Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 4 tháng 3, 2013

Tin ngày 05/3/2013

  • Internet, công cụ chống tham nhũng tại Trung Quốc (RFI) - Internet là phương tiện hữu hiệu làm bùng nổ Mùa xuân Ả Rập hồi năm 2011. Tại Trung Quốc, xã hội dân sự cũng đang tận dụng phương tiện thông tin này để đấu tranh chống tham nhũng. Dù rằng đó là cách đấu tranh ít rủi ro, nhưng không phải vì thế mà các blogger Trung Quốc không lâm cảnh "tai bay họa gió".
  • "Gái giải sầu" : Hàn Quốc kiện một ban nhạc rock Nhật Bản (RFI) - Tám phụ nữ Hàn Quốc từng bị bắt làm gái giải sầu cho lính Thiên Hoàng đệ đơn kiện một ban nhạc Nhật Bản nổi tiếng là có khuynh hướng dân tộc chủ nghĩa, Scramble. Số là ban nhạc rock này vừa cho ra đời một đĩa hát trong đó có một tác phẩm mang tên « Đè bẹp người Triều Tiên ».
  • Quốc hội Trung Quốc sẽ hủy bỏ chế độ "lao giáo" ? (RFI) - Với khóa họp khai mạc ngày mai, 05/03/2013, ngoài nhiệm vụ trọng yếu là bầu lại giàn lãnh đạo Nhà nước, thông qua ngân sách – trong đó có quốc phòng - Quốc hội Trung Quốc được cho là sẽ phải giải quyết rất nhiều vấn đề xã hội, trong đó có chế độ giáo dục lao động đã dẫn đến biết bao trường hợp lạm quyền.
  • 259 ứng viên cho giải Nobel Hòa bình 2013 (RFI) - Thông cáo của viện Hàn lâm Oslo đề ngày 04/03/2013 cho biết lần đầu tiên có tới 259 ứng viên được đề nghị tranh giải thưởng Nobel Hòa bình. Đây là con số kỷ lục. Trong số 259 ứng viên này, có đến 209 cá nhân, phần còn lại là 50 tổ chức được đề nghị tranh giải Nobel Hòa bình 2013.
  • Bình Nhưỡng chuẩn bị một cuộc tập trận quy mô (RFI) - Bản tin của AFP đề ngày hôm nay, 04/03/2013, trích dẫn nguồn tin từ bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết, để trả đũa đợt tập trận Mỹ - Hàn, Bình Nhưỡng đang huy động quân đội, không quân và hải quân trong một cuộc thao diễn quân sự quy mô được dự trù vào tháng này.
  • Ngà voi : Trung Quốc lộ diện là căn nguyên khiến voi Phi châu bị tàn sát (RFI) - Kể từ hôm qua, 03/03/2013 và kéo dài cho đến ngày 14/03/2013, Hội nghị CITES (Công ước Quốc tế về Buôn bán Động thực vật Hoang dã) đã khai mạc tại Bangkok. Đại diện gần 180 nước trên thế giới sẽ thảo luận về các đề nghị nhằm tăng cường việc bảo vệ động-thực vật hoang dã trên toàn cầu, trong đó có việc bảo vệ loài voi đang có nguy cơ bị tận diệt vì nạn săn bắn trái phép để lấy ngà.
  • Tòa án Khmer Đỏ : Nhân viên đình công vì ba tháng không có lương (RFI) - Chuyện phải đến thì tất đến. Hôm nay, 04/03/2013, sau 3 tháng không được trả lương, khoảng 20 người Cam Bốt làm công tác biên dịch và thông dịch viên đã tuyên bố đình công không làm việc nữa. Số người mạnh dạn đình công này là một bộ phận trong 270 nhân viên Cam Bốt đang làm việc cho Tòa án Quốc tế Xét xử Tội ác Diệt chủng của Khmer Đỏ.
  • Bắc Kinh không công bố ngân sách quốc phòng trước khóa họp Quốc hội (RFI) - Cho đến nay, chính quyền Trung Quốc thường cho công bố các số liệu chính thức, đặc biệt là ngân sách quốc phòng, trước ngày Quốc hội khai mạc khóa họp thường niên. Nhưng năm nay, thông lệ này bị xóa bỏ, đại diện chính quyền Bắc Kinh từ chối thông báo ngân sách quốc phòng.
  • Việt Nam lập Hiệp hội Cá tra (VOA) - Năm ngoái Việt Nam thu về hơn 6,1 tỷ đô la từ các mặt hàng thủy hải sản xuất khẩu, trong số này, trên 1,7 tỷ đô la là từ xuất khẩu cá tra
  • Bộ trưởng Quốc phòng Nga thăm Việt Nam (VOA) - Phái đoàn của Bộ trưởng Quốc phòng Nga cũng sẽ ghé thăm cảng Cam Ranh, nơi Nga từng đặt căn cứ hải quân lớn nhất bên ngoài lãnh thổ của mình cho tới năm 2002
  • Mỹ: Một bé gái được chữa khỏi HIV (VOA) - Bé gái 2 tuổi từ bang Mississipi ở miền Nam nước Mỹ đã được điều trị bằng 3 loại thuốc chống HIV thông thường, sau khi bé ra đời được 30 giờ đồng hồ
  • Cử tri Kenya đi bầu tổng thống (VOA) - Người dân Kenya đang đi bỏ phiếu để bầu ra vị tổng thống thứ tư trong lúc cảnh sát đưa ra những lời cảnh báo có thể xảy ra bạo động trong cuộc bầu cử hôm nay
  • Nữ hoàng Anh ra viện (BBC) - Nữ hoàng Anh Elizabeth II đã ra viện tại London sau lần nhập viện hiếm hoi vì viêm dạ dày.
  • Những con đường lậu sang Anh (BBC) - Đưa lậu người, tổ chức đám cưới giả là trong số các hình thức người Việt sử dụng cho hoạt động di trú bất hợp pháp vào Anh.
  • Tướng TQ muốn xây gấp cầu tàu, sân bay ở Biển Đông (BaoMoi) - (Phunutoday) - TQ phải xây gấp cầu tàu, sân bay ở Biển Đông, Hải giám TQ chở trực thăng đổ bộ Senkaku, Nhật sẽ trở tay không kịp, Triều Tiên đã kéo pháo, dàn quân trên toàn tuyến biên giới... là tin tức thời sự chính ngày 4/3.
  • Thế giới 24h: Quan Trung Quốc thuê côn đồ đập xe dân (BaoMoi) - (VTC News) - Trung Quốc sắp đưa tàu lặn Giao Long ra Biển Đông; Triều Tiên triển khai tàu bán ngầm và mồi pháo phục vụ tập trận; quan Trung Quốc bị tố thuê côn đồ đập xe dân;… là những tin đáng chú ý trong ngày 4/3.
  • Trung Quốc đồng loạt tung hải - không quân uy hiếp Biển Đông (BaoMoi) - Trong khi Nhật Bản vừa lên tiếng cảnh báo về tình trạng trực thăng Trung Quốc đang là mối đe dọa chủ quyền, thì tại Biển Đông, Trung Quốc đã tuyên bố sẽ kết hợp cả không quân và hải quân để “tuần tra” trong bối cảnh tình hình “hàng hải phức tạp”.
  • Hải - không quân TQ liên thủ kéo xuống Biển Đông (BaoMoi) - TPO – Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc (CRI) ngày 4-3 đưa tin, lực lượng không quân kết hợp hải quân nước này lần đầu tiên tiến hành tuần tra trên Biển Đông trong 2 tuần.
    Hải quân - Không quân Trung Quốc lần đầu phối hợp tuần tra trên Biển Đông - Theo đài CRI. Ảnh: THX.
  • Video 3D: Tàu ngầm lớp Kilo tác chiến trên Biển Đông (BaoMoi) - Không chỉ vượt trận địa thủy lôi, tàu Kilo còn lặn sâu tránh tầu ngầm nguyên tử chống ngầm của địch... Đó là hình ảnh mô phỏng trong video 3D về hành trình tác chiến của phân đội tầu ngầm lớp Kilo trên Biển Đông.
  • Xem trước tàu ngầm Kilo Việt Nam tác chiến trên biển Đông (BaoMoi) - (Phunutoday) - Không chỉ vượt trận địa thủy lôi, tàu Kilo còn lặn sâu tránh tầu ngầm nguyên tử chống ngầm của địch... Đó là hình ảnh mô phỏng trong video 3D về hành trình tác chiến của phân đội tầu ngầm lớp Kilo trên biển Đông.
  • Biển Hoa Đông nóng trước “đòn” khiêu khích mới của Trung Quốc (BaoMoi) - Nỗi quan ngại của Nhật Bản về một cuộc xung đột với Trung Quốc ở quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư ngày một tăng lên nhanh chóng khi Bắc Kinh tiếp tục có hành động khiêu khích mới. Theo đó, Trung Quốc đưa một loạt tàu mang theo trực thăng đến vùng lãnh hải quanh quần đảo tranh chấp ở biển Hoa Đông gần như hàng ngày.
  • Phương án tác chiến của tàu Kilo trên Biển Đông (BaoMoi) - Trong năm 2013, hai trong số sáu chiếc tàu ngầm Kilo mà Nga chế tạo sẽ được biên chế cho lực lượng Hải quân Việt Nam. Mới đây, một video do Vụ Giáo dục Quốc phòng An ninh Việt Nam đã cho thấy phương án tác chiến của những “hố đen đại dương” này trên Biển Đông.
  • Nhật - Trung lo ngại đối phương ’động thủ’ ở Senkaku (BaoMoi) - (Quốc phòng) - Hãng tin Jiji của Nhật Bản dẫn lời Chủ nhiệm Ủy ban chuyên gia cố vấn thông tin hải quân của Chính Hiệp, Thiếu tướng Doãn Trác trả lời báo giới liên quan đến căng thẳng Trung-Nhật xung quanh vấn đề quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, cho biết: “Nhật Bản nhiều khả năng sẽ hiệp đồng với Mỹ can thiệp vào vấn đề Đài Loan và xử lý vấn đề Điếu Ngư bằng biện pháp quân sự.”
  • Trung Quốc sắp đưa tàu lặn Giao Long ra Biển Đông (BaoMoi) - (Dân trí) - Báo chí Trung Quốc hôm nay đưa tin, tàu lặn Giao Long của nước này đã trải qua các cuộc nâng cấp và dự kiến sẽ tới Thái Bình Dương và Biển Đông vào tháng 6 tới để tiến hành các chuyến lặn biển.
  • Tàu ngầm lớp Kilo tác chiến trên biển Đông (BaoMoi) - Không chỉ vượt trận địa thủy lôi, tàu Kilo còn lặn sâu tránh tầu ngầm nguyên tử chống ngầm của địch... Đó là hình ảnh mô phỏng trong video 3D về hành trình tác chiến của phân đội tầu ngầm lớp Kilo trên biển Đông.
  • Nhật lo trực thăng Trung Quốc đổ bộ lên Senkaku (BaoMoi) - (NLĐO) – Hiện Nhật Bản đang rất lo ngại về khả năng Trung Quốc sử dụng tàu Hải giám chở theo trực thăng ra Senkaku/Điếu Ngư và có thể đổ bộ lên quần đảo này. Trong khi đó, một số tướng lĩnh Trung Quốc tính đến trường hợp Nhật Bản có thể sẽ hợp sức với Mỹ can thiệp tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư bằng biện pháp quân sự.
  • Trường Sa nở hoa tổ ấm gia đình (BaoMoi) - Giữa ngàn khơi đầy nắng và gió, 21 ngôi nhà hạnh phúc của 21 cặp vợ chồng đang sinh sống trên đảo Trường Sa Lớn, Sinh Tồn và Song Tử Tây, không chỉ minh chứng cho sự sinh tồn của một thị tứ, nơi ươm mầm những chiến sĩ hải quân nhí, mà còn là sự tiếp nối thế hệ cho công cuộc bảo vệ chủ quyền Tổ quốc giữa Biển Đông. Những phụ nữ theo chồng ra đảo Trường Sa lập nghiệp khẳng định, họ hoàn toàn có thể sinh sống và vững vàng cầm súng nơi tuyến đầu Tổ quốc.
  • Bắc Kinh đổ lỗi nếu xảy ra xung đột (BaoMoi) - ANTĐ - Trung Quốc đã yêu cầu Nhật Bản không ngăn cản các hoạt động thực thi pháp luật của Trung Quốc ở xung quanh quần đảo tranh chấp mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư còn Nhật Bản gọi là Senkaku.
Bản tin tiếng Anh


  • China builds on border trade (Washington Post) - Russia's accession to the World Trade Organization and the consequent tariff reduction with China implies promising opportunities for Chinese businesses as border trade between the two countries is expected to boom.
  • Trade fair exhibitors adapt to change (Washington Post) - Exhibitors at East China Fair say they are lowering their prices, investing in innovations and targeting customers in emerging markets and at home.
  • Guizhou welcomes investors (Washington Post) - Guizhou wants to encourage investors to help it realize an ambitious vision of building a wholesome well-to-do society by 2020.
  • Manufacturing expands in Feb, but at slower pace (Washington Post) - China's manufacturing industry expanded for the fifth consecutive month in February, but at a weaker pace, influenced by the Spring Festival holiday and a decline in new orders, suggesting a modest economic recovery.
  • Boeing expects deliveries to soar by 60% in 2013 (Washington Post) - Boeing Co is expected to increase its deliveries to China by 60 percent this year, the head of its operation in the country said on Friday, with orders for its full range of aircraft, including its troubled 787 Dreamliner jet.
  • L'Oreal scents success despite slowed growth (Washington Post) - L'Oreal, the world's largest cosmetics and beauty company, has recorded its 12th consecutive year of double-digit growth in China, reaping 12.05 billion yuan ($1.91 billion) in revenue in 2012.
  • Media Markt to close stores by end of April (Washington Post) - Media Markt China Ltd, the electronic products chain owned by Germany's Media-Saturn Holdings and Foxconn Technology Group, will close its seven Chinese stores on March 11, a senior company official said on Wednesday.
  • 10,000 bottles of liquor on the wall (Washington Post) - Dong Hanglin, of Yangzhou, East China's Jiangsu province, adds a porcelain bottle to his collection, Feb 27, 2013. Dong has collected more than 10,000 liquor bottles over 14 years.
  • City splurges 50m on 'luxury' public toilets (Washington Post) - Linfen city in Shanxi province has been criticized online after spending 50 million yuan on "luxury toilets" in the faux style of China's famous buildings.
  • 30 injured in Southwest China quake (Washington Post) - 30 people have been confirmed injured, including 3 seriously, after a 5.5-magnitude earthquake hit SW China's Yunnan province on Sunday afternoon.
  • Tour de force (Washington Post) - Martin Engstroem first visited China in 1997 as part of the production team for the opera Turandot at the Forbidden City.
  • Music migrates across borders (Washington Post) - There's no doubt that I Sing Beijing - a redolent blend of musicians, Western traditions and modern Chinese opera - is an important catalyst in the evolving relationship between the United States and China.
  • Rural doctor who has worn out 20 bikes (Washington Post) - Ma Yuhua, a deputy to 12th National People's Congress, is on her way to visit a patient in Luojiahewan village of Wangtuan town in Tongxin county, Northwest China's Ningxia Hui autonomous region on Feb 28, 2013.
  • Blizzard in NE China (Washington Post) - Heavy snow continues in Changchun, and the city has launched a blizzard contingency plan to deal with the snow. More than 10,000 cleaners and 1,000 snow blowers cleared snow to ensure traffic safety.
  • Japan warned not to cause friction with China (Washington Post) - Japan must be responsible for the consequences should any friction take place due to its disturbance of China's activities around the Diaoyu Islands, a Chinese official said Saturday.
  • Political advisory body startssession (Washington Post) - The First Session of the 12th National Committee of the Chinese People's Political Consultative Conference (CPPCC), the country's top political advisory body, opened in Beijing Sunday.
  • Press gear up for 1st session of 12th CPPCC (Washington Post) - A news conference on the First Plenary Session of the 12th CPPCC National Committee is held at the Great Hall of the People in Beijing, capital of China, March 2, 2013.
  • Drug lord and 3 accomplices executed (Washington Post) - The execution of Myanmar drug lord Naw Kham and his three accomplices on Friday is far from the end of the suffering for some of the families of the victims.
  • Sign of times from people to congress (Washington Post) - Residents in Shanghai display placards with their wishes and concerns for the 2013 National People's Congress and Chinese People's Political Consultative Conference which will start on March 3 and March 5.

Vì sao Hội đồng Giám mục góp ý Hiến pháp?

Hình minh họa
Hội đồng Giám mục Việt Nam nói phải 'xóa bỏ đặc quyền của bất kỳ đảng phái chính trị nào'

Trong Bản nhận định và góp ý gửi tới Ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 hôm 01/03, Hội đồng Giám mục Việt Nam không chỉ bày tỏ bất đồng với Điều 4 mà còn mạnh dạn nêu lên những mâu thuẫn, bất hợp lý trong cơ cấu chính trị tại Việt Nam và những hậu quả mà những mâu thuẫn, phi lý ấy mang đến cho người dân và đất nước.

Có thể nói từ trước tới nay chưa bao giờ các Giám mục Việt Nam thẳng thắn, công khai và mạnh dạn lên tiếng như vậy.

Điểm ‘tử huyệt’ của chế độ

Bản nhận định, góp ý của các Giám mục Việt Nam đã nêu rõ rằng “trong Hiến pháp không nên và không thể khẳng định một cách tiên thiên sự lãnh đạo của bất kỳ đảng phái chính trị nào, vì chủ thể của quyền bính chính trị chính là nhân dân”.

Và vì vậy, cần “xóa bỏ đặc quyền của bất kỳ đảng phái chính trị nào, đồng thời nhấn mạnh vai trò của Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, do dân bầu ra và là đại diện đích thực của nhân dân, chứ không phải là công cụ của một đảng cầm quyền nào”.

Với những nhận định rõ ràng và dứt khoát như vậy, một cách gián tiếp Hội đồng Giám mục muốn loại bỏ Điều 4 khỏi Hiến Pháp dù trước đó năm ngày, Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng cho rằng những ai có tư tưởng muốn bỏ Điều 4 là suy thoái đạo đức, lối sống.

Ngoài việc dám thẳng thắn điểm vào ‘tử huyệt’ của đảng Cộng sản, Bản nhận định và góp ý của các Giám mục còn nêu lên nhiều mâu thuẫn, phi lý trong cơ cấu chính trị ở Việt Nam và những mâu thuẫn, bất hợp lý ấy được thể hiện ngay trong nội dung của Hiến pháp.

Theo nhận định của HĐGM, chính những mâu thuẫn và phi lý ấy là “lý do lớn, dẫn đến tình trạng trì trệ và chậm tiến của Việt Nam về nhiều mặt. Các Giám mục kêu gọi phải có những thay đổi căn bản về “quyền con người”, “quyền làm chủ của nhân dân”, và về việc “thi hành quyền bính chính trị”, trong lần sửa đổi Hiến pháp lần này.

Tiếng nói chính thức, mạnh mẽ

Có thể nói đây cũng là lần đầu tiên các Vị lãnh đạo Giáo hội Công giáo Việt Nam công khai và mạnh mẽ lên tiếng về một việc hệ trọng của đất nước, dân tộc như vậy.

"Một cách gián tiếp Hội đồng Giám mục muốn loại bỏ Điều 4 khỏi Hiến Pháp dù trước đó năm ngày, Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng cho rằng những ai có tư tưởng muốn bỏ Điều 4 là suy thoái."

Vào năm 2002, Hội đồng Giám mục Việt Nam đã có Thư ngỏ gửi lãnh đạo các cơ quan lập pháp của Nhà nước Việt Nam. Trong Thư ngỏ đó các Giám mục Việt Nam đã nhận định rằng để “xây dựng và phát triển một xã hội nhân bản, một xã hội không làm què quặt và hủy hoại con người”, cần phải “xóa giảm những khuyết tật hiện hữu của xã hội”, như “cơ chế xin-cho” và “phát huy những giá trị nhân bản làm cho con người ngày càng trở nên người hơn, sống xứng với phẩm giá của mình hơn”.

Đó lần đầu tiên kể từ năm 1975, Giáo hội Công giáo mới công khai và mạnh dạn nêu những vấn nạn trong xã hội, đặc biệt là cơ chế xin-cho. Tuy vậy, so với những điều được nêu trong Bản nhận định, góp ý lần này, thì nội dung Thư ngỏ đó nhẹ nhàng hơn nhiều.

Trong thời gian qua có một vài Giám mục như Đức cha Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Vinh, ký vào các kiến nghị của các nhân sỹ, trí thức về các vấn đề liên quan đến tình hình đất nước. Mới đây, Đức cha Nguyễn Chí Linh, Giám mục Thanh Hóa và Đức cha Ngô Quang Kiệt, nguyên Tổng Giám mục Hà Nội, cũng ký vào ‘Kiến nghị 72’.

Vào tháng 5 năm 2012, Ủy Ban Công lý và Hòa bình thuộc HĐGM đưa ra một bản “Nhận định về một số tình hình tại Việt Nam hiện nay”, trong đó đề cập đến một số vấn đề nhức nhối, hệ trọng liên quan đến nền kinh tế Việt Nam, luật đất đai, môi trường xã hội, chủ quyền quốc gia, pháp luật, sinh thái, vai trò của trí thức, giáo dục y tế và tự do tôn giáo.

Sáu tháng sau đó cũng Ủy ban này đã có “Bản phúc trình về tình hình công lý, hòa bình và nhân quyền trong xã hội Việt Nam hiện nay”, trong đó nêu rõ những tệ nạn đang xảy ra tại Việt Nam. Sau vụ xử các thanh niên Công giáo và Tin Lành tại Nghệ An mới đây, Ban Công lý và Hòa bình Giáo phận Vinh cũng đã lên tiếng “phản đối bản án phi pháp và bất công”.

Nhưng có thế nói dù rất thẳng thắn, mạnh dạn, những tiếng nói, nhận định hay phúc trình ấy được làm tương đối đơn lẻ, ở cấp thấp và mang tính nội bộ. Chẳng hạn, Bản phúc trình của Ủy ban Công lý không được gửi cho lãnh đạo hay cơ quan nào của Việt Nam mà gửi cho các Giám mục trong HĐGM Việt Nam.

Còn Bản nhận định và góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp lần này được Đức cha Nguyễn Văn Nhơn và Đức cha Hoàng Văn Đạt – Chủ tịch và Tổng Thư ký Hội đồng Giám mục Việt Nam – nhân danh HĐGM VN gửi đến Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp.

Tại sao vào thời điểm này?

Giáo hội đưa ra những nhận định, góp ý như vậy lúc này vì cũng như bao người dân, nhân sỹ, trí thức khác, từ lâu giáo dân, linh mục, tu sỹ và các giám mục Việt Nam thấy rõ những bất cập, phi lý ở Việt Nam và cảm thấy đã đến lúc phải chính thức lên tiếng.
"Sau vụ xử các thanh niên Công giáo và Tin Lành tại Nghệ An mới đây, Ban Công lý và Hòa bình Giáo phận Vinh cũng đã lên tiếng “phản đối bản án phi pháp và bất công”."

Chẳng hạn, Bản phúc trình của Ủy ban Công lý và Hòa bình đã nêu cụ thể bảy vấn nạn – nếu không muốn nói là tệ nạn – đang xảy ra tại Việt Nam, trong đó tình trạng “xử án bất công”, “dùng bạo lực để giải quyết các tranh chấp dân sự” hay “tham nhũng thành quốc nạn”.

Có thể nói những nhận định, góp ý của Hội đồng Giám mục lần này là kết quả của những ưu tư, lo lắng mà các Giám mục đã có từ trước.

Một yếu tố quan trọng khác làm các Giám mục Việt Nam lên tiếng đó là các Ngài ý thức rằng việc sửa đổi Hiến pháp lần này là một việc hệ trọng và cũng là một cơ hội có một không hai giúp Việt Nam có những thay đổi quan trọng để qua đó đất nước thực sự tiến tới tự do, dân chủ, giàu mạnh.

Ngoài ra, trong thời gian vừa qua người dân cũng như nhiều nhân sỹ, trí thức đã mạnh dạn lên tiếng góp ý và muốn có những thay đổi căn bản, quan trọng trong việc sửa đổi Hiến pháp lần này.

Và vì “không hề thờ ơ với tình hình đất nước” và muốn “góp phần nhỏ bé của mình vào công cuộc xây dựng một đất nước phát triển vững bền, dân chủ và nhân ái” như hai Bạn nhận định của Ủy ban Công lý và Hòa bình nêu rõ, Giáo hội không thể im lặng trước sự kiện quan trọng như vậy.

Chọn đồng hành với Dân tộc

Một điểm đáng lưu ý nữa là Hội đồng Giám mục Việt Nam cũng gửi bản nhận định và góp ý đó đến “nhân dân cả nước”.

Và trong phần kết luận, các Giám mục đã nêu rõ mục đính chính của những nhận định, góp ý ấy là muốn “góp phần xây dựng Hiến pháp cho hợp lý và hợp lòng dân”, cũng như “ước mong mọi người dân Việt Nam tích cực góp phần vào việc điều chỉnh Hiến pháp, phục vụ sự phát triển toàn diện và bền vững của dân tộc Việt Nam”.

Có thể nói, qua những nhận định và góp ý ấy, HĐGM Việt Nam muốn chính thức và rõ ràng bày tỏ rằng Giáo hội luôn đồng hành với người dân, với Dân tộc Việt Nam, luôn đứng về phía người dân và với tư cách công dân của mình muốn góp tiếng nói, góp phần của mình để qua đó những quyền căn bản của người dân được tôn trọng, dân tộc Việt Nam được phát triển toàn diện, bền vững.

Cũng nên nhắc lại rằng năm 1980, các Giám mục Việt Nam đã ra một Thư chung kêu gọi con cái mình “sống Phúc âm giữa lòng dân tộc” hay “đồng hành với dân tộc”. Văn kiện này được xem như bản định hướng cho Giáo Hội Công Giáo Việt Nam sau biến cố 1975.

Nhưng kể từ đó, cụm từ “đồng hành với dân tộc” luôn được chính quyền Việt Nam dùng và thường được diễn giải theo hướng có lợi cho mình. Theo cách diễn giải đó, có lúc dân tộc được đồng hóa với đảng, với chế độ. Và như vậy, đồng hành với dân tộc cũng có nghĩa là đồng hành với đảng, với chế độ, hay ít ra không được đi ngược với đường lối, chủ trương, chính sách của đảng.

Qua Bản nhận định và góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp lần này và với việc yêu cầu “xóa bỏ đặc quyền của bất kỳ đảng phái chính trị nào” trong Hiến pháp, Giáo hội muốn có một Hiến pháp thực sự là ‘của dân, do dân và vì dân’, chứ không phải một Hiến pháp của, do hay vì bất cứ một đảng phái chính trị nào.

Bài viết thể hiện quan điểm và văn phong của tác giả, một trí thức Công giáo hiện làm nghiên cứu tại Viện Global Policy, London.

Đoàn Xuân Lộc
Gửi cho (BBC) từ Global Policy Institute, London

Đức Giám mục Vincent Nguyễn Văn Long: Về bức thư của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam góp ý sửa đổi Hiến Pháp

Đức Giám mục Vincent Nguyễn Văn Long: Về bức thư của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam góp ý sửa đổi Hiến Pháp
Cá nhân tôi cho đây là một bức thư đầy qủa cảm, nhậy bén và xác thực với hiện trạng đất nước và thao thức của người con dân Việt khắp nơi. Bức thư đã nói lên tiếng nói ngôn sứ cùa Giáo Hội, tức là nói lên sự thật, nói lên hiện trạng đích thực của đất nước, nói lên thay cho triệu con tim đang thao thức một xã hội dân chủ, văn minh và lành mạnh. Tôi cho rằng đây là một sự đồng hành can trường và bước đi có tính cách quyết định trong cuộc hành trình gian khổ của dân tộc tiến về một tương lai tươi sáng.
Lịch sử khi nhìn lại tiến trình dân chủ hóa của đất nước sẽ ghi nhận bức thư này của HĐGMVN như một mốc điểm quan trọng. Nó là tiếng chuông thức tỉnh lòng người và khích lệ triệu con tim Việt khắp nơi cùng nhau khai thông dòng sông lịch sử và phục hồi một đất nước phì nhiêu của văn minh và tình người.
Radio Australia: Quan điểm của Giám mục về Thư Góp ý của Hội đồng Giám mục Việt Nam?
GM Vincent Nguyễn văn Long: Thưa anh và qúy thính gỉa của đài Radio Australia. Trước khi trả lời câu hỏi này, tôi xin được vắn tắt nói qua về bối cảnh và nội dung bức thư góp ý của Ban Thường Vụ trực thuộc HĐGMVN, Giáo Hội CG. Nhà nước CSVN đã kêu gọi người dân và các tổ chức trong nước đóng góp ý kiến cho dự thảo sửa đổi Hiến Pháp năm 1992. Với tư cách lãnh đạo và đại diện chính thức của Giáo Hội Công Giáo (GHCG) tại Việt Nam, HĐGM qua Ban Thường Vụ đã gửi thư góp ý cho Ủy Ban Dự Thảo của Nhà nước CSVN với một nội dung đầy sâu sắc và thuyết phục. Bức thư phân tích rõ những khó khăn và bế tắc của tình hình đất nước do chế độ độc tài đảng trị gây ra và đề nghị xóa bỏ đặc quyền của bất cứ đảng phái chính trị nào ngay từ trong cấu trúc Hiến Pháp. Tóm lại, phải xóa bỏ xiềng xích của ý thức hệ CS đã trói buộc và kìm hãm sự phát triền của đất nước; và phải trả lại cho người dân quyền quyết định và chọn lựa một chính phủ pháp quyền, của dân, do dân và vì dân.
Cá nhân tôi cho đây là một bức thư đầy qủa cảm, nhậy bén và xác thực với hiện trạng đất nước và thao thức của người con dân Việt khắp nơi. Bức thư đã nói lên tiếng nói ngôn sứ cùa Giáo Hội, tức là nói lên sự thật, nói lên hiện trạng đích thực của đất nước, nói lên thay cho triệu con tim đang thao thức một xã hội dân chủ, văn minh và lành mạnh. Tôi cho rằng đây là một sự đồng hành can trường và bước đi có tính cách quyết định trong cuộc hành trình gian khổ của dân tộc tiến về một tương lai tươi sáng.
Người Công giáo Việt Nam ở Úc nói riêng và ở nước ngoài nói chung nghĩ gì về Thư Góp ý này?
GM Vincent Nguyễn văn Long: Thưa anh và thính gỉa của đài. Theo sự thẩm định của tôi, bức thư của HĐGMVN đã mang lại cho tất cả đồng bào Công Giáo hải ngoại một niềm hy vọng mới và một sự động viên về vai trò làm muối men cho đời, nhất là cho quê hương đất nước. Người Việt Công Giáo tại Úc nói riêng rất vui mừng về bức thư thề hiện lập trường của GHCG trong hiện tình đất nước và dưới ánh sánh Tin Mừng. Có lẽ vì hoàn cảnh địa lý và truyền thống nối kết hài hòa, người Việt Công Giáo tại Úc luôn tiên phong trong các vấn đề liên qua tới Giáo Hội và quê hương. Do đó, tôi thiển nghĩ là bức thư có tác dụng như một luồng gío mới, làm tác động sâu xa vào lòng người Việt Công Giáo tha hương. Như mọi người đều biết, người Công Giáo chúng tôi đang mong chờ vị lãnh đạo Giáo Hội hòan vũ mới thay cho vị tiền nhiệm Bênêdictô 16 đã từ chức. Chúng tôi đang chờ luồng gió mới của Chúa Thánh Thần thổi vào lòng Giáo Hội. May thay, chính luồng gió mới của Chúa Thánh Thần đang thổi vào làm canh tân Giáo Hội tại quê nhà và qua đó, cũng sẽ làm đổi mới quê hương đang nghiệt ngả trong sa mạc của chủ nghĩa Cộng Sàn.
Theo Giám mục, trong những điểm đề nghị được Hội đồng Giám mục Việt Nam nêu ra, điểm nào quan trọng nhất và cần được ưu tiên thực hiện?
GM Vincent Nguyễn văn Long: Đọc bức thư, tôi thật tâm đắc với những phân tích sắc bén và những đề nghị thuyết phục của HĐGMVN. Nếu nói là điểm nào quan trọng nhất thì theo tôi, đó là điểm nói về việc thi hành quyền chính trị của người dân. Ở đây tôi xin mở ngoặc nói là vai trò của Giáo Hội không chỉ giới hạn vào những vấn đề thuần túy tôn giáo. Chúng tôi còn có bổn phận đưa đạo vào đời và đóng góp vào những vấn đề xã hội dưới ánh sáng Tin Mừng. Chúng tôi không thể vô cảm và nhất là càng không thể làm công cụ cho bất cứ chế độ nào. Do đó, việc gióng lên tiếng nói ngôn sứ ngay cả trong những bế tắc có tính chính trị không đi ra ngoài vai trò cùa Giáo Hội.
Với quan niệm đó, thưa anh và qúy thính gỉa, việc đưa ra một đề nghị cho vấn đề chính trị nóng bỏng của đất nước là một bổn phận và trách nhiệm thiêng liêng của chúng tôi, những người lãnh đạo tôn giáo. Tôi cho rằng đề nghị cuối cùng trong bức thư của HĐGMVN là điểm quan trọng nhất. Tôi xin trích nguyên văn: “Phải vượt qua sự bất hợp lý từ trong cấu trúc Hiến pháp, bằng cách xóa bỏ đặc quyền của bất kỳ đảng phái chính trị nào, đồng thời nhấn mạnh vai trò của Quốc Hội là “cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất”, do dân bầu ra và là đại diện đích thực của nhân dân, chứ không phải là công cụ của một đảng cầm quyền nào.”
Nói một cách khác, nguyên nhân của mọi bế tắc mà đất nước đang phải đương đầu hiện nay chính là một hệ thống chính trị không phải của dân, do dân và vì dân. Chỉ khi nào chúng ta tháo bỏ xiềng xích của một hệ thống độc tài đảng trị, một ý thức hệ ngoại lai và đã bị khai trừ tại đại đa số các quốc gia tiên tiến, chúng ta mới có hy vọng kiến tạo một xã hội dân chủ, văn minh và lành mạnh.
Hôm thứ Hai 25/2 Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng cho rằng các “luồng ý kiến” đòi hỏi xóa bỏ điều 4 Hiến pháp, đòi đa nguyên, đa đảng, đòi tam quyền phân lập… là “suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức”.
GM Vincent Nguyễn văn Long: Những lời của ông Tổng Bí Thư có đáng để chúng ta bình luận không thì tôi để cho qúy vị thính gỉa tự trả lời. Tôi cho rằng những lời này phát xuất từ một tư tưởng đóng khung trong qúa khứ và trong một ý thức hệ cũng thuộc về qúa khứ. Tới thế kỷ của cách mạng thông tin mà còn có những nhà lãnh đạo sống trong ảo tưởng của một hệ thống chính trị, tư tưởng, đạo đức cách mạng CS của thập niên 50.  Thật đáng buồn cho đất nước.
Nhưng chỉ sau đó vài ngày, vào ngày 1/3, qua Thư Góp ý, HĐGM VN cũng đã gần như hoàn toàn đòi hỏi xóa bỏ những điều trên, như xóa bỏ điều 4, đòi tam quyền phân lập, đòi xóa bỏ sự áp đặt thống trị của một ý thức hệ và tư tưởng duy nhất hiện hành ở Việt Nam …Như vậy liệu có thể xem như HĐGM VN cũng đã “suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức” hay sao? Giám mục nhận định thế nào về sự kiện này?
GM Vincent Nguyễn Văn Long: Một lần nữa, tôi tôn trọng sự suy nghĩ của qúy thính gỉa. Ai thể hiện sự “suy thoái”? Đất nước ta, dân tộc ta vì sao bị “suy thoái” thì chúng ta có thể dễ dàng kết luận. Không cần phải phân bua trước những lời phát biểu không đáng để chúng ta bình luận.
Các chương trình hành động cụ thể của cộng đồng CG người Việt ở hải ngoại nói chung và ở Úc nói riêng sẽ ra sao để hỗ trợ v.v… cho bản kiến nghị trên. Các Giám muc VN ở Hải ngoại có lên tiếng hiệp thông/đồng tình chung với HDGMVN trong nước không ?
GM Vincent Nguyễn văn Long: Thưa anh và thưa qúy thính giả. Ngay khi bức thư được phổ biến, chúng tôi các giám mục, linh mục Việt Nam và các tổ chức truyền thông Công Giáo tại hải ngọai đã tìm cách để hiệp thông và hậu thuẫn HĐGMVN trước một hành động  đầy sự can đảm và tính tiên tri. Trong những ngày xắp tới, chúng tôi sẽ tổ chức những buổi cầu nguyện và ký thỉnh nguyện thư, ủng hộ bức thư của HĐGMVN và đồng hành với Giáo Hội và quê hương. Đất nước Việt Nam có thể nói đang đi đến một bước ngoạch lịch sử: hoặc là chúng ta tiếp tục con đường tiến lên Xã Hội Chú Nghĩa mà thực chất là một con đường dẫn tới sự băng hoại  và bế tắc toàn diện như đang diễn ra hiện nay. Đó là chưa nói đến hiểm họa về chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ –một thử thách mà các nhà lãnh đạo CSVN hoàn toàn bất lực và thông đồng. Chúng ta có chọ lựa thứ hai là chấm dứt chế độ độc đảng, là phục hồi “quyền làm chủ của người dân”, là “lấy truyền thống văn hóa dân tộc làm nền tảng tư tưởng và điều hành xã hội”, là thực hiện một tiến trình dân chủ dẫn đến một “nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân”.
Tất cả những điều này không phải là do những thế lực thù địch, hay những kẻ phản động theo diễn tiến hòa bình phát động. Nó càng không phải là do “suy thoái chính trị, đạo đức và tư tưởng” mà ngài Tổng Bí Thư đã cảnh cáo. Tôi cho rằng, những đề nghị của HĐGMVN là tiếng nói từ lòng dân tộc, tiếng nói của lương tâm xã hội, tiếng nói của sự thật, tiếng nói của những khao khát chân chính. Tôi cho rằng, tiếng nói này không chỉ cho người Công Giáo. Nó là tiếng chuông hiệu triệu cho toàn dân tộc, không phân biệt tôn giáo, giai cấp hay khuynh hướng chính trị. Chúng ta chỉ có một tương lai tươi sáng cho đất nước nếu chúng ta tháo ra khỏi mình xiềng xích của một hệ thống chính trị lỗi thời, “một hệ ý thức duy nhất đã kìm hãm tư duy sáng tạo của người dân Việt Nam.”
Lịch sử khi nhìn lại tiến trình dân chủ hóa của đất nước sẽ ghi nhận bức thư này của HĐGMVN như một mốc điểm quan trọng. Nó là tiếng chuông thức tỉnh lòng người và khích lệ triệu con tim Việt khắp nơi cùng nhau khai thông dòng sông lịch sử và phục hồi một đất nước phì nhiêu của văn minh và tình người.
Xin cám ơn anh và qúy thính gỉa của Đài Radio Australia.
(Radio Australia)

Không đưa cuộc chiến 1979 vào SGK là có tội với dân tộc

Cuộc chiến tranh biên giới 1979 là một trong những trang sử vàng oanh liệt chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Dù chỉ kéo dài hơn một tháng nhưng sự khốc liệt và tinh thần anh dũng của quân và dân ta đã viết tiếp lịch sử hào hùng của đất nước.
Thế nhưng tiếc thay đã 34 năm qua, cuộc chiến ít được nhắc tới khiến thế hệ trẻ hôm nay không ít người mơ hồ, thậm chí không biết gì về cuộc chiến tranh này. Nó xuất hiện trong sách giáo khoa chỉ vẻn vẹn hơn 10 dòng là điều day dứt bởi lãng quên lịch sử không chỉ có tội với những anh hùng liệt sĩ và những người đã khuất trong cuộc chiến tranh vệ quốc oai hùng này mà còn có tội với cả hậu thế mai sau.
Vì vậy gần đây, trên nhiều diễn đàn, các nhà khoa học giáo dục, khoa học lịch sử đã đặt vấn đề cần phải đưa cuộc chiến trang vệ quốc năm 1979 vào sách giáo khoa một cách hợp lý trên tinh thần viết đúng như nó đã từng diễn ta. Đây là đòi hỏi khách quan, khoa học và chính đáng không chỉ là của lịch sử mà còn là tâm nguyện của dân tộc.
Trả lời báo Tuổi trẻ ngày 24/2/2013 (bài Cuộc chiến bảo vệ biên giới 1979: Cần đưa đầy đủ vào sử sách), GS. Vũ Dương Ninh, Ủy viên đoàn chủ tịch Hội KHLS Việt Nam cho rằng rằng đây là thời điểm thích hợp để bổ sung sự kiện này vào SGK: “Cuộc chiến tranh biên giới diễn ra đã khá lâu, đủ độ lùi lịch sử để đưa vào SGK phổ thông cho thế hệ con cháu của chúng ta hiểu được từng xảy ra một sự việc: người Trung Quốc đã tấn công người VN, xâm lược lãnh thổ Việt Nam và chúng ta đã phải tiến hành một cuộc kháng chiến để bảo vệ lãnh thổ.”.
Cùng bài báo trên, GS. Nguyễn Minh Thuyết khẳng định: “Nếu có một cuộc biên soạn SGK phổ thông mới và được đảm nhận trách nhiệm chủ biên, tôi sẽ đưa vào SGK những bài liên quan đến sự kiện đấu tranh chống giặc ngoại xâm ở biên giới phía Bắc”. Không chỉ dừng ở sách giáo khoa Lịch sử, GS. Thuyết còn muốn đưa vào các môn khác những câu chuyện, thơ, bài viết ca ngợi cuộc đấu tranh của dân tộc, ca ngợi những người con đất Việt đã chiến đấu, hi sinh vì Tổ quốc ở giai đoạn lịch sử bi tráng này.
GS. Đinh Xuân Lâm, Hội Lịch sử Việt Nam cũng khẳng định: “Tôi rất tán đồng đưa cuộc chiến bảo vệ biên giới 1979 vào sách giáo khoa vì đây là vấn đề quan trọng đứng về mặt lịch sử để khẳng định thực tế, để học sinh hiểu rõ lịch sử, tránh nghe những thông tin xuyên tạc” và “cần phải vinh danh những tấm gương cụ thể, những chiến công cụ thể, giống như những cuộc chiến chống Nguyên Mông, Minh, Thanh, Pháp, Mỹ...” .
Ông Đỗ Ngọc Thống, Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học Bộ GD-ĐT, thường trực Ban biên soạn chương trình - SGK sau năm 2015 cho biết: “Không chỉ SGK lịch sử mà ở các môn học khác cũng có thể nghiên cứu đưa các nội dung mới phù hợp. Ví dụ như ở SGK địa lý hoàn toàn có thể đưa vào các nội dung mới hơn về biển đảo, giáo dục ý thức về bảo toàn lãnh thổ VN.”
Trả lời báo Dân trí ngày 21/2, GS.TS Đỗ Thanh Bình - Khoa Lịch sử Trường ĐH Sư phạm Hà Nội nói: “Người Trung Quốc có những chuyện không thật mà họ vẫn đưa vào SGK như vấn đề biển Đông, họ đưa vào bản đồ, vào quả địa cầu cho học sinh học. Huống gì đây là sự thật mà ta lại không đưa vào SGK. Ta không dựng nên chuyện, đó là sự thật”.
Chúng ta hi vọng và mong đợi sự cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc năm 1979 sẽ được sớm đưa vào SGK như một trang sự vàng chống ngoại xâm. Hào khí của Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, của cuộc kháng chiến chống thực dân,  đế quốc, ngoại xâm trong thế kỉ qua lại một lần nữa như được sống dậy hào hùng trong các trang sách để các em biết nâng niu, quý trọng cuộc sống hôm nay đồng thời biết nâng cao cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu đến hơi thở cuối cùng mỗi khi Tổ quốc Việt Nam yêu dấu bị xâm lăng, phải không các bạn?
Bùi Hoàng Tám
(Trần nhương.com)

LHQ kêu gọi Việt Nam phóng thích 3 nhà hoạt động công đoàn trẻ

Đối tác cao cấp của công ty luật Woodley & McGillivary, ông Gregory McGillivary.

​Việc Việt Nam bỏ tù ba nhà hoạt động đấu tranh cho quyền lợi công nhân gồm Đỗ Thị Minh Hạnh, Đoàn Huy Chương, và Nguyễn Hoàng Quốc Hùng là hành động giam giữ tùy tiện, đi ngược lại Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị của công dân mà Hà Nội đã tham gia ký kết. Đó là kết luận của Nhóm công tác Liên hiệp quốc chuyên điều tra về giam giữ tùy tiện (UNWGAD) trong bản công bố số 42/2012 vừa được Liên đoàn Lao động Việt phổ biến ngày 1/3.

UNWGAD yêu cầu nhà nước Việt Nam có biện pháp cần thiết để sửa chữa sai lầm trong vụ án của Hạnh, Chương, Hùng và tuân thủ các tiêu chuẩn, tiêu chí của những cam kết nhân quyền quốc tế.

Theo UNWGAD, xét về tất cả các khía cạnh của vụ việc, biện pháp sửa chữa thích hợp nhất đối với nhà cầm quyền Hà Nội là phóng thích ngay lập tức ba nhà hoạt động công đoàn này cũng như bồi thường những thiệt hại cho họ theo điều 9 của Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị.

Phán quyết vừa nêu của Nhóm công tác Liên hiệp quốc chuyên điều tra về giam giữ tùy tiện được đưa ra sau khi tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế Freedom Now cùng với công ty luật Woodley & McGillivary chuyên bảo vệ quyền lợi cho người lao động và các tổ chức công đoàn có trụ sở tại Mỹ đại diện cho 3 nhà hoạt động Hạnh, Chương, Hùng gửi thư yêu cầu các chuyên gia độc lập của Liên hiệp quốc điều tra và xác nhận rằng việc Hà Nội bỏ tù 3 nhân vật đấu tranh bảo vệ quyền lợi cho công nhân là tùy tiện và vi phạm luật pháp quốc tế.
Ba nhà hoạt động này bị tùy tiện kết tội ‘vi phạm an ninh quốc gia’, một điều hoàn toàn không có thật...Chính quyền Việt Nam tuyên bố ủng hộ quyền của công nhân, quyền được tổ chức hoạt động. Nhưng thực tế, họ lại dành các bản án về tội ‘vi phạm an ninh quốc gia’ cho các hoạt động tổ chức công nhân đình công đòi quyền lợi cho người lao động...
Thỉnh nguyện thư tố cáo chính quyền Việt Nam tiếp tục vi phạm các quyền căn bản của công dân bao gồm quyền tự do lập hội và tự do bày tỏ quan điểm khi tống giam Hạnh, Chương, Hùng vì các hoạt động hợp pháp của 3 nhà tổ chức công đoàn này.

Đối tác cao cấp của công ty luật Woodley & McGillivary, ông Gregory McGillivary, nói với VOA Việt ngữ:

“Ba nhà hoạt động này bị tùy tiện kết tội ‘vi phạm an ninh quốc gia’, một điều hoàn toàn không có thật. Thật ra, họ bị kêu án từ 7 tới 9 năm tù dựa trên các hoạt động tổ chức công nhân. Chính quyền Việt Nam tuyên bố ủng hộ quyền của công nhân, quyền được tổ chức hoạt động. Nhưng thực tế, họ lại dành các bản án về tội ‘vi phạm an ninh quốc gia’ cho các hoạt động tổ chức công nhân đình công đòi quyền lợi cho người lao động.”

Sau khi Nhóm Công tác Liên hiệp quốc nhận được thỉnh nguyện thư, họ đã chuyển cho Việt Nam để Hà Nội hồi đáp trong 90 ngày.

Trong phần phúc đáp của mình, Việt Nam nói các tố cáo này “thiếu bằng chứng thuyết phục, sai lệch, và xuất phát từ động cơ chính trị xấu nhằm bôi nhọ hệ thống tư pháp của Việt Nam”.

Ba nhà hoạt động Đoàn Huy Chương, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đỗ Thị Minh Hạnh
Ba nhà hoạt động Đoàn Huy Chương, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đỗ Thị Minh Hạnh

​​Hà Nội tố cáo ngược lại rằng ba nhà hoạt động Hạnh, Chương, Hùng thành lập và là thành viên của Hiệp hội Đoàn kết Công-Nông, một tổ chức độc lập bị nhà nước xem là bất hợp pháp.

Việt Nam nói Hạnh, Hùng, Chương đã “hợp tác với các thế lực phản động trong và ngoài nước, kích động công nhân xí nghiệp giày Mỹ Phong ở Trà Vinh đình công gây mất trật tự -an ninh xã hội”.

Ngoài ra, Hà Nội còn cáo buộc ba nhà hoạt động này đã “in và rải truyền đơn chống phá nhà nước”.

Việt Nam khẳng định việc bắt giữ, điều tra, và giam cầm ba nhà hoạt động trẻ này hoàn toàn tuân thủ luật Việt Nam, theo đúng các chuẩn mực và quy ước quốc tế về nhân quyền.

Ba nhà hoạt động trong độ tuổi đôi mươi đấu tranh bênh vực cho quyền lợi công nhân bị tuyên án từ 7 đến 9 năm tù hồi năm 2010 về tội danh “phá rối an ninh trật tự nhằm chống lại chính quyền nhân dân”, theo điều 89 Bộ luật Hình sự.

Nhà hoạt động Đoàn Huy Chương từng bị kết án 1 năm rưỡi tù giam về tội “lợi dụng quyền tự do dân chủ” hồi năm 2007. Anh là một trong những người sáng lập Hiệp hội Đoàn kết Công-Nông.

Vụ việc của Hạnh, Chương, Hùng đã khiến nhiều tổ chức bảo vệ nhân quyền trên thế giới lên án thành tích nhân quyền của Việt Nam. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch gọi các bản án này là “tàn nhẫn” và “vi phạm quyền con người nghiêm trọng”.

Theo Freedom Now, tại phiên xử, cả ba nhà hoạt động đều không có người đại diện pháp lý, không được trình bày để tự bảo vệ mình, và trong suốt thời gian bị giam cầm, họ bị đánh đập nhiều lần cũng như bị cưỡng bức lao động dù tình trạng sức khỏe có vấn đề nghiêm trọng.

Trà Mi-VOA

"Quân đội ta trung với Ðảng, hiếu với dân..."

"Quân đội ta trung với Ðảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng" - đó là lời Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người khẳng định bản chất cách mạng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Tác giả, cựu chiến binh Vũ Tiến Anh đã sử dụng nội dung cơ bản của tư tưởng chỉ đạo này để đặt tên cho bài viết gửi Báo Nhân Dân. Theo tác giả, ông không thể im lặng trước việc một số người nhân việc tổ chức lấy ý kiến của nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 để đưa ra ý kiến đòi "phi chính trị hóa quân đội", thậm chí xuyên tạc một nội dung của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992...
Tôi viết bài này gửi tới Báo Nhân Dân sau một sự kiện là niềm tự hào của gia đình tôi. Ðó là cuối tháng 2 vừa qua, con trai đầu của tôi đã lên đường nhập ngũ, từ nay gia đình tôi có ba thế hệ là "Bộ đội Cụ Hồ". Cha tôi nhập ngũ từ kháng chiến chống thực dân Pháp, sau đó chiến đấu trên chiến trường miền nam, ông đã về hưu gần 20 năm; tôi nhập ngũ đầu năm 1975, tuy không được tham gia cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975, nhưng tôi từng chiến đấu ở biên giới Tây Nam, nay đã chuyển ngành. Sức yếu nên cha tôi không cùng mọi người tiễn cháu tới nơi tập trung. Ông cầm tay cháu dặn dò: "Từ nay là "Bộ đội Cụ Hồ" rồi cháu nhé!". Tôi biết đó là lời gan ruột của ông. Như mọi người Việt Nam, cha con tôi đều mang trong mình dòng máu yêu nước của tổ tiên. Tuy nhiên, qua tâm sự của cha, qua năm tháng trong quân ngũ, rồi về sau tìm hiểu, tôi tin chắc nếu không được dẫn dắt bởi một tư tưởng chính trị đúng đắn thì lòng yêu nước sẽ rất dễ lạc hướng. Thời đất nước còn bị chia cắt, quân đội Sài Gòn hô hét "Tổ quốc - danh dự - trách nhiệm", song khẩu hiệu đó có nghĩa lý gì khi đội quân ấy phải "tầm gửi" vào túi tiền của ngoại bang và dùng súng bắn lại đồng bào? Nên đội quân ấy đã thất bại thảm hại, mặc dù "có lục quân và không quân đứng thứ 4 thế giới, hải quân đứng thứ 9 thế giới", "có ưu thế 2 lần về quân số, 4 lần về xe tăng và đại bác, hơn tuyệt đối về không quân và hải quân" so với Quân đội nhân dân Việt Nam (QÐND Việt Nam). Rộng hơn và xa hơn, các đội quân viễn chinh từ phương Tây tới Việt Nam, sau này đến Afghanistan, Iraq,... đều nhân danh bảo vệ đất nước của họ, "bảo vệ thế giới tự do", "chống khủng bố", "bảo vệ nhân quyền",... Nhưng các chiêu bài ấy không che đậy được sự thật là họ từng đẩy nước ta vào cảnh lầm than, đang đẩy xã hội Iraq, Afghanistan lâm vào cảnh rối ren với cái chết của hàng trăm nghìn người dân lành vô tội. Những hành động đó vì mục đích "phi chính trị" hay sao?
Là người am hiểu về lý luận và thực tiễn quân sự, có tầm nhìn xa trông rộng về bản chất, vai trò của lực lượng vũ trang cách mạng trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, ngay từ khi thành lập Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân (năm 1944) - tiền thân của QÐND Việt Nam, Bác Hồ đã dứt khoát khẳng định vai trò tổ chức, lãnh đạo của Ðảng Cộng sản Việt Nam đối với quân đội cách mạng, khẳng định tính tất yếu của quan hệ chặt chẽ giữa quân sự và chính trị. Ngày 25-10-1951, tại Trường chính trị trung cấp quân đội, Người nói: "Quân sự mà không có chính trị như cây không có gốc, vô dụng lại có hại. Quân đội ta là quân đội nhân dân. Nhân dân có Ðảng lãnh đạo, Ðảng có chính cương, chính sách. Ðã là quân đội nhân dân thì phải học chính sách của Ðảng". (Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 6, NXB Chính trị Quốc gia, H.2009, tr.318). Và trong Chỉ thị thành lập Ðội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, Người viết: "Ðội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân nghĩa là chính trị trọng hơn quân sự. Nó là đội tuyên truyền. Vì muốn có kết quả thì về quân sự, nguyên tắc chính là tập trung lực lượng, cho nên, theo chỉ thị mới của Ðoàn thể, sẽ chọn lọc trong hàng ngũ những du kích Cao - Bắc - Lạng số cán bộ và đội viên kiên quyết, hăng hái nhất và sẽ tập trung một phần lớn vũ khí để lập ra đội chủ lực". Thực tế đã chứng minh, dưới sự tổ chức, lãnh đạo của Ðảng, QÐND Việt Nam đã trở thành lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang để đương đầu, đánh thắng các thế lực ngoại xâm có tiềm lực quân sự mạnh gấp nhiều lần. Thực tế cũng chứng minh, dưới sự lãnh đạo, giáo dục, rèn luyện của Ðảng, quân đội ta đã có đường lối chính trị, mục tiêu, lý tưởng chiến đấu đúng đắn, có khả năng xác định đối tượng tác chiến cụ thể,... Ðó là các yếu tố nền tảng để QÐND Việt Nam xác định phương hướng tổ chức và xây dựng lực lượng. Nhìn lại lịch sử, gần 70 năm qua, QÐND Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Ðảng Cộng sản Việt Nam đã cùng toàn dân hoàn thành rất xuất sắc nhiệm vụ giải phóng đất nước, và đang ngày đêm bảo vệ vững chắc Tổ quốc. 
Cho nên tôi rất phẫn nộ, khi thấy gần đây xuất hiện ý kiến đánh giá của một số người về một luận điểm rất quan trọng của Bác Hồ về bản chất của QÐND Việt Nam. Từ sự kiện ngày 26-5-1946 tại Lễ khai giảng của Trường võ bị Trần Quốc Tuấn, Bác Hồ đã trao tặng cán bộ, học viên nhà trường lá cờ đỏ có thêu dòng chữ "Trung với Ðảng, Hiếu với Dân", có người đặt ra câu hỏi: "Không hiểu sao, sau này người ta lại thêm, không còn ngắn gọn, kéo dài Lời dạy của Bác Hồ đối với quân đội từ 24 chữ thành 46 chữ, bộ đội ta khó nhớ". Người khác liên hệ với Ðiều 70 (sửa đổi, bổ sung Ðiều 45) của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 với nội dung: "Lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Ðảng Cộng sản Việt Nam, Tổ quốc và nhân dân, có nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ Ðảng, Nhà nước, nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa, cùng toàn dân xây dựng đất nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế", để cho rằng: "... "Trung với nước, hiếu với dân" là sự tổng kết cô đọng nhất về nhiệm vụ và mục đích tối thượng của quân đội ta" rồi quy kết việc sửa thành "Trung với Ðảng, hiếu với dân" là "vô nghĩa" và "những người bỏ vế "Trung với nước" như thế là chống lại Hồ Chí Minh chứ không phải làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh". Người khác trả lời phỏng vấn trên BBC: "Trước đây, Hồ Chủ tịch chỉ nói quân đội phải trung với nước, hiếu với dân... Lâu nay người ta nói học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh mà sao bây giờ người ta lại muốn làm trái là thế nào? Sao lại thay đổi ý kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh?". Tôi rất thất vọng, vì trong những người phát ngôn như thế, có người từng nhiều năm phục vụ trong quân đội!
Xem xét về lịch sử, người cẩn trọng sẽ thấy lời căn dặn "Trung với Nước, Hiếu với Dân" của Bác Hồ ra đời vào thời điểm tháng 5-1946, tình hình đất nước rất phức tạp. Trước vô vàn khó khăn, phải đối phó với nhiều kẻ thù, nên để chuẩn bị lực lượng trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp, tập hợp khối đoàn kết toàn dân, thành lập Chính phủ liên hiệp kháng chiến với sự có mặt của đại diện nhiều thành phần, đảng phái. Về danh nghĩa Ðảng ta tuyên bố tự giải tán; nhưng thực tế là Ðảng rút vào hoạt động bí mật. Ðây là lý do để Bác Hồ không nhắc tới "Ðảng" khi Người tới dự lễ khai giảng khóa đầu tiên Trường võ bị Trần Quốc Tuấn. Tại đây, Bác nói với học viên: "Anh em có nhiều giai cấp, tư tưởng khác nhau, trước hết phải đoàn kết, đoàn kết thật thà. Phải có kỷ luật cả về tinh thần lẫn vật chất. Phải noi gương anh dũng của anh em binh sĩ hồi khởi nghĩa để làm gương cho các lớp về sau", rồi Người căn dặn: "Mong rằng anh em ở đây, bao giờ cũng phải làm theo hai khẩu hiệu mà nó là cái mục đích của anh em: Trung với nước, hiếu với dân".
Vì muốn đi từ quy kết đến phủ nhận vai trò lãnh đạo của Ðảng Cộng sản Việt Nam đối với QÐND Việt Nam, người nêu ý kiến lệch lạc trên lại bộc lộ "tầm nhìn không qua ngọn cỏ" của chính mình. Cho rằng Ðiều 70 (sửa đổi, bổ sung Ðiều 45) của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 có "tầm nhìn không qua ngọn cỏ", song người đó  không biết sau này, khi vai trò lãnh đạo cách mạng của Ðảng đã được khẳng định công khai, trong Bài nói trong buổi chiêu đãi mừng quân đội ta 20 tuổi (đăng Báo Nhân Dân ngày 23-12-1964), Bác Hồ nói rất cụ thể: "Quân đội ta trung với Ðảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng. Cán bộ và chiến sĩ thương yêu nhau như ruột thịt, chia ngọt sẻ bùi. Quân và dân như cá với nước, đoàn kết một lòng, học hỏi, giúp đỡ lẫn nhau" (Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 11, NXB Chính trị Quốc gia, H.2009, tr.350). Vậy, chính họ là người hiểu trái ý kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, phải biết xấu hổ vì phát ngôn tùy tiện.
Trong gia đình, cha con tôi cùng là cựu chiến binh, ngày 22-12, ngày 27-7, ngày thành lập đơn vị,... cha con tôi đều gặp gỡ đồng đội cũ, đến Nghĩa trang liệt sĩ thắp nén tâm nhang. Nhiều lần cha tâm sự với tôi: "Cha may mắn là lành lặn trở về, bao nhiêu đồng đội của cha không được như thế!", nói xong ông lại rơm rớm nước mắt. Mỗi lần nghe cha tâm sự, tôi càng thấy thấm thía. Ðể có cuộc sống hôm nay, để chúng ta có thể tự hào là người Việt Nam, đã có hàng vạn, hàng vạn "Anh Bộ đội Cụ Hồ" ngã xuống, trong số đó, có rất nhiều người là đảng viên cộng sản. Họ luôn đi đầu trên trận tuyến chống quân thù, sẵn sàng hy sinh vì lời thề: "Trung với Ðảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng". Những năm tháng này, cán bộ, chiến sĩ trong LLVT vẫn có mặt ở mọi miền Tổ quốc. Họ vượt mọi khó khăn gian khổ để nắm chắc cây súng bảo vệ Tổ quốc. Họ sống cùng nhân dân, giúp đỡ nhân dân lúc khó khăn, cùng nhân dân xóa đói, giảm nghèo. Tôi kính trọng họ, vì họ là người yêu nước chân chính, không huênh hoang tự coi mình yêu nước hơn người khác. Họ không kiêu căng, mà bình dị, dù đã đổ nhiều mồ hôi, công sức, thậm chí cả xương máu của mình đóng góp cho Tổ quốc. Hàng triệu người con ưu tú của Tổ quốc đã và đang sống như thế. Tôi tin vào điều đó, và tin con trai tôi sẽ xứng đáng là "Anh Bộ đội Cụ Hồ".

Vũ Tiến Anh

(Báo Nhân dân)

Khi độc tài dẫn tới quân phiệt

Tranh cãi có nên để cụm từ “Lực lượng Vũ trang phải trung thành với Đảng Cộng sản” trong lần sửa đổi hiến pháp này ngày càng gay gắt khi báo Đảng đăng những bài nghị luận tôn vinh vai trò của Đảng trước lịch sử và cho rằng phủ nhận vai trò này là vô ơn và phản động.
Mặc Lâm tìm hiểu thêm qua ý kiến của những sĩ quan cao cấp của quân đội nhân dân Việt Nam về lập luận này.
Chuyển đổi từ Tổ quốc sang từ Đảng
Nói chuyện trên đài truyền hình Việt Nam vào ngày 28 tháng Hai vừa qua đại tá Bùi Quang Cường, Viện phó Viện Khoa học Xã hội Nhân văn, học viện Chính trị Bộ quốc phòng cho rằng “quan điểm "Phi chính trị hóa quân đội" là một thủ đoạn nham hiểm trong chiến lược "Diễn biến hòa bình" của thế lực thù địch hòng chống phá cách mạng nước ta. Đây là luận điệu phản động, phản khoa học nhằm phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, làm suy yếu sức chiến đấu của quân đội.”
Nguyên nhân dẫn đến những phê phán nặng nề của một sĩ quan chuyên về Chính trị như đại tá Cường phát xuất từ kiến nghị 72 yêu cầu bỏ điều 70 trong bản dự thảo hiến pháp năm 92 do ông Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Sinh Hùng chủ trương ghi rằng: “Lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Đảng công sản Việt Nam, Tổ Quốc và nhân dân…” Câu này theo nguyên văn của điều 45 trong Hiến pháp năm 92 ghi rõ: “Các lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân, có nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu…”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói quân đội phải trung với nước, trung với nước, hiếu với dân. Chữ nước được nhấn mạnh và cái điều đó tôi cho là đúng 100% không phải là “phi chính trị quân đội” đâu mà quân đội phải phục vụ tổ quốc phục vụ nhân dân - Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh
Quân đội nhân dân Việt Nam
Quân đội nhân dân Việt Nam
Chuyển đổi chỉ một chữ từ Tổ quốc sang Đảng có sức mạnh đẩy lệch cả một sự kiện lịch sử chỉ xảy ra chưa đầy 70 năm, đã và đang khoét sâu mối bất bình giữa người thật sự muốn Hiến pháp phải là nguyện vọng của người dân và những người muốn giữ vai trò của Đảng càng cao càng tốt. Nó cũng kéo những cựu chiến binh từng chiến đấu trong hai cuộc chiến tranh giữ nước ra khỏi giấc mơ về sự trong sáng của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Mục đích chuyển đổi sự trung thành của quân đội từ Tổ quốc sang Đảng dù có biện luận, giải thích thậm chí áp đặt như thế nào chăng nữa cũng lộ ra khiếm khuyết khó che dấu về lịch sử Đảng và những ngày đầu tiên thành lập quân đội.
Làm sao phủ nhận được vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi chính ông là người đứng ra thành lập một quân đội bắt đầu chỉ 34 thành viên yêu nước? Ông cũng là người tư lệnh đầu tiên của quân đội nhân dân Việt Nam đưa ra huấn lệnh “Trung với nước hiếu với dân” chứ không bao giờ là trung với Đảng trước khi nói đến dân cả.
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, người lên tiếng mạnh mẽ nhất về điều mà giới lãnh đạo Đảng hiện nay đang nhắm tới cho biết quan điểm của ông:
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói quân đội phải trung với nước, trung với nước, hiếu với dân. Chữ nước được nhấn mạnh và cái điều đó tôi cho là đúng 100% không phải là “phi chính trị quân đội” đâu mà quân đội phải phục vụ tổ quốc phục vụ nhân dân. Bởi vì quân đội xuất phát từ con em nhân dân mà ra do Chủ tịch Hồ Chí Minh thành lập cho nên phải thay đổi cái câu “Lực lượng vũ trang phải trung thành với Đảng Cộng sản” thành câu “Lực lượng vũ trang phải trung thành với tổ quốc Việt Nam”
Tổ quốc Việt Nam thì trong đó đã có Đảng Cộng sản ở trong đó rồi. Nếu bảo vệ được tổ quốc thì Đảng còn, nếu không bảo vệ được thì đảng mất mà nếu không mất thì phải lệ thuộc.
Nói phải trung thành với Đảng Cộng sản là có động cơ gì? Nhất là tình hình hiện nay có phải là để đàn áp những người không đồng ý hay không?
Đảng đòi đứng trước và trên nhân dân?
Khi được hỏi hiện nay cả nước đang học tập theo tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh, nhưng cái được xem là đạo đức lớn nhất của ông bị xuyên tạc bởi một nhóm người trong Đảng có phải họ đang công khai phủ nhận công trạng của Hồ Chí Minh hay không, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vình chia sẻ:
Đúng rồi, bởi vì Hồ Chí Minh thành lập bắt đầu từ 34 chiến sĩ, là tiền thân của quân đội. Hồ Chí Minh không hề nhân danh Đảng Cộng Sản để lập ra mà đó là ý kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ý kiến của nhà ái quốc, lãnh tụ dân tộc lập ra chứ không phải nhân danh Đảng Cộng sản lập ra. Cho nên những người nói là Đảng lập ra là sai, họ cốt bảo vệ cho cái câu “lực lượng vũ trang phải trung thành với Đảng Cộng sản”.
Kiến nghị 72 của nhân sĩ trí thức ghi trong điều thứ 5 rằng “Hiến pháp đặt lợi ích của toàn dân lên trên lợi ích của bất kỳ một tổ chức hay cá nhân nào. Mọi hoạt động của các lực lượng vũ trang chỉ để bảo vệ sự toàn vẹn của lãnh thổ quốc gia và phục vụ nhân dân. Lực lượng vũ trang phải trung thành với Tổ quốc và nhân dân chứ không phải trung thành với bất kỳ tổ chức nào, như quy định tại Điều 70 của Dự thảo. Chúng tôi yêu cầu bỏ quy định lực lượng vũ trang phải trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam.”
Đại tá Phạm Xuân Phương công tác tại Cục chính trị thuộc bộ Quốc phòng trước khi về hưu cho biết những kinh nghiệm và chính kiến của ông qua việc này:
Chính kiến của tôi là nó có trải qua hai thời kỳ. Một thời kỳ chiến tranh giải phóng tổ quốc lúc đó Đảng thực hiện nhiệm vụ đánh thắng cho nên Đảng lãnh đạo trực tiếp tuyệt đối toàn diện quân đội thì quân đội vẫn là của quốc gia của đất nước chứ có phải của Đảng đâu? Đảng lãnh đạo quân đội trực tiếp, tuyệt đối và toàn diện là thời kỳ lịch sử cũ nó đã qua rồi.
Quân đội có nhiệm vụ nhất định là bảo vệ tổ quốc. Nhiệm vụ đó là nhiệm vụ số 1. Đến bây giờ hiện nay mà nói thì càng phải nhắc lại quân đội là của tổ quốc, quân đội là của nhân dân chứ quân đội không thể là của một đảng nào cả. - Cựu Đại tá Phạm Xuân Phương
Ngay trong lúc đó thì Hồ Chủ Tịch vẫn dạy là quân đội phải “Trung với nước hiếu với dân” Vậy thì vấn đề đặt ra quân đội không phải là của Đảng mà là của dân, quân đội của quốc gia. Người ta gọi là phi chính trị hóa thì chuyện ấy có phải là chuyện phi chính trị hóa đâu?
Quân đội có nhiệm vụ nhất định là bảo vệ tổ quốc. Nhiệm vụ đó là nhiệm vụ số 1. Đến bây giờ hiện nay mà nói thì càng phải nhắc lại quân đội là của tổ quốc, quân đội là của nhân dân chứ quân đội không thể là của một đảng nào cả. Hiện nay trước sau gì chúng tôi, những cựu chiến binh đều nghĩ như vậy chứ không phải bây giờ mới nói như vậy.
Trong phát biểu của mình Đại tá Bùi Quang Cường có những câu chữ xúc phạm, cáo buộc nhóm kiến nghị 72 là diễn tiến hòa bình, là phản động, là phản khoa học và làm suy yếu sức chiến đấu của quân đội. Ông Cường đã cố chứng tỏ rằng quân đội phải nằm dưới tay và phục vụ cho Đảng Cộng sản thì mới phù hợp với tính tất yếu của lịch sử. Tuy nhiên có một điều ông và nhiều người đang theo lập luận này quên rằng ngay cái danh xưng của quân đội từ ngày thành lập tới nay đã là viên đá tảng rất khó nuốt trôi, đó là: Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Không ai nói hay thậm chí có khái niệm rằng “Quân đội Đảng Cộng sản Việt Nam”. Sự khác biệt này vẫn nằm đó và sẽ không ai có thể thay đổi được dù có biện luận cách nào.
Trong hai cuộc kháng chiến ấy nếu không có xương máu của nhân dân để đánh đuổi kẻ thù thì liệu đất nước có như ngày nay để Đảng tranh công hay không? Đảng đang ra sức huy động bộ máy cho rằng nhờ công ơn của Đảng nên dân tộc, đất nước mới có ngày nay. Luận cứ này hoàn toàn lệch lạc và đã bị nhiều người lên phản bác.
Đảng không tự thân đánh giặc và con đường đến Điện Biên Phủ hay dốc thẳm Trường Sơn không phải do Đảng biến hóa hay bỗng dưng mà có. Nó được xây dựng trên máu xương và nước mắt của nhân dân, tức những người lính con em của họ. Trong gần 1 triệu người lính đã chết ấy có bao nhiêu người là đảng viên? Vậy khi Đảng đòi đứng trước và trên nhân dân có phải là một động thái mất kiểm soát của chính trong nội bộ của Đảng hay không?
Nhiều trí thức cho rằng từ nôn nóng, sợ hãi Đảng đang bộc lộ sự yếu kém của mình khi có ý định cưỡng đoạt tính chính danh của một câu viết trong Hiến pháp nhằm củng cố sự áp đặt cho Điều 4. Từ tính chất độc tài của Điều 4, Đảng tiến dần tới trạng thái quân phiệt với điều 70. Khi ước muốn quân phiệt nổi lên cũng là lúc công trạng của Đảng trong hai cuộc chiến đang tự mình đánh mất.

 Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok
2013-03-04

David Brown - Đảng đang khủng hoảng?

000_Hkg4466688-305.jpg 
Bài viết được đăng tải trên http://yaleglobal.yale.edu/content/vietnam-reform-economy-reorient-foreign-policy sau đó đã được dịch sang tiếng Việt với tựa khủng hoảng liên quan đến sự tồn vong của Đảng, và được lan truyền rộng rãi trên mạng. Theo nhận định của tác giả, hiện Đảng cộng sản Việt nam đang gặp nhiều khó khăn, thách thức lớn hơn so với những giai đoạn trước kia.
Khủng hoảng kinh tế và lòng tin
Việt Hà: Thưa ông, trong bài viết mới đây, ông nói khủng hoảng liên quan đến sự tồn vong của Đảng, trong đó ông có nói về khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng lòng tin, khủng hoảng nào là đáng sợ nhất cho sự tồn vong của Đảng vào lúc này và vì sao?
David Brown: Hai vấn đề này có liên quan với nhau. Khi kinh tế phát triển, rất ít người phàn nàn về sự độc tài chính trị của Đảng. Bây giờ khó khăn kinh tế động chạm tới gần như tất cả mọi người, đến mức mà người dân cho rằng nền kinh tế đã không được điều hành tốt. Bởi vì đảng chịu trách nhiệm toàn bộ trong việc lãnh đạo đất nước nên dân đổ lỗi cho Đảng. Lạm phát, sự sụp đổ của thị trường bất động sản và chứng khoán, khó khăn trong việc nhận vốn vay kinh doanh hoặc thu tiền nợ là những vấn đề đụng chạm hầu hết mọi người và làm suy giảm lòng tin vào Đảng.
Việt Hà: Đảng cũng đã gặp nhiều những khó khăn trước kia, trong hai cuộc chiến tranh, trước thời kỳ đổi mới. Thời kỳ nào Đảng cũng có những người bất đồng chính kiến, nhưng dường như chưa bao giờ những khó khăn lại như lúc này, đến mức lãnh đạo Đảng phải thừa nhận. Những nhân tố nào đã dẫn đến tình hình này?
David Brown: Năm 1986, Đảng nhận thấy chủ nghĩa xã hội theo kiểu Liên Xô không đáp ứng được nhu cầu kinh tế của Việt Nam và đã đưa ra những điều chỉnh có tính quyết định. Bây giờ rõ ràng là quản lý kinh tế cần phải được điều chỉnh nữa để đáp ứng với đòi hỏi gia nhập hệ thống thương mại toàn cầu. Tuy nhiên, dường như đảng không thể có được một sự nhất trí về những đổi mới. Có lẽ bởi vì những bất đồng giữa các phe nhóm trung thành với các lãnh đạo cấp cao, hoặc có thể bởi vì những hành động cần thiết này sẽ làm ảnh hưởng tới những mối quan hệ mang lại lợi lộc, ví dụ giữa các lãnh đạo công ty nhà nước và các quan chức cấp cao điều hành họ.
Lạm phát, sự sụp đổ của thị trường bất động sản và chứng khoán, khó khăn trong việc nhận vốn vay kinh doanh hoặc thu tiền nợ là những vấn đề đụng chạm hầu hết mọi người và làm suy giảm lòng tin vào Đảng. - David Brown
Việt Hà: Trong bài viết của mình, ông đề cập đến cuộc đấu đá nội bộ trong đảng, thời gian gần đây dường như cuộc đấu đá này có vẻ hơi lắng xuống so với trước kia, theo ông có phải vì Đảng lo ngại điều này sẽ ảnh hưởng đến uy tín của Đảng hay còn vì một nguyên nhân nào khác?
David Brown: Tôi đã đề cập đến thách thức của Chủ tịch nước với Thủ tướng chỉ để nói rằng việc đó không phản ánh những bất đồng cơ bản giữa họ về việc có nên có đổi mới hay không. Hội nghị Trung ương 6 thống nhất với những điều chỉnh nhỏ nhưng quan trọng trong việc cân bằng quyền lực nội bộ nhưng tôi chưa thấy Đảng tiến gần hơn tới sự nhất trí trong nội bộ về những đổi mới kinh tế hay chính trị so với 1 năm trước kia.
Hy vọng đổi mới mong manh
Việt Hà: Mới đây, Việt Nam cũng kêu gọi dân góp ý dự thảo hiến pháp. Đã có nhiều ý kiến đóng góp, hưởng ứng đợt kêu gọi này. Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng đây chỉ là một cách làm của Đảng để đáp lại sự bất mãn trong dân chúng, để lấy lại lòng tin trong dân nhưng không thực chất, ông nhận định thế nào?
David Brown: Đúng vậy, đã có một sự tranh luận sôi nổi, như đã thấy ở Quốc hội, trên báo chí lề phải và trên các diễn đàn internet, các trang blog. Điều này đã nâng cao nhận thức cho mọi người về những thay đổi có thể. Tuy nhiên, đặc biệt là sau bài phát biểu cứng rắn của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng tại tỉnh ủy Vĩnh PHúc, dường như có nhiều người nhận ra rằng những thay đổi đáng kể trong hiến pháp có thể là rất hiếm. Có lẽ điều này phản ánh vẫn chưa có sự thống nhất về đổi mới trong Đảng. Những người ở trong và ngoài Đảng đang hy vọng vào những đổi mới rất có thể sẽ bị vỡ mộng.
Việt Hà: Thưa ông, gần đây Tổng Bí Thư và Chủ tịch Quốc hội đều lên tiếng phê phán những người tham gia đóng góp ý kiến vào hiến pháp, kêu gọi bỏ điều 4 hiến pháp, theo ông tại sao họ lại làm vậy?
David Brown: Tổng Bí Thư dường như đã hướng bình luận của mình đặc biệt vào các đảng viên, những người đang nuôi ý tưởng về việc giới hạn quyền lực độc tôn của Đảng, hoặc cho phép thành lập các Đảng đối lập, hoặc làm cho nhánh tư pháp được độc lập hơn, hoặc phi chính trị hóa quân đội. Dường như ông ta và Chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đều đang cảnh giác vì nhiều người đã lên tiếng ủng hộ những ý tưởng cấp tiến như vậy. Họ đưa ra tín hiệu rằng sẽ không có thỏa hiệp đối với những ý kiến này.
Việt Hà: Liên quan đến hiến pháp mới, các trang blog, trang mạng (ngoài luồng) đóng vai trò quan trọng trong việc lan tỏa thông tin, theo ông điều này có gây sức ép lên báo chí chính thống?
Sau bài phát biểu cứng rắn của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng tại tỉnh ủy Vĩnh PHúc, dường như có nhiều người nhận ra rằng những thay đổi đáng kể trong hiến pháp có thể là rất hiếm. - David Brown
David Brown: Trên cái gọi là diễn đàn blog (blogosphere), tất cả mọi ý kiến đều được trình bày, không quan trọng đó là ý kiến quá cấp tiến hay vô vọng. Đối thoại tự do này đã giúp cho việc hình thành các ý tưởng có tính triết học và xây dựng niềm tin của những người tham gia rằng những gì họ tin được chia sẻ bởi nhiều người khác và vững chắc về đạo đức, không phải là suy thoái.
Tranh luận trên truyền thông đại chúng, đặc biệt trên báo chí, thực tế hơn. Nó thử sự sẵn sang của chế độ trong việc xem xét những đổi mới cụ thể và cũng giúp cho thấy những suy nghĩ như thế nào về những đề nghị sửa đổi hiến pháp được đưa ra. Trên truyền thông lề phải, cũng có một đối thoại giữa các quan chức cấp cao với công dân, bao gồm cả những chuyên gia, những nhà cách mạng lão thành và các đại diện của ‘xã hội dân sự’.
Cuối cùng, có một đối thoại bên trong nhà nước và đảng. Các công dân bình thường chỉ có một cái nhìn rất mờ về đối thoại tại diễn đàn này. Họ chỉ có thể hy vọng là những người tham gia đã đặt sự chú ý vào tranh luận đại chúng và sẽ đưa ra quyết định thực sự tôn trọng ý kiến của công chúng.
Việt Hà: Xin cảm ơn ông đã dành cho chúng tôi buổi phỏng vấn.
Theo dự kiến ban đầu, việc lấy ý kiến của người dân cho hiến pháp sửa đổi sẽ kéo dài cho đến ngày 31 tháng 3, tuy nhiên sau những phát biểu của Tổng Bí Thư và Chủ tịch Quốc hội về các ý kiến đòi bỏ điều 4 hiến pháp và phi chính trị hóa quân đội, vào ngày 27 tháng 2 vừa qua, lãnh đạo thành phố Hà Nội cho biết sẽ kết thúc quá trình lấy ý kiến người dân trước thời hạn 1 tháng. Một số bloggers trong nước cho rằng việc lấy ý kiến người dân cho hiến pháp trong một thời gian quá ngắn như vậy là không hợp lý.
Việt Hà, phóng viên RFA
2013-03-04  

Ngà voi : Trung Quốc lộ diện là căn nguyên khiến voi Phi châu bị tàn sát

22 xác voi bị săn bắn trái phép tại Khu bảo tồn sinh thái Garamba ở Cộng hòa Dân chủ Congo (REUTERS /DRC Military)
22 xác voi bị săn bắn trái phép tại Khu bảo tồn sinh thái Garamba ở Cộng hòa Dân chủ Congo (REUTERS /DRC Military)

Kể từ hôm qua, 03/03/2013 và kéo dài cho đến ngày 14/03/2013, Hội nghị CITES (Công ước Quốc tế về Buôn bán Động thực vật Hoang dã) đã khai mạc tại Bangkok. Đại diện gần 180 nước trên thế giới sẽ thảo luận về các đề nghị nhằm tăng cường việc bảo vệ động-thực vật hoang dã trên toàn cầu, trong đó có việc bảo vệ loài voi đang có nguy cơ bị tận diệt vì nạn săn bắn trái phép để lấy ngà.

Giới bảo vệ môi trường quốc tế không ngần ngại nêu bật Trung Quốc là nguồn gốc chủ chốt đẩy loài voi vào tình trạng tuyệt chủng. Tình trạng nguy ngập đối với loài voi trên thế giới, và nhất là tại châu Phi đã được CITES nêu bật : Cho dù trong năm 2011, số lượng voi trên lục địa này bị săn bắn để lấy ngà đã tăng lên khoảng 25.000 con, dự báo cho năm 2012 còn đáng ngại hơn rất nhiều. Theo Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên WWF, hiện nay, trên toàn châu Phi, đàn voi ước tính chỉ còn khoảng 470.000 con.

Vì sao nên nỗi ? Đối với các chuyên gia, câu trả lời đến từ nhu cầu ngà voi đang tiếp tục gia tăng tại châu Á, đặc biệt là tại Trung Quốc, nơi tập trung khoảng 70% nhu cầu trên toàn cầu, điểm đến chủ yếu của các luồng buôn lậu ngà voi trên hành tinh. Trả lời phỏng vấn của AFP vào cuối tháng 02/2013, ông Tom Milliken thuộc tổ chức phi chính phủ Traffic, một mạng lưới giám sát động vật hoang dã, đã khẳng định: « Trung Quốc hiện là thị trường ngà voi chính vào lúc này. »

Theo các quan sát viên, trong hàng thế kỷ qua, ngà voi được xem là một trong những biểu tượng của sự cao sang trong xã hội Trung Quốc. Phú quý sinh lễ nghĩa, đà tăng trưởng mạnh mẽ và đều đặn của nền kinh tế thứ hai trên thế giới đã hình thành ra một tầng lớp nhà giầu mới, bao gồm hàng triệu người tiêu dùng đang tìm kiếm mua ngà voi chạm khắc hoặc là để thể hiện sự giàu sang của mình, hoặc để làm quà biếu.

Quỹ quốc tế về bảo vệ động vật IFAW trụ sở tại Canada đã ước tính rằng trong khoảng thời gian từ năm 2006 đến năm 2011, giá của ngà voi đã tăng lên gấp ba. Còn CITES thì ghi nhận là trong một thập niên qua, giá một ký ngà đã tăng từ 100 đô la lên thành 2000 đô trên thị trường chợ đen. Đây là một sức hấp dẫn đáng kể cho giới buôn lậu.
Sự kiện nhu cầu từ Trung Quốc làm ngà voi tăng giá không chỉ khiến cho loại voi bị tàn sát ở châu Phi, mà còn gián tiếp nuôi dưỡng chiến tranh trên lục địa này. Một số nhóm võ trang ở miền bắc Cameroon và Cộng hòa Dân chủ Congo đã can dự vào những vụ sát hại voi ở qui mô lớn, bán ngà lấy tiền mua súng đạn.

Theo báo Mỹ Wall Street Journal số ra hôm qua, nhân một cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc tháng 12/2012, nhiều người trong giới ngoại giao và các nhà hoạt động đã xác định rằng có họ có bằng chứng là quân du kích thuộc lực lượng gọi là Quân đội Kháng chiến của Chúa đã săn bắn voi tại Congo lấy ngà bán đi để lấy vũ khí và tiền mặt.
Chính quyền Bắc Kinh đã phản ứng như thế nào trước tình trạng nêu trên khi biết rằng Công ước CITES mà Trung Quốc là thành viên, đã nghiêm cấm việc buôn bán ngà voi vào năm 1989, một bước ngoặt lịch sử đã giúp giảm bớt tình trạng voi bị tàn sát.

Trong lãnh vực này, thái độ của Bắc Kinh đã ít nhiều bị phê phán vì không giống như các nước khác, Trung Quốc đã cho phép bán lại ngà voi được mua trước khi lệnh cấm quốc tế có hiệu lực. Mặt khác, vào năm 2008, Trung Quốc cũng đã được Công ước CITES đặc biệt cho phép mua một khối lượng ngà voi để làm cạn kiệt thị trường chợ đen, và các mặt hàng dự trữ này được bán với một chứng chỉ xác minh xuất xứ kèm theo.

Lẽ dĩ nhiên, luật lệ kể trên có kẽ hở và một đại diện tổ chức WWF tại Bắc Kinh cho rằng : « Vấn đề chính là làm sao thực thi luật chống buôn bán ngà voi bất hợp pháp ». Theo IFAW, lượng ngà voi buôn lậu tại Trung Quốc cao hơn gấp sáu lần lượng ngà voi được buôn bán hợp pháp. Và một nửa trong số các cửa hàng bán ngà voi hợp pháp cũng cung cấp các mặt hàng buôn lậu. Đó là chưa kể đến hàng ngàn vật dụng bằng ngà được rao bán trên các trang web tại Trung Quốc.

Đối với giới bảo vệ môi trường, chỉ có việc nghiêm cấm hoàn toàn việc buôn bán ngà voi, cả trên quốc tế lẫn quốc nội mới có thể hạn chế được việc loài voi bị tàn sát. Thái Lan, nước chủ nhà của hội nghị CITES lần này, vào hôm qua đã cam kết điều đó. Câu hỏi là liệu Trung Quốc – « gốc rễ » chính của tình trạng này có đồng ý hay không ?

Trọng Nghĩa (RFI)

Quốc hội Trung Quốc sẽ hủy bỏ chế độ "lao giáo" ?

Công an Trung Quốc câu lưu một người đàn ông có đeo trên áo hai chữ Dân Chủ tại quảng trường Thiên An Môn (REUTERS /C. Barria)
Công an Trung Quốc câu lưu một người đàn ông có đeo trên áo hai chữ Dân Chủ tại quảng trường Thiên An Môn (REUTERS /C. Barria)

Với khóa họp khai mạc ngày mai, 05/03/2013, ngoài nhiệm vụ trọng yếu là bầu lại giàn lãnh đạo Nhà nước, thông qua ngân sách – trong đó có quốc phòng - Quốc hội Trung Quốc được cho là sẽ phải giải quyết rất nhiều vấn đề xã hội, trong đó có chế độ giáo dục lao động đã dẫn đến biết bao trường hợp lạm quyền.

Nhân danh chế độ này, rất nhiều người đã bị giam trong các trại, không cần phải ra tòa, chỉ cần một quyết định của công an là đủ.

Chế độ mang tên chính thức là « lao giáo » đã bị cáo buộc là mở đường cho hàng loạt những vụ lạm dụng quyền lực, đặc biệt là đã được các chính quyền địa phương, các quan chức tham ô sử dụng rộng rãi để trừng phạt những người dám tố cáo họ, hoặc là dám đệ đơn khiếu kiện lên cấp chính quyền cao hơn.

Được thành lập từ thời Mao Trạch Đông vào những năm 1950 như là một công cụ để áp đặt chế độ kiểm soát tư tưởng – từng được mệnh danh là chế độ « tẩy não », phương thức cải tạo lao động cỗ lỗ này cho đến nay vẫn chưa hề được sửa đổi hoặc loại bỏ.

Lẽ đương nhiên, Quốc hội Trung Quốc, một cơ chế thường được cho là lệ thuộc hoàn toàn vào Đảng Cộng sản Trung Quốc, sẽ không dám làm gì nếu chưa có đèn xanh từ phía Đảng. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, nhiều lời kêu gọi cải cách chế độ này đang vang lên, đến từ cả giới phê phán chính phủ lẫn những nạn nhân của chế độ trừng phạt này.

Hồi tháng Giêng vừa qua, đã có nhiều quan sát viên cho rằng chế độ giáo dục lao động sẽ được Quốc hội Trung Quốc thay đổi nhân khóa họp lần này sau khi các phương tiện truyền thông Nhà nước Trung Quốc loan tin là chế độ này sẽ được bãi bỏ. Tuy nhiên, các thông tin này đã được nhanh chóng xóa bỏ, thay thế bằng các dự đoán cải cách, những với rất ít chi tiết và không hề nêu ra thời gian biểu.

Theo một số nhà phân tích, được hãng tin Pháp AFP trích dẫn, kể cả khi có một mong muốn cải cách mạnh mẽ từ phía chính quyền trung ương tại Bắc Kinh, quan điểm chống đối từ các địa phương có thể kềm hãm bất kỳ một sự thay đổi thực thụ nào trong nhiều năm trường.

Một giáo sư tại Học viện Giáo dục Hồng Kông nhận định : « Khi chính quyền trung ương có một chỉ thị nào đó về chính sách, thì một số chính quyền địa phương luôn có cách để luồn lách… Ngay cả khi chính phủ thông báo rằng chế độ lao giáo sẽ bị bãi bỏ, chúng ta vẫn có thể sẽ thấy một số hình thức lao cải tồn tại trong tương lai gần ».

Theo chuyên gia này, tại Trung Quốc, luôn luôn có một khoảng cách giữa việc ban hành và thực thi một chính sách. Lý do là vì đất nước Trung Quốc quá rộng lớn, cũng sẽ có sự phản đối từ chính quyền địa phương. Đối với nhà phân tích này : « Sẽ có một sự "hạ cánh mềm" trong cách tiếp cận vấn đề này. »

Trọng Nghĩa (RFI)

Bắc Kinh không công bố ngân sách quốc phòng trước khóa họp Quốc hội

Năm ngoái, ngân sách quốc phòngTrung Quốc tăng 11,2%, lên tới gần 83 tỷ euro (Reuters)
Năm ngoái, ngân sách quốc phòngTrung Quốc tăng 11,2%, lên tới gần 83 tỷ euro (Reuters)

Cho đến nay, chính quyền Trung Quốc thường cho công bố các số liệu chính thức, đặc biệt là ngân sách quốc phòng, trước ngày Quốc hội khai mạc khóa họp thường niên. Nhưng năm nay, thông lệ này bị xóa bỏ, đại diện chính quyền Bắc Kinh từ chối thông báo ngân sách quốc phòng.

Trong bối cảnh căng thẳng do tranh chấp chủ quyền biển đảo, việc tăng ngân sách quốc phòng của Trung Quốc là một chủ đề nhạy cảm và được giới quan sát rất quan tâm.

Quốc hội Trung Quốc bắt đầu khóa họp thường niên vào ngày mai, 05/03/20136. Theo thông lệ, phát ngôn viên Quốc hội thông báo các số liệu chính thức, trong đó có ngân sách quốc phòng, trước khi Quốc hội khai mạc.

Thế nhưng, trong cuộc họp báo hôm nay, 04/03/2013, khi được hỏi về ngân sách quốc phòng trong năm nay, thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, bà Phó Oánh (Fu Ying), phát ngôn viên của Quốc hội trong khóa họp năm nay, đã từ chối cung cấp số liệu chính thức.

Bà nói : « Dường như là hàng năm, Trung Quốc buộc phải giải thích với thế giới tại sao chúng tôi cần củng cố quốc phòng và tăng ngân sách quốc phòng ». Vẫn theo đại diện Bắc Kinh, nếu một đất nước to lớn như Trung Quốc mà không thể tự bảo đảm an ninh cho mình, thì đó không phải là một tin tốt đẹp cho thế giới. Và Trung Quốc « cần một nền quốc phòng vững chắc », việc củng cố khả năng quốc phòng của Trung Quốc sẽ giúp bảo đảm ổn định hơn trong khu vực.

Theo AFP, số liệu ngân sách quốc phòng 2013 của Trung Quốc có thể được công bố trong kỳ họp Quốc hội lần này, đặc biệt là trong báo cáo tài chính.

Năm ngoái, Trung Quốc thông báo ngân sách quốc phòng tăng 11,2%, lên tới 670,27 tỷ nhân dân tệ (tương đương 82,6 tỷ euro, theo tỷ giá hối đoái hiện nay).

Theo giới phân tích, Trung Quốc có tham vọng hiện đại hóa bộ máy quân sự, để giảm bớt khoảng cách với Hoa Kỳ. Nếu ngân sách quốc phòng 2013 của Trung Quốc lại tiếp tục tăng mạnh, như trong các năm trước, thì điều này sẽ gây ra nhiều lo ngại cho các nước láng giềng, nhất là các quốc gia đang có tranh chấp chủ quyền biển đảo với Trung Quốc.
Bài cùng chủ đề : Nhiều khả năng Trung Quốc tiếp tục tăng ngân sách quốc phòng

Đức Tâm (RFI)
 

Một nữ thanh niên đề nghị được ra khỏi Đảng

Lời giới thiệu của ĐHLV: Tôi vừa nhận được một lá đơn của một đảng viên dự bị tên là Nguyễn Ngọc Diễm Phượng về việc đề nghị được ra khỏi Đảng Cộng Sản Việt Nam. Xét thấy nội dung lá đơn không chỉ đề cập đến việc cá nhân của chị Phượng mà còn có mục đích sâu xa cảnh tỉnh giới chức là đảng viên của Đảng cầm quyền hiện nay đối với các vấn đề xã hội-chính trị. Được sự cho phép của tác giả, tôi xin được đăng toàn văn lá đơn này để cộng đồng mạng được tỏ tường vấn đề mà chị Phượng muốn trình bày. Quyết định kết nạp đảng viên của chị Phượng không đưa lên mạng nhằm tránh phiền phức cho những người và tổ chức liên quan sau sự việc này.
Được biết chị Phượng là người thứ 219 kí tên ủng hộ việc KIẾN NGHỊ VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP 1992
null
Biểu thị sự tự do. Ảnh được sự đồng ý của tác giả


ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

ĐƠN ĐỀ NGHỊ ĐƯỢC RA KHỎI ĐẢNG

Kính gửi : Đảng bộ XXX, Chi bộ XXX
Tôi tên : Nguyễn Ngọc Diễm Phượng ; sinh ngày 16.10.1982
Quên quán : xã Bình Chánh huyện Bình Chánh, TP.HCM
Nơi công tác : Ủy ban nhân dân XXX
Ngày kết nạp Đảng : + Dự bị : 18.08.2012 ; + Chính thức :
Nơi kết nạp : Chi bộ XXX

Trước khi trở thành đảng viên của Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCS), tôi được tổ chức quan tâm giáo dục và bồi dưỡng về tư tưởng chính trị và tôi cũng tự nhận thức được rằng ĐCSVN là đảng cầm quyền, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, chăm lo đời sống vật chất tinh thần và bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, lấy dân làm gốc.

Đảng Cộng Sản Việt Nam là 1 tổ chức chặt chẽ, thống nhất giữa ý chí và hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản, thương yêu, đoàn kết với nhau. Cương lĩnh chính trị và đường lối cách mạng đều phù hợp với yêu cầu và nguyện vọng của nhân dân.

Thế nhưng, thực tế hiện nay, qua các sự việc diễn ra ngoài xã hội làm tôi phải suy nghĩ và nhận thấy rằng ĐCSVN hiện nay không còn thể hiện đúng giá trị và bản chất của mình nữa. Đảng ngày mất đi sự tín nhiệm của nhân dân, Đảng chưa phát huy hết quyền làm chủ của nhân dân, quyền lợi chính đáng của nhân dân chưa được Đảng bảo về và tôn trọng. Điển hình như quyền được phát biểu chính kiến của mình, quyền được cung cấp thông tin (đặc biệt là các thông tin trái chiều) đều bị hạn chế. Kể cả việc biểu tình chống Trung Quốc xâm chiếm, thể hiện tinh thần yêu nước cũng bị cho là làm trái pháp luật và bị hạn chế.

Đảng chưa thể hiện hết vai trò lãnh đạo của mình, lời nói và hành động của Đảng chưa nhất quán với nhau, sự yếu kém trong quản lý gây ra biết bao hậu quả cho nhân dân gánh chịu, tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt, đời sống nhân dân chưa được nâng cao (đặc biệt là các dân tộc miền núi), các công trình dự án ngày càng xuống cấp trầm trọng. Trong nội bộ Đảng lại có sự tranh giành quyền lực với nhau, và những vấn đề khác đang diễn ra ngoài xã hội khiến tôi phải nghi ngờ và phân vân về con đường cách mạng và lý tưởng của Đảng.

Đó là nhận định khách quan của tôi về xã hội. Còn về tổ chức, 06 tháng là đảng viên dự bị của Đảng Cộng Sản Việt Nam, với tình hình hiện nay, tôi cảm thấy rằng tôi không còn nhiệt huyết, cũng như lý tưởng để phấn đấu trở thành đảng viên chính thức của Đảng Cộng Sản vì:

1- Khi được đứng vào hàng ngũ của Đảng, tôi nghĩ tôi sẽ có nhiều cơ hội để đóng góp nhiều hơn cho Đảng, cho nhân dân, góp phần xây dựng Đảng trong sạch và vững mạnh hơn, thể hiện được ý chí và nguyện vọng của nhân dân. Nhưng đến nay, tôi cũng chỉ làm tròn nhiệm vụ tối thiểu của 1 đảng viên là sinh hoạt và đóng Đảng phí đầy đủ. Chưa đóng góp được gì nhiều và vẫn chưa thể hiện hết vai trò của 1 đảng viên đối với nhân dân.

2- Sau sự việc đánh giá cán bộ đảng viên theo Nghị quyết TW4, và đánh giá chất lượng đảng viên hàng năm, tôi nhận thấy hầu như việc đánh giá chỉ mang tính hình thức, chiếu lệ, theo khuôn mẫu định sẵn. Hầu như cán bộ đảng viên chỉ đánh giá 1 cách chung chúng, công tác phê và tự phê diễn ra xuề xòa, sợ mất lòng nhau. Tôi cho rằng đó cũng chính là căn nguyên giảm tính chiến đấu trong Đảng, góp phần cho những đảng viên thoái hóa, biến chất len lỏi tới những vị trí trung, cao cấp của Đảng và Nhà nước, gây xói mòn niềm tin trậm trọng trong nhân dân.

3- Lý do cuối cùng để tôi quyết định viết đơn ra khỏi Đảng chỉ vì tôi muốn thể hiện tấm lòng yêu nước của mình, yêu đồng bào của mình. Tôi đã có những lời bình luận trên mạng xã hội đối với 1 trường hợp của thể liên quan đến việc lên tiếng bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước như nhiều thành viên của cộng đồng mạng. Tuy những lời bình đó có khó nghe nhưng đó cũng là những suy nghĩ thành tâm của 1 người Việt Nam nhỏ bé lo âu đến vận mệnh dân tộc, cốt yêu cũng muốn Đảng tốt hơn, đảng viên bớt tha hóa hơn. Tooichuwa từng nghĩ những lời bình đó sẽ tạo điều kiện thêm cho thế lực thù định chống phá Đảng, chống phá Nhà nước. Khi có quần chúng báo cáo về sự việc của tôi, đáng lẽ tổ chức Đảng ở cơ sở phải tìm hiểu và xem xét thấu đáo. Thế nhưng tổ chức đã không lưu tâm, còn qui chụp cho tôi mất quan điểm chính trị, tư tưởng không vững vàng, tạo điều kiện cho thế lực thù địch dòm ngó.

Do đó, để không làm ảnh hưởng và làm mất uy tín của Đảng, cũng như làm tổn thương danh dự của 1 người Việt yêu nước Việt, tôi tự nguyện làm đơn đề nghị được ra khỏi Đảng.

Tôi cũng xin thành thật cám ơn tổ chức và những đảng viên đã giới thiệu tôi vào Đảng trong thời gian qua đã quan tâm, giáo dục và tạo điều kiện cho tôi được trở thành đảng viên của Đảng Cộng Sản trong thời gian rất ngắn. Đồng thời, thông qua đơn đề nghị này, tôi thành tâm momg mỏi tổ chức Đảng ở cơ sở nói riêng và các đảng viên trên toàn lãnh thổ Việt Nam nói chung hãy xem như 1 lời chia sẻ chân tình của tôi đối với Đảng, đối với những vấn đề xã hội. Chúng ta hãy đặt mình vào vị trí của người dân bình thường nhất, của những người không đảng phái để thấu hiểu, từ đó có những cách hành xử vị tha, nhân bản hơn đối với người khác quan điểm vì họ cũng là đồng bào, là anh em cùng chung sống trên đất mẹ Việt Nam.

Rất mong Chi bộ và Đảng bộ xem xét đơn đề nghị của tôi./.

XXX, ngày 04 tháng 3 năm 2013
Người làm đơn

NGUYỄN NGỌC DIỄM PHƯỢNG
null
null
null
(Blog ĐHLV) 

Năm ngày hấp hối của Stalin (1)

 
LND: Nhân kỷ niệm 60 năm ngày mất của Stalin (05/03/1953), xin giới thiệu với bạn đọc bài viết của Thierry Lentz, giám đốc Quỹ Napoléon trong tập sách “Những ngày cuối cùng của các nhà độc tài” do nhà sử học tên tuổi Diane Ducret và nhà báo Emmanuel Hecht của tuần báo L’Express chủ biên, xuất bản tại Paris tháng 10/2012. Bài viết mang tựa đề “Chiếc trường kỷ của quỷ sứ - Năm ngày hấp hối của Joseph Stalin”.
Độc đoán, tàn bạo và xảo quyệt, nhà độc tài của đất nước xô-viết chết đi trong cô độc, như ông ta đã sống. Đây là sự trả thù của số phận cho những tội ác khủng khiếp mà ông ta đã gây ra.
Stalin luôn đi ngủ rất muộn, và không có ai dám đánh thức ông dậy trước khi chính ông ta quyết định là ngủ như thế đã no nê. Từ các vệ sĩ, những người giúp việc cho đến quản gia, không ai có quyền bước vào phòng nếu không được gọi. Ông thường ngủ đến tận 10 hay 11 giờ sáng. Cũng như tất cả những gì liên quan đến ông ta, giấc ngủ của đồng chí Stalin là bất khả xâm phạm.
Ở tuổi 73, vojd (người hướng đạo, lãnh tụ) vẫn làm việc 15 đến 16 tiếng đồng hồ mỗi ngày. Là Tổng bí thư đảng và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, ông lãnh đạo Liên bang Xô viết với bàn tay sắt, trong không khí thanh trừng thường trực. Ông nắm mọi thứ, muốn biết tất cả, đọc và ghi chú một lượng báo cáo khổng lồ, dự vô số cuộc họp, thảo ra các thông cáo, chỉnh sửa các bài báo, viết lại các sách về lịch sử và tiếp tục soạn thảo các lý luận chính trị. Stalin chỉ đạo cách xử sự, những quyết định của các đại sứ cũng như lãnh đạo các đảng anh em, và những ai không chịu nghe lời “tư vấn” của ông thì hãy coi chừng!
Tổng bí thư Tiệp Khắc Rudolf Slansky và hai người phó của ông đã bị treo cổ trước đó vài tháng vì đã quên điều ấy. Một chiến dịch tương tự cũng diễn ra ở Ba Lan, nhắm vào các phụ tá người Do Thái của Tổng bí thư Boleslaw Bierut. Xa hơn về phương Nam, những tay bắn tỉa của Stalin chuẩn bị ám sát Thống chế Tito, nhà lãnh đạo Nam Tư dám vùng vẫy để thoát khỏi vòng ảnh hưởng của Matxcơva.
Giữa bấy nhiêu âu lo và “dự án”, trong cái đế quốc mênh mông và bấy nhiêu nhiệm vụ, đôi khi Stalin cũng dành chút thì giờ cho những vấn đề nhỏ nhặt. Có khi chính tay ông viết thư trả lời cho một nhà giáo bất mãn với cấp trên, hay một công nhân đang cần một lời khuyên.
Theo thói quen thời trẻ và chủ trương đạm bạc của chính quyền bôn-sê-vích, dù tự cho phép mình nhận vô số danh hiệu và huy chương, mang chức vụ Thống chế và sự tôn sùng lãnh tụ tột đỉnh, Stalin vẫn ăn mặc rất giản dị, với những bộ quần áo đơn sơ, chiếc nón kết cũ và đôi giày bốt đã sờn. Đôi khi ông mặc nguyên quần áo, ngủ quên suốt đêm trên chiếc ghế sofa. Tuy vậy ông không hề từ chối các nghi thức và đội ngũ cận vệ hùng hậu. Bởi vì đồng chí Stalin mắc bệnh hoang tưởng. Ông rất sợ hãi cái chết.
Ngay cả trong hành lang điện Kremli, ông ta chỉ di chuyển khi có cả một đội ngũ cận vệ đi phía trước và phía sau hộ vệ. Khi đi ra ngoài, ông sử dụng ba chiếc xe hơi, trong đó có hai chiếc nhằm đánh lạc hướng. Chỉ có những đầu bếp trung thành mới được nấu ăn cho ông, và các chai rượu đặt trên bàn phải còn nguyên nắp. Văn phòng của ông trong dinh thự chính phủ được coi như nhà ở thực thụ, một datcha (nhà nghỉ) rộng mênh mông và tiện nghi ở Kountsevo là những ngôi đền thánh được giám sát chặt chẽ, được bảo vệ bởi những cận vệ đã qua chọn lựa gắt gao, và chỉ nhận lệnh trực tiếp từ Stalin.
Nếu vào cuối ngày Stalin muốn giải trí một chút ở nhà hát Bolchoi hay trong phòng chiếu phim của điện Kremli, thì luôn có những người tâm đầu ý hợp trong chính phủ đi kèm. Bây giờ là Beria, Malenkov, Khrouchtchev và Boulganine, sau khi đã xa rời Molotov, Mikoian hay Kaganovitch. Nhóm này tạo thành một thứ “Bộ Chính trị cơ động”, sau khi những phiên họp toàn thể của Bộ Chính trị - thường gồm khoảng hai chục thành viên - ngày càng thưa thớt dần.
Những buổi tối như thế nhất thiết phải kết thúc tại Kountsevo, cách điện Kremli nửa tiếng đồng hồ. Từ đầu Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, lãnh tụ hiếm khi ăn tối và ngủ ở nơi nào khác, trừ những lúc đi nghỉ ở Sotchi. Về khuya, khi các vị khách đã quay về Matx cơva, Stalin nghỉ ngơi đôi khi ở một trong những căn phòng của mình, đôi khi trên chiếc ghế dài ở một trong những phòng khách.

Danh sách 346 "kẻ thù của nhân dân" bị Stalin ký lệnh hành quyết năm  1940.
Tối thứ Bảy 28/02/1953, hoạt cảnh bất di bất dịch ấy lại tái diễn. Suốt cả ngày tại datcha, Stalin đọc các báo cáo, nói chuyện với các cận vệ, đi dạo trong khu vườn tuyết phủ rồi thư giãn bằng cách tắm hơi.
Nổi tiếng là người lực lưỡng và dẻo dai, thực ra các mạch máu ông đã lão hóa và bắt đầu cảm nhận được hậu quả. Tất cả những người thân cận ghi nhận là ông bỗng già hẳn đi từ khi chiến tranh chấm dứt. Tuy nhiên ít ai biết được là Stalin đôi khi ngất xỉu vì lao lực, ông bị thấp khớp và trầm trọng hơn là một chứng bệnh ở não đã ảnh hưởng đến tính tình của ông (vốn ngày càng tồi tệ hơn), gây ra những giây phút lú lẫn. Việc chẩn đoán này và lời khuyên của các bác sĩ là nên nghỉ ngơi, đã gây một tác động bất ngờ nơi vị lãnh tụ già nua: các y bác sĩ giờ đây bị nằm trong tầm ngắm của Stalin.
Vào cuối buổi chiều, Stalin đến điện Kremli và gặp bốn đồng chí quen thuộc, trong đó có thêm Thống chế Vorochilov - một trong số hiếm hoi những lãnh đạo quân đội còn được ông ưu ái, chứ không dám nói là cảm tình. Một cuộc họp khoảng hai mươi người chấm dứt hoạt động chuyên môn trong ngày. Sau đó sáu lãnh đạo cao cấp xem phim: Stalin tự cho là một chuyên gia về nghệ thuật thứ bảy, và ưa thích một bộ phim mà mọi người buộc phải khen ngợi.
Vào khoảng 23 giờ, Vorochilov trở về nhà trong khi những người khác đi đến Kountsevo, nơi một bữa ăn tối tuyệt vời với rượu vang ngon từ Gruzia đang chờ đợi họ.
Như thường lệ, đó là một buổi tối nghiêm túc và vui nhộn. Vị “Sa hoàng đỏ” muốn có không khí vui tươi trong nhà, cho dù lúc đó có những ưu tư gì đi nữa. Người ta đề cập một ít về kinh tế, và nhiều hơn một tí về chiến tranh Triều Tiên. Nhưng chủ đề chính, giống như nhiều tuần qua, là một “âm mưu phản loạn” mới mà thủ lãnh không ngần ngại đấu tranh một cách cố chấp, hiệu quả như thói quen xưa nay. Một vụ thanh trừng mới đã được lên kế hoạch.
Lần này, “vụ mưu phản” được cho là một băng nhóm bác sĩ cầm đầu – nhóm “phản động” này là cánh tay vũ trang của “bọn vận động hậu trường quốc tế người Do Thái” được Hoa Kỳ giật dây. Và vì Stalin chưa bao giờ hà tiện về danh sách “bọn nổi dậy”, “kẻ phản bội” và những “con chó dại” khác mà việc trừ khử theo ông ta là cần thiết, số phận tệ hại nhất đang chờ đợi những nghi can chủ chốt. Tuy họ đều xuất thân từ những gia đình xô-viết gương mẫu, nhưng có thể những “kẻ giật dây” người Mỹ gốc Do Thái đã thuyết phục được họ trở mặt, đầu độc những nhân vật ưu tú của cuộc cách mạng – mà theo điệp khúc của chính quyền thì đang trên đường chiến thắng.
Sau những vụ bắt giữ và hỏi cung đầu tiên, người ta chuẩn bị một phiên tòa công khai mới mà ai cũng biết sẽ diễn ra như thế nào. Các “thủ phạm” sẽ thú tội trước mặt mọi người, tiếp theo là màn luận tội mà các bị can đều xin được tha thứ. Và để trả giá cho tội lỗi: một viên đạn bắn vào ót đối với kẻ cầm đầu, lao động khổ sai cho những tên hạng hai, vợ con, anh em ruột, anh chị em họ và bạn bè của họ. Thống chế kiêm Tổng tư lệnh quân đội Boulganine phải chuẩn bị đưa đi đày hàng loạt người…và có thể đưa một phần lớn người Do Thái ở Liên Xô đi Kazachzstan, Uzbekistan hay đối với những người “nguy hiểm” nhất, tống đi Xibêri.
Người ta nêu ra kế hoạch này vào đêm 28/02 rạng 01/03/1953 hôm ấy, với ly rượu trên tay. Đối với bốn khách mời của Stalin, chủ đề khá là tế nhị. Họ phản đối chương trình trên không phải vì nhân đạo, mà vì lo sợ chính mình sẽ bị thất sủng. Thường là đồng lõa, họ thừa biết động cơ những vụ thanh trừng của Stalin: luôn nhằm trừ khử - theo nghĩa đen - những người bị lãnh tụ cho là kẻ cạnh tranh với mình.
Beria và Khrouchthchev rất có thể sẽ trở thành các nạn nhân liên đới của vụ “áo choàng trắng”, theo chân Molotov - vợ ông này đã bị tra tấn trong một căn hầm ở Loubianka. Đương nhiên là đêm đó cũng như những đêm khác, họ không dám nói trái ý ông chủ. Thời kỳ các hội nghị Bộ Chính trị trong đó người ta có thể nói tương đối khác ý Stalin, đã qua lâu rồi. Từ nay, thậm chí họ còn không dám phiêu lưu ngay cả trong những cuộc chè chén hàng ngày ở Kountsevo - mà các khách mời biết rất rõ là lãnh tụ thường thay rượu vodka trong ly mình bằng nước lã, để có thể đánh giá ngôn từ của các người khách.
Vào khoảng 4 giờ sáng, Stalin tiễn chân các khách mời đến tận những chiếc Limousine của họ. Ông ta nhìn họ khuất dần, rồi trở về căn phòng ấm cúng, cho các cận vệ đi nghỉ, rồi thả người trên chiếc ghế sofa trong phòng ăn. Người ta đóng cửa lại. Ánh sáng trong ngôi nhà nghỉ lần lượt được tắt đi.
Mặt trời đã lên cao vào sáng ngày 01/03, nhưng datcha vẫn chìm trong im lặng. Các cận vệ chờ đợi được gọi vào. Thời gian trôi qua, nhưng không ai lo lắng cả. Lãnh tụ có thể đã thức dậy làm việc trong đêm, hoặc đang tập trung vào mớ hồ sơ. Ông có đầy đủ đồ ăn thức uống trong phòng. Có thể là ông không muốn ai làm phiền.
Tuy vậy đến chiều, tâm trạng lo ngại mơ hồ có thể cảm thấy  nơi những cận vệ và phía người quản gia. Bất chợt vào khoảng 18 giờ, các nhân viên nhận thấy một chiếc đèn ngủ trong phòng ăn vừa được bật sáng. Họ sẵn sàng chờ đợi nhận lệnh. Nhưng mệnh lệnh vẫn chưa hề được ban ra.
Khoảng 22 giờ, một chiếc xe hơi của điện Kremli mang đến các thư từ và hồ sơ. Trưởng đội cận vệ trực hôm ấy, Lozgatchev, vẫn còn do dự nhưng rốt cuộc quyết định bước vào gian phòng ăn nhỏ. Khi cánh cửa được dè dặt mở ra (lãnh tụ rất ghét bị trông thấy đang mặc đồ lót), anh hiểu vì sao đã không được triệu đến trong ngày: Stalin nằm dài trên thảm trải sàn, mặc chiếc áo lót mình, còn chiếc quần pyjama thì ướt đẫm nước tiểu. Lozgatchev vội chạy đến và nhận ra Stalin vẫn còn sống, nhưng không nói được nữa. Đại tá Starotsine và quản gia Boutouzova được vời đến. Người ta đưa bệnh nhân lên chiếc ghế sofa, rồi chuyển sang một chiếc ghế dài khác trong phòng ăn lớn, thoáng khí hơn.
Chúng ta đang ở Liên Xô vào thời kỳ Stalin. Ngay cả trong thời điểm khẩn cấp như vậy, không có vấn đề đưa ra ý kiến cá nhân, ngay cả để làm những gì mà tất cả những người bình thường phải làm trong trường hợp tương tự.
Đó là lý do vì sao thay vì gọi một bác sĩ – một việc có thể gây hậu quả xấu trong thời điểm bị cho là có vụ âm mưu phản loạn “áo choàng trắng” – trước tiên Lozgatchev gọi điện thoại cho thủ trưởng trực tiếp là người đứng đầu ngành an ninh quốc gia (MGB), Ignatiev. Ông này cũng tỏ ra thận trọng: trong khi Starotchine gọi điện cho Beria và Malenkov, bản thân Ignatiev muốn núp bóng Krouchtchev. Đến lượt Malenkov và Krouchtchev liên lạc với Boulganine. Cả ba muốn đá trái banh qua Beria, nhưng không gọi được cho ông này – có thể ông ta đang ở bên một trong những cô bồ nhí. Cuối cùng, đến một tiếng đồng hồ sau đó Beria mới ra lệnh: đừng làm gì cả trước khi ông ta đến Kountsevo.
Thụy My dịch
(Blog )
 

Về bài viết của Nhà văn Phạm Thị Hoài với Nguyễn Đắc Kiên

Ý kiến của một thanh niên quanh bài viết của nữ nhà văn Phạm Thị Hoài về thanh niên Nguyễn Đắc Kiên
Đôi khi muốn đốt nương rẫy cũ để làm mùa màng mới, mà khi thấy ngọn lửa lạ lùng không phải tay mình châm đốt, vội dập tắt nó đi thì hãy lê chân tìm những hòn đá lửa khác, nếu may mắn có thể thỉnh thoảng tìm thấy dưới thung lũng xa xôi.” 
Đôi lời thưa cùng cô, với một suy nghĩ của lớp thanh niên cũng cùng thế hệ bạn Kiên.
Có những người tạm gọi là “vô danh“  nhưng biết  đâu chừng sẽ làm được nên chuyện lớn. Mà những “cây đa cây đề“ mãi đến 38 năm qua đã thu được kết quả gì cho nền dân chủ dân tộc Việt chưa, thưa cô ?
Cháu thiết nghĩ: “con người có ai vẹn toàn, món đồ vật còn có khi méo mó“. Bạn Kiên nếu không bắt đầu từ những tin “xe cán chó“ như thế làm sao leo lên được phó phòng ? Nhưng trong quá trình từ ngây thơ đến nhận thức được, ai mà đã không trả giá cho những ngu muội của mình? Vấn đề quan trọng là sớm hay muộn, là dám nói lên cái sai của mình hay không !!!
Cháu thiết nghĩ: như với những dẫn chứng của cô về những tin tức “cướp – hiếp – giết“ của tờ báo  Gia đình & Xã hội mà bạn Kiên đã làm phó phòng gì đó ở phần đầu và tiêu đề “TÔI KHÔNG CHÚC BẠN THUẬN BUỒM XUÔI GIÓ”, rồi “Tuy nhiên, điều làm tôi bối rối là: một nhà báo với bản lĩnh, ý thức xã hội, nhận thức và năng lực như anh thì làm gì tại một tờ báo như Gia đình & Xã hội, thậm chí ở một cương vị không phải là vô can với những nội dung thảm hại vừa nêu trên? ” của cô, thì nói thật, đến đó cháu nghĩ là cô nghi ngờ bạn ấy… Như ngay cả cháu cũng từng đã nghi ngờ (Toàn là những thằng hèn !).
Rồi cô nói “Trong họa có phúc. Nếu có một mệnh lệnh nghề nghiệp thì nhìn từ khía cạnh đó, tôi thấy việc Nguyễn Đắc Kiên phải chia tay với tờ Gia đình & Xã hội là điều đáng mừng. Sự nghiệp và cuộc sống của anh trong tương lai dĩ nhiên là đầy khó khăn, song tôi tin rằng những thử thách đó xứng đáng với con người anh hơn việc yên vị ở chức phó phòng phụ trách một trang điện tử sống bằng tin nhặt nhạnh xoàng xĩnh và quảng cáo thuốc ho.“ …
Rồi cô đưa ông Nguyễn Huy Thiệp vào … Xin lỗi cô, tuổi trẻ chúng cháu chẳng biết nhiều về những con người văn chương vĩ đại ấy. Tuy thú nhận rằng riêng bản thân cháu cũng trộm đọc vài bài viết của cô, cũng nghe đến tên chú Nguyễn Huy Thiệp, và cả cô Dương Thu Hương. Nhưng cô đưa những người nổi tiếng ấy vào để làm gì ? Khi thế hệ chúng cháu hầu như không biết họ đã làm gì được cho nền dân chủ mà chúng cháu mong ước thay vì những  ngờ vực trên ?
Nói vậy, cháu cũng chịu nhận là  ”nói leo”,  ”con nít hỉ mũi chưa sạch“  hay “hậu sinh… khả ố”. Nhưng cháu lại thiết nghĩ, không có những thế hệ thanh niên bồng bột thiếu suy nghĩ, nhưng đầy dũng khí ấy, thì ai dù giỏi, cũng không thể lấy chổi chà mà quét được giặc trong giặc ngoài đâu thưa cô. Chính thế hệ thanh niên chúng con biết bao đời là những chiến binh cầm vũ khí trực diện với kẻ thù, chớ không phải những ông những bà quyền cao chức trọng, hay tăm tiếng lẫy lừng dám cầm súng thí mạng với quân thù.
Nói vậy, cháu cũng tự  nhận là mình ngu. Vì không có một cái đầu lạnh thông minh, một trái tim ấp đầy lòng yêu nước của một vị tướng thì cũng là thí chốt mà thôi.
Nhưng. Đôi khi muốn đốt nương rẫy cũ để làm mùa màng mới, mà khi thấy ngọn lửa lạ lùng không phải tay mình châm đốt, vội dập tắt nó đi thì hãy lê chân tìm những hòn đá lửa khác, nếu may mắn có thể thỉnh thoảng tìm thấy dưới thung lũng xa xôi.

Kính

Huỳnh Minh Tú

P.S:  Và cháu mong rằng cháu hoàn toàn hiểu sai ý của cô ( 28.02.2013 )

04.03: Và nhờ ngọn lửa Nguyễn Đắc Kiên mà trong “Lời Tuyên Bố của các Công Dân Tự Do” , đã có gần 4000 người kí tên. Cháu hi vọng cô cũng là một trong những số người ấy để thúc đẩy nhanh tiến trình dân chủ tự do mà cô cháu ta hằng mong đợi.
Bài của nhà văn Phạm Thị Hoài: Tôi không chúc bạn thuận buồm xuôi gió.

(ABS) 

TS Hồ Bá Thâm - Làm rõ cam kết pháp lý của Đảng trước dân

Đảng không có quyền lực và lợi ích nào khác ngoài quyền lực và lợi ích của nhân dân - TS Hồ Bá Thâm góp ý cho điều 4 dự thảo Hiến pháp sửa đổi.

Tại hội nghị lấy ý kiến sửa Hiến pháp 1992 do Văn phòng Quốc hội, Tạp chí nghiên cứu lập pháp và ĐH Luật TP.HCM tổ chức ngày 28/2, TS Hồ Bá Thâm - nguyên Trưởng ban Triết học và Chính trị - Viện Nghiên cứu và phát triển TP.HCM cho rằng, cần làm rõ ràng hơn sự cam kết pháp lý của Đảng trước nhân dân. VietNamNet trích đăng ý kiến của ông.

Tôi ủng hộ và tán thành cơ bản điều 4 trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Tôi thấy cần có góp ý điều chỉnh và bổ sung theo hướng giới hạn quyền lực, giám sát quyền lực và trách nhiệm của Đảng trước nhân dân, trước Nhà nước và xã hội. Cần có quy định pháp lý cơ bản ràng buộc quyền, trách nhiệm qua lại giữa Đảng và nhân dân.

Hơn nữa cần làm rõ, ghi nhận Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền chứ không chỉ là lãnh đạo. Nói “đảng cầm quyền” rộng hơn, chính xác hơn, rõ ràng và minh bạch hơn nói “Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”.

Theo tôi, trong điều 4 (sửa đổi) có ý chưa đủ, chưa rõ hay khó xác định. Chẳng hạn như Đảng gắn bó với nhân dân thì “gắn bó” là thế nào? Sao không ghi là “dựa vào dân, trọng dân, lắng nghe dân…”. Và cũng không nên ghi một ý của điều khoản quá dài, nhiều ý khác nhau hoặc quá lệ thuộc vào câu chữ của Cương lĩnh, mang văn phong nghị quyết hơn là văn phong Hiến pháp. Phải giữ vững bản chất vấn đề nhưng cần mềm hóa câu chữ và chuyển hóa thành ngôn ngữ luật pháp một cách phổ biến.

Với tinh thần đó, tôi đề nghị bổ sung điều 4 cho rõ như sau:

1. Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong và đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc; là trung tâm đoàn kết và hòa hợp dân tộc, thực hành dân chủ, thúc đẩy tiến bộ xã hội. Đảng không có quyền lực và lợi ích nào khác ngoài quyền lực và lợi ích của nhân dân.

2. Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng yêu nước và vì CNXH, vì chủ nghĩa quốc tế chân chính, vận dụng và phát huy tinh thần sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng; đồng thời kế thừa, phát huy tinh hoa văn hóa, tư tưởng của dân tộc, của nhân loại và thời đại, xây dựng hệ thống giá trị tư tưởng tiên tiến, phát triển trí tuệ, xứng đáng là đạo đức là văn minh.

3. Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng lãnh đạo nhân dân xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam và chế độ XHCN. Đồng thời là đảng cầm quyền, Đảng biến đường lối và nghị quyết của Đảng và ý chí của nhân dân thành quy phạm pháp luật để thực thi quyền lực nhà nước trong quản lý phát triển xã hội: Vì dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

4. Các tổ chức của Đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật và gương mẫu thực hiện Hiến pháp và pháp luật. Đảng phải tôn trọng Nhà nước, đảng không được bao biện, làm thay công việc của Nhà nước và của đoàn thể.

5. Đảng kiểm tra, giám sát cán bộ đảng viên trong bộ máy nhà nước về việc thực hiện đường lối, nghị quyết của Đảng và về việc thực hành đạo đức cách mạng, chống đặc quyền, đặc lợi, tham nhũng, lãng phí.

6. Đảng tập trung xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, xây dựng đội ngũ cán bộ đảng viên để giới thiệu với nhân dân bầu vào các vị trí đại diện của Nhà nước và đoàn thể, hoặc để được bổ nhiệm vào các cơ quan nhà nước và đoàn thể. Đảng tôn trọng, trân trọng cán bộ ngoài Đảng và cán bộ ngoài Đảng bình đẳng với cán bộ là đảng viên.

7. Đảng phải có cơ chế lắng nghe và phản hồi ý kiến góp ý, phản biện của nhân dân; Đảng tin dân, kính trọng dân, dựa vào dân, làm lợi cho nhân dân. Có cơ chế để nhân dân tham gia xây dựng Đảng và phát triển đất nước.

8. Đảng chịu sự giám sát của nhân dân. Công dân, đại diện nhân dân giám sát quá trình ra quyết định, hệ quả các quyết định của Đảng liên quan tới công dân và quốc gia; có quyền kiến nghị, tỏ thái độ tán thành hay không tán thành về quyết định ấy hoặc kiến nghị xử lý… hoặc qua bỏ phiếu tín nhiệm của nhân dân.

9. Đảng chịu trách nhiệm trước nhân dân về quyết định của mình. Cơ quan đảng phải có trách nhiệm giải thích, giải trình, hoặc thay đổi quyết định sai trái, xử lý những người sai phạm, từ chức cá nhân hoặc chịu truy tố… tùy theo mức độ sai phạm.

10. Là đảng cầm quyền, Đảng nắm và sử dụng quyền lực nhà nước, phát huy cao nhất quyền lực của nhân dân, vì nhân dân, Đảng cần có cơ chế độc lập kiểm soát quyền lực của Đảng từ bên trong và bên ngoài, phát huy dân chủ, chống độc đoán, chuyên quyền, Đảng cầm quyền theo Hiến pháp và luật pháp và chịu trách nhiệm trước Hiến pháp và luật pháp.

Hiện nay, chưa có luật về Đảng và nếu không ra luật về Đảng thì quy định như vậy ở điều 4 mới có tính khả thi và đủ mức cơ bản cần thiết về mức độ xác lập pháp về quyền, trách nhiệm nghĩa vụ của Đảng, phòng ngừa bệnh lạm quyền, suy thoái của đảng cầm quyền. Theo tôi, nhất thiết phải xây dựng luật về Đảng thì mới có khả năng phòng ngừa điều này.

Tá Lâm (lược ghi)

(VNN) 

Nhà văn Nguyên Ngọc : "Phải dừng ngay dự án bauxite Tây Nguyên"

Ảnh minh họa: Một nhà máy bauxite ở Guinée, nơi có trữ lượng bauxite lớn nhất thế giới (Photo : AFP)
Ảnh minh họa: Một nhà máy bauxite ở Guinée, nơi có trữ lượng bauxite lớn nhất thế giới (Photo : AFP)

Trong những ngày qua, báo chí chính thức ở Việt Nam đã liên tục đăng tải những thông tin cho thấy là các dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên vẫn chưa có lãi và các chuyên gia kinh tế cho rằng, với giá hiện nay trên thị trường thế giới, xuất khẩu alumin là cầm chắc thua lỗ.

Những thông tin nói trên như vậy đã khẳng định một trong những điều mà nhiều nhà trí thức, khoa học, chuyên gia đã cảnh báo từ nhiều năm qua, đó là các dự án khai thác bauxite Tây Nguyên hoàn toàn không có hiệu quả về kinh tế, chưa kể đến những tác hại về môi trường, đời sống, văn hóa và an ninh quốc phòng.

Theo Tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam ( Vicomin ), hiện nay, có hai dự án thử nghiệm khai thác bauxite đang được thực hiện ở Tây Nguyên, đó là dự án Tân Rai - Lâm Đồng và dự án Nhân Cơ - Đắk Nông. Nhà máy alumin Tân Rai vào cuối năm ngoái đã chạy thử và ra sản phẩm alumin. Dự kiến sẽ đưa nhà máy này vào hoạt động sản xuất vào quý 2 năm nay. Còn nhà máy alumin Nhân Cơ dự kiến giữa năm 2014 sẽ ra sản phẩm.

Những dự án đã được thực hiện “thí điểm” bất chấp sự phản đối của nhiều trí thức, chuyên gia, bởi vì theo lời thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, tuyên bố vào năm 2009, khai thác bauxite Tây Nguyên chính là “ chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước “

Thế nhưng, trên tờ Người Lao Động ngày 20/02 vừa qua, một chuyên gia kỳ cựu của Vinacomin là tiến sĩ Nguyễn Thành Sơn cho rằng với giá bán khoảng 340 đôla/tấn alumin như hiện nay, nếu chỉ mới tính giá thành sản xuất, thì chắc chắn là Vinacomin sẽ lỗ lớn, còn nếu tính luôn cả chi phí vận chuyển từ nơi sản xuất đến nơi xuất hàng, thì mức thua lỗ càng cao hơn nhiều.

Ban đầu Vinacomin dự định xây dựng cảng Kê Gà ở tỉnh Bình Thuận để làm nơi xuất hàng alumin, nhưng sau gần 5 năm dự kiến và 4 lần tuyên bố khởi công rồi dừng lại, cuối cùng thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã buộc phải dẹp hẳn dự án này. Như vậy là hiện nay, vấn đề xây dựng đường vận chuyển bauxite vẫn còn để ngõ.

Mặc dù ai cũng thấy lỗ trước mắt, nhưng tập đoàn Vinacomin vẫn khẳng định là dự án bauxite Tân Rai – Lâm Đồng « sẽ có hiệu quả kinh tế ». Theo Vinacomin, dự án này trước mắt không có hiệu quả kinh tế là do “kinh tế suy thoái, nhu cầu tiêu thụ khoáng sản, và giá các khoáng sản, trong đó có alumin, cũng giảm theo”.

Cũng theo Vinacomin, việc dừng đầu tư dự án cảng Kê Gà hoàn toàn không ảnh hưởng đến 2 dự án bauxite Tây Nguyên, vì trong giai đoạn đầu, khối lượng sản phẩm cần thông qua cảng của 2 dự án này còn thấp, nên Vinacomin trước mắt thuê các cảng ở khu vực Thị Vải - Cái Mép, trong khi chờ “nghiên cứu, lựa chọn” địa điểm xây dựng một cảng mới.

Vinacomin còn biện bạch rằng phải tính đến “hiệu quả kinh tế - xã hội lan tỏa” của các dự án bauxite, cũng như ý nghĩa chính trị, an ninh quốc phòng của các dự án này. Họ khẳng định là dự án thu hút 1.500 lao động địa phương, đóng góp cho ngân sách trung ương và địa phương, tạo điều kiện phát triển công nghiệp và hạ tầng cơ sở cho địa phương và khu vực.

Những lập luận như trên vẫn không thuyết phục được những người đã từng phản đối các dự án khai thác bauxite Tây Nguyên.

Trả lời báo Tuổi Trẻ ngày 23/02, tiến sĩ Hồ Uy Liêm, nguyên quyền chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam, đã yêu cầu nên đặt lại vấn đề về khai thác bauxite, bởi vì theo ông “nếu cố làm thì mức lỗ sẽ càng nặng hơn”.

Trả lời RFI Việt ngữ, nhà văn Nguyên Ngọc, một người vẫn rất gắn bó với vùng Tây Nguyên và là một trong những người từ nhiều năm qua vẫn chống việc khai thác bauxite ở vùng này, cũng cho rằng cần phải dừng ngay hai dự án Tân Rai và Nhân Cơ, không chỉ vì lý do thiếu hiệu quả kinh tế, mà còn vì lý do môi trường và an ninh quốc phòng.

Nhà văn Nguyên Ngọc nhân dịp này kêu gọi chính phủ Việt Nam nên từ bỏ chính sách phát triển chỉ dựa trên khai thác tài nguyên và xuất khẩu nguyên liệu sơ chế, chuyển sang chính sách phát triển kinh tế dựa trên đầu tư vào khoa học công nghệ.

Nhà văn Nguyên Ngọc : “ Thật ra ý kiến của một số nhà khoa học, nhà nghiên cứu văn hóa xã hội không phải là mới. Từ tháng 11 năm 2007 đã có cuộc hội thảo đầu tiên do một số cơ quan như Viện tư vấn phát triển phối hợp với một số anh em đứng ra tổ chức tại Đắk Nông.

Cuộc hội thảo đó đã đặt ra những vấn đề hết sức căn bản về chương trình bauxite. Đến năm 2008, có một cuộc hội thảo tiếp theo cũng ở Đắk Nông.

Trong các cuộc hội thảo đó, chúng tôi đã phát biểu một số ý kiến cho rằng dự án bauxite ở Tây Nguyên là không ổn. Mấy hôm nay, báo chí nói nhiều hiệu quả kinh tế của dự án này. Nhưng thật ra thì chúng tôi đã nói điều đó ngay từ đầu. Năm 2009, tôi cùng với anh Nguyễn Thành Sơn có viết một bài nêu lên 10 lý do không nên làm bauxite ở Tây Nguyên, trong đó có lý do kinh tế.

Đến bây giờ chúng ta biết là làm bauxite ở Tân Rai thì giá thành sẽ cao hơn là giá bán ngay tại cửa nhà máy, tức là 40 đôla/tấn, chưa kể khi vận chuyển xuống cảng thì giá còn cao hơn nhiều. Nếu nhà máy đó chạy hết công sất 600 ngàn tấn, thì mỗi năm sẽ lỗ hơn 200, 300 triệu đôla.

Như vậy là 10 lý do không nên làm bauxite mà chúng tôi nêu ra bây giờ bắt đầu bộc lộ ra. Thực ra thì trước vấn đề hiệu quả kinh tế, đã bộc lộ một vấn đề khác, đó là giao thông. Về cảng Kê Gà thì chúng tôi đã đến tận nơi để nghiên cứu, rồi sau đó có đi ngược con đường từ cảng này lên Tân Rai, tức là đường 28, để xem đường đó có thể vận chuyển bauxite được không. Sau đó, chúng tôi có thăm dò con đường ở phía Nam là đường 55, rồi theo dõi việc chuyển sang đường 20, tức là đường từ Đà Lạt về. Lúc đó chúng tôi đã cho dự án cảng Kê Gà là không thể thực hiện được. Không thể vận chuyển qua đường 28, đường 55 được, còn đường 20 thì không thể chịu đựng được xe chở bauxite trọng tải 40 tấn.

Còn một loạt những vấn đề khác nữa, có khi còn nghiêm trọng hơn, ví dụ như môi trường. Trong một cuộc hội thảo gần đây về Tây Nguyên, tôi cho rằng rừng ở Tây Nguyên “đã vượt ngưỡng rồi”, tức là đã vượt qua cái ngưỡng không thể khôi phục được. Có nghĩa môi trường là vấn đề rất quan trọng. Về xã hội thì đời sống ( Tây Nguyên) bị đảo lộn. Còn một vấn đề hết sức quan trọng đó là an ninh quốc phòng ở Tây Nguyên, phải xem dự án bauxite ảnh hưởng xấu như thế nào.

Hiện nay, sau vụ dự án cảng Kê Gà phải dừng lại, những vấn đề kinh tế mới bộc lộ ra, cho nên dư luận xã hội xôn xao về chuyện này. Tôi nghĩ rằng sắp tới đây, những hậu quả đã được cảnh báo sẽ tiếp tục bộc lộ. Như vậy, đến lúc không thể nào im được nữa rồi. Tôi cho rằng đây là một bước quan trọng.

Chúng tôi muốn đề nghị dừng luôn dự án Nhân Cơ, hiện đang làm lở dở. Nếu làm tiếp Nhân Cơ thì cả Nhân Cơ và Tân Rai thì mỗi năm sẽ lỗ khoảng 600 ,700 triệu đôla. Dự án Tân rồi thì cũng nên dừng lại và trong dịp này rà lại toàn bộ dự án bauxite Tây Nguyên.

RFI : Tức là càng dừng dự án đó sớm thì càng đỡ thiệt hại?

Nhà văn Nguyên Ngọc: Thật ra cách đây hai năm chúng tôi đã có ý kiến dừng Tân Rai lại, tại lúc đó chúng tôi đã thấy bộc lộ những vấn đề, ví dụ như hiệu quả kinh tế, đặc biệt là giao thông vận tải, thấy rất rõ. Lúc đó, thậm chí có một số anh em nói một cách hình tượng: “Nếu làm alumina ở Tân Rai, có khi phải đào đất để chôn lại, chứ không chở đi được!”.

Có cái đặc biệt là trong dự án này, TKV lại không đưa chi phí vận tải vào giá thành. Nếu mà dũng cảm và sáng suốt dừng Tân Rại lai thì lúc đó chỉ lỗ khoảng 200 triệu đôla. Từ đó đến giờ hơn 2 năm rồi, tổn phí của cái trễ hai năm đó đã lên đến gần 400 triệu đôla. Nếu chạy hết công suất 600 tấn/năm thì mỗi năm sẽ lỗ khoảng 300 triệu đôla.

Sau những phản biện, kiến nghị như vậy, lãnh đạo Bộ Chính trị và chính phủ đã quyết định làm thí điểm Tân Rai và Nhân Cơ ( Lúc đầu, họ định làm rất lớn và rất nhanh, triển khai tràn lan khắp cả Đắk Nông, Lâm Đồng và cả phía Gia Lai nữa ).

Nhưng ngay cả làm thí điểm Tân Rai và Nhân Cơ cũng đã có ý kiến ( phản đối ) về công nghệ và khoáng sản dùng ở hai nơi đó. Hơn nữa, điều kiện của Tân Rai và Nhân Cơ giống nhau, nếu làm thí điểm thì làm một nơi, chứ sao lại làm hai nơi?

Bây giờ những gì được cảnh báo đã bộc lộ ở Tân Rai, thế thì theo tôi nơi dừng ngay cái thí điểm này, còn Nhân Cơ đang lở dở thì không làm nữa.

RFI : Nhưng các lãnh đạo ngành khoáng sản và than vẫn khẳng định là dự án Tân Rai trước mắt bị lỗ, nhưng sau này sẽ có hiệu quả kinh tế. Theo ông tuyên bố này tai hại như thế nào?

Nhà văn Nguyên Ngọc : Tôi có đọc những tuyên bố đó. Bây giờ chỉ nói riêng Tân Rai thì chắc chắc về hiệu quả kinh tế là lỗ, mà cái đó là chưa tính chi phí vận tải vào đầu vào. Nếu làm con đường đi đến cảng Vĩnh Tân thì hầu như phải làm một con đường mới hoàn toàn, còn nếu nâng cấp đường 20 ( từ Đà Lạt về ) thì cầu La Ngà trên con đường đó chỉ có thể chịu đựng một trọng tải tối đa là 25 tấn thôi, trong khi xe chở bauxite trung bình có trọng tải 40 tấn. Vừa rồi thậm chí có một số xe chở nguyên vật liệu lên nhà máy và chở bauxite về được kiểm tra có trọng tải lên tới 45 tấn. Nếu tính vận chuyển vào thì càng lỗ nữa.

Về mặt kinh tế, còn một vấn đề nữa đó là chỉ có một nơi mua, tức là chỉ có Trung Quốc mua chứ không có ai khác. Chúng ta biết rằng trong buôn bán nếu chỉ có một người mua thì rất nguy hiểm, vì họ có thể dìm giá, cho dù giá thế giới có lên xuống thế nào. Hoặc nếu họ dừng lại, không mua nữa thỉ gay go vô cùng. Như vậy, chắc chắn là không có chuyện cứ làm tới đi rồi sẽ có hiệu quả kinh tế. Theo tôi nói như thế là nói bừa.

RFI : Ông có tin rằng với những thông tin trên báo chí trong những ngày qua, với những ý kiến mới của các chuyên gia, các nhà trí thức, liệu chính phủ có sẽ chấp nhận nghe theo những lời cảnh báo đó để dừng các dự án bauxite hay không?

Nhà văn Nguyên Ngọc : Theo tôi, ngay cả việc dừng hai dự án ở Tân Rai và Nhân Cơ cũng đã khó khăn cho những người đã chủ trương làm . Tôi nghĩ là ngay cả TKV cũng không tha thiết với chuyện ấy đâu, vì làm như vậy rất khó khăn và lỗ. Bây giờ, phải mạnh dạn, dũng cảm dừng lại ( hai dự án Tân Rai và Nhân Cơ ) và qua đây, rà lại toàn bộ dự án bauxite Tây Nguyên.

Ý kiến của riêng tôi ngay từ đầu vẫn là không thể làm bauxite ở Tây Nguyên, ít ra là trong thời điểm hiện nay, trong vòng 30, 50 năm tới. Còn sau này nếu có những công nghệ mới, khai thác mà không gây ra những ảnh hưởng lớn, thì lúc đó tính sau.

Thật ra, vấn đề bauxite có liên quan đến vấn đề quan trọng hơn, đó là chiến lược phát triển. Vấn đề bauxite Tây Nguyên thể hiện rất rõ môt chính sách phát triển chủ yếu là dựa trên khai thác tài nguyên, thậm chí là tài nguyên thô. Ở Việt Nam, bauxite chỉ mới làm được đến giai đoạn alumina, vì từ alumina đến nhôm tốn kém rất nhiều điện năng.

Theo các chuyên gia, kinh nghiệm trên thế giới cho thấy là những nước có giá điện dưới 3,5 cent thì mới có thể làm nhôm được, nếu trên 3,5 cent thì lỗ nặng. Ở Việt Nam, bán alumina chỉ là bán nguyên liệu sơ chế. Một chiến lược phát triển chỉ dựa trên khai thác tài nguyên thì rất nguy hiểm, không bao giờ đi đến được công nghiệp hóa.

Theo tôi, dư luận về vấn đề bauxite cần phải mạnh mẽ hơn nữa để, vì quyền lợi của đất nước, vì phát triển kinh tế của đất nước, đi đến dứt khoát dừng dự án này lại.

RFI : Xin cám ơn nhà văn Nguyên Ngọc.

Thanh Phương (RFI)

Trần Việt Hoàng - Bão nổi lên rồi

images (1) 
Mùa xuân vừa đến và cảnh vật dường như còn chứa đựng cái vẻ êm đềm, nhẹ nhàng của những ngày đầu năm se lạnh, nhưng đâu đây dường như có những cơn sóng ngầm đang âm ỉ trào dâng, và tôi nghe những cơn gió hình như đang thổi ngày càng mạnh mẻ. Phải chăng những dấu hiệu của một cơn bão đang nổi lên rồi?
Mùa xuân và bão tố, một kết hợp ít sự chờ mong. Nhưng không, tôi thấy vạn niềm vui trong ánh mắt của dân tôi đang khát khao đợi chờ. Tôi cảm nhận một sự háo hức, nức lòng của anh em tôi trên những trang báo điện tử vì họ đang thể hiện tiếng nói tự do của mình mà bao năm qua vẫn còn rụt rè, e sợ.
Đúng vậy! Cơn bão đòi hỏi dân chủ nhân quyền cho dân tôi đang đến. Nó đang còn là những cơn gió tụ họp lấp ló từ xa, nhưng tôi đã cảm nhận dược sức mạnh vô cùng của nó. Đó là những cơn gió của “Triệu con Tim, Một Tiếng Nói”, của “Kiến Nghị 72”, của “Lời Tuyên Bố Của của các Công Dân Tự Do”, của “Nhận Định và Góp Ý Sửa Đổi Hiến Pháp của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam”, và của những gì mà ta chưa biết đến.
Khi tôi gởi thư để ký tên vào bản “Lời Tuyên Bố của các Công Dân Tự Do” hôm Thứ Sáu, thì số chữ ký đang ở khoảng 800, nhưng hôm nay, Chủ Nhật, ngồi viết lên cảm nghĩ của mình, tôi đã thấy con số 3,300. Chỉ trong vòng một, hai ngày mà số người ký tên đồng tuyên bố đã tăng thêm 2,500. Một con số kỷ lục mà tôi chưa được thấy trong những năm qua. Nó đã nói lên một điều là hình như chúng ta đã tìm được một đáp số cho bài toán đồng thuận mà trong bao năm qua nhiều người đang mải mê tìm kiếm. Mà thật là thú vị khi người giải bài toán khó đó là một nhà báo trẻ vừa bị mất việc vì sự lý giải của mình. Nguyễn Đắc Kiên, anh quả thật là một cánh én báo mùa xuân của dân tộc!

417712.jpg
Từng cánh én, từng cánh én rủ nhau về báo mùa xuân của dân tộc!
Để biện luận cho sự xác định của mình, tôi xin được nêu ra một vài chữ ký. Chữ ký của bác sĩ Nguyễn Đan Quế, của Linh Mục Phan Văn Lợi, Linh Mục Guise Đinh Hữu Thoại, của Linh Mục Peter Nguyễn Văn Hùng, Linh Mục Nguyễn Văn Khải, Luật sư Lê Thị Công Nhân, Nhà Đấu Tranh cho Dân Chủ Nguyễn Gia Kiểng, Blogger Huỳnh Thục Vy, Phạm Thanh Nghiên, Nhà thơ Bùi Chát, Blogger Mẹ Nấm, Blogger Huỳnh Ngọc Chênh, Nhạc sĩ Tô Hải, Mục Sư Nguyễn Trung Tôn, Luật sư Nguyễn Bắc Truyển, Nhà báo Bùi Tín, Nguyễn Văn Bông tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo, và nhiều Bloggers, nhiều trí thức trong và ngoài nước, nhiều sinh viên và mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam. Chúng ta có thể nói đây là một đáp số chung vì nó chỉ khẳng định một hướng đi đúng đắn cho dân tộc và xác định những quyền căn bản của con người đã được Liên Hiệp Quốc và nhân dân Việt Nam công nhận. Nó không chứa đựng những gì thuộc về quá khứ mà có thể là nguyên nhân của những nghi kỵ hay bất đồng. Nó là thể hiện một tình yêu quê hương và một ý nguyện trong sáng cho tương lai dân tộc, dựa trên kinh nghiệm phát triển thực tế của cộng đồng nhân loại. Bài toán thật sự khó khăn vì trên căn bản nó là một đề tài đã được hóa giải ở nhiều nơi trên thế giới nhưng lại là vùng cấm ở một vài xứ độc tài Cộng Sản mà thật không may đang có Việt Nam ta. Lời giải của nó thật không có gì khác hơn là mỗi công dân mạnh dạn thể hiện ý chí của mình bằng những lời khẳng định về ước vọng sống và quyền hạn của mỗi cá nhân, bất chấp những đe dọa và sự trù dập, như những lời khẳng định của nhà báo Nguyễn Đắc Kiên qua lá thư trả lời những phát biểu phản tiến bộ của ông tổng bí thư đảng Cộng Sản Nguyễn Phú Trọng.
Bão nổi lên rồi!
Nhưng trận cuồng phong nầy có đủ sức đánh đổ chế độ độc tài toàn trị hay không, là còn tùy thuộc vào hành động của mỗi người công dân Việt Nam trong và ngoài nước.
Hành động đầu tiên là ký tên vào “Lời Tuyên Bố Của của các Công Dân Tự Do” để mạnh dạn khẳng định ước vọng và quyền hạn của mình. Số người ký tên càng đông thì sức mạnh của sự liên kết cho một lý tưởng càng trở nên to lớn, và những đòi hỏi chính đáng của mình càng sẽ dễ dàng biến thành hiện thực. Số đông sẽ làm cho người dân bình thường mới hôm nào đây còn e sợ, thì giờ đây đã trở nên mạnh bạo và dũng cảm. Nhưng chúng ta cũng không quên rằng mỗi một cá nhân dù cho nhỏ bé đến đâu cũng có thể làm cho cả một chế độ độc tài run sợ vì cái chính nghĩa của mình và nhờ những phương tiện truyền thông đang nối kết con người gần lại với nhau. Cho nên một ngàn người mà kiên quyết liên kết với nhau thì cũng làm nên chuyện lớn, và một triện người cùng chung lý tưởng thì dân tộc chắc chằn sẽ thoát khỏi cảnh bị đọa đày và đất nước sẽ thoát khỏi nguy cơ bị xâm chiếm.
Từ sự thành công của “Lời Tuyên Bố của các Công Dân Tự Do”, chúng ta có thể dùng chung một phương tiện để tiến hành những bước kế tiếp, chẳng hạn rủ nhau xuống đường để đòi quyền lập hiến. Khi một ngày đã được xác định, thì mọi người cùng gởi emails về 3 địa chỉ đáng tin cậy để cùng hẹn nhau xuống đường. Số người đồng ý tham gia sẽ được cập nhật và đăng tải trên ba trang mạng độc lập mà không cần đăng tên tuổi. Như vậy tuy chúng ta sẽ không có yếu tố bất ngờ nhưng sẽ có ưu thế sồ đông mà không một lực lượng nào có thể đàn áp nổi.
Đây chỉ là một thí dụ của một chiến lựợc đơn thuần, nhưng chắc chắn các công dân tự do sẽ tìm ra nhiều cách để đi những bước kế tiếp.
Về phía những người lãnh đạo của đảng Cộng Sản, họ cũng phải tự hiểu rằng thời điểm cho một sự thay đổi đã đến. Nều họ biết thức thời và tìm con đường hòa hợp tốt nhất thì hãy chịu sự thay đổi như những đòi hỏi của các công dân tự do hay ít nhất cũng bắt đầu những đổi thay như đã và đang xảy ra ở Miến Điện. Cái thời điểm cho sự thay đổi tốt nhất là ngay từ khi thấy có những khởi đầu của một cuộc cách mạng. Còn nếu cứ bám giữ sự độc tài toàn trị và mạnh tay đàn áp nhân dân thì phần nhiều cái kết cục sẽ rất bi thương như chúng ta đã thấy trong các cuộc cách mạng mùa Xuân Ả Rập, hay ở các nước Đông Âu ngày nào.
Đây là thời điểm cho một sự thức tỉnh như lời Nguyễn Đắc Kiên đã nói trong bài thơ Vì Người Ta Cần Ánh Mặt Trời:
bao thế hệ đã ngậm ngùi mắc nợ,
lũ chúng ta lẽ nào lại mắc nợ mai sau,
còn chần chừ gì mà không tỉnh dậy mau,
sống cho xứng danh xưng con người trên mặt đất.
tôi chưa thấy một đêm nào dài thế,
cũng chưa thấy có ngày mai nào không thể.
vì người ta cần ánh mặt trời,
tỉnh dậy đi lũ chúng ta ơi!
“tỉnh dậy đi lũ chúng ta ơi!” - có lẽ không chỉ là lời lay tỉnh cho nhân dân Việt Nam đang chịu nhiều đau khổ, mà còn cho cả những người lãnh đạo đất nước hiện nay.
Trần Việt Hoàng
(Dân luận)

Sự tùy tiện đã thành bản sắc?

1. Một ngày mùa hè, chúng tôi đón một gia đình người bạn sang du lịch ở Singapore. Mà đã đi du lịch thì không thể tránh khỏi chuyện thăm thú cảnh quan, vào trung tâm mua sắm và ăn uống. Mọi chuyện đều tuyệt vời, nếu không có một câu chuyện lẻ như sau:
Khi vào khu ăn uống sầm uất, chúng tôi đưa con gái nhỏ đi rửa tay và vệ sinh, đồng thời rủ gia đình bạn tôi đi cùng. Âu cũng là một cách chỉ cho bạn vị trí của khu vệ sinh. Bạn tôi hồn nhiên bảo không cần. Chúng tôi tất nhiên tôn trọng lựa chọn của bạn.
Mười lăm phút sau, giữa khu ăn uống, con trai bạn tôi, khoảng 3 tuổi, thông báo muốn...“tè”. Vợ tôi cuống quýt giục bạn cho cháu đi vệ sinh và chỉ đường ra toilet. Nhưng bạn tôi khăng khăng bảo không cần vì đã chuẩn bị sẵn rồi. Rồi hai vợ chồng lục tối lấy chai nước La Vie đã uống hết cho cháu “tè” vào trước sự sửng sốt của bao người.
Vì còn nhỏ nên cháu điều khiển không được như ý. Sản phẩm rót vào miệng chai thì ít mà ra sàn nhà thì nhiều, thậm chí còn bắn vào chân thực khách bàn bên cạnh làm một vài người co rúm, chỉ thiếu nước hét lên. Sự sửng sốt còn được nhân lên khi một số người bắt đầu bàn tán và chỉ trỏ về phía khu vệ sinh của tòa nhà, cách đó chỉ chừng 20m.
Chúng tôi tất nhiên là cũng sửng sốt, nhưng hơn cả là sự ngượng ngùng, vì tất cả chúng tôi đều đang nói tiếng Việt.
Tôi bắt đầu suy nghĩ về một cái gì đó mang tên Văn hóa Việt.
2. Sáu tháng sau, một ngày đầu xuân, gia đình tôi đến thăm Văn Miếu. Trước khi đi, tôi giải thích cho con rằng đây là chốn thiêng liêng, là trường Đại học đầu tiên của Việt Nam, xây dựng cách đây gần một nghìn năm. Các đại học danh tiếng như Oxford,Cambridge cũng chỉ có lịch sử lâu đời như thế. Các gia đình muốn con ngoan học giỏi, trọng chữ nghĩa, sống có văn hóa thì đầu năm thường đưa con đến Văn Miếu thăm viếng và xin chữ. Tất nhiên là cháu rất thích, rất tò mò và hãnh diện.
Chúng tôi đến nơi vào khoảng giữa trưa. Sau khi mua vé, chúng tôi tiến vào lối đi cổng chính. Tôi vừa đi vừa giải thích cho con về kiến trúc, cảnh quan và trang trí đầu xuân, vừa tránh những người đi ngược chiều. Nhưng sự giải thích của tôi gần như không có hiệu quả, vì cháu chỉ dán mắt vào những người nhảy qua hàng rào để tạo dáng chụp ảnh quanh các bồn cây, các chữ Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín... được xếp bằng hoa.
Chúng tôi đi sát mép hành lang để tránh va quệt vào du khách. Tôi nhắc cháu cẩn thận kẻo dẫm chân lên cỏ. Thật bất ngờ, cháu chỉ vào sân cỏ và phản ứng ngược: Làm gì có cỏ hả bố. Người ta dẫm chết hết rồi!
Tôi sững người. Trẻ con tin vào những gì chúng quan sát, chứ không tin bảng hiệu và những thuyết giảng suông.
Tôi lại nghĩ về một cái gì đó mang tên Văn hóa Việt.
Chúng tôi tiến vào sân Văn Miếu. Quá đông người. Ở đây không còn cảnh nhảy rào tạo dáng chụp ảnh như bên ngoài nữa. Thay vào đó là hàng người vào ra thắp hương ở điện chính và đặc biệt là một hàng dài rồng rắn xếp hàng xin chữ đầu năm. Kín cả một góc sân, kẻ đứng người ngồi hong chữ. Người hờ hững trải chữ trên sân, người lại cẩn thận giữ chặt trong tay, phòng hờ gió thổi bay đi mất. Cũng có người nhao nhác chờ đợi, nhìn nhướng vào trong xem người nhà mình xin chữ đã ra chưa. Trên gương mặt lộ rõ sự căng thẳng.
Không có sự hoan hỉ. Không có niềm vui phơi phới xuân về. Thay vào đó là một cái gì đó như cam chịu, như chờ đợi.
Ở góc sân phái trái là hai hàng kem di động. Kẻ đứng người ngồi huyên náo. Có tiếng quát trẻ con, tiếng gọi nhau í ới và lời than mỏi.
Ngay giữa sân có ba bố con nhà nọ đang phơi chữ. Mỏi chân, ông bố ngồi chồm hổm. Chữ đã khô nên không có gì phải vội. Dường như ba bố con đang chờ mẹ và cậu trai lớn đang xin thêm chữ sắp ra.
Một cơn gió nhẹ hiu hiu thổi tới. Cậu trai bất giác vạch chim “tè” giữa sân Văn Miếu. Ông bố đang căng thẳng vì chờ đợi, bỗng mặt giãn ra, cười sảng khoái.
Tịnh không có một lời nhắc nhở.
Sau rất nhiều giải thích cho trẻ nhỏ, chuyến đi thăm Văn Miếu của chúng tôi đã không có được kết quả như mong đợi. Trên đường trở về, tôi bắt đầu nghĩ đến một thứ có tên là “Sự tùy tiện”.
3. Chúng tôi đi trên vỉa hè và những con phố nhỏ của Hà Nội. Các bức tường dày đặc các số điện thoại khoan cắt bê-tông. Tôi biết, nếu đi tiếp đến những góc phố vắng, thế nào cũng gặp những dòng “Cam Dai Bay” nguệch ngoặc chảy dài trên các bức tường. Những chữ này đang là nỗi xấu hổ của người Việt và đã đi vào giai thoại tiếu lâm.
Tiếu lâm, mà sao nghe qua chỉ thấy đắng chát.
Tôi bắt đầu xâu chuỗi những gì đã thấy: một em bé được gia đình cho hồn nhiên “tè” vào chai giữa nơi đô hội trong chuyến du lịch nước ngoài, một em bé khác “tè” giữa sân Văn Miếu trong một ngày xuân mới, rất nhiều khoan cắt bê-tông và “Cam Dai Bay” trên các bức tường. Có cái gì đó rất chung ở đây. Có cái gì đó rất Việt Nam, rất phổ biến đến mức đã trở thành một thứ tựa như là văn hóa.
Tôi lẩm nhẩm gọi tên: Sự tùy tiện.
4. Sự tùy tiện có ở khắp mọi nơi. Nó không còn là của văn hóa và thẩm mỹ, mà còn là chuyện quốc kế dân sinh và tính mạng của người dân.
Ngày 24/2/2012 vừa rồi, đã xảy ra một vụ nổ tại hẻm 384 đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa (P.8, Q.3, TP.HCM) làm chết 11 người. Đây là một tai nạn tang thương, lại rơi vào đầu năm, nên ai cũng xót xa bàng hoàng. Tai nạn này lẽ ra đã không xảy ra nếu không có sự tùy tiện. Ở đây là tùy tiện mang vật liệu nổ vào cất trữ trong nhà mà không tuân thủ các quy tắc an toàn. Hàng loạt các vụ nổ trước đó do sang chiết ga không đúng quy trình, không đúng địa điểm, cũng có cùng nguyên nhân ở sự tùy tiện.
Ngoài ra, ước tính mỗi ngày có khoảng 100 người chết do tai nạn, trong ắt hẳn có một phần lớn do sự tùy tiện mà ra.
Ở tầm mức quốc gia, sự tùy tiện cũng xuất hiện ở bất cứ chỗ nào mà ta để mắt đến. Rất nhiều chiến lược phát triển đất nước, từ kinh tế như hình thành các tổng công ty - tập đoàn, khai thác tài nguyên, quy hoạch đô thị; đến văn hóa, giáo dục như đào tạo hàng chục ngàn tiến sĩ trong vài năm, thay đổi chương trình, sách giáo khoa liên tục; đến quản lý điều hành như cấm rồi bỏ, ra chỉ thị nghị quyết tréo ngheo... cũng đều là sản phẩm của sự tùy tiện.
Sự kiện dự án khai thác bô-xit Tây Nguyên được triển khai bất chấp phản đối và cảnh báo của giới chuyên gia, dẫn đến gặp khó khăn và phải dừng cảng Kê Gà – cảng được đầu tư để phục vụ dự án này – đang làm nóng dư luận trong suốt tuần qua cũng có nguyên nhân ở sự tùy tiện trong các chính sách phát triển đất nước.
Tôi bỗng nhớ đến những con đường hỗn loạn, những dự thảo chính chủ, cấm người ngực lép đi xe, những chỉ tiêu đầy hoang tưởng... Có gì giống với em bé hồn nhiên giữa sân Văn Miếu, những “Khoan-cắt-Bê-tông” dày đặc trên các bức tường?
Có chứ. Đó là sự tùy tiện. Nếu với trẻ nhỏ thì đó chỉ là tùy tiện một cách hồn nhiên, vô ý thức, thì với người lớn, đó lại là tùy tiện một cách có ý thức và vô trách nhiệm.
Những sự việc cụ thể trên kia chỉ là những cung bậc khác nhau của sự tùy tiện mà thôi. Dân thường thì tùy tiện ở góc phố. Quan chức thì tùy tiện trên bàn làm việc. Nhỏ thì tùy tiện ở góc sân. Lớn thì tùy tiện ở chính sách quốc gia. Hiện tượng thì khác nhau mà bản chất lại rất giống nhau.
Trong sự thất vọng, tôi lần đọc lại bản dự thảo hiến pháp đang được đưa ra lấy góp ý với hy vọng tìm thấy ánh sáng của một sự đổi mới. Nhưng không, vẫn ngổn ngang trong đó những tùy tiện rối bời. Những tùy tiện lớn hơn bất cứ tùy tiện nào mà tôi đã gặp.
Tôi rùng mình: Lẽ nào sự tùy tiện đã trở thành bản sắc?
---
Ghi chú: Đây là bản nguyên bài đăng trên Tuổi trẻ cuối tuần.
Giáp Văn Dương
(Blog Giáp Văn)
 

'Cuộc chơi' với vàng có bị đạo diễn?

Nhiều tín hiệu lạc quan trên thị trường đã xuất hiện nhưng với diễn biến tăng giảm thất thường của giá vàng những ngày gần đây lại khiến giới đầu tư bất an, lo lắng.

Như Petrotimes đã phản ánh, thị trường vàng đã gần như phản ứng ngay lập tức trước thông tin Ngân hàng Nhà nước sẽ tiến hành đấu thầu vàng miếng và đặc biệt là cho phép 4 ngân hàng được thực hiện việc tạm nhập tái xuất vàng nhằm đẩy nhanh quá trình tăng nguồn cung vàng SJC trên thị trường.

Theo giới chuyên gia đánh giá thì, giải pháp này đơn thuần là để tăng nguồn cung trên thị trường. Ngân hàng Nhà nước sẽ đưa ra một lượng vàng nhất định tại phiên đấu thầu, ai trả cao thì sẽ bán. Sau đó đơn vị này sẽ dùng số vàng đấu thầu được đem ra thị trường bán. Khi nguồn cung tăng, giá vàng trong nước chắc chắn sẽ được kéo sát giá vàng thế giới.

Và trên thực tế, thị trường vàng đã ghi nhận những phản ứng rất tích cực khi giá vàng SJC trong nước liên tiếp giảm, đưa mức chênh lệch giá vàng SJC trong nước với giá vàng thế giới giảm tới 2,7 triệu đồng/lượng chỉ trong 2 ngày. Hiện tượng này cũng đã gây ra rất nhiều phản ánh trái chiều trên thị trường, mừng có nhưng buồn cũng có.

Ở đây, chúng tôi xin được đề cập tới góc độ đáng mừng được ghi nhận trên thị trường vì thực tế, cảm xúc buồn chỉ đến với những nhà đầu tư nhỏ lẻ, chót mua vàng lúc giá cao nên chịu thiệt hại nặng khi giá vàng đi xuống. Nhưng có người hỏi, vậy ai là người được hưởng lợi, ai là người vui mừng trước xu hướng giảm giá trên thị trường vàng trong nước thời gian qua.
Tạm nhập tái xuất có đúng phục vụ mục tiêu ổn định thị trường vàng.
Nhưng ngày gần đây, câu hỏi này đã được rất nhiều tờ báo mang ra phân tích, mỏ xẻ để tìm lời giải. Đáp án cụ thể cho câu hỏi trên giờ vẫn còn bỏ ngỏ nhưng một loạt nghi vấn trên thị trường đã được chỉ ra và tất nhiên, một lần nữa, câu chuyện “nhóm lợi ích”, hiện tượng đầu cơ, thao túng trên thị trường lại được nhắc tới. Và tất nhiên, trong cuộc chơi này, người dân, thậm chí là không ít những nhà đầu tư tham gia thị trường theo kiểu “a dua” là chịu thiệt.

Đầu tiên phải kể tới quyết định cho một số ngân hàng được thực hiện tạm nhập tái xuất vàng phi SJC. Như chúng ta đã biết, theo quy định của Ngân hàng Nhà nước thì trạng thái vàng tại các ngân hàng, tổ chức tín dụng không được quá 2% trên vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, trên thực tế, với việc được ủy thác tạm nhập tái xuất một lượng vàng lên tới 3,5 triệu tấn vàng và nếu áp dụng mức giá giao dịch là 43 triệu đồng/lượng thì giá trị số vàng mà Ngân hàng thương mại CP Thương tín (Sacombank) lên tới 4.000 tỉ đồng, trong khi vốn tự có của ngân hàng này chỉ vào khoảng 10.000 tỉ đồng.

Vậy Sacombank lấy đâu số vàng lớn như trên khi mà bản thân lượng vàng ngân hàng này huy động được từ người dân đã được không chỉ Sacombank mà cả những ngân hàng khác chuyển đổi sang tiền đồng để mang cho đi vay?

Bên cạnh đó, thông tin có tới 10 ngân hàng vẫn chưa hoàn tất việc tất toán (chấm dứt huy động, trả vàng cho người gửi) do đại diện Ngân hàng Nhà nước đưa ra tại Lễ ký kết hợp đồng gia công vàng miếng SJC mới đây càng khiến giới đầu tư thêm phần lo ngại.

Trả lời cho nghi vấn trên, giới chuyên gia cho rằng, đây rất có thể là một “chiêu” mới của “nhóm lợi ích”. Lý giải này xem chừng không hẳn là vô lý bởi thực tế, giá vàng SJC trong nước sau 2 ngày giảm giá (khi có thông tin tạm nhập tái xuất vàng và việc Ngân hàng Nhà nước ký hợp đồng gia công vàng miếng SJC) đã bất ngờ tăng trở lại ngay sau đó.

Chúng ta hoàn toàn có thể hình dung theo hướng sau: Ngân hàng huy động được của người dân 1 tấn vàng rồi chuyển sang tiền đồng để cho vay. Nhưng khi những chính sách mới trên thị trường vàng được áp dụng, ngân hàng này đã tìm cách “xin” được tạm nhập 1 tấn vàng về trước sau đó sẽ tái xuất 1 tấn vàng ở “thì tương lai”. Họ nhập về 1 tấn vàng và dập bán cho người dân với giá giảm rồi từ từ mua vào giá thấp. Vấn đề ở đây là giá vàng SJC trong nước lại luôn luôn thấp hơn giá vàng thế giới, với mức chênh lệch lên tới vài triệu đồng/lượng.

Như vậy, với mức được cho phép tạm nhập tái xuất lên tới vài tấn vàng, những ngân hàng này có thể ăn chênh lệch một khoản lợi nhuận không nhỏ bởi rất có thể, lượng vàng họ có thể mua gom được khi tiến hành trả lại vàng cho người dân sẽ không dừng lại ở 1 tấn mà sẽ là 2 tấn. Và đương nhiên, 1 tấn mua gom “vượt dự” kiến sẽ được các ngân hàng tiến hành tái xuất. Chung quy lại, tạm nhập tái xuất cuối cùng cũng chỉ là “mỡ nó rán nó” mà thôi.

Nhìn thị trường vàng dưới một góc độ khác có thể thấy, rất có thể các ngân hàng đang tìm cách “trốn” lỗ vì vàng. Như đã phân tích ở trên, lượng vàng mà các ngân hàng huy động được bao nhiêu vàng thì đã chuyển đổi sang tiền đồng để cho vay và giờ đứng trước những chính sách mới về thị trường vàng, chẳng ngân hàng nào còn vàng trong kho. Thực tế cho thấy, nếu các ngân hàng có vàng phi SJC trong kho thì sao không tạm xuất trước rồi mới tái nhập.

Qua đó để thấy rằng, thị trường vàng rất đáng nghi ngờ. Và nếu tính theo mức giá hiện tại, vàng SJC cao hơn vàng thế giới khoảng 4 triệu đồng/lượng, trong khi vàng phi SJC lại rẻ hơn vàng SJC chừng 1 triệu đồng/lượng. Như vậy, mỗi lượng vàng sau khi qua chu trình tạm nhập tái xuất (các ngân hàng sẽ mua gom dần vàng phi SJC trong dân để tái xuất), các tổ chức được nhập vàng hoàn toàn có thể thu lãi 1 triệu đồng/lượng.

Từ những phân tích trên, cùng với đó là xu hướng giảm giá của vàng thế giới trên thế giới và thực tế giá vàng trong nước nhiều năm gần đây (giá vàng trong nước luôn cao hơn thế giới), giới đầu tư đang đồn đoán về một “nhóm lợi ích” đang “cầm trịch”, “đạo diễn” thị trường vàng!

Những nghi vấn trên giới đầu tư đang rất mong mỏi các cơ quan chức năng đưa ra lời giải thỏa đáng trong thời gian tới.

Thanh Ngọc

(PetroTimes)

Nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hồ Xuân Mãn nói gì khi bị tố cáo gian dối?

17 cựu chiến binh, cán bộ hưu trí đã làm đơn tố cáo hành vi khai báo gian dối, bịa đặt, cướp công đồng đội trong bản thành tích cá nhân của ông Hồ Xuân Mãn, nguyên Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Thừa Thiên - Huế, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
KHAI MAN ĐỂ ĐƯỢC PHONG ANH HÙNG?
Về xã Phong An, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế là quê ông Mãn, chúng tôi gặp những người đã làm đơn khiếu nại “về thành tích của Hồ Xuân Mãn kê khai để được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang (LLVT) nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ không đúng với sự thật”. Họ là 17 đảng viên, cán bộ hưu trí, cựu chiến binh và khẳng định thành tích cá nhân của ông Mãn là bịa đặt, cướp công đồng đội.
Thành tích thứ nhất, năm 1964 ông Mãn tham gia lực lượng an ninh vũ trang của tỉnh, cùng đơn vị bảo vệ an toàn Tỉnh ủy; năm 1966 cùng đơn vị tiêu diệt một tiểu đội biệt kích Mỹ (sáu tên). Thành tích thứ hai là cuối năm 1964 được phân công đưa đón trinh sát, bảo vệ an toàn cho lãnh đạo tỉnh về đồng bằng khởi nghĩa. Ông Lê Văn Uyên, nguyên Trưởng ban tổ chức huyện Phong Điền cho biết: “Điều này là sai, bởi từ năm 1964 - 1967, Mãn đang ở nhà đi học, chăn trâu thì làm gì mà đưa đón cán bộ. Năm 1967, Mãn mới thoát ly, làm du kích xã Phong An thì làm gì đã bảo vệ Tỉnh ủy, diệt giặc Mỹ”.
Thành tích thứ ba là năm 1968 được chuyển qua Tiểu đoàn trinh sát vũ trang làm nhiệm vụ giải phóng Huế và chiến đấu 26 ngày đêm; đêm 30 Tết cùng đơn vị nổ súng tiêu diệt toàn bộ dinh Tỉnh trưởng, Ty Cảnh sát, giải phóng Lao Thừa Phủ. Ông Nguyễn Trung Chính, nguyên Phó ban an ninh Khu Trị Thiên, nguyên Bí thư huyện Quảng Điền xác nhận, những người từng lãnh đạo Tiểu đoàn trinh sát vũ trang khẳng định: ông Mãn không có mặt trong tiểu đoàn này, mà chính là Tiểu đoàn 815 với bảy chiến sĩ đánh vào dinh Tỉnh trưởng và giải phóng Lao Thừa Phủ; Tiểu đoàn đặc công thành Huế đánh vào Ty Cảnh sát.

Bí thư Tỉnh ủy Hồ Xuân Mãn vinh dự đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân thời kỳ kháng chiến chống Mỹ
Thành tích thứ tư và năm là tháng 6-1968 chỉ huy ba đồng chí phục kích diệt sáu tên Mỹ ở đường 12 (căn cứ Tà Lương). Tháng 5-1968 phục kích diệt chín tên Mỹ, thu một số vũ khí. Những người tố cáo cho biết, ông Mãn lúc đó đang ở xã Phong An trong khi căn cứ Tà Lương thuộc huyện A Lưới và tháng 5-1968 ở Phong An không có trận đánh nào diệt chín tên Mỹ.
Thành tích thứ bảy là năm 1969 được điều về Huyện đội, giữ chức xã đội trưởng, kiêm Trưởng công an xã Phong An. Ông Hoàng Phước Sum (trung tá), nguyên Đội trưởng An ninh huyện; ông Hoàng Tiến Dũng, nguyên Đội phó LLVT huyện, ông Hoàng Văn Phận, nguyên Trung đội trưởng công binh LLVT huyện cho biết, năm 1969, ông Thái Công Oanh làm xã đội trưởng, bị thương và ra Bắc điều trị thì ông Lê Tuyến lên thay chứ ông Mãn không làm chức này. Từ năm 1969 đến tháng 3-1971, ông Mãn ra Quảng Bình an dưỡng, học chính trị. Ông Mãn không được vào biên chế công an thì không thể làm trưởng công an xã được.
Thành tích thứ 8, 9, 10, 11 và 12 là từ năm 1969 đến ngày 26-3-1975, giữ vững hậu cứ đồng bằng và nội thành Huế, tổ chức đơn vị đánh gần 100 trận lớn nhỏ, tiêu diệt 150 tên Mỹ ngụy, phá hủy 1 máy bay, 37 xe quân sự... Ông Hoàng Văn Phận cho biết: “Từ năm 1969 đến tháng 3-1971, ông Mãn đi an dưỡng và học tại Quảng Bình (ông Hoàng Phước Sum là người đi cùng), rồi làm cần vụ cho ông Lê Sáu, nguyên Bí thư Huyện ủy. Tháng 11-1971, do xích mích, ông Mãn bỏ ông Sáu giữa rừng rồi trở về. Ông Sáu điện cho Huyện ủy nói phải kỷ luật ông Mãn. Lúc đó ông Mãn chỉ là du kích xã, chưa phải là đảng viên (năm 1974 mới được kết nạp Đảng) thì làm sao mà tổ chức đánh gần 100 trận”.
Thành tích thứ 13 là năm 1972 chỉ huy tổ ba đồng chí vào ấp Phò Ninh tiêu diệt tên ấp trưởng Hoàng Sớm cùng một ấp phó, một chiêu hồi, một địa phương quân, hai cảnh sát, làm quần chúng nức lòng. Ông Hồ Văn Nghĩa (85 tuổi), nguyên Trưởng ban an ninh huyện Phong Điền cho biết: “Trận này có ông Mãn nhưng quân ta chỉ giết được Hoàng Sớm và không có thành tích như ông Mãn đã khai”.
Ở các thành tích thứ 15, 16 và 17, ông Mãn đã tiêu diệt 12 tên biệt động ở cầu An Lỗ năm 1973; năm 1975 chỉ huy du kích và an ninh xã chiếm chốt của ngụy làm chúng co cụm lại, chuẩn bị cho quân chủ lực tiến về giải phóng... cũng đều là bịa đặt.

Đại diện những người làm đơn khiếu nại
NGƯỜI BỊ TỐ CÁO NÓI GÌ!
Những cán bộ trên cho biết: “Vì danh dự, sự trong sạch của Đảng, của quân đội anh hùng, chúng tôi nói rõ sự thật này. Người dân sau này không bị hiểu sai, bị đầu độc những điều giả dối. Chúng tôi đề nghị ông Mãn tự rút danh hiệu anh hùng. Nếu không thì căn cứ vào luật thi đua khen thưởng và kỷ luật thì các cấp các ngành, hội đồng khen thưởng cần vào cuộc làm rõ và xử lý”.
Mọi người cho biết, hồ sơ của ông Mãn đi trái nguyên tắc là từ trên xuống chứ không phải dưới lên (cơ sở đề nghị, cấp trên xét duyệt). “Cấp trên đưa hồ sơ xuống, chúng tôi là những cán bộ, đồng đội của ông Mãn mà chỉ việc ký chứ không được đọc, không được lưu. Lúc đó ông Mãn là Bí thư Tỉnh ủy thì muốn làm gì chả được. Khi làm lễ đón nhận danh hiệu thì lén lút chứ không như những buổi lễ long trọng của những người khác được phong tặng anh hùng. Anh hùng như ông Mãn làm gì cho đau, cho nhục khi bị lên án, không dám về quê, không dám gặp đồng chí đồng đội và người dân địa phương”, những người khiếu nại bức xúc.
Để khách quan và rộng đường dư luận, phóng viên đã gặp người bị tố cáo. Ông Mãn cho biết: “Hôm nay (28-2-2013), tôi mới đọc và biết được đơn tố cáo mình. Thường vụ Tỉnh ủy cũng chưa mời tôi làm việc. Ai tố cáo thì có quyền tố cáo, tôi không thể đánh giá là đúng hay sai vì tôi là người bị tố cáo, tôi nói sẽ không khách quan. Vấn đề này để Thường vụ Tỉnh ủy trả lời, làm việc theo quy trình, khách quan”.
Ông cho biết thêm: “Nguyên tắc phong anh hùng phải có ý kiến, gợi ý của cấp trên. Thứ hai là phải làm theo quy trình, từ cơ sở lên cấp trên. Thứ ba là báo cáo thành tích thì phải có vật chứng: huân, huy chương, bằng khen...”.
Trao đổi với chúng tôi, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Thiện cho biết: “Thường vụ Tỉnh ủy đã nhận được đơn khiếu nại ngày 5-2-2013 và tôi đã giao cho bộ phận thường trực nghiên cứu.
   
(CATP) 

Kiều bào về VN giảm 200,000 lượt người

Theo Tổng Cục Thống Kê Việt Nam, số lượng khách ngoại quốc đến Việt Nam trong hai tháng đầu năm 2013 sụt gần 10%. Chỉ riêng số du khách người Việt ở hải ngoại về thăm quê cũng đã giảm ít nhất 200,000 lượt người, chiếm tỉ lệ 14.3%.

Theo báo Sài Gòn Tiếp Thị, số du khách ngoại quốc đến Việt Nam giảm mạnh thuộc các quốc gia: Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Ðài Loan, Cambodia, Pháp... Tỉ lệ giảm thấp nhất là 7.7% và cao nhất là 25.7%.
Một trong những chiếc cầu nổi tiếng của miền Trung không lọt vào “mắt xanh” của khách du lịch ngoại quốc. (Hình: Báo Sài Gòn Tiếp Thị)
Chỉ có du khách thuộc quốc tịch Nam Hàn, Nga, Malaysia, Thái Lan đến Việt Nam tăng nhẹ, khoảng từ 1.3 đến 18.8%.

Cũng theo báo Sài Gòn Tiếp Thị, sự sụt giảm du khách ngoại quốc đến Việt Nam khiến hầu hết các công ty du lịch nội địa lo đến chóng mặt. E không có gì mới để quảng bá cho năm 2013 này, một số công ty ở Sài Gòn vội vã hướng đến các tỉnh miền Trung như Ðà Nẵng, Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi để tìm hiểu, quảng bá các vùng di tích lịch sử...

Theo ông Nguyễn Ðức Cường, giám đốc công ty du lịch Thanh Niên, Việt Nam mất khách du lịch vì quá chậm trong việc tìm kiếm, khai phá và duy trì các vùng du lịch nội địa tiềm năng.

(Người Việt)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét