người ta cũng biết bà Tâm hiện nay ở tuổi 47, ông Mạnh tròn 73. Chênh lệch tuổi tác: 26. So sánh với mức chênh lệch của "cặp đôi hoàn chỉnh" Duẩn - Nga: 18, thế hệ "thời nay" vượt trội về sức sống tình yêu để tái khẳng định chân lý: "tình yêu không phân biệt tuổi", dù dư luận phong thanh là ông Mạnh đang tính bài chuồn an toàn trước sự việc bà vợ ngày càng coi thường công luận. Chúng ta cũng không nên đề cập đến khái niệm "đảng ta là đạo đức là văn minh" khi "xét lại" bà vợ đầu của ông Mạnh - Lý Thị Bang chết trong lặng lẽ, chưa tròn "3 năm tang chế", ông Mạnh đã vui duyên mới, điều này có vẻ hơi chướng, nếu đặt trong bối cảnh Việt Nam - văn hóa nông nghiệp vẫn đầy ắp ngày nay.

Trong một cuộc phỏng vấn với đảng Việt Tân [5], nhà văn Dương Thu Hương đã bày tỏ: chúng ta không quan tâm gái bao, nhưng chúng ta quan tâm và vạch trần tiền bao gái, bởi đó là tiền của dân, khi đề cập đến mối quan hệ khuất tất của cặp đôi Nguyễn Văn Hưởng - Hồ Thị Thu Hồng. Không có gì hồ nghi về "sự thủy chung" của cặp đôi này, một khi họ ngân nga về "tình yêu", có điều chúng ta có cùng khái niệm và cảm nhận như họ không thôi. Cặp đôi này cũng bị đá đít, có lẽ sau khi cốt chanh đã được vắt xong. Dư luận cũng không tin những khái niệm "sám hối", "ăn năn" của 2 "người Cộng sản" này, nếu chúng ta vẫn đồng ý họ nên được gọi như thế.

Cặp Việt dart - Hoàng Thùy Linh làm trò con heo tung lên mạng và Hoàng Thùy Linh sướt mướt khóc tạ lỗi với khán giả cùng sự góp tay của Lại Văn Sâm "tạo điều kiện" cho Linh phơi bày sự "nhẹ dạ", "trong trắng" và "ngây thơ", "nông nổi" ngỡ dễ làm người ta tha thứ, ngược lại vở tuồng ruồi bu này đã bị chỉ trích không tiếc lời. Cần nhắc lại trò đồi bại của "cậu ấm" và "cô chiêu" này bởi Việt dart trong tư cách con trai của viên công an cao cấp Hà Nội để luận bàn về sự tác động từ môi trường sống và môi trường giáo dục mà cặp trai gái này hấp thụ.

Cũng cần điểm qua cặp sui gia: Nguyễn Đức Nhanh [6] (cựu GĐCA Hà Nội) - Nguyễn Thanh Sơn (Thứ trưởng Bộ ngoại giao), có con trai/con rể - Nguyễn Đức Quang (biệt danh Quang béo) - ăn chơi khét tiếng đất Hà thành, nhưng bộ óc xem ra toàn "chất đen" thay vì "chất xám" nên thụ hưởng từ người cha "nổi danh" (về tội ác) của mình góp tay trong ca acid tạt thẳng vào mặt của nhà báo Trần Quang Thành hơn 20 năm về trước [6A], hay chí ít học hỏi được chút ít từ thói đạo đức giả và lừa bịp của ông bố vợ, chứ nhỉ?! Rất tiếc, không có dù chỉ một chút!

Mới đây, BBC tường thuật lại từ báo chí Việt Nam về Lê Trương Hải Hiếu - con trai Lê Thanh Hải (Bí thư Tp. HCM) - một mẫu người được mô tả là thành đạt với kiến thức trộn lẫn giữa Tư bản (tốt nghiệp thạc sĩ tại Mỹ) và Cộng sản (đảng viên, bằng chính trị cao cấp). Người ta không biết "cuộc hôn nhân" về kiến thức này có dẫn đến thảm họa nào cho tương lai chàng trai trẻ sáng láng, phong độ này hay không, chỉ biết dư luận đang chĩa mũi dùi vào gia đình họ Lê này, trong đó những hình ảnh người con út Lê Trương Hiền Hòa và cựu nữ đại sứ du lịch Lý Nhã Kỳ đang ầm ào đầy trên các diễn đàn [7].

Người đẹp Lý Nhã Kỳ [8] (tên thật Trần Thị Thanh Nhàn) cũng từng làm dậy sóng khi có những hình ảnh, giấy tờ chứng minh cô đã có một đời chồng cùng với việc tai tiếng về bằng cấp giả. Đó là cái giá phải trả không tránh khỏi, khi chấp nhận làm người của công chúng. Mới đây, người đẹp này đã cự tuyệt không tiếp tục sứ mạng "đại sứ du lịch" cho Việt Nam, mặc dù nhan sắc của cô ngày càng mặn mòi. Điều làm người ta khó tin, chỉ với nhan sắc (đẹp), kiến thức tầm tầm, những vai diễn nhàn nhạt, thật khó trong một thời gian ngắn cô trở thành tỉ phú với cả một cơ ngơi về thời trang [9] quá sức tưởng tượng. Cần nhắc lại "tiền bao gái" mà nhà văn Dương Thu Hương đã đề cập đến trong trường hợp này, một lần nữa, đó là tiền xương máu, mồ hôi của dân Việt.

Trong khi Lý Nhã Kỳ cặp đôi với Lê Trương Hiền Hòa - con út của Lê Thanh Hải - một thiếu gia trẻ, một ông chủ về BĐS với Công ty CP ĐT & TM Ba Ma Phúc Thịnh Gia có trụ sở 95 Sương Nguyệt Ánh Q.1 Tp.HCM [10], thì nữ nghệ sĩ cải lương Quế Trân (dại biểu HĐND Tp.HCM trúng cử khóa này [11] cùng với kịch sĩ Hồng Vân và ca sĩ Thanh Thúy) cũng đang dính tin đồn là chuẩn bị về làm dâu nhà Lê Thanh Hải với cậu cả Lê Trương Hải Hiếu [12]. Không biết tin đồn đúng sai thế nào, nhưng "bà nghị trẻ" Quế Trân không ngại ngần cho phóng viên biết [13] "anh ấy có sự nghiệp ổn định, có thể bảo bọc được cuộc sống cũng như tinh thần cho mình".

Nhiều người cho rằng việc Lý Nhã Kỳ hăng say tham gia công tác xã hội một dạo không phải là việc làm không có mục đích và nhận "sự chỉ đạo" của ai đó, cũng như cô đào trẻ Quế Trân, tài năng nghệ thuật chưa là gì, cống hiến và bề dày thành tích tay nghề cũng thuộc hàng nhãi nhép, "tự nhiên" phút chốc trở thành bà nghị tại Sài Gòn, danh nổi như cồn với giải "công dân trẻ tiêu biểu" mà Quế Trân không che giấu nỗi tự hào. Lộ liễu và thách thức người dân đến mức không chấp nhận nỗi thói độc tài, phè phỡn, lưu manh đến chà đạp cả xã hội khôn cùng!

Sẽ là thiếu sót lớn khi quên một "người Cộng sản" thời nay nữa - Nguyễn Thanh Phượng - con gái đương kim Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Hôn nhân giữa cô Phượng cùng con trai một cựu Thứ trưởng Tài chính thuộc chế độ VNCH đã làm nhiều người đau tay với bàn phím, những tưởng không cần nhắc lại. Duy chỉ, khi nghe bà doanh nhân trẻ này phát ngôn [14]:

"Một người hay được dư luận chú ý thì phải cố gắng giữ mình để tránh điều tiếng không hay cho cá nhân và cả gia đình".

cá nhân tôi đánh giá bà doanh nhân trẻ này là người hiểu biết, tuy thế khi nghe bà xách mé gọi chúng tôi là "một vài blog phản động", tôi cảm thấy phẫn nộ về thói hỗn xược đối với người dân. Bà Phượng lấy tư cách gì để dám dùng chữ "phản động" chửi dân???

Người dân đen như chúng tôi làm sao có đủ thông tin bí mật (vừa giả vừa thật) để phao lên, để vu oan cho những "người Cộng sản" "tầm cỡ" như bà? "bọn phản động" phải chăng chính là những kẻ mà bà gặp hàng ngày, thậm chí trong những bữa dạ tiệc linh đình lồng trong những phi vụ làm ăn cho cá nhân và phe cánh của bà?

Mặt khác, bà đã biết "phải giữ mình" thì chúng tôi cũng nhắc cho bà nhớ về "đức hy sinh cao cả" của những người "tiền bối" cộng sản như: Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Thụy Nga v.v... Sao bà Phượng không lấy những "tấm gương" đó ra mà "học và làm theo" cho phải đạo với "tiền nhân cộng sản", lại đi kết hôn với những "kẻ lưu vong" làm xấu mặt "truyền thống cách mạng vẻ vang" mà ông Nguyễn Tấn Thử - ông nội của bà, người đã bị giặc Mỹ giết chết - truyền lại cho cha bà và cho đến anh em ruột nhà bà? Tôi có thể không nghi ngờ cái gọi là "tình yêu" trong hôn phối giữa bà và ông Nguyễn Bảo Hoàng, nhưng sao bà không nghĩ tới phương án "hy sinh" bằng cách ly hôn để bảo toàn "khí tiết" và "phẩm giá" của dòng tộc nhà bà hơn 70 năm qua, từ khi "đảng đã cho ta sáng mắt sáng lòng" thay vì đổ thừa cho "bọn phản động" nào đó?

III. Kết:

Thi sĩ Xuân Diệu đã viết [15]:

Làm sao cắt nghĩa được tình yêu!
Có nghĩa gì đâu, một buổi chiều
Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt,
Bằng mây nhè nhẹ, gió hiu hiu...
Cô hãy là nơi mấy khóm dừa
Dầm chân trong nước, đứng say sưa,
Để tôi là kẻ qua sa mạc
Tạm lánh hè gay; - thế cũng vừa.
Rồi một ngày mai tôi sẽ đi.
Vì sao, ai nỡ bỏ làm chi!
Tôi khờ khạo lắm, ngu ngơ quá
Chỉ biết yêu thôi, chẳng hiểu gì
.
(Vì Sao - Xuân Diệu 1938)

Với những tâm hồn của những "người Cộng sản" như dẫn trên, không biết họ có còn một chút lãng mạn, bay bổng để hiểu về "Tình Yêu" không nhỉ? Câu hỏi cuối cùng sau hàng loạt câu hỏi trong bài viết này: Người Cộng sản Việt Nam có còn biết yêu và yêu như thế nào?!

Nguyễn Ngọc Già
  
_______________

Ghi chú: Bài viết cũng nhằm đòi lại danh dự, phẩm giá, tiết hạnh của những nữ tù nhân lương tâm: Tạ Phong Tần, Đỗ Thị Minh Hạnh, Hồ Thị Bích Khương (khối 8406), Phạm Thị Phượng (đảng viên ĐVD), Trần Thị Thúy (đảng viên ĐVT) v.v... cũng như của những phụ nữ bất đồng chính kiến đang trong vòng khủng bố, đe dọa về tinh thần, thể xác: Huỳnh Thục Vy, Nguyễn Hoàng Vy, Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Trịnh Kim Tiến, Đặng Bích Phượng, Trần Thị Nga v.v...; cũng như cho tất cả những phụ nữ là vợ, mẹ, con, chị, em, bạn hữu của các tù nhân lương tâm: Nguyễn Thị Dương Hà (vợ TS. Cù Huy Hà Vũ), Cù Thị Xuân Bích (em TS. Cù Huy Hà Vũ), Lê Đính Kim Thoa (vợ DN. Trần Huỳnh Duy Thức), Nguyễn Phương Anh (vợ cựu tù nhân lương tâm Lê Thăng Long), hoa hậu Ngọc Khánh (vợ LS. Lê Công Định), Trần Thị Lệ (mẹ LS. Lê Thị Công Nhân), mẹ của cựu tù nhân lương tâm Phạm Thanh Nghiên, Dương Thị Tân và các con (người thân của Blogger Điếu Cày), Hồ Lê Như Quỳnh (bị vu khống vụ 2 bao cao su đã xài với TS. Cù Huy Hà Vũ) v.v... và nhiều nạn nhân khác.


----------------------
[*] Bạn đọc, nếu có hứng thú, có thể đọc "Sống Như Anh" của Trần Đình Vân để rõ thêm về chi tiết này.
[**] Quyển I - Giải Phóng - Phần 2: Thời Lê Duẩn - Chương 8: Thống nhất.
 

Michael Benge - Cộng sản Việt Nam -- Kẻ buôn người lỗi lạc

Các nạn nhân buôn người bị những băng nhóm tội phạm có tội chức đưa vào nước Anh để hoạt động mại dâm, lao động, và làm nô lệ phục dịch cho các gia chủ
Hình minh họa
Việt Nam hiện đang nắm giữ danh hiệu đầy quang vinh “Quốc gia Vi phạm Nhân quyền Tồi tệ Nhất Đông nam Á,” theo lời điều trần trước Uỷ ban Đối ngoại của Quốc hội Hoa Kỳ. Các công ty xuất khẩu lao động có liên quan đến chính quyền là những nhà cung cấp chính về nam, nữ và trẻ em cho các thị trường cưỡng bức lao động và buôn bán tình dục, trong khi các quan chức chính quyền kiếm lợi từ việc lại quả.
Dữ kiện thống kê về nạn buôn người của Việt Nam thì có nhiều dạng, mặc dù thông tin chính xác về quốc gia cộng sản thì khó mà tìm được. Bộ Công an Việt Nam công bố con số chính thức 2.935 người Việt là nạn nhân buôn người trong giai đoạn 2004-2009. Tuy nhiên các tổ chức quốc tế lại cho biết con số này cao hơn nhiều, có đến hơn 400 nghìn nạn nhân kể từ năm 1990. Ngay cả con số này chỉ bao gồm những nạn nhân được ghi nhận, chưa kể hàng chục nghìn trường hợp bị lạm dụng không được lưu ý, đặc biệt là trong giới lao động.
Xuất khẩu lao động không là vấn đề mới mẻ ở Việt Nam. Sau khi cộng sản chiếm đóng vào năm 1975, hàng trăm nghìn lao động đã bị gửi đi Liên Xô và những quốc gia thuộc khối Đông Âu như một hình thức trả nợ chiến tranh. Nhiều người lâm vào cảnh mất việc, nợ nần và cùng quẫn. Việt Nam nhanh chóng chuyển từ tình trạng cung cấp lao động cưỡng bức sang việc mua bán phụ nữ và trẻ em như những nô lệ tình dục.
Buôn bán nô lệ tình dục được nhà nước cho phép
Việt Nam là nhà cung cấp chính cho công nghệ khai thác tình dục cũng như cưỡng bức lao động -- và một số người xuất thân là lao động rồi trở thành nô lệ tình dục. Hôn nhân giả hiệu hoặc lường gạt là một phương pháp được dùng để lợi dụng phụ nữ Việt. Viễn cảnh của một cuộc hôn nhân với một người đàn ông tại một quốc gia tương đối giàu có, cộng thêm lời hứa chi trả đến 5 nghìn Mỹ kim (gấp mười lần mức lương trung bình tại Việt Nam) thì thường quá hấp dẫn đối với phụ nữ miền quê cũng như gia đình nghèo khổ của họ. Phụ nữ và trẻ em bị đưa sang Cambodia, Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Malaysia, Đài Loan, Macau, Trung Đông và châu Âu. Ngược lại trẻ em Cambodia bị buôn sang những trung tâm thị tứ ở Việt Nam. Ngày càng tăng, Việt Nam trở thành điểm đến của du lịch tình dục trẻ em, nơi những kẻ lạm dụng tình dục đến từ Nhật, Nam Hàn, Trung Quốc, Đài Loan, Anh, Úc, châu Âu và Hoa Kỳ. Phụ nữ cũng bị đưa đến những quốc gia khác để mang thai hộ. Một số bị cưỡng ép để sinh con cho các gia đình hiếm muộn, trong khi những con những người khác bị bán làm con nuôi cho người nước ngoài, chủ yếu từ các quốc gia phương Tây.
Nga: một trường hợp điển hình
Vừa qua cô Danh Hui đã ra điều trần về đường dây buôn bán tình dục và tống tiền chuyên lôi kéo thiếu nữ Việt đến Nga với lời hứa sẽ có những công việc tiếp viên với lương cao (theo tiêu chuẩn Việt Nam). Thay vì thế họ bị bán vào các nhà chứa ở Moscow. Đường dây này được điều hành bởi những công ty môi giới lao động có giấy phép nhà nước, chuyên đưa tiền lại quả cho quan chức chính quyền. Những thiếu nữ này bị giữ hộ chiếu, bị trả lương rẻ mạt, không được chăm sóc y tế và không có cách nào để quay lại quê nhà. Một số cô gái bị giữ lại Nga hơn 4 năm, họ bị đánh đập tàn nhẫn nếu tìm cách thoát khỏi nhà chứa. Ngay cả khi bị giam giữ ngoài ý muốn, họ vẫn phải trả tiền trọ cũng như tiền khẩu phần và quần áo ít ỏi.
Bé Hương, em gái của cô Danh, là một nô lệ tình dục. Sau vài tháng, cha mẹ nghèo khổ của cô nhận được điện thoại yêu cầu họ phải trả tiền cho chi phí y tế. Họ thu vén được 300 Mỹ kim và gửi sang cho cô. Vài tuần sau cô gọi lại bảo rằng cơ quan môi giới việc làm tại Việt Nam đồng ý để cô về nước, nhưng cô phải cần 2000 Mỹ kim mua vé máy bay. Cô Danh, lúc ấy đang sống tại Hoa Kỳ, đã mượn tiền và gửi cho cơ quan môi giới. Không bao lâu sau, số tiền này được nâng lên đến 4000, sau đó lên đến 6000; rõ ràng đây là một vụ tống tiền.
Vào tháng Hai năm nay, 13 tháng sau khi bị cầm giữ, Bé Hương đã trốn khỏi nhà chứa cùng với ba nạn nhân khác. Cô đã tìm cách tiếp xúc với Đại diện Sứ quán tên Nguyễn Đông Triều tại Đại sứ Quán Việt Nam ở Moscow và năn nỉ được giúp đỡ. Triều nói với cô rằng nghề mãi dâm thì hợp pháp ở Nga, và “Ai đưa sang thì kêu người đó đưa về.” Hai ngày sau, Bé Hương và ba nạn nhân kia đã bị bảo vệ nhà chứa bắt lại, và ba cô gái đi với cô bị đánh đập tàn nhẫn. Sau đó Bé Hương biết được rằng tú bà của nhà chứa ở Moscow là bạn thân của viên Đại diện Sứ quán, người đã phụ lòng tin của các cô gái.
Khi cô Danh biết tin về tình cảnh của em mình, cô đã liên lạc với hai tổ chức phi chính phủ ở Hoa Kỳ là Ủy ban Cứu trợ Thuyền nhân và Liên Minh Bài Trừ Nô Lệ Mới Ở Á Châu, họ giúp cô liên lạc với Dân biểu Al Green và Bộ Ngoại giao. Với nỗ lực của họ và sự giúp đỡ từ giới truyền thông, Bé Hương đã quay về Việt Nam, nhưng với những cái giá phải trả. Trước tiên, cô bị ép buộc rút đơn tố cáo công ty môi giới lao động với công an Việt Nam. Cô Danh cũng phải viết một thư xin lỗi đối với tú bà vì đã vu cáo bà ta tội buôn bán tình dục. Cuối cùng, cô bị ép buộc phải viết một lá thư gửi cho các quan chức đại sứ Việt ở Moscow để cám ơn họ đã giúp Bé Hương về nước. Lúc ấy cô mới được về nước.
Cuối cùng, Bé Hương được phép đến Đại sứ Quán Việt Nam; ông Kiên tại sứ quán bảo cô rằng cô được tự do với vài điều kiện. Cô phải viết thư nói rằng những gì cô kể với thân nhân về tú bà Thuý An là sai sự thật, và một lá thư khác cám ơn các nhân viên sứ quán và tú bà Thúy An đã giúp đỡ cho cô hồi hương.
Đương nhiên là Đại sứ Quán Việt Nam cũng như tú bà Thúy An đã chẳng làm gì cả, vì chỉ qua áp lực ngoại giao và truyền thông mà Bé Hương đã được phép về nước. Qua áp lực liên tục, sáu nạn nhân khác cuối cùng cũng được trả tự do và quay về Việt Nam. Tám người khác vẫn còn bị tú bà Thúy An giam cầm với sự tiếp tay của Đại sứ Quán Việt Nam ở Moscow.
Xuất khẩu lao động
Việt Nam bắt đầu quá trình xuất khẩu lao động của mình bằng cách học hỏi từ Thống chế Tito, người từng dùng xuất khẩu lao động thặng dư như là chiếc van xả để xoa giảm phản kháng trong giới trẻ Nam Tư. Tito là một kẻ độc tài cực đoan và tàn bạo (mặc dù rất nổi tiếng ở phương Tây), người đã mang chức “Chủ tịch vĩnh viễn” cho đến khi ông qua đời vào năm 1980.
Giờ đây Cộng sản Việt Nam xuất khẩu một phần lớn lực lượng lao động của mình nhằm cố gắng giảm thiểu sự bất ổn đang âm ỉ trên đất nước ngày cũng như để tăng cường thu nhập. Năm 2007 người Việt lao động ở nước ngoài đã gửi lượng tiền tương đương với 2 tỉ Mỹ kim. Việt Nam có một lực lượng lao động hơn 51,4 triệu và 70% dân số dưới tuổi 30. Bất chấp việc xuất khẩu lao động, vẫn có 12% -- 10 triệu người lao động Việt Nam vẫn không có việc làm, Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho biết.
Chính quyền Việt Nam đặt mục tiêu đưa 500 nghìn lao động ra nước ngoài vào năm 2005, và con số này đã không ngừng tăng lên. Năm 2008, Việt Nam đã đạt được thoả thuận với Qatar để tăng con số lao động gửi sang Trung Đông từ 10 nghìn lên gấp 10 lần vào năm 2010.
Nghệ thuật xuất khẩu lao động
Nhiều công ty xuất khẩu lao động tại Việt Nam là bộ phận của các đường dây băng đảng buôn người và tống tiền đầy phức tạp, và các quan chức chính quyền và các nhà băng cũng thường xuyên dính líu. Những người nộp đơn bị lừa gạt hợp đồng -- còn được gọi là hợp đồng nội, trong đó nêu rõ loại công việc, điều kiện làm việc tốt và lương bổng phải chăng; tuy nhiên, họ có thể phải trả đến 10 nghìn Mỹ kim chỉ để được nộp đơn. Những người nộp đơn thường được khuyến khích vay tiền, ví dụ như từ một ngân hàng nhà nước như Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn để trả cho chi phí, dùng tài sản của cha mẹ mình để thế chấp. Nếu số tiền vay vẫn không đủ, cha mẹ họ phải cầm cố hoặc bán đi phần tài sản còn lại.
Sau khi món tiền lệ phí không hoàn lại đã được đóng, các lao động thường được nhận một hợp đồng thực để ký vào một ngày trước khi lên đường. Hợp đồng này thường đưa ra các điều kiện khác với hợp đồng gốc với những từ ngữ pháp lý mà họ không hiểu được. Sau khi đặt chân đến nước ngoài (có thể không phải là quốc gia mà họ đồng ý), họ bị tịch thu hộ chiếu và giấy tờ tuỳ thân và bắt buộc phải ký một hợp đồng khác, hợp đồng ngoại bằng thứ tiếng nước ngoài mà hoàn toàn không hiểu. Vì thế họ lâm vào hoàn cảnh phải làm việc nhiều giờ hơn trong điều kiện lao động dưới tiêu chuẩn với số lương thấp hơn nhiều so với lời hứa trước đây và có rất ít hoặc không được chăm sóc y tế. Nhiều khi người lao động không được trả hết lương và bị trói buộc vào nợ nần, trong khi bị bắt buộc hằng tháng phải trả tiền góp cho công ty môi giới. Hệ quả là người lao động không thể trả dứt được số nợ vay, không có tiền để về nước và gia đình họ bị mất đất đai và tài sản.
Các Đại sứ Quán Việt Nam chỉ giúp đỡ rất ít hoặc không giúp gì đối với những con người bị lợi dụng này. Đúng là nhà nước Việt Nam đã thông qua các luật lệ chống nạn buôn người, thỉnh thoảng cũng truy tố vài trường hợp; nhưng đây chỉ là kiểu tô vẽ bề ngoài. Thật là một tấn trò trước việc lừa gạt Liên Hiệp Quốc, Hoa Kỳ và những quốc gia viện trợ ngây thơ để họ tin rằng chính quyền cộng sản Việt Nam đang giải quyết vấn đề này. Trong khi đó, nạn buôn bán lao động và tình dục vẫn tiếp tục với cú nháy mắt gật đầu của các quan chức ăn hối lộ. Nhân tiện, bạn có biết là việc tố cáo hối lộ là bất hợp pháp ở Việt Nam không?
Và ban nhạc vẫn tiếp tục chơi...
American Thinker
Diên Vỹ chuyển ngữ
04.05.2013
* Michael Benge từng là nhân viên ngoại giao tại Việt Nam 11 năm và là người nghiên cứu chính trị Đông nam Á. Ông rất tích cực trong việc khuyến khích nhân quyền, tự do tôn giáo và dân chủ cho người dân trong khu vực và đã viết rất nhiều về những vấn đề này.
(Dân luận)

Ông Nguyễn Bá Thanh: từ Hội nghị Trung ương 7 đến đại hội 7 VFF

"Cặp đôi đơn côi " của chính trường tháng Năm!?
“Cặp đôi đơn côi ” của chính trường tháng Năm!?
Tròn một tháng nữa, 05/6/2013, Đại hội khóa 7 Vê-Ép-Ép (VFF) sẽ khai mạc. Nhưng từ đầu năm 2013, chuyện tìm ai làm “ông vua” cái hội “môn thể thao vua”này khá là rình rang và đau đầu.
Cuối tháng 3, “ông vua” Nguyễn Trọng Hỷ đã gặp trực tiếp và mời ông Nguyễn Bá Thanh làm chủ tịch Vê-Ép-Ép (VFF) nhiệm kỳ tới (*). Ông Bá Thanh đã từ chối. Gần đây nhất, Bộ Văn – Thể – Du đề cử người của mình, ông Thứ trưởng Lê Khánh Hải, làm chủ tịch (theo lời ông Hỷ).
“Chủ tịch VFF không nhất thiết là người trong bộ máy Nhà nước”. Đó là quan điểm của những người làm bóng đá chuyên nghiệp.Đại điện là hai đại gia kiêm “ông bầu bóng đá”: ông Đoàn Nguyễn Đức và ông Võ QuốcThắng. Theo hai ông, người tốt nhất cho vị trí này là ông Lê Hùng Dũng, chủ tịchEximbank, cũng một đại gia chuyên kiếm tiền cho VFF!
Mình là người tán thành quan điểm của hai ông bầu này. Ông Lê HùngDũng làm chủ tịch VFF thì quá ngon rồi! Nhưng bây giờ nếu được bầu, mình lại bầucho ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng ban Nội chính Trung ương. Vì sao?
1.  Thứ nhất,vị trí VFF, như quan điểm của bầu Đức và bầu Thắng: Phải có đam mê bóng đá (1); Có trải nghiệm lâu dài với bóng đá (2); Có mối quan hệ tốt với doanh nghiệp (3). Chịu đựng được áp lực (4). Cả bốn tiêu chí, ông Nguyễn Bá Thanh đều hội đủ:
“Đam mê” ư? Quá đam mê là đằng khác (xem các tấm hình minhhọa sẽ rõ). Không đam mê mà có thể quần đùi áo số tranh bóng với các em cầu thủchuyên nghiệp sòng phẳng a?
“Trải nghiệm..” ư? Quá trải nghiệm là đằng khác! Dưới thời ông ở ĐàNẵng, ổng đã chỉ đạo “làm sạch” bóng đá (dẹp nạn mua bán tỷ số của cầu thủ) vàtận dụng nhân tài là ngôi sao bóng đá (như Lê Huỳnh Đức, Lê Thụy Hải)! Không nhữngđam mê mà còn trải nghiệm nhiều mới biết chống tiêu cực bóng đá và dùng người đam mê chứ !
“Mối quan hệ tốt với doanh nghiệp” ư? Quá có! Xem ông bớt 10% chodoanh nghiệp trong việc phát triển hạ tầng cơ sở ở Đà Nẵng thì biết. Khó nhưphát triển hạ tầng mà doanh ngiệp ủng hộ rần rần, huống chi chuyện đá bóng trênsân cỏ!
“Chịu đựng áp lực” ư? Quá quen! Ông Bá Thanh đã từng là “tổng đốc”kiêm “chủ tịch quốc hội” một “Đà Nẵng trực thuộc trung ương” mà không quen chịuáp lức ư? Và hiện thời ông cũng đang chịu rất tốt áp lực đó thôi! Không chịu đượcáp lực thì căng thẳng như bầu bán đêm qua, ổng bị tăng-xông trước khi được bầu nhưông Nguyễn Đình Tứ năm nào rồi ! (**)
2. Thứ hai,nói VFF là hiệp hội nhà nghề, tức là một tổ chức xã hội; không xài tiền ngân sáchnhà nước,… nên không cần “nhà nước hóa”.
Không sai.Nhưng chưa trúng “ý đảng”!  “Đảng lãnh đạo toàn diện xã hội” cơ mà. Chẳng phải “ýđang” đã được hiến định bằng Điều 4 Hiến pháp đó sao? Vậy Ủy viên trung ương đảng làm chủ tịch VFF còn “lãnh đạo toàn diện” hơn thứ trưởng… trơn chứ !
3.  Thứ ba, việc ông được điều ra làm Trưởng ban Nội chính những tưởng ông sẽ bận rộn, nhưng giờ thì có thể khẳng định ổng sẽ… nhàn! Lý do là ông Nguyến Bá Thanh vừa bị rớt trong cuộc bầu bổ sung ủy viên BCT, đêm qua 04/5/2013 (***)!  Không là ủy viên BCT thì chỉ có “quyền rơm vạ đá” và “ngồi chơi xơi nước” mà thôi. “Nước mình nó thế” !
Quay về Đà Nẵng ư? Cái ghế cũ của ông ở Đà Nẵng đã có người khác ngồi bằng”danh chính” rồi!  Thế nào ông cũng sẽ… nhàn. Quá nhàn nữa cơ! Ổng sẽ thừa thời gian dành “tâm huyết” cho bóng đá nước nhà!
Vậy thì đại hội 7 tới, Vê-Ép-Ép còn chọn ai nữa?
Ông Lê Hùng Dũng (khỏi cần bầu) làm Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký luôn! (Ổng xứng đáng). Hãy bầu ông Nguyễn Bá Thanh làm chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Việt Nam !
Không có chân bộ chính trị thì mần chủ tịch VFF. Cũng là một ông vua!
Còn chờ gì nữa?

He he…

05/05/2013
Sao Hồng 
(Blog Sao Hồng  ) 

Tấn Hà - Thử suy đoán việc Nguyễn Bá Thanh trượt ghế Ủy viên Bộ chính trị

Ông Nguyễn Bá Thanh
Tin Nguyễn Bá Thanh không trúng cử ghế Ủy viên Bộ chính trị (BCT) tại Hội nghị TW7 chưa được kiểm chứng, còn phải chờ vào tin của báo chí nhà nước.  Nhưng thực ra việc ông Thanh không vào được BCT là chuyện có thể dự đoán, nếu Hội nghị TW7 của ĐCSVN sử dụng hình thức bỏ phiếu kín.
Ông Thanh là tân trưởng Ban nội chính, việc đưa ông Thanh từ Đà Nẵng ra Hà Nội để phụ trách Ban nội chính có thể xuất phát từ ý riêng của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhưng chắc chắn phải có sự đồng thuận của Bộ chính trị.
Ông Thanh ra Hà Nội, tuy chưa làm được việc gì ra hồn, nhưng đã có những phát biểu “bắt hết, nhốt hết” rồi có cả những câu nói ám chỉ theo kiểu chỉ trích cá nhân đến vị trí thủ tướng của ông Dũng. Những động thái đó đã bộc lộ ông Thanh cũng chỉ là kẻ hấp tấp, thiếu sâu sắc.
Thứ hai, cũng chính từ việc Ban nội chính có chức năng chống tham nhũng, cho nên giả sử như tin ông Thanh có những tài khoản lớn ở ngân hàng nước ngoài là bịa đặt, bản thân ông này trong sạch, thì với bộ máy hiện nay trong Ban nội chính, liệu có kẻ nào dưới quyền ông là trong sạch? Toàn lũ “đeo găng tay đi họp” cả đấy.
Việc bỏ phiếu chọn nhân sự trong ĐCSVN là cách làm mới, có lẽ từ hồi bỏ phiếu xem có nên kỷ luật thủ tướng Dũng hay không. Người ta nói ông Dũng không bị truất ghế thủ tướng vì nếu ông này bị rớt đài thì nhiều kẻ trong Trung ương ĐCSVN cùng đường dây với ông ta cũng sẽ bị liên lụy. Đồng thời trong quá trình hơn 1 nhiệm kỳ thủ tướng, ông Dũng đã kịp “thay máu” gần như toàn bộ nhân sự thân cận từ các tỉnh thành đến các bộ ngành trung ương.
Tại Hội nghị TW7 lần này, vẫn là những lá phiếu lần trước đã bảo vệ ông Nguyễn Tấn Dũng, không lẽ gì họ lại bỏ phiếu thuận cho một kẻ đã công khai đe nẹt cấp trên và có thể còn là ân nhân hay ê kíp của họ, là ông Nguyễn Bá Thanh. Chưa kể, không khéo cái “găng tay” mà họ đang đeo đi họp cũng sẽ bị ông Thanh lột ra. Cách tốt nhất là ngăn ông Thanh vào BCT cho nó lành…
Thêm nữa, nếu ông Thanh trúng ghế Ủy viên BCT thì nhiều người sẽ cho đây là một sự thiếu công bằng, vì ông Thanh vốn phát triển từ địa phương, chưa kinh qua các chức vụ tại trung ương. Ở Đà Nẵng ông Thanh là vua, nhưng ra Hà Nội nhiều kẻ chưa phục ông, nhất là ông lại không khéo giữ mồm giữ miệng…
Tóm lại, nếu tin ông Nguyễn Bá Thanh không lọt vào BCT là chính xác thì đây cũng là một kết quả tất yếu trong bỏ phiếu. Vai trò của ông Nguyễn Phú trọng, dù có quyết tâm ủng hộ ông Thanh đến đâu, thì cũng chỉ vỏn vẹn ở khâu lopbby và ông cũng chỉ là một lá phiếu bầu.
Người ta cho rằng đây là một chiến thắng của phe Nguyễn Tấn Dũng. Chưa hẳn như vậy, và chưa có cơ sở để khẳng định điều này. Nếu biết trước là sẽ có bỏ phiếu thì đảm bảo 90% những người quan tâm sẽ đưa ra nhận định là ông Thanh sẽ trượt ghế Ủy viên BCT.  Các dư luận viên cứ thích vẽ thêm màu sắc kỳ bí để thêm phần “giật gân”…
Có một điều thấy rõ: Cái Ban nội chính sẽ chết yểu theo kiểu chỉ tồn tại mà chẳng được sống và tất nhiên là nó vô giá trị. Nhiều người đã nhận định như thế trước khi Hội ngị TW7 của ĐCSVN khai mạc, mà không cần phải quan tâm là ông Nguyễn Bá Thanh có vào được BCT hay không.
Nguyễn Tấn Dũng sẽ làm gì, và sẽ làm được gì thì những điều “làm được” đó sẽ vẫn không mảy may đem lại chút gì có lợi cho dân cho nước, khi trong Hiến pháp Điều 4 còn tồn tại và Luật đất đai vẫn không trao quyền sở hữu tư nhân cho nhân dân. Liệu người dân có thể mong chờ gì vào cái đám tham nhũng sâu dân mọt nước thâm căn cố đế kia?
Tấn Hà
(Blog Tấn Hà)

“Phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang: một thủ đoạn trong chiến lược “diễn biến hòa bình”

Trong quá trình góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, gần đây một số người đã đưa ra quan điểm lực lượng vũ trang, quân đội “chỉ để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia và phục vụ nhân dân”; “phải trung thành với Tổ quốc và nhân dân chứ không phải trung thành với bất kỳ tổ chức nào”. Đây là những luận điệu vô căn cứ, sai lầm về lý luận và không đúng với thực tiễn lịch sử cách mạng Việt Nam.
1. Từ xưa đến nay, bất cứ quân đội nào trên thế giới cũng đều phải thực hiện nhiệm vụ chính trị của giai cấp, nhà nước, lực lượng chính trị đã tổ chức, nuôi dưỡng nó, và phải trung thành với giai cấp, nhà nước, lực lượng chính trị đó. Đối với bất kỳ quân đội nào, chính trị là vấn đề quan trọng hàng đầu, bởi đó thực chất là vấn đề bản chất giai cấp, mục tiêu, lý tưởng chiến đấu của quân đội; thể hiện quân đội đó do ai tổ chức và lãnh đạo, chiến đấu cho ai và vì ai. Chính trị của quân đội vô sản là thực hiện chính trị của đảng cộng sản, của nhà nước xã hội chủ nghĩa, phục vụ đảng cộng sản, tổ quốc, phục vụ nhân dân, bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Quân đội nhân dân Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức, lãnh đạo, giáo dục và rèn luyện. Ngay từ khi ra đời đến nay, chính trị của Quân đội nhân dân Việt Nam là thực hiện chính trị của Đảng, của Nhà nước, vì mục tiêu lý tưởng của Đảng, vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.
Ngày 22-12-1944, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam, trong đó đề cập rất rõ những vấn đề cơ bản về xây dựng quân đội, như mục tiêu, lý tưởng chiến đấu, bản chất, chức năng, nhiệm vụ... của Quân đội. Tên gọi “Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân” thể hiện tư tưởng đặc sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh về quân đội kiểu mới của giai cấp công nhân, quân đội của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Trong xây dựng, giáo dục và rèn luyện Quân đội, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến xây dựng Quân đội ta thực sự là quân đội cách mạng, “quân đội vô địch, bách chiến bách thắng, tuyệt đối trung thành với Đảng, Tổ quốc và nhân dân; đặc biệt quan tâm đến xây dựng quân đội về chính trị, coi đó là “gốc”, là cơ sở để xây dựng Quân đội ta vững mạnh về mọi mặt, nâng cao chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu của quân đội.
Hình minh họa
2. Thực tiễn lịch sử gần 70 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam cho thấy, Đảng lãnh đạo là nhân tố quyết định bảo đảm Quân đội luôn tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của nhân dân; đồng thời mang lại cho Quân đội sức mạnh vô địch, “khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Quân đội ta có sức mạnh vô địch, vì nó là một quân đội nhân dân do Đảng ta xây dựng, Đảng ta lãnh đạo và giáo dục”(1). Quân đội đã cùng với nhân dân Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, làm nên những kỳ tích vĩ đại, những chiến thắng huy hoàng trong cách mạng giải phóng dân tộc, kháng chiến chống xâm lược, cùng với toàn dân bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, tiến hành sự nghiệp đổi mới đất nước với những thành tựu có ý nghĩa lịch sử. Điều đó thể hiện sinh động mối quan hệ thống nhất giữa sự lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội và sự trung thành của Quân đội với Đảng, Tổ quốc và nhân dân.
Quân đội nhân dân Việt Nam - “Bộ đội Cụ Hồ” - hình ảnh cao đẹp đã in đậm trong lòng nhân dân, được các tầng lớp nhân dân tin cậy, yêu mến như ngày nay là do sự cống hiến, chiến đấu hy sinh, sự rèn luyện tu dưỡng của lớp lớp thế hệ cán bộ, chiến sĩ quân đội trong sự đùm bọc, nuôi dưỡng của nhân dân..., dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Lý luận và thực tiễn đã chỉ rõ, chỉ có giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội thì mới có thể xây dựng Quân đội thực sự vững mạnh, đó là nguyên tắc quan trọng hàng đầu; đồng thời sự nghiệp xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, đặc biệt là xây dựng Quân đội vững mạnh về chính trị, góp phần vào việc giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội. Đây là mối quan hệ biện chứng thống nhất giữa chủ thể lãnh đạo và đối tượng lãnh đạo trong quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội ta.
Khi nhiệm vụ của Quân đội có sự phát triển mới theo yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng, thì đòi hỏi sự lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội cũng phải đổi mới cho phù hợp, với những nội dung, phương thức và biện pháp mới. Song, cần khẳng định rằng, chính sự lãnh đạo của Đảng mới quyết định sự trưởng thành, lớn mạnh của Quân đội, và “sự phát triển mới” về nhiệm vụ của Quân đội cũng chính là sự phát triển mới nhiệm vụ của cách mạng mà Tổ quốc, Đảng, Nhà nước và nhân dân giao cho Quân đội. Vì thế, trong tình hình mới, Đại hội XI của Đảng tiếp tục khẳng định: “Tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, sự quản lý tập trung thống nhất của Nhà nước đối với Quân đội nhân dân”(2). Yêu cầu cốt lõi của việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội là bảo đảm Quân đội tuyệt đối trung thành với Đảng, Nhà nước, với Tổ quốc và nhân dân; đồng thời Quân đội có đủ sức mạnh để làm tròn phận sự trung thành của mình, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Tổ quốc, Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.
3. Dân tộc Việt Nam, giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã sinh ra Quân đội nhân dân Việt Nam; và, đứa con của giai cấp, dân tộc và nhân dân ấy đã chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân, vì mục tiêu lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Quân đội; Quân đội phục tùng sự lãnh đạo và trung thành với Đảng là hai mệnh đề song hành ngay từ khi quân đội ta mới được thành lập đến nay. Hai mệnh đề cơ bản quan hệ khăng khít với nhau này đều cần phải được hiến định.
Hiến pháp - đạo luật cơ bản của đất nước - cần ghi nhận một cách rõ ràng sự lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội, đồng thời ghi nhận sự trung thành của Quân đội với Đảng, Tổ quốc và nhân dân. Đó là sự khẳng định một thực tế lịch sử, một hiện thực chính trị - xã hội, một tất yếu khách quan trong thực tiễn cách mạng Việt Nam, làm cho sự lãnh đạo và sự trung thành này vừa mang tính chính trị, vừa mang tính pháp lý.
Trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Điều 70 đã ghi: “Lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, Tổ quốc và nhân dân, có nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa, cùng toàn dân xây dựng đất nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế”. Tuy nhiên, từ những phân tích trên, ở đây cần bổ sung thêm mệnh đề “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo lực lượng vũ trang nhân dân”. Và như vậy, cần viết lại đầy đủ là: “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo lực lượng vũ trang nhân dân. Lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, Tổ quốc và nhân dân, có nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa, cùng toàn dân xây dựng đất nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế”.
Việc bổ sung thêm mệnh đề trên vừa thể hiện rõ hơn bản chất, tính chất của mối quan hệ giữa Đảng với lực lượng vũ trang, với Quân đội; vừa làm sâu hơn tính pháp lý của sự lãnh đạo của Đảng và sự trung thành của Quân đội đối với Đảng, làm cho mối quan hệ cơ bản này mang tính hiến định. Đồng thời, tạo cơ sở chính trị - pháp lý cho việc đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn “phi chính trị hóa”, “phi đảng hóa” Quân đội ta của các thế lực thù địch, cũng như những nhận thức mơ hồ, lệch lạc về vấn đề này.
4. Một mũi nhọn trong chiến lược chống phá cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch là chống phá Quân đội ta, làm cho Quân đội ta suy yếu, biến chất. Quan điểm cho rằng quân đội “chỉ để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia và phục vụ nhân dân” tưởng như vô hại, nhưng đây thực sự là một thủ đoạn thâm độc và là một ngón đòn vô cùng nguy hiểm. Nếu cho rằng, quân đội “chỉ để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia và phục vụ nhân dân” không cần đặt dưới sự lãnh đạo của lực lượng chính trị nào, của đảng phái nào, vậy thì, quân đội ấy mang bản chất nào, bản chất của ai? Hay quân đội đó “không có bản chất”, “không có chính trị”? Đây là một kiểu lập luận “nhập nhằng”, nhưng mục đích chính trị lại rất rõ ràng, đó là nhằm dần dần làm cho Quân đội ta biến chất, không còn là lực lượng chiến đấu, lực lượng chính trị tin cậy, tuyệt đối trung thành của Đảng nữa. Đây cũng là một kiểu lập luận để đánh lừa những người còn mơ hồ, cả tin, mất cảnh giác, còn chính bản thân những người đưa ra các quan điểm trên đều hiểu rất rõ rằng, quân đội phải mang bản chất chính trị và phải phục tùng ai, phải phục vụ cho ai.
5. Nhiệm vụ của quân đội là bảo vệ tổ quốc, bảo vệ nhân dân, nhưng chỉ có quân đội của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam mới có thể thực sự làm tròn phận sự trung thành với Tổ quốc Việt Nam, với nhân dân Việt Nam theo đúng nghĩa của nó; và gắn bó chặt chẽ sự trung thành với Đảng, Nhà nước, chế độ, với Tổ quốc và nhân dân trong một chỉnh thể thống nhất, không thể tách rời.
Quân đội ta là quân đội có truyền thống anh hùng, gắn với vận mệnh của dân tộc, của nhân dân, anh dũng chiến đấu hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, vì độc lập tự do của Tổ quốc trong nhiều thập kỷ qua; Quân đội ta là quân đội có quan hệ máu thịt với nhân dân, là quân đội của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân... Thực tế đó đã bị lợi dụng, bóp méo thành luận điệu “quân đội chỉ là của dân tộc”, “quân đội phải trung thành với Tổ quốc và nhân dân chứ không phải trung thành với bất kỳ tổ chức nào”, không cần thiết phải đặt dưới sự lãnh đạo của một đảng phái nào, một lực lượng chính trị nào?! Có ai đó còn có nhận thức lệch lạc, mơ hồ đồng tình với những quan điểm sai lạc này thì cần tìm hiểu rõ hơn thực tiễn lịch sử xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, và càng cần phải hiểu rõ tính chất nguy hiểm của chiêu thức này.
Tính nguy hiểm của các luận điệu trên là ở chỗ, nó có thể làm cho một số người nhẹ dạ cả tin, chủ quan, mất cảnh giác, lầm tưởng rằng đó là phù hợp, và những lời “khuyên nhủ”, những “kiến nghị” đó là thiện chí, khách quan và đúng với thực tiễn xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội ta! Sử dụng ngón đòn này, các thế lực thù địch đã trực tiếp lợi dụng và đánh đòn tâm lý vào tình cảm và niềm tin của nhân dân ta đối với Quân đội ta. Đó là, từ tình yêu mến và lòng tự hào chính đáng trong nhận thức và tình cảm của nhân dân ta về Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng đến việc cho rằng Quân đội “phải trung thành với Tổ quốc và nhân dân chứ không phải trung thành với bất kỳ tổ chức nào” như là sự phát triển “lô-gích tự nhiên”. Các thế lực thù địch đã cố khơi dậy và tìm cách đẩy đến cái sự phát triển “lô-gích tự nhiên” ấy.
Đây là âm mưu, thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch nhằm “phi chính trị hóa” Quân đội ta, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Quân đội, xóa nhòa bản chất chính trị - giai cấp của quân đội, tiến tới làm biến chất Quân đội, lái chính trị của Quân đội theo chiều hướng chính trị khác; trên cơ sở đó tạo cơ sở “vật chất cho việc thực hiện âm mưu tiến tới xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội, thủ tiêu chế độ xã hội chủ nghĩa của nhân dân ta. Do vậy, chúng ta phải hết sức tỉnh táo, cảnh giác!
-------------------------------------
(1) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, t. 11, tr. 350
(2) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011, tr. 83
Nguyễn Mạnh HưởngPGS, TS. Viện Khoa học xã hội nhân văn quân sự, Bộ Quốc phòng
(TCCS)
 

Dã ngoại nhân quyền: ôn hòa vẫn bị đàn áp

Con người sống phải có nhân quyền, với mong muốn được chia sẻ và thể hiện quyền căn bản này; sáng hôm nay, có nhiều người đã tìm đến gặp gỡ nhau tại nhiều thành phố trong cả nước Việt Nam. Tình hình buổi dã ngoại tại Hà Nội diễn ra có vẻ thuận lợi, chúng tôi được một người ẩn danh trực tiếp tham gia buổi dã ngoại cho biết như sau:
Khoảng gần 100 người đến tham dự buổi dã ngoại về quyền con người. Ngoài anh em Hà nội, còn có người ở các tỉnh về. Người ở Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang, Bắc Giang… nhiều tỉnh lắm.
Họ có cản trở một chút, không muốn cho mọi người vào công viên. Nhưng mọi người cương quyết tiến vào, vì công viên là nơi công cộng, nên mọi người vẫn vào được. Mọi người vẫn đang đi lại và trao đổi, không có vấn đề gì. Lực lượng an ninh hơi đông một chút; họ có chụp ảnh, nhiệm vụ của họ thì họ cứ việc làm. Họ khoảng cỡ hơn 100 người. Mình nói chuyện về quyền con người thì mình cứ nói chuyện.

huynhngocchenhblog-305.jpg
Các bạn trẻ phân phát tài liệu về quyền con người cho mọi người tham dự buổi dã ngoại hôm 05/5/2013 tại Sài Gòn Photo courtesy of huynhngocchenhblog
Tuy nhiên tình hình buổi dã ngoại ở Sài gòn đã gặp trắc trở, chúng tôi đều không liên lạc được các số điện thoại quen. Để hiểu thêm sự việc, chúng tôi được ông Nguyễn Đan Quế, một nhân sỹ nổi tiếng tại Sài gòn có ý định tham gia buổi dã ngoại cho chúng tôi biết như sau:
Từ chiều tối ngày hôm qua, lực lượng công an đã bao vây tại nhà, sáng nay vẫn còn. Cho đến 8 giờ 20, tôi đón taxi đi lên công viên 30/4 để tham dự với anh em trẻ. Vừa mới ra đến đầu hẻm, có một lực lượng công an khá đông mặc thường phục và chạy xe hai bánh, ào ào tiến đến. Họ độ khoảng hơn mười người, họ dùng xe bao quanh, chặn lại không cho tôi đi nữa.
Có một chiếc taxi trờ tới, tôi lượn ra tính leo lên taxi. Lập tức họ chặn xe taxi lại và ra lệnh cho anh tài xế không được chở. Sự việc xảy ra ngay dưới đường, quần chúng đi ra xem khá đông… Lực lượng công an cương quyết không cho tôi đi, và họ nói rằng: hôm nay là ngày nhạy cảm, yêu cầu tôi phải ở nhà. Bằng mọi giá, lực lượng công an không thể để tôi đến đó được. Cứ đứng mãi một hồi lâu. Cuối cùng công an kéo đến ngày càng đông, họ cương quyết không cho tôi đi. Tôi đành phải trở về. Đường ra nhà tôi có 2 - 3 lối vào, đều bị công an chốt ở đó hết.
Có lẽ dấu hiệu phong tỏa của nhà cầm quyền đã xuất hiện tại thành phố lớn nhất miền Nam. Trong khi đó, tại điểm hẹn công viên Bạch Đằng của thành phố Nha Trang, rất đông công an và đoàn viên đã xuất hiện với dàn loa công suất lớn. Đây là lực lượng được chuẩn bị trước nhằm phá rối cuộc hẹn trao đổi về quyền con người ở thành phố biển này. Sau khi bị công an ép buộc vào quán cafe nhằm ngăn chặn không cho đến điểm hẹn tham dự buổi dã ngoại, blogger Mẹ Nấm vẫn tiếp tục nói về quyền con người, chị đã cho chúng tôi biết về ý nghĩa của các buổi dã ngoại nhân quyền là như sau:
Như trong thông báo, tuyên bố của nhóm chủ xướng các Công dân Tự do, đã là một người tự do thì không có lý do gì mình e dè hay rụt rè khi tuyên bố với người khác: tôi là con người.
Những sinh hoạt dã ngoại hết sức bình thường như thế này, sẽ là một khởi đầu giúp cho những người quan tâm đến xã hội, đến quyền con người… thấy được rằng là: đã đến lúc chúng ta ngồi lại công khai với nhau để nói lên những cái điều mình muốn. Khi mà chúng ta có sự trao đổi bằng mặt, bằng lời với nhau thì sự tin tưởng và động lực giúp cho mình vượt qua sợ hãi sẽ giảm dần đi. Lúc mình đã vượt qua sợ hãi rồi thì mình sẽ ý thức được trách nhiệm và tìm được con đường sẽ đi, nhằm đạt được mục đích mình mong muốn. Đó là mục tiêu duy nhất của hình thức công khai tổ chức các buổi dã ngoại như hiện nay.
Đàn áp khắp nơi
sg4-250.jpg
Cảnh bắt bờ, đàn áp. Photo courtesy of huynhngocchenhblog
Tại Hải phòng, trước tình trạng hơn 30 nhân viên an ninh bao quanh nhà, cô Phạm Thanh Nghiên đã đem phân phát tận tay bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền đến cho từng người và giải thích cho lực lượng an ninh nghe về quyền con người.
Đến khoảng 10 giờ sáng, tình hình ở Sài gòn đã trở nên tồi tệ hơn; các blogger Nguyễn Hoàng Vi, Vũ Sỹ Hoàng và Quốc Anh đã bị công an bắt giữ sau khi phân phát bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền cho các bạn trẻ. Về nỗi lo sợ trước khả năng có thể xảy ra các hành vi can thiệp có tính bạo lực từ phía nhà cầm quyền và những suy nghĩ về con người mà không có quyền con người, chúng tôi được ông Lã Việt Dũng, một người Hà Nội tham gia buổi dã ngoại tại công viên Nghĩa Đô cho biết:
Về lo sợ thì tôi không phải lo sợ gì về việc này. Vì thứ nhất thì tôi tin rằng chuyện trao đổi về nhân quyền là hoàn toàn đúng đắn và không có gì sai cả. Thứ hai là tôi tin rằng, sau khi có nhiều sự kiện xảy ra, chính quyền đã nhận thức được là những việc như trao đổi về quyền con người thì không nên can thiệp một cách quá bạo lực.
Về mặt cá nhân của một con người, nếu có quyền con người thì thực ra cũng không thể gọi là một con người được. Bởi quyền con người là những cái cơ bản có từ hàng ngàn năm nay, chúng ta phát triển từ động vật lên thành con người. Chúng ta phải được hưởng những quyền đó một cách rất bình thường.
Trước bối cảnh còn nhiều khó khăn trong việc bày tỏ chính kiến ở Việt Nam nói chung và nói riêng ở Sài gòn, ông Nguyễn Đan Quế đã có những nhận xét như sau:
Tôi thấy rằng là, sáng kiến tổ chức những buổi dã ngoại để các anh chị em có dịp gặp cùng nhau trao đổi về vấn đề nhân quyền; những quyền đã được Liên Hiệp Quốc, được hầu hết các nước trên thế giới đều công nhận.
Chúng tôi rất ủng hộ sáng kiến và cách tổ chức này, ngày hôm nay, chính bản thân chúng tôi cũng đi kiếm để tham dự. Việc sách nhiễu đàn áp đã xảy ra. Trước tiên chúng tôi phải nói rằng, thế hệ trẻ Việt Nam càng ngày càng xứng đáng và đã giữ vai trò tiên phong chủ chốt trong việc đưa những quyền căn bản của người dân đến cả dân tộc mình. Để từ đó, mọi người ý thức được về quyền của mình, không ai được quyền cướp đi.
Ông Nguyễn Đan Quế tiếp tục chia sẻ cùng giới trẻ Việt Nam hôm nay:
Giới trẻ rất xứng đáng, tôi rất là khâm phục và khuyến khích. Đây là một cuộc chiến đấu, dĩ nhiên chúng ta khó khăn, các anh em cứ việc vững tiến lên. Ngoài ra tôi cũng thấy rằng, chính quyền của những người độc tài cộng sản đang cầm quyền tại Hà nội thật là đáng chê trách. Những anh em trẻ có lòng với đất nước, có lòng với dân tộc; người ta bênh vực những quyền căn bản nhất của một con người, khi lọt lòng ra đã có. Đáng lẽ phải khen họ; tại sao lại đi ngăn chặn, sách nhiễu người ta ?
Chuyện làm của Hà nội chỉ làm cho hình ảnh rất xấu xa của cái chính quyền Hà Nội trong vấn đề đàn áp chính người dân của họ. Và điều này, tôi nghĩ rằng có hại cho chính quyền Hà nội trong chuyện họ muốn ứng cử vào Ủy ban Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2014 – 2016. Về phía anh em trẻ thì tôi phải nói rằng, nếu chúng ta so sánh với 10 năm 20 năm trước đây, quả đây là một danh tiếng rất lớn của giới trẻ Việt Nam. Tôi rất lấy làm mừng và rất hãnh diện vì những hoạt động của họ.
Buổi dã ngoại trao đổi về nhân quyền ở Sài gòn và Hà nội kết thúc vào khoảng 11giờ 30’. Đến lúc này chúng tôi vẫn chưa biết rõ các blogger Nguyễn Hoàng Vi, Vũ Sỹ Hoàng và Quốc Anh bị công an giam giữ ở đâu. Trong dư luận đang rộ lên thông tin, bạn Quốc Anh đã bị đánh như một con vật chỉ vì đã chia sẻ và phát bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền.
Nhân Khánh, thông tín viên RFA
2013-05-05 

Đánh giá của Chính phủ về Ngân hàng Nhà nước

Bám sát mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội của Chính phủ, trong suốt cả năm 2012 và 4 tháng đầu năm 2013, chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước đã có những đóng góp lớn đối với hoạt động điều hành của Chính phủ, theo ông Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó thủ tướng Chính phủ.

Đánh giá của Chính phủ về Ngân hàng Nhà nước
Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: “Ngân hàng Nhà nước còn tiếp tục phải xử lý và cần thêm thời gian để giải quyết tình trạng chênh lệch giá vàng trong nước và giá vàng thế giới”.
Thưa Phó thủ tướng, ông có đánh giá gì về hoạt động điều hành của Ngân hàng Nhà nước trong thời gian vừa qua?
Trong những năm qua, đặc biệt là hai năm trở lại đây, kinh tế thế giới và trong nước gặp rất nhiều khó khăn; đất nước phải đối mặt với một số vấn đề đã tồn tại, tích tụ trong một thời gian dài như lạm phát cao, lãi suất ngân hàng neo đậu ở mức cao; sản xuất kinh doanh đình trệ, nhiều doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể, phá sản; sức mua thị trường suy giảm, chỉ số hàng hóa tồn kho ở mức cao; thị trường bất động sản đóng băng, nợ xấu có xu hướng gia tăng...
Trong bối cảnh đó, Ngân hàng Nhà nước đã hết sức chủ động trong việc điều hành các công cụ chính sách tiền tệ trên cơ sở bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô nhằm ổn định thị trường tiền tệ.
Có thể thấy rằng chính sách tiền tệ đã đóng vai trò then chốt trong các giải pháp điều hành của Chính phủ, góp phần quan trọng trong việc tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, lạm phát được kiềm chế ở mức thấp, tỷ giá ổn định, tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng, và đồng thời hỗ trợ tăng trưởng ở mức hợp lý.

Chính phủ đã có những ghi nhận gì đối với kết quả điều hành của Ngân hàng Nhà nước, thưa ông?
Trước hết, ngành ngân hàng đã chia sẻ, đồng hành cùng với doanh nghiệp, thực hiện quyết liệt các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh như tích cực giảm lãi suất; cơ cấu lại nợ; tiếp xúc đối thoại trực tiếp với doanh nghiệp để nắm bắt khó khăn, vướng mắc và chủ động tháo gỡ.
Thứ hai, chính sách điều hành của Ngân hàng Nhà nước đã hướng dòng vốn tín dụng tập trung hỗ trợ cho các lĩnh vực ưu tiên như nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động và các dự án hiệu quả.
Nhờ đó, kinh tế vĩ mô đã có những chuyển biến khá tích cực, tăng trưởng được cải thiện, lạm phát tiếp tục xu hướng giảm và sản xuất kinh doanh cũng có những tín hiệu khả quan hơn.
Xung quanh việc triển khai Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng của Ngân hàng Nhà nước, ông có những đánh giá cụ thể như thế nào?
Việc ban hành Nghị định 24 đã xử lý những bất cập, hạn chế của cơ chế, chính sách quản lý thị trường vàng cũ theo Nghị định 174/1999/NĐ-CP trong bối cảnh có sự bất ổn kinh tế vĩ mô và giá vàng thế giới biến động mạnh.
Nghị định 24 được ban hành đã tạo khung pháp lý mới để quản lý hoạt động kinh doanh vàng, từng bước sắp xếp, tổ chức thị trường vàng một cách căn bản, đặc biệt là thị trường vàng miếng. Ngoài ra, Nghị định 24 cũng có các quy định cụ thể để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người dân đối với vàng miếng, vàng trang sức, mỹ nghệ.
Trong hơn một năm qua, Ngân hàng Nhà nước đã nỗ lực và nhanh chóng triển khai các nội dung quy định tại Nghị định 24 như cấp phép mua, bán vàng miếng cho các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp đủ điều kiện; tổ chức sản xuất vàng miếng; triển khai nhanh việc chấm dứt huy động và cho vay vốn bằng vàng nhằm mục tiêu chấm dứt tình trạng “vàng hóa” trong nền kinh tế. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước đã và đang thực hiện can thiệp để bình ổn thị trường vàng.
Có thể thấy chỉ trong một thời gian tương đối ngắn, Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức tốt hoạt động đấu thầu bán vàng miếng một cách công khai, minh bạch nhằm tăng cung vàng miếng cho thị trường. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước còn tiếp tục phải xử lý và cần thêm thời gian để giải quyết tình trạng chênh lệch giá vàng trong nước và giá vàng thế giới.
Trong đó, nguyên nhân chủ yếu là do các tổ chức tín dụng đang phải tất toán số dư huy động vốn bằng vàng đã sử dụng để chi trả cho tới ngày 30/6/2013 và giá vàng thế giới biến động bất thường thời gian qua cũng ảnh hưởng tới mức chênh lệch giá.
Như vậy, có thể khẳng định việc ban hành Nghị định 24 là đúng hướng, nhờ đó sự biến động của giá vàng không còn tác động tới sự ổn định kinh tế vĩ mô, thị trường ngoại tệ và tỷ giá.
(VnEconomy)
 

Hai gọng kìm của Trung Quốc

Chuyến công du của Vương ngoại trưởng công cốc. Tới đây vẫn là thời điểm để ASEAN đẩy mạnh COC trước khi giấc mộng “cường quốc biển” của Bắc Kinh sẽ vô hiệu hoá bất kỳ một giải pháp hoà bình nào.
Ngày 5.5, ngoại trưởng Vương Nghị kết thúc thăm Thái Lan, Indonesia, Singapore và Brunei. Trong chuyến đi này, ông Vương công khai chụp mũ cho “một số quốc gia và thế lực cá biệt khuấy động căng thẳng Biển Đông”, mặc dù chính Bắc Kinh mới là kẻ gây căng thẳng.
Bịa ra câu chuyện “ASEAN khiêu khích nỗ lực của Bắc Kinh về Biển Đông”, học giả Trung Quốc cũng phụ hoạ theo để tân ngoại trưởng “lobby” các nước đến thăm. Trong hội đàm, Vương Nghị nêu ra các nguyên tắc nói là để giải quyết tranh chấp, nhưng những nguyên tắc đó hoàn toàn trái ngược với những gì Trung Quốc đã/đang phô trương khiến Biển Đông “nổi sóng”.
ASEAN, Nhật, Trung Quốc và Hàn Quốc đã thoả thuận tăng cường hợp tác tài chính vùng, mặc dù vắng mặt bộ trưởng Tài chính Trung Quốc và Hàn Quốc trong cuộc họp ngày 3.4 tại New Delhi. Trong khi đó vấn đề Biển Đông vẫn không có dấu hiệu gì tốt hơn giữa ASEAN và Trung Quốc. Ảnh: japantimes.co.jp
Ngày 4.5, nhằm bẻ “bó đũa” ASEAN, tờ China Daily lý giải: “Thái Lan có quan hệ thân thiện với Trung Quốc, Indonesia có vị trí quan trọng trong khối, Singapore là não bộ của ASEAN còn Brunei là chủ tịch đương nhiệm”. Tờ báo cho rằng “Việt Nam và Philippines tìm cách đe doạ quan hệ giữa ASEAN và Trung Quốc để thủ lợi thông qua việc gây sự trên Biển Đông”. Tờ báo cũng cáo buộc “Việt Nam và Philippines xâm chiếm các vùng biển và hải đảo của Trung Quốc và tìm cách sử dụng các thế lực ngoại bang, mà bài báo cho là đang “dây máu ăn phần”, để củng cố sự chiếm đóng bất hợp pháp của mình”(?)
ASEAN, Nhật, Trung Quốc và Hàn Quốc đã thoả thuận tăng cường hợp tác tài chính vùng, mặc dù vắng mặt bộ trưởng Tài chính Trung Quốc và Hàn Quốc trong cuộc họp ngày 3.4 tại New Delhi. Trong khi đó vấn đề Biển Đông vẫn không có dấu hiệu gì tốt hơn giữa ASEAN và Trung Quốc. Ảnh: japantimes.co.jpVậy là chuyến công du của Vương Nghị đã tái khẳng định quan điểm Bắc Kinh, chia các nước khu vực làm “hai phe”: “thân thiện và bất hợp tác”(!) Và Vương ngoại trưởng khăng khăng đòi chỉ “đàm phán tay đôi” với từng nước có tuyên bố chủ quyền, một con bài chính trị nhằm làm suy yếu sức mạnh đoàn kết ASEAN. Đề xuất mở đàm phán bộ Quy tắc ứng xử (COC) ở cấp vụ, nhưng ông Vương lại tuyên bố chỉ thảo luận khi “thời điểm chín muồi” và lảng tránh cam kết cụ thể. Phát ngôn của Vương Nghị tại các nước đến thăm cho thấy Trung Quốc thực sự lo lắng và lúng túng khi ASEAN dường như đang phục hồi sự thống nhất trong lập trường về Biển Đông.
Đa phương thức, một mục tiêu
Theo Thông tấn xã CNA (Đài Loan), chuyến thăm vừa qua là nỗ lực tiếp tục của Trung Quốc nhằm thực hiện tham vọng độc chiếm Biển Đông. Cùng lúc, Trung Quốc siết chặt hai gọng kìm. Gọng thứ nhất, Bắc Kinh thông qua đòn chính trị – ngoại giao để phân hoá ASEAN và lái sự chú ý của khối, từ vấn đề Biển Đông sang quan hệ kinh tế, đối tác chiến lược và thương mại song phương. Thủ đoạn này từng tỏ ra hiệu quả khi năm ngoái, nhờ có Campuchia làm chủ tịch mà Trung Quốc thành công được một phần, còn năm nay thì tìm cách tác động tới bốn thành viên có vị thế nổi trội trong khối.
Gọng thứ hai phối hợp với đòn chính trị – ngoại giao chính là hoạt động bành trướng sức mạnh quân sự của Bắc Kinh trên Biển Đông với hàng loạt hành động kể từ khi thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” phi pháp hồi tháng 6 năm ngoái. Mới nhất, ngày 28.4, Trung Quốc tổ chức tour du lịch trái phép ra quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, bị Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đoạt phi pháp năm 1974. Trước đó nữa, ngày 16.4, Trung Quốc ban hành sách trắng quốc phòng, thể hiện thái độ ngang ngạnh trong cái gọi là “bảo vệ chủ quyền” một cách phi lý và phi pháp.
Bất chấp các diễn biến nói trên, sự hợp tác năm nay giữa các thành viên ASEAN, trong đó có Brunei và Indonesia đang thúc đẩy vai trò chủ động của tổ chức sau một năm “mất đà”. Ngoại trưởng Marty Natalegawa đã đi đầu trong việc thiết kế một bộ COC được các bên chấp thuận. Quốc vương Brunei Haji Hassanal Bokiah vừa tiết lộ, các thành viên ASEAN đã nhất trí cách tiếp cận gồm “hai bước lớn” để giải quyết tranh chấp. Đầu tiên, những tuyên bố chủ quyền chồng chéo là vấn đề thuộc các quốc gia tuyên bố chủ quyền phải giải quyết với nhau. Sau đó, ASEAN và Trung Quốc cam kết xây dựng bầu không khí hoà bình để nhanh chóng hoàn tất COC.
Một hình thức hợp tác khác cũng được Malaysia, Singapore và Indonesia khởi xướng, đó là thoả thuận hợp tác chiến lược giữa hải quân ba nước, gọi tắt là MALSINDO để cùng tuần tra xung quanh eo biển Malacca. Mặc dầu chưa có quốc gia nào đưa ra được một đề xuất tương tự để thực thi tuần tra đa phương trên Biển Đông, song rõ ràng các nước có tuyên bố chủ quyền tại khu vực này như Philippines và Việt Nam hiện có tranh chấp với Trung Quốc đang mong muốn ASEAN đóng vai trò ngày càng quyết định hơn trong nỗ lực hiện thực hoá tiến trình COC.
Theo giới phân tích, có ba lý do cần sớm thúc đẩy COC. Một là, chưa đến lúc Trung Quốc muốn công khai hoá các xung đột tiềm tàng trong khu vực, vì ngại tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế của mình. Hai là, bất cứ một sự xói mòn nào về hoà bình/ổn định trên Biển Đông sẽ là cơ hội để các cường quốc cạnh tranh gia tăng ảnh hưởng cấp vùng, làm tổn hại đến vị thế của Bắc Kinh trong cán cân quyền lực. Ba là, tới đây cần đẩy mạnh tiến trình giải quyết tranh chấp trước khi “cơn khát năng lượng” của Trung Quốc bùng phát hơn nữa và giấc mộng “cường quốc biển” của nước này sẽ vô hiệu hoá bất kỳ một giải pháp hoà bình nào.
Trần Hiếu Chân
(SGTT)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét