Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 13 tháng 4, 2013

Lượm tin tức

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT   
Từ thư gửi lãnh đạo Trung Quốc bàn về cách dạy và học (GDVN).
Tưởng niệm chiến sĩ hy sinh trên thềm lục địa phía nam (Sống mới). - VTV Thời sự 19h40′  lại đưa tin hôm nay đại diện Ủy ban Biên giới quốc gia phản đối Trung Quốc tổ chức du lịch Hoàng Sa,  đại diện Bộ Ngoại giao trao công hàm cho đại diện Sứ quán TQ để phản đố, không rõ trao ở đâu … Chưa thấy tin TTXVN và các báo.
Kỷ niệm 38 năm giải phóng quần đảo Trường Sa (CP). - Nhân ngày 30-4 : nói về danh nghĩa chủ quyền của quốc gia Việt Nam tại HS và TS qua việc kế thừa (Trương Nhân Tuấn).
Trung Quốc tiếp tục tuần tra trái phép ở Trường Sa (TN). - Cảnh giác âm mưu “mượn gió bẻ măng” của Trung Quốc trên biển Đông (ANTĐ).
Philippines kêu gọi ASEAN đoàn kết – Trung Quốc vẫn tuần tra phi pháp tại Trường Sa(Sống mới).
Báo Trung Quốc: Mỹ rút bớt quân ở Nhật để tránh bị trả thù (Soha).
Việt Nam đóng góp tích cực tại Hội nghị BTNG ASEAN (VOV). - ASEAN nhất trí thúc đẩy đàm phán để hoàn tất COC (PT). - ASEAN sẽ ra tuyên bố chung về Biển Đông? (PNTP).
Trung Quốc lên tiếng vụ Philippines bắt giữ ngư dân “đi lạc” (PT).
Nhật cao tay “ly gián” Đài Loan và Trung Quốc tại đảo tranh chấp (DT). - Đài Loan sẽ xua đuổi các tàu cá Trung Quốc nhăm nhe đánh bắt ở Senkaku (GDVN).
Giờ hành động đã điểm (DLB).  - Vương Văn Quang – Gia súc cần người chăn dắt (Dân luận).
Ông Võ Văn Ái điều trần tại Quốc Hội Hoa Kỳ (Dân luận).
Nhà cầm quyền CS lại âm mưu cướp tài sản của anh Đỗ Nam Hải để ‘bán đấu giá’ (DLB).
10- Tin từ Nhà báo Trần Quang Thành cho biết: Nhà giáo Vũ Mạnh Hùng bị bắt: “Sáng hôm qua thứ Năm 11/4/2013,  nhà giáo Vũ Mạnh Hùng, nick FB Suthatphaibiet Congly, nguyên giảng viên trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thương mại (Bộ Công thương), thành viên của câu lạc bộ bóng đá No-U FC, đã bị cơ quan an ninh Bộ Công an bắt không có lệnh bắt giữ  và không cho biết lý do.  lúc đó  nhà giáo Vũ Mạnh Hùng đang đi ở đoạn đường Ba La quận Hà Đông thành phố Hà Nội thì bị một xe của công an ép vào. và bắt anh đưa về tạm giữ tại một tru sở của cơ quan an ninh Bộ Công an ở đường Âu Cơ quân Tấy Hồ – Hà Nội. Cho đến lúc này anh vẫn chưa được thả
Từ Hà Nội, nhà giáo Vũ Hùng, cựu tù nhân lương tâm  đã có cuộc trò chuyện với nhà báo Trần Quang Thành vê vụ việc này.” –  Thầy Vũ Mạnh Hùng bị bắt cóc (Nguyễn Tường Thụy).
Ngày 24/4/2013 xử phúc thẩm 14 thanh niên Công giáo và Tin lành (Chúa cứu thế).
Chắc chắn tòa phúc thẩm sẽ sửa án cho nhà họ Đoàn (Quê choa). - Bản án đã tuyên, luật vẫn chưa tường (Quê choa).
Giăng khẩu hiệu, rải truyền đơn, nên hay không? (TTXVA).
Nhiều trí thức, chuyên gia người Việt muốn trở về nhưng ít ai muốn ở lại (TCPT).
Chính quyền CSVN điêu đứng vì hiệu ứng Streisand và Flamby (Nguyễn Gia Thưởng) (Thông luận). - Nguyễn Văn Thạnh – “Miễn phí”, một cái bẫy nguy hiểm (Dân luận). - LUẬN VỀ TỰ DO BÁO CHÍ (Huỳnh Ngọc Chênh). - Dưới mắt học giả nước ngoài: LỜI BIỆN HỘ “KHÔNG CÓ GÌ MỚI” (Liam Kelley) (Blog Anh Vũ).
Dân mất niềm tin trước Hiến Pháp mới ở Việt Nam (Chúa cứu thế). - SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP 92 NÊN CHĂNG QUỐC KỲ, CA CÙNG SỬA? (Nguyễn Tường Thụy). - Chính phủ kiến nghị quyền lập hiến thuộc về nhân dân.Trước mắt thực hiện “Tự do ngôn luận” (Quê Choa). - Ăn cơm với dế mèn, ốc sên, cào cào, châu chấu … là hậu quả của chính Điều 4 Hiến Pháp!(VLB). - Tin Chó Cắn Chó! : Các màn diễn của sân khấu chính trị từ thượng cấp….! (DĐCN). - Vũ Lịch Nguyên – Muốn lên ngôi vua? (Dân luận). - Thật đau lòng! : Định hướng làm nghèo đất nước (DĐCN).
“Nóng” các ý kiến về thu hồi đất, hỗ trợ tái định cư (TTXVN). - Ba cấp tòa vẫn… ‘hòa’ vụ kiện đất (TP).
VẤN ĐỀ TPP CỦA VIỆT NAM (Hồ Hải). - Nó là đoạn kết tất yếu của một vở kịch (Phước béo). - Phạm Ngọc Cương bàn về quả bong bóng địa ốc (Trương Duy Nhất). – Bài cũ: Càng có nhiều góc nhìn càng đến gần sự thật (Góc nhìn Alan). - Mặt trái của tấm huy chương ngân sách (VnEco).
Nhận tiền chạy việc, một tỉnh ủy viên bị cách chức (LĐ). - Đề nghị kỷ luật nặng cựu bí thư huyện ủy ‘ăn bẩn’ (VNN). - Đồng chí này thuộc loại nhậu dở!(DLB). - Đánh giá lãnh đạo qua mạng: Không tạo cơ hội “nói xấu” sếp (LĐ).
Đạo đức công vụ: Phải loại bỏ thái độ vô cảm (GD&TĐ). - Bị đánh vỡ sọ não tử vong sau khi cự cãi với CSGT (LĐ). - Một thanh niên tử vong nghi bị công an truy đuổi (DV). - Công an Cà Mau kết luận Hào Anh không ăn trộm (TN). - Hào Anh không trộm cắp (DV). - Công an tỉnh Cà Mau: Hào Anh không ăn trộm (TT).
Phó bí thư Thành đoàn Hà Nội phụ trách báo Tuổi Trẻ Thủ Đô (TT).
Lương thấp: Cuộc rượt đuổi 20 năm (KP). - Để người lao động sống bằng lương: Vẫn bí!(NNVN).
HN: Đề xuất đi xe đạp để giảm tắc đường (KP).
Nhà giàu TQ xếp hàng, chi triệu đô kiếm suất định cư Mỹ, Canada (TP).
- Cũng giống như cuộc chiến Nam – Bắc Việt Nam, chiến tranh Nam – Bắc Hàn sẽ là cuộc chiến Trung – Mỹ? Hầu hết máy bay ném bom của Bắc Triều Tiên được sản xuất tại Trung Quốc (Kichbu).
Người Triều Tiên nhảy múa bất chấp căng thẳng cao độ (DT). - Kỷ niệm 1 năm Kim Jong-un nắm quyền: Triều Tiên lại “dọa đánh” Mỹ (DT). - “Món quà” bất ngờ lãnh đạo Triều Tiên gửi người ủng hộ (Infonet). - Lính Triều Tiên nhảy dù ngay trước ‘cửa nhà’ Trung Quốc (Soha). - Hoàn Cầu: Kêu gọi Trung Quốc bỏ rơi Triều Tiên là ấu trĩ, cực đoan (GDVN). - Trung Quốc – Triều Tiên đồng loạt điều binh dọc biên giới (Sống mới). - Ngoại trưởng Mỹ tới Hàn Quốc, tái cam kết bảo vệ đồng minh (PT). - Nhật Bản thúc cộng đồng quốc tế gây sức ép với Triều Tiên(VOV).
KINH TẾ  
PGS.TS Trần Đình Thiên: Kinh tế Việt Nam vẫn đang “bất thường” (Sống mới).
Tài sản ngân hàng tăng mạnh trở lại (DT).
“Ế” 12.000 lượng vàng trong phiên đấu thầu thứ 6 (VnEco). - 52.000 lượng vàng chào bán sáng nay, chỉ “ế” 12.000 lượng (DT). - Tung hàng “khủng”, đấu thầu vàng “ế” 12 ngàn lượng(Infonet). - Nhà đầu tư dè chừng, NHNN ế nửa tấn vàng (Sống mới). - Doanh nghiệp vàng “ôm” quả đắng? (LĐ). - Một phần vàng được TCTD mua để tất toán trạng thái (VOV).
Doanh nghiệp Việt vì sao không lớn được? (VnEco).
Chứng khoán Việt Nam “nhất” khối sơ khai, mới nổi (VnEco). - Sacombank định bán 100 triệu cổ phiếu quỹ giá “ba chấm” (VnEco). - Tích lũy lãi gần 6.000 tỷ, Ma San vẫn không chia cổ tức (DT).
Thị trường văn phòng: Giá thuê giảm, khách kén chất lượng (VOV).
Bổ sung 440MW điện lên hệ thống cho mùa khô 2013 (VOV). - Vinacomin muốn tăng giá bán than cho điện (DV/VOV).
Giá xăng dầu… tránh tăng, giảm giật cục (VOV).
Mô hình hợp tác xã đánh bắt xa bờ: hữu sinh vô dưỡng (SGTT).
Áp giá sàn xuất khẩu cá tra: Vì sao khó thực hiện? (ĐĐK).
VĂN HÓA-THỂ THAO
Bồ Tát Quảng Đức trước ngày tự thiêu: “Để lại trái tim được không?” (CafeBiz).
TS. NGUYỄN XUÂN DIỆN NÓI VỀ KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN HÁN NÔM PHẬT GIÁO (Tễu). - Tiếp nhận sắc phong cổ do vua Thiệu Trị ban cho Trần Hưng Đạo. -Cận cảnh 4 báu vật được Bắc Ninh đề nghị công nhận Bảo vật Quốc gia (TTXVN/TTVH).
Phong tục cổ Việt Nam: CHƠI TẾT MÙNG BA THÁNG BA (Tễu). - Về làng chăm “lão Trư” hơn chăm quý tử, không dám đánh mắng (DV).
Rõ nhố nhăng (Nguyễn Thông). - Nghệ sĩ giun (Nguyễn Thông). - Nghệ sỹ đồng loạt ký đơn xin danh hiệu cho Văn Hiệp: Liệu có khả thi? (TTVH).
Thế Dũng, người đã kịp đến Berlin ngồi nấc (ĐCV). - Tháng tư của tôi (Diễn đàn Forum). - CẢM NHẬN “ĐƯỜNG VẮNG” CỦA LÊ THỊ HIỆU (Nguyễn Trọng Tạo). - YÊU THỜI ĐỒ ĐỂU (kỳ 50) (blog Nhật Tuấn). - NGÔ PHAN LƯU với lối viết độ không (Lê Thiếu Nhơn). - Amai B’lan, Nước Mắt Của Rừng (Góc nhìn Alan).
Sách dạy làm tình? (Đào Tuấn).
Họa My, Vẹt và Chim Két (Nguyễn Thế Thịnh).
Hàng loạt ngôi sao “né” thuế thu nhập cá nhân (PT). - “Sao” lách thuế thu nhập: trách nhiệm công dân ở đâu? (TT).
Chuẩn mực như phim “Lincoln” (TTVH).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Đức Nhiếp Chính Vương: Hành xử của cha mẹ giúp học sinh trở thành người hoàn thiện (DT).
Sở GD-ĐT TPHCM phản hồi vụ học sinh trường Nguyễn Hiền xé giấy (DT). – Nhà sử học Dương Trung Quốc: ‘Tôi không tin giới trẻ quay lưng với Lịch sử’ (Infonet).
- Ngành du lịch và Khách sạn: Khan hiếm nhân lực chất lượng cao (GD&TĐ).
Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm cá nhân (GD&TĐ).
‘Sản phẩm giáo dục ở các ‘lò’ chỉ để lấy thành tích’ (NĐT).
UBND tỉnh Thanh Hóa: Tìm hướng giải quyết việc làm cho SV thất nghiệp (DT).
Bớt tiền ăn của trẻ, hiệu trưởng bị cách chức (Tin tức).
Chị nghỉ học cho em đến trường (SGTT).
Thắt lòng trước gia cảnh của 3 đứa trẻ chết thảm khi tắm sông (DV).
Thanh Hóa: Cắt tiền đứng lớp của 230 giáo viên là sai  (VOV).
Giáo dục con kiểu Hoàng gia Nhật (TN).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG 
Bộ trưởng có chào thì chào (Đào Tuấn).
VIẾT CHO NGƯỜI XA THÁNG TƯ (Mai Thanh Hải). Người Hà Nội đổ xô mua bánh trôi ngày Tết hàn thực (TN).
Khi người mua vé số “cầm vàng mà để vàng rơi” (GD&TĐ).
Đẩy đuổi gần 1.000 vàng tặc trong cuộc truy quét lớn nhất tỉnh (DT).
Xử lý tranh chấp nguồn nước: Có thể kiện ra tòa (TN).
Chuyện buồn cuối trời Tây Bắc (NNVN).
Cuba đối mặt với nguy cơ mất đất (PT).
Số người chết do virus H7N9 ở Trung Quốc tăng lên 10 người (VOV). - Hơn 100 trẻ em Trung Quốc nhập viện vì bệnh lạ (TTXVN/VOV).
QUỐC TẾ  
Giật mình lời thề của nhóm mạnh nhất phe nổi dậy Syria (VnMedia). - LHQ và Syria bất đồng về điều tra vũ khí hóa học (VOV).
Israel mở lại cửa khẩu Kerem Shalom với Dải Gaza (TTXVN).
- Venezuela: Ai sẽ lãnh đạo? (ĐĐK).
Vì sao Nga sẵn sàng cho Ấn Độ thuê 6 tàu ngầm hạt nhân? (GDVN). - Không quân Nga ôm mộng chiếm lĩnh bầu trời (Sống mới).
Nhật Bản – EU tăng tốc đàm phán EPA (VOV).
Hãng tin lớn thứ hai Đức đóng cửa (TT).
Síp cần 23 tỷ euro để tránh vỡ nợ (VOV).
Liên Hợp Quốc kiếm tìm Tổng Thư ký mới: Hành trình không dễ (ANTG).

Tin Chó Cắn Chó! : Các màn diễn của sân khấu chính trị từ thượng cấp….!

 Phóng viên thường trú    

                 

Trung tuần tháng 5, triêu tập QH, và 19/6, bỏ phiếu cả chủ tịch lẫn thủ tưng…còn hiện nay, đỉnh cao đang họp…thấy gỉ qua những “tín hiệu” sóng ngầm, lời đồn đoán…râm ran khắp các quàn trà, cafe , bắt đầu tử vụ thanh tra đất đai 3.400 tỷ của cụ Bá, rổi…rổi đến 1.400 tỷ tiển thuê phải thu nộp bổ sung của Ciputra HN dưới thởi bí thư trọng với câu ca vể các đỉnh cao cấp thành phố : giầu như Phú, lú như Trọng, tham như Nghiêm, tiêu tiển như Triệu … xin mời coi :



…”Đến nay thì phần lớn công luận đều thừa nhận hội nghị trung ương 6 là một thất bại thảm hại của phe Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Tuy nhiên, sở dĩ có nhận định đó là vì mức chờ đợi của xã hội đã lên quá cao cùng với các tuyên bố đầy hứa hẹn trước hội nghị, chứ khó có thể xem hội nghị 6 là thắng lợi của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Tuy kết quả sau cùng là xé được bản quyết định kỷ luật của Bộ Chính Trị nhưng uy tín và sĩ diện của ông Nguyễn Tấn Dũng cũng bị sứt mẻ đáng kể, từ việc trở thành trò cười “đồng chí X” đối với cả nước đến việc bị coi là không xứng đáng nắm ghế trưởng ban chỉ đạo chống tham nhũng nữa, v.v. Chính vì vậy mà nhiều người chờ đợi ông Nguyễn Tấn Dũng, với quyền lực tài chính và công cụ công an còn nguyên trong tay, sẽ lập tức phục hận…Nhưng quả đúng với bản chất nhiều mưu trí của ông Dũng – mà tùy góc nhìn, có người xem là “bản lãnh”, có người gọi là “hiểm độc” – ông đã tạm án binh bất động để ổn cố lại hàng ngũ dưới trướng. Ông chỉ đi đó đây thăm các đơn vị công an, sinh viên để hô hào phải có “liêm sỉ”.

Trong khi đó, phe 2 ông Sang – Trọng liên tục ra tay: Từ việc chính thức chỉ định ông Nguyễn Bá Thanh, bí thư Đà Nẵng, ra Hà Nội làm Trưởng ban Nội chính Trung ương vừa tái lập; đến rình rang công bố các thành viên thuộc 3 ban của đảng gồm Ban Nội Chính, Ban Kinh Tế, Ban Chống Tham Nhũng; đến tường thuật rôm rả buổi họp Ban Chống Tham Nhũng đầu tiên do ông Nguyễn Phú Trọng chủ tọa.

Hiển nhiên, với quá nhiều các ban tương tự trong quá khứ, đặc biệt là những gì vừa xảy ra ở Hội nghị 6, công luận vừa dè dặt vừa hy vọng về 3 ban lần này. Nhưng đến khi nghe ông Nguyễn Phú Trọng cất tiếng: “Tay nhúng chàm không thể chống tham nhũng” thì giới đại gia và tập thể các quan chức cấp cao đều thở phào nhẹ nhõm. Câu nói này không khác gì câu “kỷ luật sẽ tạo thù hận” của cùng tác giả vào tháng trước. Vì giới nắm tiền và nắm quyền ở thượng tầng hiện nay đều biết rõ TẤT CẢ các thành viên thuộc cả 3 ban, kể cả 3 trưởng ban, đều dính chàm không chỉ trên tay mà còn khắp người nữa. Riêng ông Dũng thì không chỉ biết mà còn có luôn con số “chàm” ai đã nhận từ ông bao nhiêu và có luôn hồ sơ “chàm” từ công an – an ninh về các vụ tham ô của thành viên khác. Tóm tắt lại, ông Dũng biết tất cả các thành viên 3 ban đều đang đeo găng tay đi họp mà thôi và vì vậy cái ban của ông Trọng chỉ là đòn hù.
Có lẽ chỉ có 1 người mà ông Nguyễn Tấn Dũng quan ngại là ông Nguyễn Bá Thanh. Một phần lý do, vì ông Thanh nổi tiếng về bản tính đánh thí mạng — nghĩa là nhắm mắt ra đòn cực độc và bất chấp đối phương sẽ phản công và làm thiệt hại mình thế nào. Vụ giao tranh với tướng công an Trần Văn Thanh từ 2007 đến 2009 là một thí dụ điển hình. Và phần lý do còn lại là lời hứa đã lọt ra tới công luận, đó là lời hứa từ Bộ Chính Trị sẽ giao cái ghế thủ tướng của ông Dũng cho ông Thanh.

Với bản tính và lời hứa nặng ký đó, người ta không ngạc nhiên khi từ Đà Nẵng, Bí thư thành ủy Nguyễn Bá Thanh trong những ngày chưa chính thức nhậm chức trưởng Ban Nội Chính, đã hăng hái nổ nhiều phát súng nhắm về hướng của phe nhóm thủ tướng. Hàng ngũ cán bộ và cả một vài tờ báo nhanh chóng truyền tai nhau các câu hăm dọa của ông Thanh: “Sắp tới tôi sẽ rà vô một số cái, cho hốt liền, không nói nhiều”, hay “Một số ông giờ đang ngồi run”, hay “Bắt liền chứ không cần phải đợi có bằng chứng chung chi gì hết.” 

…. Tóm tắt lại, ông Thanh đã tuyên chiến lập tức: ông sẽ tỉa dần hàng ngũ quanh ông Dũng trước khi tiến vào tâm điểm chính là cá nhân thủ tướng. Rõ ràng ông Thanh dám làm điều mà ông Sang, ông Trọng rụt rè trong những tháng qua vì sợ đối phương vạch luôn bàn tay “chàm” của gia đình 2 ông.

Và đó là lý do mà ông Nguyễn Tấn Dũng phải lấy quyết định chuyển sang thế phản công. Đòn phản công của ông Dũng bao gồm cả hai mặt: thủ và công.

Thứ nhất về mặt thủ, ông Dũng cố hạ tối đa uy tín của Trưởng Ban Nội Chính trước khi ban này khởi động làm việc. Đó là việc xuất hiện ngày 17/1/2013 hồ sơ thanh tra và kết luận của Thanh tra Chính phủ trên báo chí, dù hồ sơ này mới đóng dấu “mật” chỉ mấy ngày trước đó. Kết luận này nói rằng thành phố Đà Nẵng mà ông Thanh vẫn đang nắm ghế bí thư thành ủy đã “gây thất thu ngân sách” hơn 3,400 tỷ đồng do định giá đất đai không chính xác hay giảm giá đất không theo quy định của nhà nước. Ngay sau đó Bộ Công an được Thủ tướng Dũng nhanh chóng và công khai giao nhiệm vụ nhập cuộc điều tra, “làm rõ dấu hiệu cố ý làm trái”. Nghĩa là hăm dọa sẽ truy tố hình sự một khi “tìm thấy chứng cứ”.

Hai ngày sau, 19/1/2013, Chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân Đà Nẵng, ông Văn Hữu Chiến lập tức kêu oan về cả kết luận điều tra lẫn cách thức điều tra, bằng một văn bản dài và hàng loạt phỏng vấn với báo chí. Ông Chiến phản đối kết luận của Thanh tra Chính phủ vì “không có cơ sở”; phản đối việc “Thanh tra không chịu nghe giải trình của Thành phố”; phản đối việc “Thanh tra đưa kết luận này ra thông báo trên báo chí”.

Ngày 29/1/2013, văn phòng thủ tướng, qua miệng của ông Vũ Đức Đam, một lần nữa công bố giữ nguyên kết luận về sai phạm của lãnh đạo Đà Nẵng và tiếp tục tiến hành lệnh của thủ tướng cho công an điều tra để truy tố. Ông Đam còn nói: “Thủ tướng chưa nhận được ý kiến phản ánh nào… của thành phố Đà Nẵng”.
Cho đến nay, hầu như tất cả công luận đều xem đây là một đòn công khai của ông Nguyễn Tấn Dũng đánh vào uy tín của ông Nguyễn Bá Thanh, đặc biệt nếu so với cách hành xử đầy tính châm chước của ông Dũng đối với chính quyền Thành phố Hải Phòng ngay sau vụ tai tiếng lớn ở Tiên Lãng.

Có xác suất cao trong những ngày tới, trưởng Ban Nội Chính Trung Ương sẽ phải dành một phần thời giờ để trả lời các đoàn điều tra từ bộ công an và thậm chí có thể phải ra trước tòa để trả lời về các “sai phạm” trong quá khứ tại Đà Nẵng. Và dĩ nhiên các buổi này nhiều phần sẽ được công bố thoải mái trên báo chí.

Và dĩ nhiên, mọi đòn đánh nhắm vào ông Nguyễn Bá Thanh đều là lời cảnh cáo dằn mặt cho từng thành viên của cả 3 ban Nội Chính, Kinh Tế, và Chống Tham Nhũng của Bộ Chính Trị.

Thứ nhì trong thế công, ngày 21/1/13, tức là chỉ 3 ngày sau khi tung ra “hồ sơ mật” nêu trên, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Phòng Chống Tội Phạm (Ban Chống Tội Phạm) trực thuộc Văn phòng Thủ tướng. Ban chỉ đạo này do cánh tay mặt của thủ tướng là Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đứng đầu và Bộ trưởng Công an, tướng Trần Đại Quang, giữ vai trò Phó ban thường trực.

Thoạt nhìn trên lý thuyết, người ta thấy có sự tách bạch khá rõ giữa Ban Nội Chính của Trung ương Đảng và Ban Chống Tội Phạm của chính phủ. Trên giấy tờ, Ban Nội chính có nhiệm vụ tham mưu, đề xuất với Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng cho chủ trương; định hướng xử lý một số vụ việc, vụ án; thực hiện nhiệm vụ cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng. Tức là những nhiệm vụ mang tính đối phó với nội bộ đảng.

Trong khi đó, cũng trên giấy tờ, nhiệm vụ của Ban Chống Tội Phạm là “phối hợp các cơ quan chức năng, các lực lượng để đấu tranh với các băng nhóm tội phạm nguy hiểm”, nghĩa là nhắm vào việc đối phó với xã hội bên ngoài.

Tuy nhiên, chỉ nhìn sâu hơn một chút, người ta đã có thể thấy rõ ngay mưu trí của ông Dũng khi tạo lập Ban Chống Tội Phạm như một vũ khí tấn công mới. Trước hết, Ban Chống Tội Phạm không bị giới hạn vào một lãnh vực phạm pháp nào. Cụ thể nó được cho phép “hoạt động trên nhiều địa bàn, các vụ án nghiêm trọng, phức tạp về an ninh, kinh tế, trật tự an toàn xã hội nhằm bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội”. Đây là những thuật ngữ khá quen thuộc để cho phép loại quyền hạn không biên giới. Thế nào là “nghiêm trọng, phức tạp” hoàn toàn do văn phòng thủ tướng hay chính ban này định đoạt. Và tất cả mọi loại “sai trái” dù trong bất kỳ lãnh vực nào đều có thể qui về phạm trù mơ hồ của “an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội”.

Nói cách khác, Bộ Chính Trị vừa tước ghế trưởng Ban Chống Tham Nhũng khỏi tay thủ tướng, ông Dũng cho lập ngay một Ban mới với quyền hạn còn rộng hơn nữa và hoàn toàn nằm dưới quyền kiểm soát của thủ tướng.

Kế đến Ban Chống Tội Phạm cũng không bị hạn chế trong phạm vi đối tượng. Nó không bị dừng lại ở cấp bộ nào, dù là địa phương hay trung ương, một khi đã tự kết luận đó là một vụ “nghiêm trọng, phức tạp”. Và khi nhân danh đối phó với những kẻ phạm pháp, ban này không cần phân biệt đó là đảng viên hay dân thường. Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay ở Việt Nam, chỉ những người có quyền chức mới có cơ hội và phương tiện để phạm pháp nghiêm trọng, và đặc biệt, mới có khả năng lập “băng nhóm tội phạm”. Và tuyệt đại đa số những người đang nắm chức quyền đều là đảng viên trung và cao cấp. Do đó, đối tượng chính của Ban Chống Tội Phạm là thành phần đảng viên có máu mặt, y như 3 ban của Bộ Chính Trị.
Về mặt bắp thịt, Ban Chống Tội Phạm của ông Dũng không kém gì Ban Chống Tham Nhũng của ông Trọng. Ban Chống Tội Phạm không những do phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, cánh tay mặt của ông Dũng, cầm đầu mà còn đặt Bộ trưởng Bộ Công An Trần Đại Quang ở vị trí phó ban. Đây là yếu tố hệ trọng vì Công An là nơi đảm trách hầu hết công việc điều tra để các Ban dựa vào kết quả điều tra đó mà ra đối sách. Kinh nghiệm cho thấy, trong các vụ án chính trị cũng như kinh tế, những hồ sơ của cơ quan điều tra Bộ Công an có thể thay đổi, thêm bớt hoặc ngay cả dựng đứng, bịa đặt cho phù hợp với từng đối tượng, từng “chuyên án” đã được chỉ đạo. Với cách sắp xếp này trong Ban Chống Tội Phạm, ông Nguyễn Tấn Dũng có thể thực hiện được hai điều: (1) Có thể ngăn chận hoặc ra lệnh sửa đổi bất kỳ bản điều tra nào của công an nếu xét thấy không có lợi cho phe nhóm ông; hoặc tùy tiện tung ra công luận các bản điều tra có nhiều thiệt hại cho các đối thủ. (2) Có thể ra lệnh cho công an tấn công các đối thủ dưới dạng mở hồ sơ điều tra, khám xét nhà cửa, kiểm tra tài sản, tạm giữ, tạm giam,…

Và một vũ khí trong bóng tối khác của ông Dũng cũng góp phần khiến bắp thịt của Ban Chống Tội Phạm đáng sợ hơn tất cả mọi ban khác. Đó là hệ thống riêng của cựu thượng tướng công an Nguyễn Văn Hưởng, người được xem là một hung thần theo truyền thống của trùm mật vụ Beria dưới thời Stalin trên đất Liên Xô. Công luận Việt Nam, báo chí lề trái vẫn tiếp tục ngờ vực bàn tay ông Hưởng trong những vụ đột tử, như cái chết mờ ám của ông Đào Duy Tùng năm 1994 khi đang là thường trực Bộ Chính Trị; cái chết vì ngộ độc của thứ trưởng bộ Công An Nguyễn Văn Rốp (Tư Rốp) năm 2001; cái chết bất ngờ của cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt ở Singapore; kể cả vụ ám sát hụt ông Ba Kiên Tham mưu trưởng Quân Khu 7 ở Campuchia,…. Tin tức về bàn tay trong bóng tối này đã trở nên thông thường trong dân chúng đến độ khi nghệ sĩ Kim Chi từ chối đề nghị ban khen của ông Dũng, bà nghĩ ngay đến xác suất một cái chết sắp được dàn dựng cho bà.

Với vũ khí Ban Chống Tội Phạm mang thẩm quyền vô giới hạn và có cả phương tiện công khai lẫn bí mật như vậy, ông Dũng thừa sức vô hiệu hóa cả 3 ban của Bộ Chính Trị. Điều này có thể thấy ngay qua một vài phóng chiếu cụ thể. Chẳng hạn như khi Ban Nội Chính sắp sửa truy tố một nhân vật nào đó thuộc phe ông Nguyễn Tấn Dũng theo lời khai của một số nhân chứng, thì các nhân chứng trong vụ án đột nhiên mất tích hay qua đời trong thầm lặng. Ở mức thấp nhất, các nhân chứng này bỗng nhiên bị công an bắt giam khẩn cấp vì những tội danh khác và bị điều tra về nhiều loại tội khiến các lời khai của họ với Ban Nội Chính không còn đáng tin và không đáng làm cơ sở buộc tội nữa. Đây là việc làm quá dễ trong chức năng phó Ban Chống Tội Phạm kiêm Bộ trưởng Công An của tướng Trần Đại Quang. Ở mức chủ động tấn công hơn nữa, khi Ban Nội Chính sắp điều tra một vụ việc gì không có lợi cho phe ông Nguyễn Tấn Dũng, Ban Chống Tội Phạm còn có thể lập tức dùng một sai phạm nào đó ở hiện tại hay trong quá khứ, để mở màn “điều tra người điều tra” và tung ngay tin tức này ra báo chí.

Và dĩ nhiên Ban Chống Tội Phạm cũng sẽ rất hiệu quả trong việc tấn công ngược vào hàng ngũ của ông Trương Tấn Sang, Nguyễn Phú Trọng để đánh trả mỗi khi Ban Nội Chính làm thiệt hại hàng ngũ dưới trướng ông Dũng. Diễn trình ăn miếng trả miếng này đã và đang liên tục xảy ra kể từ sau vụ đổ bể hệ thống ngân hàng. Thí dụ điển hình là các tấn công nhắm vào chị em bà Đặng Thị Hoàng Yến và ông Đặng Thành Tâm, những người được xem là thành viên trong hệ thống làm ăn của ông Trương Tấn Sang.

Các đòn phép, và từ đó danh sách các “nạn nhân”, sẽ gia tăng nhanh trong cuộc chiến giữa Ban Chống Tội Phạm và 3 ban của Bộ Chính Trị trong những tháng trước mặt.

Nhưng giữa lúc các ban giương cờ xí lên chuẩn bị đánh nhau lớn, chẳng ai thấy có ban nào nhắc tới vụ tham nhũng lớn nhất trong lịch sử đất nước, đó là số tiền hàng trăm tỉ mỹ kim đã thất thoát qua các tập đoàn kinh tế và tổng công ty. Núi tiền khổng lồ đó không thể tan biến mà không để lại dấu tích gì. Phải chăng chẳng ban nào dám nói tới vì số “chàm” đó đã được chia và gởi lên quá nhiều cửa ở thượng tầng? ”

- chúng ta chờ đón tiếp các màn diễn của sân khấu chính trị từ thượng cấp….!

Bồ Tát Quảng Đức trước ngày tự thiêu: "Để lại trái tim được không?"

Ngay sau khi Thầy Quảng Đức tự thiêu, mọi người đã ngạc nhiên khi hay tin Trái tim của Thầy đã không bị thiêu hủy cùng ngọn lửa.

Bồ Tát Quảng Đức trước ngày tự thiêu: "Để lại trái tim được không?"
Từ đó đến nay suốt thời gian ngót 37 năm qua, người Việt Nam luôn luôn bị ám ảnh bởi câu hỏi: Tại sao trái tim của Ngài không bị đốt cháy? Đây là câu hỏi không những ám ảnh những người bình thường mà còn ám ảnh đối với nhiều khoa học gia, nhiều nhà thần học cũng như các nhà nghiên cứu về những điều kỳ diệu của thế giới vô hình. Tuần qua, nhật báo Người Việt Hoa Kỳ đã đăng tải bài viết của ông Mật Nghiêm Đặng Nguyên Phả, trong đó tác giả đã trình bày lý do vì sao trái tim của Thầy Quảng Đức vẫn còn nguyên vẹn sau khi nhục thể của Thầy bị thiêu thành tro bụi trong lửa đỏ. Mời quý độc giả theo dõi nguyên văn bài viết của tác giả đăng ở trang 3.

Mười ba năm sau ngày Bồ Tát Quảng Đức tự thiêu, tôi được nghe một Bạn Đạo của Ngài kể lại: "Vì sao Ngài để lại Trái Tim", như một huyền thoại, như một giai thoại Thiền thời đại. Người kể là Cố Hòa Thượng Thích Thanh Long, nguyên Giám Đốc Nha Tuyên Úy Phật Giáo, trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa trước đây. Thời gian là vào đầu năm 1976 và địa điểm là Trại Cải Tạo Suối Máu, Tam Hiệp, Biên Hòa. 

Vào thời gian trước khi bị đưa ra Bắc, tôi được giam chung với hai vị Cố Hòa Thượng Thích Thanh Long và Thích Độ Lượng là những người lãnh đạo ngành Tuyên Úy Phật Giáo trong Quân Đội Miền Nam trước 1975. Nhờ cơ hội đó, tôi đã học hỏi được rất nhiều về Phật Pháp, về đức độ và về công hạnh của Ngài Thanh Long. Cũng nhân dịp này, tôi đã đặt câu hỏi về "Trái Tim Ngài Quảng Đức" có thật không và chuyện xảy ra như thế nào?

Hòa Thượng Thanh Long đã trừng mắt nhìn tôi rồi nói: "Đó là sự thật một trăm phần trăm, thế cậu không tin à?" - Ngài thường dùng chữ cậu để xưng hô với tôi cho thân mật theo kiểu Bắc, thay vì dùng chữ anh hay đạo hữu - Và tôi trả lời: "Không phải con không tin về chuyện trái tim có thật hay không. Điều con thắc mắc là tại sao thiêu mà trái tim không cháy".

Hòa Thượng đã mỉm cười và ôn tồn nói: "Chính chúng tôi cũng không ngờ và chính tôi là nhân chứng về chuyện này, giờ tôi kể cho cậu nghe". Rồi Ngài bắt đầu thuật lại như sau:

"Tôi không nhớ rõ thời gian bao lâu trước ngày Thầy Quảng Đức tự thiêu, trong một buổi họp kín giữa những thành phần lãnh đạo cuộc đấu tranh Phật Giáo tại chùa Xá Lợi, trong đó có tôi. Sau khi bàn thảo xong các việc, đến phần linh tinh thì Thầy Quảng Đức giơ tay, xin ghi tên tự thiêu. Vì là chỗ thân tình, mà cũng để đùa với ông, nên tôi nói: "Này Thầy ơi! Mấy vị Thiền sư khi chết thường để lại xá lợi đấy nhé. Vậy Thầy định để lại cái gì?" Ngay lúc đó, theo phản ứng tự nhiên ông trả lời tôi: "Để lại trái tim được không?" Tôi đáp: "Được chứ, tốt lắm, tốt lắm!" Sau buổi họp hôm đó, tôi đã gọi Taxi đưa Thầy Quảng Đức về chùa Quán Âm trước, rồi sau mới về chùa mình. Thời gian tiếp theo vì bận Phật sự và việc đấu tranh tôi cũng quên đi chuyện nàỵ

Đến ngày 20 tháng 4 năm Quý Mão tức ngày 11 tháng 6 năm 1963 thì Thầy Quảng Đức tự thiêu tại ngã tư Phan Đình Phùng và Lê Văn Duyệt vào lúc 11 giờ trưa. Khi đó tôi đang ở chùa Xá Lợi họp. Lúc đó tình hình rất căng, vì nằm trong thành phần lãnh đạo nên tôi ở luôn tại chùa Xá Lợi để được bảo vệ chứ không về chùa nữa. Nhục thân Thầy Quảng Đức được mang về chùa Xá Lợi nên các Phật tử thường xuyên đến viếng, ngày đêm hàng ngàn người. Mãi năm ngày sau mới đem xuống thiêu tại An Dưỡng Địa Phú Lâm.

Vào chiều ngày 16-6-63, một Thầy trẻ phụ trách việc thiêu đã chạy về chùa Xá Lợi bạch rằng đã thiêu xong, nhưng không hiểu sao trái tim chưa bị rã, tôi và các vị lãnh đạo cho lệnh tiếp tục thiêu thêm 6 giờ nữa. Sáng ngày hôm sau, cũng Thầy trẻ trên đã về chùa Xá Lợi tay cầm trái tim mầu nâu cứng với nước mắt đầm đìa, nói rằng đã thiêu thêm lò điện không chỉ 6 mà đến 10 tiếng đồng hồ nhưng trái tim vẫn còn, nên đành chịu mà phải mang về trình lên Hội Đồng Viện. 

Lúc đó tôi nghĩ rằng trái tim thuộc loại cơ nhục nên có lẽ không cháy, thôi thì để thờ. Bốn ngày sau, một Thượng Tọa bên Nguyên Thủy viên tịch cũng đem thiêu thì cốt thành tro hết, lúc đó tôi mới suy nghĩ và nhớ lại câu nói đùa của tôi và lời hứa của Thầy Quảng Đức trong ngày ghi tên xin được tự thiêu. Và tôi tự giải thích rằng: Trong khi Thầy Quảng Đức ngồi Thiền để tự thiêu thì Thầy đã dùng lửa Tam Muội là một thứ nội hỏa đốt đi trái tim của mình, khiến trái tim đã hóa thạch mà lửa thường không thể đốt nổi. Lửa Tam Muội đã khiến trái tim Thầy Quảng Đức thành Kim Cang bất hoại."

Trên đây là tất cả những lời Hòa Thượng Thanh Long đã kể lại cho tôi nghe 24 năm về trước, tính đến hôm nay. Nếu kể từ ngày Ngài Quảng Đức tự thiêu thì đến giờ đã 37 năm rồi. Hôm nay, nhân sắp đến ngày kỷ niệm xả bỏ nhục thân của Ngài, tôi viết những dòng này để cúng dường Ngài và Cố Hòa Thượng Thích Thanh Long, người bạn của Ngài. Nhân dịp này tôi cũng xin nhắc lại về Ngài Quảng Đức.

Ngài có tục danh là Lâm Văn Tuất, sinh năm 1897 tại làng Hội Ninh, quận Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Thuở bé Ngài khó nuôi nên Cha mẹ cho người cậu ruột làm con, đổi tên là Nguyễn Văn Khiết. Năm 7 tuổi gia đình cho Ngài xuất gia học đạo với Hòa Thượng Thích Hoằng Thâm. Năm 15 tuổi thọ Sa Di và 20 tuổi thọ Tỳ Kheo. Sau khi thọ giới Ngài bắt đầu tu năm năm khổ hạnh tại núi Ninh Hòa rồi Ngài hành hạnh đầu đà, một y một bát du hóa khắp nơi, mãi sau mới về an trú tại chùa Thiên Ân thị trấn Ninh Hòa.

Năm 1932 khi Ngài được 35 tuổi đời và 28 tuổi Đạo thì Chi Hội Ninh Hòa của Hội An Nam Phật Học mời Ngài làm Chứng Minh Đạo Sư. Từ đó Ngài đi hành hóa khắp các tỉnh Miền Nam Trung Việt, đã góp công kiến tạo và trùng tu được 14 ngôi chùa rải rác khắp miền. Năm 1943, Ngài rời miền Trung vào Nam hành hóa tại các tỉnh Sài Gòn, Gia Định, Bà Rịa, Long Khánh, Định Tường và Hà Tiên. Trong thời gian này Ngài có lên Nam Vang thuộc Cambodia hành đạo ba năm và nghiên cứu, học hỏi về kinh điển Pali. 

Năm 1953, Ngài được Giáo Hội Tăng Già Nam Việt mời làm Trưởng Ban Nghi Lễ và Hội Phật Học Nam Việt mời Ngài làm trú trì chùa Phước Hòa, trụ sở của Hội tại Sài Gòn. Trong thời gian này Ngài đã góp công trùng tu và tạo lập được 17 ngôi chùa. Ngôi chùa mà Ngài thường trú lâu nhất là chùa Long Vĩnh tại quận Phú Nhuận, Gia Định, cho nên Phật tử Miền Nam thường gọi Ngài là Hòa Thượng Long Vĩnh. Chùa cuối cùng mà Ngài trú trì trước khi tự thiêu là chùa Quán Thế Âm, số 68 đường Nguyễn Huệ, quận Phú Nhuận, tỉnh Gia Định. Đường Nguyễn Huệ nay đổi là đường Thích Quảng Đức.

Ngài tự thiêu ngày 11-6-63, đã để lại một kỳ tích là "Trái Tim Xá Lợi". Thông điệp của Ngài để lại là "Xả thân vì Đạo Pháp và Dân Tộc" với tinh thần Bi-Trí-Dũng sáng ngời và sự nhiệm màu của Phật Pháp. 

Theo Mật Nghiêm Đặng Nguyên Phả
Phật tử Online

PGS.TS Nguyễn Hữu Tri - Cần luật hóa cho phép chạy chức, chạy quyền’

LTS: Dư luận gần đây lên tiếng đầy bức xúc với việc chạy chức chạy quyền. Việc này đã có từ nhiều năm. Chức nhỏ tiền nhỏ, chức lớn tiền lớn. Chân giáo viên cũng hàng trăm triệu, cảnh sát đứng đường 300 triệu, bộ đội chuyên nghiệp cũng tiền, thứ trưởng, bộ trưởng, đại sứ, lãnh sự… tiền hết. Tất nhiên đó chỉ là những lời lưu truyền trong dân chúng. Đã chạy chọt thì lấy đâu ra chứng từ, hóa đơn hay bằng chứng.

Nạn chạy chức quyền này là bài toán nan giải liên quan tới thể chế chính trị, ấy vậy mà có ông phó giáo sư, tiến sĩ hiến kế như sau:

PGS.TS Nguyễn Hữu Tri
PGS.TS Nguyễn Hữu Tri
PGS.TS Nguyễn Hữu Tri, Viện phó phụ trách Viện Xã hội học và Khoa học quản lý, nguyên là Viện trưởng Viện Khoa học hành chính, Trưởng khoa Quản lý hành chính, Học viện hành chính Quốc gia chia sẻ với Đất Việt về chuyện chạy công chức, chạy quyền.
Chạy công khai, tiền nổi, Nhà nước quản lý được
PV: – Là người có nhiều năm nghiên cứu về hành chính và là trưởng ban chấm thi nâng ngạch công chức chắc ông hiểu rõ bản chất của sự việc ‘chạy’ công chức mới đây ông Trần Trọng Dực, chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Thành ủy Hà Nội có nêu. Ông có bình luận gì về câu chuyện này?
PGS.TS Nguyễn Hữu Tri: – Tôi đã nhiều lần đặt câu hỏi cho các lớp học khi tham gia giảng bài ở đó rằng tại sao lại phê phán việc chạy chức chạy quyền. Trên thế giới này chạy chức chạy quyền nhiều chứ (?!). Obama phải ‘chạy’ vào Nhà Trắng, Putin phải ‘chạy’ vào nhà đỏ thì việc chạy vào chức, quyền của Việt Nam cũng là dễ hiểu.
Ai muốn có chức, có quyền và điều này chưa thể khẳng định là xấu. Bản thân tôi cũng từng nói với nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu rằng tôi cũng muốn chạy để có chức. Vào để tôi có cơ hội đóng góp được nhiều hơn. Cho nên đừng nhầm lẫn giữa cái người ta muốn chức với mục tiêu vào chức ấy để lời dụng, kiếm lời cho cá nhân, có hại cho cái chung.
Sở dĩ tôi kể lại câu chuyện này là vì cũng xuất phát từ quan điểm cơ chế thị trường. Chúng ta nói nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường là theo quy luật cơ bản của cơ chế thị trường bởi vì cái gì cũng có quy luật của nó tức là cung cầu, cạnh tranh, giá trị.
Điều mà tôi băn khoăn, cơ chế thị trường đã được vận dụng trong lĩnh vực hoạt động kinh tế, vậy nó có được vận dụng trong các lĩnh vực khác của đời sống kinh tế xã hội hay không. Câu trả lời là có.
Như vậy, trong tổ chức, trong cán bộ cũng phải theo cơ chế thị trường bởi nó không có gì xấu vì vẫn là quan hệ cung cầu.
Thế nhưng, chúng ta không quan niệm cơ chế thị trường trong công tác tổ chức cán bộ nên mới dẫn đến tình trạng để cho nó phát triển ngầm của quy luật này, mới sinh ra chạy chức, chạy quyền.
Vì chúng ta không thừa nhận nên mới để nó chạy ngầm để rồi phê phán. Thậm chí còn phê phán cả tư tưởng chạy chức, chạy quyền. Thử hỏi trên trái đất này có ai không muốn chức quyền(?!). Chúng ta đừng nhầm lẫn khi làm yếu kém rồi quy kết ngược trở lại như vậy.
Nếu chúng ta thừa nhận cơ chế thị trường thì chính những người làm quản lý lãnh đạo phải chủ động thiết lập theo luật định cho nó chạy. Chạy công khai thì tiền sẽ nổi lên, Nhà nước quản lý được. Nếu đụng vào luật thì sẽ xử lý và sẽ không có những khoản ngầm chảy vào túi ai hết.
Tức là nếu tạo ra được cái khung khuôn khổ pháp lý thì cứ thế làm theo. Bầu cử cũng là cạnh tranh, thi cũng là cạnh tranh nhưng nếu đảm bảo một cuộc thi công khai theo quy chế luật định thì nếu phạm vào sẽ bị xử lý.
PV: – Đành rằng đồng ý với quan điểm của tiến sĩ đưa ra rằng sẽ công khai để cho số tiền ‘chạy’ chức nổi lên dễ kiểm soát nhưng còn chất lượng cán bộ sẽ ‘đo’ như thế nào?
PGS.TS Nguyễn Hữu Tri: – Nếu công khai thì sẽ kiểm soát được. Chính những người tổ chức hiểu điều này, nhưng biết đâu để ngầm thì họ sẽ có lợi cho cá nhân hơn. Cũng như ở các trường, chuyện mua bán bằng cấp, phải có người bán mới có kẻ mua.
Án tại hồ sơ – không tìm được dấu vết
PV: – Nhưng thưa ông, hiện công chức lương rất thấp và chịu nhiều sự bó buộc bởi các quy định. Vậy công khai chuyện phải ‘chạy’ tiền rồi kiểm soát cả chất lượng. Vào được vị trí đó rồi, họ làm gì để ‘thu hồi vốn’?
PGS.TS Nguyễn Hữu Tri: – Tôi xin đưa một ví dụ, dựa trên quan hệ cung – cầu, tôi cần một trưởng phòng. Cung có 5 người muốn được vào vị trí đó, nhưng nếu là 10 người muốn thì cạnh tranh phải khốc liệt hơn. Nhưng nếu ai được thì giá trị sẽ phải lớn hơn.
Khái niệm giá trị ở đây không phải chỉ là tiền, nó có thể là tinh thần, tình cảm, chính trị xã hội… trong các mối quan hệ sẽ bao hàm lợi ích. Vậy thì quy luật giá trị ở đây thực chất là thực hiện cái lợi ích. Trong điều kiện đó, nếu chúng ta hiểu điều đó, tất cả những cơ chế chính sách của chúng ta phải theo nó.
Có một điều phải bàn ở đây để thấy rõ hơn chuyện ‘chạy’ vào biên chế. Dù rằng trong Nghị quyết của Trung ương thì nói rằng các vị trí lãnh đạo có lên có xuống, có vào có ra nhưng thực tiễn không có ai kiên quyết làm điều này. Không thiết lập cơ chế để xác định rõ điều này nên ở ta đã vào biên chế là không có ra, đã lên cao là không xuống thấp.
Ví dụ một anh Bí thư đảng ủy xã rất giỏi, thậm chí là xã anh hùng, trong một nhiệm kỳ huyện Đảng bộ, anh này được bầu vào làm thường vụ huyện ủy, trúng phó Bí thư huyện ủy. Trong một nhiệm kỳ, anh này được phân công làm chủ tịch UBND huyện. Khi đó anh ta đi học bồi dưỡng làm chủ tịch khoảng 2-3 tháng nhưng về làm không được.
Vài năm sau, anh ta không được bầu vào thường vụ huyện ủy và chắc chắn không được làm Chủ tịch UBND huyện. Thế nhưng, cái ngược đời ở đây vì anh ra đang ở mức lương chủ tịch đang rất cao, tuổi lại ở chừng 45, không thể hạ xuống thấp và không biết đưa anh này đi đâu.
Lúc này buộc phải sắp xếp anh ta lên trưởng, phó ban trên tỉnh. Trượt ở tỉnh thì lại đưa lên Trung ương. Suốt mấy chục năm nay, tình trạng này diễn ra khiến chất lượng bộ máy của chúng ta cứ thấp dần đều. Cộng với tâm lý một ông trưởng phòng sẽ không bao giờ chọn một ông phó giỏi hơn mình. Tương tự, ông phó phòng lại chọn người dưới quyền kém hơn mình nữa. Như vậy nếu lên sơ đồ thì sẽ thấy chất lượng cứ giảm dần.
Từng là trưởng ban chấm thi nâng ngạch chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp, tôi hiểu rất rõ điều này. Khi chấm thi, hỏi tôi thấy rất rõ chất lượng đội ngũ cán bộ công chức như thế nào và kiến thức họ ra sao.
PV: - Những phân tích của ông đang thừa nhận việc chạy công chức là có thật. Nghĩa là ông đồng ý với ý kiến mà ông Trần Trọng Dực, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, nêu là có thật. Vậy theo ông tại sao có tới 3 đoàn thanh tra mà không phát hiện được ‘dấu vết’ của câu chuyện này?
PGS.TS Nguyễn Hữu Tri: – Làm sao mà phát hiện được?. Nguyên tắc là án tại hồ sơ nên làm sao đoàn thanh tra tìm được văn bản nào hay bằng chứng nào để nói lên điều này. Trừ những trường hợp bắt quả tang.
Câu chuyện này tạo ra dư luận xã hội mà không có chuẩn mực nào để xác định được nên rất khó. Nhưng trách nhiệm của cơ quan quản lý là phải có câu trả lời rõ ràng cho xã hội.
Hiện tôi cho rằng bộ máy khá tắc trách. Khi những người trong cuộc cấu kết với nhau rồi thì chỉ những người trong cuộc biết với nhau thôi, còn người ngoài cuộc bó tay. Trừ khi cố tình lừa một vụ để làm điểm.
Trong khâu tổ chức, làm đi đã khó, làm lại còn khó hơn. Tình trạng này còn nhiều việc không thể xử lý được.
Tôi khẳng định không thể tìm được gì vì lấy đâu ra chuyện giấy trắng mực đen.
Xin trân trọng cảm ơn ông về cuộc trao đổi!
(Đất Việt)

Ông Bùi Kiến Thành:Cái bẫy từ gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng

“Cho vay mua bất động sản với lãi suất không cố định chẳng khác nào nhử người ta vào cái bẫy lãi suất thấp. Khi người ta vào bẫy rồi, chui vào rọ rồi thì lãi suất có thể đẩy lên tới mức nào tùy thích, điều đó là không thể chấp nhận được” – chuyên gia  kinh tế Bùi Kiến Thành lên tiếng.
Thông tư Quy định về cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết 02 có những điểm chính như sau: 30.000 tỷ đồng cho người thu nhập thấp, cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang vay để thuê, thuê mua nhà ở xã hội; doanh nghiệp xây nhà xã hội hoặc từ nhà thương mại chuyển sang nhà xã hội cũng thuộc đối tượng được cho vay. 

Tuy nhiên, trong gói 30.000 tỷ đồng không nói rõ bao nhiêu % là cho cá nhân vay, bao nhiêu % là cho doanh nghiệp vay. Ngoài ra, thông tư cũng không nêu rõ, trong trường hợp cá nhân không vay mua bất động sản thì số tín dụng còn dư có thuộc về phần vay của doanh nghiệp bất động sản và ngược lại.

Mặt khác, 30.000 tỷ đồng chỉ tương đương với 1.5 tỷ USD trong khi đó, theo báo cáo, riêng Hà Nội đã cần tới 45 tỷ USD để hoàn thiện những dự án bất động sản còn đang dang dở. Như vậy, số tiền 1.5 tỷ USD sẽ đổ vào đâu, với mục đích thế nào là một vấn đề mà dư luận hết sức băn khoăn.
Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành
Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành

Vấn đề thứ hai là Thông tư của Ngân hàng Nhà nước chỉ định đối tượng cho vay: đối tượng thu nhập thấp, cán bộ công chức viên chức, lực lượng vũ trang… Tại sao lại phân chia người dân của cùng một đất nước thành nhưng công dân số 1, số 2, số 3, số 4 như vậy? Tại sao những người công chức, viên chức lại được ưu tiên hơn những người dân khác trên đất nước này?

Đặt ra những tiêu chí ai được vay, ai không được vay sẽ đưa đến chỗ tiêu cực, tham nhũng, xin cho… Điều này nhiều chuyên gia kinh tế khác cũng đã nói , khi đưa ra một chính sách như thế thì tất cả các công dân Việt Nam đều phải đồng quyền lợi, đồng nghĩa vụ. Tư duy phân chia người dân thành từng nhóm ưu tiên như vậy là không được.

Vấn đề thứ 3 là việc quy định lãi suất 6% trong ba năm đầu. Vậy lãi suất những năm sau sẽ như thế nào? Cũng theo Thông tư này, thời hạn cho vay tối thiểu là 10 năm nhưng lãi suất chỉ chốt trong 3 năm đầu. Bài học về đại nạn cho vay bất động sản bên  Mỹ đã có, nhưng chính chúng ta lại đi vào vết xe đổ của họ.

Người ta cho vay với lãi suất ba năm đầu rất thấp để tiếp thị, kể cả những người không có khả năng chi trả dài hạn cũng vay mua nhà vì lãi suất quá thấp. Sau ba năm họ cho vay với lãi suất cao hơn, có thể cao hơn 50% so với lãi suất ban đầu. Những người đi vay mua bất động sản không có khả năng chi trả, phải phá vỡ hợp đồng. Những hợp đồng cho vay thành nợ xấu không thu hồi được, ngân hàng ôm nợ xấu, cả nền kinh tế bị ảnh hưởng theo.

Ngân hàng Nhà nước giải thích, cho vay với lãi suất 6% vì hiện mức lạm phát là 6%. Giải thích đó càng khiến chúng ta lo ngại vì lỡ 3 năm nữa lạm phát lên 10% thì người dân sẽ chống đỡ thế nào? Thời hạn cho vay mua nhà thường là 10 – 20 năm, lại căn cứ vào lạm phát thì khác nào đặt cả người vay và ngân hàng thương mại vào rủi ro.

Ở đây, thông tư của Ngân hàng Nhà nước còn quy định, nợ vay tối thiểu là 80% phương án vay. Có nghĩa là dù khả năng chi trả của người dân là 50% thì họ vẫn buộc phải vay tới 80%. Trong trường hợp sau 3 năm lãi suất sẽ được đẩy lên nghĩa là người dân còn càng nhiều nợ thì càng phải chịu lãi suất cao. Vì quyền lợi của ai mà tại sao đặt ra chính sách như vậy, người dân rất cần lời giải thích.

Tôi xin nhắc lại, cho vay mua bất động sản với lãi suất không cố định chẳng khác nào nhử người ta vào cái bẫy lãi suất thấp. Khi người ta vào bẫy rồi, chui vào rọ rồi thì lãi suất có thể đẩy lên tới mức nào tùy thích, điều đó là không thể chấp nhận được. Tôi xin nhắc lại là, không thể chấp nhân một hợp đồng cho vay mua bất động sản với lãi suất không cố định. Rủi ro ở đây không chỉ đối với người mua mà còn cả ngân hàng và rộng hơn là cả nền kinh tế. Nói cụ thể hơn, người mua nhà chết, hệ thống ngân hàng chết thì sẽ kéo cả nền kinh tế chết theo.

Vấn đề thứ 4 là nguồn tiền cho vay. Theo thông tư của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước sẽ tái cấp vốn cho ngân hàng thương mại cho vay bằng cách tái cấp vốn với lãi suất 1.5% dưới lãi suất cho vay. Đây lại là một cái bẫy nữa. Hiện tại cho vay bất động sản với lãi suất 6% có nghĩa là Ngân hàng Nhà nước sẽ cho ngân hàng thương mại vay với lãi suất 4.5% (chênh lệch 1.5% cho chi phí hoạt động). Ví thử sau này họ muốn nâng lãi suất lên 15% thì Ngân hàng Nhà nước chỉ việc cho ngân hàng thương mại vay với lãi suất 13.5%, vẫn đúng tinh thần Thông tư Quy định về cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết 02.

Điểm cuối cùng, 5 ngân hàng thương mại sẽ phải dành vốn tối thiểu 3% tổng dư nợ cho vay tại thời điểm cuối năm trước để cho vay các đối tượng trên.Tại sao lại là 3% mà không phải 5%, 7%, 10%. Thông tư quy định như vậy là mập mờ vì 3% của tổng dư nợ của 5 ngân hàng đó là bao nhiêu, nếu mỗi ngân hàng có 50.000-700.000 tỷ đồng thì tính ra 3% đó chẳng là bao nhiêu cả.

Tóm lại, vấn đề hiện nay là hàng triệu người dân Việt Nam cần mua nhà chứ không phải chí vài trăm nghìn căn nhà đang bị kẹt.
Việc quan trong nhất của Chính phủ là phải tìm cách tổ chức tốt thị trường bất động sản, có hệ thống tín dụng hợp lý cho vay mua nhà như các nước đang áp dụng hiệu quả để người dân có thể “an cư”, không xảy ra tình trạng hàng triệu người ở TP.HCM và Hà Nội sống trên diện tích 2m2/người như hiện nay. Nếu làm được như vậy thì mỗi năm bán hàng triệu căn hộ chứ có phải vài nghìn căn hộ đang bị kẹt.

Bùi Kiến Thành
(Đất Việt)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét