Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 13 tháng 4, 2013

Tin ngày 13/4/2013 - Hội nghị TW 7 - Cuộc sống mái cuối cùng?

TIN LÃNH THỔ

TIN TRÊN BLOG

TIN XÃ HỘI


TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ

TIN THẾ GIỚI

Nông dân 'đang ở đáy xã hội Việt Nam'

Xã hội Việt Nam
Nông dân đang được xếp đứng dưới cùng trong thang phân tầng xã hội ở VN

Một nhà nghiên cứu thuộc Viện Xã hội học tại Hà Nội cho BBC hay nông dân đang được xếp dưới cùng trong thang phân tầng của xã hội Việt Nam hiện đại.

Trao đổi với BBC hôm 12/4/2013, nhân dịp BBC vừa công bố bảng xếp loại với 7 giai tầng mới trong xã hội Anh, tiến sỹ Đỗ Thiên Kính, chuyên gia về phân tầng xã hội nói nông dân Việt Nam xếp dưới cùng trong chín tầng lớp xã hội ở nước này.

Ông nói:
"Tầng lớp nông dân là tầng lớp có địa vị thuộc loại thấp kém nhất trong xã hội. Địa vị kinh tế, thu nhập của tầng lớp nông dân cũng thuộc loại thấp, chi tiêu cũng thấp,

"Tình trạng nhà ở, đời sống văn hóa tinh thần cũng kém các tầng lớp khác."

Ông Kính cũng cho hay tầng lớp lao động phổ thông, giản đơn được dự đoán thuộc nhóm chịu nhiều rủi ro, bấp bênh trong xã hội, trong khi nhóm có trình độ chuyên môn cao, hay tầng lớp trí thức, được xếp ngày một cao trên bảng phân tầng.

Ở trên cùng của bảng này, theo chuyên gia là tầng lớp những người lãnh đạo, những người có chức, có quyền, trong khi nhóm giàu cũng bao gồm những người thuộc tầng lớp này.

Tầng lớp có 'quyền và tiền'

"Thường nhóm có chức có quyền thì mới có lợi ích và có quyền lực để thu vén cá nhân, trong phân tầng của chúng tôi, chắc chắn chúng tôi xếp vào nhóm quản lý, lãnh đạo - nhóm đứng đầu tiên trong tháp phân tầng"
TS Đỗ Thiên Kính
Khi được hỏi về "nhóm lợi ích" có liên hệ ra sao, như một lát cắt so sánh, trong tháp phân tầng, nhà xã hội học nói đây chính là nhóm "có chức, có quyền", có "địa vị" và do đó mà có sự liên hệ tới "bổng lộc, lợi ích". Nhóm này theo ông Kính cũng đứng ở trên cùng của bảng phân loại.

Ông nói: "Thường nhóm có chức có quyền thì mới có lợi ích và có quyền lực để thu vén cá nhân, trong phân tầng của chúng tôi, chắc chắn chúng tôi xếp vào nhóm quản lý, lãnh đạo - nhóm đứng đầu tiên trong tháp phân tầng."

Trả lời câu hỏi, những người thuộc nhóm giàu là ai và nguồn gốc sự phồn vinh, giàu có vật chất của họ tới từ đâu, nhà xã hội học cho hay trong nhóm này có những người giàu có do làm ăn phi pháp và những người làm ăn đàng hoàng.

"Thực tiễn xã hội Việt Nam, những người giàu có có nhiều dạng. Ví dụ, dạng giàu có phi pháp do tham ô, tham nhũng là một dạng... Hay dạng giàu có do lao động chân chính cũng có.

"Nhưng tóm lại tầng lớp trên, theo tháp phân tầng của chúng tôi, ví dụ tầng lớp lãnh đạo, quản lý, những người chuyên môn cao, doanh nhân... gần như gắn với các thành phần kinh tế nhà nước, vì phần nhiều họ là công chức nhà nước..."


"Những người giàu có có nhiều dạng... Dạng giàu có phi pháp do tham ô, tham nhũng là một dạng... Hay dạng giàu có do lao động chân chính cũng có"
TS Đỗ Thiên Kính
Chuyên gia xã hội học cho hay chưa thể đáp ứng câu hỏi về mối liên hệ giữa "phân tầng trong đảng viên" với bảng phân tầng xã hội hiện tại và đồng ý có thể cần tới một nghiên cứu tách biệt, tuy nhiên ông cho rằng nhóm đứng ở đầu bảng phân loại là nhóm có nhiều quyền lực, từ tài chính, cho tới chính trị.

Ông nói:
"Các tầng lớp trên, vốn tài sản, quyền lực hay vốn văn hóa hiện nhiều hơn các tầng lớp phía dưới" và "tầng lớp bên trên chính là tầng lớp đang lãnh đạo xã hội."

Về giới trẻ và tầng lớp trung lưu, ông Kính nói:
"Nhóm trẻ tất nhiên không thể leo lên các tầng lớp trên được, cùng lắm có thể thoát khỏi tầng lớp dưới và gia nhập những tầng lớp giữa. Ví dụ có thể là thợ thủ công, hoặc nhân viên, hoặc chuyên môn ở trình độ thấp hơn... Nhóm trẻ chỉ ở những tầng lớp giữa thôi."

Còn về mức độ tiêu dùng như một đặc điểm xếp hạng, nhà xã hội học cho hay:
"Trừ tầng lớp lãnh đạo quản lý ra, tầng lớp càng cao có mức chi tiêu tiêu dùng càng nhiều, ví dụ doanh nhân hay tầng lớp chuyên môn cao tiêu dùng rất lớn, nhưng đến nông dân thì tiêu dùng ở mức thấp nhất."

Chuyên gia trong nước được vấn ý nhân dịp tại Anh mới công bố một xếp hạng phân chia xã hội hiện đại theo bảy nhóm.

Đây là các giai cấp: thượng lưu, trung lưu ổn định truyền thống, trung lưu công nghệ, công nhân mới, người lao động truyền thống, nhân viên dịch vụ, phục vụ và giai cấp vô sản bấp bênh.

Các nhà xã hội học tại Anh được BBC đặt hàng làm cuộc điều tra này cho rằng xã hội hiện đại không còn mô hình như chủ nghĩa Marx phân tích chỉ gồm có ba bốn giai cấp: tư sản, trí thức, vô sản...như trước.

Còn ở Việt Nam, nhiều nghiên cứu nay cũng đưa ra mô hình tháp để chia tầng xã hội thành chín nhóm.

Đó là lãnh đạo quản lý, doanh nhân, chuyên môn cao (hay trí thức), nhân viên, công nhân, buôn bán dịch vụ, lao động tiểu thủ công nghiệp, lao động giản đơn và dưới cùng là nông dân.

Một số nghiên cứu gần đây của Ngân hàng Thế giới (World Bank), Ngân hàng Phát triển Á châu (ADB) và Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đều lưu ý về sự chuyển động theo hướng nới rộng trong khoảng cách giữa thu nhập của nhóm giàu và nhóm nghèo ở Việt Nam.

Riêng về mặt địa bàn cư trú tại Việt Nam hiện có khoảng cách nhất định về thu nhập và cơ hội cải thiện chất lượng cuộc sống giữa lao động và cư dân ở đô thị và nông thôn.

Còn về mặt dân số, hiện cũng có xu hướng già đi của người dân, trong khi chưa chắc đã có một mối quan hệ tỷ lệ thuận tương ứng giữa nâng cao cơ hội đào tạo và tỷ lệ tăng trưởng dân số trẻ và nhóm lần đầu tiên gia nhập thị trường lao động.

Ở khía cạnh khác, một số nghiên cứu cho hay có sự suy giảm nhất định về mức "tiêu dùng văn hóa" ở nhiều nhóm dân số, trong đó xuất hiện cả ở nhóm mới giàu lên và nhóm thanh niên xét về hàm lượng và chất lượng văn hóa.
(BBC)

Chúng Ta - Các Công Dân Tự Do


Đây là một văn bản quí mà những ai quan tâm đến vấn đề TỰ DO cần biết. Xin gửi tới các bạn FB.
Chính phủ cho rằng cần xác định quyền lập hiến là thể hiện cao nhất chủ quyền nhân dân, gồm quyền sáng kiến lập hiến, quyền tham gia góp ý trong quá trình dự thảo HP và cuối cùng là quyền biểu quyết thông qua trưng cầu dân ý.
Chính vì thế Chúng Ta hãy đồng lòng:
1. Công khai gặp nhau nơi công cộng để trao đổi, trình bày ý kiến của mình về Hiến pháp cho một nước Việt Nam Dân Chủ.

2. Công khai bày tỏ chính kiến của mình về nội dung của Hiến pháp trên mọi diễn đàn điện tử bằng những bài viết, phát biểu tại những nơi công cộng bằng những bảng cầm tay, hàng chữ trên áo...Đó là quyền sáng kiến lập hiến, quyền tham gia góp ý Hiến pháp mà chính phủ đã đề cập.

3. Công khai xuống đường phổ biến những tài liệu góp ý tích cực và xây dựng về nội dung Hiến pháp để đồng bào chúng ta có những góc nhìn đa dạng, nhằm có một quyết định sáng suốt và độc lập đối với Hiến pháp của quốc gia.

4. Từ chối, bất hợp tác mọi hành vi cưỡng ép ký nhận những văn bản liên quan đến Hiến pháp mà chúng ta không đồng ý và xem đó là những vi phạm tư cách chủ thể về quyền lập hiến của người dân.

5. Công bố cho dư luận và chính phủ biết rõ mọi đe dọa, sách nhiễu đối với cá nhân và gia đình trong tiến trình thể hiện quyền lập hiến của mình.
Đối với chính phủ, chúng tôi, với nghĩa vụ đóng thuế để chính phủ có thể hoạt động và vận hành những sinh hoạt của quốc gia, trong vai trò của những người làm chủ đất nước và chủ thể của quyền lập hiến, yêu cầu chính phủ:
1. Đăng tải mọi ý kiến độc lập của cá nhân, tập hợp quần chúng về Hiến Pháp - điển hình là Lời Tuyên Bố của các Công Dân Tự Do, Thư của Hội đồng Giám mục Việt Nam gửi Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 nhận định và góp ý sửa đổi Hiến pháp, Kiến Nghị 72 về Sửa đổi Hiến pháp trên các kênh thông tin được vận hành bởi tiền thuế của nhân dân.

2. Thành lập một ủy ban độc lập để soạn thảo Hiến pháp và thu nhận ý kiến của nhân dân. Tính độc lập được thể hiện bằng việc bao gồm nhiều thành phần quần chúng trong ủy ban và không có quá bán đảng viên của đảng cộng sản là thành viên của ủy ban.

3. Chấm dứt việc đến từng nhà dân ép ký tên vào kiến nghị trong đó chỉ có hai lựa chọn là đồng ý hoàn toàn và đồng ý kèm góp ý.

4. Ra văn bản nghiêm cấm và nghiêm trị mọi phát biểu, hành vi đe dọa nhân dân khi thể hiện ý kiến độc lập của mình về Hiến pháp.

5. Tổ chức Trưng Cầu Dân Ý với sự giám sát của Liên Hiệp Quốc mà Việt Nam là một thành viên, để có thể đảm bảo tính trung thực và khách quan của cuộc Trưng Cầu Dân Ý.
Chúng Ta - Các Công Dân Tự Do
(FB: Nghệ sỹ Kim Chi)
 
  • Các nhà khoa học Nhật Bản giải mã giấc mơ (RFI) - Ngày 5/4, theo AFP, một nhóm khoa học Nhật Bản tuyên bố đã thành công trong việc đọc được một phần giấc mơ của con người. Nghiên cứu kể trên mang lại một kinh nghiệm quý giá, giúp cho việc phân tích đời sống tâm lý của một cá nhân, hiểu được các bệnh tâm lý hoặc thậm chí đi đến chỗ dùng chính ý nghĩ để điều khiển một số loại máy móc.
  • Lãnh đạo trẻ Bắc Triều Tiên : Một ẩn số đối với cộng đồng quốc tế (RFI) - Về tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, các báo Pháp hôm nay dành ra nhiều trang để đánh giá, phân tích và suy đoán hướng tiến triển của khủng hoảng. Hầu hết các báo đều có chung nhận định cho rằng các nước trong khu vực đã quá quen thuộc với các hành động khiêu khích của Bắc Triều Tiên. Thế nhưng, một tính toán sai lầm của nhà lãnh đạo còn quá non trẻ Kim Jong-un có thể đẩy khu vực vào cảnh hỗn loạn mới, đây chính là điều đáng lo cho các quốc gia trong khu vực.
  • Nga cảnh báo Hoa Kỳ về danh sách Magnitski (RFI) - Hôm nay 12/04/2013, nước Nga đã cảnh báo Hoa Kỳ về việc đăng tải « danh sách Magnitski », tức là danh sách những quan chức Nga bị cấm nhập cảnh vào Mỹ do có dính líu đến các vụ vi phạm nhân quyền.
  • Chính phủ Nhật tăng thẩm quyền chống cúm H7N9 (RFI) - Hôm nay 12/04/2013, chính phủ Nhật Bản tự trao thêm quyền hạn để đối phó với virus cúm gia cầm H7N9 đang hoành hành tại bốn tỉnh miền đông Trung Quốc. Trong trường hợp dịch lan rộng, Tokyo sẽ ban hành nhiều biện pháp mang tính cưỡng chế.
  • Ngoại trưởng Fabius tới Bắc Kinh chuẩn bị cho chuyến công du của tổng thống Pháp (RFI) - Hôm nay 12/04/2013, Ngoại trưởng Pháp đã tới Bắc Kinh chuẩn bị cho chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Tổng thống François Hollande vào cuối tháng này. Ông François Hollande sẽ là vị nguyên thủ đầu tiên của phương tây được ông Tập Cận Bình trên cương vị chủ tịch nước đón tiếp. Lãnh đạo Trung Quốc đã đánh giá cao tầm quan trọng của chuyến thăm tới đây của tổng thống Pháp.
  • Trung Quốc bất lực trước dịch cúm gia cầm H7N9 (RFI) - Theo tổ chức Thú Y Thế Giới, trụ sở tại Paris, Trung Quốc đang đối phó với một cuộc khủng hoảng y tế « khá bất thường ». Virus gây bệnh cúm gia cầm H7N9 rất khó phát hiện, đã giết chết 10 người, sau gần ba tháng gây trường hợp tử vong đầu tiên. Công luận Hoa lục lên án chính phủ cố tình che dấu thông tin.
  • Tại Seoul, Ngoại trưởng Mỹ cảnh cáo ý định phóng tên lửa của Bình Nhưỡng (RFI) - Hôm nay, 12/4/2013, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã tới Seoul bắt đầu chuyến công du châu Á với mục đích tìm lối thoát cho các căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên đang tăng lên từng ngày, đồng thời để khẳng định sự ủng hộ không giới hạn của Hoa Kỳ đối với đồng minh Hàn Quốc trong cuộc khủng hoảng lần này. Ngay sau khi tới Seoul, ông John Kerry đã đưa ra những tuyên bố cứng rắn cảnh cáo rằng việc Bắc Triều Tiên có ý định bắn tên lửa sẽ là « một sai lầm lớn ».
  • Bạo động tháng Ba : Miến Điện kết án tù nặng 3 người Hồi giáo (RFI) - AFP, dẫn nguồn tin của báo chí chính thức tại Miến Điện hôm nay 12/04/2013 cho hay 3 người theo Hồi giáo đã bị chính quyền nước này kết án 14 năm tù vì tội đã gây ra vụ ẩu đả để dẫn tới xung đột tôn giáo lớn khiến 43 người thiệt mạng hồi tháng Ba vừa qua tại miền trung Miến Điện.
  • Tokyo tham gia đàm phán TPP : Nhật-Mỹ đạt thỏa thuận (RFI) - Thủ tướng Nhật Shinzo Abe vừa thông báo là hôm nay 12/04/2013, Nhật Bản và Hoa Kỳ đã đồng ý với nhau về việc chính phủ Tokyo tham gia các đàm phán về khối Đối tác xuyên Thái Bình Dương ( TPP ), một bước quan trọng tiến đến việc Nhật Bản tham gia vào dự án vùng tự do mậu dịch rộng lớn này.
  • Khu vực euro thông qua kế hoạch cứu trợ Chypre (RFI) - Hôm nay, 12/04/2103, các bộ trưởng Tài chính của những nước trong khu vực đồng euro họp tại Dublin đã thông qua các thể thức thực hiện kế hoạch cứu trợ Chypre. Nước này sẽ phải có những nỗ lực lớn hơn là dự kiến ban đầu.
  • Mỹ và Hàn Quốc nghi ngờ khả năng Bình Nhưỡng có tên lửa hạt nhân (RFI) - Trước đe dọa ngày càng hung hăng của Bình Nhưỡng về một cuộc chiến tranh hạt nhân. Một câu hỏi được đặt ra là liệu Bắc Triều Tiên có khả năng phóng tên lửa mang đầu đạn hạt nhân ? Các chuyên gia tại Seoul và Washington dường như đều có chung một thẩm định là đến lúc này Bình Nhưỡng chưa đủ khả năng gắn đầu đạn hạt nhân lên tên lửa đạn đạo.
  • Giới trẻ phản hồi về bản án Đoàn Văn Vươn (VOA) - Tạp chí Thanh Niên ghi nhận ý kiến của giới trẻ trong nước về tiếng súng Đoàn Văn Vươn qua cuộc trao đổi với 3 vị khách mời theo dõi sát vụ này từ Hà Nội, Hưng Yên, và Hải Phòng
  • Doanh số bán hàng ở Mỹ sụt giảm (VOA) - Phúc trình của Bộ Thương mại Mỹ cho biết doanh số bán hàng giảm đi 0,4%, có thể là do việc tăng thuế đã làm giảm thu nhập sau thuế của người tiêu dùng.
  • Hỏi đáp Y học: Viêm mũi dị ứng (VOA) - Trong chương trình Y học tuần này, một số khán thính giả của đài VOA thắc mắc về vấn đề dị ứng với phấn hoa kèm theo các triệu chứng như mắt đỏ, khó thở
  • Thế nào là một bài luận văn hay? (VOA) - Về yêu cầu, ở trung học, làm luận là một cách ‘trả bài’; ở đại học, viết luận văn là một cách kiểm tra năng lực nghiên cứu một cách độc lập
  • Giao tranh ở Nam Syria giết chết 50 người (VOA) - Tổ chức Ðài quan sát nhân quyền Syria nói các cuộc không kích của Syria cấu thành tội ác chiến tranh và kêu gọi quốc tế gây sức ép buộc ông Assad ngưng các vụ không kích
  • 'Mỹ cần tăng áp lực với Việt Nam' (BBC) - Các dân biểu có mặt tại buổi điều trần ở Hạ viện Mỹ hôm 11/4 kêu gọi chính phủ nước này gây áp lực mạnh hơn với Việt Nam về nhân quyền.
  • Bắc Hàn 'có thể có tên lửa hạt nhân' (BBC) - Tiết lộ ở Quốc hội Mỹ về năng lực quân sự về nguyên tử thực của Bắc Hàn cho thấy lo ngại của Mỹ về căng thẳng gia tăng ở bán đảo Triều Tiên.
  • Lỗ hổng luật pháp (BBC) - Từ bất đồng quanh kết luận thanh tra đất đai tại Đà Nẵng tới trách nhiệm của Thủ tướng chính phủ.
  • The tail end (BBC) - Tìm hiểu nghĩa và cách dùng của "the tail end" và cần phân biệt với cụm từtail between your legs trong tiếng Anh.
  • Dân TQ 'thu gom' sữa khắp thế giới (BBC) - Tình trạng 'xuất khẩu sữa không chính thức' diễn ra khắp thế giới vì người Trung Quốc gom mua sữa với số lượng lớn gửi về nước.
  • Trở lại Cuộc chiến Việt Nam (BBC) - Biên tập ảnh của BBC giới thiệu triển lãm hình về cuộc chiến Việt Nam của một cựu binh Mỹ sau 40 năm giấu kín.
  • ASEAN và Trung Quốc sẽ có cuộc gặp đặc biệt về biển Đông (BaoMoi) - Trả lời phỏng vấn báo giới sau khi tham dự 3 hội nghị của ASEAN được tổ chức tại thủ đô Bandar Seri Begawan của Brunei hôm 11/4, Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Marty Natalegawa cho biết, Bộ trưởng các nước ASEAN và Trung Quốc sẽ tổ chức một cuộc họp đặc biệt nhằm đẩy nhanh tiến trình xây dựng một Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở biển Đông (COC). Cuộc gặp này do Trung Quốc đề xuất và tất cả các nước ASEAN đã đồng ý tham dự.
  • Trung Quốc cứng rắn ở Biển Đông hơn Điếu Ngư (BaoMoi) - (Toquoc)-Lãnh đạo Trung Quốc tuy không nói thẳng về vấn đề điểm nóng như lãnh đạo một số nước khác nhưng động tác nhỏ của Chủ tịch Tập cũng được coi như sự biểu lộ thái độ trực tiếp về vấn đề Biển Đông.
  • Cảnh giác âm mưu “mượn gió bẻ măng” của Trung Quốc trên biển Đông (BaoMoi) - ANTĐ - Trong khi mâu thuẫn trên bán đảo Triều Tiên đang ngày càng leo thang đến bờ vực chiến tranh thì Trung Quốc chỉ cất tiếng nói cho có lệ, song song với đó là sự tăng cường các hoạt động quân sự trên biển Đông. Vậy giữa hai vấn đề này có sự liên quan gì với nhau?
  • Philippines kêu gọi ASEAN đoàn kết - Trung Quốc vẫn tuần tra phi pháp tại Trường Sa (BaoMoi) - Cuộc họp trù bị cho Hội nghị thượng đỉnh ASEAN sẽ diễn ra vào cuối tháng 4 vừa kết thúc vào ngày 11/4. Ngoại trưởng Albert del Rosario đã lên tiếng kêu gọi ASEAN tập trung toàn bộ sức mạnh đoàn kết, cất tiếng nói mạnh mẽ trước những hành vi vi phạm Tuyên bố về cách ứng xử các bên tại Biển Đông (DOC).
  • Đài Loan sẽ xua đuổi tàu cá Trung Quốc xâm phạm Senkaku (BaoMoi) - Tờ JapanDailyPress của Nhật Bản ngày 12/4 dẫn lời Cục trưởng Cục Tuần tra biển thuộc Viện Hành chính Đài Loan Vương Tiến Vượng cho biết các tàu cá của Trung Quốc nếu đánh bắt tại vùng biển Senkaku thì sẽ bị Lực lượng cảnh sát biển Đài Loan xua đuổi theo luật pháp của hòn đảo này.
  • Đài Loan đuổi tàu TQ ở Senkaku sau khi bắt tay Nhật (BaoMoi) - (Đời sống) - Đài Loan đã công khai tuyên bố, nếu phát hiện tàu cá Trung Quốc xuất hiện tại vùng biển Senkaku (Đài Loan gọi là Điếu Ngư Đài) thì lực lượng Cảnh sát biển Đài Loan sẽ xua đuổi "theo quy định của pháp luật Đài Loan".
  • ASEAN sẽ ra tuyên bố chung về Biển Đông? (BaoMoi) - PN - Ngoại trưởng của 10 quốc gia thuộc Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) đang họp tại Brunei trong hai ngày 10 và 11/4/2013 đã thảo luận khả năng đưa ra một tuyên bố chung về việc giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông. Hãng thông tấn nhà nước Philippines và Kyodo News (Nhật) loan báo tin này hôm 11/4, dựa vào tiết lộ của các quan chức ASEAN.
  • ASEAN nỗ lực liên kết, thúc đẩy hòa bình (BaoMoi) - KTĐT - Trong khuôn khổ Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN, Hội nghị Hội đồng Cộng đồng An ninh Chính trị ASEAN lần thứ 9, Hội nghị Hội đồng Điều phối ASEAN lần thứ 12 diễn ra từ 10 - 11/4 tại Brunei với sự tham gia của quan chức cấp cao các nước thành viên nhằm chuẩn bị cho Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 22 (24 - 25/4).
  • Triều Tiên chưa bắn tên lửa đã gây xáo động biển Đông Á (BaoMoi) - Đồng loạt trong ngày 11/4, cả Mỹ, Hàn Quốc và Đài Loan đều ra tuyên bố có đủ sức mạnh đánh chặn bất cứ tên lửa nào từ Triều Tiên trước những động thái di chuyển tên lửa liên tục ra bờ đông của Bình Nhưỡng trong những ngày qua.
  • Biển Đông là vấn đề quan tâm chung của ASEAN (BaoMoi) - (Chinhphu.vn) – Biển Đông là vấn đề quan tâm chung của ASEAN liên quan đến hòa bình, ổn định và an ninh của cả khu vực, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Vinh cho biết về kết quả các Hội nghị cấp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN vừa diễn ra tại Brunei từ 10-11/4.
  • Bao giờ Biển Đông lặng sóng? (BaoMoi) - (Kienthuc.net.vn) - Bao giờ Biển Đông lặng sóng? Đó là câu hỏi chưa có câu trả lời, khi tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc bao trùm lên hầu hết Biển Đông.
  • ASEAN ra thông cáo chung về Biển Đông (BaoMoi) - Với sức nóng lan tỏa từ những diễn biến trên bán đảo Triều Tiên và Biển Đông, Ngoại trưởng 10 nước ASEAN đang thảo luận chuyện đưa ra một thông cáo chung về việc giải quyết tranh chấp trên Biển Đông. Theo tin từ hãng Manila Standard today và Kyodo News, các cuộc thảo luận đã được tiến hành tại 3 hội nghị: Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN, Hội nghị Hội đồng cộng đồng an ninh chính trị ASEAN lần thứ 9, Hội nghị Hội đồng điều phối ASEAN lần thứ 12 đang diễn ra tại thủ đô Bandar Seri Begawan, Brunei.
  • Tokyo “bắt tay” với Đài Bắc (BaoMoi) - TT - Trang mạng Tin tức châu Á vừa đăng bài viết cho rằng Nhật đang tính đến nhiều kịch bản đối phó với Trung Quốc, nhất là ở quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Bước đi đầu tiên là “bắt tay” với Đài Loan.
  • ASEAN, Trung Quốc họp đặc biệt về tranh chấp Biển Đông (BaoMoi) - Ngoại trưởng các nước ASEAN và Trung Quốc sẽ tổ chức một cuộc họp đặc biệt nhằm đẩy nhanh tiến trình thông qua một bộ quy tắc ứng xử ở vùng Biển Đông đang nóng bỏng bởi các cuộc tranh chấp. Thông tin này vừa được Ngoại trưởng Indonesia cho biết ngày hôm qua (11/4).
  • Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Vinh trả lời phỏng vấn về kết quả các Hội nghị cấp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (BaoMoi) - Từ ngày 10-11/4/2013 tại Bandar Seri Begawan, Brunei Darussalam, đã diễn ra các Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN, Hội đồng Cộng đồng Chính trị-An ninh ASEAN và Hội đồng Điều phối ASEAN (ACC). Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh dẫn đầu Đoàn Việt Nam tham dự các Hội nghị này. Kết thúc Hội nghị, Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Vinh đã trả lời phỏng vấn báo chí về kết quả các Hội nghị cấp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN. Báo TG&VN xin trân trọng giới thiệu.
  • ASEAN củng cố an ninh biển Đông (BaoMoi) - Tuy nhiên, nước giữ chức Chủ tịch ASEAN 2013 Brunei đã công bố thêm một thông cáo báo chí tổng kết hội nghị, trong đó đề cập ngắn gọn tới tranh chấp Biển Đông.
  • Khi Kerry không phải Hillary! (BaoMoi) - TT - Ba tuần sau khi nhậm chức ngoại trưởng, bà Clinton chọn châu Á là điểm đến đầu tiên trên cương vị ngoại trưởng. Điểm đến đầu tiên của bà khi đó là Nhật Bản.
  • Ông Tập Cận Bình kêu gọi Hải quân chuẩn bị chiến đấu (BaoMoi) - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vừa có chuyến thăm thị sát đến Hạm đội Nam Hải thuộc Hải quân Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa. Đây là bước đi mới nhất nhằm thể hiện quyền chỉ huy quân đội của ông Tập Cận Bình cũng là màn phô trương sức mạnh quân sự tiếp theo của Trung Quốc.
  • Tập Cận Bình thị sát quân cảng Tam Á, hạm đội Nam Hải (BaoMoi) - (GDVN) - Tập Cận Bình nhấn mạnh lực lượng hạm đội Nam Hải đóng tại quân cảng Tam Á phải tăng cường giáo dục tinh thần chiến đấu, bồi dưỡng nâng cao tác phong chiến đấu, đặc biệt nhấn mạnh sĩ quan, binh sĩ chú ý: "Đi lính là đánh trận, cầm quân biết đánh trận và luyện quân biết đánh trận."
  • ASEAN, Trung Quốc sẽ tổ chức họp đặc biệt về COC (BaoMoi) - (Petrotimes) – Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN và Trung Quốc sẽ tổ chức một cuộc họp đặc biệt nhằm đẩy nhanh tiến độ thông qua một bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC), Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa cho biết.
  • Biển Đông vẫn là một trọng tâm của ASEAN trong năm 2013 (BaoMoi) - Ngày 11-4, phát biểu tại hội nghị quan chức cấp cao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) chuẩn bị cho Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 22 (sẽ diễn ra trong hai ngày 24 và 25-4 tại Brunei), Bộ trưởng Ngoại giao và Thương mại nước chủ nhà Mohamed Bolkiah đã khẳng định Biển Đông tiếp tục là một trọng tâm của ASEAN trong năm 2013, bên cạnh các chương trình hợp tác an ninh, quốc phòng, kinh tế và xã hội.
  • Hội nghị ASEAN “nóng” với vấn đề biển Đông (BaoMoi) - Thúc đẩy đối thoại, giải quyết hòa bình vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông, hướng tới thiết lập Bộ Quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC) là những nội dung quan trọng được Tổng Thư ký Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) Lê Lương Minh nhấn mạnh tại các hội nghị ngày 10 và 11.4 nhằm chuẩn bị cho Hội nghị cấp cao ASEAN vào cuối tháng này.
Bản tin tiếng Anh


  • Main players adapt to slowing sales (Washington Post) - The period of breakneck growth in demand for luxury brands in China appears to be over, with top brands now working hard to consolidate their positions.
  • Bird flu concerns threaten Yum's sales (Washington Post) - Yum Brands Inc, the owner of KFC and Pizza Hut restaurants, said sales in its largest overseas market will see a steep dive as a result of bird flu scares.
  • L'Oreal targets middle class (Washington Post) - L'Oreal Group sees huge potential from the next generation of luxury consumers, its rising middle class and smaller cities.
  • Improving the health of the drugs industry (Washington Post) - "It is important that China should maintain a climate for innovation, for innovative medicines and innovative medical solutions," said Lechleiter.
  • Banks warned against credit card fraud (Washington Post) - Beijing prosecutors called on banks to review credit card applications more carefully, a move prompted by a recent spike in fraud.
  • Dairy producer secures French milk factory deal (Washington Post) - China's Synutra International Inc has been approved to go ahead with a 100-million-euro investment project that will result in the construction of a milk factory in France.
  • China-targeted probes rise (Washington Post) - Trade probes targeting China are becoming more frequent and complicated, and dealing with trade frictions will be a long-term and challenging task.
  • E-commerce takes a big toll (Washington Post) - China's fast-growing e-tailing market could help unleash private consumption and drive the next stage of economic development.
  • Rethinking ink art (Washington Post) - More than 200 ink paintings from 61 Chinese artists are on show at Beijing's Today Art Museum, showcasing the ancient art form in a contemporary context.
  • Something old, something new (Washington Post) - The Shanghai municipal government's urban planning department didn't have many options when it determined there was a need for a garden in 2003.
  • Private museums want more support (Washington Post) - The curators of dozens of private museums in China have called for more government and social support to solve their financial problems.
  • Expats rank attractive Chinese cities (Washington Post) - The results of the "2012 Amazing China - The Most Attractive Chinese Cities for Foreigners" survey are released. Expats chose Shanghai, Beijing, Shenzhen and others as China's 10 most attractive cities for foreigners.
  • New auction record set for Kangxi porcelain (Washington Post) - A ruby-ground falangcai bowl made during the reign of Qing Emperor Kangxi (1661-1722) fetched HK$74 million ($9.5 million) at the Sotheby's spring sales auction in Hong Kong on April 8.
  • Green concepts with better lifestyles (Washington Post) - Beijing's latest high-end living concept Green Technology Changes Life, was unveiled at a press conference on April 2 by MOMA•Lifeng in the nation’s capital.
  • Premier aims to build new partnership (Washington Post) - Premier Li Keqiang called for China's local governments and states in the US to join hands in enhancing cooperation to help promote bilateral economic and trade relations.
  • Xi visits fleet, praises Sanya sailors (Washington Post) - President Xi Jinping inspected troops from the South Sea Fleet of the People's Liberation Army navy in Sanya, Hainan province, on Tuesday morning.
  • President pays visit to Hainan fishermen (Washington Post) - Xi calls for faster development of island as an international resort when he visited fishing villages and talked with the seamen and maritime militia in Hainan.
  • Li: Cooperation with Cambodia should rise (Washington Post) - Premier Li Keqiang called on Monday for strengthened practical cooperation with Cambodia in areas including agriculture, infrastructure, energy, telecommunications and water resources.

BS Nguyễn Đan Quế nói về cuộc điện đàm với Phụ tá Ngoại trưởng Mỹ

Ngay sau khi tới Hà Nội để chuẩn bị cho buổi Đối thoại Nhân Quyền giữa Hoa Kỳ và Việt Nam vào ngày hôm qua, ông Daniel Baer, trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ đặc trách Nhân quyền đã gọi cho bác sĩ Nguyễn Đan Quế, để tìm hiểu thêm về hiện tình nhân quyền tại Việt Nam qua nhận định của một nhà tranh đấu nổi tiếng trong nước. Mặc Lâm phỏng vấn bác sĩ Nguyễn Đan Quế để biết thêm chi tiết.
Đại sứ Hoa Kỳ David Shear và Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, tại tư gia của BS Quế ở Sài Gòn hôm 17/08/2012.
Đại sứ Hoa Kỳ David Shear và Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, tại tư gia của BS Quế ở Sài Gòn hôm 17/08/2012.
Nhân quyền Việt Nam xuống dốc

Mặc Lâm: Thưa bác sĩ, chúng tôi được biết ông trợ lý ngoại trưởng đặc trách nhân quyền của Hoa Kỳ ngày hôm qua đã có cuộc điện đàm thăm hỏi bác sĩ trước khi ông ấy tham dự cuộc Đối thoại Nhân quyền Việt Mỹ mở ra vào ngày hôm nay tại Hà Nội. Xin bác sĩ vui lòng cho biết những nét chính trong cuộc nói chuyện này?
BS Nguyễn Đan Quế: Hôm qua vào lúc hai giờ trưa ông Trợ lý Ngoại trưởng Daniel Bauer đặc trách về Nhân quyền có điện thoại cho chúng tôi. Tôi biết là ông ấy rất bận không thể đến thăm được thành ra gọi điện thoại cho tôi. Tôi rất cám ơn vì tôi biết ông trên đường ra Hà Nội để dự cuộc Đối thoại Nhân quyền Việt Mỹ tôi cũng đã trao đổi với ông ấy.
Tôi cho biết tình trạng nhân quyền Việt Nam không những không cải tiến mà càng ngày càng xuống dốc nhất là mấy lúc gần đây thì tình trạng ngày càng tồi tệ hơn. Chính quyền tiếp tục sách nhiễu bắt giữ người dân, ngay cả tống vào tù những ai diễn tả ý riêng của mình một cách hoà bình. Trên Internet rất nhiều blogger đã bị làm phiền, bị giữ, bị bắt. Người nông dân Việt Nam thì họ đang phản đối về việc họ bị tịch thu đất đai không được bồi thường thoả đáng, dùng bạo lực để lấy đất. Tôi cũng có đưa ra điển hình vụ Đoàn Văn Vươn ở Hải Phòng. Chúng tôi nói rõ là chúng tôi không ủng hộ chuyện bạo động nhưng rõ ràng trong vụ này thì nông dân Đoàn Văn Vươn là nạn nhân của đường lối chính sách sai lầm cùng bạo lực nhà nước đã đẩy người nông dân Đoàn Văn Vươn phải tự vệ và phản ứng như vậy.
Mặc Lâm: Theo bác sĩ thì điều gì hiện nay ông cho là khó khăn nhất mà ông trao đổi với ông Daniel Baer trong lĩnh vực dân chủ nhân quyền?
BS Nguyễn Đan Quế: Khi nói đến chuyện dân chủ hóa, khó khăn chính yếu là điều số 4 của Hiến pháp Việt Nam. Đảng Cộng sản cho phép mình độc quyền lãnh đạo đất nước và không có ai tín nhiệm cả. Điều số 4 này phải bỏ đi nếu Việt Nam muốn có một nền dân chủ pháp trị thật sự. Bắt buộc trước sau gì theo tôi phải bỏ nó đi.
Tôi cũng có nói nếu có dịp thì ông hãy khuyến khích Việt Nam có một lộ trình tiến bầu cử tự do trong sạch. Tôi nhấn mạnh là Việt Nam cần một Quốc hội Lập hiến tự do dân chủ do dân bầu để thảo một bản Hiến pháp mới cho Việt Nam.
Trong tiến trình tự do dân chủ hóa Việt Nam thì tự do nhận thông tin và tự do phát biểu, tức là tự do Internet tự do báo chí… là điều quan trọng nhất để người dân có thể cất lên tiếng nói. Tôi nhấn mạnh với ông ấy cần nêu vấn đề này với Hà Nội. Phải để cho tự do internet. Người dân phải được thoải mái phát biểu. Cũng như tự do internet, tự do thông tin sẽ giúp cho nền kinh tế Việt Nam có được những thông tin với thế giới bên ngoài thì mới phát triển được.
Tôi cũng nhấn mạnh rằng yêu cầu Việt Nam thả hết tù nhân lương tâm trong đó có tù nhân chính trị, tù nhân Công giáo. Vì đây là những người yêu nước, họ chỉ trích đúng thì phải thả hết họ ra.
Cần áp lực Việt Nam
Mặc Lâm: Riêng hai điều 79 và 88 trong bộ luật hình sự Việt Nam mà các nhà đấu tranh dân chủ luôn luôn bị chế độ cầm quyền áp đặt lên cho họ thì bác sĩ đã trao đổi với ông Trợ lý Ngoại trưởng như thế nào?
BS Nguyễn Đan Quế: Tôi cũng nói để Việt Nam tiến đến con đường tiến bộ và dân chủ thì bắt buộc phải thảo lại hoặc sửa mới, đặc biệt điều 79 âm mưu lật đổ chính quyền và điều 88 tuyên truyền chống lại nhà nước. Thực chất họ dùng hai điều khoản này và nhiều điều khoản khác nữa để bịt miệng những tiếng nói của người tranh đấu. Nếu muốn có kết quả lâu dài thật sự chứ không phải thả ra rồi bắt lại. Theo tôi phải bỏ hay sửa lại hai điều 79 và 88 đi. Nhà nước Việt Nam không thể hình sự hóa nhân quyền của người dân. Nghĩa là dùng những đạo luật để vi phạm nhân quyền của nhân dân Việt Nam.
Mặc Lâm: Thưa bác sĩ, Đối thoại Nhân quyền Việt Mỹ đã tổ chức rất nhiều lần mà lần nào cũng có kết quả rất khiêm nhường trên giấy. Việt Nam chưa bao giờ cảm thấy sức ép của việc vi phạm nhân quyền làm cho quốc tế quay mặt đi với ngành Ngoại giao của mình. Ông có đánh động việc này cho ông Bauer trước khi ông ấy ngồi vào bàn Đối thoại Nhân quyền năm nay hay không, và bác sĩ chuẩn bị điều gì cho lập luận này?
BS Nguyễn Đan Quế: Chúng tôi những người trong nước cũng thấy rất rõ vấn đề này. Tôi nghĩ rằng đây là lúc tốt nhất áp lực lên Hà Nội, buộc Bộ chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam phải cải tổ dân chủ. Đặc biệt thông qua cái đòn bẩy bây giờ đang có. Tôi lấy thí dụ như là VFA, VFB về thuế quan đặc biệt hoặc là hiệp ước đầu tư hai bên. Cũng như Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP mà chúng tôi biết rõ Hà Nội rất mong muốn để thoát ra tình trạng khó khăn hiện nay. Tôi nói thẳng với ông ấy là hiện bây giờ muốn thoát ra thì Hà Nội cần Washington hơn là Washington cần Hà Nội.

Mặc Lâm: Xin cám ơn bác sĩ.
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2013-04-12

Một cuộc cưỡng chế bất bình thường

Một “phép thử”
Hôm mùng 9 tháng Tư vừa rồi, thêm một gia đình giáo dân Cồn Dầu ở Đà Nẵng bị cưỡng chế. Theo Hiệp Hội Giáo Dân Cồn Dầu Hải Ngoại, thì đây không phải là một cuộc cưỡng chế bình thường, mà là một “phép thử” nhằm mở đầu một chiến dịch mới xoá số hoàn toàn Xứ Đạo Cồn Dầu.
Thưa quý vị, hôm thứ Ba vừa rồi, gia đình giáo dân Nguyễn Thị Tâm tại ngay trước Nghĩa Trang Cồn Dầu đã lâm cảnh thương tâm, như chị mô tả:
“Họ đuổi mẹ con tôi ra khỏi nhà. Họ xuống khoảng 200 người, gồm công an, nhân viên phường, quận… xuống đầy đủ hết; xe cứu thương, cứu hỏa gì họ đem xuống hết. Không ai vô được hết. Họ lại ủi nhà tôi, lấp lúa, lấp cây đủ thứ hết. Còn gà vịt tôi chăn nuôi mất hết trơn. Áo quần, tài sản trong nhà tôi họ lấy hết, không còn cái chi. Giờ mẹ con tôi chỉ còn một bộ đồ. Tôi che lều ở tại nơi mà họ cưỡng chế đó. Mẹ con tôi giờ ở đây chứ không biết đi mô nữa hết. Con cái tôi giờ áo quần đâu, sách vở đâu mà đi học!”

ConDau-4-305.jpg
Xứ đạo Cồn Dầu ở Đà Nẵng, ảnh chụp trước đây.
Chỉ một ngày sau, tức thứ Tư mùng 10 tháng Tư, gia đình chị Tâm từ chỗ ở lều bị buộc phải nương náu dưới gốc cây, như chị kể lại:
“Chừng 30 người tới nhà tôi, hỏi sao chị không đi mà che túp lều ở? Hỏi rồi cho quân lính vô, lấy kéo cắt, giật lều đem bỏ lên xe, đến đổi mà tôi đang nấu cơm cho con ăn, không có gì ăn nên chỉ luộc bông bí mà họ cũng bỏ lên xe chở đi; thùng đựng nước hay cái chi họ cũng mang đi hết, không để lại cái chi cho tôi sử dụng nuôi con cái. Họ giành giật, làm dữ dội lắm, không cho che lều hay cái chi hết. Tôi nói đất đai này của tôi, tôi chưa được đền bù đủ quyền lợi thì tôi chưa đi thôi. Mà mấy anh đập nhà tôi xuống rồi thì để cho tôi che túp lều cho con cái tôi ở đây. Tôi nấu cơm nấu nước mà mấy anh cũng không cho. Họ làm hung làm dữ rồi họ rút về. Tình cảnh của chúng tôi bây giờ đang ở tạm dưới gốc cây đây.”
Khi được hỏi lý do nào gia đình không muốn di dời, dân oan Nguyễn Thị Tâm cho biết:
“Lý do gia đình tôi ở lại đây vì nhà cửa, đất đai không được đền bù thỏa đáng. Nếu đi ra thì tiền đâu làm nhà, làm cửa, lấy cái chi lo cho con ăn học. Đâu có nghề có nghiệp, vợ chồng cũng chỉ đi phụ hồ. Ở đây còn có rau có rác chứ lên trên đó thì đâu có công ăn việc làm gì. Chúng tôi giờ tuổi cũng lớn rồi, làm chi được. Hơn nữa, tôi cũng ưng ở lại mảnh đất quê hương thân thương của mình vốn có từ đời cha ông; ông nội bà nội, ông cố bà cố gầy dựng nên miếng đất này. Tôi muốn ở lại quê hương mình, chứ không muốn đi.”
Một chiến dịch xóa sổ
Theo Hiệp Hội Giáo Dân Cồn Dầu Hải Ngoại, thì đây không phải là một cuộc cưỡng chế như những cuộc cưỡng chế khác, mà là cuộc cưỡng chế như là một phép thử, tức một thí điểm, bắt đầu cho một chiến dịch cưỡng chế mới để hoàn toàn thanh toán Giáo Xứ Cồn Dầu, xóa sổ Xứ Đạo Cồn Dầu. Phát ngôn viên của Hiệp Hội Giáo Dân Cồn Dầu Hải Ngoại, ông Trần Thanh Tùng cư ngụ tại tiểu bang North Carolina, Hoa Kỳ, cho biết:
“Chính quyền đã dùng tay của giáo quyền thi hành việc đó để khỏi mang tiếng vì trước đây họ đã bị mang tiếng quá nhiều. Cái âm mưu này, chúng tôi nghĩ, nếu chúng tôi không lên tiếng, nếu thế giới không lên tiếng, và truyền thông không lên tiếng, thì chắc chắn họ sẽ tiếp tục xoá sổ những gia đình kế tiếp, và sau đó là mồ mả. Tại vì họ đã ra một tối hậu thư là ngày 10 tháng tư này, tất cả giáo dân Cồn Dầu còn ở lại phải di dời tất cả 400 ngôi mộ còn lại của thân nhân họ tại Nghĩa trang Cồn Dầu. Khoảng hơn 100 gia đình giáo dân còn bám trụ lại ở Cồn Dầu đã dứt khoát không chấp thuận di dời. Họ muốn ở lại gần Nhà Thờ trong khi chính quyền đã nói là chuyện đó không thể được. Chúng tôi nhận thấy tình hình rất gây cấn. Và đối với những người bà con chúng tôi còn ở lại Cồn Dầu, họ cũng không biết phải lên tiếng như thế nào. Họ vô vọng. Do đó, chúng tôi, những giáo dân Cồn Dầu ở hải ngoại, phải lên tiếng với quốc tế, với truyền thông để giúp họ.”
Dân oan Nguyễn Thị Tâm nhân dịp này cũng lên tiếng với công luận:
“Vì gia đình tôi khổ cực. Giờ họ áp bức, họ không cho ở, họ tới cào nhà cào cửa. Tôi mong muốn thế giới lên tiếng để nước VN mình được bình yên, chúng tôi được ở lại trên mảnh đất quê hương này, được bình yên vô sự thôi.”
Tình cảnh của giáo dân Cồn Dầu như vừa nói diễn ra giữa lúc Hiệp hội Giáo Dân Cồn Dầu Hải Ngoại cũng vừa điều trần tại Quốc Hội Hoa Kỳ để lên tiếng về vấn đề cưỡng chế đất đai ở Cồn Dầu, vấn đề tra tấn, vấn đề đàn áp tôn giáo. Theo phát ngôn viên Trần Thanh Tùng thì đó là những điều mà Hiệp hội Giáo Dân Cồn Dầu Hải Ngoại sẽ tiếp tục làm để giúp đỡ bà con giáo dân cũng như để bảo vệ Giáo Xứ Cồn Dầu trước nguy cơ bị xoá sổ.
Thanh Quang, phóng viên RFA
2013-04-12 

Một nhà giáo bị an ninh bắt cóc

Anh Vũ Mạnh Hùng, một nhà giáo đấu tranh chống tham nhũng cũng như tích cực trong vấn đề dân chủ, nhân quyền vừa bị công an bí mật bắt đi vào ngày hôm qua và gia đình không biết anh phạm vào tội gì.
Anh Vũ Mạnh Hùng cũng là một thành viên đội bóng đá No U, đội bóng được thành lập hồi gần đây nhằm chứng tỏ sự không bằng lòng về đường lưỡi bò mà Trung Quốc áp đặt lên vùng biển có chủ quyền của Việt Nam.

Nhà giáo Vũ Mạnh Hùng, nguyên là giảng viên trường Cao đẳng Thương mại (Bộ Công Thương)
Nhà giáo Vũ Mạnh Hùng, nguyên là giảng viên trường Cao đẳng Thương mại (Bộ Công Thương)
Nhà bất đống chính kiến Vũ Hùng cho chúng tôi biết về trường hợp của anh Vũ Mạnh Hùng:
"Sáng ngày hôm qua, có một ô tô nó dừng lại rồi sau đó mấy người bước xuống bắt anh ấy về trụ sở ở đường Âu Cơ. Tại Âu Cơ nó có một cơ quan chống phản gián, chống lật đổ của Bộ Công an Việt Nam. Có một số anh em cũng bị công an câu lưu đưa lên trên ấy cho nên nhiều người biết và nói chuyện về cái cơ quan ấy.
Trước đây anh ấy là giáo viên của trường Cao đẳng Thương mại Trung ương, vì anh ấy đấu tranh để chống tham nhũng bất công cho nên bị kỷ luật nhưng mà không có một bằng chứng nào cả mà. Họ ngang nhiên cho anh ấy không được dạy học nữa và làm quản lý học sinh, nói chung cái kiểu ngồi chơi xơi nước."
Chị Thủy, vợ của nhà giáo Vũ Mạnh Hùng cũng được cho hay tin anh bị bắt và chị chưa có thông tin gì thêm từ phía an ninh về số phận của chồng. Ông Vũ Hùng thuật lại:
"Khi tôi tới gặp chị Thủy thì chị ấy đang vội vàng tới lớp dạy học. Chị ấy có nói anh ấy là người tham gia đấu tranh đòi dân chủ thì trước sau thì cũng bị bắt thôi, chị rất buồn phiền về chuyện đấy."
Trong khi ngày hôm nay cuộc Đối thoại Nhân quyền giữa Hoa Kỳ và Chính quyền Việt Nam mở ra tại Hà Nội thì công an bắt và giữ người một cách bí mật một ngày trước đó. Sự việc này cho thấy Hà Nội không xem cuộc đối thoại là quan trọng và những quan tâm về Nhân quyền của Hoa Kỳ hoàn toàn không nằm trong chủ đích của người đại diện Việt Nam trên bàn đối thoại.
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
 

Nhóm khởi xướng Tuyên ngôn Công lý cho Đoàn Văn Vươn bị sách nhiễu

Nếu không có những người sẵn sàng chấp nhận rủi ro để làm xã hội tiến lên thì xã hội sẽ không bao giờ tiến lên được. Do đó, chúng tôi vẫn tiếp tục kêu gọi để công lý được thực thi
Tài sản vun đắp nhiều năm ròng từ sức lao động chân chính của người nông dân trong phút chốc bị cán bộ nhà nước san bằng thành đống nát vụn.
Sáu nông dân dùng võ khí bảo vệ đất trước sự cưỡng chiếm của hàng trăm công an, bộ đội võ trang bị tuyên các bản án tới 5 năm tù giam.
Năm quan chức ra quyết định cưỡng chế phi pháp gây nên tiếng súng Đoàn Văn Vươn ở huyện Tiên Lãng (Hải Phòng) hầu hết lãnh án treo.
Đó là kết cục vụ tranh chấp đất giữa nhà nước và nhân dân được mệnh danh là “Vụ án Đồng Nọc Nạn thời đại xã hội chủ nghĩa”.
Phiên xử tại Hải Phòng đã diễn ra trong sự bất bình cao độ của công luận.
Những người quan tâm bị an ninh sách nhiễu, bắt bớ, ngăn cản không cho tới trước cổng tòa.

Sinh viên Trang Nhung một trong 3 sinh viên khởi xướng Tuyên ngôn Công lý cho Đoàn Văn Vươn
Sinh viên Trang Nhung một trong 3 sinh viên khởi xướng Tuyên ngôn Công lý cho Đoàn Văn Vươn
Những ai lên tiếng ủng hộ gia đình Đoàn Văn Vươn bị gây áp lực, bôi nhọ, hay đe dọa mà trường hợp của nhóm sinh viên Đại học Luật TPHCM mới đây là một điển hình.
Sau khi Tuyên ngôn Công lý cho Đoàn Văn Vươn ra đời và thu hút được hàng ngàn chữ ký ủng hộ, 3 bạn trẻ khởi xướng chiến dịch gồm Trang Nhung, Bùi Văn Viễn, và Phạm Lê Vương Các thuộc trường đại học luật TPHCM đã bị phòng Công tác Chính trị và Phòng Đào tạo của trường mời làm việc và buộc viết giải trình về việc khởi xướng bản Tuyên ngôn.
Đoàn Thanh Niên của trường nói hành động của 3 bạn trẻ này là mượn mác sinh viên luật để đánh bóng tên tuổi cá nhân do bị ảnh hưởng bởi những luồng tư tưởng phiến diện.
Bài viết đăng trên báo điện tử của đại học luật TPHCM đả kích việc làm của ba sinh viên khởi xướng cuộc vận động ủng hộ công lý cho Đoàn Văn Vươn là hành động sai trái, đi ngược lại đường lối, chủ trương, chính sách pháp luật của đảng và nhà nước.
Trang Nhung, một trong những người khởi xướng và ký tên đầu tiên vào Tuyên ngôn, nói với VOA Việt ngữ:
“Mục đích Tuyên ngôn nhằm nhắc nhở cơ quan xét xử, Tòa án Nhân dân thành phố Hải Phòng, xét xử công minh, đảm bảo công lý. Nếu để đánh bóng tên tuổi, không cần làm như vậy vì việc này rất rủi ro. Thế nào là thông tin phiên diện? Trong Tuyên ngôn đã chỉ ra các căn cứ pháp lý rất xác đáng cho việc kêu gọi chữ ký ủng hộ Đoàn Văn Vươn. Nếu họ cho rằng chúng tôi ‘hạn chế trong tư duy’, họ phải chỉ ra được hạn chế ở chỗ nào. Phòng Công tác Chính trị và Phòng Đào tạo yêu cầu chúng tôi viết giải trình. Chúng tôi đang suy nghĩ xem họ căn cứ vào đâu để họ yêu cầu chúng tôi giải trình. Nếu chúng tôi không thấy có căn cứ nào trong quy chế sinh viên, chúng tôi sẽ không giải trình. Chúng tôi không có nghĩa vụ phải làm như vậy.”
Các bạn trẻ khởi xướng Tuyên ngôn Công lý cho Đòan Văn Vươn nói họ không nao núng trước các đe dọa hay sách nhiễu để ủng hộ và cổ xúy cho chính nghĩa. Trang Nhung:
“Nếu không có những người sẵn sàng chấp nhận rủi ro để làm xã hội tiến lên thì xã hội sẽ không bao giờ tiến lên được. Do đó, chúng tôi vẫn tiếp tục kêu gọi để công lý được thực thi. Việc đòi hỏi công lý cho Đoàn Văn Vươn vẫn cần được tiếp tục.”
Trà Mi-VOA
12.04.2013
(VOA)

Dự báo xám tại Diễn đàn Kinh tế mùa Xuân

Suy thoái toàn diện
Cần đột phá gì để đổi chiều nền kinh tế, trong bối cảnh “đất nước đang rơi vào tình trạng suy thoái toàn diện từ kinh tế, xã hội, văn hóa, đạo đức, giáo dục, y tế đến niềm tin, kỷ luật, kỷ cương, pháp luật.” Chúng tôi xin mạn phép lồng ghép câu hỏi của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và ý kiến trong tham luận của TS Lê Đăng Doanh tại Diễn đàn Kinh tế mùa xuân 2013. Đây là diễn đàn thường niên do Ủy ban Kinh tế Quốc hội phối hợp với Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) và Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức tại Nha Trang từ 5-6/4/2013.
Báo chí trong nước nhiều tờ đã đăng lại loạt bài tường thuật về Diễn đàn Kinh tế mùa xuân được ghi nhận khá công phu của Thời báo Kinh tế Việt Nam (VnEconomy). Hơn 30 bài tham luận của các chuyên gia đã phân tích “Triển vọng kinh tế Việt Nam 2013 và nhìn lại một năm tái cơ cấu nền kinh tế”. Nhưng điều bất ngờ lớn, các ý kiến dù có khác nhau nhưng nhiều chuyên gia thiên về quan điểm là cần làm lại đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế. Ý kiến gây chấn động này xuất phát từ nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Cao Sĩ Kiêm, ông cũng là một Ủy viên của Ủy ban Kinh tế Quốc hội.
Tại sao phải làm vậy, vì các chuyên gia cho rằng sau một năm tái cơ cấu kinh tế: “Chiếc xe ở ngã ba đường”. Theo đó, tiến trình tái cơ cấu kinh tế chịu một lực cản quá lớn là các nhóm lợi ích từ thao túng chính sách tài chính, ngân hàng cho đến vấn đề thu hồi đất và bong bóng bất động sản. Các chuyên gia còn cho rằng vấn nạn lớn nhất của nền kinh tế Việt Nam là tình trạng số liệu ảo dẫn đến những quyết định sai lầm.

1-1-250.jpg
Ông Cao Sỹ Kiêm, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân 2013 tại Nha Trang hôm 6/4/2013. Photo courtesy of VnEconomy.
VnEconomy mô tả phiên họp ngày 6/4 tại Diễn đàn Kinh tế mùa xuân ở Nha Trang: “Tham gia thảo luận khi không khí tranh luận đang nóng rực, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan khẳng định lực cản rất lớn của quá trình tái cơ cấu nền kinh tế chính là sự bùng lên của các nhóm lợi ích.” Bà Chi Lan cho rằng, đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế mất những 5 năm bàn thảo, điều mà đại biểu Trần Du Lịch trước đó gọi là sự lãng phí thời gian. Nữ chuyên gia nhận định, trong quãng thời gian dài này nhiều vấn đề của nền kinh tế đã nghiêm trọng hơn rất nhiều.  Theo đó không chỉ việc mấy trăm nghìn doanh nghiệp chết mà cả cộng đồng doanh nghiệp đã suy yếu. Doanh nghiệp Nhà nước chao đảo, đầu tư ngoài ngành tràn lan sau 4 năm cuối cùng lại quay về với ngành nghề cốt lõi. Bà Phạm Chi Lan nhấn mạnh, chính là trong thời gian bỏ lỡ cơ hội tái cơ cấu đó, các nhóm lợi ích đã trở nên mạnh mẽ, không phải chỉ ở riêng khu vực doanh nghiệp nhà nước mà khu vực nào cũng có và là lực cản rất lớn cho tái cơ cấu.
Trong dịp trả lời chúng tôi bà Phạm Chi Lan, nữ chuyên gia từng là thành viên ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ đã nhận định:
“Trong quá trình phát triển có nhiều việc không kiểm soát được tốt. Nhất là trong mấy năm gần đây khi nền kinh tế phát triển quá nóng cũng không kiểm soát được tốt. Vì vậy làm cho một số nhóm lợi ích nào đó có thể được hưởng lợi rất nhiều, trong khi những ngươi khác lại chịu hệ quả của tình hình bất ổn kinh tế vĩ mô hoặc lạm phát lên cao và làm cho vật giá leo thang và đời sống của họ khó khăn hơn. Đây cũng là một trong những điều quan trọng nhất mà chúng tôi cũng đang nỗ lực, để làm sao đóng góp cho Việt Nam có thể thay đổi theo hướng công bằng hơn trong phát triển.”
Tham luận của chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan được VnEconomy trích thuật,  theo đó năng lực thể chế bị bào mòn và mất mát lớn hơn nữa là sự hao tổn niềm tin. Đó là niềm tin giữa xã hội với nhà nước, giữa con người với con người, làm cho công cuộc tái cơ cấu khó thành công.
Nợ xấu đáng sợ và đáng ngờ
Một vấn đề thứ nhì mà các diễn giả nêu ra trong Diễn đàn Kinh tế mùa xuân là tình trạng nợ xấu tại Việt Nam đáng sợ và đáng ngờ. VnEconomy trích lời TS Trịnh Quang Anh thuộc Tập đoàn Đầu tư Phát triển Việt Nam cho rằng, tổng nợ xấu ngân hàng được ước tính sẽ vọt tới tầm nửa triệu tỷ đồng, nếu cộng cả những khoản nợ xấu tiềm tàng, gồm nợ khoanh, nợ được cơ cấu lại của Vinashin, Vinalines… Chuyên gia này đã sử dụng những con số vừa nêu như một minh chứng mạnh để giải thích tại sao tín dụng cho nền kinh tế rơi vào đình trệ, thanh khoản hệ thống ngân hàng bất ổn và nền kinh tế chìm sâu hơn trong suy thoái.
Các chuyên gia tham dự diễn đàn đã bày tỏ sự nghi ngờ về tính trung thực của việc nợ xấu giảm mạnh theo công bố gần đây nhất của Ngân hàng Nhà nước.
Về vấn đề này chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan phát biểu với chúng tôi:
“Nợ xấu của các ngân hàng hiện nay liên quan rất nhiều đến nợ xấu của các doanh nghiệp Nhà nước đối với Ngân hàng.  Theo thông tin thì 70% nợ của các ngân hàng thương mại là nợ của các doanh nghiệp Nhà nước; số nợ của các Doanh nghiệp Nhà nước đối với ngân hàng thương mại cũng tăng lên. Cụ thể theo cuộc họp của Thủ tướng với các doanh nghiệp lớn của Nhà nước vào hồi đầu năm nay thì con số đó là hơn 1 triệu tỷ đồng, tương đương với 60 tỷ USD rồi.”
Theo báo chí tường thuật Diễn đàn Kinh tế mùa xuân, TS Tô Ánh Dương thuộc Viện Kinh tế Việt Nam nhận định rằng, nhiều khoản nợ xấu đã được làm đẹp bằng những khoản vay mới để trả nợ cũ quá hạn và nhờ tăng trưởng tín dụng ảo cuối năm thì tỷ lệ nợ xấu giảm 2% trong 60 ngày đầu năm nay chỉ là giảm số liệu không phải là bản chất. Còn TS Tô Ngọc Hưng, Giám đốc Học viện Ngân hàng được Thời báo Kinh tế Việt Nam trích lời thì cho rằng cần xem xét lại việc nợ xấu được công bố đã giảm rất nhanh.
Cùng về vấn đề này, trong cuộc phỏng vấn của chúng tôi, chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành hiện làm việc ở Hà Nội nhận định:
“Nợ xấu nợ khó đòi ở Việt Nam chưa thực sự rõ ràng minh bạch là bao nhiêu, khi mà Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ra Quốc hội nói là 8% xong rồi ít lâu thì nói là 10%, cách đây mấy tuần lễ lại nói là bây giờ rút xuống còn 6% tức đã giảm 2%. Thực sự không ai hiểu được cả, từ đâu mà nó có phép lạ gì mà giảm xuống trong khi nền kinh tế gặp rất nhiều khó khăn, doanh nghiệp phá sản tràn lan như thế. Tất cả những chuyện đó cần có sự nghiên cứu nghiêm túc và có lẽ Nhà nước cần thực sự có cố gắng hơn nữa để làm rõ.”
TS Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế được biết đến nhiều cả trong nước lẫn ngoại quốc được VnEconomy, VietnamNet, Tin tức Việt Nam Cafef và nhiều báo điện tử khác trích phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế mùa xuân cho rằng, số liệu thống kê “ảo” dẫn đến những quyết định sai lầm. TS Lê Đăng Doanh đặt câu hỏi, trong hai năm 2011-2012 ở Việt Nam có khoảng 100.000 doanh nghiệp đóng cửa, cao hơn hẳn các nắm trước nhưng tỷ lệ thất nghiệp công bố chỉ 2,2%, thấp nhất trong nhiều năm. Theo TS Doanh quí 1/2013 có thêm 15.000 công ty phá sản, nhưng tỷ lệ thất nghiệp lại vẫn thấp, thực tế những người lao động này đã đi đâu, trong khi số doanh nghiệp thành lập mới không đáng kể.
Phó Giáo sư Tiến sĩ Trần Đình Thiên được báo chí trích lời, đưa ra ví dụ về số lượng việc làm mới được tạo ra mỗi năm dù năm khó khăn hay thuận lợi đều đại thể như nhau. Theo lời ông, cách làm mang tính hình thức đã làm mất niềm vào hệ thống thông tin và thống kê phát triển, đồng thời gây ra những ảo tưởng thành tích lúc nào cũng tốt đẹp của nền kinh tế.
TS Lê Đăng Doanh nhấn mạnh, việc dựa trên những con số mà ông gọi là “ảo tưởng” nên các quyết định can thiệp thường đưa ra rất muộn, không phản ánh tính cấp bách của thực tiễn.
Trong tư liệu của chúng tôi chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan từng nhận định.
“Thực sự con số thống kê nhiều khi đưa ra cũng làm chúng tôi bối rối, không biết tin cậy vào con số nào.”
Các nhà báo đặc biệt là Thời báo Kinh tế Việt Nam dĩ nhiên không thể tường trình hết cả 30 tham luận được trình bày tại Diễn Đàn Kinh tế mùa xuân 2013, nhưng những ý kiến phản ánh tình hình thực tế đều đã được trình bày. Nếu các giải pháp được hình thành từ những số liệu ảo thì hậu quả thật khó lường, có lẽ đây là điểm cơ bản nhất cho toàn bộ vấn đề tái cơ cấu.
Dù nhiều chuyên gia ủng hộ ý kiến của ông Cao Sĩ Kiêm là nên làm lại Đề án Tổng thể Tái cơ cấu nền kinh tế, nhưng phần chắc là Chính phủ không bận tâm tới việc này. Bản thân bà Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng cho rằng, nên thực hiện đề án đã có, làm tới đâu sửa tới đó, hơn là loay hoay làm cái mới.
Chúng tôi nhớ lại cách nói của Phó Giáo sư Tiến sĩ Ngô Trí Long khi ông nhận định là Ngân hàng Nhà nước đang quản lý thị trường vàng theo cách “thủng đâu vá đó”.
Nam Nguyên, phóng viên RFA
2013-04-12

Minh Diện - Dây trói trên luống cày (Phần 1)

ap_20110823080104630

Hai phiên tòa – một xử dân, một xử quan – không làm yên được lòng dân sau hơn một năm sảy ra vụ Tiên Lãng. Cũng như dân Văn Giang chưa nguôi bức xúc, dù ngọn lửa trên cánh đồng Xuân Quan đã tắt và những kẻ đánh dân đã phải đứng trước vành móng ngựa. Đơn kêu oan và khiều kiện vẫn mỗi ngày một chất cao như những đống gạch đá củ đậu ở Đông Triều…
Tất cả chỉ vì việc cưỡng chế thu hồi đất, mà nguyên nhân sâu xa từ khái niệm “Sở hữu toàn dân!”, một khẩu hiệu, một “tiêu chí dân chủ”, nhưng lại là “sợi dây trói vô hình” mà người dân chẳng có quyền gì thực chất được tự chủ căn bản và lâu dài! Có người gọi đó là “Lời ru buồn cho đất!”.
Ngày 21-2-1848, bản Tuyên ngôn cùa Đảng cộng sản, lần đầu tiên xuất bản với vai trò là Tuyên ngôn của Hiệp hội cộng sản, do đề xướng của K. Marx, đã khẳng định “Sự sụp đổ của giai cấp tư sản và thắng lợi của giai cấp vô sản là tất yếu”, và đề ra nguyên tắc phát triển nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Bảy trong mười nội dung cơ bản đã được Karl Marx và F. Enghels vạch ra là : “ Tước đoạt sở hữu ruộng đất và trao nộp tô vào quỹ chi tiêu của nhà nước. Áp dụng thuế lũy tiến cao. Xóa bỏ quyền thừa kế. Tịch thu tài sản của tất cả những kẻ lưu vong và tất cả những kẻ phiến loạn . Tập trung tín dụng, và tất cả các phương tiện vận tải vào trong tay nhà nước. Thực hành nghĩa vụ lao động với tất cả mọi người…”.
Thực hiện nguyên tắc đó, năm 1917, Lê Nin đã ra lệnh tịch thu toàn bộ đất đai của Kulak . Bị tước đoạt “miếng bánh mỉ” trên tay, những người Kulak Sông Đông đã vùng dậy , và máu người Nga đã đổ trong cuộc nội chiến thảm khốc. Trước thực trạng đó , tháng 3-1921, tại Đại hội đảng cộng sản toàn Nga lần thứ X, Lê Nin đã đề ra chính sách kinh tế mới, gọi tắt là NEP, nhằm phục hồi và xây dựng nền kinh tế kiệt quệ sau nội chiến và chiến tranh thế giới. Với chính sách kinh tế mới, nước Nga đã “ phải đẩy lùi lại với chủ nghĩa tư bản, phải dùng bàn tay của cả nhà tư bản để cày sới miếng đất xây dựng xã hội chủ nghĩa!” (Lê Nin). Nội dung chủ yếu của NEP, là trao quyền tự chủ cho nông dân,lấy nông nghiệp làm nền tảng phát triển kinh tế, xây dựng mối quan hệ công nông . Lê Nin đã có câu nói nổi tiếng rút ruột từ bài học xương máu : “ Hãy để cho người nông dân tự suy nghị trên luống cày của họ!”
Năm 1936 bản Hiến pháp của nước Nga được sừa đổi, vấn đề ruộng đất cởi mở hơn,không dùng từ “tước đoạt” như trước, mà đặt ra một khái niệm mới , là “Sở hữu toàn dân”. Dù còn nhiều tranh cãi, nhưng chiến tranh thế giới lấn thứ hai bùng nổ, phát xít Đức tấn công Liên Xô, cuốn nước Nga vào cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, vấn đề tranh chấp nội bộ được gác lại vì sự tồn vong cùa dân tộc.
 Bản Hiến pháp năm 1959 của Việt Nam ra đời dựa vào bản Hiến pháp năm 1936 của nước Nga, về đất đai vẫn giành quyền sở hữu cá nhân không quốc hữu hóa như Nga .
Nhưng thực tế , năm 1960, miền Bắc đã tiến hành xây dựng Hợp tác xã nông nghiệp. Từ “Hợp tác xã bậc thấp” lên “Hợp tác xã bậc cao”. Ở bậc thấp, mỗi gia đình nông dân còn nhìn thấy mảnh ruộng của mình, được hưởng hoa lợi ruộng đất theo tỷ lệ phần trăm , con trâu, cái cày là của riêng. Lên bậc cao, ruộng đất công hữu hóa, không còn chế độ hoa lợi , trâu bò, cày bửa cũng bị sung công . Về cơ bản miền Bắc đã biến đất đai thành tư liệu sản xuât sở hữu toàn dân, dù Hiến Pháp vẫn quy định sở hữu cá nhân.
Ông Tố Hữu đã ca ngợi thành quả đó trong bài thơ “ Ba mươi năm đời ta có đảng” như sau:
Dân có ruộng dập dìu hợp tác!
Lúa mượt đồng ấm áp làng quê.
Chiêm mùa cờ đỏ ven đê
Sớm hôm tiếng trống đi về trong thôn!
Qủa thật rất vui! Mỗi buổi sáng kẻng vang lên, mọi người tới địa điểm tập trung đi làm việc. Tiếng gọi nhau í ới, tiếng cười, tiếng nói rộn ràng ngõ xóm. Những tổ cày, tổ bừa, tổ tát nước , tổ cấy túm tụm với nhau, tha hồ trò truyện, khói thuốc lào nghi ngút. Chả ai thèm để ý đến thời gian . Khi mặt trời chói chang trên ngọn tre, đội trưởng hò hét, mọi người mới đủng đỉnh ra đồng . Làm việc quấy quá một lúc là trưa, rủ nhau vào gốc đa, bờ tre ngồi tán phét. Chiều vàng mặt trời, “thơ thẩn dang tay ra về. Cơm nước xong đến nhả tổ trưởng, đội trưởng bỉnh công ghi điểm. Ánh đẻn chấp chới như đom đóm khắp đường làng.
Trên vách hội trường hợp các tác xã, các ngã ba , ngã tư đường làng , đỏ rực khẩu hiệu: “Hợp tác là nhà ,xã viên là chủ!” và “Mỗi người làm việc bằng hai”, nhưng chẳng ai muốn làm chủ, chẳng ai hăng hái làm việc bằng hai. Khái niệm “làm chủ tập thể” đồng nghĩa với “cha chung không ai thèm khóc”, còn lời kêu gọi làm việc bằng hai, được đáp lại bằng câu ca dao mỉa mai: “ Mỗi người làm việc bằng hai, để cho cán bộ mua đài , mua xe!”
Ngưởi xã viên chỉ thực sự làm chủ mảnh ruộng phần trăm . Mỗi gia đình có vài chục mét vuông , nhưng đó lại là miếng cơm , manh áo , là cuộc sống cùa họ. Bao nhiêu suy nghĩ, lo toan , bao nhiêu công sức của người xã viên đều dồn vào đó. Những cánh đồng hợp tác mênh mông , ngoài mấy người trong ban chủ nhiệm, chẳng ai thiết tha nhòm ngó. Ngược lại không ít xã viên tìm cách cấu véo thành quả của tập thể. Cảnh bố mẹ gặt trước cố tình để sót những bông lúa mẩy cho con mót phía sau, hoặc dằn mạnh bó lúa cho thóc rụng xuống bờ để con hót, diễn ra phổ biến trong mùa gặt.
Nhằm củng cố mô hình hợp tác xã nông nghiệp, năm 1963,đại tướng Nguyễn Chí Thanh đã về huyện Lệ Thủy , Quảng Bình xây dựng điển hình hợp tác xã Phong Thủy. Đầu tư bao nhiêu tiền của, sức lực, nổi lên được ngọn gió Đại Phong. Nhưng ngọn gió ấy chỉ thúc đẩy được 504 hộ dân xã Phong Thủy , huyện Lệ Thủy, không đủ sức lan tỏa cả nước. Cũng như ở Thái Bình, ông Nguyễn Ngọc Trìu dồn sức người, sức của xây dựng hợp tác xã Vũ Thắng, kết quả chỉ làm rung động được trái tim nhạc sỹ Nguyễn Văn Tý cho ra đời một “Bài ca năm tấn!”
Dù tuyên truyền vận động ráo riết,dù biện pháp hành chính thắt chặt,sức sản xuất vẫn ì , tiêu cực phát triển. Những cánh đồng mầu mỡ trở nên cằn cỗi, năng xuất thấp. Lúa cấy xong không có người làm cỏ bón phân. Thậm chí lúa chín không có người gặt. Ông Kim Ngọc, Bí thư tình ủy Phú Thọ lúc bấy giờ nhận xét : “ Xã viên không coi ruộng đất là của mình nên họ chẳng thiết tha gì với đồng ruộng!” Hậu quả là, trước mỗi ngày công được ba, bốn cân thóc, teo dần còn một cân, có nơi chỉ còn vài lạng. Gặt về bao nhiêu nộp thuế, nghĩa vụ bấy nhiêu vẫn chưa đủ. Nạn đói âm ỉ tràn từ làng này qua làng khác, bộ mặt nông thôn miền Bắc quắt queo, hốc hác không kém thời nô lệ. Nhà văn Phùng Gia Lộc đã diễn tả cái đói trong phóng sự “ Cái đêm hôm ấy đêm gì” như sau:
“Tôi hỏi:
- Nhà ăn rồi hả mẹ?
Cái thằng Thức đến là hở miệng, cấm có dấu được tý gì. Nó nói:
- Chi nấu cơm cho bà và em ăn thôi. Mẹ với anh Học với con ăn chào rau má rồi! Bữa nay mẹ luộc nhiều rau cải.
Tôi thấy cay xè trong mắt:
- Thế thì nấu thêm vào! Hết thì tao đi bới đất, nhặt cỏ, van vái ông bà. Làm con người mà miếng cơm chín vào bụng vẫn không đủ thì sống thế nào?”
Giữa lúc đó công an, dân quân đến đòi nộp thóc nghĩa vụ. Bà mẹ quỳ xuống lạy
- Các bác ,các anh ơi. Có còn cái gì đâu mà nộp? Các bác , các anh không thấy đàn con hắn đói xanh, đói trong đi à ? Các bác không thấy tôi cũng phát phù phát nề, vàng cây úa lá đây à?”
 Thương dân đói quá, ông Kim Ngọc quyết định phương án táo bạo, thực hiện khoán hộ ở Phú Thọ. Nhờ khoán hộ, cuộc sống người dân Phú Thọ đỡ khổ. Ông Kim Ngọc chỉ làm theo lời Lê Nin “ Để cho người nông dân tự suy nghĩ trên luống cày của mình” , nhưng cuộc đời ông rơi vào bi kịch , bị kiềm điềm , quy kết, oan ức ra đi trong thầm lặng.
Trường Chính là một trong những người trì trích Kim Ngọc dữ nhất, rồi ông nhận ra mình đã sai,ông rất ân hận. Có lẽ vì vậy , năm 1980, trong dự thảo Hiến Pháp, với cương vị Chủ tịch nước,Trường Chinh ký tờ trình Bộ chính trị , đề nghị vẫn giữ đa thành phần trong quản lý đất.
Nhưng bấy giờ Tổng bí thư Lê Duẩn ở thế thượng phong, và ông đang say sưa với khái niệm “Làm chủ tập thể”, nên không ai dám trái ý ông. Bản Hiến Pháp 1980 là “Hiến pháp của chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa”, nội dung cơ bản Nhà nước dưới sự lãnh đạo của đảng và chuyển toàn bộ ruộng đất thành sở hữu toàn dân.
Hậu quả của chính sách làm chủ tập thể đã đưa nền kinh tế đến kiệt quệ. Mọi người làm chủ nhưng chẳng ai làm chủ. Bộ máy quan liêu dẫn tới đặc quyền , đặc lợi tham nhũng. Các hợp tác xã ở miền Bắc tan rã, xã viên chỉ lo cho mảnh ruộng phần trăm của mình, các tập đoàn sản xuất ở miền Nam như cha chung không ai khóc, nông dân bỏ ruộng sống vất vưởng buôn bán, hoặc tìm đường vượt biên. Năm 1987, cả nước chỉ đạt được 17 triệu tấn lương thực quy ra thóc. Cùng với sự tác động tiêu cực của chính sách giá lương tiền , lại bị cấm vận, nền kinh tế đổ sụp. Từ chế độ lưu thông phân phối khủng hoảng cung cầu, đẻ ra chính sách ngăn sông cấm chợ. Đất nước như bị chia cắt ra thành từng mảnh nhỏ, nhưng cái đói lại bao trùm toàn lãnh thổ.
Tôi còn nhớ hình ảnh cố nhà văn trung tá Thái Vượng, khoác chiếc ba lô đầy sắn nhảy tàu từ Nam ra Bắc cứu đói vợ con.
Theo thông kê, cả nước ngày ấy 9,5 triệu người thiếu ăn, trong đó 5,2 triệu người đứt bữa và 3,5 triệu người đói.
Từ thực tế đó chính sách khoán 10 ra đời. Đây được coi như quyền sở hữu tạm thời , vì ngoài nội dung khoán đất lúa, đất rừng, mặt nước cho các hộ dân, để họ tổ chức kinh doanh,còn cho phép chuyển nhượng, thừa kế. Chính sách ngăn sông cấm chợ đồng thời được xóa bỏ. Một cuộc cách mạng thật sự của Đảng cộng sản Việt Nam , chấm dứt nạn đói hoành hành, và như huyền thoại, năm 1989, hơn 1,5 triệu tấn gạo đã được xuất khẩu.
Ông Nguyễn Văn Linh nói : “Ham chủ nghĩa xã hội hình thức là đánh sập nền kinh tế nông dân. Nền kinh tế nông dân bị sập thì khủng hoảng chính trị. Thương dân, thương nước thì phải cởi trói cho nông dân trước. Nông dân đổ mồ hôi và máu mới có đất, không ai được quyền tước đoạt của họ”.
Ông Võ Văn Kiệt đồng quan điểm này với ông Nguyễn Văn Linh. Ông nói: “ Tại sao 5% đất giao cho dân có hiệu quả còn 95% đất của toàn dân lại không đạt hiệu quả? Người nông dân chỉ có thể làm giàu trên chính mảnh ruộng của họ. Đó chính là NEP của Lê Nin”.
Ông Nguyễn Văn Linh đã chấp nhận giải tán các tập đoàn, giao đất cho dân. Người nông dân phẩn khời nhận lại ruộng, tự chủ canh tác, mùa màng bội thu. Năm 1992 Việt Nam đã xuất khẩu được 3 triệu tấn gạo.
Nhưng “Thương cho cái kiếp má đào, cởi ra rồi lại buộc vào như chơi!”. Cũng là đất đai mồ hôi, nước và cả máu xương bao đời nay người nông dân mới mới có được, nhưng cái câu “sở hữu toàn dân” như sự mồi mớm, mị dân đã sinh ra nhiều hệ lụy. Cùng một chế độ chính trị-xã hội, cùng do đảng Cộng sản cầm quyền, thế nhưng vị lãnh đạo này hô “cởi trói” cho nông dân, đến vị lãnh đạo khác lại đi trói người nông dân để chiếm đoạt ruộng đất ngay trên luống cày của họ!
Minh Diện
(Blog Bùi Văn Bồng)

Ngô Minh - Năm lần "phá" Chủ Nghĩa Xã Hội để tồn tại

Không ai biết Chủ nghĩa xã hội (CNXH) là một hình thái xã hội như thế nào. Nó có trong trí tưởng của ai đó hay có ở hành tinh khác. Chỉ nghe thầy giáo chính trị giảng đi giảng lại trong lớp học từ bé lớp một cho đến sinh viên đại học, rằng: Nước ta đang xây dựng CNXH, giai đọn đầu của Chủ nghĩa Cộng sản. Chủ nghĩa xã hội là sung sướng gấp vạn lần, dân chủ, tự do gấp vạn lần chủ nghĩa tư bản. Nhưng thực tế ở nước ta (và nhiều nước CNXH “anh em” khác như Trung Quốc, Triều Tiên, Cu Ba, các nước Đông Âu, Liên Xô (cũ) 80 năm qua, càng xây dựng CNXH thì cuộc sống càng đi xuống, bị kềm nén không có tự do báo chí, không có tự do lập hội, thiếu dân chủ v.v... Chỉ đi xe chục tiếng sang Thái Lan, thấy đời sống nước họ, tự do dân chủ nước họ mà thèm. Đó là chưa nối đến Hà Lan,Thụy Sĩ, Thuỵ Điển, Đan Mạch… cuộc sống của họ là thiên đường thực sự. Ở xứ ta, chỉ có giai cấp lãnh đạo Đảng, Chính quyền là ngày càng giàu sang và quyền lực. Các nước Đông Âu và Liên Xô đã làm một cuộc “cách mạng mềm” lật đổ CNXH để xây dựng cuộc sống mới. Bốn trăm triệu người ở Liên Xô và Đông Âu được giải phóng, vô cùng hoan hỷ. Nước ta từ năm 1954 ở miền Bắc và từ sau năm 1975 trên cả nước, ai cũng nhận thấy càng xây dựng CNXH thì dân càng đói kém, cuộc sống càng bị o ép khổ cực. Đến bây giờ nước ta vẫn được xếp hạng một trong những nước nghèo nhất thế giới. Nhưng nhân dân ta đã có những cuộc vượt phá chiếc “vòng kim cô” CNXH để mưu sinh và tôn tại rất ngoạn mục:

1. Cuộc “lãn công” vĩ đại dưới thời Hợp tác xã

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, ở miền Bắc tiến hành Hợp tác hóa nông nghiệp và cải tạo tiểu thủ công nghiệp. Hợp tác xã là Chủ nghĩa xã hội. Lúc đầu bà con háo hức lắm. Nhưng rồi tham nhũng nảy nòi, được thể chế CNXH khuyến khích: Một người làm việc bằng hai / Để cho chủ nhiệm mua đài mua xe/ Một người làm việc bằng ba / Để cho chủ nhiệm xây nhà xây sân… Đưa ruộng cha ông để lại vào hợp tác rồi, người nông dân không còn ruộng đất canh tác nữa, phải đi làm đồng theo kẻng. Ruộng chung như cha chung không ai khóc, nắng lên khỏi ngọn sào mới lục tục ra đồng, chưa xong đường cày đã giải lao, chiều mặt trời còn con sào đã về. Nên cuối vụ chia công điểm, mỗi công được 2 lạng thóc. Dại gì mà làm cho thằng khác ăn. Thế là đói. Cả xã hội nông thôn lãm công. Người gần rừng thì đi đào củ mài. Người không có rừng thì đào cua bắt ốc ra chợ đổi gạo. Nên cả miền Bắc nông dân lãn công.

Lãn công đến độ, bờ xôi ruộng mật cũng chẳng ai ngó ngàng đến. Thấy cảnh dân đói quá, các nhà quản lý buộc phải “phá lệ XHCN”, chia “Đất phần trăm” cho nông dân. Đất phần trăm là đất được xác định 5% quỹ đất của địa phương chia cho các hộ gia đình để sản xuất rau màu,cấy lúa. Những người sinh từ 1962 trở về trước được chia 2 thước ta tức là 48m2/người và được toàn quyền sử dụng. Trên mảnh đất phần trăm đó, các hộ nông dân đã trong khoai cấy lúa nuôi sống gia đình mình, không cần đến thu nhập của HTX. Đất phần trăm tư nhân ấy là cú “phá CNXH” đầu tiên của nông dân Việt Nam.

2. Khoán hộ Kim Ngọc – cú đấm vào mặt CNXH

Có đất phần trăm rồi vẫn nhiều hộ đói, vần tiếc ngẩn ngơ hàng triệu hecta đất màu mỡ vào HTX không mang lại thu nhập, bà con ở Vĩnh Phú, theo anh Kim Ngọc nghĩ ra cách khoán hộ, để có người chịu trách nhiệm hiệu quả trên tầng thước đất. Khoán Kim Ngọc ra đời. Tổng bí thư đảng kêu lên: ”Khoán hộ là phá CNXH”. Thế là Kim Ngọc bị kiểm điểm. Phá CNXH cũng không chết bằng đói. Thế là phong trào khoán hộ phát triển rầm rộ ở nhiều tỉnh như Hải Phòng, Hải Hưng… Cuối cùng thì Bộ Chính trị buộc phải “phá CNXH” ra nghị quyết “Khoán 10”. Khoán Kim Ngọc như một nắm đấm đấm vỡ mặt Chủ nghĩa xã hội ảo tưởng.

3. CNXH: PHÂN NHƯ CỨT, CỨT GÌ CŨNG PHÂN

CNXH được định nghĩ là “nền kinh tế Kế hoạch hóa từ sản xuất đến tiêu dùng”. Nên kế hoạch sản xuất hàng hóa hàng năm giao cho các nhà máy, xí nghiệp. Sản xuất được bao nhiêu nộp cho nhà nước để nhà nước phân phối theo kế hoạch. Nhưng sản xuất không đủ cung cấp cho nhu cầu ngày càng cao. Nên tất cả các nước đều phải áp dụng chế độ tem phiếu một cách triệt để. Chỉ có lãnh đạo cao cấp là được mua theo nhu cầu, toàn hàng tốt ở của hàng Tông Đản, còn cán bộ, công hnân viên đều có đủ loại tem phiếu, từ mớ củi, bìa đậu phụ, bó rau… đến mét vải màn cho phụ nữ vệ sinh, đều có tem phiếu hoặc sổ mưa hàng. Bắt cởi trần phải cởi trần / Cho may ô mới được phần may ô. Cung cấp thành nếp sống. Lãnh đạo đẩng tuyên bố: “Kế hoạch hoá tiêu dùng chính là bản chất của CNXH”. Buổi sáng nọ, ở công Sở Thương Mại tỉnh nọ có câu đối: Phân thì như cứt. Cứt gì cũng phân. Nhưng đến khi Bộ trưởng thương mại Trần Phương vạch kế hoạch bỏ tem phiếu, TBT kêu lên: ”Làm thế thì phá CNXH còn gì?”. Nhưng dân tộc ta đã “phá CNXH”, từ bỏ được chế độ tem phiếu để tồn tại. Từ bỏ cảnh cung cấp bao năm trời làm đau khổ chị em: Hôm nay mồng tám tháng ba / Chị em phụ nữ đi ra đi vào / Hai tay hai củ xu hào/ Miệng luôn lẩm bẩm: Nên xào hay kho?

4. TỰ CHỦ TÀI CHÍNH – CUỘC PHÁ CNXH NGOẠN MỤC

Sau năm 1975, Bộ Chính trị đảng chỉ đạo tức tốc “cải tạo công thương nghiệp miền Nam, đánh bại bọn tư bản, nếu không thì không thể xây dựng CNXH được”. Thế là đua nhau đập phá, cải tạo. Các nhà máy, xí nghiệp hiện đại đang vận hành êm ru bỗng chốc tiêu điều. Nguyên liệu không có để sản xuất, công nhân không có việc làm, không lương. Nhiều giám đốc tư bản rãy chết bị thay bằng “giám đốc học Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc ra”. Cái trường ấy cũng lạ, ai tốt nghiệp trường đó có thể ra làm bất cứ việc gì, từ bí thư, chủ tịch, đến giám đốc nhà máy dệt, giám đốc công ty điện tử êm ro. Không cần sản xuất hàng hóa nhiều, chỉ cần suốt ngày phê bình tự phê bình, đấu tranh giai cấp. Thế là cả một nền kinh tế miền Nam không lồ chỉ vài năm sau thành kiệt quệ. Đói đầu gối phải bò. Anh em công nhân đề xuất chủ trương “tự hạch toán”, “tự chủ tài chính”, “kế hoạch ba”, “xuất khẩu để lấy ngoại tệ mua vật tư nguyên liệu”… TBT đảng hét: ”Bọn bây phá chủ nghĩa xã hội à!”. không phá thì chết đối cả nút. Thế là cuộc “phá” CNXH lần thư tư diễn ra không thể đảo ngược.

5. CNXH LÀ KHÔNG ĐƯỢC CÓ NHÀ 2 TẦNG TRỞ LÊN

Qua 4 lần “phá CNXH”, đời sống của nhân dân khá lên đôi chút. Có người buôn bán có tiền làm nhà lầu vài ba tầng. Thế mà một lãnh đạo đảng hét lên: ”Giàu như rứa là trái với bản chất chủ nghĩa xã hội”. Thế khoảng tháng 3 năm 1983, chỉ thị Z30 một chỉ thị miệng ra đời, nhằm tịch thu nhà, tài sản của những gia đình có nhà hai tầng trở lên tại các thành phố. Chỉ thị mật, không rõ của Ban Bí thư hay của Chính phủ ra lệnh, không có người ký, không có văn bản, không dựa trên bất kỳ một điều khoản pháp luật hiện hành, chỉ truyền miệng qua hệ thông Công an. Thế mà ở Hà Nội đã tịch thu 105 nhà, không cần tòa án và cũng không có bất cứ một bằng chứng nào để có thể khẳng định đó là tài sản bất minh. Có một gia đình bị tịch thu, cả nhà đội khăn tang, bị đẩy lên xe, khóc sướt mướt. May mà có một số người đã phá cái lệnh CNXH đó. Nguyễn Văn An bí thư Hà Nam Ninh đã đốt danh sách (khoảng 100 quyết định) do công an tỉnh lập để tiến hành tịch thu, đã được đóng dấu ngay trước đêm định thực hiện trong danh sách 200 gia đình xếp theo ABC . Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh cũng không tuân lệnh “bảo vệ CNXH” ấy.

Đấy, CNXH là rứa đó, nhân dân ta đã bao nhiêu năm điêu đứng, lầm than vì nó, đã 5 lần vùng lên “phá CNXH”, cố thoát ra khỏi cái ách đó, mà không thể thoát được. CNXH lại biến thành cái đuôi đằng sau cái khái niệm: Kinh tế thị trường định hướng XHCN, pháp chế XHCN v.v... với kinh tế nhà nước là chủ đạo. Thế là tha hồ cho bọn tham lam hốt tiền ngân sách. Các tập đoán nhà nước đã thất thoát hơn triệu tỷ đồng, bọn bán biệt tự Hà Nội trốn thuế 1.400 tỷ đồng, những Vinashine, Vinaline… mọc lên như nấm. Bây giờ thì CNXH đã lộ nguyên hình là một hình thái xã hội tham nhũng, ăn cắp. Ăn đất, ăn biển, ăn rừng, ăn dự án, ăn chức, ăn quyền… ăn cả học vị và học hàm giáo sư, tiến sĩ. ĂN CẮP CẢ XƯƠNG MÁU ĐỒNG ĐỘI ĐỂ CÓ DANH HIỆU ANH HÙNG. Đau đớn thay! Nhưng nhân dân Việt Nam vốn thông minh và dũng cảm, nhất định sẽ tìm cách để vứt bỏ chiếc vòng kim cô CNXN vô lý đang thít chặt quanh đầu mình …
Ngô Minh

Trần Kinh Nghị - Liệu Vietnam Airlines có theo bước Vinashin?

Vietnam_Airlines

Bẳng đi mấy năm không có dịp trở lại khu xuất nhập cảnh quốc tế của sân bay Nội Bài, mới đây nhân một chuyến du lịch, tôi được “gặp” lại khu này và không khỏi ngỡ ngàng về sự xuống cấp của nó.

Dưới ánh sáng dù tù mù bên trong khu nhà ga người ta vẫn đễ dàng nhận thấy tình trạng cũ kỉ lỗi thời đến mức quê mùa của phòng ốc, trang thiết bị và phong cách làm việc tại đây. Có lẽ đối với những du khách mới đến đây lần đầu thì mọi thứtại đây thật xa lạ so với các sân bay mà họ từng đi qua. Sự khác biệt toát ra từ những viên gạch lát sàn dưới chân đến những quầy hải quan to, thô nhưng bất tiện, và từ bản thân những người nhân viên với những cử chỉ ngượng ngộ trong bộ đồng phục không mấy phù hợp khiến họ trở nên yếu ớt và không chuyên nghiệp. Khác hẳn với tất cả các sân bay quốc tế, ở Việt Nam nhân viên Hải quan và bảo vệ thường có dáng gầy gò lại ăn mặc quá rộng và có thể nói tềnh toàng như dân thường vậy!; họ không quen đứng thẳng chân và tay, .mà đứng khụy một chân trong khi một hoặc cả hai tay đút túi quần trông thật thảnh thơi!…Tất cả khiến họ mất thế oai nghiêm cần thiết của một người đang thực thi công vụ. Lẽ đương nhiên đó không chỉ là bề ngoài, mà còn cho thấy thực chất  công việc.

Có lẽ vì cảm thấy lạ lẫm nên đám hành khách bổng trở nên trầm lắng khi bước vào khu giành cho khách đến . Sự yên tĩnh đó chỉ bị phá vỡ khi mọi người tỏa ra các nơi để tìm cho mình một chiếc xe đẩy hàng.  Nhưng ngay cả  những chiếc xe đẩy hàng đối với họ cũng là một sự lạ lẫm thì phải (?) Chúng trông nặng nề và thô kệt, lại còn han rĩ, thậm chí khó di chuyển hoặc khó lái theo ý muốn; khi chúng chuyển động thì mỗi vòng lăn bánh đều phát ra tiếng kêu cót két…  Không chỉ vậy, những tiếng gầm rú kéo dài phát ra từ các dãy băng chuyền “hòa tấu” cùng tiếng cót két của những chiếc xe đẩy để tạo nên một giàn hợp xướng đặc biệt chào đón du khách đến sân bay Nội Bài -Thủ đô của Việt Nam!

Sẽ là phiến diện nếu không thấy một sự tiến bộ nào đó tại nơi đây. Cũng có đấy! Đó là việc giảm bớt hẳn trong khâu khám xét hành lý một cách “đại trà” như đã từng diễn ra trước đây. Nhưng thay vào đó, nghe nói nạn mất cắp  hành lý kí gửi đang khiến hành khách rất lo lắng. Đó là lý do mà người HDVDL của đoàn chúng tôi đã liên tục nhắc nhỡ mọi người không nên để bất cứ thứ gì có giá trị trong hành lý ký gửi, đặc biệt trong chặng bay về nước! 

Đúng là ở nước Việt Nam thường nếu được cái này thì mất cái kia, chẳng bao giờ được trọn vẹn cả!. Ví dụ, trong khi ở  tất cả các sân bay trên thế giới, xe ô tô đưa đón khách đều được phép vào sảnh, thì ở Nôi Bài xe bus đón đoàn khách đông người phải đứng tít bên ngoài. Vậy là hôm đó chúng tôi được may mắn không ai bị khám xét … và đổi lại chúng tôi phải cuốc bộ ra ô tô. Kết  quả  cuối cùng về đến nhà không quá muôn là tốt lắm rồi!.

Theo các nguồn tin cho thấy hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) đến nay dù chiếm mưu thế độc quyền với nhiều ưu ái của Nhà nước vẫn đang gặp rất nhiều thua lỗ, mà nguyên nhân chủ yếu là do suy giảm sức cạnh tranh trên cả thị trường nội địa lẫn thị trường quốc tế. Có nhiều điều để nói, nhưng ở đây chỉ xin đơn cử về đường bay HN-Seoul -Tokyo mà tôi vừa đi qua . Cùng ngày có 5-6 đoàn du khách người Việt đi Nhật Bản và Hàn Quốc thì tất cả đều sử dụng hãng hàng không SENA của Hàn Quốc với cả hai chiều đi và về. Khách đông đến nỗi các chuyến bay của SENA luôn đầy ắp trong khi các chuyến bay của Vietnam Airlines chỉ được 1/2. Thời gian qua liên tục lan truyền tin xấu về tình trạng dịch vụ và thái độ phục vụ yếu kém của Vietnam Airlines, như giá vé cao nhưng không thuận tiện cho người mua với những quy định bất tiện về thanh toán; thái độ tiếp viên mất lịch sự, thiếu chu đáo đối với hành khách, làm bắn nước chè hoặc thức ăn vào vào hành khách mà không xin lỗi, v.v…Đó là chưa kể nạn ăn cắp xăng dầu máy bay, sự tắc trách trong công tác duy tu bảo dưỡng trang thiết bị và trong cả khâu điều hành bay cùng với tình trạng buôn lậu đang lan tràn trong ngành khiến người ta lo ngại về độ an toàn của các chuyến bay.   

Phải chăng những đấu hiệu nói trên đây cho thấy thời kỳ hoàng kim của Vietnam Airlines với tư cách một hãng bay độc quyền quốc gia sắp kết thúc? Nếu vậy liệu còn kịp hay không để rút bài học xương máu từ sự đổ vỡ của Vinashin có cùng hoàn cảnh để có cách nào khắc phục trước khi quá muộn?

Trần Kinh Nghị
(Blog Trần Kinh Nghị)

CA Gia Lai đánh đập, làm nhục vợ con mục sư Nguyễn Công Chính

CTV Danlambao – Tối ngày 12/04/2013, vợ mục sư Nguyễn Công Chính là bà Trần Thị Hồng cùng hai con nhỏ đã bị CA Gia Lai chặn đường bắt cóc và đánh đập hết sức dã man. Nghiêm trọng hơn, nhóm công an này còn tiếp tục có những hành vi xúc phạm nhân phẩm nặng nề đối với bà Hồng cùng con trai 13 tuổi bằng cách lột trần truồng cả hai mẹ con bà, rồi thay nhau khám xét.
Vụ việc xảy ra đúng 1 ngày sau khi ông TT Nguyễn Tấn Dũng đến Gia Lai thăm trung đoàn cảnh sát cơ động Tây Nguyên và ra lệnh cho lực lượng này ‘sẵn sàng chiến đấu’.

Lúc 22h30 phút tối cùng ngày, trao đổi với CTV Danlambao khi vẫn chưa hết bàng hoàng và đau đớn, bà Trần Thị Hồng cho biết: Ba mẹ con bà bị bắt cóc, đánh đập và làm nhục khi đang đi xe đến trại giam thăm mục sư Nguyễn Công Chính.
Lúc 20 giờ tối ngày 12/04, khi xe vừa qua khỏi TP. Plây Ku, bất ngờ xuất hiện hàng chục công an sắc phục chặn xe, đòi khám xét mẹ con bà.  Kế hoạch trả thù đã được chuẩn bị sẵn, cho nên ngay sau khi bà Hồng từ chối hợp tác thì lập tức nhóm công an này hùng hổ lao vào nắm tóc, lôi kéo bà Hồng cùng 2 con nhỏ vào một ngôi nhà gần đó, rồi khóa kín cửa.
Tại đây, bà Hồng liên tiếp hứng chịu những đòn trả thù tàn bạo, bị đánh túi bụi vào đầu cùng những lời mạt sát của công an. Toàn bộ thức ăn, thuốc men dùng để thăm nuôi mục sư Chính trong tù bị nhóm CA này lục lọi và vứt tung tóe.
Sau khi khám xét không thu được gì, nhóm CA này tiếp tục trả thù bằng cách lột trần truồng bà Hồng cùng con trai 13 tuổi nhằm làm nhục mẹ con bà. Con gái út của bà hoảng sợ chỉ biết khóc thét.
Cuối cùng, nhóm CA này bỏ đi, để lại bà Hồng cùng hai con nhỏ lê lết về nhà trong sự đau đớn và uất nghẹn.
Bà Trần Thị Hồng, vợ mục sư Chính cùng con gái út
Mục sự Nguyễn Công Chính đang bị giam giữ tại trại giam Đồng Xoài, Bình Phước với bản án 11 năm tù giam. Được biết, đã hơn 2 tháng nay mục sư Chính không được gặp người nhà.
Sau khi chồng bị bắt, bà Trần Thị Hồng một thân một mình nuôi 4 con nhỏ, đồng thời chăm sóc người mẹ già đang nằm hấp hối trong bệnh viện. Ngoài ra, do thường xuyên bị chính quyền địa phương sách nhiễu, chặn đường làm ăn nên cuộc sống của gia đình bà Hồng hiện rất khó khăn.
Trao đổi với Danlambao, bà Trần Thị Hồng tha thiết kêu gọi sự quan tâm, lên tiếng của các tổ chức, cá nhân đối với tình trạng hiện nay của gia đình.
Những hành vi trên của CA Gia Lai diễn ra đúng một ngày sau khi ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng Bộ trưởng CA Trần Đại Quang có chuyến công tác tại Gia Lai và thăm Trung đoàn Cảnh sát Cơ động Tây Nguyên. Tại buổi gặp gỡ hôm 11/4, ông Nguyễn Tấn Dũng đã lệnh cho lực lượng này phải ‘sẵn sàng chiến đấu’.
VGP News | Thủ tướng thăm Trung đoàn Cảnh sát cơ động Tây Nguyên – Thu tuong tham Trung doan Canh sat co dong Tay Nguyen
Bên cạnh đó, đây cũng là thời điểm mà cuộc đối thoại nhân quyền Việt-Mỹ lần thứ 17 đang diễn ra tại Hà Nội, trước đó bị bao phủ bởi Phiên điều trần hôm 11/4 tại Hạ viện Hoa Kỳ.
Dân Làm Báo Blog – Đối thoại Nhân quyền thường niên giữa Hoa Kỳ và Việt Nam – Mỗi người chúng ta là một chiến sỹ thông tin * Citizen Journalism
Xâu chuỗi các sự kiện, hành vi trả thù của CA Gia Lai đối với gia đình mục sư Nguyễn Công Chính là thông điệp rõ ràng của nhà cầm quyền CSVN đối với chính phủ Mĩ về tình trạng nhân quyền ở Việt Nam.
Nhân cuộc đối thoại nhân quyền Việt-Mỹ đang diễn ra, xin gửi đến tất cả bạn đọc đoạn nói chuyện đầy uất nghẹn của Trần Thị Hồng kể lại những gì vừa xảy ra đối với mẹ con bà.
CTV Danlambao
danlambaovn.blogspot.com
 

Ðánh chết người, 7 công an chỉ bị tù 2-4 năm

Dư luận Hà Nội đang phẫn nộ vì bản án dành cho bảy cán bộ công an huyện Thạch Thất, Hà Nội đánh “hội đồng” làm chết người được cho là quá nhẹ.
Tại phiên tòa diễn ra sáng ngày 11 Tháng Tư ở Hà Nội, bảy cán bộ đánh chết người chỉ bị xử về “hành vi cố ý gây thương tích,” chứ không phải tội giết người. Nạn nhân bị đánh chết là ông Nguyễn Mạnh Sơn 46 tuổi, cư dân quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Bảy cán bộ công an đánh chết người chỉ bị từ 2 đến 4 năm tù giam mỗi người. (Hình: Báo Tiền Phong)
Các bị cáo gồm Cấn Hồng Nguyên 23 tuổi, bị 4 năm tù giam; ông Hoàng Thanh Thọ 22 tuổi, bị 3 năm rưỡi tù giam; ông Nguyễn Ðức Hai Long 25 tuổi, bị 3 năm tù giam; ông Lê Xuân Hà 24 tuổi, bị 2 năm rưỡi tù giam; ông Ngô Ðức Trung 26 tuổi, và Khuất Quang Cường 22 tuổi; Nguyễn Minh Tâm 22 tuổi cùng bị 2 năm tù giam.
Theo cáo trạng đọc tại tòa, ông Nguyễn Mạnh Sơn bị bắt vì tình nghi dắt trộm một chiếc xe gắn máy chiều ngày 21 Tháng Sáu, 2012 tại xã Ðại Mỗ, Hà Nội. Chiếc xe này sau đó được kết luận là của một người đàn ông ngụ tại huyện Thạch Thất, Hà Nội. Vì vậy, ông Sơn và chiếc xe gắn máy nghi trộm bị giải giao về đồn công an huyện Thạch Thất để điều tra.
Theo báo Tiền Phong, vì ông Sơn không nhận tội trộm chiếc xe gắn máy, các cán bộ công an Thạch Thất đua nhau tát vào mặt ông này. Ông Sơn vùng đứng dậy và giơ cao chiếc ghế, la lớn rằng “các ông không được đánh người”.
Tường thuật của báo Tiền Phong dựa vào phúc trình của công an huyện Thạch Thất thừa nhận rằng, một loạt bảy cán bộ công an huyện Thạch Thất, đã nhào tới tấn công ông Nguyễn Mạnh Sơn. Ông này đã bị đá bằng chân vào đầu, bụng... cho đến khi nạn nhân gục tại chỗ.
Ông Sơn được đưa vào bệnh viện, nhưng đã chết dọc đường. Kết quả giảo nghiệm tử thi kết luận rằng nạn nhân bị tụ máu bầm ở đầu, ngực; bị gẫy xương sườn, bể lá lách...
Tuy nhiên, cuối cùng thì bảy ông cán bộ công an đánh chết người chỉ bị truy tố về hành vi “cố ý gây thương tích và gây tổn hại sức khỏe của người khác”.
Mức án kể trên của tòa án Hà Nội, theo dư luận, là quá nhẹ.
(Người Việt)

Xác định nền công nghiệp ưu tiên: Tư duy của nền kinh tế bao cấp

(Viết nhân đọc bài “Gần 20 năm cãi nhau về công nghiệp ưu tiên”)
Bài học thất bại của nền kinh tế bao cấp
Chúng ta đã có bài học thất bại cay đắng từ việc vận hành nền kinh tế trong thời gian bao cấp. Đây là nền kinh tế được chỉ huy bởi nhà nước. Một ủy ban kinh tế trung ương sẽ tính toán xác định xem nền kinh tế cần làm gì, làm bao nhiêu để đưa vào kế hoạch sản xuất, lưu thông, và phân phối. Cơ quan này quyết định giá cả các mặt hàng trên cơ sở tính toán hao phí. Giá cả được qui định theo mệnh lệnh hành chính. Nền kinh tế vận hành ì ạch, nhiều vấn đề phát sinh. Nguyên nhân là nền kinh tế bị lũng đoạn, tham nhũng, lãng phí, trì trệ. Nhiều ngành nghề mất cân đối nghiêm trọng – cái cần thì không làm, cái không cần thì sản xuất thừa, và không có cơ chế để thúc đẩy cải tiến cũng như không có tín hiệu để xác định nhu cầu sản xuất cái gì, sản xuất bao nhiêu, hoặc như thế nào cho phù hợp với cuộc sống. Cuối cùng nền kinh tế lâm vào khủng hoảng và đổ vỡ.
Kinh tế VNNền kinh tế bao cấp, chỉ huy duy ý chí cho ta bài học rằng, trong nền kinh tế không ai hiểu hết là xã hội cần gì, bao nhiêu, sản xuất như thế nào. Không một trí tuệ nào xác định được để có thể chỉ huy. Nó phải hoạt động dựa trên một qui luật tự động bí ẩn của tự nhiên.

Kinh tế VN
Kinh tế nhà nước có cần thiết giữ vai trò chủ đạo
Những nguyên lý lớn của nền kinh tế thị trường

Nền kinh tế thị trường được vận hành hoàn toàn thông qua thị trường, là nơi người bán, người mua trao đổi tự do dựa trên sự tự nguyện và tự thỏa thuận giá cả. Động cơ cho sự trao đổi là sự thỏa mãn nhu cầu hai bên. Động lực để các chủ thể kinh tế tham gia thị trường là tìm kiếm lợi nhuận. Qui luật khắc nghiệt của kinh tế thị trường là làm lời ăn, lỗ chịu. Làm có lời – nghĩa là có tiền – có thể mua được tất cả các sản phẩm khác được làm ra trên khắp thế giới.
Các chủ thể kinh tế trao đổi với nhau dựa trên hệ thống giá. Hệ thống giá được hình thành trên chi phí đầu vào và lợi nhuận. Ví dụ, tôi kinh doanh bánh mì, tiền mua bột, công nhân, nhà xưởng, tiền lãi vay,… làm giá thành ổ bánh mỳ là 5.000đ/ổ. Tôi có thể bán giá cao nhất để có lợi nhuận nhiều nhất. Có thể là 7.000đ/ổ, thậm chí 20.000 đồng/ổ nếu có người mua. Tuy nhiên, tôi sẽ bị đối thủ cạnh tranh giảm giá thành để giành khách hàng, tôi sẽ phải cùng giảm theo để cạnh tranh. Cuối cùng một mức giá ổn định có thể là 5.500 đồng/ổ. Tất nhiên hệ thống giá luôn biến động chứ không ổn định vì các chi phí đầu vào luôn thay đổi, và cơ hội bán hàng (để nâng hoặc giảm giá) buộc cũng phải thay đổi theo. Tuy nhiên, hệ thống giá tương đối ổn định để các chủ thể kinh tế có thể gắn kết, trao đổi lẫn nhau. Nó biến động mạnh khi có lạm phát hoặc có các yếu tố tác động lớn như thiên tai, khan hiếm hàng, cải tiến công nghệ, công nghệ mới xuất hiện,… Sau đó việc này có xu hướng đi đến điểm ổn định và dao động quanh điểm đó.
Hệ thống giá không chỉ giúp các thành phần kinh tế có thể giao dịch với nhau mà còn giúp tối ưu nền sản xuất. Nguồn lực trong một nền kinh tế là có hạn, do vậy nó sẽ không tiêu phí vào những mặt hàng có giá thành quá cao nhiều vì thị trường không thể chi trả nổi. Nền kinh tế sẽ tự động phân bổ là sản xuất bao nhiêu ôtô, làm bao nhiêu nhà, may bao nhiêu cái áo, đúc bao nhiêu đôi giày, đào tạo bao nhiêu tiến sĩ, kỹ sư, công nhân,…là tối ưu. Tất cả chủ thể kinh tế muốn đạt tối ưu lợi nhuận cần điều tra xem nền kinh tế có thể tiêu thụ hàng hóa của họ như thế nào, với mức giá cao hay thấp, mua trong bao lâu, đối thủ có thể bán được mức nào,….để làm căn cứ sản xuất. Nếu nền kinh tế không hoạt động trên hệ thống giá thì mọi chủ thể kinh tế như những người mù đi vô định, không biết căn cứ vào điều gì để biết mình nên làm gì. Đây chính là lý do vì sao nền kinh tế tem phiếu, giá cả mệnh lệnh hành chính dẫn đến sụp đổ.
Lợi nhuận có một vai trò rất lớn trong nền kinh tế thị trường. Trước hết đó là mục đích cốt lõi của tất cả các chủ thể kinh tế, như hơi thể đối với con người. Không làm ra lợi nhuận (xét về tổng thể, trong giai đoạn ngắn thì tùy theo chiến lược của mỗi công ty), các doanh nghiệp tất yếu phải chết.
Lợi nhuận còn là tín hiệu cho nền kinh tế. Đây chính là cơ chế giúp nền kinh tế hoạt động tự động dẫn đến tối ưu. Nếu một mặt hàng có thể bán giá cao, có lợi nhuận lớn chứng tỏ được xã hội cần. Chủ thể kinh tế hoặc xã hội sẽ tăng cường đầu tư để làm ra, giúp giải quyết nạn khan hiếm. Đến lúc nào đó thị trường có nhiều mặt hàng như vậy thì giá sẽ giảm dần, lợi nhuận giảm thì nền kinh tế ít sản xuất. Chính lợi nhuận là một tín hiệu giúp nền kinh tế biết xã hội cần gì để làm, không cần gì để giảm – thậm chí là không sản xuất nữa. Nó hoạt động một cách tự nhiên. Ngược lại, nền kinh tế bao cấp không có tín hiệu này nên nền kinh tế như một người mù. Nó tiêu tốn rất nhiều tài nguyên để làm ra những sản phẩm thừa mứa hoặc vô dụng. Trong khi các ngành khác thì không có nguồn lực để làm. Nó chỉ dừng lại khi mọi chuyện trở nên nghiêm trọng chứ không phải chớm có vấn đề là tự điều chỉnh như nền kinh tế thị trường.
Lợi nhuận còn là một cơ chế giúp cải tiến kỹ thuật, sáng tạo qui trình mới trong sản xuất, thúc đẩy năng suất lên cao. Vì động cơ thu được lợi nhuận nên các chủ thể sản xuất phải luôn cạnh tranh nhau để giảm chi phí đầu vào như cải tiến giảm nguyên liệu, năng lượng, giảm nhân công,…sáng tạo ra mẫu mã mới để thu hút khách hàng. Không có cơ chế lợi nhuận thì các chủ thể kinh tế không bao giờ tự giác cải tiến hoặc sáng tạo trong sản xuất. Đây là lý do vì sao nền kinh tế bao cấp vô cùng trì trệ, dẫn đến xã hội ngày càng lạc hậu.
Lợi nhuận thúc đẩy các chủ thể hợp tác với nhau để tối ưu nền sản xuất, phình to doanh số, giảm giá thành, mang hàng hóa đi khắp nơi. Trong nền kinh tế thị trường, các chủ thể kinh tế rất năng động trong việc hợp tác và cùng nhau giải quyết nhiều rào cản để đến với nhau như tình yêu trai gái. Nền kinh tế nhà nước thì vô cùng khó khăn để se duyên với nhau, trừ khi có lệnh cấp trên. Rất nhiều cuộc se duyên của các doanh nghiệp nhà nước như những mối hôn nhân cưỡng bức, không có hạnh phúc cuối cùng dẫn đến đổ bể.
Lợi nhuận còn là động cơ để sáng tạo ra các ngành nghề mới. Các mảnh đất mới khai phá luôn đầy tiềm năng cho lợi nhuận. Tất cả những ngành nghề mới mẻ, những công nghệ đột phá đều mang lại cho chủ thể kinh tế mối lợi nhuận kết xù. Chính món quà to lớn từ lợi nhuận đã làm cho các chủ thể kinh tế chấp nhận mạo hiểm, đầu tư rủi ro. Điều này không chỉ mang lại mối lợi lớn cho chủ thể kinh tế mà còn mang lại lợi ích rất lớn cho xã hội. Tivi, điện thoại, máy vi tính, mạng internet… lần lược ra đời từ cơ chế này. Tổng kết lại có thể nói phần lớn sáng tạo đều từ động lực kiếm lợi nhuận mà ra.
Nền kinh tế thị trường trong thời toàn cầu hóa
Trong thời đại toàn cầu hóa, thị trường là nền sản xuất, tiêu thụ toàn cầu. Một nền kinh tế quốc gia mạnh không phải được đo từ việc sản xuất ra sản phẩm gì mà được đo bằng hiệu quả, tức là lợi nhuận mang lại khi giao thương. Một chính trị gia Mỹ đã khóc khi nói rằng nước Mỹ đã suy yếu khi xuất khẩu qua Đài Loan các loại khoai tây cắt lát chiên, ngược lại nhập nhập từ Đài Loan các loại máy vi tính hoặc điện thoại Smart-phone. Tuy nhiên, điều này chưa hẳn đã đúng. Nếu một nhà sản xuất khoai tây chiên hiệu quả, có nhiều lợi nhuận sẽ mua được rất nhiều món hàng từ khắp thế giới, thuê được nhiều nhân viên làm việc tài giỏi, sở hữu nhiều nhà máy ở ngoại quốc, làm cho đất nước phồn vinh. Một nhà sản xuất máy vi tính nhưng không hiệu quả sẽ bị phá sản, khánh kiệt, nợ nần, sa thải nhân viên, người lao động đói khổ thì quốc gia cũng đói nghèo, suy yếu.
Trong thời đại toàn cầu hóa, câu hỏi đặt ra là một quốc gia nên làm gì? Điều này phải do thị trường toàn cầu quyết định và không ai có thể chống nổi thế lực thị trường. Chúng ta phải tuân thủ qui luật thị trường, hoạt động đúng qui luật thị trường để thế mạnh phát huy, thế yếu bị đào thải. Quá trình này rồi sẽ xác định ngành mạnh của ta là gì và nên làm gì trong để đỡ mất sức mà giàu có. Sự sụp đổ của ngành công nghiệp đóng tàu là bài học đau đớn cho việc dùng ý chí cưỡng lại thị trường. Chúng ta không có lợi thế cạnh tranh để làm những việc như vậy. Trung Quốc, Hàn Quốc là những nhà sản xuất có hiệu quả cạnh tranh thượng thặng những mặt hàng đó. Nếu chúng ta dùng tiềm lực cả một quốc gia để đánh vào ngành này thì cũng chỉ là phá rối thị trường, gây khó khăn với các nhà sản xuất đôi chút nhưng rồi mọi việc đâu lại vào đó. Ngược lại, chúng ta là ôm họa. Đó là chưa kể đến sự quản lý yếu kém của chính phủ.
Vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường
Nhà nước có vai trò to lớn trong nền kinh tế thị trường. Vai trò này không phải đến từ việc vận hành các doanh nghiệp nhà nước khổng lồ để định hướng thị trường. Việc này có nguy cơ chống lại cơ chế thị trường, làm rồi loạn giá cả, sai lạc tín hiệu lợi nhuận, và gây rối loạn quá trình tự động phân bổ nguồn lực cho nền kinh tế và nhiều hệ quả khó lường khác.
Vai trò của nhà nước chính là tạo ra môi trường luật pháp nghiêm minh để các chủ thể kinh tế hợp tác, trao đổi mà không bị lừa đảo, hay tắt trách trao đổi vì sợ thiệt hại do lừa đảo.
Nhà nước qua hệ thống thuế sẽ tác động đến giá cả và lợi nhuận để trên cơ sở đó nền kinh tế tự động phân bổ nguồn lực. Ví dụ, chính phủ tăng thuế thuốc lá làm cho giá thành tăng cao, sức mua giảm, lợi nhuận giảm, dẫn đến nguồn lực kinh tế không đầu tư vào ngành này. Các chính sách phải ổn định trong thời gian dài để tránh rối loạn trong tín hiệu giá cả, lợi nhuận. Việc nhà nước bất chợt tăng phí ôtô rồi lại bất chợt giảm phí là hết sức nguy hiểm cho nền kinh tế thị trường, việc này làm rối loạn thị trường, chỉ mang lại lợi cho đám đầu cơ, hoặc ăn theo thông tin từ chính phủ. Việc nhà nước can thiệp vào thị trường sẽ tác động mạnh đến nền kinh tế, do vậy việc này phải hết sức thận trọng. Nền kinh tế là một hệ thống to lớn, tác động dây chuyền và hoạt động hoàn toàn tự động.
Nền kinh tế thị trường hoạt động dựa trên tiền. Tiền là vật trung gian trao đổi, là thước đo trong hệ thống giá, là cơ sở để tính ra lợi nhuận và là tài sản tích trữ, đầu tư. Nhưng tiền lại do nhà nước độc quyền phát hành. Do vậy nhà nước phải có vai trò giữ giá trị đồng tiền. Nếu nhà nước để xảy ra lạm phát, đồng tiền mất giá sẽ dẫn đến nhiều biến động mạnh và hủy diệt nền kinh tế thị trường. Không gì hủy diệt nền kinh tế thị trường nhanh chóng bằng lạm phát. Nó phá hủy tất cả những cơ chế tự động giúp nền kinh tế vận hành như hệ thống giá và lợi nhuận.

Ưu tiên, lũng đoạn và khủng hoảng
Tất cả những doanh nghiệp tìm kiếm sự ưu tiên đều có nguy cơ chống lại nền kinh tế thị trường. Hành động ưu tiên của chính phủ sẽ dẫn đến hệ quả: hoặc nguồn lực xã hội đổ dồn về ngành này dẫn đến mất cân đối, hoặc bị một nhóm nhỏ lũng đoạn nhằm hưởng lợi. Khi có quyền lợi từ lũng đoạn thì sẽ dẫn đến lũng đoạn nhiều hơn. Đây là một hành động có nguy cơ rất lớn tạo ra “lợi ích nhóm” thao túng đất nước. Không một doanh nghiệp nào phát triển nhờ sự ưu tiên của chính phủ mà bền vững. Ưu tiên sẽ kéo theo đặc tính là ỷ lại. Doanh nghiệp chỉ cứng cáp khi sinh trưởng và phát triển trong môi trường kinh tế thị trường.
Khi sự can thiệp của nhà nước quá lớn vào nền kinh tế thị trường, dù với động cơ tốt là ưu tiên, thì cuối cùng sẽ dẫn đến hệ quả hệ thông kinh tế hoạt động méo mó, gây mất cân đối, lãng phí, trì trệ, lũng đoạn…cuối cùng là khủng hoảng. Điều này là tất yếu và khó có thể tránh được.
Kết luận
Người dân và chính phủ luôn ao ước có một nền kinh tế quốc dân mạnh, có những thương hiệu nổi trội hoặc có những ngành nghề mũi nhọn. Điều này cuối cùng rồi cũng sẽ có. Nó đến như một tất yếu của qui luật kinh tế thị trường. Đó là mỗi quốc gia sẽ sản xuất ra cái gì mà mình có thế mạnh nhất. Điều này là do thị trường quyết định.
Nhiệm vụ của chính phủ là tạo ra thiết chế để nền kinh tế quốc dân hoạt động đúng qui luật chứ không phải can thiệp vào nó bằng cách xác định ngành nghề ưu tiên rồi đầu tư hay ưu đãi. Nhiệm vụ của chúng ta là hành động đúng theo qui luật thì điều tốt đẹp sẽ đến.
Nguyễn Văn Thạnh
CTV Phía Trước
© 2013 Nguyễn Văn Thạnh

Đông La - Chân dung những nhà Lật pháp

ĐÔNG LA
Đông La
Cái nhan đề này tôi viết hoàn toàn chính xác. Tôi sẽ không giải thích mà để bạn đọc tự hiểu.
Triết gia Husserl từng lo ngại khoa học công nghệ sẽ “quên mất con người”.  Vì vậy ông đã đưa ra Hiện tượng học, một trường phái triết học mới, không duy tâm không duy vật, mà là “ làm rõ cảm giác của con người về thế giới này”. Nhưng trong thực tế, chính khoa học công nghệ đã tạo ra những sản phẩm, những điều kiện sống tốt hơn; con người sống theo quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy sẽ có được hạnh phúc đúng theo triết học Mác: Vật chất quyết định ý thức; tồn tại xã hội quyết định ý thưc xã hội. Còn từ Hiện tượng học, chủ nghĩa Hiện sinh ra đời, đề cao tự do cá nhân, từng làm cho thanh niên đua nhau sống bầy đàn theo bản năng, tự nhiên chủ nghĩa; sau nữa, chủ nghĩa Thực dụng ra đời cho “cái gì có lợi cho tôi cái đó là chân lý”!
Chính điều đó khiến cho xã hội Mỹ có hiện tượng một số diễn viên trẻ thành danh quá sớm, quá nhiều tiền, tự do hưởng thụ rồi nhanh chóng tàn lụi.  Như Lindsay Lohan, lúc mới nổi thì như thiên thần, chỉ đóng một phim đã được vài chục triệu đô, sau vài năm, ma túy, rượu, sex đồng giới, đã làm cho tàn tạ. Macaulay Culkin mới hơn 30 tuổi, ma túy cũng đã làm cho trông như một ông cụ; rồi Michael Jackson, Whitney Houston, những tên tuổi lừng lẫy thế giới nhưng đều chết thật thê thảm v.v…
Vì thế hôm nay tôi cũng e ngại khi các nhà “LẬT PHÁP” dựa vào Hiến pháp Mỹ đòi “quyền làm chủ của nhân dân”, đòi một thứ “tự do” không “theo quy định của pháp luật”, một thứ “tự do” không ràng buộc bởi “trách nhiệm”!    
Mỗi thể chế đều gắn liền với lịch sử của một đất nước. Trong hành trình mỗi nước đều có những gập ghềnh. Nhưng không phải cứ có khó khăn là thay hiến pháp, thay chế độ. Như Mỹ không lẽ khi thua Việt Nam, khi sa lầy ở Irắc thì họ cũng đòi thay hiến pháp? Đó là thứ tư duy con nít chứ không phải tư duy chính trị. Khi Pháp xâm lược VN, bắt vua nước ta đi đày, lập ra Liên bang Đông Dương, xây Địa ngục trần gian Côn Đảo, biết bao cuộc kháng chiến của triều đình cũng như của nghĩa quân đều bị thất bại, chỉ có ĐCS đã lãnh đạo dân ta làm Cách mạng thành công, giành lại nền độc lập. Thể chế chính trị nước ta đã hình thành từ thực tiễn đó. Sau Giải phóng, cũng dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta tiếp tục vượt qua những thử thách tưởng như không thể: thù trong giặc ngoài, lạc hậu, ấu trĩ. Giờ đây đã có chút cơm no áo ấm; nếu có những khiếm khuyết, sai sót, tệ nạn thì tìm cách sửa chữa; có lẽ nào bỗng chốc sổ toẹt tất cả!
Nhà nước kêu gọi góp ý sửa Hiến Pháp là kêu gọi những người tài đức, những người có trách nhiệm, góp ý những ý hay. Còn góp ý bằng cách thay hẳn Hiến pháp thì là “lật pháp” chứ “lập pháp” cái nỗi gì!
Vậy họ là những ai? Những “nhà lật pháp” đó!
Trong bài DỰ THẢO HIẾN PHÁP: THỬ THÁCH SỰ SỐNG CÒN CỦA CHẾ ĐỘ (trên RFA), Nguyễn Huệ Chi, một trong những người soạn thảo bản hiến pháp mới cũng như vận động chữ ký, cho biết:
“chúng tôi thấy cần phải đề xuất cho đến cùng. Đến cái chỗ mà dân tộc Việt Nam hiện nay đang mong muốn, quan tâm nhất. Bản kiến nghị này hình thành là như vậy”.
Trước hết, ông Chi này không nên thậm xưng “dân tộc VN” như vậy. Riêng một mình tôi ông đã không thuyết phục nổi sao có thể thuyết phục cả dân tộc VN? Ông nên nhân danh chính ông và nhóm của ông thôi.
Còn về tư cách của ông, một “chiên ra” xả rác tri thức làm loạn xã hội mà tôi đã viết nhiều, nay xin nhắc lại vài điểm cho ông nhớ. Ông đã dùng mọi cách để chống chế độ, kể cả viện dẫn tới Einstein. Với ngành Hán Nôm, có thể nhiều người không hiểu vật lý sẽ khiếp vía về “chình độ” của ông. Nhưng với tôi và những người hiểu biết, khi ông viết: Einstein phát minh ra Thuyết Tương đối đã đưa ra một thời đại mới Thời đại giải lý tính, thì như tôi đã viết: “Nói vậy không những ông Huệ Chi dốt mà còn là quá dốt! Bởi thế có nghĩa là phản khoa học, phản tiến bộ. Vì lý tính thực chất là nhận thức của loài người nói chung. Giải lý tính thì còn gì nữa?!”. Vì thế cái ý thâm sâu của ông, “giải lý tính” nghĩa là “giải tán ĐCS”, “giải tán chế độ” là sai, là chẳng có cơ sở khoa học quái nào cả!
Còn cái công trình nghiên cứu trên ô tô của ông, ông cứ nghĩ mình khác con ruồi, còn tôi và Einstein (nếu sống lại), và cả với vật lý nữa, nếu trong xe có cả con bò nữa, thì hệ quán tính sẽ coi ông cũng như con ruồi, con bò thôi!
Vậy một người điển hình cho thói ngộ chữ, làm dáng tri thức rỗng tuếch như thế mà đòi lập pháp được sao?
Theo ông Nguyễn Minh Thuyết “Kiến nghị” là “tạo cơ hội để chính quyền có tính chính danh trong khi vận hành đất nước, đặc biệt là những người Đảng viên Đảng Cộng sản có cơ hội nhìn lại mình và Đảng của mình. Bản thân tôi là một Đảng viên Đảng Cộng sản tôi cũng không muốn Đảng mình đóng vai trò lãnh đạo chính quyền, lãnh đạo xã hội do áp đặt”.
Xem chừng ông cựu nghị viên giờ mới nói vậy thì e hơi muộn. Vì vào đời, nếu không có danh hiệu Đảng viên, một GS ngôn ngữ mà không phân biệt nổi giữa “nợ” và “thua lỗ”, như ông thể hiện trong vụ “đấu tay đôi” với TT Nguyễn Tấn Dũng và đã bị “đo ván”, ông khó có thể từng có những địa vị như thế. Nếu ông có trình độ thì ông phải hiểu thực chất vụ Vinashin, chuyện phạm pháp chỉ là một phần dẫn tới hậu quả, còn có những tác động khách quan rất lớn như ông Nguyễn Sinh Hùng nói: “Không chỉ VN mà ngành đóng tàu thế giới cũng lâm vào tình trạng này như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản. Hàn Quốc đã cứu ngành đóng tàu của họ bằng 25 tỷ USD, Trung Quốc bỏ ra 60 tỷ USD. Cụ thể Vinashin lâm vào tình trạng khó khăn do không có vốn tiếp tục, công nợ tăng cao, công ăn việc làm đình trệ, 8/12 tỷ USD hợp đồng bị hủy v.v...”; nếu hiểu được thế và nếu có trách nhiệm, ông sẽ không có những ý kiến cực đoan, để góp phần “làm loạn xã hội”! Lời ông nói ở trên “hơi bị lạ”, vì mới hôm qua khi ông còn tại vị thì thể chế của ông còn chính danh, mà sao sau có ít ngày, khi ông hưu thì nó hết tính “chính danh” rồi sao?
“Luật gia” Lê Hiếu Đằng cho biết: “chúng ta phải xác định thời kỳ này có phải là thời kỳ xã hội chủ nghĩa hay chưa? Hay là đang trong quá trình xây dựng một nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa?”
Ông Nguyễn Đình Lộc, cựu Bộ trưởng tư pháp: “Vì trước mắt chưa có Chủ nghĩa xã hội cho nên trở lại với cái tên của nó là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa chứ không có gì mới, chỉ là tên cũ đặt lại cho chuẩn thôi”.
Cần phải hiểu khi Bác đặt tên “Việt Minh” là muốn nước mình cũng ở phe Đồng Minh chống Phát-xít; rồi Bác đặt tên nước, tên Đảng như đã có là mang tính ngoại giao để dễ được thế giới công nhận nước mình, cái điều quan trọng nhất của một nhà nước mới ra đời. Còn ai cũng biết, tất cả các danh xưng chính trị chỉ chính xác tương đối, chủ yếu nói đến cái lý tưởng chất chứa trong đó. Như chưa có Chủ nghĩa Cộng sản “làm theo năng lực hưởng theo như cầu” sao các ông cũng đã vào Đảng, giơ tay thề chết thề sống làm gì? Vì vậy, có cần phải thay đổi những tên gọi chỉ để tăng thêm sự bất ổn không?
Ông Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học, cho:
“vận dụng vào điều 6 của hiến pháp Xô viết để đưa điều 6 của Xô viết vào vì nghĩ rằng sẽ tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng nhưng trên thực tế thì ngược lại. Thứ nhất, với đìêu 6 đó thì Đảng Cộng sản Liên xô vẫn không tránh khỏi sự sụp đổ”.
Như vậy chuyện đưa vào đưa ra không quan trọng thì sao không để nguyên điều 4 ở yên đó? Nhất là trong lúc Đảng đang chỉnh đốn cần sự trật tự, bây giờ bỏ điều 4 sẽ làm Đảng thất thế thì còn chỉnh đốn cái gì!
Trong danh sách ký “Kiến nghị” có 2 ông chắc phải là học trò rất giỏi, như Nguyễn Quang A từng đỗ  Tiến sỹ Khoa học Điện tử Viễn thông; từng làm Chủ tịch Hội Tin học Việt Nam; Chu Hảo, từng đỗ TSKH Pháp, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học công nghệ, cả 2 ông đều là con cách mạng nòi; ông A con liệt sĩ, ông Hảo con Giám đốc Sở Công an Bắc Bộ năm 1945. 2 ông này cũng từng tích cực tham gia biểu tình chống TQ. Khi các cuộc biểu tình đã quá đà, mất trật tự, có dấu hiệu lợi dụng việc chống TQ tiện thể chống luôn chế độ, lực lượng an ninh Thủ đô đã thi hành chức trách giải tán các cuộc biểu tình đó, ông Chu Hảo đã: “cực lực phản đối” cho công an ta là “phản động”, là “thù địch”; ông Nguyễn Quang A cho là: “vi phạm pháp luật nghiêm trọng” như “như những tên cướp”!
Tôi đã viết: “Hai vị này hồi chiến tranh khi hầu hết thanh niên lên đường chiến đấu thì đều được du học dài dài. Không hiểu các vị vì học cao quá, hay vì sung sướng quá mà xa rời những bước đi lấm bùn và máu của dân tộc, của cha anh, nên không còn hiểu được những lẽ thường “thế nào là kẻ địch”!”.
Có lẽ vì thế hôm nay các vị cũng lại ký tên ủng hộ cái “Kiến nghị” trong đó có ý đòi xóa bỏ sự “tuyên dương công trạng” của Đảng và Bác! Còn riêng ông Chu Hảo ca ngợi Huy Đức là “trong sáng” khi ca ngợi mấy tướng VNCH tự sát là “chết vì nghĩa lớn” trong "Bên thắng cuộc", phải chăng ông đã chửi chính cha mình?
Còn GS Hoàng Tụy, một tài năng toán học đáng nể, cháu họ cụ Hoàng Diệu, người từng tuẫn tiết khi Thành Hà Nội bị Pháp tấn công; phải chăng ông cũng là kẻ vô ơn khi cũng ký vào “Kiến nghị” phủ nhận sự tuyên dương công trạng của Đảng, Bác, “Người” đã trả “thù nhà” cho dòng tộc ông, đã làm cho Pháp, “kẻ” đã gián tiếp giết chết cụ Hoàng Diệu, phải đại bại tại ĐBP?
Xôm tụ nhất khi ký vào “Kiến nghị” là đám nhà văn, nhà báo. Tôi đã viết về họ nhiều ở đây đó, nay gom lại để thấy họ đều có cách nhìn lộn ngược giống nhau đến kỳ lạ!
Đáng kể nhất phải là Bùi Tín, kẻ chiêu hồi bên bại trận. Thật buồn cười khi nghe ông ta từng huênh hoang khi trả lời phỏng vấn:
“Chính phủ Ngụy Dương Văn Minh nó ngồi đầy đủ… Tôi vào thì tất cả đều đứng cả dậy, Dương Văn Minh, Vũ Văn Huyền… Vũ Văn Mẫu … Dương Văn Minh nói rằng là tôi chờ quý ông từ lúc sáng để mà chuyển giao cái chính quyền cho các ông … lúc ấy tôi nói ngay rằng là không có vấn đề bàn giao chính quyền, bởi vì tất cả chính quyền các ông đã sụp đổ rồi chỉ có đầu hàng thôi, người ta không thể đưa cho cái gì mà không còn có trong tay” (http://www.youtube.com/watch?v=Rnmte7uhiAs)
Nhưng sự thật không phải vậy, mà chính ông ta với bút danh Thành Tín viết ngay từ hồi ấy trong bài “Sài Gòn trong những giờ phút lịch sử” cho biết người nói với Dương Văn Minh là “Đồng chí sĩ quan” chứ không phải ông ta:

Thành Tín viết ngay từ hồi ấy trong bài “Sài Gòn trong những giờ phút lịch sử”
Các cụ đã nói “Một sự bất tín vạn sự bất tin”, mà cái ông Tín này thì không chỉ một mà còn “vạn sự bất tín”. Có lẽ ông nên đổi Bùi Tín thành Bất Tín sẽ phù hợp với nhân cách của ông hơn chăng. Trước đây ông đã viết, nói như vậy mà giờ đây, khi nói về Huy Đức viết “Bên thắng cuộc”, ông bảo ngày 30 - 4 - 75 không phải là ngày “giải phóng” thì một bạn cho ông như một “miếng giẻ chùi máu giày quân xâm lược” quả là rất đúng!
Kế tiếp là Nguyên Ngọc, “người hùng đổi mới văn chương”, từng ủng hộ Dương Thu Hương viết những “thiên đường mù”, v.v…, “khóc như cha chết trong ngày chiến thắng”; từng ca ngợi Bảo Ninh viết tiểu thuyết  cho cuộc chiến tranh giải phóng đất nước của ta chỉ để lại “nỗi buồn”. Rồi Trần Mạnh Hảo cho chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim do Phát-xít Nhật dựng lên là chính nghĩa.  Gần đây “hay” hơn nữa là Nguyễn Quang Lập cho việc “tra tấn bằng vôi bột, bị đóng đinh, gí điện, bị đánh đến tàn phế… như những gì mà nhiều người trong số họ từng đối xử với đối phương của mình ở Phú Lợi, Côn Đảo, Phú Quốc, Chuồng cọp Sở thú và hàng trăm nhà tù khác khắp miền Nam” không phải là tội ác mà chỉ là “đấu tranh để khai thác thông tin từ các tù binh trong cuộc chiến”. Điều này bạn Hòa bình đã phải chửi tục thẳng vào mặt NQL, và chưa bao giờ tôi thấy sự tục tằn lại có một vẻ đẹp đến như thế! Trong “Danh sách” ký cọt cũng có  Huy Đức, tác giả cuốn “Bên thắng cuộc” tai tiếng, một “bậc thầy của việc dùng ngòi bút làm kinh tế cá thể”, với “giai thoại Huy Đức cầm bút đi trước, nhà thơ Nguyễn Đỗ cầm hợp đồng quảng cáo dí theo sau”; với phát kiến động trời, ngày 30-4  thực chất “Miền Nam đã giải phóng Miền Bắc”!
Tiếc là trong bản danh sách cũng có cả những người thân quen của tôi, có người từng sống chết có nhau bên LX; thậm chí có người tôi coi là ân nhân, dù họ chỉ giúp tôi một lời nói. Tôi hiểu họ có lý do để ký. Nếu chỉ nhìn thấy những tham nhũng, bất công, trì trệ, thì họ ký là có lý. Nhưng nếu họ nhìn sâu hơn vào lịch sử, rộng hơn ra thế giới, xa hơn về tương lai thì không biết họ có còn thấy mình là có lý không?
Như khó khăn về kinh tế hôm nay đâu chỉ riêng VN mình. Nhìn vào nền kinh tế  siêu cường số 1 thế giới là Mỹ, trong vòng hơn chục năm gần đây, họ cũng phải đối mặt với bao chuyện. Hết “bong bóng chứng khoán vỡ trong 2000-2002” đến “Bong bóng địa ốc bắt đầu vỡ vào năm 2007” dẫn đến “khủng hoảng tài chính”: “hàng loạt tập đoàn tài chính Mỹ sụp đổ: New Century Financial Corporation (8/2007); Bear Steams bị JP Morgan Chase mua lại vào tháng 3/2008; Lehman Brothers (ngân hàng đầu tư lớn thứ tư phố Wall và thuộc loại lâu đời nhất của Mỹ) phá sản vào tháng 8/2008; Merrill Lynch (ngân hàng đầu tư lớn thứ ba) bị Ngân hàng Mỹ mua lại; AIG (tập đoàn bảo hiểm lớn nhất Mỹ) phải nhờ chính phủ cứu giúp 85 tỉ USD v.v…”
Với riêng bản thân tôi, tôi đã nói “chẳng có dính gì đến chế độ cả”, nếu các vị lật đổ chế độ mà nước ta thành Bắc Âu cũng tốt; hoặc như Anh, Pháp, Mỹ, Đức, Ý, Nhật cũng được. Nhưng khốn nỗi loại ĐCS thì ai sẽ thay thế? Có lẽ nào những người như Bùi Tín, Trần Mạnh Hảo, Huệ Chi, Tương Lai, Minh Thuyết, Chu Hảo, Quang A, Quang Lập, Huy Đức, v.v… sẽ đưa đất nước ta tới được thiên đường?
Có một bạn Quang Linh từng phản bác quan niệm đa nguyên đa đảng của các vị nói trên khá hay:
“Lịch sử cho thấy, trong 50 năm qua, phần lớn những nước có đặc điểm xã hội- lịch sử phức tạp như VN đi theo con đường dân chủ kiểu đa đảng không phải là những nước phát triển nhất, thậm chí cho đến nay vẫn chìm trong lạc hậu, bạo lực và rối loạn: Pakistan, Bangladesh, Philipine, Indonesisa, Peru, Bolivia, v.v.
Những nước thành công như Hàn Quốc, Singapor, Đài Loan, Malaixia… nói chung đều có đặc điểm xã hội thuần nhất, và thời điểm thành công nhất của các nước đó lại thường gắn liền với các thời kỳ đa đảng nhưng gần như độc tài (Hàn Quốc với Pak-Chung-Hy, Đài Loan với Tưởng Giới Thạch, Singapor với Lý Quang Diệu)”.
Về chuyện “Giả thuyết về sự mất trắng quyền bính của Đảng Cộng sản”, ông Tương Lai giải thích: “Không nên khẳng định nếu bản hiến pháp này thông qua thì quyền bính của họ mất trắng vì nói như vậy cũng không sát với kiến nghị của chúng tôi”; ông Nguyễn Minh Thuyết: “tôi cũng xin nói lại, kiến nghị này của anh em trí thức là một kiến nghị xây dựng hiến pháp dân chủ chứ đây không phải là mình làm cuộc lật đổ hay “Cách mạng nhung”, “Cách mạng hoa” gì cả”.
Theo tôi nói mà không thừa nhận ý mình như trên là hèn.
Tóm lại, “Kiến nghị” phê phán Dự thảo Hiến pháp của Quốc hội và đề nghị thay thế bằng Dự thảo Hiến pháp mới của các vị có 3 điều:
  • 1-Thứ nhất là phi lý và sẽ gây hậu quả nghiêm trọng khi các vị nhân danh “nhân quyền”, nhân danh “tự do dân chủ” đòi "quyền" mà không “theo quy định của pháp luật”, không ràng buộc với “nghĩa vụ”. Bởi như vậy “nói bậy”, “viết bậy”, “làm càn” cũng sẽ được tự do, tất dẫn đến một xã hội hỗn loạn!
  • 2-  Thứ hai, thể chế mỗi nước đều gắn với lịch sử. Chính truyền thống văn hóa, lịch sử của mỗi dân tộc là nền tảng vững chắc của thể chế. Việc các vị xóa trắng lịch sử là phản đạo lý. Việc lấy một hình mẫu nào đó không phù hợp với thực tiễn VN là một sự ảo tưởng, là việc xây lâu đài trên cát.
  • 3- Thứ 3, Việt Nam ta là xứ sở coi trọng tình nghĩa, coi trọng “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, nên khi các vị viết: “Lời nói đầu không phải là chỗ để tuyên dương công trạng của bất kỳ tổ chức hay cá nhân nào”, các vị là những kẻ vô ơn.
Khi Pháp cầu viện Mỹ, xây dựng Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, cho là một "chiếc chìa khoá" án ngữ miền Tây Bắc Việt Nam, kiểm soát liên thông với Thượng Lào làm bẫy nhử quân chủ lực Việt Minh tấn công để nghiền nát tại đó. Nghĩa là Pháp muốn vĩnh viễn chiếm VN; rồi khi Nixon ra lệnh B52 hủy diệt Hà Nội, đưa về thời đồ đá; nếu không có Đảng, Bác lãnh đạo, liệu đất nước có những chiến thắng “chấn động địa cầu” không? Chủ quyền đất nước có đòi lại được không? Mà hôm nay các vị núp danh “nhân dân” quấy rối!
Xã hội mình quả là dân chủ,  không biết nền dân chủ Mỹ và các nước trên thế giới có cho phép một hành động muốn lật đổ nhà nước của họ như vậy không?
TPHCM 4-2-2013
Đông La
(Blog Đông La)

Vụ “bị đánh chết sau khi cãi nhau với CSGT”: CSGT nói không liên quan

CSGT nói không hề cãi nhau với anh Trần Văn Hiền và chỉ biết tin nạn nhân chết qua báo chí.
CSGT nói không cãi nhau với anh Hiền
Như Pháp Luật TP.HCM đã thông tin, tối 9-4 trên đường Lê Trọng Tấn, quận Tân Phú xảy ra một vụ ẩu đả. Nạn nhân là anh Trần Văn Hiền (ngụ phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân) được đưa vào bệnh viện cấp cứu nhưng đã tử vong do bị chấn thương sọ não. Theo lời người nhà nạn nhân, trước khi xảy ra vụ ẩu đả anh Hiền bị một tổ CSGT Công an quận Tân Phú lập biên bản do vi phạm nồng độ cồn. Trong quá trình lập biên bản, giữa anh Hiền và CSGT có xảy ra cãi vã, anh Hiền còn hăm chụp ảnh CSGT.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, đêm 9-4, tổ CSGT này lập chốt trên đường Lê Trọng Tấn. Viên CSGT trực tiếp xử lý vi phạm của anh Hiền tên C., cùng với các thành viên trong tổ hiện vẫn làm việc bình thường.
Dù người thân nạn nhân kể lại đã chứng kiến cảnh cãi vã giữa CSGT và anh Hiền nhưng một số CSGT trong nhóm này khẳng định không hề có chuyện đó. “Theo quy định, khi có sự cự cãi, chống đối từ phía người vi phạm, chúng tôi sẽ ghi vào biên bản vi phạm” - một CSGT cho biết. Các CSGT này cũng nói rằng không hề hay biết vụ ẩu đả xảy ra đêm hôm đó, cho đến khi thông tin từ báo chí mới hay và lại càng không biết “ai đi chiếc xe SH” đánh nạn nhân.
Trong khi đó, các nhân chứng là nhân viên bảo vệ của quán nhậu Phượng Cát và Công ty Givral đều không nhận diện rõ được hung thủ gây án và biển số xe. Một bảo vệ Công ty Givral cho biết thời điểm xảy ra vụ ẩu đả vào khoảng 22 giờ 20, có hai thanh niên đi cùng một chiếc xe SH màu đen chạy đến chặn đầu, người ra tay cao khoảng 1,7 m đánh nạn nhân độ khoảng 1, 2 phút rồi lên xe chạy mất. Đến khi thấy nạn nhân nằm gục ở vỉa hè, họ báo Công an phường Tây Thạnh có trụ sở cách đó khoảng 100 m.
CSGT nói không hề cãi nhau với anh Trần Văn Hiền và chỉ biết tin nạn nhân chết qua báo chí.
Gia đình đau xót

Được biết anh Trần Văn Hiền rất chí thú làm ăn, đều đặn mỗi ngày từ 4 giờ sáng anh dậy đưa vợ đi lấy thịt heo rồi đem ra ngoài sạp trước đầu hẻm cho vợ bán. Sau đó đi bỏ mối thịt cho các bạn hàng rồi về nhà lo cơm nước.
Chị Thêm - vợ anh Hiền với vẻ mặt cam chịu cho biết chị không biết chữ nên dù có bức xúc trước cái chết oan ức của chồng cũng không biết làm đơn như thế nào. Chị bày tỏ: “Bây giờ lo tang cho ảnh xong xuôi rồi cuộc sống tới đâu hay tới đó chứ cũng chưa biết tính sao”.
Em Trần Văn Thoại (13 tuổi) là con trai duy nhất của anh Hiền nước mắt rưng rưng kể cái hôm ba gặp chuyện, lần cuối cùng Thoại chào ba rồi đi học, cho đến tối thì ba đã chết tức tưởi rồi. Từ hôm ba gặp nạn đến nay, em Thoại thức trắng đêm để lo lễ tang cho ba nên chưa quay trở lại việc học được dù kỳ thi học kỳ 2 sắp cận kề.
Gia đình nạn nhân ai cũng đau xót mỗi khi mường tượng đến cảnh anh Hiền đã van xin: “Đại ca ơi tha cho em đi”, thế nhưng hai thanh niên này vẫn hung hãn đánh anh đến chết.
Được biết Cơ quan CSĐT Công an quận Tân Phú đã mời một số nhân chứng làm việc. Trong đó có hai người là bảo vệ của Công ty Givral. Một nhân chứng khác là một thanh niên hành nghề cơ khí, đã có mặt thời điểm tổ CSGT đứng chốt và chứng kiến thời điểm anh Hiền bị CSGT lập biên bản vi phạm giao thông cũng được mời. Theo anh Ngô Quang Ý, người đi cùng và cùng bị xử phạt vi phạm giao thông với nạn nhân Hiền, thì từ lúc bị CSGT thổi phạt rồi xảy ra cự cãi và đến lúc cầm biên bản ra về diễn ra trong khoảng 30 phút.
Trong giấy xác nhận của Công an quận Tân Phú gửi UBND phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân (nơi nạn nhân Hiền cư ngụ), Thượng tá Tăng Châu Long - Phó Trưởng Công an quận Tân Phú xác nhận anh Hiền bị đánh chấn thương sọ não chết.
(PLTP) 

Thêm phương án về tên nước: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Bên cạnh phương án cũ là giữ nguyên tên nước như hiện tại thì còn có một phương án mới là lấy lại tên nước thời Hồ Chủ tịch đọc tuyên ngôn độc lập.
Rất nhiều ý kiến của các tầng lớp nhân dân, trí thức, tổng hợp kiến nghị từ các nhánh cơ quan quyền lực nhà nước đã được cụ thể hóa thành các phương án diễn đạt trong bản dự thảo mới tiếp thu ý kiến nhân dân về Hiến pháp (HP), kể cả trong những nội dung lâu nay bị cho là nhạy cảm.
Lấy lại tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa?
Cụ thể, Lời nói đầu - phần quan trọng nhất của bất cứ HP quốc gia nào, giờ được diễn đạt theo hai phương án. Trong đó, một phương án ngắn gọn, súc tích, dài không quá 180 chữ, khẳng định quyền lập hiến thuộc về nhân dân. Liên quan đến quyền lập hiến của nhân dân, điều cuối cùng của dự thảo, bên cạnh quy định cũ có thêm phương án mới: “HP được thông qua khi có ít nhất 2/3 tổng số ĐBQH biểu quyết tán thành và phải được trưng cầu dân ý”.
Điều 1 dự thảo tiếp thu, bên cạnh cách viết cũ (tên nước là CHXHCN Việt Nam), xuất hiện phương án mới, phản ánh chính xác hình thức chính thể và chủ quyền quốc gia về lãnh thổ: “(1) Nước VN là một nước dân chủ cộng hòa, độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời. (2) Tên nước là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH)”.
Phương án này thể hiện ý kiến nhiều tầng lớp nhân dân, cho rằng VNDCCH là tên gọi gắn liền với sự ra đời của chính thể cộng hòa đầu tiên ở nước ta, là thành quả của Cách mạng Tháng Tám, đã được long trọng tuyên bố với nhân dân và toàn thế giới qua bản tuyên ngôn độc lập do Hồ Chủ tịch tuyên đọc ngày 2-9-1945 lịch sử. Tên gọi ấy được khẳng định trong HP 1946, 1959 và chỉ chính thức được thay đổi bởi HP 1980. Tên nước ấy gắn với hai cuộc kháng chiến, hai cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc và Tây Nam và công cuộc xây dựng đất nước. Về mặt pháp lý, tính đến thời điểm này, tên gọi ấy được sử dụng nhiều hơn so với tên nước hiện nay.
Trở lại với VNDCCH tạo ra sức lôi cuốn, tập hợp đoàn kết dân tộc, tạo đồng thuận toàn xã hội, thuận lợi hơn trong quan hệ quốc tế, góp phần phát huy, tranh thủ các nguồn lực kiến thiết, phát triển đất nước, vượt qua tình trạng khó khăn hiện nay. Trở lại với tên gọi ấy không phải là phủ nhận định hướng XHCN. Định hướng ấy nằm trong nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước và cả ở những nội dung cần thiết trong HP mới.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2-9-1945. Ảnh tư liệu
Khẳng định nền tảng đại đoàn kết dân tộc

Với nhận thức mới ấy, Điều 2 dự thảo tiếp thu cũng có thêm phương án mới, trong đó khẳng định: “Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là khối đại đoàn kết toàn dân tộc”. Diễn đạt mới này không còn phần nền tảng là liên minh giai cấp, phản ánh chính xác nhất tư tưởng chủ quyền nhân dân, không để vấn đề giai cấp ảnh hưởng tiêu cực tới sức mạnh đại đoàn kết dân tộc.
Cũng trên tinh thần nhận thức mới về khoa học HP, bên cạnh việc làm rõ hơn trách nhiệm của Đảng, quyền giám sát của nhân dân với Đảng, khoản 1 Điều 4 dự thảo mới có thêm phương án diễn đạt khái quát, cô đọng về vai trò lãnh đạo của Đảng: “Đảng CSVN là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”. Các nội dung khác thuộc về bản chất, nền tảng tư tưởng của Đảng đã thể hiện đầy đủ trong Cương lĩnh, Điều lệ Đảng và các văn bản khác, không cần đưa vào HP như dự thảo hiện tại. Như thế sẽ giúp HP mới ổn định hơn, bền vững hơn, tránh phải sửa đổi 5-10 năm một lần mỗi khi văn kiện Đảng có điều chỉnh mới.
Cũng liên quan đến vấn đề Đảng trong HP, dự thảo tiếp thu ở Điều 70 về nghĩa vụ của các lực lượng vũ trang xuất hiện hai phương án mới. Một là giữ nguyên như HP hiện hành, khẳng định các lực lượng vũ trang phải trung thành, bảo vệ Tổ quốc và nhân dân. Phương án khác có thêm chủ thể Đảng CSVN nhưng đứng sau Tổ quốc và nhân dân.
Quyền cơ bản chỉ có thể bị hạn chế bởi luật
Chương II về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân cũng tiếp thu ý kiến đóng góp phong phú của nhân dân. Theo đó, Điều 15 quy định quyền con người, quyền công dân chỉ có thể “bị hạn chế ở mức độ cần thiết trong trường hợp khẩn cấp” vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, đạo đức, sức khỏe cộng cồng và chỉ “theo quy định của luật”.
Bên cạnh đó, nhiều quyền cụ thể được thay thế đuôi “theo quy định của pháp luật” thành “theo luật định”. Chẳng hạn, Điều 22 giữ lại quy định HP hiện hành về nội dung không ai bị bắt nếu không có quyết định của TAND, quyết định hoặc phê chuẩn của VKSND, đồng thời nâng lên: “Việc bắt, giam giữ người do luật định”. Tương tự, việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín (hạn chế quyền bí mật thư tín); việc khám xét chỗ ở (hạn chế quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở) cũng phải theo luật do QH ban hành chứ không phải văn bản dưới luật.
Dự thảo tiếp thu cũng làm rõ hơn trách nhiệm của Nhà nước và những bảo đảm của Nhà nước để các quyền cơ bản của người dân là hiện thực và khả thi. Chẳng hạn, quyền sống (Điều 21) có thêm phương án bổ sung nội dung: “Hình phạt tử hình cho đến khi chưa được bãi bỏ, chỉ được áp dụng đối với những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do luật định”. Các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình (Điều 26) được bổ sung: “Trình tự, thủ tục thực hiện các quyền này do luật định”.
Trong các điều khoản hiến định về quyền con người, nguyên tắc suy đoán vô tội được thể hiện rõ ràng hơn ở Điều 32 dự thảo tiếp thu: “Người bị buộc tội được coi là vô tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của tòa án đã có hiệu lực pháp luật”.
Đáng chú ý, Điều 39 dự thảo tiếp thu thể hiện sự bình đẳng của mọi người trong vấn đề hôn nhân, không phân biệt giới tính khi quy định: “Mọi người đủ tuổi do luật định có quyền kết hôn”. Từ đây mở ra khả năng xem xét, thừa nhận quyền cơ bản cho cả người đồng giới, lưỡng tính, chuyển giới.
Liên quan đến vấn đề thu hồi đất, Điều 58 dự thảo tiếp thu không còn quy định thu hồi đất với cả “dự án phát triển KT-XH”. Đồng thời, bổ sung nguyên tắc “thu hồi, bồi thường phải công khai, minh bạch, công bằng và do luật định”.

Nhiều phương án để toàn Đảng, toàn dân góp ý

Trên cơ sở báo cáo về việc tiếp thu ý kiến nhân dân đóng góp cho HP của Ủy ban Dự thảo sửa đổi HP, ngày 12-4, Thường vụ QH đã họp, tham gia thêm ý kiến. Vì tính quan trọng của nó, bản dự thảo tiếp thu này sẽ tiếp tục được hoàn thiện, để BCH Trung ương tại Hội nghị lần thứ 7 tới thảo luận, góp ý trước khi đưa ra QH thảo luận tiếp tại kỳ họp vào cuối tháng 5.
Tinh thần là tất cả vấn đề lớn của HP, còn ý kiến khác nhau thì Dự thảo sửa đổi HP cũng phải đưa ra các phương án khác nhau để toàn Đảng, toàn dân tiếp tục thảo luận cho đến khi QH quyết định, thông qua HP mới tại kỳ họp cuối năm.
(PLTP) 

Những diễn biến lạ lùng về góp ý Hiến pháp

Liên tiếp trong hai ngày 11 và 12-4-2013, thông tin về việc góp ý Hiến pháp của Chính phủ và Mặt trận Tổ quốc được công bố một cách dè dặt bởi hai tờ báo là Pháp luật TP HCM và VietnamNet. Có thể nói đã có những diễn biến mới lạ xung quanh chuyện này.

Chính phủ cho rằng quyền lập hiến là thể hiện cao nhất chủ quyền nhân dân, gồm quyền sáng kiến lập hiến, quyền tham gia góp ý trong quá trình dự thảo HP và cuối cùng là quyền biểu quyết thông qua trưng cầu dân ý (ở đây).

MTTQ cũng cho rằng quyền lập hiến thuộc về nhân dân, và kiến nghị HP sau khi được Quốc hội thông qua phải được trưng cầu dân ý trước khi có hiệu lực. MTTQ còn có ý kiến động trời là kiến nghị công nhận sở hữu tư nhân hạn chế về đất đai bên cạnh sở hữu toàn dân (ở đây).

Không thấy có các báo nhớn đã từng tham gia rầm rộ nhiệt tình trong đợt góp ý vừa qua như Nhân Dân, Quân đội Nhân dân, VOV, VTV… lên tiếng gì về hai kiến nghị mới lạ này. Đã thế, hàng tuần nay, mấy tờ báo nhớn này cũng chẳng có một bài mới nào nói về góp ý HP cho khí thế rôm rả, mà toàn bài cũ xì mười mấy ngày trước.

Các vị tướng lĩnh, giáo sư, phó giáo sư tiến sĩ chuyên về ní nuận, chính nuận chống diễn biến hòa bình cũng im lặng một cách vô cùng khó hiểu.

Sự im lặng của các báo nhớn và của các nhà ní nuận kinh điển đã khiến cho cho tâm trạng của dư luận viên là tôi rối bời và hoang mang cao độ.

Phải chăng, việc góp ý HP đang có một bước ngoặt không như mong đợi ban đầu?

Gì chứ cái khoản “trưng cầu dân ý” ở nước ta là một khái niệm hoàn toàn xa lạ. Có thể ở những xứ sở của bọn tư bản giãy chết, trưng cầu dân ý là chuyện bình thường, vì tuy là giãy chết nhưng chúng nó lại có vẻ văn minh. Người dân xứ giãy chết coi trưng cầu dân ý như là không khí hít thở hàng ngày. Bởi vậy mà các chính phủ tư bản cứ phải từ chức, giải tán…, không hề có lấy một chút cái gọi là ổn định chính trị.

Còn ở ta, người dân quanh năm làm lụng kiếm chẳng đủ ăn, không màng tới chính trị chính em, nghe nói trưng cầu dân ý là lọng cọng, luống cuống, thậm chí sợ hãi. Theo thống kê của các cơ quan chức năng, đại đa số nhân dân đã đồng tình với bản dự thảo HP trong đợt góp ý tốn hàng mấy trăm tỉ vừa rồi. Thế thì cần gì phải trưng cầu dân ý chó nó lôi thôi, thêm rách việc và tốn kém.

Ấy là chưa kể trưng cầu dân ý có thể gây tác hại đến nhiều vấn đề khác, làm xáo trộn, rối loạn xã hội và cũng có thể bị các thế lực thù địch lợi dụng chống phá.

Nói túm lại chỗ lày, hãy cứ để bầy cừu ngoan ngoãn cúi đầu gặm cỏ. Tạo điều kiện cho chúng nó ngẩng đầu nghe ngóng rồi kêu be be be, phỏng có ích gì ?

Nói về sở hữu đất đai, ngoài hình thức duy nhất là sở hữu toàn dân- là hình thức đã chứng minh tình hiệu quả và ưu việt trong suốt các thời kỳ vừa qua, có nên cho tồn tại hình thức sở hữu khác ?

Sở hữu toàn dân bấy lâu đã là lá chắn, là điểm tựa, là bệ phóng cho biết bao nhiêu cán bộ chúng ta đổi đời, từ chỗ ở đợ, làm thuê cuốc mướn, thì nay giàu có, vợ đẹp con khôn, đất đai biệt thự mênh mông, xe xịn gái gú không bao giờ thiếu…

Rõ ràng là cái kiến nghị nửa mùa công nhận sở hữu tư nhân hạn chế là hoàn toàn không phù hợp với tiến trình đi lên của tầng lớp cán bộ của chúng ta. Mà làm sao có thể định lượng nổi hạn chế là hạn chế bao nhiêu? Một mét vuông cũng là hạn chế, mà 49% quĩ đất cũng là hạn chế, vậy thì hạn chế là hạn chế thế lào ?

Với góc nhìn và phẩm chất trung thành cao độ của một dư luận viên, tôi cực lực phản đối những kiến nghị nói trên.

Việc các tờ báo nhớn im thin thít trong vụ này làm cho tôi và các đồng đội dư luận viên cực kỳ bức xúc.

Chưa bao giờ chúng tôi cảm thấy cô độc, cô đơn như lúc này.

Nhân việc này, tôi và một số anh em đang có suy nghĩ về việc xin nghỉ công tác dư luận viên. Lương bổng thì không cao, còn bị nhân dân chửi như chửi chó.

Đã vậy, hai tháng nay vẫn chửa có lương, buộc tôi hàng ngày phải xin tiền vợ để đổ xăng và xin thằng con trai chút đỉnh uống cà phê.

Có lẽ phải vĩnh biệt thân phận CM để chuyển sang thân phận con cừu, cho nó lành. Cái câu “Hãy cứu mình trước khi trời cứu” của cái ông lào đó, sao mà nghe có ní thế không biết.

 Dư luận viên Vo Văn Ve

(Blog Tâm Sự Y Giáo)

Dự thảo Hiến pháp sửa đáng kể so với ban đầu

Sau 3 tháng lấy ý kiến nhân dân, dự thảo Hiến pháp bản mới đã có những sửa đổi đáng kể so với ban đầu. Chế độ chính trị, điều 4... đều có hai phương án.
Hôm qua (12/4), UB dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 trình Thường vụ Quốc hội dự thảo Hiến pháp mới cùng báo cáo giải trình việc tiếp thu ý kiến nhân dân. Rất nhiều ý kiến đã được tiếp thu. Với những nội dung còn nhiều ý kiến khác nhau, ban soạn thảo để ngỏ bằng cách trình hai phương án.
hiến pháp, lực lượng vũ trang, điều 4
Tên nước
Về chế độ chính trị, ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp cho hay, rất nhiều ý kiến người dân đóng góp cho tên nước.
Theo đó, trong quá trình góp ý, người dân đề xuất lấy lại tên gọi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bởi cho rằng tên gọi này gắn liền với sự ra đời của chính thể cộng hòa đầu tiên ở nước ta, là thành quả của cuộc cách mạng tháng Tám đầy gian khổ, quyết liệt.
Tên gọi này đã được long trọng tuyên bố với nhân dân và toàn thế giới qua Bản tuyên ngôn độc lập của Bác Hồ, đồng thời cũng được khẳng định trong Hiến pháp các năm 1946, 1959, thể hiện rõ thể chế chính trị của nước ta là cộng hòa, bản chất của một nhà nước dân chủ. Mặt khác, tên gọi này phản ánh đúng trình độ phát triển của Nhà nước trong giai đoạn hiện nay, phù hợp với tính chất của nền kinh tế định hướng XHCN. Đây là tên gọi có khả năng lôi cuốn, tập hợp đoàn kết toàn dân tộc, tạo sự đồng thuận chung trong xã hội, đồng thời lại thuận lợi hơn cho ta trong quan hệ hợp tác với các nước khác trên thế giới, góp phần phát huy và tranh thủ được các nguồn lực trong công cuộc kiến thiết và phát triển đất nước.
"Việc lựa chọn tên nước là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không làm ảnh hưởng đến việc tiếp tục phát triển đất nước theo định hướng XHCN bởi chủ trương, đường lối, pháp luật của Nhà nước cũng như các quy định của Hiến pháp vẫn đang khẳng định mục tiêu này". Theo UB dự thảo, chỉ một vấn đề "lấn cấn", đó là nếu đổi tên nước sẽ gây tốn kém, phức tạp trong quá trình thay đổi tên gọi, đồng thời có thể còn bị xuyên tạc là ta đang xa rời mục tiêu, con đường đi lên CNXH. Chính vì vậy, ban dự thảo đề xuất hai phương án. Theo đó, phương án một thể hiện là: "Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa VN là một nước độc lập, dân chủ, có chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời". Phương án hai được viết như sau: "Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hòa, độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời. Tên nước là Việt Nam dân chủ cộng hòa".
 Đảng chịu trách nhiệm về sự lãnh đạo của mình
Tiếp thu ý kiến người dân, điều 4 Hiến pháp cũng đã có những sửa đổi đáng kể. Theo đó, ngoài phương án cũ (Đảng cộng sản VN, đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động...), UB dự thảo đề xuất thêm phương án mới, nêu định nghĩa ngắn gọn: "Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội". Những nội dung nêu bản chất, nền tảng tư tưởng của Đảng thì đã được thể hiện trong Cương lĩnh và Điều lệ Đảng.
Ngoài ra, khoản 2 trong phương án mới cũng có một số thay đổi. Thay vì quy định "Đảng chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình", phương án mới đổi thành "chịu trách nhiệm về sự lãnh đạo của mình". Trước đó, rất nhiều ý kiến của người dân đề xuất viết điều 4 ngắn gọn, súc tích. Bởi nếu quá phụ thuộc vào câu chữ trong Cương lĩnh hay Điều lệ sẽ dẫn đến cứ dăm năm sẽ sửa Hiến pháp một lần cho phù hợp văn kiện Đảng. Cũng theo UB dự thảo sửa đổi Hiến pháp, nhiều ý kiến người dân đề nghị làm rõ cơ chế lãnh đạo của Đảng, cơ chế chịu trách nhiệm và cơ chế để nhân dân giám sát Đảng, sự cần thiết ban hành luật về Đảng. Tuy nhiên, UB cho rằng, sự lãnh đạo của Đảng là về mặt chính trị thông qua cương lĩnh, chiến lược, các định hướng, chính sách, chủ trương lớn. Cách thức cũng như nội dung lãnh đạo cần có sự uyển chuyển đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ từng giai đoạn, từng thời kỳ. Hiện, sự đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng cũng đang được tổng kết, nghiên cứu. Quy định mọi tổ chức đảng, đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật hiện đã là một bảo đảm quan trọng để nhân dân có điều kiện giám sát, giúp cho Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh. "Vì vậy xin không đưa vấn đề ban hành luật về Đảng vào Hiến pháp", UB dự thảo kết luận.
 Lực lượng vũ trang
Về nội dung bảo vệ Tổ quốc, UB dự thảo sửa đổi Hiến pháp cho biết riêng điều 70 đang có hai loại ý kiến khác nhau. Loại ý kiến thứ nhất tán thành với những sửa đổi, bổ sung của dự thảo song đề nghị đảo cụm từ "lực lượng vũ trang phải tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, nhân dân" lên trước cụm từ "trung thành với Đảng". Loại ý kiến thứ hai đề nghị giữ như Hiến pháp hiện hành, không quy định "lực lượng vũ trang phải tuyệt đối trung thành với Đảng". Bởi, thực tế cho thấy với quy định như lâu nay vẫn đảm bảo nguyên tắc Đảng lãnh đạo toàn diện lực lượng vũ trang. Tiếp thu các luồng ý kiến khác nhau nói trên, cơ quan soạn thảo chuẩn bị hai phương án. Phương án một, giữ nguyên như Hiến pháp hiện hành. Phương án hai, sửa đổi quy định hiện hành và sửa lại so với dự thảo trình lần đầu. Đó là, "lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, nhân dân và Đảng cộng sản Việt Nam". Ngoài những vấn đề trên, bản dự thảo mới còn có nhiều sửa đổi khác về thu hồi đất, chế định Chủ tịch nước... VietNamNet sẽ tiếp tục giới thiệu đến độc giả.
Thời gian tới, UB dự thảo sửa đổi Hiến pháp sẽ tiếp tục tập hợp ý kiến nhân dân. Xây dựng báo cáo tiếp thu, giải trình đề trình Bộ Chính trị, BCH Trung ương và QH tại kỳ họp tháng 5 tới. Đồng thời, tiếp tục cập nhật kết quả lấy ý kiến nhân dân cho đến hết tháng 9.

Lê Nhung
(VNN)  

Dồn dập "tung" hàng, vì sao vàng miếng vẫn "đắt khét"?

Qua 6 phiên đấu thầu đã có 158.200 lượng vàng miếng được cung ứng ra thị trường, NHNN vẫn hứa tiếp tục nguồn cung, song giá vàng trong nước vẫn không thể kéo gần khoảng cách so với thế giới.
Tranh thủ mua gom vàng để tất toán
Kết thúc 6 phiên đấu thầu, 158.200 lượng vàng đã được cung ra thị trường, tương đương 6,08 tấn. Một lượng vàng đáng kể đã được cung ứng nhằm thỏa mãn "cơn khát" vàng của thị trường suốt thời gian dài qua.
Một điểm đáng lưu ý là trong hơn 20 tổ chức tham gia các phiên đấu thầu vàng do NHNN thì số lượng các NHTM tham gia chiếm đa số, DN kinh doanh vàng tham gia chỉ chiếm một nửa.
"Có 14 tổ chức tín dụng và 8 doanh nghiệp đã thiết lập quan hệ mua, bán vàng miếng với NHNN trúng thầu" – báo cáo của NHNN cho biết. Có thể thấy, để gấp rút hoàn thành tất toán trạng thái vàng trước thời hạn chốt 30/6, các NHTM đang ra sức mua vào để cân bằng và đóng trạng thái.
Số vàng miếng mà các NHTM cần là bao nhiêu để hoàn thành việc tất toán này? Theo một nguồn tin từ NHNN, tính đến cuối năm 2012 vẫn còn 12 ngân hàng chưa hoàn thành tất toán trạng thái vàng với số lượng khoảng vài chục tấn, trong đó có 9 TCTD đang có nhu cầu mua vào số lượng lớn. Đồng nghĩa, thời gian tới các tổ chức này vẫn sẽ mua gom vàng để hoàn thành tất toán trước hạn chót.
"Bản thân người dân không trữ nhiều vàng miếng, mà chủ yếu là các NHTM. Chừng nào vàng trong các NHTM còn nhiều thì thị trường sẽ còn bất ổn"- lãnh đạo một vụ chức năng của NHNN nói và nhấn mạnh, vì lẽ đó mà NHNN không thể đưa ra mức giá sàn quá rẻ trong các phiên đấu thầu để tránh tình trạng tiếp tay cho lợi ích nhóm, khi các nhà băng này tranh thủ mua gom giá rẻ, thay vì bán rẻ ra thị trường, người dân lại không được hưởng lợi.

Chừng nào vàng thế giới chưa liên thông được với vàng quốc tế, thị trường vàng vẫn còn méo mó
Đồng tình với quan điểm không thể đưa ra mức giá sàn thấp, trao đổi với Infonet TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, nếu NHNN chào thầu vàng miếng giá thấp, người được hưởng lợi nhiều nhất chắc chắn là các NHTM chứ không phải người dân.
"Nếu NHNN bán ra giá rẻ, các ngân hàng sẽ nhanh chân mua vào ngay để đóng trạng thái chứ chưa chắc đã bán ngay ra thị trường, hoặc nếu có bán thì vẫn duy trì khoảng cách lớn để thu lời từ khoản chênh lệch mua – bán đó"- ông Hiếu nói.
Theo ông, để đáp ứng nhu cầu cân bằng trạng thái của các TCTD, thì chắc chắn NHNN sẽ phải tổ chức thêm nhiều phiên đấu thầu nữa. Và chắc chắn phải sau 30/6 thì mức chênh lệch giá vàng trong và ngoài nước mới có thể được thu hẹp, bởi lúc đó toàn bộ số vàng bán ra sau các phiên đấu thầu mới có thể tới được với thị trường thông qua các kênh mua bán của doanh nghiệp.
"Còn độc quyền, thị trường còn méo mó"
Sau 6 phiên đấu thầu vàng miếng, khoảng cách chênh lệch giữa giá vàng nội địa và thế giới vẫn chênh nhau khá xa, hiện ở mức 3,5 triệu đồng/lượng. Nói như ông Nguyễn Quang Huy – Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối ( NHNN) thì "cần phải thêm thời gian mức chênh giá vàng trong và ngoài nước mới có thể thu hẹp".
Tuy nhiên, TS.Nguyễn Đại Lai bày tỏ sự lo ngại, nếu NHNN còn giữ thế độc quyền trên thị trường vàng thì vẫn sẽ còn đầu cơ, thị trường bị méo mó.
Thực tế này cũng được Thiếu tướng Nguyễn Tiến Lực – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm (Bộ Công an) nêu ra tại hội nghị tổng kết công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại ngành công thương. Theo Thiếu tướng Lực, chính việc quy định SJC là thương hiệu vàng miếng quốc gia đã đem lại lợi ích cho Công ty SJC và phương hại đến lợi ích các thương hiệu vàng miếng khác.
"Do cơ chế, ngân hàng nhà nước giao doanh nghiệp SJC được dập và kinh doanh vàng miếng là thương hiệu vàng quốc gia nên từ năm 2012 đến nay xuất hiện độ chênh lệch giá lớn giữa giá vàng trong nước và nước ngoài. Vì thế, đã xuất hiện vàng giả SJC, vàng kém chất lượng đưa vào các doanh nghiệp kinh doanh bán cho dân. Từ tháng 7-2012 đến nay, Công ty SJC đã phát hiện 300 lượng vàng nhái SJC" - Tướng Lực nhấn mạnh.
Phân tích kỹ hơn, TS. Vũ Đình Ánh thẳng thắn, thị trường vàng hiện nay đang có sự tách biệt lớn không có sự liên thông với thị trường vàng thế giới, khiến khiến khoảng cách giá vàng trong nước và thế giới có sự "lệch pha" quá lớn. "Nếu cứ ra sức can thiệp bằng biện pháp hành chính thì nền kinh tế càng lâm vào thế tê liệt", ông nói.
Vị chuyên gia của Bộ Tài chính ví von: "nếu bị bệnh lâu ngày mà dùng mãi một liều thuốc kháng sinh thì người bệnh sẽ trở nên nhờn thuốc". Vì thế, với tình hình hiện nay, muốn ổn định thị trường vàng NHNN cần cố gắng điều chỉnh kéo khoảng cách giữa giữa vàng trong nước và thế giới không quá cao để tránh đầu cơ.
"Phải coi vàng là tiền, kinh doanh vàng là kinh doanh tiền. Để tránh đầu cơ vàng trong nước phải liên thông với thế giới. Căn cơ nhất vẫn là NHNN đứng ra sàn giao dịch vàng, nhưng khác với sàn giao dịch chứng khoán, vai trò cơ quan quản lý Nhà nước là can thiệp trực tiếp thông qua Sở giao dịch, NHNN đứng ra "cầm trịch" – ông Ánh kết luận.

Nguyễn Hoài
(Infonet) 

Báo Nhân dân - Tầng lớp đặc quyền của Đảng CS Liên Xô

Vào một ngày mùa thu năm 1988, đột nhiên có hàng trăm, hàng nghìn nguời tụ tập bên ngoài của một cửa hàng ở Thủ đô Moscow. Nguyên nhân gì đã khiến cho cửa hàng không phải là lớn này trở thành tâm điểm của báo chí và dư luận đến vậy?
Đây là một cửa hàng đặc biệt, chuyên phục vụ một số khách hàng đặc biệt, và hôm đó là ngày cuối cùng trước khi cửa hàng tuyên bố bị đóng cửa. Người dân Liên Xô gọi các khách hàng đặc biệt của cửa hàng đặc biệt này là những người thuộc tầng lớp đặc quyền. Tầng lớp đặc quyền này từng bước hình thành dưới thời Brezhnev và tiếp tục phát triển dưới thời Gorbachev; và đó là một chất xúc tác gây nên sự tan rã từ bên trong Đảng Cộng sản Liên Xô, là cũng một trong các nhân tố quan trọng thúc đẩy biến cố Liên Xô.
Sau Cách mạng Tháng Mười, chiến tranh và nạn đói đe dọa nghiêm trọng đối với chính quyền Xô Viết còn non trẻ. “Rồi sẽ có bánh mì và sẽ có tất cả”, câu nói đầy ấn tượng của Vasili trong bộ phim Lenin trong Tháng Mười đã trở thành câu nói thịnh hành một thời ở Liên Xô. Ngày nay, người ta khó có thể tin rằng những người làm việc gần gũi với Lenin từng nhường nhịn, chia sẻ cho nhau chỉ một mẩu bánh mì, nhưng đây là sự thật của lịch sử. Nhà làm phim đã dựa vào một câu chuyện có thật hồi ấy để dựng nên tình tiết này trong phim. Năm 1918, chính quyền Xô Viết gặp phải một cuộc khủng hoảng lương thực. Tại một cuộc họp của UBND, Churuva lúc đó đang là Ủy viên nhân dân phụ trách vấn đề lương thực, bất ngờ bị ngất xỉu. Người ta phải khẩn cấp điều bác sĩ đến khám. Khám xong, bác sĩ kết luận, Churuva bị ngất xỉu do đói.
Là quan chức cao nhất phụ trách vấn đề lương thực của chính quyền Xô Viết, Churuva nắm trong tay quyền điều động hàng triệu, thậm chí hàng chục triệu tấn lương thực, nhưng lại không giữ cho riêng mình số thực phẩm đủ để no bụng. Ngay sau đó, Lenin kiến nghị xây dựng nhà ăn điều dưỡng để bảo đảm cho những đồng chí đang ngày đêm lo lắng cho nhân dân được no. Điều này hoàn toàn đúng và không có gì phải bàn cãi.

Brezhnev trong một kỳ nghỉ tại Krym (Crưm), Liên Xô (trước đây năm 1973)
Nhà ăn điều dưỡng do Lenin khởi xướng năm ấy dần dần mở rộng thành cửa hàng cấp đặc biệt, rồi dần dần quy mô và số lượng của nó đã có sự thay đổi căn bản. Sau nửa thế kỷ, chỉ có những cán bộ đặc biệt cao cấp của Liên Xô mới có thể ra vào tòa nhà không hề có biển hiệu này. Đây là cửa hàng cung cấp đặc biệt lớn nhất Moscow. Vào dịp cuối tuần, những chiếc xe hơi lũ lượt kéo đỗ trước của tòa nhà, chật kín cả dãy phố. Ở đây có đủ các loại hàng hóa xa xỉ của nước ngoài, như rượu Brandy của Pháp, Whisky của Scotland, thuốc lá thơm Mỹ, Chocolate Thụy Sĩ, coffee của Italia, giầy da của Áo, len dạ Anh, máy thu thanh Đức, máy ghi âm Nhật Bản,... có cả các mặt hàng khan hiếm ở Liên Xô. Báo chí đã nói công khai rằng, đối với những nhân vật thuộc tầng lớp trên thì chủ nghĩa Cộng sản đã được xây xong từ lâu! Chỉ riêng Moscow đã có hơn 100 cửa hàng như vậy. Tầng lớp đặc quyền trong điện Kremlin có quy tắc riêng của mình, chức vụ càng cao đặc quyền càng lớn thì sự chênh lệch về đãi ngộ vật chất mà họ được hưởng so với dân thường càng lớn. Đương nhiên những người được hưởng đặc quyền này chỉ là một bộ phận rất nhỏ trong đội ngũ cán bộ Đảng Cộng sản Liên Xô. Thế nhưng thứ đặc quyền này phải chăng là căn nguyên đầu tiên của sự bất mãn xã hội mà tầng lớp này đã gây ra?
Thời kỳ Liên Xô vừa bắt đầu xây dựng CNXH, mọi người phấn đấu gian khổ hướng tới một cuộc sống mới. Khi đang phải phấn đấu vất vả để thực hiện lý tưởng chung, xã hội không chấp nhận những hàng vi dành chiếm độc quyền, mưu lợi cá nhân. Vào lúc nhà nước, dân tộc đứng trước nguy cơ tồn vong, nếu nói cán bộ lãnh đạo Đảng Cộng sản Liên Xô có đặc quyền gì đó thì đó chính là xung phong ra trận, xả thân chiến đấu, tắm máu sa trường, lãnh đạo nhân dân đánh đuổi quân xâm lược trong tiếng réo hờn căm của Kachiusa.
Thời Stalin, yêu cầu của Đảng với cán bộ nhìn chung rất nghiêm khắc. Khi đó Liên Xô cũng đang phải đương đầu với môi trường chiến tranh tàn khốc và cả sóng to gió lớn của cuộc đấu tranh chính trị. Từng đoàn cán bộ, đảng viên đi ra tiền tuyến. Sự thay đổi cán bộ lãnh đạo diễn ra thường xuyên, tầng lớp đặc quyền không có cơ hội hình thành. Sau khi lên nắm quyền, Khrushchev đã thực hiện chính sách “cán bộ đặc biệt” theo quy định tại Điều 25 - Điều lệ Đảng Cộng sản được Đại hội 22 của Đảng Cộng sản Liên Xô thông qua. Cán bộ đảng viên cần thay đổi thường xuyên. Tại các buổi bầu cử diễn ra tại tổ chức đảng cơ sở hàng năm đều có hàng loạt bí thư bị thay thế sau khi kết thúc nhiệm kỳ. Tỷ lệ thay đổi cán bộ lãnh đạo lên tới 60%. Bởi vậy, trong thời kỳ này Liên Xô vẫn chưa hình thành tầng lớp người thật sự được hưởng đặc quyền trong Đảng. Tầng lớp đặc quyền trong Đảng Cộng sản Liên Xô chỉ từng bước hình thành sau khi Brezhnev nắm quyền, nhất là vào giai đoạn cuối thời Brezhnev.
Tháng 4-1966, Đảng Cộng sản Liên Xô tổ chức Đại hội 23. Đây là Đại hội Đảng đầu tiên diễn ra sau khi Brezhnev nắm quyền điều hành công tác của BCH trung ương. Đại hội đã sửa đổi Điều 25 trong Điều lệ Đảng. Brezhnev đặc biệt tâm đắc câu nói của Khrushchev, người một thời gian dài phụ trách công tác ý thức hệ trong Đảng rằng: “Sự ổn định của đội ngũ cán bộ là sự bảo đảm cho thành công”. Brezhnev theo đuổi sự ổn định của đội ngũ cán bộ một cách phiến diện sau đó phát triển thành chế độ chức vụ. Thực chất là chế độ chức vụ suốt đời, áp dụng với cán bộ lãnh đạo. Các cán bộ cao cấp của Liên Xô như Brezhnev, Khrushchev đều qua đời khi còn đương chức. Chính sách cán bộ của Brezhnev đã khiến cho các thành viên trong tầng lớp lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô gần như không có biến động trong suốt một thời gian dài. Tại Đại hội 23 của Đảng Cộng sản Liên Xô, số ủy viên tái đắc cử và liên nhiệm đạt tỷ lệ 79,4%. Tại Đại hội 25, không tính số ủy viên trung ương đã qua đời thì tỷ lệ Ủy viên trung ương liên nhiệm cao tới 90%.
Trong hai nhiệm kỳ Đại hội Đảng cấp tỉnh từ năm 1978 đến năm 1981, chỉ có năm trong số 156 vị trí bí thư tỉnh ủy có sự thay đổi về nhân sự. Đến mùa xuân năm 1978, độ tuổi bình quân của 58 vị phó chủ tịch hội đồng bộ trưởng và bộ trưởng là 70. Thực tế này đã tạo ra một đội ngũ lãnh đạo già nua, đương chức suốt đời. Hậu quả của chế độ cán bộ này là vừa khiến cho tầng lớp lãnh đạo thiếu đi sức sống vừa dễ hình thành một lực lượng hạt nhân trong tầng lớp đặc quyền. Xét về khách quan, chế độ cán bộ lãnh đạo suốt đời làm cho đội ngũ, tầng lớp đặc quyền không ngừng mở rộng, kéo theo sự không ngừng tăng lên cơ quan hành chính được lập ra để bố trí ngày càng nhiều cán bộ lãnh đạo. Cuối những năm 70 của thế kỷ trước, số cơ quan cấp ban, bộ trực thuộc Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô lên tới 20. Trong đó, đại bộ phận trùng lặp với các cơ quan của chính phủ. Thậm chí tên gọi của những ban, bộ này cũng giống hệt nhau. Như Ban Nông nghiệp, Ban Công nghiệp quốc phòng, Ban Công nghiệp nặng và năng lượng, Ban Chế tạo cơ khí, Ban Văn hóa... Dưới thời Brezhnev, Đảng Cộng sản Liên Xô đã tạo đất cho tầng lớp đặc quyền sinh sôi, nảy nở. Nhiều cán bộ cấp cao không khỏi sửng sốt trước chế độ đãi ngộ đặc biệt mà họ được hưởng ngay sau khi được đề bạt.
Ligachev kể lại trong hồi kí rằng: Năm 1983, khi được bổ nhiệm làm Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, ngay ngày hôm sau ông đã được cấp một chiếc xe ôtô cao cấp. Khi ông yêu cầu thay cho mình một chiếc xe đẳng cấp thấp hơn một chút, không ngờ ông bị Chánh văn phòng Trung ương Đảng phê bình lại rằng: đồng chí làm như thế là một sự đòi hỏi đặc biệt, làm mất phong độ của cơ quan. Nếu không ở trong cuộc, người ta không thể tưởng tượng được những hưởng thụ do đặc quyền mang lại.
Dưới thời Brezhnev, con cái tầng lớp đặc quyền chỉ cần dựa vào địa vị đặc quyền của bố mẹ là có thể dễ dàng được vào học tại những trường đại học tốt nhất. Sau khi tốt nghiệp lại được nhận vào các ban, ngành ưu việt nhất, đồng thời nhanh chóng được nắm giữ những cương vị quyền lực quan trọng. Thậm chí, đặc quyền còn có thể trở thành “lá bùa hộ mệnh” để cán bộ lãnh đạo mặc sức tham nhũng mà không bị cản trở. Rubanov, con rể của Brezhnev, đã dựa vào quyền thế của bố vợ, quan lộ phất như “diều gặp gió”. Chỉ trong vòng 10 năm, ông ta đã từ một sĩ quan cấp thấp trở thành thượng tướng, sau đó được bổ nhiệm làm Thứ trưởng thứ nhất Bộ Nội vụ. Trong thời gian này, ông ta đã tham ô, nhận hối lộ 650 nghìn rúp, gây ra vụ án “phò mã” chấn động cả nước. Còn Yuri, con trai Brezhnev thì được bổ nhiệm làm Thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngoại thương Liên Xô khi còn rất trẻ.
Tháng 1-1982, tại sân bay Moscow, một công dân Liên Xô chuẩn bị lên máy bay ra nước ngoài du lịch, nhân viên hải quan đã tìm thấy một lượng lớn kim cương cất giấu trong chiếc túi bí mật trên người. Kết quả điều tra cho thấy, đây là sưu tập cá nhân của nữ huấn luyện viên dạy sư tử ở Rạp xiếc Trung ương. Sau đó không lâu, chuyên gia mỹ thuật và giám đốc của rạp xiếc bị bắt giữ. Người ta còn tìm thấy số kim cương trị giá khoảng 1 triệu USD và nhiều đồ vật quý giá khác tại nhà riêng của chuyên gia mỹ thuật và khoảng 500 nghìn bảng Anh cùng nhiều đồ trang sức, tác phẩm hội họa đắt tiền tại nhà riêng của giám đốc. Đáng nói là, những thứ này đều thuộc sở hữu của Galina - con gái Brezhnev. Câu chuyện chưa dừng lại ở đó, vụ buôn lậu đồ trang sức, kim cương còn liên quan Thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngoại thương Yuri. Vụ việc này lẽ ra thuộc thẩm quyền của Bộ Nội vụ xử lý, nhưng sau đó lại được chuyển sang cho Ủy ban An ninh quốc gia (KGB). Trong khi Phó Chủ tịch thứ nhất của KGB là Svigun, người trực tiếp chỉ đạo vụ án này lại là anh em cọc chèo với Brezhnev. Kết quả là, câu chuyện kết thúc ở đó. Con trai Brezhnev là Yuri và con gái của ông ta là Galina vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.
Trong 17 năm giữ chức Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Selokhov đã lợi dụng chức quyền, biến của công thành của tư. Ông ta không chỉ chiếm khu biệt thự cấp nhà nước lớn nhất của Bộ Nội vụ và nhà khách Bộ Nội vụ làm của riêng mà còn chiếm một tòa chung cư rất lớn ở số 24, phố Hensen. Một lượng lớn tài sản cá nhân của Selokhov và người nhà ông ta được cất giữ trong khu biệt thự cấp nhà nước và tòa chung cư này. Tại một khu biệt thự, chỉ tính thảm trải nhà đã xếp tới bảy tầng, dưới gầm giường nhét đầy những bức tranh sơn dầu của các danh họa Nga.
 Dưới thời Brezhnev, tình trạng tham nhũng tại Moscow và các nước cộng hòa thuộc Liên bang ngày càng nghiêm trọng. Năm 1980, nhân viên điều tra tình cờ mua một lô cá trích đóng hộp, sau khi mở nắp mới phát hiện bên trong đựng toàn trứng cá Cavian cực đắt. Cá trích sao lại biến thành trứng cá Cavian được?
Sau một thời gian vất vả điều tra, vụ việc đã được làm sáng tỏ. Thì ra một số quan chức Bộ Ngư nghiệp Liên Xô đã bí mật giao dịch với một công ty để họ đóng trứng cá Cavian sản xuất tại Sochi và Astrakhan vào trong những hộp dán nhãn cá trích rồi vận chuyển ra nước ngoài. Công ty phương Tây mua với giá cá trích, sau đó bán chuyển tay. Những người tham gia từ phía Liên Xô sẽ được hưởng lợi nhuận hậu hĩnh từ khoản doanh lợi kếch xù được gửi vào tài khoản ngân hàng Thuỵ Sĩ. Hành vi buôn lậu này diễn ra trong suốt 10 năm. Kết quả điều tra cho thấy, vụ án này làm Liên Xô tổn thất hàng triệu USD, hơn 300 người dính líu vụ án. Trong đó, có những quan chức cấp cao như Thứ trưởng Ngư nghiệp, Phó Cục trưởng Sản xuất, Tiêu thụ, Quản lý ngư nghiệp cùng các cán bộ, nhân viên Bộ Ngoại thương, Bộ Công nghiệp thực phẩm, Hạm đội Thái Bình Dương, rồi nhân viên cửa hàng tại Moscow và các thành phố khác. Người chịu trách nhiệm phân phối loại sản phẩm đóng hộp này là thị trưởng thành phố Sochi - Volokov, Bí thư thứ nhất Khu ủy Krasnodar trực tiếp quản hạt Sochi là Maidunov. Ông ta là người thân tín của Brezhnev. Khi được lệnh tham gia điều tra vụ án, ông ta đã ra sức bao che cho Volokov. Sau khi báo Văn học đăng tin Volokov bị bắt, Maidunov rất lo lắng, nhiều lần đã lên Moscow cầu cứu Brezhnev. Do mức độ nghiêm trọng của vụ án, Chủ tịch KGB là Andropov đích thân báo cáo vụ việc này với Brezhnev. Trước một loạt chứng cớ rõ ràng, Brezhnev hỏi: “Theo đồng chí nên giải quyết thế nào?”. Andropov đáp: Vụ này phải đưa Maidunov ra tòa. Brezhnev bảo: Làm thế không được. Bây giờ chúng ta không có người đáng tin cậy ở Krasondur, liệu có thể tạm thời thuyên chuyển Maidunov đến nơi khác được không? Sau đó Maidunov mặc dù bị cách chức nhưng lại được điều lên Moscow làm Thứ trưởng Bộ Lương thực Thực phẩm, được sống trong một căn hộ sang trọng tại Moscow. Câu chuyện đã kết thúc một cách “êm đẹp” như thế…
Tầng lớp đặc quyền trong Đảng Cộng sản Liên Xô trước hết là xuất phát từ chức tước. Có người cho rằng, chức tước càng cao thì đặc quyền càng nhiều, nếu muốn làm quan hoặc thăng chức thì phải lấy lòng, hối lộ các lãnh đạo liên quan. Chức tước vì thế mà có giá. Tại một số nơi, ngay cả chức bí thư đảng ủy cũng có giá. Năm 1969, chức bí thư thứ nhất của một khu ủy Azerbaijan có giá 200 nghìn rúp, bí thư thứ hai có giá 100 nghìn rúp. Hiện tượng mua quan, bán tước cũng tồn tại ở các nước cộng hoà khác trong Liên bang với các hình thức, mức độ khác nhau.
Hội nghị toàn thể tháng 2 năm 1973, Trung ương Đảng Gruzia từng chỉ rõ: Trước đây, công tác tuyển chọn và sử dụng cán bộ đã vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc của Chủ nghĩa Lenin. Việc bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo không phải căn cứ vào năng lực công tác và phẩm chất đạo đức của họ, mà dựa vào thao túng đằng sau, dựa vào quan hệ quen thân gia đình, dựa trên nguyên tắc có trung thành với cá nhân cấp trên hay không.
Để bảo vệ những lợi ích hiện có, tầng lớp đặc quyền chống lại bất cứ sự cải cách nào ảnh hưởng đến đặc quyền của mình. Bởi vậy, không thể chủ động ngăn chặn tình trạng tham nhũng đang lan tràn trong toàn Đảng, toàn xã hội. Brezhnev lạnh lùng với từ “cải tổ” rằng: Cải cái gì, cứ làm tốt công việc là được rồi. Cuối thập kỷ 70 của thế kỷ 20, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô và trợ lý của ông soạn thảo một báo cáo về cải tổ kinh tế gây nên sự bất mãn và tẩy chay của một bộ phận các tầng lớp đặc quyền quan liêu. Kết quả, trợ lý của ông bị cách chức.
Tầng lớp đặc quyền đã làm tổn hại nghiêm trọng thanh danh của CNXH, tạo ra hố ngăn cách lớn trong xã hội, làm hư hỏng xã hội. Khoảng cách giữa người dân bình thường và tầng lớp đặc quyền ngày càng lớn. Trong xã hội Liên Xô, người dân bình thường tự gọi mình là “chúng ta”, còn gọi những người đặc quyền là “bọn họ”. Thế nhưng, khi nói đến tầng lớp đặc quyền trong Đảng Cộng sản Liên Xô, chúng ta phải nhấn mạnh mấy điểm sau đây:
- Thứ nhất: Tầng lớp đặc quyền chỉ là khái niệm đặc chỉ đối với một bộ phận cực nhỏ các phần tử thoái hoá, biến chất lạm dụng chức vụ mưu lợi riêng trong đội ngũ cán bộ Đảng Cộng sản Liên Xô khi đó. Việc phương Tây gọi 600 - 700 nghìn cán bộ, đảng viên Đảng Cộng sản Liên Xô khi đó là tầng lớp đặc quyền hoàn toàn là sự tuyên truyền rắp tâm nhằm phá hoại Đảng Cộng sản Liên Xô. Nhìn chung, đại đa số cán bộ, đảng viên của Đảng Cộng sản Liên Xô khi đó đều là những người liêm khiết, chí công, hăng hái cống hiến. Họ kiên định đi theo con đường XHCN.
- Thứ hai: Phải phân biệt sự chênh lệch hợp lý với đặc quyền trong lĩnh vực phân phối. Khi đó, mặc dù trong nội bộ Đảng Cộng sản Liên Xô và trong xã hội Liên Xô tồn tại tầng lớp đặc quyền và hiện tượng đặc quyền nghiêm trọng, nhưng đồng thời với nó là chủ nghĩa bình quân theo kiểu “ăn chung nồi” tồn tại nghiêm trọng trong lĩnh vực phân phối của Liên Xô.
- Thứ ba: Không chỉ chú ý đến hiện tượng độc quyền tồn tại trong lĩnh vực phân phối mà phải chú ý đến hơn biểu hiện của hiện tượng này trong lĩnh vực khác như: xây dựng chính sách, bổ nhiệm cán bộ, uốn cong luật pháp để mưu lợi riêng cho bản thân và tập đoàn nhỏ đồng thời né tránh sự giám sát của kỷ luật Đảng và quy định pháp luật. Điều này còn nghiêm trọng hơn vì nó phá hoại mối quan hệ giữa Đảng và quần chúng, dẫn đến sự thay đổi tính chất của Đảng. Căn bệnh này càng bộc lộ rõ hơn dưới thời Gorbachev.
Tham quan một biệt thự, là nơi ở cũ của của Gorbachev trước khi ông ta lên nắm quyền, chúng ta thấy như sau: Qua cửa chính là một sảnh rộng. Tầng một có ban công bọc kính và phòng chiếu phim, chiếc bàn ăn dài 10m, phòng bếp giống như một xưởng chế biến thức ăn lớn, còn có một tủ lạnh ngầm dưới đất. Trên tầng hai, đi qua sảnh lớn là tới thẳng phòng tắm nắng, văn phòng, phòng ngủ. Mọi thứ bày biện và trang trí trong tòa biệt thự đều hết sức xa xỉ. Xét về một ý nghĩa nào đó thì cuộc sống cá nhân xa hoa tột đỉnh này còn xa mới bộc lộ được bản chất cuộc sống của tầng lớp đặc quyền. Cái gọi là “cải tổ” của Gorbachev sau khi lên nắm quyền đã trở thành chất xúc tác để tầng lớp đặc quyền chuyển biến thành giai cấp tư sản mới. Sự cải tổ rùm beng là cơ hội tuyệt vời để tầng lớp đặc quyền tha hồ mưu lợi cá nhân.
Dưới thời Gorbachev, tầng lớp đặc quyền đã không còn thỏa mãn với việc theo đuổi hưởng thụ cá nhân, mà còn mong muốn chiếm hữu lâu dài mọi đặc quyền hiện có. Thậm chí còn để lại cho con cháu đời sau. Đồng thời, tầng lớp đặc quyền còn phát hiện ra rằng CNXH, lòng tin vào chủ nghĩa cộng sản thường trực nơi cửa miệng và ánh hào quang đảng viên Đảng Cộng sản mà họ mang trên mình đã không còn giá trị sử dụng. Họ thấy rằng, những đặc quyền mà họ vốn có phải được thay đổi hình hài và chủ nghĩa tư bản là chế độ thích hợp nhất để hợp pháp hóa những lợi ích hiện có của họ. Đặc biệt, trong lúc Đảng Cộng sản Liên Xô và đất nước đang đứng trước nguy cơ tồn vong. Giữ vững lợi ích đặc biệt của mình và hợp pháp hoá chúng, tầng lớp đặc quyền đã không ngần ngại lột bỏ mặt nạ, công khai thúc đẩy vứt bỏ chủ nghĩa xã hội đi theo con đường của chủ nghĩa tư bản, tư hữu hoá toàn diện. Trong thời gian này, tầng lớp đặc quyền lợi dụng quyền lực đang nắm trong tay để ra sức vơ vét, làm giàu cho bản thân. Nhất là các vị quan kinh tế trực tiếp quản lý tài sản của doanh nghiệp nhà nước. Họ lợi dụng sự hỗn loạn về thương mại hoá, thị trường hoá, kinh tế tự do hoá do Gorbachev tiến hành để làm một cuộc lật bài kinh tế, trực tiếp chiếm đoạt tài sản nhà nước thành tài sản riêng. Có kẻ thực hiện các cuộc giao dịch giữa quyền - tiền để có những ưu đãi và quota xuất khẩu nguyên liệu và vũ khí, bòn rút tài sản xã hội. Có kẻ thu siêu lợi trong các cuộc giao dịch chứng khoán, hàng hóa trả chậm rồi thành lập ngân hàng và các cơ quan tài chính khác. Một bộ phận thiểu số đó, sau này, trở thành những ông trùm tài chính mới.
Năm 1991, trong số hàng vạn triệu phú ở Moscow, đại bộ phận nguyên là những cán bộ làm việc trong các cơ quan Đảng, chính quyền. Kết quả điều tra tiến hàng trong tháng 6 năm đó cho thấy, trong tầng lớp cán bộ cao cấp Liên Xô có tới 76,7 % số người cho rằng nên đi theo con đường tư bản. Chính những kẻ gọi là đảng viên Đảng Cộng sản này đã làm cách mạng bằng cách “cách đi cái mạng của Đảng Cộng sản Liên Xô”. Bọn họ không chỉ vơ vét cho đầy túi tham mà còn tiếp tục nắm giữ những cương vị cao, kiểm soát quyền lực của nhà nước. Nước Nga sau khi Liên Xô sụp đổ, ngoại trừ một số ít nhân vật ngự trên đỉnh ngọn kim tự tháp quyền lực, còn lại một phần cán bộ biến thành những “quý nhân” của nước Nga. Họ chiếm 75% số quan chức bên cạnh tân tổng thống; 57,1% trong số lãnh tụ những chính đảng mới và 73,4 % trong số những quan chức của chính phủ mới. Nhà kinh tế học nổi tiếng người Mỹ David Code có một câu nói có thể gọi là “đúng tim đen”: Đảng Cộng sản Liên Xô là chính đảng duy nhất làm giàu trong tang lễ của chính mình. Trước khi Đảng Cộng sản Liên Xô sụp đổ không lâu đã có một cuộc điều tra dân ý về chủ đề: “Đảng Cộng sản Liên Xô đại diện cho ai?”. Kết quả là, số người cho rằng Đảng Cộng sản Liên Xô đại diện cho nhân dân Liên Xô chiếm 7%, đại diện cho công nhân chiếm 4%, đại diện cho toàn thể đảng viên chiếm 11%. Trong khi đó, có tới 85% số người được hỏi cho rằng: Đảng Cộng sản Liên Xô đại diện cho quan chức, cán bộ và nhân viên nhà nước.
Sự hình thành và phát triển của tầng lớp đặc quyền trong Đảng Cộng sản Liên Xô đã trải qua một quá trình lịch sử lâu dài. Trong giai đoạn này, những kẻ tham nhũng lộ liễu hay lén lút đều tham lam chiếm đoạt tài sản nhà nước thuộc sở hữu của nhân dân. Trong khi đó, đối với tầng lớp đặc quyền, Đảng Cộng sản Liên Xô đã đi từ chỗ ít ngăn chặn đến không tấn công, rồi bao che, thậm chí dung túng, khiến cho khối u ác tính này phát triển và lây lan nhanh chóng trên chính cơ thể của mình.
Khi Đảng Cộng sản Liên Xô đã bị khối u ác tính làm cho thối rữa, biến chất thì bản thân nó bị nhân dân phỉ nhổ.
(Nhân dân)

Trần Trung Đạo - Câu hỏi tháng Tư


Hình minh họa
Những ngày còn nhỏ, tôi bị ám ảnh bởi câu hỏi tự mình đặt ra “Tại sao chiến tranh diễn ra tại Việt Nam mà không phải tại một quốc gia nào khác?”
Tôi lớn lên ở Đà Nẵng. Đường phố quê hương tôi trong khoảng thời gian từ 1968 đến 1972 có rất nhiều lính Mỹ. Những chiến tàu nhập cảng Tiên Sa chở đầy chiến xa và súng đạn mang nhãn “Made in USA”. Những đoàn xe vận tải hiệu Sealand, RMK gần như chạy suốt ngày đêm từ nơi dỡ hàng ngoài bờ biển đến các kho quân sự chung quanh Đà Nẵng. Tiếng gầm thét của các phi cơ chiến đấu có đôi cánh gắn đầy bom, lát nữa, sẽ được ném xuống một nơi nào đó trên mảnh đất Việt Nam. Những câu lạc bộ, được gọi là “hộp đêm”, mọc đầy hai bên bờ sông Hàn. Mỹ đen, Mỹ trắng chở hàng quân tiếp vụ đi bán dọc chợ Cồn, chợ Vườn Hoa.
Phía trước tòa thị chính Đà Nẵng, trước rạp hát Trưng Vương hay trong sân vận động Chi Lăng, gần như tháng nào cũng có trưng bày chiến lợi phẩm tịch thu từ các cuộc hành quân. Những khẩu thượng liên có nòng súng cao, những khẩu pháo nòng dài, rất nhiều AK 47, B40, súng phóng lựu đạn và hàng khối đạn đồng vàng rực. Sau “Mùa hè đỏ lửa” trong số chiến lợi phẩm còn có một chiếc xe tăng T54 được trưng bày rất lâu trước tòa thị chính. Không cần phải giỏi ngoại ngữ, chỉ nhìn nhãn hiệu tôi cũng biết ngay chúng là hàng của Trung Quốc và Liên Xô.
Nhìn viên đạn của Nga và Tàu, tôi nghĩ đến trái tim của người lính trẻ miền Nam, giống như khi nhìn chiếc chiến đấu cơ của Mỹ cất cánh tôi chợt nghĩ đến các anh lính từ miền Bắc xấu số đang di chuyển bên kia sông Thu Bồn. Vũ khí là của các đế quốc. Không có khẩu súng nào chế tạo ở miền Nam hay miền Bắc. Các bà mẹ Việt Nam chỉ chế tạo được những đứa con và đóng góp phần xương máu.
Vũ khí của các đế quốc trông khác nhau nhưng nạn nhân của chúng dù bên này hay bên kia lại rất giống nhau. Nếu tháo đi chiếc nón sắt, chiếc mũ vải xanh, hai người thanh niên có mái tóc đen, vầng trán hẹp, đôi mắt buồn hiu vì nhớ mẹ, nhớ em chẳng khác gì nhau. Dù “con đường Duy Tân cây dài bóng mát” hay “mặt hồ Gươm vẫn lung linh mây trời” cũng là quê hương Việt Nam và nỗi nhớ trong tâm hồn người con trai Việt ở đâu cũng đậm đà tha thiết.
Người lính miền Nam chết vì phải bảo vệ chiếc cầu, căn nhà, xóm làng, góc phố thân yêu của họ. Nếu ai làm một thống kê để hỏi những lính miền Nam còn sống hôm nay, tôi tin không ai trả lời muốn “ăn gan uống máu quân thù” miền Bắc. Họ chỉ muốn sống yên ổn trong hòa bình để xây đắp lại mảnh đất họ đã “xin chọn nơi này làm quê hương” sau khi trải qua quá nhiều đau thương tang tóc. Họ phải chiến đấu và hy sinh trong một cuộc chiến tự vệ mà họ không chọn lựa.
Dân chủ không phải là lô độc đắc rơi vào trong túi của người dân miền Nam mà phải trải bằng một giá rất đắc. Tham nhũng, lạm quyền, ám sát, đảo chánh diễn ra trong nhiều năm sau 1960. Có một dạo, tấm hình của vị “nguyên thủ quốc gia” chưa đem ra khỏi nhà in đất nước đã có một “nguyên thủ quốc gia” khác. Nhưng đó là chuyện của chính quyền và nhân dân miền Nam không dính líu gì đến đảng Cộng Sản miền Bắc.
Dân chủ ở miền Nam không phải là sản phẩm của Mỹ được đóng thùng từ Washington DC gởi qua nhưng là hạt giống do Phan Chu Trinh, Bùi Quang Chiêu, Nguyễn Phan Long, Phan Văn Trường, Nguyễn An Ninh và rất nhiều nhà cách mạng miền Nam khác gieo xuống hàng nửa thế kỷ trước đã mọc và lớn lên trong mưa bão. Không chỉ miền Nam Việt Nam mà ở đâu cũng vậy. Nam Hàn, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Phi Luật Tân và nhiều quốc gia khác, dân chủ đã phải trải qua con đường máu nhuộm trước khi đơm bông kết trái.
Khác với người lính miền Nam, người lính miền Bắc chết vì viên thuốc độc bọc đường “thống nhất đất nước”. Bác sĩ Đặng Thùy Trâm bị giết ở Quảng Ngãi đã uống viên thuốc đó. Anh Nguyễn Văn Thạc, tác giả của hồi ký “Mãi mãi tuổi hai mươi” bị giết ở Quảng Trị đã uống viên thuốc đó. Cô bé Trần Thị Hường 17 tuổi và chín cô gái ở Ngã Ba Đồng Lộc bị bom Mỹ rơi trúng ngay hầm đã uống viên thuốc đó. Họ không biết đó là thuốc độc. Không biết thì không đáng trách. Nhà văn Dương Thu Hương trải qua một thời thanh niên xung phong nhưng chị may mắn còn sống để nhắc cho các thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay biết “chế độ ngoài Bắc là chế độ man rợ vì nó chọc mù mắt con người, bịt lỗ tai con người.” 
Tại sao chiến tranh diễn ra tại Việt Nam mà không phải tại một quốc gia nào khác?
Thật không công bằng cho đảng nếu tôi chỉ dùng tài liệu trong các thư viện ở Mỹ để chứng minh âm mưu xích hóa Việt Nam của đảng. Tôi sẽ trích những câu do đảng viết ra. Theo quan điểm lịch sử của đảng CSVN chiến tranh đã xảy ra bởi vì “Ở miền Nam, lợi dụng sự thất bại và khó khăn của thực dân Pháp, đế quốc Mỹ đã nhảy vào để thay chân Pháp nhằm biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ.” 
Không ai hình dung “thuộc địa kiểu mới” hình dáng ra sao và đảng cũng chưa bao giờ giải thích một cách rõ ràng.
Sau Thế chiến thứ hai, hàng loạt quốc gia trong đó có những nước vốn từng là đế quốc, đã nằm trong vòng ảnh hưởng kinh tế và cả chính trị của Mỹ. Chẳng lẽ 18 nước châu Âu bao gồm Tây Đức, Áo, Bỉ, Pháp, Ý, Anh, Hòa Lan v.v... trong kế hoạch Marshall chia nhau hàng trăm tỉ đô la của Mỹ để tái thiết đất nước sau thế chiến thứ hai đều trở thành những “thuộc địa mới” của Mỹ hay sao? Chẳng lẽ các nước Á châu như Nam Hàn, Nhật Bản, Đài Loan được viện trợ không những tiền của mà còn bằng cả sức người để xây dựng lại đất nước họ là “thuộc địa mới” của Mỹ hay sao?
Chuyện trở thành một “căn cứ quân sự” của Mỹ lại càng khó hơn.
Chính sách vô cùng khôn khéo của chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ dùng Đệ Lục Hạm Đội Mỹ làm hàng rào bảo vệ đất nước Thổ ngăn chặn làn sóng đỏ Liên Xô xâm lược là một bài học cho các lãnh đạo quốc gia biết mở mắt nhìn xa. Mặc dù là một nước trung lập trong thế chiến thứ hai, để lấy lòng Mỹ, lãnh đạo Thổ đã tình nguyện gởi 5500 quân tham chiến bên cạnh Mỹ trong chiến tranh Triều Tiên. Quân đội Thổ chiến đấu anh dũng nhưng cũng chịu đựng tổn thất rất nặng nề. Một nửa lực lượng Thổ đã chết và bị thương trong ba năm chiến tranh. Ngày 18 tháng 2 năm 1952, Thổ Nhĩ Kỳ chính thức trở thành hội viên của NATO và hùng mạnh đến ngày nay.
Nhật Bản là một ví dụ khác. Trong cuốn phim tài liệu Thế Giới Thiếu Mỹ (The World Without US) đạo diễn Mitch Anderson trích lời phát biểu của Thủ tướng Nhật Yasuhiro Nakasone “Nếu Mỹ rút khỏi Nhật Bản, chúng tôi phải dành suốt mười năm tới chỉ để lo tái võ trang trong nhiều mặt, kể cả sản xuất võ khí nguyên tử”. Một quốc gia có nền kinh tế lớn thứ ba trên thế giới với Tổng Sản Lượng Nội Địa năm 2011 lên đến 5855 tỉ đô la nhưng dành vỏn vẹn một phần trăm cho ngân sách quốc phòng chỉ vì Nhật dựa vào khả năng quốc phòng của Mỹ và sự có mặt của 35 ngàn quân Mỹ. Khác với chủ trương “đánh cho Mỹ cút ngụy nhào” của Hồ Chí Minh, trong một thống kê mới đây, 73 phần trăm công dân Nhật biết ơn quân đội Mỹ bảo vệ họ.
Đứng trước một miền Bắc điêu tàn sau mấy trăm năm nội chiến và thực dân áp bức, một giới lãnh đạo nếu thật tâm thương yêu dân tộc trước hết phải nghĩ đến việc vá lại những tang thương đổ vỡ, đưa đất nước ra khỏi cảnh đói nghèo, lạc hậu. Ngay cả thống nhất là một ước mơ chung và có thật đi nữa cũng cần thời gian và điều kiện. Con người trước hết phải sống, phải có cơm ăn, áo mặc, nhà ở, học hành trước khi nghĩ đến chuyện đoàn tụ với đồng bào và bà con thân thuộc.
Ngoại trừ các lãnh đạo Cộng Sản, trên thế giới chưa có một giới lãnh đạo thể hiện lòng yêu nước bằng cách giết đi một phần mười dân số, đốt cháy đi một nửa giang sơn của tổ tiên để lại, dâng hiến hải đảo chiến lược cho kẻ thù truyền kiếp của dân tộc mà gọi đó là “thống nhất đất nước” và “hòa hợp dân tộc”.
Cũng trong tài liệu chính thức của đảng, ngay cả trước khi ký hiệp định Geneve và khi Việt Nam chưa có một dấu chân người lính Mỹ nào, hội nghị lần thứ sáu của Trung ương Đảng CSVN từ ngày 15 đến 17 tháng 7 năm 1954, Hồ Chí Minh và bộ chính trị đảng CSVN đã nghĩ đến chuyện đánh Mỹ “Hiện nay đế quốc Mỹ là kẻ thù chính của nhân dân thế giới và nó đang trở thành kẻ thù chính và trực tiếp của nhân dân Đông Dương, cho nên mọi việc của ta đều nhằm chống đế quốc Mỹ". 
Vào thời điểm trước 1954, dân tộc Việt Nam thật sự có một mối thù không đội trời chung với Mỹ sâu đến thế sao hay giới lãnh đạo CSVN chỉ vẽ hình ảnh một “đế quốc Mỹ thâm độc đầu sỏ” như một lý do để chiếm toàn bộ Việt Nam bằng võ lực, và cùng lúc để phụ họa theo quan điểm chống Mỹ điên cuồng của chủ nô Mao Trạch Đông sau cuộc chiến Triều Tiên?
Ngày 30 tháng 4 năm 1975, sau gần một thế kỷ với bao nhiều tổn thất máu xương, tù ngục, mục tiêu Cộng Sản hóa Việt Nam của đảng cuối cùng đã đạt được. Lê Duẩn, trong diễn văn mừng chiến thắng vài hôm sau đó đã nói “vinh quang này thuộc về đảng Lao Động Việt Nam quang vinh, người tổ chức và lãnh đạo mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam”.
Lời phát biểu của họ Lê nhất quán với nghị quyết của đại hội Đảng Cộng sản Đông Dương do Trần Phú chủ trì năm 1930 và được Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương phê chuẩn vào tháng 4 cùng năm, ghi rõ: "Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản trong cuộc cách mạng; hai giai đoạn cách mạng từ cách mạng tư sản dân quyền chống đế quốc và phong kiến nhằm thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và người cày có ruộng và sau đó chuyển sang làm cách mạng xã hội chủ nghĩa.” 
Mới đây, Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư đảng CSVN, trong chuyến viếng thăm Cu Ba, cũng lần nữa khẳng định “Ngay khi mới ra đời và trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn khẳng định: chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng Cộng sản và nhân dân Việt Nam; đi lên chủ nghĩa xã hội là yêu cầu khách quan, là con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam.... Vào những năm cuối thế kỷ XX, mặc dù trên thế giới chủ nghĩa xã hội hiện thực đã bị đổ vỡ một mảng lớn, hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa không còn, phong trào xã hội chủ nghĩa đang trong giai đoạn khủng hoảng, thoái trào, gặp rất nhiều khó khăn, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục khẳng định: “Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường xã hội chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh”. 
Nhiều người cho rằng Nguyễn Phú Trọng nói những câu lạc hậu, lỗi thời mà không biết mắc cỡ. Tôi tin y nói một cách chân thành và hãnh diện. Nhờ tài lãnh đạo mà đảng CSVN đã tồn tại dù cả một hệ thống xã hội chủ nghĩa lớn mạnh như Liên Xô đã phải sụp đổ.
Đối diện với thời đại toàn cầu hóa, nội chung chủ nghĩa Mác về mặt kinh tế đã phải thay đổi để đáp ứng nhu cầu tồn tại của đảng nhưng cơ chế nhà nước toàn trị sắc máu theo kiểu Lê Nin, Stalin chẳng những được duy trì mà còn củng cố chặt chẽ và nâng cấp kỹ thuật cao hơn. Dù ngoài miệng có hát bài hòa hợp hòa giải thắm đượm tình dân tộc, bên trong, các chính sách của Đảng vẫn luôn kiên trì với mục tiêu toàn trị và bất cứ ai đi ngược với mục tiêu đó đều bị triệt tiêu một cách tàn nhẫn.
Dưới chế độ Cộng Sản, không những người dân bị ràng buộc vào bộ máy mà cả các lãnh đạo cũng sinh hoạt trong khuôn khổ tổ chức và nghiêm chỉnh thực thi các nguyên tắc lãnh đạo độc tài sắc máu do đảng của họ đề ra. Điều đó giải thích lý do giọng điệu của những cựu lãnh đạo Cộng Sản như Võ Văn Kiệt, Nguyễn Văn An, Nguyễn Khoa Điềm sau khi rời chức vụ giống như những người vừa được giải phẫu thanh quản, nói dễ nghe hơn nhiều so với thời còn trong bộ máy cầm quyền. Họ không phải là những người “buông dao thành Phật” nhưng chỉ vì họ đã trở về với vị trí một con người bình thường, ít bị ràng buộc trong cách ăn cách nói, cách hành xử, cách khen thưởng và trừng phạt như khi còn tại chức.
Giới lãnh đạo Cộng Sản được trui rèn trong tranh đấu, được huấn luyện chính trị từ cấp đội, cấp đoàn trước khi giữ các vị trí then chốt trong đảng và nhà nước CS. Họ nắm vững tâm lý và vận dụng một cách khéo léo tâm lý quần chúng để phục vụ cho các chính sách của đảng trong từng thời kỳ. Sau biến cố Thiên An Môn, để đánh lạc hướng cuộc đấu tranh đòi dân chủ của thanh niên sinh viên, nhà cầm quyền Cộng Sản Trung Quốc khai thác lòng căm thù chính sách quân phiệt của Nhật đã xảy ra từ thế kỷ trước. Lợi dụng việc Bộ Giáo dục Nhật bản liệt kê biến cố tàn sát Nam Kinh như một tai nạn trong sách giáo khoa, nhà cầm quyền Trung Quốc đã khuyến khích hàng chục ngàn thanh niên sinh viên Trung Quốc biểu tình suốt 3 tuần lễ trước tòa đại sứ Nhật. Việt Nam cũng thế. Trong chiến tranh biên giới 1979, các lãnh đạo CSVN đã lần nữa sử dụng thành công viên thuốc độc bọc đường “bảo vệ tổ quốc”. Máu của hàng vạn thanh niên Việt Nam đổ xuống dọc biên giới Việt Trung phát xuất từ tình yêu quê hương trong sáng và đáng được tôn vinh, tuy nhiên, nếu dừng lại một phút để hỏi, họ thật sự chết vì tổ quốc hay chỉ để trả nợ xương máu giùm cho đảng CSVN?
Với tất cả thông tin được phơi bày, tài liệu được giải mật cho thấy, cuộc chiến “chống Mỹ cứu nước” mà giới lãnh đạo CSVN đưa ra thực chất chỉ là cái cớ. Không có một người lính Mỹ nào đến Việt Nam, đảng vẫn cộng sản hóa miền Nam cho bằng được. Bộ máy tuyên truyền tinh vi của đảng thừa khả năng để nghĩ ra hàng trăm lý do khác để đánh miền Nam.
Đảng CSVN là nguyên nhân khiến cho nhiều triệu người Việt vô tội ở hai miền đã phải chết một cách oan uổng, bao nhiêu thế hệ bị suy vong, bao nhiêu tài nguyên bị tàn phá và quan trọng nhất, chiếc còng Trung Quốc mà đảng thông đồng để đeo trên cổ dân tộc Việt Nam mỗi ngày ăn sâu vào da thịt nhưng không biết làm sao tháo gỡ xuống đây.
Nói theo cách viết của nhạc sĩ Việt Khang “Việt Nam ơi thời gian quá nửa đời, và ta đã tỏ tường rồi”, chiến tranh xảy ra tại Việt Nam mà không ở đâu khác chỉ vì Việt Nam có đảng Cộng Sản.
Ngoại trừ các em, các cháu bị nhào nặn trong nền giáo dục ngu dân một chiều chưa có dịp tiếp xúc với các nguồn thông tin khách quan khoa học, nếu hôm nay, những người có học, biết nhận thức mà còn nghĩ rằng cuộc chiến kết thúc vào ngày 30 tháng 4 năm 1975 là cuộc chiến “chống Mỹ cứu nước”, những kẻ đó hoặc bị tẩy não hoàn toàn hoặc biết mình sai nhưng tự dối lòng để tiếp tục sống cho hết một kiếp người.
Cuộc đấu tranh vì tự do dân chủ đất nước hiện nay, do đó, còn rất khó khăn, đôi gánh non sông còn rất nặng và hành trình tự do còn khá xa xôi.
Sau 37 năm, “hàng triệu người buồn” như ông Võ Văn Kiệt nói, nếu chưa qua đời, hôm nay vẫn còn buồn.
Nhưng người buồn không phải chỉ từ phía những người lính Việt Nam Cộng Hòa bị buộc buông súng, từ phía nhân dân miền Nam bị mất tự do mà còn là những người miền Bắc, cả những người trong đảng CS đã biết ra sự thật, biết mình bị lừa gạt, biết mình đã dâng hiến cả một cuộc đời trai trẻ cho một chủ nghĩa độc tài, ngoại lai, vong bản.
Gần mười năm trước tôi kết luận bài viết về ngày 30 tháng 4 bằng ba phân đoạn dưới đây và năm nay, tôi kết luận một lần nữa cũng bằng những dòng chữ đó để chứng minh một điều, tuổi trẻ của tôi có thể qua đi nhưng niềm tin vào tuổi trẻ trong tôi vẫn còn nguyên vẹn.
Như lịch sử đã chứng minh, chính nghĩa bao giờ cũng thắng. Không có vũ khí nào mạnh hơn sức mạnh đoàn kết dân tộc. Chỉ có sức mạnh Đoàn Kết Dân Tộc, chúng ta mới có khả năng bảo vệ được chủ quyền và lãnh thổ Việt Nam, chỉ có sức mạnh Đoàn Kết Dân Tộc chúng ta mới có khả năng vượt lên những hệ lụy quá khứ để hướng vào tương lai tươi sáng cho đời đời con cháu mai sau và chỉ có sức mạnh Đoàn Kết Dân Tộc chúng ta mới có khả năng phục hồi sự kính trọng Việt Nam trong lân quốc cũng như trong bang giao quốc tế.
Ngày 30 tháng 4, ngoài tất cả ý nghĩa mà chúng ta đã biết, còn là ngày để mỗi chúng ta nhìn lại chính mình, ngày để mỗi chúng ta tự hỏi mình đã làm gì cho đất nước, và đang đứng đâu trong cuộc vận hành của lịch sử hôm nay. Mỗi người Việt Nam có hoàn cảnh sống khác nhau, quá khứ khác nhau, tôn giáo khác nhau và mang trên thân thể những thương tích khác nhau, nhưng chỉ có một đất nước để cùng lo gánh vác. Đất nước phải vượt qua những hố thẳm đói nghèo lạc hậu và đi lên cùng nhân loại. Không ai có quyền bắt đất nước phải đau nỗi đau của mình hay bắt đất nước phải đi ngược chiều kim lịch sử như mình đang đi lùi dần vào quá khứ. Sức mạnh của dân tộc Việt Nam không nằm trong tay thiểu số lãnh đạo CSVN. Tương lai dân tộc không nằm trong tay thiểu số lãnh đạo CSVN. Sinh mệnh dân tộc Việt Nam do chính nhân dân Việt Nam quyết định. Và do đó, con đường để đến một điểm hẹn lịch sử huy hoàng cho con cháu, chính là con đường dân tộc và không có một con đường nào khác.
Ba mươi bảy năm là một quảng đường dài. Chúng ta đã hơn một lần trễ hẹn với non sông, nhưng không phải vì thế mà không còn cơ hội. Cơ hội vẫn còn đó nếu chúng ta biết đoàn kết, thấy được hướng đi chung của dân tộc và thời đại. Chúng ta có nhiều quá khứ nhưng đất nước chỉ có một tương lai, đó là tương lai tự do, dân chủ, nhân bản và khai phóng cho những ai, sau những điêu tàn đổ vở, còn biết nhận ra nhau, còn biết yêu thương mảnh đất thiêng liêng, vinh quang và thống khổ Việt Nam.
Trần Trung Đạo

Kami - Hội nghị TW 7 - Cuộc sống mái cuối cùng?

Ai đi, ai ở?
Đột nhiên mấy ngày này, các phương tiện truyền thông báo chí của nhà nước có một cái gì đấy không bình thường. Đó là hầu như tất cả đều đồng loạt dừng đưa tin về việc sửa đổi Hiến pháp 1992, hay việc các tờ báo chính thống hàng bậc nhất, như hai tờ Nhân dân và Quân đội Nhân dân đã xuất hiện các tin tức liên quan đến chủ quyền Biển Đông và đặc biệt báo Nhân dân còn đã đăng một bài tố cáo hàng tiêu dùng của Trung quốc.
Đó là những dấu hiệu bất thường rất đáng lưu ý, đặc biệt những việc này lại xảy ra vào thời điểm chuẩn bị khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Khóa 11 lần thứ 7 (Hội nghị BCH TW 7 - Khóa 11), vào trung tuần tháng 5 sắp tới. Đây là những chỉ dấu cho thấy sự trỗi dậy của phe đồng chí X, người thoát chết trong cuộc tắm rửa bất thành của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng trọng Hội nghị BCH TW 6 - Khóa 11 tháng 10.2012 vừa qua. Chỉ khác giờ đây đồng chí X đã trở lại ở vai trò người làm chủ cuộc chơi mới mang tính báo thù. Nếu ngược thời gian lại khoảng 2-3 tháng trước đây, nếu không nói đến đòn cảnh cáo mang tính thăm dò của đồng chí X đối với tân trưởng Ban Nội chính TW Nguyễn Bá Thanh và các đồng chí đứng đằng sau Thanh về vụ việc thanh tra việc sử dụng đất đai, thì mấy sự việc dưới đây cũng đã khiến Tổng Bí thư Phú Trọng vã mồ hôi hột. Như:
1. Tại Hội nghị toàn quốc về chống thất thu thuế 3/2013 do Bộ Tài chính tổ chức vừa qua, một trường hợp tiêu cực đặc biệt nghiêm trọng diễn ra dưới thời Bí thư Thành ủy Hà nội Nguyễn Phú Trọng cuối 2004, đã bị phe đồng chí X nêu đích danh là vụ trốn thuế lớn nhất lịch sử Việt Nam với số tiền thất thoát nhiều nghìn tỷ đồng. Và số tiền khoảng 3.000 tỷ đồng đã trở thành siêu lợi nhuận của nhà đầu tư bất động sản CIPUTRA. Để đổi lại hành động cố tình “tạo điều kiện” cho doanh nghiệp, làm thất thu thuế của nhà nước hàng nghìn tỉ đồng này, thì một số đồng chí đã được doanh nghiệp lại quả bằng các tòa biệt thự triệu đô. Vì thế Bộ Tài chính đã yêu cầu các cơ quan chức năng phải sớm điều tra, truy cứu trách nhiệm cá nhân lãnh đạo cao cấp nhất còn đương nhiệm (ám chỉ đồng chí Lú). Được biết, trong vụ này các cá nhân liên quan gồm các nhân vật cao cấp đã nghỉ hưu như Phan Văn Khải,Nguyễn Công Tạn, Hoàng Văn Nghiên, Vũ Hồng Khanh và riêng ông Nguyễn Phú Trọng vãn đang tại chức. Nghe nói sắp tới, trong  Hội nghị TW 7 vụ này sẽ được  phe đồng chí X chuyển cho Tân trưởng Ban Nội chính TW Nguyễn Bá Thanh để xem Ban Nội chính sẽ xử lý thế nào?.
2. Chiều 25/1, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có buổi làm việc định kỳ với các chuyên gia, tư vấn về tình hình kinh tế-xã hội tháng 1/2013 và các giải pháp, chính sách thực hiện mục tiêu năm 2013. Được biết, sau những nội dung hoạt động chính bên lề hội nghị đồng chí X đã bày tỏ những suy nghĩ của cá nhân mình trước thực trạng chính trị, kinh tế, xã hội. Hôm đó Thủ tướng có nêu ra hàng loạt nguy cơ có biến động lớn nếu như không thay đổi căn bản và nhanh chóng. Đặc biệt trong đó có vấn đề chủ quyền biển đảo, tình hình kinh tế, và quyền tự do dân chủ của dân.
3. Trong việc tiến hành sửa đổi Hiến pháp năm 1992, giữa lúc phe của đồng chí Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đang làm mưa làm gió để biến Hiến pháp của nước Cộng hòa XHCN Việt nam trở thành một văn bản nghị quyết của đảng CSVN. Với mục đích để nhằm biến Hiến pháp trở thành một boongke trú ẩn an toàn của đảng CSVN và một bầy sâu. Thì đùng một cái, tại cuộc họp chuyên đề về Hiến pháp của Chính phủ do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì, hội nghị đã có kiến nghị nhiều nội dung quan trọng. Đáng chú ý, về các nội dung liên quan đến quyền lập hiến của nhân dân, Chính phủ cho rằng cần xác định quyền lập hiến là thể hiện cao nhất chủ quyền nhân dân. Và đã có10/25 thành viên CP biểu quyết đề nghị quy định: “Dự thảo HP được trưng cầu ý dân sau khi QH thông qua với ít nhất 2/3 tổng số đại biểu QH biểu quyết tán thành. Trình tự, thủ tục trưng cầu ý dân do luật định”. Vì theo chính phủ phải Hiến định như vậy sẽ hàm ý biểu quyết Hiến pháp thông qua trưng cầu dân ý là quyền dân chủ trực tiếp cao nhất, là quyền đương nhiên. Qua đó thì Hiến pháp mới bảo đảm vị trí tối thượng trong đời sống XH.
4. Cũng trong cuộc hội nghị này, dưới sự chủ trì của đồng chí X hội nghị cũng chính phủ cũng đã có những kiến nghị rất tiến bộ về quyền con người, quyền nghĩa vụ cơ bản của công dân và cho rằng cần ghi nhận nguyên tắc các quyền con người, quyền cơ bản của công dân được bảo đảm thực hiện bằng luật và cũng chỉ có thể bị hạn chế bằng luật. Ví du, khoản 2 điều 15 dự thảo sửa đổi Hiến pháp cần giới hạn hẹp hơn nữa căn cứ giới hạn quyền, thành: “Quyền con người, quyền cơ bản của công dân chỉ có thể bị giới hạn bằng luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia và sức khỏe của cộng đồng”. Khác với dự thảo, có thêm hai trường hợp “trật tự, an toàn xã hội”, “đạo đức xã hội” và không có “bằng luật”. Hoặc đề nghị thay thế cụm từ “theo quy định của pháp luật” thành “theo quy định của luật” ở nhiều quyền cơ bản quan trọng. Bao gồm: Quyền bí mật thư tín (điều 23); quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước (điều 24); quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, được thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình (điều 26); quyền bảo hộ về sở hữu tư nhân, quyền thừa kế (Điều 33)… Hay ý kiến về thu hồi đất Chính phủ cũng có kiến nghị rất đáng chú ý liên quan đến thu hồi đất và quyền sử dụng đất, cụ thể, khoản 3 điều 56 dự thảo sửa đổi Hiến pháp quy định Nhà nước trưng mua, trưng dụng có bồi thường “theo giá thị trường” với tài sản của công dân. Quyền sử dụng đất là quyền tài sản, thì khoản 3 điều 58 dự thảo lại quy định Nhà nước thu hồi “có bồi thường theo quy định của pháp luật”. Thì chính phủ cho rằng quy định như vậy là không rõ ràng và mâu thuẫn với nhau. Vì vậy cần sửa đổi theo hướng Nhà nước trưng mua, trưng dụng tài sản, hay thu hồi đất thì đều phải bồi thường theo giá thị trường.
Dẫn chứng một vài ví dụ để thấy phe đồng chí X đang cố gắng lấy lại niềm tin của quần chúng nhân dân, sau một thời gian khi mà uy tín của thủ tướng đã rơi xuống điểm thấp nhất chưa từng có trong 10 năm trở lại đây. Bằng tư duy khẳng định vai trò quyền lực của nhân dân là tối thượng, bảo vệ lợi ích của nhân dan trong việc thu hồi đất đai, hay tôn trọng quyền con người, quyền cơ bản của công dân chỉ có thể bị giới hạn bằng luật trong trường hợp cần thiết vì những lý do hạn chế. Phải chăng điều đó cho thấy đồng chí X như đang có vẻ tỏ ra mình là một con người cải cách?
Được biết, trong tháng 5 tới sẽ có các sự kiện quan trọng dự kiến sẽ diễn ra. Thứ nhất, đó là  Hội nghị BCH TW 7 - Khóa 11, với nhiệm vụ nhằm kiểm điểm việc thực hiện nghị quyết của Hội nghị Trung ương 5 và tổng kết việc tự phê bình và phê bình trong toàn đảng nhằm tăng cường chấn chỉnh sự lãnh đạo lãnh đạo của đảng. Thứ hai là tháng 5 cũng có cuộc họp Quốc hội thường niên, với nhiệm vụ nhằm  bàn tiếp về sửa đổi Hiến pháp năm 1992, đặc biệt là có nhiều khả năng Quốc hội tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm cho các chức vụ lãnh đạo cao cấp do dân cử. Đây là những điểm hẹn gặp để so găng một mất một còn giữa các phe phái ở trong đảng CSVN, không chỉ dừng lại ở mức độ ai sẽ lọt qua cửa ải để vào ngồi trong 1-2 ghế Ủy viên Bộ Chính trị mà còn là chuyện ai ở, ai đi.
Sau kết quả của Hội nghị BCH TW 7 - Khóa 11, người mà được dư luận đánh giá rằng sẽ bị buộc phải ra đi đầu tiên là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình. Người được cho rằng phải chịu trách nhiệm về việc kinh doanh bất chính gây hậu quả thất thoát lớn của hàng loạt các ngân hàng thương mại. Nhưng cho đến giờ này, vị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước gọi Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng bằng anh này xem ra vẫn vững như bàn thạch. Và chính sách ổn định vàng, thực chát là một chủ trương mang tính trục lợi của lợi ích nhóm vẫn triển khai, bất chấp phản ứng của xã hội và các khuyến nghị của các chuyên gia kinh tế. Điều đó cho thấy phe phái của đồng chí X vẫn đang giữ một sức mạnh đáng gờm, các phe phái khác không dễ gì mà ăn tươi nuốt sống như nhiều người nghĩ. Và không ít người cho rằng, hình như đồng chí X đang có ý định để mượn thời cơ này, thời cơ mà dân chúng muốn có một sự thay đổi mang tính thoát xác, để tập hợp lực lượng trở thành một lực lượng cải cách thực thụ, từ bỏ công thức chính trị giáo điêu đã quá lạc hậu và bảo thủ mà đảng CSVN theo đuổi trong mấy chục năm qua (!?)
Đòn thù trong chính trị, nếu khi đã tung ra mà không tính toàn kỹ để đối phương không chết tươi tức khắc thì coi chừng đòn phản. Phản đòn rất nguy hiểm vì nó được đối phương tung ra khi tưởng chừng họ đang rất yếu thế, khiến đối thủ chủ quan. Ai mà nghĩ một kẻ vừa thoát chết như đồng chí X lại ra đòn hiểm như ta thấy. Trước thềm Hội nghị BCH TW 7 tháng 5 tới, thì cùng một lúc cho quân chọc vào hai vụ tiêu cực đất đai siêu khủng với số tiền thất thoát đều hàng nghìn tỉ, một ở Đà Nẵng và một tại Hà Nội. Đặc biệt là hai vụ tham nhũng trên đều chủ ý nhằm đánh thẳng vào những người người đứng đầu bộ máy Nội chính, Chống tham nhũng của đảng. Đó là Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng và Tân trưởng Ban Nội chính TW Nguyễn Bá Thanh. Đó mới là những cái chúng ta đã thấy. Ngoài lề nghe thiên hạ nói còn một số vụ khủng hơn nhiều, nếu tung ra thì đối thủ sẽ không chết thì cũng bị thương
Chúng ta cùng chờ xem rồi sẽ thấy, điều đồng chí X đã từng lớn tiếng với chiến hữu sau trận chiến Hội nghị Trung ương 5 tháng 10.2012 kết thúc rằng "Khóc vờ a, tui sẽ làm cho lão già khóc thiệt. Chờ coi!".
Ngày 12 tháng 4 năm 2013
© Kami - RFA Blog's
 

Một “mũi tên” đâm thẳng vào niềm tin công lý vụ án 194 phố Huế

Chưa bàn đến việc phân chia di sản thừa kế của ông Hoàng Đình Mậu là đúng hay sai, nhưng việc Cục Thi hành án TP. Hà Nội tự ý giải quyết di sản thừa kế của ông Mậu là trái pháp luật, cần phải được Cơ quan Điều tra vào cuộc làm rõ.
Một “mũi tên” đâm thẳng vào niềm tin công lý vụ án 194 phố Huế
Vụ án 194 phố Huế nhận được sự quan tâm đông đảo của bạn đọc và các cơ quan chức năng Trung ương và Hà Nội
“Cánh tay” kéo dài của việc thi hành bản án cũ đã bị hủy
Ngày 05/02/2013, Cục THADS TP.Hà Nội có Thông báo thi hành án dân sự số 424/TB-CTHA với nội dung: thông báo và đề nghị gia đình 194 liên hệ với Cục THADS TP. Hà Nội để giải quyếtkhoản tiền bán nhà 194 Phố Huế còn lại sau khi đối trừ các khoản tiền bảo đảm của Công ty TNHH Bắc Sơn và ông Hoàng Đình Mậu phải thi hành án” là 23.857.968.126 đồng (Hai ba tỷ tám trăm năm bảy triệu chín trăm sáu tám nghìn một trăm hai sáu đồng).
Như Dân trí đã đưa tin, Cơ quan điều tra Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao (VKSNDTC) vẫn đang tiếp tục làm rõ các dấu hiệu vi phạm pháp luật do hành vi của ông Trịnh Ngọc Chung gây ra trong vụ án, kể cả việc vi phạm thủ tục bán đấu giá. Như vậy, mặc dù ngôi nhà 194 phố Huế đã được bán đấu giá nhưng phải chờ kết quả điều tra của Cơ quan điều tra VKSNDTC mới đủ căn cứ khẳng định quyền sở hữu nhà đất này, và có căn cứ xử lý tài sản bán đấu giá.
Ngày 16/5/2012, Toà Phúc thẩm – Tòa án Nhân dân Tối cao (TANDTC) tại Hà Nội đã xét xử phúc thẩm vụ án kinh doanh thương mại giữa Ngân hàng Công thương và Công ty TNHH Bắc Sơn và ban hành Bản án số 82/2012/KDMT-PT, trong đó xác định rõ ngôi nhà 194 phố Huế chỉ bị xử lý để bảo đảm thu hồi số tiền 5.000.000.000 đồng và lãi suất nếu người được bảo lãnh – Công ty TNHH Bắc Sơn không có khả năng thanh toán.
Bản án số 82/2012/KDMT-PT của TANDTC là bản án hoàn toàn mới, được xét xử và có hiệu lực pháp luật sau gần 03 năm kể từ thời điểm ngôi nhà 194 phố Huế bị bán đấu giá (24/8/2009) để thi hành án trái pháp luật. Và hiện nay, Cơ quan Điều tra đã khẳng định việc thi hành án ngôi nhà 194 phố Huế của bị can Trịnh Ngọc Chung là hoàn toàn sai trái. Vậy không có lý do gì để Cục thi hành án dân sự Hà Nội tiếp tục tiến hành các trình tự tiếp theo của hành vi phạm tội của Trịnh Ngọc Chung?
Nếu Công ty Bắc Sơn và gia đình 194 phố Huế không đủ khả năng thi hành án đối với khoản 5 tỷ đồng mà ngôi nhà 194 phố Huế là tài sản bảo lãnh, thì Cơ quan Thi hành án phải thực hiện một trình tự thi hành án khác, hoàn toàn độc lập và không liên quan với quy trình Thi hành án trước đây mà Trịnh Ngọc Chung đã tiến hành.
Chưa kể đến, để thi hành bản án số 82/2012/KDMT-PT, Công ty Bắc Sơn và gia đình 194 phố Huế vẫn còn tài sản khác đủ để trả nợ cho Ngân hàng công thương số tiền mà ngôi nhà 194 phố Huế đã bảo lãnh.
Thế nhưng Cục Thi hành án dân sự Hà Nội đã ngang nhiên khẳng định số tiền 23.857.968.126đ khoản tiền bán nhà 194 phố Huế còn lại sau khi đối trừ các khoản tiền bảo đảm của Công ty TNHH Bắc Sơn và ông Hoàng Đình Mậu phải thi hành án. Phải chăng đó là sự thừa nhận việc thi hành án của ông Trịnh Ngọc Chung đối với ngôi nhà 194 phố Huế là hoàn toàn đúng đắn? Phải chăng đó là câu trả lời hoàn chỉnh và hợp pháp của cơ quan có thẩm quyền để khép lại vụ án “Ra quyết định trái pháp luật”? Phải chăng đó chính là sự nghiêm minh của pháp luật mà các cơ quan chức năng có thẩm quyền liên quan đến vụ án này đã thực sự “bó tay”?
Nếu như vụ án chưa được khép lại, nếu như hành vi bán đấu giá trái phép ngôi nhà 194 phố Huế còn đang được điều tra thì căn cứ vào đâu Cục Thi hành án dân sự TP. Hà Nội lại tự ý “xử lý” số tiền do bán đấu giá trái phép ngôi nhà 194 phố Huế mà có? Đây có phải là sự tiếp tay của cơ quan thi hành án để tiếp tục hoàn thiện việc thi hành án vốn là trái pháp luật của ông Trịnh Ngọc Chung trước đây?
 
Dư luận có quyền hồ nghi: liệu có phải cơ quan  nhà nước có thẩm quyền đang bị thao túng để tiếp tay giải quyết “kết quả” của của một vụ thi hành án trái pháp luật?
Cục Thi hành án dân sự Hà Nội tự bổ sung thẩm quyền
Chưa hết bàng hoàng khi nhận được thông báo số 424, gia đình 194 phố Huế lại vô cùng bức xúc và đau đớn khi nhận được Thông báo thi hành án dân sự số 433/TB-CTHA với nội dung: Số tiền bán đấu giá nhà 194 phố Huế còn lại là 23.857.968.126 đồng, “Cục thi hành án dân sự thành phố Hà Nội đã giải quyết số tiền 11.928.984.063 đồng theo quy định pháp luật”, và đề nghị gia đình 194 phố Huế liên hệ để nhận số tiền 11.928.984.063 đồng còn lại. 
Anh Hoàng Ngọc Minh, đại diện gia đình 194 phố Huế cho biết: “Ngay sau khi nhận được Thông báo này tôi đã vội vã liên hệ với Cục Thia hành án Hà Nội thì được cán bộ phụ trách giải thích: Việc chia nửa số tiền 23.857.968.126 đồng được dựa vào vào Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000. Theo đó số tiền 11.928.984.063 đồng sẽ được chia cho bà Nguyễn Thị Thu Hồng (vợ ông Mậu), phần còn lại là của chúng tôi”.
Dư luận hoài nghi về động cơ của Thông báo số 433 mà Cục Thi hành án Hà Nội ban hành
Dư luận hoài nghi về "động cơ" của Thông báo số 433 mà Cục Thi hành án Hà Nội ban hành (Ảnh: Vũ Văn Tiến)
Chưa bàn đến việc phân chia di sản thừa kế của ông Hoàng Đình Mậu là đúng hay sai, tài sản của ông Mậu phải chia thành một hay nhiều kỷ phần theo quy định của pháp luật, nhưng việc Cục Thi hành án Hà Nội tự ý giải quyết di sản thừa kế của ông Hoàng Đình Mậu là trái pháp luật.
Luật thi hành án dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành không có quy định nào xác định cơ quan thi hành án có thẩm quyền giải quyết, phân chia di sản thừa kế cho đương sự. Đồng thời, tại phần thứ tư - Thừa kế của Bộ luật dân sự chỉ ghi nhận: Đương sự có thể khởi kiện tại Toà án để phân chia di sản thừa kế trong trường hợp có tranh chấp; hoặc đương sự có thể tự thoả thuận và cử người phân chia di sản. Điều 49 Luật công chứng còn quy định những người thừa kế có quyền yêu cầu công chứng văn bản thoả thuận để phân chia di sản thừa kế…
Vậy, từ bao giờ Cục Thi hành án dân sự thành phố Hà Nội được pháp luật cho phép phân chia di sản thừa kế (việc dân sự, không phải thi hành án) thay cho Tòa án nhân dân, thay cho ý chí tự nguyện của các đương sự? Phải chăng Cục Thi hành án Hà Nội đã “nhắm mắt làm liều” vì dân, vì nước???
Quyết định khởi tố bị can Trịnh Ngọc Chung
Quyết định khởi tố bị can Trịnh Ngọc Chung
của Cơ quan Điều tra VKSNDTC (Ảnh: Vũ Văn Tiến)

Quyết tâm “thôn tính” nhà 194 phố Huế?

Trong khi vụ án 194 phố Huế vẫn đang là một “điểm nóng”, dư luận Thủ đô và cả nước vẫn đang ngày đêm mong chờ kết luận cuối cùng của VKSND Tối cao để đưa vụ án ra xét xử công khai, minh bạch, trả lại quyền và lợi ích hợp pháp cho người dân lương thiện; thì những động thái của Cục Thi hành án dân sự TP. Hà Nội thực sự như một mũi tên đâm thẳng vào niềm tin công lý của gia đình 194 phố Huế. 
Điều này làm dư luận càng thêm hồ nghi về việc có một “thế lực chống lưng” liên quan đến vụ án này đang cấu kết để quyết liệt thi hành án nhà 194 phố Huế đến cùng bất chấp các quy định của pháp luật, và đang cố gắng tiếp tay giải quyết hậu quả do ông Trịnh Ngọc Chung gây ra trước đây. 
Có hay không việc bắt tay làm trái của các cơ quan công quyền? Có hay không “thế lực chống lưng” đằng sau bị can Trịnh Ngọc Chung? Kính đề nghị các cấp lãnh đạo, các cơ quan chức năng nhanh chóng vào cuộc, xem xét và giải quyết những hành vi khuất tất đang tiếp tục xảy ra trong việc thi hành án nhà 194 phố Huế. 
Báo Dân trí sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc các tin tức mới nhất của vụ án này.
Vũ Văn Tiến
(Dân trí)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét