Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 19 tháng 4, 2013

Bài viết đáng chú ý

Bên thềm Hội nghị TW 7: Nhận dạng các Ủy viên BCT chủ chốt

Hội nghị TW7 sắp diễn ra, thời điểm này không chỉ ngột ngạt với người dân, doanh nghiệp mà còn là giai đoạn vô cùng nhạy cảm đới với các UVBCT. Xin thử điểm qua một vài nhân vật trong BCT:
TBT Nguyễn Phú Trọng
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng: Ông này đang mất uy tín nghiêm trọng vì nhiều lý do. Trong đó nặng nề nhất vụ phát biểu ở Vĩnh Phúc và vụ vì nóng vội, nông cạn để cho Trương Tấn Sang lôi kéo “phê và tự phê” để rồi “đầu voi đuôi chuột” đến kết cục phải đem BCT ra kỷ luật, làm hại đến uy tín của Đảng và BCT. Ông này do “thừa lý thuyết, thiếu thực tiễn” nên đã quyết định chọn chống tham nhũng làm mặt trận để tăng khả năng “thực tiễn” của mình. Ông chọn các đệ tử là các ông Tô Huy Rứa, Đinh Thế Huynh, Ngô Văn Dụ, Phạm Quang Nghị để thành lập nhóm Thường trực TW4 để “học tập thực tiễn” là phát động đấu tranh chống tham nhũng. Ông này đang bị gọi là Lú và lâm vào thế kẹt, ở lại thì quá nhiều áp lực và không còn uy tín để lãnh đạo nên nghe nói sau HN TW7 có thể sẽ tính đường rút vì lý do sức khoẻ. Một nhân vật không thể không nói tới là Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh cũng rất gần gũi nhóm Thường trực TW4, nhưng ông này có điểm khác người là ông ta chẳng nhớ gì, chẳng nói gì, chẳng làm gì, ai đưa gì thì đọc nấy, hỏi thì “Ừ”,… xem ông trên tivi cứ ngồi thù lù như ông Thần ác trong chùa với đôi lông mày dựng ngược.

CTN Trương Tấn Sang
Ngay sau ông Lú, ông Ừ phải kể đến ông Trương, ông này có nhiều thành tích “đặc biệt” nên đã bị kỷ luật cảnh cáo về Đảng. Từ khi ra Hà Nội, thành tích đáng kể của ông là “Nói nhiều, nói dại, nói sai” nên được lưc lượng dân chủ suy tôn làm minh chủ và thường dùng các phát biểu của ông này để tuyên truyền. Đặc thù của ông này là nhìn bề ngoài thấy rất nhiệt tình, hăng hái nhưng rất ít hiểu biết về chính trị và khi không thoả mãn tham vọng thì bộc lộ sự hằn học với các đồng chí và là nhân vật đóng vai trò “xung kích” trong các hoạt động đả phá nội bộ. Từ khi lên làm Chủ tịch nước, ông Trương đã làm được hai nhiệm vụ rất xuất sắc là đưa hai chị em họ Đặng vào Quốc hội và sau đó ra sức bảo vệ khi hai nhân vật này vi phạm pháp luật. Nhưng năng lực đặc biệt, hơn người của ông họ Trương là luôn trở thành trung tâm chọc ngoáy, gây chia rẽ nội bộ. Ông Sang cũng là nơi hội tụ và là cầu nối của các “tư tưởng đổi mới” rất phù hợp và được các thế lực dân chủ tôn xưng và chọn làm ngọn cờ “khởi nghĩa”. Gần đây ông này lên gân chống Trung Quốc bằng các tuyên bố ở các buổi nói chuyện, nhưng động thái này đang “gậy ông đập lưng ông”, nhiều khả năng dẫn đến việc ông này bị kỷ luật lần 2 trong HN TW7 lần này do vi phạm nhiều nguyên tắc của Đảng về thông tin đối ngoại. Nếu quan sát kỹ sẽ thấy Tư Sang không còn mấy quan tâm đến Đảng, nhiều khả năng ông này sẽ “phá cho nát luôn” những gì còn lại của Đảng và thành lập tổ chức mới. Tại HN TW7 ông này sẽ nhai lại các vấn đề cũ và kiên quyết hạ bệ các đồng chí của mình.

TT Nguyễn Tấn Dũng
Đã nói đến Tư Sang thì không thể không kể đến Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Ông này cầm tinh con trâu nên là nhân vật phải “cày” dữ nhất trong BCT trong suốt mấy năm qua. Ông được Đảng giao cho lái con thuyền kinh tế thị trường định hướng XHCN, nhiệm vụ của ông là phải lái qua bãi đá ngầm trong lúc trời nổi cơn giông bão, còn các đồng chí của ông thì đang mãi luận bàn “lý luận và thực tiễn” và trong quá trình đó bản thân ông Dũng cũng đã mắc một số khuyết điểm trong điều hành. Kết quả, tàu bị sứt mẻ, nên “trăm dâu đổ lên đầu ông Dũng” đến độ suýt chút nữa ông này “được” các đồng chí của mình cho nghỉ tại HN TW6. Một mặt vừa phải tìm cách cứu con tàu ra, một mặt phải đối đầu với “búa rìu” từ các đồng chí phóng tới. Ông này được cái quân tử, có tính cách nhà binh dám làm dám chịu, nhận trách nhiệm thẳng thắn nên đã tuyên bố kiên quyết không “rời tàu” cho đến khi Đảng chỉ đạo “phải buông tay lái”. Có lẽ vừa qua BCHTW cũng đã nhận ra chỉ có ông mới đưa được con tàu về bến nên vẫn chấp nhận ông. Ông này là nhân vật bị nhiều người ghen ăn tức ở và đang giữ kỷ lục bị đồng chí của mình chọc ngoáy nhiều nhất đến mức không tìm thấy sai phạm gì thì đem con cái của ông ra dò xét. Ông được gán cho biệt danh Đồng chí X, quy cho mọi trách nhiệm để xảy ra tình trạng tham nhũng và phải chịu trách nhiệm chính trị. Có lẽ ông này đang chuẩn bị đón nhận tiếp một trận bão nữa tại HN TW7, khi các đồng chí của ông đang “hô phong hoán vũ”, “chiêu binh mã” và không ngần ngại đánh tiếng xưng vương.

BT Phạm Quang Nghị
Nhân vật nữa phải nhắc đến là kẻ giấu mặt Phạm Quang Nghị, mặc dù che dấu rất kỹ nhưng vẫn không giấu được thân phận “Chùm khế ngọt” từ Thanh Hoá mà ra. Ai cũng biết ông này đang nuôi mộng lớn trở thành cụ Tổng khoá tới, nhưng khổ nổi “văn dốt, võ hèn, lùn văn hoá” nên về Hà Nội cũng chả làm được tích sự gì. Những thành tích nổi bật nhất của ông này là thâu tóm được quyền phê duyệt các dự án từ UBND, cắt ngọn nhà cao tầng. Dân Hà Nội vẫn nhớ câu nói nổi tiếng của ông: “Văn hoá Hà Nội xuống cấp là do dân nhập cư”, nhưng cái chính ông không chịu hiểu là từ khi ông “nhập cư”, Hà Nội trở nên xuống cấp và bẩn thỉu nhất. Làm ô uế cả 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Nếu ông này làm Tổng bí thư, dân Thanh Hoá sẽ tràn ra khắp Hà Nội, còn dân Hà Nội phải chạy về … Hà Tây vì chịu không nổi!

Nhìn cám cảnh các ông lớn trên đây, mong sao “trời đất biến đổi, vũ trụ xoay vần” để nhóm ông Lú thông minh lên, không tự phạm sai lầm ngớ ngẩn chết người; ông Ừ bớt ù lì; ông Trương bớt chọc ngoáy để cùng các đồng chí lo cho đất nước; mong ông Thủ tướng mạnh mẽ hơn trong bảo vệ chủ quyền đất nước, lái con thuyền kinh tế qua khỏi khó khăn lúc này và xử lý các tồn tại để tiến lên phía trước; mong các thành phần “lững lơ con cá vàng” trong Bộ Chính trị sẽ tìm về chân chính, dẹp bỏ thái độ “gió chiều nào mình xoay chiều ấy” để giúp dân giúp nước.

    Mong lắm thay!

Người xây dựng - Hà Nội
(Tư Sang)

Nếu biến động chính quyền sẽ dùng kịch bản Thiên An Môn hay Dresden?

Bài trước trong mục này đã đặt một câu hỏi về sự tan rã nhanh chóng của các chế độ cộng sản Ðông Âu: “Chế độ vững như bàn thạch, cho đến ngày nó sụp đổ. Tại sao người ta không thấy được những nhược điểm nằm bên dưới các chế độ tưởng như muôn năm trường trị như vậy?”
Một người đã nghiên cứu về trường hợp Ðông Ðức, còn gọi là Cộng Hòa Dân Chủ Ðức, là Daniel V. Friedheim, đã thấy rằng nguyên nhân chính khiến chế độ sụp đổ không phải chỉ vì áp lực của người dân từ bên dưới; cũng không phải vì giới lãnh đạo cao cấp đã chấp nhận chịu thua. Theo ông, nguyên nhân chủ yếu là vì chính hàng ngũ cán bộ cấp trung đã chán ngán hệ thống xã hội và chính trị mà họ đang góp công duy trì.
Trong một bài đăng trên tạp chí Chính Trị Ðức (German Politics) vào Tháng Tư năm 1993, Friedheim trình bày trình tự sụp đổ của Cộng sản Ðông Ðức. Ông ghi nhận ý kiến của nhà xã hội học nổi danh Max Weber, thấy rằng bất cứ một chế độ nào cũng phải dùng một “hệ thống thuộc lại.” Một chế độ sụp đổ từ bên trên nếu nhóm người lãnh đạo hết tin vào khả năng kềm hãm dân chúng, như chúng ta thấy ở Tiệp Khắc, Bulgaria, Nga. Nhưng ở Ðông Ðức, sự sụp đổ diễn ra ngay ở trong hệ thống cai trị, tức là những người cán bộ trung cấp không còn thấy mình có thể tuân lệnh đảng Cộng sản mà đàn áp người dân nữa.
Bài luận văn trên dựa trên luận án tiến sĩ của Daniel Friedheim tại Ðại Học Yale, sau khi tác giả đã thực hiện một cuộc phỏng vấn 119 quan chức và cán bộ thuộc chế độ cộng sản Ðông Ðức ngay sau khi nước Ðức thống nhất.

Cách mạng nhung
Những người được chọn để phỏng vấn đều thuộc thành phần bộ máy bí mật có nhiệm vụ trấn áp khủng hoảng (Eisatzleitungen), ở trung ương và địa phương. Họ đứng đầu những ban bí thư đảng bộ, chỉ huy mật vụ, chính quyền, cảnh sát và quân đội; chính họ phải quyết định có sử dụng vũ lực đàn áp dân biểu tình hay không; khi dân Ðông Ðức biểu tình đòi dân chủ vào mùa Thu năm 1989. Chúng ta cần nhớ lại là vào Tháng Sáu năm đó, Cộng sản Trung Quốc đã dùng quân đội tàn sát các công nhân và sinh viên biểu tình ở Thiên An Môn. Tổng bí thư đảng Cộng sản Ðông Ðức Erich Honecker cũng dọa sẽ dạy bài học Thiên An Môn cho dân chúng. Từ Tháng Ba năm 1989 cảnh sát công an đã dùng lựu đạn cay và dùi cui đàn áp biểu tình. Ðến Tháng Chín, người đứng đầu mật vụ (Stasi) là Erich Mielke đã báo động “tình hình vô cùng nghiêm trọng” và giải pháp duy nhất là phải “dùng bạo lực, chỉ có bạo lực thôi.” Trong Tháng Mười, dân đi biểu tình ngày càng đông ở Leipzig, Dresden, rồi Berlin.
Cuối cùng, chính một người trong hàng ngũ công an mật vụ đã mở cửa cho ngọn gió tự do dân chủ trỗi lên, trong một hành động bất ngờ, “đột hứng.” Ngày 8 Tháng Mười năm 1989, dân chúng tại thành phố Dresden đi biểu tình cùng với giới trí thức, nghệ sĩ, sinh viên, công nhân. Ðoàn người biểu tình đứng đối diện với đoàn công an võ trang hằm hè. Bỗng đoàn công an ngạc nhiên khi thấy một người dân tách ra, đi từ từ tiến dần về phía họ; rồi hỏi có ai ra để nói chuyện hay không. Một viên sĩ quan công an đã tiến tới. Hai người nói chuyện “giữa trận tiền” một hồi; và đi tới hai quyết định: Ðoàn biểu tình sẽ giải tán, và cử ra ngay 20 người đại diện. Họ sẽ họp bàn với phía công an; tối hôm đó sẽ công bố kết quả buổi họp tại bốn nhà thờ. Thế là 20 người bất ngờ được đề cử làm “đại biểu” của đoàn biểu tình. Trong đó có đủ thành phần: sinh viên, công nhân, thầy giáo, thợ mộc, thợ máy, y tá, vân vân, có cả một đảng viên cộng sản. Người nhỏ nhất là một thợ máy tập sự 17 tuổi, già nhất là một giáo sư về tôn giáo, 58 tuổi; đa số trong lứa tuổi 20, 30.
Biến cố được gọi là “Mô hình Dresden” sau đó đã được đem ra làm mẫu ở các thành phố khác khi công an mật vụ đứng trước đoàn biểu tình. Nhưng tại sao chính quyền Dresden sau đó lại chịu nhượng bộ, phải chấp nhận 20 công dân tình cờ thành những người đối thoại với họ? Friedheim đã tìm thấy chính các quan chức trung cấp trong guồng máy an ninh đã chán ngán vai trò đàn áp dân mà họ phải đóng. Người chỉ huy công an bỗng nghĩ ra đề nghị phái đoàn 20 người để thương thuyết, mặc dù không cấp trên nào cho phép anh ta làm như vậy. Lệnh trên là dùng vũ lực, chỉ dùng vũ lực! Sau này được phỏng vấn, anh nói rằng thực ra anh đã không đồng ý với lệnh trên bảo phải dùng vũ lực. Anh vẫn được lệnh đàn áp, nhưng bỗng nhiên nghĩ ra một cách trì hoãn lệnh. Khi anh ra lệnh các công an mật vụ buông cái khiên sắt họ ôm trước ngực, đặt tất cả xuống đất để bày tỏ thiện chí, tiếng vỗ tay hoan hô reo ầm lên trong đoàn biểu tình. Anh ta kể: Vai tôi bỗng nhẹ hẳn đi, trút được một gánh nặng! Tối hôm đó tôi về báo cáo, ông sếp tôi bảo: Bây giờ tao báo cáo lên trên chắc họ không tin có chuyện này!
Tại sao viên chỉ huy công an ở Dresden lại hành động như vậy; rồi các nơi khác cũng làm theo? Lý do chính là họ đã bớt tin vào chế độ cộng sản. Friedheim phỏng vấn các viên chức trung cấp trong guồng máy đàn áp cho thấy điều này. Một câu hỏi về chủ nghĩa cộng sản nói chung, viết: “Không có chế độ nào có thể đạt được những thành tựu về xã hội như chế độ cộng sản.” Với câu này, có 97% nói khi gia nhập đảng Cộng sản họ đã tin vào điều đó. Nhưng, tới mùa Thu năm 1989 thì chỉ có 65% nói họ còn nghĩ chế độ Cộng sản Ðông Ðức là tốt nhất thôi. Thật ra, tỷ lệ giảm từ 97% xuống 65% cũng không mất mát nhiều lắm, vì vẫn còn gần 2 phần 3 các quan chức trung cấp tin tưởng chế độ Cộng sản là con đường tốt nhất cho xã hội của họ.
Nhưng mặc dù đa số 65% vẫn tin ở chủ nghĩa cộng sản, đối với biện pháp đàn áp dân bằng bạo lực thì thái độ của các viên chức công an trung cấp lại thay đổi rất nhiều. Trong cuộc phỏng vấn trên, Friedheim hỏi họ: “Khi mới bước vào đảng, anh có tin rằng chính phủ có quyền dùng công an đàn áp các đám dân biểu tình hay không? Có 78% nói họ đã tin chính phủ có quyền đó. Tiếp theo là câu hỏi: “Sau khi đã chứng kiến các biến cố vào mùa Thu năm 1989, lúc đó anh còn tin chính phủ có quyền đàn áp hay không?” Số người vẫn tin tụt xuống, chỉ còn 8%. Chính các người công an trung cấp đã trưởng thành nên thay đổi thái độ.
Chúng ta càng thấy rõ điều này, khi họ được hỏi về vụ đàn áp kiểu Thiên An Môn. Yêu cầu họ chọn một câu đúng nhất để mô tả vụ đổ máu ở Thiên An Môn, Friedheim thấy: Chỉ có 1% các quan chức công an trung cấp nghĩ rằng vụ này “có thể diễn ra ở nước Ðức” của họ. Có 26% số người được phỏng vấn thấy “bảo vệ chủ nghĩa xã hội mà phải đổ máu như vậy là không đáng.” Trong khi đó có 42% phần trăm đồng ý với nhận định rằng “một vụ đổ máu như thế chỉ có thể diễn ra tại Trung Quốc hay một nước Á Châu thôi.” Trong nhận định này, chúng ta thấy ẩn tàng một thái độ khinh miệt, cho là người Châu Á thì khát máu, dễ giết nhau, hơn người Ðức.
Trong lịch sử vụ sụp đổ của chế độ Cộng sản ở Ðông Âu, chúng ta biết có nhiều nguyên nhân cùng họp lại gây ra; nhưng riêng tại Ðông Ðức thì có lẽ yếu tố quan trọng nhất là sự sụp đổ của cây cột trụ chống đỡ cho đảng Cộng sản: Giới chỉ huy trung cấp trong guồng máy đàn áp. Tại thành phố Dresden, chính viên sĩ quan chỉ huy mật vụ Stasi và cấp trên của anh ta đứng đầu về nội an, cả hai đã bí mật liên lạc với vị giám mục địa phương để cùng tìm cách tránh đổ máu.
Chúng ta không thể đoán hiện nay tâm trạng những người trong guồng máy công an mật vụ của cộng sản Việt Nam có còn tin tưởng ở chủ nghĩa cộng sản và chế độ đến mức nào. Nhưng họ cũng là người, là người Việt cả. Họ cũng biết chuyện gì đang diễn ra trong xã hội, họ còn biết nhiều hơn về sự thật đằng sau cuộc tranh chấp giữa các người lãnh đạo đảng. Khi phải chọn lựa, liệu họ sẽ theo “Mô hình Thiên An Môn” hay “Mô hình Dresden?”
Có một cách để giới chỉ huy công an ở Việt Nam tránh không phải lựa chọn giữa Thiên An Môn hay Dresden. Là họ từ chối không tham dự vào bất cứ một hành động đàn áp nào, nếu những người đi biểu tình có lý do chính đáng. Nông dân biểu tình đòi bồi thường đất, chống cướp đất là chính đáng. Dân chúng biểu tình chống ngoại bang xâm chiếm biển đảo, đất đai và cướp phá thuyền của ngư dân Việt Nam, đó cũng là một lý do chính đáng. Các người chỉ huy công an ở Việt Nam phải từ chối không tham dự các cuộc đàn áp biểu tình chính đáng, chắc chắn họ sẽ thành công.
Công an cũng có quyền từ chối không tham dự vào những vụ trục xuất người dân để chiếm đất trao lại cho các nhà thầu xây dựng. Họ có thể đến hiện trường, có mặt đúng giờ, với đồng phục tề chỉnh; họ cứ đứng đó chứng kiến cảnh các quan chức đưa giấy tờ trục xuất dân ra khỏi ngôi nhà họ ở, hay thửa ruộng họ đang cày. Cứ đứng yên chứng kiến hai bên cãi cọ nhưng nhất quyết không can thiệp vào các cuộc tranh chấp đó. Cam đoan đồng bào sẽ vỗ tay hoan hô! Mà sẽ không phải thắc mắc chọn giữa Thiên An Môn hay Dresden nữa!
Ngô Nhân Dụng
(Người Việt)   

Lê Hồng Hiệp - VN bị “lạm phát” đối tác chiến lược?


Nhật Bản là một trong các các đối tác đầu tư và mậu dịch lớn của Việt Nam.

Tháng 1/2013, nhân chuyến thăm của TBT Nguyễn Phú Trọng tới Italy, hai nước đã ký tuyên bố thiết lập quan hệ đối tác chiến lược Việt – Ý. Đây là mối quan hệ đối tác chiến lược mới nhất mà Việt Nam đã thiết lập với một nước khác.

Trước đó, Việt Nam đã tuyên bố thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Liên bang Nga (2001), Nhật Bản (2006), Ấn Độ (2007), Trung Quốc (2008), Hàn Quốc, Tây Ban Nha (2009), Vương quốc Anh (2010), và Đức (2011). Trong số này, một số mối quan hệ như với Trung Quốc và LB Nga đã được nâng lên tầm “đối tác chiến lược toàn diện”. Ngoài ra, từ năm 2009, Việt Nam cũng đã thiết lập quan hệ “đối tác toàn diện” với Australia.

Chưa dừng lại ở đó, trong chuyến thăm gần đây tới Pháp của Ngoại trưởng Phạm Bình Minh, hai nước cũng thống nhất sẽ sớm nâng quan hệ song phương lên tầm “đối tác chiến lược”. Một số tin tức khác cho biết Việt Nam cũng có ý định tương tự với Mỹ và một vài quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.

Rõ ràng việc làm sâu sắc quan hệ với các quốc gia quan trọng trên thế giới là phù hợp với đường lối “đa dạng hóa, đa phương hóa”, “muốn là bạn và đối tác tin cậy” với các nước trên thế giới mà Việt Nam đã theo đuổi những thập kỷ qua. Tuy nhiên việc thiết lập gần như đại trà các mối quan hệ “đối tác chiến lược” với một loạt các quốc gia như vậy có phải hoàn toàn hợp lý?

“Đối tác chiến lược” là gì?


Anh hiện là một trong các đối tác chiến lược của Việt Nam.

Một quốc gia như thế nào thì được coi là có tầm quan trọng “chiến lược” đối với Việt Nam? Đâu là những tiêu chí để xác định Việt Nam cần thiết lập quan hệ đối tác “toàn diện”, “chiến lược”, hay “chiến lược toàn diện” với một nước? Việc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với quốc gia đó tạo ra sự khác biệt như thế nào đối với quan hệ đối ngoại của Việt Nam nói chung và với nước đó nói riêng?

Mặc dù đã có tới 10 mối quan hệ đối tác chiến lược được thành lập trong vòng hơn 10 năm qua nhưng cho tới lúc này dường như các nhà hoạch định chính sách đối ngoại Việt Nam vẫn chưa đưa ra được một định nghĩa rõ ràng cho khái niệm này, đặc biệt là nội hàm của nó.

Chính vì vậy, một số học giả có ý kiến cho rằng quan hệ “đối tác chiến lược” và hai biến thể của nó là “đối tác toàn diện” và đối tác “chiến lược toàn diện” nhìn chung là những khái niệm được Việt Nam dùng để đánh dấu những mối quan hệ mà Việt Nam cho là quan trọng. Tuy nhiên vấn đề mấu chốt là quan trọng tới mức nào, và quan trọng đối với cái gì của Việt Nam?

Có thể thấy các nhà hoạch định chính sách đối ngoại Việt Nam dường như đang có xu hướng lạm dụng khái niệm “chiến lược”, áp dụng nó cho những mối quan hệ thực tế chưa đạt tới mức đó.

Một mối quan hệ nên được coi là “chiến lược” đối với Việt Nam chỉ khi nó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với an ninh, thịnh vượng, và vị thế quốc tế của Việt Nam. Trong ba khía cạnh này, hai khía cạnh an ninh và thịnh vượng phải là hai khía cạnh cốt yếu, còn khía cạnh cuối cùng chỉ mang ý nghĩa thứ yếu.

Theo đó, về mặt an ninh, quan hệ đối tác chiến lược đó sẽ giúp Việt Nam củng cố nền tảng ngoại giao và quốc phòng, hỗ trợ tích cực cho Việt Nam trong việc giữ gìn an ninh, bảo toàn chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ.

Ngược lại, nếu mối quan hệ đó bị xấu đi, hoặc bị gián đoạn, có thể gây phương hại nghiêm trọng cho an ninh, ngoại giao lẫn quốc phòng của đất nước, gây khó khăn cho việc bảo toàn chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ.

'Thiếu thuyết phục'


Việt Nam muốn lập quan hệ đối tác chiến lược với Hoa Kỳ nhưng bị Washington ép về nhân quyền.

Về mặt thịnh vượng, mối quan hệ kinh tế với đối tác đó phải góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. Điều đó thể hiện trên các khía cạnh như quan hệ thương mại, đầu tư, chuyển giao công nghệ, viện trợ... Theo đó có thể lượng hóa khía cạnh này, thiết lập các tiêu chuẩn cho chúng. Ví dụ, thương mại song phương phải đạt kim ngạch tối thiểu 10 tỉ USD, đầu tư song phương từ 5 tỉ USD trở lên,vv…

Nếu các tiêu chí này chưa đạt được thì phải xét đến quy mô và mức độ phát triển của quốc gia đó. Nền kinh tế của họ càng lớn và càng phát triển thì khả năng sớm đạt được các tiêu chí đó càng cao.

Về mặt nâng cao vị thế của Việt Nam, quốc gia đối tác nên phải là những nước lớn, hoặc cường quốc hạng trung tiêu biểu. Đây là những quốc gia có vị thế và ảnh hưởng quan trọng hoặc đáng kể đối với đời sống chính trị thế giới và khu vực. Thông qua mối quan hệ thân thiết với họ, Việt Nam có thể tận dụng được sự ủng hộ cần thiết trong các vấn đề quốc tế và khu vực, nâng cao vị thế đối ngoại của mình.

Cả ba khía cạnh và các tiêu chí liên quan này cần được nhìn nhận, đánh giá một cách tổng thể. Một quốc gia có thể không đáp ứng được một vài tiêu chí ở một khía cạnh nhất định, nhưng vẫn có thể được xác định là đối tác chiến lược nếu nhìn tổng thể quốc gia đó có tầm quan trọng cao và lâu dài đối với Việt Nam.

Nếu nhìn vào danh sách các đối tác chiến lược mà Việt Nam đã thiết lập, có thể thấy có một số quốc gia mà tầm ảnh hưởng của họ đối với an ninh, thịnh vượng và vị thế quốc tế của Việt Nam chưa đạt đến mức quan trọng, chưa nói đến mức “quan trọng chiến lược”.

Tiêu biểu trong số đó có thể kể đến Tây Ban Nha. Việc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với nước này hết sức thiếu thuyết phục. Tây Ban Nha hầu như không có ảnh hưởng gì tới an ninh, quốc phòng của Việt Nam, vị thế quốc tế của Tây Ban Nha cũng hạn chế hơn rất nhiều so với nhiều quốc gia khác và ít có khả năng giúp đỡ Việt Nam nâng cao vị thế của mình.

Đặc biệt đóng góp của mối quan hệ với Tây Ban Nha vào sự thịnh vượng của Việt Nam vẫn còn rất hạn chế. Đến năm 2011, tức là 4 năm sau khi thiết lập quan hệ đối tác chiến lược song phương, tổng kim ngạch thương mại hai chiều mới đạt mức gần 1,8 tỉ USD. Đầu tư của Tây Ban Nha vào Việt Nam hầu như không đáng kể. Nước này thậm chí còn không lọt vào top 40 nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam lớn nhất từ trước tới nay.

Hệ quả của “lạm phát”

"Khi có quá nhiều mối quan hệ đối tác chiến lược, Việt Nam sẽ bị phân tán nguồn lực và khó có thể tập trung đầu tư thúc đẩy những mối quan hệ thực sự quan trọng nhất đối với mình"

Sẽ có người lập luận rằng, thiết lập càng nhiều “đối tác chiến lược” càng tốt, bởi nó giúp Việt Nam làm sâu sắc quan hệ với nhiều nước cùng lúc. Điều đó chỉ có lợi chứ không có hại.

Tuy nhiên nếu mục đích chỉ đơn giản như vậy thì có cần thiết phải đặt tên cho các mối quan hệ đó là “đối tác chiến lược”?

Bản chất của việc thiết lập các mối quan hệ đối tác chiến lược là nhằm phân loại, sắp xếp thứ tự ưu tiên các mối quan hệ đối ngoại của Việt Nam. Thông qua đó, Việt Nam biết được đâu là những đối tác quan trọng nhất cần liên tục đầu tư củng cố quan hệ.

Việc xác định đối tác chiến lược cũng đánh tín hiệu cho phía đối tác biết rằng Việt Nam đặc biệt coi trọng mối quan hệ với họ, qua đó tạo ra khuôn khổ chính sách, pháp luật và dần dần là cơ chế để khuyến khích họ đầu tư trở lại vào mối quan hệ với Việt Nam, giúp Việt Nam đạt được ba mục tiêu chiến lược như đã nêu ở trên.

Việc xác lập các mối quan hệ đối tác chiến lược tràn lan có thể gây ra một số hệ quả tiêu cực chính như sau:

Thứ nhất, khi có quá nhiều các mối quan hệ đối tác chiến lược thì bản thân các mối quan hệ đó không còn thực sự là “chiến lược” nữa. Việc đưa ra khái niệm “đối tác chiến lược” như là một từ khóa quan trọng trong tư duy đối ngoại Việt Nam hiện nay cũng vì vậy mà không còn ý nghĩa.

Thứ hai, khi đánh đồng các mối quan hệ thực sự là “chiến lược” với các mối quan hệ dưới chuẩn sẽ khiến các quốc gia thực sự quan trọng đối với Việt Nam không còn mặn mà với ý tưởng trở thành đối tác chiến lược của Việt Nam, hoặc nếu đã trở thành thì sẽ giảm hứng thú trong việc duy trì sự phát triển thường xuyên mối quan hệ đó bởi họ nhận ra rằng Việt Nam không thực sự coi trọng họ như họ từng nghĩ.

Thứ ba, khi có quá nhiều mối quan hệ đối tác chiến lược, Việt Nam sẽ bị phân tán nguồn lực và khó có thể tập trung đầu tư thúc đẩy những mối quan hệ thực sự quan trọng nhất đối với mình.

Thứ tư, việc không có một định hướng, chính sách rõ ràng cho việc thiết lập các mối quan hệ đối tác chiến lược cho thấy điểm yếu trong việc hoạch định chính sách đối ngoại của Việt Nam, gây ảnh hưởng tới định hướng đối ngoại lâu dài của đất nước.

Bao nhiêu đối tác là đủ?

"Trong bối cảnh hiện tại Việt Nam chỉ cần thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với tối đa 10 quốc gia"

Dựa trên những phân tích như trên, người viết cho rằng trong bối cảnh hiện tại Việt Nam chỉ cần thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với tối đa 10 quốc gia, bao gồm: Trung Quốc, Mỹ, LB Nga, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Anh, Pháp, Đức và Australia.

Đối với các nước ASEAN Việt Nam không nên thiết lập các mối quan hệ đối tác chiến lược vì sẽ tạo ra sự phân biệt, không có lợi cho Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang cần đến sự đoàn kết nội bộ của ASEAN để xử lý vấn đề Biển Đông.

Chính vì vậy đã đến lúc Việt Nam cần phải có một tư duy rõ ràng hơn về khái niệm “đối tác chiến lược”. Các nhà hoạch đính chính sách đối ngoại Việt Nam cần sớm làm rõ nội hàm của khái niệm, xây dựng thang tiêu chí để xác định đâu là những đối tác chiến lược của Việt Nam hiện nay và trong tương lai.

Danh sách đối tác chiến lược của Việt Nam cũng không nhất thiết phải cố định mà có thể điều chỉnh thêm bớt linh hoạt, tùy theo diễn biến phát triển của mối quan hệ. Điều quan trọng là danh sách này không nên vượt quá 10 đối tác.
Chỉ có như vậy thì việc thiết lập các mối quan hệ đối tác chiến lược của Việt Nam mới thực sự có ý nghĩa.

Lê Hồng Hiệp là Giảng viên Khoa Quan hệ quốc tế, trường ĐH KHXH&NV, Đại học Quốc gia TPHCM, và hiện là Nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học New South Wales, Học viện Quốc phòng Australia. Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả.

Lê Hồng Hiệp
Gửi cho (BBC) từ Australia

Nhật ký mở lại (lần thứ 43): Đại loạn thời bình!

Thứ sáu, ngày 19 tháng tư năm 2013
Sáng nay ông cựu đại tá T, bạn đồng môn từ thuở “Đoàn Vệ Quốc Quân một lần ra đi”, nghĩa là cũng U90 như mình, được “cụ con” mới về hưu được mấy tháng lái cái xế hộp cà tàng quẳng "cụ bố" ở nhà mình để đi đâu không biết (một cử chỉ chiếu cố để bố đỡ…buồn)!
Nào ngờ vừa nghe chuông réo, chống gậy ra mở cửa đã được nghe cụ bạn cả năm nay không gặp lên tiếng sang sảng: “Tiên sư bố chúng nó! Loạn! Loạn thật!...”
Tớ: Thế nào? thế nào?...nè! nè! đu-xơ măng! đu-xơ-măng! (doucement – tiếng thằng Tây dạy khi khuyên ai hãy từ tốn nhẹ nhàng tớ hay dùng khi gặp lại những người bạn bị nền giáo dục Pháp làm cho mất cái đậm đà của bản sắc dân tộc!)
Cụ bạn: Tiên sư bố chúng nó! Tức đến hộc máu mồm ra mà chết được! Ai đời nó tạt ngang mũi xe của thằng con tớ! Xuýt xảy ra án mạng nếu tay lái của thằng này không vào loại có cỡ …Ấy vậy mà chúng nó còn đuổi theo mãi chỗ đèn đỏ để chõ mõm vào xe mà chửi “Đù má hai thằng già (nghĩa là cả mẹ tớ lẫn …vợ tớ đều bị…cả)! Cóc ngóe lên làm người cũng đòi đi tu-bin!” Ông bảo thế có loạn không cơ chứ!
Tớ: Loạn! loạn! loạn! Nhưng mà ông ơi! Còn nhiều thứ đại loạn hơn nhiều đấy ông ạ!
Và thế là cuộc gặp gỡ của hai người lính còn sót lại của mấy mươi năm binh lửa bỗng trở thành một buổi… “tố khổ” về mọi thứ “loạn thời bình”….
Biết được cái tính tình ông bạn này là không ưa nói về tình hình chính trị, chính chọe đương thời, cũng không phải là dân ham muốn in-téc-nẹt-téc-niếc, nhưng đôi khi cũng hay có vài ý kiến … “phản biện - trung thành”, mình liền lợi dụng đưa ông già từ các thứ loạn ngoài xã hội đi dần vào mọi thứ loạn khác mà ông ta luôn muốn né tránh, cho nó đỡ phiền phức cho vợ con và cho bản thân đỡ …."nhức cái đầu"! Mình bèn dùng cái “mẹo” kích ông ta đi từ những chuyện chửi cha ba thằng mất dạy ngoài đường phố tới những tình hình chính sự nhiễu nhương đang hiện hữu …để rồi sau gần 3 tiếng đối thoại thì mình đã nhận ra rằng thì là:
1- Không phải ông ta không hiểu biết, không chán đến tận cổ cái tình hình đất nước hiện hành…
2- Không phải ông ta không có những phân tích sâu sắc, nhưng vì tương lai của mấy đứa con đang làm ăn thăng tiến trên "nền kinh tế thị trường",
3- Bản thân ông ta xưa cũng được đi học hành trên 10 năm dưới chế độ thuộc địa, như mình... nhưng do hoàn cảnh xuất thân chỉ là một con một ông đội khố xanh nên…được hưởng ân sủng của đảng đối với ông như ngày nay là thỏa mãn qúa rồi.
Cho nên, đòi hỏi hơn nữa ở ông ta thì hơi …gò ép!
Vì thế mình bắt đầu ngay bằng các thứ loạn ở ngay đời thường, ở ngay các thứ loạn ngày nào cũng ê hề trên báo đảng - nhà nước! Bắt đầu bằng những chuyện..loạn..ngôn để dần dần đi vào các thứ đại loạn khác! Như loạn chính sách, loạn đường lối, loạn chỉ đạo, loạn tổ chức cũng như loạn trong hàng ngũ lãnh đạo mà cơ bản là loạn nhân cách, loạn lý tưởng…
Và sau đây là tóm tắt những sự thoái hóa dần dần của ông bạn qua cuộc đối thoại thẳng thắn giữa 2 ông chiến sỹ già!
Ông bạn: Bảo người ta góp ý “không có vùng cấm” nhưng người ta mới mon men đề nghị điều này điều kia trái ý mình đã ra oai hống hách đe dọa xử lý!
Tớ: Ông không biết đấy thôi…chứ trên mạng còn có cả một đội ngũ “côn đồ cầm bút” có cái tên “dư luận viên” ăn lương đảng - nhà nước, không những chỉ gọi những trí thức, những người nói khác với lãnh đạo hoặc những ai đưa ra những con số vạch trần sự dối trá, bố lếu bố láo của mọi thống kê chính thức của nhà nước... nào là “lực lượng thù địch”, là “ăn tiền nước ngoài” thậm chí là… “lưu manh chính trị”, “cơ hội chính trị”, và cò yêu cầu các cơ quan chức năng “ra tay thẳng cánh” nữa cơ đấy! Bọn này dùng cả tên thủ tướng, chủ tịch nước để đặt cho Blog của mình. Tha hồ lên án, chửi bới mà đến cả chủ tịch, thủ tướng cũng không dám lên tiếng công nhận hay cải chính!?
- Loạn thật! Loạn thật!
- Mới tối qua đây thôi! Ủy Ban Thường trực quốc hội báo cáo chính thức có 7 triệu lượt người góp ý xây dựng hiến pháp, lờ tịt hai con số mới đầu là 20 triệu, sau là 44 triệu riêng ở Bình Dương. Chênh lệch đến cả mấy chục triệu cũng cứ coi như chẳng hề gì, chẳng chết ai!
- Thì cũng cùng một bài báo, anh thì nói lương tối thiểu của công nhân mới đáp ứng được 30%, 45%, 50% …mức sống tối thiểu …anh thì nói “20 năm nay cứ loay hoay mãi với câu hỏi làm sao có thể cải thiện cuộc sống của “giai cấp tiên phong” khỏi phải ốm nhóc, ốm nheo” để đi tiên phong xây dựng chủ nghĩa xã hội? Nhưng cuối cùng ai cũng đều biết cả là:
Lương không đua được với giá!
Bộ máy ăn lương cồng kềnh nhất thế giới (so với tỷ lệ dân số)…
Cho nên bàn ra tán vào mỗi năm vài lần “đâu vẫn vào đó”!
Chỉ có một điều mà ai cũng biết nhưng không dám nói ra: Đó là thực chất của hai chữ “cồng kềnh" mà không một nhà nước nào trên thế giới vướng phải, vì một nhà nước mà phải ôm tới 2, thậm chí 3 “chính phủ” (gồm cả các tổ chức chính trị, nghề nghiệp... mặt trận v.v... đều ăn lương nhà nước!)
Nói trắng ra rằng: Chỉ khi nào bớt đi một trong hai tổ chức ăn lương: hoặc là đảng hoặc là nhà nước! Bằng không thì chỉ là họp, là…nghiên cứu “đãi bôi” mà chẳng giải quyết được việc gì hết!
-Ừ! đúng là "chercher midi à 14 heures" thật! (tìm giờ Ngọ vào lúc 2 giờ chiều!) Biết thừa đi rồi mà vẫn còn giả vờ đi tìm!
- Cho nên ngày càng có thêm nhiều ngôn ngữ cực mới! Ví dụ: Tránh hai chữ "đình công" thì tuyên huấn tung ra 4 chữ "ngừng việc tập thể", ăn quịt lương công nhân thì dùng "lương công nhân mấy tháng qua bị... âm"!
- Tớ có đọc một câu nói rất chi là "nổi loạn" ở trên báo nhà nước rằng: Mục tiêu lương đủ sống vào năm 2015 là viển vông...! Kể ra tay này cũng anh dũng đấy chứ!
- Chẳng ăn thua gì đâu! Có những kẻ còn nổi loạn gấp vạn lần ấy chứ! Đây nè! và mình đọc cái bài Bùi Mai Hạnh phỏng vấn nhạc sỹ Ngọc Đại, tác giả một thời nổi đình đám nhờ báo Đảng qua CD "Nhật thực" và các sô diễn "chẳng giống ai" một bài phỏng vấn mà các từ "không" đều bị thay thế bằng..."đéo"!
……..
    - Xã hội này, theo mình nghĩ, nó còn tệ hơn là ổ điếm. Nó là điếm, điếm toàn phần. Nó giống như là nhật thực toàn phần ấy. Nói thẳng ra là như vậy. Bởi vì điếm là thế này: Người ta không bao giờ làm những điều tự thú với bản thân, kể cả sự thật và không thật, sự ác lẫn sự thiện, không bao giờ được công bằng mạch lạc trong cái xã hội bây giờ… người ta gọi nhạc sĩ Ngọc Đại là Thằng Mõ, nếu thế thì thật là vinh dự.
    ....
    (Trong khi tôi thu xếp đồ nghề, nhạc sĩ Ngọc Đại bước ra khỏi bóng tối, cười hề hề bảo: “Cái cô này, sao không đi làm thơ, lại đi làm cái này làm đéo gì?”. Tôi cười hi hi: “Là vì muốn “đập vỡ” bóng tối, thế thôi.”)
- xin xem chi tiết ở đây.
"Giới kỹ sư tâm hồn" cũng...loạn đến thế cơ à!? Chả trách trong xã hội chém, giết, hiếp cũng đủ kiểu! Đọc trên "báo nhà nước" thôi mà cũng ghê cả người! Con giết cha, vợ giết chồng, giết đốt xác, giết xong lột truồng bỏ bị ni-lông treo trên cây, giết xong còn chặt khúc, vứt xuống cống! Giết người chỉ vì "nhìn đểu nhau", giết người chỉ vì hết còn yêu nhau!...
Ra đường thì rác tai với những tiếng chửi thề.Thanh niên nam nữ, bất kể nam hay nữ mở miệng ra là ĐM y như ông nhạc sỹ N. Đại vậy!
- Thưa với cụ! Đây chỉ là những hiện tượng "loạn" bề ngoài! Chứ cái loạn thật sự lại là loạn bên trong và bên...trên cơ!
- Nói thử coi!
- Tối qua cụ có xem TV1 chứ? Ông thủ tướng ngồi bên cạnh ông bí thư thành ủy Hải phòng người từng bị ông lên án là: Địa phương đã "sai toàn diện" về vụ anh nông dân Đoàn văn Vươn, người đã tập hợp cán bộ cách mạng lão thành ở Hải Phòng "nói ngược" hẳn với những gì mà ông thủ tướng nói! Vậy mà nay cười hể hả sát cánh cùng sếp đã từng lên án mình rồi cùng nhau cắt băng khánh thành một công trình mà chắc chắn sẽ có số phận giống như hàng loạt cảng khác vắng hơn chùa Bà Đanh: cảng Lạch Huyện!


- Ừ! Trông cái mặt vênh váo của tên Thành này đáng ghét thật! Vậy mà không hiểu sao thủ tướng cũng chịu thua?
- Đó! đó! Loạn là ở chỗ đó! Cái cảng, cái đề án 200 triệu USD để thiết lập mạng xã hội cho thanh niên, vụ alumin Tân Rai, cảng Kê Gà ....nó cứ... "tiến nhanh, tiến mạnh" đến chỗ ...bế tắc, bất kể lời can ngăn của bao chuyên gia tâm huyết và giỏi nghề! Không thể nào thuyết phục được những kẻ như tên Thành đã trót gắn kết với anh Ba...khi mà tất cả đều vì lợi ích nhóm mà dính chết vào nhau!
Lòng người không an, nội bộ các nhóm lợi ích,quyền hành giữa các vua chúa trung ương và địa phương cá mè một lứa mâu thuẫn nhau ngày càng tăng...Loạn là từ nóc loạn đi, từ đỉnh cao chói lọi loạn xuống! ...Để ổn định tình hình thì phải ra các miếng trò khắc phục ....Nhưng mỗi trò tung ra đều đẻ thêm những mâu thuẫn mới.
Gần nhất là chuyện "góp ý sửa hiến pháp". Sự chia rẽ nội bộ trong nhận thức về mọi vấn đề cốt lõi như "Điều 4", "luật đất đai", "quân đội là của ai, do ai, vì ai?" càng thảo luận, lấy ý kiến càng vấp phải nhiều điều mà đảng-nhà nước muốn "giảm độ căng" đi cũng không được nữa!
Kết quả là mấy hôm nay, báo chí, tivi gần như cho stop chuyện mời các tiến sỹ - giáo sư đệ - nhất ngu - ăn lương đảng, lên màn ảnh nhỏ ngợi ca, bảo vệ sự lãnh đạo muôn năm sáng suốt của đảng vì...xem ra có mòi..."bí đái"!
Và sự thay đổi giọng điệu ngay cả của các vị Bộ Chính Trị, Chủ tịch Quốc Hội, các Bộ Trưởng ...cũng có tí chút chút "mị dân" đã làm các quán nước vỉa hè và thế giới mạng phán đoán...loạn cả lên!
- Thảo nào báo chí đảng mấy hôm nay cũng lật lại vấn đề đất đai, vấn đề Ngân Hàng nhà nước tung ra bán cả gần 10 tấn vàng để làm lợi cho ai?, vấn đề xăng dầu nhà nước lãi khủng nhưng quyết liệt giữ giá cao để...kiếm chác?..Rồi chuyện y tế muôn năm vẫn thế, chuyện giáo dục ngày càng chẳng hiểu đào tạo để làm gì? khi trường không ra trường lớp không ra lớp, thầy dỏm trò cũng dỏm luôn!
- Và bác có để ý không? Mấy hôm nay ngôn ngữ của mấy chú, cô bộ trưởng, bí thư trên báo, trên đài...ngửi qua như có tí ti mùi ... "tự diễn biến"!
Chú Sinh Hùng thì: "Làm người dân, tôi sợ các ông lắm rồi"!
Chú Quang Nghị, bộ chính trị còn nói trắng ra rằng các cơ quan dưới quyền chú ấy bôi rồi cũng không trơn nổi chứ chẳng cứ là bôi trơn để được việc đâu!

Bệnh nhân nằm ở sân Bệnh viện Ung bướu Gia Định chờ điều trị.
Ảnh: Thiên Chương, VNE
Còn chị Tiến bộ y tế thì nói thẳng: đến thăm bệnh viện ung bướu Gia Định như đến thăm một cái..."Trại Tị nạn"!
- Vậy thì đây là hiện tượng tốt hay xấu?
- Nếu cứ theo sách vở và kinh nghiệm thực tế lịch sử thì..."Cùng tắc biến" .
Loạn toàn diện này là lúc cánh ta có thể nhìn thấy một sự THAY ĐỔI không ít thì nhiều lúc đang còn sống vật vờ, lay lắt trên "cõi tạm" này!
- Vậy thì cứ loạn đi! Loạn nữa đi! Nhất là triều đình mà loạn thì thần dân sẽ không thiếu thời cơ để hưởng lợi không ít thì nhiều!
Trong lúc nằm chờ "cụ con" đến đón, ông bạn già cứ lẩm bẩm mãi câu nửa chúc mừng nửa chửi rủa "Tiên sư cuộc đời! Đúng là gần 90 năm rồi chưa bao giờ lại loạn to đến thế!"
Và mình thì tự khen mình: Vậy là nhờ loạn thời bình mà mình đã giác ngộ thêm cho một ông già có cái đầu còn biết nghĩ, có trái tim còn biết cảm... nhưng lâu nay cứ "giả vờ câm, giả vờ điếc"!
NS. Tô Hải

Trung Quốc bắt nhốt trẻ con để trừng phạt người cha phản kháng

Trương An Ni, Photo courtesy of Human Rights in China
Trương An Ni, Photo courtesy of Human Rights in China

Trương An Ni, một nữ sinh tiểu học ở Hợp Phì, tỉnh An Huy,Trung Quốc, bị công an đến tận trường bắt nhốt và bỏ đói gần một ngày một đêm. Tội của đứa bé 10 tuổi này là có cha kiên trì tố cáo hành vi tham ô của chính quyền tỉnh An Huy. Sự kiện An Ni bị bắt và bị đuổi học gây phản ứng căm phẫn trên toàn Hoa lục.

Hiệp Hội Nữ Quyền Không Biên Giới (Women’s Right  Without Frontiers HRIC), một tổ chức bảo vệ phụ nữ Trung Quốc tố cáo với công luận quốc tế một hành động « phi nhân » của chế độ Trung Quốc. Vào ngày 27/02/2013, Trương An Ni một nữ sinh tiểu học 10 tuổi bị gọi lên văn phòng hiệu trưởng. Tại đây, cô bé bị bốn người đàn ông lạ mặt chờ sẵn, bắt dẫn đi và đem nhốt suốt 20 giờ không thức ăn nước uống. An Ni phạm tội duy nhất là có cha từng là sinh viên tham gia phong trào Mùa Xuân Bắc Kinh 1989 và trong thời gian qua, ông Trương Lâm đã kiên trì tố cáo các hành vi tham ô của cán bộ chính quyền địa phương.

Theo Chủ tịch Hiệp Hội Nữ Quyền Không Biên Giới, Reggie Littlejohn, thì ngày 14/04/2013 vừa qua, bà đã tiếp xúc trực tiếp với hai cha con với nhà ly khai Trương Lâm qua một chương trình phát thanh trên mạng internet. Ông Trương Lâm cho biết vụ An Ni bị bắt và bị đuổi học đã gây phẫn nộ trên toàn quốc. Khoảng 500 người đã bỏ việc làm kéo về Hợp Phì biểu tình trước cổng trường cũ của An Ni, một số người tuyệt thực.

Vụ việc xảy ra cách nay gần hai tháng và theo thông tin mới nhất cho đến hôm nay bé An Ni vẫn bị cấm đến trường.

Trên thế giới này, không một chính quyền hợp pháp nào là lại đi giam cầm, bỏ đói trẻ em và từ chối tôn trọng một trong những quyền căn bản là được học hành. Với nhân định này, Hiệp Hội Nữ Quyền Không Biên Giới tố cáo đảng Cộng sản Trung Quốc truy bức, tra tấn gia đình các nhà ly khai, kể cả hiếp đáp trẻ con, để « bịt miệng » những tiếng nói phản kháng.

Cũng theo nguồn tin này, con gái của luật sư mù Trần Quang Thành cũng bị trả thù, không được đi học, cho đến khi áp lực quốc tế và trong nước buộc chính quyền phải nới lỏng chính sách kềm kẹp.

HRIC cho biết ông Trương Lâm là một nhà văn viết rất nhiều tác phẩm. Từ sau vụ đàn áp Thiên An Môn, ông nhiều lần bị bắt và hiện bị theo dõi gắt gao.
Tú Anh (RFI)

Bắc Triều Tiên: Bài học từ thái độ khiêu chiến của Kim Jong Un

North Korea's artillery sub-units, whose mission is to strike Daeyeonpyeong island and Baengnyeong island of South Korea, conduct a live shell firing drill to examine war fighting capabilities in the western sector of the front line in this picture release
North Korea's artillery sub-units, whose mission is to strike Daeyeonpyeong island and Baengnyeong island of South Korea, conduct a live shell firing drill to examine war fighting capabilities in the western sector of the front line in this picture release (© Reuters / KCNA)

Bắt đầu với vụ thử tên lửa tầm xa vào tháng 12/2012, nổ hạt nhân trong lòng đất vào tháng 2/2013, đơn phương hủy bỏ Hiệp ước đình chiến 1950 với Hàn Quốc, ra quân lệnh tuyên chiến với Hoa Kỳ và đóng cửa đặc khu công nghiệp Kaesong, hù dọa kiều dân ngoại quốc…Nhưng cuối cùng, lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong Un dường như không dám hay không muốn vượt làn ranh đỏ. Tại sao ?

Khi « Thống chế tổng tư lệnh tối cao quân đội Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên » đe dọa hủy diệt Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản bằng vũ khí nguyên tử thì hầu như mọi người đặt nghi vấn : Liệu ông tướng không một ngày đi lính này nói thật hay nói chơi ?

Chỉ một tính toán sai lầm thì cả chế độ cha truyền con nối tại Bình Nhưỡng sẽ bị tiêu diệt, đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ trả giá nặng nề và Hàn Quốc bị kéo vào cuộc chiến tranh ngoài ý muốn. Hỗn loạn tại Bắc Á sẽ tác hại đến toàn thế giới. Sau cùng, với trợ lực của Mỹ, bán đảo Triều Tiên sẽ thống nhất theo một kịch bản ác mộng đối với Bắc Kinh.

Trên đây là nhận định chung của các nhà quan sát quốc tế, nếu Kim Jong Un thực hiện lời đe dọa.

Cuối tuần trước, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đi một vòng ba thủ đô châu Á : Seoul, Bắc Kinh và Tokyo tìm cách thống nhất với hai đồng minh Nhật Bản và Hàn Quốc một đối sách chung và đặc biệt là chuyển tải một thông điệp rõ ràng đến Trung Quốc và Bắc Triều Tiên. Ngày 15/04/2013 , kỷ niệm 101 năm ngày sinh của nội tổ Kim Nhật Thành đã trôi qua không một phát súng.

Có lẽ phải chờ xem diễn biến tình hình trong những ngày tới để có thể kết luận dứt khoát Bình Nhưỡng đã leo lên bậc thang cuối cùng hay chưa ?

Theo nhận định của chuyên gia bang giao quốc tế Hàn Quốc Lee Chung Min, đại học Yonsei, Hàn Quốc thì Kim Jong Un « thật sự muốn dùng quân sự, nhưng kinh tế suy sụp, cán bộ chỉ lo tham ô, quân đội thiếu phương tiện canh tân vũ khí… không đủ sức phát động chiến tranh, đánh là tự sát ».

Trên nhật báo Pháp Le Monde, trong bài tường thuật ngày 02/04/2013 từ Seoul, phóng viên Philippe Mesmer đã ghi lại nhận định của các nhà quan sát tại Seoul, kể cả những người đào thoát từ miền Bắc như sau : « Thái độ giương oai diễu võ của Bình Nhưỡng là nhằm củng cố quyền lực của lãnh tụ trẻ tuổi Kim Jong Un, đặc biệt là trong nội bộ quân đội ».

Tuy nhiên, bài học quan trọng nhất, theo Lee Chung Min, không phải là tùy thuộc vào mưu toan của Bình Nhưỡng mà là các chế độ tự do dân chủ phải biết mình cần hành động ra sao để ngăn chận ý đồ chiến tranh. Hàn Quốc phải hiểu lý do thực sự này, là Bình Nhưỡng sợ bị tiêu diệt. Do vậy, Seoul đừng bao giờ nhượng bộ nếu Bắc Triều Tiên vượt làn ranh đỏ.

Để tìm hiểu thêm về đối sách của các quốc gia có liên can trực tiếp với hồ sơ hạt nhân của Bình Nhưỡng, RFI đặt câu hỏi với nhà phân tích Lưu Tường Quang từ Sydney.

« Cái bài học mà chúng ta có thể nhin thấy được là để đáp ứng lại thái độ hung hăng của Bắc Hàn thì điều thứ nhất các quốc gia dân chủ như Hoa Kỳ, Hàn Quốc và Nhật Bản đã không theo đuổi chính sách « ăn miếng trả miếng » tức là không tạo tình trạng căng thẳng hơn. Thứ hai , một mặt thì có những chuẩn bị cần thiết để đối phó nếu Bắc Hàn có những tính toán sai lầm, chẳng hạn Nhật Bản đã bố trí tên lửa chống hỏa tiễn Patriot. Và thứ ba, rất quan trọng, là tuy tổng thống Obama kêu gọi Bắc Hàn dịu giọng và khuyến khích Trung Quốc sử dụng áp lực của mình để giúp đỡ Bắc Hàn một lối thoát, chế độ Bình Nhưỡng chắc chắn cũng theo dõi biến chuyển bên ngoài : Ngoài lời tuyên bố rõ rệt của Ngoại trưởng John Kerry cho rằng Bắc Hàn lầm lẫn to lớn, nếu thực hiện lời đe dọa (chiến tranh), lãnh tụ đảng Cộng hòa, Thượng nghị sĩ John McCain đã khuyên tổng thống Obam nên có một « chính sách rõ rệt và mạnh bạo hơn », ngoài việc đưa phi cơ tối tân và tàu chiến đến Hoa Đông và biển Nhật Bản… . Chế độ Bình Nhưỡng, nếu không có những tính toán liều lĩnh thì họ thấy rằng Hoa Kỳ, Hàn Quốc và Nhật Bản tạo cho Bình Nhưỡng cơ hội tốt để có thể khoe khoang là họ đã thắng lợi, do đó, họ cảm thấy không cần thiết thực thi lời đe dọa. Hoa Kỳ, Hàn Quốc và Nhật Bản không dồn Bắc Hàn vào chân tường, nhưng mặt khác, cho đối thủ biết là nếu sai lầm sẽ trả giá đắt vì Hoa Kỳ, Hàn Quốc và Nhật Bản đủ mạnh và có phương tiện để tiêu diệt Bắc Hàn ».
Lưu Tường Quang / Tú Anh (RFI)
 

“…bây giờ tôi mới hiểu Trường Sa”

Cứ nghĩ đến Trường Sa tôi lại nhớ đến bài thơ cùng tên của người bạn vong niên, nhà thơ Đỗ Nam Cao (1948-2011) viết năm 1988: “Trường Sa ơi với ngày thường xa thật/ Đảo ở đâu tôi có hỏi đâu mà…”. Đã có bao bài thơ về Trường Sa, nhưng đây là bài thơ tôi yêu nhất: “Chỉ khi máu đổ/Đảo mới gần mới thực đảo của ta”. Nhà thơ ấy chưa bao giờ và mãi mãi không còn được đến Trường Sa, và hôm nay tôi đến Trường Sa, một phần như để thay anh…
Một vòng tay chào DK1
Nhà giàn D1 là nơi đoàn chúng tôi đến trước khi kết thúc chuyến đi, quay tàu vào đất liền với hải trình gần 30 tiếng nữa.
Không cách nào xuồng chở đoàn với 14 thành viên được chọn lựa để lên nhà giàn DK1/19 ở bãi cạn Quế Đường. Chỉ có thể dùng chuyển quà và trang thiết bị… tiếp tế. Đã có 3 đoàn tàu trong tháng 4 này không lên được. Sóng lớn quá, đoàn chúng tôi đành bất lực đứng nhìn trên các boong tàu Quân y Khánh Hoà - 01 (HQ 561). Tôi lấy ống nhòm theo dõi những bóng hình người lính nhà giàn, người bước xuống vài bậc thang, người bước vào phòng để liên lạc. Hai nữ ca sĩ lên khoang chỉ huy tàu HQ 561 để hát và trò chuyện với chỉ huy DK1/19.
Hát không nhạc nền, lắm lúc như thơ Phạm Tiến Duật: “Nhịp với phách xem chừng sai cả…”, nhưng không còn ai để ý nữa. Chúng tôi nghe rất rõ, rất rõ lời người sĩ quan chỉ huy nhà giàn… Rồi cũng đến lúc phải chia tay. Con tàu chạy quanh nhà giàn vài vòng. Hai bên đều hát, “biển này là của ta, đảo này là của ta”. Chỉ nghe thấy một bộ phận lớn thành viên trong đoàn lên các boong tạm biệt. Những người lính nhà giàn cũng ra lan can. Không thể nào nghe được nhau nữa, ngay cả tiếng hú. Chỉ lờ mờ nhận thấy những bàn tay vẫy mãi. Hầu hết thành viên trong đoàn lau nước mắt, kể cả một số sĩ quan hải quân, những người lính từng trải biển đảo. Nhiều người trong đoàn chúng tôi hiểu rằng, giờ phút này sẽ xa mãi Trường Sa, không thể có lần thứ hai gần đến thế về mặt địa lý.

“…bây giờ tôi mới hiểu Trường Sa”
Nhà giàn DK1/19.
Chắc chắn nhà giàn DK1 (cụm dịch vụ Kinh tế - khoa học - kỹ thuật) ở vòng ngoài xa nhất, cách đất liền từ 250 đến 350 hải lý là nơi gian khổ nhất của những người lính biển. Ít người, lại gặp nhiều thử thách, gian nan hơn tất cả các đảo nổi, đảo chìm khác. Nhiều người vẫn chưa quên cơn bão với gió giật cấp 12 tháng 12.1990 làm 3 người lính nhà giàn DK1/3 hy sinh. Ngày 13 tháng 12 năm 1998, lại một mùa biển động sóng dữ đã đánh tan nhà giàn Phúc Nguyên 2A, 9 người rơi xuống biển và lại có 3 chiến sĩ mãi mãi ra đi.
Trong chuyến đi của chúng tôi, may mắn là nhà giàn DK1/8 trước đó vài giờ thôi, ngoài nhận hàng, quà còn đón được một số thành viên lên nhà giàn. Nói là may mắn bởi 3 chuyến tàu trước đó cũng không làm được việc này. 14 người trên chiếc xuồng là lãnh đạo đoàn cùng một số thành viên được lựa chọn đã đến chân nhà giàn, nhưng cũng chỉ có 7 người được kéo bằng dây lên. Sóng lớn làm xuồng không cập được vào chân thang. Trong số đó, có một người phụ nữ vóc dáng nhỏ bé nhưng đã đến được hầu hết điểm theo lịch trình mà chúng tôi không làm được.
Bà Nguyễn Thị Thu Hồng, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN, Chủ tịch Công đoàn Viên chức dẫn đầu một đoàn hùng hậu nhất chuyến đi này với 80 thành viên. Bà bảo, đến với nhà giàn, bà mới thấu hiểu thêm cuộc sống của người lính Trường Sa. Nó vượt sức tưởng tượng và với bà, đến với Trường Sa có bao cảm xúc, nhưng nhà giàn là cảm xúc đặc biệt hơn tất cả. Bởi tôi và tất cả phóng viên đều không ai được đặt chân lên nhà giàn nên bà kể mãi về những người lính ấy. Họ nói với bà và các thành viên lên thăm và làm việc rằng, cứ yên tâm, họ sẽ quyết bám trụ nhà giàn bằng trái tim người lính.
Còn những người lính, thì còn nhà giàn… Chỉ huy nhà giàn quê ở Quảng Bình, bố mất không về được và ngay cả hôm nay, có tàu, anh cũng không thể về mà đang cố gắng đợi đến dịp 100 ngày, nếu có điều kiện sẽ xin phép về quê… Bà Hồng kể với tôi, bà và mọi người hết sức cảm động là những người  lính nhà giàn ấy không kiến nghị, không đòi hỏi gì mà chỉ mong sao được gặp mọi người đến nhà giàn, dù các anh hiểu rõ rằng ngay trong tháng 3 âm "tháng ba bà già đi biển" cũng khó có thể có nhiều đoàn tàu đưa người vào được nhà giàn, huống hồ đằng đẵng mùa biển động.
Những tấm lòng và những người không phải là lính đảo
Có lẽ ấn tượng về những người lính bình dị và cao cả ở nhà giàn vẫn làm nhói lòng, nên khi tôi đến phòng ở của người bạn cũ, từ thuở mấy mươi năm trước trên Công đoàn Sơn La, nay là Chánh văn phòng Công đoàn Viên chức VN, Đoàn Minh Huyền thì thấy anh và vài thành viên của đoàn Công đoàn Viên chức đang đóng góp một chút quà nhỏ gửi lại cho người sĩ quan chỉ huy nhà giàn DK1/8 quê Quảng Bình ấy về thắp hương cho ông cụ thân sinh. Thật ra, tôi không đi cùng đoàn CĐVC VN, nhưng là phóng viên người nhà nên cũng thấy mình phải có "trách nhiệm" tìm hiểu về hoạt động của đoàn.
Anh Huyền khoe, đây là chuyến đi "hoành tráng" nhất của CĐVC VN, trải rộng nhiều thành phần, còn "kẹp" theo một nhóm diễn viên Nhà hát Tuổi Trẻ, diễn viên ảo thuật LĐ Xiếc Hà Nội. Đoàn đã quyên tặng 3,5 tỉ đồng để trao tặng 1 chiếc xuồng  LQ, cùng 5 nhà tình nghĩa trị giá 300 triệu đồng và thông qua mua tặng lính đảo cùng những người lao động, nhân dân các đảo số quà thiết yếu trị giá hơn một tỉ đồng nữa trong chuyến đi Trường Sa này.
Hướng tới ngư dân Hoàng Sa, Trường Sa cùng những người đang bảo vệ, làm việc ở Trường Sa đã nhiều năm nay là chủ trương của TLĐLĐVN trong đó có Quỹ Tấm lòng Vàng Lao Động. Trong những ngày gần đây, TLĐLĐVN đã ra chủ trương yêu cầu CĐ tỉnh Khánh Hoà thành lập CĐ ở huyện đảo Trường Sa và đặc biệt, tại Đại hội Đại biểu Công đoàn Quân chủng Hải quân ngày 28.3, Chủ tịch TLĐLĐVN Đặng Ngọc Tùng phản ánh mong mỏi nguyện vọng của đoàn viên CĐ về xây dựng một đài tưởng niệm các chiến sĩ hải quân hy sinh ở đảo Gạc Ma, Trường Sa tháng 3.1988, đặt tại tỉnh Khánh Hoà; Quỹ Tấm lòng Vàng sẵn sàng tham gia góp kinh phí xây dựng. Đã nhiều năm qua, nhất là vài năm gần đây, cả nước hướng về Trường Sa, vì thế đời sống vật chất và tinh thần của người lính và hệ thống xây dựng ở Trường Sa ngày càng được nâng cao rất đáng mừng.
Với trách nhiệm, tình cảm của những người làm công tác công đoàn, ngoài nhiệm vụ chính là thăm hỏi, động viên những người lính đảo, đoàn đã đi thăm một số cơ sở của công nhân quốc phòng Z153, những người lao động tại các đảo đèn và Trung tâm dịch vụ Hải sản thuộc Bộ NNPTNT tại đảo Đá Tây. Đó là những con người có vẻ như thầm lặng, khuất nẻo nơi quần đảo Trường Sa, nhưng những công việc của họ cũng không kém phần gian khó, hy sinh. Chỉ tính riêng Trung tâm dịch vụ Hải sản đảo Đá Tây có rất nhiều nhiệm vụ, vận chuyển, bán hàng lưu động (bằng giá đất liền) cho các ngư dân, cung ứng dịch vụ, sửa chữa tàu thuyền, cứu hộ cứu nạn, phối hợp với bộ đội trên đảo làm công việc bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, môi trường sinh thái.
Và cũng còn những người khác nữa trên ba đảo Trường Sa lớn, Song Tử Tây, Sinh Tồn. Họ không mặc áo lính, không phải CNVC, mà chỉ là những người lao động bình thường. Trên ba đảo ấy, mỗi đảo có 7 hộ dân. Dù họ được ở nhà còn đẹp và rộng hơn tất cả lính đảo, dù họ được Nhà nước ưu ái trong việc cấp phát chăm nuôi bản thân, con cái và dù có những ai nói rằng họ nhàn rỗi… Nhưng với tôi họ vẫn là những người có đóng góp lớn trong việc bảo vệ chủ quyền và quyền chủ quyền biển đảo Tổ quốc. Những hy sinh thầm lặng ấy cũng là vô giá khi phải xa quê, xa con vì con cái chỉ có thể học hết lớp 4 ngoài đảo. Và đáng quan tâm nhất là những công dân trẻ thơ của quần đảo Trường Sa.
Tôi cảm nhận được sự thiếu linh hoạt, tự tin trong giao tiếp vì các em thiếu môi trường sinh hoạt, tiếp xúc. Chẳng hạn như ở Song Tử Tây, tôi đã gặp hai em nhỏ, một trai, một gái học lớp 4 với một thầy. Chỉ dăm tháng nữa thôi, hết hè chúng sẽ về đất liền, tập làm quen với cuộc sống mới với không ít khó khăn, rất có thể chúng vừa phải hoà nhập, trong khi vẫn phải xa bố mẹ vẫn đang sống ngoài đảo. Nhưng tuổi thơ Trường Sa dù có khắc nghiệt, vẫn làm nên bản lĩnh mà có thể không đánh mất đi sự hồn nhiên của chúng. Tôi cảm nhận như thế khi thấy chúng im lặng trong suốt buổi biểu diễn, nhưng khi ca sĩ Hồng Kỳ hát bài "tủ" của mình "Alibaba" thì lập tức tất cả hoà vào một dây bám vai nhau cùng người lớn vòng quanh nơi biểu diễn. Mai sau, rất có thể những đứa trẻ ấy sẽ lại về Trường Sa làm người lính hay người lao động ngành nghề gì đó. Dấu ấn Trường Sa đâu có dễ quên!
Ấn tượng Côlin
Với tôi, ấn tượng Trường Sa là Côlin, nơi lần đầu tiên trong đời được đặt chân đến. Cũng như nhà thơ Đỗ Nam Cao, Côlin với tôi “ngày thường là xa thật/Đảo ở đâu tôi có hỏi đâu mà…” Có gì bên ngoài Côlin khác những đảo đá chìm Đá Nam, Đá Tây, Đá Lát…? Cũng nhỏ nhoi giữa trùng sóng, cách dựng nhà gần giống như nhau. Thế nhưng, Côlin rất khác. Nó chỉ cách Gạc Ma 1,9 hải lý, cách Len Đao 6,8 hải lý. Rất có thể nếu không có sự kiện ngày 14.3.1988 thì Côlin cũng không mấy ai nhớ nhiều.
Ngày ấy chúng ta mất Gạc Ma với 64 người chiến sĩ, sĩ quan, nhưng Côlin không thể mất khi chiếc tàu 505 của ta trườn lên ủi bãi với hai phần ba thân tàu bốc cháy: “Các anh cắm ngọn cờ Tổ quốc gió cuồn cuộn/Sóng ngầu lừng bọt bãi san hô/Kẻ muốn nhổ ngọn cờ ra khỏi ngực/Thì nhận đây dòng máu nóng hực ra…”. Trong chuyến đi này, tôi đến được nhiều đảo đá, nhưng Côlin cũng như Gạc Ma phía xa kia lại nhắc tôi, đó là “những bãi đá ngầm cào rách thịt da” trong thơ Đỗ Nam Cao, và cũng giống tác giả, “Chính lúc bấy giờ tôi mới hiểu Trường Sa” Rất nên xây một tấm bia nhỏ thôi cũng được, để khắc ghi tên những người lính và con tàu HQ 505 ngày ấy, dù tôi không biết một phần con tàu ấy giờ có còn giữ được hay không ở viện bảo tàng nào, nhưng đã để lại một Côlin sừng sững, bất khuất giữa Trường Sa.
Ghi chép của Y Trang
(Lao động)

Nghĩa trang Cồn Dầu bị “xoá sổ”

Sau một thời gian nhiều giáo dân Xứ Đạo Cồn Dầu tại Đà Nẵng nói riêng, và giáo dân Thiên Chúa nói chung, lo ngại về nguy cơ Nghĩa Trang Cồn Dầu lịch sử bị xoá sổ, thì hiện giờ, nguy cơ ấy đã thành hiện thực.

Giáo dân cầu nguyện tại Nghĩa trang Cồn Dầu
Giáo dân cầu nguyện tại Nghĩa trang Cồn Dầu
Đức Cha Vũ Dần đồng loã với chính quyền?
Hôm 12 tháng Ba vừa rồi, các giáo dân Cồn Dầu ở hải ngoại có gởi thư cho Cha Xứ Vũ Dần tại Xứ Đạo Cồn Dầu, qua đó, có đoạn viết rằng:
“…Chúng con tha thiết yêu cầu Cha, nếu không có phương thức gì để giúp giáo dân chúng con bảo vệ, thì xin Cha cũng đừng tham gia vào việc phá bỏ nghĩa trang hoặc giải tỏa xứ đạo.…Giáo dân chúng con chỉ có một nguyện ước nhỏ nhoi là được sống và chết trên mảnh đất của cha ông, nhưng người ta đã bằng mọi giá đòi tước đoạt cái quyền đó”.
Nhưng khoảng 5 giờ sáng thứ Ba ngày 26 tháng 3 rồi, giáo dân cho biết, dưới sự chủ trì của Cha Xứ Vũ Dần cùng hàng chục công an bảo vệ chặt chẽ “nội bất xuất ngoại bất nhập” khu Nghĩa Trang Cồn Dầu, giới cầm quyền đã cho người hốt mộ Thầy Rất và mộ ông Nguyễn Văn A (con nuôi của Đức Cha Mừng), mở đường di dời toàn bộ mộ phần trong nghĩa trang.
Và mới đây nhất, tức hôm thứ Hai và thứ Ba ngày 15 và 16 tháng Tư này, hành động “xoá sổ” Nghĩa Trang Cồn Dầu đã thực sự bắt đầu. Một giáo dân chứng kiến sự việc mô tả:
Bữa nay thì sự việc đã rõ ràng rồi bởi vì Cha Vũ Dần kết hợp với chính quyền di dời bàn thờ với Thánh Giá.  Còn tường rào nghĩa trang cũng bị đập rồi; thì kể như là xoá số Nghĩa Trang Cồn Dầu rồi.
Một giáo dân khác cũng bày tỏ nỗi phẫn uất này:
Đúng, có sự thật là họ đã phá Cây Thánh Giá rồi và đem Cây Thánh Giá về bên Nhà Thờ. Còn bức tường rào Nghĩa trang Cồn Dầu thì bị phá một đoạn rồi. Giờ vấn đề đã ngã ngũ, tại vì Đức Cha Vũ Dần với Đức Cha Châu Ngọc Tri đồng loã với chính quyền, cùng một số giáo dân nữa, cố tình làm cho làng Cồn Dầu đi hết. Họ bây giờ phá nghĩa địa có ý là để giáo dân đi hết. Giáo dân Cồn Dầu có một số người đồng loã với chuyện đó. Số giáo dân Cồn Dầu còn ở lại hơn một trăm hộ rất bức xúc, buồn lắm chớ. Vừa rồi chính quyền mới cưỡng chế mấy cái nhà đó. Nghe đâu sắp tới, cái xóm bên nghĩa địa sẽ bị cưỡng chế hết. Họ làm sao kỳ quá. Tôi thấy không được. Luật pháp ở đây cũng như luật rừng.
Một giáo dân nữa lưu ý rằng sau Thánh Lễ hồi sáng Chủ Nhật vừa rồi, Cha Xứ Vũ Dần có báo giữa Nhà Thờ rằng sẽ dời Thánh Giá và đập tường rào nghĩa trang, trong khi, vẫn theo giáo dân này, việc họp bàn thì Cha không họp bàn với ai hết, “tự Cha đưa ra ý kiến rồi Cha làm thôi chứ không nói với ai, không bàn với ai hết”. Và qua sáng thứ Ba ngày 16 tháng Tư này thì, giáo dân ấy nói tiếp, “Cha làm luôn, tức là Cha cho cẩu Thánh Giá và đập tường rào luôn”. Giáo dân này nói thêm:
Trong Nghĩa Trang Cồn Dầu trước đây có hơn 1.500 ngôi mộ. Nhưng họ đã di dời và hiện còn khoảng hơn 300 ngôi mộ. Những gia đình giáo dân còn giữ lại đó, vì ở đây coi như là Đất Thánh. Hồi tuần rồi vẫn còn tường rào nghĩa trang, vẫn còn Thánh Giá. Nhưng cha Vũ Dần hiện đã dời Thánh Gia, đập tường rào, ý là muốn những ngôi mộ còn lại cũng phải đi theo – tức là Cha muốn xoá Nghĩa Trang Cồn Dầu luôn.Giáo dân chúng tôi rất uất ức nhưng bây giờ không biết nói như thế nào, không biết nói chuyện với ai, không biết than thở cùng ai ! Cha Vũ Dần này làm quá đi, không bàn tính với ai, tự Cha ra tay làm. Cha chỉ báo qua vậy thôi chứ không bàn với Ban Đại Diện Giáo Xứ hay là cộng đồng giáo dân gì cả. Nên giáo dân rất bức xúc.
Chúng tôi ra sức điện thoại nhiều lần cho Cha Xứ Vũ Dần để mong ông giải thích với công luận về tình trạng Nghĩa Trang Cồn Dầu lịch sử đang bị xoá sổ, nhưng không có ai bên kia đầu dây trả lời.
Trong khi nhiều giáo dân “rất bức xúc” Họ chỉ biết than rằng đâu làm gì được ! Giáo dân giải thích nói chung, Cha Vũ Dần làm thì có công an đứng một bên bảo vệ cho Cha, còn giáo dân đứng đằng xa ngó thôi chứ làm gì được ! Không thể làm được gì hết ! Bởi vì giáo dân Cồn Dầu đã kinh qua biến cố mùng 4 tháng 5 năm 2010, qua đó, công an đàn áp đẫm máu những người tham dự tang lễ cụ bà Maria Đặng Thị Tân. Cho nên giáo dân giờ không manh động gì cả, và theo lời họ, cứ “để Cha Vũ Dần tự nhiên muốn làm gì đó thì làm; Cha kết hợp với chính quyền muốn làm gì đó thì cứ làm” !
Thanh Quang, phóng viên RFA
2013-04-18

Mặt trận Tổ quốc và Đất đai

Quyền sở hữu hạn chế
Ngày 12/4 vừa qua, Ủy ban trung ương mặt trận tổ quốc Việt Nam có đề nghị một thay đổi trong luật đất đai sửa đổi, đó là Quyền sở hữu hạn chế cho người sử dụng đất.
Báo Đại đoàn kết, cơ quan ngôn luận của Mặt trận tổ quốc đã có bài tường thuật lại hội nghị góp ý kiến về luật đất đai sửa đổi do Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc tiến hành hồi ngày 12 tháng 4 vừa qua. Theo đó thì mọi người tham gia đều đồng thuận ở nguyên tắc đất đai là sở hữu toàn dân, nhà nước là đại diện chủ sở hữu. Tuy vậy những người tham gia hội nghị lại cho rằng có những bất cập trong thi hành, trong việc ban hành những văn bảng dưới luật nên cần phải sửa đổi.
Có hai ý kiến đáng lưu ý. Khi bàn về việc thu hồi đất Giáo sư Nguyễn Lân Dũng, Phó chủ nhiệm hội đồng tư vấn về khoa học và giáo dục, nêu ra ý kiến rằng hiện nay, việc đền bù giá đất cũng chưa có chế tài thực hiện cụ thể. Trong Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi ghi rõ: “Nhà nước định giá phù hợp với nguyên tắc thị trường có sự quản lý của Nhà nước nhưng không thể hiểu đâu là giá trị trường, trong khi đó tính chất thị trường ngầm tương đối nhiều. Theo ông, chúng ta phải có quy hoạch tốt rồi mới tổ chức đấu giá. Nếu vì mục đích kinh doanh thương mại thì chủ đầu tư phải thỏa thuận với người dân.”

dat-305.jpg
Đất đang tranh chấp ở Phú Quốc. Ảnh chụp trước đây - AFP
Giáo sư Lưu Văn Đạt, Chủ nhiệm hội đồng tư vấn về Dân chủ pháp luật thì cho rằng ông tán thành quan điểm đất đai là thuộc sở hữu toàn dân nhưng mà phải thêm người sử dụng đất có quyền sở hữu hạn chế. Từ việc công nhận sở hữu hạn chế về đất đai thì lúc đó mới tính đến vấn đề bồi thường.
Chúng tôi trao đổi hai điều trên đây với luật gia Lê Hiếu Đằng, phó chủ nhiệm hội đồng tư vấn về Dân chủ pháp luật. Ông Đằng nói ông chưa đọc bài báo trên, tuy nhiên ông cho rằng:
“Nếu mặt trận tổ quốc đứng về phía nhân dân thì phải đề nghị công nhận đa sở hữu, tức là nhà nước, tập thể và tư nhân, nước nào cũng vậy. Khi đó thì vấn đề thu hồi không còn tồn tại nữa, vì kinh tế là thuận mua vừa bán thôi.”
Đề nghị của ông Nguyễn Lân Dũng trong hội nghị của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc trùng hợp với ý kiến trong cuộc họp chuyên đề Hiến pháp của Chính phủ trước đó là sẽ bỏ việc thu hồi đất vì mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Khi nói về việc này ông Đằng nói:
“Cái việc mà người dân phải ly hương, bị cướp đất là do đâu? Do cái sở hữu tòan dân, các cấp chính quyền thu hồi đất vô tội vạ. Anh đứng về nhà giàu, về phía nhà đầu tư để ép dân mà thu hồi đất.”
Khi trả lời câu hỏi của chúng tôi rằng có phải những đề nghị trên kia là một sự tiến bộ, đi từ chỗ hoàn toàn không công nhận sở hữu tư nhân về đất đai đến một sở hữu hạn chế? Ông Đằng nói:
“Tôi cho là họ rón rén, không đặt vấn đề một cách triệt để, cũng là một tiến bộ nhưng sở hữu hạn chế là như thế nào, đó chỉ làm thành kẻ hở cho nhà nước.”
Thay đổi thực chất?
Cho rằng những tiến bộ này nằm trong sự tiến bộ về quyền con người nói chung, kỹ sư Lê Thăng Long thành viên của tổ chức Con đường Việt Nam chủ trương đấu tranh cho nhân quyền bên trong Việt Nam cũng cho rằng:
“Tôi cho đây là điều tiến bộ, có thể đi từ những diễn biến trong thời gian vừa rồi, tác động của nhiều giới trong xã hội về quyền con người, về dân chủ trong mọi lĩnh vực của đời sống.”
Tuy vậy, khi điểm qua những biến chuyển chính trị xã hội vừa qua, ông Lê Thăng Long dè dặt:
“Tôi không biết sự thay đổi có thực chất hay chưa. Nếu muốn thay đổi thì các nhà lãnh đạo đảng phải tự tin hơn nữa trong cách hành xử của mình.”
Đánh giá chung về đề nghị của mặt trận tổ quốc ông Đằng nói:
“Mặt trận Tổ quốc nằm trong hệ thống chính trị của nhà nước hiện nay, nó không phải thuộc về xã hội dân sự, không độc lập đối với đảng và nhà nước, tôi ở trong đó nhiều năm tôi biết, chỉ đặt vấn đề dè dặt mà thôi, mọi thứ đều theo quan điểm của đảng và nhà nước.”
Và như vậy có thể là vấn đề có thay đổi hay không nằm ở đảng cộng sản chứ không phải là những kiến nghị dè dặt của mặt trận tổ quốc như ông Đằng nói.
Khi xem xét tổ chức của mặt trận tổ quốc, chúng tôi phát hiện thêm rằng đảng cộng sản cũng là một thành viên của mặt trận này. Như vậy các cấu trúc chính trị Việt Nam chồng chéo lên nhau một cách khó hiểu. Nó cũng khó hiểu như công thức trong quản lý đất đai, trong đó, nhân dân là chủ sở hữu, nhà nước là đại diện chủ sở hữu có chức năng quản lý, từng người dân riêng lẽ thì không phải là chủ. Nay công thức ấy lại được đề nghị bởi mặt trận tổ quốc thêm một chút sở hữu hạn chế.
Một thành viên khác dự hội nghị là ông Nguyễn Túc, chủ nhiệm hội đồng tư vấn về văn hóa, nêu lên một nhu cầu là cần giải quyết thỏa đáng mối quan hệ giữa Nhà nước - đại diện chủ sở hữu về đất đai với người sử dụng đất.
Như vậy, trong cuộc hội nghị ngày 12 tháng tư vừa qua các vị thành viên của mặt trận tổ quốc đi tìm kiếm một điều gì đó để hiểu cái công thức khó hiểu ấy. Và hình như các tiến bộ về quyền con người trong đó có quyền sỡ hữu về đất đai còn xa.
Kính Hòa, phóng viên RFA
2013-04-18 

Bài hay: Phạm Chí Dũng cây viết đầy hoài bão

Phạm Chí Dũng cây viết đầy hoài bão
Ông Phạm Chí Dũng, một cây bút có nhiều bài phản biện mạnh mẽ từng bị bắt và câu lưu với tội danh tuyên truyền chống phá nhà nước và cung cấp tài liệu phản động cho báo chí nước ngoài. Tuy nhiên ông đã được đình chỉ điều tra sau khi tại ngoại được ít lâu.

Mới đây ông Dũng gửi thư yêu cầu báo Tuổi Trẻ phải xin lỗi vì đây là nơi duy nhất có bài đăng việc ông bị cơ quan điều tra với nhiều chi tiết không đúng sự thật. Hành động này của nhà báo Phạm Chí Dũng xảy ra lần đầu tiên trong lịch sử báo chí Việt Nam nơi được coi là tiếng nói chính thống của nhà nước.

Phạm Chí Dũng là con trai của ông Phạm Văn Hùng, cựu Trưởng ban tổ chức Thành Ủy thành phố HCM.

Ông Phạm Chí Dũng là một Tiến sĩ kinh tế, cũng là một viên chức an ninh, khi viết báo ông có các bút danh Thường Sơn, Viết Lê Quân, Việt Thắng và vài tên khác. Ông đã dành cho Mặc Lâm một cuộc phỏng vấn đặc biệt về vấn đề đang được dư luận hết sức chú ý này, trước tiên ông cho biết nguyên nhân khiến ông gửi thư yêu cầu báo Tuổi  Trẻ phải xin lỗi ông dựa trên luật báo chí Việt Nam.

 Tuổi Trẻ - cơ quan ngôn luận của Thành đoàn TP HCM - đã đưa tin “Bắt một cán bộ làm lộ bí mật” vào ngày 20/7/2012
Tuổi Trẻ - cơ quan ngôn luận của Thành đoàn TP HCM - đã đưa tin “Bắt một cán bộ làm lộ bí mật” vào ngày 20/7/2012
Khi đã đăng sai sự thật thì phải cải chính
Ông Phạm Chí Dũng: Ngày 20 tháng 7 năm 2012 báo Tuổi Trẻ có đưa tin là bắt một cán bộ làm lộ bí mật, tức là sau khi tôi bị bắt, báo Tuổi Trẻ viết: “nguồn tin của Tuổi Trẻ cho biết ngày 17 tháng 7 cơ quan an ninh điều tra công an thành phố HCM đã thực hiện lệnh bắt tạm giam, khám xét nơi ở và nơi làm việc của ông Phạm Chí Dũng, cán bộ cơ quan nhà nước thuộc thành phố HCM về hành vi móc nối cung cấp tài liệu cho tổ chức phản động tại nước ngoài. Nhưng đáng chú ý là trong bản tin này còn có nội dung: “Ông Dũng là người cung cấp tài liệu bí mật ra nước ngoài và nhận hàng ngàn đô la”. Tin tức này loan tải trên báo điện tử và in trên báo giấy của Tuổi Trẻ.
Thực tế khám xét và điều tra toàn bộ trong quá trình kiểm tra máy tính cá nhân tôi cũng như các biên bản điều tra hỏi cung thì bản thảo bài viết cho báo chí trong nước và nước ngoài không có bất kỳ tài liệu hay văn bản của Đảng hay nhà nước. Không có chứng cứ nào về việc tôi nhận hàng ngàn đô la và một kết luận nào về việc tôi làm lộ bí mật nhà nước.
Riêng số tiền 300 đô la tôi nhận từ tạp chí Phía Trước thì đó chỉ là tiền nhuận bút trả cho 10 bài viết đã đăng trên tạp chí này và do tạp chí này chủ động chuyển trả chứ không do tôi yêu cầu.
Như vậy thông tin mà báo Tuổi Trẻ đưa là hoàn toàn sai sự thật và như vậy ảnh hương cá nhân tôi. Tạo ra dư luận rất xấu về cá nhân tôi và gây ảnh hưởng tới uy tín gia đình tôi suốt trong thời gian tôi bị bắt và cho tới tận lúc này. Do vậy sau khi nhận quyết định đình chỉ điều tra xong thì tôi nghĩ cần làm những việc tiếp theo đó là ít nhất có hành động khiếu nại báo Tuổi Trẻ theo luật báo chí của Việt Nam. Theo luật, khi đã đăng sai sự thật thì phải cải chính.
Lý do cho tới ngày hôm nay tức sau khoảng 5 tháng sau khi được tại ngoại điều tra và hơn hai tháng sau khi nhận quyết định chính thức đình chỉ điều tra, tôi mới gửi đơn cho báo Tuổi Trẻ. Cho tới giờ phút này công việc của tôi vẫn là gắn với biên chế tại cơ quan văn phòng thành ủy thành phố Hồ Chí Minh và tôi không muốn ảnh hưởng cơ quan mình trong việc khiếu nại hoặc khởi kiện báo Tuổi Trẻ.
Cách đây 10 ngày thì cơ quan của tôi đã tổ chức kiểm điểm tôi coi như công đoạn cuối cùng và sau khi kiểm điểm xong thì tôi chính thức gửi đơn khiếu nại.
Ngoài ra tôi cũng gửi đơn khiếu nại này tới một số cơ quan khác. Thí dụ như Ban Tuyên giáo Thành ủy thành phố HCM là nơi chỉ đạo tuyên giáo tư tưởng phụ trách báo Tuổi Trẻ. Thành đoàn là cơ quan chủ quản của báo Tuổi Trẻ và Sở Thông tin Truyền thông là cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động truyền thông của báo Tuổi Trẻ.
Mặc Lâm: Bên cạnh bài viết của Báo Tuổi Trẻ thì trang Blog của bà Hồ Thu Hồng còn có tên là Blog Beo đã viết rằng ông là người sáng lập ra trang Quan Làm Báo, ông có quan tâm đến trang blog này như báo Tuổi Trẻ hay không?
Ông Phạm Chí Dũng: Thật ra tôi không quan tâm lắm đến blog của Hồ Thu Hồng mặc dù Hồ Thu Hồng với tôi đã từng là bạn với nhau từ năm 2003, bạn khá thân, thật sự là như vậy. Tôi không phủ nhận mối quan hệ này nhưng cuộc đời thật khó lường không biết thay đổi lúc nào. Sau khi từ trại giam ra tôi có đọc lại blog của Hồ Thu Hồng và tôi thấy nội dung Hồ Thu Hồng viết về tôi liên quan đến Quan Làm Báo. Tôi có nghe điều đó trước rồi thành thử không bất ngờ lắm. Quen với văn phong của Hồ Thu Hồng tôi thấy và cảm nhận riêng cá nhân tôi, riêng cái đoạn bài viết tôi liên quan và chỉ đạo blog Quan Làm Báo thì dường như không phải là ý riêng của Hồ Thu Hồng mà ai đó gợi ý cho Hồ Thu Hồng viết như vậy.
Nói gì thì nói thực tế mình không có liên quan gì tới Quan Làm Báo và tôi đọc blog Quan Làm Báo thì họ cũng nói không liên quan gì tới tôi. Tất cả tôi nghĩ cần giữ sự tôn trọng lẫn nhau và không liên quan thì nói sự thật là không liên quan.
Nhân tiện xin nói điều này luôn, tôi là một nhà báo độc lập, một cây viết phản biện độc lập không dính dáng, chịu sự chi phối tới bất kỳ tổ chức hay cá nhân nào, kể cả mối quan hệ với ông Trương Tấn Sang mà dư luận thường đồn đoán và cho tôi là người của ông Sang. Hoàn toàn không có chuyện đó.
Mặc Lâm: Xin ông cho biết tình trạng cá nhân ông hiện nay ra sao, ông có bị quản lý bằng cách nào đó hay hoàn toàn thoát ra khỏi những ràng buộc về các cáo buộc trước đây?
Ông Phạm Chí Dũng: Về mặt hình thức thì tôi cho là tôi đã hoàn toàn tự do, không có cản trở nào từ khi nhận quyết định điều tra cho tới nay. Nhưng về mặt pháp lý thì tôi cho là không hoàn toàn như vậy, không hoàn toàn thoát ra khỏi ràng buộc. Điều này tôi dựa trên cơ sở của quyết định đình chỉ điều tra đối với tôi trong đó có ghi như thế này: “Hành vi viết, phát tán tài liệu có nội dung xuyên tạc sự thật và nhận tiền của tạp chí Phía Trước nhằm mục đích chống chính quyền nhân dân của bị can Phạm Chí Dũng đã được ngăn chặn kịp thời không cần phải truy cứu trách nhiệm hình sự”.
Đối với nội dung nhận tiền của tạp chí Phía Trước nhằm mục đích chống chính quyền nhân dân thì tôi cho là không hợp lý, không phù hợp bản chất cá nhân tôi. Tại vì chính quyền nhân dân tôi không chống nó để làm gì cả, hơn nữa tiền của tạp chí Phía Trước là tiền nhuận bút, cái đó là rất rõ ràng cho nên không có chuyện nhận tiền để chống chính quyền nhân dân.
Mặc Lâm: Viết bài cho trang “Phía Trước” ở hải ngoại hay BBC theo ông có khác gì nhau hay không? Tại sao có một thời gian ông chọn Phía Trước mà không phải là các trang báo trong nước để phải lâm vào hoàn cảnh khó khăn như vừa qua?
Ông Phạm Chí Dũng: Tôi xin trả lời cái ý thứ hai trước. Thực ra năm 2011 tôi đã viết bài phản biện rất nhiều. Lúc đó tôi viết cho báo điện tử Việt Nam Net, đặc biệt trên Tuần Việt Nam chắc anh cũng biết đó là một trong những mục phản biện có tính chất nghiêm túc và mức độ cao nhất của Việt Nam. Tôi viết về nhiều vần đề, tham nhũng của các nhóm lợi ích, câu chuyện đất đai, môi trường, vấn đề dân chủ, tự do báo chí, về vấn đề Tiên Lãng và Ô Khảm ở Trung Quốc …..Nhưng đâu đó tôi có nghe thông tin của anh em báo chí là phản biện của Viết Lê Quân (lúc đó tôi lấy tên Viết Lê Quân, tên của đứa con trai làm bút hiệu) đã bị nhiều người chú ý và dường như các cơ quan nhà nước không thích và cũng có cảnh báo cho một số tờ báo là cẩn thận khi đăng bài của Viết Lê Quân.
Sau đó đến cuối năm 2011 khi tôi viết gay gắt về nhóm lợi ích và hoạt động ngân hàng trong đó có ngân hàng nhà nước liên quan tới vấn đề lạm phát, vấn đề lãi suất, vấn đề đồng tiền thì một số báo từ chối đăng bài của tôi.
Thực sự lúc đó năm 2011 vấn đề lạm phát lên tới gần 20% và ít nhất có khoảng 55 ngàn doanh nghiệp phá sản, tình hình bắt đầu suy thoái trầm trọng. Bức xúc đó cũng là bức xúc của cá nhân tôi và sau đó tôi tìm cách thể hiện bức xúc của mình qua những tờ báo khác.
Báo trong nước thì không thể đăng được rồi và sau dó tôi tình cờ qua trang Anh Ba Sàm điểm những bài phản biện trên tạp chí Phía Trước và do đó tôi biết tạp chí này. Theo tôi quan điểm của tạp chí này cũng ôn hòa thôi.
Có một điểm khác với BBC là nếu viết cho BBC thì bút lực của tôi chỉ thể hiện từ 30 tới 35%  là cùng. Nhưng nếu viết cho tạp chí Phía Trước thì tôi có thể thể hiện tới 60-70%. Trong suốt 19 bài viết cho tạp chí Phía Trước thì tôi thấy như vậy. Theo tôi BBC hay tạp chí Phía Trước thì đều là báo, là thông tin lan tỏa.
Mặc Lâm: Ông vừa nhắc tới những bài viết liên quan tới lợi ích nhóm khiến tôi nảy ra câu hỏi, phải chăng chính vì những bài viết này dẫn ông tới việc bị bắt giữ hay không?
Ông Phạm Chí Dũng: Đây là một câu hỏi khá nhạy cảm, khá tế nhị và khá là khó để trả lời. Tôi có thể nói là đối với câu hỏi này tôi có cảm giác là như vậy. Ngay từ lúc còn ở trong trại giam và sau đó ra ngoài thì tôi có nghe và rút ra một "kinh nghiệm" như thế này: nếu mà viết thì nên viết chung chung thôi không đề cập cụ thể đến cá nhân hay nhóm tham những lợi ích nào thì nhà báo sẽ trở nên an toàn và thậm chí an toàn cao.
Người lính sẽ quay về với nhân dân
Mặc Lâm: Là nhà báo và cũng là một viên chức an ninh lâu năm ông hiểu rất rõ vai trò khó khăn của một ngòi viết trung thực và bổn phận của một viên chức an ninh. Tại sao ông lại chọn cho mình sự đối lập giữa tay mặt và tay trái như vậy?
Ông Phạm Chí Dũng: Thật sự tôi có thâm niên về an ninh. Tôi công tác trong ngành an ninh về nghiên cứu đã 16 năm và nhà báo thì còn lâu hơn nữa, 22 năm.
Quả thực đây là câu hỏi rất khó, có thể nói là câu hỏi khó nhất trong những câu hỏi ngày hôm nay. Đúng là làm sao để cân đối tương đối, tương hợp giữa ngòi viết giữ được sự trung thực nhưng lại phải bảo đảm bổn phận của một viên chức, và thậm chí trong ngành đặc thù là an ninh, thật ra nó có cả một quá trình mà tôi xin tóm gọn như thế này:
Những người như tôi, càng ở trong ruột thì càng biết nhiều mà càng biết nhiều thì lại càng bức xúc. Trong một quá trình dài công tác trong ngành an ninh hay bảo vệ xã hội thì tôi rút ra một triết lý: Không phải viên chức nào cứ làm đúng chức trách nhiệm vụ là có lợi cho dân cho nước.
Tôi lấy ví dụ như vấn đề khiếu kiện đất đai, vấn đề đình công, vấn đề biểu tình chống Trung Quốc mà một số lực lượng cảnh sát an ninh, quân dội hay cả chính quyền cứ đưa ra những chủ trương hoặc là có hành động để ngăn chận, áp chế thậm chí cấm đoán thì không được, không nên. Tiêu biểu là vụ Tiên Lãng, quân đôi tham gia là điều hoàn toàn không tốt một chút nào. Tôi nghĩ tình cảm cá nhân tôi cũng như tình cảm một số anh em trong lực lượng vũ trang cũng vậy, họ không muốn làm điều đó đâu nhưng bắt buộc phải làm vì đó là lệnh của cấp trên và đối với quân đội thì “mệnh lệnh như núi” cho nên không thể thay đổi được.
Đây là điều bức xúc lương tâm và nên có sự thay đổi, thay đổi quyết liệt nếu không thay đổi thì có thể đến một lúc nào đó chính người lính lực lượng vũ trang họ sẽ quay về với nhân dân, họ không làm theo lệnh cấp trên nữa. Tôi cũng nói thêm là những bức xúc đó trong nội bộ, trong tình anh em trong tình con người nó sẽ sinh ra mâu thuẫn mà mâu thuẫn đến một mức độ nào đó nó sẽ sinh ra đối lập. Đối lập trong cùng một cơ thể trong cùng một dân tộc.
Tại sao trong vòng 3 năm nay lại xuất hiện lề trái, hay lề dân tức là những người họ muốn phản ứng lại, những bất đồng chính kiến. Trong một chừng mực nào đó họ sẽ sinh ra đối kháng. Nhưng nếu có thể dung hòa, dung hợp được giữa lề phải và lề trái các tư tưởng kể cả hành động với nhau thì tôi cho là có tương lai cho đất nước.
Tức là tay mặt và tay trái không hẳn luôn luôn mâu thuẫn và đối lập mà có thể chuyển biến khiến tay này kết hợp với tay kia trên tinh thần hòa hợp và nếu được như vậy thì mâu thuẫn không những không dẫn tới đối lập mà còn dẫn tới phát triển.
Mặc Lâm: Xin cảm ơn ông.
Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok
2013-04-18

Nghị Quyết của Quốc hội Châu Âu về Quyền Con Người tại Việt Nam

Quốc hội Châu Âu
                THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI STRASBOURG NGÀY 18.4.2013

Quốc hội Châu Âu ra Nghị Quyết chiều nay tại trụ sở Strasbourg tố cáo Hà Nội đàn áp Nhân quyền, Tự do Ngôn luận, Tự do Tôn giáo
STRASBOURG, ngày 18.4.2013 (QUÊ MẸ) - Trung tuần tháng 2, Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam cùng với Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền công bố bản Phúc trình về « Bloggers và Công dân Mạng sau chấn song nhà tù – Các hạn chế tự do trên mạng tại Việt Nam ». Bản phúc trình gây chấn động dư luận quốc tế. Hầu hết các tờ báo lớn tại Hoa Kỳ, Canada, Châu Âu, Á châu đều đăng tải.
Sau đó Phái đoàn Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam do ông Võ Văn Ái dẫn đầu đã đến hoạt động nhiều tuần lễ tại Quốc hội Châu Âu, mở cuộc “Hội luận Bàn tròn” trong khuôn viên Quốc hội với sự tham dự của nhiều Dân biểu Quốc hội Châu Âu trình bày bản Phúc trình và đề nghị Quốc hội Châu Âu ra Nghị Quyết khẩn về tình trạng đàn áp tự do ngôn luận, các bloggers và công dân mạng tại Việt Nam.
Sang tháng 3, ông Võ Văn Ái lại phát biểu trước Hội đồng Nhân quyền LHQ về cuộc đàn áp tự do ngôn luận, các bloggers và công dân mạng.
Sau khi tham dự cuộc điều trần tại Quốc hội Hoa Kỳ ở Hoa Thịnh Đốn hôm 11.4, Phái đoàn liền trở lại Quốc hội Châu Âu theo lời mời của Liên Âu tham dự Diễn Đàn Liên Âu cho Dân chủ và Nhân quyền dưới đề mục “Bình đẳng các Quyền mọi nơi trong Thế giới” với sự có mặt của trên 200 đại biểu đến từ năm châu. Trong khi bà Penelope Faulkner, Phó chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam được mời chủ tọa phiên hội thảo về “Tự do Tôn giáo trong thế giới”, ông Võ Văn Ái tiếp tục gặp gỡ các Dân biểu để chuẩn bị hậu thuẫn cho Nghị Quyết mà Ủy ban Bảo vệ Quyền Lam Người Việt Nam đề xuất.
Thành quả cuộc vận động nói trên của Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam, là vào đúng 17 giờ chiều nay, ngày 18.4.2013, tại trụ sở Quốc hội Châu Âu ở Strasbourg miền Đông bắc Pháp, sau cuộc thảo luận sôi nổi về các vấn đề vi phạm nhân quyền tại Việt Nam, Quốc hội Châu Âu đã được 6 chính đảng thông qua, không có phiếu chống, chỉ Nhóm Cực tả bỏ phiếu trắng.
Sau đây là bản dịch Việt ngữ toàn văn Nghị Quyết của Quốc hội Châu Âu:


               NGHỊ QUYẾT CỦA QUỐC HỘI CHÂU ÂU VỀ VIỆT NAM,
                       ĐẶC BIỆT VỀ VẤN ĐỀ TỰ DO NGÔN LUẬN

(Tổng hợp 5 văn bản Nghị quyết của các Đảng Bình dân Châu Âu (EPP), Liên minh Tiến bộ Xã hội và Dân chủ tại Quốc hội Châu Âu (S&D), Đảng Dân chủ Tự do Châu Âu (EFD), Đảng Xanh (ALE), và Đảng Bảo thủ và Cải cách Châu Âu (ECR)
Quốc hội Châu Âu,
- y cứ vào Hiệp ước Đối tác và Hợp tác giữa Liên Âu và Việt Nam ký kết ngày 27.6.2012 và cuộc Đối thoại Nhân quyền Liên Âu – Việt Nam hai lần mỗi năm giữa Liên Âu và chính phủ Việt Nam,
- y cứ vào Công ước Quốc tế về các Quyền dân sự và chính trị mà Việt Nam tham gia ký kết năm 1982,
- y cứ vào cuộc Kiểm điểm Thường kỳ Toàn diện mà Việt Nam tường trình trước Hội đồng Nhân quyền LHQ tháng Tư năm 2009,
- y cứ vào Phúc trình của Báo cáo viên LHQ Đặc nhiệm Thăng tiến và Bảo vệ quyền tự do ý kiến và ngôn luận tại khóa họp lần thứ 14 của Hội đồng Nhân quyền LHQ tháng Tư năm 2010,
- y cứ vào lời tuyên bố của Phát ngôn nhân Đại diện tối cao Liên Âu bà Catherine Ashton trước các án lệnh đối các bloggers tại Việt Nam hôm 24.9.2012,
- y cứ vào Nghị quyết ngày 15.11.2012 về “Chiến lược cho Tự do kỹ thuật Số trong chính sách đối ngoại của Liên Âu,
- y cứ và các Nghị quyết trước đây đối với Việt Nam,
- y cứ vào điều 122 trong những Quy tắc và Thủ tục của Liên Âu,
A. xét rằng, ngày 24.9.2012 ba nhà báo nổi danh : Nguyễn Văn Hải / Điếu Cày, Tạ Phong Tần và Phan Thanh Hải bị kết án tù; xét rằng sau khi kháng án các án lệnh này được xác nhận theo thứ tự 12, 10 và 3 năm tù giam, và nhiều năm quản chế sau đó vì tội đưa lên mạng các bài viết trên các trang nhà của Câu lạc bộ các Nhà báo tự do;
B. xét rằng, theo phúc trình của các tổ chức nhân quyền quốc tế, 32 bloggers ly khai đã bị kết án tù khắc nghiệt hoặc đang chờ xét xử tại Việt Nam, 14 nhà hoạt động dân chủ lãnh án tù tổng cộng 100 năm vì sử dụng quyền tự do ngôn luận, những án từ 10 năm tù giam lên tới chung thân, một ký giả một tờ báo nhà nước bị sa thải vì đưa lên blog lời phê bình Tổng bí thư Đảng Cộng sản; xét rằng các công dân mạng ly khai thường trực bị công an sách nhiễu, tấn công, kể cả Lê Công Cầu và Huỳnh Ngọc Tuấn;
C. xét rằng, một số tù nhân vì lương thức bị kết án chiếu theo sự mơ hồ về “an ninh quốc gia”, là những điều luật chẳng phân biệt giữa những hành động bạo động với sự biểu tỏ ôn hòa của những ý kiến bất đồng hay tín ngưỡng khác biệt, chẳng hạn như “tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCNVN” (Điều 88 của Bộ luật Hình sự), “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” (Điều 79), “lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm quyền lợi Nhà nước” (Điều 258); xét rằng Pháp lệnh 44 cho phép giam cầm không thông qua tòa án càng ngày càng được sử dụng để bắt giam các nhà bất đồng chính kiến;
D. xét rằng, các bloggers và các nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền càng ngày càng phải vận dụng Internet để nói lên chính kiến họ, phơi bày nạn tham nhũng, và kêu gọi sự quan tâm tới việc chiếm đất thô bạo và sự lạm quyền của các giới chức chính quyền;
E. xét rằng, nhà cầm quyền Việt Nam đàn áp có hệ thống tự do ngôn luận, biểu tình ôn hòa, và khủng bố những ai chất vấn chính sách của nhà nước, phơi bày trường hợp các viên chức lạm dụng quyền hành;
F. xét rằng, Việt Nam đang chuẩn bị “Nghị định về Quản lý, Cung cấp, Sử dụng dịch vụ Internet và nội dung thông tin trên mạng”, là nghị định mới về quản lý Internet nhằm pháp lý hóa cho chính quyền truy cập nội dung, kiểm duyệt và trừng phạt qua định nghĩa mơ hồ “hành vi bị cấm” bó buộc các công ty cung cấp dịch vụ Internet , kể cả các công ty ngoại quốc, phải hợp tác với chính quyền để dò la, theo dõi công dân mạng bất đồng chính kiến; xét rằng tự do về kỹ thuật số ngày càng bị hăm dọa;
G. xét rằng, năm 2009, trong cuộc phúc trình nhân quyền của Việt Nam tại cuộc Kiểm điềm Thường kỳ Toàn diện trước Hội đồng Nhân quyền LHQ, Việt Nam đã chấp nhận một số khuyến nghị về tự do ngôn luận, kể cả điều “bảo đảm hoàn toàn cho quyền tự do tìm kiếm, nhận và truyền đạt mọi tin tức, ý kiến, phù hợp với điều 19 của Công ước Quốc tế về Các quyền dân sự và chính trị”; xét rằng, Việt Nam chưa thực hiện những khuyến nghị trên đây;
H. xét rằng việc cưỡng chiếm đất của giới chức chính quyền, sử dụng bạo lực quá khích để đáp trả những phản đối về lệnh đuổi này, bắt bớ tùy tiện các nhà hoạt động hay xử án nặng cho các người chống đối, trong khi quyền đất đai và quyển sử dụng đất đai không minh bạch;
I. xét rằng quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng bị đàn áp, và Giáo hội Thiên chúa giáo cùng những tôn giáo không được thừa nhận, như Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Giáo hội Tin lành và các giáo hội khác hiện đang bị khủng bố trầm trọng;
J. xét rằng Việt Nam bắt đầu tham khảo ý kiến công dân cho việc soạn thảo bản Hiến pháp mới, thế nhưng những ai trình bày quan điểm đều phải đối diện với hình phạt hay áp lực;
K. xét rằng Việt Nam đang nhắm chiếc ghế tại Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2014 -2016;
Quốc hội Châu Âu
1. Biểu tỏ mối quan tâm trước sự kết án và án tù khắc nghiệt cho những nhà báo và bloggers tại Việt Nam; tố cáo sự tiếp diễn những vi phạm nhân quyền, kể cả việc hăm dọa chính trị, sách nhiễu, tấn công, bắt bớ tùy tiện, kết án tù khắc nghiệt và các phiên tòa xử bất minh đối với những nhà hoạt động chính trị, nhà báo, bloggers, nhà bất đồng chính kiến, và nhà đấu tranh bảo vệ nhân quyền, cả hai giới ngoài luồng hay trực tuyến, vi phạm rõ ràng nghĩa vụ quốc tế đối với nhân quyền của Việt Nam;
2. Yêu cầu nhà cầm quyển tức khắc và vô điều kiện trả tự do cho tất cả các bloggers, ký giả trực tuyến và các nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền; kêu gọi chính quyền Việt Nam chấm dứt mọi hình thức trấn áp chống lại những ai sử dụng quyền tự do ngôn luận, quyền tự do tín ngưỡng và tự do hội họp phù hợp với tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế;
3. Kêu gọi chính quyền Việt Nam sửa đổi hay hủy bỏ các luật pháp hạn chế quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí nhằm chuẩn bị cho một diễn đàn đối thoại và thảo luận dân chủ; đồng thời kêu gọi chính quyền Việt Nam sửa đổi bản dự thảo “Nghị định về Quản lý, Cung cấp, Sử dụng dịch vụ Internet và nội dung thông tin trên mạng” để bảo đảm Nghị định này bảo vệ quyền tự do ngôn luận trực tuyến;
4. Yêu cầu chính quyền Việt Nam chấm dứt việc cưỡng bức trục xuất [nông dân ra khỏi mảnh đất của họ], để bảo đảm quyền tự do ngôn luận của những ai tố cáo nạn lạm quyền trong vấn đề đất đai, bảo đảm cho những ai bị trục xuất hưởng các quyền khắc phục pháp lý và được bồi thường theo tiêu chuẩn quốc tế và nghĩa vụ chiếu theo luật nhân quyền quốc tế;
5. Kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam chấm dứt việc đàn áp tôn giáo và hủy bỏ các cản trở pháp lý đối với những tổ chức tôn giáo độc lập để họ được tự do sinh hoạt tôn giáo ôn hòa, phù hợp với nghĩa vụ quốc tế của Việt Nam, bằng sự công nhận quyền pháp lý cho tất cả các cộng đồng tôn giáo, cho phép tự do sinh hoạt tôn giáo và hoàn trả tất cả tài sản bị nhà nước cưỡng chiếm của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Giáo hội Thiên chúa giáo và các cộng đồng tôn giáo khác;
6. Biểu tỏ mối quan tâm trầm trọng về các điều kiện giam giữ các tù nhân vì lương thức với sự phân biệt đối xử và thiếu chăm sóc y tế; thỉnh cầu nhà cầm quyền Việt Nam bảo đảm sự toàn vẹn thân thể và tinh thần, bảo đảm việc tiếp cận cố vấn pháp lý và cho phép điều trị y tế cần thiết cho tù nhân;
7. Kêu gọi thêm lần nữa rằng, việc Đối thoại nhân quyền Liên Âu – Việt Nam phải đưa tới tiến bộ cụ thể trên lĩnh vực nhân quyền và tiến trình dân chủ hóa; kêu gọi Liên Âu phải luôn luôn nói lên mối quan tâm về vi phạm nhân quyền tại Việt Nam ở cấp cao nhất cũng như gia tăng áp lực nhà cầm quyền Việt Nam để bãi bỏ việc kiểm soát hay cấm đoán Internet và các blog, cũng như bãi bỏ việc cấm đoán giới truyền thông tư nhân; cho phép các nhóm hay cá nhân thăng tiến nhân quyền, biểu tỏ ý kiến hay bất đồng chính kiến của họ môt cách công khai, từng bước bãi bỏ án tử hình, bãi bỏ hay sửa đổi các điều luật “an ninh quốc gia” được sử dụng để trừng phạt những nhà bất đồng chính kiến ôn hòa và trả tự do cho các tù nhân vì lương thức;
8. Nhắc lại với hai đối tác rằng Điều 1 của Hiệp ước Đối tác và Hợp tác giữa Liên Âu và Việt Nam ghi rằng: “Tôn trọng nhân quyền và các nguyên tắc dân chủ trên nền tảng của cuộc hợp tác giữa các đối tác và cho những điều khoản của Hiệp ước, đây là điều lập thành yếu tố chính yếu của Hiệp ước”; yêu cầu Đại diện Tối cao quyết định xem các chính sách nhân quyền của Việt Nam có tương hợp theo những quy định trong Hiệp ước Đối tác và Hợp tác giữa Liên Âu và Việt Nam hay không;
9. Khuyến khích Việt Nam tham gia ký kết Hiệp ước Rome về Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) cũng như Công ước LHQ chống Tra tấn (CAT); đồng lúc kêu gọi chính quyền Việt Nam hình thành Ủy hội độc lập về Nhân quyền quốc gia;
10. Thỉnh cầu Ủy hội Nhân quyền Liên chính phủ của ASEAN xem xét tình trạng nhân quyền tại Việt Nam với sự quan tâm đặc biệt về tự do ngôn luận hầu đưa ra các khuyến nghị;
11. Hoan nghênh sự kiện Chính phủ Việt Nam kêu gọi công chúng góp ý vào bản Hiến pháp năm 1992 mà thời hạn được gia tăng cho đến tháng 9.2013, tuy nhiên lấy làm tiếc rằng sự tham khảo ý kiến quần chúng đã đưa tới những trừng phạt và áp lực đối với những ai biểu tỏ ý kiến họ một cách chính đáng; hy vọng rằng bản Hiến pháp mới quan tâm tới các quyền dân sự và chính trị, và ưu tiên cho quyền tự do tôn giáo; trong niềm kính trọng, chào đón cuộc đối thoại với những tổ chức nhân quyền; biểu tỏ niềm hy vọng rằng đây là điều dẫn tới những cải cách quan trọng trên lĩnh vực lao động, giáo dục và nhân quyền trong tương lai xa; đề nghị nhà cầm quyền mời Báo cáo viên LHQ đặc nhiệm Tự do ngôn luận đến thăm Việt Nam, và sau đó Việt Nam thực hiện những khuyến thỉnh của Báo cáo viên LHQ;
12. Chỉ thị cho Chủ tịch Liên Âu chuyển Nghị Quyết nầy đến Phó chủ tịch Ủy hội / Đại diện Tối cao của Liên Âu để trao cho Ủy ban đặc trách Chính sách Đối ngoại và An ninh Liên Âu, Hội đồng Châu Âu, Ủy hội Châu Âu, các Chính phủ và thành viên quốc gia, Chính phủ và Quốc hội Việt Nam, các Chính phủ thành viên quốc gia ASEAN, Cao ủy Nhân quyền LHQ và Tổng Thư ký LHQ.
(Bản dịch Việt văn của Quê Mẹ)
* Bài do Quê mẹ gửi đến TTHN

Nguyên cán bộ VP Trung ương Đảng đánh cắp bí mật của Nhà nước lãnh án

Thủ kho "ăn" 268 tấn sắt của công ty lãnh 18 năm tù
Hình minh họa
Ngày 17-4, Tòa án nhân dân TP Hà Nội đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Văn Hùng (41 tuổi, ngụ quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) 3 năm tù về tội chiếm đoạt tài sản bí mật của Nhà nước.
Theo cáo trạng, Nguyễn Văn Hùng nguyên là trưởng phòng Cục Tài chính và quản lý đầu tư - Văn phòng Trung ương Đảng.
Khi được một đồng nghiệp nhờ sửa máy tính, Hùng phát hiện máy tính của người này có chương trình chứa thông tin cá nhân người sử dụng, quyền được khai thác tài liệu, mật khẩu truy cập được mã hóa… nên đã copy chương trình này về cài vào máy tính của mình tại cơ quan và truy cập vào mạng nội bộ của Văn phòng Trung ương Đảng tải 184 tài liệu có đóng dấu mật, tối mật.
Các tài liệu này Hùng chép ra nhiều bản lưu vào ổ cứng và máy tính cá nhân.
Tại tòa, bị cáo Hùng đã khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình và cam kết chỉ tải những tài liệu về đọc tham khảo chứ chưa phát tán cho bất cứ ai.
(Tuổi trẻ)
 

Khi ngân hàng tình nguyện làm sân sau

Ông Trương Văn Phước
TBKTSG trò chuyện với ông Trương Văn Phước, Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), xoay quanh vấn đề sở hữu chéo và cái giá phải trả do rủi ro đạo đức gây ra trong ngành tài chính ở Việt Nam.

TBKTSG: Từ năm ngoái, một số lãnh đạo các ngân hàng đã lâm vào cảnh tù tội hay bị điều tra. Ba mươi năm theo nghề ngân hàng, ông nghĩ sao về hiện tượng này?

- Ông Trương Văn Phước: Tôi cứ suy nghĩ mãi về những gì đã xảy ra đối với một số lãnh đạo ngân hàng Việt Nam chúng ta trong năm 2012 vừa qua. Lợi ích vật chất, sự hãnh tiến danh vọng, hay là gì nữa? Về mặt tâm lý học, tôi nghĩ rằng bất cứ một hành vi nào cũng đều xuất phát từ một ham muốn bên trong được phản ánh rồi cân bằng với những điều kiện bên ngoài. Cũng phải nói cho thực công tâm rằng những người làm trong hệ thống ngân hàng ở vai trò lãnh đạo thì cũng đã trải qua sự sàng lọc rất khắc nghiệt của cuộc đời rồi. Không phải ngẫu nhiên họ được nắm giữ những chức vụ đó. Nhờ đâu họ có những thành công không chỉ ở góc độ tiền bạc, mà là những chỗ đứng trong thương trường vốn dĩ vô cùng ác nghiệt. Kết luận của tôi là tài năng. Phải thừa nhận là họ có tài.

Tôi cũng đã có nhiều lần tiếp xúc, thậm chí cũng có thời gian làm việc với những người lãnh đạo như thế. Bao giờ cũng thấy ở họ những tham vọng rất lớn. Họ thành công nhanh quá, thành công lớn quá, lắm khi tạo ra ảo giác. Được nuôi dưỡng trong một môi trường, một bầu không khí rất lạc quan và phấn khởi của một quá trình chuyển đổi của nền kinh tế đã khiến họ chủ quan chăng?

TBKTSG: Thế còn quá trình tích lũy tư bản của các nhóm doanh nghiệp. Ông nhận định như thế nào về bản chất sở hữu chéo trong hệ thống tài chính Việt Nam?

- Sở hữu chéo trong hệ thống tài chính Việt Nam là một cấu phần trong sở hữu chéo của cả nền kinh tế Việt Nam. Thực ra nhiều nước trên thế giới vẫn cho phép sở hữu chéo, tất nhiên những thông tin liên quan phải công khai, minh bạch. Với một nền kinh tế chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch hóa qua nền kinh tế thị trường, chúng ta phải cần rất nhiều điều kiện.

Một trong những điều kiện tiên quyết là vốn, là tư bản. Làm sao có vốn đủ đáp ứng cho nhu cầu tăng trưởng kinh tế khi mà các dòng vốn từ ngoài vào còn thăm dò, dè dặt và thận trọng? Sở hữu chéo là một cách “phát huy nội lực” trong điều kiện đặc thù của nền kinh tế Việt Nam hơn một phần tư thế kỷ qua. Sở hữu chéo có ưu điểm, cũng có nhược điểm. Nhưng tôi nghĩ tác hại của nó là không nhiều khi đem so sánh nó với những lợi ích mà nó mang lại dù chúng ta đang nhận ra sở hữu chéo tạo điều kiện thuận lợi cho các lợi ích nhóm phát huy trong một khuôn khổ pháp lý còn thiếu kín kẽ để “rào giậu” hết những tiêu cực nhiều mặt nảy sinh.

Như một quy luật phổ biến “lượng đổi, chất đổi”, sở hữu chéo đã bộc lộ từ lâu nhưng với liều lượng bé nhỏ, dần dần mới nảy nở, lớn lên. Tôi không nghĩ rằng các cơ quan quản lý không nhận biết, nhưng do trước đây quy mô các hiện tượng còn nhỏ, chưa phổ biến đến mức phải can thiệp vì nhiều khi sự tiên liệu quá mức dễ dẫn đến hậu quả “lợi bất cập hại”.

TBKTSG: Nhưng vấn đề nằm ở chỗ đây là quá trình tạo vốn ảo. Ngân hàng A dùng tiền gửi của khách hàng mua cổ phiếu tăng vốn của ngân hàng B thì đã sai luật rồi, thế giới có ai cho làm thế?

- Nếu nói bây giờ những tiêu cực của sở hữu chéo mới lộ rõ thì cũng đồng nghĩa với việc nói từ trước đã bộc lộ rồi nhưng mà chưa rõ. Như một quy luật phổ biến “lượng đổi, chất đổi”, nó đã bộc lộ từ lâu nhưng với liều lượng bé nhỏ, dần dần mới nảy nở, lớn lên.

Theo cảm nhận và quan sát của riêng tôi thì hiện tượng sở hữu chéo cũng chỉ mạnh lên trong vòng 10 năm qua, đặc biệt khi thị trường chứng khoán Việt Nam bùng nổ với các dòng vốn nóng chảy vào nước ta và cuộc trở về khá rầm rộ của các dòng vốn Việt kiều Đông Âu.

Tôi không nghĩ rằng các cơ quan quản lý không nhận biết, nhưng như đã nói, do trước đây quy mô các hiện tượng còn nhỏ, chưa phổ biến đến mức phải can thiệp sớm, hành động sớm vì nhiều khi sự tiên liệu quá mức dễ dẫn đến hậu quả “lợi bất cập hại”. Ngân hàng trở thành sân sau của doanh nghiệp có lẽ nằm trong bức tranh, hoàn cảnh chung đó.

TBKTSG: Vì sao các tổ chức tài chính quốc tế là cổ đông lớn trong một số ngân hàng đang gặp các vấn đề tiêu cực liên quan đến sở hữu chéo lại im lặng? Phải chăng ở những nơi đó gian lận đã được che đậy quá tốt hay là có sự thỏa hiệp?

- Nhập gia tùy tục. Câu tục ngữ phổ biến của người Việt có thể vận vào hoàn cảnh này chăng? Một thị trường mới mở cửa và thông tin đa phần là bất đối xứng tạo ra cơ hội để các nhà quản trị, điều hành trong nước đưa ra lập luận: “Các ông hãy cho chúng tôi yên để làm việc, ở Việt Nam nó phải thế!”. Và thực tế nó đã là như thế!

Các cổ đông là những tổ chức tài chính nước ngoài trong thời gian ban đầu tham gia vào các tổ chức tín dụng Việt Nam phải tin thôi. Và có lẽ họ tự biện bạch rằng mình sao hiểu thị trường này bằng những người bản địa được! Vô tình hay hữu ý, họ tự ru ngủ mình bằng những liều thuốc an thần như thế. Nhưng có lẽ theo quy luật cái gì phải đến, sẽ đến. Càng về sau họ đã ngỡ ngàng, thất vọng. Và bản năng tự vệ xuất hiện. Họ thoái vốn, bán đi cổ phiếu, tức là bán đi cái kỳ vọng mà ở thuở ban đầu họ từng vun đắp.

Tôi không ngạc nhiên về những cuộc “ly dị tài chính” như thế. Nếu nói rằng những sự “bội bạc” được diễn kịch khéo đến mức “đối tác” không nhìn thấy được thì khó thuyết phục lắm. Nhưng như đã nói, cuối cùng rồi những chuẩn mực căn bản trong quản trị một ngân hàng theo thời gian đã giúp cho những cổ đông, đặc biệt những cổ đông là các định chế tài chính quốc tế chuyên nghiệp hiểu rõ ngày càng tường tận hơn cái cách mà những chuẩn mực đó hiện thực hóa ra trong điều kiện đặc thù của thị trường Việt Nam. Nguyên nhân suy cho cùng là sự thẩm thấu về mặt thời gian của quá trình nhận thức.

TBKTSG: Nhiều người cho rằng một cá nhân không thể làm được, phải có sự thỏa hiệp bên trong lẫn các tác nhân bên ngoài. Ông nghĩ sao?

- Tôi thì không nghĩ thế. Chủ thể quản lý và các đối tượng chịu sự quản lý đó đôi khi cũng có những sự nhân nhượng nhất định, ở những vụ việc mang tính thủ tục, chứ nói thỏa hiệp để gây nên những chuyện động trời thì chắc là không có. Ở đây tôi nghiêng về tính nghiêm khắc và chuyên nghiệp của hệ thống pháp luật nhiều hơn. Chức năng tiên liệu của pháp luật có vẻ như còn hạn chế lắm mà pháp luật thông thường phải có một độ ổn định. Pháp luật ổn định có ưu điểm nhưng cũng có nhược điểm nếu như không tiên liệu được hết những sự kiện pháp lý trong tương lai thì anh ứng xử như thế nào với những cái có thể gọi là “gian lận hợp pháp”. Đất nước ta có lẽ cũng đã trải qua rất nhiều năm tháng tạo ra sự tương thích càng gần gũi giữa đời sống thực tiễn và một hệ thống pháp luật điều chỉnh có tính dự báo, tiên liệu cao. Nhưng đó vẫn còn là câu chuyện đang tiếp diễn.
(TBKTSG)

Vị đại tá quân đội kể về tuổi thơ ở Hoàng Sa trước năm 1945

Đại tá Trần Quân Bảo
“Trên đảo có 2 lá cờ, một lá cờ của nhà nước ta thời vua Bảo Đại nền vàng gạch đỏ ở giữa (máu đỏ, da vàng) và 1 cờ Pháp. Tất cả sinh hoạt trên đảo đều theo tiếng kèn của 1 người lính, kể cả chào cờ”.
Đại tá Trần Quân Bảo (SN 1934, ở Hà Nội, nguyên Phó Chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra Đảng Tổng Cục Công nghiệp quốc phòng) đã kể về khoảng thời gian 2 năm (từ cuối năm 1938 đến cuối năm 1940) ông cùng gia đình mình ở Hoàng Sa.

Theo lời ông, đó là gia đình người Việt duy nhất từ đầu thế kỷ 20 sống ở đảo Hoàng Sa cho đến nay. Cha ông là ông Trần Văn Phước, chuyên gia Vô tuyến điện của Binh Chủng Thông tin liên lạc (Bộ Quốc phòng).

Sau đây, chúng tôi xin gửi tiếp tới độc giả phần ghi chép của phóng viên theo lời kể của Đại tá Trần Quân Bảo:
Tuổi thơ đầy sóng, gió, nắng, ốc và cái Tết buồn

Ở trên đảo,không bao giờ chúng tôi được đi chơi tha thẩn một mình và đi đâu là phải có ba mẹ đi cùng. Thỉnh thoảng cả nhà mới đi chơi, ba tôi chỉ lo công việc chủ yếu là truyền tin về thời tiết cho đất liền hàng giờ. Ba tôi trong phòng làm việc đánh máy, đeo tai nghe… Tôi không bao giờ được phép vào phòng làm việc, sợ bị máy nổ giật điện.

Trò chơi của anh em tôi khi đó chỉ là tắm nắng, nghịch cát, bắt ốc hương để làm khuy áo (nhiều kích cỡ khuy). Tôi còn nhớ, khi gia đình tôi về đất liền thì mẹ tôi đã có hàng hộp khuy áo để cho bà con làm quà. Và khi đó, có một phu đảo đã tặng cho ba tôi 1 bộ đồi mồi (6-7 con) từ nhỏ đến to rất có giá trị.

Nếu có bão thì chúng tôi chỉ biết nằm trong nhà 2- 3 ngày chứ không dám ra ngoài vì nếu ra thì bị ướt, và chỉ đi lại xung quanh hành lang là chính. Lúc đó tôi chưa đến tuổi đi học nên ba tôi mong đến năm 1940 sẽ được về đất liền để tôi đi học. Mẹ tôi chỉ dạy tôi biết các chữ cái, còn thì sách báo thì chủ yếu là tiếng Pháp. Không hề có ca nhạc.

Ảnh chụp ba mẹ con ông Trần Quân Bảo trước khi ra đảo (Ảnh do nhân vật cung cấp)


Ở đảo có một cái miếu gọi là Miếu Bà có tượng Phật Bà. Hàng tháng tuần rằm mùng 1 thì đến đó thắp hương. Miếu này bé và tối om, lúc đó tôi sợ ma nên không bao giờ dám đến. 

Gia đình tôi ăn 2 cái Tết ở đảo. Tất cả các thứ từ đất liền gửi ra. Tết ở đó buồn lắm, chỉ có báo Tết, có kẹo bánh, không có tiếng pháo.

Thực phẩm chủ yếu đảo

Trên đảo, gia đình tôi chủ yếu dùng đồ khô: thịt ướp muối, dăm bông mặn (ướp salpêtre – chất ướp hay được dùng để làm xúc xích hiện nay) được chuyển từ đất liền ra. Tôi sợ nhất là trứng vịt ướp muối. Ngoài ra còn cá tươi đánh từ biển hoặc bạch tuộc. Có 1 thứ thực phẩm để cải thiện cuộc sống nữa là trứng vít. Vào mùa trăng lên, vít lên đảo để đẻ rồi vùi trứng dưới cát. Muốn lấy được trứng thì phải lấy thuốn đi dò rồi đảo lên…

Còn rau thì cả 1 tuần mới có được một bữa ăn rau. Khi tàu chở từ đất liền ra thì chở chủ yếu là củ quả. Còn rau trồng ở đảo thì chủ yếu là rau cải củ. Đến giờ trong tôi vẫn còn nhớ nguyên kỷ niệm về việc dùng nước trên đảo, đến mức nước tiểu cũng phải được tận dụng để tưới rau. Trên đảo, mọi người dùng nước rất tiết kiệm.

Hàng tháng thì có tàu ở đảo Phú Lâm mang hàng sọt cá Sardine sang để đổi nước và dùng bình thuỷ tinh để đựng mang về đảo dùng dần. Với anh em chúng tôi thì dù khoảng cách rất nhỏ cũng trở lên dài, đứng ở bờ biển cũng không nhìn thấy đảo bên cạnh.
Lá cờ thể hiện chủ quyền của nhà nước vua Bảo Đại

Dân số trên đảo khoảng 80 – 90 người (khoảng 60 phu và 20 lính và khoảng 10 người làm việc) mà chưa bao giờ có dịp tập hợp tất cả lại.

Tại đó có 2 cờ, một lá cờ của nhà nước thời vua Bảo Đại nền vàng gạch đỏ ở giữa (máu đỏ, da vàng) và 1 cờ Pháp. Tất cả sinh hoạt trên đảo đều theo tiếng kèn của 1 người lính, kể cả chào cờ. Ở đó cũng không có đồng hồ, tất cả sinh hoạt nhìn theo bóng mặt trời. Nếu có mưa bão thì không có khái niệm về giờ. Trời tối thì thắp đèn bão lên.

Có một điều lạ là đêm đến chim về rất nhiều rồi sáng lại bay đi nên các phu ở đó còn có nhiệm vụ là đi nhặt phân chim rồi về phơi khô để làm phân photphat rồi chuyển vào đất liền. Ngoài ra, các phu cũng phải xếp đá để kéo dài cầu tàu, kè đá cho đảo. 

Ở đảo có mấy công chức trong đó có ba tôi là trạm trưởng vô tuyến điện,1 người phục vụ máy nổ, 1 người làm về thiên văn, 1 người coi kho thực phẩm. Ngoài ra còn có 1 y sĩ làm thầy thuốc để xử lý những đau ốm thông thường, còn lại những ca cấp cứu thì phải chuyển vào đất liền... Còn 1 người nữa là thư ký, văn thư cho lính đồn. Lính đồn trông phu làm việc chăm chỉ.

Cuối năm 1940 thì gia đình tôi mới được điều về đất liền. Kể từ đó không có gia đình nào được điều ra đảo nữa. Chúng tôi về Hà Nội được một thời gian sau ba tôi lại bị điều lên Điện Biên…
Tuệ Minh (ghi) 
(GDVN)
 

Đưa lao động Việt sang Nga hay đường dây buôn người?

Vào thứ Năm ngày 18 tháng 4 năm 2013, tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, giám đốc điều hành tổ chức Boat People SOS trụ sở tại Virginia, Hoa kỳ, sẽ điều trần trước Quốc hội Mỹ về đường dây buôn người từ Việt Nam sang Nga. Qua cuộc trao đổi với Thanh Quang, Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng trước hết cho biết luật pháp tại Nga lỏng lẻo như thế nào mà bọn buôn người đưa nạn nhân Việt Nam, nhất là những cô gái trẻ chất phác, sang Nga ngày càng nhiều.

Lối ra ngoài duy nhất của khu vực ăn ở cho công nhân là khung cửa sắt có hai lần khóa.
Lối ra ngoài duy nhất của khu vực ăn ở cho công nhân là khung cửa sắt có hai lần khóa.
Ảnh: Công nhân cung cấp
Bảo kê của cảnh sát Nga
TS Nguyễn Đình Thắng: Ở Nga luật pháp rất lỏng lẻo, gần như là không có luật chống buôn người một cách toàn diện, mà chỉ có một vài điều luận nhỏ để mà truy tố thủ phạm hoặc là bảo vệ nạn nhân, với điều kiện những người đó phải được xét là nạn nhân. Trong tất cả những hồ sơ mà chúng tôi can thiệp thì chưa một trường hợp nào được chính quyền Nga xét là nạn nhân để mà bảo vệ cả. Còn lại thì không hề có những biện pháp ngăn ngừa, không hề có những biện pháp huấn luyện hoặc là thông tin cho những người vừa mới đặt chân lên nước Nga, trong trường hợp họ cần giải cứu, họăc cần sự giúp đỡ thì đi đâu? Hoàn toàn không có những biện pháp ấy từ chính quyền Nga
Thanh Quang: Nhân đây Tiến sĩ nhận xét như thế nào về tình trạng tham nhũng trong giới cảnh sát địa phương của Nga mà khiến cho bọn buôn người, chủ chứa... có điều kiện hoạt động phi pháp, vô nhân của họ?
TS Nguyễn Đình Thắng: Cảnh sát địa phương Nga, đặc biệt ở quanh vùng Moscow, gần như hoàn toàn lệ thuộc vào tổ chức tội phạm của Việt Nam, những bà chủ chứa chẳng hạn. Họ chi tiền đều đặn cho những cảnh sát Nga mà họ gọi là bảo kê, bảo kê giống như là khi cần thiết đến họ gọi thì cảnh sát Nga đến để trấn áp những nạn nhân hoặc là bắt lại những nạn nhân nào mà trốn thoát được. Những người chủ của các hãng may mặc lậu mà cũng giam người. Những người này đều là người Việt Nam cả. Vậy mà họ cũng giam đồng hương của họ trong tình cảnh nô lệ thời đại mới và cũng sử dụng những cảnh sát như vậy.
Chúng tôi biết những trường hợp mà nạn nhân đã bỏ chạy trốn được rồi, một tháng sau, cảnh sát mang đến một cái giấy gọi là giấy trát để mà bắt những người này về cái tội ẩu đả, nhưng hoàn toàn đó là những tội dàn dựng lên để mà bắt nạn nhân về. Thay vì đưa nạn nhân về để thẩm tra ở tại đồn cảnh sát thì họ giao trở lại cho kẻ buôn người, và những nạn nhân đó đã bị đánh đập một trận kinh hoàng và rồi bị đưa trở lại trong tình trạng nô lệ. Cảnh sát Nga ở cấp địa phương không thể tin được vì họ rất là tham nhũng. Họ kết nối rất chặt chẽ với những đường dây buôn người. Đặc biệt họ có những dan díu với  hệ thống xã hội đen ở bên Nga.

Các công nhân ở Nga đã về đến sân bay Nội Bài vừa mừng vừa uất ức tức tưởi.
Các công nhân ở Nga đã về đến sân bay Nội Bài vừa mừng vừa uất ức tức tưởi.
Thanh Quang: Thưa Tiến sĩ, ông vừa mới nhắc đến xã hội đen thì một cách tóm tắt nạn xã hội đen đang hoành hành ở Nga ra sao?
TS Nguyền Đình Thắng: Vâng, rất nhiều người Việt mình ở bên Nga. Họ sang Nga làm ăn buôn bán hoặc là đi lao động đã trở thành những nạn nhân của xã hội đen. Xã hội đen ở bên Nga của người Việt có cái tiếng lóng gọi là “phia”, những người “phia” , thành phần “phia” mà chúng tôi biết là dịch ra từ chữ Mafia. Đó là những tổ chức Mafia tội phạm đi hoành hành ở trong cộng đồng người Việt ở Nga. Họ có thể thủ tiêu, đánh đập người đến chết mà không ai dám lên tiếng can thiệp. Nhưng họ lại được sự che chở của tòa Đại sứ Việt Nam ở Nga. Họ làm việc rất chặt chẽ, song hành cùng với tòa đại sứ. Có những thành phần xã hội đen mà lại rất quen thân với một số giới chức ở trong tòa đại sứ Việt Nam ở bên Nga
Bao che của tòa Đại sứ Việt Nam
Thanh Quang: Ông lại nhắc đến sự bao che của tòa Đại sứ của Việt Nam ở Nga thì vụ 15 nạn nhân Việt Nam bị bà chủ chứa Thúy An hành hạ rồi cưỡng bức “tiếp khách” có sự tiếp tay của nhân viên Sứ quán Việt Nam ở Nga. Như vậy ông có thể cho biết thêm về sự bao che đáng ngại này, thưa Tiến sĩ?
TS Nguyễn Đình Thắng: Vụ 15 thiếu nữ bị lường gạt sang Nga với những hứa hẹn công ăn việc làm và ngay lập tức bị đưa vào ổ mãi dâm của bà Thúy An. Điều này minh họa cho tình trạng bên Nga khi một số viên chức cao cấp và có chức năng ở tòa Đại sứ lại cấu kết và che chở, làm ô dù cho những thành phần tội phạm, như là tội phạm buôn người hoặc là tội phạm mãi dâm ở Nga. Điều này thể hiện rất rõ ràng trong trường hợp mà chúng tôi vừa mới nói đến. Thứ nhất, rõ ràng có sự quan hệ rất chặt chẽ, thân tình giữa một đằng là bà chủ chứa Nguyễn Thúy An và đằng kia là một số giới chức khá cao cấp ở trong tòa Đại sứ Việt Nam ở Nga.

14 công nhân Việt Nam đã bị chết khi hỏa hoạn xảy ra hôm 11/9 tại một xưởng may ở cách Mátxcơva 100km về phía đông nam. Chủ nhân công ty đã khóa trái cửa nhốt công nhân như tù nhân vì thế họ không thể thoát ra.
14 công nhân Việt Nam đã bị chết khi hỏa hoạn xảy ra hôm 11/9/2012 tại một xưởng may ở cách Mátxcơva 100km về phía đông nam. Chủ nhân công ty đã khóa trái cửa nhốt công nhân như tù nhân vì thế họ không thể thoát ra.
Thứ Hai, khi mà nạn nhân kêu gọi cầu cứu, xin được giải cứu, giúp đỡ bảo vệ thì tuyệt nhiên bên tòa Đại sứ Việt Nam không đáp ứng mà còn nói trổng là ai đưa mấy cô sang bên này thì nói với họ đưa mấy cô về. Nếu mà chỉ ngưng ở sự tắc trách đó thôi thì đã không nên chuyện. Đằng này chúng tôi biết được có một số giới chức ở tòa Đại sứ Việt Nam bên Nga đã thông tin báo động cho bà Nguyễn Thúy An biết tận chỗ, tận nơi để đến tận nơi mà bắt lại những nạn nhân đã chạy thoát được, hoặc là để bà ta di dời nạn nhân trước khi cảnh sát Liên bang Nga đột nhập vào để giải cứu những nạn nhân. Thành ra có sự quan hệ chặt chẽ, rõ ràng bênh vực những kẻ buôn người, tội phạm và trấn áp nạn nhân.
Tôi lấy thêm một ví dụ nữa, rất nhiều nạn nhân trước khi lên đường về nước đã phải ký một cái giấy xác nhận rằng cảm ơn tòa Đại sứ Việt nam đã giúp đỡ, cảm ơn bà chủ chứa Nguyễn Thúy An đã che chở bấy lâu nay để về nước. Thật sự bấy lâu nay, những nạn nhân này đều phải tự trả tiền túi. Trong thư cảm ơn còn phải xác nhận chúng tôi tình nguyện sang bên này và ở lại bên Nga, trong khi thực tế thì họ bị lường gạt và bị giam giữ, đánh đập mà không có con đường nào để về nước, cho đến khi báo chí, dư luận, công luận khắp nơi trên thế giới lên tiếng thì tòa Đại sứ Việt Nam bắt buộc phải hợp tác để mà đưa những nạn nhân về nước.
Thanh Quang: Như công luận đã biết thì liên minh CAMSA bài trừ nô lệ mới đã ra tay giải cứu rất nhiều nạn nhân từ Việt Nam mà chắc chắn là nhờ có sự hỗ trợ của giới truyền thông và Quốc hội Hoa Kỳ. Như vậy , thưa Tiến sĩ , hiệu quả của sự lên tiếng này ra sao?
TS Nguyễn Đình Thắng: Trong vụ giải cứu 15 thiếu nữ vừa rồi, vai trò của truyền thông hết sức là quan trọng. Quan trọng thứ nhất là để bắn tiếng cho những kẻ buôn người mà chúng biết rằng những người trong đường dây này đều được nhận thông tin đều đặn từ tòa Đại sứ Việt Nam ở Nga, bởi họ theo dõi đài và các báo chí này kia ở Hải ngoại. Thành ra đấy là phương tiện để mà truyền thông, chứ chúng tôi không có một phương tiện nào khác để liên lạc được với kẻ buôn người và nạn nhân đang bị họ giam giữ.
Chúng tôi muốn bắn tiếng rằng chúng tôi biết đích xác những con người như vậy, nạn nhân như vậy, tên tuổi là gì , quê quán ở đâu, hình ảnh như thế nào...hiện nay đang nằm trong tay của kẻ buôn người, và nếu ngày mai họ bị thủ tiêu hay mất tích thì kẻ buôn người phải chịu trách nhiệm. Đó là cách đầu tiên và quan trọng nhất để bảo vệ an toàn sinh mạng cho những nạn nhân đang bị bắt làm con tin. Thứ hai qua những truyền thông đại chúng đó, thì tòa Đại sứ Việt Nam ở Nga biết rằng đã bị động rồi, tất cả mọi hành động của họ đều bị đưa lên báo chí nên họ không dám và đã không dám can thiệp, can dự vào một cách công khai như trước nữa để bảo vệ cho thủ phạm. Thành ra vai trò những phương tiện truyền thông rất là quan trọng .
Bên cạnh đó, vai trò của Quốc hội Hoa Kỳ cũng rất là quan trọng, vì một mặt, họ áp lực chính quyền Việt Nam để phải ngăn cản sự nhập cuộc và gian díu của một số các giới chức ở tòa Đại sứ Việt Nam bên Nga trong vấn đề bảo vệ , bao che , chạy tội cho thủ phạm. Mặt khác, Quốc hội Hoa Kỳ đã lên tiếng với chính quyền Liên bang Nga và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ để nhắc nhở, đôn đốc vấn đề giải cứu cho nạn nhân, và kế đến là truy nã và truy tố tội phạm.

Thanh Quang: Cảm ơn Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng rất nhiều.

Thanh Quang, phóng viên RFA
2013-04-17 
 

Tuyên bố của ĐSQ Hoa Kỳ tại Hà Nội về Đối thoại Nhân quyền Hoa Kỳ – Việt Nam lần thứ 17

us emb

Ngày 18/4/2013 – Phó Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ đặc trách Dân chủ, Nhân quyền và Lao động Dan Baer, cùng một phái đoàn liên ngành trong đó có một đại diện Nhà Trắng, đã tham gia cuộc đối thoại nhân quyền song phương thứ 17 với Việt Nam diễn ra ngày 12/4. Cuộc đối thoại đã bàn về một số lĩnh vực bao gồm tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, tù nhân lương tâm, pháp quyền, quyền lao động, và tự do thông tin, liên quan đến các phương tiện truyền thông và trực tuyến. Trong các cuộc gặp với các quan chức chính phủ Việt Nam, Phó Trợ lý Ngoại trưởng Baer nhấn mạnh rằng tiến bộ về nhân quyền sẽ giúp Việt Nam khai thác được tiềm năng của Internet, giúp chống lại các tác động xói mòn của tham nhũng, và làm cho Việt Nam trở thành một điểm đến hấp dẫn hơn đối với thương mại và đầu tư toàn cầu. Ông cho hay Hoa Kỳ muốn hợp tác chặt chẽ với một nước Việt Nam vững mạnh, và đó là lý do tại sao Hoa Kỳ quan tâm đến những vấn đề mà chính nhiều người dân Việt Nam đang nêu ra và tranh luận. Phó Trợ lý Ngoại trưởng Baer Baer hối thúc chính phủ Việt Nam cần phải cho thấy tiến bộ rõ ràng và cụ thể về vấn đề nhân quyền.
Phó Trợ lý Ngoại trưởng Baer đã gặp một số công dân ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, bao gồm cả các luật sư nhân quyền, các blogger, những người cổ suý cho pháp quyền, các lãnh đạo tôn giáo, các gia đình của các tù nhân lương tâm, những người ủng hộ người khuyết tật, và những người ủng hộ cộng đồng người đồng tính nữ, đồng tính nam, song tính và chuyển giới. Tuy ông Baer đã có thể gặp nhà hoạt động nổi tiếng Cha Nguyễn Văn Lý trong tù, song chúng tôi thật quan ngại về việc chính quyền đã ngăn chặn một cuộc họp riêng với các nhà hoạt động Nguyễn Văn Đài và bác sĩ Phạm Hồng Sơn có trong kế hoạch.
Hai bên nhất trí tiếp tục trao đổi sâu sắc về nhân quyền trong khoảng thời gian từ nay đến cuộc đối thoại nhân quyền tiếp theo.
(Hết tuyên bố)
 

Đạo Bùa Đền Hùng xuất phát từ một quyết định của … Bộ chính trị?!!!

Đạo Bùa Đền Hùng bắt đầu phát huy tác dụng trấn yểm

Lời dẫn của blog Nguyễn Xuân Diện: Trên Blog của mình, nhà báo Nguyễn Thông - Báo Thanh Niên cho biết: "Bác nào tinh ý sẽ thấy hôm nay 18.4 chả có tờ báo nào dám đăng thông tin về vụ hòn đá ở đền Hùng nữa, không phải sợ đá mà là... ". Dưới đây là bài đăng trên báo điện tử "Người đưa tin" và sau vài giờ đã bị gỡ bỏ. Và có lẽ đây là bài cuối cùng về hòn đá lạ ở Đền Hùng.

Xem ra, đạo bùa Đền Hùng bắt đầu phát huy tác dụng trần yểm, mà làng báo nước nhà đang phải chịu trận rồi!


Bình luận của ABS: Cần đặt một dấu hỏi nghiêm túc:Liệu có phải hòn đá được đem tới đó là xuất phát từ một quyết định của … Bộ chính trị?!!!

‘Tác giả vẽ trên hòn đá lạ không được đào tạo bài bản’

‘Tôi đọc báo nghe nói chính quyền và người dân tỉnh Phú Thọ cho rằng, từ khi đặt hòn đá ở Đền Hùng, mọi công việc diễn ra rất tốt đẹp, suôn sẻ. Tôi cho rằng đó là sản phẩm của trí tưởng tượng hài hước’, tiến sỹ triết học Nguyễn Văn Vịnh.
Xung quanh câu chuyện về hòn đá lạ ở Đền Hùng (Phú Thọ), nhiều ý kiến đồn thổi rằng hòn đá lạ này là một dạng yểm bùa không tốt. Càng đến ngày Giỗ tổ Hùng Vương, những câu chuyện thêu dệt về hòn đá lạ càng nhiều. PV báo điện tử Người đưa tin đã trao đổi với tiến sỹ triết học Nguyễn Văn Vịnh - phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế - Xã hội và Phát triển.

Tiến sỹ Nguyễn Văn Vịnh - phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế - Xã hội và Phát triển.
- Thưa tiến sỹ Vịnh, ông đánh giá thế nào về những đồn thổi xung quanh “hòn đá lạ”?
Theo tôi, câu chuyện về “hòn đá lạ” đang diễn biến theo xu hướng bi hài, nhưng nhìn chung, chúng ta có thể hiểu theo ba cách:
Thứ nhất, ký hiệu trên hòn đá hỗn độn như một nồi lẩu, có cả trận đồ bát quái, có cả chữ Phạn - là câu thần chú của Phật giáo Mật tông, chữ Hán và nhiều ký hiệu khác mang cả yếu tố văn hóa Ấn Độ lẫn Trung Quốc. Tất cả những yếu tố này thể hiện, đây là một thứ lung tung được vẽ ra. Tôi cho rằng, tác giả của những dòng chữ trên không được đào tạo một cách bài bản ở lĩnh vực bùa chú. Tôi không hiểu tại sao ở một nơi thờ Quốc tổ linh thiêng như Đền Hùng lại có thể làm một việc tùy tiện như thế, bởi vì theo tôi được biết, ngay cả những lãnh đạo địa phương cũng không có quyền làm việc này.

Thứ hai, theo tôi, đá thạch anh mới có tác dụng trấn yểm nhiều nhất, đá ngọc tuy cũng có lợi cho sức khỏe, nhưng không thể bằng đá thạch anh được. Hơn nữa, hòn ngọc trên cũng không phải quá độc đáo, bởi có những khối ngọc lớn hơn hòn ngọc này rất nhiều. Tuy nhiên, hòn ngọc trên có phải là đá quý hay không thì phải bàn bạc, thẩm định và đánh giá lại một cách kỹ lưỡng.
Thứ ba, nếu nói một hòn đá mang lại cát khí cho dân tộc thì rất buồn cười. Tôi có đọc bài viết trên báo Tiền phong nói chính quyền và người dân tỉnh Phú Thọ cho rằng, từ khi đặt hòn đá ở Đền Hùng, mọi công việc diễn ra rất tốt đẹp, suôn sẻ. Tôi cho rằng đó là sản phẩm của trí tưởng tượng hài hước.

Mặt trước và sau của "hòn đá lạ" ở Đền Hùng Ảnh: VnExpress
- Theo ông, hòn đá có phải là một dạng yểm bùa không tốt? Chúng ta có nên tổ chức hội thảo để nghiên cứu hòn đá không?
Tôi có đọc phân tích của tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện, Viện nghiên cứu Hán Nôm nhận định: “Hòn đá là đạo bùa có sự pha trộn giữa Phật giáo Mật tông, Đạo giáo, phù thủy, trận đồ bát quái của Khổng Minh, cho thấy là một đạo bùa tổng hợp. Quan sát hình thức bên ngoài một số nhà nghiên cứu cho rằng nó là đạo bùa cát (lành), mong cầu giải tai ương, nhằm thỉnh cầu phúc đức cho một cá nhân, tập thể nào đó, chứ không phải là bùa độc, hoặc bùa trấn yểm, triệt hạ long mạch, linh khí. Tuy nhiên, các chi tiết khác của hòn đá mà chúng ta chưa biết có thể làm phản lại ý nghĩa trên nếu xem xét lại vị trí đặt hòn đá. Nếu đặt không đúng chỗ thì nó cũng là một cách trấn yểm để triệt hạ linh khí”. Về điểm này, tôi cho rằng TS Diện phân tích khá đầy đủ và chính xác. ­
Ý kiến của tôi cũng giống ý kiến TS Nguyễn Xuân Diện, không cần phải tổ chức hội thảo để nghiên cứu thảo luận về hòn đá lạ bỗng dưng lạc vào đền Hùng như thế.
Gần đây xuất hiện khá nhiều trường hợp tự phong là nhà nọ, nhà kia, chuyên xử lý và trấn yểm phong thủy, chọn đất cho mai táng hoặc đơn giản là cúng tế giải hạn, xem bói…. Trong thực tế, những việc làm như trên đã có từ lâu trong đời sống xã hội, nhưng ở thời điểm này, những hiện tượng trên nở rộ như nấm sau mưa.
Với lý do là các vấn đề tâm linh nên các thân chủ ít đặt vấn đề phản biện, chỉ đơn giản dựa vào lòng tin để giao tiếp, đây cũng chính là mảnh đất màu mỡ cho những trò bịp bợp, lừa đảo lấy tiền nhưng người nhẹ dạ, cả tin.

Xin cám ơn ông!

Ngọc Trà
(Nguoiduatin.vn) 

GS Tương Lai - Suy tư nhân ngày Giỗ Tổ

02_hungvuong

Liệu trên quả đất này có quốc gia, dân tộc nào cũng tôn vinh một ngày gọi là ngày Giỗ Tổ như ta đang Giỗ Vua Hùng? Biết được điều này sẽ là một điểm tựa thú vị để suy ngẫm về dân tộc mình. Vì rằng, lịch sử là một nhân tố, mà nếu thiếu nó, thì không một ý thức dân tộc nào có thể hình thành và phát triển được. Cho nên, Giỗ Tổ là thời điểm mà những âm vang của lịch sử sẽ là nguồn nước mát thanh lọc tâm hồn con người.

Trong những nhiễu nhương của thế sự với ngổn ngang những sự kiện, những khuôn mặt, những cuộc đời hối hả bon chen giữa dòng đời trong đục, một nén tâm hương thắp lên để nhớ về nguồn cội cũng có thể thức dậy trong sâu thẳm tâm tư con người một ánh tâm linh. Mà thật ra, cảm nhận về lịch sử cũng là cảm nhận về chính mình, về vui buồn và phẫn nộ, về hào hứng và đắng cay của thân phận con người. Con người ấy gắn với vận mệnh của đất nước, số phận của dân tộc. Biết nhìn nhận và đối chiếu sự nghiệp hôm nay, con người hôm nay với lịch sử dân tộc chính là biết trân trọng lịch sử. Cảm nhận bài học lịch sử, rốt cuộc lại là cảm nhận bài học về con người, bài học về văn hoá.

Lịch sử dựng nước, mở nước và giữ nước của ông cha ta từ đất tổ Hùng Vương, vùng rừng núi và trung du, tiến về châu thổ sông Hồng, sông Mã, rồi men theo duyên hải, tiến về vịnh Thái Lan. “Từ thuở mang gươm đi mở cõi. Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long “. Nếu không có những con người Việt Nam dũng cảm và sáng tạo trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước thì cũng không thể có những trang lịch sử hào hùng đang tiếp thêm sinh lực cho chúng ta hôm nay. Và rồi, con người của hôm nay biết cần phải nhìn lại mình để hiểu phải đưa sự nghiệp của ông cha đi tới như thế nào.

Con người Việt Nam và văn hoá Việt Nam đã làm cho dòng chảy của lịch sử với những mốc son chói lọi liền mạch với thuở các Vua Hùng dựng nước, trải qua sức quật khởi của thời Bà Trưng, Bà Triệu, đến những đỉnh cao chiến công của Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Quang Trung, Hồ Chí Minh … Chính con người Việt Nam, văn hoá Việt Nam là nhân tố quyết định làm cho những gì mà qua đó, quá khứ và hiện tại vẫn còn thông với nhau. Chỉ bằng văn hoá và con người chúng ta mới thật sự hiểu được, đánh giá được những sự kiện lịch sử với tầm vóc vốn có và cần phải có. Nói con người cũng là nói văn hóa, và nói văn hóa cũng là nói con người. Bởi lẽ, văn hoá không phải là một hệ thống đóng kín những giá trị loại biệt mà là một tổng hợp đang phát triển của các thành tựu vật chất và tinh thần của một dân tộc.

Trong ý nghĩa đó, ở mỗi giai đoạn của sự phát triển, văn hoá được biểu hiện như một dạng hoạt động thực tiễn của con người. Vì thế, văn hóa là một cấu trúc có bề sâu. Cuộc sống xã hội được phản chiếu ở bề mặt, dưới bề mặt đó, văn hóa được phân chia theo những tầng khác nhau, thường tiềm ẩn và vô thức. Ở độ sâu này, có một sự sắp xếp của các quy tắc văn hóa điều chỉnh bề mặt ở bên trên. Nói đến “sức mạnh văn hoá”, “bản sắc văn hoá, chính là nói đến sự tiềm ẩn và vô thức này nằm chìm trong đời sống của dân tộc.

Chính cái đó làm nên sức mạnh Việt Nam, sức mạnh làm cho đất nước này, dân tộc này tồn tại và phát triển, vượt qua bao sóng gió và thác ghềnh tưởng chừng không thể vượt qua được, viết nên những trang sử chói lọi bởi tính kiên cường trong hoạn nạn, khí phách hào hùng trong giữ nước và dựng nước. F. Braudel có một nhận xét đáng suy ngẫm : “lịch sử của nền văn minh là sự gạn lọc qua hàng thế kỷ của một nhân cách tập thể, nhân cách này, cũng như mọi nhân cách cá nhân, bị kẹt giữa một số mệnh có ý thức và rõ ràng với một số mệnh tù mù và không có ý thức, số mệnh này làm cơ sở và động lực cho số mệnh kia, nhưng không phải bao giờ cũng nhận thấy điều đó”*. Chỉ khi chúng ta suy ngẫm và hiểu ra được về những gì đã hun đúc nên văn hoá Việt Nam, hình thành cốt cách con người Việt Nam, chúng ta mới có thể cảm nhận được sự liền mạch của dòng chảy lịch sử. Chỉ có điều, Lord Acton , nhà sử học thế kỷ XIX lại cho rằng “các sự kiện đương thời khác lịch sử ở chỗ, chúng ta không biết những kết quả mà chúng ta sẽ tạo ra. Nhìn lại, chúng ta có thể đánh giá tầm quan trọng của các sự cố quá khứ và lần ra các hệ quả mà chúng đã mang theo trong dòng chảy của chúng. Nhưng trong khi lịch sử tiến triển, nó không phải là lịch sử đối với chúng ta. Nó dẫn chúng ta đến miền đất lạ chưa được biết”.

Dặm đường lịch sử hôm nay vừa liền mạch truyền thống Việt mà ông cha ta bao đời xây đắp từ thuở ban đầu của Hùng Vương dựng nước, vừa có những thách thức mang tính đột biến. Chính vì thế, trở lại với cội nguồn nhân ngày Giỗ Tổ là để càng hiểu rõ thêm về dân tộc, về con người Việt Nam, văn hoá Việt Nam đang đi tới trong một thế giới mới. Hiểu rõ thêm để càng thấy rõ trách nhiệm nặng nề của mỗi người Việt hôm nay về vận nước khi mà các thế lực hiếu chiến của chủ nghĩa bành trướng đang phơi bày dã tâm của chúng. Hành động ngang ngược có tính toán nhằm xâm phạm lãnh thổ, lãnh hải, uy hiếp chủ quyền quốc gia, mưu toan độc chiếm Biển Đông của chúng ngày càng tinh vi, trắng trợn. Mơ hồ trước dã tâm của chúng là có tội với ông cha, có tội với lịch sử.

Nói về lịch sử, Phạm Văn Đồng có một ý rất thú vị : “Lịch sử là con người nhân với thời gian. Tôi hình dung lịch sử là một ông già đã nhiều tuổi lắm, nhưng ông già lịch sử đang dần dần trẻ lại, và qua một quá trình diễn biến đầy kịch tính, sẽ từng bước trở thành một thanh niên giàu sức sống…”. Đất nước của chúng ta liệu có đang trẻ lại để đủ sức gánh vác sự nghiệp của ông cha bao đời gây dựng, giữ gìn và truyền lại cho chúng ta?

Quá trình diễn biến đầy kịch tính của đất nước ta quả đã chứng minh sức sống kỳ lạ của dân tộc Việt Nam ta. Ông cha ta luôn luôn tìm ra những giải pháp độc đáo cho những vấn đề gặp phải. Cứ vào lúc thời cuộc như dồn thế nước vào chân tường, thì cũng chính vào lúc ấy đã bật ra những đột phá. Chuyện chống đế quốc Nguyên-Mông thế kỷ XIII là một minh chứng sống động. Giỗ Tổ năm nay cũng là dịp kỷ niệm 725 năm chiến thắng Bạch Đằng và tỉnh Quảng Ninh vừa đón nhận quyết định công nhận Di tích Lịch sử đặc biệt , xin gợi lại một câu trong “Bài phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu : “Kìa trận Bạch Đằng mà đại thắng, bởi Đại Vương coi thế giặc nhàn , và rằng: “Sông Đằng một dải dài ghê, Sóng xô cuồn cuộn trôi về Biển Đông, Những người bất nghĩa tiêu vong, Nghìn xưa chỉ có anh hùng lưu danh”.

Phải có bản lĩnh thế nào mới thấy được cái thế “nhàn” trước ba chục vạn quân xâm lược hùng hùng hổ hổ kéo sang quyết rửa nhục hai lần thất bại trước và cũng để quyết đánh thông con đường tràn xuống Đông Nam Á. “Đằng giang tự cổ huyết do hồng“[Sông Bạch Đằng từ xưa máu còn đỏ], đó là lời cảnh báo đối với kẻ thù. Trước chiến thắng của Trần Hưng Đạo, sông Bạch Đằng đã là nơi Ngô Quyền phá quân Nam Hán, Lê Hoàn diệt quân Tống.

Tần ngần trước những cọc gỗ vạc nhọn từng cắm xuống dòng sông buổi ấy mà thêm bàng hoàng trong dòng suy tưởng về sức mạnh kỳ lạ nào khiến cho chỉ trong có 20 ngày, ông cha ta đã cắm hàng ngàn cọc xuống dòng sông nước chảy xiết khi mà mới trước đó Ô Mã Nhi đã cho quân càn quét cả vùng Yên Hưng? Xin hãy dừng lại vài con số : “nước triều lên xuống mạnh, độ chênh lệch khá lớn, lưu tốc nước là 0,26m-0,86m/giây. ..hàng cọc đóng ngang qua sông theo hướng nm-băc. Hầu hết các cọc đều bằng lim hoặc gỗ cứng có đường kính từ 20cm đến 30cm và dài từ 1,5 met trở lên, phổ biên là 2m , những cọc đóng ở giữa lòng sông dài đến 3m, khoảng cách giữa các cọc từ 0,9m đến 1,2m, cọc được đẽo vát nhọn với độ dài 0,80m đến 1m, phần lớn được đóng thẳng đưng, đóng sâu xuống đất đáy từ 1m đến 1,5m, giữa các cọc có các khúc gỗ nằm ngang, có lẽ là khúc gỗ cài để chặn thuyền giặc“**. Nguyên sử, quyển 166, Phàn Tiếp truyện chép : ” Kịch chiến từ giờ mão đến giờ dậu” [tức là từ sáng đến chiều]!

Không thấy người viết bộ sử này nói đến Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp, hai chủ tướng và Tích Lệ Cơ, tên đại quý tộc được phong đến tước vương đã bị tóm cổ, 600 chiến thuyền hùng hùng hổ hổ từng theo đường Biển Đông tiến vào lúc khởi sự cuộc xâm lăng tưởng có thể làm mưa làm gió giờ đây tan tác trong trận thủy chiến và hỏa công từ “giờ Mão đến giờ Dậu” ngày 9.4.1288 ấy! Chính Ô Mã Nhi từng khoác lác đe dọa Vua Trần ” Ngươi chạy lên trời, ta theo lên trời, ngươi chạy xuống đất ta theo xuống đất, ngươi trốn lên núi ta theo lên núi, ngươi lặn xuống nước ta theo xuống nước” để kết cục như chó cụp đuôi phục trước lăng vua Trần Thái Tông, người lãnh đạo cuộc kháng chiến chông Nguyên Mông lần thứ nhất, trong lễ mừng thắng trận của quân dân đời Trần!

Hai từ quân và dân bỗng trở nên sống động lạ kỳ trong suy tư về những cọc gỗ Bạch Đằng ấy! Xét đến cùng, quân thì cũng từ dân mà ra đấy thôi, “chẳng qua là dân ấp, dân lân, mến nghĩa làm quân chiêu mộ” như Nguyễn Đình Chiểu viết trong “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” dạo nào. Tuy nhiên, ngược lại dòng chảy lịch sử cách nay 800 năm, thử tính toán đo đếm theo cách người viết sử hôm nay cố gắng làm, mới sáng rõ lên một điều, nếu không huy động được sức dân hai huyện Yên Hưng [Quảng Ninh] và Thủy Nguyên [Hải Phòng] chuyển gỗ và đóng cọc ở cửa sông Chanh, sông Kênh, sông Rút, một khúc sông dài không quá 5km mà có đến 5 dòng nước đổ về với ba nhánh sông phụ đưa nước ra vịnh Hạ Long, nơi thượng lưu sông Bạch Đằng, cách doanh trại của Thoát Hoan chỉ hơn 30km ngược dòng sông Kinh Thầy, thì không thể nào có bãi cọc mà ngày nay ta quen gọi là bãi Yên Giang được! Và cũng như vậy, nếu không tin vào sức dân, không có quyết tâm đánh địch mà “thần hồn nát thần tính” trước sự diễu võ dương oai của kẻ thù đã chỉ bàn lùi rồi đầu hàng như những kẻ đã đi vào lịch sử một cách nhơ nhuốc nọ thì còn trí tuệ đâu, bản lĩnh đâu mà bày binh bố trận để làm nên chiến thắng Bạch Đằng.

Ấy là chưa nói bọn hèn nhát và nhơ nhuốc này đều là các vương hầu cả đấy : những “Chương Hiến Hầu Trần Kiện, Chiêu Quốc vương Trần Ích Tắc, Văn Nghĩa hầu Trần Tú Hoãn, Văn Chiêu hầu Trần Văn Lộng…!** Đã hèn nhát rồi thì chỉ có thể bàn mưu tính kế giữ cho được chiếc ghế quyền lực, cho dù là quyền lực được bố thí hay bảo kê, chứ làm sao mà có khí phách “thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm Vương đất Bắc“, “bệ hạ muốn hàng xin hãy chém đầu tôi trước đã” và thấy được chỗ yếu của kẻ thù để hiểu ra “thế giặc nhàn“!

Bỗng nhớ lại một lời bình sắc sảo của nhà sử học đáng kính Trần Quốc Vượng khi luận về : ” Cuộc đấu tranh giữa mô hình dân tộc và mô hình kiểu Tàu cho đến khi phong kiến hết thời vẫn chưa chấm dứt...”. Cuối thế kỷ XIV, xã hội, văn hóa khủng hoảng mà không có đường lối giải quyết . Đúng lúc đó nhân vật Hồ Quý Ly xuất hiện…Ông kiên quyết chống quân Minh, muốn giải Hán hóa nền văn hóa Việt, nhưng ông chỉ mới thổi “tiếng kèn ngập ngừng”, sử dụng những biện pháp nửa vời…Ông lại xây dựng một nền độc tài cá nhân. Ông không nắm được dân “trăm vạn người trăm vạn lòng“, không cố kết được nhân tâm, hòa hợp được dân tộc, dân tâm lìa tan để mất nước vào tay giặc Minh…Chính trong bối cảnh đó, Nguyễn Trãi kế tục và phát huy truyền thống dân tộc và thân dân thời Trần, cố gắng để khôi phục và phát triển nền văn hóa dân tộc.

Quả thật, “tìm về dân tộc” và “thân dân” là phương thuốc tích cực nhất để giải nọc độc vọng ngoại, giải Hán hóa. Dân là gốc nước. Đã yêu nước thì phải yêu dân. và đã gắn bó với dân thì tự nhiên nảy sinh lòng tự hào dân tộc “. ” Nguyễn Trãi tắm mình trong bầu không khí văn hóa ở đó đang diễn tiến cuộc đấu tranh gay gắt giữa truyền thống và đổi mới, cuộc đấu tranh gay gắt giữa xu hướng Trung Quốc hóa với xu hướng giải Trung Quốc hóa trong nội bộ các thế lực cầm quyền và giới trí thức, văn hóa Đại Việt [ của thời Trần]. Hai mươi năm Minh thuộc, với chủ trương và âm mưu tái Trung Quốc hóa nền văn hóa Việt của bọn giặc Minh càng làm gay gắt thêm, phức tạp thêm cuộc đấu tranh nhằm xây dựng một nền văn hóa Việt Nam, một lối sống Việt Nam. Nguyễn Trãi đã dấn thân hết mình vào các cuộc đấu tranh chính trị, văn hóa, xã hội này..“.

Khẳng định điều đó là tuyệt đối đúng. Không chỉ đúng với thời kháng chiến chông quân Nguyên Mông và chống quân Minh, mà còn mang một ý nghĩa cập nhật rất sống động đối với cả hôm nay. “Duy ngã Đại Việt chi quốc, thực thi văn hiến chi bang“, Bình Ngô Đại cáo dõng dạc tuyên bố đã quyết liệt ngay từ đầu khuynh hướng “giải Hán hóa” của người anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi. Tiếc thay, ý tưởng sáng láng này chưa nhận được sự tiếp sức và đẩy tới của các triều đại nhà Lê, kể cả thời cực thịnh. Với triều Lê Thánh Tông, về chính trị thì thì củng cố chế độ trung ương tập quyền theo hướng chuyên chế, về tư tưởng thì theo hướng độc tôn Nho giáo, bài xích Phật, Đạo và tín gưỡng dân gian, về văn hóa dần dần xa rời vốn liếng dân gian. Tinh thần kỳ thị tôn giáo, chuyên chế tư tưởng hết sức nặng nề. Nền văn hóa chính thống ngày càng rơi dần vào quỹ đạo của văn hóa phong kiến Trung Quốc. Mà đã đi vào quỹ đạo này thì làm sao mà “thân dân” được?

Trút bỏ gánh nặng lịch sử này quả thật dai dẳng cho đến tận bây giờ với những biến thái cực kỳ phức tạp đòi hỏi một sự tỉnh táo của trí tuệ dân tộc nhằm tỉnh thức những người đang chìm đắm, có thể là vô thức nhưng thường là hữu thức, vì những lợi ích rất nhày nhụa được khoác cho những tấm áo mỹ miều. Còn phức tạp hơn nữa với công cuộc “giải Hán hóa” của buổi hôm nay đang khó khăn gấp bội vì chủ nghĩa bành trướng đại Hán lại đang khoác cho mình một cái áo “mang màu sắc Trung Quốc cùng chung ý thức hệ [?]“, thực chất là một “chủ nghĩa tư bản hoang dã” ngày càng phơi bày bộ mặt bẩn thỉu và đang tự mình cô lập trước thế giới do những thủ đoạn gian trá ấy.

Vì vậy, nói đến cùng, trong vị thế địa-chính trị trứng chọi đá quá trình ông cha ta dựng nước và giữ nước cũng là quá trình “giải Trung Quốc hóa” với những lưỡng lự và những nghịch lý của lịch sử, thậm chí của từng nhân vật lịch sử”. Mà lịch sử lại thường đi những bước oái oăm, “đường thế đồ gót rỗ kỳ khu” [Nguyễn Gia Thiều]. Cuộc sống là “bất phương trình”, dòng đời đang chuyển động không theo cách “tuần tự nhi tiến”, người đi sau dẫm theo bước chân của người đi trước, mà luôn có những hợp trội tạo ra những bước đột phá không sao tiên liệu trước được tất cả. Cho nên những suy tư theo lối tuyến tính không còn thích hợp vớí một thế giới phi tuyến. Không có một bản đồ vạch sẵn cho con đường phía trước. Những kinh nghiệm có sẵn, những phương pháp truyền thống không còn đủ cho hành trình của dân tộc đi về phía trước. Câu nệ và nô lệ với quá khứ, không dám tự vứt bỏ những trói buộc vô lý đang cản trở sức sống của dân tộc sẽ phải trả giá trước lịch sử. Cái giá ấy quả là quá lớn và không đáng có.

Ngày Giỗ Tổ năm nay đến với đất nước ta trong một bối cảnh nhiều khó khăn trước một bức tranh kinh tế thế giới ảm đạm, nhưng không phải là không có những dấu ấn khởi sắc trên nhiều điểm sáng của thế giới, chẳng nói đâu xa, Miến Điện ngay cạnh ta là một ví dụ quá sống động, chỉ cố nhắm tịt mắt mới không thấy mà thôi! Vấn đề là chúng ta có nhìn ra những điểm sáng và rọi chiếu ánh sáng ấy vào con đường chúng ta đang đi hay không.

Cách nay đã hai mươi năm, trong diễn văn tại lễ kỷ niệm 600 sinh Nguyễn Trãi tại Hà Nội năm 1982, đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đưa ra thông điệp thật sáng tỏ bằng các nhắc lại lời của tác giả Bình Ngô đại cáo : ” Nguyễn Trãi nói : “Thời! Thời! Thực không nên lỡ”!

Hai thập kỷ đã trôi qua, bao nhiêu nước chảy qua cầu, liệu cái chữ “thời” ấy đã được khai thác và vận dụng ra sao? Và rồi, với ngày Giỗ Tổ năm nay gắn liền với kỷ niệm 725 năm chiến thắng Bạch Đằng, chúng ta cần nghĩ ra sao về chữ thời để càng hiểu ra rằng không thể bỏ lỡ thời cơ . Đừng quên rằng, bỏ lỡ thời cơ là sự bỏ lỡ đau đớn nhất mà lịch sử phải gánh chịu. Đương nhiên , thời nào cũng vậy, tính sòng phẳng của lịch sử cho thấy, vận mệnh của dân tộc “sẽ được quyết định khi một thế hệ mới sẽ lớn lên…Khi những con người như thế xuất hiện, họ sẽ vứt bỏ tất cả những điều mà theo quan niệm hiện nay họ phải làm : họ sẽ tự biết cần phải làm như thế nào”.***

Nhân ngày Giỗ Tổ, nhắc lại ý ấy của Ph. Ăngghen tưởng cũng là một điều nên làm !
Tp Hồ Chí Minh ngày 18.4.2013

Bản gốc của tác giả

GS Tương Lai
_________

* Fernand Braudel. “Tìm hiểu cac nền văn minh”NXBKHXH.1992, tr. 87

** Đại cương Lịch Sử Việt Nam. Tập I. Trương Hữu Quýnh chủ biên.NXB Giáo Dục.2005, tr.210 và tr.229

* ** C.Mác & Ph.Angghen Toàn Tập , Tập XXI. NXBCTQG . Hà Nội, 1995 tr..128
(Blog Người Lót Gạch)

Báo Đại Đoàn Kết - Bauxite: Kỳ vọng đang tắt dần

Càng sản xuất càng lỗ - đây là thực trạng khi nhà máy Tân Rai đi vào sản xuất. Thực tế này đã được các nhà khoa học, các chuyên gia kinh tế cảnh báo. Theo tính toán của giới chuyên gia, với tổng mức đầu tư khoảng 900 triệu USD cho những dự án nhà máy alumin ở Tây Nguyên, tính ra mỗi người dân Việt Nam đang phải  gánh khoảng 10 USD nợ.
Với công suất 650.000 tấn alumin/năm, Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) đang vô cùng kỳ vọng vào hai nhà máy alumin (trong đó nhà máy Tân Rai đã đi vào sản xuất, còn nhà máy Nhân Cơ đang trong giai đoạn "rục rịch”) sẽ mang lại những hiệu quả kinh tế lớn cũng như giải quyết công ăn việc làm cho một số lượng không nhỏ người lao động. Vậy nhưng, thực tế hiện nay ra sao? Thua lỗ và tồn kho – khác hẳn với bức tranh tương lai tươi sáng mà Vinacomin vẽ ra. Sự thật này đã hiển hiện khi nhà máy Tân Rai sản xuất ra những mẻ alumin đầu tiên và phải chấp nhận bán dưới giá thành sản xuất. Theo Bộ Công thương, giá thành sản xuất alumin tháng 12-2012 là 333 USD/tấn trong khi giá bán chỉ khoảng 326,5 USD/tấn. Lỗ đã rõ, nhưng đáng quan ngại hơn, alumin sản xuất ra còn không bán được, tồn kho đến hàng chục ngàn tấn. Đây là thực trạng đang diễn ra tại nhà máy Tân Rai. Được biết, hiện tại, kho của nhà máy tuyển quặng đang tồn 40.000 tấn quặng tinh, nhà máy alumin tồn kho 20.000 tấn do chưa bán được. Tồn kho lớn như vậy nhưng nhà máy vẫn tiếp tục hoạt động, mỗi ngày sản xuất khoảng 1.000 tấn. Và trên thực tế, nhà máy này còn chưa có được một hợp đồng xuất khẩu nào với các đối tác nước ngoài, sản xuất ra chủ yếu chỉ tiêu thụ trong nước với số lượng ít ỏi.

Công trường khi thi công nhà máy Tân Rai Ảnh: TL
Lỗ, tồn kho, hàng ngàn công nhân của nhà máy Tân Rai đang trong tình trạng thấp thỏm vì "người thừa, việc thiếu”… điều này đồng nghĩa với những viễn cảnh mà Vinacomin vẽ ra đang tắt lụi dần. Thực trạng này liệu có thức tỉnh được các nhà làm quản lý qua khỏi "cơn mê”? Bởi cách đây chưa lâu, nói về thực trạng nhà máy Tân Rai càng sản xuất càng lỗ, bán dưới giá thành, đại diện Bộ Công thương, vị Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng, ông Nguyễn Mạnh Quân vẫn còn rất kỳ vọng vào sự khởi sắc của Tân Rai rằng, giá alumin sẽ tăng trở lại khi nền kinh tế hồi phục. Tuy nhiên, chưa bàn đến chuyện tương lai giá alumin có tăng trở lại hay không, chỉ nhìn qua "cái cốt” của vấn đề, cũng thấy, các dự án bauxite đã lỗ ngay từ khi còn là ý tưởng.
Chỉ nói riêng về việc xây dựng cơ sở hạ tầng, đường vận chuyển phục vụ cho hai dự án này cũng đã thấy những đánh đổi là quá chênh lệch. Một chuyên gia kinh tế đã chỉ ra rằng, kinh nghiệm của các nhà khai khoáng trên thế giới cho thấy, không một quốc gia nào thực hiện vận chuyển khoáng sản bằng ô tô trên một quãng đường dài hàng trăm cây số như ở ta. Chắc chắn, bản thân Vinacomin cũng hiểu rõ rằng, để phục vụ cho các dự án bauxite này, chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng phải vô cùng lớn. Nó đòi hỏi phải xây dựng cảng biển khổng lồ với số vốn đầu tư cũng không hề nhỏ. Trong khi ai cũng biết, với điều kiện kinh tế hiện nay ở nước ta, lấy đâu ra vốn và đất đai xây dựng một hệ thống đường sắt khổng lồ hay đường bộ chuyên dụng như vậy chỉ để phục vụ cho một mục đích duy nhất: Đào bauxite để chưng tách thành quặng sơ chế alumina rồi xuất cho nước ngoài (?)
Còn nếu chi tiết hơn, cái lỗ thực tế mà các nhà máy sản xuất alumin đang gánh chịu không chỉ là chuyện giá bán, không chỉ là chuyện tồn kho, chưa có hợp đồng xuất khẩu (trong khi mục tiêu là sản xuất để xuất khẩu – PV), còn là do đang sử dụng công nghệ Trung Quốc nên tỉ lệ thu hồi alumin trên quặng chỉ khoảng 85%. Bên cạnh đó, việc chậm tiến độ, tăng chi phí cũng là nguyên nhân khiến tăng giá thành, giảm hiệu quả dự án.
Một loạt những "thảm cảnh” của "dự án con cưng” đã được phơi bày. Vậy nhưng những mục tiêu được đặt ra cho các dự án alumin đã và đang tiếp tục được thực hiện. Thực hiện kể cả khi những thiệt hại về kinh tế đã hiển hiện ra trước mắt, đó còn chưa kể đến những nguy cơ ô nhiễm môi trường mà các dự án bauxite sẽ gây ra. PGS.TS Hoàng Chung Thẩm – chuyên gia lĩnh vực độc học môi trường, hiện đang nghiên cứu và giảng dạy tại Đại học Loyola, Chicago (Mỹ) khi trao đổi với Đại Đoàn Kết về những dự án bauxite Tây Nguyên đã đặt câu hỏi: Khi những dự án bauxite xây dựng mà phải đánh đổi bằng môi trường sống và sức khỏe người dân, trong khi không mang lại hiệu quả kinh tế, thì lý do gì chúng ta lại vẫn tiếp tục thực hiện nó?
Duy Phương
(Đại Đoàn Kết)
 

Khoản nợ khổng lồ của Vinashin: Luật lệ bị phớt lờ

Tại cuộc họp đại hội đồng cổ đông của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) diễn ra mới đây, Tổng giám đốc Nguyễn Văn Lê của SHB cho biết, tính đến ngày 31-12-2012, dư nợ của Vinashin tại SHB là 4.004 tỉ đồng. Khoản nợ này phần lớn do Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (HBB) mang đến SHB và Vinashin cũng chính là nguyên nhân khiến HBB phải sáp nhập vào SHB. Báo chí đưa HBB đã cho Vinashin vay tổng cộng 3.345 tỉ đồng, bằng 83% vốn điều lệ của HBB (4.050 tỉ đồng vào thời điểm 31-12-2011).
Luật các tổ chức tín dụng đã quy định các ngân hàng thương mại không được cho một doanh nghiệp vay quá 15% vốn tự có, vậy tại sao HBB có thể cho Vinashin vay gần bằng vốn tự có như vậy? Việc này có xảy ra với nhiều khoản vay trên thị trường tín dụng?

Vinashin
Nhiều cuộc họp diễn ra trong hai tuần qua giữa các tổ chức tín dụng với cơ quan quản lý đều liên quan đến khoản nợ khổng lồ của tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin).
Luật lệ không được tuân thủ
Giám đốc pháp chế một ngân hàng nói với TBKTSG rằng ở đây có nhiều lý do để giải thích. Thứ nhất, có thể HBB không phải cho vay một công ty duy nhất mà tổng giá trị các khoản tín dụng này đã giải ngân cho các công ty con, cháu, chắt của Vinashin (tập đoàn này có đến hàng trăm công ty con cháu như vậy). Tức là, các khoản vay này không tổng hợp vào nợ chung của tập đoàn mà lại tính như công ty độc lập. Nhiều khả năng số tiền vay cũng được chia làm nhiều hợp đồng do các chi nhánh khác nhau của ngân hàng thực hiện chứ không tập trung vào một đơn vị.
Thứ hai, HBB đã giải ngân khá nhiều cho Vinashin qua trái phiếu doanh nghiệp. Trước đây, trái phiếu doanh nghiệp không bị tính vào tăng trưởng tín dụng của ngân hàng như hiện nay, lại không có các quy định hạn chế. “Cách đây 5-7 năm, ngân hàng mua trái phiếu của doanh nghiệp còn được coi là hình thức kinh doanh giấy tờ có giá, thậm chí không phải hạch toán vào tài sản có dài hạn và được hạch toán theo kiểu tài sản có ngắn hạn trên bảng cân đối”, tổng giám đốc một ngân hàng nhớ lại.
Có những hợp đồng cấp tín dụng cho các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước lớn như xăng dầu, dầu khí, điện lực vẫn thường xuyên được “chỉ đạo” bằng hình thức này hay hình thức khác và các ngân hàng quốc doanh phải thực hiện.
Thứ ba, nhiều năm nay trên thị trường có rất nhiều hợp đồng tín dụng cho vay quá 15% vốn tự có của ngân hàng và theo quy định, được cơ quan quản lý (Ngân hàng Nhà nước, Chính phủ) phê duyệt cho phép. Có những hợp đồng cấp tín dụng cho các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước lớn như xăng dầu, dầu khí, điện lực vẫn thường xuyên được “chỉ đạo” bằng hình thức này hay hình thức khác và các ngân hàng quốc doanh phải thực hiện. “99% những trường hợp đó có một trong hai đầu dính líu đến quốc doanh, hoặc là ngân hàng quốc doanh cho vay hoặc là doanh nghiệp nhà nước đi vay. Ngân hàng cổ phần nếu tham gia chỉ là cùng cho vay hợp vốn hay có khi được ăn theo thôi”, theo lời một lãnh đạo ngân hàng quốc doanh.
Gần như toàn bộ các hợp đồng tín dụng cung cấp cho các dự án lớn thuộc các doanh nghiệp nhà nước ngành điện, dầu khí, đóng tàu, vận chuyển đường biển, tập đoàn, tổng công ty nhà nước đều vượt 15% vốn tự có của ngân hàng. Thường đó là những dự án lớn, giá trị đầu tư vài chục triệu đô la Mỹ và phải cho vay với thời hạn dài. Vì vậy, không phải ngân hàng nào cũng đáp ứng được nguồn vốn cho các dự án đó nên các ngân hàng xoay qua đồng tài trợ.
Mặt khác, đôi khi các ngân hàng quốc doanh cũng sợ rủi ro nên muốn kéo các ngân hàng khác vào để cùng cho vay. Thế nên đã có những dự án được cho vay sau khi cả một “nhóm ngân hàng” cùng nhau vượt quá tỷ lệ cho vay 15% vốn tự có.
Vì sao không bị tuýt còi?
“Hồi đó tôi biết đã có một vài vị lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước phản đối rất mạnh việc cho vay mù quáng thế này nhưng luật thì không cấm. Các quy định có lỗ hổng và có người lại không muốn bít vì sẽ có người được lợi”, vị lãnh đạo ngân hàng cổ phần chia sẻ. “Quan trọng hơn, ở thời điểm hoàng kim của ngành tàu bè đó, ai được quan hệ với quả đấm thép Vinashin là vinh dự. Ngân hàng nào dính dáng đến Vinashin được coi như ở chiếu trên so với các ngân hàng bạn”.
Từng tham gia phê duyệt những hợp đồng cho vay với Vinashin, Vinalines, vị này nói bản thân ông cho rằng việc đặt ra 15% đã là một cảnh báo, nhưng các khoản tín dụng đó có thời được đánh giá là số 1, các ngân hàng chạy đua cho Vinashin vay càng nhiều càng tốt.
Một vị lãnh đạo ngân hàng cổ phần từng tham gia điều hành ở một ngân hàng liên quan đến Nhà nước nhớ lại, có hợp đồng hợp vốn bốn ngân hàng cho Vinashin vay 47 triệu đô la Mỹ, cuối cùng bán tàu đi được có 7 triệu đô la Mỹ, bốn anh chia nhau khoản lỗ 40 triệu đô la nhưng không ai dám kêu, không dám kiện bên vay ra tòa vì nếu càng kêu càng kéo nhau chết cả nút.
Câu chuyện cho vay vượt quá 15% vốn tự có dần dần trở thành phong trào đến nỗi vài năm trước thanh tra Ngân hàng Nhà nước đã phải sửa đổi và siết chặt hơn các quy định liên quan. Nhưng thị trường lại mọc ra vô vàn hợp đồng tín dụng cho vay quá 15% vốn tự có không chính thức. Đó là những khoản tín dụng đi lắt léo qua công ty con, qua hợp đồng ủy thác đầu tư, qua công ty chứng khoán. Ví dụ như ngân hàng ủy thác cho một công ty chứng khoán đi ủy thác đầu tư. Công ty này vác tiền đi mua trái phiếu, cổ phiếu... Tiền chạy lòng vòng, cuối cùng lại quay về đúng ông chủ ngân hàng.
Không biết còn bao nhiêu hợp đồng cho các quả đấm thép vay vượt quá 15% vốn tự có sẽ hiện nguyên hình thời gian tới? Đại diện tập đoàn Bảo Việt trong cuộc họp báo công bố kết quả kinh doanh của tập đoàn gần đây cũng cho biết, Bảo Việt đã mua 681 tỉ đồng trái phiếu trong tổng số 11.300 tỉ đồng trái phiếu kỳ hạn năm năm Vinashin phát hành năm 2008. Cuối năm nay, Vinashin sẽ phải thanh toán khoản trái phiếu này nhưng trái tức hiện cũng chưa được trả nên Bảo Việt đã phải trích lập dự phòng 100% với khoản lãi trái tức này từ năm tài chính 2012. Và tất nhiên năm 2013 sẽ còn phải trích lập dự phòng thêm cho phần vốn gốc của khoản trái phiếu này.
Sẽ còn nhiều câu hỏi được đặt ra trong mùa họp đại hội đồng cổ đông của các ngân hàng, tổ chức tài chính, sẽ diễn ra trong tháng 4 này, liên quan đến Vinashin. Để giải quyết khó khăn này, theo vị lãnh đạo ngân hàng nói trên, chỉ cần một chữ “thật” - đưa mọi thứ về giá trị thật, với những con số thật và hành động thật.

Hồng Phúc
(TBKTSG) 

Thây ma Tân Tạo và Đặng Thị Hoàng Yến lại tiếp diễn những trò lừa mới

Bẳng đi một thời gian sau khi bị vạch mặt là thủ phạm đứng sau Quan Làm Báo phải trốn chui nhủi ở Mỹ không dám về Việt Nam, thị Yến bỗng nhiên to mồm kêu gào thảm thiết là “có kẻ rình rập”, “có âm mưu thâu tóm”, “các ngân hàng cản trở”, vv..vv… trong “tâm thư” gửi các cổ đông của ITA đầu năm 2013.
Đọc tâm thư này của Yến, người thì lắc đầu bỏ đi, kẻ thì buộc miệng chưởi đổng: “Loại đĩ này Việt Nam thời hiện đại chỉ có một”! Còn các cổ đông dại dột trao niềm tin cho ITA thì ngao ngán nhìn đống cổ phiếu giờ có giá trị gần bằng đống giấy lộn và không biết kêu ai bây giờ?!! Nhiều người trong số họ chỉ biết tự trách mình đã “trao trứng cho ác”, cho người đàn bà lang sói. Mọi việc chỉ vì dã tâm và lòng tham của Yến quá lớn đã kéo theo mọi thứ xuống vực thẳm, trong đó có các cổ đông và gia đình của họ.
Đọc “tâm thư” của Yến, các nhà đầu tư, các cổ đông cảm thấy họ tiếp tục bị lừa dối một cách trắng trợn, đến giờ phút cuối, khi mọi thứ đã đội nón ra đi, Yến vẫn cam tâm tiếp tục lừa gạt và xem thường họ hết lần này đến lần khác!
Bằng một “tâm thư” đầy nguỵ biện và giả đối, Yến đổ lỗi cho nhiều nguyên nhân. Yến viết: “Tập đoàn Tân Tạo không nằm ngoài cơn lốc bất ổn này và cũng không thiếu những nhóm lũng đoạn muốn ‘nuốt sống’ ITA. Mỗi ngày, hàng triệu, hàng chục triệu cổ phiếu ITA bị mua, bán, bị làm giá”. Sự thật thì chính chị em thị Yến chính là những người đã lũng đoạn và kiếm tiền trên đầu các cổ đông, đây là nguyên nhân mà Uỷ ban chứng khoán nhà nước đã rất nhiều lần nhắc nhở, cảnh cáo và phạt trong thời gian gần đây. Theo dõi giao dịch của các cổ đông lớn của gia đình thị Yến, thì ngay từ đầu năm 2012, họ đã bắt đầu chia nhỏ, làm giá và bán dần các cổ phiếu của mình, và kể từ đó, mã ITA liên tục bị nhắc nhở, cảnh báo và cuối cùng là đưa vào diện cảnh báo kể từ tháng 09/2012.

Bà Đặng Thị Hoàng Yến
Bà chủ QLB và cơ ngơi thây ma Tân Tạo đang có nguy cơ bị thâu tóm?
Thị Yến cùng với các tham vọng điên cuồng là thủ phạm kéo ITA, hàng ngàn cổ đông, nhà đầu tư xuống “vực thẳm tài chính”
Yến tiếp tục nguỵ biện: “Song song với đó, một số ngân hàng trước đây tự nguyện đến xin cho chúng ta vay, thì nay bỗng quay lưng, nhất loạt buộc công ty trong một thời gian ngắn phải hoàn trả lại vốn vay. Có những dự án, ngân hàng đã đồng ý tài trợ vốn thì nay buộc phải từ chối vì bị ai đó “cấm không được cho ITA vay”. Có những ngân hàng cố tình gây khó khăn, có thể nêu một ví dụ: có ngân hàng cho chúng ta vay 520 tỷ đồng, công ty đã trả được 320 tỷ đồng tiền gốc và 177 tỷ đồng lãi, song họ không chịu giải chấp tài sản tương đương với vốn vay đã hoàn trả như Luật Tín dụng quy định, mặc cho chúng ta đã đấu tranh quyết liệt… Tất cả những động thái đó cho thấy rõ mưu đồ thâu tóm ITA một cách không lành mạnh.”. Sự thật là ITA và các công ty của họ Đặng từ lâu đã ở trạng thái mà dân tài chính gọi là “thây ma biết đi” (walking zombie) và chỉ có các ngân hàng “thần kinh” như Ngân hàng Phương Tây, Ngân hàng Nam Việt mà họ Đặng đang thao túng mới cho vay để tiếp tục rút ruột các cổ đông của 2 ngân hàng này lần thứ hai. Điều này cho thấy từ lâu họ Đặng đã phải “giật gấu vá vai, bán trôn nuôi miệng” để tồn tại. Sự thật là chỉ có kẻ hoang tưởng, tâm thần nặng cỡ Đặng Thị Hoàng Yến mới nhảy vào thâu tóm ITA vào lúc này vì tự bản thân các khoản nợ xấu, các dự án ma của ITA sẽ “ăn vào cái xác thối rữa của nó” rất nhanh trong thời gian tới. Vì vậy khi thị Yến tuyên bố: “Bảo tồn doanh nghiệp vẫn là mục tiêu hàng đầu cần phải được tiếp tục bảo vệ. Bảo vệ công ty như chính ngôi nhà của mình – Xác định mất công ty là mất tất cả!” các nhà đầu tư, các cổ đông đều hiểu là thị đang giở thủ đoạn dụ dỗ họ tiếp tục bỏ tiền vào để duy trì “Thây ma Tân Tạo”.
Hiện mọi nguồn nuôi dành cho thây ma Tân Tạo đều đã bị các nhà đầu tư, các ngân hàng và các cổ đông cắt sạch nên Yến chỉ còn đường đưa Tân Tạo vào trạng thái “ngủ đông vô thời hạn” bằng cách: “Giãn tiến độ 90% các dự án, tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển cho Khu Tân đức e.city có nhiều tiềm năng, đón đầu khi nền kinh tế hồi phục sẽ có ngay sản phẩm để đưa vào khai thác. Cắt giảm chi phí tối đa để bảo tồn vốn và đảm bảo lợi nhuận tối thiểu cho công ty. Rà soát lại nhân sự, mạnh dạn cắt giảm những nhân sự không đủ tài và đức và tuyển dụng mới nhân sự trẻ có đức, có tài đào tạo chuẩn bị cho Kế hoạch 05 năm tới của công ty.”. Sự thật là chẳng có cái gì gọi là “Kế hoạch 05 năm tới” còn khu “Ẹ City” thì đang như một bãi tha ma, kế hoạch duy nhất của thị Yến lúc này là tiếp tục câu các “thằng đần” nạp mạng để Tân Tạo cầm hơi, chờ anh Tư Sang làm cách mạng “lật đổ chế độ” lên nắm Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước kiểu Gorbachev và ra tay cứu giúp. Lại thêm một tham vọng điên rồ của Thị Yến!
Chưa hết, đây cũng là cách để thị Yến đổ hết lỗi của mình cho người khác khi đem sinh mệnh các khoản đầu tư của cổ đông đi “buôn vua bán chúa” và bản thân thị phạm tội phản quốc, vĩnh viễn không bao giờ dám quay về Việt Nam, dẫn đến việc đẩy các cổ đông Tân Tạo vào chỗ chết.
Xin mượn nhận định của một cổ đông lớn khi nhận ra chân tướng thị Yến để kết luận: “Yến thật dại dột, làm sao qua mặt người đời, mình làm mình chịu đã đành, còn những người thân, nhân viên, cổ đông của nó phải làm sao đây?!”. Hỏi tức là trả lời, ngay từ đầu và mãi mãi, Yến chỉ biết và quan tâm đến tham vọng của mình. Chân tướng này của thị Yến đến bây giờ ai cũng đã tỏ tường và tránh xa!
(Tư Sang)
 

Hạ đình Nguyên - Cương quyết không đi theo ai, để đến cái nơi mà mình không hề biết !

1. Từ câu chuyện nhỏ
Cách đây đã khá lâu, khi quét dọn căn phòng trọ, tôi nhặt lên một mảnh nhật báo cũ ai đó bỏ rơi. Dừng chổi, tôi đọc lướt qua một câu chuyện rất ngắn, có tựa đề : “ nhớ về một chuyện đụng xe” của Nhà văn NQS. Câu chuyện nhỏ theo tôi đến tuổi già. Chuyện như sau, lược theo trí nhớ.
… “Hôm ấy, tôi đạp xe theo sau một người bạn đi về hướng Chợ Lớn, để tới một nơi hẹn. Khi đến một ngã tư, anh bạn đã vượt qua, tôi qua chưa kịp thì đèn chuyền sang màu vàng báo hiệu dừng lại. Nghĩ rằng tôi có thể vượt qua nên cố sức nhấn bàn đạp dấn tới. Một xe đạp khác băng qua. Chúng tôi đã va vào nhau, đều té ngã. Đứng dậy, chúng tôi cãi nhau chuyện phải quấy. Ai cũng đưa ra lý lẽ của mình. Tôi kịch liệt bảo vệ lập trường của tôi. Giao thông bị trở ngại. Một Cảnh sát tiến đến. Anh ta nói : “hai bác cũng đã lớn
tuổi, hai xe không hư hại gì, cũng chẳng ai trầy sướt, hai bác nên hòa nhau, đừng cãi nữa”. Chúng tôi đồng ý giải hòa và sau đó, phần ai nấy đi, theo hướng của mình. Tôi mất hút ông bạn. Tôi ăn năn tư nhủ, lẽ ra tôi phải dừng xe lại khi đèn vàng báo hiệu, nhưng tôi cố tình vượt qua, vì sợ lạc ông bạn, tôi sẽ không biết đi đâu, vì không biết địa chi rõ ràng, lại trong cảnh phố rộng người đông.!
Xét cho cùng, tôi kết luận: ở đời phải biết chổ đến của mình, nếu đi theo người ta mà không biết về đâu, sẽ rước lấy tai họa, có khi phí cả cuộcđời. ”./.
Câu chuyện nầy làm tôi nhớ mãi, về sự đi theo mà không biết rõ nơi đến. Tình cảnh nầy có lẽ không riêng ai, có khi là cả dân tộc ?
 Nhân dân VN đã đi theo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, suốt 2/3 thế kỷ, để đấu tranh giành Độc lập, Tự do, Dân chủ, đem hạnh phúc về cho nhân dân.
Mục tiêu như thế đã rõ, chỗ đến đã được minh định, với Hiến pháp năm 1946. Dù rằng trong quá trình kháng chiến, ĐCS VN cũng đã hứa hẹn thêm cho tương lai một CNXH tươi sáng, “Đem nhu yếu ra mà dẫn dắt nông dân đến chiến trường”! (Luận cương Đảng CS năm 1930)
Nhưng nhiều thế hệ đã hy sinh đời mình, kể cả những người đang sống sót, cũng không biết CNXH là gì, và họ cũng đã từng “chưa quan tâm”. Chiến đấu vì Độc lập Tự do trước đã !. Như cô gái Lai Vu, theo nhà thơ Tố Hửu: “Rắn quấn bên chân vẫn bắn thù”.
Chuyện thật hư chưa ai biết, nhưng ví phỏng việc rắn quấn vào chân còn gác lại, huống là cái chủ nghĩa cao siêu mộng tưởng ấy.
 Ông Hồ Chí Minh, năm 1946 đã gọi lớn : Hởi đồng bào cả nước ! Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng, Tạo hóa cho họ những quyền không ai xâm phạm được,trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tư do và quyền mưu cầu hạnh phúc… (Tuyên ngôn Dộc lập)
Cả nước đã vào cuộc chiến tranh.
Và 30 năm chiến tranh kết thúc, Độc lập thì “tạm xem như” đã có. Tư do Dân chủ thì chưa.! Nó được thay thế bằng từ ngữ “CNXH” rất rỗng rang, do Đảng CS hiện nay tiếp tục lãnh đạo, dưới bộ máy chuyên chính vô sản. Suốt chặng đường 38 năm nay, một con đường mờ mịt quanh co, lúng túng không có lộ trình, không biết nơi đến, không rõ khuôn mặt, mà tuyệt nhiên, thực chất, chẳng có ai biết nó ra sao, kể cả mấy anh lớn dẫn đường ! Anh cả Liên Xô thì đã bỏ cuộc, một đi không trở lại. Anh Ba Trung quốc thì thành
“Bá quyền”, bầy hầy, lếu láo mà lại phản bội. Bây giờ thì đi đâu ? Hiện nay, không ai biêt một Việt Nam trong tương lai sắp đến như thế nào !.

Anh Nguyễn Văn Nhã (trái) – “người tù gan lì số 1″ ngày ấy và người bạn chiến đấu một thời Hạ Đình Nguyên (nguyên phó chủ tịch Tổng hội SV Sài Gòn)
2. Sự đi theo
Con đường có nhiều khúc quanh.
Năm 1959, ông Hồ Chí Minh nói : “Từ khi Đảng CSĐD thành lập, nhân dân VN luôn hướng về Liên Xô, đất nước của Lênin vĩ đại, và coi Liên Xô là Tổ quốc Cách Mạng, Tổ quốc thứ 2 của mình” (1). Chuyện nầy, thuộc về quá khứ, nó nằm trong zig zag mà lịch sử đã vượt qua. Nhưng chuyện hôm nay, khi cái cột mốc vĩ đại đó chì còn là một phế tích, thì sự thật đã quá lõa lồ.
Năm 2013 của thế kỷ 21, thời đại của toàn cầu hóa, nhưng trên đống tro tàn vẫn còn gầm lên một thứ “triết lý bọc thép”, bất chấp thời đại: “Thắng lợi vĩ đại của Cách mạng tháng 10 (Nga) đã dẫn đầu sự ra đời của Tổ quốc XHCN, một Tổ quốc kiểu mới trong lịch sử nhân loại, đặc trưng bởi chế độ xã hội XHCN” Người phát ngôn những lời xanh rờn, bí hiểm một cách vô nghĩa đó, là một Trung tướng, Tiến sĩ!(2)
Tìm đâu thấy ?. Việt Nam là ai, mà muốn làm “Tố quốc kiểu mới” vượt lên trên nhân loại, lại còn đặc trưng, đặc sản nữa ! Mà chỉ thấy “Sự diễn trò rập khuông ngông nghênh quẩn đục phi sáng tạo” (3), như cơn bốc đồng của một kẻ say xỉn.
Những người “dẫn đường” của Việt Nam hiện nay vẫn cương quyết dẫn đường.! Vì lý do rõ nhất, trong khi dẫn đường, họ được tự do gấp vạn lần tự do của nhân dân, được tham nhũng thoải mái vì có luật pháp của mình che chắn, được ăn uống tất cả các thứ mà con người có thể ăn uống được…
Cái triết lý duy nhất, cuối cùng để biện minh: “Mọi con vật sinh ra đều bình đẳng, nhưng có một số con bình đẳng hơn những con khác”(4). Cái bình đẳng của “một số con” nầy, đã nhân danh nhân dân, nhân danh chính nghĩa, đã vượt thời đại để lao lại về… một quá khứ tối tăm.
 Nhân danh sự bình đẳng ấy, lực lượng tuyên truyền đề cao Đảng với một thứ ‘triết lý bọc thép”, có thể tóm tắt: công giành được giang san nầy là của Đảng, do đó đất nước nầy là sở hửu của Đảng, dân tộc nầy là thuộc quyền điều khiển của Đảng, nhờ Đảng mà có, do Đảng mà sống, nên Đảng có quyền muốn dẫn đi đâu thì dẫn ? Hiểu khác, là đồng nghĩa với phản bội, là phủ nhận “công ơn” của đảng.
Phải chăng hình mẫu đặc sắc của VN mà Đảng muốn là mô hình Bắc Triều Tiên, ở đó nhân dân chịu lép một bề dưới quyền cai trị của một nhóm người ?
Lối suy nghĩ nầy thuộc về thời tiền sử, tồi tệ hơn phong kiến, thực dân và đế quốc cộng lại, mà ĐCS trước đây, luôn lưôn tuyên bố chống lại nó !.
 Lẽ nào, cuộc chiến tranh giành độc lập nầy không phải là ý chí và xương máu của toàn dân ?, của hàng hàng lớp lớp thế hệ thanh niên con em của nhân dân, là tim, là máu, là thịt với gần một thế kỷ đã hy sinh ? Hay chì có Đảng CS, và đặc biệt được rút gọn lại thành chỉ là các anh hôm nay ? Đảng có thể là “đại diện”, chứ không là tất cả, trong một giai đoạn đã qua, xin tạm để dành lại cho lịch sử . Nhưng hôm nay, dù Đảng nầy vẫn còn danh nghĩa
là Đảng ấy, nhưng Đảng ấy đã biến thành Đảng nầy, khi mà, nếu nó không còn chứng tỏ được trái tim có phẩm chất xứng đáng, và một trí tuệ bắt kịp thời đại, thì sẽ không còn là đại diện cho ai nữa, dù là đại diện giai cấp nầy nọ, hay đại diện của nhân dân.
 Không thể đồng hóa lợi ích và một mớ di sản khẩu hiệu giáo điều của một số ít người với cả lịch sử của Đảng và cuộc kháng chiến của toàn dân. Cái món nợ gần 70 năm qua của Tuyên ngôn Độc lập và Hiến Pháp 1946 hãy còn nguyên. Nước Nhật trong đống tro tàn, đã cùng một thời điểm xuất phát đó, cũng vào năm 1946 đó, với 30 năm của một Hiến pháp Dân chủ tiến bộ, đã trở thành một cường quốc. Xét cho cùng, nhân dân Việt Nam lấy cái gì để tự hào và lên giọng, ngoài cái hy sinh 30 năm xương máu, và 38 năm đi quanh quẩn cùng với các khẩu hiệu và cờ trống ? Ăn vào quá khứ, vơ vào mình những công lao moi lên từ những nấm mồ, mà không làm nên được một đột phá nào để thoát tình cảnh lùng bùng và tụt hậu hôm nay, đúng là điều sỉ nhục của trí tuệ và lương tri, là biểu hiện của những lời huênh hoang.
 Đảng đã tư nhận là suy thoái – mà là suy thoái toàn diện – đã nhận ra là đánh mất niềm tin của nhân dân, thì thái độ tự cao, tư tưởng bảo thủ, lý sự đúc sẳn theo khuông, chắc chắn không phải là giải pháp ứng xử thích hợp cho tình thế hôm nay.
Sửa đổi Hiến pháp là cơ hội để thay đổi não trạng, để có thể nhìn lại lịch sử, để điều chỉnh hướng đi, là xây dựng một đích đến cụ thể. Dân tộc không thể chấp nhận việc “tiến lên”, “tiến tới” một cái nơi mơ hồ, được ngụy biện bằng những từ ngữ không có nội dung.
Nhân loại đã dành sự ngưỡng mộ cao nhất cho chính trị, ở nơi người lãnh đạo, đó là đạo đức, là tư tưởng nhân bản, là một nhân cách cao hơn hẳn, và phải là một trí tuệ sáng suốt, có khả năng nhìn thấy được tương lai. Nếu không được như thế, hàm lượng của những tố chất nói trên quá ít ỏi, thì đó là một tai họa khủng khiếp cho dân tộc. Người ta vẫn cho rằng, làm chính trị sai, hại cả một thế hệ, làm văn hóa giáo dục sai, hại nhiều thế hệ. Điều đó sẽ không đúng trong một chế độ chính trị ‘toàn trị”. Toàn trị sẽ đem lại hệ quả rất khủng khiếp, nó bít kín tất cả, không cho phép có một kẻ hở nào để có bất cứ một sự nẩy mầm tươi mới tốt đẹp hơn xuất hiện. Vì văn hóa giáo dục cũng chỉ trở thành một thứ “chiến binh”, là một sắc lính trong các sắc lính, được trang bị một loại tư duy theo kiểu công cụ, đồng đẳng với các công cụ bạo lực khác.
 3. Sự khoán gọn
Trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp, phải chăng Điều 4, là một thứ văn kiện “hợp đồng khoán gọn”, giao cả sinh mệnh trước mắt và lâu dài của cả dân tộc cho một “đội thầu”, mà đội thầu đó lại có quá nhiều quyền hạn, từ thiết kế đến thi công, kiêm giám sát công trình, làm báo cáo hoàn công; và đặc biệt, thay mặt cả “chủ đầu tư”, có quyền đánh, bắt, bỏ tù “chủ đâu tư”. Phương chi, đội thầu ấy, đang thoái hóa đến toàn diện, mất hết niềm tin của “chủ đầu tư”. Nếu “hợp đồng khoán gọn” nầy có tồn tại trong Hiến Pháp, thông qua cuộc “lobby” hoành tráng bằng các kỷ xảo bạo lực, thì Hiến Pháp ấy cũng không có trong lòng dân.
Cho dù có kẻ quan niệm trắng trợn rằng, chính trị là thủ đoạn, đời sống là thực dụng, quyền lực là ưu thế chăng nữa, thì sự khinh-trọng trong nhân dân vẫn là chuẩn mực của giá trị sống hằng ngày và lâu dài, nó có sức mạnh vĩnh cửu trong lòng dân tộc. Đoàn người sẽ ngày càng đông, giới trẻ càng nhập cuộc, vẫn đang tiến về phía trước, hướng về mục tiêu dân chủ, chỉ vì con tàu của đất nước, đặc biệt đang đứng trước họa xâm lăng của “Chủ nghĩa Xã hội” Đại Hán. Ngoài ra, không có một giá trị nào khác được so sánh, như sự “tồn vong” của Đảng chẳng hạn…Vả lại, sự “tồn vong” nầy nằm trên nền tảng dân chủ hay không. Thế giới từng cảnh báo : Với Trung Hoa Cọng sản, hòa bình chỉ đến khi họ thống trị thiên hạ mà không còn sự đề kháng nào xảy ra.
 Bức họa đồ cho cuộc hành trình mà điểm đến phải là bản Hiến Pháp của toàn dân. Không thể hồ đồ vu cáo cho ai là thoái hóa, hay có âm mưu chia rẽ dân tộc. Chỉ bằng cái nhìn khách quan cũng thấy rõ, thông qua đợt góp ý sửa đổi HP, có 2 luồng chảy, như Đảng đã tự phân chia “lề phải và lề trái”, người ta thấy nó đồng nghĩa với “lề đảng và lề dân”, trong đó có một phía là Đảng CS lãnh đạo, và luồng chảy kia là trong lòng nhân dân. Chừng nào chưa có một cuộc trưng cầu ý dân một cách chân thực, dân chủ, minh bạch, thì không ai có thể nhân danh được, theo cách có danh dự, hai chữ Nhân dân, Tổ quốc, hay Công lý ! Dù có 20 triệu lượt ý kiến góp ý về Hiến pháp, hay 100 triệu đi nữa, theo cái cách đó,
thì cũng vô nghĩa, vì không có giá trị về sự trung thực. Tiếc thay, niềm tin đã mất, càng thêm mất, đến chẳng còn gì !
 Còn quá xa vời để so sánh với quốc gia cùng một thời điểm xuất phát, nước Nhật với Minh Trị Thiên Hoàng và nhà tư tưởng Fukuzawa : “Xây dựng và bảo vệ tự do của một quốc gia, là thông qua xây dựng và bảo vệ tự do của mỗi công dân”.
Họ đã nói thật, nên họ đã làm được, đã qua 100 năm.(1912- 2013).Thực tế chứng minh : Tư tưởng tự do đã đem đến tiến bộ. Tư tưởng toàn trị chỉ kéo lùi lịch sử.!
 Đèn vàng đã báo hiệu dừng lại, là sự nhắc nhở cần thiết cho toàn dân, kẻ dẫn đường, lẫn kẻ đi theo mà không biết đích đến, sẽ gặp tai họa, mà một số trong số những kẻ dẫn đường, sẽ nhanh chóng biến mất ở một con hẻm nào đó, như một kẻ cắp, sau khi đã làm kẻ cướp. Quả thật, nếu vai trò dẫn đường nằm trong tay người không lương thiện, hoặc là loại vớ vẫn, thì tai họa cho dân tộc biết chừng nào !
Nhất Đảng “công mình”, vạn cốt khô !
 Tôi luôn nhớ câu chuyện nhỏ nầy và cương quyết không đi theo ai, để đến cái nơi mà mình không hề biết ! ./.
2-4-2013
Hạ đình Nguyên
--------------------
(1) Chuyện xưa : Phát biểu 1959, HCM toàn tập, tập 11, trang 166
(2) Chuyện nay: Trung tướng, PGS, TS Nguyễn Tiến Bình, tạp chí CS số 19/139-2013
(3) Câu trích trong bài : Tết nầy thiền định “ao ta”, của Hoàng Hồng Minh,
http://nuocdenchayn.com,1-3-2013)
(4)Khẩu hiệu cuối cùng của Trại súc vật, trong tác phẩm Trại Súc Vật.
(Quê choa)
 

Bừng con mắt dậy thấy mình tay không!

khoa-moi-su-mr-dam-nhan-9c37b3

Có lẽ người Việt Nam ta thời cận-hiện đại đã “phát minh” ra một kiểu hát riêng đó là “Sến”. Chắc là độc nhất vô nhị, vô tiền khoáng hậu trên thế giới.
 Nó khởi thuỷ từ những ca khúc tiền chiến, như của Phạm Duy, Văn Cao, Đặng Thế Phong… mà trước kia ta gọi là “Nhạc vàng”.
Ngày nay chiến tranh qua rồi, không ai cấm nhạc Vàng nữa, không ai cấm uỷ mị, không ai cấm sướt mướt, cấm não nề, cấm nhẽo nhớt… nữa,
Chọn “Rẻ tiền” cũng là quyền tự do cá nhân của mỗi con người.
Nhưng sự uỷ mị, sướt mướt, nhẽo nhớt… nó vẫn là nó, không phải vì cấm nó hay cho phép nó mà nó thay đổi thành cái gì đó khác. Nó vẫn như cái góc tối ẩm ướt, ẩm mốc rất thích hợp cho các loài…thích bóng tối.
Mà cái văn hoá “nhẽo nhớt” này càng ngày càng lan toả, càng ngày càng lên ngôi, trong cái xã hội dân trí càng ngày càng đi xuống với sự trợ giúp đắc lực của báo chí, nhất là báo mạng, của truyền hình, của truyền thông, của in-tơ-nét.
Nào là “Đêm nhạc Chế Linh”. “Vinh Sử”. “Hương Lan – Tuấn Vũ”. Rồi những “đêm nhạc” của các nhạc sỹ ca khúc bình dân đời mới cũng bị hút theo vào cái dòng “Nhẽo nhớt” này. Tất nhiên độ đậm đặc của “nhẽo nhớt” có giảm chút ít và có biến tướng chút ít, có sôi động hơn bởi trống Jazz… như kiểu hát của Mr Đàm, Ánh Tuyết, Phi Nhung, Quang Lê vv… cũng là kế thừa và phát triển của dòng “Nhẽo nhớt” này…
Nó đang là món hàng bán chạy nhất của Nhạc thị trường hiện nay (Một đôi vé của loại nhạc “Nhẽo nhớt” đã lên tới 15 triệu đồng ở TT Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình!!!)
khoa-moi-su-mr-dam-nhan-9c37b3
“Bừng con mắt dậy thấy mình tay không!” Câu thơ của Nguyễn Gia Thiều (1741-1798) trong “Cung oán ngâm”  đã trên 200 năm, nay lại thấy rất đúng khi nói về văn hoá Việt Nam từ ngày “Mây nhởn nhơ bay, hôm nay ngày đẹp lắm. Mây của ta, trời thắm của ta” (Tố Hữu) đến nay.
 “Của ta”, ta thích làm gì thì làm. Đừng ai can thiệp vào công việc nội bộ “của ta” nhé!
Tuy nhiên “Tay không” ở đây không có nghĩa là không có gì hết, mà ngược lại, ta có rất, rất nhiều, chất đầy nhà, không còn chỗ mà di chuyển nữa, nhưng toàn đồ tầm tầm, nhảm nhí, rác rưởi trí tuệ.
“Tay không” ở đây muốn nói rằng chẳng có cái gì thực giá trị, cho ra hồn.
Nếu là rác thì thà không có còn hơn, và trước hết, để có chỗ cho những điều tốt đẹp, quý giá sẽ đến, hãy chung tay dẹp rác rưởi, như các loại “nhẽo nhớt” đi cho không gian thoáng đãng!
Nhưng để loại được sự tồn tại của một loài nào đó, đôi khi ta không cần phải động đến nó mà chỉ cần thay đổi môi trường sống của nó. Cái này thực sự khó, khó đến nan giải.
Và nó cần phải có “Trời đất nổi cơn gió bụi “ mới thay đổi được tận gốc vấn đề !
Nhạc sĩ Đặng Hữu Phúc
(Quê Choa)

Đoàn Vương Thanh - Hậu duệ Bác Hồ học Bác càng học càng suy thoái

“Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”
“Các Vua Hùng đã có
công dựng nước, Bác
cháu ta phải cùng nhau
giữ lấy nước”
Ở nước ta, như nhiều tài liệu tổng kết của Đảng và Nhà nước, thì cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 thắng lợi vang dội, chủ yếu là thời cơ.
Thời cơ kết thúc đại chiến thế giới lần thứ hai, cũng là kết thúc chủ nghĩa phát xít, làm lung lay đến tận gốc chủ nghĩa đế quốc, đồng thời cũng là bài học của chủ nghĩa tư bản, để từ đó có thể rút ra những định lý, những nguyên tắc cải tổ, bảo đảm chủ nghĩa tư bản thoát khỏi nguy cơ “rẫy chết” như một số người cộng sản mong muốn, ngược lại, sau đại chiến thế giới lần thứ hai, chủ nghĩa tư bản được giai cấp tư sản thế giới và hệ thống chính trị của nó thực hiện nhiều cải tiến, cải tổ cả về chính trị, tư tưởng lẫn kinh tế.
Về một góc độ nào đó, 50 năm qua, nghĩa là từ sau kết thúc chiến tranh thế giới lần hai, chủ nghĩa tư bản thể giới được phát triển tự thân và phù hợp với xu thế thế giới, trong khi chủ nghĩa xã hội, hay gọi là phe xã hội chủ nghĩa bắt đầu có những rạn nứt không thể tránh khỏi. Từ năm 1956, bắt đầu bằng vụ “chính biến ở Hung-ga-ri” sau đó liên tiếp có những vụ xảy ra trong lòng cách nước “xã hội chủ nghĩa” Nhân dân lao động thế giới bắt đầu nhận rõ những “cộng sản độc tài”, “toàn trị” mà cái họ ủng hộ, hi sinh bảo vệ trước đó, đã bị phản bội.
Kết thúc đại chiến thứ hai vào năm 1945 cũng là thời cơ gần như có một không hai, chính Bác Hồ và một số đồng chí tiền bối của Đảng cộng sản đã “cướp” lấy thời cơ, khai thác sâu vào mâu thuẫn giữa một nước phong kiến nửa thuộc địa với đế quốc, chủ yếu là đế quốc Pháp, tập hợp nhanh chóng đội ngũ cách mạng, vừa xây dựng lực lượng vừa tiến hành đấu tranh chính trị kết hợp vũ trang, tiến lên Tổng khởi nghĩa giành chính quyền vè tay nhân dân.
Sau khi tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh và chính phủ của Cụ thực hiện ngay một nền dân chủ rộng rãi, thành lập và đi vào hoạt động thực chất của Mặt trân Liên Việt, thu hút nhiều nhân sĩ, trí thức từ nước ngoài về cộng tác và phục vụ cách mạng. Cụ và Chính phủ của Cụ rất đúng đắn khi trọng dụng nhân tài, tức là sử dụng tài tình các nhân sĩ trí thức mà sau đó nhiều người đã trở thành Anh hùng, góp phần làm vẻ vang cho dân tộc và đất nước. Thậm chí trong Chính phủ Liên hiệp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, còn có mắt cả những người đối lập như Nguyễn Hải Thần và Vũ Hồng Khanh. Một số người của Quốc dân đảng (của Nguyễn Thái Học), của một số đảng phái khác đã được thu nạp bố trí là thành viên Chính phủ hoặc phụ trách các ngành quan trọng. Đó là Chủ tịch Ủy ban hành chính thành phố Hà Nội, Bác sĩ Trần Duy Hưng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Văn Huyên…
Chính Cụ Hồ đã ký quyết định cho ra đời hai Đảng chính trị trong Mặt trận là Đảng Dân chủ do ông Dương Đức Hiền làm Tổng thư ký và Đảng Xã hội do ông Nguyễn Xiển làm Tổng thư ký. Hai đảng chính trị này đều có tôn chỉ mục đích, chính cương điều lệ của họ không hoàn toàn giống như chính cương điều lệ của Đảng Lao động (tức Cộng sản). Và nó cũng đã thu hút được các tầng lớp trung gian, trí thức, tiểu tư sản, thậm chí tư sản dân tộc chung lưng góp sức kháng chiến, sau này  là cuộc chống Mỹ, cứu nước vĩ đại, đi đến giải phóng toàn miền Nam thống nhất Tổ quốc. Thời kỳ đó, chúng ta vừa có độc lập, vừa có dân chủ tự do, bình đẳng, vừa có Mặt trận làm nhiệm vụ đoàn kết toàn dân, đồng thời cũng là thời kỳ “đa đảng”. Thời kỳ ấy được ghi vào lịch sử một sự đúng đắn về đường lối cách mạng của Đảng cộng sản.
Đảng cộng sản không cần có một điều nào ghi vào Hiến pháp mà vẫn được nhân dân và các đảng phái khác công nhận. Còn ngày nay, sau hơn nửa thế kỷ từ sau cách mạng tháng Tám 1945 và sau gần 40 năm thống nhất nước nhà, chúng ta đã mắc một số sai lầm, gạt hai đảng chính trị khỏi Mặt trận, duy trì “độc đảng” và quyết sách nhiều vấn đề thuộc chủ trương đường lối của Đảng không còn phù hợp thời đại và lòng dân, nên chính Đảng đã làm mất lòng tin của dân chúng, những người đã hi sinh cả tính mệnh của cải của mình bảo vệ Đảng trong những lúc cam go nhất.
Nhân dân Việt Nam bây giờ, có người mạnh dạn nói, Đảng Cộng sản đã quên ơn nhân dân, đã đi theo con đường “tư bản đỏ” đã xa rời nhân dân, thậm chí có một số chính sách đẩy nhân dân về phía thù địch. Nghĩa là hầu như không còn dân chủ và tự do nữa. Nếu có còn dân chủ thì chỉ là “dân chủ hình thức” “dân chủ giả vờ” thực chất là tập trung quyền hành vào tay Đảng. Nhìn vào hệ thống chính quyền bốn cấp, nhân dân thấy rõ “nền dân chủ cộng sản Việt Nam chỉ là cái vỏ, thực chất là sự tập trung quyền lực vào một số người, gần đây là vào tay, những “nhóm lợi ích” không đại diện cho Đảng cũng không đại diện cho nhân dân.
Ví dụ, tại cơ sở xã, phường thị trấn, người lãnh đạo chủ chốt (có vài ba người) đều là “cánh hẩu” được “đảng cử và bắt dân bầu cho hợp lệ”. Mọi quyết sách tiếng là đưa ra HĐND hoặc Đảng bộ, nhưng thực chất là quyết định của Bí thư và chủ tịch cả. Lên đến cấp huyện, cấp tỉnh, và cấp trung ương cũng thế thôi. Quốc hội có đến 500 đại biểu (nay chắc còn 498) nhưng quyền hành nếu có của Quốc hội chỉ nằm trong tay UBTVQH, hay chỉ trong tay Chủ tịch Quốc hội mà thôi. Nhưng cơ quan quyền lực tối cao ấy lại phụ thuộc rất nhiều vào ý kiến, quyết sách của Bộ Chính trị trung ương Đảng, nhiều khi Bộ chính trị cũng chỉ là danh nghĩa, còn tập trung vào ông Tổng Bí thư và chung quanh ông là cả một tập thể thư ký không chức vụ rõ ràng nhưng quyền hành thì vô tận.
 Cụ Hồ đã dạy “có độc lập mà không có dân chủ tự do thì độc lập ấy không có ý nghĩa gì” Thực tế trong cuộc sống hiện nay, trên bất kỳ lĩnh vực nào của đất nước và xã hội đều bị coi nhẹ hoặc mất hẳn dân chủ, dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện đều không có. Người dân không được “mở miệng”, không có tự do hội họp lập đoàn thể, không có “tự do ngôn luận”, tất cả báo chí phát thanh truyền hình hằng năm ngốn Ngân sách không biết bao nhiêu mà kể chỉ là để nói một chiều. Theo tôi nói một chiều cũng là một dạng của chính sách ngu dân, mà hồi đầu cách mạng tháng Tám ta lên án rất mạnh chính sách ngu dân của đế quốc đô hộ. Các nhà lãnh đạo hiện nay hãy bình tĩnh, sáng suốt suy nghĩ và có sự thay đổi phương thức một cách cần thiết trước hết là vì các vị, chứ chưa phải là vì dân đâu, cái “vì dân” là cái có sau.
 Tôi có nhận xét rằng, chúng ta chỉ hô hào học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh, làm theo tấm gương đạo đức của Người, nhưng vì sao càng học càng không vào, càng học thì càng suy thoái ở một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên, kể cả đảng viên ở cấp cao. Càng hô hào dân chủ thì càng “độc quyền”, càng xây dựng đạo đức xã hội chủ nghĩa thì càng băng hoại đạo đức, càng chống tiêu cực, chống tham nhũng, chống tội phạm thì các loại này càng phát triển tinh vi không thể tưởng tượngnổi.
Lòng dân bây giờ không yên, mà nếu có yên thì chỉ là bề mặt chứ thực chất họ đang mong muốn có thay đổi về cơ bản. Đối với dân chúng, thì ai lãnh đạo họ mà đem lại đời sống tự do, dân chủ, giữ được đất nước hòa bình, đời sống ngày càng được cải thiện, có đủ cơm ăn, áomặc, nhà ở, con cái họ được học hành tử tế, nên người, có nhiều người giầu có chính đáng, là họ ủng hộ và tin tưởng.
Điều này đơn gian thôi. Đơn giản nhưng rất khó thực hiện. Vì các nhà lãnh đạo phải hết sức công tâm, vừa có tài vừa có đức, coi trọng dân, lấy lợi ích quốc giadân tộc làm mục tiêu phấn đấu cả đời./.
Đoàn Vương Thanh
Đoàn Vương Thanh, tức Nguyễn Thanh Hà, 79 tuổi, cựu phóng viên TTXVN,
ĐT 0166 83 83 020 và 0321 6295 440. Email: nguyenthanhhahy@gmail.com
(Quê Choa)
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét