Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 9 tháng 3, 2013

Lượm tin tức

Tránh để tranh chấp Biển Đông ‘quá nóng’ (BBC) –  Một đề đốc Anh Quốc kêu gọi cách tiếp cận đa phương để giải quyết tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông nhằm tránh xung đột vũ trang.    —–Việt Nam và Ấn Độ hợp tác bảo vệ thương thuyền (RFI)    —Việt Nam sẽ qua mặt Trung Quốc trong danh sách mua vũ khí Nga(RFI)
Đoàn VN dự thảo luận về an ninh Biển Đông tại Bỉ (TTXVN)
Việt Nam: Tranh luận từ góp ý Hiến pháp đến độc quyền lãnh đạo của Đảng(RFI)   —“Hiến pháp cần bảo đảm cho Chính phủ đủ quyền lực” (TTXVN)
Bỏ hiến định vai trò kinh tế Nhà nước là “không có lợi” (VnEc)
Đúng rồi đó -Mấy cái “chủ trương lớn của đảng…” ” nắm đấm thép…”….thì đúng là “lợi thì có lợi nhưng răng không còn”!!!! –
Sửa Hiến pháp: Lắng nghe trung thực tiếng dân (VnEc) – Phải có cơ sở lý luận để phản bác lại những quan điểm sai lệch đường lối của Đảng. Không để lợi dụng việc góp ý kiến cho sửa đổi Hiến pháp mà làm sai lệch đường lối của Đảng, Nhà nước. -Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (VnEc)
Mời  Ông Phó Thủ vào  mấy chỗ “Lế Dân”- Ối Giời thiếu gì vừa nghe vừa đọc đã luôn – Thời buổi “kịch kịch” là cả Thế giới ở trước mặt ta,cho nên cứ vào đó mà lý luận phản bác,nhưng ăn nói cho “chặc, thực tế chứng minh….” đừng lên đồng ẩu như Cụ Tổng Trọng là lên tăng xông đó.
Mặt trận phải được trao ‘cây gậy hành động’ (VNN) -Lãnh đạo MTTQ các tỉnh cho rằng dự thảo Hiến pháp phải khẳng định MTTQ là một bộ phận trong hệ thống chính trị để củng cố hiệu lực của tổ chức này thay vì tồn tại như vật “trang trí” hay một sự động viên.
À,thì ra hồi giờ không có gậy để chống nên quờ quạng tùm lum!!!
Địu con ngủ say trên lưng, chị Phạm Thị A ở xã Ba Tiêu, huyện Ba Tơ cần mẫn cắt lúa trên đồng.
Thị trường sẽ cứu chúng ta  (BBC) -Cuộc khủng hoảng hiện nay có thể giúp các nhà lãnh đạo kinh tế Việt Nam trở thành anh hùng của nhân dân?
Thiếu trách nhiệm khi làm sách cho trẻ?  (BBC) -Một loạt sách cho trẻ em bị phát hiện biên soạn cẩu thả từ sách Trung Quốc.
Đánh thuế tiền tiết kiệm: Lợi ích nhóm vận động chính sách? (ĐV)   —Đề xuất cơ chế quản lý và điều chỉnh giá bán lẻ điện (TTXVN)
‘Phần lớn cảnh sát giao thông đều rất tốt’  (VnEx) -  —-CSGT chuẩn bị xử lý xe không chính chủ thế nào? (VNN) -Liên quan đến việc xử lý xe không chính chủ, Trung tá Nguyễn Văn Tài (Phòng CSGT, CA Hà Nội) cho biết, hiện chỉ truy xe chính chủ đối với xe tai nạn và liên quan đến các vụ án.
Những phụ nữ không biết ngày 8/3   (VnEx) -  Chưa bao giờ được tặng hoa vào ngày Quốc tế phụ nữ, quanh năm suốt tháng nhiều phụ nữ vùng cao heo hút hay ở vùng sông nước, biển đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) phải tần tảo mưu sinh.====>>>
Cái Chị này không có biết “nhờ ơn …” cho nên vừa gặt lúa vừa cõng con ,khổ thân thật!!!- Chứ biết “nhờ ơn…” có biệt thự xe hơi… có Ô -xin hầu hạ (XHCN không có đầy tớ ,ở đợ- Ý quên, mà Chị này có “đầy tớ” nhiều lắm đấy,hàng vạn lận, sao không sai nó giữ con cho đi gặt lúa ?) ,không chịu đứng vào hàng ngũ “Vô Sản” ,chớ nếu vào thi đâu ra nông nỗi!!!
Vinashin có Tổng giám đốc mới (VnEc)
Sexy, Xếch và Xi (TVN) -    Việc đánh “xi” cho các lễ hội và các hoạt động tâm linh sẽ còn dồi dào khả năng phát triển, giống như những phong trào làm tượng đài, xây bảo tàng

Vietstudies

Trung Kiên: Suy ngẫm về “Tâm thư gửi bác Nguyễn Phú Trọng” của Hiếu Dân (viet-studies 8-3-13) — Tâm tư một vị tướng đã về hưu. “Tôi và nhièu đồng ngũ của tôi cũng tự kiểm điểm là đội ngũ lãnh đạo đất nước hiện nay cũng là hệ quả của cả một quá trình chủ quan, ngạo mạn, ấu trĩ của những người lãnh đạo thuộc thế hệ chúng tôi
Báo Nhân Dân ủng hộ thuế đánh vào tiền tiết kiệm: Thu thuế lợi tức từ tiền gửi ngân hàng như thế nào? (ND 7-3-13) — “nếu bình tâm lại và có chút điều chỉnh về từ ngữ thì ý tưởng này không phải không có lý”  Aaaaarrrrgh! (“Nhóm lợi ích” nào đã cưỡng đoạt cả “Tiếng nói của Đảng, Nhà nuớc, và nhân dân Việt Nam”?)
Bùng phát doanh nghiệp “ảo”: Vô phương quản lý (SGGP 7-3-13)
Vụ NHNN bán vàng: Ai lợi, ai thiệt (Blog Nguyễn Vạn Phú 7-3-13) Vàng bị làm giá (TN 7-3-13) –”Giá vàng ngày 6.3 đột nhiên tăng mạnh không theo giá vàng thế giới, cũng chẳng theo nhu cầu của thị trường”.. Ông Lê Hùng Dũng (chủ tịch SJC) đâu rồi? Hôm 26/2 ông ấy khẳng định: “Tôi đảm bảo chỉ trong vòng một tuần sau cuộc ký kết này, giá vàng trong nước sẽ sát với giá vàng thế giới. (Lan man nghĩ về “chất lương” lãnh đạo hiện tại, chợt nhớ câu nhà báo Trương Duy Nhất viết trên blog hôm nay: “Một tổ chức Mặt trận thế. Một Tổng Bí thư đảng như thế. Một Thủ tướng ích xì thế. Một đô thị đầu tàu với Lê Thanh Hải và Lê Hoàng Quân như thế… / Chưa thời nào chất lượng lãnh đạo tệ đến thế” Hic Hic!)
Lời hứa hẹn “chói lòa”: Tuần trước thì hứa: “Một tuần nữa, giá vàng trong nước sẽ sát giá thế giới” (TT 27-2-13) – Hôm nay (sau một tuần): Giá vàng tăng – giảm chóng mặt (DT 6-3-13) (THD nhại câu “Lời lừa dối chói lòa“  (A bright shining lie) của Neil Sheehan)
Kẻ thù đáng sợ của ông Nguyễn Thiện Nhân: Gà trọc đầu! Hà Nội phân phối gà Yên Thế chống lại gà ’trọc đầu’ (ĐV 7-3-13) Ông Nhân cũng nên đi thăm chỗ này: Heo nái ở Vĩnh Long lập kỷ lục: Một lần sinh ra… 28 heo con (DV 7-3-13)
Hội thảo khoa học “Công tác Đảng ngoài nước trong thời kỳ hội nhập quốc tế” (ĐCSVN 6-3-13) — “Đảng ủy ngoài nước” !?  FBI Mỹ mà nghe chuyện này thì e sẽ lộn xộn!
200 tỷ đồng đầu tư cho thông tin, tuyên truyền về phát triển điện hạt nhân (ĐCSVN 4-3-13)
Người Việt Nam thích ăn đồ bẩn? (NĐT 6-3-13) — Ê, đừng có thấy dân Việt còn chấp nhận sự cai trị của Đảng mà nói vậy nha!
Phỏng vấn Lý Quang Diệu về tương lai quan hệ Mỹ – Trung: Interview: Lee Kuan Yew on the Future of U.S.- China Relations (Atlantic 5-3-13)
Trung Cộng tìm Mác-xít! China’s Communists find Marxism (Globe & Mail 6-3-13)
Mỹ xác nhận một nhà hoạt động Trung Quốc có mặt tại Mỹ (VOA)    —-Nhà bất đồng Trung Quốc đến Mỹ (BBC) -Bộ Ngoại giao Mỹ xác nhận nhà bất đồng chính kiến Lục Hắc Thao và vợ đang ở Hoa Kỳ.
Quốc hội Trung Quốc bàn cách giải quyết rối loạn ở Tây Tạng(VOA)  —Nam Triều Tiên cảnh cáo miền bắc về lời đe dọa tấn công(VOA)
Campuchia ngăn chặn cuộc tuần hành Ngày Phụ nữ 8/3 (RFA)
NLD tổ chức đại hội lần đầu ở Miến Điện (BBC) – Đảng đối lập của bà Aung San Suu Kyi lần đầu tiên tổ chức Đại hội ở Miến Điện sau những năm bị đàn áp.
Ướp xác ông Chavez ‘như Hồ Chí Minh’ (BBC)   —-Hầu hết lãnh đạo Mỹ La Tinh đến Venezuela tiễn biệt cố Tổng thống Chavez  (RFI)

Hồ Anh Hải - Có nên đưa vấn đề sự lãnh đạo của Đảng vào Hiến pháp hay không?

Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) là đảng cầm quyền duy nhất ở nước ta trong ngót 70 năm qua, từng dẫn dắt nhân dân ta lập bao chiến công hiển hách được cả thế giới biết tới. Hiện nay Đảng đang nhấn mạnh vấn đề sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước và xã hội. Tại hội nghị phổ biến Nghị quyết IV, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói : « Vào thời điểm này chúng ta càng cần phải khẳng định mạnh mẽ sự lãnh đạo của Đảng và vai trò lãnh đạo của Đảng. »
Để thực hiện mục tiêu đó, Tổng Bí thư nhấn mạnh : « phải xây dựng Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức, cán bộ, phương thức lãnh đạo ». Thiết nghĩ nếu muốn thực sự khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng thì đây chính là biện pháp hiệu quả nhất. Có điều đây lại là một việc vô cùng gian nan vì nó gặp sự chống đối của « một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên, trong đó có cả cán bộ cấp cao ». Bộ phận này chỉ muốn giữ chặt lấy cái họ coi là « bảo bối » có thể giúp họ yên vị ở chiếc ghế lãnh đạo, chứ không muốn bị chấn chỉnh, loại bỏ.
Họ cho rằng cứ giữ được Điều 4 Hiến pháp thì sẽ giữ được vai trò lãnh đạo của ĐCSVN. Vì thế khi nghe ai bàn tới Điều 4 là họ nghi ngờ ngay động cơ của người đó. Điều 4 bị coi là rất nhạy cảm, ai cũng tránh động chạm đến vì sợ bị chụp mũ « Chống Đảng, chống nhà nước XHCN ». Ý kiến xây dựng Hiến pháp có động cơ tốt, nội dung tốt nhưng cứ liên quan tới Điều 4 là đều bị xếp xó, chẳng báo chí nào dám đăng vì sợ vạ lây. Rốt cuộc những lời « nghịch nhĩ trung ngôn » không bao giờ tới được những cái tai cần nghe.
Coi nhẹ công tác xây dựng, chấn chỉnh Đảng, nhấn mạnh một chiều việc bám giữ Điều 4 Hiến pháp là suy nghĩ không có lợi cho Đảng và dân tộc. Điều 4 có vị trí cực kỳ quan trọng trong Hiến pháp, có liên quan tới vận mệnh của dân tộc và của ĐCSVN, cho nên chúng ta nhất thiết phải bàn cho ra nhẽ và thống nhất nhận thức về điều này.
Hiến pháp là bộ luật cơ bản có hiệu lực pháp lý cao nhất trong một nước. Mỗi điều văn có đánh số thứ tự trong Hiến pháp đều là một điều luật có tính cưỡng chế chứ tuyệt đối không phải là một sự giải trình vô thưởng vô phạt. Khi Điều 4 Hiến pháp đã nói ĐCSVN là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội, thì điều đó có nghĩa là :
1- Dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, đảng viên đều được giữ vai trò lãnh đạo cơ quan nhà nước hoặc tổ chức xã hội;
2- Toàn thể bộ máy nhà nước và xã hội, nghĩa là toàn dân tộc, đều nhất thiết phải tuân theo sự lãnh đạo của ĐCSVN, ai không tuân theo là vi hiến và sẽ bị xử lý (Điều 123).
Điều 4 lần đầu tiên được đưa vào Hiến pháp nước ta năm 1980, nhằm xác lập vai trò lãnh đạo của ĐCSVN đối với nhà nước và xã hội. Được biết Điều 4 là học từ Điều 6 Hiến pháp Brê-giơ-nep của Liên Xô. Rất tiếc là chưa thấy Quốc hội có văn bản chính thức giải thích lý do việc làm đó.
***
Bài này thử tìm hiểu tính hợp hiến của vấn đề đưa vào Hiến pháp các quy định về vai trò lãnh đạo của đảng cầm quyền (đại loại như Điều 4 và Điều 70 Hiến pháp sửa đổi). Đây chỉ là thảo luận về lý thuyết, không nhằm vào bất cứ đảng phái cụ thể nào.
Từ điển Tiếng Việt định nghĩa « đảng là một nhóm người kết với nhau để hoạt động đối lập với những người hoặc nhóm người khác mục đích với mình. » Từ đây có thể rút ra kết luận :
1- Đảng chỉ là một thiểu số ;
2- Mỗi đảng có mục đích riêng, tức có lợi ích riêng của mình ;
3- Do hoạt động đối lập với các đối tượng khác trong xã hội nên công việc của đảng phải được giữ kín, không thể công khai.
Hiến pháp là sản phẩm đúc kết trí tuệ nền văn minh của dân tộc, nó phải được xây dựng trên nền tảng những đạo lý muôn thủa không ai có thể bác bỏ của nhân loại (như dân chủ, tự do, bình đẳng), có vậy nó mới thiêng liêng và có hiệu quả lâu dài, tốt nhất là mãi mãi, hết sức tránh làm lại và hãn hữu lắm mới có bổ sung. Khi đưa một điều văn vào Hiến pháp, phải xem xét hậu quả có thể xảy ra sau đây vài chục, thậm chí cả trăm năm. Hiến pháp phải phục vụ lợi ích của dân tộc, không được phục vụ lợi ích của một nhóm người. Dân tộc tồn tại mãi mãi cùng đất nước ; nhóm người hoặc đảng phái thì có thể biến đổi và không tồn tại mãi được. Một bản Hiến pháp có thể dùng cho muôn đời là mong muốn cao cả của mọi nhà lập pháp.
Lịch sử thế giới và Việt Nam cho thấy đảng phái nào cũng xử lý công việc đất nước theo lợi ích của mình; lợi ích đó có nhất trí với lợi ích dân tộc hay không thì tùy thuộc vào tính chất của đảng ; nhưng không ai có thể biết trước sự thay đổi tính chất, phẩm chất của các đảng phái. Có nước tự xưng là Đảng Cộng sản (ĐCS) cầm quyền và xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhưng thực tế lại thi hành chế độ lãnh đạo cha truyền con nối hệt như chế độ phong kiến, thậm chí còn hà khắc hơn, khiến hàng triệu dân chết đói trong khi lãnh đạo vẫn phè phỡn. ĐCS Trung Quốc thời Mao Trạch Đông ra sức giúp Việt Nam còn ĐCS thời Đặng Tiểu Bình thì lại đem quân xâm lược Việt Nam. Tính chất ĐCSTQ thay đổi đến mức ĐCSVN « vừa là đồng chí vừa là anh em » với họ cũng không ngờ tới.
Hầu như đảng nào cũng do một người quyết định. Lãnh tụ khác thì đảng sẽ khác. Thí dụ ĐCS Liên Xô thời Lê-nin, Xta-lin, Brê-giơ-nep rất khác nhau. Chủ tịch ĐCS Trung Quốc Mao Trạch Đông cho phép bắt giam và hành hạ Chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ đến chết mà không qua xét xử… Vì thế « đảng trị » chính là « nhân trị », trái với « pháp trị » là xu thế tiến bộ Hiến pháp ta đã áp dụng (Điều 2 : nhà nước pháp quyền).
Trong lịch sử thế giới chưa từng có đảng hoặc lãnh tụ nào mãi mãi không mắc sai lầm, nhất là khi họ cầm quyền, hậu quả chỉ làm khổ nhân dân.
ĐCS Trung Quốc cuối thập niên 50 từng làm hơn 30 triệu dân chết đói nhưng đảng vẫn yên vị lãnh đạo và tiếp tục phát động Cách mạng Văn hóa làm cả xã hội đại loạn, hàng trăm triệu dân bị thiệt hại về mọi mặt. Nhưng Hiến pháp nước này lại quy định nhân dân phải ủng hộ Đảng và lãnh tụ tối cao. Cán bộ ở cơ sở đều biết dân chết đói như rạ nhưng không dám báo cáo lên cấp trên vì sợ làm mất uy tín chính trị của lãnh đạo.
ĐCS Liên Xô sau nhiều năm cầm quyền đã suy thoái nặng nhưng theo Điều 6 Hiến pháp 1977 vẫn được giữ đặc quyền lãnh đạo. Khi nhân dân chán ghét Đảng tới mức Quốc hội sửa Điều 6, xóa bỏ quyền lãnh đạo của ĐCS thì việc đó đã làm Đảng tan rã, nhà nước Xô Viết sụp đổ trong khi đang nắm quyền lực mạnh nhất thế giới của một siêu cường. Hậu quả là đất nước rơi vào vực thẳm rối loạn và đói nghèo, tài sản công do nhân dân lao động làm ra trong hơn 70 năm bị tầng lớp tư bản mới chiếm đoạt. Rốt cuộc, nhân dân bị thiệt hại nhất bởi sự đổ vỡ lẽ ra có thể tránh được nếu sớm thực hiện nhà nước pháp quyền.
Từ những sự thực lịch sử kể trên có thể kết luận :
Việc dùng Hiến pháp cho phép một đảng duy nhất nắm quyền lãnh đạo đất nước vô thời hạn là một sai lầm về pháp lý đi ngược nguyên tắc nhà nước pháp quyền ; sai lầm này tiềm ẩn nguy cơ đem lại kết cục bi thảm cho đất nước.
Hiến pháp có thể dễ dàng trao quyền lãnh đạo đất nước cho một đảng nào đó khi đảng được nhân dân tín nhiệm tuyệt đối, nhưng khi đảng cầm quyền thoái hóa biến chất tới mức đánh mất lòng tin của nhân dân thì Hiến pháp phải làm gì để tước bỏ đặc quyền đã trao ?
Chừng nào chưa trả lời được câu hỏi này thì xin hãy gác lại ý đồ dùng Hiến pháp để khẳng định vai trò lãnh đạo của đảng cầm quyền, mà nên tập trung vào việc nâng cao uy tín của đảng. Pháp quyền phải tách khỏi đảng quyền ; lẫn lộn đảng quyền với pháp quyền là một sai lầm lớn.
Một dân tộc khôn ngoan không thể trao số phận mình vô thời hạn vào tay một nhóm người không do mình định kỳ bầu ra và vì thế không thể nào giám sát được mọi hành vi của họ. Lãnh tụ sáng suốt thường rất hiếm, có khi vài trăm năm mới có một người, còn những kẻ cơ hội, phiêu lưu lại rất sẵn. Cuộc đấu tranh giữa các bè phái trong đảng có thể đưa tới kết cục những kẻ cơ hội lên nắm quyền lãnh đạo đảng và khi đó họ sẽ lợi dụng đặc quyền Hiến pháp trao cho để dẫn dắt dân tộc đi tới một tương lai nguy hiểm khôn lường, có thể phút chốc tiêu hủy toàn bộ thành quả đấu tranh cách mạng mà dân tộc đã giành được với sự trả giá bằng hàng triệu sinh mạng. Người ta có thể nói rất hay về bài học vô cùng đau xót của Liên Xô, nhưng lại chưa biết vận dụng bài học ấy, nhất là bài học về Điều 6 Hiến pháp Brê-giơ-nep.
Xin đừng đi theo vết xe đổ của Liên Xô : dùng Hiến pháp đưa Đảng lên vai trò lãnh đạo rồi lại sửa Hiến pháp hạ bệ vai trò đó, khiến Đảng tan rã, nhà nước sụp đổ, hậu quả làm nhân dân khốn khổ. Đảng nên giành lấy quyền lãnh đạo đất nước bằng uy tín của mình trong lòng dân chứ không nên dựa vào sự áp đặt của Hiến pháp. Như thế dân mới được nhờ ; ngược lại là Đảng làm khổ dân.
Nhân dân có thể giám sát cơ quan quyền lực cao nhất là Quốc hội, vì Quốc hội do dân định kỳ bầu ra và có quyền bãi miễn bất cứ đại biểu nào mất lòng dân. Với Chính phủ cũng thế, dân có quyền « đuổi Chính phủ » như Bác Hồ từng nói. Nhưng với đảng cầm quyền thì dân không thể làm được như vậy. Đảng bàn những vấn đề chủ trương chính sách tối mật và vấn đề nhân sự, sao có thể công khai cho « dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra » ; nhân sự trong đảng là việc riêng của từng đảng, nhân dân đều không thể biết và tham gia.
Người Trung Quốc từng nếm bài học vô cùng chua xót về việc đưa vào Hiến pháp những yếu tố bất định như đảng phái và cá nhân. Năm 1970 Trung ương ĐCS Trung Quốc thông qua Dự thảo Hiến pháp mới thay cho Hiến pháp 1954, trong đó có một điều viết « Quyền lợi và nghĩa vụ của công dân là ủng hộ Chủ tịch Mao Trạch Đông và bạn chiến đấu thân thiết của Người là Phó Chủ tịch Đảng Lâm Bưu, ủng hộ ĐCSTQ ». Hiến pháp chưa kịp công bố thì không lâu sau đó Lâm Bưu ám sát Mao bất thành phải trốn ra nước ngoài rồi chết vì máy bay rơi. Kết cục Hiến pháp phải bỏ câu « ủng hộ Chủ tịch Mao và Phó Chủ tịch Lâm » và sau khi Lâm chết 4 năm mới ban hành. Năm 1980, khi làm Hiến pháp mới, Ban lãnh đạo ĐCS Trung Quốc dứt khoát loại ra khỏi các điều khoản thuộc chính văn Hiến pháp tất cả những từ « Đảng cộng sản » và tên bất cứ lãnh tụ nào, quốc tế và trong nước, dù các vị ấy vĩ đại đến đâu.
Trung Quốc và Liên Xô từng có Lâm Bưu, En-xin. Ai dám bảo đảm Việt Nam mãi mãi không thể có những kẻ cơ hội như vậy ? Khi họ giành được quyền lãnh đạo đảng thì số phận dân tộc sẽ ra sao ? Xưa nay có mấy đảng không phát sinh bè phái, tranh giành quyền lãnh đạo đảng ?
Việc soạn thảo Hiến pháp phải cực kỳ thận trọng, phải nhìn xa trông rộng, tiếp thu các bài học quốc tế và trong nước. Lịch sử sẽ lên án những cách làm vô trách nhiệm mà các nhà lập pháp phạm phải. Không thể vì sợ quyền lực mà chấp nhận những thỏa hiệp vô nguyên tắc, đặt lợi ích vĩnh viễn của dân tộc xuống hàng thứ yếu.
Nguyên tắc duy nhất mà các nhà làm Hiến pháp nhất thiết phải tuân theo là đặt lợi ích dân tộc lên trên hết.
Có thể kết luận : việc đưa vào Hiến pháp vai trò của bất cứ đảng cầm quyền nào đều không phù hợp lợi ích lâu dài của dân tộc và do đó không hợp hiến và sẽ không được lòng dân.
Do trình độ tác giả nông cạn, bài viết này khó tránh khỏi sai sót ; mong được mọi người chỉ giáo.
Hồ Anh Hải
(Cùng viết Hiến pháp)

Hồ Chủ tịch đã từng cảnh báo Trần Đức Thảo: “Còn chú thì lúc này chưa có đất cắm dùi!”

 
Mồng 5 Tết Quý Tỵ, trước khi ra sân bay về Sài Gòn, tôi lên Bắc Ninh thăm quê hương nhà triết họcTrần Đức Thảo.
              
Qua con sông Ngũ Khuê Huyện là sang làng Song Tháp. Con sông chảy qua năm huyện, về  đây ôm lấy mảnh đất làng đẹp như tranh, nơi hội tụ liền anh liền chị về: “Làng quan họ quê tôi” ngân lên tiếng hát cao sang quyến luyến lòng người.
             
Đứng trên chiếc cầu bê tông soi bóng xuống dòng sông trong xanh, chúng tôi nao nao nhớ chuyện ngày xưa. Cây cầu này do cụ Trần Đức Tiến, thân sinh Trần Đức Thảo xây tặng dân làng. Năm tháng qua đi, cây cầu cũ kỹ rêu phong,  vẫn nhẫn nại nâng bước người làng Song Tháp và khách bộ hành. Nhìn ngoải xa kia, đồng xanh ngút ngát, núi Sóc, đồi Lim ẩn hiện trong sương chiều, tự nhiên những khóe mắt rưng rưng!
             
Nơi đây, đã  sinh ra huyền thoại Thánh Gióng kết tụ hồn thiêng dân tộc, chuyện Tấm Cám ác giả ác báo và Quan Âm Thị Kính nhân ái bao dung! Nhưng hình như ít người biết, đây cũng là quê hương của  nhà triết học Trần Đức Thảo.
             
Ông sinh ngày 26-9-1917, trong một gia đình công chức nhỏ. Thân phụ ông  làm chủ sự Bưu điện thời Pháp thuộc.
Trần Đức Thảo học trường Albert Sarraut, sau khi đậu tú tài xuất sắc, ông học đại học luật ở Hà Nội. Năm 1939,  ông trúng tuyển vào Trường đại học sư phạm  Ecole normale  Supericure d’Ulm, là một trong những trường lớn nhất ở Pháp, tuyển sinh khắt khe, học bổng cao. Nhiều chính khách lỗi lạc , nhà bác học đoạt giải Nobel từng học ở trường này. Việt Nam có những giáo sư nổi tiếng như Hoàng Xuân Hãn, Phạm Duy Khiêm, Lê Văn Thiêm, Trần Đức Thảo, Trần Thanh Vân và mới đây là Ngô Bào Châu.
             
Năm 1942, Trần Đức Thảo  đậu đỗ thủ khoa  với bản luận án: “ Phương pháp hiện tượng học của Husserl”,  năm sau ông đỗ thạc sỹ hạng nhất, sau đó làm luận án tiến sỹ triết học. Báo chí Pháp thời đó coi Trần Đức Thảo là một hiện tượng hiếm. Danh tiếng chàng thanh niên mảnh mai, trán rất rộng, đôi mắt thẳm sâu từng tranh luận với Jean Paul Sarte trên thế thắng khi ấy đã vang khắp trời Âu.
             
Nhưng Trần Đức Thảo vẫn đau đáu nhớ quê hương Việt Nam. Tháng 8-1945,  thay mặt trí thức Việt Nam đang học ở Pháp Trần Đức Thảo viết “Thư gửi Tổ Quốc” đăng trên tờ “Cờ giải phóng” của Đảng  cộng sản Pháp. Ông đọc báo cáo tại Hội nghị Kiều dân Đông Dương, lên án  thực dân Pháp quay lại xâm lược Việt Nam.  Một nhà báo hỏi: “Người Việt Nam sẽ đón tiếp ra sao khi quân đội viễn chinh Pháp đổ bộ?”  Trần Đức Thảo đáp: “ Nổ súng!” 
              
Khi  sang Pháp dự Hội nghị Fontaineblau, Hồ Chủ tịch đã gặp nhóm trí thức Việt kiều yêu nước vận động về cống hiến cho Tổ Quốc. Một buồi chiều trên bờ sông Sein thơ mộng, Hồ Chủ tịch ngồi với nhóm trí thức trẻ Phạm Quang Lễ, Trần Đức Thảo, Võ Qúy Huân, Trần Hữu Tước. Ông  nói: “Bây giờ chú  Lễ về sẽ chế tạo ra vũ khí đánh Pháp. Chú Huân, chú Tước tạo ra thuốc men”. Hồ Chủ tịch nhìn Trần Đức Thảo mỉm cười nói: “Còn chú thì lúc này chưa có đất cắm dùi!”.
              
Một câu nói ẩn dụ đầy hình ảnh báo trước tương lai cho nhà triết học tài danh!  Nhẽ ra Trần Đức Thảo phải suy  ngẫm câu nói đó. Nhưng thiên tài lại là những con người rất ngây thơ!
             
Năm 1951, Trần Đức Thảo đã dùng toàn bộ số tiền nhuận bút cuốn sách mới xuất bản, làm lộ trình về Tổ Quốc theo con đường vòng quanh thế giới: Pari-London-Praha-Moskva-Bắckinh-Tân Trào.
              
Những ngày ở chiến khu Việt Bắc, nhà  triết học  trẻ tuổi Trần Đức Thảo được phân công nghiên cứu ở xưởng máy, rồi đi điều tra tình hình xóa nạn mù chữ, đi chình huấn cải cách ruộng đất...  Đúng như Hồ Chủ tịch nói, ông  “không có đất cắm dùi”. Tuy nhiên Trần Đức Thảo vẫn say mê dấn thân, tìm niềm vui trong sự trài nghiệm  thực tiễn.  Ông dạy văn học ở những trường  kháng chiến.  Giáo sư Nguyễn Đình Chú kể: “Thầy lên lớp thường xuyên với bộ kaki xanh thẫm,  trong  tay  không một trang giáo án, chỉ đút trong túi quần. Thầy nói lúng búng, nhưng không hiểu sao, tạo ra một thứ ma lực làm say mê tất cả chúng tôi, không phải sinh viên văn mà sinh viên dược hay bất kỳ trường nào”.
            
Chiến tranh qua đi, về Thủ đô, Trần Đức Thảo làm Phó giám đốc Trường đại học sư phạm văn, Chủ nhiệm khoa sử. Ông kết hôn với tiến sỹ Nguyễn Thị Nhứt, một phụ  nữ trí thức xinh đẹp tâm đầu ý hợp .
            
Có lẽ ông sẽ có quyền lưc và cuộc sống sung túc nếu như ông không mang theo tư tưởng tự do mà ông đã nhiễm sâu xa trong những năm tháng sống học tập bên Pháp. Chính hai chữ “Tự do” đã biến ông thành kẻ cô đơn, nghèo khổ, sống vất vưởng trên quê hương mình.
            
Năm 1956, Trần Đức Thảo viết 2 bài báo “Nội dung xã hội hình thức tự do” và “Nỗ lực phát triển tự do dân chủ” đăng trên tờ Nhân văn vả Giai Phẩm mùa Đông.
            
Lập tức ông bị đánh vủi dập. Hoàng Ngọc Hiến, Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi ghép ông vào nhóm Nhân văn giai phẩm. Ông bị cách hết các chức vụ, từ Giáo sư, Chủ nhiệm khoa đến Phó Giám đốc trường Đại học Sư phạm văn.  Ông không đươc dạy học, bị đuổi ra khỏi biến chế và bắt  đi cải tạo lao động.
             
Hết cải tạo ở Thái Nguyên lại lên núi Ba Vì chăn bò,  như chàng Tô Vũ. Đã bao lần mắt ông nhỏa lệ trong ánh hoàng hôn chụp xuống cuộc đời mình. Nhà văn Tô Hoài kể,  những lần bò bị cọp vồ, Trần Đức Thảo ngơ ngác kiếm tìm, rồi trở về gục mặt nghe những lời trách mắng của một đồng chí văn hóa lớp ba.
            
Vợ ông  ly hôn, lấy người từng là bạn ông. Những học trò ông yêu quý nhất ruồng rẫy, bỏ đi, thậm chí có người ra đòn bút đánh lại thầy. Giáo sư Nguyễn Đình Chú  từng thốt lên: “Ân hận vì cái thời nông nổi ấy, đã bỏ thầy mà đi!”.
Ông bị chặt đứt mọi liên hệ với thế giới, bị cô lập ngay giữa đồng bào của mình. Thái Vũ kể: "việc gặp thầy Trần Đức Thảo từ nước Pháp tư bản trở về là rất dễ bị quy tội như bên Trung Quốc trong Đại Cách mạng Văn hoá. Gặp thầy lủi thủi đạp chiếc xe đạp mini cộc cạch cũng đành làm ngơ, nhiều khi không dám nhìn."
Trong quyển sách hồi ký nguyên văn bằng tiếng Pháp là Mémoire d'un Vietcong (Hồi ký của một Việt Cộng) Trương Như Tảng có nhắc tới thạc sĩ Trần Đức Thảo (tr.300): " Ông không bị tù hay hành hạ thân xác, nhưng công an bao vây, cô lập ông không cho ai tiếp xúc…Nếu ông Thảo tiếp xúc với ai, chẳng hạn một người bạn trên đường phố, thì người đó sẽ bị bắt giữ để điều tra. Bề ngoài xem ra triết gia sống cuộc đời bình thường. Nhưng thực tế ông sống như Robinson Crusoe, hoàn toàn cô độc, mặc dầu có nhiều người ở xung quanh. Ngay họ hàng thân thích cũng không được phép nói chuyện với ông. Đối với một trí thức như vậy là một sự tra tấn dã man."
  
Từ đấy ông sống cô đơn trong căn gác hẹp. Ngày ngày ông đạp chiếc xe đạp my ni đến nơi làm việc, cặm cụi viết, đến bữa ra mua một khúc bánh mỳ, đêm về chong đèn viết. Ông nhẫn nhục, chuyên cần, quên tuổi tác, quên không khí ồn ào náo nhiệt chung quanh, thậm chí như nhà văn Đỗ Chu nhận xét, ông là: “một người không hề biết đến chiến tranh, được các cô mậu dịch viên ưu tiên bán bánh mì”. 
             
Ấy thế nhưng ông lại là người tìm ra tính triết học của thởi gian. Đối với ông, thời gian được hình dung bằng một con đường thẳng và con đướng gấp khúc, trên đánh mốc điềm A, là quá khứ,  rồi đánh mốc một điềm O  là hiện tại, rồi đến một điểm B chưa có, là cái đỉnh của tương lai. Ông chứng minh thời gian là con số của sự vận chuyển từ trước tới sau, chứ không phải vĩnh hằng bất động như triết lý của Platon. Ông đã mở ra một phương pháp  tư duy mới, kết hợp những cặp phạm trù đối nghịch nhau, tạo nên những khái niệm cơ bản về  luận lý học, luận lý hình thức, và luận lý biện chứng...
Năm 1985, sau khi đi Cộng hòa dân chủ Đức vừa chữa bệnh, vừa làm việc với Viện hàn lâm khoa học của CHDC Đức, ông có sang làm việc với Viện hàn lâm khoa học Liên Xô.
            
Trần Đức Thảo là một trí thức hiếm hoi ở Việt Nam cống hiến cả đời cho triết học. Những gì ông viết  đều rất kén người đọc, và muốn hiểu phải có tầm kiến thức. Trí tuệ ông mênh mông nhưng bị nhốt trong chiếc lồng  nhỏ hẹp! Ông như con tàu đại dương lọt vào lạch nước nông! Người ta nói sự hiểu biết của ông chẳng dùng để làm gì!
             
Ông sống trong cô đơn, nghèo khổ, nhưng không hờn giận, oán trách ai. Càng về già ông càng chiêm nghiệm câu nói của Hồ Chí Minh bên bở sông Sein năm nào. Số phân ông đã được báo trước từ ngày ấy!
               
Một ngày cuối thu 1991, ông Trần Đức Thảo lên đường trở lại Pari, nơi bốn mươi năm trước ông từng được ngưỡng mộ như một thiên tài, với một tương lai đầy hứa hẹn.
               
Một nhà thơ già cùng gặp hoạn nạn Nhân văn giai phẩm tiễn ông, bùi ngùi đọc bài thơ của Lý Bạch:
                      Bi quân lão biệt lệ chiêm cân,
                      Thất thập vô gia vạn lý thân!
                      Sầu kiến chu hành phong hựu khởi,
                      Bạch đầu lăng lý bạch đầu quân!
                      Tôi tạm dịch:
                      Buồn tiễn anh đi lệ ướt khăn,
                      Bảy mươi, vạn dặm chốn dung thân!
                      Anh bước xuống thuyền phong ba nổi,
                      Sóng bạc đầu, tóc bạc đầu anh!
                    
Bảy mươi tuổi Trần Đức Thảo mới quay về chốn xưa. Tiếc thay thời huy hoàng của ông đã qua lâu rồi. Rất ít người còn nhớ tới ông. Suốt 40 năm ông cô đơn bên trời Nam,giờ lại cô đơn bên trời Tây. Khi người ta đã bỏ lỡ cơ hội thì khó mà tìm lại được.
             
Quay lại Pari, Trần Đức Thảo sống tạm bợ trong căn phòng xép trên tầng 5, nhà khách của Đại sứ quán Việt Nam.  Nhả báo Nguyễn Đức Hiền tả lại cảnh sống của ông như sau: “Một ông già ở độ tuổi cổ lai hy, khoác chiếc áo cũ màu tím dài chấm gót, bưng bê lỉnh kỉnh mọi thứ xoong chảo, chai lọ leo lên, leo xuống hàng trăm bậc thang tự lo lấy bữa ăn cho mình. Ông già ấy cứ hành trình chừng mười bậc thì dừng lại,  tựa người vào hành lang đứng nhắm mắt, há miệng thở như thổi bễ”.
             
Một chiều mùa Hè năm 1993, ông già ấy gục xuống tại bậc cầu thang, không bao giờ gượng đứng dậy được nữa. Mấy ngày trước đó  chính phủ Pháp  thương tình cấp cho ông một suất lương hưu.
             
Giáo sư Trần Văn Giàu viết: “Ở Việt Nam, người duy nhất được coi là Nhà triết học chỉ có Trần Đức Thảo mà thôi!”. Bùi Văn Nam Sơn viết: “Đó là một trong những người Việt Nam hiếm hoi được học đến nơi đến chốn!”.
                
Vâng, nhưng ông lại là người: “Không có tấc đất cám dùi” trên quê hương yêu dấu  của mình.
                
Buổi chiều mùa Xuân, các liền anh liền chị đang tập dượt tiết mục để chuẩn bị đi dự Hội Lim. Tôi muốn sáng tác một bài hát theo điệu dân ca Quan họ về cụ Trần Đức Thảo nhưng trạng thái u uất về cuộc kiếp đời đen bạc của một tài danh hiền triết giàu tâm đức đã khiến tôi chỉ biết ngồi ngây ra  trầm tư, suy cảm mà đau đời. Cụ là bậc đại trí thức, còn tôi chỉ là kẻ hậu thế chưa vượt ra khỏi tầm nhìn hạn hẹp. Có điều tôi thuộc số đông, còn cụ là tiểu số nên cụ không có đất “cắm dùi”. Một tài danh với nhân cách cao thượng kính nể, du đã được báo trước là không có “đất cắm dùi”, nhưng vẫn thầm lặng, bền gan nuôi chí lớn vì dân sinh, dân chủ, tìm lối ra cho những chủ thuyêt dựa trên nền triết học đóng khung.
          
Năm 2.000, ông được nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học xã hội.
            
Bởi với ông, “thời gian là con số của sự vận chuyển từ trước tới sau, chứ không phải vĩnh hằng bất động", Hai bài báo của ông bi quy tội: “Nội dung xã hội hình thức tự do” và “Nỗ lực phát triển tự do dân chủ”, nay vẫn mang đậm gía trị đương đại.
Minh Diện
(Blog Bùi Văn Bồng)

Bùi Tín - Về việc góp ý xây dựng Hiến pháp mới

Hiện nay có những ý kiến khác nhau trong xã hội đối với vấn đề quan trọng là có nên góp ý kiến hay không trong việc bổ sung, xây dựng hiến pháp mới.
Một số anh chị em dân chủ và trí thức cho rằng ban lãnh đạo đảng Cộng sản, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản và Ban Chấp hành Trung ương không có mảy may thiện chí trong vấn đề này. Họ nhân dịp này chỉ để củng cố vai trò lãnh đạo độc tôn, duy nhất, mang tính độc quyền của đảng Cộng sản khi uy tín của đảng đã xuống thấp nhất, khi lãnh đạo của đảng bị đông đảo nhân dân đánh giá không có tâm, không ngang tầm, hư hỏng, bị lòng tham không đáy làm cho đà suy thoái không sao ngăn chặn nổi. Người dân, kể cả đảng viên, tuyệt vọng. Một số anh chị em nhận ra âm mưu thâm độc này của lãnh đạo, không muốn chui vào chiếc bẫy giăng sẵn, vô tình tham gia góp sức cho một vở kịch nhạt nhẽo có hại, do đó các bạn kêu gọi tẩy chay không tham gia vào một trò hề rẻ tiền.
Ý kiến của các bạn này không sai. Trò bịp của lãnh đạo đang phơi bày rất rõ. Họ giật dây cho Ban dự thảo của Quốc hội do họ điều khiển đưa vội ra một Bản dự thảo nói là có hàng trăm điều sửa chữa bổ sung, nhưng toàn là những thay đổi tiểu tiết, rất thứ yếu. Thay đổi lớn nhất và rõ ràng nhất là ở 2 điểm không hề có trong cả 4 hiến pháp trước – Hiến pháp 1946,1959,1980 và 1992 - ghi rõ trong Dự thảo: “Các lực lượng vũ trang nhân dân (ý nói Quân đội Nhân dân và Công an Nhân dân) tuyệt đối trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ quốc và nhân dân (chú ý đặt đảng ở vị trí đầu tiên, rồi mới đến tổ quốc và nhân dân sau cùng) và “và có trách nhiệm bảo vệ đảng, nhà nước, nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa (đảng cũng được đặt trước nhà nước và nhân dân”.
Đây là thay đổi cốt lõi nhất, khi Bộ Chính trị nhận ra tình hình lâm nguy của đảng, đảng bị dân ghét và khinh, bị không ít tướng lĩnh, sỹ quan chiến sỹ và cựu chiến binh phê phán rất nghiêm khắc, lại thấy trong Mùa Xuân Bắc Phi, quân đội Tunisia, Ai Cập đã dứt khoát ngả hẳn về phía nhân dân, cùng nhân dân lật đổ chính quyền độc tài tham nhũng. Bộ Chính trị ở Hà Nội đã giật mình hoảng sợ, liền dùng việc sửa Hiến pháp để buộc chặt các lực lượng vũ trang vào cỗ xe có thể sắp lâm nguy của mình.
Trong khi họ ép phải thay đổi điểm cốt lõi trên, họ lại đóng chặt cửa, tuyệt đối cấm không được đụng đến 4 vấn đề: bỏ Điều 4, bỏ vai trò lãnh đạo duy nhất độc quyền của đảng Cộng sản, chủ trương tam quyền phân lập, và phi chính trị hóa quân đội, theo nghĩa quân đội không phải của một đảng nào, cũng không theo một chủ thuyết chính trị nào.
Thay mặt cho Bộ Chính trị, ngày 25/2 Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng còn chụp mũ một cách xấc xược 72 trí thức đưa ra tuyên bố về Hiến pháp và hơn 6 ngàn người tán đồng, có lập trường xóa bỏ 4 điều trên, là “những kẻ suy thoái về chính trị, tư tưởng và đạo đức, cần phải xử lý”.
Riêng về quân đội, tôi thấy có lẽ không nên dùng khái niệm “phi chính trị hóa”, e không chuẩn. Vì quân đội là một công cụ chính trị của nhân dân, phải luôn luôn trau dồi lập trường chính trị vững chắc vì dân. Cái tên gọi Quân đội Nhân dân nói lên tất cả rồi. Bài hát chính thức của Quân đội mở ra từ câu đầu “Vì nhân dân quên mình, vì nhân dân hy sinh, anh em ơi vì nhân dân quên mình…” cho đến câu cuối “ Thề diệt hết đế quốc kia, đoàn Vệ Quốc quên mình vì nhân dân“ đã nói rõ điều dó.
Nhân dân ta không cho bất cứ ai, bất cứ tổ chức nào tước đoạt công cụ sắc bén nhất là quân đôị của nhân dân để thực hiện mưu đồ đen tối đảng phái riêng của họ. Đây là lập trường chính trị kiên định của quân đội nhân dân và của nhân dân ta.
Có một hồi bộ máy tuyên truyền của Bộ Chính trị đề ra khẩu hiệu Quân đội Nhân dân “trung với đảng hiếu với dân”, nay đã buộc phải đổi lại là “trung với nước, hiếu với dân”.
Đối với việc tẩy chay hay không tẩy chay việc góp ý kiến vào bản Dự thảo Hiến pháp, đó là quyền tự do của người công dân, ai cũng phải tôn trọng. Nhưng cần nhấn mạnh rằng không phải cứ tham gia cách này hay cách khác là chui vào bẫy của lãnh đạo ranh ma. Mỗi người cần luôn tỉnh táo với mọi thủ đoạn từ tinh vi đến vụng dại của chinh quyền độc đảng, và tham gia chủ động bằng tài trí của mình, không thể bỏ trống trận địa cho đối phương tung hoành.
Sáng kiến của 72 trí thức được trên 6 ngàn người ký tên đồng thuận là một trận thử lửa đầu tiên thắng lớn. Sáng kiến soạn một Dự thảo Hiến pháp để trình làng là một tuyệt chiêu, được 80% bạn đọc trên mạng đồng tình, trong khi dự thảo của Quốc hội chỉ đạt có 3%. Việc một số cán bộ và sinh viên khoa Luật lên tiếng là rất tích cực. Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên đương đầu đàng hoàng bình đẳng với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được báo chí quốc tế sớm biết rõ là một nét son của tình hình.
Có bạn cho rằng một cuộc Cách mạng Hiến pháp – nhân việc bổ sung, xây dựng Hiến pháp mới và qua việc thi hành Hiến pháp mới - đã khởi đầu. Đó là một mong muốn đẹp, với điều kiện là tất cả anh chị em đã dấn thân sát cánh chung lòng đấu tranh bền bỉ thông minh, vì đối phương rất lúng túng, và ý dân đang được chúng ta thức tỉnh chính là ý trời vậy.
(Diễn đàn thế kỷ)

Đ/c X: Đà Nẵng không được tranh cãi nữa

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và ông Nguyễn Bá Thanh
Thủ tướng chỉ đạo không cho Đà Nẵng tiếp tục giải trình

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng quyết định không cho phép lãnh đạo TP Đà Nẵng tiếp tụ giải trình vụ thanh tra đất đai.

Trong vụ này, lãnh đạo Đà Nẵng thời kỳ 2003-2011, theo Thanh tra Chính phủ, đã có sai phạm về quản lý đất đai, gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước ước tính hơn 3.400 tỷ đồng.

Kết quả thanh tra gây chấn động này được bình luận là có liên quan tới uy tín của ông Nguyễn Bá Thanh, người vừa được bổ nhiệm vào vị trí Trưởng ban Nội chính Trung ương Đảng, phụ trách chính sách chống tham nhũng, vì trong thời gian bị thanh tra ông Thanh đã nắm vị trí Bí thư thành ủy.

Tuy nhiên, trong kết quả thanh tra, tên ông Thanh không được nhắc tới.

Hai lãnh đạo chủ chốt ở Đà Nẵng thời kỳ bị thanh tra là ông Trần Văn Minh, người giữ chức chủ tịch từ năm 2004-2011 và hiện là Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương; cùng chủ tịch hiện nay, ông Văn Hữu Chiến, người trong thời kỳ thanh tra là phó chủ tịch TP.

Sau khi Thanh tra Chính phủ giải mật kết quả thanh tra hồi tháng 1/2013, Đà Nẵng đã phản bác với một giải trình nhưng không được chấp nhận.

Nay với quyết định của Thủ tướng Dũng, TP Đà Nẵng sẽ phải thực hiện kết luận mà ông thủ tướng đã đưa ra trước đó là kiểm điểm chủ tịch, các phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, các tổ chức, cá nhân có liên quan (thời kỳ 2003-2011); và thu hồi triệt để về ngân sách số tiền phải nộp.

Không tranh cãi nữa


"Đây là kết luận cuối cùng của Thủ tướng Chính phủ và Đà Nẵng bắt buộc phải thực hiện”, báo Pháp luật TP HCM dẫn lời ông Nguyễn Đức Hạnh, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ, nói.

Ông Hạnh nói thêm: “Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, khó khăn gì thì TP báo cáo, đề xuất để Chính phủ có biện pháp tháo gỡ".

"Thời gian cụ thể để TP Đà Nẵng thực hiện theo kết luận của Thủ tướng Chính phủ đã có trong quy định."

Mới đây, lãnh đạo Đà Nẵng ngỏ ý sẽ giải trình về vụ việc lên Bộ Chính trị.

Hôm 19/1/2013, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Văn Hữu Chiến ký Thông báo nói về kết luận của Thanh tra Chính phủ, phản bác lại gần như tất cả các điểm trong kết luận của Thanh tra Chính phủ.

Ngoài việc gọi kết luận thanh tra là "không có cơ sở, thiếu tính thuyết phục", văn bản của lãnh đạo Đà Nẵng cáo buộc ngược lại cơ quan thanh tra.

"Kết luận này làm ảnh hưởng rất lớn đến phong trào cách mạng của thành phố và quá trình thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 16/10/2003 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước."

Không rõ vụ này sẽ ảnh hưởng tới ông Nguyễn Bá Thanh, người nay đã thôi nhiệm vụ Bí thư Thành ủy Đà Nẵng để tập trung vào công việc ở Ban Nội chính, như thế nào.

(BBC) 

Tam quyền phân lập: Đặc trưng của chế độ dân chủ

Chẳng có gì mới, nếu nói người năm quyền lực có xu hướng không cưỡng nổi là lạm quyền và lộng quyền. Ở nước ta, dân trao quyền cho đầy tớ rồi… không sao lấy lại được (mất luôn) đang diễn ra nửa thế kỷ nay. Lời lẽ trong Hiến Pháp 1992 là của đầy tớ (lộng quyền) cưỡng đoạt địa vị ông chủ.
Tam quyền phân lập chính là để khắc phục sự lạm quyền. Quyền lực chỉ có thể được giới hạn bằng quyền lực.
Bài này không bàn sâu vào nội dung trên, mà chỉ thử phân tích sơ sơ vào một đoạn văn “đầu lưỡi” của các nhà lý luận tối cao của đảng.
Điều 2 hiến pháp sửa đổi có thêm một đoạn mới toanh
Điều 2 (trong Dự thảo sửa đổi HP 1992) bổ sung thêm một đoạn: Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
Đoạn này, có từ lâu trên tài liệu lý luận và sách báo của đảng, được tung hứng mấy năm lận, nhưng đây lần đầu nó nhảy từ Nghị Quyết sang Hiến Pháp.
Thoạt nghe, đoạn văn có vẻ hay, nhưng té ra nó mập mờ và không mới tý nào sất. Dưới đây, xin bàn về các từ “thống nhất”, “phân công”. “phối hợp”… của đoạn văn.
Ba quyền không phân lập: Đặc trưng của chế độ chuyên chế phong kiến
Khi chế độ quân chủ bị thay thế bằng chế độ dân chủ, điều đảo lộn đặc trưng nhất và vĩ đại nhất là: Ba quyền từ chỗ thống nhất trong tay vua, nay thống nhất trong tay dân, thể hiện ở tinh thần và nội dung hiến pháp. Hiến pháp dân chủ phải tách bạch 3 quyền; nếu không đó là dân chủ giả hiệu.
Có người coi đây là cái kính chiếu yêu để nhận diện dân chủ thật sự và dân chủ giả dối; thậm chí đó là phong kiến trá hình. Điều này rất phổ biến trong xã hội tiểu nông.
Mọi quyền lực dưới chế độ phong kiến tập trung trong tay vua. Trong hầu hết trường hợp, vua là một cá nhân; nhưng có khi là một… “nhóm vua”. Dưới âm phủ, có tới 10 vua cùng cai quản xã hội âm hồn. Đó là Thập điện Diêm Vương (truyện Tây Du Ký).
Ở nước ta, đã có lúc có hai vị vua cùng chấp chính (hai chị em Bà Trưng, hai anh em Ngô Xương Ngập và Ngô Xương Văn). Thời Trần cũng có hai vua cùng trị vì. Mới năm ngoái, cụ Nguyễn Văn An, nguyên chủ tịch quốc hội, còn cảnh báo về nạn “vua tập thể”… Chuyện của Cụ cứ như chuyện dưới âm ty (!)…
Nói tóm một câu: Đặc trưng của Nhà Nước phong kiến – từ xưa tới nay, từ Đông sang Tây – là 3 quyền Lập pháp, Hành pháp, Tư pháp đều thống nhất trong tay vua.
Nhưng điều đáng nói hơn: Các quyền này cũng được vua “phân công” cho cấp dưới và cũng yêu cầu họ phải “phối hợp” nhau, cùng thực hiện cho đúng ý vua. Triều đình có quan thượng thư bộ Hình (coi tư pháp), bộ Lại (coi nội chính, tổ chức), bộ Binh (quân sự)… vân vân. Khi vua thiết triều, các quan phải tâu lên tình hình thực hiện nhiệm vụ, nghe vua chấn chỉnh, quở mắng, khen ngợi… Bởi vậy cái đoạn bổ sung trong Dự Thảo sửa đổi hiến pháp 1992 (tuy hay) nhưng không mới, thậm chí cũ rích. Vua có thể nói câu sau đây mà không ai dám bảo sai:
Quyền lực nhà nước phong kiến là thống nhất (trong tay… trẫm), có sự phân công, phối hợp… Mức trứ danh của câu này thua gì câu trong hiến pháp của ta?
Ba quyền không phân lập: đặc trưng của chế độ độc tài
Chế độ phong kiến đã lùi sâu vào quá khứ. Ở Pháp năm 1789; ở Việt nam năm 1945…
Do vậy, bộ mặt độc tài thế kỷ XX và XXI buộc phải ẩn dấu sau cái mặt nạ “hiến pháp”. Cũng có “Cuốc Hội”, “Tòa Án”, “Nội Các” như ai, nhưng “dân biểu” và “quan án”… hầu hết là tay chân, đồ đệ của nhà độc tài. Khỏi phải nói chúng “phối hợp” tuyệt hảo ra sao trong sứ mệnh trị dân, duy trì chuyên chế. Lịch sự cận đại còn ghi danh các vị Stalin. Hitler, Pinochet, Ceaucescu, Gadaphi…
Lấy ví dụ chế độ Quốc Xã. Đảng Quốc Xã, nếu gọi tên đầy đủ thì rất đẹp: Đảng XHCN quốc gia. Không những Tòa Án và Chính Phủ của chế độ Hitler gồm rặt những đảng viên Quốc Xã, mà ngay “Cuốc Hội” (đại diện rộng rãi của nhân dân) cũng nhan nhản thành phần này, để chiếm đa số áp đảo. Hitler có thể tuyên bố rất đúng: Quyền lực nhà nước có sự “phân công”, “phối hợp”, nhưng “thống nhất” trong tay… tao.
Khái niệm “phân công” và “phối hợp”: Có trên, có dưới cả đấy ạ
Người phân công, điều phối phải là cấp trên, người chịu sự phân công và bị điều phối (để phối hợp với đồng cấp) là cấp dưới. Miễn cãi nhau cái điều rõ như ban ngày này.
Phong kiến và độc tài cũng có sự “phân công” và “phối hợp” về 3 quyền, nhưng cả ba phải “thống nhất” quy tụ vào tay cấp tối thượng: Vua và Nhà độc tài.
Vậy, cái đoạn văn có các từ thống nhất, phân công, phối hợp… đâu có gì mới? Câu hỏi: Dưới chế độ ta, 3 quyền thống nhất vào tay ai. Ai có quyền phân công và phối hợp chúng?
Tam quyền phân lập: đặc trưng của chế độ dân chủ
Phân lập không phải cô lập, mà là sự “phân công” rạch ròi, đồng thời kiềm chế nhau để mỗi nhánh quyền lực không thể lạm quyền. Ba quyền cũng “phối hợp” nhau và thống nhất trong tay dân, thể hiện ở nội dung cụ thể trong Hiến Pháp. Một mục tiêu của Hiến Pháp là để dân không mất quyền khi trao – để dân có thể truất quyền, đòi lại quyền.
Xin phép không nói dài, vì nhân loại đã có bài học, kinh nghiệm và những tấm gương về áp dụng nguyên tắc ba quyền phân lập. Ma quỷ làm sao dùng được gươm thiêng?
Cái bà Clinton đang là nghị sĩ (thuộc nhánh quyền lực lập pháp) khi đồng ý nhận chức bộ trưởng ngoại giao (hành pháp) phải từ chức nghị sĩ. Đó là dân chủ thật. Nếu một người mà kiêm cả hai hoặc 3 quyền (đó là “phối hợp” quyền lực?) thì e rằng đó là dân chủ giả hiệu. Nghe đâu, tới 2/3 đại biểu quốc hội nước ta (lập pháp) được đảng giao kiêm nhiệm cả các quyền hành pháp, tư pháp.
Vấn – đáp vui
Nhắc lại cái đoạn bổ sung mới toanh trong Dự Thảo
Điều 2 (trong Dự thảo sửa đổi HP 1992) bổ sung thêm một đoạn:
    Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp…
Câu hỏi 1: Ba nhánh quyền lực nhà nước thống nhất vào tay ai? Trả lời: Đảng.
Câu hỏi 2: Ai có quyền đứng ra phân công? Trả lời: Đảng.
Câu hỏi 3: Ai đứng ra phối hợp 3 quyền này? Trả lời: Đảng
Câu hỏi 4: Ai đang điều hành 3 quyền này? Trả lời: Rặt đảng viên là đảng viên.
Xin thề: Tôi mà nói sai cho đảng, tôi chết bỏ chồng, bỏ con!
Thật dễ hiểu: các bản hiến pháp do dân tự soạn để cạnh tranh với Dự Thảo chính thống đều đòi phải tách riêng 3 quyền.
Đỗ Thúy Hường
(Dân luận)

Nguyễn Quang A - “Phi chính trị hóa quân đội” nghĩa là gì hả ông Nguyễn Phú Trọng?

Đài truyền hình Việt Nam, các báo Nhân dân và Quân đội Nhân dân đang dấy lên phong trào đả phá những người chủ trương phi chính trị hóa quân đội.
Phi chính trị hóa quân đội nghĩa là gì hả Ông Trọng?
“Nhiệm vụ chính trị” là một cụm từ các Ông hay dùng mà tôi không thích nhưng đành dùng vì nó có thể giúp Ông hiểu dễ hơn.
Nhiệm vụ chính trị cao nhất của quân đội là đánh tan mọi kẻ thù xâm lược và phải trung thành với Tổ quốc và nhân dân.
Hiểu theo nghĩa đúng đắn ấy, thì những người đòi “lực lượng vũ trang phải trung thành với Tổ quốc và nhân dân chứ không phải trung thành với bất cứ tổ chức hay cá nhân nào khác” chắc chắn là những người “chính trị hóa” quân đội ở mức cao nhất! Tôi không ưa cả cụm từ “chính trị hóa” này nhưng đành dùng để Ông dễ hiểu.
Còn những kẻ bắt quân đội trung thành với mình và tổ chức của mình là những kẻ thực sự “phi chính trị hóa quân đội” phải không Ông Trọng?
Ai ai đã nhắc đến cụm từ “phi chính trị hóa quân đội” đầu tiên kể từ ngày 22-1-2013, ngày công bố Kiến nghị 72, đến nay (8-3-2013)? Hóa ra đấy chính là Ông, tổng bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày 25-2-2013 tại Vĩnh Phú, ông Trọng ạ. Trước đó các báo của Đảng Cộng sản Việt Nam, hẳn là dưới ảnh hưởng của Ông, cũng đã có nói chuyện này, thí dụ báo Nhân dân ngày 4-10-2012. Nhưng từ 22-1-2013 đến nay thì chính Ông mới là người đầu tiên.
Hưởng ứng ông Trọng, hàng loạt bài của các “học giả” đã tấn công tới tấp với những lời lẽ đanh thép: “phi chính trị hóa quân đội” là luận điệu phản động, là âm mưu của các thế lực thù địch, vân vân và vân vân. Người ta muốn chống và đàn áp những người ký Kiến nghị 72 và Tuyên bố của các Công dân Tự do nhưng họ không có can đảm nói toẹt ra như vậy.
Hãy xem Kiến nghị 72 viết gì liên quan đến chuyện này?
Kiến nghị thứ năm viết “Hiến pháp đặt lợi ích của toàn dân lên trên lợi ích của bất kỳ một tổ chức hay cá nhân nào. Mọi hoạt động của các lực lượng vũ trang chỉ để bảo vệ sự toàn vẹn của lãnh thổ quốc gia và phục vụ nhân dân. Lực lượng vũ trang phải trung thành với Tổ quốc và nhân dân chứ không phải trung thành với bất kỳ tổ chức nào, như quy định tại Điều 70 của Dự thảo. Chúng tôi yêu cầu bỏ quy định lực lượng vũ trang phải trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam.”
Khoản 4 Điều 6 của Dự thảo Hiến pháp 2013 đính kèm Kiến nghị 72 như một tài liệu tham khảo thì viết, “các lực lượng vũ trang phải duy trì tính trung lập về chính trị, đặt lợi ích của nhân dân lên trước bất kỳ tổ chức hay cá nhân nào.”
Như thế, chẳng hề có chuyện “phi chính trị hóa quân đội” nào cả trong Kiến nghị 72 và Dự thảo Hiến pháp 2013 đính kèm! Ông Nguyễn Phú Trọng đã gán cho những người đòi “các lực lượng vũ trang phải trung thành với Tổ quốc và nhân dân chứ không phải trung thành với bất kỳ tổ chức nào” là những người đòi “phi chính trị hóa quân đội” hay đấy chính là cách hiểu của Ông về “phi chính trị hóa quân đội.”
Đáp trả việc ông Nguyễn Phú Trọng hô hào chống và xử lý những người đòi “phi chính trị hóa quân đội” – cụm từ mà ông Trọng đã gán cho họ – ngày hôm sau nhà báo Nguyễn Đắc Kiên trong “Vài lời với TBT ĐCS VN Nguyễn Phú Trọng” đã viết “Tôi ủng hộ phi chính trị hóa quân đội. Quân đội là để bảo vệ nhân dân, bảo vệ tổ quốc, bảo vệ cương vực, lãnh thổ không phải bảo vệ bất cứ một đảng phái nào”. Cũng trong ngữ cảnh đó cụm từ “phi chính trị hóa quân đội” xuất hiện trong Tuyên bố của các Công dân Tự do mà ban đầu để ủng hộ nhà báo Nguyễn Đắc Kiên. Có thể thấy cụm từ “phi chính trị hóa” mà ông Kiên và những người ký Tuyên bố của các Công dân Tự do sử dụng lại có nghĩa đúng như từ “chính trị hóa” mà tôi đành dùng ở trên. Tôi hy vọng ông Gs. Ts. Nguyễn Phú Trọng cũng hiểu được sự thực đơn giản, dẫu có vẻ mâu thuẫn về từ ngữ này.
Có thể kết luận, cụm từ “phi chính trị hóa quân đội” là của ông Nguyễn Phú Trọng.
Không thừa khi nhắc lại chuyện trong công văn trả lời ngày 7-2-2013 ông Phan Trung Lý đã gán cho ông Nguyễn Đình Lộc việc “đề nghị Ủy Ban dự thảo sửa đổi hiến pháp 1992 công bố dự thảo Hiến pháp do Ông và một số công dân soạn thảo” trong khi tại Văn phòng Ban soạn thảo Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 ngày 4-2-2013 ông Nguyễn Đình Lộc chỉ nói “mong Ủy ban Dự thảo cho công bố với báo chí tóm tắt tinh thần Bản Kiến nghị này của chúng tôi.”
Việc “chẻ chữ” ở trên với “phi chính trị hóa quân đội” cho thấy một nét tương đồng nào đó giữa trả lời của ông Phan Trung Lý ngày 7-2-2013 và phát biểu của ông Nguyễn Phú Trọng ngày 25-2-2013. Thực ra, đấy là “thủ thuật” quá quen thuộc và khá hiệu quả, có thể đánh lừa nhiều người nhẹ dạ cả tin, thí dụ như việc đánh đồng đòi hỏi đa sở hữu về đất đai (có đất thuộc sở hữu nhà nước, tập thể, cộng đồng và tư nhân) với tư nhân hóa đất đai. Thủ thuật tinh vi này còn nguy hiểm hơn sự xuyên tạc rõ ràng hay chuyện “gắp lửa bỏ tay người” dễ bị phát hiện.
VTV, báo Nhân dân, Quân đội Nhân dân và một số tờ báo ăn theo đang ráo riết và hung hăng chống lại những người chủ trương “phi chính trị hóa quân đội” theo cách hiểu của Ông Trọng, đòi xử lý, trấn áp họ. Một trò đánh tráo khái niệm, rồi “gắp lửa bỏ tay người” rất không đàng hoàng và là không thể chấp nhận được. Tuy vậy, những người ký Kiến nghị 72 và Tuyên bố của các Công dân Tự do vẫn nên cảm ơn các phương tiện truyền thông đại chúng này vì chúng đã “vô tình” quảng bá hộ và đã thông báo đến hàng chục triệu người dân Việt Nam về nội dung (dù đã bị bóp méo) của Kiến nghị 72 và Tuyên bố. Nhiều người không còn tin vào các phương tiện truyền thông này nữa và sẽ tò mò tìm hiểu để biết sự thật.
Cách phỉ báng, chụp mũ như đang được tiến hành chẳng dọa được ai, không có hiệu quả và chắc chắn “gậy ông” sẽ “đập lại lưng ông”. Cho nên ngày 7-3-2013 Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phải hô hào “cần bày tỏ rõ quan điểm, có cơ sở lý luận phản bác lại” việc đòi đa nguyên chính trị, đa đảng, xóa bỏ điều 4, “phi chính trị hóa quân đội,” tư nhân hóa đất đai.
Hy vọng được nghe và có tranh luận sòng phẳng về những phân tích “có cơ sở lý luận” ấy.
(Cùng viết Hiến pháp)

GS Tương Lai - 'Vừa bảo dân mở miệng, đã lại bịt miệng'

GS Tương Lai cho rằng Đảng Cộng sản 'nói một đằng, làm một nẻo' trong việc kêu gọi nhân dân góp ý sửa đổi Hiến pháp.
Ông là một trong những người tham gia Kiến nghị 72 đòi một Hiến pháp "mang lại tự do hạnh phúc cho các thế hệ hiện tại và tương lai".
Sau những phát biểu răn đe của giới lãnh đạo chóp bu, ông Tương Lai cho rằng "vừa mới nói dân mở miệng ra, ngay sau đó lại bịt miệng dân".
Thời gian góp ý sửa đổi Hiến pháp vừa được kéo dài từ hạn 31/3 sang cột mốc mới là 30/9, theo văn bản được Chủ tịch Quốc hội Việt Nam ký hôm 6/3.
Ông Nguyễn Sinh Hùng nói trong Công thư rằng các địa phương sẽ tiếp tục “tổng hợp đầy đủ các ý kiến góp ý của nhân dân và gửi về Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp”.
Dự kiến Quốc hội sẽ xem xét để thông qua Hiến pháp mới tại kỳ họp tháng 10 năm nay.
(BBC)

Bao vây và phong tỏa tư gia Bác sĩ Nguyễn Đan Quế

Bác sĩ Nguyễn Đan Quế
Nhà riêng của bác sĩ Nguyễn Đan Quế bất ngờ bị công an xua quân đến bao vây và phong tỏa suốt 2 ngày nay, động thái này gây nên nhiều lo ngại về một cuộc khám xét, bắt bớ sắp xảy đến đối với bác sĩ Quế. Bác sĩ Nguyễn Đan Quế là một nhà bất đồng chính kiến hàng đầu tại Việt Nam, và cũng là một trong những người đầu tiên ký tên vào Lời Tuyên bố của các Công Dân Tự Do.
Bản tin khẩn báo từ Tập Hợp Vì Nền Dân Chủ cho biết: Bắt đầu từ tối ngày 7/3/2013, công an bất ngờ huy động lực lượng đến chốt chặn và bao vây nhà riêng của bác sĩ Nguyễn Đan Quế tại số 104/20, đường Nguyễn Trãi, Phường 3, Quận 5, Tp. Sài Gòn.
Thông tin mới nhất gửi đi cho biết, sang đến ngày 8/3/2013, lực lượng công an tiếp tục được huy động ngày càng nhiều hơn. Tất cả 4 ngả đường dẫn vào nhà riêng của bác sĩ Quế đều có công an chốt chặn và phong tỏa.
Bản tin của Tập Hợp Vì Nền Dân Chủ cho rằng, việc CA bất ngờ bao vây nhà riêng của bác sĩ Quế có thể vì ông đã tham gia ký tên vào nhiều bản Tuyên bố của Phong Trào Dân Chủ Việt Nam. Bác sĩ Quế là một trong những người đầu tiên công khai đặt bút ký tên ủng hộ Lời Tuyên bố của các Công Dân Tự Do.
Bên cạnh đó, thời gian gần đây, bác sĩ Quế cũng đã có nhiều cuộc tiếp xúc dồn dập với các anh chị em trẻ tranh đấu cho Nhân Quyền và Dân Chủ tại Việt Nam. Nhà riêng của bác sĩ Quế cũng là nơi tiếp đón đông đảo những người ủng hộ dân chủ từ mọi miền đất nước đến thăm.
Tập Hợp Vì Nền Dân Chủ lo ngại 'với một lực lượng đông đảo, công an có thể sẽ xông vào khám xét nhà BS Quế trong những giờ khắc sắp tới đây, như sự việc đã từng xảy ra vào tháng 3/2011'.
Trước đó, vào ngày 25/2/2012, bác sĩ Nguyễn Đan Quế cũng đã bị hàng chục công an ập vào nhà riêng khám xét và bắt giữ, sau khi ông cho phổ biến lời kêu gọi 'Đứng thẳng người hiên ngang tuyên bố: Tự Do hay Sống Nhục!'. Đây là lời tuyên bố trong thời điểm mà các cuộc cách mạng tại Ả Rập bùng lên mạnh mẽ, giật xập những chế độ độc tài lâu đời. Vụ việc này sau đó khiến uy tín của BS Quế ngày một gia tăng, nhà cầm quyền CSVN đã phải muối mặt trả tự do cho BS Quế sau 3 ngày giam giữ.
Bác sĩ Nguyễn Đan Quế là người sáng lập Cao Trào Nhân Bản Việt Nam và một trong những người tiên phong trong phong trào dân chủ Việt Nam. Trong quãng đời đấu tranh của mình, ông đã bị chế độ CSVN bỏ tù tổng cộng hơn 20 năm tù giam.
Nhiều năm trở lại đây, bác sĩ Quế được rất nhiều nhân vật uy tín trên thế giới đề cử giải Nobel Hòa bình.
(DLB)
 

Bổ nhiệm Tổng giám đốc mới của Vinashin

Ông
Ông Vũ Anh Tuấn.
Thuyền trưởng mới của Vinashin hiện là Tổng giám đốc Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Phà Rừng (Hải Phòng). Ông Vũ Anh Tuấn sẽ thay cho CEO hiện tại là ông Trương Văn Tuyến, người được cho nghỉ hưu theo chế độ.
Bộ trưởng Giao thông Vận Tải - Đinh La Thăng vừa ký quyết định giao cho ông Vũ Anh Tuấn, Tổng giám đốc Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Phà Rừng làm Quyền Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) từ ngày 1/3.

Ông Vũ Anh Tuấn sinh năm 1973, tốt nghiệp Đại học Kinh tế quốc dân. Từ năm 2009-2011, ông giữ chức Phó tổng giám đốc Phụ trách đầu tư của Tổng công ty Phà Rừng (thuộc Vinashin). Sau đó, ông làm Tổng giám đốc Tổng công ty này cho đến khi nhận nhiệm vụ mới tại Vinashin.
Cùng với việc bổ nhiệm ông Tuấn, Bộ Giao Thông Vận tải cũng có quyết định để ông Trương Văn Tuyến, nguyên Tổng giám đốc điều hành Vinashin được nghỉ hưu theo chế độ. Ông Tuyến giữ chức Tổng giám đốc Vinashin từ tháng 10/2010 sau khi Tập đoàn này liên tục thay 3 tổng giám đốc trong 2 tháng trước đó. Ông từng là Phó tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và hiện giữ chức vụ Trưởng ban Quản lý dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất.
Cũng liên quan đến nhân sự Tập đoàn này, Chủ tịch Hội đồng thành viên Vinashin vừa có quyết định về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Xuân Đức giữ chức Quyền Tổng Giám đốc đại diện theo pháp luật của Công ty TNHH Một thành viên phát triển Công nghiệp Vinashin. Trước đó, ông Đức là Phó tổng giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Phát triển công nghiệp Vinashin.
(VnExpress)

Tiết lộ vụ tàu ngầm Liên Xô đâm chìm tàu ngầm Trung Quốc? (kỳ 1)

Nghe đến tên "K-10", thủy thủ tàu ngầm Nga ngay lập tức nghĩ tới con tàu ngầm hạt nhân của Hạm đội Thái Bình Dương, do đại tá hải quân Valery Medvedev chỉ huy. Và tất nhiên cả thông tin về việc Medvedev đánh chìm một tàu ngầm Trung Quốc, kết quả sự vụ được cho đã gây ra cái chết của khoảng một trăm người.
Sau khi trở về căn cứ người ta cắt ống phóng ngư lôi bị hư hại của
Sau khi trở về căn cứ người ta cắt ống phóng ngư lôi bị hư hại của "K-10" đề án 675, nắp che của nó bị rách do cú đâm mạnh khi va chạm, mà trong đó có ngư lôi mang đầu đạn tác chiến đặc biệt (đầu đạn hạt nhân).
Đại tá hải quân dự bị V.N.Medvedev hiện nay
Đại tá hải quân V.N.Medvedev hiện nay
Thuyền trưởng Medvedev và kíp thủy thủ của mình
Thuyền trưởng Medvedev và kíp thủy thủ của mình.

Đừng cố gắng tìm kiếm thông tin về vụ việc này trên "google" hoặc không gian Internet - bạn sẽ không thể tìm thấy các chi tiết của thảm họa này. Bởi vì nó chẳng để lại một dấu vết nào đáng chú ý trong bất kỳ bài viết hoặc tài liệu nào cả. Và người Trung Quốc cũng không thông báo cho thế giới tin tức cụ thể về nó. Người Nga thích làm ra vẻ chẳng có gì như thế cả.
Trong trường hợp tốt nhất, bạn sẽ chỉ thấy một bài viết trên "Wikipedia", có đoạn: "21/01/1983. K-10. Đề án 675, Echo-II. Liên bang Xô Viết. Tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa hành trình. Đâm vào một đối tượng không rõ trong tư thế bơi ngầm. Sau khi nổi lên mặt biển không phát hiện thấy có gì ngoài những vết dầu loang. Không nước nào trong số các nước trong khu vực Thái Bình Dương có thông báo về vụ tai nạn tàu ngầm của mình. Mãi hai năm sau, trên báo chí Trung Quốc xuất hiện cáo phó về sự hy sinh ngày hôm đó của một nhóm các nhà khoa học trên tàu ngầm. Về mặt chính thức, những sự kiện này không trùng khớp nhau".
Chúng ta sẽ cố gắng để so sánh để tìm ra những thông tin hữu ích hiếm hoi. Dẫu chỉ vì Medvedev đã 28 năm sống chung với ký ức ấy.
Những bí mật của Chiến tranh Lạnh
Mới đây tôi đã gặp gỡ với cựu thuyền trưởng tàu ngầm nguyên tử “K-10" Valery Nikolaevitch. Thành phố Obninsk ngoại ô thủ đô Moskva. Căn hộ bình thường với cảnh quan cũng bình thường. Bức tranh trên tường miêu tả biển và tàu ngầm cho biết rằng có một gia đình thủy thủ đang sống ở đây. Trên chiếc bàn đọc sách ta nhìn thấy một mảnh kim loại dày - một mảnh vỏ bền (vỏ chịu áp lực) thân tàu ngầm: rõ ràng, người thuyền trưởng đã chuẩn bị cho cuộc gặp với nhà báo. Valery trong quân phục sĩ quan. Để lấy can đảm chăng ?
Để bắt đầu chúng ta hãy nhớ lại rằng vụ va chạm của "K-10" với một con tàu "nào đó" không phải vụ đầu tiên cũng không phải là vụ cuối cùng. Nếu bạn liệt kê tất cả các vụ va chạm ngầm dưới nước, bạn có thể có ấn tượng rằng các đại dương thế giới đang đầy ắp những chiếc tàu ngầm bơi trong đó, như món súp rau luộc - thịt băm. Theo kiểu này, cả đến vụ tai nạn xảy ra gần đây của con tàu du lịch khổng lồ chở khách "Concordia" tại bờ biển nước Ý cũng có một phiên bản sự kiện cho rằng đó là vụ va chạm với tàu ngầm. 
Còn một số những tin đồn đáng nhớ khác: người Mỹ đã nhiều lần bị cáo buộc rằng do lỗi của họ mà xảy ra tai nạn của tàu ngầm "Kursk": đồn rằng, hai tàu ngầm Hoa Kỳ lớp Los Angeles - Memphis và Toledo – có mặt trong khu vực tập trận của Hạm đội Biển Bắc ngày 12 tháng 8 năm 2000. Memphis sau khi tai nạn xảy ra đã đến cảng Bergen của Na Uy để sửa chữa. Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Mỹ đã không cho phía Nga kiểm tra các tàu ngầm này để đảm bảo rằng không tàu nào trong số chúng bị hư hại.
Anh hùng Liên Xô, Phó Đô đốc Yevgeny Chernov nhớ lại trường hợp khi tàu ngầm "K-306" của chúng ta đâm thẳng vào tàu ngầm Mỹ "Patrick Henry", tàu bị đâm buộc phải nổi lên, và thủy thủ đoàn của con tàu bắt đầu cuộc đấu tranh kịch liệt giành lấy sự sống.
B-306 (tức K-306) đề án 671 trước đây thuộc quân số sư đoàn tàu ngầm số 3 phân hạm đội tàu ngầm số 11 Hạm đội Biển Bắc, neo đậu bảo quản trong vịnh Kut, mũi Olenhia, thành phố Snezhnogorsk năm 2007, ảnh Grigorenko
B-306 (tức K-306) đề án 671 trước đây thuộc quân số sư đoàn tàu ngầm số 3 phân hạm đội tàu ngầm số 11 Hạm đội Biển Bắc, neo đậu bảo quản trong vịnh Kut, mũi Olenhia, thành phố Snezhnogorsk năm 2007, ảnh Grigorenko.
K-19 đề án 658 (mang tên lửa đạn đạo R-21 hoặc D-4), sau khi được hiện đại hóa sang đề án 658M, ảnh chụp khoảng mùa thu năm 1963 (nguồn: trên hình). K-19 là một trong những con tàu bị nhiều lần tai nạn nhất của Hải quân Liên Xô và Nga
K-19 đề án 658 (mang tên lửa đạn đạo R-21 hoặc D-4), sau khi được hiện đại hóa sang đề án 658M, ảnh chụp khoảng mùa thu năm 1963 (nguồn: trên hình). K-19 là một trong những con tàu bị nhiều lần tai nạn nhất của Hải quân Liên Xô và Nga.
 
Đô đốc Igor Kasatonov trong hồi ký của mình, "Hạm đội đi vào đại dương" cho biết : "20 vụ va chạm tàu ngầm, phần lớn là lỗi của người Mỹ đã xảy ra vào thời gian gần đây. Nghiêm trọng nhất là cú “taran” trực diện của "K-19" ngày 15 Tháng 11 năm 1969, làm cho tàu ngầm Mỹ "Gato" (SSN-615 Gato) chúi xuống đáy biển Barents. Khi đó, chỉ phép lạ đã cứu người Mỹ thoát khỏi cái chết".
USS Gato (SSN-615), tàu ngầm tấn công lớp Thresher hạ thủy tại Electric Boat ngày 14 tháng 5 năm 1964 (navsource.org). Rất lâu sau này người ta được biết sau cú
USS Gato (SSN-615), tàu ngầm tấn công lớp Thresher hạ thủy tại Electric Boat ngày 14 tháng 5 năm 1964 (navsource.org). Rất lâu sau này người ta được biết sau cú "taran" của K-19 ngày 15 tháng 11 năm 1969 tại biển Barentsev, chỉ huy khoang ngư lôi tàu Mỹ cho rằng đó là cú đâm cố ý và định khai hỏa ngư lôi vào tàu Xô Viết nhưng bị thuyền trưởng ngăn lại. Người ta cho rằng sau vụ này Hải quân Mỹ đã ra lệnh cấm các sỹ quan tự tiện tấn công nếu không có sự cho phép của thuyền trưởng. K-19 đâm phải tàu Mỹ khi cơ động từ độ sâu 60 m xuống độ sâu 90 m. Sau khi bị hư hại phần mũi nhưng không hư hại phần mạn, tàu vẫn trở về được căn cứ trong tư thế nổi.
 
…..Những ví dụ như vậy có hàng chục nếu không phải hàng trăm. Các tai nạn và thảm họa, theo lẽ thường, không được mô tả trên báo chí trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, vâng và đằng sau chúng luôn là các bí mật. Thời ấy không có Internet và Wikileaks. Các thủy thủ theo thói quen không có khuynh hướng đào bới quá khứ. Tuy nhiên, mặc dù đã rất muộn, nhưng sự thật vẫn được người ta cố gắng phơi bày. Do đó dù chỉ xuất hiện các vết dầu, điều này cũng chỉ ra rằng có một tai nạn ở đâu đó sâu thẳm trong lòng biển. Chỉ ai tầm nhìn ngắn mới phẩy tay gạt nó sang một bên khi nhìn vào vết dầu loang. Tuy thế cũng không cần phải khơi quá sâu vào vết thương cũ. Điều cần thiết ít nhất là phải học được những bài học và ngăn chặn sự tái phát của những bi kịch.

Chiến sỹ tàu ngầm bạn tôi, hiện đã về hưu, Anatoly Safonov, trong trang web của mình đã viết: "... Đại tá hải quân Valery Medvedev là một người yêu đất nước mình, nơi ông đã phục vụ cả cuộc đời mình một cách vô vị lợi. Tình yêu của ông với Tổ quốc được ông thể hiện trong sự thực hiện mẫu mực nghĩa vụ phục vụ ... "

Những lời giống như trích ra từ nhận xét làm mẫu của chi bộ đảng. Tuy nhiên, trong những lời của Safonov, không có sự thiên vị tình cảm, cũng không phải thể hiện như sự ca tụng các cơ quan công tác đảng-công tác chính trị, những từ này thuần túy áp dụng cho Medvedev và chúng là công bằng và chính xác.

Điều duy nhất mà Safonov không mặn mà với nó trong bản khắc họa đặc điểm mẫu mực của người thủy thủ can đảm này, - câu hỏi câm lặng của lịch sử: Tại sao ông ấy im lặng rất lâu mà không dám nói ra sự thật về chuyện đã xảy ra? Đi quá lên phía trước, tôi xin lưu ý: dường như tôi thấy trong suốt cuộc trò chuyện của chúng tôi, Valery Nikolaevitch vẫn còn rất nhiều điều chưa nói hết.

Vậy đấy, ngồi trước mặt tôi là một người hưu trí còn rất mạnh khỏe tầm vóc không cao. Ông nói giọng đều và khẽ, không như bình thường, không như những thuyền trưởng hải quân thường nói.

Valery Nikolaevitch nhớ lại vụ đâm chìm tàu ngầm Trung Quốc ...

(còn tiếp)

Theo vnmilitaryhistory, Soversenno Sekretno - Nga

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét