Tổng số lượt xem trang

Chủ Nhật, 21 tháng 4, 2013

Tin ngày 22/4/2013

  • Pháp : Biểu tình chống hôn nhân đồng giới (RFI) - Chiều ngày 21/04/2013 tại Paris, hàng ngàn người phản đối hôn nhân đồng giới xuống đường gây áp lực lên Quốc hội Pháp, hai ngày trước khi các dân biểu bỏ phiếu thông qua luật công nhận hôn nhân giữa những người đồng giới.
  • Hai bộ trưởng Nhật thăm đền Yasukuni (RFI) - Sáng nay 21/04/2013 hai bộ trưởng Nhật đã đến thăm đền Yasukuni ở Tokyo, Thủ tướng Shinzo Abe tuy không đến nhưng đã gởi lễ vật. Sự kiện này có thể gây giận dữ cho Trung Quốc và Hàn Quốc, vì ngôi đền trên là biểu tượng cho quá khứ quân phiệt Nhật Bản.
  • Tăng cường an ninh cho marathon Luân Đôn (RFI) - 36.000 vận động viên tham gia cuộc chạy đua việt dã marathon Luân Đôn ngày 21/04/2013. Sau vụ đánh bom tại Boston- Hoa Kỳ tuần trước, ban tổ chức tăng cường an ninh tại thủ đô Anh Quốc, huy động thêm 40 % nhân viên cảnh sát.
  • Ấn Độ: Thêm một vụ cưỡng hiếp làm rung chuyển New Delhi (RFI) - Chưa đầy bốn tháng sau vụ cưỡng hiếp tập thể một nữ sinh trong xe buýt tại New Delhi, thêm vụ một bé gái 5 tuổi bị bạo hành tình dục cũng ngay tại thủ đô New Delhi. Suốt ngày 20/04/2013, cả ngàn người tuần hành trên đường phố New Delhi để bày tỏ sự phẫn nộ, đặc biệt vì có tin đồn cảnh sát đã ém nhẹm vụ việc này.
  • Mỹ tăng viện trợ thiết bị quân sự cho đối lập Syria (RFI) - Tối qua, 20/04/2013, sau cuộc họp với nhóm “Các bạn hữu của Syria”, được tổ chức tại Istabul-Thổ Nhĩ Kỳ, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tuyên bố, Washington tăng gấp đôi viện trợ cho đối lập Syria, với tổng giá trị lên tới 250 triệu đô la.
  • Cảnh sát Mỹ tìm hiểu động cơ của vụ khủng bố ở Boston (RFI) - Sau khi nghi phạm người Tchechenia đã bị vô hiệu hóa, các nhà điều tra Mỹ đang tìm hiểu động cơ gây ra hai vụ nổ trong cuộc chạy marathon ở Boston ngày 15/04/2013 khiến ba người chết và làm sống lại bóng ma khủng bố tại Hoa Kỳ.
  • Xung đột tại Miến Điện : Uy tín của bà Aung San Suu Kyi bị thử thách (RFI) - Khi từ chối lên án các vụ bạo động nhắm vào cộng đồng người Hồi giáo, bà Aung San Suu Kyi đã phần nào bị mất uy tín trong con mắt các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế. Nhưng theo giới quan sát, chiến lược này sẽ giúp cho lãnh đạo đối lập Miến Điện có được sự ủng hộ của đa số cử tri trong cuộc bầu cử Quốc hội vào năm 2015.
  • Ý : Tổng thống Napolitano được bầu lại (RFI) - Hơn 50 ngày sau cuộc bầu cử Quốc hội, nước Ý đang quay trở lại điểm xuất phát ban đầu. Quốc hội Ý trong ngõ cụt, kêu gọi Tổng thống Giorgio Napolitano, 87 tuổi, tiếp tục ở lại chức vụ.Ông Napolitano đã được bầu lại ngày 20/04/2013.
  • Động đất Tứ Xuyên - Trung Quốc, 164 người chết (RFI) - Theo tổng kết mới nhất hôm nay 21/04/2013, trận động đất 6,6 độ Richter xảy ra hôm qua tại một vùng núi hẻo lánh ở Tứ Xuyên, Trung Quốc đã làm cho 164 người chết, 39 người mất tích và 11.500 người bị thương, trong đó có 960 người bị thương nặng.
  • Động đất Tứ Xuyên: Hơn 200 người chết và mất tích (RFI) - Theo tổng kết mới nhất hôm nay 21/04/2013, trận động đất 6,6 độ Richter xảy ra hôm qua tại một vùng núi hẻo lánh ở Tứ Xuyên, Trung Quốc đã làm cho 164 người chết, 39 người mất tích và 11.500 người bị thương, trong đó có 960 người bị thương nặng.
  • Himalaya : Quân đội Trung Quốc tiến sâu vào lãnh thổ Ấn Độ (RFI) - Ngày 20/04/2013 chính phủ Ấn Độ cho biết, hàng chục binh sĩ Trung Quốc đã thiết lập một căn cứ ở Himalaya, nơi có các tranh chấp lãnh thổ giữa hai quốc gia. Theo New Delhi bất đồng lãnh thổ với Trung Quốc có thể giải quyết bằng con đường ngoại giao.
  • Bắc Triều Tiên đặt thêm hai giàn phóng tên lửa (RFI) - Hãng tin Yonhap của Hàn Quốc ngày 21/04/2013 cho biết Bắc Triều Tiên vừa đặt thêm hai giàn phóng tên lửa ở bờ biển phía đông, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng trên bán đảo Triều Tiên.
  • London khai mạc giải Marathon 2013 (BBC) - Một tuần sau vụ đánh bom ở Boston Marathon, London khai mạc cuộc thi việt dã 2013 với 35 nghìn người chạy và an ninh tăng cường.
  • Người dân Boston cảm ơn cảnh sát (BBC) - Nhiều người dân Mỹ và cư dân ở Boston bày tỏ vui mừng và cảm ơn cảnh sát sau khi nhà chức trách bắt được nghi phạm vụ đánh bom.
  • Chân dung nghi phạm (BBC) - Hé lộ về cuộc sống và tư tưởng của hai nghi phạm đặt bom ở Boston.
  • Tàu khu trục tên lửa Mỹ cập cảng Tiên Sa (BaoMoi) - (PL)- 11 giờ trưa 21-4, tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Chung-Hoon và tàu cứu hộ USNS Salvor thuộc Hải quân Mỹ với 380 sĩ quan, thủy thủ đoàn đã cập cảng Tiên Sa thăm chính thức TP Đà Nẵng.
  • Mục đích của “Quy hoạch phát triển hải dương 5 năm lần thứ 12”của Trung Quốc: Biến không thành có (BaoMoi) - Mới đây, Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc đã chính thức công bố "Quy hoạch phát triển hải dương 5 năm lần thứ 12”. Nội dung chính của bản Quy hoạch này xoay quanh các vấn đề phát triển du lịch biển, quy hoạch biển, thăm dò, khai thác dầu khí… đối với các khu vực biển gồm Hoàng Hải, Hoa Đông và Biển Đông. Nhằm hiểu rõ hơn về mục đích mà bản Quy hoạch này hướng tới, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với Luật gia Trần Công Trục.
  • Binh sĩ Trung Quốc đơn phương lập trại lính trên đất Ấn Độ (BaoMoi) - Theo nguồn tin Chính phủ Ấn Độ, khoảng 50 binh sĩ thuộc Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã tự ý lập một trại lính tại một khu vực hẻo lánh mà New Delhi đã tuyên bố chủ quyền. Điều này có thể khiến căng thẳng biên giới giữa hai quốc gia đông dân nhất thế giới trở lại sau một khoảng thời gian tương đối ít manh động do Trung Quốc còn bận rộn với Hoa Đông, Biển Đông cũng như rải tiền sang khu vực châu Phi.
  • Hội thảo quốc tế về Hoàng Sa và Trường Sa (BaoMoi) - Từ ngày 27 đến 29/4/2013, tại huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, Trường Đại học Phạm Văn Đồng và UBND tỉnh Quảng Ngãi sẽ tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề "Chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa - Những khía cạnh lịch sử và pháp lý".
  • Căng thẳng biển Đông trước thềm Hội nghị Cấp cao ASEAN (BaoMoi) - (Quốc phòng) - Trả lời phỏng vấn báo chí ngay trước thềm Hội nghị Cấp cao ASEAN sẽ diễn ra trong hai ngày 24 và 25 tháng 4 tới, Thứ trưởng ngoại giao Phạm Quang Vinh cho biết: Tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN hồi đầu tháng, các nước nội khối đều cho rằng ASEAN cần phải tiếp tục phát huy vai trò và tiếng nói của mình trong vấn đề Biển Đông.
  • Âm vang Hoàng Sa: giải nhất cuộc thi Nhịp sống biển Đông (BaoMoi) - TT - Bức ảnh Âm vang Hoàng Sa của tác giả Nguyễn Tấn Khâm (giáo viên THCS ở Quảng Ngãi) đã đoạt giải nhất (trị giá 20 triệu đồng và một chuyến đi Trường Sa) của cuộc thi Nhịp sống biển Đông do báo Tuổi Trẻ tổ chức diễn ra trên chuyên trang http://tuoitre.vn/Nhipsongbiendong từ ngày 5-10-2012 đến 15-3-2013.
  • Hội thảo quốc tế về biển Đông tại Anh (BaoMoi) - Ngày 19.4, bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Phó vụ trưởng Vụ Luật pháp và Điều ước quốc tế - Bộ Ngoại giao Việt Nam, đã dự Hội thảo quốc tế về biên giới do Văn phòng Thủy văn Anh (UKHO), Trường ĐH King's College và Hãng tư vấn luật quốc tế Volterra Fietta phối hợp tổ chức ở London (Anh).

TIN LÃNH THỔ


TIN XÃ HỘI


TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ


TIN THẾ GIỚI

Mưu toan cho “ngư ông đắc lợi”

(Petrotimes) - Dư luận trong và ngoài khu vực đang quan tâm tới chuyến thị sát quân cảng Tam Á, Hạm đội Nam Hải, thăm đội tàu chiến vừa có chuyến phô trương lực lượng trên Biển Đông của tân Chủ tịch nước Trung Quốc bởi sau khi được bầu làm Tổng bí thư và Chủ tịch Quân ủy Trung ương  tại Đại hội 18, ông Tập Cận Bình đã từng thăm Hạm đội Nam Hải (tháng 12/2012) và ra lệnh cho quân đội phải sẵn sàng chuẩn bị chiến tranh. Ngoài ra, chuyến thị sát kể trên diễn ra sau chuyến thăm làng chài Đàm Môn, thành phố Quỳnh Hải, tỉnh Hải Nam của ông Tập Cận Bình.
 
Quyết tâm thực hiện “Giấc mơ Trung Quốc”
Là căn cứ hải quân lớn nhất Trung Quốc nên sự xuất hiện của ông Tập Cận Bình tại quân cảng Tam Á thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Sau khi tham quan các tàu Ngọc Lâm, Hoành Thủy, Nhạc Dương, ông Tập Cận Bình (dưới sự tháp tùng của Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Phạm Trường Long và Tư lệnh Hải quân Ngô Thắng Lợi) đã lên tàu đổ bộ Tỉnh Cương Sơn và một tàu ngầm của hạm đội Nam Hải. Tỉnh Cương Sơn là tàu hải quân đầu tiên của Trung Quốc có nữ quân nhân.
Theo tờ South China Morning Post, ông Tập Cận Bình đã yêu cầu binh sĩ luôn trong trạng thái sẵn sàng, kêu gọi hải quân tự củng cố lực lượng, chuẩn bị cho mọi tình huống xung đột. Chuyến thăm diễn ra hôm 9/4, nhưng ngày 11/4 mới được tường thuật trên báo đài của Trung Quốc. Trước đó (17/3), trong bài phát biểu đầu tiên trên cương vị Chủ tịch nước, ông Tập Cận Bình cũng yêu cầu quân đội cải thiện khả năng để “giành chiến thắng trong các cuộc chiến”. Tuyên bố tương tự được ông Phạm Trường Long, Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương đề cập khi thị sát các đơn vị đóng ở các tỉnh Giang Tô, Phúc Kiến và Chiết Giang - các lực lượng vũ trang phải tăng cường tính sẵn sàng chiến đấu và đảm bảo chiến thắng trong mọi cuộc chiến.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (trái) bắt tay người đồng cấp Trung Quốc, Vương Nghị
Cũng trong ngày 11/4, Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc cho biết, việc tăng cường quản lý tài nguyên trên biển, đặc biệt là đánh giá và xác định chiến lược tài nguyên dầu khí tại các khu vực như Hoàng Hải, Đông Hải và Nam Hải (cách Trung Quốc gọi Biển Đông) sẽ mở rộng khả năng thăm dò dầu khí tại các khu vực này, cũng như khai thác kinh doanh dầu khí, đầu tư trang bị kỹ thuật thăm dò nước sâu và hoàn tất việc nghiên cứu các khu vực dầu khí trọng điểm trên biển. Đây là một phần trong “Quy hoạch phát triển sự nghiệp hải dương 5 năm lần thứ 12”.
Theo đó, Trung Quốc sẽ mở rộng thăm dò dầu khí và bình thường hóa các hoạt động tuần tra trên Biển Đông, đồng thời bảo vệ quyền lợi trên biển bằng nhiều hình thức, nghiên cứu sâu các đối sách, tăng cường khống chế thật sự đối với các vùng biển mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền. Bắc Kinh sẽ hướng dư luận ủng hộ các lợi ích biển của Trung Quốc, cho dù việc này xâm phạm tới quyền lợi hợp pháp của các nước hữu quan.
Mặc dù “Quy hoạch phát triển sự nghiệp hải dương 5 năm lần thứ 12” đề cập tới việc phát triển hải dương ở các biển Hoa Đông, Hoa Nam và Biển Đông, nhưng nội dung cụ thể cho thấy chủ yếu nhằm vào Biển Đông - Bắc Kinh tiếp tục đẩy mạnh chiến lược độc chiếm Biển Đông bất chấp các quy định pháp lý quốc tế, thông qua việc triển khai một cách đồng bộ và bài bản các mặt quân sự, kinh tế, ngoại giao... Trung Quốc sẽ thực hiện bài bản, cụ thể chứ không chỉ đơn thuần là tuyên truyền.
Trước đó, Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc đã phát hành tài liệu “Bố trí công tác trọng điểm theo dõi, giám sát các động thái trên biển năm 2013”. Trong 6 năm lại đây, Trung Quốc đã nhiều lần khẳng định Biển Đông là “lợi ích cốt lõi” của họ khi Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền đối với 80% diện tích ở Biển Đông.
Cùng với những hoạt động kể trên, chính quyền tỉnh Hải Nam cho biết, từ ngày 12 đến 16/5, Trung Quốc sẽ tổ chức hội thi câu cá (trái phép) tại đảo Đá Bắc và một số đảo thuộc nhóm đảo Vĩnh Lạc thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Tờ Nhân dân nhật báo coi hội thi diễn ra tại quần đảo Hoàng Sa nhằm cổ vũ, quảng bá hoạt động du lịch của tỉnh Hải Nam trong năm 2013. Ngoài ra, tàu Ngư chính 45001 đã rời cảng Bắc Hải, Quảng Tây (10/4) để thực hiện cái gọi là “nhiệm vụ xua đuổi tàu cá nước ngoài xâm nhập phi pháp” và bảo vệ quyền lợi ngư nghiệp của Trung Quốc trong vòng 50 ngày ở vùng biển thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Nhật Bản không muốn Trung Quốc độc chiếm Biển Đông
Trong bài viết nhan đề “Nhật Bản ngày càng lo lắng về Biển Đông” đăng trong nội san tháng 4 của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) ở Singapore, ông Ian Storey, chuyên gia cao cấp của ISEAS cho rằng, Nhật Bản tuy không phải là đương sự trong tranh chấp ở Biển Đông nhưng là một nước có lượng hàng lớn vận chuyển qua khu vực này nên Tokyo là một đối tác quan trọng trong tranh chấp ở Biển Đông.
Ông Ian Storey nhận định, lo lắng của Nhật Bản về Biển Đông gia tăng cùng với tình hình ngày càng căng thẳng tại đây. Bởi bất ổn ở Biển Đông có khả năng làm gián đoạn dòng chảy tự do của hàng hóa - sự thịnh vượng về kinh tế của Nhật Bản phụ thuộc vào lĩnh vực vận tải biển; nếu Trung Quốc có thể thuyết phục hoặc ép các quốc gia châu Á chấp nhận tuyên bố về “quyền lịch sử” ở Biển Đông thì các chuẩn mực pháp lý quốc tế hiện hành sẽ bị suy yếu, kể cả các nguyên tắc về tự do hàng hải và bất ổn ngày càng gia tăng ở Biển Đông có thể phá vỡ dòng vận chuyển hàng hóa đến đất nước mặt trời mọc.
Thủ tướng Nhật Bản Abe
Theo ông Ian Storey, để giảm bớt quan ngại về Biển Đông, Nhật Bản đang cố gắng tiến hành theo 4 cách: đưa tranh chấp hàng hải lên các diễn đàn quốc tế; khuyến khích sự thống nhất trong ASEAN; giải quyết vấn đề trên cơ sở song phương với các nước Đông Nam Á; tăng cường mối quan hệ và sự phối hợp chính sách với Mỹ và các nước khác. Tokyo cho rằng, Biển Đông không bao giờ trở thành “ao nhà của Bắc Kinh”. Nhưng sự không đồng thuận của 10 nước ASEAN về tranh chấp ở Biển Đông từng dẫn tới việc lần đầu tiên trong lịch sử 45 năm của ASEAN, các bộ trưởng ngoại giao của hiệp hội này không ra được tuyên bố chung (tháng 7/2012).
Trung Quốc đang lợi dụng sự mất đoàn kết này để chia rẽ các nước đương sự trong tranh chấp biển đảo. Bởi trong tranh chấp đảo Hoàng Nham/Scarborough, Philippines đã phải lùi bước và Trung Quốc đang kiểm soát tại đây. Nhật Bản lo ngại Trung Quốc sẽ theo đuổi chiến lược tương tự ở biển Hoa Đông - sử dụng tàu của cơ quan thực thi pháp luật hàng hải để đạt được kiểm soát trên thực tế tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Phát biểu tại 3 cuộc họp gồm hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMM), hội nghị Hội đồng Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN (APSC) lần thứ 9 và hội nghị Hội đồng Điều phối ASEAN (ACC) lần thứ 12, Tổng thư ký ASEAN Lê Lương Minh nhấn mạnh, ASEAN cần thúc đẩy đối thoại, giải quyết hòa bình vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông nhằm duy trì hòa bình, an ninh khu vực trên cơ sở Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và hướng tới thiết lập Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC). Các quan chức cấp cao ASEAN được giao nhiệm vụ tích cực làm việc với Trung Quốc nhằm sớm hoàn tất COC trên cơ sở đồng thuận.
Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa cho biết, các bộ trưởng ngoại giao ASEAN sẽ có một cuộc họp đặc biệt với Trung Quốc để thúc đẩy hoàn tất COC trong năm nay. Theo ông Marty Natalegawa, cuộc gặp này do Trung Quốc đề xuất và tất cả các nước ASEAN đã đồng ý tham dự.
Sau khi ký một loạt hiệp định về đánh bắt cá với Nhật Bản hôm 10/4, ngày 12/4, Cục trưởng Cục tuần tra biển thuộc Viện Hành chính Đài Loan, ông Vương Tiến Vượng cho biết, nếu các tàu đánh cá của Trung Quốc xâm phạm vùng lãnh hải Senkaku/Điếu Ngư sẽ bị cảnh sát biển Đài Loan xua đuổi. Theo những hiệp định vừa được ký giữa Nhật Bản và Đài Loan, tàu cá của Đài Loan sẽ được hoạt động ở vùng biển ngoài khơi quần đảo Sekaku/Điếu Ngư và cảnh sát biển Đài Loan sẵn sàng truy đuổi tàu cá Trung Quốc nếu họ cố tình xâm phạm khu vực này.
Giới chuyên môn cho rằng, thông qua những hiệp định về đánh bắt cá mà Tokyo vừa ký với Đài Bắc trong vấn đề khai thác ngư trường trên vùng biển Senkaku/Điếu Ngư, Nhật Bản muốn gián tiếp ngăn chặn Đài Loan hợp tác với Trung Quốc trong việc tranh chấp chủ quyền tại quần đảo này. Cũng trong ngày 12/4, tại cuộc gặp Bộ trưởng Nông - Lâm - Ngư nghiệp Yoshimasa Hayashi ở Tokyo, Phó tỉnh trưởng tỉnh Okinawa Kurayoshi Takara đã phản đối mạnh mẽ hiệp định về quyền lợi đánh bắt giữa Nhật Bản và Đài Loan. Bởi theo hiệp định, tàu cá Đài Loan và Nhật Bản có thể đánh bắt chung trong khu vực biển 7.400km2 gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư (thuộc tỉnh Okinawa) và đây là sự nhượng bộ quá nhiều.
Theo tờ Asahi, để xúc tiến nhanh việc ký kết, Nhật Bản không sử dụng cụm từ “vùng lãnh hải” trong thỏa thuận (được ký tại Đài Bắc hôm 10-4 sau 17 năm đàm phán giữa 2 bên) để tránh thể hiện rõ ràng việc nước này không cho các tàu cá Đài Loan vào khu vực 12 hải lý quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Đây là một sự khôn khéo để gạt những tranh cãi về chủ quyền đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga cho biết, cuộc đàm phán này nhằm bảo vệ các nguồn tài nguyên biển ở Hoa Đông.
Tờ The Australian dẫn lời Phó giáo sư John Lee ở Đại học Sydney, Australia cho rằng, thỏa thuận giữa Nhật Bản và Đài Loan sẽ gia tăng áp lực buộc Trung Quốc phải gác lại tranh chấp lãnh thổ ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư để tiến đến thỏa thuận về quyền đánh bắt cá. Ngày 14/4 tại Tokyo, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho biết, Washington cam kết bảo vệ Tokyo và phản đối bất kỳ hành động mang tính cưỡng ép nào của Bắc Kinh nhằm chiếm đóng lãnh thổ hiện dưới quyền quản lý của Nhật Bản - quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Thái độ lập lờ của Trung Quốc
Ngày 12/4, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho biết, vấn đề nghề cá giữa Trung Quốc và Nhật Bản đã được 2 nước ký năm 1997. Trung Quốc phản đối Nhật Bản áp dụng hành động đơn phương tại vùng biển liên quan, yêu cầu Nhật Bản nghiêm túc xử lý vấn đề với Đài Loan theo nguyên tắc và tinh thần được xác định trong Tuyên bố chung Trung - Nhật.
Ông Hồng Lỗi cũng cho rằng, 2013 là kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ đối tác chiến lược Trung Quốc - ASEAN và 2 bên đang bàn thảo việc tổ chức một loạt hoạt động chào mừng nhằm tổng kết quá khứ, quy hoạch tương lai, tiếp tục nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược Trung Quốc - ASEAN. Lập trường của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông không thay đổi - Trung Quốc sẽ giải quyết tranh chấp thông qua hiệp thương hữu nghị và đàm phán với nước đương sự. Biển Đông không phải là vấn đề giữa Trung Quốc và ASEAN. Trước đó (3/4), tờ Thời báo Hoàn Cầu dẫn phân tích của giới học giả Trung Quốc cho rằng, hải quân nước này sẽ dùng vũ lực một khi đàm phán về Biển Đông không có kết quả bởi Bắc Kinh không thỏa hiệp trong vấn đề Biển Đông.
Ngày 10/4, tờ Cambodia Daily đưa tin, trong cuộc gặp ông Tập Cận Bình bên lề Diễn đàn Bác Ngao tại Hải Nam, Trung Quốc, Thủ tướng Campuchia Hun Sen cho biết, Phnom Penh đã cam kết tăng cường hợp tác và sẽ tiếp tục hỗ trợ cái gọi là “lợi ích cốt lõi và những mối quan tâm” của Trung Quốc trong khu vực sau khi Bắc Kinh ký 8 dự án đầu tư vào nước này, trong đó có dự án xây dựng nhà máy lọc dầu với giá trị khoảng 1,67 tỉ USD. Đầu tư của Trung Quốc vào Campuchia đã tăng trưởng nhanh chóng - từ 1994 đến 2011 Trung Quốc đã rót 8,8 tỉ USD vào Campuchia và trở thành nước đầu tư lớn nhất vào quốc gia này. Đây được coi là món quà để Phnom Penh từ chối đưa vấn đề Biển Đông vào chương trình nghị sự của ASEAN khi Campuchia giữ vai trò Chủ tịch luân phiên năm 2012.
Ngày 11/4, ngoại trưởng các nước ASEAN đã kết thúc hội nghị tại thủ đô Banda Seri Begawan của Brunei mà không thể ra được một tuyên bố chung về việc giải quyết cụ thể các tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông. Cũng trong ngày 11/4, phát biểu tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMM), Ngoại trưởng Philippines Albert Del Rosario cho rằng, việc Philippines kiện Trung Quốc về tranh chấp tại Biển Đông ra tòa án trọng tài quốc tế sẽ giúp làm sáng tỏ quyền hợp pháp của hai nước ở biển Đông. Theo giới bình luận, trước và sau Diễn đàn Bác Ngao, ông Tập Cận Bình đã gặp lãnh đạo các nước có lợi ích liên quan tới biển Đông như Brunei, Myanmar và Campuchia, nhằm tiếp tục phân hóa “lực lượng đối đầu”, cũng như loại trừ sự “gây nhiễu” sau này.
Đại diện Ủy ban Biên giới Quốc gia, Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 12/4 đã trao công hàm cho Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội để phản đối kế hoạch tổ chức cho du khách tới tham quan quần đảo Hoàng Sa. "Việt Nam có chủ quyền không tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việc Trung Quốc tổ chức đưa khách du lịch tới quần đảo Hoàng Sa là vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, trái với tinh thần Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Việt Nam yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ kế hoạch trên".
Về thông tin Đài Loan có kế hoạch nâng cấp cầu cảng ở đảo Ba Bình, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, đại diện Ủy ban Biên giới Quốc gia nhấn mạnh, kế hoạch xây dựng của Đài Loan tại Trường Sa là xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này. Việt Nam yêu cầu phía Đài Loan hủy bỏ kế hoạch nêu trên, không gây phức tạp và căng thẳng thêm tình hình ở Biển Đông.

Hồng Thất Công - Tuấn Quỳnh

Himalaya : Quân đội Trung Quốc tiến sâu vào lãnh thổ Ấn Độ

Himalaya ảnh chụp từ trạm không gian ISS.
Himalaya ảnh chụp từ trạm không gian ISS.(Photo : NASA)
Trọng Thành -RFI
Ngày 20/04/2013 chính phủ Ấn Độ cho biết, hàng chục binh sĩ Trung Quốc đã thiết lập một căn cứ ở Himalaya, nơi có các tranh chấp lãnh thổ giữa hai quốc gia. Theo New Delhi bất đồng lãnh thổ với Trung Quốc có thể giải quyết bằng con đường ngoại giao.
Nguồn tin trên cho biết, hàng chục lính Trung Quốc trong đêm ngày 15/04/2013 đã dựng trại tại vùng Ladakh thuộc bang Jammu và Kashmir ở cực bắc Ấn Độ, nơi New Delhi tuyên bố chủ quyền.
Trả lời AFP, một giới chức cao cấp của chính quyền Ấn khẳng định : « biến cố này có thể giải quyết bằng con đường hòa bình, trên cơ sở các hiệp định song phương hiện có và nhờ những cơ chế mà các hiệp định kể trên đã trù liệu ». Cũng giới chức này nhận xét rằng các binh sĩ Trung Quốc đang có mặt tại « một khu vực, nơi có những quan niệm khác nhau về đường Kiểm soát hiện thực (Line of Actual Control – LAC) ».
Tại vùng lãnh thổ tranh chấp này, mặc dù chưa có đường phân ranh chính thức, New Delhi và Bắc Kinh đã hai lần ký kết hiệp định vào năm 1993 và 1996 để duy trì hòa bình.
Cũng theo nguồn tin kể trên, Ấn Độ và Trung Quốc đang tiến hành tham vấn về biến cố mới đây tại Ladakh, qua trung gian một ủy ban giải quyết các vấn đề biên giới, được lập ra năm 2012.
Theo hãng thông tấn Ấn Độ PTI, đơn vị gồm khoảng 50 quân nhân Trung Quốc đã xâm nhập sâu vào vùng LAC đến 10 km, tại Daulat Beg Oldi, nơi có một đường băng máy bay quân sự của Ấn Độ. Tại đây họ đã bị một đơn vị biên phòng Ấn Độ-Tây Tạng chặn lại. Phía Ấn Độ đã đóng quân cách đơn vị Trung Quốc khoảng 300 mét.
Giữa Ấn Độ và Trung Quốc có nhiều tranh chấp lãnh thổ chưa được giải quyết. Vào năm 1962, một cuộc chiến tranh biên giới đã nổ ra tại vùng đông bắc bang Arunachal Pradesh và tại Ladakh. Theo New Delhi, Trung Quốc đã dành thắng lợi trong cuộc chiến đẫm máu này và chiếm được của Ấn Độ 38.000 km² tại vùng Himalaya. Trong khi đó, Bắc Kinh đòi hỏi toàn bộ chủ quyền đối với toàn bộ bang Arunachal Pradesh, với diện tích khoảng 90.000 km².
Việc Trung Quốc gia tăng xây dựng cơ sở hạ tầng tại vùng biên giới tranh chấp gây lo ngại lớn cho New Delhi. Ấn Độ ngày càng coi Trung Quốc như một đe dọa đối với an ninh quốc gia về dài hạn, nhiều hơn là đối thủ Pakistan truyền thống.
Viết trên tờ Mint, nhà phân tích chính trị Ấn Độ Brahma Chellaney, một cựu chiến binh, cho rằng : « Chính quyền Ấn Độ phải có phản ứng để giảm thiểu các hành động từ phía Trung Quốc, mà không làm gia tăng sự đối đầu ». Nhà phân tích này cũng cho biết, theo các số liệu của New Delhi, số lượng các vụ xâm nhập bí mật của Trung Quốc vào khu vực lãnh thổ mà Ấn Độ tuyên bố chủ quyền, đã liên tục gia tăng.

Hải quân Việt Nam có thể mua 6 máy bay tuần tiễu Mỹ để đối phó với tàu ngầm Trung Quốc

Các phi cơ tuần tiễu P-3C Orion đang đậu tại vịnh Kaneohe, Hawai.
Các phi cơ tuần tiễu P-3C Orion đang đậu tại vịnh Kaneohe, Hawai.
wikipedia

Thụy My
Đài Tiếng nói Nước Nga trong bản tin hôm 20/04/2013 dẫn bài trả lời phỏng vấn của đại diện tập đoàn Mỹ Lockheed Martin cho biết, Hải quân Việt Nam có thể đặt mua sáu phi cơ tuần tiễu P-3C Orion của Hoa Kỳ, là loại máy bay chống tàu ngầm rất hiệu quả.

Trong giai đoạn đầu, các phi cơ này có thể được giao cho Việt Nam mà không trang bị vũ khí, nhưng với việc tăng cường quan hệ Mỹ-Việt, có thể có thêm vũ khí sau này. Việt Nam sẽ nhận được các máy bay P-3C nằm trong số lượng dự trữ của Hải quân Mỹ. Đây là kiểu máy bay tương đối mới, có thể phục vụ thêm 20 năm sau khi được hiện đại hóa.
Thực ra Việt Nam khó thể chọn lựa được nhà cung cấp phi cơ tuần tiễu, là những công cụ chủ yếu đương đầu với tàu ngầm. Từ lâu Nga đã ngừng sản xuất loại máy bay IL-38 và TU-142, chỉ đang hiện đại hóa phi đội hiện có. Các máy bay loại này tại Nga không nhiều, nên Nga không xuất khẩu. Châu Âu cũng đã ngưng sản xuất loại phi cơ trên. Chỉ có mình Hoa Kỳ đưa ra kế hoạch sản xuất máy bay tuần tiễu P-8 Poseidon. Còn kiểu P-3C Orion vốn chưa bao giờ khai thác hết số dự trữ, sẽ bị đưa ra khỏi danh sách sử dụng.
Chiếc P-3C là loại máy bay chống tàu ngầm khá mạnh và hiệu quả. Việc Việt Nam đặt mua các loại máy bay này, nhất là khi chúng được trang bị vũ khí, có thể là lý do để Bộ chỉ huy Hải quân Trung Quốc phải quan ngại.
Căn cứ dành cho tàu ngầm nguyên tử Du Lâm (Yulin) nằm tại đảo Hải Nam ở miền nam Trung Quốc. Căn cứ ngầm trị giá nhiều tỉ đô la này cũng là nơi chứa tàu bè, nhà kho, vũ khí, và một hệ thống bảo vệ phức tạp. Tại đây có thể có các tiềm thủy đỉnh lớp 094 Jin trang bị hỏa tiễn đạn đạo, sau này sẽ được thay thể bằng lớp 096 Tan.
Biển Đông là nơi tuần tra chủ yếu của các tàu ngầm nguyên tử Trung Quốc, và tất cả các hoạt động trinh sát của Hải quân Mỹ cũng như đồng minh trong khu vực đều gây phản ứng giận dữ nơi chính quyền Bắc Kinh. Trong quá khứ đã từng xảy ra các sự cố nguy hiểm.
Các chuyên gia nhận định, so với các tàu của Nga, thì các tàu ngầm Trung Quốc có phần lạc hậu về kỹ thuật. Chiếc P-3C được xem là một phương tiện hết sức hiệu quả để đối phó với các tàu ngầm Liên Xô thời trước và Nga hiện nay, và là mối nguy hiểm còn quan trọng hơn đối với tàu ngầm Trung Quốc. Khi cất cánh từ các căn cứ của Việt Nam, các phi cơ P-3C có thể theo dõi các khu vực tuần tiễu của tàu ngầm Trung Quốc.
Cũng theo đài Tiếng nói Nước Nga, thì Trung Quốc có thể sẽ có những biện pháp đảm bảo an ninh cho các tàu ngầm, nhất là với chiếc hàng không mẫu hạm Liêu Ninh. Tàu sân bay này có thể khép lại một vùng quan trọng tại Biển Đông đối với các phi cơ P-3C của Việt Nam. Chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên của Liên Xô là Amiral Kuznetsov, được đóng cùng thời với Liêu Ninh, cũng nhằm mục đích tương tự là bảo vệ khu vực tuần tiễu của các tàu ngầm nguyên tử, trả đũa các loạt tấn công đầu tiên của kẻ địch, đồng thời giúp chính phủ rút ngắn thời gian để có thể đưa ra quyết định ứng phó.

Doanh nghiệp kiệt sức: Teo tóp, chết như rạ

Nguoilaodong

Chủ Nhật, 21/04/2013 23:35

Thực trạng doanh nghiệp càng hoạt động càng suy giảm quy mô một lần nữa báo động về sức khỏe của nền kinh tế. Dù vậy, các giải pháp gỡ khó còn khá mơ hồ

Ngoài những vướng mắc về vốn đầu tư, tín dụng, thị trường…, việc thiếu các chính sách hỗ trợ kịp thời, thiết thực cũng là nguyên nhân khiến doanh nghiệp (DN) ngày càng teo tóp, tê liệt.
Không lớn nổi
Theo khảo sát “Đặc điểm môi trường kinh doanh: Điều tra DN nhỏ và vừa” của Viện Nghiên cứu – Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), từ năm 2009 đến 2011, chỉ có 31 DN nhỏ và cực nhỏ đã phát triển thành DN quy mô vừa nhưng có đến 133 DN quy mô vừa và nhỏ thu hẹp thành DN cực nhỏ. Khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng cho thấy tỉ lệ các DN có kế hoạch giữ nguyên hoặc giảm quy mô sản xuất – kinh doanh tăng mạnh so với những năm trước. Báo cáo thường niên DN Việt Nam năm 2012 do VCCI công bố mới đây đã khẳng định rõ xu hướng ngày càng teo tóp của DN nhỏ và vừa tại nước ta, tính từ năm 2002 đến 2012.
Kể từ khi có Luật DN (năm 2000), đến nay, cả nước đã có trên 694.000 DN được thành lập. Tuy nhiên, đến đầu năm 2013, chỉ còn hơn 300.000 DN đang hoạt động và 2/3 số đó không lớn lên nổi, thậm chí còn nhỏ dần về quy mô. 44,7% DN của số này giữ nguyên quy mô nhỏ trong suốt 10 năm, 18,7% tụt xuống thành DN siêu nhỏ, chỉ có 8,74% DN nhỏ phát triển thành DN có quy mô vừa và 6,55% thành quy mô lớn. DN có quy mô vừa cũng ngày càng nhỏ đi: có đến 38,7% DN rớt xuống thành DN nhỏ, 5,12% thành DN siêu nhỏ.
 DNTN Vạn Hưng ở Sóc Trăng phá sản, quỵt nợ hàng tỉ đồng của người nuôi cá tại ĐBSCL. Ảnh: DUY NHÂN
Kết quả khảo sát của VCCI cũng cho thấy có đến 73% DN cho rằng tồn kho thực sự là mối lo ngại, 5,7% ngừng hoạt động trong năm 2012 do không tìm được thị trường đầu ra, không vay được vốn và giá nguyên vật liệu cao. Trong đó, 28,6% DN ngừng hoạt động vì không tìm được thị trường đầu ra, 21,4% do không vay được vốn, 17,9% do nguyên liệu giá cao.
Tỉ lệ DN thua lỗ trong giai đoạn 2002-2011 rất cao, lên đến 41,7% trong năm 2011. Hiệu suất sinh lợi trên tài sản cũng giảm từ 6,4% năm 2002 xuống còn 3,6% năm 2010. Đáng lo ngại hơn, khả năng thanh toán của DN đang kém đi, chỉ số thanh toán hiện tại và chỉ số thanh toán nhanh đều giảm, khả năng trả lãi vay ngân hàng cũng giảm dần từ 5 lần còn 3,5 lần trong giai đoạn 2009-2011.
Chính sách hỗ trợ chưa tới
Ông Trần Việt Anh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cao su – Nhựa TPHCM, cho rằng ngay trong hiệp hội, phải có đến hơn 90% trong tổng số 300 DN hội viên là DN vừa và nhỏ. Kinh tế khó khăn kéo dài từ năm 2010 đến nay khiến DN nhỏ và vừa rất dễ tổn thương nên tình trạng DN teo tóp, “chết” hẳn là bình thường. Thanh khoản trên thị trường nội địa quá kém, DN không muốn đầu tư phát triển và phải chọn lọc, giao dịch với khách hàng có khả năng thanh toán chứ không dám cho thiếu nợ. Một số DN phải bán bớt máy móc, đóng cửa nhà xưởng. Khi quy định về thuế bảo vệ môi trường có hiệu lực, một số DN bao bì nhựa lỗ lã, phải bỏ nghề, chuyển sang bán phở, bán thuốc đông y.
Cũng theo ông Trần Việt Anh, các vấn đề về vốn, tín dụng, nợ xấu ngân hàng trong bối cảnh kinh tế khó khăn, đầu ra bức bí là nguyên nhân khiến DN lâm vào cảnh nguy khốn. Chính phủ đã có những chương trình hỗ trợ DN nhỏ và vừa nhưng các khoản hỗ trợ đó ít khi đến được với DN hoặc đến rất chậm, DN phải chủ động “liệu cơm gắp mắm”, âm thầm bám trụ và âm thầm… tê liệt!
Theo TS Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng CIEM, nền kinh tế Việt Nam là “kinh tế khoảng giữa”: Ít có DN lớn mà phần nhiều là DN nhỏ, cực nhỏ và hộ gia đình. Dù Nhà nước đã cho tự do kinh doanh nhưng chưa có những chính sách hỗ trợ phù hợp để tạo điều kiện cho DN lớn lên. Bên cạnh đó, DN nhỏ và vừa ít có khả năng tiếp cận nguồn lực tốt, tài chính tốt; phần lớn ưu đãi được ưu tiên cho khối DN Nhà nước, khối DN tư nhân ít được hưởng (DN nhỏ phần nhiều là DN tư nhân).
Từ năm 2009 đến nay, kinh tế càng khó khăn, tính phòng thủ của DN càng gia tăng. Bên cạnh đó, chính sách phân biệt đối xử trong cách tính thuế thu nhập DN sắp áp dụng (DN nhỏ và vừa 20%, DN lớn 22%) cũng  là lực cản khiến DN không muốn lớn. Các DN nhỏ còn có tâm lý không muốn tăng quy mô vì ngại đối diện và giải quyết các vấn đề về thủ tục hành chính, thuế…
Một số chuyên gia kinh tế cho rằng để lớn lên, bản thân DN phải tiến hành tái cấu trúc, thoát khỏi tư duy kinh tế cá thể, kinh tế hộ gia đình; tập trung nguồn lực nhiều hơn để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; ứng dụng khoa học, công nghệ trong sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao năng suất lao động, tăng chất lượng và giảm giá thành sản phẩm. Điều quan trọng và cần thiết cho DN lúc này là Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ DN thông qua việc giảm thêm lãi suất cho vay, củng cố các gói bảo lãnh tín dụng với DN, đẩy mạnh thị trường xuất khẩu và xúc tiến thương mại để giải tỏa tồn kho…
Càng co cụm càng dễ “tiêu”
Theo ông Nguyễn Chí Nguyện, nguyên giám đốc Trung tâm Dịch vụ hỗ trợ DN nhỏ và vừa TPHCM, cứ đà này, đến năm 2015, khi Việt Nam mở cửa hoàn toàn theo cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) thì không chỉ DN sản xuất mà DN phân phối cũng nguy khốn vì không còn sức chống chọi. Vì chọn giải pháp co cụm nên hầu hết DN không chú trọng cải tiến sản xuất, sản phẩm mà chủ yếu khai thác những cái có sẵn. Thế nhưng, chính sự co cụm này khiến DN mất khả năng cạnh tranh với hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng cùng chủng loại trên thị trường, dẫn đến nguy cơ mất thị trường.
THANH NHÂN

Bản tin tiếng Anh
  • BYD mulls 're-birth' plan (Washington Post) - BYD Co may stop making conventional gasoline-fuelled cars within two years and focus on 'new energy' battery models to promote sales.
  • ZTE hopes to make a comeback (Washington Post) - ZTE Corp, the nation's second-largest telecom equipment vendor, is likely to return to profit growth this year, the company's chairman Hou Weigui said.
  • FDI surge a show of confidence (Washington Post) - Foreign direct investment in China continued to increase in March, an indication of global confidence in the world's second-largest economy.
  • Sino-Gulf FTA 'may be signed this year' (Washington Post) - A free trade agreement between China and the Gulf Cooperation Council may be concluded this year, said the United Arab Emirate's ambassador to China.
  • China Mobile to challenge WeChat (Washington Post) - China Mobile, the nation's biggest telecom operator, has launched public bidding for operating its Fetion service, an instant messaging tool.
  • History Echoes in metropolis (Washington Post) - Chongqing may just be the biggest city in the world, making it a perfect place to watch and experienc the sights, sounds and tastes of modern China.
  • Life of Guo (Washington Post) - Qingdao's Guo Chuan recently became the first Chinese person to sail solo around the world.
  • For love or money? (Washington Post) - Johnnie To makes movies for one of two purposes: either to express himself or to make money for his company.
  • Carrier of navy's pride (Washington Post) - Reporter shares experience on aircraft carrier Liaoning ahead of navy's 64th anniversary.
  • Premier Li directs quake-relief at epicenter (Washington Post) - Chinese Premier Li Keqiang has arrived at the epicenter of a 7.0-magnitude earthquake which jolted southwest China's Sichuan Province and killed at least 124 Saturday.
  • Reading rate falling in China (Washington Post) - China's comprehensive reading rate was 76.3 percent in 2012, 1.3 percentage points lower than in 2011.
  • Chinese ambassador calls for anti-terror cooperation (Washington Post) - New Chinese ambassador to the United States on Wednesday strongly condemned the Boston bombings, while stressing the need for the two countries to enhance cooperation in dealing with the threat of terrorism.
  • China and Japan should cooperate: vice-premier (Washington Post) - China emphasized its common interests with Tokyo on Wednesday as Vice-Premier Wang Yang met representatives of a China-friendly non-governmental organization from Japan.
  • Beijing's 1st H7N9 patient discharged (Washington Post) - A seven-year-old girl in Beijing who was infected with H7N9 bird flu, the first such case in the Chinese capital, was discharged from hospital Wednesday afternoon, local health authorities announced.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét