Đừng để Đảng Cộng Sản Việt Nam "cướp thời cơ" lần nữa
Bình Minh - Từ Dã Ngoại Nhân Quyền đến "Chọn đường" của Phạm Thị Hoài và "Khi đảng cộng sản tự giải thể" của Ngô Nhân DụngDân Luận: Một bài viết có khá nhiều ẩn ý, kiểu như "Và may mắn thay bà chưa hề bị bắt bỏ tù, chưa hề bị đàn áp dã man, chưa hề bị đánh đập, như công an đã từng áp lực tra tấn chị em cô Huỳnh Thục Vy hay bị cố tình làm nhục cá nhân cô Nguyễn Hoàng Vi" :D
Nhưng giả sử tất cả những giả thuyết của tác giả Bình Minh là đúng, thì chúng ta thấy có sự khác biệt nào giữa câu chuyện của bác Ngô Nhân Dụng và phong trào đòi Quyền Con Người ở Việt Nam hiện nay? Chúng ta có nên tẩy chay những phong trào đòi Quyền Con Người ở Việt Nam, nếu phía sau nó là tay chân của Đảng CSVN không? Mời độc giả giải câu đố này...
Lời Tòa Soạn Thông Luận: Trong bài này tác già Bình Minh đã
nêu ra những giả thuyết dựa vào một số sự kiện được lấy làm cơ sở. Bài
viết này là quan điểm riêng của tác giả. Thông Luận đăng dưới đây theo
lời đề nghị của tác giả và vì sự chừng mực của lý luận nhưng đồng thời
cũng xin lưu ý độc giả rằng một giả thuyết dù có cơ sở đến đâu cũng vẫn chỉ là một giả thuyết.
Hoàng Vi và bạn bè trong ngày dã ngoại 5/5 |
Tặng gia đình LHT
Buổi Dã Ngoại Nhân Quyền được tổ chức vào ngày 05/05/2013 đã rất thành
công, được giới trẻ ủng hộ mạnh mẽ và tham gia đông đảo. Mặc dầu có
những trấn áp bắt bớ trở ngại từ lưc lượng công an chìm nổi đang thi
hành mệnh lệnh, nhưng những đe dọa kia vẫn không dập tắt được nỗi háo
hức tham gia từ các tham dự viên và nói chung buổi sinh hoạt ngoài trời
này vẫn được diễn ra theo dự định.
Tài liệu chính cho buổi dã ngoại này là cuốn sách nhỏ "Câu Chuyện Về
Quyền Con Người" do Phong Trào Con Đường Việt Nam phát hành. Cuốn sách
in rất công phu, trình bày tao nhã bắt mắt chứa đựng nội dung về những
quyền căn bản của con người được giải thích đơn giản dễ hiểu. Đây là lời
giới thiệu về cuốn sách trên trang nhà của Con Đường Việt Nam:
"Xin chân thành cảm ơn ông Lê Thành Ân - tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại
thành phố Hồ Chí Minh, các mạnh thường quân, các nhà tài trợ đã giúp cho
Phong trào Con Đường Việt Namcó kinh phí thực hiện cuốn sách ; cảm ơn
bác sĩ Nguyễn Xuân Ngãi và nhà in Viet Nam Printing tại Hoa Kỳ đã phụ
trách phần ấn loát và phát hành cuốn sách.
Nếu bạn cho nhu cầu nhận sách hãy liên hệ với chúng tôi qua email lienhe@conduongvietnam.org,
chúng tôi sẽ sắp xếp gửi sách đến cho bạn. Mong bạn hãy tham gia góp
sức, hãy là một sứ giả “Quyền con người” - giúp cho người khác hiểu về
các quyền của mỗi người. Bạn có thể nhận sách để tặng cho bạn bè, người
thân hoặc có thể download các file nội dung của cuốn sách để in ấn và
sử dụng tùy ý của mình".
Tưởng cũng nên nhắc lại Phong Trào Con Đường Việt Nam là một phong trào
được ra đời trong một bối cảnh chính trị rất phức tạp, do ông Lê Thăng
Long (vừa ra tù 10 ngày) đại diện. Theo nhận định của những người đã
có kinh nghiệm sống với cộng sản, sự công khai hoạt động của Phong Trào
Con Đường Việt Nam vào năm 2012 như một đáp số cứu nguy cho bài toán
"đa đảng" hóc búa mà Đảng Cộng sản Việt Nam phải giải trình vào thời
điểm mà uy tín của độc đảng cộng sản Việt Nam hết phương cứu chữa và
phong trào đòi hỏi xé bỏ Điều 4 Hiến pháp lên cao điểm, đã tạo ra nhiều
nghi vấn cho tất cả mọi người.
Thiết tưởng bài báo "Chọn Đường"
của nhà văn Phạm thị Hoài đăng trên Pro&Contra vào ngày 20-06-2012
đã trình bày rất chi tiết, cho chúng ta một cái nhìn xuyên suốt của
sợi giây đằng sau hậu trường.
"Theo các lời nhận tội do truyền thông nhà nước công bố, ông Lê Công
Định và ông Trần Huỳnh Duy Thức đã kết hợp với ông Nguyễn Sĩ Bình để
chuẩn bị cho sự ra đời của hai đảng chính trị là Đảng Lao Động và Đảng
Xã Hội. Đồng thời, ông Nguyễn Sĩ Bình chính thức xác nhận ông Lê Công
Định là tổng thư ký, ông Trần Huỳnh Duy Thức và ông Lê Thăng Long là
những chí hữu và cộng sự của đảng Dân Chủ”. ("Chọn Đường", Phạm thị Hoài)
Trở lại, Dã Ngoại Nhân Quyền được sự yểm trợ mạnh mẽ từ các cơ quan
truyền thông lề dân có tầm vóc cùng sự tham gia của các blogger khắp ba
miền đất nước. Linh hồn của buổi Dã Ngoại Nhân Quyền là blogger Nguyễn
Ngọc Như Quỳnh - Mẹ Nấm, một nhân vật đấu tranh dân chủ rất có bề dày,
rất năng nổ. Bà có những bài viết rất là sắc sảo - đánh mạnh vào đầu
não lãnh đạo cộng sản Việt Nam và bà luôn luôn có mặt bên cạnh những
dân oan, rất thân tình gần gũi với anh chị em thanh niên đấu tranh dân
chủ trong tất cả các cuộc biểu tình chống Trung quốc từ Hà Nội đến Sài
Gòn, như bà đã từng thân cận chia sẻ với gia đình luật sư Lê thị Công
Nhân.
Và may mắn thay bà chưa hề bị bắt bỏ tù, chưa hề bị đàn áp dã man, chưa
hề bị đánh đập, như công an đã từng áp lực tra tấn chị em cô Huỳnh
Thục Vy hay bị cố tình làm nhục cá nhân cô Nguyễn Hoàng Vi. Bà cũng chưa
bị vướng vào vòng vây của lực lượng công an để bị đánh đập tàn nhẫn
với bản án tiếp tay "thế lực thù địch" như cô sinh viên Nguyễn Thị
Phương Uyên hay Đỗ thị Minh Hạnh.
Thật mừng cho sự khéo léo lẩn tránh của Mẹ Nấm. Một sự khéo léo rất đáng suy nghĩ.
Nhìn hình ảnh của buổi Dã Ngoại Nhân Quyền, trên tay mỗi người đều có
cẩm nang "Câu Chuyện Về Quyền Con Người" của Phong Trào Con Đường Việt
Nam trong lòng tôi vui buồn lẫn lộn:
- Vui vì biết đồng bào nhất là giới trẻ đang được hiểu rõ quyền làm người của mình.
- Bồn vì biết con dao hai lưỡi đang được phe Cộng Sản Cấp Tiến sử dụng mà phần thua thiệt chắc chắn vẫn về phía nhân dân.
Những phân tách trong bài viết "Khi đảng cộng sản tự giải thể"
của bình luận gia Ngô Nhân Dụng là những phân tách rất có giá trị, như
một tiếng chuông cảnh tỉnh cho tất cả chúng ta. Nhìn lại những diễn
biến chính trị vừa qua tại Việt Nam, thì rõ ràng Đảng Cộng Sản Việt Nam
đang áp dụng lại "kịch bản" của Bulgaria.
1
* Năm 1989, biến cố trong vùng Ðông Âu khiến Đảng Cộng Sản Bulgaria
lo sợ. Một ngày sau khi bức tường Berlin đổ (9 Tháng Mười Một năm
1989), Bộ Chính Trị Đảng Cộng Sản Bulgaria đã họp nhau truất phế tổng
bí thư Todor Zhivkov (nắm quyền từ năm 1954), bầu một người mới.
Đảng Cộng Sản Việt Nam cũng đang lo sợ về phong trào dân oan, phong
trào đòi dân chủ, đòi bỏ điều 4 Hiến pháp... Theo đánh giá của các nhà
quan sát sinh hoạt chính trị Việt Nam, chuyện thay đổi người mới vào
chức vụ tổng bí thư là việc phải xảy ra.
2
* Nhóm lãnh đạo mới bắt đầu chương trình cải tổ chính trị theo trình
tự của họ; mục đích để kiểm soát tình hình việc thay đổi. Tháng Hai
năm 1990, đại hội đảng đã biểu quyết xóa bỏ điều số 1 trong hiến pháp
giành độc quyền lãnh đạo cho đảng, cũng giống xóa bỏ như điều 4 ở Việt
Nam. Ðể có một bộ mặt dân chủ hóa giống như thật, đảng cộng sản mời một
nhóm người được coi là “đối lập” tới họp một “Hội nghị Bàn tròn” bàn
công việc cải tổ chính trị".
Để kiểm soát tư tưởng, và để đưa ra bánh vẽ"cải tổ chính trị" Đảng Cộng
Sản Việt Nam đánh hỏa mù bằng kế hoạch "toàn dân" sửa đổi hiến pháp.
Để có bộ mặt dân chủ hóa giống như thật, theo blog TuSangNhamHiem
tiết lộ, phe "Cộng Sản Cấp Tiến" của chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã
"bảo kê" 72 nhân sĩ - một nhóm người được coi là " đối lập" - đang hăng
say bàn họp về cái bánh vẽ sửa đổi hiến pháp.
3
* Những người được gọi là “đối lập” chỉ dám lên tiếng về việc bảo vệ
môi trường sống, nhưng cũng không thể hoạt động liên tục. Một số
người, vào năm 1990 lại được “mời gia nhập đảng để giúp đảng cải tổ” ;
rồi họ cũng được mời vô tham dự “Hội nghị Bàn tròn!”.
Diễn biến xảy ra cho Bulgaria thời điểm ấy rất đúng như những gì đang
diễn biến tại Việt Nam trong lúc này: Phong trào Con Đường Việt Nam,
Phong Trào Công Dân Tự Do...
4
* Sau đó, Đảng Cộng Sản Bulgaria đổi tên thành Đảng Xã Hội, và quyết
định tổ chức bầu cử ngay vào Tháng Sáu. Thời gian bốn tháng này quá
ngắn, không một đảng chính trị nào đủ sức tổ chức với nhau, cho nên
Đảng Xã Hội thắng phiếu, tiếp tục nắm quyền một cách chính đáng!
Đảng Cộng Sản Việt Nam đang đề nghị đổi tên nước để che giấu cái áo xã
hội chủ nghĩa đã hết hiệu quả trong công tác ăn mày thế giới và nhất là
để đánh lừa đồng bào. Đảng Cộng Sản Việt Nam với 10 triệu đảng viên,
chúng có thể rút tên Đảng Cộng Sản Việt Nam vào trong bóng tối và đẻ ra
hàng chục đảng tên khác nhau để đánh lận con đen - có đa đảng. Theo tin
râm ran trên các blog và các cơ quan truyền thông – các đảng gọi là có
"tầm vóc" nằm trong danh sách "đa đảng" của Đảng Cộng Sản Việt Nam
được điểm tên là : Đảng Việt Tân, Đảng Dân Chủ (phe ông Nguyễn Sĩ Bình
hay phe ông Nguyễn Xuân Ngãi ? chưa biết), và các đảng mới do cộng sản
nhào nắn đang còn nằm trong hậu trường.
5
* Nếu đọc lại lịch sử Bulgaria, chắc các người cầm đầu Đảng Cộng sản
Việt Nam có thể thấy một đường “hạ cánh an toàn” ; là chính họ bắt đầu
việc thay đổi chính trị. Họ sẽ cố nắm quyền kiểm soát các bước cải tổ
để có thể tiếp tục nắm quyền. Dù bỏ điều 4 trong hiến pháp, dù chấp
nhận đa đảng và bầu cử tự do, họ vẫn có cơ hội đóng vai chủ nhân ông
trong một thời gian dài !
Kịch bản "hạ cánh an toàn" đã được các phe nhóm cộng sản Việt Nam soạn
thảo tập tành từ lâu vào bây giờ chỉ là các màn trình diễn, các diễn
viên đang đóng nốt vai trò khóc cười của mình để các ông bầu show, ngồi
vểnh râu đắc chí tiếp tục móc xương máu của những dân oan vô tội trong
những màn kịch kế tiếp.
Tai họa cho nhân dân cho đất nước là vẫn phải chịu đựng những bóc lột
từ tinh thần đến vật chất, từ phẩm hạnh đến giá trị con người, không
biết phải kéo lê kiếp sống đọa đày cho đến bao giờ !!!???
Hiện nay, phe "tư bản đỏ" Nguyễn Tấn Dũng đang chủ động thành lập một
"liên minh dân chủ", liên hệ móc nối với các tổ chức đấu tranh ở trong
cũng như ngoài nước. Các tổ chức chính trị đón gió chờ thời, đã ngủ yên
trong các hoạt động đấu tranh, chỉ còn giữ sinh hoạt trong môi trường
thân hữu tương tế hơn 20 năm nay, bây giờ bật dậy xếp hàng ghi tên vào
liên minh qua mai mối của các nhân vật thò lò chính trị đắc lực như
Hoàng Duy Hùng, như Nguyễn Đắc Thành, như Lê Thành Ân...
Bulgaria cũng đã thành lập "Liên Minh Lực Lượng Dân Chủ" một lực lượng
đối lập với đảng Xã hội (tên mới của Đảng Cộng Sản Bulgaria). Khi Đảng
Xã Hội thất cử, phe đối lập (Liên Minh Lực Lượng Dân Chủ) lên nắm quyền
hành nhưng Liên Minh Lực Lượng Dân Chủ này cũng có khuynh hướng muốn
nắm toàn quyền, theo lối cộng sản nên đất nước Bulgaria vẫn chìm trong
tăm tối.
Hình ảnh "Liên Minh Lực Lượng Dân Chủ" và Đảng Xã Hội (đảng cộng sản
trá hình) của Bulgaria chính là hình ảnh "liên minh dân chủ" của Nguyễn
Tấn Dũng, đồng thời các sinh hoạt thanh niên, xã hôi dân sự đang ồn ào
nở rộ dọn đường cho các đảng phái (cộng sản) mới có thể coi như tác
phẩm của phe Trương Tấn Sang.
Nghĩ đến Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha và cái búa liềm hươi lên
vào phiên xử sắp tới, xin mượn lời của nhà bình luận Ngô Nhân Dụng:
Đừng để Đảng Cộng Sản Việt Nam "cướp thời cơ" lần nữa,
Đừng để Đảng Cộng Sản Việt Nam "tự đứng ra thay đổi chế độ, để tiếp
tục giữ quyền bính dưới một tên gọi mới. Ðây là một kinh nghiệm mà
người Việt Nam cần nghiên cứu để tránh vết xe đổ".
Bình Minh, LK
(Thông luận)
Đào Tuấn - Ngọc Đại phóng tinh, Ba Đình thất thủ
+18 và khuyến cáo cần cân nhắc đối với com lê, cà vạt
Phu nhân của Tổng Bí thư bị tai nạn ở đèo Hải Vân khi chiếc chuyên xa
chở bà cùng Tổng bí thư bị rớt xuống đèo Hải Vân. Tổng bí thư may mắn
thoát chết nhờ một vệ sĩ riêng, tuy nhiên, ông lập tức cho viên sĩ quan
cận vệ này nghỉ việc. Sau đó, trụ sở Trung ương Đảng ở Ba Đình bị tấn
công bằng máy bay C130. Những tay súng bịt mặt tiêu diệt toàn bộ lực
lượng bảo vệ. Tổng bí thư bị bắt làm con tin….
Thôi, không dám viết tiếp nữa. Và phải nói ngay: Phét đấy.
Đây chỉ là đoạn “việt hóa” nội dung bộ phim bom tấn của Hollywood
“Olympus Has fallen”, thể loại +18, đang cháy rạp ở Việt Nam. Trong
phim, không phải Ba Đình mà là Nhà trắng thất thủ.
Nhớ hồi tiểu thuyết “Lửa đắng” với “nhân vật Tổng bí thư” được in ở Việt
Nam, khối người mua đọc vì tò mò. Nguyễn Bắc Sơn đã viết về Tổng bí thư
thế nào ư? Chỉ cần nói “Đọc xong cảm thấy tiếc tiền” là đủ hiểu.
Vậy thì điều gì sẽ xảy ra nếu “Ba Đinh Has Fallan” được sản xuất ở Việt
Nam? Câu trả lời là chẳng có đạo diễn nào đủ lá gan để vuốt râu hùm.
Hoặc có thì chắc chắn sẽ nhận được một cú tuýt còi, kiểu “không phản ánh
đúng hiện thực cuộc sống”. Hậu quả của sự đi chệch quỹ đạo, phạm lề,
thì cứ hỏi Nguyễn Ngọc Tư hay mới nhất là Dustin Nguyễn. Ở Việt Nam,
những biểu tượng kiểu Ba Đình, hay lãnh tụ được thần thánh hóa đến mức
nó là những phạm trù cấm kỵ cho tự do sáng tạo. Đến nỗi những vị bạo
chúa giết người như ngóe trong sử Việt chỉ được tồn tại dưới danh nghĩa
anh hùng dân tộc, huống chi những định chế cụ thể “Tổng bí thư”, “Thủ
tướng” vẫn tồn tại sờ sờ ra đó. Còn “Tự do sáng tạo” ư? Hỏi Ngọc Đại đi.
Hôm qua, nhạc sĩ “Dệt tầm gai” đã gần như “văng bậy” khi biết đĩa CD của
ông đứng trước nguy cơ bị thu hồi với nguyên do một số bài hát có những
chữ “khá nhạy cảm”: “Khuyến mại tình dục”, “Cái nường 8x”… Hay ca từ có
ngôn từ “khá tục”: “Giao hợp đi…” hay “phóng tinh trùng đi”…
Trên báo chí, ông bảo “Tôi muốn mình được tự do tuyệt đối trong âm nhạc
nên không muốn xin phép ai cả. Trong các luật định về văn chương, không
có quy định nào cấm các câu chữ cả”.
Về những ca từ, ông nói, rằng: “không hề tục tĩu”, rằng “Nó rất đời
thường, ai bảo là tục là vì họ không chịu hiểu. Đấy là những từ mà bản
thân tôi hay nhiều người khác vẫn dùng trong đời sống”, là “thể hiện cho
năng lượng của sự duy trì nòi giống”.
“Ai thích nghe nhạc của tôi thì nghe, không thích thì thôi” - Ngọc Đại kết luận.
Bạn nghĩ thế nào về “giao hợp”, về “phóng tinh”? (À quên, có lẽ phải tìm một từ “nhã” hơn cho phóng tinh và giao hợp).
Đó là một nhu cầu cơ bản của con người, như cơm ăn nước uống? Đó là một
thứ sướng khoái, mà ai cũng như ai, từ vị tổng thống đến kẻ ăn mày? Hay
đó là sự tục tĩu mà cứ nói ra là bị quy chụp thiếu tế nhị, nhạy cảm?
Thật khó giải thích câu chuyện nhân danh những phạm trù chung chung
“thuần phong mỹ tục” để “luận tội”, rằng “tục tĩu” đối với một hành vi
mang tính chất “bản năng gốc”, về một nhu cầu thiết yếu “không có điên
liền” của con người.
Olympus Has Fallan là một bộ phim dán nhãn +18, do có tới 3 cảnh vị “anh
hùng cứu nước” cũng “rút dao phập phát chết luôn” với những kẻ đã “ngã
ngựa”, những kẻ thù mà người công an nhân dân trong văn nghệ Việt Nam,
bất luận hoàn cảnh, thay vì “phập phát chết luôn”, hẳn sẽ gọi 115 cho đi
cấp cứu. Ngọc Đại, hôm qua nói toẹt luôn rằng ông không xin phép xin
phiếc gì hết, bởi xin cũng chẳng ai cho. Thì ra với cái nhãn +18, bọn tư
bản giãy vẫn cho xem sự sáng tạo bằng biện pháp hạn chế đối tượng, còn
“ta” thì cấm luôn, không nói nhiều.
Có một sự thất thủ cho rất rõ ràng. Sự thất thủ trong đầu óc những nhà
quản lý. Văn nghệ phải bắt nguồn từ cuộc sống, nhưng cứ bắt văn nghệ
phải “phản ánh đúng hiện thực” sẽ chỉ cho ra đời những… bộ phim tài
liệu.
Rất lạ cho sự giãy đành đạch khi những điều bình thường thì coi là tục
tĩu, còn những thứ đáng phải bình thường thì lại được thần thánh hóa.
Hay con người trong nền văn nghệ của xã hội xã hội chủ nghĩa tuyệt đối
tươi đẹp của chúng ta chỉ cầm tay nhau cũng có thể sinh em bé? Hay giao
hợp thì không được phóng tinh?
Đào Tuấn
Cái gọi là “Kiến nghị 72”: Kẻ giấu mặt là ai?
Đây là một đợt sinh hoạt chính trị có tầm cỡ lớn lao, có ý nghĩa sâu
sắc đối với vận mệnh của đất nước. Từ vị trí và tầm quan trọng đặc biệt
của đợt sinh hoạt này mà nhiều người ví đây như là một “Hội nghị Diên
Hồng thời mở cửa”. Quả không phải là quá
lời, vấn đề thực hành quyền dân chủ của mọi người được thể hiện rõ nét
trong việc tham gia ý kiến vào dự thảo bổ sung, sửa đổi Hiến pháp, ai
cũng có quyền bày tỏ chính kiến của mình trước từng câu chữ, Điều,
Khoản, Chương của Hiến pháp năm 1992, đó là điều thật đáng quý, thật
đáng trân trọng, cho dù ý kiến của ai đó chưa thấu tình, đạt lý, thậm
chí đi ngược lại suy nghĩ đúng đắn của số đông, tất nhiên điều dễ thấy
là do họ chưa nhận thức thật đầy đủ về ý nghĩa, vai trò, tầm quan
trọng, mục đích yêu cầu của việc góp ý, sửa đổi bổ sung Hiến pháp lần
này, thậm chí là họ chỉ biết “nói theo” sự “mớm mồm” của người khác,
xét cho cùng thì họ không có chủ ý gì gọi là xấu xa, đáng trách.
Tuy nhiên, trên thực tế chúng ta thấy trên diễn đàn mạng xuất hiện một
số tổ chức, cá nhân lợi dụng vấn đề dân chủ trong đợt sinh hoạt chính
trị này để đưa ra những quan điểm sai trái, hoàn toàn không có tính xây
dựng, nổi lên là việc một số người tự xưng là “…chúng tôi, những
người Việt Nam ký tên dưới đây… nói lên ý kiến để nhân dân ta có một
Hiến pháp bảo đảm sự toàn vẹn lãnh thổ và sự phát triển bền vững của
đất nước, mang lại tự do hạnh phúc cho các thế hệ hiện tại và tương
lai…”. Theo đó, nhóm này công bố danh sách 72 người ký kiến nghị
sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và kèm theo “Dự thảo Hiến pháp 2013” (gọi là
tài liệu để tham khảo, thảo luận), sau đây xin gọi tắt là Kiến nghị 72
(KN72). Người viết bài này lướt qua danh sách số người mà nhóm KN72
công bố, thì thấy phần lớn trong số đó là nhân sỹ, trí thức mà nhiều
người đã từng có vị trí cao trong xã hội, và cũng có người đang tại
chức. Từ “sự kiện lạ” này, nhiều người đặt câu hỏi: Có thật 100%
số nhân sỹ, trí thức đã trực tiếp ký vào bản kiến nghị sửa đổi Hiến
pháp năm 1992 như nhóm KN72 công bố? Theo ý kiến của những người có
trách nhiệm và tâm huyết đối với sự kiện chính trị quan trọng này, thì
phải có một cuộc họp đủ mặt cả 72 vị nhân sỹ, trí thức có tên trong
danh sách của nhóm 72 đưa ra, mới minh chứng “hai năm rõ mười” về việc ký tên kiến nghị sửa đổi Hiến pháp như nới ở trên.
Trở lại nội dung những kiến nghị của nhóm KN72, mới đọc qua thì ai cũng
nghĩ đó là ý kiến rất tâm huyết với đất nước, có giá trị thực tiễn và
khách quan của nhóm nhân sỹ, trí thức chân chính. Theo nhìn nhận của
nhiều người, thì bao hàm những kiến nghị đó là quan điểm sai trái mà
lâu nay một số người thuộc nhóm bất mãn chế độ, cơ hội chính trị, phản
động trong nước được sự hà hơi, tiếp sức của bọn cực đoan, phản động
nước ngoài sử dụng như là một chiêu bài hòng chống phá Đảng và Nhà nước
ta. Có nhiều nội dung do nhóm KN72 đưa ra theo quan điểm riêng có vẻ
tâm huyết với đất nước của họ, nhưng tựu trung vẫn là những vấn đề cốt
lõi sau đây:
Thứ nhất, đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam tại
Điều 4 của Hiến pháp, với lý lẽ vừa hết sức ngụy biện, vừa suy diễn một
cách tùy tiện, có tính công kích, nói xấu Đảng ta không hơn, không
kém. Ai cũng hiểu rất rõ rằng, lịch sử cách mạng Việt Nam đã ghi nhận
toàn bộ quá trình thực thi nội dung các bản Hiến pháp năm 1946, Hiến
pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992, đều gắn liên
với những thắng lợi to lớn có ý nghĩa cực kỳ quan trọng của cách mạng
nước ta do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, điều đó cho thấy rất rõ
Đảng ta đã, đang và chắc chắn sẽ thể hiện đầy đủ vai trò là người lãnh
đạo và tổ chức mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Đây là sự thật
lịch sử hoàn toàn không thể phủ nhận. Do vậy việc đòi xóa bỏ vai trò
của Đảng Cộng sản Việt Nam trong Hiến pháp là một hành động xét về mặt
đạo lý thuần túy khác gì là vô ơn, bội nghĩa cần phải lên án mạnh mẽ,
một thái độ như vậy đã gây phẫn nộ hơn lúc nào hết cho những ai biết
chuyện, chắc chắn những nhân sỹ, trí thức chân chính đáng kính của
chúng ta không có lối hành xử thiếu nhân văn như vậy!
Thứ hai, đòi phân chia sự lãnh đạo duy nhất
của Đảng, bằng cách yêu cầu thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối
lập (như tại Điều 9, Chương I về Đảng phái chính trị của cái gọi là “Dự thảo Hiến pháp năm 2013” do nhóm KN72 đưa ra) với lập luận theo lối “ru ngủ” những ai nhẹ dạ mất cảnh giác như: “Việc
đảng cầm quyền chấp nhận cạnh tranh chính trị là phù hợp với xu thế
lịch sử, là điều kiện cho sự phát triển của đất nước, đáp ứng đòi hỏi
của nhân dân, kể cả các đảng viên trung thực của Đảng Cộng sản Việt Nam
trước bối cảnh hiện nay của đất nước”. Rồi nhóm mạo xưng này lại dám khẳng định như “đinh đóng cột” rằng: “Ý
kiến nêu trên được tiếp thu sẽ tạo cơ hội cho Đảng Cộng sản Việt Nam
lấy lại niềm tin đã từng có trong dân để thực sự trở thành lực lượng
lãnh đạo chính trị được xã hội chấp nhận”. Với thái độ hết sức cầu
thị, Đảng ta đã từng nghiêm túc thừa nhận rằng, trong quá trình lãnh đạo
cách mạng cũng có lúc phạm phải những sai lầm, khuyết điểm. Nhưng
những sai lầm, khuyết điểm ấy chỉ là nhất thời, Đảng đã sớm nhận ra và
bằng quyết tâm chính trị của mình nhanh chóng tìm các giải pháp khắc
phục, từng bước củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng. Từ sau ngày
hòa bình, thống nhất đất nước cho đến nay, đã 38 năm trôi qua, cách
mạng Việt Nam chỉ có duy nhất một Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, đã
đưa đất nước ta phát triển lớn mạnh toàn diện, nước ta từ một nước
nghèo nàn, lạc hậu, khó khăn thiếu thốn trăm bề, đã vươn lên mạnh mẽ
thoát ra khỏi nhóm các nước nghèo của thế giới, để trở thành một quốc
gia đang phát triển sánh vai xứng đáng cùng bầu bạn năm châu, nhân dân
ta thật sự có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc được nhiều nước trên
thế giới ngưỡng mộ và thán phục, thì chẳng việc gì phải có nhiều đảng
phái để rồi đấu đá xâu xé, tranh giành nhau quyền kiểm soát xã hội, rồi
xảy ra nội chiến như nhiều nước ở quanh ta và trên thế giới đang hàng
ngày phải đối mặt với chết chóc, đau thương và mất mát, mà người phải
gánh chịu hậu quả thiệt thòi không ai khác, chính là nhân dân.
Thứ ba, nhóm KN72 đòi phi chính trị đối với lực lượng vũ trang (LLVT), với lập luận hết sức đơn điệu và lạc lõng là: “LLVT
phải trung thành với Tổ quốc và nhân dân chứ không phải trung thành
với bất kỳ tổ chức nào, như quy định tại Điều 70 của Dự thảo…”. Sau
đó, họ ngang nhiên tuyên bố: “Chúng tôi yêu cầu bỏ quy định LLVT phải
trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam”. Đòi hỏi phi lý này của nhóm
KN72 thật là lố bịch. Ai cũng biết rằng, LLVT được sinh ra, làm nhiệm
vụ là công cụ chuyên chính sắc bén đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp,
tuyệt đối về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam. Chính sự tuyệt đối
trung thành, hoàn toàn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng mà gần bảy
thập niên qua, quân đội ta đã xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và
trưởng thành, thêu dệt nên truyền thống anh hùng, đã được Chủ tịch Hồ
Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và nhân dân Việt Nam, Người sáng
lập, giáo dục và rèn luyện Đảng ta, là người Cha thân yêu của các LLVT
nhân dân ân cần chỉ bảo: “Phải xây dựng và lãnh đạo vững chắc LLVT
cách mạng của nhân dân, bảo đảm đánh thắng bất cứ kẻ thù nào, bất cứ
trong hoàn cảnh nào. Phải luôn luôn củng cố và tăng cường Nhà nước dân
chủ nhân dân, kiên quyết giữ vững chuyên chính đối với kẻ thù của dân
tộc, của giai cấp và thực hiện dân chủ thật sự đối với nhân dân”(1). Theo đó, LLVT nói chung và quân đội nói riêng
đã đánh thắng các đội quân xâm lược nhà nghề hùng mạnh nhất của thế
giới là Pháp và Mỹ. Truyền thống vẻ vang của Quân đội Nhân dân Việt Nam
là một truyền thống trung với Đảng, trung với nước, hiếu với dân, sẵn
sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã
hội, vì hạnh phúc bền vững của nhân dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành,
khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng. Thực tế lịch sử
cách mạng nước ta cho thấy, nếu không có LLVT tuyệt đối trung thành và
bách chiến bách thắng thì liệu đất nước Việt Nam có được như hôm nay?
Thực tiễn cách mạng thế giới cũng cho thấy, sự sụp đổ của Đảng Cộng sản
và chính quyền của Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết, rồi
đến câu chuyện sử dụng công cụ bạo lực nhằm giữ vững chế độ xã hội chủ
nghĩa của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, làm thất bại sự chống phá
của chủ nghĩa tư bản bằng chiến lược “diễn biến hòa bình” bạo loạn lật
đổ vào những năm 90 của thế kỷ trước, đều mang lại đáp số tất yếu từ sự
nhìn nhận hết sức đúng đắn, đánh giá mang tính khoa học và thực tiễn
về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của LLVT nói chung và quân đội nói
riêng của ban lãnh đạo các nước trên, và ngay ở Việt Nam chúng ta sau
ngày hòa bình lập lại, dưới sự lãnh đạo sâu sát, sáng tạo và kịp thời
của Đảng, LLVT ta đã đánh tan quân xâm lược ở biên giới Tây Nam và biên
giới phía Bắc vào những năm 1976-1979, bảo vệ toàn vẹn biên cương ở
hai đầu Tổ quốc, sau đó là liên tiếp dẹp tan nhiều vụ bạo loạn mang màu
sắc chính trị, do các thế lực thù địch trong nước cấu kết với bọn phản
động nước ngoài thực hiện. Đó là những bài học xương máu, cảnh tỉnh
cho chúng ta về sự trung thành vô hạn của quân đội đối với Đảng cầm
quyền như Đảng ta. Hay nói cách khác rằng, LLVT Việt Nam cần phải luôn
luôn đặt dưới sự lãnh đạo, tuân thủ đường lối quân sự và phương châm
chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc do Đảng ta định hướng. Nếu thoát ly
khỏi sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng nghĩa với việc LLVT
ta sớm hoặc muộn sẽ mất phương hướng chiến đấu, không xác định được đối
tượng tác chiến, chắc chắn sẽ thất bại trên chiến trường, đó là điều
chúng ta nhất quyết không để xảy ra. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
chỉ ra rằng: “Sự đoàn kết nhất trí giữa Đảng, Chính phủ, quân đội
và nhân dân ta trở thành một lực lượng vô cùng to lớn. Nó giúp ta vượt
tất cả mọi khó khăn gian khổ. Nó rèn luyện cho chiến sỹ, cán bộ và đồng
bào ta thành những người anh hùng”(2). Liên hệ với thực tiễn cách mạng Việt Nam để kiểm nghiệm lời nói ấy của Người quả không sai chút nào.
Chỉ nêu một số nội dung trong KN72 như phân tích ở trên, đủ thấy rõ bản chất ý đồ xấu xa của họ. Nhưng họ là ai?
Nhóm KN72 xướng danh: “…chúng tôi, những người Việt Nam ký tên dưới
đây…”, thật là một kiểu danh xưng vô thưởng vô phạt, bởi chắc chắn họ
không làm sao đủ tư cách đại diện cho tất cả 90 triệu người Việt Nam.
Vậy họ đại diện cho bao nhiêu người? Điều đó đủ thấy kẻ giấu mặt đứng
đằng sau nhóm KN72 không dám xưng gì hơn, đồng nghĩa với việc họ sợ đối
mặt với nhân dân, những người làm chủ vận mệnh đất nước; mặt khác, họ
sợ đối mặt với sự thật lịch sử hào hùng của dân tộc mà họ đang rắp tâm
bôi nhọ, xuyên tạc một cách trơ trẽn. Họ làm như vậy vì mục đích gì?
Trả lời câu hỏi này không khó, bởi những gì họ bộc lộ trong cái gọi là
“Dự thảo Hiến pháp năm 2013” đã nói thay họ
– những người với nhiều lý do khác nhau đang bất mãn chế độ, được các
thế lực thù địch bơm thổi kích động, được bọn phản động trong và ngoài
nước lôi kéo, mua chuộc, cổ súy, họ – những con người luồn cúi bán rẻ
lương tâm cho các thế lực thù địch để thực hiện cho bằng được chiêu bài
chiến tranh không tiếng súng vốn được dàn dựng khá công phu từ lâu,
hòng chống phá Đảng và Nhà nước ta, chống lại sự nghiệp công nghiệp hóa
– hiện đại hóa của nhân dân ta.
Thời gian dành cho việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân tham gia sửa đổi
Hiến pháp năm 1992 còn nhiều (đến 30/9/2013), chắc chắn bên cạnh sự
tiếp tục góp ý thẳng thắn, công khai, dân chủ và đầy tinh thần trách
nhiệm với Tổ quốc, với nhân dân của các tầng lớp nhân dân ta, thì bọn
cực đoan, hận thù dân tộc và kẻ địch sẽ không bỏ lỡ cơ hội để tiếp tục
có những chiêu thức mới trong việc lợi dụng góp ý sửa đổi Hiến pháp năm
1992, nhằm tán phát những tài liệu với nội dung sai trái, phản động
làm nhiễu thông tin, làm phân tâm nhân dân trong việc tham gia góp ý
xây dựng Hiến pháp. Chúng ta cần phải hết sức cảnh giác để không mắc
mưu của kẻ xấu, góp phần làm cho đợt sinh hoạt chính trị có ý nghĩa lớn
lao này đạt được kết quả tốt đẹp nhất.
Người làm báo
(Hội Nhà báo Việt Nam, tỉnh Lâm Đồng)
(Hội Nhà báo Việt Nam, tỉnh Lâm Đồng)
Số 147 – 4/2013
Mai Mộng Tưởng *
—
(1) Hồ Chí Minh toàn tập, NXBCTQG, HN 1996, tập 11, trang 494
(2) Sdd, NXBCTQG, Hà Nội, năm 2000, tập 8, trang 38
—
* Có thể tác giả hiện là Phó Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Đà Nẵng, xem: + Về vấn đề thực hiện dân chủ trong Đảng hiện nay (Công an Đà Nẵng); + VIỆT NAM: CHÍNH PHỦ DÙNG ‘DƯ LUẬN VIÊN’ ĐỂ ĐẤU VỚI BLOGGER (Châu Xuân Nguyễn). “Sau
Hà Nội, quan chức thành phố Đà Nẵng cũng tiết lộ họ đã thành lập DLV
từ năm 2010. Tại cuộc họp triển khai nhiệm vụ 6 tháng đầu năm 2013, ông
Mai Mộng Tưởng, phó ban tuyên giáo Đà Nẵng chỉ thị cho các DLV
dưới quyền “hãy nắm bắt về việc góp ý dự thảo sửa đổi hiến pháp, theo
dõi chuyển biến thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, đẩy mạnh học tập và
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.” + Thành lập đội ngũ cộng tác viên dư luận xã hội thành phố (Đà Nẵng). + Nhưng trong mục “Ban đọc” của báo Công an Đà Nẵng, bài LẤY
Ý KIẾN NHÂN DÂN VỀ DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP 1992: Sửa đổi Hiến pháp
để đảm bảo hiệu lực, tính ổn định, lâu dài của Hiến pháp, thì lại có ý kiến của một “độc giả” Mai Mộng Tưởng, địa chỉ 16-Mai Hắc Đế, Q. Sơn Trà, Đà Nẵng.
Sự thật đằng sau việc NH Nhà Nước liên tục bán vàng
Nói “sự thật” cho kêu vậy chứ đến nay hầu như ai cũng rõ Ngân hàng Nhà
nước (NHNN) bán vàng thông qua các phiên đấu thầu là nhằm giúp các ngân
hàng thương mại tất toán trạng thái vàng. Vấn đề là vì sao NHNN phải làm
như vậy?
Dùng chữ “tất toán” với “trạng thái” có thể gây khó hiểu. Nói theo kiểu đơn giản hóa, là trước đây ngân hàng thương mại huy động vàng của dân về hoặc đem cho vay lại, hoặc bán ra lấy tiền kinh doanh nay phải mua vàng để trả lại cho dân. Cho nên về mặt kỹ thuật có hai loại trạng thái: trạng thái cho vay và huy động và trạng thái kinh doanh. Cái đầu đã có lâu rồi còn cái sau mới có từ cuối năm 2011 và có phần trách nhiệm rất lớn của NHNN.
Dùng chữ “tất toán” với “trạng thái” có thể gây khó hiểu. Nói theo kiểu đơn giản hóa, là trước đây ngân hàng thương mại huy động vàng của dân về hoặc đem cho vay lại, hoặc bán ra lấy tiền kinh doanh nay phải mua vàng để trả lại cho dân. Cho nên về mặt kỹ thuật có hai loại trạng thái: trạng thái cho vay và huy động và trạng thái kinh doanh. Cái đầu đã có lâu rồi còn cái sau mới có từ cuối năm 2011 và có phần trách nhiệm rất lớn của NHNN.
Đã làm thì phải chịu
Nếu nhớ lại, vào ngày 6-10-2011, NHNN thành lập nhóm G5+1, tức gồm năm ngân hàng thương mại (ACB, Đông Á, Techcombank, Eximbank và Sacombank) cộng với SJC với mục đích bình ổn giá vàng. Các ngân hàng này được chuyển đổi tối đa 40% số vàng tồn quỹ đã huy động của dân từ trước thành tiền mặt, tức bán vàng ồ ạt ra thị trường dưới danh nghĩa bình ổn giá theo yêu cầu của NHNN mặc dù trước đó đã có nhiều văn bản yêu cầu chấm dứt việc huy động vàng, cho vay bằng vàng…
Ngày đầu tiên bán ra 5 tấn và chỉ trong một tuần 10 tấn vàng đã được bán ra, sau đó lên 16 tấn (giá lúc đó khoảng 44-45 triệu/lượng, chênh lệch so với giá vàng thế giới chừng 1 triệu đến 1,5 triệu đồng).
Trên nguyên tắc, các ngân hàng này bán ra bao nhiêu vàng thì phải mua vào bấy nhiêu vàng trên tài khoản ở nước ngoài. Lúc đó ngân hàng nào được chọn cũng “phấn khởi” vì kiếm lãi dễ dàng. Nói là chỉ được bán 40% vàng tồn quỹ nhưng chắc chắn có tình trạng lấy vàng ở các ngân hàng khác về bán bởi lúc đó nhiều ngân hàng không nằm trong G5+1 vẫn nâng lãi suất huy động vàng lên cao, có khả năng đưa vàng cho G5+1 bán, lấy tiền về kinh doanh. Lãi suất huy động vàng được nâng lên cao từ 2% đến 3%, và trên nguyên tắc họ bị cấm huy động vàng nhưng vẫn huy động được theo kiểu giữ hộ. Nhiều nguồn tin nói người dân mua vàng về lại đem vào ngân hàng gởi hưởng lãi, ngân hàng lại tiếp tục bán ra. Tổng số vàng bán ra trong đợt bình ổn giá này là bao nhiêu, không rõ nhưng chắc chắn cao hơn con số 16 tấn, có lẽ vào khoảng 25 tấn như một số nguồn cho biết.
Ai nấy cứ tưởng giá vàng sẽ giảm, lúc đó họ sẽ mua lại vàng để bù lại chỗ đã bán ra hoặc cùng lắm thì nhập vàng từ tài khoản vàng ở nước ngoài về.
Không ngờ NHNN không cho nhập vàng vật chất, dành lấy vị thế độc quyền vàng, giá vàng thế giới lại tăng tiếp mãi cho đến gần đây mới giảm. Vậy là từ đó đến nay các ngân hàng liên tục mua vàng vào để tất toán trạng thái và chịu lỗ nặng. Đông Á cho biết lỗ trên 137 tỷ đồng do phải tất toán tài khoản vàng, ACB lỗ đến 1.800 tỷ đồng mới tất toán xong trạng thái. Eximbank cũng lỗ vài trăm tỷ đồng. Đó là chưa kể vàng trên tài khoản nước ngoài nay cũng lỗ vì mua với giá cao nay giá giảm mạnh.
Một người rành hoạt động kinh doanh vàng kiểu này cho rằng, do liên đới chịu trách nhiệm nên NHNN nay phải tìm cách bán vàng cho các ngân hàng thôi. Có người cho rằng các ngân hàng đã tất toán trạng thái kinh doanh vàng nay chỉ còn trạng thái cho vay và huy động vàng mà thôi. Dù sao đi nữa, vàng bán ra bao nhiêu là các ngân hàng mua hết chính vì nhu cầu tất toán đó.
Thử đặt mình vào vị trí của NHNN thì thấy nếu NHNN bán với giá thấp (gần bằng giá quốc tế) thì thiệt hại cho dự trữ quốc gia, lại mang tiếng hỗ trợ cho lợi ích nhóm; cho ngân hàng thương mại nhập khẩu thì phải bán đô-la cho họ với giá chính thức, cũng thiệt hại cho dự trữ ngoại hối. Nhưng thế thì phải nói thật, trình bày cho người dân nắm rõ chứ đừng loanh quanh lúc nói thế này lúc nói thế khác.
Thật ra, nếu NHNN lên tiếng thừa nhận sai lầm vào thời điểm yêu cầu G5+1 bán vàng bình ổn rồi làm đúng cam kết là cho các ngân hàng này nhập vàng từ tài khoản nước ngoài thì đã giải quyết được vấn đề một cách khéo léo hơn nhiều. Đằng này NHNN chọn cách giải thích vòng vo, đòi độc quyền vàng và đích thân bán vàng như một tổ chức kinh doanh. Hành động đó đã có những tác hại sẽ nói kỹ ở phần hai.
Vàng tiền tệ và vàng phi tiền tệ
Người ta thường phân vàng thành hai loại:
Vàng tiền tệ: Theo định nghĩa của các tổ chức tài chính quốc tế thì đây là loại vàng ngân hàng trung ương đưa vào dự trữ ngoại tệ. Tất cả các loại vàng còn lại là vàng phi tiền tệ. Tuy nhiên trong trường hợp Việt Nam, nhiều nhà kinh tế cho rằng cần phải xem vàng miếng do các ngân hàng thương mại huy động từ người dân, trả lãi cho họ, rồi đem cho vay cũng là vàng tiền tệ. Thậm chí vàng được đem ra để làm phương tiện thanh toán vào những năm trước cũng là vàng tiền tệ.
Vàng phi tiền tệ: Gồm cả vàng của người dân mua về làm trang sức, cất giữ như một phương tiện lưu trữ giá trị, hay vàng dùng trong công nghiệp.
Trước đây, NHNN đã làm đúng khi cố gắng hạn chế loại vàng tiền tệ, như không cho ngân hàng thương mại huy động vốn bằng vàng, không cho phép cho vay vốn bằng vàng, không được chuyển đổi vàng cất giữ dùm người dân thành tiền để kinh doanh. Nhà nước cũng dần dần xóa bỏ được thói quen dùng vàng làm phương tiện thanh toán, hiện nay ngay cả mua bán nhà, ít ai tính bằng vàng nữa. Lý do là khi tồn tại vàng tiền tệ trong nền kinh tế, xem như lượng tiền lưu thông bị thay đổi, bị khếch đại lên, mà sự thay đổi, biến động đó không nằm trong vòng kiểm soát của NHNN nên dễ xảy ra biến động tỷ giá, lãi suất…
Có lẽ phần ở trên ai cũng thấy và ai cũng đồng ý. Chính Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình cũng nói vàng là ngoại tệ.
Thế thì chỉ vì lý do như ở phần một mà NHNN lại lấy vàng từ dự trữ ngoại hối của quốc gia, tức vàng tiền tệ đem ra bán rộng rãi ra bên ngoài. Có phải Ngân hàng Nhà nước đang đi ngược lại chủ trương chống “vàng hóa” của mình? Có phải Ngân hàng Nhà nước đang pha loãng lượng tiền lưu thông bằng ngoại tệ, một yếu tố nằm ngoài sự kiểm soát của chính mình?
Quản lý dự trữ ngoại hối là một công tác quan trọng, không thể khinh suất bán hết vàng dự trữ trong khi các nước đã từng nâng tỷ lệ vàng dự trữ lên trong những năm qua. Bán như thế thì tỷ lệ vàng trong dự trữ ngoại hối sẽ giảm xuống còn bao nhiêu?
Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng tiền tệ ra thị trường như thế dẫn đến những hệ lụy:
- Hút tiền đồng về trong khi thị trường vẫn đang thiếu thanh khoản, dư nợ tín dụng tăng không đáng kể, đi ngược lại nỗ lực giảm lãi suất của thị trường.
- Làm giảm dự trữ ngoại hối trong bối cảnh xuất siêu chưa bền vững, vẫn còn nguy cơ nhập siêu lớn.
- Thay vì tìm cách huy động vàng trong dân như từng chủ trương, nay lại đưa vàng về cho dân cất dưới nệm.
Chính vì thế nhiều chuyên gia đã tiên đoán việc đấu thầu vàng như hiện nay sẽ không kéo dài được lâu, sẽ phải sớm chấm dứt.
Ở đây có câu hỏi nhiều người đặt ra: vì sao có sự chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng quốc tế cao như thế mặc cho NHNN bán ra thị trường trên 15 tấn vàng? Lý do thì có nhiều nhưng một chuyên gia về vàng đưa ra một lý do mà tôi cho là chính xác nhất: Chừng nào NHNN còn độc quyền về vàng chừng đó giá sẽ còn chênh lệch như thế bởi độc quyền đồng nghĩa với khó mua nên dẫn đến tâm lý găm giữ vàng, ai có đều lo thủ thế nắm giữ chứ không bán ra, làm sao giá không chênh lệch cho được.
Khi NHNN nói và làm sai luật
Nghị định 86 về quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước quy định: Dự trữ ngoại hối nhà nước bao gồm “vàng tiêu chuẩn quốc tế”. Điều 10 còn nói rõ hơn: “Vàng của Quỹ dự trữ ngoại hối phải là vàng tiêu chuẩn quốc tế”.
Nghị định 24 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng quy định: “Vàng miếng là vàng được dập thành miếng, có đóng chữ, số chỉ khối lượng, chất lượng và ký mã hiệu của doanh nghiệp và tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước cho phép sản xuất hoặc vàng miếng do Ngân hàng Nhà nước tổ chức sản xuất trong từng thời kỳ”.
Trong hai văn bản này hoàn toàn không có dòng chữ nào về vàng thương hiệu quốc gia, không đề cập đến nhãn hiệu SJC.
Ngay chính Ngân hàng Nhà nước, trong một văn bản gần đây nhất, vẫn khẳng định:
- Nhà nước công nhận quyền nắm giữ, mua, bán tất cả các thương hiệu vàng miếng hợp pháp của người dân, không có sự phân biệt đối xử và không hạn chế lưu thông các thương hiệu vàng miếng khác SJC.
- Nghị định 24 và các quy định khác của pháp luật không có quy định nào bắt buộc phải chuyển đổi các loại vàng miếng khác sang vàng miếng SJC.
Khi ra Thông tư 16, hướng dẫn thi hành Nghị định 24, Ngân hàng Nhà nước cũng chưa đề cập đến thương hiện vàng quốc gia cũng như nhãn hiệu SJC.
Đến Thông tư 06, hướng dẫn hoạt động mua, bán vàng miếng trên thị trường trong nước thì Ngân hàng Nhà nước mới quy định loại vàng miếng được giao dịch mua bán: “Ngân hàng Nhà nước mua, bán vàng miếng hàm lượng 99,99%, loại 01 (một) lượng do Ngân hàng Nhà nước tổ chức sản xuất hoặc đã cho phép sản xuất trong các thời kỳ”. Cũng không có cụm từ “thương hiệu vàng quốc gia” hay “SJC”.
Trong lúc đó, phát biểu trước Quốc hội vào ngày 25-11-2012, Thống đốc Nguyễn Văn Bình nói “Nhà nước sẽ độc quyền về sản xuất vàng miếng và trước mắt, SJC sẽ là thương hiệu vàng của Ngân hàng Nhà nước”.
Trước đó vào ngày 4-7-2012, Phó Thống đốc Lê Minh Hưng cũng cho báo chí biết “Ngân hàng Nhà nước đã báo cáo Chính phủ và thống nhất với UBND TPHCM quyết định lựa chọn thương hiệu vàng miếng SJC là thương hiệu vàng miếng của Nhà nước”.
Như vậy luật từ nghị định đến thông tư không đề cập, chỉ có lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước phát biểu một cách chính thức về SJC đã gây ra không biết bao nhiêu là tốn kém, phiền toái và lộn xộn.
- Chỉ tính riêng việc tạm xuất vàng bốn số chín phi SJC rồi nhập lại vàng nguyên liệu cũng bốn số chín về để dập thành vàng SJC, đã lãng phí biết bao nhiêu công sức và chi phí.
- Chênh lệch giá giữa vàng SJC và vàng phi SJC ngày càng lớn cũng do những tuyên bố và cách làm này.
Như vậy rõ ràng NHNN cần phải làm hai việc để chấm dứt sự bất ổn chung quanh vàng.
- Chấm dứt việc bán vàng từ nguồn dự trữ quốc gia vì góp phần tạo nên tình trạng vàng hóa và làm giảm dự trữ ngoại hối quốc gia. Tìm con đường khác để buộc các NHTM tất toán vàng, trả lại cho dân.
- Lãnh đạo NHNN lên chính thức đính chính phát biểu của mình để nói rõ không chọn SJC làm thương hiệu vàng quốc gia.
Chỉ cần làm hai điều đó, tôi nghĩ cũng đã ổn định được thị trường.
Nguyễn Vạn Phú
(Quê choa)
Nói và làm: Quá nửa số DN đã ra đi
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, trong 10 năm
qua, Việt Nam đã chứng kiến sự tăng trưởng mạnh với 700.000 DN đăng ký
kinh doanh, nhưng hiện tại không còn nhiều trong số đó trụ lại được. Số
còn hoạt động tính tới đầu năm 2013 là 300.000 DN.
Theo số liệu của Bộ Kế hoạch Đầu tư, trong 4 tháng đầu năm 2013 đã có
16.600 DN giải thể, phá sản, ngừng hoạt động, tăng gần 17% so với cùng
kỳ năm 2012. Trong đó riêng Hà Nội có 3.000 DN và thành phố Hồ Chí Minh
5.000 DN. Các chuyên gia nhận định, số DN ngừng hoạt động hoặc phá sản
vẫn tiếp tục tăng. Hiện tượng DN "chết lâm sàng" vẫn còn nhiều.
DN trong vòng xoáy của khó khăn (ảnh minh họa - vnbusiness) |
Mấy năm gần đây, thông tin về hàng trăm nghìn DN "chết" đã trở nên khá
quen thuộc, nhưng số còn lại khỏe, yếu ra sao vẫn không rõ ràng. Theo
ông Cao Sỹ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội DN nhỏ và vừa Việt Nam, thì trong số
300.000 DN đang tồn tại có đến 20% là các DN ốm yếu với doanh thu giảm
mạnh và thua lỗ tăng cao.
Những khó khăn trong sản xuất, kinh doanh đang gây ra những tác động
tiêu cực khiến nguồn lực của DN dần cạn kiệt. Trong khi đó, nhìn rộng
ra, tổng cầu của nền kinh tế vẫn đang suy giảm. Tổng cầu của nền kinh tế
bao gồm tiêu dùng trong nước, hoạt động xuất khẩu và đầu tư của khu vực
Nhà nước và khu vực ngoài Nhà nước. Tất cả các yếu tố trên đều tăng
trưởng thấp trong 4 tháng đầu năm 2013.
Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng (đã loại trừ yếu
tố tăng giá tiêu dùng) tăng 4,6%, thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái,
tăng 5,9%. Hoạt động xuất khẩu sau khi có sự khởi sắc trong quý 1 đã có
dấu hiệu giảm tốc trong tháng 4. Vốn đầu tư ngoài Nhà nước tăng trưởng
chậm do tín dụng tăng trưởng thấp; vốn đầu tư phát triển trực tiếp từ
ngân sách Nhà nước, từ nguồn trái phiếu Chính phủ trong 4 tháng đầu năm
mới đạt 27,2% dự toán, thấp hơn rất nhiều so với cùng kỳ năm 2012.
Chỉ số CPI 4 tháng đầu năm 2013 tăng thuộc loại thấp so với cùng kỳ
trong nhiều năm qua. Về mặt tích cực, đó là niềm vui cho người tiêu
dùng, đặc biệt là người có thu nhập thấp, những người bị thất nghiệp,
thiếu việc làm. Tuy nhiên xét ở mặt khác, lạm phát thấp khiến cho sản
xuất kinh doanh đứng trước nguy cơ trì trệ, đây là điều rất đáng lo
ngại.
Nhìn vào con số DN giải thể trong 4 tháng đầu năm nay cho thấy tình hình
còn nhiều khó khăn đối với DN. Và như ông Cao Sỹ Kiêm cảnh báo
đã có dấu hiệu của sự chán nản, buông xuôi trong nhiều DN. Đa
số chờ đợi, nằm in hơn là thể hiện sự đột phá vươn lên.
Tình trạng DN ngừng hoạt động, giải thể nhiều được cho sẽ ảnh hưởng đến
tăng trưởng tăng trường kinh tế, thu ngân sách và việc làm.
Vì thế, các chuyên gia kinh tế bắt đầu bày tỏ sự quan ngại trong việc
thực hiện mục tiêu kinh tế của năm nay. DN ngừng hoạt động tăng trong
khi số đang tồn tại lại thua lỗ cao sẽ dẫn đến đóng góp vào tăng trưởng
giảm. Cùng với đó là thu ngân sách sẽ khó khăn, gia tăng qui mô thâm hụt
ngân sách nhà nước, tăng nợ công, đồng thời hạn chế khả năng tăng chi
để kích thích kinh tế, tăng đầu tư công và xử lý nợ xấu cũng như miễn
giảm thuế để hỗ trợ sản xuất kinh doanh. Số DN ngừng hoạt động cao,
trong khi số DN thành lập mới ít và có quy mô nhỏ, vốn nhỏ hơn sẽ dẫn
đến lao động mất việc làm tăng, điều này sẽ làm tăng bất ổn xã hội.
Kinh tế phục hồi thế nào phụ thuộc rất nhiều vào hiệu quả của chính sách
tháo gỡ khó khăn cho DN. Tuy nhiên các chính sách vĩ mô còn thiếu hỗ
trợ tích cực. Cụ thể, thuế suất của Việt Nam so với các nước trong khu
vực còn cao. Theo một công trình nghiên cứu, mức huy động ngân sách
(thuế) của nước ta lên đến 27% GDP, trong khi các nước trong khu vực chỉ
17-18%. Lãi suất ngân hàng của Việt Nam so với các nước trong khu vực
thuộc vào hàng cao nhất, chưa kể nhiều yếu tố không tên khác làm tăng
chi phí DN.
Bên cạnh đó, việc chậm chạp trong thực hiện Nghị quyết 02/NQ-CP
ngày 7/1/2013 của Chính phủ về các giải pháp hỗ trợ DN đã tác động không
nhỏ tới hoạt động sản xuất kinh doanh. Mới đây, trong các đề xuất gửi
Chính phủ thông qua khảo sát của VCCI, các DN đã nhắc tới yêu cầu thực
hiện nghiêm túc và giám sát chặt chẽ các giải pháp đã được đưa ra trước
đó.
Theo cảnh báo của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, sự suy yếu của
DN trong giai đoạn này còn có thể gây ra những ảnh hưởng nhất định đến
đà hồi phục tăng trưởng kinh tế của năm sau nếu đà này không được chặn
đứng.
Trần Thủy
(VEF)
Báo Nga: Trung Quốc sẽ “dạy bài học” tiếp theo cho ai?
Trong những năm gần đây, các phương tiện thông tin đại chúng trên toàn thế giới nói nhiều về sức mạnh quân sự của Trung Quốc, chỉ riêng con số khiêm tốn được nêu ra trong sách trắng của Bộ Quốc phòng Trung Quốc cũng đã cho thấy hơi thở rất nóng của con rồng đang ẩn đâu đó trong thế giới của nó.
Báo chí Nga lo lắng rằng nếu Trung Quốc cứ tiếp tục đà phát triển như hiện nay, thì đại lục không thể tồn tại được nếu không mở rộng lãnh thổ và tầm ảnh hưởng của nó. Và ngoài những vùng nước đang tăng nhiệt, thì điểm hấp dẫn và lôi cuốn nhất của Trung Quốc sẽ là Viễn Đông và Kazakhstan.
Chủ đề về sự phát triển Trung Quốc vẫn chưa được khám phá hết và ngày càng được bổ sung, tăng cường những thông tin mới. Nhưng, ở nước Nga, các chuyên gia chiến lược quân sự vẫn đang lo lắng về việc Mỹ và khối quân sự Bắc Đại Tây Dương NATO đang xây dựng hệ thống đánh chặn tên lửa ở Châu Âu, dù các hệ thống đó chẳng có giá trị gì về mặt tấn công và châu Âu đang hưởng những ngày tháng yên bình tính từ năm 1945, hệ thống đánh chặn tên lửa đó hoàn toàn không có khả năng ngăn chặn được những đầu đạn hạt nhân mà chỉ có giá trị phòng thủ tinh thần cho mùa hè ấm áp của châu Âu. Và thật kỳ lạ là không ai nhận ra rằng, ở nửa phía bên kia của lục địa Á – Âu, một quốc gia đang nỗ lực xây dựng một tiềm lực kinh tế - quân sự ngày càng mạnh hơn, hoàn toàn là lực lượng tiến công, và triển khai các lực lượng đó – một điều khá thú vị - chủ yếu trên biên giới với Liên bang Nga.
Từ huyền hoặc đến thực tế
Ngày 16/4/2013 Tung Quốc công bố Sách Trắng về “Sự vận dụng đa dạng hóa các lực lượng vũ trang Trung Quốc”, trong đó giới thiệu chi tiết khái niệm an ninh mới cũng như việc vận dụng các lực lượng vũ trang trong thời bình của nước này. Đây là Sách Trắng Quốc phòng thứ 8 của Chính phủ Trung Quốc kể từ năm 1998.Theo văn kiện này, bộ đội tác chiến cơ động lục quân hiện nay của Trung Quốc bao gồm 18 tập đoàn quân với 850.000 quân, trong đó lực lượng hải quân có 235.000 người, lực lượng không quân có 398.000 người. Sách Trắng cũng đề cập đến nhiệm vụ, quân số và trang thiết bị của lực lượng pháo binh 2, lực lượng cảnh sát vũ trang và lực lượng dân quân.
Theo những đánh giá về tiềm lực quân sự của PLA sẽ nhận thấy một hiện tượng khá thú vị và đáng ngạc nhiên là những thông số được nêu của PLA thấp hơn rất nhiều cả về định tính và định lượng một cách cố ý. Đối với các nguồn tin phương Tây, tính đặc trưng của những đánh giá về tiềm lực Trung Quốc có vẻ cao hơn nhiều, chứ không hề thấp hơn nếu so sánh với những thông tin mà các phượng tiện thông tin đại chúng Nga có được. Ví dụ như một điều huyền hoặc là Trung Quốc đang phát triển một chương trình kỹ thuật – công nghệ quân sự mới với một số lượng rất hạn chế (máy bay không người lái, tàng hình…) dường như chỉ là để khởi động một nền công nghiệp, và sau đó không còn đề cập đến nội dung đó nữa.
Cũng có một huyền hoặc không kém phần quan trong, đó là kỹ thuật quân sự của Trung Quốc có chất lượng rất thấp, không có khả năng chống lại hay so sánh với kỹ thuật quân sự của Mỹ hay Nga. Các huyễn hoặc trên (hoặc là tất cả các huyễn hoặc mà báo chí trên thế giới đã nếu) không có một minh chứng nào cả, nhưng được nhồi nhét một cách rất có ý thức vào tư duy của cộng đồng trên toàn thế giới. Người Trung Quốc luôn khẳng định, nếu định hướng chiến lược của khoa học công nghệ quân sự Trung Quốc chống lại ai đó, thì đó chỉ là Đài Loan (với mục đích thống nhất đại lục) hoặc Mỹ, nếu như Hoa Kỳ muốn ngăn chặn cuộc chiến đấu nhằm “ thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc”. Mở rộng hơn nữa, có thể để chống lại một số nước láng giềng hoặc áp đặt sự thống trị lên biển Đông và Hoa Đông. Nhưng chống nước Nga – không thể nào!? Ví dụ như sản xuất các xe chiến đấu hiện đại Type 05 (BMP, SAU, xe tăng hạng nhẹ…) hoàn toàn có thể phục vụ mục đích đánh chiếm Đài Loan, hoặc là bảo vệ “lợi ích cốt lõi” trên Hoa Đông và Biển Đông, mặc dù những chiếc xe này rất có thể thích hợp cho cơ động tác chiến vượt sông Amur và sông Ussuri.
Trong khi đó ai cũng rõ rằng, sản xuất một số lượng nhỏ vũ khí trang bị, phương tiện chiến tranh không có lợi về kinh tế (các phương tiện chiến đấu, cứ tăng thêm một xe, giá thành sẽ giảm xuống một phần cho mỗi xe), do đó, thật vô nghĩa khi nói rằng Trung Quốc sẽ chỉ sản xuất một số lượng xe chiến đấu nhỏ. Những nhóm tranh thiết bị như xe tăng Type 99, máy bay tàng hình J-20 hoặc các chiến hạm tàng hình, nếu sản xuất đơn chiếc hoặc một nhóm nhỏ, thì giá thành tương tự như bằng vàng cả về kinh tế và quân sự. Nhưng chính chiến thuật ngụy trang đó, châu Âu, Mỹ và Nga cùng sử dụng, do đó, các nhà quân sự và chính trị đều nghĩ, người Trung Quốc cũng làm như vậy.
Xe tăng Type 99.
Trên thực tế, bằng những mẫu mua được, các nhà kỹ thuật, chuyên gia Trung Quốc đã tiến hành thử nghiệm kỹ thuật, công nghệ trên nhiều mẫu thiết kế khác nhau từ một nguyên mẫu, từ đó lựa chọn giải pháp công nghệ tối ưu nhất và một thiết kế có thể chấp nhận được, đồng thời loại bỏ những nhược điểm còn tồn tại. Theo khẩu ngữ của Trung Hoa “Lội sông dò đá” các chuyên gia kỹ thuật đã tiến hành những cải tiến, nâng cấp, thực hiện các giải pháp nhằm hoàn thiện sản phẩm. Khi nguyên mẫu đã đạt được độ tin cậy nhất định, thử nghiệm đã thành công theo các chuẩn Trung Quốc, họ chuyển sang sản xuất hàng loạt từ những mẫu thành công nhất. Sản xuất với số lượng và giá thành mà kể cả Châu Âu, kể cả Nga, có nằm mơ cũng không thấy, vậy mà các nhà phân tích quân sự, các nhà chính trị vẫn nhắm mắt làm ngơ và im lặng.
Vấn đề gây tranh cãi nhiều nhất hiện nay ở Phương Tây là sự đánh giá thấp tiềm năng vũ khí hạt nhân và các phương tiện mang – tên lửa các cấp của Trung Quốc. Trong khi đó, liên bang Nga hầu như không có nhận xét tích cực nào. Trên thực tế báo chí, tất cả các nguồn tư liệu của Phương Tây đều thông báo số lượng đầu đạn mặc định của Trung Quốc là từ 200 – 300 đơn vị, thật sự không còn điều gì để nhận xét, trong mọi ngôn ngữ thông thường. Tương tự như vậy với vấn đề của các tên lửa đạn đạo liên lục địa - ICBM (DF-30, 31, 24 DF-5) tầm trung tên lửa đạn đạo - IRBM (20 DF-4, 30 DF-3A, 80 DF-21) và tên lửa chiến thuật - OTR / TP (600 DF-11, 300 DF-15) những số liệu này cùng với việc hình thành lực lượng tên lửa – pháo binh số 2, thật khó mà có thể coi đó giới hạn tổi thiểu số lượng phương tiện mang của Trung Quốc..
Những đánh giá khách quan về khả năng của các tổ hợp công nghiệp quân Trung Quốc đồng thời sự hiển diện của tập hợp hệ thống các đường hầm kết nối các hầm phóng tên lửa liên lục địa và tên lửa tầm trung, có thể nhận thấy rằng, Trung Quốc có thể có đến hàng nghìn tên lửa đạn đạo liên lục địa ICBM và thấp nhất cùng khoảng hàng nghìn đầu đạn tên lửa tầm trung IRBM. Nếu dự tính số lượng đầu đạn hạt nhân các đương lượng nổ khác nhau với các mục đích tác chiến khác nhau trên cơ sở tiềm năng và sự thiếu kiểm soát của thế giới, chúng ta có thể nói đến con số không nhỏ hơn hàng chục nghìn đơn vị, dự đoán khả năng sản xuất của công nghiệp quốc phòng Trung Quốc trong vòng 47 năm trở lại đây.
Bắc Kinh từ chối hoàn toàn khả năng thảo luận về quy mô cũng như vị trí của tiềm lực tên lửa – hạt nhân của mình, khẳng định tiềm lực của họ rất nhỏ. Nhưng Bắc Kinh cũng không ngại ngần biểu dương tất cả các nguyên mẫu tên lửa đạn đạo các chủng loại và tầm tấn công, từ tên lửa đạn đạo cấp chiến thuật đến tên lửa đạn đạo liên hành tinh, và sau đó là tên lửa hành trình phóng từ mặt đất. Chỉ riêng có việc phô trương các phương tiện mang ICBM / IRBM của Trung Quốc đã vượt quá con số 200 – 300 tên lửa. Cũng cần phải nhắc lại, đối với Nga, tên lửa đạn đạo tầm trung của Trung Quốc là tên lửa chiến lược, bởi vì các tên lửa đó có thể tấn công bất cứ điểm nào trên toàn bộ lãnh thổ nước Nga, trong khi đó Nga hoàn toàn không có tên lửa tầm trung. Do các tên lửa chiến lược ICBM và các tên lửa đạn đạo phóng từ tầu ngầm của Nga đang bị kiềm chế bởi các hiệp định với Mỹ, vì vậy, cán cân lực lượng vũ khí hạt nhân giữa Nga và Trung Quốc đang nghiêng về thế có lợi cho Trung Quốc, nhưng cho đến nay, người Nga chúng ta vẫn tin vào ưu thế vượt trội của tiềm lực tên lửa.
Không những thế, trong lĩnh vực quân sự thông thường, cán cân lực lượng cũng mất cân đối nghiêm trọng. Trung Quốc đã minh chứng những “xu hướng phát triển hòa bình” bằng biện pháp giảm biên chế lực lượng thường trực chiến đấu từ những năm 80-x. Nhưng đã bỏ qua một yếu tố rất quan trọng, đó là quân đội PLA vẫn lớn nhất thế giới theo số lượng, đồng thời cho đến nay, đã tỏ ra vượt trội về chất lượng. Do dư thừa số lượng tuyển quân theo nghĩa vụ quân sự, quân đội PLA trong điều kiện thời bình có lợi thế vượt trội cả về lực lượng quân tình nguyện và lực lượng nghĩa vụ quân sự.
Với lực lượng nghĩa vụ quân sự, quân nhân PLA thực hiện nghĩa vụ đối với đất nước, chứ không phải do nhu cầu lương, nhưng từ hướng khác, có thể thấy rõ rằng, số lượng du thừa gọi nhập ngũ cho phép có được những quân nhân tốt nhất (trước hết từ thành phố với trình độ học vấn cao và thể lực tuyệt đối tốt), một số lượng không nhỏ những quân nhân đó đã tiếp tục phục vụ theo chế độ hợp đồng. Hơn thế nữa, từ thời gian phục vụ theo nghĩa vũ chuyển sang theo chế độ hợp đồng , ở Trung Quốc bắt đầu hình thành các công ty quân sự tư nhân, các công ty tư nhân này hoàn toàn là hình thức.
Chính xác thì các công ty này là một phần của PLA, trong điều kiện thời bình bảo vệ những quyền lợi kinh tế của Trung Quốc ở nước ngoài (thứ nhất là ở Châu Phi). Đồng thời, những người trong độ tuổi nhập ngũ nhưng không tham gia nghĩa vụ quân sự, được huấn luyện quân sự phổ thông và trở thành lực lượng dự bị động viên, sẽ được điều động trong điều kiện xảy ra chiến tranh quy mô lớn. Chính vì vậy, Trung Quốc vẫn duy trì hệ thống tổ chức động viên (bao gồm cả động viên nhân sự và động viên công nghiệp).
Đấu tăng Trung Quốc và Mỹ?
Rõ ràng, hoàn toàn vì mục đích hòa bình, Trung Quốc đã xây dựng một lực lượng tăng thiết giáp lớn nhất thế giới. Chúng ta hoàn toàn hiểu rõ, tác chiến hiện đại không có xe tăng hoàn toàn không thể. Sự thật hiển nhiên này cần phải nhắc lại bởi vì người Trung Quốc thường nói, các xe tăng đã được loại bỏ và tuyên bố rằng thế hệ xe tăng này đã quá lỗi thời. Trong các tuyên bố này có một mâu thuẫn hiển nhiên mà không ai nhận ra.
Từ góc độ “loại bỏ” do xe tăng “lỗi thời” chỉ là do xe tăng có thể bị vũ khí chống tăng thông thường tiêu diệt, ngoài điều đó ra thì không có điều gì có thể quy tội để loại bỏ xe tăng, kể cả các nguyên mẫu xe Type – 59. Đúng là như vậy, trên thế giới đầu tư hàng tỷ đô la chỉ với mục đích chế tạo các loại vũ khí diệt tăng, và số lượng của nó rất nhiều. Nhưng ngoài xe tăng ra, các phương tiện cơ động chiến đấu trên chiến trường khác còn yếu hơn rất nhiều về khả năng sống còn (xe bộ binh cơ giới, xe ô tô quân sự….). Nếu đồng ý với nhận định “lỗi thời, đã cũ” thì không thể tiến hành chiến tranh được nữa. Không có loại phương tiện chiến tranh nào trên chiến trường, nếu xét về mức độ sống còn, có thể sánh được với xe tăng, xét cả về góc độ hỏa lực, khả năng cơ động và khả năng tự bảo vệ, và cũng không bao giờ có…
Các câu chuyện về xe tăng đã “loại bỏ” được tuyên truyền rộng rãi sau cuộc chiến tranh tháng 10/1973, khi mà một số lượng rất lướn xe tăng của Israel bị các quân nhân Arab bắn cháy, bắn hỏng bằng các loại tên lửa chống tăng có điều khiển và súng phóng lựu chống tăng. Một điều thú vị là người Israel vẫn không loại bỏ chúng mà ngược lại. Sau khi đã sản xuất đến 1.500 nghìn chiếc xe tăng hiện đại, có khả năng bảo vệ cao nhất "Merkava", họ vẫn tiếp tục duy tu, bảo dưỡng 2.000 xe tăng cũ, trong đó có "Centurion", M48 và T-55 chiến lợi phẩm được sản xuất những năm 1950-x!
Cũng trên những chiếc xe tăng Abraham, Mỹ đã đột kích đến Baghdad chỉ trong có hai tuần. Trên những chiếc xe tăng, quân đội Gruzia đánh chiếm Nam Ossetia và cũng trên những chiếc xe tăng, quân đội Nga đã đánh bật lực lượng Gruzia ra khỏi biên giới. Ngay cả trong cuộc chiến tranh chống bạo loạn và khủng bố hoặc du kích chiến binh Hồi giáo Chechnya, Iraq và Afghanistan cũng không có loại xe chiến đấu nào có thể thay thế xe tăng. Trong mọi cuộc chiến tranh, xe tăng mãi vẫn là đòn tấn công chủ lực mạnh nhất không chỉ của lục quân, mà của toàn bộ lực lượng vũ trang nói chung.
Nếu trong khối quân sự NATO trong 20 năm trở lại đây, cứ loại bỏ 15 xe tăng cũ sẽ thay thế 1 xe tăng mới thì ở Trung Quốc theo thực tế là một xe thay một xe. Số lượng xe tăng có trong biên chế sẵn sàng chiến đấu luôn luôn là 8 – 10 nghìn xe tăng. 15 năm về trước, tất cả các xe tăng của PLA được sản xuất trên thân xe T-55. Hiện nay toàn bộ các xe tăng PLA được thay thế bằng Type 96 và Type 99 đều được chế tạo trên thân xe T-72 và được vay mượn những công nghệ từ nước ngoài, đặc biệt là châu Âu (Ví dụ như với xe Type 99, Trung Quốc đã mua hơn 300 động cơ diesel từ Đức, sau đó người Trung Quốc đã tự sản xuất theo mẫu copy như động cơ Đức, tất nhiên không có lisence.
Hiện nay, trong biên chế của lực lượng Lục quân PLA có khoảng 2.500 – 3.000 xe tăng Type 96 và 600 – 800 xe tăng Type 99 ( một số nguồn tin khác cho rằng có khoảng 1,5 nghìn xe Type 96 và 200 xe Type 99 tính đến năm 2005 – 2006. Ngoài ra, mỗi năm Trung Quốc xuất xưởng khoảng 200 xe tăng thế hệ mới (có thể là 400 – 500), số lượng 200 xe xuất xưởng mỗi năm đã hơn tổng số xe của tất cả các nước có nền công nghiệp quốc phòng phát triển cùng sản xuất (đặc biệt, ở Châu Âu cũng đã không xuất xưởng các xe tăng với số lượng lớn). Để so sánh, ta có thể lấy con số của các nước nằm trong khối NATO, hiện nằm trong biên chế của các nước NATO là 2,8 nghìn xe tăng các loại "Leclerc", "Challenger" và "Leopard 2" tất cả các biến thể, ở Nga, trong tất cả các đơn vị, trong các khu kho bãi niêm cất xe và cả trong các nhà xưởng sửa chữa trên toàn bộ đất nước có khoảng hơn 2.000 xe tăng.
Với Ấn Độ, Trung Quốc sẽ khó tiến hành chiến tranh hơn do phải vượt qua dãy Himalaya (mặc dù Trung Quốc có bố trí ở Tây Tạng khoảng gần 100 xe tăng Type 96A). Đài Loan có khoảng dưới một nghìn xe tăng kiểu cũ của Mỹ, sẽ hài hước nếu nói đó là đối thủ của các xe tăng PLA hiện nay. Chỉ có Mỹ, có trong biên chế hiện nay khoảng 6.200 xe tăng Abraham, theo số lượng xe tăng hiện đại là vượt trội hơn Trung Quốc, nhưng trên tổng số lại thấp hơn, đồng thời mặc dù Trung Quốc vẫn luôn tuyên bố là chống xâm lược hoặc chống lại tiến trình thống nhất đất nước, nhưng không hề nêu rõ, trên chiến trường nào có thể xảy ra cuộc đối đầu xe tăng của quân đội Mỹ và PLA.
Cần phải nêu rõ, các xe Type 96 được đưa vào biên chế cho tất cả các quân khu, thì xe tăng hiện đại hơn Type 99, được các chuyên gia Trung Quốc khẳng định là xe tốt nhất thế giới, chỉ được biên chế cho các quân khu Bắc Kinh, Thẩm Dương và Lan Châu (tập trung định hướng vào khu vực Za - Baikal, Viễn Đông của Liên bang Nga và Cộng hòa Kazakhstan). Các hoạt động diễn tập được triển khai trong những năm gần đây là tấn công theo chiều sâu mặt trận trên đất liền, hoàn toàn không phải để đánh chiếm Đài Loan.
Rất nhiều những bình luận của các chuyên gia cho rằng, các xe tăng Trung Quốc có chất lượng kém hơn xe tăng Châu Âu và xe tăng Nga (với những nhận xét đầy tính miệt thị theo kiểu đi vào tiểu tiết – góc nghiêng của giáp xe tăng hoặc là tầm xa của chiếu xạ laser đến mục tiêu….) trên quan điểm chiến trường không có một giá trị thực tế nào. Các xe Type 96 và Type 99 cùng nằm trên một định lượng với "Abrams", "Challenger", "Leclerc", "Leopard 2", C-1, "Merkava" Type - 90, K-1 và K-2, T-72, T-80, T-90, T -84 và PT-91, bao gồm tất cả các biến thể nâng cấp của các loại xe đó. Các thông số kỹ chiến thuật của các xe đó tương đương nhau, không một xe nào có tính năng kỹ chiến thuật vượt trội đến mức có thể tấn công tiêu diệt các xe còn lại như trên thao trường.
Trong một trận chiến đấu thật sự, kết quả của trận đánh sẽ phụ thuộc vào tình huống cụ thể của chiến trường, trình độ năng lực và khả năng sẵn sàng chiến đấu của kíp xe, đồng thời, một yếu tố không kém phần quan trọng, thậm chí rất quan trọng, đó là số lượng. Nếu giả sử có một số tính năng kỹ chiến thuật nào đó thua sút so với đối phương, người Trung Quốc dễ dàng bù đắp nó bằng số lượng vượt trội. Ngoài ra, xe tăng của Trung Quốc trên phương diện vật chất, mới hơn rất nhiều so với Nga và châu Âu, do sản xuất gần đây.
Cánh chim ưng che kín mặt trời
Một tình huống tương tự như vậy cũng đang diễn ra với máy bay chiến đấu. Số lượng máy bay tiêm kích hạng nặng lớp Su – 27/J-11 (Su-27, nhập khẩu từ Liên bang Nga, J-11A, sản xuất theo giấy phép công nghệ, J-11B sản xuất không có giấy phép công nghệ) cho lực lượng không quân và không quân hải quân PLA đã vượt quá con số 300 và sẽ được đẩy lên đến con số 500 máy bay. Trong đó đặc biệt J-11B thay thế không chỉ J-8, mà còn có thể thay thế cả Su-27 (một phần hoặc toàn bộ) số lượng máy bay tiêm kích hạng nặng của Trung Quốc đã đuổi kịp Mỹ và Nga, vượt xa Ấn Độ và Nhật, còn lại không có lực lượng nào đáng kể để so sánh.
Tên lửa Đông Phong.
Máy bay tiêm kích hạng nhẹ J-10, hiện đã được xuất xưởng hơn 220 chiếc, trong tương lai gần sẽ hoàn toàn thay thế J-7, nếu trường hợp này được thực hiện, thì chỉ riêng lực lượng Không quân PLA con số có thể lên đến hàng nghìn chiếc (mặc dù theo các nguồn tin của Nga và Phương Tây vẫn khẳng định con số được sản xuất sẽ là 300 máy bay – hoàn toàn không trích nguồn gốc con số này và Bộ tổng tham mưu PLA đã đưa con số này ra trong trường hợp nào?). Cũng tương tự như sự kiện với những chiếc xe tăng – đã có những bình luận nhằm hạ thấp chất lượng của J-10 (luôn luôn là như vậy – mổ xẻ các chi tiết đại loại như tốc độ cất cánh, tầm xa hoạt động của radar dẫn bắn hoặc số lượng của các vấu treo vũ khí) dù Phương Tây nhớ rất rõ rằng, với những tính năng kỹ thuật thấp hơn so với F – 4 Phantom, MiG 21 vẫn dành được thắng lợi trong các trận không chiến trên chiến trường Việt Nam). Nên các đánh giá đó hoàn toàn vô nghĩa – Chiếc J-10 cùng một thế hệ máy bay tương tự như F-16, F-18, "Mirage-2000", "Typhoon", "Grippenom" và MiG-29.
Kết quả của một trận không chiến được xác định đầu tiên, đó là một tình huống chiến thuật cụ thể, trình độ năng lực và khả năng tác chiến của phi công, khả năng điều hành tác chiến của bộ máy chỉ huy và số lượng cũng như phương thức tiến hành tác chiến. Cũng cần phải nhận xét rằng, nếu quân số phi công của Không quân Mỹ và Nga giảm xuống thì quân số phi công của Trung Quốc lại tăng lên, đồng thời, các máy bay tiêm kích của Trung Quốc cũng mới hơn rất nhiều so với Nga và Mỹ. Còn nếu so sánh với lực lượng Không quân Đài Loan, con số hoàn toàn vượt trội cả về chất lượng lẫn số lượng. Trong tất cả các đối thủ tiềm năng trên chiến trường châu Á – Thái Bình Dương, chỉ có Ấn Độ phát triển lực lượng không quân, nhưng lại thấp hơn Trung Quốc về số lượng và năng lực sản xuất công nghiệp.
Vấn đề lớn nhất còn tồn tại của Không quân Trung Quốc là trong lĩnh vực máy bay cường kích. Nguyên mẫu Н-6 trong vai trò phương tiện mang tên lửa hành trình phóng từ trên không hầu như không thay đổi do cấu trúc cổ điển của máy bay. Đồng thời máy bay ném bom Q-5 cũng đã lỗi thời, các biến thể nâng cấp của nó với các trang thiết bị điện tử từ phương Tây cũng chỉ phù hợp với những nước phát triển. Nói chung, sự thiếu hụt các máy bay cường kích được bổ xung bằng tăng cường số lượng tên lửa tầm gần và tên lửa cấp chiến thuật, đồng thời người Trung Quốc tăng cường phát triển các máy bay không người lái (WJ-600, CH-3, "Ilong", v.v..) đồng thời biên chế vào lực lượng không quân và không quân hải quân máy bay ném bom JH-7.
Hiện đã được biên chế khoảng 200 máy bay ném bom, biên chế đều cho không Quân và hải quân, công nghiệp quốc phòng Trung Quốc sẽ xuất xưởng khoảng từ 300 – 400 máy bay. Một hướng phát triển khác máy bay cường kích là sản xuất các máy bay đa nhiệm Su-30, phiên bản copy là J-16, kế hoạch được đề ra là sẽ xuất xưởng khoảng 100 chiếc Su-30 (76 chiếc được biên chế cho Không quân, 24 chiếc sẽ được biên chế cho lực lượng hải quân, đáp ứng yêu cầu cho tầu sân bay. Trong tương lai, J-16 sẽ đóng vai trò máy bay cường kích đánh chặn đa nhiệm trên các tầu sân bay của Trung Quốc.
Đòn tấn công chớp nhoáng vào Nga?
Vũ khí truyền thống có sức mạnh lớn nhất của pháo binh PLA là các tổ hợp pháo phản lực. Từ những năm 1970-x đến 1980-x, pháo binh Trung quốc đã không còn phụ thuộc vào Liên Xô, trong nước đã chế tạo rất nhiều nguyên mẫu pháo phản lực trên cơ sở các thiết kế Xô Viết, hoặc bản thân tự phát triển. Trong PLA có rất nhiều các mẫu pháo phản lực, các mẫu pháo phản lực này có uy lực rất lớn và tầm bắt xa nhất thế giới WS-2 (6х400 mm), biến thể thức 1 của loại này có tầm bắn xa 200km, sau này, WS-2D (6х400 mm) có tầm bắn xa từ 350 – 400 km. Kể cả MRLS và HIMARS của Mỹ và Smerch của Liên bang Nga, thông số kỹ thuật cũng không cạnh tranh được với WS-2.
Trong tác chiến hiện đại, pháo phản lực tấn công các mục tiêu mặt đất trên diện rộng thông thường có hiệu quả chiến đấu rất cao, hơn hẳn so với không quân. Và vô cùng thuận lợi khi tác chiến tiến công với các nước có đường biên giới liền kề. Và Liên bang Nga có hơn 4.500 km đường biên giới với Trung Quốc, chưa tính đường biên giới Mông Cổ với Trung Quốc, nước đồng minh mà Nga có trách nhiệm bảo vệ.
Tấn công với đòn đánh phủ đầu bằng hỏa lực pháo phản lực tầm xa, PLA sẽ không tổn thất về máy bay chiến đấu và đặc biệt là kíp lái, vốn đã vô cùng đắt đỏ do quá trình lựa chọn, huấn luyện bay và kinh nghiệp tác chiến, đồng thời cũng không tiêu hao nhiên liệu vô cùng quý báu. Tiêu hao chủ yếu là đạn tên lửa và cơ sở vật chất. Trong đó rocket phản lực có giá thành rẻ hơn rất nhiều lần so với vũ khí hàng không và rất đơn giản trong sản xuất hàng loạt. Độ chính xác không cao của pháo dàn phản lực được khắc phục bằng số lượng đạn trong một khu vực mục tiêu. Điều mà Trung quốc không thiếu.
Hiện nay, đạn rockets phản lực đã được dẫn bắn chủ động. Chủ yếu nâng cấp cho loại đạn WS-2. Mỗi một rockets của pháo phản lực này được lắp riêng một đầu tự dẫn tự động tương tự như một máy bay trinh sát không người lái, có lắp đặt hệ thống phân biệt địch ta, hệ thống lựa chọn mục tiêu không trùng hợp và không ảnh, khả năng đánh trúng mục tiêu đã tương đương như pháo dàn MRSL và Shmerch. Nếu so với các tên lửa đạn đạo, rockets có giá thành thấp hơn nhiều. Nhược điểm chính của rockets phản lực là tầm xa, thì đến nay, người Trung Quốc đã khắc phục được. Trước mắt, các WS-2 sẽ dự kiến thay thế hệ thống tên lửa đạn đạo tầm gần đang hướng vào Đài Loạn.
Khi cộng đồng các chuyên gia, các nhà bình luận quân sự biết rõ về sự tồn tại của WS-2D, tất cả đều ồn ào: Bây giờ thì Đài Loan sẽ gặp nguy hiểm đây. Rockets của pháo phản lực WS-2d có thể bao phủ toàn bộ hòn đảo. Và đúng thể thật, nhưng cũng không ai suy nghi rằng từ sâu trong vùng Mãn Châu WS-2D có thể triển khai phóng đạn tiêu diệt các lực lượng vũ trang Nga trong các khu vực Vladivostok-Ussuriisk, Khabarovsk và Blagoveshchensk-Belogorska. Và từ biên giới của Mãn Châu với Liên bang Nga (nhưng vẫn nằm trong lãnh thổ Trung Quốc), MRLS có thể phóng đạn tấn công tiêu diệt các đơn vị của quân đội Nga và các căn cứ không quân trong khu vực Chita và các khu công nghiệp chiến lược thuộc vùng Komsomolsk-on-Amur.
Đan rockets WS-2D có kích thước tương đối nhỏ, khó nhận biết, được phóng với vận tốc siêu âm, thời gian bay trên tầm bắn xa nhất cũng không quá 5 phút. Hệ thống phòng không hiện đại của Liên bang Nga không những không thể tiêu diệt được, mà ngay cả phát hiện mục tiêu cũng hoàn toàn không kịp thời gian. Đồng thời cũng không thể phát hiện được lúc nào các hệ thống pháo phản lực được triển khai, do lực lượng tên lửa của đối phương sẽ triển khai trên lãnh thổ Trung Quốc, và các phương tiện mang của chúng hoàn toàn giống các xe tải siều trường siêu trọng thông thường.
Đây thực sự là hệ thống vũ khí tấn công, hoàn toàn không mang tính chất phòng ngự. Hệ thống tên lửa này trên thực tế còn nguy hiểm hơn Tomahawk của Mỹ, do tên lửa hành trình Tomahawk có tầm bắn xa hơn rất nhiều, nhưng tốc độ bay của chúng là cận âm, do đó, để tấn công bất cứ một mục tiêu nào sâu trong nội địa với khoảng cách xa nhât, tên lửa tomahawk cần phải bay không chỉ là 5 phút, mà là 2 giờ. Đồng thời các phương tiện mang của loại vũ khí này (tàu tuần dương và tàu sân bay) không thể ngụy trang được. Loại vũ khí tương tự như hệ thống pháo phản lực WS-2D trên thế giới, ngay cả với khối quân sự Bắc Đại Tây Dương, hoàn toàn không có.
Đến giai đoạn hiện nay, với vũ khí, trang thiết bị và lực lượng vũ trang, Trung Quốc đã có được khả năng giáng một đòn tấn công chớp nhoáng, trong thời gian ngắn tiêu diệt hoàn toàn vũ khí trang bị hạng nặng, cơ sở vật chất hậu cần kỹ thuật của lực lượng quân đội liên bang Nga thuộc quân khu Viễn Đông (ngoại trừ lực lượng đóng tại Buryatia). Sau đó có thể dễ dàng lấn chiếm các khu vực lãnh thổ nước Nga và biến khu vực này thành vùng tranh chấp.
Tất nhiên, liên bang Nga có thể hy vọng vào lực lượng vũ khí hạt nhân chiến lược. Nhưng chính quyền Bắc Kinh có thể cho Kremlin bằng một cách nào đó biết được thực tế số lượng vũ khí hạt nhân mà Trung Quốc đang sở hữu, chứ không phải những con số được nghĩ ra ở Stockholm hay London. Như vậy, nước Nga khó có thể giáng trả một đòn hạt nhân phản kích, nếu nghĩ về số lượng đầu đạn mà Trung Quốc có thể đáp trả. Đồng thời, chính quyền Trung Quốc cũng có thể nghĩ ra được giải pháp theo những gì mà họ đã nói ở nhiều nơi, coi như một sự đã rồi.
'Dạy một bài học' cho ai?
Từ những thống kê mang tính phỏng đoán, có thể nhận thấy rằng, Trung Quốc ngày này thực sự là một lực lượng quân sự rất mạng, và họ luôn có những tham vọng lớn lao. Tổng kết những cuộc xung đột vũ trang và chiến tranh biên giới tới này, hầu như chưa bao giờ Trung Quốc tiến hành một vụ lấn chiến hoặc khiêu khích biên giới có giới hạn. Và họ sẵn sàng mở rộng các xung đột đó nhằm đạt được mục đích của mình. Tất cả những lập luận về vũ khí Trung Quốc có điểm yếu, kỹ thuật và công nghệ chưa đạt đến tầm của nền công nghệ Phương Tây và Liên bang Nga không sai.
Nhưng tất cả điều đó đều hoàn toàn không có ý nghĩa với một cuộc xung đột lên tới hàng trăm nghìn quân và hàng chục nghìn phương tiện chiến tranh hiện đại. Sự bùng nổ xung đột có thể diễn ra từ một xung đột biên giới hoặc trên biển, đòn “trừng phạt- theo cách nói của Bắc Kinh” sẽ là của các tập đoàn quân PLA dưới sự yểm trợ của vũ khí thông thường như pháo phản lực, máy bay chiến đấu, pháo binh các cỡ nòng mà số lượng lên tới hàng chục nghìn đơn vị, đồng thời với sự tham chiến của nhiều nghìn xe tăng, xe thiết giáp hiện đại mà PLA sở hữu.
Chúng ta sẽ không trông đợi một cuộc chiến tranh quy ước với những xung đột rõ ràng. Mục đích phát triển lực lượng vũ trang của Trung Quốc phải hiểu là gì? Mục tiêu phát triển của Trung Quốc trong tương lai? Trung Quốc, như một sự phát triển tất yếu, đang nỗ lực trở thành một siêu cường duy nhất có khả năng lãnh đạo thế giới, cần có quyền kiểm soát các nguồn tài nguyên trên thế giới và các vùng đất rộng lớn; Trung Quốc không đòi hỏi các vùng đất cận biên giới phải trở thành tiểu bang của họ, mà là kiểm soát và quản lý các vùng đất đó. Điều đó cũng có nghĩa là, đối phương chỉ phụ thuộc mà không thuộc địa… vì trên bản đồ thế giới, đường biên giới vẫn tồn tại như đã từng tồn tại.
Thực tế hiện nay cho thấy, những nỗ lực cố gắng im lặng của các nhà lãnh đạo của chúng ta cũng như các chuyên gia kinh tế, chính trị, quân sự trước những sự thật rõ ràng về nguy cơ xâm hại lợi ích quốc gia và đang đi theo hướng hết nhượng bộ này đến nhượng bộ khác, lo ngại trước sự tức giận của Bắc Kinh. Với một niềm tin là cố gắng không tạo ra một cơ sở nào để Trung Quốc có thế có ý đồ gây chiến, tiến hành một cuộc chiến tranh xâm lược theo hình thức của “dạy cho một bài học”. Vấn đề ở chỗ ai sẽ là người tiếp theo?
Trong suốt chiều dài lịch sử của Trung Quốc tính từ khi hình thành nhà nước. Trong mọi tình huống xảy ra trên trường thế giới, các lãnh đạo Bắc Kinh luôn thể hiện bản chất thực tế rất cao. Chính vì vậy, có cơ sở vững chắc cho quan điểm, nếu đưa vấn đề nguy cơ xâm hại lợi ích quốc gia và chủ quyền lãnh thổ từ phía Trung Quốc để nghiên cứu giải pháp đối phó không chỉ ở cấp độ các chuyên gia, mà trên cấp độ của các nhà lãnh đạo, đồng thời một số giải pháp được đưa vào áp dụng trong các chính sách thực tế, thì điều đó có thể không những không làm tăng và còn làm giảm thiểu các nguy cơ xung đột. Bắc Kinh sẽ hiểu rõ “trò chơi không đáng tiền những cây nến” và sẽ tìm kiếm các hướng khác để phát triển các ảnh hưởng của mình. Điều này chỉ có thể xảy ra, nếu cái giá mà người Trung Quốc phải trả cho một cuộc xung đột vũ trang trở thành quá đắt, không thể biện minh được dưới bất cứ hình thức nào, kể cả tình hình xung đột và thảm họa trong nội bộ Trung Quốc.
Để ngăn chặn khả năng “nổi giận” của Trung Quốc, một điều rõ ràng rằng, cần phải tăng cường tiềm lực quốc phòng. Trước mắt, đó là tiềm lực của lực lượng hạt nhân chiến lược và lực lượng phòng không. Cũng cần sẵn sàng rút khỏi Hiệp ước loại bỏ vũ khí hạt nhân tầm trung và tầm gần (Trung Quốc không bị ràng buộc bởi điều đó) đồng thời phát triển mạnh mẽ lực lượng không quân, vốn đang là thế mạnh của Liên bang Nga. Thực tế chiến trường cho thấy, đối với pháo phản lực tầm xa Trung Quốc, vũ khí đối trọng tốt nhất và cũng là duy nhất là tổ hợp tên lửa “ Iskander”, cần xây dựng một tuyến phòng thủ Iskanders theo biên giới Nga – Trung, trong chiều sâu phòng thủ của đất nước.
Tất nhiên, vũ khí hạt nhân chiến lược sẽ là nhân tố cuối cùng ngăn chặn nguy cơ từ phía Trung Quốc, nhưng không phải là nhân tố đầu tiên và cũng không phải là duy nhất. Vấn đề quan trọng hàng đầu, có thể lấy kinh nghiệm từ phía Mỹ, đó là xây dựng các Liên minh hợp tác hữu nghị, đặc biệt trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh đất nước, có thể hỗ trợ bảo vệ lẫn nhau trong điều kiện nguy cơ chiến tranh và xung đột vũ trang mở rộng.
Kinh nghiệm bài học năm 1979 ở Việt Nam cho thấy, trước nguy cơ phải chiến đấu trên hai mặt trận, Trung Quốc, dù có lợi thế về chính trị, đường biên và quân số, cũng không thể kéo dài cuộc xung đột biên giới. Những đồng minh quan trọng của nước Nga hiện nay bao gồm có Kazakhstan (Hiệp ước đồng minh đảm bảo an ninh lãnh thổ là tiền đề), Mông Cổ (không có tiềm lực về quân sự, nhưng có tầm quan trọng chiến lược của vùng lãnh thổ), Ấn Độ - là đồng minh - đồng phát triển vũ khí trang bị, phương tiện chiến đấu, có tiềm lực quân sự đủ mạnh và đã từng có những xung đột biên giới với Trung Quốc. Việt Nam – đồng minh lâu đời, đã trải qua nhiều thử thách từ thời kỳ Xô Viết, có đường biên giới dài và hoàn toàn có thể xảy ra một kịch bản tương tự, có vị trí chiến lược quan trọng trên Biển Đông, vùng biển sống còn của Trung Quốc.
Im lặng trước an nguy của đất nước trong giai đoạn ngày nay đồng nghĩa với việc càng làm sâu sắc thêm những vấn đề đang phát triển và sẽ càng khó khăn hơn nữa trong việc ngăn chặn một sự kiện sẽ sảy ra. Hình thái cán cân lực lượng đang ngày càng trở lên nguy hiểm đối với lợi ích chính đáng, an nguy của Liên bang Nga và không thể chấp nhận được. Nhiều kịch bản nặng nề đã xảy ra và sẽ xảy ra tính từ những năm 1960-x đến nay. Việc im lặng và nhượng bộ sẽ giống như một câu chuyện cổ tích.
Bắc Kinh đầu tư hàng tỷ USD phát triển vũ khí trang bị, phương tiện chiến tranh chỉ nhằm mục đích lấy lại Đài Loan. Và sau khi Đài Loan thống nhất với đại lục mà không cần chiến tranh (và điều đó, dù rất chậm cũng đang xảy ra), liệu Trung Quốc có mang toàn bộ xe tăng, tên lửa, máy bay, pháo dàn của mình dìm xuống biển Đông - Hoa Đông và chung sống hòa bình với các nước khác?
Đảng Cộng sản Trung Quốc phê phán các địa phương giam cầm người khiếu kiện
Hôm nay, 08/05/2013, theo truyền thông nhà nước Trung Quốc, Ủy ban kỷ
luật kiểm tra trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc - một cơ quan đầy
quyền lực của Đảng - ra tuyên bố phê phán việc chính quyền địa phương
bắt bớ những người « khiếu kiện ». Ngược lại, Ủy ban này yêu cầu chính
quyền phải nghênh tiếp những người tố cáo tham nhũng.
Theo tờ China Daily, các giới chức thuộc cơ quan đầy quyền lực kể trên
của đảng Cộng sản nhấn mạnh rằng : « Chính quyền ở bất cứ cấp nào cũng
không được phép bắt giữ những người khiếu kiện ». Cũng theo China Daily,
không chỉ việc khiếu kiện là hợp pháp, mà những người đi kiện còn cần
phải được « tiếp đón một cách nồng hậu », mỗi khi họ đến đệ đơn khiếu
nại về tham nhũng tại các cơ sở phụ trách chống tham nhũng địa phương.
Những người khiếu kiện bày tỏ sự bất công trước giới báo chí nước ngoài (RFI / Stéphane Lagarde) |
Tuyên bố kể trên của ba giới chức Ủy ban kiểm tra kỷ luật trung ương
đảng Cộng sản Trung Quốc hoàn toàn trái ngược với một thực tế phổ biến
tại Trung Quốc lâu nay. Đó là việc những người đi khiếu kiện nạn tham
nhũng và lạm dụng quyền lực ở địa phương, thường bị bắt bớ và giam giữ
mà không thông qua bất cứ một trình tự pháp lý nào. Tờ báo dẫn ra một số
trường hợp người đi khiếu kiện bị bắt giữ mới đây tại các tỉnh, hoặc
khi tới Bắc Kinh để nộp đơn tố cáo.
Thông thường họ bị đưa vào giam giữ tại các « trại cải tạo giáo dục »
hay « trại lao giáo », sau khi có quyết định của công an và thời gian bị
giam cầm tối đa là bốn năm. Được lập ra từ năm 1957, các trại lao giáo
còn thường được sử dụng để bắt giam các nhà đối lập, những người bất
đồng chính kiến. Từ đầu năm nay, có nhiều thông tin từ phía chính quyền
Trung Quốc đề cập đến chủ trương cải tổ, thậm chí hủy bỏ hệ thống trại
lao giáo vào cuối năm nay.
Ủy ban kiểm tra kỷ luật trung ương, nơi vừa có tuyên bố kể trên, là một
trong các cơ quan có nhiều quyền thế nhất trong hệ thống chính trị độc
đảng tại Trung Quốc, với quyền hạn rộng hơn nhiều so với các cơ quan tư
pháp của Nhà nước, và chỉ phải chịu trách nhiệm trước đảng Cộng sản.
Ba giới chức được tờ báo dẫn ra là ông Trương Tiểu Long (Zhang
Shaolong), phó giám đốc văn phòng phụ trách các khiếu kiện của Ủy ban,
nơi nhận các đơn thư và điện thoại tố cáo, cùng hai cộng sự.
Hiện nay, đảng Cộng sản Trung Quốc đang tiến hành một chiến dịch chống
nạn tham nhũng. Chiến dịch này do ban lãnh đạo mới khởi xướng. Theo ông
Tập Cận Bình, tân chủ tịch nước và chủ tịch đảng Cộng sản Trung Quốc,
thì tham nhũng có thể « tiêu diệt Đảng » và như vậy cả chế độ hiện hành.
Theo lãnh đạo văn phòng phụ trách tiếp nhận và xử lý khiếu kiện, thì có
hơn 40% các đầu mối điều tra mà Ủy ban có được là nhờ các công dân mạng,
nhờ các đơn từ và điện thoại tố giác.
Trong những tháng gần đây, nhiều giới chức đảng Cộng sản Trung Quốc đã
bị « hạ bệ » sau khi các dấu hiệu về tham nhũng liên quan đến họ được
các công dân mạng công bố trên trang Weibo (còn gọi là Twitter của Trung
Quốc), cùng nhiều bức ảnh làm chứng, mà rất thường xuyên là bằng chứng
về việc sở hữu đồng hồ hay xe hơi loại sang.
Trọng Thành
(RFI)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét