Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 9 tháng 3, 2013

Tin ngày 09/3/2013

  • Phụ nữ vẫn chịu nhiều thiệt thòi (RFI) - Ít có cơ hội để thăng tiến, bị bạo hành, lạm dụng và sách nhiễu. Đó là nhận định chung của các báo Pháp và châu Á về hoàn cảnh của nữ giới nhân ngày Quốc tế Phụ nữ mồng 8 tháng 3.
  • Pháp : Lương cán bộ quản lý nữ thấp hơn nam 20% (RFI) - Theo một nghiên cứu của Hiệp hội việc làm cho cán bộ quản lý Pháp (Apec) được công bố hôm nay 08/03/2013, lương bình quân của phụ nữ giữ các chức vụ quản lý trong năm 2012 thấp hơn nam giới 20,6%.
  • Miến Điện : Đảng đối lập của bà Aung Suu Kyi lần đầu tiên mở đại hội (RFI) - Hôm nay 08/03/2013, đảng Liên đoàn Quốc gia Vì dân chủ (LND) của nhà đối lập Aung San Suu Kyi tiến hành đại hội đầu tiên trong lịch sử. Hội nghị diễn ra trong lúc còn hai năm nữa là đến kỳ bầu cử Quốc hội, trong đó LND được xem là có nhiều ưu thế, tuy nhiên các thành viên đảng này vẫn chưa được chuẩn bị để nắm quyền.
  • Việt Nam sẽ qua mặt Trung Quốc trong danh sách mua vũ khí Nga (RFI) - Chuyến công du Việt Nam vừa kết thúc ngày 06/03/2013 của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp sản xuất vũ khí của Nga. Theo nhận định của Tổng biên tập tạp chí Quốc phòng Nga Nationalnaya Oborona vào hôm qua, 07/03, với tất cả những gì Việt Nam đang muốn mua, Hà Nội sẽ vươn lên đứng thứ ba trong số các bạn hàng mua vũ khí lớn nhất của Mátxcơva.
  • Huỳnh Ngọc Chênh, Netizen 2013: " Tôi cảm thấy có trách nhiệm hơn" (RFI) - Trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ hôm nay, 08/03/2013, sau khi nghe tin được Phóng viên Không biên giới trao giải thưởng Công dân mạng Netizen 2013, blogger Huỳnh Ngọc Chênh nói ông cảm thấy rất vinh dự, nhưng cũng cảm thấy có trách nhiệm hơn trước sự ủng hộ của cộng đồng mạng Việt Nam trong và ngoài nước.
  • Việt Nam và Ấn Độ hợp tác bảo vệ thương thuyền (RFI) - Báo chí Ấn Độ vào hôm nay, 08/03/2013, cho biết : New Dehli và Hà Nội đã đúc kết xong một hiệp định hợp tác song phương trong lãnh vực hàng hải. Thỏa thuận này quy định là tàu buôn hai nước có nhiệm vụ phải tương trợ và bảo vệ lẫn nhau trong trường hợp gặp nạn.
  • Trò chuyện với nhà báo Nguyễn Đắc Kiên (VOA) - Ký giả N.Đ. Kiên nêu trên trang blog cá nhân rằng công dân Việt Nam có quyền hành xử nhân quyền căn bản để đòi hỏi các giá trị dân chủ vì đó là quyền con người sinh ra sẵn có
  • Nhiệt độ Trái Đất tăng vọt (VOA) - Một cuộc khảo sát mà kết quả được đăng trong tạp chí Science nói nhiệt độ trái đất trong vòng 11,000 năm qua đã tăng lên tới mức cao nhất
  • Miến Điện và tự do báo chí (BBC) - Hồng Nga tìm hiểu về tự do báo chí ở Miến Điện khi nước này đang bước đi trên con đường cải cách dân chủ.
  • Tự do báo chí ở Miến Điện (BBC) - Hồng Nga tìm hiểu về tự do báo chí ở Miến Điện khi nước này đang bước đi trên con đường cải cách dân chủ.
  • Thị trường sẽ cứu chúng ta (BBC) - Cuộc khủng hoảng hiện nay có thể giúp các nhà lãnh đạo kinh tế Việt Nam trở thành anh hùng của nhân dân?
  • Nhân dân và Hiến pháp (BBC) - Ông Thái Văn Cầu phân tích tại sao một số người quyết tâm gìn giữ vai trò lãnh đạo của Đảng trong Hiến pháp.
  • Đoàn VN dự thảo luận về an ninh Biển Đông tại Bỉ (BaoMoi) - Ngày 7/3, tại Nghị viện châu Âu (EP) - cơ quan lập pháp của Liên minh châu Âu (EU) - đã diễn ra cuộc thảo luận về tình hình quân sự và an ninh tại Biển Đông, do Tiểu ban An ninh và Quốc phòng trực thuộc Ủy ban Đối ngoại EP tổ chức.
  • Mất chủ quyền từ những lỗ hổng nhận thức (BaoMoi) - Quả cầu địa lý, đèn lồng Tam Sa, trang sách có cờ Trung Quốc, hay hàng nghìn vật dụng quen thuộc khác đang từng bước ăn mòn ý thức về chủ quyền quốc gia trong tâm thức rất nhiều người Việt Nam. Nguy hại hơn cả những hành vi xâm phạm trên biển, sự xâm lược này được tiếp tay từ chính bên trong xã hội Việt Nam để đầu độc các thế hệ tương lai của đất nước.
  • Trung Quốc gây rối biển Đông và hành động của các bên (BaoMoi) - (Quốc phòng) - Bắc Kinh liên tiếp có những hành động mới xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam. Trong khi Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tuyên bố bất cứ khi nào cũng có thể điều động lực lượng quay trở lại Hoa Đông để xử lý các tình huống khẩn cấp thì Mỹ, Nga cũng có những hành động đáng chú ý ở khu vực.
  • Video: Máy bay ném bom H-6 Trung Quốc diễn tập oanh tạc Biển Đông (BaoMoi) - (GDVN) - Bắc Kinh cho rằng động thái nêu trên có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc hình thành năng lực cơ động đường trường của các chiến đấu cơ Trung Quốc từ các căn cứ ở đất liền kéo thẳng xuống khu vực quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam
  • Trường Sa - khúc bi tráng 14-3 (BaoMoi) - TT - Ngày 14-3-2013, cuộc chiến đấu trên vùng biển Cô Lin - Len Đao - Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của những chiến sĩ Hải quân Việt Nam vừa tròn 25 năm. Đảo Gạc Ma bị Trung Quốc xâm chiếm trái phép từ ngày đó. Những người lính hải quân đã lấy máu mình tô thắm lá cờ Tổ quốc. Sự hi sinh của các anh là những huyền thoại bất tử, như “vòng tròn bất tử” giữa trùng khơi...
  • Làng nghề đóng thuyền xứ sở Bạch Đằng giang (BaoMoi) - Trước khi xuất hiện thuyền máy, trên vùng biển Đông Bắc nườm nượp những con thuyền ba vát căng hai cánh buồm dơi lướt sóng đi về. Dù ngược nước, ngược sóng thuyền vẫn băng băng. Sản phẩm độc đáo này do bàn tay tài hoa người thợ đóng thuyền xứ sở Bạch Đằng giang - hậu duệ của các chiến binh đã từng đánh tan đoàn chiến thuyền giặc Mông- Nguyên năm 1288 làm ra. Và cho đến khi đã có máy tàu, thợ đóng thuyền nơi đây vẫn góp sức đóng vỏ tàu hai đáy cho những con tàu không số chở vũ khí vào Nam. Còn hôm nay, khi dải đất do các Tiên công khai phá đã trở thành thị xã Quảng Yên, dọc bờ sông Chanh, các lán thuyền của làng nghề truyền thống vẫn đang san sát…
  • Trực thăng Trung Quốc ngang nhiên kéo ra Đá Vành Khăn (BaoMoi) - Đài truyền hình trung ương Trung Quốc ngày 7/3 đưa tin, hôm qua 7/3 biên đội Hải tuần Trung Quốc gồm 3 tàu và 1 trực thăng đã kéo ra khu vực Đá Vành Khăn phía Đông quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam, Đá Vành Khăn bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép - PV) thực hiện cái gọi là "tuần tra" quy mô lớn cả trên không, trên biển.
  • Trung Quốc đang lấn chiếm biển Đông từ những thứ rất nhỏ! (BaoMoi) - (Dân trí) - “Trung Quốc không nề hà bất cứ hành động nào để gieo rắc vào người dân ý nghĩ Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam là của họ. Trong tương lai họ sẽ còn tung những trò mới chúng ta không ngờ hết”, nhà nghiên cứu Trung Quốc Dương Danh Dy cảnh báo.
  • Việt Nam khẳng định chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa (BaoMoi) - TT - “Việt Nam khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Mọi hoạt động tại các khu vực này mà không được sự đồng ý của Việt Nam là vi phạm chủ quyền của Việt Nam và chúng tôi kiên quyết phản đối”.
  • Hải tuần, trực thăng Trung Quốc "càn quét" trái phép Đá Vành Khăn (BaoMoi) - (GDVN) - Hôm qua 7/3 biên đội Hải tuần Trung Quốc gồm 3 tàu và 1 trực thăng đã kéo ra khu vực Đá Vành Khăn phía Đông quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam, Đá Vành Khăn bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép - PV) thực hiện cái gọi là "tuần tra" quy mô lớn cả trên không, trên biển.
  • Ngư dân khốn khổ vì tranh chấp (BaoMoi) - ANTĐ - Giống như nhiều khu vực khác ở Philippines, người dân thị trấn Subic và Masinloc sống chủ yếu nhờ nghề biển. Tuy nhiên, giờ đây nhiều người đang phải tính tới chuyện rời bỏ nơi đã gắn bó bao năm qua vì cuộc sống khó khăn, không có thu nhập do bị “treo thuyền”.
  • Lo ngại ngày càng tăng (BaoMoi) - ANTĐ - Gia tăng nhanh chóng tiềm lực quân sự, sức mạnh răn đe và cả “hành động cứng rắn” của Trung Quốc trên biển Hoa Đông và Biển Đông đang khiến Mỹ, quốc gia tuyên bố chuyển trọng tâm chiến lược sang châu Á-Thái Bình Dương, phải lo ngại.
  • Thời sự trong ngày: Nữ sinh vứt con trong toilet (BaoMoi) - Phản đối TQ tuần tra ở Hoàng Sa, Trường Sa; Lại động đất ở Sông Tranh 2; Tiết lộ 'đặc sản chết người' ở quán nhậu; Nữ sinh trở dạ trong toilet rồi vứt con; CSGT không được dừng xe phạt lỗi không chính chủ; Sát hại 3 mẹ con rồi tự tử; Sách học vần tiếng Việt lại vẽ cờ Trung Quốc... là những thông tin thời sự nổi bật trong ngày 7/3.
Bản tin tiếng Anh


  • Foreign nuclear deals 'on way' (Washington Post) - Officials behind China's self-developed nuclear reactor expect to sign its first overseas orders for the technology this year.
  • China supports firms in defending rights overseas (Washington Post) - Minister of Commerce Chen Deming said Friday that the Chinese government will support domestic firms investing overseas that wish to safeguard their rights according to law.
  • Shoppers becoming smarter (Washington Post) - Chinese shoppers have become far smarter than their Western counterparts at checking product information online before taking the plunge.
  • Tmall to sell imported milk powder online (Washington Post) - Tmall, a major Chinese online shopping platform, will cooperate with overseas baby formula companies to sell their products to Chinese consumers online, sources with Tmall said.
  • China builds on border trade (Washington Post) - Russia's accession to the World Trade Organization and the consequent tariff reduction with China implies promising opportunities for Chinese businesses as border trade between the two countries is expected to boom.
  • Droughts raise water supply concerns (Washington Post) - In Wang Lianying's backyard are four basins filled with water that she uses for laundry, one each for soaking, soaping, scrubbing and rinsing.
  • Beijing's 225 shades of grey (Washington Post) - A combination of 225 photos taken at the same angle from a building on the Third Ring Road between 8 and 9 am from March 1, 2012 to March 5, 2013 record the different shades of blue and grey skies that shroud the Chinese capital.
  • History unfolds (Washington Post) - The discovery of a 2,500-year-old dagger in Hubei province might prove that the states of Sui and Zeng were actually the same.
  • Books help turn a new page (Washington Post) - Great works of literature guide officials in formulating policies for the future.
  • Officer loses life in rescue attempt (Washington Post) - Residents from every corner of the Guangdong provincial capital arrived on the northern bank of the Pearl River on Monday, flowers in hand, to pray for a miracle for an armed police officer who was washed away while rescuing a drowning man.
  • China issues stamps on Lei Feng (Washington Post) - China on Tuesday issued stamps to mark the 50th anniversary of late Chairman Mao Zedong's call of "learning from Lei Feng," the country's most famous Good Samaritan.
  • City splurges 50m on 'luxury' public toilets (Washington Post) - Linfen city in Shanxi province has been criticized online after spending 50 million yuan on "luxury toilets" in the faux style of China's famous buildings.
  • 30 injured in Southwest China quake (Washington Post) - 30 people have been confirmed injured, including 3 seriously, after a 5.5-magnitude earthquake hit SW China's Yunnan province on Sunday afternoon.
  • Wu delivers NPC Standing Committee work report (Washington Post) - China's top legislator Wu Bangguo is delivering a report on the work of the 11th National People's Congress (NPC) Standing Committee at the national legislative session Friday afternoon.
  • China's top leaders join discussion with deputies to 12th NPC (Washington Post) - Li Keqiang (C), a member of the Standing Committee of the Political Bureau of the Communist Party of China (CPC) Central Committee, joins a discussion with deputies to the 12th National People's Congress (NPC) from southwest China's Guizhou Province, who attend the first session of the 12th NPC, in Beijing, capital of China, March 7, 2013.
  • Premier calls for hukou reform to be expedited (Washington Post) - Premier Wen Jiabao called for efforts in his Government Work Report on Tuesday to advance urbanization "actively yet prudently" by speeding up reform of the household registration system.
  • China to issue urbanization layout in 2013 (Washington Post) - China is likely to roll out a layout this year to guide the country's urbanization drive to advance in an "orderly and healthy" way, a senior economic official said Wednesday.
  • Highlights of Wen's government work report (Washington Post) - Following are the highlights of a government work report distributed to media ahead the annual session of the National People's Congress (NPC) Tuesday morning.
  • Top leaders attend CPPCC's panel discussion (Washington Post) - Xi Jinping (R front), general secretary of the Central Committee of the Communist Party of China (CPC) and Chairman of the CPC Central Military Commission, visits members of the 12th National Committee of the Chinese People's Political Consultative Conference (CPPCC) from China Association for Science and Technology as well as science and technology circles and joins their panel discussion in Beijing, capital of China, March 4, 2013.

Việt Nam: Tranh luận từ góp ý Hiến pháp đến độc quyền lãnh đạo của Đảng

Ông Phan Trung Lý, trưởng ban biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp trong cuộc họp báo ngày 29/12/2012 (DR).
Ông Phan Trung Lý, trưởng ban biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp trong cuộc họp báo ngày 29/12/2012 (DR).

Khi các lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam kêu gọi người dân góp ý về bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp, họ không ngờ rằng các cuộc tranh luận về Hiến pháp sẽ đụng đến cả vấn đề cấm kỵ : Độc quyền lãnh đạo của Đảng. Đó là nhận định chung của hãng tin AFP hôm nay, 08/03/2013.

Từ tháng Giêng, Đảng Cộng sản Việt Nam thu thập ý kiến của người dân về việc sửa đổi bản Hiến pháp 1992, một phương pháp vẫn thường được sử dụng trước đây cho những dự thảo văn kiện khác.

Nhưng tiến trình lấy ý kiến này đã vượt khỏi tầm kiểm soát khi 72 nhân sĩ trí thức đệ trình lên Quốc hội một kiến nghị đòi quyền phúc quyết Hiến pháp cho người dân, đòi đa đảng, tôn trọng nhân quyền, đòi quyền tư hữu đất đai và phi chính trị hóa quân đội. Đặc biệt, họ đòi bỏ Điều 4 của Hiến pháp 1992 bảo đảm độc quyền lãnh đạo của Đảng và đòi tam quyền phân lập.

Đó là những đòi hỏi mang tính chất cách mạng, nhưng được nhiều người hưởng ứng, tính đến nay đã có 6.000 người ký kiến nghị. Bản kiến nghị này được đăng trên một trang web do các nhân sĩ trí thức tên tuổi điều hành.

Tuyên bố với AFP, nhà bất đồng chính kiến Nguyễn Thanh Giang, một trong những người ký kiến nghị cho biết : « Nhiều người dân Việt Nam đủ mọi tầng lớp, trong đó có cả đảng viên, cho rằng rất cần xóa bỏ Điều 4, vì lợi ích của nhân dân, cũng vì lợi ích của bản thân Đảng Cộng sản ». Theo ông Nguyễn Thanh Giang, chính Điều 4 đã dẫn đến tình trạng suy thoái, tham nhũng và lạm quyền trong Đảng, mà các lợi ích đôi khi đi ngược lại với lợi ích của nhân dân và đất nước.

Về phần cựu đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết, người mà vào năm 2010 đã yêu cầu tổ chức bỏ phiếu bất tín nhiệm Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, thì nêu ý kiến : « Cần phải biết ai giám sát các hoạt động của Đảng và phải làm rõ trách nhiệm của các lãnh đạo trước pháp luật ».

Bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp được đưa ra giữa lúc chính quyền Việt Nam đang đối đầu với một cuộc khủng hoảng kinh tế lớn, vốn là nguồn gốc của một phong trào phản kháng chưa từng có, hơn 25 năm sau khi Việt Nam chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường.

Bản kiến nghị nói trên đưa ra những đòi hỏi mà các nhà bất đồng chính kiến đã kêu gọi từ hai mươi năm qua, đó là phải chấp nhận đa đảng. Kiến nghị đã nhận được sự ủng hộ của cả một số người trong chính quyền, trong đó có các đại biểu Quốc hội, đảng viên.

Trong một cuộc hội thảo trực tuyến ( do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức ), cuối tháng Giêng vừa qua, ngay cả Thứ trưởng Tư pháp Hoàng Thế Liên cũng đã cho rằng bộ máy Nhà nước cần phải được giám sát để chống nạn lạm quyền và độc quyền.

Bị bất ngờ, ban lãnh đạo Đảng đã cực lực bác bỏ những quan điểm « sai trái » đó, lên án những người mà theo họ đang « chống phá Đảng và Nhà nước », tái khẳng định sự lãnh đạo « toàn diện và tuyệt đối » của Đảng, cũng như quyền công hữu về đất đai. Đây là một vấn đề cực kỳ nhạy cảm trong bối cảnh mà 70% các vụ khiến kiện ở Việt Nam hiện nay là do tranh chấp đất đai.

Hãng tin AFP trích lời giảng sư Jonathan London, một chuyên gia về Việt Nam thuộc đại học Hồng Kông nhận định : « Việt Nam như đang bơi trong vùng biển lạ. Đương nhiên là chính quyền lo sợ và vấn đề đặt ra bây giờ là không biết cuộc tranh luận hiện nay sẽ làm thay đổi đến mức nào chế độ chính trị ở Việt Nam về dài hạn. »

Khi nhà báo Nguyễn Đắc Kiên viết bài trên blog chỉ trích phát biểu của Tổng bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng về điều mà ông gọi là « suy thoái đạo đức », anh đã bị tờ báo Gia đình và Xã hội cho nghỉ việc ngay lập tức.

Nhưng theo AFP, sẽ rất khó mà dập tắt những tiếng nói bất đồng này. AFP trích dẫn bức thư của ông Nguyễn Trung, một cựu quan chức cao cấp của chính quyền gởi các lãnh đạo Hà Nội, trong đó ông lấy làm tiếc rằng cải tổ chính trị ở Việt Nam đã trễ đến 37 năm, nhắc đến thời điểm năm 1975, khi Đảng Cộng sản giành quyền kiểm soát toàn bộ đất nước.

Thanh Phương (RFI)

Việt Nam và Ấn Độ hợp tác bảo vệ thương thuyền

Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang (thứ ba từ trái qua) và Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh (thứ nhất bên trái)
Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang (thứ ba từ trái qua) và Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh (thứ nhất bên trái) (REUTERS/B Mathur)

Báo chí Ấn Độ vào hôm nay, 08/03/2013, cho biết : New Dehli và Hà Nội đã đúc kết xong một hiệp định hợp tác song phương trong lãnh vực hàng hải. Thỏa thuận này quy định là tàu buôn hai nước có nhiệm vụ phải tương trợ và bảo vệ lẫn nhau trong trường hợp gặp nạn.

Theo báo The Indian Express, thỏa thuận bao gồm 18 điều khoản, đã được Nội các Ấn Độ phê duyệt vào hôm qua (07/03), sau khi được các Bộ Ngoại giao và Nội vụ cùng một số cơ quan chính phủ khác hiệu đính.

Điều 12 của hiệp định này nêu rõ : « Nếu tàu của một bên gặp nạn trong vùng thuộc thẩm quyền tìm kiếm và cứu hộ của phía bên kia, thì bên đó phải thực hiện công việc trợ giúp và bảo vệ cho tàu bạn tương tự như điều cần phải làm đối với tàu của chính bên mình, và phù hợp với luật pháp quốc tế hiện hành ».

Một số nguồn tin xác nhận là thỏa thuận nói trên xuất phát từ một đề nghị của chính quyền Việt Nam cách nay vài tháng, sau đó đã được Ấn Độ chấp nhận, mở đường cho các cuộc đàm phán giữa hai nước. Các nguồn tin chính phủ Ấn Độ cho biết thêm là chính Bộ Vận tải biển đã khởi xướng hiệp định này, nhằm thúc đẩy đà tăng trưởng đều đặn của ngành giao thông hàng hải.

Các nguồn tin trên cho rằng hiệp định hợp tác cứu hộ cứu nạn cho thương thuyền Ấn-Việt cần phải được lồng vào trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng tỏ ra quyết đoán hơn ở vùng Biển Đông, cũng như tệ nạn hải tặc hoành hành. Giữa Việt Nam và Ấn Độ, lưu lượng giao dịch bằng đường biển rất đáng kể, trong đó có cả các sản phẩm dầu mỏ.

Trọng Nghĩa (RFI)

Thị trường sẽ cứu chúng ta


Tranh cãi vì kiến nghị đánh thuế vào các tài khoản tiết kiệm trên 500 triệu đồng của Hiệp hội Bất động sản

Gần đây, dư luận bức xức vì kiến nghị của Hiệp Hội Bất Động Sản (BĐS) xin đánh thuế vào các tài khoản tiết kiệm trên 500 triệu VND để lấy tiền hổ trợ các doanh nghiệp khác.

Đây là một chiêu thức cố hữu của các nhóm lợi ich, luôn muốn kéo dòng tiền lưu thông trên thị trường về cho phe nhóm mình. Không có gì mới lạ so với các quốc gia khác. Do đó, khi các báo đài phỏng vấn về vấn đề phản cảm này, tôi tránh né bình lụân vì đây chỉ là một kiến nghị cho một chuyện bất khả thi, đòi hỏi nhiều vốn chính trị và tài chánh từ nhiều bộ ngành và sẽ gặp sự chống đối của một nhóm lợi ích khác là phe ngân hàng.

Nhóm lợi ích của ngành ngân hàng cũng đã đưa ra nhiều gói cứu trợ dài dài suốt mấy năm qua, và Ngân Hàng Nhà Nước đã hết sức giúp, nhiều khi quá khả năng mình, nhưng đâu vẫn vào đấy: tỷ lệ nợ xấu vẫn quá cao, các báo cáo tài chánh vẫn che giấu nhiều “bộ xương”, sở hữu chéo vẫn lùm xùm, vốn vẫn teo tóp và tổng số tín dụng vẫn thiếu hụt trầm trọng (không đủ doanh thu để điều hành).

Lý do phần lớn các gói cứu trợ của chánh phủ thất bại là vì có quá nhiều tay bạch tuộc với quyền thế nhảy vào băm xẻ miếng bánh tiền người khác nên mục tiêu ban đầu thường bị lãng quên và mọi người liên quan chỉ cần kéo phần chia càng lớn càng tốt về cho phe ta.

Thực trạng kinh tế hiện tại là một cơ hội vàng cho các nhóm lợi ích, vì nhìn đâu cũng thấy nhu cầu cứu trợ: BĐS, ngân hàng, chứng khoán, doanh nghiệp sản xuất, nông hải sản, doanh nghiệp nhà nước (DNNN), đủ loại công bộc và công nhân…Đây là những nàng công chúa ngày xưa đang biến thể thành những con cóc đợi chờ một nụ hôn của chàng…chánh phủ.

Con cóc trong hang con cóc chui ra…

"Thực trạng kinh tế hiện tại là một cơ hội vàng cho các nhóm lợi ích, vì nhìn đâu cũng thấy nhu cầu cứu trợ …Đây là những nàng công chúa ngày xưa đang biến thể thành những con cóc đợi chờ một nụ hôn của chàng…chánh phủ."
Nói chuyện cóc, tôi còn nhớ một bài giảng ngày xưa về quản trị tại đại học: “Nếu danh sách công việc phải làm trong ngày bao gồm việc phải nuốt sống một con cóc xấu xí, thì hãy nhắm mắt bịt mũi mà nuốt ngay vào sáng sớm, để còn thì giờ làm việc khác. Ngồi nhìn nó suốt ngày sẽ không làm con cóc đẹp hơn hay ngon hơn.”

Cách đây 4 năm, tôi đã cảnh báo về khủng hoảng hiện nay, 14 tháng trước tôi đã khuyên; hãy “để chúng chết đi”.

Nhưng đến giờ này, chúng ta vẫn ngồi nhìn con cóc, nói quanh quẩn, không dám nuốt và cứ hy vọng là con cóc sẽ “tự diễn biến” thành một chân dài. Tôi xin thưa, “các ngài đừng mơ. Bong bóng BDS rồi sẽ nổ hay xì hơi, nợ xấu sẽ kéo sụp phần lớn các ngân hàng, vàng và tỷ giá sẽ điều chỉnh theo đúng giá trị thực của chúng, và các DNNN sẽ tiếp tục lỗ. Vợ nhà vẫn ghen, nhân tình vẫn tốn kém, phong bì vẫn phải lo, và dù không chịu nổi, các ngài sẽ phải nuốt con cóc. Làm ngay bây giờ để còn lo chuyện khác hay là làm sau 5 năm với bao viên thuốc nhức đầu và đêm mất ngủ là…lựa chọn duy nhất.”

Nguy đi liền với cơ…

Tuy nhiên, câu chuyện nào cũng tiềm ẩn những tia hy vọng. Cuộc khủng hoảng hiện nay có thể giúp các nhà lãnh đạo kinh tế Việt trở thành “những anh hùng của nhân dân”. Tuyệt vời hơn nữa, các bác không phải làm gì, kể cả nhấc cánh tay để ký một nghị quyết hay văn bản nào.

Giải pháp thật đơn giản: các bác cứ ngồi yên (hay đi chữa bệnh ở nước ngoài) và để giá BDS rớt 30 đến 50% nữa. Khi các doanh nghiệp BDS thấy các bác nói KHÔNG với mọi gói, mọi cách… để cứu họ, qua tiền in hay tiền thuế của dân, qua các biện pháp hành chánh áp đặt…họ sẽ tỉnh ngộ và bỏ chạy.

Dĩ nhiên khi bong bóng BĐS nổ, hơn phân nửa ngân hàng thương mại sẽ lăn ra chết vì nợ xấu, chỉ số chứng khoán sẽ rơi tự do và các nhà giàu sẽ thấm thía bài học của thị trường.


Liệu để thị trường bất động sản tiếp tục rớt giá có tạo nền tảng cho một nền kinh tế vững chắc hơn?

Tuy nhiên, phần lớn người dân sẽ vỗ tay reo mừng, vì cơ hội làm chủ một căn nhà đã thành hiện thực. Và những ảnh hưởng tích cực sau đây sẽ quay về giúp nền kinh tế tiến về một định hướng bền vững hơn.

Khi đa số người dân sở hữu một căn nhà, tầm nhìn và niềm tin của họ vào tương lai vững vàng hơn. Bây giờ họ có một tài sản gì để mất; do đó, sự đóng góp của họ vào nền kinh tế sẽ năng động và tích cực.Niềm tin này mới là “gói kích cầu” quan trọng hơn cả cho thị trường tiêu dùng và nó sẽ kích hoạt các cơ sở công nghiệp cũng như nông nghiệp gia tăng sản xuất, giảm lượng tồn kho và cải thiện năng suất lao động để cạnh tranh. Nên nhớ là tiền dự trữ trong dân nhiều gấp 3 lần tiền dự trữ của chánh phủ;Khi các zombies (xác chết biết đi) bị loại bỏ khỏi hệ thống ngân hàng và thị trường chứng khoán, những định chế sống sót sẽ mạnh hơn nhờ thị phần gia tăng; sẽ chăm chú hơn vào ngành nghề cốt lõi (sau bài học đầu tư đa ngành) và lo trau luyện những kỹ năng cần cho sự cạnh tranh dài hạn;Lạm phát hay tỷ giá sẽ không tăng tốc lâu dài, vì chánh phủ không cần in tiền thêm để cứu ai (một thông điệp rất rõ cho các DNNN) và ngân sách sẽ bội thu nhờ thuế phí tăng thu từ sự tăng trưởng GDP; cũng như nguồn ngoại tệ sẽ dồi dào hơn với sinh lực mới của khu vực xuất khẩu;Khi kinh tế vĩ mô ổn định và khi luật thị trường thay thế luật “hành dân”, niềm tin quay lại với các nhà đầu tư quốc tế và kiều hối. Kênh ngoại tệ này sẽ thâu ngắn sự hồi phục và giúp chúng ta một lợi thế cạnh tranh mới.

Hãy giúp các công chúa hồi sinh…

Không ai muốn nuốt trửng một con cóc vào một buổi sáng đẹp trời, nhất là những quan chức và đại gia đang an hưởng nhà cao cửa rộng, tình đẹp dân ngoan. Không bệnh nhân nào mà không lo sợ khi bước vào phòng mổ óc hay ung thư. Nhưng chúng ta cũng không còn bao nhiêu viên thuốc giảm đau hay thuốc ngủ. Sau bao nhiêu năm, câu nói hãy để chúng chết đi vẫn là một giải pháp “sáng tạo” và đơn giản nhất.

TS. Alan Phan là tác giả của 9 cuốn sách về thị trường mới nổi, giảng viên thỉnh giảng tại các đại học Mỹ và Trung Quốc, và doanh nhân có 44 năm làm ăn tại Mỹ và Trung Quốc. Bấm Bài đã đăng ở blog tác giả.

Tiến sĩ Alan Phan
Viết từ Sài Gòn (BBC)

Đào Tuấn - Khi các nguồn tài chính chảy vào nhóm lợi ích

Rủi ro lớn nhất trong năm 2013 vẫn sẽ là lạm phát. Và yếu tố mang lại nhiều rủi ro lạm phát nhất là việc giá điện tăng và các nguồn tài chính “vốn đã khan hiếm” nhưng “có thể bị phân bổ lệch lạc, chảy vào nhóm lợi ích DN sân sau, thân quen”.
Ca
Đây là một trong số những cảnh báo của Ủy ban Kinh tế của QH đưa ra trong Báo cáo đánh giá về triển vọng kinh tế vĩ mô Việt Nam năm 2013 vừa công bố sáng qua 9-3.

“Tác động nhiều vòng” của giá điện tăng sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro

Có 4 yếu tố được xác định có thể là nguyên nhân khiến lạm phát có nguy cơ tái phát. Thứ nhất là việc tăng lương tối thiểu. Dù việc tăng lương giúp tăng thu nhập người dân và thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng, tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế suy giảm, việc tăng lương sẽ như một “cú sốc tiêu cực” tác động đến DN. Ủy ban Kinh tế đánh giá “Cho dù có tác động lên mặt cầu hay cung và dù mức tăng không nhiều song tăng lương sẽ tạo áp lực tăng giá do có thể gây ra lạm phát tâm lý”.

Nguyên nhân thứ 2 là việc giá điện tăng 5%, lên mức 1.437 đồng/ kWh, lần tăng giá thứ 2 kể từ 1-7-2012, dù EVN đánh giá không tác động lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh, đến mặt bằng giá của nền kinh tế, tuy nhiên, theo Ủy ban Kinh tế, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng dù chiếm một tỷ trọng nhỏ trong chi phí của hoạt động sản xuất và trong chi phí sinh hoạt của người dân, nhưng giá điện gây ra “tác động nhiều vòng” của việc tăng giá điện đến lạm phát và tăng trưởng kinh tế là “không nhỏ”, chưa kể đến những “tác động tâm lý”.

Theo số liệu của Ủy ban Kinh tế, mức lỗ lũy kế đến cuối 2011 của 13 tập đoàn, tổng công ty nhà nước lên tới 48.988 tỷ đồng. Riêng EVN “đóng góp” tới 78% tổng số lỗ với kỷ lục 38.104 tỷ đồng. Đến 2012, Evn chỉ lãi 100 tỷ sau khi đã trừ 3.500 tỷ đồng lỗ của 2 năm 2010 và 2011. Chính mức lỗ đáng kể này trong khi giá đầu vào tiếp tục chịu sức ép gia tăng trong năm 2013 sẽ tiếp tục tạo sức ép tăng giá điện. Và vì vậy, sức ép đối với lạm phát và sự tăng trưởng của nền kinh tế tiếp tục gia tăng do “hiệu ứng chi phí đẩy”.

Một trong những nguy cơ gây lạm phát cũng được chỉ ra là “giá dịch vụ y tế và giáo dục tại một số địa phương có thể tiếp tục phải điều chỉnh theo lộ trình.

Cả 3 nguy cơ gây rủi ro trên đều xuất phát từ nội tại. Chỉ có một nguyên nhân khách quan là “không loại trừ khả năng có những đột biến về dầu thô trên thị trường thế giới”.

Nhà nước không đủ khả năng giải cứu (BĐS), kể cả muốn

Về vấn đề giải cứu BĐS, theo Ủy ban kinh tế, nợ xấu trong khu vực BĐS chiếm tỷ lệ lớn trong tổng dư nợ. Nợ xấu BĐS đồng thời ảnh hưởng rất lớn đến 2 ngành xây dựng và vật liệu xây dựng với khoảng 3,8 triệu lao động.

Sử dụng thuật ngữ “tài sản độc hại”, tức là các tài sản không có khả năng thanh toán, Ủy ban Kinh tế tán thành với việc cần có giải pháp để làm chậm lại quá trình “nợ nở ra, tài sản co lại”. Tuy nhiên, việc giải quyết cũng đang đối mặt với 2 thách thức lớn. Đó là sai lệch lớn trong quan hệ cung cầu về nhà ở, được ví như 2 hình tháp ngược của sản phẩm và nhu cầu. Đó là “Sai lệch lớn trong kỳ vọng của các DN BĐS”, khi việc đầu cơ luôn tồn tại cùng với tư duy “giá BĐS chỉ có thể tăng chứ không giảm” khiên giá BĐS ở Việt Nam luôn cao nhất thế giới trong khi thu nhập của người Việt Nam thuộc vào nhóm thấp nhất thế giới.

Với quy mô nợ xấu trong khu vực BĐS hiện nay, Ủy ban Kinh tế cho rằng: Nhà nước không đủ khả năng giải cứu, kể cả muốn (cứu)”. Và Nhà nước cũng không thể chấp nhận giải cứu vì điều này càng khuyến khích rủi ro đạo đức làm cho các DN tiếp tục kinh doanh liều mạng vì “lãi bỏ túi, lỗ đã có nhà nước lo”, tạo ra các cuộc khủng hoảng do nợ xấu trong tương lai.

Bên cạnh về rủi ro lạm phát có thể quay trở lại, nền kinh tế 2013 còn phải đối diện với rủi ro về nguồn tài chính “vốn đã khan hiếm” nhưng “có thể bị phân bổ lệch lạc, chảy vào nhóm lợi ích DN sân sau, thân quen.

Đối với việc phá băng bất động sản, Ủy ban Kinh tế đặt ra câu hỏi “Tiền dùng để cứu BĐS lấy từ nguồn nào”. Và “làm thế nào để kiểm soát dòng tiền không chảy vào nhóm lợi ích, DN sân sau, thân quen?”. Việc trả lời được các câu hỏi này sẽ làm cho người dân, nhà đầu tư tin tưởng vào chính sách. Thực tế hiện nay, việc hâm nóng hay phá băng BĐS cần sự minh bạch trong việc rót tiền cứu trợ DN.

Theo Đào Tuấn

BĐS cần một thông điệp rõ ràng: Không có sự giải cứu nào hết!

Bidding on a home 
Đó là kiến nghị của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đối với Chính phủ trong Bản tin kinh tế vĩ mô quý I/2013 về giải pháp xử lý nợ xấu và các vấn đề liên quan của thị trường bất động sản (BĐS).
Bản tin nhận định, mặc dù thị trường BĐS đã chìm sâu vào khủng hoảng và trầm lắng trong nhiều năm qua, song nhiều doanh nghiệp vẫn phản ứng chậm chạp với sức ì lớn, không phù hợp với điều kiện thị trường, với bối cảnh kinh tế hiện tại. Không chỉ có vậy mà còn xuất hiện tâm lý ỷ lại, chờ đợi sự ứng cứu từ phía Nhà nước. Điều này càng trở nên rõ ràng hơn khi một số cơ quan quản lý như Bộ Xây dựng đưa ra đề xuất hỗ trợ như giãn, giảm thuế; bản thân các doanh nghiệp BĐS cũng đòi giảm lãi suất cho vay; Hiệp hội BĐS TP HCM thì kêu gọi các ngân hàng giãn nợ BĐS… Đặc biệt sau hai cuộc họp của Chính phủ với lãnh đạo 2 thành phố Hà Nội và TP HCM về giải pháp tháo gỡ khó khăn cho 2 thị trường BĐS này, tâm lý ỷ lại vào những gói kích cầu thông qua các kênh tín dụng lại càng phổ biến.
Trong khi đó, không những không chủ động xử lý vấn đề của mình, nhiều doanh nghiệp còn tìm cách găm hàng, giữ giá, ấp ủ hy vọng rằng cơn khủng hoảng nhà đất sẽ qua mau, khó khăn đã tới đỉnh điểm, giá đã xuống tới đáy và sắp sửa đến giai đoạn hồi phục. Song cứ nhìn vào con số trên 70 ngàn chung cư, biệt thự “đắp chiếu” rải rác khắp nước, và soi vào con số nợ xấu, theo thống kê không đầy đủ cũng hàng chục ngàn tỷ đồng của BĐS thì cơ hội để thị trường “tự phục hồi” theo một vận may nào đó, dường như không xảy ra. Trước tâm lý kỳ vọng vào một cuộc giải cứu, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khẳng định, đây là thứ kỳ vọng sai lệch bởi với quy mô của nợ xấu trên thị trường BĐS hiện nay, nhà nước không đủ khả năng giải cứu, ngay cả khi muốn cứu.
Không dừng ở đó, về mặt chiến lược, nhà nước cũng không thể chấp nhận việc giải cứu theo nhẽ thông thường bằng việc tung tiền của dân ra để bù đắp sai lầm cho những nhà đầu tư BĐS, vốn đã “ăn đủ” trong giai đoạn BĐS tăng trưởng, nay gặp khó khăn vì chính sự tham lam của họ. Theo Ủy ban Kinh tế, nếu nhà nước vào cuộc giải cứu, không khác gì cổ súy cho thói làm ăn bừa bãi, vô trách nhiệm, có lời thì lặng lẽ hưởng, rủi gặp lỗ thì đã có nhà nước “lo”. Chính điều này sẽ tiếp tục tạo nên mầm mống cho các cuộc khủng hoảng nợ xấu trong tương lai.
Để giải quyết vấn đề của thị trường BĐS và nợ xấu BĐS năm 2013, Ủy ban Kinh tế cho rằng Chính phủ cần đưa ra một thông điệp rõ ràng: “Không có một sự giải cứu nào hết!”, đặc biệt đối với thị trường trung và cao cấp. Các doanh nghiệp phải chịu sự điều chỉnh của thị trường và sẵn sàng chấp nhận đào thải. Sau khi thông điệp này được đưa ra, các doanh nghiệp sẽ phải có sự tính toán và điều chỉnh giảm giá phù hợp với thị trường, với khả năng thanh toán của bên mua, qua đó mới cân bằng được cung cầu. Được như vậy mới hy vọng giải phóng được bớt hàng tồn, giảm nợ xấu, kích thích sự vận động của một thị trường vốn đã bất động từ lâu nay.
Trường Giang  (Sống mới)

Nhà bất đồng Trung Quốc đến Mỹ

Nhà bất đồng chính kiến Trung Quốc Lục Hắc Thao
Nhà bất đồng chính kiến, Lục Hắc Thao, bị thẩm vấn sau khi ông Trần Quang Thành bỏ trốn

Bộ Ngoại giao Mỹ vừa khẳng định nhà bất đồng chính kiến Trung Quốc, ông Lục Hắc Thảo, và vợ ông đang ở Hoa Kỳ.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao, bà Victoria Nuland từ chối không đưa ra thêm chi tiết về trường hợp này, và cũng không bình luận liệu hai người này đã được cho phép tị nạn chính trị hay chưa.

Ông Lục, một nhà văn và một nhà hoạt động vì nhân quyền từ năm 2011, đã vận động thay mặt cho luật sư mù, ông Trần Quang Thành.

Ông bị giam giữ sau một cuộc phản đối tại làng của ông Trần hồi tháng 12 năm 2011 và sau đó một lần nữa hồi năm ngoái.

Ông Lục Hắc Thao đã bị thấm vấn nhiều lần sau khi ông Thành trốn thoát từ tư gia nơi ông bị quản thúc hồi tháng Tư năm 2012, Tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết, và vợ ông bị sảy thai do bị cảnh sát xách nhiễu.

Ông bị đuổi ra khỏi nơi ở của mình hồi tháng Sáu, một việc mà tổ chức hoạt động vì nhân quyền nói rằng có liên quan tới các hoạt động của ông.

Hiện chưa thấy ông Lục nói gì về việc trốn đi này kể từ khi ông tới Hoa Kỳ.

Ông Hồ Giai, một nhà hoạt động vì nhân quyền nổi tiếng tại Bắc Kinh, nói với BBC rằng hai vợ chồng ông Lục đã đi tới Hoa Kỳ vào đầu tháng 12 năm 2012 từ Đài Loan sau khi được sự giúp đỡ của các nhà ngoại giao Mỹ, trong đó bao gồm việc chứng thực rằng họ bị trừng phạt chính trị tại Trung Quốc.

Ông Lục không muốn tiết lộ bất cứ chi tiết nào về chuyện bỏ trốn này của ông vì một thỏa thuận với các viên chức Mỹ rằng ông đồng ý sẽ im lặng, ông Hồ Giai nói.

"Họ tiếp tục được sự giúp đỡ của Bộ Ngoại giao Mỹ, và sau một thời gian sẽ được có số bảo hiểm xã hội", ông Hồ Giai nói.

Một phát ngôn viên của Viện nghiên cứu Mỹ tại Đài Loan, nơi trên thực tế là tòa đại sứ của chính phủ Mỹ ở Đài Loan, đã từ chối không bình luận về vụ này, lấy lý do chính sách của Bộ Ngoại giao Mỹ.

Ngô Ngọc Văn
Biên tập viên, BBC Tiếng Trung
 

TQ kêu gọi hai miền Triều Tiên kiềm chế


Bắc Hàn tổ chức biểu tình ở Bình Nhưỡng ngay sau khi có quyết định xóa thỏa thuận hưu chiến với Nam Hàn

Trung Quốc kêu gọi các bên kiềm chế, chỉ vài giờ sau khi Bắc Hàn tuyên bố chấm dứt mọi thỏa thuận hòa bình với Nam Hàn.

Trung Quốc, đồng minh duy nhất của Bắc Hàn, kêu gọi đàm phán từ các phía và tránh làm "căng thẳng leo thang."

Bình Nhưỡng đã phản ứng mạnh mẽ trước lệnh cấm vận mới nhất của Liên Hiệp Quốc sau vụ thử hạt nhân của nước này.

Các khoản cấm vận bao gồm những mặt hàng xa xỉ và hoạt động ngân hàng.
Bắc Kinh vẫn cung cấp xăng dầu, thức ăn và lá chắn ngoại giao cho Bình Nhưỡng.

Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc ông Hoa Xuân Oánh nói trong một cuộc họp báo ngày thứ Sáu: "Trung Quốc và Bắc Hàn có quan hệ bình thường giữa hai quốc gia. Tuy nhiên, chúng tôi phản đối việc Bắc Hàn thực hiện thử tên lửa hạt nhân."

Cấm vận

"Việc cắt đứt đường dây liên lạc giữa hai nước sẽ khiến cả hai bên có thể có nhiều hiểu lầm"
Lucy Williamson, phóng viên BBC tại Seoul
"Trung Quốc kêu gọi các bên liên quan bình tĩnh, kiềm chế và tránh bất kỳ hành động nào có thể khiến căng thẳng leo thang."

Trước đó, Hội đồng Bảo an LHQ đã thông qua Nghị quyết 2094 với các biện pháp trừng phạt Bắc Triều Tiên.

Bản nghị quyết được soạn bởi Hoa Kỳ và Trung Quốc, cũng là quốc gia đồng minh thân thiết nhất với Bắc Hàn.

Hãng thông tấn nhà nước Bắc Hàn KCNA sau đó loan tải tin, nói nước này hủy toàn bộ các thỏa thuận đình chiến với miền Nam và đóng cửa khẩu Bàn Môn Điếm trong khu phi quân sự giữa hai bên.

Bình Nhưỡng cũng nói đã thông báo cho Seoul về việc ngay lập tức cắt đường dây nóng giữa hai miền.

Phóng viên BBC tại Seoul, Lucy Williamson nói việc Bắc Hàn phá vỡ thỏa thuận đình chiến không nhất thiết đồng nghĩa với chiến tranh. Tuy nhiên đây cũng là nguy cơ cho những tình huống khó lường trong tương lai.

"Việc cắt đứt đường dây liên lạc giữa hai nước sẽ khiến cả hai bên có thể có nhiều hiểu lầm," bà Lucy nói.
(BBC)

NLD tổ chức đại hội lần đầu ở Miến Điện

Đảng NLD tổ chức đại hội lần đầu tiên tại Miến Điện
900 đại biểu Đảng Liên đoàn Dân tộc vì Dân chủ về dự đại hội đảng lần đầu tiên tại Rangoon

Đảng Liên đoàn Dân tộc vì Dân chủ (NLD), đảng đối lập chính tại Miến Điện, sẽ tiến hành đại hội lần đầu tiên và sẽ bầu ra lãnh đạo đảng của mình.

Đảng NLD do bà San Suu Kyi lãnh đạo, đã bị cấm hay bị giới hạn các hoạt động của mình dưới thời chế độ quân nhân ở Miến Điện.

Nhưng đảng này đã giành các ghế tại Quốc hội trong các tuyển cử bổ sung hồi năm 2012 vào khi đang có những cải tổ từ một chính phủ dân sự mới.

Bà San Suu Kyi đã nói tới sự cần thiết phải tăng cường sức mạnh của đảng kể từ khi họ thắng trong cuộc chiến buộc nhà nước Miến Điện phải công nhận đảng này.

Bà viết trong tờ báo của đảng mình hồi đầu tuần này rằng "cần thiết phải tăng cường sức mạnh của đảng với luồng sinh lực mới và nó là cần thiết để có những lựa chọn đúng đắn".

Đảng NLD, với hơn một triệu thành viên trên khắp đất nước Miến Điện, được thành lập năm 1988 và đã thắng trong cuộc bầu cử Quốc hội năm 1990.

Nhưng quân đội đã không cho phép họ lên cầm quyền và bỏ tù bà San Suu Kyi suốt hai thập niên sau đó.

Đảng NLD đã tẩy chay các cuộc bầu cử Quốc hội năm 2010 vì đảng này nói rằng luật bầu cử là không công bằng nhưng sau đó đã giành 43 ghế trong các cuộc bầu cử bổ sung vào năm 2012, trong đó có một ghế tại Quốc hội cho bà San Suu Kyi, vào khi tiến trình cải tổ được thực hiện bởi một chính quyền dân sự của Tổng thống Thein Sein bắt đầu có đà.

Chính sách mới

Gần 900 đại biểu được chọn tới dự đại hội đảng ở thủ đô Rangoon, và tại đây họ sẽ bầu ra tân lãnh đạo, với bà San Suu Kyi được rất nhiều người chờ đợi sẽ giữ vị trí lãnh đạo cao cấp nhất.

Sự đa dạng trong số các thành viên của đảng NLD có lịch sử được đoàn kết nhờ chính thái độ đối lập của họ trước chế độ cầm quyền của thể chế quân nhân tại Miến Điện và sự trung thành của họ với bà San Suu Kyi, theo phóng viên BBC tại Rangoon, Jonah Fisher.

Nhưng những cải tổ dân chủ cũng có nghĩa đảng NLD nay là một phần của hệ thống chính trị Miến Điện và phong trào đang già cỗi đi và đôi khi khá hỗn độn này đang rất cần thay đổi lớn, phóng viên BBC nói thêm.

Thành viên cao cấp của NLD, Han Tha Myint, nói ông hy vọng một vài khuôn mặt mới sẽ được đưa vào giới lãnh đạo đảng.

"Chúng tôi đã không có được cơ hội đó trước đây," ông nói với hãng tin Reuters.
Các phân tích gia cho biết đảng này cũng phải vật lộn để tìm một hướng đi mới và đề ra những chính sách một cách có hiệu quả trước khi diễn ra cuộc bầu cử Quốc hội mới được dự trù diễn ra vào năm 2015. Họ cũng cần tỏ cho thấy họ có khả năng điều hành chính phủ, các phân tích gia nói.
(BBC)

“Nhà này phò Đảng”

Dong Phung Viet

Sáng nay, trang web Ba Sàm bị hacker tấn công và vì vậy, đành tạm ngưng hoạt động. Chưa biết hacker là ai, từ đâu nhưng có một điểm rất lạ là thời điểm nào, Đảng cần định hướng thông tin, định hướng dư luận thì lại thấy hacker xuất hiện, đánh cả điểm lẫn diện. Khi điều này trở thành một thứ quy luật thì chủ nhiều trang web, trang blog mà xưa nay vẫn gây khó khăn cho chuyện định hướng thông tin, định hướng dư luận của Đảng nên cẩn thận.
Chẳng có chứng cứ nào cho thấy tấn công, vô hiệu hóa những trang web, trang blog gây khó khăn cho chuyện định hướng thông tin, định hướng dư luận của Đảng là “chủ trương lớn của Đảng” nhưng khi đã là “đạo đức”, “văn minh”, “tài tình”, lại có chính quyền, rất quan tâm đến Internet thì Đảng nên làm gì đó.
***
Mới đây, facebooker Thanh Nguyen vừa đưa ra đề nghị, nên kẻ – vẽ dòng chữ “Nhà này phò Đảng” lên tư gia những cán bộ, Đảng viên ủng hộ quyền lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của Đảng cho quần chúng dễ phân biệt, nhận biết là họ thuộc loại cá biệt, không giống mọi người.
Mình không dám có ý kiến nào về đề nghị này nhưng vì nó ra đời đúng vào thời điểm bắt đầu một đợt quậy phá mới của hacker nên mình nảy ra ý định “đăng ký lập trường”, tự xác nhận, không cần ai kẻ – vẽ giúp, rằng: “Nhà này phò Đảng” :)
Hy vọng các bạn hacker chiếu cố, bỏ qua :)
***
Theo thông báo của nhóm điều hành trang Ba Sàm, tạm thời, những bạn muốn theo dõi thông tin của trang này, có thể vào đây: http://vietsuky.wordpress.com/
 https://www.facebook.com/dongphung.viet.5

Nhiệt độ Trái Đất tăng vọt

Bức xạ nhiệt mặt trời có sóng ngắn nên dễ xuyên qua tầng ozon và lớp khí CO2 để đi tới mặt đất, ngược lại bức xạ nhiệt từ trái đất vào vũ trụ là bức sóng dài, không thể xuyên qua nếu lớp khí CO2 dày sẽ bị CO2 và các khí khác trong khí quyên hấp thụ, và lượng nhiệt này làm cho nhiệt độ khí quyển bao quanh trái đất tăng lên

Một cuộc khảo sát mà kết quả được đăng trong tạp chí Science nói nhiệt độ trái đất trong vòng 11,000 năm qua đã tăng lên tới mức cao nhất từ trước tới nay.

Các nhà nghiên cứu đã dùng vật hóa thạch và những dữ kiện khác từ khắp nơi trên thế giới để vẽ mô hình cho thấy sự thay đổi của nhiệt độ toàn cầu, tính từ khi kết thúc Thời đại Băng Hà sau cùng.

Họ kết luận rằng nhiệt độ quả địa cầu đã giảm đáng kể trước khi tăng vọt sau năm 1910. Các nhà nghiên cứu nói thập kỷ vừa qua là thập kỷ nóng nhất trong lịch sử từ khi các dữ liệu được thu thập.

Một số nhà khoa học nói các hoạt động của con người và nạn ô nhiễm do xe cộ và các hãng xưởng gây ra đã làm cho nhiệt độ trái đất gia tăng. Một số khoa học gia khác nói rằng những lực của thiên nhiên là nguyên nhân đưa đến hiện tượng tăng nhiệt toàn cầu.

VOA

Các đám bèo có thể là nguồn năng lượng sinh học mới

Bèo tấm là nguồn thức ăn cho nhiều loại chim, cá và đặc biệt là vịt

Một loại cây sống dưới nước mọc nhanh tại  các khu vực đầm lầy trên khắp thế giới có thể là một nguồn sinh khối giá rẻ và lâu bền để sản xuất năng lượng.

Bèo tấm thường bao phủ mặt các hồ hay các lạch nước di chuyển chậm, cung cấp thức ăn cho các loài chim và làm nơi trú ngụ cho các cá nhỏ hay những tạo vật sống dưới nước.

Các khoa học gia thuộc Viện Khoa học Trung Quốc và Trường Đại Học Princeton Hoa Kỳ  đã nghiên cứu loài cây phù du này có thể là kho nguyên liệu để sản xuất nhiên liệu sinh học. Họ nói có nhiều điều lợi so với những nguồn sinh khối khác.

Bèo tấm phát triển mạnh trên các khu vực  nước thải nên không cần tới đất đai trồng trọt đáng giá để sản xuất , nó cũng không phải là một phần trong nguồn tiếp tế lương thực cho con người, và có thể  thâu hoạch dễ dàng hơn tảo.
Trong một phúc trình đăng trên tạp chí Industrial & Engeeneering Chemistry Research, các khoa học gia nói rằng có thể sử dụng  công nghệ hiện hữu cho bèo tấm để sản xuất xăng, dầu diesel, và dầu hỏa với giá có thể  cạnh tranh với dầu khi dầu lên tới 100 đôla một thùng.

VOA

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét