Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 24 tháng 4, 2013

Tin thứ Tư, 24-4-2013

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT   
- Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh: GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC KHÔNG TRUYỀN THỐNG HỮU NGHỊ, CŨNG KHÔNG CÓ TƯƠNG ĐỒNG VỀ Ý THỨC HỆ (BS).
1< - Dâng hương tưởng nhớ các liệt sỹ tại Trường Sa (TTXVN).  - Mít tinh kỷ niệm 38 năm Giải phóng quần đảo Trường Sa (VTV). - Dưới biển Trường Sa (ND).  - Triển lãm ảnh “Biển đảo xa mà gần” (VTV).
ASEAN ra sức phục hồi đoàn kết tại hội nghị thượng đỉnh (VOA).  - Tranh chấp Biển Ðông: Ðề tài chính của Thượng đỉnh ASEAN (VOA). “ASEAN đang nỗ lực tìm kiếm một Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông có tính ràng buộc về mặt pháp lý với Trung Quốc để ngăn chặn xảy ra xung đột”.

Tướng Martin Dempsey thăm Trung Quốc (BBC). - Mỹ khẳng định chiến lược « xoay trục » sang châu Á (RFI). “Hoa Kỳ tìm kiếm ảnh hưởng giúp ổn định khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Chúng tôi nghĩ rằng chính sự vắng mặt, chứ không phải sự hiện diện của chúng tôi, mới làm mất ổn định trong khu vực”.
Hải quân Việt Nam-Hoa Kỳ trao đổi kỹ thuật cứu hộ biển (VTC).
Lộ thêm thông tin Việt Nam có thể mua P-3 Orion (KT).  - Những rung chấn quanh Việt Nam với P-3C ORION của Mỹ (ĐV).
Hội nghị Cấp cao ASEAN 22: DOC khó lột xác thành COC (SGTT).  - Thủ tướng sẽ dẫn đầu đoàn Việt Nam dự hội nghị cấp cao ASEAN (VOV).  - Thủ tướng Singapore đi Hội nghị ASEAN bằng máy bay thương mại (TN).
Quan hệ Nhật-Trung lại nóng vì quần đảo tranh chấp (QĐND).
8 tàu hải giám Trung Quốc tiến gần quần đảo Senkaku/Ðiếu Ngư (VOA). - Tám tàu hải giám Trung Quốc đến Senkaku (RFI). - Tàu Nhật và TQ bám nhau ở biển Hoa Đông (BBC). “Thủ tướng Shinzo Abe nói sẽ quyết ‘dùng vũ lực’ nếu như phía Trung Quốc có hành động đổ bộ lên khu vực đảo hai nước hiện đang tranh chấp chủ quyền trên Biển Hoa Đông này”.
Thiếu thông tin hay cố tình xuyên tạc? (QĐND). “…internet nói chung, mạng xã hội nói riêng ở Việt Nam phát triển với tốc độ rất cao. Đó là kết quả từ sự quan tâm của Nhà nước Việt Nam. Vậy mà RSF lại vu lên rằng Việt Nam là “kẻ thù của internet”".
Thân nhân blogger Điếu Cày bị cản trở thăm nuôi  (RFI).
Thông cáo của nông dân Văn Giang (BS).  - Nông dân Văn Giang ra tuyên bố một năm sau vụ cưỡng chế (RFI). “Các nông dân Văn Giang tuyên bố sẽ đấu tranh đến cùng để bảo vệ ‘quyền người cày có ruộng’.” - Một năm sau vụ cưỡng chế đất ở Văn Giang (RFA). “Rõ ràng chính quyền đã không thực hiện những điều luật pháp đề ra để bảo đảm lợi ích hợp pháp của người dân. Chúng tôi nghĩ mình được hưởng những điều đó. Chúng tôi chấp nhận đóng thuế để nuôi hệ thống chính quyền, chỉ mong đến lúc mình cần, chính quyền phải đứng ra bảo vệ”.
2
- Vụ Dùng “đầu gấu” giải phòng [phóng] mặt bằng: Sẽ tổ chức đối thoại với dân (DV).  - Vụ xô xát tại huyện Tiên Lãng là “phức tạp” (LĐ). Nhóm bảo vệ tại hiện trường vụ xô xát =>
THƯ ĐỀ NGHỊ ĐOÀN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HCM TRANH LUẬN (CLCĐVV/ BS). Chúng ta hãy chờ xem phía Đoàn trường ĐH Luật TP. HCM sẽ ứng xử như thế nào trong vụ này. Một trường ĐH đào tạo các luật sư tương lai, những người biết tôn trọng pháp luật, nhưng liệu Đoàn trường ĐH Luật TP có hành xử theo hiến pháp và pháp luật hay không, mọi người sẽ có câu trả lời trong những ngày sắp tới.
- Vũ Mạnh Hùng, cựu giảng viên Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Cao đẳng Kinh tế -  Kỹ thuật Thương mại: Thư ngỏ của ông Vũ Mạnh Hùng (chủ nhân blog hanhtrinhditimcongly.blogspot.com) gửi Bộ trưởng Bộ Công an (BoxitVN).
‘Cần làm sáng tỏ về Đảng cầm quyền’ (BBC). “Thường trực Ban bí thư Lê Hồng Anh cũng yêu cầu Hội đồng Lý luận Trung ương nâng cao chất lượng làm việc bằng cách ‘tôn trọng và phát huy tự do tư tưởng trong hoạt động nghiên cứu khoa học, nghiên cứu lý luận’.”
Đổi quốc hiệu phải đi đôi với thực chất’ (BBC). - Liệu VN có lấy lại tên Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa? (RFA).
- Nguyễn Quang A: Sở hữu tư nhân hạn chế về đất đai? (BS).
Kháng thư của mục sư Nguyễn Trung Tôn (Dân Luận).
- Nguyễn Thanh Giang: Đọc lại “Thư ngỏ gửi ông Nguyễn Khoa Điềm” nhân dịp bài thơ “Đất nước những năm tháng thật buồn” của ông mới được phổ biến (Dân Luận).
- Cực hài! Hai Ủy viên Bộ chính trị đối đầu trong cuộc chiến tâm linh tại đàn Xã Tắc (Cầu Nhật Tân).
- Đã điểm tối qua:  TIẾT LỘ ĐỘNG TRỜI VỀ HÒN ĐÁ BÙA Ở ĐỀN HÙNG (Tễu). - Trấn yểm Đền Hùng: “Đặc cách” đồ cung tiến hay sự thiếu hiểu biết (DT).  - Oẳn tà roằn (Quê Choa).
- Từ Khôi: Tu bổ tôn tạo đình Dương Lôi, Từ Sơn, Bắc Ninh: Sai nguyên gốc, ngược quy trình (Nguyễn Thông).
Liệu quan Tổng Thanh tra CP Huỳnh Phong Tranh có “trượt mồm”? (Gocomay).
Ngân hàng Nhà nước VN ‘bác tin đổi tiền’ (BBC).
Tỉ đô không phải tỉ đồng (Nguyễn Vĩnh).
- GS Lê Vũ Anh: Nhận phong bì là cái sai từng được xã hội chấp nhận (ĐV).  – ĐB Trần Thị Quốc Khánh: ’Cấm bệnh nhân cảm ơn bằng phong bì là cực đoan’ (ĐV).
Bộ NN-PTNT “hối thúc” thực hiện Thủy điện Đồng Nai 6 và 6A! (NLĐ).  - Được và mất khi xây dựng thủy điện Đồng Nai 6 và 6A (ND).
Hà Nội: Chuyển công tác 1 cán bộ sách nhiễu dân (VTV).
Cấm CSGT tuần tra mang ĐTDĐ: Nên không? (KP).
Công an “làm luật” kiểm lâm lãnh án 8 năm tù (TN).
3<- Bà bầu nằm trên bàn làm việc chủ tịch xã (VNN). - Phụ nữ tham chính: Đường xa, gánh nặng (GD&TĐ).
Sự thật về tà đạo “Tâm linh Hồ Chí Minh” (chùa PL).
- Minh Diện: ĐỨNG DƯỚI TƯỢNG ĐÀI QUÂN TÌNH NGUYỆN (Bùi Văn Bồng).
Cơ hội chính trị của người Mỹ gốc Việt (BBC).
- “Vụ án Hỏa xa” tại Trung Quốc: Lưu Chí Quân và một “đế chế” tham ô (Kỳ 1) (PT). - Vợ ông Lưu Hiểu Ba: ‘Tôi không được tự do’ (VOA).
Mỹ bác yêu sách nhà nước hạt nhân của Triều Tiên (TTXVN). - Bộ trưởng Quốc phòng Nam Triều Tiên bị đe dọa (VOA).
Châu Âu chấm dứt cấm vận Miến Điện (BBC). - Thêm hàng chục tù chính trị Miến Điện được trả tự do (RFI).

Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (QĐND/PT). – Bùi Hoàng Tám: Hồn dân tộc thắp sáng biển đảo Tổ quốc! (DT). - Triển lãm chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa cho khách quốc tế (PLTP). - Ấn tượng những tác phẩm mỹ thuật về biên giới, biển đảo (PT).
Khánh thành công trình cổng ngõ Hải đội Hoàng Sa (ANTĐ). - Dâng hương tưởng nhớ các liệt sĩ Trường Sa (SGGP).
Trung Quốc tiết lộ sẽ đóng tàu sân bay thứ 2 lớn hơn (TTXVN). - Trung Quốc không tôn trọng DOC (PLTP).
Nhiệm vụ lớn của Thượng đỉnh ASEAN là vấn đề biển Đông (LĐ). - Biển Đông: Ai châm lửa, ai gỡ ngòi nổ? (VNN). - Trung Quốc có thật lòng? (TP).
Nhật sẵn sàng dùng vũ lực chặn Trung Quốc (TN).
Khủng bố (Phi Vũ 2). - Những người Mỹ sau cùng rút ra khỏi Việt Nam (TCPT). - Ai được hưởng lợi từ sự bất ổn trong Hậu phương nước Mỹ? (VLB).
Phong trào Hiến chương 77 và phong trào Hiến chương 08 (Boxitvn).
PHẠM HUY SẢNH * THIẾU TƯONG ĐỖ KẾ GIAI (Sơn Trung).
30-4 … và nỗi đau mẹ Việt (Bảo Quốc) (Thông luận).
Yêu cầu hạn chế du lịch và gởi tiền về Việt Nam (Nguyễn Văn Huy) (Thông luận).
Các khái niệm dân chủ, pháp quyền, cộng hoà và xã hội: Lý thuyết và thực tế (Boxitvn).
“Người ra văn bản quy phạm pháp luật đắp chiếu nên có văn hóa từ chức” (GDVN).
Đinh Thế Huynh dính ‘scandal’ ở báo Nhân Dân? (Người Việt).
Hà Nội: Kỷ luật cán bộ sách nhiễu dân (SGGP).
Bài học đạo đức (TN).
Lãnh đạo phải biết cách rước nhân tài (PLTP).
Mỗi năm chúng ta làm việc bao nhiêu giờ? (PT).
Vụ dùng côn đồ giải phóng mặt bằng tại Tiên Lãng: Bộ Công an vào cuộc (TN). - Chủ tịch Hải Phòng: Sớm kết luận vụ đánh dân Tiên Lãng (VNN).
Bị tấn công sau khi thắc mắc với tổ trưởng dân phố (TT).
BẦU ƠI THƯƠNG LẤY BÍ CÙNG (Zetamu).
Hơn 200 tỉ đồng giải phóng mặt bằng để làm con đường 21 tỉ! (SGTT).
- Đồng thanh ‘tố’ thủy điện (TP). - Đưa dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A ra Quốc hội (TN). -Cần dừng ngay 2 dự án Thủy điện Đồng Nai 6 và 6A (DV). - Bộ NN&PTNT quyết tâm thực hiện dự án thủy điện Đồng Nai 6 (SM). - Làm thủy điện 6,6A: mất nhiều hơn được (TT).
Nạo vét sông Thị Vải: Sự mờ ám kinh tởm – Kỳ 3: Em trai Giám đốc cảng vụ là “trùm” nạo vét (TN).
Vụ lao động “chui” ở Angola: Bộ Ngoại giao đề nghị công an làm rõ (LĐ).
Công ty thép dùng “sổ đỏ” của người dân để trả nợ ngân hàng (PT).
Không có lý do gì để… đổi tiền (KT).
Học thuyết kinh hoàng khiến hàng trăm ngàn người bị giết (Bách Việt).
Nghi phạm đánh bom Boston ‘muốn chạy đến New York’ (VNE). - Vụ đánh bom ở Boston (Mỹ): Bảy nghi vấn còn bỏ ngỏ (TN).
- “Vụ án Hỏa xa” tại Trung Quốc: Lưu Chí Quân và một “đế chế” tham ô (Kỳ cuối) (PT).
Triều Tiên muốn được công nhận là quốc gia hạt nhân (TN). - Chuyên gia Mỹ: Washington cuối cùng cũng sẽ bị Triều Tiên khuất phục (GDVN). - Nhật và Mỹ tham vấn hợp tác đối phó với Triều Tiên (TTXVN). - Triều Tiên: “Gió đang đảo chiều” (KT).

Nguyễn Chí Vịnh lại lên tiếng về Biển Đông (Người Việt). - Bài thơ của nhà thơ Bùi Minh Quốc không mới nhưng vẫn còn nguyên tính thời sự: Tổ quốc bao giờ nhục thế này chăng? (Quê Choa).
- Lê Tuấn Huy: Quân đội và sự trung thành (pro&contra). Lâu lắm rồi, BTV mới thấy bác Lê Tuấn Huy xuất hiện, có lẽ từ khi bác “bắt tận tay” phe ta bắt tay với phe “bạn”, lập nên cái Website “Hợp tác Kinh tế Thương mại Việt Nam – Trung Quốc” rồi giao cho “bạn” giữ luôn website đó, tự đăng nhiều thông tin đứng trên lập trường của “bạn”, công khai chống lại Việt Nam. Từ đó đến nay, chẳng nghe người nào liên quan tới vụ này bị kỷ luật, còn bác Lê Tuấn Huy thì… không còn lên tiếng nữa. Hy vọng không bị liên lụy gì đến sự kiện trên.
BS: Bài viết quá dài, lập luận vòng vo trích dẫn Hồ Chí Minh, Lenin, Angels nhiều, đăng báo quốc doanh có lẽ thích hợp. Một khi viết đăng trên mạng tự do, hãy huỵch toẹt ra:
Một đảng luôn đặt lợi ích giai cấp lên trên hết, lại đang sống dựa vào và kết nghĩa “môi răng” với kẻ thù truyền kiếp nguy hiểm nhất của Dân tộc, đang xâm lăng lãnh thổ lãnh hải của ta từng ngày, thì không được và không thể trung thành với nó hơn cả Nhân dân, Tổ quốc. Mất nước như chơi!
Suy nghiệm tháng Tư, trò chuyện với nhà văn Thùy Linh (RFA).
Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa ngày đó, bây giờ (RFA).
Chuyện phiếm: Thứ trưởng (ngoại giao, phụ trách VK) đáng yêu ! (NLG). Chỉ có điều ông thứ trưởng chọn nhầm người để bắt tay, như tay “Việt kiều yêu nước” Nguyễn Phương Hùng và mấy bác VietWeekly, PhoBolsaTV… những người mà ở nước ngoài thì… chán, còn trong nước thì… phát ngán! Có lẽ do những người mà ông thứ trưởng chọn làm bạn để chơi nhưng họ đã không chọn ông, nên ông không còn sự lựa chọn nào khác?
Nhân tiện, xin nhắn các bác HTV đang thực hiện bộ phim ở xứ “giãy chết”, có quay phim với ai cho chương trình biển, đảo này thì quay, nhưng tránh xa một tờ báo mà các bác dự định sẽ gặp vào ngày mai, vì coi chừng, bao nhiêu kinh phí bỏ ra là mất trắng. Cẩn thận, kẻo khán giả trong và ngoài nước tẩy chay cả bộ phim sau khi các bác làm xong vì có sự góp mặt của những người trong tờ báo đó.
- Chuyện không muốn nói mà cứ phải nói, đó là về lũ heo ở VTV1 – Trần Bình Minh cùng đám thuộc hạ. Trong lúc lãnh đạo đảng, nhà nước lớn giọng kêu gọi “hòa giải hoà hợp dân tộc”, “bình thường hóa” quan hệ với Hoa Kỳ,  thế mà chúng luôn làm ngược lại, mà đâu có hề hấn gì, thậm chí còn lên chức. Như mấy bữa nay, sắp tới 30/4, nên cứ sau chương trình Thời sự là chúng cho phát bài “Giải phóng miền Nam” đầy những lời lẽ sắt máu (“diệt đế quốc Mỹ/ Phá tan bè lũ bán nước/ Ôi xương tan máu rơi lòng hận thù ngất trời” …), thứ chỉ để phục vụ cuộc chiến chí chết giành giật miền Nam, theo “thiên đường CS”, đâu phải để “hòa hợp Dân tộc” sau gần 40 năm trời. Không lẽ chúng không nghĩ ra cách gì để nhắc tới ngày này một cách văn minh hay sao? Hãy xem một việc làm ý nghĩa của đồng nghiệp báo Thanh niên: Chứng nhân bên bờ Hiền Lương. “Gần bốn thập kỷ trôi qua kể từ ngày thống nhất, hòa giải và hòa hợp dân tộc vẫn là một vấn đề thời sự …”
HẬU TRÁCH NHÂN… (VTC/ Văn Công Hùng).
KINH TẾ  
Kinh tế vĩ mô của Việt Nam đang đi đúng hướng (CP).
4“Lãi suất có thể hạ tiếp trong quý 2” (VnEco).  - Dân mặc đồ trắng, đòi ngân hàng trả lại sổ đỏ (Zing).  - Ngân hàng, tín dụng đen mất tiền tỷ vì bút ‘phù thủy’ (NĐT/VEF).
Minh bạch với nhà đầu tư, doanh nghiệp sẽ “thắng lớn” (VnEco). =>
Sai lầm trong quản lý thị trường vàng (NLĐ).  - Vàng lậu bắt đầu gia tăng (TBKTSG).  -Chuyên gia kêu gọi lập sàn vàng quốc gia (TBKTSG).  - Phiên đầu tiên Ngân hàng Nhà nước đấu thầu hết sạch vàng (VnM).  - Một tấn vàng bán sạch, vàng đắt hơn thế giới 6 triệu đồng/lượng (Zing). - Chào thầu 1 tấn vàng vào ngày 24/4 (VnEco).
Bầu Đức ‘buông’ bất động sản Việt Nam (VNE).  - 1 tỷ đồng, có mua được nhà ở ngay?(VEF).  - Cho người nước ngoài mua nhà: Dân Việt có còn cơ hội? (ĐV).  - Tám đối tượng được thuê và thuê mua nhà ở xã hội (TTXVN).
Siêu dự án “nằm vạ” (NLĐ).
Xe khách tăng 40% giá vé trong dịp lễ 30.4 và 1.5 (TN).
Chủ tịch tỉnh Bình Định nói về dự án lọc dầu 27 tỷ USD: Có lợi thì làm (GDVN).
Có thể đòi được chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột (TBKTSG).
CEO Bibica thừa nhận sai lầm vì “kết duyên” với Lotte (VnEco).
Lùng bùng sữa dê Danlait: Mạnh Cầm xin lỗi khách hàng (VTC).  - Vụ lùm xùm về sữa dê Danlait: Cuộc chơi đã đến hồi kết? (DĐDN).
- Vụ nghệ sĩ Chánh Tín sắp phá sản: UBND tỉnh Lâm Đồng hành xử bất nhất (PT).
Nông dân Ðác Lắc điêu đứng vì giống bí lạ (ND).
Khu vực tự do mậu dịch châu Á-Thái Bình Dương : ASEAN khởi đầu thương lượng (RFI). “RCEP sẽ nối kết Trung Quốc, Nhật Bản, ASEAN (gồm 10 nước Brunei, Cam Bốt, Indonesia, Lào, Malaysia, Miến Điện, Philippines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam), Hàn Quốc, Ấn Độ, Úc và New Zealand”.
Các nhà đầu tư đặt cược nhiều vào Indonesia (RFI).
Apple sụt giảm mạnh lợi nhuận (BBC).
Viễn ảnh tăng trưởng đen tối của kinh tế Pháp (RFI).

Nền kinh tế Việt Nam – bãi tha ma chôn xác doanh nghiệp cùng với tiếng khóc than ai oán của hàng triệu triệu con người mà vẫn có thể ‘mũ ni che tai’ được chăng? (VLB).
Lạm phát có thể tăng cao trong quý II (PLTP).
Thị trường vàng Việt Nam và những ẩn số (SGTT). - Chính thức bắt được vàng nhập lậu(SM). - Khó bình ổn thị trường vàng (PLTP). - Bối rối chọn mặt gửi tiền (SGTT).
Chủ tịch ABBank: ‘Cần nới room ngân hàng lên 49% (VNE).
HAG nợ 16.000 tỉ đồng: “Bầu” Đức nói không đáng lo! (PT).
Bộ Tài chính “phản ứng” Bộ Tài nguyên – Môi trường về chính sách tài chính với đất( (SGGP).
Vét đáy vuông tôm bán cát trả nợ (SGTT).
CPI thấp chưa hẳn đã mừng (VnEco).
Cá tra xuất khẩu: Chưa hết truân chuyên (DĐDN).
- Dệt may Việt Nam: Vẫn lấy công làm lãi? (PT).
Xuất khẩu thuyền viên: Cơ hội vàng cho ngư dân (DV).
Nông nghiệp Việt Nam: Đường rộng nhưng kẹt tư duy (Boxitvn).
Nhà nông đua nhau bỏ mía (DV).
Nhọc nhằn đòi thương hiệu Việt tại Trung Quốc (TP).

Việt Nam muốn thúc đẩy thương mại, giảm thâm hụt với Trung Quốc (VOA).
Tin vịt về Tòa Bạch Ốc làm các thị trường chứng khoán Mỹ xáo trộn (VOA).
VĂN HÓA-THỂ THAO
Hà Nội xây cầu vượt qua Đàn Xã Tắc: Nên hay không? (VOV).
Putra Jatrai: Thánh địa Mỹ Sơn trong dòng lịch sử Vương quốc Champa (Gulpataom).
300 triệu cuốn sách/năm: trẻ em Việt gánh sách cho người lớn? (VNN).
5<- Thêm nhiều chi tiết về người con gái ‘Màu tím hoa sim’ (VTC).
Hoãn đêm nhạc Tình ca Phạm Duy (TN).
YÊU THỜI ĐỒ ĐỂU ( KỲ 53) (Nhật Tuấn).
Những thứ họ mang hay là câu chuyện về “các cô Ba” (FB Nguyễn Thanh Sơn/ Quê Choa).
Uống nước nửa ly (Nguyễn Thế Thịnh).
Trần Thành Nam – Tại sao người Việt đọc ít? (Dân Luận).
- Nhà thơ Hoàng Trung Thông: Ao ước được sống đúng là mình (D&TĐ).
“Văn hóa chợ” trên Facebook (NLĐ).
Let’s talk about sex! (Phần 1) (Phan Ba).
- Video: Triển lãm điêu khắc của Ron Meck (VTV).
Hình ảnh hiếm về Ấn Độ thế kỷ 19 (BBC).
Xây cầu vượt qua đàn Xã Tắc: Đe dọa nhiều di sản khác (TN).
Biệt danh tai tiếng của các ông vua VN (KT).
Nhiều trăn trở trong ảo tồn và phát huy giá trị di tích Nho học (HNM).
- Đàn Xã Tắc: Đại sứ giao thông Bùi Danh Liên:“Vướng là phá, cản là đập”? (PN Today).
Nghề chơi cũng lắm công phu – Kỳ 1: “Vua” lộc bình giấy (TN).
- Đại sứ Pháp Jean – No l Poirier: ‘Giờ là lúc giới thiệu văn hóa Việt Nam’ (TP).
Muốn kiếm tiền thì đừng… dịch sách! (LĐ).
Khi nhà văn lăng xê chính mình (SGGP).
NSND Thu Hiền: vui vì được người nghèo nghe hát (SGTT).
“Lưỡi kéo” có khắc nghiệt lắm không?! (PT).

- Nhà phê bình văn học Nguyễn Thanh Sơn: “Hỡi người đọc, hãy cảnh giác!” (LĐ).
- Giám khảo truyền hình thực tế: Cầu danh hay cầu tài? (NNVN).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
Đổi mới sách giáo khoa: Áp lực cả thầy lẫn trò! (VTV).
6- Nhà giáo Phạm Toàn: Lãn Ông lên tiếng “gửi người lớn…” (TS). - Phỏng vấn Nhà giáo Phạm Toàn: Phải chăng học tới lớp 9 là đủ? (RFA). “Em ấy gợi cho chúng ta thấy rằng cái mảnh bằng là vô nghĩa mà việc học để thỏa mãn con người, thỏa mãn sự phát triển, sự tiến bộ, thỏa mãn trình độ văn hóa đòi hỏi mỗi ngày một nâng cao lên”.
Video Sự trăn trở của một kẻ lười biếng được đăng trên một trang cố định, thuộc trang Giáo dục VN của BS, cũng đã được cập nhật tiếp, bao gồm hầu như tất cả các bài viết liên quan. Video dài hơn 1 giờ đồng hồ cũng đã được cắt ra làm 5 đoạn cho dễ theo dõi. Có thể nói đây như một “bản án chế độ giáo dục ngu dân VN“, nó sẽ phải được thường xuyên nhắc lại và bình luận.
- Video: Đổi mới giáo dục: Áp lực cả thầy lẫn trò (VTV).
“Kĩ năng mềm” cho nhà khoa học (Nguyễn Văn Tuấn).
Lợi gì nếu siết chỉ tiêu tuyển sinh cao đẳng, đại học? (TTXVN).
Các điểm học thêm, luyện thi bắt đầu nóng (CAND).
“Hội chứng” dạy chữ cho trẻ “tiền lớp 1” – Kỳ 1: Bức tranh toàn cảnh (GD&TĐ).  - Hà Nội chỉ đạo tuyệt đối không dạy trước chương trình lớp 1 (VOV)
Đào tạo chuyên: Lãng phí lớn (NLĐ).
Vụ Nghị định thua lệ huyện: 11 giáo viên được xét chế độ (VNN).
Thơ “sinh viên ra trường” khiến dân mạng “sục sôi” (KT).
Chuyện đáng bàn từ bài thơ tả bà ngoại (PT).

Cục trưởng Cục Nhà giáo lên tiếng vụ xét tuyển viên chức tại Vĩnh Phúc (GDVN).
Học đến lớp 9 là đủ? (TP). - Khen chê về ‘sự trăn trở của một kẻ lười biếng’ (TP). - TS Lương Hoài Nam: ‘Có vẻ người ta thấy sợ clip Kẻ lười biếng’ (GDVN).
GS Ngô Bảo Châu, GS Vũ Hà Văn, nhà giáo Phạm Toàn mở trang giáo dục (GDVN).
Đi học cũng dở, ở nhà không yên tâm (GD&TĐ).
Học thêm: Tử tế – không tử tế! (KT).
Chọn nhiều người học hay chất lượng ? (TN).
Thơ “sinh viên ra trường” khiến dân mạng “sục sôi” (KT/DT).
Bộ GD&ĐT đang lắng nghe việc chấm điểm tiểu học (PLTP).

- Đẩy sinh viên vào thế khó: Bài học thấm thía cho nhiều người (NNVN).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG 
Virus cúm đang bùng lên (NLĐ).  - Cúm H1N1 bùng lên mạnh mẽ (VNE).
Từ 1/8, Hà Nội dự kiến tăng viện phí đến 75% (VnM).  - Bệnh nhi tử vong, người nhà phản ứng dữ dội (VOV).
Phát hiện 2,5 tấn bì lợn được mua từ 4 tháng trước (NLĐ).
Đấu giá thiện nguyện ủng hộ chương trình “Chung tay xây lớp cho em”! (blog Thành).
- Video: Gia đình có 2 con nhỏ mắc bệnh hiểm nghèo (VTV).
- Video: Tàu hỏa đâm xe container (VTV).
Muôn màu cái ác! (NLĐ).  - Vụ cô gái bị xăm rết lên mặt: Bồi thường 400 triệu và thoát tội ?(TN).  - Xác định được người quay clip 2 mẹ con đánh ghen (VOV).
Tai nạn thảm khốc, 4 nữ sinh chết tại chỗ (TN).  - Vụ 4 nữ sinh bị cán chết: Phố nhỏ Đại Yên nhuốm màu tang tóc (DV).   - Tàu đâm container do người gác chắn… bỏ đi (VNN).
6<- Toàn cảnh ‘người nhện’ leo mái nhà, trộm hột xoàn bạc tỷ (Zing).
Vỡ tín dụng vài trăm tỷ, dân Hải Phòng nháo nhác (Zing).  - Vỡ hụi hàng trăm tỉ, chủ nợ và người dân kéo đến tắc đường (LĐ).
MỐT CHƠI QUÁI DỊ CỦA GIỚI TRẺ: Chơi “độc” trên da thịt (NLĐ).
Kiểm lâm “giải cứu” cá thể khỉ mặt đỏ đặc biệt quý hiếm (VOV).
Công an Việt Nam bắt một vụ vận chuyển 53 con rắn hổ mang chúa (VOA).
Tận dụng rác thải ny lon thành dầu đốt công nghiệp (RFA).
Lốc xoáy, gần 200 nhà ở Hà Tĩnh tốc mái (TT).
Pháp thông qua luật hôn nhân đồng tính (RFI).
Bia mang nhãn hiệu Chiến tranh Việt Nam bị phản đối (VOA).
Ấn Độ: Nữ sinh lớp 10 bị hãm hiếp ngay trong lớp học (NLĐ).
Trung Quốc : Cúm H7N9 lan sang một tỉnh mới (RFI).
- Video: Khám phá thế giới: Những sinh vật lạ ở biển sâu (VTV).
Trái đất ấm hơn bất cứ giai đoạn nào trong 1.400 năm qua (VOA).

Hà Nội dự định tăng viện phí từ tháng 8 (SM). - Rút ngắn thời gian khám bệnh còn 2-4 tiếng: Không kham nổi! (LĐ). - Bé 4 tháng tuổi chết khi lấy máu ở bệnh viện (TN). - Một bệnh nhi tử vong bất thường (TP). - Bệnh nhi tử vong, người nhà phản ứng dữ dội (VOV).
Phòng cúm A/H5N1 lây lan từ chim yến: Cần hỗ trợ thỏa đáng cho người nuôi yến (TN). -Gia cầm lậu tràn vào nội địa (SGGP).
Vụ đánh ghen, lột quần áo “tình địch”: Triệu tập hai người quay video clip (PLTP). - ‘Nghi phạm vụ nổ xe máy ở Hải Dương’ qua lời kể đồng nghiệp (PT). - Cái ác trỗi dậy từ sự hẹp hòi cá nhân (PLTP).

Phế liệu chiến tranh: Hiểm họa còn đó (RFA).
Pháp hợp thức hóa hôn nhân đồng tính (VOA).
Nhà hàng Mỹ có nên ghi số calo của các món ăn trong nhà hàng? (VOA).
Trung Quốc: Số tử vong vì cúm gia cầm tăng lên 22 người (VOA).
QUỐC TẾ  
Iran chỉ trích thỏa thuận bán vũ khí giữa Mỹ-Israel (TTXVN).
Canada phá vỡ âm mưu khủng bố của Al Qaida (RFI). - Canada phá âm mưu khủng bố đường sắt (BBC). - 2 nghi can khủng bố Canada ra tòa xin tại ngoại hầu tra (VOA).
Đại sứ quán Pháp bị đánh bom ở Libya (BBC). - Ðại sứ quán Pháp ở thủ đô Libya bị đánh bom (VOA). - Khủng bố trước sứ quán Pháp ở Tripoli (RFI).
Israel tố cáo Syria sử dụng vũ khí hóa học (VOA).
Lực lượng chính phủ Iraq đụng độ với người Sunni biểu tình (VOA).
7Ông Musharraf bị điều tra về vụ ám sát bà Bhutto (TTXVN). Lực lượng an ninh đặc nhiệm áp giải xe chở cựu Tổng thống Pakixtan Pervez Musharraf rời khỏi tòa án, tại Islamabad ngày 18/4 =>
Ấn Độ yêu cầu Trung Quốc rút quân khỏi khu vực tranh chấp (RFI). - Ấn Độ đề nghị TQ rút quân khỏi khu vực tranh chấp (TTXVN).
Bộ trưởng Hàn Quốc nhận thư đe dọa kèm chất ‘lạ’ (TP).  - Thư đe dọa Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc chứa bột mỳ (VOV).
Pháp thông qua dự luật hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính (TN).
Phụ nữ Hồi giáo đầu tiên làm thượng nghị sĩ tiểu bang ở Australia (VOA).
- Nguyễn Hưng Quốc: Từ chuyện nhỏ đến chuyện lớn (VOA’s blog). “Năm 2014, Nga sẽ tổ chức Olympics Mùa Đông ở Sochi, gần Hắc hải và vùng núi Caucasus, cách Chechnya chưa tới 500 cây số. Một vụ nổ bom do người Chechnya gây ra ở đó, với Putin, là một ác mộng. Để ngăn chận nguy cơ ấy, sự trợ giúp của Mỹ là một điều cực kỳ cần thiết”.
Bộ trưởng Ngoại giao các nước NATO họp ở Bruxelles (VOA).
Mỹ điều tra động cơ dẫn tới vụ đánh bom ở Boston (VOA). - Boston : Tsarnaev tuyên bố hành động riêng lẻ (RFI). - Tsarnaev sẽ bị xử theo thủ tục dân sự (BBC). - Một thanh niên Mỹ bị FBI bắt vì âm mưu khủng bố (VOA).

Israel cáo buộc Syria sử dụng vũ khí hóa học (GDVN). - Ngoại trưởng Mỹ, Nga bàn về hình hình Syria xấu đi (TTXVN).
Iraq lại xảy ra hàng loạt vụ đánh bom, hơn 50 người chết (VOV).
Thiếu tiền, Síp ồ ạt mở sòng bạc, sân golf (VNN).
Kinh tế Pháp trì trệ (SGGP).
Ấn Độ: “Trung Quốc cần rút quân khỏi vùng tranh chấp” (SM).
NATO lên án vụ tấn công Đại sứ quán Pháp tại Lybia (VOV).
Nga “thu hồi” nhân tài (SGGP).

Venezuela vừa bổ nhiệm đại biện lâm thời mới ở Mỹ (TTXVN).
Sudan và Nam Sudan nhất trí mở lại 10 cửa khẩu (TTXVN).
Nước Mỹ hoảng loạn với tin Obama bị thương (VnEco). - Nhà Trắng bác tin Tổng thống Mỹ bị thương (TP). - Mỹ thả nghi phạm gửi thư có chất độc ricin cho Obama (VOV). - Khai thác vũ trụ chiến lược Mỹ đạt thành công mới (VTA). - Mỹ: Người gửi thư có chất độc đến Washington được trả tự do (VOA). - Mỹ tiếp tục cảnh báo hành khách đi máy bay sẽ bị chậm trễ (VOA). - Mỹ: Các nhà kinh tế dự đoán việc làm sắp gia tăng (VOA).
 VTV: + Chào buổi sáng – 23/04/2013; + Tài chính kinh doanh sáng – 23/04/2013; + Tài chính kinh doanh trưa – 23/04/2013; + Tài chính tiêu dùng – 23/04/2013; + Điểm hẹn văn hóa – 23/04/2013; + Nhịp đập 360 độ Thể thao – 23/04/2013; + 360 độ Thể thao – 23/04/2013; + Thể thao 24/7 – 23/04/2013; + Khoảnh khắc thường ngày – 23/04/2013; + Cuộc sống thường ngày – 23/04/2013; + Danh ngôn và cuộc sống – 23/04/2013; + Thời tiết du lịch – 23/04/2013; + Thời sự 12h – 23/04/2013.

NHÂN DÂN ĐỨNG NGOÀI CHÍNH TRỊ?

Thùy Linh
Phải khẳng định điều này: tất cả các cuộc khiếu kiện đất đai trên cả nước nhiều năm nay, không có cuộc khiếu kiện nào, dù nhỏ lẻ một cá nhân lại không có màu sắc chính trị. Hiểu cách đơn giản nhất là khi quyền lợi của họ bị xâm phạm, họ có quyền lên tiếng, đòi hỏi, thậm chí là chống lại những bất công áp đặt của người khác (chính quyền) lên quyền lợi đó. 
 
Gia đình là tế bào xã hội – tổ chức chính trị đầu tiên.
 
Ai cũng nằm lòng khi phải học triết học Marx câu nói trên. Đơn vị nhỏ nhất (về mặt tổ chức) trong xã hội chính là gia đình. Nhiều gia đình thành làng, xã, tỉnh, thành, quốc gia. Nhà nước lập ra để điều hành các tế bào đó hoạt động không hỗn loạn và công bằng. Một cách tự nhiên, con người sinh ra, khi hít hơi thở đầu tiên là mặc nhiên được xâm nhập vào hệ thống vận hành của xã hội, chính thức tham gia vào tổ chức chính trị nơi họ làm người. Bởi thế, triết gia Arisotle khẳng định, con người theo bản năng tự nhiên đã có tính chính trị rồi.
 
Chính trị theo nghĩa rộng hơn là hoạt động của con người nhằm làm ra, gìn giữ và điều chỉnh những luật lệ chung mà những luật lệ này tác động trực tiếp lên cuộc sống của những người góp phần làm ra, gìn giữ và điều chỉnh những luật lệ chung đó. Khi luật lệ chung này có vấn đề thì đương nhiên sẽ có bộ phận dân chúng phản ứng với sự sai khác này. Hành động của họ, đương nhiên, là hành động chính trị.
.
“Ai thắng ai”?
 
Nếu chính quyền hiện tại ở Việt Nam coi chính trị chỉ là những hoạt động xoay quanh vấn đề giành, giữ và sử dụng quyền lực nhà nước theo lý luận của chủ nghĩaMarx, thì đương nhiên cuộc đấu tranh của người dân hiện nay đang đe dọa sự tồn vong của chính thể đương thời. Và cuộc đấu tranh của những người dân mất đất, mất không gian sống, lao động với những người có quyền tịch thu, cưỡng chế, định đoạt mảnh đất của họ là cuộc đấu tranh giai cấp. Kẻ đi cưỡng đoạt hầu hết xuất thân từ giai cấp cùng khổ, như nông dân bây giờ, nhưng nhờ đặc quyền, họ đã trở thành giai cấp đối lập với người dân – giai cấp mới, tư bản đỏ. 
 
“Màu sắc chính trị” của các đoàn khiếu kiện đất đai mà ông Tổng thanh tra chính phủ đề nghị cưỡng chế (*) thể hiện mâu thuẫn sâu sắc cuộc chiến “ai thắng ai” – mộtbiến tướng của cuộc cách mạng vô sản lúc thoái trào. 
 
Trong cuộc chiến “ai thắng ai” về thực chất vẫn là cuộc đấu tranh giai cấp: giai cấp vô sản bị bần cùng hóa, với giai cấp hữu sản nảy sinh trong công cuộc xây dựng CNXH. Mục tiêu xóa bỏ bóc lột đến giờ đã có thể khẳng định không thể thực hiện được mà càng làm trầm trọng hơn sự cách biệt này. Nhưng nhiều tinh hoa, trí tuệ của giai cấp bóc lột xưa không được thể hiện trong giai cấp mới này. Vì vậy, sử dụng mọi lợi thế mà giai cấp mới có được nhờ quyền lực là phương cách để họ sử lý những vấn đề có “màu sắc chính trị” kể cả bằng bạo lực (cưỡng chế) như ông tổng thanh tra dã tuyên bố. 
 
Vậy là cuộc chiến “ai thắng ai” vẫn đang còn tiếp diễn ở mức độ cao hơn, tàn khốc hơn khi nó nhằm vào chính nhân dân mình. 
 
Nền chính trị nào cho nhân dân?
 
Trong cuộc chiến tranh giành độc lập, nền chính trị tuyên truyền sử dụng hết công xuất để huy động mọi nguồn lực xã hội cho các cuộc chiến đấu. Và khi hoà bình, vẫn nền chính trị đó, hướng mũi nhọn vào sự đối lập hình thành trong xã hội để bảo toàn quyền lực. 
 
Đến giờ phiên tòa xét xử những tên côn đồ dùng vũ khí tấn công người dân Văn Giang vẫn chưa kết thúc. Ai cũng tin rằng, những kẻ lưu manh đó không có quan hệ kinh tế hay quyền lợi liên quan nào đến mảnh đất người dân Văn Giang cố gìn giữ bằng cả máu của mình. Vậy tại sao chúng lại ngang nhiên hành xử độc ác như vậy với dân Văn Giang? Ai đứng đằng sau chúng? Ai cho phép chúng hành động trắng trợ như vậy? Câu hỏi này chính quyền không muốn trả lời. 
 
Ngay như hôm qua, 21/4, tại Tiên Lãng (Hải Phòng), nơi vụ án Đoàn Văn Vươn còn chưa chìm tiếng, thì ở xã Đại Thắng lại xảy ra việc Công ty cổ phần Hoa Thành thuê hàng trăm côn đồ đánh dân trong khi cưỡng chế đất, làm 6 người bị thương phải đi viện. Hệ thống chính trị tại địa phương dường như tê liệt trước những vụ việc này.
 
Nếu “tính sổ” các vụ mà những người bất đồng chính kiến bị khủng bố dưới mọi hình thức như ép chủ nhà cắt hợp đồng thuê nhà; đuổi họ ra đường; đuổi việc; ném rắn vào nhà; đổ phân, nước thải lên tường, mà điển hình là số phận của bốn bố con ông Hoàng Ngọc Tuấn (ở Tam Kỳ); đón đầu đánh đập trên đường như vụ anh Nguyễn Chí Đức gần đây,…thì nhiều không kể xiết. Những hành vị bạo lực đó chưa có ai đứng ra nhận trách nhiệm? Cũng chưa có một cơ quan nhà nước nào điều tra, lên án, bảo vệ an ninh cho công dân. Người dân bỗng dưng như bị đẩy ra khỏi hệ thống chính trị mà theo lẽ tự nhiên, họ đã tham gia vào từ khi lọt lòng.
 
Những vụ việc như kể trên có mang “màu sắc chính trị” không, thưa ông Huỳnh Phong Tranh? Và là nền chính trị nào, phục vụ ai? 
 
Khi ông Tranh tuyên bố, chính quyền sẽ cưỡng chế các vụ khiếu kiện có “màu sắc chính trị”, thì khác gì đẩy người dân ra khỏi hệ thống chính trị đất nước? Không lẽ chính trị là đặc quyền của các chính khách, những người có quyền lực?
 
Ta có thể hình dung, cảm nhận đau đớn tiếng kêu vô vọng của người dân tuyệt vọng đến mức nào và còn “siêu tuyệt vọng” tới đâu…Bởi không biết từ bao giờ, vì lẽ gì dân chúng đã bị “đẩy” ra ngoài đời sống chính trị của đất nước nơi họ đang sống – một đất nước họ đổ nhiều xương máu để dựng lên một chính thể phủ nhận quyền được sống của họ? Nói như Aristotle thì “chỉ con người mới có được ý thức về thiện và ác, về công bằng và bất công”. Không lẽ ý thức thiên phú này trở thành “màu sắc chính trị” trong mắt chính quyền với động cơ xấu?  
 
Vẫn triết gia thời cổ đại viết: “Nếu có kẻ nào vì bản tính tự nhiên, chứ không vì tai nạn ngẫu nhiên nào đó, mà chọn sống ở ngoài cộng đồng chính trị, thì kẻ đó hoặc là chẳng ra gì, hoặc là một siêu nhân hơn người”. Thế nên dù mất mát, đau khổ, vô vọng thì người dân vẫn neo buộc vào hệ thống chính trị hiện nay vận hành theo nguyên tắc đặc quyền đặc lợi của những kẻ có quyền lực và tiền lực. 
 
Và, những cuộc khiếu kiện mang “màu sắc chính trị sẽ ngày càng nhiều. Cho dù họ đang bị đe dọa: sẽ bị cưỡng chế, thu thập chứng cứ để xử lý…cũng theo ông Tổng thanh tra chính phủ đã chỉ đạo.
 
Và, không thể khác được, trong hệ thống chính trị ấy sẽ sản sinh ra những hành động được gọi là “màu sắc chính trị” của nhân dân vận hành theo cách dân gian để chống lại nền chính trị đã bị giai cấp hóa, bạo lực hóa, đồng tiền hóa, thậm chí lưu manh hóa…Đó là nền chính trị toàn dân thức tỉnh.
.
Nguồn: Blog Thùy Linh

Đối lập Mianmar: Bài học cận kề cho dân chủ phôi thai

Phạm Chí Dũng *
Aung San Suu Kyi và đảng Liên đoàn quốc gia vì dân chủ của bà hiển nhiên là một bài học cận kề và đắt giá cho những nền dân chủ phôi thai không quá xa về địa lý với Mianmar.

Chiến lược khôn ngoan?
Tình hình chính trị đối lập ở Mianmar đang có những biến chuyển không đơn giản như phong trào dân chủ và đa số người dân thường hy vọng.
Lần này, tiêu điểm của khởi đầu gây tranh luận lại là Aung San Suu Kyi – người đoạt giải Nobel hòa bình và cũng là thủ lĩnh đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ.
Những tuần lễ qua đã chứng kiến làn sóng bạo động của lực lượng Phật giáo cực đoan đối với thiểu số người Hồi giáo tại miền trung Mianmar. Cuộc xung đột này mau chóng đã biến thành bạo động với ít nhất 43 cái chết, kéo theo một làn sóng bài Hồi lan rộng và sâu sắc. Nhiều nhà cửa, đền thờ của cộng đồng Hồi giáo đã bị phá hủy.
Bối cảnh đó cũng là một thách thức không chỉ với chính quyền của tổng thống Thein Sein mà còn với cả đảng đối lập – Liên đoàn quốc gia vì dân chủ.
Nếu như Thein Sein đã tỏ ra bất lực trước xung đột tôn giáo và sắc tộc, cũng như chỉ còn phương cách cuối cùng là sử dụng quân đội để can thiệp, thì bà Aung San Suu Kyi dường như cũng chưa chứng tỏ bản lĩnh hơn ông.
Theo bình luận của Đài RFI, khi từ chối lên án các vụ bạo động nhắm vào cộng đồng Hồi giáo, Aung San Suu Kyi đã thực hiện một chiến lược mà có thể giúp cho bà và đảng đối lập có được sự ủng hộ của đa số cử tri trong cuộc bầu cử Quốc hội nước này vào năm 2015. Với sự ủng hộ đông đảo như thế, thậm chí bà còn có cơ may trở thành nữ tổng thống đầu tiên của Mianmar.
Nhưng cũng với thái độ dường như “trung lập” của mình, hình như Aung San Suu Kyi đã bắt đầu rút ra kinh nghiệm cần có của một chính trị gia chuyên nghiệp. Tại một quốc gia mà tuyệt đại đa số dân chúng theo Phật giáo, có lẽ không một chính khách nào lại mạo hiểm ủng hộ cho một thiểu số tôn giáo nhỏ nhoi nào đó, cho dù tôn giáo đó đó thật sự bị đối xử bất công đi chăng nữa.
Tuy vậy, thái độ không rõ ràng trước vấn đề xung đột sắc tộc của Aung San Suu Kyi đã phần nào làm cho bà bị giảm sút uy tín trong con mắt các tổ chức bảo trợ nhân quyền quốc tế.
Phil Robertston – một trong những người phụ trách của Tổ chức theo dõi nhân quyền quốc tế (Human Right Watch), cho rằng bà Aung San Suu Kyi cần phải “đi xa hơn là bày tỏ nỗi buồn… Bà không chỉ là một nhà lãnh đạo đối lập thông thường”.
Những tổ chức bảo trợ nhân quyền cũng là những người đã hăng hái đứng ra vận động cho bà Aung San Suu Kyi giành được giải Nobel hòa bình trong thời gian bà còn bị chế độ quân sự quản thúc tại gia.
Vào chuyến công du Nhật Bản giữa tháng 4/2013, Aung San Suu Kyi đã làm cho báo giới cũng như giới quan chức Nhật nhuốm thất vọng, khi bà chỉ nêu ra một tuyên bố là những người Hồi giáo cảm thấy buồn vì họ cảm thấy không phải là người dân Mianmar. 
“Bà Aung San Suu Kyi thường xuyên nói tới nhà nước pháp quyền, nhưng như vậy chưa đủ” – Chris Lewa của tổ chức The Arakan Project bức xúc. 
Vào năm 2012, khi xảy ra các vụ xung đột giữa người Hồi giáo Rohingya và các phật tử ở bang Rakhin, miền Tây Mianmar, khiến cho 180 người chết, Aung San Suu Kyi cũng chỉ nhấn mạnh đến tầm quan trọng của “nhà nước pháp quyền”, thay vì làm một động tác có ý nghĩa hơn để giảm bớt xung đột sắc tộc và tôn giáo.
Con đường trở thành một chính khách chuyên nghiệp của San Suu Kyi bắt đầu nhuốm vết mờ. Cách đây vài tháng, bà cũng phải đối phó với sự rạn nứt không thể coi thường ngay trong  nội bộ đảng mình.
Thiếu kinh nghiệm điều hành
Không tránh khỏi lối mòn phân tán quyền lực và hoang mang về ý thức hệ của đảng cầm quyền vào thời kỳ cuối cùng, nội bộ của đảng phái đối lập chính ở Mianmar đã có lúc lâm vào một giai đoạn nguy hiểm: cạnh tranh quyền bính với nhau trong điều kiện còn chưa tiếp quản được chính quyền.
Đại hội đầu tiên vào đầu tháng 3/2013 của đảng Liên đoàn quốc gia vì dân chủ đã bộc lộ cái yếu điểm chết người như thế. Cũng là lần đầu tiên kể từ khi thoát khỏi chế độ quản thúc vào cuối năm 2010, Aung San Suu Kyi phải lên tiếng khẩn thiết kêu gọi sự đoàn kết trong nội bộ của đảng này để tránh tình trạng xâu xé do tranh giành quyền lực.
 “Tinh thần huynh đệ rất quan trọng, và nếu Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ đã vững mạnh trong quá khứ, đó là nhờ vào tinh thần đồng chí” – San Suu Kyi tha thiết. Phát biểu trước cử tọa trong đại hội đảng đối lập, bà cũng công khai thừa nhận “đã có tranh chấp” nội bộ trong những tháng gần đây, và thành khẩn kêu gọi các đại biểu “tự kềm chế”, không xâu xé nhau vì chỗ đứng.
Một trong những nhà quan sát khắt khe trên thế giới – hãng tin AFP của Pháp – cũng lo ngại một cách chân thành cho phong trào tranh đấu dân chủ còn trong phôi thai ở Mianmar.
Với tư cách là một đối trọng lớn nhất đối với đảng cầm quyền của tổng thống Thein Sein, làm sao những người Liên đoàn quốc gia vì dân chủ có thể nghiễm nhiên tiến tới cuộc bầu cử quốc hội và cũng là bầu tổng thống vào năm 2015 với hành trang ganh tỵ, đố kỵ, nói xấu lẫn nhau, kể cả việc bắt đầu dùng đến thủ đoạn chính trị để triệt hạ nhau như một thứ vũ khí chẳng liên quan gì với mười điều cấm của Đức Phật?
Liệu những người có một xác suất nào đó để thay thế đảng cầm quyền vào năm 2015 có thể chấp chính một cách thuần thục, ít nhất trên phương diện điều hành nền hành chính quốc gia?
Có quá nhiều công việc và vấn nạn như y tế, giáo dục, tình trạng kém phát triển, tệ nạn tham nhũng cần phải giải quyết trong bối cảnh đất nước chịu cảnh ngổn ngang xã hội và giao thời chính trị. Thế nhưng chắc hẳn một số thành viên của phe đối lập tại Mianmar sẽ không mấy hài lòng khi chứng kiến một đánh giá từ con mắt chuyên nghiệp chính trị như AFP: Liên đoàn quốc gia vì dân chủ chưa có đủ khả năng đảm trách công việc lãnh đạo đất nước. 
Tiếp quản chính quyền mới?
Có lẽ đối với Aung San Suu Kyi, một lần nữa và trong bài học từ chính giới, không ai có thể đứng giữ hai dòng nước.
Một nữ đồng nghiệp ở Pháp cho tôi biết là sau khi nhận giải Nobel hòa bình, Aung San Suu Kyi đã được nước Pháp kiêu hãnh và tự tôn đón tiếp như một nguyên thủ quốc gia trong chuyến viếng thăm của bà tại Paris. Không chỉ là những cuộc hội đàm cấp cao, mà ấn tượng hơn là đa số các đảng phái và người dân ở Pháp đã dành cho bà quá nhiều lời nồng nhiệt và hoa tươi.
Từ sau khi được tổng thống Thein Sein chính thức phóng thích vào đầu năm 2011, Aung San Suu Kyi đã tiến một bước rất dài trên con dường trở thành một nhân vật xã hội có đẳng cấp và cả một nhà lãnh đạo chính trị trong cuộc chiến giành niềm tin từ nhân dân.
Nhưng nữ đồng nghiệp của tôi lại bắt đầu lo lắng về một San Suu Kyi khác: bản lĩnh chính khách, nếu thực tâm bà muốn trở thành chính khách.
Bởi hai vế nhân văn của Nobel hòa bình và thủ đoạn của chính khách chuyên nghiệp dường như lại chưa thể giao thoa tại một điểm hợp lý, trong phong cách và cả trong não trạng của Aung San Suu Kyi.
Những mâu thuẫn luôn tồn tại trong quá trình phát triển. Kinh nghiệm và thực tế của hậu Cách mạng hoa nhài ở các nước Bắc Phi đều cho thấy luôn tồn tại một tâm thế lúng túng của đảng phái đối lập trong tâm trạng giành được chính quyền nhưng không biết làm sao điều hành được chính thể một cách hiệu quả.
Có thể trường hợp của Aung San Suu Kyi và đảng đối lập của bà cũng không phải là ngoại lệ. Cho dù một trong những mục tiêu lớn nhất của họ đã đạt được khi thoát khỏi sự kềm tỏa của chính quyền quân sự thủ cựu, tiếp nhận được sự ủng hộ lớn lao của cộng đồng dân chủ quốc tế, nhưng từng bước đi để có thể tiếp quản và vận hành một chính quyền lại là một vấn đề khác biệt khá xa so với bầu nhiệt huyết đòi hỏi tự do trước đây.
Thế đi dây chính trị, hay nói chính xác hơn là một tư thế lắt léo cần có của giới chính khách chuyên nghiệp, đang đặt Aung San Suu Kyi vào khung cảnh lựa chọn ngổn ngang đối với mối quan hệ với Bắc Kinh – kẻ tham lam và thường muốn đào sâu can thiệp nội bộ, cũng như làm sao trung hòa được phản ứng hóa học không dễ kết tủa giữa các tôn giáo và sắc tộc trong cùng một Mianmar.
Chấp nhận được lưu giữ như một ký ức đẹp đẽ trong tâm trí nhân dân, hay sẽ bị chính nhân dân phản ứng khi sa lầy vào hiện tồn và tương lai kém cỏi của những thỏa hiệp chính trị?
Kinh nghiệm và bài học từ các cuộc cách mạng dân chủ ở Mianmar đã cho thấy phong trào nhân quyền có thể phải mất đến hai chục năm để tìm kiếm tự do, nhưng nếu không cẩn thận, chính họ sẽ đánh mất tự do đó chỉ trong vòng hai năm vì không gìn giữ được sự đoàn kết và đào luyện tinh thần học tập chuyên môn điều hành chính quyền mới, sa chân vào lối mòn quan liêu và độc đoán của chính quyền cũ.
Hoặc họ sẽ bị các thế lực tài lực và không thiếu thủ đoạn của chính quyền cũ chia rẽ và thành công trong việc triệt tiêu động lực đấu tranh của họ, nếu họ không chứng tỏ được bản lĩnh nhân văn và chính trị.
Dân chủ có nhiều sắc màu và cũng có thể chứa đựng nhiều bản chất khác biệt. Điều chắc chắn là ở những quốc gia mà nền dân chủ còn trong trứng nước, thời gian để dân chủ tự hoàn thiện về nhân cách, trong đó có nhân cách chính trị và quan trọng không kém là giới hạn của thỏa hiệp chính trị vào từng thời điểm, sẽ không phải là chuyện sớm chiều.
Aung San Suu Kyi và đảng Liên đoàn quốc gia vì dân chủ của bà hiển nhiên là một bài học cận kề và đắt giá cho những nền dân chủ phôi thai không quá xa về địa lý với Mianmar.
 P.C.D.
 http://youtu.be/qbsO54sCF4I
http://youtu.be/lL668HjkDnA

Chính trị – Xã hội

Tập Cận Bình có dám nhìn thẳng thực tế? ( FB/TVN)  –Thủ tướng Singapore đi Hội nghị ASEAN bằng máy bay thương mại (TN)   —Sức nặng của vị trí chủ tịch ASEAN (TT)   —-Biển Đông: Ai châm lửa, ai gỡ ngòi nổ? (VNN)

‘Bò rừng’ Trung Quốc không đủ sức hoạt động tại Biển đông (Infonet)   -Tuy tàu đệm khí “Bò rừng” (Zubr) có khả năng chiến đấu rất lớn, nhưng nó không thích hợp để Trung Quốc sử dụng ở Biển Đông, thậm chí là nhiệm vụ chiếm đảo Điếu Ngư/Senkaku.
Mỹ “trở lại” châu Á – Thái Bình Dương với hơn 1 vạn quả tên lửa (DT)
Báo HongKong: Các láng giềng chẳng còn ai tin Trung Quốc (Infonet) – Mặc dù Trung Quốc không ngừng khẳng định nước này lớn mạnh một cách hòa bình, sự thiếu tin tưởng vào ý đồ của Bắc Kinh đã đẩy các nước láng giềng của nước này tới một con đường chung, bài viết trên tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (HongKong) bình luận.  >>>>Sự hung hăng của Trung Quốc và vận mệnh của châu Á >>>Trung Quốc cáo buộc Mỹ “đổ thêm dầu vào lửa”
Hội nghị Cấp cao ASEAN 22: DOC khó lột xác thành COC (SGTT)   —Tranh chấp Biển Ðông: Ðề tài chính của Thượng đỉnh ASEAN(VOA)   —ASEAN ra sức phục hồi đoàn kết tại hội nghị thượng đỉnh(VOA)
Ngư dân Philippines: Đánh cá ở Scarborough như… ‘đi ăn trộm’ (Infonet)   —  Hồn dân tộc thắp sáng biển đảo Tổ quốc! (DT)
Quân dân đảo Lý Sơn tập trận chống đổ bộ (RFA)   —-Liệu VN có lấy lại tên Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa? (RFA)
Một năm sau vụ cưỡng chế đất ở Văn Giang (RFA)   — Nông dân Văn Giang ra tuyên bố một năm sau vụ cưỡng chế (RFI)

Thân nhân blogger Điếu Cày bị cản trở thăm nuôi (RFI)

Quốc hội Việt Nam sẽ bỏ phiếu tín nhiệm chức danh hành pháp cấp cao vào tháng 6 (RFA)  –Tránh ‘quán triệt’ trước cho đại biểu khi lấy phiếu (TVN)

Phế liệu chiến tranh: Hiểm họa còn đó (RFA)   —-Ngân hàng Việt Nam: tiền đồng ổn định, không đổi tiền (RFA)
Bia mang nhãn hiệu Chiến tranh Việt Nam bị phản đối(VOA)   —-Đinh Thế Huynh dính ‘scandal’ ở báo Nhân Dân? (NV)  —-CSVN thay quốc hiệu, đổi tiền và niềm tin (NV)
Những rung chấn quanh Việt Nam với P-3C ORION của Mỹ (ĐV)—Lộ thêm thông tin Việt Nam có thể mua P-3 Orion (DT)
Tàu Kilo VN như ‘hổ thêm cánh’ với phi cơ P-3 Orion (TP)
Việt Nam bày tỏ thiện chí hợp tác thương mại với Hoa Kỳ (RFA)  —Suy nghiệm tháng Tư, trò chuyện với nhà văn Thùy Linh (RFA)    —–Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa ngày đó, bây giờ(RFA)   —Phế liệu chiến tranh: Hiểm họa còn đó (RFA)  —Vì sao người Việt khó “ra khỏi cuộc chiến”? (RFA)

Chứng nhân bên bờ Hiền Lương (TN)
8 đối tượng được thuê, thuê mua nhà ở xã hội (CP)   —-“Dẹp Đàn Xã Tắc như bỏ bàn thờ tổ tiên” (KP)   –Trấn yểm Đền Hùng: “Đặc cách” đồ cung tiến hay sự thiếu hiểu biết (DT)  —Chủ tịch HH Vận tải trách ông Dương Trung Quốc hơi quá lời (SM)>>>>Ông Dương Trung Quốc: Ngu mới coi Đàn Xã Tắc là tàn dư phong kiến
Đừng thu hút nhân tài về rồi… “ngược đãi”! (DT) —Nhiều chuyên ngành trước nguy cơ ‘tuyệt chủng bác sĩ’? (TVN)  —Từ tháng 5, có thể sẽ cắt điện(VNN)
’Cấm bệnh nhân cảm ơn bằng phong bì là cực đoan’  (ĐVO)-”Nếu cứ đòi chuyện phong bì để đánh đồng với chuyện lương thì rõ ràng coi nghề nghiệp đáng nhẽ là có nhân đức thành việc kiếm cơm”-ĐB Trần Thị Quốc Khánh
Bộ NN-PTNT “hối thúc” thực hiện Thủy điện Đồng Nai 6 và 6A!  (NLĐ) -Có đầu tư 2 dự án thủy điện này hay không, Quốc hội sẽ quyết trong tháng 5-2013. Thế nhưng, Bộ NN-PTNT đang hối thúc Bộ Tài nguyên – Môi trường thẩm định, hoàn thiện báo cáo đánh giá tác động môi trường  —Giả hồ sơ, cấp đất tràn lan (NLĐ)
Khẩn trương làm rõ vụ ẩu đả, làm dân bị thương tại Tiên Lãng (NLĐ)  >>>>Bộ Công an cử cán bộ điều tra vụ hành hung người dân Tiên Lãng
Bé gái 12 tuổi nguy kịch do lây cúm H1N1 từ người thân (SM) —-Virus cúm đang bùng lên(NLĐ)   —-Xe khách tăng 40% giá vé trong dịp lễ 30.4 và 1.5(TNO)
Công an Hưng Yên xin lỗi và bồi thường 2 nhà báo VOV  -TT – Gần một năm sau vụ việc hai nhà báo VOV là Nguyễn Ngọc Năm và Hán Phi Long bị Công an…
Bí thư Huyện ủy Hồng Ngự “dung dưỡng” cát tặc, làm loạn sông Tiền? (ANTĐ)

Quốc hội khảo sát thủy điện Đồng Nai 6, 6A (LĐ)

Nông nghiệp Việt Nam: Đường rộng nhưng kẹt tư duy  -Hoàng Kim – (Boxirvn)

Các khái niệm dân chủ, pháp quyền, cộng hòa và xã hội: Lý thuyết và thực tế -Đỗ Kim Thêm-(Boxitvn)

Thư ngỏ của ông Vũ Mạnh Hùng (chủ nhân blog hanhtrinhditimcongly.blogspot.com) gửi Bộ trưởng Bộ Công an -(Boxitvn)

Tháng Tư, chết và sống! Huy Phương -Nguoiviet) -  …..“Ðiều ân hận của tôi là đã không được chết!”…
Thượng Nghị Sĩ Black giải thích về Nghị Quyết SJ455 (Nguyễn ngọc Bích – Nguoiviet) -  Sau khi có tin là Nghị quyết Lưỡng viện SJ455 của Virginia đã được thông qua để lập ra một “Ngày Việt Nam Cộng Hòa” (Republic of Vietnam Day) ở Virginia, nhiều người đã gọi về để chia sẻ sự mừng vui khi nhận được tin này.

Nguyễn Văn Thạnh – Phong trào Hiến Chương 77 và phong trào Hiến Chương 08 (Danluan)

Sinh Lão Tà – Viết về phía “triệu người buồn”(Danluan)

Trần Thành Nam – Tại sao người Việt đọc ít?(Danluan)

Kháng thư của mục sư Nguyễn Trung Tôn(Danluan)

Văn Công Hùng – Hậu trách nhân…(Danluan)


Tuyến đường “đắt nhất hành tinh”: giải phóng 547m hết 740 tỷ đồng (Dantri)

Kinh tế

Miền Trung giới thiệu cà phê, thủy sản với các đại sứ nước ngoài (RFA)  —Doanh nghiệp kêu than, giá cả tăng, dân không có tiền mua sắm (SM)

Nghi án vỡ hụi hàng trăm tỷ đồng (Dân trí) -Nạn nhân không chỉ là người dân trong phường mà còn có cả những cán bộ, công chức nhà nước tích cóp được ít tiền cũng chỉ vì “lóa mắt” với lãi suất khủng mà gửi tiền vào “tín dụng đen”. Thông tin sơ bộ, số tiền chủ hụi nợ lên tới hàng trăm tỷ đồng.
Vỡ tín dụng vài trăm tỷ, dân Hải Phòng nháo nhác (Zing) – Ngày 24/4, công an quận Lê Chân – Hải Phòng xác nhận, trên địa bàn vừa xảy ra vụ “vỡ tín dụng đen”, gây ồn ào trong dư luận.  —Mặc đồ kỳ quái, tụ tập trước trụ sở SeABank đòi trả sổ đỏ thế chấp (DT)
Bán hết cả tấn vàng, thị trường chênh lệch 6 triệu/lượng (ĐV)-  Chừng nào ông Bình bán đủ 700 tấn vàng thì giá VN bằng Thế giới.
Sai lầm trong quản lý thị trường vàng  (NLĐ) -Việc độc quyền thị trường vàng của Ngân hàng Nhà nước đang làm phát sinh nhiều bất cập, không theo cơ chế thị trường và đi ngược với xu hướng thế giới   —NHNN bị thanh tra về các hoạt động trên thị trường vàng (SM)
Ngân hàng mất tiền tỷ vì bút ma thuật  (ĐVO) – Đã có không ít các ngân hàng, tín dụng đen mấy tiền tỷ vì loại bút ma thuật – loại bút không để lại dấu vết sau 6 – 24h.
Hiếm có bản báo cáo nào nhiều quan ngại như vậy (ĐV) -  ….Kết quả thu quý 1/2013 bằng 20,6% dự toán (ước đạt 167.710 tỷ đồng), chi bằng 22,3% dự toán (218.385 tỷ đồng) được báo cáo lưu ý là “cho thấy tình hình rất khó khăn”. Các con số chỉ từ 20%  đến 23% dự toán của hầu hết các địa bàn trọng điểm thu như Hà Nội (20%), Tp.HCM (21%), Đồng Nai (23%)… càng cho thấy các mảng màu xám đang chiếm ưu thế ở bức tranh ngân sách…
CPI tháng 4 tăng nhờ… quyết định hành chính (VnEc)
Thêm 5.000 doanh nghiệp TP HCM ngừng hoạt động(VnEx)   —Vàng lậu bắt đầu gia tăng (VnEx)

Giá vàng vượt 42,2 triệu đồng (VnEx) – Tập đoàn DOJI báo giá vàng miếng SJC 41,94-42,20 triệu đồng, tăng 140.000 đồng chiều thu gom và 60.000 đồng bán ra so với sáng hôm qua.

Thế giới

Miến Điện hoan nghênh EU quyết định bỏ cấm vận (RFA)
Bộ trưởng Quốc phòng Nam Triều Tiên bị đe dọa(VOA)  —-NATO yêu cầu Bắc Hàn từ bỏ vũ khí hạt nhân (RFA)   —-Hoa Kỳ phản đối việc Bắc Kinh buộc người Bắc Hàn tị nạn hồi hương(RFA)
Tân Hoa Xã phản đối Nhật xâm phạm vùng đảo tranh chấp(RFA)
TT Nhật: sẽ dùng võ lực nếu tàu Trung Quốc đổ bộ Senkaku (RFA)    —8 tàu hải giám Trung Quốc tiến gần quần đảo Senkaku/Ðiếu Ngư(VOA)   —80 nhà hoạt động Nhật đối đầu 8 chiến hạm TQ ở Senkaku (Infonet)   —-Nhật Bản sẽ lại sản xuất máy bay (NV)
Hoa Kỳ không chấp nhận Bắc Hàn là quốc gia hạt nhân (RFA)   —Va chạm Nga, Mỹ vì vấn đề Syria (VOA)   —Mỹ: Người gửi thư có chất độc đến Washington được trả tự do (VOA)  —-Một thanh niên Mỹ bị FBI bắt vì âm mưu khủng bố(VOA)
Tin vịt về Tòa Bạch Ốc làm các thị trường chứng khoán Mỹ xáo trộn  (VOA) -Hãng tin AP nói các tin tặc đã lọt vào bộ phận tin tức của trang mạng xã hội Twitter, và đưa ra một Twitt nói rằng có hai tiếng nổ ở Tòa Bạch Ốc
Ðại sứ quán Pháp ở thủ đô Libya bị đánh bom(VOA)  —Viễn ảnh tăng trưởng đen tối của kinh tế Pháp (RFI)

Bà Lưu Hà xuất hiện trong phiên xử người em trai tại Bắc Kinh (RFA)
Vợ ông Lưu Hiểu Ba: ‘Tôi không được tự do’(VOA)  —Ấn Độ yêu cầu Trung Quốc rút quân khỏi khu vực tranh chấp (RFI)   –Ấn Độ yêu cầu Trung Quốc rút quân khỏi lãnh thổ Ấn (RFA)

2 nghi can khủng bố Canada ra tòa xin tại ngoại hầu tra(VOA)   —-Phụ nữ Hồi giáo đầu tiên làm thượng nghị sĩ tiểu bang ở Australia(VOA)
Thêm hàng chục tù chính trị Miến Điện được trả tự do (RFI)   —Miến phóng thích thêm nhiều tù chính trị (RFA)
Cúm gia cầm lan rộng ở Trung Quốc (RFA)   —Trung Quốc: Cúm gia cầm có thể lan từ người sang người (VOA)
Cuộc sống ‘ăn chơi’ về đêm ở Triều Tiên (Zing)   —Trung Quốc: Quỳ gối xin lỗi dân vì ăn uống xa hoa (Infonet)
Nhà hàng Mỹ có nên ghi số calo của các món ăn trong nhà hàng? (VOA)

Văn hóa – Giáo dục – Khoa học

Phải chăng học tới lớp 9 là đủ? (RFA)
Tận dụng rác thải ny lon thành dầu đốt công nghiệp (RFA)
Sự trăn trở không đợi tuổi! (Dân trí) – Một học sinh lớp 12 mang nỗi ưu tư về nền giáo dục nước nhà và mạnh dạn nói lên điều ấy suốt hơn 1 giờ đồng hồ. Những quan điểm bạn nêu trong bài diễn thuyết có nhiều người đồng tình, có ý kiến phản đối, đó là việc bình thường.
‘Nên bỏ 3 năm học trung học phổ thông’ (VNN)
300 triệu cuốn sách/năm: trẻ em Việt gánh sách cho người lớn? (VNN) -Thông tin từ Cục xuất bản cho hay: sách giáo khoa chiếm tới 75% lượng sách xuất bản tại Việt Nam.
Đào tạo chuyên: Lãng phí lớn  (NLĐ) -Hàng ngàn tỉ đồng ngân sách đã và sẽ tiếp tục dành cho việc đào tạo học sinh chuyên nhưng đó là sự đầu tư lãng phí khi những học sinh này không được tiếp tục bằng chương trình chuyên khác
TS Lương Hoài Nam: ‘Có vẻ người ta thấy sợ clip Kẻ lười biếng’ – (GDVN) – “Xem ra clip của cậu học sinh lớp 12 đã và đang gây tác động lên Bộ GD&ĐT còn mạnh hơn tất cả các bài viết và phỏng vấn về giáo dục Việt Nam từ trước đến nay cộng lại. Không biết là người ta sẽ có tiếp thu để hành động một cách có trách nhiệm hay không, nhưng có vẻ người ta thấy sợ cái clip này”.


Công an Việt Nam bắt một vụ vận chuyển 53 con rắn hổ mang chúa(VOA)
Vụ cô gái bị xăm rết lên mặt: Bồi thường 400 triệu và thoát tội ? (TN)   —Bà bầu nằm trên bàn làm việc chủ tịch xã (VNN)
Xe tải cán chết 4 nữ sinh đèo nhau trên một chiếc Vespa (DT)    —Phát hiện 2,5 tấn bì lợn được mua từ 4 tháng trước (DT)  –Công an “làm luật” kiểm lâm lãnh án 8 năm tù (TN)
Kéo nhau ra tòa vụ cược 100 triệu đồng cắn… “của quý”  -TTO – Chuyện động trời này xảy ra tại xã Mỹ Thành Bắc, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang chiều 12-3. Người bị…
Tận thấy đời sống nguyên thủy ở chốn ‘bầy đàn’ đa cấp (VTC News) – Đằng sau nhưng bộ quần áo chỉn chu, lịch sự của những nhân viên bán hàng đa cấp là một cuộc sống khác – cuộc sống “bầy đàn”, chung đụng của nhiều chục con người trong một căn phòng trọ dột nát, hôi hám, bẩn thỉu » Hãi hùng ‘vương quốc bầy đàn’ kinh doanh đa cấp

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét