Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 15 tháng 5, 2013

Bài viết đáng chú ý

BẮC THUỘC LẦN THỨ 5 ...

Mai Thanh Truyết
Ngày Quốc Hận 2013
Kể từ khi tiến chiếm miền Nam của cs Bắc Việt ngày 30/4/1975, chúng ta ngày càng thấy lộ rõ tính nô lệ Trung cộng (TC) của những người lãnh đạo đất nước. Cuộc chiến “có tiếng súng” nổ ra ở biên giới Việt-Trung ngày 17 tháng 2 năm 1979 chỉ là sự khởi đầu cho tiến trình Bắc thuộc lần thứ năm của TC. Cuộc chiến không phải chấp dứt 10 ngày sau đó, mà vẫn tiếp tục day dẳn dọc theo biên giới mãi cho đến năm 1988 qua sự quy phục hoàn toàn của cs Bắc Việt khi TC tiến chiếm quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Và cuộc chiến không tiếng súng bắt đầu.

Và hiệp ước biên giới được hai bên ký kiết  (theo lịnh của TC) như sau:

Cột mốc biên giới số 1116 đã được chính thức cấm vào phía Nam của Ải Nam Quan và cách ải 280 m;
Thác Bản Giốc trở thành một trung tâm du lịch do TC quản lý;

Quan trọng hơn cả là sự hiện diện của người thiểu số Tày dọc theo chiều dài biên giới Việt-Trung tới tận tỉnh Quảng Đông. Người Tày có khuynh hướng thân TC và đã được TC khuyến dụ như là một đạo quân thứ năm của TC một khi có chiến tranh xảy ra.

Thật ra, những sự kiện vừa nêu trên có thể nói là kết quả của những mật đàm từ trước, Hội nghị Thành Đô năm ngày 3 và 4 tháng 9 năm1990.

Trong quá trình lịch sử, chúng ta thấy rất rõ tham vọng chiếm đóng Việt Nam của người Hán đã xảy ra hàng ngàn năm trước và VN chịu bốn lần ách đô hộ. Và hôm nay, dưới cuộc chiến không tiếng súng, lại thêm một lần nữa, cuộc đô hộ mới đang xảy ra, thể hiện quyết định của Hội nghị Thành Đô trên.

Tại nơi nầy, Việt Nam có Nguyễn Văn Linh, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam thời bấy giờ, Đỗ Mười, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và Phạm Văn Đồng, cố vấn Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Bên Trung Cộng có Tổng Bí thư Giang Trạch Dân, Thủ tướng Lý Bằng. Hai bên ký kết Kỷ yếu hội nghị đồng thuận bình thường hóa quan hệ hai nước. Cuộc gặp mặt bí mật này không được công bố trong nước cho tới khi “bị” bật mí vàoi những ngày đầu năm 2013..

Ngày 5/11/1991, Đỗ Mười, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam và Võ Văn Kiệt, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đến Trung Cộng. Ngày 7/11/1991, hiệp định mậu dịch Trung - Việt và hiệp định tạm thời về việc xử lý công việc biên giới hai nước đã được ký tại Nhà khách quốc gia Điếu Ngư Đài, Bắc Kinh.

Tiếp theo sau, dưới thời Tổng Bí thư cs Lê Khả Phiêu, Việt Nam ký hai Hiệp định Biên giới trên bộ và phân chia vịnh Bắc Bộ với Trung Cộng. Theo báo chí “chiều phải” của Việt Nam, Việt Nam có quan hệ mật thiết "môi hở răng lạnh" với Trung Cộng. Hai nước đều do hai Đảng Cộng sản lãnh đạo.

Cuối cùng, công cuộc thực hiện Bắc thuộc hoàn toàn bằng cách biến Việt Nam thành Nam Việt, một tỉnh theo quy chế tự trị phía Nam thuộc Trung Cộng…và ngôi sao thứ năm trên lá cờ TC đã xuất hiện trong các cuộc giao tiếp hòa đàm giữa TC và VN từ năm 2011…để chờ ngày chính thức công bố tự trị vào năm 2020? (Lá cờ TC với 5 ngôi sao xuất hiện lần đầu tiên truyền hình Việt Nam vào ngày 11/10/2011 nhân chuyến viếng thăm TC của Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư cs VN để xác định “16 chữ vàng” một lần nữa là: “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”).

Chính quan hệ mật thiết môi hở răng lạnh của hai đảng cộng sản cộng thêm sự hèn yếu của cs Bắc Việt khiến cho tiến trình Bắc thuộc ngày càng hiện rõ thêm qua nhiều chỉ dấu từ đó đến nay:

Tiến trình Bắc thuộc lần thứ 5:

Di dân Trung Hoa vào Việt Nam

Trước năm 2008, người Trung Hoa khi vào Việt Nam được miễn nhiễm visa (hộ chiếu) và có thể di chuyển tự do trong phạm vi miền Bắc mà thôi. Cuối năm 1980, Thủ tướng cs Nguyễn Tấn Dũng lại miễn hộ chiếu và nới rộng vùng di chuyển của ngưới Tàu đến tận Cà Mau. Quyết định nầy chính là điểm mấu chốt và là điểm khởi đầu thực sự trong âm mưu Hán hóa Việt Nam của TC.

Có thể nói hiện nay, sự hiện diện của người Tàu trên khắp hang cùng ngõ hẹp của đất nước. Trong hơn 65 Khu chế xuất, Khu công nghiệp tập trung, không đâu là không thấy công nhân, quản đốc và chủ nhân người Hoa, trong lúc người lao động Việt Nam khắp nơi phải chịu cảnh thất nghiệp! Trong các nhà máy sản xuất có tính cách quốc phòng như nhà máy phát điện nhà máy gang thép, sản xuất hóa chất công nghiệp…đầu đâu cũng có chủ nhân và công nhân người Tàu…

Ngoài 9 tỉnh địa đầu hầu như chịu ảnh hưởng của người Tàu, đường xá mang tên Tàu, hàng quán, chợ búa mang tên Tàu, thậm chí cung cách trang hoàng những ngày Tết cũng đậm nét Tàu như treo lồng đèn đỏ dọc theo các đường phố chính, chưng bày hàng hóa thực phẩm Tàu…

Trên 306.000 hecta đất cho Tàu thuê mướn trong 50 năm với giá rẻ mạt, chiếm toàn những vị trí chiến lược trọng yếu ở Bắc Việt, như căn cứ Tam Điệp là nơi Bộ Chính trị cs VN “chạy trốn” trong giai đoạn chiến tranh năm 1979!

Đồng hóa tiệm tiến các dân tộc thiểu số miền Cao nguyên Trung phần

Hiện tại, TC đã phối hợp một cách gián tiếp với người Chăm và người thiểu số ở cao nguyên Bolloven bên Lào, Cambodia và nhập nhằng tóm gọn các dân tộc Chăm và Thượng làm một, dưới danh nghĩa Fulro/Chăm để khích động nhu cầu dành lại chủ quyền của vương quốc Champa do một nhóm người Chăm bên Pháp dưới quyền lãnh đạo của một Tiến sĩ người Chăm cổ súy. Nhóm nầy cũng đã được hỗ trợ của thực dân Pháp vốn đã có nhiều quyền lợi tại vùng cao nguyên nầy hồi thời thuộc địa. Cũng cần nên biết thêm, người Thượng ở vùng cao nguyên hiện tại cũng đã được các hội thiện nguyên và tôn giáo Hoa Kỳ yễm trợ dưới danh nghĩa DEGA.

Theo tin tức được loan tải trên mạng lưới toàn cầu, họ đã hình thành tổ chức The Cham National Federation of Cambodia (CNFC) và đã được Liên Hiệp Quốc công nhận qua Department of Economic and Social Affairs (DESA) dưới quy chế tham mưu (consultative status) kề từ năm 2009.

Một tổ chức thứ hai là The Overseas Cham Unity Organization (OCUO) cũng đang xúc tiến đưa hồ sơ lên LHQ và Thụy Điển để ghi danh xin thành lập Chính phủ lưu vong Chăm (The Cham National Government In Exile). Chính phủ nầy sẽ ở ngoài lãnh thổ truyền thống của Champa là miền Trung VN, mục đích nhằm duy trì sự hiện hữu của chính phủ hoàng gia Champa trước đây. Cũng theo dự định, chính phủ nầy sẽ phác thảo bản hiến pháp và triệu tập Đại hội để bầu ra Thủ tướng và các Bộ trưởng vào nội các.

Qua các tin tức trên, chúng ta thấy rõ ràng là phải có bàn tay lông lá của TC mới thực hiện được những dự tính thành lập chính phủ lưu vong của người Chăm. Theo một nguồn tin đáng tin cậy, chính phủ lưu vong ban đầu sẽ đặt trụ sở tại đảo Hải Nam (TC), nơi có một cộng đồng thiểu số người Chăm nay gọi là Utsat cư ngụ. Cộng đồng người Chăm nầy theo sử liệu đã sang tị nạn và định cư tại đây vào thời Lưu Kỳ Tông, một ông vua tiếm ngôi không phải gốc Chăm đã có một thời áp dụng chính sách cai trị hà khắc với dân tộc Chăm năm 988.

Nhưng chỉ một thời gian ngắn sau đó, dự định trên đã được hủy bỏ vì muốn tránh sự phản kháng của các thành viên LHQ khác, văn phòng chính phủ lưu vong lấy Thụy Điển làm văn phòng tạm là P.O. Box 122, SE-33523, Gnosjo, vì tại nơi nầy, cũng có một tiến sĩ người Chăm định cư nhằm tạo danh nghĩa để gây áp lực với cs Bắc Việt một khi cần thiết. Và một trụ sở khác của chính phủ lấy Cambodia làm căn cứ địa đặt tại Phnom Penh, P.O. Box 1635 Phnom Peenh 12000. (Cơ sở nầy một lần nữa bị bại lộ do đó TC phải dẹp bỏ vào năm 2012).

Sau cùng, khi “Ông Thầy đỡ đầu” người Pháp của vị tiến sĩ Chăm đan cử ở phần đầu qua đời, vị tiến sĩ nầy đi tìm chỗ dựa mới là TC và chuyển trục hoạt động về Malaysia. Nơi đây ông ta đã tổ chức một viện nghiên cứu về dân tộc Chăm, và có nhiều buổi nói chuyện về sự hình thành dân tộc Champa do một đại học ở TC đài thọ.

Vậy, câu hỏi được đặt ra là: Trung Cộng giúp người Chăm hải ngoại nhằm mục đích gì? 

Câu trả lời giản dị sẽ là TC muốn hoàn toàn khống chế VN trong lãnh vực chính trị-kinh tế-quân sự qua việc kiểm soát vùng cao nguyên Trung phần VN. Nắm được cao nguyên nầy, TC sẽ biến thành một vùng lệ thuộc như miền đất Tây Tạng năm 1959 và Tân Cương 1960. Đã nắm được yết hầu của VN rồi mặc nhiên TC có toàn khả năng khống chế lãnh đạo hiện tại của cs Bắc Việt trong mọi tình huống.

Mặt khác, nguy hiểm hơn nữa là sự hiện diện của hàng chục ngàn người Tàu dưới dạng công nhân, hay nhân viên tình báo (?) tại hai địa điểm khai thác Bauxite là Nhân Cơ ở Đăc Nông và Tân Rai ở Lâm Đồng. Sự hiện diện nầy, ngoài các yếu tố kinh tế, và quân sự, còn là một chiến lược đồng hóa người địa phương và thiểu số bằng những cuộc hôn nhân dị chủng để…vài chục năm sau, những nơi nầy sẽ có những người “thiểu số mới”….đứng lên đòi tự trị theo tinh thần của Nghị quyết Dân tộc bản địa của LHQ?

Ảnh hưởng về Văn hóa và Giáo dục

Trung Cộng cũng có âm mưu gây ảnh hưởng về văn hóa. Điều nầy đã bàng bạc thể hiện qua nhiều lễ hội có tính cách văn hóa xen lẫn y phục, lời ca, điệu múa Trung Hoa. Cung cách cấu trúc, bày trí các vở kịch cũng đầy máu sắc và kịch tính Tàu. Những ảnh hưởng trên thể hiện ra sau khi bình thường hóa quan hệ, cho phép các loại hình văn hóa của Trung Cộng được xuất bản rộng rãi tại Việt Nam. Rất nhiều các loại phim TC được dịch và trình chiếu tại các đài truyền hình Trung Ương và địa phương ở Việt Nam.

Một khía cạnh quan trọng khác là cách đây hơn 3 năm, TC lại thành lập một Cục giáo dục tiếng Hoa cho người ngoại quốc. Họ đã đào tạo giáo viên sinh ngữ từ bậc tiểu học. Từ năm 2010, họ đã bắt đầu cung cấp giáo viên qua việt Nam để giảng dạy tiếng quan thoại. Đây cũng là một âm mưu lâu dài nhằm đem tiếng Hoa vào trong hệ thống giáo dục VN, chuẩn bị cho công cuộc Bắc thuôc toàn diện.

Xuất nhập cảng làm tê liệt các ngành sản xuất VN bằng cách tung hàng hóa  với giá rẻ mạt.

Trong một chuyến viếng thăm TC của Tổng Bí thư cs Nông Đức Mạnh tháng 5/2008, hai bên quyết tâm và “nhất trí” phát triển hai chiều theo “quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện”.

Kể từ khi bình thường hóa quan hệ năm 1991 đến nay, quan hệ kinh tế thương mại Trung – Việt được khôi phục và phát triển nhanh chóng. Kim ngạch thương mại giữa hai nước từ hơn 30 triệu USD năm 1991 lên 22,5 tỷ USD năm 2009, tăng gấp gần 700 lần. TC đã trở thành bạn hàng lớn nhất của Việt Nam. Lợi ích thương mại song phương mang lại cho hai nước là điều dễ dàng nhìn thấy. Nhưng cùng với thương mại song phương liên tục tăng trưởng, vấn đề mất cân bằng trong thương mại giữa hai nước đã ngày càng bộc lộ. Việt Nam hết sức coi trọng vấn đề nhập siêu trong thương mại với TC.

Cũng cần nên nói thêm là TC còn xuất sang Việt Nam nhiều hàng hóa trong lĩnh vực thực phẩm, tiêu dùng với nhiều sản phẩm có tẩm, ướp, bảo quản, chế biến, sản xuất bằng các loại hóa chất độc hại, bằng công nghệ gây hại mà thị trường TC đã tẩy chay khi phanh phui ra các vụ bê bối thực phẩm như các loại hoa quả, thực phẩm, xí muội, ô mai, nước tương, sữa, trứng gà..., ngoài ra còn có đồ chơi trẻ em có chứa chì, dày dép, đồ điện tử độc hại, bạo lực, kích dục, chứa chất nổ, dễ gây thương tích, ảnh hưởng đến nòi giống, sinh sản....

TC cũng xuất sang Việt Nam các giống cây trồng, vật nuôi có nguy cơ gây hại đến các giống loài bản địa, gây hại đến nông nghiệp của nước sở tại như ốc bươu vàng, đỉa trâu, sâu, nhộng, trùng cho chim cảnh, rùa tai đỏ và một số giống vật nuôi nguy hiểm khác.... điều đáng lưu ý là những sản phẩm này tràn lan trên thị trường Việt Nam, không thể kiểm soát được và người tiêu dùng Việt Nam đang dùng hàng ngày do giá rẻ và không phân biệt được thật giả, phẩm chất hay xuất xứ.

Về phần Việt Nam, hàng hóa xuất cảng sang TC của Việt Nam chánh yếu là dầu thô (năm 2009 xuất trên 8 triệu tấn dầu thô), than đá và một số nông sản và hầu hết các loại rau đậu, ngô khoaii…Đối lại VN nhập cảng từ TC các mặt hàng như: máy móc thiết bị, thép, sản phẩm hóa chất, thiết bị vận tải, bông vải, máy móc cho kỹ nghệ dệt, da giày, phân bón và sản phẩm, máy móc dùng trong nông nghiệp, và hàng tiêu dùng. Chì tính cho năm 2009, riêng hàng nhập khẩu từ TC chiếm tới 80% tổng lượng nhập khẩu của Việt Nam.

Điểm sau cùng cũng cần nêu ra đây là vấn đề trúng thầu của các doanh nghiệp TC trong các dự án có tầm vóc quốc gia của Việt Nam mà báo chí trong nước vẫn đưa lên gần đây. Đa số các dự án lớn đấu thầu công khai thì đều lọt vào tay nhà thầu TC do giá đấu thầu của họ rất rẻ. Vấn đề tham gia của TC trong các dự án nhạy cảm, như trồng rừng ở biên giới, dự bán Bauxite trên cao nguyên Trung phần Việt Nam, các dự án Nhiệt điện ở khắp nơi từ Hải Phòng cho đến Cà Mau. Nguồn vốn cho vay của TC ngày càng tăng chiếm hầu hết tổng lượng vốn vay của Việt Nam, dự báo cho một sự lệ thuộc hoàn toàn của nền kinh tế Việt Nam vào TC.

Tóm lại, TC dùng đủ mọi thủ đoạn để xuất cảng hàng hóa, vật dụng, thực phẩm chứa hóa chất độc hại nhằm…ngoài việc làm tê liệt kinh tế VN bằng cách triệt tiêu các kỹ nghệ nội địa của VN, còn làm hủy diệt sức đề kháng chống ngoại xâm của các thế hệ thanh niên sau nầy của VN qua kinh nghiệm ngàn năm giữ nước của dân tộc Việt.

Thay lời kết

Đã hơn 38 năm qua từ ngày lìa xa Đất và Nước, hơn lúc nào hết, âm mưu Bắc thuộc lần thứ 5 của Trung Cộng lại hiện rõ trong lúc nầy. Chúng ta còn nhớ, ngay sau khi Liên Sô sụp đổ năm 1991, CS Bắc Việt mới quay về thuần phục TC.

Và kể từ đó, trước mặt TC, đảng CSVN mới cam tâm ký hai hiệp ước nhượng đất và nhượng biển cho Trung Cộng. Thứ nhất là “Hiệp ước về biên giới trên đất liền giữa Việt Nam – Trung Cộng” ngày 30-12-1999 (mất ải Nam Quan và thác Bản Giốc), và thứ hai là “Hiệp ước phân định lãnh hải” ngày 25-12-2000 (mất khoảng 10,000 Km2 mặt biển vùng Vịnh Bắc Việt).

Câu chuyện Tam Sa gồm Hoàng Sa và một số đảo Trường Sa cũng chỉ là kết luận “tất yếu” của tiến trình dâng đất và dâng biển cho TC mà thôi.

Qua những sự kiện vừa liệt kê trên đây, chúng ta thấy rõ ràng ÂM MƯU THÔN TÍNH Việt Nam của TC cũng như lý tính thuần phục của đảng cs Việt Nam hiện tại.

Đất Nước là Đất Nước của chung, của cả dân tộc. Từ người lãnh đạo quản lý Đất Nước cho đến người dân cùng đinh trong xã hội cần phải được dự phần và chia xẻ trách nhiệm chứ đâu có phải là độc quyền của đảng.

Tóm lại, cho đến ngày hôm nay, có thể nói qua những phân tích trên đây, mọi hành xử của đảng CS Bắc Việt đều do CS TC điều khiển từ xa. Việt Nam hoàn toàn không có khả năng quyết định vận mệnh của đất nước mình nếu không có sự “góp ý” của TC.

Hiện tại, 16 chữ vàng và 4 tốt trên đã được Trung Tướng CS Ngô Xuân Lịch, Chủ nhiệm Tổng Cục Chính trị cùng phái đoàn 11 tướng lãnh cao cấp khác cam kết và xác định thêm một lần nữa trước Thái thú Tập Cận Bình, Chủ tịch nước Trung Hoa là:”Quân đội hai nước sẽ gương mẫu thực hiện thỏa thuận giữa hai Đảng bằng đối thoại”.

Chưa bao giờ đất nước Việt có một tập đoàn lãnh đạo hèn với giặc và ác với dân như hiện tại!

Nhìn lại lịch sử trong quá khứ, vào năm 1428, Vua Lê Lợi lên ngôi sau 10 năm kháng chiến đau thương và gian khổ để:

“Đại cáo Bình Ngô lưng cung nỏ,
Giang sơn thu lại chỉ mười năm” .

Đó là giang sơn Đại Việt thời xưa!

Và vào thời cận đại, Cụ Phan Bội Châu trong phong trào Đông Du để phục quốc đã phải thốt lên:” Phát cây bụi lá gai góc, khó nhọc để mở ra thế giới này, không phải là tay chân của hàng nghìn vạn người chúng ta chăng? Sớm chuyên chở, chiều chuyên chở đất cát để lấp kín khe núi kia, không phải là máu mỡ mồ hôi của tổ tiên hàng nghìn vạn người chúng ta chăng? Tổ tiên ta đem nước để lại cho con cháu. Ta là con cháu, ta nhận nước ở tổ tiên ta. Nước vốn là gia tài của dân ta”.

Và Cụ viết tiếp:”Sau khi đã duy tân rồi thì dân trí sẽ được mở mang, dân khí sẽ lớn mạnh, dân quyền sẽ phát đạt, vận mệnh nước ta do dân ta nắm giữ. Giữa đô thành, nước ta đặt một toà nghị viện lớn. Bao nhiêu việc chính trị đều do công chúng quyết định. Thượng nghị viện phải đợi trung nghị viện đồng ý, trung nghị viện phải đợi hạ nghị viện đồng ý mới được thi hành. Hạ nghị viện là nơi đa số dân chúng có quyền tài phán việc của trung nghị viện và thượng nghị viện. Phàm là dân nước ta, không cứ sang hèn, giàu nghèo, lớn bé đều có quyền bỏ phiếu bầu cử. Trên là vua nên để hay truất, dưới là quan nên thăng hay giáng”.

Lời người xưa còn đó!

Bao giờ giang sơn Đại Việt “mới” sẽ được lấy lại từ tay CS Bắc Việt.
Mai Thanh Truyết
Ngày Quốc Hận 2013

Jury Duty: Hệ thống Phân xử của Luật pháp Hoa Kỳ vs Hệ thống phân xử theo luật đảng (án bỏ túi)


Ngày mai, ở Long An sẽ diễn ra phiên tòa xử hai bạn sinh viên Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha, tội "tuyên truyền chống nhà nước CHXHCNVN". Không rõ phiên tòa sẽ diễn ra trong bao lâu, nhưng theo những phiên tòa đã xử các tội danh tương tự trước đây, thường thì phiên tòa như thế này chỉ kéo dài... một ngày.

Ở các nước dân chủ, không hề có phiên tòa nào xử các tội danh như vậy. Không ai bị bắt hay bị đem ra xét xử tội "tuyên truyền chống nhà nước", hay "âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân", vì người dân ở các nước này có quyền tự do bày tỏ tư tưởng (freedom of expression), có quyền được nói (freedom of speech), có tự do báo chí (freedom of the press)... nên người dân được quyền "tuyên truyền chống nhà nước".

Nhà nước ở các nước này do dân bầu ra, được đa số dân chúng tín nhiệm, nên họ không sợ thiểu số tuyên truyền (nếu có). Trường hợp người dân chỉ ra cái sai của nhà nước, của các quan chức chính phủ, thì không thể gọi là "tuyên truyền", mà người dân giúp chính phủ thấy được cái sai để sửa, giúp chính phủ điều hành tốt hơn, phục vụ dân tốt hơn. Chính phủ phải cám ơn dân, thay vì bắt dân bỏ tù.

Ở các nước dân chủ, cũng không thấy xét xử tội danh "âm mưu lật đổ chính quyền" vì chính quyền của họ thường vài năm bị "lật đổ" một lần. Chính quyền ở các nước dân chủ nếu làm không tốt, nếu không phục vụ dân, sẽ bị dân "lật đổ" bằng lá phiếu, thay bằng một chính quyền mới. Khác với chính phủ ở các nước độc đảng chỉ muốn "lãnh đạo muôn năm", nên mới nghĩ ra tội danh "âm mưu lật đổ chính quyền", trong khi những người bị khép tội "âm mưu lật đổ" là những người không hề có vũ khí trong tay, cũng không sở hữu bất cứ phương tiện nào để có thể "lật đổ chính quyền", ngoại trừ những bài viết, nói lên nỗi bất đồng của họ với chính phủ. Do không đủ lý lẽ để tranh luận, phản bác lại các lập luận trong những bài viết của dân, nên chính quyền đã sợ đến nỗi phải bắt dân bỏ tù, để dập tắt tiếng nói của họ.

Xin nhắc thêm, các phiên tòa ở các nước dân chủ, khi xử những tội danh nghiêm trọng như "khủng bố", "gián điệp"... ảnh hưởng tới sinh mạng của bị can, nếu diễn ra ở Mỹ, có thể kéo dài vài tháng. Có những phiên tòa diễn ra tới 6 tháng, cần một đại bồi thẩm đoàn (Grand Jury), gồm 18 người dân thường. Để có được bản án công minh, việc chọn những người trong bồi thẩm đoàn này mất nhiều thời gian, thường kéo dài cả tuần, có khi cả tháng, và bồi thẩm đoàn được chọn riêng cho mỗi vụ án khác nhau.

Khác với xứ ta, phiên tòa xử những tội chính trị như thế, chỉ diễn ra trong 1 ngày, bởi không phải xử, mà là "biểu diễn dân chủ". Gần như không có sự tranh tụng giữa các luật sư bên nguyên lẫn bên bị cáo, vì với phiên tòa 1 ngày thì thời gian đâu để tranh tụng? Dẫu có tranh tụng tới nơi, tới chốn đi nữa, cũng không ảnh hưởng gì tới quyết định của bản án, vì nhiều người cho rằng, án đã định sẵn, được gọi là "án bỏ túi".

Để hiểu thêm các phiên tòa ở Mỹ, mời bà con đọc bài viết "Hệ thống Phân xử của Luật pháp Hoa Kỳ". Bài viết này giúp độc giả so sánh nền "dân chủ gấp vạn lần dân chủ tư bản" ở xứ "thiên đường" ta với nền dân chủ ở xứ "giãy chết" như thế nào:
http://motgoctroi.com/Vuibuon/VBxMy/JuryDuty.htm
— with Hồ Ly Tiên and 19 others.
 

LÊ DUẨN - KẺ ĐỒNG MƯU VỚI HỒ CHÍ MINH TÀN SÁT NHÂN DÂN, MẬU THÂN 1968

Đặng Chí Hùng
5-05-2013

Chính Lê Duẩn chứ không phải ai khác khẳng định “ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô và Trung Quốc”. Ông ta nói không sai, vì như tôi đã chứng minh rõ ràng qua nhiều bài viết thì thực chất cuộc chiến Việt Nam là cuộc chiến của bọn cộng sản khát máu với nhân dân tự do. Và câu nói của Lê Duẩn còn hiểu theo nghĩa nữa đó là : Đánh theo kiểu của Trung cộng – diệt sạch và giết sạch.

Lê Duẩn là một trong những lãnh tụ của đảng cộng sản Việt Nam, ông ta là người phải chịu trách nhiệm về cái chết của trên 10.000 người: “Có 16 nhân vật, trong số đó có cố Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam- Lê Duẩn.”. Thông tin trên được tờ thời báo Polska của Ba Lan xếp hạng cùng với nhân vật Hồ Chí Minh cũng của cộng sản Việt Nam.


Về tội ác của Hồ Chí Minh tôi đã trình bày tóm lược trong 15 bài “những sự thật không thể chối bỏ”. Nay tôi xịn trình bày tội ác của Lê Duẩn trong cái chết của hàng nghìn nạn nhân trong sự kiện thảm sát mậu thân Huế .Lê Duẩn là hiện thân của một tên khát máu cùng chủ nhân Hồ Chí Minh lúc đó vạch ra kế hoạch ghê tởm này với nhân dân Việt Nam Cộng Hòa (VNCH).Bài viết về các nhân vật gây tội ác lịch sử trên báo Poska có thể tìm hiểu tại links sau : http://www.polskatimes.pl/artykul/775659,dwunastu-najbardziej-krwawych-dyktatorow-w-historii-xx,1,3,id,t,sm,sg.html#galeria-material

Vậy con người Lê Duẩn và tội ác ông ta gây ra thế nào trong sự kiện mậu thân 1968? Xin trình bày trong bài viết này của tôi.

Theo sách tài liệu lịch sủ của cộng sản Việt Nam thì Lê Duẩn tham gia tổ chức của cộng sản năm 21 tuổi và nhanh chong tiến thăng thành một trong những lãnh đạo chủ chốt của đảng cộng sản Việt Nam và tay chân thân tín của Hồ Chí Minh . 
Sách lịch sử của cộng sản Việt Nam viết :” 

Đồng chí Lê Duẩn (tên khai sinh là Lê Văn Nhuận) sinh ngày 07/4/1907 tại Làng Hậu Kiên, xã Triệu Thành, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.Đồng chí tham gia Hội thanh niên cách mạng năm 1928 và năm 1930 trở thành một trong những đảng viên lớp đầu tiên của Đảng Cộng sản Đông Dương.Năm 1937 - 1939, đồng chí Lê Duẩn được cử giữ chức Bí thư Xứ uỷ Trung Kì và hoạt động tích cực của đồng chí góp phần quan trọng dẫn đến cao trào đấu tranh cách mạng sôi nổi trong cả nước.Năm 1939, đồng chí Lê Duẩn được cử vào Ban Thường vụ Trung ương Đảng và đã cùng đồng chí Nguyễn Văn Cừ - Tổng Bí thư của Đảng, chủ trì Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương, quyết định thành lập Mặt trận Thống nhất dân tọc Phản đế Đông Dương thay Mặt trận Dân chủ, chuyển hướng cuộc đấu tranh cách mạng sang thời kì mới.Năm 1946, ra Hà Nội, đồng chí Lê Duẩn làm việc bên cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh, góp phần cùng Trung ương Đảng chuẩn bị cuộc kháng chiến lâu dài chống Pháp. Cuối năm đó, đồng chí được Bác Hồ và Trung ương Đảng cử vào lãnh đạo cuộc kháng chiến ở Nam Bộ.”.(Thông tin được viết trên website dạy lịch sử của giáo viên tại Việt Nam xã hội chủ nghĩa : http://www.daykemtainha.com/home/modules.php?name=News&op=viewst&sid=272).

Như vậy Lê Duẩn đã thăng tiến khá nhanh trên con đường quan lộ cộng sản của ông ta. Ông ta đã là một đệ tử thân tín của Hồ Chí Minh từ năm 1946 và đã có công lớn” Tiêu diệt Mỹ Ngụy” trong sự kiện Mậu thân 1968 – sự kiện mà mới đây vị đạo diễn Lê Phong Lan dám viết hoàn toàn sai về lịch sử trong loạt phim tài liệu của mình. Hồ Chí Minh là kể chủ mưu(Xin xem lại “Những sự thật không thể chối bỏ 14”) tuy nhiên điều đó đúng nhưng chưa đủ,trong bài này tôi xin trình bày cụ thể về vai trò của Lê Duẩn .

Để chứng minh vai trò của Lê Duẩn trong sự kiện mậu thân 1968 , tôi xin được trình bày các tài liệu và bằng chứng sau đây để bạn đọc thấy rõ bản chất độc ác của cộng sản Việt Nam nói chung và Hồ Chí Minh, Lê Duẩn nói riêng.

Thứ nhất, Lê Duẩn trong một bài phát biểu có nội dung là "Một cú đập lớn để tung toé ra các khả năng chính trị" (Lê Duẩn) trước bộ chính trị của đảng cộng sản Việt Nam và cục tác chiến cộng sản Việt Nam đã nói về sự kiện mậu thân trước khi nó xảy ra như sau :
 Ý kiến của đồng chí Lê Duẩn được Quân uỷ Trung ương và Tổng Tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng tán thành và trở thành ý định quyết tâm chiến lược năm 1968: chuyển hướng tiến công chiến lược chủ yếu từ rừng núi, nông thôn vào đô thị - nhất là Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng. Tổng bí thư Lê Duẩn nhấn mạnh:“Mỹ không còn con đường nào khác là phát huy sức mạnh quân sự. Đối phó với âm mưu này của Mỹ, ta phải đưa hoạt động quân sự lên một bước mới, đến mức Mỹ không chịu nổi và phải chấp nhận thất bại về quân sự, cô lập về chính trị. Nếu ta thực hiện được, Mỹ sẽ phải rút khỏi miền Nam” “. Đây là ý kiến của Lên Duẩn được ghi lại trong cuốn sách  của Cục Tác chiến có tự đề:” Lịch sử cục tác chiến 1945-2000.”. (Trích dẫn này được website của đảng cộng sản Việt Nam trích dẫn lại :  http://www.xaydungdang.org.vn/Home/Lyluan-Thuctien-Kinhnghiem/2013/5974/Cuoc-Tong-tien-cong-va-noi-day-Tet-Mau-Than-1968-Mot.aspx).

Điều này cho thấy Lê Duẩn đã thực hiện ý tưởng của Hồ Chí Minh(Xem “những sự thật không thể chối bỏ 13”) bằng một ý tưởng cứng rắn hơn sau khi Văn Tiến Dũng còn đang lên một kế hoạch đánh du kích theo truyền thống cộng sản . Chính đảng cộng sản là kẻ chủ mưu sự kiện mậu thân và giao cho Văn Tiến Dũng soạn thảo, nhưng rồi Hồ và Duẩn là hai kẻ đưa ra ý tưởng và chỉ đạo cuối cùng “Tháng 6-1967, Bộ Chính trị chủ trương:“Nhân lúc đế quốc Mỹ đang đứng trước thế tiến lui đều khó, lại phải tập trung vào cuộc vận động bầu cử Tổng thống Mỹ, ta cần chuẩn bị đánh một đòn quyết định tạo chuyển biến nhảy vọt cho cuộc đấu tranh cách mạng ở miền Nam, buộc Mỹ phải thua” (Trích “Lịch sử quân sự Việt Nam, t.11, Nxb CTQG, H. 2005, tr.205-207).

Qua hai tài liệu của chính cộng sản Việt Nam đã công nhận thì sự thật đảng cộng sản đã vạch ra kế hoạch khủng bố một nước khác VNCH và thông qua ý tưởng của Hồ , chỉ đạo cụ thể của Duẩn để tạo ra một trong những thảm sát kinh khủng của nhân loại.

Thứ hai, Một cuốn sách được cho là có “nhẹ nhàng” hơn với cộng sản đó là cuốn “Bên thắng cuộc “của tác giả Huy Đức dù không nói cụ thể nhưng đã nói lên vai trò của Lê Duẩn suốt từ năm 60 cho đến sau này. Điều này cho thấy sự kiện mậu thân ông ta đúng thật sự có vai trò lớn lao trong tội ác tày trời đối với nhân dân Việt Nam. Tác giả Huy Đức viết :” Sau Hồ Chí Minh, Lê Duẩn là nhà thiết kế chính, nếu không nói là duy nhất của mô hình kinh tế miền bắc suốt từ năm 1960 đến năm 1975”.

Rồi cũng lại chính Huy Đức viết đã trích dẩn lại hồi ký của tướng Giáp nói về vai trò chỉ đạo quân đội của Lê Duẩn :

Với tôi, những năm công tác trong Bộ Chính trị, Anh (Lê Duẩn) đã thường xuyên trao đổi ý kiến, thường là nhanh chóng đi đến nhất trí trong những vấn đề lớn; khi có ý kiến khác nhau thì tranh luận thẳng thắn, những điều chưa nhất trí thì chờ thực tiễn kiểm nghiệm. Lúc mới ra Bắc, Anh thường tâm sự với tôi những khó khăn trong công việc... Từ sau Đại hội III và Đại hội IV, tôi đã ba lần đề nghị Anh là Tổng Bí thư kiêm luôn Bí thư Quân ủy Trung ương, nhưng Anh nói với tôi: “Anh  là Tổng chỉ huy lâu năm nên tiếp tục làm Bí thư Quân ủy Trung ương, như vậy có lợi cho lãnh đạo”. 

Như vậy qua hai sự việc nhà báo Huy Đức đã viết thì Lê Duẩn chính là kẻ tội đồ chỉ đạo không những kinh tế mà chính là quân sự trong đó có chủ trương sắt máu đối với nhân dân miền Nam năm 1968 theo ý tưởng của Hồ Chí Minh
” Trong khoảng thời gian này, sức khỏe của chủ tịch Hồ Chí Minh bị sa sút, nên phải gác lại công việc và đi Trung Quốc chữa bệnh. Tuy nhiên với bề dày kinh nghiệm, uy thế to lớn trong Đảng Lao động và nhân dân, mọi quyết sách lớn vẫn phải được phê duyệt bởi chủ tịch. Do vậy Hồ Chủ tịch đã có một chuyến về nước ngắn để nghe Quân ủy Trung ương trình bày kế hoạch. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lưu ý những điểm sau: 1. Dự thảo báo cáo tốt, toàn diện, nhưng cần xem báo cáo của Quân ủy có chủ quan không 2. Tranh thủ giành thắng lợi sớm, nhưng phải chú ý đánh lâu dài. 3. Thuận lợi có nhiều nhưng phải thấy những khó khăn như mặt hậu cần bảo đảm. 4. Nói giành thắng lợi quân sự, nhưng phải chú ý đến việc giữ sức dân. 5. Phải chú ý mở rộng chiến tranh du kích, tăng cường trang bị cho du kích. 6. Phải làm sao ta càng đánh càng mạnh, đánh liên tục, đánh được lâu dài (nghĩa là có khả năng thực hiện một cuộc chiến tranh lâu dài” (Trích cuốn sách cảu cục tác chiến quân đội cộng sản “ Cục Tác chiến, Lịch sử cục tác chiến 1945-2000”).

Thứ ba, Sử gia Villard viết về sự kiện mậu thân như sau với vai trò của Lê Duẩn :
“Quan niệm về một cuộc tổng công kích tổng nổi dậy thực ra đã bắt nguồn từ những năm giữa thập niên 1960. Và kế hoạch đó sau cùng đã là sản phẩm chung của tướng Văn Tiến Dũng, thuộc cấp cao cấp nhất của tướng Giáp, và tổng bí thư Lê Duẩn, đối thủ lâu năm của vị tướng được cả quân dân miền Bắc ngưỡng mộ và thường gọi là anh Văn. Tháng 9 năm 1964, bộ chính trị quyết tâm đạt chiến thắng toàn diện, điều động vào miền Nam một đại đơn vị thiện chiến đầu tiên, với nhiệm vụ chuẩn bị tổng công kích sau khi quân đội miền Nam bị đánh bại. Một kế hoạch quân sự gọi là kế hoạch X được soạn thảo, nhằm tấn công Sài Gòn từ năm hướng, sử dụng các đơn vị đặc công làm mũi tiến công tiền đạo, sách động dân chúng nổi dậy lật đổ chính quyền Sài Gòn. Kế hoạch này y hệt kế hoạch được sử dụng trong chiến cuộc Mậu thân 1968.Bí thư thứ nhất Lê Duẩn là đồng tác giả và người chủ động nhất trong kế hoạch này, sau đó phải ngưng kế hoạch lại vì lực lượng Mỹ và Việt Nam Cộng Hoà vào mùa hè 1965 đã đánh tiêu tan mọi hy vọng về tổng công kích tổng nổi dậy vào năm đó.”

Qua sự kiện này chúng ta thấy tác giả Vilard cũng khẳng định kế hoạch mậu thân 68 được chính Lê Duẩn là đồng tác giả và chủ động nhất theo sự gợi ý của bộ chính tri của Hồ Chí Minh đứng đầu. Kế hoạch khủng bố nhân dân VNCH được sắp đặt cho năm 1964-65 chứ không phải đến 68 nhưng do người Mỹ đưa quân vào Việt Nam giúp đỡ VNCH nên đã đẩy lùi kế hoach của Hồ và Duẩn tới 1968. Điều này cũng cho thấy 2 ý đó là : Cộng sản luôn có tư tưởng khát máu bất cứ lúc nào và năm 1964 chưa có quân chiến đấu Mỹ tham chiến tại Việt Nam nhưng cộng sản vẫn vạch kế hoach khủng bố và tuyên truyền “Chống Mỹ cứu nước”.

Trích dẫn của tác giả Villard đã được chính người cộng sản Việt nam thừa nhận trên website của mình (Links: http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?topic=473.50).

Thứ tư, Trong cuốn sách có tên “Đối nghịch" của tác giả J. Leroy – một nhà hoạt động xã hội người Pháp. Ông ta cũng là đảng viên đảng cộng sản Pháp. Cuốn sách của ông đi sâu phân tích về tính chất đối lập của đảng cộng sản và các đảng phái khác. Cuốn sách có dẫn chững về cuộc chiến Việt Nam như là một sự đối nghịch đỉnh điểm về ý thức hệ. Trong trang 243 của cuốn sách in năm 2000 tại Pháp có đoạn viết :” Những cái chết của khoảng 5000 người ở Huế ngoài ông Hồ Chí Minh có vai trò như một ngưởi chỉ đạo về ý tưởng thì ông Lê Duẩn lúc đó cũng có trách nhiệm như một tổng công trình sư …”

Cuốn sách này đã được tôi giới thiệu tại “Những sự thật không thể chối bỏ phần 14” và nay tôi xin trích dẫn them đoạn văn viết về vai trò của Lê Duẩn để bạn đọc thấy vai trò của ông ta không hề nhỏ trong việc đưa hàng nghìn con người Huế vô tội đi vào cõi chết .

Thứ năm, theo một tài liệu do đảng cộng sản ấn hành, Việt Minh đã để lại Miền Nam 60,000 đảng viên (trích trong Tổng Kết Cuộc Kháng Chống Thực Dân Pháp, Thắng Lợi và Bài Học, Hà Nội, 1996): “Cán bộ và đảng viên được đặt dưới quyền lãnh đạo của đồng chí Lê Duẩn, Bí thư Xứ Ủy Nam Bộ. Vào ngày cuối cùng của thời hạn tập kết ở Cà Mau, sau khi chúng ta đánh lừa địch bằng cách giả bộ lên tàu tập kết, đồng chí Lê Duẩn đã tìm cách rời khỏi tàu vào lúc nửa đêm để ở lại”

Như vậy, rõ ràng Miền Bắc đã chuẩn bị tấn công Miền Nam ngay khi Hiệp ước Genève chưa kịp ráo mực, chứ không phải vì Miền Nam không chấp nhận tổng tuyển cử vào năm 1956 hoặc vì có sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ tại Miền Nam mà đang cộng sản luôn tìm cách tuyên truyền mị dân. 

Và cũng chính nhờ ở lại nằm vùng mà Lê Duẩn đã tư vấn cho Hồ Chí Minh tiến hành cuộc thảm sát đẫm máu người dân Huế vô tội nhằm thỏa mãn cơn khát quyền lực của cộng sản “ Đồng Chí Lê Duẩn rất hiểu miền nam và nhân dân miền nam, chúng ta nhất trí thông qua phương án của đông chí Lê Duẩn vì nó đồng nhất với gợi ý của đồng chí Hồ Chí Minh “(Trích Nghị quyết Bộ Chính trị tháng 12-1967 được Ban Chấp hành Trung ương Đảng thông qua tháng 1-1968, thành Nghị quyết Trung ương lần thứ 14. Tài liệu lưu tại Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.).

Thứ sáu, Chính Lê Duẩn chứ không phải ai khác khẳng định “ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô và Trung Quốc”. Ông ta nói không sai, vì như tôi đã chứng minh rõ ràng qua nhiều bài viết thì thực chất cuộc chiến Việt Nam là cuộc chiến của bọn cộng sản khát máu với nhân dân tự do. Và câu nói của Lê Duẩn còn hiểu theo nghĩa nữa đó là : Đánh theo kiểu của Trung cộng – diệt sạch và giết sạch .

Lời khẳng định của Lê Duẩn đã được thể hiện khi Duẩn và Hồ chỉ đạo Phạm Văn Đồng và Võ Nguyên Giáp sang Trung cộng báo cáo với Chu Ân Lai . Ngày 04/07/1967, Võ Nguyên Giáp và Phạm văn Đồng đã sang Trung Cộng để tường trình Bắc Kinh tình hình và chiến lược quân sự, bao gồm cuộc tổng tấn công này.

Phạm Văn Đồng đã báo cáo Chu Ân Lai như sau: "Một số chiến lược đang được áp dụng trên chiến trường miền Nam theo lời đề nghị khi trước của các đồng chí". Chiến tranh nhân dân là chiến lược đã được áp dụng trên chiến trường miền Nam. Chiến lược này do Mao Trạch Đông đề xướng, chủ yếu là "lấy nông thôn bao vây thành thị" và "vũ trang tổng tấn công và nổi dậy". Chiến lược này được xử dụng như kim chỉ nam cho cuộc tổng tấn công Mậu Thân 1968.

Trong buổi họp, Chu Ân Lai than thở, ông và các đồng chí của ông đều đã trên dưới bẩy mươi, và nhấn mạnh : "Mặc dù tôi đã già, tham vọng vẫn còn đó. Nếu chiến tranh ở miền Nam không chấm dứt vào năm tới, tôi sẽ thăm các đồng chí và tham quan". Năm tới mà Chu Ân Lai muốn nhấn mạnh là Mậu Thân 1968.

Những câu nói trên được trích trong cuốn “Biên niên sử đảng cộng sản Việt Nam” – NXB Quân đội năm 1983. Điều mà chúng ta cần đặt câu hỏi là khi ông Đồng nói đã áp dụng chiến lược của các đồng chí. Đó là chiến lược gì? Đó chính là việc thực hiện tổng công kích đẫm máu mà tôi đã chứng minh Trung cộng muốn Việt Nam đánh Mỹ tới người Việt Nam cuối cùng.

Thứ bảy, Một người chứng kiến sự kiện mậu thân như ông Liên Thành với tác phẩm “Biến động miền trung” cũng đã nhắc đến vai trò của Lê Duẩn như một kẻ chỉ huy khát máu “Ngày 28 tháng 12 năm 1967, bộ chính trị họp phiên họp đặc biệt, dưới sự chủ tọa của Hồ chí Minh. Lê Duẩn, bí thư thứ nhất ban chấp hành trung ương đảng báo cáo lên Hồ toàn bộ kế hoạch tấn công Mậu Thân. Ngoài kế hoạch quân sự, vào ngày 21 tháng 1 năm 1968 [trước trận đánh Mậu Thân], bộ chính trị trung ương đảng gởi mật điện cho trung ương cục miền Nam, khu ủy khu 5, và khu ủy Trị-Thiên, bộ chính trị yêu cầu Phạm Hùng, Võ chí Công, Trần văn Quang, thành lập mặt trận chính trị thứ hai lấy tên là ‘’Liên minh dân tộc, dân chủ và hòa bình’’ nhằm phân hóa chính quyền miền Nam, tập họp những lực lượng, những cá nhân chống chính quyền miền Nam, chống Mỹ, tranh thủ mọi tầng lớp dân chúng”(Trích Liên Thành – “Biến động miền trung” trang 40).

Qua đây chúng ta thấy điều gì ? Chỉ một điều duy nhất : Đảng cộng sản nói chung và Hồ Chí Minh, Lê Duẩn nói riêng là những con quỷ khát máu .

Thứ tám, Tại trang 208 cuốn “Mao chủ tịch của tôi” có viết được tạm dịch như sau: "Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ đạo cần phải thanh trừ bọn chống đối nhân dân khi các thành phố được giải phóng trong cuộc tổng nội dậy tết 1968, chúng không có lợi cho lực lượng cách mạng vào tiếp quản thành phố. Hồ Chù tịch đã học theo cách làm của Mao Chủ Tịch khi Trung quốc tiến hành Vạn lý Trường Chinh….Đồng chí Lê Duẩn- một người chiến sỹ trung thành của chủ tịch Hồ Chí Minh là người vạch ra kế hoạch chi tiết nhất…”.

Qua đây chúng ta thấy chính ông Hồ học theo sách lược của Mao để “thanh trừ “ cái gọi là bọn chống đối nhân dân. Họ là những nhân dân vô tội,vậy mà ông Hồ đã học theo thầy ông ta là Mao để đem lại kết quả bi thương cho xấp sỉ 5000 người dân vô tội ở Huế. Và Lê Duẩn thì lại chính là kẻ vạch kế hoạch chi tiết cho những đau thương ấy.

Kết luận : Bằng tám dẫn chứng cơ bản nhất của các tác giả trung lập, thân cộng , tác giả trong cuộc và ngay chính bản thân các tài liệu của đảng cộng sản đã thừa nhận một điều quan trọng . Điều đó là ngoài kẻ chủ mưu Hồ Chí Minh ra còn một kẻ đáng bị vạch mặt và kết tội vì hơn 5000 nạn nhân chết oan khuất tại Huế đó là : Lê Duẩn. Lê Duẩn là một kẻ vô học và khát máu theo tư tưởng của Hồ Chí Minh đã vạch ra một kế hoạch tấn công cụ thể nhằm chống lại loài người mà cụ thể là nhân dân Huế .

Tội ác của Hồ và Duẩn là không thể nào tha thứ được. Ngày nay lịch sử không cho phép chúng ta để tội ác của bọn ma đầu cộng sản được chìm vào quên lãng. Vạch ra sự thật sẽ giúp nhân dân thấy rõ bộ mặt thật của chúng – Những tên cộng sản đồ tể.

05/05/2013
Đặng Chí Hùng

Trí Nhân Media

LIÊN MINH NGA – HOA CÓ THẬT SỰ BỀN VỮNG?

capture-20130402-092144
Liên minh Nga – Hoa thành hình từ thời Hồ Cẩm Đào. Chuyến đi thăm Nga vừa qua của vợ chồng Tập Cận Bình vào ngày 23/3/1013, được TT Putin trải thảm đỏ đón tiếp vô cùng “hoành tráng” tại điện Kremlin. Về lãnh thổ, tài nguyên, dân số và tổng sản lượng quốc gia của Nga – Hoa, đây là một liên minh lớn nhất thế giới:
• TRUNG CỘNG: diện tích rộng 9.560.900 km2 (so với VN 331.114 km2), nhưng đất dai có thể canh tác và trồng trọt được khoảng 15%. Tổng sản lượng GDP khoảng 2.100 tỷ USD. Lợi tức đầu người (GDP/person) vào khoảng 6.800 USD.
• NGA: diện tích rộng 17.075.400 km2, nhưng chỉ có 7% có thể canh tác, trồng trọt được. Tổng sản lượng GDP 581 tỷ USD. Lợi tức đầu người, trung bình là 14.570 USD (so với dân VN là 1.800 USD).
Nếu đem GDP của TC và Nga cộng lại chỉ bằng 1/5 lợi tức của Hoa Kỳ và kém xa các đồng minh truyền thống của Hoa Kỳ:
• Hoa Kỳ: 51.525 USD.
• Nhật Bản: 45.680 USD.
• Đài Loan: 22.020 USD.
LIÊN MINH NGA – HOA: DẦU HỎA & VŨ KHÍ:
VỀ DẦU HỎA:
TT Putin tuyên bố, khẳng định rằng: “Liên minh với Trung Quốc để phá vỡ cục diện với Hoa Kỳ”. Nhưng, lãnh tụ thiểu số đối lập trong quốc hội Nga, viện Duma, đã lên tiếng cảnh báo: “Trung Cộng liên minh với Nga là để biến Nga thành một thuộc địa “tài nguyên dầu mỏ” của Trung Cộng.” TT Putin tin tưởng vào tiềm năng dầu hỏa, khí đốt và quặng mỏ của nước Nga mà Trung Cộng tin cậy tuyệt đối vào tiềm năng nầy. Nếu một ngày nào đó, Hoa Kỳ và đồng minh phong tỏa kinh đào Panama, chặn dầu hỏa từ Nam Mỹ, phong tỏa eo biển Malacca chặn nguồn dầu hỏa từ Trung Đông và Bắc Phi thì Trung Cộng còn có Nga yểm trợ. Viễn cảnh nầy, từ thời Hồ Cẩm Đào đã tiên liệu trước “sự cố” nầy, có thể xảy ra nên xây dựng đường ống dẫn dầu từ duyên hải phía tây Miến Điện, kéo dài tới Vân Nam. Nhưng, giấc mộng nầy đã tiêu tan khi Miến Điện đơn phương hủy bỏ. Một cái nhìn khả năng xuất cảng dầu hỏa của Nga với cặp mắt bi quan của giới quan sát viên quốc tế.
Theo bài nghiên cứu của GS Thane Gustafson – Đại học Georgetown Hoa Thịnh Đốn – đăng trong tạp chí Foreign Affairs – nhận định: “Dầu hỏa Nga chưa đủ đưa Nga đến sức mạnh mới mà TT Putin kỳ vọng. Trong 2 thập niên qua, Nga thừa hưởng di sản dầu hỏa thời Liên Xô cũ, và bây giờ đã xuống cấp (deteriorating). Tuy Nga không cạn kiệt dầu hỏa để xuất cảng, nhưng phần lớn dầu hỏa còn nằm trong lòng đất rất khó khai thác vì kỹ nghệ khai thác dầu hỏa của Nga không cải tiến, không canh tân kỹ thuật. Dù sản xuất vẫn tiếp tục nhưng còn chậm, TT Putin vẫn lạc quan: “Nhà nước vẫn giữ guồng máy phát triễn công ăn việc làm của kỹ nghệ dầu mỏ, nó sẽ cung cấp dầu cho guồng máy” (the job of oil industry is to provide the fuel for it.) Dầu hỏa Nga chẳng những là tài nguyên, nguồn lợi của nhà nước Nga mà còn là công cụ phát triển và ảnh hưởng đến “địa chính trị” ở ngoại quốc và chính phủ Nga sẽ tiếp tục dùng lợi tức dầu hỏa cho các lãnh vực chính trị khác (The State should continue to channel oil revenues to support other strategic sectors). TT Putin cho rằng, chỉ có Trung Cộng là khách hàng quan trọng nhất, tiêu thụ dầu và khí đốt của Nga. Ít nhất một thập niên nữa, Nga và Trung Cộng mới đuổi kịp kỹ thuật của Shell, Exxon, Mobil, Conoco.
TT Putin có tham vọng rằng, ngoài tiềm năng dầu khí ở biển Caspian, Siberia và vùng Viễn Đông Nga, với tiềm năng vô tận sẽ đưa nước Nga lên quốc gia sản xuất dầu hỏa “số một” thế giới, vượt cả Saudi Arabia, Iran, Kuwait, Bahrain…về phía Bắc Kinh cũng yên chí với dầu hỏa và khí đốt vô tận của Nga cung cấp, TC sẽ vượt Mỹ thẳng tiến lên vị trí bá chủ thế giới. Theo bài nghiên cứu của GS Sustafson, tuy tiềm năng dầu khí của Nga rất lớn, nhưng còn nằm dưới lòng đất rất cứng như đá, không dễ gì 30, 40 năm nữa có thể khai thác hết được…
VỀ VŨ KHÍ:
Thượng đỉnh Putin – Tập Cận Bình trong 2 ngày 23 và 24/3/2013 vừa qua, Nga – Hoa đã ký hơn 30 hiệp ước. Qua đó, Bắc Kinh sẽ mua của Nga 24 Sukhoi Su-35, tiềm kích và 4 tàu ngầm Amour hiện đại nhất của Nga (2 chiếc chế tạo tại Nga và 2 chiếc chế tạo tại Liêu Đông tại Hoa Lục). Nga vừa bán, vừa giúp TC chế tạo 400 vận tải cơ Illiouchine II và máy bay khổng lồ tiếp liệu xăng dầu trên không.
Theo hãng thông tấn Itar-Tass, trong chuyến thăm chính thức tới Moscow của Tập Cận Bình, 2 lãnh đạo không hề bàn luận các vấn đề liên quan tới hợp đồng công nghệ quân sự. Điện Kremlin chính thức phủ nhận việc thảo luận vấn đề buôn bán vũ khí trong chuyến thăm của họ Tập.
Defensenews dẫn lời một nguồn tin khác cho biết Nga vẫn còn rất dè dặt với thỏa thuận thương mại nầy. Phía Nga cho rằng TC đã cố tình vi phạm quyền sở hữu trí tuệ khi sao chép và sản xuất tiêm kích Su-27 của Nga dưới cái tên J-11B nhờ sử dụng công nghệ nầy để sản xuất ra hàng nhái, Nga rất không hài lòng về vấn đề nầy. Hơn nữa, Su-35 là công nghệ quân sự hàng đầu của Nga, được trang bị động cơ “vector” đa chiều, radar rất tối tân và khả năng mang trọng tải vũ khí lớn. Su-35 thực sự là vũ khí mang tầm chiến lược. Nếu Trung Cộng được trang bị loại tiêm kích tối tân này, có thể làm thay đổi toàn bộ cán cân quân sự trong khu vực. Điện Kremlin thừa biết rằng Trung Cộng sắm vũ khí Su-35 để phục vụ cho tranh chấp với làng giềng. Mỹ tiên đoán nếu TC sỡ hữu S-35, sẽ sao chép công nghệ cho J-11C.
LIÊN MINH NGA – HOA NHÌN TỪ NHIỀU PHÍA:
PHÍA NGA:
Theo A.A Khramchilin – Phó Giám đốc viện Hàn Lâm Khoa Học Nga – một chuyên gia rất uy tín của Nga, viết trên báo “Bình luận Quân sự Độc Lập” với tựa đề: “Cuộc chiến tranh của Trung Quốc chống LB Nga, chiến thắng sẽ không thuộc về chúng ta”. Xin tóm tắt những điểm chánh:
• Tình trạng dân số quá tải, cộng với tăng trưởng kinh tế nhanh của TC làm cho nước nầy phải đối mặt với các vấn đề cực kỳ phức tạp ở chỗ, TC sẽ không còn đủ sức sống trong các đường biên giới hiện nay của nó.
• TC sẽ không thể tồn tại như hiện nay, nếu không bành trướng để chiếm đoạt các nguồn tài nguyên và lãnh thổ và đây mới là một thực tế.
• Chúng ta không nên nghĩ là hướng bành trướng của TC sẽ là Đông Nam Á Châu. Khu vực nầy tương đối ít lãnh thổ và rất đông dân bản địa. Hướng ngược lại là nơi có rất nhiều lãnh thổ mà hoàn toàn không có đông dân cư, đó chính là Kazakhstan và phần Châu Á của Liên bang Nga. Đây mới chính là hướng mà TC sẽ bành trướng để mở rọâng biên giới lãnh thổ. Hơn nữa, vùng Ngoại Ural, chính khu vực nầy TC vẫn coi là lãnh thổ của mình.
• Tất nhiên, đối với TC thì phương án bành trướng ưu tiên một cách hòa bình bằng kinh tế và di dân. Nhưng, tuyệt đối không thể loại bỏ kịch bản “chiến tranh”.
• Có lẽ đến bây giờ, chúng ta không hình dung một cách rõ ràng là đã từ lâu Nga mất ưu thế không những về số lượng mà cả về chất lượng đối với phương tiện kỹ thuật tác chiến. Dưới thời Liên Xô, chúng ta có cả hai ưu thế trên mà cuộc chiến ở bán đảo Damanski giữa biên giới Trung – Xô năm 1966, TC đã thảm bại mặc dù quân số đông hơn gấp nhiều lần.
Theo nhận định GS Karl Gerth – Khoa lịch sử Trung Quốc hiện đại Đại học Oxford – cũng đồng ý với quan điểm của A.A Khramchilin: “Trong thập niên tới, ở TC sẽ xuất hiện hơn 150 triệu di dân hay người tỵ nạn sinh thái Tàu. Đội ngũ di dân đói khát nầy sẽ đổ về đâu? Karl Gerth khẳng định, vùng đất hứa đó là vùng SIBERIA của NGA.
Ngoài ra, quân đội TC có quân số đông nhất thế giới hiẹân nay là 2,3 triệu người dưới cờ, gồm có: 850.000 bộ binh; 235.000 lính hải quân và 398.000 lính không quân, chưa kể lực lượng pháo binh, thiết giáp và lực lượng tên lửa chiến lược. Với quân số áp đảo nầy, ông A.A. Khramchilin cũng khẳng định: “Nếu có một cuộc chiến tranh xâm lược truyền thống chống Nga thì kẻ xâm lược với xác xuất 95% sẽ là TC”.
Các chuyên viên khác của Nga cũng lo ngại trình độ vũ khí trang bị của Nga sẽ bị TC đuổi kịp và vượt qua. Nếu kế hoạch đổi mới vũ khí trang bị của Nga trong tương lai vẫn dậm chân tại chỗ thì đến năm 2015 – 2020, quân đội TC sẽ vượt quân Nga về trình độ trang bị kỹ thuật. Năm 2013, chi tiêu quân sự của TC là 115,6 tỷ USD, hơn chi tiêu quân sự của Nga là 70 tỷ USD. Trung Cộng sử dụng ngân sách quân sự khổng lồ nầy để làm gì? Đối tượng chuẩn bị chiến tranh của TC không phải là Hoa Kỳ và Đài Loan mà là NGA. Ông Khramchilin kết luận: “Vấn đề nầy đáng phải cảnh giác và đề phòng.”
PHÍA HOA LỤC:
Theo tin AFP ngày 24/3/2013, đã có hơn 2.000 messages của dân trên mạng internet gởi về tòa Đại sứ Nga ở Bắc Kinh phản đối liên minh Trung – Nga. Hầu hết họ phẫn nộ, cáo buộc rằng: “Vào cuối thế kỷ 19, Nga hoàng Tsar đã cướp đoạt của Trung Hoa hơn 1.000.000 km dọc theo biên giới và cướp đoạt cảng Hải Sâm Uy của Trung Hoa.
Sử Trung Hoa cho biết, từ giữa thế kỷ 17, Nga tiến về vùng Viễn Đông, chiếm miền Bắc Hắc Long Giang và Ussuri. Năm 1860, viện cớ Nga đứng làm trung gian giúp Thanh Triều điều đình và ký hòa ước vơi Anh & Pháp, Nga yêu cầu Bắc Kinh phải đền ơn:
• Ký với Nga 15 điều ước, nhượng cho Nga miền Đông Usssuri đến bờ biển.
• Cho Nga vào Tân Cương mở thương điếm.
• Nhà buôn Nga tự do ra vào Bắc Kinh buôn bán.
Nga không tốn một viên đạn chiếm gần 2.000.000 km2. Tiếp đến, Nga gây sự với triều đình nhà Thanh ở Tân Cương, rồi ép Bắc Kinh ký thêm một điều ước gồm 18 khoản, trong đó phải bồi thường chiến phí cho Nga là 5 triệu rúp (tiền Nga) và cắt đất nhường cho Nga miền trung nguyên. Tàu lại mất thêm 600.000 dặm vuông nữa ở miền Tây Bắc thuộc hẳn về Nga. Nga quyết mở đường ra Thái Bình Dương, chiếm cảng Hải Sâm Uy của Tàu, đổi tên là VLADIVOSTOK, đây là căn cứ lớn nhất của hạm đội Nga ở TBD.
Năm 1969, xảy ra một cuộc chiến đẫm máu giữa Trung – Xô vì Trung Cộng đã xua quân chiếm vùng sông AMUR của Liên Xô mà TC cho là thuộc chủ quyền của họ, sau đó 2 bên đã ký một hiệp định về biên giới năm 1977. Mặc dù hiệp định về biên giới đã ký kết với Liên Xô, nhưng Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình vẫn khẳng định rằng vùng đất VLADIVOSTOK, KHABAROVSK, KAMCHATKA là của Trung Hoa. Trong những năm 1960 và 1970, ĐCSTQ đã tuyên bố nhiều vùng của Kazakhstan, Tajikistan và Kyrgyzstan và một phần của Siberia cũng là của Trung Hoa. Hơn thế nữa, họ còn đưa ra bằng cớ về “Nhân Chủng Học” để chứng minh rằng những bộ lạc Trung Hoa có mặt ở đó rất lâu trước khi người Nga tới.
Quá trình liên minh Nga – Hoa là như thế, hết Mao rồi tối Đặng vẫn coi LX là kẻ thù số 1 chứ không phải Hoa Kỳ. Trong khi Nga và liệt cường xâu xé Trung Hoa. Nga hưởng lợi nhiều nhất, đoạt của Trung Hoa gần 2.000.000 km2, vĩnh viễn thuộc về nước Nga. Dân Tàu đều hiểu rõ rằng Hoa Kỳ không chủ trương cướp đất, không lập tô giới (concession) trên đất nước Tàu như Anh, Pháp, Nhật. Không những vậy, trong 10 năm hơn, Hoa Kỳ lại quân viện cho 2 phía Quốc – Cộng kháng chiến chống Nhật; vì vậy, dân Hoa Lục đều tỏ thái độ tiêu cực về liên minh Nga – Hoa.
PHÍA HOA KỲ:
Theo tờ San Francisco Examiner số ra ngày 28/3/2013 đưa tin: Bộ trưởng BQP Nga Sergey Shoigu tuyên bố: Hạm đội Thái Bình Dương sẽ trang bị vũ khí chính xác cao, tầm xa cho tàu ngầm, cải thiện năng lực răn đe chiến lược cho Nga. Tờ báo đặt ra 2 giả thuyết:
THỨ NHẤT: Động thái nầy của Nga có thể nhằm vào Trung Cộng; bởi vì, quân số các lực lượng vũ trang lục quân của TC lên đến 2,3 triệu người, được xây dựng thành lực lượng tấn công tiến hành cuộc chiến tranh chớp nhoáng trên bộ, chứ không phải là năng lực đổ bộ hướng tập trung vào giải quyết vấn đề Đài Loan hoặc các quốc gia láng giềng với TC.
THỨ HAI: Các nhà phân tách hải quân phương Tây có thể cho rằng, tuyên bố của ông Sergey Shoigu là nhằm vào Hoa Kỳ và đồng minh châu Á. Nhưng, cùng với việc điện Kremlin ngày càng không tin tưởng vào ý đồ xây dựng quân sự của Bắc Kinh, động thái này có thể nhằm vào Trung Cộng, chớ không phải nhắm vào Mỹ và phương Tây.
TÓM LẠI: Hiện nay, Moscow đã bắt đầu tăng cường sức mạnh quân sự cho Bộ Tư Lệnh Quân Khu miền Đông, quân khu này phụ trách khu vực Viễn Đông, nơi giáp với Trung Cộng. Các hoạt động quân sự và diễn tập của Quân khu miền Đông cũng ngày càng gia tăng, trong đó có tổ chức diễn tập phòng không quy mô lớn ở biên giới Nga và Mông Cổ. Bài báo cho rằng, mặc dù chưa từng đề cập trong các báo cáo tin tức, nhưng Trung Cộng và cả Đài Loan đều cho rằng: “Khu vực Viễn Đông Nga đã bị Sa Hoàng Nga đoạt lấy từ tay Trung Hoa”. Mãi cho đến thế 18, Nga mới mở rộng tới khu vực Viễn Đông.
PHÍA NHẬT BẢN:
Theo tờ báo “Choice” Nhật Bản số tháng 7/2012 viết: “Muốn chống lại việc Mỹ xoay trục chuyển về trung tâm chiến lược Á Châu, Trung cộng và Nga hô hào đưa “quan hệ đối tác, hợp tác chiến lược song phương”. Nhưng, hai nước tích cực giả vờ tăng cường một mối quan hệ đối tác bình đẳng, nhưng Trung – Nga giả vờ mật ngọt, rốt cuộc vẫn là đối thủ của nhau.”
Xuất phát từ mục đích chống Hoa Kỳ xoay trục quay trở lại Á Châu, TC thực sự tìm cách tận dụng Tổ chức Thượng Hải (SCO), tổ chức duy nhất đóng vai trò chủ đạo. Rõ ràng, TC đang gây ra mối đe dọa cho Nga. SCO trên thực tế do TC kiểm soát, bao gồm các thành viên Trung Á là Kyrgyzstan, Tajikistan, Kazakhstan và Uzbekistan; vì vậy, Nga chắc chắn có cảm giác TC đang thọc tay vào bụng của mình.
Brahma Chellaney, học giả chính trị nổi tiếng của Ấn, nói: “Về địa chính trị, Trung – Nga là mối quan hệ đối lập. Trung – Nga tuyệt đối sẽ không liên minh. Hai bên có sự ngờ vực lẫn nhau, đặc biệt là sự hoài nghi của Nga đối với TC rất lớn.” Diện tích lãnh thổ Nga quá rộng lớn mà dân số Nga có mật độ thấp, còn TC quá cao. Nga có tài nguyên thiên nhiên phong phú, kích thích lòng tham không đáy của TC đối với tài nguyên của Nga.
Nga rất lo ngại là phải vì phần diện lãnh thổ ở Châu Á chiếm 72%; phần Châu Âu chỉ chiếm 28%. Nhưng, 75% người Nga sống ở Châu Âu, phần Châu Á chỉ chiếm 25% dân số. Chính vì lý do nầy, Nga phải nhập cảng lao động Tàu để khai thác các dự án của Siberia và đồng thời có rất nhiều người Tàu lao động chui tràn vào lãnh thổ Nga. Sau 50 năm tại khu vực Viễn Đông, về chính trị do Nga kiểm soát, nhưng về kinh tế sẽ bị TC kiểm soát đó là một thực tế.
Các chưởng môn nhân của các phái võ ngày xưa, không bao giờ truyền hết công phu, bí kiếp võ công cho đại đệ tử, vì sợ sau nầy đệ tử mưu đồ làm phản, thì sư phụ lấy gì để tự vệ? Cho nên, sư phụ nào cũng chừa cho mình một vài “tuyệt chiêu” để đề phòng đệ tử phản thùng, đó cũng là một kinh nghiệm xương máu. Lịch sử bang giao giữa Nga – Trung đã chứng minh điều đó, rất phức tạp! TC là một đồng minh tráo trở, phản trắc, vô thủy vô chung; vì vậy, còn lâu Tập Cận Bình mới mua được hàng “xịn” là SU-35, một thứ bửu bối vô cùng lợi hại để Putin dùng để bảo vệ nước Nga, cảnh giác đề phòng nếu một mai TC trở cờ làm phản thì sao?
Tạp chí quốc phòng Kanwa Defense Rewiew của Canada đưa tin: “Không phải bây giờ TC mới tung tin vịt về hợp đồng chính thức mua Su-35 mà ngay từ thông tin Nga và TC đã đạt được thỏa thuận sơ bộ về mua 24 chiếc Su-35 hồi cuối năm 2012 cũng là tin vịt.”
Những điểm tối ưu của Su-35 mà TC ước muốn đạt thỏa thuận với Nga bằng bất cứ giá nào:
• Máy bay chiến đấu Su-35 có tốc độ cao, lực đẩy lớn, linh hoạt tuyệt vời vì nó có khả năng chuyển hướng khi đang bay ở tốc cao, tạo ưu thế tuyệt đối khi không chiến.
• Động cơ phản lực vector 117S với kết cấu phức tạp của nó là điều mà TC khó làm hàng nhái. Nếu Su-35 không được trang bị động cơ nầy thì trở nên bình thường, tốc độ thấp.
• Hệ thống radar hiện đại và tối tân IRBIS-E.
*
Việt Nam và Philippines coi Ấn Độ và Nhật Bản như một thế lực đối trọng trước tham vọng bành trướng lãnh hải của Trung Cộng tại Biển Đông và Hoa Đông. Trước đây, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Philippines nói rằng: “Philippines đang hướng tới Nhật Bản để tìm kiếm sự ủng hộ cho tiến trình giải quyết hòa bình các vấn đề tại Biển Đông trong tư cách là một đối tác, khi nói tới những liên minh quốc phòng trong khu vực.”
ẤN ĐỘ:
Tờ Washington Post có đăng một bài viết của Dhruva Jaishankar, nhà nghiên cứu Chương Trình Châu Á của quỹ German Marshall tại Wsahington D.C, để trả lời câu hỏi: “Liệu hải quân Ấn Độ có trực diện đối đầu với TC trên các vùng biển trong khu vực hay không?”
Ông Jaishanka trích dẫn lời tuyên bố của Đô Đốc D.K. Joshi: “Đề nghị hải quân Ấn Độ sẽ bảo vệ các nổ lực dò tìm dầu khí với VN trong biển Đông, chống những hành động khiêu chiến của TC.” Ông đưa ra những nhận định:
• TC hiện đại hóa lực lượng hải quân đã làm tăng những quan ngại của Ấn Độ và như tất cả các thế lực hải quân khác trong khu vực, Ấn Độ đang chuẩn bị đối phó với tình huống xấu nhất.
• Công ty ONGC đã tham gia các cuộc dò tìm dầu khí với VN từ năm 2006 là hoạt động hợp pháp, bất chấp TC tuyên bố có chủ quyền trong vùng biển liên hệ. Ấn Độ sẽ không chùn bước trước áp lực của TC, điều nầy có thể được coi như Ấn Độ mặc nhiên ủng hộ tuyên bố chủ quyền của VN.
• Những tuyên bố của TC rằng Biển Đông là lãnh hải thuộc chủ quyền của họ đã bị thách thức, không những bởi Ấn Độ mà còn nhiều nước khác kể cả VN, Malaysia và Philippines…đây là một phần của một vấn đề bao quát và phức tạp hơn về quyền tự do hàng hải.
• Nhà nghiên cứu Jaishankar khuyến cáo TC: “Những động thái hiếu chiến của Bắc Kinh trong nổ lực theo đuổi các đòi hỏi phi lý chủ quyền ở Biển Đông, sẽ buộc Ấn Độ phải hợp tác chặt chẽ hơn với Philippines và VN.”
Năm vừa qua, Bộ trưởng BQP Ấn Độ A.K. Antony từng lên tiếng tố cáo, quân đội TC đã xâm phạm biên giới Trung – Ấn hơn 500 lần trong 2 năm qua, tập trung ở 3 khu vực của LAC gồm: phía Tây (Ladakh), miền Trung (Uttarakhand và Himachal) và phía đông (Sikkim và Arunachal Pradesh). Ladak là nơi chứng kiến nhiều hành động khiêu khích nhất của quân TC. Riêng ở hồ Pangong, có diện tích 700 km2, kéo dài từ Ấn Độ đến Tây Tạng, hiện nay 2/3 mặt hồ có chiều dài 134 km do TC kiểm soát, mỗi năm ghi nhận 100 vụ xâm phạm bằng đường bộ, mô tô và tàu tuần tra của quân đội TC. Sau nhiều năm bị quân TC khiêu khích, giờ đây họ có thể ngẩng cao đầu trước quân đội TC, ít nhất là ở khu vực dọc Đường Kiểm Soát Thực sự (Line of Actual Control – LAC) dài 4.057 km giữa 2 nước. Trong mấy năm gần đây, Ấn Độ trên đà trở thành cường quốc quân sự, nhập cảng vũ khí lớn nhất thế giới.
NHẬT BẢN:
Đọc diễn văn tại LHQ ngày 27/9/2012, Ngoại trưởng TC Dương Khiết Trì lên án Tokyo đánh cắp đảo Điếu Ngư / Senkaku của TQ. Ông ta nói: “Các hành động của Nhật Bản hoàn toàn phi pháp và không có giá trị.”
Trước đó, Thủ tướng Nhật Yoshihiko Noda hôm 26/9/2012 nhấn mạnh rằng, ông sẽ không nhượng bộ TC về chủ quyền quần đảo tranh chấp trên biển Hoa Đông và lên án TC về các hành động tấn công vào lợi ích của Nhật Bản.
Ngày 14/8/2012, TMT Liên Quân Nhật Bản Shigeru Iwasaki ra lệnh cho các lực lượng phòng vệ chuẩn bị sẵn sàng tấn công nếu nhóm người Tàu Hoa Lục đổ bộ lên đảo Senkaku. Đáp lại, thiếu tướng TC La Viện lập tức kêu gọi Bắc Kinh điều 100 tàu tới bảo vệ quần đảo.
NHẬT BẢN TĂNG 0,8% NGÂN SÁCH QUỐC PHÒNG:
Lần đầu tiên sau 11 năm, Nhật tăng ngân sách quốc phòng năm 2013 là 52,2 tỷ USD, chiếm 5,1% GDP để đối phó với TC đã nhiều lần xâm nhập không phận và hải phận khu vực tranh chấp Senkaku; vì vậy, Nhật Bản chú trọng phát triển tiềm năng quốc phòng và đặt trọng tâm vào khu vực duyên hải nơi tập trung một số quần đảo phía tây nam của Nhật như sau:
• Tăng cường thêm tàu hộ tống hạm.
• Tàu khu trục tên lửa mới lớp 25DD, trọng tải 5.000 tấn.
• Tàu rà quét lôi viễn dương 690 tấn.
• Tên lửa bờ đối hạm, vệ tinh quân sự mới, tên lửa Patriot-3.
• Nâng cấp 2 tàu Aegis lớp Atago.
• Cải tiến hàng loạt máy bay F-15A, đặt mua của Mỹ 4 chiếc F-35A, trinh sát UAV, Global Hawk, nghiên cứu việc triển khai máy bay bận tải cánh quạt V-22 Osprey của Mỹ.
• Xe thiết giáp AAV-7 của Mỹ…
• Giới truyền thông TC, ngày 8/1/2013 đưa tin: Nhật đang âm thầm chuẩn bị sức mạnh quân sự để chiếm giữ nhóm đảo Điếu Ngư / Senkaku.
TT PUTIN DÙNG NHẬT & ẤN KỀM CHẾ TRUNG CỘNG:
Sách lược dùng Nhật và Ấn Độ kềm chế Trung Cộng, một đồng minh tráo trở, phản trắc… điều nầy chứng tỏ chính trị thủ đoạn của TT Putin là một tay chơi có đẳng cấp. Sự trỗi dậy mạnh mẽ của TC khiến giới lãnh đạo điện Kremlin không khỏi lo ngại. Theo Diplomat, bất chấp những lời lẽ bóng bẩy hoa mỹ dành cho mối quan hệ Nga – Hoa, TT Putin và nhiều chánh khách, học giả của Nga đều rất đang lo sợ bị TC bỏ rơi trên chính trường thế giới. Không những vậy, dân số Nga ngày càng giảm, trong khi người Hoa Lục ngày càng thêm đông đảo, giàu có và có tầm ảnh hưởng lớn. Nói thẳng ra, người Nga đang hết sức lo sợ trở thành miếng mồi ngon trong nanh vuốt của người khổng lồ tham lam TC…
QUAN HỆ NGA – NHẬT:
Ngày 28/4/2013, TT Nhật Shinzo Abe đã lên đường đến Moscow, ông là thủ tướng Nhật đầu tiên thăm chính thức Nga trong vòng một thập kỷ qua. Tokyo rất coi trọng việc thiết lập quan hệ chặt chẽ với Moscow, khi Nhật đang trong tình trạng căng thẳng tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với TC. Ngược lại, Nga xem Nhật là đối tác quan trọng không kém, đã đổ vốn vào công nghệ xây dựng vùng Viễn Đông dồi dào năng lượng trong bối cảnh TC đang tìm cách gia tăng ảnh hưởng tại khu vực nầy.
Nhật Bản là nước tiêu thụ khí thiên nhiên lớn nhất thế giới, nhập cảng tới 39% sản lượng khí thiên nhiên của dự án “đa quốc gia” Sakhalin I, với sự tham gia của Tập đoàn Rosneft (Nga), Sodeco (Nhật), Exxon Mobil (Mỹ) và nhiều công ty khác. Nhật Bản có những bí quyết về kỷ thuật mà Nga cần và Nga cũng muốn ảnh hưởng của Nhật trong khu vực tăng lên để làm ĐỐI TRỌNG VỚI TRUNG CỘNG, ông Shigrki Hakamada, một chuyên gia về Nga tại Đại học Nigata, nhận định.
Tóm lại, quan hệ Nhật – Nga đang chuyển hướng theo hướng ưu tiên lợi ích kinh tế của hai quốc gia, đồng thời canh chừng sự trổi dậy của TC có ảnh hưởng đến vấn đề an ninh quốc gia của Nga. Cả Nga và Nhật tạm gác lại về việc tranh chấp 4 hòn đảo phía Bắc Hokkaido của Nhật, mà Nga gọi là nhóm đảo Nam Kurils mà Nga đã nắm quyền kiểm soát các đảo nầy, sau khi quân đội Soviet giành được từ tay Nhật sau Thế chiến II kết thúc.
Trong chuyến công du nầy, TT Abe nói, ông muốn xây dựng “quan hệ cá nhân đáng tin cậy” với TT Putin và còn cho biết: “Tôi sẽ nỗ lực thúc đẩy quan hệ Nhật – Nga để tái khởi động quá trình thương thảo hiệp ước hòa bình vốn đã bị ngưng trệ.”
Hiện nay, Nhật Bản đang nhập cảng số lượng lớn khí gas lỏng LPG xuất xứ từ đảo Sakhalin, miền Viễn Đông Vladivostok. Hai bên đang thảo luận việc Nhật đầu tư vào một trung tâm sản xuất LPG ở Vladivostok, nối với các mỏ khí ở miền đông Siberia.
QUAN HỆ NGA – ẤN:
Trong chuyến thăm Ấn Độ tháng 12/2012, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã bày tỏ hy vọng sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển mối quan hệ giữa Nga và Ấn Độ, đặc biệt nhấn mạnh những thành tựu hợp tác song phương trong lĩnh vực QUÂN SỰ KỸ THUẬT. TT Putin nhận xét, không chỉ riêng phạm vi hợp tác kỹ thuật trị giá vượt mức 7,5 tỷ USD, mà điểm chính ở đây là “tính chất tin cậy trong mối quan hệ” giữa hai nước. Thủ tướng Ấn Manmohan Singh nói: “Ấn Độ rất coi trọng các mối liên lạc với LB Nga.”
Theo như kế hoạch, các nhà quân sự Nga – Ấn hợp tác phát triển biến thể tên lửa siêu thanh BrahMos đã đạt tốc độ lên đến Mach 5, có thể phóng từ mặt đất, chiếc hạm, trên không và được trang bị cho chiến đấu cơ Su-30MKI. Theo ông A. Sivathanu Pillai, Giám đốc điều hành liên doanh Nga – Ấn thì BrahMos II sẽ có kích thước nhỏ hơn so với nguyên bản, sẽ có một số cải tiến và đạt tới tốc độ Mach 7.
Tháng 9/2012, các kỹ sư Nga và Ấn Độ đã hoàn tất việc sửa chữa động cơ tàu sân bay INS Vikramaditya đã sẵn sàng ra khơi. Tàu có chiều dài 283 m, rộng 31 m, lượng giãn nước 44.750 tấn, tốc độ tối đa 32 hải lý, phạm vi hoạt động đến 25.000 km, tàu có thể mang 16 máy bay chiến đấu Mig-29K và 12 trực thăng chống ngầm Ka-28.
Ngày 20/4/2013, BQP Ấn Độ và Tập đoàn MIG ký kết hợp đồng, trong đó Nga sẽ đào tạo các phi công Ấn Độ lái MiG-29K/KUB cho tàu sân bay Vikramaditya.
Trong gia đoạn 2015-2016, không quân Ấn Độ sẽ tiếp nhận một lô 29 Mig-29K/KUB để trang bị trên tàu sân bay quốc nội đầu tiên của Ấn có lượng giãn nước 40.000 tấn tên IAC-1 được đặt tên là VIKRANT. Cùng với tàu sân bay Vikramaditya, INS VIRAAT. Đến thời điểm đó, hải quân Ấn Độ sẽ có ít nhất 3 tàu sân bay với biên đội tiêm kích hạm MiG-29K tinh nhuệ do Nga đào tạo, nó sẽ biến Ấn Độ trở thành cường quốc hải quân biển xa, vượt qua cả TC. Các chuyên viên Nga còn cho rằng: Tính năng của máy bay chiến đấu Su-30MKI của Không quân Ấn Độ hơn hẳn máy bay chiến đấu Su-30MKK2 của TC.
Trong trường hợp cần thiết, Nga sẵn sàng hổ trợ Ấn Độ xây dựng tàu sân bay. Đô Đốc Gorshkov sẽ cung cấp cho Nga những kinh nghiệm cần thiết để đáp ứng công việc này và ông Alexander Fomin, giám đốc Cơ quan Liên bang Nga về hợp tác kỹ thuật quân sự cho biết.
Tại Hội chợ Triển lãm Quốc tế về hàng không vũ trụ lần thứ IX “AERO INDIA-2013”, ông Victor Komardin hướng dẫn phái đoàn “Rosoboronexport” rằng, Nga đang đàm phán về hợp đồng hiện đại hóa trực thăng chống tàu ngầm Ka-28, cải tiến Su-30MKI và cung cấp lô trực thăng Mi-17V-5.
Vào tháng 12/2010, ba công ty Rosoboronexport, Sukhoi và Tập đoàn hàng không HAL (Hindustan Aeronautics Limited) đã ký hợp đồng về việc phát triển bản vẽ phác thảo mô hình thiết kế kỹ thuật của chiến đấu cơ đa năng FGFA. Đây là dự án lớn nhất trong lãnh vực hợp tác kỷ thuật quân sự Nga – Ấn. Tổng kinh phí của dự án này ước tính 11 tỷ Mỹ kim. FGFA có chiều dài 22,6 m, cao 5.9 m, trong lượng cất cánh tối đa 34 tấn, tốc độ tối đa Mach 2 (2.300 km/h) tầm bay lên tới 3.800 km. Ấn Độ dự trù tổng kinh phí cho việc mua sắm và bảo trì chiếc 144 FCFA trong vòng 20 năm đã lên đến 35 tỷ Mỹ kim.
Ngoài ra, Nga còn giúp Ấn Độ đóng 4 tàu khu trục theo dự án 15B của Ấn Độ, được thiết kế có cấu trúc tàng hình, tàu có lượng giãn nước tiêu chuẩn 6,800 tấn và được trang bị tên lửa hành trình NIRBHAY, có tầm bắn xa 1.000 km hoặc tên lửa hành trình siêu âm BRAHMOS có tầm bắn 300 km. Tàu có khả năng phòng không rất mạnh nhờ hệ thống tên lửa “hải đối không” hiện đại BARAK-8.
Theo tạp chí Russia’s Periscope của Nga, ông Constantine Makiyenko – Phó giám đốc Trung tâm Chiến lược & Công nghệ của Nga – cho biết: “Nga có thể sẽ bóp chết chương trình sản xuất chiến đấu cơ J-10 bằng cách không xuất cảng động cơ máy bay cho TC”.
Hiện Nga đang đẩy mạnh việc sản xuất MiG-29 và MiG-35 trên toàn cầu đang gặp phải sự cạnh tranh dữ dội của 2 loại máy bay của TC có chất lượng thấp hơn nhiều và giá thành còn rẻ hơn là FC-1 và J-10. Các chuyên gia Nga cho biết giá của FC-1 chỉ bằng 1/3 của MiG-29 (10 triệu/35 triêu USD). Nếu Nga bán động cơ AL-31F và RD-93 cho TC để lắp đặt trên hàng nhái J-10 (F-10) và FC-1 (JF-17) thì các nước nầy sẽ ngoảnh mặt với MiG-29.
Các chuyên gia của tạp chí “Flight International” cho rằng J-31, máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm AMF (J-31) của TC, trong tương lai có thể trang bị cho tàu sân bay TC, liệu J-31 có đủ sức không chiến với F-35 của Mỹ? Khó lắm, vì J-31 đã lắp 2 động cơ RD-93 do Nga chế tạo. Hầu hết tất cả các loại máy bay chiến đấu của TC, kể cả J-10 đều phải trang bị động cơ nhập cảng từ Nga.
Vấn đề nầy không đơn giãn là TC chiếm lĩnh thị trường xuất cảng mà nó còn làm suy giảm địa vị chính trị của Nga và nâng cao địa vị chính trị của TC đối với thế giới. Vì vậy, Nga quyết định sẽ ngừng xuất cảng động cơ máy bay cho TC thì nền công nghiệp xuất cảng máy bay chiến đấu của TC sẽ phải đối mặt với sự phá sản là cái chắc.
KẾT LUẬN:
Yêu sách cái “lưỡi bò” của TC rất đuối lý, nên phải cải tiến thành “đường lưỡi bò 9 đoạn”, chiếm khoảng 80% diện tích Biển Đông là nỗi lo chung của các nước ASEAN về TC đang tăng lên. Gần đây các quốc gia trong cộng đồng ASEAN muốn nâng DOC (Declaration of the Conduct of Parties in the South China Sea) lên thành COC (“Code of Conduct in the South China Sea” to resolve disputes – Quy tắc ứng xử Biển Đông). Nhưng, TC vẫn kiên trì lập luận cho rằng DOC là đủ, chỉ cần giải quyết trên cơ sở song phương.
TC không tự lượng sức mình, ngày càng tỏ ra hung hăng, hiếu chiến và ngang ngược hơn trong 3 cuộc xung đột gần đây nhất với các quốc gia lâng bang, liên quan tới vấn đề lãnh thổ và lãnh hải:
• Ngày 26/4/2013, TC đòi Philippines rút toàn bộ công dân và các cơ sở khỏi một số đảo và bãi san hô ở Biển Đông, trong các nơi đó đã có sự hiện của dân Philippines từ hàng thập niên qua.
• Nhật Bản nói các tàu hải giám của TC ngày càng lượn lờ chung quanh khu vực các đảo tranh chấp Senkaku / Điếu Ngư ở biển Hoa Đông.
• Ấn Độ nói lính TC vào ngày 15/4/2013 đã dựng trại lấn tới 19 km vào bên kia “đường kiểm soát thực tế” (LAC) vốn phân chia Ladakh thuộc bang Jammu & Kashmir của Ấn Độ với TC do hai nước chưa đạt thỏa thuận về biên giới.
Trong vấn đề Biển Đông, việc TC ngang ngược đòi Philippines rút người là phản ứng trước việc Manila đưa việc tranh chấp với TC ra tòa án LHQ, được Hoa Kỳ ủng hộ mạnh mẽ chủ quyền biển đảo của Philippines.
Ngày 27/4/2013, tại trường Đại Học Phạm văn Đồng tại tỉnh Quảng Ngãi, GS Jonathan D.London (Đại học University of Hongkong) nói: “Việt Nam phải cải cách chánh trị để được quốc tế ủng hộ về Biển Đông, dù Việt Nam có những bằng chứng rất vững chắc về chủ quyền Biển Đông, nhiều nước như Mỹ và châu Âu rất ngại ủng hộ mạnh mẽ, chính bởi vì vấn đề chính trị của VN”.
GS London trả lời phỏng vấn RFI: “Chúng tôi nhấn mạnh là vấn đề tranh chấp Biển Đông có liên quan đến chính trị trong nước. Để nâng cao uy tín của mình trên trường quốc tế đối với vấn đề tranh chấp Biển Đông, Việt Nam phải cố gắng giải quyết những hồ sơ nổi bật về chính trị trong nước như vấn đề đàn áp, bắt giữ, thiếu tự do ngôn luận…những vấn đề nhân quyền, đó là những trở ngại, không ai muốn ủng hộ vì hành vi của các lãnh đạo VN không phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế về nhân quyền…”
Ngày 7/5/2013, Đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội, David Shear đã phải nhắc nhở: “Nếu Việt Nam không có tiến bộ về “Dân chủ & Nhân quyền” thì rất khó tìm được sự ủng hộ chính trị để Quốc hội Hoa Kỳ phê chuẩn cho gia nhập TPP – Trans-Pacific Economic Partnership Agreement (Hiệp định Hợp tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương).
Một lời nói chân thành, tôi muốn nhắc nhở quí vị lãnh đạo ĐCSVN, nếu muốn hạ cánh an toàn là phải khẩn trương đi theo mô hình chính trị “DÂN CHỦ HÓA” của MIẾN ĐIỆN để thoát khỏi gọng kềm Trung Cộng. Tại diễn đàn LHQ vào ngày 27/9/2012, Tổng thống Thein Sein khẳng định, tiến trình “dân chủ hóa” không thể đảo ngược và đất nước sẽ hài hòa.
Tổng thống Thein Sein đã được nhiều sự ủng hộ từ Cộng đồng Quốc Tế sau hàng loạt cải cách điển hình tại Miến Điện, vừa mới xảy ra:
• Chính phủ Miến Điện tuyên bố sẽ cho tự do báo chí, cho phép tư nhân phát hành báo từ tháng 4/2013, bước đi đầu tiên trong gần nửa thế kỷ.
• Chính phủ Miến Điện lần đầu tiên trong 5 năm qua không còn bị cấm tụ tập nơi công cộng.
Tạp chí Foreign Affairs, số mới nhất trong đầu tháng 5/2013, trân trọng giới thiệu “Tân Myanmar” đã thoát khỏi bóng ma Trung Cộng, chế độ quân phiệt đã cáo chung. Một nước Myanmar mới tưng bừng trỗi dậy nhờ phép lạ “TỰ DO – DÂN CHỦ”. Quí vị lãnh đạo ĐCSVN đã thức tỉnh, sáng mắt ra chưa?
NGUYỄN VĨNH LONG HỒ
 

Tiếng trống trận của ông Tập

John Garnaut Theo Foreign Policy
Foreign Policy 13.05.2013
Nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc đang dùng quân đội để củng cố quyền lực của mình. Liệu ông ta có nới dây cho lực lượng quân đội quá tầm kiểm soát hay không?
(Chú thích biên dịch: Đây là một bài phân tích khá dài, cho thấy có khả năng khá lớn là Quân Đội Giải phóng Nhân Dân Trung Quốc thường được sử dụng để phục vụ cho cạnh tranh quyền lực trong nước, cũng như nguyên nhân Trung Quốc tăng cường các hoạt động gây hấn trong khu vực là do tình hình nội bộ bên trong quốc gia này. Trong bản dịch, chúng tôi lược bỏ một số đoạn trong bài phân tích, cụ thể là phần tác giả dẫn ra một loạt những minh họa cho thành tựu hiện đại hóa trang thiết bị, vũ khí quân sự của Trung Quốc và phần đi vào chi tiết diễn biến đợt khủng hoảng trong quan hệ Trung-Nhật, với thông tin ông Tập Cận Bình có vài trò trực tiếp trong điều hành khủng hoảng này. Toàn văn bài xin xem trang Foreign Policy, May/June 2013:
http://www.foreignpolicy.com/articles/2013/04/29/xis_war_drums?page=0,1&wp_login_redirect=0).
Mặc dù có chút phóng đại, nhưng những người trong cuộc có chức vụ cao cấp thường đi đến nhận định rằng quân đội của Trung Quốc đã mục nát đến tận lõi. Những ghế bậc chính thức được chiếm chỗ qua quan hệ đỡ đầu cá nhân, hợp tác giữa các quân ngành là tối thiểu, nạn tham nhũng thì bao trùm đến mức là các chức vụ cao cấp được bán cho ai sẵn sàng trả giá cao nhất, trong khi đó tiền dùng cho trang bị vũ khí được tuồn vào túi cá nhân. “Tham nhũng đã được cơ chế hóa hết mức và đang là đáng kể,” ông Tai Minh Cheung, giám đốc Viện nghiên cứu xung đột và cộng tác toàn cầu tại Đại học California/San Diego nhận xét. “Điều này làm cho việc phát triển, sản xuất và đưa vào sử dụng các hệ thống vũ khí cần thiết để hình thành được một sức mạnh có tầm cỡ thế giới ngày càng khó khăn hơn.”
Ở đây không chỉ có vấn đề tham nhũng. Hơn ba thập kỷ hòa bình với bùng nổ kinh tế, một hệ thống hành chính mờ đục đã tạo ra cái giá phải trả, đấy là còn chưa nói tới Quân đội giải phóng nhân dân PLA là một trong những tổ chức hành chính lớn nhất thế giới – và nó đã hành động đúng kiểu như thế. “Mỗi đơn vị có một ủy ban với trưởng ban, chính ủy, các phó ban, họp hành quyết định cho từng việc,” ông Nan Li, phó giáo sư Viện nghiên cứu hải dương thuộc Đại học chiến sự hàng hải nhận xét. Ông Li có cho tôi biết các trường đại học thuộc PLA thậm chí chỉ còn làm mỗi việc là in sách giáo khoa hướng dẫn cán bộ chỉ huy làm thế nào vượt lên trên sự chuyên chế của trình tự ra quyết định theo kiểu ủy ban. “Điều này chỉ ra PLA đã bị đánh gục hay bào mòn bởi … hòa bình đến mức độ nào,” ông Li nói.
Cũng không phải chỉ là vấn đề buộc quân đội phải trung thành 100% với các nhà lãnh đạo chính trị trong Đảng cộng sản – một thực tiễn đáng lo ngại cho một nhân vật lãnh đạo mới muốn tìm cách củng cố quyền lực của mình. Về mặt lý thuyết, PLA đã luôn tuân thủ mệnh lệnh của cánh dân sự trong đảng, nhưng các kênh mệnh lệnh phần lớn chỉ được nối với lãnh đạo tối cao, trong vài trường hợp cá nhân được trao quyền đại diện. Năm 2012, trong thời gian ông Bạc Hy Lai, người đã khoe khoang có các mối quan hệ rộng rãi không chính thức với các cá nhân trong quân đội và là người có khả năng trở thành đối thủ chính trị của ông Tập, đang bị truất quyền, tiếng trống chính thức đòi PLA phải biểu hiện rõ ràng thái độ ngoan ngoãn vâng lời với đảng được gióng lên ở Trung Quốc và ông Hồ Cẩm Đào, tổng bí thư đảng đang rời ghế đã có nhận xét là đường dây truyền mệnh lệnh quân sự thực tế có thể là mong manh hơn người ta thường nghĩ.
Phụ tá xung quanh ông Tập tin rằng ông này cũng có các lo lắng tương tự. Họ quan sát thấy rằng Lưu Uyên, một viên tướng cao cấp, người đã gây ra nhiều làn tin làm sốc giới quan chức trong đảng và quân đội sau khi đã đưa ra cảnh báo trong một bài nói chuyện nội bộ hé lộ các mối quan hệ bảo trợ và tham thũng kiểu Ma-phi-a đang làm quân đội PLA què quặt, chỉ hành động như vậy sau khi đã nhận được một cái gật đầu từ phía ông Tập. “Chỉ có tham nhũng do chúng ta tự gây ra có thể đánh gục chúng ta và làm cho lực lượng vũ trang của chúng ta thua trận mà không cần phải có cuộc chiến,” ông Lưu cảnh báo trong bài nói chuyện của mình trong năm 2011 như vậy. Hai vị vương hầu đầy tham vọng này, vốn được biết là hai cậu con trai được hưởng đặc quyền của hai nhà lãnh đạo cách mạng Trung Quốc, đã là bạn thân của nhau từ những năm 70 thế kỷ trước. Một người bạn thân cận của gia đình ông Tập, có người cha đã từng chiến đấu bên bố ông Tập khi Hồng quân còn là một cỗ máy quân sự thiếu đói, có kỷ luật, cho tôi biết ông Tập đã tập trung vốn liếng chính trị của mình vào việc uốn nắn quân đội và thăm dò đội ngũ tướng lĩnh xem ai ông ta có thể tin cậy được. Người bạn của gia đình ông Tập nói chương trình rà xoát kỹ càng của ông Tập và việc ông ta kêu gọi tính sẵn sàng chiến đấu của quân đội là có mục đích rõ ràng: “Để loại ngựa ra khỏi la ta phải lùa chúng đi vòng quanh sân.”
Phụ tá của ông Tập cho biết chức vụ đầu tiên của ông Tập - trợ lý cá nhân cho tổng bí thư Quân ủy trung ương, đã cho ông ta có được một vị trí kề sát bên sàn đấu chính trường để ông ta học tập cách tích lũy xây dựng quyền lực qua thí dụ của một nhân vật có thế lực lớn của thế giới, ông Đặng Tiểu Bình. Ngày nay, hầu như ai cũng cho rằng ông Đặng là người thiết kế các công cuộc cải cách kinh tế ở Trung Quốc, hoạt động chính trị của ông Đặng có nền tảng ban đầu từ quân đội, nơi ông ta có được uy tín mà không nhân vật lãnh đạo nào sau thời của Mao Trạch Đông có được. Ông ta xiết chặt “tay nắm súng”, theo lời của một nhân vật trong cuộc của đảng CS Trung Quốc, bằng cách tổng động viên quân đội trong một cuộc chiến xâm lược Việt Nam vào tháng hai năm 1979. Ông Đặng, tuy về mặt kỹ thuật vẫn là phó trưởng ban Quân ủy Trung ương, nhưng về thực chất là nhân vật lãnh đạo quyền lực nhất, đã tự tay khởi màn, lập kế hoạch và điều hành cuộc xâm chiếm bị thất bại thảm hại sau này, gây thiệt mạng cho hàng chục nghìn người Trung Quốc và làm cho ngân sách quốc gia bị thâm hụt nặng nề, tuy vậy cho phép ông ta nắm trong tay lực lượng quân đội chính qui và giữ chắc vị trí chỉ huy.
Ông Đặng giữ chắc tay nắm quyền lực bằng cách điều khiển các chức vụ quân đội cao cấp. Theo nhà sử học Warren Sun, vào năm 1980, sau một đợt thay đổi tiến hành trong thời gian ông Hoa Quốc Phong, chủ tịch Quân ủy trung ương đương nhiệm, đi nước ngoài, 15 trong số 22 chức vụ quân khu cao nhất đã được trao cho tướng lĩnh trực tiếp chiến đấu dưới sự chỉ huy của ông Đặng.
Không có gì trong bài học trên bị vị vương hầu trẻ tuổi Tập Cận Bình bỏ qua. Sau cùng thì ông Hoa Quốc Phong đã là cấp trên theo giấy tờ của ông Tập, nhưng ông Đặng đã loại trừ ông Hoa. Bài học thu được: “Thiếu súng trong tay, ai sẽ nghe lời anh?”, theo lời người bạn của gia đình ông Tập. “Vì thế việc đầu tiên ông Tập thực hiện là nắm lấy điều khiển quân đội.”
Ông Tập lên nắm quyền vào lúc Trung Quốc tăng cường xây dựng sức mạnh quân sự ở tốc độ chưa từng có, với việc phát triển trang thiết bị mới và hung hăng đưa vào sử dụng nhằm hỗ trợ cho tham vọng bành trướng, họ đã gây bất ngờ cho Mỹ và gây sốc cho các nước láng giềng xung quanh.

Nhưng ông Tập có vẻ nhưng không tin rằng lượng trang thiết bị sáng bóng kia có thể được đem ra sử dụng bởi một tổ chức vốn được xây dựng để phục vụ cho công cuộc nội chiến và được thích ứng hóa trong các thập kỷ cuối đây như một lực lượng chính trị phục vụ cho tay nắm quyền lực của đảng.
Đây chính là nơi xuất phát tình trạng leo thang trong thách thức chủ quyền của Trung Quốc với Nhật Bản, bạn hàng lớn nhất với nền kinh tế lớn thứ ba trên thế giới. Vào tháng 9/2012, chính phủ Nhật mua lại các đảo Senkaku hay còn gọi là Diaoyu (Điếu Ngư) ở Trung Quốc từ các chủ tư nhân nhằm tránh cho các đảo này rơi vào tay thị trưởng Tokyo đương nhiệm, một nhân vật theo chủ nghĩa dân tộc khiêu khích không khoan nhượng. Tuy nhiên, Trung Quốc đã nổi cáu. Trung Quốc cho tiến hành một đợt oanh tạc bằng tuyên truyền chống Nhật Bản, cho biểu tình và phá rối (chống Nhật Bản) khắp Trung Quốc, tăng cường kiểm soát vùng biển và bầu trời trong khu vực tranh chấp. Theo nguồn tin từ người bạn của gia đình ông Tập, đợt khủng hoảng ngoại giao do tranh chấp trên gây ra đã cho ông Tập một cơ hội vô giá để “loại ngựa ra khỏi la" và huy động các tướng tá sẵn lòng xung quanh mình. Những lời buộc tội ông Tập đã lợi dụng, thậm chí điều khiển quan hệ trên bờ vực khủng hoảng với Nhật Bản có thể làm cho người quan sát bên ngoài thấy phi lý, vì một tính toán sai có thể dẫn đến chiến tranh. Nhưng điều này rõ là có lý với những người từng đã lớn lên và sống gần tâm điểm những cuộc đấu tranh nội bộ không khoan nhượng, không có hồi kết thúc ở Trung Quốc.
“Sắp xếp nhân sự vào các vị trí luôn là một vấn đề nhạy cảm,” một quan chức về hưu, con trai của một trong những tướng lĩnh quân đội được ca ngợi nhất, đã từng làm việc tại Bộ tổng chỉ huy quân đội của PLA trong thời gian ông Tập đang ở Quân ủy trung ương năm 1979, nhận xét như vậy. “Đó là nguyên nhân tại sao ông Tập lên nắm quyền, ông ta đã sử dụng đến tiếng nói mạnh mẽ của mình trong vụ Điếu Ngư,” ông này cho biết tiếp. “Ông Tập đã đòi quân đội phải chuẩn bị cho chiến tranh … giống như ông Đặng.”

Nhưng cảnh tượng kinh hãi của chiến tranh không phải là lời giải thích duy nhất tại sao ông Tập đòi khua vang gươm giáo và sẵn sàng chiến đấu. Ngay cả khi giới lãnh đạo Nhật Bản và các quan chức Mỹ công bố lo ngại của họ về một khu vực đang đứng trên bờ vực chiến tranh hải dương trong mùa đông trước, người ta đã thấy rõ rằng ông Tập và các cộng tác tin cậy trong quân đội của ông ta lại chỉ chăm chăm tập trung vào chính sách quốc nội. Thực thế, tướng Lưu Uyên – chính vị vương hầu có tiếng là hiếu chiến được cho là gần gũi với ông Tập đã được nhắc tới ở phần trên – trong một bài viết đăng ngày 4.2.2013 trên các phương tiện thông tin nhà nước đã đưa ra khuyên nhủ rằng giấc mộng hiện đại hóa của Trung Quốc đã hai lần bị đánh bể bởi chiến tranh với Nhật Bản. “Ngày nay, công cuộc xây dựng kinh tế của chúng ta đã đạt tới giai đoạn quyết định. Chúng ta không được phép để xảy ra đổ vỡ bởi bất kỳ một sự cố nào,” ông Lưu viết như vậy trong liên quan tới vụ việc Điếu Ngư. “Mỹ và Nhật đang lo sợ bị chúng ta đuổi kịp, họ sẽ làm bất kể điều gì để kiềm chế sự phát triển của Trung Quốc, vì thế chúng ta không được để bị đánh lừa.”
Trong đúng thời gian đó, một tài liệu thuộc cấp cao nhất xuất hiện: đó là một bài nói chuyện của ông Tập vào tháng 12.2012, trong đó ông Tập đã đưa ra khẳng định sấm sét là vai trò trước hết của PLA là bảo vệ chế độ, chứ không phải bảo vệ đất nước Trung Quốc. Đó là bài học rút được từ sự sụp đổ của Liên bang Xô-viết, ông Tập nói như vậy. Theo trích đoạn bài phát biểu của ông Tập được công bố bởi nhà báo Gao Yu và được chứng thực rộng rãi bởi một loạt nguồn tin, ông Lập đã cảnh báo: “Ở Liên bang Xô-viết, nơi quân đội được phi chính trị hóa, tách rời khỏi đảng và được quốc gia hóa, đảng đã bị tước mất vũ khí. Một vài cá nhân tìm cách cứu Liên bang, họ đã bắt giữ Góc-ba-chốp, nhưng vài ngày sau đó tình thế trở lại như cũ vì họ không có phương tiện dùng sức mạnh quyền lực.” Ông Tập cũng quả quyết rằng không ai trong Đảng cộng sản Liên Xô “đáng đấng nam nhi để đứng lên và chống lại.”
Ông Tập sau cùng đã chọn cách bảo vệ lấy Đảng cộng sản trước các nguy cơ chính trị trong nước hơn là chuẩn bị đối đầu với các nguy cơ quân sự bên ngoài. Không có nghi ngờ gì nữa là Đảng cộng sản đã và đang hiện dạng rõ nét trong một thế giới hậu cộng sản bằng cách tự xác định là chống lại phương Tây, cổ vũ nhiệt thành dân tộc chủ nghĩa và hứa hẹn khôi phục sự vĩ đại của Trung Quốc cổ đại. Ông Tập hầu như không có lựa chọn nào khác ngoài cách bơm các nguồn tài vật vào cỗ máy quân sự nếu muốn biện minh cho độc quyền của đảng trong nắm giữ quyền lực. “Mơ ước này có thể được gọi là mơ ước của một dân tộc mạnh,” ông Tập nói trước lính hải quân trên boong tàu khu trục Haikou. “Và đối với quân đội, đó là mơ ước về một quân đội mạnh.”
Tuy thế, với nhiều người quan sát bài nói của ông Tập có thể được coi như lời khẳng định rằng các khiêu khích của Trung Quốc với Nhật Bản thực sự chỉ là “bằng chứng cho thấy có bất ổn sâu sắc trong nước hơn là một chính sách có tính thực tiễn,” một nhà ngoại giao Bắc Kinh đã có nghiên cứu sâu về bộ máy quân đội Trung Quốc nói với tôi như vậy. “Thực tế là việc đảng nắm quyền kiểm tra,” ông này nhận xét, “làm cho PLA yếu đi. Mọi điều khác – tham nhũng, nguy cơ chán chường, hệ thống cấp bậc – chỉ là biểu hiện của điều này.”
Ngoài ra còn có một nguy cơ rất thực là nếu Trung Quốc hoặc Nhật Bản tính toán sai trong vấn đề Senkaku và có chiến tranh nổ ra, Trung Quốc có thể thua trận. Ít nhất đó là đánh giá của nhiều nhà phân tích quân sự tôi đã trao đổi cùng, họ tin rằng lực lượng quân đội chính qui, có kỷ luật cao của Nhật có thể chiếm ưu thế thậm chí không cần can thiệp của Mỹ. Từ các nguồn rộng hơn, tôi nghe thấy nhiều nghi ngờ về khả năng chiến đấu của một vài bộ phận trong quân đội Trung Quốc, nhân viên các ngoại giao đoàn nước ngoài và giới hàn lâm Mỹ đang đánh giá lại nhìn nhận của họ về PLA. “Đánh giá của chúng tôi là họ còn xa mới có được hiệu quả cao như họ tự nghĩ,” một nhân viên lãnh sự quốc phòng của một nước thành viên NATO đã nói với tôi như vậy.
Điều gì xảy ra nếu tiếng trống gọi trận là dấu hiệu yếu kém của Trung Quốc chứ không phải sức mạnh đầy ấn tượng của họ? “Khi ông Tập ra lệnh cho quân lính sẵn sàng chiến đấu, thực sự đó là một thú nhận rằng họ đang trong tình trạng lộn xộn,” nhân viên lãnh sự trên nhận xét như vậy. “Ông ta muốn nói, ‘Các anh say xỉn, béo tốt và mãn nguyện, đang tuồn tất cả tiền vào các tài khoản tư nhân, các anh phải tỉnh ra đi.’”
Ông John Garnaut là phóng viên chuyên về Trung Quốc của báo The Sydney Morning Herald và báo The Age

Đoàn Thanh Niên CSVN có thể biến tiền thành rác

Ðoàn Thanh Niên CSVN vẫn được ví von như “cánh tay phải” và là “đội hậu bị” của Ðảng CSVN. Thực tế cho thấy, tổ chức chính trị này cũng có khả năng biến tiền thành... rác.

Hôm 12 Tháng Năm, tờ Người Lao Ðộng có một phóng sự ngắn, tường thuật về “Làng thanh niên lập nghiệp Ba Tơ” ở huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi. Năm 2004, Ðoàn Thanh Niên CSVN đã nhận 6,000 héc ta đất và 25 tỉ từ công quỹ để xây dựng ngôi làng này.

Một góc “Làng thanh niên lập nghiệp Ba Tơ.” (Hình: báo Quảng Ngãi)
Năm 2007, công trình “Làng thanh niên lập nghiệp Ba Tơ” hoàn thành. Ðoàn Thanh Niên CSVN đưa tới đó 324 gia đình. Hiện giờ, theo tường thuật của tờ Người Lao Ðộng, chỉ có ba gia đình còn lưu tại đó! Toàn bộ các công trình của “Làng thanh niên lập nghiệp Ba Tơ” (trụ sở, tram xá, trường học, hệ thống cấp nước,...) và 6,000 héc ta đất đã bị bỏ hoang và đang hư hại theo thời gian, 25 tỉ công quỹ đã trở thành rác.

Ông Huỳnh Thương, phó chủ tịch huyện Ba Tơ, xác nhận: “Dự án đã thất bại. Huyện đã báo cáo cho tỉnh. Tỉnh đã kiểm tra và quyết định giao lại đất cho xã để xã tiếp tục giao đất cho dân canh tác giống như trước khi triển khai dự án.”

Dự án “Làng thanh niên lập nghiệp” được Ðoàn Thanh Niên CSVN đệ trình vào năm 2001, mục tiêu là xây dựng các khu định cư dọc xa lộ Hồ Chí Minh trên dãy Trường Sơn. Dự án này có nhiều giai đoạn. Giai đoạn thử nghiệm diễn ra từ 2001 đến 2006 với bốn “Làng thanh niên lập nghiệp.” Ðến giai đoạn 2006-2010, Ðoàn Thanh Niên CSVN đệ trình kế hoạch xin xây dựng thêm 22 “Làng thanh niên lập nghiệp” nữa. Tính ra, 26 “Làng thanh niên lập nghiệp” được xây dựng từ 2001 đến 2010 đã ngốn của công quỹ cả ngàn tỷ đồng và chiếm dụng hàng trăm ngàn héc ta đất.

Năm 2006, khi kết thúc giai đoạn thử nghiệm Dự án “Làng thanh niên lập nghiệp,” báo điện tử của Ðảng CSVN gọi những ngôi làng này là “điểm sáng.” Báo điện tử của Ðảng CSVN còn nhấn mạnh: “Ðiều đáng phấn khởi nhất là trong 'Làng tThanh niên lập nghiệp không có hộ nghèo, không có hộ sinh con thứ ba, không có người mắc tệ nạn xã hội.”

Trên thực tế, đúng là các “Làng thanh niên lập nghiệp” không hề có “hộ nghèo, hộ sinh con thứ ba, người mắc tệ nạn xã hội” vì phần lớn bị... bỏ hoang.

Nhà trẻ của “Làng thanh niên lập nghiệp Sông Chàng” bị bỏ hoang. (Hình: báo Giáo Dục và Thời Ðại)
Chuyện “Làng thanh niên lập nghiệp” bị bỏ hoang như ở huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi không phải là cá biệt. Ngoài báo Người Lao Ðộng, còn có tờ Giáo Dục và Thời Ðại tham gia tường thuật về sự hoang phí và ngu dốt khi cho phép Ðoàn Thanh niên CSVN biến tiền thành rác qua cái gọi là dự án xây dựng các “Làng thanh niên lập nghiệp.”

Trên số ra ngày 7 Tháng Năm, tờ Giáo Dục và Thời Ðại đăng bài “Nhà hoang ở làng thanh niên lập nghiệp,” kể về “Làng thanh niên lập nghiệp Sông Chàng” ở huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Ngôi làng này chiếm dụng 600 héc ta đất, ngốn hết 32 tỷ nhưng không có ai trong số 141 gia đình được đưa đến “Làng thanh niên lập nghiệp Sông Chàng” có thể yên tâm định cư tại đó. Tờ Giáo Dục và Thời Ðại mô tả như thế này về trạm y tế ở “Làng thanh niên lập nghiệp Sông Chàng”: “Khu nhà khá khang trang nhưng có đầy đủ ba không. Không hề có hoạt động khám chữa bệnh. Không thấy một cán bộ nhân viên y tế nào có mặt. Không hề có bất kỳ phương tiện, vật tư y tế nào.

Trước nữa, hồi giữa năm ngoái, đài phát thanh quốc gia (thường được gọi tắt là VOV), cũng có một bài tường thuật về “Làng thanh niên lập nghiệp Ia Mơ,” ở huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai. Ngôi làng này ngốn hết 27 tỷ, chiếm dụng 440 héc ta đất rừng nhưng theo VOV thì “Thanh niên không thể lập nghiệp được ở... làng thanh niên.”

Vào năm 2011, tờ Lao Ðộng cũng từng có bài tường thuật về vụ chiếm dụng hàng chục héc ta, tham nhũng hàng trăm triệu đồng khi thực hiện dự án “Làng thanh niên lập nghiệp Tây Vĩnh Linh” ở huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị nhưng những viên chức có liên quan chỉ bị kiểm điểm.

Bất kể thực trạng như vừa nêu, cuối năm ngoái, ông Nguyễn Tấn Dũng, ủy viên Bộ Chính Trị, thủ tướng CSVN, lại vừa hạ bút phê duyệt “Ðề án quy hoạch xây dựng làng thanh niên lập nghiệp giai đoạn 2013-2020.” Theo đó, Ðoàn Thanh Niên CSVN sẽ được chi thêm 850 tỉ và được sử dụng thêm 29 ngàn héc ta đất, để kiến tạo thêm 15 “Làng thanh niên lập nghiệp” nữa.

Xưa nay, dân chúng và công luận chỉ quan tâm tới hiệu quả hoạt động của các tập đoàn nhà nước, các tổng công ty quốc doanh, trong khi tình trạng tham nhũng, lãng phí công quỹ của những tổ chức chính trị thuộc Ðảng CSVN, như Ðoàn Thanh Niên CSVN thật ra chẳng kém cạnh gì. Chưa kể do đặc điểm của hệ thống chính trị độc đảng, vì là “cánh tay phải,” là thành viên lãnh đạo “đội hậu bị,” sau khi thản nhiên biến tiền thành rác, những kẻ lãnh đạo các tổ chức thống thuộc đó sẽ điềm nhiên ngồi vào vị trị lãnh đạo quốc gia, dân tộc.

(Người Việt)

Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng - Phải coi mình là dân! (ho ho, gì đây nhỉ!!!)

http://cafef.vcmedia.vn/thumb_w/252/Images/Uploaded/Share/d23e06edf9040b7d0199f3305184c4e2/2013/03/02/tuongHuong1/thuong-tuong-nguyen-van-huong-nghi-huu-tu-13.jpg
Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng
“Việc gì nếu mình không muốn thì chắc chắn người dân cũng không muốn, cho nên khi xử lý các vụ khiếu kiện phải nhớ lấy điều đó!”.

Ông là một vị tướng của lực lượng công an nay đã nghỉ hưu. Trong sự nghiệp của mình ông đã để lại rất nhiều dấu ấn trong việc giữ gìn an ninh quốc gia. Nhưng cái mà bây giờ ông nhớ nhất, sâu lắng nhất lại là những vụ ông trực tiếp chỉ đạo, giải quyết chuyện khiếu nại, tố cáo của dân. Ông không thể nhớ nổi đã tham gia bao nhiêu vụ nhưng ông luôn tự hào rằng, tất cả các vụ ông đã chỉ đạo giải quyết khiếu nại đông người đều không có đổ máu, không có người bị thương, bị chết, trong đó, có nhiều vụ đáng đưa vào biên niên sử của lực lượng.

Ông bảo rằng: “Vụ nào cũng để lại trong ông những bài học kinh nghiệm hay, những câu chuyện đáng nhớ về sự đối nhân xử thế, về đạo lý, tình người”. Có những vụ người dân khiếu kiện đông người rồi dẫn đến gây rối trật tự trị an, xông vào đập phá trụ sở cơ quan Nhà nước, đốt xe cảnh sát, hành hung người thi hành công vụ… là do bị những đối tượng xấu kích động và cũng không ít những vụ có bàn tay kẻ địch. Nhưng hầu hết các vụ khiếu kiện tập thể mà lỗi không nhỏ từ chính quyền cơ sở, đó là nạn tham nhũng, chính sách đền bù, giải tỏa không đúng, người dân bị mất đất, mất ruộng và vô vàn những chuyện quái quỷ khác. Nhưng tựu chung, đa phần là do lỗi của chính quyền, đặc biệt là sự vô cảm với nỗi khổ của dân, của những người được gọi là “công bộc”.

Có một vụ ông đã nổi nóng chỉ mặt một ông Chủ tịch tỉnh mà nói rằng: “Tại sao các anh không đặt cương vị mình là người dân. Các anh cũng xuất thân từ đồng ruộng, từ nhà máy nhưng khi có tí chức, tí quyền thì các anh quay lưng lại với dân”.


Có lần ở một thành phố lớn, người dân đã quây không cho xe vào đổ rác với lý do bãi rác bốc mùi quá hôi thối. Gió thổi thốc vào từng ngóc ngách của mọi ngôi nhà, lúa chết đằng lúa, gia súc chết đằng gia súc, người dân đội đơn đi kêu khắp nơi nhưng chính quyền và cơ quan chức năng lại cứ như câm, như điếc. Chịu không nổi nữa, người dân ở xã tổ chức quây khu vực bãi rác lại và chặn không cho xe vào đổ rác. Khi phong trào phản kháng người dân đã lên cao thì lại bị một số đối tượng kích động, thế là người dân trang bị gậy gộc, gạch đá… sẵn sàng chống lại sự can thiệp của chính quyền. Việc đàm phán bế tắc bởi chính quyền khăng khăng đổ diệt cho người dân có lỗi và không hề xem xét đến nguyện vọng của người dân, trong khi đó, mỗi ngày thành phố thải ra hàng ngàn tấn rác không biết đổ đi đâu. Và thế là, một phương án được chính quyền đặt ra là dùng công an, tấn công giải tỏa và bắt tất cả những người “cầm đầu”. Bên cạnh đó, chính quyền còn sử dụng những biện pháp cực đoan là cắt điện, cắt nước của người dân. Vị Giám đốc Công an thành phố đó không dám trái lệnh lãnh đạo thành phố nên đã phải cầu cứu lên Bộ.

Ông được cử về và sau khi nghe báo cáo tình hình cũng như những chủ trương, đối sách của thành phố đặt ra, trong đó có việc dùng lực lượng công an “dẹp loạn”, ông hỏi vị lãnh đạo thành phố: “Nếu dùng biện pháp mạnh thì dễ thôi, nhưng đề nghị anh ký vào lệnh và anh sẽ chịu trách nhiệm trước Đảng nếu như để xảy ra người bị thương dù đó là dân hay cảnh sát”. Nghe nói thế vị lãnh đạo kia im bặt và thế là ông yêu cầu chính quyền cùng ông xuống đối thoại với nhân dân.

Khi xuống khu bãi rác ông thấy rằng, quả là người dân đã hết sức chịu đựng bởi mùi xú uế ở đây đã quá nặng nề và ông nói với cán bộ của chính quyền cơ sở: “Các anh thử đến ở cạnh khu vực này 1 ngày xem có chịu được không, vậy mà người dân đã phải chịu đựng bao nhiêu năm rồi. Nay quá mù ra mưa, họ quây chặn đường vào bãi rác thì bị cúp điện, cắt nước”. Cuối cùng, dưới sự chỉ đạo của ông, những biện pháp hết sức đơn giản đã được thực hiện như cấp lại điện nước cho dân, phun hóa chất tẩy mùi và làm cho người dân hiểu rằng chính quyền sẽ chuyển bãi rác đi chỗ khác nhưng muốn làm được thì cần phải có thời gian. Thế là người dân hiểu và tự giải tán.

Sau này khi về rút kinh nghiệm cách xử lý giải quyết, ông chỉ phát biểu ngắn gọn: “Các đồng chí hãy cứ nghĩ mình là dân thì khắc tìm ra cách xử lý!”.

Lại một vụ nữa. Tại một tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, người dân kéo đi kiện cán bộ xã đã ăn chặn tiền thủy lợi phí, tiền đóng góp của dân, đồng thời vẽ ra rất nhiều những khoản phụ thu lạm bổ trái quy định. Đơn thư người dân gửi đi khắp nơi cả năm trời nhưng cứ gửi lên Trung ương, Trung ương lại chuyển về tỉnh, về tỉnh thì lại trả xuống huyện, rồi xuống xã. Chịu không nổi đám “cường hào” kiểu mới, người dân kéo lên huyện và khi một đám đông đang bừng bừng khí thế, cộng với sự uất ức dồn nén bao năm thì chỉ cần một hành động, một việc làm không đúng là sẽ giống như que diêm châm vào đống rơm khô. Đầu tiên chỉ là một nhóm nhỏ người nhưng cuối cùng đã lan ra cả huyện, bà con quây chặt công an huyện, vây trụ sở ủy ban, bắt cán bộ làm con tin. Tình hình căng như dây đàn và có nguy cơ bùng phát ra toàn tỉnh bởi theo thông tin mà lực lượng công an nắm được thì các huyện khác cũng đang tập họp lực lượng để “chia lửa”.

Trước tình hình đó, lãnh đạo tỉnh quyết định dùng biện pháp mạnh là lấy lực lượng công an làm nòng cốt để giải tán những chỗ tụ họp đông người, bắt tất cả những người cầm đầu. Còn lực lượng quân đội của tỉnh thì được điều về để sẵn sàng ứng phó khi có tình huống xấu xảy ra. Một số đoàn công tác của Bộ Công an về để tham gia giải quyết nhưng đều không thành bởi quan điểm của công an với ủy ban tỉnh khác nhau, thậm chí ở trên Trung ương có người cho rằng đây là âm mưu của địch, có bàn tay của bọn phản động lưu vong…

Ông được Bộ trưởng cử về để giải quyết và ngay từ đầu, ông đã phản đối việc chính quyền định dùng công an và quân đội dẹp khiếu kiện. Trong cuộc họp, ông hỏi: “Công an là lực lượng vũ trang của Đảng, là để đấu tranh với kẻ địch, bảo vệ an ninh quốc gia và độc lập chủ quyền lãnh thổ. Lực lượng vũ trang của Đảng mà lại định đi đàn áp dân thì đó là kiểu gì, các anh nói, việc khiếu kiện đông người này là có bàn tay của kẻ địch, vậy kẻ địch là ai? Danh sách đâu, đưa tôi xem. Công an đánh địch thì được chứ không được đánh dân”. Tất cả mọi người dự họp ngẩn ra không biết trả lời thế nào. Rồi ông lại hỏi lãnh đạo công an tỉnh, việc bà con tố cáo những kẻ tham nhũng ở xã, hồ sơ đã có tại sao lại không xử lý. Thế là ông ra lệnh cho khởi tố, bắt tạm giam ngay những cán bộ xã đã có đủ chứng cứ về hành vi tham nhũng, cố ý làm trái. Sau khi thấy những kẻ sâu mọt đó đã bị bắt, bà con tin tưởng và giải tán luôn. Tiếp đó, công an tìm ra những kẻ đã kích động bà con đi đập phá trụ sở, đốt phá xe và xử lý nghiêm…

Về sau này, khi đi giải quyết bất kỳ vụ việc nào liên quan đến việc khiếu nại đông người, điều đầu tiên ông cũng hỏi: “Dân sai hay cán bộ sai”. Nếu nơi nào cán bộ có những biểu hiện sai, hành vi nhũng nhiễu, áp bức dân thì bao giờ ông cũng ra lệnh xử lý cán bộ trước rồi việc của dân xử lý sau. Ông quan niệm rằng, người dân không bao giờ muốn gây rắc rối với chính quyền mà họ chỉ muốn yên thân để làm ăn, nhưng một khi cán bộ cơ sở có những hành vi sai trái, không tôn trọng quyền lợi của dân, vô cảm trước những nỗi khổ của dân, thậm chí có những hành động hà hiếp, áp bức dân thì “con giun xéo lắm cũng phải quằn” và người dân không bao giờ tự làm phản mà chính là “quan bức dân phản”. Từ xưa đã là như thế và bây giờ cũng là như thế.

Ông thường nói với cán bộ cấp dưới khi đi xử lý những vụ việc rằng: “Việc gì nếu mình không muốn thì chắc chắn người dân cũng không muốn, cho nên khi xử lý các vụ khiếu kiện phải nhớ lấy điều đó!”.

Ông là Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng.

Như Thổ
(PetroTimes)

Nguyễn Phú Trọng - Nếu tôi là ông

Trong sự nghiệp của ông thì mọi việc hầu như suôn sẻ trước khi ông nhậm chức TBT. Tuy nhiên, con người có giới hạn nhất định, khi công việc quá mức hạn của mình thì điểm yếu bắt đầu lộ ra, và ông nắm chức TBT mọi việc của ông mất tầm kiểm soát, thậm chí nói một cách huỵch tẹt là ông không có đủ tài đức để dùng quyền lực của mình xây dựng lại uy tín của đảng, nhưng ông yên tâm đảng của ông vẫn tồn tại cho đến khi nhóm lợi ích nắm toàn bộ quyền lực, họ lợi dụng ông, lợi dụng đảng CS và ăn mày quá khứ nhằm mục đích chuyển đổi thể chế độc tài mà không cần đảng cộng sản chỉ đạo.

Phe lợi ích thừa biết cái đảng cộng sản phù phiếm của ông đang bị nhân dân chửi rủa mạt sát, lòng tin của nhân dân không có đến một phần trăm để tin vào đảng cộng sản cả, há chi nhóm lợi ích, họ tính toán rất kỹ lưỡng khi nhóm lợi ích giữ chế độ cộng sản giống như đeo gông vào chân mình, vì yếu tố đó cho nên chính nhóm lợi ích sẽ khai tử ông thông qua tầng lớp nông dân đang nghèo khổ bằng một hành động nhỏ như một bài báo trên hệ thống truyền thông của nhà nước cộng sản.

Không biết ông có hình dung ra được viễn cảnh mà nhóm lợi ích xây cho ông hay không? Trong khi ông cứ khư khư giữ và tin vào những tên ngoại lai Marx, Le, Mao và những giáo điều sáo rỗng của HCM. Ông đừng quá nghiên cứu các lý luận về chủ nghĩa Cs mà ông lú lẩn để không nhận biết được nhân dân đang cần gì và mong muốn dân tộc này sẽ được ấm no hạnh phúc như các nước phát triển không? Tôi biết ông đang sợ hãi, nhưng lòng tham của ông tạm thời vượt qua ngưỡng sợ hãi đúng không ông NPT?

Vậy ông nên tính toán nhanh đi nhân dân là nền tảng mà ông không bao giờ sợ bất cứ thế lực nào, trong khi ông đang nắm thượng phương bảo kiếm là Ủy ban quân ủy trung ương. Ông dẹp đi cái đảng cộng sản mà quay đầu về với dân, đừng ảo vọng để rồi chính ông là kẻ lợi dụng đảng để cầm c… cho nhóm lợi ích đái và chỉ bẩn tay ông.

Ông nên dùng quyền lực của mình giải tán cái đám quốc hội mà trong đó toàn những tên nhúng chàm, là thế lực lớn của nhóm lợi ích. Ông đã bị nhóm này hành ông như thế nào ông thấy chưa? Ngoài ra, ông nên dùng cục 2 của ông tạm giam những con sâu chúa lại, đồng thời ông tuyên bố giải tán cái đảng này để nhân dân xây dựng một đất nước dân chủ tự do. Đó là con đường duy nhất mà ông có thể chọn, chẳng còn cách khác để lực chọn.

Nếu ông không can đảm chọn con đường vì dân vì nước thì sẽ chẳng còn ai bảo vệ ông, khi nhóm lợi ích không cần đảng nữa và đương nhiên là không cần ông nữa vậy ông sẽ đi dâu?

Hãy vì dân tộc này, hãy vì tương lai nước Việt để rủ bỏ lòng tham thì ông sẽ có can đảm làm mọi việc.

Trần Thiên
(DLB)
 

Yêu cầu chuyển "hòn đá lạ" ra khỏi đền Hùng

"hòn đá lạ" ở đền Hùng
Sáng nay 15.5, Cục trưởng Cục Di sản (Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch) Nguyễn Thế Hùng đã xác nhận với Thanh Niên Online về văn bản đề nghị chuyển hòn đá lạ ra khỏi đền Hùng.

Văn bản đã được chuyển lên Văn phòng Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch từ hôm qua (14.5), đang chờ lãnh đạo Bộ ký.

Như Thanh Niên Online đưa tin trước đó, một hòn đá với những hình vẽ khó hiểu đặt ngay tại đền Thượng, đền Hùng khiến dư luận xôn xao. Hòn đá “lạ” nằm đây đã 4 năm nay, dù không phải là một đồ thờ tự.

Trên hòn đá có nhiều hình vẽ lạ, chữ viết lạ. Thậm chí có người còn cho rằng đây là một bùa trấn yểm.

Được đặt ở đền Thượng, nơi linh thiêng, trung tâm của đền Hùng, hòn đá khiến nhiều người thắc mắc.

PGS.TS Nguyễn Quốc Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu tôn giáo, băn khoăn: “Đặt hòn đá ở đó thì sao lại không ảnh hưởng. Mà bùa chú gì ở đó, yểm ai, trấn ai?”.

PGS.TS Tuấn còn đặt tiếp hàng loạt câu hỏi: “Phải làm rõ, việc anh trưng bày, cúng hiện vật được quy định trong quy chế của bản thân di tích như thế nào? Nếu có quy chế thì có đúng quy chế không? Nếu chưa có quy chế vì sao anh đặt một hiện vật lạ vào? Tại sao lại có thể đưa vật lạ vào mà không có bất cứ ý kiến của cơ quan chuyên môn nào? Ứng xử với di tích như thế đã tham khảo ý kiến bộ chủ quản chưa?”.

Thông tin từ Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch, bản thân hòn đá hoàn toàn không phải yếu tố gốc của di tích. Đền Thượng đã được tu bổ năm 2009 và theo thông tin từ Bộ, trong thiết kế (có cả chi tiết nội thất) của đền Thượng không hề có “hạng mục” hòn đá này.

Trước đó, có thông tin Phú Thọ sẽ tổ chức hội thảo mời các nhà khoa học tham gia thảo luận về hòn đá. Cục Di sản đã yêu cầu phía địa phương báo cáo cụ thể về trường hợp hòn đá lạ lùng này.

Trinh Nguyễn - Thúy Hằng

(Thanh Niên)

-------------------
Tễu Bog: Thế mà trong bài báo "Về các thủ đoạn bịa đặt, xuyên tạc trên internet" trên báo Nhân dân của Đảng, có con lợn viết:

"Ðể đạt mục đích, họ không từ một thủ đoạn nào, kể cả lợi dụng niềm tin tâm linh của công chúng. Vào mùa khô, sông Hồng cạn nước, lập tức một "nhà dân chủ" la lối "vận nước khô cạn" (!). Phát hiện "hòn đá lạ" ở Ðền Hùng, blogger nọ vội la thất thanh "Ðền Hùng bị trấn yểm", đề nghị "khẩn cấp vô hiệu hóa đạo bùa này, di dời khỏi khu vực di tích Ðền Hùng" (!). Bỉ ổi hơn, trước ngày Hội nghị T.Ư 7 (Khóa XI) khai mạc, có kẻ xưng xưng đặt câu hỏi về cơn mưa làm sạt tường đình làng Lại Ðà (Ðông Anh - Hà Nội) có gì linh ứng với diễn biến Hội nghị Trung ương 7 sắp diễn ra" (!)... Tức là bất kỳ thông tin nào, dù chưa được kiểm chứng, nhưng có thể lợi dụng, là lập tức có kẻ chộp lấy để vu cáo, xuyên tạc nhảm nhí".

Báo Nhân dân giờ xuống cấp thê thảm lắm rồi! Xuống cấp cả về nghiệp vụ lẫn đạo đức người làm báo! 

Nguyễn Vạn Phú - Họ đại diện cho dân ở đâu vậy?

thamnhung1
Nghe mấy ông bà nghị sỹ nước ta “chém gió” thiệt đã lỗ tai. Nào là “Tình hình kinh tế gay go lắm rồi”; nào là “Tiền mà cứ ngồi trong ngân hàng thì chết”; nào là “Tình hình tài chính thế này là tôi thấy xấu lắm”; hay những phát biểu đúng đến độ không còn biết bình ra sao nữa: “Cần tích cực đưa vốn vào nền kinh tế”. Cũng không thiếu những phát biểu đánh đố người nghe vì mức độ cao siêu của nó: “Lạm phát ‘quá tốt’ do điều hành dở”.

Kiểu này, chúng ta chỉ cần vào Facebook nghe bà con “tán chuyện kinh tế” còn cụ thể và hấp dẫn hơn nhiều lần.

Nếu các ông bà đại biểu Quốc hội mà thật sự muốn giải quyết các vấn đề hóc búa của nền kinh tế, lẽ ra họ phải có những nghiên cứu sâu để yêu cầu Chính phủ giải trình một số vấn đề cấp bách: Vì sao cho phéo đảo nợ, nợ xấu thật sự là bao nhiêu, vì sao giải quyết bài toán nợ xấu chậm chạp thế, áp lực gì từ các nhóm lợi ích làm trì hoãn việc giải quyết nợ xấu….

Rõ ràng cả xã hội hiện đang nghiêng về các giải pháp tiền tệ, chỉ nói đến các chính sách tiền tệ trong khi những chính sách khác không ai đề cập: Ví dụ đã hơn một năm trôi qua từ khi có những chủ trương từ Quốc hội về tái cơ cấu nền kinh tế, vậy Chính phủ đã làm được gì, chưa làm được gì; ba hướng tái cơ cấu gồm doanh nghiệp nhà nước, hệ thống ngân hàng, và đầu tư công đã triển khai đến đâu. Việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước để tránh vết xe đổ của Vinashin, Vinalines đang diễn ra như thế nào, số phận các tập đoàn khác ra sao…

Không nói đâu xa, hiện nay dân tình đang hoang mang trước việc Nhà nước không cho doanh nghiệp nước ngoài mua trực tiếp gạo, cà phê của nông dân để xuất khẩu nữa. Việc này giúp doanh nghiệp trong nước cạnh tranh nhưng lại có hại cho nông dân bị ép giá. Vậy quan điểm của Quốc hội như thế nào? Sao lại cứ ngồi chém gió và than thở chuyện ai cũng biết.

Thay vì than thở về sự thiếu hụt của ngân sách, vì sao họ không rà soát lại các khoản chi vô tội vạ, để dùng quyền giám sát, cắt bỏ. Loại này nhiều lắm, báo chí từng liệt kê chi tiết. Hoặc các khoản vay dù của doanh nghiệp nhà nước nhưng có bảo lãnh của Bộ Tài chính tức ngân sách sẽ gánh chịu nếu doanh nghiệp không trả được. Dự án bauxite cũng có khoản vay 200 triệu đô-la do Citibank dàn xếp, Bộ Tài chính bảo lãnh.

Vấn đề lớn nhất của nền kinh tế hiện nay là sự đánh mất niềm tin nên người ta không bỏ tiền ra đầu tư nữa. Họ co cụm lại hoặc thậm chí bán sản nghiệp cho nước ngoài. Mấy ông bà nghị sĩ đã không tìm cách xây dựng lại niềm tin thì thôi; nay lại chém gió theo kiểu “Tình hình tài chính thế này là tôi thấy xấu lắm” trong khi lại không đưa ra kiến giải gì. Thử hỏi họ đại diện cho dân ở đâu vậy?

Mọi người chắc còn nhớ câu chuyện thương tâm về bà mẹ tự vẫn để khỏi là gánh nặng cho chồng con, để cho con có điều kiện tiếp tục việc học. Có một chi tiết làm tôi phải viết mẩu này, đó là khi con chị được tuyển vào một trường cao đẳng, chị đã tìm mọi cách viết đơn để xin vay tiền cho con đi học nhưng Ngân hàng Chính sách từ chối vì chị không có sổ hộ nghèo.

Nay Nhà nước bỏ ra 30.000 tỷ đồng cho người “chắc chắn không phải là nghèo” vay để mua nhà. Nói “chắc chắn không phải là nghèo” bởi để được vay tiền lãi suất thấp, họ phải là người có khả năng mua nhà chứ đâu phải như bà mẹ nói trên chỉ vì gánh nặng tiền thuốc chừng 140.000 đồng/ngày mà phải tìm đến cái chết.

Mọi so sánh đều khập khiễng bởi biết đâu vốn mồi cho vay mua nhà sẽ kích thích thị trường địa ốc sôi nổi trở lại, làm các ngành nghề như xây dựng hồi sinh, chồng của bà mẹ được tiếp tục làm thợ hồ… và cuối cùng là kinh tế phục hồi, biết đâu được!

Nhưng rõ ràng nhìn từ góc cạnh chính sách, trong điều kiện ngân sách ngày càng eo hẹp, lấy 30.000 tỷ đồng ở chỗ này thì phải giảm 30.000 tỷ đồng ở chỗ khác. Như vậy đồng thời với việc nhiều người được vay tiền mua nhà thì sẽ có các chương trình (có thể là an sinh xã hội, phát triển nông thôn, thậm chí xóa đói giảm nghèo) bị ảnh hưởng. Nếu ở nước khác, chắc nông dân sẽ phản đối dữ (họ sẽ lý luận vì sao họ không được vay ưu đãi như thế để nuôi tôm, nuôi cá, trồng mía đường, chẳng hạn).

Có lẽ cho vay tiền mua nhà vì một đại diện Chính phủ vừa phát biểu: “Theo các chuyên gia kinh tế thì lạm phát cũng như suy thoái kinh tế không ảnh hưởng nhiều đến đời sống của người nghèo” – vậy nên phải hỗ trợ người trung lưu chứ gì nữa. Và còn 30% dành cho doanh nghiệp nữa!

Nguyễn Vạn Phú
(Quê choa)

Việt Nam phản đối Trung Quốc cấm đánh cá tại Biển Đông

Tàu hải giám Trung Quốc trên Biển Đông (Reuters)
Tàu hải giám Trung Quốc trên Biển Đông (Reuters)

Hôm nay 15/05/2013, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị đã lên tiếng phản đối việc Trung Quốc tự tiện ra lệnh cấm đánh bắt cá tại Biển Đông, có hiệu lực từ 12 giờ ngày mai 16/05/2013. Lệnh cấm này bao gồm cả một số vùng biển của Việt Nam.

Ông Lương Thanh Nghị tuyên bố : “Việc Trung Quốc đơn phương thi hành Lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông với phạm vi bao gồm cả một số vùng biển của Việt Nam là vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, không phù hợp với tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).

Việt Nam phản đối và coi quyết định đơn phương nói trên của Trung Quốc là vô giá trị".
Cũng vào hôm nay trên mạng, đã có các lời kêu gọi chuẩn bị xuống đường phản đối những hành động ngang ngược của Trung Quốc tại Biển Đông trong mùa hè này.

Phong trào biểu tình tại Việt Nam chống Trung Quốc xâm lấn Biển Đông đã bùng lên mạnh mẽ vào giữa năm 2011. Người dân phẫn nộ vì vụ tàu khảo sát địa chấn Bình Minh 02 của Việt Nam bị các tàu hải giám Trung Quốc uy hiếp và ngang nhiên cắt cáp vào ngày 26/05/2011, tại địa điểm chỉ cách Phú Yên có 120 hải lý, nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế thuộc chủ quyền của Việt Nam. Hai tuần sau, vào ngày 09/06/2011, lại đến lượt tàu thăm dò dầu khí Viking 2 do Việt Nam thuê lại bị tàu Trung Quốc cắt cáp.

Cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc lần đầu tiên vào ngày 05/06/2011 tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra khá suông sẻ, nhưng các vụ xuống đường sau đó bị chính quyền Việt Nam ngăn trở.
Thụy My (RFI)

Khai thác năng lượng từ biển : Pháp tìm vị trí dẫn đầu



Từ vài năm trở lại đây, ở Châu Âu và tại Pháp, việc khai thác các nguồn năng lượng tái tạo từ đại dương đang dần dần hiện ra như một chân trời mới có khả năng mang lại những nguồn năng lượng thay thế có tiềm năng lớn. Tạp chí khoa học và môi trường của RFI tuần này giới thiệu với quí vị cơ hội và triển vọng của các năng lượng tái tạo từ biển đối với nước Pháp - đặc biệt là hai loại năng lượng gió và thủy lực -, các nỗ lực của Pháp trên đà vươn lên tìm vị trí dẫn đầu.

Các thách thức do biến đổi khí hậu diễn ra nhanh chóng, với các chỉ báo về tốc độ tan băng, nồng độ CO2 trong không khí, mức độ axit hóa ở các đại dương, hay nhiều hiện tượng khí hậu bất thường khác, khiến các đầu tầu kinh tế của hành tinh bị đặt trước áp lực phải tìm cách gia tăng tỷ trọng của các năng lượng tái tạo, nhằm bớt bị phụ thuộc vào các năng lượng tạo khí thải gây hiệu nhà kính. Tiếp theo một số loại hình năng lượng tái tạo đã bắt đầu được sử dụng phổ biến, như điện mặt trời, điện gió trên đất liền…, đầu tư sắp tới của công cuộc quá độ chuyển sang năng lượng xanh giờ đây đang hướng ra đại dương.

Về mặt lý thuyết, tiềm năng của các loại hình năng lượng tái tạo mà biển cả cung cấp, như năng lượng gió, năng lượng dòng chảy, thủy triều, nhiệt năng hay từ độ mặn của nước biển là vô cùng lớn. Theo giáo sư Tony Lewis, đại học Cork (Ailen), phụ trách mục năng lượng biển của Giec - Nhóm chuyên gia liên chính phủ về biến đổi khí hậu -, thì tiềm năng năng lượng của biển là gấp từ 8 đến 10 lần nhu cầu về điện của nhân loại. Vấn đề chủ yếu là làm thế nào có được các công nghệ và nguồn lực tài chính để khai thác những tài nguyên « vô tận » này.

Trong số các loại năng lượng tái tạo từ biển, gió và dòng chảy là hai thứ mang lại nhiều triển vọng nhất trong thời gian trước mắt. Kế hoạch của Pháp là đến 2020, 23% tổng lượng điện có xuất xứ từ các nguồn năng lượng tái tạo, so với mục tiêu 20% của Châu Âu, với khoảng 3,5% là từ các nguồn năng lượng tái tạo biển.

Tiềm năng hàng đầu thế giới
Trả lời phỏng vấn tạp chí khoa học tháng trước của RFI, ông Jean-François Legrand, chủ tịch hội đồng dân biểu tỉnh Manche, một địa phương nằm bên bờ Đại Tây Dương có rất nhiều tiềm năng về năng lượng biển, cho biết một số cảm nhận của ông về cơ hội của Pháp :
« Điều đáng ngạc nhiên là từ nhiều năm nay, nhiều tập đoàn công nghiệp lớn quan tâm đến lĩnh vực này một cách lặng lẽ. Chỉ từ vài năm trở lại đây, công chúng rộng rãi mới biết đến sự ra đời của một ngành công nghiệp khổng lồ. Cái nhìn của tôi hướng về tiềm năng của toàn nước Pháp, nhiều hơn là khu vực Normandie của riêng tôi.

Nước Pháp chúng ta có tiềm năng về các năng lượng tái tạo biển, trí tuệ, hiểu biết, các phương tiện công nghiệp, các công ty công nghiệp lớn. Nếu chúng ta không trở thành những người đứng đầu, thì có nghĩa là chúng ta thất bại.

Tôi hoàn toàn không đồng tình với việc đưa ra số lượng dự kiến việc làm do các ngành năng lượng tái tạo ở biển tạo ra, ví dụ như con số 10.000 chỗ làm người ta thường nói. Bởi vì toàn bộ khu vực kinh tế này còn chưa thành hình, nên sẽ là không có căn cứ, khi đưa ra một con số như vậy. Tôi thiên về chỗ chú ý đến phương diện tiềm năng sản xuất.


Hải đăng Goury bảo vệ tàu thuyền đi qua vùng Raz Blanchard, dòng chảy dữ dội nhất châu Âu. (DR)

Về điều này, riêng về năng lượng dòng chảy ngầm dưới biển, chỉ tính tại vùng Raz-Blanchard, phần thuộc về nước Pháp, thì chúng ta có một trữ lượng có thể so sánh với ba nhà máy cỡ Flamanville, tức nhà máy điện hạt nhân tại chính tỉnh Manche, có nghĩa là khoảng từ 5 đến 6 gigawatt (GW). Dĩ nhiên là hiệu năng sản xuất điện của loại năng lượng này là ít hơn nhiều, ở vào cỡ khoảng 40%, như vậy cũng đã tương đương với một nhà máy hạt nhân. Rõ ràng là không thể coi nhẹ được !

Về năng lượng điện gió trên biển, Anh và các nước Bắc Âu khác có tiềm năng khoảng từ 45 đến 50 gigawatt. Tổng tiềm năng điện trong lĩnh vực này của Bắc Âu là rất lớn. Về phương diện này, phần biển do nước Pháp sở hữu có diện tích đứng thứ nhì thế giới. Về ‘‘nhiệt điện’’ biển cũng như điện thủy triều, nước Pháp có rất nhiều tiềm năng. Trong lĩnh vực các năng lượng tái tạo từ biển, tóm lại, Pháp ở vào một vị thế địa-chính trị hết sức thuận lợi ».

Cạnh tranh quyết liệt
Trong bản báo cáo của các bộ Năng lượng, Vận tải và Phục hồi sản xuất, được công bố đầu tháng này 05/2013, các năng lượng tái tạo biển là một cái đích « mang tính chiến lược » của nước Pháp. Năng lượng từ các dòng chảy ngầm ở vùng biển ven bờ, theo bản báo cáo, là nguồn năng lượng được coi là có ý nghĩa nhất, vì khả năng khai thác nằm trong tầm tay, đứng trên năng lượng gió ngoài khơi xa và năng lượng thủy triều. Theo chuyên gia Antoine Rabain, phụ trách bộ phận năng lượng và công nghệ của Indicta, « Sau điện gió thu được từ các trạm cố định, công nghệ duy nhất trong số các công nghệ khai thác các năng lượng tái tạo từ biển, được thương mại hóa cho đến nay, thì công nghệ khai thác các dòng chảy xiết là có độ hoàn thiện cao nhất, đứng trên điện gió nổi, khai thác năng lượng thủy triều và nhiệt năng biển ».

Bà Marion Letrry, tổng đại diện của Nghiệp đoàn các năng lượng tái tạo Pháp lưu ý đến tính chất cạnh tranh quyết liệt trong lĩnh vực này :
« Hiện tại, có một sự cạnh tranh quốc tế quan trọng, đặc biệt từ những nước như Anh. Luân Đôn đã có nhiều chính sách hỗ trợ các hình thức khai thác năng lượng tái tạo từ biển, đặc biệt là năng lượng của các dòng chảy ngầm. Ở Hoa Kỳ, Canada, Úc, kỹ thuật này cũng đang được nghiên cứu. Vì vậy nước Pháp cần phải nhanh chóng xác định được vị trí của mình, nếu không muốn bị bỏ rơi trong cuộc cạnh tranh khai thác các nguồn năng lượng tái tạo biển.

Các loại năng lượng tái tạo từ biển là một phần của tổng thể các loài hình năng lượng, ngang hàng với các loại năng lượng tái tạo khác (như điện mặt trời, thủy điện…), có thể đã được biết đến nhiều hơn.

Vấn đề hiện nay là phải đánh giá đúng được tiềm năng của năng lượng biển, xác định được các mục tiêu cho giai đoạn sau cái mốc 2020. Với các cuộc thảo luận về quá trình chuyển đổi sang năng lượng xanh, nước Pháp cần xác định các mục tiêu cho năm 2030, để có thể cung cấp cho các doanh nghiệp thông tin cần thiết về các hoạt động mà họ có thể được tham gia trong lĩnh vực này ở nước ta ».

Thủy lực đại dương đi trước về công nghệ
Báo cáo kể trên của liên bộ Năng lượng, Vận tải và Phục hồi sản xuất Pháp khuyến nghị tiến hành ngay lập tức việc kêu gọi các doanh nghiệp tham gia, trong quý ba năm nay, vào việc xây dựng ba trại điện thủy lực thí điểm tại các dòng chảy xiết ‘‘raz Blanchard’’ và ‘‘raz Barfleur’’ (thuộc tỉnh Manche) và dòng chảy Fromveur, ngoài khơi mũi Finistère, cực tây nước Pháp, với công suất từ 300 đến 500 megawatt (MW). Tổng công suất điện của toàn nước Pháp là 128.680.00 MW. Thời gian xây dựng là trong vòng ba năm, từ 2014-2016. Như vậy, trong ba năm nữa, thủy lực đại dương sẽ bắt đầu cung cấp điện cho nước Pháp, được bán với giá ưu đãi. Tiếp theo đó, kể từ năm 2016 đến 2020, các « công viên thương mại (điện thủy lực)» sẽ được xây dựng với công suất lớn hơn nhiều, để cung cấp điện cho thị trường. Về tiềm năng thủy lực biển dựa vào các dòng chảy xiết (từ 2 đến 8 mét/giây trở lên), Pháp đứng hai ở Châu Âu sau Anh. Xét trên toàn cầu, tiềm năng trong lĩnh vực này là 90 GW (gigawatt). Theo tính toán của Indicta, vào ngưỡng cửa 2030, thị trường toàn thế giới về tua bin cho thủy lực biển ước tính khoảng 70 tỷ đến 100 tỷ euro.


Một tua bin thủy lực (DR)

Nhiều tập đoàn công nghiệp lớn của Pháp, như DCNS, Alstom, EDF, GDF Suez… đã bắt đầu tìm chỗ đứng trong ngành khai thác năng lượng này, vốn cho đến nay chủ yếu do các công ty Anh hay Ailen dẫn đầu. Theo giám đốc bộ phận năng lượng tái tạo của DNCS, thì dòng chảy raz Blanchard, với độ dài khoảng 15 km và tốc độ dòng nước rất cao, lại nằm sát bờ, là địa điểm có tiềm năng đứng thứ ba thế giới về thủy lực.

Hiện tại EDF ở giai đoạn thí điểm vận hành tua bin nguyên mẫu tại thực địa, trong dự án xây dựng một trại thủy lực ở ngoài khơi vùng Bregtagne (cách bờ biển khoảng 10 km). Dự án mở màn từ năm 2004, dự kiến sẽ hòa mạng vào năm 2014. Nếu thành công, trại thủy lực, gồm bốn tua bin có tổng công suất 2 MW, sẽ là trại thủy lực đại dương thực nghiệm hòa mạng đầu tiên trên thế giới. Chiếc tua bin Arcouest, do công ty Ailen OpenHydro sản xuất (hiện do DCNS nắm cổ phần chi phối), nặng 850 tấn, đường kính 16 mét, đã hai lần được đưa xuống đáy biển từ cuối 2011 để thực nghiệm. Kết quả lần thứ nhất là khả quan. Lần thứ hai, do sự cố trong vận chuyển, tua bin Arcouest đã phải nằm dưới biển nửa năm trời, sau khi được đưa lên vào tháng 3 năm nay. Riêng tại khu vực dòng chảy nổi tiếng Raz Blanchard tại eo biển Manche, GDF-Suez hy vọng một trại thí điểm thủy lực với công suất lớn hơn sẽ bắt đầu vận hành từ năm 2016.

Điện gió nổi hướng ra biển xa
Bên cạnh việc sản xuất điện từ các dòng chảy xiết, việc khai thác năng lượng gió ngoài khơi được đánh giá là nguồn năng lượng có triển vọng hàng thứ hai. Cũng như thủy lực, tiềm năng điện gió của Pháp đứng hàng thứ hai ở Châu Âu sau Anh. Cho đến nay, « trại điện » gió Greater Gabbard, ở ngoài khơi đông nam nước Anh, hoàn thành cuối năm 2012, với công suất 500 MW (megawatt) được coi là trại lớn nhất. Nhật Bản, sau thảm họa Fukushima, đang có kế hoạch từ đây đến năm 2020, xây dựng một trại điện với công suất 1 GW, được coi là đứng đầu thế giới trong tương lai gần, chính ở vùng ngoài khơi tỉnh Fukushima.

Theo France énergie éolienne (FEE) – Nghiệp đoàn phong điện Pháp -, thì tiềm năng gió biển tại các vùng nội thủy của nước Pháp, với các trạm điện được cố định, ước tính mang lại 80 gigawatt, trong đó phần có thể khai thác được trong trung hạn là khoảng 15 gigawatt vào thời điểm 2030 (bằng gần ½ so với dự kiến của Anh là 33 GW và bằng khoảng 2/3 so với chỉ tiêu 25 GW của Đức). Các dự án điện gió hiện tại của Pháp có tổng công suất 3 gigawatt. Trong một nghiên cứu, FEE đã xác định được 14 khu vực ngoài khơi gần bờ biển nước Pháp, chủ yếu nằm ở Đại Tây Dương, với tổng diện tích khoảng 10.000 km², nơi có thể lắp đặt hàng nghìn trạm điện gió trong hai thập niên tới.


Một bản đồ mô tả phân bố tiềm năng gió biển toàn cầu (DR)

Các khu vực khai thác điện gió biển thuận lợi nhất, được thẩm định trong nghiên cứu kể trên, là khu vực sâu không quá 50 mét, nằm trong vùng lãnh hải 12 hải lý và nằm cách xa bờ từ 10 km trở ra, để không gặp phải các mâu thuẫn lợi ích với những người đánh bắt hải sản, với ngành du lịch hay với cư dân ven biển. Việc khai thác điện gió ở các khu vực nước sâu hơn gặp nhiều khó khăn vì công nghệ còn bất cập và giá thành cao. Về khả năng khai thác vùng biển xa hơn, nếu có đủ công nghệ và tài chính, sẽ mang lại những nguồn năng lượng lớn hơn rất nhiều. Nghiệp đoàn phong điện Pháp cũng đã tiến hành một nghiên cứu thứ hai về triển vọng của điện gió nổi ngoài khơi xa, gồm cả vùng nằm ngoài 50 mét chiều sâu : Tiềm năng ước tính lên đến 140 GW. Hywind là trạm điện gió nổi đầu tiên trên thế giới đi vào hoạt động năm 2009, có công suất 2,3 MG, được đặt tại vùng biển tây nam Na Uy, nơi có độ sâu 220 mét. Trạm điện này, về nguyên tắc, có thể hoạt động tại vùng biển có độ sâu 700 mét. Hywind là sản phẩm của tập đoàn dầu khí Na Uy StatoilHydro, trong nhóm thực hiện dự án có công ty Pháp Technip.

Tập đoàn Areva, đứng đầu về điện hạt nhân thế giới, hiện đã có một cơ sở thí điểm điện gió ở ngoài khơi miền bắc nước Đức từ năm 2009, và đã nghiên cứu, chế tạo từ năm 2000, các tua bin điện gió công suất 5 MG, thích hợp trong môi trường đại dương. Tập đoàn có kế hoạch xây dựng một nhà máy sản xuất tua bin điện gió « 100% made in France », tại vùng Thượng Normandie. Năm 2016, sẽ có 100 tua bin đầu tiên xuất xưởng, để cung cấp cho trại điện gió Saint-Brieux, một trong bốn trại điện thí điểm của Pháp, mà tập đoàn vừa trúng thầu.

Ông Christophe Chabert, giám đốc chương trình điện gió tại DCNS - Công ty đóng tàu quốc phòng Pháp nổi tiếng của Pháp, một doanh nghiệp đầu tư mạnh vào một loạt các loại hình năng lượng tái tạo biển, cho biết một số nhận định của ông về các bước phát triển của ngành công nghiệp điện gió biển trong thời gian tới :
« DCNS, từ bốn năm trở lại đây, quyết định đầu tư phát triển trong một lĩnh vực kề cận, đó là khai thác các nguồn năng lượng tái tạo từ biển, vì hoạt động này khá gần với lĩnh vực hoạt động chính của chúng tôi.

Trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, có các công trình điện gió ‘‘thế hệ thứ hai’’. Tiếp theo thế hệ các công trình điện gió được lắp đặt cố định, các trạm điện gió nổi trên mặt nước cho phép đi xa bờ hơn, đến những vùng nước sâu hơn, để có thể thu được nhiều năng lượng hơn từ gió, và đồng thời việc tách xa khỏi bờ hơn, sẽ tránh khỏi các xung đột về lợi ích (như với những ngành đánh cá hay du lịch).


Điện gió trên biển ở các độ sâu khác nhau. Ngoài cùng bên phải là trạm điện gió nổi, ở độ sâu từ 50 đến 200 mét. (DR)

Sự phát triển sắp tới của chúng tôi trong lĩnh vực này sẽ diễn ra qua ba giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất sẽ phải được kết thúc vào năm tới, với một công trình thực nghiệm bên bờ biển xứ Bretagne. Đây là giai đoạn cho phép trắc nghiệm chất lượng kỹ thuật của công nghệ này. Giai đoạn thứ hai có kế hoạch xây dựng các ‘‘trại thí điểm’’ (fermes pilotes), trong khoảng thời gian từ 2017-2018. Quy mô thực nghiệm trong giai đoạn này lớn hơn, với việc hoàn thành từ 5 đến 6 trạm điện gió, dự kiến sẽ được lập ra tại vùng biển cạnh đảo Groix, cũng thuộc xứ Bretagne, cách đất liền khoảng hơn 10 cây số. Dự án này cho phép thẩm định hiệu quả kinh tế của các công trình điện gió nổi. Giai đoạn thứ ba là ‘‘thương mại hóa’’, với thời gian dự kiến là khoảng năm 2020, với việc xây dựng hàng trăm trạm điện gió dọc theo bờ biển nước Pháp.

Trong giai đoạn đầu tiên, mục tiêu là hoàn thiện được mô hình điện gió nổi kể trên. Đây sẽ là mô hình điện gió nổi đầu tiên trên biển của Pháp. »

Giá thành sẽ dần ngang bằng với các năng lượng truyền thống
Về vấn đề giá thành sản xuất, Giám đốc chương trình điện gió của Công ty đóng tàu quốc phòng Pháp bày tỏ sự tin tưởng vào tương lai trước mắt cũng như triển vọng của năng lượng này vào thời điểm 2030.

« Khi đi xa bờ hơn, giá vận chuyển điện sẽ cao hơn một chút, nhưng vì các trạm điện gió ở xa bờ cho phép nhận được gió mạnh hơn, thường xuyên hơn và cuối cùng, như vậy điều này cho phép bù lại được với việc giá tăng do phải vận tải điện trên quãng đường dài.

Trước hết, chúng tôi bắt đầu với các trạm điện nằm không xa bờ lắm. Tuy nhiên, chúng ta sẽ khai thác dần dần. Đầu tiên chúng ta sẽ không đi xa bờ đến hàng nghìn km ngay lập tức, thế nhưng chúng ta sẽ đi dần ra từng bước một. Cùng với hệ thống các phương tiện tạo ra năng lượng, cần phải xây dựng các hệ thống tích trữ năng lượng, sản xuất khí hydrogène, xây dựng các nhà máy biến nước mặn thành nước ngọt và có nhiều điều khác nữa có thể làm được. Đây là tôi nói về triển vọng dài hạn của điện gió nổi trên biển. Các trạm điện nổi có điểm thuận lợi là có thể phát triển ‘‘ở khắp mọi nơi’’, vì cùng sử dụng một công nghệ.


Pháp : Bản đồ 14 khu vực thuận lợi cho phát triển điện gió biển gần bờ. Ảnh Nghiệp đoàn phong điện Pháp FEE

Hiện tại, về tiềm năng của điện gió trên biển, ước lượng điện gió nổi có tiềm năng gấp ba so với điện gió cố định. Công suất điện có thể khai thác được trong lĩnh vực này là khoảng vài chục gigawatt chỉ riêng ở châu Âu. Điều quan trọng là phải khởi sự hành động.

Mục tiêu là đưa giá điện của gió biển xuống ngang với các hệ thống sản xuất năng lượng khác. Chúng ta đã thấy điều gì xảy ra với điện gió trên đất liền : Hiện tại điện gió đã có giá thành tương đương với nhiều loại năng lượng khác. Trong giai đoạn đầu, giá cả là cao hơn, nhưng có nhiều cơ sở để thấy rằng, trong khoảng từ 10 đến 15 năm nữa điện gió biển sẽ có giá cả phù hợp với tổng thể giá cả các loại hình năng lượng nói chung. Bên cạnh đó, chúng ta cũng biết rằng giá dầu tăng lên, điện hạt nhân phải tăng giá với việc phải chi phí nhiều cho các hệ thống bảo đảm an toàn. Chúng ta hy vọng là, đến khoảng 2030, sẽ có sự gặp nhau về giá thành giữa các năng lượng tái tạo từ biển và ‘‘năng lượng quy ước’’ ».

Tác động môi trường của năng lượng tái tạo biển
Ông Philippe Bornens, đồng giám đốc In Vivo Environnement, một văn phòng nghiên cứu môi trường đại dương, khu vực biển ven bờ và những tác động của hoạt động con người đến đại dương cho biết một số ghi nhận :
« Ảnh hưởng của các loại hình khai thác năng lượng tái tạo biển đến môi trường sinh thái và các hoạt động khác của con người là khác nhau tùy theo từng loại.

Liên quan đến điện gió, tác động đến phần không gian phía trên các đại dương là một lĩnh vực mới. Trong lĩnh vực này, có vấn đề tác động đến các loài chim, những loài sống tại chỗ cũng như các loài di cư. Điều rất có thể xảy ra là, một dự án điện gió được đặt trên tuyến đường di cư của chim. Hiện tại, mặc dầu đã có rất nhiều dữ liệu thu thập được, cải thiện hiểu biết của chúng ta, nhưng từ đó, chúng tôi chưa đủ cơ sở để nói đến tác động của các trạm điện gió trên biển đến luồng chim chóc di cư.

Khi nghiên cứu về ảnh hưởng đến môi trường, thì tác động đến con người hiển nhiên là rất quan trọng. Không hẳn đã có một xung đột, nhưng có thể có sự không tương hợp về lợi ích. Ví dụ như, một dự án điện gió có thể ảnh hưởng đến các hoạt động đánh cá vốn có. Hiển nhiên là cần phải xác định được các tác động của dự án đến việc đánh bắt cá và con đường để giảm thiểu các tác động như vậy, hoặc nếu không có cách nào khác, thì bồi thường như thế nào.

Hiện nay, chúng ta không có nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực này. Các trạm điện gió cố định gần như là những công trình trên biển. Tác động của chúng tới môi trường là khác nhau, tùy theo khu vực, tùy theo loại nền móng được xây dựng. Ảnh hưởng còn do những yếu tố như : Tiếng ồn, tác động điện từ của các đường dây cáp.

Việc lập các trạm điện gió trên biển chắn chắn sẽ làm thay đổi môi trường sinh thái tại một khu vực, nhưng tác động của chúng sẽ trải rộng. Các loài sinh vật sẽ vẫn tiếp tục tồn tại. Ở từng vị trí cụ thể, hệ sinh thái bị tác động đôi chút. Việc giảm bớt khai thác cá có thể làm xuất hiện trở lại tình trạng cân bằng của môi trường sinh thái vào thời điểm trước khi ngành công nghiệp đánh cá phát triển, bởi vì cá sẽ được khai thác ít hơn.

Về cơ bản, các công nghệ năng lượng tái tạo để lại các nguy cơ rất thấp. Cần phải so sánh với các hình thức năng lượng gây ô nhiễm khác để tương đối hóa những ảnh hưởng của công nghiệp khai thác các năng lượng tái tạo từ đại dương. »

Tranh luận quốc gia đầu tiên về điện gió biển
Kể từ ngày 20/03/2013, một cuộc thảo luận quốc gia đầu tiên về điện gió trên biển đã được mở ra tại Pháp, liên quan đến bốn « trại điện » với 330 trạm điện gió đầu tiên, có công suất tối đa tổng cộng là 2 GW. Avera - Tập đoàn điện hạt nhân Pháp – và công ty điện Tây Ban Nha Iberdrola nhận thầu một trại, ba trại còn lại thuộc về EDF và Alstom. Trị giá của bốn dự án này là gần 8 tỷ euro. Cuộc thảo luận về các trại điện gió đầu tiên trên biển sẽ kéo dài cho đến cuối tháng 7.

Về triển vọng của việc khai thác hai nguồn năng lượng tái tạo từ biển, gió và dòng chảy ngầm tại Pháp, đã có rất nhiều niềm tin đặt vào tương lai và trên thực tế đã có những thực nghiệm ban đầu. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia ghi nhận, trong lĩnh vực này, tốc độ phát triển của Pháp được đánh giá là chậm. Ông Jean-François Petit, chuyên gia về điện ngoài khơi của Nghiệp đoàn phong điện Pháp lưu ý rằng, trong hiện tại, Pháp mới chỉ có thể hy vọng đạt được công suất 2 GW điện gió biển vào năm 2020 (thấp hơn rất nhiều so với dự kiến 6 GW chính thức), nếu mọi việc suôn sẻ (tương đương với hai lò phản ứng hạt nhân và cung cấp khoảng hơn 1% tổng lượng điện toàn quốc). Trong trường hợp nhiều kiện tụng dai dẳng, thì có thể sẽ không thực hiện được trạm điện nào. Điều mà Nghiệp đoàn phong điện muốn nhấn mạnh với chính phủ là cần phải thiết lập nhanh chóng một « kế hoạch sử dụng không gian biển » (PSM), nhằm phối hợp sử dụng vùng đại dương ven bờ giữa các đối tác khác nhau, từ ngành hàng hải, đánh cá, du lịch… đến các loại hình năng lượng tái tạo biển, cũng như việc bảo tồn các hệ sinh thái, thay vì chỉ chú ý đến việc gọi thầu từng dự án một.

Nhiều chuyên gia lo ngại, nếu Pháp không nắm bắt kịp thời cơ hội phát triển thủy lực và điện gió trên đại dương trong thời gian trước mắt, thì sẽ bỏ lỡ cơ hội dành một vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực này, sau khi đã bị nhiều nước Châu Âu khác vượt qua trong một loạt các năng lượng tái tạo khác, như điều đã xảy ra với ngành điện gió trên đất liền. Trên tổng công suất 100 GW điện gió đất liền mà Châu Âu có được vào cuối năm 2012, cung cấp 6,3% điện tiêu thụ của khối, thì Pháp chỉ có 6,8 GW, đứng xa đằng sau Đức – 29 GW và Tây Ban Nha – 21,6 GW.

Các tin bài liên quan Thượng đỉnh quốc tế về năng lượng tái tạo tại Abu Dhabi Tác hại kinh tế của biến đổi khí hậu : Hơn 3% GDP thế giới có thể mất đi mỗi năm Hội nghị khí hậu thế giới đạt thỏa thuận tối thiểu Rio+20 : Điểm khởi đầu cho cuộc tìm kiếm một mô hình phát triển mới Vì sao nhiệt độ Trái đất tăng chậm lại trong thập niên qua ? Tháp điện gió Việt Nam xuất qua Mỹ bị vạ lây vì dính đến Trung Quốc Hội nghị quốc tế về năng lượng sạch khai mạc tại Washington
Trọng Thành (RFI)
 
 

Thư ngỏ của Nhà báo Trần Đình Bá gửi Tổng BT Nguyễn Phú Trọng

Trần Đình BḠlà một sĩ quan quân đội, nguyên phóng viên báo Quân Đội Nhân Dân Việt Nam. Ông là một trong những cây bút điều tra gạo cội với nhiều bài báo chống tiêu cực, tham nhũng hữu hiệu đã đăng tải trên nhiều báo khác nhau. Chuỗi những bài điều tra, tham gia“phá án” của Trần Đình Bá đã hơn một lần được tập hợp, in thành sách như là những giáo trình hướng dẫn làm phóng sự điều tra đối với  không ít sinh viên và những nhà báo trẻ. Trần Đình Bá thuộc lớp những nhà báo vua biết mặt – chúa biết tên. Cách đây hơn hai năm ông đã từng gửi tới tổng bí thư đảng csvn – Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng những tâm tư, trăn trở của một nhà báo nhiều thâm niên bằng một bức thư riêng. Bức tâm thư của ông bị rơi vào quên lãng.
          
Chiều 11-5-2013, trong nỗi ưu tư, đượm buồn sau khi chứng kiến cuộc tường thuật phiên bế mạc hội nghị trung ương 7 ĐCSVN, Trần Đình Bá trao quyền cho tôi chuyển những tâm sự, trăn trở của ông thành Thư ngỏ gửi TBT Nguyễn Phú Trọng với những dòng tâm sự:
        
 “ - Với mong muốn các nhà lãnh đạo chúng ta cũng biết tiếp thu những ý kiến chân thành của con dân họ như Tổng thống Mỹ B.Clinton đã từng viết thư trả lời thư của một Việt kiều khi anh đề nghị Tổng thống Mỹ nên cho xây dựng những tượng đài kỷ niệm cuộc chiến tranh Mỹ- Việt. Gần đây Tổng thống Nga V. Putin đã cho thực hiện ngay lập tức đề nghị của một cháu bé muốn có một sân chơi tập thể cho các bạn cháu cùng trang lứa ở một vùng quê xa  xôi hẻo lánh của nước Nga… nên tôi cho công bố bức thư này để bạn đọc gần xa lượng định”.
               
Tiếng nói Trần Gia xin đăng tải nguyên văn bức thư ngỏ của nhà báo Trần Đình Bá gửi TBT Nguyễn Phú Trọng.
                                                                             (Trần Định- Nhà báo, NS Nhiếp ảnh)
Nhà báo Trần Đình Bá

                                                         Hà nội ngày Mồng một Tết Tân Mão ( 3/2/2011)

                        Kính gửi:   Tổng bí thư – Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng
         
Nhân ngày đầu xuân Tân Mão, cho phép tôi được gửi tới Tổng Bí thư – Chủ tịch Quốc hội và gia đình lời chúc sức khỏe đầu năm, toàn gia An khang Thịnh vượng. Tôi vô cùng tâm đắc khi nghe lời phát biểu, căn dặn, nhắc nhở, động viên các cán bộ nhân viên, phục vụ bảo vệ khu Di tích Bác Hồ tại nhà sàn Bác ngày 30 Tết Tân Mão của Tổng Bí thư - Chủ tịch Quốc hội. Vì vậy tôi xin được gửi tới Tổng Bí thư – Chủ tịch Quốc hội thư này với một số ý kiến như sau:
         
I- Về đối nội
         
1. Đảng ta luôn lấy Chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động của  mình.
         
1.1.  Về Chủ nghĩa Mác -Lênin: Nhiều nguyên lý cơ bản nhất, nhiều nội dung chủ yếu nhất của Chủ nghĩa Mác –Lênin đã không còn phù hợp trong thời đại hiện nay và thực tế Đảng ta cũng đã từng điều chỉnh nên mới thu được nhiều thành tựu to lớn về kinh tế và xã hội như trong những năm Đổi Mới vừa qua.
          Một thực tế khác là: Cu ba, Triều Tiên vi quá  máy móc, giáo điều, không chịu điều chỉnh về kinh tế xã hội… nên đất nước họ trì trệ kéo dài, cuộc sống của người dân vô cùng cơ cực lầm than.
         
1.2. Về tư tưởng Hồ Chí Minh. Theo tôi tư tưởng của Bác Hồ như một bầu trời đầy sao lấp lánh. Ánh sáng của muôn vàn vì sao đó không chỉ soi rọi con đường giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước, xây dựng con người của Việt Nam chúng ta mà còn có tác dụng lớn lao cho toàn nhân loại.. Nhưng trước hết và lớn nhất tư tưởng của Ngưởi là Xây dựng Nước,  Xây dựng Đảng , Xây dựng lực lượng vũ trang
         
Về xây dựng nước: Bác đó nêu rất rõ khi người khai sinh ra Nước ngày 2/9/1945…

          VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
          ĐỘC LẬP-TỰ DO-HẠNH PHÚC
         
Nghĩa là: thể chế nước là DÂN CHỦ CỘNG HÒA. Mục đích, mục tiêu là DÂN TỘC ĐỘC LẬP DÂN QUYỀN TỰ DO, DÂN SINH HẠNH PHÚC.
         
Về xây dựng Đảng: Người cũng đã nêu rất rõ, khi Người đặt tên Đảng là ĐẢNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM có nghĩa Đảng của chúng ta là Đảng của  những người lao động, vì hạnh phúc của người lao động.
         
Về xây dựng lực lượng vũ trang: Bác đã chỉ rõ: “ Quân đội ta trung với NƯỚC, hiếu với DÂN…”. Lẽ nào học tập tư tưởng Bác mà chúng ta lại dám khi quân, sửa cả lời dạy của Bác: “ Quân đội ta trung với ĐẢNG…”
          
Tôi hy vọng rằng trong nhiệm kỳ XI này, Đảng ta dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hãy trả lại tên Nước, tên Đảng đúng như tên Bác Hồ đã đặt ra.
           
Nếu Đảng ta dũng cảm và kiên quyết dám nhìn nhận và sửa chữa sai lầm như Đảng đã từng làm thời Bác Hồ thì chắc chắn và dứt khoát không có một thế lực nào phá hoại được, thay thế được sự lãnh đạo của Đảng.
            
Muốn làm được điều đó tôi nghĩ Đảng ta cần thực hiện được ba điều kiện, ba yêu cầu có tính tiên quyết sau đây:

1. Công tác cán bộ: Mặc dầu Đảng ta rất chú trọng, rất quan tâm, mất nhiều tiền của công sức để đào tạo, xây dựng một đội ngũ cán bộ rất hùng hậu, nhưng thực tế cho thấy còn lâu, còn lâu lắm chúng ta mới có một đội ngũ cán bộ có đức, có tài toàn tâm toàn chí vì Nhân Dân, vì đất nước như đội ngũ cán bộ thời Bác Hồ.

2- Dân chủ trong Đảng : Lâu nay có một thực tế làm cho dư luận hết sức quan tâm, bức xúc. Riêng tôi rất băn khoăn và có cả sự đau lòng. Đó là một số cán bộ cao cấp khi không còn giữ quyền lực đã có một số việc làm, một số phát biểu hoàn toàn trái ngược với quan điểm, đường lối chính thống. Tôi chưa đủ trình độ để thẩm định sự đúng sai của những việc làm, những quan điểm đó. Điều tôi quan tâm là những việc làm, những quan điểm của những nhà lãnh đạo đó đã nói lên một điều rất hệ trọng đó là tính chiến đấu, tinh thần phê và tự phê của các vị đó lúc còn đương chức rất yếu kém. Phải chăng việc thực hiện dân chủ trong Đảng kể cả trong bộ máy lãnh đạo cao cấp của Đảng trong thời gian qua là có vấn đề, là chưa tốt. Chúng ta còn nhớ trước đây ông Trần Xuân Bách đã sẵn sàng từ bỏ quyền lực, quyền lợi để bảo lưu quan điểm của mình. Tôi không đủ trình độ để thẩm định về đúng sai của quan điểm, nhưng về bản lĩnh con người của ông Trần Xuân Bách thật đáng trân trọng.

Tôi hy vọng rằng, những nhà lãnh đạo khi còn đương chức nên sẵn sàng bày tỏ thể hiện quan điểm của mình, sẵn sàng tranh luận nội bộ về những quan điểm đó. Biết đâu từ những việc làm thẳng thắn cởi mở và xây dựng của những cán bộ cao cấp, đương chức, Đảng ta sẽ có những biện pháp phù hợp hơn với tình hình của xã hội, của Đất Nước và xu thế của thời đại.
3. Về phòng chống tham nhũng: Nạn tham nhũng hiện nay là cực kỳ nguy hiểm, đó thực sự là một hiểm họa đe dọa sự ổn định và phát triển của Đất Nước, đe dọa sự lãnh đạo của Đảng. Thế nhưng cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng hiện nay của chúng ta theo tôi, còn mang lặng tính hình thức. Nhiều thế lực tham nhũng, nhiều vụ tham nhũng lớn, cực lớn vẫn chưa ai đụng chạm tới, vẫn tha thồ tác oai, tác quái, mặc sức hoành hành tàn phá đất nước.
             
Kính thưa Tổng Bí thư - Chủ tịch Quốc hội!

Nhiều người cho rằng: Nếu cứ để tình trạng tham nhũng như hiện nay hoành hành, Đảng, Nhà nước không ngăn chặn được, không đẩy lùi được thì sự ổn định và phát triển của Đất nước và phát triển của Đảng rất khó được bảo đảm về tính bền vững.
         
II. Về đối ngoại:
             
Lịch sử mọi thắng lợi của Cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Bác Hồ cho thấy công tác đối ngoại đóng một vai trò cực kỳ quan trọng. Lịch sử cũng cho thấy trong công tác đối ngoại khi nào chúng ta giữ vững được nguyên tắc độc lập tự chủ thì chúng ta thành công và ngược lại.
             
Liên quan đến công tác đối ngoại, tôi thấy phương Tây có một câu châm ngôn triết lý: “ Không có kẻ thù vĩnh viễn, không có bạn bè vĩnh viễn, chỉ có lợi ích dân tộc là vĩnh viễn…”
Thật tiếc rằng, trong một thời gian khá dài, từ sau ngày giải phóng Miền Nam thống nhất Đất Nước đến hết thế kỷ XX, kéo thêm dăm bảy năm đầu của thế kỷ XXI, nhiều nhà lãnh đạo cao cấp của chúng ta đã không ý thức được một cách sâu sắc ý nghĩa của câu châm ngôn đó làm cho đất nước đã phải gánh chịu thêm tổn thất về người, về của, về biên giới, hải đảo.
             
Cũng trong công tác đối ngoại, nhằm tranh thủ đối tác, tranh thủ người đối thoại lâu nay trong nhiều văn bản, nhiều lời phát biểu, nhiều lời tuyên bố của nhiều nhà lãnh đạo thường dùng cụm từ: “ Khép lại quá khứ, hướng tới tương lai” . Tôi nghĩ dùng cụm từ đó hoàn toàn không ổn, hoàn toàn không chuẩn về triết học, về lịch sử, đặc biệt về mặt tình cảm, trong đó có cả yếu tố tâm linh. Theo tôi ta nên thay đổi từ đó  bằng cụm từ: “ Không để quá khứ cản trở ( hoặc làm ảnh hưởng) đến mối quan hệ ( hoặc sự hợp tác) trong hiện tại và tương lai”.
             
Trong công tác đối ngoại, tôi nghĩ xử lý mối quan hệ với Trung quốc là khó khăn nhất, là phức tạp nhất, là quyết định nhất. Về quan hệ đối ngoại với Trung quốc tôi thấy trong một thời gian khá dài ( khoảng trên 30 năm) chúng ta làm chưa tốt, lúc thì quá cứng, lúc lại quá mềm. Thật may mắn vài năm gần đây chúng ta đã kịp thời điều chỉnh nên phần nào đã ngăn chặn được nhiều hành động ngông cuồng của Trung quốc trên biển Đông.
              
Mối quan hệ giữa Trung quốc và Việt Nam mang tính đặc thù về lịch sử, về địa lý, về xã hội, về chính trị và bao trùm lên tất cả Trung quốc là một nước láng giếng khổng lồ với một tư tưởng xuyên suốt từ ngàn đời nay là ĐẠI HÁN BÀNH TRƯỚNG
           
Về mặt lịch sử xã hội: Với hơn một ngàn năm Bắc thuộc và vài ba trăm năm của các triều đại sau đó, có thể nói rằng hầu hết người Kinh của chúng ta hiện nay đều có nguồn gốc từ người Trung quốc. Về mặt địa lý với hai con sông lớn nhất của Việt Nam là sông Hồng và sông Cửu Long đều có khởi nguồn nằm sâu trong lãnh thổ của Trung quốc. Qua hàng triệu năm bồi lắng và chở nặng phù sa, một phần đồng bằng sông Hồng, trong đó có Thủ đô Hà Nội và một phần đồng bằng sông Cửu Long đều được bồi đắp bởi một phần phù sa từ Trung quốc. Như vậy, về con người, về đất đai quan hệ giữa Việt Nam và Trung quốc là mối quan hệ hết sức mật thiết.
             
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Đảng ta dưới sự lãnh đạo thiên tài của Bác Hồ đã tranh thủ được sự ủng hộ giúp đỡ vô cùng to lớn của Trung quốc. Có thể nói không sai rằng nếu không có lương thực, thực phẩm, thuộc men, vũ khí và các phương tiện chiến tranh khác của Liên Xô, Trung quốc cung cấp, chúng ta khó lòng chiến thắng được thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
            
Trung quốc, Liên Xô và nhiều anh em bè bạn ủng hộ chúng ta đánh Mỹ và chúng ta đã thắng Mỹ giải phóng được dân tộ, thống nhất được Đất Nước. Có một thực tế rất chua chát rằng Trung quốc giúp chúng ta đánh Mỹ nhưng Trung quốc không muốn chúng ta thắng Mỹ, không muốn chúng ta thống nhất đất nước. (Thật đáng thương cho nhân dân Triều tiên khi những nhà lãnh đạo của họ, để giữ được quyền lực “cha truyền con lối” đã buộc lòng phải biến mình thành con bài, con rối trong tay nhà cái). Trung quốc chỉ muốn Mỹ sa lầy ở Việt Nam để Mỹ suy yếu, để họ mặc cả, để họ vươn lên. Thực tế chúng ta thắng Mỹ, Trung quốc đã thu được “siêu lợi nhuận”. Trung quốc không muốn ai lớn mạnh trừ họ. Một bằng chứng hùng hồn, một bài học lịch sử mà các thế hệ người Việt Nam phải khắc sâu vào khối óc trái tim đó là sau khi chúng ta thắng Mỹ thống nhất Đất Nước, Trung quốc đã nuôi dưỡng bọn Pôn Pốt gây ra cuộc diệt chủng khủng khiếp cho người dân Campuchia, gây ra cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam với chúng ta và sau đó họ trực tiếp mang 60 vạn quân xâm lược 6 tỉnh biên giới phía Bắc của chúng ta. Có một nguồn tin đưa ra một con số: số thương vong của chúng ta (trong hai cuộc chiến tranh biên giới và giúp Campuchia tiêu diệt bọn diệt chủng Pôn Pốt) gấp ba lần số thương vong của chúng ta trong chín năm đánh Pháp.
             
Kính thưa đồng chí Tổng Bí Thư-Chủ tịch Quốc hội !
             
Những gì tôi diễn giải nêu trên về Trung quốc để đi đến một điều là tình hình Hải đảo và biển Đông. Có thể khẳng định dứt khoát rằng: Tham vọng bành trướng của Trung quốc ở biển Đông không bao giờ thay đổi và ngày nay khi họ có tiềm lực kinh tế, quân sự hùng hậu thì tham vọng đó càng có điều kiện bùng lên mạnh mẽ.
             
Cách đây khoảng 20 năm, trong một bức thư gửi các đồng chí ủy viên Bộ chính trị, đề cập đến các dự án dầu khí, tôi có viết (đại ý): Theo tôi, trong thời gian trước mắt việc tranh chấp biên giới trên đất liền của chúng ta ít có khả năng xảy ra, còn việc tranh chấp trên biển Đông rất dễ xảy ra. Nếu việc đó xảy ra thì lực lượng Hải quân của chúng ta chắc chắn không đủ sức để đương đầu với họ. Vì vậy để đối phó với những tình huống xấu đó, chúng ta cần kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng:

1. Các dự án dầu khí lớn, chúng ta cần giành sự ưu tiên đặc biệt cho các tập đoàn lớn của các cường quốc lớn.
2. Cần xây dựng những hải đoàn dân quân tự vệ trên biển. Nếu theo luật pháp quốc tế tàu đánh cá của ngư dân không được trang bị vũ khí. Thì lực lượng này nằm trong sự chỉ huy kiểm soát của hải quân hoặc bộ đội biên phòng các tỉnh có biển, coi như đây là lực lượng quân đội làm kinh tế.

Kính thưa Tổng Bí thư- Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng !

Suốt đời tôi làm lính không có thời gian và điều kiện để học hành tử tế, nên sự hiểu biết, nền kiến thức của tôi còn rất nông cạn. Nếu những gì tôi nêu trong bức thư này là chưa phù hợp, chưa chín chắn, rất mong được Tổng Bí thư–Chủ tịch Quốc hội lượng thứ.

Một lần nữa cho phép tôi trân trọng kính chúc Tổng Bí thư- Chủ tịch Quốc hội và gia đình  khỏe mạnh hạnh phúc !

Viết xong Rằm tháng Giêng Tân Mão

Kính thư

Nhà báo Trần Đình Bá
(Blog Trần Gia) 

TNS Mỹ tìm cách đặt điều kiện nhân quyền vào TPP với Việt Nam

Thượng nghị sĩ thuộc đảng Dân chủ Ben Cardin thẳng thắn nêu lên vấn đề nhân quyền Việt Nam và bày tỏ quan ngại về việc Hà Nội bỏ tù hàng loạt các blogger và các nhà hoạt động chỉ vì họ thể hiện quan điểm cá nhân.
Thượng nghị sĩ thuộc đảng Dân chủ Ben Cardin thẳng thắn nêu lên vấn đề nhân quyền Việt Nam và bày tỏ quan ngại về việc Hà Nội bỏ tù hàng loạt các blogger và các nhà hoạt động chỉ vì họ thể hiện quan điểm cá nhân.
Một Thượng nghị sĩ Mỹ tuyên bố sẽ nhấn mạnh đến việc bảo đảm nhân quyền tại các nước như Việt Nam và Malaysia trong tiến trình các nước thương lượng về Hiệp định Mậu dịch Tự do Xuyên Thái Bình Dương TPP.

AFP dẫn lời người đứng đầu Tiểu ban Đối ngoại Thượng viện phụ trách Đông Á, Thượng nghị sĩ Ben Cardin, cho biết ông sẽ thúc đẩy các tiến bộ về mặt quản trị và nhân quyền bên cạnh các tiêu chuẩn về môi trường và lao động mà chính quyền Mỹ cho biết sẽ đặt trọng tâm ưu tiên trong quá trình đàm phán TPP.

Tuy không tiết lộ chi tiết cách bao gồm vấn đề nhân quyền vào Hiệp định thương mại TPP, nhưng trong bài phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế hôm 14/5, Thượng nghị sĩ Cardin đã thẳng thắn nêu lên vấn đề nhân quyền Việt Nam và bày tỏ quan ngại về việc Hà Nội bỏ tù hàng loạt các blogger và các nhà hoạt động chỉ vì họ thể hiện quan điểm cá nhân.

Thượng nghị sĩ Cardin nói Hoa Kỳ muốn giao thương với các nước TPP, nhưng các nước này phải có nghĩa vụ đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế quản trị và nhân quyền. Ông Cardin nhấn mạnh đó là các tiêu chuẩn quốc tế chứ không phải là các tiêu chuẩn của Mỹ. 

Việt Nam đang cùng Hoa Kỳ và các nước tham gia đàm phán Hiệp định TPP, hiệp định thương mại tự do xuyên Thái Bình Dương chiếm 40% nền kinh tế toàn cầu.

Chỉ trích Hà Nội gia tăng vi phạm nhân quyền trầm trọng, giới hoạt động nhân quyền đang vận động chính phủ Mỹ kèm điều kiện nhân quyền trong các cuộc đàm phán TPP với Việt Nam.

Một ngày tổng vận động cho nhân quyền Việt Nam sẽ diễn ra tại Quốc hội Hoa Kỳ vào ngày 4/6 tới đây, dự kiến quy tụ sự tham dự của hàng trăm người Mỹ gốc Việt từ khắp nơi kéo về trụ sở Quốc hội để yêu cầu áp lực Hà Nội phải tôn trọng nhân quyền và chấm dứt những sự vi phạm, đàn áp quyền căn bản của công dân.
Nguồn: AFP/The Business Times
 

Trung Quốc thực sự muốn đàm phán về COC ?

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (REUTERS /Jason Lee)
Ngoại trưởng Trung QuốcVương Nghị
Đầu tháng Năm, trong chuyến công du một số nước Đông Nam Á, tân Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã tuyên bố là Bắc Kinh đồng ý khởi động các cuộc đàm phán với ASEAN về Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) có tính ràng buộc về mặt pháp lý và thành lập một Nhóm Nhân sĩ (EPG) để bổ sung cho các cuộc đàm phán ở cấp chính phủ. Nhân dịp này, trong một tài liệu, dưới dạng hỏi-đáp gửi các cơ quan truyền thông, giáo sư Carlyle A. Thayer, chuyên gia Đông Nam Á, cho biết một số nhận định của ông về vấn đề này.

Giáo sư có thấy những lý do gì để lạc quan về việc Trung Quốc sẽ sớm tiến hành đàm phán nghiêm túc với ASEAN về COC? Liệu Trung Quốc sẽ thay đổi lập trường ?

Chính Trung Quốc đã cam kết thảo luận về Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông khi họ chấp thuận Tuyên bố chung về ứng xử của các bên ở Biển Đông DOC, năm 2002 và Bản hướng dẫn thực thi DOC vào giữa năm 2011. Trung Quốc nêu vấn đề thảo luận về COC với các quan chức ASEAN tại Hội nghị Tham vấn các quan chức cao cấp ASEAN-Trung Quốc lần thứ 19. Kết quả chuyến công du Đông Nam Á của Ngoại trưởng Vương Nghị là đạt được thỏa thuận tổ chức một cuộc gặp ở cấp Tổng Vụ trưởng của Nhóm Công tác về DOC để thảo luận về COC, vào tháng Tám.

Trung Quốc chắc chắn sẽ gặp các đối tác ASEAN để thảo luận về COC, nhưng điều này không có nghĩa là sẽ sớm đạt được một thỏa thuận. Tuy vậy, việc đồng ý thảo luận về COC giữa Trung Quốc và ASEAN đánh dấu một bước phát triển quan trọng. Trong quá khứ, Trung Quốc không chấp nhận các cuộc thảo luận đa phương.

Ngoại trưởng Vương Nghị cũng nhắc lại đề nghị thành lập Nhóm Nhân sĩ (EPG). Đề nghị ban đầu của Trung Quốc là các bên có số đại diện ngang nhau. ASEAN có 10 người và Trung Quốc 10 người. Cần phải xem thành phần của Nhóm Nhân sĩ mới sẽ ra sao và mối quan hệ của nhóm này với các cuộc thảo luận chính thức. Nhóm Nhân sĩ có thể bị sa lầy vào các vấn đề kỹ thuật và làm chệch tiến trình đàm phán về COC.

Indonesia, nền kinh tế lớn hàng thứ hai ở Đông Nam Á, là nước thứ hai làm ông Vương tới thăm, sau Thái Lan, trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông, kể từ khi ông được chỉ định làm Ngoại trưởng, hồi tháng Ba. Chặng tiếp theo trong chuyến công du này là Singapore và Brunei Darussalam. Vậy mục đích chuyến đi này là gì? Một số người bi quan nói rằng đó là một phần trong chiến lược “Chia để trị” của Trung Quốc. Giáo sư đánh giá như thế nào về quan điểm này ?

Điều đáng chú ý là Ngoại trưởng Vương đã gạt Việt Nam và Philippines ra khỏi chuyến công du của ông. Rõ ràng là Ngoại trưởng Vương cố tìm kiếm phát hiện những bất đồng bên trong ASEAN và khéo léo gây áp lực để cô lập Philippines, nếu không muốn nói là cả Việt Nam. Chuyến công du Thái Lan của Ngoại trưởng Vương nhằm bảo đảm là Thái Lan, nước điều phối quan hệ với Trung Quốc, tiếp tục chú ý tới những ưu tiên của Trung Quốc. Chính phủ của bà Yingluck luôn tìm cách có được những ưu đãi của Bắc Kinh, qua việc đóng vai trò “trung lập” trong quan hệ Trung Quốc – ASEAN.

Có thể thấy được cách tiếp cận vấn đề của Trung Quốc qua bài bình luận không chính thức của ông Nguyễn Tông Trạch (Ruan Zongze - 阮宗泽), phó giám đốc Viện Nghiên cứu Quan hệ Quốc tế Trung Quốc, đăng trên Trung Hoa Nhật báo (ngày 04/05). Ông Nguyễn viết : « Indonesia và Brunei … khác với Philippines và Việt Nam, bởi vì họ muốn giải quyết các tranh chấp qua đàm phán. Thái Lan và Singapore … không muốn để các tranh chấp ảnh hưởng đến quan hệ hữu nghị và hợp tác chung giữa Trung Quốc và ASEAN ».

Sau đó, ông Nguyễn đưa ra điểm nút, « Trung Quốc không sợ đàm phán về ‘bộ Quy tắc ứng xử’, nhưng trước tiên, cần phải xác định nước nào (hoặc những quốc gia nào) đã vi phạm tinh thần Tuyên bố chung về ứng xử của các bên ở Biển Đông. Nếu không, sẽ không có một ‘Bộ Quy tắc ứng xử’ khả tín ».

Tóm lại, khi các quan chức ASEAN gặp các đồng nghiệp Trung Quốc, họ có thể thấy là Trung Quốc sẽ đề cập đến mối liên hệ giữa những tiến bộ của việc xây dựng COC và việc « một số nước » cần phải thay đổi cách ứng xử, những nước mà Trung Quốc cáo buộc đang khuấy đục Biển Đông và lôi kéo các thế lực bên ngoài vào khu vực (ý nói Hoa Kỳ).

Một số người cho rằng những biện pháp được thông báo cho thấy chiến lược ve vãn Indonesia của Trung Quốc. Họ coi Indonesia như một nước đóng vai trò trung gian hòa bình có hiệu quả trong vùng vì Jakarta không phải là một bên tranh chấp. Phải chăng điều quan trọng đối với Trung Quốc là duy trì hình ảnh « một con voi thân thiện » vì các mối lợi chính trị và kinh tế ?

Chắc chắn Trung Quốc làm cho Indonesia biết là Bắc Kinh có một sự chú ý đặc biệt tới nước này bởi vì Jakarta đã đưa ra sáng kiến thúc đẩy tiến trình xây dựng COC bên trong ASEAN. Cần nhắc lại, Ngoại trưởng Marty Natalegawa là người đầu tiên thông báo rằng Trung Quốc và ASEAN đã đồng ý tổ chức một cuộc gặp để thảo luận về COC. Vào thời điểm đó, không có một chi tiết nào được thông báo. Sau đó, Ngoại trưởng Marty có thái độ phê phán đối với cách hành xử của Trung Quốc. Chuyến đi thăm của Ngoại trưởng Vương nhằm làm dịu Indonesia. Ông Vương đã thành công, bởi vì giờ đây, Indonesia đã chấp nhận đề nghị của ông về việc thành lập Nhóm Nhân sĩ hoạt động song song với các cuộc thảo luận chính thức. Trung Quốc nhắm tới việc khai thác mối quan tâm của Indonesia là xây dựng đồng thuận, với hy vọng gây áp lực để Philippines giảm bớt những tuyên bố hùng hồn và từ bỏ kiện tụng tại toà án Liên Hiệp Quốc.

Ngoại trưởng Ông Vương đã nhắc lại rằng « Trung Quốc là một lực lượng kiên quyết duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông ». Vậy trong thời gian gần đây, Trung Quốc đã làm gì phù hợp với tuyên bố này ?

Cần đánh giá Trung Quốc không chỉ qua lời nói, mà cả qua các hành động. Đây là bước đi đầu tiên tích cực khi Trung Quốc gặp các quan chức ASEAN và nhóm này sẽ khởi động các cuộc thảo luận về COC. Tuy nhiên, bộ máy tuyên truyền của Trung Quốc lại ra sức tuyên bố rằng Philippines đã chiếm đóng bất hợp pháp lãnh thổ của Trung Quốc và làm xáo trộn quan hệ Trung Quốc-ASEAN.

Trên thực tế, Trung Quốc tự đặt mình đứng trên luật pháp quốc tế. Bắc Kinh từ chối làm rõ nội dung bản đồ 9 đường cắt đoạn. Trung Quốc khẳng định có « chủ quyền không thể tranh cãi » đối với Biển Đông, nhưng lại không để cho bên thứ ba độc lập đánh giá cơ sở đòi hỏi chủ quyền của mình. Trung Quốc đã thực sự chiếm đóng bãi đá Scarborough qua việc duy trì ba tàu hải giám ở đó và căng dây cáp ngăn chặn lối vào bãi đá này. Trung Quốc vừa mới thông báo hạn chế ngư dân Philippines đánh cá trong Vùng Đặc quyền Kinh tế của Philippines. Cuối cùng, Trung Quốc đã tăng cường tuần tra quân sự và bán quân sự và tiến hành các cuộc tập trận ở Biển Đông. Tóm lại, Trung Quốc « nói đến đối thoại » nhưng lại sử dụng ngoại giao pháo hạm gây sức ép với các nước Đông Nam Á.

Giáo sư có nhận định thêm gì không ?

Từ nay đến tháng Tám, các quan chức cao cấp ASEAN phải kết thúc các cuộc thảo luận và đạt được đồng thuận bên trong ASEAN về COC. Vấn đề không chỉ là đạt được sự nhất trí về tài liệu này, mà còn phải đạt được đồng thuận hình thành một mặt trân thống nhất đối mặt với Trung Quốc. Nhóm Nhân sĩ chỉ có thể được thành lập một khi Trung Quốc có phản ứng đối với dự án COC của ASEAN và đạt được các tiến bộ đáng kể. Chỉ nên tham khảo các gợi ý của Nhóm Nhân sĩ khi nẩy sinh những điểm bất đồng.
(RFI)

Kinh tế VN 'khủng hoảng trầm trọng'

Các thống kê đưa ra trong buổi họp ngày 14/5 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho thấy kinh tế Việt Nam đang đối mặt với nhiều vấn đề nghiêm trọng.

Trong quý một năm nay, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam so với cùng kỳ năm 2012 ở mức 4,89%.

Mức này, theo ông Nguyễn Văn Giàu, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội là "cao hơn mức 4,75% của quý một năm 2012, tuy nhiên thấp hơn nhiều so với quý một năm 2011 và quý một năm 2010" (tăng trưởng lần lượt là 5,53% và 5,84%).

"Trong khi đó, tăng trưởng sản xuất công nghiệp quý một chỉ đạt 4,93%, mức thấp nhất từng thấy trong quý một giai đoạn 2010-2013", ông Giàu nói trong buổi họp. Đây cũng là mức thấp hơn nhiều so với mức 5,9% cùng kỳ năm 2012.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng số doanh nghiệp đang trong tình trạng lỗ có thể cao hơn trong báo cáo đưa ra
Thống kê của Ủy ban Kinh tế cũng cho thấy tăng trưởng dư nợ tín dụng ba tháng đầu năm chỉ đạt 0,03%.

Chỉ số tăng trưởng dư nợ tín dụng và sản xuất công nghiệp đều thấp đồng nghĩa với việc nền kinh tế Việt Nam đang đứng trước tình trạng các doanh nghiệp hấp thụ vốn rất yếu và sản xuất kinh tế đang đình trệ.

Giải thích về tình trạng tăng trưởng tín dụng yếu kém, ông Bùi Quang Vinh, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư cho rằng do các ngân hàng vẫn đang siết chặt cho vay mà không có biện pháp phân loại đối tượng một cách hữu hiệu, đồng thời do nợ xấu vẫn chưa được giải quyết triệt để.

"Nếu các khó khăn nêu trên không được xử lý thì khả năng GDP đạt 5,5% như Quốc hội đề ra cho năm 2013 là rất khó khăn," ông Vinh nói.

Số liệu do Ủy ban Tài chính - ngân sách công bố tại buổi họp cho thấy trong bốn tháng đầu năm, thu ngân sách nhà nước chỉ đạt khoảng 244 nghìn tỷ, bằng 29,9% dự toán.

Phá sản hàng loạt

Theo thống kê của Ủy ban Kinh tế, trong quý một, đã có 15,3 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt đông và giải thể. Tăng 14,6% so với quý một năm 2012.

Thống kê của ủy ban này hồi tháng Tư cũng cho thấy trong thời điểm 2 năm từ 2011 đến hết 2012 đã có hơn 100 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động và giải thể.

Trong khi đó, số doanh nghiệp thành lập mới là 15,7 nghìn doanh nghiệp, giảm 6,8% về số lượng. Lượng vốn cũng thấp hơn 16% so với cùng kỳ năm trước, theo thống kê của Ủy ban Kinh tế.

Bên cạnh đó, ông Nguyễn Xuân Cường, phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương thì cho biết có đến 65% các doanh nghiệp báo lỗ và khả năng phục hồi kinh tế là rất "khó khăn".

Tuy nhiên ý kiến của Chủ tịch Quốc hội, ông Nguyễn Sinh Hùng cho rằng số doanh nghiệp báo lỗ có thể còn cao hơn có số này.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách, ông Phùng Quốc Hiển nhận xét dư nợ tín dụng trong bốn tháng đầu năm chỉ tăng 1,41% nhưng dư nợ hụy động tăng 5% cho thấy "ngân hàng đang nắm giữ một lượng tiền lớn, nhưng lại không chảy vào nền kinh tế."

Thống kê của Ủy ban Kinh tế cho thấy tăng trưởng sản xuất công nghiệp giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2012
Hạ lãi suất: có giúp ích?

Hồi cuối tuần trước, trang Financial Times cũng đã có bài nói về việc hạ lãi suất liên tục của Ngân hàng Nhà nước trong vòng một năm trở lại đây.

Bài viết của FT dẫn lời báo cáo của HSBC trong đó cho rằng việc hạ lãi suất không thực sự giúp ích cho nền kinh tế Việt Nam thời điểm hiện tại.

"Nếu không có những cải cách triệt để để giải quyết nợ xấu khu vực ngân hàng thì những chính sách tiền tệ sẽ không thể làm tăng nhu cầu tín dụng nội địa," ngân hàng này bình luận.

Trả lời phỏng vấn FT, ông Vincent Conti, một kinh tế gia khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của ANZ cho rằng lãi suất tiền gửi hiện gần như thực âm.

"Tuy nhiên trong bối cảnh kinh tế đình trệ như hiện nay, lãi suất tiền gửi thực âm thực ra lại có lý," ông này nói.

"Nếu như có lạm phát có dấu hiệu hạ thấp hơn 6,5%, Ngân hàng Nhà nước sẽ có thêm khoảng trống để hạ lãi suất."
(BBC)
 

'Nếu Phương Uyên phải chịu án tù'

Thanh niên Việt Nam chỉ được phép hoạt động chính trị trong khuôn khổ Nhà nước tổ chức

Công luận đang đặc biệt chú ý phiên tòa sơ thẩm xét xử hai sinh viên Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha vào ngày 16/5 tại Tòa án nhân dân tỉnh Long An với cáo buộc 'Tuyên truyền chống nhà nước' theo điều 88 Bộ luật Hình sự.

Xét xử theo điều luật ‘hai cái còng’ trở nên quen thuộc đối với công luận trong nuớc và thế giới trong vài năm trở lại đây, nhưng dùng nó để ‘chụp’ hai thanh niên đang ngồi trên ghế giảng đường với một cáo trạng đậm màu sắc chính trị không khỏi làm nhiều người thấy chột dạ và xót xa.

Phương Uyên lúc còn hoạt động Đoàn
Phương Uyên lúc còn hoạt động Đoàn
Nếu hai thanh niên này xếp hàng để khóc như trẻ con khi đuợc nắm tay các sao Hàn thì đã không sao. Nếu họ sử dụng tư duy để luyện tập lắng nghe một-hai-hay ba nốt nhạc để phán đoán bài hát thì cũng chẳng có vấn đề gì.

Còn nếu như họ hoạt động theo kiểu phong trào được ban phát từ Đoàn và Hội sinh viên có khi còn được thăng tiến và trọng dụng.

Nhưng hai sinh viên này đã không làm thế. Họ đã chọn cách lắng nghe tiếng gọi của dân tộc, viết bằng máu trên những mảnh vải có nội dung lên án giặc ngoại xâm.

Họ đã sử dụng tư duy của mình để phán đoán dòng chảy của nhân loại và cuối cùng lựa chọn con đường dấn thân đấu tranh chính trị thay vì có thái độ bàng quan như bao người cùng trang lứa.

An ninh quốc gia?

Cho nên, cáo buộc theo điều 88 vì 'truyền đơn có nội dung không hay về Trung Quốc’ và ‘phỉ báng Đảng Cộng sản Việt Nam’ dành cho hai sinh viên này không những không đảm bảo cho an ninh quốc gia mà trái lại đã tạo nên dư luận và hình ảnh vô cùng xấu cho nhà nuớc.

Vì nó mang lại cảm giác rằng lòng yêu nước dường như đang bị xúc phạm khi mà Trung Quốc có những hành động đe dọa đối với Việt Nam trong thời gian gần đây.
Sinh viên Nguyễn Phương Uyên

Liệu phiên tòa xét xử Phương Uyên sẽ làm nhiều thanh niên sinh viên 'thức tỉnh'?

Nó cũng mang lại cảm giác bất an cho giới trẻ nói riêng và dân chúng nói chung khi nhìn vào đảng cầm quyền. Đã là đảng lãnh đạo của nhân dân mà không dung thứ cho việc bị phỉ báng hoặc chỉ trích thì ai có quyền hoài nghi về đảng đó.

Đáng nói hơn, vụ việc của Phương Uyên và Nguyên Kha là dấu hiệu cho thấy lực luợng chống đối Nhà nước đang dần được trẻ hóa.

Không chỉ là những ông già bà lão bị quy chụp là thành phần bất mãn, mà sự bất mãn này đã xâm nhập vào giới thanh niên sinh viên ở độ tuổi tràn đầy năng luợng sống đang ấp ủ những hoài bão tươi đẹp với đầy niềm tin vào tương lai.

Kết án tù Phương Uyên và Nguyên Kha trong trường hợp này không giúp đảm bảo an ninh quốc gia mà nó chỉ làm cho giới trẻ càng hoài nghi và chán nản để rồi tiếp tục bàng quan trước vận mệnh của đất nước, khiến quốc gia ngày càng rối ren.

Tham dự chính trị

Giới trẻ ngày nay hiểu rằng họ là ai, đất nước này đang cần gì và họ phải làm gì: không có gì khác hơn là chủ nhân của một đống nợ nần với tài nguyên quốc gia đang cạn kiệt cùng sự suy đồi đạo đức đã bám rễ và một định hướng đang phải mò mẫm mỗi ngày.

Họ cũng thừa biết trụ cột của một quốc gia thịnh vượng là gì: không có gì khác ngoài một thể chế dân chủ với quyền con người được đảm bảo và xã hội dân sự phát triển.

Để rồi tiếng gọi lương tri đã thôi thúc hai sinh viên này hành động.

Dù hành động rải truyền đơn của hai sinh viên này có thể không được nhiều người ủng hộ về phương pháp đấu tranh chính trị, nhưng nó thể hiện sự can dự vào chính trị khi dũng cảm thoát ly khỏi khuôn khổ của hệ thống chính trị hiện hành.

Sinh viên Việt Nam
Đa số thanh niên Việt Nam bàng quan với chính trị

Phương Uyên và Nguyên Kha đã không cố gắng bám víu và trông đợi vào sự 'cơ cấu' như nhiều người trẻ hiện nay mà lại chọn con đường dấn thân để rồi phải chịu rủi ro.

Từ đây có thể nói rằng:

"Con đuờng duy nhất để giới trẻ hiện nay rèn luyện năng lực tham dự vào chính trị là phải dũng cảm đối mặt và chấp nhận rủi ro từ Điều 88 Bộ luật Hình sự".

Đất nước này giờ đây không cần những vết máu loang trên những con đường mà luôn cần những tấm lòng dấn thân, sự dũng cảm đối mặt và chấp nhận rủi ro để đối diện với Điều 88 thì mới có hy vọng vào tương lai tươi sáng và tiền đồ cho dân tộc.

Nếu Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha phải chịu án tù thì họ chính là những người trẻ đã viết nên những trang đầu tiên làm lay động tâm thức xã hội.

Đó là đem vào đời sống chính trị Việt Nam hình ảnh của những người trẻ có tinh thần dân tộc, có lý tưởng sống nhưng phải đối diện với tù tội.

Nó đã thách thức lương tri của những tri thức hàng đầu của đất nước và đặt ra câu hỏi cho hàng triệu thanh niên sinh viên còn đang bàng quan với thời cuộc.

Phạm Lê Vương Các

Sinh viên Luật, TPHCM

* Bài viết thể hiện quan điểm riêng và cách hành văn của tác giả, một sinh viên năm thứ ba ngành Luật ở thành phố Hồ Chí Minh.
(BBC) 

Bôxit: đừng tranh cãi mãi

Cuộc tranh cãi về khai thác bôxit luôn diễn ra căng thẳng suốt mấy năm nay trên bàn hội nghị hay bên lề các cuộc họp, thậm chí ngay tại hiện trường dự án. Một bên quyết tâm làm còn một bên quyết tâm dừng. Bên nào cũng có lý nhưng lý lẽ của bên quyết tâm làm đang đuối dần khi một dự án bắt đầu cho ra sản phẩm.

Bên quyết tâm làm cho rằng cái mỏ bôxit mênh mông ở Tây nguyên thuộc hàng có trữ lượng lớn trên thế giới, cần khai thác để phát triển kinh tế, đặc biệt là kích cho vùng Tây nguyên phát triển nhanh hơn.

Và không dừng lại ở phạm vi Lâm Đồng và Đắk Nông, bên quyết tâm làm còn muốn mở rộng thăm dò, khai thác bôxit ở Gia Lai và Bình Phước. Trong khi bên quyết tâm dừng cho rằng trữ lượng lớn nhưng bôxit Tây nguyên thuộc loại bôxit nghèo (chất lượng không cao) nên khai thác không có hiệu quả. Giá nhôm lại giảm nên giá alumin (sản phẩm chế biến từ bôxit) cũng giảm. Với giá này, khai thác bôxit chắc chắn lỗ nặng. Thế nhưng, bên quyết tâm làm vẫn hi vọng giá bán sản phẩm alumin sẽ tăng lên trong tương lai.

Không thể tính lời - lỗ theo kiểu phập phù trông vào tương lai như vậy được!

Đó là khía cạnh kinh tế, chưa kể hệ lụy môi trường và xã hội từ khi khởi động hai dự án bôxit. Đất đai của dân bị thu hồi để làm dự án vẫn chưa được đền bù xong. Đơn khiếu kiện vẫn còn chồng chất đó. Môi trường khu vực dự án luôn chìm trong mịt mù bụi đỏ. Đường bộ để vận chuyển alumin chưa nâng cấp kịp. Đường sắt chuyên dụng chưa biết bao giờ mới làm. Cảng Kê Gà để xuất alumin đã phải dừng lại. Hàng loạt vấn đề đang bày ra chưa rõ sẽ giải quyết thế nào.

Ngay cả những người đang điều hành dự án cũng bảo rằng họ đang lúng túng vì đây là “những công trình bôxit đầu tay, chưa có kinh nghiệm”. Họ thú thật rằng không hiểu hết công nghệ khai thác bôxit nên làm đến đâu biết đến đó và phụ thuộc rất nhiều vào nhà thầu Chalieco của Trung Quốc. Chính một sếp của dự án Nhân Cơ thốt lên rằng: “Năng lực quản lý của chủ đầu tư có phần hạn chế. Nhà thầu Trung Quốc lần đầu tiên thi công dự án tại VN nên khá lúng túng...”.

Như vậy, cả hai dự án khai thác bôxit Nhân Cơ và Tân Rai đều không bảo đảm những yêu cầu tối thiểu về “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” thì làm sao hi vọng vớt vát được gì? Trong khi tiền của bỏ ra rất lớn và chi phí đổ vào hai dự án này tiếp tục tăng. Dự án Nhân Cơ tăng chi phí tới 40% so với dự toán ban đầu trong khi chưa thi công xong nên chưa biết có còn phát sinh gì nữa hay không. Nhà máy bôxit Tân Rai đã hoàn tất thi công, đang chạy thử nhưng chưa bán được sản phẩm alumin nên không có tiền trả lương cho công nhân (TKV với tư cách chủ đầu tư phải tiếp tục chi trả). Nhiều công nhân chịu không nổi đồng lương còm cõi đã xin nghỉ việc, thậm chí tự động bỏ việc.

Quả thật hai dự án bôxit này đều đang tiến thoái lưỡng nan. Nếu tiếp tục tiến, phải có người đứng ra chịu trách nhiệm về hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án. Nếu thoái, phải quyết định càng sớm càng tốt để bớt đổ tiền của, công sức của dân vào đó. Trước mắt, theo đề xuất của một chuyên gia về khoáng sản, nên tiến hành kiểm toán độc lập cả hai dự án này. Nếu kết quả cho thấy dự án nào không bảo đảm có hiệu quả thật sự thì nên quyết định dừng ngay, đừng để tranh cãi mãi rồi không ai chịu trách nhiệm cả!

Xuân Trung
(Tuổi trẻ)
 

Rủi ro chính trị ngắn hạn và 3 kịch bản cho Việt Nam

Hãng tư vấn tư nhân có trụ sở tại London BMI (Business Monitor International) vừa đưa ra trong thời gian từ nay tới 2022.(Xem tại đây)

Cuộc phân loại của BMI lần này được tiến hành đối với  21 nước và vùng lãnh thổ châu Á bao gồm cả Hàn Quốc, Bắc TT, TQ, Đài Loan và HK; các quốc gia ASEAN và Nam Á. Kết quả cho thấy:

Về mức độ rủi ro chính trị ngắn hạn, Việt Nam đạt 76,9, (trên mức trung bình là 73,2 và đứng thứ 9/ trên 21 nước và vùng lãnh thổ so sánh)

Tuy nhiên Về rủi ro chính trị dài hạn, Việt Nam chỉ đạt 57,7, dưới mức trung bình là 62,6 và đứng thứ 15 trên tổng số 21 quốc gia vùng lãnh thổ, cụ thể dưới đây:

Hình minh họa
    Nam Hàn 84,2
    Singapore 80,6
    Đài Loan 75,4
    Hong Kong 72,9
    Trung Quốc 67,4
    Malaysia 67,2
    Ấn Độ 65,7
    Brunei Darussalam 65,6
    Philippines 62,8
    Bangladesh 62,6
    Thái Lan 61,8
    Sri Lanka 60,2
    Indonesia 60,0
    Campuchia 58,9
    Việt Nam 57,7
    Bắc Hàn 55,2
    Papua New Guinea 54,8
    Pakistan 52,7
    Bhutan 51,0
    Lào 44,5
    Miến Điện 37,5

BMI cho rằng câu hỏi lớn nhất đặt ra cho nền chính trị Việt Nam là nhu cầu dân chủ hóa trong nước ngày càng gay gắt  trong khi trên mặt trận đối ngoại việc Trung Quốc ngày càng lớn mạnh sẽ đẩy Việt Nam gắn bó hơn với nhóm các nước Á châu có quan hệ gần gũi với Hoa Kỳ. Và BMI đưa ra ba kịch bản cho khả năng thay đổi chính trị Việt Nam trong thời gian tới, gồm tình huống cơ bản, tình huống tốt nhất, và tình huống xấu nhất.

Kịch bản một: Chế độ kỹ trị

Theo kịch bản này, Đảng Cộng sản VN biến chuyển thành một chế độ kỹ trị, theo đó BMI dự đoán Đảng sẽ chuyển hướng để chính phủ nhắm vào việc duy trì mức tăng trưởng kinh tế cao và đảm bảo phân phối của cải một cách tương đối hợp lý cho toàn bộ dân chúng.

Với hướng đi này, BMI nhận định nhiều thanh niên vào Đảng nhằm thăng tiến trong sự nghiệp và phục vụ đất nước chứ không phải vì lý tưởng cộng sản.

Do vậy, BMI dự đoán các cải cách kinh tế sẽ được tiếp tục, bất chấp những lời chỉ trích từ các thành viên lớn tuổi, bảo thủ trong Đảng.

Tuy nhiên, BMI đánh giá là trong kịch bản này, việc các nhà hoạt động đòi dân chủ và những người chỉ trích chính phủ có những giai đoạn bị đàn áp mạnh tay chính là chỉ dấu cho thấy việc tự do hóa chính trị vẫn là điều chưa được chấp nhận.

Kịch bản hai: Từng bước tự do hóa chính trị

Theo BMI, đây sẽ là tình huống tốt nhất, với việc Đảng Cộng sản áp dụng những chuyển biến nêu trong kịch bản một, đồng thời kết hợp với việc dần dần tiến tới tự do hóa chính trị, như mở rộng vai trò của Quốc hội, chấp nhận một cách dễ dàng hơn những ý kiến khác ở ngay trong cùng Đảng, tăng tính cạnh tranh chính trị trong các kỳ bầu cử, và cho truyền thông hoạt động cởi mở hơn.

Theo kịch bản này, BMI cho rằng Việt Nam sẽ đi từ hệ thống độc đảng sang hệ thống một đảng nắm quyền chi phối tương tự như mô hình ở các nước láng giềng Campuchia, Malaysia và Singapore, nơi chỉ có đảng cầm quyền là có cơ hội thực sự để chiến thắng trong các kỳ bầu cử.

Hiện đang có nhiều kêu gọi phải sửa đổi điều 4 Hiến pháp, qua đó thách thức sự lãnh đạo độc quyền của Đảng Cộng sản

Nếu nhìn xa hơn, thì những gì đã xảy ra ở Nam Hàn, Đài Loan và Nhật Bản cho thấy mô hình hệ thống một đảng nắm quyền chi phối rốt cuộc cũng sẽ mở đường cho phe đối lập. Tuy nhiên, BMI nhận định trong trường hợp Việt Nam thì con đường này có lẽ chỉ xảy ra sau hơn một thập niên nữa.

Kịch bản ba: Bạo loạn và đàn áp bạo lực

Là khả năng xấu nhất, với những bước đi sai lầm nghiêm trọng về mặt chính sách, dẫn tới một giai đoạn biến động kinh tế kéo dài, tỷ lệ thất nghiệp cao và mức lạm phát chóng mặt khiến mức độ sung túc bị xói mòn, theo BMI.

Tình hình này sẽ thúc đẩy mạnh việc thay đổi thể chế, nhưng BMI đánh giá rằng trước các cuộc biểu tình rộng khắp trên đường phố và sự thách thức toàn diện về cơ chế độc đảng lãnh đạo, một bộ phận trong Đảng sẽ ủng hộ việc dùng các lực lượng an ninh đàn áp người biểu tình để tiếp tục níu giữ quyền lực.

Tuy nhiên, theo BMI, việc đàn áp bạo lực các cuộc biểu tình đường phố như từng xảy ra Bấm tại Bắc Kinh hồi 1989 hay tại Miến Điện hồi 2007 sẽ dễ khiến nhiều người thiệt mạng, và dẫn tới việc bị cộng đồng quốc tế áp lệnh trừng phạt.

Nếu điều này xảy ra, Việt Nam nhiều khả năng sẽ phải đương đầu với không chỉ tình trạng bị cô lập về mặt ngoại giao mà còn bị suy yếu kinh tế do ảnh hưởng tới việc xuất khẩu và đầu tư trực tiếp của nước ngoài.

VN Hãy bằng mọi cách tránh kịch bản thứ ba!

Trần Kinh Nghị

* Trần Kinh Nghi: Nội dung dưới đây xuất phát từ BBC nhưng có lẽ được dịch và soàn một cách cẩu thả (?). Nhận thấy nội dung thông tin khách quan và có giá trị tham khảo và “cảnh báo”…, Bách Việt xin mạn phép biên soạn lại và đăng tải dưới tiêu đề trên đây. Mong bạn đọc thông cảm nếu có gì sai sót hoặc bất tiện.
(Blog Bách Việt)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét