Nguyên nhân của sự Hiếu thắng và Dã man
Công an bắt và đạp vào mặt người biểu tình |
Chúng ta đã nói nhiều đến bản chất bịp bợm của người Cộng Sản, ở đây sẽ
bàn đến hai đặc tính khác nữa của họ: Sự hiếu thắng và dã man. Đó là đặc tính
nổi trội nhất, là hệ quả tất yếu của tư tưởng Cộng Sản phi nhân và man rợ. Chủ
nghĩa đẻ ra sự hiếu thắng và dã man, hai yếu tố này lồng vào nhau tạo nên sự
tương sinh kỳ dị nhất từ cổ chí kim. Nói tóm lại, để tồn tại thì người Cộng Sản
buộc phải hiếu thắng và dã man, và ngược lại.
Từ khi cướp chính quyền (19/8/1945), đảng Cộng Sản đã sử dụng vũ lực
như là một công cụ thiết yếu để đạt được mục đích. Đây cũng là phương châm hành
động cách mạng của họ: Tiêu diệt mọi cá nhân và tổ chức có tư tưởng bất đồng,
bất kể đúng sai. Vì vậy mà nhiều nhân vật ưu tú, nhiều thành phần dân tộc tích
cực bị người Cộng Sản hành quyết và đàn áp khốc liệt.
“...Giết giết nữa tay không ngừng nghỉ
Cho ruộng đồng tươi tốt, thuế mau xong
Giết giết nữa bàn tay không ngừng nghỉ
Cho Đảng bền lâu cùng rập bước chung lòng
Thờ Mao chủ tịch, thờ Xit-ta-lin bất diệt..."
(Tố Hữu)
Bằng cái nhìn đầy thù hận giai cấp và khát máu, hàng vạn trí thức và
địa chủ đã bị đảng Cộng Sản sát hại trong thời kỳ cướp chính quyền và cải cách
ruộng đất. Tạo nên một không khí giết chóc và oán thán ngút trời, khiến quỷ
khốc thần kinh. Hành hình, đàn áp và đọa đầy là phương thức của đảng Cộng sản
khiến cho người ta phải sợ hãi và phục tùng.
Người Cộng Sản luôn từ chối đối thoại để hòa hợp dân tộc, họ chỉ muốn
đối đầu để giành chiến thắng cho một mục tiêu: Sự thống trị duy nhất và tuyệt
đối của ý thức hệ Cộng Sản. Trong thời kỳ nội chiến, họ từ chối đối thoại với
chế độ Miền Nam Cộng hòa để tiến tới một cuộc bầu cử tự do, chấm dứt chiến
tranh và hòa hợp dân tộc. Họ luôn hô hào đẩy mạnh chiến tranh, tuyên truyền cho
chủ trương khát máu đó bằng mọi giá. Văn chương, âm nhạc cũng chỉ cổ vũ cho
chiến tranh và giết chóc, những tình cảm chân thực của con người thì bị coi là
tội lỗi và ủy mị. Nhiều văn nghệ sĩ đã bị bắt giam và cấm sáng tác, chỉ vì tác
phẩm của họ diễn tả những cảm xúc thật của con người. Bằng cách
đó mà chế độ Cộng sản đã đẩy hàng triệu thanh niên miền Bắc ra mặt trận, chiến
đấu và hy sinh cho một mục tiêu hoang tưởng là Cộng sản chủ nghĩa.
Không chỉ trong thời kỳ chiến tranh cộng sản mới có tư tưởng hiếu thắng
và dã man, mà sau khi đã “thống nhất đất nước” họ vẫn tuyên truyền nhồi sọ cho
thế hệ trẻ tư tưởng hận thù man rợ đó. Một mặt thì ca ngợi sự vĩ đại của lãnh
tụ và đảng Cộng sản, mặt khác luôn kích động hận thù với cái mà họ gọi là “các
thế lực thù địch” để ngăn ngừa sự hòa hợp dân tộc. Tại sao đất nước đã thống
nhất mà người cộng sản vẫn sợ sự hòa hợp dân tộc đến như vậy? Tại vì họ phi
nhân và độc tài. Kẻ sai trái luôn mặc cảm và lo sợ sự thật. Chế độ độc tài là
môi trường lý tưởng để họ tồn tại, vì rằng lừa dối và ngu dân là con đường duy
nhất để che lấp chân lý, để cổ súy cho sự dã man. Dân tộc nào cũng có những
cuộc chiến tranh, đó là giai đoạn đau thương và đen tối trong lịch sử. Nhưng
sau đó người ta đau đớn mà nhận ra rằng, chiến tranh chỉ mang lại mất
mát và đau thương. Vì vậy mà họ nhanh chóng xóa đi nổi đau mất mát, thực hiện
sự hòa giải dân tộc để xây dựng cuộc sống mới tự do, hạnh phúc. Nhưng những
người Cộng Sản lại là một ngoại lệ, bởi hòa hợp là kẻ thù đe dọa sự tồn vong
của họ.
Trong chiến tranh Nam - Bắc (1954 -1975), chế độ Cộng Sản miền Bắc gọi
người Mỹ là “Đế quốc Mỹ xâm lược”, gọi miền Nam Cộng Hòa là “Chế độ ngụy quyền
tay sai”. Đó là cách nói của người Cộng Sản. Bây giờ nước Mỹ là một đối tác
kinh tế quan trọng đối với Việt Nam.
Về đối ngoại thì nhà nước Cộng Sản kêu gọi Mỹ đầu tư vào Việt Nam với phương châm “Gác lại quá khứ,
hướng tới tương lai”. Về đối nội thì họ vẫn tuyên truyền cho dân chúng về một nước
Mỹ “đế quốc” như trong quá khứ? Tại sao họ không dám nói sự thật, không dám “bỏ
qua quá khứ, hướng tới tương lai” như họ đã nói. Bởi vì rằng, kích động là con
đường tồn tại của họ, nó phù hợp với cách thức tư duy lừa dối bấy lâu nay. Nó
khiến cho đảng Cộng Sản không mâu thuẫn với quá khứ, nhưng lại khiến cho họ mâu
thuẫn với hiện tại.
Tâm lý hiếu thắng là phương tiện mà người Cộng Sản sử dụng để biện minh
cho mục đích. Sự dã man là hệ quả tất yếu của ý thức hệ Cộng Sản, là con đẻ của
chế độ độc tài toàn trị. Thiếu hai yếu tố dã
man và hiếu thắng thì thành trì
của chế độ độc tài không thể trụ vững, nó sẽ bị lung lay và sụp đổ. Vì vậy
chừng nào chế độ Cộng Sản còn tồn tại, thì tâm lý hiếu thắng và dã man sẽ vẫn
còn ngự trị.
Là những con người, chúng ta luôn cảm thông và sẻ chia những mất mát
đau thương của đồng loại. Chỉ có loài vật mới có khoái cảm trước sự mất mát đau
thương. Đó là những khoái cảm man rợ và nguyên thủy nhất, và nó rất đáng sợ.
Thứ khoái cảm man rợ đó chỉ có ở những người Cộng Sản, những kẻ còn cố
duy trì và làm sống lại chế độ Cộng Sản Nguyên Thủy của thủa ban sơ loài người.
Chuyện những con CÁ
Thế là cá quả, cá tầm, cá chép, ếch sống nguồn gốc Trung Quốc đã ngập tràn Thủ đô trong tình trạng mà báo chí gọi là “đầy đặc” các khu chợ lớn nhỏ. Chẳng lạ. Bởi trước đó và đến bây giờ gà lậu cũng đã ngập tràn mọi “ngõ nhỏ phố nhỏ”. Giá thì rẻ chỉ bằng 1/3 giá bán buôn hàng trong nước. Cũng có gì lạ đâu. Từ lâu, chợ đầu mối lớn nhất miền bắc Đồng Xuân đã trở thành căn cứ tấn công dữ dội bằng vũ khí giá rẻ vào hàng trong nước. Nhưng câu chuyện con cá không chỉ đơn thuần dừng lại như một mặt hàng, dù thực phẩm, cũng không chỉ liên quan đến cái cần câu sinh kế của nông dân. Nhìn nhận không hề ngoa ngôn thì chuyện con gà, con cá “tiểu ngạch” đang chính thức biến Hà Nội, hay Việt Nam, trở thành những cái chợ cóc.
Nhưng những con “cá láng giềng” bơi ngoài chợ đang phản chiếu một câu chuyện khác liên quan đến những “con cá” cầm dùi cui trên đường. Những người luôn kêu khó trước “thủ đoạn buôn lậu”, những người luôn có khuynh hướng đổ lỗi cho “chế tài xử phạt quá nhẹ”. Và những người bắt buôn lậu đôi khi có cảm giác như để ví dụ cho sự có mặt của họ.
Cơ quan chức năng có biết tình trạng buôn lậu qua biên giới vào đến tận Thủ đô hay không?
Quá biết.
Y như con gà lậu, con cá lậu cũng đi trên đường chứ không chui dưới đất.
Y như con gà lậu với điểm tập kết nổi tiếng Hà Mỹ đã được nói tới trước nghị trường, con cá lậu, dù được vận chuyển ban ngày hay ban đêm, cũng có “chợ đầu mối Yên Sở”.
Có nhà chức trách thậm chí đưa hẳn ra được một con số: Có 10 đường dây buôn lậu cá. Mỗi đường dây “đi” 10 chuyến mỗi tháng. Và đi, chứ không phải bay, hay chui, trên đường quốc lộ, trong những chiếc xe đặc chủng chở theo bồn nước to đùng đoàng, đi thẳng về “chợ đầu mối Yên Sở”.
Vấn đề công an có muốn “phá án” có muốn bắt không mà thôi.
Nhưng không chỉ Thủ đô, không chỉ đường bộ, nhà phân phối cá tầm lớn nhất Sài Gòn, ông Trần Văn Toản có lần khẳng định như đinh đóng cột: Mỗi ngày có đến 2 tấn cá “bay” vào Nam, để đưa đi khắp các tỉnh, trên những chuyến bay “made in VietNam”. Trong khi, trả lời Tiền Phong, Cục trưởng Hàng không Lại Xuân Thanh cho biết: Ngành hàng không chỉ chịu trách nhiệm kiểm tra các hàng hoá có khả năng gây nguy hiểm như chất cháy nổ, vũ khí…
Vấn đề là ngành hàng không có muốn xử lý hay không mà thôi.
Trong một hội nghị của Hiệp hội Cá nước lạnh trước tình trạng “Thủ phủ cá tầm miền Bắc” đang bị những “con cá láng giềng” đánh bật ra khỏi ao nhà, tình trạng với đầy những lời kêu than là “Đang rầm rộ hơn bao giờ hết” với “ Mỗi ngày có hàng chục tấn được chuyển qua đường biên”, GĐ Công ty Thiên Hà, Đỗ Tiến Thắng người đi đầu trong việc phát triển cá tầm ở Sa Pa – Lào Cai khẳng định: “Có trường hợp chồng là công an, vợ buôn cá tầm lậu”.
Còn tháng 6 năm ngoái, khi một nhà báo bơi thuyền trong vịnh Cam Ranh để chụp cận mặt những người Trung Quốc nuôi cá ngay sát quân cảng chiến lược, một quan chức của chính quyền địa phương được hỏi đã bối rối đến mức đáp rằng: Không biết cá giống từ đâu. Không biết hàm lượng thức ăn thế nào. Không biết tiêu thụ chỗ nào. Không biết đã nuôi từ bao giờ.
Có thể, những trường hợp “chồng là công an, vợ buôn cá lậu” chỉ là cá biệt, nhưng lại không hề cá biệt cho vấn đề lợi ích trong đường đi của con cá lậu.
Có thể trường hợp Cam Ranh chỉ là một ví dụ cho sự thiếu trách nhiệm của chính quyền địa phương. Nhưng việc buông lỏng quản lý ở Cam Ranh hóa ra lại không phải là duy nhất.
CÂU CHUYỆN CẢNH SÁT 4
“Dân chúng cầm vũ khí để tự
thực hiện công lý, dùng bạo lực để xóa bỏ hệ thống đầy bạo lực”. Đấy
chính là điểm Gờ nhạy cảm nhất của thiên đường xuống hố cả nút, cái mà chính quyền này sợ nhất
đó các anh Việt kiều mần phim ạ!
CẬP NHẬT Ở CUỐI BÀI: CHO NÓ LÀM CÔNG AN CỦA BLOGGER NGƯỜI BUÔN GIÓ
****************************
“Bụi đời Chinatown” đúng là chả phản ánh đúng hiện thực tý nào!
Có lẽ vì tác giả kịch bản, đạo diễn, nhà sản
xuất là Việt kiều lớn lên ở Mỹ, trưởng thành trên đất Mỹ, quen với
tư duy Mỹ và nhìn các cảnh tượng xã hội qua con mắt Mỹ. Có lẽ vì
họ không biết hay cố tình lờ đi thực tế lớn nhất của xã hội vùng
Chợ Lớn, hay rộng ra là của TP mang tên Bác Hồ vĩ đại, hay rộng hơn
nữa là cả xã hội Việt Nam hiện tại: giang hồ-xã hội đen không tồn
tại …
Xin lỗi! Nói đầy
đủ là: giang hồ-xã hội đen không thể tồn tại nếu công an không cho
phép!
Này nhé, theo một
cái còm dưới bài “Bí mật đối thoại phim Bụi đời Chợ Lớn” của bạn Lê Huy
Dũng, 1 phường ở thành phố HCM có 30 cảnh sát, 100
dân quân tự vệ và bảo vệ dân phòng, chưa kể chi viện của công an quận, sở, CS
113, cảnh sát cơ động. Công an đông như quân Nguyên thế kia, đông đến mức
có người bảo rằng một mét vuông có đến tám thằng công an thì làm
gì có chỗ cho thằng giang hồ- xã hội đen chen chân?
Hiện thực ở Việt Nam là giang hồ-xã hội đen chỉ tồn tại nếu
xin được giấy phép của… công an.
Dẫn chứng nè: Trùm Năm Cam làm trùm nhờ sự bảo kê của ai các
bác cứ giở lại hồ sơ vụ án là rõ. Trùm Năm Cam làm trùm bao nhiêu
năm không sao và có lẽ cũng chưa bị “xử” nếu không “đánh chó chẳng
nể mặt chủ nhà” xử Dung Hà nữ quái đất cảng Hải Phòng-thực chất
là đụng chạm đến “nhóm lợi ích” bự hơn xếp của y. Rồi đến các vụ
buôn lậu ma túy lớn thì nếu không là xếp bự của công an hay được xếp
bự của công an bảo kê hay cả hay thì làm sao mà mang vào Việt Nam
hàng tấn ma túy? Sau Đại úy công an Vũ Xuân Trường hình như còn có nhiều xếp lớn công an
khác lãnh án tử thì phải!
Như thế, "trùm" của các "trùm" là công an chứ chẳng phải thằng giang hồ nào sất!
Hiện thực ở Việt Nam là không có ai bạo lực hơn… công an!
Dẫn chứng nè: ai dám đánh người vi phạm luật giao thông vỡ sọ
mà chết? Ai dám tấn công thường dân giữa ban ngày ban mặt bằng dùi
cui súng đạn? Dẫn chứng sẽ rất nhiều, xin mời các bác tra thêm trên
gúc-gồ…
Hiện thực ở Việt nam là không
có tay nào giang hồ đúng nghĩa đâu! Hiện thực ở Việt Nam là không có
thằng giang hồ nào bảnh hơn … cảnh sát khu vực! Nhất là ở Thành phố
mang tên bác Hồ vĩ đại kể từ sau 30/04/1975.
Giang hồ-xã hội đen gì mà trốn chui trốn nhủi, gặp thằng cảnh
sát khu vực là dạ dạ anh anh em em… hàng tháng phải đóng “hụi chết”
cho nó, nó ho một tiếng là sợ quắn cả đít… Dân Việt Nam từ lớn đến nhỏ ai mà không
biết cảnh sát khu vực nắm chắc địa bàn của mình như thế nào, thuộc
làu từng nhân khẩu trong địa bàn mình quản lý, bất cứ nhà nào mà “xì
hơi” một phát là cũng biết… Chỉ có các bác Việt kiều tơ lơ mơ ở
hotel hay các chung cư cao cấp mới có thể tưởng tượng ra cảnh giang hồ
làm loạn hàng tháng trời ở China Town, ủa lộn Chợ Lớn… Dân thường đi
cùng nhau khiếu kiện mà mới đây còn bị ông Tranh hơi bự bự đòi “hốt
hết” nói gì bọn giang hồ cầm dao kéo bầy đi đánh lộn hết ngày này
qua ngày khác mà không bị công an bắt nhốt. Để mặc tụi nó đánh lộn,
nó quen thói rồi không chừng cả xã hội bùng lên, tất cả cầm vũ khí
xông ra đường đòi “công lý” (thứ thiệt) thì chế độ sụp đổ làm sao?
“Dân chúng cầm vũ khí để tự
thực hiện công lý, dùng bạo lực để xóa bỏ hệ thống đầy bạo lực”. Đấy
chính là điểm Gờ nhạy cảm nhất của thiên đường xuống hố cả nút, cái mà chính quyền này sợ nhất
đó các anh Việt kiều mần phim ạ!
Thế nên Hội đồng duyệt phim phán là phim
Bụi Đời Chinatown không phản ánh đúng
thực tế là chính xác quá rồi, còn cãi gì nữa?
******
TRÍCH: CHO NÓ LÀM CÔNG AN (BẢN ĐẦY ĐỦ Ở ĐÂY)
.....
Thỉnh thoảng ra ăn bánh cuốn thấy thằng con trai cô tóc dài, vệt xanh vệt đỏ làm mình ngứa mắt hỏi mẹ nó.
- Ở Thanh Trì giờ thanh niên diện nhỉ, em nhớ ngày xưa mẹ chị tức bà thằng này ngồi bán hàng, chít khăn mỏ quạ, nhai trầu, áo cánh, quần sa tanh Nam Định. Rét bà mặc cái áo len mầu bã trầu cài khuya, áo len dáng cũng như áo cánh, cũng túi hai bên. Giờ nhìn thằng này ăn mặc vậy mà nhớ bà quá.
Mẹ nó nói với mình, nhưng nhìn nó như mắng nó.
- Đấy chú xem, lớn tộc ngộc chả học hành, chả làm gì, suốt ngày lêu lổng tóc tai như thằng bụi đời, bảo không nổi nó nữa.
Thằng thanh niên phì phèo thuốc nói:
- Đời bây giờ đứa nào chả thế, mẹ và chú lạc hậu rồi, bọn nó còn cạo trọc hai bên rồi để mào gà cơ, thế này đã ăn thua gì.
Bẵng đi hai năm, giữa năm 2012 mình ăn bánh cuốn, chợt nhớ thằng con chị bán hàng bèn hỏi thăm nó thế nào. Mẹ nó bảo:
- Tôi cho nó quách vào công an rồi chú ạ, mất 200 triệu. Có đợt người ta lấy lính nghĩa vụ cảnh sát, có hứa nếu bỏ 200 thì nó sẽ được vào ngành luôn. Tôi tống quách nó vào đó cho rảnh, mình đỡ phải trông.
Hai ông già đang ăn bánh cuốn sững người thốt:
- Thế cứ không dạy được là cho vào công an à.
Chị bán hàng:
- Thì vào đó người ta dạy nó!
Mình lúc đó ăn xong, đứng dậy đi, nghĩ thế nào quay sang nói với hai ông già:
- Chắc người ta phải dạy nó lấy lại 200 triệu chứ các ông nhỉ?
Đến nay đọc báo thấy liên tiếp chết người trong đồn công an, rồi clip công an đánh người liên tục, thóa mạ người dân… thấy đời nó cũng có nhân quả hết.
TRÍCH: CHO NÓ LÀM CÔNG AN (BẢN ĐẦY ĐỦ Ở ĐÂY)
.....
Thỉnh thoảng ra ăn bánh cuốn thấy thằng con trai cô tóc dài, vệt xanh vệt đỏ làm mình ngứa mắt hỏi mẹ nó.
- Ở Thanh Trì giờ thanh niên diện nhỉ, em nhớ ngày xưa mẹ chị tức bà thằng này ngồi bán hàng, chít khăn mỏ quạ, nhai trầu, áo cánh, quần sa tanh Nam Định. Rét bà mặc cái áo len mầu bã trầu cài khuya, áo len dáng cũng như áo cánh, cũng túi hai bên. Giờ nhìn thằng này ăn mặc vậy mà nhớ bà quá.
Mẹ nó nói với mình, nhưng nhìn nó như mắng nó.
- Đấy chú xem, lớn tộc ngộc chả học hành, chả làm gì, suốt ngày lêu lổng tóc tai như thằng bụi đời, bảo không nổi nó nữa.
Thằng thanh niên phì phèo thuốc nói:
- Đời bây giờ đứa nào chả thế, mẹ và chú lạc hậu rồi, bọn nó còn cạo trọc hai bên rồi để mào gà cơ, thế này đã ăn thua gì.
Bẵng đi hai năm, giữa năm 2012 mình ăn bánh cuốn, chợt nhớ thằng con chị bán hàng bèn hỏi thăm nó thế nào. Mẹ nó bảo:
- Tôi cho nó quách vào công an rồi chú ạ, mất 200 triệu. Có đợt người ta lấy lính nghĩa vụ cảnh sát, có hứa nếu bỏ 200 thì nó sẽ được vào ngành luôn. Tôi tống quách nó vào đó cho rảnh, mình đỡ phải trông.
Hai ông già đang ăn bánh cuốn sững người thốt:
- Thế cứ không dạy được là cho vào công an à.
Chị bán hàng:
- Thì vào đó người ta dạy nó!
Mình lúc đó ăn xong, đứng dậy đi, nghĩ thế nào quay sang nói với hai ông già:
- Chắc người ta phải dạy nó lấy lại 200 triệu chứ các ông nhỉ?
Đến nay đọc báo thấy liên tiếp chết người trong đồn công an, rồi clip công an đánh người liên tục, thóa mạ người dân… thấy đời nó cũng có nhân quả hết.
Lịch sử sẽ đánh giá ông Trọng và ông Dũng ra sao?
Nguoi Yeu Nuoc (Danlambao) - Nếu
sang năm 2014 hay 2015, mà nền Dân chủ thực sự đến được với Việt Nam,
tôi tin rằng sẽ có nhiều sử gia nước Việt coi trọng phần đóng góp của
hai ông Trọng và Dũng trong lịch sử, đó là vai trò "làm suy yếu niềm tin
của Dân vào đảng". Không, nói thế thì nhẹ quá, phải nói thế này mới
chuẩn, hai ông đã có vai trò "làm mất hẳn niềm tin của Dân vào đảng"...
*
Năm 1992-1993, sau khi Liên Xô và khối XHCN Đông Âu sụp đổ được 1-2 năm,
báo chí của các nước Cộng sản còn lại như Trung Quốc, Việt Nam đồng
loạt lên án Goocbachop, Tổng Bí thư cuối cùng của Đảng Cộng sản Liên Xô,
coi ông ta là nguyên nhân chính của sự sụp đổ toàn khối Cộng sản. Nhưng
với toàn thế giới, Goocbachop đã có đóng góp lớn trong Lịch sử nhân
loại, vì khi đó cuộc chiến tranh Lạnh giữa 2 khối đều sở hữu kho vũ khí
hạt nhân khổng lồ là phe TBCN và phe XHCN đang diễn ra căng thẳng và
quyết liệt, nếu cuộc chiến tranh giữa 2 phe bùng nổ thì nhân loại sẽ bị
tiêu diệt một phần lớn dân số và cả những người còn sống sót cũng sẽ
không có điều kiện sống bình thường như trước được nữa.
Lịch sử luôn là như vậy, lịch sử chính xác đến lạnh lùng, lịch sử vô cảm
trước các loại tình cảm giai cấp, lịch sử chỉ ghi lại sự thật, và chỉ
sự thật mà thôi.
Vậy Lịch sử Việt Nam sẽ nói gì về giai đoạn những năm 2010's hiện nay (tức Thập kỷ thứ 2 của Thế kỷ 21)?
Hiện tại lòng Dân VN đang hết sức bất bình về nền kinh tế phát triển què
quặt, về sự bất bình đẳng trong xã hội ngày càng tăng, hết sức tức giận
về sự thối nát của các quan chức tham nhũng, điển hình là Thủ tướng
Dũng với cậu con trai 37 tuổi làm Thứ trưởng Bộ Xây dựng, với cô con gái
32 tuổi sở hữu hơn ngàn tỷ đồng của nổi (là cổ phần trong Ngân hàng Bảo
Việt nơi cô ta là Chủ tịch Hội đồng Quản trị) và số của chìm còn nhiều
gấp ngàn lần số của nổi kia.
Dân chúng cũng kịch liệt lên án sự bảo thủ đến mù quáng của lãnh đạo
đảng CSVN, cố khư khư ôm lấy Điều 4 trong Hiến pháp nhằm duy trì quyền
lực của mình, mặc dù bất cứ ai cũng thấy sự độc quyền quyền lực không
bao giờ đem lại hạnh phúc, tự do và quyền con người thật sự cho người
Dân. Điển hình là TBT NPTrọng, khi coi những người góp ý cho Hiến pháp
nhưng không theo khuôn mẫu góp ý mà đảng bắt phải theo, là "những người suy thoái chính trị, đạo đức", là "những người cần phải xử lý".
Nhưng cá nhân tôi tin rằng, Llịch sử VN sẽ đánh giá cao vai trò
của những người như ông Trọng và ông Dũng, mặc dù không dành những lời
tốt đẹp nói về họ. Giống như với Goocbachop trong lịch sử thế giới, lịch
sử VN sẽ nói rằng, Trọng và Dũng là những người đã có công đưa đảng CS VN đến sự suy thoái nhanh nhất, với tốc độ suy thoái gấp trăm gấp ngàn lần so với thời Lê Duẩn, Nguyễn Văn Linh.
Ông Duẩn, ông Linh, rồi Đỗ Mười và gần nhất là Lê Khả Phiêu, Nông Đức
Mạnh, ông nào cũng ăn uống ngập mồm, con cái làm đủ điều xằng bậy nhưng
không hề bị xử lý, nhưng đã có ông nào ăn trắng trợn tới hàng tỷ đô la
như Nguyễn Tấn Dũng chưa? Các lãnh đạo trước đây cũng tìm mọi cách đưa
con cháu vào vị trí chủ chốt trong tương lai, nhưng đã có "cháu nào 35
tuổi" được vào Trung ương rồi lên làm Thứ trưởng như con của Dũng chưa?
Vì vậy công của Dũng trong lịch sử VN chính là làm cho Dân chán
ghét đảng CSVN đến tận cùng của mọi lời nói và suy nghĩ. Với hình ảnh
của Dũng, ai ai cũng phải nghĩ đến viễn cảnh VN sẽ trở thành một nước
Triều Tiên mới, nơi đang có anh chàng Ủn 30 tuổi nối ngôi bố là ông Ỉn.
Nhưng Nguyễn Phú Trọng là người "được coi là trong sạch", không ăn đậm như Dũng, thì có công lao gì? Công
của Trọng là đã tổ chức được hội nghị Trung ương 4 và đưa ra được nghị
quyết 4 nổi tiếng, trong đó có thừa nhận sự thối nát thoái hóa của đảng
đã đến mức trầm trọng. Nhưng chỉ thừa nhận thôi là chưa đủ, mà công
của Trọng còn tăng cao lên hơn nhiều lần với các hội nghị Trung ương 6
và 7. Mặc dù nhiều người nói rằng ông Trọng đã thất bại tại hội nghị
Trung ương 6 và 7, nhưng với nhiều người Dân, đó chính là thành tích lớn của ông khi đã công khai các cuộc chiến sống còn trong bộ máy lãnh đạo cao nhất của đảng.
Những năm 1966-1967, đài báo phương Tây có nói về những thời kỳ biến mất
bí ẩn của ông Hồ Chí Minh trong cuộc sống chính trị ở VN (có khi đến 5
tháng liền) nhưng nào có ai biết được chuyện Lê Duẩn khi đó đang cô lập "Bác Hồ kính yêu" ra sao?
Nhưng ngày nay thì mọi chuyện cung đình liên tục tràn ra vỉa hè, chuyện
phe Tổng đánh gì, phe Thủ chống đỡ ra sao, có những tin chỉ ra ngoài sau
vài phút, như vụ bầu bán bổ sung Bộ Chính trị trong tuần vừa rồi. Không
những thế, các loại blog cung đình như Quan Làm Báo, chuyên đánh Thủ
tướng Dũng và bè cánh, trang blog Tư Sang Nham Hiểm đánh vào Chủ tịch
nước Sang liên tục choảng nhau công khai, là điều mà trước đây chưa từng
có. Đó cũng chính là nhờ có công của ông Trọng.
Ngoài ra ông Trọng còn có công đưa lòng căm thù của người Dân
nước Việt đối với giặc Tàu xâm lược lên cao trào, bằng các chiến dịch
khủng bố người biểu tình chống TQ, bằng câu nói nổi tiếng "Chuyện Biển Đông có gì mới đâu, chỉ là vài hòn đảo thôi mà".
Lòng yêu nước của Dân VN chưa bao giờ nguội lạnh, nếu là tôi nói thì sẽ
có vài người ghét tôi, nhưng nếu là ông Tổng Bí thư hay Chủ tịch Quốc
Hội nói vậy, thì toàn Dân sẽ ghét đảng, ghét cái Quốc hội bù nhìn của
đảng.
Nếu sang năm 2014 hay 2015, mà nền Dân chủ thực sự đến được với Việt
Nam, tôi tin rằng sẽ có nhiều sử gia nước Việt coi trọng phần đóng góp của hai ông Trọng và Dũng trong lịch sử, đó là vai trò "làm suy yếu niềm tin của Dân vào đảng".
Không, nói thế thì nhẹ quá, phải nói thế này mới chuẩn, hai ông đã có vai trò "làm mất hẳn niềm tin của Dân vào đảng".
Ác ý nào từ “độ trễ” giảm lãi suất cho vay?
Phạm Chí DũngNhững chỉ đạo của người đứng đầu Ngân hàng nhà nước đã trở nên quá nhàm chán và trơn tuột trong vòng một năm rưỡi qua, và cái được xem là “độ trễ” của giảm lãi suất cho vay càng làm cho người ta có cảm giác về một thực tồn ác ý đang được duy trì và biến diễn cho đến khi các doanh nghiệp không còn cựa quậy được nữa.
“Độ trễ” một năm rưỡi!
Thời gian đã tròn bốn tháng từ khi nghị quyết 02 của Chính phủ về một số biện pháp tháo gỡ khó khăn ra đời, nhưng dường như vẫn chưa có gì được “tháo gỡ”.
“Doanh nghiệp mòn mỏi chờ hỗ trợ” hay “doanh nghiệp chết như ngả rạ” là những tiêu ngữ mang tính tán thán rất cao, lại đã xuất hiện đầy rẫy trên mặt báo chí.
Tuy thế, tình thương không làm xúc động lợi nhuận.
Các ngân hàng vẫn cố tình treo cao lãi suấ cho vay một cách đầy ác ý. Cách đây hơn một tháng, khi trần lãi suất huy động được kéo giảm thêm một lần nữa, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cũng lại một lần đưa ra lời hứa hẹn về việc giảm lãi suất cho vay. Thế nhưng, một lần nữa hứa hẹn này lại kèm theo điều kiện “giảm lãi suất cho vay cần phải có độ trễ từ 2 đến 3 tháng”.
Cái được gọi là “độ trễ” ấy thực ra đã kéo dài từ cuối năm 2011 đến nay. Không khó gì để người ta kiểm điểm lại năm đầu tiên của suy thoái, mà vào thời điểm cuối năm 2011 số doanh nghiệp phải phá sản và giải thể đã được tiết lộ là 49.000.
Còn giờ đây, số doanh nghiệp lâm vào tình trạng “ruộng khô lúa cháy” – như một ví von đến cay đắng của chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành, đã lên đến 100.000 – mới chỉ theo con số công bố của Ủy ban thường vụ quốc hội vào đầu năm 2013.
“Độ trễ” của việc giảm lãi suất cho vay đã đóng góp “một bộ phận không nhỏ” vào cái chết như thế còn hơn cả cay đắng của hàng trăm ngàn doanh nghiệp, lồng trong tâm thế tiền ngồn ngộn trong ngân hàng nhưng doanh nghiệp không thể vay được.
Cho dù một số gói tín dụng với lãi suất ưu đãi đã được Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng nhà nước tung ra vào giữa năm ngoái, song theo phản ánh của nhiều doanh nghiệp hoạt động thực tiễn, tới giờ này tình hình tiếp cận được “nguồn vốn vay giá rẻ” vẫn không khả quan hơn bao nhiêu.
Trong khi đó, thời gian cứ trôi đi, và mỗi khoảnh khắc của thời gian đều mang lại một vết cứa lòng thấm thía cho những kẻ khát vốn.
“Thuốc độc”
Nếu vào năm 2011 và nửa đầu 2012, những kẻ khát vốn đã phải lao theo mặt bằng lãi suất cho vay đến 18-20%, thậm chí có lúc lãi suất cho vay còn được đẩy lên đến 23-25%, thì dù sao khi đó niềm hy vọng tiêu thụ hàng hóa vẫn còn được giữ ở một mức độ nào đó.
Nhưng tròn một năm trước đây, cũng vào tháng Năm, vào thời điểm mà Thống đốc Nguyễn Văn Bình điều trần trước Quốc hội về tỷ lệ nợ xấu ‘bỗng dưng’ nhảy vọt lên 10% – quá cách biệt so với tỷ lệ này chỉ 3,4% được Ngân hàng nhà nước công bố vào tháng 11/2011, thì vấn đề sức mua của thị trường cũng trở nên tiêu tán một cách nghiệt ngã.
Không thể thỏa hiệp với mặt bằng lãi suất cho vay quá cao, nhiều doanh nghiệp đã phải chấp nhận phương án “lãn công”, tạm dừng hoạt động, cho công nhân tạm nghỉ việc hoặc tệ hơn thế là thẳng tay đẩy công nhân ra đường.
Trong hai cái tết 2011 và 2012, dù không có số liệu thống kê chính thức nào được thực hiện bởi các cơ quan nhà nước, song phản ánh của báo chí đều cho thấy có nhiều ngàn công nhân thậm chí không đủ tiền để mua vé tàu xe về quê ăn tết. Nhiều người trong số họ đã phải chọn cách ở lại thành phố chỉ để… ngủ.
Những tiêu cực, khi vượt qua giới hạn của nó, luôn có thể mang lại hình ảnh dã man.
Trong khi đó, khối ngân hàng thương mại vẫn khá ung dung với nguồn lợi nhuận tích lũy từ những năm tháng trước, cho dù vào cuối năm 2012 họ đã bị chao đảo bởi tình trạng tồn ứ vốn mà hầu như không cho vay được.
Nửa cuối năm 2012 cũng chứng kiến vòng quay vốn xã hội chỉ còn có 0,8 lần, theo con số báo cáo. Thế nhưng con số này là quá thấp so với vòng quay 2 lần của những năm trước đó.
Vòng quay vốn lại phản ánh thực trạng sức mua xã hội. Không thể lưu thông một cách đều đặn, vốn bị tắc nghẽn không chỉ ở khâu sản xuất và kinh doanh mà còn lan sang cả khâu tiêu dùng. Tình trạng găm tiền của người dân là phổ biến, nhưng còn phổ biến hơn là nhiều gia đình không còn tiền để găm giữ. Tất cả chi tiêu sinh hoạt đều phải tính toán một cách đầy cẩn trọng, trong bối cảnh mặt bằng giá cả hàng tiêu dùng giảm một tăng hai.
Trong khung cảnh đầy u ám như thế, việc tiếp tục vay và hơn nữa là vay với lãi suất khá cao chính là “một cách để tự sát”, hoặc “doanh nghiệp uống thuốc độc” – như báo chí thường mô tả bóng bẩy và đau đớn.
Ác ý
Cho tới quý 4/2012, đã khá phổ biến tâm lý “không biết vay để làm gì” của nhiều doanh nghiệp. Đối với họ, vấn đề không còn tập trung quá nhiều vào lãi suất cho vay, bởi dù muốn hay không, mặt bằng lãi suất cho vay cũng vẫn còn treo ở mức khá cao, từ 16- 18%, chứ không phải như báo cáo của Ngân hàng nhà nước là đã giảm về 13-15%.
“Thống đốc đừng tưởng dân không biết gì” – như một lời nhắc nhở đầy mỉa mai của một đại biểu trong một kỳ họp quốc hội cách đây không quá lâu.
Những con số của Ngân hàng nhà nước cứ liên tiếp tung ra, nhảy múa và vẫn tiếp tục đánh đố xã hội khi chẳng kèm theo một tiêu chí minh bạch nào về chân đứng của chúng.
Chân đứng của Thống đốc và Ngân hàng nhà nước dù vẫn có thể vững chãi trong Chính phủ, nhưng chắc chắn đã rệu rã từ lâu trong lòng dân và đặc biệt “suy thoái nghiêm trọng” trong tâm hồn những con nợ bất đắc dĩ.
Với các doanh nghiệp bất đắc dĩ như thế, điều đáng lo nhất vào thời điểm này không còn là chuyện lãi suất, mà là làm sao tiêu thụ được hàng tồn kho, cứu vớt được đồng nào hay đồng nấy. Tỷ lệ hàng tồn kho ở nhiều ngành nghề lại vẫn treo cao đến 20-30%, không kém thua thế năng ngất ngưởng của lãi suất cho vay.
Tới giờ này, sau một năm rưỡi kêu gào giảm lãi suất cho vay, hầu hết các doanh nghiệp khát vốn đã không còn quá mặn mà với việc vay vốn. Nhưng cũng vào chính lúc này, khối ngân hàng thương mại và những nhóm lợi ích nằm trong lòng nó mới giãy nảy khi không biết làm cách nào để đẩy vốn tồn ứ ra thị trường.
Thế nhưng điều kỳ quái là bất chấp sự đe dọa cận kề, nhiều ngân hàng thương mại vẫn nhất quyết không chịu giảm lãi suất cho vay, lồng trong bầu không khí cái được coi là tinh hoa của Ngân hàng nhà nước đang trở nên bất lực.
Thông tin mới nhất về việc Ngân hàng Vietcombank phải giảm mạnh lãi suất huy động xuống còn 6% chỉ là một hệ quả tất yếu – hệ lụy từ việc treo cao lãi suất cho vay khiến tắc nghẽn tín dụng, biến chứng thành những cú chữa cháy bất tuân quy luật.
Những chỉ đạo của người đứng đầu Ngân hàng nhà nước cũng đã trở nên quá nhàm chán và trơn tuột trong vòng một năm rưỡi qua.
Cái được xem là “độ trễ” của giảm lãi suất cho vay mà người còn giữ được chức danh thống đốc khất hẹn lại càng làm cho người ta có cảm giác về một thực tồn ác ý đang được duy trì và biến diễn cho đến khi các doanh nghiệp không còn cựa quậy được nữa.
Câu hỏi cuối cùng vẫn luôn là vì sao và vì ai mà lại tồn tại đến mức khó tin cái ác ý đó?
P.C.D.
Ai là người được lợi từ chênh lệch giá vàng? Sự chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới, bình ổn thị trường không đồng nghĩa với bình ổn giá vàng... (BÀI NÀY ĐÚNG LÀ ĐỂ ĐỜI LUÔN GIÁ TRỊ CHẮC HƠN 1/2 GIẢI NOBEL)
Chuyên mục “Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời” cũng nhận được nhiều câu hỏi, ý kiến khác nhau về công tác quản lý hoạt động thị trường vàng. Để giải đáp những băn khoăn, thắc mắc của người dân, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình tham gia chuyên mục “Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời” tuần này.
PV: Thưa Thống đốc, thời gian qua có rất nhiều người dân gửi thư hỏi Chuyên mục "Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời" về thị trường vàng và việc quản lý thị trường vàng. Có một người dân viết thế này: “Ngân hàng Nhà nước cứ nói là bình ổn thị trường vàng nhưng không nhằm mục tiêu bình ổn giá. Tôi nghĩ bình ổn thị trường vàng chính là bình ổn giá, chứ còn gì nữa”. Xin Thống đốc trả lời câu này của người dân?
Thống đốc Nguyễn Văn Bình: Đúng như người dân vừa rồi phát biểu, một trong những nội dung bình ổn thị trường đó là làm sao ổn định được giá cả. Tuy nhiên hiểu thế nào cho đúng lại là một vấn đề mà chúng ta cần phải bàn.
Khái niệm bình ổn một thị trường nói chung và bình ổn thị trường vàng nói riêng thì cũng bao gồm rất nhiều nội dung khác nhau. Ví dụ để có một thị trường hoạt động lành mạnh thì phải có một cơ chế chính sách đảm bảo cho các bên tham gia thị trường được hoạt động công khai minh bạch, để làm sao cho giá cả trên thị trường không bị thao túng không bị lũng đoạn. Với một thị trường như thị trường vàng tức là thị trường không phải là các mặt hàng ưu tiên, thì giá cả của vàng phải do lực lượng thị trường quyết định, thế nhưng không bị chi phối bởi các nhóm lũng đoạn. Đó là những vấn đề chúng ta cho rằng là mục tiêu để ổn định thị trường.
Ở đây sở dĩ có câu hỏi đó của người dân vừa rồi, tôi cho rằng có sự hiểu nhầm giữa khái niệm ổn định giá với khái niệm chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới.
ảnh: Tuổi trẻ
PV: Như vậy qua trả lời của Thống đốc tức là có sự
nhầm lẫn giữa khái niệm bình ổn giá và chênh lệch giá. Vậy theo Thống
đốc, phải hiểu như thế nào mới đúng?Thống đốc Nguyễn Văn Bình: Về vấn đề này, để cho dễ hiểu tôi lấy một ví dụ: Trong thời điểm vừa qua, giá vàng trong nước ngày hôm nay là 42 triệu đồng, ngày mai có thể cũng xung quanh mức 42 triệu đồng thôi, nhưng ngày hôm qua chênh lệch giữa giá vàng thế giới có thể là 2 triệu đồng, nhưng ngày hôm nay giá vàng trong nước vẫn 42 triệu đồng nhưng chênh lệch với giá vàng thế giới có thể lên tới 5-6 triệu đồng rồi. Đó là hai khái niệm khác nhau.
Như thế chúng ta thấy giá vàng trong nước về cơ bản vẫn ổn định nhưng so với giá vàng thế giới thì khoảng cách đã giãn ra. Chúng ta hiểu như thế giữa khái niệm là giá vàng trong nước và chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới.
PV: Tôi đồng ý với nhận định đúng là giá vàng trong nước thời gian qua không còn thất thường như trước đây. Tuy nhiên, giá vàng thế giới và trong nước vẫn giữ chênh lệch ở mức cao, ngay cả khi Ngân hàng Nhà nước bán vàng ra để can thiệp. Tại sao lại có tình trạng như vậy, thưa Thống đốc?
Thống đốc Nguyễn Văn Bình: Để lý giải tại sao lại như vậy thì chúng ta cần đánh giá một chút về mục tiêu quản lý thị trường vàng và mục tiêu quản lý thị trường hàng hóa nói chung. Ngay cả trong các văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt trong Luật Ngân hàng Nhà nước cũng như là trong Nghị định 24 mới nhất về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, thì cũng đã nêu rõ mục tiêu của chúng ta là mục tiêu ổn định thị trường chứ không có mục tiêu ổn định hay là làm cho giá vàng trong nước hay giá vàng thế giới thu hẹp lại. Điều đó xuất phát từ chính lý luận về tiền tệ cũng như là thực tiễn trong suốt thời gian vừa qua. Thế thì về lý luận về tiền tệ, chúng ta thấy đồng tiền của Việt Nam là đồng tiền chưa chuyển đổi. Do vậy chúng ta có chế độ quản lý ngoại hối và chế độ quản lý này của chúng ta so với nhiều nước còn tương đối chặt, hay nói một cách khác những cái tự do trong ngoại hối của chúng ta vẫn còn có nhiều nội dung phải quản lý và nếu nói rộng ra thì giữa thị trường ngoại hối trong nước và thị trường ngoại hối nước ngoài là không liên thông.
Vàng về bản chất là ngoại tệ, vì bản chất chúng ta không sản xuất vàng mà vàng là nhập khẩu. Do vậy nếu một bên mà thị trường ngoại tệ không liên thông mà chúng ta lại để cho thị trường vàng liên thông thì chính chúng ta làm cho tỷ giá bị chao đảo theo giá vàng thế giới và đó là thực tế trong thời gian trước đây khi chưa có Nghị định 24, chúng ta thấy rằng giá vàng thế giới chao đảo thì làm cho giá vàng trong nước, tỷ giá cũng chao đảo và thị trường ngoại hối cũng chao đảo. Chúng ta thấy rõ được hệ lụy dẫn tới của việc chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới. Từ khi chúng ta thấy được điều đó thì chúng ta ban hành Nghị định 24 và nhiều các văn bản khác để làm sao có một thị trường vàng trong nước tương đối ổn định so với thị trường vàng nước ngoài. Hay nói một cách khác làm cho giá vàng ở nước ngoài, đặc biệt trong giai đoạn vừa qua là giai đoạn giá vàng thế giới biến động rất lớn, nó không còn ảnh hưởng nhiều và ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế vĩ mô của đất nước.
Để đạt được những điều đó thì chúng ta phải làm được một trong những nội dung bình ổn thị trường vàng là ổn định được cái giá vàng trong nước một cách tương đối và tránh được tác động lên xuống thất thường của giá vàng nước ngoài mà từ đó ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô.
PV: Vậy thưa Thống đốc, mục tiêu bình ổn thị trường có bao gồm mục tiêu thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới hay không và cách làm như thế nào để đạt được mục tiêu đó?
Thống đốc Nguyễn Văn Bình: Như tôi đã trình bày ở trên, do thị trường vàng trong nước và thị trường vàng thế giới không liên thông và thị trường vàng trong nước có sự độc lập tương đối, cho nên từ đó dẫn tới có sự chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới. Chênh lệch này có thể có lúc cao, có thể có lúc thấp.
Tôi lấy ví dụ như trong 5 phiên đấu thầu đầu tiên của Ngân hàng Nhà nước. Chúng ta đã qua các phiên đấu thầu, đưa giá vàng trong nước từ mức 46 – 47 triệu đồng về xoay xung quanh mức 42 – 43 triệu đồng. Chúng ta đã đưa được mức chênh lệch với giá vàng thế giới từ 6 triệu đồng xuống mức 2,5 – 3 triệu đồng. Thế nhưng, chỉ trong 2-3 ngày trung tuần tháng 4 vừa rồi, chúng ta đạt được mức đó thì giá vàng thế giới lại sụt quá nhanh và làm cho khoảng cách giữa giá vàng trong nước và thế giới lại dãn ra quá lớn.
Nếu như trước đây, chúng ta điều chỉnh ngay giá vàng trong nước theo giá vàng thế giới thì sẽ tạo ra làn sóng đầu cơ về vàng rất lớn. Như vậy, nhất định sẽ tạo ra hiện tượng người dân đổ xô đi mua vàng, tỷ giá bị ảnh hưởng. Thế nhưng điều đó không xảy ra ở Việt Nam. Vì sao? Bởi vì giá trong nước vẫn có ổn định tương đối cho nên làm cho động cơ để đầu cơ vào vàng khi biến động không còn hấp dẫn như trước đây nữa. Đó là cái mà Nghị định 24 đã làm được.
PV: Thưa thông đốc, có câu hỏi đặt ra là giá vàng trong nước và thế giới chênh lệch cao thì ai sẽ là người được hưởng lợi?
Thống đốc Nguyễn Văn Bình: Về câu hỏi “ai được hưởng lợi”, chúng tôi trình bày thế này: Trước đây với những người có vàng muốn bán vàng thì rõ ràng nếu giá vàng trong nước cao hơn giá vàng thế giới thì ở một mức độ nào đó họ được hưởng lợi. Thế nhưng người đang cần mua vàng, họ phải mua vàng với giá cao hơn thì có vẻ là họ bị thiệt. Nhưng chúng ta phải thấy rằng nếu mua giá vàng cao hơn thì cũng bán giá cao, do vậy sự chênh lệch ở đây không phải là cái thiệt thòi của người mua và bán, mà chỉ là cái giá chênh lệch giữa giá mua và giá bán thôi. Còn nếu anh mua giá cao, anh cũng bán được giá cao thì sự chênh lệch ở đây không ảnh hưởng đến lợi nhuận của người mua bán vàng trong nước.
Thế thì bây giờ chúng ta nói ai được lợi? Chúng ta đã thấy rằng hoạt động kinh doanh vàng theo các văn bản quy phạm pháp luật của chúng ta là mặt hàng nhà nước không cấm kinh doanh nhưng không khuyến khích kinh doanh. Và rõ ràng hoạt động kinh doanh vàng này tiêu tốn một lượng ngoại tệ rất lớn của đất nước. Trong khi đó lượng ngoại tệ của đất nước không phải dồi dào mà phải ưu tiên cho các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội. Nhưng vì còn tồn tại thị trường vàng cho nên vẫn phải dùng một lượng ngoại tệ nhất định để tạo ra nguồn cung hàng hóa.
Xuất phát từ hai góc độ như thế thì thấy rằng nếu như trước đây chúng ta cho nhập vàng: Tư nhân nhập vàng, các tổ chức kinh tế nhập vàng hoặc nhập lậu vàng thì toàn bộ sự chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới là do các đối tượng kinh doanh này được hưởng và người dân không được hưởng. Nhưng đến nay toàn bộ hoạt động này do nhà nước đảm nhiệm cho nên toàn bộ chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới là thuộc về ngân sách nhà nước để đầu tư lại cho nền kinh tế, thực hiện các công trình phúc lợi xã hội.
Trong giai đoạn hiện nay, chênh lệch giá vàng là thuộc về đất nước, thuộc về nhân dân. Liệu chúng ta có thể thu hẹp chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới lại được không, làm như thế nào và bao giờ làm được? Như tôi đã nói ở trên, mục tiêu trước mắt và mục tiêu trực tiếp là bình ổn thị trường vàng nói chung trong đó có bình ổn giá vàng trong nước để tránh việc đầu cơ trục lợi do giá vàng lên xuống thất thường. Nếu chúng ta làm tốt công tác này cộng với việc tiếp tục ổn định được kinh tế vĩ mô thì tin tưởng chắc chắn rằng giá vàng trong nước và thế giới sẽ sát lại gần nhau hơn. Điều đó đã thể hiện trong thực tế.
Tôi nói lại ví dụ ở trên: Trong 5 phiên đấu thầu đầu tiên chúng ta đã đưa được giá vàng về sát với nhau. Cho nên trung và dài hạn thấy rằng có thể đưa được, thế nhưng trong ngắn hạn khi giá vàng thế giới có biến động thì có thể giãn ra nhưng chỉ là hiện tượng trong ngắn hạn.
PV: Đến hôm nay là gần tròn 1 năm Nghị định 24 của Chính phủ chính thức có hiệu lực. Năm qua, giá vàng thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp và thất thường. Điển hình là vụ giá vàng thế giới trượt dốc tới 14% chỉ trong vòng vài ngày vào trung tuần tháng 4 vừa qua.
Tuy nhiên, trong suốt 1 năm qua, thị trường vàng trong nước không còn những cơn sốt vàng, không còn cảnh người dân đổ xô đi mua hoặc đi bán vàng, không còn hiện tượng giá vàng nhảy múa chóng mặt, thậm chí trong 1 ngày thay đổi đến 10 lần giá, không còn cảnh giá vàng chi phối thị trường ngoại tệ, chi phối luôn cả chỉ số giá tiêu dùng CPI. Đó là những tác động tích cực của Nghị định 24 trong việc bình ổn vàng trong nước nói riêng và chương trình chống vàng hóa nền kinh tế nói chung.
Hy vọng những câu trả lời của Thống đốc Nguyễn Văn Bình đã phần nào giải đáp được những thắc mắc, băn khoăn của người dân về chính sách quản lý và điều hành thị trường vàng.
Một lần nữa, xin được cảm ơn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã tham gia chuyên mục “Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời”.
Dân oan tự thiêu tại công viên Dinh Độc Lập bị an ninh ngăn cản
(06.05.2013) – Sài Gòn – Vào lúc 8 giờ 30 ngày 05.05.2013, cô Nguyễn Thị
Hoa, Dân oan Vũng Tàu đã đổ xăng lên người và tự thiêu tại công viên 30
tháng 4, Đường Lê Duẩn, Phường Bến Nghé, Quận 1. Nhưng ngay sau đó, một
an ninh chìm thấy thế liền vồ lấy cô Hoa và ngăn cản hành động tự thiêu
của cô.
Cô Hoa nói: “Tôi bức xúc quá nên tôi làm như vậy, để cho nhà cầm quyền
nhận ra. Nhưng dù họ có tàn ác như thế nào thì tôi không khuất phục, sẵn
sàng lấy cái chết để đòi lại công lý”.
Cô Hoa và một số Dân oan khác ở Cần Thơ cùng nhau đi giăng biểu ngữ cùng
với thời điểm và địa điểm của buổi dã ngoại nói về Quyền con người tại
công viên 30 tháng 4, để đòi lại công lý cho chính gia đình cô cũng như
cho các Dân oan khác. Trong khi họ giăng biểu ngữ, một số an ninh ra xô
đẩy, giật và cướp biểu ngữ của bà con Dân oan và xô cô Hoa ngã xuống
đất và bỏ chạy. Ngay sau đó, cô Hoa lấy bình xăng trong giỏ của cô đã
được chuẩn bị từ trước, đổ lên người và để tự thiêu cháy cô, nhưng an
ninh mặc thường phục đã ngăn cản kịp hành động tự thiêu của cô Hoa.
Sau đó, công an khiêng cô Hoa và các Dân oan khác lên một chiếc xe buýt
đã chờ sẵn. Cô Hoa nói, công an khiêng họ lên xe như một con vật.
Trên xe buýt, có hai an ninh mặc thường phục đi theo cùng mọi người. Lúc
này, cô Hoa cảm thấy khó chịu và người cô lừ đừ, nên bà con Dân oan đòi
hai an ninh cho cô Hoa đi bệnh viện nhưng hai viên an ninh không cho.
Một lúc sau tình trạng của cô Hoa trở nên nặng hơn và có triệu chứng
như: nước mũi và nước dãi chảy ra liên tục, người cô Hoa nóng ran và co
giật… thấy vậy bà con Dân oan ở trong xe buýt la ó và đòi hai an ninh
này đưa cô Hoa đi bệnh viện. Thấy bà con Dân oan gây sức ép thì hai viên
an ninh gọi cho cấp trên và cấp trên đã đồng ý cho cô Hoa vào bệnh viện
Triều An để khám bệnh.
Trong khi cô Hoa ở trong bệnh viện Triều An điều trị bệnh thì Cô Nô, một
Dân oan ở Tiền Giang kiên quyết ở lại bệnh viện để chăm sóc cho cô Hoa,
mặc cho hai an ninh này xua đuổi cô Nô không cho cô ở đây.
Cô Nô nói với an ninh: “Nếu tôi không ở lại thì các ông thủ tiêu [cô
Hoa] thì ai mà biết được”. Đây chính là lý do khiến cô Nô cương quyết ở
lại với cô Hoa.
Cô Hoa cho biết, hai viên an ninh này gọi điện thoại liên tục để nghe lệnh của cấp trên.
Được biết, gia đình cô Hoa đã đi khiếu kiện đòi lại đất suốt 23 năm từ
thời mẹ của cô. Bây giờ mẹ cô đang đau yếu và nằm liệt trên giường.
PV. VRNs
Chưa được giải phóng sau ngày "giải phóng"?
Dù ngày 30 tháng Tư hôm thứ Ba tuần rồi – đánh dấu một biến cố lịch sử
của VN – đã qua, nhưng những “dư âm” của thời điểm ấy xem chừng như hãy
còn đậm nét trên nhiều trang blog, nhất là liên quan đến hậu quả mà dân
tộc và quê hương VN phải gánh chịu – tới nay đã là 38 năm rồi – kể từ
sau cái ngày gọi là “giải phóng” ấy.
Công nhân kết hoa mừng ngày 30/4/2013 tại Hà Nội AFP photo |
Qua bài “Tháng tư và Hòa Giải”, blogger Trần Khải nêu lên “câu hỏi mà
“bên thắng cuộc” chưa bao giờ trả lời – hay không thể trả lời – là tại
sao từ ngày gọi là “giải phóng” cho tới giờ đã 38 năm, người dân Việt
vẫn chưa thực sự có tự do, dân chủ, nhân quyền ? GS Trần Khải nhận xét:
Cuộc chiến ý thức hệ tại Việt Nam đã kết thúc 38 năm. Trang sử chiến
tranh trôi qua, trang sử trả thù và trấn áp khởi đầu. Tháng tư đã trở
thành một dấu mốc để ghi dấu về một chuyển biến lớn, khi đất nước thống
nhất xong, là một bức màn sắt buông phủ trên cả nước. Đó là những gì đã
làm cho tháng tư trở thành một vị đắng, không chỉ đối với hàng trăm ngàn
người bị đẩy vào các trại tù cải tạo nhiều năm, đối với hàng triệu
người bị đẩy lên vùng kinh tế mới hiu hắt với chục ký gạo và cuốc xẻng,
đối với nhiều thế hệ trẻ em Miền Nam bị kỳ thị giáo dục, đối với hàng
trăm ngàn người thoát được qua những chuyến vượt biên đường biển và
đường bộ…và bây giờ, ngay cả khi căm thù đã lắng xuống đối với nhiều
người, câu hỏi chưa trả lời được từ phía người thắng cuộc là tại sao
cuộc chiến này không đem lại tự do, dân chủ và nhân quyền sau gần 4 thập
niên hòa bình ?
Blogger Ngô Minh nghĩ đến đất nước từ sau biến cố 30 tháng Tư 1975 đến
nay đã 38 năm “thống nhất” nhưng thực tế cho thấy lòng người “chưa về
một mối”, mà vẫn tồn tại hai thành phần là người “phe của cách mạng”,
tức “phe thắng cuộc” và người mà bên thắng cuộc gọi là “phe nguỵ quân
nguỵ quyền”. Sự phân biệt, kỳ thị như vậy, theo blogger Ngô Minh, khiến
người dân không khỏi cho rằng nhà nước này là nhà nước của những người
cách mạng, không phải là nhà nước của dân, nghĩa là “Nhà nước của một
nửa”. Blogger Ngô Minh dẫn chứng:
Từ sau năm 1975 đến nay, nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, sau đó là
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đã thi hành chính sách bắt những
người có chức vụ trong chính quyền Sài Gòn và sĩ quan quân lực Sài Gòn,
sĩ quan an ninh, tâm lý chiến đi “cải tạo” ở các trại tập trung. Thực
chất là đi tù. Cải tạo lâu đến nỗi nhiều người vợ ở nhà lấy chồng khác.
Khi ra khỏi trại thành kẻ lạc loài. Rồi chính sách cải tạo công thương
nghiệp làm cho nhiều người điêu đứng phải vượt biên…Giả sử có một chính
sách nhân đạo, hòa giải từ đầu thì đã không có chuyện hành trăm ngàn
người vượt biên bỏ xác trên đại đương, gây nên một mối hận lớn trong xã
hội, vì thế Nhà nước không phải của họ, mà nhà nước là của những người
cách mạng.
Qua bài “38 năm – Nhà nước của một nửa”, blogger Ngô Minh “ phải nới
thẳng rằng, 38 năm qua, Nhà nước cầm quyền đã không có được một chính
sách xã hội thích đáng để hàn gắn vết thương lòng của dân tộc, tạo nên
sự hòa họp, hòa giải dân tộc, mà nhiều khi còn làm cho tình trạng bất
hòa tăng lên”.
Theo blogger Phương Bích thì “Thực ra sau chiến tranh, không phải tất cả
người Việt ở 2 phía đều căm thù nhau. Nếu không có chuyện phân biệt kẻ
thắng người thua, không có chuyện “trừng phạt” dẫn đến thảm cảnh hàng
triệu người Việt Nam phải rời bỏ quê hương, gây nên oán thù suốt mấy
chục năm qua làm chia rẽ lòng người, thì nước Việt ta biết đâu sẽ lớn
mạnh chả kém gì nước Nhật, hay Mỹ?”. Blogger Phương Bích tin tưởng mạnh
mẽ rằng “chả có thế lực thù địch nào bên ngoài nguy hiểm bằng chính sự
tha hoá ở bên trong đang làm mục ruỗng đất nước VN”.
Liệu có thể hàn gắn?
Bưu điện Sài Gòn. RFA photo
Blogger Quách Hoàng Lân đã trỗi lên một “Đoản khúc buồn 30/4”, nêu lên
nghi vấn rằng “Liệu chúng ta có thể hàn gắn được vết thương chiến tranh
đã hằn sâu trong tâm hồn của người dân ở hai bên chiến tuyến ?”.
Theo blogger Quách Hoàng Lân thì sau cái ngày thống nhất đất nước - ngày
mà “Bên thắng cuộc” gọi là “giải phóng” - đến nay đã 38 năm, “vết
thương tâm hồn đó làm mưng mủ và làm đau nhói tim ta !”. Giữa lúc “bên
thắng cuộc” tiếp tục “chè chén linh đình” để kỷ niệm cái ngày “giải
phóng” ấy trong nỗi “quốc hạn” của “bên thua cuộc”, tác giả Quách Hoàng
Lân của “Đoản khúc buồn 30/4” thắc mắc rằng liệu “ có thể hàn gắn được
vết thương đó không khi mà cứ đến ngày này, bên chiến tuyến này vẫn linh
đình kỷ niệm ‘chiến thắng’ một cách ngạo mạn, còn bên chiến tuyến kia
lại ôm sầu của một ngày ‘quốc hận’ ?”.
Vẫn theo tác giả thì để hoà giải dân tộc, cần một sự “dũng cảm và quyết
đoán của cả hai phía”, mà nhất là từ phía CS đang cầm quyền; họ “cần
phải dũng cảm thừa nhận một cách thành thực rằng họ đã thắng trong chiến
tranh nhưng đã thất bại trong hòa bình, trong điều hành đất nước. Và họ
cần phải hòa giải chân thành bằng cách chia sẻ hay nhường lại quyền
điều hành đất nước cho những người có tài năng và tâm huyết, bất kể đó
là người thuộc chiến tuyến hay đảng phái nào”.
Lên tiếng với Đài ACTD, blogger Bùi Tín, cựu Đại tá quân đội Nhân dân VN
cụ ngụ tại Paris, Pháp Quốc, bày tỏ thất vọng “ngay sau những ngày đầu
vì không có được những hòa giải và hòa hợp”. Và ông “không tin Bộ Chính
trị hiện nay nghĩ đến hòa giải và hòa hợp”. Nhà báo Bùi Tín cho biết:
Phải thay đổi, có khi phải thay lãnh đạo thì mới có thể có tư duy mới để
mà thực hiện hòa giải hòa hợp đã lỡ mất đến 38 năm…Hiện nay còn có
những người bị tù 38 năm rồi vẫn còn trong tù, tôi nghĩ phải thả họ ra
và nhân đó phải trả lại tự do cho tất cả anh chị em đấu tranh cho dân
chủ. Từ anh Cù Huy Hà Vũ cho đến nhà báo Điếu Cày và một số anh em gần
đây bị tuyên án. Phải trả tự do cho tất cả. Đó là biểu hiện của hòa hợp
hòa giải. Thế nhưng tôi thấy lãnh đạo hiện nay đã quá sức của họ. Bây
giờ họ tham nhũng quá rồi cho nên họ không muốn nhả ra nữa. Họ không
muốn trả lại những gì họ đã lấy của nhân dân. Họ đã ăn cắp, ăn cướp đất
đai tiền bạc của nhân dân cho nên họ không nghĩ tới hòa hợp hòa giải
được nữa, đã quá muộn rồi.
Theo blogger Hahien thì sau gần 4 thập niên gọi là “giải phóng miền
Nam”, chuyện hoà giải và hoà hợp thực sự vẫn chưa đến với dân tộc VN.
Qua bài “ Nhân bàn về hoà giải dân tộc- Xin đừng trống đánh xuôi, kèn
thổi ngược!”, blogger Hahien nêu lên câu hỏi thẳng thừng rằng “ Bên chịu
trách nhiệm chính ấy là ai nếu không phải là bên nắm được chính quyền
trong phạm vi cả nước trong suốt 38 năm qua ?”.
Tác giả khẳng định “một điều không thể bàn cãi là một khi bên nào được
đặt vào vị thế lãnh đạo nhà nước, tạm gọi là ‘bên thắng trận’, thì mọi
điều hay dở, mọi thành công hay thất bại của quốc gia đều phải được quy
trước hết vào trách nhiệm điều hành quốc gia của bên đó”. Blogger Hahien
lưu ý:
Có thể nói rằng Nhà nước Việt Nam hiện tại vẫn chưa hoàn thành trách
nhiệm chính của mình trước dân tộc khi hòa giải thực sự vẫn còn chưa đến
với người Việt Nam, khi mà “38 năm nay mình vẫn nói là thống nhất đất
nước” mà vẫn “chưa thống nhất được lòng người”, như chính lời của ông
Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn thừa nhận.
Blogger Trần Khải nhận xét rằng “hoà giải, đối thoại…là ước mơ đẹp nhất
có thể có trên đời này”, nhưng “than ôi, ngay với những người chết trong
cuộc chiến đang nằm lặng lẽ ở Nghĩa Trang Biên Hoà cũng không được bình
yên” thì nói chi đến chuyện “bên thắng cuộc” có thiện chí hoà hợp, hoà
giải với người sống – là những người, theo lời GS Trần Khải, “có thể có ý
kiến, có suy nghĩ và có khả năng tranh biện”. GS Trần Khải không quên
nhắc tới những tấm bia đá được Văn Khố Thuyền Nhân VN trụ sở tại Úc
thuyết phục chính quyền Indonesia và Malaysia cho thiết lập trên đảo
Galang và Pulau Bidong chỉ để tưởng niệm hằng trăm ngàn thuyền nhân VN
trên đường vượt biển tìm tự do đã không may nằm lại vĩnh viễn ở biển cả,
rừng sâu hay tại ngay bến bờ tự do mà họ vừa đặt chấn đến; cũng như để
bày tỏ lòng tri ân đối với hai chính quyền sở tại này đã cho thuyền nhân
tá túc một thời gian trước khi họ đi định cư ở nước thứ ba, thì Hà Nội
lại áp lực Indonesia và Malaysia “đập vỡ tan tành…thì nói làm gì tới hoà
giải thật tâm”. GS Trần Khải khẳng định:
Hòa giải, đối thoại... đơn giản nhất là, chính phủ Hà Nội phải trả tự do
cho những người tù bất đồng chính kiến. Và khi muốn đối thoại thực sự,
cũng phải là đối thoại với đồng bào, trong đó, những người bất đồng
chính kiến là một thành phần bất phân ly của dân tộc.
Thanh Quang, phóng viên RFA
2013-05-05
Ông Nguyễn Bá Thanh: 'Phải đình chỉ 'cán bộ cao cấp tham nhũng’?
Kiến nghị tạm đình chỉ công tác cán bộ có dấu hiệu tham nhũng là một
trong những thẩm quyền mới nhất mà Đảng Cộng sản Việt Nam giao
cho một Vụ thuộc Ban Nội chính Trung ương do ông Nguyễn Bá Thanh
lãnh đạo.
Sau nhiều tuần yên lặng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Đảng,
ông Nguyễn Bá Thanh đã ký một quyết định quan trọng về việc
tổ chức cho Ban này, nhằm giúp cho công tác chống tham nhũng
của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Báo chí Việt Nam cho hay, quyết định của Trưởng Ban Nội chính Trung
ương nhằm phục vụ mục tiêu lập ra các vụ thuộc Ban này để xử
lý cả các “cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý”, tức
là cán bộ cao cấp.
Vụ Theo dõi xử lý các vụ án, hay Vụ 1, có trách nhiệm quyền
hạn cao nhất, sẽ nhắm vào các vụ án tham nhũng “phức tạp”,
hoặc được “dư luận xã hội đặc biệt quan tâm”.
Ông Nguyễn Bá Thanh khi còn làm lãnh đạo Đà Nẵng |
Vụ này cũng là cơ quan tham mưu cao cấp thuộc Ban Nội chính giúp
Ban Chỉ đạo Trung ương nêu kiến nghị lên hai cơ quan quyền lực cao
nhất của đảng cầm quyền ở Việt Nam là Bộ Chính trị, Ban Bí thư
xem xét, quyết định hoặc trực tiếp chỉ đạo các cơ quan có thẩm quyền có
quyết định với các nhân vật tham nhũng.
Các biện pháp này được mô tả gồm có “tạm đình chỉ công tác, sinh
hoạt đảng, sinh hoạt cấp ủy”, kể cả khi mới chỉ thấy cán bộ, đảng
viên có dấu hiệu tham nhũng hoặc chỉ cần “có hành vi cản trở, gây khó
khăn đối với hoạt động phòng, chống tham nhũng”.
Tuy thế, hiện chưa rõ là Vụ này căn cứ vào đâu để kết luận
về cách hành vi nói trên khi xảy ra các vụ tham nhũng.
Báo chí Việt Nam cho hay Ban Nội chính Trung ương còn có các đơn vị
như: Vụ Pháp luật (Vụ 2), Vụ Nghiên cứu tổng hợp (Vụ 3), Vụ Cơ quan nội
chính (Vụ 4), Vụ Theo dõi công tác phòng, chống tham nhũng (Vụ 5).
Có vẻ như sau một loạt các tuyên bộ mạnh mẽ như " Bấm hốt
liền", nay ông Nguyễn Bá Thanh đi vào làm từng bước, bài bản
hơn về thủ tục để chuẩn bị về mặt tổ chức và cán bộ cho
công tác diệt trừ tham nhũng.
'Đà Nẵng đã có sai phạm về quản lý đất đai, gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước ước tính hơn 3.400 tỷ đồng"- Thanh tra Chính phủ Việt Nam |
Rất cần minh bạch
Quyết định vừa qua là động thái mới nhất của ông Nguyễn Bá
Thanh, người rời Đà Nẵng ra Hà Nội làm Trưởng Ban Nội chính
Trung ương trong khí giữa Chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng và lãnh đạo Đà Nẵng đang có mâu thuấn lớn về báo cáo
chi tiêu công quỹ.
Thanh tra Chính phủ cho rằng lãnh đạo Đà Nẵng thời kỳ
2003-2011, "đã có sai phạm về quản lý đất đai, gây thiệt hại cho
ngân sách Nhà nước ước tính hơn 3.400 tỷ đồng".
Sau khi Thanh tra Chính phủ giải mật kết quả thanh tra hồi tháng
1/2013, Đà Nẵng đã phản pháo lại với một bản giải trình bác
bỏ các kết luận đó nhưng không được chấp nhận.
Đầu tháng 3 này, với quyết định của Thủ tướng Dũng, thành
phố Đà Nẵng sẽ phải thực hiện kết luận mà ông thủ tướng đã
đưa ra trước đó là kiểm điểm chủ tịch, các phó chủ tịch UBND TP Đà
Nẵng, các tổ chức, cá nhân có liên quan (thời kỳ 2003-2011); và thu hồi
triệt để về ngân sách số tiền phải nộp.
Nhưng vấn đề với Ban Nội Chính Trung ương còn là di sản của
nhiều vụ án lớn, "gây bức xúc cao trong dư luận" như Vinashin,
Vinalines mà hiện cũng chưa thấy có xử lý gì triệt để dù đã
được nêu trong văn kiện của Đảng.
Dù đã vụ xử một số cán bộ lãnh đạo Vinashin như ông Phạm
Thanh Bình, về mặt tiền bạc, nay quyết định của Chính phủ
Việt Nam là "biến Bấm nợ Vinashin thành nợ chính phủ" như một
số bình luận trong nước.
Nhưng ngoài nạn sử dụng công quỹ cho mục tiêu riêng tư hoặc của
các nhóm đặc quyền, đặc lợi nằm trong các tập đoàn kinh tế
nhà nước, nguồn gốc gây ra tham nhũng tại Việt Nam còn đến từ
sự thiếu công khai trong ngân sách và chi tiêu công.
Theo theo báo cáo mới nhất trong tháng 2/2013 của tổ chức mang tên
Đối tác Ngân sách Quốc tế (IBP) đăng trên trang Internationalbudget.org,
Việt Nam đội sổ trong vùng Đông Nam Á về chỉ số công khai ngân sách
(OBI).
Trong số các tiêu chí chính mà OBI dùng để đánh giá, ba hạng mục khiến
Việt Nam mất điểm là kế hoạch chi tiêu ngân sách của chính phủ chỉ được
công bố nội bộ, và không đưa ra báo cáo tài chính giữa năm và báo cáo
chi tiêu ngân sách cho công dân.
Báo cáo phân tích, trong số 100 nước thực hiện khảo sát ngân sách, Việt
Nam đứng ở vị trí cực kỳ thấp, kể cả so với các nước trong khu vực như
Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines và cả Đông Timor.
(BBC)
ĐBQH tỉnh Thanh Hóa Lê Văn Cuông - “Tôi không đồng tình với đề xuất của Bộ Công an”
Đó là quan điểm của ông Lê Văn Cuông, nguyên Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh
Thanh Hóa khóa 12, khi trao đổi với PV báo điện tử Infonet về đề xuất
sửa điều 7 Luật Báo chí của Bộ Công an mới đây.
Ông Lê Văn Cuông, nguyên Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa khóa 12.
Theo ông Cuông, việc Bộ Công an đề xuất sửa đổi điều 7 Luật Báo chí:
“...thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp có quyền yêu cầu cơ quan báo chí
cung cấp nguồn tin đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng”
là quyền của Bộ Công an, tuy nhiên việc đề xuất đó có được dư luận, Quốc
hội và các cơ quan thông tấn báo chí chấp nhận hay không lại là vấn đề
khác.
Trước hết, cũng cần phải ghi nhận vai trò của báo chí trong công tác phòng chống tham nhũng thời gian qua.
Ông Lê Văn Cuông, nguyên Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa khóa 12 |
“Việc đề xuất của Bộ Công an là để có lợi cho công tác điều tra của
ngành Công an và là thẩm quyền của Bộ. Vì Bộ thấy việc này có lợi thì đề
nghị đó là quyền của Bộ nhưng phải nhìn vào góc độ toàn cục. Nhưng tôi
chắc là dư luận không đồng tình và trước đó Quốc hội đã không đồng tình
thì sắp tới Quốc hội cũng không đồng tình”, ông Cuông nói.
Ông Cuông cho rằng, cơ quan truyền thông là người trực tiếp đi thu thập
thông tin từ người dân nhưng Bộ Công an lại ra những quy định trái
khoáy, không thuận cho công việc cung cấp thông tin của người dân, khiến
cho dư luận không đồng tình. Còn việc cơ quan điều tra muốn có thông
tin của báo chí thì phải được sự đồng tình của báo chí hoặc muốn có
thông tin thì cơ quan điều tra phải trả tiền để mua thông tin và còn xem
báo chí có đồng ý cung cấp thông tin cho anh hay không, chứ không được
dùng sức ép để bắt báo chí phải cung cấp thông tin cho mình.
“Trong khi hiện nay cơ chế để bảo vệ người chống tham nhũng của ta chưa
tốt, mà Bộ Công an lại đưa ra quy định đề nghị báo chí cung cấp thông
tin như vậy thì nó sẽ có tác hại và người dân thấy không an toàn, bất
lợi, họ sẽ không cộng tác cung cấp thông tin cho phóng viên nữa. Như vậy
vô tình sẽ làm thui chột vai trò của người dân tham gia vào công tác
phòng chống tham nhũng. Theo tôi để đưa vào luật những vấn đề gì cần
phải nhìn nhận vào nhiều khía cạnh, toàn cục, chứ không được theo hướng
có có lợi cho một bộ, ngành nào và phải tính đến các hệ lụy của việc đề
xuất đó có tác hại như thế nào”, ông Cuông nhấn mạnh.
Ông Cuông cho rằng, để công tác phòng chống tham nhũng được hiệu quả hơn
nữa cần phải sử dụng báo chí để tạo sức ép dư luận, răn đe, ngăn chặn.
“Tôi rất đồng tình với việc huy động báo chí vào công tác phòng chống
tham nhũng hay có thể nói là “bật đèn xanh” để cho báo chí vào cuộc tốt
hơn nữa trong công tác này, tất nhiên phải theo Luật báo chí, để chiến
đấu với tham nhũng. Cần phải sửa Luật Báo chí để mở rộng vai trò, quyền
lực, phạm vi hoạt động cho báo chí, tuy nhiên nếu cơ quan báo chí làm
sai thì sẽ bị pháp luật sẽ xử lý, còn báo chí làm đúng theo lý tưởng,
cũng như sự mong đợi của người dân thì rất tốt. Tôi cho rằng báo chí là
lực lượng tham gia vào công tác phòng chống tham nhũng rất hiệu quả”,
ông Cuông nhấn mạnh.
Trước đó, tại văn bản trả lời các ý kiến chất vấn của cử tri (do bộ
trưởng Bộ Công an ký), Bộ Công an cho biết sẽ tham mưu, đề xuất Chính
phủ báo cáo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung, hoàn
thiện hệ thống pháp luật về phòng chống tham nhũng, trong đó có việc sửa
đổi điều 7 Luật báo chí. Đây mới chỉ là ý kiến của Bộ Công an và chưa
có văn bản chính thức nào kiến nghị Chính phủ, Quốc hội về vấn đề này.
Cụ thể, Bộ Công an cho rằng cần nghiên cứu, sửa đổi điều 7 Luật Báo chí
theo hướng "Chánh án TAND, viện trưởng VKSND và thủ trưởng cơ quan điều
tra các cấp có quyền yêu cầu cơ quan báo chí cung cấp nguồn tin đăng tải
trên các phương tiện thông tin đại chúng".
Điều 7, Luật Báo chí hiện hành quy định: “Báo chí có quyền và nghĩa vụ
không tiết lộ tên người cung cấp thông tin nếu có hại cho người đó, trừ
trường hợp có yêu cầu của viện trưởng VKSND hoặc chánh án TAND cấp tỉnh
và tương đương trở lên cần thiết cho việc điều tra, xét xử tội phạm
nghiêm trọng”.
Đề xuất này từng được đề cập vào năm 2012 trong dự thảo Luật Phòng chống
tham nhũng, cụ thể: "Cơ quan báo chí, phóng viên đưa tin về hành vi
tham nhũng có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu theo yêu cầu của
cơ quan có thẩm quyền để phục vụ cho việc xác minh, làm rõ hành vi tham
nhũng”. Tuy nhiên, kiến nghị này đã bị cơ quan thẩm tra bác bỏ.
Xuân Hải
(Infonet)
ĐỂ TIÊU DIỆT TẬP ĐOÀN CỨ ĐIỂM ĐIỆN BIÊN PHỦ, CHỈ CẦN BẮT DE CASTRIES; SAO LẠI CỐ ĐÁNH CHO ĐƯỢC ĐỒI A1
Phạm Viết Đào.
Phamvietdao.net: Cuối năm 2011,
chủ blog có dịp lên thăm di tích lịch sử Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ hiện
đang được bảo toàn giữ lại nhiều di tích quan trọng; Chủ blog đã dừng lại rất
lâu tại Đồi A 1, là cứ điểm quan trọng cuối cùng bị triệt hạ đêm 6 rạng ngày
7/5/1954, mở đường cho quân ta vào bắt sống toàn bộ sở chỉ huy quân đội Pháp
trong đó có tướng De Castries…
Khi dừng chân trên ngọn đồi A 1 cao
bằng ngôi nhà độ 4 tầng, khoảng 30-40 m; Đây là điều bất ngờ đối với tôi, bởi khi
chưa lên Điện Biên, qua tài liệu tôi cứ nghĩ ngọn đồi này chắc cao lắm, án ngữ
con đường huyết mạch vào sở chỉ huy quân đội Pháp? Nhưng khi đến thì thấy nó
chỉ là ngọn đồi nằm giữa đồng bằng…
Bách khoa thư WikiPedia đã viết về kết cục trận
đánh này như sau:”Với việc chiếm được A1, trung tâm đề kháng Eliane phía đông
tập đoàn cứ điểm đã hoàn toàn sụp đổ, QĐNDVN gần như đã nắm chắc phần thắng vì
chỉ còn cách sở chỉ huy cứ điểm (Hầm Đờ Cát) vài trăm mét. Chỉ 1 ngày sau họ đã
có thể dễ dàng thọc sâu tiêu diệt sở chỉ huy Pháp. Đây là nguyên nhân chính dẫn
đến sự đầu hàng của quân đội Pháp ở Điện Biên Phủ…”
Khi dừng chân trên Đồi A 1, sau đó tới thăm Sở
chỉ huy của De Castrie thì thấy không đúng như bách khoa thư mô tả; Sở chỉ huy
cách ngọn đồi A 1 khoảng gần 2 km và nằm giữa cánh đồng Mường Thanh…Điều làm
cho tôi suy nghĩ lại tại sao hồi đó quân ta cứ quyết chiến đánh cho được Đồi
A1; với trận quyết chiến này theo WikiPedia viết:” Về phía QĐNDVN, tổng số thương vong của cả 36 ngày đêm, chủ yếu là ở
các đợt tiến công từ 30 tháng 3 - 3 tháng 4 là 2.516 người (hy sinh 1.004, bị
thương 1.512), trong đó của Trung đoàn 174 là 1.620 người, Trung đoàn 102 là
890 người. Tổn thất về vũ khí cũng khá lớn: 8 khẩu súng cối các loại, 22 khẩu
ba-dô-ca, ĐKZ 57mm, 8 khẩu đại liên và trọng liên, 32 khẩu trung liên, 326 khẩu
tiểu liên, 460 khẩu súng trường. Đây là trận đánh mà QĐNDVN chịu thiệt hại lớn
nhất…”
Là một người ngoại đạo về quân sự, khi đứng trên
ngọn đồi này tôi đã tự hỏi: Tại sao hồi đó quân ta cứ quyết tâm đánh cho được
Đồi A 1 để mà chịu tổn thất lớn; Sao không để một lực lượng nhỏ đủ để khống chế
quân Pháp tại đây, sau đó đào chiến hào luồn vào sở chỉ huy bắt sống De Castrie
là xong không ?
Tôi đã đem chuyện này hỏi Đại tá Phạm Xuân
Phương, ông từng tham gia đánh trận Điện Biên Phủ; ông cho biết, hồi đó ông
cũng chỉ là sĩ quan cấp thấp; theo Đại tá Phạm Xuân Phương, những ngày đầu hồi
đó cả mặt trận Điện Biên chờ tiếng nổ của khối bộc phá để làm hiệu lệnh tổng
tấn công, nhưng tiếng nổ ông nghe được khi nổ không to lắm, không có uy lắm…Tôi
có hỏi tại sao không bỏ qua A 1 mà đào hào luồn sâu bắt sống De Castrie là xong
và đỡ tốn xương máu ? Đại tá Phạm Xuân Phương đã không trả lời tôi được câu này
?
Đây là “ ngu ý “ của một người chỉ mới được bắn
mấy viên CKC hồi học phổ thông trong những giờ tập quân sự, chưa bao giờ sờ tới
khẩu AK; Rất mong nhận được sự chỉ giáo của các bậc quân nhân, nhất là các cựu
chiến binh Điện Biên Phủ giải thích vì sao cứ phải đánh Đồi A1 ? Quân ta có thể
bắt được De Castrie bằng cách khác không để chấm dứt chiến dịch lịch sử này
không ?
Nhắc lại bài học lịch sử này để muốn đề cập tới
cuộc chiến chỉnh đốn Đảng hiện đang bế tắc giống như những ngày tháng 4/1954,
quân ta chịu quá nhiều tổn thất, hao binh tổn tướng vào việc đánh cho được đồi
A1?
Sau đây xin giới thiệu lại toàn bộ cuộc chiến Đồi A 1 kết thúc đêm 6 rạng ngày 7/5/1954 do WikiPedia tổng hợp"
Trận đồi A1 là trận đánh mở màn ngày 31 tháng 3 năm 1954,
là một trong những trận đánh quan trọng trong gia đoạn 2 và 3 của chiến dịch Điện Biên Phủ. Mục
tiêu của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong
trận này là xóa sổ trung tâm đề kháng Eliane 2 trong dãy cứ điểm phía đông Điện
Biên Phủ, mà phía Việt Nam gọi là đồi A1.
Do vị trí đặc biệt quan trọng,
quân Pháp đã xây dựng A1 trở hành ổ đề kháng mạnh nhất Điện Biên Phủ với hệ thống
hầm ngầm bí mật vô cùng kiên cố, bố trí hỏa lực mạnh với các ổ súng
máy, lỗ châu mai sao cho một lính phòng ngự có thể cùng lúc
chọi nhiều lính tấn công. Đồng thời Pháp liên tục tăng viện những lực lượng
mạnh nhất và hỗ trợ tối đa hỏa lực để bảo vệ cứ điểm này đến cùng. Do vậy trong
đợt tiến công lần 1, Trung đoàn 174 Quân đội Nhân dân Việt Nam đã phát động 4 đợt tiến công liên tục mà cũng
chỉ chiếm được 1 nửa đồi. Phải tới ngày 6-5, nhờ khối bộc phá 1 tấn được đào bí
mật phá sập hệ thống hầm ngầm, Quân đội Nhân dân Việt Nam mới hoàn tất việc
chiếm đồi.[1] Đây là trận chiến đấu gay go quyết liệt nhất
trong toàn chiến dịch Điện Biên Phủ, với số bộ đội thương vong cũng là cao
nhất.
Địa hình, bố trí phòng ngự đồi A1 của Pháp
A1 (Pháp gọi là Eliane
2) nằm trong hệ thống cứ điểm trên dãy đồi phía đông Mường Thanh. Đồi A1 cao hơn mặt đất 49m, dài 200m, rộng 80m hình bầu dục, đồi
cao lên rất tiện cho việc tổ chức các tuyến phòng ngự. Bắc giáp C2 và C1 cách
200m. Đồi C2 thấp hơn C1 khoảng 5m lại ở thụt vào bên trong. Đồi C1 cao hơn Al
khoảng 2m, nhô ra ngoài nên hoả lực Pháp bố trí trên 3 điểm cao này tạo thành
một lưới lửa dày đặc về phía bắc A1 và có thể chi viện cho nhau đắc lực khi bị
tiến công; tây giáp A2, A3, (2 cứ điểm này tuy đóng trên đất bằng nên thấp hơn
Al nhiều nhưng lại nhô ra phía nam A1 nên rất tiện cho Pháp dùng làm bàn đạp
tăng viện cho Al thực hành phản xung phong và bảo vệ bên sườn phía tây và nam
Al).
A1 lại là điểm cao cuối
cùng về phía nam khu đông gần đường sang trung tâm. Nếu chiếm được A1 thì các
cứ điểm C1, C2 bị uy hiếp mạnh, đồng thời ngăn chặn được quân Pháp cơ động từ
trung tâm ra phản kích, tạo điều kiện triển khai tiếp cận làm bàn đạp phát
triển vào trung tâm.
Đường 41 chạy từ phía
bắc xuyên giữa A1 và A3 chạy xuống phía nam. phía tây bắc có một đường từ khu
trung tâm qua sông Nậm Rốm nối liền với đường 4 1, Pháp có thể dùng để cơ động
lực lượng ra phản xung phong lên Al khi bị tiến công.
Về phía đông A1 có 2
điểm cao (đồi F và đồi Cháy).
Đồi F cách A1 150m cao và dài hơn A1 nhưng bề ngang lại hẹp hơn. Đồi Cháy thấp
và nhỏ hơn A1, cách A1 250m. Hai điểm cao này rất quan trọng, nếu chiếm được có
thể dùng làm trận địa hoả lực trực tiếp uy hiếp Al và C2, phong toả cả bên sườn
và chính diện trận địa Pháp về phía đông, bảo đảm chi viện cho bộ binh xung
phong thuận lợi.
phía đông A1 có một
đường mòn đi về bản Tà Lùng và
một bãi ruộng phẳng chạy dài từ Pom Loi đến
sát dãy núi Long Bua.
Đông nam có suối Pom Loi chạy từ đông bắc A1 qua đồi Cháy ra sông Nậm Rốm rộng
từ 2 đến 3m, sâu khoảng 2m, lúc thường nước cạn qua lại được dễ dàng nhưng nếu
mưa to nước chảy xiết không lội qua được. phía nam là cánh đồng Điện Biên trống
trải, hoả lực ở A1, A3 có thể kiểm soát được chặt chẽ.
Từ A1 theo hướng đông ra
ngoài chừng 2 km có nhiều đồi cao thoai thoải liên tiếp xen lẫn rừng rậm
rất tiện cho quân đội Việt Nam tập kết tiến quân và triển khai, một số điểm có
thể lợi dụng làm trận địa pháo bắn thẳng và đặt đài quan sát tốt (như điểm cao
491, điểm cao 494).
Có thể nói điểm cao A1
là một trong các điểm cao có tác dụng quan trọng nhất của dãy đồi phía đông. Nó
có tác dụng che sườn cho phân khu đông, đồng thời cùng các điểm cao khác tạo
thành một bức bình phong bảo vệ khu trung tâm Mường Thanh[2]
Pháp xác định A1 là điểm
phòng ngự chủ yếu trong hướng phòng ngự chủ yếu nên rất chú ý tăng cường tổ
chức phòng ngự trên cứ điểm này. Thời kỳ mới nhảy dù xuống Điện Biên Phủ, cứ
điểm này do tiểu đoàn người Thái (2e BAT) chiếm đóng. Khi vào chiến dịch, Pháp
đưa tiểu đoàn Bắc Phi (1/4 RTM) lên thay thế, lực lượng gồm: 2 đại đội bộ binh
và 1 trung đội tăng cường; 1 đại đội trợ chiến (gồm 4 súng cối 81mm + 2 súng không giật 57mm + 1 trọng liên 12,7mm + 4 đại liên);
1 đại đội chỉ huy cơ quan tiểu đoàn bộ), do một thiếu tá chỉ huy.[3]
A1 là một cứ điểm cũ,
trước đây Pháp và Nhật đều đã chiếm đóng, lần này Pháp cải tạo và củng cố lại
bằng cách phá các tầng trên giảm bớt mục tiêu lộ, lợi dụng các hầm nhà cũ biến
thành các hầm ngầm cố thủ. Đặc biệt có hầm dưới nền nhà viên quan năm Pháp
trước đây ở xây bằng đá tương đối vững chắc, có thể chịu đựng được các loại bom
nhẹ (25 kg trở xuống). Pháp đã lợi dụng hầm này làm hầm cố thủ và đặt chỉ
huy sở tiểu đoàn.
Toàn bộ cứ điểm được cấu
trúc lại theo kiểu công sự dã chiến tương đối kiên cố, kết hợp với địa hình, cấu trúc nhiều tầng
chiến hào nối liền các lô cốt, ụ súng, hố chiến đấu cá nhân thành từng tuyến phòng ngự và có
giao thông hào nối liền các tuyến chiến đấu với nhau. Ngoài các giao thông hào
lộ thiên ra, Pháp còn đào những quãng giao thông hào ngầm (có nắp tương đối dày
chịu đựng được đạn cối 81, 82mm) để bí mật cơ động lực lượng khi cần thiết (như
giao thông hào chạy từ khu B vào chỉ huy sở). Quân Pháp còn tổ chức một số ụ vệ
tinh ở các địa hình nhô ra tạo thành những điểm hoả lực bắn chéo, lướt sườn kết
hợp với hoả lực chính diện. Về phía tây nam có lô cốt "thằng người",
nằm đột xuất ra ngoài nên phạm vi kiểm soát hoả lực rất rộng.
Đặc biệt ở cứ điểm A1,
Pháp còn đào giao thông hào nối liền với A3 và khu trung tâm Mường Thanh tạo thành một đường vận động cho quân cơ động tiến hành phản
xung phong rất kín đáo.
Xung quanh cứ điểm còn
xây dựng hệ thống vật cản gồm 5 lớp hàng rào nhiều kiểu, dày khoảng 100m, kết
hợp chặt chẽ với địa hình và hệ thống hoả lực thẳng trong cứ điểm. Xen kẽ với
hàng rào còn bố trí các bãi mìn, trên hướng đông và
đông nam, vật cản dày đặc hơn. Những nơi nghi ngờ bị tiếp cận như đồi Cháy,
đồi F, khe suối cũng bố trí mìn, dây thép gai bùng nhùng để ngăn cản.
Toàn bộ hệ thống phòng
ngự ở A1 hình thành 3 tuyến theo địa thế tự nhiên của quả đồi: tuyến ngoài là
tuyến đề kháng chủ yếu đặt gần sát chân đồi, tuyến 2 ở lưng chừng đồi công sự
không kiên cố bằng tuyến ngoài, nhiệm vụ chính là chi viện cho tuyến ngoài giữ
vững trận địa phòng ngự. Tuyến 3 là trận địa hoả lực và khu vực chỉ huy. Công
sự ở khu vực này tương đối vững chắc, có một số hầm ngầm, là tuyến cố thủ cuối
cùng của Pháp và cũng là nơi làm bàn đạp cho các lực lượng cơ động từ tung thâm
tiến ra thực hành phản xung phong khi bị đột nhập.
A1 còn được sự chi viện
rất lớn của tập đoàn. Ngoài lực lượng phản kích có sẵn của bản thân cứ điểm,
khi cần còn được các lực lượng cơ động của tập đoàn cứ điểm tiến hành phản kích
từ ngoài vào dưới sự yểm hộ đắc lực của xe tăng và pháo binh. Ngoài ra, khi xảy ra chiến đấu, A1 còn được hoả lực của các cứ
điểm lân cận như C2, A3 cũng như hoả lực ở khu trung tâm có thể yểm hộ đắc lực
cho A1. Nhưng hoả lực chi viện chủ yếu cho A1 khi bị tiến công là pháo 105mm ở
Hồng Cúm và súng cối 120mm ở Mường Thanh, đã có một kế hoạch hoả lực sẵn, nếu xảy
ra chiến đấu Pháp có thể chi viện được ngay nếu không bị kiềm chế.[2]
Sau khi Quân
đội Nhân dân Việt Nam chiếm được các cụm
cứ điểm Him Lam, Độc Lập, Bản Kéo,
cánh cửa phía bắc xuống lòng chảo đã mở thông. Nhưng phân khu trung tâm của
Pháp vẫn còn 4 trung tâm đề kháng gồm trên 30 cứ điểm liên kết chặt chẽ với
nhau nằm giữa cánh đồng bằng phẳng trên hai bờ sông Nậm Rốm.
Quân Pháp ở đây tập trung khoảng 1 vạn quân, có sở chỉ huy, các căn cứ hoả lực,
các đơn vị xe tăng và sân bay. Đây là khu vực phòng ngự then chốt rất hiểm yếu
của Pháp, nếu chiếm được Quân đội Nhân dân Việt Nam sẽ có lợi thế tràn xuống Mường Thanh tiến công vào sở chỉ huy của tập đoàn cứ điểm.
Mở đầu đợt tiến công thứ
2 của chiến dịch Điện Biên Phủ, Bộ chỉ huy chiến dịch chủ trương tập trung
tuyệt đối ưu thế binh hoả lực tiêu diệt toàn bộ khu đông Mường Thanh. Trung đoàn 174 thuộc Đại đoàn 316 nhận
nhiệm vụ tiêu diệt cứ điểm A1, sau đó phát triển tiêu diệt cứ điểm A3 trong
điều kiện có chuẩn bị.
Trung đoàn 174 là đơn vị
có truyền thống chiến đấu vẻ vang. Trung đoàn được thành lập ngày 19 tháng 8 năm 1949, là con em của nhân dân các dân tộc Cao - Bắc - Lạng và là một
trong hai trung đoàn chủ lực đầu tiên của Bộ Tổng Tham mưu. Trung đoàn đã chiến đấu và lập nhiều chiến công trên đường 4 và
trongchiến dịch Biên Giới. Trung đoàn có truyền thống về chiến đấu công
kiên, sau chiến thắng ở Lai Châu, bước vào chiến dịch Điện Biên Phủ trung đoàn mới chỉ tham gia
kéo pháo làm đường nên lực lượng còn nguyên vẹn. Cán bộ và chiến sĩ đều vừa qua
thời kỳ học tập quân sự và chỉnh huấn chính trị. Trình độ kỹ thuật, chiến thuật
đã đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ.[4]
Lực lượng trong biên chế
của trung đoàn gồm: 3 tiểu đoàn bộ binh và các đại đội trực thuộc trung
đoàn. Lực lượng được tăng cường gồm: 1 đại đội súng cối120mm (4 khẩu), 1 trung đội cối 82mm (4 khẩu), 1 đại đội sơn pháo 75mm (3 khẩu) và được 1 đại đội lựu pháo l05mm chi viện (sau khi đã bắn vào C1 50 phát, đại đội này
mới chuyển sang bắn vào A1 250 phát). Nếu tính cả ĐKZ 57mm trở lên thì có 36 khẩu pháo các loại.
Từ ngầy 17-3, trung đoàn
dồn sức xây dựng một hệ thống trận địa tiến công và bao vây quanh tập đoàn cứ
điểm. Hệ thống này gồm các đường hào trục, đường hào nhánh để vận chuyển và cơ
động lực lượng, hệ thống trận địa tiến công và xuất phát xung phong của các
trung đoàn cùng rất nhiều hầm trú ẩn, hầm chỉ huy.
Quyết tâm chiến đấu
chính thức của Trung đoàn 174 xác định: tiểu đoàn 9 làm hướng điểm (lấy đại đội
317 làm đại đội chủ công) có nhiệm vụ đột phá theo hướng đông vào lô cốt số 1
đánh chiếm khu A, B, C và sau khi cùng tiểu đoàn 1 tiêu diệt A1, sẽ dùng một bộ
phận đột phá vào đông nam C2 phối hợp với Trung đoàn 98 tiêu diệt C2, nếu không có điều kiện thì dùng hoả lực bố trí
ở A1 khống chế C2 yểm hộ cho Trung đoàn 98 đột phá; tiểu đoàn 1 thiếu 1 đại đội
làm hướng diện có nhiệm vụ đột phá theo hướng đông nam vào lô cốt số 4, đánh
chiếm khu D phối hợp với tiểu đoàn 9 tiêu diệt toàn bộ quân địch tại A1. Đồng
thời cũng chuẩn bị để làm nhiệm vụ tiêu diệt A3 sau khi trung đoàn đã giải
quyết xong A1. Chỉ huy sở trung đoàn cách A1 về phía đông 1.100m.
Về hoả lực, từ súng cối 81mm trở lên do trung đoàn trực tiếp chỉ huy. Hoả lực tiểu
đoàn chỉ có ĐKZ 57mm và đại liên.
Trận địa hoả lực của trung đoàn và tiểu đoàn được bố trí thích hợp với địa hình
và đảm bảo phát huy hoả lực mạnh, tập trung và cơ động. Riêng trận địa đại đội sơn pháo 75mm bố trí ở điểm cao 491 (đông nam bản Hồng Lim)
cách A1 1.300m.
Phương tiện liên lạc chủ
yếu là điện thoại, ở những hướng quan trọng có thêm bộ đàm nhưng không được sử
dụng trước khi nổ súng để đảm bảo bí mật (trong chiến đấu cũng phải dùng mật mã). Ngoài ra còn các phương tiện giản đơn như
truyền đạt viên, cờ, kèn, đèn pháo hiệu.
Trong sáng ngày 30, các
đơn vị hoả lực trung đoàn đã lợi dụng sương mù và trời mưa chiếm lĩnh trận địa
xong hồi 11 giờ. Tiếp đó, 15 giờ 30 phút các tiểu đoàn bộ binh từ vị trí tập
kết bắt đầu tiến ra trận địa xuất phát tiến công, song không thể bí mật tiến ra
chiếm lĩnh trận địa xuất phát xung phong được vì trời còn sáng, trận địa ở dưới
thấp công sự sơ sài, quân Pháp lại chiếm mỏm cao ở đồi Cháy,
quan sát rất rõ toàn bộ trận địa.
Trung đoàn trưởng Nguyễn Hữu An được lệnh phải ở lại chỉ huy sở hậu phương
chờ nhận thông báo giờ nổ súng thống nhất. Nhưng chờ đến 16 giờ 40 phút cũng
chưa nhận được lệnh của đại đoàn, điện thoại bị đứt, thấy toàn trung đoàn đã
chiếm lĩnh xong nên hồi 17 giờ, trung đoàn trưởng lệnh thu máy để ra chỉ huy sở
tiền phương.
Tới 17 giờ 30 phút trung
đoàn vẫn chưa liên lạc được với đại đoàn và đại đội lựu pháo 105mm. Lúc này,
theo kế hoạch toàn mặt trận đã nổ súng được 35 phút. Nhận thấy pháo của Bộ đã
chuyển sang bắn vào A1 theo kế hoạch hiệp đồng, tại các cứ điểm khác các đơn vị
bạn cũng đã tiến hành đột phá xong, đang chiến đấu trong tung thâm, trung đoàn
trưởng quyết định ra lệnh cho toàn bộ hoả lực của trung đoàn bắn theo kế hoạch
đã quy định và các đơn vị tiến vào vị trí xuất phát xung phong bắt đầu tiến
hành đánh bộc phá mở
cửa.[5]
Lúc này, pháo binh Pháp
đã hồi sức, bắn dữ dội vào cửa mở. Các lô cốt, ụ súng ở tiền duyên dồn đạn về
phía các chiến sĩ bộc phá đang lùa những ống thuốc nổ phá hàng rào. Phải mất
hơn nửa giờ, hai mũi tiến công của các tiểu đoàn 251 và 249 mới vượt qua một
trăm mét rào và bãi mìn lọt vào đồn. Lực lượng Việt Nam bị tổn thất nhiều khi
vượt qua cửa mở.
Những binh lính Marốc và
lê dương dù 1 dưới sự chỉ huy của Nicôla (Nicolas) chống cự quyết liệt. 2 bên
giành nhau từng ụ súng, từng ngách hào, quân Pháp núng thế lùi dần. Quá nửa
đêm, cuộc chiến đấu tại A1 diễn ra giằng co, mỗi bên chiếm nửa đồi.
Tới đỉnh đồi, quân Pháp
biến đi sau một ụ đất cao (sau này Việt Nam mới biết là quân Pháp có hầm cố thủ
bí mật ở đây). Giữa lúc ấy đại bác 105mm từ Hồng Cúm và súng cối 120mm từ Mường Thanh dồn dập trút xuống đỉnh đồi. Bộ đội bị thương vong nhiều vì
đạn pháo. Trung đoàn trưởng Nguyễn Hữu An quyết định đưa tiểu đoàn dự bị 255 vào
chiến đấu. Lúc này cuộc chiến đấu trên những cao điểm khác đã kết thúc, quân
Pháp dồn tất cả hỏa lực đại bác và súng cối vào A1 mong giữ được cao điểm cuối cùng. Các đợt xung phong
của tiểu đoàn 255 cũng không thể vượt qua hàng rào lửa đại bác.
Đến 4 giờ 30 phút ngày
31, phía Trung đoàn 98 đột phá sang C2 cũng bị chặn lại, Đại đoàn 312 đã
ngừng tiến công, các trận địa pháo của chiến dịch vẫn tiếp tục kiềm chế các
trận địa pháo Pháp nhưng ít hiệu quả vì đạn dược có hạn. Trung đoàn trưởng nhận
thấy lực lượng của trung đoàn không còn khả năng giải quyết được A1 nữa nên
quyết định ngừng tiến công, để tiểu đoàn 5 ở lại ngăn chặn quân Pháp phản xung
phong yểm hộ cho tiểu đoàn 9 và tiểu đoàn 1 rút khỏi cứ điểm, đồng thời cũng
cho mang hết thương binh tử sĩ và các lực lượng không chiến đấu ra ngoài.
Sau này, những tài liệu
của phương Tây cho biết nửa đêm 30 tháng 3, tại A1 chỉ còn một nhúm lính Bắc
Phi và lính dù, đều nghĩ là sắp bị tiêu diệt. Quân Pháp không tin ở mắt mình
khi thấy bộ đội Việt Nam tạm ngừng tiến công, rút từ trong đồn ra ngoài.
Lănggơle, chỉ huy khu trung tâm, đã viết trong hồi ký: "Nếu Điện
Biên Phủ đã không bị mất đêm đó là do kẻ thù bị bất ngờ vì giành được những mục
tiêu chỉ định quá nhanh chóng nên không đủ khả năng khai thác những thắng lợi
ban đầu." [2]
Sau đêm đầu tiên của đợt
hai chiến
dịch Điện Biên Phủ, QĐNDVN đã tiêu diệt
C1, D1, E1 và mũi thọc sâu của tiểu đoàn 11 Trung đoàn 141 đã phát triển vào tới 210. Ngay cạnh A1, Trung đoàn 98 đã chiếm được C1, nhưng tiến công sang C2 không thành công,
trung đoàn đang đánh phản kích tại C1. Trên dãy đồi phía đông quân Pháp còn giữ
được các cứ điểm A1, C2, D2, D3 và Mâm Xôi.
Tại cứ điểm A1, tiểu đoàn Bắc Phi (1/4 RTM) chỉ còn lại hơn 1 trung đội nên quân Pháp điều
tiểu đoàn dù thứ 6 (6è BPC) lên thay thế, có tăng cường thêm một bộ phận của
tiểu đoàn dù thứ nhất (1er BDP). Công sự của quân Pháp ở phía đông bị phá hủy
phần lớn nhưng quân Pháp không dám ra củng cố và chiếm lại.
Lực lượng Trung đoàn 174
qua đợt chiến đấu vừa qua bị tổn thất nặng chưa củng cố được, chỉ còn đại đội
674 của tiểu đoàn 1 là tương đối còn nguyên vẹn. Hoả lực trung đoàn vẫn ở các
trận địa cũ đã tiến hành củng cố và bổ sung đạn dược. Căn cứ vào tình hình
trên, Bộ chỉ huy Mặt trận quyết định dùng Trung đoàn 102 Đại đoàn 308 có
tăng cường thêm bộ phận còn lại của Trung đoàn 174 tiếp tục tiến công A1.[6]
Sau khi nhận lệnh, trung
đoàn trưởng Trung đoàn 102 cùng chính ủy trung đoàn và tiểu đoàn trưởng 18 đã tới gặp ban chỉ huy
Trung đoàn 174 để nhận kế hoạch bàn giao và nghe phổ biến lại kế hoạch tác
chiến và kinh nghiệm chiến đấu ở A1. Tuy nhiên, do thời gian gấp nên nội dung
rất sơ sài, chưa xác định được nguyên nhân làm cho trận đánh không thành công
mà chỉ cho rằng trận đánh không thắng vì địch có hầm ngầm kiên cố và hoả lực
chi viện mạnh. Căn cứ vào tình hình lúc đó, trung đoàn trưởng 102 Hùng Sinh quyết
tâm tác chiến theo kế hoạch cũ của Trung đoàn 174. Cụ thể: Trung đoàn 102 có 4 đại đội bộ binh làm hướng điểm, đột phá vào phía
đông cứ điểm (lực lượng của tiểu đoàn 18 và tiểu đoàn 54 tổ chức thống nhất
thành một tiểu đoàn do tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 18 chỉ huy chung, lấy đại đội
267 tiểu đoàn 54 làm đại đội chủ công); Trung đoàn 174 có 4 trung đội bộ binh
làm hướng diện, đột phá vào hướng đông nam.
22 giờ 30 phút ngày 31,
cuộc tiến công A1 lần 2 bắt đầu. Sau 3 phút hoả lực trung đoàn tiến hành bắn chế áp, bộ binh bắt đầu xung phong vượt cửa
mở. Quân Pháp bị bất ngờ trước đợt hoả lực chế áp, thương vong một số và đối
phó lúng túng. Sau 15 phút xung phong cả hai mũi đã đột nhập được trận địa,
chiếm lĩnh được khu A, bắt 15 lính Pháp. Lúc này Pháp đã củng cố lại được bắt
đầu đối phó mãnh liệt. Mũi điểm (đại đội 267 tiểu đoàn 54) do tiểu đoàn phó chỉ
huy tiếp tục phát triển về phía bắc khu B và một bộ phận đánh thẳng vào khu hầm
ngầm. Cũng như đêm trước, bộ đội không tìm thấy hầm ngầm và đánh bộc phá nhầm
vị trí, bị hoả lực trong cứ điểm kết hợp với pháo binh chi viện phong toả không
phát triển được.
Trung đoàn trưởng Hùng Sinh của Trung đoàn 102 đề nghị đại đoàn cho kiềm chế pháo binh
Pháp ở Hồng Cúm và Mường Thanh, ra lệnh cho toàn bộ hoả lực trung đoàn tiếp tục chế áp vào các
mục tiêu đã quy định ở phía tây cứ điểm, yểm hộ cho hai mũi điểm và diện đánh
thẳng vào hầm ngầm chiếm lấy khu vực này, không cho quân Pháp có chỗ dựa để
phản xung phong.
Dưới sự chi viện của hoả
lực trung đoàn, hai mũi xung phong chiếm được một số ụ súng trước mặt tuyến
ngang và liên tiếp tổ chức bốn đợt xung phong để tiếp cận hầm ngầm nhưng
đều bị pháo kích phong toả không tiến lên được, thương vong ngày càng tăng. Lực
lượng cả hai đại đội chủ công của hai mũi còn ít không đủ khả năng tiếp tục
phát triển, lực lượng tiếp sau vẫn chưa lên kịp. Trận chiến đấu lại diễn ra
giằng co như đêm trước.
Đến 4 giờ 30 phút, sức
chiến đấu cả hai mũi đều đã giảm sút nhiều, đại bộ phận công sự bị hoả lực Pháp
phá hủy, bộ đội không thể trụ lại, phải rút về ngã ba giao thông hào gần khu
vực đột phá khẩu. Tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 18 thấy đại đội 267 đã bị thương
vong nhiều nên đã cho bộ phận còn lại của đại đội này rút ra ngoài cứ điểm để
củng cố lại làm lực lượng dự bị cho trung đoàn.
Phát hiện thấy sức chiến
đấu QĐNDVN giảm sút, không còn khả năng tiến công, thê đội tiếp sau bị chặn lại
ở phía sau, quân Pháp lập tức tổ chức phản kích lớn hòng chiếm lại nửa A1 bị mất.
5 giờ sáng ngày 1 tháng 4, hai xe tăng cùng bộ binh từ Mường Thanh lên, chia làm hai cánh đánh vào hai đột phá khẩu. Quân Pháp
dùng hoả lực bắn thẳng của xe tăng chế áp đột phá khẩu của cả hai mũi, đồng
thời dùng pháo binh trong trung tâm bắn dồn dập vào cứ điểm về phía đông tạo
thành một lưới lửa dày đặc.
Bên cánh phải, Trung
đoàn 102 do trung đoàn trưởng vừa vào tung thâm trực tiếp chỉ huy đã chờ quân
Pháp tới gần mới tập trung hoả lực tiêu diệt, chặn đứng cuộc phản kích. Bên
cánh trái, Trung đoàn 174 bám chắc trận địa, dùng hoả lực chia cắt bộ binh với xe tăng, yểm hộ cho hai chiến sĩ dùng súng không giật bắn cháy 1 xe tăng, khiến bộ binh Pháp
phải rút lui.[6] Sau khi đã đánh bại đợt phản kích lớn, QĐNDVN phản công thì
lại bị quân Pháp dùng hoả lực chặn lại, chỉ tiến lên được chừng 15m.
Lúc 9 giờ 30 phút quân
Pháp lại tổ chức phản xung phong đợt nữa cũng bị đẩy lùi, từ đó tới 15 giờ quân
Pháp chỉ dùng hoả lực pháo binh bắn vào trận địa từng đợt một. Tới 15 giờ ngày
1 tháng 4, quân Pháp lại cho 2 xe tăng lên phía nam khu B dẫn theo hai đại đội bộ binh từ Mường Thanh lên phối hợp với lực lượng trong cứ điểm tiến hành phản
kích, sử dụng pháo binh và hai phi cơ thả bom và bắn phá khu đồi Cháy và
trận địa đối phương, rồi mới cho quân tiến lên.
Trung đoàn trưởng Trung đoàn 102 đã trực tiếp chỉ huy bộ phận còn lại trong
cứ điểm đánh tan được đợt phản xung phong của Pháp, chiếm lại toàn bộ trận địa
giành được buổi sáng. Sau khi đánh bại đợt phản kích, thấy lực lượng trực tiếp
tham chiến trong cứ điểm của Trung đoàn 174 còn rất ít (cả đại đội 674 chỉ còn lại 8 người), trung đoàn
trưởng Trung đoàn 102 đã cho bộ phận này giao lại nhiệm vụ phòng ngự cho tiểu
đoàn 18 để rút ra ngoài cứ điểm củng cố lại lực lượng. Hình thái giữa 2 bên vẫn
ở thế giằng co như trên cho đến tối.
Cho đến chiều ngày 1
tháng 4, trên dãy đồi phía đông quân Pháp chỉ còn giữ được C2 và A1. Tại A1,
sau đợt phản kích lớn thất bại, quân Pháp lại dồn về khu hầm ngầm dựa vào công
sự kiên cố để cố thủ và dùng hoả lực pháo binh phong tỏa cứ điểm. Tuy lực lượng
phản kích có bị thiệt hại nặng nhưng quân Pháp đã kịp thời bổ sung.
Về phía QĐNDVN, các đơn
vị bạn đã ngừng chiến đấu từ đêm trước. Trung đoàn 174 và Trung đoàn 102, lực
lượng đều bị tổn thất nặng, tổ chức xộc xệch phải bổ sung thêm cả các lực lượng
vận tải vệ binh vào các đại đội chiến đấu. Tiểu đoàn 79 Trung đoàn 102 từ phía
tây cũng đã vận động sang nhưng lực lượng cũng chỉ còn hơn một đại đội. Lực
lượng chung của 2 trung đoàn tổ chức ghép lại được 3 đại đội chiến đấu.
Căn cứ theo mệnh lệnh
của đại đoàn, trung đoàn trưởng Trung đoàn 102 quyết tâm dùng toàn bộ lực lượng còn lại
tiếp tục tiến công. Theo kế hoạch cũ: Trung đoàn 102 còn 2 đại đội đánh địch
trên hướng điểm, Trung đoàn 174 còn 1 đại đội đánh địch trên hướng diện. Sau khi hoả lực của
trung đoàn chế áp 3 phút, bộ đội sẽ xung phong ngay. Để phối hợp với mặt phía
đông, đêm 1 tháng 4 Trung đoàn 36 Đại đoàn 308 cũng
có nhiệm vụ tiến công tiêu diệt cứ điểm 106 ở phía tây Mường Thanh.
Theo kế hoạch, 22 giờ 30
phút ngày 1 tháng 4, các mũi bắt đầu hành quân tiếp cận thay phiên cho phân đội
phòng ngự trên cứ điểm để đúng 24 giờ bắt đầu xung phong. Nhưng đại đội của
Trung đoàn 174 tổ chức không kịp (mãi đến 5 giờ ngày 2.4 mới tới bờ suối), nên
trung đoàn trưởng Trung đoàn 102 quyết định dùng 2 đại đội của trung đoàn làm
thê đội 1 (1 đại đội đánh mũi điểm, 1 đại đội đánh mũi diện), còn đại đội của
Trung đoàn 174 tới sau sẽ làm thê đội 2.
Sau khi hoả lực của
trung đoàn tiến hành bắn chế áp, hai mũi xung phong phát triển nhanh chóng.
Nhưng khi gần tới khu hầm ngầm, quân Pháp lại dựa vào tuyến ngang ngăn chặn,
QĐNDVN vẫn không đánh được vào hầm ngầm, do đó bộ đội chững lại không tiến lên
được.
Đến 3 giờ sáng ngày 2
tháng 4, quân Pháp từ khu C và D tiến ra phản kích dưới sự chi viện đắc lực của pháo binh. Lực lượng QĐNDVN bị thương vong nhiều, chỉ còn gần 1 trung đội
nên phải lui về ngã ba giao thông hào gần đột phá khẩu, dựa vào trận địa còn
lại dưới sự chỉ huy trực tiếp của trung đoàn trưởng ngăn chặn đợt phản kích.
Gần một đại đội của tiểu đoàn 79 Trung đoàn 102 lên tăng cường cũng chỉ đủ khả
năng phối hợp cùng bộ phận còn lại ngăn chặn không cho quân Pháp tiến xuống.
Lúc 8 giờ sáng ngày 2
tháng 4, quân Pháp bắt đầu một đợt phản kích mới. Sau khi cho pháo kết hợp với
hoả lực của xe tăng bố trí ở C2 bắn dồn dập, hơn 2 trung đội
bộ binh, từ khu C và B tiến ra đánh vào phía bắc khu vực phòng ngự của QĐNDVN.
Vì bị uy hiếp mạnh, tiểu đoàn 18 dao động bỏ chạy về phía đột phá khẩu. Nhân
lúc đội hình chiến đấu QĐNDVN đang bị rối loạn, quân Pháp truy kích sát gót.
Trung đoàn trưởng chỉ huy bộ phận còn lại kiên quyết chiến đấu, cuộc chiến đấu
giáp lá cà đã diễn ra ác liệt. Bản thân trung đoàn trưởng Trung đoàn 102 Hùng Sinh cũng
phải dùng tiểu liên, lựu đạn trực tiếp tác chiến, vừa chiến đấu vừa chỉ huy, hướng dẫn
cho tân binh cách sử dụng vũ khí đánh địch, giúp động viên được tinh thần chiến
đấu của chiến sĩ. Cuộc chiến đấu trở lại thế giằng co như trước.
Hồi 11 giờ quân Pháp lại
tổ chức một đợt phản xung phong lớn bằng lực lượng tăng viện từ Mường Thanh lên kết hợp với lực lượng bản thân cứ điểm từ khu D và khu C
tiến ra, đánh bật bộ phận của Trung đoàn 174 và bộ phận phòng ngự chính diện
lùi xuống gần cửa đột phá. Trung đoàn trưởng Trung đoàn 102 đã sử dụng 1 trung đội của Trung đoàn 174
vừa tăng cường lên ngăn chặn, khôi phục lại hình thái phòng ngự lúc đầu.
Ngày 2 tháng 4, những
lực lượng tăng viện của Pháp từ Mường Thanh lên phối hợp với lực lượng cố thủ, ra sức mở nhiều đợt phản
kích đẩy QĐNDVN ra khỏi A1. Trên trận địa, QĐNDVN chỉ còn lại hơn 50 người.
Dưới sự chỉ huy trực tiếp của trung đoàn trưởng, cán bộ, chiến sĩ chia thành
nhiều tổ phụ trách từng đường hào. Những cán bộ như tiểu đoàn phó Ngô Thế Lương, tiểu đoàn phó Phạm Hưng,
tiểu đoàn phó Lê
Sơn và cả trung đoàn
trưởng Hùng Sinh,
nhiều lần dùng tiểu liên, thủ pháo, bộc phá ống cùng
bộ đội đánh phản kích như các chiến đấu viên.
Trước tình hình đó trung
đoàn trưởng quyết tâm tập trung toàn bộ lực lượng còn lại động viên tinh thần
chiến đấu kiên quyết tiêu diệt A1 trong đêm. Vẫn tác chiến theo kế hoạch cũ,
nhưng sau khi bộ đội chuẩn bị xong, tiếp cận là xung phong ngay, không qua giai
đoạn pháo bắn chế áp để tranh thủ yếu tố bất ngờ. Lực lượng tác chiến chủ yếu
là đại đội bộ binh mới tổ chức, kết hợp với bộ phận còn lại trong cứ điểm.
Sau một thời gian tổ
chức lực lượng, các lực lượng tập hợp được lợi dụng đêm tối tiến vào tung thâm.
Khi đã tiếp cận được bàn đạp, trung đoàn trưởng ra lệnh xung phong, bộ đội tiến
vòng về phía đông hầm ngầm để đánh bộc phá nhưng vẫn đánh nhầm vào thành vại
như đêm trước. Mặc dầu đã đánh liên tiếp 80 kg bộc phá, quân Pháp vẫn
không bị thiệt hại gì, tiếp tục từ hầm ngầm và các hố tránh pháo tiến ra tuyến
ngang dùng lựu đạn, tiểu liên kết hợp với pháo chi viện ngăn chặn không cho QĐNDVN
phát triển và thực hành phản xung phong từ hai hướng bắc và nam hầm ngầm ra.
Cuộc chiến đấu lại diễn ra như đêm trước.
Tới 4 giờ sáng ngày 3
tháng 4, lực lượng QĐNDVN đã yếu nhiều. Thấy không còn đủ khả năng tiếp tục
tiến công tiêu diệt A1 ngay, được sự đồng ý của đại đoàn, trung đoàn trưởng Hùng Sinh quyết
đinh ngừng tiến công, để lại 1 trung đội tổ chức phòng ngự giữ vững trận địa
còn lại, còn đại bộ phận rút ra ngoài cứ điểm mang theo thương binh, tử sĩ. Đến
đây, cuộc tiến công A1 trong đợt 2 chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc.
Sau 4 lần tiến công vẫn
không chiếm được đồi, đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhiều lần trao đổi trong cơ quan tham
mưu về cao điểm A1. Một người dân địa phương ngày trước đã tham gia xây dựng
ngôi nhà trên đồi này, kể lại đó là một ngôi nhà tuy kiên cố, nhưng không có gì
là đặc biệt, khi mới xây, không có hầm ngầm. Nghe bộ đội tả lại căn hầm, người
này cho rằng có thể quân Nhật trong thời gian đóng ở Điện Biên Phủ đã xây dựng
căn hầm này đề phòng máy bay Mỹ ném bom, hoặc có thể quân Pháp đã cải tạo hầm
đựng rượu cũ thành hầm ngầm. Về sau mới biết, trong hai tháng xây dựng công sự,
quân Pháp đã dùng những gạch, đá từ ngôi nhà trên đồi, biến hầm rượu thành một
căn hầm trú ẩn tương đối kiên cố với rất nhiều đất đổ bên trên...
Công binh đề nghị đào
một đường hào men theo đường 41, tách rời A1 với A3, cũng là cắt đứt đường tăng
viện của quân Pháp. Trung đoàn 174 đề nghị đào thêm một đường hầm từ trận địa
tại A1 tới dưới hầm ngầm, đưa bộc phá với số lượng lớn vào đặt rồi cho nổ. Công
binh của đơn vị tính toán sẽ hoàn thành công trình này trong vòng 14 ngày, và
bảo đảm đào đúng hướng.
Đơn vị thực hiện nhiệm
vụ đào hầm ngầm và đánh bộc phá là Đại đội công binh M83 của Trung đoàn công
binh 151 thuộc Đại đoàn 351.[7] Một đội đặc biệt gồm 25 cán bộ, chiến sĩ do Nguyễn Phú Xuyên Khung, cán bộ công binh của Bộ, trực tiếp chỉ huy, đã tiến hành công
việc ngay trước mũi súng quân Pháp, trong tầm kiểm soát của lựu đạn.
Đêm 20/4, công việc đào
hầm ngầm bắt đầu. Mọi người phải làm trong tư thế ngồi nghiêng như móc hàm ếch.
Để đảm bảo bí mật, an toàn cho hầm ngầm, công việc ngụy trang cửa hầm được làm
rất công phu; ngoài cửa hầm có mái che phủ đất để vừa chống lựu đạn và mảnh pháo từ trên cao ném xuống vừa che mắt Pháp; đất đá
đào ra đều cho vào bao dù đưa ra ngoài, sau khi đổ còn ngụy trang rất kỹ.
Đất đồi A1 cực kỳ rắn.
Tiểu đội trưởng công binh Lưu Viết Thoảng lựa chọn một tổ khỏe nhất mở cửa hầm. Cả đêm đầu chỉ khoét
được vào vách núi mỗi chiều 90 cm. Quân Pháp không ngừng bắn súng và ném
lựu đạn, 3 người bị thương. Bản thân Thoảng cũng bị ngất vì sức ép của lựu đạn.
Ba đêm mới đào xong cửa hầm. Khi đào sâu vào lòng núi được mười mét, bắt đầu
phải khắc phục thêm khó khăn: thiếu không khí, đèn, đuốc mang vào hầm đều bị
tắt, số đất moi từ lòng núi ra ngày càng nhiều không được để cho quân Pháp phát
hiện. Các chiến sĩ phòng ngự tại A1 đã có kế hoạch chiến đấu không cho quân
Pháp tiến xuống cửa hầm, dù phải hy sinh tới người cuối cùng, để bảo vệ bí mật
tuyệt đối ý đồ đặt bộc phá.
Càng đào vào sâu, công
việc càng khó khăn vì vừa thiếu ánh sáng vừa thiếu không khí, nên bộ đội phải
liên tục thay nhau ra ngoài để thở. Trên chiến hào, nơi nào thuận lợi có thể
quan sát địch đều bố trí lực lượng bắn tỉa, một tổ chừng 4-5 người để yểm trợ
thêm cho công binh đào hầm. Đường hầm khi hoàn thành dài tới 82m và dẫn lên tận
đỉnh đồi, nơi đặt khối bộc phá. Phần lớn lòng đường hầm rất nhỏ hẹp, chỉ đủ cho
một người lách trườn lên.
Vừa đào hầm, Đại đội
công binh M83 vừa lo đi tìm bom chưa nổ để gỡ thuốc làm bộc phá vì theo thiết
kế, khối bộc phá phải đủ 1 tấn thuốc nổ mới đủ mạnh để đánh sập lô cốt, nhưng
lúc ấy trong kho chỉ còn có 500 kg. Đơn vị pháo phòng không đến báo vừa
bắn rơi một chiếc máy bay B-24 gần đồi Độc Lập. Máy bay vẫn còn bom, lại
rơi rất gần trận địa pháo, vì vậy yêu cầu công binh đi gỡ bom để đảm bảo an
toàn cho trận địa.
Tiểu đội trưởng Nguyễn Văn Bạch nghe vậy liền xung phong dẫn 4 chiến sĩ đến chỗ chiếc máy
bay rơi. Tới nơi, thấy trên thân máy bay còn nguyên 5 quả bom tạ. Phải mất một
tuần với 5 quả bom tạ, tổ gỡ bom đem về gần 5 tạ thuốc nổ, coi như đủ lượng
thuốc nổ cần dùng.[7]
Phải mất thêm nhiều ngày
và rất khó khăn để đưa bộc phá đến điểm tập kết. Trong hào đi phải khom lưng,
mỗi người đem từng quả bộc phá nặng khoảng 5 kg xếp hàng ngay ngắn cho tới
khi đủ 1.000 kg.[8] Tuy nhiên, một tình huống mới lại xảy ra khi dùng máy phát
điện 100W điểm hỏa thử trên mô hình thì khối bộc phá lại không nổ theo đúng yêu
cầu. Để cho chắc chắn, chỉ còn một cách là cho người trực tiếp vào giật nụ xòe,
một công việc rất nguy hiểm.
Tiểu đội trưởng Nguyễn Văn Bạch nhớ lại: “Đưa được 1.000kg thuốc nổ vào cuối hầm, cả
đại đội trưởng Khung, tổ trưởng Đảng Lưu Viết Thoảng và tôi bò vào cuối hầm kiểm tra kỹ thuật lần cuối. Yêu cầu
chỉ điểm hỏa một lần phải gây nổ được cả khối bộc phá gắn với năm đường dây
cháy chậm và năm nụ xòe. Hai đồng chí đồng ý cho tôi xung phong ở ngoài cửa hầm
điểm hỏa bằng nụ xòe. Nếu không nổ, tôi sẽ ôm 3kg thuốc nổ bò vào cuối hầm điểm
hỏa bằng người như chiến sĩ cảm tử”.[7]
Mở đầu kế hoạch đợt 3,
Quân đội Nhân dân Việt Nam tiếp tục hoàn thành nốt những nhiệm vụ đã đề ra cho
đợt 2: tiêu diệt hoàn toàn hai cao điểm A1 và C1, đồng thời đánh chiếm thêm một
số cứ điểm ở phía tây và phía đông thu hẹp thêm nữa phạm vi chiếm đóng của quân
Pháp, chuẩn bị cho tổng công kích.
Các đơn vị đều chuẩn bị
xong, nhiều mũi hào đã luồn sâu dưới hàng rào dây thép gai của Pháp. Bộ chỉ huy
chiến dịch quyết định đúng ngày N các đơn vị cứ nổ súng, triệt để áp dụng chiến
thuật đánh lấn để giảm nhẹ thương vong, riêng A1 sẽ đánh khi đường hầm ở A1
hoàn thành.
Trong khi đó, suốt nửa
tháng quân Pháp không còn tính tới chuyện tái chiếm A1 và C1, chỉ ra sức củng
cố hầm hào chờ đợi đợt tiến công cuối cùng. Ngày 5 tháng 5, cả Lănggơle và
Bigia đều kéo tới Êlian. Họ đã biết rõ số phận của phân khu trung tâm sẽ được
kết thúc trên hai cao điểm còn lại ở phía đông. Tại A1, tiểu đoàn 1 bán lữ đoàn lê dương 13 đã bị tổn thất nặng sau một thời gian dài phòng ngự.
Lănggơle quyết định chuyển những lính lê dương xuống Êlian 3 dưới chân đồi làm
lực lượng dự bị, và điều tiểu đoàn dù thuộc địa số 1 (1er BPC) vừa được tăng
viện lên thay thế.
Tiểu đoàn dù 1, do viên
đại úy Badanh (Bazin) chỉ huy, nhận lệnh khẩn trương nhảy xuống Mường Thanh, nhưng sau ba đêm chỉ mới tới được hơn hai đại đội, và bộ phận
chỉ huy tiểu đoàn. Badanh chưa kịp làm gì thì đã trúng một mảnh đạn pháo bị
thương. Đại úy Pugiê (Jean Ponget), đại đội trưởng đại đội 3, được chỉ định nắm
quyền chỉ huy tiểu đoàn. Pugiê đã mất gần sáu giờ đưa đơn vị vượt qua quãng
đường 1.500 mét từ Êpécviê tới Êlian trong những chiến hào ngập bùn, luôn luôn
bị đại bác bắn chặn. Sau khi nhận bàn giao của Cutăng (Coutant), chỉ huy tiểu đoàn lê dương 1, Pugiê đi quan sát vị trí rồi quvết định chia lực lượng bố trí
thành ba nơi tại Êlian 2. Đại úy Étmơ (Edme), chỉ huy đại đội 2, phụ trách
tuyến lô cốt và chiến hào phía đông và phía nam cứ điểm. Pugiê cùng với đại đội
3 giữ đỉnh đồi có hầm ngầm, và mặt tây nam tiếp giáp với A3, nơi có một mũi
chiến hào chạy men theo đường 41, đang trực tiếp đe dọa con đường nối A1 với
Mường Thanh.
Sáng ngày 6 tháng 5 năm
1954, tiểu đoàn 255 của 174 phòng ngự suốt 34 ngày đêm trên đồi A1 được lệnh rút
qua Đồi Cháy làm lực lượng dự bị. Tiếng nổ của khối bộc phá trên đồi A1 được
chọn làm hiệu lệnh xung phong cho đợt tiến công tối hôm đó.
Tối 6-5-1954, ba người
trong tổ bộc phá thầm lặng men tới đồi A1. Hai người chỉ huy hỏi tiểu đội
trưởng Nguyễn Văn Bạch: “Có dặn (trăn trối) lại gì không?”, ông đáp:
“Không!”. Nghe mệnh lệnh xong, Bạch đi vào trong hầm ngầm, nơi sẽ giật nụ xòe,
cách cửa hầm tới 20 mét chờ lệnh. Nếu nụ xòe hỏng, theo kế hoạch 2, đội trưởng
Bạch sẽ phải chấp nhận hy sinh tính mạng mình để tiến hành điểm hỏa trực tiếp
bằng tay.
Theo kế hoạch phối hợp
tác chiến, khi pháo binh bắn dồn dập vào trận địa Pháp trên đồi A1, khối bộc
phá sẽ được điểm hỏa. Sau khi bộc phá nổ, bộ binh sẽ xung phong. Rồi thời điểm
cũng đến, pháo bắt đầu bắn dồn dập, nhưng không bắn vào đồi A1. Chờ khoảng 5
phút, Bạch mới chắc đấy là pháo lệnh, liền dồn sức giật nụ xòe, lúc đó là
20h30’ ngày 6/5/1954.[7] Ông Bạch kể: "Lúc ấy tôi chỉ nghe thấy ầm một
tiếng, cảm giác như đang ngồi trong cái trống; nhìn lên thấy lửa khói mù mịt
đang bốc lên như hình cây rơm. Đất trời lặng đi vài giây. Tôi nghe một tiếng nổ
không to lắm nhưng cảm nhận được sức ép dữ dội"
Trước giờ G năm phút,
các chiến sĩ ở chiến hào xuất phát xung phong được lệnh quay lưng về A1, nhắm
mắt, há mồm đề phòng sóng xung kích và ánh chớp của ngàn cân bộc phá. Đúng 20
giờ 30, một tiếng nổ trầm, không phải dữ dội như chờ đợi. Trên đồi A1 có một
đám khói lớn đang phụt lên.
Nguyễn Hữu An lập tức ra lệnh cho pháo của trung đoàn nổ súng. Mấy ngày trước đó, bộ binh đã tiêu diệt một số hỏa
điểm hướng về phía tiền duyên, nên lần này pháo của trung đoàn chỉ bắn chế áp
mạnh trong vòng 15 phút, rồi bộ binh xung phong.
Ở phía đông - nam, hướng
tiến công chủ yếu, tiểu đoàn 249, do tiểu đoàn trưởng Vũ Đình Hòe chỉ huy, chia thành hai cánh tiến lên đồi
hình thành thế bao vây quân Pháp. phía tây - nam, tiểu đoàn trưởng Dũng Chi đưa
tiểu đoàn 251 tiến theo giao thông hào mới đào trên mặt ruộng ven đường 41,
thọc một mũi dùi cắt rời A1 khỏi Mường Thanh.
Khối bộc phá nổ cách hầm
ngầm vài chục mét thổi bay chiếc lô cốt bên trên, và tiêu diệt phần lớn đại đội
dù 2 của Étmơ đóng ở đây. Pugiê ngồi trong hầm ngầm bỗng thấy quả đồi rung
rinh, một tiếng nổ trầm át mọi tiếng động khác kéo dài vài giây. Một lát sau y
mới hiểu ra, và biết mình vừa thoát chết.
Khối bộc phá 1 tấn đã
tiêu diệt một phần tuyến ngang gây khó khăn cho các đơn vị đánh A1 trong đợt
trước, tạo nên một cửa mở quan trọng giúp cho hai đại đội của tiểu đoàn 249
xung phong thuận lợi. Nhưng càng lên gần đỉnh đồi thì những đất đá từ hố sâu
bốc lên đã làm trái đồi biến dạng và trở nên rất khó đi. Lợi dụng lúc đó, những
lính dù còn sống sót của đại đội 2 Pháp liên tiếp khai hỏa đại liên. Đại đội
316 đánh vào trận địa súng cối. Đại đội 317 đánh vào khu thông tin gần hầm
ngầm. Đại đội 3 của Pugiê đóng trên đỉnh đồi và từ phía hầm ngầm tiến ra phản
kích. Cuộc chiến bằng tiểu liên, lựu đạn, lưỡi lê lại diễn ra trên từng thước
chiến hào, từng ụ súng.
phía tây - nam, các
chiến sĩ bộc phá tiểu đoàn 251 nhiều lần tiến lên mở đường về phía lô cốt "Cây
đa cụt" đều bị thương vong. Nếu hạ lô cốt này thì cứ điểm hoàn
toàn cô lập, sớm muộn cũng bị tiêu diệt. Tiểu đoàn quyết định đưa ĐKZ lên bắn
sập chiếc lô cốt.
Khẩu đại liên bên trong
đã hoàn toàn im lặng. Nhưng khi bộ đội lên phá tiếp hàng rào lại bị hỏa lực
không biết từ đâu chặn lại. Tiểu đội trưởng Phấn cùng đại đội phó bí mật bò lên
quan sát, phát hiện được một ụ súng ngầm được ngụy trang kỹ, ở ngay gần lô cốt.
Phấn đề nghị cho mình được tiêu diệt ụ súng, nếu cần sẽ ôm bộc phá lao vào ụ
súng để mở đường cho đơn vị. Đại đội tổ chức hỏa lực yểm hộ cho Phấn hoàn thành
nhiệm vụ an toàn. Tiểu đoàn 251 đã cắt đứt con đường tiếp viện của Pháp từ
Mường Thanh lên.
Quá nửa đêm, trung đoàn
trưởng Nguyễn Hữu An quyết định đưa đại đội dự bị của tiểu đoàn
249 vào giải quyết trận đánh. Bộ đội chia thành từng tổ nhỏ tiêu diệt dần dần
từng ụ đề kháng của Pháp.
Tại Mường Thanh, trước
tình hình nguy ngập của nhiều cứ điểm ở phía đông và cả phía tây, Lănggơle
quyết định tập hợp tại Êpécviê những bộ phận còn lại của tiểu đoàn dù 6 mới
được tăng viện chưa lâu, và tiểu đoàn dù 8. Lănggơle ra lệnh cho hai đại đội
của tiểu đoàn dù 8, mỗi đại đội chỉ còn lại 40 người, lập tức lên Êlian 2.
Nhưng con đường lên đồi A1 đã bị chốt chặt. Lănggơle đành cho đại đội này
chuyển sang Êlian 4, nơi Brêxinhắc cũng đang khẩn thiết đòi tăng viện.
Sau khi tiêu diệt được
vị trí Cây đa cụt, tiểu đoàn trưởng 251 Dũng Chi quyết định đưa một lực lượng
xuống uy hiếp A3, đồng thời tổ chức một mũi đánh lên đỉnh đồi dồn quân Pháp ở
A1 vào thế giữa hai gọng kìm.[6]
4 giờ sáng ngày 7 tháng
5 năm 1954, Pugiê chỉ còn lại 34 lính dù. Pugiê gọi bộ đàm một lần nữa cho Mường Thanh, yêu cầu phải tăng viện ngay một đại đội nếu không cứ điểm sẽ bị
tràn ngập. Ở đầu dây là tham mưu trưởng Vađô: "Ông muốn tôi tìm
đâu ra một đại đội! Tất cả đều không còn gì"
Quân dù đã sử dụng đến
những viên đạn, quả lựu đạn cuối cùng. Viên chỉ huy Pugiê bị thương nặng và bị
bắt. Trước khi trời sáng trận đánh kết thúc. Sáng ngày 7 tháng 5 năm 1954, lá
cờ Quyết chiến Quyết thắng tung bay trên cao điểm A1 báo hiệu
giờ tàn của tập đoàn cứ điểm.
Kết quả, toàn bộ trận
chiến đấu ở A1 (kể cả thời gian phòng ngự và đợt tiến công cuối cùng vào đêm 6
rạng sáng ngày 7.5), QĐNDVN đã loại khỏi vòng chiến đấu 828 lính Pháp (bị chết
376, bị thương và bị bắt 452), thu 1 trọng liên 12,7mm, 4 đại liên,
27 trung liên,
162 tiểu liên,
201 súng trường, 2 khẩu ĐKZ 57mm, 6 khẩu súng cối, phá hủy 1 xe tăng và bắn hỏng 1 chiếc khác. Tổ trưởng tổ đào hầm đặt bộc phá Lưu Viết Thoảng được phong danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân, còn chiến sĩ châm bộc phá Nguyễn Văn Bạch được tặng huân chương Hồ Chí
Minh.
Về phía QĐNDVN, tổng số
thương vong của cả 36 ngày đêm, chủ yếu là ở các đợt tiến công từ 30 tháng 3 -
3 tháng 4 là 2.516 người (hy sinh 1.004, bị thương 1.512), trong đó của Trung
đoàn 174 là 1.620 người, Trung đoàn 102 là 890 người. Tổn thất về vũ khí cũng
khá lớn: 8 khẩu súng cối các loại, 22 khẩu ba-dô-ca, ĐKZ 57mm, 8 khẩu đại liên
và trọng liên, 32 khẩu trung liên, 326 khẩu tiểu liên, 460 khẩu súng trường. Đây là trận đánh mà QĐNDVN chịu thiệt hại lớn
nhất trong chiến
dịch Điện Biên Phủ, nhưng cũng là dễ hiểu
vì A1 là cứ điểm được Pháp xây dựng kiên cố nhất, bố trí các lực lượng tinh
nhuệ nhất cũng như được họ liên tục tăng viện cả quân số lẫn hỏa lực để cố thủ
tới cùng.
Với việc chiếm được A1, trung tâm đề kháng
Eliane phía đông tập đoàn cứ điểm đã hoàn toàn sụp đổ, QĐNDVN gần như đã nắm
chắc phần thắng vì chỉ còn cách sở chỉ huy cứ điểm (Hầm Đờ Cát) vài trăm mét.
Chỉ 1 ngày sau họ đã có thể dễ dàng thọc sâu tiêu diệt sở chỉ huy Pháp. Đây là
nguyên nhân chính dẫn đến sự đầu hàng của quân đội Pháp ở Điện Biên Phủ.
( Theo WikiPedia )
Cuốn sách “Câu chuyện về Quyền con người” – Hãy hiểu về các quyền của chính bạn!
Quyền con người – ba từ đó vừa lạ lại vừa quen với mỗi chúng ta.
Có thể chúng ta đã từng đọc về nó hay từng nghe về nó, nhưng nếu có ai
đó đột ngột hỏi “Quyền con người là gì?” thì không phải ai trong mỗi
chúng ta đều trả lời được.
Liệu chúng ta có cần phải biết về các quyền con người không, chúng có thiết thực và cần thiết cho chúng ta không? Câu trả lời là “có”, quyền con người là các quyền mà mỗi chúng ta phải được hưởng khi chúng ta là một con người, không ai có thể nói với chúng ta rằng các quyền đó chỉ dành cho người dân ở những nước phát triển thôi, dành cho những người giàu có thôi. Các quyền này là những quyền tự nhiên, phổ quát về tự do, công bằng, về các quyền lợi thiết thực mà mỗi người cần được đảm bảo để sống hạnh phúc, xứng đáng với phẩm giá của một con người. Có thể nói rằng nếu tạo hóa ban cho mỗi người đều được hưởng 24h mỗi ngày một cách công bằng, không phân biệt để từ đó mỗi người tùy nỗ lực của mình mà phấn đấu, đạt được những thành quả khác nhau trong cuộc sống thì quyền con người cũng là một nhân tố nền tảng của sự công bằng tự nhiên tương tự như vậy.
Bạn có biết rằng quyền con người không phải do loài người phát minh ra mà là một phát hiện vĩ đại của loài người về các qui luật tự nhiên về nhu cầu được tự do, hạnh phúc của con người . Có thể nói lịch sử nhân loại là một cuộc hành trình tìm kiếm, phát hiện, đấu tranh cho các quyền con người, để hôm nay các quyền này đã được Liên Hợp Quốc chính thức công nhận và được ghi vào hiến pháp của hầu hết các nước trên thế giới. “Quyền con người” chính là bí quyết dẫn tới sự phát triển, thịnh vượng vượt bậc của nhiều nước trên thế giới biết tôn trọng và phát huy nó một cách đầy đủ, thiết thực.
Khi con người có tự do và có đủ quyền thì chắc chắn sẽ làm cho mình giàu có hơn và đồng thời làm xã hội phát triển thịnh vượng bền vững. Có tự do và được giải phóng về tư tưởng nên người ta mới thỏa sức nghiên cứu, tìm tòi để hiểu rõ được những quy luật của tự nhiên; mới không sợ hãi phát biểu chính kiến của mình để tìm ra những giải pháp tốt nhất. Đây chính là nền tảng quan trọng cho cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật để tạo ra các phát minh, sáng chế; hiểu được quy luật kinh tế; và sáng tạo ra những hệ tư tưởng chính trị, triết học làm thay đổi hình thái nhà nước hiệu quả hơn. Lịch sử đã chứng minh rằng những đất nước dù ở mức xuất phát điểm thấp nhưng đặt quyền tự do của con người lên trước đã thắng và vượt xa những nước ở mức xuất phát điểm cao nhưng không coi trọng quyền và sự tự do của con người. Ở Việt Nam, việc cởi trói, trao quyền tự do về kinh tế cho người dân đã đem lại những thành quả đáng kể về phát triển kinh tế trong thời gian qua. Nhưng 30 quyền về dân sự - chính trị- kinh tế - xã hội - văn hóa của con người là một thể thống nhất, không thể chia tách, áp dụng một phần như Tuyên ngôn quốc tế về Nhân quyền của Liên Hợp Quốc đã khuyến cáo.
“Câu chuyện về Quyền con người” là một câu chuyện thú vị, sinh động về lịch sử tìm kiếm, phát hiện và đấu tranh vì quyền con người của nhân loại. Nó có sự đóng góp của người Ba Tư, Hy Lạp, La Mã, Anh, Pháp, Mỹ và cuối cùng là cả thế giới để tạo thành một bản tuyên ngôn chung. Bạn sẽ tìm thấy những quyền thiết thực của mình được trình bày một cách dễ hiểu, ngắn gọn kèm theo những hình ảnh minh họa sống động, dễ nhớ. Cuốn sách “Câu chuyện về Quyền con người” là một món quà mà Phong trào Con đường Việt Nam muốn dành tặng cho độc giả người Việt trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Ước mong gửi gắm của chúng tôi tới các bạn là các bạn hãy hiểu về các quyền của chính mình, hãy tự tin sử dụng chúng để làm cho cuộc sống của mình giàu có hơn, hạnh phúc hơn, làm cho xã hội nơi các bạn sống tốt đẹp hơn, văn minh hơn. Mỗi người hiểu và tự tin sử dụng các quyền con người của mình, tôn trọng các quyền của người khác, luật pháp và chính quyền bảo vệ cho các quyền người dân được thực thi chính là nền tảng để xây dựng một đất nước Việt Nam thịnh vượng, hòa bình, phát triển bền vững, lâu dài.
Xin chân thành cảm ơn ông Lê Thành Ân – Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại thành
phố Hồ Chí Minh, các mạnh thường quân, các nhà tài trợ đã giúp cho
Phong trào CĐVN có kinh phí thực hiện cuốn sách; cảm ơn bác sĩ Nguyễn
Xuân Ngãi và nhà in Viet Nam Printing tại Hoa Kỳ đã phụ trách phần ấn
loát và phát hành cuốn sách.
Nếu bạn cho nhu cầu nhận sách hãy liên hệ với chúng tôi qua email lienhe@conduongvietnam.org , chúng tôi sẽ sắp xếp gửi sách đến cho bạn. Mong bạn hãy tham gia góp sức, hãy là một sứ giả “Quyền con người” – giúp cho người khác hiểu về các quyền của mỗi người. Bạn có thể nhận sách để tặng cho bạn bè, người thân hoặc có thể download các file nội dung của cuốn sách để in ấn và sử dụng tùy ý của mình.
Phong trào Con đường Việt Nam
Liệu chúng ta có cần phải biết về các quyền con người không, chúng có thiết thực và cần thiết cho chúng ta không? Câu trả lời là “có”, quyền con người là các quyền mà mỗi chúng ta phải được hưởng khi chúng ta là một con người, không ai có thể nói với chúng ta rằng các quyền đó chỉ dành cho người dân ở những nước phát triển thôi, dành cho những người giàu có thôi. Các quyền này là những quyền tự nhiên, phổ quát về tự do, công bằng, về các quyền lợi thiết thực mà mỗi người cần được đảm bảo để sống hạnh phúc, xứng đáng với phẩm giá của một con người. Có thể nói rằng nếu tạo hóa ban cho mỗi người đều được hưởng 24h mỗi ngày một cách công bằng, không phân biệt để từ đó mỗi người tùy nỗ lực của mình mà phấn đấu, đạt được những thành quả khác nhau trong cuộc sống thì quyền con người cũng là một nhân tố nền tảng của sự công bằng tự nhiên tương tự như vậy.
Bạn có biết rằng quyền con người không phải do loài người phát minh ra mà là một phát hiện vĩ đại của loài người về các qui luật tự nhiên về nhu cầu được tự do, hạnh phúc của con người . Có thể nói lịch sử nhân loại là một cuộc hành trình tìm kiếm, phát hiện, đấu tranh cho các quyền con người, để hôm nay các quyền này đã được Liên Hợp Quốc chính thức công nhận và được ghi vào hiến pháp của hầu hết các nước trên thế giới. “Quyền con người” chính là bí quyết dẫn tới sự phát triển, thịnh vượng vượt bậc của nhiều nước trên thế giới biết tôn trọng và phát huy nó một cách đầy đủ, thiết thực.
Khi con người có tự do và có đủ quyền thì chắc chắn sẽ làm cho mình giàu có hơn và đồng thời làm xã hội phát triển thịnh vượng bền vững. Có tự do và được giải phóng về tư tưởng nên người ta mới thỏa sức nghiên cứu, tìm tòi để hiểu rõ được những quy luật của tự nhiên; mới không sợ hãi phát biểu chính kiến của mình để tìm ra những giải pháp tốt nhất. Đây chính là nền tảng quan trọng cho cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật để tạo ra các phát minh, sáng chế; hiểu được quy luật kinh tế; và sáng tạo ra những hệ tư tưởng chính trị, triết học làm thay đổi hình thái nhà nước hiệu quả hơn. Lịch sử đã chứng minh rằng những đất nước dù ở mức xuất phát điểm thấp nhưng đặt quyền tự do của con người lên trước đã thắng và vượt xa những nước ở mức xuất phát điểm cao nhưng không coi trọng quyền và sự tự do của con người. Ở Việt Nam, việc cởi trói, trao quyền tự do về kinh tế cho người dân đã đem lại những thành quả đáng kể về phát triển kinh tế trong thời gian qua. Nhưng 30 quyền về dân sự - chính trị- kinh tế - xã hội - văn hóa của con người là một thể thống nhất, không thể chia tách, áp dụng một phần như Tuyên ngôn quốc tế về Nhân quyền của Liên Hợp Quốc đã khuyến cáo.
“Câu chuyện về Quyền con người” là một câu chuyện thú vị, sinh động về lịch sử tìm kiếm, phát hiện và đấu tranh vì quyền con người của nhân loại. Nó có sự đóng góp của người Ba Tư, Hy Lạp, La Mã, Anh, Pháp, Mỹ và cuối cùng là cả thế giới để tạo thành một bản tuyên ngôn chung. Bạn sẽ tìm thấy những quyền thiết thực của mình được trình bày một cách dễ hiểu, ngắn gọn kèm theo những hình ảnh minh họa sống động, dễ nhớ. Cuốn sách “Câu chuyện về Quyền con người” là một món quà mà Phong trào Con đường Việt Nam muốn dành tặng cho độc giả người Việt trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Ước mong gửi gắm của chúng tôi tới các bạn là các bạn hãy hiểu về các quyền của chính mình, hãy tự tin sử dụng chúng để làm cho cuộc sống của mình giàu có hơn, hạnh phúc hơn, làm cho xã hội nơi các bạn sống tốt đẹp hơn, văn minh hơn. Mỗi người hiểu và tự tin sử dụng các quyền con người của mình, tôn trọng các quyền của người khác, luật pháp và chính quyền bảo vệ cho các quyền người dân được thực thi chính là nền tảng để xây dựng một đất nước Việt Nam thịnh vượng, hòa bình, phát triển bền vững, lâu dài.
Nếu bạn cho nhu cầu nhận sách hãy liên hệ với chúng tôi qua email lienhe@conduongvietnam.org , chúng tôi sẽ sắp xếp gửi sách đến cho bạn. Mong bạn hãy tham gia góp sức, hãy là một sứ giả “Quyền con người” – giúp cho người khác hiểu về các quyền của mỗi người. Bạn có thể nhận sách để tặng cho bạn bè, người thân hoặc có thể download các file nội dung của cuốn sách để in ấn và sử dụng tùy ý của mình.
Phong trào Con đường Việt Nam
KHI NHÂN QUYỀN CÒN THUA CẢ SÚC VẬT
6-05-2013
Sáng ngày 5/ 5/ 2013 “Quyền con người” bị chà đạp trong Buổi Dã ngoại thảo luận về “Quyền Làm Người” tại Việt Nam .
Với “Hội chứng sợ đông người”, các cơ quan chính quyền, công an viện dẫn
Nghị định số 38-2005-NĐ-CP và Thông tư số 09/2005/TT-BCA (ngăn cấm tụ
họp nơi công cộng và dưới lòng đường từ 5 người trở lên) để trấn áp và
bắt bớ một số đồng bào nhân dân ôn hòa tham gia Buổi Dã ngoại thảo luận
“Quyền Làm Người” trong phạm vi khuôn khổ mà Hiến Pháp, pháp luật Việt
Nam và Công Pháp Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc qui định cho mọi công dân của
mọi quốc gia, trong đó CH/XHCN/VN ký kết tham gia thực thi năm 1982 .
“Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được
thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp
luật.”
Ðiều - 3 :
Mọi người đều có quyền sống, quyền tự do và an toàn cá nhân.
Ðiều - 7 :
Tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, và phải được bảo vệ một
cách bình đẳng, không kỳ thị phân biệt. Tất cả đều được quyền bảo vệ
ngang nhau, chống lại mọi kỳ thị vi phạm Bản Tuyên Ngôn này, cũng như
chống lại mọi kích động dẫn đến kỳ thị như vậy.
Điều -12 :
Không một ai bị xâm phạm một cách độc đoán về đời sống riêng tư, gia
đình, nhà ở, hay thư tín, cũng như bị xúc phạm danh dự hay tiếng tăm của
mình. Mọi người đều có quyền được luật pháp bảo vệ, trước những xâm
phạm và xúc phạm như vậy.
Ðiều - 19 :
Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và bày tỏ quan điểm. Quyền này
bao gồm sự tự do quan điểm mà không bị xen vào quấy rầy và được tự do
tìm kiếm, thu nhận và quảng bá tin tức và tư tưởng qua mọi phương tiện
truyền thông bất kể biên giới.
Ðiều 20:
Mọi người đều có quyền tự do hội họp và lập hội, một cách ôn hòa .
Không một ai có thể bị cưỡng bách gia nhập vào một đoàn thể nào mà mình không mong muốn .
“Quốc Hội là cơ quan duy nhất có quyền lập Hiến và lập Pháp.”(Điều 83, Hiến pháp 1992)
Trong tất cả 11 khoản của Điều 112, quy định về nhiệm vụ và quyền hạn
của Chính phủ, Hiến pháp 1992 không có bất cứ điều khoản nào cho phép
Chính phủ ban hành thông tư hay nghị định trái và vượt lên trên Hiến
Pháp để hạn chế hay can thiệp vào quyền tự do của công dân đã được qui
định trong Hiến pháp (Phụ lục 6- Điều 83, Hiến pháp 1992) như hai Nghị
định số 38-2005-NĐ-CP và Thông tư số 09/2005/TT-BCA (hoàn toàn Vi Hiến
nói trên) .
Cho đến nay, 2013 , Quốc hội chưa ban hành bất cứ điều luật nào để hướng
dẫn hoặc hạn chế quyền biểu tình. Điều đó có nghĩa là: Không (hoặc
chưa) có ràng buộc pháp lý nào đối với quyền hội họp và biểu tình, vì
vậy mọi công dân hoàn toàn có quyền tự do hội họp hay biểu tình ôn hòa,
mà không phải làm bất cứ thủ tục đăng ký, xin phép nào cả .
Tưởng chừng những điều đơn giãn ấy,mọi cán bộ công chức “nhà nước,đảng”
tất yếu phải nằm lòng – Nhưng mang một thứ bệnh “kinh niên”, họ - nhà
nước,đảng “ta” như có “tật” hay giật mình, ám ảnh bởi “Hội chứng sợ đông
người hay Sợ lật đổ” - thường xuyên ngồi xổm lên Hiến Pháp, Pháp Luật,
thô bạo,trắng trợn chà đạp “nhân quyền” của đồng bào, những người đang
“nuôi” họ mà không hề biết xấu hổ với công luận trong nước và quốc tế ,
như những “hoạt cảnh” sáng ngày 5/5 tại hai TP/HàNội và SàiGòn .
Đánh đuổi quét thực dân đi giành được chính quyền, họ, CSVN, nhờ có
“đông người” đồng bào nhân dân hưởng ứng không tiếc máu xương hy sinh
che chở, giúp đỡ. Thắng được kẻ thù rồi CSVN lại sợ “đông người” …Lại
“tàn bạo dã man với dân ta còn hơn cả thực dân” (lời Tướng Trần Độ-nhật
ký Rồng Rắn) –Trăm năm trước với “thực dân” đô hộ, cả nước còn được xuất
bản mấy chục tờ báo tư nhân các loại, nhưng sau trăm năm “đảng ta” cầm
quyền “tự do ngôn luận” nhưng dứt khoát không một tờ báo nào được xuất
bản bởi tư nhân ? Không biết, CSVN sợ “cái gì” nếu nói : Họ là chính
quyền của nhân dân ? rất buồn cười, họ, CSVN “không giống ai” với bất cứ
đảng phái hay nhà nước nào trong khối ASEAN !? .
Thậm chí bản “Tuyên ngôn quốc tế Nhân Quyền” – Năm 1982, nhà nước “ta”
ký xong là “dấu kỷ” gần 20 năm mãi khi Internet phủ mạng toàn cầu,toàn
dân mới nhìn thấy ? Một tuyên ngôn “nhân quyền” cao quí mà mọi Chính
Phủ,nhà nước văn minh đều có bổn phận phổ biến, cùng toàn dân phối hợp
thực thi nâng tầm văn minh văn hóa của quốc gia mình đồng bộ với nhân
loại thế giới . Họ,CSVN, hình như muốn toàn dân VN chỉ là bầy “khỉ,vượn”
để dễ bề cai trị !? .
Nhưng là điều không thể - Bởi Nhân quyền, là quyền của con người:
(Human rights) quyền đương nhiên của toàn nhân loại không thể bị tước bỏ
bởi bất cứ ai và bất cứ chính thể nào. (trừ chế độ độc tài cộng sản)
Các chính phủ trong thể chế dân chủ không có quyền ban phát các quyền tự
do cơ bản này mà chính các chính phủ được nhân dân lập ra đó là để bảo
vệ các quyền tự nhiên phải có của mỗi con người , quyền mà mọi cá nhân
hiển nhiên có do sự tồn tại của chính mình.
Các quyền này không thể bị tiêu hủy một khi xã hội dân chủ,dân sự, được
thiết lập và không một xã hội hay một chính phủ dân chủ nào có thể xóa
bỏ hoặc “chuyển nhượng” các quyền này của công dân, tất cả các nền dân
chủ trong một cộng đồng quốc tế (LHQ) đương nhiên như được giao trọng
trách trong việc xây dựng các cấu trúc xã hội lập Hiến, lập Pháp quốc
gia mình để bảo đảm cho các quyền con người đã được phổ quát qui định là
một chuẩn mực đồng đẳng cho toàn nhân loại vì vậy nó phải được tôn
trọng bất kể chủng tộc vị trí thứ hạng quốc gia .
Khác với chế độ độc tài quyền lực cộng sản, khái niệm tự do, dân chủ,
nhân quyền hiện đại đã mang nhiều nội dung văn minh mới mẻ, rộng rãi hơn
hai thế kỷ trước. Ý niệm dân chủ trong toàn cầu hoá hiện nay thường
được đồng nhất với ý niệm bình đẳng cho mọi dân tộc . Và thực chất của
bình đẳng là sự thừa nhận cho mọi người mọi chủng tộc quốc gia có cùng
phẩm giá nhân cách như nhau mà “ tự do dân chủ là tối thượng, quyền con
người là thiêng liêng bất khả xâm phạm”. Trên nền văn hóa truyền thống
con người đó, Hiến pháp, luật pháp được xây dựng sao cho thể hiện được
sự tôn trọng quyền thiêng liêng là của cá nhân, mà nguồn gốc từ đó tạo
nên quyền lực chính trị phục vụ nhân dân.
Mọi chính quyền đều bị giới hạn bởi luật pháp và chủ thể là nhân dân.
Quan hệ xã hội giữa người dân với quyền lực nhà nước là quan hệ hổ tương
theo quan niệm sự cai trị phải dựa trên cái nền “chân thiện mỹ” thượng
tôn Pháp Luật . Vì vậy dân chủ và nhân quyền phải thực sự tuyệt đối tôn
trọng đó là một biện pháp để ngăn ngừa bất kì cá nhân hay nhóm quyền lực
nào lạm dụng thực thi quá nhiều quyền lực ra ngoài khuôn khổ Hiến Pháp .
Việc mới đây đồng bào nhân dân nghe nhà nước, đảng “ta” thì thầm hội ý
thay đổi tên chế độ nhà nước cộng sản Việt Nam cho có “thiện cảm” với
quốc tế - (cái áo không làm nên thầy tu) Điều đó không quan trọng bằng :
“Nhà nước,đảng CSVN” nên biết, không chỉ được phép làm những gì trong
khuôn khổ Hiến Pháp luật pháp qui định mà còn phải biết tôn trọng đồng
bào nhân dân khi họ được phép làm những gì mà Luật Pháp không cấm . Điều
đó có thể có chút thiện cảm với quốc tế còn hơn là mượn cái áo, bởi đã
là “cộng sản” thì không thể và không bao giờ là “thầy tu” .
Hoàng Thanh Trúc
Trí Nhân Media Vịnh chức Ủy viên Bê Xê Tê
Thiếu vàng phải nhập kim ngân
Thiếu nhân nên phải đưa anh thiện vào
Bá thanh ở tận trời cao
Làm sao hiểu được nước cờ thế gian
Còn ông đình huệ họ vương
Trung ương giữ lại làm thằng ủy viên
(Sưu tầm và sáng tác)
Vũ Duy Chu
ĐÁNH DẤU LÃNH THỔ
Hai vợ chồng nọ đang ngồi xem chương trình Thế giới Động vật hoang dã trên Tivi. Tiếng cô Biên tập viên:
- Loài cọp được mệnh danh là chúa sơn lâm, muôn loài đều phải khiếp sợ. Cọp beo thường đánh dấu lãnh thổ của nó bằng nước tiểu. Mùi nước tiểu đặc trưng của cọp là một lời cảnh báo cho các loài thú và cả các con cọp từ nơi khác tới hãy dè chừng…
Ông chồng:
- Vẽ chuyện! Loài thú mót đâu tè đấy, biết gì mà đánh dấu với chả đánh diếc, lãnh với chả thổ.
Bà vợ liền bĩu môi, xí một tiếng rõ to:
- Ôi giời ôi, cái khoản“ đánh dấu lãnh thổ” thì lũ cọp beo trong rừng trên khắp thế giới này phải gọi mấy cha Việt Nam bằng cụ….
Ông chồng phản ứng ngay tắp lự:
- Vớ vẩn! Bà nói thế là xúc phạm đàn ông chúng tôi đấy!
Bà vợ lại xí thêm một tiếng như tiếng rít:
- Thì ông ra công viên Lê Văn Tám mà coi. Ba mặt công viên là phố chính trung tâm, kìn kìn người qua lại suốt ngày đêm, hàng rào toàn cây sắt tròn, to như ngón chân cái. Thế mà các ông “đánh dấu lãnh thổ” riết rồi cây sắt nào cũng rỉ sét, vỡ ra từng mảng, đứt hết chân. Người đi trên vỉa hè công viên phải bịt mũi vì khai thối không chịu nổi. Rồi gốc cây trên các con đường trong thành phố, nhất là đoạn vắng, có gốc cây nào mà không bị các ông “đánh dấu lãnh thổ”. Sao, ông còn cãi nữa hay thôi, hử?
Ông chồng… xìu:
- Nhưng bà không có quyền ví chúng tôi như động vật hoang dã, nghe chưa?
Bà vợ lại… xí:
- Tôi không xúc phạm cọp beo, nhá. Tôi chỉ bảo cái khoản “đánh dấu lãnh thổ” thì lũ cọp beo trong rừng phải gọi mấy cha bằng… cụ. Thế thôi!...
Hí… hí… hí.
Sài Gòn, 5.5.2013
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét