Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 20 tháng 5, 2013

Lượm tin tức

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT   
Tàu chìm trên biển, 3 người được cứu sống (TN).
TQ ngang ngược “cấm biển”: Ngư dân Việt không chùn bước (TP).
Bảo vệ tàu cá ở Trường Sa, Trung Quốc âm mưu gì? (VTC).
Bị bắt giữ, tàu cá Trung Quốc chống trả cảnh sát Hàn (VTC).
Philippines ‘gồng mình’ chịu sức ép từ chính quyền Đài Loan và Trung Quốc (PT). - Tướng Trung Quốc cổ súy “ép Philippines đến cùng” ở Biển Đông? (GDVN). - Thời báo Hoàn Cầu lại hung hăng, kích động chủ nghĩa dân tộc (LĐ).
Nhật xác định nguồn gốc tàu ngầm “lạ” (TN). - Nhật kêu gọi tàu ngầm nước ngoài kiềm chế tiến sát lãnh hải (VOV).
Hải quân châu Á đua tranh mua sắm khí tài quân sự (SM).
Ấn Độ không ủng hộ lập trường TQ về Biển Đông (KT). - Thủ tướng Trung Quốc đề cao quan hệ Trung-Ấn (VOV).
Không có thêm phương án về tên nước (VnEco). - Không thay đổi tên nước (TN). - Đề nghị giữ nguyên tên nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (DV). - Đề nghị giữ nguyên tên nước (TT). - “Ủng hộ phương án giữ nguyên tên Nước CHXHCN Việt Nam” (Infonet). - Đề nghị không đổi tên nước, không xây dựng Luật về lãnh đạo của Đảng(GDVN). - Sẽ giữ nguyên tên nước và quy định về vai trò lãnh đạo của Đảng (SGGP).
Không tiếp thu góp ý điểm nào, phải lý giải cho người dân biết (TN).
Cử tri mong chờ sự công tâm vào việc lấy phiếu tín nhiệm (VOV).
Quốc hội xem xét miễn nhiệm Bộ trưởng Bộ Tài chính (GDVN). - Tuần này bầu Bộ trưởng Tài chính mới (VNN). - Thời tiết và nghị trường (LĐ).
Quốc hội chê tiến độ và chất lượng tái cơ cấu kinh tế (VnEco). - Đề nghị biện pháp mạnh hơn để giảm nợ xấu (TT). - Tăng trưởng GDP ‘thua xa’ mục tiêu đề ra (TP). - Chính phủ hoàn thành đạt và vượt kế hoạch 11/15 chỉ tiêu (PT). - PTT Nguyễn Xuân Phúc nói về 6 điểm hạn chế của nền kinh tế – xã hội (GDVN). - Chính phủ, Quốc hội cùng lo về hụt thu ngân sách (VnEco). - Còn nhiều dự án dở dang, kéo dài (DV).
“Sáng kiến phòng, chống tham nhũng Việt Nam 2011”: Sẽ kiến nghị Thủ tướng cho nhân rộng (LĐ). - Sóc Trăng: Cách chức Chủ tịch xã chậm phát tiền hộ nghèo (DV).
- Về mức thuế suất khẩu 0% đối với alumin: Vinacomin: Đang có sự hiểu nhầm (NNVN).
“Kỳ án vườn mít” lại hoãn xử (TT).
Nhiều lao động sống vật vờ tại Angola (LĐ).
Triều Tiên lại bắt tàu cá Trung Quốc đòi tiền chuộc (VnEco). - Triều Tiên ép tàu cá Trung Quốc nộp phạt cuối chiều nay (VTC).
Trung Quốc có kế hoạch bí mật thay thế ông Kim Jong-un? (TN). - Trung Quốc muốn anh trai ông Kim Jong-un nắm quyền? (DT).
Triều Tiên bắn tên lửa ngày thứ ba liên tiếp (TN). - Trưa nay Triều Tiên lại bắn tên lửa ra biển Nhật Bản (GDVN). - Chiến thuật của Triều Tiên đang bị rối loạn? (DV). - Triều Tiên phóng tên lửa lần thứ 5 (KP). - Triều Tiên “đổ thêm dầu vào lửa”, tiếp tục thử nhiều tên lửa (LĐ).
Ấn Độ không ủng hộ lập trường TQ về Biển Đông (KT)    —-Mỹ tháo “ngọc trai” khỏi chuỗi vòng cổ Trung Quốc (Dân Trí )       —-Triều Tiên lại thử tên lửa, Hàn Quốc giận dữ lên án (Dân Trí )
Tàu cá Trung Quốc xâm nhập trái phép chống trả quyết liệt CSB Hàn Quốc(GDVN)   —Học giả TQ: Triều Tiên 2 ngày bắn 4 tên lửa để dân đỡ bức xúc vì đói (GDVN
Triều Tiên lại bắn tên lửa ra biển Nhật Bản  (GDVN) - Triều Tiên đã phóng quả tên lửa tầm ngắn thứ 5 trong 3 ngày liên tiếp vào khoảng từ 11 giờ đến 12 giờ trưa ngày hôm nay.
Lại thêm 1 chiến đấu cơ Đài Loan cắm đầu xuống biển (GDVN)
Tướng Trung Quốc cổ súy “ép Philippines đến cùng” ở Biển Đông? (GDVN)  -Kim Nhất Nam lại lờ tịt đi một thực tế rằng chính Trung Quốc là kẻ đã và đang đe dọa sử dụng vũ lực, có dấu hiệu sử dụng vũ lực trên Biển Đông. Với Philippines, trong khi tranh chấp bãi cạn Scarborough ở đỉnh điểm của căng thẳng hồi trung tuần tháng 5 năm ngoái thì chính truyền thông Trung Quốc loan tin: 5 chiến hạm hạm đội Nam Hải mang 48 quả tên lửa áp sát Philippines!
Trung Quốc điều tàu 4.000 tấn canh cho 32 tàu cá ở Biển Đông (Dân Trí ) – Tân Hoa xã ngày 20/5 đưa tin, một tàu tuần tra ngư chính cỡ lớn đã tới Biển Đông nhằm bảo vệ đội 32 tàu nước này điều xuống Trường Sa đánh bắt trái phép từ hôm 6/5.  -Sao mấy cái tàu gì mà “rình mồi” của ta đó, không ra chụp nó.Không thì rình cái gì???
Không có thêm phương án về tên nước (VnEc)   —Đề nghị không đổi tên nước, không xây dựng Luật về lãnh đạo của Đảng   (GDVN) – Chủ nhiệm UB Pháp luật của Quốc hội: “Việc giữ nguyên tên nước là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhằm tiếp tục khẳng định…
Không trình Quốc hội phương án đổi tên nước  (Dân trí)  —  Quốc hội dành 2 ngày bàn về công tác nhân sự (DV)
PTT Nguyễn Xuân Phúc nói về 6 điểm hạn chế của nền kinh tế – xã hội(GDVN)    —Thứ trưởng Ngoại giao:Chọn đại sứ du lịch là trò vô bổ (ĐV)
Chủ tịch nước thống lĩnh lực lượng vũ trang  (ĐVO) – ‘Hội đồng quốc phòng và an ninh là một chế định do Chủ tịch nước đứng đầu; sẽ giữ nguyên tên nước để tránh bị xuyên tạc’
Thủ tướng đọc tờ trình miễn nhiệm Bộ trưởng Tài chính (ĐV)   —-Nhiều lao động sống vật vờ tại Angola (LĐ)

Tin nhắn tố chi nhiều tỷ chạy chức ở Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (NĐT)
Mẩu tin về Pa Na có kèm ảnh của em được đăng trong mục tìm người của trang mạng xã hội Weibo
Bé gái người Việt kêu cứu ở Trung Quốc (TP) –  Lời kêu cứu ‘Con muốn về nhà’ của bé gái người Việt bị đưa sang Trung Quốc trên phương tiện truyền thông của nước này khiến nhiều người quan tâm.=>
Dân số Việt Nam trên 88,5 triệu người, đang già hóa nhanh (TP)   —Ai làm hay, làm dở cũng tương đối rõ rồi (TT)   —Tăng lệ phí chứng thực hợp đồng nhà đất (TT)
Trung Quốc muốn khai thác dài ngày ở vùng biển VN (VTC)
Quốc Hội VC Họp Đổi Tên Nước, Có Thể Để Thực Hiện Đổi Tiền; Ngày 23-5-2013, sẽ bàn lột chức Bộ Trưởng Tài Chính Vương Đình Huệ (VB)
Ăn Thịt Heo, Điếc Tai, Mờ Mắt; Viêm Màng Não ở VN Tăng Vọt (VB)   —-Dân Chúng Sài Gòn Than Trời: Rau Xanh Tăng Giá Quá Nhanh(VB)
Mì Gói Gốc Ngoại Sản Xuất Trong Nước Chiếm Ưu Thế Lớn(VB)
Từ Điều 4 Tới Nhà Tù - Trần Khải (VB)
Tôn Giáo Béo Phì - Cô Tư Sài Gòn (Vietbao)
Kết Quả Hội Nghị Trung Ương 7 Đã Chứng Tỏ: Cần Phải Lên Tiếng Báo Động Về Tình Hình Đất Nước Và Vững Tin Đi Theo Con Đường Của Chúng Ta: Dân Chủ Đa Nguyên! Âu Dương Thệ (VB)

Tiếng Nước Tôi  - Cao Đắc Vinh -(VB) -  ….Ở đâu có giai cấp là ở đó dễ dàng phát triển sự bất công và nhiều cơ duyên đi đến quá khích để cách mạng bộc phát. Đảng Cộng Sản thế giới cũng từ nguyên nhân này mà khởi động đấu tranh giai cấp vào thế kỷ 20 nhưng hiện nay thì chủ nghĩa ấy đã tàn lụi. Chỉ còn vài ba nước, không may có cả đất nước tôi vẫn bị cai trị bằng bạo lực, đang biến dạng trở thành giai cấp tư bản đỏ “man rợ” nên chính họ sẽ là đối tượng của dân tộc đấu tranh….. ….Thay đổi cách xưng hô theo tinh thần dân chủ, công bằng để mang lại hạnh phúc cho dân tộc bởi vì “Tiếng Việt còn, Dân Tộc còn”. Hoài vọng một nếp sống thảnh thơi không chà đạp con người qua tiếng xưng hô mới, giản dị mà dễ bắt nhịp cầu thông cảm!…

ĐBQH Đặng Thành Tâm đã chính thức bỏ trốn để lại món nợ hơn 10.000 tỷ? (TSNH)

Dân oan Dương Nội lấy lại ruộng đất chia cho dân nghèo  (CTM) -Vào chiều thứ Bảy 18/5/2013, lúc 13 giờ hàng chục hộ dân oan đã có mặt trên cánh đồng bị bỏ hoang hơn 5 năm nay, bắt thăm chia lô ruộng đất phục hóa để sản xuất, tự mình cứu mình, duy trì cuộc sống trong hoàn cảnh đầy khó khăn, gian nguy. Trong lúc bà con đang bắt thăm…
‘Lo cho kết quả bỏ phiếu tín nhiệm’  (BBC/nghe) -Trao đổi với BBC trong ngày khai mạc kỳ họp thứ năm Quốc hội khóa 13 hôm thứ Hai ngày 20/5, ông Dương Trung Quốc, đại biểu Quốc hội của tỉnh Đồng Nai nói ông ‘rất lo lắng’ về việc lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm các chức danh do Quốc hội bầu sẽ được thực hiện trong kỳ họp này.
Tượng Hồ Chí Minh ở thị trấn Anh (BBC) -  Thị trấn Newhaven nhận bức tượng lãnh tụ cộng sản Việt Nam với mục đích khai thác du lịch.
Lãnh đạo Việt Nam nhìn nhận nguy cơ bất ổn định kinh tế (RFI)  —-Tàu ngư chính Trung Quốc xâm nhập Trường Sa (RFI)
Đời sống hai mặt ở phố mới Bình Dương (RFA)   —-GDP không đạt mục tiêu đề ra(RFA)    —-Việt Nam: không đổi tên nước, không ban hành luật về đảng(RFA)
Phải chăng cô gái nhỏ đe dọa nhà nước?  (RFA) -“… Gần đây nhất là họ bỏ tù, với tội trạng tuyên truyền chống phá nhà nước, hai nhạc sĩ và một cô nhóc sinh viên còn chụp hình với một con gấu bông.”
Phiên tòa hay đấu tố (Chuacuuthe)
Chị tôi Tạ Phong Tần: Dù ở đây hay ở đâu lập trường của chị vẫn không thay đổi  (Chuacuuthe)
Hồ sơ dân oan tuần 6  -VRNs (20.05.2013) - Từ ngày 13/5 đến ngày 18/5/2013, Văn Phòng Công lý&Hòa bình- Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn đã nhận được hồ sơ Dân oan các Tỉnh, Thành: Sài Gòn, Cần Thơ, Bình Dương, Đồng Nai, Kiên Giang, Bình thuận.

  <<<===MIchael Lang – Thư ngỏ khẩn cấp gửi các đồng chí lãnh đạo Đảng  -(X-Cafevn) -Thưa các đồng chí vô vàn kính yêu! Vào ngày 16 tháng 5 vừa qua, tôi đã đọc được một cái tin kinh hoàng. Và tôi đã khóc ba ngày liền. Khóc vì cảm thấy niềm tin mà tôi mang theo trong tôi mấy chục năm qua bỗng gần như sụp đổ. Đó là cái tin “Đảng sang Mỹ tìm hiểu về dân chủ”.
Cụ thể là ông (hay thằng?) Nguyễn Duy Việt, phó trưởng ban dân vận “tư”, đã dẫn một đoàn cán bộ của ban này sang Mỹ để “tìm hiểu về mở rộng dân chủ và phát huy quyền làm chủ của nhân dân”. Tin còn cho biết là đoàn sẽ gặp một trợ lý đặc biệt của Obama và một trợ lý của ngoại trưởng Mỹ để bàn bạc chi đó (hay xin chỉ bảo?) . Chết rồi, hu hu!
Công bộc và sự tột cùng của vô nhân tính !  -(DĐCN)
“Đoàn kết kết sau lưng chúng tôi là hành động tự sát tập thể !”-(DĐCN)
Chỉ với hai câu nói trước toà, Kha và Uyên đã đi vào lịch sử.-(DĐCN)
Muốn giết chết chế độ CSVN ??? Đừng chửi! Đừng chống! Chửi và chống tham nhũng là điều đại kỵ hiện nay-(DĐCN)
Ông Trọng sẽ có chỗ đứng vững chắc trong vườn hoa…. cải tạo-(DĐCN)

T.Q.N – Ở Việt Nam thường xuyên có trò đánh tráo khái niệm  – (Danluan)

Người Buôn Gió – Trích đoạn “Từ Ngõ Phất Lộc đến Weimar” – (Danluan)

Cô Gái Đồ Long – Vài chuyện nhớ lại… – (Danluan)

Vãn tuồng: Không trình Quốc hội phương án đổi tên nước – (Danluan)

BapRang – Đừng Tự Trói Mình – (Danluan)


KINH TẾ  
Công ty mua bán nợ được miễn thuế? (VNN). - Công ty xử lý nợ xấu sẽ hoạt động ngay trong quý 2 (VnEco).
Chưa thể ép lãi suất khi ngân hàng chưa “tự xử”… bệnh trạng (DT).
Giá vàng giảm xuống mức thấp nhất trong 1 tháng (TBKTSG). - Giá vàng liên tục điều chỉnh giảm (DV).
Khối ngoại có thể được sở hữu vượt “room” ngân hàng nội? (VnEco). - VN-Index vượt ngưỡng cản quan trọng 490 điểm (VOV). - Cổ phiếu Sacombank bất ngờ lao dốc(DT).
Sẽ có một gói tín dụng 30.000 tỷ khác? (SM). - Lãi suất gói 30.000 tỷ đồng chỉ nên ở mức 3% (VOV). - Lãi suất vay mua nhà xã hội khoảng 3% mới phù hợp (TN). - Vụ 3 người tử vong tại chung cư Đại Thanh: “Tai nạn là khó tránh” (Infonet).
Một số tập đoàn, tổng công ty nhà nước vẫn làm ăn bê bết (SGTT).
Lương của lãnh đạo một số tổng công ty Nhà nước vẫn cao ngất (SGTT). - “Chưa hợp lý” tiền lương tại nhiều doanh nghiệp nhà nước (VnEco).
Không thể kéo dài tình trạng phá sản (VNN).
Phải biết cách ‘chơi’ với Trung Quốc (TVN).
Nghi vấn EVN cắt điện tạo sức ép tăng giá? (Infonet).
“Không thể kéo dài tình trạng này hơn nữa” (Infonet).
Vụ tôm mới ở Duyên hải Nam Trung bộ: Thua ngay đầu vụ (NNVN).
Châu Âu cáo buộc Trung Quốc ‘chơi xấu’ (PT).
Eurozone “êm lặng” hơn so với một năm trước đây (TTXVN).
Kinh tế Cyprus “cực kỳ bất ổn” vì khủng hoảng ngân hàng (LĐ).
VĂN HÓA-THỂ THAO
Sự thật giật mình về hòn đá lạ ở Đền Hùng (1) (KT).
Đại thi hào Nguyễn Du được vinh danh là Danh nhân văn hóa Thế giới (SGGP).
Nỗi buồn nhà sách (DV).
Nhạc sĩ An Thuyên: Bài hát viết bằng nước mắt về Bác Hồ (TTVH).
Nâng cao chất lượng phim tài liệu: Cần khảo sát nhu cầu khán giả (Infonet).
Hồng Ánh mang “Đường đua” đến Cannes (TN). - Lửa Phật, Đường đua giới thiệu tại Hội chợ phim bên lề Liên hoan Cannes (SGTT).
- Nick Vujicic phi thường: Người đàn ông bản lĩnh nhất thế giới (NNVN). - ‘Sức hút’ lớn từ chàng trai không tay không chân (PT).
VFF khẳng định không chủ trương gian lận phiếu bầu (VNE).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
Thêm một mùa…’nói không với khối C’ (VNN). - Khối C thất sủng: điều tất yếu ()
Cấm lợi dụng thi tốt nghiệp ép học sinh học thêm (VTV).
Thầy cô ơi, con muốn được tiếp tục đi học (NB&CL).
Nỗi lo quá tải lớp “Heo vàng” (GD&TĐ).
Tiếp sức cho người vượt núi “cõng chữ” về bản (CP).
Độc giả “hiến kế” chống nóng cho học sinh (DT).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG 
Tiêm vắc xin “quá đát” cho trẻ (TN).
Dân số Việt Nam trên 88,5 triệu người, đang già hóa nhanh (TT/TP). - Tỷ lệ già hóa dân số Việt trên 40%, nguy cơ vỡ quỹ lương hưu cao (SM).
Mối lo làng quê (NNVN).
‘Tử thần’ ở các bãi tắm (NLĐ/TP).
Đại gia đám cưới khủng ở Hà Tĩnh kể chuyện kiếm tiền (ĐV).
Vụ phát hiện 32 quan tài: Chính quyền hỗ trợ gần 100 triệu đồng (DT).
Rao bán thịt cá sấu như “hàng rong” (TN).
Trung Quốc ì ạch điều tra bê bối “gạo độc” (SM).
PR bằng diễn viên phim cấp 3? (LĐ) – Chuyện Cty VDC-Net2E mời nữ diễn viên phim cấp 3 nổi tiếng Maria Ozawa của Nhật làm hình ảnh đại diện cho sản phẩm game và sang VN… giao lưu với công chúng vẫn đang “lửng lơ con cá vàng”. Cty này cũng cùng một thái độ như thế khi phản ứng trước dư luận mà hầu hết là không đồng tình.===>>>
Một xã có gần chục dự án ‘treo’  TP – Nhiều dự án bất động sản kết hợp du lịch sinh thái tại tỉnh Hòa Bình sau gần chục năm triển khai vẫn chỉ là khu đất hoang. Riêng xã Tân Vinh huyện Lương Sơn đã có gần chục dự án đắp chiếu, bỏ hoang đất…  —Hậu họa BĐS du lịch: Một xã gánh chục dự án ‘treo’ (VEF)
Doanh nghiệp kêu cứu, chính quyền bó tay  -TP – Sau khi làm xong thủ tục cấp đất, doanh nghiệp bỏ cả chục tỷ đồng nộp cho chính quyền, mở đường sản xuất. Bỗng dưng, người nhà cán bộ xã tự ý vào chiếm rừng.
Quyền giám đốc VQG Yok Đôn lộng quyền (TP)   —Nhà thư pháp nổi tiếng đất Cảng bị dọa… chặt chân! (TP)
Trả giá vì lừa bạn gái ham chơi bán cho các ông già Trung Quốc (DT)   —Cung tiến đá quý nặng 40 tấn cho Quảng trường Hồ Chí Minh  (Dân trí)
Trung Quốc lại phát hiện gạo nhiễm chất gây ung thư (DT)  —Khi nghệ thuật phơi bày hiện thực sữa bột Trung Quốc (SM)
Có thể phải đào hố gom nước!  -SGTT.VN – “Trong cơn mưa ngày 15.5, gần như tuyến đường Nguyễn Hữu Cảnh chìm trong biển nước, trong đó, ngập sâu nhất là đoạn trước toà nhà The Manor, khiến hàng loạt xe chết máy…”, một cư dân địa phương bức xúc.
Tranh giành đất đai, cháu đánh chết chú ruột (TT)    —Một ngày nhiều tai nạn lao động ở Hà Nội (TT)   —Rơi từ tầng 18, ba công nhân chết thảm (TT)
Nở rộ “mốt“ ghi “cảnh nóng” để tống tiền (VNN)  —-Cuộc sống bần hàn của “đại gia” từng một thời “lên xe xuống ngựa”(VNN)  —-Chồng ‘hỏng’ từ ngày thăng chức(VNN)
Khánh Thi mặc áo dài xuyên thấu lên VTV   (ĐVO)- Trong đêm bán kết Bước nhảy hoàn vũ 18/5, Khánh Thi lại diện tà áo dài xuyên thấu lên sóng truyền hình VTV.
Vất bỏ bé trai sơ sinh trong thùng mì tôm  (ĐVO) – Gần 5 giờ sáng nay, 20/5, trụ trì chùa Cam Bình, Tân Phước, Bình Thuận phát hiện một thùng mì tôm.
Học trò ‘yêu bạo’ chốn công cộng đã thành… trào lưu (NĐT)  —Nam sinh đến lớp, ngồi gầm bàn tự làm ‘chuyện ấy’ (NĐT) -  2 năm liền bị dì ghẻ bắt “phục dịch” suốt ngày đêm, cậu bé 14 tuổi ở Kiên Giang sớm nghiện “chuyện ấy” đến mức cứ đến lớp là tụt xuống gầm bàn “tự sướng”.
“Hung thần xóm lầy” uy hiếp làng cá bè   (PLTP)  -Băng nhóm côn đồ ngang nhiên trộm cá, nếu chủ bè phản ứng sẽ bị phá bè, cắt lưới và hành hung.

QUỐC TẾ  
Phía sau âm mưu ám sát Tổng thống Syria (Infonet). - Mỹ, Nga thống nhất: số phận tổng thống Syria do dân Syria (TT). - Quân đội Syria tấn công tàn khốc chiếm thành phố chiến lược (LĐ). - Giao tranh ác liệt tại thị trấn chiến lược Qusayr ở Syria (TN). - Mỹ hết sức lo ngại vì Nga vận chuyển tên lửa chống hạm cho Syria (GDVN).
Máy bay Thổ Nhĩ Kỳ nổ tung khi đang trình diễn (DT).
Nga và Thổ Nhĩ Kỳ cùng phát triển tên lửa tầm xa (VnMedia). - Nga quyết không bỏ “cuộc đấu” tên lửa phòng không ở Thổ Nhĩ Kỳ (ANTĐ).
Venezuela sẵn sàng bình thường hóa quan hệ với Mỹ (VOV).
Tổng thống Mỹ Obama bảo vệ các chính sách của Nhà Trắng (TT).
Đặc vụ tinh nhuệ của FBI tử nạn giữa lúc huấn luyện (VOV).
Gián điệp Mỹ bị trục xuất khỏi Nga (VOV).
Nhật có thể tự giải quyết với Triều Tiên vấn đề bắt cóc (VOV).
Một Triều Tiên kỳ lạ qua chuyến đi của phóng viên ảnh người Anh (1) (Dantri)   —-Trung Quốc: 6,5 tỷ USD bay hơi theo cúm H7N9 (Infonet)
Trung Quốc có kế hoạch thay thế lãnh đạo Triều Tiên? (KT)  —-Thời báo Hoàn Cầu lại hung hăng, kích động chủ nghĩa dân tộc (LĐ)
Bắc Hàn lại bắt tàu TQ đòi tiền chuộc (BBC) – Bắc Hàn lại bắt giữ một tàu cá Trung Quốc do ‘xâm phạm chủ quyền’ và đòi 100.000 đô la tiền chuộc.
Bắc Kinh kêu gọi Bình Nhưỡng giải cứu tàu cá Trung Quốc (RFI)   —-Trung Quốc bắt một nhà bảo vệ nhân quyền(RFI)
Obama sẽ tiếp Tổng thống Miến Điện (BBC)   —Obama tiếp Thein Sein: Cải thiện quan hệ song phương ngoạn mục(RFI)   —Tổng Thống Myanamar Thein Sein đã đến Hoa Kỳ (RFA)   —-Tổng thống Obama tiếp kiến Tổng thống Thein Sein tại Tòa Bạch Ốc (VOA)
Ngoại trưởng Mỹ đến Trung Đông để bàn về vấn đề Syria (VOA)   –Tổng thống Obama sẽ phác họa chính sách chống khủng bố (VOA)
Ấn Độ kiên quyết, Trung Quốc xuống thang(RFI)   —–New Delhi và Bắc Kinh cam kết « hòa bình ở biên giới »(RFI)   — Ấn Độ, Trung Quốc tìm cách xây dựng sự tin tưởng lẫn nhau (VOA)

Campuchia: phe đối lập biểu tình đòi bầu cử tự do và công bằng (RFA)
Cuộc chiến về nguồn nước ở Châu Á TBD (RFA)  — Châu Á : Nguy cơ xung đột do tranh chấp nguồn nước(RFI)   —-Pháp, ngọn hải đăng của giới làm phim quốc tế(RFI)
Trung Quốc : Ngành chăn nuôi gia cầm mất hơn 6 tỷ đô la vì H7N9 (RFI)   —-Tăng trưởng : Nhật Mỹ bừng dậy, Châu Âu thụt lùi(RFI)
Công nhân di dân Châu Á gởi nhiều tiền về nước nhất thế giới (VOA)
Bom tự sát giết chết 14 người ở Afghanistan (VOA)   —-Một loạt các vụ đánh bom ở Iraq giết chết ít nhất 43 người(VOA)   —-23 chiến binh Hezbollah bị giết chết ở Syria(VOA)    —-Kẻ đánh bom Boston đã ở 6 tháng tại Cộng hòa Dagestan(VOA)
Iran treo cổ hai người về tội làm gián điệp (NV)

Tại sao người Việt thông minh mà nhân tài lác đác?


"Lắng nghe tiếng nói của dân thấy muôn vàn tiếng kêu than về sự nhũng nhiễu của các cơ quan công quyền. Những việc như thế làm xói mòn lòng tin ghê lắm".


Kẻ thù vô hình

Chúng ta nói nhiều tới truyền thống yêu nước. Nhưng nhiều khi tôi cứ tự hỏi, không biết người Việt mình bây giờ có còn yêu nước như xưa không?

Trước hết phải khẳng định một điều: Dân tộc Việt Nam tồn tại được cho đến ngày nay, qua biết bao nhiêu cuộc chiến tranh là nhờ vào lòng yêu nước. Lòng yêu nước đó là vĩnh cửu. Chỉ có điều khi dân tộc đứng trước hiểm hoạ xâm lược thì lòng yêu nước được thể hiện ở đỉnh cao nhất, đó là sự hy sinh thân mình để bảo vệ tổ quốc. Còn bây giờ sang giai đoạn hoà bình, xây dựng đất nước, chúng ta hiểu nó, vận dụng, thể hiện nó bằng cách gì, như thế nào mà thôi.

Đó chính là điều khiến tôi băn khoăn. Liệu chúng ta có yêu nước không khi mà làm gì ta cũng nghĩ đến lợi ích bản thân mình trước tiên?

Đấy cũng là băn khoăn của rất nhiều người. Tôi đã gặp những người bộ đội, họ bảo: Ngày xưa tôi đi đánh giặc đâu có như thế này. Thấy kẻ thù trước mặt, phải chiến đấu đến cùng. Nhưng bây giờ khó quá. Kẻ thù vô hình, ở đâu đó, rất khó nhận biết. Nhiều người khóc thực sự, họ nói: Tôi nghĩ về đồng đội đã hy sinh, thương họ, không thể nào chịu được. Chúng tôi đã chiến đấu, hy sinh vì cái gì?

Trong thời bình của chúng ta, lòng yêu nước phải tiếp tục nung nấu, làm thế nào để mọi người dân, mọi thế hệ từ trẻ đến già, phải gắn bó, phải yêu đất nước này, phải thấy Việt Nam mãi là quê hương.



Nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Dy Niên.


Tham nhũng từ việc nhỏ đến việc lớn

Có những thanh niên nói rằng: xã hội lắm tiêu cực thế, có gì mà yêu? Tôi nghĩ họ cũng có lý.

Đó là biểu hiện của sự khủng hoảng về lòng tin. Thế hệ trẻ nhìn những người xung quanh, thấy có nhiều cái không như họ nghĩ, không như sách vở, nhà trường vẫn dạy, họ không hiểu được sự thật ở đâu, chân lý ở đâu. Trách nhiệm của các thế hệ đi trước là phải cố gắng nuôi giữ lòng tin, để xã hội này, dân tộc này, đất nước này phải trường tồn. Dân tộc Việt không thể mất đi được. Tôi có một niềm tin mãnh liệt như thế, nó chỉ chòng chành thế này, chỉ sóng gió thế này thôi... rồi sẽ trở lại.


Vì sao ông tin tưởng như thế?

Chính là dựa vào lịch sử. Chúng ta đã từng mất nước suốt 1.000 năm Bắc thuộc mà Ngô Quyền đã giành lại được độc lập. Hay khi nhà Hồ để mất nước, thì chỉ 20 năm sau thôi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn của Lê Lợi đã thành công. Không chỉ riêng Việt Nam, mà trên thế giới cũng vậy. Như dân tộc Palestin đấu tranh vô cùng quyết liệt để tồn tại. Tinh thần yêu nước ghê gớm lắm. Không có lòng yêu nước không thể làm được những điều vĩ đại như vậy. Vì vậy, vấn đề quan trọng là làm thế nào giáo dục cho lớp trẻ lòng yêu nước đó.


Làm thế nào giáo dục được lòng yêu nước khi mà học sinh không thích học sử?

Vì sử không lôi cuốn họ. Phải chăng vì chúng ta cứ lấy quan điểm của ngày hôm nay để nhìn lại lịch sử, đánh giá lại lịch sử? Lịch sử tự nó sẽ hấp dẫn nếu là tiếng nói công minh của chính nó. Đất nước Việt Nam có đến ngày hôm nay là do hàng bao thế hệ ông cha ta, tổ tiên ta đã đổ xương máu để gìn giữ. Lòng tự hào được xây dựng từ hàng ngàn năm nay chứ đâu phải chỉ từ ngày hôm nay.

Tuy nhiên, nói như thế là về lý thuyết thôi. Về thực tiễn có nhiều vấn đề quá: vấn đề xã hội, kinh tế, lý tưởng... của chúng ta. Phải làm thế nào để người dân tin tưởng.


Nhưng cụ thể là phải làm gì, thưa ông?

Tôi nghĩ phải có một chuyển động về tư duy thì mới làm chuyển biến được xã hội, được những vấn đề của chúng ta. Thoái hoá đạo đức, tham nhũng từ việc nhỏ đến việc lớn... làm mất lòng tin của dân. Lắng nghe tiếng nói của dân thấy muôn vàn tiếng kêu than về sự nhũng nhiễu của các cơ quan công quyền.

Những việc như thế làm xói mòn lòng tin ghê lắm. Nói là quét sạch tham nhũng thì khó nhưng toàn xã hội phải đồng tâm nỗ lực ngăn chặn tham nhũng lại. Mỗi người góp một tay. Tôi nghĩ phải đưa ra định nghĩa: Người yêu nước phải là người không tham nhũng hoặc phải là người đấu tranh chống tham nhũng.


Tại sao người Việt thông minh mà nhân tài lác đác


Vậy còn chuyện người ta tìm mọi cách ra nước ngoài học rồi ở lại luôn... Như thế có yêu nước không?

Chuyện này cũng có lý do của nó. Tại sao người nào muốn thành tài lại phải ra nước ngoài? Tại sao người Việt mình thông minh là thế mà nhân tài vẫn lác đác như "lá mùa thu"? Nhiều người phải ra đi chỉ vì ở môi trường Việt Nam khó có thể phát triển được.

Tôi đã đi hầu khắp thế giới, gặp nhiều người Việt Nam ở nước ngoài, gặp nhiều nhà trí thức lớn. Những năm đầu sau khi giải phóng, gặp Việt kiều lúc đầu tưởng họ ghét mình, nhưng không phải, trừ một số ít người cực đoan, còn đa số họ nhớ quê hương lắm. Có người nhớ quê đến mức họ nuôi trong nhà một con ếch để đến chiều nó kêu cho đỡ nhớ. Lòng yêu nước là của tất cả mọi người, không phải chỉ người cộng sản mới yêu nước nhất đâu. Mỗi người dân Việt Nam mình ai cũng yêu nước.


Tức là dù có ý thức được hay không thì trong máu chúng ta đã có lòng yêu nước rồi?

Đúng vậy. Nó là truyền thống, là văn hoá vì chính cái kết tinh cao nhất trong văn hoá là lòng yêu nước. Vì là văn hoá nên nó thể hiện như lòng tự trọng. Khi người nước ngoài nói Vietnamese style (cái lối Việt Nam) với ý mỉa mai, xem thường thì mình thấy khó chịu lắm. Làm thế nào để mỗi người phải có lòng tự trọng, phải biết xấu hổ mà vươn lên.

Người Nhật là một ví dụ điển hình về sự vươn lên vì lòng yêu nước. Thất bại của chiến tranh thế giới II làm nước Nhật cơ cực và đau lòng lắm, họ phải cắn răng chịu đựng mà vượt qua. Chỉ từ một lòng yêu nước, lòng tự trọng dân tộc mà nước Nhật vươn lên được như ngày hôm nay. Nước Nhật đã làm được như vậy, chẳng nhẽ Việt Nam mình lại không làm được?


Xin cảm ơn và chúc ông năm mới sức khoẻ, hạnh phúc!

Quote:
- Thế hệ chúng tôi, lòng yêu nước xuất phát từ chính gia đình. Chúng tôi đi chiến đấu vì người mẹ nói đất nước cần đến con. Đó là thời chiến, còn trong thời bình thì người mẹ người cha làm gì để các con mình yêu nước? Điều này không dễ dàng chút nào trong tình hình hiện nay. Cha mẹ phải là tấm gương cho các con để có thể nói rằng đất nước cần những người trong sáng, biết tự hào dân tộc, biết chiến đấu với những điều xấu để cho xã hội ngày càng tốt hơn.

- Tôi đã đi nhiều nơi nhưng chưa thấy nước nào đẹp như nước mình. Đúng là non sông gấm vóc. Đi từ Lũng Cú, đường Hồ Chí Minh, lúc qua rừng núi đẹp vô cùng, lúc lại men theo bờ biển đẹp không thể tưởng tượng được. Bali của Indonesia vẫn được gọi là thiên đường bãi biển, ở Việt Nam có nhiều thiên đường như vậy. Phuket là niềm tự hào của Thái Lan còn Vịnh Hạ Long là duy nhất của thế giới. Những người con của đất Việt đâu chỉ có niềm tự hào vì truyền thống bất khuất của cha ông. Đất nước mình đẹp lắm. Chúng ta đã có sẵn hòn ngọc trong tay, phải làm sao cho mỗi người dân đều yêu quý và tự hào về hòn ngọc ấy và không bao giờ quên ý thức phải gìn giữ cho nó ngày một sáng hơn.
http://kienthuc.net.vn/soi-xet/20130...ac-dac-894090/
 

Chuyện thu nhập của sếp Vinafood vào báo cáo gửi Quốc hội

Kiểm toán Nhà nước nêu vấn đề thu nhập bình quân của các chức danh quản lý tại một số tập đoàn, tổng công ty nhà nước...
Báo cáo kiểm toán năm 2012 của Kiểm toán Nhà nước vừa được gửi đến đại biểu Quốc hội đã cho thấy nhiều vấn đề đáng chú ý tại doanh nghiệp nhà nước.
Theo đó, một số đơn vị thuộc các tập đoàn, tổng công ty chưa xây dựng đơn giá tiền lương hoặc đã xây dựng nhưng chưa phù hợp, việc giao đơn giá tiền lương và phân phối quỹ tiền lương giữa các đơn vị trong tập đoàn, tổng công ty và giữa các bộ phận trong đơn vị còn chưa hợp lý, chưa tương xứng với hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Bên cạnh đó, thu nhập bình quân của các chức danh quản lý thuộc khối văn phòng tại một số tập đoàn, tổng công ty cao hơn nhiều so với mức thu nhập bình quân của các đơn vị thành viên.
Chuyện thu nhập của sếp Vinafood vào báo cáo gửi Quốc hội
Theo Kiểm toán Nhà nước, việc thực hiện chính sách hỗ trợ người nông dân trồng lúa thông qua thu mua lúa gạo tạm trữ của các doanh nghiệp chưa hiệu quả. - Ảnh minh họa.
Ví dụ cụ thể được đưa ra là tại Tổng công ty Lương thực Miền Bắc (Vinafood 1), thu nhập bình quân của lãnh đạo năm 2011 là 56,5 triệu đồng/người/tháng. Khối văn phòng tổng công ty cao nhất là 28,4 triệu đồng/người/tháng. Trong khi đó Công ty Cổ phần Xây dựng và Chế biến lương thực Vĩnh Hà có thu nhập cao nhất trong các đơn vị thành viên được kiểm toán là 6,5 triệu/đồng/người/tháng.
“Khủng” hơn là thu nhập bình quân của lãnh đạo Tổng công ty Lương thực Miền Nam (Vinafood 2) với 79,749 triệu đồng/người/tháng. Khối văn phòng Tổng công ty là 32,9 triệu đồng/người tháng. Trong khi Công ty Lương thực Đồng Tháp có thu nhập cao nhất trong các đơn vị thành viên được kiểm toán là 11,175 triệu đồng/người/tháng.
Nếu so với con số về lương của Chủ tịch Petrolimex là 58 triệu đồng/tháng đã trở thành tâm điểm của phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng tại kỳ họp cuối năm 2012 của Quốc hội thì các con số nêu trên có lẽ sẽ khiến nhiều vị đại biểu của dân ngỡ ngàng hơn nhiều.
Bởi, nói như một vị thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì trong sự lình xình của thị trường gạo hiện nay, hai tổng công ty lương thực nói trên cũng có vấn đề tồn tại đang phải giải quyết.
Kiểm toán Nhà nước cũng chỉ ra rằng, việc thực hiện chính sách hỗ trợ người nông dân trồng lúa thông qua thu mua lúa gạo tạm trữ của các doanh nghiệp chưa hiệu quả. Việc quản lý hoạt động xuất khẩu lúa gạo, quy hoạch và đầu tư xây dựng hệ thống kho chứa lúa gạo, nhà máy xay xát của 2 tổng công ty lương thực xuất khẩu lúa gạo tại đồng bằng Sông Cửu long còn nhiều bất cập hạn chế.
Để có đủ điều kiện được cấp phép xuất khẩu gạo, các doanh nghiệp phải tăng cường đầu tư kho chứa và hệ thống xay xát, song việc kinh doanh lúa gạo tại đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu được thực hiện qua trung gian, sản lượng thóc mua trực tiếp người dân rất ít nên việc đầu tư hệ thống máy xay xát theo kho chuyên dụng hiệu quả còn hạn chế.
Kết quả kiểm toán cũng cho thấy năm 2011, Vinafood 2 bán USD cho các ngân hàng với tỷ giá cao hơn trần quy định của Ngân hàng Nhà nước thông qua việc mua bán ngoại tệ thứ ba.
Cụ thể, Vinafood 2 bán 259,8 triệu USD cho các ngân hàng thương mại lấy 186,4 triệu EUR, đồng thời bán số EUR này cho VCB lấy VND ngay tại thời điểm nhận để thu được khoản chênh lệch tương đương 189 tỷ đồng.
(VnEconomy)

Chênh lệch giá vàng cao kỷ lục: 6,6 triệu đồng/lượng

Sáng 20-5, giá vàng thế giới giao dịch tại thị trường châu Á giảm mạnh 16,10 USD xuống còn 1.344,10 USD/ounce (tương đương 33,84 triệu đồng/lượng), trong khi đó giá vàng trong nước chỉ giảm gần 100.000 đồng/lượng.
Hiện giá vàng miếng SJC mua vào đang ở mức 40,47 triệu đồng/lượng, bán ra 40,67 triệu đồng/lượng. Còn giá vàng nhẫn loại 1 chỉ đang giao dịch mua vào ở mức 3,797 triệu đồng, bán ra 3,847 triệu đồng. Hiện giá vàng trong nước đang cao hơn giá vàng thế giới tới mức kỷ lục hơn 6,6 triệu đồng/lượng.
Giá vàng thế giới đã có 7 phiên giảm mạnh liên tiếp. Vào cuối tuần qua, giá vàng giao tháng 6-2013 trên sàn Comex (Mỹ) giảm 22,20 USD (1,6%) xuống còn 1.364,70 USD/ounce khi USD lên cao nhất 34 tháng so với các tiền tệ chủ chốt. Giá vàng đã có đợt giảm dài nhất kể từ tháng 3-2009. Chốt tuần vừa qua, vàng thế giới mất đi 71,90 USD/ounce.
Các chuyên gia được trang mạng Kitco.com khảo sát tỏ thái độ bi quan về xu hướng giá vàng trong tuần này. Theo đó, trong số 28 chuyên gia được khảo sát, chỉ có 9 người cho rằng giá vàng tăng, ngược lại có 17 người cho biết giá giảm và 2 người đưa ý kiến trung lập.
Theo các chuyên gia, vàng thế giới có thể sẽ còn xác lập mức đáy mới tại mức 1.350 USD/ounce, tuy nhiên nếu giá vàng xuống tới 1.320 USD/ounce, thị trường vẫn xuất hiện đợt mua mạnh từ các nhà đầu tư. Các chuyên gia vàng được khảo sát cũng cho rằng sẽ không có gì ngạc nhiên khi thấy giá vàng rớt xuống 1.300 USD/ounce vào tuần tới.
(Tuổi trẻ)
 

Không tiếp thu góp ý điểm nào, phải lý giải cho người dân biết

Đó là ý kiến trong báo cáo kiến nghị của cử tri do Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam Huỳnh Đảm trình bày tại kỳ họp thứ 5 của Quốc hội khóa 13 diễn ra vào sáng 20.5.Ông Huỳnh Đảm cho hay đến thời điểm này đã có 26 triệu lượt ý kiến của nhân dân trong việc xây dựng, góp ý sửa đổi Hiếp pháp. Điều này thể hiện sự đồng thuận của người dân trong việc sửa đổi Hiến pháp.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu khai mạc - Ảnh: Ngọc Thắng


Dự phiên khai mạc có Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng; nguyên Tổng bí thư: Lê Khả Phiêu và Nông Ðức Mạnh; Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; nguyên Chủ tịch nước Trần Ðức Lương; Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng; nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An; Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Huỳnh Ðảm; nhiều vị khách mời; các vị đại biểu Quốc hội các khóa trước; đại diện các đoàn ngoại giao tại Hà Nội.

Báo cáo kiến nghị của cử tri cho biết việc lấy ý kiến góp ý sửa đổi Hiến pháp diễn ra rộng rãi và đạt được nhiều thành công. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện lấy ý kiến vẫn còn một số hạn chế khi một số nơi còn lúng túng dẫn đến việc hướng dẫn cho người dân góp ý chưa tốt. “Cử tri kiến nghị ban soạn thảo phải tiếp thu nghiêm túc trong quá trình lấy ý kiến góp ý cho Hiến pháp. Nếu điểm nào không tiếp thu thì ban soạn thảo cũng phải lý giải rõ cho người dân được biết”, báo cáo kiến nghị nêu.
Về lĩnh vực kinh tế, báo cáo kiến nghị của cử tri cho hay đến nay vẫn có nhiều doanh nghiệp khó vay vốn; tình trạng doanh nghiệp bị giải thể gia tăng; sức mua giảm; hàng tồn kho lớn…
Đáng chú ý là chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới vẫn còn cao, gây ra lo ngại của người dân về năng lực điều hành của cơ quan quản lý giá vàng. Từ đó cử tri cũng kiến nghị cần sớm xem xét, tăng cường quản lý lĩnh vực này.
“Trong báo cáo kiến nghị, cử tri còn nêu lên việc dù viện phí tăng nhưng tình trạng quá tải ở các bệnh viện, nhất là bệnh viện tuyến trung ương vẫn không giảm, từ đó kiến nghị Chính phủ xem xét, quản lý cho phù hợp”, ông Huỳnh Đảm nói.
Trước đó, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thay mặt Chính phủ trình bày Báo cáo bổ sung kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2012; tình hình thực hiện nhiệm vụ bốn tháng đầu năm và những giải pháp chủ yếu tập trung chỉ đạo, điều hành trong những tháng còn lại của năm 2013. 


Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nêu rõ kỳ họp thứ 5 của Quốc hội được tiến hành trong lúc tình hình kinh tế khu vực và thế giới đang trong quá trình phục hồi, nhưng chưa thực sự bền vững.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh, tình hình đó đòi hỏi có những giải pháp tích cực và đồng bộ, nỗ lực phấn đấu vượt qua khó khăn, thách thức để thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013.

Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho hay bốn tháng đầu năm nền kinh tế vẫn ổn định, tình hình lạm phát được kìm chế. Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn bộc lộ sự yếu kém khi lãi suất ngân hàng vẫn còn cao, tăng trưởng tín dụng thấp và nhiều doanh nghiệp vẫn khó vay vốn.
Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu trình bày Báo cáo thẩm tra của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2012 và bốn tháng đầu năm 2013.
Báo cáo thẩm tra cho biết tình hình kinh tế, xã hội năm 2012 và những thàng đầu năm 2013 mặc dù đã đạt được một số kết quả nhưng vẫn tòn tại bất cập.
Đó là tăng trưởng kinh tế chỉ đạt mức 5,3% thấp hơn so với kỳ vọng và chỉ tiêu của Quốc hội đề ra.
Ngoài ra, sự bất cập còn thể hiện khi trong thời gian qua rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ. Riêng Hà Nội, đã có tới 46.000 doanh nghiệp trên tổng số khoảng 90.000 doanh nghiệp báo lỗ với con số 47.000 tỉ đồng.
Đáng chú ý, báo cáo thẩm tra nêu rõ trong thời gian qua chính sách tạm trữ lúa gạo còn nhiều bất cập và gây ra nhiều bức xúc cho người dân.
“Riêng về lĩnh vực tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thời gian qua đã làm được một số việc. Tuy nhiên, việc tái cơ cấu cần minh bạch thông tin để chứng minh việc tái cơ cấu không bị chi phối bởi nhóm lợi ích. Từ đó tạo ra sự an toàn cho người dân có tiền gửi”, ông Giàu dẫn lời báo cáo.
 
Đại biểu trao đổi giữa giờ giải lao - Ảnh: Ngọc Thắng
Chiều nay, Quốc hội tiếp tục làm việc với những nội dung liên quan đến Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992; Quyết toán ngân sách nhà nước năm 2011; Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng; Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

Đình Quân
(Thanh niên) 

PTT Nguyễn Xuân Phúc nói về 6 điểm hạn chế của nền kinh tế - xã hội

Sáng nay, tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa 13, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã thay mặt Chính phủ báo cáo với Quốc hội kết quả tình hình kinh tế xã hội năm 2012, kết quả đạt được 4 tháng đầu năm 2013 và thẳng thắn chỉ ra 6 yếu kém, hạn chế.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, trong tổng số 15 chỉ tiêu kế hoạch năm 2012, có thêm chỉ tiêu giảm nghèo vượt kế hoạch đề ra. Như vậy, có 11 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch, 4 chỉ tiêu không đạt. So với số đã báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 4, có 7 chỉ tiêu đạt cao hơn, 2 chỉ tiêu đạt thấp hơn và 6 chỉ tiêu không đổi.
PTT Nguyễn Xuân Phúc cho hay, trước tình hình nền kinh tế thế giới nói chung còn gặp nhiều khó khăn thì Chính phủ đã tập trung làm tốt công tác điều hành và đạt được 7 kết quả khả quan ở nhiều lĩnh vực, đó là: Tập trung thực hiện nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát; Tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh đạt được kết quả bước đầu; Tiếp tục tập trung chỉ đạo tái cơ cấu kinh tế và đã đạt được những kết quả nhất định;

An sinh xã hội, phúc lợi xã hội tiếp tục được quan tâm và cơ bản được bảo đảm; Các lĩnh vực giáo dục, y tế, khoa học công nghệ, môi trường, văn hóa xã hội tiếp tục có bước tiến bộ; Công tác cải cách hành chính, giải quyết khiếu nại tố cáo, phòng chống tham nhũng, lãng phí, gắn với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XI) đạt những kết quả thiết thực; An ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; hoạt động đối ngoại và quốc phòng được tăng cường. 
PTT Nguyễn Xuân Phúc báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa 13.

Bên cạnh những mặt đạt được, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã đề cập đến 6 tồn tại, hạn chế của nền kinh tế - xã hội:
Thứ nhất, sức ép lạm phát và tiềm ẩn bất ổn kinh tế vĩ mô vẫn còn lớn. Việc điều chỉnh giá các mặt hàng, dịch vụ do Nhà nước định giá như điện, than bán cho điện, nước, giáo dục, y tế... theo cơ chế thị trường còn chậm, gặp nhiều khó khăn. Mặt bằng lãi suất cho vay có giảm nhưng còn cao, tăng trưởng tín dụng vẫn còn ở mức thấp so với định hướng tăng 12% của năm 2013.

Nợ xấu tuy được kiểm soát nhưng vẫn còn cao, doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn còn khó khăn. Quản lý thị trường vàng mới chỉ đạt kết quả bước đầu, chưa huy động được nguồn lực vàng cho phát triển kinh tế. Cân đối ngân sách nhà nước khó khăn, tiến độ thu ngân sách chậm và đạt thấp. Đầu tư từ khu vực tư nhân trong nước còn hạn chế. 
Thứ hai, chủ trương, cơ chế chính sách hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh tuy sớm được ban hành nhưng việc hướng dẫn cụ thể, tổ chức triển khai thực hiện còn chậm nên không ít trường hợp chưa đi vào cuộc sống. Sản xuất kinh doanh còn nhiều khó khăn; sức mua của thị trường còn yếu, một số mặt hàng tồn kho vẫn khá cao; khả năng cạnh tranh của nhiều sản phẩm còn thấp. Số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động còn lớn; số đăng ký mới thấp hơn so với cùng kỳ.

Thị trường bất động sản thanh khoản kém, phục hồi chậm. Thị trường chứng khoán tăng chưa ổn định. Các khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản và công nghiệp - xây dựng tăng trưởng thấp hơn cùng kỳ. Cơ chế hỗ trợ thu mua tạm trữ lúa gạo còn bất cập. Hạn hán, xâm nhập mặn, thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản. 
Quá trình tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng tiến triển chậm. Để khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, tập trung cho các công trình trọng điểm theo chủ trương tái cơ cấu đầu tư công, một số công trình, dự án đã đầu tư nhưng phải ngừng hoặc điều chuyển vốn nên ảnh hưởng đến hiệu quả của các công trình, dự án này. Việc sắp xếp, cổ phần hoá, thoái vốn đầu tư ngoài lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính của DNNN chưa đạt tiến độ. Việc tái cơ cấu các tổ chức tín dụng, xử lý nợ xấu đã được triển khai tích cực nhưng phát huy kết quả còn chậm.
Thứ ba, việc làm, thu nhập và đời sống nhân dân, nhất là hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và người có thu nhập thấp vẫn còn nhiều khó khăn. Mức hỗ trợ các chính sách an sinh xã hội tuy có tăng nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu. Số lượng các vụ đình công trái pháp luật 4 tháng là 136 vụ, tăng 2 vụ so với cùng kỳ năm 2012. 
Thứ tư, chất lượng đào tạo của nhiều trường đại học, cao đẳng, dạy nghề còn thấp. Chưa giải quyết được căn bản tình trạng dạy thêm, học thêm; hoạt động liên kết đào tạo, nhất là với đối tác nước ngoài còn nhiều vi phạm. Tình trạng quá tải bệnh viện chậm được khắc phục; y đức vẫn là vấn đề được xã hội quan tâm; an toàn vệ sinh thực phẩm còn nhiều hạn chế, yếu kém. Chưa có nhiều sản phẩm khoa học công nghệ mới được ứng dụng vào phát triển kinh tế - xã hội.

Ô nhiễm môi trường ở một số nơi còn nghiêm trọng, trên 60% khu vực nông thôn chưa tổ chức thu gom rác thải. Quản lý nhà nước về báo chí, xuất bản còn nhiều hạn chế; việc ngăn chặn những thông tin sai trái, xuyên tạc, phản động gây phương hại cho đất nước trên internet, mạng xã hội, blog cá nhân còn bất cập. Công tác bảo đảm an toàn, an ninh thông tin của các cơ quan nhà nước còn nhiều hạn chế, sơ hở. 
Thứ năm, tình trạng khiếu kiện, nhất là khiếu kiện đông người về đất đai còn diễn biến phức tạp. Một số vụ việc xử lý chưa tốt, gây bức xúc, bị kẻ xấu lợi dụng. Tai nạn giao thông vẫn ở mức cao, nhất là trong các dịp Lễ, Tết và ở khu vực nông thôn. Tình hình tội phạm và tệ nạn xã hội diễn biến phức tạp.  
Thứ sáu, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước chưa cao. Năng lực, phẩm chất của một số cán bộ, công chức chưa đáp ứng yêu cầu, nhất là thái độ ứng xử cửa quyền, vô cảm. Việc khắc phục tình trạng nợ đọng các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành pháp luật tuy có nhiều tiến bộ nhưng việc ban hành một số văn bản vẫn còn chậm. Chất lượng ban hành văn bản, quy định hành chính vẫn còn hạn chế. Một số quy định còn bất cập, thiếu tính khả thi, chưa sát thực tế gây bức xúc trong nhân dân. Cải cách hành chính còn chậm, kết quả chưa rõ rệt trong một số lĩnh vực. Kỷ luật, kỷ cương hành chính còn chưa nghiêm. Kết quả phát hiện xử lý tham nhũng còn hạn chế. 
  Ngọc Quang 
  (GDVN)

Nghi án Đặng Thành Tâm cho hacker "xử" PetroTimes?

Đặng Thành Tâm & bộ râu "phong thủy"
Trong 2 ngày, 18 và 19/5/2013, các kỹ thuật viên của PetroTimes đã phát hiện dấu hiệu của việc tấn công DDoS vào máy chủ. Việc tấn công này bắt đầu từ 22h ngày 18/5, tuy không gây tác hại với trang web về phía bạn đọc nhưng lại làm ảnh hưởng đến quá trình cập nhật các tin bài mới. Xác định đây là một thủ đoạn mới và nghiêm trọng nên bộ phận kỹ thuật của PetroTimes đã nhờ sự trợ giúp của Trung tâm an toàn thông tin (Bộ Công an). Đây là thủ đoạn mới nhắm vào các trang báo điện tử của một số hacker có mục đích xấu. Các cuộc tấn công nhiều khả năng được thực hiện ở trong nước và có sử dụng các dải IP từ nước ngoài - Nguồn: PetroTimes.


Báo điện tử PetroTimes đã bị tấn công DDOS liên tục vào các ngày 18 và 19/5/2013
Theo dõi thông tin trên PetroTimes, có nhiều bài viết nóng chỉ rõ những khuất tất về kinh tế, chính trị của Đặng Thành Tâm và Đặng Thị Hoàng Yến và các công ty của chị em nhà này, ngoài ra, PetroTimes cũng là tờ báo thường xuyên có các bài viết chống sự ngang ngược của Trung Quốc trên Biển Đông.
Đặng Thành Tâm sở hữu một lực lượng hùng hậu hacker nằm tại các tập đoàn công nghệ, viễn thông của đại gia này như Công ty Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (SaigonTel), Công ty CP Dịch vụ Bưu chính Viễn Thông Sài Gòn (SPT)... chỉ cần một mệnh lệnh của Đặng Thành Tâm, PetroTimes có thể bị "xử" bất cứ lúc nào.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng không "ưa" gì PetroTimes với các bài viết thường xuyên tố cáo việc ngang ngược của "ông bạn lớn" này trên Biển Đông, đây cũng có thể là một nghi phạm đáng chủ ý. Nhưng theo PetroTimes cho rằng "cuộc tấn công nhiều khả năng ở trong nước" thì nghi án Đặng Thành Tâm có vẻ nhiều khả năng hơn. Hãy chờ xem kết quả điều tra của Trung tâm an toàn thông tin (Bộ Công an) thế nào sẽ rõ.
Theo: PetroTimes
(TSNH)

Cô gái Đồ Long - Vài chuyện nhớ lại...

Nguyễn Phương Uyên bị kết án 6 năm tù vì
tội tuyên truyền chống nhà nước
Bằng Kiều, Thu Phương từng bị cấm cửa về vì phản đối các chính sách của nhà nước trong buổi họp báo ở Mỹ, có treo cờ vàng 3 sọc VNCH. Thu Phương đành ngậm đắng nuốt cay, muốn gặp con phải đi Thái Lan rồi người nhà mang con từ Hà Nội qua cho mẹ con thăm nhau. Ngược lại, từng có ca sĩ của Thúy Nga về VN hát cho một chương trình lễ hội có treo cờ đỏ sao vàng; đã bị ngừng hát khi trở lại Mỹ. Còn nhớ, năm 1999 lá cờ đỏ sao vàng và chân dung Hồ Chí Minh xuất hiện ở Little Saigon - Cali, trong cửa tiệm băng đĩa của ông Trần Văn Trường đã khiến cộng đồng người Việt ở Mỹ biểu tình phản đối suốt 56 ngày đêm, cho tới khi tiệm bị cảnh sát vào lập biên bản tịch thu hết băng đĩa, dụng cụ kinh doanh vì lý do “in sang băng lậu”. Trần Văn Trường sập tiệm và sau đó còn ra tòa lãnh án tù 3 tháng, tội làm ăn bất hợp pháp.
Truyền đơn của nhóm Uyên - Kha
Lá cờ là biểu trưng cao nhất của một quốc gia. Bất kỳ một chế độ nào đi nữa, việc sử dụng cờ của một chính thể đối lập hay một chế độ không được công nhận; những chuyện xảy ra như vậy là thường tình. Yếu tố cờ vàng 3 sọc trong vụ Phương Uyên dễ khiến dư luận hiểu theo hướng "bị các thế lực phản động hải ngoại giật dây, lợi dụng". Với một cán bộ Đoàn, được cho đã trưởng thành và có đầy đủ ý thức chính trị, thậm chí vượt trội hơn những bạn bè đồng lứa; thì không thể không hiểu những chuyện sơ đẳng như vậy!
Tui tham gia mạng xã hội gần 8 năm, từ blog Yahoo!360 đến Multiply rồi facebook, cũng từ mạng xã hội tui phải trãi qua 2 vụ án, một ra tòa dân sự (Phương Thanh) và một án hình sự, tạm giam 3 tháng (tướng CA Nguyễn Khánh Toàn); đã chịu nhiều đau đớn và ngột ngạt đến cùng cực của đời người. Bản thân có khá nhiều chuyện uất ức, nhưng không phải chuyện gì cũng chia sẻ được. Khi nhìn thấy Phương Uyên trong chiếc áo trắng gắn phù hiệu ra tòa, tui lập tức đánh giá cao cô bé 20 tuổi này, rất thông minh và hoàn toàn làm chủ về tình thế của mình.
...
Thùng truyền đơn rải bằng tiền của nhóm Uyên - Kha
Có một chuyện chưa từng kể ra.
Đêm trước khi ra tòa sơ thẩm quận Tân Bình, tui đã thức gần trắng đêm chỉ để suy nghĩ coi... mặc đồ gì. Và cuối cùng, đã quyết định tự cắt ngang mái tóc trước, tìm một cái áo trắng cổ lá sen ngắn củn cởn và chiếc quần Tây xanh không nếp, đeo thêm chiếc kính không độ. Nhìn vào gương tui bật cười vì không nhận ra mình, chỉ thấy một con ngố, lờ khờ và không có vẻ gì nguy hiểm, sắc sảo hay đáng phải dè dặt, e ngại. Đó là một hình ảnh tui muốn mọi người nhìn thấy, đặc biệt là nhóm ngồi xử án và đối thủ. Tui đã dành thắng lợi 100% trong phiên tòa, nhờ rất nhiều vào sự mất cảnh giác của phe kia.
Những gì thấy bằng mắt không chắc đã chính xác!
Không như giai đoạn sơ khai đó, mạng xã hội bây giờ phát triển rầm rộ. Theo TechInAsia điều tra, thì cư dân Facebook Việt hiện có thể lên tới 15 - 20 triệu người. Có bao nhiêu trong đó là an ninh mạng, là "hàng gài", là dư luận viên, là người của các đảng phái chính trị... FB là con dao hai lưỡi, lợi thì có lợi nhưng đôi khi răng chả còn! Thỉnh thoảng tui có lạc vào vài FB sặc mùi chống Cộng, hay lớn tiếng hô hào dân chủ, đa nguyên đa đảng, chửi chế độ như chửi một con chó lúc say... nhưng profile thì mập mờ, avatar chẳng rõ thật hay giả, hoặc chẳng có tí hình ảnh nào chứng minh chính chủ. Chuyện yêu nhau qua FB, lừa nhau qua FB, hãm hại nhau qua FB, lợi dụng nhau qua FB... đã không còn là chuyện hiếm. Nhẹ dạ hay cả tin là sập bẫy. Cuộc chơi trên này, mỗi người cần phải có sự phòng vệ riêng của mình!
Uyên - Kha không phải là hai người đầu tiên bị án có dính tới việc phát tán truyền đơn. Đoàn Huy Chương, người hoạt động đấu tranh cho quyền lợi của công nhân tại Việt Nam bị bắt hồi đầu năm 2010; đã từng rải ở khu vực Tân Sơn Nhất, Đồng Nai, Trà Vinh. Khi ở trong trại B.34, trước khi bị chuyển đi K.4. nghe Chương bảo, nếu cho làm lại anh vẫn chọn con đường đấu tranh cho công nhân mà không hề hối hận, nhưng hình thức rải truyền đơn thì không. Anh cho biết, những ai nhặt được truyền đơn đều bị liên lụy và bị làm khó dễ, nó nguy hại cho sự bình an của nhiều người. Và, cũng không ít người nhặt được đã tỏ thái độ như nhặt giấy lộn. Vài tờ truyền đơn không thể làm thay đổi ý thức một đám đông, đó chỉ là sự thôi thúc nội tại của một vài cá nhân!
...
Nguyễn Khánh Toàn và Đinh Văn Được (6 Được)
Trong bất cứ vụ án nào cũng có những khuất tất của nó. Có hai chi tiết đáng chú ý vụ Uyên - Kha, là chiếc máy ảnh và thuốc nổ: máy ảnh được giải thích là dùng chụp hình chơi với bạn bè, còn thuốc nổ của nhà Kha dùng làm pháo. Những đồ vật có thể chỉ bình thường, vô hại hoặc sử dụng cho đời sống hàng ngày; nhưng khi gặp chuyện sẽ được dùng để chống lại mình. Còn nhớ ông sáu Được trong vụ án 5 Cam, có lần khoe với tui mới mua ở Thái Lan về mấy bộ áo quần rằn ri thủy quân lục chiến cho ông và mấy đứa con, mặc vô nhìn rất thời trang rất ngầu. Nhưng khi bị bắt, lục soát nhà chả tìm được gì ngoài mấy bộ đồ đó; tui đã không nén cười khi đọc trên báo thấy tội của sáu Được có cả "tàng trữ quân trang quân dụng".
Tui vốn không ưa viện dẫn điều này luật nọ, vì bản thân từng là nạn nhân của cái gọi là pháp luật – của người quyền thế, vẫn còn tồn tại ở VN. Nên những gì nói ra, đều mang tính thực tế; không vẽ vời cũng không bơm phồng. Uyên và Kha đã quá vị thành niên, trưởng thành về nhận thức và có quyền được nhìn nhận, được đánh giá như những công dân khác trong xã hội; nói về Uyên - Kha như những đứa trẻ bé bỏng là xúc phạm hai em. Tinh thần Uyên và Kha xứng đáng được trân trọng và cảm phục, nhưng việc làm của hai em không phải là hành động của những anh hùng. Tui có đọc vài bài thơ tụng ca Uyên - Kha, có câu đại khái rằng, muốn được tự do phải bước qua nhà tù. Bản thân người viết câu thơ đó, đòn đau nhất có lẽ chỉ là bị cơ quan đuổi việc; chưa từng nếm mùi lao tù, chưa từng bị cùm chân ngồi nếm những thức ăn thua bữa của một con chó, chưa từng nếm cái đau của việc tra khảo, chưa từng bước ra khỏi phòng biệt giam với đôi mắt mờ nhòe... Nếu như làm được, đừng cổ súy việc đó! Hãy chỉ cho những người trẻ có thể vẫn sống tốt trong tư thế ngẩng cao đầu, vẫn đàng hoàng đấu tranh cho lẽ phải, cho quyền được bảo vệ lãnh thổ của tiền nhân để lại mà không nhất thiết phải trãi qua việc đau đớn thân xác và kiệt quệ tinh thần trong tù!
...
Có một người tui muốn nhắc tới, là ông Trương Tấn Sang. Long An, nơi thụ lý vụ án Uyên – Kha là quê hương của chủ tịch nước. Sau khi hai em bị bắt, ngày 30.10.2012 đã có 157 nhân sĩ, trí thức viết và ký tên vào tâm thư gửi cho ông. Lúc biết chuyện này, tui im lặng không muốn bàn tán, vì bản thân đã không có hy vọng nhiều ở ông. Tui từng chỉ dẫn cho gia đình Hoàng Khương gửi thư cầu cứu tới CTN Trương Tấn Sang khi vụ việc xảy ra, vợ Khương cũng đã từng tìm mọi cách tiếp cận và đưa đơn xin cứu xét. Tất cả đều không hồi âm. Giá như có thể làm được điều gì đó để giảm nhẹ án cho Uyên - Kha, thì sự nghiệp chính trị của ông có ý nghĩa biết chừng nào! Bản án 6 năm của Uyên và 8 năm của Kha thật sự quá nặng và ác nghiệt, đi ngược với truyền thống nhân ái của người Việt. Cầu mong hai em mạnh khỏe, chân cứng đá mềm vượt qua khúc quanh đời mình!
Lê Nguyễn Hương Trà
Nguồn: Facebook Cô gái Đồ Long

Đào Tuấn - Mặt trận quên hay Chủ tịch Đảm tầm thường hóa người dân?

dam
Báo cáo của Mặt trận, dù đã nhấn mạnh vào con số 1.724 ý kiến kiến nghị của cử tri, nhưng không một chữ nói về Biển Đông. Không một lời nói về Bauxite.
Nói một cách công bằng, báo cáo của Mặt trận liệt kê vô số những bức xúc, lo lắng, tâm tư của người dân, thậm chí cả lòng tin của họ trước hiệu quả hoạt động của một số cơ quan Nhà nước. Chênh lệch giá vàng là một ví dụ.
Nói một cách công bằng, báo cáo kiến nghị cử tri dài lê thê cũng có một câu, rằng cử tri lo lắng khi “ngư trường một số nơi bị nước ngoài đe dọa”. Nhưng ngư trường nào, nước ngoài nào thì cử tri và nhân dân, theo dõi qua truyền hình trực tiếp, mù tịt, chẳng biết quái gì.
Huống chi cái dòng nói về sự đe dọa này được xếp trong những mối lo toan “Về sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân”.
Nhưng đó chỉ là những vấn đề đã cũ rích. Đến nỗi nếu báo cáo không nhắc đến Hiến pháp sửa đổi và “Ban Nội chính TƯ”, người ta cứ ngỡ Chủ tịch Đảm đã mang nhầm tới kỳ 5 báo cáo của kỳ 4.
Nhưng nhìn nhận báo cáo kiến nghị cử tri của Mặt trận, câu hỏi không thể không đặt ra là phải chăng cử tri và nhân dân chỉ quan tâm đến chuyện áo cơm? Chỉ kêu giời trước những vấn đề liên quan đến cơm áo?
Câu trả lời là không.
Trước khi Chủ tịch Huỳnh Đảm, trịnh trọng và bóng mượt như một con công già viêm họng mãn tính, đọc báo cáo kiến nghị cử tri trước nghị trường, những tâm tư lo lắng của cử tri TP HCM đã được báo cáo tới Quốc hội.
Đó là những lo lo lắng về tình hình biển Đông ngày càng diễn biến phức tạp. Báo cáo của đoàn ĐBQH TP HCM còn nhắc đến: “Nhiều ý kiến đề nghị Nhà nước cần có những động thái quyết liệt hơn, đẩy mạnh công tác ngoại giao, kiên quyết giữ vững độc lập chủ quyền biển đảo; tăng cường ngân sách cho an ninh quốc phòng, đẩy mạnh phát triển kinh tế biển; quan tâm chăm lo đời sống, có giải pháp hỗ trợ cho ngư dân bám biển; tổ chức các lực lượng tuần tra trên biển nhằm kịp thời bảo vệ tài sản và tính mạng cho ngư dân”.
Báo điện tử Dân trí dẫn lời Phó trưởng Đoàn ĐBQH TP Trần Du Lịch nói có nhiều ý kiến cử tri liên quan đến dự án khai thác bô xít tại Tây Nguyên rằng “mặc dù dư luận vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều, nhưng các dự án Tân Rai (Lâm Đồng), Nhân Cơ (Đắk Nông) và dự án xây dựng cảng vận chuyển Kê Gà vẫn đang triển khai thực hiện”. Ông Lịch cho biết, có nhiều người dân đề nghị Quốc hội cần sớm tiến hành giám sát về các dự án này, đánh giá lại hiệu quả tổng thể về kinh tế – xã hội của dự án; giám sát chặt chẽ việc tổ chức quản lý lao động người nước ngoài tại các dự án nhằm đảm bảo tình hình an ninh trật tự xã hội.
Cử tri đâu phải chỉ lo chuyện áo cơm, thưa Chủ tịch Đảm.
Và việc chỉ toàn áo cơm, phải chăng ông đang muốn tầm thường hóa những nỗi lo toan, tầm thường hóa người dân để tất cả đều như ông?!
Nhớ mấy bữa trước, Tổng thư ký Vũ Trọng Kim đã ra sức thuyết trình dự thảo Luật Mặt trận sửa đổi trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội với điểm nhấn là chức năng phản biện.
Chẳng hạn mà chức năng này được gật, thì liệu Mặt trận cũng sẽ làm nên trò trống gì khi mà ngay cả ý kiến kiến nghị của cử tri và nhân dân trước những vấn đề sống còn của đất nước cũng bị gọt cho nhẵn hoặc cắt bỏ không thương tiếc?!
Đào Tuấn
(Blog Đào Tuấn)

Lửa Thái Hà lại cháy

Thái Hà: Đối mặt với nạn cướp phá Tu viện và tài sản
Đêm hè Hà Nội nóng nực càng nóng hơn, bởi những ánh nến rực cháy như chính tấm lòng phẫn uất của giáo dân Hà Nội trước những bất công, oan trái hiện diện trên đất nước này.
Như vậy, một lần nữa nhà cầm quyền Hà Nội đã lại phát động lên ngọn lửa Thái Hà.

Từ mấy năm nay, chương trình cướp chiếm đối với Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà đã liên tục diễn ra, đặt giáo xứ vào một con đường đấu tranh đòi công lý dai dẳng và kiên trì như bao năm qua đã đi.

Bất chấp sự phỉ nhổ của dư luận trong và ngoài nước, bất chấp luật pháp và điều tối thiểu nhất là hệ thống pháp luật do chính nhà nước này đưa ra, để cướp chiếm khu đất của Giáo xứ Thái Hà, Dòng Chúa Cứu thế Hà Nội. Sau khi không thể thực hiện được dự án chia chác được khu vực 14.000 mét vuông đất vàng giữa thủ đô của Dòng Chúa Cứu thế Hà Nội thành 28 khu biệt thự cao cấp, trước sự đấu tranh đoàn kết và mạnh mẽ làm rung chuyển hệ thống chính trị Hà Nội, nhà cầm quyền đã buộc phải làm “Vườn hoa”.

Thế nhưng, những âm mưu của nhà cầm quyền Hà Nội vẫn không dừng lại ở đó

Tu viện Dòng Chúa Cứu thế Hà Nội được xây dựng từ 1928-1931, bỗng nhiên bị “mượn”. Thế rồi từ “mượn” đến chây lỳ không trả bao nhiêu năm nay, kể từ năm 1996, giáo dân Thái Hà đã có đơn yêu cầu trả lại. Thế nhưng, liên tục các bài cùn từ phía “Chính quyền”.

Điều hài hước ở việc xử lý của Hà Nội trong vấn đề cướp chiếm đất đai tôn giáo ở cơ sở này, là mỗi lần giáo dân có ý kiến, lập tức hàng loạt công an, an ninh, dân phòng và thậm chí là cả côn đồ được huy động đến đây.

Gần đây, họ còn đưa một cơ sở phát thuốc HIV-AISD  đến ngay cạnh nhà thờ để cấp thuốc cho các con nghiện. Lượng con nghiện tăng vụt xung quanh nhà thờ, vốn là nơi có hàng chục ngàn người đến tham dự Thánh lễ. Hệ thống loa được dùng chĩa vào nhà thờ, khiêu khích và nhiều khi làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến Thánh lễ của giáo dân bằng những lời vu cáo và lăng mạ.

Khi giáo dân đòi hỏi ráo riết, nhà cầm quyền Hà Nội đã giở nhiều chiêu bài rất hài hước và… cùn mà có lẽ lịch sử nhà nước trên thế giới này chưa có nơi nào sử dụng những con bài như thế. Nhà cầm quyền đã thể hiện sự loanh quanh, lúng túng mà không thể giải thích được câu hỏi: Tu viện Dòng Chúa Cứu Thế có phải là cơ sở tôn giáo không? Là cơ sở tôn giáo được bảo hộ của Pháp luật, cớ sao lại vào tay nhà nước, bằng văn bản nào hợp luật? Nếu nhà nước không thể có chỗ nào khác buộc phải lấy Tu viện, yêu cầu nhà nước có một quyết định: Tịch thu hoặc cướp cơ sở tôn giáo này.

Họ đưa ra các văn bản Luật đất đai 2003 nhằm bao biện, nhưng họ không trả lời được rằng giáo dân đã khiếu nại từ năm 1996 mà họ đã cố chây ỳ nhằm lấp liếm không giải quyết thì lý do vì sao. Họ càng không trả lời được: Đất đai nhà nước quản lý, vậy thì quản lý đâu phải là quyền sử dụng hoặc sở hữu? Đồng thời, tài sản của giáo xứ, tu viện của Nhà Dòng nằm trong điều luật nào là nhà nước được phép chiếm, cướp?

Đã nhiều lần, giáo dân Thái Hà yêu cầu làm rõ, nhưng nhà cầm quyền Hà Nội đều áp dụng luật pháp theo kiểu “Chợ giời”, nghĩa là cứ lỳ mặt và dùng bạo lực để trấn áp.

Mấy năm gần đây, nhà cầm quyền Hà Nội âm mưu cướp chiếm lâu dài Tu viện Dòng Chúa Cứu  thế Hà Nội bằng cách đập phá, làm biến dạng tu viện để… xóa dấu tích. Giáo dân Thái Hà đã hết sức cảnh giác và họ đã lên tiếng.
Sau khi bày trò “Dự án nước thải” năm 2011 nhằm lừa bịp dư luận để đưa quân vào đập phá Tu viện, nhà cầm quyền Hà Nội đã cho đập phá Tu viện thời gian qua. Giáo dân Thái Hà đã lập tức có nhiều đơn từ gửi đến các cơ quan có thẩm quyền. Thế nhưng, một mặt họ tiếp tục chây ỳ, mặt khác tìm mọi cách đập phá xóa các dấu tích của Tu viện này.
Ngày 13/5/2013, nhà cầm quyền Hà Nội mời Giáo xứ Thái Hà lên gặp Thanh tra Thành phố. Đây là lần thứ 3 Thanh tra Hà Nội, Quận Đống Đa bày trò này. Nhưng mỗi lần giáo dân đến là áp đặt theo cách cả vú lấp miệng em. Nhưng, chiều ngày 12/5, đột ngột nhà cầm quyền Hà Nội báo hoãn cuộc gặp giữa Giáo xứ và Thanh tra. Mặt khác, đội quân đập phá tiếp tục tăng cường việc đập phá tài sản của Giáo xứ, của Nhà dòng.
Ngay ngày hôm đó, giáo dân đã sang bệnh viện kiểm tra tài sản của mình đang bị phá hoại. Gặp gỡ đại diện giáo dân, Giám đốc Bệnh viện Đống Đa không thể trả lời được câu hỏi nào ngoài việc: Sẽ báo cáo. Nhưng việc đập phá đã không dừng lại.
Những ngày gần đây, sự phẫn uất của giáo dân đã lên cao độ, với quyết tâm của mình đã được thử thách qua bao năm tháng với đủ mọi trò đê hèn nhưng họ đã không khuất phục, họ quyết tâm đòi lại tu viện, cơ sở được xây dựng bằng mồ hồi, nước mắt và máu của cha ông, của bao thế hệ đi trước và hiện nay.

Tối ngày 18/5 và chiều 19/5/2013 giáo dân Thái Hà đã lũ lượt rước Đức Mẹ vòng quanh tài sản của mình đang bị cướp phá.

Tối 19/5/2013, một Thánh lễ và buổi thắp nến cầu nguyện cho Sự thật – Công lý – Hòa bình và cầu nguyện cho nhà cầm quyền Hà Nội biết sống vì dân mà tỉnh táo, sáng suốt trả lại tài sản của Giáo xứ.
Đêm thắp nến cũng cầu nguyện cho các nạn nhân đang bị bách hại, cầm tù vì phản đối Trung Quốc xâm lược như Điếu Cày, Tạ Phong Tần và các Thanh niên Yêu nước sắp phải ra Tòa phúc thẩm. Cầu nguyện cho hai nạn nhân mới nhất là Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha vì tấm lòng yêu nước mà bị xét xử bất minh, cầm tù vô lý. Thánh lễ cầu nguyện cũng cầu cho các nạn nhân bị mất đất, các dân oan đang ngày đêm đi kiện tụng, khiếu nại trong vô vọng khi bị cướp đoạt tài sản, đất đai là nguồn sống của mình.

    
Đêm hè Hà Nội nóng nực càng nóng hơn, bởi những ánh nến rực cháy như chính tấm lòng phẫn uất của giáo dân Hà Nội trước những bất công, oan trái hiện diện trên đất nước này.
Như vậy, một lần nữa nhà cầm quyền Hà Nội đã lại phát động lên ngọn lửa Thái Hà.

Hà Nội, Ngày  19/5/2013
J.B Nguyễn Hữu Vinh
Nguồn: J.B Nguyễn Hữu Vinh

Trung Quốc có kế hoạch bí mật thay thế ông Kim Jong-un?

Một đài phát thanh ở Đức tiết lộ Trung Quốc đang vạch ra các kế hoạch bí mật nhằm đưa người anh trai Kim Jong-nam của ông Kim Jong-un làm lãnh đạo CHDCND Triều Tiên trong trường hợp chính quyền hiện tại sụp đổ.
Dưới tiêu đề “Có phải Trung Quốc đang muốn thay đổi chế độ ở CHDCND Triều Tiên?”, đài Deutsche Welle dẫn các nguồn tin tình báo tiết lộ Bắc Kinh “hiện có kế hoạch dự phòng cho thời điểm ông Kim Jong-un mất quyền kiểm soát đất nước”.
Trung Quốc “đang âm thầm khuyến khích thay đổi chế độ và chuẩn bị cho người anh trai Kim Jong-nam của ông Kim tiếp quản vai trò lãnh đạo”, tờ Chosun Ilbo trích tường thuật Deutsche Welle hôm 16.5.
Trung Quốc có kế hoạch bí mật thay thế ông Kim Jong-un?
 Nhà lãnh đạo Kim Jong-un (giữa) thị sát một nhà máy thực phẩm của quân đội vào tháng 2 - Ảnh: AFP/KCNA
Tuy nhiên, có một vấn đề là ông Kim Jong-nam tương đối ít được biết đến trong nước.
“Thậm chí các cư dân Bình Nhưỡng cũng biết rất ít” về ông ấy, theo tường thuật.
Deutsche Welle nói việc CHDCND Triều Tiên đột ngột xuống thang đe dọa và khiêu khích gợi ý “Bình Nhưỡng đã nhận ra họ đang đẩy đồng minh duy nhất trong khu vực đến bờ vực cắt đứt tình hữu nghị”.
Một dấu hiệu cho thấy CHDCND Triều Tiên đang cố gắng nhượng bộ Trung Quốc là thông báo của Bình Nhưỡng vào đầu tuần trước về việc bổ nhiệm ông Jang Jong-nam, một tư lệnh ít được biết đến, vào vị trí Bộ trưởng Quốc phòng, thay thế người tiền nhiệm “diều hâu” Kim Kyok-sik.
Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy Trung Quốc đang dần gia tăng áp lực lên Bình Nhưỡng, với việc các tổ chức tài chính Trung Quốc cắt đứt liên hệ với các ngân hàng của Bình Nhưỡng, theo đài phát thanh Đức.
Cả Trung Quốc lẫn CHDCND Triều Tiên đều chưa đưa ra bình luận nào về tường thuật của Deutsche Welle.
Sơn Duân
(Thanh niên)

19.5 : Đâu rồi lời dạy của Bác?

Chỉ còn ít giờ nữa là bước sang ngày 19-5 thiêng liêng, kỷ niệm 123 năm Ngày sinh của Bác.  Cháu năm nay chưa đến 30 tuổi, mẹ cháu đã mất vì một căn bệnh hiểm nghèo, bố cháu đã 79 tuổi, xin Bác tha tội, vừa bằng tuổi khi Bác mất. Mấy hôm nay cháu trằn trọc nhiều đêm không tài nào chợp mặt.

Theo dõi trên Đài cháu rất băn khoăn, tại sao những người yêu nướcnồng nàn như bạn Phương Uyên và bạn Nguyên Kha vừa bị Tòa án của ta kết án 6 năm và 8 năm tù về “tội” chống phá Nhà nước. Khi đọc thôngtin về nội dung “phạm tội” của các bạn nói trên, cháu chỉ thấy nổi lên là “tội” dám chống Trung Quốc, mà bạn Phương Uyên lấy máu mình viết áp phích kiên quyết chống bon”Tàu khựa”  Phương Uyên, căm thù Tàu, chống Tàu, nhưng tại sao lại gọi là “Tàu Khưa”? Cháu nghĩ đây chỉ là một cách gọi cũng giống như nhiều thời ở Trung Quốc đã gọi dân tộc ta là “bon An Nam” tỏ ý khinh miệt mà. Cháu nghĩ, trong quan hệ xã hội, người để được người ta yêu, người ta kính thì lúc nào người ta cũng tôn kính, gọi bằng danh xưng tôn trọng, còn người ta ghét thì gọi là “thằng” là “con” thậm chí gọi là “lũ chó”. Đây cũng là điều diễn ratrong cuộc sống bình thường hằng ngày. Nếu chỉ vì “cách gọi” mà bỏ tù người ta thì cháu thấy nó tội nghiệp, thậm chí nó bất công ghê gớm.

Xâu chuỗi sự việc lại, cháu thấy nhiều năm gần đây, ta cho mở nhiều phiên tòa “rất chóng vánh” để tuyên án kết tội những người phạm vào điều 88 Bộ Luật hình sự, tức là can tội chống lại Nhà nước. Nhưng trong vụ này, cả hai bị can đều khai rằng họ không chống Nhà nước, vàcó thể chống Đảng chứ không chống Nhà nước. Đảng ta hiện nay lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo chứ Đảng không phải là Nhà nước. Suy đến cùng thì trong xã hội ta, nhiều người đã và đang chống phá Nhà nước một cách ghê gớm, nhưng có làm sao đâu, chẳng thấy ai bị kết tội. Những kẻ làm thất thoát hàng triệu nghìn tỷ đồng, làm phá sản hàng trăm nghìn doanh nghiệp, đẩy hàng chục vạn công nhân lao động ra đường, thất nghiệp và cuộc sống cực khổ vô cùng. Những kẻ quyết sách những chủ trương chính sách gây ra sự phân hóa giầu nghèo “kẻ ăn không hết, người lần chẳng ra”…Cho người nghèo được một vài đồng của bố thí họ rùm beng quay phim, chụp ảnh, “nối vòng tay lớn” kể công, nhưng thực chất những người nghèo ở nước ta vẫn còn là con số lớn, rất lớn…

Và trọng tội nhất, cháu đọc được trong một tài liệu, thì ngay trong khi chủ nghĩa cộng sản đang trị vì nước ta, đã không còn Mục Nam Quan, hai phần ba Thác Bản Giốc (nơi mà chú Đức Như, một đồng nghiệp của Bố cháu đã chụp bức ảnh được giải thưởng quốc tế), dùng mọi thủ đoạn lấn chiếm 50.000 mét vuông đất của Việt Nam dọc biên giới với họ. Năm 1974 họ chiếm đảo Hoàng Sa, 1988 chiếm Gac Ma…

Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ở cả hai miền hơn 10 triệu người Việt Nam đã chết để “bảo vệ” phe xã hội chủ nghĩa, gần gũi là bào vệ Trung Quốc và “đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng”. Cháu ra đời và lớn lên sau cuộc chiến tranh ấy, chỉ biết sự kiện qua học sử và nghe bố cháu kể lại. Bố cháu bảo năm 1979, thật sự có chiến tranh với xâm lược Bắc Kinh, tứclà bị Tàu xâm lược. Hồi đó, họ huy động đến 60 vạn quân mở cuộc tấn công trán sang 6 tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam, giết hại hàng  vạn binh sĩ và nhân dân các dân tộc ở các tỉnh biên giới. Từ ngày ấy đến nay, họ không ngừng lần chiếm đất đai, biển đảo Việt nam và hình như chỗ nào trên biển đông cũng là “ao nhà” của họ. Hiện nay, sâu trong lãnh thổ Việt nam, hàng nghìn lính Tàu gian manh đã cố tình giả dạng đứng chân trên dải Tây Nguyên với việc khai thác bô-xít. Cháu được biết bô-xít là thứ rẻ độn, mua đâu cũng có hàng tỷ tấn, tại sao chúng đòi sang khai thác bằng được ở Tây Nguyên nước ta. Vì nhiều nhà chiến lược nhìn vào Tây Nguyên của Việt Nam đã kết luận: ai chiếm được Tây Nguyên thì kẻ đó chiếm được Đông Dương. TrungQuốc cũng đang chiếm cứ 300.000 ha rừng đầu nguồn phía Bắc do bọn quan tỉnh tham lam bán cho chúng

Thưa Bác, đấy là vài nét trên đất liền, nước ta không còn nguyên vẹn như hồi Bác còn sống nữa. Còn về biển,  chúng ra cũng đã bị hi sinh rất nhiều từ các cuộc chiếm đảo của quân Tàu, nay nó lại “lưỡi bò, lưỡi bê” hòng độc chiếm biển đông, gây cho ta không ít khó khăn. Dường như ngày nào cũng có một cuộc chiến tranh, lúc thì lộ diện lúc thì đội lốt ngư dân, khi thì ra mặt “hải giám” từng bước lấn chiếm, đi đến thôn tình biển đảo nước ta và các nước có chung hải phận biển Đông. Một nước có gần 1,4 tỷ dân, cộng lại giá trị sản phẩm do dân làm ra đứng thứ hai thế giới, vậy mà đối với Việt Nam ta, chưa lúc nào họ từ bỏ âm mưu thôn tính.

Thưa Bác, nhân dân Việt Nam, như chúng cháu được Bác dạy, chưa bao giờ bị khuất phục bởi ngoại bang và là một dân tộc luôn luôn chiến thắng quân xâm lược, gần đây là chiến thắng quân xâm lược Pháp, đế quốc Mỹ và cả quân xâm lược Trung Quốc. Như Bác đã dạy: Các Vua Hùng có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” Muốn giữ nước thì phải nhìn rõ mặt kẻ thù. Không biết rõ kẻ thù thì không thể chiến thắng. Nhưng kẻ đang hàng ngày “gậm nhấm” mưu mô xâm chiếm nước ta, định nuốt chửng nước ta thì lại đó không phải là kẻ thù, không được làm gì có hại đến “thanh danh”, có hại đến cam kết “16 chữ vàng” và quan hệ “bốn tốt”. Chúng cháu chưa bao giờ lại thấy một số người nước ta lại u mê đến như vậy.

Trong lứa tuổi trẻ chúng cháu hiện nay có đến hàng triệu bạn nam nữ hằng ngày theo dõi thông tin trên các Trang mạng thông qua In-to-nét. Ngày nay có In-tơ-nét, không một ai có thể bưng bít thông tin, vì thế chúng cháu được bắt nhạy thông tin. Từ vụ án anh Cù Huy Hà Vũ đến vụ án Phương Uyên và Nguyên Kha, chúng cháu thấy, Phương Uyên và Nguyên Kha cùng nhiều bạn trẻ khác đang bị đe dọa, cầm tù, nhất định phải được tự do. Nhân dân Việt nam phải được bầy tỏ lòng yêu nước chống xâm lược của mình. Đó mới là thực hiện theo lời dạy của Bác đấy ạ !

Từ ngày Bác mất, họ nhanh quên lời Bác, làm mất lòng dân, làm hại nhân dân, mà vẫn chưa bị xử lí. Ngược lại, những người con yêu nước như Phương Uyên và Nguyên Kha, và hàng triệu bạn trẻ thế hệ chúng cháu thể hiện lòng yêu nước thì lại bị cấm đoán, bị kết án tù. Ngày xưa,Bác và nhiều vị lãnh đạo Đảng đã bị đế quốc cầm tù, thậm chí tử hình vì cái tội “yêu nước” Việt Nam. Liệu ngày nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, một đảng luôn tuyên bố là yêu nước nhất, vì dân nhất lại đi bỏ tù những người yêu nước có hành động chống kẻ thù xâm lược.

Thật cháu không sao hiểu được, thưa Bác?
Nguồn: Nguyễn Trung Thành/ Quechoa
 

ĐBQH Đặng Thành Tâm đã chính thức bỏ trốn để lại món nợ hơn 10.000 tỷ?

Theo thông tin Tư Sang nham hiểm vừa nhận được, sáng nay 20/05/2013 Đại biểu Quốc hội Đặng Thành Tâm vắng mặt không phép và hiện Ban Công tác đại biểu không thể liên lạc được với ông này. 
Đặng Thành Tâm sau khi được CTN Trương Tấn Sang "cứu" và "bất ngờ" xuất hiện
tại nghị trường kỳ họp lần trước (kỳ họp thứ tư, QH khóa XIII)
Theo báo cáo trực tiếp từ phiên khai mạc, Chủ tịch Trương Tấn Sang, người đã đưa Đặng Thành Tâm vào Quốc Hội và ra sức bảo vệ ông này trong suốt thời gian qua cũng tỏ ra “hết sức bất ngờ” và hoang mang trước sự biệt tích đáng ngờ này. 
Theo nguồn tin chưa được kiểm chứng, ông Tâm và gia đình hiện đang ở Mỹ, trong thời gian qua, ông Tâm đã kịp tẩu tán và chuyển rất nhiều tài sản ra nước ngoài dưới nhiều hình thức (thông qua ngân hàng HSBC và Hong Leong Bank) để lại món nợ mất khả năng chi trả hơn 10.000 tỷ đồng.
Theo tin Tư Sang nham hiểm đã đưa vào ngày 13/05/2013, trong chương trình làm việc kỳ này của Quốc Hội, Trưởng ban Công tác đại biểu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ báo cáo kết quả thảo luận ở các đoàn về việc (có thể) xem xét bãi nhiệm tư cách đại biểu với ông Đặng Thành Tâm. Như vậy, nếu ông Tâm vắng mặt không phép lần này sẽ dẫn đến kết quả gần như chắc chắn ông này sẽ bị bãi nhiệm tư cách đại biểu trong những ngày tới và ngay sau khi bãi nhiệm cơ quan chức năng sẽ chính thức vào cuộc truy tố ông Đặng Thành Tâm về tội lừa đảo và lợi dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản của cổ đông và hàng loạt ngân hàng.

Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi và thông tin đầy đủ đến quý đọc giả...

Vãn tuồng: Không trình Quốc hội phương án đổi tên nước

Bản dự thảo vừa được trình Quốc hội đã “gỡ bỏ” phương án lấy lại tên nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Nội dung giải trình, tiếp thu của UB Dự thảo sửa đổi Hiến pháp cho biết, giữ nguyên tên nước để tránh việc phải thay đổi về quốc huy, con dấu, quốc hiệu…
Chủ nhiệm UB Pháp luật của Quốc hội, đại diện Ban Biên tập sửa đổi Hiến pháp, ông Phan Trung Lý cho biết, qua tổng hợp có nhiều ý kiến đóng góp về vấn đề tên nước.

Kết quả thăm dò ý kiến bạn đọc về hai phương án tên nước trên Dân trí điện tử
Đa số ý kiến đề nghị tiếp tục quy định tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tên gọi này ra đời trong bối cảnh cả nước vừa hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ, thống nhất đất nước, cả nước đi lên CNXH, khẳng định con đường mục tiêu xây dựng chế độ XHCN của Đảng, nhà nước và nhân dân.
Tên gọi này đã được sử dụng ổn định từ tháng 7/1976 đến nay, đã được chính thức ghi nhận trong Hiến pháp năm 1980 và năm 1992. Việc thay đổi tên nước trong thời điểm này sẽ dẫn đến những hệ quả không có lợi, thậm chí bị xuyên tạc là đang xa rời mục tiêu, con đường lên CNXH và làm phát sinh nhiều thủ tục hành chính, gây tốn kém, phức tạp.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, ông Phan Trung Lý
Ý kiến đề xuất lấy lại tên nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa thì lập luận, tên gọi này gắn với sự ra đời chính thể cộng hòa đầu tiên ở Việt Nam. Tên gọi này được ghi nhận trong Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh, được tiếp tục khẳng định trong Hiến pháp 1946 và 1959. Tên gọi này thể hiện rõ thể chế chính trị là cộng hòa, bản chất nhà nước là nhà nước dân chủ.
Ý kiến này cho rằng, việc lấy lại tên nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa không ảnh hưởng đến mục tiêu xây dựng CNXH, phù hợp con đường quá độ lên CNXH hiện nay.
Đưa ra quan điểm đánh giá, UB Dự thảo cho rằng, cả 2 tên gọi đều thể hiện rõ chính thể của nhà nước là cộng hòa, bản chất nhà nước là nhà nước dân chủ. Tuy nhiên, việc giữ nguyên tên nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhằm tiếp tục khẳng định mục tiêu, con đường xây dựng và phát triển đất nước lên CNXH, đảm bảo tính ổn định.
Phương án này cũng tránh việc phải thay đổi về quốc huy, con dấu, quốc hiệu trên các văn bản, giấy tờ.
“Trải qua 37 năm, tên gọi này đã trở nên quen thuộc đối với nhân dân Việt Nam và bạn bè quốc tế” – UB Dự thảo phân tích.
Chốt lại, dự thảo Hiến pháp mới nhất trình ra Quốc hội đã gỡ bỏ phương án đổi tên nước, giữ nguyên tên nước hiện tại.
Về việc xác định nền tảng của quyền lực nhà nước, UB Dự thảo cũng “bác” các phương án đề xuất quy định “tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là khối đại đoàn kết toàn dân tộc”, giữ nguyên quy định “nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức”. Ông Phan Trung Lý khẳng định, hướng quy định này nhằm thể hiện bản chất giai cấp của nhà nước, đồng thời khẳng định nền tảng vững chắc của chính quyền nhân dân, phù hợp với tính chất và nguyên tắc tổ chức của nhà nước.
Dự thảo Hiến pháp mới bổ sung quy định về việc tuyên thệ khi nhậm chức của Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án TAND tối cao tại khoản 7 Điều 75.
Về Điều 4, có ý kiến đề nghị làm rõ hơn cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước và xã hội, cơ chế chịu trách nhiệm của Đảng và cơ chế để nhân dân giám sát Đảng. Ý kiến này cho rằng cần có luật về sự lãnh đạo của Đảng nhằm tạo cơ sở pháp lý cho Đảng thực thi vai trò, sứ mệnh lịch sử của mình đối với nhà nước và xã hội, tạo sự minh bạch trong hoạt động của Đảng, tạo cơ sở cho nhân dân giám sát hoạt động của tổ chức Đảng và Đảng viên.
UB Dự thảo nhận định, Đảng ta là Đảng cầm quyền, lãnh đạo nhà nước và xã hội. Đảng lãnh đạo thông qua Cương lĩnh, chiến lược, các định hướng, chính sách, chủ trương lớn của mình. Cách thức lãnh đạo thể hiện linh hoạt, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của từng giai đoạn, thời kỳ.
Bên cạnh đó, quy định mọi tổ chức Đảng, đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật đã là một bảo đảm quan trọng để người dân có điều kiện giám sát, giúp Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh.
Hơn nữa, việc thay đổi phương thức lãnh đạo của Đảng vẫn đang được tổng kết, nghiên cứu.
Với những lý do đó, UB Dự thảo đề nghị không đưa vấn đề ban hành luật về Đảng vào dự thảo Hiến pháp.
Ngoài ra, bản dự thảo mới cũng chỉ giữ lại một phương án quy định rõ về bản chất giai cấp, nền tảng tư tưởng của Đảng “là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, dân nhân lao động và cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh làn nền tảng tư tưởng”.
Ban Biên tập lập luận, chính do bản chất và nền tảng tư tưởng đó nên nhân dân mới thừa nhận vai trò lãnh đạo nhà nước và xã hội của Đảng và ghi nhận vào Hiến pháp – đạo luật cơ bản của nhà nước.
Trong chương Bảo vệ tổ quốc, hướng tiếp thu mới nhất về Điều 70, không đưa quy định “lực lượng vũ trang phải tuyệt đối trung thành với Đảng” lên trước cụm từ “Tổ quốc, nhân dân” mà… đặt vào giữa cụm từ này. Phương án cuối cùng: “Lực lương vũ trang nhân dân tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân, có nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ nhân dân, Đảng, Nhà nước và chế độ XHCN, cùng toàn dân xây dựng đất nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế.
P.Thảo
Bé gái người Việt kêu cứu ở Trung Quốc
Lời kêu cứu 'Con muốn về nhà' của bé gái người Việt bị đưa sang Trung Quốc trên phương tiện truyền thông của nước này khiến nhiều người quan tâm.
Mẩu tin về Pa Na có kèm ảnh của em được đăng trong mục tìm người của trang mạng xã hội Weibo
Mẩu tin về Pa Na có kèm ảnh của em được đăng trong mục tìm người của trang mạng xã hội Weibo.
 
Ngày 8/5, truyền hình Trung Quốc phát bản tin về một bé gái Việt Nam khoảng 12-14 tuổi bị lạc và đang sống trong viện dưỡng lão ở tỉnh Hà Nam (Trung Quốc). Một doanh nhân người Việt đang kinh doanh ở tỉnh Chiết Giang đã liên lạc với đài truyền hình để tìm hiểu thông tin. Khi biết hoàn cảnh và nguyện vọng của cô bé, vị doanh nhân đã liên hệ với PV bày tỏ mong muốn giúp em được về Việt Nam.
Phóng viên Chen Wei, người thực hiện bản tin này trên truyền hình Trung Quốc cho hay, qua mạng Weibo anh được biết có một bé gái người Việt bị lạc đang sống ở Viện Dưỡng lão thị trấn Phủ Tỉnh, huyện Thẩm Khưu (tỉnh Hà Nam). Tới nơi xác minh, Chen Wei gặp cô bé có nước da trắng, gương mặt nhiều tàn nhang đang rửa bát. Cô bé khóc đề nghị anh giúp để được về nhà ở Việt Nam.
Do cô bé không biết nhiều tiếng Trung nên anh đã yêu cầu ghi tên cha mẹ, địa chỉ nhà ra giấy. Hai mẩu giấy viết bằng thứ tiếng Việt sai chính tả có nói đến "tả Làng Phình", "Xa Pa" và đoạn mô tả: "Nhà nguồng tả Pa Cheo. Tên của bu Thào A Hừ, tên của mẹ Hầu Thị Dả, tên của em Thào Thị Pa Na. Con múa vền nhà nhớ bú mẹ".
Dòng chữ nghuệch ngoạc của Pa Na viết muốn về nhà và nhớ bố mẹ. Ảnh: Weibo
Dòng chữ nghuệch ngoạc của Pa Na viết muốn về nhà và nhớ bố mẹ. Ảnh: Weibo.
 
Sau một thời gian xác minh, ông Trang A Chúng, Phó chủ tịch hội đồng xã Pa Cheo (huyện Bát Xát), xã Lùng Phình (huyện Bắc Hà) của Lào Cai cho biết địa phương có một người tên Thào A Hử và ông này có con gái tên Thào Thị Pa Na được mẹ đưa sang Trung Quốc từ hơn 2 năm trước. Còn ông Hử đã lấy vợ hai.
Ngày 19/5, đối chiếu bức ảnh được cung cấp và ảnh lưu tại hồ sơ của công an xã, ông Chúng xác nhận, cô gái trong bức ảnh chính là Thào Thị Pa Na ở xã Pa Cheo. "Tôi đã tới gặp bố Pa Na nhưng ông ấy nói không có tiền để đưa con bé về. UBND xã sẽ trao đổi về trường hợp này. Nếu cháu có nguyện vọng về nhà, địa phương sẽ giúp cháu đoàn tụ", ông Chúng nói.
Pa Na sống trong Viện Dưỡng lão thị trấn Phủ Tỉnh. Ảnh: Chen Wei
Pa Na sống trong Viện Dưỡng lão thị trấn Phủ Tỉnh. Ảnh: Chen Wei.
 
Nhận được thông tin này, anh Chen Wei đã quay trở lại Viện Dưỡng lão để trò chuyện với Pa Na qua điện thoại. Vừa nghe giọng nói bằng tiếng Việt từ đầu dây bên kia, Pa Na òa khóc. Sang Trung Quốc từ nhỏ nên tiếng Việt của em còn hạn chế trong khi tiếng Trung cũng không biết nhiều. Cô bé cho biết hiện vẫn khỏe và nhắc đi nhắc lại: "Cháu muốn về nhà".
Theo Pa Na, em bị đưa sang Trung Quốc từ năm 2011, sau đó trốn ra ngoài rồi lưu lạc tới tỉnh Hà Nam. Không biết tiếng Trung Quốc, cô bé lang thang ngoài đường rồi được công an đưa vào Viện Dưỡng lão thị trấn Phủ Tỉnh. Từ đó, Pa Na sống ở đây và hàng ngày làm công việc rửa bát, nhặt rau.
Phóng viên Chen Wei cho hay, anh sẽ làm việc với công an Trung Quốc để hoàn tất giấy tờ đưa Pa Na về Việt Nam. Còn vị doanh nhân người Việt đã phát hiện ra Pa Na cũng bày tỏ, sẽ lo chi phí và sẵn sàng giúp đỡ cô bé. Người này còn cho biết thêm, trong thời gian Pa Na chờ được về, vợ chồng ông sẽ đi từ Chiết Giang tới Hà Nam (cách nhau khoảng 1.000 km) đưa bé về nhà mình cưu mang.
Theo VnExpress

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét