CT Trương Tấn Sang đã có sai lầm gì?
Đọc bài “Động cơ và tham vọng quyền lực của Trương tấn Sang” cũng chưa
thấy phản ảnh được những sai phạm nghiêm trọng của ông Trương Tấn Sang.
Phải xem lại hàng loạt phát biểu trong các buổi tiếp xúc cử tri, các
cuộc tiếp xúc với quần chúng, các bài viết đăng trên các báo Tuổi trẻ,
Thanh niên,.. mới đây đọc bài phát biểu ở Câu lạc bộ Thăng Long (Hà Nội) ngày 19/02/2013,
Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tiếp tục đưa ra
nhiều ý kiến về tình hình nội bộ Đảng, gây xôn xao trong dư luận và
tạo ra nhiều đồn đoán rất bất lợi cho Đảng. Bài phát biểu này được một
cán bộ tham gia CLB Thăng Long tên Đoàn Sự ghi lại và sau đó ông Trương
Tấn Sang chỉ đạo đưa lên Internet.
CTN Trương Tấn Sang và Tập Cận Bình |
Trong bài phát biểu này, như nhiều lần trước đó Trương Tấn Sang lại đề
cập và tấn công “đồng chí X”, tuyên bố từ “trẻ con miền núi”, đến “anh
xe ôm”, “bà hàng nước”,… đều biết tình hình nội bộ rối ren của Đảng.
Trương Tấn Sang công khai sỉ nhục Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung Ương
và chà đạp lên mọi nỗ lực của toàn Đảng trong thời gian qua bằng các
nhận định: “Trong Đảng hiện nay tệ nể nang còn nặng lắm, nên chắc chắn
còn có thiếu sót”, “Vừa qua Bộ Chính Trị nhận khuyết điểm nhưng BCHTW
lại không kỷ luật, điều này gây bức xúc lớn lắm. Có đồng chí đã nói với
tôi rằng: Một Đảng mà không sửa khuyết điểm sai lầm không có kỷ luật là
một Đảng hư hỏng, đó là lời của Hồ Chủ Tịch”, “… thiểu số phải phục tùng
đa số, có những cái thấy đúng mà không thực hiện được. Phải chờ đợi
thôi, có thể dến Đại hội 12 mới có thể thay đổi cơ bản, nay mới chỉ vá
víu mà thôi”, “Nhưng nhìn lại mấy năm nay toàn tụt hậu”, “qua nhiều Đại
hội thì cái xấu phát triển dần lên”, “tại sao còn có bao nhiêu vấn đề
này, vấn đề khác ngày càng to, càng phức tạp”,…
Những phát biểu này được lan truyền, tạo nhiều bức xúc trong dư luận, làm trầm trọng hơn tình hình mất đoàn kết nội bộ của Bộ Chính trị. Trương Tấn Sang đã tự cho mình quyền phát biểu ngược lại mọi chỉ đạo của Bộ Chính trị, bằng các thủ đoạn truyền bá khéo léo trên cả truyền thông trắng lẫn đen, Trương Tấn Sang đã bôi đen các đối thủ, vẽ lên hình ảnh kém cỏi và mất đoàn kết của Bộ Chính trị, hướng dư luận xã hội đến nhận định: “Nội bộ Đảng Cộng sản đang đánh nhau, mâu thuẫn nghiêm trọng. Bộ Chính trị đang chia rẽ và khủng hoảng”. Qua đó, suy tôn hình ảnh Trương Tấn Sang như một lãnh đạo liêm khiết, dám lên tiếng vì nguyện vọng của nhân dân và nguy hiểm hơn là người duy nhất có thể trở thành ngọn cờ lật đổ Đảng Cộng sản.
Trương Tấn Sang đã từng thành công trong việc lợi dụng cuộc đấu tranh chống tiêu cực của Đảng cho các mưu đồ chính trị của mình, nếu Đảng cứ để Trương Tấn Sang dẫn dắt cuộc chơi chính trị như hiện tại, hậu quả là không thể lường hết được! Trương Tấn Sang đã không ngần ngại công kích trực diện vào Đảng bằng tuyên bố: “Về vai trò của Đảng với quân đội. Tôi cho rằng Đảng ta lập ra quân là để bảo vệ Tổ quốc, nhân dân chứ không phải là lập ra là bảo vệ, trung thành với Đảng, vì vậy quân đội phải trung thành, bảo vệ Tổ Quốc, nhân dân rồi mới đến Đảng, có như vậy mới đúng chứ. Nay vì theo tập quán, nhận thức vẫn chưa thực hiện được.”
Chưa dừng lại ở đó, Trương Tấn Sang thể hiện một cách lộ liễu ý định thâu tóm quyền lực từ Tổng bí thư qua tuyên bố: “Theo Hiến Pháp, Chủ tịch là Tổng chỉ huy lực lượng vũ trang, nhưng hiện nay theo tập quán là khi trong kháng chiến vẫn đặt ra vấn đề do người đứng đầu Đảng trực tiếp thống lĩnh quân đội nên vẫn để như cũ sau này nếu có sửa đổi thì xem xét lại thế nào cho hợp lý và phù hợp với phong cách quốc tế hiện nay”, “… lấy Đảng làm vị trí cao nhất nên chúng tôi bàn để Tổng bí thư thay mặt cho cả Chủ tịch nước đón tiếp họ, kể ra như vậy cũng không tiện, nhưng vì quyết định có cả Tổng bí thư và Chủ tịch nước nên đành phải chịu chứ tôi thấy như vậy rất bất tiện, nhưng mà khó nói quá. Sau này có lẽ phải xem lại như Trung Quốc, Lào, Bắc Triều tiên, Cuba họ đều thống nhất một người là nguyên thủ quốc gia mà thôi”.
Vì muốn thể hiện với dư luận, chỉ có mình là người dám lên tiếng về bộ mặt của Trung Quốc, Trương Tấn Sang đã vi phạm chủ trương đối ngoại của Đảng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng quan hệ ngoại giao của Việt Nam với Lào, Campuchia và làm phức tạp thêm tình hình với Trung Quốc khi với cương vị là Chủ tịch nước có những nhận định công kích trực tiếp các quốc gia láng giềng: “Khối Asean chúng ta thì Campuchia đứng về phía Trung Quốc gây nhiều trở ngại đã buộc Hội nghị ngoại giao không ra được tuyên bố chung...”, “…năm 2012 CPC làm chủ tịch Asian phá rất dữ, phản đối nhiều cái vô lý”, “Trung Quốc cho tàu hải giám và tàu đánh cá vào quấy rối, ngăn cản ta, thực sự đó là tàu chiến, là hải quân Trung Quốc giả dạng mà thôi”, “Trung Quốc yêu cầu không quốc tế hóa Biển Đông, nhưng họ không làm được”, “các nước khác còn có sự chia rẽ, các bạn Lào gắn bó với ta hơn, các đồng chí lãnh đạo cao tuổi gắn bó hơn, lớp trẻ có phần giảm sút kém mặn mà”,…
Hậu quả từ những bài phát biểu vô nguyên tắc, ngày càng nhiều và nguy hiểm của Trương Tấn Sang là rất nghiêm trọng, vi phạm nghiêm trọng kỷ luật Đảng ở nhiều điểm: tiết lộ bí mật, xuyên tạc nội dung các cuộc họp của Bộ Chính trị; gây chia rẽ, mất đoàn kết nội bộ và kích động dư luận nhắm vào Thủ tướng; vi phạm chủ trương đối ngoại của Đảng và Nhà nước; phá hoại tình đoàn kết giữa Việt Nam, Campuchia và Lào.
Nếu là một Đảng viên bình thường vi phạm về phát ngôn đã bị kỷ luật Đảng rất nặng, vậy người giữ chức vụ cao như ông Trương Tấn Sang có bị kỷ luật không? Chắc là không vì đã có ông Trọng đỡ đòn rồi. Nếu diễn ra đúng như vậy thì các ông lãnh đạo chủ chốt khác cũng xem lại mình còn xứng đáng ngồi ở vị trí cao nữa không? Hay nên tự nguyện nhường chỗ cho ông Trương Tấn Sang đi!
Trần Tiến Dũng
Cựu chiến binh, 30 năm tuổi Đảng
Những phát biểu này được lan truyền, tạo nhiều bức xúc trong dư luận, làm trầm trọng hơn tình hình mất đoàn kết nội bộ của Bộ Chính trị. Trương Tấn Sang đã tự cho mình quyền phát biểu ngược lại mọi chỉ đạo của Bộ Chính trị, bằng các thủ đoạn truyền bá khéo léo trên cả truyền thông trắng lẫn đen, Trương Tấn Sang đã bôi đen các đối thủ, vẽ lên hình ảnh kém cỏi và mất đoàn kết của Bộ Chính trị, hướng dư luận xã hội đến nhận định: “Nội bộ Đảng Cộng sản đang đánh nhau, mâu thuẫn nghiêm trọng. Bộ Chính trị đang chia rẽ và khủng hoảng”. Qua đó, suy tôn hình ảnh Trương Tấn Sang như một lãnh đạo liêm khiết, dám lên tiếng vì nguyện vọng của nhân dân và nguy hiểm hơn là người duy nhất có thể trở thành ngọn cờ lật đổ Đảng Cộng sản.
Trương Tấn Sang đã từng thành công trong việc lợi dụng cuộc đấu tranh chống tiêu cực của Đảng cho các mưu đồ chính trị của mình, nếu Đảng cứ để Trương Tấn Sang dẫn dắt cuộc chơi chính trị như hiện tại, hậu quả là không thể lường hết được! Trương Tấn Sang đã không ngần ngại công kích trực diện vào Đảng bằng tuyên bố: “Về vai trò của Đảng với quân đội. Tôi cho rằng Đảng ta lập ra quân là để bảo vệ Tổ quốc, nhân dân chứ không phải là lập ra là bảo vệ, trung thành với Đảng, vì vậy quân đội phải trung thành, bảo vệ Tổ Quốc, nhân dân rồi mới đến Đảng, có như vậy mới đúng chứ. Nay vì theo tập quán, nhận thức vẫn chưa thực hiện được.”
Chưa dừng lại ở đó, Trương Tấn Sang thể hiện một cách lộ liễu ý định thâu tóm quyền lực từ Tổng bí thư qua tuyên bố: “Theo Hiến Pháp, Chủ tịch là Tổng chỉ huy lực lượng vũ trang, nhưng hiện nay theo tập quán là khi trong kháng chiến vẫn đặt ra vấn đề do người đứng đầu Đảng trực tiếp thống lĩnh quân đội nên vẫn để như cũ sau này nếu có sửa đổi thì xem xét lại thế nào cho hợp lý và phù hợp với phong cách quốc tế hiện nay”, “… lấy Đảng làm vị trí cao nhất nên chúng tôi bàn để Tổng bí thư thay mặt cho cả Chủ tịch nước đón tiếp họ, kể ra như vậy cũng không tiện, nhưng vì quyết định có cả Tổng bí thư và Chủ tịch nước nên đành phải chịu chứ tôi thấy như vậy rất bất tiện, nhưng mà khó nói quá. Sau này có lẽ phải xem lại như Trung Quốc, Lào, Bắc Triều tiên, Cuba họ đều thống nhất một người là nguyên thủ quốc gia mà thôi”.
Vì muốn thể hiện với dư luận, chỉ có mình là người dám lên tiếng về bộ mặt của Trung Quốc, Trương Tấn Sang đã vi phạm chủ trương đối ngoại của Đảng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng quan hệ ngoại giao của Việt Nam với Lào, Campuchia và làm phức tạp thêm tình hình với Trung Quốc khi với cương vị là Chủ tịch nước có những nhận định công kích trực tiếp các quốc gia láng giềng: “Khối Asean chúng ta thì Campuchia đứng về phía Trung Quốc gây nhiều trở ngại đã buộc Hội nghị ngoại giao không ra được tuyên bố chung...”, “…năm 2012 CPC làm chủ tịch Asian phá rất dữ, phản đối nhiều cái vô lý”, “Trung Quốc cho tàu hải giám và tàu đánh cá vào quấy rối, ngăn cản ta, thực sự đó là tàu chiến, là hải quân Trung Quốc giả dạng mà thôi”, “Trung Quốc yêu cầu không quốc tế hóa Biển Đông, nhưng họ không làm được”, “các nước khác còn có sự chia rẽ, các bạn Lào gắn bó với ta hơn, các đồng chí lãnh đạo cao tuổi gắn bó hơn, lớp trẻ có phần giảm sút kém mặn mà”,…
Hậu quả từ những bài phát biểu vô nguyên tắc, ngày càng nhiều và nguy hiểm của Trương Tấn Sang là rất nghiêm trọng, vi phạm nghiêm trọng kỷ luật Đảng ở nhiều điểm: tiết lộ bí mật, xuyên tạc nội dung các cuộc họp của Bộ Chính trị; gây chia rẽ, mất đoàn kết nội bộ và kích động dư luận nhắm vào Thủ tướng; vi phạm chủ trương đối ngoại của Đảng và Nhà nước; phá hoại tình đoàn kết giữa Việt Nam, Campuchia và Lào.
Nếu là một Đảng viên bình thường vi phạm về phát ngôn đã bị kỷ luật Đảng rất nặng, vậy người giữ chức vụ cao như ông Trương Tấn Sang có bị kỷ luật không? Chắc là không vì đã có ông Trọng đỡ đòn rồi. Nếu diễn ra đúng như vậy thì các ông lãnh đạo chủ chốt khác cũng xem lại mình còn xứng đáng ngồi ở vị trí cao nữa không? Hay nên tự nguyện nhường chỗ cho ông Trương Tấn Sang đi!
Trần Tiến Dũng
Cựu chiến binh, 30 năm tuổi Đảng
Vấn đề của sự trì trệ trong việc cải cách kinh tế ở Việt Nam
Vào tháng Hai năm 2013, chính phủ Việt Nam đã phê duyệt một kế hoạch
mang tính chiến lược trong việc tái cơ cấu nền kinh tế trong giai đoạn
2013-2020, với mục đích giải quyết những vấn đề hiện có trong mô hình
phát triển tại nước này.
Hình minh họa |
Nhờ vào cuộc đại cải cách Đổi mới diễn
ra vào thập niên 1980, Việt Nam đã thoát khỏi cảnh nghèo một cách thành
công và vươn lên thành một đất nước có mức thu nhập bình quân trung
bình thấp vào cuối những năm 2000. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2007, nền
kinh tế Việt Nam lại bước vào một giai mới, một giai đoạn bị xem là trì
trệ, tính cạnh tranh quốc tế tụt giảm và sự bất ổn định trong nền kinh
tế vĩ mô.
Trong hai năm qua, các lãnh đạo Việt
Nam đã xác định được những vấn đề này và quyết định cải cách mô hình
thúc đẩy và tăng trưởng không hiệu quả. Họ đã nhận diện được ba mảng
đáng phải xem xét: các doanh nghiệp nhà nước, hệ thống tài chính và đầu tư công. Theo như bản kế hoạch chiến lược
này, cải cách sẽ được diễn ra trong khu vực này từ năm 2013-2015. Do
đó, nền kinh tế được kỳ vọng sẽ có một thời kỳ tăng trưởng mới, hiệu
quả, năng suất và có tính cạnh tranh toàn cầu trước năm 2020. Mục tiêu
dài hạn đối với Việt Nam là trở thành một đất nước công nghiệp hóa trước
năm 2020.
Các vấn đề đã được phân tích và những
phương án giải quyết được đề xuất trong bản kế hoạch chiến lược về cơ
bản là đúng đắn. Nhưng bản kế hoạch này còn quá chung chung, và nó nên
chú trọng vào vấn đề quan trọng nhất – tái cơ cấu lại hoàn toàn các
doanh nghiệp do nhà nước quản lý. Điều này có thể sẽ mang lại một nền
tảng quan trọng cho sự cải tổ triệt để đối với toàn bộ nền kinh tế.
Nhưng việc cải tổ này muốn trở thành hiện thực thì Việt Nam cần phải từ
bỏ con đường phát triển dài hạn đang được thực thi hiện hành với cái
tên là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Các doanh nghiệp do nhà nước quản lý
cần được cải tổ đầu tiên bởi vì nó ảnh hưởng tới hai mảng cần được cải
tổ còn lại. Các doanh nghiệp này, đặc biệt là các tập đoàn kinh tế nhà
nước, có tác động vào các hoạt động cho vay của các ngân hàng và vận
động hành lang cho các dự án đầu tư công cộng. Vấn đề nội tại đối với
các doanh nghiệp nhà nước phần lớn bắt nguồn từ bản chất của sự chuyển
dịch từ nền kinh tế bị điều khiển sang nền kinh tế thị trường, và điều này có thể được xem như là “thuyết phát triển mang đặc tính Việt Nam”.
Chiến lược chuyển dịch trì trệ điển
hình có ba giai đoạn. Trong giai đoạn thứ nhất, chính phủ trì hoãn việc
cải tổ các doanh nghiệp nhà nước và đẩy mạnh sự phát triển của các
mảng không thuộc các doanh nghiệp nhà nước, ví dụ như các công ty tư
nhân trong nước và vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Việc này có thiên hướng
đẩy mảng không thuộc các doanh nghiệp nhà nước phát triển với tốc độ
cao hơn và dẫn đến sự suy giảm đều đều các vị trí của những doanh
nghiệp nhà nước trong nền kinh tế. Ở giai đoạn hai, các doanh nghiệp
nhà nước dần dần được cải tổ bằng cách phải đương đầu với việc bị thắt
chặt nguồn vốn nhà nước và phải cạnh tranh trên thị trường tự do. Cuối
cùng, ở giai đoạn ba, việc tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước được
xúc tiến và chính phủ chỉ còn giữ lại sự chiếm hữu của mình ở trong một
vài vùng chính đáng.
Sự chuyển dịch chậm rãi mang phong cách
Việt Nam thì không phải như trên. Mặc dù tầm quan trọng của các doanh
nghiệp nhà nước trong nền kinh tế nước này đã bị suy giảm, nhưng chúng
vẫn nắm các vị trí quan trọng trong nhiều lĩnh vực; vẫn có sự ưu ái
trong việc tiếp cận với nguồn vốn, đất đai cũng như những nguồn tài
nguyên khác; và vẫn được hoạt động dưới sự quản lý tài chính lỏng lẽo.
Các doanh nghiệp nhà nước này đã nhận được sự ưu ái và được bao bọc
khỏi sự cạnh tranh toàn cầu. Đây chính là một trong những nguyên nhân
dẫn tới sự thiếu hiệu quả đối với các doanh nghiệp nhà nước và đối với
cả nền kinh tế Việt Nam. Và từ năm 2006, các doanh nghiệp nhà nước đã
được cho phép cơ cấu lại tổ chức và sát nhập lại thành các tập đoàn
(còn được gọi với tên state economic groups – tức các tập đoàn kinh tế nhà nước),
mà điều này đã ảnh hưởng tới hướng đi của các chính sách kinh tế tại
Việt Nam và gây xáo động đối với sự phân bổ tài nguyên. Sự biến dạng của
những yếu tố trong thị trường cũng đã được tăng cường bởi các nhóm lợi
ích và các mối quan hệ nồng ấm giữa chính phủ lẫn tư doanh.
Sự thiếu vắng việc quản lý các doanh
nghiệp nhà nước đã dẫn tới sự đầu tư thiếu trách nhiệm từ chính các
doanh nghiệp này. Điều này cực kỳ nghiêm trọng khi mà nhiều doanh
nghiệp nhà nước đang hoạt động tích cực trong các lĩnh vực như nhập
khẩu các ngành công nghiệp thay thế, nhà đất, tài chính và nhiều mảng
dịch vụ khác. Chúng không gắn chặt với quá trình sản xuất sản phẩm để
xuất khẩu, và các doanh nghiệp này lại có sự độc quyền trong ngành công
nghiệp hóa học và công nghiệp nặng, những ngành không hề có tính cạnh
tranh toàn cầu chút nào.
Một hậu quả quan trọng đến từ các chính
sách ưu ái đối với các doanh nghiệp nhà nước là khu vực kinh tế tư
nhân đã bị đưa vào thế bất lợi. Khu vực này đã không được hưởng lợi một
chút nào từ các chính sách nới lỏng tín dụng (ví dụ như chính sách
kích cầu vào năm 2009) nhưng lại phải gánh chịu ảnh hưởng từ các chính sách tín dụng thặt chặt
(ví dụ như trong năm 2011). Bởi các doanh nghiệp tư nhân Việt, cùng
với những doanh nghiệp quốc tế đang đầu từ vào Việt Nam lại chính là
những doanh nghiệp sản xuất công nghiệp chính và là những cá thể xuất
khẩu chính các sản phẩm hàng hóa tự sản xuất, vị trí bất lợi của họ đã
làm yếu đi tính cạnh tranh của Việt Nam trên thương trường quốc tế.
Nói tóm lại, gốc rễ của các vấn đề
kinh tế hiện tại của Việt nam là sự trì trệ trong việc cải cách. Trong
các giai đoạn đầu của thời kỳ Đổi mới, sự chuyển đổi chậm rãi
của Việt Nam mang lại được nhiều hiệu quả bởi vì cải cách lúc đó chỉ
chú trọng vào nông nghiệp và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, và sự tồn
tại của các doanh nghiệp nhà nước chưa phải là một hòn đá ngáng đường
đối với sự phân bổ tài nguyên. Nhưng giờ đây, các doanh nghiệp này đã
trở thành các tập đoàn nhà nước, ảnh hưởng mạnh mẽ tới các chính sách
kinh tế của Việt nam cũng như nhiều yếu tố khác trên thị trường.
Sự bảo kê các doanh nghiệp nhà nước đã
được bào chữa bởi một nền kinh tế mà Việt Nam đã tự đặt ra cho mình, đó
là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tiếc thay, bản kết
hoạch chiến lược đã một lần nữa nhấn mạnh Việt Nam sẽ đi theo chính
sách đó, xem nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là con
đường cơ bản để phát triển đất nước. Khi mà định nghĩa nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa còn chưa bị từ bỏ thì cải cách các doanh nghiệp nhà nước sẽ còn rất khó thành công.
Trần Văn Thọ, EAF
—–
* Trần Văn Thọ là giáo sư kinh tế tại Trường Khoa học Xã hội, Đại học Waseda.
Để có cái nhìn chi tiết hơn về lập luận của tác giả, độc giả có thể tìm đọc “The Vietnamese Economy at the Crossroads: New doi moi for Sustained Growth”, sẽ được đăng tải trong Tạp chí Chính sách kinh tế châu Á số mới nhất sắp tới đây.
Anh Khôi chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Bauxite Tây Nguyên & CNXH
Đọc hai bài của báoTuổi trẻ ( tại đây) và của báo Đại đoàn Kết ( tại đây)
đồng thời ra một ngày về thảm kịch của Bauxite Tân Rai, từ đó nhìn thấy
rất rõ về cái chết hiển nhiên của dự án Bauxite Tây Nguyên. Làm sao có
thể sống được khi đã cố bán lỗ vẫn không có ai mua: “Và trên thực tế,
nhà máy này còn chưa có được một hợp đồng
xuất khẩu nào với các đối tác nước ngoài, sản xuất ra chủ yếu chỉ tiêu
thụ trong nước với số lượng ít ỏi.”. Hiện tại đã có 20 ngàn tấn alumin
tồn kho, trong khi vẫn cứ phải sản xuất một ngày một ngàn tấn alumin.
Chỉ cần từ đây đến cuối năm là 8 tháng, tức 240 ngày, Bauxite Tân Rai sẽ
tồn kho 240 ngàn tấn alumin. Nếu không kịp thời đóng cửa khẩn trương có
thể nhìn thấy thảm họa mọi mặt ghê gớm của nó, không phải nói nhiều.
Mới đây thôi, trên VTV ngày 10/3,
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng vẫn khăng khăng:“Triển khai dự án bô-xít là cần
thiết”. Tại cuộc họp báo Văn phòng chính phủ ngày 28/2, Bộ trưởng Vũ Đức
Đam vẫn cho rằng “một số dự án xét thấy phải đầu tư dù hiệu quả kinh tế
thuần túy thì chưa hiệu quả nhưng tổng hòa (cả lợi ích kinh tế – xã
hội) phải có lợi mới làm.” Đến đây có thể hỏi cả hai bộ trưởng: Bauxite Tây Nguyên cần thiết cho ai, có lợi cho ai?
Còn nhớ cách đây ba, bốn năm,
2009-2010, các nhà khoa học và các chuyên gia kinh tế, Đại tướng Võ
Nguyên giáp và một số tướng lĩnh, đại biểu Quốc hội và nhân sĩ trí thức
cả nước đã lên tiếng đòi dẹp bỏ dự án này, Thủ tướng vẫn dõng dạc tuyên
bố: “Bauxite Tây Nguyên là chủ trưởng lớn của Đảng”. Dựa vào tuyên bố
dõng dạc ấy, thứ trưởng Bộ công thương Lê Dương Quang đã dõng dạc mắng
mỏ qui kết tất cả những ai chống lại dự án này là ” dựng chuyện, trầm
trọng hóa, thậm chí mang tính kích động và bị các tổ chức
phản động lợi dụng.” ( tại đây)
Hi hi bây giờ đã trắng mắt ra, đã
rõ ai lú ai thông, ai bị ai lợi dụng. Nhưng thôi, mình viết bài này
cũng chẳng để qui kết ai. Nó rõ ràng đến mức không cần nói thêm một điều
gì nữa người ta cũng biết ai sẽ phải chịu trách nhiệm trước sự đổ bể dự
án này. Mình chỉ thấy vui vui là câu chuyện Bauxite Tây Nguyên nó na ná
câu chuyện xây dựng CNXH ở nước ta vậy, cả hai đều là những cái chết
được báo trước, ai cũng hiểu chỉ có mấy ông lú là không hiểu.
Thoạt kì thủy CNXH không những
là “chủ trương lớn của Đảng ta”, nó đích thị là lý tưởng, là kim chỉ
nam. Nhưng hơn nửa thế kỉ càng đeo lấy CNXH đất nước càng lụn bại, khi
nào Đảng buông CNXH thì đất nước lại khấm khá lên, lắm khi như chết đi
sống lại vậy. Bác Ngô Minh đã tổng kết 5 lần phá CNXH để tồn tại ( tại đây), chính nhờ 5 lần phá đó mà Đảng ( và chế độ) ta sống sót đến ngày hôm nay.
Cũng giống như Bauxite Tây
Nguyên, nhìn thấy rất rõ xây dựng CNXH chẳng lợi lộc gì, chẳng những
không lợi lộc mà hết sức nguy hiểm. Trên thế giới hệ thống CNXH đã sụp
đổ, sụp đổ vì sự trái qui luật chứ chẳng vì ai cả, kẻ có chỉ số IQ bằng
không cũng biết chắc như vậy, không cần phải người thông minh. Cũng như
Bauxite Tây Nguyên, mấy ông lú cũng biết CNXH chẳng lợi lộc gì, càng làm
càng thua lỗ, càng giữ càng nguy hiểm… nhưng vẫn không ai dám bỏ. Đến
đây cũng như Bauxite Tây Nguyên lại phải hỏi: đi theo CNXH để làm gì,
cần thiết cho ai, có lợi cho ai?
Câu trả lời rất rõ ràng: có lợi
cho Đảng, cần thiết cho Đảng, chỉ có cần thiết cho Đảng có lợi cho Đảng
mà thôi. Nói thế cho nó nhanh.
Vì sao thế? Bởi vì Đảng luôn
muốn giữ vai trò lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối, không muốn trao cái
quyền ấy cho ai. Mình thấy đó là nguyện vọng chính đáng. Mình mà lãnh
đạo cái Đảng này thì mình cũng cố sống cố chết bảo vệ cho được sự lãnh
đạo của Đảng. Chẳng ai ngu từ bỏ vũ đài chính trị, nhường quyền lãnh đạo
cho kẻ khác cả.
Nhưng tại sao cứ phải đi theo
CNXH mới bảo vệ được sự lãnh đạo của Đảng, trong khi càng theo CNXH Đảng
ngày càng suy thoái, ngày càng mất uy tín đối với dân? Câu hỏi này cũng
tương tự như câu hỏi tại sao cứ phải duy trì dự án Bauxite Tây Nguyên
mới bảo vệ uy tín của Đảng, trong khi càng đeo lấy Bauxite Tây Nguyên
Đảng càng mất uy tín, càng hao của tốn tiền? Nếu Đảng đứng ra xin lỗi
dân về sai lầm của mình và tuyên bố từ bỏ Bauxite Tây Nguyên thì Đảng
càng có thêm uy tín với dân, có gì đâu nhỉ?
Cũng vậy, bây giờ nếu Đảng đứng
ra tuyên bố đi theo CNXH là sai lầm, từ nay lấy Độc lập- Tự do- hạnh
phúc của nhân dân làm lý tưởng của Đảng, lấy dân chủ làm kim chỉ nam để
xây dựng đất nước, kiên quyết bỏ cái đuôi định hướng CNXH, kiên quyết
không theo chủ nghĩa nào, tư tưởng nào hết… thì thế nào? Thì có mất Đảng
không, Đảng có sụp đổ không?
Không. Hoàn toàn không!
Khi đó dân sẽ vỗ tay hoan hô Đảng rần rần, nhất trí cái rụp để cho Đảng tiếp tục lãnh đạo chả
cần tranh cãi có điều 4 hay không trong Hiến Pháp. Cho dù có đa nguyên
đi nữa, bảo đảm sẽ chẳng có đảng nào cạnh tranh nổi vai trò lãnh đạo của
Đảng ta. Chắc chắn là như rứa.
Tui nói rứa có phải không bà con?
Nguyễn Quang Lập
(Quê choa)
Lãnh đạo Báo Nhân Dân làm thất thoát hơn trăm tỷ đồng không bị xử lý?
Đôi lời: Bài viết dưới đây cùng tài liệu kèm theo được một độc giả
gửi tới. Do tính chất quan trọng của vụ việc, chúng tôi đã liên lạc với
một vài nhà báo có khả năng nắm được sự vụ và được biết những nội dung
này là chính xác.
Ngoài ra, còn có thông tin đã có đoàn thanh tra của Văn phòng TƯ Đảng vào làm việc. Đoàn này muốn “hành chính hóa” vấn đề trong khi mức độ thiệt hại là nghiêm trọng và có nhiều biểu hiện khuất tất.
Hy vọng các cơ quan chức năng, báo giới vào cuộc để làm rõ và đưa ra công luận.
N.V.C.
Quá trình xây dựng nhà in mới của Công ty in báo Nhân Dân tại TP Hồ Chí Minh đã xảy ra việc vay vốn tín dụng quá lớn của một số ngân hàng và dùng vốn ngắn hạn để xây dựng cơ bản dài hạn. Việc vay vốn tùy tiện, vi phạm nghiêm trọng quy chế của nhà nước và quy định của chính báo Nhân Dân – vẫn xưng danh cơ quan trung ương của Đảng cộng sản Việt Nam, tiếng nói của Đảng, nhà nước và nhân dân Việt Nam!
Báo Nhân Dân là cơ quan cấp bộ, chủ quản của các công ty in trực thuộc, trong đó có Công ty in báo Nhân Dân tại TP Hồ Chí Minh. Theo quy định, những khoản vay vốn, đầu tư lớn phải có sự thảo luận, nhất trí của Ban biên tập – tập thể lãnh đạo đặc thù của báo Nhân Dân, với các thành viên gồm Tổng biên tập, Phó tổng biên tập và các Ủy viên ban biên tập (một chức trên vụ trưởng một chút, nhưng có quyền lực lớn, nhất là trong phần việc được phân công phụ trách).
Lợi dụng chủ trương đưa nhà máy khỏi nội thành, ông Ung Tấn Thể, giám đốc Công ty in (hàm vụ trưởng, đảng ủy viên báo Nhân Dân) và ông Lê Quang Tụ, Ủy viên ban biên tập, Trưởng ban trị sự, chủ tài khoản cơ quan, đã cùng nhau tùy tiện lập một công ty con để vay vốn các ngân hàng và xin đi nước ngoài, rồi tự ý quyết định mua thiết bị in qua một số chuyến công du hải ngoại tốn kém, không loại trừ có khoản “gửi giá bẫm” vì giá mua rất “trên trời”…
Tổng số vốn vay các ngân hàng lên tới 170 tỷ đồng. Nếu tính cả lãi mà không được khoanh nợ thì chắc chắn lên tới trên 200 tỷ đồng. Trong khi đó, kết quả sản xuất kinh doanh đi xuống, nguy cơ vỡ nợ, phá sản ngày càng lớn. Đến khi thấy không thể bưng bít được nữa thì mới báo cáo Ban biên tập, xin giúp “tháo gỡ khó khăn”. Điều trớ trêu là sự việc bắt đầu từ khóa trước và hai ông Thể, Tụ là những cánh tay đắc lực của ông Đinh Thế Huynh – Tổng biên tập báo Nhân Dân thời đó. Nay vụ việc đổ bể thì ông Thuận Hữu – Tổng biên tập mới phải lo gỡ và chống đỡ, lại đúng lúc cao trào thực hiện nghị quyết của Trung ương đảng về chống tham nhũng. Nếu thật sự nghiêm túc xử vụ này thì là chấp hành tốt nghị quyết, nhưng lại khó xử và có thể bất lợi trong cái gọi là “ngó chúa” tiền nhiệm! Được biết, Thanh tra Văn phòng trung ương đảng cũng đã vào cuộc, nhưng “xử lý” hay “làm lơ” thì chưa biết.
Có tin ông Tổng biên tập báo Nhân Dân hiện nay cũng muốn kiên quyết lắm, đã từng nói tội đó đáng phải mời công an vào điều tra xử lý theo luật hình sự, nhưng rồi vẫn đành phải ra sức nhờ ngân hàng giúp “khoanh nợ”. Hiện đang tiến hành các bước xử lý nội bộ với hai vụ trưởng nêu trên và có thể phải bán nhà đất, xưởng máy, trụ sở để trả nợ một phần những khoản nợ đã quá hạn mà ngân hàng ráo riết đòi. Nhưng dù có bán nhà đất, trụ sở cũ thì cũng chưa đủ trả nổi số lẻ của nợ gốc, nghĩa là chắc chắn bị thất thoát, mất vốn trên 100 tỷ do hai ông nói trên, không loại trừ trách nhiệm của bề trên hai ông. Còn nếu bòn rút, giảm lương, phúc lợi của công nhân để lấy thu nhập của Công ty trả nợ thì nửa thế kỷ chưa trả hết nợ gốc, hoặc không đủ trả lãi sinh sôi hàng năm chứ chưa nói đến trả khoản nợ gốc to lớn kia.
Đây là vụ tham nhũng, thất thoát chưa từng có của báo Đảng, có dấu hiệu của tội tham ô, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Nếu để chìm xuồng, xử lý nội bộ thì hết sức nguy hại cả về kinh tế và uy tín báo Đảng. Đang có sự bưng bít. Bởi thế, có lẽ Bộ chính trị, Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng và Ban nội chính trung ương chưa được báo cáo (!). .
Ngoài ra, còn có thông tin đã có đoàn thanh tra của Văn phòng TƯ Đảng vào làm việc. Đoàn này muốn “hành chính hóa” vấn đề trong khi mức độ thiệt hại là nghiêm trọng và có nhiều biểu hiện khuất tất.
Hy vọng các cơ quan chức năng, báo giới vào cuộc để làm rõ và đưa ra công luận.
N.V.C.
Quá trình xây dựng nhà in mới của Công ty in báo Nhân Dân tại TP Hồ Chí Minh đã xảy ra việc vay vốn tín dụng quá lớn của một số ngân hàng và dùng vốn ngắn hạn để xây dựng cơ bản dài hạn. Việc vay vốn tùy tiện, vi phạm nghiêm trọng quy chế của nhà nước và quy định của chính báo Nhân Dân – vẫn xưng danh cơ quan trung ương của Đảng cộng sản Việt Nam, tiếng nói của Đảng, nhà nước và nhân dân Việt Nam!
Báo Nhân Dân là cơ quan cấp bộ, chủ quản của các công ty in trực thuộc, trong đó có Công ty in báo Nhân Dân tại TP Hồ Chí Minh. Theo quy định, những khoản vay vốn, đầu tư lớn phải có sự thảo luận, nhất trí của Ban biên tập – tập thể lãnh đạo đặc thù của báo Nhân Dân, với các thành viên gồm Tổng biên tập, Phó tổng biên tập và các Ủy viên ban biên tập (một chức trên vụ trưởng một chút, nhưng có quyền lực lớn, nhất là trong phần việc được phân công phụ trách).
Lợi dụng chủ trương đưa nhà máy khỏi nội thành, ông Ung Tấn Thể, giám đốc Công ty in (hàm vụ trưởng, đảng ủy viên báo Nhân Dân) và ông Lê Quang Tụ, Ủy viên ban biên tập, Trưởng ban trị sự, chủ tài khoản cơ quan, đã cùng nhau tùy tiện lập một công ty con để vay vốn các ngân hàng và xin đi nước ngoài, rồi tự ý quyết định mua thiết bị in qua một số chuyến công du hải ngoại tốn kém, không loại trừ có khoản “gửi giá bẫm” vì giá mua rất “trên trời”…
Tổng số vốn vay các ngân hàng lên tới 170 tỷ đồng. Nếu tính cả lãi mà không được khoanh nợ thì chắc chắn lên tới trên 200 tỷ đồng. Trong khi đó, kết quả sản xuất kinh doanh đi xuống, nguy cơ vỡ nợ, phá sản ngày càng lớn. Đến khi thấy không thể bưng bít được nữa thì mới báo cáo Ban biên tập, xin giúp “tháo gỡ khó khăn”. Điều trớ trêu là sự việc bắt đầu từ khóa trước và hai ông Thể, Tụ là những cánh tay đắc lực của ông Đinh Thế Huynh – Tổng biên tập báo Nhân Dân thời đó. Nay vụ việc đổ bể thì ông Thuận Hữu – Tổng biên tập mới phải lo gỡ và chống đỡ, lại đúng lúc cao trào thực hiện nghị quyết của Trung ương đảng về chống tham nhũng. Nếu thật sự nghiêm túc xử vụ này thì là chấp hành tốt nghị quyết, nhưng lại khó xử và có thể bất lợi trong cái gọi là “ngó chúa” tiền nhiệm! Được biết, Thanh tra Văn phòng trung ương đảng cũng đã vào cuộc, nhưng “xử lý” hay “làm lơ” thì chưa biết.
Có tin ông Tổng biên tập báo Nhân Dân hiện nay cũng muốn kiên quyết lắm, đã từng nói tội đó đáng phải mời công an vào điều tra xử lý theo luật hình sự, nhưng rồi vẫn đành phải ra sức nhờ ngân hàng giúp “khoanh nợ”. Hiện đang tiến hành các bước xử lý nội bộ với hai vụ trưởng nêu trên và có thể phải bán nhà đất, xưởng máy, trụ sở để trả nợ một phần những khoản nợ đã quá hạn mà ngân hàng ráo riết đòi. Nhưng dù có bán nhà đất, trụ sở cũ thì cũng chưa đủ trả nổi số lẻ của nợ gốc, nghĩa là chắc chắn bị thất thoát, mất vốn trên 100 tỷ do hai ông nói trên, không loại trừ trách nhiệm của bề trên hai ông. Còn nếu bòn rút, giảm lương, phúc lợi của công nhân để lấy thu nhập của Công ty trả nợ thì nửa thế kỷ chưa trả hết nợ gốc, hoặc không đủ trả lãi sinh sôi hàng năm chứ chưa nói đến trả khoản nợ gốc to lớn kia.
Đây là vụ tham nhũng, thất thoát chưa từng có của báo Đảng, có dấu hiệu của tội tham ô, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Nếu để chìm xuồng, xử lý nội bộ thì hết sức nguy hại cả về kinh tế và uy tín báo Đảng. Đang có sự bưng bít. Bởi thế, có lẽ Bộ chính trị, Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng và Ban nội chính trung ương chưa được báo cáo (!). .
(ABS)
Dân quận 9 (TP HCM) tố cáo Ủy viên Bộ Chính trị Lê Thanh Hải
Ủy viên Bộ Chính trị Lê Thanh Hải |
Triển khai “thu hồi” đất tại Dự án khu công nghệ cao tại quận 9 TP Hồ Chí Minh đã bộc lộ nhiều tiêu cực liên quan tới những nhân vật chóp bu. Có nhân vật, sau leo lên tận Ủy viên Bộ Chính trị. Có quan chức mới hôm trước còn ký văn bản trái pháp luật, bảo kê cho sai phạm tiêu cực thì hôm sau được gọi ra Hà Nội cho ngồi chức Phó ban Nội chính giúp ông Nguyễn Bá Thanh và Nguyễn Phú Trọng chống tham nhũng – khác gì trò hề? (Lê Minh Trí, nguyên Phó Chủ tịch TP HCM, tân Phó ban Nội chính Trung ương). Trong quá trình GPMB dự án, nhiều quan chức đã vì tư lợi mà xâm phạm nghiêm trọng quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân mất đất, mất nhà, mất tài sản mà nạn nhân điển hình là cựu chiến binh Nguyễn Xuân Ngữ. Trước phạm vi và tính chất nghiêm trọng của vụ việc, bài viết này chỉ có thể đề cập một phần của bức tranh đen tối đã bao trùm quận 9 hàng chục năm qua. Nhiều chi tiết mà nhân dân tố cáo ông Lê Thanh Hải (Ủy viên Bộ Chính trị), ông Lê Minh Trí cùng những nhân vật khác sẽ được đăng tải sau.
.
Giáo sư Nguyễn Huệ Chi: Trăn trở về thế hệ tiếp nối
Nguyễn Huệ Chi lúc còn là sinh viên Đại học Tổng hợp Hà Nội (1958) |
Tháng
Năm 2012, Giáo sư Nguyễn Huệ Chi có chuyến công tác từ Hà Nội vào Thành
phố Hồ Chí Minh. Một buổi sáng đẹp trời, ông ghé thăm tòa soạn tạp chí Kiến thức ngày nay
– tờ báo mà ông gắn bó cộng tác từ những số đầu tiên. Với tình thân hữu
đó, ông dành cho phóng viên ít phút quý báu của mình để chia sẻ những
niềm vui, nỗi buồn, trăn trở của ông ở tuổi 75, khi nhìn về chặng đường
lao động trí tuệ hơn 50 năm với những thành quả giá trị được ghi nhận.
Giáo
sư Nguyễn Huệ Chi còn quá trẻ, khỏe so với tuổi của mình. Phía sau cặp
kiếng là ánh nhìn luôn tin yêu vào cuộc sống và đầy ắp những tâm huyết,
lý tưởng cho công việc. Dường như tuổi tác không mấy tác động tới tư duy
cũng như sức làm việc bền bỉ của ông. Cả cái cách mà ông nhìn về tôi –
một cô phóng viên trẻ – ông luôn tin vào sức bật của giới trẻ, như chính
những bậc thầy ngày xưa đã tin ông, để ngày nay, chúng ta biết đến một
tên tuổi trong lĩnh vực nghiên cứu văn hóa, văn học cổ Việt Nam.
GS. Nguyễn Huệ Chi (bên trái) cùng PGS. Trần Hữu Tá (giữa) đến thăm tạp chí Kiến thức ngày nay ngày 16-5-2012. Người ngồi bên phải là nhà văn Vu Gia |
Thưa Giáo sư, trong các công trình nghiên cứu của ông, người đọc thấy ông có quan tâm đến văn hóa, văn học Trung Quốc?
Tôi
là nhà nghiên cứu Văn hóa học, Văn học cổ Việt Nam và Trung Quốc. Sở dĩ
có cả Trung Quốc vì văn học và văn hóa Việt Nam đã có một thời gian rất
dài chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc. Từ khi Việt Nam trở thành
thuộc địa của Tàu qua 1.000 năm Bắc thuộc, dù không muốn văn hóa Trung
Hoa vẫn đóng vai trò chi phối đối với chúng ta bên cạnh việc họ cũng
nhạy bén tiếp thu và “Hán hóa” vô số các tinh hoa lâu đời của Việt Nam
và của các dân tộc phía Nam Trường Giang cũng như phía Tây, phía Bắc mà
họ ngoạm dần lãnh thổ và đồng hóa một cách giai giẳng. Bởi thế, mình
đang là một nước Đông Nam Á dần dà phải ngoảnh mặt lại để thành một nước
trong khu vực Đông Á. Cái cưỡng bức ấy trong 1.000 năm trở thành tự
nguyện, để rồi đến thời tự chủ thì quan hệ giữa văn hóa Việt Nam và
Trung Quốc đã nghiễm nhiên là quan hệ phối thuộc giữa “ngoại vi” và
“trung tâm”. Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam là 3 nước nằm trong vùng
văn hóa Đông Á này. Nhưng trước sau thì mình vẫn là một nước Đông Nam Á,
nên đồng thời vẫn mang nền văn hóa Đông Nam Á trong mình, cái cốt lõi
mình không hề mất đi. Chính vì vậy, Việt Nam có hai nguồn ảnh hưởng:
nguồn ảnh hưởng từ Ấn Độ, các nước Đông Nam Á sang và nguồn ảnh hưởng
khác từ phía Bắc xuống. Trong người chúng ta có hai nền văn hóa thế đấy,
nên muốn nghiên cứu văn hóa Việt Nam, nhất là thời kỳ cổ cho sâu, cho
hay thì đương nhiên ngoài cái vốn bản địa, không thể không hiểu biết cặn
kẽ văn hóa, văn học Trung Quốc.
Nghiên cứu
văn học cổ là một lãnh vực rất khó, đặc biệt đối với những người trẻ.
Được biết, năm 21 tuổi, ông đã được Viện trưởng Viện Văn học – Giáo sư Đặng Thai Mai –
giao nhiệm vụ này. Đó là trách nhiệm quá sức đối với một thanh niên vừa
mới chân ướt chân ráo rời khỏi ghế nhà trường. Hẳn ông đã có một niềm
tin vững vàng vào bản thân ngay từ bấy giờ?
Lúc
còn ngồi trên ghế nhà trường, tôi chuyên nghiên cứu giai đoạn văn học
1932 - 45. Thích thì lại thích Tự lực văn đoàn. Thời sinh viên, tôi đã
có vài bài viết khá có tiếng tăm có liên quan đến văn chương thời đoạn
ấy. Ra trường, đinh ninh là mình sẽ được đi theo ý thích. Nhưng khi mới
chân ướt chân ráo về Viện, tôi được gọi vào phòng riêng của Viện phó,
lúc bấy giờ là nhà phê bình Hoài Thanh, ông nhẹ nhàng hỏi tôi thích mảng
nào. Tôi trả lời thành thật là mình đang theo đuổi giai đoạn 32 - 45.
Khi ấy, sắc mặt ông hơi trầm xuống. Im lặng một lúc sau, ông mới nói với
tôi:“Ở một nước như nước mình, các “núi lớn” chính là thuộc về chặng
đường văn học cổ. Những đỉnh cao như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du... là những
đỉnh không bao giờ với tới. Văn học hiện đại đến nay cũng chưa hề theo
kịp. Mình làm công việc nghiên cứu này là làm khoa học, chứ không phải
làm sáng tác. Mà đã làm khoa học thì sự hiểu biết phải rất rộng… Thế thì
được đi vào những đỉnh cao như thế mới là triển vọng lớn cho những
người trẻ. Nếu như đi vào những giai đoạn khác thì rất nhiều người có
khả năng đi, cần gì đến mình nữa. Ở Trung Quốc, nếu ai được phân công
nghiên cứu về các thi hào như Lý Bạch, Đỗ Phủ hay những nhà thơ nhà văn
các thời đại tương tự thì người ta cho là một phần thưởng mà mình không
dám mơ. Trong khi mình cứ mải mê với Tự lực văn đoàn, Vũ Trọng Phụng,
Nam Cao... dẫu có giỏi đến mấy rồi cũng chẳng tiến xa bao nhiêu. Thế mà,
nhìn lại lịch sử văn học Việt Nam một thời kỳ rất dài đã bị bỏ trống
khá nhiều. Những mảng lớn còn trống ấy cần có những thanh niên xông xáo,
có chí, có tài. Người chúng tôi nhắm tới chính là anh”. Tôi nghe
cũng bùi tai và cảm động nhưng vẫn xin về suy nghĩ. Lúc bấy giờ, người
bạn thân học cùng khóa với tôi là Phong Lê, anh ấy được phân vào giai
đoạn hiện đại nên rất muốn tôi đi vào giai đoạn 32 - 45 để cả hai có sự
liên kết với nhau trong công việc. Vì thế mà khi tôi vào phòng gặp Viện
phó, Phong Lê đứng ở ngoài cửa phòng chờ đợi. Khi tôi đi ra, nhìn vẻ mặt
trầm ngâm của tôi là Phong Lê hiểu ra ngay. Tuy nhiên, cậu ta cũng lặng
thinh chứ không tỏ thái độ gì khiến tôi mất tự chủ. Sau vài đêm suy
nghĩ, mấy hôm sau, tôi quyết định nhận lời ông Hoài Thanh. Vẫn biết là
rất khó nhưng tuổi trẻ mà, tôi cũng muốn thử xông vào lãnh vực khó một
cái.
Được biết, Giáo sư chính là học
trò cưng của cụ Cao Xuân Huy, là một nhà nghiên cứu chuyên về lịch sử
tư tưởng triết học phương Đông, từng được gọi là “nhà Đạo học”. Ông được
thừa hưởng gì từ bậc thầy tài năng này?
Viện
trưởng Đặng Thai Mai ngày ấy rất tâm đắc với lớp trẻ, khi vào làm ở
đây, ông theo dõi tôi từng tí một nên tôi tiến khá nhanh. Đến khoảng gần
giữa những năm 60, sau ba, bốn năm làm việc tại Viện nghiên cứu, Viện
trưởng gọi tôi vào phòng, bảo: “Cháu viết bài thì được đấy nhưng chỉ
viết bài với vốn liếng nhà trường và ba năm Trung văn như thế là không
đi xa nổi đâu. Bây giờ cháu phải theo ngay một lớp Đại học Hán học để có
vốn liếng Hán học thật dày, thật sâu. Và phải học tiếng Pháp nữa. Có
như thế mới làm được nhiều việc lớn”. Thế rồi ít lâu sau, cụ xin Thủ
tướng Chính phủ cho mở một lớp Đại học Hán học (nghe nói việc mở lớp
học này vốn do gợi ý của Cụ Hồ trước cả ông Phạm Văn Đồng).
Nguyễn Huệ Chi lúc học Đại học Hán học tại nơi sơ tán ở Hà Bắc (1967) |
Tôi
là sinh viên được chọn thẳng vì đã tốt nghiệp Đại học Khoa Ngữ văn
trước đó. Khi ấy, tôi đã có khá nhiều bài viết được công bố trên các báo
và đã được giới chuyên môn xa gần để ý. Cũng từ lớp Hán học này, tôi đã
được đào tạo bởi những bậc thầy như Cao Xuân Huy. Nam Trân, Phạm Thiều,
Phạm Phú Tiết, Đỗ Ngọc Toại... có thể nói Cụ Huy là linh hồn của lớp
học, là người rất uyên bác và đặc biệt quan tâm đến những người trẻ có
tâm huyết. Sau một thời gian gắn bó, cụ đã truyền lại cho tôi tất cả
những kinh nghiệm, những kiến thức quý báu để mong tôi vượt được lên
mình. Ngoài những buổi học ở trường, cụ còn chủ động gọi tôi đến nhà
trao đổi thêm. Cụ xem tôi như một người con, người bạn vong niên, sẵn
sàng chia sẻ những tâm tư về cuộc đời, về hoài bão mà cụ từng đeo đuổi.
Thậm chí tất cả những gì cụ viết, cụ đều trao cho tôi, bao gồm những
nghiên cứu về Lão giáo, Lão Tử, về tư tưởng phương Đông đối sánh với
phương Tây... Từ đó, vốn liếng của tôi ngày một khá thêm lên. Đó là vốn
kiến thức và vốn sống quý giá mà tôi may mắn nhận được từ cụ. Đến cuối
năm 68, tôi tốt nghiệp loại ưu. Có 5 người trong diện này mà nay chỉ còn
lại ba là anh Ngô Thế Long, tôi và PGS Trần Thị Băng Thanh, người nhiều
năm làm phó cho tôi ở Ban văn học Cổ cận đại Viện Văn học.
Từ bệ phóng đó, Giáo sư đã tổ chức và thực hiện thành công bộ sách Thơ văn Lý – Trần, gây được tiếng vang và trở thành tài sản có giá trị rất lớn trong nền văn học nước nhà?
Thời
đại Lý – Trần là một thời kỳ hết sức rực rỡ. Tính từ năm 938, khi Ngô
Quyền giành độc lập, cho đến năm 1418 là năm Lê Lợi phất cờ khởi nghĩa,
quân dân ta đã đánh thắng oanh liệt giặc Nam Hán và giặc Tống bốn trận
lớn, và cũng đánh thắng giặc Nguyên Mông dũng mãnh bậc nhất thế giới đến
ba phen. Đây là một thời kỳ nhân ái, nhân hậu, có hiện tượng nhường
chức chưa từng thấy của Lý Thường Kiệt cho nguyên Tể tướng Lý Đạo Thành
mà trước đó bằng thế và lực đang lên, ông đã mượn tay Hoàng hậu Ỷ Lan hạ
bệ; có Hội nghị Bình Than và Hội nghị Diên Hồng; có sơ khởi của tinh
thần dân chủ; có nhân bản của Phật giáo… Là một thời kỳ rất đẹp như thế
nhưng di sản lại không còn bao nhiêu. Cho nên thật đáng tiếc nếu như nền
văn học của hơn 5 thế kỷ này, vì lý do gì đó mà không khôi phục và bảo
tồn được. Viện Văn học muốn thành lập một nhóm Lý – Trần để làm thế nào
công bố cho được một bộ sách văn học thời Lý – Trần đang bị trống. Thế
là cử tôi làm Nhóm trưởng của Nhóm Lý – Trần. Đây là gánh nặng quá lớn
vì khi ấy tôi mới 27 tuổi. Mà việc này đúng ra giao cho nhà thơ Nam
Trân, thầy giáo của tôi đảm nhiệm, vì ông ấy đã có công duyệt lại một số
tư liệu trong thư viện từng được hai dịch giả Nguyễn Đức Vân và Đào
Phương Bình sưu tầm và dịch trước đó. Nhưng ông đã mất đột ngột vào năm
1967 nên cuối cùng đành “bắt nghé làm trâu”. Thấy tôi còn chần chừ, một
lần GS Đặng Thai Mai gọi tôi đến nhà chơi, cụ nhờ tôi đọc lại cho cụ
nghe một bài cụ viết về văn học cổ Việt Nam để sang Viện Hàn lâm khoa
học Đông Đức trình bày – lúc ấy, giọng đọc của tôi tương đối tốt. Đến
tận khi ra về, cụ mới nói với tôi: “Bố đã làm công trình Việt Nam cổ văn học sử thì con làm Lý – Trần là đúng rồi, còn gì mà “lầu bầu” nữa?”.
Phải đến giây phút đó tôi mới biết mục đích cụ gọi tôi đến nhà là để
kín đáo đả thông tư tưởng cho tôi. Với lòng tin yêu của cụ, tôi không
còn lý do nào để từ chối, đành cùng bạn bè lao vào công trình nghiên cứu
lớn này. Đến năm 1977 thì Tập I được phát hành.
Trong 8 năm để cho ra đời Tập I Thơ văn Lý – Trần,
ngoài vốn tài liệu ít ỏi trong thư viện, và bản dịch của các bậc tiền
bối, Giáo sư làm thế nào để thu thập thêm những tài liệu bên ngoài khác?
Tại phòng khách tạp chí Kiến thức ngày nay |
Tôi
cùng một số cộng sự do chính tôi tuyển chọn, gồm những người sau này
trở thành Phó Giáo sư như Đỗ Văn Hỷ, Trần Băng Thanh, Phạm Tú Châu...,
chúng tôi thừa hưởng bản dịch của các cụ Trong Tổ Hán Nôm để lại, nhưng
theo yêu cầu của Viện, để xử lý những bản dịch ấy thì phải đối chiếu lại
với bản gốc, khảo đính kỹ lưỡng, đồng thời cùng nhau đi khắp nơi để sưu
tầm thêm. Thuở ấy chúng tôi hăng lắm. Có thể nói, suốt thời gian mấy
chục năm, dấu chân của chúng tôi đã in hầu khắp trên địa bàn của nước
Đại Việt thời xưa. Kể từ biên giới phía Bắc và phía Tây cho đến Đèo
Ngang. Chỉ cần nghe ở đâu có bia hay có sách Hán Nôm cổ còn lưu giữ là
chúng tôi đánh đường tìm đến, bất kể núi cao hay rừng thẳm (như có lần –
1970 – chỉ có mấy anh chị em mà hì hục dập tấm bia Lý giữa rừng Tuyên
Quang đến gần sáng mới xong; có lần – 1992 – trèo lên Ngọa Vân Am, cả
mấy anh chị em phải ngủ lại một đêm trên đỉnh núi cao tít cùng một vị sư
và vài chú tiểu, họ đốt lửa xung quanh để đề phòng thú dữ cho mình).
Những tấm bia mà chúng tôi tìm được đều có văn chương cực hay. Ngoài các
triết thuyết Phật giáo uyên thâm, chúng còn xây dựng được những chân
dung văn học cô đọng nhưng phong phú màu sắc và giàu tính nghệ thuật. Ví
dụ như chân dung Lý Thường Kiệt trong bia Ngưỡng Sơn Linh Xứng.
Hay ở chỗ, bia thì nằm trong chùa, nhưng lại tập trung soi rõ một chân
dung nhân vật ngoài đời, lấy công tích làm “việc đời” của nhân vật để
coi là “việc đạo”, thừa nhận đấy là công tích của nhà Phật – cái cách
hoán chuyển tinh tế ấy giữa đạo và đời tạo nên hứng thú thẩm mỹ. Công
lao lừng lẫy giúp nước của Lý Thường Kiệt như phá Tống bình Chiêm đều
được đưa vào tấm bia và được đúc kết thành một bài văn rất hay. Cho nên
những di sản đó hầu hết đều là các kiệt tác văn học đương thời và tìm ra
được chúng phải coi là những kỳ tích. Tôi cùng các cộng sự không ngần
ngại đi khắp nơi để tìm kiếm, từ năm này đến năm khác. Ngày đó, phương
tiện đi lại rất khó khăn, gặp đâu ngủ đó, rất cực nhọc vất vả nhưng cũng
để lại nhiều kỷ niệm khó quên.
Đó là những kỷ niệm gì, thưa Giáo sư?
Trong
một lần được mời về khảo sát ở Đông Triều vào năm 1992, chúng tôi tìm
ra nhiều di tích quý giá đang mai một, như mấy chữ Hán rất lớn “Thiên
Long uyển” khắc trên một hòn núi đá ở xã Yên Đức gần con sông chạy dọc
theo dãy núi đá Tràng Kênh thông vào sông Bạch Đằng, gần bên cạnh lại
phát hiện ra một tấm bia của Đỗ Khắc Chung soạn trước khi mất, nói rõ
mình xin trả khu đất này lại cho con cháu hoàng tộc nhà Trần, và gần đó
có một địa điểm còn mang tên Đồn Canh. Đây là một vùng đất rộng rãi,
trước kia nghe nói là rừng sồi mới bị chặt để trồng sắn từ năm 1977.
Nhìn từ xa thấy rõ có ba đợt từ thấp lên cao, dưới là đền, lưng chừng là
chùa, trên cao nhất là miếu thờ Đạo giáo nhưng tất cả cũng đều đã bị
phá từ năm 1977. Ngắm nhìn quang cảnh ấy, và suy tính độ dài từ đấy đến
sông Bạch Đằng, tôi bỗng dự đoán ra một điều nếu được xác minh cặn kẽ
thêm thì sẽ là một căn cứ quan trọng để biết hoạt động của hai vua Trần
trong chiến dịch Bạch Đằng năm 1288: hai vua không đich thân áp sát nơi
mũi tên hòn đạn mà trú ngụ tại đây, rất an toàn, các phía đều có núi che
chắn, và từ đây mà chỉ huy chiến dịch ở tầm xa. Nếu không phải thế thì
sẽ rất khó giải thích ai khắc chữ “Thiên Long uyển” vào núi? Một vị quan
nào mà dám làm thế ư, sẽ mất đầu như chơi, vì đây là “vườn Nghìn Rồng”
kia mà. Cho đến nay, tuy phát hiện đã lâu, chúng tôi vẫn chưa công bố di
tích này trên bất kỳ một tờ báo nào.
Mấy chữ “Thiên Long uyển” khắc trên núi đá do Đoàn khảo sát của GS Nguyễn Huệ Chi phát hiện tại Yên Đức năm 1992. Ảnh Văn Anh. |
Cũng
trong lần khảo sát Đông Triều năm ấy, khi vừa chân ướt chân ráo về đến
UBND huyện, mới được chừng đâu vài tiếng đồng hồ, chưa kịp trao đổi kế
hoạch với các vị lãnh đạo ở đây thì đã nghe ngoài cổng huyện có tiếng
xôn xao. Hóa ra không biết ai mách mà người dân thị trấn Đông Triều biết
tin có đoàn cán bộ Viện Văn học về địa phưng nên kéo nhau đến xin được
gặp gỡ. Đang nhìn nhau ngạc nhiên không biết họ gặp về việc gì thì bỗng
ông Phó chủ tịch huyện tên Ch. ở đâu vội vã đi vào, mặt mày không lấy gì
làm tươi tỉnh. Ông ta hạ giọng nói với tôi và chị Băng Thanh: “Xin các
GS đừng ra gặp dân. Ngày mai các GS yêu cầu đi khảo sát bất kỳ đâu chúng
em sẽ xin phục vụ đến nơi đến chốn”. Chúng tôi không biết nói gì hơn là
đành gật đầu chấp nhận, bởi mình về khảo sát địa bàn Đông Triều không
phải tự ý hay do quyết định của Viện mà do chính Tỉnh ủy Quảng Ninh mời
về. Vậy thì mình phải nghe lời họ chứ chống lại sao được. Mặc dầu đành
ngồi yên trong phòng khách không ra, trong đầu tôi cứ vương vấn với ý
nghĩ: chắc phải có việc gì hệ trọng liên quan tới một di tích lịch sử
nào người dân mới tìm đến mình tha thiết như vậy. Vài hôm sau thì mới vỡ
lẽ: ngôi đền Trạo Hà ở ngay giữa thị trấn Đông Triều, nơi thờ một vị
tướng Tây Sơn chết năm 1788 mà điều đặc biệt hơn mọi ngôi đền khác là
phần mộ hoành tráng còn tồn tại ngay giữa đền với ba đạo sắc khắc trên
ba phiến đá trắng dài rộng, hợp thành ba mặt của mộ, một đạo của Nguyễn
Nhạc, một đạo của Nguyễn Huệ vào thời vị tướng còn sống và một đạo sắc
truy phong của Quang Toản, chữ đẹp và sắc nét như chỉ mới khắc đâu hôm
kia hôm qua. Nhưng cái điều “sinh sự” là ở chỗ này: đình Trạo Hà tọa lạc
trên một khuôn viên rất rộng, lại ở ngay giữa ngã ba thị trấn, vì thế
những người cầm quyền địa phương bỗng đâm ra tiếc rẻ, phải tìm cách...
“xén” bớt đi, nay khoảnh này mai khoảnh kia, để còn có đồng ra đồng vào,
thành thử họ cứ nấn ná chùng chình không muốn xếp hạng cho di tích mà
họ thừa biết là vô cùng quý giá... Có lẽ không cần nói tiếp thêm nữa làm
gì vì ai chẳng rõ, cho đến nay đâu đâu cũng thế thôi, đất đai vẫn là
một vấn nạn mà trên khắp cả nước, chúng ta đang ngày càng phải đối diện
với nó một cách tồi tệ. Lần ấy chúng tôi chỉ biết nén nỗi tiếc xót vào
lòng, nhìn những mảnh vỡ vương vãi giữa đền của hoành phi câu đối bằng
đá trắng, cũng hết sức tinh xảo, nói như đùa với lãnh đạo huyện Đông
Triều: “Các cậu xoay xở kiểu ấy thì tội nghiệp cho di tích quá đi”. Cũng
chẳng biết đến nay số phận đình Trạo Hà đã như thế nào rồi.
Lại có lần chúng tôi được mời tham dự một cuộc hội thảo khoa học ở Thanh Hóa vào năm 1974, có một người đến nói với tôi: “Cách đây khoảng 100km, có một tấm bia to lắm. Không biết bia thời nào, các ông cứ đi coi thử”.
Tôi gọi ngay hai cộng sự của mình lén bỏ cuộc họp để lên đường đi gấp. 3
chiếc xe đạp thì mượn của Ty Văn hóa cũng chẳng mấy khó khăn, và cứ
liều lĩnh mà đi theo hướng người thông báo mách cho mình, chứ cũng không
có bất cứ một thông tin cụ thể nào khác. Đi ròng rã 3 ngày trời, vừa đi
vừa hỏi thăm xem địa phương có bia cổ không. Rất nhiều người nhiệt tình
bảo có, dắt chúng tôi đến nhưng đến nơi thì hóa ra chỉ là bia liệt sĩ.
Chúng tôi tiếp tục đi đến một vùng cách Sầm Sơn khoảng 20km, thuộc một
nơi trồng lạc rất lớn của địa phương. Dân ở đây bảo có một tấm bia trong
vùng trồng lạc này. Khi đến nơi thì quả thật có một tấm bia rất lớn.
Vào đọc mới phát hiện đây là tấm bia quá hay. Kể chuyện về một ông Hào
trưởng tên Lê Công Mạnh. Khi Toa Đô mang quân từ Chiêm Thành ra để phối
hợp với quân của Thoát Hoan, là một người yêu nước, ông ta đã mộ dân
chúng địa phương, hình thành một đội quân chặn đánh y. Toa Đô bị hoảng
hồn vì không ngờ có một đám “hương binh” dám đột kích bất thình lình như
thế. Từ đó, tiếng tăm của ông Hào trưởng trở nên vang động khắp vùng.
Khi nhà Trần thu phục được giang sơn liền phong tước cho ông và cho hẳn
một khoảnh đất lớn làm phong ấp. Đến khi ông chết, nhân dân đã dựng chùa
cùng với tấm bia này để ghi ơn. Sau khi hay tin có đoàn đi tìm bia, một
ông Bí thư Đảng ủy xã chạy đến, hỏi chúng tôi trên tấm bia đó viết gì.
Tôi thuật lại đại ý bài văn, ông Bí thư tỏ ra rất biết ơn vì nếu chúng
tôi không kịp thời đến đây, họ đã cho đập bia để dành phần đất trồng
lạc. Tôi mới nói: “Cả mấy trăm năm trời, cả cái đất Thanh Hóa này chỉ
còn một ông Hào trưởng lừng lững còn tồn tại, tất cả đã chìm hết xuống
lòng đất. Nếu các anh mà đập đi, con người lừng lững này cũng sẽ mất
luôn. Nên tôi mong các anh suy nghĩ lại”.
Mãi
đến năm 1994, tôi được đi nghỉ mát cùng cơ quan ở Sầm Sơn. Tình cờ một
buổi tối, có người đến hỏi: “Ở đây có ai là Giáo sư Nguyễn Huệ Chi
không?”, tôi đi xuống, vị khách đó bắt tay mừng rỡ: “Chúng tôi biết ơn
Giáo sư nhiều lắm. Sáng mai, chúng tôi mời Giáo sư về thăm lại tấm bia
mà ngày xưa, Giáo sư đã phát hiện và lên tiếng bảo vệ nó”. Sáng hôm sau
tôi đến nơi và quá xúc động, vì vùng đất trồng lạc ngày đó đã được xây
dựng thành một khu vườn có ngôi chùa khang trang, bên trong vườn là tấm
bia được đặt trên bệ cao và che bằng nhà mái cong khá kiên cố. Từ đấy,
nơi đây trở thành một địa điểm cho khách đến tham quan.
Câu
chuyện về những kỷ niệm trong công việc của ông hiện lên thật rõ nét,
gây cho tôi một ấn tượng không thể nào quên. Tôi chợt nghĩ, chỉ có những
người thật sự tâm huyết, thật sự dấn thân, hết mình với sự nghiệp thì
mới nhận lại được những niềm vui còn trào ra từ khóe mắt mỗi khi hồi
tưởng về những việc mình đã trải, đã làm.
Có
một người cha là nhà nghiên cứu văn hóa dân gian nổi tiếng: Giáo sư
Nguyễn Đổng Chi, thời trai trẻ, ông đã học được những điều gì ở người
cha đáng kính ấy?
Tôi được sinh ra trong một
gia đình Nho học yêu nước. Ông tôi, bác tôi, bố tôi, anh tôi, đều là
những người có để lại ít nhiều truyền thống cho con cháu. Những gì tôi
học ở bố tôi thì nhiều. Ông dạy tôi làm luận từ thời còn bé tí và ra
những đề bài hóc búa cho tôi, chẳng hạn tôi còn nhớ một đầu đề ông bắt
tôi làm năm học lớp Nhất: “Hãy kể lại câu chuyện một hôm em đi cắt tóc
bị người thợ cạo vô ý làm chảy máu ở đầu và nói lên cảm nghĩ của mình”.
Tôi làm bài này không chỉ được bố khen mà một hôm chú tôi nhân đi công
tác ghé thăm (bấy giờ chúng tôi ở với bố tại cơ quan của bố đóng ở Nam
Đàn, Nghệ An), vô tình thấy bài luận lấy ra đọc, đọc xong quá ngạc
nhiên, sau đó nói với bố tôi: “Cái thằng này đã bị thợ cúp làm chảy máu
lần nào chưa mà viết tinh quái đến thế. Giỏi quá!”. Bố tôi còn dạy chữ
Hán và tiếng Pháp rẩt sớm cho anh em chúng tôi. Bên cạnh khối lượng kiến
thức mà ông có, ông là một người cha biết cách gần gũi các con. Khi tôi
đã lớn, ông tôn trọng mọi quyết định của con và bất cứ chuyện gì về học
thuật hay những “sự cố” ông gặp trong đời, ông đều đem ra bàn bạc với
tôi. Sau này, có con, tôi cũng áp dụng cách xử sự ấy. Bây giờ, tôi và
con trai có thể ngồi với nhau tâm sự thâu đêm như hai người bạn.
Thưa Giáo sư, ngoài công việc, cuộc sống gia đình của ông như thế nào?
Nguyễn Huệ Chi cùng vợ chưa cưới, tại Ô Đống Mác Hà Nội năm 1965
Tôi
lấy vợ năm 27 tuổi. Bà xã là người cùng học ở lớp đại học Hán học từ
1965. Qua thời gian học chung, chúng tôi phải lòng nhau và nên duyên vợ
chồng. Bà ấy hiểu tính tôi là người đam mê công việc nên hỗ trợ tôi rất
nhiều trong quá trình đi vào những công trình lớn. Phải công nhận đó là
một người phụ nữ hiền dịu mà tôi may mắn gặp được. Lúc nào cũng nhận
phần thua thiệt về mình.
Giáo sư là người đại
diện cho giới trí thức đưa ra kiến nghị của mình khi gặp những vấn đề
gây bức xúc trong xã hội, đó là những vấn đề nào và nhận được sự phản
hồi ra sao?
Năm 2008, tôi cùng với 6 người
bạn văn có lên tiếng kiến nghị không được hủy tập thơ của Trần Dần vừa
in xong. Có thể là tập thơ chưa hay, tùy sở thích của từng người đọc nó,
nhưng đâu có vấn đề gì để phải hủy nó đi. Đây là cách hành xử theo thói
quen cửa quyền vốn có từ lâu, tùy tiện, không có cơ sở, lại để lại một
hình ảnh rất phản văn hóa, làm người ta nhớ lại thời CCRĐ hay là mới
giải phóng SG. Sau đó 3 ngày có phản hồi, Bộ Thông tin Truyền thông đã
dừng lại việc thu hồi và đốt. Ấy cũng là lần đầu tiên kiến nghị dân sự
chúng tôi đưa ra được chấp nhận.
Tiếp theo, là
kiến nghị về Dự án khai thác Bauxite ở Tây Nguyên năm 2009. Trước đó,
vấn đề bauxite đã rộ lên trong giới chính khách, giới khoa học. Đại
tướng Võ Nguyên giáp đã viết đến mấy lá thư hết mực can ngăn. Hai hội
thảo về bauxite đã được tổ chức, có những người như TS Nguyễn Thành Sơn,
nhà văn Nguyên Ngọc tham dự và đều tỏ thái độ phủ định quyết liệt. Nước
ngoài cũng có các chuyên gia lên tiếng như Kỹ sư Đặng Đình Cung. Nhưng
những dư luận như thế trước sau vẫn chỉ mới khoanh lại trong phạm vi
luận đàm giữa các nhà khoa học và các nhà chính trị. trong môi trường
chính thống mà thôi. Đến khi thấy bức thiết quá, nhà giáo Phạm Toàn bàn
với tôi, tôi kéo thêm người bạn ít tuổi hơn là GS Nguyễn Thế Hùng, và
chúng tôi cùng đề xuất một bản Kiến nghị vào đầu tháng Năm 2009, có tính
cách công khai hóa trong dư luận rọng rãi, gửi cho một số bạn bè cũng
như trực tiếp mang đến văn phòng Quốc hội, văn phòng Chính phủ và văn
phòng Trung ương Đảng. Việc đó lập tức gây nên tiếng vang, chỉ vài ba
ngày sau đã có mấy trăm người phản hồi qua thư điện tử, tình nguyện cùng
ký tên vào kiến nghị, và số người ký cứ tăng vọt lên, cả trong nước lẫn
ngoài nước, cuối cùng con số tăng đến trên 2000. Quả là cả một sự bất
ngờ đối với nhiều người, nhất là những người trong chính giới. Có thể
nói tác động chủ yếu của bản Kiến nghị này là nó xuất hiện rất đúng thời
điểm (sát trước ngày họp Quốc hội, dư luận đang hướng vào nhiều điều
bức bối của đất nước, trong đó nổi cộm lên là câu chuyện bauxite), và
nhờ ra đời đúng thời điểm nên chính nó đã chuyển một vụ việc từ trong
hai cánh cửa của những căn phòng hội thảo quan phương ra giữa đời sống
xã hội. Thế là một phong trào dân sự khởi phát lên từ đây, ngày một mạnh
mẽ thêm, bạo dạn cứng cỏi thêm. Rôi kế tiếp sau đó, thực tế đất nước
lại nảy sinh nhiều biến cố không hay, không tốt cho nhân dân, cho sự tồn
vong của dân tộc và quốc gia, trên mảnh đất mà chúng ta đã tốn không
biết bao nhiêu xương máu mới giành lại được. Chúng tôi tất nhiên cũng
lại phải lên tiếng. Kiến nghị này tiếp kiến nghị kia, mỗi lần đều có
hàng mấy ngàn người hưởng ứng, thói quen phản biện hình thành dần trong
xã hội như một nếp tư duy mới, thói quen gọi dạ bảo vâng mất đi. “Chân
lý ban phát từ trên” không còn là điều nghiễm nhiên phải tuân phục nữa.
Đó chính là cái được rất lớn bắt đầu từ kiến nghị của chúng tôi.
Tất
cả những ý kiến của chúng tôi đều chân thành. Nếu là một người trí thức
có tư cách thì trước thực trạng xã hội ngày càng suy thoái, mình không
thể lờ đi, làm ngơ, coi như không biết hoặc vô can. Không thể né tránh
những câu hỏi động đến tận sâu thẳm lương tri, những câu hỏi rất nhạy
cảm về nhân bản, nhân đạo, về tình nghĩa ruột thịt với đồng bào của
mình, với dân tộc mình.
Thời của ông có những bức xúc tương tự như thế?
Thời
của tôi thì tất cả mọi người tập trung vào chống Mỹ cứu nước, cho nên,
bức xúc xã hội nếu có cũng đặt ra ở đâu đó chứ không tới tầm chúng tôi
hiểu. Riêng môi trường tôi làm việc lại khá dân chủ, Viện trưởng cho
phép mỗi cán bộ có “khoảng trời” riêng. Thậm chí, khi tập Núi đồi và thảo nguyên
(Aitmatov) xuất bản, ngoài xã hội chưa được phép lưu hành nhưng chúng
tôi vẫn được đọc. Đọc xong còn tổ chức thảo luận để thoải mái nói lên
suy nghĩ của mình. Ngoài ra, chúng tôi vẫn hát nhạc tiền chiến không
thấy bị cấm đoán gì. Về phương diện văn hóa, nơi tôi làm việc phải nói
là cởi mở, thông thoáng, kể cả chuyện yêu đương – mà tôi cũng từng “đóng
một vai” gây nhiều bận tâm cho Viện – miễn là biết dồn tâm sức làm
chuyên môn hết mình. Từ môi trường như vậy, tôi lớn lên trong ý thức của
một người trí thức tự do.
Nếu được đề xuất cải cách, Giáo sư quan tâm đến điều gì nhất?
Thứ
nhất là phải mở rộng dân chủ. Để cho người dân có quyền được phát biểu,
tự do ngôn luận, miễn là những lời ấy không đe dọa trực tiếp đến Đảng
cầm quyền, như Hiến pháp 1992 hiện đang quy định. Phải bảo đảm thực thi
các quyền được ghi trong Hiến pháp một cách thực chất để người dân thấy
rõ họ quả thực đã phấn đấu hy sinh suốt bao nhiêu năm để đạt được một
mục tiêu có thực dù rất nhỏ, và muc tiêu nhỏ nhoi đó đang trong tầm tay
họ chứ không phải đến đời chút chít nào mới sờ thấy.
Thứ
hai là người dân được làm ăn sinh sống trên những phương tiện mà mình
có, đừng biến sở hữu đất đai thành sở hữu toàn dân, bởi chính sở hữu
toàn dân là cơ sở để cho những nhóm lợi ích có cơ hội cướp đất của dân.
Chính cướp đất dưới nhiều hình thức là điều kiện làm giàu nhanh nhất ở
nước ta lâu nay chứ làm gì mà mới có vài chục năm, bằng lao động chân
chính, chúng ta lại có một tầng lớp phất lên như diều vậy. Như thế, cuối
cùng nông dân không còn được chút quyền làm người tối thiểu nào nữa.
Điều này rất quan trọng, vì nước ta có đến trên 70-80% là nông dân. Một
khi nông dân bị đẩy đến bước đường cùng thì nguy cơ là rất lớn.
Giữa
buổi nói chuyện, thỉnh thoảng Giáo sư ngả người ra chiếc sofa. Ánh mắt
xa xăm nhìn về một nơi vô định. Chợt nhận ra vẻ tiếc nuối hiện lên trên
gương mặt có phần mệt mỏi. Tôi đánh liều hỏi:
Với những thành quả đạt được trong hơn nửa thế kỷ cầm bút, hình như Giáo sư vẫn còn điều gì đó nuối tiếc?
Đúng
vậy. Tôi nuối tiếc vì mình chưa thực sự đào tạo được vài thế hệ nối
tiếp. Trong khi văn học thời Lý – Trần và Văn học Cổ nói chung còn quá
nhiều phương diện chưa khai thác hết, như tư tưởng triết học, tư tưởng
thẩm mỹ, tinh thần nhân bản, tính dung hợp giữa Nho, Phật, Lão và quan
niệm vũ trụ nhân sinh bản địa, rồi sự vận động của các loại hình thể
loại… Còn nhiều khía cạnh để nói lắm.
Vì lý do gì mà ông không đào tạo được thế hệ nối tiếp, để phải tiếc nuối?
Câu
hỏi của bạn lại khơi dậy trong tôi một nuối tiếc khác. Đó là tôi quá
cầu toàn. Cầu toàn nó có hai mặt, lợi và hại. Ngẫm nghĩ về mình thì đến
nay tôi đã ít nhiều nhận ra, cố tật cầu toàn của tôi đã phải trả một cái
giá không phải là không đắt. Vì cầu toàn quá nên tôi mất rất nhiều thì
giờ cho những công việc tỉ mẩn mà không dứt điểm được cái cần dứt điểm.
Trong quá trình nghiên cứu bộ Thơ văn Lý - Trần, chỉ cần tôi cảm
thấy có một câu, từ nào đó chưa ổn là ngay tức khắc cho ngưng lại. Có
khi chỉ vì một vài chữ mà tôi mất cả tháng trời để tìm tài liệu đối
chứng lại cho chính xác, cho chỉn chu. Đến khi nào hài lòng hẳn mới
thôi. Vì vậy mà tôi mất quá nhiều công sức và thời gian. Thậm chí không
còn thời gian cho nhiều việc khác. Hiện tại, có thể gọi thế hệ nối tiếp
là những cộng sự rất giỏi của tôi, nhưng có điều, họ cũng đã lớn tuổi.
Nữ thì đã về hưu, nam thì còn làm việc nhưng cũng chỉ mấy năm nữa. Tôi
muốn có một thế hệ trẻ hơn, ở độ tuổi hai mươi mấy thôi. Tuổi đó họ có
thừa nhiệt huyết và có nhiều năm tháng phía trước để thực hiện các công
trình dài hơi. Nền văn học nước nhà rất cần đến họ.
Lớp
sinh viên bây giờ, nhất là ngành văn, dù có yêu nghề mấy họ cũng thường
không làm một nghề, trừ khi nghề đó đảm bảo cho họ một đời sống kinh tế
vững vàng. Giáo sư có nghĩ là mỗi thời mỗi khác?
Tôi có hình dung ra điều đó. Bây giờ đồng tiền mất giá quá. Thời của chúng tôi, nhuận bút cuốn Thơ văn Lý – trần
Tập I lên tới 5.000đ, riêng phần Khảo luận của tôi đã là 2.500đ. Thời
điểm năm 1977, số tiền này có thể mua ngay một ngôi nhà khang trang ở
Sài Gòn. Bây giờ Nhà nước trả lương cho một Cử nhân, Kỹ sư mới ra trường
may lắm là đủ sống. Một số sinh viên ngành văn mà tôi qien biết hoặc có
góp phần đào tạo cũng thế, nhiều người rất giỏi, nhưng họ đều phải làm
thêm nghề tay trái để đảm bảo cuộc sống. Ngày đó, lương sau khi hết thực
tập của tôi là 64 đồng, mà một bữa ăn chỉ hết 3 hào.
Giáo
sư cũng đồng ý với việc rất khó có thế hệ trẻ tiếp nối sẵn sàng dấn
thân bỏ ra một đời người để tìm lại những tinh hoa trong nền văn học của
ông cha ta trong vòng 5 thế kỷ bị lãng quên kia?
Đối
với nhiều lãnh vực nghiên cứu trong khoa học xã hội và nhân văn, thường
chỉ duy trì được ở một đất nước có nền kinh tế thật phát triển. Khi mà
chi phí đầu tư cho chất xám của những con người sống ở những nước này có
thể gọi là đủ bảo đảm về mặt sinh hoạt để họ tập trung làm việc. Nói
thế, không có nghĩa là nước ta không đầu tư được. Theo tôi thì Nhà nước
cần đưa ra những chính sách cụ thể hơn, ưu tiên hơn. Hoặc có thể cho mở
những trung tâm bảo tồn và đi sâu vào vốn cổ văn hóa. Từ các trung tâm
này sẽ kêu gọi các nhà hảo tâm đóng góp đầu tư cho việc nghiên cứu của
các nhà chuyên môn. Ngay các nước phát triển cũng vậy thôi. Không có
Mạnh Thường Quân thì làm văn hóa sao được.
Xem ra ông vẫn còn rất nhiều dự định và kế hoạch cho công việc. Ông tính sẽ làm việc đến năm bao nhiêu tuổi?
Hiện
tại tôi còn nhiều công việc phải làm, như hoàn thành tiếp phần cuối bộ
Lý – Trần, và một số việc liên quan đến các chuyên khảo còn dang dở. Tôi
sẽ cố gắng làm việc trong vòng 10 năm nữa. Sau đó mới nói đến nghỉ
ngơi. Ấy là nói nếu Trời để cho mình được sống đến tuổi ấy...
Ông là một trong những cộng tác viên kỳ cựu nhất của báo Kiến thức ngày nay. Lý do gì mà ông chọn Kiến thức ngày nay làm nơi gắn bó lâu dài?
Trước khi giã từ Tòa soạn Kiến thức ngày nay. Chủ biên tờ tạp chí Hàn Tấn Quang đứng giữa |
Tôi được Phó giáo sư Trần Hữu Tá giới thiệu với tờ Kiến thức ngày nay
ngay từ những số báo đầu tiên mới phát hành. Khi đọc xong ấn phẩm này,
tôi cảm thấy thích thú. Không ngờ lại có một ấn phẩm không quá chuyên
sâu nhưng giàu kiến thức cho đại chúng muốn hiểu biết đến thế. Đây là
một tờ báo dành cho nhiều loại độc giả, từ trung bình trở lên đều đọc
được. Đó cũng là lý do tôi chọn tờ báo làm nơi gửi gắm những bài viết
ngắn mà mình tâm đắc. Cho đến nay, tôi vẫn gửi đều đặn bài cho báo.
Ông tâm đắc với chuyên mục nào của báo?
Tôi đọc nhiều chuyên mục, cá biệt có số báo không bỏ sót trang nào. Tôi cũng thích chuyên mục “Đọc chuyện đêm khuya”.
Ở đó có những truyện dịch về truyền thuyết, truyện ma rất hay. Vì tôi
đang viết về lĩnh vực này nên muốn đọc để tiếp cận với hơi hướng văn
chương truyền kỳ của thời hiện đại.
Xin cảm ơn ông về những chia sẻ thú vị. Chúc ông sức khỏe để tiếp tục thực hiện những công việc của mình.
Sài
thành đã bước vào mùa mưa. Hôm nay cũng là một ngày trời mưa. Tôi kết
thúc buổi nói chuyện với Giáo sư và ra về giữa màn mưa trắng xóa. Ông
tiễn tôi ra cửa, dáng hao gầy, cặp kiếng trắng bị mờ đục bởi nước mưa,
chỉ có giọng nói của ông vẫn chắc khỏe và đầy tin yêu: “Cố lên, cô gái.
Còn trẻ phải làm nhiều vào, đừng ngại gì cả nhé!”. Tôi gật đầu, giữ một
lời cảm ơn ông chân thành nhất tận sâu trong đáy lòng, về những điều tôi
học được ở ông sau buổi trò chuyện này.
Bìa cuốn Gương mặt văn học Thăng Long biên soạn trong
chương trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội , 2010
|
Nguồn: Kiến thức ngày nay số 818, ra ngày 10-4-2013
Bản gốc trọn vẹn chưa lược bớt và có bổ sung, hoàn thành tháng 5-2012. Người được phỏng vấn đã soát kỹ lại.
Thiện Nhân - Nghĩ về ca nhạc Việt Nam hiện nay và những vấn đề liên hệ
Việt Nam hiện nay không có chiến tranh, nhưng lại có những dấu hiệu
đang ở trong thời loạn. Bởi vì theo nhà xã hội học Tuân Tử thì “một
trong những đặc trưng của đời loạn là âm nhạc nhố nhăng, bông lông”[1].
Mà âm nhạc của Việt Nam hiện nay thì quả thật quá nhố nhăng và bông
lông. Thị trường âm nhạc ở Việt Nam tràn ngập những bài ca Việt không ra
Việt mà Mỹ cũng chẳng ra Mỹ. Đó là thứ âm nhạc lai căng lợn cợn giữa
nhạc sến Việt và nhạc sến Mỹ (tức là loại nhạc vỉa hè Rap, Hip-hop,
R&B, v.v.).
Đã qua rồi cái thời có những ca khúc hay và đẹp của các nhạc sĩ có thực
tài như Trương Quí Hải, Thanh Tùng, Dương Thụ, Trần Tiến, Trịnh Công
Sơn, Quốc Dũng, Bảo Chấn, v.v. Ngày nay môi trường âm nhạc bị làm cho ô
nhiễm bởi những người cũng được gọi là nhạc sĩ nhưng thực chất chỉ là
những người thợ làm nhạc. Những tay thợ nầy làm nhạc rất nhanh và rất
nhiều, theo đơn đặt hàng rẻ mạt của các ca sĩ hay các nhà thầu âm nhạc.
Họ không cần cảm xúc để sáng tác và cũng chẳng cần tìm kiếm giai điệu
hay đẹp, mà chỉ dùng kỹ thuật điện tử để tạo âm thanh cho những câu nói
đời thường. Vì thế đã sản sinh những bài ca với giai điệu trúc trắc
ngang phè, và lời ca thì thô thiển dung tục [2] [3].
Nhưng tại sao thứ âm nhạc thấp kém như thế mà lại đang được phổ biến rầm
rộ hiện nay? Lý giải cho hiện tượng nầy, ta có thể nhận ra một điều rõ
nét là hiện nay ở Việt Nam những người thiếu văn hóa chiếm một tỷ lệ cao
trong số những người giàu có mới nổi. Những đại gia mới nổi nầy và con
cháu họ có trình độ thưởng thức nghệ thuật rất thấp. Người lớn thì chỉ
thích nghe nhạc sến Việt với giai điệu lèn phèn và lời ca đơn sơ hợp với
cái trí tuệ thô thiển của họ; còn con cái họ thì chỉ đủ sức cảm nhận
loại nhạc sến Mỹ ồn ào thô tục. Đám nhà giàu nầy đã tung tiền để bảo trợ
những chương trình ca nhạc nhảm nhí trên các sân khấu và đài truyền
hình khắp các địa phương. Một đặc tính thường thấy ở những kẻ giàu có mà
thiếu văn hóa là tính chơi ngông với tiền bạc, tương tự như công tử Bạc
Liêu xưa và Cường Đô La ngày nay. Trong những dịp tiệc tùng như sinh
nhật và cưới hỏi, họ dám thuê hàng chục ca sĩ tiếng tăm, với thù lao cả
chục ngàn đô la Mỹ mỗi người, để hát những bài ca sến mà họ ưa thích.
Cái lối tung tiền để lũng đoạn nghệ thuật ấy đã đẩy ca nhạc Việt Nam vào
tình trạng tha hóa, đưa các ca sĩ sến lên ngôi thần tượng, và dìm chết
những nghệ sĩ thật tâm yêu âm nhạc và có tinh thần sáng tác vì nghệ
thuật. Nhiều nhạc sĩ có tiếng trước đây nay đã công khai tuyên bố ngừng
sáng tác, với lý do là không muốn những đứa con tinh thần của mình lẫn
lộn trong đống rác hỗn độn của môi trường ca nhạc hiện nay.
Những năm gần đây, người ta còn mời nhiều ca sĩ sến ở hải ngoại về Việt
nam và tổ chức những đêm nhạc “hoành tráng” trên khắp ba miền đất nước
để các ca sĩ nầy hát những bài ca rên rỉ nỉ non đã một thời làm bại hoại
một thế hệ thanh niên trước 1975 và góp phần làm sụp đổ một chế độ cộng
hòa. Các đài truyền hình Việt Nam cũng bắt chước Mỹ lập ra những chương
trình Việt Nam Idol, The Voice (Tiếng Hát Việt), v.v. để tuyển chọn ca
sĩ mới theo mẫu Lady Gaga, Amy Winehouse, Madona, v.v. với giám khảo là
những thần tượng sến mà tên tuổi gắn liền với những vụ tai tiếng như hôn
môi nhà sư, tặng đại gia một đứa con, v.v. và kết quả các cuộc thi đã
bị tiết lộ là được sắp đặt trước.
Thật là nực cười, sau bao nhiêu năm chửi bới đế quốc Mỹ về mọi phương
diện, ngày nay ở Việt Nam cái gì cũng bắt chước Mỹ. Thật ra nước Mỹ có
hằng ngàn điều hay và hằng vạn điều dở. Nhưng ở Việt Nam, người ta chỉ
bắt chước những điều dở thôi. Chẳng hạn giới trẻ được tự do bắt chước
lối sống thác loạn về tình dục, nhưng lại bị ngăn cấm triệt để trong
phát biểu và trao đổi tư tưởng; giới doanh nghiệp được cổ võ làm giàu
nhưng chỉ phá hại rừng và biển để bán chứ không có một sáng chế nào giá
trị để đóng góp cho xã hội; giới quan chức đua nhau khoe bằng cấp và học
vị, nhưng phần lớn là bằng giả hoặc bằng mua chứ không có một công
trình nghiên cứu giá trị nào. Đặc biệt là giới ca sĩ, chỉ bắt chước lối
trang phục hở hang và cách trình diễn quái dị của ca sĩ Mỹ, chứ không có
một sáng tạo nào đáng kể.
Chưa bao giờ ở Việt Nam mà âm nhạc và nghệ thuật lại được tận dụng để
thỏa mãn thị hiếu thấp kém của giới trẻ như hiện nay. Phải chăng đó là
do nhu cầu của thị trường hay còn là phương cách làm cho giới trẻ trở
nên yếu hèn, ham hưởng thụ, mà quên đi những vấn nạn của đất nước như
chính trị bế tắc, kinh tế suy thoái, tham nhũng tràn lan, giáo dục phá
sản, và đạo đức xã hội xuống cấp trầm trọng. Những vấn nạn nầy của đất
nước hoàn toàn bị giới truyền thông Việt Nam tránh đề cập đến. Báo chí
và truyền hình Việt Nam thường chỉ kể chuyện về các đại gia giàu có và
các ca sĩ, diễn viên xinh đẹp, chứ hiếm khi đề cập đến những khó khăn
của người dân ở nông thôn và những cảnh khốn cùng của công nhân ở thành
thị. Dần dần xã hội được trình bày như là của người giàu và người đẹp,
còn người nghèo và người thường chỉ đóng vai trò phục vụ cho hai giới
trên mà thôi.
Ngày nay nếu vào những nhà hàng và khách sạn sang trọng, ta có thể gặp
những cô gái xinh đẹp đi cùng những người đàn ông tóc muối tiêu, mặt mày
bặm trợn và thái độ thì dương dương tự đắc. Ca nhạc Việt Nam hiện nay
cũng như những cô gái nầy, phải ép mình phục vụ cho những thị hiếu thấp
kém nhưng đầy quyền lực.
© Thiện Nhân
________________
Ghi chú:
[1] Tuân Tử (Giản Chi và Nguyễn Hiến Lê), Bàn Về Nhạc, trang 314.
[2] Âm Nhạc Và Những Nỗi Lo Không Của Riêng Ai (Nguyễn Thị Minh Châu).
Tỏ tình: “Em sẽ yêu mỗi anh giống như chuột kia yêu gạo vậy thôi” (Chuột
yêu gạo); Yêu đương: “Anh có một sở thích kỳ lạ là ăn thịt thỏ/ Nhưng
mà anh chưa có cơ hội bỏ em vào nồi” (Thỏ con chiên bánh); Chia sẻ: “Nói
nghe nè, là ngày hôm qua đó tôi nằm mơ thấy con cầy cắn tui, chó nhỏ 11
chiều nay nó sẽ ra, bạn hãy đánh bao lô 11 đi, ôi thôi rồi 11 ra ngay
chóc…” (Kiếp đánh đề); Buôn chuyện : “Con trai bây giờ í hả? 100 đứa thì
99 đứa không đàng hoàng, còn một đứa đàng hoàng là gay, à ha” (Con gái
thời nay).
[3] Ca từ trong một số bài ca khác: “Mất đi người yêu anh thì sao, Mất
đi người yêu thì với anh cũng thế thôi, Người yêu anh trên thế gian còn
rất nhiều, Người yêu anh đâu chỉ có riêng mình em” (Không yêu đừng nói
lời cay đắng tác giả Nhất Trung); “Con tim một người chỉ chứa một người
mà thôi, Thì người ơi làm sao em chọn cả hai, Dù cho em không yêu thương
anh nhưng anh vẫn yêu em, Vì quyền yêu thương em là của anh” (Nỗi đau
không của riêng ai tác giả Phạm Khánh Hưng); “Em đổ lỗi tất cả tình yêu
này cho anh, Vì sao lại như vậy? Em yêu anh như tội lỗi sao vậy em? Em
quay lưng bỏ đi, em coi tình yêu của anh như là trò chơi vậy?” (Tình yêu
nào phải trò chơi tác giả Thái Hùng).
Tưởng Năng Tiến - Tú Xương & nỗi buồn Miến Điện
Nước bốn nghìn năm hồn chửa tỉnh,
Người hăm lăm triệu giấc còn say.
- Tản Đà
- Tản Đà
“Gia Định báo, tờ báo đầu tiên của nước ta được xuất bản ở Sài Gòn 5
năm trước khi Tú Xương ra đời. Nhưng có lẽ trong hoàn cảnh sự giao thông
liên lạc bấy giờ, thậm chí khó lòng nói chắc rằng nho sĩ Trần Tế Xương
biết có một tờ báo như thế tồn tại ở trên đời để tính chuyện… cộng tác…”
“Nếu có tính đến mấy ông nhà nho chuyển sang viết báo, thì người ta
phải đợi đến thập kỷ thứ hai của thế kỷ XX, khi Phan Kế Bính viết cho
Đông Dương tạp chí, Nguyễn Bá Học viết Nam Phong, Tản Đà làm Hữu Thanh
hoặc Phan Khôi làm chủ bút Phụ nữ tân văn. Trước đó, nhà báo ở ta thuần
tuý là lớp trí thức mới được Pháp đào tạo (Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Văn
Vĩnh, Phạm Quỳnh). Ấy là những sự kiện được lịch sử công nhận.”
“Tuy nhiên, nếu căn cứ vào nội dung các bài thơ mà Tú Xương để lại,
người ta lại không khỏi có ý nghĩ rằng ông nhà nho này sinh ra để làm
báo. Ở ông luôn luôn có tư duy của một ký giả, chẳng qua sinh bất phùng
thời, không gặp cơ may để thi thố ngòi bút cho đúng lúc thôi …”
(Vương Trí Nhàn. “Tú Xương Nhà Báo”. Cánh Bướm Và Hoa Hướng Dương. nxb Phụ Nữ: Hà Nội, 2006. 31-33).
Bác Vương Trí Nhàn – rõ ràng – là một người (rất) bi quan
và (vô cùng) khó tính. Cái nhìn của bác ấy về cuộc đời,
cũng như đời người (thường) đen thui như mực. Chớ Tú Xương, nói
nào ngay, vẫn may mắn chán. Ông may mắn vì được sinh ra ở Việt
Nam, nơi mà tờ báo đầu tiên (Gia Định Báo) đã có mặt rất sớm – chính xác là vào ngày 15 tháng 4 năm 1865.
Mãi gần 150 năm sau, hôm 1 tháng 4 năm 2013, trên đường phố
Miến Điện mới có tiếng rao (”Báo mới đây!”) và biến cố bất
ngờ này đã khiến cho dân chúng “mừng rơi nước mắt” – theo như
tường thuật của ký giả Anh Duy, đọc được trên Tuổi Trẻ On Line vào ngày 10 tháng 4 năm 2013:
Theo thống kê của tờ Global Post của Mỹ, trong ngày đầu tiên phát
hành tờ Golden Fresh Land (1-4), 80.000 bản đã được bán sạch vào trưa
cùng ngày. Trả lời phỏng vấn báo Irrawaddy, ông Maung Lay không giữ nổi
cảm xúc:“Chúng tôi đã chờ đợi hơn nửa thế kỷ cho ngày hôm nay.”
Tun Win, một tài xế taxi tại Yangon, hào hứng: “Giờ đây người dân
có thể tiếp cận thông tin mỗi ngày, không phải mỗi tuần một lần.”
Thiệt tình: nghe mà thấy (thương) hết sức, muốn ứa nước mắt
luôn! Cái Xứ Chùa Vàng (chết tiệt) này thiệt là chậm tiến
và lạc hậu về mọi mặt. Ở Việt Nam, dù báo chí đã xuất hiện
từ lâu nhưng vẫn luôn luôn được đón nhận tưng bừng và “hào
hứng” hơn nhiều. Báo Nhân Dân – số ra ngày 12 tháng 3 năm 2000, trong
mục “bạn đọc góp ý và phê bình” – có ghi lại một ý kiến (đóng
góp) vô cùng nồng nhiệt:
Ðối với kiều bào ở California là nơi có đông người Việt Nam, thì
báo Nhân Dân điện tử là món ăn tinh thần lớn nhất, quí nhất. Riêng đối
với tôi việc làm đầu tiên trong ngày là mở trang báo Nhân Dân điện tử…
Nhiều người chỉ mong sáng ra để đọc báo Nhân Dân…
Thiệt là quá đã (và quá đáng) nhưng vẫn chưa thấm tháp vào
đâu, nếu so với như tường thuật của ông Nghiêm Tiến Quang (Giám
đốc Công ty in báo Hà Nội) trên tờ An Ninh Thế Giới, số ra ngày 2 tháng 1 năm 2009:
Tại chợ người Việt ở thủ đô Berlin (Đức), tôi gặp một ông mua một lúc 5 tờ ANTG. Tôi bắt tay ông hỏi: “Sao bác mua nhiều thế?”. Ông cười: “Tôi mua hộ mấy ông bạn cùng làm ở chỗ tôi. Tôi hỏi tiếp: “Ở
Đức có nhiều người đọc ANTG không? Ông gật đầu: Nhiều đấy. Đọc xong lại
cho mượn, rồi chẳng thấy ai trả lại. Bởi báo có nhiều bài cần đọc.
Chắc còn lâu, lâu lắm, người Miến mới tiến tới “trình độ”
chỉ mong sáng ra để được đọc báo điện tử (Nhân Dân) hay mua luôn
một lượt đến 5 tờ (ANTG) vì … dân trí họ còn thấp lắm – theo
như tường thuật của ký giả Từ Khanh, từ Yangon:
Sau khi được trả tự do, Daw Suu vận động thành lập 36 “trường” tư. Đúng hơn nên gọi là “trường thí” vì học sinh không phải đóng tiền, dành cho các gia đình nghèo không đủ sức cho con theo học trường nhà nước (đủ thứ phí)... Chúng tôi bàn sẽ thuê xe đi thăm bốn trong 36 trường của Daw Suu nằm ở ngoại vi Yangon....
Khái niệm “trường” sẽ không đúng khi
đến các ngôi trường này, vì mỗi trường chỉ gồm một lớp học. Cả bốn cái
trường đều nằm trên những khu vực sinh lầy và hôi hám xa trung tâm
Yangon vài chục cây số...
Giáo dục ở Việt Nam thì hoàn toàn khác hẳn, có truyền thống và “nền nã” hơn thấy rõ:
Giáo sư Nguyễn văn Tuấn ở Úc đã đưa ra những con số làm mát mặt
người Việt chúng ta. Nội các chính phủ Việt Nam có nhiều tiến sĩ hơn
chính phủ Mỹ và Úc! Nội các Việt Nam có 26 người thì có tới 13 bộ trưởng
có bằng tiến sĩ (chiếm 50%), 10 người có bằng cử nhân và 3 người có
bằng thạc sĩ...
Tiến sĩ Nguyễn Khắc Hùng, nguyên chuyên viên đối ngoại Học viện
Hành Chính Quốc Gia, cho biết là tính từ hàm Thứ trưởng trở lên, số
người có trình độ tiến sĩ ở Việt Nam cao gấp 5 lần Nhật Bản. Trong các
quốc gia Đông Nam Á, Việt Nam ta có nhiều tiến sĩ nhất. Vậy là ta ăn
trùm thiên hạ về học vấn.
Đất nước Việt Nam bây giờ ra đường là gặp tiến sĩ. Tiến sĩ lềnh
khênh. Đụng tay chỗ nào cũng chạm vào tiến sĩ! Nội các chính phủ đã…tiến
sĩ như vậy, tướng tá công an quân đội cũng tiến sĩ, chức quyền địa
phương cũng tiến sĩ. (Song Thao. “Dởm.” Thời Báo 05 Apr. 2013).
Trần Tế Xương mà sinh sống vào thời buổi (“tiến sĩ lềnh
khênh”) như hiện nay thì chắc chết, chết chắc. Cử nhân Nguyễn
Đính (tức nhà thơ nổi tiếng Trần Vàng Sao)
mà chức vụ, trước khi xin nghỉ hưu, mới chỉ là liên lạc xã
thôi thì nói chi đến cái thứ tú tài – cỡ Tú Xương. Nếu vẫn
muốn bon chen võng lọng thì nho sĩ họ Trần (e) chỉ còn cách
chạy… vô chùa để biến thành tu sĩ:
Công đức tu hành sư có lọng!
Và cũng phải là chùa ở nước ta à nha, chớ chùa chiền và
sư tăng ở Tây Tạng hay Miến Điện thì cũng đừng hòng. Họ hay
kiếm chuyện lôi thôi với nhà nước lắm. Cứ biểu tình, chống
đối, hay tự thiêu đều đều.
Giới tu sĩ ở Việt Nam thì khác hẳn. Rất nhiều vị dễ chịu
(và dễ dụ, hay dễ dậy) hơn nhiều nên vẫn được Đảng và Nhà
Nước khen thưởng hoặc biểu dương.
Có thể vì những nề nếp về báo chí, học đường và tôn giáo (vừa nêu) nên trong một bài viết mới đây (“Việt Nam và Myanmar, Ai Chậm Hơn Ai?”)
Nguyễn Giang, trưởng ban Việt Ngữ BBC, đã cho rằng đây là một
sự so sánh “khập khiễng” theo nguyên văn cách dùng chữ của ông:
So sánh với Việt Nam thì quả là khập khiễng.
Việt Nam đã thống nhất đất nước và vấn đề sắc tộc trong
nhiều năm qua vẫn nằm trong tầm kiểm soát của chính quyền
trung ương, dù đôi khi có nảy sinh điềm nóng ở một số vùng xa.
Về kinh tế, Việt Nam cũng đã cải tổ sớm hơn nhiều so với
Miến Điện và đang chuẩn bị bước lên ngưỡng thu nhập trung bình
trong khi Miến Điện còn thiếu vắng gần như toàn bộ cơ sở hạ
tầng và vẫn là một trong số nước ‘nghèo khổ nhất châu Á’,
theo đánh giá của BBC Monitoring.
Nhưng cũng vì thế, không có lẽ gì mà Việt Nam lại phải
chịu tiếng ‘tụt hậu’ so với Miến Điện, nếu đánh giá trên cơ
sở các tiêu chí kinh tế, trình độ phát triển, năng lực hội
nhập và tính thống nhất.
Cũng vẫn theo lời của nhà báo Nguyễn Giang, qua bài báo
thượng dẫn: “Giải pháp ‘chính trị đi trước’ ở Miến Điện cũng
chưa chắc đã nhanh chóng tạo đà cho ‘kinh tế theo sau’.
Nhận định này – xem ra – có vẻ phù hợp với sự quan sát của một biên tập viên BBC khác, bà Hồng Nga, người đã có mặt tại Xứ Chùa Vàng vào tháng 3 vừa qua:
“Con đường cải cách ở Miến Điện mới chỉ bắt đầu, và còn nhiều chông gai phía trước.”
Sự “tròng trành” của Miến Điện khi đối diện với những thử
thách trước mặt có thể khiến cho thiên hạ liên tưởng đến mệnh
lệnh của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, khi ông, cách đây chưa lâu,
bỗng (buột) miệng hô to:
Cả dân tộc hãy bước ra biển lớn!
Dân Việt (đều) ngớ ra một lúc, rồi đồng loạt “ồ” lên tán thưởng:
- Ờ, ra thì ra chớ! Ở nhà với cái Đảng thì biết ngày nào khôn, và đến kiếp sau (chắc) cũng không khá nổi.
Quyết định (tưởng như thật) này người đứng đầu chính phủ
Việt Nam đã đáp ứng được sự khát khao bị đè nén từ lâu của cả một dân
tộc. Ai cũng đều mong muốn được nhìn xem cuộc sống của nhân loại ra sao,
bên ngoài bức màn sắt.
Ít khi nào dân Việt có sự háo hức và đồng thuận (lớn) như thế. Tuổi Trẻ Online mở ngay diễn đàn Vươn Ra Biển Lớn, và được hưởng ứng nhiệt liệt của rất nhiều độc giả. Riêng Luật sư Lê Công Định đã hăng hái lên tiếng: “Đối với vận hội lớn lao như thế của đất nước, cần lắng nghe tiếng nói của cộng đồng dân tộc.”
Tuy nhiên, chung cuộc thì Lê Công Định phải vào tù vì đã
phát biểu linh tinh, và Miến Điện đã bước ra biển lớn chứ
không phải Việt Nam. Người Miến đang đương đầu với sóng gió,
chịu đựng mọi thử thách, cũng như những bất ổn, vì sự quyết
tâm thay đổi của chính họ.
Ta thì vẫn ở lại trên bờ, và vẫn tiếp tục ngủ với những
giấc mộng rất an bình – như thường lệ: ở nước ngoài thì kiều
bào mỗi đêm đều chờ sáng để đọc báo Nhân Dân điện tử, ở trong
nước thì cứ bước ra khỏi cửa là gặp ngay tiến sĩ, và tu sĩ
thì đều ngoan và “hiền như ma soeur” ráo trọi. Khỏi ai phải băn
khoăn (hoặc “lăn tăn”) gì nữa ráo: “không có lẽ gì mà Việt
Nam lại phải chịu tiếng ‘tụt hậu’ so với Miến Điện, nếu đánh
giá trên cơ sở các tiêu chí kinh tế, trình độ phát triển, năng
lực hội nhập và tính thống nhất.”
Thỉnh thoảng, nếu muốn thay đổi không khí thì chỉ cần đổi
tên nước cho nó đỡ nhàm là đã đủ rồi. Sau Tú Xương, Tản Đà
đã có lúc chép miệng thở dài:
Nước bốn nghìn năm hồn chửa tỉnh,
Người hăm lăm triệu giấc còn say.
Từ đó đến nay dân số chúng ta đã tăng gần gấp bốn. “Say” mà càng đông thì càng vui thôi, chớ có sao đâu!
© Tưởng Năng Tiến
© Đàn Chim Việt
Hình ảnh cực kỳ quý giá về Việt Nam năm 1980 (kỳ 1)
Một cuộc sống mới đang hình thành ở Việt Nam năm 1980, 5 năm sau khi cuộc chiến chống Mỹ kết thúc thắng lợi…
Nhiếp ảnh gia người Thụy Điển Philip
Jones Griffiths (1936 –2008) được cả thế giới biết đến với nhứng bức ảnh
kinh điển về cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Nhưng không phải ai cũng biết
đến một loạt ảnh đặc sắc được ông thực hiện ở Việt Nam năm 1980, 5 năm
sau khi cuộc chiến chấm dứt. Sau đây là những hình ảnh của ông được đăng
tải trên trang Magnum Photos.
5 năm sau chiến tranh, những dẫy hào trú ẩn trong một ngôi trường ở vùng quê vẫn chưa bị vùi lấp.
Trong chiến tranh, do điều kiện y tế
thiếu thốn nên cắt bỏ chi là một biện pháp được thực hiện phổ biến với
những người lính bị thương. Vào thời hậu chiến có rất nhiều người bị mất
chi, và sản xuất chân tay giả trở thành một ngành công nghiệp quan
trọng ở Việt Nam.
Chiếc máy may MiG-21 từng được phi công
Việt Nam dùng để bắn hạ máy bay B-52 của Mỹ được trưng bày trong bảo
tàng Quân đội, Hà Nội.
Trẻ em trong một trường mẫu giáo ở nông thôn.
Bên trong cửa hàng bách hóa trung tâm ở Hà Nội.
Ca sĩ biểu diễn phục vụ quần chúng ngoài trời, TP HCM.
Vật dụng của học viên trường giáo dưỡng Bình Triệu, nơi quy tụ những người nghiện ma túy ở TP HCM.
Các học viên trong trường giáo dưỡng Bình Triệu.
Một bé gái là con lai Mỹ - Việt bán thuốc lá dạo ở TP HCM.
Dân làng đào kênh dẫn nước vào đồng ruộng.
Một khoảng ao gần Hoàng thành Huế được khoanh lại để nuôi cá.
Đổ mực bút bi, một nghề trên phố phường Hà Nội thời hậu chiến.
Những người phụ nữ nhặt phế liệu tại địa điểm từng là trại Evans, một căn cứ bộ binh lớn của Mỹ.
Những người ăn xin phía ngoài nhà thờ Lớn, Hà Nội.
Những đứa trẻ hiếu kỳ tập trung bên bờ
sông ở đồng bằng sông Cửu Long để ngắm các phóng viên ngoại quốc. Việc
kết thúc cuộc chiến đã khiến dân số Việt Nam bùng nổ.
Du khách xem những quả bom tại Bảo tàng Chứng tích chiến tranh ở TP HCM.
Các tân binh tập thể dục buổi sáng tại một đơn vị quân đội.
Một khối nhà tập thể mang phong cách Xô Viết được xây ở Hải Phòng, trên nền của khu dân cư đã bị bom Mỹ san bằng.
Một đứa trẻ trên con đường lịch sử ở Mỹ Lai, nơi 504 dân thường vô tội đã bị lính Mỹ thảm sát năm 1968.
Những người trẻ tuổi đua xe máy vào buổi đêm tại TP HCM, một hoạt động bị luật pháp ngăn cấm.
Người đồng tính luyến ái, những đối tượng chưa được xã hội Việt Nam công nhận vào năm 1980.
Một cụ bà, người đã trải qua ít nhất 2 cuộc chiến tranh và những đứa trẻ đang được lớn lên trong hòa bình.
Buổi lễ kỷ niệm 110 năm ngày sinh lãnh tụ cách mạng V. I. Lenin.
Trên một con kênh ở đồng bằng sông Cửu Long.
Lễ kỷ niệm ngày Thống nhất đất nước tại TP HCM.
Tín đồ Công giáo ở TP HCM tham gia buổi lễ diễu hành.
Người dân cầm chân dung Hồ Chủ tịch trong buổi lễ.
Người dân cầm chân dung Hồ Chủ tịch trong buổi lễ.
Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đường phố của thành phố mang tên Người.
Các thanh niên tập quân sự tại công viên Lênin, Hà Nội.
Theo KIẾN THỨC
Sau 5 năm, những dấu tích của cuộc chiến tranh khốc liệt vẫn hiện hữu trong mọi mặt đời sống, xã hội ở Việt Nam.
Các chiến sĩ diễu hành về Nhà Hát Lớn trong buổi lễ kỷ niệm chiến thắng ở Hà Nội.
(Kiến thức)
Hàng xóm và bạn bè của hai anh em người dân tộc Chechen, đối tượng truy nã trong cuộc truy lùng quy mô lớn của giới chức Mỹ, cho biết họ rất sốc trước việc Tamerlan Tsarnaev và Dzhokhar Tsarnaev bị tình nghi tham gia vào vụ đánh bom cuộc đua Marathon tại Boston.
Tamerlan và Dzhokhar Tsarnaev là người dân tộc Chechen theo đạo Hồi. Hai anh em tới Mỹ cách đây một thập kỷ nhưng vẫn gắn bó với quê hương vốn bị tàn phá bởi chiến tranh.
Dzhokhar, một thanh niên 19 tuổi có gương mặt trẻ thơ, bị bắt cuối ngày 19/4 – giờ địa phương. Dzhokhar là một ngôi sao đấu vật ở trường trung học và là sinh viên Đại học Massachusetts. Tin nhắn trên Twitter của Dzhokhar cũng giống như những thiếu niên Mỹ bình thường khác.
Hàng xóm và bạn bè được phỏng vấn trên truyền hình Mỹ miêu tả Dzhokhar là một thiếu niên chăm chỉ và tốt bụng. Họ tỏ vẻ sốc về việc Dzhokhar là nghi phạm tham gia vào vụ đánh bom hôm 15/4 khiến 3 người thiệt mạng và hơn 180 người bị thương.
“Đó là một thiếu niên rất đáng yêu”- Larry Aaronson, một người hàng xóm, phát biểu với CNN khi được hỏi về Dzhokhar. “Nhiều người sẽ nói rằng ‘Ồ, tôi biết cậu ấy. Cậu ấy không thể làm như vậy’”.
Mặc dù Dzhokhar sử dụng Twitter khá thường xuyên, đăng tải hàng trăm thông điệp về cuộc sống và suy nghĩ của mình, ít người biết tới Tamerlan, người anh trai đã chết trong lúc đấu súng với cảnh sát.
Là một thanh niên 26 tuổi đang học ngành kỹ thuật và thích đấm bốc, Tamerlan cũng đã bị giới chức Mỹ chú ý trong một vụ việc trước đó.
Cục Điều tra Liên bang (FBI) cho biết nhân viên của họ đã phỏng vấn Tamerlan vào năm 2011 theo yêu cầu của một chính phủ nước ngoài. Theo một quan chức của FBI, cuộc điều tra không phát hiện được “thông tin nào ảnh hưởng tới nước này”.
Nhân viên FBI này từ chối cung cấp tên nước liên quan tới cuộc điều tra trên.
Một trang cá nhân trên mạng xã hội VKontakte của Nga, tương tự như Facebook, cho thấy Dzhokhar học tiểu học ở thành phố Makhachkala thuộc Dagestani, miền nam nước Nga, trong khoảng thời gian từ năm 1999-2001.
Dagestan nằm ở vùng ven Caucasus, phía bắc Chechnya. Vùng này đã bị tàn phá bởi các cuộc chiến tranh liên miên kể từ năm 1994 giữa quân đội Nga và quân phiến loạn ly khai dựa vào đạo Hồi với quân số ngày càng gia tăng.
Trong chiến tranh, gia đình Tsarnaev có lẽ đã rời khỏi vùng Caucasus, một khu vực bất ổn định và thỉnh thoảng vẫn có các vụ giao tranh, và cuối cùng tới sinh sống ở vùng Trung Á.
"Chúng tôi là người Hồi giáo, chúng tôi là dân tộc thiểu số Chechen. Một kẻ nào đó đã biến hai đứa trẻ thành những tên cực đoan chứ không phải anh tôi”- Ruslan Tsarni, một người chú của hai kẻ tình nghi, phát biểu trên truyền thông Mỹ.
Ông Tsarni cho biết hai cháu trai của mình từ Kyrgyzstan tới Mỹ vào năm 2003 và được cho phép tị nạn. Ông gọi hai cháu mình là “những kẻ thất bại” vì không thể hòa nhập vào cuộc sống ở Mỹ.
Khi được hỏi tại sao hai cháu lại trở thành những kẻ khủng bố, ông Tsarni cho rằng do “lòng căm thù những người có thể hòa nhập với cuộc sống ở Mỹ. Đó là những lý do duy nhất tôi có thể nghĩ đến”.
Một bộ ảnh trực tuyến của Johannes Hirn, một sinh viên Đại học Boston, về Tamerlan, có tựa đề "Sẽ đấu quyền anh để giành Hộ chiếu" cho thấy Tamerlan dường như đã gặp một số khó khăn khi phải thích nghi với cuộc sống ở Mỹ.
“Tôi không có bất kỳ một người bạn Mỹ nào. Tôi không hiểu họ”- Tamerlan được trích lời dưới một trong những bức ảnh đang thi đấu quyền anh tại Trung tâm Võ thuật Hỗn hợp Wai Kru.
Trang web cho biết Tamerlan đang học ngành kỹ thuật tại Trường Cao đẳng Cộng đồng Bunker Hill Community. Tamerlan đã xin nghỉ một năm để tham gia huấn luyện cho cuộc thi Găng vàng Quốc gia tại thành phố Salt Lake, bang Utah.
Trên trang web này, Tamerlan được trích lời cho biết muốn trở thành một vận động viên quyền Anh Olympic nhưng cậu ta muốn thi đấu cho nước Mỹ chứ không phải cho nước Nga bởi hiện Chechnya không còn thuộc Nga.
Tamerlan cũng từng nói mình là “một người sùng đạo” và “Thánh Allah nói không với bia rượu”. “Không còn đạo lý gì nữa, chẳng ai còn biết tự kiềm chế”- Tamerlan được dẫn lời nói.
Nhưng một chú thích ảnh khác cho biết bộ phim Tamerlan yêu thích là Borat và một bức ảnh có hình Tamerlan và một phụ nữ tóc vàng được miêu tả là cô bạn gái lai gốc Ý-Bồ Đào Nha và cô gái đã chuyển giáo sang Đạo hồi. “Cô ấy đẹp lắm, trời ạ!”- Tamerlan nói.
Một tài khoản YouTube dưới tên của Tamerlan tạo ngày 17/8/2012 liên quan tới những đoạn băng hình về một nhà truyền giáo quá khích người Úc tên là Feiz Mohammad và có một danh mục các đoạn băng hình với tựa đề “những kẻ khủng bố”, nhóm tình báo SITE có trụ sở tại Washington cho biết.
SITE cho biết các đoạn băng hình trong danh mục đã bị xóa nhưng một trang lưu lại cho thấy các đoạn băng hình liên quan tới các chiến binh Dagestan.
Trang riêng của Dzhokhar trên mạng xã hội VKontakte cho thấy cậu ta đã tốt nghiệp trường Cambridge Rindge và Latin, một trường trung học công, vào năm 2011. Thế giới quan của y “dựa trên Hồi giáo” và “sự nghiệp và tiền bạc” là mục tiêu chính trong cuộc đời.
Trang này cũng có các thông tin về Chechnya và Đạo hồi cũng như những câu truyện cười về sự đối xử bất công với những người Hồi giáo vùng Caucasus. Chẳng hạn như “Có một chiếc ô tô. Trong ô tô có một người từ Dagestan, một người từ Chechnya và một người khác từ Ingushetia. Ai lái ô tô? Trả lời: Cảnh sát!”
Tamerlan Tsarnaev đã lập trang cá nhân trên Youtube vào tháng 8-2012 và đã tải lên trang này nhiều băng video Hồi giáo, trong đó có nhiều băng liên quan đến chủ đề khủng bố.
Theo PLVN & Petrotimes
Hình ảnh cực kỳ quý giá về Việt Nam năm 1980 (2)
Đăng bởi Hai Hoang Van vào Thứ hai, ngày 22 tháng tư năm 2013
Các chiến sĩ diễu hành về Nhà Hát Lớn trong buổi lễ kỷ niệm chiến thắng ở Hà Nội.
Những đứa trẻ chơi đùa trên xác một con tàu quân sự bị bỏ lại tại bãi biển gần thành phố Đà Nẵng.
Những người đã nổ phát súng đầu tiên trong phong trào Đồng Khởi
chống chính quyền Ngô Đình Diệm ở huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre, ngày
17/1/1960. Từ trái qua phải là các ông Nguyễn Văn Thông, Lê Văn Kính,
Phạm Văn Giai và Nguyễn Văn Dũng.
Các thương binh tập hợp để xem trận đá bóng tại một trung tâm phục hồi chức năng gần Hà Nội.
Người thương binh và đứa con xem đá bóng.
Bên cạnh thương binh chiến tranh, những vụ tai nạn do nổ bom mìn còn
sót lại xảy ra hàng ngày khiến nhu cầu về chân tay giả ở Việt nam thời
hậu chiến rất cao.
Những đứa trẻ Mỹ Lai đứng trên con đường làng, nơi 12 năm trước rất nhiều người họ hàng của chúng đã bị lính Mỹ thảm sát.
Một người dân làng Mỹ Lai đứng trước bản danh sách các nạn nhân của vụ thảm sát ngày 17/2/1968.
Hai cậu bé ngồi trên xác trực thăng Mỹ để lại từ thời chiến.
Thị trấn Xuân Lộc, nơi 5 năm trước đã diễn ra trận đánh lớn cuối
cùng của cuộc chiến tranh Việt Nam, trước khi quân đội Giải phóng tiến
về Sài Gòn và thống nhất đất nước.
Trẻ em ở Xuân Lộc - thị trấn từng bị hủy hoại nặng nề khi không lực
Sài Gòn thả một quả bom nhiệt áp CBU-55, loại vũ khí phi hạt nhân tàn
bạo nhất trong kho vũ khí của Mỹ nhằm tiêu diệt sinh lực quân đội Giải
phóng.
Trẻ em bên một khu nhà bị đạn bom phá hủy ở nông thôn Việt Nam.
Lớp học ở miền quê, nơi việc khắc phục hậu quả chiến tranh diễn ra chậm hơn vùng đô thị.
Khu chung cư do CHDC Đức (cũ) xây dựng tại Vinh, thành phố miền Trung đã bị tàn phá nặng nề trong chiến tranh Việt Nam.
Một quán giải khát mở tại nhà riêng, dấu hiệu hiếm hoi của kinh tế tư nhân tại Việt Nam sau chiến tranh.
Một cửa hiệu tạp hóa mọc lên phía ngoài ngôi nhà bỏ trống do gia đình đã xuất cảnh ra nước ngoài.
Trẻ em trên cầu Thê Húc, Hà Nội.
Trong một vườn trẻ, nơi trẻ em được hưởng bữa trưa miễn phí.
Thị xã Lạng Sơn, một năm sau cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc tháng 2/1979.
Các chiến sĩ trẻ tham gia buổi mít-tinh tại nhà hát TP HCM.
Chiếc xe bọc thép của Mỹ trở thành "tài sản" có giá trị nhất của một hộ dân ở Củ Chi.
Một cậu bé người Việt lai "Mỹ đen" đi xem biểu diễn văn nghệ mừng ngày 30/4.
Trẻ em tập trung quanh một thương binh để nghe kể chuyện.
Một thương binh bị mất cả hai mắt níu tay một tân binh, người chăm sóc ông tại nhà tình nghĩa dành cho cựu chiến binh.
Một chiến sĩ đứng gần cánh cổng của Hoàng thành Huế.
Du khách xem sa bàn tái hiện chiến dịch giải phóng Sài Gòn ở Bảo tàng Quân đội, Hà Nội.
Xác xe cơ giới vẫn chất đầy ven Quốc lộ 1 trên địa phận miền Bắc sau
gần 1 thập niên. Đây là tàn tích của hoạt động đánh phá đường giao
thông có quy mô lớn nhất lịch sử do Mỹ tiến hành trong chiến tranh Việt
Nam.
Học viên trong trại giáo dưỡng dành cho các phụ nữ từng hành nghề mại dâm tại TP.HCM tập dượt biểu diễn văn nghệ.
Khung cảnh sông nước ở đồng bằng sông Cửu Long năm 1980.
Khung cảnh sông nước ở đồng bằng sông Cửu Long năm 1980.
Nguồn: Thanh Bình(Kiến thức)
Vì sao Al Qaeda đánh bom tại Boston?
“Lòng căm thù những người có thể hòa nhập với cuộc sống ở Mỹ”. Đó là lý
do mà người nhà của hai kẻ đánh bom đưa ra để lý giải về động cơ biến
những thanh niên trẻ Chechnya thành những tên khủng bố…
Hàng xóm và bạn bè của hai anh em người dân tộc Chechen, đối tượng truy nã trong cuộc truy lùng quy mô lớn của giới chức Mỹ, cho biết họ rất sốc trước việc Tamerlan Tsarnaev và Dzhokhar Tsarnaev bị tình nghi tham gia vào vụ đánh bom cuộc đua Marathon tại Boston.
Tamerlan và Dzhokhar Tsarnaev là người dân tộc Chechen theo đạo Hồi. Hai anh em tới Mỹ cách đây một thập kỷ nhưng vẫn gắn bó với quê hương vốn bị tàn phá bởi chiến tranh.
Dzhokhar, một thanh niên 19 tuổi có gương mặt trẻ thơ, bị bắt cuối ngày 19/4 – giờ địa phương. Dzhokhar là một ngôi sao đấu vật ở trường trung học và là sinh viên Đại học Massachusetts. Tin nhắn trên Twitter của Dzhokhar cũng giống như những thiếu niên Mỹ bình thường khác.
Hàng xóm và bạn bè được phỏng vấn trên truyền hình Mỹ miêu tả Dzhokhar là một thiếu niên chăm chỉ và tốt bụng. Họ tỏ vẻ sốc về việc Dzhokhar là nghi phạm tham gia vào vụ đánh bom hôm 15/4 khiến 3 người thiệt mạng và hơn 180 người bị thương.
“Đó là một thiếu niên rất đáng yêu”- Larry Aaronson, một người hàng xóm, phát biểu với CNN khi được hỏi về Dzhokhar. “Nhiều người sẽ nói rằng ‘Ồ, tôi biết cậu ấy. Cậu ấy không thể làm như vậy’”.
Mặc dù Dzhokhar sử dụng Twitter khá thường xuyên, đăng tải hàng trăm thông điệp về cuộc sống và suy nghĩ của mình, ít người biết tới Tamerlan, người anh trai đã chết trong lúc đấu súng với cảnh sát.
Là một thanh niên 26 tuổi đang học ngành kỹ thuật và thích đấm bốc, Tamerlan cũng đã bị giới chức Mỹ chú ý trong một vụ việc trước đó.
Cục Điều tra Liên bang (FBI) cho biết nhân viên của họ đã phỏng vấn Tamerlan vào năm 2011 theo yêu cầu của một chính phủ nước ngoài. Theo một quan chức của FBI, cuộc điều tra không phát hiện được “thông tin nào ảnh hưởng tới nước này”.
Nhân viên FBI này từ chối cung cấp tên nước liên quan tới cuộc điều tra trên.
Một trang cá nhân trên mạng xã hội VKontakte của Nga, tương tự như Facebook, cho thấy Dzhokhar học tiểu học ở thành phố Makhachkala thuộc Dagestani, miền nam nước Nga, trong khoảng thời gian từ năm 1999-2001.
Dagestan nằm ở vùng ven Caucasus, phía bắc Chechnya. Vùng này đã bị tàn phá bởi các cuộc chiến tranh liên miên kể từ năm 1994 giữa quân đội Nga và quân phiến loạn ly khai dựa vào đạo Hồi với quân số ngày càng gia tăng.
Trong chiến tranh, gia đình Tsarnaev có lẽ đã rời khỏi vùng Caucasus, một khu vực bất ổn định và thỉnh thoảng vẫn có các vụ giao tranh, và cuối cùng tới sinh sống ở vùng Trung Á.
"Chúng tôi là người Hồi giáo, chúng tôi là dân tộc thiểu số Chechen. Một kẻ nào đó đã biến hai đứa trẻ thành những tên cực đoan chứ không phải anh tôi”- Ruslan Tsarni, một người chú của hai kẻ tình nghi, phát biểu trên truyền thông Mỹ.
Ông Tsarni cho biết hai cháu trai của mình từ Kyrgyzstan tới Mỹ vào năm 2003 và được cho phép tị nạn. Ông gọi hai cháu mình là “những kẻ thất bại” vì không thể hòa nhập vào cuộc sống ở Mỹ.
Khi được hỏi tại sao hai cháu lại trở thành những kẻ khủng bố, ông Tsarni cho rằng do “lòng căm thù những người có thể hòa nhập với cuộc sống ở Mỹ. Đó là những lý do duy nhất tôi có thể nghĩ đến”.
Một bộ ảnh trực tuyến của Johannes Hirn, một sinh viên Đại học Boston, về Tamerlan, có tựa đề "Sẽ đấu quyền anh để giành Hộ chiếu" cho thấy Tamerlan dường như đã gặp một số khó khăn khi phải thích nghi với cuộc sống ở Mỹ.
“Tôi không có bất kỳ một người bạn Mỹ nào. Tôi không hiểu họ”- Tamerlan được trích lời dưới một trong những bức ảnh đang thi đấu quyền anh tại Trung tâm Võ thuật Hỗn hợp Wai Kru.
Trang web cho biết Tamerlan đang học ngành kỹ thuật tại Trường Cao đẳng Cộng đồng Bunker Hill Community. Tamerlan đã xin nghỉ một năm để tham gia huấn luyện cho cuộc thi Găng vàng Quốc gia tại thành phố Salt Lake, bang Utah.
Trên trang web này, Tamerlan được trích lời cho biết muốn trở thành một vận động viên quyền Anh Olympic nhưng cậu ta muốn thi đấu cho nước Mỹ chứ không phải cho nước Nga bởi hiện Chechnya không còn thuộc Nga.
Tamerlan cũng từng nói mình là “một người sùng đạo” và “Thánh Allah nói không với bia rượu”. “Không còn đạo lý gì nữa, chẳng ai còn biết tự kiềm chế”- Tamerlan được dẫn lời nói.
Nhưng một chú thích ảnh khác cho biết bộ phim Tamerlan yêu thích là Borat và một bức ảnh có hình Tamerlan và một phụ nữ tóc vàng được miêu tả là cô bạn gái lai gốc Ý-Bồ Đào Nha và cô gái đã chuyển giáo sang Đạo hồi. “Cô ấy đẹp lắm, trời ạ!”- Tamerlan nói.
Một tài khoản YouTube dưới tên của Tamerlan tạo ngày 17/8/2012 liên quan tới những đoạn băng hình về một nhà truyền giáo quá khích người Úc tên là Feiz Mohammad và có một danh mục các đoạn băng hình với tựa đề “những kẻ khủng bố”, nhóm tình báo SITE có trụ sở tại Washington cho biết.
SITE cho biết các đoạn băng hình trong danh mục đã bị xóa nhưng một trang lưu lại cho thấy các đoạn băng hình liên quan tới các chiến binh Dagestan.
Trang riêng của Dzhokhar trên mạng xã hội VKontakte cho thấy cậu ta đã tốt nghiệp trường Cambridge Rindge và Latin, một trường trung học công, vào năm 2011. Thế giới quan của y “dựa trên Hồi giáo” và “sự nghiệp và tiền bạc” là mục tiêu chính trong cuộc đời.
Trang này cũng có các thông tin về Chechnya và Đạo hồi cũng như những câu truyện cười về sự đối xử bất công với những người Hồi giáo vùng Caucasus. Chẳng hạn như “Có một chiếc ô tô. Trong ô tô có một người từ Dagestan, một người từ Chechnya và một người khác từ Ingushetia. Ai lái ô tô? Trả lời: Cảnh sát!”
Tamerlan Tsarnaev (trái) và Dzhokhar Tsarnaev là người Hồi giáo ở Chechnya tới Mỹ |
Ông Anzor Tsarnaev, bố của hai nghi phạm, phát biểu với hãng tin
Interfax của Nga, tỏ vẻ nghi ngờ về việc hai con mình bị cho là thủ phạm
của vụ đánh bom cuộc chạy việt dã. Ông nói các con ông “bị các tổ chức
an ninh lợi dụng vì chúng sùng đạo Hồi”.Mặc dù Tổng thống Obama nhấn
mạnh: Còn nhiều câu hỏi chưa có lời đáp và cuộc thẩm vấn còn đang tiếp
tục, nhiều chuyên gia đã tìm ra những dấu vết của Al Qaeda.
Cảnh sát Boston thông báo trên trang Twitter:“Đã bắt giữ!!! Cuộc săn lùng kết thúc. Chấm dứt truy nã. Chấm dứt khủng bố và công lý đã chiến thắng!”.
Nghi can bị bắt giữ là Dzhokhar Tsarnaev, em của Tamerlan Tsarnaev,
tên bị bắn chết trước đó. Hiện Dzhokhar Tsarnaev bị thương nặng đang
được điều trị ở bệnh viện.
FBI phát hiện như thế nào?
Báo chí Mỹ ghi nhận người giữ vai trò then chốt giúp FBI xác định hai
anh em nghi can khủng bố Tamerlan Tsarnaev và Dzhokhar Tsarnaev chính
là anh Jeff Bauman, 27 tuổi.
Theo báo Washington Post,
trong cuộc chạy đua marathon ở Boston hôm 15-4, anh Jeff Bauman đứng
giữa đám đông gần đích đến dự định sẽ đón cô bạn chạy đến. Bất chợt một
nam thanh niên đội mũ lưỡi trai, đeo kính mát sậm màu, mặc áo vest đen
nhìn thẳng vào mắt anh và để cái túi dưới chân anh. 2 phút sau, cái túi
phát nổ. Jeff Bauman bị cụt hai chân.
Khi tỉnh dậy trong bệnh viện, Jeff Bauman tức tốc xin một mảnh giấy và cây viết và viết câu: “Cái túi, thấy một người đàn ông nhìn tôi”.
Từ thông tin ban đầu này, FBI đã kiểm tra hình ảnh từ các băng ghi
hình an ninh trong khu vực và khoanh vùng hai anh em nhà Tsarnaev.
Tamerlan Tsarnaev và Dzhokhar Tsarnaev biết chúng đang bị FBI tìm kiếm
nên tỏ ra rất hung hãn. Đêm 18-4, trên đường đào tẩu, chúng nổ súng bắn
chết một cảnh sát gần ký túc xá Viện Công nghệ Massachusetts.
Cảnh sát tìm kiếm, phát hiện trên đường đào tẩu chúng đã cướp chiếc xe
mang biển số Massachusetts 116 GC7 ở khu vực Watertown ngoài ngoại ô TP
Boston nên tổ chức truy đuổi. Hai tên này điên cuồng ném chất nổ làm
một cảnh sát bị thương. Cảnh sát trưởng Timothy Alben của bang
Massachusetts cho biết trên đường tháo chạy, cảnh sát và hai tên này đã
bắn khoảng 200 phát súng.
Dzhokhar Tsarnaev bị bắt ra sao?
Cuối cùng tên Tamerlan Tsarnaev trúng đạn bị thương và chết ở bệnh
viện. Dzhokhar Tsarnaev bỏ người anh lại tiếp tục lẩn trốn. Từ đó sang
ngày 19-4, cảnh sát tập trung bao vây khu Watertown.
Cảnh sát trưởng Ed Davis của TP Boston kể lại chiều 19-4, một người dân
sống ở số nhà 67 đường Franklin ra khỏi nhà và nhìn thấy máu dính trên
chiếc thuyền để trong vườn nhà. Ông liền đến mở tấm vải bạt trùm chiếc
thuyền thì nhìn thấy bên trong có một người dính đầy máu. Ông liền gọi
điện thoại báo cảnh sát.
Lực lượng đặc nhiệm đi trên máy bay trực thăng đã sử dụng tia hồng
ngoại chiếu vào chiếc thuyền để dò tìm thân nhiệt phát ra, từ đó phát
hiện đối tượng trong chiếc thuyền dưới lớp vải bạt như tin báo. Đó
chính là nghi can khủng bố Dzhokhar Tsarnaev.
Kế tiếp, cảnh sát điều khiển cho người máy đến giở tấm vải bạt lên để
xem nghi can có súng ống hay chất nổ gì không. Sau đó cảnh sát đã kêu
gọi Dzhokhar Tsarnaev đầu hàng nhưng y không trả lời. Cảnh sát đã ném
nhiều quả lựu đạn gây điếc để khống chế đối tượng. Cuối cùng một toán
chuyên giải cứu con tin của FBI đã xông vào thuyền khống chế Dzhokhar
Tsarnaev.
Âm mưu khủng bố từ trong nhà
Chuyên gia Seth Jones ở Trung tâm Nghiên cứu và phân tích Rand
Corporation (Mỹ) nhận định không cần thiết xem hai anh em Tamerlan
Tsarnaev và Dzhokhar Tsarnaev có tham gia huấn luyện khủng bố ở
Chechnya hay không bởi bọn chúng có thể ảnh hưởng khủng bố từ các trang
mạng xã hội Youtube, Twitter hay mạng VKontakte (Facebook của Nga).
Tamerlan Tsarnaev đã lập trang cá nhân trên Youtube vào tháng 8-2012 và đã tải lên trang này nhiều băng video Hồi giáo, trong đó có nhiều băng liên quan đến chủ đề khủng bố.
Đêm
19-4, Tổng thống Chechnya Ramzan Akhmadovich Kadyrov khẳng định hai anh
em nghi can khủng bố nhà Tsarnaev không liên quan gì đến Chechnya. Ông
nói: “Chúng tôi không biết gia đình Tsarnaev. Họ không cư trú ở
Chechnya. Họ sinh sống và học tập ở Mỹ. Sự kiện xảy ra ở Boston là lỗi
của tình báo Mỹ”.
|
Chú em Dzhokhar Tsarnaev có tài khoản trên trang Twitter và thường vào mạng xã hội VKontakte của Nga. Trên trang Youtube, Dzhokhar
Tsarnaev đã từng nhắc đến giáo sĩ Hồi giáo cực đoan Feiz Mohammad và
Abdel al-Hamid al-Juhani, nhà lý luận của tổ chức khủng bố Al Qaeda ở
Chechnya. Theo chuyên gia Mary Habeck ở ĐH John Hopkins (Mỹ), có
nhiều dấu hiệu ban đầu cho thấy một trong hai anh em nhà Tsarnaev có
quan tâm đến một hệ phái rất cực đoan thuộc phong trào Salafi (phong
trào Hồi giáo về nguồn) có liên quan đến Al Qaeda.
Giám đốc Frank Cilluffo của Viện Nghiên cứu an ninh nội địa thuộc ĐH
George Washington (Mỹ) nhận xét trên thực tế có nhiều phần tử cực đoan
muốn tiến hành chủ nghĩa khủng bố ngay tại nước họ như Al Qaeda thường
khuyến khích. Bởi thế tạp chí trên mạng Inspire của chi nhánh Al Qaeda ở Yemen mới hướng dẫn cách làm bom tự tạo bằng nồi áp suất.
Brian Jenkins là tác giả một công trình nghiên cứu của trung tâm Rand
corporation về chân dung các chiến binh thánh chiến ở Mỹ. Ông ghi nhận
từ vụ tấn công khủng bố nước Mỹ ngày 11-9-2001 đến nay đã xảy ra 104 vụ
tấn công và âm mưu tấn công khủng bố. Trong số hung thủ liên quan thì
hết 3/4 là công dân Mỹ. Trong số đó 50% sinh ra tại Mỹ, 29% nhập quốc
tịch Mỹ như trường hợp của hai anh em nhà Tsarnaev.
Ông nhận định trong hầu hết trường hợp, kịch bản dẫn đến tấn công khủng
bố đều tương tự như nhau. Đó là bọn đánh bom trở thành phần tử cực
đoan bằng cách học hỏi trên mạng. Đối với bọn chúng, thánh chiến không
hẳn là niềm tin tôn giáo mà chỉ là cái cớ để bộc lộ tâm trạng bực tức
cá nhân.
Ngày 15-4:
Hai quả bom nổ cách nhau 12 giây gần đích đến của cuộc chạy đua
marathon ở Boston (bang Massachusetts của Mỹ). Ba người chết, 183 người
bị thương.
Ngày 16-4: FBItìm thấy các mảnh vỡ nồi áp suất, đinh, vòng bi thép tại hiện trường vụ đánh bom.
Ngày 18-4: Tổng
thống Obama đến Boston dự lễ cầu nguyện cho các nạn nhân vụ đánh bom.
FBI công bố hình ảnh hai tên nghi can Tamerlan Tsarnaev và Dzhokhar
Tsarnaev, đồng thời kêu gọi người dân giúp đỡ truy tìm.
Ngày 19-4: Tên Tamerlan Tsarnaev, 26 tuổi bị bắn chết. Cảnh sát mở cuộc săn lùng, cuối cùng bắt được tên Dzhokhar Tsarnaev, 19 tuổi.
________________________________________________
Vài
phút sau khi cảnh sát thông báo đã bắt được nghi can khủng bố Dzhokhar
Tsarnaev, Tổng thống Obama đã phát biểu tại một cuộc họp báo ngắn tại
Nhà Trắng (ảnh). Đầu tiên ông nói: “Đêm nay, đất nước của chúng ta mang ơn những người ở Boston và bang Massachusetts”.
Tổng thống Obama chủ trì cuộc họp tại Phòng Tình huống.
Sau khi
khen ngợi lực lượng cảnh sát, Tổng thống Obama ghi nhận còn nhiều vấn
đề cần phải điều tra làm rõ. Ông nói: “Tại sao hai thanh niên trẻ tuổi
này đã lớn lên và học hành tại đây, giữa các thành phố và đất nước
chúng ta mà lại phạm tội ác tày đình như vậy?”.
Ông đặt
ra nhiều câu hỏi như làm thế nào chúng lên kế hoạch và thực hiện âm
mưu tấn công, chúng có nhận được trợ giúp của ai không. Ông nói gia
đình các nạn nhân chết trong vụ đánh bom ở Boston và những người bị
thương xứng đáng được biết câu trả lời. Ông kêu gọi người dân nên cẩn
thận và khoan dung, đừng vội đưa ra quy kết nhằm cảnh báo những người
định đưa cộng đồng dân tộc Chechnya ở Mỹ trở thành vật bung xung chửi
bới.
Trong
ngày 19-4, Tổng thống Obama cũng đã điện đàm với Tổng thống Nga Putin
để cảm ơn Nga đã hợp tác chặt chẽ với Mỹ trong công tác chống khủng bố
sau khi xảy ra vụ đánh bom ở Boston.
Ngày
19-4, tại Phòng Tình huống trong Nhà Trắng, Tổng thống Obama theo dõi
diễn biến cuộc săn lùng ở Boston cùng với Giám đốc FBI Robert Mueller,
Cố vấn về an ninh nội địa chống khủng bố Lisa Monaco, Bộ trưởng Tư pháp
Eric Holder, Cố vấn an ninh quốc gia Tony Blinken và Phó Tổng thống
Joe Biden.
|
Theo PLVN & Petrotimes
Sự cùng quẫn nhìn từ báo Nhân Dân
J.B Nguyễn hữu Vinh
Cơn chuyển mình và sự choáng váng
Như tiếng sấm giữa trời quang, bản văn
của Hội Đồng Giám mục Việt Nam nhận định và góp ý vào bản Hiến pháp gửi
tới Quốc hội đã làm rung chuyển nhiều thành phần trong xã hội. Không chỉ
với người Công giáo Việt Nam, mà ngay cả với những công dân quan tâm
đến tình hình đất nước, lo lắng cho tiền đồ dân tộc cảm thấy hân hoan,
phấn khởi. Với bản văn mạch lạc, sáng suốt và đúng trọng tâm những gì
đất nước này, dân tộc này đang cần để vượt qua bế tắc, tiến bước trên
con đường phát triển. Trước đó, bản Kiến nghị của 72 nhân sĩ trí thức đã
gây một tiếng vang lớn báo hiệu dân tộc Việt Nam đã có những dấu hiệu
chuyển mình.
Cơn chuyển mình vật vã, đau đớn để vượt
qua sự sợ hãi vốn tạo thành thói quen của cả xã hội, thành phản xạ của
mỗi công dân Việt Nam.
Những sự kiện trên làm cho nhà cầm quyền
Hà Nội lúng túng. Những phản ứng của quan chức giấu đầu hở đuôi, tiền
hậu bất nhất đã bị dư luận xã hội phản ứng kịch liệt để khẳng định quyền
của mình – những Con Người.
Lý do của sự lúng túng và hoảng hốt này
thì dễ hiểu: Trước đây, đã có nhiều đợt kêu gọi góp ý cho các văn bản
của Đảng và Nhà nước, những màn kịch biểu diễn tấn trò “Dân chủ gấp
triệu lần dân chủ tư sản” – Phạm Văn Đồng, hay “gấp vạn lần dân chủ tư
sản” – Nguyễn Thị Doan. Thế nhưng, đa số người dân chẳng mấy ai quan tâm
vì họ thừa biết mục đích của nó là gì. Thế là các đợt góp ý, lấy ý kiến
nhân dân đều “hoàn toàn thắng lợi rực rỡ”. Do vậy, tưởng rằng mọi
chuyện cũng sẽ xuôi chèo mát mái như mọi lần nên “Đảng ta” tổ chức “lấy ý
kiến nhân dân sửa đổi Hiến Pháp”.
Nhưng thời thế đã khác.
Những tiếng nói lương tâm và những đòn bẩn
Trước những tiếng nói hợp lòng dân, vì
đất nước, dân tộc, nhà cầm quyền đã không thể đàng hoàng tranh luận,
công khai phổ biến nên đã dùng những chiêu rất… bẩn. Trước hết, là kéo
dài thời gian góp ý đến cuối tháng 9 thay vì kết thúc trong tháng 3. Một
trong những mục đích của việc kéo dài thời gian, là sau khi chi hàng
đống tiền dân, nhà nước sẽ thu được một số lượng chữ ký áp đảo và coi
như “đó là nguyện vọng nhân dân”. Bằng chứng là chỉ sau mấy tháng, nhà
nước đã tuyên bố có cả chục triệu ý kiến góp ý. Lẽ dĩ nhiên là “đa số
tuyệt đối” sẽ phải đồng ý với nhà nước. Chỉ riêng tỉnh Bình Dương, đã có
gần 45 triệu chữ ký – Một con số không có thể có gì hài hước hơn khi mà
ngay trước đó, báo chí nhà nước đã khẳng định nông dân chẳng quan tâm
gì đến trò này – và trò này đã bi vạch mặt.
Ngoài ra, hệ thống tuyên truyền, truyền
thông nhà nước lôi đám nhân sĩ, trí thức ra đánh hội đồng trước công
luận mà không dám đưa ra cho người dân xem họ đã nói gì? Ngón nghề này
xưa nay vẫn được dùng có hiệu quả khi tạo lên cơn lên đồng tập thể theo ý
muốn của nhà nước. Song giờ đây bài thuốc này xem ra mất linh, nhân dân
vẫn khi âm ỉ, khi sôi sục, công khai nói lên nguyện vọng của mình.
Riêng với văn bản của Hội đồng Giám mục
Việt Nam, nhà cầm quyền thừa hiểu rằng: Tiếng nói của HĐGM là tiếng nói,
tâm tư của 8 triệu giáo dân, chiếm 1/10 dân số. Họ cũng thừa biết xưa
nay, giáo dân Công giáo luôn đồng lòng, nhất trí với HĐGM một cách hầu
như tuyệt đối trong những vấn đề cơ bản đối với vận mệnh giáo hội và đất
nước, vì con người. Do vậy, tiếng nói của HĐGMVN luôn được sự ủng hộ to
lớn. Chính vì thế, đánh vào khối này còn khó hơn đục khối bêtông, càng
đánh trực diện vào nó, càng khơi động tinh thần đoàn kết, hiệp thông.
Điều đó đã được thử thách suốt mấy chục năm nay dưới chế độ Cộng sản nói
riêng và suốt mấy trăm năm qua nhiều thời kỳ lịch sử khốc liệt với giáo
hội Công giáo.
Do vậy, họ dùng nhiều chiêu trò khác, tinh vi hơn nhưng cũng bẩn thỉu hơn.
Bắt đầu là bài dựng chuyện và bịa đặt,
con bài này đã được sử dụng nhiều trong các vụ việc liên quan đến các
tôn giáo cũng như những “thế lực thù địch” của nhà nước. Nếu như có một
Hòa Thượng Thích Quảng Độ không được nhà nước ưa thích, thì lập tức có
một Hòa thượng Thích Thanh Tứ lên diễn đàn Quốc hội mạt sát được truyền
hình cho cả nước xem. Nếu nhà nước không thích Bát Nhã, lập tức có các
“ông sư, phật tử” nơi khác được điều đến thi tài trấn áp buộc họ phải
rời nơi cứ trú. Nếu nhà nước muốn các phật tử vâng lời đảng, giữ nguyên
nội dung điều 4 của Hiến pháp 1992, duy trì sự cai trị của Đảng CSVN và
kiên quyết xóa bỏ quyền tư hữu đất đai của người dân, lập tức có các nhà
sư như Thượng Tọa Thích Đức Thiện
và Thích Thanh Dũng lên truyền hình tuyên truyền hộ về công lao của
Đảng và rằng “xác định quyền tư hữu đất đai là trái với tinh thần từ bi
của Đức Phật và bác ái của Chúa Giêsu”. Trong tay của Đảng, có đủ mọi
quân bài và mọi thành phần nhằm thực hiện đầy đủ “sự lãnh đạo sáng suốt
và tuyệt đối”.
Thế nhưng, với Công giáo, vở kịch này
không dễ diễn ra bởi khối thống nhất hiệp thông mạnh mẽ của Giáo hội. Vì
thế Đài truyền hình dùng cách dựng ra một “Linh mục ở Bắc Ninh”.
Màn kịch này nhanh chóng bị chúng tôi bóc mẽ, sự bịa đặt trắng trợn
nhớp nháp này đã bị vạch trần trước muôn dân và dư luận quốc tế. Tiếp
đến là một phóng sự về vùng Công giáo Nam Định với Góp ý Dự thảo Hiến
pháp. Một linh mục được đưa lên màn hình, thế nhưng những điều nhà đài
muốn nói thì lại không có, màn gán ghép sượng sùng đã bị lật tẩy nhanh
chóng sau đó.
Sách hiếm, Giao điểm là đây
Và tiếp đến là Báo Nhân Dân đăng “trang trọng” bài viết được cho là của một giáo dân “Nhiều điều chưa sáng trong một bản góp ý”.
Bài viết được giới thiệu là trích lại từ website Sách hiếm, đây là
trang web cùng với Giao điểm, luôn được nhà nước ưu ái trích dẫn, đăng
lại các bài viết. Họ mệnh danh Phật giáo để điên cuồng xuyên tạc và
chống phá Công giáo. Việc đánh phá Công giáo ở những trang này là sự bất
chấp sự thật, bất chấp lý lẽ, bất chấp luân thường đạo lý, miễn đúng
như định hướng mà Đảng CSVN đã đưa ra. Họ không cần quan tâm đến những
gì Đức Phật đã dạy, những nguồn gốc sự đau khổ của con người Việt Nam,
miễn là vừa lòng ông chủ và cơn hận thù mù quáng của họ. Những trang
website như Giao điểm, Sách hiếm là của ai, hãy nhìn một văn bản yêu cầu
Tổng cục Hải Quan Việt Nam hỗ trợ một Việt Kiều đưa 420 quyển tạp chí
Giao Điểm được in trong nước đưa ra nước ngoài để “phục vụ tuyên truyền
đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta”. Chỉ cần vậy thì rõ Giao
điểm, Sách hiếm cũng như Nhân Dân thôi. Khỏi bày đặt trò trích đi, mang
lại cho nó mệt.
Thông thường, khi nhà nước có vấn đề nào
đó với giáo hội Công giáo, nhà nước sử dụng đám Giao điểm như Trần Chung
Ngọc, Nguyễn Mạnh Quang mang danh Phật Giáo để đâm lưng Công giáo. Năm
2008, đám này đã ra tay thi thố lắm trò. Thế nhưng, cái kim trong bọc có
ngày thò ra, nhân dân cũng có mắt, thậm chí còn là những con mắt tinh
tường không dễ bịp.
Trình độ của cơ quan Trung ương Đảng CSVN
Một bài viết được báo Nhân Dân và các báo khác đăng lại rằng là “một công dân theo Thiên chúa giáo” và được sự đồng ý của tác giả.
Đọc qua bài viết ngây ngô này, lẽ ra
chúng tôi không phải mất thời giờ để nói với những người như tác giả bài
viết này về lý luận hoặc hiểu biết. Một tác giả viết bài được báo Nhân
Dân trân trọng vậy mà trình độ thì “Tôi không biết chủ nghĩa Mác – Lê-nin là chủ nghĩa vô thần”. Đọc những câu như “Hiện
tại, Việt Nam là quốc gia tiến bộ về vấn đề nhân quyền – quyền con
người nên nếu nhận định “trói buộc” nên bị “kìm hãm” là không thực và
quá thiên kiến hay cố ý gán ghép”. Hoặc là “Dân trí ta còn thấp
nên khó lòng đòi hỏi thực hiện tối đa các quyền dân chủ…” , “Vì tôi
không nhận thấy đặc quyền nào hay Quốc hội là công cụ của đảng cầm
quyền”, “Trên thực tế tôi nhận thấy “tam quyền phân lập” kiểu Việt Nam
chúng ta trong hiện tại là phù hợp với tâm cảnh người Việt Nam”… Thậm chí là “Tôi
nhận định rằng hệ tư tưởng hiện tại của đảng cầm quyền là một hệ tư
tưởng quản lý xã hội theo một chuẩn mực”. “Vấn đề “tư tưởng bị đóng
khung trong một chủ thuyết” là chưa đúng vì theo tôi được biết chủ nghĩa
Mác-lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ tư tưởng quản lý xã hội và
đảng cầm quyền chỉ lấy tư tưởng quản lý xã hội chứ không “đóng khung” tư
tưởng của người dân” thì đến đứa trẻ con cũng không khỏi phái bật cười về nhận thức cũng như trình độ của người viết bài này.
Bài viết thể hiện sự dốt nát và ngu xuẩn,
bị đầu độc thông tin của người viết đã là điều không cần bàn cãi. Thế
nhưng, điều cần nói là người này được Báo Nhân Dân trân trọng chỉ vì là “một công dân theo Thiên chúa giáo”
đã nói theo đúng ý Đảng, bằng những lập luận ngớ ngẩn, bằng nhận thức
ngộ độc và hổ lốn thường thấy trên Nhân Dân và Quân đội Nhân dân.
Điều đáng suy nghĩ là cả một cơ quan
Trung ương của ĐCS nghe đâu là tinh hoa, tinh tú lắm mà chỉ có được bài
viết trình độ như thế này sao? Thật là thảm hại cho “đội quân tiên
phong”. Mặc dù Báo Nhân Dân đã cắt xén những điều người này đồng ý với
HĐGMVN (đây là nghề riêng của chàng) thì những gì đăng trên Nhân Dân
càng thể hiện mức độ tâm thần của tác giả và tờ báo.
Giáo dân, giáo gian hay kẻ bị tâm thần?
Giáo xứ Cao Lãnh
Thực ra, để dựng ra một chức sắc công
giáo đảng vẫn có thể làm, thì việc có một cái gọi là giáo dân, không
phải là điều khó khăn. Khi sự tự trọng của một cơ quan truyền thông quốc
gia còn không coi là có giá trị nào để việc bịa đặt, thêu dệt trở thành
đặc tính riêng của họ, thì vài ba nhân vật, dăm bảy phóng sự bịa đặt
thêm chẳng có gì là quan trọng. Điều này đã được thực hiện quá nhiều
trong thực tế khi cho bộ đội gỡ huy hiệu đóng giáo dân, khi dùng văn bản nhà nước nhét vào mồm linh mục rằng đây là văn bản hiến đất nhà thờ… Đủ cả.
Còn nhớ năm 2008, trong biến cố 40 nhà
chung, Tòa Tổng Giám mục Hà Nội yêu cầu nhà cầm quyền rõ ràng trong việc
chiếm, cướp, tịch thu hay mượn của Nhà thờ cơ sở này sắp bị bán phá
phách làm biến dạng để bán và chia chác. Báo chí Việt Nam im tịt bỗng
dưng đồng loạt đăng bài viết được ghi là của “Phùng Nhân Quốc – Một giáo
dân Hà Nội”. Chúng tôi đã trả lời bài viết bằng bài “Thư ngỏ gửi giáo gian Phùng Nhân Quốc”. Bài viết vạch rõ rằng: “Đây chỉ là “một Giáo gian hạng xịn, một cái lưỡi mà cứ đổ cơm vào thì nói theo ý chủ mà thôi”.
Y như rằng sau đó, nhiều nguồn tin đã cho biết đây là bài của Hồng
Vinh, Phó trưởng ban Văn Hóa tư tưởng Trung ương. Quả là tài hơn Tề
thiên đại thánh khi một Phó ban TTVHTƯ biến thành giáo dân.
Có lẽ chính vì bị vạch mặt quá nhiều lần,
lần này báo Nhân Dân tưởng vớ bở khi có một người có tên tuổi và địa
chỉ đưa ra cho có vẻ có sự thật. Đó là Nguyễn Trọng Nghĩa, ngụ tại số
37, đường Ðiện Biên Phủ, xã Mỹ Trà, TP Cao Lãnh, tỉnh Ðồng Tháp, được
giới thiệu là giáo dân giáo xứ Cao Lãnh.
Đọc qua bài viết, quả thật chúng tôi buộc
phải nghi ngờ thần kinh kẻ này, bởi ở đó có đầy đủ sự hỗn xược và ngu
dốt nếu đúng đó là một giáo dân. Đơn giản nhất là trong đất nước Việt
Nam này, hẳn không ai không biết (ngoại trừ những người cộng sản vô
thần) rằng chưa có một giáo dân nào dám hỗn xược xưng “tôi” trước một
linh mục chứ chưa nói đến với Giám mục hoặc HĐGMVN. Điều đó không chỉ là
quy định, mà là sự tôn kính tối thiểu cần có đã thấm vào máu của mỗi
giáo dân. Tiếc rằng báo Nhân Dân thì không thể hiểu được điều này. Ở
Giáo hội Công giáo không có quan niệm hỗn mang kiểu “đồng chí cha, đồng
chí con, đồng chí vợ, đồng chí chồng”.
Bức thư phần đầu xưng “Tôi”, phần sau
xưng “Con” như một sự hoang tưởng của một người không bình thường đã
buộc chúng tôi tìm hiểu về nhân vật này.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, Giáo xứ Cao
Lãnh do linh mục Marcel Trần Văn Tốt, chánh xứ, Linh mục Phêrô Trần
Trung Chỉnh làm phó xứ, một số giáo dân cho chúng tôi biết như sau:
Nguyễn Trọng Nghĩa tại địa chỉ này năm nay 32 tuổi có một vợ và một con.
Mới học xong Phổ thông Trung học thì làm Phó Bí thư Đoàn TNCSHCM xã Mỹ
Trà. Được một thời gian, do vi phạm khuyết điểm, nên buộc phải ra khỏi
chức vụ đó. Anh ta bỏ đạo đã hơn chục năm nay, hoàn toàn không liên hệ
với nhà thờ, với giáo xứ và các việc thuộc Giáo hội Công giáo. Người dân
địa phương cho biết anh ta bị man mát, không bình thường về thần kinh.
Gặp gỡ linh mục Chánh xứ, ông nội gã than thở về sự mâu thuẫn giữa ông
nội, cha mẹ và gã, ông không gặp gã và tỏ ra lo lắng cho gã này về nhân
cách và đạo đức.
Thế là đã rõ. Một người không còn giữ các
lề luật Giáo hội, không tham gia, không còn liên hệ với giáo hội đã
chục năm nay, bỗng nhiên được Báo Nhân Dân gọi là “Công dân theo Thiên Chúa giáo”?
Chắc Báo Nhân Dân thừa biết rằng một tôn giáo cũng như bất cứ một tổ
chức nào, khi anh đã không còn liên hệ, không tuân phục những nguyên
tắc, quy định, nghĩa là anh đã đứng ra ngoài tổ chức đó. Ở Giáo hội Công
giáo không như tổ chức Đảng Cộng sản luôn hô hào trong sạch, vững mạnh,
liêm khiết và đạo đức. Nhưng vẫn nhung nhúc trong đó “một bộ phận không
nhỏ” hư hỏng, hay là “cả một bầy sâu” – Trương Tấn Sang – nhưng tất cả
vẫn là đảng viên cộng sản, là tinh hoa dân tộc. Ở đây, khi anh đã không
còn hiệp thông với Giáo hội, nghĩa là anh đã tự đứng ra ngoài hàng ngũ
công giáo. Đơn giản thế thôi. Nó cũng tương tự như không ai có thể nói
Hoàng Văn Hoan là đảng viên Cộng sản Việt Nam sau khi chạy sang Tàu dù
đã từng là Ủy viên Bộ Chính trị. Cũng như không ai có thể nói ông Vũ
Đình Huỳnh là “Công dân theo Thiên Chúa giáo” sau khi theo cộng sản, dù
ông cũng đã giáo dân và là nạn nhân ở chế độ này.
Một người cả chục năm nay không liên hệ,
hiệp thông với giáo hội, không tham gia các nghi lễ tôn giáo, các bí
tích, thế mà anh ta viết: “con nhắc nhở các Ngài Giám mục và hàng
giáo sĩ chúng ta luôn đọc “kinh sáng soi” trước khi làm việc gì! Con đọc
kinh sáng soi nhiều lần trong ngày và trong 7 ngày để viết thư này”
thì không còn gì có thể hài hước hơn. Có thể so sánh hơi khập khiễng
như sau: Dạy các Giám mục, nhắc nhở linh mục đọc kinh thì khác gì dạy
cán bộ đảng viên cách tham nhũng!
Vẫn biết rằng, chẳng ai dư thời gian để
đi đọc hoặc trả lời những lời này của kẻ hoang tưởng, tâm thần. Nhưng
“Cơ quan Trung ương Đảng CSVN” lại lấy những thứ này như là chiếc phao
cứu sinh thì sự quẫn bách đã đến mức tận cùng.
Và màn kịch rẻ tiền này đã thể hiện rõ tâm, tầm và mức của tờ báo Nhân Dân, là cơ quan Trung ương Đảng CSVN.
Quan trọng hơn, nó thể hiện sự cùng quẫn, hoảng loạn và lúng túng từ đầu não của nó.
Hà Nội, ngày 20/4/2013
J.B Nguyễn Hữu Vinh
Doanh nghiệp kiệt sức
Nguoilaodong
Thứ Bảy, 20/04/2013 22:41
Bi quan về triển vọng kinh tế cộng với những khó khăn tồn tại kéo dài đã khiến các doanh nghiệp chán nản, có tâm lý buông xuôi, chờ ngày giải tán
Ủy ban Thường vụ Quốc hội hôm 16-4 đã đồng ý đề xuất của Chính phủ
giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) từ 25% còn 20%-22% và
áp dụng ngay từ ngày 1-7 nhằm góp phần hồi sức cho doanh nghiệp (DN) sau
thời gian dài thoi thóp.
Công ty TNHH Thúy An ở TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau làm ăn thua lỗ,
lừa đảo và bị xiết nợ, đến mức phải “dẹp tiệm”
Ảnh: DUY NHÂN
Tốt hơn là đừng làm gì!lừa đảo và bị xiết nợ, đến mức phải “dẹp tiệm”
Ảnh: DUY NHÂN
Theo công bố của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch – Đầu
tư), DN ngày càng gặp nhiều khó khăn hơn. Số DN và số vốn đăng ký trong
quý I/2013 tiếp tục giảm so với cùng kỳ năm trước: vốn đăng ký bình quân
trong quý I chỉ đạt 5,05 tỉ đồng/DN (quý IV/2012 là 6,24 tỉ đồng/DN).
Phần lớn các địa phương đều có số lượng DN đăng ký thành lập mới giảm so
với cùng kỳ năm 2012. Song song đó, lượng DN ngừng hoạt động, giải thể
tiếp tục gia tăng với 13.011 DN ngừng hoạt động (tăng 26,1% so với cùng
kỳ năm 2012) và 2.272 DN đã hoàn thành các thủ tục giải thể. TPHCM dẫn
đầu về số lượng DN ngừng hoạt động với 4.434 DN. Các DN gặp khó khăn
phải ngừng hoạt động chủ yếu ở các TP lớn như TPHCM, Hà Nội, Hải Phòng,
Đà Nẵng và tập trung ở các lĩnh vực bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe
máy, xây dựng…
Công ty CP Chế biến thực phẩm Phương Nam (Sóc Trăng) nợ ngập đầu, tìm cách gượng dậy mà chưa được
Ảnh: DUY NHÂN
Ảnh: DUY NHÂN
“Chán nản” là lời ta thán chung của rất nhiều DN khi được hỏi về kế
hoạch sản xuất – kinh doanh trong năm nay. Ông Trương Phú Cường – Chủ
tịch Hội DN Xây dựng và Vật liệu xây dựng TPHCM, Tổng Giám đốc ECI Sài
Gòn – chia sẻ: DN thật sự nản lòng vì phải chống chọi với quá nhiều
thách thức.
Khó khăn của DN hiện nay không chỉ là bất động sản đóng băng, các
vấn đề tồn kho, lạm thu thuế, lãi suất cao và khó tiếp cận tín dụng… mà
còn là niềm tin của người tiêu dùng vào thị trường thấp, hy vọng của DN
vào môi trường kinh doanh giảm sút. “Tiếp xúc với tôi, nhiều chủ DN lớn
có thương hiệu tốt, doanh thu tốt, quản trị rất tốt cho biết không muốn
mở rộng đầu tư, kinh doanh gì nữa trong thời điểm hiện tại; thay vào đó,
đem tiền gửi ngân hàng lấy lãi hoặc ở không cho “nhẹ đầu” vì nếu bung
ra làm ăn trong tình hình này có thể lỗ cả chục tỉ đồng. Tâm lý này ngày
càng lan rộng và rất nguy hiểm” – ông Trương Phú Cường nói.
Một cổ quá nhiều tròng
Tình trạng DN ngày càng thu hẹp sản xuất hoặc chuyển đổi ngành
nghề, hình thức kinh doanh do sức mua sụt giảm đã xuất hiện từ hơn cả
năm nay và ngày càng trầm trọng. Chẳng hạn, tại huyện Hóc Môn – TPHCM
trước đây có khoảng 100 DN hoạt động thì nay chỉ còn 60 nhưng đa số lay
lất, chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực dệt may, thủ công mỹ nghệ.
Trong lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng và thực phẩm, DN không chỉ
chịu sức ép về vốn, lãi suất, thị trường tiêu thụ, chi phí đầu vào tăng
mà còn gồng gánh các khoản phí, chiết khấu vô lý. Ông Huỳnh Văn Hải,
Tổng Giám đốc Công ty Sản xuất Thực phẩm Công nghệ Bảo Long, cho biết
công ty đang rất khổ sở vì những đòi hỏi thái quá từ một nhà bán lẻ nước
ngoài.
Cụ thể, theo hợp đồng phân phối năm 2013, nhà bán lẻ này đòi tăng
chiết khấu lên hơn 30% (trước nay là 30%), phí vận chuyển tăng lên 7%
(trước nay 3%), yêu cầu giảm định mức doanh số thưởng doanh thu (trước
siêu thị bán hàng đạt doanh thu 2-3 tỉ đồng mới được thưởng, nay đòi
thưởng khi chỉ đạt doanh thu bằng 1/2 số đó) và bắt buộc DN phải tham
gia khuyến mãi mỗi khi siêu thị có yêu cầu.
Ngoài ra, DN còn phải cắn răng để nhà bán lẻ chiếm dụng vốn vì thời
hạn thanh toán hợp đồng bị đẩy lên 45-60 ngày thay vì 30 ngày như
trước. “Một cổ quá nhiều tròng, không sức nào chịu nổi, DN nào không đài
đương được thì chấp nhận mất thị trường, đồng nghĩa với thu hẹp sản
xuất” – ông Huỳnh Văn Hải bức xúc.
Tan rãTừ đầu năm đến nay, hàng loạt DN nhìn thấy trước tương lai không sáng sủa và tự lên kế hoạch thua lỗ trong năm 2013, công khai dự báo lỗ vài tỉ đến vài chục tỉ đồng do tình hình kinh tế tiếp tục khó khăn, thị trường và môi trường kinh doanh bị ảnh hưởng.
Không còn sức chống chọi với tình trạng sụt giảm kéo dài, nhiều DN
phải giảm diện tích thuê văn phòng, cùng chia sẻ mặt bằng, chuyển văn
phòng ra khỏi trung tâm TP, cắt giảm nhân sự, thậm chí nợ lương nhân
viên. Điển hình là một tập đoàn bất động sản tên tuổi ở TPHCM đã phải
“muối mặt” nợ lương nhân viên, nợ tiền khách hàng và sống chung với cảnh
khách hàng đến đòi nợ như cơm bữa. Hay như Công ty S.V (chuyên nhập
khẩu và phân phối bánh kẹo, thực phẩm từ Singapore) sau thời gian dài
cạnh tranh về giá không lại hàng cùng chủng loại sản xuất trong nước,
hàng nhập về bán không chạy và làm mọi cách như tổ chức bán hàng tại các
chợ, thưởng Tết nhân viên bằng hàng tồn kho, cắt giảm tiền xăng của
nhân viên bán hàng, nợ lương gối đầu (đến hết tháng 3 mới trả lương
tháng 2)…, ban giám đốc và nhân viên công ty này đành bất lực đường ai
nấy đi.
Khối FDI cũng bi quan
Dù được hưởng nhiều ưu đãi về thuế, mặt bằng, thủ tục
đầu tư và phát triển sản xuất – kinh doanh nhưng các DN có vốn đầu tư
nước ngoài (FDI) cũng rất bi quan về triển vọng kinh doanh tại Việt Nam.
Kết quả khảo sát mới đây của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
cho thấy chưa bao giờ niềm tin và hiệu quả kinh doanh xuống thấp như
hiện nay: Chỉ có 33% trong tổng số 1.540 DN FDI được khảo sát cho biết
có dự định mở rộng hoạt động trong 2 năm tới. So với năm 2011, số DN dự
định mở rộng kinh doanh đã giảm 13% và giảm đến 36% so với năm 2010. Số
DN FDI báo cáo có lãi cũng giảm còn 60%, trong khi năm 2011 là 74% và
năm 2010 là 70%. Số DN báo lỗ tăng lên 28% (năm 2011 là 20%). Số DN
quyết định tăng vốn đầu tư cũng giảm mạnh, chỉ còn 5,1% trong khi năm
2011 là 28% và năm 2010 là 37%.
|
Kỳ tới: Teo tóp, chết như rạ
THANH NHÂN
(Infonet)
Việt Tân ném đi: Quan Làm Báo - đạo quân "giết người không gươm" của đảng
Vũ Đông Hà - Sự xâm nhập của đảng vào lề Dân
Để hạ thủ nhau trong cuộc đấu đá nội bộ với mục tiêu tranh giành quyền
lực, các cán bộ quan chức đảng và bộ hạ của phe nhóm không thể sử dụng
hệ thống truyền thông chính thống của đảng. Họ phải sử dụng phương thức
thông tin rò rĩ qua các trang mạng lề Dân, thế giới của những blogger
độc lập đứng ngoài sự kiểm soát của đảng. Khi "công cuộc" đấu đá lên đến
cao điểm, nhu cầu tố cáo, sát phạt nhau trở thành cấp bách, không thể
phụ thuộc vào các trang blog khác, họ chuyển hướng và tự biến mình thành
một "truyền thông blog". Đó là sự ra đời của trang Quan Làm Báo.
Những dấu ấn đáng ghi nhận của bức tranh đấu đá nội bộ xuất hiện trên
các trang blog lề Dân bắt đầu trong khoảng 6 tháng trước đại hội đảng
XI, 2011. Những thông tin về Trần Đại Quang khai gian tuổi tác (lúc đó
Quang đang dòm ngó cái ghế bộ trưởng công an), về Hồ Đức Việt (lúc đó là
Trưởng ban tổ chức trung ương đảng), về cuộc đại chiến Ba-Tư trong đó
những góc tối của Vinashin... đã được rò rỉ rỏ và tung ra qua ngả lề
Dân.
Đặc điểm của hiện tượng này là sự thẩm tra thông tin, quyết định đăng bài nằm trong tay các blogger độc lập và bạn đọc có tự do nhận xét phê bình nội dung bài viết. Chính nhờ đó mà mức độ khả tín của những bài viết được đăng này tương đối chấp nhận được trong việc hé lộ một góc sự thật đằng sau sân khấu hậu trường kín bưng của nội bộ đảng.
Những bài viết loại này không nhiều nhưng khi xuất hiện bài nào cũng được các blog phổ biến, đăng lại và nằm trong danh sách bài được đọc nhiều nhất trên các blog. Điều này đương nhiên được bộ phận an ninh phụ trách mạng lưu ý.
Sau đại hội đảng, ai ngồi vào 14 cái ghế đỉnh cao của đảng, tứ trụ triều đình chia nhau bốn phần miếng bánh quyền lực Tổng bí thư, Thủ tướng, Chủ tịch đảng, Chủ tịch Quốc hội đã được dàn xếp sau một cuộc đóng cửa sát phạt nhau và rò rỉ một chút thông tin đấu tố nhau ra bên ngoài. Bộ chính trị và Ban chấp hành TU mới được hình thành với những vết u trên đầu, vết chém trên thân của mỗi đồng chí lãnh đạo vẫn còn ung mủ. Một tập thể lãnh đạo đồng chí nhưng không đồng lòng với nhau về những quyền, lực, lợi, thế đang có.
Cuộc chiến Ba-Tư tiếp diễn với thái độ của tân chủ tịch nước Trương Tấn Sang, khác hẳn với cái bóng mờ nhạt trước đây của Nông Đức Mạnh. Phát pháo khai hỏa của ông nhắm vào Nguyễn Tấn Dũng, bắt đầu cho màn 2 của cuộc chiến Ba-Tư là phát biểu "Trước đây chỉ một con sâu làm rầu nồi canh, nay thì nhiều con sâu lắm. Nghe mà thấy xấu hổ, không nhẽ cứ để hoài như vậy. Mai kia người ta nói một bầy sâu, tất cả là sâu hết thì đâu có được. Một con sâu đã nguy hiểm rồi, một bầy sâu là 'chết' cái đất nước này..." vào ngày 7 tháng 5, 2011 khi ông tiếp xúc cử tri quận 1, Tp. HCM.
Trong khoảng thời gian đó thì Nguyễn Tấn Dũng xây dựng trục quyền lực của mình với dàn bộ hạ thân tín Đinh La Thăng, Bùi Quang Vinh, Vương Đình Huệ, Nguyễn Văn Bình, Nguyễn Thanh Nghị, Nguyễn Văn Hưởng... Một kế hoạch PR quảng cáo và đánh bóng tên tuổi của các đàn em bộ trưởng được ban tham mưu của Nguyễn Tấn Dũng tung ra, điển hình, nổi bật và tạo động lượng nhất trong dư luận là Đinh La Thăng, Vương Đình Huệ, Nguyễn Văn Bình.
Trong khi các trang báo lề đảng nổ pháo bông với những bộ trưởng tư lệnh ngành của thủ tướng thì bắt đầu có những bài viết tố cáo Thăng, Huệ, Bình được gửi đến một số blog lề Dân.
Trên các trang lề đảng, cuộc chiến Ba-Tư được nâng cấp: bên này là chiến dịch tấn công trực tiếp vào ĐBQH kiêm đại gia và là tay chân thân tín của ông Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: bà Đặng Thị Hoàng Yến; Bên kia là những nòng súng bắn vào Đinh La Thăng dựa vào những khuất tất và tầm bản lãnh không quá đầu gối của bộ trưởng họ Đinh trong vai tư lệnh trảm tướng được đạo diễn bởi ban tham mưu chuyên nghề tiếp thị, quảng cáo thị trường mua bán của Nguyễn Tấn Dũng.
Ngày 26 tháng 5 năm 2012, bà Đặng Thị Hoàng Yến, chủ tịch Hội đồng Quản trị của Tập đoàn Tân Tạo, đại biểu Quốc Hội khu vực Long An - quê quán của Trương Tấn Sang - chính thức bị Quốc hội bãi nhiệm, với hơn 90% số đại biểu tán thành.
Một tháng sau, đầu tháng 7, 2012 trang blog Quan Làm Báo ra đời, bắt chước tên gọi của Dân Làm Báo - một trang blog với khẩu hiệu "Mỗi người chúng ta là một chiến sỹ thông tin" - nhưng khác với Dân Làm Báo, Quan Làm Báo xác định vị trí qua đúng tên gọi của mình - những ông quan chức nhảy vào lề Dân, làm báo với mục đích: tấn công Nguyễn Tấn Dũng, gia đình và tập đoàn tay chân tư bản đỏ của Nguyễn Tấn Dũng - bầy sâu mà ông Trương Tấn Sang ám chỉ.
Trong vòng một thời gian ngắn, Quan Làm Báo trở thành một trang blog có lượng truy cập hàng đầu trong thế giới blog của người Việt. Với hình thức trang trí tạp nhạp, văn phong lủng củng, sai phạm lỗi chính tả ở mức độ không chấp nhận được, Quan Làm Báo thu hút sự chú ý của quần chúng và ngay cả các đảng viên đang từ thiếu đến đói thông tin và tò mò về những thâm cung bí sử của bầy sâu mà ông Trương Tấn Sang đã đề cập, cảnh báo.
Nếu trước đây những tờ báo khô khan của đảng ế hàng đến mức người dân đặt tên cho nó là những phương tiện rẻ nhất để gói thịt, gói cá và sau đó đảng chuyển hướng cho thêm siêu sao, chân dài vào câu khách, đem "lá cải" vào cửa hàng quốc doanh chính luận của đảng, thì Quan Làm Báo cũng đã thành công trong việc đem "lá cải" vào truyền thông blog.
Nếu nhìn vào khẩu vị thích chuyện giật gân, chuyện lộ hàng của siêu sao, chuyện giết người cướp của và đo lường dân trí về mặt xã hội của người dân Việt Nam sau bao nhiêu năm bị uốn nắn bởi nền giáo dục của đảng thì người ta có thể thấy được phần nào hình ảnh đó đã xảy ra trong lãnh vực chính trị.
Nếu nhìn vào luận cứ của những người ủng hộ Quan Làm Báo người ta thấy được thái độ chấp nhận khá dễ dãi về cung cách làm truyền thông nói 10 đúng 1. Những thái độ này có thể xuất phát từ những nguyên nhân, lý giải, tâm lý và hoàn cảnh thực tế:
1. Có một thông tin chính xác về những điều mà quần chúng muốn biết "sự thật" về đảng còn hơn không có. Ở đây, một lần nữa là hệ luỵ của một chế độ bưng bít thông tin, về một tập đoàn lãnh đạo quốc gia không minh bạch, luôn tìm mọi cách để che giấu thông tin của chính họ. Và đây cũng là phản ảnh về khát vọng nắm bắt thông tin của quần chúng về những người đang lãnh đạo đất nước.
2. "Chúng nó tấn công nhau là tốt, phải ủng hộ vì nó sẽ làm suy yếu chế độ". Biết là bài viết này láo nhưng nội dung bôi xấu, hạ thấp uy tín tên trùm tham nhũng coi như là OK. Điều này phản ảnh tâm lý hoặc là mong chờ đảng suy yếu và tự tan rã, hoặc tâm lý đảng suy yếu thì chúng ta có cơ hội để đánh sập nó, hoặc đơn giản là chúng nó bôi xấu nhau: tốt! cần ủng hộ.
3. Có một bộ phận đảng viên lẫn quần chúng tin vào "giải pháp Trương Tấn Sang" - hoặc là hy vọng Trương Tấn Sang sẽ là một Boris Yelsin của Việt Nam, hoặc "giữa 2 thằng ăn cướp ta chọn thằng ăn cướp ít thay vì thằng ăn cướp nhiều."
...
Những quan điểm, lý luận, cảm tính chọn lựa trên trong một thời gian đã
làm mờ đi nguyên tắc căn bản về truyền thông: làm truyền thông phải đặt
mục tiêu trung thực lên hàng đầu, nói đúng 9 mà sai 1 sẽ làm ảnh hưởng
nghiêm trọng đến uy tín, đã không còn đếm xỉa gì đến thái độ tối thiểu
phải có của người làm truyền thông - tôn trọng độc giả. Nói theo lời của
một blogger Hà Nội: "tụi này nó làm xấu mặt blogger."
Tuy nhiên, "hiệu ứng" của đám đông - trong đó còn có sự thúc đẩy của những người tích cực nhất đang bỏ thì giờ công sức năng động lên tiếng cho mục tiêu riêng tư của họ - đã là những hỗ trợ tích cực giúp Quan Làm Báo phát triển về số lượng truy cập. Những ý kiến như "Quan Làm báo không phải là một vật thể lạ. Nó kết hợp mọi đặc điểm quen thuộc của đa số báo chí Việt Nam và đưa chúng lên đỉnh cao: hình thức hàng chợ, phong cách bát nháo, nghiệp vụ thô sơ và nội dung đáng ngờ. Xấu. Huếnh. Rởm. Cẩu thả. Rẻ tiền..." của nhà văn nữ Phạm Thị Hoài bị một số người ném đá. Quan Làm Báo sau đó tấn công cá nhân Phạm Thị Hoài bằng cách tung tin Nguyễn Thanh Phượng qua Đức đến ở nhà Phạm Thị Hoài cũng được một số người hùa theo để "lá cải" bà Hoài mà không cần một chứng cớ nào. Trang blog nào lên tiếng phê bình Quan Làm Báo có thể sẽ đối diện với búa rìu của dư luận: "ganh ăn tức ở" với Quan Làm Báo về lượng truy cập hoặc là tay sai của Nguyễn Tấn Dũng.
Bên cạnh đó là sự "vô tình" tiếp tay của những blogger chân chính, những cơ quan truyền thông uy tín quốc tế đã trích dẫn nguồn tin hoặc toàn bộ một số bài viết của Quan Làm Báo. Trong mớ thông tin đúng sai lẫn lộn, trong cái chợ trời lá cải đó, những thông tin "đúng" được chọn ra và từ đó, qua lăng kính của blogger, của các cơ quan thông tấn quốc tế, bộ mặt 1/10 thật của Quan Làm Báo được đập vào mắt của nhiều người. Nguyên lý về uy tín được gia tăng khi được "bảo kê" bởi những người / tổ chức uy tín xảy ra trong trường hợp này.
Tóm lại, Quan Làm Báo là tấm gương phản chiếu của một góc cạnh của đất nước và con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay: lãnh đạo đảng đã quăng tình đồng chí vào sọt rác và sẵn sàng bôi tro trát trấu vào nhau; quần chúng thiếu thốn thông tin và sẵn sàng dẹp bỏ những nguyên lý về đạo đức truyền thông cũng như tính tôn trọng sự thật để nắm bắt được những mẫu vụn bánh mì thông tin.
Tuy nhiên, tác hại của Quan Làm Báo không dừng lại ở đó. Sau Quan Làm Báo, hiệu ứng tin hót, tin nóng, tin riêng, tin quý đã trở thành món hàng đắt giá và hàng loạt các trang "... làm báo" ra đời. Tình trạng thật giả, vàng thau lẫn lộn, đen không rõ đen, trắng không ra trắng và môi trường blog, một môi trường thông tin độc lập, trong bao nhiêu năm qua những blogger dù không chuyên nghiệp đã cố gắng để làm báo một cách chuyên nghiệp, có lương tâm... đã bắt đầu có hình ảnh của một chợ trời thông tin bát nháo.
Đến lúc này, có thể nói an ninh mạng đã vào cuộc với một kế hoạch quy mô và tinh xảo. Nhìn vào bức tranh của làng blog, an ninh mạng rút ra những điều gì?:
- Thực tế cho thấy trong thời đại internet, đảng không thể hoàn toàn ngăn chận sinh hoạt của truyền thông độc lập bằng tin tặc, bằng tường lửa, bằng đe dọa, trấn áp hoặc ngay cả công văn chính thức của văn phòng chính phủ. Nếu không dẹp hẳn được môi trường blog thì biến môi trường blog thành một sân chơi "dân và đảng" hổn độn nhập nhằng. Sự xuất hiện của Quan Làm Báo và những gì xảy ra cho thấy thời cơ đã đến cho mục tiêu này;
- Quần chúng đang đói tin và dễ dàng chấp nhận mọi kiểu thông tin; An ninh là bộ phận nắm giữ nhiều thông tin và từ đó sẽ cung cấp thông tin thật giả lẫn lộn để điều hướng dư luận. Với đạo quân công an mạng hùng hậu và làm việc toàn thời, có lương bổng, có nghiệp vụ và có kế hoạch chỉ thỉ, an ninh có khả năng đóng vai dư luận để định hướng dư luận và cổ vũ cho những trang blog "của đảng trong lề dân". Tuần tới sẽ bắt đối tượng X thì tuần này blog đảng trong lề dân tung tin là uy tín sẽ lên cao;
- Những gì đăng trên báo đảng đã không còn thuyết phục hoặc mỵ dân đối với thành phần quần chúng lẫn đảng viên quan tâm đến vấn đề đất nước ở mức độ phải vượt tường vào truy cập các trang blog lề Dân. Những "chuyên án" của công an đánh vào những đối tượng "phản động" không còn thuyết phục thành phần này khi được đăng tải đồng loạt theo chỉ thị, từ một nguồn tin duy nhất xuất xứ từ Bộ công an, trên các tờ báo đảng. Môi trường blog sẽ là môi trường để "dọn bãi" cho các chuyên án này bằng chính những cái miệng giả danh blogger hoặc từ một số blogger, thông tấn quốc tế vô tình tiếp tay chuyển tải thông tin hay dùng nguồn để viết bài phân tích thời sự.
Từ đó người ta sẽ thấy có những trang blog:
a. Sẵn sàng nương theo dư luận và ủng hộ những nhân vật bất đồng chính kiến hay có những hoạt động nói chung là "không theo ý đảng" - Họ làm những việc này mà không ngại ngùng vì biết rõ không có họ thì với sự lớn mạnh của truyền thông lề Dân, dư luận vẫn đã bùng nổ đối với những sự kiện này.
b. Sẵn sàng đăng tải, giới thiệu những bài viết, nguồn dẫn, quảng cáo không công cho một số các trang blog "phản động" - Họ làm điều này vì biết rõ không cần đến sự tiếp tay của họ, quần chúng cũng đã biết đến, cũng vẫn hàng ngày vượt tường lửa để truy cập và theo dõi sự kiện ở những trang blog đó.
c. Sẵn sàng bỏ công bỏ sức trong một thời gian ngắn tổng kết toàn bộ những "hồ sơ" về những nhân vật bất đồng chính kiến với đảng, tạo hình ảnh một trang blog đứng về phía những người hoạt động đấu tranh cho dân chủ. Họ cũng thừa biết, không có họ, với hàng hàng lớp lớp thông tin lề Dân đang có và với công nghệ Google, ai cũng có thể truy cập những nguồn thông tin này.
Tóm lại, họ có thể trở thành những blogger, những trang blog "lề Dân" nhiệt tình nhất; họ không cần phải bí mật xâm nhập theo kiểu tình báo để nằm trong hàng ngũ "địch", ngược lại đây là một tiến trình xâm nhập công khai. Tất cả được công khai xuất hiện dưới căn cước không phải là Dân mà là Vua, là Quan, là Đảng cùng nhau nhảy từ sân chơi độc quyền của 700 tờ báo đảng sang quậy tung thế giới của những người dân đang làm báo không theo lề của đảng.
* * *
Các bạn thân mến,
Một chế độ độc tài, tồn tại trong một thời gian dài không phải chỉ dựa vào sự tàn ác mà phần lớn nó đến từ những kế hoạch gian manh và xảo quyệt. Sân chơi của độc tài không có chỗ sống còn cho những con người ngây thơ, cả tin. Sức mạnh của đảng cai trị trong hơn một nửa thế kỷ qua được xây dựng bởi nhiều phương tiện. Nhà tù và súng ống chỉ là phương tiện tối hậu mà những kẻ cai trị buộc phải sử dụng đến. Ngay cả những tên bạo chúa hung ác nhất trong lịch sử loài người cũng biết là không thể giam cầm hay bắn bỏ tất cả những kẻ bị trị. Họ sử dụng một phương tiện khác, có khả năng bao trùm, và xâm nhập vào phế phủ của những người bị trị một cách kiên trì như nắng mưa ngày tháng làm rĩ sét những thanh sắt cứng rắn nhất.
Khác với súng đạn và cái còng số 8 thi thoảng xuất hiện, lúc nào nó cũng hiện hữu. Nó xâm nhập đánh thức giấc ngủ an lành của kẻ bị trị vào buổi sáng. Nó trở thành một thứ tiêu khiển của nhiều người sau buổi ăn trưa. Nó chui vào phòng khách, ngồi vào bàn ăn của mọi người vào buổi tối. Có lúc nó ồn ào, khi thì nhỏ nhẹ, thường thì hiền lành, thỉnh thoảng hung dữ nhưng luôn luôn kiên trì, nhẫn nại và ca tụng những điều tốt đẹp nhất, đạo đức nhất, vinh quang nhất.
Tên của nó là: Bộ máy Tuyên truyền của đảng.
Phương hướng của nó: Giam hãm Sự Thật và rao giảng những điều Giả Dối.
Mục tiêu của nó: biến những người bị trị thành những người đi từ thuần phục cho đến tôn sùng những kẻ cai trị.
Khác với những gì người ta thường thấy và cho rằng sức mạnh chính của đảng là thành phần công an hay lực lượng quân đội. Điều này chỉ đúng ở một ý nghĩa tương đối. Thật ra, đây là lực lượng được đảng dùng để răn đe và buộc lòng phải sử dụng đối với một số cá nhân mà Bộ máy Tuyên truyền của đảng đã thất bại trong "sứ mệnh" của nó. Lực lượng công an, quân đội trong nhiều trường hợp cũng không phải là cứu cánh sau cùng của bộ máy độc tài khi cách mạng quần chúng bùng nổ. Sức mạnh chính của đảng là những quân đoàn hùng hậu, những sư đoàn đặc biệt, những trung đoàn thiện chiến, những tiểu đoàn và tiểu đội đặc nhiệm mà vũ khí là những cái loa, cây viết ngày đêm tiến hành những chiến dịch không tiếng súng nhưng có sức công phá như những chất cường toan. Nhiệm vụ của nó là làm tê liệt ý chí phấn đấu, mê muội hóa quần chúng từ trong trứng nước và tiêu diệt mọi mầm mống có thể đâm chồi nảy lộc cho một cuộc cách mạng dân chủ.
Đạo quân "giết người không gươm giáo" của đảng là ai? Khởi đầu đó là những thợ viết sử, thợ viết văn, thợ làm thơ, thợ vẽ hình, thợ làm báo, thợ nghiên cứu... Trong mắt nhìn chiến lược của đảng, khi mà những người bị trị gọi những người có khả năng viết, vẽ, làm thơ, làm tin theo quy định và ý muốn của đảng - nói chung những tên thợ - này là nhà sử học, văn sĩ, thi sĩ, hoạ sĩ, phóng viên, nhà nghiên cứu... thì mục tiêu của Bộ máy Tuyên truyền của đảng coi như thành công. Những tên thợ lưng còng, bút cong đã được quần chúng công nhận là những người có tư cách để làm nên nền sử học, văn học, nghệ thuật, truyền thông... của đất nước.
Ngày hôm nay với sự lớn mạnh của thông tin và phản biện của lề Dân, những luận điệu của những sản phẩm của lưng còng, bút cong vừa mới ra lò đã bị bẻ gãy không còn đất sống. An Ninh và Truyền Thông đã bắt tay nhau để đối đầu với sự lớn mạnh của thế giới truyền thông độc lập. Lằn ranh giữa lề đảng và lề Dân trong thế giới thông tin đang được đảng tìm cách xóa mờ. Hệ quả là chúng ta đang sống trong một môi trường thông tin xám, vàng thau lẫn lộn, bạn thù lẫn lộn và cùng nhau đánh xáp lá cà.
Liệu chúng ta có đủ sáng suốt và bình tĩnh để vượt qua những cảm xúc, những lôi kéo mang tính phong trào mời gọi của một chợ trời bát nháo nhưng hấp dẫn của một nền truyền thông lá cải chính trị để giữ được truyền thông lề Dân như là một vũ khí sắc bén đánh vào tử huyệt của bộ máy độc tài: sự xảo trá mị dân?
Câu trả lời chắc chắn là chúng ta sẽ phải - vì chúng ta không có chọn lựa nào khác hơn. Đất nước không thể mãi chìm đắm trong u tối và vòng nô lệ khi mà gần 90 triệu người từ tình trạng sống trong bưng bít thông tin phải chuyển sang tình trạng phải sống trong sự lẫn lộn giữa sự thật và giả trá.
Chúng ta không thể chống gậy đi tìm sự thật, tranh đấu cho sự thật bằng cây gậy giả dối.
Chúng ta không thể xiển dương sự thật bằng hành động ăn nằm chung chạ với giả dối.
Chúng ta không thể là-sự-thật nếu không lừng lững đạp lên giả dối mà đi.
Vũ Đông Hà
* Theo Quan làm báo cho biết, tác giả Vũ Đông Hà được nhiều người biết ông chính là Huỳnh Ngọc Phước (Phillip Huynh), cả hai vợ chồng ông Phước điều là đảng viên Việt Tân hiện đang cư ngụ tại Texas. Trước đây không lâu tác giả Vũ Đông Hà được biết đến qua trang blog freelecongdinh , sau đó trang web nầy trở thành blog danlambao.
Đặc điểm của hiện tượng này là sự thẩm tra thông tin, quyết định đăng bài nằm trong tay các blogger độc lập và bạn đọc có tự do nhận xét phê bình nội dung bài viết. Chính nhờ đó mà mức độ khả tín của những bài viết được đăng này tương đối chấp nhận được trong việc hé lộ một góc sự thật đằng sau sân khấu hậu trường kín bưng của nội bộ đảng.
Những bài viết loại này không nhiều nhưng khi xuất hiện bài nào cũng được các blog phổ biến, đăng lại và nằm trong danh sách bài được đọc nhiều nhất trên các blog. Điều này đương nhiên được bộ phận an ninh phụ trách mạng lưu ý.
Sau đại hội đảng, ai ngồi vào 14 cái ghế đỉnh cao của đảng, tứ trụ triều đình chia nhau bốn phần miếng bánh quyền lực Tổng bí thư, Thủ tướng, Chủ tịch đảng, Chủ tịch Quốc hội đã được dàn xếp sau một cuộc đóng cửa sát phạt nhau và rò rỉ một chút thông tin đấu tố nhau ra bên ngoài. Bộ chính trị và Ban chấp hành TU mới được hình thành với những vết u trên đầu, vết chém trên thân của mỗi đồng chí lãnh đạo vẫn còn ung mủ. Một tập thể lãnh đạo đồng chí nhưng không đồng lòng với nhau về những quyền, lực, lợi, thế đang có.
Cuộc chiến Ba-Tư tiếp diễn với thái độ của tân chủ tịch nước Trương Tấn Sang, khác hẳn với cái bóng mờ nhạt trước đây của Nông Đức Mạnh. Phát pháo khai hỏa của ông nhắm vào Nguyễn Tấn Dũng, bắt đầu cho màn 2 của cuộc chiến Ba-Tư là phát biểu "Trước đây chỉ một con sâu làm rầu nồi canh, nay thì nhiều con sâu lắm. Nghe mà thấy xấu hổ, không nhẽ cứ để hoài như vậy. Mai kia người ta nói một bầy sâu, tất cả là sâu hết thì đâu có được. Một con sâu đã nguy hiểm rồi, một bầy sâu là 'chết' cái đất nước này..." vào ngày 7 tháng 5, 2011 khi ông tiếp xúc cử tri quận 1, Tp. HCM.
Trong khoảng thời gian đó thì Nguyễn Tấn Dũng xây dựng trục quyền lực của mình với dàn bộ hạ thân tín Đinh La Thăng, Bùi Quang Vinh, Vương Đình Huệ, Nguyễn Văn Bình, Nguyễn Thanh Nghị, Nguyễn Văn Hưởng... Một kế hoạch PR quảng cáo và đánh bóng tên tuổi của các đàn em bộ trưởng được ban tham mưu của Nguyễn Tấn Dũng tung ra, điển hình, nổi bật và tạo động lượng nhất trong dư luận là Đinh La Thăng, Vương Đình Huệ, Nguyễn Văn Bình.
Trong khi các trang báo lề đảng nổ pháo bông với những bộ trưởng tư lệnh ngành của thủ tướng thì bắt đầu có những bài viết tố cáo Thăng, Huệ, Bình được gửi đến một số blog lề Dân.
Trên các trang lề đảng, cuộc chiến Ba-Tư được nâng cấp: bên này là chiến dịch tấn công trực tiếp vào ĐBQH kiêm đại gia và là tay chân thân tín của ông Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: bà Đặng Thị Hoàng Yến; Bên kia là những nòng súng bắn vào Đinh La Thăng dựa vào những khuất tất và tầm bản lãnh không quá đầu gối của bộ trưởng họ Đinh trong vai tư lệnh trảm tướng được đạo diễn bởi ban tham mưu chuyên nghề tiếp thị, quảng cáo thị trường mua bán của Nguyễn Tấn Dũng.
Ngày 26 tháng 5 năm 2012, bà Đặng Thị Hoàng Yến, chủ tịch Hội đồng Quản trị của Tập đoàn Tân Tạo, đại biểu Quốc Hội khu vực Long An - quê quán của Trương Tấn Sang - chính thức bị Quốc hội bãi nhiệm, với hơn 90% số đại biểu tán thành.
Một tháng sau, đầu tháng 7, 2012 trang blog Quan Làm Báo ra đời, bắt chước tên gọi của Dân Làm Báo - một trang blog với khẩu hiệu "Mỗi người chúng ta là một chiến sỹ thông tin" - nhưng khác với Dân Làm Báo, Quan Làm Báo xác định vị trí qua đúng tên gọi của mình - những ông quan chức nhảy vào lề Dân, làm báo với mục đích: tấn công Nguyễn Tấn Dũng, gia đình và tập đoàn tay chân tư bản đỏ của Nguyễn Tấn Dũng - bầy sâu mà ông Trương Tấn Sang ám chỉ.
Trong vòng một thời gian ngắn, Quan Làm Báo trở thành một trang blog có lượng truy cập hàng đầu trong thế giới blog của người Việt. Với hình thức trang trí tạp nhạp, văn phong lủng củng, sai phạm lỗi chính tả ở mức độ không chấp nhận được, Quan Làm Báo thu hút sự chú ý của quần chúng và ngay cả các đảng viên đang từ thiếu đến đói thông tin và tò mò về những thâm cung bí sử của bầy sâu mà ông Trương Tấn Sang đã đề cập, cảnh báo.
Nếu trước đây những tờ báo khô khan của đảng ế hàng đến mức người dân đặt tên cho nó là những phương tiện rẻ nhất để gói thịt, gói cá và sau đó đảng chuyển hướng cho thêm siêu sao, chân dài vào câu khách, đem "lá cải" vào cửa hàng quốc doanh chính luận của đảng, thì Quan Làm Báo cũng đã thành công trong việc đem "lá cải" vào truyền thông blog.
Nếu nhìn vào khẩu vị thích chuyện giật gân, chuyện lộ hàng của siêu sao, chuyện giết người cướp của và đo lường dân trí về mặt xã hội của người dân Việt Nam sau bao nhiêu năm bị uốn nắn bởi nền giáo dục của đảng thì người ta có thể thấy được phần nào hình ảnh đó đã xảy ra trong lãnh vực chính trị.
Nếu nhìn vào luận cứ của những người ủng hộ Quan Làm Báo người ta thấy được thái độ chấp nhận khá dễ dãi về cung cách làm truyền thông nói 10 đúng 1. Những thái độ này có thể xuất phát từ những nguyên nhân, lý giải, tâm lý và hoàn cảnh thực tế:
1. Có một thông tin chính xác về những điều mà quần chúng muốn biết "sự thật" về đảng còn hơn không có. Ở đây, một lần nữa là hệ luỵ của một chế độ bưng bít thông tin, về một tập đoàn lãnh đạo quốc gia không minh bạch, luôn tìm mọi cách để che giấu thông tin của chính họ. Và đây cũng là phản ảnh về khát vọng nắm bắt thông tin của quần chúng về những người đang lãnh đạo đất nước.
2. "Chúng nó tấn công nhau là tốt, phải ủng hộ vì nó sẽ làm suy yếu chế độ". Biết là bài viết này láo nhưng nội dung bôi xấu, hạ thấp uy tín tên trùm tham nhũng coi như là OK. Điều này phản ảnh tâm lý hoặc là mong chờ đảng suy yếu và tự tan rã, hoặc tâm lý đảng suy yếu thì chúng ta có cơ hội để đánh sập nó, hoặc đơn giản là chúng nó bôi xấu nhau: tốt! cần ủng hộ.
3. Có một bộ phận đảng viên lẫn quần chúng tin vào "giải pháp Trương Tấn Sang" - hoặc là hy vọng Trương Tấn Sang sẽ là một Boris Yelsin của Việt Nam, hoặc "giữa 2 thằng ăn cướp ta chọn thằng ăn cướp ít thay vì thằng ăn cướp nhiều."
...
Tác giả Vũ Đông Hà |
Tuy nhiên, "hiệu ứng" của đám đông - trong đó còn có sự thúc đẩy của những người tích cực nhất đang bỏ thì giờ công sức năng động lên tiếng cho mục tiêu riêng tư của họ - đã là những hỗ trợ tích cực giúp Quan Làm Báo phát triển về số lượng truy cập. Những ý kiến như "Quan Làm báo không phải là một vật thể lạ. Nó kết hợp mọi đặc điểm quen thuộc của đa số báo chí Việt Nam và đưa chúng lên đỉnh cao: hình thức hàng chợ, phong cách bát nháo, nghiệp vụ thô sơ và nội dung đáng ngờ. Xấu. Huếnh. Rởm. Cẩu thả. Rẻ tiền..." của nhà văn nữ Phạm Thị Hoài bị một số người ném đá. Quan Làm Báo sau đó tấn công cá nhân Phạm Thị Hoài bằng cách tung tin Nguyễn Thanh Phượng qua Đức đến ở nhà Phạm Thị Hoài cũng được một số người hùa theo để "lá cải" bà Hoài mà không cần một chứng cớ nào. Trang blog nào lên tiếng phê bình Quan Làm Báo có thể sẽ đối diện với búa rìu của dư luận: "ganh ăn tức ở" với Quan Làm Báo về lượng truy cập hoặc là tay sai của Nguyễn Tấn Dũng.
Bên cạnh đó là sự "vô tình" tiếp tay của những blogger chân chính, những cơ quan truyền thông uy tín quốc tế đã trích dẫn nguồn tin hoặc toàn bộ một số bài viết của Quan Làm Báo. Trong mớ thông tin đúng sai lẫn lộn, trong cái chợ trời lá cải đó, những thông tin "đúng" được chọn ra và từ đó, qua lăng kính của blogger, của các cơ quan thông tấn quốc tế, bộ mặt 1/10 thật của Quan Làm Báo được đập vào mắt của nhiều người. Nguyên lý về uy tín được gia tăng khi được "bảo kê" bởi những người / tổ chức uy tín xảy ra trong trường hợp này.
Tóm lại, Quan Làm Báo là tấm gương phản chiếu của một góc cạnh của đất nước và con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay: lãnh đạo đảng đã quăng tình đồng chí vào sọt rác và sẵn sàng bôi tro trát trấu vào nhau; quần chúng thiếu thốn thông tin và sẵn sàng dẹp bỏ những nguyên lý về đạo đức truyền thông cũng như tính tôn trọng sự thật để nắm bắt được những mẫu vụn bánh mì thông tin.
Tuy nhiên, tác hại của Quan Làm Báo không dừng lại ở đó. Sau Quan Làm Báo, hiệu ứng tin hót, tin nóng, tin riêng, tin quý đã trở thành món hàng đắt giá và hàng loạt các trang "... làm báo" ra đời. Tình trạng thật giả, vàng thau lẫn lộn, đen không rõ đen, trắng không ra trắng và môi trường blog, một môi trường thông tin độc lập, trong bao nhiêu năm qua những blogger dù không chuyên nghiệp đã cố gắng để làm báo một cách chuyên nghiệp, có lương tâm... đã bắt đầu có hình ảnh của một chợ trời thông tin bát nháo.
Đến lúc này, có thể nói an ninh mạng đã vào cuộc với một kế hoạch quy mô và tinh xảo. Nhìn vào bức tranh của làng blog, an ninh mạng rút ra những điều gì?:
- Thực tế cho thấy trong thời đại internet, đảng không thể hoàn toàn ngăn chận sinh hoạt của truyền thông độc lập bằng tin tặc, bằng tường lửa, bằng đe dọa, trấn áp hoặc ngay cả công văn chính thức của văn phòng chính phủ. Nếu không dẹp hẳn được môi trường blog thì biến môi trường blog thành một sân chơi "dân và đảng" hổn độn nhập nhằng. Sự xuất hiện của Quan Làm Báo và những gì xảy ra cho thấy thời cơ đã đến cho mục tiêu này;
- Quần chúng đang đói tin và dễ dàng chấp nhận mọi kiểu thông tin; An ninh là bộ phận nắm giữ nhiều thông tin và từ đó sẽ cung cấp thông tin thật giả lẫn lộn để điều hướng dư luận. Với đạo quân công an mạng hùng hậu và làm việc toàn thời, có lương bổng, có nghiệp vụ và có kế hoạch chỉ thỉ, an ninh có khả năng đóng vai dư luận để định hướng dư luận và cổ vũ cho những trang blog "của đảng trong lề dân". Tuần tới sẽ bắt đối tượng X thì tuần này blog đảng trong lề dân tung tin là uy tín sẽ lên cao;
- Những gì đăng trên báo đảng đã không còn thuyết phục hoặc mỵ dân đối với thành phần quần chúng lẫn đảng viên quan tâm đến vấn đề đất nước ở mức độ phải vượt tường vào truy cập các trang blog lề Dân. Những "chuyên án" của công an đánh vào những đối tượng "phản động" không còn thuyết phục thành phần này khi được đăng tải đồng loạt theo chỉ thị, từ một nguồn tin duy nhất xuất xứ từ Bộ công an, trên các tờ báo đảng. Môi trường blog sẽ là môi trường để "dọn bãi" cho các chuyên án này bằng chính những cái miệng giả danh blogger hoặc từ một số blogger, thông tấn quốc tế vô tình tiếp tay chuyển tải thông tin hay dùng nguồn để viết bài phân tích thời sự.
Từ đó người ta sẽ thấy có những trang blog:
a. Sẵn sàng nương theo dư luận và ủng hộ những nhân vật bất đồng chính kiến hay có những hoạt động nói chung là "không theo ý đảng" - Họ làm những việc này mà không ngại ngùng vì biết rõ không có họ thì với sự lớn mạnh của truyền thông lề Dân, dư luận vẫn đã bùng nổ đối với những sự kiện này.
b. Sẵn sàng đăng tải, giới thiệu những bài viết, nguồn dẫn, quảng cáo không công cho một số các trang blog "phản động" - Họ làm điều này vì biết rõ không cần đến sự tiếp tay của họ, quần chúng cũng đã biết đến, cũng vẫn hàng ngày vượt tường lửa để truy cập và theo dõi sự kiện ở những trang blog đó.
c. Sẵn sàng bỏ công bỏ sức trong một thời gian ngắn tổng kết toàn bộ những "hồ sơ" về những nhân vật bất đồng chính kiến với đảng, tạo hình ảnh một trang blog đứng về phía những người hoạt động đấu tranh cho dân chủ. Họ cũng thừa biết, không có họ, với hàng hàng lớp lớp thông tin lề Dân đang có và với công nghệ Google, ai cũng có thể truy cập những nguồn thông tin này.
Tóm lại, họ có thể trở thành những blogger, những trang blog "lề Dân" nhiệt tình nhất; họ không cần phải bí mật xâm nhập theo kiểu tình báo để nằm trong hàng ngũ "địch", ngược lại đây là một tiến trình xâm nhập công khai. Tất cả được công khai xuất hiện dưới căn cước không phải là Dân mà là Vua, là Quan, là Đảng cùng nhau nhảy từ sân chơi độc quyền của 700 tờ báo đảng sang quậy tung thế giới của những người dân đang làm báo không theo lề của đảng.
* * *
Các bạn thân mến,
Một chế độ độc tài, tồn tại trong một thời gian dài không phải chỉ dựa vào sự tàn ác mà phần lớn nó đến từ những kế hoạch gian manh và xảo quyệt. Sân chơi của độc tài không có chỗ sống còn cho những con người ngây thơ, cả tin. Sức mạnh của đảng cai trị trong hơn một nửa thế kỷ qua được xây dựng bởi nhiều phương tiện. Nhà tù và súng ống chỉ là phương tiện tối hậu mà những kẻ cai trị buộc phải sử dụng đến. Ngay cả những tên bạo chúa hung ác nhất trong lịch sử loài người cũng biết là không thể giam cầm hay bắn bỏ tất cả những kẻ bị trị. Họ sử dụng một phương tiện khác, có khả năng bao trùm, và xâm nhập vào phế phủ của những người bị trị một cách kiên trì như nắng mưa ngày tháng làm rĩ sét những thanh sắt cứng rắn nhất.
Khác với súng đạn và cái còng số 8 thi thoảng xuất hiện, lúc nào nó cũng hiện hữu. Nó xâm nhập đánh thức giấc ngủ an lành của kẻ bị trị vào buổi sáng. Nó trở thành một thứ tiêu khiển của nhiều người sau buổi ăn trưa. Nó chui vào phòng khách, ngồi vào bàn ăn của mọi người vào buổi tối. Có lúc nó ồn ào, khi thì nhỏ nhẹ, thường thì hiền lành, thỉnh thoảng hung dữ nhưng luôn luôn kiên trì, nhẫn nại và ca tụng những điều tốt đẹp nhất, đạo đức nhất, vinh quang nhất.
Tên của nó là: Bộ máy Tuyên truyền của đảng.
Phương hướng của nó: Giam hãm Sự Thật và rao giảng những điều Giả Dối.
Mục tiêu của nó: biến những người bị trị thành những người đi từ thuần phục cho đến tôn sùng những kẻ cai trị.
Khác với những gì người ta thường thấy và cho rằng sức mạnh chính của đảng là thành phần công an hay lực lượng quân đội. Điều này chỉ đúng ở một ý nghĩa tương đối. Thật ra, đây là lực lượng được đảng dùng để răn đe và buộc lòng phải sử dụng đối với một số cá nhân mà Bộ máy Tuyên truyền của đảng đã thất bại trong "sứ mệnh" của nó. Lực lượng công an, quân đội trong nhiều trường hợp cũng không phải là cứu cánh sau cùng của bộ máy độc tài khi cách mạng quần chúng bùng nổ. Sức mạnh chính của đảng là những quân đoàn hùng hậu, những sư đoàn đặc biệt, những trung đoàn thiện chiến, những tiểu đoàn và tiểu đội đặc nhiệm mà vũ khí là những cái loa, cây viết ngày đêm tiến hành những chiến dịch không tiếng súng nhưng có sức công phá như những chất cường toan. Nhiệm vụ của nó là làm tê liệt ý chí phấn đấu, mê muội hóa quần chúng từ trong trứng nước và tiêu diệt mọi mầm mống có thể đâm chồi nảy lộc cho một cuộc cách mạng dân chủ.
Đạo quân "giết người không gươm giáo" của đảng là ai? Khởi đầu đó là những thợ viết sử, thợ viết văn, thợ làm thơ, thợ vẽ hình, thợ làm báo, thợ nghiên cứu... Trong mắt nhìn chiến lược của đảng, khi mà những người bị trị gọi những người có khả năng viết, vẽ, làm thơ, làm tin theo quy định và ý muốn của đảng - nói chung những tên thợ - này là nhà sử học, văn sĩ, thi sĩ, hoạ sĩ, phóng viên, nhà nghiên cứu... thì mục tiêu của Bộ máy Tuyên truyền của đảng coi như thành công. Những tên thợ lưng còng, bút cong đã được quần chúng công nhận là những người có tư cách để làm nên nền sử học, văn học, nghệ thuật, truyền thông... của đất nước.
Ngày hôm nay với sự lớn mạnh của thông tin và phản biện của lề Dân, những luận điệu của những sản phẩm của lưng còng, bút cong vừa mới ra lò đã bị bẻ gãy không còn đất sống. An Ninh và Truyền Thông đã bắt tay nhau để đối đầu với sự lớn mạnh của thế giới truyền thông độc lập. Lằn ranh giữa lề đảng và lề Dân trong thế giới thông tin đang được đảng tìm cách xóa mờ. Hệ quả là chúng ta đang sống trong một môi trường thông tin xám, vàng thau lẫn lộn, bạn thù lẫn lộn và cùng nhau đánh xáp lá cà.
Liệu chúng ta có đủ sáng suốt và bình tĩnh để vượt qua những cảm xúc, những lôi kéo mang tính phong trào mời gọi của một chợ trời bát nháo nhưng hấp dẫn của một nền truyền thông lá cải chính trị để giữ được truyền thông lề Dân như là một vũ khí sắc bén đánh vào tử huyệt của bộ máy độc tài: sự xảo trá mị dân?
Câu trả lời chắc chắn là chúng ta sẽ phải - vì chúng ta không có chọn lựa nào khác hơn. Đất nước không thể mãi chìm đắm trong u tối và vòng nô lệ khi mà gần 90 triệu người từ tình trạng sống trong bưng bít thông tin phải chuyển sang tình trạng phải sống trong sự lẫn lộn giữa sự thật và giả trá.
Chúng ta không thể chống gậy đi tìm sự thật, tranh đấu cho sự thật bằng cây gậy giả dối.
Chúng ta không thể xiển dương sự thật bằng hành động ăn nằm chung chạ với giả dối.
Chúng ta không thể là-sự-thật nếu không lừng lững đạp lên giả dối mà đi.
Vũ Đông Hà
* Theo Quan làm báo cho biết, tác giả Vũ Đông Hà được nhiều người biết ông chính là Huỳnh Ngọc Phước (Phillip Huynh), cả hai vợ chồng ông Phước điều là đảng viên Việt Tân hiện đang cư ngụ tại Texas. Trước đây không lâu tác giả Vũ Đông Hà được biết đến qua trang blog freelecongdinh , sau đó trang web nầy trở thành blog danlambao.
Quan Làm Báo ném lại: Dân Làm Báo ném đá Quan Làm Báo
(TTHN) - QLB cho rằng "Làm
truyền thông tối kỵ nhất là bôi nhọ lẫn nhau. Nếu chúng ta tranh đấu cho
Đa Nguyên, Đa Đảng, tranh đấu cho Dân Chủ thì nên học trước bài học tôn
trọng lẫn nhau. Điều tối kỵ thứ hai là khi làm truyền thông đừng dành
độc quyền (Monopoly), chỉ có mình làm đúng còn người khác là sai. Dĩ
nhiên khi tôi viết bài nầy , tôi thừa hiểu tác giả Vũ Đông Hà có trọn
quyền ăn nói "Speedom of speech" để phê bình, đánh giá trang Quan Làm
Báo. Phê bình là điều đáng mừng trong một thế chế Dân Chủ nhưng dùng
"Speedom of speech" để bôi nhọ người khác và nhất là cũng trong ngành
truyền thông thì là việc không nên làm." Thế
QLB đang làm gì với trang TTHN có nhớ không? Chỉ riêng cái thói nói một
đằng, làm một nẻo của QLB, một đặc trưng của CS thì làm sao mà cãi
được! :D
Một bài viết của tác giả Vũ Đông Hà "Sự xâm nhập của đảng vào lề Dân"
được đưa lên trang đầu của Blog Dân Làm Báo trong ngày hôm qua đã tố
cáo Blog Quan Làm Báo là trang mạng "lá cải" của CS, chuyên đăng bài nội
bộ CS đấu đá nhau.
Quan Làm Báo được nổi tiếng qua loạt bài tố cáo sự tham ô của gia đình
Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Thanh Phượng đã làm cho Nguyễn Tấn Dũng và Đảng
CS đau đầu ăn ngủ không yên. Bản thông báo của Văn Phòng Chính Phủ Việt
Nam hôm 12 tháng 9, do Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Quang
Thắng ký, nêu đích danh ba trang mạng Quan Làm Báo và một số trang mạng
khác.
Thông báo này nói rằng, các trang mạng này “đã đăng tải thông tin vu
khống, bịa đặt, xuyên tạc, không đúng sự thật nhằm bôi đen bộ máy lãnh
đạo của đất nước, kích động chống Ðảng và Nhà nước, gây hoài nghi và tạo
nên những dư luận xấu trong xã hội.”
Bản thông báo còn cho rằng, Quan Làm Báo “.. là thủ đoạn thâm độc của
các thế lực thù địch.” tin tức được phổ biến rộng rãi qua 700 tờ báo
đảng và cơ quan truyền thông nhà nước.
Tác giả Vũ Đông Hà được nhiều người biết ông chính là Huỳnh Ngọc Phước
(Phillip Huynh), cả hai vợ chồng ông Phước điều là đảng viên Việt Tân
hiện đang cư ngụ tại Texas. Trước đây không lâu tác giả Vũ Đông Hà được
biết đến qua trang blog freelecongdinh , sau đó trang web nầy trở thành
blog danlambao.
Không ai phủ nhận tinh thần dấn thân và tranh đấu cho dân chủ của ông
Huỳnh Ngọc Phước. Trong thời gian qua trang Dân Làm Báo của ông đã có
nhiều bài viết tranh đấu cho Dân oan, tranh đấu cho tệ nạn xã hội ,
chống tham nhũng cũng như tố cáo tội ác của đảng CSVN. Trong khi đó
trang Blog Quan Làm báo cũng làm giống vậy, đã có những bài viết tố cáo
sự lũng đoạn của Nguyễn Tấn Dũng và nhóm lợi ích đang phá hoại nền kinh
tế và hút máu nhân dân Việt Nam .
Tuy loạt bài viết của hai trang mạng Dân & Quan có hình thức khác
nhau nhưng nói chung là cùng một mục đích tố cáo đảng CSVN và cả hai
trang Blogs đã được hằng triệu đọc giả truy cập.
Bài viết của ông Vũ Đông Hà vô tình tiếp tay cho Nguyễn tấn Dũng và đám
công an mạng đánh phá trang Quan Làm báo . Bài viết "Sự xâm nhập của
đảng vào lề Dân" được trích đoạn như sau :
"...đầu tháng 7, 2012 trang blog Quan Làm Báo ra đời, bắt chước tên gọi
của Dân Làm Báo - một trang blog với khẩu hiệu "Mỗi người chúng ta là
một chiến sỹ thông tin" - nhưng khác với Dân Làm Báo, Quan Làm Báo xác
định vị trí qua đúng tên gọi của mình - những ông quan chức nhảy vào lề
Dân, làm báo với mục đích: tấn công Nguyễn Tấn Dũng, gia đình và tập
đoàn tay chân tư bản đỏ của Nguyễn Tấn Dũng - bầy sâu mà ông Trương Tấn
Sang ám chỉ.
Trong vòng một thời gian ngắn, Quan Làm Báo trở thành một trang blog có
lượng truy cập hàng đầu trong thế giới blog của người Việt. Với hình
thức trang trí tạp nhạp, văn phong lủng củng, sai phạm lỗi chính tả ở
mức độ không chấp nhận được, Quan Làm Báo thu hút sự chú ý của quần
chúng và ngay cả các đảng viên đang từ thiếu đến đói thông tin và tò mò
về những thâm cung bí sử của bầy sâu mà ông Trương Tấn Sang đã đề cập,
cảnh báo.
Nếu trước đây những tờ báo khô khan của đảng ế hàng đến mức người dân
đặt tên cho nó là những phương tiện rẻ nhất để gói thịt, gói cá và sau
đó đảng chuyển hướng cho thêm siêu sao, chân dài vào câu khách, đem "lá
cải" vào cửa hàng quốc doanh chính luận của đảng, thì Quan Làm Báo cũng
đã thành công trong việc đem "lá cải" vào truyền thông blog. "
Những bài viết chống Nguyễn Tấn Dũng của Quan Làm Báo mà ông cho là "lá
cải" thì thử hỏi ông đang đứng vị trí nào trong cuộc chiến giữa Nhân Dân
VN đối đầu với Đảng CS ? .
Có lẽ tác giả Vũ Đông Hà và một số người đã tin vào lời của bọn Hackers
Công An CSVN sau khi bọn nầy hack được vào email của Quan Làm Báo rồi
làm một đoạn video Youtube cho rằng bên trong email của Quan Làm Báo
chính là hồ sơ của gia đình Bà Nghị viên CS Đặng Thị Hoàng Yến và Quan
Lam Báo là của bà Yến !
Nội bộ đảng CSVN lúc nầy đang đấu tố nhau nên phe Dũng muốn triệt hạ phe
Sang bằng cách tung tin Quan Làm báo là của bà Nghị Yến, thật sự không
phải vậy.
Nếu ai tinh tế hơn thì sẽ nhìn thấy phía sau Quan Làm Báo là những thanh
niên thế hệ thứ 3 của người Việt tị nạn tại Mỹ. Tuy họ viết tiếng Việt
rất ngây ngô nhưng sự hiểu biết về tâm lý chiến đạt đến mức sử dụng được
"Reverse psychology strategy" (Tuyên truyền xám) trong khi đó trang
Blog Dân Làm Báo của Vũ Đông Hà chỉ chuyên về "Straight Forward
strategy"(Tuyên Truyền Trắng). Cả hai hướng đi điều có sự lợi hại của
nó, tuy nhiên Đảng CSVN không sợ lắm chiến thuật "Straight Forward
strategy" mà họ lại sợ nhất là "Reverse psychology strategy" xưa nay
người Việt Nam gọi là "Tuyên truyền xám" .
Ngành tuyên truyền xám "Reverse psychology strategy" đã được chính phủ
VNCH sử dụng trong các chương trình Chiêu Hồi rất phổ biến. Có cả "Đài
Gươm Thiên Ái Quốc" được phát thanh ra miền Bắc đã làm cho CSVN lúc bấy
giờ rất ghét cay đắng chương trình nầy. "Đừng sợ những gì Cộng Sản làm,
hãy làm những gì Cộng Sản sợ "
Nếu ông Vũ Đông Hà biết được Quan Làm Báo cũng là phe nhà thì có lẽ ông
không viết bài "Sự xâm nhập của đảng vào lề Dân" để đánh phá blog Quan
Làm Báo đang được đám Công An Mạng hè nhau nhảy vào đánh hôi.
Làm truyền thông tối kỵ nhất là bôi nhọ lẫn nhau. Nếu chúng ta tranh đấu
cho Đa Nguyên, Đa Đảng, tranh đấu cho Dân Chủ thì nên học trước bài học
tôn trọng lẫn nhau. Điều tối kỵ thứ hai là khi làm truyền thông đừng
dành độc quyền (Monopoly), chỉ có mình làm đúng còn người khác là sai.
Dĩ nhiên khi tôi viết bài nầy , tôi thừa hiểu tác giả Vũ Đông Hà có trọn
quyền ăn nói "Speedom of speech" để phê bình, đánh giá trang Quan Làm
Báo. Phê bình là điều đáng mừng trong một thế chế Dân Chủ nhưng dùng
"Speedom of speech" để bôi nhọ người khác và nhất là cũng trong ngành
truyền thông thì là việc không nên làm.
Hương Giang
Tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường của Mỹ cập cảng Đà Nẵng
Sáng 21/4, tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Chung-Hoon (DDG 93)
và tàu cứu hộ USNS Salvor của Hải quân Hoa Kỳ đã cập cảng Đà Nẵng, bắt
đầu chuyến thăm chính thức TP này và có các hoạt động trao đổi với Hải
quân Nhân dân Việt Nam trong 5 ngày.
Tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Chung-Hoon - Ảnh: HC |
Tham gia chuyến thăm Đà Nẵng và thực hiện các hoạt động trao đổi với
Hải quân Nhân dân Việt Nam lần này có 380 sĩ quan, thuỷ thủ thuộc Tư
lệnh Lực lượng Hậu cần Tây Thái Bình Dương, Tư lệnh của Đơn vị Tham mưu
Hàng Hải, các thành viên và huấn luyện viên quân y của thuỷ quân luc
chiến thuộc Đơn vị thuỷ quân lục chiến III, đội lặn và cứu hộ của Hạm
đội 7 (Hải quân Hoa Kỳ).
mang số hiệu DDG 93 |
Chuẩn Đô đốc, Tư lệnh Tom Carney thuộc Lực lượng Hậu cần Vùng Tây Thái
Bình Dương; Đại tá Paul Schilse thuộc Đơn vị Tham mưu Hàng hải, Hạm
trưởng của tàu USS Chung-Hoon và tàu USNS Salvor; và Phó Tổng lãnh sự
Hoa Kỳ Robert Ogburn đã đại diện cho phái đoàn Hoa Kỳ có mặt tại lễ đón
chính thức tàu khu trục USS Chung-Hoon và tàu cứu hộ USNS Salvor.
và tàu cứu hộ USNS Salvor của Hải quân Hoa Kỳ cập cảng Đà Nẵng sáng 21/4 |
Phía Việt Nam có đại diện Cục Đối ngoại (Bộ Quốc phòng), Bộ Tư lệnh Hải
quân nhân dân Việt Nam, Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân, Bộ Tư lệnh Quân
khu 5, lãnh đạo Văn phòng UBND TP Đà Nẵng, Sở Ngoại vụ Đà Nẵng cùng
đông đảo phóng viên trong và ngoài nước.
Chuẩn Đô đốc, Tư lệnh Tom Carney trao đổi với ông Lê Tùng, Phó Văn phòng UBND TP Đà Nẵng |
USS Chung-Hoon là loại tàu khu trục có thể hoạt động độc lập hay trong
nhóm tiêm kích, nhóm hành động trên mặt biển, nhóm hành động hải lục
quân và nhóm hành động dưới nước. Tàu khu trục này có tên lửa dẫn đường
có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ như tác chiến phòng không, tác chiến
chống ngầm và tác chiến chống tàu nổi. Trong khi đó, USNS Salvor là một
trong 4 tàu cứu hộ và cứu đắm thuộc Bộ Tư lệnh Hải vận Quân sự và là
một trong 15 tàu thuộc Chương trình Hỗ trợ Dịch vụ của Bộ Tư lệnh Hải
vận Quân sự.
Đại tá Paul Schilse thuộc Đơn vị Tham mưu Hàng hải, Hạm trưởng của tàu USS Chung-Hoon và tàu USNS Salvor chào các sĩ quan Hải quân Nhân dân Việt Nam |
Trao đổi trực tiếp với ông Lê Tùng, Phó Văn phòng UBND TP Đà Nẵng đại
diện lãnh đạo TP tham dự lễ đón, Chuẩn Đô đốc, Tư lệnh Tom Carney cho
hay, hai năm trước, ông cùng thuỷ thủ đoàn từng có lần thăm Đà Nẵng song
vẫn trông đợi cơ hội mới đến thăm TP này, qua đó thúc đẩy mối quan hệ
hữu nghị, hợp tác giữa Hoa Kỳ với Việt Nam. "Sự đón tiếp thân thiện lúc
nào cũng rất tuyệt vời và chúng tôi rất cảm kích về sự đón tiếp trọng
thị của lãnh đạo TP đối với chúng tôi" - Chuẩn Đô đốc, Tư lệnh Tom
Carney nói.
(Infonet)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét