Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 6 tháng 5, 2013

Bài viết đáng chú ý

TS Tô Văn Trường - Hội nghị TƯ 7 & vàng

 TS Tô Văn Trường
TS Tô Văn Trường
Dear All

1. Chuyện lớn của đất nước, Hội nghị TƯ 7 của Đảng đang họp bàn ở Hà Nội “trúng hay chệch” các vấn đề nóng bỏng của đất nước chỉ cần vào mạng xã hội sẽ thấy được “ý Đảng-lòng Dân”! Có người bảo nên đọc Tấn Thư của Chệt để suy ngẫm.
Xưa kia nếu thất bại bất cứ chuyện gì cũng đổ cho ĐQPK (đế quốc phong kiến), gần đây có xu hướng đổ cho BĐKH (biến đổi khí hậu). Nếu để tình trạng như hiện nay nguồn nhân lực chủ yếu ở Tổng cục Thủy lợi Bộ Nông nghiệp & PTNT, trong khi chức năng lại ở Bộ Tài nguyên & Môi trường vừa chồng chéo lãng phí, chưa nói đến khâu “tiền mất, tật mang”! Cho nên TƯ bàn về chuyên đề biến đổi khí hậu nước biển dâng là điều dễ hiểu.
Về việc bầu bổ sung 2 vị mới vào Bộ Chính trị (ông Thiện Nhân và bà Kim Ngân), đa số Ủy viên TƯ không theo xu hướng Orthofox (chính thống) nữa vì họ muốn sống thật với mình hơn. Ông Thiện Nhân chẳng để lại dấu ấn gì cho ngành giáo dục và KHCN nhưng theo cơ cấu để phụ trách dân vận thì phải? Bà Kim Ngân vẫn là bộ mặt sáng sủa của giới quần thoa sau bà Tòng Thị Phóng.
Hai ông tân trưởng ban được Bộ Chính trị giới thiệu nhưng khi bỏ phiếu đều trật. Ông Bá Thanh có tâm nhưng chưa đủ tầm, chưa ra TƯ đã đe bắt hốt. Bài học rút ra là đừng để người ta ghét và sợ mình. Ông Vương Đình Huệ thì khỏi phải bàn vì uy tín ngày càng tệ!
  Sau khi viết 2 bài “Quản lý vàng thất bại đươc báo trước” và “Thủ phạm vàng hóa nền kinh tế” tôi không có ý định bàn thêm về câu chuyện Vàng. Nhưng hôm qua nghe ông Thống đốc Bình trong mục “Dân hỏi Bộ trưởng trả lời”, là người dân tôi phải nói lại để cho ông hiểu rằng chính sách quản lý vàng vừa qua là sai nhiều hơn đúng có nghĩa là sai từ quan điểm đến cách làm cụthể cho nên trả lời của ông thống đốc không thuyết phục đươc người dân.
Trước hết, khách quan nhận xét, đồng ý với ông Thống đốc khi không cho hai thị trường liên thông, tức là không cho tự do nhập vàng tiền tệ thì tất nhiên giá vàng ở trong nước và giá vàng trên thế giới phải khác nhau. Về ý kiến nếu cho nhập vàng thì sẽ mất ngoại tệ nên hiểu là chúng ta muốn kiểm soát ngoại tệ thì không thể không kiểm soát nhập vàng. Chúng ta cần capital control (kiểm soát dòng chảy tư bản) chứ không thể để tự do. Bài học nhãn tiền Thái Lan, Indonesia, và Hàn Quốc đã gần chết vì để tự do dòng chảy tư bản. VN có lúc cho tự do đã đẩy giá chứng khoán lên trời, sau đó suy sụp vì tiền nước ngoài rút ra.
Cái sai của ông Thống đốc khi nói cần ổn định giá thị trường vàng. Vấn đề không phải là ổn định thị trường vàng mà ổn định giá cả nói chung trong nước (tức là phải có chính sách giữ lạm phát thấp). Ổn định giá sẽ tạo sự ổn định ở thị trường khác. Nếu lạm phát không thấp thì không thể ổn định được thị trường ngoại hối. Ngày nào đó giá vàng thế giới từ 1400 đô la hiện nay xuống 800 đô la thì ông Bình có đặt vấn đề ổn định giá vàng không? Và nếu mà cán cân thanh toán thiếu hụt quá lớn thì ông Bình có ổn định ngoại hối không?
Cần nhớ rằng khi các tổ chức tín dụng hoàn thành việc đóng trạng thái vàng, khi thực hiện xong việc “tái xuất vàng trang sức và tạm nhập vàng nguyên liệu” vv…thì các vấn đề cân đối lớn liên quan đến vàng được bộc lộ nguyên hình thì lúc đó tất cả những vấn đề mà ông Thống đốc nêu là thành công hôm nay sẽ là con số không tròn trĩnh!
TS Tô Văn Trường
(BVN)

QH chuẩn bị lấy phiếu tín nhiệm: Nhiều bỡ ngỡ và lúng túng

Báo cáo công tác của một số ít quan chức thuộc diện lấy phiếu tín nhiệm rất ngắn, chỉ chừng 1,5 trang A4.
Trong kỳ họp thứ 5 khai mạc vào ngày 20-5 tới, lần đầu tiên QH sẽ tổ chức lấy phiếu tín nhiệm với 49 chức danh thuộc bốn nhóm: Chủ tịch nước, phó chủ tịch nước; Chủ tịch QH, phó chủ tịch QH, chủ tịch Hội đồng Dân tộc, chủ nhiệm các ủy ban của QH và các ủy viên Thường vụ QH khác; Thủ tướng, phó thủ tướng, bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ (CP); chánh án TAND Tối cao, viện trưởng VKSND Tối cao, tổng Kiểm toán Nhà nước.
Chuẩn bị cho sinh hoạt dân chủ mới mẻ này, gần 40 vị thuộc các chức danh trên đã có bản báo cáo công tác gửi tới QH và được sao gửi các đại biểu (ĐB) QH. Đây là lần đầu tiên một hoạt động vốn chỉ diễn ra nội bộ, trong khuôn khổ công tác tổ chức cán bộ của Đảng, được diễn ra công khai tại nghị trường. Do đó, nhiều vị không tránh khỏi lúng túng, bỡ ngỡ - biểu hiện rất rõ ở bản báo cáo công tác của từng người.

Việc lấy phiếu tín nhiệm lần đầu tại Quốc hội dự kiến thực hiện vào cuối kỳ họp thứ 5 tới đây. Ảnh: CTV
Có những báo cáo rất sơ sài
Đầu tiên là tên văn bản, mỗi người một kiểu. Có vị tô đậm: “Báo cáo của người được QH lấy phiếu tín nhiệm”. Người khác viết: “Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác và phẩm chất đạo đức”. Dài, chi tiết hơn, một số lại chọn tiêu đề: “Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống”. Ngược lại, dù rất hãn hữu, có báo cáo thiếu hẳn tiêu đề - phần được coi là bắt buộc của bất cứ văn bản mang tính hành chính - pháp lý nào.
Về giới hạn thời gian, hầu hết các vị thuộc diện lấy phiếu tín nhiệm lấy năm 2012 làm mốc để báo cáo công tác của mình. Trong khi đó, một số người lại chọn cách báo cáo toàn bộ các công việc từ khi được QH bầu, phê chuẩn tại kỳ họp đầu tiên, tháng 7-2011 đến nay. Điều này có thể gây khó khăn cho các ĐBQH khi so sánh, đánh giá công tác của các vị chức sắc với nhau.
Sự lúng túng còn bộc lộ ở chỗ nhiều người không biết mình phải báo cáo cho ai. Hiểu một cách chính xác, người được/bị lấy phiếu tín nhiệm trước hết phải báo cáo công tác của mình cho người cầm tờ phiếu đánh giá - tức từng ĐBQH. Thế nhưng rất nhiều báo cáo ghi địa chỉ gửi tới là Ủy ban Thường vụ QH.
Có những báo cáo mà phần mở đầu không nêu rõ tên người báo cáo (chỉ nêu chức danh bộ trưởng bộ A) và cũng không hề nêu địa chỉ gửi tới. Một số báo cáo sử dụng nhân xưng là “bộ trưởng”, “phó thủ tướng”. Đọc những văn bản như vậy, thắc mắc đầu tiên sẽ là ai báo cáo và báo cáo cho ai…
Các ĐBQH khi nghiên cứu các báo cáo này, điều đầu tiên quan tâm có lẽ là độ dày, mỏng. Hầu hết các báo cáo ở mức 6-8 trang A4. Một số dày hơn, chừng 12-15 trang. Số ít dài tới 25-30 trang, thậm chí còn kèm thêm phụ lục liệt kê công việc khá dày.
Độ dày, mỏng chưa hẳn đã nói lên tính chuyên nghiệp, mức độ chi tiết, súc tích của báo cáo nhưng một số ít vị đã lập một báo cáo rất ngắn - chỉ chừng 1,5 trang. Công tác hơn một năm trời của quan chức cỡ bộ trưởng hoặc chủ nhiệm ủy ban của QH mà lại trình bày quá gọn như vậy thì khó có thể cung cấp đầy đủ thông tin cho những người bỏ phiếu.
Cái cần không báo, cái báo không cần
Đi vào nội dung của từng báo cáo mới thấy rõ hơn nhận thức, hiểu biết của từng vị chức sắc về trách nhiệm báo cáo, giải trình của mình trước QH.
Nghị quyết của QH cũng như nghị quyết của Ủy ban Thường vụ QH quy định, hướng dẫn về lấy phiếu tín nhiệm đã nêu rõ: Báo cáo công tác cần bám vào việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật đối với chức vụ được QH bầu, phê chuẩn. Có nghĩa đây là báo cáo về trách nhiệm pháp lý trước cơ quan đã bầu/phê chuẩn mình. Thế nhưng một số vị chức sắc trong báo cáo của mình lại liệt kê những công việc về mặt đảng như việc tham gia các kỳ họp BCH Trung ương, việc kiểm điểm theo Nghị quyết Trung ương 4, việc tuân thủ quy định 19 điều cấm với đảng viên…
Cũng đi vào nội dung, khá nhiều báo cáo dường như lặp lại báo cáo công tác của cơ quan, đơn vị nơi người đó đứng đầu. Có báo cáo đọc xong không hề thấy được vị chức sắc đó đã thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn luật định cho cá nhân mình như thế nào... Ngoài ra, báo cáo công tác của các vị bộ trưởng chỉ trình bày duy nhất phần việc đã thực hiện với tư cách bộ trưởng, mà quên mất rằng ngoài vị trí tư lệnh ngành, họ còn là thành viên CP, có trách nhiệm thảo luận, quyết định những vẫn đề thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của tập thể CP. Điều này rất có thể ảnh hưởng tới phiếu tín nhiệm mà ĐBQH dành cho họ…
* * *
Trên đây chỉ là một vài cảm nhận ban đầu của một số ĐBQH mà PV ghi nhận về báo cáo công tác của gần 40 vị thuộc các chức danh QH bầu, phê chuẩn sẽ được QH lấy tín nhiệm trong kỳ họp tới. Thời gian vẫn còn, rất có thể khi đọc lại báo cáo của mình so sánh với của người khác, một số vị sẽ có báo cáo bổ sung hoặc báo cáo lại để ĐBQH hiểu chính xác, đầy đủ hơn công việc mình đã làm, nhờ đó có kết quả tốt trong lần lấy phiếu đầu tiên này.

Mục đích, căn cứ lấy phiếu tín nhiệm
Lấy phiếu tín nhiệm là việc QH thăm dò mức độ tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do QH bầu hoặc phê chuẩn để làm cơ sở cho việc xem xét đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Mục đích của việc lấy phiếu là nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của QH; giúp người được lấy phiếu tín nhiệm thấy được mức độ tín nhiệm của mình để phấn đấu, rèn luyện, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động; làm cơ sở để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ.
Báo cáo công tác của người được lấy phiếu gồm các nội dung cơ bản sau đây:
1. Họ và tên, chức vụ do QH bầu/phê chuẩn;
2. Kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật đối với chức vụ do QH bầu/phê chuẩn;
3. Tự đánh giá về các nội dung tu dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống;
4. Giải trình về ý kiến, kiến nghị của cử tri do MTTQ chuyển đến (nếu có).
Đây là căn cứ để ĐBQH quyết định lá phiếu.
(Theo Nghị quyết 35/2012 của QH và Nghị quyết 561/2013 của Ủy ban Thường vụ QH về lấy phiếu tín nhiệm)
(PLTP)

Phạm Chí Dũng - Ác ý nào từ “độ trễ” giảm lãi suất cho vay?

lai suat 15
Những chỉ đạo của người đứng đầu Ngân hàng nhà nước đã trở nên quá nhàm chán và trơn tuột trong vòng một năm rưỡi qua, và cái được xem là “độ trễ” của giảm lãi suất cho vay càng làm cho người ta có cảm giác về một thực tồn ác ý đang được duy trì và biến diễn cho đến khi các doanh nghiệp không còn cựa quậy được nữa.

 “Độ trễ” một năm rưỡi!

Thời gian đã tròn bốn tháng từ khi nghị quyết 02 của Chính phủ về một số biện pháp tháo gỡ khó khăn ra đời, nhưng dường như vẫn chưa có gì được “tháo gỡ”.

“Doanh nghiệp mòn mỏi chờ hỗ trợ” hay “doanh nghiệp chết như ngả rạ” là những tiêu ngữ mang tính tán thán rất cao, lại đã xuất hiện đầy rẫy trên mặt báo chí.

Tuy thế, tình thương không làm xúc động lợi nhuận.

Các ngân hàng vẫn cố tình treo cao lãi suấ cho vay một cách đầy ác ý. Cách đây hơn một tháng, khi trần lãi suất huy động được kéo giảm thêm một lần nữa, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cũng lại một lần đưa ra lời hứa hẹn về việc giảm lãi suất cho vay. Thế nhưng, một lần nữa hứa hẹn này lại kèm theo điều kiện “giảm lãi suất cho vay cần phải có độ trễ từ 2 đến 3 tháng”.

Cái được gọi là “độ trễ” ấy thực ra đã kéo dài từ cuối năm 2011 đến nay. Không khó gì để người ta kiểm điểm lại năm đầu tiên của suy thoái, mà vào thời điểm cuối năm 2011 số doanh nghiệp phải phá sản và giải thể đã được tiết lộ là 49.000.

Còn giờ đây, số doanh nghiệp lâm vào tình trạng “ruộng khô lúa cháy” – như một ví von đến cay đắng của chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành, đã lên đến 100.000 – mới chỉ theo con số công bố của Ủy ban thường vụ quốc hội vào đầu năm 2013.

“Độ trễ” của việc giảm lãi suất cho vay đã đóng góp “một bộ phận không nhỏ” vào cái chết như thế còn hơn cả cay đắng của hàng trăm ngàn doanh nghiệp, lồng trong tâm thế tiền ngồn ngộn trong ngân hàng nhưng doanh nghiệp không thể vay được.

Cho dù một số gói tín dụng với lãi suất ưu đãi đã được Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng nhà nước tung ra vào giữa năm ngoái, song theo phản ánh của nhiều doanh nghiệp hoạt động thực tiễn, tới giờ này tình hình tiếp cận được “nguồn vốn vay giá rẻ” vẫn không khả quan hơn bao nhiêu.

Trong khi đó, thời gian cứ trôi đi, và mỗi khoảnh khắc của thời gian đều mang lại một vết cứa lòng thấm thía cho những kẻ khát vốn.

“Thuốc độc”


Nếu vào năm 2011 và nửa đầu 2012, những kẻ khát vốn đã phải lao theo mặt bằng lãi suất cho vay đến 18-20%, thậm chí có lúc lãi suất cho vay còn được đẩy lên đến 23-25%, thì dù sao khi đó niềm hy vọng tiêu thụ hàng hóa vẫn còn được giữ ở một mức độ nào đó.

Nhưng tròn một năm trước đây, cũng vào tháng Năm, vào thời điểm mà Thống đốc Nguyễn Văn Bình điều trần trước Quốc hội về tỷ lệ nợ xấu ‘bỗng dưng’ nhảy vọt lên 10% – quá cách biệt so với tỷ lệ  này chỉ 3,4% được Ngân hàng nhà nước công bố vào tháng 11/2011, thì vấn đề sức mua của thị trường cũng trở nên tiêu tán một cách nghiệt ngã.

Không thể thỏa hiệp với mặt bằng lãi suất cho vay quá cao, nhiều doanh nghiệp đã phải chấp nhận phương án “lãn công”, tạm dừng hoạt động, cho công nhân tạm nghỉ việc hoặc tệ hơn thế là thẳng tay đẩy công nhân ra đường.

Trong hai cái tết 2011 và 2012, dù không có số liệu thống kê chính thức nào được thực hiện bởi các cơ quan nhà nước, song phản ánh của báo chí đều cho thấy có nhiều ngàn công nhân thậm chí không đủ tiền để mua vé tàu xe về quê ăn tết. Nhiều người trong số họ đã phải chọn cách ở lại thành phố chỉ để… ngủ.

Những tiêu cực, khi vượt qua giới hạn của nó, luôn có thể mang lại hình ảnh dã man.

Trong khi đó, khối ngân hàng thương mại vẫn khá ung dung với nguồn lợi nhuận tích lũy từ những năm tháng trước, cho dù vào cuối năm 2012 họ đã bị chao đảo bởi tình trạng tồn ứ vốn mà hầu như không cho vay được.

Nửa cuối năm 2012 cũng chứng kiến vòng quay vốn xã hội chỉ còn có 0,8 lần, theo con số báo cáo. Thế nhưng con số này là quá thấp so với vòng quay 2 lần của những năm trước đó.

Vòng quay vốn lại phản ánh thực trạng sức mua xã hội. Không thể lưu thông một cách đều đặn, vốn bị tắc nghẽn không chỉ ở khâu sản xuất và kinh doanh mà còn lan sang cả khâu tiêu dùng. Tình trạng găm tiền của người dân là phổ biến, nhưng còn phổ biến hơn là nhiều gia đình không còn tiền để găm giữ. Tất cả chi tiêu sinh hoạt đều phải tính toán một cách đầy cẩn trọng, trong bối cảnh mặt bằng giá cả hàng tiêu dùng giảm một tăng hai.

Trong khung cảnh đầy u ám như thế, việc tiếp tục vay và hơn nữa là vay với lãi suất khá cao chính là “một cách để tự sát”, hoặc “doanh nghiệp uống thuốc độc” – như báo chí thường mô tả bóng bẩy và đau đớn.

Ác ý

Cho tới quý 4/2012, đã khá phổ biến tâm lý “không biết vay để làm gì” của nhiều doanh nghiệp. Đối với họ, vấn đề không còn tập trung quá nhiều vào lãi suất cho vay, bởi dù muốn hay không, mặt bằng lãi suất cho vay cũng vẫn còn treo ở mức khá cao, từ 16- 18%, chứ không phải như báo cáo của Ngân hàng nhà nước là đã giảm về 13-15%.

“Thống đốc đừng tưởng dân không biết gì” – như một lời nhắc nhở đầy mỉa mai của một đại biểu trong một kỳ họp quốc hội cách đây không quá lâu.

Những con số của Ngân hàng nhà nước cứ liên tiếp tung ra, nhảy múa và vẫn tiếp tục đánh đố xã hội khi chẳng kèm theo một tiêu chí minh bạch nào về chân đứng của chúng.

Chân đứng của Thống đốc và Ngân hàng nhà nước dù vẫn có thể vững chãi trong Chính phủ, nhưng chắc chắn đã rệu rã từ lâu trong lòng dân và đặc biệt “suy thoái nghiêm trọng” trong tâm hồn những con nợ bất đắc dĩ.

Với các doanh nghiệp bất đắc dĩ như thế, điều đáng lo nhất vào thời điểm này không còn là chuyện lãi suất, mà là làm sao tiêu thụ được hàng tồn kho, cứu vớt được đồng nào hay đồng nấy. Tỷ lệ hàng tồn kho ở nhiều ngành nghề lại vẫn treo cao đến 20-30%, không kém thua thế năng ngất ngưởng của lãi suất cho vay.

Tới giờ này, sau một năm rưỡi kêu gào giảm lãi suất cho vay, hầu hết các doanh nghiệp khát vốn đã không còn quá mặn mà với việc vay vốn. Nhưng cũng vào chính lúc này, khối ngân hàng thương mại và những nhóm lợi ích nằm trong lòng nó mới giãy nảy khi không biết làm cách nào để đẩy vốn tồn ứ ra thị trường.

Thế nhưng điều kỳ quái là bất chấp sự đe dọa cận kề, nhiều ngân hàng thương mại vẫn nhất quyết không chịu giảm lãi suất cho vay, lồng trong bầu không khí cái được coi là tinh hoa của Ngân hàng nhà nước đang trở nên bất lực.

Thông tin mới nhất về việc Ngân hàng Vietcombank phải giảm mạnh lãi suất huy động xuống còn 6% chỉ là một hệ quả tất yếu – hệ lụy từ việc treo cao lãi suất cho vay khiến tắc nghẽn tín dụng, biến chứng thành những cú chữa cháy bất tuân quy luật.

Những chỉ đạo của người đứng đầu Ngân hàng nhà nước cũng đã trở nên quá nhàm chán và trơn tuột trong vòng một năm rưỡi qua.

Cái được xem là “độ trễ” của giảm lãi suất cho vay mà người còn giữ được chức danh thống đốc khất hẹn lại càng làm cho người ta có cảm giác về một thực tồn ác ý đang được duy trì và biến diễn cho đến khi các doanh nghiệp không còn cựa quậy được nữa.

Câu hỏi cuối cùng vẫn luôn là vì sao và vì ai mà lại tồn tại đến mức khó tin cái ác ý đó?
(ABS)

Đào Tuấn - Phải uốn lưỡi 7 lần trước khi nói, bác Thanh ạ!

Gs-ts Tô Ngọc Thanh
GS-TS Tô Ngọc Thanh
Một “nhân tài đất Việt”, một “nguyên khí quốc gia” vừa có một phát ngôn “nhục như con trùng trục”: “Không quốc phục, họp quốc tế thấy nhục”. Ông nói: “Tôi vừa phải đi may một bộ áo dài khăn đóng để mặc khi tham dự các cuộc họp có tính chất quốc tế…nhiều lần thấy nhục khi các đại biểu quốc gia khác mặc quốc phục mang đặc trưng văn hóa của nước họ thì mình lại mặc áo veston. Ví như, Indonesia, các tiểu vương quốc Ả rập, Hàn Quốc… họ vẫn mặc trang phục riêng của họ, trong khi nước mình cũng có những trang phục riêng mang bản sắc văn hóa thì mình vẫn phải mặc veston đi họp”.
Và báo điện tử Kiến thức đã giật cái tít chơi chữ chính xác đến từng mi-li-mét phát ngôn “nổi tiếng” này: Không quốc phục, họp quốc tế thấy nhục.
Chắc các bạn nóng lòng muốn biết tác giả của phát ngôn “con trùng trục” về cái nhục khi không quốc phục này là ai lắm rồi.
Xin thưa ngay đây. Đó là GS Tô Ngọc Thanh, Tiến sĩ khoa học ngành Âm nhạc dân tộc học. Người có tên trong nhân tài đất Việt, thuộc diện “Nguyên khí quốc gia”, chắc là cần được “bảo tồn” gấp.
Nghe GS Thanh nói nhiều người sẽ giật mình. Nếu nhục là “xấu xa đau khổ”, chẳng hóa ra chúng ta mang một nỗi xấu xa đau khổ suốt cả trăm, cả ngàn năm nay khi không có quốc phục? Và biết đâu đó, với tư duy dằn vặt tự kỷ kiểu này, khi có quốc phục rồi nhiều người vẫn thấy nhục khi chưa có quốc hoa, quốc tửu, hay quốc… gái.
Thưa với giáo sư, ngẩng đầu lên nhìn có lẽ còn rất nhiều điều khác ngoài chuyện manh áo tấm quần. Còn rất nhiều thứ đáng để “tự trọng” hơn nỗi nhục “Vẫn phải mặc veston đi họp”.
Thì đó, ngay trong tháng 4, dù đã xuất khẩu tới 807.000 tấn gạo, thu về 340 triệu USD để giữ vững danh hiệu “Quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới”, vẫn có 59,5 nghìn hộ, 255,2 nghàn đồng bào ở khắp nơi trên đất nước vẫn thiếu đói. Giáo sư thử nghĩ mà xem: 30 ngày, có thêm 13,6 nghìn hộ thiếu đói. Và cái đói này, là cái đói vật lý chứ không chỉ là đói một thứ thanh danh hão.
Ở Lai Châu, ở Điện Biên, ở Yên Bái, ở Hà Giang…những đứa trò nhỏ vẫn thường niên chân đất tay không đến trường với ước mơ có khi giản dị chỉ là một bữa cơm thịt chuột và “cật” thì có cái gì đó để che.

Thư tuyệt mệnh của chị Nhân
Thư tuyệt mệnh của chị Nhân
Còn ở Cà Mau, gần 40 năm sau ngày giải phóng, gần 70 năm sau ngày độc lập, một người phụ nữ đã “ra đi” với một sợi dây treo trên xà nhà. Chị quyên sinh để “tiết kiệm” tiền cho những đứa con đi học. Và cái chết của chị, nói như Chi hội trưởng Phụ nữ ấp 5, suy cho cùng là vì “sức ép từ tiền học phí cho con và tiền đi chích (thuốc) cho bản thân”. Trong lá thư tuyệt mệnh, thật cay đắng, người phụ nữ bất hạnh đã nói đến “hoàn cảnh không lối thoát”, đã cầu xin chính quyền địa phương xót thương mà cấp cho chồng con chị cái sổ hộ nghèo hoặc cận nghèo.
“Tấm áo không làm nên thầy tu”. Thiếu một bộ quốc phục không khiến người ta xấu xa. Có thêm một bộ quốc phục cũng không phải là biện pháp có thể làm đồng bào no ấm hơn. Thấy nhục, vì thế, có lẽ khác xa với biết nhục.
Thưa Giáo sư Thanh, quyền xài khăn đóng áo the hay cởi trần đóng khố là quyền của ông, nhưng quyền được sống, quyền cơm ăn áo mặc, quyền được học hành là quyền của đồng bào. 70 năm sau ngày độc lập, đất nước vẫn còn biết bao nhiêu điều đáng để những trí thức cần phải biết tự trọng trước khi loanh quanh trong tư duy, gọi thô thiển, là manh áo tấm quần.
Hồi phong trào quốc hoa đang rộ, nhiều người, một cách mai mỉa, đề nghị chọn hoa…hồng, hay hoa xấu hổ làm quốc hoa. Những ý kiến này được đàng hoàng đưa lên báo như một sự xấu hổ mà mỗi người, trước khi nói đến những thiêng liêng cao đẹp “đồng bào, dân tộc”, cần sờ tay lên gáy.
Và hôm nay, khi nghe một GS, TSKH nói về “nỗi nhục khi không có quốc phục”, có lẽ, có thêm một sự xấu hổ nữa khi quốc dân đồng bào biết rằng có người vẫn thấy nhục khi diện veston đi hội nghị quốc tế trong khi vô số đồng bào mình đang chết đói, thậm chí tự vẫn vì cùng quẫn.
Phải uống lưỡi 7 lần trước khi nói về nỗi nhục, bác Thanh à.
Đào Tuấn
(Blog Đào Tuấn) 

Nhà văn Phạm Đình Trọng - Khắc khoải quyền con người

Sáng chủ nhật 5.5.5013, tôi rất muốn phone rủ vài ông bạn già cùng đến điểm hẹn Quyền Con Người nhưng gọi nhau trên sóng điện rồi lại lọt vào tai công an thêm rắc rối nên hơn bảy giờ sáng, tôi lặng lẽ ra khỏi nhà.
Mới đi một đoạn ngắn tôi thấy một phụ nữ bên chiếc xe máy đứng bên đường ngóng nhìn lại suốt dọc đường. Đàn ông thấy phụ nữ bao giờ cũng muốn ngắm một gương mặt đẹp. Nhưng mặt người phụ nữ này che kín trong lớp vải đen và chiếc kính đen to. Chợt nhận ra điều bất thường ở người đàn bà trong buổi sáng chủ nhật êm ả, tôi ngoái nhìn lại thấy chị ta đang áp điện thoại vào má.
Xuôi theo đường một chiều Nguyễn Thị Minh Khai đến ngã tư đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa vừa lúc đèn đỏ nhưng vì rẽ phải nên tôi vẫn chạy xe vào đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Đến trước dinh Độc Lập, vừa rẽ trái sang đường Lê Duẩn thì hai cảnh sát giao thông trên chiếc mô tô trắng chạy trước chặn đầu xe tôi, cây gậy trắng trong tay viên cảnh sát chỉ xuống đường bảo tôi dừng xe. Hai cảnh sát giao thông trên chiếc mô tô chạy sau áp sát đến. Họ đòi kiểm tra giấy tờ xe của tôi. Tôi hỏi: Tôi có lỗi gì mà các anh dừng xe và kiểm tra giấy tờ tôi. Sau hai, ba lần họ đòi và hai, ba lần tôi hỏi lại họ mới bảo rằng rẽ phải mà tôi không bật tín hiệu báo rẽ gây nguy hiểm cho người sau. Thật vô lí nhưng tôi vẫn đưa giấy tờ cho họ xem. Điều bất thường nữa là họ còn hỏi tôi định đi đâu! Sao cảnh sát giao thông lại quan tâm đến việc tôi sẽ đi đâu nhỉ?

Nhà văn Phạm Đình Trọng và Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ
Nhà văn Phạm Đình Trọng và Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ
Nhận lại giấy tờ, tôi đến nhà Văn hóa Thanh niên gửi xe máy rồi đi bộ đến điểm hẹn Quyền Con Người, dải thảm cỏ và rừng cây đại thụ giữa nhà thờ Đức Bà và dinh Độc lập. Đang đi trong vườn cây, tôi quay lại thay đổi hướng đi thì phát hiện một thanh niên còn trẻ, dáng to đậm, mặc bộ đồ xám nhạt, áo có mũ trùm đầu thả sau gáy, bám theo tôi. Mấy lần tôi dừng lại, ngồi xuống ghế bên lối đi, cậu ta đều dừng lại gần tôi, không cần giấu giếm sự đeo bám của cậu ta.
Thấy một thanh niên mặt mũi sáng sủa, bên người có chiếc túi nhỏ như túi sách của sinh viên, ngồi một mình trên chiếc ghế đúc bằng gang tôi hỏi xin ngồi nửa ghế trống và được chấp nhận. Tôi bắt chuyện: Cháu đi chơi hay đến đây tham gia sinh hoạt Quyền Con Người? Cháu có quan tâm đến hoạt động đó không? Cậu thanh niên nói rằng có nghe nhắc đến việc đó nhưng Quyền Con Người vẫn bình thường, đầy đủ, có gì đâu phải quan tâm. Tôi nói Quyền Con Người là quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do báo chí, dân mình đâu có. Cậu thanh niên bảo: Bác nói chuyện với cháu, thế là tự do tư tưởng rồi còn gì nữa – Nói chuyện riêng thì có thể nói được mọi điều nhưng nói trên điễn đàn, trên truyền thông thì đâu có được. Người dân biểu tình hợp pháp chống Trung Quốc xâm lược thì bị bắt bớ, đánh đập, tù đày. Người dân đâu có được bộc lộ chính kiến – Cháu chỉ quan tâm đến học hành, tương lai thôi – Quan tâm đến học thì cháu phải học để biết Quyền Con Người của cháu. Cháu chỉ quan tâm đến tương lai thôi à? Quyền Con Người của cháu không có thì tương lai làm gì có – Cháu thấy mọi cái đều tốt cả mà. Đất nước đã thay đổi, tốt lên rất nhiều – Có thay đổi nhưng quá chậm chạp, không tương xứng với tiềm năng đất nước và mồ hôi, xương máu của dân đã đổ ra.
Cháu có thấy Nhận Bản, Hàn Quốc điều kiện tư nhiên đâu bằng mình mà chỉ hai mươi năm sau chiến tranh họ đã trở thành con rồng, con phương kinh tế thế giới. Còn ta, chiến tranh kết thúc gần bốn mươi năm rồi, gấp đôi thời gian của họ mà dân vẫn đói khổ, có người mẹ trẻ phải tự tử vì nghèo đói không nuôi nổi con. Trẻ con miền núi nhịn đói, mùa đông chỉ có manh áo mỏng đi học trong những lớp học rách nát như cái lều vị, cháu có biết không? Có thể cháu có hai, ba bằng đại học, cháu đi làm lương tháng vài chục triệu đồng nhưng lớp trẻ như cháu cả thì đất nước nguy hốn quá cháu ạ. Tôi nói thế và chờ nghe cậu thanh niên phản ứng nhưng im lặng giây lát rồi cậu ta bỏ đi.
Thấy anh Phan Đắc Lữ đi một mình, tôi liền vẫy anh lại. Tôi và anh Phan Đắc Lữ đã ngồi ở chiếc ghế gang trong vườn cây phía trái trước dinh Độc Lập hơn nửa tiếng. Đến tám giờ rưỡi, giờ hẹn của buổi sinh hoạt Quyền Con Người, chúng tôi đi sang vườn cây bên kia đường, nơi tập trung đông bạn trẻ. Nhưng đông hơn cả là những sắc áo công cụ nhà nước: Cảnh sát cơ động. Cảnh sát giao thông. Thanh niên xung phong. Dân phòng. Thanh tra xây dựng .  .  .
Ngày chủ nhật mà nhân viên vườn cây xả nước lênh láng những lối đi, phun ướt hết ghế ngồi nhưng các bạn trẻ vẫn rải báo ngồi kín gờ xi măng hai bên lối đi trong vườn cây. Nhân viên vườn cây lại giở trò đốn hạ cành cây, lấy cớ xua đuổi các bạn trẻ khỏi khu vực cành cây sẽ rơi xuống. Tôi liền nói to: Này các anh. Ngày thường sao các anh không làm? Chủ nhật, người dân đến vườn hoa nghỉ ngơi, các anh lại giở trò phun nước, chặt cây để xua duổi dân là sao? Nhà nước khốn quẫn quá rồi nên phải giở trò thô thiển, lộ liễu, hèn hạ đối phó với dân. Các nhân viên vườn cây biết rằng việc họ làm là bất thường nhưng làm theo lệnh nên họ cứ im lặng làm.
Chợt tôi chú ý đến người đàn ông ngoài năm mươi tuổi, da đen xạm, mặc đồ dân sự đứng cạnh tôi. Tay cầm bộ đàm, ông đưa lên miệng, nói: Cơ động di chuyển sang bên kia đường! Cơ động di chuyển sang bên kia đường! Tôi nhìn sang bên kia đường, nơi quần tụ khá đông người nhưng vẫn yên tĩnh. Cảnh sát 113 di chuyển đến khá đông dưới lòng đường. Bỗng trên hè đường, ngay cạnh chỗ cảnh sát 113 tập trung, lộn xộn xảy ra. Thanh niên xung phong, dân phòng, thanh tra xây dựng xô vào một điểm, nhấp nhô, xô đẩy. Những nắm đấm vung lên. Những dùi cui phóng xuống.
Khi tôi và anh Phan Đắc Lữ đến chỗ xảy ra lộn xộn, mọi việc đã yên. Mấy chậu hoa đặt mép vỉa hè đổ nghiêng xuống lòng đường. Bên mép đường, một thanh niên xung phong mở chiếc túi ni lông đen, lôi những tập giấy trong túi ra, xé vụn. Mọi người cho tôi biết Nguyễn Hoàng Vi và hai bạn trẻ đi với Vi vừa bị bắt ở đây và chiếc túi ni lông đen đựng những tập giấy viết về Quyền Con Người là của nhóm Nguyễn Hoàng Vi. Khát vọng Quyền Con Người đã bị bắt đi và lời văn Quyền Con Người đang bị xé vụn!

Nhà văn Phạm Đình Trọng
(Blog Bà Đầm Xòe)

Vì sao Đảng giận dữ?

jonathan-london
(Đài ABC- Australia phỏng vấn TS. Jonathan London về Swar đổi Hiến pháp VN)
jonathan-londonPhóng viên đài phát thanh ABC Richard Aedy: Chính phủ Việt Nam muốn sửa đổi hiến pháp. Hiến pháp nước này được viết vào năm 1946 và đã được sửa đổi 4 lần kể từ đó, và lần tu chỉnh gần đây nhất là vào năm 1992. Từ tháng Giêng đến cuối tháng này, chính phủ đã đề nghị dân chúng cả nước đóng góp ý kiến ​​về sửa đổi dự thảo hiến pháp, nhưng đảng Cộng sản (VN) đã không được hài lòng với những ý kiến ​​được các tầng lớp dân chúng kiến nghị. Tổng bí thư đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng đã phê phán các ý kiến sửa đổi dự thảo hiến pháp là “thể hiện sự suy thoái tư tưởng chính trị và đạo đức ở Việt Nam “. Như vậy, những điều gì đang xảy ra?
Tôi cùng tham gia phân tách sự kiện này với Tiến sĩ Jonathan London, phụ tá giáo sư của Phân khoa Nghiên cứu Châu Á và Quốc tế, Đại học Thành phố Hồng Kông.
Jonathan, xin chào anh tham gia chương trình.
Tiến sĩ Jonathan London: Cảm ơn anh rất nhiều đã cho phép tôi tham gia chương trình. Chúng ta hãy bắt đầu. Tại sao? Tại sao chính phủ muốn thay đổi hiến pháp?
Vâng, tôi nghĩ rằng nhiều chính quyền độc tài, trong đó có Việt Nam, tin vào việc thỉnh thoảng thay đổi hiến pháp, không phải chỉ để bảo đảm Hiến pháp phù hợp với đòi hỏi của chính quyền mà còn là cách để cố gắng hợp pháp hóa thêm sự cai trị độc quyền của họ dưới con mắt của dân chúng.
Cụ thể đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam muốn thay đổi những gì?
Một số điều khoản được đem ra thảo luận có liên quan đến quá trình chuyển đổi của Việt Nam sang nền kinh tế thị trường, và như bạn đã biết, về cơ bản Việt Nam đã đi theo nền kinh tế thị trường hơn hai mươi năm qua kể từ lần sửa đổi Hiến pháp sau cùng (1992). Một số khía cạnh của hiến pháp cũ do đó cần phải điều chỉnh hay sửa đổi cho phù hợp hơn.
Theo như tôi hiểu được, có một sửa đổi trong hiến pháp mà từ đó sẽ tăng cường tối đa sự kiểm soát gắt gao của đảng cộng sản đối với nhà nước?
Vâng, trong những lần sửa đổi hiến pháp trước đây, việc đảng cộng sản giành toàn bộ quyền lực chính trị được nêu rõ trong Điều 4. Quyền lực tuyệt đối này cũng được ghi trong lời mở đầu của bản hiến pháp rằng đảng cộng sản là lực lượng duy nhất và không thể thiếu trong đời sống chính trị và xã hội của Việt Nam do đó phần cơ bản của hiến pháp đã được dùng để khẳng định uy quyền tối thượng của đảng.
Và quân đội  phải chấp hành và bảo vệ đảng thay vì bảo vệ đất nước,có phải như vậy không?
Đúng như vậy. Trong hầu hết các quốc gia độc đảng, hiến pháp của họ chủ ý nói rõ ràng rằng quân đội và chính quyền là thuộc cấp của đảng. Trường hợp của hiến pháp Việt Nam cũng y như vậy.
Anh vừa mới đề cập rằng sửa đổi hiến pháp là để phù hợp với tình hình kinh tế đã chuyển hướng thành nền kinh tế thị trường kể từ lần sửa đổi hiến pháp lần cuối. Như vậy những cải cách theo hướng kinh tế thị trường đã có dẫn đến  một xã hội công bằng hơn không?
Việt Nam đã trải qua hơn hai thập niên tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và hầu hết người dân đã cùng nhau được hưởng lợi rất đáng kể về vật chất. Điều không tốt xảy ra trên con đường phát triển kinh tế là nó tạo ra sự bất bình đẳng, và một số dấu hiệu cho thấy sự bất bình đẳng về thu nhập và tài sản cá nhân đã gia tăng đáng kể và tệ hại hơn trong vài năm qua. Những gì xảy ra gần đây làm chậm mức độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam là do từ  hậu quả của sự trì trệ của nền kinh tế thế giới và luôn cả tình trạng bất ổn kinh tế vĩ mô của hệ thống kinh tế Việt Nam có liên quan đến việc quản lý kinh tế trong đó có nhiều sai phạm. Và những bất ổn kinh tế vĩ mô đó gây ra tình trạng mất tin tưởng trong nhân dân, và tăng sự  bực tức của dân chúng ngoài xã hội. Bao trùm trên những vấn đề không tốt này, dân chúng càng ngày càng cảm thấy rằng tham nhũng đã thực sự tràn lan tất cả trong toàn bộ chính phủ làm cho nhà nước không chỉ không hiệu quả trong việc quản lý nền kinh tế mà còn vô trách nhiệm và thiếu tầm nhìn thấu đáo cho tương lai của Việt Nam.
Được rồi, Jonathan, tôi đã tự kìm giữ phát biểu của mình cho đến thời điểm này. Nhưng dầu cho có như vậy , theo anh những đề nghị và nhận xét nào về những thay đổi dự thảo hiến pháp đã làm cho lãnh đạo của đảng bực bội?
Vâng, đầu tiên tôi có thể nói rằng theo họ  dự định, việc phát động chương trình tham vấn cộng đồng nhân dân chỉ là một sự kiện mang tính cách nghi thức, và họ nghĩ rằng sẽ chỉ có một vài phát biểu không thuận lợi nhưng thực tế cho thấy có vẻ đây là những phản ứng rộng rãi từ cộng đồng khắp nơi mà  đảng cộng sản và nhà nước đã không lường trước được. Điều đã xảy ra là sự  xuất hiện đồng loạt và  sự ủng hộ mạnh mẽ cho những yêu cầu cải cách toàn bộ hiến pháp và cải cách chế độ chính trị. Sự viêc  bắt đầu với một bản kiến ​​nghị có chữ ký của một nhóm 72 nhân sĩ trí thức và những nhân vật quan trọng trong cộng đồng. Hầu hết trong số những người ký tên đầu tiên có liên quan mật thiết với đảng và nhà nước. Những đề nghị của họ bao gồm việc bãi bỏ Điều 4 trong đó công nhận đảng cộng sản là lực lượng chính trị tối cao và không thể tranh cãi, loại bỏ điều khoản khẳng định quân đội phải trực thuộc sự lãnh đạo của đảng cũng như loại bỏ các lời mở đầu của hiến pháp ghi nhận quyền lãnh đạo tất yếu của đảng (cộng sản), thực hiện các cải cách hiến pháp để bảo đảm các quy định của pháp luật mà Việt Nam hiện nay không có. Thực sự mà nói, đây chỉ  là  một đề nghị cổ  điển theo đó  Việt Nam cần một hiến pháp dân chủ đa đảng nhưng chính điều đó  đã đưa đến sự giận dữ của đảng.
Như vậy từ việc đảng (Cộng sản Việt Nam) đưa ra bản dự thảo hiến pháp của họ trong đó chủ yếu tập trung vào việc phản ảnh nền kinh tế thị trường rồi sau đó một nhóm, đúng ra phải nói là một nhóm nhỏ các nhà trí thức, công bố một bài tham gia ý kiến trong đó họ muốn được nói đến những vấn đề quan trọng hơn nhiều. Như vây đã có cái gì đó khác lạ xẩy ra, có phải không? Ngay cả viêc khoảng hơn bảy mươi trí thức đứng ra ký tên bản kiến nghị đã trở thành một phong trào quần chúng. Làm thế nào mà điều đó đã xảy ra đựơc?
Vâng, có một vài sự kiện.
Thứ nhất, kiến nghị sửa đổi hiến pháp đầu tiên được 72 nhà trí thức biên soạn và ký tên bắt đầu được sự hỗ trợ sau khi được lưu hành rộng rãi trên Internet và số lượng người ký vào bản kiến ​​nghị tăng lên nhanh chóng.
Tuy nhiên, một trong những điều gây ra nhiều tiếng vang xuất phát từ hậu quả của bài phát biểu mà Tổng bí thư đảng Cộng sản, ông Nguyễn Phú Trọng tuyên bố trong buổi nói chuyện trước một số cán bộ chính trị cấp tỉnh, trong đó ông phàn nàn rằng có những luồng ý kiến suy thoái tư tưởng chính trị và hành vi phi đạo đức của một số người có liên quan đến yêu cầu sửa đổi hiến pháp. Một nhà báo trẻ, anh Nguyễn Đắc Kiên, ký giả cho một tờ báo tin tức tương đối ít tiếng tăm gọi là “Gia đình và Xã hội” đã viết bài tranh luận đăng trên trang mạng của mình trả lời những nhận xét của Tổng bí thư và được các đài truyền hình nhà nước phổ biến. Anh ta đã  tấn công thẳng thừng, trong đó anh ta nói rằng ông Tổng bí thư của đảng  hoàn toàn sai lầm trong cảm nghĩ của ông ta. Tuy nhà báo Nguyễn Đắc Kiên bị mất việc làm ngay ngày hôm sau – điều đó không có gì là bất ngờ- anh cũng đã khẳng định rằng Việt Nam cần phải từ bỏ các hạn chế tự do tối thiểu, cho phục hồi quyền tranh luận chính trị và cần soạn thảo bản hiến pháp mới dựa trên nền dân chủ đa đảng. Sau việc làm của anh, các hoạt động phê phán góp ý đã bùng nổ nhanh chóng, và đã có hơn mười nghìn chữ ký ủng hộ bản kiến nghị đầu tiên (Kiến nghị 72) tại thời điểm này.
Hành động gần đây nhất của đảng và nhà nước là cố gắng triệt hạ uy tín của những người tham gia soạn thảo và ký tên tham gia kiến nghị như họ vẫn thường làm, và gọi những người kêu gọi cải cách sâu rộng bản hiến pháp là đại diện (trích) “thế lực thù địch” (hết trích). Dù họ đã cố gắng bưng bít chặt tất cả những ý kiến đóng góp của nhân dân, nhưng dầu sao trong lúc này đã có một số tiến triển thực sự đáng chú ý và gây ấn tượng trong sinh hoạt chính trị của Việt Nam qua lần sửa đổi hiến pháp này.
Vậy thì những gì … đặc biệt đã xảy ra sau lúc đó?
Vâng, đến lúc này thì chưa có ai bị bắt giữ nhưng điều đó vẫn có thể sẽ xảy ra. Thực sự ra, như anh đã biết rồi, điều quan trọng nhất là vô hình chung chưa bao giờ chúng ta nhìn thấy những điều rất khích lệ như thế này xảy ra  ở Việt Nam, nhưng chúng ta cũng sẽ thật ngu ngốc nếu mình tiên đoán rằng nó sẽ đưa đến những sửa đổi hiến pháp quan trọng. Những sinh hoạt này chỉ nên coi là một giao điểm tốt trong sự phát triển văn hóa chính trị mới tại Việt Nam, bởi vì chưa bao giờ trong lịch sử đương đại của Việt Nam các quan điểm chính trị khác nhau lại được thảo luận một cách nghiêm túc và cởi mở như hiện nay. Tôi nghĩ rằng, bất kể những gì sẽ xảy ra trong những tháng tới, đã có sự thay đổi đáng kể tại Việt Nam trong đó đề tài chính trị được dân chúng cả nước đột ngột quan tâm. Bạn phải biết đây là một nước có tiềm năng đi lên rất to lớn và người dân đã có rất nhiều nỗi thất vọng đối với  tình trạng quản lý yếu kém, thiếu tinh thần trách nhiệm và không đủ năng lực của chính quyền từ trung ương đến địa phương, làm ảnh hưởng tai hại đến tương lai của đất nước. Đó là vấn đề thực tế tại Việt Nam và mọi người cảm nhận viêc có được cơ hội tìm ra khoảng trống trong không gian chính trị của họ.

Nguyễn Hùng, Trần Hoài Nam ghi lại và phỏng dịch
Dẫn theo ABS, đầu đề của Quê Choa

Hoàng Đức Doanh - Tham nhũng triệt -- Lãnh đạo diệt!


Tham nhũng triệt -- Lãnh đạo diệt!

Bây giờ đã hiểu ngọn ngành,
Quan tham là có chức danh rõ ràng.
Ngồi trên quyền lực đàng hoàng,
Ngấm ngầm công quỹ lại mang về nhà.
Đó là tiền của quốc gia,
Cũng là tiền thuế chúng ta đóng vào.
Quyền năng ở tít trên cao,
Không tham, ở dưới ai nào dám tham?
Bầy đàn sẵn tính tham lam,
Ngưu tầm ngưu đấy! Mã làm mã xơi.
Tiền tài ở khắp mọi nơi,
Thính tai như chuột, chúng mời chào nhau.
Quan tham có vợ đứng sau,
Vơ nhanh bỏ bị, rồi mau làm lành...
Lại thêm kiểu khác ma ranh,
Việc riêng chúng nhiễu bắt dành tiền chi.
Cửa quyền thường trực duy trì,
Nước thì gặp nạn, dân thì điêu linh.
Nổi lên bão gió bất bình,
Kỷ cương, phép nước rối tinh, rối bời.
Việc dân ở khắp mọi nơi,
Không tiền đút lót, không đời nào xong!
Mưu đồ từ ở bên trong,
Nhờ Cò tín hiệu xoay vòng ra dân.
Người người đều thấy là cần,
Nguyên do tham nhũng kết thân thành bè.
Nói đây đã mấy ai nghe,
Công quyền liên kết thành phe tham tiền.
Vậy nên phải diệt trước tiên,
Triệt tiêu phe nhóm luân phiên trị vì!

© Hoàng Đức Doanh
Hà Nội, 06/05/2013
(VAOL)

Khẩn: Nguyễn Hoàng Vi bị đánh đổ máu tại trụ sở CA phường Phú Thạnh khi đi đòi tài sản

Blogger Nguyễn Hoàng Vi tại trụ sở CA phường Phú Thạnh. Địa chỉ: 236, Lê Niệm, phường Phú Thạnh, Q. Tân Phú
 
CTV Danlambao – Lúc 15h30 hôm nay, 6/5/2013, blogger Nguyễn Hoàng Vi đã bị CA phường Phú Thạnh (quận Tân Phú) đánh đổ máu khi cô cùng người nhà đến đây đòi lại tài sản bị CA cướp đoạt.
Kẻ trực tiếp hành hung Nguyễn Hoàng Vi là viên công an tên Nguyễn Duy Lâm. Trong lúc tranh cãi, tên CA Nguyễn Duy Lâm bất ngờ lao đến đấm rất mạnh vào miệng của Hoàng Vi. Cú đấm ác ý của tên CA Lâm đã khiến Hoàng Vi bị rách môi và chảy máu.
Bạn bè cùng người nhà của Hoàng Vi đang có mặt tại CA phường đã nhanh chóng can thiệp và loan tin cầu cứu. Ngay lập tức, tin khẩn cấp được gửi đi qua facebook, nhiều người hay tin vội vàng đến trụ sở CA phường Phú Thạnh ứng cứu.
Lo sợ hành vi đánh người thô bạo sẽ khiến người dân kéo đến phản ứng, CA nơi đây đã huy động lực lượng lập hàng rào chốt chặn hai đầu đường dẫn vào trụ sở CA. Hiện nay, Hoàng Vi cùng người nhà đang bị bao vây bởi một lực lượng CA dày đặc, tình hình rất nghiêm trọng, không biết chuyện gì sẽ xảy ra sắp tới.
Một số người dân gần đó cho biết, hiện nay, trụ sở CA phường Phú Thạnh tại số 236, Lê Niệm, Q. Tân Phú đã bị dân phòng tự ý ngăn đường, hạn chế xe qua lại.
Như tin đã đưa trên Danlambao, Nguyễn Hoàng Vi bị CA bắt cóc vào sáng hôm qua (5/5/2013) khi cùng bạn bè tham gia buổi dã ngoại trao đổi về quyển con người và phân phát bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền.
Khi bị đưa về CA phường Phú Thạnh (Quận Tân Phú), toàn bộ tài sản của Hoàng Vi đã bị CA cướp đoạt trắng trợn mà không hề lập biên bản. Được biết, kẻ đã trực tiếp cướp tài sản của cô là một viên công an to béo, khá già, mặc thường phục.
Viên CA này được giới thiệu là đang công tác tại Sở CA TP.HCM. Trước khi ra về, tên CA này đã ra lệnh cho thuộc hạ lao vào cướp toàn bộ tài sản của Hoàng Vi, trong đó có giấy chứng minh nhân dân, tiền bạc, và một chiếc IPad.
* Tin đang cập nhật
No-U 7 minutes ago

Khẩn:

Bloger Châu văn Thi (Yeu Nuoc Viet) vừa mới báo: Em gái của Nguyễn Hoàng Vi là Chi vừa mới bị Công An Phú Thạnh đánh gãy răng. Qua điện thoại thì có những tiếng la hét thất thanh.Nhờ danlambao loan tải giùm

Danlambao 6/5/2013

Tường thuật Buổi Dã ngoại thảo luận Quyền Làm Người 5.5.2013


* Cập nhật sáng 06.05.2013:
Được biết, trong số những người cùng bị bắt trong buổi dã ngoại nhân quyền ngày hôm qua có một người tên Huy.
Blogger Vũ Sỹ Hoàng bị bắt vào lúc 9h30 sáng 5.5. tại quán cà phê khi cùng với chị Nhung, mẹ của Phương Uyên đến tham dự buổi dã ngoạn thảo luận về nhân quyền. Công an đưa Vũ Sỹ Hoàng về P. Hiệp Bình Chánh. Đến 3h30 công an chuyển sang P. Hiệp Bình Phước. Trước đó, được báo tin, gia đình đến P. Hiệp Bình Chánh tìm người nhưng công an ở đây chối không bắt người. Công an đã giữ Vũ Sỹ Hoàng lại cho đến 9h30 tối mới thả về.
Trường hợp của blogger Hoàng Vi thì sau khi đánh đập và bắt đi, 3 giờ sáng ngày 6/5, Hoàng Vi đã về đến nhà. Được biết thêm cùng bị bắt với Vi và Quốc Anh là một người tên Huy. Lý do là đang cầm trên tay cuốn sách viết về Quyền Làm Người.
Bạn đọc Danlambao – Đã có hàng chục phụ nữ với những bảng chữ và tài liệu trong tay đi kêu oan nơi công cộng. Trong buổi dã ngoại trao đổi về quyền con người hôm qua, 5/5, rất nhiều hoàn cảnh được nêu ra: dân bị chính quyền cướp đất; chính quyền vay thóc hàng chục năm không chịu trả cho dân; án oan.v.v…
Dieu Quyen (Danlambao) – As a Vietnamese person living abroad, I often follow various events back in Viet Nam with keen interest, and with a somewhat diffrerent viewpoint. Today such an event occured in Viet Nam which made me think hard, especially when I compare it to similar events in the country where I am now residing.
The 88 Project – Sunday May 5th, 2013: Young Vietnamese activists organized for the first time Human Rights picnics to share documents on and discuss about human rights.
Chuyện làm của Hà nội chỉ làm cho hình ảnh rất xấu xa của cái chính quyền Hà Nội trong vấn đề đàn áp chính người dân của họ. Và điều này, tôi nghĩ rằng có hại cho chính quyền Hà nội trong chuyện họ muốn ứng cử vào Ủy ban Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2014 – 2016. Về phía anh em trẻ thì tôi phải nói rằng, nếu chúng ta so sánh với 10 năm 20 năm trước đây, quả đây là một danh tiếng rất lớn của giới trẻ Việt Nam. Tôi rất lấy làm mừng và rất hãnh diện vì những hoạt động của họ…  - Bác sĩ Nguyễn Đan Quế.
Bất chấp những chiêu trò ngăn chặn, phá hoại của CA Hà Nội, buổi dã ngoại trao đổi về quyền con người vẫn được diễn ra tại công viên Nghĩa Đô sáng nay, 5/5/2013. Video do bạn đọc Danlambao gửi đến.
“Sau khi em kiểm tra thì biết máy chị bị chặn hai chiều vì lý do an ninh, mời chị ra cửa hàng Mobifone..” – Đoạn ghi âm bằng chứng an ninh can thiệp vào máy điện thoại Mẹ Nấm
Mẹ Nấm - Tôi không có thói quen chụp hình công an hay an ninh, những người đã đang và phải theo tôi vì nhiệm vụ của họ, bởi nguyên tắc của tôi là tôn trọng nghề nghiệp của mọi người.
Tôi cũng không nói gì về việc hơn 6 người canh gác, đeo bám và theo sát tôi từ hôm thứ 5 (02/05/2013) cho đến sáng nay, bởi đó là việc bình thường.
Thất Lĩnh (Danlambao) – Buổi dã ngoại ôn hòa, bất bạo động vì nhân quyền diễn ra ngày 5.5.2013 đã khép lại bằng vụ bắt giữ trái phép nhiều bạn trẻ, trong đó có Nguyễn Hoàng Vi, Hành Nhân, Quốc Anh. Mục đích của buổi họp mặt này nhằm trao đổi và nâng cao kiến thức về nhân quyền, nhưng công an Việt Nam đã dùng đủ mọi phương cách để ngăn chặn từ Hà Nội đến Hải Phòng, Nha Trang và Sài Gòn. Đảng cộng sản Việt Nam luôn hô hào rằng họ tôn trọng nhân quyền nhưng động thái này một lần nữa cho thấy đảng cộng sản Việt Nam tiếp tục vi phạm quyền làm người một cách trắng trợn.
Hôm nay bác có meo này chúc mừng Thanh Phượng cách riêng, cùng mừng các cô chiêu cậu ấm đồng băng đảng cách riêng đang ăn trùm thiên hạ về quyền con người.
Trong cuộc dã ngoại trao đổi về quyền con người diễn ra sáng nay, 5/5/2013, tại khu vực công viên Nghĩa Đô – Hà Nội, một nhóm thanh niên từ đâu xuất hiện đồng thanh gào to các khẩu hiệu “Đảng CSVN quang vinh muôn năm”, “Hồ Chí Minh muôn năm”
Nhóm thanh niên này là đoàn viên đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chỉ Minh, dưới sự chỉ đạo của của công an đã kéo đến với mục đích ‘phản dã ngoại’, phá rối buổi trao đổi về quyền con người của các Công Dân Tự To.
Nguoi Yeu Nuoc (Danlambao)Nếu sang năm 2014 hay 2015, mà nền Dân chủ thực sự đến được với Việt Nam, tôi tin rằng sẽ có nhiều sử gia nước Việt coi trọng phần đóng góp của hai ông Trọng và Dũng trong lịch sử, đó là vai trò “làm suy yếu niềm tin của Dân vào đảng”. Không, nói thế thì nhẹ quá, phải nói thế này mới chuẩn, hai ông đã có vai trò ”làm mất hẳn niềm tin của Dân vào đảng”…

Âm binh đại chiến

Nguyên Anh (Danlambao) Nói về xứ Lú, đức vua đang ngồi vễnh râu tôm nghe các vương hầu khanh tướng về báo cáo hội nghị TW7, bỗng đâu có tiếng trống dồn dập cấp báo ngoài sân rồng, đức vua vội triệu vào cung bẩm báo thì nhận ra đó là sai nha bộ Côn hớt ha hớt hải:
- Dạ cấp báo cùng thánh thượng, hiện giặc dân đen đang nổi loạn, chúng đưa ra các bí kíp nhỏ có tên là Quyền Con Người. Xúi giục đám dân đen tạo phản, hiện thế giặc đang rất mạnh đồng loạt tại các kinh đô là Hà thành, Nha thành, và Sài thành, xin thánh thượng truyền chỉ!

Đất nước của những bầy sâu

Trần Mạnh Hảo (Danlambao)(“… Không chỉ một con sâu mà cả bầy sâu đang tàn phá đất nước…” Lời ông Trương Tấn Sang chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam).
Có phải sông Hồng ầm ầm gõ biển?
Thủy Tinh đại chiến Sơn Tinh?
Núi chạy Trường Sơn bão đá?

Khi “quyền con người” còn thua cả con vật

Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) Sáng ngày 5/ 5/ 2013 “Quyền con người” bị chà đạp trong Buổi Dã ngoại thảo luận về “Quyền Làm Người” tại Việt Nam.
Nước Non là của Mọi người,
Cùng chung Quốc Tổ – giống nòi Việt Nam.
Vì đâu có đảng gian tham,
Độc quyền yêu nước – ai làm được chi.

Vua Lú thụ phong

Nguyên Anh (Danlambao) Dân nước Việt vô cùng phấn khởi và hồ hởi khi biết sau bao nhiêu cố gắng và tiền của bỏ ra để mua sự công nhận các di tích, lăng tẩm đền đài, vật thể, phi vật thể chưa được bao nhiêu thì mới đây nhà nước ta vô cùng vinh hạnh khi được các tổ chức có uy tín của nước ngoài phong danh hiệu mà lại… không tốn đồng nào mới sướng. Làm ai nấy đều nhớ câu nói của bác Lú: – “Mình phải Làm sao người ta mới như vậy chứ”. Và đây, giờ phút đăng quang của đất nước chúng ta,nhành ô liu và cành nguyệt quế thuộc về: Ngài Nguyễn Phú Trọng, đương kim TBT đã được tổ chức phóng viên không biên giới (RSF) phong tước hiệu:“Sát Thủ với nền báo chí Việt Nam”.

Hốt! Hốt! Hốt! Hốt liền không nói!

David Thiên Ngọc (Danlambao)“Bá Thanh, Bá Đạo rồi đây cũng quì mọp trước cửa động quỉ nhà ta hòng xin thứ tội mà thôi chứ “Hốt” được gì! Lúc đó ta cho một quỉ tướng cầm “Hốt” phất qua một lượt biến hắn thành một công chúa mỹ miều với mỹ danh là công chúa “Hác Rốt” và cho sánh duyên cùng hoàng tử “Bát Ga” để cho đôi Thanh Mai-Trúc Mã này cùng nhau đẩy “Ba Gát” đi “Hốt Rác” trọn đời suốt kiếp”.

UAV Made in Viet Nam: ‘Vu vạ’ như thế người ta cười cho!

Facebooker Mạnh Kim - Dù thật sự không có ý chỉ trích hay chê bai sản phẩm “máy bay không người lái” của “tập thể các nhà khoa học do TS Phạm Ngọc Lãng làm chủ nhiệm” nhưng vẫn phải nói thẳng rằng cái gọi là “UAV” vừa ra mắt ở Việt Nam chỉ đáng gọi là mô hình không hơn không kém. Chỉ cần vào Youtube, bạn có thể xem vô số mô hình UAV của dân lắp ráp nghiệp dư (sinh viên Mỹ hoặc nhiều nước khác) thực hiện, với thiết kế hiện đại gấp nhiều lần so với mô hình quá đơn giản và nghèo nàn về kỹ thuật của Việt Nam. Xin nhắc lại, ở đây không có ý chê bai, chỉ thấy nhóm nghiên cứu của ông Lãng quá tự tin, lại thêm khẳng định của ông GS-TSKH Đỗ Trung Tá, Chủ tịch Hội đồng Chính sách khoa học và công nghệ quốc gia, khi cho rằng “đây là sự kiện rất quan trọng, đánh dấu sự phát triển của khoa học kỹ thuật Việt Nam”, nên có ý kiến thôi.
Blogger Hành Nhân - Sáng CN 05.05, đúng 8h30 tôi có mặt ở công viên 30/4, đối diện dinh Độc Lập. Khi đến đây, tôi gặp một số bạn quen như Hoàng Vi (An Đổ Nguyễn), Quốc Anh (August Anh)… Chúng tôi cùng rảo bước một vòng, thấy có một số bạn trẻ ngồi tụm năm tụm ba trò chuyện, xung quanh là đủ các loại lực lượng CSGT, CSCĐ, TNXP, CA, AN chìm nổi… Trong số đó, tôi nhận ra rất nhiều các gương mặt quen thuộc đã từng “làm việc” với tôi hay theo đuôi tôi. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn vui vẻ bước đi, hỏi chuyện một số bạn trẻ về Quyền Con Người. Nếu như ai chưa từng biết hay xem qua Tuyên ngôn Quốc Tế Nhân Quyền thì chúng tôi phát cho họ một bản để tham khảo. Có một số anh an ninh mặc thường phục cũng đến hỏi xin một bản để xem…

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét