Tấn bi kịch của cái nghèo
2 cô gái nhỏ ở Gia Lai đã uống thuốc diệt cỏ quyên sinh. Một tấn bi kịch thực sự của sự nghèo khổ?
Nguyễn Như Phụng, sinh năm 1993, nghỉ học từ năm lớp 6 để giúp cha mẹ lo việc gia đình và chăm em nhỏ. Một ngày nào đó, cô mượn xe máy của người bà con, chở cô bạn hàng xóm 15 tuổi đi xin việc.
Không đội mũ bảo hiểm. Phụng bị CSGT bắt giữ. Không có bằng lái. Cô bị phạt 2,5 triệu đồng và giữ xe.
“Khi bị công an giữ xe, Phụng gọi điện về kể và nói 2 đứa đã xin được phụ bưng bê cho một quán phở ở thị trấn Chư Ty. Con bé nói để nó làm hết tháng, lúc nào nhận lương thì sẽ chuộc xe về trả cho người thân”- người cha đau đớn nói với PV Dân trí.
Không ai biết hai cô gái nhỏ đã khủng hoảng thế nào, chỉ biết rằng sau đó cả hai đã rủ nhau uống thuốc diệt cỏ tự tử. Dường như sau một tháng làm việc vất vả, cô đã không đủ tiền chuộc xe.
Phụng đã chết 8 ngày sau đó. Thậm chí, trước khi mất, do miệng bị thuốc diệt cỏ đốt cháy nên Phụng không thể nói được. Lời trăng trối cuối cùng của cô là một tin nhắn bằng điện thoại, chỉ vài chữ: “Em gửi cha mẹ lại cho anh chị, gắng phụng dưỡng cha mẹ, chăm sóc em gái, em bất hiếu…”.
Các bạn có cảm giác thế nào khi đọc về tấn bi kịch của một cô gái trẻ, người đã sớm phải tần tảo, thậm chí ngay trước lúc từ giã cõi đời vẫn nhớ tới cha mẹ?!
Tôi thấy xót xa. Một chuyến tìm việc định mệnh. Và cánh cửa đời đã đóng sập lại khi còn chưa kịp mở ra. Tất cả chỉ vì 2,5 triệu đồng tiền phạt. 1 chiếc xe bị giữ. Và cho tới giờ, ít nhất là một mạng người.
Có người sẽ nói các cô đã không suy nghĩ thấu đáo.
Có người sẽ chép miệng: Chỉ có 2,5 triệu đồng.
Chúng ta không ở hoàn cảnh của Phụng, không hiểu được 2,5 triệu đồng là lớn như thế nào đối với một gia đình sống bằng nghề làm mướn, khi nhận hung tin thậm chí còn phải vay mượn tiền xóm giềng để đón con về.
Chúng ta cũng không hiểu được tâm trạng của 2 cô gái nhỏ với khát vọng tìm việc làm, sống lương thiện, để có thể giúp cha mẹ lam lũ đã bị cuộc đời, một cách phũ phàng, đóng sập cảnh cửa trước mặt.
Ở đâu đó trên đất nước này, có những cô gái phải quỳ giữa đường, chắp tay van xin CSGT.
Ở đâu đó, có những cô nữ sinh chưa đầy 18 tuổi, trước nguy cơ bị tước mất sinh kế của gia đình đã sợ hãi và rối loạn đến mức… tát CSGT.
Nhớ hồi tháng 3, chỉ sau 2 tuần sau lễ nhậm chức, tân Giáo hoàng Francis người đứng đầu giáo hội công giáo với hơn 1 tỷ con chiên trên toàn thế giới đã cử hành thánh lễ tại nhà tù Casal del Marmo ở Rome. Ông dùng tay trần rửa rồi hôn lên chân các phạm nhân, trong đó có một nữ phạm nhân theo đạo Hồi. “Trong số chúng ta, người ở cao nhất phải giúp ích cho những người khác”. Giáo hoàng nói trong bài giảng đạo sau nghi lễ.
Nghi lễ truyền thống mang đầy biểu tượng của sự yêu thương giữa con người với con người.
Trở lại với vụ quyên sinh của 2 cô gái nhỏ. Cảnh sát đã không sai khi kiên quyết xử phạt vi phạm giao thông. Người Việt có câu “Trăm cái lý không bằng một tý cái tình”. Giá như, trong việc xử phạt của nhà chức trách có cái gọi là sự thông cảm, xuất phát từ sự yêu thương, thông cảm giữa những con người và con người.
Điều cuối cùng có thể nói: Đây là một tấn bi kịch của cái nghèo, không chỉ là sự khủng hoảng với 2,5 triệu đồng tiền phạt. Bởi rất có thể chỉ một tờ pô-li-me mà các cô dằn túi trên đoạn trường được dùng đúng lúc đúng chỗ biết đâu sẽ cứu họ khỏi những cái chết oan nghiệt.
Theo Đào Tuấn
Nguyễn Như Phụng, sinh năm 1993, nghỉ học từ năm lớp 6 để giúp cha mẹ lo việc gia đình và chăm em nhỏ. Một ngày nào đó, cô mượn xe máy của người bà con, chở cô bạn hàng xóm 15 tuổi đi xin việc.
Không đội mũ bảo hiểm. Phụng bị CSGT bắt giữ. Không có bằng lái. Cô bị phạt 2,5 triệu đồng và giữ xe.
“Khi bị công an giữ xe, Phụng gọi điện về kể và nói 2 đứa đã xin được phụ bưng bê cho một quán phở ở thị trấn Chư Ty. Con bé nói để nó làm hết tháng, lúc nào nhận lương thì sẽ chuộc xe về trả cho người thân”- người cha đau đớn nói với PV Dân trí.
Không ai biết hai cô gái nhỏ đã khủng hoảng thế nào, chỉ biết rằng sau đó cả hai đã rủ nhau uống thuốc diệt cỏ tự tử. Dường như sau một tháng làm việc vất vả, cô đã không đủ tiền chuộc xe.
Phụng đã chết 8 ngày sau đó. Thậm chí, trước khi mất, do miệng bị thuốc diệt cỏ đốt cháy nên Phụng không thể nói được. Lời trăng trối cuối cùng của cô là một tin nhắn bằng điện thoại, chỉ vài chữ: “Em gửi cha mẹ lại cho anh chị, gắng phụng dưỡng cha mẹ, chăm sóc em gái, em bất hiếu…”.
Các bạn có cảm giác thế nào khi đọc về tấn bi kịch của một cô gái trẻ, người đã sớm phải tần tảo, thậm chí ngay trước lúc từ giã cõi đời vẫn nhớ tới cha mẹ?!
Tôi thấy xót xa. Một chuyến tìm việc định mệnh. Và cánh cửa đời đã đóng sập lại khi còn chưa kịp mở ra. Tất cả chỉ vì 2,5 triệu đồng tiền phạt. 1 chiếc xe bị giữ. Và cho tới giờ, ít nhất là một mạng người.
Có người sẽ nói các cô đã không suy nghĩ thấu đáo.
Có người sẽ chép miệng: Chỉ có 2,5 triệu đồng.
Chúng ta không ở hoàn cảnh của Phụng, không hiểu được 2,5 triệu đồng là lớn như thế nào đối với một gia đình sống bằng nghề làm mướn, khi nhận hung tin thậm chí còn phải vay mượn tiền xóm giềng để đón con về.
Chúng ta cũng không hiểu được tâm trạng của 2 cô gái nhỏ với khát vọng tìm việc làm, sống lương thiện, để có thể giúp cha mẹ lam lũ đã bị cuộc đời, một cách phũ phàng, đóng sập cảnh cửa trước mặt.
Ở đâu đó trên đất nước này, có những cô gái phải quỳ giữa đường, chắp tay van xin CSGT.
Ở đâu đó, có những cô nữ sinh chưa đầy 18 tuổi, trước nguy cơ bị tước mất sinh kế của gia đình đã sợ hãi và rối loạn đến mức… tát CSGT.
Nhớ hồi tháng 3, chỉ sau 2 tuần sau lễ nhậm chức, tân Giáo hoàng Francis người đứng đầu giáo hội công giáo với hơn 1 tỷ con chiên trên toàn thế giới đã cử hành thánh lễ tại nhà tù Casal del Marmo ở Rome. Ông dùng tay trần rửa rồi hôn lên chân các phạm nhân, trong đó có một nữ phạm nhân theo đạo Hồi. “Trong số chúng ta, người ở cao nhất phải giúp ích cho những người khác”. Giáo hoàng nói trong bài giảng đạo sau nghi lễ.
Nghi lễ truyền thống mang đầy biểu tượng của sự yêu thương giữa con người với con người.
Trở lại với vụ quyên sinh của 2 cô gái nhỏ. Cảnh sát đã không sai khi kiên quyết xử phạt vi phạm giao thông. Người Việt có câu “Trăm cái lý không bằng một tý cái tình”. Giá như, trong việc xử phạt của nhà chức trách có cái gọi là sự thông cảm, xuất phát từ sự yêu thương, thông cảm giữa những con người và con người.
Điều cuối cùng có thể nói: Đây là một tấn bi kịch của cái nghèo, không chỉ là sự khủng hoảng với 2,5 triệu đồng tiền phạt. Bởi rất có thể chỉ một tờ pô-li-me mà các cô dằn túi trên đoạn trường được dùng đúng lúc đúng chỗ biết đâu sẽ cứu họ khỏi những cái chết oan nghiệt.
Theo Đào Tuấn
Nguyễn Phú Trọng, sát thủ của tự do báo chí 2013
Trong thâm tâm của Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam:
“Tôi rất quen thuộc với các phương tiện truyền thông và báo chí kể từ
khi bản thân tôi làm việc như một nhà báo giữa năm 1967 và 1996, và sau
đó phục vụ như biên tập viên của Tạp Chí Cộng Sản, tạp chí lý luận của
Đảng Cộng sản. Phương tiện truyền thông không có chức năng tuyên
truyền chống nhà nước. Các nhà báo chỉ phải đưa tin thực tế và không
nên đưa ra các bình luận thúc đẩy một hệ thống đa đảng trong các bài xã
luận của họ hoặc đăng trực tuyến. Tổ chức phương tiện truyền thông
nước ngoài như Đài phát thanh Á Châu Tự Do, VOA hay BBC đang phát sóng
một cách nhanh chóng những ý kiến như vậy cho các công dân của chúng
tôi trong chiêu bài tin tức “độc lập” và những thông tin không được sự
chấp thuận của chúng tôi.
Ở Việt Nam, các nhà báo có thể thực hiện công việc của họ, miễn là họ không chỉ trích đảng. Tháng Hai vừa qua, nhà báo Nguyễn Đắc Kiên
đã vi phạm các quy định của tờ báo Gia đình và Xã hội, do đó anh ta bị
sa thải. Bằng cách từ chối giới hạn bài viết của mình liên quan đến
bài phát biểu và bày tỏ ý kiến về những gì tôi đã nói, nhà báo này đã
vi phạm đạo đức báo chí và đang cố tạo ra bất ổn chính trị.
Những kêu gọi cải cách trong vài tháng qua là hành vi phạm tội phá hoại
chính trị, tư tưởng và đạo đức. Từ khi tôi nhậm chức, biên tập viên
của tờ báo đảng, Nhân Dân hằng ngày, cũng lên án những lời kêu gọi đa
nguyên.
Tuy nhiên một số người nặc danh vẫn tiếp tục cổ xúy cho những thông tin
có hại và quan điểm chính trị. Mặc dù Nghị định tôi đưa ra buộc các
nhà báo phải tiết lộ nguồn của họ và cấm sử dụng bút danh. Điều đó
không ngăn tôi tung ra tổng cộng 100 năm tù lên các blogger và bất đồng
chính kiến trên mạng trong suốt 12 tháng qua. Khoảng 30 người đang
vật vã trong các nhà tù của chúng tôi. Tôi tin rằng hồ sơ của tôi tốt
hơn nhiều so với người tiền nhiệm của tôi là ông Nông Đức Mạnh”.
***
Thêm chú thích |
Có 39 nhà lãnh đạo, nhóm bị gọi là Sát thủ của Tự Do Thông Tin Năm 2013
Trong ngày Tự Do Báo Chí Thế Giới, Phóng Viên Không Biên Giới phát hành
một danh sách cập nhật 39 Sát thủ của Tự Do Thông Tin – gồm các chủ
tịch, chính trị gia, nhà lãnh đạo tôn giáo, lực lượng dân quân và các
tổ chức tội phạm đã kiểm duyệt, bỏ tù, bắt cóc, tra tấn và giết các nhà
báo và những người đưa tin khác. Có quyền lực, nguy hiểm và bạo lực,
những sát thủ này tự cho mình đứng trên luật pháp.
“Những sát thủ của tự do thông tin chịu trách nhiệm về các vụ lạm
dụng tồi tệ nhất đối với các phương tiện truyền thông và các nhà báo,” Phóng viên không biên giới Tổng thư ký Christophe Deloire nói. “Họ
đang trở nên càng lúc càng thành công hơn. Trong năm 2012, mức độ bạo
lực đối với những người cung cấp tin tức là chưa từng có và một con số
kỷ lục của các nhà báo đã bị giết.”
“Ngày Tự do Báo chí Thế giới, được thành lập theo sáng kiến của Phóng
viên không biên giới, phải được sử dụng để vinh danh tất cả các nhà
báo, chuyên nghiệp và nghiệp dư, những người đã trả giá bằng sự dấn
thân cuộc sống, sự toàn vẹn thân thể hoặc tự do của họ, và để tố cáo
tội ác không bị trừng phạt mà những Sát thủ này đang thụ hưởng”.
Năm sát thủ mới đã được thêm vào danh sách: Chủ tịch mới của Trung Quốc, Tập Cận Bình; Các nhóm thánh chiến Jabhat Al-Nosra từ Syria; Các thành viên và những người ủng hộ Hồi giáo Brotherhood của Ai Cập; Các nhóm vũ trang Baloch Pakistan; và nhóm cực đoan tôn giáo Maldives. Bốn sát thủ đã được loại bỏ khỏi danh sách: Cựu Bộ trưởng truyển thông Abdulkadir Hussein Mohamed của Somali; Tổng thống Miến Điện Thein Sein, đất nước của ông đang trải qua những cải cách chưa từng có mặc dù hiện tại vẫn còn bạo lực dân tộc; Nhóm ETA; và Hamas với lực lượng an ninh Palestine, vì đã giảm sự sách nhiễu đối với các nhà báo.
Chú ý tới sự lạm dụng của họ, Phóng viên Không Biên giới đã soạn thảo
bản cáo trạng chống lại một số trong những Sát thủ này với hy vọng rằng
họ sẽ có một ngày bị đưa ra trước tòa án có thẩm quyền. Để làm nổi bật
hơn vực sâu ngăn cách giữa tuyên truyền và thực tế, lời phát biểu của
một số người trong số họ đã tương phản với các sự thật. Và để thấy
những Sát thủ thực sự suy nghĩ như thế nào, chúng tôi đã thể hiện những
suy nghĩ sâu xa nhất của họ trong vai của chính họ. Tất nhiên chúng
tôi đã phải sử dụng một chút trí tưởng tượng, nhưng những dữ kiện được
ám chỉ phù hợp với thực tế.
Những tên mới trong danh sách Sát thủ :
Một Sát thủ ra đi và được thay thế bởi một sát thủ khác. Thật không có
gì ngạc nhiên khi Tập Cận Bình đã nhận lấy vị trí của cựu Chủ tịch
Trung Quốc Hồ Cẩm Đào cũng là Sát thủ. Sự thay đổi nhân sự đã không có
ảnh hưởng nào đến hệ thống đàn áp đã được phát triển bởi Đảng Cộng sản
Trung Quốc.
Danh sách các Sát thủ đã bị tác động bởi những ảnh hưởng từ mùa xuân Ả
Rập và cuộc nổi dậy trong thế giới Ả Rập. Các thành viên và những người
ủng hộ Đảng của Tổng thống Ai Cập Morsi, Huynh đệ Hồi giáo, chịu trách
nhiệm về quấy rối và tấn công các nhà báo và phương tiện truyền thông
độc lập đã chỉ trích đảng này.
Jabhat Al-Nosra tiến vào danh sách Sát thủ phản ánh sự tiến triển trong
các cuộc xung đột Syria và thực tế là sự ngược đãi không còn chỉ riêng
do chế độ Bashar al-Assad đại diện trong danh sách, mà còn do các nhóm
vũ trang đối lập, đang được chứng minh ngày càng nhiều sự bất dung và
nghi ngờ đối với các phương tiện truyền thông. Ít nhất 23 nhà báo và 58
công dân làm báo đã bị giết chết ở Syria kể từ 15 tháng 3 năm 2011 và
bảy nhà báo hiện đang mất tích.
Tại Pakistan, các nhóm vũ trang Baloch, trong đó có Quân đội giải phóng
Balochistan, Baloch Mặt trận giải phóng và quân đội Baloch Musallah
Defa, đã biến các tỉnh Tây Nam Balochistan thành một trong những khu
vực nguy hiểm nhất thế giới cho các ký giả. Gồm các nhóm ly khai vũ
trang và lực lượng dân quân đối lập ra đời để bảo vệ chính phủ trung
ưng Pakistan, họ đã gieo rắc khủng bố lên các phương tiện truyền thông
và tạo ra “lỗ đen thông tin”. Cơ quan tình báo của Pakistan cũng nằm
trong danh sách Sát thủ vì sự vi phạm của họ chống lại các phương tiện
truyền thông.
Kể từ khi cuộc binh biến quân đội đã lật đổ Tổng thống Mohamed Nasheed ở
Maldives trong năm 2012, các nhóm tôn giáo cực đoan đã cố gắng sử dụng
sức mạnh quấy rối của họ để mở rộng ảnh hưởng của mình. Họ đã trở nên
hung tợn hơn khi cuộc bầu cử tổng thống vào Tháng Bảy 2013 đến gần, đe
dọa các phương tiện truyền thông và các blogger và sử dụng tự do ngôn
luận để áp đặt một nghị trình tôn giáo trong khi từ chối quyền tự do
này đối với người khác.
Việc không bị trừng phạt là không thể chấp nhận đối với Sát thủ.
Tấn công thân thể các nhà báo và mưu sát các nhà báo thường không bị
trừng phạt tí nào. Điều này khuyến khích những Sát thủ để tiếp tục vi
phạm nhân quyền và tự do thông tin. 34 Sát thủ đã nằm trong danh sách
năm 2012 tiếp tục chà đạp quyền tự do thông tin với thái độ hoàn toàn
khinh khi và sự thờ ơ.
Các nhà lãnh đạo của chế độ độc tài và các nước bế quan tỏa cảng thụ
hưởng một cuộc sống yên ổn trong khi giới truyền thông và các nhà cung
cấp tin tức bị bịt miệng hoặc bị loại bỏ. Các nhà lãnh đạo như vậy bao
gồm Kim Jong-un ở Bắc Triều Tiên, Issaias Afeworki ở Eritrea và
Gurbanguly Berdymukhammedov tại Turkmenistan. Ở những nước như tại
Belarus, Việt Nam, Uzbekistan và các nước Trung Á khác, sự im lặng của
cộng đồng quốc tế không chỉ là đáng xấu hổ mà đó là đồng lõa.
Phóng viên không biên giới kêu gọi cộng đồng quốc tế không ẩn mình đằng
sau lợi ích kinh tế và địa chính trị. Dựa vào các nguồn tài nguyên
thiên nhiên phong phú của họ, Ilham Aliyev của Azerbaijan và Nursultan
Nazarbayev của Kazakhstan tin tưởng rằng sẽ không ai khiển trách họ.
Lợi ích kinh tế đi trước mọi thứ khác như họ làm với Trung Quốc. Nó
cũng giống như các quốc gia mà phương Tây coi là “chiến lược”.
Hai sát thủ của Iran – Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad và lãnh đạo tối
cao Ayatollah Ali Khamenei – đã thực hiện hai biện pháp cản trở các
phương tiện truyền thông đưa tin độc lập về cuộc bầu cử tổng thống tiếp
theo vào tháng sáu. Những làn sóng bắt giữ các nhà báo bắt đầu từ ngày
27 tháng 1, “Ngày Chủ nhật đen” là bằng chứng rõ ràng cho điều đó.
Tổ chức tội phạm và các nhóm bán quân sự mà thường liên quan đến buôn
bán ma túy – Mexico Zetas, Urabeños Colombia và Mafia Ý – tiếp tục nhắm
vào các phóng viên và phương tiện truyền thông mà họ coi là quá tò mò,
độc lập hay thù địch. Tại Mexico, một quốc gia đặc biệt nguy hiểm cho
nhân viên truyền thông, 87 nhà báo đã thiệt mạng và 17 đã biến mất kể
từ năm 2000. Công lý đã không được thực thi thõa đáng cho bất kỳ trường
hợp nào.
Kể từ khi ông Vladimir Putin trở lại chức vụ tổng thống ở Nga,
nhà chức trách đã thắt chặt nắm đấm của họ hơn nữa để đối phó với cuộc
biểu tình phản đối chưa từng có. Đất nước này vẫn được đánh dấu bằng sự
miễn trừ trách nhiệm ở cấp độ không thể chấp nhận được đối với những
hành vi bạo lực lên các nhà báo. Tổng số 29 đã bị sát hại kể từ năm
2000, trong đó có Anna Politkovskaya.
Tại sao các Sát thủ không bao giờ bị đưa ra công lý ?
Mức cao liên tục của không bị trừng phạt không phải là do một khoảng
trống pháp lý. Có những luật lệ và các thiết chế bảo vệ các nhà báo
liên quan đến công việc của họ. Trên tất cả, nó tùy thuộc từng quốc gia
bảo vệ các nhà báo và nhân viên truyền thông khác. Điều này đã được
nhấn mạnh trong Nghị quyết 1738 về an toàn của các nhà báo mà Hội đồng
bảo an LHQ thông qua trong năm 2006.
Tuy nhiên, các quốc gia thường không làm những gì họ có nghĩa vụ phải
làm, hoặc vì họ thiếu ý chí chính trị để trừng phạt loại lạm dụng này,
hoặc bởi vì hệ thống tư pháp của họ yếu hoặc không tồn tại, hoặc bởi vì
bản thân chính quyền là người gây ra vi phạm đó.
Việc tạo ra một cơ chế giám sát tuân thủ Nghị quyết 1738, mà Phóng viên Không Biên giới đã đề xuất,
sẽ khuyến khích các quốc gia thành viên phải áp dụng quy định xử phạt
cụ thể đối với vụ giết người, tấn công thân xác và mất tích mà các nhà
báo là mục tiêu, sẽ mở rộng trách nhiện của các nước thành viện đối với
“những người đưa tin không chuyên nghiệp” và sẽ củng cố những nỗ lực
của họ để chống lại không bị trừng phạt đối với tội ấy.
Ở cấp độ quốc tế, bảo vệ pháp lý cho các nhà báo cũng được đảm bảo bởi
Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và
Chính trị, Công ước Geneva và các thiết chế khác. Liên Hợp Quốc vừa
công bố kế hoạch hành động về an toàn của các nhà báo và các biện pháp
để chống lại sự không bị trừng phạt vì những tội ác bạo lực đối với họ.
Sự thành lập ra Tòa án Hình sự Quốc tế đã không may không giúp thúc đẩy
cuộc chiến chống lại không bị trừng phạt đối với những người chịu
trách nhiệm về những tội ác bạo lực nghiêm trọng nhất đối với các nhà
báo, mặc dù các nhà báo đóng một vai trò cơ bản trong việc cung cấp
thông tin và phát hành báo trong xung đột vũ trang trong nước và quốc
tế. ICC chỉ có thẩm quyền khi tội phạm xảy ra trên lãnh thổ của một
quốc gia thành viện của Hiệp ước Rome (cái đã tạo ra ICC), hoặc nếu bị
cáo là một công dân của nước thành viên.
Ngoài ra, Hiệp ước Rome không cung cấp tội danh đặc biệt nào đối với
các cuộc tấn công thân thể có chủ ý vào các nhà báo. Điều 8 của Hiệp
ước cần phải được sửa đổi để một cuộc tấn công có chủ ý vào giới truyền
thông chuyên nghiệp được coi là một tội ác chiến tranh.
Loại bỏ khỏi danh sách Sát thủ
Abdulkadir Hussein Mohamed
Cũng biết như “Jahweyn,” chính trị gia Somali là không còn Bộ trưởng
thông tin và viễn thông. Người kế nhiệm ông có vẻ không trực tiếp chịu
trách nhiệm về quấy rối, đe dọa hoặc vi phạm khác đối với nhân viên
truyền thông. Báo chí dù sao vẫn còn rất nguy hiểm ở Somalia, với tổng
số 18 nhà báo bị giết trong năm 2012.
Tổng thống Miến Điện Thein Sein
Được đưa lên như Tổng thống tháng 3 năm 2011, Thein Sein không còn đủ
tiêu chuẩn là Sát thủ của tự do thông tin. Trong nhiệm kỳ tổng thống
của mình, chính quyền quân sự đã bị giải tán . Các nhà báo và các
blogger, bao gồm 17 phóng viên thời sự của Tiếng nói Dân chủ của Miến
Điện, đã được trả tự do. Trong năm 2012, việc kiểm duyệt trước đã bị
bãi bỏ và báo chí lưu vong bắt đầu hoạt động công khai trong nước. Tờ
báo tư nhân hàng ngày đầu tiên xuất hiện vào đầu năm 2013.
Hamas và lực lượng an ninh Palestine
Lực lượng an ninh của chính quyền Palestine ở Bờ Tây và những người của
chính quyền Hamas ở Dải Gaza đã được loại ra khỏi danh sách Sát thủ
năm nay vì con số vi phạm quyền tự do báo chí của họ đã giảm đáng kể
trong bốn năm qua. Tình hình tự do thông tin ở Bờ Tây và Dải Gaza, dù
sao vẫn là chủ đề đáng quan tâm. Chính phủ Hamas gần đây cấm các nhà
báo địa phương làm việc cho phương tiện truyền thông Israel, và nhiều
nhà báo bị truy tố vì xúc phạm Tổng thống Mahmoud Abbas.
ETA
Tổ chức ETA đã được loại khỏi danh sách năm 2013. Do công bố “dứt khoát
chấm dứt hành động vũ trang” vào năm 2011 và đã không có các cuộc tấn
công đối với các nhà báo hoặc phương tiện truyền thông kể từ đó. Phóng
viên không biên giới tất nhiên không quên tất cả các nhà báo đã bị tấn
công hoặc bị giết bởi ETA và tiếp tục đòi công lý cho những tội phạm
bạo lực. Phóng viên không biên giới cũng sẽ tiếp tục cảnh báo ETA cho
bất kỳ mối đe dọa tương lai lên tự do báo chí.
Bản dịch của Nguyễn Trí Dũng
Ai là "kẻ thù của internet"?
Ngày 26-4-2013, website BBC tiếng Việt đăng bài viết nhan đề Google bác
bỏ "yêu cầu kiểm duyệt từ Việt Nam - một kiểu "rút tít" vừa giật gân câu
khách, vừa cố tranh thủ làm ảnh hưởng tới hình ảnh của Việt Nam! Tuy
nhiên, theo Báo cáo minh bạch do Google công bố ngày 25-4 thì không chỉ
như vậy.
Báo cáo đề cập tới yêu cầu tương tự từ nhiều quốc gia, trong đó có Mỹ,
Nga, Trung Quốc, Brazil,... thậm chí 20 nước từng gửi yêu cầu tới Google
đòi xóa phiên bản video Innocence of Muslims - bộ phim được coi là
nguyên nhân dẫn tới bạo lực ở Trung Ðông thời gian qua. Vì thế, qua bài
báo của BBC, câu chuyện ai là kẻ thù của internet cần được làm sáng rõ.
Thế giới đã thay đổi rất nhiều kể từ khi có internet. Con người, do tiếp
xúc và sử dụng internet đã có nhiều thay đổi cả về tập quán sinh hoạt,
phương thức tư duy cũng như cách thức hành động. Dù phải thay đổi để
thích nghi với yếu tố mới của môi trường sống, hầu như không người nào
từ chối sử dụng internet, đơn giản vì nó trực tiếp góp phần đem lại sự
phồn vinh, chí ít cũng về thông tin, tri thức. Vậy mà lại có tổ chức bịa
ra cái định danh "kẻ thù của internet" để quy kết quốc gia này quốc gia
kia. Nhưng theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng, bản thân internet không có
kẻ thù, internet chỉ đơn giản là công nghệ do con người tạo ra để phục
vụ mình. Từ khi ra đời đến nay, internet đồng hành cùng con người trong
cuộc mưu sinh, trở thành công cụ đắc lực trong cuộc sống. Có chăng là
cách thức và mức độ quản lý internet ở mỗi quốc gia có sự khác nhau.
Với Việt Nam thì sao? Khoảng mươi năm trở lại đây, Việt Nam dẫn đầu
danh sách các quốc gia có tốc độ phát triển internet nhanh trên thế
giới. Báo cáo của Bộ Thông tin - Truyền thông cho biết, tổng số thuê bao
băng rộng hiện nay đạt gần năm triệu, tổng số thuê bao 3G đạt hơn 3,3
triệu. Tính đến tháng 11-2012, nước ta có hơn 31,3 triệu người sử dụng
internet, chiếm 35,58% dân số. Hiện tại 100% viện nghiên cứu, trường đại
học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và trung học phổ thông ở Việt
Nam có kết nối để truy nhập internet băng rộng; hơn 90% các trường trung
học cơ sở, bệnh viện được kết nối internet. Ða số cán bộ, công chức,
viên chức, giáo viên, bác sĩ, sinh viên đại học và cao đẳng, học sinh
trung học chuyên nghiệp và học sinh THPT sử dụng internet. Khoảng 70% số
xã có cơ sở dịch vụ viễn thông kết nối băng rộng. Ðặc biệt, truyền
thông điện tử ở Việt Nam phát triển mạnh chưa từng thấy với hàng trăm
báo và tạp chí điện tử, hơn 1.200 trang thông tin điện tử tổng hợp được
cấp phép, 330 mạng xã hội đã đăng ký hoạt động, cùng một số lượng rất
lớn blog cá nhân. Ðiều cần nhấn mạnh là, Việt Nam không có quy định kiểm
soát thông tin cá nhân của người sử dụng internet. Vì thế, tự do
internet của Việt Nam là sự thật không thể bác bỏ. Hay nói cách khác,
Việt Nam là quốc gia hết sức thân thiện với internet.
Tuy nhiên, dù tiện dụng đến đâu thì công nghệ nào cũng có mặt trái của
nó. Từ thực tế có thể nói, mặt trái của internet gây tác hại có thể hủy
hoại tâm hồn con người, đe dọa an ninh quốc gia, trực tiếp trở thành
công cụ tiến công hay phòng thủ trong các cuộc chiến tranh mạng hay xung
đột vũ trang. Thậm chí thông tin giả trên internet có thể làm bùng nổ
chiến tranh. Như gần đây, thông tin thất thiệt về hai vụ nổ bom tại Nhà
trắng khiến Tổng thống Obama bị thương đăng trên tài khoản Twitter của
hãng thông tấn AP đã làm cho thị trường chứng khoán Mỹ thiệt hại gần 137
tỷ USD chỉ trong vòng ba phút! Do đó, mối lo ngại của cộng đồng quốc tế
với mặt trái của internet là điều tất yếu. Ðể ngăn ngừa tác hại của
internet, mọi quốc gia trên thế giới đều triển khai những biện pháp nhằm
kiểm soát nội dung và hành vi của những người sử dụng internet. Ông
Gary Shapiro, Chủ tịch và giám đốc điều hành của Hiệp hội Ðiện tử tiêu
dùng (CEA), tổ chức thương mại của Mỹ đại diện cho hơn 2.000 công ty
điện tử tiêu dùng, đã nói: "Một số chính phủ nước ngoài nhìn thấy sự mở
cửa và tự do của internet như là một mối đe dọa. Trong thực tế, 89 quốc
gia đã ký hiệp ước ITU đem lại cho các chính phủ quyền kiểm soát nhiều
hơn đối với an ninh mạng và thư rác".
Hãy xem Mỹ - nước vẫn tự hào là nơi sản sinh ra internet, đã quản lý
internet như thế nào. Trước hết Chính phủ Mỹ kiểm soát internet thông
qua Tổ chức quản lý số liệu và tên miền internet quốc tế (Internet
Corporation for Assigned Names and Numbers - ICANN). ICANN thành lập năm
1998, là tổ chức hoạt động theo hợp đồng ký kết với Chính phủ Mỹ, chịu
sự giám sát của chính phủ nước này. ICANN có chức năng kiểm soát tất cả
các trang mạng và địa chỉ email toàn cầu thông qua phân bổ địa chỉ IP,
quản lý hệ thống máy chủ cơ sở internet, thực hiện những thay đổi ở tầng
cao nhất của kiến trúc mạng, xác định phân vùng những tên miền cấp cao
như .com, .org, .net,... Vai trò, vị trí của ICANN với internet là tối
quan trọng trên phạm vi toàn cầu, song ICANN lại quan hệ mật thiết với
Chính phủ Mỹ; nói cách khác là, trên thực tế, Chính phủ Mỹ quản lý tổ
chức này rất chặt chẽ. Nên mới có chuyện nước Mỹ kêu gọi các quốc gia
khác buông lỏng quản lý internet, vì Mỹ đã nắm trong tay con át chủ bài
rồi. Tuy nhiên điều này đi ngược lại lợi ích của đa số các quốc gia trên
thế giới, nhiều quốc gia, tổ chức như Pháp, Ðức, Nga,... tỏ rõ thái độ
không đồng tình với việc mạng lưới internet toàn cầu do một tập đoàn độc
quyền Mỹ thao túng. Cần lưu ý là lãnh đạo của ICANN lại là một cựu lãnh
đạo trung tâm an ninh mạng thuộc Bộ An ninh nội địa Mỹ. Do đó, nhiều
nước tỏ rõ ý muốn ICANN chịu sự quản lý của một thể chế quốc tế, có thể
là Liên hợp quốc, bởi vì internet mang bản chất xuyên quốc gia.
Một vấn đề rất dễ thấy là chính người dân Mỹ, chứ không phải ai khác,
đang bị theo dõi chặt chẽ thông qua internet. Hãng tin Foxnews tiết lộ
rằng, trong năm 2012, Chính phủ Mỹ đã yêu cầu Google cung cấp dữ liệu về
người sử dụng hơn 31.000 lần; dù phàn nàn về việc này nhưng Google vẫn
phải giao nộp một số thông tin về email cá nhân, dữ liệu tìm kiếm (mà
điển hình là sự kiện Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton từng đề nghị Google
gỡ bỏ các đoạn phim Innocence of Muslims ra khỏi mạng chia sẻ video
YouTube). Nhiều cơ quan của Chính phủ Mỹ cũng tìm cách nhảy vào quản lý
internet để tìm cách đánh sập những tên miền xuyên biên giới, lùng sục
ma túy, tiền bẩn, hạn chế cờ bạc trực tuyến, buôn bán vũ khí trên
mạng... Những hoạt động khủng bố gần đây đã khiến cho nhà chức trách Mỹ
và nhiều quốc gia tăng cường theo dõi, thu thập thông tin từ internet.
Như trong cuốn sách Ðịnh nghĩa về tự do Internet của tạp chí điện tử
eJournal USA, Giáo sư Derek Bambauer (Trường Luật Brooklyn) cho biết:
"Tại Mỹ, các công ty viễn thông phải tích hợp cả chức năng nghe trộm
điện thoại vào các sản phẩm và dịch vụ của mình". Còn Giáo sư Richard A.
Epstein (Ðại học Luật Chicago) thì bày tỏ thái độ về quản lý internet
như sau: "Có phải chúng ta đều có chung quan điểm về việc người Trung
Quốc hạn chế các bài diễn thuyết chính trị không? Và có phải Mumbai chỉ
ngăn chặn các bài diễn thuyết của các nhóm Hindu cực đoan không? Còn
trường hợp người Pháp đã cấm các hình ảnh của những nhóm theo chủ nghĩa
da trắng độc tôn? Và còn quyết định của New Zealand về việc cấm các văn
hóa phẩm khiêu dâm trẻ em? Thêm vào đó là việc Mỹ chặn hành vi sử dụng
bất hợp pháp các tư liệu có bản quyền...". Các chuyên gia còn lưu ý, chỉ
cần một lần thanh toán bằng thẻ tín dụng thì danh tính người sử dụng sẽ
bị ghi nhận trong hệ thống máy tính Mỹ và bị theo dõi hoạt động. Như
vậy, chính các chuyên gia của Mỹ thừa nhận sự kiểm soát chặt chẽ của Mỹ
đối với internet.
Từ thực tế trên có thể khẳng định, Mỹ là một trong những quốc gia quản
lý internet chặt chẽ nhất, tuy nhiên, tổ chức Phóng viên không biên giới
- RSF lại chưa bao giờ coi Mỹ và các nước phương Tây là "kẻ thù của
internet". Mà tổ chức này lại cho rằng, Việt Nam là một trong năm quốc
gia theo dõi internet một cách nghiêm ngặt nhất (?). RSF nhận xét rằng
tại Việt Nam, hệ thống mạng ở Việt Nam tuy chất lượng còn yếu song vẫn
bị chính quyền kiểm soát chặt chẽ. Và VOA, RFA, BBC cùng một số trang
mạng thiếu thiện chí với Việt Nam lập tức bám vào nhận xét vô căn cứ của
RFS để cổ vũ cho các quan điểm sai trái này.
Một khi truyền thông xã hội được sử dụng vào các mục đích lừa đảo, vi
phạm pháp luật, đi ngược lại lợi ích chính đáng của cộng đồng, xã hội,
đe dọa an ninh quốc gia sẽ gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Hiện nay
việc phát hiện, ngăn chặn các hành vi tiêu cực, sai trái, thiếu văn hóa
trên môi trường internet toàn cầu đang được tất cả các quốc gia đẩy
mạnh. Tuy nhiên công việc này gặp rất nhiều khó khăn về phương diện kỹ
thuật cũng như do sự khác biệt về môi trường pháp lý giữa các quốc gia.
Ðiều này cần nhận được sự ủng hộ của các tổ chức có quan tâm tới vấn đề,
chứ không phải cứ xưng xưng vu cáo nước khác, mà lờ đi thực trạng, như
RSF vẫn làm. Mỗi doanh nghiệp, mỗi người dân cần tự ý thức về tất cả
những điều pháp luật không ngăn cấm, bảo đảm cho internet là công cụ kết
nối con người với con người, đem lại cuộc sống hòa bình, thịnh vượng
cho con người.
Anh Khôi
(Báo Nhân dân)
HNTW 7: Nguy cơ biến Nghị quyết TW 4 thành một cuộc cách mạng Văn hóa
Những lớp tuổi cao ai cũng biết về cuộc Cách mạng văn hoá Trung Quốc do
Mao Trạch Đông phát động vào giai đoạn 1966-1976 gây chấn động chính trị
trong Đảng Cộng sản Trung Quốc và tại Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa – đẩy
đất nước Trung Quốc vào một giai đoạn hỗn loạn xã hội, gây nên tình
trạng vô chính phủ, gây thảm hoạ kiệt quệ về kinh tế, tạo ra cuộc ẩu đả
nội bộ tàn khốc, tàn nhẫn khiến nhiều nhà cách mạng lão thành Trung Quốc
hoặc là tự chết, bị xử chết hoặc là tù đày cấm cố nhiều năm như Lưu
Thiếu Kỳ, Diệp Kiếm Anh, Triệu Tử Vương, Đặng Tiểu Bình.
Cách mạng văn hoá Trung Quốc do Mao Trạch Đông phát động đã đẩy đất nước
Trung Quốc vào một giai đoạn hỗn loạn xã hội, gây nên tình trạng vô
chính phủ, gây thảm hoạ kiệt quệ về kinh tế, tạo ra cuộc ẩu đả nội bộ
tàn khốc.
Tình hình chính trị của Trung Quốc những năm thập kỷ 60 khủng hoảng sâu
sắc, mâu thuẫn giữa Mao Trạch Đông với các đồng chí của ông ta lên đến
đỉnh điểm và phải ra tay thanh trừng nhau. Trong cuộc sinh tử này Mao
vẫn là nhân vật có quyền lực nhất lúc bấy giờ, để giành quyền lãnh đạo
phải triệt hạ chính các đồng chí của mình như Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai
(một người là Chủ tịch Đảng, một người là Thủ tướng). Mao đã lôi kéo số
cơ hội trong Ban chấp hành Trung Ương ra một nghị quyết “phát động” cuộc
Cách mạng văn hoá trên toàn đất nước Trung Hoa (còn gọi là "Thông cáo
16 điểm")... Cuộc cách mạng này ghi sâu vào tâm trí những người chứng
kiến đó là cuộc tấn công thanh trừng nội bộ của Mao Trạch Đông, mục tiêu
là hạ bệ cá nhân và vô hiệu hoá Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai, Đặng Tiểu
Bình... để giành quyền kiểm soát trong Đảng và Nhà nước Trung Quốc.
Để thực hiện mưu đồ này (tức là đảm bảo cho cuộc “Cách mạng văn hoá”
thành công) Mao đã dựa vào nhóm cán bộ cơ hội làm nòng cốt mà sau này
phía Trung Quốc gọi là “Bè lũ 4 tên”, trong đó có Giang Thanh (vợ Mao
Trạch Đông), Trương Xuân Kiều, Diêu Văn Nguyên và Vương Hồng Văn,… Mao
giao cho số này nắm trọn quyền trong Đảng và Nhà nước Trung Quốc và có
quyền xử lý những cán bộ được liệt vào dạng suy thoái tư tưởng và đạo
đức lối sống. Trong cuộc cách mạng này Mao không sử dụng Đảng viên mà
nắm lực lượng thanh thiếu niên thực hiện cuộc đấu tố, xuống đường biểu
tình “vạch mặt” một số cán bộ cấp cao của Trung Quốc được quy là suy
thoái, lực lượng này được gọi là “Hồng vệ binh” – số thiếu nhi gọi là
“tiểu tướng”. Hàng ngày chúng tập trung ở các trường đại học đọc trước
tác “Mao Trạch Đông”, trước ngực đeo ảnh Mao.
Mao sử dụng lực lượng “Hồng vệ binh” để đấu tố và triệt hạ chính các đồng chí của mình
Suốt 6 năm trời lực lượng Hồng vệ binh đã gây kinh hoàng cho bầu không
khí chính trị Trung Quốc. Hàng chục vạn cán bộ Trung Quốc đã bị đấu tố
và thanh trừng, Đảng Cộng sản Trung Quốc tê liệt và đất nước Trung Quốc
lao đến bờ vực thẳm do nghèo đói.
Cách mạng văn hoá (1966-1976), mười năm đen tối trong lịch sử của dân
tộc Trung Hoa. Ngày nay, chỉ nhớ đến thôi, những ai đã từng trải qua năm
tháng khủng khiếp ấy cũng phải rùng mình.
Nghĩ về tình hình Cách mạng văn hoá Trung Quốc ngày xưa, liên tưởng tới
việc phát động cuộc kiểm điểm theo Nghị quyết TW4 của Việt Nam diễn ra
từ giữa năm 2012 cho đến nay thấy có nhiều điểm rất giống nhau vì cùng
là xác định trong nội bộ Đảng suy thoái đạo đức và lối sống “đe doạ sự
tồn vong của Đảng”. Mục tiêu của nghị quyết này cũng nhắm vào các cá
nhân, chức vụ chủ chốt của Đảng và Chính phủ. Chỉ khác với Cách mạng văn
hoá Trung Quốc ở việc sử dụng lực lượng cổ vũ cho Nghị quyết TW4 là lực
lượng “Bạch đầu binh” để tố cáo, kích động dư luận. Như vậy Cách mạng
văn hoá Trung Quốc sử dụng lớp trẻ (Hồng vệ binh), ở Việt Nam Nghị quyết
TW4 sử dụng những cán bộ có chức vụ hưu trí. Trong cuộc này thấy nổi
lên vai trò của Nguyễn Phú Trọng phối hợp chặt chẽ với Trương Tấn Sang.
Ai điều khiển ai thì chưa xác định được nhưng cả hai đều hô hào rất
mạnh, người thì hô hào diệt đàn sâu, người thì hô phải nhóm lửa để đốt
tham nhũng, tiêu cực. Trong đó có các quân sư đắc lực là Tô Huy Rứa,
Phạm Quang Nghị cùng với Thường trực Ban bí thư Lê Hồng Anh được ông
Sang, ông Trọng dụ dỗ đưa vào nhóm thường trực Nghị quyết TW4.
Kết quả đợt 1 của việc thực hiện Nghị quyết này là gì? Là đã ép buộc đưa
ra Bộ chính trị xét kỷ luật Thủ tướng. Nghị quyết TW4 có một kết quả ai
cũng thấy là làm cho không khí chính trị ở nước ta căng thẳng – cán bộ
chủ chốt các Bộ, các địa phương không ai dám làm gì, chỉ chờ đợi kiểm
điểm nên mọi việc đình đốn. Nguy hại hơn là lòng dân bất an, không còn
tin vào ai được nữa. Kẻ thù thì hoan hỉ cho là thời cơ đến rồi,… đẩy đất
nước vào thế bị động với ngoại bang, chống đỡ cũng không xong, các câu
phản đối suông về ngoại giao mỗi khi Trung Quốc lấn bước đã quá nhàm
chán.
Rất may là Trung Ương Đảng còn sáng suốt đã không biểu quyết kỷ luật theo ý kiến của ông Trọng, ông Sang, ông Nghị, ông Rứa.
Gần đây các ông lãnh đạo nói trên đi đâu cũng cũng nói “không kỷ luật
không có nghĩa là không có khuyết điểm”, rồi nêu khuyết điểm của đồng
chí X nhằm ám chỉ. Các cụ “bạch đầu” như Đồng Sỹ Nguyên, Lê Khả Phiêu,
Huỳnh Đắc Hương, Nguyễn Trọng Vĩnh, Phan Diễn, Vũ Oanh,… cùng với những
người mang danh là trí thức, luật sư, nhà văn,… như Chu Hảo, Quang A,
Chi Lan, Nguyễn Trung, Lê Hiếu Đằng, Nguyễn Hữu Vinh, Phạm Viết Đào,
Huỳnh Ngọc Chênh, Nguyên Ngọc, Đăng Doanh... đang tích cực cổ vũ cho
cuộc thực hiện Nghị quyết TW4 tiếp theo.
Không biết cuộc “Cách mạng theo Nghị quyết TW4” còn kéo dài đến bao giờ
vì nó còn chưa hạ bệ được những người cần hạ bệ - nên chắc rằng sau khi
“Đảng đã quy hoạch được cán bộ chủ chốt” để loại được đồng chí của mình
nó sẽ còn kéo dài tới lấy phiếu tín nhiệm ở Quốc hội trong tháng
5-6/2013 sắp tới. Liệu ván bài mượn tay Quốc hội hạ bệ các đồng chí lần
này có đạt được mục đích?
Từ việc nhìn nhận Cách mạng văn hoá của bè lũ Mao Trạch Đông ở Trung
Quốc, tin rằng những người Đảng viên Cộng sản Việt Nam cần phải tỉnh táo
để nhận diện từ việc khởi sự NQTW4 đến việc thực hiện nó để hiểu rõ bản
chất của nó là gì, nhằm vào đâu? Để không rơi vào trò chơi chính trị và
mưu đồ xấu đen tối của một nhóm cán bộ cơ hội tham quyền đang đưa đất
nước tới cuộc khủng hoảng.
Rất mong những UVTW Đảng, UV.BCT chân chính cần đoàn kết lại vì sự
nghiệp của Đảng hãy dũng cảm đấu tranh “chặn đứng” bọn cơ hội đang lợi
dụng nghị quyết của Đảng để phá nội bộ, phá Đảng giống như những người
cộng sản Trung Quốc đã làm với Mao Trạch Đông và “Bè lũ 4 tên”.
(On The Net)
Trông chờ gì ở Hội nghị Trung ương 7?
Hội nghị Trung ương 7 khai mạc trong khi nền kinh tế nóng bỏng vì viễn
ảnh khó khăn ngày một tới gần. Dư luận không chờ đợi gì vào hội nghị lần
này vì tâm lý người dân cũng như nhân sĩ trí thức đã quá ngán ngẫm
những đại hội diễn ra thường xuyên nhưng không có một sự vận động đáng
chú ý nào. Mặc Lâm phỏng vấn giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện
Khoa học Xã hội Việt Nam để tìm hiểu thêm về quan điểm của ông.
Hội nghị lần thứ 7 của Ban Chấp hành Trung ương đảng khoá 11 tại thủ đô Hà Nội congan.vn |
Không trông chờ không hy vọng gì
Mặc Lâm: Xin cảm ơn Giáo sư Tương Lai. Thưa GS sau khi đọc qua bài
diễn văn khai mạc Hội nghị Trung ương 7 của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú
Trọng, cảm nhận đầu tiên ông thấy thế nào?
GS Tương Lai: Qua cái bên ngoài thì tôi thấy đầu óc ông này nó đặc sệt,
có lẽ đã hết thuốc chữa. Cho tới bây giờ vẫn là giọng điệu từ giáo trình
của Đảng cách nay mấy chục năm bây giờ vẫn nói như thế mà không thấy
rằng cái điều đó nó đang kiềm hãm cả dân tộc này. Chính vì một mớ giáo
điều nó chiếm lĩnh trận địa tư tưởng và đặc sệt trong đầu óc những người
lãnh đạo khiến cho dân tộc này không cất đầu lên nổi, vấn đề là ở chỗ
ấy.
Mặc Lâm: Sau bao năm rồi nhưng ông Tổng Bí thư vẫn tiếp tục kêu gọi
đổi mới trong Đảng. Theo giáo sư sự nghiệp đổi mới từ những năm 80 vẫn
không có gì đáng gọi là tự hào hay sao khi Đảng vẫn loay hoay đổi mới
sau gần 30 năm?
GS Tương Lai: Bây giờ nói chuyện đổi mới thì quả thật mỗi một bước đi
tới sao mà nó nặng nề thế không biết! Nếu như Đại hội 6 cuối những năm
80 lực lượng muốn đổi mới nó thắng thế thì chắc rằng đất nước này nó
không đến nỗi đau đớn và trì trệ như hiện nay. Thế lực bảo thủ nó trì
trệ quá. Có những người nhân danh chủ nghĩa xã hội và người ta quyết
liệt chống lại cái đổi mới. Điều này thể hiện luận điểm của Hegel khi
nói về biện chứng, tức là “mỗi bước tiến mới là một sự nổi loạn chống
lại trật tự cũ đang suy đồi nhưng được thần thánh hóa”.
Giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Xã hội Việt Nam
Cái đất nước này trầm luân trong đau khổ trong khi chung quanh chúng ta
người ta khởi sắc. Một Singapore dân số chưa bằng tỉnh Thanh Hóa, diện
tích cũng không bằng nhưng nổi lên trở thành một cường quốc. Bây giờ
ngay cả những cán bộ cao cấp hơi ốm đau một tí là sang Singapore chữa
bệnh!
Ngày 25 tháng 12 năm ngoái chúng tôi có một lời kêu gọi thực thi quyền
con người theo Hiến pháp Việt Nam. Đây là một vấn đề có ý nghĩa lớn vì
đây mới là đổi mới. Đây mới là phương thuốc cứu nguy trọng bệnh mà đất
nước đang lâm vào. Tức là phải mở rộng dân chủ, thực thi quyền con người
để Việt Nam hội nhập với thế giới đi vào trong thế giới văn minh.
Nói một đằng làm một nẻo
Mặc Lâm: Thưa Giáo sư có một câu rất quan trọng khi ông ấy nói tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác dân vận. Điều này nhắc lại
điều mà ông Tổng Bí Thư kết án Kiến nghị 72 là suy thoái trước đây. Có
phải ông Tổng Bí thư muốn đảng chú ý hơn đến những tư tưởng phản biện
xuất hiện ngày một nhiều hơn hay không?
GS Tương Lai: Sau khi ông ấy liều lĩnh tuyên bố một cách hồ đồ là: “có
ai nói đến đòi bỏ điều 4 không? Có nói đến tam quyền phân lập
không?...đấy là suy thoái về tư tưởng chính trị đạo đức, chứ còn gì
nữa?” lời nói liều mạng như vậy nhưng sau đó ông có kiểm tra được ai đâu
mà ngược lại như lửa đổ thêm dầu khiến cho người ta phẫn nội.
Chúng tôi mang bản kiến nghị này đến tận trụ sở của Ủy ban soạn thảo
Hiến pháp. Trao tận tay cho các vị đó một cách quang minh chính đại.
Nhưng rồi sau đó cả hệ thống truyền thông đại chúng mà người ta nói là
lề phải từ người điều hành từ cấp cao nhất hoàn toàn xuyên tạc, quy kết
cho chúng tôi cho rằng nhóm Kiến nghị 72 này là phản động là chống đảng.
Trong lúc đó thì Quốc Hội người ta nói phải mở rộng dân chủ, thành thật
tiếp thu, phải để người ta nói.
Nhưng mà đấy! Khi ổng nói “Ý đảng lòng dân” thì thực ra đấy là câu nói
bẻm mép ở cửa miệng thôi chứ còn lòng dân bây giờ nó khác. Còn ý đảng
thì đi ngược với lòng dân, vì vậy mà phải dùng bạo lực mà trấn áp. Nhưng
bây giờ ông ấy cũng cảm thấy bạo lực không thể trấn áp được nữa rồi.
Vì vậy cho nên vừa rồi chúng tôi lại phải ra thông báo của nhóm soạn
thảo Kiến nghị 72 về sửa đổi Hiến pháp. Chúng tôi gửi trực tiếp cho Quốc
hội, các đại biểu Quốc hội. Trực tiếp cho từng ủy viên trong Ủy Ban
chấp hành Trung ương Đảng. Không biết kỳ họp Trung ương này các vị Ủy
viên có đọc hay không nhưng đấy là tiếng nói tâm huyết của chúng tôi,
những người không muốn cho dân tộc mình không lầm than và đau khổ như
hiện nay.
Mặc Lâm: Thưa GS có một điều mọi người đang rất ngạc nhiên đó là sự
kêu gọi xem chừng hiện tượng biến đổi khí hậu của ông Tổng bí thư trong
khi khí hậu kinh tế Việt Nam đang nóng rực và trầm trọng như thế này mà
Đảng lại không nói gì tới, nó có vẻ lạc điệu quá hay không?
GS Tương Lai: Đúng là biến đổi khí hậu là một điều quá lớn nhất là Việt
Nam là một trong mười nước bị ảnh hưởng trực tiếp của biến đổi khí hậu
nó tàn phá. Nhưng vấn đề là nói vào lúc nào! Trước đây trong thời kỳ thế
giới cảnh báo về vấn đề môi trường thì một lãnh đạo cấp cao phụ trách
về tư tưởng, văn hóa nói rằng “Đấy! trong lúc chúng ta đang đổ xương máu
ra để đánh giặc ngoại xâm thì bây giờ người ta đòi hỏi bảo vệ những cho
thú rừng hoang dã đây!” Họ không thấy tầm nhìn thế giới về những vấn đề
này. Chỉ có điều là lúc này đây, cái lúc nước sôi lửa bỏng này thì có
nên đưa vấn đề này ra không?
Đây là cái sự tính toán. Hình như đầu óc của các ông ấy rối cả lên rồi cho nên không biết chọn cái gì trước cái gì sau thế thôi!
Mặc Lâm: Xin cảm ơn Giáo sư.
Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok
2013-05-03
Nhân sự Đảng cấp cao ra sao đợt này?
(túm lại nội dung chính là chia ghế ???)
Hy vọng tạo ra luồng gió mới về đổi mới đảng và thay đổi cán cân quyền
lực trong nội bộ đảng đang được đặt vào Ban Nội chính Trung ương với
Trưởng ban này, người đang gặp một số khó khăn, được kỳ vọng bổ sung vào
Bộ chính trị, theo ý kiến của blogger trong nước.
Hôm thứ 03/05, nhà văn Phạm Viết Đào bình luận với BBC về phương án có
ba vị trị ủy viên bộ chính trị được cơ cấu trên cơ sở năm ứng viên được
cho là sẽ được đưa ra xem xét cơ cấu vào bộ máy quyền lực cấp chóp bu
của Đảng.
Hôm 02/5, một trang mạng mới xuất hiện thời gian gần đây, đưa ra tên của
năm nhân vật chưa được kiểm chứng là các ông Nguyễn Bá Thanh, Vương
Đình Huệ, Nguyễn Thiện Nhân, Tạ Ngọc Tấn và Trần Quốc Vượng như các ứng
viên vào các vị trí của Bộ Chính trị và Ban Bí thư.
Tuy nhiên, ông Đào cho rằng hướng chú ý hiện nay cần được tập trung vào
việc củng cố quyền lực cho Ban Nội chính, mà cụ thể là cần cơ cấu một
ghế Ủy viên Bộ chính trị cho lãnh đạo Ban này, để ban mà theo ông đang
có tới ba ủy viên trung ương Đản làm thành viên, có thể phát huy tác
dụng.
Ông Đào cũng bình luận về các "kịch bản" được nhiều giới và dư luận quan
tâm, theo đó có liệu sẽ có việc Tổng Bí thư bàn giao sớm chức vụ, hay
có khả năng kết hợp lại hai vị trí Tổng bí thư và Chủ tịch nước hoặc
liệu Thủ tướng đương kim sẽ di chuyển đi đâu và như thế nào trong nhiệm
kỳ tới đây.
Vũ Duy Phú - Thư khẩn gửi HNTW 7
- Kính gửi Hội nghị TƯ 7
- Kính gửi Bộ Chính trị
- Kính gửi tất cả các anh chị em trí thức quan tâm đến Hội nghị TƯ 7
Khi khai mạc Hội nghị TƯ 7, Tổng bí thư đã nêu rất nhiều các vấn đề để
Trung ương thảo luận trong vòng 4,5 ngày, sau đó Bộ Chính trị kết luận
rồi TƯ ra nghị quyết, để QH và Chính phủ “thể chế hoá” cho toàn dân thực
hiện. Cung cách đó lai lặp lại như các kiểu làm cũ. Nếu chúng ta không
tìm cách góp sức kịp thời ngay vào câu chuyện này, thì cuộc thảo luận
tại Hội nghị lần này lại có thể hời hợt dựa theo các văn kiện đã chuẩn
bị sẵn, dẫn đến những kết luận chung chung, thậm chí vẫn sai lầm, chẳng
đi đến “đột phá” nào cả, mặc dù những “đột phá” đã nằm đâu đó trong
những ý kiến góp của toàn đảng, toàn dân mấy tháng nay. Với cách làm cũ
này sẽ không có một “đột phá” thực sự nào từ cấp cao như TƯ và Bộ Chính
trị mong muốn ! Vì vậy tôi xin kiến nghi khẩn cấp với tất cả các anh chị
mấy ý kiến sau đây:
Vì tinh thần xây dựng đảng, để thực hiện nghiêm túc đường lối lấy dân
làm gốc, và tìm đột phá, thì Hội nghị TƯ này nên tâp trung thảo luận
ngay vào một số điểm chốt liên quan đến mục 1 mà TBT đã gợi ý trong khai
mạc HN TƯ 7 mà thực tế đã được nêu ra trong kiến nghị của các tổ chức
và cá nhân trong nhân dân. Cụ thể là các Kiến nghị 72 của tập thể trí
thức, :kiến nghị của Hội cựu cán bộ kháng chiến TP Hỗ Chí Minh (?), của
Nhóm trí thức nước ngoài, của Viện VIDS và của Viện SENA, của tập thể
Giáo dân . . ., của GS Ngô Bảo Châu, của tác phẩm: “Sổ tay tham khảo
Nói thật rõ để an tâm sửa tận gốc” đang lan truyền sâu rộng trong dân
chúng hiện nay, v.v… Có thể còn nhiều các tư liệu kiến nghị khác nữa (có
thể còn sâu sắc và đầy đủ hơn) mà tôi không nắm được. Để công khai cho
các TƯUV có điều kiện nắm được nội dung những kiến nghị của dân, của
đảng viên, đề nghị Văn phòng TƯ Đảng nên sao chụp (nguyên văn) ngay
những tư liệu nói trên cung cấp cho mọi UVTƯ Đảng để họ kịp thời tham
khảo, theo đúng tinh thần chỉ đạoLấy Dân làm gôc và đổi mới tìm “đột
phá” của Bộ Chính trị lâu nay, cũng như chỉ đạo của Đ/C TBT khi khai mạc
Hôị nghị TƯ 7 này là “phải chân thành lắng nghe ý kiến của nhân dân,
tiếp thu tối đa những ý kiến hợp lý”. (Xem phụ lục).
Kính đề nghị các anh chị, vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, vì
mong muốn đảng được củng cố kiện toàn để tiếp tục lãnh đạo sự nghiệp CM
của nhân dân, hãy cùng góp phần tác động cho tư duy đổi mới vừa nêu trên
hay một cách gì khác tạo “đột phá” mới được thực hiện.
Vũ Duy Phú.
-----------------
Phụ lục:
Trung ương xem xét nhân sự nhiệm kỳ mới
Phát biểu khai mạc hội nghị Trung ương 7 (khoá XI) sáng nay tại Hà Nội,
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị các ủy viên Trung ương cho ý kiến
về nguyên tắc, tiêu chí, phương pháp lựa chọn nhân sự đưa vào quy hoạch,
sau đó giao cho Bộ Chính trị căn cứ ý kiến của Trung ương cân nhắc,
quyết định chính thức.
Tổng bí thư đã nêu một số ý kiến có tính chất gợi mở, nêu vấn đề để Trung ương thảo luận, xem xét, quyết định.
Thứ nhất, về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung
ương đến cơ sở, Tổng bí thư nhấn mạnh, các ủy viên Trung ương cần tập
trung thảo luận, đánh giá toàn diện các vấn đề liên quan đến việc quán
triệt và tổ chức thực hiện các nghị quyết, kết luận của Trung ương, chỉ
ra mặt được và mặt chưa được, phân tích nguyên nhân, đề xuất các quan
điểm, chủ trương và biện pháp khắc phục những hạn chế, yếu kém.
Chú ý làm rõ, vì sao ở một số nơi vai trò lãnh đạo của cấp ủy và tổ chức
đảng chưa được phát huy đầy đủ; hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước
chậm được nâng cao; việc đổi mới tổ chức, nội dung, phương thức hoạt
động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội chưa mạnh,
tình trạng "hành chính hoá" chậm được khắc phục? Vì sao cải cách hành
chính chưa đạt được kết quả mong muốn; bộ máy tổ chức và tổng biên chế
vẫn tiếp tục phình to, nhất là ở cấp tổng cục, các đơn vị trực thuộc bộ
và chính quyền cơ sở...
Thứ hai, về đổi mới, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác
dân vận trong tình hình mới, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định,
công tác dân vận là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đối với toàn bộ sự
nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.(Tôi thêm: Nên phải rất quan tâm
đến ý kiến tập thể của nhân dân, đặc biệt là các tầng lớp ưu tú của nhân
dân ?)…
Tinh thần chung là phải chân thành lắng nghe ý kiến của nhân dân, tiếp
thu tối đa những ý kiến hợp lý; kiên trì những vấn đề có tính nguyên
tắc, thuộc về bản chất của chế độ chính trị và Nhà nước ta, tiếp tục
khẳng định Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân
dân, do nhân dân và vì nhân dân, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; tất
cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nòng cốt là liên minh giai
cấp công-nông và đội ngũ trí thức; quyền lực Nhà nước là thống nhất, có
sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực
hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp; phát triển nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN…
Các ủy viên Trung ương đã tích cực tham gia phát hiện, giới thiệu nguồn
quy hoạch. Tổng hợp kết quả phát hiện, giới thiệu, bước đầu cho thấy
nguồn cán bộ khá dồi dào về số lượng, có đủ 3 độ tuổi cho các chức danh,
trong đó có khá nhiều cán bộ trẻ, cán bộ nữ. Bộ Chính trị đã xem xét,
thảo luận và có ý kiến sơ bộ về chức danh nhân sự dự kiến đưa vào Quy
hoạch nhiệm kỳ 2016-2021 và các nhiệm kỳ tiếp theo.
Tại hội nghị này, Bộ Chính trị đề nghị Ban chấp hành Trung ương cho ý
kiến về nguyên tắc, tiêu chí, phương pháp lựa chọn nhân sự đưa vào quy
hoạch; về số lượng cho mỗi chức danh; về cơ cấu độ tuổi, giới tính,
thành phần xuất thân và phương án nhân sự cụ thể đưa vào quy hoạch, sau
đó giao cho Bộ Chính trị căn cứ ý kiến của Trung ương cân nhắc, quyết
định chính thức.
Hội nghị sẽ diễn ra đến ngày 11/5.
Theo Vietnamnet
(Blog Tễu)
Ai sẽ chạm đích Bộ Chính Trị trước?
Hội nghị Trung Ương 7 có lẽ là cái mốc lịch sử quan trọng bởi lần đầu
tiên Bộ chính trị của Việt Nam buộc phải đưa ra số lượng ứng viên bầu bổ
sung nhiều hơn con số dự kiến!
Người 'yêu' Tổng bí thư thì nói "Dân chủ", người khác thì nói rằng "Tổng
Trọng thất thế nên không cầm trịch nổi đành phải chấp nhận đưa hết ra
Hội nghị Trung Ương để chấm dứt cuộc 'mổ bò' trong BCT"
Hiện nay các ứng viên như Trưởng ban Nội chính Trung Ương, Trưởng ban
kinh tế Trung Ương, Hai Ủy viên Ban Bí Thư Nguyễn Thị Kim Ngân và Trương
Hòa Bình đang 'nín thở' chờ ngày bầu bán của Trung Ương...
BCT khóa 11 đã thể hiện rõ sự thất thế của khu vực Miền Nam khi những ủy
viên của Miền Bắc lấn áp về số lượng trong khi những ủy viên từ Miền
Nam ra đã ít hơn đến 03 người nếu so với nhiệm kỳ trước.
Một tiền lệ bất thành văn đã có từ nhiều đại hội: Giới chóp bu trong
Đảng và trong Chính Phủ đều được phân chia cơ cấu theo vùng miền. Vậy mà
Đại hội 11 khu vực Miền Bắc đã lật thế cờ chiếm thế thượng phong bởi
chính sự 'đấu đá' của chính các Ủy viên đại diện Miền Nam. Trong đó có
lỗi rất lớn của Chủ tịch Nguyễn Minh Triết tại thời điểm đó. Khi đó ông
Triết mà người ta vẫn gọi thân mật là 'anh Sáu Phong' là người có uy tín
lớn trong Đảng, trong dân. Nhất là ông lại là người 'nhất định dứt gánh
ra về' trong khi không thiếu cán bộ lão thành, những 'cây cổ thụ' viết
thư bày tỏ mong muốn ông ở lại. Do vậy tiếng nói của ông vô cùng quan
trọng, nhưng ông đã chẳng làm gì bởi ông đã chán cảnh quan trường hay
bởi ông chẳng ủng hộ ai cả Tư Sang và ba Dũng?
Cái ngày ông ra về tại Quốc Hội người ta cũng chẳng thèm sắp xếp cho ông
được nói lời cuối cùng! Thậm chí người ta còn hỏi như là quan tâm lắm
"Nếu anh Sáu có nhu cầu phát biểu thì chúng tôi cũng sắp xếp được"! Tất
nhiên anh Sáu trả lời "Tôi chẳng có nu cầu gì cả..."..
Người duy nhất nhắc đến anh Sáu lại là Trương Tấn Sang - Vị Chủ tịch mới
được bầu, cũng là người nhiều năm anh Sáu 'chống'! Song ít nhất phát
biểu của Tân Chủ tịch nước phần nào làm ấm lòng Cựu chủ tịch, đến lúc
cửa 'vườn nhà' rộng mở mà 'cửa quan trường đóng sập lại, anh Sáu mới
thấm thía cái thói đời 'bạc như vôi' của chính trường, dù trước đó đã tự
chuẩn bị trước cho mình cũng vẫn bị hụt hẫng bởi nó quá ê chề và trắng
trợn... Chưa kể chỉ ít lâu sau chiếc xe anh Sáu đi cũng bị người ta buộc
trả lại!
Đó có lẽ cũng là 'Nhân - Quả' bởi anh Sáu đã sớm buông trôi không làm
tròn nhiệm vụ của mình với nhân dân, đất nước để lại một hậu thế 'không
hơn cha' nên 'Nhà mất hết cả Phúc'!
Do vậy, lần bổ sung Ủy viên BCT này sẽ là cơ hội để Miền Nam lập lại thế cân bằng.
Bà Nguyễn Thị Kim Ngân - Vừa là Phó chủ tịch Quốc Hội, vừa có
chân trong Ban Bí Thư của Đảng và điều không kém quan trọng bà là 'Hoa
hậu' duy nhất ứng cử. Với cơ cấu nữ trong BCT khi mà bà Tòng Thị Phóng
sẽ phải ra về vào năm 2016 thì bà Ngân gần như chắc chắn nắm chiếc vé
đầu tiên vào BCT đợt này. Hơn nữa bà Ngân lại vừa có lợi thế đại diện
Nam bộ và cũng là 'Hoa Hậu' được đồng chí X sủng ái như dân Hưng Yên nói
vậy!
Nguyễn Bá Thanh cũng là ứng viên tương đối nắm chắc chiếc vé vào
BCT khi đại diện cho Miền Trung và đặc biệt vị thế Trưởng Ban Nội chính
buộc phải có mặt ở BCT mới có thể làm được 'gì đó'. Ông Bá Thanh được cả
Tổng Bí Thư và Chủ tịch nước cùng những người ôn hòa trong BCT ủng hộ.
Ông đã bị Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng 'quyết liệt' phản đối khi BCT họp
bàn bổ nhiệm vị trí Trưởng ban nội chính. Ông Bá Thanh đã bị Thủ Tướng
dùng cả 'bom bẩn', lẫn 'bom vi trùng' tấn công nhưng rồi ông vẫn được bổ
nhiệm vào chức vụ hiện nay với nhiều kỳ vọng có thể giúp Đảng CS trong
sạch hóa nội bộ chính là để cứu chính Đảng CS. Tuy nhiên ông này cũng
chưa thể làm được gì khi mà cái chức vụ 'cỏn con' ngoài cuộc của ông
Trưởng ban nội chính mà không phải Ủy viên BCT. Vì vậy ông Bá Thanh cũng
là ứng viên tương đối chắc chắn nắm vé thứ 2 vào BCT. Tuy nhiên vẫn còn
một tình huống có thể kết liễu sự nghiệp của ông này khi mà Đảng X
'quyết liệt' chống lại 'việc trong sạch hóa Đảng CS. Đảng X càng lớn
mạnh thì Đảng CSVN tất yếu sẽ bị 'teo' lại và hậu quả nhãn tiền: Đảng X
lớn mạnh thì Đảng CS sẽ mất đi và chế độ sẽ tuy vong - đó chính là một
sự thật mà không những ông Tổng Bí Thư mà các đảng viên đang CS sẽ phải
đối mặt.
Dù rằng đến 90% đảng viên cộng sản 'đều nhúng chàm' chỉ là ít, hay
nhiều, do vậy thực tế Hội nghị Trung Ương 6 đã cho thấy: Chính sự đe dọa
từ đội ngũ an ninh của Tô Lâm buộc họ đều phải 'gia nhập' Đảng X. Tuy
nhiên, thực tâm chưa chắc hẳn họ đã muốn mất Đảng CS, mất chế độ mà
trong đó lợi ích của họ là lâu dài... Hãy chờ xem ...
Vương Đình Huệ, một trí thức có tài, có tâm và còn rất trẻ, ông
sinh năm 1959, ông có rất nhiều triển vọng để gia nhập đội ngũ Chóp bu
Hà Nội chuẩn bị đội ngũ kế thừa. Tuy nhiên điều trở ngại lớn nhất đối
với ông này là ông đã bị cả Thủ Tướng và Chủ tịch Quốc Hội 'bắn đại bác,
bỏ bom tấn' ngay từ khi BCT họp bàn nhân sự cho Trưởng Ban kinh tế.
'Tội' của ông này là biết 'sợ những con số biết nói' bởi ông đã từng giữ
chức Tổng kiểm toán Nhà nước, chính vì vậy mà ông không thể 'múa' con
số, mà cũng không dám ra nhập đội ngũ Đảng X 'để chia phần' các nguồn
tài trợ ODA, các dự án từ ngân sách, cũng như 'vẽ' các khỏan nợ xấu,
thất thoát, tham nhũng của Vinashin, Vinaline, Tổng công ty Sông Đà,
Tổng công ty than cùng hàng loạt các 'Quả đấm thép' khác cho nói 'nhỏ
nhỏ, xinh xinh' như yêu cầu của đồng chí X...
Vương Đình Huệ sẽ không dễ dàng dành được chiếc vé thứ ba bởi 'sự trong
sach' và 'trí tuệ' đang là những cái 'tội' lớn ở chính trường Việt Nam.
Người ta sẽ viện cớ ông này tuổi còn trẻ, ông lại là người Miền Bắc,
trong khi đó cần bổ sung người từ Miền Nam để đảm bảo đủ cơ cấu!
Nếu so với Vương Đình Huệ và ông Chánh án Tòa Án Tối cao Trương Hòa Bình
thì ông Huệ 'thua rất xa', bởi ông Bình đã nổi tiếng với câu nói "Anh
ơi ai mà không tham nhũng chứ...." từ rất xa xưa! Ông Bình cũng là 'anh
Sáu' của bố già Nguyễn Đức Kiên từ mấy chục năm về trước khi ông còn giữ
cái chức con con ở Tổng cục cảnh sát! Điều đó cho thấy Trương Hòa Bình
cũng là một thành viên 'cốt cán', không những hoàn toàn 'tán thành'
cương lĩnh của Đảng X mà còn tích cực tham gia Tham nhũng!
Trương Hòa Bình mặc dù là người cùng quê hương bản quán với Chủ
tịch nước khiến ai cũng nói ông này là đệ tử của ông Trương Tấn Sang,
tuy nhiên ông này lại có công rất lớn thành công trong 'hoạt động 'mớm'
cung cho các đại biểu Quốc Hội, thậm chí ngay cả đoàn đại biểu Tỉnh Long
An, cũng đươc ông gọi từng người 'giao nhiệm vụ' phải đặt câu hỏi 'MỒI'
cho Thủ Tướng có cơ hội 'hùng biện' biểu diễn trước Quốc dân đồng bào
cả nước trong các buổi truyền hình trực tiếp. Chưa kể việc ông thậm thụt
lui tới nhà Thủ Tướng như cơm bữa trước Đại hội 11.
Như vậy đứng về vị thế thì Trương Hòa Bình sẽ được mọi phe phái ủng hộ
trong khi ông Vương Đình Huệ có thể chỉ được những người trong sạch ủng
hộ!
Nếu BCT chỉ bổ sung thêm 03 ủy viên thì sẽ là một thử thách rất lớn cho
Vương Đình Huệ. Trường hợp Vương Đình Huệ không 'len chân' vào nổi mà
Trương Hòa Bình 'hốt hụi chót' là báo hiệu sự thắng thế của Đảng X, Chủ
tịch nước 'được tiếng' người cùng quê, nhưng chỉ có Thủ Tướng Nguyễn Tấn
Dũng sẽ được thêm vây cánh và chắc chắn ông Tổng Bí Thư chuẩn bị về
vườn giữa nhiệm kỳ!
Nguyễn Thiện Nhân cũng là một ứng viên chạy đua chiếc 'vé' vào
'nhà Đỏ' từ Đại Hội 11, nhưng đã bị 'rớt' tại Đại hội Đảng. Nay ông này
cũng ngấp nghé chạy nước rút, tuy nhiên hầu như từ khi rời chiếc ghế Phó
Chủ tịch Tp. HCM ra Hà Nội đến nay ông này hầu như không làm được gì.
Ngành giáo dục ngày càng xuống cấp, vừa rồi oan uổng cho Bộ Trưởng Phạm
Vũ Luận bị chất vấn, song thực chất đó chính là 'sản phẩm' của Nguyễn
Thiện Nhân - ông Phó Thủ Tướng trước đây người ta chỉ thấy ở ông này
'hiền lành', thì qua hai nhiệm kỳ Phó Thủ Tướng, người Hà Nội đã nhìn rõ
một Nguyễn Thiện Nhân 'trí trá' với những 'sở đòn, sở đoản' chính trị
khá lão luyện của kẻ biết 'thờ' cả Vua mà kính cả lẫn Chúa.
Hai mươi chín Tết người ta nhìn thấy Nguyễn Thiện Nhân đi trước, tài xế
khệ nệ 'bưng bê' đến Nguyễn Đình Chiểu, Quận 1, TP.HCM thì tối ngày mùng
một Tết Nguyên đán cũng đã có mặt tại Thạch Thị Thanh... Hay ngày 17-11
hàng năm, từ tối hôm trước đám cận vệ đã phải đăng ký xếp hàng cho
Nguyễn Thiện Nhân mang hoa và lễ vật cún tế sinh nhật Thủ Tướng thì đến
cuối tháng 1 người ta lại nhìn thấy chậu hoa Phong Lan to tướng "Gia
đình em Nguyễn Thiện Nhân kính mừng Sinh nhật anh" ở 'nhà hàng xóm'....
Vài chục năm trước, Nguyễn Thiện Nhân ít nhiều còn được tiếng thơm
'trong sạch', nhưng nhiệm kỳ Phó Thủ Tướng đã 'dạy' cho Nguyễn Thiện
Nhân biết 'đi với ma mặc áo giấy'. Là người học giỏi, thông minh nên
Nguyễn Thiện Nhân 'học bài' khá nhanh... chả thế mà ở nhà ông ta đã có
'nữ tướng' luôn thay mặt chồng nhận giải quyết mọi sự, ai muốn thành lập
trường Đại học chỉ cần gặp 'nữ tướng' của ông là 'đầu xuôi đuôi lọt'...
Cái 'hay' của Nguyễn Thiện Nhân là cả Phủ Chúa, cung Vua đều nhận là 'đệ
tử' của mình và do chính mình đưa lên! Có thể vì vậy mà Nguyễn Thiện
Nhân dễ dàng nhận được sự ủng hộ của mọi phe phái chính trị trong BCT.
Nếu phương án này xảy ra, cái ghế của Bộ trưởng Bộ ngoại giao Phạm Bình
Minh sẽ chỉ còn là 'hữu danh vô thực'.
Song cũng không ai dám đảm bảo Hội Nghị Trung Ương không thể hiện sự độc
lập của mình như đã xảy ra tại Đại Hội 11, đặc biệt suốt 02 năm qua,
người ta đã không hề thấy ở Nguyễn Thiện Nhân một minh chứng nào biểu
hiện cho tương lai tương sáng của ngành giáo dục Việt Nam cũng như ngành
ngoại giao Việt Nam ngoài việc Phó Thủ Tướng chỉ biết đi thăm heo và
bắt gà lậu cùng với sự nhu nhược, đớn hèn trong ứng xử với Trung Nam Hải
về biển đông, về người biểu tình chống bảo vệ biển đảo...
Phạm Bình Minh - Bộ trưởng Bộ ngoại giao cũng là một trong ứng
viên Bộ chính trị. Tiền lệ từ trước đến nay ghế Bộ Trưởng ngoại giao
phải do Phó Thủ Tướng Ủy viên Bộ chính trị đảm trách mới đủ 'tầm' để đối
ngoại. Chính từ việc mất uy tín của Nguyễn Thiện Nhân tại Đại Hội 11 đã
để mất chiếc 'vé' Ủy viên BCT khiến cho Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đành
ngậm ngùi bỏ rơi 'đệ tử' để thỏa thuận với cựu Phó Thủ Tướng Phạm Gia
Khiêm đưa Phạm Bình Minh lên nắm ghế Bộ Trưởng Bộ Ngoại giao. Nếu phe
cánh 'Bắc kỳ' của Tổng Bí Thư đủ mạnh thì Phạm Bình Minh sẽ phải vào
được BCT đợt này, bằng không ông này sẽ chỉ là Quan Văn mà phải 'cầm
quân' đánh võ miệng, nhưng vừa đánh vừa run bởi không biết 'đi lệch
đường lối của BCT' bất cứ lúc nào cũng có thể xảy ra...
Trần Quốc Vượng - cũng đang được đồn đoán là một ứng viên đáng
kể, ông này đã có một thời là Viện Trưởng Viện Kiểm sát tối cao nhưng đã
đồng ý từ bỏ cái ghế 'nhiều bổng lộc' về Văn Phòng Trung Ương chẳng 'ai
biết đến' cũng chỉ vì trông chờ đến đại hội giữa nhiệm kỳ để dành 'một
xuất' vào BCT. Liệu ông Vượng có dành được chiếc 'vé' này hay không cũng
khó dự báo trước. Khi ông còn ở Viện Kiểm sát, ngay khi vừa buốc chân
vào phòng làm việc của ông, đập vào mắt là hình Chủ tịch nước Trương Tấn
Sang. Nhưng nhìn ngay trước mặt bàn làm việc của ông lại là tấm ảnh Thủ
Tướng Nguyễn Tấn Dũng luôn tươi cười nhắc nhở, do vậy khó mà đoán được
khuynh hướng chính trường của ông...
Hội nghị Trung Ương 7 thật sự là một thách thức lớn cho ông Tổng Bí Thư.
Mặc dù được tiếng trong sạch, 'tốt bụng', nhưng ông không làm được gì
cho nhân dân, cho đất ước thì đó chính lại cái tội lớn mà hậu quả chính
ông sẽ phải gánh chịu! Nhất là trong lúc này ông đã đánh mất hoàn toàn
sự ủng hộ của nhân dân bởi những quan điểm lạc lõng, giáo điều, ấu trĩ
về Đảng cầm quyền, về Dân chủ, về con người, về kinh tế...
(QLB)
Đảng CSVN sắp đến điểm đông đặc!
Đảng Cộng sản Việt Nam không có đối thủ và sẽ tiếp tục duy trì tình
trạng yếu kém của đất nước vài chục năm nữa? Niềm tin này dựa trên lập
luận so sánh những con số về số lượng đảng viên, đoàn viên Cộng sản Việt
Nam và gia đình họ với số lượng của lực lượng đối lập “đếm được” vào
thời điểm hiện nay. Lập luận này rất yếu đuối bởi vì nó không dám nhìn
nhận 4 yếu tố thiết yếu sau:
1. Đảng Cộng sản Việt Nam đang bị chia rẽ dẫn đến phân rã với tốc độ ngày càng nhanh và đang tiến đến giai đoạn quyết định.
2. Sự yếu kém về mọi mặt của đất nước trong gần một thập kỷ qua đã đẩy
đảng Cộng sản Việt Nam vào vị thế đối lập với cả dân tộc và đang tiến
nhanh đến vị trí là kẻ thù của sự phát triển dân chủ, thịnh vượng của
đất nước.
3. Sự thay đổi nhận thức của nhân dân hướng về cái mới, cái đúng đang
diễn ra nhanh hơn bao giờ hết nhờ internet và sự thúc đẩy về quyền con
người đang lớn mạnh từng ngày.
4. Tính quy luật của tiến trình phát triển nên các nhân tố mới để thay
thế cho các cái cũ đang bị đào thải. Quy luật này đang thúc đẩy sự hình
thành nên một lực lượng chính trị mới một cách chắc chắn và nhanh chóng,
tỷ lệ thuận và cộng hưởng với tốc độ của 3 yếu tố trên.
Chúng ta sẽ xem xét cụ thể đến từng yếu tố.
Yếu tố thứ nhất: sự chia rẽ và phân rã của đảng Cộng sản Việt Nam. Nếu
so sánh hiện trạng của nó với các đảng Cộng sản khác ở Liên Xô và Đông
Âu trước đây thì có thể thấy rằng mức độ chia rẽ và phân rã của nó
nghiêm trọng hơn rất nhiều. Trước khi tan rã và sụp đổ thì các đảng Cộng
sản Liên Xô và Đông Âu cũng không bị đấu đá tranh giành nội bộ với
nhau ở mức độ như đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Quyền lợi kinh tế gần
như không xuất hiện trong các cuộc đấu tranh nội bộ của các đảng này.
Nhưng quyền lợi kinh tế đã trở thành đối tượng tranh giành chủ yếu trong
cuộc đấu tranh giành quyền lực trong đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay.
Vì vậy mà nó được thúc đẩy bởi một động lực mạnh mẽ với sự tham gia của
nhiều nhóm lợi ích nằm cả bên ngoài đảng Cộng sản Việt Nam. Sự chia rẽ
của đảng Cộng sản Việt Nam còn được thúc đẩy bởi sự phân hoá giữa cái
tốt và xấu, cái cũ và mới, cái tiến bộ và phản động.
Kết quả cuối cùng đã hình thành nên các phe nhóm rõ rệt là thủ cựu, cấp
tiến và cơ hội với mục tiêu và quyền lợi hoàn toàn khác nhau. Nếu trước
đây lý tưởng chủ nghĩa đã giúp đảng này quy tụ và thống nhất vào một mối
thì bây giờ lý tưởng đó đã trở thành sự lừa mị, gây sụp đổ niềm tin dẫn
đến tan rã. Trên thực tế, đảng Cộng sản Việt Nam đã trở thành một tập
hợp rệu rã về lý tưởng. Thay vào đó là quyền lợi và tha hoá. Do vậy
không lâu nữa nó sẽ phân rã thành những tổ chức khác nhau.
Cách duy nhất để nó chống lại sự tan rã hiện giờ là “19 điều đảng viên
không được làm” và sự đe doạ đến sổ hưu và sự bình yên của cuộc sống của
họ. Nhưng đó là một tuyến phòng thủ rất chênh vênh. Trước khi các phong
trào quần chúng nổi lên lật đổ các chế độ độc tài ở Ai Cập, Lybia thì
các chính quyền ở đó cũng không bị chia rẽ và phân rã đến mức như ở Việt
Nam hiện nay.
Nhìn vào thực trạng của đảng Cộng sản và chính quyền Việt Nam, không thể
nào không nghĩ rằng có một sự tính toán và thúc đẩy của một lực lượng
nào đó để đưa đảng này đến chỗ phân rã và suy yếu nhanh chóng như hiện
nay. Từ những đường lối kinh tế liên tục sai lầm đến những giải pháp
chỉnh đốn nội bộ bế tắt. Từ những đối sách ngoại giao nhu nhược trước
nguy cơ đe doạ chủ quyền quốc gia đến sự đàn áp thẳng tay những người
yêu nước, bất đồng chính kiến. Tất cả dường như được phối hợp rất đồng
bộ để cộng hưởng vào một thời điểm của “Điểm đông đặc”.
Chắc chắn là có rất nhiều “Trần Bình” đang xúc tiến quá trình này mà
không lộ diện. Nhớ lại câu chuyện Hán – Sở tranh hùng: Lưu Bang theo kế
sách Trương Lương phất ngọn cờ nhân nghĩa chỉ ra những cái sai của Hạng
Vũ và những cái đúng cái tốt cần phải theo. Vậy là trong lòng lực lượng
Hạng Vũ xuất hiện Trần Bình, dù là quân sư của Hạng Vũ , nhưng hiến
những kế sách đẩy Hạng Vũ dần vào chỗ chết. Lưu Bang từ chỗ chỉ là một
nhóm bé xíu dưới trướng Hạng Vũ nhờ vậy mà nhanh chóng lớn mạnh rồi cuối
cùng đánh bại lực lượng của Hạng Vũ và thống nhất thiên hạ.
Đảng Cộng sản Việt Nam như đang rơi vào mê hồn trận, chẳng biết đâu là
“Trần Bình”. Chỉ thấy là có rất nhiều những chính sách ngớ ngẩn mất lòng
dân lại liên tục ra đời trong thời gian qua. Hội nghị trung ương 6 nhằm
đốn hạ Nguyễn Tấn Dũng thì hội nghị trung ương 7 tới đây sẽ là sự phản
công của ông này nhắm vào các đối thủ Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang.
Cuộc chiến này đã đến giai đoạn quyết định, một mất một còn.
Cho dù phần thắng thuộc về ai đi nữa thì đảng Cộng sản Việt Nam cũng sẽ
suy yếu nặng sau đó. Với sự tác động của các yếu tố thứ hai, thứ ba,
thứ tư sẽ được phân tích dưới đây, nó sẽ nhanh chóng rơi vào thế bị
động. Khi đã đến điểm đông đặc, những biến cố quan trọng xảy ra dẫn đến
sự tan rã trong chốc lát của các đảng toàn trị. 20 triệu đảng viên đảng
cộng sản Liên Xô trả thẻ đảng chỉ trong 1 đêm. Lực lượng an ninh – một
công cụ “chuyên chính vô sản” để đàn áp nhân dân ở nước này và các nước
Đông Âu đã không thể làm gì được và sụp đổ nhục nhã. Lực lượng này có
những lúc đông đến 3% dân số lại mau chóng trở cờ, quay đầu là bờ để
tránh sự trừng phạt của nhân dân. Chỉ vài tháng trước khi sụp đổ, nếu
lấy các con số này để chứng minh cho sức mạnh không đối thủ của các đảng
đó thì chúng phải tồn tại tiếp 50 –60 năm nữa.
Yếu tố thứ hai: đảng Cộng sản Việt Nam đã ở vị thế đối lập với cả dân
tộc bởi những yếu kém và tha hóa của nó. Điều trớ trêu là tiến trình này
đã bắt đầu chính vào lúc đảng này tiến hành đổi mới đường lối kinh tế
nhưng cự tuyệt với cải cách chính trị từ 20 năm trước. Sự bất cập này đã
dẫn đến tình trạng tham nhũng tràn lan, nạn cường quyền cướp đoạt tài
sản nhất là đất đai của nhân dân trở thành bình thường và nhan nhản. Đặc
biệt chính tư duy đổi mới này đã dẫn đến hội nghị Thành đô 1992 biến
Việt Nam chính thức trở thành một chư hầu của Trung Quốc.
Từ đó dẫn đến sự đàn áp những tư tưởng và các nhà hoạt động dân chủ
nhưng lại thần phục hoàn toàn tư tường “đại Hán” và thẳng tay trừng trị
bất kỳ người dân nào chống lại tư tưởng này. Tiến trình này đang diễn ra
ngày càng nhanh dưới tác động của suy sụp kinh tế, của tinh thần yêu
nước và của sự “thức tỉnh” của một vài nhân vật chóp bu trước sự xâm lấn
của Trung Quốc. Sự bất mãn đang diễn ra ngay chính trong hàng ngũ đảng
viên và gia đình họ đối với sự nhu nhược, bất lực của đảng trước Trung
Quốc và nạn tham những, cường quyền và sự suy thoái đạo đức quan chức.
Nên họ đều mong muốn có sự thay đổi. Đảng Cộng sản Việt Nam đang cản trở
sự phát triển của đất nước, tự biến mình thành kẻ thù của sự tiến đến
dân chủ thịnh vượng của dân tộc. Đây đã trở thành nhân thức phổ biến áp
đảo trong xã hội. Tình thế này bắt buộc đảng này phải lựa chọn. Một là
phải chấp nhận cải cách chính trị để trả quyền lực nhà nước về cho nhân
dân và chấp nhận cạnh tranh với các chính đảng khác. Hai là sẽ bị nhân
dân đào thải và trừng phạt nghiêm khắc. Diễn biến này sẽ không quá lâu
vì nó đang ở vào giai đoạn cuối của một tiến trình đang tiến dần đến
điểm đông đặc. Tức là sẽ có những đột biến xảy ra. Nó sẽ càng nhanh hơn
nữa vì đảng Cộng sản Việt Nam đang đi vào giai đoạn cuối cùng của sự
chia rẽ, phân rã.
Yếu tố thứ ba: Sự thay đổi nhận thức của nhân dân về quyền. Có thể nói
phong trào dân chủ Việt Nam đã có một sự chuyển biến sâu sắc, tạo ra
những ảnh hưởng mạnh mẽ lên tiến trình dân chủ hóa đất nước từ khi các
cuộc đấu tranh dân chủ hướng vào nhân quyền. Được phát động bởi phong
trào Con Đường Việt Nam chưa đầy một năm trước nhưng giờ đây Quyền con
người đang thành một mục tiêu chung của hầu hết các lực lượng, tôn giáo
và tầng lớp nhân dân. Không chỉ các quyền tự do tín ngưỡng, ngôn luận,
biểu tình, lập hội…. như thường thấy trước đây mà các quyền được sống
đàng hoàng, quyền không bị tước đoạt tài sản đã được người dân ý thức rõ
đó là những quyền con người cơ bản, bất khả xâm phạm. Lần đầu tiên sau
vài chục năm tranh đấu đòi đất, những người dân oan Việt Nam đã biết
hướng sự khiếu kiện của mình thành những yêu cầu đòi quyền con người –
quyền sở hữu tài sản. Cũng là lần đầu tiên Nghị viên Châu Âu ra nghị
quyết lên án vấn đề vi phạm nhân quyền ở Việt Nam mà có đề cập đến tình
trạng nông dân bị tước đoạt quyền sở hữu đất đai của mình.
Cũng là lần đầu tiên đảng Cộng sản Việt Nam phải đối mặt với một lực
lượng mạnh mẽ đòi quyền con người trong việc sửa đôi hiến pháp làm cho
việc này vượt ngoài tầm kiểm soát của đảng này. Người dân ý thức được
quyền con người cũng tự nhiên như những hạt giống được gieo vào đúng môi
trường tự nhiên của chúng. Rồi đây chúng ta sẽ chứng kiến sự nở rộ
nhanh chóng của các hạt giống này thành những cây tùng cây bách. Rồi
thành cả rừng. Không có thế lực nào đủ sức đối đầu với những cánh rừng
đó cả. Chế độ toàn trị biết rõ điều đó cho nên an ninh Việt Nam mới ra
sức để ngăn cản việc phổ biến cuốn sách “Câu chuyện Quyền con người” của
phong trào Com Đường Việt Nam phát hành. Nhưng đó là một việc làm phản
tác dụng. Quyền con người rất tự nhiên và dễ hiểu, chỉ cần khơi dậy thì
người ta sẽ tự ý thức được các quyền thiêng liêng đó của mình.
Càng ngăn cản thì nó càng sinh sôi nảy nở. Trong bối cảnh diễn biến
nhanh chóng của yếu tố thứ hai nêu trên cùng với tốc độ thay đổi nhận
thức về quyền của nhân dân như hiện nay thì chẳng bao lâu nữa đảng Cộng
sản Việt Nam không chỉ đối mặt với một vài lực lượng đối lập mà là cả
hàng triệu con người không khuất phục.
Yếu tố thứ tư: Quy luật phát triển tất yếu sẽ hình thành nên một lực
lượng chính trị mới. Lâu nay có người vẫn theo quan điểm cho rằng tổ
chức là nhân tố quyết định cho các cuộc cách mạng. Đảng Cộng sản Việt
Nam cũng theo quan điểm như vậy. Vì thế mà họ kiên quyết dập tắt mọi nỗ
lực hình thành nên các tổ chức chính trị. Cũng vì thế mà lâu nay các lực
lượng đấu tranh chống lại sự độc tài của đảng Cộng sản Việt Nam chưa
làm được vì trông chờ vào tổ chức như một nhân tố quyết định.
Nếu dựa vào mô hình này thì rất khó thắng được đảng Cộng sản Việt Nam.
Họ hiểu rõ điều đó và kiên quyết giữ tử huyệt này. Có một quan điểm khác
cho rằng tổ chức dù rất cần thiết nhưng chỉ là hệ quả được hình thành
từ các nhân tố cơ bản như là các yếu tố thứ nhất, thứ hai, thứ ba nêu
trên. Tức tổ chức không phải là nhân tố quyết định. Đây chính là mô hình
cách mạng từ dưới lên, ngược với mô hình từ trên xuống (xem tổ chức là
nhân tố quyết định). Mô hình từ dưới lên đòi hỏi sự hiểu biết về quy
luật phát triển tự nhiên của sự vận động xã hội của con người. Sự thay
đổi này rất chắc chắn và tốt đẹp vì nó xây dựng từ các nền tảng cơ bản.
Sự thay đổi của mô hình từ trên xuống không chắc dẫn đến điều tốt đẹp.
Đất nước Việt Nam dưới chế độ Cộng sản là một minh chứng. Những cuộc
cách mạng được quyết định bởi nhân tố quyết định là các tổ chức, nếu có
sắp tới ở Việt Nam, thì cũng không có gì đảm bảo tốt đẹp. Hoàn toàn có
thể có một kiểu độc tài khác thay thế Cộng sản.
Nhưng mô hình này khó thể xảy ra ở Việt Nam. Cuộc cách mạng ở Việt Nam
đang diễn ra theo mô hình từ dưới lên một cách kín đáo nhưng nhanh
chóng. Những chất xúc tác quan trọng đã được gieo vào những môi trường
phù hợp để thúc đẩy các yếu tố thứ nhất, thứ hai, thứ ba nêu trên gần
một thập kỷ qua. Rồi nó tự diễn biến theo quy luật. Lúc đầu thì âm thầm
lặng lẽ khiến giới cầm quyền không hề nhận ra. Đến khi bắt đầu thấy nguy
cơ thì hô hào chống lại nó. Nhưng càng hô hào thì càng thúc đẩy quá
trình tự diễn biến, tự chuyển hoá. Càng chống nó lại càng nhanh. Đến
hiện giờ quá trình này cũng đã đi vào giai đoạn cuối quyết định. Khi các
yếu tố thứ nhất, thứ hai, thứ ba và thứ tư cùng hội tụ thì sẽ tất yếu
hình thành nên các lực lượng chính trị mới đáp ứng nhu cầu của nhân dân.
Đầu tháng 4 rồi, Nguyễn Tấn Dũng đến thăm một đơn vị thuộc Quân khu III
đã phát biểu rằng: “Cần kiên quyết chống lại việc hình thành các lực
lượng chống đối mưu toan bạo loạn lật đổ”. Thông điệp này rất khác với
trước đây là: “kiên quyết không để hình thành các lực lượng chính trị
đối lập đi ngược lại lợi ích dân tộc”. Rõ ràng đây là bước lùi để chuẩn
bị cho việc hình thành nên một lực lượng chính trị mới theo ý đồ của
Nguyễn Tấn Dũng. Nhưng thực chất đây là nước cờ buộc phải đi trong một
ván cờ đã được bày ra từ nhiều năm trước. Nguyễn Tấn Dũng không còn lựa
chọn nào khác vì đó là đường thoát duy nhât. Nước cờ này sẽ mở ra một
thế trận mới. Cơ hội có thuộc về Nguyễn Tấn Dũng không hãy chờ thời gian
trả lời. Nhưng một điều có thể tin tưởng là vận hội mới này đã được
kiến tạo nên bởi một lực lượng tinh hoa của dân tộc với những nước cờ
tiến thoái đã được tính toán cẩn thận. Vì vậy mà chắc rằng họ sẽ không
đánh mất cơ hội để tạo ra một lực lượng chính trị dân tộc yêu nước để
đưa đất nước thoát khỏi bế tắc và tiến đến dân chủ thịnh vượng.
© Nguyễn Xuân Ngãi
(Phó Tổng Thư Ký – Đảng Dân Chủ Việt Nam
Phó Ban Quản Trị – Phong Trào Con Đường
Việt Nam)
Thiếu tá Nguyễn Văn Minh - Tôn nịnh đại suy
Hôm qua đến thăm một người bạn vong niên, tình cờ gặp hai nữ nhà báo của
một tờ báo khá nổi tiếng thuộc bộ 4T. Chẳng rõ trình của hai nàng đến
đâu mà thấy nổ kinh hoàng. Nào là “em sẽ viết một bài hay…chưa từng có”,
nào là “bài viết sẽ ấn tượng không giống ai”. Một nàng rõ là dám múa
rìu qua mắt thợ khi dám quăng bom chê bai một tờ báo lớn viết về anh bạn
mình là “BÌnh thường thôi” (xin lỗi nhạc sĩ Vũ Quốc Việt, ke ke).
Tình cờ trong cuộc trà, một đại lão nhà thơ, tác giả của câu thơ kinh dị
“Thà ăn một miếng bê non/ Còn hơn gặm cả một con bò già” xuất hiện. Khi
ông này đưa ra hai cuốn sách Bên thăng cuộc in lậu thì hai nữ ký giá rú
lên như bị trúng phong, vồ lấy hai cuốn sách mà xuýt xoa. Một người
trong bàn thấy lạ hỏi: “hai em trẻ thế mà lần đầu nhìn thấy cuốn này
sao. Nó đầy trên mạng ấy”. Ít đọc, văn hoá đọc ngắn thì nhận cho xong,
một nữ ký giả còn tinh vi: “Em không đọc trên mạng vì nó…nhức mắt lắm!”.
Khoan không bàn đến sự bất đồng chính kiến ở đây. Với mình, Bên thắng
cuộc chỉ là một cuốn sách vớ vẩn, một cách nhìn thiên kiến, lệch lạc,
một sự phản bội đê hèn khi nã đạn vào quá khứ và vào đồng đội… Mình chỉ
thấy thật lố bịch cho hai nữ ký giả nọ, chỉ vì nịnh bợ anh bạn mình –
một doanh nhân thành đạt mà họ tự hợm hĩnh thái quá và cũng tự hạ mình
thái quá. Đúng là "đã xấu lại còn không biêts phấn đấu".Xin nhắc lại 4
câu được treo trong phòng người bạn mình, chắc gợi ra nhiều điều đáng
suy ngẫm. Đó là câu của tiến sĩ Nguyễn Khắc Niêm góp kế sách cho vua để
phục hưng quốc gia:
Tôn tộc đại quy
Tôn lộc đại nguy
Tôn tài đại thịnh
Tôn nịnh đại suy.
Thiếu tá Nguyễn Văn Minh
(FB. Nguyễn Văn Minh)
“Tâm và tầm” của chính sách
“Tình hình kinh tế Việt Nam làm sao mà sáng sủa được khi hàng trăm nghìn
doanh nghiệp đang đứng trước bờ vực phá sản, tín dụng lãi suất cao và
không tiếp cận được do nợ xấu quá nhiều”, chuyên gia kinh tế Bùi Kiến
Thành nêu quan điểm.
Ông nói:
- "Từ đầu năm đến nay, kinh tế Việt Nam chưa có dấu hiệu tích cực. Dù
các báo cáo chính thức có đề cập một số điểm tích cực nhưng đoạn sau của
báo cáo lại bắt đầu bằng chữ “tuy nhiên” với một loạt điểm tiêu cực
khác.
Là nhà quan sát, tôi thấy rằng, cách trình bày báo cáo của các cơ quan
thường theo một thói quen là đề cập cái tốt trước sau đó mới đến những
cái xấu. Đây chỉ là vấn đề mang tính tuyên truyền.
Tình hình kinh tế Việt Nam làm sao mà sáng sủa được khi hàng trăm nghìn
doanh nghiệp đang đứng trước bờ vực phá sản, tín dụng lãi suất cao và
không tiếp cận được do nợ xấu quá nhiều. Nợ xấu ở các nhóm đã có những
biện pháp tình thế để giảm nhưng không giảm thực sự. Doanh nghiệp vẫn
không tiếp cận được vốn, hoặc nếu có thì phải chịu lãi suất quá cao.
Tình hình này đã kéo dài hơn hai năm nay rồi.
Điểm tích cực được nêu trong các báo cáo là xuất khẩu cũng cần xem xét
kỹ. Cần phân tích xem tăng xuất khẩu trong lĩnh vực gì, tăng lượng hay
chất, doanh nghiệp trong nước hay doanh nghiệp nước ngoài.
Theo báo cáo, các doanh nghiệp nước ngoài có kim ngạch xuất khẩu tăng và
doanh nghiệp Việt Nam ở chiều hướng ngược lại. Điểm đáng chú ý là doanh
nghiệp nước ngoài không vay vốn ở Việt Nam với lãi suất cao mà vay vốn ở
nước ngoài với lãi suất chỉ 1-2%. Do đó, doanh nghiệp nước ngoài trước
hết đã có lợi thế về nguồn vốn vay so với doanh nghiệp Việt Nam.
Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành“Nếu tiếp tục xu hướng như hiện nay, doanh nghiệp tiếp tục suy kiệt và dĩ nhiên sẽ đi xuống”... |
Lợi thế đang nghiêng về doanh nghiệp nước ngoài. Điều này ảnh hưởng đến
sự sống còn của doanh nghiệp Việt Nam và ảnh hưởng đến sự tăng trưởng
bền vững của kinh tế Việt Nam. Trong hoàn cảnh này, chính sách tiền tệ
có ảnh hưởng lớn đến sự tồn vong của nhiều doanh nghiệp và các lĩnh vực
kinh tế.
Trong khi đó, các biện pháp tài khóa để hỗ trợ doanh nghiệp trong nước
như miễn giảm thuế chỉ giúp ích cho các doanh nghiệp “ăn nên làm ra”,
còn lại không tác dụng với các doanh nghiệp còn lại. Hiệu quả nhất là
cần giải quyết chính sách tiền tệ, để doanh nghiệp tiếp cận được nguồn
vốn.
Một số quan điểm e ngại lạm phát cao nên không đồng tình với việc bơm
vốn cho doanh nghiệp. Lạm phát có một phần lớn nguyên nhân từ giá vay
vốn cao đẩy giá thành và giá bán hàng hóa cao. Hai năm nay, doanh nghiệp
“chết” với số lượng lớn, Nghị quyết 11 cũng khẳng định tập trung tín
dụng cho sản xuất kinh doanh nhưng không được thực hiện.
Ngược lại, rất đáng ngạc nhiên là có tiếng reo giải cứu bất động sản
bằng giải pháp tiền tệ. Ngân hàng Nhà nước cung ứng vốn tái chiết khấu
cho ngân hàng thương mại với lãi suất 4,5%, để ngân hàng thương mại cho
các doanh nghiệp, chủ dự án, người mua nhà vay với lãi suất 6%.
Tại sao lại ưu tiên cho bất động sản mà không nghĩ đến hàng trăm nghìn
doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đang cần giải cứu. Bây giờ đem giải
pháp tiền tệ áp dụng cho bất động sản là không được.
Trong khi đó, ý định cấp 30 nghìn tỷ đồng cho thị trường bất động sản có
hậu ý nguy hiểm, có thể đẩy thị trường rơi vào tình trạng như khủng
hoảng bất động sản của Mỹ. Tại sao lại dành chính sách ưu đãi riêng đối
với bất động sản mà không áp dụng cho cả nền kinh tế? Cách hoạch định
này chưa rõ ràng về mục tiêu.
Triển vọng kinh tế trong thời gian tới có thể đi lên hoặc đi xuống phụ
thuộc hoàn toàn và cách thức hoạch định chính sách. Nếu tiếp tục xu
hướng như hiện nay, doanh nghiệp tiếp tục suy kiệt và dĩ nhiên sẽ đi
xuống.
Ngược lại, nếu chính sách đủ tâm và tầm thì doanh nghiệp mới có cơ may
được cứu. Đáng lưu ý, hoạch định chính sách chỉ là một phần, quyết định
thành bại của chính sách còn phụ thuộc ở việc thực thi chính sách, bởi
lẽ, tham nhũng, tiêu cực trong thực thi chính sách có thể làm chính sách
trở nên phản tác dụng".
(VnEconomy)
Nhận diện những kẻ vô tích sự trong bộ máy Nhà nước
Công chức ở nước ta hiện nay cứ 3 người thì có 1 người ăn chơi. Tức là
1/3 làm việc thực sự hiệu quả, 1/3 thuộc loại làng nhàng, còn lại 1/3 là
vô tích sự.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận xét: “Trong bộ máy chúng ta có tới
30% số công chức không có cũng được, bởi họ làm việc theo kiểu sáng cắp ô
đi, tối cắp ô về, không mang lại bất cứ thứ hiệu quả công việc nào". Và
Phó Thủ tướng cũng khẳng định: “Nếu không đổi mới chế độ công vụ, công
chức thì sẽ thất bại trước nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, đây là
công việc phức tạp, vì vậy việc đổi mới phải chặt chẽ nhưng không vì thế
mà không dám làm, phải quyết tâm làm”.
Công chức ở nước ta hiện nay cứ 3 người thì có 1 người ăn chơi. Tức là
1/3 làm việc thực sự hiệu quả, 1/3 thuộc loại làng nhàng, còn lại 1/3 là
vô tích sự. Lần đầu tiên Phó Thủ tướng và Bộ trưởng Bộ Nội vụ công khai
thừa nhận con số đó. Các vị đã dùng hình ảnh để chỉ đám công chức vô
tích sự ấy là “sáng cắp ô đi, tối cắp ô về”.
Đám công chức “cắp ô” ấy là ai?
Rất dễ thấy ở bất cứ cơ quan, đơn vị nào đang ăn lương bao cấp Nhà nước!
Lịch làm việc hằng ngày của công chức “cắp ô” như sau: Tầm 9 giờ sáng
đủng đỉnh tới cơ quan. Sau tuần trà đặc, hút vài điếu thuốc thì bắt đầu
đọc báo rồi chuyển sang “lướt web”. Các thông tin từ giá cả thị trường,
tin nóng đến chân dài, lộ hàng và vụ án được tích hợp rồi chém gió bình
luận, mua vui bằng những chuỗi cười rôm rả cho đồng nghiệp. Tiếp đến bàn
luận chuyện cơ quan, chê người này, khen người kia. Và cuối cùng là
đánh giá sếp này năng lực, trình độ yếu kém, sếp kia quan liêu…
Giờ ăn trưa đến, họ kéo nhau đi nhà hàng nhậu nhẹt. Đầu giờ chiều về,
gác chân lên bàn đánh một giấc dài, ngáy vang như sấm. Khoảng 14 giờ
tỉnh dậy, lại trà lá và tán chuyện tầm phào một lúc rồi... về, Thế là
quanh năm, cơ quan, đơn vị và bạn bè chẳng biết họ làm công việc gì cụ
thể và kết quả ra sao, chỉ thấy họ giỏi bốc phét. Họ là trung tâm gây
mất đoàn kết nội bộ và cũng vô hình trung làm méo mó hình ảnh người cán
bộ Nhà nước, giảm đi niềm tin yêu, kính trọng của nhân dân.
Theo số liệu hiện nay thì cán bộ công chức Nhà nước có 2,8 triệu người.
Như vậy, số công chức “cắp ô” là 840.000 người. Nhưng đấy mới là nhẩm
tính nhanh chứ thực ra, con số này còn lớn hơn nữa. Thế có nghĩa là, một
người làm việc thực sự hiệu quả phải làm khối lượng công việc của 3
người, vì có một người chơi, một người làm việc kém hiệu quả thì nhiều
khi phải làm thay cho họ. Thật bất công! Nếu tinh giản được biên chế,
đuổi được đám công chức vô tích sự ra khỏi bộ máy thì người làm việc
thực sự sẽ có mức lương cao hơn, xứng đáng với công lao cống hiến của
họ. Nhưng biết đến bao giờ mới làm được việc đó bởi cơ chế tuyển dụng và
quản lý như lâu nay.
Đề ra tiêu chí giữ chức vụ A, B, C phải có bằng cấp loại gì, thế là hàng
loạt công chức đối phó hoặc đón đầu bằng cách đua nhau đi học tại chức
để mua bằng. Như thế chỉ là học giả mà có bằng thật để chiếm giữ ghế
lãnh đạo. Khi tuyển dụng người vào làm việc, các cơ quan cũng yêu cầu họ
phải có bằng cấp nọ, chứng chỉ kia. Người đi xin việc nộp đầy đủ nhưng
họ có làm được việc hay không lại là chuyện khác. Bởi đã có khoản tiền
“bôi trơn”, hối lộ nên họ đương nhiên được tuyển dụng vào. Mà đã vào cơ
quan Nhà nước, ăn lương từ ngân sách thì chẳng có lý do gì để dễ dàng
đưa họ ra khỏi biên chế được. Thế là mỗi năm mất đi hàng chục nghìn tỉ
đồng trả lương nuôi báo cô những công chức “cắp ô”, chưa kể chi phí điện
nước, xăng xe, văn phòng phẩm.
Đã nhiều năm rồi, bao nghị quyết, chỉ thị, nghị định kêu gọi tinh giản
biên chế nhưng không thấy biên chế giảm mà nó vẫn cứ phình ra. Nếu đưa
ra cân nhắc loại trừ ai thì cơ quan nào cũng thấy vướng mắc. Có đối
tượng thuộc hàng con cha cháu ông thì làm sao dám đụng tới. Có đối tượng
đã lo lót chạy chọt và hầu sếp chu đáo lâu rồi thì cũng không nỡ bỏ.
Thế là cùng ngồi lại cả. Cho thi công chức thì hàng trăm con người thi
chung một bài trong khi làm việc thì có hàng chục công việc khác nhau
nên thi cũng lại là hình thức.
Đó là chưa kể nhiều nơi, cứ tuyển dụng vào là làm đến lúc nghỉ hưu,
chẳng có thi thố, sát hạch bao giờ. Mỗi kỳ nâng lương, nâng ngạch bậc,
nỡ để sót ai là lại có kiện cáo om sòm, mất đoàn kết trong cơ quan. Chưa
kể đến một số cán bộ tới tuổi nghỉ hưu nhưng tìm mọi cách xin được ở
lại, kéo dài thời gian công tác. Còn có người khai man lý lịch, nếu truy
xét đến cùng qua thời gian làm việc thì họ đã “thoát ly” để phục vụ
cách mạng từ năm 13-14 tuổi. Thật nực cười mà vẫn tồn tại. Có những
người “cắp ô” suốt đời, chẳng đóng góp được gì xuất sắc nhưng đến tuổi
nghỉ rồi, cứ khẳng định “bây giờ mới đến độ chín”.
Rồi cái lệ “cha truyền con nối”, độc quyền trong tuyển dụng. Bố mẹ làm ở
đâu thì thường cho con vào đó. Nếu cống hiến tốt thì không nói làm gì
nhưng nhiều trường hợp chỉ để giữ chỗ, gạt bỏ nhân tài thực sự và rồi
lớp con cháu họ cũng lại trở thành công chức “cắp ô”. Mô hình này diễn
ra nhiều năm ở không ít cơ quan, đơn vị, ngành nghề; hầu như đóng cửa
hoàn toàn với những lao động không có người nhà trong đó.
Nhìn thấy sự bất công, vô lý như thế, có người thắc mắc: Sao không “tống
cổ” bớt cái đám “cắp ô” kia “về vườn”? Không hề đơn giản! Tâm lý người
Việt Nam ta xưa nay vẫn trọng cái tình hơn cái lý. Mối quan hệ cấp trên
với cấp dưới nhiều khi không rõ ràng, mang tính gia đình chủ nghĩa. Càng
có nhiều người thân, họ hàng trong cùng cơ quan thì mối quan hệ này thể
hiện càng rõ. Như thế thì làm sao mà “trảm” nhau được. Thậm chí không
có quan hệ gia đình thì không ít vị lãnh đạo có chức, có quyền cũng dĩ
hòa vi quý, tặc lưỡi cho qua bởi lương bổng không phải móc từ túi họ ra
trả; sau này có nghỉ hưu thì chỉ có người mang ơn chứ không để kẻ mang
oán họ.
Theo ý kiến chỉ đạo của Chính phủ thì hiện trạng ở nước ta, muốn tinh
giản biên chế phải bắt đầu từ các bộ, ngành. Trong khi Chính phủ quy
định mỗi cơ quan chỉ có 3 cấp phó thì ngay ở cơ quan Trung ương đã làm
không nghiêm. Số lượng các thứ trưởng của các bộ quá nhiều so với quy
định. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công Thương có tới 10
thứ trưởng. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính có 7
thứ trưởng. Bộ Xây dựng, Bộ Nội vụ, Văn phòng Chính phủ có 6 thứ
trưởng. Đa số các bộ còn lại đều có 5 thứ trưởng.
Số lượng cán bộ cấp phó của tổ chức vụ, cục cũng nhiều hơn theo quy định.
Có những vụ có tới 7-8 phó vụ trưởng. Bộ máy cấp sở, phòng của các tỉnh
cũng rất cồng kềnh, làm đúng quy định thì giảm được một lượng công chức
đáng kể (tiêu biểu như tỉnh Nghệ An, một sở có 4 phó giám đốc, một phòng
có 6 phó phòng, có phòng chỉ có quan chứ không có quân).
Sau tinh giản bộ máy lãnh đạo và biên chế là đến bước tuyển dụng. Bộ Nội
vụ vừa làm thí điểm thi công chức theo phương thức trắc nghiệm trên máy
tính. Phương thức này bước đầu thể hiện được tính công bằng và minh
bạch trong tuyển dụng, cần nhân rộng ra toàn quốc.
Một số giải pháp nêu trên sẽ phần nào giảm dần được số công chức “ăn theo, nói leo, trèo xe trước” như hiện nay.
Giảm được biên chế sẽ đồng nghĩa với việc tăng lương, nâng cao đời sống của số công chức có cống hiến thật sự.
(Petrotimes)
Con ông Lê Thanh Hải 'cán bộ điển hình'
Ông Lê Trương Hải Hiếu trong một phiên họp
Báo Việt Nam vừa có bài khen ngợi con trai đầu của Bí thư Thành ủy TP HCM Lê Thanh Hải, Lê Trương Hải Hiếu.
Ông Hiếu, sinh ngày 7/9/1981, hiện là Quận ủy viên, Bí thư Đảng ủy phường Bến Thành, quận 1.
Báo điện tử VietnamNet hôm 30/4 có bài ca ngợi ông Lê Trương Hải Hiếu cùng một bí thư phường khác là "nổi lên như điển hình thế hệ cán bộ trẻ, được đào tạo bài bản, dám nghĩ, dám làm, có những lý tưởng đóng góp cho diện mạo phát triển ngày càng rực rỡ hơn" của thành phố.
Theo bài báo, ông Hiếu được dư luận nhắc tới nhiều kể từ khi ông đưa vào thí điểm áp dụng phần mềm điện tử quản lý dân cư bằng dấu vân tay ở phường Bến Thành.
Ông Lê Trương Hải Hiếu làm Bí thư Đảng ủy phường từ tháng 2/2010 tới nay, trong thời gian cha ông làm Bí thư Thành ủy.
Phường Bến Thành có 5.000 hộ với 18.000 dân, được cho là một trong các phường trọng điểm, nằm ở trung tâm TP HCM.
Trước đó ông là Bí thư Đoàn Quận 1. Ông vào Đảng CSVN từ 2004.
Ông Lê Trương Hải Hiếu là người được đào tạo theo chương trình đào tạo 300 tiến sỹ, thạc sỹ của Thành ủy. Từ 2005 đến 2007, ông được thành phố cử đi học cao học ngành Quản trị kinh doanh ở Hoa Kỳ.
Ngoài bằng Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh, ông còn có bằng Cử nhân Luật và Cao cấp Lý luận chính trị.
Báo VietnamNet nói ông từng làm nóng các phiên chất vấn lãnh đạo thành phố "bằng những câu hỏi hóc búa, đụng chạm những vấn đề nhạy cảm ít ai muốn nói".
Ông Lê Trương Hải Hiếu xuất thân gia đình cán bộ cấp cao. Mẹ ông, bà Trương Thị Hiền, là Hiệu trưởng Trường Cán bộ TP HCM, em gái cựu Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa.
Ông Hiếu không phải là trường hợp đầu tiên trong số con cái các lãnh đạo cao cấp của Việt Nam lập thân bằng con đường sinh hoạt Đảng-Đoàn.
Con trai đầu của Trưởng ban Nội chính Nguyễn Bá Thanh, Nguyễn Bá Cảnh, hồi tháng Hai năm nay được bầu làm Bí thư Thành đoàn Đà Nẵng.
Nguyễn Minh Triết, con trai út của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, năm ngoái cũng quyết định từ Anh trở về làm cán bộ Đoàn cơ sở.
Một người con khác của ông Thủ tướng, Nguyễn Thanh Nghị, hiện là Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Con trai cựu Tổng bí thư Nông Đức Mạnh, Nông Quốc Tuấn, là Ủy viên Trung ương, trong khi con trai con trai cựu Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Văn Chi, Nguyễn Xuân Anh, là Ủy viên dự khuyết.
Ngoài lợi thế xuất thân gia đình, các vị lãnh đạo trẻ này nói chung đều được học hành, đào tạo có bài bản.
(BBC)
Ông Hiếu, sinh ngày 7/9/1981, hiện là Quận ủy viên, Bí thư Đảng ủy phường Bến Thành, quận 1.
Báo điện tử VietnamNet hôm 30/4 có bài ca ngợi ông Lê Trương Hải Hiếu cùng một bí thư phường khác là "nổi lên như điển hình thế hệ cán bộ trẻ, được đào tạo bài bản, dám nghĩ, dám làm, có những lý tưởng đóng góp cho diện mạo phát triển ngày càng rực rỡ hơn" của thành phố.
Theo bài báo, ông Hiếu được dư luận nhắc tới nhiều kể từ khi ông đưa vào thí điểm áp dụng phần mềm điện tử quản lý dân cư bằng dấu vân tay ở phường Bến Thành.
Ông Lê Trương Hải Hiếu làm Bí thư Đảng ủy phường từ tháng 2/2010 tới nay, trong thời gian cha ông làm Bí thư Thành ủy.
Phường Bến Thành có 5.000 hộ với 18.000 dân, được cho là một trong các phường trọng điểm, nằm ở trung tâm TP HCM.
Trước đó ông là Bí thư Đoàn Quận 1. Ông vào Đảng CSVN từ 2004.
Ông Lê Trương Hải Hiếu là người được đào tạo theo chương trình đào tạo 300 tiến sỹ, thạc sỹ của Thành ủy. Từ 2005 đến 2007, ông được thành phố cử đi học cao học ngành Quản trị kinh doanh ở Hoa Kỳ.
Ngoài bằng Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh, ông còn có bằng Cử nhân Luật và Cao cấp Lý luận chính trị.
Chất vất hóc búa
Ông Hiếu cũng là Đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố HCM khóa 8 nhiệm kỳ 2011-2016 và kiêm nhiệm chức Chủ tịch Ủy ban Nhân dân phường Bến Thành.Báo VietnamNet nói ông từng làm nóng các phiên chất vấn lãnh đạo thành phố "bằng những câu hỏi hóc búa, đụng chạm những vấn đề nhạy cảm ít ai muốn nói".
Ông Lê Trương Hải Hiếu xuất thân gia đình cán bộ cấp cao. Mẹ ông, bà Trương Thị Hiền, là Hiệu trưởng Trường Cán bộ TP HCM, em gái cựu Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa.
Ông Hiếu không phải là trường hợp đầu tiên trong số con cái các lãnh đạo cao cấp của Việt Nam lập thân bằng con đường sinh hoạt Đảng-Đoàn.
Con trai đầu của Trưởng ban Nội chính Nguyễn Bá Thanh, Nguyễn Bá Cảnh, hồi tháng Hai năm nay được bầu làm Bí thư Thành đoàn Đà Nẵng.
Nguyễn Minh Triết, con trai út của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, năm ngoái cũng quyết định từ Anh trở về làm cán bộ Đoàn cơ sở.
Một người con khác của ông Thủ tướng, Nguyễn Thanh Nghị, hiện là Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Con trai cựu Tổng bí thư Nông Đức Mạnh, Nông Quốc Tuấn, là Ủy viên Trung ương, trong khi con trai con trai cựu Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Văn Chi, Nguyễn Xuân Anh, là Ủy viên dự khuyết.
Ngoài lợi thế xuất thân gia đình, các vị lãnh đạo trẻ này nói chung đều được học hành, đào tạo có bài bản.
(BBC)
Đào Tuấn - Phong trào chỉ thị
Sau chỉ thị là quán triệt. Sau quán triệt là cam kết. Sau cam kết là việc nhậu nhẹt vẫn hoàn nhậu nhẹt.
Tháng 3 năm ngoái, trong cuộc họp với UBND các tỉnh, thành phố, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu: “Cán bộ không được uống rượu bia buổi sáng, buổi trưa”. Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng cũng yêu cầu UBND các tỉnh thành, thủ trưởng cơ quan, doanh nghiệp ban hành quy định “không uống rượu, bia trong giờ làm việc, giờ nghỉ trưa”, xử lý kỷ luật nghiêm người vi phạm, không phân biệt là cán bộ hay nhân viên.
Nhưng chỉ ít ngày sau đó, ngày 12-4-2012, hình ảnh 15 cán bộ Thanh tra giao thông hồn nhiên đỗ xe công vụ biển xanh trên vỉa hè phố cấm, diện nguyên đồng phục, ăn nhậu trong một quán bia trên phố Trần Duy Hưng được một tờ báo điện tử tung lên mạng. Những tấm ảnh chụp cận cảnh cho thấy khuôn mặt của “nhà chức trách” “đỏ tưng bừng”. Phó giám đốc Sở GTVT Hà Nội Nguyễn Hoàng Linh sau đó nhìn nhận: “Việc thanh tra giao thông vào quán bia, quán nhậu là điều “nhạy cảm”.
Phó Chánh thanh tra Sở Giao thông Vận tải Hà Nội Hoàng Văn Mạnh thì giải thích: “Thanh tra giao thông đang làm nhiệm vụ vẫn phải ăn trưa nên có thể mặc đồng phục, đeo biển hiệu vào quán. Còn nếu uống rượu, cảnh sát đo nồng độ cồn vượt mức sẽ bị xử lý”.
Thế nào là “nhạy cảm”?
“Vì dễ bị hiểu lầm”- lời ông Linh.
Và chính vì cách giải thích đó, trước những khuôn mặt “đỏ tưng bừng”, cho nên sau đó chẳng có gì “ảnh hưởng đến hòa bình thế giới”, bởi như ông Phó Chánh đã nói: “Chưa bao giờ CSGT kiểm tra nồng độ cồn của thanh tra giao thông.
Sự nhạy cảm đối với thanh danh “nhà chức trách”, trong khi nhà chức trách lại chẳng bao giờ kiểm tra nhau khiến cho một quy phạm cấm trở nên hình thức chẳng khác gì việc cấm thuốc lá, cấm vứt rác ra đường, hay… cấm chó.
Trong một năm sau yêu cầu của Phó thủ tướng, la liệt các chỉ thị được ban hành. Bộ Tư pháp nghiêm cấm “Cán bộ, công chức, viên chức ngành uống rượu, bia ngay trước và trong giờ làm việc, giờ nghỉ trưa, kể cả khi tổ chức hội nghị, tiếp khách”.
Rồi Thanh Hóa cũng cấm. Rồi Hà Tĩnh, rồi Long An…Chỉ thị nhiều đến nỗi có người gọi đó là “phong trào chỉ thị”.
Sau chỉ thị là quán triệt.
Sau quán triệt là cam kết.
Sau cam kết là việc nhậu nhẹt vẫn hoàn nhậu nhẹt.
Và sau nhậu nhẹt, có lẽ vì nhạy cảm, chưa thấy có bất cứ cán bộ nào bị xử lý, dù “đuổi muỗi bằng một cái kỷ luật kiểu “nhắc nhở”.
Bởi thế, có thể hiểu người dân đã mắt tròn mắt dẹt đến thế nào khi đọc cái tin một Phó Chủ tịch huyện (Kỳ Sơn, Nghệ An) bị kiểm điểm với lý do “Nhiều lần uống rượu say”. “Kịch tính” còn ở chỗ đây là một nữ phó chủ tịch. Và cái say của bà, được Bí thư huyện ủy Vi Hải Thành mô tả trên Tuổi trẻ là “quá đà và bê tha”.
Có câu “Hình bất thượng đại phu”, tức hình luật chẳng bao giờ phạm được tới quan quyền. Câu chuyện xử lý cán bộ nhậu nhẹt của hiếm nỗi ngay sau vụ kiểm điểm, có lẽ là đầu tiên, đã không khỏi có những câu hỏi nghi hoặc được đặt ra.
Nhưng dù là với động cơ gì, vi phạm là vi phạm, và vi phạm phải được xử lý dù rất khó để kỳ vọng “vụ Kỳ Sơn” sẽ là một sự kiện mang tính chất tiền lệ, làm gương cho những vị thanh tra nhân dân, cho nhà chức trách để “quân pháp bất vị thân” chứ không phải “Hình bất thượng đại phu”.
Theo Đào Tuấn
Tháng 3 năm ngoái, trong cuộc họp với UBND các tỉnh, thành phố, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu: “Cán bộ không được uống rượu bia buổi sáng, buổi trưa”. Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng cũng yêu cầu UBND các tỉnh thành, thủ trưởng cơ quan, doanh nghiệp ban hành quy định “không uống rượu, bia trong giờ làm việc, giờ nghỉ trưa”, xử lý kỷ luật nghiêm người vi phạm, không phân biệt là cán bộ hay nhân viên.
Nhưng chỉ ít ngày sau đó, ngày 12-4-2012, hình ảnh 15 cán bộ Thanh tra giao thông hồn nhiên đỗ xe công vụ biển xanh trên vỉa hè phố cấm, diện nguyên đồng phục, ăn nhậu trong một quán bia trên phố Trần Duy Hưng được một tờ báo điện tử tung lên mạng. Những tấm ảnh chụp cận cảnh cho thấy khuôn mặt của “nhà chức trách” “đỏ tưng bừng”. Phó giám đốc Sở GTVT Hà Nội Nguyễn Hoàng Linh sau đó nhìn nhận: “Việc thanh tra giao thông vào quán bia, quán nhậu là điều “nhạy cảm”.
Phó Chánh thanh tra Sở Giao thông Vận tải Hà Nội Hoàng Văn Mạnh thì giải thích: “Thanh tra giao thông đang làm nhiệm vụ vẫn phải ăn trưa nên có thể mặc đồng phục, đeo biển hiệu vào quán. Còn nếu uống rượu, cảnh sát đo nồng độ cồn vượt mức sẽ bị xử lý”.
Thế nào là “nhạy cảm”?
“Vì dễ bị hiểu lầm”- lời ông Linh.
Và chính vì cách giải thích đó, trước những khuôn mặt “đỏ tưng bừng”, cho nên sau đó chẳng có gì “ảnh hưởng đến hòa bình thế giới”, bởi như ông Phó Chánh đã nói: “Chưa bao giờ CSGT kiểm tra nồng độ cồn của thanh tra giao thông.
Sự nhạy cảm đối với thanh danh “nhà chức trách”, trong khi nhà chức trách lại chẳng bao giờ kiểm tra nhau khiến cho một quy phạm cấm trở nên hình thức chẳng khác gì việc cấm thuốc lá, cấm vứt rác ra đường, hay… cấm chó.
Trong một năm sau yêu cầu của Phó thủ tướng, la liệt các chỉ thị được ban hành. Bộ Tư pháp nghiêm cấm “Cán bộ, công chức, viên chức ngành uống rượu, bia ngay trước và trong giờ làm việc, giờ nghỉ trưa, kể cả khi tổ chức hội nghị, tiếp khách”.
Rồi Thanh Hóa cũng cấm. Rồi Hà Tĩnh, rồi Long An…Chỉ thị nhiều đến nỗi có người gọi đó là “phong trào chỉ thị”.
Sau chỉ thị là quán triệt.
Sau quán triệt là cam kết.
Sau cam kết là việc nhậu nhẹt vẫn hoàn nhậu nhẹt.
Và sau nhậu nhẹt, có lẽ vì nhạy cảm, chưa thấy có bất cứ cán bộ nào bị xử lý, dù “đuổi muỗi bằng một cái kỷ luật kiểu “nhắc nhở”.
Bởi thế, có thể hiểu người dân đã mắt tròn mắt dẹt đến thế nào khi đọc cái tin một Phó Chủ tịch huyện (Kỳ Sơn, Nghệ An) bị kiểm điểm với lý do “Nhiều lần uống rượu say”. “Kịch tính” còn ở chỗ đây là một nữ phó chủ tịch. Và cái say của bà, được Bí thư huyện ủy Vi Hải Thành mô tả trên Tuổi trẻ là “quá đà và bê tha”.
Có câu “Hình bất thượng đại phu”, tức hình luật chẳng bao giờ phạm được tới quan quyền. Câu chuyện xử lý cán bộ nhậu nhẹt của hiếm nỗi ngay sau vụ kiểm điểm, có lẽ là đầu tiên, đã không khỏi có những câu hỏi nghi hoặc được đặt ra.
Nhưng dù là với động cơ gì, vi phạm là vi phạm, và vi phạm phải được xử lý dù rất khó để kỳ vọng “vụ Kỳ Sơn” sẽ là một sự kiện mang tính chất tiền lệ, làm gương cho những vị thanh tra nhân dân, cho nhà chức trách để “quân pháp bất vị thân” chứ không phải “Hình bất thượng đại phu”.
Theo Đào Tuấn
Việt Nam chống chọi với nợ xấu
Hãng thông tấn Reuters ngày 3/5 đã có bài viết phê bình các chính
sách điều hành kinh tế và giải quyết nợ xấu trong lĩnh vực ngân hàng
tại Việt Nam của cây bút Martin Petty.
BBCVietnamese xin được giới thiệu với bạn đọc bài viết này.
Khi công ty đồ nội thất của Nguyễn Mạnh Hùng còn ăn nên làm ra, đơn đặt hàng từ những khách hàng giàu có tại Việt Nam, vốn ưa chuộng các sản phẩm giường, tủ và bàn làm bằng tay có thể đem lại cho ông lợi nhuận ở mức 25 nghìn đôla một tháng sau khi trừ chi phí và trả lương cho 35 thợ.
Hai năm sau, khi kinh tế đi xuống, công việc kinh doanh của công ty đặt tại Hà Nội của ông Hùng bắt đầu đi xuống. Ông mất 4 nghìn đôla mỗi tháng, ngay cả khi đã cắt chi phí xuống mức tối đa và cho tạm nghỉ 30 thợ mà ông không đủ sức trả lương.
"Tôi chỉ cần vài khách hàng để tồn tại, tuy nhiên những người mà tôi có lại hủy đơn đặt hàng," ông Hùng nói.
"Không có ngân hàng nào chịu cho tôi mượn tiền. Tôi coi như xong."
Hoàn cảnh đáng buồn của ông Hùng phản ánh sự tuyệt vọng của một trong những nền kinh tế nhiều bệnh kinh niên nhất Châu Á, với một hệ thống ngân hàng ngập chìm trong nợ xấu và không đủ sức cung cấp cho doanh nghiệp nguồn vốn cần thiết để xoay chuyển tình thế.
Bên cạnh đó, giải pháp của chính phủ - được hứa hẹn sẽ sớm đưa ra - dường như không đủ để giải quyết vấn đề.
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, ông Đặng Thanh Bình, nói với Reuters rằng một công ty xử lý nợ xấu có tên VAMC sẽ được thành lập với số vốn ban đầu là 24 triệu đôla.
Tuy nhiên một số người đánh giá là khoản này quá nhỏ so với khối nợ xấu đang ảnh hưởng tới gần như mọi góc cạnh của nền kinh tế Việt Nam.
Hàng trăm nghìn doanh nghiệp Việt Nam đã đóng cửa trong hai năm qua
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ước tính nợ xấu ở khoảng 7,8 tỷ đôla, hay 6% của tổng dư nợ là 130 tỷ đôla.
Tuy nhiên, các nguồn tin của Reuters nói mức nợ xấu của các ngân hàng cao hơn mức này ít nhất là ba lần - khoảng 23 tỷ đôla.
Như vậy, nguồn vốn của VAMC chỉ bằng 0,3% mức nợ xấu hiện tại và có lẽ chỉ đại diện cho vốn lưu động. Việc giải quyết nợ xấu thực sự được cho là sẽ giải quyết thông qua các giấy bảo lãnh của Ngân hàng Nhà nước.
"24 triệu đôla có vẻ như là một khoản tiền nhỏ để tái huy động vốn khu vực ngân hàng," Matt Hildebrandt, một kinh tế gia tại J.P.Morgain Chase ở Singapore bình luận.
"Quan ngại của tôi, đó là việc thiết lập VAMC diễn ra quá chậm và lượng vốn quá ít để thực sự giải quyết được vấn đề. Hướng giải quyết mông lung thế này đồng nghĩa với việc nền kinh tế sẽ tiếp tục trong tình trạng yếu kém nhiều năm tới."
Việc VAMC có quá ít vốn làm dấy lên câu hỏi về việc liệu ngân hàng trung ương có đặt ra giới hạn cho việc phát hành trái phiếu để giải quyết nợ xấu hay không.
"Công ty này sẽ giúp giải quyết 50% nợ xấu của các tổ chức tín dụng," ông Bình nói trong một e-mail phản hồi Reuters, đồng thời cho rằng VAMC sẽ là một sự "khởi đầu quan trọng" để mang tới những kết quả khả quan trong năm nay.
"Sau đó, tùy vào diễn biến tình hình, công ty này có thể mở rộng quy mô nợ và thế chấp để đi đến mục tiêu cuối cùng, đó là đẩy nợ xấu tín dụng xuống tỷ lệ an toàn."
Giới phân tích và các lãnh đạo ngân hàng thương mại cho rằng cái nhìn này có lẽ là quá lạc quan. Ông Bình không nói ai sẽ cung cấp vốn cho VAMC và công ty này sẽ làm gì với khối nợ xấu hay câu hỏi trước việc liệu công ty này có phải chỉ đang chuyển nợ xấu từ tài khoản này sang tài khoản khác hay không.
Các ngân hàng trong nước vì ngập chìm trong tỷ lệ nợ xấu cao nhất Châu Á nên đã thắt chặt cho vay, dẫn đến tình trạng bẫy thanh khoản trong thị trường tiêu dùng những 90 triệu dân.
Khu vực bất động sản đang suy thoái nặng nề. Nền kinh tế vốn từng là ngôi sao đang lên của Châu Á giờ đang rơi vào mức tăng trưởng chậm nhất kể từ 13 năm trở lại đây. Hậu quả của điều này, đó là hơn 100 nghìn doanh nghiệp trong nước phải đóng cửa trong năm 2011, 2012 và 13 nghìn doanh nghiệp khác phải đóng cửa trong năm nay, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Những doanh nghiệp này đã không tiếp cận được vốn mới, trong lúc mức tiêu dùng ngày càng đình trệ, thể hiện qua tăng trưởng doanh số bán lẻ trong quý một năm nay chỉ ở mức 11,8%, thấp nhất trong 5 năm trở lại đây, theo số liệu từ chính phủ.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình nói hồi tháng Ba rằng lãi suất vốn vay, hiện ở mức 9-16%, sẽ được giảm xuống dưới 13% để giúp việc tiếp cận vốn mới dễ dàng hơn. Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp phàn nàn về sự lề mề của ngân hàng và nói họ vẫn phải chịu đựng lãi suất ở mức 17-18%.
Sau nhiều năm chứng kiến tăng trưởng thường niên ở mức 7%, Việt Nam giờ này đang bước vào tình trạng nguy kịch: Sự bất bình trong người dân ngày càng lên cao bởi nạn tham nhũng và vật giá tăng cao. Các công ty thuộc sở hữu của Nhà nước nhưng lại kinh doanh kém hiệu quả, làm thất thoát hàng tỷ đôla tín dụng và dấy lên quan ngại về khả năng cạnh tranh của Việt Nam trong khu vực.
Đảng Cộng sản đang phải đối mặt với những quyết định về chính sách vốn có thể vực dậy nền kinh tế từng được mệnh danh là "con hổ" của Châu Á, hay khép lại số phận của nó như là một nền kinh tế chậm chạp trước xu hướng phát triển của khu vực Đông Nam Á.
Giới chuyên gia cho rằng việc đầu tư vào các ngân hàng yếu kém của Việt Nam không mang lại nhiều lợi ích cho nhà đầu tư nước ngoài
Tuy nhiên vẫn có một vài tín hiệu hy vọng.
Việt Nam xuất siêu lần đầu tiên sau hai thập kỷ trong năm 2012 và các kinh tế gia đã dự đoán điều tương tự trong năm nay. Ngân hàng Thế giới dự đoán tăng trưởng năm 2013 ở mức 5,2% và lạm phát đã giảm xuống mức 6,6% từ mức 20% hồi tháng 12 năm 2011.
Tỷ giá VNĐ/đôla, sau nhiều lần trượt giá đã bắt đầu trở nên ổn định và sàn HOSE đang trở thành sàn chứng khoán tăng mạnh nhất Châu Á, với mức tăng trưởng gần 15% năm nay, 95% số chứng khoán được mua bởi các nhà đầu tư người Việt.
Tuy nhiên thị trường chứng khoán chỉ che đậy vấn đề sau xa hơn cũng như sự bất định về hướng giải quyết chúng.
"Đầu tư trên thị trường này cũng giống như ngồi trên ghế điện," ông Trần Tiến Dũng, một nhà đầu tư đã bán tháo hầu hết số chứng khoán có trong tay hồi tháng 12 để mang về 20% lợi nhuận nói.
"Các vấn đề kinh tế đã hiện rõ, nhưng không có một viễn cảnh cụ thể cho tương lai."
Bất chấp những công bố của chính phủ về "định hướng" và các "ban chỉ đạo", bên cạnh hàng loạt lời tuyên bố cải cách hùng hồn khác, giới kinh tế gia nói Việt Nam giải quyết nợ xấu quá sức chậm chạp - một bước đi hết sức quan trọng nếu muốn tái thu hút đầu tư nước ngoài.
Alfred Chan, giám đốc mảng tài chính của Fitch Rating tại Singapore, nói tầm ảnh hưởng của nợ xấu ở Việt Nam đang bị coi thường, với sự yếu kém về độ minh bạch cũng như các kế hoạch cải cách đều lề mề và sơ sài. Những vấn đề ăn sâu hơn, ví dụ như việc quản lý các doanh nghiệp nhà nước (SOE) cũng cần được tiếp tục giải quyết.
"Những bước đi này là đúng hướng. Tuy nhiên chúng cũng chỉ là những bước đầu tiên của công cuộc cải cách," ông Chan nói trong một email.
100 doanh nghiệp nhà nước lớn nhất của Việt Nam đã vay số vốn tổng cộng 64 tỷ đôla, bằng một nửa nợ chưa trả. Nhiều doanh nghiệp trong số này bỏ tiền vào đầu tư những ngành không liên quan, nhất là bất động sản - khu vực đang đóng băng trầm trọng.
"Nếu như Việt Nam không thể tái cơ cấu và chứng minh sự ổn định về chính sách, sự quan tâm của giới đầu tư sẽ biến mất trong vòng 3-5 năm nữa," ông Nguyễn Đức Kiên, Phó chủ nhiệm Ủy ban kinh tế Quốc hội nói với Reuters.
Louis Taylor, giám đốc điều hành của Standard Charterered Bank khu vực Đông Dương, nói các ngân hàng nước ngoài có một vai trò quan trọng trong việc giúp Việt Nam giải quyết nợ xấu trong hệ thống ngân hàng, tuy nhiên ông này cũng cho rằng việc đầu tư vào các ngân hàng của Việt Nam mang lại ít lợi ích cho ngân hàng nước ngoài.
"Chúng tôi nghi ngờ rằng sẽ có một sự quan tâm to lớn từ các ngân hàng nước ngoài đối với những ngân hàng yếu kém nhất tại Việt Nam," ông Taylor nói với các phóng viên.
Cổ phần sở hữu được cho phép đối với các nhà đầu tư nước ngoài tại ngân hàng Việt Nam hiện là 30% và 20% đối với nhà đầu tư chiến lược riêng lẻ từ nước ngoài. Hồi tháng Hai, Ngân hàng Nhà nước đã đề nghị nâng mức sở hữu cổ phần cho phép của nhà đầu tư nước ngoài đối với ngân hàng trong nước lên 30%, nhưng chỉ trong "trường hợp đặc biệt", khi thủ tướng được phép định mức sở hữu tối đa của nhà đầu tư nước ngoài đối với một ngân hàng thuộc dạng yếu kém.
Nguồn tin từ các ngân hàng thương mại nói khu vực này nên được tự do hóa để tăng cường công tác quản lý rủi ro, cũng như việc huy động vốn, tuy nhiên những nhóm lợi ích giàu có với quan hệ chính trị đang ngăn cản điều này.
"Họ nhìn vào những ngân hàng nước ngoài như những gã khổng lồ không được chào đón," một quản lý cấp cao tại một ngân hàng thương mại nói.
"Có lẽ họ không muốn người nước ngoài đầu tư, để rồi nhìn vào sổ sách bà bắt đầu lôi mọi thứ ra ánh sáng."
(BBC)
BBCVietnamese xin được giới thiệu với bạn đọc bài viết này.
Khi công ty đồ nội thất của Nguyễn Mạnh Hùng còn ăn nên làm ra, đơn đặt hàng từ những khách hàng giàu có tại Việt Nam, vốn ưa chuộng các sản phẩm giường, tủ và bàn làm bằng tay có thể đem lại cho ông lợi nhuận ở mức 25 nghìn đôla một tháng sau khi trừ chi phí và trả lương cho 35 thợ.
Hai năm sau, khi kinh tế đi xuống, công việc kinh doanh của công ty đặt tại Hà Nội của ông Hùng bắt đầu đi xuống. Ông mất 4 nghìn đôla mỗi tháng, ngay cả khi đã cắt chi phí xuống mức tối đa và cho tạm nghỉ 30 thợ mà ông không đủ sức trả lương.
"Tôi chỉ cần vài khách hàng để tồn tại, tuy nhiên những người mà tôi có lại hủy đơn đặt hàng," ông Hùng nói.
"Không có ngân hàng nào chịu cho tôi mượn tiền. Tôi coi như xong."
Hoàn cảnh đáng buồn của ông Hùng phản ánh sự tuyệt vọng của một trong những nền kinh tế nhiều bệnh kinh niên nhất Châu Á, với một hệ thống ngân hàng ngập chìm trong nợ xấu và không đủ sức cung cấp cho doanh nghiệp nguồn vốn cần thiết để xoay chuyển tình thế.
Bên cạnh đó, giải pháp của chính phủ - được hứa hẹn sẽ sớm đưa ra - dường như không đủ để giải quyết vấn đề.
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, ông Đặng Thanh Bình, nói với Reuters rằng một công ty xử lý nợ xấu có tên VAMC sẽ được thành lập với số vốn ban đầu là 24 triệu đôla.
Tuy nhiên một số người đánh giá là khoản này quá nhỏ so với khối nợ xấu đang ảnh hưởng tới gần như mọi góc cạnh của nền kinh tế Việt Nam.
Hàng trăm nghìn doanh nghiệp Việt Nam đã đóng cửa trong hai năm qua
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ước tính nợ xấu ở khoảng 7,8 tỷ đôla, hay 6% của tổng dư nợ là 130 tỷ đôla.
Tuy nhiên, các nguồn tin của Reuters nói mức nợ xấu của các ngân hàng cao hơn mức này ít nhất là ba lần - khoảng 23 tỷ đôla.
Như vậy, nguồn vốn của VAMC chỉ bằng 0,3% mức nợ xấu hiện tại và có lẽ chỉ đại diện cho vốn lưu động. Việc giải quyết nợ xấu thực sự được cho là sẽ giải quyết thông qua các giấy bảo lãnh của Ngân hàng Nhà nước.
"24 triệu đôla có vẻ như là một khoản tiền nhỏ để tái huy động vốn khu vực ngân hàng," Matt Hildebrandt, một kinh tế gia tại J.P.Morgain Chase ở Singapore bình luận.
"Quan ngại của tôi, đó là việc thiết lập VAMC diễn ra quá chậm và lượng vốn quá ít để thực sự giải quyết được vấn đề. Hướng giải quyết mông lung thế này đồng nghĩa với việc nền kinh tế sẽ tiếp tục trong tình trạng yếu kém nhiều năm tới."
Sự khởi đầu quan trọng
Việc thiết lập VAMC là một biện pháp khá giống với nỗ lực tái cơ cấu hệ thống ngân hàng của Thái Lan trong cuộc khủng hoảng tài chính của Châu Á hồi năm 1997/98. Lúc đầu, nước này chỉ mua một số nợ xấu từ khu vực bất động sản. Nợ sau đó được bán ở giá kế toán và sau đó "trái phiếu đặt biệt" sẽ được phát hành ở cùng giá trị để làm thế chấp cho vốn tái huy động từ Ngân hàng Nhà nước, theo Phó Thống đốc Bình.Việc VAMC có quá ít vốn làm dấy lên câu hỏi về việc liệu ngân hàng trung ương có đặt ra giới hạn cho việc phát hành trái phiếu để giải quyết nợ xấu hay không.
"Công ty này sẽ giúp giải quyết 50% nợ xấu của các tổ chức tín dụng," ông Bình nói trong một e-mail phản hồi Reuters, đồng thời cho rằng VAMC sẽ là một sự "khởi đầu quan trọng" để mang tới những kết quả khả quan trong năm nay.
"Sau đó, tùy vào diễn biến tình hình, công ty này có thể mở rộng quy mô nợ và thế chấp để đi đến mục tiêu cuối cùng, đó là đẩy nợ xấu tín dụng xuống tỷ lệ an toàn."
Giới phân tích và các lãnh đạo ngân hàng thương mại cho rằng cái nhìn này có lẽ là quá lạc quan. Ông Bình không nói ai sẽ cung cấp vốn cho VAMC và công ty này sẽ làm gì với khối nợ xấu hay câu hỏi trước việc liệu công ty này có phải chỉ đang chuyển nợ xấu từ tài khoản này sang tài khoản khác hay không.
Bẫy thanh khoản
"Nếu như Việt Nam không thể tái cơ cấu và chứng minh sự ổn định về chính sách, sự quan tâm của giới đầu tư sẽ biến mất trong vòng 3-5 năm nữa."Tăng trưởng tín dụng đình trệ đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế Việt Nam.
Ông Nguyễn Đức Kiên, Phó chủ nhiệm Ủy ban kinh tế Quốc hội
Các ngân hàng trong nước vì ngập chìm trong tỷ lệ nợ xấu cao nhất Châu Á nên đã thắt chặt cho vay, dẫn đến tình trạng bẫy thanh khoản trong thị trường tiêu dùng những 90 triệu dân.
Khu vực bất động sản đang suy thoái nặng nề. Nền kinh tế vốn từng là ngôi sao đang lên của Châu Á giờ đang rơi vào mức tăng trưởng chậm nhất kể từ 13 năm trở lại đây. Hậu quả của điều này, đó là hơn 100 nghìn doanh nghiệp trong nước phải đóng cửa trong năm 2011, 2012 và 13 nghìn doanh nghiệp khác phải đóng cửa trong năm nay, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Những doanh nghiệp này đã không tiếp cận được vốn mới, trong lúc mức tiêu dùng ngày càng đình trệ, thể hiện qua tăng trưởng doanh số bán lẻ trong quý một năm nay chỉ ở mức 11,8%, thấp nhất trong 5 năm trở lại đây, theo số liệu từ chính phủ.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình nói hồi tháng Ba rằng lãi suất vốn vay, hiện ở mức 9-16%, sẽ được giảm xuống dưới 13% để giúp việc tiếp cận vốn mới dễ dàng hơn. Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp phàn nàn về sự lề mề của ngân hàng và nói họ vẫn phải chịu đựng lãi suất ở mức 17-18%.
Sau nhiều năm chứng kiến tăng trưởng thường niên ở mức 7%, Việt Nam giờ này đang bước vào tình trạng nguy kịch: Sự bất bình trong người dân ngày càng lên cao bởi nạn tham nhũng và vật giá tăng cao. Các công ty thuộc sở hữu của Nhà nước nhưng lại kinh doanh kém hiệu quả, làm thất thoát hàng tỷ đôla tín dụng và dấy lên quan ngại về khả năng cạnh tranh của Việt Nam trong khu vực.
Đảng Cộng sản đang phải đối mặt với những quyết định về chính sách vốn có thể vực dậy nền kinh tế từng được mệnh danh là "con hổ" của Châu Á, hay khép lại số phận của nó như là một nền kinh tế chậm chạp trước xu hướng phát triển của khu vực Đông Nam Á.
"Ghế điện"
Giới chuyên gia cho rằng việc đầu tư vào các ngân hàng yếu kém của Việt Nam không mang lại nhiều lợi ích cho nhà đầu tư nước ngoài
Tuy nhiên vẫn có một vài tín hiệu hy vọng.
Việt Nam xuất siêu lần đầu tiên sau hai thập kỷ trong năm 2012 và các kinh tế gia đã dự đoán điều tương tự trong năm nay. Ngân hàng Thế giới dự đoán tăng trưởng năm 2013 ở mức 5,2% và lạm phát đã giảm xuống mức 6,6% từ mức 20% hồi tháng 12 năm 2011.
Tỷ giá VNĐ/đôla, sau nhiều lần trượt giá đã bắt đầu trở nên ổn định và sàn HOSE đang trở thành sàn chứng khoán tăng mạnh nhất Châu Á, với mức tăng trưởng gần 15% năm nay, 95% số chứng khoán được mua bởi các nhà đầu tư người Việt.
Tuy nhiên thị trường chứng khoán chỉ che đậy vấn đề sau xa hơn cũng như sự bất định về hướng giải quyết chúng.
"Đầu tư trên thị trường này cũng giống như ngồi trên ghế điện," ông Trần Tiến Dũng, một nhà đầu tư đã bán tháo hầu hết số chứng khoán có trong tay hồi tháng 12 để mang về 20% lợi nhuận nói.
"Các vấn đề kinh tế đã hiện rõ, nhưng không có một viễn cảnh cụ thể cho tương lai."
Bất chấp những công bố của chính phủ về "định hướng" và các "ban chỉ đạo", bên cạnh hàng loạt lời tuyên bố cải cách hùng hồn khác, giới kinh tế gia nói Việt Nam giải quyết nợ xấu quá sức chậm chạp - một bước đi hết sức quan trọng nếu muốn tái thu hút đầu tư nước ngoài.
Alfred Chan, giám đốc mảng tài chính của Fitch Rating tại Singapore, nói tầm ảnh hưởng của nợ xấu ở Việt Nam đang bị coi thường, với sự yếu kém về độ minh bạch cũng như các kế hoạch cải cách đều lề mề và sơ sài. Những vấn đề ăn sâu hơn, ví dụ như việc quản lý các doanh nghiệp nhà nước (SOE) cũng cần được tiếp tục giải quyết.
"Những bước đi này là đúng hướng. Tuy nhiên chúng cũng chỉ là những bước đầu tiên của công cuộc cải cách," ông Chan nói trong một email.
100 doanh nghiệp nhà nước lớn nhất của Việt Nam đã vay số vốn tổng cộng 64 tỷ đôla, bằng một nửa nợ chưa trả. Nhiều doanh nghiệp trong số này bỏ tiền vào đầu tư những ngành không liên quan, nhất là bất động sản - khu vực đang đóng băng trầm trọng.
"Nếu như Việt Nam không thể tái cơ cấu và chứng minh sự ổn định về chính sách, sự quan tâm của giới đầu tư sẽ biến mất trong vòng 3-5 năm nữa," ông Nguyễn Đức Kiên, Phó chủ nhiệm Ủy ban kinh tế Quốc hội nói với Reuters.
Louis Taylor, giám đốc điều hành của Standard Charterered Bank khu vực Đông Dương, nói các ngân hàng nước ngoài có một vai trò quan trọng trong việc giúp Việt Nam giải quyết nợ xấu trong hệ thống ngân hàng, tuy nhiên ông này cũng cho rằng việc đầu tư vào các ngân hàng của Việt Nam mang lại ít lợi ích cho ngân hàng nước ngoài.
"Chúng tôi nghi ngờ rằng sẽ có một sự quan tâm to lớn từ các ngân hàng nước ngoài đối với những ngân hàng yếu kém nhất tại Việt Nam," ông Taylor nói với các phóng viên.
Cổ phần sở hữu được cho phép đối với các nhà đầu tư nước ngoài tại ngân hàng Việt Nam hiện là 30% và 20% đối với nhà đầu tư chiến lược riêng lẻ từ nước ngoài. Hồi tháng Hai, Ngân hàng Nhà nước đã đề nghị nâng mức sở hữu cổ phần cho phép của nhà đầu tư nước ngoài đối với ngân hàng trong nước lên 30%, nhưng chỉ trong "trường hợp đặc biệt", khi thủ tướng được phép định mức sở hữu tối đa của nhà đầu tư nước ngoài đối với một ngân hàng thuộc dạng yếu kém.
Nguồn tin từ các ngân hàng thương mại nói khu vực này nên được tự do hóa để tăng cường công tác quản lý rủi ro, cũng như việc huy động vốn, tuy nhiên những nhóm lợi ích giàu có với quan hệ chính trị đang ngăn cản điều này.
"Họ nhìn vào những ngân hàng nước ngoài như những gã khổng lồ không được chào đón," một quản lý cấp cao tại một ngân hàng thương mại nói.
"Có lẽ họ không muốn người nước ngoài đầu tư, để rồi nhìn vào sổ sách bà bắt đầu lôi mọi thứ ra ánh sáng."
(BBC)
Lê Phương Dung - Trung Quốc đang làm gì trên Biển Đông?
Theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, Trung Quốc đang dụng " kế liên hoàn
"trong mưu đồ xâm chiếm Biển Đông. Thời gian vừa qua, Trung Quốc không
chỉ đối sử thô bạo với các nước láng giềng nhỏ bé có ranh giới biển với
Trung Quốc, mà còn luôn gây căng thẳng với Nhật Bản, cường quốc lớn thứ
ba thế giới.
Trung quốc đang làm gì?
Trong bài: " Trung Quốc với kế liên hoàn ", tờ Bưu điện Hoa Nam buổi
sáng ( Hong Kong ), Ngày 11/3 đặt câu hỏi: - Vì sao thời gian qua Trung
Quốc đã áp dụng lập trường cứng rắn đối với các nước đồng minh của Mỹ ở
khu vực châu Á - Thái Bình Dương cũng như đối với các nước có chung biên
giới biển với Trung Quốc?"
Câu trả lời là Trung Quốc đang áp dụng " kế liên hoàn " trong chiến lược
lấn chiếm Biển Đông và làm giảm ảnh hưởng của Mỹ ở khu vực này. Cũng
theo tờ báo," kế liên hoàn " nằm trong 36 mưu kế từng được các nhà quân
sự Trung Quốc thời cổ đại vận dụng để thôn tính lẫn nhau.
Để thực hiện kế sách này, Trung Quốc đã tiến hành ba bước:
1. Bước thứ nhất là không ngừng tăng cường sức mạnh kinh tế, quân sự và ảnh hưởng chính trị trong khu vực và trên thế giới.
- - Về kinh tế, sau hơn 30 năm cải cách mở cửa, GDP năm 2010 đã vượt Nhật Bản và trở thành nền kinh tế lớn thứ hai sau Mỹ.
- - Về khoa học kỹ thuật, Trung Quốc hiện là nước đứng thứ ba thế giới sau Mỹ và Nga về lĩnh vực chinh phục vũ trụ.
- - Về quân sự, Trung Quốc không ngừng tăng cường thực lực quân sự về các mặt, với chi phí quốc phòng hàng năm tăng lên từ 7% đến 10 %. Chi phí quốc phòng năm 2004 chỉ có 30,2 tỉ USD, năm 2008 tăng lên gấp hai lần với gần 60 tỉ USD, năm 2011 tới 85,8 tỉ USD, năm 2012 tới 95,7 tỉ USD, năm 2013 dự kiến sẽ là 114 tỉ USD.
Hải quân Trung Quốc đã sử dụng tàu sân bay Liêu Ninh ( ngày 25/9/2012 ).
Cùng với sức mạnh Hải quân tăng lên, ngày 10/3, Trung Quốc nâng Cục Hải
Dương Nhà nước lên tương đương cấp Bộ để tăng cường kiểm soát Biển
Đông.
Đồng thời, Trung Quốc luôn đưa tàu chiến, tàu Hải giám, tàu cá, máy bay
trinh sát vùng biển Senkaku do Nhật Bản quản lý và vùng biển có chung
biên giới biển với Trung Quốc. Mục đích này là gây rối, làm cho đối
phương mệt mỏi.
Hãng Reuter của Anh ngày 07/3 cho rằng mặc dù Hải quân của Nhật Bản mạnh
hơn Trung Quốc rất nhiều, nhưng với chiến dịch " tiêu hao sinh lực,
khiến đối phương mệt mỏi ", như thời gian vừa qua của Trung Quốc sẽ dần
chuyển hoá ưu thế sang cho chính họ.
2. Bước thứ hai: là tìm cách chia rẽ nội bộ giữa Mỹ với các đồng minh,
giữa Mỹ với ASEAN và nội bộ Mỹ nhằm gây rối loạn nội bộ, mâu thuẫn chia
rẽ với nhau. Mục đích của bước này làm cho nội bộ đối phương bị chia rẽ,
lục đục, nghi ngờ lẫn nhau. Từ đó, sức mạnh của Mỹ và đồng minh bị giảm
sút, chuyển hoá từ thế mạnh sang thế yếu so với Trung Quốc.
Thời gian qua, Trung Quốc ra sức tìm cách chia rẽ Mỹ và Nhật, giữa Nhật
Bản và Hàn Quốc, giữa Mỹ với ASEAN và trong nội bộ ASEAN với nhau. Thậm
Chí Trung Quốc ra sức tìm cách chia rẽ chính phủ Mỹ với các doanh nghiệp
Mỹ hoạt động trong khu vực này.
3. Bước thứ ba: là lợi dụng thời cơ, sơ hở của đối phương để phát động tấn công, lấn chiếm. Đây là kế sách lâu dài hơn.
Thời gian qua, Trung Quốc đã lợi dụng Mỹ gặp nhiều khó khăn về kinh tế (
chỉ là nhất thời ), cũng như mâu thuẫn giữa hai Đảng Dân chủ và Cộng
hoà để chia rẽ và tăng cường quan hệ với các đồng minh của Mỹ. Trong khi
Mỹ đang phải bận rộn với việc nội bộ, Trung Quốc đã ra sức gây sức ép
với Nhật Bản và đe doạ các nước nhỏ.
Đối với các nước khác trong khối ASEAN và các nước nhỏ, yếu hơn, ngoài
việc gây sức ép về kinh tế. Trung Quốc còn đe doạ sử dụng vũ lực, gây
hấn và từ đó lấn chiếm dần, mở rộng vi phạm thế lực ở Biển Đông.
Hiện giờ, Trung Quốc mặc nhiên kiểm soát bãi cạn Scarborough của
Philippine, và mưu toan biến thành nguyên trạng mới, tương tự như những
gì đã xảy ra với Mischief Reef ( bị Trung Quốc thôn tính năm 1995 ), hay
quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị đánh chiếm từ năm 1974.
Nhà báo Lê Phương Dung và đồng nghiệp |
Coi thường luật pháp quốc tế và lịch sử
Lén lút, " thừa nước đục thả câu ", " ỷ mạnh hiếp yếu ", coi thường luật
pháp quốc tế, bội tín... là những thủ đoạn của Trung Quốc khi xâm phạm
trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, được nêu rõ trong cuốn " Kỷ
yếu Hoàng Sa " mới được ấn hành trong thời gian gần đây.
Cuốn sách do UBNDTPHN huyện đảo Hoàng Sa ( Đà Nẵng ), và NXB - Thông tin
- Truyền thông xuất bản, có đăng tải bài viết quan trọng của tiến sĩ
Trần Công Trục, nguyên Trưởng Ban Biên giới của Chính phủ với tựa đề "
quá trình xác lập và thực thi chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng
Sa ", cung cấp rất nhiều tư liệu, chứng cứ quý giá khẳng định Nhà nước
Việt Nam là nhà nước đầu tiên trong lịch sử đã chiếm hữu và thực thi chủ
quyền tại quần đảo Hoàng Sa, ít nhất là từ thế kỷ XVII: " Việc chiếm
hữu và thực thi chủ quyền này là thực sự, liên tục, hoà bình, phù hợp
với nguyên tắc của thực tiễn và luật pháp quốc tế. Việt Nam có đầy đủ
các bằng chứng pháp lý và các cứ liệu lịch sử có giá trị để chứng minh
sự thật hiển nhiên này qua các giai đoạn lịch sử có liên quan ". Đồng
thời chỉ rõ hai giai đoạn mà Trung Quốc đã sử dụng nhiều thủ đoạn xâm
chiếm trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Ở giai đoạn 1946 - 1956, ông Trần Công Trục nêu rõ: " Lợi dụng Việt Nam
đang lo đối phó với sự trở lại của thực dân Pháp và lo kháng chiến chống
Pháp, quân của Tưởng Giới Thạch và sau đó là quân của CHND Trung Hoa đã
tiến hành chiếm đóng các đảo ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ".
Cũng trong thời gian này, một công chức tên là Bai Meichu của chính
quyền Đài Loan đã vẽ và xuất bản bản đồ " Nam Hải chư đảo ", trong đó
thể hiện đường biên giới biển bao trùm khoảng 80% diện tích Biển Đông,
thường được gọi là đường biên giới " lưỡi bò " mà không dựa vào bất cứ
một tiêu chuẩn nào theo luật pháp và thực tiễn quốc tế.
Ngay chính tác giả Bai Meichu, và nhiều nhà học giả Trung Quốc đã không
thể đưa ra được bất kỳ lý do nào để biện minh cho đường biên giới đã
được thể hiện một cách tuỳ tiện này. Tuy vậy, Trung Quốc đã dựa vào bản
đồ này để liên tục tung ra các loại bản đồ Trung Quốc có vẽ đường biên
giới biển với 9 đoạn và chính thức hoá đường biên giới này bằng một Công
hàm mà họ đã gửi lên Liên hiệp quốc vào tháng 5/2009 để phản đối Hồ sơ
ranh giới ngoài Thềm lục địa do Việt Nam và Malaysia nộp lên Uỷ ban ranh
giới Thềm lục địa của LHQ.
Cũng trong năm 1947, ngày 13/1. Chính phủ Pháp chính thức phản đối sự
chiếm đóng bất hợp pháp của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa của
quân đội Trung Hoa Dân quốc, đồng thời nhắc lại đề nghị tìm giải pháp
giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, và ngày 17/10/1947 Thông báo hạm
Tonkinois của Pháp được phái đến Hoàng Sa để yêu cầu Trung Quốc rút khỏi
Phú Lâm.
Pháp gửi một Phân đội lính, gồm 10 lính Pháp, 17 lính Việt Nam đổ bộ
đóng một đồn ở đảo Hoàng Sa và các cuộc thương lượng được tiến hành từ
25/2 đến 4/7/1947 ở Paris. Tại đây, Chính phủ Trung Quốc đã từ chối
không chấp nhận việc nhờ Trọng tài quốc tế giải quyết do Pháp đề nghị.
Ngày 8/3/1949. Pháp ký với Bảo Đại Hiệp định Hạ Long trao trả độc lập
cho Chính phủ Bảo Đại. Tháng tư, Đổng lý Văn phòng, Hoàng thân Bửu Lộc
tuyên bố khẳng định lại chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa.
Ngày 1/10/1949, nước CHND Trung Hoa ra đời, đơn vị đồn trú của Trung Hoa
Dân quốc phải rút khỏi đảo Phú Lâm, trong khi đó Pháp vẫn duy trì quân
đồn trú tại đảo Hoàng Sa.
Ngày 14/10/1950, Chính phủ Pháp chính thức trao lại cho Chính phủ Bảo
Đại việc quản lý và bảo vệ quần đảo Hoàng Sa. Tống trấn Trung phần Phan
Văn Giáo đã chủ trì việc bàn giao này.
Cần nhắc lại, trong chiến tranh thế giới lần thứ hai, Nhật Bản đã rắp
tâm biến các quần đảo trong Biển Đông trở thành bàn đạp để mở rộng sự
chiếm đóng của mình xuống khu vực Đông Nam châu Á. Ngày 31/3/1939. Nhật
tuyên bố sáp nhập các quần đảo trong Biển Đông và các vùng lãnh thổ mà
Nhật đã chiếm đóng. Tuy nhiên, ngày 4/4/1939, Chính phủ Pháp đã gửi Công
hàm phản đối các quyết định nói trên của Nhật và bảo lưu các quyền của
chính quyền Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Lê Phương Dung
02.05.2013
(VOA)
Việt - Mỹ thúc đẩy Sáng kiến Hạ lưu sông Mekong
Việt Nam và Mỹ cùng coi trọng Sáng kiến Hạ lưu sông Mekong (LMI), đánh
giá cao vai trò của từng nước đồng thời cam kết tiếp tục nỗ lực thúc đẩy
phát triển sáng kiến này.
Theo phóng viên TTXVN tại Washington ngày 1/5, trong cuộc hội thảo “Mở
rộng hợp tác” trong khuôn khổ LMI do Đại sứ quán Việt Nam cùng Bộ Ngoại
giao Mỹ phối hợp tổ chức tại Washington, Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam
Phạm Quang Vinh ghi nhận việc LMI ngày càng phát triển đa dạng, mở rộng
về quy mô, là một nỗ lực quan trọng trong quan hệ Mỹ-ASEAN.
Ông đồng thời ghi nhận sự đóng góp tích cực cho mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển, hình thành cộng đồng ASEAN vào 2015.
Thứ trưởng Phạm Quang Vinh đánh giá cao nỗ lực chính phủ và các công ty
Mỹ đã tích cực tham gia diễn đàn để cùng thúc đẩy LMI phát triển.
Mực nước sông Mekong xuống thấp tại làng Mai, ngoại ô Vientiane (Lào). (Nguồn: AFP/TTXVN) |
Phát biểu tại hội thảo, quyền Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Joseph Yun cho biết
LMI đóng một vai trò quan trọng trong chính sách tái cân bằng ở châu Á
của Mỹ. Ông cũng đánh giá cao vai trò của Việt Nam, trong đó có Đại sứ
quán Việt Nam tại Mỹ, trong việc thúc đẩy sáng kiến này.
Quyền Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ cho biết chính quyền Washington hài lòng
với giai đoạn khởi đầu của sáng kiến, vốn được Tổng thống Barack Obama
và cựu Ngoại trưởng Hilary Clinton khởi xướng năm 2009, bao gồm các nước
Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan và từ năm 2012 có thêm Myanmar. Các
dự án được triển khai trên các lĩnh vực như y tế cộng đồng, giáo dục, an
ninh lương thực và an ninh năng lượng.
Thời gian qua, Mỹ đã phối hợp triển khai thành công một số dự án như
đánh giá khai thác nguồn nước, xây dựng đập thủy điện, khắc phục hậu quả
lũ lụt, ngăn ngừa bệnh sốt rét, nâng cao trình độ tiếng Anh. Đồng thời,
Mỹ khẳng định sẽ ưu tiên thúc đẩy hợp tác với các nước tiểu vùng hạ lưu
sông Mekong trong thời gian tới.
Trả lời phóng viên TTXVN tại Mỹ, quyền Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Yun cho
biết trong kế hoạch Bộ Ngoại giao Mỹ xây dựng đệ trình lên Quốc hội nước
này thông qua về ngân sách hoạt động, riêng các chương trình hỗ trợ ở
khu vực Đông Nam Á tăng 7,5%, trong khi các khu vực khác đều giảm do áp
lực của chương trình cắt giảm ngân sách của Mỹ bắt đầu từ năm 2013. Ước
tính, nguồn ngân sách mà chính quyền Mỹ hỗ trợ LMI là 50 triệu USD trong
vòng ba năm.
Tham dự hội thảo còn có nhiều bộ ngành của Mỹ như Bộ Năng lượng, Bộ
Thương mại, Cơ quan Hỗ trợ phát triển quốc tế (USAID), ngân hàng xuất
nhập khẩu Mỹ Exim Bank, đại sứ quán các nước ASEAN ở Mỹ và các học giả
quan tâm.
Bên cạnh những đánh giá lạc quan, một số chuyên gia tham dự hội thảo cho
rằng LMI cũng có những thách thức, trong đó có sự khác biệt về mức độ
quan tâm giữa các quốc gia trong tiểu vùng, do lợi ích của các nước có
sự khác biệt, đặc biệt là về an ninh lương thực và an ninh năng lượng.
Chuyên gia về Đông Nam Á của Viện nghiên cứu Stimson có trụ sở ở
Washington cho biết các dự án xây đập trên sông Mekong của các nước
trong tiểu vùng và cả từ thượng nguồn có thể giải quyết nhu cầu năng
lượng của một số nước, nhưng lại ảnh hưởng tới nguồn nước, nguồn lương
thực của các nước khác.
Khu vực hạ lưu sông Mekong bao gồm một khu vực rộng lớn, có diện tích
600.000km2, với khoảng 60 triệu dân, trong đó có 19 triệu người thuộc
Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam./.
(TXVN)
Đào Hiếu - Những vùng đất "chó ỉa"
Chuyện mua bán trong xã hội là một sinh hoạt rất cần thiết vì nó giúp
lưu thông hàng hóa, phục vụ cho đời sống hàng ngày. Đất đai cũng là hàng
hóa vì vậy việc mua bán đất cũng là chuyện bình thường.
Tuy nhiên chính vì luật đất đai ở Việt Nam hiện nay quy định người dân
không được quyền sở hữu đất, kể cả đất mình đang ở, đang canh tác, kể cả
đất do ông bà tổ tiên để lại. Chính vì vậy mà dân không được quyền “bán
đất”, không có quyền “ra giá” mà cũng không có quyền từ chối bán đất
nếu khu đất đó đã “dính” quy hoạch.
Từ đó đẻ ra những tranh chấp quyết liệt: ẩu đả, kêu khóc, nguyền rủa,
biểu tình, đàn áp…nhiều khi phải đổ máu, chết người, tù tội…
*
Tất nhiên một khu đất “chó ỉa”, một khu đất “không ai thèm mua” bây giờ có người mua đương nhiên họ phải trả giá rẻ.
Nhưng thế nào là “đất chó ỉa”?
Đất của Đoàn Văn Vươn có phải là “đất chó ỉa” không? Đất ở Tây Nguyên
cho Trung Quốc vào khai thác bauxite, những mỏ than ở Hòn Gai, mỏ ti-tan
ở Bình Định cũng từng là “đất chó ỉa”. Những cánh đồng cỏ lát ngập úng
quanh năm ở Nhà Bè (nay là khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng) chẳng phải cũng
từng là đất chó ỉa đó sao?
Vậy vì cớ gì mà các nhà đầu tư nước ngoài tranh nhau đi lượm cứt chó vậy?
*
Cứ cho là anh phải bỏ ra một số tiền lớn gấp 10 lần tiền mua đất để xây
dựng đường sá, công viên, hệ thống thoát nước… Nhưng rồi sau đó là gì?
Là anh sẽ bán lại số đất đó với giá gấp 100 lần. Như vậy anh cũng còn
lời đến 90 lần giá mua ban đầu.
Lấy ví dụ khu Phú Mỹ Hưng, quận 7 TPHCM. Công ty Central Trading &
Development của Đài Loan phối hợp với chánh quyền địa phương thực hiện
việc giải tỏa đền bù và xây dựng cơ bản. Họ đã mua đất của nông dân với
giá 19.000 VNĐ một mét vuông, sau khi xây dựng cơ bản xong mỗi mét vuông
đất cứ cho là sẽ tăng gấp 10 lần là 190.000 VNĐ. Vậy mà hiện nay giá
đất ở Phú Mỹ Hưng là 40.000.000 VNĐ một mét vuông.
Đó là siêu lợi nhuận.
Anh mua một khu đất mà anh biết là mình sẽ lời gấp trăm lần, vậy mà anh
không đền bù thích đáng cho người nông dân, khiến họ phải tiếp tục sống
đời nghèo khổ lầm than thì tôi phải nghĩ anh là người như thế nào?
Chúng ta ai cũng muốn nhìn thấy đất nước phát triển, nhà cao tầng mọc
lên, khu đô thị mới mọc lên… nhưng anh không thể nhân danh “khu đô thị
mới” không thể nhân danh “xây dựng đất nước” để ăn hiếp dân nghèo.
Dân số Phú Mỹ Hưng có 40% là người nước ngoài bao gồm: Anh, Pháp, Nhật,
Mỹ, Tàu… và đông nhất là Hàn Quốc. 60% còn lại là những cán bộ giàu có
người Việt và những đại gia người Việt. Dân thường không dám mơ tới đó.
Hàng ngày chúng ta nhìn ngắm khu đô thị ấy với sự thán phục và ngưỡng
mộ, nhưng có bao giờ chúng ta tự hỏi: những người chủ của các vùng đất
“chó ỉa” này bây giờ đang sống ở đâu, sống ra sao?
Các khu đô thị ấy đã mọc lên trong nước mắt, trong sự bất công, trong
cưỡng chế, trong xua đuổi, trong những chiếc còng số 8, trong nhà tù và
trong cả dùi cui, ma-trắc…
Cho nên thực tế xây dựng đất nước hiện nay ở Việt Nam hoàn toàn khác và
không hề đơn giản như cụ Phan Bội Châu từng viết ở cái thời xa lắc xa lơ
nào:
“Nếu như mà lầu cao muôn trượng xây rồi thì sao trời, trăng biển bên cửa
sổ ngắm như ở trong bàn tay, khí mát gió trong vờn quanh dưới gót. Ngạo
nghễ nơi cửa cao ghế đá mà nhìn thấy được ba đảo năm châu, sướng biết
chừng nào! Được như vậy mà ban đầu không chịu phí tổn, trù hoạch, khó
nhọc thì thành sao được? Bây giờ nói đến việc làm những công trình lớn
lao như thế sao lại cúi đầu thất sắc? Vì chưa biết rằng sau khi lầu cao
đã xây rồi là sướng đó thôi! Biết sau này có sự ngọt bùi khôn cùng, thì
cái cay đắng hôm nay phải chịu đựng chỉ là cái điểm tiến tới cái ngọt
bùi đó, ta nguyện nếm cái cay đắng ấy.” Phan Bội Châu “Tân Việt Nam –
Sáu điều mong mỏi lớn“ Võ Văn Sạch dịch (ProContra).
Tội nghiệp cho cụ Phan, thời đó cụ không hề biết rằng chỉ sau hơn 100
năm trên cái thế giới đốn mạt này lại đẻ ra những “sát thủ kinh tế”
(Economic Hit Man) kiểu như John Perkins chuyên đi gạ gẫm chính quyền
các nước chậm tiến để cho vay nặng lãi, gây ra biết bao cảnh nhà tan cửa
nát cho dân nghèo.
*
Người Việt Nam nào cũng ủng hộ việc xây dựng các công tình, các khu đô
thị, các hệ thống đường sá hiện đại vì đó là xu thế phát triển không thể
đảo ngược được. Và việc mua lại đất của nông dân, biến những vùng “đất
chó ỉa” thành những đô thị hiện đại là điều tất yếu.
Nhưng vấn đề quan trọng nhất, cốt lõi nhất mà nhà nước phải giải quyết
là GIÁ ĐỀN BÙ GIẢI TỎA PHẢI HỢP LÝ để cho người nông dân có thể xây dựng
cuộc sống mới an cư lạc nghiệp.
Mà muốn như vậy thì nhà nước phải đứng về phía nông dân (chứ đừng đứng về phía các nhà đầu tư như hiện nay).
Và phải sửa luật đất đai.
Người dân phải có quyền sở hữu đất đai thì mới có quyền “bán đất”. Khi
có quyền đó rồi thì mới có quyền “ra giá” và có quyền từ chối bán đất
nếu không công bằng, tránh được việc dùng vũ lực cưỡng chế.
Đất “chó ỉa” hay đất “đại gia ỉa” thì cũng là đất. Mà đất là vàng. Không phải là cứt.
Đào Hiếu
(Lề Trái)
Sự non kém nghiệp vụ hay thiếu đạo đức nghề nghiệp
Về bài báo: "Thủy lợi Ngàn Trươi, Cẩm Trang, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà
Tĩnh: 122 người khởi kiện Chủ tịch UBND huyện" của PV Trần Mỹ báo Người
Cao tuổi, Lãnh đạo UBND huyện Vũ Quang-Hà Tĩnh có ý kiến trao đổi lại.
Để rộng đường dư luận, Viên Đá Nhỏ xin trích đăng toàn bộ bài viết do
ông Nguyễn Đình Đức-Phó Chủ tịch UBND huyện Vũ Quang gửi đến như sau:
Hình chụp bài báo đăng trên báo Người Cao tuổi |
Nhiều người dân huyện Vũ quang ,Tỉnh Hà tĩnh với niềm tin đối với Báo
Người cao tuổi: Tuổi càng cao chí khí càng cao, đã chuyền tay nhau tờ
báo Người cao tuổi ra ngày 24/4/2013, nhưng càng đọc càng thất vọng, đặc
biệt khi đọc bài: 122 người khởi kiện Chủ tịch UBND huyện của cây viết
Trần Mỹ thì thất vọng hoàn toàn vì nội dung bài viết đã phản ánh sai sự
thật, mọi thông tin đã được Trần Mỹ bôi đen, bóp méo một cách ngô nghê,
và họ bắt đầu bình luận, người thì cho rằng Báo người cao tuổi hay người
viết là dạng cộng tác viên do cao tuổi mà thiếu minh mẫn đến mức nhầm
lẫn tai hại; nhầm lẫn hay lú lẫn do tuổi cao sức yếu..., người thì cho
rằng do trình độ nghiệp dư và đạo đức nghề nghiềp của Trần Mỹ có vấn đề
v.v. và v.v ...Người viết bài này đã từng gặp gỡ trao đổi thông tin, làm
việc với Trần Mỹ biết Trần Mỹ, nên cho rằng : Trần Mỹ thiếu hiểu biết
pháp luật và thiếu đạo đức nghề nghiệp, non kém hơn cả cây viết nghiệp
dư và thường lú lẫn, xin dẫn chứng bằng giấy trắng mực đen.
Về công tác giải phóng mặt bằng của Dự án Thuỷ lợi Ngàn Trươi - Cẩm
Trang huyện Vũ Quang, Trần Mỹ cho rằng: “sờ đâu cũng thấy sai phạm...
trong tất cả các khâu, chính quyền đều vi phạm rất nghiêm trọng...” Kết
luận này là kiểu vơ đũa cả nắm, hồ đồ; Trần Mỹ không đi thực tế, không
nắm bắt để biết được rằng trong hơn 5 năm qua triển khai dự án trọng
điểm của quốc gia, công tác GPMB đã được Bộ Nông nghiệp&phát triển
nông thôn, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Hà Tĩnh, các Sở, ban ngành đã tập
trung chỉ đạo UBND huyện và Hội đồng GPMB huyện Vũ Quang rất sát sao, cụ
thể, quyết liệt vừa bảo đảm đẩy nhanh tiến độ Dự án, vừa bảo đảm tránh
những sai sót có thể xảy ra trên nhiều mặt, đặc biệt quan tâm chỉ đạo
nhằm tránh sai sót trong công tác GPMB, là vấn đề phức tạp, nhạy cảm
nhất, dễ xảy ra tiêu cực, tham nhũng, dễ xảy ra tranh chấp kiện tụng; vì
vậy UBND huyện Vũ Quang cũng như Hội đồng bồi thường GPMB huyện đã
triển khai công tác GPMB đạt yêu cầu tiến độ dự án, các ngành đã cử các
chuyên gia giỏi lên giúp Huyện tháo gỡ nhiều khó khăn, bất cập nảy sinh,
đã kịp thời bổ cứu nhiều giải pháp hay, bổ sung nhiều chính sách mới
mang tính chất đặc thù để GPMB nên hầu hết nhân dân đều ủng hộ Dự án, đã
tạo được sự đồng thuận cao giữa cán bộ làm công tác GPMB với người dân,
ngoài ra các đoàn thanh, kiểm tra giám sát của các cấp, các ngành đã tổ
chức nhiều đợt thanh, kiểm tra, giám sát đã khẳng định công tác GPMB
của Dự án đạt tiến độ, chưa xảy ra tiêu cực tham nhũng. Như vậy Trần Mỹ
cho rằng “sờ đâu cũng thấy sai pham… và trong tất cả các khâu, chính
quyền đều vi phạm rất nghiêm trọng…” thì quả thật cho rằng Trần Mỹ vơ
đũa cả nắm, ăn nói hồ đồ, bạ gì viết đấy là không sai .
Trần Mỹ nêu: UBND huyện không ban hành quyết định thu hồi đất cho Từng
hộ theo quy định của pháp luật …, nhưng Trần Mỹ không biết được tại điều
44 luật Đất đai và điều 31 Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của
Chính phủ đã quy định: thu hồi đất theo Hộ gia đình cá nhân.. theo Trần
Mỹ thì buộc phải “thu hồi đất theo Từng Hộ theo quy định của pháp luật”,
“cái pháp luật” của Trần Mỹ nêu ở bài viết này chẳng hiểu là “pháp
luật” nào ? Điều này có thể cho thấy phần nào Trần Mỹ thiếu hiểu biết
pháp luật. Trần Mỹ cho rằng: “việc kiểm kê đất đai tài sản rất tuỳ tiện,
không đủ chữ ký của các thành viên tham gia, không đủ con dấu theo quy
định”...Trong khi mọi hồ sơ bồi thường của các hộ dân đã được lập đầy
đủ, đúng theo quy định của pháp luật tại thời điểm lập hồ sơ bồi thường;
Hồ sơ đã được Hội đồng cấp Tỉnh thẩm định, đã được UBND tỉnh Hà Tĩnh
phê duyệt, và người dân đã nhận tiền bồi thường; chứng tỏ Trần Mỹ quan
liêu không cầm trong tay hồ sơ bồi thường của dự án mà phán bậy bạ.
Trần Mỹ cho rằng ông Nguyễn Xuân Tình ở Thị trấn Vũ Quang bị tính thiếu
“1521m2 đất vườn có nhà ở từ trước ngày 15/10/1993 và 22,22ha đất vườn
rừng sử dụng từ năm 1997 ”- Có lẽ diện tích này ở trên cung trăng, chứ
trong vùng GPMB của Dự án thì không có diện tích 1521m2 đất vườn có nhà ở
của Ông Tình được phản ánh ở tờ Bản đồ đo vẽ phục vụ cho công tác GPMB
nào và không có trên thực địa ở bất kỳ vùng đất nào cả, ngoài ra trong
hồ sơ kiểm kê bồi thường của Ông Tình cũng không có diện tích này mà Ông
Tình đã ký xác nhận !? đồng thời Trần Mỹ không biết được rằng 22,22 ha
đất vườn rừng của Ông Tình khai báo là diện tích rừng phòng hộ chưa có
bất kỳ cơ quan có thẩm quyền nào giao đất, giao rừng cho Ông Tình cả.
Trần Mỹ phản ánh “Ông Lê Yêm xã Hương Quang bị tính thiếu 2500m2”, chẳng
biết là Trần Mỹ nêu ông Yêm thiếu đất gì, vì thực tế ông Yêm (ở tuổi
84) có 8231,3m2 đất các loại đã được bồi thường đầy đủ, đã vui vẻ nhận
tiền bồi thường vào ngày 13/8/2011 là 818.440.000đ để di dân theo con
cháu vào định cư tại Đăk Lắk từ tháng 9/2011, nhưng đến tháng 5/2012 có
đơn khởi kiện của ông Yêm, trong khi ông Yêm không viết đơn và không ký
đơn khởi kiện, dự luận đặt câu hỏi là Trần Mỹ dùng đơn ngụy tạo đứng tên
ông Yêm (84 tuổi) mượn uy tín của Báo Người cao tuổi để xổ lên mặt báo
những điều sai sự thật phục vụ người cao tuổi, đau lòng cho quý báo biết
bao!
Trần Mỹ còn ra lời “hiệu triệu và xúi dục” bằng “giá bồi thường đất đai,
nhà cửa vật kiến trúc và tài sản nói chung thấp đến thảm hại” khác gì
Trần Mỹ xúi dục nhân dân kiện đòi bồi thường với giá thật cao, trong khi
Trần Mỹ không hiểu rằng bộ đơn giá bồi thường GPMB phải được HĐND cấp
tỉnh thông qua và phải do UBND tỉnh ban hành thống nhất áp dụng trong
từng tỉnh, bộ đơn giá là văn bản quy phạm pháp luật, mọi người, công
dân, cơ quan, tổ chức phải tuân thủ chấp hành; điều này đáng lẽ ra Trần
Mỹ hiểu hơn ai hết, thông qua chức năng của báo chí, định hướng dư luận
và cùng tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, nhưng Trần Mỹ đã làm
ngược lại, tuyên truyền, xúi dục nhân dân hiểu sai chế độ, chính sách
của Đảng pháp luật của Nhà nước, để nhằm mục đích gì? để góp phần ổn
định tình hình an ninh, chính trị xã hội, để phát triển kinh tế xóa đói
giảm nghèo ư? hay gây rối, xúi dục, kích động để đòi tiền bồi thường
thật cao nhằm xóa đói giảm nghèo? câu hỏi này nhường cho các ngành quản
lý tư tưởng, báo chí sẽ trả lời giúp.
Không có khoản 2 điều 19 Nghị định 89/2009/NĐ-CP nào của Chính phủ lại
quy định hỗ trợ một khoản tiền bằng suất đầu tư hạ tầng cho hộ tự tái
định cư như Trần Mỹ viện dẫn, đây là thể hiện sự hời hợt, cẩu thả thiếu
trách nhiệm, thiếu đạo đức nghề nghiệp của Trần Mỹ.
Vì thời lượng bài viết có hạn, người viết sẽ làm rõ thêm những nội dung
Trần Mỹ đã tung lên mặt báo tất cả sự thật mà Trần Mỹ đã bóp méo, với ý
đồ gì? vào các kỳ tiếp theo; trước khi dừng bút người viết thiết nghĩ
với tinh thần của hội nghị toàn quốc Hội nhà báo Việt nam 2013 vừa qua
thì “đạo đức truyền thông” của Trần Mỹ cần được “giải phẩu”, giải phẩu
để Trần Mỹ viết tiếp tốt hơn, trả lại uy tín cho Báo người cao tuổi,
hoặc là cắt phăng cái ung nhọt lú lẫn do tuổi cao sức yếu…
Nguyễn Đình Đức
Phó Chủ tịch UBND huyện Vũ Quang
Các kỳ tiếp theo:
Kỳ II: Hiểu thế nào là Tòa án vi phạm nguyên tắc độc lập xét xử.
Kỳ III: Chủ báo người cao tuổi có cách gì tăng uy tín báo nhà
'Sự kiện chấn động của các nhà báo Việt Nam'
Nhà báo Mai Phan Lợi, phó tổng thư ký tòa soạn báo Pháp luật TP Hồ Chí
Minh, chủ tịch Hội đồng Khoa học Trung tâm Giáo dục Truyền thông Cộng
đồng trả lời phỏng vấn về việc Bộ Công an đề xuất sửa đổi Điều 7 Luật
Báo chí.
Điều 7 Luật báo chí quy định: "Báo chí có quyền và nghĩa vụ không tiết
lộ tên người cung cấp thông tin nếu có hại cho người đó, trừ trường hợp
có yêu cầu của Viện trưởng VKSND hoặc Chánh án TAND cấp tỉnh và tương
đương trở lên cần thiết cho việc điều tra, xét xử tội phạm nghiêm
trọng”.
Nhà báo Mai Phan Lợi. |
Giả sử điều 7 Luật Báo chí được Quốc hội thông qua, thưa ông, việc
thêm cụm từ 'thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp' vào so với Điều 7
hiện nay thì giá trị pháp lý và sự kiện thực tế sẽ khác gì nhau?
Nếu giả thuyết bạn nêu thành hiện thực thì sẽ thêm hàng ngàn người
được cấp thẩm quyền truy nguồn tin của báo chí và nó sẽ thành một
sự kiện chấn động với các nhà báo hoạt động trong lĩnh vực xác minh
đơn thư, điều tra theo yêu cầu bạn đọc.
Bởi vì chỉ với tổ chức hiện có của Cơ quan Cảnh sát điều tra trong
Công an nhân dân đã rất đông, chia thành 3 cấp chính: Cơ quan Cảnh sát
điều tra Bộ Công an gồm có nhiều Cục; Cơ quan Cảnh sát điều tra Công
an cấp tỉnh gồm có nhiều Phòng và Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an
cấp huyện gồm có nhiều Đội. Tương ứng với tổ chức của Cảnh sát điều
tra còn có hệ thống thuộc Cơ quan An ninh điều tra, dù quy mô nhỏ
hơn nhưng cũng trải rộng trên toàn quốc.
Cạnh đó là lực lượng điều tra của quân đội, của kiểm lâm, cảnh sát biển, hải quan…
Trong khi đó ngoài ông thủ trưởng cơ quan điều tra còn có khoảng 4-5
ông phó thủ trưởng cơ quan điều tra được ủy quyền thường xuyên của thủ
trưởng.
Thêm nữa, đặc thù cơ quan điều tra ở Việt Nam lại có hình thức tổ
chức thuộc khối hành pháp (như cơ quan điều tra của công an thuộc
Bộ Công an), lệ thuộc về nhân sự, bộ máy, lương thưởng… nên về
nguyên tắc ông thủ trưởng cơ quan điều tra còn phải báo cáo với cáo thủ
trưởng cơ quan hành chính quản lý mình.
Như vậy cả về thực tế và pháp lý, nhà báo và cơ quan sẽ phải phục vụ
nhiều loại đối tượng hơn rất nhiều so với hai đối tượng (viện
trưởng VKS và chánh án tòa cấp tỉnh) quy định tại điều 7 Luật Báo
chí.
Thực tế đã có nhiều trường hợp người tố cáo bị trả thù, dằn mặt đẫm
máu xảy ra rồi, nên không phải tự nhiên có quy định cho báo chí giấu
nguồn tin mà mục tiêu là nhằm bảo vệ họ. Quy định thêm như trên thì
khả năng tên tuổi và những thông tin của người tố cáo gửi gắm ở báo
chí bị lộ lọt sẽ xảy ra nhiều hơn.
Bí mật nguồn tin và việc bảo vệ chúng, theo ông, có vai trò như thế nào trong hoạt động của cơ quan báo chí và nhà báo?
Qua việc tổ chức hội thảo về chủ đề này vào giữa tháng 10 năm
ngoái tại Hà Nội có sự tham dự của rất đông các nhà báo, Hội Nhà báo,
Bộ Thông tin & Truyền thông, giới luật gia và cả lực lượng công
an, chúng tôi thấy rằng bảo vệ nguồn tin là quy định pháp lý và cả
đạo đức nghề nghiệp của mọi nền báo chí trên thế giới mà Việt Nam
đã tiếp thu cả vào trong luật và quy định đạo đức nghề nghiệp của
Hội Nhà báo.
Kết quả khảo sát, nghiên cứu với hơn 100 nhà báo điều tra ở 12 tỉnh
của chúng tôi tiến hành năm ngoái cho thấy, người tố cáo vẫn còn
rất tin cậy kênh thông tin báo chí. Cùng thời điểm, kết quả nghiên
cứu của Thanh tra Chính phủ với Ngân hàng Thế giới cho thấy có một tỷ
lệ cao các thành phần khác trong xã hội cho rằng báo chí đi trước
cơ quan pháp luật trong phanh phui hành vi tham nhũng.
Từ đó thấy rằng, đối với người tố cáo thì báo chí hiện là một
trong những lựa chọn tốt nhất của họ khi muốn đưa ra ánh sáng một
hành vi xấu. Tại hội thảo năm ngoái, nhiều nhà báo có kinh nghiệm
còn nói nguồn tin là yếu tố “sống còn” của báo chí, “bán” nguồn tin
thì không ai dám cộng tác với báo chí nữa.
Năm 2012 khi dự thảo Luật phòng chống tham nhũng được đưa ra lấy ý
kiến, cũng có quy định “cơ quan báo chí, phóng viên đưa tin về hành vi
tham nhũng có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu theo yêu cầu của
cơ quan có thẩm quyền để phục vụ cho việc xác minh, làm rõ hành vi tham
nhũng”. Việc này và đề xuất của Bộ Công an hiện nay có giống và khác
gì nhau về bản chất pháp lý?
Về bản chất thì tương tự nhau. Nhưng nếu đưa thêm vào Điều 7 Luật
Báo chí hiện hành thì phạm vi lại hẹp hơn, bởi quyền này chỉ thực
hiện khi điều tra tội phạm nghiêm trọng, tức là loại tội danh có
hình phạt từ 7 năm trở lên. Tuy nhiên điều đáng quan tâm ở chỗ khi đã
xác định có 1 hành vi có dấu hiệu tội phạm đến nghiêm trọng trở lên
thì có nghĩa rằng một vụ án đã được khởi tố, và lúc ấy vai trò Viện
kiểm sát đã được thể hiện ở việc phê chuẩn quyết định khởi tố
ấy.
Vì thế có lẽ chẳng cần sửa Điều 7 làm gì vì nếu cần thiết ông
viện trưởng Viện Kiểm sát vẫn có thể sử dụng quyền hạn đang dược quy
định của Luật Báo chí để yêu cầu báo chí cung cấp nguồn tin.
Nhưng nếu không sửa nhiều ở điều 7 như dự thảo Luật PCTN trước đây
thì lại quá rộng, có thể tiến hành ngay giai đoạn trinh sát, và hành
vi tùy tiện rất có thể xảy ra…
Ông có thể cho biết mô hình bảo vệ nguồn tin của báo Pháp luật TP Hồ
Chí Minh, nơi ông công tác hoặc mô hình bảo vệ nguồn tin báo chí mà
ông từng nghiên cứu, từng biết hay không?
Ngoài việc thực thi đúng quy định tại Điều 7 Luật Báo chí và Quy
chế xác định nguồn tin của Bộ Thông tin & Truyền thông, Báo Pháp luật TP HCM còn có Bản Quy chuẩn ứng xử của những người làm báo Pháp luật TP HCM.
Bản quy chuẩn này đề cập tới nhiều hành vi ứng xử của người làm
báo, nhưng đặc biệt nhấn mạnh nghĩa vụ bảo vệ nguồn tin, ngay cả với
đồng nghiệp trong cơ quan, nếu việc tiết lộ nguy hiểm cho người
cung cấp thông tin. Ngoài ra là tờ báo pháp luật nên các thông tin
liên quan đến vấn đề này đều được ưu tiên.
Trong quá trình nghiên cứu về báo chí địa phương phòng chống tham
nhũng, chúng tôi cũng gặp nhiều mô hình tốt chấp hành Luật Báo chí
và quy định về đạo đức nghề nghiệp của Hội Nhà báo Việt Nam. Trong
các phản ánh của nhà báo ở địa phương thì đối tượng can thiệp trái thẩm quyền chủ yếu là công an địa phương, và đều ở yêu cầu báo chí cung khai nguồn tin.
Hiện nay chúng ta có thêm Luật Tố cáo và có đã văn bản hướng dẫn
về bảo vệ người tố cáo nên tôi nghĩ vấn đề rất cần là truyền
thông mạnh mẽ về chủ đề này và phát huy nó trên thực tế.
Cách đây mấy năm, Bộ Công an đề xuất Quốc hội thông qua điều luật
xem các tài liệu trinh sát của cơ quan điều tra, trong đó có việc băng
ghi âm nghe lén điện thoại là chứng cứ trong vụ án hình sự. Theo ông,
điều này có sự giống hay khác nhau với đề xuất của Bộ Công an đối với
Điều 7 Luật báo chí hiện nay hay không?
Các tài liệu trinh sát mà Bộ Công an đề xuất so với tài liệu báo
chí sử dụng là không giống nhau, ít nhất là chủ thể thu thập thông
tin. Công an áp dụng các biện pháp trinh sát để xác định dấu hiệu
nghi vấn phạm tội, muốn xử lý họ sẽ tiến hành quy trình tố tụng và
các thông tin họ sử dụng sẽ rất hệ trọng bởi lý do rất đơn giản là
kết quả làm việc của họ sẽ là các quyết định tố tụng. Các quyết
định này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quyền, tài sản và thậm chí sinh
mệnh người dân.
Còn tài liệu báo chí thu thập là phục vụ các đối tượng công khai,
kết quả làm việc của nhà báo chỉ là các bài báo và bài báo thì không
phải là quyết định tố tụng nên mức độ ảnh hưởng ít hơn.
Do đó tại điều 100 Bộ luật mới có quy định “tin báo tội phạm trên
phương tiện thông tin đại chúng” là căn cứ khởi tố vụ án, nghĩa là cơ
quan tố tụng lại phải điều tra xác minh lần nữa.
Xin cám ơn ông.
Hiến pháp nước ngoài quy định: "Không phóng viên hợp pháp nào buộc phải tiết lộ thông tin theo yêu cầu của Chính phủ hay bị bỏ tù vì từ chối không tiết lộ thông tin có được trong quá trình điều tra tác nghiệp”. (Đọc toàn bài tại đây). |
Việt Dũng (thực hiện)
Đài Truyền hình TP HCM (HTV) phỏng vấn Trung tá Hải quân (VHCH) Nguyễn Mạnh Trí về chiến lược Biển Đông
Trung tá Hải quân VNCH Nguyễn Mạnh Trí |
Đôi lời: Đây là phần phỏng vấn Trung tá Hải quân VNCH Nguyễn Mạnh
Trí, do TS Trần Đức Anh Sơn, Trưởng đoàn HTV, thực hiện hôm 24-04-2013,
tại quận Cam, California.
Trung Tá Nguyễn Mạnh Trí là sĩ quan Hải quân khóa 10, trong số 26
khóa Sĩ quan Hải quân, được đào tạo tại trường Sĩ quan Hải Quân Nha
Trang. Ông tốt nghiệp SQHQ năm 1962. Hiện ông đang sống tại quận Cam,
California, và là người điều hành trang mạng tranhchapbiendong.com
Rất tiếc, bộ phim này thiếu hai nhân vật khá quan trọng, đó là cựu
Phó Đô đốc Hải quân VHCH, người đã chỉ huy trực tiếp trận Hải chiến
Hoàng Sa ngày 19-01-1974 và cựu Trung tá Hải quân VNCH, hạm trưởng một
chiến hạm, đã tham gia trận Hải chiến Hoàng Sa. Hai ông đã từ chối trả
lời phỏng vấn Đài Truyền hình TP, do có nhiều quan điểm bất đồng với
phía chính phủ CSVN về vấn đề chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa – Biển
Đông.
Đạo diễn: Lâm Thành Quí
Trung tá Hải quân VNCH Nguyễn Mạnh Trí: Chào mừng đồng bào quốc nội!
HTV: Để bảo vệ cho hành động xâm lược quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam,
Trung Quốc thường viện dẫn công hàm do ông Phạm Văn Đồng, Thủ tướng của
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký vào năm 1958 công nhận về chủ quyền
lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc, coi đó là văn bản pháp lý của Việt
Nam công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa và các đảo trong biển Đông. Vậy ông đánh giá thế nào về nội
dung và tính pháp lý của Công hàm 1958 này?
Trung tá Nguyễn Mạnh Trí: Chúng ta cần phân tích công hàm này trên hai phương diện Nội dung và Pháp lý.
Về nội dung, công hàm này rất ngắn gọn, chỉ tuyên bố “Chính phủ nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4
tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về hải
phận của Trung Quốc” và “có tráchnhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12
hải lý của Trung Quốc”. Công hàm này khôngnói gì về Hoàng Sa và Trường
Sa.
Về mặt pháp lý thì trong thời điểm 1958, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và
Việt Nam Cộng Hòa là 2 quốc gia có chủ quyền riêng biệt và Hoàng Sa cũng
như Trường Sa trực thuộc VNCH. Một quốc gia này không có thẩm quyền
pháp lý khi bàn về chủ quyền của một quốc gia khác.
HTV: Được biết ông là một người quan tâm đến trận hải chiến của quân
lực Việt Nam Cộng Hòa chống lại sự xâm lược của Trung Quốc đối với quần
đảo Hoàng Sa vào ngày 19/4/1974, xin ông cho biết về quá trình tham
chiến của quân lực Việt Nam Cộng Hòa và những diễn biến chính của sự
kiện bi hùng này?
Trung tá Nguyễn Mạnh Trí: Trước hết, tôi xin nói đôi chút về địa lý
Hoàng Sa . Trong thời gian gần đây, Trung Quốc tuyêntruyền rất nhiều về
thành phố Tam Sa như mở tuyến du lịch, phát triển hạ tầngcơ sở cũng như
tăng cường quân sự để chỉhuy toàn thể Biển Đông. Thật sự, quần đảo
Hoàng Sa chỉ gồm 2 nhóm. Phía Đông lànhóm Tuyên Đức mà đảo lớn nhất là
đảo Phú Lâm, diện tích chỉ khoảng 2 km² với 1phi đạo dài 1,500 km, không
có nước ngọt, phải tiếp tế từ Hải Nam. Phía Tây là nhóm Nguyệt Thiềm
hay Trăng Khuyết mà đảo lớn nhất là đảo Pattle (Hoàng Sa) diện tích chỉ
khoảng 0.3 km².
Trong thời gian 1962-1964, tôi phục vụ ở Hạm Đội, có 1, 2 lần ra Hoàng Sa tiếp tế và thay quân.
Năm 1973, tôi trở lại Hạm Đội, ra công tác ở Trường Sa khoảng hơn 2 tháng, có lên đảo Nam Yết và Song Tử Tây.
Cuối tháng 11/1973, Đại tá Hà Văn Ngạc và tôi được lệnh ra Đà Nẳng tăng
cường cho V1DH vì tình hình căng thẳng tại Hoàng Sa. Trong tháng 12/1973
và đầu tháng 1/1974, Trung Quốc gia tăng hoạt động tại Hoàng Sa.
Trước khi nói về trận Hải chiến Hoàng Sa, tôi xin nói đôi chút về tương quan lực lượng:
Trong thập niên 70, Hải quân Trung Quốc, phần lớn mua hay đóng dựa theo
thiết kế của Liên Xô, tàu nhỏ nhưng khả năng chiến đấu khá tốt. Tàu nhỏ,
tốc độ nhanh, vận chuyển dễ dàng, hỏa lực khá mạnh.
Trong khi đó hải quân VNCH, nhận viện trợ từ Hoa Kỳ, gồm có các chiến
hạm và tàu tuần duyên từ Đệ 2 Thế Chiến, chỉ dùng cho việc tuần tiễu.
Hải quân VNCH có 2 khu trục hạm, hỏa lực mạnh với 2 khẩu 76 ly bắn
nhanh, có hệ thống khóa mục tiêu nhưng trong giai đoạncuối cùng của cuộc
chiến không có vật liệu thay thế. Các tuần duyên hạm có khả năng chịu
sóng rất mạnh nhưng cồng kềnh chỉ dùng cho việc tuần tiễu và cấp cứu.
Hải quân hai nước đều không có kinh nghiệm hải chiến.
Ngày 16/1/1974, Tổng thống Thiệu ra thăm V1DH ra lệnh cho hải quân được
dùng mọi phương tiện, kể cả vũ lực để trục xuất tàu Trung Quốc ra khỏi
Hoàng Sa .
Đại tá Ngạc, đang đi phép tại Sài Gòn, được lệnh khẩn cấp trở ra Đà
Nẵng. Ngày 17/1, ông cùng HQ 5và HQ 10 ra tăng viện cho HQ 4 và HQ 16
đang bị áp lực nặng nề từ phía Trung Quốc.
Chiều ngày 18/1, 4 chiến hạm VHCH và 6 chiến hạm Trung Quốc gồm có 4 tàu
hộ tống 271, 274, 389, 396 và 2 tàu chở quân 402, 407 vờn nhau trong
vùng lòng chảo Hoàng Sa. Tối 18/1, 4 chiến hạm VNCH được lệnh rút ra
ngoài, chuẩn bị chiến đấu vào ngày mai. Vào sáng ngày 19/1, khi các
chiến hạm VNCH vào thì các chiến hạm TQ đã chờ sẵn, hai bên ở rất gần
nhau, HQ 10 chỉ cách tàu địch trên dưới 1ngàn thước. Khoảng 10 giờ sáng,
trong lúc tôi đang có mặt tại Trung tâm Hành quân thì Đô đốc Thoại cho
lệnh khai hỏa. Đại tá Ngạc còn mở máy âm thoại để phòng hành quân theo
dõi diễn tiến trận đánh. Nửa giờ sau đó là cả một sự hỗn loạn trên máy
âm thoại: tiếng ra lệnh, tiếng đạn nổ, tiếng reo hò của thủy thủ đoàn
khi tàu địch trúng đạn. Khoảng 45 phút sau, liên lạc âm thoại bị gián
đoạn, cả một sự im lặng đến rợn người trong phòng hành quân V1DH. BTL
vùng không còn liên lạc được với 4 chiến hạm. Khoảng 2h chiều, TTHQ mới
liên lạc được với HQ16. HQ 16 cho biết bị trúng đạn, nghiêng 15° nhưng
thoát được ra ngoài, cho biết HQ10 bị trúng đạn ngay phút đầu giao
chiến, bất khiển dụng tại chổ. Độ 1 giờ sau, phòng hành quân liên lạc
được với HQ 4 và HQ 5 cho biết bị hư hại nhẹ. Cả ba chiến hạm về lại Đà
Nẵng vào ngày 20/1.
HTV: Thưa ông, vì sao quân lực Việt Nam Cộng Hòa đã không giữ được
Hoàng Sa trong sự kiện ngày 19/1/1974? Có phải do sự chênh lệch của
tương quan lực lượng giữa chúng ta với kẻ thù hay còn vì lý do nào khác?
Có phải chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã không tiên liệu được việc
Trung Quốc sẽ đánh chiếm Hoàng Sa vào năm 1974 nên đã không cảnh giác
đúng mức cần thiết, vì thế chúng ta đã lâm vào thế bị động và để mất
Hoàng Sa vào tay Trung Quốc?
Trung tá Nguyễn Mạnh Trí: Vào cuối năm 1968, Hoa Kỳ đã để lộ ý định muốn
chấm dứt cuộc chiến Việt Nam và tạm thời hòa hoãn với Trung Quốc để đối
đầu với Liên Sô. Cả hai miền Việt Nam đều chưa hiểu được vị trí chiến
lược của Hoàng Sa trong tương lai. VNCH chỉ gởi ra Hoàng Sa một đại đội
Địa phương quân. Hải quân VNCH cũng không tuần tiễu thường trực tại
Hoàng Sa. Trong khi đó, sau khi đạt được thỏa thuận ngầm với Hoa Kỳ
không can thiệp ở Hoàng Sa, Trung Quốc chuẩn bị xâm chiếm Hoàng Sa ở cấp
bậc cao nhất. Tài liệu đã giải mật của ông Gerald Kosh, người đã theo
HQ5 ra Hoàng Sa cho thấy Trung Quốc đã huấn luyện đổ bộ từ tháng 7/1973
và Tổng bí thư Đặng Tiểu Bình và Bộ Chính Trị đã đích thân chỉ huy trận
đánh. Hạm đội Nam Hải gồm mấy chục chiến hạm đã túc trực sẵn giữa Hải
Nam và Hoàng Sa .
Thành thử, nếu hải quân VNCH không khai hỏa vào sáng 19/1 thì không sớm
thì muộn Trung Quốc cũng tìm cách đẩy hải quân VNCH ra khỏi Hoàng Sa.
Quyết định khai hỏa đã chứng minh chủ quyền của VNCH tại Hoàng Sa. Các
chiến sĩ VNCH đã chiến đấu và hy sinh tại Hoàng Sa năm 1974 cũng như các
chiến sĩ trong trận chiến biên giới 1979 và trận hải chiến tại Trường
Sa 1988 để bảo vệ đảo Gạc Ma đều là anh hùng dân tộc, đáng được đồng bào
quốc nội cũng như hải ngoại tri ân.
HTV: Thưa ông, ông có thể cho biết về thái độ và hành động của Hoa Kỳ
trong đối với trận hải chiến Hoàng Sa ngày 19/1/1974? Ông đánh giá thế
nào về vai trò của Hoa Kỳ trong sự kiện này?
Trung tá Nguyễn Mạnh Trí: Trước trận hải chiến Hoàng Sa 1974, hạm đội
Hoa Kỳ vẫn còn ở vịnh Bắc Việt. VNCH yêu cầu hải quân Hoa Kỳ lập một
“Buffer zone” nhưng không được trả lời. Sau đó, khi được yêu cầu giúp đỡ
tìm kiếm bè đào thoát từ HQ 10, hải quân Hoa Kỳ cũng không tham dự.
Nhưng điều này không có nghĩa là tình hình 1974 giống như tình hình hiện
nay. Quyền lợi của các đại cường Hoa Kỳ-Trung Quốc-Nga Sô không bao giờ
thay đổi, quan niệm bạn thù chỉ là giai đoạn. Quyền lợi của Hoa Kỳ và
Việt Nam trong giai đoạn hiện nay đi song song với nhau. Dù rằng vẫn còn
nhiều trở ngại nhưng những người lãnh đạo 2 nước phải cố gắng biến trở
ngại thành cơ hội để tiến tới một thế liên minh chiến lược.
HTV: Thưa ông, xin ông cho biết đánh giá của ông về biến cố này và ý
nghĩa của biến cố này trong lịch sử đấu tranh và bảo vệ chủ quyền biển
đảo của dân tộc Việt Nam? Theo ông, Việt Nam cần có chiến lược và hành
động như thế nào để bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc và tránh những
mất mát đáng tiếc như đã xảy ra đối với quần đảo Hoàng Sa?
Trung tá Nguyễn Mạnh Trí: Biển Đông là một phần trong sự đối đầu toàn
diện giữa một bên là Trung Quốc và bên kia là Hoa Kỳ, các cường quốc
Đông Á (Nhật Bản, Hàn Quốc), Ấn Độ, Úc Đại Lợi và ngay cả Nga Sô và Liên
Âu cùng 5 nước Đông Nam Á liên hệ trên mọi phương diện chính trị-ngoại
giao, kinh tế-tài chánh-thương mại và quân sự.
Biển Đông nắm giữ quyền lợi sinh tử của Trung Quốc về tài nguyên về dầu
khí và hải sản và là yết hầu di chuyển nhiên liệu từ Trung Đông sang Bắc
Á. Trung Quốc cố gắng chiếm Biển Đông bằng mọi cách cho đến khi bị chận
lại.
Chiến lược quân sự của Việt Nam phải đi song song với mặt trận ngoại
giao, kinh tế. Trong thời gian gần đây đã có những cố gắng để tăng cường
phòng thủ như mua Su-30 MKV, hỏa tiễn phòng thủ bờ biển, tàu khu trục
Gepard 3.9, tàu ngầm Kilo, phi cơ tuần tra nhưng điều quan trọng nhất là
đừng để Trung Quốc dụ vào thế đối đầu để chiếm thêm các đảo tại Trường
Sa. Hệ thống phòng thủ chỉ được dùng để phản công khi tối cần thiết. Du
kích chiến trên biển có thể áp dụng tại Hoàng Sa. Các ngư dân miền Trung
đang ở tuyến đầu trong mặt trận này. Họ xứng đáng nhận được sự tri ân
của toàn dân cả nước. Chiến tranh phi quy ước trên Biển Đông vẫn còn
hiệu lực để đối đầu với nước mạnh hơn. Cuối cùng thì một thế liên minh
quân sự chiến lược với Hoa Kỳ, các cường quốc Đông Á (Nhật Bản, Ấn Độ,
Úc Đại Lợi) và các quốc gia liên hệ tại Đông Nam Á (Việt Nam và
Philippines) chỉ là vấn đề thời gian.
HTV: Ông có ý kiến gì để tăng cường sự hiểu biết của đồng bào quốc
nội và hải ngoại về Tranh chấp Biển Đông, nhất là tình hình tại Trường
Sa?
Trung tá Nguyễn Mạnh Trí: Hiện nay, sự hiểu biết của đồng bào quốc nội
và hải ngoại về Hoàng Sa và Trường Sa tương đối hạn hẹp. Nếu chúng ta tổ
chức được những buổi triển lãm về tình trạng chiếm đóng Biển Đông thì
đó là điều đáng làm.
Nguyễn Mạnh Trí
(ABS)
Để trả thù bà Trưng Trắc - người Tàu đúc tượng Mã Viện đạp lên lưng người Giao Chỉ
Tôi có thói quen, mỗi tối, trước khi ngủ thường với tay lên kệ sách, vớ
được cuốn sách gì là cầm vào giường ngủ. Đọc để ngủ. Mới đây, đọc lại
tạp chí Phổ thông (số 30 phát hành ngày 30.6.1960), tôi thấy có bài thật
hay và giá trị: "Để trả thù bà Trưng Trắc - người Tàu đúc tượng Mã Viện
đạp lên lưng người Giao Chỉ" của tác giả Trần Hữu Tư. Nhà báo, nhà thơ
Nguyễn Vỹ - người sáng lập tạp chí Phổ thông, có viết lời giới thiệu như
sau:
"Chuyện này ít người biết. Đến cả lịch sử của trụ đồng và câu “Đồng trụ chiết, Giao chỉ diệt”, cũng ít có sách nói xác đáng.
Nay nhân trong kỳ kỷ niệm Hai Bà Trưng, chúng tôi xin trích đăng ra đây
mấy trang trong quyển sách “Hải Long Du ký”, xuất bản ở Sàigòn, đã lâu
nên ít người biết, của ông Trần Hữu Tư.
Năm 1900, ông Trần Hữu Tư tòng sự tại Phòng Thông ngôn của ông Belland,
cò nhứt tại Sàigòn, rồi được bổ nhiệm làm Thông ngôn hữu thệ (Interprête
assermenté) cho ông Turion, Quan ba Hàng hải đường trường (Capitaine
aux longs cours) chỉ huy chiếc tàu Espadon. Chiếc tàu này được phái đi
tuần tra bờ biển Vịnh Hạ Long, Bắc Việt. Ông Trần Hữu Tư đi theo làm
thông ngôn, và do đó ông được đi với ông Turion lên Mong Cáy và sang
làng Đông Hưng bên Tàu, ở biên giới Việt - Hoa.
Nhờ cuộc du lịch này, ông được đi xem đền thờ Mã Viện và viết quyển “Hải
Long du ký” mà chúng tôi trích một đoạn quan trọng sau đây về việc Mã
Viện đúc tượng chà đạp lên lưng người Việt Nam".
Đọc kỹ bài của ông Trần Hữu Tư, ta thấy giọng văn chân thật, khúc chiết.
Tôi cho nhập liệu nguyên văn kể cả cách viết chính tả thuở ấy và post
lên trang www.leminhquoc.vn - nhằm giúp cho những ai quan tâm đến sử
nước nhà có thêm một tư liệu cần thiết.
L.M.Q
Cuốn tạp chí Phổ thông (số 30 phát hành ngày 30.6.1960) |
Mông-cấy là tỉnh lị tỉnh Hải Ninh, có dinh quan Sứ và dinh quan Đạo.
Trước mặt Mông-cấy có sông Na-lương là con sông chia nước Tàu và nước
Việt Nam ta. Ngang mặt Mông-cấy là làng Đông-hưng thuộc tỉnh Quảng-Đông.
Đông-hưng vui vẻ, phố xá nhiều, buôn bán coi mòi phát đạt, cảnh vật khả
quan. Nhơn dịp tàu đậu, ông Turion dắt quan Giám đốc và bỉ nhơn lên
viếng quan Sứ và đi luôn qua Đông-hưng chơi. Trước hết ông đưa chúng tôi
đến xin phép quan Doanh trưởng, là quan Tàu cai trị Đông-hưng, đặng đi
quan sát cảnh vật. Xin phép xong, ông Quan ba dắt chúng tôi lại xem đền
thờ của Mã Viện.
Đền thờ này cất trên một hòn núi con đối diện với hòn Hổ-sơn bên ta. Vào
trong đền thấy tại căn Chánh điện, trên bàn thờ có cái tượng ngồi lớn
bằng đứa trẻ lối 12, 13 tuổi, chơn mặt đạp trên lưng tượng đứa nhỏ chừng
bằng đứa con nít mới đẻ được vài tháng. Tượng đứa nhỏ này, nằm sấp ngóc
đầu lên và le lưỡi ra. Tượng lớn tay cầm cây đoản giơ lên, một tay nắm
tóc cái tượng nhỏ. Trước bàn thờ có treo một tấm hoành thêu bốn chữ:
“Oai trấn Nam bang”. Tưởng không cần cắt nghĩa, người mình ai xem cái
tượng nhỏ cũng biết ngay là để ám chỉ vào nước Nam ta.
Chúng tôi còn đang đứng xem hình Mã Viện, ông Turion đi ngay lại ông Từ,
dùng tiếng Quảng-đông nói chuyện với ông nầy rất lâu. Một lát sau bỉ
nhơn hỏi ông Quan-ba nói chi với ông Từ, thì ông thuật lại cho bỉ nhơn
nghe như vầy: Cách 18 tháng trước đó, trong lúc ông còn làm Quan hai
trên chiếc tuần dương hạm, nhơn một lúc tàu về tập dượt tại vịnh
Hải-long, ông có đến miễu này quan sát, thấy tượng Mã Viện và tấm hoành
có cái ý nghĩa miệt thị nước Nam như thế nên ông có yêu cầu ông Từ dẹp
tấm hoành đi, ông Từ đã hứa dẹp, nhưng đến ngày nay cũng không dẹp. Ông
hỏi tại sao vậy, thì ông Từ nói: “Đền Mã Viện ngày nay đã thuộc về Chánh
phủ Trung-huê làm chủ; nếu ông Turion muốn dẹp bỏ tấm hoành thì phải
đến xin phép quan Doanh-trưởng mới được”.
Nghe vậy, ông Turion, ông Rotily và bỉ nhơn liền trở lại dinh quan
Doanh-trưởng. Đến nơi ông Turion nói với quan Doanh-trưởng như vầy:
“Thưa ngài, tôi nghe nói cái tượng Mã Viện và tấm hoành để thờ tại đền
Mã Viện đó, là của Mã Viện tạo ra khi nước Tàu và nước Nam có việc bất
hòa với nhau; ngày nay ông Mã Viện đã du tiên mà quí quốc và nước An Nam
đã trở lại thân thiện với nhau lâu rồi. Nếu Quan lớn còn để tấm hoành
và cái tượng như vậy hoài thì khó coi quá; tôi tưởng Quan lớn nên vị cái
tình lân bang với nước An Nam, là nước của Đại Pháp bảo hộ, xuống lịnh
dạy dẹp bỏ cái tượng và tấm hoành kia đi, thì chúng tôi cảm ơn Quan lớn
biết dường nào".
Ông Doanh trưởng suy nghĩ một chập, rồi trả lời với ông Turion như vầy:
“Miếu Mã Viện thuộc về ngôi cổ miếu, để tôi hỏi lại ý kiến của vài ông
kỳ lão tại đây, rồi sẽ cho quí chức hay, dầu thế nào chúng tôi cũng ráng
làm vừa ý quí chức”.
Ông Turion để lời cám ơn trước quan Doanh trưởng, kế đó chúng tôi xin
kiếu xuống tàu. Qua tháng sau chúng tôi trở lại đền Mã Viện, thấy tượng
vẫn còn y như cũ, nhưng tấm hoành đa thay mới, lại có đổi chữ bang ra
chữ biên, thành ra: Oai trấn Nam biên.
Thấy ông Turion đọc 4 chữ: “Oai trấn Nam biên”, rồi cười và khen khéo
sửa nên bỉ nhơn liền hỏi: “Thưa ông Quan ba, cái tượng của Mã Viện đạp
trên lưng chúng tôi còn đứng y nguyên tại giữa miễu đó, cớ sao ngài cười
và dường như được thỏa nguyện?”
Ông Turion: “Cái tượng Mã Viện và thằng bé kia, bất quá là hai cái tượng
bằng gỗ sơn đỏ đen vậy thôi, chớ có quan hệ gì tới nước An Nam. Chúng
ta có trách người Tàu được là tại tấm hoành có chữ Nam bang kia. Ngày
nay họ đã sửa chữ bang ra chữ biên rồi thì chúng ta chẳng còn chỗ nào mà
trách họ được nữa; bởi vì Nam bang là nước Nam còn Nam biên là biên
giới phía nam nước Tàu của họ kia mà”.
Còn về sự tôi cười là tại lẽ ngày: “Nguyên khi Mã Viện dạy khắc 6 chữ
"ĐỒNG TRỤ CHIẾT GIAO CHỈ DIỆT”, vào cây súng đồng cậm tại biên giới thì
va sợ người Giao chỉ (An Nam) không hiểu, nên va có cắt nghĩa cho người
An Nam biết rằng; 6 chữ đó là va nói với người Giao chỉ, nếu ai nhổ mất
trụ đồng thì va sẽ trở qua giết hết người Giao chỉ. Vậy mà đến khi người
An Nam nhổ trụ đồng của va đem bán cho thợ đúc chuông. (Đây là do theo
lời của quan Thái thú đương lúc ấy, bẩm tấu về cho Mã Viện hay như vậy)
va không trở qua giết hết người Giao chỉ mà va lại trả thù bằng cách tạo
ra cái tượng của va đạp trên lưng người Giao chỉ; nhưng ngày nay lại
thành ra va đạp trên lưng đồng bào của va. Tôi cười là tại vậy đó”.
Đọc chuyện này, những người Nam có trí phán đoán, chắc ai ai cũng muốn
hỏi: Mã Viện là tay thượng tướng của nước Đại Trung Quốc, 400 triệu dân,
dầu có đánh thắng nước Nam ta mấy trăm trận cũng chẳng phải là giỏi
giắn gì, cớ sao Mã Viện lại làm ra cái tượng quái gở như thế, để khoe
khoang?
Ông Turion nhờ có xem Chính sử của Tàu nên mới biết rõ nguyên nhân của cái tượng là như vầy:
Hồi đời Đông Hán, bên Tàu, nhơn một buổi bàn luận quốc sự, vua Quan Vũ
nhớ lại chuyện bà Trưng Trắc dấy loạn giết Tô Định nên liền sai Mã Viện
qua Bắc Kỳ dẹp loạn. Dẹp xong, Mã Viện về tới biên giới, muốn dựng một
cây trụ đồng để kỷ niệm cuộc thắng trận của va và cũng để hăm dọa người
An Nam luôn thể, nhưng vì đang đi giữa đường làm sao đúc trụ đồng được;
bởi vậy Mã Viện mới bảo lấy một cây súng đồng, dài lối 1 trước rưỡi, là
thứ súng va có đem theo để dẹp loạn, giũa bằng mặt một khoản gần trên
đầu súng và chạm vào 6 chữ: Đồng trụ chiết, Giao chỉ diệt; đoạn va bảo
thợ lấy một viên đá lớn, đục một cái lỗ rồi cậm cây súng đồng vào. Nhưng
vì súng vắn quá, không thể để ngay tại mặt đất được, nên Mã Viện phải
bắt quân lính, vác đá chất thành một đống lớn, cao hơn 3 thước, đoạn va
dạy đem cây súng để lên trên đầu đống đá đó. Kế vài tháng sau bị bọn dư
đảng của Hai Bà Trưng nhổ súng liệng mất.
Đến chừng Mã Viện hay chuyện như vậy, va tức giận quá, quyết lòng trả
thù, nên mới bảo thợ tạo ra cái tượng ghê gớm và tấm hoành thị oai như
thế kia, để thay cho cây trụ đồng, đặng điếm nhục nước Việt Nam ta đó.
Có lẽ sau khi cây súng đồng bị nhổ liệng mất, rồi có người đến biên giới
không thấy trụ đồng, chỉ thấy đống đá cao lớn kia thì họ tưởng cây trụ
đồng đã bị đống đá chôn mất. Từ đó về sau họ đồn ra mãi, thế là cái tin
cây trụ đồng bị chôn mất, được cả thảy người Việt Nam đều công nhận; bởi
vậy lâu nay hễ nói đến chuyện trụ đồng của Mã Viện, thì người mình đều
quả quyết rằng: nó đã bị đá của đồng bào chúng ta đến biên giới lượm
liệng vào nên đã lấp mất rồi.
Ông Turion nói: “Chỗ cắm trụ đồng là nơi núi non vắng vẻ, có ai đi đến
đó làm gì mà lượm đá liệng vào cho đến nỗi lấp mất trụ đồng được; đã vậy
mà lúc bấy giờ người An Nam đương oán thù Mã Viện dữ lắm, thì có ai dại
gì lại lượm đá liệng vào đặng bảo tồn cho cây trụ đồng của va, có cái ý
nghĩa điếm nhục nước mình?”
Tại miễu Mã Viện còn một chuyện lạ này; xin thuật luôn ra đây để các bạn đọc chơi giải buồn.
Nguyên khi xem xét phía trước miễu rồi, bỉ nhơn nhìn ra phía sau vách,
đâu lưng với tượng Mã Viện tướng quân, thấy có cái bàn thờ một bức họa
hình người đàn bà rất xinh xắn. Ban đầu bỉ nhơn tưởng là hình bà Quan
âm, đến chừng lại gần nhìn kỹ, té ra không phải. Cậy ông Turion hỏi, ông
Từ trả lời rằng: “Bức hình đó là hình nàng Đắt Kỷ, ấy là một bức họa
gia bửu, đã lưu truyền nhiều đời trong thân tộc của một bà mạng phụ hồi
Thanh triều, hiện giờ bà cũng ở tại Đông-hưng này. Không rõ tại sao mấy
lúc nay, tấm hình Đắt Kỷ đó dường như hóa ra linh ứng. Hễ ai muốn thấy
nàng thì nhang đèn cầu xin, ắt sẽ chiêm bao thấy nàng về nói chuyện với
mình rất vui vẻ, còn ai vô lễ nói xúc phạm khinh khi thì nàng về la rầy
dữ lắm. Bởi có việc lạ như vậy, bà mạng phụ mới đem bức hình Đắt Kỷ cúng
vào chùa, nên tôi mới để thờ tại đó”.
Nghe vậy bỉ nhơn rất mừng, vì muốn gặp cho được Đắt Kỷ, dầu nàng có rầy
la bao nhiêu cũng không sao, nên bỉ nhơn mua nhang đèn đốt lên và lấy
giấy viết vào một câu: “Vong thương tội chết đã đành, còn khoe nghiêng
nước nghiêng thành với ai?”. Đoạn bỉ nhơn đem dán lên lư hương thờ Đắt
Kỷ, nhưng sợ nàng không hiểu tiếng An Nam, bỉ nhơn bèn cậy ông Turion
cắt nghĩa ra tiếng Quảng-đông. Kế đó chúng tôi nhờ một đứa bạn làm đèn
giội cho ông Từ dắt tới nhà bà mạng phụ, hỏi thăm về sự linh ứng của bức
họa hình Đắt Kỷ, thì bà cũng nói y như lời ông Từ đã thuật cho chúng
tôi nghe.
Nhơn thấy bà mạng phụ và mấy người phụ nữ ở nhà bà đều bó cẳng nhỏ xíu.
Bỉ nhơn hỏi họ bó cẳng chi vậy, ông Turion trả lời: “Đặng cho họ đừng
chạy được”.
Từ giã bà mạng phụ, chúng tôi thả dong chơi một lát rồi xuống tàu. Tối
đi ngủ, bỉ nhơn vẫn tin chắc sẽ gặp Đắt Kỷ về rầy lung; nhưng ngủ tới
sáng bét, chuông dưới tàu đã kêu dùng điểm tâm, mà bỉ nhơn chẳng thấy ma
nào về rầy la chi.
TRẦN HỮU TƯ
(nguồn; Tạp chí Phổ thông số 30 ngày 30.6.1960)
(Blog Lê Minh Quốc)
TQ cảnh báo các nước về Biển Đông
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đang có chuyến công du Asean
Thăm Indonesia, tân Ngoại trưởng Vương Nghị nói lập trường của
Trung Quốc về Biển Đông không thay đổi và cảnh báo những nước
"muốn gây rối" vì quyền lợi của riêng mình.
Trước Jakarta, ông Vương cũng đã tới Bangkok trong chuyến công du các nước Asean đầu tiên kể từ khi nhậm chức tháng Ba vừa qua.
Ông cũng sẽ tới Singapore và Brunei trong chuyến đi kéo dài sáu ngày, nhưng không đến Việt Nam.
Ông nói Trung Quốc và Asean sẽ cùng hợp tác để làm công việc này.
Tuy nhiên Ngoại trưởng Vương khẳng định: "Tôi muốn nhấn mạnh rằng Trung Quốc sẽ bảo vệ chủ quyền của mình tại quần đảo Nam Sa (Việt Nam gọi là Trường Sa) và sẽ bám chặt nguyên tắc đó".
Tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông là một trong các mâu thuẫn chính yếu lâu nay trong quan hệ Trung Quốc-Asean.
Ông Vương Nghị nói: "Lập trường của chúng tôi tại Biển Đông có thể gọi gọn trong ba điều: thứ nhất, chúng tôi khuyến khích duy trì ổn định và an ninh ở Nam Hải (Biển Đông); thứ hai, chúng tôi sẽ thực hiện DOC (Tuyên bố chung Trung Quốc-Asean về Cách hành xử ở Biển Đông) một cách đầy đủ và hiệu quả... và thứ ba, chúng tôi sẽ tiếp tục giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán với các nước có liên quan".
Các nước Asean đã đề cập với Trung Quốc về việc xây dựng một Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông (COC) để thay thế cho DOC vốn tỏ ra ít tác dụng. Thế nhưng Ngoại trưởng Vương tuyên bố Trung Quốc sẽ chỉ thảo luận khi thời điểm "chín muồi" và các quốc gia trước hết phải tạo dựng niềm tin bằng cách tuân thủ DOC ký năm 2002 đã.
Ông cũng cảnh báo các quốc gia trong khu vực cần cảnh giác trước một số nước muốn "gây rối trong khu vực vì lợi ích riêng của mình".
Trung Quốc nhiều lần phản đối sự can dự của các quốc gia mà Bắc Kinh cho là nằm ngoài khu vực, như Hoa Kỳ, trong giải quyết tranh chấp Biển Đông.
Ngược lại Mỹ đã nhiều lần khẳng định an ninh hàng hải ở khu vực này là một trong các quan tâm quốc gia của mình.
(BBC)
Trước Jakarta, ông Vương cũng đã tới Bangkok trong chuyến công du các nước Asean đầu tiên kể từ khi nhậm chức tháng Ba vừa qua.
Ông cũng sẽ tới Singapore và Brunei trong chuyến đi kéo dài sáu ngày, nhưng không đến Việt Nam.
Kiên định lập trường
Ngoại trưởng Vương Nghị nói trong cuộc họp báo chung với Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa hôm thứ Năm 2/5: "Trung Quốc đang nỗ lực biến giấc mơ Trung Hoa thành hiện thực, và Asean cũng đang nỗ lực đạt giấc mơ của mình về cộng đồng Asean".Ông nói Trung Quốc và Asean sẽ cùng hợp tác để làm công việc này.
Tuy nhiên Ngoại trưởng Vương khẳng định: "Tôi muốn nhấn mạnh rằng Trung Quốc sẽ bảo vệ chủ quyền của mình tại quần đảo Nam Sa (Việt Nam gọi là Trường Sa) và sẽ bám chặt nguyên tắc đó".
Tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông là một trong các mâu thuẫn chính yếu lâu nay trong quan hệ Trung Quốc-Asean.
Ông Vương Nghị nói: "Lập trường của chúng tôi tại Biển Đông có thể gọi gọn trong ba điều: thứ nhất, chúng tôi khuyến khích duy trì ổn định và an ninh ở Nam Hải (Biển Đông); thứ hai, chúng tôi sẽ thực hiện DOC (Tuyên bố chung Trung Quốc-Asean về Cách hành xử ở Biển Đông) một cách đầy đủ và hiệu quả... và thứ ba, chúng tôi sẽ tiếp tục giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán với các nước có liên quan".
Các nước Asean đã đề cập với Trung Quốc về việc xây dựng một Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông (COC) để thay thế cho DOC vốn tỏ ra ít tác dụng. Thế nhưng Ngoại trưởng Vương tuyên bố Trung Quốc sẽ chỉ thảo luận khi thời điểm "chín muồi" và các quốc gia trước hết phải tạo dựng niềm tin bằng cách tuân thủ DOC ký năm 2002 đã.
Ông cũng cảnh báo các quốc gia trong khu vực cần cảnh giác trước một số nước muốn "gây rối trong khu vực vì lợi ích riêng của mình".
Trung Quốc nhiều lần phản đối sự can dự của các quốc gia mà Bắc Kinh cho là nằm ngoài khu vực, như Hoa Kỳ, trong giải quyết tranh chấp Biển Đông.
Ngược lại Mỹ đã nhiều lần khẳng định an ninh hàng hải ở khu vực này là một trong các quan tâm quốc gia của mình.
(BBC)
Trung Quốc từng luôn thừa nhận “Hoàng Sa là của Việt Nam”
“Tôi rất ấn tượng với câu hỏi của Giáo sư Carl Thayer, Chuyên gia Đông
Nam Á, thuộc học viện Quốc phòng Úc: Khi Việt Nam thực thi chủ quyền
Nhà nước trên quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thông qua hoạt
động của đội Hoàng Sa, trong quá trình đó có gặp phải bất kỳ phản ứng
nào từ phía Trung Quốc không?”
“Tuần lễ Văn hóa biển, đảo Quảng Ngãi đã khiến người dân hiểu, nâng niu
giá trị dấu ấn quản lý Hoàng Sa của người dân Việt từ lâu đời. Hội
thảo về chủ quyền là cơ hội để quảng bá “chân lý chủ quyền Việt Nam ra
thế giới”. Đó là nhận xét của TS Trần Công Trục sau khi tham dự hoạt động này.
Ngày 27-28/4 vừa qua, tại Quảng Ngãi đã diễn ra "Tuần lễ Văn hóa biển đảo Quảng Ngãi". Tại đây, lễ khao lề thế lính Hoàng Sa (lễ khao, tế thần linh theo truyền thống để cầu mong cho những đinh tráng thuộc Đội Hoàng Sa được bình an may mắn trở về mỗi một lần ra khơi làm nhiệm vụ theo lệnh Vua, Chúa nhà Nguyễn).
Lần này, lễ khao lề thế lính Hoàng Sa đã được nâng cấp trở thành Lễ hội cấp Quốc gia và được công nhận là Di tích phi vật thể cấp quốc gia, cùng với Đình làng An Vĩnh được công nhận là Di tích văn hóa lịch sử quốc gia.
Trong dịp này, Trường Đại học Phạm Văn Đồng ở Quảng Ngãi đã chủ trì tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề: Chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa - Các khía cạnh lịch sử và pháp lý.
Ngày 27-28/4 vừa qua, tại Quảng Ngãi đã diễn ra "Tuần lễ Văn hóa biển đảo Quảng Ngãi". Tại đây, lễ khao lề thế lính Hoàng Sa (lễ khao, tế thần linh theo truyền thống để cầu mong cho những đinh tráng thuộc Đội Hoàng Sa được bình an may mắn trở về mỗi một lần ra khơi làm nhiệm vụ theo lệnh Vua, Chúa nhà Nguyễn).
Lần này, lễ khao lề thế lính Hoàng Sa đã được nâng cấp trở thành Lễ hội cấp Quốc gia và được công nhận là Di tích phi vật thể cấp quốc gia, cùng với Đình làng An Vĩnh được công nhận là Di tích văn hóa lịch sử quốc gia.
Trong dịp này, Trường Đại học Phạm Văn Đồng ở Quảng Ngãi đã chủ trì tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề: Chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa - Các khía cạnh lịch sử và pháp lý.
| |||
Vừa trở về từ Tuần lễ Văn hóa biển đảo Quảng Ngãi, TS Trần Công Trục
chia sẻ ấn tượng của mình: “Qua mấy ngày tại đây, được tận mắt chứng
kiến Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa của người dân Quảng Ngãi tôi đã thật
sự xúc động. Riêng về Hội thảo quốc tế, với tư cách là một học
giả được mời tham gia các chương trình của Hội thảo diễn ra trong 2
ngày, tôi lĩnh hội được rất nhiều vấn đề, nhiều điều hết sức bổ ích.
Đặc biệt là tôi đã có dịp cùng trao đổi, trò chuyện với nhiều học giả,
chuyên gia có tên tuổi của Việt Nam và Quốc tế về tình hình Biển Đông
trong bối cảnh hiện nay của khu vực và quốc tế.”
TS Trần Công Trục cho biết: “Tôi rất ấn tượng với câu hỏi của Giáo sư Carl Thayer, Chuyên gia Đông Nam Á, thuộc học viện Quốc phòng Úc. Giáo sư đã hỏi: Khi Việt Nam thực thi chủ quyền Nhà nước trên quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thông qua hoạt động của đội Hoàng Sa, trong quá trình đó có gặp phải bất kỳ phản ứng nào từ phía Trung Quốc không?”
TS Trần Công Trục cho rằng câu hỏi này đã thật sự đi đúng trong tâm và có ý nghĩa về mặt pháp lý có liên quan đến nguyên tắc thụ đắc lãnh thổ mà Việt Nam đã và đang chứng minh, bảo vệ trước Luật pháp và thực tiễn quốc tế. Nó gợi mở cho chúng ta nội dung và cách tiếp cận vấn đề khi tổ chức sưu tầm, nghiên cứu, hoàn thiện hồ sơ pháp lý của Việt Nam để phục vụ cho cuộc đấu tranh trên phương diện pháp lý hết sức cần thiết và rất phức tạp này.
Các học giả về lịch sử của Việt Nam đã trả lời khá đầy đủ, chi tiết, đã dẫn ra các sự kiện được ghi trong các bộ sử Trung Quốc và Việt Nam có liên quan để khẳng định rằng phía Trung Quốc chẳng những không có phản kháng nào mà còn thừa nhận sự có mặt hợp pháp của Đội Hoàng Sa của Việt Nam ở Hoàng Sa thông qua hành động cứu giúp đối với những lính Hoàng Sa gặp nạn của các quan chức đảo Hải Nam…
Học giả Lý Lệnh Hoa, một nhà khoa học chân chính |
Để câu trả lời mang tính khách quan và đáng tin cậy hơn, TS Trần Công Trục đã phát biểu bổ sung bằng cách trích đọc nguyên văn ý kiến nhận xét của chính người Trung Quốc, Học giả Lý Lệnh Hoa, thuộc Trung tâm Thông tin hải dương Trung Quốc, là một trong những chuyên gia luật biển nổi tiếng của Trung Quốc và Quốc tế:“Nói đến quyền lợi ở Nam Hải, chúng ta thường thích nói một câu là: từ xưa đến nay thế này thế nọ, có lúc hứng lên còn thêm vào hai chữ “thiêng liêng”.Đó chính là cái gọi là chứng cứ lịch sử… Nhưng những chứng cứ đó có ý nghĩa ngày càng nhỏ trong luật quốc tế hiện đại… Chứng cứ thật sự có sức thuyết phục chính là sự kiểm soát thực tế.Anh nói chỗ đó là của anh, vậy anh đã từng quản lý nó chưa? Người ở đó có phục tùng sự quản lý của anh không? Có phải người khác không có ý kiến gì không? Nếu đáp án của những câu hỏi này đều là “có” thì anh thắng là điều chắc. Ở Nam Sa, chúng ta đã không có được điều đó…Vào thời nhà Thanh (đời Hàm Phong hoặc Đồng Trị), có một chiếc tàu hàng Pháp chở đồng đi qua vùng biển “Tây Sa” thì gặp cướp biển, bị cướp sạch.Theo quy tắc vận tải hàng hóa trên biển, họ phải đến gặp chính quyền sở tại để trình báo, đề nghị giúp bắt bọn cướp, đồng thời xin chính quyền nơi đó xác nhận làm bằng cứ để khi về báo cáo với chủ hàng và đòi hãng bảo hiểm bồi thường.Viên thuyền trưởng người Pháp đưa tàu chạy đến cảng gần nhất là Du Lâm ở đảo Hải Nam, trình báo với tri phủ (có lẽ là tri huyện) địa phương.Viên quan địa phương đó nói với thuyền trưởng Pháp: “Nơi chúng ta đứng đây có tên là Thiên Nhai Hải Giác (chân trời góc biển). Đất của Thiên triều đến đây là hết rồi. Chuyện ông bị cướp ngoài biển biết là ở chỗ nào? Ông bị cướp, chúng tôi không chịu trách nhiệm, không quản được và cũng không muốn quản”.Thế rồi tống cổ tay thuyền trưởng bị cướp ra khỏi nha môn. Nhưng sự kiện đó cần phải có cái kết, nếu không về Pháp biết ăn nói ra sao? Viên thuyền trưởng đành phải cho tàu chạy vào cảng Hải Phòng.Quan chức địa phương ở đó rất tốt, xác nhận cho ông ta, lại còn cho tàu ra chạy lòng vòng, coi như đã truy bắt cướp.Đó là chứng cứ gì? Đó chính là chứng cứ về kiểm soát và quản lý thực tế. Chứng cứ này nói lên: chính phủ Trung Quốc ngay từ thời triều Thanh đã không thừa nhận “Tây Sa” là lãnh thổ của mình, cũng không đảm trách công tác trị an ở đó.Còn chính quyền Việt Nam khi đó không những đã cho rằng “Tây Sa” là lãnh thổ của họ, mà còn thực thi công tác giữ gìn trật tự ở đó.Điều đó chả phải đã chứng minh “Tây Sa” từ xưa đến nay đều thuộc về Việt Nam hay sao? Nếu bạn là đại biểu đàm phán của Trung Quốc, được huấn luyện đầy đủ về luật biển và luật quốc tế, trước những chứng cứ như thế thì phải làm thế nào? Thật là muốn có cỗ máy thời gian để quay trở lại thời đó bóp chết viên tri phủ kia!...”(Nguồn báo Tiền Phong)
Muốn chân lý được thực thi ở Biển Đông, người dân TQ phải hiểu đúng
Sau khi TS Trần Công Trục phát biểu dứt lời nhiều tiếng vỗ tay tán
thành của các chuyên gia, học giả vang lên, Giáo sư Carl Thayer đã tiến
đến bắt tay TS Trần Công Trục.
TS Trần Công Trục tại Hội thảo. Ảnh Dân Trí |
Tuy nhiên, theo TS Trần Công Trục câu hỏi này cũng khiến chúng ta phải
suy nghĩ nhiều về việc nghiên cứu các bằng chứng người Trung Quốc thừa
nhận “Hoàng Sa là của Việt Nam” và cần phải đưa thông tin chính nghĩa,
đúng đắn đến với chính người dân Trung Quốc để họ không bị tiếp nhận
thông tin một chiều từ một động cơ chính trị nào đó.
Nhiều học giả đã có chung nhận xét rằng: Trung Quốc đang bất chấp luật
pháp, xem thường dư luận, ngày càng có nhiều hành động nguy hiểm trên
Biển Đông, họ tiếp tục sử dụng chính sách ngoại giao pháo hạm, ... Đứng
trước tình thế đó nhiều ý kiến tỏ ra rất lo lắng băn khoăn rằng không
biết chúng ta có cách gì để ngăn chặn những bước tiến nguy hiểm này
của Trung Quốc?
Tuy nhiên, cũng có không ít những đề xuất khá thực tế và lạc quan đã được nêu ra trong cuộc Hội thảo lần này. Mọi người đều đồng tình với ý kiến cho rằng trong tình hình hiện nay, chúng ta cần phải tập trung đưa công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động trở thành một mũi tấn công hàng đầu, một mặt trận ưu tiên, làm sao cho dư luận trong nước và quốc tế, đặc biệt là người dân Trung Quốc, hiểu rõ sự thật, đúng sai của những tranh chấp phức tạp hiện nay đang diễn ra ngày càng khốc liệt trên Biển Đông.
Đây chính là sức mạnh tổng hợp, tạo thành thế trận thống nhất, có khả năng ngăn cản những bước tiến phi lý do một thế lực cực đoan hay phái “diều hâu” nào đó hiện đang lộng hành.
Tuy nhiên, cũng có không ít những đề xuất khá thực tế và lạc quan đã được nêu ra trong cuộc Hội thảo lần này. Mọi người đều đồng tình với ý kiến cho rằng trong tình hình hiện nay, chúng ta cần phải tập trung đưa công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động trở thành một mũi tấn công hàng đầu, một mặt trận ưu tiên, làm sao cho dư luận trong nước và quốc tế, đặc biệt là người dân Trung Quốc, hiểu rõ sự thật, đúng sai của những tranh chấp phức tạp hiện nay đang diễn ra ngày càng khốc liệt trên Biển Đông.
Đây chính là sức mạnh tổng hợp, tạo thành thế trận thống nhất, có khả năng ngăn cản những bước tiến phi lý do một thế lực cực đoan hay phái “diều hâu” nào đó hiện đang lộng hành.
Lịch sử của cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam đã
chứng minh chân lý đó. Tiếng nói ủng hộ, sự đồng tình của người dân
bản địa đối với sự nghiệp chính nghĩa của chúng ta là hết sức quan
trọng, giúp chúng ta giành được chiến thắng vẻ vang.
Đó sẽ là điều quan trọng để chúng ta phải khẩn trương triển khai thực
hiện ngay. Phát biểu của học giả Lý Lệnh Hoa và các học giả chân chính
người Trung Quốc như vừa đề cập nói trên, phải chăng chính là những đốm
lửa sáng ở cuối đường hầm cần được chúng ta cùng nhau thổi bùng lên
để soi sáng cho toàn bộ con đường hầm tưởng chừng không có lối thoát
này!
Chuyên gia Mỹ : Trung Quốc có ý hướng dùng sức mạnh để thúc ép Nhật Bản
Bắc Kinh hoàn toàn có khả năng sử dụng sức mạnh ngày càng tăng của mình
để lấn lướt Tokyo, nhưng sẽ tránh một cuộc đối đầu theo kiểu chiến
tranh lạnh với Washington. Trên đây là kết luận chủ yếu của một công
trình nghiên cứu Mỹ được ngày 03/05/2013. Bản báo cáo của viện nghiên
cứu Carnegie Endowment for International Peace, trụ sở tại thủ đô Hoa
Kỳ, được coi là một nghiên cứu công khai toàn diện nhất về sự trỗi dậy
của Trung Quốc và tác động trên liên minh Mỹ-Nhật trong những năm tới
đây.
Dưới tựa đề “Quân sự Trung Quốc và Liên minh Mỹ-Nhật Bản vào năm 2030” (China’s Military and the U.S.-Japan Alliance in 2030), các chuyên gia Mỹ ghi nhận rằng với chí phí quốc phòng luôn tăng trên 10% mỗi năm, Trung Quốc ngày càng tạo ra những quan hệ căng thẳng với Nhật Bản, nước đang lên tiếng báo động về tần số càng lúc càng dồn dập của các vụ tàu Trung Quốc đột nhập vào khu vực bao quanh quần đảo đang tranh chấp giữa hai bên.
Theo các chuyên gia Mỹ, nhìn một cách tổng quát thì chủ trương của
Trung Quốc vẫn là chỉ dùng vũ lực như một phương cách tối hậu trong vấn
đề đối ngoại. Thế nhưng hiện nay, Bắc Kinh có thể thấy có lợi trong
việc xử lý vấn đề quần đảo Senkaku/Điếu Ngư như là một trường hợp đặc
biệt, tức là viện đến sức mạnh để đạt mục tiêu giành lấy chủ quyền.
Báo cáo viết : “Trong vòng từ 15 đến 20 năm tới đây, thách thức tiềm tàng đối với liên minh Mỹ-Nhật không bao hàm một cuộc xung đột quân sự toàn diện giữa Trung Quốc với Nhật Bản hay Hoa Kỳ - chẳng hạn như trong trường hợp Trung Quốc cố gắng dùng sức mạnh trục xuất Mỹ ra khỏi khu vực”.
Thách thức nhiều khả năng xẩy ra nhất, theo bản báo cáo, sẽ bắt nguồn từ “sức mạnh cưỡng chế ngày càng tăng của Bắc Kinh”. Tiềm lực quân sự của Trung Quốc ngày càng mạnh có thể cho phép Bắc Kinh gia tăng ảnh hưởng hoặc tìm cách giải quyết tranh chấp với Tokyo theo chiều hướng có lợi cho Trung Quốc.
Đối với các tác giả, “các thay đổi đáng kể” - chẳng hạn như một cuộc chiến tranh lạnh tại châu Á giữa Trung Quốc với Hoa Kỳ và các đồng minh, hoặc khả năng Châu Á bị Trung Quốc hoàn toàn khống chế, các điều này chưa thể xẩy ra vào thời điểm năm 2030.
Trọng Nghĩa (RFI)
Dưới tựa đề “Quân sự Trung Quốc và Liên minh Mỹ-Nhật Bản vào năm 2030” (China’s Military and the U.S.-Japan Alliance in 2030), các chuyên gia Mỹ ghi nhận rằng với chí phí quốc phòng luôn tăng trên 10% mỗi năm, Trung Quốc ngày càng tạo ra những quan hệ căng thẳng với Nhật Bản, nước đang lên tiếng báo động về tần số càng lúc càng dồn dập của các vụ tàu Trung Quốc đột nhập vào khu vực bao quanh quần đảo đang tranh chấp giữa hai bên.
Tàu tuần dương Nhật kèm sát tàu Hải giám 66 của Trung Quốc (G) ở vùng biển Senkaku/Điếu Ngư. Ảnh chụp từ trên không ngày 23/04/2013 (REUTERS/Kyodo) |
Báo cáo viết : “Trong vòng từ 15 đến 20 năm tới đây, thách thức tiềm tàng đối với liên minh Mỹ-Nhật không bao hàm một cuộc xung đột quân sự toàn diện giữa Trung Quốc với Nhật Bản hay Hoa Kỳ - chẳng hạn như trong trường hợp Trung Quốc cố gắng dùng sức mạnh trục xuất Mỹ ra khỏi khu vực”.
Thách thức nhiều khả năng xẩy ra nhất, theo bản báo cáo, sẽ bắt nguồn từ “sức mạnh cưỡng chế ngày càng tăng của Bắc Kinh”. Tiềm lực quân sự của Trung Quốc ngày càng mạnh có thể cho phép Bắc Kinh gia tăng ảnh hưởng hoặc tìm cách giải quyết tranh chấp với Tokyo theo chiều hướng có lợi cho Trung Quốc.
Đối với các tác giả, “các thay đổi đáng kể” - chẳng hạn như một cuộc chiến tranh lạnh tại châu Á giữa Trung Quốc với Hoa Kỳ và các đồng minh, hoặc khả năng Châu Á bị Trung Quốc hoàn toàn khống chế, các điều này chưa thể xẩy ra vào thời điểm năm 2030.
Trọng Nghĩa (RFI)
Khi lạm phát cao hơn tăng trưởng
Số liệu lạm phát mới được Tổng cục Thống kê công bố cuối tuần trước cho
thấy, lạm phát tháng 4 xuống thấp nhất trong vòng 7 tháng qua và cũng là
mức thấp nhất trong vòng 9 năm, xuống mức 6,61% và cả năm khoảng 7%.
Đây liệu có được xem là tín hiệu đáng mừng hay không, khi tốc độ tăng trưởng của năm nay được dự đoán chỉ ở mức 5,5%?
Chính phủ: nhiều dấu hiệu bi quan
Cùng với những thông tin về lạm phát và tăng trưởng, Ngân hàng Nhà nước
hồi đầu tháng cũng cắt giảm lãi suất chiết khấu từ 8% xuống 7%, đây là
lần cắt giảm liên tục thứ 7 chỉ trong vòng hơn 1 năm trở lại đây, một
động thái mà Chính phủ muốn ngân hàng tăng cho vay và kích thích tiêu
dùng, sau khi nền kinh tế rơi vào tốc độ tăng trưởng thấp nhất trong
vòng 13 năm, ở mức 5.03% toàn năm 2012.
Điểm đáng nói ở đây là tốc độ lạm phát giảm không phải do một chính sách
đúng đắn, bởi theo phân tích của Phó Chủ nhiệm Ủy ban các Vấn đề Xã hội
Bùi Sỹ Lợi thì “chỉ số CPI không thể tăng được vì cung lớn hơn cầu, giá
có rẻ dân cũng không có tiền để mua chứ không phải do kiềm chế lạm phát
tốt.”
Với nhận định do mất mãi lực chi tiêu nên giá tiêu dùng sụt giảm, chuyên
gia kinh tế Bùi Kiến Thành phân tích có nhiều điểm tương đồng với nhận
xét của ông Bùi Sỹ Lợi:
“Số doanh nghiệp phá sản tăng thêm nữa, tình hình hoạt động kinh tế bị
đình đốn. Chúng ta thấy rằng có hàng triệu người bị thất nghiệp, mất mãi
lực mua bán và các doanh nghiệp bị tồn kho rất nhiều, bán hàng không
được, tung ra bán không ai mua, bán một mua một cũng không ai mua, bởi
vì dân chúng không còn tiền nữa, trong nền kinh tế không còn sức mua
nữa.”
Hàng thủy sản bán trong một siêu thị ở Hà Nội hôm 12/04/2013. RFA |
Lạm phát năm nay Chính phủ đang phấn đấu khoảng 7%, là một con số đẹp,
song điều đó không đáng ngại bằng sức mua và khả năng chi trả của nền
kinh tế nội địa bị thu hẹp.
Dưới góc độ vĩ mô, Ủy ban kinh tế của Quốc hội hồi tháng trước khi đánh
giá về triển vọng kinh tế đã không ngần ngại đúc kết “thực tế cho thấy,
tốc độ quay vòng của tiền tệ đã bị chậm đáng kể, phản ánh sự trì trệ của
nền kinh tế và sự sụt giảm lòng tin của thị trường”.
Trong đó bản báo cáo phân tích tín dụng tăng trưởng thấp hơn nhiều so
với mục tiêu, dòng tín dụng “bị kẹt” do nợ xấu, dù tổng phương tiện
thanh toán tăng trưởng cao và tính thanh khoản khá dồi dào.
Trên cả góc độ vi mô lẫn vĩ mô đều cho thấy nền kinh tế bị hụt hơi một
cách đáng kể, do đó lạm phát thấp khá dễ hiểu, nguyên nhân chủ chốt:
người dân cạn kiệt tiền để chi tiêu, còn tốc độ vòng quay tiền tệ cung
ứng cho doanh nghiệp lại đình trệ, vì thế số doanh nghiệp “chết lâm
sàng” tăng không ngừng là điều khó tránh khỏi.
Trong phiên họp toàn thể của Ủy ban Kinh tế sáng 26/4, nguyên Thống đốc
Ngân hàng Cao Sỹ Kiêm đã không e ngại khẳng định “tình trạng nền kinh tế
từ 2010 đến nay ngày càng đi xuống.”
Người dân: phải cắt giảm chi tiêu
Trong khi lạm phát được đánh giá là thấp, nhưng tốc độ tăng trưởng kinh
tế lại còn thấp hơn, những hình ảnh này được thấy khá rõ qua những chia
sẻ về cuộc sống khó khăn của người dân và tình cảnh bấp bênh của các
doanh nghiệp đang hoạt động.
Trao đổi với chúng tôi, chủ một doanh nghiệp về sản xuất thức ăn chăn
nuôi gia cầm trên địa bàn Hà Nội, anh Nguyễn Văn Tân cho biết:
“Ngân hàng Nhà nước vừa qua đã có chính sách giảm lãi suất, đó cũng được
coi là tin mừng của nền kinh tế, nhưng trên thực tế, các doanh nghiệp
của chúng tôi tiếp cận nguồn vốn lãi suất thấp ấy thì vẫn còn rất khó
khăn.
Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước thì lượng tiền gửi vào nhiều, nhưng
không hiểu vì lý do gì mà việc DN tiếp cận vay lãi suất khó khăn. Phải
chăng có câu hỏi đặt ra là Ngân hàng Nhà nước tổ chức các cuộc đấu thầu
vàng và các Ngân hàng Nhà nước cũng rất hăng say với chương trình đấu
thầu vàng.
Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Thương mại vẫn mải mê theo đuổi cơn sốt
vàng, có lẽ vàng mới mang lại hiệu quả to lớn cho các ngân hàng, mà họ
quên mất rằng việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp là hỗ trợ cho nền kinh
tế. “
Trong khi đó, bà Thu Hồng, nhà ở quận Cầu Giấy cũng cho rằng, do tình
hình kinh tế không mấy sáng sủa nên bản thân hai vợ chồng với khoảng 5
triệu đồng/tháng lương hưu, cũng phải cắt giảm nhiều khoản chi cho gia
đình, bà cho biết:
“Tôi đi làm đã hơn 30 năm, bây giờ về hưu, đồng lương hưu nói chung
không đủ cho cuộc sống này, hai vợ chồng cùng về hưu, lương hưu chỉ có
hơn 5 triệu mà đủ mọi thứ tiền, nào là tiền điện, tiền nước, tiền ga…
Rồi cho đến những tiền như xem vô tuyến, tiền này tiền kia, đến lúc cầm đồng tiền đi chợ thì như bị mất cắp.
Đó là chi tiêu hàng ngày thôi, chứ còn không dám nói đến mua sắm đồ đạc nữa, cho nên cuộc sống bây giờ rất phải tằn tiện.”
Giải pháp cho thời gian tới?
Người dân thắt chặt hầu bao, doanh nghiệp thì hạn chế đầu tư mở rộng, vì
thế, bức tranh chung toàn bộ nền kinh tế vĩ mô xem ra cũng không sáng
sủa hơn nhiều.
Trong diễn đàn kinh tế Mùa xuân mới đầu tháng tư, PGS.TS Bùi Tất Thắng,
Viện Chiến lược phát triển không ngần ngại tổng quát “doanh nghiệp bi
quan, nhà đầu tư không đưa vốn, người tiêu dùng không sẵn sàng chi tiêu
nên tổng cầu và tổng cung năm nay khó cải thiện.”
Cũng tại cuộc họp này, T.S Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế
Việt Nam cho rằng tình hình kinh tế hiện tại rất chậm được cải thiện,
nếu không nói là có xu hướng xấu đi trên nhiều phương diện, niềm tin vào
sự vững chắc và triển vọng nhằm chặn đà suy giảm tăng trưởng vẫn còn
rất yếu.
Theo T.S Thiên thì Việt Nam sẽ còn tiếp tục bất ổn nếu cứu loay hoay
trong các giải pháp cứu chữa ngắn hạn, thay vì tạo ra thay đổi thực sự
trong cơ cấu.
Chỉ rõ về những nhược điểm còn tồn tại trong nền kinh tế Việt Nam năm
2013 và cần phải có những biện pháp giải quyết cụ thể, T.S Ngô Trí Long
trong một lần trả lời với phóng viên Nam Nguyên của đài chúng tôi trước
đây đã phân tích:
“Dự báo 2013 thì Việt Nam gặp một loạt những thách thức khó khăn mà đòi hỏi phải có những biện pháp xử lý rất cụ thể.
Thách thức thứ nhất là lạm phát có khả năng vẫn còn tiềm ẩn.
Thứ hai là nợ xấu vẫn ở mức cao. Thứ ba là hàng tồn kho lớn đặc biệt là
tồn kho trong lĩnh vực bất động sản gây một ách tác rất lớn.
Thứ tư thì niềm tin vào thị trường cũng đã giảm thấp. Thứ năm là các
doanh nghiệp tiếp tục khó khăn và sức mua giảm xuống rất thấp.
Vấn đề cuối cùng là Việt Nam còn chịu áp lực đột biến của thế giới với
tác động mạnh mà sức chịu đựng thì chưa cao, phản ứng chưa cao.”
Có thể thấy kiểm soát lạm phát là điều cần thiết, nhưng cần phải có sự
cân đối và đồng bộ trong cả chính sách tiền tệ và tài khóa, đặc biệt là
cần giảm độc quyền trong kinh doanh, vì đây là nhân tố quan trọng gây
tăng giá như giá điện, xăng dầu, giáo dục, y tế… và rất có thể tới đây
là điều chỉnh tiền lương tối thiểu.
Riêng về chính sách tiền tệ và tài khóa, theo các chuyên gia kinh tế một
trong những chính sách tiền tệ quan trọng là tăng mua ngoại tệ, bởi đây
là biện pháp tăng cung tiền đồng cho nền kinh tế một cách lành mạnh và
khả thi, cũng như vẫn giữ tỷ giá ổn định.
Trong khi đó, về chính sách tài khóa, các nhà cố vấn khuyến nghị rằng
tiếp tục giảm thuế và phí để tào điệu kiện cho khu vực tư nhân có thêm
những khoản tiền đầu tư, mở rộng sản xuất, như vậy mới góp phần cho sự
tăng trưởng một cách bền vững và dài hạn.
Vũ Hoàng, phóng viên RFA
2013-05-03
Một cuộc hòa giải khác, 500 năm Việt – Chăm
Inra Sara là nhà thơ người Chăm có tiếng tại Việt Nam hiện nay. Anh cũng
có nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa và nghệ thuật của dân tộc
Chăm cũng như Vương quốc Champa. Tác phẩm nổi tiếng của anh là tập thơ
Lễ tẩy trần tháng tư được xuất bản năm 2002. Kính Hòa có buổi trò chuyện
với Inra Sara về sự giao tiếp văn hóa và lịch sử giữa hai cộng đồng
Chăm và Việt.
Tháp Chăm ở tỉnh Ninh Thuận, ảnh chụp trước đây. AFP |
Kính Hòa: Chào nhà thơ Inra Sara. Là một nhà thơ Chăm viết bằng tiếng
Chăm lẫn tiếng Việt, xin anh cho khán giả biết đôi điều về sự tiếp biến
và giao lưu văn hóa giữa hai cộng đồng Chăm và Việt từ mấy trăm năm
nay.
Inra Sara: Cộng đồng Chăm là hậu duệ của Vương quốc Champa cổ tồn tại từ
năm 192 và biến mất vào đầu thế kỷ 19. Một dân tộc có chữ viết sớm nhất
Đông Nam Á. Dù nền văn minh ấy bây giờ chỉ còn là những mảnh vụn, nó
vẫn có nhiều cái đáng giá, và người Chăm vẫn còn bảo lưu những cái quý
giá đó. Khi nhắc đến Chăm người ta thường chỉ chú đến kiến trúc điêu
khắc, trong đó có thánh địa Mỹ Sơn, một di tích được UNESCO xếp hạng di
sản văn hóa thế giới, và một phần nào ngôn ngữ, ca múa, mà không nói đến
văn học nghệ thuật Chăm, mà theo tôi là khá lớn. Đến bây giờ trong
chương trình văn học sử Việt Nam vẫn chưa có bài nào, điều này tôi cho
rằng hết sức là lạ.
Ở miền Trung vẫn còn ghi đậm dấu ấn Champa như trong cách phát âm của
người Quảng, các từ ngữ, nhiều dòng họ không có lập bàn thờ, các họ Chăm
Ông, Ma, Trà, Chế vẫn còn tồn tại vùng Quảng Nam, Huế.
Trong ẩm thực có nước mắm. Kiểu nước chấm ở miền bắc là theo kiểu tương,
trong khi miền Trung thì mắm là đặc trưng, và có thể nói xuất phát từ
người Chăm, tuy chưa có nghiên cứu nào sâu để chứng minh.
Người Chăm hay thờ cúng cá voi. Ngay cả các làng Việt khi làm tập tục này họ cũng mời thầy cúng người Chăm đến hành lễ.
Không thể khư khư giữ cái bản sắc của mình. Người Chăm học hỏi nhiều từ
người Việt, tích cực lẫn tiêu cực. Những người viết văn làm thơ người
Chăm rất thông thạo tiếng Việt.
Nhà thơ InraSara, ảnh chụp trước đây. Photo courtesy of inrasara.com
Đến thập niên tám mươi, nghệ sĩ Đặng Hùng đã mã hóa các động tác trên
đền tháp Chăm thành điệu múa Apsara, và sáng tạo này đã được phụ nữ,
cộng đồng Chăm tiếp nhận.
Kính Hòa: Trong thời gian gần đây có một quyển sách của tác giả Hồ
Trung Tú là Có 500 năm như thế, viết về vết tích rõ ràng của ngôn ngữ và
dòng máu Champa lên cư dân miền Trung Việt Nam, anh nhận xét về quyển
sách này như thế nào?
Inra Sara: Theo tôi đây là một quyển sách có giá trị, nhất là dối với
một tác phẩm đầu tay của một tác giả không chuyên. Nhất là kết luận của
tác giả, rằng Chúng ta là những người Chàm nói tiếng Việt bằng giọng
Chàm. Đó là một câu nói đầy quả cảm.
Kính Hòa: Thưa anh, trong tiến trình lịch sử Champa và Đại Việt,
người ta đã nói đến Nam tiến, là một quá trình chinh phục vùng đất
phương Nam của người Việt. Song trong các sách sử chính thống người ta
lại không đề cập đến chuyện này.
Inra Sara: Champa và Đại Việt là hai quốc gia rạch ròi. Cõi đàng trong
này không phải là đất vô chủ, mà có chủ là Vương quốc Champa. Nam tiến
là có thật, chuyện Champa mất về tay Đại Việt là có thật, cái tất yếu
của mạnh được yếu thua. Champa thua là thua về văn hóa, văn hóa xuất thế
Ấn Độ thua văn hóa xử thế Trung Hoa, con người A La Hán thua lý tưởng
đấng trượng phu của khổng giáo. Dẫu sao dân tộc Chăm cũng tồn tại trong
nền văn hóa đó. Suốt 10 thế kỷ Nam tiến phải ghi nhận là người Việt hiếm
khi phá hoại đền tháp Chăm, có khi họ còn biến tháp Chăm thành của họ
để thờ. Bên cạnh điểm son đó còn có chính sách đàn áp cộng đồng Chăm của
vua Minh Mạng là một sự kiện đen tối nhất trong quan hệ giữa hai dân
tộc này. Đó là một sự xung đột dữ dội, nó thể hiện rất rõ trong hai câu
thơ của Hùynh Văn Nghệ:
“Từ thuở mang gươm đi mở nước,
Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long.”
Tôi nghĩ rằng người Việt và chính quyền VN hôm nay cần nhận ra và nói ra
sự thật lịch sử đó, không nên giấu, không phải để khơi dậy hiềm khích
dân tộc mà để hiểu lẫn nhau. Phải có chính sách đặc biệt cho cộng đồng
này và văn hóa của cộng đồng này. Chỉ khi làm được điều đó chúng ta mới
có thể hóa giải lịch sử, đi đến hòa giải dân tộc.
Kính Hòa: Xin Cám ơn nhà thơ Inra Sara. Chúc cho tác giả “Lễ tẩy trần
tháng tư” dồi dào sức khỏe. Chúc cho “Lễ tẩy trần tháng tư” của anh
mang lại niềm vui hòa giải cho cộng đồng dân tộc.
Kính Hòa, phóng viên RFA
2013-05-03
Kỳ nghỉ dài không xóa bớt âu lo
Cảnh tấp nập trở lại các thành phố lớn sau 5 ngày nghỉ lễ đã không giúp
người dân xóa bớt ưu phiền cho tương lai đời sống của mình. Những vấn
nạn của nền kinh tế liên tục được phân tích, mổ xẻ và báo động ngay
trước thềm ngày nghỉ lễ kéo dài.
Xe cộ lưu thông trên cầu Sài Gòn ở TPHCM, ảnh chụp tháng 4 năm 2013. |
Đề tài mà báo chí đề cập nhiều nhất vẫn là Ngân hàng Nhà nước và vấn đề
quản lý thị trường vàng. Một trong những chuyện có liên quan tới vàng
và đô la, thuộc loại tưởng như đùa lại có thể xảy ra tại Việt Nam vào hạ
tuần tháng tư. Đó là tin đồn đổi tiền và Ngân hàng Nhà nước nhanh chóng
ra thông cáo bác bỏ. Theo Người Lao động Online, trên thị trường xuất
hiện tin đồn Ngân hàng Nhà nước có thể thay đổi đồng tiền đang lưu hành
bằng đồng tiền mới và phát hành tiền mệnh giá 1 triệu đồng. Tờ báo cho
rằng đây là một trong những nguyên nhân khiến tỷ giá có lúc vọt lên đến
21.500 một đô la Mỹ.
Một cư dân TP.HCM nói với chúng tôi là không hiểu sao tin đồn lan rất nhanh.
“Vô tình hay nó bị tác động thật thì không biết nhưng giá vàng có lên rõ
ràng và cho đến hôm nay vẫn không xuống. mấy hôm đó thì đô la cũng lên
hơn 21.000đ… trên phạm vi rộng lớn nó như thế nào thì tôi không biết,
chứ trong đám già tụi tôi thì bảo nhau làm gì có chuyện đó… chả tin. Họ
cũng nghĩ thế này, bây giờ mình đã vào WTO, đối với quốc tế mình cũng đã
có ảnh hưởng rồi, làm gì có cái chuyện đổi tiền đổi bạc, không có
chuyện đó đâu.”
Hiện nay thực hiện Nghị định 24 của chính phủ về quản lý thị trường
vàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã mặc nhiên là nhà nhập khẩu vàng
thoi độc quyền, kiêm luôn sản xuất chế biến thành vàng miếng với thương
hiệu SJC độc quyền, Ngân hàng Nhà nước còn độc quyền cung cấp vàng miếng
ra thị trường với giá do mình ấn định. Theo mục đích ban đầu của Nghị
định 24 là nhằm bình ổn thị trường vàng, tiến tới liên thông giá vàng
thế giới, chống buôn lậu vàng, chấm dứt biến động giá vàng và đặc biệt
là chống vàng hóa nền kinh tế. Tuy vậy báo chí Việt Nam cho rằng Ngân
hàng Nhà nước không đạt được gì cho những mục tiêu cao đẹp vừa nói,
ngoài trừ cung cấp vàng ra thị trường qua các phiên đấu thầu theo giá
mong muốn. Theo Báo điện tử Chính phủ Việt Nam, phiên đấu thầu vàng thứ
13 được Ngân hàng Nhà nước tổ chức vào sáng ngày 3/5 với khối lượng
26.000 lượng giá tham chiếu đặt cọc là 42,25 triệu đồng một lượng.
Trước đó trong vòng 1 tháng, Ngân hàng Nhà nước đã mở 12 phiên đấu thầu
bán vàng, tổng cộng 340.700 lượng, tương đương hơn 13 tấn. Tuy nhiên giá
vàng thương hiệu quốc gia SJC vẫn cao hơn giá thế giới qui đổi từ 5 đến
7 triệu đồng một lượng. Cụ thể vào chiều 2/5, giá vàng SJC cao hơn giá
thế giới gần 5 triệu đồng/lượng.
Trả lời chúng tôi, GSTS Vũ Văn Hóa, Phó hiệu trưởng Đại học Công nghệ và kinh doanh Hà Nội nhận định:
“Chắc chắn là các cuộc đấu thầu vừa rồi đã làm méo mó thị trường vàng
Việt Nam. Mục tiêu đưa ra khác hẳn, tức là qua các cuộc đấu giá thì phải
làm sao cho giá vàng Việt Nam xích lại gần với giá của thế giới. Nhưng
nó lại không được như vậy, chúng tôi cho rằng việc này rõ ràng không đạt
mục tiêu, qua việc đấu giá và giá cả hiện thời dân chúng không tin
tưởng về cách làm thực sự của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa rồi..”
Báo điện tử chính phủ trích lời Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh
Hưng khẳng định, các phiên đấu thầu đạt mục tiêu tăng cung vàng miếng
để ổn định thị trường. Ông Hưng biện giải là trong thời gian qua, dù giá
vàng biến động mạnh nhưng không còn hiện tượng người dân đổ xô đi mua
bán vàng như trước. Báo điện tử chính phủ còn dẫn lời ông Nguyễn Hoàng
Minh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP.HCM với nhận định là,
các cuộc đấu thầu vàng không phải với chủ đích cung ứng vàng cho các
ngân hàng thương mại để tất toán trạng thái vàng trước ngày 30/6, là
thời điểm các ngân hang trước đây huy động vàng của người dân phải hoàn
trả cho người ký thác.
Lối thoát cho vàng
Tuy vậy, báo mạng VnExpress ngày 2/5 có bài “lối thoát cho vàng” của tác
giả Trần Thanh Hải, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Kinh doanh và Đầu tư
vàng Việt Nam (VGB) nhận định rằng: “qua 12 phiên đấu thầu của Ngân hàng
Nhà nước có hơn 13 tấn vàng miếng đưa vào lưu thông, có thể thấy nỗ lực
chống vàng hóa nền kinh tế rất khó khả thi. Cho dù rồi đây khi tất toán
xong trạng thái âm vàng trước ngày 30/6, các tổ chức tín dụng, vốn là
những người mua chính, sẽ đưa vàng trực tiếp ra thị trường thì kênh bán
vàng vẫn đang còn là một ẩn số.
Tác giả bài báo phân tích kỹ lưỡng về tập quán trữ vàng của người dân
Việt Nam từ xa xưa. Đặc biệt, ông cho rằng khu vực nông thôn chiếm hơn
60% dân số chính là nơi có nhu cầu vàng vật chất khá lớn. Vàng còn là
của để dành, thừa kế, hồi môn theo truyền thống của đa số người dân.
Theo thống kê không chính thức đang có khoảng 200 tấn tới 300 tấn vàng
tương đương vài chục tỷ USD đang được cất trữ trong dân. Bài báo đề cập
tới nạn buôn lậu vàng, khi chênh lệch giá với thế giới rất cao có lúc 7
triệu đồng/lượng hồi giữa tháng 4 vừa qua.
Chúng tôi xin trích nhận định của TS Lê Đăng Doanh đối với vấn đề chảy
máu ngoại tệ buôn lậu vàng do giá vàng Việt nam quá cao so với giá thế
giới:
“Theo qui luật khi có chênh lệch giá thì xuất hiện tình trạng buôn lậu,
ông Nguyễn Văn Bình lúc còn là Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã viết
trên tạp chí Cộng Sản một bài báo trong đó xác nhận hàng năm có việc
buôn lậu từ 20 tấn đến 40 tấn vàng, tức là một khối lượng ngoại tệ khá
lớn đã được sử dụng để nhập lậu vàng và Hội đồng vàng thế giới cũng đã
xác nhận việc này. Hiện nay mức giá chênh lệch thế này chắc chắn là một
kích thích để cho việc buôn lậu vàng lại diễn ra. Nhưng ông Thống đốc
Ngân hàng thì lại nói rằng không quan tâm đến việc xử lý chênh lệch giá
này và đấy là câu hỏi mà có lẽ công luận muốn sắp tới đây có lời giải
đáp từ phía Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.”
Cùng về vấn đề này, GSTS Vũ Văn Hóa, Phó hiệu trưởng Đại học Công nghệ và Kinh doanh Hà Nội nhận định:
“Ở trong một nền kinh tế thị trường thì xu hướng chung và cũng là qui
luật, tức là giá nơi nào cao thì giá nơi thấp sẽ đổ hàng về đấy. Nếu giá
ở Việt Nam cao thì nó sẽ khuyến khích việc nhập vàng ở bên ngoài vào.
Nếu Nhà nước không đủ lượng ngoại tệ để nhập vàng thì chắc chắn nó sẽ
phải theo con đường nhập lậu. Đây là điều hiển nhiên và chúng ta không
thể quản lý được hết, nếu không có động thái quản lý tích cực thì tôi
cho rằng việc nhập lậu sẽ thành hiện thực.”
Tiệm vàng Bảo Tín Minh Châu ở Hà Nội, ảnh chụp năm 2012. RFA PHOTO.
Trong bài “lối thoát cho vàng” trên VnExpress. ông Trần Thanh Hải đề
nghị mở rộng các phiên bán vàng, để các doanh nghiệp vàng có năng lực
cùng NHNN tham gia bán thay vì doanh nghiệp chỉ mua. Như vậy. nguồn vàng
mới thực sự đi ra thị trường và phát huy hiệu quả và làm giảm nhiệt giá
vàng. Bài báo khuyến cáo, trong trung và dài hạn, cơ quan quản lý cần
hỗ trợ tập trung phát triển kinh doanh vàng nữ trang và tính tới chuyện
mở sàn giao dịch quốc gia. Theo đó đây là một giải pháp có thể hạn chế
được cơn sốt vàng vật chất và đưa lượng vàng từ nhà dân chảy vào ngân
hàng vì người cầm giữ vàng tìm thấy lợi ích hấp dẫn.
Câu chuyện quản lý vàng theo nghị định 24 và cách thực hiện của Ngân
hàng Nhà nước gây nhiều tranh cãi và hầu như rất khó tìm thấy ý kiến ủng
hộ cách làm của Thống đốc Nguyễn Văn Bình.
GSTS Vũ Văn Hóa nhận định:
“Nghị định 24 thì cũng có những phần tích cực của nó nhưng ở đây là do
việc điều hành thôi. Nếu điều hành công khai và có động thái quản lý
chắc chắn, thì tôi nghĩ rằng việc đấu thầu sẽ làm cho giá cả tiệm cận
giá vàng thế giới. Còn nếu làm không chắc chắn thì nó sẽ làm xa rời giá
vàng đó đi. Ở Việt Nam cách đấu thầu trong xây dựng như mọi người biết,
đấu thầu là tích cực nhưng thực sự lại là tiêu cực. Người Việt Nam dùng
từ ‘quân xanh quân đỏ’ đấy, tức là một đối tượng thắng thầu nhưng ba bốn
đối tượng tham gia cũng chỉ là một thôi. Thành thử nó làm cho cái giá
bị méo mó đi, thì ở đây giá vàng cũng tương tự theo cách đấu thầu như
vậy.”
Trong tư liệu của chúng tôi, kiên trì và mạnh mẽ hơn hẳn là phản biện
dứt khoát của PGS TS Ngô Trí Long ở Hà Nội, cả về nội dung Nghị định 24
và cách thực hiện của Ngân hang Nhà nước.
“Chính sách theo Nghị định 24 bất cập ở đối với Nhà nước, bất cập với
doanh nghiệp và bất cập đối với người tiêu dùng. Cho nên quan điểm của
tôi là phải thay đổi sửa đổi lại ngay Nghị định 24 và có những điều bổ
sung. Còn cái kiểu một mình một chợ và với cách làm thủng đâu vá đấy thì
sẽ hoàn toàn gây bất lợi và chắc chắn ảnh hưởng tới sự hoạt động của
nền kinh tế.”
Chuyện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam một mình một chợ trên thị trường vàng
sẽ vẫn cứ phủ đầy thông tin trên mạng, giữa khi nhu cầu tái cơ cấu nền
kinh tế là hết sức cấp bách. Chúng tôi xin trích lời ông Lê Nam, Phó
trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa trên VnExpress ngày 2/5:
“Ngân hàng Nhà nước chỉ làm tốt nghiệp vụ bán vàng thay vì cho vay.
Những cái cụ thể tác động vào doanh nghiệp, nền kinh tế thì chưa rõ. Cái
cụ thể mà dân thấy nổi bật, nổi trội trong thời gian vừa rồi chủ yếu là
bán vàng.”
Nam Nguyên, phóng viên RFA
2013-05-03
Hòa giải, đồng thuận để đại đoàn kết *
Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt có lần nói “Ngày 30-4 có hàng triệu người vui,
nhưng cũng có hàng triệu người buồn”. Câu nói phản ánh hoàn cảnh lịch sử
khiến cho “đất nước đã thống nhất mà lòng người còn ly tán”. Ba mươi
tám năm qua hố ngăn cách đã hẹp lại theo chiều rộng, nhưng vẫn còn đôi
chỗ hun hút sâu, có thể thấy ở hai thành phố Hoa Kỳ (Garden Grove và
Orange County) nơi có đông người Việt nhất, đã ra nghị quyết không hoan
nghênh quan chức Việt Nam đến thăm, vì e có “rủi ro về an toàn” và “phải
trả dịch vụ cảnh sát cần thiết”. Ở trong nước, cũng dễ thấy không ít
biểu hiện thiếu đồng thuận. Đó là điều cần phải mau chóng khắc phục,
bằng cách mở nhiều kênh hòa giải, tìm sự đồng thuận, để đại đoàn kết
toàn dân tộc, tạo nên sức mạnh xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Người Việt Nam có lòng yêu nước, yêu quê hương sâu sắc, mong muốn có
cuộc sống yên bình và giản dị “tay làm hàm nhai” và tôn trọng “mỗi cây
mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh”. Tìm sự đồng thuận ở con người và xã hội Việt
Nam không quá khó, họ chỉ bất bình khi bị áp đặt chuyện không bình
thường: Cải tạo công thương nghiệp, nông nghiệp họ cảm nhận sự bất
thường nên ùn ùn bỏ ruộng, bỏ quê. Khi có khoán 10, khoán 100 là họ hăng
hái biến đất nước thành quốc gia xuất khẩu lương thực hàng đầu thế
giới. Do đó để có đồng thuận, trước hết phải hòa giải, tức là tháo gỡ
những vướng mắc trong lòng người, làm cho họ thấy lợi ích của mình chắc
chắn sẽ được bảo đảm trong lợi ích chung của đất nước và nếu mình nỗ lực
đạt hiệu quả nhiều hơn cho đất nước thì mình cũng có phần được tăng
lên. Sự đồng thuận sẽ được nâng lên khi nhận thức mới được nâng lên, mỗi
người sẵn sàng chịu thiệt phần mình khi đất nước gặp khó khăn để có
ngày mai tốt đẹp. Nhìn lại một vài sự kiện đáng nhớ trong quá trình 38
năm hòa giải, đồng thuận có thể rút ra nhiều điều bổ ích.
Giữa lúc giới trí thức đang băn khoăn giữa chuyện ra đi hay ở lại với
chế độ mới thì xảy ra sự kiện bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng, ở bệnh viện
Từ Dũ, từ chối đơn bảo lãnh sang Mỹ của chồng, để ở lại trị bệnh cứu
giúp đồng bào sau chiến tranh. Từ việc này khiến mọi người tò mò tìm
hiểu và thấy ra đã có mối quan hệ rất tốt đẹp giữa các bác sĩ “Việt
Cộng” với bác sĩ, y tá chế độ cũ. “Con đường chị đã chọn” (tựa đề bài
viết về chị Phượng) có tác động rất lớn cho sự hòa giải, góp phần trấn
an đông đảo trí thức, nhất là ngành y, để họ quyết định ở lại xây dựng
cuộc sống mới. Cũng khoảng thời gian ấy những sĩ quan chế độ cũ không
thể tin mình sẽ tìm được chỗ đứng trong xã hội mới. Giữa lúc đang nhấp
nhổm lo âu, họ bỗng nghe tin trung úy quân y Nguyễn Chấn Hùng vừa rời
trại cải tạo đã được nhận vào Trường Đại học Y và Bệnh viện Bình Dân. Ba
mươi tám năm qua, hai bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng và Nguyễn Chấn Hùng
đã khẳng định tài năng và tâm huyết trong công việc của mình và nhận
được sự tin cậy tuyệt đối trong chế độ mới. Chắc chắn hai điển hình này
đã góp phần không nhỏ cho hòa giải, tạo nên sự đồng thuận xã hội, nhất
là trong giới trí thức, sĩ quan chế độ cũ ở phía Nam.
Năm 2000, một sự kiện đáng nhớ là sự trở về của nhạc sĩ Phạm Duy. Tôi
được nhà báo Lưu Trọng Văn mời ăn bữa cơm đón mừng ông. Hôm đó tôi hỏi
động lực nào giúp ông trở về, ông đáp: “Tôi bắt đầu nghĩ đến chuyện trở
về sau khi đọc bài thơ “Về thôi” của anh Lưu Trọng Văn viết tặng tôi.
Nhưng điều chủ yếu là nhận thấy chính sách văn hóa văn nghệ nay cởi mở
rất nhiều so với trước, đã cho phép được hát tình ca. Nguyện vọng cao
nhất của nhạc sĩ là có nhiều người đàn hát tác phẩm của mình. Một trong
những lý do ra đi của tôi là vì bài Bên cầu biên giới bị cấm phổ biến”.
Như vậy nhạc sĩ Phạm Duy muốn được trở về là do có sự đồng thuận về văn
hóa. Một nhân vật quan trọng khác là nguyên Phó Tổng thống Việt Nam Cộng
hòa, tướng Nguyễn Cao Kỳ về nước năm 2004. Nhiều lần trả lời phỏng vấn
vì sao một người suốt đời chống cộng như ông lại vui vẻ về nước cộng tác
với chế độ vốn đối nghịch với mình, ông Kỳ cho rằng nguyện vọng của cả
dân tộc là thống nhất đất nước, phía của ông thua trận không thực hiện
được thì phải biết tôn trọng những người chiến thắng. Nhưng ông cho rằng
điều quan trọng là hiện nay nước ta đã theo cơ chế thị trường, chấp
nhận nhiều thành phần kinh tế, do đó đang tạo điều kiện thuận lợi để đất
nước phát triển và hội nhập quốc tế. Ông nói, mình muốn đóng vai trò
hòa giải dân tộc, để góp phần kêu gọi đầu tư xây dựng đất nước. Như vậy
có thể hiểu sự hòa giải thành công với những người như ông Nguyễn Cao Kỳ
và rất đông doanh nhân trong và ngoài nước, chủ yếu là sự đồng thuận về
tự do kinh tế. Sự đồng thuận đó đã tạo nên những điều mà báo chí thế
giới dự báo về “con rồng Việt Nam”, khi nước ta thu hút vốn đầu tư mạnh
mẽ cả trong và ngoài nước, dẫn đầu chỉ tiêu xóa đói giảm nghèo của Liên
Hiệp Quốc, vượt qua ngưỡng nước nghèo, bước vào nước có thu nhập trung
bình thấp. Ngay lúc ấy, đã có sự cảnh báo của các nhà nghiên cứu trong
và ngoài nước về “cái bẫy của thu nhập trung bình”. Mấy năm qua, cho
thấy sự cảnh báo ấy là có căn cứ, bởi nền kinh tế bị khủng hoảng từ sự
trì kéo chủ quan, việc thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế giẫm chân tại
chỗ quá lâu, nạn tham nhũng đang thách thức một cách lì lợm, nạn khiếu
kiện đất đai vượt cấp chưa có điểm dừng. Trong khi đó từ Biển Đông tiếng
gầm rú của tàu chiến, thậm chí lác đác có kèm theo tiếng súng đang uy
hiếp sự lao động bình thường của hơn 4 triệu ngư dân Việt Nam, những
“cột mốc sống” chủ quyền trên biển. Hơn lúc nào hết đất nước đang đòi
hỏi phải khẩn trương tìm lời đáp cho hòa giải, đồng thuận để đại đoàn
kết toàn dân tộc đem lại sức mạnh cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc.
Lời giải thực ra đã có: “Đổi mới chính trị phải đồng bộ với đổi mới kinh
tế theo lộ trình thích hợp” (Văn kiện Đại hội 11, trang 99), “Phát huy
dân chủ và đại đoàn kết dân tộc” (Văn kiện, trang 33). Công việc cụ thể
để thực hiện vấn đề lớn lao đó cũng đã có: Góp ý xây dựng Hiến pháp 1992
sửa đổi, và thực hiện Cải cách tư pháp đến năm 2020 để có một nền tư
pháp độc lập. Làm tốt các việc trên chính là tìm ra sự đồng thuận chính
trị, mở ra một thể chế dân chủ tự do mà lâu nay còn bị ách tắc như chưa
thực hiện được quyền lập hội, quyền biểu tình… mà Hiến pháp 1992 đã ghi
nhận. Đồng thuận về chính trị sẽ là cái gốc để chúng ta tiếp tục phát
huy sự đồng thuận về kinh tế và văn hóa cao hơn nữa. Các quyền tự do,
quyền con người nên được hiểu theo nội dung phổ quát của nhân loại văn
minh, tránh tìm cách quẩn quanh để bó hẹp lại. Lâu nay, có quan điểm chỉ
đạo “thông tin phải theo định hướng”, nhưng ở trường hợp góp ý sửa đổi
Hiến pháp 1992, lãnh đạo đã có chủ trương là không có vùng cấm, do đó,
những vấn đề còn có nhận thức khác nhau rất nên tổ chức cho tranh luận
công khai trên các phương tiện truyền thông, để tạo ra đồng thuận từ sự
tự giác nhận thức, tránh tình trạng nói một chiều, gây ra kiểu đồng
thuận áp đặt, mà kinh nghiệm cho thấy kiểu dân chủ hình thức ở một số
quốc gia làm tiềm ẩn, tích tụ sự bất bình gây hậu quả rất xấu trong
tương lai.
Tống Văn Công
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.
* Bài đăng trên báo Lao động số kỷ niệm 30.4. và bị Tòa soạn bỏ một số đoạn. Đây là bản gốc chưa bị kiểm duyệt bỏ.
Trần Huy Thuận - Tại sao Việt Nam?
Quốc hiệu nước ta như nhiều tư liệu lịch sử ghi nhận, trong hơn 4.000
năm lịch sử đã trải qua khá nhiều thay đổi. VĂN LANG (LẠC VIỆT) được coi
là quốc hiệu đầu tiên (tồn tại đến năm 258 trước Công nguyên). Tiếp đến
là ÂU LẠC (liên kết giữa Lạc Việt với Âu Việt (một phần đông – nam
Quảng Tây Trung Quốc), tồn tại đến đầu thế kỷ thứ hai trước Công Nguyên.
Tiếp đến là VẠN XUÂN rồi ĐẠI CỒ VIỆT (thời nhà Đinh), rồi ĐẠI VIỆT (khi
Lý Thánh Tôn lên ngôi), tồn tại từ năm 1054 đến năm 1804 (trong đó bị
gián đoạn 7 năm thời nhà Hồ với tên nước là ĐẠI NGU. Chữ “Ngu” ở đây có
nghĩa là sự yên vui).
Quốc hiệu VIỆT NAM bắt đầu từ nhà Nguyễn. Ban đầu vua Gia Long đặt tên
nước là NAM VIỆT, nhưng nhà Thanh (Trung Quốc) thấy tên ấy trùng với tên
một nước vốn có từ thời nhà Triệu (gồm cả Quảng Đông, Quảng Tây), nên
đã thay đổi thành VIỆT NAM, rồi chính thức “tuyên phong” năm 1804. Nhưng
theo nhiều sử sách, tên nước VIỆT NAM đã có từ rất lâu trước đó. Về ý
nghĩa, phần lớn các giả thuyết đều cho rằng từ "Việt Nam" kiến tạo bởi
hai yếu tố: chủng tộc và địa lý: người Việt ở phương Nam.
“Người Việt ở phương Nam”? Câu hỏi đặt ra là: phương Nam so với nước nào
hoặc khu vực nào? Nếu so với Thế giới (cả Địa cầu) thì nước ta thuộc
phương Bắc. Nếu so với riêng châu Á, nước ta ở Đông – Nam. Vậy chỉ so
với Trung Quốc, nước ta mới là phương Nam! Thiết nghĩ cách gọi như thế,
chả khác gì khi nói Việt Bắc là vùng đất nước Việt Nam ở phía Bắc…
Nhân các học giả và nhà chính trị bàn về đổi tên nước khi thảo luận sửa
đổi Hiến Pháp, kẻ ít học này muốn các ngài quan tâm điều này. Có những
thời kỳ cha ông ta đã đặt tên nước là VĂN LANG, VẠN XUÂN, ĐẠI CỒ VIỆT,
ĐẠI VIỆT… Cớ sao trong thời đại chế độ thực dân đã tan rã, các nước nhỏ
bé đến đâu cũng đã giành độc lập, tại sao ta lại cứ giữ cái tên nước là
VIỆT NAM? Không ĐẠI CỒ VIỆT như vua Đinh Tiên Hoàng, không ĐẠI VIỆT như
Lý Thánh Tông, thì gọi bằng một chữ thôi: VIỆT – nước VIỆT (dân chủ cộng
hòa) hay nước VIỆT (xã hội chủ nghĩa), như nhiều nước lớn có, bé có
trên thế giới: (vương quốc) ANH, (liên bang) NGA, (cộng hòa) PHÁP, (cộng
hòa dân chủ nhân dân) LÀO…?
Trần Huy Thuận
(Blog Trần Mỹ Giống)
Phạm Trần - Tại sao đất nước đã thống nhất mà lòng dân thì không?
“...Họ chính là những người đang kêu gọi đoàn kết toàn dân để tạo sức
mạnh dân tộc bảo vệ Tổ quốc, nhưng cũng lại là những kẻ cực kỳ chia rẽ,
phản động và yếu hèn trước giặc hơn ai hết. Bằng chứng không khó tìm.
Hãy lục lại đống Văn kiện đảng đã công khai thì sẽ thấy sự lệ thuộc của
Việt Nam vào Trung Quốc ...”
Đảng ngồi lên Hiến pháp ở Hội nghị Trung ương 7
Cứ mỗi dịp 30/4 về, vết thương dân tộc lại bị bóc ra cho máu chảy. Năm 2013 cũng như 37 năm trước, không thay đổi.
Tại sao?
Nói như ông Nguyễn Thanh Sơn, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy
ban Nhà nước về người VN ở nước ngoài (UBNNVNVNONN) thì nguyên nhân “do
cả hai phía”, Chính phủ Việt Nam và Kiều bào, nhưng phía nào có trách
nhiệm cao hơn?
Ông Sơn nói với Báo Thanh Niên ngày 30-4-2013 : “Thực tế đúng là chúng
ta chưa làm tốt được vấn đề đại đoàn kết dân tộc, xóa đi hận thù, xóa đi
những rào cản từ quá khứ chiến tranh. Nguyên nhân tôi cho là do cả hai
phía. Từ thực tế ấy đòi hỏi phía Nhà nước cần tiếp tục có những quyết
sách hợp lý đem lại sự tin tưởng cho dân nói chung. Tức là cần có những
chính sách đem lại lợi ích thiết thực cho kiều bào như các chính sách về
quốc tịch, xuất nhập cảnh, hồi hương rồi các vấn đề liên quan đến
chuyện kiều bào về đầu tư trong nước.”
Nhưng những thứ được ông Sơn cho là “lợi ích thiết thực” của “kiều bào”,
thiết tưởng không quan trọng và tác động mạnh khiến kiều bào phải xa
lánh Việt Nam bằng những hành động kỳ thị, bóc lột và đàn áp người dân
của nhà nước trong các vụ cướp đất trằng trợn ở Văn Giang (Hưng Yên), Vụ
Bản (Nam Định) và ở Tiên Lãng (Hải Phòng) đối với gia đình hai anh em
ông Đoàn Văn Vươn và Đoàn Văn Qúy.
Hình ảnh từ các vụ này và những cuộc biểu tình, khiếu kiện đông người
khác của người dân đi đòi công bằng, chống bất công và tố cáo cán bộ,
đảng viên tham nhũng đang xảy ra từ tỉnh, thành lên đến Trung ương ở
Việt Nam đã cho kiều bào thấy rõ ở Việt Nam không có một “Nhà nước pháp
quyền” như đảng tuyên truyền.
Ngoài ra việc các “chủ quản của các dự án kinh tế và xây dựng đô thị”,
như Ecopark (Hưng Yên) không chỉ có “các nhóm lợi ích” thế lực và có
tiền được nhà nước ưu đãi mà còn có thể cấu kết với chính quyền để sử
dụng quân đội, công an và côn đồ để cưỡng chế mà không hề bị truy tố thì
kiều bào chỉ thấy đó là một chính quyền đã bị băng đảng chi phối!
Nếu cần phải liệt kê thêm những việc Việt kiều rất sợ về Việt Nam để
“hòa hợp” với nhà nước thì các vụ người dân biểu tình bảo vệ chủ quyền
lãnh thổ và chống chủ trương lấn chiếm biển đảo Việt Nam của Trung Cộng ở
Biển Đông trong hai năm 1011 và 2012, từ Sài Gòn ra Hà Nội, đã bị công
an đàn áp dã man, bắt bỏ tù là một bằng chứng khác.
Vì vậy khi ông Sơn nói rằng: “38 năm nay mình vẫn nói là thống nhất đất
nước. Nhưng thống nhất đất nước mà chưa thống nhất được lòng người bởi
lẽ còn một bộ phận người Việt Nam ở nước ngoài vẫn đang tiếp tục có
những hành động đi ngược lại lợi ích chung của dân tộc” là ông muốn
quanh co, tránh né sự thật là đảng CSVN từ khi có Nghị quyết 36 ngày
26/3/2004 của Bộ Chính trị về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước
ngoài”, chưa bao giờ thật lòng muốn “hòa giải” với người Việt Nam ở nước
ngoài mà chỉ muốn người bỏ nước ra đi quay về “hòa hợp” vào với guồng
máy cai trị độc tài của đảng để xây dựng đất nước theo chỉ thị và ý muốn
của chính quyền.
Lý do Việt kiều lãnh đạm
Nhưng thế nào là “lợi ích chung của dân tộc”, theo định nghĩa của nhà
nước Việt Nam? Phải chăng đó là khi người Việt ở nước ngoài không còn
chống Việt Nam vi phạm các quyền con người, không lên án và tố cáo trước
dư luận thế giới mỗi khi công an bắt người vô cớ, bỏ tù tùy tiện và xử
án bất công những công dân dám can đảm đấu tranh cho dân chủ và đòi
quyền được tự do ngôn luận, và chấm dứt các cuộc biểu tình lên án Việt
Nam vi phạm nhân quyền và nhu nhược trước đe dọa xâm lăng của Trung
Cộng?
Những vụ án xử bất công đối với Linh mục Nguyễn Văn Lý, ông Vi Đức Hồi,
Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, kỹ sư tin học Trần Hùynh Duy Thức, các nhà
báo tự do Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần v.v… đã chứng minh cho
lý do tại sao đảng CSVN đã không thể “hòa hợp” hay “hòa giải” được với
“Việt kiều” vì đảng vẫn tiếp tục đàn áp các công dân muốn thực thi các
quyền tự do đã được Hiến pháp công nhận.
Nếu ông Thứ trưởng Ngọai giao chuyên trách về người Việt Nam ở nước
ngoài Nguyễn Thanh Sơn vẫn chưa hiểu tại sao, sau 38 năm “đất nước đã
quy về một mối” mà nhà nước CSVN chưa được 400,000 trí thức Việt kiều về
giúp nước thì nên hỏi thẳng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng xem có cần
phải “vạch áo cho người xem lưng” nữa không?
Việc nổi bất nhất cần nói cho “bàn dân thiên hạ” biết về tính siêu việt
bôi bác của đảng là chuyện thời sự phản dân chủ của bản Hiến pháp 1992
sửa đổi sẽ được thảo luận tại Quốc hội trong 2 ngày 10 và 11/06/2013,
sau khi đem ra “trình làng” với Bộ Chính trị và Hội nghị Trung ương đảng
kỳ 7.
Dù không có điều nào trong 5 Hiến pháp từ 1946, 1958, 1980, 1992 và 1992
(sửa đổi) cho phép Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương được “làm,
sửa đổi và thảo luận Hiến pháp” nhưng đảng vẫn tiếm quyền không coi pháp
luật ra gì thì làm sao mà dân có thể chấp nhận được, nói chi đến hàng
ngũ Việt kiều, những người sống và hiểu biết các chế độ dân chủ tại các
nước sở tại hơn ai hết?
Chủ tịch Quốc hội, Trưởng ban sọan thảo Hiến pháp sửa đổi Nguyễn Sinh
Hùng khoe có đến 26 triệu, nhưng có báo nói đã vượt lên 28 triệu lượt
người góp ý và đa số tán thành nội dung mới, trong đó không ai dám đụng
tới Điều 4 dành độc quyền “lãnh đạo nhà nước và xã hội” cho đảng mà
không cần có bầu cử!
Đảng cũng không chịu để cho dân có quyền quyết định tối hậu sau khi dự
thảo Hiến pháp được 2/3 tổng số 500 Đại biểu Quốc hội chấp thuận, dự trù
vào tháng 11 năm 2013.
Đã có ý kiến của Chính phủ đề nghị viết điều “quyền lập Hiến thuộc về
toàn dân” và dân có quyền bỏ phiếu tán thành hay bác bỏ Hiến pháp trong
một cuộc Trưng cầu ý dân, sau khi Quốc hội đồng ý.
Nhưng vì hiện nay chưa có luật Trưng cầu Ý dân nên Hiến pháp năm 2013 sẽ
“không có trưng cầu ý dân” sau cuộc bỏ phiếu sau cùng của Quốc hội.
Việc này đã gặp chống đối ở trong nước và đã có nhiều ý kiến muốn Bộ
Chính trị hãy bình tâm suy nghĩ lại vì đây là dịp bằng vàng để người dân
Việt Nam thực thi quyền dân chủ của mình để thay đổi vận nước.
Tuy nhiên, cứ theo như ngôn ngữ phát ra từ miệng lưỡi một số lãnh đạo,
đứng đầu từ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn
Sinh Hùng thì đề nghị này sẽ không được chấp thuận với lý do Quốc hội
chưa chuẩn bị kịp để làm Luật Trưng cầu ý dân!
Bằng chứng đảng áp đặt Quốc hội “phải làm Hiến pháp theo ý đảng” đã được
ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng xác nhận trong diễn văn khai mạc Hội
nghị Trung ương 7 ngày 02/05 (2013).
Ông nói: “Bộ Chính trị cũng đã thảo luận, có ý kiến chỉ đạo định hướng
cho việc tiếp thu, giải trình. Đề nghị các đồng chí Trung ương bám sát
Cương lĩnh của Đảng, các Nghị quyết, Kết luận của Hội nghị Trung ương 2
và Hội nghị Trung ương 5 về sửa đổi Hiến pháp năm 1992, nghiên
cứu thật kỹ, thảo luận thật sâu các nội dung Báo cáo giải trình, tiếp
thu và bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp mà Ủy ban sửa đổi Hiến pháp trình,
đóng góp nhiều ý kiến có chất lượng. Tinh thần chung là phải chân thành
lắng nghe ý kiến của nhân dân, tiếp thu tối đa những ý kiến hợp lý; kiên
trì những vấn đề có tính nguyên tắc, thuộc về bản chất của chế độ chính
trị và Nhà nước ta, tiếp tục khẳng định Nhà nước ta là nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, do
Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.”
Khi ông Trọng yêu cầu các đại biểu phải “bám sát” Cương lĩnh Đảng và
các Nghị quyết, Kết luận Hội nghị Trung ương 2 và Trung ương 5 là ông
muốn Ban Chấp hành phải kiên định hai điều cốt lõi: Đảng phải là lực
lương duy nhất lãnh đạo đất nước và không bỏ Chủ nghĩa Cộng sản.
Thái độ bảo thủ, cực đoan và giáo điều của ông Trọng đã đi ngược lại đòi
hỏi của một số đông trí thức, đảng viên và người dân đòi bỏ Điều 4 Hiến
pháp dành độc quyền lãnh đạo cho đảng và chống việc bắt buộc người dân
phải đi theo Chủ nghĩa lỗi thời Cộng sản.
Như vậy thì thử hỏi làm sao mà Việt kiều có thể “nhắm mắt” cho đảng “tự
tung tự tác” được mà nói tại sao hai bên chưa thể hòa hợp và hòa giải
với nhau vì còn “nhiều vướng mắc do chiến tranh để lại”?
Trong khi ấy thì hiểm họa bị mất biển đảo vào tay Trung Cộng đã đến gần,
không ai không nhận ra mà lãnh đạo thì cứ nhắm mắt tin vào anh hàng xóm
“nói chưa bao giờ đi đôi với việc làm” để mị dân “cần ổn định để phát
triển”, không dám cho dân xuống đường biểu tình phản đối hay tố cáo mạnh
mẽ trước Liên Hiệp Quốc và dư luận thế giới?
Thái độ qụy lụy đến nhu nhược trước Trung Cộng của lãnh đạo đảng CSVN
đã bị nhiều giới trí thức, người dân và đảng viên lên án nhưng đảng lại
tăng cường lực lượng công an để theo dõi và khủng bố tinh thần những ai
có thái độ bất thân thiện với Bắc Kinh thì làm sao mà 4 triệu người Việt
Nam ở nước ngoài có thể yểm trợ cho Việt Nam khi bị Trung Cộng xâm lăng
?
Tâm tư 38 năm “giải phóng”
Vì tình trạng đất nước đang ở ngã ba đường cực kỳ nguy hiểm như thế
nhưng nhà nước lại không lo tổ chức quần chúng để tạo sức mạnh đoàn kết
chống xâm lăng khi sơn hà nguy biến nên một số nhà văn, nhà báo trong
nước đã giãi bầy tâm trạng lo âu và hoang mang của họ vào dịp 30-4.
Hãy đọc “Ba mươi tám năm nhìn lại “ của Đoàn Nam Sinh: “Hôm nay đi ngang
qua trụ sở công quyền, câu khẩu hiệu mừng ngày thống nhất và giải phóng
miền Nam khiến mình nghĩ lại. Giang sơn liền một dải nhưng lãnh thổ đã
vẹn toàn chưa ? Trăm họ cùng một Tổ nhưng đã đoàn kết thương yêu nhau
chưa ? Quyền hiến định của toàn dân được công khai thống nhất ý chí xây
dựng Hiến Pháp đã thực hành chưa ? Truyền thống văn hiến trong văn hóa
giáo dục thống nhất chưa ? Còn rất nhiều câu hỏi căn bản mà có cùng câu
trả lời là chưa thống nhất.”
Nếu giải phóng miền Nam với nghĩa là giúp miền Nam thoát khỏi sự phủ
trùm về kinh tế, văn hóa, chính trị,… của tư bản phương Tây thì chắc
không phải; hay là công nhân không bị giới chủ bóc lột, lại càng không
phải. Vậy chắc giải phóng là gỡ ra khỏi sự ràng buộc, lệ thuộc vào Mỹ ?
Thế thì đưa cả nước vào tròng nô dịch, lệ thuộc vào Trung Cộng là đúng
chăng ? Hàng triệu người đang rên siết trong tăng ca, hàng chục vạn
người đang phải bán sức lao động xứ người, làm nô lệ tình dục xứ người,…
là nhờ ai giải phóng,… Rồi mai ai sẽ giải phóng ai ?(Trích từ mạng Quê
Choa của nhà văn Nguyễn Quang Lập)
Đến phiên nhà văn Bùi Công Tự thì ông cũng giãi bày tâm tư của mình
trong “Đôi Điều Suy Nghĩ về Hoà Hợp Dân Tộc” vào ngày 30-4 như thế này: “
Thế hệ những người như tôi sinh ra cùng Cách mạng tháng Tám, cùng nhà
nước Dân chủ Cộng hòa. Cả một thời lịch sử oanh liệt và bi thương đi qua
mái tóc bạc cùng cả một đời mong mỏi. Thời kháng chiến 9 năm thì mong
đến “Ngày Độc lập”, sau hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 thì lại mong đến “ngày
Thống nhất”. Rồi ngày ấy cũng đến, ngày 30 tháng Tư năm 1975 được coi là
ngày thống nhất đất nước.
Báo chí ngày ấy nhắc đi nhắc lại câu: “Non sông đã thu về một mối”.
Nhưng ít người để ý rằng “lòng người còn trăm mối ngổn ngang”. Người
giải phóng trong cơn say chiến thắng cứ đinh ninh nghĩ rằng mình “chiến
đấu và chiến thắng kẻ thù” mà có biết đâu là mình “chiến đấu và chiến
thắng đồng bào của mình….
Băn khoăn như thế nên ông Bùi Cộng Tự thắc mắc : “Tôi cứ tự hỏi tại sao
ngày ấy chúng ta phải giam giữ hàng vạn đồng bào (sĩ quan binh lính Việt
Nam cộng hòa) khi họ đã buông súng đầu hàng? Những nhà tù được gọi là
“trại cải tạo” ấy chẳng những không “cải tạo” được ai mà còn chuốc thêm
thù oán. Tại sao chúng ta lại để cho hàng triệu đồng bào phải bỏ nước ra
đi khiến ngôn ngữ loài người có thêm từ ngữ “thuyền nhân”? Tại sao
chúng ta lại chiếm đoạt các nhà máy, cửa hàng… của các công dân trong
cái gọi là “cải tạo tự bản tư doanh”?
Tại sao?
Lại nghĩ, nếu như lúc ấy trong tư thế người chiến thắng, chúng ta hành
xử với các đồng bào của mình (những người ở phía bên kia) được như người
Tây Đức đối đãi với người Đông Đức sau khi bức tường Berlin sụp đổ thì
tình thế có lẽ đã khác biết bao? Nhưng chúng ta đã không đủ văn hóa để
ứng xử văn minh như người Đức. Thực tế là chúng ta đã hành xử hà khắc
nếu không muốn nói là vô luân. Và vì thế mâu thuẫn trong nội bộ dân tộc
càng thêm căng thẳng.”
Tác gỉa Bùi Công Tự kết luận trên blog Quê Choa của nhà văn Nguyễn Quang
Lập: “Tuy thế vấn đề hòa hợp dân tộc cũng đã được đặt ra. Nhà nước Việt
Nam cũng đã có những chính sách ngày càng cởi mở hơn, tạo điều kiện cho
kiều bào đóng góp với quê hương đất nước. Nhưng những gì đã có là chưa
đủ. Đâu đó vẫn còn những quy định, những phát ngôn, những việc làm chưa
thấu suốt tinh thần hòa hợp
Sự hòa hợp dân tộc trong một quốc gia còn thể hiện ở chỗ đại bộ phận nhân dân ủng hộ chính quyền, ủng hộ người lãnh đạo mình.
Muốn đạt được như vậy thì chính quyền phải đáp ứng nguyện vọng của nhân
dân, không có cách hành xử chống lại nhân dân. Những vụ việc không tốt
đẹp xảy ra ở Tiên Lãng, Văn Giang và nhiều nơi khác vừa qua đã làm cho
lương tâm nổi giận, sẽ tiếp tục dẫn đến sự đối đầu trái với tinh thần
hòa hợp dân tộc mà tất cả mọi người dân đều tha thiết.
Hòa hợp dân tộc chỉ có thể có được trong một chính thể cởi mở, có nhiều
tổ chức xã hội quy tụ nhân dân. Chính quyền và nhân dân cùng phấn đấu
cho một mục tiêu chung. Nó đòi hỏi phải có sự minh bạch để nhân dân tin
tưởng là chính quyền trong sạch, tin tưởng sự đóng góp của mình là để
xây dựng và bảo vệ tổ quốc, là để giúp đỡ cộng đồng chứ không phải để
nuôi béo một nhóm người. Do đó hòa hợp dân tộc còn dựa trên tinh thần
phản biện để tìm ra chân lý, tránh mê tín, sùng bái cá nhân hoặc tâm lý
“đám đông”.”
Tất nhiên “thời thế, thế thời phải thế”, nhưng kinh nghiệm 38 năm sau
ngày đất nước thống nhất, thực tế của giấc mơ “hòa hợp dân tộc” hãy còn
xa lắm.
Nguyên do thì nhiều, nhưng cốt lõi của vấn đề là không ít lãnh đạo đảng
chưa thật lòng muốn người Việt ở nước ngoài trở về quê hương để xây dựng
đất nước vì đảng “không dám bỏ Chủ nghĩa Cộng sản khi chưa có thay đổi
bên Trung Quốc” và cũng “không muốn chia chác quyền lực” cho bất cứ ai
không phải là người của đảng Cộng sản!
Nhưng người nhiều người Cộng sản cuồng tín không biết rằng Chủ nghĩa
Cộng sản đã lỗi thời nhưng dân tộc Việt Nam thì đã văn minh và ai cũng
tin thời gian rồi sẽ đào thải số người lãnh đạo lạc hậu này.
Họ chính là những người đang kêu gọi đoàn kết toàn dân để tạo sức mạnh
dân tộc bảo vệ Tổ quốc, nhưng cũng lại là những kẻ cực kỳ chia rẽ, phản
động và yếu hèn trước giặc hơn ai hết.
Bằng chứng không khó tìm. Hãy lục lại đống Văn kiện đảng đã công khai
thì sẽ thấy sự lệ thuộc của Việt Nam vào Trung Quốc từ 1990 đến 2012 đã
kéo mũi đảng CSVN đi đâu, ấy là chưa kể bản “Kỷ yếu hội nghị” bí mật đã
được ký tại Thành Đô (Tứ Xuyên) giữa Tổng Bí thư đảng Nguyễn Văn Linh và
Chủ tịch nhà nước Trung Cộng Giang Trạch Dân năm 1990 .
Đó là lý do tại sao tuy đất nước đã thống nhất mà lòng dân thì không.
Phạm Trần
(05/013)
(Thông luận)
Gia đình nghi can khủng bố Boston từng hưởng trợ cấp $100,000
(AP) – Việc gia đình Tsarnaev lãnh các trợ cấp xã hội, lên tới $100,000 đang được quốc hội tiểu bang Massachusetts điều tra.
Hai anh em nghi can trong vụ khủng bố ở Boston được nhận trợ cấp khi còn
nhỏ lúc gia đình Tsarnaev sống ở Mỹ, và nghi can khủng bố đã thiệt
mạng, Tamerlan Tsarnaev, cùng vợ và con nhỏ nhận welfare cho đến năm
ngoái.
Cha và mẹ của hai nghi can khủng bố trong cuộc họp báo hôm 25 tháng Tư. (Hình: Sergey Rassulov/Getty Images) |
Ủy ban thanh tra quốc hội tiểu bang Massachusetts hồi đầu tuần này cho
hay đang duyệt xét hồ sơ dầy hơn 400 trang để tìm hiểu xem gia đình
Tsanaev nhận những trợ cấp nào từ năm 2002 đến nay.
“Đây chỉ là bước đầu của cuộc điều tra,” theo lời chủ tịch ủy ban, ông
David Paul Linsky, từ chối không cho biết là đã tìm ra điều gì sai trái
hay không.
Ông nói rằng người dân trả thuế có quyền được biết công qũy được dùng
đúng hay “được dùng hỗ trợ cuộc khủng bố ghê gớm xảy ra ở đây.”
Sở Xã Hội tiểu bang Massachusetts hồi tuần qua xác nhận rằng Tamerlan
Tsarnaev, vợ anh ta cùng con gái nhỏ đã nhận welfare cho đến năm ngoái.
Tsarnaev bị bắn chết trong cuộc rượt đuổi của cảnh sát trong tuần xảy ra
vụ nổ bom trong khi người em 19 tuổi, Dzhohkar Tsarnaev bị bắt.
Tiểu bang Massachusetts nói rằng hai anh em cũng nhận tiền trợ cấp xã
hội theo diện con vị thành niên khi cha mẹ họ sống ở tiểu bang này. Giới
hữu trách cũng xác nhận là cả hai anh em đều không còn nhận trợ cấp nào
vào thời điểm xảy ra vụ nổ bom.
(Người Việt)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét