Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 25 tháng 4, 2013

Bài viết đáng chú ý

Có đôi điều tiến bộ trong kiến nghị sửa đổi Hiến pháp của chính quyền?

Cái cày vẫn trước con trâu

Bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 (bản đầu tiên) chứa đựng tất cả những gì phải có của tư duy giáo điều, khép kín với tất cả những gì là tiến bộ của thế kỷ 21. Không hiểu đầu óc giới lãnh đạo quyền thế nghĩ gì khi áp đặt điều lệ đảng Cộng sản Việt Nam vào Hiến pháp, buộc Quân đội phải trung thành với Đảng trước Tổ quốc, đồng thời buộc toàn xã hội phải cúi đầu chấp nhận sự lãnh đạo của một đảng đang trên đà thoái hóa.

Ngay từ những ngày đầu tiên khi nói về sửa đổi Hiến pháp 1992, nhiều tiếng nói đã cảnh báo rằng phải đổi mới tư duy trước khi sửa đổi Hiến pháp, nếu không là lại "đặt cái cày trước con trâu". Bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 (bản đầu tiên) ra đời chứng tỏ thế lực lãnh đạo quyền thế của Đảng bịt tai trước tiếng nói người dân, tiếng nói của trí thức, tiếng nói của lô-gic.

Trước khi sửa đổi Hiến pháp, phải đặt lại trên bàn cân một số điều cơ bản: Tổ quốc, nhân dân, con người, đất đai, Đảng,...

Khi không cân rõ những điều cơ bản này thì sẽ loạn ngôn, kiểu "Quốc hội là quyền lực cao nhất", nhưng "Đảng là lực lượng lãnh đạo đất nước và toàn xã hội", hoặc thay Điều 45 (“Các lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân…”) bằng Điều 70 (“Các lực lượng vũ trang phải trung thành với Đảng Cộng sản…”), gạt Tổ quốc ra đằng sau; hoặc doanh nghiệp nhà nước hết chủ đạo, nhưng nhà nước nắm toàn bộ ngân hàng; hoặc là nói nhân quyền và quyền công dân nhưng cấm tự do ngôn luận, tự do tư tưởng, tự do lập hội, cấm phản biện, cấm biểu tình yêu nước chống Trung Quốc, cấm công nhân đình công tự phát, cấm tụ tập đông người, cấm dân oan khiếu kiện tập thể, cấm đảng viên cùng ký khiếu kiện với dân dù quyền lợi cũng bị xâm phạm như dân, cấm đảng viên không được ứng cử vào Quốc hội nếu không được tổ chức đảng cho phép, để thế lực lãnh đạo quyền thế cài đặt người tín cẩn của họ...

Cho đến nay, thế lực lãnh đạo quyền thế của Đảng chỉ có một tâm niệm: Đảng trên hết. Họ đối kháng với nhân dân: Nhân dân đặt Tổ quốc trên hết chứ không phải Đảng.

Vì thế, cuộc thảo luận sửa đổi Hiến Pháp thực chất đã trở thành một cuộc thảo luận về Tư duy, mà tiếng pháo đầu tiên là bản Kiến nghị 72 (do 72 trí thức đưa ra và được ký tên bởi gần 15.000 người trong đó có mặt đủ thành phần xã hội. Điều đáng chú ý là rất đông nông dân, công nhân ở những tỉnh được xem là cái nôi của cách mạng như Nghệ an, Hà Tĩnh, Thái Bình... tham gia ký tên). Tư duy mới trong Kiến nghị 72 này, theo tôi, đặt trọng tâm trên một số nhận định hợp với tự nhiên:

- Lập pháp, Tư pháp, Hành pháp được phân định rõ ràng mới có công bằng xã hội và chống được tham nhũng; đất đai có sở hữu của tư nhân do tư nhân tự quản lý, có sở hữu của đất nước do nhà nước quản lý mới tránh được tham nhũng đất đai đang hoành hành.

- Quyền con người theo luật pháp quốc tế mà Việt Nam đã ký kết phải được tôn trọng, không bị ràng buộc bởi "theo quy định của luật pháp/theo luật định" để tránh những vụ đàn áp trắng trợn những công dân có suy nghĩ độc lập như vừa qua, sự việc đã bị Quốc hội Âu Châu lên án, làm mất thể diện quốc gia.

- Phân biệt Đảng và đất nước, cái gì của Đảng thì trả lại cho Đảng (như "Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa") , cái gì của đất nước như biển đảo thì quyết tâm bảo vệ tích cực...

Cuộc quần thảo tư duy kiểu "châu chấu đá voi" đang diễn ra phức tạp nhưng dường như đang vượt khỏi sự bế quan tỏa cảng truyền thông của thế lực lãnh đạo quyền thế trong Đảng. Thời đại của truyền thông mạng thì không ai có thể ngăn chặn được tiếng nói của dân. Trên mạng còn xuất hiện rất nhiều phản kháng mà chính quyền quy kết là "lực lượng thù địch". Họ là cựu quan chức Đảng, là đảng viên lâu năm nay bức xúc trước những bầy sâu, những nhóm lợi ích đang tự tung tự tác đục khoét đất nước, họ là những sinh viên, học sinh, giới trẻ đang nhận diện ra được lẽ phải, họ là những người yêu nước, trong nước cũng như hải ngoại. Họ nói lên tư duy Hiến pháp mới mà không quan tâm việc Đảng có nghe hay không vì họ biết thừa rằng những đóng góp của họ là đóng góp với Dân chứ không phải với Ban soạn thảo Hiến pháp của Đảng.

Ngọn đèn đom đóm le lói

Thì đùng một cái có một tín hiệu gì đó đang le lói từ hai người có chức vụ cao trong Bộ chính trị: Chủ tịch nước qua Ban chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương với "Chế độ chính trị, Đảng, Hội đồng Hiến pháp " và Thủ tướng qua cuộc họp chuyên đề về Hiến pháp của Chính phủ với "Quyền phúc quyết Hiến pháp, Quyền con người, Thu hồi đất và Quyền sử dụng đất". Những tín hiệu này còn rời rạc, kiểu chân phải đá chân trái, nhưng cũng đáng được nêu lên ở đây để suy ngẫm vì không biết thực chất ai đang chơi con bài gì, ai đang củng cố cái gì, ai đang cấu kết với ai, sau những sự việc nổi cộm thời gian gần đây như: Cụm từ đồng chí X; Việc đòi kỷ luật lãnh đạo Đà Nẵng, mặc nhiên trong đó có tân Trưởng ban Nội chính Trung ương Nguyễn Bá Thanh; Việc đòi kỷ luật những thất thoát của thành phố Hà nội từ trước đến nay, mặc nhiên trong đó có Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng; rồi những cú đánh phá cá nhân được tung ra trên mạng qua những trang mạng mang tên những vị lãnh đạo cao cấp.

Phía Chủ tịch nước nói gì?

1- Về chế độ chính trị: "Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc”. Như thế là những ý niệm về "giai cấp, nguyên tắc tập trung dân chủ" không còn chỗ đứng trong Hiến pháp và được trả về cho Đảng.

2- Về Đảng: “Đảng Cộng sản VN, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc VN, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”.

Như vậy "đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng" bị loại ra khỏi Hiến pháp.

3 - Về Hội đồng Hiến pháp: do Chủ tịch nước đứng đầu. Hội đồng Hiến pháp có quyền Giải thích Hiến pháp, có quyền tạm đình chỉ thi hành các văn bản Quốc hội nếu phát hiện vi phạm Hiến pháp và có quyền ngưng thi hành các văn bản cơ quan nhà nước nếu phát hiện vi phạm Hiến pháp.

Xem ra đây là những tính chất phải có của một Hội đồng Bảo Hiến, nhưng nếu Hội đồng này không độc lập mà vẫn chịu sự lãnh đạo của Đảng (Chủ tịch nước là lãnh đạo Đảng) thì cũng như không.

Phía Thủ tướng nói gì?


4 - "Quốc hội không phải là cơ quan lập hiến, công dân có quyền biểu quyết về Hiến pháp và các việc trọng đại của quốc gia".

Khẳng định "Quốc hội không phải là cơ quan lập hiến" là đúng vì 98% đại biểu Quốc hội là đảng viên. Cho Quốc hội quyền lập hiến chẳng khác nào giao cho Đảng quyền lập hiến!

5 - Quyền con người, quyền cơ bản của công dân: "chỉ có thể bị giới hạn bằng luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia và sức khỏe của cộng đồng”.

“Trật tự, an toàn xã hội”, “đạo đức xã hội” đã bị gạt bỏ do bị lạm dụng quá nhiều cho đến nay.

6- Thu hồi đất và quyền sử dụng đất: "Nhà nước trưng mua, trưng dụng tài sản, hay thu hồi đất thì đều phải bồi thường theo giá thị trường".

"Bồi thường theo giá thị trường" nghe ra có vẻ tiến bộ, nhưng thực tế lại khác hẳn vì thời điểm nào thì một giá được gọi là giá thị trường: trước, trong hay sau khi dự án đã hình thành? Rốt cuộc quyết định giá thị trường vẫn dựa trên đối trọng giữa quan và dân. Có ai mơ hồ gì trong một thể chế không có tam quyền phân lập không?

Đánh giá thế nào về ngọn đèn đom đóm

Dù sao những ý kiến của phía Chủ tịch nước và phía Thủ tướng cũng có cái gì mới so với bản dự thảo Hiến pháp đầu tiên. "Vùng cấm", "nhạy cảm" đang teo lại. Sự kiện này sẽ có tác dụng như một sức bật khuyến khích người dân mạnh dạn đi vào các vùng "nhạy cảm". Vì thế không lạ gì khi trên báo chí nhà nước, người ta dám đặt ra việc đổi tên nước, đòi cạo bỏ cụm từ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa, lấy lại tên Việt Nam Dân chủ Cộng hòa hoặc ngon lành hơn là Cộng hòa Dân Chủ Việt Nam.

Xã hội sẽ bớt đi một ít "vùng cấm", "nhạy cảm" mở cửa cho dân chúng nói rộng hơn.

Nhưng những đề nghị nói trên của giới cầm quyền nếu được ghi trong Hiến pháp sẽ tạo ra nhiều kiểu "trống đánh xuôi kèn thổi ngược" giữa những điều khoản của Hiến pháp.

Thí dụ khi nói "tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân", thì làm sao chấp nhận được trên nhân dân còn có "Đảng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội"? Lãnh đạo được hiều là người dẫn đưòng chỉ lối mà dân phải theo, Đảng vừa lãnh đạo vừa cầm quyền thì mặc nhiên "quyền lực nhà nước" nằm trong tay Đảng.

Cũng giống như nói "Đất đai thuộc sở hữu toàn dân nhưng do nhà nước quản lý" thì cái sở hữu đó chẳng có nghĩa lý gì. Đã là sở hữu sao còn bị cưỡng chế lấy lại?

Cái "quyền lực", cái "sở hữu" như thế chỉ là bánh vẽ.

Lại nữa, tuy những đề nghị về Hội đồng Hiến pháp là một đòi hỏi mới, tiến bộ. Hội đồng Hiến pháp như là một ông trùm công an giao thông ở các ngã tư: Ai đi trái luật sẽ bị huýt còi chặn lại, xử phạt. Nhưng khi phủ nhận tam quyền phân lập thì Hội đồng Hiến pháp có còi cũng không thể tự ý huýt được vì không độc lập. Siêu quyền lực đang nằm đâu đó trên cả Hiến pháp.

Những điều được xem là có tiến bộ nói trên xuất phát từ hai lãnh đạo cao nhất nước, nếu được ghi vào Hiến pháp sẽ tạo ra được thay đổi gì không?

Câu trả lời là KHÔNG.

Như trên đã nói, khi chưa thay đổi được tư duy thì muốn thay đổi Hiến pháp cũng chỉ là chắp nối, vá đùm vá đụp để phục vụ cho đảng cầm quyền chứ không phải là dân.

Khi tư duy còn độc tài, còn Mác-Lê thì không thể nào viết ra một Hiến pháp cho người dân hưởng tự do dân chủ.

Vẫn chưa chịu vứt bỏ tư duy độc tài thì những ngọn đèn đom đóm kia chỉ là dấu hiệu của một sự tranh dành nội bộ giữa thế lực lãnh đạo quyền thế mà dù ai thắng thì đất nước vẫn thua.

23/04/2013
Nguyễn Trung Chính
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

Thử tả chân một trong 'tứ trụ': Ông Trương Tấn Sang

Tết Kỷ Mùi, hầu hết cán bộ nhân viên nông trường Phạm Văn Hai về vui Xuân với gia đình, dãy lán lợp lá dừa nước của Ban giám đốc trên bờ kinh vắng hoe.

Giám đốc nông trường ốm nhom, mặt dài ngoằng, hai má hóp, đen sạm đang lên cơn sốt rét, vẫn chống gậy lò dò đi kiểm tra và chúc tết các nông trường viên. Đó chính là hình ảnh mà tôi còn nhớ về Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tức Tư Sang, ba mươi bốn năm trước.

Trước đó 8 năm, Trương Tấn Sang bị chính quyền Sài Gòn bắt giam ở nhà tù Phú Quốc. Không hiểu sao trong tiểu sử, Trương Tấn Sang ghi hoạt động trong phong trào sinh viên học sinh, và du kích mật mà lại bị giam ở Phú Quốc, nơi chính quyền Việt Nam cộng hòa dành riêng cho tù binh chính quy? Ông được trao trả năm1973, sau Hiệp định Paris, về công tác ởT73 Ban thống nhất Trung ương, sau giải phóng làm cán bộ Ban khai hoang thành phố Hồ Chí Minh và được bổ nhiệm làm Giám đốc nông trường Phạm Văn Hai năm 1979.

Nông trường Phạm Văn Hai ngày ấy, cùng 5 nông trường khác sở hữu 1.500 hec-ta đất chua phèn vùng ven Sài Gòn, bạt ngàn năn lác, sú vẹt, nhung nhúc đỉa đói, muỗi mòng, rắn rết và còn nhiều bom, đạn chưa kịp nổ trong chiến tranh.

Mấy ngàn nông trường viên của nông trường Phạm Văn Hai tuổi trên dưới hai mươi xuất thân đủ mọi thành phần, con em lao động, con em tư sản, con em sĩ quan binh lính chế độ cũ, học sinh sinh viên, cao bồi du đãng, đĩ điếm... Họ sống theo kiểu bầy đàn trong những dãy lán bên dòng kinh chua phèn sủi bọt, tập làm quen cái xẻng, cái leng, ăn bo bo thay gạo, tập gỡ hoa cỏ may trên ống quần loa, tập khóc, tập cười, dấn thân để khám phá bản thân mình, phấn đấu trở thành con người trong xã hội mới.

Giám đốc Trương Tấn Sang là hiện thân của con người mới đó. Anh không ngồi chỉ tay năm ngón mà hòa mình với mọi người, từ việc cầm leng, cầm xẻng khai hoang, đến bữa ăn bo bo trên bờ kinh nắng cháy da, và những đêm bập bùng lửa trại hát đi hát lại bài ca “Tự nguyện”, “Con kinh ta đào”, “Khúc hát người đi khai hoang”...

Suốt 3 năm Trương Tấn Sang đã dấn thân, để từ đó bước lên những nấc thang quyền lực.

Ông trở thành Bí thư huyện ủy Bình Chánh, Phó giám đốc Sở nông nghiệp, Phó chủ tịch, Chủ tịch, rồi Bí thư thành ủy thành phố Hồ Chí Minh trong khoảng thời gian 12 năm, nhưng phải trừ đi 2 năm đi học trường đảng Nguyễn Ái Quốc, để có tấm bằng lý luận chính chị cao cấp mà bất kỳ người lãnh đạo nào của Việt Nam cũng phải có. Đó là những bước nhảy ngoạn mục đối với một chàng trai quê Long An học chưa đến đầu đến đũa và không có gốc gác bự như ông! Người ta nói Trương Tấn Sang được người đồng hương Võ Trần Chí, nguyên Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh đỡ đầu, nhưng đó chỉ là lời đồn.

Trương Tấn Sang sinh năm 1949, nhưng cầm tinh con chuột, vì theo âm lịch, ông sinh ngày 21 tháng Chạp năm Mậu Tý, cái tuổi của những người không ngại khó khăn quyết đạt được mục đích bằng mọi giá. Ông có khuôn mặt vuông, hai gò má cao như hai chóp núi, hòa hợp với cái mũi sư tử màu da đen sạm, đó là tướng cách của người làm quan, nhiều thủ đoạn, khéo giấu mình, ít bộc lộ suy cảm, thật giả khó lường, quân tử, tiểu nhân lẫn lộn.

Thời gian Trương Tấn Sang làm Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh không lâu, ông để lại ấn tượng khá tốt bằng việc quyết tâm cải tạo con kinh Nhiêu Lộc tù đọng bao nhiêu năm, là hình ảnh đen tối nhất về ô nhiễm môi trường ở Sài Gòn. Khi ông ra Trung ương công trình ấy trầy trật, tốn kém, nhiều tai tiếng về quản lý kinh phí đến nay chưa thực sự hoàn thành, đó không phải là lỗi của ông mà là của những người thừa kế sau này.

Không hiểu ông Trương Tấn Sang có khi nào nghĩ lại, mình đã quá mạnh tay trong vụ án Epco-Minh Phụng? Nhiều người nói rằng ngày ấy, ông đã quá tin Năm Hồng, Viện trưởng Viện kiểm sát thành phố; Tư Tạo, Trưởng ban tư tưởng Thành ủy, giết chết một doanh nhân trẻ có tâm thiện như Tăng Minh Phụng?

Khi Tư Tạo, Năm Hồng trơ mặt thật, cũng là lúc vụ án Năm Cam hất một vết chàm vào chiếc mũ ô sa của Trương Tấn Sang, rồi những đơn tố cáo, và một nghi án chính trị ma mị bùng nhùng nguy hiểm như con dao găm dấu trong tay áo !

Đấy là cú va đập lớn nhất trong đời quan nghiệp của Trương Tấn Sang, mà mới đây ông đã lấy làm ví dụ để nói với các cử tri Quận 4 thành phố Hồ Chí Minh, về sự trù dập và quyết không sợ trù dập: “Cá nhân chúng tôi trong quá trình làm cách mạng cũng từng bị trù dập. Họ dùng công cụ là không cho mình lên chức lên lương!”.

Quả thật, với khuyết điểm liên quan đến vụ án Năm Cam và công tác cán bộ, mà ông chỉ bị cảnh cáo thì nhằm nhò gì? Chả phải ông Trần Xuân Bách, đang làm Thường trực Ban Bí thư, chẳng hề công bố khuyết điểm gì mà bị cách hết mọi chức vụ đó sao?

Ông Trương Tấn Sang là một hiện tượng cá biệt, trái quy luật, vì mặc dù bị cảnh cáo nhưng lại lên chức, từ Trưởng ban Kinh tế lên Thường trực Ban bí thư Trung ương đảng, rồi lên Chủ tịch nước.

Do có tài năng đức độ Trương Tấn Sang bột phát chăng? Muốn trả lời câu hỏi đó chỉ cần nhìn vào những gương mặt như Nông Đức Mạnh, Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Sinh Hùng đủ hiểu!

Trong nhiệm kỳ Đại hội X, Ban kinh tế Trung ương và Ban Nội chính giải thể, dành cho chính phủ vừa hoạch định kinh tế, luật pháp vĩ mô, vừa điều hành hai chính sách đó. Thủ tướng được trao quyền lực quá lớn lại không có biện pháp chế tài, giao quyền nhưng không quản lý được quyền lực, để xảy ra nhiều bất cập, đẩy nền kinh tế xuống dốc không phanh, phe phái phát sinh, tham những trầm trọng, xã hội rối ren, khiến lòng dân vốn không ưa càng oán ghét.

Để sảy ra những tiêu cực như một đống rác ấy trách nhiệm chính do Tổng bí thư Nông Đức Mạnh suốt hai nhiệm kỳ IX, X làm TBT, và với cương vị Thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang không phải vô can.

Nhưng Nông Đức Mạnh thỉ nhổ đít về vườn cưới vợ trẻ, còn Trương Tấn Sang hình như né tránh điều đó. Ngược lại ông trở thành người phán xét. Ông không phán xét tất cả mà xoáy sâu vào vấn đề nổi cộm nhất là tham những. Đó là sách lược cực kỳ khôn ngoan bởi tham nhũng là vấn đề nhạy cảm nhất, làm lòng dân đang sôi sục, và mục tiêu được xác định rõ nhất.

Ông Trương Tấn Sang nói: “ Tham nhũng đang là một vấn nạn nghiêm trọng, ban đầu chỉ là một bộ phạn, sau đó là một bộ phận không nhỏ, bây giờ có đồng chí nói là một tập đoàn!?

Ông Trương Tấn Sang dùng lối nói ẩn dụ giàu hình ảnh, tạo ấn tượng rất mạnh: “Trước đây chỉ có một con sâu làm rầu nổi canh, nay thì có nhiều con sâu lắm! Nghe mả thấy xấu hổ! Không nhẽ cứ để hoài như vậy? Mai kia người ta nói bầy sâu, tất cả là sâu hết thì đâu có được? Một con sâu đã nguy, một bầy sâu là chết cái đất nước này!”(Phát biểu với cử chi Quận , thành phố Hồ Chí Minh 7-5-2012)

Ông Trương Tấn Sang mỉa mai: “Cử tri nói thẳng với tôi, một số cán bộ ăn hối lộ cũng ăn vừa phải thôi, ăn hết như thế thì còn đâu nhân dân ăn?” .

Chủ tịch Trương Tấn Sang thừa nhận tham nhũng không còn là hiện tượng cá biệt, mà là phổ biến, và ông xác định tham nhũng là đại họa.

Từ trước đến nay, đảng chỉ khoe thành công, giờ một lãnh đạo cấp cao vạch cái xấu ra, moi cái xấu từ trong ruột moi ra, xả bớt ấm ức lòng dân, như bôi thuốc mỡ vào vết thương đang bỏng rát, như chọc kim cho bung cái u nhọt đang nhức mủ! Nhân dân dương mắt nhìn Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, kỳ vọng vào ngọn cờ chống tham nhũng, chờ ông như một Bao Công tuốt thượng phương bảo kiếm sáng lóa diệt hết bọn quan tham như diệt sâu bọ.

Nhưng ông Trương Tấn Sang không làm được gì cả.

Ông cũng như Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Bộ chính trị, và cả Ban chấp hành Trung ương đảng cộng sản Việt Nam, với ba kỳ hội nghị liên tiếp, đã hoàn toàn thất bại trong việc làm trong sạch đảng. Không tìm ra được “một bộ phân không nhỏ” suy giảm lý tưởng, thoái hóa, biến chất trong đạo đức lối sống có nguy cơ làm suy vong chế độ, không tìm được nhóm lợi ích trong bộ máy công quyền, không bắt được một con sâu nào trong cả một bầy sâu, dù trước đó ông Sang nói: “Dễ ẹt, không cần đại học, trẻ con cấp 1 cũng biết!”.

Tại sao vậy?

Cái gì đã che lấp tầm nhìn của ông Trương Tấn Sang cũng như các vị lãnh đạo khác?

Xin nói thẳng là chẳng ai che được, và chẳng ai dám che mắt các vị cả. Các vi nhìn thấy hết, không chỉ hình hài mà cả ruột gan phèo phổi nhau, đến dây mơ rễ má quấn quýt, như nhìn thấy từng con sâu núp trong từng kẽ lá. Các vị không cần phải mị dân như Trương Tấn Sang nói: “Toàn dân ta có 90 triệu người, tức 180 triệu con mắt để giám sát thì chắc chắn chuẩn xác, thông minh hơn và có thể nhìn thấy mọi điều, mọi nơi mọi chỗ” (Trả lời Tuổi trẻ Online 26-11-2012). Không cần van vỉ nhân dân: “Bà con làm ơn làm phước mạnh dạn, thẳng thắn chỉ ra kẻ tham nhũng, suy thoái biến chất trong một bộ phân có chức quyền!? (Gặp cử tri thành phố Hổ Chí Minh).

Chống tham những hay chống bất kỳ một hành động xấu xa nào, phải công minh chính đại, xuất phát từ cái tâm trong sáng, vì lợi ích của nhân dân. Chống tham những kiểu “Người muốn tham nhũng chưa tham nhũng được chống người đã tham nhũng” thì thất bại, càng thất bại cay đắng hơn khi lợi dụng chống tham nhũng để dằn mặt nhau, dành chức quyền.

Nghị quyết trung ương 4, ghi một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên thoái hóa biến chất, vậy phải kỷ luật ai đây? Theo điều lệ đảng, thì trước hết phải kỷ luật nguyên Tổng bí thư Nông Đức Mạnh, kế đến Thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang, rồi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Văn Chi, nguyên trưởng ban kiểm tra, Tô Huy Rứa nguyên trưởng ban tư tưởng. Các vị là những người lãnh đạo cao nhất của đảng, trực tiếp giám, mà đề đảng viên sa đọa như vậy dứt phải bị xử lý kỷ luật trước, đó chính là quy định của đảng. Đằng này lại đổ trách nhiệm đó cho tập thể, tách cá nhân mình ra, trở thành một người vô can đi phán xét người khác thì làm sao tâm phục khẩu phục được. Nghe nói khi khi kiểm điểm có nhiều Ủy viên Trung ương đã thẳng thắn nêu vấn đề đó, và ông Trương Tấn Sang đề nghị không tiến hành bỏ phiếu nữa nhưng hội nghị vẫn bỏ phiếu và kết quả 74% không kỷ luật đồng chí X. Điều đó lý giải tại sao Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trượng Tấn Sang xuống giọng, trong khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đắc thắng, đầy tự mãn và tươi rói như khiêu khích.

Ông Trương Tấn Sang dám đánh cược cả sinh mệnh chính trị của mình vào cuộc chống tham nhũng. Ông nói: “ Khi thấy mình nhu nhược, thì tôi sẽ làm đơn xin nghỉ, thậm chí về quê, trả lại nhà cho đảng, Nhà tôi nhỏ thôi, chỉ 51 mét vuông, khi về hưu tôi sẽ không lấy một mét đất nào”.

Ô hay, sao lại chỉ có 51 mét vuông ? Và sao lại trả nhà cho đảng? Lẽ ra trước khi nói như vậy, ông Trương Tấn Sang phải nhìn trước ngó sau? Bởi vì như ông đã nói “dân biết hết, biết từng ngõ ngách”. Và ông không nên đòi trả nhà cho đảng. Bởi cái căn hộ 51 số 17- Thạch Thị Thanh đó ông được cấp khi còn làm giám đốc nông trường Phạm Văn Hai, nay sổ đỏ đứng tên riêng của gia đình ông rồi, trả cho ai? Làm gì ai có quyền nhận nữa?

Căn nhà của ông, cũng như những căn biết thự hàng trăm mét vuông các cán bộ đảng, nhà nước đang ở, hoặc đã bán hàng ngàn cây vàng, không phải nhà của đảng mà là mồ hôi, xương máu của dân đấy.

Ông có biết bao nhiêu cán bộ chiến sĩ đã hy sinh khi vượt qua cầu Rạch Chiếc để vào giải phóng Sài Gòn không? Nhà cửa cũng như tài sản ông cũng như những cán bộ khác đang sở hữu là của dân, phải trả lại dân chứ đâu phải trả lại đảng như ông nói?

Cuộc chống tham nhũng rõ ràng là không thành công, nhưng ông Trương Tấn Sang không làm đơn xin nghỉ như ông nói, ngược lại ông hô hào toàn dân chống tham nhũng giúp ông. Ông bảo: “Nếu bà con không tin chính quyền địa phương hoặc phát hiện tham nhũng nhưng không có ai giải quyết thì gửi thẳng đơn cho chúng tôi”. Người dân sợ chống tham nhũng bị trả thù, ông cảnh tỉnh: “Chúng tôi hiểu tình hình trù úm người tố cáo là rất ghê gớm. Nhưng vì sợ bị trù úm mà chúng ta không tố cáo thì đất nước này sẽ thế nào ? Người ta có thể trả thủ một người, một nhóm người nhưng không thể trả thù cả dân tộc này!”. Ông hồ hào, động viên, khuyến khích người dân nói thẳng, nói thật để xây dựng Đảng, nhưng chính ông đâu có dám nói thẳng nói thật? Ông vẫn gọi là đồng chí X. kia mà?

Người dân lúc đầu hào hứng nghe Trương Tấn Sang nói bao nhiêu giờ chán bấy nhiêu. Nhưng không hiểu sao ông Trương Tấn Sang vẫn nói.

Một câu nói rất nổi tiếng của ông mới đây thôi làm xôn xao trong và ngoài nước: “Nếu vì cái ghế của mình đang ngồi thì chế độ sẽ suy vong!”.

Vâng, đúng thế!

Nhưng ông Trương Tấn Sang lại không chỉ cho mọi người xem hình thù cái ghế đó thế nào? Ai muốn bám riết lấy cái ghế đó lảm chế dộ suy vong? Phải nói thẳng rằng, từ các vị lãnh đạo cao nhất của đảng cộng sản Việt Nam trở xuống chẳng ai muốn rời cái ghế của mình cả, ngược lại còn dành giật nhau, dùng mọi thủ đoạn giữ chiếc ghế của mình, con con cháu mình. Thử hỏi theo triết lý của ông chế độ có tồn tại?

Tôi nói thật lòng như vậy, bởi ông Trương Tấn Sang khuyến khích phải nói thật.

Ông nói: “Tôi muốn nghe sự thật chứ không mất thì giờ để nghe những lời hoa mỹ, không đúng sự thật” (Tuổi trẻ Online)

Ông Trương Tấn Sang nói: “Cuộc sống đang diễn ra như thế nào thì cần nói đúng như thế. Phản ảnh của báo chí cũng là những điều nóng bỏng của cuộc sống, là sự thật, chứ không có ý làm phức tạp thêm”.

Ông Trương Tấn sang lại nói: “Phải hiểu lòng dân đang muốn gì ở đảng và nhà nước, ở các nhà lãnh đạo đất nước, ở hiện tại và tương lai của đất nước!” (Tuổi Trẻ Online 26-12-2012).

Thưa Chủ tịch, dân muốn đảng nói chung ông nói riêng là hãy hành động, đừng nói những lời hoa mỹ nữa. Nói hay, nói đúng, nhưng không làm được gì để rồi thiên hạ cho là chỉ “đánh giặc mồm”, “võ mồm” hay chỉ “làm bằng cái miệng” mà thôi. Hãy chỉ đúng mặt đặt đúng tên người xấu và kẻ thù của dân tộc, đừng tránh trớ kiểu đồng chí X, đồng chí Y, nhóm Z, tránh né gọi tàu Trung Quốc xâm phạm vùng biển Việt Nam là tàu lạ, cắt cáp ngầm là “không may ghe giã cào làm đứt cáp”, hãy gọi đúng yên bọn xâm lược Trung Quốc khi nhắc đến cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc, chứ không gọi gọi là bọn côn đồ, hoặc bọn phẩn động bên kia biên giới...

Khi trả lời phỏng vấn báo Tuổi trẻ, ông Trương Tấn Sang tỏ ra rất khách quan, tôn trọng dư luận, dù là “khó nghe mấy cũng cần phải nghe” và sẵn sàng bỏ qua nếu dư luận đó không chính xác. Ông nói: “Đừng bỏ qua dư luận nào, nếu dư luận đúng thì phải xử lý, dư luận sai phải thanh minh cho rõ ràng”.

Nhưng khi thăm Bộ quốc phòng, phát biểu với các tướng lĩnh và sĩ quan quân đội ông lại phân ra hai loại phê bình, và chỉ trích rất gay gắt. Ông nói: “ Có loại phê bình xây dựng, và loại phê bình không xây dựng, thậm chí là phá hoại, không phải ai, lúc nào cũng phân biệt được sự phê bình xây dựng với phê bình phá hoại, và trong lúc trắng đen chưa rõ ràng thì dư luận dễ đi lạc hướng, những thiện chí bị lợi dụng, đầu độc bầu không khí chính trị đất nước”.

Ông kết tội loại “ .phê bình phá hoại” là: “Khoét sâu những yếu kém trong lãnh đạo đất nước, hoặc những khuyết điểm, sai phạm của một số cán bộ để gây phân tâm trong dư luận xã hội, và ở chừng mực nào đó họ đã đạt được những kết quả nhất định làm cho xã hội trở nên bất ổn hơn”.

Ngày 2-9-2012, trong bài trên báo Tuổi trẻ, khi nói về cán bộ đảng viên, ông Trương Tấn Sang điểm mặt: “Xuất hiện những người có tư tưởng xa lạ, chỉ rình rập mọi sơ hở để chống đối , để chọc gậy bánh xe, thâm chí sể cõng rắn cán gà nhà”.

Câu thành ngữ “cõng rắn cắn gà nhà” để chỉ bọn bán nước, như người ta nói. “Vua Lê Chiêu Thống cõng rắn cắn gà nhà rước voi giày mả tổ”. Chỉ có bọn quyền cao chức trọng, nắm vận mạng quốc gia mới có thể bán nước, nhân dân không thể làm cái việc tày đình ấy.

Nhưng vừa qua khi nói chuyện với quân đội nhân ngày 22-12-1012, ông Trương Tấn Sang lại nói: “Có những trang mạng xã hội còn gây nghi ngờ trong nhân dân về chủ trương đối ngoại của đảng và nhà nước ta, thậm chí họ còn vu cáo xuyên tạc rằng đảng ta bán rẻ đất nước”. Và ông khẳng định: “Đảng và nhà nước ta không bao giờ bán nước cho thế lực bên ngoài như những kẻ xấu vu cáo”.

Hình như tính nhất quán của Chù tịch Trương Tấn Sang có vấn đề. Tôi không bình luận, xin bạn đọc thư suy nghĩ xem có phải chính ông vu cáo rồi ông lại bảo kẽ xấu vu cáo không?

Trong khi tham dự Hội nghị APEC ở Vladivostok, Liên Bang Nga, Chủ tịch Trương Tấn Sang đã cam kết với chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào: “Tăng cường tin cậy về chính trị, làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam, Trung Quốc” và “Không để vấn đề biển Đông làm ảnh hưởng đến mối quan hệ hết sức quan trọng đó” (nguồn VnExpress 8-9-2012).

Ông Trương Tấn Sang cảnh tỉnh quân đội: “ Nếu chúng ta không ý thức đúng mức những lo lắng của cộng đồng và bị những tư tưởng độc hại chi phối, sẽ bị dao động vế ý chí, thậm chí bất mãn, ngả theo kẻ xấu, trở thành công cụ cho bất kỳ kẻ nào thừa cơ đứng lên khoác áo nghĩa hiệp đưa đất nước đến chỗ hỗn loạn”.

Tôi nguyên là một sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam cảm thấy bị xúc phạm, bởi đâu phải mình ngu dốt đến mức nghe theo “bất kỳ kẻ nào thừa cơ đứng lên khoác áo nghĩa hiệp đưa đất nước đến chỗ hỗn loạn!”. Không hiểu các vị tướng lĩnh và sĩ quan quân đội cũng như đồng đội đang tại ngũ có ý nghĩ đó không?

Viết đến đây bỗng nhớ mấy câu thơ và nản lòng không muốn viết thêm nữa:

Mới biết trông nhau là thế thế !
Trăm năm trăm tuổi một chữ thằng
Khi cười khi khóc khi than thở!
Muốn bỏ văn chương học võ biền!

Minh Diện

-------------------------------------
* Bài liên quan:
+ Loạt bài Thử tả chân một trong 'tứ trụ':
1 -http://bvbong.blogspot.com/2013/01/thu-ta-chan-mot-trong-
tu-tru.html
2 - http://bvbong.blogspot.com/2013/01/triet-ly-nhom-lua.html
(Bùi Văn Bồng Blog)
 

Thử tả chân Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng

Chưa bao giờ bốn vị lãnh đạo to nhất nước có bốn cái tên đẹp thế, đứng cạnh nhau cứ sáng choang và có ngữ nghĩa. Dù ngược, dù xuôi đều ấn tượng: Sang Trọng Hùng Dũng! Hùng Dũng Sang Trọng!
Đó là bốn cây “cột trụ” của nước nhà hiện nay.
Bốn “cây cột” ấy tuy cùng một khuôn đúc, nhưng mỗi cây cũng có những nét riêng.
Tôi ngước mắt quan sát, và với tấm lòng ngưỡng mộ của dân đen thử phác thảo chân dung từng vị.
Đầu tiên là đương kim Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng.
Ông sinh năm 1946, tuổi Bính Tuất, thân cư thê - đào diêu cư mệnh, chính quê Kim Liên, Nam Đàn xứ Nghệ, đất địa linh nhận kiệt! Tuổi ấy mạng ấy, theo tử vi, thiếu thời hàn vi, trung niên đại phú, hậu vận đại cát.
Nhưng Nguyễn Sinh Hùng thuở nhỏ không hàn vi như số mệnh. Tôi cực lực lên án tên phản động nào dùng danh từ “Cá gỗ”, ám chỉ đến bác Nguyễn Sinh Hùng. Bác này đâu có trẩy kinh bằng con cá gỗ, mà bay ra nước ngoài học hành rồi về nhảy phắt lên ghế quan trường từ những năm người viết bài này và bạn bè đồng lứa bác cắn miếng cơm trộn máu ở chiến hào!
Tính sơ sơ, bác Hùng mài đũng quần trên ghế quan chức 41 năm rồi.
Gần ba phần tư tóc đã rụng, trơ cái trán hói bóng lưỡng, khiến cái mặt to phè ngang ngạnh, cái cánh mũi hệt như hai mắt bướm trên cặp môi mỏng, cái miệng cong, hòa hợp với hai vệt chân mày đuôi cá đa tình ! Người môi mỏng hay nói, mà “Đa ngôn tất hữu quai”, tật ấy ứng vào Nguyễn Sinh Hùng.
Sau những năm làm Bộ trưởng tài chính nhiều uy quyền, lắm tai tiếng, năm 2006, Nguyễn Sinh Hùng lên làm phó thủ tướng. Dù chiếu lệ, người ta vẫn tổ chức bỏ phiếu tín nhiệm. Đáng buồn là tỷ lệ phiếu tín nhiệm dành cho Nguyễn Sinh Hùng có 58%.
Với người khác chắc rất buồn, nhưng ông Hùng cười tỉnh bơ, lý giải như sau:
    “Trong công việc tôi làm thời gian qua còn nhiều khiếm khuyết, trong khi yêu cầu của cuộc sống, của phát triển ngày càng cao, phiếu bầu cho tôi không cao thể hiện rõ điều này. Nếu những việc chưa tốt là non nửa thì đó là bình thường!” (Phát biểu trong khi công bố kết quả bầu phó thủ tướng 5-2006).
Cái khái niệm tín nhiệm nửa non, nửa già đi vào cuộc sống, trong việc xử lý cán bộ từ đấy.
Khái niệm đó được Nguyễn Sinh Hùng cụ thể hóa trong phiên thay mặt Chính phủ trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội khóa XII, ngày 12-6-2010, như sau:
    “Thử hỏi trong số chúng ta ngồi đây, bản thân tôi nhiều khi cũng tự hỏi mình, làm trăm việc, mười việc thế nào cũng có cái sai một hai việc, có khi sai lớn, có khi sai nhỏ, nhưng mà các đồng chí cứ dẹp đi, dẹp đi thì bầu không kịp! Hôm nay thấy sai một chút, chỗ này “cách chức đi, kỷ luật đi” ngày mai thấy sai chỗ kia “cách chức đi, kỷ luật đi”… Kỷ luật hết thì lấy ai mà làm việc các đồng chí…?
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng
Vụ Vinashin đổ bể, trách nhiệm đè lên đầu Nguyễn Tấn Dũng và ông Ba Nam bộ đã đứng ra nhận “trách nhiệm chính trị”. Có người nói Nguyễn Tấn Dũng dùng thuật ngữ để lách!? Thực tế tác phẩm Vinashin là của Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng, ông Dũng nhận trách nhiệm chính trị vì ông là Thủ tướng.
Ông Nguyễn Sinh Hùng coi Vinashin như đứa con cưng của mình. Ông từng tuyên bố, Tập đoàn Vinashin Việt Nam sẽ như Tập đoàn Huyndai, Hàn Quốc! Khi Vinashin đã ngốn hàng chục ngàn tỷ đồng, đầu tư bậy bạ, mua tàu cũ nát về mông má biến thành tàu mới, ngân hàng không dám rót tiền cho vay, Tổng giám đốc Phạm Thanh Bình than:
    “Vốn chủ yếu vay từ ngân hàng, nhưng lãi suất cao,chúng tôi đã trình đề án xin phát hành trái phiếu 6 tháng nay, nhưng chưa được phê duyệt!”.
Ông Nguyễn Sinh Hùng nổi xung lên:
    “Ai dám hạn chế không cho các anh làm phát hành trái phiếu? Chính phủ sẽ không để sảy ra ngưng trệ vốn kinh doanh cho Tập đoàn Vinashin! (Phát biểu trong cuộc họp với Vivashin, ngày 23-4-2008).
Sau phát biểu hùng dũng ấy, Vinasihn được vay 1.000 tỷ đồng bằng việc phát hành trái phiếu Chính phủ. Nhưng chẳng khác gì ném tiền qua cửa sổ, Vinashin càng phá phách tan hoang, dư luận xôn xao.
Bên lề cuộc họp Quốc hội ngày 6-8-2010, nhiều nhà báo bày tỏ sự lo lắng, chất vấn Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng, ông cười tự tin, buông một câu gọn lỏn:
    “Tôi vẫn chưa lo!” !
Chỉ ít ngày sau, con tàu Vinashin chìm ngỉm!
Nguyễn Sinh Hùng được phân công làm Trưởng ban “Tái cấu trúc Vinashin”. Ông tuyên bố trong thời gian ngắn Vinashin sẽ hồi phục, sẽ có “bộ mặt mơi”. Chả ai nhìn thấy cái bộ mặt ấy hình thù thế nào, mà lại tòi ra cái Vinaline.
Nguyễn Sinh Hùng học đại học kinh tế, lại có thâm niên kinh nghiệm thực tế mấy chục năm quản lý kinh tế cấp vĩ mô, bố ai giám bảo ông không giỏi?
Nhưng, khốn nạn cho những nhả đầu tư chứng khoán cả tin ông. Tháng 3-2008, ông Hùng nói:
    “Thị trường đã là đáy, anh nào bán thì thiệt, mua thì thắng. Chính phủ đảm bảo năm nay chứng khoán phải tăng trưởng!”.
Lúc bấy giờ VN index khoảng 500 điểm, sau khi nghe ông Hùng nói, nó sợ quá tụt mất tiêu luôn!
Nguyễn Sinh Hùng nói bừa nói ẩu không biết sợ vạ miệng. Cái dự án đường sắt cao tốc phiêu lưu mạo hiểm đến nỗi mười người như một nói không nên làm, ông hét toáng lên giữa nghị trừơng Quốc hội:
    “Không thể không làm đường sắt cao tốc!”.
Đại biểu quốc hội chất vấn lấy tiền đâu mà làm?
Ông Hùng nói:
    “Vấn đề đại biểu hỏi là tiền! Tiền đâu làm dự án? Tôi không lo lắng lắm! GDP của nước ta thời gian qua cũng ổn định, dự kiến đến năm 2050 cũng khả quan. Hiện nay GDP cùa Việt Nam là 106 tỷ đô la, năm 2020 sẽ là 300 tỷ, năm 2030 sẽ là 700 tỷ, năm 2040 sẽ là 1.000 tỷ. Thu nhập bình quân đầu người hiện nay 1.200 đô la, đến năm 2040 sẽ đạt 20.000 đô la…” (Trà lời chất vấn Quốc hội ngáy 12-6-2010).
Không biết ông dựa vào đâu mà nói bình quân thu nhập đầu người của Việt Nam 1.200, trong khi tỷ lệ đói nghèo hai con số? Và trên cơ sở nào mà ước tính GDP cho nửa thế kỷ sau như vậy? Nếu nhà danh họa nổi tiếng Pablo Picasso sống lại chắc phải tôn Nguyễn Sinh Hùng làm tổ sư trường phái trừu tượng!
Ông Nguyễn Sinh Hùng cũng là một bậc thầy hài hước.Tôi thách bạn nào nín cười khi nghe ông Nguyễn Sinh Hùng nhận xét về trật tự giao thông ở Hà Nội trong những ngày đại lễ 1000 Thăng Long. Ông Hùng vung vẩy tay, cười tít mắt, nói thế này:
    “Ùn tắc nhưng rất trật tự, rất lành mạnh, rất vui tươi!” (Phát biểu trong buổi họp đánh giá tổng kết đại lễ 1000 Thăng Long ngày 5-1-2011).
Có đời thuở nào một Phó thủ tướng Chính phủ mà nhận xét bát nháo chi khươn như thế?
Trước Đại hội XI, nhiều tin đồn ông Nguyễn Sinh Hùng sẽ làm Thủ tướng. Trong cuộc “tắm rửa” lãnh đạo đảng vừa qua lại rộ lên tin đồn Nguyễn Sinh Hùng nhảy qua làm Thủ tướng. Thật hú hồn! Nếu mà như vậy chắc sẽ thêm vài cái Vinashin, Vinaline nữa. Nhưng chưa kinh bằng sẽ phải nghe ông Hùng nói, và bị ông cấm không cho nói. Bởi theo Nguyễn Sinh Hùng, làm Thủ tướng có quyền nói cho người khác nghe, và cho ai nói mới được nói, Thủ tướng muốn nghe thì nghe, không thì quên.
Đây là nguyên văn lời ông: “Xin nói thực là làm Thủ tướng thì nó khác! Cho ai nói thì nói, không cho nói thì thôi, người ta nói mình nghe thì nghe, mà không nghe thì quên!”.
Theo tử vi tuổi Bính Tuất trong đời thể nào cũng phải đối mặt với pháp luật, nhưng Nguyễn Sinh Hùng cả đời làm quan, toàn ngồi trên đống tiền, vẫn bình an vô sự. Có lẽ do mồ mả nhà ông cực phát? Phải chăng vì thế mà ông đang xây dựng khu lăng mộ và đền thờ họ Nguyễn Sinh trên núi Chung, Nam Đàn, Nghệ An trị giá 150 tỷ đồng!
Không biết bây giờ nếu bỏ phiếu tín nhiệm một cách thật dân chủ ông Nguyễn Sinh Hùng sẽ được già nửa hay non nửa? Nhưng đừng có mà mơ? Ít nhất ông ấy còn ngồi trên ghế lãnh đạo hơn ba năm nữa.
Viết đến đây bỗng nhớ mấy câu thơ của cụ Tú Mỡ:
    Nghĩ đến thôn dân
    Ngán thay quan trọc
    Dòi từ trong xương
    Nhà dột từ nóc
    Việc dân rối tựa tương bần
    Trí quan tối như hũ bọc!
(Xin tạm dừng bút, xin ý kiến bạn đọc, cả phản biện của nhân vật "một trong 'Tứ Trụ" tại bài này; nếu muốn tôi xin vẽ tiếp, nhược bằng không thì tôi xin dừng).
Minh Diện

Ủy viên BCT Trương Tấn Sang và Cú lừa Dân Chủ thế kỷ

(THN) - Lăng nhăng, đọc cho vui :D

Trương Tấn Sang và Cú lừa Dân Chủ thế kỷ của trí thức IDS và Con Đường Việt Nam 

Có thật ở Việt Nam đang có một phong trào dân chủ không?

Dám khẳng định một câu chắc chắn 100% là không! Mà đây chỉ là một “phong trào tư lợi và háo danh” của các nhóm lợi ích theo ý đồ của Tư Sang, bởi ý chính sau:

Tư Sang cùng lúc bắt tay với 01 nhóm miền Bắc, 02 nhóm miền Nam để phục vụ mưu đồ của mình:

- Miền Bắc là nhóm “Sĩ phu Bắc hà” háo danh xung quanh Nguyễn Quang A, Chu Hảo, Tương Lai IDS, … Nguyễn Huệ Chi, Phạm Toàn Bauxite,… Basàm Nguyễn Hữu Vinh, Phạm Viết Đào, Nguyễn Xuân Diện, Huỳnh Ngọc Chênh…
Một số thành viên tập đoàn lừa đảo trơ trẽn rẻ tiền mang tên “nhóm 72”
- Miền Nam bắt đầu là nhóm Nguyễn Hữu Hiền, Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức thậm chí với cả Nguyễn Sĩ Bình (Đảng DCVN) nhưng âm mưu bị vỡ lở từ trong trứng trước đại hội XI, sau đó Tư Sang tiếp tục đưa Lê Thăng Long ra phát động Phong Trào Con Đường Việt Nam.!

- Chị em cảm tử nhà họ Đặng: Đặng Thị Hoàng Yến, Đặng Thành TâmĐặng Hoàng Phượng.
Nhân dân, những người yêu Nhân Quyền, tranh đấu cho Nhân Quyền chân chính, tranh đấu cho Dân Chủ đích thực, cả các tổ chức Nhân Quyền như Human Right Watch, RSF…  đã bị 2 nhóm này lừa một cách ngoạn mục bởi đầu mối bịp bợm chính là Tư Sang!
Các nhóm miền Nam

- Chị em cảm tử nhà họ Đặng
Đặng Thị Hoàng Yến - Trương Tấn Sang
Chuyện quan hệ giữa chị em nhà họ Đặng và Trương Tấn Sang thì nhân dân đã qua rõ qua hàng loạt các thông tin xác thực, chúng tôi vắn tắt một số thông tin: Năm 1998, Tâm-Yến là chủ mưu chính trong vụ án chiếm đoạt bí mật nhà nước xảy ra tại ngân hàng An Bình với các bằng chứng xác thực nhưng sau khi leo lên Trưởng ban kinh tế TW, Tư Sang đã can thiệp thô bạo để chị em nhà này được miễn truy tố hình sự, thậm chí Yến còn được Tư Sang chỉ đạo tay chân cấp “hộ chiếu công vụ” để Yến tự do xuất cảnh sang Mỹ làm việc với quan thầy. Trong thời gian Yến tỵ nạn, Tâm ở nhà đã tung hết tiền bạc để o bế, chạy các cửa để Tư Sang trèo lên chức Thường trực Ban Bí thư (2006). Khi đi Yến xác xơ, không một xu dính túi, 5 năm sau (2007), Yến được Mỹ gửi gấm lại cho Tư Sang với hàng trăm triệu USD trong tay. Tư Sang vừa bồ bịch với Yến vừa có tiền vừa có tình, trong mối quan hệ bất chính này, Tư Sang đã tạo mọi điều kiện để Tâm-Yến xây dựng đế chế Tân Tạo bằng các dự án bất động sản khổng lồ tại quê nhà Long An. 
Đặng Thành Tâm trở nên
nửa điên nửa tỉnh, không
dám hó hé gì ở QH
Không những thế, để tạo vây cánh vững chắc cho mình, Tư Sang đã nâng đỡ để Tâm-Yến leo vào Quốc hội, chính thức bắt đầu cuộc cờ chính trị cho phe nhóm Phiêu-Sang-Yến-Tâm. Âm mưu này quá lộ liễu, kết quả là Yến bị mấy ông già Cựu chiến binh, Người cao tuổi “đá bay” khỏi Quốc hội (2011). Nhận thấy đây là thời điểm cần đánh trận cuối cùng, Tư Sang đã quyết định chỉ đạo cho Yến làm “quân cảm tử”: Quay về Mỹ lập Quan làm báo (5/2012) với sự tư vấn của thầy dùi Trần Đình Triển bằng chiến thuật “nội công ngoại kích” để hạ gục bằng được đối thủ là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong Hội nghị Trung ương 6 bằng mọi giá, nhưng âm mưu này cũng bị bại lộ, Yến đang phải trốn chui nhủi ở Mỹ không dám về nước, Tâm thì trở nên “lành như cục đất”, nửa điên nửa tỉnh không dám hó hé gì ở Quốc hội. Hiện nay, Quan làm báo và Tư Sang đang rất lúng túng trước Hội nghị TW7?!

Nhóm Nguyễn Hữu Hiền – Trần Huỳnh Duy Thức – Lê Công Định

Tư Sang đã thông qua anh em bạn rể là Nguyễn Hữu Hiền (Nguyên Trung tâm Công nghệ phần mềm TP HCM - SSP tại 123 Trương Định, TP HCM), Hiền còn được Trương Tấn Sang viết thư tay giới thiệu làm Cục trưởng tại Bộ Bưu chính Viễn thông, thư này vẫn còn được lưu trữ tại Bộ TTTT. 
Nguyễn Hữu Hiền - anh em bạn rể của Trương Tấn Sang
Một điều ít người biết Nguyễn Hữu Hiền là một bậc thầy về tâm linh, bùa chú, các việc làm lớn, ngày giờ xuất hành, đặt phong thuỷ nhà ở, nơi làm việc của Tư Sang đều do Hiền lo.  Khi Tư Sang đặt vấn đề, Nguyễn Hữu Hiền đã nghĩ ngay đến Trần Huỳnh Duy Thức (Tổng giám đốc Công ty Cổ phần internet Một Kết Nối, thành viên của SSP), sau khi mồi chài cho Thức các thông tin về tâm linh, thậm chí cho Thức thấy rồng bay ngũ sắc, bài thơ “Chấn lạc hồng” cũng do Hiền thiết kế theo phong cách tâm linh để Thức chắc mẫm mình là minh tinh, thủ tướng tương lai chứ không phải ai khác.
Bài thơ phong thủy Hiền sử dụng làm mồi nhử Trần Huỳnh Duy Thức
Trần Huỳnh Duy Thức
Rơi vào bẫy của Hiền, Trần Huỳnh Duy Thức đã bắt tay với Lê Công Định, Nguyễn Sỹ Bình, Nguyễn Tiến Trung để lập blog “Change we need”, tung các tư liệu được Tư Sang chỉ đạo cho Hiền chế biến để bôi đen Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhằm triệt hạ Thủ tướng trong Đại hội 11. Lê Công Định, Nguyễn Sĩ Bình, Nguyễn Tiến Trung thì mơ mơ màng màng vội vàng thành lập “Đảng lao động”, “Đảng xã hội” với thành phần nội các để chuẩn bị cho hậu Đại hội 11 dự kiến tổ chức vào 2010 khi Tư Sang trở thành “Boris Yeltsin của Việt Nam” theo lời hứa hẹn của Nguyễn Hữu Hiền.
.
Tuy nhiên, một điều Tư Sang không ngờ Trần Huỳnh Duy Thức lại bắt tay với Nguyễn Sĩ Bình, chính là 1 tình báo an ninh của Tổng cục 5, Bộ Công an. Mọi động tĩnh của nhóm này đều được Bình thông tri cho phía Công an, cuộc cờ đổ bể nhanh chóng, lần lượt Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Lê Thăng Long… bị bắt, nhanh chóng nhận tội và xin khoan hồng. Biên bản nhận tội của Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung có đề cập trực tiếp đến sự chỉ đạo của Nguyễn Hữu Hiền và Trương Tấn Sang. Việc này Tư Sang theo sát các chân rết của mình trong Bộ Công an (Nguyễn Khánh Toàn, Vũ Hải Triều, Nguyễn Thanh Bình PGD CA TP HCM) nên chỉ đạo Hiền nhanh chóng phi tang các chứng cứ liên quan, đổ tất cả tội lỗi lên đầu Trần Huỳnh Duy Thức và Lê Công Định, Tư Sang cũng tạo áp lực trong vụ này nên Hiền được miễn truy tố hình sự mà chỉ bị cho về vườn. Tuy nhiên, trong cuộc họp Bộ Chính trị về vụ án này, Tư Sang cũng phải “nhận khuyết điểm là đã thiếu cảnh giác, bị thế lực thù địch lợi dụng”!?.
.
Con bài Lê Thăng Long và Con đường
Việt Nam của Tư Sang trở nên vô dụng!
Tháng 6/2012, Tư Sang đã can thiệp để Lê Thăng Long ra tù sớm và chỉ đạo Long thành lập “Phong trào con đường Việt Nam” để phục vụ Hội nghị trung ương 6  nhằm phế truất Nguyễn Tấn Dũng, nhưng một lần nữa, âm mưu này lại bất thành. Tháng 2/2013, Lê Công Định tiếp tục được Tư Sang tạo áp lực để ra tù sớm với âm mưu phục vụ Hội nghị TW7 sắp đến nhưng Định chưa dám có hoạt động gì vì đang bị quản chế chặt chẽ. 
.
Nhóm “Sĩ phu Bắc hà”

Tháng 7/ 2009, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ban hành Quyết định 97 nhằm hạn chế các tổ chức khoa học công nghệ tự do, lúc đó viện IDS vẫn còn khả năng hoạt động, nhưng vì sao họ lại tuyên bố giải tán IDS và rút lui vào hoạt động bí mật???
.
Nguyễn Quang A
Tháng 9/2009, Nguyễn Quang A và Chu Hảo tuyên bố giải tán viện IDS đề về đầu quân, làm quân sư trí thức cửa sau cho Tư Sang (tài liệu của các đảng viên lão thành cách mạng đã biết rõ việc hợp tác này của viện IDS), Trương Tấn Sang luôn tiếp họ tại nhà và chiêu dụ họ để tập họp những “trí thức gai góc”, loại trí thức bất mãn, dùng cả công luận và công cụ của đảng để tấn công Nguyễn Tấn Dũng, nhằm tranh chiếc ghế Tổng Bí Thư cho Trương Tấn Sang. Một thành viên IDS khoe rằng: “anh Tư Sang nói mọi việc không có gì quan trọng, các anh (IDS) cứ hoạt động”. Trương Tấn Sang còn đến tận nhà thăm Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh và nhiều vị lão thành chỉ vì muốn vuốt ve lấy thêm “uy tín” và sự ủng hộ cho kế hoạch của mình, tuy nhiên âm mưu làm Tổng bí thư tại Đại hội 11 bất thành, khi đó chưa thành lập nhóm 72.!
.
Chu Hảo
Bước qua hội nghị trung ương 6, nhóm này tăng cường lực lượng công khai thành lập cái gọi là nhóm 72 nhân sĩ – trí thức (chủ mưu là Nguyễn Quang A, Chu Hảo, Tương Lai, Nguyễn Huệ Chi, Phạm Toàn, Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Xuân Diện,…), nhưng lại cố giữ bí mật trước công luận là không đứng về phe Trương Tấn Sang để triệt hạ Nguyễn Tấn Dũng, lợi dụng sự “khù khờ” của nhân dân để ra sức bịp bợm, khoác lác trên RFI, RFA, BBC là “trí thức phát động phong trào dân chủ”, là nhóm cộng sản trung thực đấu tranh trước cộng sản xấu, đấu tranh vì Dân Chủ và Tự Do.
.
Trong suốt từ năm 2009 đến nay, IDS cũ và nhóm 72 hiện nay đã liên tục móc nối với các báo đài như RFA, RFI, BBC để tạo dư luận triệt hạ Nguyễn Tấn Dũng. Có thể thấy Trương Tấn Sang đã rất thành công trong việc âm thầm sử dụng RFI, RFA, BBC và các báo hải ngoại như là một hệ thống loa tuyên vận cho Trương Tấn Sang hạ bệ Nguyễn Tấn Dũng, thông qua các thông tin tài chính kinh tế và “tranh đấu Dân Chủ”.
.
Nguyễn Hữu Vinh
Thông qua hoạt động hổ trợ cho tư Sang tấn công phe Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Phú Trọng, vô tình Nguyễn Hữu Vinh chủ nhân Anhbasam được tổ chức HRW động lòng trắc ẩn trao cho cái giải thưởng Hellman-Hammett Grants, rồi sau đó nhóm này đã vận động sân sau để Huỳnh Ngọc Chênh được tổ chức ký giả không biên giới RSF trao thêm giải thưởng Netizen nhằm tạo thêm “thanh thế” cho nhóm 72.
.
Sau khi nhận giải Netizen, Huỳnh
Ngọc Chênh trở thành trò cười cho
cư dân mạng
Trương Tấn Sang có bề dày lịch sử hợp tác với Hán tặc Trung Quốc, thế mà nhóm 72 này lại vạch ra kế hoạch “Yêu Nước biểu tình chống Trung Quốc”, tạo điều kiện để phe Nguyễn Tấn Dũng bắt bớ các nhà bất đồng chính kiến, gây thêm sự bất bình trong nhân dân để dễ bề triệt hạ. Tư Sang đã giải thích điều này khi gặp Tập Cận Bình ngày 21/12/2011, Tập Cận Bình cũng hứa hẹn tạo áp lực để Đảng cộng sản đưa Tư Sang lên nắm chức Tổng bí thư tại Hội nghị trung ương 6 nhưng rồi thất hứa vì bận rộn với việc ổn định vững chắc ghế Chủ tịch nước kiêm Tổng bí thư của mình.
.
Có thể thấy Tư Sang đang tận dụng mọi “nguồn lực” cho “trận chiến cuối cùng” này, được ăn cả, ngã về không. Hội nghị trung ương 7 sắp tới là cơ hội cuối cùng mà Tư Sang có thể hạ bệ Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng.
(Lam Việt Blog)

Lý do gì đã khiến đ/c X nhận được số phiếu tín nhiệm áp đảo ở HNTƯ 6?

Quyết định của Hội nghị được cho là vội vàng và chưa toàn diện
   
Hội nghị Trung ương 6 với chương trình họp dài chưa từng có, cách triệu tập và khai mạc bất ngờ nhất đã dành phần lớn thời gian để bàn về xây dựng đảng, thông qua tự kiểm điểm các lãnh đạo cao cấp. Cách triệu tập, khai mạc Hội nghị gấp gáp, bất ngờ bao nhiêu thì cách bế mạc lại chậm chạp, bí ẩn bấy nhiêu. Hết ngày mồng 10/10/2012, Ban Chấp hành đã tiến hành xong phần quan trọng nhất của chương trình họp, tức là thông qua nội dung kiểm điểm Thủ tướng. Công tác “vân vê” kết quả thì được thực hiện sau rèm giữa các Ủy viên Bộ Chính trị với nhau. Quyết định cuối cùng của Bộ Chính trị được đưa ra có tính chất “ép” về thời gian, theo một số ý kiến là rất vội vàng, chưa thể hiện hết ý kiến đánh giá của Trung ương.
——————————-
Hội nghị Trung ương 6 với chương trình họp dài chưa từng có, cách triệu tập và khai mạc bất ngờ nhất đã dành phần lớn thời gian để bàn về xây dựng đảng, thông qua tự kiểm điểm các lãnh đạo cao cấp. Các nội dung: kinh tế – xã hội; phát triển giáo dục- đào tạo, khoa học – công nghệ, được đưa vào chương trình song Hội nghị đã không đủ thời gian bàn cụ thể.
Cách triệu tập, khai mạc Hội nghị gấp gáp, bất ngờ bao nhiêu thì cách bế mạc lại chậm chạp, bí ẩn bấy nhiêu. Hết ngày mồng 10/10/2012, Ban Chấp hành đã tiến hành xong phần quan trọng nhất của chương trình họp, tức là thông qua nội dung kiểm điểm Thủ tướng. Công tác “vân vê” kết quả thì được thực hiện sau rèm giữa các Ủy viên Bộ Chính trị với nhau. Các Ủy viên Trung ương cứ dài cổ chờ trong trạng thái “sẵn sàng chiến đấu” rất căng thẳng. Sau 5 ngày chờ đợi, mãi tận sáng 15/10, các Ủy viên Trung ương mới chính thức được thông báo là Bộ Chính trị đã thống nhất được quyết định.
Thông tin bên trong cho biết quyết định cuối cùng của Bộ Chính trị được đưa ra có tính chất “ép” về thời gian, theo một số ý kiến là rất vội vàng, chưa thể hiện hết ý kiến đánh giá của Trung ương. Một số quan điểm muốn kéo dài Hội nghị, thậm chí tổ chức lấy phiếu lại trong Trung ương để thận trọng đi đến quyết định. Viện lý do không còn thời gian nữa, nhiều Ủy viên Bộ Chính trị vướng ngay các chương trình công tác quan trọng tiếp theo nên quyết định cuối cùng, mặc dù bị chỉ trích là “vội vàng, chưa toàn diện”, vẫn cứ được đưa ra.
Đồng chí Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương sẽ bận chủ trì phiên họp thứ 7 vào 17/10. Tham dự còn có Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo; Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang, Thành viên Ban Chỉ đạo; lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương là thành viên Ban Chỉ đạo.
Đồng chí Nguyễn Sinh Hùng sẽ bận chủ trì điều khiển kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIII khai mạc vào sáng 20/10/2012. Ngoài ra, toàn bộ các Ủy viên Bộ Chính trị sẽ tham dự buổi khai mạc để truyền hình trực tiếp.
Sáng 15/10, sau khi các Ủy viên Trung ương được thông báo rằng Bộ Chính trị đã có quyết định cuối cùng, Ban Tuyên giáo Trung ương đã “hỏa tốc” triệu tập toàn bộ Tổng biên tập các báo, đài trung ương đến để nghe phổ biến những định hướng thông tin báo chí về Hội nghị.
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 6 sẽ bế mạc đúng như chương trình.
(CNT) 

Xung quanh vấn đề báo Thanh Niên gỡ bài về "rửa vàng"

Báo Thanh Niên Online vừa phải gỡ bài viết với luận điểm cho rằng đã có tình trạng trục lợi chính sách để "rửa" số lượng vàng lậu tràn vào Việt Nam sau khi Ngân hàng Nhà nước bác bỏ tin này, đồng thời mời Bộ Công an vào cuộc.
Tờ báo này hôm thứ Năm 25/4 cũng đã đăng lời xin lỗi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cùng độc giả với lời giải thích "do dịch và hiểu chưa đúng về các thuật ngữ nên phóng viên đã nhầm lẫn, dẫn tới sai sót khi phân tích về giao dịch vàng trong nước."
Trước đó, chiều 24/4, tức ngay trong ngày bài báo ra, Ngân hàng Nhà nước đã ra Thông cáo báo chí bác bỏ các luận điểm của bài báo trên, đồng thời ra công văn gửi Tổng cục An ninh II - Bộ Công an, “về việc báo Thanh Niên đăng tin sai lệch về chính sách quản lý thị trường vàng” và yêu cầu Bộ Công an vào cuộc.

Cửa hàng vàmg
Ngân hàng Nhà nước đã phản ứng rất mau lẹ trước bài báo của Thanh Niên
Vàng "lạ"?
Bài viết đăng trên Thanh Niên ngày 24/4 của tác giả Nguyên Hằng đã dựa vào chỉ số Tổng nhu cầu vàng Việt Nam từ Hiệp hội Vàng thế giới để nhận xét Việt Nam đã nhập tổng cộng 25,5 tấn vàng trong năm 2011 và 2012 trong khi Ngân hàng Nhà nước chưa cấp phép cho bất cứ đơn vị nào nhập vàng nữ trang.
"Nếu đúng thì số vàng nữ trang với khối lượng lên tới trên 25,5 tấn này là nhập lậu hoàn toàn," trích bài viết.
Cũng theo bài viết, có 87,8 tấn vàng thỏi nhập vào Việt Nam trong năm 2011 và 75,2 trong năm 2012 trong khi Ngân hàng Nhà nước cũng không cấp phép công ty nào được nhập loại vàng này.
"Muốn hợp pháp hóa số vàng lậu chỉ có con đường duy nhất là "xuất ra rồi nhập trở lại - Nguyên Hằng, tác giả bài viết "Rửa vàng bằng cơ chế?"
"Thứ nhất là Ngân hàng Nhà nước cho phép các ngân hàng thương mại mua trạng thái nước ngoài và thứ hai là vàng thỏi nhập lậu," bài viết nhận xét.
"Ngoài 'chui' vào kênh vàng nữ trang, vàng lậu còn có thể được dập thành vàng miếng giả thương hiệu SJC, vàng nữ trang dưới tên gọi phi SJC."
"Rửa vàng bằng cơ chế?"
Tuy nhiên, theo lập luận của bài viết, "Ngân hàng Nhà nước đã chính thức quản lý việc dập vàng miếng thương hiệu độc quyền SJC" nên nếu muốn hợp pháp hóa số vàng lậu chỉ có con đường duy nhất là "xuất ra rồi nhập trở lại."
Cùng lúc đó, Ngân hàng Nhà nước lại cho phép tạm xuất vàng phi SJC để tái nhập 11 tấn vàng khối về dập vàng miếng SJC, điều mà theo tác giả bài viết là "dễ tạo điều kiện cho vàng lậu được đưa vào diện phi SJC, sau đó xin phép xuất ra để nhập vào để hợp thức hóa thành vàng chính ngạch."
Tiếp tục dựa theo chỉ số Tổng nhu cầu vàng Việt Nam từ Hiệp hội Vàng thế giới, tác giả Nguyên Hằng cho rằng sau khi đợt "tạm xuất, tái nhập" được 11 tấn vàng và đã được Ngân hàng Nhà nước bán hết sau phiên đấu thầu mới nhất", như vậy, còn khoảng "gần 15 tấn vàng lậu đang ẩn trên thị trường chờ cơ hội hợp pháp hóa."
"Nếu chỉ lấy mức chênh lệch giữa vàng trong nước và thế giới trung bình là 3 triệu đồng/lượng thì với 25,5 tấn vàng nhập lậu, lợi nhuận từ vàng lậu lên cả trăm triệu đôla," theo bài viết.
Ông Vũ Quan Huy nói số liệu từ Hội đồng Vàng thế giớ "không phải là con số nhập khẩu"
Sai về kỹ thuật

Sau khi bài viết được đăng tải, chiều tối ngày 24/4, kênh VTV đã đăng tải buổi phỏng vấn với ông Nguyễn Quang Huy, Vụ trưởng Vụ Quản lý Ngoại hối, Ngân hàng Nhà nước.
Ông Huy cho biết Ngân hàng Nhà nước đã liên lạc với đại diện của Hội đồng Vàng thế giới và được khẳng định số liệu họ đưa ra là "số ước tính liên quan đến nhu cầu vàng trong nước trong hai năm 2011, 2012."
"Đây không phải là con số nhập khẩu," ông Huy nói.
Như vậy, nếu lời giải thích của Hội đồng Vàng thế giới được ông Huy dẫn lại là có thật, đã có sự nhầm lẫn giữa khái niệm về cung và cầu trong bài viết của tác giả Nguyên Hằng.
Trả lời trước câu hỏi về khả năng việc tạm xuất, tái nhập bị lợi dụng để hợp thức hóa vàng lậu, ông Huy giải thích lý do của việc tạm xuất, tái nhập là do "quá trình kiểm định vàng miếng SJC diễn ra rất chậm," trong lúc người dân có nhu cầu chuyển vàng miếng phi SJC sang vàng SJC
Vì thế tạm xuất, tái nhập, theo ông Huy là để "đẩy nhanh quá trình chuyển đổi, đáp ứng nhu cầu người dân" và được "áp dụng các biện pháp chặt chẽ để không xảy ra tình trạng trục lợi."
 
 http://www.youtube.com/watch?v=3iWRsN095ok&feature=player_embedded

Nhiều chỉ trích

Bài viết của Thanh Niên, mặc dù có điểm sai về kỹ thuật, nhưng không phải là bài viết duy nhất chỉ trích về chính sách quản lý vàng của Ngân hàng Nhà nước được đưa ra gần đây.
Báo Pháp Luật TPHCM cùng ngày cũng có bài “Thị trường vàng: Nguy cấp! Điều hành vàng: Thất bại!” trong khi báo Tuổi Trẻ đặt vấn đề giá vàng trong nước không những không giảm mà ngày càng bỏ xa giá vàng thế giới trong bài “Ai mua hơn 12 tấn vàng đấu thầu?"
Trước đó, trong buổi phỏng vấn với BBC tiếng Việt hồi đầu tháng Tư, kinh tế gia Lê Đăng Doanh nói cách quản lý vàng của Ngân hàng Nhà nước là thiếu nhất quán và dễ tạo cơ hội cho nạn buôn lậu hoành hành.
Mở bằng chương trình nghe nhìn khác
"Ngân hàng Nhà nước nói muốn bình ổn thị trường vàng nhưng lại không quan tâm đến việc giảm giá vàng," ông nói.
"Cách đây ít lâu, thông điệp của Thống đốc đưa ra là muốn kéo giá vàng về với giá thế giới. Nhưng gần đây ông ấy lại nói là không quan tâm tới điều ấy nữa."
"Ngân hàng Nhà nước muốn kiểm soát vàng chấm dứt hiện tượng đầu cơ vàng và tình trạng buôn lậu."
"Nhưng giá vàng càng chênh lệch giữa giá trong nước và giá thế giới thì tạo điều kiện khuyến khích cho việc buôn lậu."
"Trong kinh tế học, người ta đã xác định nếu mức cách biệt giá quá lớn, không có bức tường thành nào của thuế qua hoặc hải quan có thể ngăn chặn được."
(BBC)

Sang Chủ tịch đã chỉ đạo TBT Báo Thanh Niên đánh NH Nhà nước như thế nào?

Ngày 24.4.2013 Báo Thanh Niên bất ngờ đăng và giật tít to nhất ngay trên trang nhất bài báo Từ thống kê về Việt Nam của Hiệp hội Vàng thế giới: "Rửa" vàng bằng cơ chế ?

Trang nhất báo Thanh Niên ngày 24.4.2013 với tít "Rửa" vàng bằng cơ chế nhằm đánh tan nát Ngân hàng Nhà nước?
Bài báo ngay lập tức gây chấn động dư luận và lập tức xuất hiện hàng loạt phân tích, chỉ trích trên các trang báo mạng nhằm kết luận ám chỉ trực tiếp Thống đốc Nguyễn Văn Bình đã trục lợi chính sách để “rửa” số lượng vàng lậu khổng lồ nhập lậu vào Việt Nam.
.
Cùng ngày, Ngân hàng nhà nước đã họp báo để phân tích các sai sót, cung cấp các thông tin để bác bỏ hoàn toàn nội dung sai trái và có công văn đề nghị Bộ Công an vào cuộc để điều tra động cơ ý đồ và những con người giật dây phía sau bài báo nhằm: “cố tình suy diễn, bóp méo hàng loạt chủ trương chính sách của Nhà nước về quản lý thị trường vàng, chuyển tải tới người đọc thông điệp sai về cơ chế, chính sách của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, tạo ra sự hoài nghi đối với các chủ trương, chính sách quản lý thị trường vàng và các nỗ lực phối hợp phòng, chống buôn lậu của các cơ quan Nhà nước”.
 

Công văn Ngân hàng Nhà nước đề nghị Bộ Công an vào cuộc để điều tra động cơ ý đồ và những con người giật dây phía sau bài báo

Sai quá rõ, Báo Thanh Niên âm thầm rút bài đã đăng trên website của mình và sáng sớm ngày 25.4.2013 đã cho đăng bài “Ngân hàng Nhà nước: Quản lý thị trường vàng đúng quy định của pháp luật” và đưa lời cáo lỗi ngắn ngủn: “Báo Thanh Niên trân trọng cáo lỗi với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cùng bạn đọc” với một lý do hết sức đơn giản: “Do dịch và hiểu chưa đúng về các thuật ngữ nên phóng viên đã nhầm lẫn, dẫn tới sai sót khi phân tích về giao dịch vàng trong nước”.
.
Sự thật đã rõ, nhưng chuyện gì đã xảy ra ở Báo Thanh Niên? Có phải sai sót về “dịch thuật” và “hiểu chưa đúng”? Một “Nguyên Hằng” gạo cội đã từng viết hàng trăm bài đả kích Chính phủ trên Báo Thanh Niên có “cố tình nhầm lẫn, dẫn tới sai sót” không? Có phải Tổng biên tập Nguyễn Quang Thông và nguyên ê kíp Báo Thanh Niên với mấy chục năm kinh nghiệm đã “sơ hở ngớ ngẩn” và “vô tình” để lọt bài viết giật tít to nhất ngay trên trang nhất mà đến con nít cũng biết sẽ tạo ra sự hoài nghi lớn đối với Chính phủ?!
.
Nguyễn Quang Thông - TBT bù nhìn
tại báo Thanh Niên
Điểm lại thì thấy đây không phải lần đầu Báo Thanh Niên cố tình “đánh” Chính phủ, cá nhân Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng theo lệnh miệng của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Đây chỉ lần “tấn công sau lưng” mới nhất và thể hiện tình cảnh tuyệt vọng của Tư Sang sau khi bị vạch trần các động cơ tham vọng, thủ đoạn, khối tài sản bất minh và các sai phạm cá nhân mà chắc chắn sẽ phải nhận án kỷ luật tại Hội nghị TW7 sắp tới. Cũng như các lần trước, người trực tiếp chỉ đạo TBT Nguyễn Quang Thông chính là Cựu TBT Nguyễn Công Khế. Khế từ lâu đã là “sứ giả” báo chí của Tư Sang, chuyên truyền lệnh miệng để chiêu dụ và doạ dẫm các báo phải đăng các nội dung phục vụ cho lợi ích của Tư Sang.
.
Bài viết dựa trên các thông tin sai lệch, quy chụp được Báo Thanh Niên đăng một cách vội vàng theo chỉ đạo của Nguyễn Công Khế và  lệnh Chủ tịch nước Trương Tấn Sang
Nguyễn Công Khế - Sử giả truyền thông
trong nước của Trương Tấn Sang
Tối 22.4.2013, Nguyễn Công Khế nói với Nguyễn Quang Thông: “Anh Tư muốn Báo Thanh Niên đánh vụ Nguyễn Văn Bình buôn lậu mấy chục tấn vàng. Làm càng nhanh càng tốt! Tình hình sắp tới Hội nghị TW7 căng lắm, cần phải ra tay sớm” và đưa cho Thông một số dữ liệu mà “tay trong” Tuấn béo – Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã xào nấu từ nhiều nguồn và cung cấp để đánh Thống đốc Nguyễn Văn Bình. Thông liền giao cho Nguyên Hằng, tay bồi bút thân tín dày dạn kinh nghiệm đã viết hàng trăm bài chống phá Chính phủ và tấn công Tổng bí thư trên báo Thanh Niên.
.
Một số bài viết của “Nguyên Hằng”, kẻ đã “cố tình nhầm lẫn, dẫn tới sai sót” để viết bài tấn công Ngân hàng Nhà nước theo lệnh Tư Sang
Trương Tấn Sang
Do vội vàng hấp tấp muốn ghi công với Tư Sang, một phần rất tin tưởng “kinh nghiệm xuyên tạc” của “Nguyên Hằng” nên Thông đã phạm sai lầm khi vội cho xuất bản bài viết đầy sai sót và đẩy Báo Thanh Niên vào thế “việt vị” nói trên. Hiện mặc dù đã rút bài và xin lỗi trên Báo Thanh Niên, Tư Sang vẫn đang sử dụng các trang mạng "lề trái" để đưa ra các luận điểm yếu ớt nhằm “chữa cháy” như: “chỉ sai về mặt kỹ thuật”, “Tại sao phải “Tạm xuất-Tái nhập vàng”?”,… hòng đánh lạc hướng dư luận.
.
Việc Trương Tấn Sang thông qua Nguyễn Công Khế khống chế các báo lớn để đánh Chính phủ, cá nhân Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là việc mà từ lâu cả làng báo đều biết rõ. TBT Nguyễn Quang Thông vì quyền lợi chính trị của mình đã rất tích cực lợi dụng Báo Thanh Niên phục vụ cho các ý đồ của Tư Sang. Đi đến đâu Thông cũng khoe khoang với nhiều người: “Hôm qua anh Tư Sang mới gọi cho tôi, chỉ đạo phải đăng thế này thế kia,…”. Ý đồ và hành động của Trương Tấn Sang rất rõ, thông qua các tờ báo lớn để tấn công mọi nỗ lực điều hành của Chính phủ nhằm khôi phục nền kinh tế trong bối cảnh khó khăn chung trên toàn thế giới, từ đó bôi nhọ uy tín các lãnh đạo Đảng, Chính phủ và đề cao cá nhân Trương Tấn Sang để phục vụ cho tham vọng quyền lực trở thành Tổng bí thư kiêm chủ tịch nước nhiệm kỳ tiếp theo.
.
Những âm mưu xấu xa và các thủ đoạn mù quáng này cần được sớm vạch trần trước khi gây thêm tai hoạ cho người dân và nền kinh tế còn nhiều khó khăn của Việt Nam. Đề nghị Bộ chính trị, Trung Ương Đảng chỉ đạo làm rõ trách nhiệm cá nhân của Trương Tấn Sang, Nguyễn Công Khế, Nguyễn Quang Thông và các đối tượng có liên quan để xử lý nghiêm khắc.

Phạm Đức Hải
(Báo TTTP)

Việt-Trung 'thúc đẩy hợp tác toàn diện'

Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam đang có chuyến thăm Bắc Kinh bắt đầu từ ngày 23/4/2013.

Đoàn do ông Ngô Văn Dụ, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng dẫn đầu, thăm Trung Quốc theo lời mời của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản nước láng giềng.

Mục đích được nói là "nhằm thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác toàn diện giữa hai nước", theo Thông tấn xã Việt Nam.

Trong khi đó, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc, Thượng tướng Hứa Kỳ Lượng vừa có chuyến thăm tới quân khu Vân Nam, nơi có đường biên với Việt Nam.

Đặc biệt, Tướng Hứa đã tới thăm đơn vị quân Trung Quốc đồn trú trên đỉnh Lão Sơn, Việt Nam gọi là Núi Đất, nơi quân đội Trung Việt giao tranh khốc liệt năm 1984.

Tướng Hứa Kỳ Lượng thăm Lão Sơn
Tướng Hứa Kỳ Lượng căn dặn binh lính 'sẵn sàng chiến đấu'
Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện

Báo chí Việt Nam cho hay trong hai ngày 23/4 và 24/4, phái đoàn Việt Nam đã gặp và hội đàm với ông Vương Kỳ Sơn, Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương và ông Triệu Hồng Chúc, Phó Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng của Trung Quốc.

Ông Ngô Văn Dụ được dẫn lời nhấn mạnh:

"Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam trước sau như một coi trọng mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Trung Quốc, mong muốn cùng với phía Trung Quốc nỗ lực đẩy mạnh hợp tác trên các lĩnh vực."

"Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam trước sau như một coi trọng mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Trung Quốc, mong muốn cùng với phía Trung Quốc nỗ lực đẩy mạnh hợp tác trên các lĩnh vực." - Ông Ngô Văn Dụ, Ủy viên Bộ Chính trị

Đáp lại, Tân Hoa Xã dẫn l̀ơi ông Vương Kỳ Sơn nói Trung Quốc sẵn sàng cùng Việt Nam "thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Trung-Việt phát triển ổn định và lành mạnh".

Ông Vương cũng khuyến cáo phía Việt Nam "kiên trì sự lãnh đạo của Đảng, kiên trì bất di bất dịch đi con đường chủ nghĩa xã hội".

Hiện còn chưa rõ chuyến thăm của đoàn đại biểu Đảng CSVN bàn những chi tiết cụ thể gì, và có thể để chuẩn bị cho một chuyến thăm cấp cao nào của lãnh đạo Đảng CSVN sang Trung Quốc trong thời gian tới hay không.

Trận Lão Sơn

Thông điệp giữ gìn quan hệ hữu hảo về đại cục với Việt Nam cũng được đưa ra trong chuyến thị sát mới đây của Thượng tướng Hứa Kỳ Lượng tới quân khu Vân Nam.

Nhật báo Giải phóng quân Trung Quốc hôm 25/4 đăng bản tin dài nói về chuyến thăm của ông Hứa, người mới lên chức Phó Quân ủy Trung ương Trung Quốc sau Đại hội 18, tới Vân Nam.

Đặc biệt đến thăm trung đoàn biên phòng đóng ở Lão Sơn, ông Hứa Kỳ Lượng căn dặn quân lính cần nâng cao tinh thần huấn luyện sẵn sàng chiến đấu.

Ông cũng nhắc nhở họ phải giữ gìn “biên cảnh ổn định”, nhằm duy trì quan hệ hữu hảo về đại cục [với Việt Nam], và “kiên trì bảo vệ chủ quyền” của Trung Quốc.

Tướng Hứa còn nói về tầm quan trọng của biên giới Tây Nam của Trung Quốc.

Đả thông tư tưởng binh sỹ Trung Quốc theo tinh thần Đại hội 18 vừa qua ở Bắc Kinh, Tướng Hứa cũng nêu cao chủ đề sẵn sàng chiến đấu ở vùng biên giới nhằm “khắc chế địch quân” mà ông không nêu ra là ai.

Lão Sơn (Núi Đất) là cao điểm thuộc về Việt Nam sau chiến tranh biên giới 1979, cùng với một cao điểm khác là Giả Âm Sơn (Việt Nam gọi là Núi Bạc).

Tháng Tư năm 1984, quân đội Trung Quốc lên kế hoạch đánh chiếm lại hai cao điểm này và tới tháng Bảy thì thành công. Quân đội Việt Nam buộc phải rút quân vì thương vong quá lớn.

Trận Lão Sơn (Núi Đất) ngày 12/07/1984 được cho là một trong các trận đánh đẫm máu và khốc liệt nhất ở Á châu thời kỳ sau này, và có thông tin nói còn nhiều hài cốt của liệt sỹ Việt Nam bên đó chưa được hồi hương.
(BBC) 

Ông Nguyễn Bá Thanh: 'Xây nhiều sân golf kiếm tiền tốt hơn'

Thuyết phục người dân đồng thuận xây dựng sân golf ở xã Hòa Ninh (huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng), ông Thanh nói: "Người dân tin tôi đi. Đà Nẵng cần xây nhiều sân golf để phát triển du lịch và ngồi đó cũng có thể thu tiền".

Sáng 25/4, ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng, Trưởng ban Nội chính Trung ương đã lắng nghe ý kiến các cử tri huyện Hòa Vang liên quan đến những vấn đề "nóng" như giá giải tỏa đền bù đất, ô nhiễm môi trường, mở rộng đường tránh Hải Vân để giảm thiểu tai nạn, dự án sân golf...
Trước thắc mắc của cử tri Võ Thị Thanh Mai về dự án sân golf ở xã Hòa Ninh ảnh hưởng đến nguồn đất nông nghiệp, trong khi dự án này đang bỏ hoang, người dân không có đất sản xuất nên rất bất bình, ông Thanh giải thích, dự án đang tạm dừng để điều chỉnh thiết kế và sẽ làm hai sân golf chứ không phải một.
Ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng tiếp xúc với cử tri huyện Hòa Vang sáng 25/4. Ảnh: Nguyễn Đông
Ông Nguyễn Bá Thanh tiếp xúc với cử tri huyện Hòa Vang sáng 25/4. Ảnh: Nguyễn Đông

Dành gần 15 phút để nói về sân golf, ông Thanh kể câu chuyện ở Lương Sơn (Hòa Bình) cũng làm một sân golf trên đất đất bạc màu, mỗi năm thu 50 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động. Hay như ở Bà Nà (Đà Nẵng) hiện có người chơi golf thâu đêm.
Theo ông Thanh, đây là môn thể thao được cả thế giới chơi. Như ở Osaka (Nhật Bản) có 103 sân golf, người dân làm việc từ thứ hai đến thứ sáu và dành ngày cuối tuần chơi golf giải tỏa áp lực rồi đầu tuần lại làm việc. Trong khi đó, Việt Nam hiện chỉ có 26 sân golf mà bị "chửi lên chửi xuống, đưa ra tận Quốc hội". Trong khi không phải người Việt mà người nước ngoài đến kinh doanh, du lịch... cũng chơi. 
"Tôi hỏi vị đại biểu Quốc hội thường hay la lối về sân golf rằng ông đã đến đó lần nào chưa? Ông ấy bảo chưa. Tôi bảo vậy sao la lối dữ vậy? Không tới, không biết mà cứ la. Lượng thuốc sâu phun ở sân golf không nhiều đâu. Tôi cũng chơi golf ba năm nay, người dân tin tôi đi", Trưởng ban Nội chính Trung ương nói và cho rằng, Việt Nam phải có ít nhất 500 sân golf, số lượng 100 sân golf như quy hoạch của Chính phủ là ít và chỉ bằng thành phố Osaka (Nhật Bản).
Đà Nẵng đang tập trung phát triển công nghệ cao, công nghệ thông tin và du lịch theo cách "du khách bước xuống sân bay là được quảng bá về golf, hút được khách thì ngồi đó cũng có thể thu tiền". Đó là cách mà ông Thanh tin nhiều người sẽ ủng hộ Đà Nẵng trong việc phát triển du lịch.
"Người dân cũng có thể tranh luận thoải mái nhưng phải tin vào đường hướng, khi lãnh đạo thành phố đã quyết định những vấn đề chiến lược như thế đều tính toán hết. Lãnh đạo thành phố lâu nay chưa làm ẩu cái gì gây thiệt hại cho dân", nguyên Bí thư Thành ủy Đà Nẵng nói thêm.
Giải đáp thắc mắc của cử tri Võ Quang Vinh về giá giải tỏa đền bù 100 ha đất của một dự án ở xã Hòa Châu thấp hơn 50.000 đồng một m2 so với huyện Điện Bàn (Quảng Nam) nằm giáp ranh, ông Thanh yêu cầu thành phố xác minh thông tin, nếu đúng như phản ánh thì phải xem xét để giải quyết.
Nhìn nhận việc người dân lâu nay khiếu kiện đất đai chủ yếu xoay quanh vấn đề giá đền bù thấp, ông Thanh dẫn câu chuyện vui: "Đền bù mà lấy một cây mít tính ra một năm 20 trái, một trái 50.000 đồng, đấy là tính thế chứ còn có quả thối, quả hỏng. Hay người ta cán chết con gà thì đền con gà chứ lại bảo con gà đó đẻ ra cả bầy, rồi đòi đền cả bầy mới đúng thì không biết đường mô mà tính".
Ông Nguyễn Bá Thanh cũng nêu ý kiến sẽ nâng cao phần đầu của cầu Rồng hiện tại. Ảnh: Nguyễn Đông
Ông Nguyễn Bá Thanh cũng nêu ý kiến sẽ nâng cao phần đầu của cầu Rồng hiện tại. Ảnh: Nguyễn Đông

Đề cập đến cầu Rồng, ông Thanh kể, có người gặp ông nói ngày trước từng phản đối gay gắt việc xây cầu tại vị trí hiện nay nhưng bây giờ nhìn lại thấy hợp lý. "Hồi đóng cọc, anh thấy anh nản, bảo là cầu xây vào chỗ trời ơi, nhưng nó có cái hợp lý riêng", ông Thanh nói.
"Còn về đầu Rồng thấp thì lắp thêm 3 m đường ống nữa là cao lên thôi, để đó từ từ đến cuối năm lắp vô. Có điều con rồng đó có gọi là con rồng không hay người ta lại bảo là con mèo, đó mới quan trọng", ông Thanh phát biểu trước hàng trăm cử tri về các đề xuất nâng đầu rồng lên.
Rồi vị cựu Phó chủ tịch huyện Hòa Vang tâm sự với người dân quê rằng, công việc của tân Trưởng ban Nội chính Trung ương cũng mức độ và có thể chịu đựng được. Ăn uống thì không hợp nhưng cũng quen dần. "Tuy giảm vài ba ký nhưng cũng tốt vì tuổi mình đang cần giảm cân", ông hài hước.
Nói về công việc của thành phố, ông Thanh cho biết thêm, thời gian tới ông Trần Văn Minh (nguyên Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng) sẽ lại về làm lãnh đạo. "Sáng nay tôi đi thắp nhang ở nghĩa trang, có người gặp bảo anh đi tôi buồn. Tôi cũng đi đi về về và còn tham gia Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố nên bà con yên tâm với những kiến nghị của mình, mỗi người nên góp một tay giúp thành phố phát triển", ông nhắn nhủ.
Nguyễn Đông
(VnExpress) 

Tổng cục trưởng Du lịch xin lỗi du khách bị 'chặt chém'

   Nhân chuyện xích lô "chặt chém" khách du lịch, làm nhớ đến câu chuyện của Phan Bội Châu về người phu kéo xe ở Tokyo: "Trở lại Nhật Bản lần thứ hai sau khi về nước, Phan Bội Châu và Tăng Bạt Hổ đến Ðông Kinh để tìm một sinh viên người Trung Hoa học ở trường Chấn Võ. Một người phu xe biết đọc chữ Hán đưa hai ông khách Việt Nam từ ga xe lửa tới trường, nhưng anh du học sinh đó đã đi ở chỗ khác rồi. Người phu xe bảo hai khách ngoại quốc chờ ở một đầu phố, anh ta đi tìm giúp. Chờ từ 2 giờ đến 5 giờ chiều, anh phu xe trở lại, báo tin đã tìm được địa chỉ. Anh đưa hai người đến khách sạn nơi chàng sinh viên Trung Hoa đang ở trọ. Hai nhà cách mạng Việt Nam muốn đền ơn, đưa cho anh ta một đồng. Anh ta nhất định từ chối, chỉ nhận đúng 52 xu. Anh giải thích: Vì đó là giá một chuyến xe đi từ nhà ga Tokyo đến khách sạn này. Phan Bội Châu kết luận: “Than ôi! Trình độ trí thức dân nước ta xem với tên phu xe Nhật Bản chẳng dám chết thẹn lắm sao!"

Lãnh đạo ngành du lịch đã đến gặp bà Ilona Schultz, du khách tới Hà Nội đi xích lô 5 km phải trả 1,3 triệu đồng, để tặng bà món quà nhỏ thể hiện thiện chí cũng như xin lỗi về sự việc trên.
Lãnh đạo Tổng cục Du lịch trao đổi, bày tỏ đáng tiếc về sự việc đã xảy ra với bà Ilona Schultz. Ảnh: Nguyễn Quyền.


Sáng 25/4, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn cùng quan chức đầu ngành du lịch đã đến gặp mẹ con bà Ilona Schultz để bày tỏ đáng tiếc đối với sự việc trên, hy vọng bà sẽ quay trở lại Việt Nam trong thời gian tới.
Nhận lại 1,3 triệu đồng từ Công an phường Hàng Trống (nơi tài xế nhận tiền của du khách), bà Ilona Schultz đã gửi lại 150.000 đồng để trả công người lái xích lô. Du khách quốc tịch Australia này cho rằng bất cứ quốc gia nào cũng có người tốt kẻ xấu, cũng tồn tại hình ảnh không đẹp. Đây chỉ là một trong những hạt sạn nhỏ mà bà từng gặp. 
"Các bạn đã phản ứng rất nhanh, tôi rất vui và cảm ơn các bạn. Nhất định tôi sẽ quay trở lại Hà Nội vào tháng 7 tới", bà Ilona Schultz nói và cho hay sẽ kể câu chuyện về sự phản ứng nhanh của lực lượng chức năng ngành du lịch Việt Nam lên Facebook để bạn bè biết và đến du lịch đất nước này. 
Trao đổi với VnExpress.net, ông Mai Tiến Dũng, Phó giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội cho biết, dù đang bận họp ở xa nhưng đã vội về gặp bà Ilona Schultz. Ngành du lịch Hà Nội đã trao tặng bà món quà nhỏ để thể hiện thiện chí và như lời xin lỗi vì sự việc trên. Sở cũng sắp xếp ôtô để tiễn mẹ con bà Ilona Schultz ra sân bay.
Bà Ilona Schultz có 2 tuần ở Việt Nam và ghi lại nhiều khoảnh khắc vui vẻ khi tham quan Hà Nội.

Còn tài xế xích lô Phạm Văn Chiêu, theo ông Dũng, sau khi xác minh, công an quận Hoàn Kiếm đã tịch thu phương tiện vì anh này hành nghề không có giấy phép và xử phạt hành chính. Phó giám đốc Sở khẳng định thời gian tới sẽ phối hợp cùng các ban ngành của quận Hoàn Kiếm tăng cường giám sát, phát hiện, xử lý những trường hợp bắt chẹt du khách.
Sở cũng đề xuất với Tổng cục Du lịch cho lập đường dây nóng tiếp nhận tất cả thông tin khen chê của khách du lịch trong và ngoài nước. Căn cứ vào đó, ngành du lịch sẽ có biện pháp khắc phục hạn chế, để du lịch Việt Nam ngày càng thân thiện trong mắt du khách.
Trước đó trưa 23/4, bà Ilona Schultz cùng hai con nhỏ tới lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh để tham quan. Khoảng 11h, mẹ con bà đi xích lô với giá thỏa thuận 70.000 đồng từ lăng về nhà hát múa rối nước ở phố Đinh Tiên Hoàng. Tuy nhiên, tài xế Phạm Văn Chiêu đã thả 3 mẹ con bà Ilona giữa phố Hàng Trống và yêu cầu trả 1,3 triệu đồng.
*Clip: Ngành du lịch xin lỗi du khách bị 'chặt chém'
Bá Đô
(VnExpress)
 

Giới thiệu sách: Hanoi's War của Nguyễn Thị Liên Hằng

Một cuốn sách mới về lịch sử chiến tranh Việt Nam của một nữ giáo sư sử học Hoa kỳ gốc Việt Nam xuất bản trong năm vừa qua đã đoạt giải thưởng Edward M.Coffman năm 2012. Tác phẩm “Hanoi’s War: An International History of the War for Peace in Việt Nam” và tác giả Nguyễn Thị Liên-Hằng.
Giải Edward M. Coffman là một giải thưởng hàng năm về sử học của The Society for Military History cho những tác phẩm đầu tay của những tác gỉa trong nội dung hòa hợp được những vấn đề liên quan với xã hội, chính trị, kinh tế, và lịch sử ngoại giao. Giải thưởng được lấy tên của một Professor Emeritus của đại học University of Wisconsin- Madison, Edward M. Coffman, một quân sử gia nổi tiếng của Hoa Kỳ.
Nguyễn Thị Liên-Hằng là giáo sư sử học của đại học University of Kentucky, tốt nghiệp Ph.D. tai đại học Yale và đã được nhiều fellow ship trong đó có fellow- ship Fubright về Việt Nam khảo cứu trong hai năm 2001 và 2002. Cô di tản khỏi Việt Nam khi mới vừa 5 tháng tuổi và trong giờ chót thứ 25 của thành phố Sài Gòn trước khi bị thất thủ.
Cô là giáo sư dạy về lịch sử bang giao quốc tế của Hoa Kỳ đặc biệt là chú trọng vào vùng Ðông nam Á, nhất là thời kỳ chiến tranh lạnh, tác phẩn Hanoi’s War là tác phẩm đầu tiên. Tác phẩm thứ hai đang viết với những khám phá về hệ thống quốc tế của phong trào phản chiến trong thời kỳ chiến tranh cũng như vai trò và vị trí của những khuôn mặt nổi bật của một thời ngoại giao với những tài liệu khảo sát từ văn khố Hoa Kỳ và các nước Âu Châu.
Chiến tranh Việt Nam chiếm một phần quan trọng trong quân sử Hoa kỳ. Một cuộc chiến với nhiều bí ẩn và từ từ được lộ ra từ những văn kiện bí mật của văn khố các quốc gia liên quan đến cuộc chiến. Hàng trăm cuốn sách phân tích về cuôc chiến này với nhiều khuynh hướng đặt trong bối cảnh của quan điểm chính trị riêng biệt. Trong khi hầu như là hầu hết các sử gia nghiên cứu về chiến tranh Việt nam đều chú trọng vào nguyên ủy sự can thiệp của Hoa Kỳ và Mỹ hóa những xung đột tạo ra, Nguyễn Thị Liên-Hằng lại chú ý trước tiên đến những quan hệ quốc tế mà các nhà lãnh đạo Bắc Việt theo đuổi cuộc chiến và Hoa kỳ đã can thiệp vào sau đó. Những chuyện kể đầy tính xác định đã dẫn dắt độc giả đi từ nơi chốn đầy bùn sình của đồng bằng sông Cửu Long đến nơi chốn đã bị bom đạn tàn phá của bình nguyên sông Hồng, từ những hành lang đầy quyền lực ở Hà Nội và từ Sài Gòn đến dinh Bạch ốc của tổng thống Richard Nixon, và từ nơi hòa hội ở Paris đến những hội nghị cao cấp ở Mạc Tư Khoa và Bắc Kinh, tất cả những khám phá cho thấy hòa bình không có một chút hy vọng nào ở Việt Nam. Trên bình diện quốc tế, những siêu cường đã có ảnh hưởng rất lớn đến chiên tranh và hòa bình ở Việt Nam.
“Chiến tranh của Hà Nội” đã tỏ lộ ra rất hiển nhiên những vận động không chính thức với những người được coi là kẻ thù trong Thời kỳ chiến tranh lạnh và biểu hiện rằng cuôc chiến đấu trong bàn hội nghị để tìm kiếm hòa bình cũng ngập máu và chiều rộng có mực độ lớn hơn điều được tiên liệu. Dùng những tài liệu văn khố mà từ trước tới nay chưa được hé lộ của Bộ Ngoại Giao Việt Nam sau thời kỳ đổi mới và cùng với những tài liệu từ văn khố các quốc gia khác có liên quan đến chiến tranh Việt Nam trên cả thế giới, tác giả Nguyễn Thị Liên-Hằng đã bộc lộ ra một chính sách chiến tranh của Bắc Việt: gây ra chiến tranh và tạo dựng hòa bình, không những của nhà cầm quyền Bắc Việt mà còn cả của chính phủ Nam Việt Nam, Nga Xô Viết, Trung Quốc và Hoa Kỳ đểtạo thành một bối cảnh toàn diện của cuộc chiến ở mức độ thế giới.
Tác giả đã viết Hanoi’s War như một cách thế để đập tan các huyền thoại về Việt Nam:” Trong nhiều vấn đề rút ra từ những bài học ở Việt Nam và áp dụng vào Afganistan, đó là lịch sử của chiến tranh Việt Nam thường bị hiểu lầm hoàn toàn. Lịch sử của cuộc chiến này liên tục thay đổi khi có bằng chứng mới xuất hiện, đặc biệt từ phía bên kia. Do không chú ý nhiều về việc tìm hiểu động cơ của kẻ thù, các động lực bên trong và các mối quan hệ đối ngoại, chúng ta luôn có một hình ảnh không đầy đủ và thiếu chính xác về cuộc chiến tranh đó.
Người ta thường tin rằng miền Bắc Việt quyết định đi đến chiến tranh trong năm 1959-1960 là để cứu cuộc nổi dậy ở miền Nam khỏi bị diệt trừ và Ðảng Cộng sản có được sự ủng hộ không mệt mỏi của người dân Việt Nam cho đến khi chiến tranh kết thúc năm 1975. Nhưng bằng chứng gần đây tiết lộ rằng quyết định của đảng đi đến chiến tranh ở miềnNam Việt Nam có một mối liên hệ mật thiết với các vấn đề ở trong nước. Chiến tranh cách mạng là một cách hiệu quả để đánh lạc hướng sự chú ý về các vấn đề trong nước, gồm một chiến dịch cải cách ruộng đất tàn phá, một phong trào trí thức bất đồng ý kiến và một kế hoạch của chính phủ không thành công để chuyển đổi nền kinh tế xã hội chủ nghĩa.
Một trong những quan niệm sai lầm nhất của cuộc chiến Việt nam là ông Hồ Chí Minh là nhà lãnh đạo lỗi lạc của Bắc Việt. Thực tế ông chỉ là bù nhìn, trong khi Lê Duẩn, một người đứng bên lề lịch sử, lại là một kiến trúc sư, nhà chiến lược chính và là chỉ huy trưởng của nỗ lực chiến tranh của Bắc Việt. Ông Duẩn nghiêm khắc, không ồn ào, xa lánh sự chú ý, nhưng ông có ý chí sắt đá, có kỹ năng quản trị và tập trung sự cần thiết để thống trị Ðảng Cộng sản.
Cùng với một nhân vật là cánh tay phải của mình, ông Lê Ðức Thọ được coi như là một nhà ngoại giao cứng rắn bất khuất, người mà sau này đấu khẩu với Henry A. Kissinger trong các cuộc đàm phán hòa bình Paris, ông Duẩn xây dựng một đế chế quân phiệt vững chắc, vẫn còn chi phối Hà Nội đến ngày nay. Các chính sách hiếu chiến của họ đã dẫn dắt Bắc Việt vào cuộc chiến chống lại chế độ Sài Gòn và sau đó là Washing ton D.C., với bảo đảm rằng một nền hòa bình được thỏa thuận sẽ không bao giờ thay thế thắng lợi hoàn toàn. Ông Duẩn thống trị đảng với một bàn tay sắt và xem ông Hồ Chí Minh và Ðại tướng Võ Nguyên Giáp, người nổi tiếng với việc đánh bại Pháp ở Ðiện Biên Phủ, là mối đe dọa lớn nhất đối với quyền hành của ông ta. Ông ta loại bỏ ông Hồ, tướng Giáp và những người ủng hộ họ khi quyết định gần như hầu hết các quyết định quan trọng…”
Trong phần đầu, tác giả kể lại cuộc chia tay giữa hai nhân vật trọng yếu của cuộc chiến Việt Nam là Lê Duẩn và Lê Ðức Thọ vào năm 1955 bên dòng sông Ông Ðốc ở Cà Mau. Lê Duẩn thì ở lại miền Nam và Lê Ðức Thọ xuống tàu Liên Xô tập kết ra Bắc nhưng để rồi trong ít năm sau kéo dài đến tàn cuộc, hai người đã cùng nhau lãnh đạo cuộc chiến và là một chìa khóa chính yếu để giải quyết chiến tranh. Thời điểm năm 1955 vẫn còn trong hạn định mà hòa ước Genève cho phép tự do lựa chọn nơi cư trú của cư dân hai miền. Trong lúc ở lại miền Nam, Lê Duẩn lập ra Trung Ương Cục miền Nam với những người đứng đầu như Phạm Hùng, Nguyễn văn Linh, Võ Văn Kiệt sẽ lãnh đạo cuộc chiến trong tương lai. Trở lại Hà Nội, Lê Duẩn quyết định phải thống nhất đất nước bằng võ lực và tiến hành những nỗ lực sửa soạn cho chiến tranh. Nghị quyết 15 của Ðảng Lao Ðông Việt nam (tức Ðảng Công sản VN) đã xác định rõ mục tiêu này. Chiêu bài “chống Mỹ cứu nước” được xử dụng và tất cả những người bất đồng ý kiến với chủ trương trên bị thanh trừng triệt hạ. Hàng chục ngàn người kể cả những người có công trạng hoặc nổi tiếng bị bắt giam, tra tấn do một chế độ công an trị thi hành. Những tướng tá và nhân vật thân cận với tướng Võ Nguyên Giáp bị giam cầm, bị khai trừ khỏi đảng và nhiều khi bị thanh toán với những cái chết đầy bí ẩn. Do đó , luận cứ cho rằng tất cả Ðảng cộng sản một lòng đoàn kết trong chiến tranh là một luận cứ không tưởng chẳng có một chút nào trong sự thực. Sự đoàn kết chỉ có trong tuyên truyền và chế độ Cộng sản do Lê Duẫn lãnh đạo đã dùng sự khủng bố để đàn áp và bắt buộc mọi người phải tuân theo bằng bạo lực.
Tác giả Nguyễn Thị Liên-Hằng viết “Hanoi’s War: An International History of the War for Peace in Việt nam” (Chiến tranh của Hà Nội: lịch sử quốc tế của cuộc chiến cho hòa bình ở Việt Nam) với chủ đích từ những tài liệu văn kiện mới để có nhận định làm sáng tỏ hơn lịch sử của cuộc chiến đã có quá nhiều hỏa mù che phủ từ những nhận định đầy tính chủ quan của những người phân tích. Những tài liệu văn kiện mới mà tác giả đã xử dụng được trong tác phẩm là tài liệu văn khố của bộ Ngoại Giao của chế độ Việt Nam Cộng sản ở Hà Nội. Trả lời tại sao lại có được may mắn xử dụng những tài liệu trên, tác giả trong cuộc phỏng vấn nói:
“Tôi có mặt đúng chỗ đúng lúc. Khi tôi bắt đầu cuộc nghiên cứu trong những năm cuối của thập niên 1990 về cơ bản lúc đó cả văn khố chủ yếu của Việt Nam là văn khố của Ðảng Cộng sản, văn khố của quân đội của bộ Quốc Phòng, văn khố của bộ Ngoại Giao đều cấm không cho các học giả được tham khảo, dù là người Việt Nam hay ngoại quốc. Chỉ có các giới chức làm việc trong các bộ liên hệ mới được tham khảo tài liệu. Nhưng tới những năm 2000 thì đã có một số thay đổi về chính sách đối với người Việt ở hải ngoại. Việt Nam mở cửa rộng hơn để đón các học gỉa từ các cộng đồng người Việt ở nước ngoài. Họ muốn thu hút Việt kiều và tôi đã nắm ngay lấy cơ hội”
Có nhiều người rất ngạc nhiên vì xử dụng được những tài liệu trong văn khố thuộc hàng tối mật không phải là chuyện dễ dàng mà bất cứ ai cũng có thể thực hiện được. Tác giả đã giải thích là có sự thuận lợi bởi vì giới hữu trách Việt Nam coi thường công trình và khả năng của một sử gia trẻ tuổi người Việt Nam lớn lên và sinh sống ở hải ngoại. Họ nghĩ, với một đề tài có nhiều chất thách đố như chiến tranh Việt Nam có lẽ không thích hợp với một người thuộc nữ giới…
Sử gia George C. Herring, tác giả của “America’s Longest War, The United States in Việt nam” đã nhận xét: “Xử dụng những tài liệu mới mẻ và quan trọng của những văn khố từ khắp thế giới, mà phần đông là từ Việt Nam, Nguyễn Thị Liên-Hằng đã viết và tạo dựng được những điểm son đầu tiên và xác thực của cuộc hòa đàm đã dẫn dắt đến Nghị Hội Paris. Tác phẩm Hanoi’s War là một công trình đặc sắc, là những viên gạch xây dựng không thể bỏ qua cho sự thay đổi tức thì của lịch sử của những xung đột ở Việt Nam”.
Tác gỉa đã phỏng vấn nhiều nhân vật Việt Nam ở cả hai phe như Bùi Diễm, Bùi Tín, Hoàng Minh Chính, Hữu Ngọc, Lưu Đoàn Huỳnh, Lưu Văn Lợi, Nguyễn Ðình Ước, Nguyễn Khắc Huỳnh, Nguyễn Ngọc Dung, Trần Thị Liên… để có thể xác định rõ ràng hơn tính chính xác của các tài liệu văn bản đã xử dụng trong văn khố. Căn bản của cuốn sách là nhửng tìm kiếm sưu khảo từ hàng ngàn tài liệu, công điện, sách báo và nhửng phần thu thanh ghi lại những cuộc phỏng vấn hàng trăm người có liên hệ đến cuộc chiến, phải nói là một dẫn chứng đồ sộ có nhiều tính thuyết phục.
TS. Nguyễn Thị Liên-Hằng
”Hanoi’s War” gồm 4 phần chia ra làm 8 chương với nội dung: Phần 1 là Con đường của cuộc chiến tranh cách mạng: Lê Duẩn nắm quyền lực và chỉ đạo cuộc chiến cũng như hoach định chính sách ngoại giao trong thời gian chiến tranh; Phần 2: phá vỡ những huyền thoại cũ và nêu lên cuộc chiến tại Hà Nội tranh dành quyền lực mà rõ rệt nhất là trong thời kỳTổng Công Kích tết Mậu Thân và thời kỳ của Hội nghị hòa bình Paris và cả thời gian sau đó; phần 3: Theo đuổi bản hòa âm chiến thắng với những hoạt cảnh từ chiến trường đến bàn hội nghị cũng như cách thế vừa đánh vừa đàm của chế độ Hà Nội; phần 4 : tạo thành một nền hòa bình què quặt với những nỗ lực chống lại khuynh hướng chủ hòa trong nội bộ cũng như việc thúc đẩy cường độ chiến tranh để mưu tìm một hòa bình của kẻ chiến thắng.
Nhân vật chính của “Hanoi’s War” và là nhân vật chủ chốt là Lê Duẩn. Ông ta đã áp lực để làm cho Hồ Chí Minh phải ngưng lại ý kiến không muốn thực hiện leo thang chiến tranh vào những năm 1963-1964 để tìm một chiến thắng nhanh chóng trước khi Hoa Kỳ can thiệp trực tiếp bằng quân sự vào Việt Nam. Năm 1967- 1968 ở Bắc Việt đã có một cuộc thanh trừng với quy mô lớn nhằm vào những người phản đối chính sách của Lê Duẩn nhắm vào ông Hồ, tướng Giáp và những người thân cận chống lại kế hoạch Tổng công Kích tết Mậu Thân. Mặc dù cuộc chiến ở miền Nam lúc đầu đã tập họp được nhiều người miền Bắc để hỗ trợ đảng nhưng nó nhanh chóng trở thành một vũng lầy. Ông Duẩn và ông Thọ phản ứng bằng cách gán cho những người phản đối phương cách điều hành chiến tranh tội phản quốc. Bằng cách tăng quyền hạn của lưc lượng an ninh nội bộ và an ninh tư tưởng, và Hà Nội chinh phục cuộc chiến ở miền Nam với chiêu bài yêu nước, Lê Duẩn đã có thể tiến hành một cuộc chiến tổng lực theo như đã hoạch định cho đến năm chấm dứt chiến tranh năm 1975.
Hai nước lớn trong phe Cộng sản là Trung Quốc và Liên Xô có những bất đồng sâu sắc cũng gây ra nhiều ảnh hưởng trong cuộc điều hành chiến tranh của Lê Duẩn. Chính sách đu dây lúc đầu ngả theo Trung Quốc để tiến tới một cuộc chiến tranh tổng lực và toàn diện nhưng lúc về sau khi quân đội Mỹ tham chiến trực tiếp thì viện trợ của Liên Xô đổ vào Bắc Việt. Năm 1968, sự tranh dành ảnh hưởng giữa hai nước này đã ở mức căng thẳng tột độ. Lê Duẩn tung ra hai chiến dịch Tổng Công Kích tết Mậu Thân và chiến dịch Xuân Hè năm 1972 mà cả hai Trung Quốc và Liên Xô không chấp thuận. Năm 1972, tổng thống Richard Nixon đi thăm Trung Quốc và Liên Xô nên cả hai nước gây áp lực để làm giảm bớt cường độ của trận chiến và kết thúc dựa trên các điều khoản của Nixon khi họ tranh dành nhau những ân huệ của Washington. Lê Duẩn phát động hai chiến dịch đẫm máu kể trên như một đòn tấn công chí mạng vào việc giảm bớt căng thẳng giữa Hoa Kỳ và hai ngước Cộng sản đàn anh này.
Tác giả “Hanoi’s War” cũng cho rằng chính Hoa Kỳ tự đánh bại mình trong cuộc chiến tranh Việt Nam là một huyền thoại. Bắc Việt đã chủ ý gây chiến tranh và định hình được các hành động của Hoa Kỳ ở Việt Nam cũng như trật tự cuộc chiến tranh lạnh trên thế giới. Chính Lê Duẩn đã dồn hết toàn lực cho chiến thắng trong năm 1964 khiến Hoa kỳ bị thúc đẩy can thiệp trực tiếp vào chiến tranh. Không phải Bắc Việt là một đối thủ thụ động mà chính họ đã gây ra cuôc chiến với sự chấp nhân hy sinh mọi thứ để đạt được chiến thắng.
Vai trò của Hoa Kỳ và đồng minh là Nam Việt Nam đôi khi lỏng lẻo và mỗi phe vì lợi ích riêng của mình nên có những hành động trái ngược nhau và bất lợi cho liên minh Washington DC – Sài Gòn. Làm chậm việc rút quân Mỹ trong năm 1969 và phá tan các cuộc đàm phán hòa bình giữa ngoại trưởng Hoa Kỳ Henry Kissinger và Lê Ðức Thọ năm 1972-1973, các nhà lãnh đạo miền Nam Việt Nam đã làm cho việc Mỹ rút khỏi Ðông Nam Á phức tạp hơn nhiều. Mặc dù Washington DC có những lý do riêng về địa điểm chiến lược và nội bộ để can thiệp và ở lại Việt Nam nhưng các nhà lãnh đạo hai phe Bắc và Nam Việt Nam đã chi phối tính chất và tốc độ can thiệp của Hoa Kỳ.
Hanoi’s War là một cách nhìn lịch sử mới dựa trên những tài liệu thu thập được từ văn khố của Bộ Ngoại Giao Việt Nam Cộng sản. Trách nhiệm của cuộc chiến tổn hại trên 2 triệu sinh mạng người Việt là trách nhiệm của Lê Duẩn và Lê Ðức Thọ với chủ trương hiếu chiến không chấp nhận sống chung hòa bình với những người quốc gia. Giải pháp hòa bình bằng thương thuyết cũng bị gạt bỏ và chủ trương trung lập chế cũng bị phê phán. Chủ trương duy ý chí này của Lê Duẩn cũng đã gây ra hai cuộc chiến tiếp theo sau năm 1975 với Trung Quốc năm 1979 và với Khờ me Ðỏ năm 1980. Và cũng với đường lối ngoại giao cứng rắn nên Việt Nam bị cả thế giới cô lập tạo nên một thời kỳ tệ mạt nhất trong cả lịch sử dân tộc.
Nguyễn Mạnh Trinh
Nguồn: sangtao.org/2013

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét